kẾt quẢ Ứng dỤng cÁc ĐỀ tÀi, dỰ Án nghiÊn cỨu vÀo...

28
Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/2014 1 HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH N ăm 2012, Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai đã tiến hành bàn giao kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án cho các sở, ban, ngành và các huyện/ thành phố trong tỉnh ứng dụng vào thực tiễn để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến nay, các đề tài, dự án bàn giao cho các đơn vị đã được triển khai ứng dụng vào thực tiễn và đem lại hiệu quả thiết thực góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể: Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (17 đề tài, dự án) đã khẳng định và bổ sung những giống cây trồng, vật nuôi mới có triển vọng làm phong phú thêm cho bộ giống cây, con của tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu sang nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời đã đưa được nhiều tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất khai thác được tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của người dân tạo ra vùng sản xuất hàng hóa như: vùng cây ăn quả ôn đới giá trị kinh tế cao ở Sa Pa, Bắc Hà; Vùng sản xuất chuyên canh lúa kỹ thuật cao; Vùng sản xuất ngô hàng hóa... Qua đó đã góp phần để sản lượng lương thực của tỉnh tăng hàng năm (năm 2012 toàn tỉnh đạt là 260 nghìn tấn; năm 2013 đạt khoảng 268,3 nghìn tấn); góp phần hoàn thành mục tiêu đại hội lần thứ XIV đề ra. Ứng dụng sản xuất giống lúa lai do Lào Cai sản xuất: 3 giống lúa lai gồm LC25; LC212, C270 thuộc đề tài “Nghiên cứu chọn tạo, sản xuất hạt giống bố mẹ và hạt lúa lai F1 tương ứng tại Lào Cai” bàn giao cho Trung tâm Giống NLN, đã sản xuất giống lúa lai F1 tại 3 huyện (Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát) và 4 tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Nam Định, diện tích 300 ha/năm với năng suất 20-25 tạ/ha. Năm 2013 đã sản xuất được 580 tấn lúa giống F1, cung ứng trên 60% nhu cầu giống lúa tốt cho nhân dân, tạo thêm công ăn việc làm cho 1000 hộ dân với thu nhập bình quân/hộ đạt 57 triệu/ha/vụ (lúa thương phẩm khác chỉ đạt 35 triệu/ha/vụ). Diện tích trồng lúa lai (LC25, LC212, C270) thương phẩm đạt 13.500 ha (chiếm 48% tổng diện tích lúa của tỉnh); năng suất bình quân 6,8 tấn/ha, ổn định và cao hơn giống đang gieo trồng phổ biến từ 10 - 15 %, sản lượng đạt 92.000 tấn (chiếm khoảng 35% tổng sản lượng lương thực của tỉnh). Việc ứng phương pháp gieo mạ phôi vào thực tiễn sản xuất tại huyện Bảo Thắng và huyện Mường Khương với diện tích trên 500 ha đã giúp người dân chủ động giống, thời vụ gieo mạ, rút ngắn thời gian sinh trưởng; đồng thời chủ động bố trí cây trồng KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TIỄN SẢN XUẤT SAU KHI ĐÃ BÀN GIAO CHO CÁC NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG Ths. Phạm Thị Hồng Loan Phó Giám đốc Sở KH&CN Lào Cai Đồng chí Nguyễn Quốc Trị - Giám đốc Sở KH&CN Lào Cai bàn giao kết quả nghiên cứu cho các đơn vị.

Upload: others

Post on 01-Nov-2019

13 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/2014 1

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Năm 2012, Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai đã tiến hành bàn giao kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự

án cho các sở, ban, ngành và các huyện/ thành phố trong tỉnh ứng dụng vào thực tiễn để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến nay, các đề tài, dự án bàn giao cho các đơn vị đã được triển khai ứng dụng vào thực tiễn và đem lại hiệu quả thiết thực góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể:

Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (17 đề tài, dự án) đã khẳng định và bổ sung những giống cây trồng, vật nuôi mới có triển vọng làm phong phú thêm cho bộ giống cây, con của tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu sang nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời đã đưa được nhiều tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất khai thác được tiềm năng

về khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của người dân tạo ra vùng sản xuất hàng hóa như: vùng cây ăn quả ôn đới giá trị kinh tế cao ở Sa Pa, Bắc Hà; Vùng sản xuất chuyên canh lúa kỹ thuật cao; Vùng sản xuất ngô hàng hóa... Qua đó đã góp phần để sản lượng lương thực của tỉnh tăng hàng năm (năm 2012 toàn tỉnh đạt là 260 nghìn tấn; năm 2013 đạt khoảng 268,3 nghìn tấn); góp phần hoàn thành mục tiêu đại hội lần thứ XIV đề ra.

Ứng dụng sản xuất giống lúa lai do Lào Cai sản xuất: 3 giống lúa lai gồm LC25; LC212, C270 thuộc đề tài “Nghiên cứu chọn tạo, sản xuất hạt giống bố mẹ và hạt lúa lai F1 tương ứng tại Lào Cai” bàn giao cho Trung tâm Giống NLN, đã sản xuất giống lúa lai F1 tại 3 huyện (Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát) và 4 tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Nam Định, diện tích 300 ha/năm với năng suất 20-25 tạ/ha. Năm 2013 đã sản xuất được 580 tấn lúa giống F1, cung ứng trên 60% nhu cầu giống lúa tốt cho nhân dân, tạo thêm công ăn việc làm cho 1000 hộ dân với thu nhập bình quân/hộ đạt 57 triệu/ha/vụ (lúa thương phẩm khác chỉ đạt 35 triệu/ha/vụ). Diện tích trồng lúa lai (LC25, LC212, C270) thương phẩm đạt 13.500 ha (chiếm 48% tổng diện tích lúa của tỉnh); năng suất bình quân 6,8 tấn/ha, ổn định và cao hơn giống đang gieo trồng phổ biến từ 10 - 15 %, sản lượng đạt 92.000 tấn (chiếm khoảng 35% tổng sản lượng lương thực của tỉnh).

Việc ứng phương pháp gieo mạ phôi vào thực tiễn sản xuất tại huyện Bảo Thắng và huyện Mường Khương với diện tích trên 500 ha đã giúp người dân chủ động giống, thời vụ gieo mạ, rút ngắn thời gian sinh trưởng; đồng thời chủ động bố trí cây trồng

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TIỄN SẢN XUẤT SAU KHI ĐÃ BÀN GIAO CHO CÁC NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG

Ths. Phạm Thị Hồng Loan Phó Giám đốc Sở KH&CN Lào Cai

Đồng chí Nguyễn Quốc Trị - Giám đốc Sở KH&CN Lào Cai bàn giao kết quả

nghiên cứu cho các đơn vị.

Page 2: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/20142

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

tăng vụ 3; tránh thiệt hại về giống do điều kiện thời tiết, năng suất lúa tăng 10 -15 % so với cấy mạ đại trà.

Ứng dụng các giống ngô mới NK4300, C919, LVN885: Huyện Bảo Yên đã đưa vào sản xuất, năm 2013 diện tích trồng trên 5000 ha (đạt 56,78 % diện tích gieo trồng của huyện), năng suất đạt trên 40,5 tạ/ha (các giống cũ đạt 35 tạ/ha), sản lượng 8.302,5 tấn, tăng thêm từ 820 - 920 tấn ngô hàng hoá mang lại giá trị thu nhập từ 4,9 đến 5 tỷ đồng. Hiện nay các giống ngô mới này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao tạo ra vùng sản xuất ngô hàng hoá tại huyện Bảo Yên.

Ứng dụng trồng 02 giống cà chua VL2000, VL2200 trong nhà màng tại thị trấn Sa Pa với diện tích 5000 m2 đã đem lại hiệu quả kinh tế, lãi thuần 250 - 270 triệu đồng/1 ha.

Ứng dụng trồng các giống cây ăn quả ôn đới gồm giống đào Maycrest/GF305-1 và 05 giống nho. Giống đào Maycrest/GF305-1: đã xây dựng vườn giống gốc và được công nhận vườn cây đầu dòng, diện tích trồng hơn 70 ha, chất lượng quả ngon, mẫu mã đẹp được thị trường ưa chuộng, chín sớm lợi nhuận trên đạt trên 100 triệu đồng/1 ha. 3 giống nho rượu (Cab Sauvignon, Chamboucin, Bacco) và 2 giống nho ăn tươi (Cardinal, Muscat) sinh trưởng, phát triển tốt năng suất mức trung bình khá, khả năng chống chịu bệnh

trung bình nhưng chất lượng quả tốt. Ứng dụng trồng 03 giống cỏ: Cỏ Voi, cỏ

Ruzi, cỏ Ghi nê làm thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc được triển khai trên 9 huyện thành phố với diện tích khoảng 1.000 ha đã giải quyết tình trạng thiếu thức ăn đặc biệt mùa đông khan hiếm, giảm hẳn số lượng gia súc chết vì đói rét mùa đông, tăng thu nhập hàng 100 triệu đồng/năm, góp phần thúc đẩy sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hoá.

