kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

269
..THUẬT SỐ LẠC THƯ (KỲ MÔN ĐỘN GIÁP NGUYÊN THUỶ) CHƯƠNG I KHƠI NGUỒN MẠCH Cũng như ta hôm nay người xưa khi quan sát muôn vật, họ luôn luôn thấy có hai loại đối ngược nhau như: Đàn ông - Đàn bà, Đực - Cái… (rồi thì: Ngày - Đêm, Nóng - Lạnh, Sáng - Tối…) Hai đối lập này lại có quan hệ qua lại với nhau, nên dần dần họ hình thành quan điểm mọi vật trong vũ trụ thường luôn có từng cặp tương đối với nhau, quan hệ qua lại với nhau. Tiếp đến là trong những vật mà cân bằng về thành phần cấu tạo họ cũng có thể chia làm hai phần đối lập như thế, nên sau cùng đã đưa đến kết luận là: Một vật hoặc từng cặp vật hoặc một tổ hợp vật có hai phần quan hệ tương đối với nhau, phải theo một qui luật tương giao nào đấy. Thế là hai khái niệm mà người sau gọi là Âm và Dương được hình thành. Từ Âm vốn từ từ Âu của người Lạc Việt có nghĩa là phương Tây, từ Dương cũng thế 1

Upload: hung-pham

Post on 09-Dec-2014

148 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

no

TRANSCRIPT

Page 1: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

..THUẬT SỐ LẠC THƯ

(KỲ MÔN ĐỘN GIÁP NGUYÊN THUỶ)

CHƯƠNG IKHƠI NGUỒN MẠCH

Cũng như ta hôm nay người xưa khi quan sát muôn vật, họ luôn luôn thấy có hai loại đối ngược nhau như: Đàn ông - Đàn bà, Đực - Cái… (rồi thì: Ngày - Đêm, Nóng - Lạnh, Sáng - Tối…) Hai đối lập này lại có quan hệ qua lại với nhau, nên dần dần họ hình thành quan điểm mọi vật trong vũ trụ thường luôn có từng cặp tương đối với nhau, quan hệ qua lại với nhau. Tiếp đến là trong những vật mà cân bằng về thành phần cấu tạo họ cũng có thể chia làm hai phần đối lập như thế, nên sau cùng đã đưa đến kết luận là:

Một vật hoặc từng cặp vật hoặc một tổ hợp vật có hai phần quan hệ tương đối với nhau, phải theo một qui luật tương giao nào đấy. Thế là hai khái niệm mà người sau gọi là Âm và Dương được hình thành. Từ Âm vốn từ từ Âu của người Lạc Việt có nghĩa là phương Tây, từ Dương cũng thế vốn từ từ Di có nghĩa là phương Đông. Không rõ thuở xa xưa hai khái niệm trên được gọi là gì, chúng ta tạm thời phải dùng hai từ này vậy.

Và khi hai mặt đối lập trên mà người sau này gọi là Cục tương giao qua lại thì cái gì tương giao?

- Dĩ nhiên là họ thấy các thành phần vật chất của hai cục tạo nên vật thể hay một cặp, một tổ hợp vật thể nói trên tương giao với nhau. Nhưng sự tương giao này thì muôn ngàn kiểu, muôn hình vạn trạng tùy theo những thành phần vật chất cấu tạo nên chúng, nên không thể đưa ra một qui luật chung nhất được.Vì thế họ phải tìm xem những thành phần vật chất của muôn vật từ cái gì chung nhất tạo ra. Đó là cái mà

1

Page 2: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

người sau này gọi là KHÍ. Ta cũng chẳng rõ khái niệm về bản thể chung nhất này họ gọi là gì. Ta lại cũng tạm dùng từ Khí này thôi. Như thế thì Khí toàn cục, cả cục được chia làm hai “loại” là Khí Âm và Khí Dương: Cái gốc tạo nên hai cục đối lập của chúng. (Loại # mức độ hay trạng thái). Rồi để biểu diễn các khái niệm trên thì họ làm thế nào?

Theo người xưa thì con người là vật thể căn bản nhất vì con người vừa mang tính chất động, vừa có tính chất sống cao cấp nhất nên được họ lấy làm chuẩn để xem xét. Con người được vẽ ra là:

Nên phần dương là và phần âm là . Hai biểu tượng Khí Âm Dương này được dùng trong giai đoạn ban sơ của người xưa nhưng vì bất tiện nên lại được tĩnh lược thành và

. Họ không viết nét Âm dính liền vì dễ bị lộn thành nét Dương. Theo thời gian nét Âm viết như thế cũng bất tiện nên lại biến thành như bây giờ chúng ta đang thấy.

Thế còn khái niệm bản thế KHÍ chung nhất được chia làm hai loại Âm Dương để làm cái gốc cho hai cục vật chất đối lập thì họ biểu diễn thế nào?

Thấy rằng mọi vật thể đều chuyển động, mà chuyển động hoàn hảo nhất là quay tròn đều quanh một tâm nào đó và mỗi vật thể khi tự quay quanh tâm của chính nó đến mức hoàn hảo nhất thì lại cũng mang dạng hình khối cầu, nên người xưa đã vẽ hình tròn để biểu diễn cái khí tạo nên mỗi vật, từng cặp vật hoặc một tổ hợp vật như đã nói ở trước. Thế là ta được mô hình đầu tiên về khí tạo nên chúng như sau:

- Ở đây một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao để biểu diễn khái niệm khí tạo nên chúng người xưa lại không căn cứ vào con người như ở hai khái niệm Âm và Dương?

- Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng chuyển động của con người hoặc sinh giới nói chung là loại chuyển động chủ động, có ý chí

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

2

Page 3: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

chứ không phải là chuyển động tự nhiên như các loại vật thể khác nên họ không thể đặt căn cứ vào đấy được.

Về mặt “Tượng” thì họ lại dùng CÁI BAO, CÁI BỌC của con Hy, con Heo để diễn tả mô hình nêu trên. Cái bao hay cái bọc tức là cái bọng đái của con vật vì nó vừa tròn lại vừa co giãn được. Nếu dùng viên đá tròn hay quả cam chẳng hạn thì không thể diễn tả sự tương giao chuyển hóa của khí được. Còn với “Bao Hy” thì không khí bên trong chuyển vị rõ ràng nên dễ diễn tả sự chuyển hóa của khí hơn (Người xưa thật có phương pháp diễn đạt rất sư phạm!). Từ “Bao” là của người Lạc Việt, khi các dân tộc xung quanh tiếp thu được thì họ đọc là Bào, và vì phải sống chung với nhau nên dân tộc Lạc Việt lại cũng dùng từ Bào. Do vậy học thuyết về khí Âm Dương mới có tên là: Học thuyết Bào Hy (Bào của con Hy). Từ “Bọc” cũng thế, các dân tộc xung quanh đọc là Pọc, là Phọc, là Phục để rồi lại có từ Phục Hy (Bọc của con Hy). Người đời sau không lí giải được tại sao Phục Hy còn có tên là Bào Hy!. Theo ngữ pháp người Hoa thì phải đọc là Hy Bào và Hy Phục mới đúng nên đây là một chứng lý rằng bộ kinh Dịch có nguồn gốc xuất phát từ dân tộc Lạc Việt thuộc cộng đồng các dân tộc Bách Việt xưa tại Trung Nguyên nước Trung Hoa. Ta thấy: Cả đại khối dân tộc Bách Việt luôn gọi nhau là “đồng bào” để chỉ chung một bọc, một bao của hai đại diện âm dương là Âu Cơ và Lạc Long Quân hợp nhất, hay khi giúp đỡ nhau thì họ gọi là Đùm Bọc (đùm chung vào một bọc). Các nước ở Đông phương không có nước nào dùng từ kiểu này cả. Điều này khẳng định rằng: từ DỊCH vốn được người Hoa đọc từ từ DIỆT mà trại lần ra. Còn từ Diệt là tên gốc của người Việt hiện nay. Sách vở Trung Hoa ghi rõ là ở Trung Nguyên ngày xa xưa có các dân tộc Di, Dao, Diệt, Âu… mà Diệt chính là người Lạc Việt lúc bấy giờ. Người đời sau tôn xưng các bậc trí giả tìm ra học thuyết Bào Hy là vua Bào Hy hay Phục Hy thành ra lịch sử Trung hoa mới chép lại như thế. Theo sử thì vua Bào Hy sống 111 năm từ - 4477 đến - 4366, như thêâ bộ Kinh Diệt đã xuất hiện cách đây hơn 6373 năm, trùng với giai đoạn săn bắt vậy.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

3

Page 4: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Trở lại với mô hình ta lại thấy rõ là nó chưa diễn tả được sự tương giao của 2 khí Âm Dương cấu tạo nên một vật thể, một cặp vật thể, một tổ hợp vật thể có hai cục đối lập. Vậy thì người xưa đã hiểu sự tương giao chuyển hóa của hai khí Âm Dương như thế nào? Theo họ thì là khí Âm chuyển sang bên Dương, và khí Dương chuyển sang bên Âm (chứ không phải là Âm sanh Dương và Dương sanh Âm) để rồi người đời sau lại suy luận rằng khi sự chuyển hóa hoàn chỉnh thì mỗi cục lại có đủ hai khí âm dương cân bằng nhau. Và rồi hai khí này cũng tiếp tục chuyển hóa, cứ thế là một phân thành hai, rồi hai phân thành bốn, thành tám, mười sáu, ba hai , sáu bốn… Nhưng điều này thì không đúng với sự hình thành muôn vật (sẽ được lý giải ở sau). Mọi tồn tại trong vũ trụ không có cái nào là cân bằng tuyệt đối cả. Muôn vật hình thành không phải chỉ theo cách phân chia mà còn tổng hợp nữa, nên các vật thể có mặt trong vũ trụ luôn không cân bằng nhau về khí cấu tạo. Do đó người xưa thấy rằng không thể chia chúng thành hai cục hay bốn cục, tám cục… theo cách phân đôi được mà phải chia thành ba cục hay năm cục, hay bảy cục… thì mới diễn tả các tỉ lệ khí Âm Dương của những vật thể không cân bằng được. Người xưa đã chọn cách phân làm ba cục vì 3 là con số bé nhất phù hợp với yêu cầu nêu trên và thêm nữa là để cho người đời sau dễ học theo hơn! Cục thứ 3 mà họ chọn được gọi là cục Trung tâm tức nơi mà hai khí Âm dương chuyển đổi cho nhau.

Về khí thì chia làm hai nên mỗi cục chỉ có thể mang một khí hoặc là Âm hoặc là Dương vì nếu trong mỗi cục mang cả hai khí âm dương thì ta phải chia làm 5 cục, 7 cục hay 9 cục… tùy thuộc vào tỉ lệ khí trong cục chênh lệch cao nhất. Với 3 cục như trên thì các vật thể luôn bất cân bằng trong vũ trụ xét về khí sẽ ở một trong tám dạng căn bản là:

1. Dương + Dương + Dương

2. Âm + Âm + Âm

3. Dương + Âm + Dương

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

4

Page 5: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

4. Âm + Dương + Aâm

5. Dương + Dương + Aâm

6. Âm + Âm + Dương

7. Dương + Âm + Aâm

8. Âm + Dương + Dương

Tiếp đến là vấn đề chọn chiều để cách diễn đạt thì theo một thứ tự nhất định. Họ đã chọn chiều từ Dương sang Âm theo thứ tự từng cục một. Còn cách viết là từ dưới lên trên nên 8 dạng khí trên (Người Lạc Việt gọi là 8 quảy hoặc là 8 quải mà người đời sau đọc là 8 quái) được viết như sau:

Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn

Đối với người Việt xưa thì bản thể khí chung nhất trong toàn vũ trụ là cân bằng tuyệt đối nên 8 dạng kết hợp về khí của muôn vật có trong vũ trụ cũng phải được chia làm 2 phần cân bằng và chuyển hóa cho nhau, nên 8 quẻ (đọc trại từ từ Quải) trên với mô hình chuyển hoá đã được vẽ là:

Để phù hợp với mô hình của khí họ lại dùng hình sau:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

5

Page 6: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Điều cần lưu ý ở đây là 2 mô hình này chỉ diễn tả về bản thể khí chung nhất cho toàn vũ trụ được chia là 8 phần kết hợp riêng lẻ như thế chứ không phải dùng để chỉ riêng cho khí tạo nên một vật thể nào. Nhưng đối với những vật thể mà hình dạng là khối cầu như các hành tinh…, mặt trăng, quả đất hay mặt trời chẳng hạn thì cũng được vận dụng qui luật chung này để tính toán bởi dạng hình khối cầu chứng tỏ khí tạo nên nó là tương đối cân bằng vì khí cân bằng thì vật thể sẽ tự chuyển động tròn quanh tâm của chính nó nên dần dần nó sẽ mang dạng khối cầu. Người xưa cho rằng chuyển động của một vật thể sẽ làm cho nó có dạng khối gì, còn chuyển động là do sự chuyển hóa mà ra chứ chẳng do một cái đẩy ban đầu nào cả. Điều này là hoàn toàn đúng.

Tới đây ta có thể kết luận.

Học thuyết Bào Hy diễn tả mối quan hệ hai mặt của 8 dạng kết hợp căn bản về khí bản thể của muôn vật trong vũ trụ khi ta chia khí bản thể này ra làm 2 loại theo cái biết phân biệt của con người.

Còn cách trình bày theo thứ tự của họ thì hoàn toàn giống như cách viết số theo hệ nhị phân ngày nay nếu ta coi nét Dương là số 0 còn nét âm là số 1.

Cũng tới đây sẽ có các thắc mắc được nêu ra là:

1. Nếu nói người xưa chỉ chia khí toàn cục ra làm 3 cục, 5 cục, 7 cục, …, 17 cục… thì mới có thể diễn tả được sự không cân bằng về khí tạo nên các vật thì tại sao ở 64 quẻ kép họ lại chia toàn cục ra làm 6 cục vì chỉ chia 6 thì theo cách chọn chiều “nhị phân” mới tạo ra được 64 quẻ kép mà thôi?

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

6

CÀN

ĐOÀI

LY

CHẤN

TỐN

KHẢM

CẤN

KHÔN

Page 7: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

- Vấn đề này sẽ được trình bày ở phần sau về 64 quẻ kép 6 nét.

2. Cách thành lập 8 quẻ như trên thì 4 khái niệm: Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm, Thiếu Dương mà từ Hán gọi chung là Tứ tượng không có hay sao?

- Bốn Tượng trên vốn có từ lúc người xưa tìm ra học thuyết Bào Hy như sau: Khi hai khí Âm Dương chuyển đổi cho nhau ở giai đoạn chưa hoàn chỉnh thì:

- Bên khí Âm thì khí Âm sẽ lớn còn khí Dương thì nhỏ.

- Bên khí Dương thì khí Dương sẽ lớn còn khí Âm thì nhỏ.

Vì vậy 4 tiểu cục khí trên mới mang 4 tên như thế và cũng do đó mà mô hình cơ bản đã được vẽ thêm 2 chấm Âm nhỏ và Dương nhỏ như sau:

Dần dần về sau thì 3 quẻ Đoài, Ly, Tốn có 2 nét dương và 1 nét âm lại được gọi là quẻ Dương lớn - Âm nhỏ. Hai Dương là Thái Dương và một Âm là Thiếu Âm. Ba quẻ Chấn, Khảm, Cấn thì được gọi là quẻ Âm lớn - Dương nhỏ. Hai Âm là Thái Âm và một Dương là Thiếu Dương. Còn hai quẻ Càn và Khôn thì gọi là quẻ Thuần Dương và Thuần Âm. Cách gọi này cũng chẳng lợi gì mà cũng chẳng hại gì cho vịêc vận dụng Diệt học vào việc tính toán sau này nhưng 4 tiểu cục trong giai đoạn chưa hoàn chỉnh trên thì rất có ích, chúng ta sẽ thấy rõ

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

7

Page 8: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

điều này trong các thuật số Diệt học ở sau. Điều đáng chú ý nhất là người Việt xưa đã không ký hiệu Thiếu Âm là

và Thiếu Dương là

vì họ ý thức rất rõ rằng viết như thế sẽ mâu thuẫn với các quẻ kép sau này.

Ví dụ: Quẻ Ký Tế được viết là thì sẽ làm cho

người xem hiểu là quẻ này được thành lập bởi 3 khí Thiếu Âm, mà 3 khí Thiếu Âm thì dầu sao cũng là thuần Âm. Ở đây lại có nét Dương bên trong thì kẹt lắm trong khi đó quẻ đơn Thuần Âm là và quẻ kép thuần Âm là :

Vậy Thiếu âm không phải là khí âm chăng? Nó là loại khí thứ 3 nửa âm nửa dương chăng? Người xưa chỉ chia khí bản thể làm 2 loại Âm và Dương mà thôi. Nếu chia làm 8 loại chắc là tiện lợi hơn nhiều! Thật chẳng thể nào lý giải cho thông cả! Thiếu Âm vẫn mang khí Âm mà thôi nên 4 tượng trên không thể viết như thế được.

3. Còn câu nói kinh điển trong Chu Dịch - Hệ Từ: “Dịch hữu thái cực thị sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quát, bát quái định cát hung, cát hung sinh đại nghiệp” thì phải hiểu sao đây ?

Tương truyền đây là câu nói của Khổng tử…. Nhưng cái quan trọng ở đây là con số 8 (8 quẻ). Khi ta chia toàn cục mà từ Hán gọi là Thái cực làm 3 cục và kết hợp theo một lý luận logic như trước ta được 8 quẻ. Mà đời sau chia làm 2, rồi làm 4, làm 8 lại cũng được 8 quẻ. Vậy ta thử xem cách tìm 8 quẻ theo lối phân đôi này làm sao?

Trước hết dựa vào mô hình khí thái cực của cả vũ trụ họ phân ra làm 2 Nghi: Âm và Dương như hình vẽ.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

8

Page 9: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Mỗi Nghi lại được chia làm 2 phần Âm và Dương tiếp theo. Bốn phần nhỏ (Tượng) này họ diễn tả bằng cách lấy nét cũ thêm một nét Dương hay một nét Âm ở trên là:

, , , . Phần gọi là Thiếu Âm, phần gọi là Thiếu Dương. Ta có mô hình là:

Rồi mỗi phần tư trên lại cũng chia làm 2 tức ta được 8 phần. Một phần 8 lại lấy 4 kí hiệu trên thêm một nét Dương hay một nét Âm lên nữa ta sẽ được 8 quẻ là:

Với mô hình là:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

9

Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn

Page 10: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Khi thêm một nét vào cho mỗi lần phân đôi họ đều làm như nhau mỗi bên, bên này Dương trước thì bên kia cũng Dương trước nên cuối cùng thứ tự 8 quẻ vẫn là Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn theo quỹ đạo chuyển hóa của cách thứ nhất ở trước. Cứ thế họ chia tiếp tục thành 16, rồi 32, rồi 64 như đã biết trong bảng viên đồ Bào Hy. Thật đơn giản và dễ dàng biết bao!

Qua cách thành lập 8 quẻ kiểu này ta có nhận xét lần lượt như sau:

*Khi chia lần thứ nhất họ dùng một vạch âm hoặc dương để chỉ mỗi Nghi.Vậy mỗi Nghi bên là một khí.Khi chia lần thứ 2 họ thêm một vạch âm hoặc dương lên trên vạch cũ. Vậy vạch cũ chỉ cho khí gốc, vạch thứ 2 chỉ cho khí mới sanh vì theo họ hiểu là Âm sanh Dương và Dương sanh Âm , nên trong 4 phần sẽ có 2 phần dương: Một là phần Dương cũ; một là phần Dương mới được sanh từ Âm và hai phần Âm: một là phần Âm cũ ; một là phần Âm mới được sanh từ Dương. Cái mà họ gọi là Thiếu Dương với kí hiệu thật ra cũng chỉ là ¼ (của thái cực) mang khí dương mà thôi.Thiếu Âm cũng thế là ¼ mang khí âm với ký hiệu . Như vậy khi chia lần thứ 3 thành 8 phần mỗi phần thêm một vạch ở trên nữa thì ta vẫn được 4 phần Dương và 4 phần Âm về khí chứ chẳng có gì mới cả. Thế thì 8 quẻ mà họ tạo ra bằng cách này thực chất chỉ là 4 phần nhỏ mang khí Dương như nhau và 4 phần nhỏ mang khí Âm như nhau.

* Còn nếu bảo Thiếu Âm là loại khí thứ ba và Thiếu Dương là loại khí thứ tư nên lần chia sau mới tạo ra 4 quẻ mới. Vậy thì Thái Âm và Thái Dương cũng là khác với Khí Âm và Khí Dương nên mới sanh ra 4 quẻ nữa, mà theo họ thì Âm sanh Dương và Dương sanh Âm kia mà! Lại giống như Thiếu Âm ở trên (thắc mắc 2) bây giờ tới lượt Thái Âm cũng chẳng phải là Khí Âm nữa rồi!

Và Thiếu Dương, Thái Dương cũng thế!

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

10

Page 11: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Hai Khí Âm Dương biến mất cả rồi thì lấy gì làm ra kinh Dịch!

* Tuy nhiên, cũng có thể lí luận rằng: Chính những phần Âm hay phần Dương nhỏ của khí Thái Cực vũ trụ phân đôi này

( 2 4 8 16 32 64 128….) kết hợp lại với nhau ở những mức độ nào đấy đã tạo nên muôn vật. Điều này thì có vẻ đúng nhưng từ:

là quẻ 1 nét mà suy ra theo cách phân đôi trên rằng:

là quẻ 2 nét.

là quẻ 3 nét.

là quẻ 4 nét.

là quẻ 5 nét.

là quẻ 6 nét.

Thì hoàn toàn không diễn tả đúng thực chất về KHÍ của muôn vật.

* Có một số học giã sau này thì sáng suốt hơn. Họ từ bỏ quan điểm: Âm sanh Dương và Dương sanh Âm mà cho rằng khí Âm chuyển sang bên Dương và khí Dương chuyển sang bên Âm. Nhưng sự chuyển hóa này thì luôn luôn hoàn chỉnh nghĩa là: Âm sẽ chuyển sang Dương

một nửa ( ) lượng khí của nó và Dương thì cũng vậy, nên khi Lưỡng

Nghi sanh Tứ Tượng thì ta cũng có hai phần khí Dương giống nhau và hai phần khí Âm giống nhau. Rồi Tứ Tượng sanh Bát Quái thì ta cũng có bốn phần khí Dương giống nhau và bốn phần khí Âm giống nhau mà thôi. Mà rõ ràng ở tám quẻ thì không phải là như thế: Hai quẻ thì thuần Âm thuần Dương; còn sáu quẻ còn lại thì có Âm có Dương đủ cả, nên

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

11

Page 12: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

cách giải thích này tuy có tiến bộ nhưng vẫn chưa đúng với phương thức hình thành tám quẻ của tự nhiên.

Tóm lại là: cách “Phân đôi”, cách “Chia ra làm hai” trên không thể nào giải quyết được sự hình thành nên tám quẻ cả!!! Dù sự phân chia làm hai liên tiếp này là do: “Sanh ra” hay do “Chuyển bên một nửa” mà có vậy.

(Xem tiếp chương II)

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

12

Page 13: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

CHƯƠNG II

TÁM QUẺ TIÊN THIÊN

Một vật thể, một cặp vật thể, một tổ hợp vật thể là những vật chất cụ thể nên mặc dù được cấu tạo nên từ KHÍ bản thể, thì chúng cũng có những quy luật tương giao riêng của chúng tùy thuộc vào các thành phần vật chất của chúng (như đã nói ở trước), nên ở đây câu hỏi đặt ra tiếp theo là.

Đối với một Thái cực thuần khí thì rõ ràng có thể chia làm hai phần khí là Âm và Dương - rồi hai phần khí này chuyển hóa cho nhau cho ta bốn phần là Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm, Thiếu Dương, rồi lại tiếp tục chuyển hóa thế nào mà Thái cực đó cho ta 8 quẻ đơn được? Chứ cứ nói rằng: Căn cứ vào bản thể khí của toàn vũ trụ theo suy luận như trước cho ta 8 quẻ thì ta có quyền suy ra một Thái cực thuần khí nào đó cũng cho ta 8 quẻ tương tự là đã chối bỏ sự chuyển hóa của hai khí Âm Dương rồi vậy?

Hay hỏi khác hơn là: Mối quan hệ giữa sự chuyển hóa với 8 quẻ là thế nào?

* Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần đi vào một quy luật đặc biệt sau đây: Quy luật DẪN MỘT CỰC BA.

Khi một Thái cực thuần khí bắt đầu chuyển hóa thì nó cũng đồng thời chuyển động quanh tự thân vì hai khí Âm Dương chuyển sang bên kia. Chuyển động tự quay này có vận tốc tăng dần với gia tốc dương càng lúc càng lớn vì lượng hai khí Thiếu Âm và Thiếu Dương đang lớn nhanh cũng với gia tốc dương càng lúc càng lớn. Nhưng cũng chính sự tự quay này lại hạn chế sự chuyển hóa nên đến một giới hạn nào đó thì vận tốc của nó phải đều đồng thời với lượng khí chuyển bên cũng đều theo chứ không lớn nhanh lên nữa. Trong thời gian hai khí chuyển sang bên kia để hình thành Thiếu Âm và Thiếu Dương thì theo quy luật Âm Dương hút nhau: Bên khí Dương thì hút Thiếu Âm, Bên khí Âm thì hút Thiếu Dương nên đến thời điểm tới hạn khi lực hút đã đạt đến cực điểm thì hai khí Âm Dương đủ lớn mạnh để đứng riêng ra thành một thành phần của mỗi bên trong Thái cực cho ra bên Âm là quẻ

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

13

Page 14: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Tốn, bên Dương là quẻ Chấn. Ta có thể xác quyết là 2 quẻ này hình thành đầu tiên vì ta thấy trong quẻ Tốn có đến 2 hào Dương trong 4 quẻ bên Âm, còn quẻ Chấn thì có 2 hào Âm trong 4 quẻ bên Dương. Tăng tốc thì phải tốn nhiều nhiên liệu là thế! Không rõ bằng phương pháp nào người xưa đã tính toán được thời gian hình thành 2 quẻ trên lại đúng với thời gian mà Thái cực tự quay quanh mình được một vòng. Chắc chắn phải có các công thức về mối liên hệ giữa các lượng khí chuyển bên và vòng quay mà chúng ta chưa biết. Trong vòng quay thứ

nhất này lượng khí chuyển bên là tức là 2 hào trong 4 quẻ 12 hào ở

mỗi bên.

Tiếp đến vòng quay thứ hai thì lượng khí chuyển qua cho mỗi

bên là vì hai lí do: Một là khí chính mỗi bên phải hút vào để cân

bằng với 2 hào của khí chuyển qua ở vòng 1; Hai là lúc này vận tốc tự quay của Thái cực là đều. Lực hút vào để cân bằng với 2 hào khí mới chuyển qua ở 2 quẻ Tốn và Chấn rất mạnh so với vòng một (do vận tốc

quay đều chứ không nhanh lên nữa) nên đã đẩy “dư” ở mỗi quẻ ra

ngoài (quẻ Tốn là Hào Dương và quẻ Chấn là Hào Âm) tạo nên 2 quẻ Khảm và Ly ở hai bên (hoặc ta có thể nói cách khác là: Do dòng khí chuyển bên là liên tục nên ở mỗi bên thì khí chính không thể bức ra hết

khí chuyển qua ở vòng 1 được (nếu tính cả vòng 2 là ) chúng chỉ

có thể chiếm được để thành lập 2 quẻ Khảm và Ly mà thôi). Còn

Hào “dư” tức hào “còn lại” thì kết hợp chặt chẽ với khí mới chuyển

qua vì dòng khí là liên tục nên tạo ra 2 quẻ Tốn và Chấn mới.

Như vậy là trong vòng 2 này ta được 2 quẻ Tốn và Chấn mới, còn 2 quẻ Tốn và Chấn cũ thì chuyển thành Khảm và Ly.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

14

Page 15: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Qua đến vòng thứ ba thì lượng khí chuyển qua mỗi bên cũng

vẫn là vì vận tốc quay đã đều, ta lại được 2 quẻ Tốn và Chấn mới

nữa. Còn 2 quẻ Tốn và Chấn vòng thứ hai thì chuyển thành 2 quẻ Khảm và Ly thứ hai. Riêng 2 quẻ Khảm và Ly thứ nhất thuộc vòng quay thứ hai thì khí chính không loại bỏ khí chuyển hóa nữa vì phải có khí đối ngược để hút và hơn nữa là lúc này mỗi bên đã chuyển sang bên kia hết

lượng khí của mình. Nhưng ở mỗi bên thì lại có sự sắp xếp mới để

phù hợp với khí của chính mình: Bên Âm thì khí Âm chiếm cục trung tâm và cục âm nên quẻ Khảm chuyển thành quẻ Cấn, Bên Dương thì khí Dương chiếm cục trung tâm và cục dương nên quẻ Ly chuyển thành quẻ Đoài.

Thế là sau 3 vòng quay ta có được 6 quẻ với 3 quẻ mỗi bên

chiếm lượng khí của nó nên mỗi bên còn lại lượng khí chính, đó

chính là 2 quẻ Khôn và Càn vậy.

Đến đây có thể có ý kiến cho rằng: Biết đâu ở vòng 1 Thái cực tạo ra 2 quẻ Tốn, Chấn yên vị, rồi vòng 2 lại tạo ra 2 quẻ Khảm, Ly yên vị. Rồi vòng 3 lại tạo tiếp 2 quẻ Cấn, Đoài yên vị thì sao? Ai đảm bảo, chứng minh cho suy luận ở trước là đúng?

- Ta đã biết một khí động thì muôn khí động, mà khí thì không bao giờ là tĩnh chỉ, nên khi 2 khí chuyển bên thì không thể nào các quẻ cố định được cả. Dẫu thế nào đi nữa thì quy luật trên vẫn cho ta kết luận là: “Sự chuyển hóa khí của một Thái cực tạo ra 8 quẻ bên trong nó ở 3 vòng quay đầu tiên”.

Tóm lại, quan điểm của người Việt xưa có thể phát biểu như sau: Khí Thái cực chứa 2 Nghi, chuyển hóa qua lại tạo nên 4 Tượng rồi cuối cùng chuyển sang hình thành 8 quẻ đơn Diệt. Cách nói này của các bậc trí giả được truyền miệng trong muôn dân từ Bách Việt đến Tam miêu, nên khi cộng đồng các dân tộc trên bị người Tây Bắc Trung Hoa thôn tính thì họ tiếp thu lại. Nhưng tiếp thu được lời nói mà chẳng hiểu nội dung, họ thấy Thái cực là 1, rồi Nghi là 2, rồi Tượng là 4 và Quẻ là

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

15

Page 16: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

8. Hơn nữa từ “Sang” của người Lạc Việt thì các dân tộc khác đọc không rõ ràng nên họ đã chuyển thành “Sanh”.Bởi thế nên ông Khổng Tử khi lên kinh đô nhà Chu học hành về đã viết lại là: “Dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng nghi…”. Vì ông ta vốn là một con người cẩn thận! Câu nói này cũng có thể đúng nếu hiểu “Sanh” là “Chuyển sang” như là: “Dịch là Thái cực, chuyển sang Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi chuyển sang Tứ Tượng. Tứ Tượng chuyển sang Bát Quái”. Nhưng khổ nỗi là người đời sau đã hiểu từ “Sanh” là “chia ra” theo dạng: 1 chia ra 2, rồi 2 chia ra 4, rồi 4 chia ra 8, muôn đời nay vẫn là như thế, không biết gì về quy luật chuyển hóa Âm Dương “Dẫn 1 cực 3” cả. Đã thế đàng sau còn thêm cái đuôi “Bát Quái định cát hung, Cát hung sinh đại nghiệp” theo quan điểm Kinh Diệt là để bói toán của họ!

Trở lại với 8 quẻ sau 3 vòng quay đầu tiên thì: - Bên Âm là 4 quẻ Tốn, Khảm, Cấn, Khôn với 3 quẻ Khảm, Cấn, Khôn thuộc phần Thái Âm còn Thiếu Dương là quẻ Tốn. - Bên Dương là 4 quẻ Chấn, Ly, Đoài, Càn với Thiếu Âm là quẻ Chấn và 3 quẻ thuộc phần Thái Dương là Ly, Đoài, Càn. Tám quẻ này hút nhau từng cặp một qua Tâm Thái cực là:

Khôn Càn, Tốn Chấn, Khảm Ly, Cấn Đoài

nên chúng tạm thời ổn định không thay đổi dạng nữa, trong đó Tốn và Chấn được coi là 2 quẻ Thiếu Dương và Thiếu Âm nên khi diễn tả mầm mống 8 quẻ tiềm ẩn để giảng dạy cho dân chúng, người xưa đã đổi chỗ 2 quẻ này tạo nên một mô hình “Bát quái dân gian” trong dân tộc Lạc Việt mà chúng ta thường thấy treo trước cửa nhà hoặc trên cây Đòn Dông nhà người Việt hiện nay.

Có người đã gọi cách sắp xếp này là “Bát quái Trung Thiên” là không đúng, mà phải gọi là Bát Quái “Tiền tiên thiên” thì mới tạm đúng được.

Vấn đề đặt ra tiếp theo là sau 3 vòng quay đầu tiên, thì ở các vòng quay sau (vì theo quán tính) 8 quẻ tiên thiên sẽ thế nào hay vẫn giữ y nguyên trạng và chỉ chuyển động tròn mà thôi?

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

16

Page 17: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

- Như trên đã nói 8 quẻ đã ổn định nên chúng chỉ chuyển động chứ không thay đổi dạng cấu tạo. Theo người xưa thì cứ mỗi 3 vòng quay sau đó, 8 quẻ sẽ thay đổi vị trí 1 lần.

Do quá trình hình thành 8 quẻ là: Tốn Khảm Cấn Khôn bên âm và Chấn Ly Đoài Càn bên dương, nên ta suy ra là sau 3 vòng quay tiếp theo sự chuyển đổi vị trí sẽ là: Càn tới Tốn, Tốn tới Khảm, Khảm tới Cấn, Cấn tới Khôn, Khôn tới Chấn, Chấn tới Ly, Ly tới Đoài, Đoài tới Càn và cứ thế tiếp tục ở những 3 vòng quay sau.

Cứ như thế sau từng 3 vòng quay, 8 quẻ lại chuyển đổi vị trí một lần cho đến một thời gian nào đó và do một tác động nào đó làm cho

lượng khí chuyển bên vượt quá con số hoàn chỉnh nên 8 quẻ của

Thái cực không thể liên kết với nhau được và chúng phải tách rời ra thành các phần riêng lẻ, để rồi kết hợp với các phần tách rời của những Thái cực khác trong vũ trụ. Sự kết hợp này diễn ra như sau:

- Nếu 1 quẻ kết hợp với 1 quẻ lần lượt thì ta sẽ có 64 quẻ 6 hào tức là 82 = 64.

- Nếu 1 quẻ kết hợp với 2 quẻ lần lượt thì ta sẽ có 512 quẻ 9 hào tức là 83 = 512.

- Nếu 1 quẻ kết hợp với 3 quẻ lần lượt thì ta sẽ có 4096 quẻ 12 hào tức là 84 = 4096.

- Nếu 1 quẻ kết hợp với 4 quẻ lần lượt thì ta sẽ có 32768 quẻ 15 hào tức là 85 = 32768.

…......................

- Nếu 1 quẻ kết hợp với 7 quẻ lần lượt thì ta sẽ có 16.777.216 quẻ 24 hào tức là 88 = 16.777.216.

……………………

Đây chính là nguyên tắc thành lập các loại quẻ kép, quẻ ba, quẻ bốn, … quẻ tám… của người xưa. Nguyên tắc này trả lời cho ta thắc mắc ở trước: Tại sao ở 64 quẻ kép người xưa lại chia 1 vật thể, 1 cặp

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

17

Page 18: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

vật thể hay 1 tổ hợp vật thể thành 6 cục. Điều này có nghĩa là ta chỉ có thể chia chúng thành 3 cục, 6 cục, 9 cục...vv mà thôi. Khi ta chia làm 6 cục chẳng hạn thì vật thể đó sẽ được chia ra làm 64 phần về khí cấu tạo theo thứ tự như trong bảng viên đồ Phục hy đã biết.

Nhưng vấn đề cần lưu ý là: Đây chỉ là nguyên tắc thành lập các quẻ kép vì trong thực tế các quẻ đơn của các Thái cực không phải luôn bằng nhau về lượng khí (các Thái cực to nhỏ khác nhau). Thực tế hình thành muôn vật thể phức tạp hơn nhiều…

Tiếp tục trở lại với Thái cực cùng 8 quẻ bên trong của nó thì:

Trong trường hợp một Thái cực đang tự quay mà không có một tác động bên ngoài nào vào nó cả thì sao? Như ta đã biết nó sẽ tự quay theo quán tính nhưng thực tế là: Thái cực tự quay không phải với vận tốc đều không thay đổi mà phải chậm dần dần đi vì lực hút của các cặp Âm Dương: Tốn Chấn, Khảm Ly, Cấn Đoài, Khôn Càn qua chung một tâm hay nói đúng hơn là qua chung một trục xuyên tâm chung cho 8 quẻ.Chính vì vận tốc tự quay chậm dần đều nên vị trí các quẻ sau mỗi 3 vòng quay lại thay đổi chỗ cho nhau như đã trình bày ở trên. Vận tốc tự quay này càng chậm thì lực hút càng mạnh làm cho Thái cực co nhỏ dần dần lại, cho đến khi nào vận tốc bằng Không thì sự dồn nén của khí đã đạt tới mức tuyệt đối làm cho nó phải tự nổ tung ra thành rất nhiều mảnh nhỏ (chứ không phải 8 mảnh) vì áp suất và nhiệt độ cực cao bên trong mang các tỉ lệ khí Âm Dương khác nhau… Trong không gian bao la vô cùng tận vốn đã tồn tại vô số các khối khí bản thể. Mỗi khối khí bản thể đều theo qui luật chung là:

1. Khí Âm Dương chuyển hóa sanh ra 8 quẻ ở 3 vòng quay đầu tiên.

2. Thái cực khí bản thể với 8 quẻ bên trong tự quay tiếp tục với vận tốc giảm dần dần đồng thời với thể tích cũng co nén nhỏ dần do sức hút của 4 cặp quẻ Âm Dương qua chung một tâm.

3. Sự co nén thể tích của Thái cực này đến một mức nào đó thì sẽ tạo nên ở tâm của nó các loại vật chất nào đấy mà ngày nay gọi là

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

18

Page 19: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Tiền vật chất. Vì theo người xưa vật chất là sự kết hợp tuyệt đối chặt chẽ của hai lượng khí Âm Dương mà có.

4 .Do tính chất của khí là động chứ không bao giờ tĩnh chỉ nên khi vận tốc tự quay bằng Không thì Thái cực khí bản thể đã co nén đến mức nhỏ nhất của nó và cũng là lúc nó nổ tung ra trong không gian bao la làm bắn ra các yếu tố tiền vật chất lẫn những khối khí Âm Dương lớn nhỏ ở nhiều mức độ khác nhau như vụ nổ Big Bang của vũ trụ chúng ta.

5. Những khối khí Âm Dương cân bằng lại tạo thành những thái cực thuần khí mới to nhỏ khác nhau và cũng tiếp tục quá trình hình thành các quẻ của chúng với một hình dạng mới nào đấy vì chúng vẫn đang chuyển động thẳng ra xa. Những khối khí nào bất cân bằng thì bức ra làm nhiều phần để tự tìm kiếm sự cân bằng nhỏ hơn bằng cách kết hợp với các khối bất cân bằng khác…vv

6. Riêng những khối khí Âm Dương cực nhỏ cũng là những Thái cực mang đủ hai khí Âm Dương nhưng ở mức độ nhỏ tuyệt đối. Do lực nổ tung cực mạnh làm chúng chuyển động thẳng với tốc độ lớn tuyệt đối nên trở thành ánh sáng (Theo logic thì người xưa phải nhận thức như vậy) trong không gian bao la để rồi tự kết hợp và kết hợp với các yếu tố tiền vật chất của các Thái cực nói trên mà hình thành nên vũ trụ vật chất hôm nay…

Qua trên đây ta thấy người Việt xưa tuy lí luận đơn giản nhưng cũng đã nhận thức đúng và rất sáng tỏ sự hình thành nên vũ trụ chúng ta. Thật là đáng khâm phục biết bao!!! Thiết nghĩ các nhà Thiên văn học đương đại cũng cần phải tham khảo để làm sáng tỏ hơn về lịch sử hình thành vũ trụ này !

Sau khi khí đã chuyển thành vật chất như những vật thể, những cặp vật thể hay những tổ hợp vật thể thì họ đã xem chúng là Tượng của một Thái cực lớn hay nhỏ nào đấy (gọi là Thái Cực Tượng) Còn những vật thể không cân bằng thì vật thể đó phải là Tượng của một quẻ nào đấy (gọi là Quái Tượng) trong Thái Cực Tượng của nó. Thái Cực Tượng và Quái Tượng thì không phải người xưa chỉ dùng cho vật chất, mà còn dùng cho cả mọi sự vật, mọi hiện tượng xã hội và nhân sinh nữa

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

19

Page 20: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

… Vì theo họ KHÍ là cái gốc tạo nên tất cả kể cả sự sống của muôn loài.

Các vật thể trong vũ trụ thì thường có hai dạng là: Dạng khối cầu và dạng hình tròn hay đĩa dẹt. Ở dạng khối cầu thì chắc chắn là một Thái cực tượng nên tâm vẫn là một điểm cố định ở trung tâm, nhưng ở dạng thứ hai thì ta lại có hiện tượng là cục Âm chuyển động tròn quanh cục Dương như hệ mặt trời chúng ta là một ví dụ:Mặt trời là cục dương, còn các hành tinh quay xung quanh nó là cục Âm . Trong trường hợp này thì: Ở mỗi một thời điểm T1. T2, Tn nào đấy ta mới có được tâm của Thái cực tượng là trung điểm của 2 cục Âm Dương như hình vẽ dưới đây:

Như vậy khi cả hệ quay tròn thì những điểm tâm của Thái cực tượng dạng này sẽ tạo thành quỹ tích là một đường tròn nằm ở khoảng giữa hai cục vật chất đang chuyển động.

Một điều quan trọng cần phải lưu ý nữa là:Theo cách trình bày của người xưa thì ở mỗi quẻ:- Hào hạ 1 : Chỉ cục trung tâm.- Hào trung 2 : Chỉ cục dương.- Hào thượng 3 : Chỉ cục âm. Mà qua cách hình thành 8 quẻ của tự nhiên được trình bày ở

trước, thì 4 quẻ bên Âm : Tốn, Khảm, Cấn, Khôn sẽ có hào 2 là cục Âm và hào 3 là cục Dương thì có mâu thuẫn không ?

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

20

Quỹ Đạo Tâm

____

__ __

Tâm

Page 21: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Đáp : Không có gì mâu thuẫn ở đây cả !Vì đứng trên cái nhìn từ Dương sang Âm cũng tức là theo chiều

thuận của hệ nhị phân thì hai cục Âm và Dương bị đổi ngược lại, nên 4 quẻ trên phải được viết như thế và theo thứ tự như thế là hoàn toàn chính xác.

