khỐi ĐẦu tƯ bẢn tin quỐc tẾ - pgbank.com.vn · góp phần lớn vào sự gia tăng...

6
KHỐI ĐẦU TƯ -- Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương, Tháng 12/2013 Sau khi sửa đổi, GDP quý 3 của Mỹ ghi nhận mức cao nhất kể từ quý 4/2011. Trước những dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền kinh tế cải thiện và những bế tắc tài chính của Chính phủ được giải quyết, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã chính thức cắt giảm quy mô gói kích thích QE3 xuống mức 75 tỷ USD/tháng kể từ tháng 1/2014. Nền kinh tế Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu đón nhận tin tức tiêu cực khi sản xuất công nghiệp giảm và nguy cơ giảm phát gia tăng. Trong khi đó, Đức - nền kinh tế lớn nhất Eurozone có thêm nhiều dấu hiệu phục hồi. Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực duy trì đà tăng trưởng kinh tế trước thời điểm tăng thuế tiêu dùng vào năm sau. Trung Quốc đón nhận tin tức tiêu cực khi hoạt động sản xuất tăng trưởng chậm nhất 3 tháng và giá nhà đất tiếp tục tăng nóng. BẢN TIN QUỐC TẾ Tóm tắt nội dung Người thực hiện: Nguyễn Vũ Lan Phương Nhân viên Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 247 Với sự đóng góp ý kiến của: Nguyễn Đức Hải Phó trưởng Phòng Nghiên cứu và Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 896 Xin vui lòng tham khảo Khuyến cáo sử dụng ở trang cuối

Upload: others

Post on 06-Mar-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KHỐI ĐẦU TƯ BẢN TIN QUỐC TẾ - pgbank.com.vn · góp phần lớn vào sự gia tăng sản lượng công nghiệp của tháng này, dịch vụ điện nước và các

KHỐI ĐẦU TƯ

--

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương,

Tháng 12/2013

Sau khi sửa đổi, GDP quý 3 của Mỹ ghi nhận mức cao nhất kể từ quý

4/2011. Trước những dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền kinh tế cải thiện và

những bế tắc tài chính của Chính phủ được giải quyết, Cục Dự trữ Liên bang

(Fed) đã chính thức cắt giảm quy mô gói kích thích QE3 xuống mức 75 tỷ

USD/tháng kể từ tháng 1/2014.

Nền kinh tế Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu đón nhận tin tức tiêu cực

khi sản xuất công nghiệp giảm và nguy cơ giảm phát gia tăng.

Trong khi đó, Đức - nền kinh tế lớn nhất Eurozone có thêm nhiều dấu hiệu

phục hồi.

Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực duy trì đà tăng trưởng kinh tế trước thời

điểm tăng thuế tiêu dùng vào năm sau.

Trung Quốc đón nhận tin tức tiêu cực khi hoạt động sản xuất tăng trưởng

chậm nhất 3 tháng và giá nhà đất tiếp tục tăng nóng.

BẢN TIN QUỐC TẾ

Tóm tắt nội dung

Người thực hiện:

Nguyễn Vũ Lan Phương

Nhân viên Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 247

Với sự đóng góp ý kiến của:

Nguyễn Đức Hải

Phó trưởng Phòng Nghiên cứu

và Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 896

Xin vui lòng tham khảo Khuyến

cáo sử dụng ở trang cuối

Page 2: KHỐI ĐẦU TƯ BẢN TIN QUỐC TẾ - pgbank.com.vn · góp phần lớn vào sự gia tăng sản lượng công nghiệp của tháng này, dịch vụ điện nước và các

2 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

MỸ

GDP sửa đổi của quý 3 ghi nhận mức cao nhất kể từ quý 4/2011: Bộ Thương mại Mỹ cho

biết, với chi tiêu dùng và đầu tư cố định tăng nhiều hơn ước tính, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng

với tốc độ nhanh hơn trong quý 3. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 sau khi sửa đổi đã

tăng 4,1%, nhiều hơn so với ước tính 3,6% trước đó, gây bất ngờ cho các chuyên gia kinh tế.

