kỸ thuẬt che phỦ xÁc thỰc vẬt khÔ trong canh...

47
KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH TÁC NGÔ, LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG (Lưu hành nội bộ) Tác giả: TS Lê Quốc Thanh, PGS. TS Nguyễn Huy Hoàng, ThS Hoàng Tuyển Phương, ThS Nguyễn Hoàng Long, CN Lê Thị Liên Sách được in với nguồn tài trợ của Dự án: “Thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin về khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp giữa các nước Châu Á (ATIN)” HÀ NỘI, 2016

Upload: dangnga

Post on 05-Feb-2018

244 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

1

KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔTRONG CANH TÁC NGÔ, LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG

(Lưu hành nội bộ)

Tác giả: TS Lê Quốc Thanh, PGS. TS Nguyễn Huy Hoàng,

ThS Hoàng Tuyển Phương, ThS Nguyễn Hoàng Long, CN Lê Thị Liên

Sách được in với nguồn tài trợ của Dự án:

“Thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin về khoa học kỹ thuật

trong nông nghiệp giữa các nước Châu Á (ATIN)”

HÀ NỘI, 2016

Page 2: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

2 3

Ảnh hưởng của việc che phủ xác thực vật khô (xác hữu cơ) đến sinh trưởng, phát triển và nâng cao năng suất cây trồng đã được biết đến qua kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất nông lâm nghiệp của người nông dân ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định che phủ đất bằng xác thực vật khô có tác dụng cải thiện đặc tính lý, hóa học của đất; hàm lượng chất hữu cơ có xu hướng tăng lên; việc che phủ không làm thay đổi độ pH của đất. Trong khi đó độ ẩm đất ở các công thức có che phủ đều cao hơn so với đối chứng không che phủ. Ở đầu vụ Đông Xuân nhiệt độ thấp, lượng mưa ít nên che phủ có tác dụng duy trì nhiệt ẩm độ trong đất, còn ở vụ Hè Thu nhiệt độ và lượng mưa khá cao thì che phủ lại có tác dụng làm mát cho đất; giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, từ đó làm tăng năng suất cây trồng lên tới 18 – 50%. Che phủ đất là biện pháp kỹ thuật canh tác cần thiết và hiệu quả cao trên đất dốc và những vùng canh tác nhờ nước trời. Ở Việt Nam các vật liệu che phủ hữu cơ như rơm rạ sau thu hoạch, vỏ trấu, mùn cưa, dây lạc khô, cây ngô, cỏ, v.v…là nguồn sẵn có, nhưng hầu hết người nông dân chưa có thói quen tái sử dụng mà chủ yếu dùng làm chất đốt. Việc đốt tàn dư sau thu hoạch không chỉ lãng phí nguồn chất hữu cơ mà còn gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy tận dụng các phế phụ phẩm sau thu hoạch của các loại cây trồng để che phủ đất trong trồng trọt là một biện pháp kỹ thuật canh tác cần thiết, góp phần phát triển một nền nông nghiệp các bon thấp; hiệu quả và bền vững. Che phủ đất bằng thân xác thực vật khô (xác hữu cơ) có nhiều tác dụng như giữ ẩm, tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, hạn chế

Lời nói đầu

Page 3: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

4 5

CHƯƠNG ICƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC CHE PHỦ

XÁC THỰC VẬT TRONG TRỒNG TRỌT

1.1. Cở sở lý luận

- Để nâng cao năng suất cây trồng, ngoài việc tác động tới các yếu tố ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...) thì việc điều khiển môi trường đất đóng vai trò vô cùng quan trọng.

- Đất vừa là giá thể, vừa là môi trường cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Do vậy, đất đai càng tốt (giàu dinh dưỡng, đa dạng chủng loại vi sinh vật, đủ độ ẩm...) thì càng thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.

- Che phủ đất bằng thân xác thực vật khô (xác hữu cơ) có nhiều tác dụng như giữ ẩm, tăng hàm lượng hữu cơ, hạn chế sự bốc hơi bề mặt, hạn chế quá trình rửa trôi, xói mòn đất... Do vậy, việc che phủ đất có tác dụng rõ rệt đến việc nâng cao năng suất cây trồng.

1.2. Cở sở thực tiễn

- Nghiên cứu về ảnh hưởng của xác thực vật khô (xác hữu cơ) đến năng suất cây trồng đã được biết đến qua kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đều khẳng định việc che phủ đất bằng thân xác thực vật khô đã làm tăng năng suất cây trồng từ 18 – 50%. Tại Việt Nam, che phủ đất làm tăng năng suất ngô từ 25 – 45%, lạc từ 25 – 50% và đậu tương từ 22 – 35%.

- Ngô, lạc và đậu tương là những cây trồng chiếm diện tích lớn và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

sự bốc hơi bề mặt, hạn chế quá trình rửa trôi, xói mòn đất; kiểm soát cỏ dại... Do vậy, việc che phủ đất có tác dụng rõ rệt đến việc nâng cao năng suất cây trồng. Kết quả nghiên cứu ở trong nước cho thấy che phủ đất bằng xác thực vật khô (rơm, rạ, thân cây ngô, lạc…) đã làm tăng năng suất nhiều loại cây trồng như cây điều: 25- 35%; cây dâu: 18- 20%; ngô từ 25 – 45%, lạc từ 25 – 50% và đậu tương từ 22 – 35%, v.v… Ngô, lạc và đậu tương là những cây trồng chiếm diện tích lớn và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của nước ta. Hiện nay, cây ngô chiếm diện tích thứ hai sau lúa trong các loại cây lương thực với diện tích 1.179.300 ha. Lạc và đậu tương chiếm diện tích lớn nhất trong nhóm cây đậu đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày (diện tích lạc là 200.000 ha, đậu tương 100.800 ha). Do vậy, việc giới thiệu kỹ thuật che phủ xác thực vật khô nhằm nâng cao năng suất các loại cây trồng trên là rất cần thiết. Tài liệu gồm 4 chương: Chương 1. Giới thiệu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc che phủ xác thực vật trong trồng trọt; Chương 2. Giới thiệu về một số đặc điểm thực vật học, nông sinh học, yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây ngô, lạc và đậu tương; Chương 3. Trình bày về kỹ thuật che phủ xác thực vật khô trong canh tác ngô, lạc và đậu tương và chương 4. Giới thiệu một số mô hình che phủ đất đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Mặc dù nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm và biên soạn tài liệu; song chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự lượng thứ và góp ý chân thành của bạn đọc để chúng tôi chỉnh sửa và hoàn thiện trong lần xuất bản sau.

Nhóm tác giả

Page 4: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

6 7

Hiện nay, cây ngô chiếm diện tích thứ hai sau lúa trong các loại cây lương thực với diện tích 1.179.300 ha. Lạc và đậu tương chiếm diện tích lớn nhất trong nhóm cây đậu đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày (diện tích lạc là 200.000 ha, đậu tương 100.800 ha). Do vậy, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất các loại cây trồng trên là rất cần thiết.

1.3. Lợi ích của việc che phủ xác thực vật trong trồng trọt

1.3.1. Lợi ích tại chỗ

- Giảm nhiệt độ bề mặt đất.

- Giảm xói mòn đất do mưa gió.

- Đất tơi xốp, tăng độ hấp thu nước, giảm dòng chảy bề mặt, giảm bốc hơi nước, tăng độ ẩm đất.

- Tăng độ ổn định các cấu trúc bề mất đất, chống kết vón và đóng váng, tạo độ thông thoáng cho đất.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật trong đất hoạt động.

- Giảm cỏ dại, tăng hiệu quả phân bón.

- Tăng hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng trong đất, giảm độc tố gây hại cho cây trồng.

1.3.2. Lợi ích về môi trường và quản lý tài nguyên

- Hạn chế du canh du cư ở địa bàn miền núi, tạo điều kiện cải thiện nguồn tài nguyên đất, nước và rừng.

- Giảm lũ lụt, chống lắng đọng các dòng sông hồ, đặc biệt là hồ thủy điện.

- Việc không đốt tàn dư thực vật sẽ làm giảm nguy cơ cháy rừng, giảm lượng CO2 thải vào không khí.

- Giảm nhu cầu sử dụng phân vô cơ, đồng nghĩa với việc giảm ô nhiễm nguồn nước, tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

1.3.3. Lợi ích về xã hội

- Con người được giải phóng khỏi công việc nặng nhọc, tốn thời gian như làm đất, làm cỏ.

- Đất và nước ít hoặc không bị ô nhiễm, làm giảm bệnh tật, tăng sức khỏe cộng đồng.

- Đóng góp tích cực vào xu thế sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Page 5: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

8 9

CHƯƠNG IIGIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC, NÔNG SINH HỌC, YÊU CẦU SINH THÁI VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÂY

NGÔ, LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG

2.1. Đặc điểm thực vật học, nông sinh học, yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây ngô.

2.1.1. Nguồn gốc, phân loại

Ngô có tên khoa học là Zea mays L do nhà thực vật học Thuỵ Điển Linnaeus đặt theo hệ thống tên kép Hy Lạp - Latinh, Zea - từ Hy Lạp để chỉ cây ngũ cốc và mays là từ Mahiz tên gọi cây ngô của người bản địa da đỏ.

Ngô là cây giao phấn điển hình, có hoa đực và hoa cái trên cùng một cây nhưng ở vị trí khác nhau. Ngô là cây nhị bội có số nhiễm sắc thể cơ bản n = 10.

Hiện ngô đã được lập bản đồ nhiễm sắc thể và bản đồ gen.

2.1.2. Đặc điểm thực vật học, nông sinh học

2.1.2.1. Rễ ngô

Ngô có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các cây họ hoà thảo. Ngô có ba loại rễ chính: Rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng.

a. Rễ mầm

- Rễ mầm sơ sinh: Sau khi gieo, với điều kiện đủ ẩm và ấm hạt ngô nẩy mầm. Cơ quan đầu tiên xuất hiện là rễ mầm sơ sinh (rễ chính).

- Rễ mầm thứ sinh: Rễ mầm thứ sinh xuất hiện từ trụ gian lá mầm (mesocotyle) của phôi phía dưới mấu của bao lá mầm (coleoptyle) sau sự xuất hiện của rễ chính.

Rễ mầm thứ sinh cùng với rễ mầm sơ sinh tạo thành hệ rễ tạm thời cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho cây trong khoảng thời gian 2-3 tuần, sau đó vai trò này nhường lại cho rễ đốt.

b. Rễ đốt

Ngô ra rễ đốt đầu tiên lúc 3-4 lá và có số lượng lớn từ 8-16 rễ ở mỗi đốt. Rễ đốt giúp cây ngô hút nước và các chất dinh dưỡng suốt đời cây ngô.

c. Rễ chân kiềng

Rễ chân kiềng to, nhẵn, ít phân nhánh, không có rễ con và lông hút ở phần trên mặt đất. Rễ này giúp cây chống đỡ và bám chặt vào đất, chúng cũng tham gia hút nước và chất dinh dưỡng.

2.1.2.2. Thân, lá ngô

Ngô thuộc hoà thảo song có thân khá chắc, có đường kính từ 2-4 cm tuỳ thuộc vào giống, điều kiện sinh thái và chăm sóc.

Thân có chiều cao khoảng 1,5 - 4 m. Thân chính của cây ngô có nguồn gốc từ chồi mầm bao phủ bởi bao lá mầm nằm trong phôi của hạt ngô.

Mỗi một lá được cấu tạo bởi bản lá (phiến lá) và bẹ lá ôm chặt lấy thân và lưỡi lá (thìa lá).

2.1.2.3. Bông cờ và bắp ngô

Ngô là loại cây có hoa khác tính cùng gốc. Hai cơ quan sinh

Page 6: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

10 11

sản đực (bông cờ) và cái (bắp) tuy cùng nằm trên một cây song ở những vị trí khác nhau.

a. Hoa đực

Hoa đực xếp theo chùm gồm một trục chính và nhiều nhánh. Hoa đực mọc thành bông nhỏ còn gọi là chét, bông con hoặc gié. Các gié mọc đối diện nhau trên trục chính hay trên các nhánh.

b. Hoa cái

Hoa cái (bắp ngô) phát sinh từ chồi nách các lá song chỉ 1-3 chồi khoảng giữa thân mới tạo thành bắp

2.1.2.4. Hạt ngô

Hạt ngô thuộc loại quả dĩnh gồm năm phần chính: Vỏ hạt, lớp alơron, phôi, nội nhũ và chân hạt.

2.1.3. Yêu cầu về điều kiện sinh thái

2.1.3.1. Yêu cầu về điều kiện khí hậu

a) Nhiệt độ

Cây ngô cần tổng nhiệt độ từ 1700 - 37000C tuỳ thuộc vào giống. Cây ngô phát triển tốt trong khoảng 24 - 300C. Nhiệt độ trên 380C ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Ở 450C hạt phấn và râu ngô có thể chết.

Nhiệt độ thấp cũng ảnh hưởng đến quá trình sống của cây, đặc biệt vào giai đoạn nảy mầm và ra hoa. Nhiệt độ tối thấp sinh vật học ở giai đoạn mọc mầm của hạt ngô là 80C - 100C.

b) Nước và độ ẩm

Cây ngô có nhu cầu nước rất lớn. Một cây ngô phát triển, bốc hơi và thoát nước trong một ngày nóng từ 2 - 4 lít nước. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của ngô, cây trồng đã hút và thoát hàng ngày 18 tấn/ha hay khoảng 1800 tấn/ha cả giai đoạn, tương đương lượng mưa 175 mm.

Để đạt được 3800 kg/ha, cây ngô cần một lượng mưa là 287,5 mmm, để được 6300 kg/ha cần 486-616 mm.

Ngô là cây trồng cạn cần nhiều nước song cũng rất nhạy cảm với độ ẩm đất cao, đặc biệt ở giai đoạn cây còn nhỏ khi điểm sinh trưởng còn nằm dưới mặt đất. Vào giai đoạn này, chỉ cần cây nằm dưới nước 1 - 2 ngày cũng có thể bị chết.

Mức độ thuận lợi của độ ẩm không khí và độ ẩm đất đối với cây ngô giai đoạn hình thành năng suất là: Độ ẩm không khí trong khoảng 71 - 85%, độ ẩm đất từ 61 - 85%.

a) Ánh sáng

Cây ngô thuộc nhóm cây trồng ngày ngắn và có quang hợp kiểu C4. Ngày ngắn thúc đẩy quá trình phát triển cây ngô.

Một số nhà khoa học cho rằng các giống ngô chín sớm không có phản ứng với chu kỳ quang, chúng có khả năng phát triển ở bất kỳ chu kỳ quang nào. Các giống chín muộn không có khả năng đó.

2.1.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô

Qua phân tích thu được các nguyên tố rất khác nhau và được xếp theo thứ tự như sau:

- Nhóm các nguyên tố đa lượng: C, O, H, N, P, K, S, Ca, Mg

Page 7: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

12 13

- Nhóm các nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, B, Cl

- Nhóm các nguyên tố siêu vi lượng: Si, Na, Al, Ti, Co, Ag, Ba

Bảng 1. Lượng chất dinh dưỡng cây ngô lấy đi để tạo ra 10 tấn hạt

Đơn vị: kg

Đạm (N)

Lân (P205)

Kali (K20)

Ma nhê

(Mg)

Lưu huỳnh

(S)

Chất khô

%

Hạt (10 tấn) 190 78 54 18 16 9.769 52

Thân lá, cùi 79 33 215 38 18 8.955 48

Tổng số 269 111 269 56 34 18.724

Để đạt được năng suất cao và ổn định, ngô cần được bón phân cân đối, đặc biệt là giữa các yếu tố đa lượng NPK. Nếu chỉ bón duy nhất phân đạm (N), năng suất ngô đạt tương đối khá ở 1 - 2 vụ đầu, các vụ sau năng suất giảm nhanh và rất thấp. Các tổ hợp phân NK, NP cho năng suất khá hơn và sự suy giảm có chậm và ít hơn. Nếu bón cân đối NPK năng suất ngô đạt cao và ổn định suốt 28 vụ gieo trồng độc canh liên tục.

2.2. Đặc điểm thực vật học, nông sinh học, yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây lạc.

2.2.1. Nguồn gốc, phân loại

2.2.1.1. Nguồn gốc lịch sử

Cây lạc có nguồn gốc lịch sử ở Nam Mỹ. Vào thời kỳ phát hiện Châu Mỹ, cùng vói sự thâm nhập của Châu Âu vào lục địa mới, người ta mới biết cây lạc.

Nguồn gốc cây lạc ở Nam Mỹ được khẳng định khi SKiê

(E.G.1877) tìm thấy lạc trong ngôi mộ cổ An Côn ở bờ biển gần LiMa, thủ đô Pêru.

Nhiều nhà thực vật học cho rằng: Arachis hypôgaea được thuần hoá ở Granchacô, tây nam Bzaxin.

2.2.1.2. Phân loại

Lạc thuộc họ đậu: Fabacaea; chi: A rachis; Loài lạc trồng: Arachis hypogaea.

Loài lạc trồng Arachis hypogaea được mô tả như một loài thực vật là do Linnaeus công bố năm 1753, và trong một thời gian dài người ta chỉ biết 1 loài trong chi A rachis, tức là loại lạc trồng (Arachis hypogaea).