Việc chăn nuôi lợn có 3 kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao: Bảo tồn, khai thác và phát triển giống Lợn đen Mường Khương đang được chọn lọc thay thế bằng đàn nái hậu bị tự dân sản xuất để tiếp tục duy trì và phát triển giống lợn đen quý hiếm Mường Khương, với 6.000 con lợn giống có chất lượng tốt tại 16 xã, thị trấn hàng năm đáp ứng một phần nhu cầu giống trong chăn nuôi của huyện; Ứng dụng sản xuất lợn lai F1 Mường Khương (lai tạo giữa lợn nái Mường Khương với lợn đực ngoại Đại Bạch) đã duy trì 2 con lợn đực ngoại để tiến hành khai thác tinh cung ứng tinh để thụ tinh cho lợn nái của các hộ chăn nuôi trong vùng, hàng năm sản xuất trên 10.000 lợn con F1 cung cấp giống nuôi thịt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất đại trà; Ứng dụng Chăn nuôi lợn hướng nạc theo quy mô công nghiệp đã nhân rộng được nhiều mô hình chăn nuôi trang trại đầu tư lớn có hiệu quả kinh tế, điển hình như HTX chăn nuôi Quý Hiền (Bảo Thắng) với 52 hộ xã viên gần 200 lao động, nuôi hàng trăm con lợn nái và hàng ngàn con lợn thịt. Mỗi năm các hộ thu về trừ chi phí còn 150 - 200 triệu đồng.

Ứng dụng trong chăn nuôi thủy sản đã đạt kết quả tốt như: Ứng dụng sản xuất con giống cá rô phi đơn tính bàn giao cho Trung Tâm thủy sản, Trại giống cấp I xã Phú Nhuận Bảo Thắng mỗi năm sản xuất khoảng 1 triệu con giống/năm chất lượng tốt cung ứng cho dân. Giá thành rẻ hơn con giống nhập từ Trung Quốc và các tỉnh khác từ 500 - 700 đ/con. Hiện nay gần 80% các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh

Giống lúa LC25 gieo cấy tại xã Phú Nhuận.

Page 3: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/2014 3

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

đều có nuôi cá rô phi đơn tính đực với hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép với các đối tượng khác; Quy mô nuôi 700.000 ha, sản lượng đạt 7-10 tấn/ha tăng gấp 2-3 lần so với giống cá rô phi khác, tăng thu nhập cho người dân từ 80-100 triệu đồng/ha/năm. Hay Quy trình kỹ thuật sản xuất giống Cá chép lai V1 thương phẩm cũng được Trung Tâm thủy sản sản xuất khoảng 0,5 triệu con/năm trên 500.000ha, sản lượng bình quân đạt 7-9 tấn/ha (tăng gấp 3-4 lần so với giống cá chép cũ), lợi nhuận cho đơn vị khoảng 30 triệu đồng/năm. Hiện nay Cá chép lai V1 trở thành một trong những đối tượng thủy sản chủ lực của tỉnh.

Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội - nhân văn và lĩnh vực khác (16 đề tài, dự án) đã bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai, đã biến di sản thành tài sản để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên cơ sở các luận cứ khoa học quan trọng đã giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách đưa ra các quyết định chính xác để tạo sự phát triển nhanh và bền vững đối với địa phương. Đã khai thác phát huy nội lực tiềm năng thế mạnh của tỉnh để hoàn thành đạt và vượt mức những chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đảng bộ tỉnh khóa XIV đề ra.

Về lĩnh vực văn hoá: Đã bàn giao cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các huyện, đơn vị liên quan ứng dụng vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 7

đề tài là: Địa chí Lào Cai; sưu tầm, bảo tồn di sản múa dân tộc HMông, Dao, Hà Nhì; nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn sổ tay hướng dẫn du lịch Lào Cai; Điều tra di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Lào Cai, đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu các món ăn đặc sản của một số dân tộc thiểu số Lào Cai; Quy hoạch và xây dựng mô hình làng du lịch sinh thái người Mông ở xã Tả Van Chư huyện Bắc Hà. Trên cơ sở nghiên cứu, đã xây dựng hồ sơ công nhận di sản cấp quốc gia như: lễ cấp sắc người Dao, lễ hội Gầu tào...; Khôi phục phát triển các di sản múa của các dân tộc như Hà Nhì, Hmông, Dao ở Tả Phìn... để phục vụ khách du lịch của tỉnh; Bảo tồn các món ăn đặc sản của một số dân tộc thiểu số phục vụ các lễ hội ở Lào Cai, các nhà hàng để phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực của khách du lịch đến với Lào Cai; xây dựng các mô hình làng du lịch sinh thái tại các huyện có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái như Tả Van Chư - Bắc Hà, thu nhập của người dân cao gấp 2 - 3 lần so với trước. Năm 2013, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 1.260.890 lượt, tăng 32,9% so với năm 2012 và tổng doanh thu du lịch đạt 2.548,4 tỷ đồng, tăng 38,1% so với cùng kỳ năm 2012.

Về lĩnh vực - xã hội: Kết quả nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp phòng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh Lào Cai” đã được Công an tỉnh và Liên hiệp Hội Phụ nữ tỉnh ứng dụng tuyên truyền tại các cơ sở xã, phường trong việc phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em, nâng cao nhận thức của nhân dân, nâng cao năng lực quản lý của các cấp cơ sở. Góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội giữ vững an ninh biên giới. Kết quả nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề đề xuất giải pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai” đã triển khai ứng dụng

Lợn nái Mường Khương và lợn con F1.

Page 4: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/20144

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

tại 86 doanh nghiệp hoạt động khối thi đua của tỉnh và một số doanh nghiệp thuộc khối thi đua của các huyện, thành phố góp phần làm cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tăng trưởng và phát triển, đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp được đảm bảo.

Về lĩnh vực giáo dục đã bàn giao 02 đề tài: “Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tỉnh Lào Cai; đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020” và “Xây dựng mô hình học tập xã/phường”. Thực tiễn triển khai đã nâng cao được chất lượng dạy và học, đổi mới về chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS của tỉnh đáp ứng thời kỳ mới.

Về lĩnh vực Y - Dược: Kết quả nghiên cứu 2 đề tài “Thực trạng bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ liên quan ở người 30-64 tuổi trên địa bàn tỉnh Lào Cai” và “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm vi rút viêm gan B và bệnh lý gan liên quan” đã được tuyên truyền nâng cao hiệu quả công tác phòng, chữa bệnh, khuyến cáo cho nhân dân các biện pháp phòng, tránh hữu hiệu đối với bệnh nhiễm vi rút viêm gan B, bệnh đái tháo đường. Giúp người mang bệnh, giảm các nguy lây truyền, hướng dẫn người bệnh tự theo dõi chăm sóc bản thân phòng chánh và hạn chế tai biến, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; Xây dựng được chương trình quản lý, tư vấn, chăm sóc bệnh nhân hiệu quả, thành lập Hội người đái thái đường và bệnh viện nội tiết trên cơ sở nâng cấp từ Trung tâm Nội tiết để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Các lĩnh vực quản lý khác: Kết quả đề tài “Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư và phát triển trên địa bàn tỉnh” bàn giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các chương trình, đề án, dự án

đảm bảo tiến độ và hiệu quả; Đề tài “Điều tra đánh giá thực trạng hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đề xuất giải pháp khoa học đổi mới công tác quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế” bàn giao cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ứng dụng vào thực tiễn đã hướng dẫn hỗ trợ cho 20 lượt doanh nghiệp của tỉnh cải tiến về cách thức quản lý về tiêu chuẩn, chất lượng để nâng cao năng suất, chất lượng bằng việc tiếp cận và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008, dịch vụ kiểm định đo lường (cân khối lượng, taximet, áp kế, huyết áp kế, thiết bị y tế, kiểm định điện não đồ, điện tim…) đã được triển khai tại tỉnh, giá trị dịch vụ lĩnh vực đo lường, thử nghiệm đã đạt được tổng doanh thu của các đơn vị cung ứng dịch vụ ước tính đạt trên 1 tỷ đồng/năm. Kết quả nghiên cứu của đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp dân và quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh” bàn giao cho Thanh tra tỉnh đã ứng dụng vào thực tiến trên 9 huyện thành phố và Thanh tra 17 sở, ngành trên địa bàn tỉnh, các giải pháp được đưa vào thực hiện đồng bộ góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân được thuận lợi và nhanh chóng, góp phần thực hiện tốt đề án cải cách thủ tục hành chính của tỉnh.

Các đề tài, dự án bàn giao cho các đơn vị đã được triển khai ứng dụng vào thực tiễn đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn theo hướng CNH-HĐH, khai thác phát huy nội lực tiềm năng thế mạnh của tỉnh để hoàn thành đạt và vượt mức những chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đảng bộ tỉnh khóa XIV đề ra. Khoa học công nghệ đã và đang là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế./.

Page 5: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/2014 5

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

HOẠT ĐỘNG THANH TRA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai đã chủ trì thanh tra và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thanh tra 36 cơ sở. Trong đó thanh tra định kỳ: 4 cơ sở; thanh tra đột xuất 32 cơ sở; xử lý hành vi vi phạm hành chính 2 cơ sở, tổng số tiền phạt là 86.000.000 đồng.

