khả năng kiểm soát cung tiên của nhnn từ năm 2008 đến nay - nhóm 6 thứ 6 ca 1

67

Click here to load reader

Upload: ducthang3009

Post on 28-Jul-2015

2.320 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Bài thảo luận

Đề tài: Khả năng kiểm soát mức cung tiền của

NHNN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Page 2: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Mục lục

Lời mở đầu..........................................................................................................5

1 Lý thuyết chung về cung tiền...............................................................5

1.1 Khái niệm cung tiền.....................................................................................................5

1.2 Thành phần cung tiền..............................................................................................................5

1.3 Quá trình cung ứng và tạo tiền...............................................................................................6

1.3.1 NHTW phát hành tiền cơ sở.......................................................................................................6

1.3.2 Quá trình cung ứng tiền..............................................................................................................6

1.4 Khả năng kiểm soát cung tiền của NHNN.................................................................9

1.4.1 Khả năng kiểm soát cung tiền cơ sở...........................................................................................9

1.4.1.1 Hoạt động của NHTW trên thị trường ngoại hối........................................................................9

1.4.1.2 Tài trợ cho Ngân sách Chính phủ.............................................................................................10

1.4.1.3 Quan hệ vốn với các NHTM....................................................................................................10

1.4.1.4 Các khoản mục khác ròng........................................................................................................10

1.4.2 Khả năng tác động vào số nhân tiền tệ.....................................................................................10

2 Thực tế khả năng kiếm soát mức cung tiền của NHNN Việt Nam............................................................................................11

2.1 Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NHNN VN từ năm 2008 cho đến nay11

2.1.1 Năm 2008.................................................................................................................................11

2.1.1.1 Mục tiêu của nền kinh tế..........................................................................................................12

2.1.1.2 Mục tiêu của NHNN.................................................................................................................12

2.1.1.3 Chính sách của NHNN.............................................................................................................12

2.1.1.4 Mức cung tiền thực tế...............................................................................................................15

2.1.1.5 Đánh giá hiệu quả chính sách và tác động lên nền kinh tế.......................................................15

2.1.2 Năm 2009.................................................................................................................................17

2.1.2.1 Mục tiêu của nền kinh tế..........................................................................................................17

2.1.2.2 Mục tiêu của NHNN.................................................................................................................18

Page 3: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

2.1.2.3 Chính sách của NHNN.............................................................................................................18

2.1.2.4 Mức cung tiền thực tế...............................................................................................................21

2.1.2.5 Đánh giá hiệu quả chính sách và tác động lên nền kinh tế.......................................................22

2.1.3 Năm 2010.................................................................................................................................24

2.1.3.1 Mục tiêu của nền kinh tế..........................................................................................................25

2.1.3.2 Mục tiêu của NHNN.................................................................................................................25

2.1.3.3 Chính sách của NHNN.............................................................................................................25

2.1.3.4 Mức cung tiền thực tế...............................................................................................................26

2.1.3.5 Đánh giá hiệu quả chính sách và tác động lên nền kinh tế.......................................................26

2.1.4 Năm 2011.................................................................................................................................28

2.1.4.1 Mục tiêu của nền kinh tế..........................................................................................................29

2.1.4.2 Mục tiêu của NHNN.................................................................................................................29

2.1.4.3 Chính sách của NHNN.............................................................................................................29

2.1.4.4 Mức cung tiền thực tế...............................................................................................................33

2.1.4.5 Đánh giá hiệu quả chính sách và tác động lên nền kinh tế.......................................................35

2.2 Dự báo mức cung tiền trong thời gian tới............................................................................40

2.2.1 Dự đoán mức cung tiền 4 tháng cuối năm 2011...................................................................40

2.2.2 Dự báo cung tiền năm 2012...................................................................................................42

3 Biện pháp và một số kiến nghị tăng hiệu quả kiểm soát cung tiền tại Việt Nam......................................................................44

3.1 Kiểm soát cung tiền MB.........................................................................................................44

3.1.1 Cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát ở Việt Nam........................................................................44

3.1.2 Giảm thâm hụt NSNN và tăng mức độ độc lập của NHNN.....................................................44

3.1.3 Tăng mức độ phụ thuốc vốn của NHTM với NHNN...............................................................45

3.1.4 Phát triển thị trường tài chính...................................................................................................45

3.2 Kiểm soát cung tiền MS.........................................................................................................45

3.2.1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc..............................................................................................................45

3.2.2 Giảm tỷ lệ tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng...................................................45

Page 4: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Kết luận.............................................................................................................46

Nhóm thực hiện : Nhóm 6 (CKA6)

Danh sách nhóm 6 (lớp thứ 6 ca 1 H508)

Họ và tên Lớp niên chế Đánh giá

Lê Đức Thắng CKA_K12 ANhóm trưởng

+ Thuyết trình

Lê Thị Quỳnh CKA_K12 A

Lê Thị Hồng Anh CKA_K12 A Thuyết trình

Nguyễn Trà Giang CKA_K12 A Slide

Vương Thị Thu Hà CKA_K12 A

Đinh Thu Hiền CKA_K12 A

Hoàng Trung Kiên CKA_K12 A

Nguyễn Việt Long CKA_K12 A

Lê Thị Duyên NHC_K12 A

Nguyễn Hoàng Anh TTQT B_K12 A

Page 5: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Lời nói đầu

Cung tiền là một yêu cầu cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên khi nào cần tăng cung tiền vào nền kinh tế và với khối lượng bao nhiêu, cách thức nào được sử dụng để cung tiền ra nền kinh tê? Đó là bài toán được đặt ra cho hệ thống ngân hàng, mà trong đó vai trò quan trọng thuộc về NHTW, cơ quan điều tiết hoạt động của các NHTM nhằm vận hành bộ máy cung tiền hợp lý? Vậy ở Việt Nam hiện nay NHTW phát huy vai trò này của mình như thế nào?