Chi Arachis còn có 1 số đặc trưng như: Lá kép 3-4 lá chét, có lá kèm, hoa cánh bướm, ống đế hoa rộng 2 lá mầm lớn và phôi thẳng. Cấu trúc đặc biệt nhất của chi là có tia quả. Số nhiễm sắc thể của chi Arachis có n=10.

2.2.2. Đặc điểm thực vật, nông sinh học

2.2.2.1. Đặc điểm thực vật học

a) Rễ

Bộ rễ lạc gồm rễ cọc, gồm 3 phần (cổ rễ, rễ chính và rễ phụ). Rễ chính có trước, rễ phụ có sau. Rễ chính của lạc phát triển từ phôi rễ. Rễ nối với thân hạ diệp ở phần cổ rễ. Rễ chính của lạc phát triển nhanh trong thời kỳ đầu sinh trưởng. Quan sát trong vụ Xuân ở nước ta, sau khi gieo 10 ngày rễ chính ăn sâu 5cm. Sau gieo 20 ngày, rễ chính ăn sâu 10cm và hệ rễ con đã phát triển. Khi lạc được 5 lá bộ rễ lạc đã tương đối hoàn chỉnh với 1 rễ chính sâu 15-20cm, hệ rễ con phát triển với rẽ cấp 2, 3 và nốt sần đã có khả năng cố định đạm.

Page 8: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

14 15

a) Thân - Cành

Cây lạc lớn lên nhờ mầm sinh trưởng ở ngọn cây và ngọn cành, thân lạc mềm, lúc còn non thì tròn, sau khi ra hoa phần trên thân có cành rỗng, hoặc có cạnh. Thân có 15-25 đốt, ở phía dưới gốc đốt ngắn, ở giữa và phía trên thân đốt dài, thân thường có màu xanh hoặc màu đỏ tím, trên thân có lông tơ trắng, nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.

Khả năng cố định đạm cành của lạc rất lớn, nhất là những giống thuộc loại phụ Hypogaea, những giống này có thể có tới 4-7 cấp cành với tổng số cành có thể đạt 20-30 cành. Ở Việt Nam, lạc trồng chủ yếu thuộc nhóm Spanish, thân đứng có 2 cấp cành với tổng số cành 6-10 cành (thường là 4 - 6 cành cấp I và 2 – 4 cành cấp 2).

c) Lá lạc

Lá lạc thuộc loại lá kép hình lông chim gồm 2 đôi lá chét, cuống lá dài từ 4-9cm. Thường có những lá biến thái có 1, 2, 3, 5 hoặc 6-8 lá chét. Lá chết không cuống mọc đối nhau, thường có hình bầu dục, bầu dục dài, hình trứng lộn ngược, màu sắc xanh nhạt hay xanh đậm, vàng nhạt hay đậm tuỳ theo giống. Màu sắc lá thay đổi tuỳ điều kiện trồng trọt.

Trên thân chính cây lạc số lá có thể đạt 20-25 lá. Khi thu hoạch tổng số lá trên cây có thể đạt 50-80 lá. Tuy nhiên, do những lá già rụng sớm nên số lá trên cây cao nhất vào thời kỳ hình thành quả và hạt, thường đạt 40- 60 lá.

c) Hoa

Hoa lạc màu vàng, không có cuống, gồm 5 bộ phận: Lá bắc, đài hoa, tràng hoa, nhị đực và nhị cái.

Lá bắc màu xanh, gồm lá bắc trong dài 2cm, ở đầu mút chẻ đôi, và lá bắc ngoài ngắn hơn bao bọc phía ngoài ống đài.

Đài hoa ở phía trên chia làm 5 lá đài, 4 lá dính nhau làm thành môi trên nằm sau cánh cờ, lá thứ 5 hẹp, tách biệt, màu xanh nhạt, xanh đậm hoặc xanh tím nằm ở dưới cánh thìa, phiá dưới đài hoa các lá đài kết thành 1 ống nhỏ, dài gọi là ống đài.

Tràng hoa hình cánh bướm gồm: Cánh cờ, cánh bên và cánh thìa. Cánh cờ to nhất màu vàng, có vân vàng đỏ nâu, số lượng vân khác nhau tuỳ giống (20-30 vân) có thể dùng làm chỉ tiêu để phân biệt các giống.

Nhị đực gồm 10 cái, thường có 2 bị thoái hoá còn lại 8 cái dài ngắn xen kẽ, phát dục hình thành bao phấn.

Nhụy chia làm núm nhụy, vòi nhụy và mầm hoa. Núm nhụy phình to và hơi cong, vượt lên trên nhị đực, phía dưới núm khoảng 3mm có lông nhỏ. Bầu hoa có kích thước 0,5-1,5mm, thuộc loại bầu thượng, nằm ở gốc ống đài, một ngăn.

d) Quả lạc

Quả lạc hình kén, dài 1-8cm, rộng 0,5- 2cm, một đầu có vết đính với tia, đầu kia là mỏ quả, phần giữa thắt eo lại, ngăn cách 2 hạt. Mỏ quả, độ thắt, kích thước, trọng lượng quả là những đặc điểm để phân loại giống lạc.

2.2.2.2. Đặc tính sinh vật học của lạc

a) Thời kỳ nẩy mầm của hạt

Sự nẩy mầm của hạt là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sinh trưởng lạc. Đây là quá trình hạt chuyển từ trang thái tiềm sinh sang trạng thái sống. Hạt lạc mà thành phần chủ yếu là lipít và prôtêin ở dạng dự

Page 9: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

16 17

trữ, trong quá trình nẩy mầm đã trải qua một loạt các quá trình biến đổi sinh hoá sâu sắc dưới ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện môi trường để chuyển hoá các chất dự trữ thành cấu tạo của cây con.

b) Thời kỳ cây con

Thời kỳ cây con tính từ khi lạc mọc đến bắt đầu nở hoa. Thời kỳ này có thể kéo dài khoảng 25 - 45 ngày tuỳ giống và điều kiện nhiệt độ, ẩm độ. Khi cây lạc có 3 lá thật thì 2 cành ở nách lá mầm đã xuất hiện và khi 2 cành đó có 3 - 4 lá, 2 cành ở nách lá thật thứ nhất và thứ 2 cũng bắt đầu nhú lên. Khi cây lạc bắt đầu nở hoa thứ nhất số lượng cành xuất hiện là 2 cặp.

c) Thời kỳ ra hoa - đâm tia

Sau mọc 25 - 45 ngày (hoặc 50 ngày), cây lạc bắt đầu nở hoa. Thời gian này sớm hay muộn phụ thuộc đặc tính giống và điều kiện sinh thái. Trong điều kiện nhiệt đới, những giống chín sớm thuộc nhóm spanish và valencia ra hoa sớm hơn những giống chín muộn nhóm virginia. Thời gian phân hoá mầm hoa rất sớm. Quá trình này kéo dài, lạc cũng ra hoa kéo dài trong thời gian nhất định.

d) Thời kỳ hình thành quả và hạt

Cuối thời kỳ hoa rộ, nhiều tia đã đâm vào đất, cây bước vào thời kỳ làm quả. Ở thời kỳ này, thân lá dần dần sinh trưởng chậm lại và có thể dần ngừng sinh trưởng, đồng thời quả phát triển nhanh về kích thước và khối lượng. Quá trình phát dục quả lạc được chia làm 2 giai đoạn (hình thành vỏ quả trước, hình thành hạt sau) và hình thành từ ngoài vào trong.

2.2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây lạc

Cây lạc thích hợp với những loại đất có thành phần cơ giới từ

nhẹ đến trung bình, thoát nước, thoáng khí, giàu lân, canxi, pH hơi chua đến trung tính, song thực tế ở các vùng trồng lạc trên thế giới đất thường có tầng canh tác nông, kém thoáng khí, khô hạn, chua, nghèo lân và canxi.

Ngoài các yếu tố trên thì một số nghiên cứu thời vụ gieo trồng lạc cũng đã được đề cập. Đó chính là nghiên cứu sự thích hợp của cây lạc với các điều kiện thời tiết khí hậu và hệ thống canh tác được áp dụng ở từng địa phương. Do vậy đối với mỗi một vùng sinh thái khác nhau, thậm chí trong cùng một vùng sinh thái nhưng có sự khác nhau giữa tiểu vùng miền núi cao và đồng bằng, cũng sẽ áp dụng những thời vụ gieo trồng lạc khác nhau sao cho cây lạc sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao, đồng thời không ảnh hưởng đến cây trồng khác trong hệ thống canh tác.

2.2.3.1. Yêu cầu về điều kiện khí hậu

a) Nhiệt độ

Tổng tích ôn hữu hiệu các giống lạc loại hình Valencia cần là 3.200 - 3.5000C, với loại hình Spanish thời gian sinh trưởng ngắn hơn, trị số này chỉ cần đạt 2.800 - 3.2000C. Nhiệt độ tối thấp sinh học cây lạc yêu cầu cho các giai đoạn sinh trưởng và phát triển là 12 - 130C, cho sự hình thành các cơ quan sinh thực là 17 - 180C.

Thời gian nảy mầm ngắn (5 - 7 ngày) với tỉ lệ cao và cây con sinh trưởng khoẻ được quan sát thấy ở nhiệt độ thời kỳ gieo lạc là 25 - 300C. Tốc độ hình thành tia quả ở lạc tăng lên ở nhiệt độ 19 - 230C. Năng suất lạc cao nhất đạt được ở nhiệt độ 20 - 230C vào thời kỳ chín của hạt.

Khả năng chịu rét của lạc cao nhất ở thời kỳ trước ra hoa. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp (dưới 150C) làm ức chế sinh trưởng, phát triển

Page 10: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

18 19

của lạc, cản trở sự phân hoá mầm hoa và giảm khối lượng khô của cây. Thời kỳ ra hoa, kết quả là thời kỳ yêu cầu nhiệt độ cao nhất, tuy chỉ chiếm 1/3 chu kỳ sinh trưởng của lạc nhưng đòi hỏi tích ôn bằng 2/3 tổng tích ôn của cả đời sống cây lạc.

b) Ánh sáng

Lạc là loại cây trồng có phản ứng với quang chu kỳ rất yếu và đối với nhiều trường hợp đó là phản ứng trung tính với quang chu kỳ. Thời gian sinh trưởng của lạc hầu như chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ không khí mà không phụ thuộc vào quang chu kỳ.

Cây lạc thường ít phản ứng với độ dài ngày, nhưng nếu thời gian ngày dài hơn 14 giờ kết hợp với nhiệt độ đêm cao (trên 300C) sẽ làm phát triển mạnh thân, cành, ảnh hưởng đến sự tạo hạt. Ngược lại, thời gian chiếu sáng ít cùng nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng.

Cường độ ánh sáng và số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của lạc. Ở các tỉnh phía Bắc, trong điều kiện vụ Xuân, nên bố trí thời vụ để lạc ra hoa vào tháng 4. Nếu lạc ra hoa sớm (tháng 3), số giờ nắng thấp làm giảm số hoa nở/ngày và kéo dài thời gian ra hoa, làm giảm tổng số hoa.

c) Độ ẩm

Nước là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc. Tuy lạc được coi là cây trồng chịu hạn, song thực ra lạc chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất định. Giai đoạn nảy mầm cần lượng nước lớn gần với khả năng giữ ẩm của đất, nhưng ở thời kỳ cây con, lạc lại yêu cầu đất thoáng hơn, độ ẩm khoảng 55 - 60% để giúp cho bộ rễ phát triển thuận lợi và rễ ăn sâu hơn.

Nói chung, độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu từ 70 - 80% độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Yêu cầu này cao hơn ở thời kỳ ra hoa kết quả (80 - 85%) và giảm xuống ở thời kỳ chín của hạt.

Tổng nhu cầu nước trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc từ mọc đến thu hoạch là 450 - 700 mm. Nhu cầu này thay đổi tuỳ thuộc giống và thời kỳ sinh trưởng khác nhau. Nhu cầu về lượng nước trong một vụ lạc còn phụ thuộc vào khả năng giữ nước và thoát nước của đất, vào địa hình đồng ruộng. Hệ số sử dụng nước của lạc trung bình khoảng 400 - 520 mm.

2.2.3.2. Đất đai – dinh dưỡng

a) Nhu cầu về đất trồng lạc

Lạc là cây trồng không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất. Tuy nhiên, do đặc điểm sinh lý của lạc, đất trồng lạc phải đảm bảo tơi xốp. Đất nhẹ có màu sáng và thoát nước được coi là điều kiện tối thích cho cây lạc nảy mầm, sinh trưởng và tạo quả.

Lạc yêu cầu đất hơi chua đến trung tính với độ pH từ 5,5 - 7,0 và không bị nhiễm mặn được coi là thích hợp đối với lạc. Song khả năng chịu pH đất của lạc cũng rất cao, biến động từ 4,5 đến 8,0 - 9,0.

b) Nhu cầu về dinh dưỡng của cây lạc

Nhìn chung, lạc yêu cầu thấp về dinh dưỡng khoáng, do đó lạc không đáp ứng với lượng phân khoáng cao.

Page 11: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

20 21

Bảng 2. Lượng nguyên tố khoáng do lạc hấp thu từ đất

Chỉ tiêuĐạm (N)

Lân (P205)

Kali (K20)

Canxi(CaO)

Manhê (MgO)

- Tổng số (kg/ha) 156,3 27,2 115,2 65,9 33,9- Lượng lấy đi tính bằng (g) cho kg/ha của:

Thân 19,7 2,6 20,5 13,7 6,3

Hạt 44,1 10,1 8,5 0,8 3,1

Vỏ quả 6,4 1,1 13,7 3,9 1,5

Quả 30,5 6,9 10,4 1,9 2,6

* Đạm

Lượng đạm được lạc hấp thụ rất lớn; để đạt 1 tấn lạc quả khô cần phải sử dụng từ 50 - 70 kg đạm. Lạc hấp thu đạm nhiều nhất ở thời kỳ ra hoa, tạo quả và hạt, chiếm 40 - 45% nhu cầu đạm của cả chu kỳ sinh trưởng. Nguồn đạm do vi khuẩn cộng sinh cố định đạm cung cấp có thể đáp ứng được 50 - 70% nhu cầu đạm của cây. Tuy nhiên, vì nốt sần của lạc chỉ xuất hiện khi cây bắt đầu phân cành đến bắt đầu ra hoa. Do vậy, ở giai đoạn đầu sinh trưởng khi cây còn nhỏ (3-5 lá) cần bón bổ sung một lượng đạm hoặc bón một lượng đạm kết hợp với phân chuồng, nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển mạnh, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn cộng sinh ở giai đoạn sau.

* Lân

Lạc hấp thu lân nhiều nhất ở thời kỳ ra hoa, hình thành

quả. Trong thời gian này, lạc hấp thu tới 45% lượng hấp thu lân của cả chu kỳ sinh trưởng. Sự hấp thu lân giảm rõ rệt ở giữa kỳ chín.

* Kali

Kali không trực tiếp đóng vai trò là thành phần cấu tạo của cây, nhưng tham gia vào hoạt động của các enzim và là chất điều chỉnh xúc tác, làm tăng cường mô cơ giới, tăng tính chống đổ của cây. Thiếu kali quá trình tổng hợp đường đơn và tinh bột, vận chuyển gluxít, khử nitrat, tổng hợp prôtêin và phân chia tế bào không thực hiện được. Kali cần cho sự quang hợp và phát triển của quả. Tác hại lớn nhất của thiếu kali là cây bị lùn, khả năng quang hợp và hấp thu đạm giảm, tỷ lệ quả 1 hạt tăng, khối lượng hạt giảm và năng suất lạc giảm rõ rệt.

* Canxi

Lượng canxi cây lạc hấp thụ gấp 2 - 3 lần lượng lân. Trong cây, canxi tập trung chủ yếu ở lá (chiếm 80 - 90% lượng hấp thu), đồng thời có mặt trong thành phần của một số men hoạt hoá, đặc biệt canxi cần cho sự chuyển hoá đạm trong hạt để tạo thành prôtêin dự trữ.

Trong thời kỳ hình thành quả, nếu thiếu can xi quả không chắc. Điều cần chú ý là ở đất chua, hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần kém, nếu bón nhiều vôi cho lạc thì phải bón nhiều lần và tránh bón quá nhiều vôi cho lạc vì thừa vôi có thể lại làm cho cây còi cọc.

* Magiê và lưu huỳnh

Magiê là thành phần của diệp lục, vì vậy magie có liên quan trực tiếp tới quang hợp của cây. Biểu hiện đầu tiên của sự thiếu magiê là sự giảm hàm lượng diệp lục ở lá, lá có màu vàng úa, cây bị lùn.

Page 12: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

22 23

Lưu huỳnh là thành phần của nhiều loại axít amin quan trọng trong cây, vì lưu huỳnh có mặt trong thành phần prôtêin của lạc. Thiếu lưu huỳnh, sự sinh trưởng của lạc bị cản trở, lá có biểu hiện vàng nhạt, cây chậm phát triển

* Các nguyên tố vi lượng

Các nguyên tố vi lượng đóng vai trò là chất xúc tác, hoặc là một phần của các enzim hoặc chất hoạt hoá của hệ enzim cho các quá trình sống của cây. Cây lạc rất cần có 2 nguyên tố vi lượng quan trọng là Mo và Bo.