Tổng số cuộc đã thực hiện 06 cuộc, trong đó thanh tra định kỳ 2 cuộc; thanh tra đột xuất 4 cuộc; những

lĩnh vực thanh tra chủ yếu thanh tra chuyên ngành về đo lường, chất lượng, chuyển giao công nghệ và nhãn hàng hóa; Thanh tra việc hoạt động đánh giá sự phù hợp và các điều kiện pháp lý khác theo quy định hiện hành đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Thanh tra định kỳ 04 cơ sở tại Tằng Loỏng, Bảo Thắng và phường Pom Hán thành phố Lào Cai. Kết quả về đo lường tại thời điểm thanh tra các phương tiện đo cơ sở đang sử dụng đều đảm bảo tính hợp pháp theo Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2; Về chuyển giao công nghệ các cơ sở đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định; Về nhãn hàng hóa ghi theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về nhãn hàng hóa; về chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu giữ đủ hồ sơ công bố chất lượng của hàng hóa đang kinh doanh; có phiếu đánh giá chất lượng hàng hóa đạt yêu cầu kèm theo.

Thanh tra đột xuất: Cuộc 1 thanh tra về An toàn vệ sinh thực phẩm theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 17/BCĐTƯVSATTP ngày 8/11/2013 của BCĐ liên ngành TW về VSATTP về việc tăng cường thanh tra ATTP giai đoạn cuối năm 2013 đầu năm 2014; số 4482/UBND-VX ngày 20/11/2013 về việc tăng cường các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn cuối năm 2013 đầu năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lào Cai được 25 cơ sở. Qua thanh tra các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định hiện hành của Nhà nước.

Cuộc 2 thanh tra chuyên ngành đột xuất về lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với Chi nhánh Công ty Cổ phần Giám định và Khử trùng FCC tại Lào Cai theo chỉ đạo của Giám đốc Sở. Kết quả: Qua thanh tra, Chi nhánh FCC tại Lào Cai có những sai phạm: Không đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận sự phù hợp/thử nghiệm được quy định; Không có Quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định. Thanh tra Sở đã ra Quyết định xử phạt với số tiền là 80.000.000đ đối với Chi nhánh Công ty Cổ phần Giám định và Khử trùng FCC tại Lào Cai.

Mai Thanh HuyềnPhó Chánh Thanh tra Sở KH&CN

Page 6: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/20146

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Cuộc 3 thực hiện công văn số 151/UBND-CT ngày 13/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường kiểm tra dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014; Căn cứ công văn số 44/SGTVT-VTPTNL ngày 16/01/2014 của Sở Giao thông vận tải Lào Cai về việc phối hợp triển khai văn bản chỉ đạo số 151/UBND-CT của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thanh tra chuyên ngành về đo lường với nội dung: Thanh tra tính hợp pháp của các phương tiện đo đang sử dụng gắn trên xe Taxi. Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra đối với 05 hãng taxi với tổng số 195 xe tắc xi đang hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn thành phố Lào Cai, kết quả: Về Giấy chứng nhận kiểm định tại thời điểm thanh tra 100% các xe taxi này đều có giấy chứng nhận kiểm định của Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh Lào Cai cấp, giá trị kiểm định còn hiệu lực; Kiểm tra về kẹp chì và tem niêm phong: Đoàn tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên một số phương tiện đo được gắn trên xe tắc xi đang hoạt động của các cơ sở đã phát hiện, 01 cơ sở có 03 phương tiện đo (đồng hồ taximet) được gắn trên 03 xe tắc xi đã bị tháo dỡ niêm phong, kẹp chì mà không có thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước theo quy định. Đoàn thanh tra đã tiến hành ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm trên với số tiền phạt 6.000.000 đ (sáu triệu đồng) và thu hồi 03 giấy chứng nhận kiểm định đối với 03 đồng hồ gắn trên xe tắc xi; cơ sở vi phạm đã nghiêm túc chấp hành việc nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước và các yêu cầu, kiến nghị của Đoàn thanh tra.

Cuộc 4 thực hiện Quyết định số 18/QĐ-SKHCN ngày 17/2/2014 của Giám

đốc Sở Khoa học và Công nghệ thanh tra đột xuất việc tổ chức hoạt động đánh giá sự phù hợp và các điều kiện pháp lý khác theo quy định pháp luật hiện hành đối với Chi nhánh Công ty cổ phần Vina Control tại Lào Cai. Kết quả: Chi nhánh Vinacontrol Lào Cai thực hiện giám định hàng hóa theo quy định tại điểm 3.2.1.1 khoản 3 Mục II Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 18/4/2009 hướng dẫn về yêu cầu, trình tự thủ tục đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp thì trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động giám định được thực hiện theo quy định tại Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn: Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ, Thông tư số 06/2006/TT-BTM ngày 11/4/2006 của Bộ Thương mại nay là Bộ Công Thương.

Kết quả đạt được khi thực hiện thanh tra: Số cá nhân, tổ chức có sai phạm là 2, nội dung các vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra tự tháo dỡ niêm phong, kẹp chì mà không có thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước theo quy định; không đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận sự phù hợp/thử nghiệm, không có Quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy theo quy định của Nhà nước. Các cơ sở nghiêm chỉnh chấp hành và đã nộp tiền vào Kho bạc nhà nước đầy đủ.

Có thế nói rằng từ đầu năm đến nay công tác thanh tra định kỳ và thanh tra đột xuất về lĩnh vực KH&CN của Sở được triển khai theo đúng kế hoạch và chỉ đạo của cấp trên, hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, đã thanh tra tại 36 cơ sở và xử lý vi phạm hành chính 02 cơ sở, với tổng số tiền phạt là 86.000.000đ.

(Xem tiếp trang 13)

Page 7: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/2014 7

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Lào Cai là tỉnh biên giới nằm ở phía Bắc Việt Nam, có nguồn Apatit dồi dào, trữ lượng khai thác công nghiệp trên quy mô lớn, chất lượng cao và thời gian dài. Đây chính là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất ra các loại hóa chất. Hiện nay Lào Cai có 2 khu và 01 cụm công nghiệp, trong đó khu công nghiệp Tằng Loỏng dành cho những dự án luyện kim, hóa chất quan trọng, có đến 05 dự án sản xuất phốt pho vàng, công suất dự tính lên tới 62.000 tấn sản phẩm/năm.

Photpho (P) là một trong những nguyên tố hóa học được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Photpho có

nhiều dạng thù hình (photpho trắng, photpho đỏ,...) được phân biệt bởi cấu tạo phân tử, tính chất hóa - lý hoặc màu sắc. Trong sản xuất công nghiệp, photpho trắng có lẫn tạp chất nên có màu vàng thường gọi là photpho vàng, được sử dụng để sản xuất axít photphoric, các loại muối phốtphát v.v...

Các nhà máy tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng đều sử dụng công nghệ lò điện trong sản xuất phốt pho vàng (tiêu hao điện năng từ 14.000-18.000KWh cho 1 tấn sản phẩm thì chi phí điện năng chiếm tới 70% giá thành sản xuất phốt pho vàng). Việc lựa chọn công nghệ sản xuất phốt pho vàng là

yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến đến hiệu quả kinh tế của dự án cũng như chất lượng sản phẩm, mức tiêu hao năng lượng cũng như định mức sử dụng nguyên liệu để sản xuất ra phốt pho vàng, đặc biệt là vấn đề đảm bảo xử lý các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường. 2Ca3(PO4)2 + 28C = P4 + 16CO + 6CaC2

Hiện nay Khu công nghiệp Tằng Loỏng trở thành trọng điểm của cả nước về sản xuất phốt pho vàng. Việc nâng công suất và đi vào vận hành thêm nhiều nhà máy sản xuất phốt pho vàng thời gian qua làm sản lượng phốt pho tại KCN Tằng Loỏng gia tăng đáng kể. Năm 2012 chỉ có 04 nhà máy sản xuất với tổng công suất gần 40.000 tấn/năm, tính đến thời điểm hiện tại KCN Tằng Loỏng có 05 nhà máy sản xuất phốt pho vàng của các công ty: Công ty Cổ phần Phốt pho vàng Lào Cai (02 Dây chuyền sản xuất, công suất 12.000 tấn/năm), Công ty Cổ phần phốt pho vàng Việt Nam (Dây chuyền sản xuất công suất 6.000 tấn/năm), Công ty TNHH Đông Nam Á Lào Cai (02 Dây chuyền sản xuất, công suất 16.000 tấn/năm), Công ty Cổ phần Hóa chất Đức Giang Lào Cai (02 Dây chuyền sản xuất, công suất 18.000 tấn/năm) và Công ty TNHH Phốt pho vàng Việt Nam (Dây chuyền sản xuất công suất 10.000 tấn/năm).

Trong thời gian tới, khi các nhà máy nâng công suất đi vào hoạt động ổn định, tổng

Sản phẩm Phốt pho vàng của Công ty TNHH Đông Nam Á Lào Cai

SẢN XUẤT PHỐT PHO VÀNG - TIỀM NĂNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT LÀO CAI

Mai Văn Sơn Phó Trưởng phòng Quản lý Công nghệ

Page 8: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/20148

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

công suất sản xuất phốt pho vàng trong KCN Tằng Loỏng sẽ đạt 62.000 tấn/năm, theo đó sẽ giải quyết thêm được nhiều việc làm cho lao động địa phương, làm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh và cả nước, sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn và xuất đi nhiều nước trên thế giới như: Nhật, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ, Canađa, Ý….