1. Lý thuyết chung về cung tiền

1.1. Khái niệm cung tiền:

MS là khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông bao gồm các tài sản là tiền và các tài sản khác được coi là tiền nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch và nhu cầu cất trữ giá trị của các chủ thể phi ngân hàng (bao gồm các hộ gia đình, các doanh nghiệp và Chính phủ)

1.2. Thành phần cung tiền:

Khối lượng tiền trong nền kinh tế được cấu thành bởi một số mức cung tiền khác nhau và được kết cấu theo nguyên tắc tính lỏng giảm dần

- Tiền mạnh (M0): bao gồm tiền mặt (tiền giấy và tiền kim loại) lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng. Đây là khối tiền có tính lỏng cao nhất nhưng không sinh lời

- Tiền giao dịch (M1): bao gồm M0 và tiền gửi thanh toán trong hệ thống ngân hàng. Tính lỏng của khối tiền này khá cao, được sử dụng chủ yếu cho nhu cầu giao dịch. Kết cấu M1 nói chung khá thống nhất giữa các quốc gia.

- Tiền rộng (chuẩn tệ, M2): tính lỏng kém hơn M1, kết cấu giữa các quốc gia bắt đầu có sự thay đổi. Thông thường thì M2 bao gồm M1, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và một số loại chứng khoán.

Ngoài ra còn có các khối tiền M3, M4,… càng về sau tính lỏng của các khối tiền càng giảm. Khối tiền M3, M4,… thường chỉ có ở các nước phát triển, có hệ thống ngân hàng vững mạnh, có thể kiểm soát được các công cụ có độ rủi ro cao.Việc kết cấu từng khối tiền cụ thể phụ thuộc vào độ nhạy cảm của khối tiền đó với các biến số vĩ mô và khả năng kiểm soát của NHTW.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý cung tiền theo khổi tiền M1 (tiền giao dịch) và M2 (tổng phương tiện thanh toán). Trong đó, M1 bao gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng (C) và tiền gửi thanh toán của chủ thể phi ngân hàng tại ngân

hàng (D); M2 bao gồm M1 và tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, các giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng.

Page 6: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Sơ đồ thành phần mức cung tiền

1.3. Quá trình cung ứng và tạo tiền

1.3.1. NHTW phát hành tiền cơ sở (MB)

Khái niệm: Tiền cơ sở (MB) là lượng tiền do NHTW phát hành với tư cách là ngân hàng độc quyền phát hành

Thành phần của MB: bao gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng (C) và dự trữ của hệ thống ngân hàng (R)

Công thức xác định

- Theo hình thức tồn tại: MB = Tiền mặt + Tiền gửi của các NHTG tại NHTW

- Theo chủ thể nắm giữ: MB = C+R

Trong đó: C là tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng

R là dự trữ của hệ thống ngân hàng, gồm: tiền mặt trong quỹ của NHTM và tiền gửi các NHTM tại NHTW

- Theo nguồn gốc hình thành: MB = DL + MBn

Trong đó: DL là tín dụng chiết khấu

MBn là cơ số tiền không vay

1.3.2. Quá trình cung ứng tiền

M3(Tiền rộng)

M1( Tiền giao dịch)

TS kém lỏng hơn M1

Tiền mặt ngoài ngân hàng C

Tiền gửi không kỳ hạn D

Tiền gửi có kỳ hạn của DN, tổ chức kinh tế

Tiền gửi tiết kiệm

Chứng chỉ tiền gửi, TP, KP ngân hàng.

TS kém lỏng hơn M2

M2(

tổng pt thanh toán)

Page 7: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

NHTW phát hành tiền trung ương

NHTW là tổ chức độc quyền phát hành tiền trong phạm vi một quốc gia.

NHTW phát hàng tiền cơ sở MB

MB = C + R = NFA + NCG + CDMB + OiN.

Trong đó :

C: Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng.

R: Dự trữ của hệ thống ngân hàng.

NFA: Tài sản ngoại tệ ròng.

NDC: Tín dụng trong nước ròng.

OiN: Tài sản khác ròng.

Thực tiễn ở VN:

- Trước năm 1992: việc tính toán khối lượng tiền cần phát hành hàng năm thực chất là tính toán khối lượng tiền mặt cần thiết.

Nhu cầu tiền tệ của nền KT được xác định thông qua cân đối tiền mặt của các NH mà không tính đến nhu cầu tiền được hội tụ qua kênh tác dụng trên cơ sở số dư dự trữ của hệ thống NH

Tạo nên sự khan hiếm tiền mặt và gây áp lực đối với dự trữ tiền mặt của hệ thống NH trong suốt thập kỷ 80

- 1992 – 1995: Khối lượng tiền cần phát hành được tính toán trên cơ sợ tính toán mức tiền cung ứng tăng thêm vào đầu kỳ kế hoạch dựa vào các yếu tố: tỷ lệ tăng trưởng KT dự kiến, tỷ lệ lạm phát dự kiến, sự thay đổi tốc độ lưu thông tiền tệ và các nhân tố khác.

Khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong kỳ = lượng tiền lưu thông đầu kỳ x (tỷ lệ TTKT dự kiến + tỷ lệ LP dự kiến)

- Từ năm 1996 đến nay, NHNN áp dụng phương pháp xác định lượng tiền TW cần phát hành theo đúng 2 bước

: Dự tính biến động tổng lượng tiền cung ứng MS căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng

đến nhu cầu tiền tệ

+ Mức tăng trưởng kinh tế dự tính

+ Tỷ lệ LP dự tính

Page 8: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

+ Sự biến động tốc độ lưu thông tiền tệ dự kiến

Cùng với kết quả trên, NHNN còn xem xét đến sự biến động của nguồn đối ứng tiền tệ gồm: Tài sản có ngoại tệ ròng và tín dụng trong nước để xác định mức tăng lên của lượng tiền cung ứng trong kỳ kế hoạch

: Xác định lượng tiền TW cần tăng thêm trên cơ sở dự đoán sự biến động của hệ số gia

tăng và lượng tiền cung ứng ở

Hệ thống ngân hàng thương mại và quá trình tạo tiền

Các NHTM có khả năng mở rộng tiền gửi không kỳ hạn từ một khoản tiền gửi ban đầu hay từ khoản tiền gửi của NHTW thông qua việc cấp tín dụng cho khách hàng là các chủ thể phi ngân hàng. Bất kỳ ngân hàng nào được phép nhận tiền gửi thanh toán từ khách hàng và cấp tín dụng đều có khả năng mở rộng tiền gửi. Mức độ mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào số nhân tiền tệ m được tính qua công thức:

∆MS = m x ∆MB.

Hệ số nhân tiền m1:

Sự thay đổi của tiền gửi:

MB = C + R = C + RR + RE = D* (c + rd + re)

D = MB*1/( c + rd + re) ∆D = ∆MB*1/( c + rd + re)

Sự thay đổi của tiền mặt:

Ta có C = c*D = MB*c/( c + rd + re)

∆C = ∆MB*c/( c + rd + re)

Sự thay đổi của lượng tiền cung ứng:

∆MS = ∆C + ∆D = ∆MB*(1 + c) /( c + rd + re)

m1 = (1 + c) /( c + rd + re)

Hệ số nhân tiền m2:

M2 = C + D + T + B trong đó: T là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn

B là kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng

Biến đổi tương tự ta được:

∆MS = ∆MB* (1 + c + t + b)/ (c + rd + re + t*rt)

Và m2 = (1 + c + t + b)/ (c + rd + re + t*rt)

Page 9: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Nhận xét: m2 sẽ lớn hơn m1 do tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn thường không phải duy trì tỷ lệ DTBB hoặc nếu có thì cũng nhỏ hơn so với mức của tiền gửi thanh toán. Ngoài ra tỷ trọng của tiền mặt trên tiền gửi cũng giảm đi.

1.4. Khả năng kiểm soát cung tiền của NHTW

1.4.1. Khả năng kiểm soát cung tiền cơ sở:

Để tìm hiểu khả năng tác động vào MB của NHTW, ta đi xét bảng cân đối tài sản rút gọn của NHTW như sau:

TÀI SẢN CÓ TÀI SẢN NỢ

1. TSC ngoại tệ ròng (NFA)

2. Cho CP vay ròng (NCG)

3. Cho các NHTG vay (CDMB)

4. TSC khác ròng (OiN)

1. Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống

ngân hàng (C)

2. Dự trữ của hệ thống ngân hàng (R)

- Tiền mặt tại quỹ các NHTG

- Tiền gửi của các NHTG

Xuất phát từ bảng trên ta có được đẳng thức:

MB = C + R = NFA + NCG + CDMB + OiN

Trong đó: NFA= TSC ngoại tệ - TSN ngoại tệ

NCG= Cho vay Chính phủ - Tiền gửi của Chính phủ

OiN= TSC khác - TSN khác

Từ đẳng thức trên thì các kênh tác động của NHTW lên MB gồm:

1.4.1.1. Hoạt động can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối

NHTW tham gia trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá mục tiêu hay đạt được mức dự trữ ngoại hối thông qua hành vi mua bán ngoại tệ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến MB. Chẳng hạn khi NHTW mua ngoại tệ từ hệ thống ngân hàng và thanh toán bằng séc thì NFA tăng lên bên tài sản Có tương ứng là sự tăng lên của cơ số tiền bến tài sản Nợ.