Mo rất cần thiết cho hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần. Thiếu Mo hoạt động cố định đạm bị giảm sút nên cây có biểu hiện thiếu đạm.

Bo đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn, thụ tinh của lạc. Thiếu bo tỷ lệ hoa hữu hiệu giảm rõ rệt, dẫn đến làm giảm số quả/cây.

Ngoài ra, một số nguyên tố vi lượng khác Fe, Cu, Zn cũng đóng vai trò quan trọng đối với năng suất lạc. Cây lạc có thể hấp thu các chất này từ đất đủ cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây, do đó ít phải bổ sung các loại vi lượng này, nhất là đối với Fe.

2.3. Đặc điểm thực vật học, nông sinh học, yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây đậu tương.

2.3.1. Nguồn gốc và phân bố của cây đậu tương

Một số nhà khoa học cho rằng, cây đậu tương xuất hiện đầu tiên ở lưu vực sông Trường Giang (Trung Quốc).

Theo Nogata, cây đậu tương được nhập vào Triều Tiên và Nhật Bản khoảng 200 năm trước và sau công nguyên.

Cây đậu tương du nhập vào Châu Mỹ từ năm 1804 nhưng mãi đến đầu thế kỷ XX (1924) mới được trồng, sản xuất đậu tương phát triển mạnh trong thế kỷ XX.

Khoảng năm 1908, đậu tương và sản phẩm của nó được du nhập vào Châu Âu và thu hút sự chú ý của thế giới, tuy nhiên trước đó rất lâu, người ta đã biết sử dụng loại cây đậu đỗ quan trọng này.

Ở Việt Nam, cây đậu tương cũng đã được trồng từ lâu. Theo ‘‘Vân đài loạn ngữ” của Lê Quý Đôn, thế kỷ 18 đậu tương đã được trồng ở một số tỉnh, vùng Đông Bắc nước ta.

Phân loại: Đậu tương thuộc chi: Glycine; Họ đậu: Leguminoseae; Họ phụ cánh bướm: Papilionoideae; Bộ: Phaseoleae. Tên khoa học đậu tương (Glycine Max.L.Merrill).

2.3.2. Đặc tính sinh vật học của cây đậu tương

2.3.2.1. Đặc điểm thực vật học

a) Rễ

Rễ cây đậu tương khác với cây hoà thảo khác, bộ rễ cây đậu tương có hình chuỳ, gồm có rễ chính và các rễ phụ. Trên rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ (rễ cấp 1, cấp 2, 3) rễ tập hợp trong nhiều tầng đất 7 - 8cm, rộng 30 - 40cm2. Trên rễ chính và rễ phụ có rất nhiều nốt sần. Bộ rễ của đậu tương phân bố rộng, sâu, rộng hẹp số lượng nốt sần hình thành nhiều ít phụ thuộc vào đất đai, khí hậu và kỹ thuật trồng (canh tác).

Rễ đậu tương phát triển được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Rễ chính phát triển mạnh kéo dài và sinh ra nhiều rễ con (rễ phụ); Giai đoạn 2: Lớp rễ đầu tiên phát triển chậm dần, các rễ con, (rễ phụ) phát triển theo chiều sâu và chiều rộng.

Page 13: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

24 25

Nốt sần: Nốt sần ở đậu tương tập trung ở trên rễ chính, rễ cấp I, cấp II. ở trong tầng đất từ 0-25cm (từ 30 - 40 cm ít nốt sần hơn).

b) Thân - cành

* Hình thái thân cành

Thân đậu tương thuộc loại thảm thảo (màu sắc thân có liên quan đến màu sắc hoa). Khi còn non thân màu xanh hoặc tím, khi già thân có màu nâu nhạt, màu sắc thân đậu tương có nhiều liên quan đến màu sắc hoa (thân xanh - hoa trắng, thân tím - hoa tím).

Thân đậu tương có trung bình 10 - 15 lóng, các lóng phía gần gốc thường ngắn - lóng phía trên thường dài hơn. Chiều dài lóng của các giống có sự khác nhau (biến động từ 3 - 10cm).

Trên thân lá cây đậu tương có lớp lông tơ dài, ngắn khác nhau tuỳ theo giống, lông tơ có màu sẫm thường có sức đề kháng bệnh và khả năng chịu hạn, chịu rét khá và ngược lại.

* Tập tính sinh trưởng của thân cành đậu tương

Căn cứ vào tập tính sinh trưởng của thân cành người ta chia ra 4 loại thân:

+ Thân leo: Thân nhỏ bò dưới đất hoặc leo lên thân cây khác.

+ Thân bò: Thân chính phân cành nhỏ thân mềm, phủ trên mặt đất, thân dài, đốt dài, thành đám dây, quả nhỏ phân tán.

+ Thân mọc thẳng: Thân cứng, đường kính lớn, thân vừa không cao quá, đốt ngắn, quả ra nhiều và tập trung là những giống sinh trưởng hữu hạn.

+ Thân nửa bò: Là trung gian giữa thân mọc thẳng và thân bò.

Căn cứ vào tập tính sinh trưởng của thân, cành và đặc điểm ra

hoa của các giống đậu tương người ta chia ra làm 2 loại:

+ Sinh trưởng vô hạn: Khi cây ra hoa làm quả, lúc quả sắp chín thân cành vấn tiếp tục sinh trưởng.

+ Sinh trưởng hữu hạn: Khi ngọn thân hay ngọn cành đã ra hoa, thì thân cành ngừng sinh trưởng, hoa ra tập trung, quả chín tập trung.

c) Lá đậu tương

Đậu tương có 3 loại lá: Lá mầm (tử diệp); lá đơn (lá sò); lá kép lông chim (lá thật) lá thứ 3 dài hơn gồm có cuống dài và 2 đôi lá chét đối nhau.

+ Lá mầm: Khi mới mọc lá có màu vàng sáng, tiếp xúc với ánh sáng thì lá có màu xanh, hạt đậu to (chứa nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây mầm), hết dinh dưỡng lá mầm héo và rụng đi.

+ Lá đơn: Xuất hiện khi cây mọc mầm, mọc 2 - 3 ngày phía trên lá mầm (2 lá mọc đối xứng) lá đơn có màu xanh bóng - biểu hiện sinh trưởng phát triển tốt, lá đơn to màu xanh đậm - là cây có khả năng chịu rét tốt và ngược lại.

+ Lá thật: Là lá kép lông chim (có 3 lá chét) lá thật mọc sole (lá kép lông chim có thể biến thái từ 3 - 7 lá chét). Trên thân, lá của đậu tương có rất nhiều lông tơ, lá chét của đậu tương có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo các giống (lá chét hình lưỡi mác, tròn trứng, ô van...).

Ngoài 3 loại lá trên đậu tương còn 2 loại lá rất nhỏ là: Lá gối (gọi là lá gốc) vị trí nằm sát cuống lá thật và cuống chùm hoa và lá kèm (rất nhỏ) vị trí nằm sát cuống của lá chét (có đôi lá đối nhau).

Page 14: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

26 27

d) Hoa

Hoa đậu tương nhỏ không có hương vị, thuộc loại hoa hình cánh bướm màu sắc hoa có 2 màu (trắng hoặc tím) tuỳ theo giống cây khác nhau mà sắc hoa (tím nhạt, tím đậm, trắng khác). Hoa phát sinh ở nách lá, đầu cành, đầu thân, hoa mọc thành chùm, mỗi chùm có từ 1 - 10 hoa/chùm, bình thường có 3 - 5 hoa/chùm (các giống khác số hoa/chùm khác nhau). Hoa đậu tương ra rất nhiều nhưng tỉ lệ đậu quả rất thấp (18 - 20% hoặc 30%).

d) Quả và hạt

- Quả: Quả đậu tương được hình thành từ ngoài vào trong (hình thành vỏ quả - hình thành hạt). Số quả biến động tử 2 - 20 quả/chùm (1 cây có thể đạt từ 20 quả 400- 600 quả/cây). Quả đậu tương có từ 1 - 5 hạt/quả tuỳ theo giống và điều kiện sinh thái (bình thường quả có 2 - 3 hạt/quả). Quả đậu tương thuộc loại quả giáp hơi cong tuỳ theo giống, màu sắc của quả phụ thuộc vào sắc tố Caroten và Xanthophyll, màu sắc lông/thân lá phụ thuộc vào sắc tố Antocyanin. Quả đậu tương chín có nhiều màu sắc tuỳ theo từng giống khác nhau (có màu vàng, nâu, đen, vàng nâu, màu xám...). Quả đậu tương mới hình thành quả (quả non) trên thân, quả nhiều lông (các giống khác nhau) số lông thưa, dày khác nhau. Trên cây quả thường tập trung nhiều từ đốt thứ 4 trở lên (tập trung nhiều 5 - 6), đốt 9 - 10 giảm dần. Quả hình thành và lớn nhanh từ 15 - 18 ngày sau khi hoa nở (quả dài 2 - 7cm hoặc 9cm).

+ Hạt: Hạt đậu tương được hình thành từ ngoài vào trong, hình thành vỏ trước sau đó tới hạt. Hạt đậu tương có nhiều hình dạng khác nhau (tròn dài, tròn dẹt, bầu dục...). Cấu tạo hạt gồm: Lá mầm 90% (tử diệp); phôi 2%; vỏ hạt 7 - 8%;

2.3.2.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương được chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực).

a) Giai đoạn nẩy mầm

Được tính từ khi đặt hạt đến khi cây xoè 2 lá mầm. Đậu tương hút nước khoảng 40 - 50% Phạt (ngô 44%, lúa 26%). Điều kiện để hạt nẩy mầm: t0 = 14 - 280C (thích hợp), t0 tối thấp sinh học 100C, tối cao sinh học 400C).

b) Giai đoạn sinh trưởng thân lá (cây non)

Giai đoạn cây con được tính từ khi cây mọc đến khi nở hoa đầu tiên

- Thời kỳ đầu: Thân lá phát triển chậm, chủ yếu bộ rễ phát triển.

- Thời kỳ thứ 2: Khi cây 5 - 6 lá thật thân cành phát triển nhanh dần (cây bước vào 5 bước phân hoá hoa theo dinh dưỡng).

c) Giai đoạn ra hoa

Là giai đoạn cây từ sinh trưởng dinh dưỡng chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, giai đoạn này các bước phân hoá hoa đã hình thành xong.

Đặc điểm của thời kì ra hoa: Thời gian ra hoa kéo dài là đặc tính có lợi của cây đậu tương (tuỳ theo điều kiện, giống và ngoại cảnh). Hoa thường nở vào buổi sáng (theo điều kiện khí hậu) đặc điểm riêng của hoa đậu tương là ra rất nhiều, nhưng tỉ lệ đậu quả rất thấp do nhiều đặc điểm nguyên nhân khác nhau.

d) Các thời kỳ phát triển của hoa và noãn

- Thời kỳ thứ 1 (2 - 6 ngày) trước khi hoa nở: Phân bào giảm

Page 15: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

28 29

nhiễm lần 2- 3, hình thành túi phôi với 4 nhân, 8 nhân. Túi phôi tiếp tục sinh trưởng, tế bào đối cực bị rối loạn, tầng nuôi ở bao phấn đã biến mất, hạt phấn trưởng thành (1 số nẩy mầm). Tuyến mật bao quang bầu đạt độ lớn nhất. Hoa nở (thường là ngày thụ tinh, hợp tử hình thành) nhân - nội nhũ bắt đầu phân chia.

- Thời kỳ thứ 2 (từ 6 - 10 ngày) trước khi hoa nở: Bào tử trải qua phân bào giảm nhiễm đầu tiên. Hình thành bao phấn, nguyên bào tử đực, phân hoá phân bào giảm nhiễm, quá trình hình thành giao tử đực.

- Thời kỳ thứ 3 (10 - 14 ngày) trước khi hoa nở: Sự hình thành noãn, trưởng thành tế bào mẹ bào tử cái, phân bào giảm nhiễm và hình thành 4 bào tử cái.

- Thời kỳ thứ 4 (14-20 ngày) trước nở hoa: Sự hình thành cánh hoa, nhị, lá noãn.

- Thời kỳ thứ 5 (từ 21 - 25 ngày) trước hoa nở: Sự phân hoá đài, sự phân hoá mầm hoa ở nách lá.

e) Các thời kỳ phát triển của quả và hạt

- Thời kỳ thứ 1 (từ 1- 6 ngày) sau khi hoa nở: Hợp tử được hình thành, nhân nội nhụ bắt đầu phân chia, hai tế bao phôi non nội nhũ với khoảng 20 nhân tự do, phân hoá tế bào phôi non và cuống noãn, nội nhũ nằm ở phía ngoài với không bào to ở giữa.

- Thời kỳ thứ 2 (từ 8 - 10 ngày) sau khi hoa nở: Lá mầm bắt đầu quay, tiền tượng tầng xuất hiện ở lá mầm, trục phôi, trụ mầm dưới có tất cả hệ thống dẫn, chóp rễ xuất hiện, tất cả nội nhũ là khối tế bào

+ Thời kỳ thứ 3 (từ 10 - 14 ngày) sau khi hoa nở: Sự nảy mầm

kết thúc, lá mầm về vị trí bình thường, lá đơn xuất hiện, nội nhũ chiếm 1/2 khoang hạt hệ thống dẫn mở rộng ở vỏ hạt.

+ Thời kỳ thứ 4 (14 - 20 ngày) sau nở hoa: Sinh trưởng tiếp tục của phôi và hạt, mô nội nhũ bị giảm do hấp thụ bởi lá mầm, lá đơn, kích thước lớn nhất, mầm lá có 3 lá chét xuất hiện, lá mầm đạt kích thước lớn nhất.

+ Thời kỳ thứ 5 (30 - 50 ngày) sau hoa nở: Sự tích luỹ chất khô tiếp tục đến khi quả trưởng thành, thời gian chín sinh lý đến chín hoàn toàn (t0, A0, d2, đất...).

2.3.3. Nhu cầu sinh thái của cây đậu tương

2.3.3.1. Nhiệt độ

Đậu tương có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây trồng chịu rét. Tùy theo giống chín sớm hay chín muộn mà tổng tích ôn biến động từ 1.888 - 27000C. Nhiệt độ ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng, phát triển và các quá trình sinh lý khác của cây đậu tương. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau mà đậu tương yêu cầu một khoảng nhiệt độ khác nhau.

Nhiệt độ tối thấp sinh học cho sự sinh trưởng sinh dưỡng của cây đậu tương từ 8 - 12oC, cho sự sinh trưởng sinh thực từ 15 - 18oC, nhiệt độ cần thiết cho sự ra hoa của đậu tương từ 25 - 29oC.

Nhiệt độ thích hợp cho quang hợp là từ 25 - 300C. Sự sinh trưởng của cây ở giai đoạn trước lúc ra hoa tương quan chặt chẽ với nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng là 22 - 270C.

Nhiệt độ thích hợp cho ra hoa, đậu quả của đậu tương là từ 28 - 350C. Nhiệt độ tối ưu cho đậu tương chín là 250C ban ngày và 150C ban đêm.

Page 16: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

30 31

2.3.3.2. Lượng mưa và độ âm:

Chế độ mưa đóng vai trò quan trọng tạo nên độ ẩm đất, nhất là vùng sản xuất chịu ảnh hưởng chủ yếu của nước trời. Vì vậy lượng mưa và độ ẩm là yếu tố hạn chế chủ yếu trong sản xuất đậu tương. Nhu cầu nước của cây đậu tương thay đổi tuỳ theo điều kiện khí hậu, kỹ thuật trồng trọt và thời gian sinh trưởng.

Đậu tương cần lượng mưa từ 350 - 600mm cho cả quá trình sinh trưởng và phát triển. Hệ số sử dụng nước từ 1.500 - 3.000m3 nước cho việc hình thành 1 tấn hạt. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển thì thời kỳ quả vào mẩy, cây đậu tương yêu cầu nước cao nhất.

2.3.3.3. Anh sáng

Đậu tương là cây ngắn ngày điển hình, vì vậy ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hình thái cây do nó làm thay đổi thời gian nở hoa và chín, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao cây, diện tích lá và nhiều đặc tính khác của cây và cuối cùng là năng suất hạt.

Đậu tương có phản ứng chặt chẽ với độ dài ngày, nhưng có ít giống không nhạy cảm với quang chu kỳ. Để ra hoa kết quả được, cây đậu tương yêu cầu phải có ngày ngắn, nhưng các giống khác nhau phản ứng với độ dài ngày cũng khác nhau.

2.3.4. Đất đai và dinh dưỡng:

2.3.4.1. Đất đai

Cây đậu tương có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất sét, đất thịt nặng, đất thịt nhẹ, đất cát pha. Tuy nhiên, đất trồng còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Nhìn chung đất trồng được hoa màu và thoát nước tốt đều có thể trồng được cây đậu tương. Trong

thực tế cho thấy: Trên đất cát cây đậu tương thường cho năng suất không ổn định; trên đất thịt nặng cây đậu tương khó mọc, nhưng sau khi mọc lại thích ứng tốt hơn so với nhiều loại cây màu khác; trên đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, đất có độ pH: 6 - 7 thích hợp nhất cho đậu tương sinh trưởng và hình thành nốt sần.