Những thông tin ban đầu về kết quả sản xuất photpho vàng tại Việt Nam nói chung và tại Lào Cai nói riêng là đáng mừng, tuy vậy cũng còn rất nhiều việc phải làm như:

- Trước hết là phải đảm bảo đủ nguyên liệu (quặng apatit, than cốc...) cho sản xuất. Trữ lượng khai thác quặng apatit loại 1 ngày càng trở nên khan hiếm, đây là một khó khăn lớn đối với các nhà máy trong việc duy trì sản xuất ổn định và lâu dài, do vậy việc nghiên cứu sử dụng nguồn apatit loại 2, loại 3 trong sản xuất phốt pho vàng và việc tận dụng lại quặng bột (ép thành quặng cục) cũng đã được các nhà đầu tư nghiên cứu, tính toán nhằm đảm bảo hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm đầu ra.

- Một khó khắn không nhỏ nữa là vấn đề cung cấp than cốc làm nguyên liệu cho sản xuất. Trong công nghệ sản xuất photpho vàng, than cốc là nguồn cung cấp nguyên tố cacbon tham gia vào phản ứng khử

P. Hiện nay, nguồn cung cấp than cốc từ Trung Quốc không còn nữa, do đó cần phải xem xét khả năng sử dụng than antraxit Việt Nam để thay thế. So với than cốc, than antraxit có hoạt tính cũng như hàm lượng cacbon (C) thấp hơn (hàm lượng C của than antraxit trung bình là 75% so với 85% của than cốc, về hoạt tính, than antraxit xếp thứ 3 sau than cốc và grafit).

- Về vấn đề nguồn cung cấp và chi phí điện năng cho sản xuất photpho vàng: Với tiêu hao điện năng trung bình từ 14 - 18.000 kWh cho 1 tấn photpho vàng (tùy thuộc công suất lò) thì chi phí điện năng chiếm tới 70% giá thành sản xuất photpho vàng. Vì vậy, nguồn cung cấp điện ổn định với giá rẻ là một trong những yếu tố quyết định tính hiệu quả của dây chuyền sản xuất photpho vàng.

- Photpho vàng là chất rất độc, trong không khí dễ bốc cháy, vì vậy dây chuyền sản xuất photpho vàng luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, cháy nổ rất lớn nếu không áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để thu hồi, xử lý các chất thải có chứa CO, PO4

3-

, F-, PH3,... Để phòng ngừa khả năng gây ô nhiễm, khi xây dựng nhà máy sản xuất photpho vàng, người ta phải thiết kế hệ thống xử lý nước thải, cho phép tuần hoàn 100% nước công nghệ. Khí lò điện sau khi qua tháp ngưng tụ P có thành phần chủ yếu là CO cũng cần được xử lý triệt để bằng cách đốt trên đỉnh ống khói cao tối thiểu là 45m. Xỉ lò sau khi làm nguội, cần được bảo quản tại các kho bãi riêng cách xa khu dân cư. Các biện pháp an toàn - vệ sinh lao động, trang bị BHLĐ cá nhân, phòng chống cháy nổ cần được lập, phê duyệt và tuân thủ nghiêm ngặt.

- Cuối cùng là việc lựa chọn hoàn thiện công nghệ và thiết bị cho sản xuất photpho vàng từ quặng loại II, công nghệ phù hợp sẽ giảm thiểu được lượng chất thải ra môi trường, tăng cường thu hồi phốt pho, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh./.

Sản xuất thùng phuy đựng Phốt pho vàng

Page 9: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/2014 9

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI XÃ Ý TÝ, HUYỆN BÁT XÁT

Lùng Thị ChúcPhòng QLKHCN Cơ sở

Nhằm giúp người dân thay đổi phương thức sản xuất rau truyền thống sang hướng sản xuất rau

an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2012, Bộ Khoa học & Công nghệ phê duyệt dự án “Ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” thuộc chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2015”, chủ trì thực hiện dự án là Công ty TNHH Thương mại Hoa Lợi.

Mục tiêu của dự án là ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ sản xuất rau an toàn theo VietGAP tạo ra nguồn rau sạch an toàn cung cấp cho thị trường, góp phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và tăng thu nhập cho người nông dân.

Để đặt được mục tiêu đó Công ty đã thực hiện nghiêm túc từ khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, công tác tổ chức, quản lý điều hành để triển khai thực hiện dự án. Qua 2 năm thực hiện, dự án đặt được kết quả như sau:

Chuyển giao và tiếp nhận được 10 quy trình sản xuất rau cho 6 cán bộ và 10 công nhân từ đơn vị chuyển giao là Công ty Tư vấn và ĐTPT Rau Hoa Quả – Viện nghiên cứu Rau quả. Hiện tại, các cán bộ kỹ thuật và đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất đã nắm bắt được quy trình thực hành nông nghiệp tốt cũng như áp dụng thành thạo các quy trình công nghệ sản xuất các loại rau trong dự án. Phối hợp với đơn vị chuyển giao mở 3 lớp tập huấn kỹ thuật cho tổng số 60 nông dân trong vùng dự án.

Sản xuất rau thương phẩm với quy mô 10 ha tại địa điểm đã được chứng nhận

Công nhân đang thu hoạch cải bắp và cà chua.

Page 10: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/201410

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Khu sản xuất được phân lô, đánh số và lên sơ đồ để thuận lợi trong việc ghi chép hồ sơ trong quá trình sản xuất. Các loại cây trồng được bố trí luân canh trên các lô sản xuất. Mỗi chủng loại rau được sản xuất từ 1 đến 6 vụ/năm.

Công ty Hoa Lợi đã tổ chức sản xuất 6 loại rau trong dự án (cải xanh, cải bắp, cải mầm đá, cà chua, bí ngồi, đậu Hà Lan) và một số chủng loại rau khác như cải thảo, củ cải với tổng diện tích gieo trồng lên đến 63,5 ha. Trong đó có 60,3 ha trồng ngoài trời, 3,2 ha trong nhà

lưới, giàn/vòm che thấp. Cây con giống được gieo ươm trong nhà lưới nhiều lứa phục vụ nhu cầu trực tiếp và cung cấp cho bà con nông dân quanh vùng dự án.

Song song với quá trình sản xuất, Công ty Hoa Lợi đã mời Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn, hợp

quy (VietCERT - đơn vị chứng nhận sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Mã số chỉ định: VietGAP-TT-13-05) giám sát, đánh giá quá trình sản xuất. Kết quả, 6 sản phẩm rau của dự án đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Mô hình đậu Hà lan và Bí ngồi

Mô hình sản xuất cây con giống trong nhà lưới và vòm tre thấp

Page 11: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/2014 11

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Trong thời gian triển khai thực hiện dự án, công ty đã tích cực tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và đã liên kết được với nhiều tổ chức, cá nhân tiêu thụ rau sạch trong và ngoài tỉnh. Tại Lào Cai, rau sạch của Công ty sản xuất ra được tiêu thụ tại các chợ Kim Tân, Cốc Lếu. Thị trường ngoài tỉnh chủ yếu là các Công ty Cung ứng rau quả sạch ở Hà Nội: Công ty TNHH thực phẩm sạch Big Green Việt Nam (113 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân); An Sa Food (11 Trần Quý Kiên, Cầu Giấy); Công ty TNHH Green Life Việt Nam (Khu Đô thị Yên Hòa); Công ty Cổ phần Green Farm (Phạm Văn Trường, Cầu Giấy); Cửa hàng Green Farm (385 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy); Sàn Kết nối cung cầu (km 9, Hồ Tùng mậu, Cầu Giấy)....

Đặc biệt, Công ty còn liên kết được với các đối tác nước ngoài như Nhật bản, Singapo, Trung Quốc để quảng cáo các sản phẩm nông nghiệp (sản phẩm tươi và sản phẩm chế biến) của công ty. Trong thời gian dự án, một số sản phẩm rau của công ty sản xuất một phần đã xuất được sang Đài Loan thông qua Công ty YUNG HANG TRADE CO.LTD.

Năm 2012 - 2013 đã tổ chức sản xuất được 1.379,3 tấn rau các loại. Trong đó có 445 tấn bắp cải, 340 cải xanh, 80 tấn cải mầm đá, 279 tấn cà chua, 185 tấn bí ngồi và 48 tấn đậu Hà Lan. Ngoài ra, trong thời gian này, Công ty còn sản xuất được 2,3 triệu cây con giống rau các loại: cây bắp cải, cây cải thảo, cây cà chua, cây bí....

Với giá bình quân 5.000 đồng/kg cải xanh, 6.000 đồng/kg cà chua và bắp cải, 8.000 đồng/kg bí ngồi, 10.000 đồng/kg đậu hà Lan và 15.000 đồng/kg cải mầm

đá, tổng thu được 12.959,5 triệu đồng. Với suất đầu tư 70 triệu đồng/ha cải xanh, 120 triệu đồng/ha cải bắp, 120 triệu đồng/ha rau mầm đá, 210 triệu đồng/ha cà chua, 100 triệu đồng/ ha bí ngồi và 150 triệu đồng/ha đậu Hà Lan, chí phí sản xuất trong hai năm 2012 - 2013 là 5.667 triệu đồng. Lãi thuần thu được từ hoạt động sản xuất là 2.587,0 triệu đồng. Nếu trừ các chi phí cho các hoạt động quản lý và tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận thu được cũng đạt trên 1 tỷ đồng/năm.

