kỹ năng tạo lập văn bản_Đỗ diệu linh

6
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt Lớp: SKD1103 nhóm 02 Sinh viên: Đỗ Diệu Linh Hệ đào tạo: Chính quy dài hạn Mã sinh viên: B12DCKT321 Phòng học: 603.A2 Số thứ tự: 39 ĐỀ SỐ 6 Bài tiểu luận được viết với mục tiêu thuyết trình trong khoảng từ 15-20’ Câu 1 (bắt buộc): Viết một bài thuyết trình giới thiệu về môn học Kỹ năng tạo lập văn bản. Kỹ năng tạo lập văn bản là môn học cung cấp những kiến thức nền tảng về cách soạn thảo một văn bản quy chuẩn theo trình tự cụ thể. Môn học sẽ giới thiệu cho sinh viên những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn văn, biên soạn văn bản,… ứng dụng thực tế thường gặp trong cuộc sống, học tập và công việc như đơn từ, biên bản,… Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có thể: 1. Tôn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. 2. Ứng dụng thành thạo các kỹ năng để tạo lập văn bản một cách lưu loát, thuyết phục. Câu 2 (tùy chọn): Phân tích đặc trưng ngôn ngữ trong văn bản hành chính 1. Tính chính xác, rõ ràng Văn bản phải được viết sao cho mọi người có thể hiểu rõ ràng, chính xác, đúng như nội dung văn bản muốn truyền đạt. Tính thiếu chính xác và không rõ ràng, mơ hồ, không chuẩn mực về văn phong sẽ gây hiểu lầm, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Đặc

Upload: ku-meo

Post on 25-Jan-2015

1.595 views

Category:

Education


8 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Kỹ năng tạo lập văn bản_Đỗ Diệu Linh

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt

Lớp: SKD1103 nhóm 02 Sinh viên: Đỗ Diệu Linh

Hệ đào tạo: Chính quy dài hạn Mã sinh viên: B12DCKT321

Phòng học: 603.A2 Số thứ tự: 39

ĐỀ SỐ 6Bài tiểu luận được viết với mục tiêu thuyết trình trong khoảng từ 15-20’

Câu 1 (bắt buộc): Viết một bài thuyết trình giới thiệu về môn học Kỹ năng tạo lập văn bản.

Kỹ năng tạo lập văn bản là môn học cung cấp những kiến thức nền tảng về cách soạn thảo một văn bản quy chuẩn theo trình tự cụ thể. Môn học sẽ giới thiệu cho sinh viên những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn văn, biên soạn văn bản,… ứng dụng thực tế thường gặp trong cuộc sống, học tập và công việc như đơn từ, biên bản,…

Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có thể:

1. Tôn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.2. Ứng dụng thành thạo các kỹ năng để tạo lập văn bản một cách lưu loát, thuyết phục.

Câu 2 (tùy chọn): Phân tích đặc trưng ngôn ngữ trong văn bản hành chính

1. Tính chính xác, rõ ràng

Văn bản phải được viết sao cho mọi người có thể hiểu rõ ràng, chính xác, đúng như nội dung văn bản muốn truyền đạt. Tính thiếu chính xác và không rõ ràng, mơ hồ, không chuẩn mực về văn phong sẽ gây hiểu lầm, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt trong lĩnh vực hành chính, với những nội dung bị bóp méo, xuyên tạc sẽ ảnh hưởng to lớn đến con người và đời sống xã hội của một đất nước.

Để đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, cần thực hiện nghiêm túc:

- Viết câu gọn ghẽ, mạch lạc. Diễn tả ý tưởng cần dứt khoát, không rườm rà. Sử dụng từ ngữ phải chính xác, thận trọng, đơn nghĩa, đúng ngữ pháp trong câu.

- Đặt câu cần đi đôi với tính minh bạch trong kết cấu văn bản để đảm bảo tính xác định, tính đơn nghĩa của nội dung, chỉ có một cách hiểu, không được hiểu lầm. Kết cấu văn bản phải theo trình tự logic, có tính liên kết, không mâu thuẫn với nhau.

- Sử dụng những từ ngữ văn học, phổ thông, trung tính thuộc văn viết, không dùng từ thuộc phong cách khẩu ngữ.

- Tránh sử dụng từ cổ, thận trọng trong dùng từ mới.

Page 2: Kỹ năng tạo lập văn bản_Đỗ Diệu Linh

- Không dùng từ ngữ địa phương, chỉ dùng những từ ngữ địa phương chỉ những sự vật, hiện tượng mà chỉ địa phương đó mới có hoặc những từ ngữ có nguồn gốc địa phương đã trở thành từ ngữ phổ thông.

- Không dùng tiếng lóng, từ thông tục, sẽ mất đi tính trang trọng, uy nghi và nghiêm túc của văn bản, có thể gây hiểu lầm.

- Sử dụng đúng, hợp lý, không lạm dụng các thuật ngữ chuyên ngành. Đó là những thuật ngữ chỉ tên gọi các tổ chức bộ máy nhà nước, chức vụ, lĩnh vực hoạt động hành chính như: bộ, sở, ban, vụ, cục, phòng; chủ tịch, thủ trưởng, bộ trưởng, trưởng ban…; các thuật ngữ pháp lý như: nguyên đơn, bị đơn, quy phạm, lập pháp, lập quy... Không hành văn viện dẫn lối bác học.

- Sử dụng hợp lý và chính xác các từ Hán – Việt và các từ gốc nước ngoài khác. Các yếu tố ngôn ngữ nước ngoài cần được Việt hoá tối ưu.