2.3.4.2. Các chất dinh dưỡng

Thành phần các chất trong thân, lá, quả đậu tương lúc chín gồm: 50% oxy, 6% hydro, 38% cacbon, 4% nito và 1% chất khoáng khác (% so với chất khô). Do vậy để đạt được 3.000 kg hạt/ha cây đậu tương cần: 285 kg đạm (N), 170 kg K2O, 52 kg MgO, 85 kg P2O5,

65 kg CaO, 1,01 kg Zn và các chất vi lượng khác như: Bo, Mo, Cu.

Trong suốt cả quá trình sinh trưởng cây đậu tương cần được cung cấp đầy đủ về lượng và đúng tỷ lệ các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu, trong đó quan trọng nhất là các yếu tố đa lượng như N, P, K. Xét về tổng thể, đậu tương cần bón ít đạm hơn lân và kali. Tỷ lệ sử dụng đạm, lân và kali thích hợp nhất là 5 - 10 - 15.

- Phản ứng với phân đạm (N): Đậu tương phản ứng ít với phân đạm tuy nhiên bón ít vẫn làm tăng năng suất cây trồng.

- Phản ứng với phốt pho (P): Phốt pho đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nốt sần đậu tương nên mức bón P (400 - 500mg/kg), đậu tương hấp thụ P ít (điều kiện cần phải có). Hấp thụ sớm với đủ ẩm.

- Phản ứng với Kali (K): Đậu tương phản ứng với K nhiều giai đoạn ra hoa - hình thành quả và hạt (hấp thụ 68%). Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy lượng chất khô và sự hấp thụ dinh dưỡng tối đa ở giai đoạn ra hoa hình thành quả. Bón K ở lượng 600 - 800mg/kg.

Page 17: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

32 33

. - Phản ứng với lưu huỳnh (S): Dinh dưỡng S có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng N ở đậu tương, nhiều thí nghiệm cho thấy sinh trưởng và năng suất của đậu tương biến đổi nhiều khi bón phân S (bón phân S trên đất cát vàng ven biển làm tăng năng xuất của 1 vài cây trồng khác).

- Phản ứng với vôi (Ca): Vôi là yếu tố quan trọng giúp cho sản xuất đậu tương thành công, bón vôi giảm được nồng độ chất độc trong đất như H+, Al-3, Mn2+. Cung cấp Ca, Mg, M. Tăng cường khả năng hình thành nốt sần và cố định đạm, tăng độ pH trong đât.

+ Phản ứng với các nguyên tố vi lượng: Phân vi lượng có tầm quan trọng thường có liên quan đến đặc tính của đất. pH trong đất có ảnh hưởng đến 1 số nguyên tố vi lượng (đất giàu Ca thường thiếu Fe). Các nguyên tố Bo, Mo, Mn bón trên lá đều cho hiệu quả.

CHƯƠNG IIIKỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

TÁC NGÔ, LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG

3.1. Kỹ thuật che phủ xác thực vật khô (hữu cơ) trong canh tác ngô

3.1.1. Kỹ thuật che phủ xác thực vật khô trong canh tác ngô bền vững trên đất dốc

3.1.1.1. Các loại vật liệu che phủ

- Tàn dư cây trồng như rơm, rạ, thân lá ngô, lá mía, thân lá đậu đỗ thực phẩm.

- Thân lá thực vật khô như cỏ dại, cỏ lào, cúc quỳ.

- Các loài đậu đỗ có sinh khối lớn như đậu mèo, đậu kiếm, đậu nho nhe, lạc dại, stylo, các loài cây họ đậu hoang dại.

- Các loài cỏ chăn nuôi sinh khối lớn như các loài Brachiaria, Panicum, Paspalum, cỏ voi...

- Các loài ngũ cốc khác như kê, cao lương, đại mạch, yến mạch, lúa mì.

3.1.1.2. Chọn đất và làm đất

Đất tơi xốp, thoát nước, sạch cỏ dại trước khi gieo.

3.1.1.3. Thời vụ

- Gieo được cả 3 vụ trong năm ở vùng Trung du Bắc bộ

- Gieo vào thời vụ tốt nhất của địa phương.

3.1.1.4. Lượng giống, mật độ gieo trồng

- Lượng giống: 20 kg/ha

- Mật độ 6,0 – 6,5 vạn cây/ha

Page 18: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

34 35

- Khoảng cách: 70 x 25 - 28 cm (1 cây/hốc)

3.1.1.5. Kỹ thuật che phủ

- Lượng phủ: Lượng vật liệu phủ trung bình cho 1 ha là từ 7-10 tấn tàn dư xác thực vật khô.

- Cách phủ: Phủ dọc theo đường đồng mức, tốt nhất là phủ trước từ 10 - 15 ngày để lớp phủ xẹp xuống và cố định, như vậy sẽ giúp cho việc gieo trồng được thuận lợi hơn. Nếu vật liệu phủ là thân ngô vụ trước thì chỉ cần đạp cho cây đổ xuống chứ không nên chặt.

- Đối với đất có độ dốc ≥ 20o chúng ta nên tạo tiểu bậc thang với bề mặt bậc thang rộng từ 40 - 50 cm đủ để gieo 2 hàng ngô so le nhau kết hợp với che phủ sẽ giảm thiểu được tác động của xói mòn.

Hình 1. Sử dụng thân các thực vật che phủ ngô trên đất dốc

3.1.1.6. Phân bón và cách bón

Để đạt hiệu quả cao cần bón đủ loại và đủ lượng phân, bón xa hạt khi gieo và xa gốc khi cây non.

- Lượng phân bón cho 1 ha:

+ 8 - 10 tấn phân hữu cơ;

+ 300 – 400 kg urê;

+ 400 – 500 kg lân;

+ 120 - 150 kg kali;

Nếu bón lót bằng NPK tổng hợp, tuỳ theo tỷ lệ trộn của nhà sản xuất mà giảm lượng đạm, lân, kali tương ứng.

- Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân hoặc NPK hỗn hợp

+ Bón thúc lần 1: Khi ngô 3 - 5 lá thật; bón 1/3 lượng urê + ½ kali và vun lấp kín.

+ Bón thúc lần 2: Khi ngô 9 - 10 lá; xới cỏ trong hàng, bón 1/3 lượng urê + ½ lượng kali, vun 2 bên lấp phân.

+ Bón thúc lần 3: Trước khi ngô trỗ 7 - 10 ngày, bón nốt số đạm còn lại và vun cao.

3.1.1.7. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

- Cây con chỉ đồng đều khi ruộng đủ ẩm và đạt năng suất cao nếu đủ nước vào giai đoạn trỗ cờ, vào hạt.

- Tỉa định cây, đảm bảo mật độ (có thể đánh dặm khi ngô còn non nếu thấy cần thiết).

- Phòng sâu xám, nhậy trong đất dùng 15 – 20 kg Vibam hoặc Vibasu 10H/1ha rắc vào rạch trước khi gieo.

- Phòng trừ sâu đục thân và đục bắp bằng Vibam 5H (rắc 4 – 5hạt vào đọt) hoạc phun thuốc sâu Fastac 5EC.

Page 19: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

36 37

Hình 2. Cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt khi được che phủ

3.1.1.8. Thu hoạch

- Thu hoạch khi thấy lá bi khô, chân hạt có điểm đen.

- Ngô thu về không để đắp đống, cần tiến hành phơi, tẽ hạt ngay, sau đó quạt sạch, bảo quản trong dụng cụ kín và để nơi khô ráo để tránh mọt.

3.1.2. Kỹ thuật che phủ xác thực vật khô (rơm rạ) trong canh tác ngô đông trên đất 2 lúa bằng phương pháp làm đất tối thiểu.

Quy trình kỹ thuật này được xây dựng dựa trên tổng hợp kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và các đơn vị phối hợp (Học viện Nông nghiệp, Công ty Syngenta).

3.1.2.1. Giống

- Sử dụng các giống ngô chín sớm đến chín trung bình đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận từ mức sản xuất thử trở lên, như các giống ngô lai NK7328, NK6639, NK4300, NK67, PAC339, PAC999 super, PAC558, PAC669, LVN4, LVN111 LVN 102, CP501, CP555, LVN885, LVN99.., các giống ngô thực phẩm năng suất cao, chất lượng tốt như: MX4, MX10, HN68, HN88, ADI600, Honey 10; ngô đường SW1011, Sugar 75....

- Đối với những vùng sinh thái chịu áp lực cao về sâu đục thân, đục bắp, đục cờ và cỏ dại khuyến cáo sử dụng các giống ngô chuyển gen: NK4300Bt/GT, NK66 Bt/GT, DK6818S, DK6919S.

3.1.2.2. Chọn đất

- Chọn đất có điều kiện tưới tiêu chủ động, tập trung. Tốt nhất nên chọn chân đất vàn cao, vàn trung bình.

3.1.2.3. Thời vụ

- Nguyên tắc chung, càng trồng ngô Đông trên đất 2 lúa ra ruộng càng sớm càng tốt.

- Đối với sản xuất ngô tẻ, áp dụng kỹ thuật làm bầu ngô, thời vụ vào bầu ngô phải trước 25/9 và đưa ra ruộng trồng trước 5/10.

- Đối với ngô nếp, ngô làm thức ăn xanh, thời vụ gieo trồng có thể muộn hơn từ 10 – 15 ngày.

3.1.2.4. Kỹ thuật làm bầu ngô

a) Kỹ thuật làm bầu cải tiến.

+ Bầu cải tiến áp dụng cho các địa phương có điều kiện, HTX dịch vụ nông nghiệp có khả năng làm dịch vụ cung cấp cây con, vật tư nông nghiệp, sản xuất tập trung, quy mô lớn theo hướng công nghiệp hóa).

+ Bầu cải tiến góp phần chủ động về thời vụ, thời tiết khi đưa cây con ra ruộng sản xuất.

+ Sử dụng khay xốp, khay nhựa 66 lỗ hoặc 88 lỗ để gieo hạt ngô. Khay có thể sử dụng được nhiều lần, nhiều năm.

+ Trước khi gieo, hạt ngô được xử lý chế phẩm Cruizer để tăng sức đề kháng của hạt, tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng khả năng ra rễ, tăng cường khả năng kháng sâu bệnh trong giai đoạn đầu của cây con.

Page 20: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

38 39

+ Chuẩn bị giá thể gieo hạt: Dùng rơm rạ ủ mục đến tơi xốp (hoặc rơm rạ được nghiền kỹ) + phân hữu cơ vi sinh + đất bột (đất màu, hoặc đất phù xa, phơi khô và được nghiền nhỏ, tơi) với tỷ lệ 1:1:3. Để sản xuất bầu ngô cho 1,0ha sản xuất (khoảng 6,0 vạn bầu) cần 22,8kg giá thể + 228g NPK (5:10:13).

+ Đưa giá thể đầy vào khay, gieo hạt giống (không cần ngâm ủ) bằng tay vào các lỗ của khay. Khi gieo xong, lấy ngón tay ấn nhẹ hạt ngô để đảm bảo hạt hạt ngô lún sâu hơn so với bề mặt giá thể, sau đó lấy giá thể phủ lên bề mặt toàn bộ khay, đảm bảo toàn bộ hạt ngô trên khay được che phủ.

Hình 3. Ngô gieo bầu khay công nghiệp

+ Chọn nơi có đủ ánh sáng cho cây con phát triển, gần ruộng trồng để giảm công vận chuyển cây bầu.

+ Chủ động che đậy cho cây con trong bầu để tránh tác động xấu khi trời mưa và nắng to, nhiệt độ ngoài trời vượt quá 40OC.

+ Chăm sóc cây bầu: Trong điều kiện thời tiết bình thường, tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho bầu ngô 2 - 3 lần trong ngày (sáng, trưa và chiều tối). Sau 5 - 10 ngày, khi cây ngô có 3 - 4 lá đưa ra ruộng trồng. Thời gian cây con trên bầu từ 5 - 10 ngày (Không nên

để quá 10 ngày cây cao vóng, yếu ớt).

+ Trước khi đưa cây con ra ruộng cần phun phòng bệnh lở cổ rễ bằng thuốc Valydacin dạng nước cho cây.

b) Kỹ thuật làm bầu bánh có bổ sung dinh dưỡng, bỏ sung mùn để tăng đọ xốp, kết dính của bầu và tăng thời gian cây con trong bầu.

* Kỹ thuật làm bầu bánh cải tiến:

+ Nguyên tắc:

- Bổ sung tỷ lệ mùn cho bầu. Kỹ thuật áp dụng là bổ sung rơm rạ hoai mục; phân chuồng hoai mục, hoặc trấu xay để tăng khả năng kết dính của bầu, khi đưa ra ruộng không bị đứt rễ non của cây ngô.

- Bổ sung dinh dưỡng bằng phân NPK. Để sản xuất cây con cho 1,0ha sản xuất (khoảng 6,0 vạn bầu) cần bổ sung 220 - 230g NPK (5:10:3), đảm bảo cho cây con khả năng sống trong bầu từ 5 – 10 ngày.

- Bầu cần được che đậy chủ động để giảm ảnh hướng xấu của thời tiết (nắng to, nhiệt độ cao, mưa lớn) ảnh hướng đến cây con trong bầu.

+ Nơi làm bầu ngô phải dãi nắng, thoáng, tốt nhất làm ngay trên bờ ruộng đã san phẳng và nhặt sạch cỏ dại, gần nguồn nước, để dễ vận chuyển ra ruộng.

+ Cách làm: Trộn bùn với trấu xay, phân chuồng mục theo tỷ lệ 1:1 và phân vi sinh đa chủng đa chức năng Azotobacterin. Có thể trộn thêm ít lân Super để kích thích ra rễ nhanh, san đều lớp bùn trên nền đất cứng đã được rắc trấu hoặc lót lá chuối bên dưới, độ dày thay đổi từ 5-7 cm. Tuỳ thuộc vào thời gian sống trong bầu mà chúng ta quyết định kích thước của bầu (Thời gian để ngô trên bầu 5 - 6 ngày

Page 21: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

40 41

kích thước bầu 4 x 4 x 4 cm; thời gian để ngô trên bầu 6 - 8 ngày kích thước bầu 5 x 5 x 5 cm).

+ Đợi đất se mặt lại rồi dùng que rạch theo kích thước định trước. Dùng ngón tay chọc 1 lỗ giữa bầu, đặt hạt giống đã ủ nứt nanh sao cho mầm hạt lên phía trên. Tiếp đó phủ kín hạt bằng một lớp đất bột nhỏ, đất cát hoặc trấu xay.

+ Thường xuyên tưới đủ ẩm. Trước khi đưa cây con ra ruộng cần phun phòng bệnh lở cổ rễ bằng thuốc Valydacin dạng nước cho cây.

* Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống:

+ Lượng giống từ 0,7 - 0,75kg/sào, tương đương với khoảng 2.100 - 2.200 cây/sào đối với ngô tẻ và 2.200-2.300 cây/sào với ngô nếp. (Đối với ngô nếp tuy trồng dày hơn nhưng hạt giống nhỏ hơn nên lượng giống tương đương các giống ngô tẻ).

+ Ngâm hạt giống trong nước sạch 8 - 10 giờ sau đó đem ủ, có thể ủ cùng cát, trấu, tốt nhất nên dùng cát ẩm để ủ. Sau 20 - 24 giờ là hạt nảy mầm, lưu ý cần kiểm tra giá thể, nếu ẩm quá có thể làm thối giống. Chỉ nên ủ hạt nứt nanh là tiến hành đem gieo, vì nếu để rễ mầm quá dài khi thao tác rất dễ gẫy, mà rễ mầm có vai trò hết sức quan trọng đối với năng suất của cây ngô.

3.1.2.5. Chuân bị đất trồng

- Đối với những chân ruộng sau khi thu hoạch lúa Mùa, bề mặt ruộng còn bằng phẳng, không bị phá kết cấu, tưới tiêu chủ động, trước khi trồng ngô dùng công cụ (máy cắt, liềm, dao phạt…) cắt sát gốc rạ, phủ rạ ra bề mặt ruộng. Không cần tạo các rãnh thoát nước trên bề mặt ruộng. Sử dụng hệ thống tiêu thoát nước như sản xuất lúa.

- Đối với các chân ruộng việc tưới tiêu không hoàn toàn chủ động, tùy theo từng điều kiện, 5 – 7 hàng, tạo 1 rãnh roát nước.

- Đối với chân ruộng bị máy cơ giới thu hoạch lúa Mùa là bề mặt ruộng bị phá vỡ cấu trúc, không phẳng cần phải có biện pháp làm phẳng bề mặt ruộng, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thóat nước trước khi gieo trồng ngô.

Hình 4. Chuân bị đất trồng ngô

3.1.2.6. Kỹ thuật trồng ngô bầu

- Khi đưa bầu ngô ra trồng, yêu cầu có độ ẩm đồng ruộng đảm bảo từ 85 - 90% (đi lún chân), ruộng khô cần tưới nước cho đủ ẩm, sau đó tiến hành trồng.

