kinh tế vĩ mô quý iii năm 2017: những điểm nổi...

41
1 Kinh tế vĩ mô quý III năm 2017: Những điểm nổi bật Những điểm nổi bật của kinh tế, giá cả, tài chính tiền tệ quốc tế - Kinh tế toàn cầu ghi nhận đà phục hồi tích cực tại nhiều nền kinh tế chủ chốt, hoạt động sản xuất đang ở giai đoạn mở rộng mạnh mẽ nhất trong vòng 2 năm rưỡi, hoạt động thương mại cũng đang gia tăng trở lại; - Chỉ số giá cả hàng hóa toàn cầu tăng 1,45% trong quý III chủ yếu nhờ sự tăng giá của nhóm hàng năng lượng; - Chỉ số lạm phát toàn phần đang có chiều hướng gia tăng nhanh trên toàn thế giới, lạm phát cơ bản tại các nền kinh tế chủ chốt giao động trong khoảng 0,7% - 1,7%; - Trên thị trường ngoại hối, ngoại trừ đồng USD và JPY, các đồng tiền chủ chốt khác vẫn giữ đà tăng điểm.; - Giá vàng đã tăng trở lại mặc dù đã có tháng giảm cao nhất kể từ đầu năm; - TTCK toàn cầu diễn biến tích cực, chỉ số MSCI ACWI toàn cầu đã đạt mức tăng 1,26% trong quý III; - 23 NHTW đã thay đổi lãi suất điều hành trong quý III, trong đó có 20 nước đã tiến hành giảm lãi suất. Những điểm nổi bật của kinh tế trong nước - Tăng trưởng kinh tế quý III ước đạt 7,46%, vượt kỳ vọng đề ra; - Khu vực công nghiệp đã có diễn biến tốt hơn so với những quý trước, chỉ số nhà quản trị mua hàng tiếp tục diễn biến trong vùng mở rộng, ghi nhận mức tăng mạnh vào tháng cuối của quý; - Hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã có quý diễn biến tốt nhất kể từ đầu năm; - Vốn đầu tư toàn xã hội gia tăng mạnh trong đó nổi bật là vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và nước ngoài; - Hoạt động thu hút vốn FDI diễn ra ổn định trong các tháng của quý III; - Kim ngạch xuất nhập khẩu đều đạt mức tăng trưởng tốt , cán cân thương mại đạt xuất siêu hơn 2 tỷ USD trong quý III; - Lạm phát đã tăng trở lại, CPI bình quân 9 tháng đầu năm tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước; - Thu NSNN có chiều hướng chậm lại trong quý III, đặc biệt đối với cấu phần thu nội địa; chi NSNN có sự gia tăng mạnh ở cấu phần chi đầu tư phát triển; - Lãi suất diễn biến giảm phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ mô; - Giá vàng đã tăng nhưng mức biến động và xu hướng vẫn có khác biệt so với thế giới ; - TTCK tiếp tục tăng điểm trong quý III, chỉ số VN – Index đạt mốc 804,42 điểm, tăng 3,6% so với cuối quý II.

Upload: others

Post on 21-Oct-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

Kinh tế vĩ mô quý III năm 2017: Những điểm nổi bật

Những điểm nổi bật của kinh tế, giá cả, tài chính tiền tệ quốc tế

- Kinh tế toàn cầu ghi nhận đà phục hồi tích cực tại nhiều nền kinh tế chủ chốt, hoạt động

sản xuất đang ở giai đoạn mở rộng mạnh mẽ nhất trong vòng 2 năm rưỡi, hoạt động

thương mại cũng đang gia tăng trở lại;

- Chỉ số giá cả hàng hóa toàn cầu tăng 1,45% trong quý III chủ yếu nhờ sự tăng giá của

nhóm hàng năng lượng;

- Chỉ số lạm phát toàn phần đang có chiều hướng gia tăng nhanh trên toàn thế giới, lạm

phát cơ bản tại các nền kinh tế chủ chốt giao động trong khoảng 0,7% - 1,7%;

- Trên thị trường ngoại hối, ngoại trừ đồng USD và JPY, các đồng tiền chủ chốt khác vẫn

giữ đà tăng điểm.;

- Giá vàng đã tăng trở lại mặc dù đã có tháng giảm cao nhất kể từ đầu năm;

- TTCK toàn cầu diễn biến tích cực, chỉ số MSCI ACWI toàn cầu đã đạt mức tăng 1,26%

trong quý III;

- 23 NHTW đã thay đổi lãi suất điều hành trong quý III, trong đó có 20 nước đã tiến hành

giảm lãi suất.

Những điểm nổi bật của kinh tế trong nước

- Tăng trưởng kinh tế quý III ước đạt 7,46%, vượt kỳ vọng đề ra;

- Khu vực công nghiệp đã có diễn biến tốt hơn so với những quý trước, chỉ số nhà quản trị

mua hàng tiếp tục diễn biến trong vùng mở rộng, ghi nhận mức tăng mạnh vào tháng cuối

của quý;

- Hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã có quý diễn biến tốt nhất kể từ đầu

năm;

- Vốn đầu tư toàn xã hội gia tăng mạnh trong đó nổi bật là vốn đầu tư từ khu vực tư nhân

và nước ngoài;

- Hoạt động thu hút vốn FDI diễn ra ổn định trong các tháng của quý III;

- Kim ngạch xuất nhập khẩu đều đạt mức tăng trưởng tốt, cán cân thương mại đạt xuất

siêu hơn 2 tỷ USD trong quý III;

- Lạm phát đã tăng trở lại, CPI bình quân 9 tháng đầu năm tăng 3,79% so với cùng kỳ năm

trước;

- Thu NSNN có chiều hướng chậm lại trong quý III, đặc biệt đối với cấu phần thu nội địa;

chi NSNN có sự gia tăng mạnh ở cấu phần chi đầu tư phát triển;

- Lãi suất diễn biến giảm phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ mô;

- Giá vàng đã tăng nhưng mức biến động và xu hướng vẫn có khác biệt so với thế giới ;

- TTCK tiếp tục tăng điểm trong quý III, chỉ số VN – Index đạt mốc 804,42 điểm, tăng 3,6%

so với cuối quý II.

2

I. KINH TẾ THẾ GIỚI

1. Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu

ghi nhận đà phục

hồi tích cực tại

nhiều nền kinh tế

chủ chốt

Kinh tế toàn cầu trong quý vừa qua tiếp tục phục hồi ổn định. Sự phục hồi này

được quan sát rõ rệt hơn tại các nền kinh tế chủ chốt.

Tại nhóm các nền kinh tế phát triển, EU và Nhật Bản vẫn là động lực dẫn dắt

tăng trưởng của cả khối. Khu vực EU phục hồi vững chắc nhờ cầu tiêu dùng

trong nước tiếp tục mở rộng trong khi các hoạt động sản xuất, thương mại đều

giữ đà tăng trưởng ổn định1. Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản đang ghi nhận

giai đoạn tăng trưởng tốt nhất trong vòng 1 thập kỷ qua với diễn biến tích cực

được ghi nhận trên mọi mặt sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu của nền kinh tế2.

Điểm đáng chú ý là lạm phát của Nhật Bản trong quý III vẫn tiếp tục nối dài

chuỗi tăng trưởng dương kể từ tháng 10 năm ngoái, đẩy lùi tình trạng lo ngại

về căn bệnh giảm phát kinh niên tại quốc gia này. Kinh tế Mỹ cũng ghi nhận

những tín hiệu tăng trưởng tốt hơn sau nửa đầu năm có phần chững lại. Khu

vực sản xuất duy trì đà mở rộng, nổi bật là chỉ số PMI đã đạt mức cao nhất kể

từ đầu năm đến nay, trong khi đó hoạt động tiêu dùng trong nền kinh tế cũng

có nhiều cải thiện so với quý trước đó3.

Bên cạnh đó, tại nhóm các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, Trung Quốc

tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt tăng trưởng của cả khối. Kinh tế Trung Quốc tiến

bước vững chắc nhờ đà tăng trưởng của hoạt động tiêu dùng, sự khởi sắc của

xuất khẩu và hoạt động sản xuất vẫn tiếp tục mở rộng4. Tiếp đến sự phục hồi

của giá dầu trong những tháng gần đây, một loạt các nền kinh tế có sự phụ

thuộc mạnh mẽ vào xuất khẩu dầu như Brazil, Nga cũng đang cho thấy những

tín hiệu tăng trưởng tốt.

Mặc dù vậy, trong xu hướng đi lên của tăng trưởng toàn cầu, một số nền kinh

tế vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Anh đang gặp nhiều khó khăn do tác

động từ Brexit khiến hoạt động sản xuất và thương mại giảm sút, trong khi đó

lạm phát có chiều hướng tăng cao cũng gây trở ngại đến chi tiêu dùng nội địa

tại quốc gia này5. Úc cũng đang cho thấy những dấu hiệu chững lại khi tăng

trưởng kinh tế của quốc gia này trong hai quý vừa qua chỉ dậm chân ở mức

1,8%, thấp hơn hầu hết các nền kinh tế phát triển khác cũng như thấp hơn mức

tăng trưởng trên 3% của cùng thời điểm năm ngoái. Về phía các nền kinh tế

đang phát triển và mới nổi, lực cản đối với tăng trưởng của một số nền kinh tế

lại xuất phát từ những bất ổn chính trị trong nước (Hàn Quốc) hay sự thiếu

vắng những động lực thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ (Indonesia, Ấn Độ).

1 Chỉ số PMI của khu vực EU duy trì trên 55 điểm trong 3 tháng của quý III, trong đó tháng 9 đạt mức cao nhất trong vòng 4 tháng qua là

56,7 điểm; hoạt động bán lẻ hàng hóa đạt mức tăng trưởng trên 2% qua các tháng của quý III, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ

năm trước. 2 Chỉ số PMI của Nhật trong 3 tháng quý III đều mở rộng ở ngưỡng xấp xỉ 52 điểm, trái ngược với xu hướng thu hẹp của quý III năm trước;

doanh số bán lẻ hàng hóa cũng duy trì mức tăng trưởng xấp xỉ 2% qua các tháng, ngược với xu hướng suy giảm của cùng kỳ năm trước; cán

cân thương mại liên tục đạt thặng dư trong các tháng của quý III. 3 Chi tiêu dùng của người dân Mỹ trong quý III ước đạt mức tăng trưởng hơn 3,3%, là mức tăng trưởng tốt nhất trong vòng 1 năm qua.

4 Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Trung Quốc tiếp tục nối dài chuỗi tăng trưởng trên 10% trong 3 tháng của Quý III; chỉ số PMI ở ngưỡng mở

rộng cao hơn các tháng của quý II khi lần lượt đạt 51,9 điểm trong tháng 7, 52,4 điểm trong tháng 8; xuất khẩu cũng duy trì tốc độ tăng

trưởng ổn định trên 10% trong các tháng của quý III. 5 Lạm phát qua các tháng trong quý III tại Anh giao động ở mức 2,6 – 2,9%, cao hơn nhiều mục tiêu lạm phát 2%, chỉ số PMI trong 3 tháng

qua chỉ ở ngưỡng 54 điểm, thấp hơn mức trung bình 55 điểm của 2 quý trước; chi tiêu dùng tại Anh tính cho đến thời điểm hiện tại chỉ đạt

mức tăng trưởng trung bình 0,2%/tháng, mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.

3

Với những diễn biến như vậy, số liệu thống kê mới nhất của focus economics

cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong quý II đã đạt 3,2% - mức tăng

trưởng cao nhất trong vòng 2 năm vừa qua và cũng cao hơn mức tăng trưởng

3,1% của quý I. Tăng trưởng tích cực được ghi nhận ở cả hai nhóm nền kinh tế

phát triển cũng như đang phát triển. Tại nhóm các nền kinh tế phát triển chủ

chốt (G7), tốc độ tăng trưởng của quý II ở mức 2%, cao hơn mức 1,8% của

quý I. Tương tự như vậy, tại nhóm các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi,

tốc độ tăng trưởng tiếp tục được cải thiện tại nhiều quốc gia, trong đó đáng

chú ý là sự phục hồi của các nền kinh tế xuất khẩu như Brazil, Mexico, Nga,

Thổ Nhĩ Kỳ,...

Tăng trưởng kinh tế tại một số nền kinh tế phát triển

chủ chốt

Tăng trưởng kinh tế tại một số nền kinh tế đang

phát triển

Nguồn: OECD

Hoạt động thương

mại tiếp tục diễn

biến tốt

Trong diễn biến tích cực của kinh tế toàn cầu, điểm đáng chú ý nhất là sự phục

hồi của dòng chảy thương mại.

Sự phục hồi của hoạt động thương mại diễn ra trên cả hai lĩnh vực xuất khẩu

và nhập khẩu đối với cả hai nhóm nước phát triển cũng như đang phát triển.

Thống kê của WTO cho thấy trong nửa đầu năm nay, thương mại toàn cầu đạt

tốc độ tăng trưởng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tốc độ tăng trưởng

cao nhất được ghi nhận kể từ năm đầu năm 2012 trở lại đây. Các nền kinh tế

đang phát triển và mới nổi tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng thương

mại cả về phía xuất khẩu cũng như nhập khẩu với mức tăng trưởng hiện tại lần

lượt đạt 5,9% và 6,9%. Trong khi đó, nhóm các nền kinh tế phát triển cũng ghi

nhận mức tăng trưởng xuất nhập khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước, lần lượt đạt

3,1% và 2,1%.

Diễn biến tăng trưởng thương mại toàn cầu phân theo hoạt động xuất nhập khẩu và theo

nhóm nước

Nguồn:WTO

4

Trong đó, nổi bật là khu vực Châu Á với mức tăng xuất khẩu và nhập khẩu

hiện được ghi nhận ở mức 7,3% và 8,9% so với cùng kỳ. Tiếp đó là khu vực

Bắc Mỹ với mức tăng trưởng lần lượt đạt 4,9% với xuất khẩu và 3,9% với

nhập khẩu. Tăng trưởng thương mại khu vực EU cũng có nhiều cải thiện so

với cùng kỳ năm trước khi xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng 2,6% và nhập

khẩu tăng 1,2%.

Tăng trưởng thương mại phân theo khu vực địa lý

Nguồn: WTO

Diễn biến tốt của hoạt động thương mại còn thể hiện ở sự gia tăng liên tục số

lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tại các quốc gia. Cụ thể, theo thống kê của

Markit hiện có gần 90% các quốc gia tham gia khảo sát báo cáo về sự gia tăng

lượng đơn hàng xuất khẩu mới trong quý vừa qua, mức cao nhất đạt được kể

từ quý II năm 2014 trở lại đây.

Diễn biến tăng trưởng thương mại toàn cầu và tỷ lệ các quốc gia có đơn đặt hàng xuất

khẩu mới ở ngưỡng mở rộng

Nguồn:Fidelity Investment Report

Với những diễn biến tích cực như vậy, chỉ số Triển vọng thương mại thế giới

mới nhất của WTO (WTOI) đã đạt 102,6 – mức cao nhất kể từ tháng 4/2011.

Điều này cho thấy tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục xu hướng diễn

biến tích cực với mức tăng trưởng thương mại được dự báo sẽ đạt mức cao

hơn trong những tháng tới.

Hoạt động sản

xuất toàn cầu

đang mở rộng ở

mức tốt nhất trong

vòng hai năm rưỡi

qua

Hoạt động sản xuất toàn cầu tiếp tục đà mở rộng mạnh mẽ trong quý III. Chỉ

số Nhà quản lý mua hàng (PMI Index) toàn cầu theo thống kê của JP Morgan

vào tháng 9 ở mức 54 điểm, mức mở rộng cao nhất trong vòng 2 năm rưỡi

qua. Tính trung bình cả quý III, chỉ số PMI toàn cầu ở mức 53,8 điểm, cao hơn

0,1 điểm so với 2 quý liền trước và cũng là quý đạt mức mở rộng cao nhất

trong vòng 3 năm qua.

