khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

40
LỜI MỞ ĐẦU Bộ luật dân sự được thông qua ngày 28/12/1995 và có hiệu lực từ ngày 01/7/1996 có vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước ta. Sù ra đời của Bộ luật dân sự là một bước tiến quan trọng trong việc cụ thể hoá các quyền cơ bản của con người trong giao lưu dân sự và tạo cơ sở pháp lý quan trọng để mọi cá nhân tổ chức phát huy quyền dân chủ trong đời sống dân chủ. Trong những năm qua, về cơ bản các quy định của Bộ luật dân sự đã từng bước đi vào cuộc sống xã hội Việt Nam, đã điều chỉnh được các mối quan hệ xã hội và đồng thời cũng là cơ sở pháp lý cho toà án trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại. Đặc biệt, phần quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (từ điều 609 đến điều 633) của Bộ luật dân sự toà án đã áp dụng để giải quyết hàng trăm nghìn vụ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thực tiễn áp dụng các quy định của BLDS để giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài

Upload: lamnhan

Post on 28-Jan-2017

282 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

LỜI MỞ ĐẦU

Bộ luật dân sự được thông qua ngày 28/12/1995 và có hiệu lực từ

ngày 01/7/1996 có vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước

ta. Sù ra đời của Bộ luật dân sự là một bước tiến quan trọng trong việc cụ thể

hoá các quyền cơ bản của con người trong giao lưu dân sự và tạo cơ sở pháp

lý quan trọng để mọi cá nhân tổ chức phát huy quyền dân chủ trong đời sống

dân chủ. Trong những năm qua, về cơ bản các quy định của Bộ luật dân sự

đã từng bước đi vào cuộc sống xã hội Việt Nam, đã điều chỉnh được các mối

quan hệ xã hội và đồng thời cũng là cơ sở pháp lý cho toà án trong việc giải

quyết các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại.

Đặc biệt, phần quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

(từ điều 609 đến điều 633) của Bộ luật dân sự toà án đã áp dụng để giải

quyết hàng trăm nghìn vụ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Thực tiễn áp dụng các quy định của BLDS để giải quyết các yêu cầu

đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại các toà án ở nước ta đã góp phần

khắc phục được phần nào tổn thất mà người bị thiệt hại đã phải gánh chịu,

giúp họ hoặc những người thân thích gần gũi nhất của họ khắc phục được

nhữmg tổn thất hoặc phần nào tổn thất, góp phần ổn điịnh được cuộc sống

hay ổn định được các hoạt động bình thường trong sản xuất, kinh doanh...

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vẫn còn tình trạng hiểu và áp dụng chưa

thống nhất, trong quá trình áp dụng tại các toà án vẫn gặp nhiều lúng túng,

dẫn đến tình trạng quyền, lợi Ých hợp pháp của người bị thiệt hại chưa được

bảo đảm kịp thời, ngược lại có trường hợp người gây thiệt hại phải bồi

thường cũng không thoả mãn với phán quyết của toà án.

Page 2: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Chính vì từ những thực tiễn trên mà dự thảo Bộ luật dân sự được Quốc

Hội thông qua tháng 5 năm 2005 đã sửa đổi, bổ sung, thậm chí thêm cả

những điều mới về phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

( từ điều 604 đến điều 630) nhằm khắc phục những bất hợp lý đã xẩy ra

trong thực tiễn.

Với những lý do trên đây, em lùa chọn và nghiên cứu chuyên đề:

”Một số vấn đề áp dông quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng trong công tác xét xử của Toà án nhân dân.”

Page 3: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Chương I

Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1.Khái niệmBồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định có

lịch sử sớm nhất của pháp luật dân sự. Trải qua các thời kỳ lịch sử khác

nhau, ở những nước khác nhau được quy định khác nhau về cách thức bồi

thường. Nhưng pháp luật cũng nh tập quán đều ghi nhận một nguyên tắc

chung nhất là:” Người gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho người bị

thiệt hại”.

Mét trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “

gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Theo quy định tại chương V, Phần

thứ ba Bộ luật dân sự thì sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn

cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều 609

Bộ luật dân sự đã qui định sự “ người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm

đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,các quyền lợi

Ých hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dù uy tín, tài sản của pháp nhân

hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường”. Nh vậy, người có

hành vi gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

Vậy có thể hiểu bồi thường thiệt hại là quan hệ pháp luật phát sinh từ hậu

quả của những hành vi trái pháp luật (do có lỗi cố ý hoặc vô ý) xâm phạm

đến tính mạng sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền lợi

Ých hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dù uy tín, tài sản của pháp nhân

hoặc chủ thể khác. Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự

nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải bù đắp, đền bù những tổn thất

Page 4: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

về vật chất, tinh thần cho bên bị vi phạm. Điều kiện phát sinh trách nhiệm

này là phải có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật và phải có mối quan hệ

nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây

ra thiệt hại.

Trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói

riệng mang đặc tính của trách nhiệm dân sự. Đó là trách nhiệm tài sản nhằm

khôi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có

thẩm quyền áp dụng. Tuy nhiên, việc khôi phục tình trạng tài sản bằng biện

pháp bồi thường thiệt hại của người gây ra thiệt hại không phải bao giờ cũng

đem lại hậu quả như mong muốn. Vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau,

người gây ra thiệt hại không thể bồi thường và người bị hại không thể “phục

hồi lại tình trạng tài sản ban đầu” như trước khi bị thiệt hại. Bởi vậy, cần có

các cơ chế và các hình thức để khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt

hại (các loại hình bảo hiểm đang đi theo hướng này và ngày càng đóng vai

trò quan trọng, có hiệu quả nhằm hồi phục, hạn chế thiệt hại của người bị

thiệt hại do các hành vi trái pháp luật gây ra).

Vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là là một loại

trách nhiệm dân sự bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và

trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần được phát sinh do lỗi cố ý hoặc

lỗi vô ý, xâm phạm đến tính mạng sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài

sản, các quyền lợi Ých hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dù uy tín, tài

sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác gây thiệt hại.

2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Điều kiện phát sinh trách nhiệm là những yếu tố, những cơ sở để xác

định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường

Page 5: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

và mức độ bồi thường. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt

hại phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất và đầy đủ.

Bộ luật dân sự không quy định cụ thể tất cả các điều kiện làm phát sinh trách

nhiệm. Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói

chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiêm bòi thường thiệt hại phát sinh khi

có các điều kiện sau:

a.Có thiệt hại xảy ra

Đây là tiền đề của trách nhiệm, bởi mục đích của việc áp dụng trách

nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại. Thiệt hại là

những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính

mạng, sức khoẻ, danh dù, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.

+ Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất

bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất,

thu nhập thực tế bị mất,bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ.

+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí

hợp lí để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút

do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.

+Tổ thất về tinh thần.

Đời sống tinh thần là một phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề và

chỉ tồn tại đối với xã hội loài người nh đau thương, cảnh goá bụa, mồ côi, sự

xấu hổ,... Về nguyên tắc, không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc

ngang giá trị nh trong trao đổi và không thể phục hồi được. Nhưng với mục

đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại về tinh thần, cũng nh một

biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi trái pháp luật. Bộ luật

dân sự quy định: Toà án có thể buộc người xâm hại “bồi thường một khoản

tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích

gần gũi của nạn nhân”.

Page 6: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Những quy định này chỉ định hướng nhưng chưa có tính chất định

lượng trong việc bồi thường thiệt hại. Bởi vậy, Toà án là người phải xác định

trong trường hợp nào được bồi thường, bồi thường bao nhiêu, bồi thượng

cho ai...

+ Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản,

những chi phí để ngăn chặn, hạn chế,sửa chữa thay thế, những lợi Ých gắn

liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại

vật chất của người bị thiệt hại.

b. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dù, uy tín, tài sản là

một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn

trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ một

hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền tuyệt đối đó. Bởi vậy, Điều 609 Bộ

luật dân sự quy định: “Người nào... xâm phạm đến... mà gây thiệt hại thì

phải bồi thường”. Điều luật này xuất phát từ nguyên tắc chung của pháp luật

dân sự được quy định tại Điều 2 Bộ luật dân sự “không được xâm phạm đến

lợi Ých của Nhà nước, lợi Ých công cộng, quyền, lợi Ých hợp pháp của

người khác”. Việc “xâm phạm” mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm

pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường

lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong

từng cộng đồng dân cư...

Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động. Chủ

thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện các hành vi đó.

Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu ngươiì thực hiện

hành vi đó theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực

hiện các hành vi đó. Ví dụ: nhân viên phòng chữa cháy có thể phá huỷ nhà

dễ cháy xung quanh đám cháy; bác sỹ cắt bỏ các bộ phận hoặc làm các phỗ

Page 7: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

thuật khác... Trong trường hợp này người gây thiệt hại không phải bồi

thường; người gây thiệt hại không phải bồi thường trong trường hợp phòng

vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết hoặc có sự đồng ý của người bị thiệt

hại (khoản 1 Điều 617; Điều 618 Bộ luật dân sự). Tuy nhiên, nếu vượt quá

giới hạn của phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết,

thì người gây ra thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại.

c. Có lỗi của người gây ra thiệt hại

Người gây ra thiệt hại phải chụi trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Điều

609 Bộ luật dân sự quy định “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý... mà gây thiệt

hại, thì phải bồi thường”. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lí của người có

hành vi gây ra thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý.

Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của

mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc

không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có

khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy

trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại

sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Nhưng

lỗi trong trách nhiệm dân sự có những trường hợp là lỗi suy đoán. Bởi hành

vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó bị

suy đoán là có lỗi. Khoản 3 Điều 309 Bộ luật dân sự quy định “Việc chứng

minh không có lỗi thuộc nghĩa vụ của người vi nghĩa vụ dân sự ”. Như vậy,

đối với người vi phạm nghĩa vụ họ không phải chụi trách nhiệm nếu họ

chững minh được mình không có lỗi trong khi thực hiện hành vi đó, điều này

cũng được thể hiện ở khoản 3 Điều 611 Bộ luật dân sự: “Nếu người giám hộ

Page 8: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

chưng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ, thì không phải lấy

tài sản của mình để bồi thường” (Người bị thiệt hại trong nhiều trường hợp

không thể chững minh được, nếu buộc họ pahỉ chứng minh sẽ bị bất lợi cho

họ. Vì vậy người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chững minh).

Con người phải chụi trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức

và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả

năng nhân thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc

thực hiện các hành vi đó. Những người chưa có năng lực hành vi, bị mất

năng lực hành vi, không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của họ, thì họ

không phải chụi trách nhiệm. trong trường hợp trên cha, mẹ, người giám hộ,

bệnh viện, trường học là những người theo quy định của pháp luật phải quản

lí, chăm sóc, giáo dục... đã có lỗi khi không thực hiện các nghĩa vụ nêu trên

và họ phải chụi trách nhiệm do lỗi của họ.

Lỗi của pháp nhân, của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng...

trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại là lỗi của nhân viên các cơ quan này

trong khi thực hiện nhhiệm vụ được giao. Vì vậy, các cơ quan này phải bồi

thường thiệt hại do thành viên của họ khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Lỗi trong trách nhiệm dân sự có những điểm khác với lỗi trong trách

nhiệm hình sự. Trong trách nhiệm hình sự hình thức lỗi và mức độ lỗi có ý

nghĩa quan trọng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt. Cơ quan

nhà nước có thẩm quyền phải xác định kẻ phạm tội có lỗi trong việc thực

hiệnhành vi phạm tội.

Trong trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại vấn đề hình thức lỗi, mức

độ lỗi ảnh hưởng rất Ýt đến việc xác định trách nhiệm. Thậm chí người gây

ra thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi (khoản 3 Điều

627 Bộ luật dân sự).

Page 9: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tuy nhiên, có trường hợp người gây ra thiệt hại có thể được giảm mức

bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế

trước mắt và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại,

thì không phải bồi thường.

Page 10: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

d. Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

Thiệt hịa xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật là nguyên nhân

của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự

dưới dạng: “Người nào... xâm phạm... mà gây thiệt hại”, thì phải bồi thường.

Ở đây chóng ta có thể thấy hành vi “xâm phạm” đến tính mạng, tài sản... là

nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của hành vi đó. Tuy nhiên, xác định mối

tương quan nhân quả là một vấn đề rất phức tạp. Phạm trù nguyên nhân và

kết quả là một cặp phạm trù trong triết học. Nhân quả là mối liên hệ nội tại,

khách quan và tất yếu giữa các hiện tượng tự nhiên cũng nh xã hội, trong đó

một là nguyên nhân sau nó là kết quả. Việc xác định mối quan hệ nhân quả

chính là sự liên hệ khách quan đó. Nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết

quả và kết quả là hậu quả của nguyên nhân. Xem xét mối liên hệ nhân qủa

giữa các hiện tượng xã hội, trong đó con người sinh sống và hoạt động phức

tạp hơn nhiều so với các hiện tượng tự nhiên khác. Vì vậy, việc xem xét nó

chỉ có ý nghĩa khi hành vi của con người và hậu quả của hành vi đó được

đánh giá dưới góc độ xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đến hành vi của con

người, liên quan đến con người vào thời điểm có hành vi và hậu quả xảy ra.

Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và

thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó cần phải xem

xét, phân tích đánh gí tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách

quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rót ra được kết luận chính xác về

nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây ra thiệt hại.

Lí thuyết về quan hệ nhân quả có nhiều quan điểm khác nhau trong

giới luật gia tư bản cung như XHCN.

Thứ nhât. Thuyết điều kiện cần thiết, theo đó nguyên nhân được coi là

hành vi trái pháp luật đầu tiên làm nảy sinh những hậu quả tiép sau và kết

quả không thể xảy ra nếu không có hành vi ban đầu.

Page 11: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Thứ hai. Nguyên nhân phổ biến, theo đó trong những điều kiện thông

thường hành vi có thể làm phát sinh hậu quả.