Báo cáo cho thấy, chi tiêu dùng tăng 2% so với với ước tính 1,4% trước đây và đầu tư cố định

tăng 4,8% so với mức ước tính 3,5%.

Sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng nhiều hơn dự đoán: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)

cho biết sản xuất công nghiệp tại nước này trong tháng 11 tăng nhiều hơn dự kiến, khi tăng

thêm 1,1% so với tháng trước, nhiều hơn dự đoán tăng 0,6% của các chuyên gia kinh tế. Đóng

góp phần lớn vào sự gia tăng sản lượng công nghiệp của tháng này, dịch vụ điện nước và các

tiện ích phục vụ sinh hoạt hàng ngày tăng mạnh 3,9% sau khi giảm 0,3% trong tháng 10.

Doanh số bán lẻ cũng tăng nhiều hơn dự kiến: Doanh số bán lẻ tháng 11 tăng 0,7% so với

tháng trước đó, sau khi tăng 0,6% trong tháng 10. Trước đó, các chuyên gia kinh tế dự đoán

doanh số bán lẻ sẽ tăng 0,6%. Đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng tháng này là doanh số bán

hàng xe cơ giới và phụ tùng, với mức tăng 1,8%. Không bao gồm doanh số xe cơ giới và phụ

tùng, doanh số bán lẻ tăng 0,4% so với tháng trước, vượt qua dự đoán tăng 0,2% của các

chuyên gia.

Chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh nhất trong vòng 5 tháng qua: Bộ Thương mại cho biết chi

tiêu tiêu dùng của người dân nước này trong tháng 11 tăng 0,5% so với tháng trước đó, sau khi

đã tăng 0,4% trong tháng 10. Theo đó, đây là mức tăng mạnh nhất trong vòng 5 tháng qua.

Thị trường nhà đất đón nhận tin tức trái chiều:

- Số nhà mới khởi công của Mỹ tăng đáng kể trong tháng 11, khi tăng 22,7% so với cùng kỳ

năm trước lên mức 1,091 triệu căn, nhiều hơn dự đoán đạt 955 nghìn căn của các chuyên gia

kinh tế trước đó. Với sự gia tăng mạnh, số nhà mới khởi công đã mức cao nhất kể từ tháng

2/2008 tới nay.

- Trong khi đó, số giấy phép xây dựng, một chỉ số thể hiện nhu cầu nhà ở trong tương lai

giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, xuống 1,007 triệu căn. Ngoài ra, doanh số bán nhà cũ tại

Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 11. Cụ thể, doanh số nhà cũ giảm 4,3% sau khi điều

chỉnh các yếu tố mùa vụ, xuống còn 4,9 triệu căn sau khi giảm 3,2% xuống 5,12 triệu căn

trong tháng trước đó, giảm mạnh hơn dự đoán xuống mức 5,02 triệu căn của các chuyên gia

kinh tế. Như vậy, doanh số bán nhà đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ

tháng 12/2012.

Sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chính thức

quyết định cắt giảm quy mô mua trái phiếu từ tháng 1/2014 khi kinh tế đã có những cải

thiện rõ hơn và những bế tắc tài chính của chính phủ Mỹ được giải quyết. Cụ thể, Fed sẽ bắt

đầu cắt giảm quy mô mua trái phiếu từ tháng 1/2014 với mức cắt giảm lần đầu là 10 tỷ USD;

bên cạnh đó, tiếp tục giữ lãi suất không đổi ở 0,25% và cho biết lãi suất này có thể được duy

trì ngay cả khi chấm dứt chương trình QE. Ngoài ra, Thượng viện Mỹ cũng thông qua thông

qua thỏa thuận ngân sách thiết lập các mức chi tiêu xấp xỉ 1.000 tỷ USD/năm cho hai năm tài

khóa 2014 và 2015.