Việc triển khai dự án: “Ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Y Tý huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” là một đòi hỏi cấp bách hiện nay nhằm giúp người dân thay đổi phương thức sản xuất rau truyền thống sang hướng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Dự án đã góp phần tích cực vào chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Qua việc quản lý, giám sát các hoạt động sản xuất, dần dần, người lao động đã bỏ được các thói quen thường gặp trước đây trong sản xuất rau: Phun thuốc không có bảo hộ lao động, vứt bừa bãi các loại bao bì thuốc BVTV, phun thuốc không theo chỉ dẫn, không cách ly đúng thời gian quy định… Sản phẩm tạo ra được chứng nhận đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của VietGAP. Những sản phẩm này không chỉ tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân trong tỉnh mà còn góp phần đẩy mạnh nền nông nghiệp trong tỉnh phát triển theo hướng tập trung./.

Page 12: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/201412

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Xoan đào (Pygeum arboreum Endl) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) là loài cây bản địa đa tác dụng có giá

trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh. Ở Việt Nam, loài cây này được phân bố một số ít ở vùng núi phía Bắc… và một số khác ở Tây Nguyên. Trong những năm gần đây Xoan đào bị khai thác cạn kiệt nên được liệt kê vào sách đỏ Việt Nam. Gỗ xoan đào được dùng làm ván lạng, ván bóc và các đồ nội thất gia đình như cửa gỗ, bàn ghế, tủ bếp… Đặc biệt, hiện nay gỗ xoan đào được dùng làm ván lót sàn, kệ bếp, đồ nội thất cao cấp, loại gỗ này đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Gỗ xoan đào đang trở thành xu hướng và sự lựa chọn của rất nhiều gia đình… Vì nó có vân gỗ đỏ, màu gỗ rất sang trọng. Trong điều kiện tự nhiên, cây có thể cao tới 40m, đường kính ngang ngực đạt 75cm thân cây hình trụ, thẳng, vỏ mỏng, nhẵn màu xám bạc.

Năm 2013 UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Xoan đào bản địa (Pygeum arboreum Endl) phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh Lào Cai” do Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng thực hiện. Địa điểm triển khai thực hiện tại huyện Văn Bàn. Mục tiêu nghiên cứu cơ bản của đề tài, nhằm xác định được các đặc tính sinh học, vật hậu học và xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng mô hình cây xoan đào để gia tăng số lượng, giảm nguy cơ tuyệt chủng.

Kết quả bước đầu: Cơ quan thực hiện đã xác định được vị trí phân bố của 50 cây trội để theo dõi nghiên cứu một số đặc điểm lâm học, sinh thái; vật hậu học và thu hái, bảo quản hạt giống. Gieo ươm được 7 vạn cây giống, cây cao bình quân khoảng 60 - 80 cm sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện đang tiếp tục theo dõi chăm sóc cây giống tại vườn ươm thuộc xã Võ Lao, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Cây Xoan đào Lá Xoan đào Vỏ cây xoan đào Quả Xoan đào

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG CÂY XOAN ĐÀO BẢN ĐỊA (PYGEUM ARBOREUM ENDL) TẠI HUYỆN VĂN BÀN

Trần Công MạnhPhòng Quản lý Khoa học

Page 13: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/2014 13

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Giai đoạn tiếp theo đề tài: Tiến hành công tác nghiên cứu vật hậu của cây trong 3 năm; chăm sóc vườn ươm cây giống phục vụ trồng mô hình; triển khai xây dựng mô hình trồng 4 ha Xoan đào tại xã Nậm Tha - Văn Bàn. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật thu hái hạt giống, quy trình nhân giống và trồng

xoan đào. Hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật gây trồng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế rừng trồng, tạo ra hướng đi mới trong lĩnh vực trồng rừng cây bản địa cung cấp gỗ lớn, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nghề trồng rừng cho tỉnh Lào Cai./.

Hạt Xoan đào Hạt Xoan đào nảy mầm Cây Xoan đào ươm

Hoạt động thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, phát huy tốt vai trò quản lý nhà nước của thanh tra chuyên ngành khoa học công nghệ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực hiện các quy định của pháp luật; các hành vi gian lận kịp thời phát hiện, phòng ngừa và xử lý nghiêm túc theo qui định của pháp luật. Do làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra nên số tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật của nhà nước hàng năm giảm dần. Đồng thời tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra định

kỳ và đột xuất theo những chủ trương và nhiệm vụ cụ thể đề ra; kịp thời phát hiện và khắc phục khuyết điểm, thiếu sót khi mới phát sinh; chú trọng việc khắc phục, đôn đốc các cơ sở sau thanh tra, kiểm tra; Công tác tiếp dân, phòng chống tham nhũng được quan tâm triển khai đúng quy định, xử lý nghiêm minh những tổ chức cá nhân vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Chủ động xây dựng kế hoạch năm trên cơ sở rà soát, bổ sung phù hợp với tình hình mới. Xác định rõ vai trò cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính từng nhiệm vụ, tranh thủ ý kiến lãnh chỉ đạo của cấp trên; tích cực phối hợp các ngành, cơ quan, đơn vị, xây dựng khối đoàn kết thống nhất hoàn thành tốt kế hoạch, nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2014./.

Hoạt động thanh tra...(Tiếp theo trang 6)

Page 14: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/201414

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DNKH&CN) ở Việt Nam được hình thành khá sớm từ những

năm 1980. Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý về DNKH&CN là một trong những giải pháp cơ bản đầu tiên để phát triển loại hình doanh nghiệp mới này ở Việt Nam. Thời gian qua, Chính phủ ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về phát triển DNKH&CN trong đó quy định tiêu chí, điều kiện thành lập và các chính sách ưu đãi đối với DNKH&CN; Thông tư số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 và Thông tư số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP. Gần đây nhất, Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013 quy định về DNKH&CN (Điều 58) đã góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho sự hình thành và phát triển hệ thống DNKH&CN ở Việt Nam.

Điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp KH&CN được quy định cụ thể tại Điều 5, Thông tư số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008.

Hoạt động chính của DNKH&CN là thực hiện sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Vì vậy, Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp KH&CN.

Chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho doanh nghiệp KH&CN:

Về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, giảm 50% trong 9 năm và

hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận DNKH&CN theo quy định tại Điều10, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP.

Về ưu đãi đất đai: Theo quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 (Điều 58), DN KH&CN: Được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; Được ưu tiên thuê đất, cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Ngoài ra doanh nghiệp còn nhận được ưu đãi khác: Sử dụng các trang thiết bị nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia; Ưu đãi về nguồn vốn từ các quỹ phát triển KHCN.

Lợi ích khi chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN:

Lợi ích của doanh nghiệp về hoạt động nghiên cứu KH&CN: Doanh nghiệp sẽ được ưu tiên tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN do ngân sách nhà nước hỗ trợ thông qua việc đề xuất - đặt hàng nghiên cứu hoặc ưu tiên tham gia các chương trình quốc gia trong lĩnh vực KH&CN. Trong thời gian tới, ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển (R&D) do các DNKH&CN thực hiện. Nhờ áp dụng kết quả KH&CN vào sản xuất nên năng suất chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao.

Lợi ích về thị trường Sản phẩm: Các sản phẩm của DNKH&CN được người sử dụng tin tưởng về chất lượng, giá thành sản phẩm hợp lý. Nâng cao uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp khi tham gia thị trường KH&CN.

HOẠT ĐÔNG CHỨNG NHÂN DOANH NGHIÊP KHOA HOC VÀ CÔNG NGHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TINH LÀO CAI TRƯƠC YÊU CÂU MƠI

Tô Minh KiênPhòng Kế hoạch - Tổng hợp

Page 15: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/2014 15

HOẠT ĐỘNG KH - CN TRONG TỈNH

Lợi ích về xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần xóa đói giảm nghèo; tăng cường các hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ vào thực tiễn đời sống, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.

Tính đến hết năm 2013, cả nước có 128 DNKH&CN. Việc phát triển doanh nghiệp KH&CN tập trung chủ yếu vào hai thành phố lớn đó là Hà Nội (13 doanh nghiệp) và Hồ Chí Minh (13 doanh nghiệp) những trung tâm kinh tế có ưu thế về hoạt động nghiên cứu, sáng tạo cũng như hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin chính sách đến doanh nghiệp.

Hiện nay, hoạt động chứng nhận DNKH&CN trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang là một vấn đề mới do đó việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển các DNKH&CN là một chủ trương của Tỉnh ủy; HĐND; UBND tỉnh Lào Cai nhằm tăng cường các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng kết quả KH&CN vào thực tiễn đời sống, giúp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của các thành phần kinh tế trong thời kỳ hội nhập.

Trước thực trạng đó, 6 tháng đầu năm 2014 Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai đã chứng nhận cho 02 doanh nghiệp đủ điều kiện là DNKH&CN: Công ty Cổ phần

Hóa chất Phúc Lâm; Công ty TNHH MTV TRAPHACO Sa Pa.

Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai đã trao Giấy chứng nhận DNKH&CN cho Công ty TNHH MTV TRAPHACO Sa Pa, công ty sử dụng kết quả nghiên cứu KH&CN từ Dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất viên nang cứng bát vị quế phụ và viên nang mềm Boganic” có mã số KC10-DA09/06-10 do ông Đỗ Tiến Sỹ - GĐ Công ty làm chủ nhiệm dự án, thực hiện từ 01/2009 đến tháng 12/2010 thuộc chương trình “Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ phục vụ bảo vệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng”. Áp dụng kết quả của Dự án KC10, công ty đã đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng, dây truyền chiết xuất Actiso, đã đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật viên làm chủ được quy trình sản xuất cao Actiso. Sản phẩm của công ty đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật nguyên liệu cao Atiso.