Nhận xét: Khả năng kiểm soát cung tiền của NHTW qua kênh này bị hạn chế bởi chịu ảnh hưởng của chế độ tỷ giá. Với chế độ tỷ giá cố định, NHTW luôn phải duy trì một mức tỷ giá nào đó bằng viêc liên tục mua bán ngoại tệ, vì thế mà có thể có sự mâu thuẫn với mục tiêu kiểm soát cung tiền. Ngược lại, ở chế độ tỷ giá thả nổi, NHTW đơn thuần chỉ tham gia trên thị trường ngoại hối như một chủ thể thông thường nên nó cũng chủ động hơn trong việc đưa ra quyết định

1.4.1.2. Tài trợ cho Ngân sách Chính phủ

Page 10: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

NHTW cho Chính phủ vay để bù đắp thiếu hụt tạm thời hoặc thâm hụt ngân sách. Khi

Chính phủ sử dụng khoản tiền này sẽ làm cho NCG tăng lên bên Có tương ứng là C tăng

lên bên Nợ, từ đó làm MB tăng

Nhận xét: Đây là kênh mà NHTW khó kiểm soát do phụ thuộc vào tình trạng thâm hụt

thay thặng dư ngân sách của Chính phủ. Ngoài ra, tính độc lập của NHTW đối với chính

phủ cũng có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của NHTW.

1.4.1.3. Quan hệ về vốn với các NHTM

NHTW có quan hệ về vốn với các NHTM qua hành vi mua bán giấy tờ có giá trong nghiệp vụ thị trường mở hay qua kênh tái cấp vốn. Mối hành vi mua giấy tờ có giá hay chiết khấu sẽ làm tăng khoản CDMB bên Có và tương ứng làm tăng lên khối tiền trung ương.

Nhận xét: NHTW khó có thể kiểm soát được cung tiền qua kênh tái cấp vốn do nó phụ thuộc nhiều vào sự phụ thuộc về vốn của NHTM đối với NHTW và tình hình thanh khoản của NHTM. Tuy nhiên, nghiệp vụ thị trường mở lại là một kênh linh hoạt, hiệu quả, giúp NHTW điều tiết nhanh chóng vốn khả dụng của các NHTM, từ đó có thể kiểm soát được cung tiền trong nền kinh tế

1.4.1.4. Các khoản mục khác ròng

Đây là khoản mục gồm nhiều bộ phận, trong đó tác động mạnh nhất vào MB là khoản

tiền trong quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTW

1.4.2. Khả năng tác động vào số nhân tiền tệ

NHTW tác động vào số nhân tiền tệ trực tiếp qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Ngoài ra, NHTW có thể tác động gián tiếp vào m thông qua tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công chúng, ví dụ như đưa ra những quy định khuyến khích sử dụng thanh toán phi tiền mặt, có những ưu đãi với các ngân hàng tích cực đưa ra các dịch vụ thanh toán hiện đại, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh toán phi tiền mặt,… Tuy nhiên, dự trữ bắt buộc vẫn là công cụ chính để kiểm soát số nhân tiền tệ của NHTW.

Khái niệm:Tỉ lệ dự trữ bắt buộc hay dự trữ bắt buộc là một quy định của NHTW về tỉ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các NHTM bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản.

Cơ chế tác động: tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động vào cả khối tiền cơ sở MB và số nhân tiền tệ m. Trước hết, việc thay đổi rd sẽ dẫn đến sự thay đổi trong số tiền dự trữ của NHTM tại NHTW, từ đó tác động đến dự trữ của hệ thống ngân hàng và MB.Đồng thời, rd thay đổi cũng sẽ tác động trực tiếp vào số nhân tiền tệ m. Kết hợp 2 tác động này thì sẽ dẫn đến sự biến động mạnh của MS khi rd thay đổi.

Nhận xét: Công cụ này mang nặng tính chất nhà nước nên giúp NHTW có thể chủ động

trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và khả năng tác động vào nền kinh tế khá

Page 11: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

mạnh nên đây là 1 công cụ các NHTW hay dùng. Tuy nhiên, việc thay đổi tỉ lệ này sẽ

khiến cho vốn khả dụng của cácNHTM bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến hệ thống ngân

hàng nên phải hết sức cân nhắc trước khi đưa ra quyết định thay đổi tỷ lệ này.

Như vậy, ta có thể tóm tắt cơ chế cũng như tác động của NHTW qua bảng sau:

Người tham gia Các nhân tố Thay dổi MS Lí do

NHTW Rd tăng Giảm Hệ số m giảm

MBn Tăng tăng Dự trữ của NH tăng

Lãi suất TCK tăng Giảm DL. D, C giảm

Người gửi tiền (NGT)

c tăng Giảm Hệ số m giảm

NGT và NH c tăng Giảm ER tăngNgười vay Lãi suất tăng tăng DL tăng và ER

giảm

NHTW tác động tời cung tiền thông qua MB và m bằng kiểm soát các yếu tố: dự trữ bắt

buộc, lãi suất tái chiết khấu và cơ số tiền không vay MBn thông qua nghiệp vụ thị trường

mở.

2. Thực tế khả năng kiểm soát mức cung tiền của NHNN Việt Nam:

2.1. Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NHNN từ năm 2008 cho đến nay

2.1.1. Năm 2008

Năm 2008, thế giới cũng như Việt Nam đã chứng kiến diễn biến phức tạp và

những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ Mỹ gây ảnh

hưởng rộng khắp toàn cầu. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, nhiều nước phát triển

như Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc liên minh châu Âu đã lâm vào tình trạng suy thoái

kinh tế ; thương mại toàn cầu, thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm mạnh ; giá cả

quốc tế biến động bất thường ; hàng loạt các định chế tài chính lớn trên thế giới phá sản.

giải thể hoặc sát nhập… Với độ mở cửa của nền kinh tế lớn, kinh tế Việt Nam không

tránh khỏi chịu tác động bởi những diễn biến phức tạp của môi trường kinh tế thế giới.