- Mật độ trồng: Đối với ngô tẻ và ngô thức ăn xanh mật độ từ 5,7 - 6,1 vạn cây/ha (khoảng cách 65cm x 27cm = 57.000 cây/ha; khoảng cách 65cm x 25cm = 61.500 cây/ha). Đối với ngô nếp có thể tăng mật độ thêm 10 – 15%.

- Cách đặt bầu: Dùng dụng cụ chuyên dùng, hoặc cuốc để tạo hốc đặt bầu theo kiểu nanh sấu. Kích thước hốc đặt bầu cần lớn hơn kích thước bầu.

Page 22: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

42 43

Hình 5 Đặt bầu ngô theo hướng tán lá vuông góc dọc chiều dài thân luống

- Trước khi đặt bầu, dùng hỗn hợp phân chuồng/ hoặc phân hữu cơ vi sinh hoai mục và phân lân trộn lẫn với nhau, liều lượng: 8 – 10 tấn phân chuồng, hoặc 1 tấn phân HCVS và 100kg P2O5 (tương đương 606 kg Super lân) /1,0ha. Chia đều hỗn hợp phân vào các hốc đặt bầu, phủ lớp đất bột tơi xốp trên bề mặt. Đặt bầu ngô vào hốc theo kiểu nanh sấu, hướng lá xòe ra 2 bên mép hàng ngô, vuông góc với chiều dài luống.

Hình 6. Cách đặt cây theo hướng nanh sấu

3.1.2.7. Kỹ thuật phủ rơm rạ

Sau khi thu hoạch lúa, dùng máy hoặc liềm cắt sát gốc rạ trên ruộng lúa. Lưu ý cắt càng sát càng tốt. Có thể tập kết thêm rơm bằng máy cuộn rơm hoặc bằng thủ công.

Lượng rạ trên đồng ruộng để nguyên, không cần thu dọn. Lượng rơm bổ sung cần được tập kết tại một nơi cho tập trung.

Sau khi trồng ngô xong, dùng toàn bộ lượng rạ sẵn có trên ruộng và lượng rơm phủ kín toàn bộ diện tích đất trồng ngô. Nên phủ dọc theo thân luống, giữa các hàng ngô sao cho kín, không nhìn thấy đất. Xung quanh gốc ngô nên để một khoảng trống để tiện bón phân, chăm sóc về sau.

Lượng phủ trung bình: 5-6 tấn/ha. Nếu có lượng rơm rạ dư thừa thì phủ càng nhiều càng tốt.

Hình 7. Phủ rơm rạ cho cây ngô vụ Đông bằng phương pháp làm đất tối thiểu

3.1.2.8. Kỹ thuật chăm sóc ngô giai đoạn đầu.

+ Yêu cầu chăm bón sớm ngay từ khi mới ra bầu đến khi ngô 5 - 6 lá giai đoạn này rất quan trọng để ngô tốt sớm, không bị huyết dụ, chân chì.

Page 23: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

44 45

+ Nếu đặt bầu trong điều kiện đất khô cần tưới ngay cho liền thổ và cây nhanh ra rễ mới.

+ Nếu ra bầu gặp mưa hoặc đất ướt cần ngâm lân super với nước giải, pha loãng tưới liên tục 2 - 3 lần, lần trước cách lần sau 3 - 4 ngày

3.1.2.9. Kỹ thuật bón phân

- Liều lượng phân cho 1,0 ha:

+ Phân chuồng 8,0 – 10,0 tấn, hoặc 1,0 tấn phân hữu cơ vi sinh

+ Phân bón vô cơ nguyên chất: Từ 208N: 100P205: 120 K20/ha. Nếu đất có độ phì tốt, giảm bớt 15% lượng phân bón, đất độ phì thấp, tăng 15% lượng phân bón. Nếu sử dụng NPK tổng hợp, dựa trên lượng phân bón vô cơ nguyên chất để tính toán ra lượng NPK tương đương. Khuyến cao nông dân sử dụng phân NPK tổng hợp chuyên dùng cho ngô để giảm chi phí công bón phân.

- Phương pháp bón:

Bón sớm và đủ chất dinh dưỡng cho ngô là rất quan trọng. Với ngô bầu nên bón 3 lần:

+ Lần 1: Khi ngô đã bén rễ, hồi xanh (từ 3 – 5 ngày sau khi đưa bầu ra ruộng). Bón cách gốc ngô 7 – 10cm, liều lượng: 1/3 lượng đạm + 1/3 kali, kết hợp với tưới. Tốt nhất là hòa tan dinh dưỡng bằng nước và tưới cho ngô.

+ Lần 2: Bón thúc khi ngô 5 - 6 lá, bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali, kết hợp tưới.

+ Lần 3: Bón thúc khi ngô 10 - 11 lá (bắt đầu xoáy nõn), bón 1/3 lượng đạm còn lại + 1/3 lượng kali còn lại, kết hợp với tưới.

3.1.2.10. Quản lý nước

- Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển luôn cần đảm bảo đủ ẩm cho ngô, nhưng tuyệt đối không được để ngô bị ngập nước. Trong giai đoạn đầu vụ Đông thường có các trận mưa lớn, cần hết sức lưu ý thoát nước kịp thời cho ngô, không để ngô bị ngập quá 24 giờ, điều này sẽ làm cho ngô sinh trưởng kém hoặc làm chết cây con. Tiêu nước cho cây ngô dựa trên nguyên tắc thoát nước tổng thể cả khu vực lớn. Không quy hoạch tiêu nước cục bộ.

- Trong điều kiện thủy lợi đảm bảo, nên tưới từ 5 - 7 lần trong suốt quá trình từ gieo trồng đến sau trỗ cờ 20 ngày, khi tưới nước nên kết hợp với các lần bón phân.

- Trong điều kiện bị khô hạn, nếu cây con có biểu hiện thiếu nước cần phải tưới bổ sung, không để ruộng khô nứt chân chim.3.1.2.11. Quản lý cỏ dại

Về cơ bản quy trình kỹ thuật trồng ngô Đông không làm đất trên đất 2 lúa, có che phủ đất bằng rơm rạ, ít cỏ dại. Nếu xuất hiện cỏ có thể làm sạch bằng thủ công, kết hợp bón phân.

2.1.2.12. Phòng trừ sâu bệnhChú ý các loại sâu bệnh chính trong vụ Đông: Sâu xám, sâu

cắn lá, sâu đục thân, rệp cờ, bệnh khô vằn. + Sâu xám: Tìm diệt sâu vào sáng sớm, 8 – 9 giờ tối. Có thể

dùng bả chua ngọt: 4 phần nước đường đen + 4 phần giấm + 1 phần rượu + 1 phần Dipterex 1%. Đổ 100cc bả chua ngọt vào các bát sứ, để rải rác trong ruộng ngô. Hoặc sử dụng các loại thuốc hóa học như Mach 50ND, Sherpa 25EC.

+ Sâu đục thân: Rắc 7 - 10 hạt Basudin 10H hoặc Furadan 3H vào loa kèn cây khi ngô 7 - 8 lá và lúc xoáy nõn.

Page 24: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

46 47

+ Bệnh khô vằn: Trồng ngô ở mật độ cao đễ bị nhiễm khô vằn. Có thể sử dụng thuốc Validacine 3L hoặc Anvil 5SC để xử lý bệnh.

+ Rệp cờ: Sử dụng Ofatox 400EC hoặc Fastac 5EC.

3.1.2.13. Thu hoạch và sơ chế

+ Thu hoạch khi ngô chín hoàn toàn hoặc chín sinh lý (dấu hiệu chín sinh lý khi chân hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bi khô), độ ẩm đạt 28 - 30% là có thể thu hoạch. Có thể thu hoạch muộn hơn nếu thời tiết cho phép.

+ Nên sử dụng các loại máy bóc vỏ, tách hạt ngô để giảm công lao động.

+ Phơi nắng hoặc sấy đến khi ẩm độ hạt còn 14 - 15 % thì đóng bao cất trữ nơi thoáng mát, khô ráo.

+ Đối với ngô nếp: Nếu thu bắp tươi, thu sau phun râu 18 – 20 ngày (khoảng 66 – 70 ngày sau gieo). Bắp khô thu vào lúc 95 – 100 ngày sau gieo.

3.2. Kỹ thuật che phủ xác thực vật khô (rơm rạ) trong canh tác lạc ở miền Bắc

Kỹ thuật che phủ xác thực vật khô (rơm rạ) trong canh tác lạc ở miền Bắc được Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu và áp dụng thành công năm 2007 - 2008 tại vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, kỹ thuật này đã được phổ biến rộng rãi vào sản xuất với những biện pháp kỹ thuật cụ thể đi kèm:

3.2.1. Giống lạc sử dụng

- Dùng giống: L14, MD7, L20....trên chân đất xấu, cát già hoặc ít đầu tư.

- Dùng giống: L23, L26, L27, Trạm dầu 207 ... trên chân đất tốt có điều kiện thâm canh cao.3.2.2. Thời vụ gieo - Vụ Xuân: Từ 15/1 - 10/2. - Vụ Thu Đông: Tốt nhất từ 15/8 - 15/9. Có thể kéo dài đến 30/9 tùy thuộc vào điều kiện mùa vụ và thời tiết tại các địa phương.3.2.3. Chọn đất và làm đất

Chọn đất cát pha, thịt nhẹ chủ động tưới tiêu, làm đất nhỏ, sạch cỏ dại.3.2.4. Phân bón cho 1 ha

- Phân chuồng ủ mục: 8 - 10 tấn/ha hoặc phân hữu cơ vi sinh 1 tấn/ha.

- Phân vô cơ: 40N + 90P2O5 + 60K2O/ha.- Vôi bột trên đất chua bón 500kg/ha, chia làm 2 đợt: Bón lót

1/2 trước khi cày lên luống, 1/2 còn lại bón sau khi lạc ra hoa rộ từ 10 - 15 ngày (giai đoạn lạc đâm tia)

- Chú ý: Không trộn vôi với các loại phân khác.- Có thể dùng phân phức hợp NPK với tỷ lệ 9:6:3 lượng dùng

1000 kg/ha.3.2.5. Kích thước và mật độ gieo

- Luống rộng 1,3m cả rãnh (rãnh rộng 0,3 m). Lên luống cao 12 - 15 cm.

- Mặt luống rộng 1m được chia thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống, hàng cách hàng 25cm, hốc cách hốc 18 - 20 cm (gieo 2 hạt/hốc). Đảm bảo mật độ 17 - 18 hốc/m2 ( 34 - 36 cây/m2) trong vụ xuân, 19 - 20 hốc/m2 ( 38 - 40 cây/m2) trong vụ Thu Đông.

Page 25: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

48 49

- Chú ý: Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết và đất đai tại mỗi vùng, mỗi địa phương mà có thể lên luống với độ rộng khác nhau. Kích thước và mật độ gieo đảm bảo hàng cách hàng 25cm, hốc cách hốc 18 - 20 cm (gieo 2 hạt/hốc).

3.2.6. Kỹ thuật che phủ rơm rạ cho lạc và lượng rơm rạ sử dụng- Bước 1: Lên luống rạch hàng sâu 12 - 15 cm.

- Bước 2: Toàn bộ lượng phân hoá học được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn (hàng rạch sâu 10-15 cm), bón phân hóa học trước, phân chuồng bón sau cùng. Sau khi bón phân lấp đất dày 2 - 3 cm để hạt gieo không bị tiếp xúc vào phân.

- Bước 3: Gieo hạt theo khoảng cách hốc cách hốc 18-20cm (gieo 2hạt/hốc), lấp hạt, độ sâu gieo hạt 2 - 3cm.

- Bước 4: Dùng thuốc trừ cỏ phun đều khắp mặt luống và rãnh theo liều lượng hướng dẫn.

- Bước 5: Dùng rơm rạ đã được băm sẵn với kích thước từ 5 - 10cm (hoặc rơm rạ nát) phủ lên mặt luống, độ dầy lớp rơm rạ phủ 2 - 3cm, quan sát bằng mắt thấy kín không nhìn thấy đất là được.

Lượng rơm rạ sử dụng cho 1ha: khoảng 5 - 6 tấn/ha (khoảng 3 ha lúa phủ cho 1 ha lạc).

Hình 8. Phủ rơm rạ cho sản xuất lạc

3.2.7. Chăm sóc

- Tưới nước: Nếu thời tiết khô hạn phải tưới vào 2 thời kỳ chính, trước khi hoa (cây có 7 - 8 lá) và thời kỳ làm quả. Tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn.

- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi trên đồng ruộng để phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Liều lượng và cách sử dụng các loại thuốc theo khuyến cáo và hướng dẫn chuyên môn.

Hình 9. Cây lạc sinh trưởng, phát triển tốt khi được che phủ đủ lượng rơm rạ

3.2.8. Các biện pháp kỹ thuật khác cần chú ý

- Chọn hạt tốt để gieo, xử lý hạt giống trước khi gieo bằng biện pháp ngâm ủ, gieo hạt trong điều kiện đất phải đủ ẩm.

- Để hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn (chết ẻo) lạc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh để bón lót hoặc chế phẩm vi sinh vật chức năng xử lý vào hạt lạc trước khi gieo.

- Phun bổ sung phân bón lá cho cây nếu thấy cây sinh trưởng kém.

- Có thể sử dụng phân vi sinh vật chức năng nhằm hạn chế và tiêu diệt nguồn bệnh có trong rơm rạ và giúp rơm rạ phân hủy nhanh.

Page 26: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

50 51

Liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của cơ quan sản xuất.

3.2.9. Thu hoạch và bảo quản

- Thu hoạch khi cây có 2/3 qủa già (75 – 80% quả chín trên cây). Sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi dưới nắng nhẹ đến khi vỏ lụa tróc ra là được.

- Phơi và bảo quản lạc giống: Nên phơi trên nong nia, cót, vật liệu chuyên dụng hoặc sấy (không phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng). Sau khi phơi phải để nguội sau đó cho vào bao nilon hoặc chum vại đậy kín để nơi khô mát.

3.3. Kỹ thuật che phủ xác thực vật khô (rơm rạ) trong canh tác đậu tương Đông trên đất 2 lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng.

3.3.1. Thời vụ

Từ 15/9 đến 25/10 là thích hợp nhất. Có thể kéo dài đến 5/10 nhưng phải sử dụng các giống ngắn ngày hơn để tránh gặp rét và giảm năng suất hạt.

3.3.2. Giống

Giống đậu tương thích hợp là DT84, DT90, ĐT26, NAS-S1…vv. Những giống này nếu gieo được vào đầu vụ sẽ cho năng suất hạt cao. Ngoài ra có thể áp dụng các giống đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn hơn như Đ8, ĐT12 để gieo trên những diện tích vào giai đoạn cuối của thời vụ ( đầu tháng 10).

3.3.3. Làm đất

Có thể chia đất sau khi thu hoạch lúa Mùa sớm làm hai loại: Đất vàn và đất trũng, cả hai loại trên khi gặt lúa nên bớt lại gốc rạ dài khoảng 40-45 cm để sau này làm vật liệu lấp hạt và giữ ẩm cho đất.

Hình 10. Chuân bị đất gieo đậu tương

* Làm đất chân vàn:

Độ ẩm của đất sau khi gặt lúa phải đảm bảo ở mức độ bão hoà (dẫm chân xuống ruộng lún nhẹ và hơi lấm đất). Nếu đất khô quá thì gặt lúa xong phải tát nước vào, để 1 ngày 1 đêm cho đất ngấm nước đạt tiêu chuẩn như trên mới có thể gieo hạt được.

Dùng máy, trâu bò, cuốc tạo rãnh theo chiều dốc của ruộng thành các luống rộng 1,5m - 2,0m, các rãnh này dùng để thoát nước và tưới nước trong suốt quá trình phát triển cho đến thu hoạch của cây đậu sau này.

* Làm đất chân trũng

Loại ruộng này trước khi gặt lúa phần lớn vẫn còn có nước mặt ruộng, đất nhão nên trước đó cần phải rút cho hết nước để gặt lúa và gieo đậu. Khi gặt lúa bùn nhão vẫn còn thụt chân.

Tạo rãnh chia luống ở chân đất trũng hơi khác hơn chân đất vàn một chút là mặt luống rộng 4,0 – 5,0m.

3.3.4. Gieo hạt

Có hai phương pháp gieo hạt được nông dân áp dụng phổ biến hiện nay là gieo theo hàng và gieo vãi, tuỳ địa phương và điều

Page 27: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

52 53

kiện đất đai mà chọn cách gieo cho thích hợp. Tuy nhiên gieo vãi thì nhanh, tranh thủ được thời vụ nhưng có nhược điểm là tốn giống (tốn hơn so với gieo theo hàng từ 0,5 - 0,7 kg/sào Bắc bộ 360m2), mật độ khoảng cách không đảm bảo (chỗ mau chỗ thưa) nên năng suất thường thấp hơn so với gieo theo hàng.

Lượng hạt giống đậu tương cần cho một sào Bắc bộ: Các giống có cỡ hạt to thì lượng giống cần gieo cho một đơn vị diện tích nhiều hơn là các giống có cỡ hạt nhỏ. Thông thường lượng giống áp dụng cho gieo theo hàng khoảng 60 - 80 kg/ha, gieo vãi khoảng 80 – 100 kg/ha. Giống phải đat tỷ lệ nảy mầm >85%.