3. Năng lực và nguyên tắc bồi thường thiệt hại 3.1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Người gây ra thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp

nhân, cơ quan nhà nước... Nhưng việc bồi thường thiệt hại phải do người có

“khả năng” bồi thương và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc

dù hành vi gây ra thiệt hại có thể không do chính họ thực hiện. Bộ luật dân

sự quy định về năng lực chụi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

(Điều 611 Bộ luật dân sự) mà không quy định về năng lực bồi thường của

các chủ thể khác. Bởi vậy, các chủ thể khác luôn luôn có năng lực chụi trách

nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 611 Bộ luật dân sự) mà không

quy định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác. Bởi vậy, các chủ thể

khác luôn luôn có năng lực chụi trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Xuất phát

từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, Bộ luật

dân sự quy định năng lực chụi trách nhiệm của cá nhân phụ thuộc vào mức

độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân.

Người từ đủ 18 tuổi trở nên có năng lực hành vi đầy đủ phải tự bồi

thường thiệt hại do họ gây ra. Điều này xuất phát từ “khả năng bằng hành vi

của họ tự tạo ra quyền và thực hiện nghĩa vụ” (Điều 19 Bộ luật dân sự) họ

phải chụi trách nhiệm do hành vi bất hợp pháp của họ bằng tài sản của chính

họ. Tuy nhiên,trong điêu kiện này, nhiều người tuy có đầy đủ năng lực hành

vi nhưng khả năng về tài sản của họ trên thực tế không có (người 18 tuổi

không có bất cứ khoản thu nhập nào, họ không có tài sản riêng để bồi

thường). Vì vậy, khi quyết định bồi thường đối với những người này có thể

Page 12: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

động viên cha mẹ bồi thường thay cho con em họ, nếu cha mẹ tự nguyện bồi

thường, thì ghi nhận sự tự nguyện đó mà không buộc cha mẹ phải bồi thường

thay cho con em họ.

Người dưới 18 tuổi là những người không có hoặc không đầy đủ năng

lực hành vi. Vì vậy, cha mẹ là người phải bồi thường thiệt hại do con em họ

gây ra. Tuy nhiên, cách thức dùng tài sản để bồi thường được quy định đối

với những người vị thành niên khác nhau. Đối với người dưới 15 tuổi, thì

cha mẹ phải dùng tài sản của mình để bồi thường; nếu tài sản của cha mẹ

không đủ mà con có tài sản riêng, thì lấy tìa sản của con để bồi thường. Đối

với những người từ 15 đến dưới 18 tuổi thì áp dụng ngược lại lấy tài sản của

con để bồi thường, cha mẹ chịu trách nhiệm bổ sung phần còn thiếu.

Những người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra

thiệt hại trong thời gian ở trường học, bệnh viện quản lí, thì trường học, bệnh

viện phải liên đới cùng cha mẹ, người giám hộ bồi thường. Nếu các tổ chức

nêu trên mà không có lỗi, thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường. “Thời

gian quản lí” được hiểu là thời hạn trong đó các tổ chức theo quy định về

nghề nghiệp có nghĩa vụ giáo dục, chữa bệnh mà họ đã không thực hiện chức

năng của họ, do lỗi của họ quản lí không tôt, người không có năng lực hành

vi, người dưới 15 tuổi gây ra thiệt hại cho những người khác (như tổ chức

lao động cho các học sinh không tốt, đi tham quan, dã ngoại do trường tổ

chức, không có các biện pháp an toàn, bảo hộ, việc nhân viên bệnh viện

không có biện pháp quản lí các bệnh nhân bị bệnh tâm thần... ). Nếu cơ quan,

tổ chức quản lí không có lỗi, thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường

thiệt hại.

Người giám hộ đương nhiên, giám hộ được cử đối với những người

phải có giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Bộ luật dân sự được dùng

tài sản của người được giám hộ để bồi thường. Người giám hộ có nghĩa vụ

Page 13: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

bổ sung. Tuy nhiên, nếu họ chứng minh được rằng họ không có lỗi trong

việc giám hộ họ không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Trong

trường hợp này sẽ không có người bồi thường thiệt hại bởi những người

được giám hộ không có khả năng về năng lực hành vi để bồi thường, nếu họ

có tài sản, có thể dùng tài sản của họ để bồi thường.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Bộ luật dân sự người từ đủ 15-18

tuổi không còn cha mẹ, cha mẹ mất năng lực hành vi không buộc phải có

người giám hộ. Nếu có hành vi gây thiệt hại có thể lấy tài sản của họ để bồi

thường. Nếu họ không có tài sản, thì sẽ không phải bồi thường thiệt hại.