Trong nước, kinh tế vĩ mô phải đối mặt với nhiều yếu tố không thuận lợi như tình trạng

lạm phát và nhập siêu tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm ; tình trạng tăng trưởng kinh tế

Page 12: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

chậm lại, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn trong 6 tháng cuối năm do

kinh tế toàn cầu suy giảm.

Trong năm này GDP của tăng trưởng 6.23% chững lại so với con số 8.48% của

năm 2007. Tỷ lệ lạm phát tăng cao lên tới trên 20%.

2.1.1.1. Mục tiêu của nền kinh tế

Trong bối cảnh đó, chính phủ Việt Nam đã trình Quốc hội điều chỉnh giảm mục tiêu tăng

trưởng kinh tế năm 2008 từ 8,5% - 9% xuống 7% và chuyển sang ưu tiên kiểm soát lạm

phất là mục tiêu hàng đầu trong 6 tháng đầu năm; bước sang nửa cuối năm, trước tác

động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính Phủ đã

chuyển hướng mục tiêu chính sách sang chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế. Theo đó,

các chính sách và giải pháp được thực hiện linh hoạt đồng bộ và kịp thời góp phần thực

hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý đảm bảo an

sinh xã hội.

2.1.1.2. Mục tiêu của NHNN

Năm 2008, nền kinh tế thế giới trải qua nhiều sự kiện phức tạp, khó lường xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, trong nước kinh tế tăng trưởng chậm lại. Trước tình hình đó, NHNN điều hành CSTT thắt chặt nhưng linh hoạt tùy theo diễn biết kinh tế trong nước và quốc tế. Điều hành CSTT một cách chủ động theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chắt chẽ tiền tệ nhằm ổn định tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. NHNN đã tập trung vào 2 nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý và kiểm soát dư nợ tín dụng.

2.1.1.3. Chính sách của NHNN

Trong 6 tháng đầu năm NHNH đã kịp thời sử dụng đồng bộ và quyết liệt các giải pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Các công cụ CSTT được điều hành linh hoạt để hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế và thị trường, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường. Trước tín hiệu khả quan về kiềm chế lạm phát, 6 tháng cuối năm 2008, NHNN đã từng bước nới lỏng CSTT bằng các giải pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động ngăn ngừa nguy cơ suy giảm kinh tế.

Nghiệp vụ thị trường mở

Năm 2008, nghiệp vụ thị trường mở được điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác để điều tiết vốn khả dụng cho các TCTD ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện hàng ngày, chủ yếu được thực hiện theo phương thức đầu thầu khối lượng. công bố lãi suất nhằm ổn định thị trường.

Trong 7 tháng đầu năm 2008, cùng với việc thực hiện các giải pháp điều hành CSTT như tăng tỷ lệ DTBB, phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản nhằm góp

Page 13: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

phần kiềm chế lạm phát, NHNH đã thực hiện chào bán tín phiếu NHNN kỳ hạn 182 và 364 ngày; lãi suất phổ biến đối với kỳ hạn 182 ngày là 7,5%, kỳ hạn 364 ngày là 7,75%. Đồng thời để hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các TCTD và khắc phục tình trạng thị trường tiền tệ chưa thực sự thông suốt, NHNN đã thực hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn ngắn (7, 14, 21, 28 ngày), khối lượng chào mua hàng ngày được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn thanh toán và diễn biến thị trường tiền tệ. Việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở nêu trên đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, nhất là các thời điểm thay đổi tỷ lệ DTBB, các mức lãi suất NHNN công bố.

Từ tháng 8/2008 trước tín hiệu khả quan về kiềm chế lạm phát, NHNN đã từng bước nới lỏng CSTT để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính và ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế. Để ổn định tâm lý cho thị trường và hỗ trợ các NHTM thực sự khó khan về vốn, NHNN tiếp tục thực hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá kỳ hạn 7-14 ngày với khối lượng và lãi suất hợp ký, phù hợp với việc điều chỉnh lãi suất cơ bản và các loại lãi suất do NHNN công bố. Trong dịp giáp Tết, nghiệp vụ thị trường mở thành kênh hỗ trợ vốn chủ yếu cho các TCTD, góp phần duy trì ổn định tiền tệ.

Về phát hành tín phiếu bắt buộc, để thực hiện mục tiêu kiểm chế lạm phát, tháng 3/2008 NHNN phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc với khối lượng 20300 tỷ đồng, kỳ hạn 364 ngày, lãi suất 7,8%/năm như vậy một lượng tiền lớn đã rút khỏi lưu thông (ước tính khoảng 40.000 - 60.000 tỷ đồng), đồng thời cũng quy định các TCTD không được phép sử dụng tín phiếu này trong các nghiệp vụ tái cấp vốn với NHNN. Tuy nhiên, để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, từ ngày 1/10/2008, NHNN đã cho phép các TCTD được rút trước hạn tín phiếu theo nhu cầu

Về lãi suất tín phiếu NHNN bắt buộc, ngày 1/7/2008, NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất

tín phiếu bắt buộc từ 7,8%/năm lên 13%/năm nhằm tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi

suất cho vay đối với khách hàng để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Ngày

22/12/2008, lãi suất tín phiếu NHNN được điều chỉnh giảm từ mức 13%/năm xuống

4,5%/năm để phù hợp với các mức lãi suất khác do NHNN công bố.