Trong thời gian qua Công ty đã không ngừng nghiên cứu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước. Ngoài ra, công ty đã hỗ trợ nhân dân tiền giống, phân bón trồng 25 ha cây Actiso, bao tiêu sản phẩm cho nhân dân (75 ha) với giá thành ổn định, tạo công ăn việc làm cho hơn 250 hộ dân ở huyện Sa Pa (trên 1000 người có thu nhập ổn định, các hộ dân bán

dược liệu một năm khoảng trên 4 - 5 tỷ đồng). Hằng năm công ty đóng góp cho ngân sách tỉnh trên 600 triệu đồng; bảo tồn giống cây dược liệu quý Actiso với quy trình trồng sạch an toàn bảo vệ môi trường... đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai.

Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ đang hướng dẫn hồ sơ thành lập doanh nghiệp KH&CN cho Công ty TNHH Thùy Dung và Công ty TNHH phát triển Ong miền núi Thanh Xuân.Đ/c Phạm Thị Hồng Loan PGĐ Sở Khoa học và

Công nghệ phát biểu tại lễ đón nhận doanh nghiệp KH&CN của Công ty TNHH MTV TRAPHACO Sa Pa. (Xem tiếp trang 19)

Page 16: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/201416

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của cả nước nhân dịp chào mừng “Ngày khoa

học và công nghệ Việt Nam” ngày 18 tháng 5 năm 2014. Được sự đồng ý của Đảng bộ Sở sáng ngày 16 tháng 5 năm 2014 Công đoàn Sở KH&CN Lào Cai đã tổ chức giải cầu lông, bóng bàn nhân dịp chào mừng “Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam”.

Tham dự giải có hơn 20 VĐV đến từ Văn phòng Sở, Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa, Trung tâm Ứng dụng KHCN và Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Các vận động viên thi đấu ở 4 nội dung: Đôi nam môn cầu lông, đôi nữ môn cầu lông, đơn nam bóng bàn

trên 40 tuổi và dưới 40 tuổi.Với tinh thần thi đấu sôi nổi, nhiệt tình

các VĐV đã cống hiến cho cổ động viên ngành KH&CN nhiều trận đấu hay hấp dẫn mang tính chuyên nghiệp cao.

Trao giải nhất cho các Cán bộ công chức

GIẢI THI ĐẤU CẦU LÔNG, BÓNG BÀN CHÀO MỪNG “NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 18-5”

Ngày 14-15/5/2014, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lào Cai đã tổ chức khóa đào tạo

về bảo đảm chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) cho 18 học viên là cán bộ quản lý, nhân viên làm việc tại các đại lý, cửa hàng bán lẻ LPG trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Trong thời gian 02 ngày, học viên tham gia khóa học đã được nghe các báo cáo viên của Chi cục trình bày các nội dung về bảo đảm chất lượng, đo lường trong kinh doanh LPG; Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Qua khóa học, các học viên được trang bị những kiến thức nghiệp vụ như: Khái niệm về phép đo, phương tiện đo, các yêu cầu kỹ thuật của phương tiện đo dùng trong giao nhận, bán lẻ LPG; Nghiệp vụ sử dụng, vận hành, bảo quản thiết bị đo lường

LPG; Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính kỹ thuật của LPG; những hành vi nghiêm cấm đối với cán bộ nhân viên trong kinh doanh LPG; Công tác bảo đảm chất lượng LPG và khuyến cáo về an toàn, sức khoẻ khi sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với LPG, xử phạt vi phạm hành chính về chất lượng và đo lường trong sản xuất,

ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ VỀ ĐẢM BẢO ĐO LƯỜNG, CHẤT LƯỢNG TRONG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG

Page 17: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/2014 17

TIN KHCN TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

Bàn phím này đã được Microsoft giới thiệu tại Hội thảo Tương tác Con người và Máy tính tổ chức

tại Toronto, Canada. Được trang bị tới 64 cảm biến dọc theo các phím bấm, mẫu bàn phím của Microsoft có thể nhận biết chuyển động của bàn tay kể cả trên không lẫn trên phím. Khả năng này khiến cho bàn phím có thể kiêm luôn chức năng của chuột và của màn hình cảm ứng. Chẳng hạn như khi người sử dụng lướt tay trên phím từ trái qua phải, menu của Windows 8 cũng sẽ chuyển theo chiều tương ứng.

Theo Stuart Taylor, kỹ sư của Microsoft, mục đích của việc tạo ra mẫu bàn phím nói trên là để giúp người sử dụng không phải rời tay khỏi bàn phím khi thực hiện các tác vụ trên máy tính, cũng như thực hiện các thao tác cử chỉ để thay cho màn hình cảm ứng. Một số cử chỉ “hoa chân múa tay” của người dùng có thể thay thế cho các phím tắt, chẳng hạn như tổ hợp phím Alt + Tab để chuyển giữa các ứng dụng.

Bí mật sự thông minh của bàn phím nằm ở 64 cảm biến xếp dọc theo phím bấm. Các cảm biến này đi với nhau theo

cặp. Một cảm biến sẽ phát tia hồng ngoại và cảm biến kia thu nhận tia phản xạ sau khi chạm vào bàn tay. Bằng cách phân tích các tín hiệu phản xạ, bàn phím thông minh có thể thực hiện được một số tác vụ cảm ứng mà bàn phím truyền thống “chào thua”. Nhóm của Taylor đã nghiên cứu phát triển công nghệ này trong vòng một năm rưỡi qua và đang tiếp tục hoàn thiện nó. Mặc dù chưa có kế hoạch thương mại hóa sản phẩm nhưng những công nghệ như thế này sẽ giúp cho Microsoft khẳng định sức mạnh trên lĩnh vực phần cứng bên cạnh lĩnh vực phần mềm của hãng quả là đáng nể.

(Trang web www.khoahoc.com.vn)

MICROSOFT GIỚI THIỆU MẪU BÀN PHÍM MỚI

kinh doanh LPG. Lớp tập huấn là dịp tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh LPG trau dồi kỹ năng nghiệp vụ và nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh LPG, đồng thời tăng cường tính chuyên nghiệp trong văn hoá kinh doanh.

Kết thúc khoá học, các học viên được làm bài kiểm tra trắc nghiệm về nghiệp vụ

bảo đảm chất lượng, đo lường trong kinh doanh LPG. Kết quả: 100% học viên làm bài kiểm tra đạt yêu cầu, được Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lào Cai cấp Chứng chỉ “Hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ về đảm bảo chất lượng và đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng”, một trong những chứng chỉ điều kiện bắt buộc trong hoạt động kinh doanh LPG.

Page 18: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/201418

TIN KHCN TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

Theo nhà khoa học Rudolf Griss thuộc Học viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Lausanne, phát minh mới nêu

trên không đòi hỏi các thiết bị hiện đại và được tiến hành đơn giản để người bệnh có thể tự thực hiện.

Sau khi tiếp xúc với một giọt máu, màu của phân tử được quan sát với sự trợ giúp của một máy ảnh kỹ thuật số thông thường. Phân tử mới có thể đo chính xác nồng độ thuốc trong máu của bệnh nhân và cho kết quả ngay lập tức.

Cụ thể, phân tử cảm biến có bốn bộ phận, bao gồm một protein thụ thể gắn với một phân tử trên một loại thuốc cụ thể, một phân tử nhỏ tương tự trên loại thuốc mục tiêu, một enzyme sản xuất ánh sáng gọi là luciferase; và một phân tử huỳnh quang có thể thay đổi màu ánh sáng phát ra từ luciferase.

Khi không có thuốc trong máu, thụ thể và phân tử giống như thuốc ở trong hệ thống gắn với nhau. Chúng cũng kéo luciferase và phân tử huỳnh quang lại gần nhau, tạo ra ánh sáng đỏ.

Khi có thuốc trong máu, thụ thể lúc đó lại kết hợp với thuốc và đẩy phân tử tổng

hợp giống như thuốc ra xa. Nó cũng tách biệt phân tử huỳnh quang khỏi luciferase, và sự kết hợp này phát ra ánh sáng xanh.

Tất cả những gì người bệnh cần làm là lấy một giọt máu mẫu đặt lên một mẩu giấy, để mẩu giấy vào trong một hộp tối và chụp một bức ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số thông thường. Bức ảnh sau đó được phân tích bằng một phần mềm đo màu đơn giản để xác định nồng độ thuốc trong máu.

Phát minh này đã được thử nghiệm thành công trên ba loại thuốc ức chế miễn dịch, một loại thuốc chống động kinh, một loại thuốc chống loạn nhịp tim và một thuốc chống ung thư.

(Trích dẫn www.tapchiyduoc.com.vn)

PHÁT MINH MỚI GIÚP NGƯỜI BỆNH KIỂM SOÁT LIỀU LƯỢNG THUỐC

Rong nho biển (Caulerpa lentillifera J. Agardh. 1837) còn gọi là trứng cá Hồi xanh (green caviar) được sử

dụng làm thức ăn truyền thống ở các nước Nhật Bản, Philippines… dưới dạng rau xanh hoặc salad. Do có giá trị kinh tế cao (giá bán ở thị trường Nhật Bản khoảng 60 USD/kg rong tươi) và nhu cầu tăng nhanh

trong những năm gần đây nên rong nho biển đã được nuôi trồng tại Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.