Hình 11. Gieo theo hàng và gieo vãi đậu tương

* Gieo theo hàng

Thường áp dụng cho chân ruộng vàn chủ động được nước. Mật độ và khoảng cách giữa hàng và cây được xác định khi cấy lúa Mùa (ví dụ giống lúa thuần Khang Dân khi cấy với mật độ là hàng sông 18cm, hàng con 14cm sẽ đạt được 35 đến 40 khóm /m2). Khi gieo cứ mỗi gốc rạ dúi vào đó 1 - 2 hạt đậu, dúi sâu khoảng 1cm hoặc dùng cuốc rạch hàng sau đó tiến hành gieo. Như vậy 1m2 sẽ có từ 60 - 70 cây đậu.

* Gieo vãi: Thường áp dụng cho chân ruộng trũng. Vãi hạt đậu tương đều trên mặt luống, nên vãi làm 2 lần thì độ đồng đều sẽ tốt hơn, kỹ thuật vãi phải đảm bảo yêu cầu là 1/3 đến 1/2 hạt chìm vào đất.3.3.5. Phạt gốc rạ và kỹ thuật che phủ Gieo hạt xong dùng liềm, dao sắc có cán dài phạt sát gốc để che phủ và giữ ẩm cho đậu mọc. Chỉ khoảng 3 - 4 ngày sau khi gieo là cây mọc. Hiện nay nhiều địa phương đã sử dụng máy cắt cỏ để cắt rạ phủ cũng cho hiệu quả rất tốt. Lượng phủ càng nhiều càng tốt, thông thường phủ kín để mắt thường không nhìn thấy hạt là được. Chú ý: trong vòng 3 ngày đầu nếu có mưa thì phải lập tức tháo nước ngay, để hạt bị ngâm trong nước quá 24 giờ sẽ bị thối không mọc được. Ở chân ruộng vàn, có nơi còn dùng máy công nông lắp bánh lồng cho chạy một lượt để vừa đè gốc rạ xuống vừa lấp hạt cũng cho kết quả tốt và nhanh.3.3.6. Tỉa cây và dặm cây Ở những ruộng gieo theo hàng thì không cần tỉa dặm, còn với ruộng gieo vãi do mật độ không đều nên phải dặm bằng cách đánh bầu cấy từ chỗ mọc dày ra chỗ thưa vào lúc cây có 2 lá đơn, dặm xong tưới ngay, việc này nên làm vào buổi chiều mát hoặc trời mưa cho cây đỡ bị chột.3.3.7. Bón phân Nhu cầu phân bón của đậu tương không cao như một số cây trồng khác. Chỉ cần 4kg đạm urê, 5kg supelân và 3kg kali cho một sào Bắc bộ. Lượng phân này tập trung cho bón thúc, khi gieo không cần bón lót.

Page 28: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

54 55

Cách bón phân thúc như sau:

Bón lần thứ nhất: Khi cây có 1 - 2 lá thật (12 - 15 ngày sau khi gieo), dùng 2,5kg supelân + 1,5 kg đạm urê trộn đều rồi rắc lên mặt luống sau đó dùng ô doa tưới nước cho phân tan và ngấm vào đất. Hoặc tát nước vào ruộng cho đất thấm đủ nước, rút cạn nước rồi rắc đều phân lên mặt luống. Nên bón vào buổi chiều khi lá đậu khô để tránh phân hoá học dính làm cháy lá.

Bón thúc lần thứ hai: Sau lần thứ nhất 10 - 12 ngày, khi cây có 4 - 5 lá thật bón nốt lượng phân lân và đạm còn lại (2,5 kg supelân + 1,5 kg đạm urê). Cách bón như lần thứ nhất.

Bón thúc lần thứ ba: Khi thấy một số cây bắt đầu có hoa thì bón phân kali (3kg), cách bón giống như các lần trước. Ngoài ra, cũng quan sát xem nếu ở giai đoạn này mà cây còi cọc, thiếu ăn, lá hơi vàng thì cũng nên bón thêm 1 kg đạm urê nữa để cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Chú ý: Nếu đất nghèo dinh dưỡng có thể bón lượng phân: 4 - 5 kg đạm urê, 8-10 kg super lân và 5kg kali.

3.3.8. Tưới nước

Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu. Nếu giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng của đậu tương gặp khô hạn thì phải tưới nước. Có thể áp dụng các cách tưới như tát nước tràn mặt luống cho đủ ẩm rồi rút cạn, tát nước đầy các rãnh rồi té lên mặt luống cho ướt đất hoặc dùng ô doa tưới.

Khi cây đậu ở vào giai đoạn quả có hạt con (mắt cua) thì không cần tưới nước cho đến lúc quả chín, vì giai đoạn này thân lá đã phủ kín mặt ruộng nên đất được giữ ẩm tốt.

3.3.9. Phòng trừ sâu bệnh

Nhìn chung đậu tương trồng trong vụ Đông ít có sâu bệnh như vụ Xuân và vụ Hè. Giai đoạn cây con thường bị giòi đục lá nên cần phải phun thuốc phòng trừ, còn ở giai đoạn sau nên thường xuyên theo dõi và phát hiện sâu bệnh để phun thuốc kịp thời, nếu không có thì không cần phun thuốc.

Thuốc thường dùng để phòng trừ giòi, trừ sâu cho đậu tương là Regant, thuốc này đã chia thành từng gói nhỏ, mỗi gói pha 1 bình 10lít nước phun cho 1 sào Bắc bộ. Phun lần đầu cùng thời gian với lần bón phân thúc lần thứ nhất. Ngoài ra còn môt số thuốc như Kuraba 1,8EC, Finico 800WG, Tasodant 600EC phun theo liều lượng hướng dẫn.

3.3.10. Thu hoạch, tách hạt

Sau khi gieo từ 90 đến 95 ngày đậu tương đã chín. Khi chín lá rụng hết xuống mặt đất, thân và quả khô vàng là có thể thu hoạch được. Tách hạt bằng máy tuốt lúa chỉ khoảng 5 - 10 phút là xong 1 sào. Nếu hạt được để giống cho vụ sau thì phải phơi kỹ ở độ ẩm 12 - 14% (cắn ròn), nếu làm thương phẩm thì có thể bán ngay được.

Page 29: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

56 57

CHƯƠNG IVGIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH CHE PHỦ ĐẠT HIỆU QUẢ

KINH TẾ VÀ BỀN VỮNG

4.1. Mô hình canh tác ngô Đông trên đất 2 lúa bằng phương pháp không làm đất, kết hợp che phủ rơm rạ.

4.1.1. Xuất xứ của mô hình.

Mô hình canh tác ngô Đông trên đất 2 lúa bằng phương pháp không làm đất, sử dụng bầu công nghiệp kết hợp che phủ rơm rạ được Trung tâm Chuyên giao Công nghệ và Khuyến nông – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu và chuyển giao vào sản xuất từ năm 2013. Hiện nay mô hình đã được nhiều địa phương áp dụng trong canh tác cây ngô vụ Đông trên đất 2 lúa ở miền Bắc.

4.1.2. Nội dung, biện pháp kỹ thuật áp dụng

- Sử dụng giống ngô thích hợp, cho năng suất cao.

- Sử dụng bầu ngô được sản xuất công nghiệp thay cho cách làm bầu ngô truyền thống.

- Áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu (không làm đất) trong canh tác.

- Sử dụng rơm rạ khô làm vật liệu che phủ.

4.1.3. Một số kết quả của mô hình

4.1.3.1. Năng suất ngô tại các điểm triển khai

Từ vụ Đông năm 2014 đến nay, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông phối hợp với các địa phương tại Hà Nội, Phú Thọ, Hà Nam xây dựng mô hình ngô Đông sử dụng bầu công nghiệp, kết hợp che phủ rơm rạ trên đất 2 lúa. Kết quả mô hình tại các địa

phương đã cho những tín hiệu hết sức khả quan.

Kết quả bảng 1 cho thấy:

Trong cả vụ Đông năm 2014 - 2015, năng suất ngô của mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật đều tăng so với cách trồng truyền thống từ 7,3 – 8,9%. Điều này được giải thích bởi mô hình áp dụng phương pháp không làm đất nên tiết kiệm được diện tích gieo trồng (không mất diện tích làm rãnh), làm tăng mật độ cây trên cùng một diện tích so với phương pháp truyền thống. Hơn thế, cây ngô được giữ ẩm bởi lớp rơm rạ phủ nên phát triển thuận lợi trong suốt chu kỳ sinh trưởng. Lớp rơm rạ phủ còn có tác dụng làm đất tơi xốp, hạn chế cỏ dại nên có tác dụng làm tăng hiệu quả của phân bón, giảm chi phí sử dụng thuốc BVTV.

Bảng 3. Kết quả mở rộng kỹ thuật che phủ rơm rạ trong canh tác ngô đông bằng phương pháp không làm đất tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội năm 2014 - 2015

Năm Quy mô(ha)

Giống Công thức Năng suất

(tạ/ha)

Tăng so đối chứng

(%)

2014 20 NK4300

Làm đất, lên luống, làm bầu ngô truyền thống (Đ/c)

62,0 -

Không làm đất , che phủ rơm rạ, bầu công nghiệp 67,5 8,9

2015 20 NK4300

Làm đất, lên luống, làm bầu ngô truyền thống (Đ/c)

61,5 -

Không làm đất, che phủ rơm rạ, bầu công nghiệp 66,0 7,3

Page 30: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

58 59

Hình 12. Mô hình ngô Đông áp dụng biện pháp không làm đất, sử dụng bầu công nghiệp kết hợp che phủ đất tại xã Nam Phương Tiến –

Chương Mỹ năm 2014.

Bảng 4. Kết quả mở rộng kỹ thuật che phủ rơm rạ trong canh tác ngô đông bằng phương pháp không làm đất tại huyện Tam Nông

- Phú Thọ năm 2015

Địa điểm Quy mô(ha)

Giống Công thức Năng suất

(tạ/ha)

Tăng so 0(%)

Xã Bản Nguyên,Huyện

Lâm Thao15 DK6919

Làm đất, lên luống, làm bầu ngô truyền thống (Đ/c)

64,2 -

Không làm đất, che phủ rơm rạ, bầu công nghiệp

65,0 1,2

Xã Hương Nộn,

Huyện Tam Nông

15 DK8868

Làm đất, lên luống, làm bầu ngô truyền thống (Đ/c)

64,0 -

Không làm đất, che phủ rơm rạ, bầu công nghiệp

65,5 2,3

Kết quả triển khai mô hình tại tỉnh Phú Thọ vụ Đông 2015 cho thấy: Trên giống ngô DK8868, DK6919, năng suất ngô trong mô hình đạt được đều cao hơn hoặc tương đương đối chứng. Năng suất ngô DK6919 tại huyện Tam Nông đạt 65,0 tạ/ha; năng suất giống ngô DK8868 tại huyện Tam Nông đạt 65,5 tạ/ha

Hình 13. Mô hình ngô đông áp dụng biện pháp không làm đất, sử dụng bầu công nghiệp kết hợp che phủ đất tại xã Hương Nộn –Tam Nông năm 2014.

Page 31: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

60 61

Bảng 5. Kết quả mở rộng kỹ thuật che phủ rơm rạ trong canh tác ngô Đông bằng phương pháp không làm đất tại huyện Duy Tiên

– Hà Nam năm 2014 - 2015

Năm Quy mô

(ha)

Giống Công thức Năng suất

(tạ/ha)

Tăng so đối chứng

(%)2014 20 LVN4 Làm đất, lên luống, làm

bầu ngô truyền thống (Đ/c)

58,0 -

Không làm đất, che phủ rơm rạ, bầu công nghiệp

61,2 5,5

2015 20 VS36 Làm đất, lên luống, làm bầu ngô truyền thống (Đ/c)

55,0 -

Không làm đất, che phủ rơm rạ, bầu công nghiệp

60,5 11,0

Kết quả triển khai mô hình tại tỉnh Hà Nam vụ Đông 2014 và 2015 cho thấy: Trên giống ngô LVN4 và VS36, năng suất ngô trong mô hình đạt được đều cao hơn đối chứng từ 5,5 – 11,0%. Năng suất ngô LVN4 trong vụ Đông năm 2014 đạt 61,2 tạ/ha, cao hơn đối chứng 3,2 tạ/ha; năng suất giống ngô VS36 trong vụ Đông năm 2015 đạt 60,5 tạ/ha, cao hơn đối chứng 5,5 tạ/ha.

4.1.3.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình

Để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất ngô đông tại các tỉnh phía Bắc, chúng tôi sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình tại các địa phương.

Bảng 6. Hiệu quả kinh tế của mô hình tại Hà Nội vụ đông 2014 (cho 1ha)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT Khoản mụcMô hình Sản xuất đại trà (Đ/c)

Lượng (kg)

Đơn giá

Thành tiền

Lượng(kg)

Đơn giá

Thành tiền

I Phần chi 29.900 33.700

1 Giống 20 100 2.000 20 100 2.000

2 Đạm Urê 500 10 5.000 450 10 4.500

3 Kali 300 14 4.200 200 14 2.800

4 Lân supe 800 4 3.200 600 4 2.400

5 Thuốc BVTV 1.000đ 1 1.000 1.000 2 2.000

6 Công lao động 145 100 14.500 200 100 20.000

II Phần thu 43.875 40.300

1 Sản lượng ngô 6750 6,5 43.875 6200 6,5 40.300

Lợi nhuận 13.975 6.600

Chênh lệch so đ/c 7.375 -

Page 32: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

62 63

Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của mô hình tại Phú Thọ vụ đông 2014 (cho 1ha)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT Khoản mục

Mô hình Sản xuất đại trà (Đ/c)Lượng

(kg)Đơn giá

Thành tiền

Lượng(kg)

Đơn giá

Thành tiền

I Khoản chi 26.100 30.400

1 Vật tư 13.100 13.900

- Giống 20 120 2.400 20 110 2.200- Đạm Urê 450 10 4.500 450 10 4.500- Lân super 600 4 2.400 600 4 2.400- Kali 200 14 2.800 200 14 2.800

- Thuốc BVTV 1.000 2.000

2 Công lao động 130 100 13.000 165 100 16.500

II Khoản thu 39.000 38.520

1 Ngô 6.500 6000 39.000 6420 6000 38.520

Lợi nhuận: 12.900 8.120Chênh lệch so đ/c 4.780

Ghi chú: - Giá bán ngô hạt, độ ẩm 13%, thời gian bán sau thu hoạch mô hình.

Số liệu bảng 4 và 5 cho thấy: Mô hình ngô áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đã góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí công lao động đầu vào và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội mô hình ngô ngô NK4300 vụ đông 2014 cho lợi nhuận 13,975 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất đại trà 7,375 triệu đồng/ha, tương ứng 52,8%.

- Tại huyện Lâm Thao và Tam Nông, tỉnh Phú Thọ mô hình ngô DK8868 và Dk6919 vụ Đông 2014 cho lợi nhuận 12,900 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất đại trà 4,780 triệu đồng/ha, tương ứng 37,1%.

4.2. Mô hình che phủ rơm rạ cho canh tác lạc Thu Đông ở các tỉnh miền Bắc.

4.2.1. Xuất xứ

Kỹ thuật dùng rơm rạ che phủ cho sản xuất lạc được Trung tâm Chuyên giao Công nghệ và Khuyến nông – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu và chuyển giao vào sản xuất từ năm 2007. Kỹ thuật này là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Bộ : “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý cho vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa” giai đoạn 2005 - 2007. Hiện nay, kỹ thuật này đã được nhiều địa phương ở miền Bắc áp dụng và khuyến cáo mở rộng.

4.2.2. Nội dung, biện pháp kỹ thuật áp dụng.

- Sử dụng rơm rạ làm vật liệu thay thế nilon trong sản xuất lạc.

- Áp dụng quy trình thâm canh tổng hợp trong sản xuất lạc.

4.2.3. Một số kết quả của mô hình.

4.2.3.1. Kết quả xây dựng mô hình tại Thanh Hóa

Từ năm 2007 đến nay rất nhiều các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thử nghiệm và mở rộng diện tích trồng lạc bằng phương pháp che phủ xác hữu cơ, điển hình là các huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hậu Lộc, Nga Sơn. Hàng năm, thông qua nhiều chương trình khác nhau các địa phương trên đã triển khai xây dựng hàng trăm hecta mô hình trình diễn tiến bộ kỹ thuật mới và tổ chức

Page 33: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

64 65

hàng chục hội nghị tham quan đầu bờ để giới thiệu rộng rãi tới người nông dân.

