khoa học kĩ thuật qua các thời

15
THÀNH VIÊN TỔ 1: •Thảo Vy •Hiểu Quyên •Bảo Châu •Như Quỳnh •Dạ Thảo •Thục Anh •Thu Ngân •Phan Long

Upload: ngan-nguyen

Post on 12-Jan-2017

254 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Khoa học kĩ thuật qua các thời

THÀNH VIÊN TỔ 1:•Thảo Vy•Hiểu Quyên•Bảo Châu•Như Quỳnh•Dạ Thảo•Thục Anh•Thu Ngân•Phan Long

Page 2: Khoa học kĩ thuật qua các thời

LÝ1010-1226

LÊ1428-1527

HỒ1400-1407

TRẦN1226-1400

Page 3: Khoa học kĩ thuật qua các thời

-Cùng với sự phát triển của giáo dục, kiến trúc,... Nhiều ngành khoa học kĩ thuật ở thời Lý bắt đầu phát triển.-Đặc biệt là sự phát triển về vũ khí trong chiến đấu với số lượng lớn giáo, mác, cung, nỏ, khiên và sự hỗ trợ công cụ công thành như máy bắn đá, những kỹ thuật tiên tiến -Khoa học kĩ thuật thời Lý là nền móng cho sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật thời Trần trong thời gian kế tiếp

Page 4: Khoa học kĩ thuật qua các thời

Thời Trần có sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của khoa học kĩ thuậtSử học:-Năm 1272, tác phẩm Đại Việt Sử Kí của Lê Văn Hưu ra đời.Đây là bộ quốc sử đầu tiên của nước Việt Nam, do Lê Văn Hưu đời Trần soạn ra, gồm 30 quyển, ghi

chép lịch sử Việt Nam từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng

Page 5: Khoa học kĩ thuật qua các thời

-Năm 1377,tác phẩm Đại Việt Sử Lược ra đờiĐại Việt sử lược , còn có tên là Việt sử lược , là một cuốn lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán của một tác giả khuyết danh, ra đời vào thời nhà Trần. Đây

là cuốn sử biên niên thuộc hàng sớm nhất củaViệt

Nam còn được lưu truyền cho đến nay.

-Ngoài ra còn có bộ Trung Hưng Thực Lục do Trần Nhân Tông sai các văn thần biên soạn

Page 6: Khoa học kĩ thuật qua các thời

Y học: Trong y học nổi tiếng là Tuệ Tĩnh, vị thánh thuốc

Nam, ông được phong là ông tổ ngành dược Việt Nam và

là người mở đầu cho nền y dược cổ truyền Việt Nam. Các bộ sách nổi tiếng Nam Dược Thần Hiệu và Hồng Nghĩa Giác tư y thư là do ông biên soạn . Trong đó bộ Hồng Nghĩa Giác tư y thư biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc

nam và ông đã nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh như: châm, chích, chườm, bóp, xoa

Page 7: Khoa học kĩ thuật qua các thời

Vũ khí: Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công chế tạo

được súng thần cơ và đóng các loại thuyền chiến có

lầu, ....phục vụ cho việc chiến đấu

Page 8: Khoa học kĩ thuật qua các thời

Khao học quân sự: - Binh thư yếu lược là một tác phẩm của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn soạn vào thời Trần về nghệ thuật quân sự, đáng tiếc đến nay đã thất truyền - Ngoài ra còn có Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn gọi là Vạn Kiếp binh thư, là một tác phẩm của Trần Hưng Đạo về nghệ thuật quân sự, có lẽ chủ yếu là bày binh bố trận, nhưng đến nay đã bị thất lạc. Ông sưu tập binh pháp các nhà, làm thành bát quái cửu cung đồ, và đặt tên tác phẩm như vậy.

Page 9: Khoa học kĩ thuật qua các thời

Chính trị: Hoàng triều đại điển (Hán tự: Huáng cháo dà diǎn) là tên gọi một cuốn sách do các đại thần Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu phụng mệnhHoàng đế Trần Dụ Tông mà biên soạn năm 1337, ghi chép những điển pháp Đại Việt dưới triều Trần. Tác phẩm này hiện đã thất truyền.