5

Diễn biến chỉ số PMI toàn cầu

Nguồn: JP Morgan

Chỉ số giá cả

hàng hóa toàn

cầu tăng nhẹ

trong quý III

Chỉ số giá cả hàng hóa chung theo thống kê của Bloomberg đã tăng 2,6% trong

tháng 7, giảm gần 1% trong tháng 8 và giảm nhẹ 0,15% trong tháng 9. Như vậy, kết

thúc quý III, chỉ số giá cả hàng hóa chung đã đạt được mức tăng 1,45% so với cuối

quý trước và là quý tăng đầu tiên trong năm nay.

Diễn biến chỉ số hàng hóa chung

Nguồn: Bloomberg

Diễn biến các nhóm hàng hóa chính ghi nhận sự biến động khác nhau:

Trên thị trường kim loại, giá các mặt hàng kim loại quý và các kim loại sản xuất đã

duy trì được đà tăng trong hầu hết cả quý (xu hướng tăng chậm lại vào tháng 9). Kết

thúc quý III, giá các mặt hàng kim loại quý ghi nhận mức tăng trên 2% và giá kim

loại sản xuất tăng mạnh hơn từ 6% - 8%.

Ngược lại, trên thị trường nông sản, giá các mặt hàng nông nghiệp thô chỉ giữ được

đà tăng trong tháng đầu tiên và giảm mạnh trong những tháng còn lại của quý do

bước vào mùa vụ thu hoạch khiến lượng cung gia tăng mạnh mẽ. Cụ thể giá lúa mì

giảm 14,83%, ngô giảm 6,82%, đường giảm 6,12% và bông giảm 5,96% so với quý

liền trước.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu ghi nhận quý tăng mạnh nhất kể từ đầu năm đến

nay. Giá dầu Brent chốt quý đạt mức tăng mạnh lên đến 16,6% trong khi giá dầu

WTI đạt mức tăng 10,5%. Sự đồng thuận về việc gia hạn thời gian cắt giảm sản

lượng dầu khoảng 1,8 triệu thùng/ngày của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ

(OPEC), Nga và nhiều nước sản xuất dầu khác diễn ra vào giữa tháng 7 là nguyên

nhân quan trọng giúp giá dầu đạt được quý tăng mạnh vừa qua. Ngoài ra, những lo

ngại về tình hình chính trị bất ổn tại khu vực Trung Đông, sản lượng khai thác dầu

đá phiến tại Mỹ có chiều hướng giảm cũng hỗ trợ quan trọng cho đà tăng của giá

dầu.

6

Diễn biến giá dầu Brent trong quý III

Diễn biến giá dầu WTI trong quý III

Nguồn: Investing

Lạm phát toàn

phần gia tăng

tại hầu hết các

nền kinh tế

chủ chốt

Trái với xu hướng đi xuống của quý trước, lạm phát toàn cầu đã có chiều hướng gia

tăng trở lại trong quý III. Chỉ số lạm phát toàn cầu theo tính toán của focus

economics đã có sự gia tăng liên tục qua 2 tháng đầu quý III, từ mức 3,2% vào cuối

tháng 6 lên 3,3% vào tháng 7 và 3,4% vào tháng 8.

Sự gia tăng lạm phát được ghi nhận chủ yếu tại nhóm các nền kinh tế phát triển. Tại

Mỹ, chỉ số lạm phát toàn phần đã tăng từ mức 1,6% vào thời điểm cuối quý II lên

hiện đạt 1,9% Sự gia tăng của lạm phát tại Mỹ trong những tháng qua được giải

thích chủ yếu do tác động của 2 cơn bão mạnh đổ bộ vào miền nam nước Mỹ đã

khiến giá cả năng lượng có sự gia tăng khá mạnh. Trong khi đó, tại khu vực EU, chỉ

số lạm phát chung toàn khu vực cũng như lạm phát tại các nước thành viên như Đức,

Pháp, Ý đều có sự gia tăng hướng đến ngưỡng 2%. Đáng chú ý là lạm phát toàn

phần lại có xu hướng gia tăng khá nhanh tại Anh, từ 2,6% cuối quý II lên hiện đạt

2,9%.

Tại nhóm các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, sự gia tăng của giá cả hàng hóa

toàn cầu đã khiến lạm phát toàn phần gia tăng tại một số quốc gia nhập khẩu lớn như

Trung Quốc, Ấn Độ. Tuy nhiên, lạm phát tiếp tục giảm ở các nền kinh tế thuộc khu

vực Mỹ La Tinh và Nga.

Diễn biến lạm phát toàn phần tại một số nền kinh tế

phát triển chủ chốt

Diễn biến lạm phát toàn phần tại các nền kinh tế đang

phát triển và mới nổi

Nguồn: OECD Statistics

Mặc dù lạm phát toàn phần đang có chiều hướng gia tăng nhanh nhưng lạm phát cơ

bản vẫn ở mức thấp. Tại khu vực EU, lạm phát cơ bản tính đến cuối tháng 9 vẫn ở

mức 1,1%, không thay đổi so với thời điểm cuối quý trước và còn cách xa mục tiêu

lạm phát 2%. Trong khi đó tại Mỹ, lạm phát cơ bản cuối quý III còn giảm xuống so

với cuối quý II, hiện ở mức 1,7%. Tại Nhật, lạm phát cơ bản mặc dù có chiều hướng

gia tăng, từ mức 0,4% cuối quý trước lên hiện đạt 0,7% nhưng điều này đi theo đúng

định hướng điều hành chính sách của NHTW Nhật. Riêng lạm phát cơ bản tại Anh

7

hiện đang ở mức báo động 2,7%, cao hơn mức 2,4% cuối quý trước và cũng là tháng

thứ 5 liên tiếp lạm phát cơ bản đang vượt mức mục tiêu 2% đề ra.

2. Điều hành chính sách của NHTW các quốc gia

23 NHTW đã

thay đổi lãi suất

điều hành trong

quý III

Trong quý III, có 23 NHTW các quốc gia điều chỉnh lãi suất chính sách, trong

đó 20 NHTW đã tiến hành cắt giảm lãi suất và 3 nước tăng lãi suất. Tại các nền

kinh tế phát triển, động thái đáng chú ý nhất là việc Canada tiến hành tăng lãi

hai lần chỉ trong vòng 3 tháng của quý III. Trong khi đó, tại các nền kinh tế

đang phát triển và mới nổi, xu hướng điều hành chính sách đang theo xu hướng

nới lỏng rõ rệt với nhiều quốc gia thuộc các khu vực như Mỹ La Tinh, châu Phi

và châu Á đều đã tiến hành cắt giảm lãi suất.

NHTW Mỹ Fed không tiến hành điều chỉnh lãi suất trong quý III. Tuy nhiên,

định hướng điều hành CSTT vẫn theo xu hướng thắt chặt rõ rệt với một lần tăng

lãi suất nữa dự đoán sẽ tiến hành vào quý IV. Ngoài ra, trong cuộc họp diễn ra

vào cuối tháng 9, Fed đã công bố chính thức triển khai lộ trình kế hoạch thu hẹp

bảng cân đối kế toán trị giá 4.500 tỷ USD bắt đầu từ tháng 10 tới Theo kế

hoạch, mỗi tháng Fed sẽ giảm 10 tỷ USD tài sản, trong đó có 6 tỷ USD trái

phiếu kho bạc Mỹ và 4 tỷ USD là các trái phiếu đảm bảo bằng tài sản thế chấp.

Cứ 3 tháng con số sẽ được tăng lên 1 lần để đạt được con số cuối cùng lần lượt

là 30 tỷ USD và 20 tỷ USD mỗi tháng.

NHTW Anh mặc dù vẫn chưa có động thái điều chỉnh CSTT nhưng trước áp

lực lạm phát gia tăng đang phát đi tín hiệu mạnh mẽ về khả năng thắt chặt

CSTT bằng cách tăng lãi suất hoặc rút dần quy mô gói nới lỏng định lượng

ngay trong tháng tới.

NHTW châu Âu ECB vẫn duy trì chính sách lãi suất âm với lãi suất tái cấp

vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay là 0,25% và lãi suất tiền gửi là -0,4%, đồng thời

duy trì kế hoạch thu mua 60 tỷ Euro/tháng trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp

tới tháng 12/2017 theo chương trình nới lỏng định lượng được triển khai từ

tháng 3/2015. Mặc dù vậy, trong cuộc họp diễn ra cuối tháng 9, ECB cũng đã

phát đi tín hiệu sẽ xem xét lại quy mô chương trình nới lỏng định lượng vào đầu

năm tới trong bối cảnh nhiều NHTW đã bắt đầu thắt chặt chính sách.

NHTW Canada là NHTW đầu tiên thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển G7

tiếp bước Mỹ đã có động thái điều chỉnh tăng lãi suất chính sách trong quý vừa

qua. Cụ thể, chỉ trong vòng 3 tháng của quý III, NHTW Canada đã tăng lãi suất

2 lần vào tháng 7 và tháng 9 với tổng mức tăng là 0,5%. Đây cũng là đợt điều

chỉnh tăng lãi suất đầu tiên của NHTW nước này trong vòng 7 năm qua. Mục

đích của lần tăng lãi suất lần này của Canada là để cắt giảm dần lượng tín dụng

giá rẻ đã đẩy giá nhà đất và nợ hộ gia đình tại Canada tăng cao trong thời gian

qua khi tăng trưởng kinh tế đang được cải thiện.

NHTW Nhật Bản vẫn duy trì quan điểm điều hành chính sách tiền tệ theo

hướng nới lỏng thông qua việc tiếp tục các chương trình nới lỏng định lượng và

định tính để đạt được và duy trì mục tiêu lạm phát 2%. Lãi suất áp dụng đối với

các khoản tiến gửi vượt dự trữ của các TCTD gửi tại NHTW hiện ở mức -

0,1%, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm bị giới hạn ở mức 0%, trong khi tốc độ

mua sắm tài sản vẫn ở mức 80 nghìn JPY (727 tỷ đô la Mỹ) một năm.

NHTW Trung Quốc trong cuộc họp điều hành CSTT hàng quý diễn ra vào

ngày 30/9 vừa qua đã tái khẳng định thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và

trung lập, trong khi vẫn đảm bảo tính thanh khoản về cơ bản ổn định. Ngoài ra,

ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng cho biết sẽ tiếp tục thúc đẩy cải cách

8

hệ thống tài chính, cải thiện hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực tài chính để phục

vụ tốt hơn cho nền kinh tế, trong khi tăng cường quản lý rủi ro.

3. Diễn biến thị trường ngoại hối, chứng khoán

Thị trường ngoại hối

Đồng USD vẫn

tiếp tục suy giảm

Trong quý III, mặc dù kinh tế Mỹ đã có thêm những tín hiệu tốt nhưng chưa đủ

để tạo lực cho đồng bạc xanh trên thị trường, chỉ số USD index tiếp tục xu

hướng suy giảm được kéo dài từ đầu năm. Mặc dù kết thúc tháng 9 đồng USD

đã bật tăng nhẹ ở mức 0,27% nhưng do đà giảm mạnh đồng USD vào tháng 7

nên xu hướng chung của cả quý vẫn là giảm điểm, đồng USD đã trượt về mức

giá thấp trong hơn 2 năm qua, hiện giao dịch ở mức 92.88, giảm 2,66%.

Trước những áp lực diễn ra khá dồn dập từ bên trong và bên ngoài, đồng USD

đã có diễn biến giảm khá vững chắc, xu hướng tăng điểm có xuất hiện trước

những tín hiệu tốt của kinh tế và việc làm xong thường không kéo dài, duy chỉ

có diễn biến tăng nhẹ trong tháng 9 được hỗ trợ mạnh mẽ bởi quyết định của

Fed về việc sẽ cắt giảm số dư trên bảng cân đối bắt đầu vào tháng 10/2017 –

đánh dấu bước đi đầu tiên trong việc tháo gỡ các gói kích thích đã đưa vào nền

kinh tế sau khủng hoảng tài chính 2008 – 2009. Trong quý, USD index giao

dịch cao nhất ở mức 92.3 và thấp nhất ở mức 91.64. Tính từ đầu năm đến nay,

đồng USD đã suy giảm hơn 9%.

Diễn biến chỉ số USD

Nguồn: investing.com

Đồng EUR và

đồng GBP vẫn

giữ được đà tăng

Kết thúc quý III, so với đồng bạc xanh, hai đồng tiền mạnh của khu vực Châu Âu

nhìn chung vẫn có được diễn biến tốt, mặc dù xu hướng dịch chuyển đã có sự

khác nhau qua các tháng nhưng cả đồng EUR và đồng GBP đều đạt mức tăng lần

lượt là 3,4% và 2,84% trong quý. Theo đó, đồng EUR đã có 02 tháng tăng điểm,

kéo dài xu hướng tăng liên tục trong 07 tháng kể từ đầu năm, ghi nhận mức tăng

mạnh nhất vào tháng 7 và giảm nhẹ trong tháng 9. Diễn biến của đồng EUR đến

thời điểm hiện nay được hỗ trợ mạnh mẽ bởi sự phục hồi vượt ngoài mong đợi

của kinh tế khu vực và bất ổn chính trị đã không diễn ra như dự đoán.

Không có được xu hướng tăng liên tục và mạnh mẽ như đồng tiền chung, đồng

GBP của nước Anh có diễn biến tăng giảm đan xen, biến động khá mạnh. Đồng

GBP có đà tăng trong tháng 7 và tháng 9, giảm đáng kể trong tháng 8. Diễn biến

không ổn định của đồng GBP bị chi phối mạnh bởi tình hình kinh tế thiếu chắc

chắn, áp lực lạm phát gia tăng và những quan ngại xoay quanh các vòng đàm

phán Brexit. Mặc dù vậy, trong quý 3 cũng đã ghi nhận những mức tăng giá

mạnh nhất kể từ sau ngày 24/6/2016 khi thị trường đặt kỳ vọng nhiều vào việc

NHTW Anh sẽ tăng lãi suất trong những tháng tới, chỉ trong vòng 2 ngày

9

Diễn biến tỷ giá của các đồng tiền mạnh

Nguồn: investing.com

6 cụ thể là đồng JPY đã giảm 0,1% và đồng CNY vẫn tăng nhẹ ở mức 1,6%.

1.1

1.15

1.2

1.25

3-Jul-17 3-Aug-17 3-Sep-17

EUR/USD

1.2

1.25

1.3

1.35

1.4

3-Jul-17 3-Aug-17 3-Sep-17

GBP/USD

0.72

0.74

0.76

0.78

0.8

0.82

3-Jul-17 3-Aug-17 3-Sep-17

AUD/USD

1.15

1.2

1.25

1.3

1.35

3-Jul-17 3-Aug-17 3-Sep-17

USD/CAD

104

106

108

110

112

114

116

3-Jul-17 3-Aug-17 3-Sep-17

USD/JPY

6.2

6.4

6.6

6.8

7

3-Jul-17 3-Aug-17 3-Sep-17

USD/CNY

(14,15/9), đồng GBP đã tăng gần 3%, giao dịch ở mức 1.3593. Tính từ đầu năm

đến nay, đồng GBP đã tăng hơn 8% so với đồng USD, hiện giao dịch ở mức

1.3397.