3.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Xuất phát từ đặc điểm các quan hệ tài sản mà luật dân sự điều chỉnh

cũng như địa vị pháp lí các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự, những điều

kiện khách quan cũng như chủ quan của người bị thiệt hại, người gây ra thiệt

hại, tính khả thi của quyết định bồi thường... Bộ luật dân sự đã quy định

nguyên tắc bồi thường thiệt hại tại Điều 610 Bộ luật dân sự. Nguyên tắc

chung là thiệt hại phải bồi thường toàn bộ và kịp thời. Bồi thường toàn bộ

thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra là một nguyên tắc công bằng, hợp lí

phù hợp với mục đích cũng nh chức năng phục hồi của chế định pháp luật

này. Bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại nhằm khắc phục tình trạng tài

sản của người bị thiệt hại, tạo điều kiện cho họ khắc phục phục tình trạng tài

sản khi bị thiệt hại. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng khi thiệt hại về tính

mạng, sức khoẻ của cá nhân bị xâm hại. Việc quyết định bồi thường kịp thời

có ý nghĩato lớn đối với nạn nhân trong việc cứu chữa, hạn chế thiệt hại,bởi

các chi phí cho việc cứu chữa bệnh nhân trong điều kiện này nhiều khi vượt

quá khả năng của nạn nhân. Cho nên việc quy định về thủ tục tố tụng để đảm

bảo thực hiện nguyên tắc này là rất cần thiết trong bộ luật tố tụng dân sự sắp

ban hành.

Page 14: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tuy nhiên, để đẳm bảo tính khả thi của bản án, quyết định của Toà án,

phù hợp với những điều kiện thực tế của các đương sự tham gia quan hệ bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng khoản 2 Điều 610 Bộ luật dân sự quy định

có thể: “giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so

với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại”.

Quy định này chỉ định hình mà không quy định về định tính việc giảm

mức bồi thường phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người bị

thiệt hại, Người gây ra thiệt hại (vô ý nặng, nhẹ). Toà án phải căn cứ vào

từng trường hợp cụ thể để quyết định giảm mức bồi thường.

Tương tù nh trên, thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế

trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại là cơ sở để giảm mức bồi

thường. Khái niệm quá lớn không thể quy định cụ thể bởi cùng thiệt hại với

đại lượng không đổi, đối với cá nhân này là rất lớn nhưng với người khác lại

không coi là lớn. Mặt khác, cũng cần phân biệt việc giảm mức bồi thường

với việc tạm hoãn thi hành án, vì trong khi thi hành án người không có khả

năng kinh tế trước mắt có thể được tạm hoãn thi hành án.

Mức bồi thường thiệt hại có thể do các bên thoả thuận hoăc Toà án

quyết định. Tuy nhiên, mức bồi thường thiệt hại đã thoả thuận và quyết định

có thể bị thay đổi, nếu mức bồi thường “không còn phù hợp với thực tế”.

Việc xem xét các điều kiện thực hiện và xác định sự phù hợp căn cứ vào yêu

cầu của các bên, vào thực tế cần phải sự thay đổi mức bồi thường (người

được bồi thường tăng thu nhập, người pahỉ nuôi dưỡng phải chi phí thêm để

chữa bệnh...). Việc xem xét này do Toà án xác định căn cứ vào thực tế của

các bên tham gia vào quan hệ đó theo yêu cầu của họ. Vì vậy, mức bồi

thường có thể tăng nhưng cũng có thể bị giả.

Page 15: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

4. Xác định thiệt hại Thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường.

nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại chỉ có thể thực hiện được đầy đủ và

chính xác khi xác định “ toàn bộ thiệt hại” là bao nhiêu và trên cơ sở đó Ên

định mức bồi thường.

Xác định thiệt hại là một việc rất khó khăn và phức tạp. Mục 2 chương

V phần thứ ba Bộ luật dân sự quy định về các loại thiệt hại được bồi thường

và cách thức xác định thiệt hại một cách khái quát. Những thiệt hại phải bồi

thường là thiệt hại về tài sản (Điều 612 Bộ luật dân sự), thiệt hại về sức khoẻ

(Điều 613 Bộ luật dân sự), thiệt hại về tính mạng (Điều 614 Bộ luật dân sự),

về danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 615 Bộ luật dân sự).

4.1.Thiệt hại về tài sản

Điều 612 Bộ luật dân sự quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm hại

được bồi thường được bao gồm tài sản “bị mất, bị huỷ hoại hoặc hư hỏng, lợi

Ých gắn liền với việc sử dụng khai thác tài sản, chi phí hợp lí để ngăn chặn,

hạn chế và khắc phục thiệt hại”. Như vậy, thiệt hại về tài sản bao gồm thiệt

hại trực tiếp nhằm phục hồi tình trạng tài sản ban đầu của người bị thiệt hại

và thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dung tài sản trong

thời gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại

trực tiếp về tài sản có thể thực hiện bằng các cách sau: bằng tiền, bằng hiện

vật hoặc thực hiện một công việc. Về nguyên tắc chung các bên có thể thoả

thuận cách thức, mức độ bồi thường nh sau: sửa chữa hư hỏng, thay thế

bằng tài sản khác có giá trị tương đương. Nếu không thể bồi thường được

bằng hiện vật, thì trị giá tài sản để bồi thường. Khi trị giá tài sản phải căn cứ

vào giá trị thị trường của loại tài sản đó có tính đến khấu hao tài sản do đã sử

dụng tài sản.