Biểu đồ 1: GDP Mỹ qq

Sau khi sửa đổi, GDP quý 3 của Mỹ ghi nhận mức cao nhất kể từ quý 4/2011. Trước

những dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền kinh tế cải thiện và những bế tắc tài chính của

Chính phủ được giải quyết, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã chính thức cắt giảm quy

mô gói kích thích QE3 xuống mức 75 tỷ USD/tháng kể từ tháng 1/2014.

Biểu đồ 2: Chỉ số PMI dịch vụ và sản xuất

Biểu đồ 3: Chi tiêu tiêu dùng mm

Biểu đồ 4: Doanh số bán nhà cũ

4,9

4,6

4,8

5,0

5,2

5,4

5,6

Tri

ệu

0,5

-0,2

-0,1

0,0

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

11/11 3/12 7/12 11/12 3/13 7/13 11/13

%

1,4

4,9

3,7

1,2

2,8

0,1

1,1

2,5

4,1

0

1

2

3

4

5

6

9/11 12/11 3/12 6/12 9/12 12/12 3/13 6/13 9/13

%

57,3

53

48

50

52

54

56

58

60

11/11 05/12 11/12 05/13 11/13

PMI khu vực sản xuất PMI khu vực dịch vụ

Page 3: KHỐI ĐẦU TƯ BẢN TIN QUỐC TẾ - pgbank.com.vn · góp phần lớn vào sự gia tăng sản lượng công nghiệp của tháng này, dịch vụ điện nước và các

CHÂU ÂU

Sản xuất công nghiệp khu vực giảm mạnh trong tháng 10:

Theo Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat), sản xuất công nghiệp tại Khu vực Đồng tiền

chung Châu Âu giảm mạnh trong tháng 10, trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng tăng nhẹ của các

chuyên gia kinh tế. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp sau khi điều chỉnh các yếu tố mùa vụ

đã giảm 1,1% so với tháng trước sau khi tăng nhẹ 0,2% trong tháng 9. Trước đó, các chuyên

gia kinh tế dự đoán, chỉ số sẽ tăng 0,3%. Như vậy đây là tháng giảm thứ 2 liên tiếp của chỉ số

và có mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2012.

Chỉ số niềm tin kinh tế Châu Âu tăng khá mạnh trong nửa đầu tháng 12:

Theo điều tra của tổ chức nghiên cứu ZEW, chỉ số niềm tin kinh tế của khu vực Châu Âu tăng

khá mạnh trong nửa đầu tháng 12 với mức tăng từ 60,2 điểm tháng trước lên 68,3 điểm. Cơ

quan này cũng cho biết các chuyên gia tham gia cuộc điều tra đều tỏ ra khá lạc quan về kinh tế

năm 2014.

Lạm phát của khu vực vẫn cách khá xa mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung Ương

Châu Âu:

Chỉ số giá tiêu dùng khu vực Châu Âu trong tháng 11 tiếp tục giảm đúng như dự báo trước đó

của giới phân tích. Theo Văn phòng thống kê Châu Âu, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 của toàn

khu vực giảm 0,1% so với tháng trước; và tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2012. Chỉ số giá tiêu

dùng loại trừ ảnh hưởng của giá thực phẩm và năng lượng không thay đổi so với tháng 10,

song tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá năng lượng và dịch vụ giảm; giá sản

xuất và thực phẩm tăng nhẹ. Lương bình quân tăng nhẹ 1,3% so với tháng trước, mức tăng

thấp nhất kể từ quý 3- 2010. Với mức tăng lương thấp, các chuyên gia kinh tế dự báo tỷ lệ thất

nghiệp sẽ vẫn đứng ở mức cao cũng như nhu cầu tiêu dùng sẽ vẫn hạn chế. Trước tình hình

lạm phát thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu (2%), nền kinh tế Châu Âu vẫn tiếp tục đối mặt

với nguy cơ giảm phát.