Từ tháng 5/2012 đến tháng 7/2013 được sự phê duyệt, cấp kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa, Viện Hải dương học đã phối hợp với UBND huyện Trường Sa, Vùng 4 Hải

CHUYỂN GIAO KỸ THUÂT TRỒNG,CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN RONG NHO BIỂN CHO QUÂN VÀ DÂN HUYÊN TRƯỜNG SA, TINH KHÁNH HÒA

Page 19: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/2014 19

TIN KHCN TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

Quân thực hiện đề tài “Chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển (Caulerpa lentillifera J. Agardh. 1837) cho quân và dân huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa”nhằm hoàn thiện mô hình trồng, tập huấn chuyển giao cho quân và dân huyện Trường Sa kỹ thuật trồng rong nho biển trong bể composite, cách chế biến và bảo quản rong nho biển phù hợp với điều kiện tại Trường Sa, góp phần bổ sung nguồn rau xanh cho quân và dân sống trên đảo.

Đề tài đã xây dựng trại trồng rong nho biển tại Vùng 4 Hải Quân để triển khai thực hiện 2 mô hình trồng đáy và trồng treo rong nho biển trong bể composite. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rong nho biển sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở điều kiện độ mặn khoảng 33- 33,5‰, nhiệt độ khoảng 25 - 300C, cường độ ánh sáng khoảng 15.000 Lux, chất đáy (thể nền) thích hợp cho rong nho phát triển là bùn

cát hoặc cát bùn.Nguồn giống rong nho biển có thể

được cung cấp bởi Viện Hải dương học, yêu cầu của rong nho biển làm giống là phải khỏe mạnh, sạch rong tạp và không có sinh vật sống bám trên rong. Cắt các đoạn rong dài từ 10 - 15 cm (gồm thân đứng và thân bò) hoặc các thân đứng để cấy trồng trong bể.

www.vast.ac.vn

Trước yêu cầu mới về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển DNKH&CN cần phải trở thành yếu tố quan trọng. Trong thời gian tới để khai thác hiệu quả những nguồn lực sẵn có tại địa phương, nhằm tạo ra sản phẩm có hàm lượng KH&CN cao cần phải được chú trọng và tăng cường theo hướng sau: Xây dựng đề án thành lập và phát triển DNKH&CN tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 đến năm 2020; Rà soát các doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và phát triển, khuyến khích doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp KH&CN; Tuyên truyền đến các doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ lấp hồ sơ thành lập DNKH&CN; Ban hành văn bản QPPL nhằm cụ thể hóa điều

kiện, thủ tục đối với DNKH&CN trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các sở KH&CN tại các tỉnh Trung du - Miền núi trong hoạt động chứng nhận doanh nghiệp KH&CN; Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức, tăng cường nguồn nhân lực và đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, cho cán bộ làm công tác hướng dẫn thành lập DN KH&CN.

Với việc đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp KH&CN, góp phần nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa. Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp KH&CN thời gian tới sẽ phát triển lớn mạnh về mọi mặt, khai thác được các tiềm năng, thế mạnh của vùng, triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nhiệm vụ, xây dựng tỉnh Lào Cai ngày càng đổi mới, phát triển toàn diện./.

Hoạt động chứng nhận...(Tiếp theo trang 15)

Page 20: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/201420

TIN KHCN TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

Hiện nay sốt rét vẫn là một trong những căn bệnh nghiêm trọng gây tử vong cao tại các nước đang phát

triển, đặc biệt là ở Châu Phi. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), hàng năm tại Châu Phi có 350 đến 500 triệu người mắc bệnh sốt rét và trong đó có khoảng 1 triệu người tử vong, chủ yếu là trẻ em.

Với mục tiêu chủ động nguồn nguyên liệu thuốc phục vụ cho công tác điều trị và chăm sóc sức khỏe, từ năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020”. GS. TS Nguyễn Văn Hùng và cộng sự ở Trung tâm nghiên cứu và phát triển thuốc, Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu tổng hợp thành công Amodiaquine hydrochloride trên quy mô 5kg/mẻ từ hợp chất ban đầu 4,7-dichloroquinoline và 4-aminophenol qua 3 bước với hiệu suất 64%. Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được hơn 30 kg nguyên liệu thuốc Amodiaquine hydrochloride. Sản phẩm Amodiaquine hydrochloride được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn dược điển Mỹ USP 29 và đều đạt các chỉ tiêu về định tính và định lượng.

www.vast.ac.vn

AMODIAQUINE HAYDROCHLORIDE - ỨNG DỤNG LÀM THUỐC KẾT HỢP VỚI ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT

Chuyên gia Nhật Bản về robot tại ĐH Osaka Hiroshi Ishiguro vừa cho trưng bày tại Bảo tàng Miraikan ở Tokyo phần tình diễn của dạng người máy có nhiều đặc điểm và khả năng giống như người thật.

GS Ishiguro cho rằng người máy giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự tương tác giữa người và robot và hiểu điều khác biệt giữa người và máy. Ông nói: “Chế tạo người máy là hướng về sự khám phá con người là gì, xem xét vấn đề về cảm xúc, nhận thức và tư duy”.

Nhân vật robot chính được trưng bày mang tên Kodomoroid, giống một cô gái, ngồi đọc bản tin, có thể cử động bàn tay, nghiêng đầu, mấp máy đôi môi hồng, nhíu mày, nháy mắt. Được kiểm soát bằng thiết bị điều khiển từ xa, Kodomoroid đọc bản tin không hề vấp váp với giọng điệu lém lỉnh, uốn lưỡi một cách phức tạp và có thể phát âm cả giọng nam và nữ.

Bên cạnh Kodomoroid là robot giới thiệu chương trình Otonaroid trong hình dáng một phụ nữ. Cả hai có kích thước bằng

người thật, có da làm bằng silicon và cơ nhân tạo cùng hoạt động khớp với bạn diễn trong phần trình diễn do robot Telenoid thiết kế và điều khiển.

PHÁT THANH VIÊN ROBOT ĐẦU TIÊN TRÊN THÊ GIƠI

Kodomoroid có thể đọc một bản tin, cử động bàn tay, nghiêng đầu, mấp máy đôi môi hồng, nhíu mày, nháy mắt

www.khoahoc.com.vn

Page 21: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/2014 21

TIN KHCN TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

Hiếm có nhưng câu truyện nào đủ sức thu hút hơn là nhưng bí mật chưa có lời giải đáp. Mật mã, câu đố hay các tác phẩm nghệ thuật kì bí đang làm chúng ta rối trí bởi vô vàn nhưng câu hỏi: tại sao nhưng thông điệp ấy lại bị mã hóa? Nhưng bí mật khủng khiếp nào đang ẩn giấu đăng sau chúng?

Được đặt tên theo tên của Wilfrid M. Voynich, một người buôn bán sách cổ đã mua lại nó vào năm

1912, bản thảo Voynich là một cuốn sách gồm 240 trang được viết bằng thứ ngôn ngữ hoặc một loại mật mã mà không ai biết đến. Đó là những trang sách đầy màu sắc về các sơ đồ, các sự kiện kỳ lạ hay những loài thực vật dường như chưa từng được biết đến. Chính điều này đã làm tăng tính tò mò, đồng thời gây khó khăn cho việc giải mã cuốn sách. Thậm chí cũng chưa ai biết tác giả thực sự của nó là ai nhưng việc phân tích các nhân tố hóa học đã chỉ ra rằng, cuốn sách được viết trong khoảng giữa những năm 1404 và 1438. Bản thảo Voynich được gọi là “Bản thảo kỳ bí nhất thế giới.”

Tất nhiên là cũng có những giả thuyết xung quanh nguồn gốc và bản chất của cuốn sách. Một vài người tin rằng, nó là một cuốn đại từ điển dược học mô tả những cây thuốc quý xuất hiện từ thời trung cổ và thời cận đại. Rất nhiều những bức vẽ về thảo mộc hay các loài thực vật ở trong cuốn bản thảo khiến

người ta nghĩ đến cuốn sách của những nhà giả kim.

Mặt khác, những sơ đồ kỳ lạ trong cuốn sách trông giống như có nguồn gốc thiên văn, kết hợp với những bản vẽ sinh học không xác định thậm chí đã khiến cho nhiều nhà lý luận huyền ảo đưa ra đề xuất rằng cuốn sách này có thể xuất phát từ thế giới bên ngoài trái đất.

Có một điều mà hầu hết các nhà lý luận đều đồng ý là,cuốn sách không giống như một trò lừa bịp rẻ tiền bởi vỉ khối lượng thời gian và tiền bạc có thể đã được dùng để tạo ra nó quả thật không ít.

www.vietbao.vn

Bản thảo Voynich

BAN THAO KY BI NHÂT TRÊN THÊ GIƠI

Page 22: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/201422

GIỚI THIỆU VĂN BẢN MỚI

Trong thời gian qua Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về sáng kiến đó là: Nghị định 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến, Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ.

Để cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật trên phù hợp với đặc điểm quản lý tại địa phương

đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia vào hoạt động sáng kiến, Sở Khoa học và Công nghệ đã xây dựng và tham mưu UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 22/01/2014 quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Quyết định số 04). Quyết định này đã thay thế Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 20/5/2009 quy định về hoạt động sáng kiến của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 28/5/2009 quy định về công nhận sáng kiến trong công tác Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thể trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định số 04 được đăng tải tại cổng thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai tại chỉ: http//laocai.gov.vn/sites/sokhcn.