Riêng cục trung tâm thì không có thay đổi gì cả .

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

21

Page 22: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

CHƯƠNG III

BẢNG LẠC THƯTHÁI CỰC TƯỢNG KHÔNG THỜI GIAN VỀ SỐ VÀ QUẺ

(Ta tạm dùng từ Lạc Thư theo nghĩa của người đời sau vì nghĩa gốc của nó là sách của xứ Lạc)

Người Việt xưa xem Không gian và Thời gian của thiên hà chúng ta là Thái cực tượng lớn nhất mà xem là một Thái cực tượng thì cũng có nghĩa là hợp nhất làm một . Thế nên về Số của Không - Thời gian cũng phải hợp nhất.

Không gian là Có và được chia làm 10 trường: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý nên số của Không gian là 10.

Thời gian là Không vì bản chất là không có, chỉ do sự sinh diệt của vạn vật mới có, nên số của Thời gian là không (0).

Số Trung tâm của 0 đến 10 là 5 được gọi là số hợp nhất của Không - Thời gian.

Các cặp số tiến từ 0 đến 5 và từ 10 xuống 5 là 1-9, 2-8, 3-7, 4-6 đối xứng nhau qua số 5 được coi là 2 phần Âm Dương về số của Thái cực tượng Không - Thời gian được viết theo quỹ đạo chuyển hóa là:

4 9 8

3 5 7

2 1 6

(Không viết cặp số 0 và 10 vì đã được hợp nhất trong số 5 trung bình cộng).

Như vậy bảng số trên được chia làm 2 phần Âm - Dương là:

4 9 8

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

22

Phần Âm Phần

Dươngg

Page 23: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

3 5 7

2 1 6

Hai phần Âm Dương thì phải có Thiếu Dương và Thiếu Âm thì mới đúng cho một Thái cực số nên người xưa đã lấy 2 số là 2 và 8 chuyển đổi vị trí để làm Thiếu Dương và Thiếu Âm.

Thế là ta có bảng số đại diện cho Không - Thời gian hợp nhất như sau:

4 9 2

3 5 7

8 1 6

- Hỏi: Tại sao lại lấy 2 số là 2 và 8 làm Thiếu Dương và Thiếu Âm mà không lấy các số khác?

- Đáp: Khi người xưa tìm ra các ma phương bậc 3x3 với các tâm 4, 5, 6, 7… theo phương pháp suy luận như trên, họ luôn luôn thấy 2 số kề 2 số khởi đầu đại diện cho 2 phần Âm Dương chuyển đổi cho nhau thì bảng số mới tạo thành 1 Thái cực số được nên gọi 2 số này là Thiếu Dương và Thiếu Âm. Trong bảng Tâm 5 ở trên thì số 2 là số kề của số 1 đại diện phần Âm về số, còn số 8 là số kề của số 9 đại diện phần Dương về số.

Các ma phương bậc 3 x 3 tâm khác cũng tương tự

Ví dụ 1: Ma phương Tâm 4 là:

3 8 7

2 4 6

1 0 5

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

23

Page 24: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Thì số 7 kề số 8 và số 1 kề số 0 là 2 số Thiếu Dương và Thiếu Âm, khi chuyển đổi vị trí cho nhau sẽ tạo ra 1 Thái cực số từ 0 đến 8 là:

3 8 1

2 4 6

7 0 5

(Mô hình Thái cực vẽ 2 chấm Thiếu Âm và Thiếu Dương ở 2 góc là do đây vậy).

Ví dụ 2: Ma phương tâm 6 là:

5 10 9

4 6 8

3 2 7

Thì số 9 kề số 10 và số 3 kề số 2 là 2 số Thiếu Dương và Thiếu Âm, khi chuyển đổi vị trí cho nhau sẽ tạo ra một Thái cực số từ 2 đến 10 là:

5 10 3

4 6 8

9 2 7

Cách thành lập trên đây vẫn đúng cho cả số Âm nên họ coi các ma phương bậc 3x3 là những Thái cực số với cách tìm ra bằng học thuyết Âm Dương - Thái cực của họ, còn các số đã nêu được gọi là Thiếu Dương và Thiếu Âm là hoàn toàn hợp lý. Hơn thế nữa cách tìm ma phương này còn cho phép họ vận dụng các bảng số vào thực tế vũ trụ và nhân sinh chính xác tuyệt hảo chứ không phải là một suy lý toán học vô bổ như chúng ta ngày nay.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

24

Page 25: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Sau khi có được bảng Thái cực Lạc Thư hợp nhất Thời gian và Không gian về Số, họ phải tìm cách hợp nhất thời gian và không gian vào 8 Quẻ vì Không - Thời gian đã là một Thái cực tượng thì phải có Lưỡng Nghi, có Tứ Tượng, có Bát Quái vậy. Nhưng điều khó khăn là bảng Thái cực số này thì chỉ có 9 số (Bảng Thái cực Tâm 5) nên:

- Về thời gian phải lấy 9 đơn vị mà phải thuộc về 8 quẻ.

- Về không gian 10 Trường cũng phải chia thành 9 và cũng phải thuộc về 8 quẻ.

Người xưa cho rằng Thời gian của Thiên Hà chúng ta được đo bằng sự chuyển động của Hệ mặt trời quay xung quanh Tâm Thiên Hà nên đã lấy chuyển động này để xét quẻ Thời gian: Hai quẻ Khảm và Ly là 2 quẻ đối xứng nhau hoàn chỉnh và đủ 2 phần Âm Dương nên:

- Quẻ Khảm là Thái Âm có một Thiếu Dương (2 hào Âm kèm 1 hào Dương) làm đại diện cho phần Âm của không gian là bên tâm của Thiên Hà

- Quẻ Ly là Thái Dương có một Thiếu Âm bên trong làm đại diện cho phần Dương của không gian là bên Hệ mặt trời.

Vì Thời gian luôn luôn đối xứng nhau hoàn chỉnh qua bất cứ thời điểm nào nên 6 quẻ còn lại được xếp đối xứng hoàn toàn qua trục Khảm Ly.

Đối xứng hoàn toàn có nghĩa là đối xứng về Hào cũng như về Chiều.

Ví dụ:

Quẻ Tốn ( ) là 1 Âm và 2 Dương tính từ dưới lên thì đối

xứng với quẻ Cấn ( ) là 1 dương và 2 âm tính từ trên xuống.

Tương tự quẻ Chấn đối xứng với quẻ Đoài, quẻ Khôn đối xứng với quẻ Càn.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

25

Page 26: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Hào

Âm

giả

m

Tốn Ly Cấn

Hào

dươ

ng tă

ng

Chấn Đoài

Khôn Khảm Càn

Cách sắp xếp trên là Hào Dương giảm thì hào Âm tăng hoặc hào Âm giảm thì hào Dương tăng tức là cũng đối xứng luôn. Nhưng ở đây còn một vấn đề nữa là: 2 quẻ Càn và Khôn phải được xếp ở đầu Khảm của trục Khảm Ly vì người xưa cho rằng 2 khí Thuần Dương và Thuần Âm của vũ trụ phát ra từ tâm Thiên Hà tạo ra 9 cặp sao khí sẽ được đề cập trong phần tính toán của Thuật số Lạc Thư ở sau.

Đọc thứ tự các quẻ của Thái Cực tượng thời gian theo quỹ đạo tương tác chuyển hóa 2 khí Âm Dương hình số (Theo chữ Giáp cốt số 5 được viết là tức là mô phỏng theo quỹ đạo chuyển hóa của khí Thái cực) và phải đọc từ Tâm ra Ngoài tức là từ quẻ Khảm ta sẽ có tên 8 quẻ Thời gian cũng như quỹ đạo Thời gian như sau:

Tốn 4 Ly 9 Cấn 8

Chấn 3 5 Đoài 7

Khôn 2 Khảm 1 Càn 6

Cách đọc này phải qua Tâm vì thời gian thì không thể đứt quãng được.

Đem 9 quẻ Thời gian vào bảng Thái cực Lạc Thư số (Trung cung ở Tâm tạm coi là 1 quẻ). Mỗi quẻ mang một số họ có bảng cửu cung thuận về quỹ đạo Thời gian như sau:

Tốn 4 Ly 9 Khôn 2

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

26

Page 27: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Chấn 3 5 Đoài 7

Cấn 8 Khảm 1 Càn 6

Bảng 1: Đọc Thuận

Có 1 cách đọc thứ 2 từ Ngoài vào Tâm và ngược chiều tức là từ quẻ Ly với số khởi đầu phần dương là 6 họ được bảng cửu cung nghịch là:

Tốn 2 Ly 6 Khôn 4

Chấn 3 1 Đoài 8

Cấn 7 Khảm 5 Càn 9

Bảng 2: Đọc Nghịch

Đến đây họ đã có 9 đơn vị Thời gian thuộc về 8 quẻ và 1 trung cung trong bảng Thái cực Lạc Thư hợp nhất Không – Thời gian nên được người đời sau gọi là Thời Gian Cửu Cung.

* Nhưng vì số và quẻ của bảng là hợp nhất của Không Thời gian nên số và quẻ cũng phải là của 10 trường không gian: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.(Từ Hán gọi là 10 CĂN hay 10 CAN)

Mười Trường trên được chia ra như sau:

- Phần Dương bên Hệ mặt trời gồm 4 trường.

Giáp: Trường không gian của quả đất.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

27

Page 28: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Ất: Trường không gian của mặt trời.(từ Việt gọi là Ác có nghĩa là mặt trời)

Bính: Trường không gian của mặt trăng.

Đinh: Trường không gian của các hành tinh quay xung quanh mặt trời.

- Phần Trung gian giữa Hệ mặt trời và Tâm Thiên Hà gồm 2 trường Mậu, Kỷ thuộc Dương và Âm mà tâm của trục này chính là hệ Bắc Cực (người Việt xưa xem 7 sao Bắc Đẩu quay quanh sao Bắc cực tạo thành một hệ làm tâm cho trục không gian Mậu-Kỷ).

- Phần Âm bên Tâm Thiên Hà : gồm 4 trường: Canh, Tân, Nhâm, Quý đối ứng lại với 4 trường bên Hệ mặt trời.

Vì 2 trường trung gian Mậu Kỷ làm trục đối xứng cho 8 trường của 2 phần Âm Dương nên được đặt vào 2 cung 8 Cấn và 2 Khôn của bảng Lạc Thư. Hai cung này là Thiếu Dương và Thiếu Âm của Thái cực Lạc Thư. Về thời gian đã lấy 2 cung 1 Khảm và 9 Ly làm trục đối xứng, nên về không gian phải lấy 2 cung này để quỹ đạo chuyển hóa của Thái cực tượng Không Thời gian mới là số được. Họ chọn 2 cung này là hoàn toàn hợp với bảng Thái cực số của Không Thời gian.

Trường Mậu thuộc Dương nên đặt ở phần Âm là Cung 8, Trường Kỷ thuộc Âm nên đặt ở phần Dương là cung 2. Số 5 ở Trung cung giữa trục 8 và 2 sẽ là số hợp nhất của 2 Trường Mậu - Kỷ. Khi hợp chúng sẽ là 5, khi phân ra chúng sẽ là 8 và 2 (điều này được vận dụng nhiều sau này. Đây cũng là lí do để họ chia không gian lại có 2 Trường Trung gian Mậu và Kỷ).

Còn lại 4 Trường Giáp Ất Bính Đinh thuộc phần Dương bên Hệ mặt trời và 4 Trường Canh, Tân, Nhâm, Quý thuộc phần Âm bên Tâm Thiên Hà họ phải đưa vào 6 quẻ 2 bên là Chấn, Tốn, Ly và Đoài, Càn, Khảm.

Tốn 4 Ly 9 (Kỷ 2)

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

28

Page 29: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Chấn 3 5 Đoài 7

(Mậu 8) Khảm 1 Càn 6

- Trong 4 Trường Giáp Ất Bính Đinh (thuộc Dương nên đặt bên Âm) thì 2 trường Giáp Ất lại cũng thuộc Dương nên chiếm 2 số bên Âm là 3 và 4 tức là 2 quẻ Chấn và Tốn, còn 2 Trường Bính và Đinh thuộc Âm nên chiếm số bên dương là 9 tức là quẻ Ly.

- Trong 4 Trường Canh, Tân, Nhâm, Quý (thuộc Âm nên đặt bên Dương) thì 2 Trường Canh Tân lại thuộc Âm nên chiếm 2 số bên dương là 7 và 6 tức là 2 quẻ Đoài và Càn, còn 2 Trường Nhâm, Quý thuộc Dương nên chiếm số bên Âm là 1 tức là quẻ Khảm.

Vậy là cuối cùng về không gian 10 trường cũng chia được làm 9 và cũng thuộc về 8 quẻ Không - Thời gian hợp nhất của Bảng Lạc Thư (Thái cực tượng của Không - Thời gian) là:

Tốn 4 Ly 9 Khôn 2

(Ất) (Bính + Đinh) (Kỷ)

Chấn 35

Đoài 7

(Giáp) (Canh)

Cấn 8 Khảm 1 Càn 6

(Mậu) (Nhâm + Quý) (Tân)

Tám quẻ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài của 10 trường không gian đọc theo vòng tròn chuyển động của hệ Bắc Cực thì được người đời sau gọi là HẬU THIÊN BÁT QUÁI vì thứ tự đã thay đổi khác với 8 quẻ ban đầu gọi là Tiên Thiên Bát Quái.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

29

Page 30: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Ta đã biết chữ Giáp Cốt (hậu thân của chữ Khao Đẩu) đã viết số 5 là . Tại sao lại viết như thế?

Rõ ràng vì nó là tâm của bảng Lạc Thư hợp nhất không thời gian với quỹ đạo chuyển hóa Âm Dương như sau:

Mô hình gồm 2 trục chính là:

- Trục thời gian Khảm - Ly

- Trục không gian Cấn – Khôn

Tám quẻ sắp xếp theo thứ tự trên chính là 8 quẻ của Không gian hợp nhất với Thời gian vậy.

Bảng Lạc Thư với mô hình Bát Quái này đã được người Lạc Việt vận dụng vào cơ chế cai trị, vào địa lý của đất nước cho đến cuối thời đại “tất cả” các vua Hùng nên có tên là Bát Quái Văn Lang hay Bát Quái Văn Vương tức là Bát Quái của vua nước Văn (Lang). Sau khi chiếm phần lớn Trung nguyên người Tây Bắc đã mạo tên tác giả là Văn Vương nhà Châu. Nhưng vì sau nhiều ngàn năm bị xóa sạch gốc gác nên tác quyền Kinh Diệt, Lạc Thư (với 8 quẻ Bát Quái Văn Vương) cũng như bảng Hà Đồ (ở sau) đã bị thay đổi cho mãi đến tận ngày nay! Theo họ thì Bảng Lạc Thư về số là do Vua Đại Vũ nhà Hạ tìm ra, còn 8 quẻ Hậu Thiên thì do Châu Văn Vương tìm ra. Mà như trên ta đã thấy Bảng Lạc Thư là bảng chỉ cả Số và Quẻ cùng một lúc của Không gian

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

30

Chuyển hóa qua tâm 5

Ly Khôn

Cấn Khảm

Tốn

Chấn

Đoài

Càn

Page 31: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

và Thời gian hợp nhất thành một Thái cực tượng: có Số thì có Quẻ, có Quẻ thì có Số, không thể phân ra làm 2 được. Do không giải thích được nó (mà mãi đến ngày nay vẫn chưa giải thích được!) họ đã gán cho Đại Vũ phần đầu, Châu Văn Vương phần cuối cách nhau tới hơn 1.000 năm, nên đấy chỉ là sự tuyên truyền sai lạc mà thôi.

Theo sự nghiên cứu hiện nay thì Thuật số Kỳ môn độn giáp có mặt thời Nhà Hạ mà Thuật số này thì phải dùng 8 quẻ Hậu Thiên. Vậy thời ấy cư dân Bách Việt (Bách Diệt) dùng loại quẻ gì khi Châu Văn Vương còn chưa samh ra đời!

Ta có thể nói chắc chắn rằng bảng Lạc Thư với Thời Gian Cửu Cung và Không gian Bát Quái Hậu Thiên của nó là của dân tộc Lạc Việt đã ra đời trước năm 2357 trước Công nguyên của thời Vua Nghiêu ở phương Bắc. Vì cổ sử Trung Hoa đã có ghi rằng: “Năm Mậu Thân đời Vua Nghiêu có sứ giả người Việt thường ở phương Nam mang đến kinh đô Bình Dương biếu cho Vua (Nghiêu) một con rùa thần rộng hơn 3 thước trên lưng có khắc chữ Khao Đẩu ghi việc từ khi mở trời đất cho đến mãi về sau. Vua (Nghiêu) sai người chép lại gọi là Lịch Rùa”. Mà lịch rùa của dân tộc Việt Thường (tức là dân Lạc Việt) thì phải dùng đến 8 quẻ Hậu Thiên của bảng Lạc Thư. Còn thuật số Lạc Thư thì hoàn toàn được sáng tạo trên cơ sở là bảng Lạc Thư nên nghĩa gốc của từ Lạc Thư là: sách của dân Lạc hay xứ Lạc thì mới đúng được.

Một điều nữa là dòng sông Lạc của dân tộc Lạc Việt không phải là dòng sông Tạc Thủy đổ vào sông Hoàng Hà ở phía Bắc, mà là ở tại vùng đất phía Nam nơi Lạc Long Quân cư ngụ, vì mãi tới đời Hạ Đại Vũ thì mới tiến đánh đến vùng đất này, còn bảng Lạc Thư thì đã có từ trước đó rất lâu. Gọi sông Tạc Thuỷ thành sông Lạc là cũng nhằm mục đích hợp lý hoá cho sự tuyên truyền ở trên vậy.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

31

Page 32: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

PHỤ LUẬN THÊM

Như vậy con số 5 của Thái cực tượng Không - Thời gian của dân tộc Lạc Việt chẳng dính dáng gì với Lý thuyết Ngũ hành sau này cả. Nhưng điều ngẫu nhiên kỳ thú lại là cùng chung một con số 5.

Thế nên khi tiếp thu được Kinh Diệt, Bảng Lạc Thư, Hà Đồ cùng thuật số Lạc Thư, mặc dù biết rất rõ lý thuyết Ngũ Hành không thể là cơ sở để suy ra 8 quẻ hợp nhất Không - Thời gian cũng như số của chúng, mà chỉ có thể lồng ghép theo vì sự trùng hợp về số 5 mà thôi, họ đã nghiên cứu lâu dài lồng ghép được cả hai lý thuyết làm một trong tất cả các bộ môn, nhưng về bản chất là hoàn toàn sai khác. Vì thế đã dẫn tới sự kìm hãm các phát kiến khoa học từ học thuyết Âm Dương - Thái cực vì chỉ có học thuyết biện chứng này mới là khoa học chân chính, còn lý thuyết Ngũ Hành (đã bao ngàn năm chẳng dẫn đến một phát kiến khoa học nào cả) thì bản chất của nó là như sau:

Có một vật, một cái gì đó thì phải có cái sinh vật đó, có cái khắc vật đó. Rồi vật đó cũng phải sinh một cái mới và cũng sẽ khắc một cái mới khác chứ không đi vào nội dung biện chứng của quá trình sinh hay khắc đó (sinh # trợ giúp và khắc # phá hoại).

Với bản chất như vậy mà khi thấy con số 5 của không thời gian hợp nhất trùng hợp, họ lại chia ngay vật chất làm 5 loại, thời gian làm 5 thời, nhân sự làm 5 vân vân… đem lồng ghép vào thì tuy vẫn ăn khớp nhưng tai hại cho nhận thức của nhân loại về sau là vô cùng. Thí dụ như con người có 5 tạng hay 5 ngón tay - chân không phải do 5 hành mà do sự tiến hóa Âm Dương của không thời gian tạo nên. Hay như lý thuyết Phật giáo con người tiến hóa từ vật chất đến tinh thần là Ngũ uẩn thì cũng là sự tiến hóa theo không thời gian hợp nhất mà thành. May mắn thay cho đạo Phật chưa bị lý thuyết ngũ hành nhào nặn hành hạ!

Đã thế lại ra sức tuyên truyền tất cả là của họ đến nỗi Khổng Tử sau này cũng phải lầm lẫn nên cuối đời đã phải than là: “Thêm cho ta mấy năm nữa để học Dịch thì sẽ không mắc sai lầm lớn”. Mặc khác họ cương quyết xóa sạch nguồn gốc kinh Diệt ,Lạc Thư, Hà Đồ với Thuật

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

32

Page 33: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

số Lạc Thư, vì nó là một lợi khí để tính thiên thời trong chiến tranh ngày xưa và mọi di tích văn hóa Lạc Việt… Thời Bắc thuộc họ gọi phần đất dân tộc Lạc Việt tràn xuống sinh sống là Giao Châu (Châu của người Dao) vì vào thời kỳ này họ coi như đã tiêu diệt xong dân tộc Việt rồi vậy!

Thơ về Lạc Thư

Long Ly Quy Khảm

Lạc Chấn Lân Đoài

Tốn Khôn Càn Cấn

Tám Tượng Muôn Đời

Làm Nhà Bát Quái

Không Thời Lạc Thư

Giữa Nhà Bố Cái An Cư

Tổ Tiên Lạc Việt Bọc Hy Cho Người

Việt Nam Con Cháu Giống Nòi

Đời Đời Lưu Dấu Sách Trời Lạc Thư

Thiện Nhơn

Ghi chú: Theo vòng tròn Bát Quái Hậu Thiên,người Lạc Việt đã dùng 4 biểu tượng cho 4 hướng chính là:

- Con Long (là hình ảnh của đường xích đạo) chỉ cho phương Nam nóng ấm tạo nên mưa nắng.

- Con Lân chỉ cho phương Tây âm u, bóng tối.- Con Quy chỉ cho phương Bắc lạnh lẽo, khô khan.- Con Chim Lạc (mà sau này người đời sau đổi thành con

phụng) chỉ cho phương Đông sáng sủa, ánh sáng.- Còn ở Trung cung thì họ dùng hình ảnh Mặt trời 5 nhánh để

chỉ cho vua chúa ngự trị (Về sau này khi chuyển về phương Nam thì họ mới dùng Mặt trời 14 nhánh vì vòng 3 bảng Lạc Thư là 5 + 9 = 14).

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

33

Page 34: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

CHƯƠNG IV

VẬN DỤNG BẢNG LẠC THƯ CỬU CUNGVÀO KHÔNG - THỜI GIAN CỦA QUẢ ĐẤT

Tâm không gian của bảng Lạc thư là Hệ Bắc cực với bảy sao Bắc đẩu quay quanh sao Bắc cực mỗi vòng là một năm của quả đất thì lại luôn tương ứng nhất với vùng Trung nguyên nước Trung hoa : Khi cán sao Bắc đẩu ở điểm thấp nhất thì ở đây là Tiết Đông chí , khi nằm ngang bên này là Tiết Xuân phân, khi cao nhất là Tiết Hạ chí , khi nằm ngang bên kia là Tiết Thu phân nên người xưa cho rằng: Vùng này là nơi đại diện chuẩn nhất của quả đất cho bảng Lạc thư .Còn nơi đây phía Bắc thì lạnh lẽo, phía Nam thì nóng nực nên họ đã đặt 2 quẻ Khảm-Ly vào đấy. Thế là 6 quẻ còn lại cũng được định vị như sau:

(Nam)Tốn Ly Khôn

(Đông) Chấn 5 Đoài (Tây)Cấn Khảm Càn

(Bắc)

Về không gian thì như thế, còn về thời gian thì:Không - Thời gian là hợp nhất trong bảng Thái cực Lạc thư tâm

5 ( ) nên đơn vị Thời gian là CHI cũng phải hợp nhất với đơn vị Không gian là CAN (đọc trại từ từ CĂN là gốc mà ra).

Can thì thuộc có, thuộc Dương được chia làm 10.

Chi thì thuộc không, thuộc Âm được chia làm 12.

Về Thời gian thì bản chất là Đồng nhất, những căn cứ vào số 10 của Không gian gấp đôi số tâm 5 của bảng Lạc Thư mà 6 là số âm của số 5 dương nên được chia làm 12 quãng: Tý, Sửu, Dần… Không gian Can có 10, Thời gian Chi có 12 nên phải là 60 thì Can và Chi mới hợp nhất trọn vẹn được. Nhưng 60 thì chưa tròn số 9 của Thái cực Không - Thời gian, mà phải là 180 thì mới trọn được. Không Thời gian lớn nhất của quả đất theo hệ Can Chi là năm thì phải 180 năm - nhỏ nhất là giờ

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

34

Page 35: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

thì phải là 180 giờ. Vì thế tính toán về năng lượng (gọi là sao khí) tác dụng vào quả đất theo Năm thì con số 180 năm là căn bản, theo Giờ thì 180 giờ là căn bản. - 180 giờ là 15 ngày, mà ngày thì cũng tính theo hệ Can - Chi nên một năm 365 ngày vừa không tròn số 180 Can - Chi ngày, vừa không tròn số Can - Chi giờ nếu đổi 365 ngày ra giờ (4380 giờ). Con số tính toán cho Không - Thời gian hợp nhất là 360 ngày tức là 4320 giờ là con số gần nhất với con số 365 ngày thực tế được chọn là Thời gian lý thuyết cho 1 năm.

Đem 360 ngày hợp nhất với 8 quẻ Không gian thì mỗi quẻ là 45 ngày. Mỗi quẻ có 3 hào thì mỗi hào là 15 ngày (hợp nhất 15 ngày với 1 hào).

Để tiến tới 1 Can giờ hợp nhất với 1 Chi giờ như đã nói trên là con số 60 Can - Chi giờ, người ta chia 15 ngày tức 180 giờ thành 3 Nguyên (hay 3 Hầu).

Mỗi nguyên là 60 giờ hay 5 ngày.

Trong 60 giờ thì 10 Can chỉ hợp nhất với 10 Chi còn dư 2 Chi nên lại phải hợp nhất tiếp tục và đủ 6 lần thì 10 Can mới hợp nhất trọn vẹn với 12 Chi. Cứ mỗi lần 10 Chi giờ hợp nhất với 10 Can giờ thì gọi là 1 NGHI tức là Thời gian Thích Nghi vào Không gian. Mười Can Chi giờ thì không có tên gọi riêng nên người xưa mượn tên Can để gọi như sau:

1. 10 Can Chi giờ từ Giáp Tý đến Quý Dậu là nghi Mậu.

2. 10 Can Chi giờ từ Giáp Tuất đến Qúy Mùi là nghi Kỷ.

3. 10 Can Chi giờ từ Giáp Thân đến Qúy Tỵ là nghi Canh.

4. 10 Can Chi giờ từ Giáp Ngọ đến Qúy Mão là nghi Tân.

5. 10 Can Chi giờ từ Giáp Thìn đến Qúy Sửu là nghi Nhâm.

6. 10 Can Chi giờ từ Giáp Dần đến Qúy Hợi là nghi Quý.

- Tại sao lại mượn như thế mà không mượn các từ A, B, C… nào khác ? Điều này có lý do của nó sẽ được trình bày ở phần bảng 6 Nghi - 3 Kỳ tiếp theo.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

35

Page 36: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

15 ngày hợp nhất với một hào của quẻ thì được gọi là 1 Tiết Kỳ Môn (chúng ta tạm mượn từ Hán vì chẳng rõ ngày xưa gọi là gì) nên 1 năm 360 ngày có 24 tiết kỳ môn.

- Còn 5 ngày ¼ của năm thực tế dư ra thì sao?

Cách giải quyết của người xưa là cứ 3 năm số dư 15 ngày tạo ra 1 tiết nhuận. Nhưng ¼ ngày (5 giờ 48’46’’) còn lại sau 4 năm sẽ dư 1 ngày, sau 8 năm sẽ dư 2 ngày… nên phải có trường hợp 2 năm rưỡi đã cho ta một tiết nhuận.

- Vì mốc thời gian quả đất khởi đầu từ tiết Đông Chí nên tiết nhuận sau 3 năm phải đặt trước tiết Đông Chí tức là Tiết Đại Tuyết để tiết Đông Chí nối tiếp sẽ vẫn là khởi đầu, còn 2 năm rưỡi đã nhuận thì phải đặt tiết nhuận là Mang Chủng để tiết Hạ Chí nối tiếp. (Bấy giờ thì tiết Hạ Chí) lại là tiết khởi đầu và cứ thế tiếp tục mãi mãi cho tới ngày nay.

Đây chính là lịch Âm Dương của người Việt xưa, nó khác với Âm Lịch lấy 1 năm 354 ngày nên phải nhuận tới 1 tháng, và với Dương lịch lấy 365 ngày nên phải nhuận 1 ngày. Về Lịch thì như thế, nhưng tính toán về năng lượng vũ trụ (tức là SAO KHÍ) cho mỗi can chi năm hay mỗi can chi giờ thì thế nào?

Căn cứ vào bảng Lạc Thư Không - Thời gian hợp nhất thành 9 số 9 cung, người xưa đã chia các sao khí tác dụng vào quả đất thành 9 loại, mỗi cung 1 loại vậy là 1 tiết ở tại mỗi cung ta có 180 sao khí, nếu mỗi giờ là 1 sao khí: Giáp Tý 1 sao khí, Ất Sửu 1 sao khí…. Nhưng thực tế thì mỗi tiết khí khi thì trên 180 giờ, khi thì dưới 180 giờ nên mỗi sao khí của 1 Can - Chi Giờ lý thuyết vừa nói sẽ tác dụng vào quả đất có lúc dài hơn 1 giờ có lúc ngắn hơn 1 giờ (Đông Phương).

Ví dụ: Tiết Vũ Thủy năm Giáp Thân 2004 khởi đầu từ giờ Canh Thân ngày 29 tháng Giêng đến hết giờ Mậu Ngọ ngày 15 tháng 2 (ÂL) tức là chỉ kéo dài 179 giờ nên về sao khí 180 giờ Lý thuyết ở Tiết vũ Thủy, mỗi sao khí chỉ tác dụng1 thời gian là 119 phút 20 giây tại quả đất mà thôi (Thiếu 40 giây mới đủ 1 giờ Đông Phương).

Khi 1 tiết thực tế nhiều hơn 180 giờ thì ngược lại Thời gian 1 sao khí tác dụng sẽ lớn hơn 1 giờ Đông Phương.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

36

Page 37: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Qua ví dụ này ta chỉ tính 1 tiết thực tế bằng giờ Can Chi còn ngày nay ta đã tính được 1 tiết thực tế đến số phút giây thì sự tính toán sẽ phải chi tiết hơn nữa. Thêm vào đó giờ can chi từng vị trí trên quả đất lại còn thay đổi từng ngày, từng ngày, từng tháng trong năm. Tháng này giờ Tý lúc 0 giờ (đồng hồ) nhưng tháng sau giờ Tý lại có thể là 0 giờ 10 phút nên còn phải đối chiếu kỹ lưỡng sâu sắc hơn 1 lần nữa trong phán đoán về Thời gian cho 1 bảng số Lạc Thư sau này.

Còn 1 điều cần chú ý nữa là tên giờ: Giờ khởi đầu tiết Vũ thủy thực tế là Canh Thân, còn giờ khởi đầu tiết Vũ thủy lý thuyết là Giáp Tý, nên khi ta tính toán sao khí cho giờ Giáp Tý lý thuyết tức là ta tính cho giờ Canh Thân thực tế vậy. Tiếp tục giờ Ất Sửu lý thuyết là giờ Tân Dậu thực tế (16h40’VN) vv và cứ thế tiếp tục…

Phương pháp tính toán như trên trong thuật số Lạc Thư được gọi là phép Siêu Thời Tiếp Khí (vượt thời gian để tiếp sao khí) gồm 2 việc chính là:

1. Dùng giờ Lý thuyết của Tiết Lý thuyết để tính toán.

2. Đổi Thời gian từng giờ Lý thuyết (2 giờ đồng hồ) sang Thời gian thực tế trong từng Tiết (dài hay ngắn hơn hai giờ đồng hồ)

PHỤ CHÚ

Nguyên lý tạo nên Gìơ Can Chi Căn cứ vào Thời gian cửu cung và sự hợp nhất Không Thời gian

thì muốn tính toán được năng lượng bên ngoài vũ trụ thiên hà tác dụng vào quả đất trong thời gian 1 tiết kỳ môn, ta phải cần 1 con số nhỏ nhất là 180 [bội số của 9 và 60 ] nên người xưa đã phải chia 1 tiết kỳ môn thành 180 quãng tức là 1 ngày phải là 12 quãng can chi. Các con số lớn hơn như 360, 540 vv hay như con số 900 [tức là chia 1 ngày thành 60 giờ] thì cũng có thể tính toán được, nhưng là quá lớn nên sự tính toán sẽ rắc rối mà thôi.Hơn nữa dưới giờ can chi theo thuật số Lạc thư thì sẽ phải có 1 đơn vị nhỏ hơn là Khắc nữa [ sẽ được trình bày ở sau] nên giờ can chi chính thức được chọn làm đơn vị căn bản .Con số 12 giờ cho mỗi ngày lại hoàn toàn phù hợp với chu kỳ tuần hoàn của các chi nên

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

37

Page 38: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

lại dễ tính toán hơn cho các thuật số sau này. Tuy nhiên vì thời gian 1 năm thực tế lại không đúng 24 tiết kỳ môn nên lịch Aâm dương phải có các tiết nhuận như đã trình bày ở trước, và tính toán thì cũng phải siêu thời tiếp khí thì mới đúng được.Điều này là do lý thuyết Lạc thư thì quá tổng quát để áp dụng tính toán vào thời gian từng năm của quả đất mà ra.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

38

Page 39: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

CHƯƠNG VBẢNG SỐ LẠC THƯ KỂ GIỜ

Muốn thành lập 1 bảng số Lạc Thư cần phải thực hiện các bước sau:

1. Lập bảng 6 Nghi - 3 Kỳ.

2. Tìm Trực - Phù, Trực - Sử

3. An 3 Kỳ -Bát tướng và 3 vòng sao kỳ.

4. Tìm Cửa cùng 8 quẻ kép của Cửa.

* Phần cuối cùng là phán đoán bảng số: Tính toán vào Thời gian thực tế

MỤC 1BẢNG LỤC NGHI - TAM KỲ

SỐ SAO KHÍ CỦA KHÔNG - THỜI GIAN 10 GIỜ

Như đã biết ở phần trước cứ 10 chi giờ hợp nhất với 10 can giờ như Giáp Tý, Ất Sửu ...đến Quý Dậu được gọi là 1 Nghi. Can Chi hợp nhất trọn vẹn cho ta 6 Nghi: Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Tại sao lại không lấy các từ nào khác mà lại lấy tên 6 Can này để đặt tên NGHI.?

Theo bảng Lạc Thư Không - Thời gian thì:

- Thời gian khởi đầu từ quẻ KHẢM của trục Khảm - Ly.

- Không gian khởi đầu từ quẻ CẤN của Trục Cấn - Khôn. Khí bản thể của Thời gian và Không gian chuyển hóa qua Tâm 5 ( ) của 2 trục này.

Theo người xưa thì:

- Phần Âm là Tâm Thiên Hà.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

39

Page 40: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

- Còn Hệ Mặt trời là phần Dương thì quay xung quanh giống như cơ cấu 1 nguyên tử của khoa học ngày nay. Từ Tâm Thiên Hà liên tục “2 khí” chính là Âm Dương của hệ được phát ra, 60 giờ Can Chi hợp nhất thì tạo nên 6 cặp sao khí nên người xưa đã lấy 6 Can khởi đầu từ Mậu là Mậu, Kỷ, Canh, Tân , Nhâm, Quý để hợp nhất với 60 giờ từ Giáp Tý đến Quý Hợi là thế.

Sau khi hợp nhất được 6 NGHI và có 6 cặp sao khí thì vấn đề là phải tìm xem đó là sao khí gì khi căn cứ vào bảng Lạc Thư có 9 cung mang 9 cặp số thuận, nghịch được người xưa xem là những số chỉ thị cho sao khí (năng lượng) của quẻ KHÔNG - THỜI GIAN hợp nhất. 9 cặp sao khí đó là: 1 - 5, 2 - 4, 3 - 3, 4 - 2, 5 - 1, 6 - 9, 7 - 8, 8 -7, 9- 6.Tìm hiểu tính cách của từng sao khí họ đã quy chúng vào các tên sao là:

Số 1: Sao lọng : Sao khí Thiên Bồng(Tên Ngũ Hành là Nhứt Bạch Thuỷ)Số 2: Sao ong: Sao khí Thiên Nhuế(Tên Ngũ Hành là Nhị Hắc Thổ)Số 3: Sao xung: Sao khí Thiên Xung(Tên Ngũ Hành là Tam Bích Mộc)Số 4: Sao đở trời: Sao khí Thiên Phụ(Tên Ngũ Hành là Tứ Lục Mộc)Số 5: Sao chim: Sao khí Thiên Cầm(Tên Ngũ Hành là Ngũ Hoàng Thổ)Số 6: Sao tâm: Sao khí Thiên Tâm(Tên Ngũ Hành là Lục Bạch Kim)Số 7: Sao trụ : Sao khí Thiên Trụ(Tên Ngũ Hành là Thất Xích Kim)Số 8: Sao gánh : Sao khí Thiên Nhậm(Tên Ngũ Hành là Bát Bạch Thổ)Số 9: Sao ương: Sao khí Thiên Ương(Tên Ngũ Hành là Cửu Tử Hoả)

* Cách tìm 6 cặp sao khí của 6 Nghi như sau:

Vì 2 tiết Đông Chí và Hạ Chí khởi đầu cho 2 thời kỳ khí hậu trái ngược nhau tương ứng với 2 phần Âm Dương của Không gian vũ trụ thiên hà là 2 quẻ Khảm và Ly nên cũng là tương ứng với Khảm - Ly của địa bàn quả đất. Ta có sự hợp nhất Không - Thời gian hàng năm là:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

40

Page 41: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

1 Từ Đông Chí

* Tiết Đông Chí

* Tiết Tiểu Hàn

* Tiết Đại Hàn

* Tiết Lập Xuân

* Tiết Vũ Thủy

* Tiết Kinh Trập

* Tiết Xuân Phân

* Tiết Thanh Minh

* Tiết Cốc Vũ

* Tiết Lập Hạ

* Tiết Tiểu Mãn

* Tiết Mang Chủng

2. Từ Hạ Chí

* Tiết Hạ Chí

* Tiết Tiểu Thử

* Tiết Đại Thử

* Tiết Lập Thu

* Tiết Xử Thử

* Tiết Bạch Lộ

* Tiết Thu Phân

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

41

Hợp nhất quẻ KHẢM ở cung số 1 – 5

Hợp nhất quẻ CẤN ở cung số 8 - 7

Hợp nhất quẻ CHẤN ở cung số 3 - 3

Hợp nhất quẻ TỐN ở cung số 4 - 2

Hợp nhất quẻ LY ở cung số 9 - 6

Hợp nhất quẻ KHÔN ở cung số 2 - 4

Hợp nhất quẻ ĐOÀI ở cung số 7 - 8

Page 42: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

* Tiết Hàn Lộ

* Tiết Sương Giáng

* Tiết Lập Đông

* Tiết Tiểu Tuyết

* Tiết Đại Tuyết

Mỗi quẻ có 3 hào, mỗi hào hợp nhất với 1 Tiết nên số hào hay số sao khí của từng tiết khí sẽ là:

Ví dụ: Để tìm số hào hay số sao khí của Tiết Vũ thủy quẻ Cấn - Số 8 - 7 là số Sao Khí của 45 ngày quẻ Cấn (Khi tính toán ta chỉ cần lấy số Thuận (số dương) còn số Ngịch ta sẽ điền theo sau). Quẻ Cấn gồm 3 hào hợp nhất với 3 tiết là:

- Lập Xuân: Hợp nhất với hào Hạ.

- Vũ Thủy: Hợp nhất với hào Trung.

- Kinh Trập: Hợp nhất với hào Thượng.

Từ số 8 của quẻ Cấn ta tính lên 8, 9, 1 hay tính xuống 8, 7, 6 để có số hào (hay số sao khí) của mỗi tiết. Trong trường hợp trên vì 3 tiết Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập nằm sau tiết Đông Chí sao khí Dương số 8 đi lên, sao khí Âm số 7 đang đi xuống mà vì ta chỉ tính cho số sao khí Dương còn số sao khí Âm sẽ điền theo sau nên ta tính lên là:

- Lập Xuân số 8 - Vũ Thủy số 9, Kinh trập là số 1 vì theo vòng số cửu cung bảng Lạc Thư.

Mỗi tiết được chia làm 3 Nguyên, mỗi nguyên 5 ngày = 60 giờ được gọi là 1 cục và số hào (hay số sao khí) của 1 tiết sẽ là số cục (hay số sao khí) của nguyên đầu tiên trong tiết. Vậy số cục của Thượng nguyên tiết Vũ thủy là 9.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

42

Hợp nhất quẻ CÀN ở cung số 6 - 9

Page 43: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Mỗi nguyên có 6 NGHI nên số cục (hay số sao khí) của nguyên lại cũng là số sao khí của Nghi Mậu là Nghi đầu tiên trong 6 Nghi. Số cục của Thượng nguyên tiết Vũ thủy là 9 nên số 9 này cũng là số sao khí của Nghi Mậu Thượng nguyên tiết Vũ thủy.

Tính thuận tiếp tục ta sẽ có số sao khí các Nghi sau là:

Nghi Kỷ : Số 1

Nghi Canh : Số 2

Nghi Tân : Số 3

Nghi Nhâm : Số 4

Nghi Quý : Số 5

Sau 6 Nghi của Thượng nguyên thì sẽ đến Nghi Mậu của nguyên giữa (Trung nguyên) mang số 6 (Tiếp sau số 5). Số 6 này cũng chính là số cục của Trung nguyên tiết Vũ thủy.

Tương tự như trên số sao khí của Trung nguyên này là:

Nghi Mậu : Số 6

Nghi Kỷ : Số 7

Nghi Canh : Số 8

Nghi Tân : Số 9

Nghi Nhâm : Số 1

Nghi Quý : Số 2

Vậy Nghi Mậu của Hạ nguyên tiết Vũ thủy sẽ mang số sao khí là 3, số 3 này cũng chính là số cục của Hạ nguyên tiết Vũ thủy - Ta cũng có số sao khí của các Nghi hạ nguyên là:

Nghi Mậu : Số 3

Nghi Kỷ : Số 4

Nghi Canh : Số 5

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

43

Page 44: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Nghi Tân : Số 6

Nghi Nhâm : Số 7

Nghi Quý : Số 8

(Ta có thể lập sẵn bảng số quẻ, số hào, số cục, số nghi của cả năm để dễ tính toán nhanh nếu muốn).

Vậy là chúng ta đã có số 6 cặp sao khí cho 6 Nghi tùy thuộc chúng ở vào nguyên nào của tiết nào. Bảng số sao khí của 6 Nghi được gọi là Bảng Lục Nghi của Thuật số Lạc Thư.