Đức – nền kinh tế lớn nhất khu vực đón nhận tin tức tương đối tích cực:

- Theo tổ chức Markit Economics, chỉ số PMI tổng hợp phản ánh hoạt động sản xuất và kinh

doanh dịch vụ của Đức tháng 12 đạt mức 55,2 điểm, giảm nhẹ so với số liệu ghi nhận trong

tháng 11 là 55,4 điểm. Cụ thể, chỉ số PMI trong lĩnh vực sản xuất tăng từ mức 52,7 điểm của

tháng 11 lên mức 54,2 điểm trong tháng 12, ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 5/2011. Trong

khi đó, chỉ số PMI dịch vụ tháng 12 đứng ở mức 54,0 điểm, giảm nhẹ so với mức 55,7 điểm

của tháng 11 và thấp hơn dự đoán 55,5 điểm của các chuyên gia phân tích.

- Tổ chức nghiên cứu ZEW cho biết chỉ số niềm tin nhà đầu tư Đức đã tăng mạnh trong tháng

12 lên mức cao nhất trong vòng hơn 7 năm qua, khẳng định thêm dấu hiệu phục hồi của nền

kinh tế lớn nhất khu vực. Cụ thể, chỉ số niềm tin nhà đầu tư đã tăng từ mức 54,6 điểm của

tháng 11 lên mức 62 điểm trong tháng 12 – ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 4/2006 và vượt

xa dự đoán tăng lên mức 55 điểm của giới phân tích.

Biểu đồ 5: GDP Eurozone qq

Nền kinh tế Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu đón nhận tin tức tiêu cực khi sản xuất

công nghiệp giảm và nguy cơ giảm phát gia tăng.

Trong khi đó, Đức - nền kinh tế lớn nhất Eurozone có thêm nhiều dấu hiệu phục hồi.

Biểu đồ 6: Chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ

Biểu đồ 8: Tỷ lệ thất nghiệp

Biểu đồ 7: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) yy

0,1

-0,2

-0,1

-0,3

-0,1

-0,5

-0,2

0,3

0,1

-0,6

-0,5

-0,4

-0,3

-0,2

-0,1

0,0

0,1

0,2

0,3

0,4

9/11 12/11 3/12 6/12 9/12 12/12 3/13 6/13 9/13

%

62

-60

-40

-20

0

20

40

60

80

12/09 06/10 12/10 06/11 12/11 06/12 12/12 06/13 12/13

0,9%

0,0%

0,5%

1,0%

1,5%

2,0%

2,5%

11/12 2/13 5/13 8/13 11/13

51,6

51,2

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

11/12 01/13 03/13 05/13 07/13 09/13 11/13

PMI sản xuất PMI dịch vụ

Page 4: KHỐI ĐẦU TƯ BẢN TIN QUỐC TẾ - pgbank.com.vn · góp phần lớn vào sự gia tăng sản lượng công nghiệp của tháng này, dịch vụ điện nước và các

4 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

CHÂU Á

NHẬT BẢN

Niềm tin kinh doanh Nhật Bản tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2007: Theo báo cáo của

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), chỉ số niềm tin kinh doanh Tankan Index trong tháng

12 ở mức 16 điểm. Theo đó, chỉ số niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất tại

Nhật Bản tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2007 do giá trị đồng yên sụt giảm.