Cùng có diễn biến tốt như hai đồng tiền mạnh tại khu vực Châu Âu, đồng AUD

và đồng CAD kết thúc quý 3 cũng có tổng mức tăng điểm lần lượt là 1,86% và

3,82%. Trong đó, cả hai đồng tiền này đều tăng mạnh nhất vào tháng 7. Kết thúc

quý, đồng CAD và đồng AUD đã tăng lần lượt là 7,2% và 8,6% so với đầu năm,

chốt giao dịch cuối quý ở mức AUD/USD 0.7834 và USD/CAD là 1.247.

Đồng CNY và

đồng JPY đã có

diễn biến mới

Trong quý III, diễn biến của đồng CNY và đồng JPY đã có nhiều điểm khác mặc

dù xu hướng dịch chuyển khá tương đồng với hai tháng tăng và 01 tháng giảm.

Trong đó, đáng chú ý là mức độ biến động qua các tháng đã khác nhau nên tổng

mức thay đổi của hai đồng tiền mạnh của khu vực Châu Á đã đạt kết quả trái

chiều6. Đồng JPY trong quý 3 không giữ được đà tăng điểm như quý trước, diễn

biến chững lại và đã chính thức giảm mạnh trong tháng 9. Kết thúc quý III, đồng

JPY đã giảm 3,76% kể từ đầu năm, chốt giao dịch ở mức 112,49. Trong khi đó,

đồng CNY đã có được đà tăng mạnh nhất trong tháng 8. Kết thúc quý III, đồng

CNY đã tăng 4,21% kể từ đầu năm, chốt giao dịch ở mức 6.6534.

10

Diễn biến thị trường vàng

Diễn biến giá vàng thế giới

Nguồn: usagold.com

Trong quý III, Trung Quốc cũng công bố những thông tin tích cực về diễn biến

của quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia, cụ thể là đến hết tháng 8 dự trữ của Trung

Quốc đã tăng liên tục trong 8 tháng, đạt trên 3.109 tỷ USD. Hiện tại trong xu

hướng gia tăng mạnh dự trữ ngoại tệ của các quốc gia khu vực Châu Á, Trung

Quốc đang giữ vị trí đứng đầu, vượt xa so với Nhật Bản.

Các nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất khu vực Châu Á

Nguồn: IMF, WB

Giá vàng đã tăng

trở lại mặc dù đã

có tháng giảm

cao nhất kể từ

đầu năm

Trong quý III, giá vàng đã lấy lại đà tăng sau xu hướng chững lại của quý II với

tổng mức tăng là 3,18% đối với giá vàng giao ngay và tăng 2,82% đối với giá

vàng kỳ hạn. Diễn biến của giá vàng cũng giống như những quý trước, vàng có

đã có được 02 tháng tăng giá và giảm ở tháng cuối. Trong quý, vàng đã tăng giá

mạnh vào tháng 8 và đã xác lập được ngưỡng giá mới trên 1.300 USD/ounce từ

ngày 28/8 và kéo dài trong khoảng 3 tuần giao dịch đầu tháng 9, thậm chí đã có

lúc đạt trên 1.350 USD/ounce. Tuy nhiên, sự phục hồi của đồng USD trên thị

trường cũng như những yếu tố hỗ trợ cho đà tăng của giá vàng trong ngắn hạn

cụ thể là tình hình căng thẳng địa chính trị hay các chính sách vĩ mô quan trọng

của các quốc gia đầu tàu vẫn chưa có thêm diễn biến mới đã chặn lại đà tăng

mạnh của giá vàng trong gần 10 ngày giao dịch của tháng 9. Chính vì vậy, giá

vàng trong tháng 9 đã quay đầu giảm sau đà tăng mạnh của tháng 8 với mức

giảm cao nhất kể từ đầu năm là 3,13% - giá vàng giao ngay và 2,83% - giá vàng

kỳ hạn; Giao dịch ở mức 1.279,7 USD/ounce đối với giá vàng giao ngay và

1.284,8 USD/ounce đối với giá vàng kỳ hạn.

11

Xu hướng tăng trưởng vững chắc của giá vàng từ năm ngoái đến nay đã dẫn đến

sự thay đổi vị trí của vàng trong bảng danh mục đầu tư trên thị trường tài chính –

vàng được nhìn nhận là tài sản đầu tư có sự tăng trưởng nhanh trong dài hạn. Xu

hướng tăng trưởng nhanh của giá vàng được đảm bảo bởi nhu cầu gia tăng trong

vài năm trở lại đây. Trong đó, đáng chú ý là sự gia tăng nhu cầu tại các thị

trường mới (các nước phương Tây), nhu cầu của NHTW và sự xuất hiện của

nhiều sản phẩm tài chính của vàng.

Xu hướng tăng trưởng của giá vàng so với các tài sản tài chính trong dài hạn

Nguồn: Bloomberg; WGC

Thị trường chứng khoán toàn cầu

5.4

2.5 1

7.6

5.3 4.4

10.8

8.9 8.2

11.3

6.3

3.1

10

2.6

-3.7

10.6

7.1 7.7

-6

-4

-2

0

2

4

6

8

10

12

14

1971 20 năm 10 năm

Đô la Trái phiếu đô la Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán EAFE Hàng hóa Vàng

Các thị trường

chứng khoán

chủ chốt tiếp tục

giữ được đà

tăng tốt

Tiếp nối diễn biến tích cực của nửa đầu năm 2017, thị trường chứng khoán toàn

cầu vẫn duy trì đà tăng điểm cao trong quý III. Chỉ số MSCI ACWI toàn cầu đã

đạt được mức tăng 1,26% trong quý III với hầu hết các thị trường chủ chốt tại

khắp các châu lục đều ghi nhận đà tăng điểm.

Diễn biến một số thị trường chứng khoán chủ chốt trong quý III

Nguồn: Bloomberg

Thị trường chứng khoán Mỹ khởi đầu tháng 7 với mức tăng điểm tốt nhờ được

hỗ trợ bởi nhiều thông tin lợi nhuận khả quan của hệ thống doanh nghiệp niêm

yết, có phần chững lại trong tháng 8 do chịu tác động từ các bất ổn chính trị và

hồi phục trở lại trong tháng 9 nhờ diễn biến tích cực của môi trường kinh tế vĩ

mô. Nhờ đó, kết thúc quý III, cả 3 chỉ số chứng khoán chính đều đạt được mức

12

7 Trong quý I/2017 chỉ số Euro Stoxx tăng 2,79%, Quý II giảm 0,81%.

tăng điểm tốt, trong đó Dow Jones tăng 4,87%, S&P 500 tăng 3,9% và Nasdaq

tăng 5,69% so với cuối quý II.

Diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ T1/2016 – T9/2017

Nguồn: Bloomberg

Chứng khoán châu Âu cũng ghi nhận một quý diễn biến tích cực. Kết thúc quý

III, chỉ số Euro Stoxx đã đạt mức tăng điểm 4,49%, quý tăng cao nhất kể từ đầu

năm đến nay7. Mặc dù trong quý, có những thời điểm thị trường giảm điểm khá

mạnh trước mối lo ngại về tình trạng căng thẳng chính trị gia tăng tại Tây Ban

Nha hay kết quả cuộc bầu cử tại Đức chưa được như kỳ vọng, tuy nhiên diễn

biến tích cực của môi trường kinh tế vĩ mô tại nhiều quốc gia trong khu vực đã

thúc đẩy đà tăng điểm của thị trường. Hầu hết các thị trường chủ chốt đều đạt

được mức tăng điểm tốt so với cuối quý trước như CAC 40 của Pháp tăng

4,14%; DAX của Đức tăng 4,92%,... Chỉ số FTSE 100 của Anh mặc dù chịu tác

động tiêu cực từ tình hình kinh tế vĩ mô ảm đạm và những lo ngại xoay quanh

cuộc đàm phán Brexit nhưng vẫn duy trì được mức tăng điểm 0,62% so với cuối

quý II.

Diễn biến một số chỉ số chứng khoán chủ chốt tại thị trường châu Âu T1/2016 – T9/2017

Nguồn: Bloomberg

Chứng khoán châu Á cũng duy trì được đà tăng điểm của 2 quý trước đó. Chỉ số

MSCI khu vực châu Á Thái Bình Dương đạt mức tăng 4,25% so với quý II với

các thị trường chủ chốt đều duy trì được đà tăng điểm. Chứng khoán Nhật Bản

sau 2 tháng đầu quý có phần chững lại đã tăng tốc mạnh mẽ trong tháng 9 nhờ

13

Triển vọng kinh tế thế giới cuối năm 2017

Triển vọng kinh tế vĩ mô

Với những diễn biến tích cực trong quý vừa qua, một loạt dự báo của các định

chế tài chính và tổ chức quốc tế gần đây đều nhận định bức tranh kinh tế thế

giới sẽ tiếp tục mang những gam màu sáng trong những tháng cuối năm 2017.

Hầu hết các tổ chức quốc tế đều thống nhất đưa ra một mức tăng trưởng triển

vọng của kinh tế toàn cầu trong năm nay sẽ giao động từ 2,7 - 3,5%, cao hơn

mức tăng trưởng 2,4% của năm 2016. Song song với sự phục hồi của tăng

trưởng kinh tế toàn cầu, dòng chảy thương mại dự báo sẽ tiếp tục có những

diễn biến thuận lợi với mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2016. Giá cả hàng

hóa toàn cầu, đặc biệt là giá dầu cũng sẽ tiếp tục đà tăng trong những tháng

cuối năm, từ đó hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi phụ

thuộc mạnh vào xuất khẩu.

Dự báo của một số tổ chức quốc tế về các chỉ số vĩ mô toàn cầu năm 2017 (% yoy)

Tăng trưởng

kinh tế

Tăng trưởng

thương mại

Lạm phát Giá dầu

IMF 3,5% 4% Các nền kinh tế

phát triển: 1,9%;

Các nền kinh tế

đang phát triển:

4,5%

21,2%

BIS 3,5% - - -

WTO 2,8% 3,6% - -

OECD 3,5% - - -

WB 2,7% 4% - 23,8%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các tổ chức quốc tế

được hỗ trợ bởi các diễn biến tích cực của tình hình kinh tế vĩ mô trong nước.

Kết thúc quý III, chỉ số Nikkei 225 đạt mức tăng 1,67% so với cuối quý II.

Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông duy trì được đà tăng điểm tốt trong 2

tháng đầu và điều chỉnh giảm nhẹ trong tháng 9. Kết thúc quý III, chỉ số Hang

Seng đạt mức tăng tốt 6,94% và chỉ số Shanghai đạt mức tăng 4,87%.

Diễn biến một số chỉ số chứng khoán chủ chốt tại thị trường châu Á T1/2016 – T9/2017

Nguồn: Bloomberg

14

Mặc dù vậy, kinh tế thế giới vẫn đối mặt không ít thách thức. Trước hết, tình

trạng phục hồi tăng trưởng vẫn diễn ra chưa đồng đều và bền vững ở các nền

kinh tế. Hiện chỉ có khu vực EU và Nhật Bản đang có xu hướng tăng trưởng ổn

định, các nền kinh tế đầu tàu khác như Mỹ, Anh, Trung Quốc vẫn còn phải đối

mặt với nhiều quan ngại xuất phát từ yếu tố kinh tế cũng như các yếu tố chính

trị. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi vẫn đang tiến hành những điều chỉnh

mang tính cấu trúc, sẽ có ảnh hưởng nhất định đến diễn biến tăng trưởng kinh

tế, cũng như dòng chảy thương mại, tài chính tại mỗi quốc gia cũng như trên

toàn cầu.

Thứ hai là việc điều chỉnh các chính sách vĩ mô của các khối nước lớn sẽ trở

thành hiện thực hay không sẽ có ảnh hưởng mạnh tới kỳ vọng của thị trường,

qua đó sẽ tác động lớn đến hành vi tiêu dùng, đầu tư, tích lũy…Từ đó cũng sẽ

quyết định mức độ, tần suất biến động của các thị trường trên toàn cầu. Tiếp

đến lạm phát đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu cũng là một

trở ngại lớn đối với việc điều chỉnh chính sách theo định hướng cũng như hiệu

quả của chính sách vĩ mô của mỗi nước.

Bên cạnh đó, rủi ro chính trị vẫn tiếp tục đe dọa sự phục hồi của các nền kinh tế.

Trong đó đáng chú ý nhất là căng thẳng chính trị giữa Triều Tiên và Mỹ cũng

như các quốc gia đầu tàu tại khu vực châu Á; giữa Mỹ và các khối nước trên

các bàn đàm phán thương mại; giữa Anh và EU trong hiệp ước Brexit;…..và

nhưng rủi ro chính trị giữa các nước trong khối EU, sự bất ổn an ninh tại các

nước lớn…. Ngoài ra, tình trạng nợ công ngày càng trở nên trầm trọng tại nhiều

quốc gia trên thế giới, chủ nghĩa bảo hộ tiếp tục gia tăng, các rủi ro khách quan

do thiên tai,… cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Xu hướng của thị trường tiền tệ, giá vàng và chứng khoán

Trên thị trường tiền tệ, xu hướng vận động cơ bản của phần lớn các đồng tiền

trong quý IV sẽ không có nhiều thay đổi so với quý III. Diễn biến của các đồng

tiền mạnh chủ yếu vẫn bị chi phối bởi tình hình kinh tế vĩ mô, những bất ổn về

chính trị cũng như căng thẳng địa chính trị giữa các khối nước và khả năng

hiện thực hóa lộ trình tăng lãi suất của NHTW các nước lớn.

Trên thị trường giao dịch kim loại quý, diễn biến của giá vàng từ nay đến cuối

năm vẫn được nhìn nhận tích cực mặc dù xác suất để lập thêm các đỉnh giá là

không cao, nếu có xảy ra thì cũng không bền vững, phần lớn đều nhìn nhận

rằng, khả năng vượt qua ngưỡng 1.400 USD/ounce trong năm nay là khó xảy

ra. Quan sát diễn biến của giá vàng trong quý III có thể khẳng định rằng giá

vàng vẫn tiếp tục phụ thuộc mạnh vào diễn biến kinh tế và chính sách của nước

Mỹ, đồng thời rất nhạy cảm với vấn đề căng thẳng chính trị giữa các khối

nước.

Trên thị trường chứng khoán, mặc dù xu hướng tăng giá vẫn diễn ra tích cực

trong quý III, tuy nhiên các phân tích cho thấy giá cổ phiếu trên nhiều thị

trường đã có xu hướng tăng kéo dài, thậm chí đã vượt xa giá trị thực của cổ

phiếu. Do đó, trong quý sắp tới, kỳ vọng tăng mạnh nhiều khả năng sẽ chỉ tiếp

tục diễn ra tại thị trường chứng khoán của các nền kinh tế mới nổi nhưng sự

biến động có thể dễ dàng xuất hiện tại các thị trường chủ chốt của khu vực

phương tây và nước Mỹ khi NHTW quyết định dịch chuyển chính sách.

15

KINH TẾ TRONG NƯỚC

1. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

vượt kỳ vọng Tăng trưởng kinh tế trong quý III ước đạt 7,46%, cao hơn 1 điểm phần trăm

so với Quý II – ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực của nền kinh tế. Các

khu vực đóng góp chính vào GDP phần lớn có diễn biến tốt, ngoại trừ khu

vực khai khoáng. Trong đó, đáng chú ý là sự khởi sắc trở lại của khu vực

nông, lâm, thủy hải sản.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 9 tháng các năm 2015, 2016 và 2017

Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước

(%) Đóng góp của các khu

vực vào tăng trưởng 9

tháng năm 2017

(Điểm phần trăm) 9 tháng

năm 2015

9 tháng

năm 2016

9 tháng

năm 2017

Tổng số 6,53 5,99 6,41 6,41

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,08 0,62 2,78 0,43

Công nghiệp và xây dựng 9,72 7,68 7,17 2,45

Dịch vụ 6,10 6,67 7,25 2,80

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sp 5,52 6,45 6,31 0,73

Nguồn: TCTK

Nhờ đó, GDP 9 tháng của cả nước ước tăng 6,41%, cao hơn mức tăng 5,99%

của cùng kỳ năm 2016. Trong đó, theo cơ cấu nhóm ngành, hầu hết các khu

vực đều có diễn biến tăng tốt so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừ khu vực

công nghiệp và xây dựng. Đóng góp chính vào tăng trưởng kinh tế vẫn là

khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy nhiên khu vực

nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng đã đạt kết quả tích cực hơn, đặc biệt là

nhóm ngành thủy sản.

Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong khu

vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong khu

vực công nghiệp và xây dựng

Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong khu vực dịch vụ

Nguồn: TCTK

0

2

4

6

8

10

Ngành bán buôn và bán lẻ

Ngành dịch vụ lưu

trú và ăn uống

Ngành hoạt động

tài chính, ngân

hàng và bảo hiểm

Ngành hoạt động

kinh doanh BĐS

%

9 tháng 2016 9 tháng 2017

16

8 Tập đoàn Samsung đầu tư mở rộng sản xuất các mặt hàng điện tử có giá trị cao với doanh thu dự kiến ngành điện tử cả năm 2017 đạt 1.188,5

nghìn tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2016; Tập đoàn Formosa mới đi vào sản xuất, dự kiến năm 2017 sản xuất 1,5 triệu tấn thép thô với doanh

thu 16,85 nghìn tỷ đồng. 9 So với cùng kỳ, Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 7 tăng 8,3%; tháng 8 tăng 11,6%. Chỉ số tồn kho toàn ngành

công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 7 tăng 9,8%; tháng 8 tăng 9,9%.

Xem xét GDP theo góc độ sử dụng phản ánh rõ sự phục hồi của nhu cầu trong

nền kinh tế với sự đóng góp lớn nhất của tiêu dùng cuối cùng, ước tăng 7,3% so

với cùng kỳ năm 2016, đóng góp 8,76 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng

chung, đặc biệt là tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, đóng góp 8,02 điểm phần

trăm. Tiếp đến là tích lũy tài sản tăng 9,8%, đóng góp 4,78% nhưng tình trạng

nhập siêu từ đầu năm đến nay đã làm giảm 7,13% điểm phần trăm vào mức tăng

trưởng chung.

Khu vực công nghiệp

đã có diễn biến tốt

hơn so với những

quý trước

Trong quý III, diễn biến của chỉ số sản xuất toàn ngành công công nghiêp – IIP

đã được cải thiện qua các tháng, nhờ đó đã có được mức tăng ước tính đạt 9,7%

trong quý 3 – tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Tính chung 9 tháng, chỉ số

IIP ước tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 7,1% của cùng

kỳ năm 2016

Diễn biến IIP so với tháng trước

Diễn biến IIP so với cùng kỳ

Nguồn: TCTK

Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo; ngành cung cấp nước và

xử lý rác thải, nước thải có xu hướng tăng tốt so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể

IIP của ngành chế biến, chế tạo đã tăng 12,8% - mức tăng cao nhất trong nhiều

năm trở lại đây, đóng góp 9 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản

xuất và phân phối điện tăng 8,9%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành cung

cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Tuy nhiên ngành khai khoáng vẫn tiếp tục giảm, thậm chí còn giảm mạnh hơn

so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức 8,1%, làm giảm 1,8 điểm phần trăm trong

mức tăng chung.

Tốc độ tăng trưởng mạnh của ngành chế biến, chế tạo đang ghi nhận sự đóng

góp tích cực của các nhóm ngành như sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và

sản phẩm quang học (25,1%); sản xuất kim loại (21,4%); sản xuất kim loại đúc

sẵn (14,2%). Mức tăng trưởng tốt của các nhóm ngành này chủ yếu là do các

hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất của tập đoàn Samsung, tập đoàn Formosa

trong quý III8.

Diễn biến tốt của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng được thể hiện rõ

qua hoạt động tiêu thụ và tồn kho liên tục được cải thiện qua các tháng trong

quý III9. Theo đó, tính chung 8 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công

nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2016 – cao hơn mức

8,3% của cùng thời điểm so sánh của năm ngoái. Tương tự, chỉ số tồn kho cũng

17

Diễn biến chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế

biến, chế tạo

Diễn biến chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế

biến, chế tạo

Nguồn: TCTK

diễn biến tích cực qua các tháng, tính đến thời điểm 1/9/2017 đã tăng 9,9% - cao

hơn mức tăng 9% của cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số nhà quản

trị mua hàng tiếp

tục diễn biến

trong vùng mở

rộng, ghi nhận

mức tăng mạnh

vào tháng cuối

của quý

Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đã ghi nhận cả xu hướng tăng và giảm tại

một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn. Trong đó xu hướng tăng mạnh

vẫn diễn ra tại khu vực phía Bắc, xu hướng giảm đã xuất hiện tại khu vực

Miền Trung và Nam Trung Bộ.

Chỉ số PMI toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam liên tục được cải thiện

qua các tháng trong quý III, tăng nhẹ trong tháng 7 và 8, tăng mạnh nhất trong

tháng 9 ở mức 53,3 điểm. Diễn biến tốt của PMI trong quý đã kéo dài xu

hướng cải thiện trong lĩnh vực sản xuất suốt 22 tháng, chủ yếu nhờ có xu

hướng tăng vững chắc của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới.

Mức tăng mạnh của PMI trong tháng 9 cũng ghi nhận đồng thời mức tăng lớn

nhất của sản lượng ngành sản xuất, số lượng đơn đặt hàng mới, tốc độ mua

hàng, tồn kho hàng mua. Tuy nhiên, diễn biến tăng liên tục của chi phí đầu

vào trong quý dẫn đến các nhà sản xuất đã phải tăng giá bán lần đầu tiên trong

tháng 9 kể từ tháng 4 năm 2017.

Đồ thị diễn biến Chỉ số PMI trong 9 tháng năm 2017

Nguồn: Nikkei

Với diễn biến liên tốt như vậy, hiện tại PMI Việt Nam trong tháng 9 đang dẫn

đầu khu vực ASEAN và có khoảng cách đáng kể với nước hiện đang có tốc độ

tăng PMI tốt trong khu vực như Phillipine, Indonexia, Thái Lan.

18

Hoạt động bán lẻ

hàng hóa đã có

diễn biến tốt nhất

từ đầu năm đến

nay

Trong quý III, hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng vẫn thể hiện xu

hướng diễn biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa và

dịch vụ tiêu dùng so với tháng trước đều duy trì được mức tăng trưởng tốt qua

các tháng của quý III10

trong đó tốc độ tăng trưởng của tháng 9 là mức tăng

cao thứ 2 kể từ đầu năm đến nay. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng so với cùng

kỳ duy trì mức tăng trưởng liên tục tháng sau cao hơn tháng trước11

và đây

cũng là quý đạt tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ cao nhất kể từ đầu năm đến

nay.

Tính chung 9 tháng năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

tiêu dùng đạt 2.917,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước,

nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,2% (cao hơn mức tăng 9% của cùng kỳ năm

2016).

Với diễn biến như vậy, hoạt động bán lẻ đã đóng góp quan trọng vào tăng

trưởng kinh tế xét theo ngành kinh tế cũng như trên góc độ sử dụng GDP.

Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh

thu DV TD so với tháng trước và cùng kỳ (%)

Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu

dịch vụ tiêu dùng đã loại trừ yếu tố giá (% yoy)

Nguồn: TCTK

10

Tốc độ tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng so với tháng trước lần lượt đạt 1,2% trong tháng 7, 0,3% trong tháng 8 và

1,8% trong tháng 9. 11

Tốc độ tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng so với cùng kỳ lần lượt đạt 10,3% trong tháng 7, 11,7% trong tháng 8 và

12,1% trong tháng 9.

Diễn biến chỉ số PMI của một số nước trong khu vực ASEAN

Nguồn: nikkei.com

46

47

48

49

50

51

52

53

54

19

Vốn đầu tư toàn

xã hội gia tăng

mạnh trong quý

III nhờ sự đóng

góp chủ yếu từ

hai cấu phần vốn

đầu tư khu vực

tư nhân và nước

ngoài

Trong quý III, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 45,39 nghìn tỷ đồng, tăng

16,77% so với cùng kỳ 2016, cao gấp đôi so với mức tăng trưởng 7,17% của

quý III năm ngoái và cũng cao hơn nhiều mức tăng trưởng lần lượt đạt 8,85%

và 9,4% trong 2 quý liền trước. Trong đó, vốn đầu tư từ khu vực nước ngoài

đạt mức tăng trưởng cao nhất trong cả nhóm với mức tăng 27,74% so với

cùng kỳ. Vốn đầu tư từ khu vực tư nhân vẫn là động lực dẫn dắt tăng trưởng

tổng vốn đầu tư toàn xã hội khi chiếm gần 42% tổng vốn và đạt tốc độ tăng

trưởng lên đến 20,7% so với cùng kỳ - mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu

năm đến nay và cao gấp 3 lần so với mức tăng trưởng của quý III năm 2016..

Trong khi đó, khu vực nhà nước vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định,

không có nhiều sự thay đổi so với 2 quý trước, đạt 6,62% trong quý III.

Tăng trưởng tổng vốn đầu tư của toàn xã hội và 3 khu vực kinh tế so với cùng kỳ

Nguồn: TCTK

Với diễn biến tích cực trong quý III, tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9

tháng đầu năm 2017 theo giá hiện hành ước tính đạt 1128,7 nghìn tỷ đồng,

tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước và bằng 33,9% GDP, cao hơn mức tăng

của cùng kỳ 2 năm trước. Trong đó, vốn đầu tư từ khu vực tư nhân dẫn đầu,

tiếp đến là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực nhà nước. Diễn biến

của các cấu phần vốn đầu tư thành phần nhìn chung đều khởi sắc hơn nếu so

với cùng kỳ 2 năm trước.

Tốc độ phát triển vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9 tháng các năm 2015 - 2017 so với cùng kỳ năm trước

Đơn vị tính: %

9 tháng

năm 2015

9 tháng

năm 2016

9 tháng

năm 2017

Tổng số 109,6 109,6 112,1

Khu vực Nhà nước 106,6 106,0 107,2

Khu vực ngoài Nhà nước 111,0 110,3 115,9

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 112,4 114,1 113,5

Nguồn: TCTK

20

Hiệu quả sử dụng vốn thể hiện qua chỉ số ICOR đang có những diễn biến

theo chiều hướng tích cực khi ICOR trong quý III đạt 4,78, thấp hơn mức

ICOR lần lượt đạt 6,29 và 5,42 của 2 quý liền trước.

Diễn biến chỉ số ICOR giai đoạn QI/2016 – QIII/2017

Nguồn: Tính toán từ số liệu TCTK

Diễn biến các cấu phần vốn đầu tư toàn xã hội được thể hiện rõ nét hơn khi

quan sát hoạt động giải ngân vốn đầu tư trên các mảng NSNN cũng như vốn

đầu tư nước ngoài:

Giải ngân nguồn

vốn đầu tư từ

NSNN vẫn còn

gặp nhiều khó

khăn

Vốn đầu tư từ NSNN vẫn diễn biến theo đúng quy luật hàng năm đó là lượng

giải ngân có sự gia tăng nhanh dần qua các quý. Cụ thể, trong quý III, lượng

vốn đầu tư từ NSNN ước đạt 77,79 nghìn tỷ đồng, tăng 11,76% so với quý

trước. Tính chung 9 tháng năm 2017, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện

ước tính đạt 192,8 nghìn tỷ đồng, bằng 63,2% kế hoạch năm và tăng 7,1% so

với cùng kỳ năm trước. Mặc dù tình hình thực hiện vốn đầu tư từ NSNN đã

có chuyển biến tích cực trong những tháng gần đây nhưng mức giải ngân vẫn

còn thấp so với kế hoạch năm và mức tăng trưởng cũng thấp hơn so với cùng

kỳ năm trước12

. Sự khó khăn trong việc giải ngân nguồn vốn đầu tư từ NSNN

cũng thể hiện qua sự chững lại qua hoạt động chi đầu tư phát triển khi qua 9

tháng chi đầu tư phát triển mới chỉ bằng 42,8% dự toán, thấp hơn đáng kể so

với mức dự toán của các năm trước13

.

Diễn biến vốn đầu tư từ NSNN giai đoạn Q1/2016 – Q3/2017

Nguồn: TCTK

12

Vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện 9 tháng năm 2016 ước tính đạt 180 nghìn tỷ đồng, bằng 69,1% kế hoạch năm và tăng 13,1% so với

cùng kỳ năm trước. 13

9 tháng năm 2016 giải ngân vốn đầu tư phát triển bằng 51,1% dự toán, 9 tháng đầu năm 2015 giải ngân vốn đầu tư phát triển bằng 59,8%

dự toán.

21

Giải ngân vốn

đầu tư trực tiếp

nước ngoài có sự

cải thiện mạnh

mẽ

Sau 2 quý đầu năm giải ngân

ở mức thấp, bước sang quý

III, lượng vốn giải ngân FDI

có sự cải thiện mạnh mẽ, ước

đạt 4,8 tỷ USD, tăng 16,7%

so với quý II và tăng 29% so

với cùng kỳ năm 2016, cao

hơn khá nhiều mức tăng

trưởng của Quý III năm

201614

. Sự cải thiện này tập

trung chủ yếu vào tháng 9

khi chỉ trong vòng 1 tháng

lượng FDI giải ngân đạt 2,2

tỷ USD, chiếm gần một nửa

lượng vốn giải ngân trong cả

quý. Tính hết 9 tháng, vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 13,4%

so với cùng kỳ năm 2016, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây15

. Với

diễn biến tích cực của giải ngân vốn FDI trong quý III như vậy đã giải thích

cho sự khởi sắc của vốn đầu tư từ khu vực nước ngoài trong tổng vốn đầu tư

toàn xã hội.

Hoạt động thu

hút FDI diễn ra

ổn định qua các

tháng của quý

III

Tổng lượng vốn FDI thu hút mới và tăng thêm trong quý III ước đạt 4,32 tỷ

USD. Nhìn chung, diễn biến của các cấu phần FDI thu hút mới và tăng thêm

trong các tháng của quý III không có những biến động đột biến như một số

tháng của 2 quý trước.

Tính đến hết 20/9/2017, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, tăng thêm

đạt 21,3 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù mới chỉ hết

quý III nhưng lượng vốn FDI thu hút được trong năm nay đã tương đương với

mức FDI thu hút được của cả năm 2016.

Diễn biến các cấu phần vốn FDI thu hút qua các tháng trong năm 2017

(triệu USD)

Nguồn: TCTK

Qua 9 tháng, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành/lĩnh vực, trong

đó công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của

nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 12,64 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng

vốn đầu tư đăng ký; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,

14

Quý III năm 2016 vốn FDI thực hiện giảm 2,1% so với quý trước và tăng 10% so với cùng kỳ. 15

9 tháng năm 2015 và 2016, tăng trưởng vốn FDI thực hiện so với cùng kỳ đạt mức tăng lần lượt là 12,4% và 8,4%.

So sánh diễn biến vốn FDI thực hiện qua các

quý các năm 2015, 2016 và 2017

(triệu USD)

Nguồn: TCTK

22

hơi nước và điều hòa không khí đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 21,1%; các ngành còn

lại đạt 7,5 tỷ USD, chiếm 29,3%.