Hình 14. Mô hình lạc thu đông che phủ rơm rạ tại Tĩnh Gia – Thanh Hóa năm 2006

Bảng 8. Kết quả thử nghiệm mở rộng kỹ thuật che phủ xác hữu cơ cho lạc tại huyện Hậu Lộc - Thanh Hóa giai đoạn 2007 – 2012

Năm Quy mô(ha)

Giống Công thức Vụ Xuân Vụ Thu ĐôngNS (tạ/ha)

So đ/c (%)

NS (tạ/ha)

So đ/c (%)

2008 30 L14, L08

Không phủ (Đ/c) 24,5 100,0 18,3 100,0

Phủ nilon 30,5 124,5 25,7 140,4Phủ rơm rạ 5tấn/ha 30,3 123,7 25,0 136,6

2010 50 L14

Không phủ (Đ/c) - - 19,0 100,0

Phủ nilon - - 28,5 150,0

Phủ rơm rạ 5tấn/ha - - 28,0 147,4

2011 60 L23

Không phủ (Đ/c) 25,0 100,0 20,6 100,0

Phủ nilon 34,2 136,8 29,0 140,8

Phủ rơm rạ 5tấn/ha 34,0 136,0 28,4 134,0

2012 80L26

Không phủ (Đ/c) 26,9 100,0 21,5 100,0

Phủ nilon 34,8 129,4 29,2 135,8Phủ rơm rạ 5tấn/ha 34,5 128,3 29,0 134,9

Nguồn: Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông

Page 34: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

66 67

Bảng 9. Kết quả thử nghiệm mở rộng kỹ thuật che phủ xác hữu cơ cho lạc tại huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa giai đoạn 2007 –

2012

Năm Quy mô(ha)

Giống Công thức Vụ Xuân Vụ Thu ĐôngNS (tạ/ha)

So đ/c (%)

NS (tạ/ha)

So đ/c (%)

2007 20 L14

Không phủ (Đ/c) - - 18,5 100,0

Phủ nilon - - 22,8 123,0Phủ rơm rạ 5tấn/ha - - 22,7 123,0

2008 50 L14

Không phủ (Đ/c) 22,2 100,0 17,5 100,0

Phủ nilon 28,5 128,0 24,9 142,0Phủ rơm rạ 5tấn/ha 28,3 127,0 24,6 141,0

2011 80 L23

Không phủ (Đ/c) 21,0 100,0 19,3 100,0

Phủ nilon 29,4 140,0 26,0 135,0Phủ rơm rạ 5tấn/ha 29,5 140,5 25,8 134,0

2012 100L14

Không phủ (Đ/c) 24,2 100,0 19,3 100,0

Phủ nilon 32,5 134,3 27,7 143,5Phủ rơm rạ 5tấn/ha 32,7 135,1 27,4 142,0

Nguồn: Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông

Bảng 10. Kết quả thử nghiệm mở rộng kỹ thuật che phủ xác hữu cơ cho lạc tại huyện Quảng Xương- Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2012

Năm Quy mô(ha)

Giống Công thức Vụ Xuân Vụ Thu Đông

NS (tạ/ha)

Tăng so đ/c (%)

NS (tạ/ha)

Tăng so đ/c (%)

2011 20 L26

Không phủ (Đ/c)

24,0 100,0 18,5 100,0

Phủ nilon 33,5 139,6 26,0 140,5Phủ rơm rạ 5tấn/ha

32,8 136,7 26,1 141,1

2012 80L26

Không phủ (Đ/c)

23,8 100,0 20,0 100,0

Phủ nilon 31,5 132,4 28,7 143,5Phủ rơm rạ 5tấn/ha

30,7 129,0 28,1 140,5

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Quảng Xương

Page 35: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

68 69

Bảng 11. Kết quả thử nghiệm mở rộng kỹ thuật che phủ xác hữu cơ cho lạc tại huyện Nga Sơn - Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2012

Năm Quy mô(ha)

Giống Công thức Vụ Xuân Vụ Thu Đông

NS (tạ/ha)

Tăng so đ/c (%)

NS (tạ/ha)

Tăng so đ/c (%)

2011 20 L26

Không phủ (Đ/c)

25,2 100,0 19,0 100,0

Phủ nilon 35,5 140,9 28,6 150,5Phủ rơm rạ 5tấn/ha

34,0 134,9 27,5 144,7

2012 50L26

Không phủ (Đ/c)

24,5 100,0 18,4 100,0

Phủ nilon 36,0 146,9 29,0 157,6Phủ rơm rạ 5tấn/ha

35,3 144,1 28,6 155,4

Nguồn: Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông

Số liệu các bảng 8, 9, 10 và 11 cho thấy kỹ thuật che phủ bằng rơm rạ cho năng suất cao hơn hẳn đối chứng trong cả vụ Xuân và vụ Thu Đông tại các huyện trồng lạc của tỉnh Thanh Hóa. Trong vụ Xuân năng suất lạc tại các điểm cao hơn đối chứng từ 23,7 - 46,9 % qua các năm. Trong vụ Thu Đông năng suất lạc che phủ bằng rơm rạ cao hơn đối chứng từ 31,0 - 57,6% qua các năm.

4.2.3.2. Kết quả xây dựng mô hình tại Nam Định

Vụ Thu Đông 2007, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông kết hợp với Trạm Khuyến nông huyện Nam Trực - Nam Định triển khai xây dựng 5ha mô hình trình diễn giống Trạm Dầu 207 che phủ bằng xác hữu cơ. Kết quả mô hình đạt năng suất bình quân đạt 22,7 tạ/ha, cao hơn sản xuất đại trà 19,9%.

Bảng 12. Kết quả mở rộng mô hình che phủ xác hữu cơ trên giống lạc Trạm Dầu 207 vụ Đông năm 2007 tại Nam Trực - Nam Định

Công thức Tổng số

quả/cây

Số quả

2 hạt

Số quả

1 hạt

K.L100 quả (g)

NSTT(tạ/ha)

Tăng so đ/c(%)

Không phủ 17.8 12.1 5.7 107.9 18.9 0

Phủ nilon 17.0 14.0 3.0 138.1 24.1 27.3Phủ rơm rạ 5tấn/ha 20.7 14.0 6.7 111.5 22.7 19.9

Nguồn: - Trạm Khuyến nông Nam Trực - Nam Định.- Mô hình gieo ngày 15/9/2006

Page 36: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

70 71

Hình 15. Mô hình lạc Thu Đông che phủ rơm rạ tại Nam Trực – Nam Định năm 2007

Bảng 13. Kết quả thử nghiệm mở rộng kỹ thuật che phủ xác hữu cơ cho lạc tại huyện Nam Trực - Nam Định giai đoạn 2011 - 2012

Năm Quy mô

(ha)

Giống Công thức Vụ Xuân Vụ Hè Thu

NS (tạ/ha)

Tăng so đ/c (%)

NS (tạ/ha)

Tăng so đ/c (%)

2011 20 Sán dầu

Không phủ (Đ/c) 28,5 100,0 23,0 100,0

Phủ nilon 43,0 150,9 33,6 146,1Phủ rơm rạ 5tấn/ha 41,5 145,6 32,5 141,3

2012 50L18

Không phủ (Đ/c) 31,4 100,0 24,3 100,0

Phủ nilon 45,2 143,9 35,0 144,0Phủ rơm rạ 5tấn/ha 43,9 139,8 34,1 140,3

Nguồn: Trạm Khuyến nông Nam Trực - Nam Định.4.2.3.3. Kết quả xây dựng mô hình tại Ninh Bình

Trong hai năm 2011 - 2012 , Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông triển khai đề tài: “Nghiên cứu khai thác hiệu quả vùng đất chuyên màu theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Ninh Bình”. Kết quả trên cây lạc đã áp dụng giống mới L23, L26 kết hợp với kỹ thuật che phủ bằng rơm rạ. Kết quả mô hình đạt năng suất trung bình 34,5 tạ/ha trong vụ Xuân và đạt 27,5 tạ/ha trong vụ Thu Đông, tương đương che phủ nilon và cao hơn đối chứng không phủ từ 20,6 - 43,6%.

Page 37: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

72 73

Bảng 14. Kết quả thử nghiệm mở rộng kỹ thuật che phủ xác hữu cơ cho lạc tại huyện Nho Quan - Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2012

Năm Quy mô(ha)

Giống Công thức Vụ Xuân Vụ Thu ĐôngNS (tạ/ha)

Tăng so đ/c (%)

NS (tạ/ha)

Tăng so đ/c (%)

2011 20 L23

Không phủ (Đ/c) - - 20,0 100,0

Phủ nilon - - 28,2 141,0

Phủ rơm rạ 5tấn/ha - - 27,5 137,5

2012 40L26

Không phủ (Đ/c) 28,6 100,0 18,8 100,0

Phủ nilon 35,8 125,2 27,5 146,3

Phủ rơm rạ 5tấn/ha 34,5 120,6 27,0 143,6

Nguồn: Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông

4.2.3.4. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng rơm rạ che phủ cho lạc

Để đánh giá chính xác hiệu quả của việc sử dụng các vật liệu che phủ khác nhau chúng tôi sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức qua các năm.

Bảng 15. Chi phí vật tư nông nghiệp năm 2011-2012 (Tính cho 1 ha)

CT Vật tư Đơn vị

SL(kg)

Đơn giá(đ)

T.tiền(1000đ)

Tổng chi

(1000đ)

Không phủ (Đ/

C1)

Giống Kg 200 35.000 7.000

13.480

Đạm Kg 80 10.000 800Lân sufe Kg 500 4.000 2.000Kali clorua Kg 120 14.000 1.680

Vôi bột Kg 500 1.000 500BVTV Kg 2 750.000 1.500

- - - -

Phủ nilon

(Đ/C2)

Giống Kg 200 35.000 7.000

18.280

Đạm Kg 80 10.000 800Lân sufe Kg 500 4.000 2.000Kali clorua Kg 120 14.000 1.680

Vôi bột Kg 500 1.000 500BVTV Kg 2 750.000 1.500Nilon Kg 120 40.000 4.800

Phủ rơm rạ

5tấn/ha

Giống Kg 200 35.000 7.000

14.480

Đạm Kg 80 10.000 800Lân sufe Kg 500 4.000 2.000Kali clorua Kg 120 14.000 1.680

Vôi bột Kg 500 1.000 500BVTV Kg 2 750.000 1.500Rơm rạ Kg 5000 200 1.000

Page 38: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

74 75

Bảng 16. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng xác hữu cơ (rơm rạ) che phủ cho lạc vụ Xuân 2011 trên vùng đất cát ven biển huyện

Hậu Lộc (tính cho 1ha)Đơn vị tính: 1000 đồng

Công thức Không phủ

Phủ nylon Phủ rơm rạ

1. Chi phí vật tư 13.480 18.280 14.4802. Công lao động

- Công làm đất, lên luống

- Công gieo trồng

- Công đục lỗ cho cây mọc

- Công phủ xác hữu cơ

- Công chăm sóc (dặm, vun, xới)

- Tưới tiêu, BVTV

- Thu hoạch, phơi sấy

- Công thu lượm nilon sau thu hoạch

38.000

6.000

4.000

0

0

8.000

8.000

12.000

0

41.000

6.000

8.000

4.000

0

0

8.000

12.000

3.000

36.000

6.000

4.000

0

6.000

0

8.000

12.000

0

3. Tổng chi phí 51.480 59.280 50.480

4. Năng suất (tạ/ha) 25,5 34,2 34,0

5. Thu nhập 63.750 85.500 85.000

6. Lãi thuần 12.270 26.220 34.520

7. Lãi thuần tăng so đ/c 1 0 13.950 22.250

8. Lãi thuần so đối chứng 2 0 0 8.300

Ghi chú: Công lao động tính 100.000đ/công; lạc vỏ giá 25.000 đ/kg

Bảng 17. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng xác hữu cơ (rơm rạ) che phủ cho lạc vụ Thu Đông năm 2012 trên vùng đất cát ven biển huyện

Hậu Lộc (tính cho 1ha)Đơn vị tính: 1000 đồng

Công thức Không phủ

Phủ nylon Phủ xác

hữu cơ1. Chi phí vật tư 13.480 18.280 14.480

2. Công lao động 38.000 41.000 36.000

3. Tổng chi phí 51.480 59.280 50.480

4. Năng suất (tạ/ha) 21,5 29,2 29,0

5. Thu nhập 57.500 73.500 73.750

6. Lãi thuần 64.500 87.600 87.000

7. Lãi thuần tăng so đ/c 1 0 13.500 23.500

8. Lãi thuần so đối chứng 2 0 0 8.200

Ghi chú: Công lao động tính 100.000đ/công; lạc vỏ (bán giống) giá 30.000 đ/kg

Page 39: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

76 77

Bảng 18. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng xác hữu cơ (rơm rạ) che phủ cho lạc vụ Xuân 2011 tại huyện Nam Trực - Nam Định (tính cho

1ha)

Công thức Không phủ Phủ nylon Phủ rơm rạ

1. Chi phí vật tư 13.480 18.280 14.4802. Công lao động

- Công làm đất, lên luống

- Công gieo trồng

- Công đục lỗ cho cây mọc

- Công phủ xác hữu cơ

- Công chăm sóc (dặm, vun, xới)

- Tưới tiêu, BVTV

- Thu hoạch, phơi sấy

- Công thu lượm nilon sau thu hoạch

38.000

6.000

4.000

0

0

8.000

8.000

12.000

0

41.000

6.000

8.000

4.000

0

0

8.000

12.000

3.000

36.000

6.000

4.000

0

6.000

0

8.000

12.000

0

3. Tổng chi phí 51.480 59.280 50.480

4. Năng suất (tạ/ha) 28,5 43,0 41,5

5. Thu nhập 68.400 103.200 98.400

6. Lãi thuần 16.920 43.920 47.920

7. Lãi thuần tăng so đ/c 1 0 27.000 31.000

8. Lãi thuần so đối chứng 2 0 0 4.000

Ghi chú: Công lao động tính 100.000đ/công; lạc vỏ giá

24.000 đ/kg

Bảng 19. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng xác hữu cơ (rơm rạ) che phủ cho lạc vụ Thu Đông năm 2012 tại huyện Nam Trực -

Nam Định (tính cho 1ha)Đơn vị tính: 1000 đồng

Công thức Không phủ Phủ nylon Phủ xác hữu cơ

1. Chi phí vật tư 13.480 18.280 14.4802. Công lao động 38.000 41.000 36.000

3. Tổng chi phí 51.480 59.280 50.480

4. Năng suất (tạ/ha) 24,3 35,0 34,1

5. Thu nhập 72.900 105.000 102.300

6. Lãi thuần 21.420 45.720 51.820

7. Lãi thuần tăng so đ/c 1 0 24.300 30.400

8. Lãi thuần so đối chứng 2 0 0 6.100

Ghi chú: Công lao động tính 100.000đ/công; lạc vỏ (bán giống) giá 30.000 đ/kg

Số liệu các bảng 13, 14, 15, 16 và 17 cho thấy: Trong cả 2 vụ Xuân và Thu Đông trong các năm 2011 - 2012, phủ xác hữu cơ (rơm rạ) ở lượng 5 tấn/ha đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng thuần từ 22,2 - 31,0 triệu đồng/ha và giảm chi phí so với so với phủ nilon từ 4,0 - 8,3 triệu đồng/ha.4.3. Mô hình canh tác đậu tương đông trên đất 2 lúa bằng phương pháp không làm đất, kết hợp che phủ rơm rạ.4.3.1. Xuất xứ của mô hình.

Từ kết quả mô hình gieo vãi đậu tương trên đất ướt trong vụ Đông ở Hà Tây (nay là Hà Nội) được Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu và chuyển giao vào sản xuất, ngày

Page 40: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

78 79

5/11/1993, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội nghị đầu bờ toàn miền Bắc tại HTX Quảng Bị - Chương Mỹ. Hội nghị giúp các đại biểu tham quan đậu tương Đông trên đất ướt, diện tích 1.000 mẫu, với gần 100% diện tích đất lúa. Có nhiều diện tích không phải cày lật đất. Vụ Đông năm 1994, HTX Phú Phong - Phú Xuyên đã trồng gần 100% diện tích đậu tương Đông trên đất 2 lúa bằng kỹ thuật làm đất tối thiểu.

Từ những mô hình gieo vãi đậu tương Đông ở Hà Nội, Phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và PTNT và Trung tâm Khuyến nông thành phố đã tổng kết thành quy trình kỹ thuật sản xuất đậu tương Đông với phương thức làm đất tối thiểu. Đến nay cây đậu tương đã trở thành một trong những cây trồng chính trong vụ Đông tại Hà Nội với diện tích hàng năm đạt hàng vạn hecta (đỉnh điểm năm 2008 đạt trên 30.000 ha).4.3.2. Ưu điểm, yêu cầu chung khi xây dựng mô hình.a) Ưu điểm:

- Kỹ thuật đơn giản dễ áp dụng, đầu tư chi phí thấp, hiệu quả khá cao.

- Phù hợp với khả năng lao động, tiền vốn của người sản xuất. - Phá thế độc canh cây lúa, tăng hệ số sử dụng đất, cải tạo và

làm cho đất thêm màu mỡ. b) Yêu cầu chung:

- Qui hoạch gọn vùng để tiện tưới tiêu hàng ngày, bảo vệ và trừ sâu bệnh.

- Bố trí thời vụ gieo cấy lúa Mùa bằng các giống ngắn ngày, kịp thu hoạch để gieo đậu tương Đông từ 15/9 - 5/10 hàng năm.