Page 10: Khoa học kĩ thuật qua các thời

Thiên văn học: -Đặng Lộ (?-?) được cho là nhà thiên văn học đầu tiên của Việt Nam, làm quan dưới thời Trần Minh Tông và Trần Hiến Tông -Trần Nguyên Đán, hiệu Băng Hồ, là tôn thất nhà Trần, dòng dõi Chiêu Minh vương Trần Quang Khải. Làm quan tới Tư đồ dưới thời các vua Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông và Trần Phế Đế, tước Chương Túc quốc thượng hầu. Nguyên Đán là người hiền từ, nho nhã, có phong cách của bậc quân tử thời xưa-Cùng với Đặng Lộ, ông là một trong những người đặt nền móng sơ khai cho ngành Thiên văn học ở Việt Nam. Ông đã soạn ra cuốn “Bách thế thông kỉ thư” trong đó ghi chép các nhật nguyệt thực và chuyển động của 5 hành tinh(Thủy, Kim, Hỏa, Mộc, Thổ) từ thời Hồng Bàng đến thời Lí, Trần. Tiếc rằng cuốn sách quý này đã bị giặc Minh đốt phá

Page 11: Khoa học kĩ thuật qua các thời

Thời Hồ với 7 năm tồn tại quá ngắn ngủi nên những phát triển về khoa học kĩ thuật vẫn còn hạn chế, chưa có điểm nổi bật đáng kể.

Page 12: Khoa học kĩ thuật qua các thời

Khoa học kĩ thuật ở thời Lê Sơ phát triển nhanh chóng

Sử học: Đại Việt Sử Kí Toàn Thư gọi tắt là Toàn thư,

là bộ quốc sử bằng chữ Hán và chữ Nôm , viết , ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương từ năm 2879 TCN đến năm 1675 nhà Hậu Lê. Đây là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc và là nguồn tư liệu dồi dào cho ngành sử học

Page 13: Khoa học kĩ thuật qua các thời

Toán học: Môn toán thời Lê Sơ được triều đình khá coi trọngHai nhà toán học nổi tiếng thời Lê sơ là Lương Thế Vinh và Vũ Hữu.-Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường. Ông đã bỏ ra nhiều thời gian đo đạc, tính toán ruộng đất trên thựcđịa, rồi rút ra những quy tắc chung để truyền dạy cho đời. -Tác phẩm ông để lại là Đại thành Toán pháp -Vũ Hữu được đánh giá là nhà toán học xuất sắc nhất thế kỷ 15

. Tác phẩm Lập thành toán pháp cùng phương pháp đo tính

ruộng đất của ông được phổ biến ra cả nước

Page 14: Khoa học kĩ thuật qua các thời

Y học: Hai nhà y học nổi tiếng nhất trong thời kỳ này là Phan Phu

Tiên (đồng thời là nhà sử học) và Trạng nguyên Nguyễn Trực.Phan Phu Tiên là tác giả sách Bản thảo thực vật toản yếu.

Nội dung sách bao gồm các biện pháp chữa bệnh và chú trọng

đến chế độ ăn uống . Ông kê ra hơn 400 loại thức ăn động vật và thực vật ở Đại Việt và các công dụng của các loại thức ăn đó.Nguyễn Trực có tác phẩm để lại là Bảo anh lương phương

năm 1455. Nguyễn Trực đã nêu ra 5 phép khám bệnh cho trẻ em, đi sâu vào bệnh đậu mùa và liệt kê 114 vị thuốc chữa bệnh

này.

Page 15: Khoa học kĩ thuật qua các thời

Địa lý : -Năm 1435, cuốn Dư Địa Chí ra đờiDư địa chí , còn gọi là Ức Trai di tập Nam Việt dư địa chí (là sách địa chí do Ức Trai Nguyễn Trãi, danh thần của nhà Hậu Lê, biên soạn vào năm1435.Cuốn sách viết bằng chữ Hán, ghi chép sơ lược về địa lý hành chính và tự nhiên của Việt Nam qua các giai đoạn lịch

sử-Bản đồ Hồng Đức là bộ bản đồ địa lý Đại Việt được hoàn tất, ban hành vào đời vua Lê Thánh Tông năm Hồng Đức thứ 21 (1490).Được coi là bộ bản đồ địa lí đầu tiên do nhà nước

phong Kiến thực hiện của Việt Nam.