Page 16: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Những thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc sử dụng, khai thác tài sản

cũng như những chi phí hợp lí để hạn chế và khắc phục thiệt hại phải là

những hoa lợi, lợi tức chắc chắn thu được nếu không có thiệt hại xảy ra và

những chi phí cần thiết để hạn chế thiệt hại.

4.2. Thiệt hại về sức khoẻ

Sức khoẻ của con người là vốn quý khó có thể xác định chính xác

bằng một khoản tiền. Vì vậy, bồi thường thiệt hại về sức khoẻ thực chất có ý

nghĩa là đền bù một phần thiệt hại về vật chất, tạo điều kiện cho nạn nhân

hay gia đình họ khắc phục khó khăn do tai nạn gây nên và trong một số

trường hợp chỉ có ý nghĩa là một trợ cấp cho nạn nhân, gia đình nạn nhân.

Xác định thiệt hại về sức khoẻ bao gồm:

- Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và

các chức năng bị mất, bị giảm sút (tiền thuốc, tiền viện phí và các dịch vụ

chữa bệnh khác, tiền bồi dưỡng, tiền tầu xe đi viện, tiền làm các bộ phận giả

nếu có). Nếu do yêu cầu chăm sóc nạn nhân, thì chi phí trực tiếp cho người

phải chăm sóc nạn nhân theo yêu cầu của cơ sở chữa bệnh.

- Thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút trong và sau khi điều trị của

người bị thiệt hại và của người phải chăm sóc. Nếu họ không có thu nhập ổn

định, thì áp dụng mức trung bình của lao động cùng loại.

Thu nhập bị giảm sút là khoản chênh lệch giữa thu nhập trước khi xảy

ra tai nạn và sau khi điều trị. Những thu thập này phải là những thu nhập

thường xuyên, hợp pháp thực tế của họ. Ngoài ra khoản bồi thường còn bao

gồm cả khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà nạn nhân theo quan hệ

gia đình phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.

- Tổn thất về tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu là một khái niệm

trìu tượng. Hiện tại không có mẫu số chung cho tất cả mọi người và không

thể tính được thành tiền một cách chính xác. Việc xác định tổn thất tinh thần

Page 17: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

khi sức khoẻ bị xâm hại phụ thuộc vào từng cá nhân của người bị thiệt hại

(tình trạng gia đình, độ tuổi, nghề nghiệp, mức độ thiệt hại và cả bộ phận nào

cảu cơ thể bị thiệt hại...). Bởi vậy, Toà án chỉ xét và quyết định về bồi

thường để “bù đắp” trong trường hợp cụ thể mà theo “niềm tin nội tâm” thấy

rằng là cần thiết.

4.3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại

Tính mạng của con người là vô giá không thể tính thành tiền. Vì vậy,

thiệt hại về vật chất do tính mạng bị xâm hại cần được xác định bao gồm:

những chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc nạn nhân trước khi

chết, chhi phí cho việc mai táng phù hợp với phong tục, tập quán.

- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người chết có nghĩa vụ phải

cấp dưỡng (con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao

động...).

Trong những trường hợp cần thiết Toà án quyết định buộc người gây

ra thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần

cho những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân. Việc xác định trường

hợp nào phải bồi thường, bồi thường bao nhiêu, ai là những người thân thích,

gần gũi do Toà án quyết định căn cứ vào hoàn cảnh của gia đình nạn nhân;

quan hệ giữa nạn nhân và những người còn sống.

4.4. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân không thể xác

định. Thực chất là xác định những tổn thất vật chất do danh dự ... bị xâm hại

nhằm phục hồi tình trạng ban đầu của người bị xâm hại bao gồm những chi

phí phải bỏ ra là thu nhập bị mất (thu thập chứng cứ, thời gian phải bỏ ra để

khiếu nại, đăng báo cải chính...). Nếu thấy cần thiết Toà án có thể buộc phải

bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm hại.

Page 18: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

5. Thời hạn được bồi thườngThời hạn được bồi thường là khoảng thời gian mà người được bồi

thường được hưởng do tính mạng, sức khoẻ bị xâm hại. Thời hạn được bồi

thường xác định dựa vào khả năng người bị thiệt hại tạo được thu nhập hay

không? sau khi đã ổn định sức khoẻ, và người được cấp dưỡng còn cần phải

cấp dương hay không? căn cứ và khả năng lao động của họ để xác định thời

hạn được hưởng.