Điều hành cung tiền thông qua công cụ dữ trữ bắt buộc

Do sự biến động mạnh của kinh tế, tiền tệ thế giới và trong nước, công cụ DTBB được sử dụng như một trong các biện pháp hữu hiệu để kiềm chế lạm phát trong năm 2008.

Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, 2/2008 NHNN điều chỉnh tăng 1% tỷ lệ DTBB đối với tất cả các kỳ hạn, áp dụng cho cả tiền gửi VND và ngoại tệ đối với hầu hết các TCTD ( trừ NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN, và một số TCTD hợp tác và NHTMCP nông thôn). Đồng thời mở rộng diện phải DTBB đối với loại tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng trở lên (trước đây chỉ bao gồm tiền gửi không kỳ hạn dưới 24 tháng).Đã tăng lãi suất tiền gửi DTBB bằng đồng Việt Nam đối với các TCTD từ 5%/năm lên 10%/năm và giảm 1% tỷ lệ DTBB đối với tiền nội tệ và 2% tỷ lệ DTBB tiền gửi ngoại tệ áp dụng cho

Page 14: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

các TCTD. Tiếp đến tháng 11 giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc xuống 7 % và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn mức 5% đối với Việt Nam đồng.

Những tháng cuối năm, để hỗ trợ các TCTD tăng cường cung ứng vốn cho nền kinh tế, ngăn chặn suy giảm kinh tế, NHNN đã điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi VND từ 11% xuống 10% - 6% và tiền gửi bằng ngoại tệ từ 11% xuống 9% - 7%. Cùng với đó, NHNN linh hoạt điều chỉnh lãi suất tiền gửi DTBB bằng VND của các TCTD tại NHNN: điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi DTBB từ 1,2%/năm lên 3,6% - 5% - 10%/năm, và điều chỉnh giảm từ 10%/năm xuống 9% - 8,5%/năm.

Điều hành cung tiền thông qua công cụ lãi suất

Trong 8 tháng đầu năm 2008, trước bối cảnh lạm phát và nhập siêu tăng mạnh, NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 8,75% - 12% - 14%/năm, điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm lên 7,5% - 13% - 15%/năm, lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm lên 6% - 11% - 13%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng được điều chỉnh tăng từ 10,8%/năm lên 15%/năm. NHNN quy định trần lãi suất huy động ở mức 12% từ ngày 16/2/2008. Đến 19/5/2008, NHNN điều hành lãi suất theo Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng VND. Theo đó, lãi suất huy động và cho vay tối đa sẽ bằng 150% lãi suất cơ bản.

Những tháng cuối năm, để hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN đã điều chỉnh giảm các loại lãi suất chỉ đạo như lãi suất cơ bản giảm từ 14%/năm xuống 13% - 12% - 11% - 10% - 8,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 14% - 13% - 12% - 11% - 9,5%/năm; lãi suất chiết khấu từ 13%/năm xuống 12% - 11% - 10% - 9% - 7,5%/năm.

Điều hành cung tiền thông qua công cụ tỷ giá

Với sự chỉ đạo sát sao của Thường trực chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, Ngành, NHNN đã điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện được các mục tiêu của chính sách

Page 15: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể:

Can thiệp vào thị trường ngoại hối với mức tỷ giá mua vào và bán ra được điều chỉnh linh hoạt, kịp thời bán ngoại tệ để can thiệp, hạ nhiệt thị trường khi thị trường dư cầu và mua ngoại tệ vào ở mức hợp lý, nhằm thực hiện mục tiêu kiểm chế nhập siêu trong thời điểm dư cung ngoại tệ

CSTT và chính sách tỷ giá được điều hành phối hợp đồng bộ. Lãi suất VND tăng trong khi lãi suất USD giảm đã tạo sự hấp dẫn cho tiền đồng, góp phần ổn định tỷ giá.

Trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường biến động phức tạp, có những thời điểm biến động đột biến NHNN đã có những chính sách điều chỉnh tỷ giá thích hợp. Trong năm 2008, NHNN đã 3 lần mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch giữa VNĐ và USD từ 0,75% lên 1%, 2% và 3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Ngày 25/12/2008 tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tăng 3% lên mức 16.989đ/USD. Việc điều chỉnh này nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

2.1.1.4. Mức cung tiền thực tế

Tín dụng và cung tiền bắt đầu bùng nổ từ năm 2007, kết thúc năm, tín dụng tăng vọt 49.79% còn cung tiền M2 cũng ở mức 49.11%. Tiếp theo đó, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2008 cung tiền luôn ở mức tăng trên 50% so với cùng kỳ năm trước. Với các chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ, đến cuối năm 2008, tăng trưởng tín dụng chỉ còn 27.6%. Tăng trưởng cung tiền M2 cũng giảm từ khá nhanh chóng từ mức 48.19% vào tháng 1 năm 2008 xuống chỉ còn 25.83% vào tháng 6. Kết thúc năm 2008 cung tiền M2 tăng 20.7%.