Trong số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại

Việt Nam trong 9 tháng, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất chiếm 33,7% tổng

vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore chiếm 19,9%; Hàn Quốc chiếm

15,8%; Trung Quốc chiếm 8,8%; Hồng Kông chiếm 4,3%.

Cơ cấu thu hút FDI theo lĩnh vực đầu tư

Cơ cấu thu hút FDI theo đối tác đầu tư

Nguồn: TCTK

Xuất khẩu vẫn

duy trì đà tăng

trưởng tốt

Tiếp nối đà tăng trưởng tốt của 2 quý đầu năm16

, xuất khẩu quý III ước đạt

56,4 tỷ USD, tăng 6% so với quý II và tăng mạnh 21,6% so với cùng kỳ năm

2016. Kim ngạch xuất khẩu qua các tháng của quý III đều ở mức cao, trong đó

tháng 8 đạt con số 19,77 tỷ USD – mức cao nhất từ trước đến nay. Như vậy,

tính chung 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 154 tỷ USD, tăng 19,8% so

với cùng kỳ năm 2016, cao gấp 3 lần so với mức tăng trưởng 6,7% của 9

tháng năm ngoái. Trong đó hoạt động xuất khẩu đều có mức tăng trưởng cao

trong cả hai khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước

với mức tăng trưởng trong 9 tháng của 2 khu vực lần lượt đạt 21% và 16,8%

so với cùng kỳ, cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng của 9 tháng năm 201617

.

Sự gia tăng mạnh của giá trị xuất khẩu trong 9 tháng qua không chỉ nhờ sự gia

tăng về giá mà còn xuất phát từ sự gia tăng về lượng. Cụ thể, nếu loại trừ yếu

tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 9 tháng tăng 14,4% so với cùng kỳ năm

2016. Một số mặt hàng có lượng xuất khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm

trước là dầu thô tăng 9,7%; than đá tăng 122,5%; sắt thép tăng 31,5%; chè

tăng 12%; hạt tiêu tăng 25,1%; gạo tăng 21,7%,…

Một yếu tố khác hỗ trợ đà phục hồi của xuất khẩu đó là các mặt hàng chế biến

chế tạo vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan18

, cao hơn tốc độ tăng trưởng

xuất khẩu các mặt hàng này trong cùng kỳ năm 2016 và nhiều mặt hàng còn

đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu chung. Trong khi đó,

xuất khẩu dầu thô, các mặt hàng nông thủy sản và khai khoáng tiếp tục đạt

mức tăng trưởng khá cao, trái ngược hoàn toàn với xu hướng sụt giảm của

cùng kỳ năm ngoái19

.

16 Kim ngạch xuất khẩu quý I năm 2017 đạt 44,7 tỷ USD tăng 15,85% so với quý I năm 2016, kim ngạch xuất khẩu quý II năm 2017 đạt

53,81 tỷ USD, tăng 22,6% so với quý II năm 2016 17

9 tháng năm 2016, tăng trưởng xuất khẩu của hai khu vực doanh nghiệp nước ngoài và trong nước lần lượt đạt 7,4% và 5%. 18 Qua 9 tháng năm 2017, Điện thoại và linh kiện đạt 31 tỷ USD, tăng 21,4%; dệt may đạt 19,3 tỷ USD, tăng 8,6%; điện tử, máy tính và linh

kiện đạt 18,5 tỷ USD, tăng 40,8%; giày dép đạt 10,6 tỷ USD, tăng 12,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 9,3 tỷ USD, tăng

30,1%,... 19 Qua 9 tháng năm 2017, thủy sản đạt 6 tỷ USD, tăng 19,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,5 tỷ USD, tăng 11%; rau quả đạt 2,7 tỷ USD, tăng

45,6%; hạt điều đạt 2,6 tỷ USD, tăng 26,6%; dầu thô đạt 2,27 tỷ USD, tăng 33%,…

23

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK một số mặt hàng chủ lực 9T/2017 so với 9T/2016

Nguồn: TCTK

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường lớn

đều đạt tốc độ tăng trưởng cao và cơ cấu xuất khẩu sang các thị trường không

có nhiều thay đổi với Mỹ và EU vẫn là 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của

Việt Nam20

. Tuy nhiên, trong 9 tháng qua cơ cấu xuất khẩu cũng đang cho

thấy sự chuyển dịch về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước trong

khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.

Tỷ trọng XK vào các thị trường 9T/2016 Tỷ trọng XK vào các thị trường 9T/2017

Nguồn: TCTK

Nhập khẩu cũng

gia tăng mạnh mẽ

so với cùng kỳ

năm 2016

Tương tự xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu quý III cũng vẫn giữ được đà tăng

trưởng cao, ước đạt 54,2 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2016. Tính

chung 9 tháng, nhập khẩu ước đạt 154,5 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ

năm 2016 (9 tháng năm 2016 nhập khẩu tăng 1,3%). Trong đó, tốc độ tăng

nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt 18,7%, khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài đạt 26,1%, đều cao hơn rất nhiều tốc độ tăng trưởng của cùng

kỳ năm trước21

.

Sự gia tăng của nhập khẩu trong 9 tháng qua chủ yếu là do nhập khẩu tư liệu

sản xuất tăng rất mạnh 23,6% so với cùng kỳ năm 2016 trong khi 9 tháng năm

2016 nhập khẩu nhóm hàng này chỉ tăng 1,2%. Đáng chú ý, nhiều mặt hàng

có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2016 và tốc độ tăng của

20 Trung Quốc tăng 44,7%, Nhật Bản tăng 17,2%, Asean tăng 26,1% và Hàn Quốc tăng 27,3%, Mỹ tăng trưởng 10,5% và EU tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. 21

9 tháng năm 2016, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước tăng 2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tang 0,9%.

24

kim ngạch nhập khẩu chung, ví dụ như máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng

tăng 32,9%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 28,3%; điện thoại và linh kiện

tăng 41,3%; sắt thép tăng 16,1%; chất dẻo tăng 21,4%; xăng dầu tăng 42%,...

Bên cạnh đó, nhập khẩu hàng tiêu dùng cũng tăng mạnh ở mức 17,9% so với

cùng kỳ năm 2016, cao hơn mức tăng 2,8% của cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch NK một số mặt hàng tư liệu SX 9T/2017 so với 9T/2016

Nguồn: TCTK

Nhập khẩu từ tất cả các thị trường đều có sự phục hồi mạnh mẽ. Cụ thể, nhập

khẩu từ Trung Quốc, Asean, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ đều gia tăng mạnh

ở mức hai con số so với cùng kỳ năm 2016, trái ngược với xu hướng sụt giảm

hoặc tăng trưởng thấp tại các thị trường trong 9 tháng năm ngoái22

. Cơ cấu thị

trường nhập khẩu không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái, với

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo sau là Hàn

Quốc, Asean. Qua 9 tháng cũng có thể thấy cơ cấu nhập khẩu đã bớt sự phụ

thuộc hơn vào Trung Quốc và bắt đầu có sự chuyển dịch sang Hàn Quốc.

Tỷ trọng NK từ các thị trường 9T/2016 Tỷ trọng NK vào các thị trường 9T/2017

Nguồn: TCTK

Cán cân thương

mại xuất siêu

trong quý III

Cán cân thương mại trong quý III đã xuất siêu trở lại 2,2 tỷ USD. Tuy nhiên,

tính chung 9 tháng cán cân thương mại vẫn nhập siêu hơn 400 triệu USD.

Đáng lưu ý là với những chuyển biến trong cơ cấu xuất nhập khẩu theo thị

trường như đã phân tích ở trên, Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc trở thành thị

trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức nhập siêu qua 9 tháng lên tới

23,3 tỷ USD, tăng 57,7% so với cùng kỳ 2016. Trong khi đó, nhập siêu từ

Trung Quốc đạt 19,7 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ 2016.

22

9 tháng năm 2017, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2016, Hàn Quốc tăng 46,5%, ASEAN tăng 19,7%, Nhật Bản

tăng 8,2%, EU tăng 13,3%, Hoa Kỳ tăng 16,3%.

-20

-10

0

10

20

30

40

50

Tổng kim ngạch NK

Xăng dầu Sắt thép Điện tử, máy tính và linh

kiện

Điện thoại và linh kiện

Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

khác

%

9T/2016 9T/2017

25

Diễn biến XK, NK và nhập siêu giai đoạn 1/2016 – 9/2017

Nguồn: TCTK

Một số chính sách quan trọng trong công tác quản lý, điều tiết kinh tế được ban hành trong tháng 9

1/ Quyết định số 1434/QĐ-TTg ngày 22/9/2017 Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy

sản bền vững giai đoạn 2016 – 2020

Qua đó, xác định các mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2020 cần đạt được như sau: - Tàu cá khai thác

vùng khơi được cung cấp bản tin dự báo ngư trường; - Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân hằng năm

đạt 6%; - Tổng sản lượng thủy sản đạt từ 6,5 đến 7 triệu tấn; - Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt từ 8 đến 9 tỷ USD; -

Chủ động sản xuất trong nước 100% giống các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực; 100% giống tôm sú, tôm chân

trắng, cá tra là giống sạch bệnh; - 100% diện tích nuôi tập trung thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực đạt chứng

nhận VietGAP hoặc chứng nhận tương đương (GlobalGAP, ASC.BAP); - Công suất cảng cá tăng thêm khoảng

350.000 tấn hàng qua cảng/năm, công suất neo đậu tăng thêm khoảng 15.000 tàu; - Bảo đảm hoạt động của lực

lượng kiểm ngư thực hiện các nhiệm vụ thực thi pháp luật về thủy sản.

2/ Quyết định số 1300/QĐ-TTg ngày 1/9/2017 về việc giao kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu chính phủ năm

2017 (đợt 2)

Quyết định giao cho Bộ Tài chính báo cáo tình hình giải ngân kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ năm

2017 theo định kỳ hằng tháng và hằng quý theo quy định.

2. Lạm phát

[23] CPI so với cùng kỳ năm trước: tháng 7 (2,52%); tháng 8 (3,35%); tháng 9 (3,40%);

Lạm phát đã gia

tăng trở lại Trong Quý III, lạm phát đã gia tăng trở lại sau khi có xu hướng giảm kể từ đầu

năm. Trong đó, CPI đã tăng cao nhất vào tháng 8 và tháng 9 so với cùng kỳ

năm trước[23]

. Tính đến hết tháng 9/2017, CPI đã tăng 1,83% so với cuối năm

2016. CPI bình quân 9 tháng đầu năm tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản diễn biến ổn định trong Quý III. Sau khi giảm vào thời điểm

đầu năm nay, lạm phát cơ bản vẫn đang duy trì tốc độ tăng thấp và không có

biến động đáng kể. CPI cơ bản bình quân 9 tháng hiện ở mức 1,45% so với

cùng kỳ năm trước.

26

Nguồn: Tổng cục thống kê

[24] CPI Thuốc và dịch vụ Y tế so với tháng trước: tháng 7 (0,36%); tháng 8 (2,86%); tháng 9 (0,25%); [25] CPI Giáo dục so với tháng trước: tháng 7 (0,05%); tháng 8 (0,57%); tháng 9 (5%); [26] CPI Giao thông so với tháng trước: tháng 7 (-1,52%); tháng 8 (2,13%); tháng 9 (1,51%); [27] Bốn đợt điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu vào các ngày: 4/8; 19/8; 5/9 và 20/9; [28] CPI Hàng ăn và dịch vụ ăn uống so với tháng trước: tháng 7 (0,54%); tháng 8 (1,06%); tháng 9 (0,08%).

-1.75

-0.6

0.79

1.02

1

1.46

2.28

4.11

4.6

9.18

43.7

-20 0 20 40 60

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống

Bưu chính viễn thông

Văn hóa, giải trí và du lịch

Thiết bị và đồ dùng gia đình

May mặc, mũ nón, giày dép

Đồ uống và thuốc lá

Hàng hóa và dịch vụ khác

Nhà ở và vật liệu xây dựng

Giao thông

Giáo dục

Thuốc và dịch vụ y tế

%

CPI BÌNH QUÂN QUÝ III/2017

SO VỚI CÙNG KỲ 2016

-0.93

-0.65

0.90

1.00

1.08

1.57

2.09

4.11

7.35

9.72

46.50

-20 0 20 40 60

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống

Bưu chính viễn thông

Văn hóa, giải trí và du lịch

Thiết bị và đồ dùng gia đình

May mặc, mũ nón, giày dép

Đồ uống và thuốc lá

Hàng hóa và dịch vụ khác

Nhà ở và vật liệu xây dựng

Giao thông

Giáo dục

Thuốc và dịch vụ y tế

%

CPI BÌNH QUÂN 9 THÁNG 2017

SO VỚI CÙNG KỲ 2016

Lạm phát gia tăng trong Quý III tiếp tục chịu tác động từ việc điều chỉnh giá cả

của những nhóm hàng hoá và dịch vụ công thuộc quản lý Nhà nước như: Y tế,

Giáo dục,… Ngoài ra, xu hướng gia tăng trở lại của giá dầu trên thị trường thế

giới cũng tác động tới xu hướng tăng của nhóm giao thông trong tháng. Diễn

biến của các nhóm hàng hóa có tác động mạnh đến diễn biến của CPI trong quý

có những điểm đáng chú ý như sau:

+ Thuốc và dịch vụ Y tế: CPI nhóm hàng này đã tăng trong cả ba tháng[24]

,

trong đó tăng mạnh nhất vào tháng 8 khi có 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo

hiểm y tế. So với những đợt điều chỉnh giá trong hai quý đầu năm, mức độ tăng

giá dịch vụ y tế trong quý III không quá mạnh và nằm trong lộ trình điều chỉnh

theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế. Qua 9 tháng đầu năm, đây là

nhóm có tốc độ tăng CPI bình quân so với cùng kỳ cao nhất ở mức 46,5%, đóng

góp lớn nhất vào mức tăng của CPI tổng thể.

+ Giáo dục: Quý III là cao điểm của hoạt động giáo dục và đào tạo trên cả

nước nên CPI nhóm Giáo dục thường tăng mạnh trong giai đoạn này[25]

. Đặc

biệt trong tháng 9, CPI nhóm này tăng mạnh do 41 tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương thực hiện lộ trình tăng học phí khi bắt đầu vào năm học mới, khiến

chỉ số giá dịch vụ giáo dục tháng 9 tăng 5,74%, là mức cao nhất kể từ đầu năm.

CPI bình quân 9 tháng so với cùng kỳ năm trước của nhóm Giáo dục là 9,72%,

cao thứ hai chỉ sau Thuốc và dịch vụ Y tế.

+ Giao thông: Sau chuỗi giảm liên tiếp 4 tháng trong Quý II và tháng 7/2017,

CPI nhóm Giao thông đã tăng mạnh trở lại kể từ tháng 8[26]

. Nguyên nhân chủ

yếu là do giá bán xăng dầu trong nước liên tục điều chỉnh tăng trong 2 tháng

cuối quý[27]

. Diễn biến tăng của giá dầu thế giới những tháng gần đây đã gây

sức ép điều chỉnh lên giá xăng dầu trong nước, từ đó tác động đáng kể đến CPI.

Bình quân 9 tháng đầu năm, CPI nhóm Giao thông tăng 7,35% so với cùng kỳ

năm 2016.

+ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống:. Bước sang Quý III, CPI so với tháng trước

của nhóm này đã có chiều hướng gia tăng trở lại[28]

khi giá cả nhiều mặt hàng

27

Nguồn: IMF

Một số chính sách quan trọng về điều tiết giá cả được ban hành trong tháng 9 năm 2017

1/ Công văn số 8178/BCT-TTTN ngày 05/9/2017 của Bộ Công Thương về việc điều hành kinh doanh xăng

dầu

Điều chỉnh giá xăng dầu: Xăng RON 92: tăng 306 đồng/lít; Xăng E5: tăng 285 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S: tăng

155 đồng/lít; Dầu hỏa: tăng 149 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: tăng 43 đồng/kg.

2/ Công văn số 8724/BCT-TTTN ngày 20/9/2017 của Bộ Công Thương về việc điều hành kinh doanh xăng

dầu

Điều chỉnh giá xăng dầu: Xăng RON 92: tăng 319 đồng/lít; Xăng E5: tăng 297 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S: tăng

491 đồng/lít; Dầu hỏa: tăng 568 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: tăng 388 đồng/kg.

3. Thu chi ngân sách Nhà nước

0

10

20

30

40

50

60

01

/20

15

03

/20

15

05

/20

15

07

/20

15

09

/20

15

11

/20

15

01

/20

16

03

/20

16

05

/20

16

07

/20

16

09

/20

16

11

/20

16

01

/20

17

03

/20

17

05

/20

17

07

/20

17

09

/20

17

CPI THUỐC & DỊCH VỤ Y TẾ

GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

CPI so với cùng kỳ CPI so với tháng trước

0

10

20

30

40

50

60

01

/20

15

03

/20

15

05

/20

15

07

/20

15

09

/20

15

11

/20

15

01

/20

16

03

/20

16

05

/20

16

07

/20

16

09

/20

16

11

/20

16

01

/20

17

03

/20

17

05

/20

17

07

/20

17

09

/20

17

CPI GIÁO DỤC

GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

CPI so với cùng kỳ CPI so với tháng trước

-20-15-10

-505

101520

01

/20

15

03

/20

15

05

/20

15

07

/20

15

09

/20

15

11

/20

15

01

/20

16

03

/20

16

05

/20

16

07

/20

16

09

/20

16

11

/20

16

01

/20

17

03

/20

17

05

/20

17

07

/20

17

09

/20

17

CPI GIAO THÔNG

GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

CPI so với cùng kỳ

CPI so với tháng trước

-6

-4

-2

0

2

4

6

01

/20

15

03

/20

15

05

/20

15

07

/20

15

09

/20

15

11

/20

15

01

/20

16

03

/20

16

05

/20

16

07

/20

16

09

/20

16

11

/20

16

01

/20

17

03

/20

17

05

/20

17

07

/20

17

09

/20

17

CPI HÀNG ĂN VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG

GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 (so với cùng kỳ)

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống

Lương thực

Thực phẩm Ăn uống ngoài gia đình

lương thực và đặc biệt là thực phẩm phục hồi sau thời gian giảm sâu. Tuy nhiên

trong cả 9 tháng vừa qua, CPI bình quân của nhóm này vẫn đang giảm mạnh

nhất ở mức 0,93% so với cùng kỳ.

Thu NSNN gặp khó

khăn do thu nội địa có

sự sụt giảm so với quý

trước

Tổng thu ngân sách Nhà nước trong quý III ước đạt 285,4 nghìn tỷ đồng,

tăng nhẹ 0,7% so với quý II. Trong đó, thu nội địa đạt 218,6 nghìn tỷ đồng,

giảm 2,23% so với quý trước; thu từ dầu thô đạt 10,7 nghìn tỷ đồng, giảm

11,5% so với quý trước; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập

khẩu đạt 54 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% so với quý trước. Như vậy, có thể

thấy thu NSNN trong quý III gặp nhiều khó khăn do sự sụt giảm từ nguồn

thu quan trọng nhất đó là thu nội địa.

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2017 ước

tính đạt 786,3 nghìn tỷ đồng, bằng 64,9% dự toán năm, trong đó thu nội

28

29 Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2016 ước tính đạt 665,2 nghìn tỷ đồng, bằng 65,6% dự toán năm, trong đó

thu nội địa đạt 536,3 nghìn tỷ đồng, bằng 68,3%; thu từ dầu thô đạt 28,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất,

nhập khẩu đạt 97,4 nghìn tỷ đồng, bằng 56,6%. 30 9 tháng năm 2016 chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 574,2 nghìn tỷ đồng, bằng 69,7%

dự toán; chi trả nợ và viện trợ đạt 109,8 nghìn tỷ đồng, bằng 70,8%.

Chi đầu tư phát triển

có sự gia tăng mạnh

địa đạt 617,7 nghìn tỷ đồng, bằng 62,4%; thu từ dầu thô 31,8 nghìn tỷ

đồng, bằng 83%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập

khẩu 134,6 nghìn tỷ đồng, bằng 74,8%. Có thể nhận thấy cho đến thời

điểm hiện tại nguồn thu quan trọng nhất là thu nội địa đang ở mức thấp so

với dự toán cũng như so với cùng kỳ năm trước trong khi hai nguồn thu

còn lại diễn biến tích cực và sắp hoàn thành mục tiêu đề ra29

.

So sánh thu NSNN 9 tháng đầu năm 2016 với 9 tháng đầu năm 2017

Nguồn: TCTK

Chi NSNN trong quý III tăng cao hơn 2 quý liền trước, ước đạt 318,1

nghìn tỷ, tăng 4,53% so với quý II và tăng mạnh 39% so với quý I. Sự gia

tăng của chi NSNN trong quý này chủ yếu là do chi đầu tư phát triển tăng

mạnh 37,5% so với quý liền trước, đặc biệt sau khi triển khai Nghị quyết

số 70/NQ-CP ngày 03/8/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp

chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công

năm 2017.

So sánh các cấu phần chi NSNN qua 3 quý năm 2017

Nguồn: TCTK

Mặc dù vậy, do sự chậm trễ trong công tác giải ngân của những tháng

trước đó nên chi đầu tư phát triển tính đến hết 9 tháng mới đạt 153 nghìn

tỷ đồng, chỉ bằng 42,8% dự toán năm, thấp hơn mức dự toán 51,1% của

cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, chi thường xuyên đạt 623 nghìn tỷ đồng,

bằng 69,5% dự toán; chi trả nợ lãi 72,4 nghìn tỷ đồng, bằng 73,2% dự toán,

không có nhiều thay đổi so với mức dự toán của cùng kỳ năm trước30

.

29

Giá trị trúng thầu qua các kỳ hạn trong Quý III

Kế hoạch phát hành TPCP qua các quý

Nguồn: hnx.vn

4. Tình hình doanh nghiệp

Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

5 năm 7 năm 10 năm 15 năm 20 năm 30 năm

Tỷ

đồ

ng

Kỳ hạn

-

10,000.00

20,000.00

30,000.00

40,000.00

50,000.00

60,000.00

70,000.00

80,000.00

Quý I Quý II Quý III

Tỷ

đồ

ng

hoàn thành

kế hoạch phát hành TPCP

05,000

10,00015,00020,00025,00030,00035,00040,000

SỐ DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP

GIAI ĐOẠN 2016 - 2017

Số doanh nghiệp thành lập mới Số doanh nghiệp hoạt động trở lại

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

350,000

nghìn tỷ

đồng

VỐN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

GIAI ĐOẠN 2016 - 2017

Hoạt động trái phiếu

chính phủ đã chậm lại

so với các quý trước

Sau hai quý đạt kết quả tốt sát với kế hoạch đề ra, thì hoạt động trái phiếu

Chính phủ trong Quý III đã chậm lại, tỷ lệ giá trị trúng thầu trên gọi thầu

chỉ đạt 45,05% - thấp gần một nửa so với Quý III năm trước và hoàn thành

49,86% kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ Quý III năm 2017.

Kết thúc tháng 9, lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 5 năm nằm trong

khoảng 4,63-4,67%/năm, 7 năm trong khoảng 4,83-4,85%/năm, 10 năm

trong khoảng 5,38-5,40%/năm và 30 năm là 6,10%/năm.

Hoạt động của

khu vực doanh

nghiệp trong quý

III tiếp tục diễn

ra theo chiều

hướng tích cực.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt 32.691 doanh nghiệp với tổng vốn

kinh doanh đạt 306.487 tỷ đồng - tăng 21,3% về số lượng và 41,68% về vốn so

với cùng kỳ 2016.

Qua 9 tháng đầu năm, cả nước có thêm 93.967 doanh nghiệp thành lập mới với

số vốn đăng ký là 902.682 tỷ đồng - tăng 15,4% về số doanh nghiệp và 43,5%

về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp mới gia tăng

mạnh hơn ở các ngành: Công nghiệp và xây dựng, ngành Dịch vụ. Trong đó các

nhóm ngành cụ thể như: Kinh doanh bất động sản, Tài chính ngân hàng, Thông

30

Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh

Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh

[31] Kinh doanh bất động sản (62,4%); Tài chính ngân hàng (29,5%); Thông tin và truyền thông (27%); Giáo dục đào tạo (26,3%); Y tế và trợ

giúp xã hội (31,8%) - so với cùng kỳ 2016; [32] Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (522,5%); Dịch vụ việc làm và du lịch (109,1%); Dịch vụ lưu trú ăn uống (66,9%) - so với cùng kỳ 2016; [33] Nông lâm và thủy sản (vốn giảm 8,9%); Vận tải kho bãi ( số doanh nghiệp giảm 6,8%; vốn giảm 9,1%).

12.9%

-6.8%

11.3%

5.7%

27.0%

9.6%

17.3%

24.1%

31.9%

16.3%

29.5%

9.0%

11.7%

26.3%

18.7%

31.8%

62.4%

-50% 0% 50% 100%

Nghệ thuật, giải trí

Vận tải, kho bãi

Nông, lâm thủy sản

Khai khoáng

Thông tin và truyền thông

Xây dựng

Buôn bán, sửa ô tô xe máy

Dịch vụ việc làm, du lịch

Sản xuất điện, nước, gas

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Tài chính ngân hàng

CN chế biến chế tạo

Khoa học công nghệ

Giáo dục và đào tạo

Hoạt động dịch vụ khác

Y tế và trợ giúp xã hội

Kinh doanh BĐS

TỶ LỆ DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP MỚI

9 THÁNG ĐẦU NĂM

522.5%

-9.1%

-8.9%

49.5%

-5.5%

34.4%

42.7%

109.1%

85.8%

66.9%

42.8%

21.0%

27.7%

139.0%

13.5%

41.2%

57.1%

-200% 0% 200% 400% 600%

Nghệ thuật, giải trí

Vận tải, kho bãi

Nông, lâm thủy sản

Khai khoáng

Thông tin và truyền thông

Xây dựng

Buôn bán, sửa ô tô xe máy

Dịch vụ việc làm, du lịch

Sản xuất điện, nước, gas

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Tài chính ngân hàng

CN chế biến chế tạo

Khoa học công nghệ

Giáo dục và đào tạo

Hoạt động dịch vụ khác

Y tế và trợ giúp xã hội

Kinh doanh BĐS

TỶ LỆ VỐN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

9 THÁNG ĐẦU NĂM

12,237 10,689 11,458

14,953

10,694 12,989

8,797

0

5,000

10,000

15,000

20,000

Quý I/2016 Quý II/2016 Quý III/2016 Quý IV/2016 Quý I/2017 Quý II/2017 Quý III/2017

TÌNH HÌNH GIẢI THỂ, DỪNG ĐĂNG KÝ VÀ TẠM NGỪNG KINH DOANH

GIAI ĐOẠN 2016 - 2017

Số doanh nghiệp giải thể

Số doanh nghiệp ngừng đăng ký hoặc chờ giải thể

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh

tin và truyền thông, Giáo dục đào tạo, Y tế và trợ giúp xã hội[31]

có tỷ lệ gia

nhập thị trường cao nhất. Bên cạnh đó xét về vốn đăng ký kinh doanh, ngành

dịch vụ cũng có tỷ lệ vốn tăng cao đột biến như: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí;

Dịch vụ việc làm và du lịch; Dịch vụ lưu trú ăn uống[32]

Ngược lại, một số lĩnh vực vẫn đang chịu sự suy giảm về số lượng doanh

nghiệp thành lập mới hoặc vốn đăng ký kinh doanh như: Nông lâm nghiệp và

thủy sản; Vận tải kho bãi[33]

.

Tín hiệu tích cực của khu vực doanh nghiệp còn được ghi nhận qua số lượng

doanh nghiệp ngừng đăng ký kinh doanh hoặc chờ giải thể trong quý III/2017

đã giảm đi đáng kể. Có 8.797 doanh nghiệp tạm ngừng đăng ký, chờ giải thể -

giảm 23,2% so với cùng kỳ năm trước và là quý thấp nhất so với những quý gần

đây. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể và số tạm ngừng

kinh doanh có thời hạn có chiều hướng tăng so với cùng kỳ, trong đó hầu hết

các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

31

5. Tình hình lao động việc làm

Nguồn: TCTK

Nguồn: Tổng cục thống kê

[34] Lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm 680.000 người; khu vực công nghiệp và xây dưng tăng 540.000 người, khu vực

dịch vụ tăng 390.000 người so với cùng kỳ 2016.

41.9

24.7

33.4

LAO ĐỘNG TRÊN 15 TUỔI

9 THÁNG ĐẦU NĂM 2016 (%)

Nông lâm nghiệp thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

40.4

25.6

34

LAO ĐỘNG TRÊN 15 TUỔI

9 THÁNG ĐẦU NĂM 2017 (%)

Nông lâm nghiệp thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Tính đến thời điểm cuối quý III/2017, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên

cả nước là khoảng 54,88 triệu người - tăng 0,38 triệu người so với cuối quý

II/2017 và tăng 0,45 triệu người so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, lao động ở

khu vực nông thôn chiếm đa số với 37,2 triệu người (67,8%), còn lại là khu vực

thành thị với 17,68 triệu người (32,2%).

Trong lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, số lao động đang có việc làm là

53,52 triệu người (chiếm 97,52%) - trong đó có 21,64 triệu người đang làm việc

ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (40,4%); khu vực công nghiệp và xây

dựng 13,7 triệu người (25,6%) và khu vực dịch vụ 18,18 triệu người (34%).

So với cùng kỳ năm trước, có thể thấy số lượng lao động giảm đi trong khu vực

nông, lâm, ngư nghiệp và tăng lên trong khu vực công nghiệp và dịch vụ[34]

. Diễn

biến này phù hợp với tình hình phát triển của của khu vực doanh nghiệp khi mà số

lượng doanh nghiệp thành lập mới thuộc các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch

vụ tăng mạnh. Ngược lại, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm, ngư

nghiệp có xu hướng tăng chậm lại và có thời điểm giảm sút.

32

Nguồn: TCTK

III. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ, CHỨNG KHOÁN

Một số chính sách quan trọng trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng trong tháng 9 năm 2017

1/ Quyết định số 1879/QĐ-NHNN ngày 6/9/2017 ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ giúp

việc Ban chỉ đạo Fintech

Tại Quy chế hoạt động này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ làm việc của Ban chỉ đạo

Fintech của NHNN, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo và Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Fintech trong việc thực hiện

nhiệm vụ được Thống đốc giao liên quan tới lĩnh vực Fintech.

2/ Quyết định số 1868/QĐ-NHNN ngày 6/9/2017 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 259/QĐ-NHNN ngày

28/2/2017 về việc ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh

doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 19-

2017/NQ-CP của Chính phủ

3/ Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp

thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản, quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm

Theo đó, đáng chú ý là quy định mới về thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký biện pháp bảo đảm trong những

trường hợp cụ thể sau: Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển có

hiệu lực từ thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký; Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng

động sản khác có hiệu lực từ thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm;

Đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký HĐ bảo đảm mới hoặc do bổ sung nghĩa vụ

được bảo đảm và tại thời điểm giao kết HĐ các bên không có thỏa thuận về việc bảo đảm cho các nghĩa vụ phát

sinh trong tương lai.