Thâm hụt thương mại tháng 11 ghi nhận mức kỷ lục: Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết thâm

hụt thương mại trong tháng 11 của nước này đạt 1,29 nghìn tỷ Yên (12,6 tỷ USD) – ghi nhận

mức thâm hụt tháng 11 cao nhất từ trước tới giờ. Trong tháng 11, thâm hụt thương mại của

Nhật Bản tăng kỷ lục vì nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái khi đồng yên giảm

giá so với USD và Nhật phải tăng lượng nhập khẩu năng lượng để bù lại việc đóng cửa các

nhà máy điện hạt nhân sau vụ sóng thần năm 2011 và nhu cầu tiêu thụ tăng cao trước thời

điểm Chính phủ Nhật nâng thuế tiêu dùng vào tháng 4/2014.

Chính phủ đang nỗ lực để duy trì đà tăng trưởng kinh tế trước thời điểm tăng thuế tiêu

dùng vào năm sau: Ngày 11/12, Chính phủ Nhật Bản thông qua ngân sách bổ sung 53 tỷ

USD dành cho gói kích thích kinh tế trong năm tài khóa 2013-2014, với mục đích giảm bớt tác

động tiêu cực của việc tăng thuế tiêu dùng đối với tăng trưởng kinh tế. Ngày 21/12, Chính phủ

Nhật Bản và liên minh cầm quyền đã nhất trí tổng dự chi ngân sách ban đầu của nước này cho

tài khoá 2013 sẽ đạt mức kỷ lục 95.880 tỷ Yên (khoảng 921 tỷ USD), tăng so với mức 92.610

tỷ Yên của năm trước. Những động thái gần đây của Chính phủ cho thấy Nhật Bản đang nỗ

lực tiến hành những biện pháp cần thiết mang tính liên tục, nhằm thoát khỏi gần hai thập kỷ

giảm phát.

TRUNG QUỐC

Tốc độ mở rộng của hoạt động sản xuất thấp nhất trong 3 tháng qua:

Ngân hàng HSBC và Markit Economics vừa công bố chỉ số PMI tạm tính tháng 12 của Trung

Quốc, giảm 0,3 điểm xuống 50,5 điểm, là mức thấp nhất trong 3 tháng. Nguyên nhân chủ yếu

là do sự đi xuống của các nhân tố như việc làm, mua sắm hàng tồn kho, giá bán ra… Theo các

chuyên gia kinh tế tuy chỉ số PMI tháng 12 của Trung Quốc giảm so với tháng 11, nhưng vẫn

cao hơn mức trung bình của Quý 3.

Giá nhà tiếp tục tăng bất chấp mọi biện pháp Chính phủ đưa ra nhằm giảm bớt độ nóng

của thị trường bất động sản:

Theo ước tính của Reuters dựa trên số liệu Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm

thứ 4 (18/12), giá nhà mới ở Trung Quốc tháng 11 đã tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoài, sau

khi tăng 9,6% trong tháng 10. So với tháng trước, giá nhà đã tăng 0,5%, giảm nhẹ so với mức

tăng 0,6% của tháng trước. Giá nhà ở Trung Quốc tiếp tục ghi nhận mức tăng cao, bất chấp

mọi biện pháp chính phủ đưa ra trong những năm gần đây nhằm xoa dịu thị trường. Nguy cơ

bất ổn xã hội có thể gia tăng nếu giá nhà tăng quá cao.

Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực duy trì đà tăng trưởng kinh tế trước thời điểm tăng

thuế tiêu dùng vào năm sau.

Trung Quốc đón nhận tin tức tiêu cực khi hoạt động sản xuất tăng trưởng chậm nhất 3

tháng và giá nhà đất tiếp tục tăng nóng.