2.1.1.5. Đánh giá hiệu quả chính sách và tác động lên nền kinh tế

Như vậy, trong năm 2008, NHNN đã tập trung vào 2 nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát tổng

phương tiện thanh toán ở mức hợp lý và kiểm soát dư nợ tín dụng và tính đến hết tháng

10/ 2008 các chỉ tiêu này lần lượt đạt là 10,59% (cùng kỳ năm ngoái tăng 32%) và 19,6%

(cùng kỳ năm ngoái tăng 37%). Từ việc kiểm soát 2 chỉ tiêu chủ yếu này, NHNN đã rút

về một lượng lớn tiền mặt khỏi lưu thông và từ đó giảm bớt áp lực của sự tăng lạm phát.

Do đó lạm phát năm 2008 đã được hạ nhiệt nhanh chóng.

Page 16: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Trong 6 tháng đầu năm 2008 trước áp lực lạm phát ( CPI 6 tháng bình quân đạt 15.03%)

và thâm hụt cán cân thương mại đạt mức kỷ lục ( hơn 14% GDP), NHNN đã sử dụng

chính sách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc cho các NHTM. Tuy

nhiên, các NHTM đã không phản ứng kịp thời trước hành động thắt chặt tín dụng nên vẫn

đẩy mạnh tín dụng, cùng với việc quản lý thanh khoản của các NHTM còn bất cập đã gây

nên tình trạng thiếu khả năng thanh khoản tại nhiều NH.

Trước diễn biến thị trường như vậy, NHNN đã kịp thời tăng tính thanh khoản cho thị

trường bằng cách bơm mạnh tiền qua nghiệp vụ thị trường mở, chuyển từ đấu thầu lãi

suất sang đầu thầu khối lượng, tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các

NHTM, thắt chặt điều kiện mở chi nhánh...

Tuy nhiên, các biện pháp chính sách trên chưa ngăn chặn được đà tăng lãi suất huy động và mở rộng tín dụng của các NHTM, do vậy buộc NHNN phải quy định trần lãi suất huy động tiền gửi của các NHTM không được vượt quá 12%. Giải pháp trên đã có tác động nhanh chóng, tích cực “giảm đà tăng lãi suất huy động của các NHTM” chỉ trong vài ngày.

Bước tiếp theo để tiếp tục tạo sự bình ổn thị trường bền vững, NHNN thực hiện cơ chế điều hành lãi suất mới, theo đó quy định các NHTM cho vay nền kinh tế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản và mức lãi suất cơ bản được điều chỉnh từ mức 12%/năm lên 14%/năm.

Quy định này phù hợp với Bộ luật Dân sự hiện nay, đó như là một liệu pháp mạnh mang tính tình thế đã có tác động ổn định lãi suất và tăng trưởng tín dụng đã chậm lại từ tháng 5 cho đến hết năm.

Đầu tháng 5/2008 một loạt ngân hàng mất tính thanh khoản. Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, chính sách tiền tệ thông qua điều hành lãi suất tiền gửi và lãi suất dự trữ bắt buộc kịp thời đã giúp ngân hàng vượt qua được thời kỳ sóng gió đó. Qua một năm đầy sóng gió nhưng hoạt động của hệ thống Ngân hàng đã góp phần quan trọng kiềm chế

Page 17: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

lạm phát, hạn chế nhập siêu, duy trì tăng trưởng kinh tế. Thị trường tiền tệ giữ được bình ổn

Các chỉ số thị trường tiền tệ (tốc độ tăng M2, tín dụng và lãi suất) và các chỉ số kinh tế đạt được trong những tháng cuối năm cho thấy việc thực thi CSTT của NHNN năm 2008, mặc dù có những bất cập nhất định, nhưng thực sự đã có những tác động rất rõ nét đến việc ổn định thị trường tiền tệ, ngăn chặn đà lạm phát đang gia tăng rất cao, tạo thế chủ động cho NHNN trong thực thi CSTT, thiết lập được kỷ luật trên thị trường tiền tệ mà trước đây rất lỏng lẻo, làm thay đổi thái độ và hành vi ứng xử của các thành viên thị trường theo chiều hướng tích cực.

Tuy nhiên, thắt chặt CSTT cũng có những ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đó là cái giá phải trả trong ngắn hạn để ngằn chặn đà lạm phát đang gia tăng, tạo sự tăng trưởng bền vững trong tương lai.Bên cạnh đó, một bài học cũng cần rút ra cho thực thi CSTT, đó là do chưa lường trước được phản ứng của thị trường, nên các biện pháp CSTT phần nào gây cú sốc thị trường, làm cho các NHTM có sự chao đảo nhất định trong kinh doanh.

KẾT LUẬN:

Năm 2008 là năm mà NHNN có số quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ là kỷ lục.

Tuy có nhiều khuyết điểm nhưng quan trọng nhất NHNN đã thực hiện được những mục

tiêu đề ra là chống lạm phát, chống suy suy thoái kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế thế

giới và trong nước ở giai đoạn muôn vàn khó khăn. Và có thể coi đây là một năm thành

công của các chính sách tiền tệ thông qua điều hành lượng cung tiền nhờ các chính sách

đúng đắn.

2.1.2. Năm 2009

Sang năm 2009, tình hình kinh tế có vẻ sáng sủa hơn. Tuy tốc độ tăng trưởng

kinh tế thấp nhất trong vòng 10 năm liền kề (5.2%), nhưng Việt Nam vẫn được thế giới

đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực châu Á (sau

Trung Quốc tăng 7,8%). Diễn biến trong năm, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, xu

hướng phục hồi của nền kinh tế nước ta năm 2009 là rõ nét. Mức lạm phát giảm đáng kể

xuống còn 6.5%.