(Chú ý: cách tính trên là tính theo lý thuyết chưa Siêu thời Tiếp khí để đi vào thời gian thực tế)

Vì Nghi là sự hợp nhất của Thời gian 10 giờ với 1 Can, nên về Thời gian thì số Nghi là số chỉ loại cặp sao khí trong 10 giờ đó, còn về Không gian thì số Nghi chỉ con số không gian của Can đó mà trong bảng Lạc Thư thứ tự của 10 trường không gian theo quỹ đạo chuyển hóa là:

(Ly)

(Tốn) Ất Bính Đinh Kỷ (Khôn)

(Chấn) Giáp Canh (Đoài)

(Cấn) Mậu Quý – Nhâm Tân (Càn)

(Khảm)

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

44

Page 45: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Nên khi 6 Nghi đã cho ta số 6 Can: Mậu Kỷ, Canh Tân, Nhâm Quý thì tiếp tục ta sẽ tìm được số của các Can sau bằng cách tính theo thứ tự không gian trên là:

Ví dụ: 6 Nghi của Tiết Vũ thủy Thượng nguyên.

Mậu 9 Tân 3

Kỷ 1 Nhâm 4

Canh 2 Quý 5

Thì 4 Can còn lại Giáp Ất Bính Đinh sẽ mang số:

Đinh 6

Bính 7

Ất 8

Giáp? Vì chưa biết mang số nào.

Các số Nghi vốn từ 9 số của bảng Lạc Thư Không Thời gian, nên về Không gian chỉ có thể là 9 số từ 1 đến 9 chứ không thể có số nhỏ hơn 1 hay lớn hơn 9 được, mà ở đây Không gian 10 trường thì 9 trường Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý Đinh Bính Aát đã chiếm hết 9 số nên trường Giáp chưa biết mang số nào. Người Lạc Việt xưa gọi là số Giáp ẩn trốn. Từ Hán thì gọi là Độn Giáp. Vấn đề này sẽ được trình bày ở phần tìm Trực Phù tiếp sau:

Các số của 3 trường Đinh Bính Ất là số chỉ Can Không gian mà Không gian và Thời gian thì hợp nhất nên về Thời gian chúng cũng hợp nhất với 10 giờ. Vậy nên:

+ Đinh 6, Bính 7, Ất 8 hợp nhất với 10 giờ Nghi Mậu.

+ Đinh 7, Bính 8, Ất 9 hợp nhất với 10 giờ Nghi Kỷ.

+ Đinh 8, Bính 9, Ất 1 hợp nhất với 10 giờ Nghi Canh.

+ Đinh 9, Bính 1, Ất 2 hợp nhất với 10 giờ Nghi Tân.

+ Đinh 1, Bính 2, Ất 3 hợp nhất với 10 giờ Nghi Nhâm.

+ Đinh 2, Bính 3, Ất 4 hợp nhất với 10 giờ Nghi Quý.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

45

Page 46: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Và sao khí của 3 trường Đinh (các hành tinh quay xung quanh mặt trời) Bính (Mặt trăng) và Ất (Mặt trời) phát ra trong từng 10 giờ sẽ mang số sao khí là số của 3 trường Ất Bính Đinh vừa mới tìm ra ở trên.

Ba trường Ất Bính Đinh khi chuyển qua tính toán về sao khí theo Thời gian bây giờ được gọi là 3 Kỳ.

Vậy là cuối cùng ta có bảng 6 Nghi - 3 Kỳ (Lục Nghi - Tam Kỳ) được trình bày theo các lóng tay để dễ tính toán khi ngày xa xưa chưa có phương tiện giấy bút như sau:

Giáp ?

Mậu 9 Tân 3 Ất 8

Kỷ 1 Nhâm 4 Bính 7

Canh 2 Quý 5 Đinh 6

Như vậy là trong 10 giờ từ Giáp Tý đến Quý Dậu thuộc Nghi Mậu, Thượng nguyên tiết Vũ thủy, bên Vũ tru ïthiên hà là cặp sao khí số 9 - 6 (điền thêm số nghịch là số 6 vào) tức là 2 sao khí Dương Âm mang tên tiếng Việt là Sao Ương và Sao Tâm (Thiên Anh và Thiên Tâm). Bên hệ Mặt trời là 3 năng lượng mang số 8, 7, 6 hay còn gọi là 3 kỳ: Ất 8, Bính 7, Đinh 6. Người xưa chưa đặt tên cho từng sao khí bên Hệ này là vì mỗi sao khí còn chia làm 12 loại nhỏ sau này và cũng để tránh lầm lẫn mà cho rằng:

Sao Khí số 8 của Ất Kỳ là: Sao gánh (Thiên Nhậm)

Sao Khí số 7 của Bính Kỳ là: Sao trụ (Thiên Trụ)

Sao Khí số 6 của Đinh Kỳ là: Sao tâm (Thiên Tâm)

nên người xưa dùng chữ Kỳ thay vì chữ NGHI mặc dù Thời gian cũng là 10 giờ như bên Nghi.

* Chú ý: Khi tính cho các Tiết sau Hạ chí thì ta tính ngược lại cách tính trên.

* Sau Đông Chí gọi là Dương độn thì tính Thuận.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

46

Page 47: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

* Sau Hạ Chí gọi là Âm độn thì tính Nhgịch.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

47

Page 48: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

BẢNG TỔNG HỢP SỐ QUẺ, SỐ HÀO, SỐ CỤC(Chỉ tính theo SAO - KHÍ dương)

Quẻ Tiết Số hào

Số cụcThượng nguyên

Trung nguyên

Hạ nguyên

Khảm1 – 5

Đông Chí 1 1 7 4Tiểu Hàn 2 2 8 5Đại Hàn 3 3 9 6

Cấn8 - 7

Lập Xuân 8 8 5 2Vũ Thủy 9 9 6 3

Kinh Trập 1 1 7 4

Chấn3 – 3

Xuân Phân 3 3 9 6Thanh Minh 4 4 1 7

Cốc Vũ 5 5 2 8

Tốn4 – 2

Lập Hạ 4 4 1 7Tiểu Mãng 5 5 2 8

Mang Chủng 6 6 3 9

Ly9 – 6

Hạ Chí 9 9 3 6Tiểu Thử 8 8 2 5Đại Thử 7 7 1 4

Khôn2 – 4

Lập Thu 2 2 5 8Xử Thử 1 1 4 7Bạch Lộ 9 9 3 6

Đoài7 – 8

Thu Phân 7 7 1 4Hàn Lộ 6 6 9 3

Sương Giáng 5 5 8 2

Càn6 – 9

Lập Đông 6 6 9 3Tiểu Tuyết 5 5 8 2Đại Tuyết 4 4 7 1

- Từ số Cục chúng ta có thể tìm ra số 6 Nghi và 3 Kỳ nên không đi vào chi tiết quá cho bảng tổng hợp này.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

48

Page 49: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

- Bảng số cục này chỉ tính số Dương - số Âm sẽ được điền theo - Số Âm là số sao khí chính của Thuật số Lạc Thư tính cho năm (kể năm).

MỤC 2

TÌM TRỰC PHÙ, TRỰC SỬ

A. TRỰC PHÙ:

Trực Phù là phù đang trực

Phù là lá Phù của người xưa giống như cái phù hiệu của chúng ta ngày nay.

Mỗi quẻ Không Thời gian hợp nhất trong Bảng Lạc Thư gồm có 2 phần: Phù và Sử. Phù của quẻ Ly chẳng hạn là cặp sao khí số 9 - 6. Thiên Anh và Thiên Tâm, của quẻ Khảm là cặp sao số 1 - 5, Thiên Bồng và Thiên Cầm…vv

Cặp sao Thiên Anh và Thiên Tâm vừa tìm được cho “Nghi Mậu – Thượng nguyên tiết Vũ Thủy” chính là phù của quẻ Ly hợp nhất Không Thời gian trong bảng Lạc Thư. Khi chúng ta tìm được chúng tác dụng xuống mặt đất vào 1 giờ nào đấy (vùng Trung Nguyên nơi đại diện cho Không gian Lạc Thư địa bàn vừa trình bày ở trước) tại vị trí nào thì gọi là chúng đang trực ở đấy.

Bảng Lạc Thư áp dụng cho vùng trên thì gọi là Địa bàn còn cặp sao khí 9 - 6 vừa tìm được theo bảng Lạc Thư thì gọi là Thiên Bàn.

Tại Thiên Bàn thì cặp sao phù của quẻ Ly được viết là:

Thiên AnhHay

Thiên AnhMậu 9 9

(Không viết sao khí âm)Viết như trên có nghĩa là sao khí Thiên Anh đang thuộc về Can

Mậu và đang ở cung 9.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

49

Page 50: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Trong 10 giờ của Nghi Mậu thì mỗi giờ mang 1 Can khác nhau. Thế nên sao Thiên Anh mỗi giờ cũng sẽ thuộc về 1 Can giờ nào đó: giờ Giáp Tý thì thuộc Can Giáp, giờ Ất Sửu thì thuộc Can Ất… nên được viết cho địa bàn là:

Thiên Anh,

Thiên Anh,

Thiên Anh…v…v…

Giáp Ất Bính

(Thời gian là của địa bàn, nhưng vẫn là giờ lý thuyết).

Bây giờ việc phải làm là Tìm số các Can của 10 giờ Nghi Mậu để vào giờ nào ta biết sao khí này đang trực ở đâu.

Ta đã biết số của Can Mậu 10 giờ là 9. Từ đây ta suy theo thứ tự quỹ đạo Không gian Lạc Thư là:

Mậu 9 Tân 3 Ất 8

Kỷ 1 Nhâm 4 Bính 7

Canh 2 Quý 5 Đinh 6

(giống bảng Lục - Nghi - Tam Kỳ gốc)

Giả sử tính cho giờ Ất Sửu của Nghi Mậu này thì ta có:

Thiên Anh=

Thiên AnhẤt 8

Tức là vào giờ Ất Sửu Sao Thiên Anh đang trực ở Can Ất số 8. Ta đưa vào bảng Lạc Thư địa bàn để dần dần hình thành bảng số Lạc thư vì sách này lấy ví dụ giờ Ất Sửu Nghi Mậu, Thượng nguyên Tiết Vũ Thủy lý thuyết đã nói ở trước làm mẫu.

4 9 2

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

50

Page 51: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

3 5 7

Thiên Anh 8 1 6

(Thiên Tâm)

Ở đây cần phải chú ý là đối với các Nghi sau: Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý thì cách tìm can giờ cũng căn cứ vào thứ tự quỹ đạo Lạc Thư như thế, tức là cũng tính từ Mậu Kỷ… cho đến Ất Giáp.

Ví dụ: Số Can giờ từ Giáp Tuất đến Quý Mùi của Nghi Kỷ là:

Giáp?

Mậu 1 Tân 4 Ất 9

Kỷ 2 Nhâm 5 Bính 8

Canh 3 Quý 6 Đinh 7

Ta thấy số can giờ của Nghi này tăng lên một số so với bảng 6 Nghi 3 Kỳ ở Nghi Mậu, tức là mỗi Nghi ta có 1 bảng 6 Nghi 3 Kỳ mang số mới. Các Nghi sau: Canh, Tân, Nhâm, Quý ta cũng tăng dần lên (hay giảm xuống) như thế. Chúng ta cần phải lưu ý để tính Trực Phù các giờ của những Nghi sau cho đúng.

VẤN ĐỀ SỐ GIÁP ĐỘN

Từ Hán gọi là “Độn giáp” là không chính xác phải nói là số của Can Giáp ẩn trốn thì mới đúng vì không phải Can Giáp ẩn ở Can khác mà là số của Can Giáp ẩn ở số của các can khác. Vậy số của can Giáp là số gì mà gọi là ẩn ở số Can khác vì Trường Không gian thì có 10 mà khi hợp nhất với Thời gian thì chỉ có 9 cung 9 số trong bảng Lạc Thư.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

51

+

Page 52: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Muốn tìm được số Can Giáp 10 giờ ở bảng 6 Nghi 3 Kỳ gốc vừa để biết con số chỉ thị cho năng lượng của quả đất vừa để tính toán cho các cặp sao khí Trực Phù, người xưa quy 10 trường theo thứ tự 10 số là:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Phần số Dương Phần số Âm

Chia 10 số trên thành 2 phần Âm Dương ta sẽ có các cặp số hợp nhau theo thứ tự là:

1-6, 2-7, 3-8, 4-9, 5-10, 6-1, 7-2, 8-3, 9-4 và 10-5.

Trường Giáp mang số 1 hợp với Trường Kỷ số 6 mà Trường Kỷ là một cặp Âm Dương với Trường Mậu mang số 5 nên hợp với 6 thì phải xung với 5. Vậy là ta có các cặp số xung nhau theo thứ tự là:

1-5, 2-6, 3-7, 4-8, 5-9, 6-10, 7-1, 8-2, 9-3, 10-4.

Chú ý: Hợp hay xung ở đây chỉ là Hợp – Xung về số chứ không phải về Thực chất.

Vậy số của Can Giáp hợp với số Can Kỷ và xung với số Can Mậu, mà trong bảng Lạc Thư phối hợp Không gian và Thời gian thì số Can Mậu là 8 và số Can Kỷ là 2 (chỉ tính số Dương) nên ta nói: số Can Giáp xung với 8 và hợp với 2.

Trong bảng 6 Nghi, ta đã từ 6 số 6 Nghi mà tính số các Can: Đinh, Bính, Ất. Ở đây ta cũng dùng 6 số 6 Nghi để tính số của Giáp vậy. Trong 6 số 6 Nghi thì: Khi thì có số 8, khi thì có số 2, khi thì có cả 2 số 8 và 2.

- Khi có số 8 thì số của Giáp phải xung với 8 tức là nó mang số 2.

- Khi có số 2 thì số của Giáp phải hợp với 2 tức là nó mang số 8. Vì để xung hay hợp thì cũng phải ở bên đối ngược cả.

- Khi có cả 2 số 8 lẫn 2 thì số của Giáp vừa xung vừa hợp nên nó mang số 5 là số hợp nhất của 8 và 2.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

52

Page 53: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Vì chỉ có 6 Nghi mỗi Nghi mang 1 số mà 3 số 2, 5, 8 thì cách quãng nhau 3 số nên 6 Nghi chỉ có thể có 2 số hoặc 2 và 5, hoặc 5 và 8 hoặc 8 và 2 nên lúc nào số của Giáp cũng trùng với 1 số ở bên Kỳ: hoặc của Đinh, hoặc của Bính, hoặc của Ất. Do vậy người Tây Bắc sau khi có được chữ viết (chữ Hán) đã gọi thuật số Lạc Thư là: Kỳ Môn Độn Giáp nghĩa là: Giáp độn Cửa bên Kỳ (vấn đề Cửa sẽ đề cập ở sau). Ta thấy số của Gíap luôn độn ở bên Kỳ vì nó vốn là 1 thành viên của Hệ mặt trời vậy.(Các nhà ngũ hành thì nói Gíap độn ở hành Thổ vì nó thuộc Mộc nên khắc Thổ)

Trở lại với bảng 6 Nghi của Thượng nguyên Tiết Vũ Thủy là:

Mậu 9 Tân 3

Kỷ 1 Nhâm 4

Canh 2 Quý 5

Ta thấy có 2 số 2 và 5 nên số Can Giáp 10 giờ là 8 tức là trùng với số của Ất Kỳ. Vậy ta có thể viết:

Giáp 8

Mậu 9 Tân 3 Ất 8

Kỷ 1 Nhâm 4 Bính 7

Canh 2 Quý 5 Đinh 6

Đây cũng chính là số 10 Can của Nghi Mậu. Tiếp tục ta suy ra số 10 Can Nghi Kỷ sẽ là:

Giáp 9

Mậu 1 Tân 4 Ất 9

Kỷ 2 Nhâm 5 Bính 8

Canh 3 Quý 6 Đinh 7

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

53

Page 54: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Số 10 Can Nghi Canh sẽ là:

Giáp 1

Mậu 2 Tân 5 Ất 1

Kỷ 3 Nhâm 6 Bính 9

Canh 4 Quý 7 Đinh 8

Chú ý: Người xưa tính bảng số Lạc thư trong lóng 3 ngón tay chỉ có 9 đốt vì thế sau này các nhà viết sách chỉ ghi 9 Can (là 6 Nghi - 3 Kỳ) mà thôi, không ghi Can Giáp mà chỉ nói Can Giáp độn ở Ất hay ở Bính, ở Đinh là thế.

Thế là nếu tính Trực Phù cho giờ Giáp Tý Nghi Mậu Thượng nguyên tiết Vũ Thủy ta sẽ được:

Thiên Anh=

Thiên AnhGiáp 8

Nếu giờ Giáp Tuất Nghi Kỷ ta sẽ được:

Thiên Bồng=

Thiên BồngGiáp 9

….v…v….

- Hỏi: Vậy sẽ có 2 giờ khác nhau có Trực Phù giống nhau.

- Đáp: Đúng vậy! Nhưng các thành tố khác của 2 bảng số (của) 2 giờ sẽ khác nhau.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

54

Page 55: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Vì Không gian và Thời gian của vũ trụ là hợp nhất thành bảng Lạc Thư, mà từ trước đến giờ ta coi Không gian là cố định để tính toán cho Thời gian nên Thời gian là thay đổi.

Đến giờ Ất Sửu ta đang tính toán, nếu ngược lại ta coi giờ này là cố định thì Không gian phải thay đổi( Người Lạc việt xưa đã biết định luật Tương đối trước cả Einstein vậy!) mà “đại diện” của Không gian là 9 cặp sao khí trong bảng Lạc Thư với các số thứ tự của các cung trong bảng là:

1-5, 2-4, 3-3, 4-2, 5-1, 6-9, 7-8, 8-7, 9-6

Vậy nên trong giờ Ất Sửu cố định này, khi cặp sao khí Thiên Anh 9 và Thiên Tâm 6 đang trực ở cung Cấn 8 thì các cặp sao khí khác cũng đang trực theo thứ tự trên là:

9 - 6 : Cấn 8

1 - 5 : Ly 9

2 - 4 : Khảm 1

3 - 3 : Khôn 2

4 - 2 : Chấn 3

5 - 1 : Tốn 4

6 - 9 : Trung cung là Tâm bảng Lạc Thư

7 - 8 : Càn 6

8 - 7 : Đoài 7

Điền các cặp sao này vào bảng Lạc Thư địa bàn ta có bảng sau:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

55

Page 56: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

+

T. Cầm

+

T. Bồng

+

T. Xung

T. Bồng T. Cầm T. Xung

+

T. Phụ

+

T. Tâm

+

T. Nhậm

T. Nhuế T. Anh T. Trụ

+T. Anh

+T. Nhuế

+T. Trụ

T. Tâm T. Phụ T. Nhậm

Chú ý:

1. Khi tính cho các giờ sau tiết Hạ chí thì các cặp sao sẽ chạy ngược là:

5-1, 4-2, 3-3, 2-4, 1-5, 9-6, 8-7, 7-8, 6-9

2. Quy tắc trên cho ta: - Tại 1 vùng địa bàn cố định ta có thể tính toán năng lượng theo Thời gian giờ, ngày, năm, tháng trước. Đây là phần dự đoán tuyệt hảo của Thuật số Lạc Thư.

- Tại 1 thời điểm cố định ta có thể biết các địa bàn khác nhau đang chịu tác động của loại năng lượng nào để hành động thích hợp.

B. TRỰC SỬ:

Trực Sử là Sử đang trực hay rõ hơn là Sử của cái đang trực.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

56

Page 57: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Phù là loại sao khí của Không Thời gian trong 1 Nghi 10 giờ.

Sử là dạng thức sử dụng của sao khí đó trong mỗi Chi giờ hay nói đúng hơn là mỗi quẻ của Chi giờ.

Người xưa không tính Sử quẻ Không Thời gian của 1 Phù ở Thiên Bàn vì không cần thiết, mà chỉ tính Sử của từng Chi giờ để biết vào giờ cần tính thì cặp sao Phù đó đang mang dạng thức sử dụng nào vì cặp sao khí làm Phù không phải cố định mà thay đổi dạng theo quẻ Thời gian.

Mỗi quẻ có 1 dạng thức sử dụng riêng gọi là Sử.

Ví dụ: Quẻ Ly ( ) có hào hạ là hào dương với hào 2 là hào âm thì thuận hợp. Rồi hào trung âm này với hào thượng dương lại cũng thuận hợp nên khí Dương của quẻ Ly được sáng sủa, do đó ta có sử của quẻ Ly là Kiểng (từ Hán đọc là Cảnh) là sáng. Cặp sao khí Thiên Anh 9 và Thiên Tâm 6 là phù của quẻ Ly, là 2 sao khí Dương Âm của quẻ Ly nên khí Thiên Anh Dương trong quẻ này cũng sẽ sáng sủa (Sử Cảnh).

Sử các quẻ khác cũng được suy luận tương tự và được trình bày trong phần phán đoán bảng số Lạc Thư ở sau:

Ở đây ta có 9 Sử trong bảng Lạc Thư gốc là:

- Quẻ Ly : Sử Cảnh : Sáng sủa

- Quẻ Khảm : Sử Hưu : Hưu nhàn

- Quẻ Khôn : Sử Tử : Chết mất

- Quẻ Chấn : Sử Thương : Thương tổn

- Quẻ Tốn : Sử Đổ : Đóng lại

- Trung Cung: Được coi là 1 quẻ với 2 hào Âm Dương cân bằng nên có dạng thức sử dụng là TRUNG.

- Quẻ Càn : Sử Khai : Triển khai

- Quẻ Đoài : Sử Kinh : Lo sợ

- Quẻ Cấn : Sử Sinh : Sinh vượng

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

57

Page 58: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Trở lại với cặp sao phù Thiên Anh và Thiên Tâm của 10 giờ Nghi Mậu, Thượng Nguyên Tiết Vũ Thủy. Vào giờ Ất Sửu tính toán ta phải tìm xem nó mang sử gì. Công việc này gọi là Tìm Trực Sử.

Trường Giáp là trường làm gốc của bảng Lạc Thư nên 9 cặp sao phù của 8 quẻ và 1 trung cung vào giờ Giáp là giờ thuộc trường không gian Giáp sẽ phải mang Sử gốc của chúng như bảng Sử vừa trình bày ở trên vì Không gian và Thời gian vốn là hợp nhất.

Ta có bảng Sử của 9 phù giờ Giáp là:

+Thiên Phụ

ĐỔ +Thiên Anh

CẢNH +Thiên Nhuế

Thiên Nhuế Thiên Tâm Thiên Phụ

+Thiên Xung

THƯƠNG +Thiên Cầm

TRUNG +Thiên Trụ

Thiên Xung Thiên Bồng Thiên Nhậm

+Thiên Nhậm

SINH +Thiên Bồng

HƯU +Thiên Tâm

Thiên Trụ Thiên Cầm Thiên AnhThôøi gian thì tính baèng Chi nhöng cöù 10 Chi

lieân tieáp thì gheùp vôùi 10 Can Khoâng gian cuõng lieân tieáp neân ta coù theå noùi: Theo Thôøi gian töøng giôø: Giaùp AÁt Bính Ñinh Maäu Kyû Canh Taân Nhaâm Quyù caùc caëp Sao Phuø seõ thay ñoåi daïng thöùc söû duïng theo quyõ ñaïo queû Thôøi gian nhö sau:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

58

Page 59: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Sao khíGiờ

Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý

+T. Anh

Cảnh Hưu Tử Thương Đổ Trung Khai Kinh Sinh Cảnh T. Tâm

+T. Bồng

Hưu Tử Thương Đổ Trung Khai Kinh Sinh Cảnh Hưu T. Cầm

+T. Nhuế

Tử Thương Đổ Trung Khai Kinh Sinh Cảnh Hưu Tử T. Phụ

+T. Xung

Thương Đổ Trung Khai Kinh Sinh Cảnh Hưu Tử Thương T. Xung

+T. Phụ

Đổ Trung Khai Kinh Sinh Cảnh Hưu Tử Thương Đổ T. Nhuế

+T. Cầm

Trung Khai Kinh Sinh Cảnh Hưu Tử Thương Đổ Trung T. Bồng

+T. Tâm

Khai Kinh Sinh Cảnh Hưu Tử Thương Đổ Trung Khai T. Anh

+T. Trụ

Kinh Sinh Cảnh Hưu Tử Thương Đổ Trung Khai KinhT.Nhậm

+T.Nhậm

Sinh Cảnh Hưu Tử Thương Đổ Trung Khai Kinh Sinh T. Trụ

Như vậy vào giờ Ất Sửu 9 cặp sao khí vừa tìm được tại địa bàn Lạc thư mang 9 Sử là:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

59

Page 60: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Thiên Cầm+Thiên Bồng Thiên Bồng+Thiên Cầm Thiên Xung+Thiên XungSử Khai Sử Tử Sử Đổ

TỐN LY KHÔN

Thiên Phụ+Thiên Nhuế Thiên Tâm+Thiên Anh Thiên Nhậm+Thiên TrụSử Trung Sử Kinh Sử Cảnh

CHAÁN TRUNG CUNG ÑOAØI

Thieân Anh+Thieân Taâm

Thieân Nhueá+Thieân Phuï

Thieân Truï+Thieân

NhaämSöû Höu Söû Thöông Söû Sinh

CAÁN KHAÛM CAØN

QUY LUAÄT TRUNG CUNG

Vôùi baûng Laïc Thö (ñòa baøn) vöøa tìm ñöôïc treân, ngöôøi xöa coøn tìm ra 1 qui luaät ñaëc bieät nöõa ñeå hoaøn chænh noù. Ñoù laø qui luaät Trung Cung nhö sau:

Trung Taâm baát kì Thaùi cöïc gì laø nôi thaønh toá caáu thaønh vaät ñoù, söï ñoù luoân luoân caân baèng hai maët AÂm Döông. Thaønh toá maát caân baèng hai maët AÂm Döông khoâng theå toàn taïi taïi trung taâm Thaùi cöïc aáy ñöôïc maø phaûi bò ñaåy ra ngoaøi ngay, coøn thaønh toá caân baèng luoân luoân chieám cöù trung taâm. Theá neân 9 caëp sao khí vöøa tìm ñöôïc trong baûng Laïc Thö, caëp sao khí Thieân Phuï + Thieân Nhueá mang Söû Trung seõ chuyeån vaøo Trung cung vì noù caân baèng 2 khí AÂm Döông, coøn caëp sao Thieân

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

60

Page 61: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Taâm + Thieân Anh treân tính toaùn mang söû Kinh ñang ôû Trung cung seõ bò ñaåy ra ngoaøi cung Chaán theá choã cho caëp sao Thieân Phuï + Thieân Nhueá vöøa boû troáng, neân ta coù baûng Phuø – Söû môùi cho giôø AÁt Söûu, Nghi Maäu, Thöôïng nguyeân Tieát Vuõ Thuûy laø:

Thiên Cầm+Thiên Bồng Thiên Bồng+Thiên Cầm Thiên Xung+Thiên XungSử Khai Sử Tử Sử Đổ

Cung TỐN Cung LY Cung KHÔN

Thiên Tâmï+Thiên Anh Thiên Phụ+Thiên Nhuế Thiên Nhậm+Thiên TrụSử Kinh Sử Trung Sử Cảnh

Cung CHẤN TRUNG CUNG Cung ĐOÀI

Thiên Anh+Thiên Tâm Thiên Nhuế+Thiên Phụ Thiên Trụ+Thiên NhậmSử Hưu Sử Thương Sử Sinh

Cung CẤN Cung KHẢM Cung CÀN

Sao KhíGiờ

Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm QuýT.Anh

Cảnh Sinh Kinh Khai Trung Đổ Thương Tử Hưu CảnhT.TâmT.Bồng

Hưu Cảnh Sinh Kinh Khai Trung Đổ Thương Tử HưuT.CầmT.Nhuế

Tử Hưu Cảnh Sinh Kinh Khai Trung Đổ Thương TửT.Phụ

T.XungThương Tử Hưu Cảnh Sinh Kinh Khai Trung Đổ Thương

T.XungT.Phụ

Đổ Thương Tử Hưu Cảnh Sinh Kinh Khai Trung ĐổT.Nhuế

Chú ý: Khi tính Sử cho các giờ sau tiết Hạ Chí thuộc Âm độn thì ta phải tính theo bảng ngược lại với bảng sử dương độn như dưới đây:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

61

Page 62: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

T.CầmTrung Đổ Thương Tử Hưu Cảnh Sinh Kinh Khai Trung

T.BồngT.Tâm

Khai Trung Đổ Thương Tử Hưu Cảnh Sinh Kinh KhaiT.AnhT.Trụ

Kinh Khai Trung Đổ Thương Tử Hưu Cảnh Sinh KinhT.NhậmT.Nhậm

Sinh Kinh Khai Trung Đổ Thương Tử Hưu Cảnh SinhT.Trụ

MUÏC 3:

AN 3 KYØ - 8 TÖÔÙNG + 1 VUA VAØ 3 VOØNG SAO KYØ

A. 3 Kyø-8 Töôùng + 1 Vua

Quaû ñaát chuùng ta maø cuï theå laø Ñòa baøn Giaùp (ngöôøi xöa goïi Ñòa baøn Laïc Thö laø Ñòa baøn Giaùp vôùi yù nghóa laø vuøng ñaát nöôùc Trung Hoa, nôi hoï ñang soáng laø ñaïi dieän chính thöùc cho Tröôøng Giaùp) ngoaøi söï taùc ñoäng bôûi 9 caëp sao khí cuûa vuõ truï thieân haø coøn chòu naêng löôïng cuûa Heä maët trôøi taùc ñoäng nöõa. Ñoù laø naêng löôïng 3 kyø: Maët trôøi, Maët traêng vaø caùc Haønh tinh quay xung quanh Maët trôøi.

- Naêng löôïng maët trôøi goïi laø AÁt Kyø vì thuoäc veà tröôøng Khoâng gian AÁt (Töø Haùn goïi laø Nhaät Kyø).

- Naêng löôïng maët traêng goïi laø Bính Kyø vì thuoäc veà tröôøng Khoâng gian Bính (Töø Haùn goïi laø Nguyeät Kyø).

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

62

Page 63: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

- Naêng löôïng caùc haønh tinh thuoäc Heä maët trôøi goïi laø Ñinh Kyø vì thuoäc veà tröôøng Khoâng gian Ñinh (Töø Haùn goïi laø Tinh Kyø).

Theo thôøi gian töông öùng vôùi beân Nghi, ba kyø ñöôïc tính töøng 10 giôø moät, töùc laø ta coù 3 kyø cho Nghi Maäu, 3 kyø cho Nghi Kyû, 3 kyø cho Nghi Canh, 3 kyø cho Nghi Taân, 3 kyø cho Nghi Nhaâm, 3 kyø cho Nghi Quyù vôùi caùc soá cuûa chuùng ñaõ ñöôïc ñeà caäp ôû baûng 6 Nghi 3 Kyø ôû tröôùc.

Ví duï: Baûng 6 Nghi - 3 Kyø Nghi Maäu Thöôïng nguyeân tieát Vuõ thuûy laø:

Maäu 9 Taân 3 AÁt 8

Kyû 1 Nhaâm 4 Bính 7

Canh 2 Quyù 5Ñinh 6

Thì töø giôø Giaùp Tyù ñeán Quyù Daäu, 3 kyø seõ laø: AÁt 8, Bính 7, Ñinh 6.

Nhöng vì töông öùng vôùi beân Nghi neân 3 Kyø cuûa töøng giôø seõ laø:

Giôø AÁt Bính Ñinh

Giaùp 8 7 6

AÁt 9 8 7

Bính 1 9 8

Ñinh 2 1 9

Maäu 3 2 1

Kyû 4 3 2

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

63

Page 64: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Canh 5 4 3

Taân 6 5 4

Nhaâm 7 6 5

Quyù 8 7 6

Caùc Nghi khaùc cuõng tính töông töï (nghóa laø giôø Giaùp Nghi Kyû laø 9, 8, 7 – Nghi Canh laø 1, 9, 8 – Nghi Taân laø 2, 1, 9 – Nghi Nhaâm laø 3, 2, 1 - Nghi Quyù laø 4, 3, 2 roài tieáp tuïc cho caùc giôø sau AÁt Bính Ñinh…)

Ta coù 3 Kyø cuûa giôø AÁt Söûu laø: AÁt 9, Bính 8, Ñinh 7 nhöng ñöùng treân phöông dieän Khoâng gian 1 kyø laø moät sao khí, neân khi Thôøi gian coá ñònh thì chuùng thay ñoåi nhö sau:

AÁt 9, Bính 8, Ñinh 7 roài tieáp tuïc AÁt 6, Bính 5, Ñinh 4, roài laïi tieáp tuïc AÁt 3, Bính 2, Ñinh 1. Taát caû laáp ñaày 9 cung cuûa baûng Laïc Thö.

Cuoái cuøng ta coù baûng soá laø:

Thiên Cầm+Thiên Bồng Thiên Bồng+Thiên Cầm Thiên Xung+Thiên XungSỬ KHAI SỬ TỬ SỬ ĐỔ

Đinh Kỳ Ất Kỳ Bính Kỳ 4 9 2

Thiên Tâm+Thiên Anh Thiên Phụ+Thiên Nhuế Thiên Nhậm+Thiên TrụSỬ KINH SỬ TRUNG SỬ CẢNH

Ất Kỳ Bính Kỳ Đinh Kỳ3 5 7

Thiên Anh+Thiên Tâm Thiên Nhuế+Thiên Phụ Thiên Trụ+Thiên Nhậm SỬ HƯU SỬ THƯƠNG SỬ SINH

Bính Kỳ Đinh Kỳ Ất Kỳ8 1 6

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

64

Page 65: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Nhöng ñaáy laø caùch tính cho töøng kyø rieâng leû ñeå bieát kyø naøo taùc duïng taïi cung naøo maø thoâi. Moãi giôø 3 kyø coøn luoân luoân keát hôïp thaønh 8 töôùng vaø 1 vua (8 töôùng ôû 8 cung xung quanh, vua ôû trung cung) ñeå caân baèng vôùi 9 caëp sao khí cuûa vuõ tru ïthieân haø vì 2 beân voán laø 2 phaàn AÂm Döông cuûa Thaùi cöïc töôïng Khoâng gian luoân luoân töông phaûn töông thaønh theo Thôøi gian .Neân vaøo giôø AÁt Söûu khi caëp sao Tröïc khôûi tính laø Thieân Anh + Thieân Taâm taùc ñoäng vaøo cung Caán 8 thì 3 Kyø cuõng keát hôïp laïi taïo neân nôi ñaây 1 töôùng goïi laø Thieân AÁt ñeå caân baèng löïc löôïng ngay. Töôùng naøy coøn coù teân laø Töôùng Tröïc phuø vì chính noù caân baèng vôùi caëp sao Tröïc laø Thieân Anh vaø Thieân Taâm. Theá coøn caùc caëp sao khí khaùc thì sao? Dó nhieân Heä maët trôøi cuõng taïo ra nhöõng Töôùng khaùc caân baèng noát. Ñaây laø vaán ñeà voøng 8 töôùng döôùi ñaây:

Voøng 8 Töôùng vaø 1 Vua

Ngöôøi xöa coi: “Cô caáu” Thaùi cöïc töôïng Khoâng gian gioáng nhö 1 nguyeân töû lôùn vôùi Taâm Thieân Haø vaø 1 electron laø Heä maët trôøi. Nhöõng Heä Trung gian khaùc thì ngöôøi xöa ñaõ quy vaøo 2 tröôøng Maäu vaø Kyû ñeå laøm truïc Trung taâm roài.

Taâm thì ñöùng yeân (töông ñoái) neân duøng Thôøi gian ñeå tính toaùn sao khí noù phaùt ra. Laáy quyõ ñaïo 9 queû Thôøi gian cöûu cung ñeå xaùc ñònh daïng söû duïng cuûa noùù.

Heä maët trôøi thì chuyeån ñoäng xung quanh taâm neân duøng Khoâng gian ñeå tính toaùn – Laáy

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

65

Page 66: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

quyõ ñaïo 8 queû Khoâng gian Baùt quaùi Haäu Thieân ñeå ñònh vò sao khí cuûa noù.

Neân hoï ñaõ chia “khí” cuûa 3 kyø hôïp nhaát thaønh 8 loaïi lieân tieáp theo voøng queû Baùt quaùi Haäu Thieân goïi laø Taùm Töôùng:

Tröïc Phuø: teân goác laø Thieân AÁt.

Ñaèng Xaø: teân goác laø Thieân Bính.

Thaùi AÂm: teân goác laø Thieân Ñinh.

Luïc Hôïp: teân goác laø Thieân Trung.

Caâu Traän (hoaëc Baïch Hoå): teân goác laø Thieân Canh.

Chaâu Töôùc (hoaëc Huyeàn Vuõ): teân goác laø Thieân Taân.

Cöûu Ñòa: teân goác laø Thieân Nhaâm.

Cöûu Thieân: teân goác laø Thieân Quyù.

Tuy nhieân, do bò ñoäng Heä maët trôøi phaûi quay xung quanh Taâm neân 8 Töôùng naøy treân lyù thuyeát ôû baûng Laïc Thö khoâng thuoäc vaøo 1 cung goác (hay queû goác) naøo caû. Chuùng chæ ñoái öùng caàn baèng vôùi caùc caëp sao khí cuûa vuõ truï tuøy thuoäc vaøo thôøi gian maø sao khí taùc ñoäng. Khi caëp sao Tröïc Phuø taùc ñoäng vaøo cung naøo thì ôû ñoù coù söï öùng phoù bôûi vò Töôùng ñaàu tieân ngay. Nhö theá töùc laø 1 Töôùng ñeàu coù theå caân baèng vôùi caû 9 caëp Sao khí vôùi baát cöù Söû naøo (ñieàu naøy laøm tính chaát 1 Töôùng taïi ñòa baøn thay ñoåi tuøy vaøo caëp sao naøo vôùi söû naøo). Trong tröôøng hôïp treân Töôùng Tröïc Phuø (Thieân AÁt) ôû cung Caán ñoái öùng vôùi caëp sao Tröïc laø Thieân Anh + Thieân Taâm.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

66

Page 67: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Theo qui luaät Thôøi gian coá ñònh –Khoâng gian thay ñoåi ta coù:

- Töôùng Ñaèng Xaø ôû Cung Chaán ≠ (Thiên Tâm + Thiên Anh)

- Tướng Thái Âm ở Cung Tốn ≠ (Thiên Cầm + Thiên Bồng)

- Tướng Lục Hợp ở cung Ly ≠ (Thiên Bồng + Thiên Cầm)

- Tướng Câu Trận ở cung Khôn ≠ (Thiên Xung + Thiên Xung)

- Tướng Châu Tước ở cung Đoài ≠ (Thiên Nhậm + Thiên Trụ)

- Tướng Cửu Địa ở cung Càn ≠ (Thiên Trụ + Thiên Nhậm)

- Tướng Cửu Thiên ở cung Khảm ≠ (Thiên Nhuế + Thiên Phụ)

Vậy là ta có 8 Tướng đối ứng về lực cân bằng với 8 cặp sao khí xung quanh .Tám tướng này có thể nằm ở cung Ất Kỳ hoặc Bính Kỳ hoặc Đinh Kỳ tác dụng. Ta gọi Kỳ tác dụng đó là KỲ CHỦ của cung đó. Tùy thuộc vào Kỳ chủ mà tính chất của 8 tướng tại địa bàn cũng thay đổi đôi phần. Còn tại Trung cung cặp sao khí cân bằng Âm Dương tác động thì Hệ Mặt trời cũng kết hợp 3 kỳ cộng với năng lượng quả đất tạo ra 1 vị Vua Giáp cân bằng với nó. Để dễ nhớ khi Ất kỳ ở Trung cung thì gọi là vua Ất, Bính Kỳ thì gọi là Vua Bính, Đinh Kỳ thì Vua Đinh. Tính chất vua này cũng thay đổi như 8 tướng trên.

Ta có bảng số giờ Ất Sửu mang đủ Sao – Sử và Kỳ – Tướng là:Thiên Cầm+Thiên Bồng Thiên Bồng+Thiên Cầm Thiên Xung+Thiên Xung

SỬ KHAI SỬ TỬ SỬ ĐỔĐinh Kỳ: T Thái Âm Ất Kỳ: T Lục Hợp Bính Kỳ: T Câu Trận

Thiên Tâmï+Thiên Anh Thiên Phụ+Thiên Nhuế Thiên Nhậm+Thiên TrụSỬ KINH SỬ TRUNG SỬ CẢNH

Ất Kỳ: T Đằng Xà Bính Kỳ: vua Đinh Kỳ: T Chu Tước

Thiên Anh+Thiên Tâm Thiên Nhuế+Thiên Phụ Thiên Trụ+Thiên NhậmSỬ HƯU SỬ THƯƠNG SỬ SINH

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

67

Page 68: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Bính Kỳ: T Trực Phù Đinh Kỳ: T Cửu Thiên Ất Kỳ: T Cửu Địa

Voøng taùm töôùng treân laø voøng töôùng Döông ñoän tính cho caùc giôø sau tieát Ñoâng Chí. Vì töông öùng vôùi quõy ñaïo cöûu cung cuûa Thôøi gian chaïy nghòch, sau Haï Chí ta cuõng coù voøng töôùng AÂm ñoän laø:

1. Tröïc Phuø2. Cöûu Thieân3. Cöûu Ñòa4. Huyeàn Vuõ (thay cho Chu Töôùc)5. Baïch Hoå (thay cho Caâu Traän)6. Luïc Hôïp7. Thaùi AÂm

8. Ñaèng Xaø.

Khi caëp sao Tröïc Phuø haï xuoáng Trung cung thì khoâng bao giôø noù mang Söû Trung caû neân noù seõ bò chuyeån ra ngoaøi, vì theá Töôùng Tröïc Phuø cuõng vaãn ôû 1 cung ngoaøi, khoâng theå ñoaït ngoâi Vua ñöôïc. Trong tröôøng hôïp caëp sao Tröïc Phuø khoâng tröïc ôû Trung cung, nhöng noù mang SÖÛ TRUNG thì noù vaãn vaøo ôû Trung cung. Khi aáy taïi cung noù vöøa boû troáng, caëp sao khí ôû Trung cung nhöng mang 1 Söû khaùc seõ theá vaøo. Ta vaãn laáy cung naøy ñeå an töôùng Tröïc Phuø roài tieáp tuïc an 7 Töôùng sau nhö bình thöôøng.