Nếu người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động, thì khoản thu

nhập bị giảm sút của họ đựơc bồi thường đến khi họ chết.

Trong trường hợp người bị thiệt hại chết, thì những người mà họ có

nghĩa vụ cấp dưỡng được hưởng đến khi họ đủ tuổi thành niên hoặc có thu

nhập đủ nuôi sống bản thân.

Như vậy, Điều 616 Bộ luật dân sự chỉ quy định thời hạn chi việc bồi

dưỡng đối với người mất hoàn toàn khả năng lao động và người chết nhưng

họ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác không quy định thời hạn bồi

thường trong trường hợp người bị thiệt hại giảm sức lao động, do đó giảm

thu nhập, cũng như việc cấp dưỡng khi họ còn sống mà mất hoàn toàn khả

năng lao động. Nhưng căn cứ vào Điều 613 Bộ luật dân sự, thì vẫn có thể áp

dụng việc cấp dưỡng trong trường hợp xâm phạm đến sức khoẻ.

Page 19: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Chương II

Liên hệ thực tiễn và những Kiến nghị.

1.Liên hệ thực tiễn xét xử của toà án về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao các toà án đã giải

quyết các vụ kiện dân sự về bồi thường thiệt hại ngôài hợp đồng từ năm

1996 đến nay có tăng lên cụ thể như năm 1996 là 2.548 vụ, năm 1997 là

3.419 vụ, năm 1998 là 5.866 vụ, năm 1999 là 6.583... Như vậy từ khi Bộ luật

dân sự có hiệu lực thi hành việc toà án áp dụng các quy định của Bộ luật dân

sự đẻ giải quyết các yêu cấu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã góp

phần khắc phục phần lớn những tổn thất mà người bị thiệt hại đã phải gánh

chịu giáp họ dần dần ổn định cuộc sống duy trì hoạt động bình thường trong

sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên Bộ luật dân sự cũng mới chỉ qui định những

vấn đề chung nhất còn cụ thể chi tiết như thế nào thì mỗi toà án hiểu và áp

dụng một cách khác nhau đặc biệt có những qui định mới chưa có hướng dẫn

cụ thể vì vậy việc áp dụng các điều luật tại toà án vẫn gặp nhiều khó khăn

chưa có sự thống nhất có nhiều trường hợp cũng là giải quyết yêu cầu đòi

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng mỗi toà án hiểu và giải quyết

theo một cách, vì vậy mức bồi thường cũng khác nhau dẫn đến tình trạng

quyền và lợi Ých của các bên đương sự, tổ chức được bảo vệ, nhiều trường

hợp người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại cũng không

thoả đáng với phán quyết của Toà án.

Thực tiễn xét xử của toà án đối với yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về

vật chất trong đa số các bản án phúc thẩm hình sự thì số lượng các bản án bị

kháng các, kháng nghị về phần bồi thường thiệt hại rất Ýt, chủ yếu các bị cáo

Page 20: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

kháng các về phần hình phạt còn phần bồi thường do Tào án quyết định và

do người bị thiệt hại chấp nhận. Cũng có trường hợp khi tuyên án sơ thẩm

đại diện hợp pháp gia định người bi hại kháng các về phần bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng, Toà án cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng các và quyết

định tăng phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho gia đình người bị

hại.Tuy nhiên cũng có trường hợp sau khi án sơ thẩm quyết định mức bồi

thường cho gia đình bị thiệt hại nhiưng bị cáo kháng cacó đề nghị cấp phúc

thẩm xem xét giảm mức bồi thường và toà án cấp phúc thẩm sau khi xem xét

đã quyết định giảm bồi thường cho gia đình người bị thiết hại.

Thực tiễn xét xử của Toà án đối với yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại

về tinh thần - đây là vấn đề hết sức phức tạp trong việc xác định mức bồi

thường cũng nh diện được bồi thường. Qua nghiên cứu một số bản án hình

sự em thấy rằng cùng với việc quyết định bồi thường về vật chất, các toà án

cũng quyết định bồi thường một khoản tiền bồi thường về tinh thần cho

người bị thiệt hại, tuy nhiên có trường hợp toà án không xét đến khoản này.