[35] 9 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,29%, trong đó khu vực thành thị là 3,23%; khu vực nông thôn là

1,82%; [36] 9 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 7,04%, trong đó khu vực thành thị là 11,65%; khu vực nông thôn là 5,27%.

Trong quý III, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,21%, giảm đi so với

các quý gần đây và so với cùng kỳ năm trước, cho thấy tình hình việc làm đã có

sự cải thiện tích cực. Tính chung 9 tháng, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong

độ tuổi ở mức là 2,26% trong đó khu vực thành thị là 3,19% và khu vực nông

thôn là 1,79%. So với 9 tháng cùng kỳ năm trước thì tỷ lệ thất nghiệp trong độ

tuổi lao động đã giảm đi, tình hình lao động đã được cải thiện tốt hơn[35]

.

Tuy nhiên xét trong độ tuổi lao động, tỷ lệ thất nghiệp của đối tượng thanh niên

(từ 15-24 tuổi) hiện ở mức 7,93% trong Quý III hiện vẫn cao và vẫn cao hơn so

với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm, tỷ lệ thất nghiệp của thanh

niên là 7,63% (trong đó khu vực thành thị là 11,99%; khu vực nông thôn là

5,96%). So với 9 tháng cùng kỳ năm 2016 thì tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên

đang có chiều hướng gia tăng[36]

.

33

4/ Chỉ thị 37/CT-TTg ngày 21/9/2017 về việc tăng cường quản lý, giám sát vay về cho vay lại đối với chính

quyền địa phương

Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tốt các giải pháp tiêu biểu sau : -

Quản lý vay, trả nợ vay chính quyền địa phương thật chặt chẽ; đảm bảo tuân thủ kế hoạch vay, trả nợ vay hằng

năm của địa phương đã được Quốc hội phê duyệt. - Ưu tiên sử dụng vốn vay ODA với điều kiện ưu đãi cao cho

các chương trình, dự án quan trọng và cấp bách; không sử dụng vốn vay nước ngoài cho chi thường xuyên mà

chỉ dùng cho chi đầu tư phát triển. - Lập kế hoạch vay, trả nợ chi tiết cho nội dung vay lại từ nguồn vốn vay

nước ngoài của Chính phủ cùng với các nội dung khác theo quy định. - Các địa phương cần ưu tiên giải ngân

vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài vay về cho vay lại đã cam kết với nhà tài trợ.

5/ Thông tư 13/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25

tháng 6 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

Theo đó, quy định ngân hàng sẽ không thực hiện bảo lãnh thanh toán trái phiếu đối với doanh nghiệp phát hành

với mục đích cơ cấu lại nợ và trái phiếu phát hành bởi công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng khác.

Đồng thời, quy định chi tiết về việc xác định số dư bảo lãnh đối với chủ đầu tư khi các ngân hàng thương mại

bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

6/ Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/09/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã

Theo đó, áp dụng miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cho hợp tác xã, liên hiệp HTX trong lĩnh vực nông,

lâm, ngư nghiệp theo quy định tại Nghị định 46/2014/NĐ-CP và Nghị định 135/2016/NĐ-CP như sau: - Miễn

tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê đối với HTX nông nghiệp dùng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, nhà kho và

các dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và làm muối. - Miễn tiền thuê đất đến hết năm

2020 cho diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức đối với: + Xã viên hợp tác xã nông nghiệp nhận giao khoán

của doanh nghiệp; + HTX sản xuất nông nghiệp nay phải chuyển sang thuê đất và ký hợp đồng thuê đất với cơ

quan nhà nước theo quy định của Luật Đất đai. - Giảm 50% tiền thuê đất cho HTX thuê đất làm mặt bằng sản

xuất kinh doanh.

7/ Công văn số 7295/NHNN-TTGSNH ngày 13/9/2017 yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài thực hiện tốt quy định về huy động vốn bằng ngoại tệ

Theo văn bản này, để bảo đảm tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và chỉ thị của Thống đốc về an

toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng

trưởng tín dụng bằng ngoại tệ, đồng thời kiểm soát tỷ lệ tín dụng/huy động vốn bằng ngoại tệ ở mức phù hợp,

đảm bảo cân đối nguồn vốn giữa huy động và cho vay, tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng

bằng ngoại tệ.

37 Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6,5%/năm xuống 6,25%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,5%/năm xuống 4,25%/năm; lãi suất cho vay qua đêm

trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 7,5%/năm xuống 7,25%/năm. 38 Từ 7%/năm xuống 6,5%/năm.

Lãi suất đã giảm

phù hợp với diễn

biến của kinh tế

vĩ mô

Trong quý III, lần đầu tiên sau 3 năm, NHNN đã điều chỉnh giảm các lãi suất

điều hành chủ chốt37

và trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên38

.

Quyết định chính sách này đã ngay lập tức tác động tích cực đến diễn biến lãi

suất trên thị trường liên ngân hàng và lãi suất trong nền kinh tế.

Lãi suất huy động tiếp tục được điều chỉnh giảm rải rác tại các kỳ hạn

Do xu hướng giảm lãi suất huy động đã diễn ra khá đều đặn trong những tháng

trước nên bước sang quý III, mặc dù vẫn có sự điều chỉnh nhẹ nhưng diễn biến

giảm chỉ xuất hiện rõ nét vào tháng 8, tháng 9 và chủ yếu diễn ra tại khối

NHTM CP. Kết thúc quý III, mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn ngắn đã giảm

trong khoảng 0,01%/năm; lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đã giảm khoảng

0,01 – 0,03%/năm so với đầu quý. Hiện mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn 3 - 6

tháng trong khoảng 5,09 - 5,92%/năm đối với khối NHTM NN và trong khoảng

5,35 – 6,33%/năm đối với khối NHTM CP; Lãi suất kỳ hạn dài từ 12 tháng trở

lên trong khoảng 7,00 - 7,04%/năm đối với khối NHTM NN và trong khoảng

7,11 – 7,38%/năm đối với khối NHTM CP.

34

Diễn biến lãi suất huy động bình quân của Khối

NHTM Nhà nước

Diễn biến lãi suất huy động bình quân Khối

NHTM Cổ phần

Nguồn: Tổng hợp

Lãi suất cho vay đã giảm rõ rệt

So với 6 tháng đầu năm, lãi suất cho vay trong quý III đã thay đổi đáng kể.

Ngay sau khi có tín hiệu điều hành của NHNN, các NHTM trong hệ thống đã

nhanh chóng hưởng ứng, dẫn đầu là các NHTM có vốn Nhà nước thực hiện

giảm lãi suất trực tiếp đối với các khoản tín dụng ưu tiên, tiếp đến là việc triển

khai nhiều chương trình tín dụng để hỗ trợ DN với lãi suất thấp và đưa ra thị

trường các sản phẩm tín dụng tiện lợi của nhiều NHTM CP khác trong hệ

thống. So với cùng kỳ năm 2016, lãi suất cho vay trong lĩnh vực ưu tiên đã

giảm rõ rệt từ 0,5% đến 1%. Hiện tại, lãi suất lãi suất cho vay VND phổ biến

đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-6,5%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM

nhà nước áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh

vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh

doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với

trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh,

minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4-5%/năm.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay USD cũng đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái từ

0,3 – 0,4%, hiện đang phổ biến ở mức 2,8-6,0%/năm; trong đó lãi suất cho vay

ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-4,7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức

4,7-6,0%/năm.

Lãi suất liên ngân hàng giảm ngay từ đầu quý

Trong quý III, nhìn chung lãi suất liên ngân hàng đã giảm mạnh so với lãi suất

giao dịch vào thời điểm cuối quý trước. Xu hướng giảm mạnh bắt đầu vào tháng

7, kéo dài sang tháng 8 với mức độ giảm thấp hơn và đã tăng nhẹ trở lại vào

tuần thứ hai của tháng 9. Mặc dù vậy, kết thúc quý III, lãi suất liên ngân hàng

đối với các kỳ hạn qua đêm, 01 tuần , 02 tuần, 1 tháng đã giảm khoảng một nửa

so với thời điểm cuối tháng 6; các lãi suất kỳ hạn dài hơn cũng đã giảm nhưng

biến động thấp hơn 1%, ngoại trừ sự cố định của lãi suất kỳ hạn 12 tháng. Kết

thúc tháng 9, lãi suất kỳ hạn ngắn (qua đêm, 01 tuần, 02 tuần, 1 tháng) lần lượt

ở mức 0,65%/năm; 0,92%/năm; 1%/năm và 1,77%/năm; lãi suất kỳ hạn dài (3

tháng, 6 tháng) lần lượt ở mức 3,49%/năm và 5,25%/năm.

35

Diễn biến lãi suất liên ngân hàng trong Quý III

(%)

Doanh số giao dịch liên ngân hàng trong Quý III

(tỷ đồng)

Nguồn: NHNN

Xu hướng giảm kéo dài của lãi suất liên ngân hàng đến thời điểm hiện nay cũng

giống như năm ngoái, được hỗ trợ tích cực từ trạng thái thanh khoản dồi dào

của hệ thống và là tín hiệu thuận lợi cho việc giảm lãi suất, tạo điều kiện thuận

lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn với vốn vay ngân hàng trong quý

tới.

Từ đầu năm đến nay, tín dụng đối với nền kinh tế đã duy trì đà tăng qua các

tháng. Tính đến ngày 20/9, tín dụng đã tăng 11,2% so với cuối năm ngoái –

mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Dòng chảy tín dụng đã tập trung cho

khu vực sản xuất kinh doanh, sau 9 tháng tín dụng đối với các lĩnh vực kinh tế

trọng điểm và lĩnh vực ưu tiên phần lớn đều tăng cao so với mức tăng trưởng tín

dụng chung của toàn ngành.

Diễn biến dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế từ đầu năm đến nay

Nguồn: NHNN

Ghi chú: * số liệu đến 20/9/2017

Tỷ giá biến động

thấp nhất kể từ

đầu năm

Diễn biến của tỷ giá VND/USD trong quý III tiếp tục giữ vững xu hướng ổn

định. Theo đó, tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng phù hợp qua từng tháng,

thể hiện xu hướng đón đầu, giảm sốc cho kinh tế trong nước trước khả năng

xuất hiện một số diễn biến quan trọng của kinh tế thế giới. Đồng thời cũng tiếp

tục hỗ trợ tích cực cho các hoạt động sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu của

nền kinh tế. Chính vì vậy, mặc dù đồng USD đã bị suy yếu trên thị trường quốc

tế nhưng tỷ giá trung tâm vẫn được điều chỉnh tăng, giảm đan xen qua các phiên

giao dịch và kết thúc với tổng mức tăng nhẹ qua từng tháng. Trong đó, tỷ giá

trung tâm được điều chỉnh nhẹ trong 02 tháng đầu và điều chỉnh khá mạnh ở

mức 0,12% vào tháng 9. Tính đến hết quý III, tỷ giá trung tâm ở mức 22.470

01000000200000030000004000000500000060000007000000

Tỷ

đồ

ng

2016

2017

36

VND/USD, tăng 39 đồng so với đầu quý và tăng khoảng 0,18%.

Bên cạnh đó, tỷ giá niêm yết giao dịch của các NHTM và thị trường tự do diễn

biến rất ổn định, có phần bám sát diễn biến của USD trên thị trường quốc tế.

Trong đó, tỷ giá mua – bán của NHTM đã có 02 tháng giảm và 01 tháng tăng,

khoảng cách giữa giá bán và giá mua được duy trì khá ổn định từ 70-80 đồng.

Kết thúc quý III, tỷ giá niêm yết của NHTM đã giảm nhẹ cả ở chiều mua và

chiều bán, trong khoảng 0,04%. Tỷ giá giao dịch của Vietcombank lần lượt

niêm yết ở mức 22.690 – 22.760 VND/USD thấp hơn so với cuối quý trước là

10 đồng.

So với tỷ giá giao dịch của các NHTM, tỷ giá trên thị trường tự do mặc dù có

xu hướng biến động giống nhau nhưng có mức biến động mạnh hơn. Diễn biến

thực tế này không phải là tín hiệu của cơ hội đầu cơ như trong giai đoạn trước

mà đó là sự điều chỉnh phù hợp với diễn biến của thị trường trong nước và quốc

tế sau những đợt tăng ngắn trong tháng cuối của quý liền trước. Nhờ đó, chênh

lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức đã nhanh chóng được

thu hẹp và đảo ngược trạng thái. Kết thúc tháng 9, tỷ giá giao dịch trên thị

trường tự do ở mức 22.700 – 22.740 VND/USD, giảm 0,09% so với cuối tháng

6, thấp hơn tỷ giá bán của các NHTM khoảng 20 đồng.

Trong quý III, diễn biến thuận lợi của tỷ giá tiếp tục được hỗ trợ mạnh mẽ từ

các nguồn lực bên ngoài nên kinh tế (FDI, kiều hối) và các chính sách điều tiết,

quản lý của NHNN đảm bảo sự ổn định cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế.

Diễn biến tỷ giá VND/USD trong 9 tháng năm 2017

Nguồn: NHNN

Giá vàng đã tăng

nhưng mức biến

động và xu

hướng vẫn có

khác biệt so với

thế giới

Diễn biến của giá vàng trong quý III nhìn chung vẫn trầm lắng so với giá vàng

trên thị trường quốc tế. Giá vàng không thay đổi trong tháng 7, diễn biến cùng

chiều với giá vàng thế giới vào tháng 8 nhưng đạt mức tăng rất thấp – chưa đầy

0,5% và tăng nhẹ ở mức 0,17% ở cả chiều mua và chiều bán trong tháng 9.

Trong quý III, giá vàng SJC mua bán trên thị trường nhìn chung vẫn giao động

quanh mốc 36,1 – 36,4 triệu đồng/lượng đối với chiều mua và 36,3 – 36,6 triệu

đồng/lượng đối với chiều bán. Tuy nhiên, giá vàng cũng đã đạt đỉnh trên 37

triệu đồng/lượng vào khoảng 10 ngày giao dịch đầu của tháng 9. Xu hướng biến

động và mức độ biến động còn có khác biệt đáng kể so với giá vàng thế giới đã

làm cho khoảng cách giữa giá vàng trong nước và quốc tế thay đổi liên tục,

thậm chí có thời điểm giá vàng trong nước còn thấp hơn giá vàng quốc tế hoặc

khoảng cách chênh lệch là không đáng kể. Tính đến hết tháng 9, chênh lêch

giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã giảm hơn một nửa so với cuối

quý II, hiện là 1,4 triệu đồng/lượng, giá vàng SJC trong nước giao dịch ở mức

36,39 – 36,61 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

37

Diễn biến giá vàng trong nước

Diễn biến giá vàng trong nước và quốc tế quy đổi

Nguồn: sjc.com.vn

Nguồn: UBCKNN

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

700

720

740

760

780

800

820

03

/07/1

7

07

/07/1

7

13

/07/1

7

19

/07/1

7

25

/07/1

7

31

/07/1

7

04

/08/1

7

10

/08/1

7

16

/08/1

7

22

/08/1

7

28

/08/1

7

01

/09/1

7

08

/09/1

7

14

/09/1

7

20

/09/1

7

26

/09/1

7

Tỷ đồng Điểm

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ HOSE

QUÝ III/2017

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Chỉ số HOSE

0

200

400

600

800

1000

1200

90

95

100

105

110

03

/07/1

7

07

/07/1

7

13

/07/1

7

19

/07/1

7

25

/07/1

7

31

/07/1

7

04

/08/1

7

10

/08/1

7

16

/08/1

7

22

/08/1

7

28

/08/1

7

01

/09/1

7

08

/09/1

7

14

/09/1

7

20

/09/1

7

26

/09/1

7

Tỷ đồng Điểm

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ HNX

QUÝ III/2017 Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Chỉ số HNX

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

03

/01/1

7

17

/01/1

7

07

/02/1

7

21

/02/1

7

07

/03/1

7

21

/03/1

7

04

/04/1

7

19

/04/1

7

05

/05/1

7

19

/05/1

7

02

/06/1

7

16

/06/1

7

30

/06/1

7

14

/07/1

7

28

/07/1

7

11

/08/1

7

25

/08/1

7

11

/09/1

7

25

/09/1

7

Tỷ đồng Điểm

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ HOSE

9 THÁNG 2017 Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Chỉ số HOSE

0

200

400

600

800

1000

1200

0

20

40

60

80

100

120

03

/01/1

7

18

/01/1

7

09

/02/1

7

24

/02/1

7

13

/03/1

7

28

/03/1

7

13

/04/1

7

28

/04/1

7

17

/05/1

7

01

/06/1

7

16

/06/1

7

03

/07/1

7

18

/07/1

7

02

/08/1

7

17

/08/1

7

01

/09/1

7

19

/09/1

7

Tỷ đồng Điểm

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ HNX

9 THÁNG 2017 Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Chỉ số HNX

TTCK tiếp tục

tăng điểm trong

quý III

Kết thúc Quý III, thị trường chứng khoán tiếp tục đạt những mốc tăng trưởng

mới. Xu hướng tăng của thị trường được quyết định bởi đà tăng mạnh trong

tháng 9. Chốt phiên giao dịch cuối cùng ngày 29/9, chỉ số VN-Index đạt 804,42

điểm - tăng 27,95 điểm tương đương 3,6% so với phiên đóng cửa cuối Quý II.