Chuù yù: Teân 8 töôùng cuûa voøng AÂm ñoän ngöôïc laïi vôùi voøng Döông ñoän nhöng vaãn theo quyõ ñaïo Baùt Quaùi Haäu Thieân chaïy thuaän chieàu kim ñoàng hoà. Coøn neáu ta chaïy voøng Töôùng ngöôïc

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

68

Page 69: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

chieàu kim ñoàng hoà thì ta phaûi duøng voøng Töôùng Döông Ñoän.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

69

Page 70: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

B. 3 VOØNG SAO KYØ:

Naêng löôïng cuûa Heä maët trôøi caân baèng vôùi naêng löôïng cuûa vuõ truï Thieân Haø baèng Taùm Töôùng Moät Vua ñöôïc theå hieän trong ñòa baøn Laïc Thö laø nhö tröôùc. Nhöng 3 Kyø cuûa Heä coøn taùc duïng tröïc tieáp xuoáng quaû ñaát chuùng ta vì roõ raøng quaû ñaát laø moät thaønh vieân cuûa Heä maët trôøi. Neân ngöôøi xöa ñaõ phaûi tìm caùch tính toaùn 3 loaïi sao khí naøy taùc duïng xuoáng quaû ñaát (Ñòa baøn Giaùp) nhö theá naøo.

3 kyø cuûa giôø AÁt Söûu laø: AÁt 9, Bính 8, Ñinh 7. AÁt 9 coù nghóa laø sao khí cuûa maët trôøi mang soá 9 döông. Töông töï ñöôïc hieåu cho Bính 8 vaø Ñinh 7. Nhö vaäy laø sao khí cuûa 3 kyø coù theå mang caùc soá töø 1 ñeán 9 theo Thaùi cöïc Laïc Thö tuøy theo giôø.

Nhöng taïi moãi cung Ñòa baøn Laïc Thö, theo Thôøi gian 12 Chi thì sao khí cuûa töøng Kyø laïi coù 12 loaïi khaùc nhau, neân sao khí cuûa AÁt, sao khí cuûa Bính, sao khí cuûa Ñinh ñeàu ñöôïc chia laøm 12 loaïi khaùc nhau theo voøng troøn 12 Chi trong baûng Laïc Thö.

Thìn – Tî Ngoï Muøi - Thaân

Maõo Daäu

Daàn – Söûu Tyù Hôïi – Tuaát

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

70

Page 71: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Theo qui luaät: Thôøi gian coá ñònh thì Khoâng gian thay ñoåi neân cuøng moät Thôøi gian ta luoân luoân coù ñuû 12 loaïi sao khí cuûa töøng kyø taùc duïng xuoáng caùc cung cuûa Laïc Thö ñòa baøn. Theá neân soá 9 khoâng coù nghóa laø toaøn boä naêng löôïng maët trôøi chieáu xuoáng cung 9 vaøo giôø AÁt Söûu naøy maø laø voøng sao khí cuûa AÁt Kyø khôûi ñaàu töø cung 9 gioáng nhö caùc caëp sao khí beân Nghi vaäy, Bính 8 vaø Ñinh 7 cuõng theá.

3 voøng sao kyø laø:

1. Voøng sao khí cuûa AÁt Kyø (Töø Haùn goïi laø voøng Hoøang Ñaïo) goàm:

1. Thanh long

2. Minh ñöôøng

3. Thieân hình

4. Chaâu töôùc

5. Kim quyõ

6. Thieân ñöùc

7. Baïch hoå

8. Ngoïc ñöôøng

9. Thieân lao

10. Nguyeân vuõ

11. Tö meänh

12. Caâu traän

(Chuù yù: Ta taïm duøng töø Haùn vì chaúng roõ ngaøy xöa goïi laø gì. Caùc töø naøy thöôøng truøng teân vôùi caùc phaàn khaùc vì moân coå hoïc naøy bò naïn

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

71

Page 72: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Tam sao thaát baûn chung vaäy. Nhöng caên cöù vaøo nguyeân lyù hình thaønh 12 loaïi sao khí ñöôïc trình baøy ôû phaàn phaùn ñoaùn chuùng ta khoâng ngaïi duøng töø Haùn ôû ñaây).

2. Voøng sao khí cuûa Bính Kyø (Töø Haùn goïi voøng Thaùi AÂm laø khoâng ñuùng. Phaûi goïi laø voøng Thieáu Döông môùi ñuùng) goàm:

1. Nguõ phuø2. Thieân taøo3. Ñòa phuû4. Phong baù5. Loâi coâng6. Vuõ sö7. Phong vaân8. Ñöôøng phuø9. Quoác aán10. Thieân quan11. Ñòa döôïc12. Thieân döôïc

3. Voøng sao khí cuûa Ñinh Kyø (Töø Haùn goïi laø voøng Thaùi tueá) goàm:

1. Thaùi tueá2. Thieáu döông3. Tang moân4. Thieáu aâm5. Quan phuø6. Töû phuø7. Tueá phaù8. Long ñöùc9. Baïch hoå

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

72

Page 73: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

10. Phuùc ñöùc11. Ñieáu khaùch12. Beänh phuø

Chuù yù: theo nhieàu hoïc giaõ thì Thaùi tueá laø 1 sao giaû töôûng ñoái laïi vôùi Tueá tinh töùc laø sao Moäc ñeå deã tính toaùn vì sao Moäc quay töø Taây sang Ñoâng. Nhöng ñieàu naøy laø sai vì Thaùi tueá laø 1 trong 12 loaïi sao khí cuûa Ñinh Kyø trong Thuaät soá Laïc Thö. Ñöa 3 voøng sao khí naøy vaøo baûng soá giôø AÁt Söûu khôûi ñaàu töø AÁt 9 (Thanh long ôû 9) Bính 8 (Nguõ phuø ôû 8) vaø Ñinh 7 (Thaùi tueá ôû 7) ta coù baûng soá môùi laø:Thiên Cầm+Thiên Bồng Thiên Bồng+Thiên Cầm Thiên Xung+Thiên Xung

Sử Khai Sử Tử Sử ĐổĐinh Kỳ: Thái âm Ất Kỳ: Lục Hợp Bính Kỳ: Câu Trận

Tư mệnh – Câu trận Thanh longMinh đường – Thiên

hìnhPhong bá – Lôi công Vũ sư Phong vân – Đường phùLong đức – Bạch hổ Phúc đức Điếu khách – Bệnh phù

Thiên Tâmï+Thiên Anh Thiên Phụ+Thiên Nhuế Thiên Nhậm+Thiên TrụSử Kinh Sử Trung Sử Cảnh

Ất Kỳ: Đằng Xà Bính Kỳ: Vua Đinh Kỳ: Chu TướcNguyên vũ Châu tướcĐịa phủ Quốc ấnTuế phá Thái tuế

Thiên Anh+Thiên Tâm Thiên Nhuế+Thiên Phụ Thiên Trụ+Thiên NhậmSử Hưu Sử Thương Sử Sinh

Bính Kỳ:Trực Phù Đinh Kỳ: Cửu Thiên Ất Kỳ: Cửu ĐịaThiên lao – Ngọc đường Bạch hổ Thiên đức – Kim quỷThiên tào – Ngũ phù Thiên dược Địa dược – Thiên quanTử phù – Quan phù Thiếu âm Tang môn – Thiếu dương

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

73

Page 74: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Trong tröôøng hôïp AÁt 5 hoaëc Bính 5 hoaëc Ñinh 5, ta phaûi möôïn voøng sao goác ñeå An voøng sao cho Kyø ñoù. Voøng sao goác cuûa AÁt Kyø khôûi ôû Chi Ngoï thuoäc cung Ly (soá döông laø 9) voøng sao goác cuûa Bính Kyø khôûi ôû Daäu thuoäc cung Caøn (soá döông laø 7). Voøng sao goác Ñinh Kyø khôûi ôû Tyù thuoäc cung Khaûm (soá döông laø 1). Caùch tìm 3 voøng sao goác seõ ñöôïc trình baøy ôû phaàn phaùn ñoaùn baûng soá.

Coøn 1 ñieàu nöõa laø 3 voøng sao naøy khoâng coù voøng nghòch nhö Baùt töôùng. Baùt töôùng vì tuøy thuoäc vaøo quyõ ñaïo Thôøi gian cöûu cung neân coù voøng nghòch coøn 12 Chi tính theo quyõ ñaïo Khoâng gian Baùt quaùi Haäu thieân neân chæ coù 1 voøng thuaän maø thoâi.

Phuï chuù theâm

1. Tuy AÁt 5, Bính 5, Ñinh 5 ta phaûi möôïn voøng sao goác cuûa kyø ñoù ñeå chaïy voøng sao, nhöng veà maët traïch caùt thì giôø ñoù vaãn thöôøng ñöôïc coi laø:

- Giôø Hoaøng ñaïo neáu laø AÁt 5.

- Giôø Thaùi aâm neáu laø Bính 5.

- Giôø Thaùi tueá neáu laø Ñinh 5.

Thuaät soá Laïc Thö keå naêm thì cuõng goïi töông töï.

2.ÔÛ Trung cung ta khoâng thaáy coù 3 sao khí naøo khaùc cuûa 3 kyø laø vì baûng Laïc Thö tuy mang hình vuoâng 9 cung, nhöng thöïc chaát noù laø moät hình troøn thaùi cöïc vôùi moãi cung laø 1 goùc 45 ñoä . Ñoái vôùi naêng löôïng vuõ truï thieân haø thì caëp sao khí ôû trung cung chæ coù tính caùch phoái hôïp laøm

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

74

Page 75: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

nhieäm vuï chuyeån hoaù cho 4 caëp sao xung quanh maø thoâi.

3.Voøng 12 Chi trong Baûng Laïc Thö .

12 chi ñöôïc chia laøm 2 phaàn laø:

- Phaàn Döông: Tyù, Söûu, Daàn, Maõo, Thìn, Tî.

- Phaàn AÂm: Ngoï, Muøi, Thaân, Daäu, Tuaát, Hôïi.

Phaàn Döông khôûi ôû AÂm neân Tyù ôû cung Khaûm 1.

Phaàn AÂm khôûi ôû Döông neân Ngoï ôû cung Ly 9.

Tyù vaø Ngoï laø 2 Chi laøm truïc ñoái xöùng chieám 2 cung ñoái xöùng, neân Maõo vaø Daäu cuõng laø 2 chi laøm truïc ñoái xöùng töông öùng cuõng phaûi chieám 2 cung ñoái xöùng töông öùng töùc laø cung Chaán vaø Ñoaøi theo thöù töï. Coøn laïi 8 Chi buoäc phaûi chieám 4 cung coøn laïi theo thöù töï laø:

Söûu + Daàn : Cung Caán

Thìn + Tî : Cung Toán

Muøi + Thaân : Cung Khoân

Tuaát + Hôïi : Cung Caøn

Theá laø ta coù voøng 12 Chi trong baûng Laïc Thö goác ñaõ noùi ôû tröôùc.

MUÏC 4:TÌM CÖÛA VAØ PHAÀN CÖÛA

A. CÖÛA CUÛA ÑÒA BAØN LAÏC THÖ VAØ TRAÄN ÑOÀ: BAÙT MOÂN KIM TOÛA

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

75

Page 76: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Moãi queû Thôøi gian coù 1 daïng thöùc söû duïng ñöôïc goïi laø Söû (Höu, Töû, Thöông, Ñoå, Trung, Khai, Kinh, Sinh, Caûnh). Maø 10 tröôøng Khoâng gian cuõng thuoäc veà 8 queû Baùt quaùi Haäu Thieân: Caøn, Khaûm, Caán, Chaán, Toán, Ly, Khoân, Ñoaøi neân Taùm queû naøy cuõng mang 8 daïng thöùc söû duïng cho Khoâng gian ñöôïc goïi laø CÖÛA cuûa 10 tröôøng trong baûng Laïc Thö nhö sau:

Trường Ất Trường Bính Đinh Trường KỷQuẻ TỐN Quẻ LY Quẻ KHÔNCửa Đổ Cửa Cảnh Cửa Tử

Trường Giáp TRUNG CUNG Trường CanhQuẻ CHẤN Quẻ ĐOÀI

Cửa Thương Cửa Kinh

Trường Mậu Trường Quý – Nhâm Trường TânQuẻ CẤN Quẻ KHẢM Quẻ CÀNCửa Sinh Cửa Hưu Cửa Khai

Vì 10 tröôøng Khoâng gian ñöôïc quy thaønh 8 queû neân ta chæ coù 8 cöûa, khoâng coù cöûa trung maø chæ goïi laø Cung Trung.

Khi thaønh laäp baûng soá tính cho giôø AÁt Söûu ta coù Can AÁt mang soá 8 neân voøng 10 Can chuyeån ñoäng nhö sau:

4 9 2Kỷ Canh Tân

3 5 7Bính – Đinh Quý – Nhâm

1 6Ất 8 Giáp Mậu

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

76

Page 77: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Ñieàn cöûa cuûa 10 Can vaøo, ta coù 8 cöûa cuûa ñòa baøn Laïc Thö laø:

Töû Kinh Khai

Caûnh Trung Cung Höu

Ñoå Thöông Sinh

Ñem 8 cöûa vaøo baûng soá ta coù theâm 1 nhaân toá ñeå phaùn ñoaùn cho töøng cung ñòa baøn sau naøy.Thiên Cầm+Thiên Bồng Thiên Bồng+Thiên Cầm Thiên Xung+Thiên Xung

Sử Khai Sử Tử Sử ĐổĐinh Kỳ: Thái âm Ất Kỳ: Lục Hợp Bính Kỳ: Câu Trận

Tư mệnh - Câu trận Thanh long Minh đường - Thiên hìnhPhong bá - Lôi công Vũ sư Phong vân - Đường phùLong đức - Bạch hổ Phúc đức Điếu khách - Bệnh phù

CỬA TỬ CỬA KINH CỬA KHAI

Thiên Tâmï+Thiên Anh Thiên Phụ+Thiên Nhuế Thiên Nhậm+Thiên TrụSử Kinh Sử Trung Sử Cảnh

Ất Kỳ: Đằng Xà Bính Kỳ: Vua Đinh Kỳ: Chu TướcNguyên vũ Châu tướcĐịa phủ TRUNG CUNG Quốc ấnTuế phá Thái tuế

CỬA CẢNH CỬA HƯU

Thiên Anh+Thiên Tâm Thiên Nhuế+Thiên Phụ Thiên Trụ+Thiên NhậmSử Hưu Sử Thương Sử Sinh

Bính Kỳ:Trực Phù Đinh Kỳ: Cửu Thiên Ất Kỳ: Cửu ĐịaThiên lao - Ngọc đường Bạch hổ Thiên đức - Kim quỹThiên tào - Ngũ phù Thiên dược Địa dược - Thiên quan

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

77

Page 78: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Tử phù - Quan phù Thiếu âm Tang môn - Thiếu dươngCỬA ĐỔ CỬA THƯƠNG CỬA SINH

Khi Can giờ mang số 5 tức là cặp sao phù hạ xuống địa bàn Lạc Thư tại Trung Cung thì nó chẳng bao giờ mang Sử Trung cả nên nó sẽ bị đẩy ra 1 cung ngoài ngay, ta lấy cung ngoài này làm cung của Can giờ để chạy vòng cửa.

(Trong thuật số Lạc Thư cặp sao Trực Phù không bao giờ vừa ở Trung Cung lại vừa mang sử Trung cả. Chỉ ỡ bảng Lạc thư gốc không chuyển động thì cặp sao khí Thiên cầm + Thiên Bồng mới ở Trung cung và mang sử Trung mà thôi.Điều này là do nguyên lý thành lập bảng Lạc thư và bảng 6 Nghi 3 Kỳ đã dẫn đến hệ quả như thế)

Ví dụ: Cũng bảng 6 Nghi 3 Kỳ tính cho giờ Ất Sửu.

Mậu 9 Tân 3 Ất 8

Kỷ 1 Nhâm 4 Bính 7

Canh 2 Quý 5 Đinh 6

Nhưng nếu ta tính cho giờ Quý Dậu thì cặp sao phù: Thiên Anh sẽ hạ xuống 5 (Trung Cung). Tính Sử cho cặp sao Thiên Anh (+ Thiên Tâm) này thì chúng mang Sử Cảnh nên bị đẩy ra cung 1 để cặp sao Thiên Cầm + Thiên Bồng mang Sử Trung ở cung 1 nhảy vào Trung Cung.

Nên ta lấy Cửa Hưu của Can Quý (giờ Quý Dậu) tại cung 1 (cung Khảm) để chạy cửa như thường.

Một điều cần lưu ý là: Vòng 10 Can chạy theo vòng tròn Bát Quái Hậu Thiên mà không tùy thuộc vào Thời gian Cửu Cung (như 8 tướng) nên nó chỉ có 1 quỹ đạo thuận, không có vòng cửa nghịch tức là nó giống 3 vòng Sao Kỳ vừa nói ở trước.

Bây giờ thì Tám Cung Lạc Thư địa bàn là Tám Cửa. Mỗi cửa có 2 loại năng lượng tác động. Một của Vũ trụ Thiên Hà, một của Hệ mặt trời. Không hiểu hết Thuật số Lạc Thư người đời sau thấy rằng:

Đứng ở Trung Cung thì chúng ta đang bị vây bọc bởi chúng một cách

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

78

Page 79: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

chặt chẽ như sắt thép, nên các nhà ngũ hành quen tư tưởng chiến đấu đã gọi bảng số Lạc Thư địa bàn là Trận đồ Bát Môn Kim Tỏa và vận dụng

nó vào sự sắp xếp quân đội trong trận chiến để dồn quân địch vào những vùng mang năng lượng (sao khí) xấu hầu dành lấy chiến thắng

cuối cùng. Vì theo họ quy luật “khí” toàn cục và tiểu cục là không có gì sai khác. Vận dụng Thuật số Lạc Thư tính cho năm (kể năm) họ tính

toán từng vùng thuộc các nước xung quanh để phát động các cuộc chiến tranh xâm lược đúng lúc mang khí lực xấu nhất. Nhưng gậy ông sẽ đập lưng ông nếu các nước xung quanh nắm được thuật số này nên họ đã dấu biệt đi và đưa nó vào 1 trong “Tam đại mật thuật”, 1 trong 3 bộ

Thiên thư phải bất khả lậu ra ngoài. Họ đổi tên thuật số Lạc Thư thành Kỳ Môn Độn Giáp (giáp độn cửa bên kỳ) để dành tác quyền mình… và

còn nhiều nữa…v..v…

CHÚ Ý QUAN TRỌNGBảng Lạc Thư cửu cung là bảng hợp nhất Không gian và Thời

gian về quẻ và số, nhưng điều này hoàn toàn không chi phối gì 9 cặp sao khí phát ra từ Tâmï, dù Hệ mặt trời quay xung quanh Tâm ở vị trí nào và ở Thời gian nào thì Tâm thiên hà vẫn liên tục phát ra cặp khí Âm Dương của nó (mà ta đã chia làm 9 loại sao khí). Thế nên ta chỉ có thể vận dụng nguyên lý Không – Thời gian kết hợp để tính dạng thức sử dụng của nó (Sử) và định vị trường Không gian của nó (Cửa) mà thôi. Do đó mà Sử và Cửa của 1 cặp sao khí nào đó từng giờ Can – Chi sẽ có thể khác nhau (hoặc trùng nhau) là điều bình thường.

Ví dụ: Vào giờ Giáp Tý của bảng 6 Nghi – 3 Kỳ ở trên cặp sao khí Thiên Anh + Thiên Tâm mang Sử Cảnh nhưng lại thuộc trường Giáp nên tại địa bàn nó mang cửa Thương. Giờ Ất Sửu mang Sử Hưu nhưng lại thuộc cửa Đổ của Không gian Ất. Tới giờ Bính Dần hay Đinh Mão thì nó mới thuộc cửa Cảnh được, nhưng lúc này Sử của nó đã là Tử và Thương rồi vậy. Khi phán đoán cho địa bàn Lạc Thư ta sẽ tìm mối quan hệ Bát Biến của Thời gian và Không gian cho từng cặp sao khí ở mỗi cung sau. Cũng vì trên mà thuật số Lạc Thư luôn luôn lấy thời gian đủ 10 Can để tính cho một cặp sao Khí vì trong Thời gian này cặp sao khí mới chuyển biến đủ 9 Sử theo Thời gian Cửu Cung và định vị đủ ở 10 Trường Bát Quái Hậu Thiên. Nói chung là trọn vẹn cho cả 2 quỹ đạo bảng Lạc Thư.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

79

Page 80: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

B. PHẦN CỬA

1. QUẺ VÀ SỐ CỦA PHẦN CỬA:

Mỗi Cung địa bàn bây giờ là 1 Cửa (1 quẻ Không gian của 1 Thời gian nào đấy) chiếm 1 góc 450 với Tâm là Trung tâm của Trung Cung(Vì bảng Lạc Thư vốn là hình tròn). Nhưng bán kính càng lớn thì cung 450 của mỗi cửa càng rộng, nên để tính toán chi tiết hơn cho địa bàn, người xưa đã chia mỗi cửa làm 8 Phần, mỗi Phần Cửa chiếm 1 quẻ kép riêng dù 8 phần đều mang chung 1 tập hợp năng lượng như nhau bằng cách sau:

Như đã trình bày ở trước thì: Một Thái Cực có thể chia thành 8 quẻ đơn, mà cũng có thể chia thành 64 quẻ kép hoặc 512 quẻ ba hoặc 4096 quẻ bốn…. Khi coi một Thái cực gồm 64 quẻ kép thì vì cùng xếp theo thứ tự: “Nhị phân” như 8 quẻ đơn Tiên Thiên nên ta có 8 loại quẻ kép là: “Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn” đặt trên Càn, đặt trên Đoài, đặt trên Ly, đặt trên Chấn, đặt trên Tốn, đặt trên Khảm, đặt trên Cấn, đặt trên Khôn. Do vậy, khi chia một quẻ đơn Hậu Thiên ở bảng Thái Cực Lạc Thư áp dụng cho Không gian trong 1 giờ gọi là Cửa làm 8 Phần Cửa để hợp nhất với Thời gian một Khắc (1 Khắc = 1/8 giờ) thì người xưa không thể thay đổi thứ tự các quẻ kép được mà chỉ xếp cho phù hợp với vòng tròn Thái cực Hậu Thiên như là:

Ví dụ: Cửa Đổ giờ Ất Sửu sẽ có 8 Phần Cửa theo vòng tròn Bát Quái Hậu Thiên là:

Phần Cửa 1: quẻ Càn trên Tốn.

2: quẻ Đoài trên Tốn.

3: quẻ Ly trên Tốn.

4: quẻ Chấn trên Tốn.

5: quẻ Tốn trên Tốn.

6: quẻ Khảm trên Tốn.

7: quẻ Cấn trên Tốn.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

80

Page 81: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

8: quẻ Khôn trên Tốn.

Các Cửa còn lại cũng thành lập 8 quẻ kép tương tự và cũng xếp tương tự

Vì Cửa và Phần Cửa là phần địa bàn chịu tập hợp năng lượng bên ngoài tác dụng thì rất quan trọng trong bảng số Lạc Thư nên chúng ta tạm mượn từ Hán để đặt tên cho Phần Cửa.

Ta có 8 Phần Cửa của cửa Đổ là:

1. Cấu (là tên gọi của quẻ kép: Càn trên Tốn)

2. Đại quá (là tên gọi của quẻ kép: Đoài trên Tốn)

3. Đỉnh (là tên gọi của quẻ kép: Ly trên Tốn)

4. Hằng (là tên gọi của quẻ kép: Chấn trên Tốn)

5. (Thuần) Tốn (là tên gọi của quẻ kép: Tốn trên Tốn)

6. Tỉnh (là tên gọi của quẻ kép: Khảm trên Tốn)

7. Cổ (là tên gọi của quẻ kép: Cấn trên Tốn)

8. Thăng (là tên gọi của quẻ kép: Khôn trên Tốn)

Tương tự ta điền tên các Phần Cửa của 7 Cửa còn lại một cách dễ dàng.

Cửa Đổ thuộc quẻ Tốn vốn mang 2 số 4 và 2 đang ở địa bàn tại Cung 8 nên số 4 thì Xung với số 8 (chỉ lấy số dương). Thế nên ta cũng cần phải tìm số của 8 Phần Cửa để tính toán sự Xung hay Hạp với số của địa bàn bằng cách sau:

HÀØ ĐỒ: BẢNG QUẺ SỐ CỦA KHÔNG GIAN (10 TRƯỜNG)

Mười trường Không gian mang 10 số chỉ thị là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 (trong đó 8 Cửa đã chiếm 8 số là 1, 2, 3, 4 và 6, 7, 8, 9 còn dư 2 số là 5 và 10). Khi ta đọc chúng theo qũy đạo Không gian Bát quái Hậu

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

81

Page 82: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

thiên giống như Cửa thì 2 số 5 và 10 là Tâm của 2 dãy số 1, 2, 3, 4 và 6, 7, 8, 9 của 8 Cửa như hình dưới đây:

Ghép lần lượt các số của 3 phần: phần Âm, phần Dương và Trung tâm để hình thành các quẻ số theo 6 cách:

1. Phần Âm trước, phần Dương giữa, Trung tâm sau chót.

2. Phần Dương trước, phần Âm giữa, Trung tâm sau chót.

3. Phần Trung tâm trước, phần Âm giữa, phần Dương sau chót.

4. Phần Trung tâm trước, phần Dương giữa, phần Âm sau chót.

5. Phần Âm trước, Trung tâm giữa, phần Dương sau chót.

6. Phần Dương trước, Trung tâm giữa, phần Âm sau chót.

Mỗi cách ghép đều cho ta 1 bảng số với 32 quẻ số cả.

Ví dụ: Ghép theo cách thứ tự 4 ta được 32 quẻ số là:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

82

Mậu 5

Quý 10

Nhâm 9

Tân 8

Đinh 4

Bính 3

Giáp 1

Kỷ 6

Canh 7

Ất 2

Page 83: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

- 5 . 1 . 6, 5 . 1 . 7, 5 . 1 . 8, 5 . 1 . 9 (Đoài, Càn, Đoài, Càn)

- 5 . 2 . 6, 5 . 2 . 7, 5 . 2 . 8, 5 . 2 . 9 (Chấn, Ly, Chấn, Ly)

- 5 . 3 . 6, 5 . 3 . 7, 5 . 3 . 8, 5 . 3 . 9 Đoài, Càn, Đoài, Càn)

- 5 . 4 . 6, 5 . 4 . 7, 5 . 4 . 8, 5 . 4 . 9 (Chấn, Ly, Chấn, Ly)

- 10 . 1 . 6, 10 . 1 . 7, 10 . 1 . 8, 10 . 1 . 9 (Khảm, Tốn, Khảm, Tốn)

- 10 . 2 . 6, 10 . 2 . 7, 10 . 2 . 8, 10 . 2 . 9 (Khôn, Cấn, Khôn, Cấn)

- 10 . 3 . 6, 10 . 3 . 7, 10 . 3 . 8, 10 . 3 . 9 (Khảm, Tốn, Khảm, Tốn)

- 10 . 4 . 6, 10 . 4 . 7, 10 . 4 . 8, 10 . 4 . 9 (Khôn, Cấn, Khôn, Cấn)

(Số lẻ là Hào Dương - số chẵn là Hào Âm).

Mỗi cách ghép thành bảng số như trên, người xưa đều vẽ thành 1 bảng 3 vòng tròn số để dễ ghi nhớ được người đời sau gọi là Hà Đồ có nghĩa bản đồ gương sen vì cách ghi số ở thời kỳ này chỉ dùng các chấm đen trắng làm cho bảng số trông giống như mặt gương sen lốm đốùm (Hà có nghĩa là Sen như Hà Nguyệt là tháng Sen, tháng 6 của người xưa).

Bảng đồ số cách ghép thứ 4 được vẽ theo thứ tự:

- Vòng 1 là 2 số 5 dương - Trục dọc và 10 âm - Trục ngang.

- Vòng 2 là 4 số 1, 2 dương - Trục dọc và 3,4 âm - Trục ngang.

- Vòng 3 là 4 số 6, 7 dương - Trục dọc và 8,9 âm - Trục ngang.

Ta có bảng Hà Đồ là:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

83

7

2

5-10

1

6

8 3 4 9

Page 84: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Quay 3 vòng tròn sao cho 3 số của 3 vòng thẳng hàng ta sẽ có được 32 quẻ số nói trên.

Năm cách ghép quẻ số còn lại khi vẽ thành bảng Hà Đồ ta chỉ cần thay đổi thứ tự 3 vòng tròn là xong. Chúng cũng cho ta 32 quẻ số như trên mà thôi.

Nhưng vì cách lập quẻ của người xưa, thì theo thứ tự là:

Hào Hạ là phần Trung tâm (cục Trung tâm)

Hào Trung là phần Dương (cục Dương)

Hào Thượng là phần Âm (cục Âm)

Trong mỗi phần (Cục) thì hào Dương trước, hào Âm sau, nên cách ghép thứ 4 được coi là bảng Hà Đồ chính thức được lưu truyền tới ngày nay.

Như vậy 10 trường Không gian luôn cho ta 4 quẻ Càn, 4 quẻ Khảm, 4 quẻ Cấn, 4 quẻ Chấn, 4 quẻ Tốn, 4 quẻ Ly, 4 quẻ Khôn, 4 quẻ Đoài về số.

Vì 4 quẻ Tốn về số của cửa Đổ là 10.1.7, 10.1.9, 10.3.7, 10.3.9 mỗi quẻ đều chứa 2 số phần Dương và phần Âm tương ứng với 2 Phần Cửa (cũng như 2 quẻ của 2 Phần Cửa) một Dương một Âm nên số của Phần Cửa là:

1. Cấu số 1

2. Đại quá số 7

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

84

Page 85: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

3. Đỉnh số 1

4. Hằng số 9

5. Tốn số 3

6. Tỉnh số 7

7. Cổ số 3

8. Thăng số 9

Từ các số của các Phần Cửa trên ta sẽ xét chúng Xung hay Hạp với cung số 8 của địa bàn để sự phán đoán bảng số thì cụ thể hơn… còn số tâm là số 10 (hoặc 5) thì cũng xét với số 5 của Trung cung địa bàn để biết sự xung hay hạp ở trên là mạnh lên hay yếu đi mà thôi.

Trong trường hợp này 8 Phần Cửa đều mang số Dương nên hạp với số 8 địa bàn và sẽ rất hạp vì số tâm 10 cũng hạp với số 5 ở Trung cung.

Đến đây chúng ta đã hoàn tất bảng số Lạc thư chuẩn bị đi vào phần phán đoán bảng số, nhưng sẽ còn 1 thắc mắc lớn là: Tại sao trong bảng số thì phần tính toán bên vũ trụ thiên hà các sao khí lại có Trực sử còn các sao khí bên hệ mặt trời thì không ? Câu hỏi này tác giả xin để các bạn tự trả lời lấy để làm món quà cho vui vậy !

Còn sau đây là 1 bảng số Aâm độn mẫu

Ví dụ:

Giờ Ất Sửu thuộc tiết Hạ Chí - Thượng nguyên, Nghi Mậu, Âm độn - cục 9.

Bảng 6 Nghi - 3 Kỳ

Mậu 9 Tân 6 Ất 1

Kỷ 8 Nhâm 5 Bính 2

Canh 7 Quý 4 Đinh 3

Đây cũng chính là Bảng 6 Nghi 3 Kỳ của Nghi Mậu nên:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

85

Page 86: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Thiên Bàn:

Sao Phù:

Thiên Anh = Thiên AnhMậu 9 9

Địa bàn:* Trực Phù

Thiên AnhẤt 1

- Phù Thiên Anh hạ xuống địa bàn Ất (1) vì thuộc giờ Ất Sửu, Nghi Mậu.

* Trực Sử:- Phù Thiên Anh mang Sử Sinh vì tính là:

+ Giờ Giáp Tý : Sử Cảnh+ Giờ Ất Sửu : Sử Sinh.

Cho các cặp Sao, các Sử của chúng, các Tướng chạy ngược ta có bảng số chưa mang Kỳ và vòng sao Kỳ như dưới đây:

Thiên Xung+Thiên Xung Thiên Nhậm+Thiên Trụ Thiên Bồng+Thiên CầmSỬ TỬ SỬ KINH SỬ CẢNH

Tướng Huyền Vũ Tướng Bạch Hổ Tướng Lục Hợp

Thiên Nhuế+Thiên Phụ Thiên Phụ +Thiên Nhuế Thiên Tâmï+Thiên AnhSỬ HƯU SỬ THƯƠNG SỬ TRUNG

Tướng Cửu Địa Vua Tướng Thái Âm

Thiên Trụ+Thiên Nhậm Thiên Anh+Thiên Tâm Thiên Cầm+Thiên BồngSỬ KHAI SỬ SINH SỬ ĐỔ

Tướng Cửu Thiên Tướng Trực Phù Tướng Đằng Xà

- 3 kyø cuûa Nghi Maäu laø AÁt 1, Bính 2, Ñinh 3 neân vaøo giôø AÁt Söûu 3 Kyø laø: AÁt 9, Bính 1, Ñinh 2 vì tính ngöôïc laïi vôùi Döông ñoän. Töø 3 kyø naøy ta an

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

86

Page 87: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

3 voøng Sao Kyø vaãn theo chieàu thuaän baûng Laïc Thö.

- Vaøo giôø AÁt Söûu, Can AÁt ôû cung 1 (soá döông) neân Cöûa cuûa noù laø Ñoå (ôû taïi cung 1). Töø cung naøy ta chaïy voøng thuaän nhö 3 Kyø ôû treân cho 8 cöûa: Ñoå, Caûnh, Töû, Kinh, Khai, Höu, Sinh, Thöông.

Ñieàn 3 Kyø vaø 3 voøng sao kyø cuøng 8 Cöûa vaøo baûng soá ôû treân roài chuyeån caëp sao khí T.Taâm+T.Anh vaøo Trung cung vaø ñöa caëp sao khí T.Phuï+T.Nhueá ra ngoaøi , ta seõ ñöôïc baûng soá hoaøn chænh döôùi ñaây:

* Chuù yù:

Khi caùc caëp Sao Khí vaø Söû cuûa chuùng chaïy theo quó ñaïo Laïc Thö nghòch thì baûng soá AÂm ñoän seõ gioáng nhö Döông ñoän chæ coù chieàu Sao Khí tính theo thôøi gian seõ nghòch (nghóa laø 10 giôø sau töùc laø giôø AÁt Hôïi thì caëp Sao Thieân Nhaäm + Thieân Truï seõ ôû Cung 9 vaø mang Söû Kinh). Ñieàu naøy daãn ñeán taïi ñòa baøn caùc caëp Sao Khí vaø Töôùng ñoái phoù vôùi chuùng seõ thay ñoåi khaùc vôùi baûng soá giôø AÁt Söûu Döông ñoän töông öùng. Do ñoù veà thôøi tieát vaø khí haäu taïi ñòa baøn seõ khaùc nhau maëc du øtreân baûng soá thì caùc Sao Khí vaãn gioáng nhau.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

87

Page 88: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Thieân Xung+Thieân Xung

Thieân Nhaäm+Thieân Truï

Thieân Boàng+Thieân Caàm

SỬ TỬ SỬ KINH SỬ CẢNHTướng Huyền Vũ Tướng Bạch Hổ Tướng Lục Hợp

Bính Kỳ Ất Kỳ Đinh KỳTư Mệnh - Câu Trận Thanh Long Minh Đường - Thiên Hình

Lôi Công - Vũ Sư Phong Vân Đường Phù - Quốc ẤnPhúc Đức - Điếu Khách Bệnh Phù Thái Tuế - Thiếu Dương

Cửa KINH Cửa KHAI Cửa HƯU

Thiên Nhuế+Thiên Phụ Thiên Tâm+Thiên Anh Thiên Phụ+ Thiên NhuếSỬ HƯU SỬ TRUNG SỬ THƯƠNG

Tướng Cửu Địa Vua Tướng Thái ÂmẤt Kỳ Đinh Kỳ Bính Kỳ

Nguyên Vũ Châu TướcPhong Bá Thiên QuanBạch Hổ Tang MônCửa TỬ Cửa SINH

Thiên Trụ+Thiên Nhậm Thiên Anh+Thiên Tâm Thiên Cầm+Thiên BồngSỬ KHAI SỬ SINH SỬ ĐỔ

Tướng Cửu Thiên Tướng Trực Phù Tướng Đằng XàĐinh Kỳ Bính Kỳ Ất Kỳ

Thiên Lao - Ngọc Đường Bạch Hổ Thiên Đức - Kim QuỷĐịa Phủ - Thiên Tào Ngũ Phù Thiên Dược - Địa Dược

Long Đức - Tuế Phá Tử Phù Quan Phù - Thiếu ÂmCửa CẢNH Cửa ĐỔ Cửa THƯƠNG

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

88

Page 89: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

MUÏC 5:PHAÙN ÑOAÙN BAÛNG SOÁ

Muoán phaùn ñoaùn 1 baûng soá Laïc Thö ta caàn naém vöõng 3 vieäc laø:

1. Xaùc ñònh Trung Cung cuûa ñòa baøn Laïc Thö maø quan troïng nhaát laø Trung Taâm cuûa Trung Cung.

2. Phaùn ñoaùn cho ñoái töôïng naøo, gì ôû ñòa baøn?

3. Nguyeân lyù, qui taéc phaùn ñoaùn baûng soá.

Ngöôøi Laïc Vieät ngaøy xöa löu truù vaø saùng taïo ra Thuaät soá naøy taïi Trung Nguyeân nöôùc Trung Hoa neân Trung Cung aéc phaûi thuoäc moät vuøng naøo ñoù ôû Trung Nguyeân. Rieâng theo taùc giaû thì coù theå laø vuøng Ñoäng Ñình Hoà, vì nôi naøy laø ranh giôùi chia Nam Baéc cuûa Kinh Döông Vöông vaø Ñeá Nghi.

Veà ñoái töôïng phaùn ñoaùn thì ñôn giaûn goàm.

- Thôøi tieát khí haäu.

- Söùc khoûe sinh vaät vaø con ngöôøi caû veà vaät chaát laãn tinh thaàn.

- Coâng vòeâc con ngöôøi thöïc hieän.

Qua phaàn thaønh laäp baûng soá, ta bieát coù 2 loaïi naêng löôïng chính taùc duïng xuoáng ñòa baøn:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

89

Page 90: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

moät cuûa Vuõ truï Thieân Haø, moät cuûa Heä Maët trôøi neân khi phaùn ñoùan ta cuõng chia laøm 2 phaàn:

A. PHAÙN ÑOAÙN 9 CAËP SAO KHÍ BEÂN VUÕ TRUÏ

Chín caëp sao khí naøy laø cuûa Khoâng Thôøi gian hôïp nhaát trong quaõng thôøi gian 10 giôø. Trong moãi giôø Can Chi hôïp nhaát do quyõ ñaïo daïng thöùc söû duïng (SÖÛ) tính theo thôøi gian CHI (nhöng theo tröôùc ta vaãn duøng caùc töø: giôø Giaùp, giôø AÁt, giôø Bính, giôø Ñinh…) coøn quyõ ñaïo Khoâng gian CÖÛA tính theo CAN, neân taïi moät giôø Can Chi thì Söû vaø Cöûa cuûa chuùng laø khaùc nhau. Nhöng giôø Can Chi hôïp nhaát laø giôø cuûa ñòa baøn Laïc Thö, neân taïi ñaây ta laïi phaûi hôïp nhaát Söû vaø Cöûa cuûa chuùng laïi. Ñaây chính laø nguyeân taéc phaùn ñoaùn caên baûn 9 caëp sao khí taïi caùc cung ñòa baøn.

Ta ñaõ bieát caùc queû ñôn coù 8 quan heä goïi laø Baùt Bieán goàm: Sinh Khí, Nguõ Quyû, Dieân Nieân, Tieåu Saùt, Hoïa Haïi, Thieân y, Tuyeät Meänh, Phuïc Vò maø Söû vaø Cöûa laø 2 queû Thôøi gian vaø Khoâng gian cuûa 1 caëp khí vaøo 1 Can Chi giôø naøo ñoù, neân chuùng phaûi loït vaøo moät trong 8 quan heä treân. Quan heä naøy cho ta bieát moät caùch toång quaùt löïc taùc duïng cuûa caëp sao khí ñònh vò taïi Khoâng gian ñoù nhö theá naøo. Vì Khoâng gian laø coá ñònh, coøn Söû cuûa caëp sao khí thì bieán ñoåi theo Thôøi gian, neân caëp sao khí chæ coù theå bò khoâng gian ñoù laøm maïnh hay yeáu ñi, chöù daïng thöùc söû duïng cuûa noù khoâng theå thay ñoåi daïng thöùc cuûa Khoâng gian ñöôïc.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

90

Page 91: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Vì theá khi theå hieän vaøo ñòa baøn Laïc Thö quan heä baùt bieán seõ cho ta bieát tính chaát taùc duïng cuûa 9 caëp sao khí vaøo nhaân theå sinh giôùi maïnh hay yeáu ôû möùc ñoä naøo ôû töøng vuøng ñòa baøn. Coøn ñoái vôùi Thôøi tieát, khí haäu thì naêng löôïng cuûa Heä maët trôøi laø chính neân chuùng chæ coù tính chaát hôïp taùc maø thoâi.

Tieáp theo sau laø xeùt ñeán tính chaát cuûa caùc caëp sao khí ñoù ñeå bieát haäu quaû (cuûa) söï taùc duïng cuûa chuùng nhö theá naøo. Veà tính chaát cuûa 9 sao khí vì caùc nhaø Nguõ haønh laøm sai leäch theo hoïc thuyeát cuûa hoï quaù nhieàu neân taùc giaû cuõng chæ coù theå trình baøy moät caùch khaùi quaùt, mong caùc baïn boå sung theâm caøng roõ neùt caøng toát!

Moät ví duï (sô boä) cho Cöûa Ñoå giôø AÁt Söûu ôû tröôùc laø:

- Söû caëp sao Thieân Anh + Thieân Taâm laø Höu (queû Khaûm).

- Cöûa Khoâng gian ñònh vò laø AÁt 8 (queû Toán ôû cung 8)

- Quan heä Thôøi – Khoâng laø: Sinh khí.

Vaäy neân caëp sao Tröïc Thieân Anh + Thieân Taâm seõ maïnh leân raát nhieàu so vôùi luùc ban ñaàu ôû Thieân Baøn. Maø sao khí Döông laø Thieân Anh thì gaây cho sinh giôùi söï vui veû, höng phaán neân noùi chung laø toát. Tuy nhieân caàn chuù yù laø: Cuõng quan heä Sinh khí nhöng cho moät caëp sao xaáu nhö: Thieân Nhueá + Thieân Phuï thì xaáu laïi caøng xaáu hôn maø thoâi.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

91

Page 92: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

(Veà quan heä Baùt bieán caùc baïn coù theå tham khaûo saùch veà Dòch hoïc Phöông Ñoâng cuûa nhöõng taùc giaû khaùc).