- Trước khi thu lúa 10 ngày, chủ động rút nước để khi gieo đậu có độ ẩm vừa phải đảm bảo cho hạt đậu được tiếp xúc với đất và không bị chìm sâu trong đất (tốt nhất là đất ruộng sụt chân, nhưng không dính bùn). Làm rãnh thoát nước, đề phòng mưa úng cuối vụ. Khi thu hoạch lúa nên để gốc rạ dài, sau đó cắt rạ che phủ mặt ruộng giữ ẩm và tăng độ mùn cho đất.

- Chủ động chuẩn bị đủ giống, phân bón, máy gieo đậu (nếu có).

4.3.3. Một số kết quả của mô hình trong những năm gần đây

4.3.3.1. Năng suất đậu tương tại các điểm triển khai

Trong những năm gần đây, khi xu thế trồng đậu tương Đông trên đất 2 lúa có chiều hướng giảm mạnh tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng thì tại các địa phương có truyền thống sản xuất cây vụ Đông, cây đậu tương vẫn giữ được vai trò nhất định.

Bảng 20. Năng suất mô hình các giống đậu tương tại một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng trong vụ Đông năm 2014

Địa phương Quy mô(ha)

Giống Công thức Năng suất

(tạ/ha)

Thu nhập

(tr.đồng)

Xã Mộc Bắc, Duy Tiên, Hà

Nam65 DT84 Bỏ hoang (Đ/c) - -

Mô hình 16,5 28.050Xã Quang Lãng, Phú Xuyên, Hà

Nội120 DT84

Bỏ hoang (Đ/c) - -

Mô hình 15,0 25.500

Ghi chú: Giá đậu tương 17.000 đ/kg, độ ẩm 12-13%

Page 41: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

80 81

Hình 16. Mô hình giống đậu tương DT84 tại xã Quang Lãng, Phú Xuyên, Hà Nội năm 2014

Bảng 21. Năng suất mô hình các giống đậu tương tại một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng trong vụ Đông năm 2015

Địa phương Quy mô

(ha)

Giống Công thức

Năng suất

(tạ/ha)

Thu nhập

(tr.đồng)Xã Đông

Quang, Ba Vì, Hà Nội

130ĐT26,

DT90

Bỏ hoang (Đ/c) - -

Mô hình 18,5 29.600Xã Công Lý, Lý Nhân, Hà

Nam55 DT84

Bỏ hoang (Đ/c) - -

Mô hình 15,5 24.800

Ghi chú: Giá đậu tương 16.000 đ/kg, độ ẩm 12-13%

Kết quả triển khai mô hình tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng vụ Đông 2014 và 2015 cho thấy: Trên phần lớn diện tích đất vụ Mùa bỏ hoang, mô hình các giống đậu tương vẫn cho thu hoạch với năng suất đạt từ 15,0 – 18,5 tạ/ha, thu nhập từ 24,8 – 28,9 triệu đồng/ha.

Hình 17. Mô hình giống đậu tương DT96 tại xã Đông Quang,

huyện Ba Vì, Hà Nội vụ Đông năm 2013.

4.3.3.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình

Để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất đậu tương Đông tại các tỉnh vùng đồng bằng song Hồng, chúng tôi sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình tại các địa phương.

Page 42: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

82 83

Bảng 22. Hiệu quả kinh tế của mô hình đậu tương che phủ rơm rạ tại một số địa phương vùng đồng bằng sông hồng vụ đông 2015

(cho 1ha)Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT Khoản mụcHà Nội Hà Nam

Lượng (kg) Đơn giá Thành

tiềnLượng

(kg) Đơn giá Thành tiền

I Phần chi 20.800 19.600

1 Giống 60 25 1.500 20 100 1.500

2 Đạm Urê 70 10 700 450 10 700

3 Kali 100 13 1.300 200 14 1.300

4 Lân supe 300 4 1.200 600 4 1.200

5 Thuốc BVTV 1.000đ 0.5 500 1.000đ 2 500

6 Công lao động 120 130 15.600 200 100 14.400

II Phần thu 29.600 24.800

1 Sản lượng đậu tương 1850 16 29.600 1500 16 24.800

Lợi nhuận 8.600 5.200

Số liệu bảng 21 và 22 cho thấy: Mô hình đậu tương Đông áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, kết hợp che phủ rơm rạ đã làm tăng thu nhập cho người nông dân tại các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng từ 5,2 – 8,6 triệu đồng/ha. Điều này có giá trị rất lớn khi diện tích đất lúa Mùa tại các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng hàng năm khoảng 1 triệu hecta.

TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Cây ngô

1. Lê Quốc Doanh (2001). Nghiên cứu một số mô hình cây trồng thích hợp trên đất dốc huyện miền núi Ngọc Lặc, Thanh Hoá. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn (Chủ biên) (2003). Nông nghiệp vùng cao – Thực trạng và giải pháp. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne (2005). Canh tác đất dốc bền vững. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Thế Đặng, Đào Châu Thu, Đặng Văn Minh (2003). Đất đồi núi Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Trần Ngọc Ngoạn (Chủ biên) (1999). Giáo trình hệ thống nông nghiệp. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Mai Xuân Triệu (2007), Đánh giá thực trạng và chiến lược nghiên cứu, phát triển cây ngô giai đoạn 2007- 2015, định hướng đến năm 2020. Hà Tây.

7. Trần Hồng Uy (2000). Một số vấn đề về triển khai sản xuất và cung ứng hạt giống ngô lai ở Việt nam giai đoạn 2000 – 2005. Tạp chí KHCN và QLKT.

8. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, Trần Đức Toàn (1997). Cơ cấu cây trồng và biện pháp canh tác chống xói mòn bảo vệ đất dốc. Tạp chí Khoa học đất, Hà Nội.

9. Hà Đình Tuấn, Lê Quốc Doanh và CTV (2006). Nghiên cứu áp dụng các biện pháp che phủ đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp vùng cao. Trong: Kết quả nghiên cứu khoa học và

Page 43: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

84 85

chuyển giao công nghệ giai đoạn 2001 – 2005. Viện KHKT NL N miền núi phía Bắc. Tr. 255-267. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Hà Đình Tuấn (2005). Một số loài cây che phủ đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp vùng cao. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Công Vinh (2000). Tác động của bón phân hợp lý đến bảo vệ đất và năng suất cây trồng trên một số loại đất vùng đồi núi phía Bắc. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, chuyên ngành Nông hoá học, Hà Nội.

12. Ernst Mutert và Thosmat Fairhurst (1997). Quản lý dinh dưỡng trên đất dốc Đông Nam A, những hạn chế, thách thức và cơ hội. Hội thảo về quản lý dinh dưỡng và nước cho cây trồng trên đất dốc miền Bắc Việt Nam. Hà Nội 13-14/01/1997.

13. Anja B. and Alain A. (2005). Soil and Water Conservation and crops rotaion with Leguminous shrubs- Acase of study on Runoff and Soil loss under natural rainfall Western Kenya. Proceedings of the III World Congress on Conservation Agriculture. Nairobi, Kenya: 3-7 October 2005.

14. Clive James (2007), Hiện trạng các cây trồng CNSH cây trồng chuyển gen đã được thương mại hoá trên toàn thế giới.

15. CIMMYT (2001), Works Maize Facts and Trends, CIMMYT - international Maize Improvement Center, el Bantan, Mexico, 1999/2000.

16. Hakawata. K.(1993):The development of new products and the enlargement of utilization in tea.- Rec. J. of food and AgricultureHoweler R. Production techniques for sustainable

cassava production. tải từ mạng internet 15 th. 12 năm 2009.

17. Hussion, O.; Chabanne, A.; Tuan, H.D.; Lecomte, P.; Martin, C.; Castella, J.C.; Tivet, F. and Séguy, L. (2003). Integrating crops and Livestock through direct seeding on vegetal cover in Vietnam. Proceedings of the II World Congress on Conservation Agriculture. Iguassu, Brazil, 11-15 August 2003.

18. Hussion, O.; Lienhard, P. and Seguy, L. (2001). Development of direct sowing and mulching techniques as alternatives to slah-and-burn systems in Northern Vietnam. Proceedings of the I World Congress on Conservation Agriculture. Madrid, 1-5 October, 2001.

19. Rolf Derpsch (2005). The extent of Conservation Agriculture adoption worldwide: Implications and impact. Proceedings of the III World Congress on Conservation Agriculture. Nairobi, Kenya: 3-7 October 2005.

II. Cây lạc

Tiếng Việt1 Nguyễn Thị Mai Chi (2007), Nghiên cứu một số bệnh hại lạc

chính vụ thu đông và các biện pháp phòng trừ ở đồng bằng sông Hồng. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, năm 2007.

2 Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa (2007), Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh đậu phộng, mè. Nxb Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.

3 Nguyễn Thị Chinh (2005), Kỹ thuật thâm canh lạc năng xuất cao, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 27-35, 5-7.

Page 44: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

86 87

4 Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư Quốc gia (2009), “966 giống cây trồng nông nghiệp mới”. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, năm 2009.

5 Phan Đức Hải (2008), Đánh giá tình trạng hạn hán khí hậu và hiện trạng hệ thống cây trồng tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

6 Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Mạnh Cường (2008), Trồng đậu phộng, Nxb Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh.

7 Nguyễn Xuân Hồng (1999), Nghiên cứu bệnh hại lạc và các biện pháp phòng trừ ở Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo kỹ thuật trồng lạc ở Việt Nam, Hà Nội.

8 Lê Văn Khoa (2003), Xác định bộ giống và một số biện pháp kỹ thuật thích hợp để nâng cao năng suất và chất lượng lạc, phục vụ chương trình xuất khâu của tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

9 Trần Đình Long, Nguyễn Thị Chinh (2005), “ Kết quả chọn tạo và phát triển giống đậu đỗ 1985-2005 và định hướng phát triển 2006-2010” Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới-Trồng trọt và Bảo vệt thực vật, T.1, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr.102-103.

10 Trần Đình Long và cs (2005), Cải tiến quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng đất dốc miền Bắc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

11 Trần Đình Long (2005), “Hoàn thiện quy trình sản xuất một số giống lạc LO2, LO5, L14, MD7, MD9, phục vụ sản xuất lạc xuất khâu và tiêu dùng trong nước”, Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

12 Nguyễn Thiên Lương, Phan Quốc Gia, Nguyễn Thị Chinh, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Xuân Thu & CS (2008), “Kết qủa đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống lạc năm 2008” Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 7/2009.

13 Lê Đình Sơn (2010), Nghiên cứu kỹ thuật trồng xen lạc trên ruộng mía ở vùng trung du miền núi tỉnh Thanh Hóa, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

14 Bùi Xuân Sửu (1991), “Khảo sát một số dòng lạc vụ Xuân trên đất Gia Lâm, Hà Nội”, Kết quả nghiên cứu khoa học năm 1986-1991. Nxb Nông nghiệp.

15 Phạm Chí Thành (1988), Giáo trình Phương pháp thí nghiệm đống ruộng, Nxb Hà Nội.

16 Dư Ngọc Thành (2007), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để phát triển vụ lạc thu đông ở tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Thái Nguyên.

17 Trần Danh Thìn (2000), “Ảnh hưởng của đạm lân và vôi đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu tương và lạc trên đất đồi vùng Đông Bắc”, Kết quả nghiên cứu khoa học Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

18 Trần Danh Thìn (2001), Vai trò của cây đậu tương, cây lạc và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh ở một số tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, Luận án tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.

Page 45: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

88 89

19 Tổng cục Thống kê Việt Nam, Niên giám Thống kê 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

20 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2009), “Quy trình sản xuất lạc xuân đạt năng suất cao 5 tấn/ha”, Giới thiệu Giống cây trồng và Quy trình kỹ thuật mới, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr.74-76.

21 Vũ Hữu Yêm và Nguyễn Thị Lan (2010), “Cần vận dụng nguyên lý bón phân theo hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp”, Báo Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận, số ra ngày 16 tháng 8 năm 2010.

Tiếng Anh

22 Cesar. L. Revoredo, Stanley M. Fletcher (2002), World peanut market and overview of the past 30 years, The Univrsity of Georgia, USA.

23 Duan Shufen (1998), Groundnut in China - a success story, Bangkok, pp. 10-15.

24 Faostat database - 2005.

25 Faostat database - 2010.

26 FAO Regional Office for Asia and the Pacific, 2004.

27 El Deeb A. A., Abdel Momen S. H., Hanafi A. A. (2002) “Effect of aome fungicides and alternative compound on root and pod rots in peanut”, Egyptian Journal of Agricultural research, 80 (1), pp.71-82.

28 OFID (2003), Agricutural and Environmental Practices. Natural Resources Institute.

29 USDA-Agricultural statics (2000-2006), Peanut market indicators, National center for Peanut compertitiveness, USA.

30 Vasundhara S., Gowda A. B. (1999) “Effect of fungicidal seed treatment on seed quality of groundnut seeds in storage”, Seed Research, 27 (2), pp. 223-224.

31 Wright G. C., (2002), Peanut harvest and processing. Queensland of Dept. of Primery industries, Kinggaroy, Queensland, Australia.

32 www.agroviet.gov.vn (2010).

33 www.peanutsusa.com (USDA - 2010).

III. Cây đậu tương1. Lê Quốc Doanh (2001). Nghiên cứu một số mô hình cây trồng

thích hợp trên đất dốc huyện miền núi Ngọc Lặc, Thanh Hoá. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đươc phép, hạn chế và cấm sử dụng ở VN, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

3. Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp (ASPS) hợp phần giống cây trồng (2005), 575 giống cây trồng nông nghiệp mới, NXB Nông nghiệp HN.

4. Ngô thế Dân và công sự (1999), Cây đậu tương, NXB Nông nghiệp HN.

5. Lê song Dự và cộng sự (1998), Giống đậu tương DT93, kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp (1996-1997), NXB Nông nghiệp.

Page 46: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

90 91

6. Nguyễn Danh Đông (1982), Trồng đậu tương, NXB Nông nghiệp.

7. Trương Đích (2001), 265 giống cây trồng mới, NXB Nông nghiệp HN.

8. Trần Điền (2001), Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến năng xuất và khả năng cố định đạm của đậu tương trên đất đồi trung du miền núi phía bắc VN.National soybean Conference in VN 2001 HN.

9. Trần Đình Long 1992 kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu đỗ (19861991) kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp (1987-1991), NXB Nông nghiệp HN.

10. Trần Đình Long và cs (2001), Tính thích ứng của đậu tương trước điều kiện quang chu kỳ ở VN.National soybean Conference in VN 2001 HN.

11. Trần Đình Long và cs (2005), Kết quả chọn tạo và phát triển các giống đậu đỗ (1985-2005) và định hướng 2006-2010, Báo cáo tiểu ban chọn giống cây trồng - hội nghị khoa học công nghệ cây trồng HN.

12. Phạm Gia Thiều (2000), Kỹ thuật trồng và chế biến sản phâm cây đậu tương, NXB Nông Nghiệp HN.

13. Mai quang Vinh và cs (2005), Thành tựu 20 năm nghiên cứu di truyền và chọn tạo giống đậu tương của viện di truyền nông nghiệp (1984-2004), Báo cáo tiểu ban chọn giống cây trồng - hội nghị khoa học công nghệ cây trồng HN.

14. Nguyễn văn Viết và cs (2002), Kỹ thuật trồng 1 số giống lạc và đậu tương mới trên đất cạn miền núi, NXB Nông Nghiệp HN.

15. Niên giám thống kê 2008

Page 47: KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH …atin-vietnam.com/ckfinder/userfiles/files/sach che phu_F.pdf · 1 KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH

92 93

3.1. Kỹ thuật che phủ xác thực vật khô (hữu cơ) trong canh tác ngô

3.2. Kỹ thuật che phủ xác thực vật khô (rơm rạ) trong canh tác lạc ở miền Bắc

3.3. Kỹ thuật che phủ xác thực vật khô (rơm rạ) trong canh tác đậu tương Đông trên đất 2 lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng.

CHƯƠNG IV - GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH CHE PHỦ ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ BỀN VỮNG

4.1. Mô hình canh tác ngô Đông trên đất 2 lúa bằng phương pháp không làm đất, kết hợp che phủ rơm rạ.

4.2. Mô hình che phủ rơm rạ cho canh lạc Thu Đông ở các tỉnh miền Bắc

4.3. Mô hình canh tác đậu tương đông trên đất 2 lúa bằng phương pháp không làm đất, kết hợp che phủ rơm rạ.

Nội dung

CHƯƠNG I - CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT TRONG TRỒNG TRỌT

1.1. Cở sở lý luận

1.2. Cở sở thực tiễn

1.3. Lợi ích của việc che phủ xác thực vật trong trồng trọt

CHƯƠNG II - GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC, NÔNG SINH HỌC, YÊU CẦU SINH THÁI VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÂY NGÔ, LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG

2.1. Đặc điểm thực vật học, nông sinh học, yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây ngô.

2.2. Đặc điểm thực vật học, nông sinh học, yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây lạc.

2.3. Đặc điểm thực vật học, nông sinh học, yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây đậu tương.

CHƯƠNG III - KỸ THUẬT CHE PHỦ XÁC THỰC VẬT KHÔ TRONG CANH TÁC NGÔ, LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG

Trang

5

5

5

6

8

8

12

22

33

MỤC LỤC 33

46

50

56

56

63

77