2. Những kiến nghị đề xuất Từ kết quả của quá trình nghiên cứu em xin mạnh dạn đưa ra một số

kiến nghị để các cơ quan lập hiến pháp có thể tham khảo trong việc hoàn

thiện pháp luật dân sự và hướng dẫn thi hành bộ luật dân sự như sau:

1. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải sớm ra văn bản

hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong văn bản này cần

phải xác định rõ các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng; giải thích rõ khái niệm thiệt hại về tinh thần. Đồng thời quy

định cụ thể về các hình thức của người bị thiệt hại để lam cơ sở Ên định mức

bồi thường thiệt hại. Quy định rõ về căn cứ xét miễn trách nhiệm trách

Page 21: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

nhiệm bồi thường theo hướng người gây ra thiệt hại không phải bồi thường

thiệt hại trong các trường hợp sau:

- Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng

- Thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại

2. Theo quy định của điều 610 Bộ luật dân sự thì “khi mức bồi thường

không còn phù hợp với thực tế, thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại

có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay

đổi mức bồi thường” mà chưa đề cập đến việc thay đổi diện bồi thường. Vì

vậy theo tôi cũng cần phải có mét quy định trong Bộ luật dân sự về việc thay

đổi diện bồi thường.Điều này trong bản dự thảo bộ luật dân sự mới trình

Quốc Hội thông qua tháng 5/2005 vẫn giữ nguyên .

3. Theo điều 611 thì nều người giám hộ chứng minh là mình không có

lỗi trong việc để người được giám hộ gây thiệt hại thì không phải lấy tài sản

của mình để bồi thường. Như vậy, đặt ra vấn đề nếu người được giám hộ

không có tài sản riêng để bồi thường khi người được giám hộ gây thiệt hại và

có nghĩa vụ không thanh toán thì phải chịu lãi suất tiền chưa thanh toán theo

quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự.

Page 22: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Kết luận

Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định có nội

dung phức tạp , quan trọng sau chế định hợp đồng được quy định trong Bộ

luật dân sự. Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

nhằm khôi phực lại các quyền tài sản và các quyền, lợi Ých hợp pháp khác

của các cá nhân, tổ chức, pháp nhân, Nhà nước.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự

mà người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm

bồi thường thiệt hại bao gồm thịêt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường

thiệt hại về tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phát sinh do lỗi

cố ý và lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy

tín, tài sản và các quyền, lợi Ých khác của các cá nhân, xâm phạm đến danh

dù, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác. Trước khi có Bộ luật

dân sự, khi xét xử các vụ án về bòi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các toà

án vẫn áp dụng thông tư số 173/UBTP ngày 23/3/1973 của Toà án nhân dân

tối cao “ hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng“ và các

thông tư số 03/TATC ngày 05/4/1988 “ hướng dẫn bồi thường thiệt hại trong

các vụ tai nạn ôtô” của toà án nhân dân tối cao. Thực ra đây là những văn

bản ban hành trong thời kỳ nền kinh tế tập trung, bao cấp, chỉ mang tính định

hướng nên không cụ thể. Chính vì vậy không đáp ứng được đòi hỏi của điều

kiện hiện nay khi những quan hệ xã hội trong đó có các quan hệ dân sự bi

chi phối bởi quan hệ kinh tế thị trường. Kể từ ngày Bộ luật dân sự có hiệu

lực pháp luật đến nay vẫn chưa có một văn bản nào của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền hướng dẫn các quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường

Page 23: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

thiệt hại ngoài hợp đồng. Thực tiễn công tác của Toà án nói chung và của

các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng cho thấy cần phải có các văn bản quy

phạm pháp luật hướng dẫn thi hành về những vấn đề này giúp cho việc xét

xử được chính xác, công minh đúng pháp luật.

Hiện nay, bản dự thảo trình Quốc Hội thông qua tháng 5/2005 đã có

nhiều sửa đổi, bổ sung cũng như có những điÓm mới về trách nhiệm bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng cụ thể hơn và phù hợp hơn với các quan hệ

xã hội mới trong giai đoạn hiện nay.

Page 24: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT------------------------------------------

TIỂU LUẬN

Đề tài : Một số vấn đề áp dụng quy định của bộ luật dân sự về bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong công tác xét xử của toà án

nhân dân.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phúc Hạnh

Líp: Cao học luật khoá XI

-Hà nội, tháng 8 năm 2005-

Page 25: Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

MỤC LỤC

Lêi më ®Çu..............................................................1Chương I: Kh¸i niÖm tr¸ch nhiÖm båi thêng thiÖt h¹i ngoµi hîp ®ång........................................................31.Kh¸i niÖm..............................................................32. §iÒu kiÖn ph¸t sinh tr¸ch nhiÖm båi thêng thiÖt h¹i ngoµi hîp ®ång........................................................43. N¨ng lùc vµ nguyªn t¾c båi thêng thiÖt h¹i..........104. X¸c ®Þnh thiÖt h¹i..............................................135. Thêi h¹n ®îc båi thêng........................................16Ch¬ng II: Liªn hÖ thùc tiÔn vµ nh÷ng KiÕn nghÞ......181.Liªn hÖ thùc tiÔn xÐt xö cña toµ ¸n vÒ båi thêng thiÖt h¹i ngoµi hîp ®ång.........................................182. Nh÷ng kiÕn nghÞ ®Ò xuÊt..................................19KÕt luËn.................................................................21