Phaùn ñoaùn cho 1 Cöûa chieám 1 goùc 450 thì nhö theá coøn ñoái vôùi töøng Phaàn Cöûa thì sao? Ta ñaõ bieát Khoâng – Thôøi gian hôïp nhaát trong baûng Laïc Thö cho ta 8 Cöûa. Giôø ñaây Khoâng gian trong baûng Laïc Thö laïi chia laøm 64 Phaàn Cöûa (moãi Phaàn Cöûa laø 1 queû keùp 6 haøo) thì taát nhieân Khoâng gian Phaàn Cöûa naøy cuõng phaûi hôïp nhaát vôùi Thôøi gian naøo ñoù. Do vaäy, ta suy ra ngay, moãi queû keùp Phaàn Cöûa phaûi laø queû hôïp nhaát vôùi 1/8 giôø Can Chi töùc laø 1 khaéc lyù thuyeát cuûa Thuaät soá, vì Cöûa voán laø cuûa1 Can giôø. Moät khaéc baèng 15 phuùt hieän nay. (Löu yù laø 1 khaéc sinh hoïc chæ coù 14 phuùt 16 giaây vaø 1 khaéc theo Thôøi gian ñaõ sieâu thôøi tieáp khí thì coù theå treân hoaëc döôùi 15 phuùt). Nhö vaäy, cöù moãi khaéc caëp sao khí Thieân Anh + Thieân Taâm seõ taùc duïng chính ôû 1 Phaàn Cöûa, coøn 7 Phaàn Cöûa coøn laïi seõ nhaän ñöôïc söï taùc duïng chung maø thoâi.

Cuï theå cho cöûa Ñoå laø:

Khaéc 1 : Phaàn Cöûa Caáu

Khaéc 2 : Phaàn Cöûa Ñaïi quaù

Khaéc 3 : Phaàn Cöûa Ñænh

Khaéc 4 : Phaàn Cöûa Haèng

Khaéc 5 : Phaàn Cöûa Thuaàn Toán

Khaéc 6 : Phaàn Cöûa Tænh

Khaéc 7 : Phaàn Cöûa Coå

Khaéc 8 : Phaàn Cöûa Thaêng

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

92

Page 93: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Töông töï ôû 7 Cöûa coøn laïi, moãi khaéc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 cuõng hôïp nhaát vôùi 8 (queû keùp) Phaàn Cöûa cuûa chuùng.

ÔÛ moãi Phaàn Cöûa laø 1 queû keùp maø queû keùp thì ñöôïc thaønh laäp baèng söï raùp noái cuûa 2 queû 3 haøo: Moät treân – moät döôùi, caû 2 ñeàu theo thöù töï: Caøn, Ñoaøi, Ly, Chaán, Toán, Khaûm, Caán, Khoân. Vì theá ñeå phaùn ñoùan 1 caëp khí ñoái vôùi 1 Phaàn Cöûa trong Thôøi gian moät khaéc, ngoaøi vieäc xeùt quan heä baùt bieán giöõa Söû cuûa caëp khí vôùi queû goác (queû Cöûa ôû döôùi) laø chung, ta coøn phaûi xeùt quan heä cuûa Söû naøy vôùi queû treân ñeå xaùc ñònh chính xaùc söùc maïnh cuûa caëp khí ôû Phaàn Cöûa. Sau ñoù, cuõng phaùn ñoaùn taùc duïng cuûa caëp khí nhö bình thöôøng.

Ví duï: Vaøo khaéc 1 giôø AÁt Söûu cuõ caëp sao khí Thieân Anh + Thieân Taâm taùc duïng chính vaøo Phaàn Cöûa “Caáu” cuûa Cöûa Ñoå.

- Quan heä chung laø: Sinh khí (ñaõ phaân tích ôû tröôùc).

- Quan heä tröïc tieáp laø: Tieåu saùt (Söû laø Höu - Phaàn Cöûa laø Khai vì queû Caøn laø queû treân cuûa queû Caáu).

Ta thaáy: Tuy nhìn chung thì caëp sao Thieân Anh +Thieân Taâm laø ñöôïc Sinh khí nhöng ôû Phaàn Cöûa Caáu thuoäc 15 phuùt ñaàu thì chuùng ñang yeáu ñi raát nhieàu neân chöa mang taùc duïng toát ñeán cho sinh giôùi ñöôïc bao nhieâu caû!

Khi phaùn ñoaùn cho töøng Cöûa ta cuõng phaûi xeùt ñeán caëp sao khí ôû Trung Cung, taïm goïi laø mang Söû Trung vì noù caân baèng 2 maët AÂm Döông

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

93

Page 94: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

aûnh höôûng theá naøo ñoái vôùi caëp sao khí ôû Cöûa (vaø Phaàn Cöûa) ta ñang phaùn ñoaùn. Noùi laø Trung cung thaät ra khoâng coù 1 vuøng ñaát hình vuoâng naøo, caïnh laø bao nhieâu caây soá goïi laø Trung cung caû, chæ coù 1 ñieåm Trung taâm naøo ñoù maø ngöôøi xöa ñaõ choïn (vuøng Soâng Laïc) ñeå laøm ñieåm chuaån maø phaân bieät 8 cung ñòa baøn thoâi. Khi phaùn ñoaùn chuùng ta phaûi xeùt söï phoái hôïp tính chaát caëp sao khí cuûa noù vôùi caëp sao taïi Cöûa (vaø Phaàn Cöûa) thì keát quaû môùi chính xaùc ñöôïc, ñoù laø chöa keå naêng löôïng beân Heä maët trôøi (Tam Kyø) cuõng ñang taùc duïng vaøo ñaáy nöõa.

Phöông phaùp phaùn ñoaùn 9 caëp sao khí noùi chung laø nhö theá, sau ñaây chuùng ta ñi vaøo phaàn tìm hieåu 8 daïng thöùc söû duïng (Söû hay Cöûa) cuûa 8 queû vaø tính chaát 9 sao khí ñeå phuïc vuï cuï theå hôn cho vieäc phaùn ñoaùn treân.

TAÙM SÖÛ

Chuù yù: Teân taùm daïng söû duïng cho 8 queû döôùi ñaây laø do ngöôøi ñôøi sau goïi theo quan ñieåm cuûa hoï. Ñoù laø quan ñieåm: AÂm sanh Döông vaø Döông sanh AÂm ñaõ noùi ôû tröôùc. Taùc giaû buoäc phaûi giaûi thích theo ñaáy ñeå phuø hôïp vôùi teân goïi 8 Söû. Mong caùc baïn thoâng caûm!

1. Söû Caûnh cuûa queû Ly: xem laïi phaàn Tröïc Söû.

2. Söû Töû cuûa queû Khoân ( )

Queû naøy 3 haøo ñeàu AÂm neân laø Thuaàn AÂm: neáu xeùt veà maët sanh hoùa, töø haøo 1, tôùi

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

94

Page 95: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

haøo 2, tôùi haøo 3 thì chæ laø söï duy trì nguyeân traïng, chaúng chuyeån bieán sang moät chuùt Döông naøo caû, neân khí Döông trong queû naøy goïi laø bò cheát (Töû).

3. Söû Kinh cuûa queû Ñoaøi ( )

Queû naøy haøo 1 Döông vôùi haøo 2 Döông laø duy trì nguyeân traïng, roài haøo 2 Döông vôùi haøo 3 AÂm tuy laø Thuaän hôïp nhöng ñoái vôùi khí döông nhö theá laø ñaùng lo ngaïi vì sinh xuaát neân Söû cuûa noù coù teân laø Kinh (lo sôï).

4. Söû Khai cuûa queû Caøn ( )

Queû naøy 3 haøo ñeàu döông (ngöôïc laïi vôùi queû Khoân) neân laø Thuaàn Döông. Khí döông tuy laø duy trì nguyeân traïng nhöng tính chaát cuûa khí döông laø ñoäng ñích, hoaït ñoäng, khai môû neân Söû cuûa queû naøy coù teân laø KHAI.

5. Söû Höu cuûa queû Khaûm: ( )

Haøo 1 AÂm sanh haøo 2 Döông, roài haøo 2 Döông laïi sanh haøo 3 AÂm laø thuaän hôïp, neân khí Döông ôû haøo 2 chæ laøm nhieäm vuï trung chuyeån moät caùch nhaøn nhaõ, chaúng meät nhoïc gì. Vì theá, Söû cuûa queû naøy laø Höu.

6. Söû Sinh cuûa queû Caán ( )

Haøo 1 AÂm vaø haøo 2 AÂm laø duy trì nguyeân traïng roài haøo 3 Döông laø söï sinh hoùa töø AÂm sang Döông. Veà löôïng thì coù theå noùi laø 2 AÂm sanh Döông neân khí Döông ñöôïc SINH, vì theá Söû cuûa queû naøy laø SINH.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

95

Page 96: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

7. Söû Thöông cuûa queû CHAÁN ( )

Haøo 1 khí Döông tuy thuaän hôïp vôùi haøo 2 khí AÂm, nhöng laø Döông sinh AÂm neân laø thöông toån. Veà löôïng thì 1 döông sanh 2 aâm thì laïi caøng thöông toån hôn neân Söû cuûa noù ñöôïc goïi laø Thöông.

8. Söû Ñoå cuûa queû Toán ( )

Ñoå coù nghóa laø: “ñoùng laïi” töùc laø chæ 2 haøo Döông 2 vaø 3 duy trì nguyeân traïng chaúng sanh hoùa gì caû duø haøo 1 AÂm coù sinh xuaát cho haøo 2 Döông neân goïi laø Ñoå.

TÍNH CHAÁT 9 SAO KHÍ

Thaùi Cöïc Töôïng Thôøi gian cho ta 9 sao khí thuaän (Döông) roài cuõng 9 sao khí naøy khi ñoïc (baûng) quyõ ñaïo Thôøi gian töø ngoaøi vaøo taâm (nghòch) ta laïi coù 9 sao khí AÂm. Töø ñoù taïi moãi cung Laïc Thö ta ñöôïc 1 caëp sao khí Döông - AÂm thoáng nhaát trong töøng queû moät. Theá neân muoán xeùt tính chaát cuûa 1 sao khí, ta phaûi xeùt queû goác cuûa noù. Ví duï nhö xeùt queû Khaûm ñeå bieát tính chaát sao Thieân Boàng, queû Ly sao Thieân Anh, queû Caán sao Thieân Nhaäm…

Thaùi Cöïc Töôïng Khoâng – Thôøi gian coù 8 queû ñôn laø: Caøn, Khaûm, Caán, Chaán, Toán, Ly, Khoân, Ñoaøi.

Vaäy laø ngöôøi xöa coi Thaùi cöïc Töôïng naøy laøm 3 cuïc.

- Cuïc Khoâng gian laø phaàn Döông (Töø Haùn goïi laø Thieân).

- Cuïc Thôøi gian laø phaàn AÂm (Töø Haùn goïi laø Ñòa)

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

96

Page 97: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

- Coøn Cuïc Trung taâm chính laø söï soáng cuûa muoân loaøi maø quan troïng nhaát laø con ngöôøi (Töø Haùn goïi laø Nhaân) vì söï soáng chính laø söï hôïp nhaát Khoâng – Thôøi gian (laâu daøi) maø coù vaäy (söï soáng thì coù 2 daïng Döông AÂm cuûa noù laø gioáng Ñöïc vaø gioáng Caùi).

Theo qui luaät thaønh laäp 8 queû ñôn ôû tröôùc thì:

- Haøo Haï thuoäc Cuïc trung taâm: chæ söï soáng.

- Haøo 2 thuoäc Cuïc Döông: chæ Khoâng gian.

- Haøo Thöôïng thuoäc Cuïc AÂm: chæ Thôøi gian.

Vaäy ta suy ra:

1. Queû Khaûm chæ söï soáng gioáng Caùi (Haøo 1) vôùi khoâng gian Döông (haØo 2) vaø Thôøi gian AÂm (Haøo 3). Khoâng gian laø caùi “Coù” neân ñoái vôùi söï soáng noù chæ phaàn vaät chaát, ôû ñaây laø Döông neân ñaây laø 1 söï soáng gioáng caùi to lôùn naëng neà. Thôøi gian laø caùi “Khoâng” neân ñoái vôùi söï soáng noù chæ phaàn taùnh tình taâm lyù, ôû ñaây laø AÂm neân ñaây laø 1 söï soáng thuï ñoäng, khoâng tích cöïc, keùm suy nghó.

Töø hình töôïng treân ta suy ra tính chaát sao khí Thieân Boàng taùc duïng leân Sinh theå vaø nhaân theå laø:

Laøm cho aên nhieàu, nguû nhieàu, phaùt trieån veà phaàn vaät chaát nhöng cuõng gaây ra ueå oaûi, thuï ñoäng, laøm bieáng, löôøi suy nghó, gaây cho sinh theå nhieàu aâm tính.

2. Queû Ly (ngöôïc laïi vôùi queû Khaûm) chæ söï soáng gioáng Ñöïc vôùi phaàn vaät chaát nhoû beù,

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

97

Page 98: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

nhöng taâm lyù tích cöïc hoaït ñoäng, coù suy xeùt. Do vaäy tính chaát cuûa sao khí Thieân Anh gaây ra laø laøm cho höng phaán, vui veû, thöùc nhieàu nguû ít, uoáng nhieàu aên ít, ñoäng naõo, taêng cöôøng döông tính.

3. Queû Caán: chæ söï soáng gioáng Caùi vôùi Khoâng gian AÂm (vaät chaát) vaø Thôøi gian Döông (tinh thaàn) neân tính chaát taùc duïng cuûa sao khí Thieân Nhaäm laø nheï nhaøng vöøa phaûi gaây ra traïng thaùi bình an thanh thaûn, hôi coù phaàn höng phaán.

4. Queû Ñoaøi (ngöôïc laïi vôùi queû Caán) chæ söï soáng gioáng Ñöïc vôùi Khoâng gian Döông (to lôùn cöùng raén) vaø Thôøi gian AÂm (suy nghó keùm, taâm lyù thuï ñoäng). Do vaäy sao khí Thieân Truï cuõng gaây cho sinh giôùi tính chaát töông öùng nhö theá.

5. Queû Toán chæ söï soáng gioáng Caùi vôùi Khoâng gian vaø Thôøi gian ñeàu döông caû neân tính chaát sao Thieân phuï gaây neân veà vaät chaát laøm to lôùn leân, tinh thaàn laø hoaït ñoäng leân moät caùch baát hôïp lí vì khoâng phuø hôïp vôùi söï soáng thuoäc gioáng caùi cuûa haøo 1 AÂm.

6. Queû Chaán (ngöôïc laïi vôùi queû Toán): chæ söï soáng gioáng Ñöïc vôùi Khoâng gian vaø Thôøi gian ñeàu AÂm caû neân tính chaát taùc duïng cuûa sao Thieân Xung leân sinh theå laøm giaûm ñi phaàn aên uoáng, to beùo veà vaät chaát, coøn veà tinh thaàn thì cuõng laéng dòu ñi, taùnh tình cuõng thuï ñoäng ñi moät caùch baát hôïp lí nhö treân.

7. Queû Khoân chæ söï soáng gioáng Caùi vôùi vaät chaát keùm laãn tinh thaàn keùm neân tính chaát sao Thieân Nhueá laø gaây cho sinh giôùi söï yeáu ñuoái

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

98

Page 99: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

beänh hoaïn, taêng cöôøng aâm tính moät caùch quaù möùc.

8. Queû Caøn (ngöôïc laïi vôùi queû Khoân) chæ söï soáng gioáng Ñöïc vôùi söùc khoûe toát, tinh thaàn hoaït ñoäng maïnh neân tính chaát taùc duïng sao Thieân Taâm leân sinh theå thì cuõng töông töï nhö theá, laøm taêng döông tính moät caùch maïnh meõ.

9. Sao Thieân Caàm taïi Trung Cung: vôùi 2 haøo AÂm Döông caân baèng neân tính chaát sao khí naøy gaây neân laø quaân bình moïi maët ñoái vôùi sinh giôùi.

Moät caùch khaùi quaùt laø nhö theá, nhöng nhö ta ñaõ bieát ôû moãi cung luoân luoân coù 1 caëp sao AÂm Döông thoáng nhaát vôùi 1 daïng Söû naøo ñoù neân khi phaùn ñoaùn ta phaûi xeùt moái quan heä bieän chöùng naøy môùi coù theå coù keát quaû ñuùng ñöôïc, nhaát laø ñoái vôùi töøng con ngöôøi Nam – Nöõ, hoï coøn coù moät “Daïng caáu taïo” taâm sinh lyù rieâng cuûa hoï nöõa.

Theo saùch vôû thì ngöôøi xöa coù veõ thaønh hình 9 laù phuø ñeå theå hieän tính chaát 9 sao khí (ta thöôøng thaáy caùc oâng Thaày “Buøa” veõ daùn ôû cöûa nhaø caùc thaân chuû cuûa hoï). Nhöng vì khoâng roõ do ai hình töôïng hoùa neân khoâng veõ laïi ôû ñaây. Caùc baïn coù theå tham khaûo ôû caùc saùch Kyø moân khaùc.

Coøn ñeå xeùt ñoaùn veà nhaân söï ngöôøi xöa cuõng caên cöù vaøo caùc queû chöùa sao khí ñoù ñeå suy luaän veà Töôïng cuûa 9 sao treân ví duï nhö: Töôïng cuûa sao Thieân Boàng theo thoùi quen xöa nay laø:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

99

Page 100: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

- Nhaân Töôïng: Ngöôøi Trung Nam, keû nghieän röôïu, khaùch giang hoà,… Trong thaân theå laø Thaän tai, toùc…

- Thieân Töôïng: Maët traêng, nöôùc möa, söông tuyeát…

- Ñòa Töôïng: soâng hoà, khe, suoái, möông raõnh…, …v…v…

Noùi chung ñaây laø caùch suy luaän cuûa nhöõng ngöôøi ñôøi sau vì nhu caàu phaùn ñoaùn veà coâng vieäc nhaân söï maø coù. Caùc baïn coù theå tham khaûo veà Töôïng cuûa 9 sao ôû raát nhieàu saùch Ñoâng phöông hoïc khaùc.

PHUÏ LUAÄN THEÂM:

Ñöùng veà maët khoâng gian thì heä Baéc Cöïc laø taâm cuûa Thaùi Cöïc Töôïng Khoâng thôøi gian coøn sao Baéc Cöïc thì ngöôøi Laïc Vieät goïi laø sao Huøng, sao Vua Huøng neân thôøi Hoàng Baøng môùi coù teân laø Huøng Vöông vôùi con soá tieâu bieåu cho 9 caëp sao khí AÂm Döông cuûa vuõ truï laø 18 (18 ñôøi). Chöõ Ñôøi cuûa daân toäc Laïc Vieät thì coù nghóa laø Thôøi ( moät thôøi gian naøo ñoù) ví duï nhö: ñôøi ngöôøi laø thôøi gian soáng cuûa con ngöôøi; ñôøi Lyù , ñôøi Leâ ,ñôøi Nguyeãn laø thôøi gian toàn taïi cuûa hoï Lyù, hoï Leâ, hoï Nguyeãn; ñôøi xöa laø thôøi gian soáng cuûa ngöôøi xöa...theá neân 18 Ñôøi Vua Huøng coù nghóa laø: 18 Thôøi Vua Huøng. moãi thôøi goàm nhieàu vòï vua Huøng chöù khoâng phaûi chæ coù moät nhö nhieàu ngöôøi laàm töôûng. Cuõng coù theå thôøi ñaïi Huøng Vöông khoâng ñuû 18 Thôøi hoaëc hôn 18 Thôøi nhöng vì naèm trong söï ñoâ hoä nhieàu laàn vaø quaù laâu xa

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

100

Page 101: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

neân khi giaønh ñöôïc ñoäc laäp, ngöôøi Vieät ñaõ duøng con soá 18 trong Thuaät soá Laïc Thö cuûa toå tieân ñeå con chaùu ghi nhôù khoâng ñaùnh maát nguoàn coäi cuûa cha oâng vaäy. Ngöôøi Taây Baéc khi tieáp thu ñöôïc Thuaät soá Laïc Thö naøy, do khoâng hieåu töôøng taän maø laïi muoán tuyeân truyeàn chính trò neân ñaõ bòa ra ngay moät “Baø Quan” thuoäc Ngoïc Hoaøng Thöôïng Ñeá(ngöï ôû sao Baéc cöïc) cuûa hoï laø “Cöûu Thieân Huyeàn Nöõ” cai trò 9 caëp sao, vì theo hoï 9 caëp Sao khí treân laø do 7 Sao Baéc Ñaåu coäng vôùi 2 Sao Taû Phuï vaø Höõu Baäc naøo ñoù chieáu xuoáng quaû ñaát chuùng ta. Baø naøy luoân luoân bieán hoùa thay ñoåi theo moãi böôùc ñi gioáng nhö 9 caëp sao vôùi Söû cuûa chuùng chaúng bao giôø truøng laëp nhau caû. Böôùc ñi Baø Cöûu Thieân Huyeàn Nöõ naøy laø hoä phaùp “Laêng Ba Vi Boä” cuûa 9 caëp sao khí treân.

Laø Quan cuûa Ngoïc Hoaøng Thöôïng Ñeá thì phaûi uûng hoä trieàu ñình Vua chuùa cuûa hoï, vì hoï laø Thieân Töû, con cuûa oâng Trôøi Ngoïc Hoaøng Thöôïng Ñeá ñöôïc sai xuoáng ñeå cai trò theá gian.

Thaät ra thì thuôû xa xöa ngöôøi Laïc Vieät thöôøng toå chöùc nhöõng cuoäc nhaûy muùa vui chôi theo voøng troøn, hay theo quyõ ñaïo 9 sao trong Baûng Laïc Thö. Toång soá ngöôøi ñöôïc chia laøm nhieàu caëp nam nöõ . Cöù moãi böôùc ñi moãi caëp ñeàu thay ñoåi daïng muùa gioáng nhö caùc caëp sao khí thay ñoåi “Söû” theo thôøi gian vaäy. Nhö theá laø luoân luoân khoâng bao giôø coù caëp naøo mang daïng muùa gioáng nhöõng caëp khaùc caû.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

101

Page 102: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

B.PHAÙN ÑOAÙN NAÊNG LÖÔÏNG CUÛA HEÄ MAËT TRÔØI

1. Phaùn ñoaùn 36 Sao Khí:

Cuõng nhö 9 caëp Sao khí cuûa Vuõ truï, muoán phaùn ñoaùn toát 36 Sao khí cuûa Heä maët trôøi ta phaûi naém ñöôïc nguyeân lyù hình thaønh neân chuùng.

Ngöôøi xöa coi caû Heä maët trôøi cuõng laø moät Thaùi cöïc töôïng vôùi:

- Thaùi döông laø Maët trôøi thuoäc Tröôøng AÁt.

(Tröôøng AÁt voán thuoäc döông, nhöng ôû Heä Can Chi ngöôøi xöa laïi ñeå Giaùp döông AÁt aâm laø coù lyù do saâu xa cuûa noù. Ñieàu naøy khoâng trình baøy ôû ñaây vì chuû ñeà saùch naøy laø thuaät soá maø thoâi)

- Thaùi AÂm laø taát caû caùc haønh tinh quay xung quanh Maët trôøi thuoäc Tröôøng Ñinh.

Heä Maët trôøi goàm 4 Tröôøng: Giaùp, AÁt, Bính, Ñinh maø AÁt laø Thaùi döông thì Giaùp phaûi laø Thieáu AÂm, Ñinh laø Thaùi AÂm thì Bính phaûi laø Thieáu Döông.

* Khi naêng löôïng Thaùi Döông AÁt (Maët trôøi) taùc duïng xuoáng Thieáu AÂm Giaùp (Quaû ñaát) thì ñoù laø söï keát hôïp Döông – AÂm neân toång quaùt laø toát.

* Khi naêng löôïng Thieáu Döông Bính (Maët traêng) taùc duïng xuoáng Thieáu AÂm Giaùp thì cuõng töông töï neân toång quaùt laø toát.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

102

Page 103: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

* Khi naêng löôïng Thaùi AÂm Ñinh (caùc haønh tinh) taùc duïng xuoáng Thieáu AÂm Giaùp thì ñaây laø söï keát hôïp AÂm – AÂm neân toång quaùt laø xaáu.

Noùi chung laø nhö theá, nhöng cuõng coøn tuøy thuoäc vaøo möùc ñoä keát hôïp, töông taùc cuûa 2 beân nöõa. Ñeå xaùc ñònh chi tieát söï keát hôïp ngöôøi xöa chia 12 chi Thôøi gian cuûa quaû ñaát laøm 2 phaàn AÂm – Döông laø:

- Phaàn Döông goàm: Tyù, Söûu, Daàn, Meïo, Thìn, Tî.

- Phaàn AÂm goàm: Ngoï, Muøi, Thaân, Daäu, Tuaát, Hôïi.

Moãi phaàn ñöôïc chia laøm 3 caëp, cöù 2 Chi moät caëp ñeå theå hieän qui luaät trong Döông coù Thieáu AÂm, trong AÂm coù Thieáu Döông.

Roài moãi Chi laïi mang tính AÂm - Döông cuûa noù, neân ta coù tính AÂm - Döông toång hôïp cuûa 12 Chi nhö baûng döôùi ñaây (chöù khoâng phaûi laø queû cuûa caùc Chi).

Phaàn

+

Caëp + + + Tính + + + + + + Chi Ty

ùSöûu

Daàn

Maõo

Thìn Tî Ngoï

Muøi

Thaân

Daäu

Tuaát

Hôïi

Xeùt möùc ñoä töông taùc cuûa töøng Kyø vôùi tính AÂm - Döông toång hôïp cuûa töøng Chi laàn löôït ta coù:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

103

Page 104: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

* Voøng AÁt Kyø: Thaùi Döông laø AÁt, Thieáu AÂm laø Giaùp, neân tieâu chuaån xeùt toát xaáu laø: Caøng keát hôïp thì caøng toát, caøng xung khaéc thì caøng xaáu. Coøn ñieåm khôûi haønh ngöôøi xöa choïn laø töø Chi Ngoï vì raèng Döông ñöôïc khôûi töø AÂm.

1. Ngoï: 2 AÂm laø phaàn AÂm vaø caëp AÂm keát hôïp khaù toát vôùi Thaùi Döông, nhöng baûn thaân Chi naøy thuoäc Döông (xung khaéc vôùi Thaùi Döông) neân cho ta sao khí toát vöøa phaûi laø Thanh Long.

2. Muøi: Toát hoaøn toaøn vì Chi naøy Thuaàn AÂm keát hôïp troïn veïn vôùi Thaùi Döông, ta ñöôïc sao Minh Ñöôøng.

3. Thaân: baûn thaân laø chi Döông, laïi naèm trong caëp Döông (duø ôû Phaàn AÂm) neân xung khaéc khaù maïnh vôùi Thaùi Döông cho ta sao khaù xaáu laø: Thieân Hình.

4. Daäu: Baûn thaân laø AÂm, naèm trong phaàn AÂm (tuy thuoäc caëp Döông) neân keát hôïp khaù toát vôùi vôùi Thaùi döông. Ta ñöôïc moät sao toát hôn sao Thanh Long, ít nhieàu ñoù laø sao Chu Töôùc.

5. Tuaát: Gioáng nhö Chi Ngoï hoaøn toaøn nhöng naèm ôû cuoái phaàn AÂm neân toát keùm hôn sao Thanh Long ñoâi chuùt (vì AÂm cöïc chuyeån qua Döông). Ta ñöôïc sao Kim Quyõ.

6. Hôïi: Gioáng hoaøn toaøn Chi Muøi, nhöng vì naèm ôû cuoái phaàn AÂm neân toát keùm hôn sao Minh Ñöôøng chuùt ít. Ta ñöôïc sao Thieân Ñöùc.

Töø Chi Ngoï tôùi Chi Hôïi, ta ñaõ ñöôïc 6 Sao khí. Töø tính AÂm – Döông ñoái ngöôïc cuûa 12 Chi ta seõ suy ra 6 Sao khí coøn laïi. Qua baûng tính AÂm – Döông

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

104

Page 105: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

toång hôïp cuûa 12 Chi ta coù caùc caëp chi ñoái nghòch laø:

Tyù ≠ Hợi Sửu ≠ Tuất

Dần ≠ Dậu Mão ≠ Thân

Thìn ≠ Mùi Tỵ ≠ Ngọ

Ta suy ra 6 Sao khí của 6 Chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ là:

7. Tý: Bạch Hổ ≠ Thiên Đức của Hợi

8. Sửu: Ngọc Đường ≠ Kim Quỷ của Tuất

(Sao này là 1 sao xấu nên có thể tên gốc của nó là: Ngục Đường)

9. Dần: Thiên Lao ≠ Chu Tước của Dậu

10. Mão: Nguyên Vũ ≠ Thiên Hình của Thân.

11. Thìn: Tư Mệnh ≠ Minh Đường của Mùi.

12. Tỵ: Câu Trận ≠ Thanh Long của Ngọ.

Trong 6 Chi này thì có 2 Chi Tý và Thìn đều Thuần Dương, chống lại năng lượng của Thái Dương Ất. Trong hai sự chống đẩy này thì người xưa lại chia làm 2 trường hợp: một thắng, một thua, mà thắng thì vẫn tốt. Thế nên ta lại có:

- Năng lực thuần Dương Chi Tý thua năng lượng Thái Dương Ất nên sao Bạch Hổ là xấu.

- Ngược lại, năng lực Thuần Dương chi Thìn thắng năng lượng Thái Dương Ất nên sao Tư Mệnh là tốt.

*Vòng Bính Kỳ: Thiếu Dương là Bính, Thiếu Âm là Giáp nên tiêu chuẩn xét đoán tốt xấu giống như vòng Ất. Thái Dương Ất khởi ở

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

105

Page 106: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Ngọ (Trục Tý Ngọ) nên Thiếu Dương Bính khởi ở Dậu (Trục Mão Dậu) ta có:

1.Dậu: 2 âm trong đó có chi âm kết hợp tốt với thiếu Dương cho ta một sao khí tốt là Ngũ Phù.

2.Tuất: 2 âm kết hợp tốt nhưng vì là chi Dương nên ta được sao Thiên Tào trung bình yếu.

3.Hợi: chi này thuần Âm kết hợp rất tốt cho ta sao Địa Phù.

4.Tí: chi nay thuần Dương chống trái với Thiếu Dương thua cuộc cho ta một sao xấu là Phong Bá.

5.Sửu: chỉ có 1 chi âm nên kết hợp không tốt lắm ta được sao Lôi Công trung bình.

6.Dần: chỉ có 1 âm là cặp Âm nên cho ta sao khá xấu là Vũ Sư.

7.Mão: hai âm trong đó có 1 chi Âm nên cho ta một sao tốt là Phong Vân.

8.Thìn: chi này thuần Dương chống trái với Thiếu Dương thắng cuộc cho ta một sao tốt là Đường Phù.

9.Tỵ: chỉ có 1 âm là chi Âm nên kết hợp không tốt lắm cho ta một sao trung bình là Quốc Ấn.

10.Ngọ: 2 âm kết hợp tốt nhưng là chi Dương nên cho ta một sao trung bình yếu là Thiên Quan.

11.Mùi: chi này thuần Âm nên kết hợp rất tốt cho ta một sao tốt là Địa Dược.

12.Thân: chi này chỉ có một phần Âm nên cho ta một sao xấu là Thiên Dược (có lẽ là Thiên Tặc).

* Vòng Đinh Kỳ: Thái Âm là Đinh, Thiếu Âm là Giáp, hai Âm đẩy nhau nên tiêu chuẩn xét đoán tốt xấu là căn cứ vào sự đẩy lùi năng

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

106

Page 107: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

lượng Đinh Kỳ là chính: Năng lực của quả đất càng đẩy lùi năng lượng của Đinh Kỳ thì càng tốt. Ngược lại càng kết hợp thì càng xấu. Vòng này khởi hành ngược lại với vòng Ất tức là từ Chi Tý, ta lần lượt có các sao khí sau:

1. Tý: Chi này thuần Dương hoàn toàn, kết hợp với Đinh Kỳ, chẳng có một lực đẩy lùi nào cả cho ta một sao xấu là Thái Tuế.

2. Sửu: Có một lực đẩy lùi của bản thân Chi Âm, nhưng ở cặp Dương và phần Dương nên lực đẩy lùi không mạnh lắm cho ta một sao dưới trung bình là Thiếu Dương.

3. Dần: Bản thân là Chi Dương, tuy ở cặp Âm nhưng cũng lại thuộc phần Dương nên kết hợp khá mạnh với Thái Âm (Đinh Kỳ) cho ta một sao khá xấu là Tang Môn.

4. Mão: Chi này 2 Âm chính, 1 Dương phụ là phần Dương nên lực đẩy lùi khá tốt cho ta một sao khá tốt là Thiếu Âm.

5. Thìn: Chi này thuần Dương giống như chi Tý cho ta một sao xấu là Quan Phù.

6. Tỵ: Giống như Chi Sửu cho ta 1 sao trung bình yếu là Tử Phù.

Đến đây, đối chiếu tính Âm Dương tổng hợp của 12 Chi ta có thêm 6 sao khí tiếp theo là:

7. Ngọ: Tuế Phá ≠ Tử Phù của Tỵ. Sao này xung phá lại với Thái Tuế ngang ngửa nên không phải là một sao xấu.

8. Mùi: Long Đức ≠ Quan Phù của Thìn.

9. Thân: Bạch Hổ ≠ Thiếu Âm của Mão.

10. Dậu: Phúc Đức ≠ Tang Môn của Dần.

11. Tuất: Điếu Khách ≠ Thiếu Dương của Sửu.

12. Hợi: Bệnh Phù ≠ Thái Tuế của Tý.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

107

Page 108: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Tương tự như vòng Ất Kỳ, trong 6 Chi này có 2 Chi Thuần Âm chống trái với năng lượng Thái Âm Đinh là Mùi và Hợi, một thắng một thua.

- Năng lực Thuần Âm Chi Mùi thắng năng lượng Thái Âm Đinh cho ta một sao tốt là Long Đức.

- Ngược lại năng lực Chi Hợi thì thua cho ta một sao xấu là Bệnh Phù.

Cần chú ý là đối với Ất Kỳ và Bính Kỳ thì đầu (Tý) thua, đuôi (Thìn) thắng. Còn đối với Đinh Kỳ thì ngược lại đầu (Mùi) thắng, đuôi (Hợi) thua.

Sau khi điểm qua cách phán đoán 36 sao khí trên đây ta nhận thấy phương pháp trên chỉ cho ta biết một cách tổng quát tính chất về LÝ của chúng mà không thể biết được cụ thể chúng tốt xấu như thế nào đối với sinh giới về mặt này, mặt nọ… Để đạt được điều này thì cần phải có 2 yếu tố là:

- Thực tế kinh nghiệm của sinh giới mà nhất là con người sống ở địa bàn Giáp để đối chiếu.

- Địa hình sông – núi tại từng vùng thuộc địa bàn Giáp, vì một sao khí với tính chất chung nào đó khi tác dụng xuống các vùng địa hình khác nhau sẽ gây nên những trạng thái khí hậu khác nhau và rồi sẽ ảnh hưởng đến sinh giới và cuộc sống của sinh giới cũng khác nhau.

Thế nên để có thể có một hình tượng chung nhất của từng sao khí người xưa đã làm như sau:

1. Sinh vật hóa 12 Chi thành 12 loại thú là:

Tý: con chuột; Sửu: con trâu; Dần: con cọp

Mão: con mèo; Thìn: con long (con vật tưởng tượng đại diện cho đường xích đạo nóng nực ở phương nam làm nước bốc hơi tạo nên mưa nắng nên từ Hán Việt của các sử gia đời sau : Lạc Long Quân có nghĩa là

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

108

Page 109: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

vua cai trị vùng đất từ sông Lạc cho đến đường xích đạo)

Tỵ: con rắn; Ngọ: con ngựa; Mùi: con dê

Thân: con khỉ; Dậu: con gà; Tuất: con chó

Hợi: con heo.

2. Quy chuẩn hóa 3 loại năng lượng Ất, Bính, Đinh:

- Năng lượng Ất được qui là năng lượng mặt trời vào một ngày nắng nhất trong tiết Hạ Chí, lúc giờ Ngọ trong điều kiện địa hình trung bình không có gì đặc biệt.

- Năng lượng Bính được quy là năng lượng mặt trăng vào ngày rằm thuộc 2 tiết Thu Phân và Hàn Lộ, lúc giờ Dậu cũng trong điều kiện bình thường.

- Năng lượng Đinh được quy là năng lượng các hành tinh… vào đêm tối nhất trong tiết Đông Chí lúc giờ Tý cũng trong điều kiện bình thường.

* Vào những giờ này từng loại năng lượng tác dụng lên “sinh vật Chi” ở trước gây nên hậu quả gì thì đó chính là tính chất cụ thể của sao khí đó.

Ví dụ như năng lượng Ất Kỳ vào giờ Ngọ đã nói tác dụng lên chuột sẽ làm chuột mất sức khỏe, mệt mỏi tức là năng lượng Ất Kỳ ở Chi Tý cho ta sao Bạch Hổ ở trước. Nhưng nếu tác dụng lên ngựa thì làm cho ngựa hưng phấn ít nhiều tức là năng lượng Ất Kỳ ở Chi Ngọ cho ta sao Thanh Long ở trước.

Còn như năng lượng Đinh Kỳ được qui chuẩn là năng lượng đêm tối nhất trong tiết Đông Chí vào lúc giờ Tý. Năng lượng lúc này tác dụng lên chuột sẽ làm cho chúng “hấp thu” tốt gây nên tình trạng hoạt động cắn phá lung tung tức là năng lượng Đinh Kỳ ở Chi Tý cho ta sao Thái Tuế ở trước.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

109

Page 110: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Nhưng nếu tác dụng lên gà thì lại làm chúng ngủ tốt, tăng sức khỏe tức là năng lượng Đinh Kỳ ở Chi Dậu cho ta sao Phúc Đức ở trước.

Cứ như thế ta có thể suy ra tính chất cụ thể (một cách hình tượng) của 36 sao khí dễ dàng hơn, nhưng đồng thời phải phối hợp với tính chất lý thuyết căn bản ở trước để sự phán đoán mang độ chuẩn xác cao.

Còn về vấn đề các sao khí này gây nên hậu quả khí hậu như thế nào ở từng vùng địa bàn Lạc Thư thì ngoài tính chất lý thuyết như trước ra, ta còn phải xét đến yếu tố địa hình vùng chúng tác động. Thời gian đã quá lâu xa, giờ đây khí hậu quả đất bị quá nhiều yếu tố làm thay đổi… nên muốn xét đoán chính xác thì chúng ta phải nghiên cứu thống kê lại từ đầu cho từng vùng thì mới có thể rút ra tính chất cụ thể được.

Sau hết là phán đoán về nhân sự (công việc con người thực hiện) thì cũng như ở phần 9 sao khí của Vũ trụ thiên hàï, người đời sau đã đưa ra nhiều loại Tượng cho từng sao khí. Các bạn có thể tham khảo ở các sách Kỳ Môn khác tùy thích, rồi đúc rút kinh nghiệm phán đoán của mình về từng loại công việc để xác định tính chất các sao về những mặt này ngày càng chính xác hơn, bởi vì đa phần các Tượng nói trên đều mang tên theo quan điểm ngũ hành hoặc cơ cấu chính trị phong kiến cả.

Một điều quan trọng nữa khi phán đoán cho từng cung là: Mỗi cung luôn có một Kỳ chủ hoặc Ất, hoặc Bính, hoặc Đinh nên gặp Kỳ nào làm chủ thì ta lấy sao khí thuộc vòng Kỳ đó làm chính, còn các sao khí thuộc 2 vòng Kỳ kia thì ở mức độ phụ. Ví dụ cũ giờ Ất Sửu: Khi phán đoán cho cung 8 Cấn thì vì Kỳ Bính làm Kỳ chủ nên ta lấy cặp sao Ngũ Phù và Thiên Tào làm chính, còn cặp sao Ngọc Đường, Thiên Lao của Kỳ Ất và Quan Phù, Tử Phù của Kỳ Đinh thì là phụ.

Đến đây thì một thắc mắc lại được đặt ra là: Đối với 4 cung 4 góc Cấn, Tốn, Khôn, Càn mỗi cung luôn luôn có 2 sao khí của mỗi vòng Kỳ thì sao? Phán đoán thế nào?

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

110

Page 111: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Điều này được giải thích là do các cặp Chi của chúng (Sửu – Dần, Thìn – Tỵ, Mùi – Thân, Tuất - Hợi) vốn không chính hướng nên tại từng cung thì nửa giờ đầu sẽ chịu tác động của sao khí trước và nửa giờ sao thì chịu tác động của sao khí sau. Do vậy, về Không gian tương ứng ta có nửa giờ đầu thì sao khí trước tác động lên nửa cung (2205), nửa giờ sau thì sao khí sau tác động lên nửa cung còn lại theo chiều thuận Bát Quái Hậu Thiên đã biết ở Phần Cửa ở trước.

Đối với từng Phần Cửa thì vì 36 Sao Khí của Hệ mặt trời tác dụng trực tiếp xuống địa bàn, nên theo thứ tự Thời gian 8 Khắc trong 1 giờ, mỗi sao khí sẽ mạnh dần lên từ khắc 1 đến khắc 4 và yếu dần đi từ khắc 5 đến khắc 8 chứ không như 9 cặp sao khí của vũ trụ.

Tám tướng của Hệ này thì cũng tương tự như thế.

PHỤ LUẬN THÊMMỗi cung của địa bàn Lạc Thư có thể gặp 36 sao khí của Hệ mặt

trời. Người thông suốt cả 36 trường hợp gọi là người có 36 phép Địa Chi. Mỗi cung cũng có gặp 8 Cửa với 9 cặp Sao khí của Vũ trụ thiên hà. Người thông suốt cả 72 trường hợp thì gọi là người có 72 phép Thiên Can. Còn người thông suốt cả 108 trường hợp thì gọi là Tướng. Điều này xuất phát ở thời người Tây Bắc gọi nước của cộng đồng các dân tộc Bách Việt là øxứ VĂN (trái với nước VŨ của họ) thì người chịu trách nhiệm 108 trường hợp của 1 cung, hướng dẫn dân Lạc biết thời tiết, thời khí vận dụng vào cuộc sống hằng ngày, hằng tiết, hằng năm thì được gọi là Hầu, người vận dụng vào quân sự để chống giặc thì gọi là Tướng. Còn người thông suốt cả 8 cung (108 x 8 = 864 trường hợp) thì gọi là Quân ở tại Trung cung trông coi Lạc Hầu, Lạc Tướng (từ Hán việt), chăn dắt muôn dân. Thế nên, Vua Lạc Việt có tên là Lạc Long Quân và chia nước làm 15 bộ (con số của Lạc Thư) thì mỗi bộ có Lạc Hầu và Lạc Tướng trông coi là vậy. Thời Bắc thuộc, hễ ai là người còn biết Thuật số Lạc Thư thì sẽ bị tiêu diệt ngay để giữ độc quyền. Các Lạc tướng Chu Diên, Mê Linh thời Hai Bà Trưng là những bằng chứng về chủ trương này vậyï.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

111

Page 112: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

2. Phán đoán 8 Tướng 1 Vua:Như đã trình bày ở trước: Tướng và Vua là những Lực tác động

của 3 Kỳ hợp nhất cân bằng với các cặp sao khí bên vũ trụ, nên chúng vừa tùy thuộc vào cặp sao khí nào bên vũ trụ thiên hà lại vừa tùy thuộc vào Kỳ nào làm chủ bên Hệ mặt trời và cũng còn liên hệ với các sao khí của 3 Kỳ trong Hệ mặt trời nữa. Do đó khi thể hiện vào địa bàn Lạc Thư thì rất khó cho chúng ta về cách thức phán đoán chúng. Tuy thế, nhưng căn cứ vào Vòng 8 Tướng, mà khởi đầu là Tướng Trực Phù luôn luôn hạ xuống địa bàn theo Can giờ (vì sao Trực Phù hạ xuống địa bàn theo Can giờ, nên tướng Trực Phù ứng phó theo) rồi theo vòng tròn Bát Quái Hậu Thiên của 10 Can để xếp 7 Tướng tiếp theo, ta suy ra rằng: Dù 8 Tướng là của 3 Kỳ hợp nhất để đối ứng cân bằng với các cặp sao khí nhưng tính chất của chúng là giống với tính chất 10 Trường Không gian vì Không gian Can và Thời gian Chi là 1 cặp Âm Dương hợp nhất và Hệ mặt trời với bên vũ trụ cũng là 1 cặp Âm Dương hợp nhất trong đó 8 Tướng của Hệ mặt trời thì chạy theo vòng tròn Bát Quái Hậu Thiên của 10 Can để đối ứng với 9 cặp sao khí bên vũ trụ chạy theo quỹ đạo cửu cung của 10 Chi. Do vậy, ta có tính chất tổng quát của 8 Tướng là:

1. Tướng Trực Phù: Giống tính chất tổng quát của trường Ất vì là điểm mấu chốt khởi đầu sự đối ứng với sao khí bên Vũ tru ï(Trường Aât đứng đầu bên Nghi). Tính chất chung nhất là sáng sủa, quang minh. Can Ất vốn thuộc Âm nhưng vì Can Giáp làm Vua nên người xưa đã coi nó là Dương đúng như tính chất thực tế của nó (người đời sau thì nói: Vì Giáp độn nên Ất trở thành Thái Ất).