Biểu đồ 9: GDP Nhật Bản q/y

10,6

1,2

3,5

-2,0

-3,2

0,6

4,53,6

1,1

-4

-2

0

2

4

6

8

10

12

9/11 12/11 3/12 6/12 9/12 12/12 3/13 6/13 9/13

%

Biểu đồ 10: Sản lượng công nghiệp yy NB

0,5%

-4%

-3%

-2%

-1%

0%

1%

2%

3%

4%

Biểu đồ 11: PMI sản xuất Trung Quốc

50,5

47

48

49

50

51

52

53

Page 5: KHỐI ĐẦU TƯ BẢN TIN QUỐC TẾ - pgbank.com.vn · góp phần lớn vào sự gia tăng sản lượng công nghiệp của tháng này, dịch vụ điện nước và các

5 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

20/12/2013 % +/- 2 tuần %/ 1/1/13

EUR/USD 1,37 -0,23% 3,62%

GBP/USD 1,63 -0,09% 0,50%

AUD/USD 0,89 -1,97% -14,16%

USD/JPY 104,07 1,14% 19,98%

USD/CNY 6,07 -0,17% -2,55%

Vàng 1.202,64 -2,08% -28,17%

Dầu (NY) 99,32 -5,11% 8,26%

RON 92 (Singapore)

115,95 0,39% -3,62%

Thị trường tiền tệ

Chỉ số Nước 20/12/2013 %/ 1/1/13 % +/- 2tuần

DOWJONES Mỹ 16.221,14 25,37% 8,80%

NASDAQ Mỹ 4.104,74 38,66% 20,61%

S&P 500 Mỹ 1.818,32 29,65% 13,20%

FTSE 100 Anh 6.606,58 11,50% 6,29%

DAX Đức 9.400,18 23,49% 18,10%

CAC 40 Pháp 4.193,77 15,84% 12,17%

NIKKEI 225 Nhật 15.870,42 52,67% 16,03%

SHANGHAI TQ 2.084,79 -6,65% 5,33%

KOSPI Hàn Quốc 1.983,35 -0,69% 6,44%

Các chỉ số chứng khoán chính

Các chỉ số kinh tế quan trọng công bố từ 25/11 - 08/12/2013

Chỉ số Thực

tế

Dự

đoán

Kỳ

trước

Niềm tin nhà đầu tư Eurozone (Sentix) 8,0 10,5 9,3

Chỉ số giá tiêu dùng Trung Quốc (CPI) yy 3,00% 3,00% 3,20%

Sản xuất công nghiệp Đức mm -1,20% 0,80% -0,70%

Niềm tin người tiêu dùng Nhật Bản 42,5 44,2 41,2

Sản xuất công nghiệp Trung Quốc yy 10,00% 10,20% 10,30%

Đầu tư tài sản cố định Trung Quốc ytd 19,90% 20,10% 20,10%

Doanh số bán lẻ Trung Quốc yy 13,70% 13,20% 13,30%

Sản lượng nhà máy Anh mm 0,40% 0,40% 1,20%

Tín dụng nội tệ Trung Quốc (tỷ NDT) 625 585 506

Cán cân ngân sách Mỹ (tỷ USD) -135,2 -142,6 -91,6

Sản xuất công nghiệp Eurozone mm -1,10% 0,40% -0,50%

Doanh số bán lẻ Mỹ mm 0,70% 0,60% 0,40%

Chỉ số giá sản xuất PPI Mỹ mm -0,10% 0,00% -0,20%

Cán cân thương mại Nhật Bản (nghìn tỷ Yên)

-1,35 -1,13 -1,09

Tỷ lệ thất nghiệp Anh 7,40% 7,60% 7,60%

Doanh số bán nhà đã qua sử dụng Mỹ (triệu)

4,9 5,04 5,12

GDP Anh qq 0,80% 0,80% 0,80%

Niềm tin người tiêu dùng Đức 7,6 7,4 7,4

Nợ Chính phủ Anh (tỷ bảng Anh) 14,8 6,6 7,4

GDP Mỹ qq 4,10% 3,60% 3,60%

Nước Kỳ hạn 20/12/2013 %/ 1/1/13 +/- 2 tuần

Mỹ 1 năm 0,13 -0,01 0,01

Đức 1 năm 0,18 0,17 0,05

Pháp 1 năm 0,24 0,20 0,05

Mỹ 10 năm 2,89 1,18 0,00

Đức 10 năm 1,87 0,56 0,03

Pháp 10 năm 2,34 0,34 0,01

Bồ Đào Nha 10 năm 6,03 -1,02 -0,02

Tây Ban Nha 10 năm 4,14 -1,13 -0,05

Italia 10 năm 4,12 -0,38 -0,06

Lợi suất TPCP (%)