Quyết định số 04 quy định đối tượng áp dụng là các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn

thể; Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định gồm có 08 Chương và 34 Điều trong đó có các nội dung: Những quy định chung; Những quy định cụ thể về công nhận sáng kiến; Hội đồng sáng kiến; Thẩm quyền, thủ tục, trình tự xét, công nhận sáng kiến; Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, tác giả sáng kiến và người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu; Các biện pháp thúc đẩy sáng kiến, thông tin, áp dụng sáng kiến, khen thưởng và kỷ luật; Quản lý nhà nước về hoạt động sáng kiến; Tổ chức thực hiện.

Một số nội dung mới tại Quyết định số 04 đó là: Quy định rõ cơ quan thường trực hội đồng sáng kiến tỉnh và cơ quan chủ trì tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh là Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai.

Quy định rõ để phân biệt sáng kiến cơ sở và sáng kiến cấp tỉnh, quy định rõ thành phần, cơ cấu hội đồng sáng kiến cơ sở và hội đồng sáng kiến cấp tỉnh. Các điều kiện, nội dung, thủ tục, hồ sơ công

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SÁNG KIẾN CỦA TỈNH LÀO CAI

Nguyến Quốc ThắngPhó Trưởng phòng Quản lý Chuyên ngành

(Xem tiếp trang 27)

Page 23: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/2014 23

GIỚI THIỆU VĂN BẢN MỚI

Ngày 26/9/2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN quy định

về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; Kinh doanh mua, bán vàng miếng; Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; Tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được chỉ định; Cơ quan quản lý có liên quan đến quản lý đo lường, chất lượng trong hoạt động kinh doanh vàng.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và tổ chức, cá nhân kinh doanh mua, bán vàng miếng chịu sự thanh tra, kiểm tra về đo lường và chất lượng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ trong sản xuất được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BKHCN ngày 27 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà

nước về chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường. Việc thanh tra, kiểm tra đối với chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ và đối với hoạt động đo lường trong kinh doanh vàng phải thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền và các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và tổ chức, cá nhân kinh doanh mua, bán vàng miếng vi phạm các quy định tại Thông tư này bị xử lý vi phạm về chất lượng và đo lường theo quy định. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm hành chính sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm: Phê duyệt mẫu phương tiện đo; chứng nhận chuẩn đo lường; cấp giấy chứng nhận đăng ký và chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường theo quy định của pháp luật về đo lường. Quản lý, kiểm tra và giám sát hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường của các tổ chức được chỉ định. Chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng có đủ năng lực thực hiện việc thử nghiệm xác định hàm lượng vàng theo quy định của Thông tư này. Quản lý, kiểm tra và giám sát hoạt động thử nghiệm của các

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐO LƯỜNG, CHẤT LƯỢNG TRONG KINH DOANH VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ

Phạm Thị ThơmChi cục TCĐLCL Lào Cai

Page 24: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/201424

GIỚI THIỆU VĂN BẢN MỚI

tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được chỉ định. Đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định nếu tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được chỉ định vi phạm các quy định tại Thông tư này. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường, chất lượng theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về đo lường, chất lượng cho các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định tại Thông tư này.

Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong việc triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này về đo lường trong hoạt động kinh doanh vàng và chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên địa bàn địa phương. Phê duyệt kế hoạch thông tin, tuyên truyền; kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Thông tư này về đo lường trong hoạt động kinh doanh vàng và chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên địa bàn địa phương. Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường trong hoạt động kinh doanh vàng và chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên địa bàn địa phương theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn

chuyên môn nghiệp vụ về đo lường, chất lượng cho các tổ chức, cá nhân liên quan trong kinh doanh vàng theo kế hoạch đã được Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt. Thực hiện việc kiểm tra nhà nước về đo lường trong hoạt động kinh doanh vàng và chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên địa bàn địa phương theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra về đo lường, chất lượng trong hoạt động kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường địa phương theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tình hình kiểm tra về đo lường trong hoạt động kinh doanh vàng và chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên địa bàn địa phương.

Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Thực hiện, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra về đo lường trong hoạt động kinh doanh vàng và chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên địa bàn địa phương theo quy định tại Thông tư này. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ tình hình thanh tra về đo lường trong hoạt động kinh doanh vàng và chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên địa bàn địa phương.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014, xem chi tiết Thông tư tại địa chỉ : http://tcvn.vn.

Page 25: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/2014 25

HỎI - ĐÁP

Câu 1: Nhà nước có những chính sách gì về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa?

Trả lời: Theo Điều 6 của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, chính sách của Nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm:

1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến cho sản phẩm, hàng hóa và công tác quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh.

2. Xây dựng chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.

3. Đầu tư, phát triển hệ thống thử nghiệm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

5. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, vì quyền lợi người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nâng cao nhận thức xã hội về tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh.

6. Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào hoạt động thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

7. Mở rộng hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức và cá nhân nước ngoài trong hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tăng cường ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về kết quả đánh giá sự phù hợp; khuyến khích các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp với tổ chức tương ứng của các nước, vùng lãnh thổ nhằm tạo thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ.

Câu 2: Nhà nước có những giải thưởng nào về chất lượng, sản phẩm hàng hóa?Trả lời: Theo Điều 7 của Luật Chất lượng Sản phẩm hàng hóa thì giải thưởng

chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm:1. Giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm Giải thưởng chất lượng

quốc gia và giải thưởng của tổ chức, cá nhân.2. Điều kiện, thủ tục xét tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia do Chính phủ quy định.

Hỏi đápvề Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa

Page 26: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/201426

HỎI - ĐÁP

3. Điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Câu 3: Trong Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa những hành vi nào bị cấm?Trả lời: Theo Điều 8 của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa thì những hành

vi sau bị nghiêm cấm: 1. Sản xuất sản phẩm, nhập khẩu, mua bán hàng hóa đã bị Nhà nước cấm lưu thông.2. Sản xuất sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị

sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.3. Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa không có nguồn gốc rõ ràng.4. Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa

đã hết hạn sử dụng.5. Dùng thực phẩm, dược phẩm không bảo đảm chất lượng hoặc đã hết hạn sử

dụng làm từ thiện hoặc cho, tặng để sử dụng cho người. 6. Cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm

định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.7. Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các dấu hiệu khác

về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.8. Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất

làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

9. Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa.

10. Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hóa đối với ng ười, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.

11. Sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa bằng nguyên liệu, vật liệu cấm sử dụng để sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa đó.

12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

13. Lợi dụng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để gây phương hại cho lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Câu 4: Trong Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa người tiêu dùng có quyền như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 17 của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa thì người tiêu dùng có những quyền sau:

Page 27: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/2014 27

HỎI - ĐÁP

1. Được cung cấp thông tin trung thực về mức độ an toàn, chất lượng, hướng dẫn vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.

2. Được cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa, khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu.

3. Yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật.

4. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa thực hiện trách nhiệm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trợ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

nhận sáng kiến cấp cơ sở, cấp tỉnh. Bổ sung các trường hợp đặc cách để được công nhận sáng kiến cấp tỉnh.

Bổ sung mới quy định về sáng kiến là giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, để khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Quy định rõ quyền của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến; Trách nhiệm trả thù lao và mức trả thù lao cho tác giả sáng kiến và người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu đối với sáng kiến tính được tiền làm lợi và sáng kiến không tính được tiền làm lợị.

Quy định rõ các biện pháp khuyến khích phong trào thi đua lao động sáng tạo, đãi ngộ các cá nhân có các sáng kiến được áp dụng như (ưu tiên xem xét nâng lương, nâng bậc thợ, đào tạo nâng cao trình độ và các chế độ phúc lợi khác cho tác giả sáng kiến; Ưu tiên xem xét, cấp kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên

cứu phát triển và hoàn thiện, áp dụng sáng kiến….) để kịp thời động viên khuyến khích, khen thưởng cho các cá nhân, tổ chức có sáng kiến được công nhận.

Quy định rõ công tác quản lý nhà nước về hoạt động sáng kiến đối với các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp; Quy định thống nhất mẫu giấy chứng nhận, mẫu báo cáo hoạt động sáng kiến.

Quyết định số 04 quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Lào Cai được triển khai thực hiện sẽ tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về sáng kiến đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sáng kiến trong công tác Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Cơ quan hành chính, các Doanh nghiệp, cơ quan tổ chức, cá nhân. Khuyến khích phong trào thi đua của các cấp, các ngành để tạo ra nhiều giải pháp mới được áp dụng trong thực tiễn và đem lại hiệu quả về chính trị, kinh tế và xã hội cho tỉnh Lào Cai./.

Một số điểm mới...(Tiếp theo trang 22)

Page 28: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VÀO …skhcn.laocai.gov.vn/Uploads/BT KH CN SO 03 - 2014.pdf · kết quả nghiên cứu 33 đề tài, dự án

Bản tin Khoa học và Công nghệ - Số: 03/201428

TRANG VĂN NGHỆ

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biểnCó một phần máu thịt ở Hoàng SaNgàn năm trước con theo cha xuống biểnMẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa. Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo Lạc Long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ Thương Hòn Mê bão tố phía âm u Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích Những đau thương trận mạc đã qua rồi Bao dáng núi còn mang hình góa phụ Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa Đã mười lần giặc đến tự biển Đông Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Theo:lienket4nha.vn

Tổ quốc nhìn từ biển