2. Tướng Đằng Xà: Giống tính chất tổng quát của Trường Bính (mặt trăng) là hư ảo, mông lung.

3. Tướng Thái Âm: Giống tính chất tổng quát của Trường Đinh là âm nhu, bền bĩ.

4. Tướng Lục Hợp: Giống tính chất tổng quát của 2 Trường Mậu và Kỷ hợp nhất ( Hệ Bắc cực) nên là hợp cả các bên.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

112

Page 113: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

5. Tướng Câu Trận và Bạch Hổ: Hai Tướng này đều giống tính chất tổng quát của Trường Canh là bao vây, sát phạt. Câu Trận thì bao vây, Bạch Hổ thì thương sát.

6. Tướng Chu Tước và Huyền Vũ: Giống tính chất tổng quát của Trường Tân: khi thì ấm áp, khi thì lạnh lẽo.

7. Tướng Cửu Địa: Giống tính chất tổng quát của Trường Nhâm là tối tăm, âm u như chín tầng đất sâu.

8. Tướng Cửu Thiên: Giống tính chất tổng quát của Trường Quý là mênh mông, thênh thang như 9 tầng trời cao.

Sau hết là vị Vua ở Trung cung đối ứng cân bằng với cặp sao khí mang Sử Trung. Tính chất của vị Vua này là giống tính chất tổng quát của Trường Giáp (Quả đất) chúng ta: sống động cân bằng.

Chung nhất là như thế, nhưng khi bảng số chuyển động thì một Tướng có thể gặp bất cứ Can nào (tức là Cửa nào) tại địa bàn, nên người xưa đã chia các tướng ra làm 3 loại theo tính chất của chúng là:

- Các Tướng Dương: Trực Phù, Đằng Xà, Câu Trận, Chu Tước, Cửu Thiên.

- Các Tướng Âm: Thái Âm, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Cửu Địa.

- Riêng Tướng Lục Hợp thì Trung bình vì là giống tính chất tổng quát của 2 Trường Mậu – Kỷ hợp nhất.

Vì vòng 10 Can thay đổi nên khi 1 Tướng hạ xuống địa bàn tại một Can Dương hay Âm thì tính chất thể hiện sẽ thay đổi. Tướng Dương ở Can Dương la đúng vị trí nên sẽ hoạt động tốt đẹp còn ở Can Âm thì hoạt động sẽ khó khăn hơn. Tướng Âm thì cũng thế. Riêng Tướng Lục Hợp thì gặp Can nào cũng hoạt động trung bình.

Ví dụ cũ giờ Ất Sửu tại cung 8 Cấn ta có Tướng Dương là Trực Phù (Thiên Ất) gặp Can Ất (Cửa Đổ) nên không gian tại vùng này sơ bộ là sáng sủa quang minh. Còn tại cung 3 Chấn tiếp theo ta có Tướng

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

113

Page 114: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Dương là Đằng Xà gặp 2 Can là Bính và Đinh (Cửa Cảnh) thì nửa giờ đầu gặp Can Bính tướng này hoạt động tốt cho ta không gian sơ bộ là dịu dịu mông lung, nửa giờ sau gặp Can Đinh (Can Âm) thì hiện trạng này sẽ giảm đi để chuẩn bị cho Tướng mới và Can mới (Cửa mới) của giờ sau.

Cũng vì cách phán đoán như trên nên người đời sau đúc rút kinh nghiệm soạn ra hẳn một công thức là “BÁT TƯỚNG HỘI BÁT MÔN” vì Can tạo ra Môn như đã biết ở trước. Thế là ta có sẵn 64 trường hợp để phán đoán cho 8 Tướng. Các bạn có thể tham khảo ở các sách Kỳ Môn khác để biết thế nào!

Tại mỗi cung địa bàn ta còn có một Kỳ Chủ: hoặc Ất, hoặc Bính, hoặc Đinh mà 8 Tướng vốn là của 3 Kỳ tạo nên, nên khi xét đoán ta phải xem coi Tướng ở Can đó (Cửa đó) đang thuộc vào kỳ chủ nào vì 1 Tướng Dương thuộc Kỳ chủ Dương như Ất hoặc Bính thì sức mạnh tác dụng xuống địa bàn sẽ mạnh lên (dĩ nhiên Ất làm tăng lực hơn Bính), còn ngược lại gặp Kỳ chủ là Đinh thì sẽ giảm lực đi ít nhiều. Một Tướng Âm thì cũng suy đoán tương tự.

Ở trường hợp cung 8 trên, tướng Dương Trực Phù thuộc Kỳ chủ là Bính thì ta có thể nói lực hoạt động tuy mạnh nhưng chưa tối đa được, tức là Không gian cung này cũng chưa được thật trong sáng lắm.

Còn về vị Vua ở Trung cung thì hễ Kỳ nào làm Vua thì ảnh hưởng của Kỳ đó ở các cung cùng Kỳ là trọn vẹn, ở các cung khác Kỳ thì không trọn vẹn lắm, như trong bảng số trên thì Bính Kỳ làm Vua nên Kỳ chủ Bính ở cung 8 Cấn là có tác dụng trọn vẹn lên Tướng Trực Phù đang được phán đoán ở đây.

Cuối cùng ta còn phải xét mỗi Tướng phối hợp với loại sao khí vòng nào trong 3 vòng Ất, Bính, Đinh để biết tính chất tổng hợp về khí hậu của Tướng đó tạo ra ở từng cung địa bàn. Trong trường hợp cung 8 trên thì cặp sao khí chính là Ngũ Phù và Thiên Tào của Kỳ chủ Bính thì tương đối tốt nên chắc là khí hậu ở vùng này phải tương đối trong sáng,

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

114

Page 115: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

dù 2 cặp sao của vòng Ất và vòng Đinh thì đang xấu nhưng ảnh hưởng không đáng kể vì chúng không trực thuộc Kỳ chủ Bính của cung này.

Như đã nói ở trước nếu xét kĩ lưỡng hơn ta cũng phải xét thêm cặp sao khí bên Vũ trụ Thiên Hà mà mỗi Tướng đối ứng nữa. Nhưng như thế là quá chi tiết, ta nên xét thêm yếu tố địa hình sông núi ở vùng cung đó đại diện là cần thiết hơn vì rõ ràng nó là yếu tố phối hợp rất lớn với yếu tố Thiên thời của thuật số.

Qua phần phán đoán trên ta thấy tính chất của 8 Tướng một Vua chỉ tác dụng về phần không gian thế nào, rồi ảnh hưởng lên khí hậu như thế nào mà không nói gì về tác dụng vào nhân thể và nhân sự. Tại sao lại như thế?

Điều này được giải thích là bởi công dụng của chúng là đối ứng cân bằng với các cặp Sao Khí của vũ trụ thiên hà trong Không gian, nên tác dụng trong không gian là chính. Môi trường, khí hậu trong không gian do đó phải bị ảnh hưởng của chúng là vậy. Tuy như thế nhưng đối với bảng số giờ sanh của một cá nhân để dự đoán cuộc đời họ, thì đa số nhà dự đoán đời sau đều cho chúng là một yếu tố rất quan trọng vì như đã biết ở trước không gian trong quẻ đơn Diệt Bảng Lạc Thư là chỉ về phần vật chất của con người, mà ở đây tính chất của 8 Tướng lại giống tính chất của 10 Trường Không gian trong bảng Lạc Thư. Thế nên họ đã đưa ra “Tượng” của chúng khá chi tiết nhất là về Nhân tượng thì lại càng rõ nét hơn. Các bạn có thể tham khảo các sách Kỳ Môn khác nếu thích thú lãnh vực dự đoán này.

Còn đối với các nhà quân sự thì chúng cũng rất có giá trị trong trận đồ hành quân chiến đấu của họ. Các bạn nếu có hứng thú thì có thể tìm hiểu ở các sách khác (như 72 Cục của Hoàng Thạch Công chẳng hạn…)

CHÚ Ý:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

115

Page 116: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Chúng ta còn một phần Phán Đoán Về Số Xung – Hạp nữa. Những số Xung và Hạp với số của Cung địa bàn thì rất quan trọng trong phán đoán về nhân sự, công việc làm của con người, nhất là để tính số mạng trong Bảng số Giờ và Khắc sinh ra của một con người. Nhưng vì tác giả không tìm được những qui luật rõ ràng, (mặc dù các sách Kỳ Môn khác cũng có đưa ra một số phương pháp phán đoán cho từng trường hợp một) nên không thể trình bày ra đây được. Các bạn phải tự nghiên cứu tìm tòi cho chính mình mà thôi. Xin thông cảm!

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

116

Page 117: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

PHỤ LUẬN THÊM

Theo lịch sử thì Vua Hoàng Đế (Đế sông Hoàng Hà khoảng hơn 2697 năm trước Công Nguyên) đã chế ra “Chỉ Nam xa” để đánh nhau với Si Vưu họ Khương ở phía Nam (Trắc Lộc).vì Xi Vưu luyện âm dương làm trời đất tối tăm u ám. Vậy tình hình nước Trung Hoa lúc này là thế nào? Bộ Kinh Diệt do ai nắm giữ?

Theo sách “Lĩnh Nam Trích Quái” thì Xi Vưu là kẻ bề tôi thân cận của Đế Lai, mà Đế Lai (con Đế Nghi) là anh con bác của Lạc Long Quân (con Kinh Dương Vương) cùng thuộc họ Thần Nông đang cai trị trung nguyên nước Trung Hoa. Vậy ta có thể nói lúc này: Vua Hoàng đế chỉ mới bắt đầu dựng nghiệp từ phương Bắc tiến xuống Trung nguyên.

Sử nói rằng: “Đầu óc Xi Vưu cứng như đồng sắt, luyện Âm – Dương làm trời đất tối tăm u ám”. Điều này chứng tỏ rằng Xi Vưu hay các dân tộc thuộc họ Thần Nông cai trị đã biết dùng học thuyết Âm – Dương Thái Cực vào đời sống thực tế.

Một việc nữa củng cố điều này là sách sử đã xếp các dân tộc nguyên thủy phía Nam sông Hoàng Hà trở vào là thuộc chủng tộc Tam Miêu và từ Hán xưa gọi xứ này là Miêu Cương là vì các dân tộc ở đây đã biết dùng 3 gạch để ghi chép và tính toán mọi chuyện.

Thế là tới đời Đế Lai phần đất của anh Kinh Dương Vương là Đế Nghi ở phía Bắc đã bị người Tây Bắc chiếm cứ trên danh nghĩa(vì cũng chưa cai trị hết tất cả các dân tộc ở đấy), chỉ còn lại phần đất phía Nam của Kinh Dương Vương với tên nước là Xích Quỹ (Từ Hán của các sử gia đời sau có nghĩa là đất nước kéo dài tới đường đỏ tức là đường Xích Đạo) do Lạc Long Quân cai trị(một cách lỏng lẻo mang tính chất tự trị là chính). Lúc này và dĩ nhiên là từ trước nữa người Lac Việt đã dùng thuật số Lạc Thư vào việc phân chia địa lý và bộ máy cai trị đất nước tức là trước và sau năm 2879 trước Công nguyên của Kinh Dương Vương. Vậy bảng Lạc Thư nói là của Đại Vũ tìm ra là hoàn toàn vô lý vì vua Đại Vũ nhà Hạ là năm 2205 trước Công Nguyên, tức

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

117

Page 118: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

là sau Hoàng đế khoảng 492 năm và sau Kinh Dương Vương nước Văn hơn 600 năm.

Từ trước thời Đại Vũ người Tây Bắc đã gọïi xứ họ, kể cả vùng đất chiếm được của Đế Lai là nước Vũ, nên ông Vua này mới xưng là Đại Vũ, còn nước Xích Quỷ thì họ gọi là xứ Văn. Do vậy, 8 quẻ Hậu Thiên mới có tên là Bát Quái Văn Vương có nghĩa là: Bát Quái của Vua nước Văn.

Từ đất nước của Thần Nông tới Đế Nghi, Đế Lai, rồi nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương, nước Văn Lang của các vua Hùng (dùng từ Lang đọc trại từ từ “Long” để ghép với từ Văn hàm ý là Âm – Dương hợp nhất ) đã liên tục bị người Tây Bắc tiến chiếm. Tới thời Đại Vũ thì chắc chắn đã tiến đánh đến xứ Lạc vì 2 lí do sau:

- Đại Vũ trị thủy vùng sông Lạc.

- Thiên Vũ Cống Kinh Thư (chuyện hiến cống cho nước Vũ) có kê khai thổ sản đất Kinh và đất Dương của Kinh Dương Vương (người đồng bằng nước Việt ngày nay được gọi là người Kinh, còn không có người Dương vì nơi này thuộc 1 tộc Việt khác với Lạc việt)).

Mà vùng sông Lạc là vùng dân tộc Lạc Việt sinh sống nên chắc chắn là họ đã bắt các bậc trí thức nước Văn (Lang) mà hơn cả là Văn Vương đem về giam ở đất Vũ Lý (Dũ Lý là vùng đất lao lý của nước Vũ) để học tập kinh Diệt và Thuật số Lạc Thư, nhưng vì đang cần chinh chiến nên họ chú tâm vào Thuật số Lạc Thư nhiều hơn là Kinh Diệt, để rồi khi nhà Châu sau này làm chủ phần lớn nước Trung Hoa thì mới đào sâu về Kinh Diệt. Rồi nhà này lại dựng lên câu chuyện Văn Vương của họ bị giam ở ngục Dũ Lý của nhà Thương nghiên cứu ra Thoán Từ của 64 quẻ Diệt và chuyển 8 quẻ Bát Quái Tiên Thiên thành 8 quẻ Bát Quái Hậu Thiên. Đây chẳng qua là sự giành giật tác quyền lần thứ hai mà thôi…Lời Thoán là của người Lạc Việt vậy. Riêng lời Hào thì có thể là của triều đại nhà Châu viết thêm vào bộ kinh Diệt.Nhà Châu viết thêm lời Hào chứng tỏ rằng họ không phải là tác giả cửa lời Thoán vì theo nguyên lý hình thành các quẻ kép thì không thể viết lời cho từng hào được.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

118

Page 119: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

(Việc tiến đánh vùng Sông Lạc của Đại vũ có thể xảy ra vào thời đại thứ 5 của các vua Hùng vì ở thời đại thứ 6 thì dân Lạc việt đã đánh đuổi quân nhà Thương như chúng ta đã biết.qua câu chuyện Thánh Gíong vậyï)

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

119

Page 120: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

CHƯƠNG VI:

LỊCH RÙA LẠC VIỆT

Người Lạc Việt Xưa ta đã có Lịch. Đó là sự thật hiển nhiên, cổ sử Trung Hoa đã xác định rõ. Nhưng cho tới nay ta vẫn chưa biết nhiều về lịch này. Ở đây căn cứ vào học thuyết Âm Dương, Thái Cực Tượng Thời Không với thuật số Lạc Thư của nó, ta có thể suy luận ra, phát họa lại Lịch Rùa Lạc Việt như sau:

Nguyên lý căn bản của Lịch pháp này là hợp nhất Thiên Không và Địa Thời làm một vì Không gian và Thời gian vốn là Thái Cực Tượng gốc tạo nên sự sống của muôn loài hôm nay.

Thiên Không được chia làm 10 Long (10 Trường Không gian) vì thuộc Dương (Từ Hán đã sửa lại là 10 Căn). Địa Thời được chia làm 12 Quy (12 quãng Thời gian) vì thuộc Âm (Từ Hán đã sửa lại là 12 Chi). Nên khi hợp nhất sẽ cho ta 60 cặp Dương – Âm của Không Thời gian. Dùng 60 cặp này để đặt tên cho Thời gian giờ, ngày, tháng, năm chính là nguyên tắc của Lịch Rùa Lạc Việt.

Thời gian thì cần phải lấy một mốc khởi đầu nào đấy. Ở trước ta đã có mốc khởi đầu hằng năm. Còn một mốc khởi đầu nữa là của Thời gian vũ trụ.

Hằng năm thì khởi đầu từ tiết Đông Chí Ngày hoặc Giờ - Còn thời gian vũ trụ thiên hà theo người xưa thì khởi đầu từ tiết Hạ Chí Năm của vũ trụ thiên hà cách năm giáp Thân này là 10155921 năm (số tuế tích của Thái Ất). Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Số tuế tích là số gì? Từ đâu mà có? Rồi thì tại sao năm khởi đầu của vũ trụ thiên hà lại thuộc tiết Hạ Chí Năm?...

- Quả đất chúng ta theo Hệ mặt trời quay quanh Tâm Thiên Hà thì miên viễn không thể tính toán được (khoa học ngày nay ước lượng là 250 triệu năm 1 vòng) nên để dễ tính toán người xưa phải chọn một mốc Thời gian nào đấy: Bảng Lạc Thư là bảng hợp nhất Không Thời gian, mà về Không gian thì Hệ mặt trời quay quanh Tâm Thiên Hà, còn

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

120

Page 121: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Tâm có sự sống của Thái Cực là Quả đất thì lại quay quanh Mặt trời, nên về Thời gian người xưa phải lấy vòng quay của quả đất quanh mặt trời để tính cho Mặt trời quay quanh Tâm thiên hà thì mới gọi là Hợp Nhất được. Mà lấy vòng quay của quả đất quanh mặt trời thì phải căn cứ vào quỹ đạo của nó để xác định sự cân bằng của Hệ mặt trời cũng như của cả Thái cực Tượng Không – Thời gian. Vì cân bằng thì cũng được coi như là ĐỨNG YÊN, nên Thời gian mà quỹ đạo quả đất quay quanh mặt trời là hình tròn tuyệt đối, chứng tỏ Lực Âm – Dương của Quả đất và Mặt trời là cân bằng nhau thì được coi là năm số KHÔNG (0) của Thời gian. Khi qũy đạo quả đất bắt đầu lệch qua hình bầu dục thì được coi là năm thứ 1 của vũ trụ (Người Lạc Việt gọi là năm Mở Trời đất trong lịch Rùa) với tên gọi là Giáp Tý trong 60 Hoa Giáp. Vì lấy Thời gian 1 vòng quay của quả đất quanh Mặt trời gọi là năm đem tính cho Mặt trời quay quanh Tâm vũ trụ nên cách tính trên mới có tên là Lịch Thái Ất (theo từ Hán Văn). Vậy năm Giáp Tý đầu tiên là năm Thái Ất thứ 1. Tính đến nay năm Giáp Thân 2004 là năm Thái Ất thứ 10.155.921.

* Làm thế nào để người xưa tính được cách đây 10.155.921 năm thì quỹ đạo quay của quả đất là hình tròn tuyệt đối.

* Người xưa đã dùng cách so sánh quỹ đạo năm họ đang sống với qũy đạo hình tròn rồi tính toán với mức độ chuyển lệch hàng năm mà tính ra con số trên kể cả trong trường hợp sự chuyển lệch có gia tốc dương.

Thời gian lý thuyết quả đất quay quanh mặt trời là 4320 giờ 1 vòng, nên vì âm dương tương hợp họ đã lấy 4320 năm làm 1 chu kỳ tương hợp . Mà lấy 4320 năm tương hợp thì lại cũng phải hợp nhất với 8 quẻ Bát Quái Hậu Thiên, nên 540 năm thì hợp nhất với 1 quẻ, rồi 180 năm hợp nhất với 1 hào…vv

Trục Khảm – Ly là trục Thời gian của bảng Lạc Thư Không – Thời gian: mà Thời gian giờ tính cho quả đất quay quanh mặt trời (phần Dương) thì hợp nhất với đầu Khảm nên Thời gian năm tính cho quả đất quay quanh Tâm Thiên Hà (phần Âm) phải hợp nhất với đầu Ly. Mà

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

121

Page 122: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

quẻ Ly thì mỗi hào cũng hợp nhất với 180 năm gọi là 1 Tiết vũ trụ nên Tiết đầu tiên của nó phải là Hạ Chí vậy.

(Với con số tuế tích hiện nay là 10.155.921 năm thì đã hợp nhất với 8 quẻ: Ly Khôn Đoài Càn Khảm Cấn Chấn Tốn được 2350 vòng 4320 năm). Hiện nay năm Giáp Thân là vòng thứ 2351 được 3921 năm.

* Câu hỏi được đặt ra tiếp theo là: Vậy thì năm thứ 1 của vũ trụ (Thái Ất thứ 1) tính từ tiết nào của năm? Người xưa tính toán là tính cho địa bàn Giáp vốn ở Bán Cầu Bắc nên khởi đầu của năm thứ 1 vẫn phải tính từ Tiết Đông Chí, tức là lúc đường xích đạo vào tận cùng Chí Tuyến Nam .

- Từ đây ta suy ra rằng ngày Giáp Tý đầu tiên cũng phải là ngày khởi đầu mang tiết Đông Chí đầu tiên ấy.

- Còn về Giờ thì căn cứ vào qui luật Âm Dương: Dương khởi từ Âm, Âm khởi từ Dương nên nửa đêm đã được chọn làm giờ Tý. Vậy là ngày Giáp Tý đầu tiên có giờ Giáp Tý phải là của đêm trước đấy.

- Riêng về Tháng thì được chia làm 2 loại: Một là tháng theo Tiết Khí, hai là Tháng theo Tuần Trăng.

1. Tháng Tiết Khí: Theo nguyên lý Lạc Thư thì đơn vị chính là Tiết chứ không phải là tháng tiết khí nhưng vì để đối chiếu với loại tháng Tuần Trăng nên người xưa cũng dùng loại tháng tiết khí như sau:

Đông Chí + Tiểu Hàn làm tháng Tý.

Đại Hàn + Lập Xuân làm tháng Sửu.

……..

Loại tháng này số ngày hàng tháng trồi trụt không cố định nhưng lại được dùng để tính tóan thực tế cho năng lượng của nhiều Trường Không Gian (Can) tác động vào quả đất chúng ta. Đa phần các thuật số ( mà nhất là thuật số Lục nhâm) đều dùng loại tháng này, nhưng nó lại không phổ cập trong dân gian. Điểm khởi đầu của loại tháng này cũng là ngày Giáp Tý đầu tiên ở trên.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

122

Page 123: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

2. Tháng Tuần Trăng: Thấy rằng mặt trăng tuy là một hành tinh nhỏ và đang là vệ tinh cho Quả đất, nhưng lại rất gần với quả đất với năng lượng tác dụng tới quả đất khá lớn, nên người xưa đã đưa nó vào một trong 10 Can để tính toán. Mà tính toán cho riêng nó thì phải theo chu kì quay của nó xung quanh Quả đất, thế nên ta lại có loại tháng tính theo Tuần trăng như đã biết với cách tính: Tháng thiếu, tháng đủ, tháng nhuận để sao cho vừa tròn con số 12 Chi lại vừa theo chu kỳ sáng tối của nó. Loại tháng này chỉ được dùng trong Thuật số Thái Âm tính riêng năng lượng của Mặt trăng tác động tới Quả đất mà thôi.

(Nguyên lý của Thuật số Thái Âm coi Quả đất và Mặt trăng là một Thái cực tượng với hai phần: Mặt Trăng thuộc phần Âm; Quả đất thuộc phần Dương. Cả hai tác động qua lại với nhau, nên họ đã vận dụng qui luật Diệt học để tính toán hậu quả của năng lượng Mặt trăng tác động vào quả đất chúng ta. Rất tiếc Thuật số này đã bị mai một, nay chỉ còn lại một số tên Thần Sát trong hệ thống Nguyệt lệnh của Thuật Trạch Cát trong dân gian).

Tuy nhiên, loại tháng này lại được dùng nhiều trong việc ghi chép các loại Lịch sử sinh hoạt xã hội nên đã thông dụng mãi đến hôm nay.

Về mốc khởi đầu thì như thế. Vấn đề đặt ra tiếp theo là: Tại sao người xưa lại lấy các đơn vị Thời gian là: Giờ, Ngày, Tiết, Năm? Như ta đã biết Quả đất là nơi duy nhất chứa sự sống của Thái Cực Tượng Thời Không có 10 Can nên nó được làm gốc để tính toán mọi chuyện liên quan đến sự sống. Thời gian thì là thước đo sự sinh diệt của muôn loài (nếu muôn loài không sinh diệt thì chẳng thể biết đến thời gian). Thế nên chuyển động của Quả đất phải được chọn làm đơn vị để đo Thời gian. Do đó phải lấy Giờ, Ngày, Tiết, Năm là vậy.

Thế nhưng vấn đề căn bản là tính toán năng lượng của các Can (các Trường) tác động vào quả đất chúng ta. Công việc này không thể

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

123

Page 124: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

có ngay từng loại năng lượng nào cụ thể mà phải tính toán mới biết được. Muốn tính toán thì phải căn cứ vào gốc Can và Chi của từng đơn vị thời gian với các mốc khởi đầu của từng loại đã được chọn ở trước.

Trước hết là “tính” năng lượng của Vũ trụ Thiên Hà. Người xưa đã dùng nguyên lý Thời gian và Không gian hợp nhất để tìm ra loại năng lượng dẫn đầu mà người sau này gọi là “sao khí làm Phù” rồi từ đó tính ra các loại sao khí khác. Loại sao khí làm phù được tính theo mốc Thời gian vũ trụ đo bởi vòng quay của quả đất nên là chung cho cả quả đất chứ không phải riêng cho địa bàn Giáp nên đã được coi là “Vận khí Thời gian”. Và họ đã đưa vào Lịch pháp thời gian nên Lịch Rùa Lạc Việt còn được gọi là “Lịch Vận Khí Cửu Tinh”.

Các sao khí vũ trụ thì được chia làm 2 loại:

- Sao khí Dương chạy thuận là: 1 2 3 4 5 6 7 8 9…

- Sao khí Âm chạy nghịch là: 5 4 3 2 1 9 8 7 6…

Vì quả đất quay quanh Tâm thiên hà là quay quanh Tâm của phần Âm, nên để tính toán loại sao khí tác động vào quả đất theo Năm, người xưa đã chọn loại sao khí Âm chạy nghịch. Điều này là do qui luật Âm Dương tương phản nhau: Khi tính cho Thời gian Giờ của quả đất quay quanh mặt trời thì đã dùng loại sao khí Dương, nên giờ đây phải dùng sao khí Âm là thế.

Do vậy ta tạm gọi các sao khí Âm là sao khí Dương, còn các sao khí Dương là sao khí Âm. Cách gọi này là để phù hợp với Thuật số Lạc Thư kể Năm sau này.

Sau đây là cách tính cụ thể cho vòng thứ 2351 hiện nay của Lịch Rùa Lạc Việt.

- 540 năm đầu hợp nhất với quẻ Ly: Sao khí Thiên Tâm số 6 làm Phù.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

124

Page 125: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

- 540 năm thứ hai hợp nhất với quẻ Khôn: Sao khí Thiên Phụ số 4 làm Phù.

- 540 năm thứ ba hợp nhất với quẻ Đoài: Sao khí Thiên Nhậm số 8 làm Phù.

- 540 năm thứ tư hợp nhất với quẻ Càn: Sao khí Thiên Anh số 9 làm Phù.

- 540 năm thứ năm hợp nhất với quẻ Khảm: Sao khí Thiên Cầm số 5 làm Phù.

- 540 năm thứ sáu hợp nhất với quẻ Cấn: Sao khí Thiên Trụ số 7 làm Phù.

- 540 năm thứ bảy hợp nhất với quẻ Chấn: Sao khí Thiên Xung số 3 làm Phù.

- 540 năm chót từ 1864 đến 2403 hợp nhất với quẻ Tốn: Sao khí Thiên Nhuế số 2 làm Phù.

Ta suy ra: Tiết đầu Lập Hạ từ 1864 đến 2043 Sao khí Thiên Nhuế số 2 làm Phù.

Tiết giữa Tiểu Mãn từ 2044 đến 2223: Sao khí Thiên Bồng số 1 làm Phù.

Tiết cuối Mang Chủng từ 2224 đến 2403: Sao khí Thiên Anh số 9 làm Phù.

Tiếp tục ta suy ra 3 nguyên của Tiết đầu Lập Hạ là: Thượng Nguyên 60 năm từ 1864 đến 1923: Sao khí Thiên Nhuế số 2 làm Phù.

Trung nguyên 60 năm từ 1924 đến 1983: Sao khí Thiên Cầm số 5 làm Phù.

Hạ Nguyên 60 năm từ 1984 đến 2043: Sao Khí Thiên Nhậm số 8 làm Phù

* Tại sao sao khí làm Phù của 3 Nguyên lại cách nhau mà không theo thứ tự?

- Đó là vì cứ mỗi 10 năm thì lại hợp nhất với một Can không gian như ta đã biết là:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

125

Page 126: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Thượng Nguyên: Mậu 2 Tân 8

Kỷ 1 Nhâm 7

Canh 9 Quý 6

Trung Nguyên: Mậu 5 Tân 2

Kỷ 4 Nhâm 1

Canh 3 Quý 9

Hạ Nguyên: Mậu 8 Tân 5

Kỷ 7 Nhâm 4

Canh 6 Quý 3

Mỗi 10 năm hợp nhất thì gọi là 1 Nghi có một sao khí làm Phù. Cụ thể của Tiết Lập Hạ ở trên là các sao khí số:

2 1 9 8 7 6 5 4 3 2 1 9 8 7 6 5 4 3.

Mỗi một năm trong từng Nghi lại cũng có một sao khí làm Phù tính từ sao 10 năm nên 10 năm đầu của Hạ Nguyên (1984 - 1993) được tính là:

Giáp Tý: 1984 Sao khí Thiên Nhậm số 8 làm Phù.

Ất Sửu: 1985 Sao khí Thiên Trụ số 7 làm Phù.

Bính Dần: 1986 Sao khí Thiên Tâm số 6 làm Phù.

Đinh Mão: 1987 Sao khí Thiên Cầm số 5 làm Phù.

Mậu Thìn: 1988 Sao khí Thiên Phụ số 4 làm Phù.

Kỷ Tỵ: 1989 Sao khí Thiên Xung số 3 làm Phù.

Canh Ngọ: 1990 Sao khí Thiên Nhuế số 2 làm Phù.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

126

Page 127: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Tân Mùi: 1991 Sao khí Thiên Bồng số 1 làm Phù.

Nhâm Thân: 1992 Sao khí Thiên Anh số 9 làm Phù.

Quí Dậu: 1993 Sao khí Thiên Nhậm số 8 làm Phù.

Rồi cứ thế tính tiếp tục cho từng 10 năm sau nữa ta sẽ có bảng sao khí làm Phù Hạ Nguyên này như sau: (chỉ tính sao khí Dương).

T.Nhậm T.Trụ T.Tâm T.Cầm T.Phụ T.Xung T.Nhuế T.Bồng T.Anh1984 1985 1986 1987 1989 1989 1990 1991 19921993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 20012002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 20102011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 20192020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 20282029 2030 2031 2032 2033 2034 2035 2036 20372038 2039 2040 2041 2042 2043

Người sau này lấy lọai sao khí làm Phù từng năm này làm bản mệnh cửu cung về thời gian (Cung Phi hay cung Phù) cho đàn ông và các sao khí Âm tương ứng cho đàn bà nhưng vì không nắm rõ qui tắc tìm các số cục cho mỗi 180 năm, nên họ đã dùng số cục 1 – 4 – 7 thời Đại Vũ tính sao theo thứ tự: 1 9 8 7 6 5 4 3 2 1 … là sai lầm. Khi thời gian hợp nhất với 8 quẻ Không Gian thì khí Âm mà ta lấy làm khí Dương để tính cho thời gian vũ trụ thiên hà chỉ chạy ngược ở 4 quẻ: Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, còn 4 quẻ: Ly, Khôn, Đoài, Càn thì chạy thuận. nên tính đến năm 2403 thì Thời gian hợp nhất với quẻ Tốn chấm dứt. Sang năm 2404 trở về sau thì các sao khí lại chạy thuận theo số cục của từng 180 năm mang nó cho đến hết quẻ Càn thì mới đổi chiều. Chúng ta cần lưu ý!

Sau đó là Thời gian hàng năm: Cứ 45 ngày hợp nhất với 1 quẻ có 1 sao khí làm Phù; 15 ngày hợp nhất với 1 hào có 1 sao khí làm Phù; 5 ngày tức là 1 Nguyên 60 giờ có một sao khí làm Phù và 10 giờ gọi là

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

127

Page 128: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

1 Nghi có 1 sao khí làm Phù; rồi 1 giờ cũng có 1 sao khí làm Phù. Có người lại lấy sao khí làm Phù của giờ làm Bản mệnh Cửu Cung thật chẳng biết đúng sai thế nào!

Còn về tên gọi cho Thời gian vũ trụ thì cũng vì tương hợp với quả đất (4320 giờ là 1 năm) họ đã gọi 4320 năm là 1 năm của Vũ trụ thiên hà tức là họ xem như Hệ mặt trời quay được 1 vòng quanh tâm thiên hà. Thế nên:

- 1 Tháng Vũ trụ là: năm quả đất.

- 1 Ngày Vũ trụ là: năm quả đất.

- 1 Giờ Vũ trụ là: năm quả đất.

Tính đến năm 2004 này thì chúng ta đang ở vào: Năm Quý Dậu, Tháng 11 (gọi theo Lịch Kiến Dần là Tháng Tý) ngày 27, giờ Thân của Vũ trụ. Hiện nay có câu nói lưu truyền lại từ ngàn xưa là: “Một giờ trên Trời bằng một năm dưới Đất” chính là do cách gọi trên đây mà có!

Loại lịch trên khi người Lạc Việt đem biếu cho Vua Nghiêu, vì khắc lên lưng Rùa nên họ đã gọi là Lịch Rùa và cũng vì dùng Bát Quái Hậu Thiên làm cơ sở nên Kinh Diệt Hậu thiên họ lại gọi là Kinh Dịch Qui Tàng (tàng chứa trong con Rùa).

Còn quyển Kinh Diệt thời “Phục Hy” thì được gọi là Kinh Dịch Liên Sơn vì do bởi thời Hoàng Đế đánh chiế vùng đất của Đế Lai, họ đã tìm thấy bảng Viên Đồ Phục Hy khắc trên các núi đá nên mới có tên như thế. Câu nói :Nhà Hạ dùng Dịch Liên Sơn, nhà Thương dùng Dịch Quy Tàng, nhà Châu dùng Dịch Văn Vương … là chỉ nhằm mục đích hợp thức hoá cho Châu Văn Vương mà thôi.

Từ trước thời Hoàng đế, người Tây Bắc chưa biết đến Kinh Diệt mà họ chỉ thấy các dân tộc phương Nam dùng ba gạch để ghi chép nên họ gọi là dân Tam Miêu. Sau khi chiếm phần đất của Đế Lai thì họ mới biết đến Kinh Diệt Liên Sơn nên lại gọi các dân tộc dùng chung Kinh Diệt (mà cụ thể hơn là các dân tộc còn lại của Kinh Dương Vương lúc này do Lạc Long Quân cai quản một cách tự trị) là dân Bách Diệt. Do vậy phải nói là dân Tam Miêu dùng Dịch Liên Sơn, dân Bách Việt

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

128

Page 129: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

(nước Văn) dùng dịch Quy Tàng thì mới đúng sự thật được. Vì rõ ràng là 8 quẻ Tiên Thiên với 64 quẻ kép Viên Đồ Phục Hy và lời Thoán truyền miệng của nó đã có từ trước thời Hoàng Đế, còn dịch Quy Tàng là 8 quẻ Hậu Thiên với ba thuật số đặt căn bản trên bảng Lạc Thư Không Thời gian hợp nhất.

Câu hỏi đặt ra ở đây là phần lịch rùa tính cho thời gian vũ trụ trên dùng để làm gì? Như đã nói ở trước nó được tạo ra là để tính toán năng lượng của 9 trường không gian tác động vào quả đất chúng ta sẽ được trình bày ở chương sau.

Một vấn đề cần phải được xác định rõ nữa là: năm Nhâm Tuất của Kinh Dương Vương bắt đầu nước Xích Quỷ (mà sau này gọi là nước Văn Lang) là năm nào?

Như ta đã biết: Đế Lai là anh con nhà Bác của Lạc Long Quân bị Hoàng đế thôn tính đất nước sau năm 2697 trước Công nguyên, mà năm này tính theo lịch Thái Ất thì hoàn toàn chính xác là năm Giáp Tý. Vậy nên năm Nhâm Tuất của Kinh Dương Vương (chú ruột của Đế Lai và là cha của Lạc Long Quân) phải là năm -2759 hoặc là năm -2819 thì mới đúng hơn là năm -2879, vì từ – 2879 đến – 2697 thì con số chênh lệch 182 năm là quá lớn đối với tuổi thọ 1 đời người vậy.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

129

Page 130: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

PHỤ LUẬN THÊM

Hiện tượng: “Thất Diệu Tề Nguyên” là gì ? Sự thật về nó như thế

nào ?

Theo sách vở xưa nay thì đây là hiện tượng 7 Diệu gồm: Mặt trời,

Mặt trăng và 5 hành tinh mang tên ngũ hành là Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa,

Thổ cùng với Quả Đất chúng ta xếp thẳng hàng cách đây 10155921

năm. Người đời sau coi đây là điểm khởi đầu của vũ trụ Thời - Không

thì thế nào ?

Ta thấy ngay là không bao giờ có chuyện này xảy ra là vì các

hành tinh quay xung quanh Mặt trời mỗi cái nằm trên một mặt phẳng

riêng nên chúng chẳng thể nào thẳng hàng được cả. Chúng chỉ có thể

tạo ra một mặt phẳng ở một thời điểm nào đấy mà thôi! Nhưng xa xưa

nếu có trường hợp trên mà lấy làm điểm khởi đầu cho Mặt trời hay hệ

Mặt trời quay xung quanh Tâm thiên hà để được coi như là (hệ Mặt

trời) từ đứng yên bước sang chuyển động đầu tiên thì có được không ?

Câu trả lời là “Không” vì các lý do sau đây:

1. Ngoài 5 hành tinh vừa kể, thì Hệ Mặt trời còn nhiều hành tinh

nữa, nên 5 hành tinh trên chưa thể là cả phần Âm của Hệ Mặt trời được.

2. Còn khi tất cả các hành tinh quay xung quanh Mặt trời tạo

thành một mặt phẳng mà coi là cả Hệ từ đứng yên bước sang chuyển

động đầu tiên thì rõ ràng chẳng hợp với logic một chút nào cả huống hồ

gì chỉ có 5 hành tinh của Mặt trời khi tạo thành một mặt phẳng mà lấy

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

130

Page 131: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

làm điểm khởi đầu của thời gian vũ trụ? Lúc ấy Hệ Mặt trời và đặc biệt

là Quả đất đang ở trong tình trạng như thế nào ? Chẳng có câu trả lời

nào cho rõ ràng và hợp lý ở đây. Hơn nữa hệ Mặt trời cũng chẳng phải

là tâm của thái cực tượng Không- Thời gian. Thuật số Lạc thư là để tính

toán cho Quả đất chứ không phải là tính toán cho Hệ Mặt trời. Thuật số

Thái Ất thì cũng thế nó dùng qui luật Diệt học để tính riêng cho năng

lượng của Hệ mặt trời tác dụng xuống quả đất chúng ta…

3. Rồi thì dùng phương pháp nào, căn cứ vào gì, để tính ra con số

Tuế Tích của Thái Ất quay quanh Tâm vũ trụ Thiên Hà vì lúc ấy chưa

có loài người để quan sát hiện tượng Thất Diệu Tề Nguyên.

Nguyên là người Lạc Việt xưa do nắm vững thái cực Thời Không,

họ đã chia không gian ra làm 10 Trường… và sáng tạo ra ba thuật số

chính cùng một số thuật số phụ để tính toán năng lượng của 9 Trường

tác động vào quả đất là:

- Thuật số Kỳ Môn Độn Giáp tức là thuật số Lạc Thư tính năng

lượng của Hệ Mặt trời và Vũ trụ Thiên Hà một cách tổng quát.

- Thuật số Long - Quy tức là thuật số Lịch Rùa (Từ Hán gọi là

thuật số Thái Ất) tính năng lượng của Hệ Mặt trời là chính.

- Thuật số 6 Nhâm (Từ Hán gọi là Lục Nhâm thời khóa) dùng để

dự đoán công việc con người và xã hội trước tác động của 2 loại năng

lượng trên.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

131

Page 132: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

- Thuật số Thái Tuế tính riêng năng lượng Trường Đinh mà đặc

biệt là của Sao Tuế.

- Thuật số Thái Âm (tên này theo từ Hán gọi) tính riêng năng

lượng Trường Bính (Mặt trăng).

. . .v. . .v. . .

Ngày nay tất cả đã bị thất truyền, nếu còn thì cũng ở tình trạng

tam sao thất bản vì nhiều lí do, nhưng chủ yếu vẫn là do tư tưởng độc

quyền cho dòng tộc mình của các triều đại phong kiến mà ra.