2. Tính khuôn mẫu – lịch sự

a. Tính khuôn mẫu

- Văn bản cần được trình bày, sắp xếp bố cục nội dung theo các khuôn mẫu, thể thức được nhà nước quy định (tính qui phạm). Trong nhiều trường hợp, các bản mẫu sẽ có sẵn chỉ cần điền nội dung cần thiết vào. Tính khuôn mẫu bảo đảm cho sự thống nhất, tính khoa học, tính văn hoá, tác động đến chuẩn mực của văn bản kể cả ở hình thức và nội dung.

- Tính khuôn mẫu còn thể hiện trong việc sử dụng từ ngữ, các quán ngữ như: “Căn cứ vào...”, “Theo đề nghị của...”, “Các... chịu trách nhiệm thi hành... này”..., hoặc thông qua việc lặp lại những từ ngữ, cầu trúc ngữ pháp, dàn bài có sẵn...

- Tính khuôn mẫu của văn bản giúp người soạn thảo đỡ tốn công sức, đồng thời giúp người đọc dễ lĩnh hội đúng; mặt khác cho phép sản xuất hàng loạt, trợ giúp cho công tác quản lý và lưu trữ theo kỹ thuật hiện đại.

b. Tính lịch sự, trang trọng

Văn bản hành chính là phải thể hiện tính trang trọng, uy nghiêm. Lời văn trang trọng, lịch sự, lễ độ thể hiện sự tôn trọng đối với người tiếp nhận, làm tăng uy tín của người viết (đối với cá nhân), người đại diện (đối với tập thể), đồng thời dễ đi vào ý thức của người tiếp nhận.

3. Tính nghiêm túc khách quan

Nội dung, từ ngữ của văn bản phải được trình bày trực tiếp, không thiên vị, không chứa đựng những cảm xúc hoặc đánh giá chủ quan cá nhân. Tính khách quan, phi cá tính làm cho văn bản có tính trang trọng, tính nguyên tắc cao, kết hợp với những luận cứ chính xác sẽ làm cho văn bản có sức thuyết phục cao, đạt hiệu quả trong công tác truyền đạt.

Tuy nhiên, tùy loại văn bản mà đôi khi dấu ấn cá nhân cũng xuất hiện nhưng trong một chừng mực như trong đơn xin cá nhân, báo cáo giải trình cá nhân…

Tính khách quan, phi cá tính của văn bản gắn liền với chuẩn mực, kỷ cương, vị thế, tôn ti mang tính hệ thống trong quản lý hành chính, tức là gắn liền với các chuẩn mực pháp luật. Qua đó, nhấn mạnh tính xác nhận, khẳng định, tính chất chỉ thị, mệnh lệnh cần tuân thủ, thực hiện.

Câu 3. Hãy soạn thảo một văn bản của một đơn vị thuộc Học viện Công nghệ BCVT về chủ đề sau: “Thông báo của phòng Hành chính bảo vệ gửi các lớp sinh viên về việc cấm mang đồ ăn thức uống lên các khu giảng đường, phòng học Học viện”

Page 3: Kỹ năng tạo lập văn bản_Đỗ Diệu Linh

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGPHÒNG HÀNH CHÍNH – BẢO VỆ

Số: 47/TB-HCBV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2014

 THÔNG BÁO

V/v: Cấm mang đồ ăn thức uống lên các khu giảng đường, phòng học Học viện

Kính gửi: - Các lớp sinh viên ĐH, CĐ chính quy cơ sở đào tạo Hà Đông;

- Giảng viên, cán bộ học tập các lớp sinh viên ĐH, CĐ.

- Căn cứ vào quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy được ban hành theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 13/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Căn cứ vào tình hình thực tế trong quá trình hoạt động của Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông.

- Căn cứ vào Đơn đề nghị cấm mang mang đồ ăn, thức uống lên các khu giảng đường, phòng học, hội trường của phòng Hành chính – Bảo vệ đã được Hiệu trưởng xét duyệt.

Phòng Hành chính – Bảo vệ xin thông báo triển khai nội quy mới của Học viện như sau:

            1. Từ ngày 01 tháng 04 năm 2014, nghiêm cấm các cán bộ, giảng viên, sinh viên mang đồ ăn, thức uống lên các khu giảng đường, phòng học, hội trường.

            2. Toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên nghiêm túc thực hiện quy định mới.

Đề nghị toàn bộ giảng viên, cán bộ học tập của các lớp đôn đốc việc nhắc nhở, thực hiện thông báo này.

 

                         Nơi nhận:- Như trên;- Lãnh đạo Học viện (b/c);- BGH ( để báo cáo);     - Lưu: phòng HC-BV, CT&HSSV.

TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH – BẢO VỆ(Đã ký)

Nguyễn Văn Hùng

Page 4: Kỹ năng tạo lập văn bản_Đỗ Diệu Linh

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt vào trong chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Trần Hương Giang đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập trong kỳ vừa qua. Trong thời gian được tham dự lớp học của cô, em đã được tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích, học tâp được tinh thần làm việc hiệu quả, nghiêm túc. Đây thực sự là những điều rất cần thiết cho quá trình học tập và công tác sau này của em.

Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt là môn học thú vị, bổ ích và gắn liền với nhu cầu thực tiễn của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, vì thời gian học tập trên lớp không nhiều, mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng về môn học này của em còn nhiều hạn chế. Do đó, Bài Tiểu luận kết thúc học phần của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và những chỗ chưa chuẩn xác, kính mong giảng viên bộ môn xem xét và góp ý giúp Bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2014

Sinh viên

Đỗ Diệu Linh