Chỉ số HNX-Index đóng cửa tháng 9 ở mức 107,66 điểm - tăng 8,52 điểm

tương đương 8,59%. So với cuối năm trước, chỉ số VN-Index tính đến hết tháng

9 đã tăng 140,1 điểm tương đương 21,1% và chỉ số HNX-Index tăng 27,54

điểm tương đương 34,37%.

38

Nguồn: Bloomberg

Nguồn: UBCK

02000400060008000

100001200014000triệu cp

KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

GIAI ĐOẠN 2016 - 2017

HOSE HNX

050

100150200250300

nghìn tỷ

đồng GIÁ TRỊ GIAO DỊCH

GIAI ĐOẠN 2016 - 2017

HOSE HNX

Đồng thời trong Quý III , thị trường cũng đã chinh phục thành công mốc 800

điểm sau gần 10 năm. Như vậy xu hướng tăng điểm kể từ đầu năm nay vẫn tiếp

tục được duy trì, giúp củng cố vững chắc vị trí tăng trưởng ở tốp đầu của thị

trường chứng khoán Việt Nam trong khu vực.

Thanh khoản thị trường trong Quý III/2017 tiếp tục duy trì ở mức cao, trong đó

thanh khoản trên sàn HOSE giảm nhẹ so với quý trước nhưng vẫn đứng thứ hai

trong 18 tháng gần đây. Trên sàn HNX, thanh khoản tăng nhẹ so với Quý

II/2017. Tổng khối lượng giao dịch trên cả hai sàn đạt 16.457,27 triệu cổ phiếu

với tổng giá trị là 284,5 nghìn tỷ đồng -tăng 47,82% về khối lượng và 32,95%

về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm trước.

Kể từ đầu năm, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và Bluechips vẫn đang là động lực

chính dẫn dắt thị trường. Vai trò quan trọng của nhóm cổ phiếu này càng thể

hiện rõ trong Quý III với sự bứt phá của nhóm các Bluechips như SAB, MSN,

BVH, VCB,… giúp thị trường tăng trưởng mạnh trong tháng 9. Bên cạnh đó,

vai trò giữ nhịp và vực dậy thị trường sau những thời điểm giảm sâu trong tháng

7 và tháng 8 cũng thuộc về nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và Bluechips. Trong đó

nổi bật là các cổ phiếu của ngành Ngân hàng - Tài chính (VCB, CTG, MBB,

SSI,…); Dầu khí (GAS, PVD,..); Xây dựng và vật liệu xây dựng (HBC, HPG,

VCS…).

Trên thị trường, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục hoạt động tích cực. Tổng giá

trị mua - bán của khối ngoại trên hai sàn HOSE và HNX đạt trạng thái mua

ròng 3.353,2 tỷ đồng. Tuy nhiên trạng thái giao dịch giữa hai sàn có sự khác

biệt khá rõ rệt.

39

Nguồn: UBCK

IV. TRIỂN VỌNG KINH TẾ VĨ MÔ CUỐI NĂM 2017

[39] Khối ngoại trên HOSE mua ròng: tháng 7 (1.698 tỷ đồng); tháng 8 (2.615,58 tỷ đồng). [40] Khối ngoại trên HNX bán ròng: tháng 7 (263,61 tỷ đồng); tháng 9 (463,82 tỷ đồng). [41] 9 tháng đầu năm 2016 khối ngoại bán ròng 4.220 tỷ đồng.

-4,000

-3,000

-2,000

-1,000

0

1,000

2,000

3,000

Jan

-16

Mar

-16

May

-16

Jul-

16

Sep

-16

No

v-1

6

Jan

-17

Mar

-17

May

-17

Jul-

17

Sep

-17

tỷ đồng

KHỐI NGOẠI MUA-BÁN RÒNG

TRÊN HOSE 2016-2017

-600

-500

-400

-300

-200

-100

0

100

200

300

400

Jan

-16

Mar

-16

May

-16

Jul-

16

Sep

-16

No

v-1

6

Jan

-17

Mar

-17

May

-17

Jul-

17

Sep

-17

tỷ đồng

KHỐI NGOẠI MUA-BÁN RÒNG

TRÊN HNX 2016-2017

Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục kéo dài chuỗi mua ròng từ trong hai tháng

đầu của Quý[39]

. Tuy nhiên bước sang tháng 9, trạng thái đã đảo chiều khi khối

ngoại bán ròng trở lại sau 8 tháng mua ròng liên tiếp. Tính trong cả Quý

III/2017, khối ngoại trên HOSE đã mua ròng với tổng giá trị khoảng 4.054 tỷ

đồng. Trong khi đó cùng kỳ năm trước khối ngoại trên HOSE đang bán ròng rất

mạnh.

Ngược lại, sàn HNX duy trì trạng thái bán ròng là chủ yếu. Khối ngoại mua

ròng nhẹ vào tháng 8 trong khi bán ròng mạnh trong hai tháng còn lại của Quý

III[40]

, nhất là trong tháng 9 khi một số quỹ đầu tư thoái vốn. Tính toàn quý,

khối ngoại trên HNX bán ròng trên 700 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ quý III/2016

đang ở trạng thái mua ròng.

Như vậy sau 9 tháng đầu năm, khối ngoại trên cả hai sàn đã mua ròng khoảng

12.397 tỷ đồng. Trong đó, dẫn đầu về giá trị mua ròng là những cổ phiếu trụ cột

trên thị trường như: VNM (4.679 tỷ đồng); HPG (1.763 tỷ đồng) và một số cổ

phiếu mới niêm yết của các doanh nghiệp lớn như: VPB (1.456,7 tỷ đồng); PLX

(1.449,4 tỷ đồng). So với cùng kỳ năm trước, khối ngoại qua 3 quý đầu năm có

diễn biến tích cực hơn [41]

. Việc khối ngoại mua ròng rất mạnh đã đóng góp tích

cực vào sự tăng trưởng chung của thị trường, đồng thời phản ánh tiềm năng

phát triển còn rất lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kinh tế quý III với các chỉ số kinh tế vĩ mô thường kỳ đạt kết quả tốt đã đem lại

một bức tranh đầy lạc quan cho kinh tế Việt Nam trong quý IV cũng như trong

cả năm 2017. Trải qua 03 tháng, nền kinh tế đã ghi nhận diễn biến tích cực của

nhiều trụ cột kinh tế. Cụ thể, các khu vực, nhóm ngành và nhu cầu – là những

yếu tố giữ vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế tiếp tục diễn biến tích cực. Bên

cạnh sự tăng trưởng tốt của khu vực dịch vụ, nông nghiệp, đầu tư FDI thì khu

vực công ngiệp - đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo và khu vực xuất khẩu

đã trở thành tâm điểm chính tạo ra sự bứt phá vượt kỳ vọng của GDP trong quý

40

III. Ngoài ra, bên cạnh vai trò đầu tầu của khu vực nước ngoài trong mọi mặt

của tăng trưởng kinh tế, quý III cũng đã chứng kiến sự tham gia ngày càng

mạnh mẽ của khu vực tư nhân qua những con số ấn tượng về vốn đầu tư, hoạt

động xuất khẩu,…

Bên cạnh đó, hoạt động tiền tệ, ngân hàng và hoạt động tài khóa tiếp tục ổn

định và có sự dịch chuyển theo định hướng. Tình hình thu chi ngân sách nhà

nước tiếp tục được củng cố, nguồn thu đã có cải thiện rõ rệt, chủ yếu tăng các

khoản ngoài thuế và tăng cường kỷ cương chi ngân sách, qua đó kìm hãm được

thâm hụt ngân sách và sự gia tăng nợ công. Trong khi đó, hoạt động tiền tệ,

ngân hàng vẫn ổn định, ghi nhận nhiều kết quả tích cực như hoạt động cung ứng

tiền thông suốt bám sát mục tiêu điều hành; tỷ giá diễn biến ổn định – không

xuất hiện các cú sốc do tác động của yếu tố tâm lý khi đồng USD mạnh lên trên

thị trường quốc tế vào cuối tháng 9, lãi suất trong nền kinh tế đã có xu hướng

giảm. Hiện tại CSTT tiếp tục hướng tới sự cân bằng trong tăng trưởng và ổn

định. Nhờ đó, áp lực lạm phát ở mức độ vừa phải, diễn biến trong vùng mục

tiêu, lạm phát cơ bản ổn định.

Những kết quả nổi bật đó đã giúp cho thị trường chứng khoán của Việt Nam

tiếp tục tăng điểm, củng cố được vị trí top đầu những thị trường có mức tăng

trưởng tốt nhất trong khu vực kể từ đầu năm.

Mặc dù đang có rất nhiều lợi thế nhưng từ bây giờ đến cuối năm cũng không thể

lơ là những điểm yếu mang tính cố hữu của kinh tế Việt Nam:

- Xu hướng gia tăng của lạm phát vào những tháng cuối năm khi nhu cầu gia

tăng mang tính quy luật cùng với việc điều chỉnh giá của dịch vụ y tế vẫn tiếp

tục diễn ra theo lộ trình. Đồng thời, đây thường là khoảng thời gian tín dụng

sẽ gia tăng mạnh và trong năm nay khả năng xảy ra rất lớn khi các ngân

hàng đang nỗ lực giảm lãi suất theo chủ trương và mục tiêu tăng trưởng tín

dụng cũng đã có sự điều chỉnh. Ngoài ra, lạm phát đang có xu hướng gia tăng

trên thế giới cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định tới Việt Nam, đặc biệt khi hoạt

động nhập khẩu đã tăng mạnh trở lại. Bên cạnh đó, nếu giá dầu thế giới tiếp tục

tăng thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tời giá cả nhóm hàng giao thông – là một trong

những nhóm hàng có ảnh hưởng mạnh tới tốc độ tăng của CPI trong quý III.

- Xu hướng gia tăng nhập siêu: mặc dù cán cân thương mại đã lấy lại trạng

thái xuất siêu trong quý III nhưng tính chung 9 tháng thì vẫn ở trạng thái nhập

siêu. Với tốc độ gia tăng của nhập khẩu như hiện nay và theo quy luật của

những năm trước sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong quý IV, nếu không kiểm soát

chặt chẽ diễn biến này có thể ảnh hưởng bất lợi đến sự ổn định của tỷ giá hiện

nay.

- Mất cân đối ngân sách: Cơ cấu chi NSNN vẫn chưa được cải thiện nhiều,

trong quý III tuy chi đầu tư có gia tăng nhưng vẫn ở mức thấp, công tác giải

ngân vốn đầu tư từ NSNN vẫn gặp khó khăn, chi thường xuyên vẫn tiếp tục gia

tăng trong đó tập trung vào chi lương, giáo dục, y tế nhưng hiệu quả kinh tế và

xã hội chưa tương xứng. Thực tế này nếu không có chuyển biến rõ nét sẽ ảnh

hưởng đến tính bền vững của tăng trưởng trong dài hạn và cản trở thực hiện các

mục tiêu phát triển khác. Trong khi đó, những tín hiệu khó khăn của thu NSNN

cũng đã bắt đầu xuất hiện trong Quý III, đặc biệt đối với cầu phần thu nội địa –

41

cấu phần chính trong thu NSNN đã có quý sụt giảm lần đầu tiên trong năm nay.

- Nguy cơ gia tăng nợ xấu vẫn tiềm ẩn nếu các ngân hàng theo đuổi mục tiêu

tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá. Vào thời điểm hiện nay, việc tạo điều kiện

để các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi với vốn ngân hàng thông qua việc giảm

lãi suất, nới rộng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là đúng hướng, khả năng tín dụng

đạt được mục tiêu yêu cầu của Chính phủ ở mức 21% là rất lớn. Tuy nhiên, để

đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng, tránh làm phình to thêm khối nợ xấu

đang được xử lý thì nhất thiết phải quan tâm đến chất lượng khoản vay, hạn chế

không để xảy ra tình trạng các dòng vốn chi phí thấp chảy vào các lĩnh vực kém

hiệu quả và các lĩnh vực bong bóng;

Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước còn thấp, tỷ lệ thất

nghiệp trong độ tuổi thanh niên còn cao, năng suất và trình độ lao động còn hạn

chế, năng suất và hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước,…. sẽ tiếp

tục là những thách thức, ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động sản xuất kinh doanh

cũng như kết quả chung của nền kinh tế.

Trên cơ sở đó, phần lớn những đánh giá, nhìn nhận về triển vọng của kinh tế

Việt Nam của các tổ chức cũng như của các doanh nghiệp là rất tích cực. Theo

kết quả điều tra đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của tổng cục thống kế

thì có tới 52,6% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh sẽ tốt

lên, 11% doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và có khoảng 1/3 số doanh nghiệp

cho rằng sẽ ổn định trong quý IV/2017. Bên cạnh đó, theo đánh giá của các bộ

ngành hữu quan, nếu không có ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt và những ảnh

hưởng bất lợi từ bên ngoài thì nhiều khả năng, kinh tế Việt Nam sẽ cán đích ở

mức 6,7% theo mục tiêu đề ra, đồng thời sẽ là năm đầu tiên mà tăng trưởng có

được nhờ động lực sản xuất và phát triển dịch vụ chứ không dựa nhiều vào tín

dụng như thời gian trước.

Trong khi đó, nhiều tổ chức nước ngoài cũng đã có sự nhìn nhận lại đối với

triển vọng kinh tế của Việt Nam và phần lớn đều cho rằng Việt Nam sẽ có được

đà tăng trưởng tích cực trong trung – dài hạn. Dự báo của các tổ chức nước

ngoài cho nền kinh tế từ nay đến cuối năm không quá lạc quan, do xu hướng

giảm kéo dài của ngành khai khoáng và dầu thô nên các tổ chức lớn như WB,

ADB,…. đều dự báo tăng trưởng kinh tế của năm nay sẽ đạt khoảng 6,3%.