Tác giả tin rằng trong thời đại khoa học này chúng ta sẽ tìm lại

được tất cả, vì những tư duy của người xưa chắc chắn vẫn còn tiềm ẩn

trong Thái Cực tư tưởng của mỗi một chúng ta.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

132

Page 133: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

CHƯƠNG VII

THUẬT SỐ LẠC THƯ KỂ NGÀY, KỂ THÁNG, KỂ NĂM

( Nhật Kỳ Môn, Nguyệt Kỳ Môn, Niên Kỳ Môn)

Thời gian được người xưa tính toán qua 4 đơn vị là: Giờ - Ngày -

Tháng - Năm. Thế nên khi có 1 thuật số nào còn lưu lại trong cộng

đồng dân tộc Bách Việt, thì người đời sau họ nghỉ ngay là phải có đủ cả

4 loại cho các đơn vị thời gian, hoặc là thuật số đó phải được vận dụng

cho cả 4 đơn vị thời gian. Do vậy mà ngày nay ta còn thấy nhiều sách

vở viết về Nhật Kỳ Môn, Nguyệt Kỳ Môn và Niên Kỳ Môn. Điều này

có thể đúng cũng có thể không vì các đơn vị thời gian không phải là

ước số hoặc bội số cố định của nhau: 8 khắc là 1 giờ, 12 giờ là 1 ngày,

29 hay 30 ngày là 1 tháng, 12 hay 13 tháng là 1 năm… Sau đây chúng

ta sẽ lần lượt đi vào các loại còn lại của Thuật Số (Kỳ Môn) để xem thế

nào…?

MỤC 1

THUẬT SỐ LẠC THƯ KỂ NĂM

(KỲ MÔN ĐỘN GIÁP KỂ NĂM)

A. KHỞI ĐỘNG

Theo người xưa thì:

Quả đất chúng ta có ba chuyển động đồng thời là:

1. Tự chuyển động quay tròn xung quanh trục của chính nó.

2. Chuyển động xung quanh mặt trời.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

133

Page 134: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

3. Theo Mặt trời chuyển động chuyển động xung quanh Tâm

Thiên Hà.

Chuyển động thứ nhất được đo bằng Giờ Can Chi nhưng trong

từng Giờ nó vẫn chuyển động một quãng nào đấy trên quĩ đạo quay

xung quanh Mặt trời nên đã được qui theo chuyển động thứ hai và tạo

thành thuật số Lạc Thư Kể Giờ ở trước. Chuyển động thứ hai được đo

bằng ngày, tháng, năm Can Chi, mà đặc biệt là năm Can Chi thì còn

được dùng để đo chuyển động thứ ba. Chuyển động thứ hai của Quả đất

là chuyển động của một phần Âm quanh Tâm một hệ Dương là Mặt trời

thì thuận hợp nên ta đã dùng các Sao Khí thuận để tính toán. Còn

chuyển động thứ ba của Quả đất quanh Tâm vũ trụ thiên hà thì ngược

lại là chuyển động của một phần Âm quanh Tâm một hệ Âm nên để

tính toán cho quả đất thuật số Lạc Thư kể năm (tính cho năm) phải lấy 9

Sao Khí trong bảng cửu cung nghịch (bảng 2 ở trước) làm khí Dương

là:

- Thiên Cầm 5 ở Cung Khảm

- Thiên Phụ 4 ở Cung Khôn

- Thiên Xung 3 ở Cung Chấn

- Thiên Nhuế 2 ở Cung Tốn

- Thiên Bồng 1 ở Trung Cung

- Thiên Anh 9 ở Cung Càn

- Thiên Nhậm 8 ở Cung Đoài

- Thiên Trụ 7 ở Cung Cấn

- Thiên Tâm 6 ở Cung Ly

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

134

Page 135: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Lấy 9 Sao Khí của bảng cửu cung nghịch làm Khí Dương như

trên có nghĩa là đem 9 Sao Khí trên vào bảng cửu cung thuận như sau:

Còn 9 Sao Khí thuận bây giờ lại trở thành khí Âm. Thế nên ta

cần phải lưu ý là khí Dương (chạy) theo số thứ tự nghịch:

5 4 3 2 1 9 8 7 6 v.v khi chuyển động trên

quĩ đạo thuận của thời gian và ngược lại…

Từ đây ta thấy ngay là chỉ có tên cặp Sao Khí và số của chúng là

đảo ngược còn phương thức tính toán sẽ chẳng có thay đổi gì. Thế

nhưng muốn thành lập được một bảng số Lạc Thư cho năm thì ta cũng

phải có số cục của từng 60 năm Hoa Giáp. Vấn đề này được tính toán

theo con số 4320 năm tương hợp như sau: Cứ: - 60 năm là một nguyên

năm

- 180 năm là một tiết năm

- 540 năm là một quẻ năm

* Đủ tám quẻ năm tức là 4320 năm là một chu kỳ tương hợp.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

135

N. Nhuế 2 T.Tâm 6 T.Phụ 4

T.Xung 3 T.Bồng 1 T.Nhậm 8

T.Trụ 7 T.Cầm 5 T.Anh 9

Page 136: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Như đã biết ở chương Lịch Rùa Lạc Việt, năm nay Giáp Thân

2004 thì đang thuộc vào tiết vũ trụ Lập Hạ (gọi tắc là Tiết Năm Lập

Hạ), Hạ Nguyên, Nghi Canh, Sao Khí Thiên Tâm làm Phù theo bảng 6

Nghi 3 Kỳ như sau:

Mậu 8 Tân 5 Ất 9

Kỷ 7 Nhâm 4 Bính 1

Canh 6 Quý 3 Đinh 2

Từ bảng 6 Nghi 3 Kỳ này ta có thể thành lập bảng số Lạc Thư

cho bất kỳ năm nào trong 60 năm từ 1984 đến 2043, nhưng ở đây còn

có vấn đề phải bàn thêm trước khi đi vào bảng số mẫu năm Giáp Thân

2004:

* Cách hợp nhất Thời gian với Không gian ở trên vẫn dùng

vòng thuận Bát Quái Hậu Thiên là vì ta vẫn dùng bảng cửu cung

thuận để tính cho quả đất.

* Tại sao tất cả sách Kỳ Môn Độn Giáp đều lấy số cục mọi tiết

năm từ xưa đến giờ luôn là 1.4.7 mà không thay đổi theo từng tiết một ?

- Lý do là năm 2005 trước Công Nguyên khởi đầu nhà Hạ, cách

đây 4209 năm thì là năm Thái Ất thứ 10151712. Tính theo qui tắc trên

là thuộc vào Trung nguyên tiết năm Tiểu Mãn (được 12 năm) với số cục

là 4, rồi 60 năm Hạ Nguyên tiếp theo mang số cục là 7. Như vậy trước

nhà Hạ 12 năm tức thời ông Cổn cha của Đại Vũ vì “trị thủy” không

xong bị chặt chân thì thuộc vào Thượng Nguyên Tiết Tiểu Mãn mang

số cục là 1. Khi tiếp thu được thuật số Lạc Thư từ Văn Vương hoặc các

bậc trí thức nước Văn bị giam ở Vũ Lí, Đại Vũ thấy nó quá lợi ích

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

136

Page 137: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

trong việc tính thiên thời cho chiến tranh, muốn giữ độc quyền cho

dòng tộc mình nên đã dấu biệt qui tắc tính cục cho tiết năm đi. Do vậy

người đời sau không biết cứ mãi dùng số cục 1.4.7. hết 180 năm này

đến 180 năm khác luôn luôn. Thật là tai hại về sau đó chỉ vì quyền lợi

riêng của một dòng tộc phong kiến mà thôi!

Ta thấy: Nếu tiết năm hiện nay từ 1864 đến 2043 mang số cục là

1.4.7 thì phải thuộc vào một trong 2 tiết năm của vũ trụ là Tiểu Mãn

hoặc Cốc Vũ mà từ hai tiết này tính trở lại đến năm Thái Ất thứ nhất thì

năm này lại không nằm ở đầu một quẻ nào cả. Điều này vô lí vì Thời

gian hợp nhất với Không gian không thể hợp nhất với một phần quẻ

được ! Có một vài học giã không thông hiểu Thuật Số Lạc Thư lại lấy

Sao Khí của bảng Cửu Cung Thuận tính cho Giờ đem tính cho Năm,

nên nói từ năm 1864 đến năm 2043 là thuộc tiết Sử Thử với số cục là

1.4.7, nhưng nếu ta cứ tính lui đến năm Thái Ất thứ nhất thì cũng như

trên mà thôi, chẳng nằm ở đầu một quẻ nào cả !

Mong các bạn kiểm tra lại để chân lí của người xưa khỏi bị mai

một thêm nữa.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

137

Page 138: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

BẢNG TỔNG HỢP SỐ QUẺ - SỐ HÀO - SỐ CỤC

Quẻ Tiết HàoSố Cục

Thượng Nguyên

Trung Nguyên

Hạ Nguyên

Ly Hạ Chí 6 6 3 96-9 Tiểu Thử 7 7 4 1

Đại Thử 8 8 5 2Khôn Lập Thu 4 4 1 74-2 Xử Thử 5 5 2 8

Bạch Lộ 6 6 3 9Đoài Thu Phân 8 8 5 28-7 Hàn Lộ 9 9 6 3

Sương Giáng 1 1 7 4Càn Lập Đông 9 9 6 39-6 Tiểu Tuyết 1 1 7 4

Đại Tuyết 2 2 8 5Khảm Đông Chí 5 5 8 2

5-1 Tiểu Hàn 4 4 7 1Đại Hàn 3 3 6 9

Cấn Lập Xuân 7 7 1 47-8 Vũ Thủy 6 6 9 3

Kinh Trập 5 5 8 2Chấn Xuân Phân 3 3 6 93-3 Thanh Minh 2 2 5 8

Cốc Vũ 1 1 4 7Tốn Lập Hạ 2 2 5 82-4 Tiểu Mãn 1 1 4 7

Mang Chủng 9 9 3 6

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

138

Page 139: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

B. THAØNH LAÄP BAÛNG SOÁ MAÃU NAÊM GIAÙP

THAÂN 2004

* TÌM TRÖÏC PHUØ

Ta ñaõ coù baûng 6 Nghi -3 Kyø cuûa 60 naêm Haï

Nguyeân Tieát Laäp Haï laø:

Giaùp ?

Maäu 8 Taân 5 AÁt

9

Kyû 7 Nhaâm 4

Bính 1

Canh 6 Quyù 3 Ñinh 2

Ta thaáy: 10 naêm töø Giaùp Thaân ñeán Quí Tî

thuoäc Nghi Canh 6 neân caëp Sao Khí laøm Phuø 10

naêm naøy laø Thieân Taâm (+ Thieân Anh). Coøn baûng

6 Nghi - 3 Kyø cho Nghi Canh laø:

Giaùp

?

Maäu 6 Taân 3 AÁt

7

Kyû 5 Nhaâm 2

Bính 8

Canh 4 Quyù 1 Ñinh 9

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

139

Page 140: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Vaäy taïi ñòa baøn Giaùp ta coù Tröïc Phuø naêm

Giaùp Thaân laø:

Beân soá Döông thì soá Giaùp ñoän ôû: Hoaëc 2,

Hoaëc 8, Hoaëc 5 neân beân soá AÂm soá Giaùp phaûi

ñoän ôû soá 4 hoaëc 7, hoaëc 1. Nhìn vaøo baûng 6 Nghi

- 3 Kyø Haï Nguyeân Tieát Laäp Haï ta thaáy beân Nghi

ñaõ mang 2 soá 7 vaø 4 neân Giaùp phaûi mang soá 1

cuûa Kyø Bính. Vaäy baûng 6 Nghi - 3 Kyø goác treân

vieát ñuû seõ laø:

Giaùp

1

Maäu 8 Taân 5 AÁt

9

Kyû 7 Nhaâm 4

Bính 1

Canh 6 Quyù 3 Ñinh 2

Suy ra baûng 6 Nghi - 3 Kyø cuûa Nghi Canh laø:

Giaùp

8

Maäu 6 Taân 3 AÁt

7

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

140

Thiên Tâm

Giáp

Page 141: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Kyû 5 Nhaâm 2

Bính 8

Canh 4 Quyù 1 Ñinh 9

Vaäy Tröïc Phuø naêm Giaùp Thaân laø:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

141

Thiên Tâm

Giáp 8

ThiênTâm

8=

Page 142: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

* Baûng soá: Cung 8 baây giôø laø Cung Ñoaøi neân

ta vieát:

Vì duøng baûng Cöûu Cung thuaän neân tieát Laäp

Haï vaãn thuoäc Döông Ñoän, ta coù baûng Sao Khí

ñaày ñuû nhö sau:

(Chuù yù: Teân goïi cuûa caùc cung chính thöùc laø:

Caøn, Khaûm, Caán, Chaán, Toán, Ly, Khoân, Ñoaøi,

coøn goïi baèng soá laø do ta duøng khí Döông hay Khí

AÂm maø thoâi. Cung Ñoaøi khi duøng khí Döông ta goïi

laø cung 7, khi duøng khí AÂm ta goïi laø cung 8)

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

142

2 6 4

3 1 8

7 5 9

T.Tâm (+T.Anh)

Page 143: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

T.Anh

(+.T.Taâm)

T.Phuï

(+T.Nhueá)

T.Nhueá

(+T.Phuï)

2 6 4

T.Boàng

(+T.Caàm)

T.Nhaäm

(+T.Truï)

T.Taâm

(+T.Anh)

3 1 8

T.Caàm

(+T.Boàng)

T.Xung (+T.Xung)T.Truï

(+T.Nhaäm)

7 5 9

Qua baûng treân ta coù ghi nhaân laø:

Neáu ñoåi baûng 6 Nghi - 3 Kyø cuûa 60 naêm Haï

Nguyeân Tieát Laäp Haï qua khí Döông laø:

Giaùp

5

Maäu 7 Taân 1 AÁt

6

Kyû 8 Nhaâm 2

Bính 5

Canh 9 Quyù 3 Ñinh 4

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

143

Page 144: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Thì baûng 6 Nghi - 3 Kyø cuûa Nghi Canh seõ laø:

Giaùp

7

Maäu 9 Taân 3 AÁt

8

Kyû 1 Nhaâm 4

Bính 7

Canh 2 Quyù 5 Ñinh 6Ta thaáy Sao Khí Thieân Anh seõ vaãn ôû Cung

Ñoaøi nhö cuõ nhöng (laïi) laø Sao Khí Döông. Coøn baây giôø noù cuõng ôû Cung Ñoaøi nhöng laïi laø Sao Khí AÂm. Caùc Sao Khí khaùc cuõng ñeàu nhö vaäy caû.

Tôùi ñaây ñieàu caàn phaûi löu yù laø:Baûng 6 Nghi - 3 Kyø tính cho naêm tuy gioáng nhö

baûng tính cho giôø phaàn AÂm Ñoän (sau Tieát Haï Chí) nhöng noäi dung laø khaùc: Baûng tính cho naêm thì duøng khí AÂm, coøn baûng tính cho giôø thì duøng khí Döông. Sau tieát naêm Haï Chí (töø naêm 2404 trôû veà sau…) thì baûng 6 Nghi - 3 Kyø laïi gioáng vôùi baûng tính cho Giôø phaàn Döông Ñoän (sau tieát Ñoâng Chí) vì luùc naøy caùc soá sao cuûa noù laïi chaïy thuaän.

Chuùng ta khoâng neân nhaàm laãn !* TÌM TRÖÏC SÖÛ

Vì trong baûng Laïc Thö ta chæ ñoåi ngöôïc caëp Sao Khí, coøn caùc queû thì vaãn nhö cuõ neân 9 söû goác vaãn laø nhö cuõ maø baây giôø Sao Khí Chính laïi laø sao beân khí AÂm nhö baûng sau:

T.Nhueá (+.T.Phuï)

T.Taâm (+T.Anh)

T.Phuï (+T.Nhueá)

Söû Ñoå Söû Caûnh Söû Töû

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

144

Page 145: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

2 6 4T.Xung (+T.Xung)

T.Boàng (+T.Caàm)

T.Nhaäm (+T.Truï)

Söû Thöông Söû Trung Söû Kinh3 1 8

T.Truï(+T.Nhaäm)

T.Caàm (+T.Boàng)

T.Anh (+T.Taâm)

Söû Sinh Söû Höu Söû Khai7 5 9

Theo thôøi gian, Söû cuûa 9 caëp Sao Khí treân

cuõng theo hai baûng söû thuaän nghòch ôû tröôùc maø

ôû ñaây laø Döông ñoän neân Tröïc Söû cuûa caëp sao

Thieân Taâm (+ Thieân Anh) laø

Vì naêm Giaùp (chuùng) mang Söû Caûnh neân ta

coù:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

145

Thiên Tâm

Giáp (năm Giáp Thân)

Thiên Tâm

Cảnh

Page 146: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Söû cuûa 8 caëp Sao Khí tieáp theo cuõng töông

öùng neân ta ñöôïc baûng soá vôùi ñaày ñuû sao vaø söû

laø:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

146

Page 147: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

T.Anh

(+.T.Taâm)

T.Phuï

(+T.Nhueá)

T.Nhueá

(+T.Phuï)

Söû Khai Söû Töû Söû Ñoå

2 6 4

T.Boàng

(+T.Caàm)

T.Nhaäm

(+T.Truï)

T.Taâm (+T.Anh)

Söû Trung Söû Kinh Söû Caûnh

3 1 8

T.Caàm

(+T.Boàng)

T.Xung

(+T.Xung)

T.Truï(+T.Nhaäm

)

Söû Höu Söû Thöông Söû Sinh

7 5 9

Qua baûng sao Söû naøy ta coù ghi nhaän laø:

Neáu duøng khí Döông thì Sao Khí Thieân Anh ôû Cung

Ñoaøi vaãn mang Söû Caûnh cuûa naêm Giaùp. Taùm

Söû cuûa 8 caëp Sao Khí keá tieáp cuõng ñeàu nhö vaäy

caû.

Chuyeån caëp Sao Khí Thieân Boàng (+Thieân

Caàm) mang Söû Trung vaøo Trung Cung vaø caëp Sao

Thieân Nhaäm (+Thieân Truï) ôû Trung Cung mang Söû

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

147

Page 148: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Kinh ra Cung Chaán theo qui luaät Trung Cung ta coù

baûng soá laø:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

148

Page 149: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

T.Anh (+.T.Tâm) T.Phụ (+T.Nhuế) T.Nhuế (+T.Phụ)

Sử Khai Sử Tử Sử Đổ

2 6 4

T.Nhậm (+T.Trụ) T.Bồng (+T.Cầm) T.Tâm (+T.Anh)

Sử Kinh Sử Trung Sử Cảnh

3 1 8

T.Cầm (+T.Bồng) T.Xung (+T.Xung) T.Trụ(+T.Nhậm)

Sử Hưu Sử Thương Sử Sinh

7 5 9

3 KỲ

Ta đã có bảng 6 Nghi 3 Kỳ của Nghi Canh là:

Giáp 8

Mậu 6 Tân 3 Ất 7

Kỷ 5 Nhâm 2 Bính 8

Canh 4 Quý 1 Đinh 9

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

149

Page 150: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Vậy 3 Kỳ là Ất 7, Bính 8, Đinh 9. Đây cũng chính là 3 Kỳ của

năm Giáp Thân nên đưa vào bảng số như sau:

T.Anh (+.T.Tâm) T.Phụ (+T.Nhuế) T.Nhuế (+T.Phụ)

Sử Khai Sử Tử Sử Đổ

Bính Kỳ Đinh Kỳ Ất Kỳ

2 6 4

T.Nhậm (+T.Trụ) T.Bồng (+T.Cầm) T.Tâm (+T.Anh)

Sử Kinh Sử Trung Sử Cảnh

Đinh Kỳ Ất Kỳ Bính Kỳ

3 1 8

T.Cầm (+T.Bồng) T.Xung (+T.Xung) T.Trụ(+T.Nhậm)

Sử Hưu Sử Thương Sử Sinh

Ất Kỳ Bính Kỳ Đinh Kỳ

7 5 9

Qua bảng trên ta có ghi nhận là: Nếu dùng bảng số dương thì 6

Nghi 3 Kỳ của Nghi Canh là:

Giáp 7

Mậu 9 Tân 3 Ất 8

Kỷ 1 Nhâm 4 Bính 7

Canh 2 Quý 5 Đinh 6

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

150

Page 151: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Thì 3 Kỳ năm Giáp Thân là Ất 8, Bính 7, Đinh 6 tức là 9 kỳ vẫn

nằm ở các Cung như bảng số trên chẳng có gì thay đổi cả.

* VÒNG 8 TƯỚNG 1 VUA

- Vì cặp Sao Khí làm Phù Thiên Tâm (+Thiên Anh) hạ xuống

Cung Đoài 8 nên Tướng Trực Phù Thiên Ất cũng có mặt tại đấy.

- Vì Dương Độn nên vòng 8 Tướng chạy thuận, ta có bảng số

thêm 8 Tướng 1 Vua như sau:

T.Anh (+.T.Tâm) T.Phụ (+T.Nhuế) T.Nhuế (+T.Phụ)

Sử Khai Sử Tử Sử Đổ

Bính Kỳ Đinh Kỳ Ất Kỳ

Chu Tước Cửu Địa Cửu Thiên

2 6 4

T.Nhậm (+T.Trụ) T.Bồng (+T.Cầm) T.Tâm (+T.Anh)

Sử Kinh Sử Trung Sử Cảnh

Đinh Kỳ Ất Kỳ Bính Kỳ

Câu Trận Vua Trực Phù

3 1 8

T.Cầm (+T.Bồng) T.Xung (+T.Xung)

T.Trụ(+T.Nhậm)

Sử Hưu Sử Thương Sử Sinh

Ất Kỳ Bính Kỳ Đinh Kỳ

Lục Hợp Thái Âm Đằng Xà

7 5 9

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

151

Page 152: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Qua bảng trên ta có ghi nhận là: Vòng 8 Tướng 1 Vua cũng giống

như bên Khí Dương chẳng có thay đổi gì cả.

* 3 VÒNG SAO KỲ

An 3 vòng Sao Kỳ:- Vòng Ất ở Cấn 7 (Thanh Long….)- Vòng Bính ở Đoài 8 (Ngũ Phù…….)- Vòng Đinh ở Càn 9 (Thái Tuế…….)Ta có bảng số là:

T.Anh (+.T.Tâm) T.Phụ (+T.Nhuế) T.Nhuế (+T.Phụ)Sử Khai Sử Tử Sử Đổ

Bính: Chu Tước Đinh: Cửu Địa Ất: Cửu ThiênChâu Tước - Kim Quỷ Thiên Đức Bạch Hổ - Ngọc ĐườngĐường Phù, Quốc Ấn Thiên Quan Thiên Dược - Địa Dược

Tuế Phá - Long Đức Bạch Hổ Phúc Đức - Điếu Khách

T. Nhậm (+T.Trụ) T.Bồng (+T.Cầm) T.Tâm (+T.Anh)Sử Kinh Sử Trung Sử Cảnh

Đinh: Câu Trận Ất: Vua Bính: Trực PhùThiên Hình Thiên LaoPhong Vân Ngũ Phù

Tử Phù Bệnh Phù

T.Cầm (+T.Bồng) T.Xung (+T.Xung) T.Trụ (+T.Nhậm)Sử Hưu Sử Thương Sư Sinh

Ất: Lục Hợp Bính: Thái Âm Đinh: Đằng XàMinh Đường- Thanh Long Câu Trận Tư Mệnh - Nguyên Vũ

Vũ Sư - Lôi Công Phong Bá Địa Phủ - Thiên TàoQuan Phù - Thiếu Âm Tang Môn Thiếu Dương - Thái Tuế

Qua baûng treân ta coù ghi nhaän laø: ba voøng sao

Kyø cuõng gioáng nhö khí Döông chaúng coù thay ñoåi gì

* 8 CÖÛA KHOÂNG GIAN

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

152

Page 153: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Naêm Giaùp Thaân, Tröôøng Giaùp laø nôi caëp Sao

Phuø Thieân Taâm (+Thieân Anh) haï xuoáng taïi Cung

Ñoaøi 8 neân Cöûa cuûa Ñòa baøn Ñoaøi 8 laø: Thöông.

Chaïy voøng 8 Cöûa theo chieàu Thuaän ta coù baûng

soá laø:

T.Anh (+.T.Tâm) T.Phụ (+T.Nhuế) T.Nhuế (+T.Phụ)Sử Khai Sử Tử Sử Đổ

Bính: Chu Tước Đinh: Cửu Địa Ất: Cửu ThiênChâu Tước - Kim Quỷ Thiên Đức Bạch Hổ - Ngọc ĐườngĐường Phù- Quốc Ấn Thiên Quan Thiên Dược - Địa DượcTuế Phá - Long Đức Bạch Hổ Phúc Đức - Điếu Khách

Cửa Khai Cửa Hưu Cửa SinhT. Nhậm (+T.Trụ) T.Bồng (+T.Cầm) T.Tâm (+T.Anh)

Sử Kinh Sử Trung Sử CảnhĐinh: Câu Trận Ất : Vua Bính: Trực Phù

Thiên Hình Thiên LaoPhong Vân Ngũ Phù

Tử Phù Bệnh PhùCửa Kinh Cửa Thương

T.Cầm (+T.Bồng) T.Xung (+T.Xung) T.Trụ (+T.Nhậm)Sử Hưu Sử Thương Sư Sinh

Ất: Lục Hợp Bính: Thái Âm Đinh : Đằng XàMinh Đường- Thanh Long Câu Trận Tư Mệnh - Nguyên Vũ

Vũ Sư - Lôi Công Phong Bá Địa Phủ - Thiên TàoQuan Phù - Thiếu Âm Tang Môn Thiếu Dương - Thái Tuế

Cửa Tử Cửa Cảnh Cửa Đổ

Ta coù ghi nhaän laø: Ta cuõng thaáy 8 Cöûa gioáng

nhö beân khí Döông vaäy.

* *

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

153

Page 154: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

*

Töø caùc ghi nhaän treân tröôùc chuùng ta ñi ñeán

keát luaän laø:

Muoán thaønh laäp moät baûng Soá Laïc Thö cho

naêm ta coù theå laøm theo caùch sau: Ñoåi soá cuïc

sang khí Döông, roài laäp baûng soá theo khí Döông, sau

ñoù ñoåi ngöôïc caùc caëp Sao Khí vaø thay ñoåi soá

cuûa 9 Cung laø xong, chaúng caàn thöïc hieän qua caùc

böôùc cuûa baûng soá maãu naêm Giaùp Thaân naøy

laøm gì . Raát deã ñöa ñeán laàm loän.

Moät ñieàu nöõa laø: Caùch tìm 8 phaàn cöûa cho

moãi Cung thì cuõng nhö beân khí Döông, chaúng coù gì

sai khaùc, neân ôû ñaây taùc giaû khoâng ñi saâu theâm

laø vaäy.

Caùc baïn coù theå töï thöïc hieän laáy ……

Veà phaàn phaùn ñoaùn baûng soá thì cuõng theá,

töông töï nhö beân Thuaät Soá keå Giôø ôû tröôùc maø

thoâi.

PHUÏ CHUÙ

Trong baûng soá Keå Naêm, ta cuõng coù 9 caëp

Sao Khí ôû 9 Cung Ñòa Baøn: Moät ñieåm laøm Taâm

(Trung Cung) vaø 8 Cung xung quanh, moãi cung laø

moät goùc 450 tính töø Trung Cung. Ngöôøi naøo sanh ôû

goùc 450 naøo (töùc laø Cung naøo) trong naêm ñang

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

154

Page 155: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

tính seõ laáy Sao Khí ôû Cung ñoù laøm Cung Sanh (baûn

meänh cöûu cung veà khoâng gian) : Ñaøn oâng thì laáy

Sao Khí Chính (töùc laø sao Khí AÂm) maø ôû Thuaät Soá

Keå Naêm naøy ta taïm goïi laø Sao Khí Döông, coøn

ñaøn baø thì ngöôïc laïi. Vaäy ngöôøi sanh ôû ñaâu thì

môùi laáy Sao Khí ôû Trung Cung laøm Cung Sanh ? Ñeå

giaûi quyeát cho vaán ñeà naøy ngöôøi xöa ñaõ chia Ñòa

Baøn Giaùp laøm 3 voøng troøn ñoàng taâm vôùi baùn

kính khoâng lôùn daàn ñeàu maø theo kinh nghieäm

thöïc teá cuûa hoï laø:

- Voøng 1 (voøng trong cuøng) mang soá 5 goïi laø

voøng Trung Cung töùc laø ôû vuøng naøy Sao Khí ôû

Trung Cung taùc ñoäng maïnh hôn haún caùc Sao Khí ôû

xung quanh.

- Voøng 2 mang caùc soá 1, 8, 3, 4, 9, 2, 7, 6 laø

voøng cuûa 8 cung töùc laø khu vöïc hình Vaønh Khaên

xung quanh voøng 1, nôi 8 loaïi Sao Khí taùc duïng

maïnh nhaát.

- Voøng 3 mang caùc soá: 5 + 1, 5 + 8, 5 + 3, 5 + 4,

5 + 9, 5 + 2, 5 + 7, 5 + 6 cuõng laø voøng cuûa 8 Cung

nhöng ôû xa hôn. ÔÛ xa Trung Cung thì thôøi gian seõ

khaùc vôùi Trung Cung: ÔÛ ñaây 0 giôø nhöng ôû ñoù

coù theå laø 23 giôø hoaëc 1 giôø chaúng haïn. Do ñoù

söï phaùn ñoaùn phaûi ñöôïc thay ñoåi ít nhieàu thì môùi

chính xaùc ñöôïc (khi daân toäc Laïc Vieät dôøi veà

phöông Nam vì söï tieán chieám cuûa ngöôøi Taây Baéc,

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

155

Page 156: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

hoï ñaõ ñuùc Troáng Ñoàng vôùi Maët trôøi 14 tia (5 +

9 = 14) ôû trung taâm thay vì 5 tia laø ñeå con chaùu

sau naøy ghi nhôù maø vaän duïng Thuaät Soá cho

toát vaäy).

Khi ñaõ coù Cung Sanh (hay noùi ñuùng hôn laø Sao

Khí Cung Sanh) cuûa moät con ngöôøi thì nhöõng naêm

sau ñoù trong cuoäc ñôøi hoï, ta coù theå ñoái chieáu

vôùi Sao Khí vuøng hoï ñang ôû, ñang laøm vieäc ñeå

bieát söùc khoûe cuûa hoï nhö theá naøo?, coâng vieäc

laøm seõ ra sao? … Nhöng chöøng ñoù thì chöa ñuû, ta

cuõng caàn duøng ñeán caùc Sao Khí beân Heä Maët

trôøi ñeå ñoái chieáu cuõng vôùi caùc Sao Khí Heä Maët

trôøi thì môùi chính xaùc ñöôïc. Caùc nhaø döï ñoaùn soá

maïng con ngöôøi vaän duïng baûng soá keå Giôø theo

caùch naøy ñaõ khaù chính xaùc. Tuy nhieân, cuõng chæ

laø döï ñoaùn toång quaùt maø thoâi vì trong moãi cung

ñòa baøn thì keõ sanh nôi naøy, ngöôøi sanh nôi kia neân

naêng löôïng (Sao Khí) cuûa ñòa cuoäc Quaû ñaát nôi

sanh cuõng seõ khaùc nhau nöõa…

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

156

5

92

73

4

14

7

128

9

Page 157: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Moät vaán ñeà ñöôïc neâu ra nöõa laø: Theo Lòch

Ruøa Laïc Vieät thì trong 1 Nghi 10 naêm coù 1 Sao Khí

laøm Phuø roài töø ñoù tính ra 10 sao Khí laøm Phuø cho

10 naêm trong Nghi ñoù theo thöù töï Thuaän hay

Nghòch … Vaäy Sao Khí laøm Phuø cho töøng naêm coù

giaù trò gì trong baûng soá keå Naêm, vì trong baûng

soá thì coù ñuû caû 9 loaïi Sao Khí ? (Caâu hoûi naøy

cuõng laø caâu hoûi cho caû caùc loaïi baûng soá khaùc).

*Caâu hoûi naøy xin ñeå cho caùc baïn töï traû lôøi

laáy!

MUÏC 2

THUAÄT SOÁ LAÏC THÖ KEÅ NGAØY

(KYØ MOÂN ÑOÄN GIAÙP KEÅ NGAØY)

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

157

61

8

11

6

13

Page 158: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Teân goïi thôøi gian ñoái vôùi ngöôøi xöa thì bao

giôø cuõng laø söï hôïp nhaát Can - Chi nhö Giaùp Tyù,

AÁt Söûu …. maø ñôn vò nhoû nhaát cuûa hoï laø: Giôø

Can - Chi. Döôùi Giôø coøn coù Khaéc, nhöng khoâng

duøng Heä Can Chi ñeå goïi. Treân giôø thì coù Ngaøy

goïi theo Heä Can Chi, nhöng Ngaøy thì khoâng phaûi laø

boäi soá ñuùng cuûa giôø, khoâng phaûi 60 giôø thì ta

ñöôïc 1 ngaøy. Neân ngöôøi xöa ñaõ laáy ñôn vò nhoû

nhaát laø Giôø ñeå ño thôøi gian Quaû ñaát quay quanh

Maët trôøi, chöù khoâng duøng ñôn vò trung gian laø

Ngaøy (hoaëc Thaùng). Do vaäy Thuaät Soá Laïc Thö ñaõ

phaûi tính caùc loaïi naêng löôïng beân ngoaøi taùc

duïng vaøo quaû ñaát theo thôøi gian caên baûn laø

Giôø. Caùch tính cuûa hoï thì ñaõ bieát ôû tröôùc, moãi

giôø luoân coù 9 loaïi sao khí taùc duïng vaøo quaû ñaát

chuùng ta khôûi ñaàu töø 1 sao khí laøm Phuø (chuù yù

laø chæ noùi khí döông) goïi laø Sao Phuø cuûa 10 giôø

Can Chi töø Giaùp ñeán Quyù. Vaäy muoán tính ñöôïc 9

loaïi sao khí taùc duïng vaøo quaû ñaát trong 1 ngaøy thì

cuõng phaûi tìm ñöôïc loaïi Sao Phuø cuûa 10 ngaøy Can

Chi töø Giaùp ñeán Quyù. Muoán 10 ngaøy coù 1 Sao

Phuø thì 60 ngaøy phaûi coù 1 Sao Phuø gioáng nhö Sao

Phuø cuûa töøng Nguyeân trong Thuaät Soá Keå Giôø. Vaø

roài 180 ngaøy cuõng phaûi coù 1 Sao Phuø gioáng nhö

Sao Phuø cuûa töøng Tieát trong Thuaät Soá Keå Giôø - 180

ngaøy laø 2160 giôø thì vöøa laø boäi soá cuûa 60 Can Chi,

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

158

Page 159: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

vöøa laø boäi soá cuûa 9 trong baûng Laïc Thö, neân

Thuaät Soá Laïc Thö keå ngaøy laø hoaøn toaøn coù theå

tính toaùn ñöôïc treân lyù thuyeát ñeå roài sau ñoù

duøng phöông thöùc Sieâu Thôøi Tieáp Khí maø aùp

duïng vaøo thôøi gian thöïc teá. (Vôùi 90 ngaøy töùc laø

1080 giôø tuy cuõng chia chaún cho 9 vaø 60 nhöng

khoâng ñuû 18 Nghi, moãi Nghi 10 ngaøy theo lyù

thuyeát cuûa Thuaät Soá ñeå hôïp nhaát vôùi 1 queû

ñöôïc). Vaäy 1 naêm 360 ngaøy lyù thuyeát thì chæ coù

theå hôïp nhaát vôùi 2 queû maø thoâi. Ngöôøi xöa ñaõ

phaûi choïn 180 ngaøy sau Ñoâng chí hôïp nhaát vôùi

queû Khaûm (Döông ñoän) vaø 180 ngaøy sau Haï chí

hôïp nhaát vôùi queû Ly (AÂm ñoän) vì 2 queû naøy ñaïi

dieän cho 2 phaàn AÂm döông cuûa Thaùi cöïc töôïng

thôøi gian, coøn 2 quaõng thôøi gian treân laïi laø 2

phaàn AÂm Döông cuûa thôøi gian 1 naêm. Theá neân ta

coù baûng soá Cuïc ngaøy, soá Nguyeân ngaøy trong 1

naêm 360 ngaøy nhö sau:

Thời gian Quẻ hợp nhất Thượng

Nguyên

Trung Nguyên Hạ Nguyên

180 ngày Khảm 1 1 7 4

Sau Đông Chí

180 ngày Ly 9 9 3 6

Sau Hạ Chí

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

159

Page 160: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Töø baûng naøy ta deã daøng thaønh laäp baûng 6

Nghi 3 Kyø cho töøng Nguyeân Ngaøy ñeå thaønh laäp

baûng soá Laïc Thö keå ngaøy cho töøng ngaøy gioáng

nhö Thuaät Soá Laïc Thö keå giôø ôû tröôùc.

Ví duï: Tính cho ngaøy Giaùp Tyù sau Ñoâng Chí

Thöôïng Nguyeân (Döông ñoän) ta coù baûng 6 Nghi 3

Kyø laø :

Maäu 1 Taân 4 AÁt 9

Kyû 2 Nhaâm 5 Bính 8

Canh 3 Quyù 6 Ñinh 7

Ñaây cuõng chính laø baûng 6 Nghi 3 Kyø Nghi

Maäu cuûa ngaøy Giaùp Tyù neân ta coù:

Thieân baøn : Sao Phuø laø:

T. Boàng=

T. Boàng

Maäu 1 1

Ñòa baøn: Tröïc phuø:

Thieân Boàng= ?

Giaùp

Vì trong beân 6 Nghi coù 2 soá 2 vaø 5 neân soá

Giaùp ñoän ôû 8 ta vieát:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

160

Page 161: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

T. Boàng=

T. Boàng

Giaùp 8 8

* Tröïc söû

Vaøo ngaøy Giaùp phuø Thieân Boàng mang söû

Höu neân ta vieát:

T. Boàng

Höu

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

161

Page 162: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Ta coù baûng soá 9 Sao Khí vôùi 9 Söû laø:

T. Taâm

(+ T.Anh)

Söû Khai

4

T.Nhueá

(+T.phuï)

Söû Töû

9

T.Phuï

(+T.Nhueá)

Söû Ñoå

2

T. Caàm +

(T.Boàng)

Söû Trung

3

T.Truï

(+T.Nhaäm)

Söû Kinh)

5

T.Anh (+T.Taâm)

Söû Caûnh

7

T.Boàng

(+T.Caàm)

Söû Höu

8

T.Xung

(+T.Xung)

Söû Thöông

1

T.Nhaäm

(+T.Truï)

Söû Sinh

6

Vì caëp Sao Khí: T.Caàm + T.Boàng mang Söû Trung

neân ta chuyeån vaøo Trung Cung vaø ñöa caëp Sao Khí

T. Truï + T.Nhaäm mang söû Kinh ra Cung Chaán 3 ta

ñöôïc baûng soá môùi laø:

T. Taâm (+

T.Anh)

Söû Khai

T.Nhueá

(+T.phuï)

Söû Töû

T.Phuï

(+T.Nhueá)

Söû Ñoå

T. Truï + (+

T.Nhaäm)

Söû Kinh

T.Caàm

(+T.Boàng)

Söû Trung

T.Anh (+T.Taâm)

Söû Caûnh

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

162

Page 163: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

T.Boàng (+

T.Caàm)

Söû Höu

T.Xung

(+T.Xung)

Söû Thöông

T.Nhaäm

(+T.Truï)

Söû Sinh

- Ba kyø cuûa Nghi Maäu laø AÁt 9, Bính 8, Ñinh 7. Ñaây

cuõng chính laø 3 kyø cuûa ngaøy Giaùp neân töø ñaáy ta an

3 voøng Sao Kyø theo chieàu thuaän baûng Laïc Thö.

- Vaøo ngaøy Giaùp Tyù, Can Giaùp ôû cung 8 neân

cöûa Thöông ôû Cung 8 vaø 7 cöûa coøn laïi cuõng theo

voøng thuaän baûng Laïc Thö tieáp tuïc.

- Caëp Sao Phuø: T.Boàng + T.Caàm haï xuoáng

cung 8 neân taïi ñaây ta coù ñöôïc töôùng Tröïc Phuø

ñoái öùng vaø 7 töôùng coøn laïi cuõng theo voøng

thuaän baûng Laïc Thö tieáp tuïc.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

163

Page 164: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Vaäy ta coù baûng soá nhö sau:

T. Tâm (+ T.Anh)

Sử Khai

Đinh: T. Thái Âm

Tư Mệnh - Câu Trận

Phong Bá - Lôi Công

Long Đức - Bạch Hổ

Cửa Cảnh

T.Nhuế (+T.phụ)

Sử Tử

* Ất: T. Lục Hợp

Thanh Long

Vũ Sư

Phúc Đức

Cửa Tử

T.Phụ (+T.Nhuế )

Sử Đổ

Bính: T. Câu Trận

Minh Đường - T. Hình

Phong Vân - Đường Phù

Điếu Khách - Bệnh Phù

Cửa Kinh

T. Trụ + (+ T.Nhậm)

Sử Kinh

Ất: T. Đằng Xà

Nguyên Vũ

Địa Phủ

Tuế Phá

Cửa Đổ

T.Cầm (+T.Bồng)

Sử Trung

Bính

T.Anh (+T.Tâm)

Sử Cảnh

* Đinh: T. Chu Tước

Châu Tước

Quốc Aán

Thái Tuế

Cửa Khai

T.Bồng (+ T.Cầm)

Sử Hưu

* Bính: T. Trực Phù

T. Lao - Ngọc Đường

T. Tào - Ngũ Phù

Tử Phù - Quan Phù

Cửa Thương

T.Xung (+T.Xung)

Sử Thương

Đinh: T. Cửu Thiên

Bạch Hổ

Thiên Dược

Thiếu Âm

Cửa Sinh

T.Nhậm (+T.Trụ)

Sử Sinh

Ất: T. Cửu Địa

T. Đức - Kim Quỷ

Địa Dược - Thiên Quan

Tay Môn - Thiếu Dương

Cửa Hưu

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

164

Page 165: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Tieáp theo chuùng ta ñoåi Thôøi gian lyù thuyeát

vaøo Thôøi gian thöïc teá thöïc teá vaø phaùn ñoaùn

töông töï nhö ôû baûng soá keå Giôø chaúng coù gì sai

khaùc.

Chuù yù 1: Baûng soá Laïc Thö keå ngaøy vaãn

duøng Sao Khí döông chaïy thuaän 1 2 3 4 5 6 7 8 9 laø Chính, coøn sao Khí AÂm chaïy

nghòch laø Phuï vì ñôn vò Ngaøy laø tính cho quaû ñaát

quay xung quanh Maët trôøi.

2: Neáu caàn tính töøng Phaàn Cöûa ta cuõng

thöïc hieän nhö ôû Thuaät Soá Keå Giôø. Moãi Phaàn

Cöûa cuõng hôïp nhaát vôùi Thôøi gian laø: 1 ½ Giôø

Ñoâng Phöông (Töùc laø 3 giôø ñoàng hoà). Tuy nhieân

ngöôøi xöa laïi khoâng tính Phaàn Cöûa cho ngaøy vì

Thuaät Soá Laïc Thö chuû yeáu laø tính cho Giôø vaø

Naêm.