20/12/2013 +/- 2 tuần +/-/ 1/1/13

Mỹ 29,21 -0,50 -6,28

Anh 22,50 -0,02 -72,00

Đức 22,25 1,25 -73,75

Pháp 49,21 0,50 -156,79

Italia 166,26 -12,24 -394,49

Bồ Đào Nha 194,41 -28,41 49,41

Tây Ban Nha 143,30 -14,48 -228,70

Trung Quốc 65,56 0,77 -79,44

Chi phí bảo hiểm rủi ro vỡ nợ (điểm cơ bản - basic points)

Các chỉ số kinh tế quan trọng công bố từ 09/12 - 22/12/2013

Chỉ số Dự đoán Kỳ trước

Chi tiêu cá nhân Mỹ mm 0,5% 0,4%

Thu nhập cá nhân Mỹ mm 0,4% -0,1%

Niềm tin người tiêu dùng Mỹ (UoM) - sửa đổi 82,9 82,5

Đơn đặt hàng hàng hóa cơ bản Mỹ mm 1,7% -1,6%

Doanh số bán nhà mới Mỹ (nghìn) 449 474

Chỉ số giá bán buôn dịch vụ Nhật Bản yy 0,8% 0,8%

Chỉ số PMI sản xuất Nhật Bản 55,1

Số nhà xây mới Nhật Bản yy 9,5% 7,1%

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản yy 1,9% 0,9%

Tỷ lệ thất nghiệp Nhật Bản 3,9% 4,0%

Chỉ số CPI cơ bản Nhật Bản yy 1,1% 0,9%

Doanh số bán lẻ Đức mm

Chỉ số nhà chờ bán Mỹ mm -0,6%

Niềm tin người tiêu dùng Mỹ (CB) 70,4

Chỉ số PMI sản xuất Trung Quốc 51,4

Chỉ số PMI sản xuất Eurozone 52,7

Chỉ số PMI sản xuất Anh 58,4

Chỉ số PMI sản xuất Mỹ (ISM) 57,3

Chỉ số PMI dịch vụ Trung Quốc 56,0

Chỉ số PMI xây dựng Anh 62,6

TỔNG HỢP THÔNG TIN KINH TẾ - THƯƠNG MẠI TỪ 09/12 - 22/12/2013

Page 6: KHỐI ĐẦU TƯ BẢN TIN QUỐC TẾ - pgbank.com.vn · góp phần lớn vào sự gia tăng sản lượng công nghiệp của tháng này, dịch vụ điện nước và các

6 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

Mọi chi tiết và câu hỏi liên quan đến bản tin này xin vui lòng liên hệ:

Phòng Nghiên cứu và Phân tích

Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

Tầng 24, Tòa nhà Mipec, 229 phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Tel : +(84 4) 6 281 1298 Ext:247 Fax: +(84 4) 6 281 1299

Email: [email protected] Website: www.pgbank.com.vn

Blog: pgbankresearch.wordpress.com

Thông tin liên hệ

Khuyến cáo sử dụng

Những thông tin được cung cấp trên đây do Phòng Nghiên cứu và Phân tích - Khối Đầu tư - PG Bank

thu thập từ các nguồn được coi là đáng tin cậy. Việc cung cấp các thông tin này chỉ phục vụ mục đích

tham khảo. PG Bank không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những hậu quả có thể gây ra do việc sử

dụng thông tin của bài viết. Các thông tin trên có thể thay đổi theo diễn biến của thị trường và PG

Bank không có trách nhiệm phải thông báo về những thay đổi này.