Nhöng neáu ta coù chia ra 1 giôø (tức là 3 giờ đồng

hồ) là thời gian hợp nhất với 1 Phần Cửa thì có mâu thuẩn với Thuật số

Lạc Thư kể giờ chăng ? Thời gian 1 Phần Cửa của Ngày thì gấp 12 lần

thời gian 1 Phần Cửa của Giờ, rồi 1 Ngày gấp 12 giờ, rồi 1 Nghi 10

ngày (120 giờ) gấp 12 Nghi Giờ thì có mâu thuẩn chăng?

* Đáp: Đơn vị thời gian Giờ là đơn vị căn cứ vào lý thuyết bảng

Lạc thư phù hợp với đơn vị Ngày là đơn vị căn cứ vào thực tế. Do đó

mà họ đã sáng tạo ra Thuật số Lạc Thư kể ngày không mâu thuẩn gì

với nguyên lý bảng Lạc Thư cả Thế nên 1 giờ có 1 Sao Khí làm Phù và

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

165

Page 166: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

12 giờ có 1 Sao Khí làm Phù là chẳng mâu thuẩn gì cả, rồi 10 giờ với

120 giờ cũng vậy, rồi 1 giờ (180 phút) là 1 quẻ kép Phần Cửa của

ngày với 1 khắc (15 phút) là quẻ kép Phần Cửa của giờ thì cũng chẳng

mâu thuẩn gì cả.

Cũng chính con số 12 trên mà 180 ngày ở Thuật số kể giờ thì

hợp nhất với 4 quẻ 12 hào (hợp nhất với 12 tiết), còn ở Thuật số kể

ngày thì tuy nói hợp nhất với quẻ Khảm (hoặc quẻ Ly) nhưng thực chất

thì chỉ hợp nhất với hào 1 mà thôi: Chỉ có số cục 1.7.4 (hoặc 9.3.6 của

quẻ Ly) chứ không có số cục 2.8.5 (hoặc 8.2.5 của quẻ Ly) và 3.9.6

(hoặc 7.1.4 của quẻ Ly) tức là chỉ hợp nhất bằng của Thuật số kể

giờ mà thôi. Âm dương tương phản tương thành là vậy!

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

166

Page 167: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

MỤC 3NGUYỆT KỲ MÔN

(Thuật Số Lạc Thư Kể Tháng)

* Có hay không Nguyệt Kỳ Môn ?

Như đã trình bày ở trước, người đời sau tin rằng: Có đủ 4 loại

Thuật Số Kỳ Môn Độn Giáp: Thời Kỳ Môn, Nhật Kỳ Môn, Nguyệt Kỳ

Môn và Niên Kỳ Môn. Ta đã lần lượt điểm qua 3 loại với tính hợp lý

của nó. Giờ đây ta tiếp tục xét xem người xưa có sáng tạo ra Thuật số

Lạc Thư kể Tháng tức là Nguyệt Kỳ Môn hay không?

Căn cứ vào nguyên tắc thành lập Thuật số muốn tính được từng

tháng có đủ 9 cặp Sao Khí tác dụng xuống địa bàn Lạc Thư, thì 10

tháng phải có 1 Sao Khí làm Phù, rồi 60 tháng cũng thế và 180 tháng

cũng thế phải có 1 Sao Khí làm Phù.

* Một tháng 30 ngày là 360 giờ. 10 tháng 3600 giờ. 60 tháng

216.000 giờ. Những con số này đều chia chẵn cho 9 và 60 cả, nên về lý

thuyết thì vẫn có thể thành lập được bảng số Lạc Thư kể tháng tức là

Nguyệt Kỳ Môn. Nhưng tháng vốn không phải là căn cứ thực tế gì của

Quả đất quay quanh Mặt trời. 30 ngày thì quả đất chẳng thuộc vào 1

chu kỳ nào cả, vì con số này vốn căn cứ vào sự gần đúng của Mặt trăng

quay quanh Quả đất mà thôi. Đơn vị tháng bằng 30 ngày thì lại cũng

chẳng phải từ căn cứ lý thuyết của Thái Cực Lạc Thư mà có. Cả 2 căn

cứ đều không nên tuy các con số trên có phù hợp, người xưa đã không

thành lập Thuật số Lạc Thư kể tháng. Như ta đã biết: Các đơn vị chính

thức của vòng quay Quả đất quanh Mặt trời là: Giờ, Ngày, Tiết, Năm

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

167

Page 168: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

chứ không phải là Giờ, Ngày, Tháng, Năm nên không phải tất cả các số

phù hợp ta đều đem vào vận dụng tính toán cho Quả đất cả được.

Hơn thế nữa, khi người xưa đã chọn con số 4320 năm tương hợp

để thành lập Thuật số kể năm thì mỗi năm 12 tháng đã có 1 Sao Khí

làm Phù, nên 10 tháng thì không thể lại cũng có 1 Sao Khí làm Phù

được, rồi 10 năm có 1 Sao Phù thì 5 năm của 60 tháng cũng không thể

có 1 Sao Phù nữa được, hay 15 năm của 180 tháng thì cũng thế, sẽ mâu

thuẩn tất cả.

Tóm lại là: Không có Thuật số Lạc Thư tính cho Tháng không có

Nguyệt Kỳ Môn.

PHỤ LUẬN THÊM

Người sau này đã lấy các Sao Khí làm Phù từng Tiết năm, từng

Nguyên năm, từng Nghi năm, từng năm, rồi trong từng năm thì từng

Quẻ (3 Tiết), từng Tiết, từng Nguyên, từng Nghi, từng Giờ đem vào

Trung Cung bảng Lạc Thư, sau đó cho các sao còn lại chạy theo quỹ

đạo thuận hay nghịch tuỳ vào loại đơn vị thời gian để tính vận khí Cửu

Tinh cho địa bàn Giáp, nhưng do không hiểu tường tận phương thức

tìm số quẻ, số cục, số nghi của từng loại đơn vị thời gian nên có loại

đơn vị thì lấy đúng như ngày chẳng hạn, còn các loại đơn vị tháng, năm,

giờ thì họ lại tạo ra các Sao Khí làm Phù gọi là Sao Phối(hợp nhất) với

Thời Gian theo cách khác, cho nên tên thì giống nhau, nhưng phương

pháp thì có khác nhau. Sau đây tác giả sẽ trình bày 4 loại PHỐI của họ

để các bạn tham khảo thêm .

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

168

Page 169: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

CỬU TINH PHỐI NĂM

Khởi tính từ năm Thái Ất thứ 1 Phối với Sao Khí Thiên Bồng,

năm thứ 2 với Sao Khí Thiên Anh, năm thứ 3 với Thiên Nhậm và cứ thế

tính đến nay năm Thái Ất thứ 10.155.921 thì Phối với Sao Khí Thiên

Cầm (Ngũ Hoàng thổ tinh). Như vậy là họ phối theo các Sao Khí chạy

nghịch khởi từ 1 9 8 7 6 5 4 3 2 1

9 .v.v… Tại sao lại thế ?

* Điều này là do không biết các số cục cho từng Tiết năm nên họ

Mãi dùng số cục của tiết năm Tiểu Mãn thời vua Đại Vũ đánh nước

Văn Lang xưa. Tiết Tiểu Mãn sau Đông Chí nên tính theo Thuật Số Lạc

Thư kể năm thì 18 Nghi chạy nghịch như sau:

Thượng Nguyên (cục 1)

Mậu 1 Tân 7

Kỷ 9 Nhâm 6

Canh 8 Quý 5

Trung Nguyên (Cục 4)

Mậu 4 Tân 1

Kỷ 3 Nhâm 9

Canh 2 Quý 8

Hạ Nguyên (cục 7)

Mậu 7 Tân 4

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

169

Page 170: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Kỷ 6 Nhâm 3

Canh 5 Quý 2

Mỗi Nghi 10 năm thì mỗi năm có một sao khí làm Phù tính từ

Sao Phù của Nghi, nên 180 năm của Tiết Tiểu Mãn các Sao Khí làm

Phù cho từng năm sẽ chạy nghịch như trên là: 1 9 8 7 6

5 4 3 2 1 9 8 . v.v…

Cứ thế tính trở lui đến năm Thái Ất thứ 1 thì đúng là Sao Khí

Thiên Bồng làm Phù cho năm, rồi tính tới năm Giáp Thân 2004 thì sẽ là

Sao Khí Thiên Cầm làm Phù ngay. Sao Khí làm Phù từng năm này họ

gọi là Sao Phối Năm.

Ta thử đặt câu hỏi: Tại sao các Sao Khí phối năm lại chạy

nghịch thì sẽ không có câu trả lời nào cho nó cả ! Điều này chứng tỏ

Lịch rùa đã thất truyền mãi đến tận ngày nay là vì tư tưởng độc quyền

của các dòng tộc phong kiến mà ra.

Cũng do không hiểu Thuật Số, họ chia 1 tiết năm (180 năm)

thành 9 Tiểu vận, Mỗi Tiểu vận 20 năm phối với 1 Sao Khí từ 1 đến 9

tức là các Sao Khí chạy thuận! Hai mươi năm thì căn cứ vào đâu ?

Hợp nhất với không gian nào? Lớn hơn thì họ chia làm 3 Đại vận,

mỗi Đại vận là 60 năm và có 1 Sao Khí chạy thuận làm công tác

phối đại vận tính theo thứ tự 1 2 3 4 . . . vv.

Như vậy từ năm “Mở trời đất đến nay đã được 169.265 Đại vận

còn dư 21 năm từ 1984 đến 2004 thuộc Đại vận 169.266 với Sao Phối

Đại vận là Thiên Xung (Tam bích mộc tinh).

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

170

Page 171: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Lấy 60 năm tức là 1 nguyên năm thì đúng, nhưng cách lấy Sao

Khí Phối như thế là không hiểu cách tính các số cục của từng Tiết năm.

Tại sao Đại vận, Tiểu vận chạy thuận, mà từng năm lại chạy nghịch ?

Chẳng có 1 nguyên lý nào trả lời được ở đây.

Tóm lại: Lịch Vận Khí Cửu Tinh của người Việt xưa đã bị sửa

đổi theo suy nghỉ chủ quan của họ thành loại lịch gọi là Tam Nguyên

Cửu Vận ngày nay để có thể đem vào Trung Cung mà tính toán theo ý

riêng của họ. Khi thành lập bảng số Lạc thư, ta luôn có 1 Sao Khí (nói

đủ là 1 cặp sao khí) ở Trung Cung rồi. Sao Khí này cũng chạy thuận

hay nghịch theo thứ tự 180 năm tuỳ theo Tiết năm. Ở Giờ và ở Ngày

cũng thế.

CỬU TINH PHỐI THÁNG

Như ta đã biết là: Hoàn toàn không có Sao Khí Cửu Tinh làm

Phù cho từng Tháng, tức là không có Cửu Tinh phối tháng. Nhưng có lẽ

do nhu cầu tính vận số con người, người đời sau đã dùng 9 Sao Khí

phối tháng như sau:

Khởi tính từ tháng 1 năm Giáp Tý phối với Sao Khí số 1 Thiên

Bồng, tháng 2 với Thiên Anh tháng 3 với Thiên Nhậm và cứ thế tiếp

tục, nhưng vì người đời sau dùng Lịch Kiến Dần nên tháng 1 chính là

tháng 3 của Lịch Kiến Tý, do vậy ta có bảng Cửu Tinh phối tháng là:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

171

Page 172: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

ThángCác năm

Tý.Mão.Ngọ.Dậu

Các năm

Sửu.Thìn.Mùi.Tuất

Các năm

Dần.Tỵ.Thân.Hợi

1 8 5 2

2 7 4 1

3 6 3 9

4 5 2 8

5 4 1 7

6 3 9 6

7 2 8 5

8 1 7 4

9 9 6 3

10 8 5 2

11 7 4 1

12 6 3 9

Nhö vaäy xeùt cho cuøng laø cuõng phoái thaùng

nhö loái phoái naêm khôûi caùc Sao Khí töø 1 vaø chaïy

nghòch laø: 1 9 8 7 6 5 4 3 2 1

9. ..

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

172

Page 173: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Nhaân ñaây xin noùi theâm laø: Caùch thaønh laäp

thaùng cuûa hoï sau naøy khaùc vôùi Thaùng cuûa

ngöôøi xöa.

- Ngöôøi Laïc Vieät thì cuõng tính 2 Tieát laø 1

thaùng, nhöng khôûi ñaàu töø Tieát Ñoâng Chí.

Ñoâng Chí + Tieåu Haøn laø thaùng Tyù (Thaùng

1).

Ñaïi Haøn + Laäp Xuaân laø thaùng Söûu (Thaùng

2)

- Coøn hoï thì khôûi ñaàu töø tieát Ñaïi Tuyeát laø:

Ñaïi Tuyeát + Tieåu Haøn laø Thaùng Tyù (Thaùng

11)

Tieåu Haøn + Ñaïi Haøn laø thaùng Söûu (Thaùng

12)

Coù theå hoï thay ñoåi nhö theá laø ñeå thôøi gian

caân ñoái hôn maø thoâi. Xeùt ra thì cuõng chaúng aûnh

höôûng gì cho Thuaät Soá Laïc Thö caû.

CÖÛU TINH PHOÁI NGAØY

Vôùi ngaøy thì hoï laáy Sao Khí laøm Phuø töøng

ngaøy theo Thuaät soá keå ngaøy ñeå phoái nhö sau:

* Sau Ñoâng Chí:

- Thöôïng Nguyeân (cuïc 1)

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

173

Page 174: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Maäu 1 Taân 4

Kyû 2 Nhaâm 5

Canh 3 Quyù 6

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

174

Page 175: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

- Trung Nguyeân (cuïc 7)Maäu 7 Taân 1Kyû 8 Nhaâm 2Canh 9 Quyù 3

- Haï Nguyeân (cuïc 4)Maäu 4 Taân 7Kyû 5 Nhaâm 8Canh 6 Quyù 9

Moãi Nghi laø 10 ngaøy neân 18 nghi cuûa 180 ngaøy sau Ñoâng Chí caùc Sao Phuø seõ chaïy theo thöù töï 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 …

Ta coù theå laäp saún baûng sao Phoái ngaøy deã daøng

* Sau Haï Chí - Thöôïng Nguyeân (cuïc 9)

Maäu 9 Taân 6Kyû 8 Nhaâm 5Canh 7 Quyù 4

- Trung Nguyeân (cuïc 3)Maäu 3 Taân 9Kyû 2 Nhaâm 8Canh 1 Quyù 7

- Haï Nguyeân (cuïc 6)Maäu 6 Taân 3Kyû 5 Nhaâm 2Canh 4 Quyù 1

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

175

Page 176: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Nhö vaäy trong 180 ngaøy naøy caùc Sao Phuø seõ

chaïy theo thöù töï nghòch: 9 8 7 6 5 4 3

2 1 9 8 7 …

Tôùi ñaây thì vaán ñeà ñaët ra laø: Ñoái vôùi Cöûu

Tinh Phoái naêm vì hoï tính lieân tuïc neân coù theå ñem

Sao Khí töøng naêm nhaäp vaøo Trung Cung ñeå tính

toaùn. Coøn ñoái vôùi Phoái ngaøy thì 5 ngaøy dö ra seõ

laáy Sao Khí gì ñeå tính toaùn ? Hoï cuõng duøng phöông

thöùc Sieâu Thôøi Tieáp Khí chaêng?

* Chaúng thaáy saùch vôû naøo ñeà caäp ñeán

Cöûu Tinh phoái ngaøy phaûi Sieâu Thôøi Tieáp Khí caû !

CÖÛU TINH PHOÁI GIÔØ

Ñoái vôùi Giôø thì hoï cuõng chia laøm 2 thôøi kyø.

- Sau Ñoâng Chí thì hôïp nhaát vôùi queû khaûm .

- Sau Haï Chí thì hôïp nhaát vôùi queû Ly.

Nhöng chæ hôïp nhaát vôùi 2 queû naøy suoát

2.160 giôø cuûa moãi 180 ngaøy, chöù khoâng thay ñoåi

cöù 540 giôø laø 1 queû nhö trong Thuaät soá Laïc Thö,

neân soá cuïc sau Ñoâng Chí luoân laø 1.7.4 vaø sau Haï

Chí luoân laø 9.3.6 maø thoâi. Vaäy neân cöù 180 giôø

thì 3 Baûng 6 Nghi hôïp nhaát vôùi khoâng gian luoân

laø:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

176

Page 177: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

- Sau Ñoâng Chí:

Nguyeân

1)Maäu 1 Taân

4

Kyû 2

Nhaâm 5

Canh 3 Quyù 6

Nguyeân

2)

Maäu 7 Taân

1

Kyû 8 Nhaâm 2

Canh 9 Quyù 3

Nguyeân

3)

Maäu 4 Taân

7

Kyû 5 Nhaâm 8

Canh 6 Quyù 9

Moãi Nghi laø 10 giôø töø Giaùp ñeán Quyù khôûi

ñaàu töø Giaùp Tyù, neân ta coù baûng sao Khí phoái

Giôø nhö sau:

GiờNgày

Tý. Mão. Ngọ. Dậu

Ngày

Sửu.Thìn.Mùi.Tuất

Ngày

Dần.Tỵ.Thân.Hợi

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

177

Page 178: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Tý Sao Khí 1 4 7

Sửu 2 5 8

Dần 3 6 9

Mão 4 7 1

Thìn 5 8 2

Tỵ 6 9 3

Ngọ 7 1 4

Mùi 8 2 5

Thân 9 3 6

Dậu 1 4 7

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

178

Page 179: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Tuất 2 5 8

Hợi 3 6 9

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

179

Page 180: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

- Sau Haï Chí

Nguyeân 1) Maäu 9 Taân 6

Kyû 8 Nhaâm 5

Canh 7 Quyù 4

Nguyeân

2)

Maäu 3 Taân 9

Kyû 2 Nhaâm 8

Canh 1 Quyù 7

Nguyeân

3)

Maäu 6 Taân 3

Kyû 5 Nhaâm 2

Canh 4 Quyù 1

Ta coù baûng Sao Khí phoái Giôø sau Haï Chí laø:

GiôøNgaøy

Tyù. Maõo. Ngoï. Daäu

NgaøySöûu.Thìn.Muøi.T

uaát

NgaøyDaàn.Tî.Thaân.

HôïiTyù 9 6 3

Söûu 8 5 2

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

180

Page 181: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Daàn 7 4 1

Maõo 6 3 9

Thìn 5 2 8

Tî 4 1 7

Ngoï 3 9 6

Muøi 2 8 5

Thaân

1 7 4

Daäu 9 6 3

Tuaát 8 5 2

Hôïi 7 4 1

Qua söï trình baøy treân ñaây ta coù nhaän xeùt

laø: Caùch laáy Sao Khí ñeå phoái vôùi töøng loaïi thôøi

gian khoâng caên cöù vaøo moät nguyeân lyù naøo caû:

Ñaïi vaän 60 naêm (Nguyeân naêm) thì chaïy

thuaän

Tieåu vaän 20 naêm (Khoâng teân) thì chaïy

thuaän

Nieân vaän 1 naêm (Phuø Naêm) thì chaïy Nghòch

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

181

Page 182: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Nguyeät vaän 1 thaùng (Khoâng teân) thì chaïy

nghòch

Nhaät vaän 1 ngaøy (Phuø ngaøy) thì gioáng cuûa

Thuaät soá Laïc Thö.

Thôøi vaän 1 giôø (Phuø giôø) thì gioáng Tieát

Ñoâng chí queû khaûm vaø Tieát Haï Chí queû Ly cuûa

Thuaät soá Laïc Thö.

Töø ñaây ta coù theå noùi caùch phoái Sao Khí

vaøo thôøi gian sau naøy laø coppy töø Thuaät soá Laïc

Thö maø coù, nhöng vì khoâng naém vöõng Thuaät soá,

neân buoäc loøng phaûi saùng taïo moät caùch may ruûi

theá thoâi.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

182

Page 183: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

CHÖÔNG VIII

THUAÄT SOÁ LAÏC THÖ KEÅ NGAØY VUÕ TRUÏ

VAØ KEÅ NAÊM VUÕ TRUÏ

Qua chöông tröôùc ta ñaõ bieát ngöôøi ñôøi sau

sau naøy laáy caùc Sao phoái cho töøng Thôøi gian ñem

vaøo Trung Cung baûng Laïc Thö, roài tính theo chieàu

thuaän hay chieàu nghòch cuûa quyõ ñaïo thôøi gian

tuyø thuoäc vaøo loaïi phoái ñoù laáy Sao Khí chaïy

thuaän hay nghòch, ñeå tính vaän khí cho ñòa baøn

Giaùp.

Ví duï: Töø naêm 2004 ñeán 2023 theo caùch chia

Ñaïi Vaän vaø Tieåu Vaän cuûa hoï thì thuoäc vaøo Tieåu

Vaän 8 cuûa Ñaïi Vaän 169266 (Tính theo Lòch Thaùi AÁt

). Tieåu Vaän 8 thì Sao Phoái laø: Thieân Nhaäm (Baùt

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

183

Page 184: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Baïch Thoå Tinh) ñöôïc ñem vaøo Trung Cung roài chaïy

thuaän 8 Sao Khí tieáp theo, ta coù baûng Vaän Khí cho

9 cung ñòa baøn Giaùp nhö sau:

7 3 5

6 8 1

2 4 9

Caên cöù vaøo 9 Sao Khí treân, hoï seõ phaùn

ñoaùn cho Trung Cung vaø 8 höôùng moät caùch deã

daøng…

Töông töï hoï cuõng thöïc hieän caùc baûng soá

caùch nhö theá cho töøng thôøi gian khaùc … (Caùch

laøm naøy chæ ñuùng moät caùch toång quaùt neáu

laáy sao khí phoái thôøi gian ñuùng theo thuaät soá Laïc

Thö)

Theá coøn ngöôøi Laïc Vieät thì laøm theá naøo

cho nhöõng thôøi gian lôùn hôn 1 naêm ?

Theo Lòch Ruøa Laïc Vieät thì 1 ngaøy vuõ truï laø

12 naêm, 1 naêm vuõ truï laø 4320 naêm, maø ta ñaõ

bieát caùch thaønh laäp baûng soá keå ngaøy vaø keå

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

184

Page 185: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

naêm thì: Vì töông hôïp vôùi Thôøi gian Quaû ñaát, ta

cuõng thaønh laäp caùc baûng soá cho töøng 12 naêm

(1 ngaøy vuõ truï) vaø töøng 4320 naêm (1 naêm vuõ

truï) thì ta seõ coù keát quaû caùc loaïi naêng löôïng

beân ngoaøi taùc ñoäng vaøo ñòa baøn Giaùp ngay. Sau

ñaây taùc giaû seõ laàn löôït trình baøy 2 baûng soá

NGAØY VUÕ TRUÏ vaø NAÊM VUÕ TRUÏ cho Thôøi gian

hieän nay …

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

185

Page 186: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

MUÏC 1

THUAÄT SOÁ LAÏC THÖ KEÅ NGAØY VUÕ TRUÏ

* 1 ngaøy vuõ truï laø 12 naêm, neân 1 naêm vuõ

truï coù 360 ngaøy vuõ truï laø: 12 x 360 = 4320 naêm.

Coøn 180 ngaøy vuõ truï laø 2.160 naêm.

* 180 ngaøy vuõ truï ñaàu hôïp nhaát vôùi queû Ly

vaø 180 sau hôïp nhaát vôùi queû Khaûm vìø duøng khí

AÂm laøm khí Döông (Ngöôïc laïi vôùi Thuaät soá keå

Ngaøy).

* Vaäy voøng thöù 2351 ñöôïc 3921 naêm thì 2160

naêm ñaàu hôïp nhaát vôùi queû Ly ñaõ qua. Coøn laïi

1761 thì ñang thuoäc Thôøi gian hôïp nhaát vôùi queû

Khaûm vôùi 3 baûng 6 Nghi cuûa 3 Nguyeân laø:

1) Maäu 5 Taân 2

Kyû 4 Nhaâm 1

Canh 3 Quyù 9

2) Maäu 8 Taân 5

Kyû 7 Nhaâm 4

Canh 6 Quyù 3

3) Maäu 2 Taân 8

Kyû 1 Nhaâm 7

Canh 9 Quyù 6

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

186

Page 187: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

(Xem laïi baûng toång hôïp soá queû, soá cuïc cuûa

Thuaät soá keå naêm ôû tröôùc).

* Moät Nghi laø 10 ngaøy vuõ truï baèng 120 naêm

neân 1761 naêm thì ñaõ qua 14 Nghi 1680 naêm, coøn

dö laïi 81 naêm thì thuoäc vaøo Nghi Canh cuûa Nguyeân

3.

* Moãi Nghi laø 120 naêm, neân luoân coù ñuû 2

laàn Hoa Giaùp 60 naêm töø Giaùp Tyù ñeán Quyù Hôïi.

Nghi Canh cuûa Nguyeân 3 cuõng theá. Tính töø naêm

soá 61 laø Giaùp Tyù ñeán naêm soá 81 thì ñuùng laø

naêm Giaùp Thaân 2004 hieän nay. Moãi ngaøy Vuõ truï

laø 12 naêm neân 81 naêm thuoäc Nghi Canh thì naêm

Giaùp Thaân 2004 ôû vaøo ngaøy thöù 7 cuûa Nghi Canh

vaø ñang ôû naêm thöù 9 cuûa ngaøy vuõ truï naøy.

Vaäy ta suy ra 12 naêm cuûa ngaøy naøy laø:

1) 1996 : Bính Tyù

2) 1997 : Ñinh Söûu

3) 1998 : Maäu Daàn

4) 1999 : Kyû Maõo

5) 2000 : Canh Thìn

6) 2001 : Taân Tî

7) 2002 : Nhaâm Ngoï

8) 2003 : Quyù Muøi

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

187

Page 188: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

9) 2004 : Giaùp Thaân

10) 2005 : AÁt Daäu

11) 2006 : Bính Tuaát

12) 2007 : Ñinh Hôïi

* Chuù yù laø neáu theo caùch tính töø naêm Thaùi

AÁt thöù 1 ñeán naêm Giaùp Thaân 2004 thì ta vaãn

coù keát quaû nhö treân maø thoâi.

Neáu coi 12 naêm laø 1 vaän thì 60 naêm coù 5

vaän. 60 naêm hieän nay seõ coù 5 vaän laø:

Vaän 1 laø: 1984 1995

Vaän 2 laø: 1996 2007

Vaän 3 laø: 2008 2019

Vaän 4 laø: 2020 2031

Vaän 5 laø: 2032 2043

* Nhöng vaán ñeà ñaët ra laø thaønh laäp

baûng soá cho 12 naêm töø 1996 2007, neân caàn

phaûi bieát teân Can Chi cuûa ngaøy vuõ truï naøy

laø gì ? Nhìn vaøo baûng 6 Nghi cuûa Nguyeân 3 thì

ngaøy thöù 7 cuûa Nghi Canh phaûi laø ngaøy Canh

Daàn.

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

188

Page 189: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

* Cuõng chuù yù laø neáu theo caùch tính töø

naêm Thaùi AÁt thöù 1 thì ngaøy vuõ truï töø 1996

2007 cuõng laø Canh Daàn vaäy.

* Ñöa 3 Kyø vaøo Nguyeân 3 ta coù baûng 6 Nghi 3

Kyø laø :

Maäu 2 Taân 8 AÁt 3

Kyû 1 Nhaâm 7 Bính 4

Canh 9 Quyù 6 Ñinh 5

Ñeå deã thaønh laäp baûng soá ta ñoåi qua baûng

Khí Döông laø (xem laïi Thuaät Soá Laïc Thö keå naêm).

Maäu 4 Taân 7 AÁt 3

Kyû 5 Nhaâm 8 Bính 2

Canh 6 Quyù 9 Ñinh 1

* Ta coù:

- Thieân baøn: Sao Phuø laø

- Ñòa baøn: Baûng 6 Nghi 3 Kyø cuûa Nghi Canh

laø:

Maäu 6 Taân 9 AÁt 5

Kyû 7 Nhaâm 1 Bính 4

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

189

Thiên Tâm

Canh 6

Page 190: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Canh 8 Quyù 2 Ñinh 3

Neân: Tröïc phuø laø:

(Neân ghi nhôù laø: Baûng 6 Nghi 3 Kyø goác töùc

laø baûng cuûa 1 Nguyeân thì ñeå tìm Sao Phuø Thieân

Baøn, coøn 6 baûng 6 Nghi 3 Kyø cuûa 6 Nghi thì ñeå tìm

Tröïc phuø taïi ñòa baøn).

Tröïc söû:

Vaøo ngaøy vuõ truï Canh Daàn, ta coù:

Tröïc Söû laø:

* Vì Döông ñoän (Hôïp nhaát vôùi queû Khaûm

cuûa baûng Cöûu Cung thuaän) neân 8 Töôùng vaãn

chaïy thuaän vôùi Töôùng Tröïc Phuø ôû cung 8 laøm

khôûi ñaàu.

* 3 Kyø AÁt , Bính, Ñinh cuûa Nghi Canh laø: 5.4.3

neân tính ñeán ngaøy Canh Daàn vuõ truï laø:

Giaùp (Thaân) : AÁt 5 Bính 4

Ñinh 3

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

190

Thiên Tâm

Canh (Dần)8

= Thiên Tâm

8

Thiên Tâm

Canh (dần)

= Thiên Tâm

Thương

Page 191: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

AÁt (Daäu) : AÁt 6 Bính 5

Ñinh 4

Bính (Tuaát): AÁt 7 Bính 6 Ñinh 5

Ñinh (Hôïi) : AÁt 8 Bính 7 Ñinh 6

Maäu (Tyù) : AÁt 9 Bính 8 Ñinh 7

Kyû (Söûu) : AÁt 1 Bính 9

Ñinh 8

Canh (Daàn) : AÁt 2 Bính 1

Ñinh 9

Chaïy 3 Kyø vaøo 9 cung vaø 3 voøng Sao Kyø theo

voøng thuaän töø AÁt 2, Bính 1, Ñinh 9.

* Ngaøy Canh Daàn, Can Canh ôû cung 8 neân

Cöûa Cung 8 laø Kinh cuûa queû Ñoaøi vaø 7 cöûa tieáp

theo cuõng theo voøng thuaän.

* Ta ñöôïc baûng soá sau:

T. Nhuế (+T.phụ)

Sử Sinh

T.Trụ ( + T.Nhậm)

Sử Đổ

T.Anh (+ T.Tâm)

Sử Khai

Bính: T.Thái Âm * Đinh: T.Lục Hợp * Ất: T.Câu Trận

Nguyên Vũ - Tư Mệnh Câu Trận Thanh Long - Minh Đường

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

191

Page 192: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Lôi Công - Vũ Sư Phong Vân Đường Phù - Quốc Ấn

Điếu Khách - Bệnh Phù Thái Tuế Thiếu Dương - Tang Môn

Cửa Hưu Cửa Sinh Cửa Thương

T. Bồng (+ T.Cầm) T.Xung (+ T.Xung) T. Cầm (+T.Bồng)

Sử Kinh Sử Cảnh Sử Tử

Đinh: T.Đằng Xà Ất: Vua Bính: T. Chu Tước

Thiên Lao Thiên Hình

Phong Bá Thiên Quan

Phúc Đức Thiếu Âm

Cửa Khai Cửa Đổ

T.Tâm (+T.Anh) T.Nhậm (+T.Trụ) T.Phụ (+T.Nhuế)

Sử Thương Sử Trung Sử Hưu

Ất: T. Trực Phù * Bính: T.Cửu Thiên * Đinh: T.Cửu Địa

Ngọc Đường - Bạch Hổ Thiên Đức Kim Quỹ - Châu Tước

Địa Phủ - Thiên Tào Ngũ Phù Thiên Dược - Địa Dược

Bạch Hổ - Long Đức Tuế Phá Tử Phù - Quan Phù

Cửa Kinh Cửa Tử Cửa Cảnh

* Chuyeån caëp Sao Khí Thieân Nhaäm + Thieân Truï vaøo Trung Cung vaø ñöa caëp Sao Khí Thieân Xung + Thieân Xung ra Cung Khaûm ñoàng thôøi ñoåi ngöôïc teân caùc caëp Sao Khí vôùi soá Cung, ta coù baûng soá hoaøn chænh cho Ngaøy Canh Daàn Vuõ truï (1996 - 2007) cuûa ñòa baøn Giaùp nhö sau:

T.Phụ (+T. Nhuế)Sử Sinh

T.Nhậm (+T.Trụ )Sử Đổ

T.Tâm (+ T.Anh) Sử Khai

Bính: T.Thái Âm * Đinh: T.Lục Hợp * Ất: T.Câu TrậnNguyên Vũ - Tư Mệnh Câu Trận Thanh Long - Minh

Đường

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

192

Page 193: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Lôi Công - Vũ Sư Phong Vân Đường Phù - Quốc ẤnĐiếu Khách - Bệnh Phù Thái Tuế Thiếu Dương - Tang Môn

Cửa Hưu Cửa Sinh Cửa Thương

T.Cầm (+T. Bồng) T.Nhậm (+ T.Trụ) T.Bồng (+T. Cầm)Sử Kinh Sử Trung Sử Tử

Đinh: T.Đằng Xà Ất: Vua Bính: T. Chu TướcThiên Lao Thiên HìnhPhong Bá Thiên QuanPhúc Đức Thiếu ÂmCửa Khai Cửa Đổ

T.Anh (+T.Tâm) T.Xungï (+T.Xung) T.Nhuế (+T.Phụ)Sử Thương Sử Cảnh Sử Hưu

Ất: T. Trực Phù * Bính: T.Cửu Thiên Đinh: T.Cửu Địa Ngọc Đường - Bạch Hổ Thiên Đức Kim Quỹ - Châu Tước

Địa Phủ - Thiên Tào Ngũ Phù Thiên Dược - Địa DượcBạch Hổ - Long Đức Tuế Phá Tử Phù - Quan Phù

Cửa Kinh Cửa Tử Cửa Cảnh

Theo ñaây ta coù theå thaønh laäp caùc baûng

soá cho baát kyø 12 naêm naøo tröôùc cuõng nhö sau

ñoù. Caùch chia thôøi gian naøy cuõng ñöôïc duøng

trong Thuaät soá Thaùi AÁt tính naêng löôïng heä Maët

trôøi taùc ñoäng xuoáng Quaû ñaát chuùng ta, nghóa laø

luoân luoân nhaát quaùn chöù khoâng phaûi moãi

Thuaät soá laïi coù 1 kieåu phaân chia Thôøi gian khaùc

nhau.

MUÏC 2

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

193

Page 194: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

THUAÄT SOÁ LAÏC THÖ KEÅ NAÊM VUÕ TRUÏ

Moät naêm Vuõ truï laø 4320 naêm. Khi ngöôøi xöa

ñaõ coi 4320 naêm töông hôïp laø 1 “voøng quay cuûa

Vuõ tru ïthieân haø” thì ta seõ khoâng coù cô sôû ñeå

choïn Sao Khí Döông hay AÂm ñöôïc. Nhöng caên cöù

vaøo söï töông phaûn cuûa 2 loaïi Thuaät soá laø:

- Thuaät soá keå Giôø choïn khí Döông; Thuaät soá

keå Ngaøy 12 giôø choïn khí Döông; Thuaät soá keå

naêm 4320 giôø choïn khí AÂm.

- Ta suy ra: Thuaät soá keå Naêm choïn khí AÂm thì

Thuaät soá keå Ngaøy Vuõ truï 12 naêm choïn khí AÂm

( nhö ñaõ duøng ôû tröôùc) vaø Thuaät soá keå Naêm

Vuõ truï phaûi choïn khí Döông töùc laø duøng caùc Sao

Khí chaïy thuaän: 1 2 4 5 6 7 8 9 …

gioáng nhö ôû loaïi Thuaät soá keå Giôø ñaàu tieân…

Töø naêm “Môû Trôøi Ñaát” ñeán nay laø: 2351

Naêm Vuõ truï. Cöù 540 Naêm Vuõ truï cuõng hôïp nhaát

vôùi 1 queû baét ñaàu töø Khaûm vì duøng Sao Khí

Döông, neân hieän nay thì thuoäc vaøo 191 Naêm Vuõ

truï hôïp nhaát vôùi queû Ly (AÂm ñoän). Ta coù 3

Nguyeân cuûa Tieát 2 queû Ly laø:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

194

Page 195: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Nguyeân 1: Maäu 8 Taân 5

Kyû 7 Nhaâm4

Canh 6 Quyù 3

Nguyeân 2: Maäu 2 Taân 8

Kyû 1 Nhaâm7

Canh 9 Quyù 6Nguyeân 3: Maäu 5 Taân

2Kyû 4 Nhaâm

1Canh 3 Quyù 9

Moãi Nghi laø 10 Naêm Vuõ truï neân Naêm Vuõ truï hieän nay ñang thuoäc vaøo Nghi Kyû cuûa Nguyeân 1. Ta coù baûng 6 Nghi 3 Kyø laø:

Maäu 8 Taân 5 AÁt 9

Kyû 7 Nhaâm 4Bính 1

Canh 6 Quyù 3 Ñinh 2

Sao Phuø Thieân Baøn laø:

Còn bảng 6 Nghi 3 Kỳ của Nghi Kỷ là:

Mậu 7 Tân 4 Ất 8

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

195

Thiên Trụ

Kỷ 7

Page 196: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Kỷ 6 Nhâm 3 Bính 9

Canh 5 Quý 2 Đinh 1

Tính từ Giáp Tý thì Năm Vũ trụ thứ 191 thuộc Nguyên 1 Tiết 2

này là Năm Giáp Tuất nên tại địa bàn:

Trực Phù là:

Số Giáp độn ở Đinh 1 nên :

Trực Sử là:

Tìm tiếp tục 3 Kỳ, 3 vòng Sao Kỳ, 8 Tướng 1 Vua (chạy nghịch)

và 8 Cửa rồi chuyển cặp Sao Khí mang Sử Trung vào Trung Cung như

các bảng số trước ta sẽ được bảng số hoàn chỉnh cho Năm Vũ trụ 2351

từ - 1917 đến 2403 của địa bàn Giáp như sau:

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

196

Thiên Trụ

Giáp (Tuất)

= ?

Thiên Trụ

Giáp =

Thiên Trụ

1

Thiên Trụ

Giáp

= Thiên Trụ

Kinh

Page 197: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

T. Bồng (+T.Cầm)Sử Hưu

T. Tâm (+.T. Anh)Sử Khai

T.Nhậm (+.Trụ)Sử Sinh

Đinh: T.Huyền Vũ * Bính: T.Bạch Hổ Ất T.Lục Hợp

Châu Tước -Kim Quỹ Thiên Đức Bạch Hổ - Ngọc Đường

Địa Dược - Thiên Dược Ngũ Phù Thiên Tào - Địa Phủ

Quan Phù - Tử Phù Tuế Phá Long Đức - Bạch Hổ

Cửa Tử Cửa Kinh Cửa Khai

T.Anh (+T.Tâm) T.Cầm (+T.Bồng) T.Phụ (+T.Nhuế)

Sử Cảnh Sử Trung Sử Đổ

Bính: T.Cửu Địa Ất: Vua Đinh: T.Thái Âm

Thiên Hình Thiên Lao

Thiên Quan Phong Bá

Thiếu Âm Phúc Đức

Cửa Cảnh Cửa Hưu

T. Nhuế (+T.Phụ) T.Trụ (+T.Nhậm) T.Xung (+T.Xung)

Sử Tử Sử Kinh Sử Thương

* Ất: T.Cửu Thiên * Đinh: T.Trực Phù Bính: T.Đằng Xà

Minh Đường - Thanh Long

Câu Trận Tư Mệnh - Nguyên Vũ

Quốc Ấn - Đường Phù Phong Vân Vũ Sư - Lôi Công

Tang Môn - Thiếu Dương Thái Tuế Bệnh Phù - Điếu Khách

Cửa Đổ Cửa Thương Cửa Sinh

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

197

Page 198: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Ñeán ñaây ta ñaõ tìm hieåu xong 5 loaïi baûng soá

cuûa Thuaät soá Laïc Thö nhöng cuõng caàn coù moät

vaøi löu yù theâm laø:

* Khi xem Khí toaøn cuïc vaø tieåu cuïc laø nhö

nhau thì chuùng ta coù theå vaän duïng baûng soá 12

naêm vaø töøng naêm cho nôi ôû, nôi laøm vieäc ñeå

tính Thieân thôøi moät caùch khaù toát. Dó nhieân cuõng

caàn phaûi tính ñeán naêng löôïng cuûa Quaû ñaát nôi

ñaáy (goïi laø Ñòa khí) vaø moâi tröôøng xung quanh

nöõa. Khi chia 1 Cöûa thaønh 8 Phaàn Cöûa thì ta coù

theå duøng queû keùp cuûa Phaàn Cöûa ñeå phaùn

ñoaùn chi tieát hôn cho thôøi gian rieâng cuûa noù

cuõng nhö cho caû thôøi gian (1 naêm hay 12 naêm)

raát toát. Ñaây chính laø nguoàn goác cuûa moân

Huyeàn Khoâng Hoïc cuûa ngöôøi Laïc vieät sau naøy.

* Moät thaéc maéc lôùn ñöôïc ñaët ra laø: Vaäy thì

Thuaät soá Laïc Thö khoâng theå tính vaän khí cho 1

Nguyeân naêm (60 naêm), 1 Tieát naêm (180 naêm)v.v

hay sao?

Ñaùp: Ñuùng vaäy! Chuùng ta chæ coù theå duøng

caùc Sao Khí laøm phuø cho 60, 180, 540…ñeå xeùt

ñoaùn toång quaùt naêng löôïng beân vuõ truï thieân

haø maø thoâi. Vì thöïc chaát caùc Sao Khí laøm phuø laø

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

198

Page 199: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Sao Khí ñaïi dieän cho moät queû Khoâng gian hôïp

nhaát vôùi moät hôøi gian naøo ñoù. Nhöng theo ngöôøi

xöa thì trong nhöõng quaõng thôøi gian daøi nhö: 60

naêm, 180 naêm hay 540 naêm trôû leân thì caùc Sao

Khí beân Vuõ truï vaãn khoâng coù gì thay ñoåi, chæ coù

naêng löôïng cuûa heä Maët trôøi laø thay ñoåi roõ neùt

töøng naêm moät. Theá neân ñeå tính toaùn chính xaùc

hôn hoï ñaõ saùng taïo ra moät Thuaät soá môùi tính

toaùn naêng löôïng cuûa heä Maët trôøi taùc ñoäng tôùi

Quaû ñaát laø chính, coøn naêng löôïng beân Vuõ truï thì

laø phuï. Ñoù chính laø Thuaät soá Thaùi AÁt Thaàn Kinh

hay coøn goïi laø Thuaät soá Lòch Ruøa cuûa ngöôøi Laïc

Vieät xöa. Neáu coù ñieàu kieän cho pheùp, môøi caùc

baïn cuøng taùc giaû tìm hieåu theâm sau...

Xin chaøo taïm bieät !

NGUYỄN THIỆN NHƠN

LộcĐông HòaThành ĐôngHòa PhúYên

ĐT: 0973169791

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

199

Page 200: Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Saùch do taùc giaû gôûi taëng dieãn ñaøn vietlyso.com

200