2.1.2.1. Mục tiêu của nền kinh tế

Quốc hội Việt Nam đã quyết định chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2009 là 6,5%, với

trọng tâm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Tỷ lệ lạm phát cho cả năm được

đặt ở mức 15%. Quốc hội thống nhất đặt mục tiêu thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế

lạm phát một cách linh hoạt. Duy trì tốc độ tăng trưởng một cách bền vững cũng là một

trong các mục tiêu đề ra. Trong tỷ lệ tăng trưởng 6,5% đặt ra cho năm 2009, khu vực

nông lâm ngư nghiệp được kế hoạch tăng 2,8%, thấp hơn sản xuất công nghiệp, xây dựng

Page 18: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

và dịch vụ. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cũng đặt chỉ tiêu tạo 1,7 triệu việc làm cho

người lao động và xuất khẩu 90.000 lao động ra nước ngoài. Tỷ lệ hộ nghèo được trông

đợi sẽ giảm xuống 12%.

2.1.2.2. Mục tiêu của NHNN

Năm 2009, một năm mà chính sách tiền tệ (CSTT) đã phải đối mặt với nhiều thách thức khó lường phát sinh từ những bất cập của nền kinh tế và tác động bất lợi của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.Tuy nhiên với việc thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra từ cuối năm 2008, ngành ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế và ổn định kinh tế

Việc điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới theo mục tiêu điều hành tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 25%, tín dụng tăng khoảng 25 - 27% nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5%, khống chế lạm phát ở mức một con số trong năm 2009

Nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy, lạm phát cao năm 2008, cùng với sự đảo chiều của vốn đầu tư nước ngoài và thâm hụt mạnh cán cân thương mại (12,783 tỷ USD) đã có tác động mạnh đến tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối, gây những biến động khó lường đến tỷ giá. Chính vì thế, tháng 12-2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, kiềm chế lạm phát duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Kiểm soát quy mô, tốc độ tăng tín dụng và tăng tổng phương tiện thanh toán một cách hợp lý nhằm đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam.

2.1.2.3. Chính sách của NHNN

Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở

Chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá (đưa tiền ra lưu thông) để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn thanh toán với kỳ hạn và lãi suất hợp lý.

Năm 2009, NHNN đã thực hiện 261 phiên chào mua giấy tờ có giá với thời hạn ngắn (7 và 14 ngày) trong khi chỉ có 68 phiên chào bán với thời hạn 91 và 182 ngày, nhằm cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, tạo điều kiện các TCTD đáp ứng nhu cầu vốn cho các chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế. Tái cấp vốn được sử dụng để cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các TCTD. Cụ thế, NHNN thực hiện tái cấp vốn với thời hạn 1 và 3 tháng, lãi suất 7-8%/năm nhằm cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế

- Tăng quy mô để hỗ trợ thanh khoản

Cho đến đầu quý IV/2009, NHNN vẫn muốn các TCTD cố gắng tự cân đối nguồn vốn để cho vay và đảm bảo thanh khoản cho bản thân, nhưng trong bối cảnh nguồn vốn huy động tăng rất chậm, một số NH (trong đó có cả vài NH thuộc sở hữu Nhà nước) khó khăn về thanh khoản nếu không có sự can thiệp mạnh tay của NHNN thì hệ thống sẽ dễ lặp lại tình hình cuối năm 2008 đầu 2009.

Vì vậy, NHNN đã quyết định điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các TCTD, với kỳ hạn chào mua giấy tờ có giá dài hơn, tăng từ

Page 19: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

7 ngày lên 14 ngày, hiện lên 28 ngày, thực hiện giao dịch 2 phiên/ngày từ ngày 21/12/2009.

Tuy không công bố cập nhật và công khai, nhưng có thông tin khối lượng chào mua của NHNN cũng tăng khá cao (có những phiên lên tới 25 nghìn tỷ - 30 nghìn tỷ đồng) so thường lệ các tháng trước đó (7 nghìn đến 9 nghìn tỷ đồng).

Bên cạnh đó, NHNN thực hiện tái cấp vốn trực tiếp cho các NHTM bị thiếu hụt thanh khoản tạm thời (đây là các NH nhỏ không có các loại CTCG theo quy định của NHNN để tham gia OMO); tái cấp vốn cho các NHTM để cho vay chi phí mùa vụ đối với khu vực nông nghiệp... Nhờ các biện pháp của NHNN nên thanh khoản của hệ thống đã bớt căng thẳng và lãi suất trên thị trường liên NH cũng giảm xuống.

Để đạt 1% tăng GDP ở VN thì mức tăng tín dụng trong bối cảnh kinh tế bình thường tương ứng từ 4-5 lần (riêng năm 2009 mức tăng tín dụng gấp 7 lần mức tăng GDP). Như vậy, để đạt GDP tăng 7% thì mức tăng tín dụng của năm ít nhất cũng phải khoảng 30%

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ HUY ĐỘNG VỐN

Tháng 12/2009

Đơn vị: %

STT Chỉ tiêu% thay đổi so với

tháng 12 năm trước% thay đổi so với

cùng kỳ năm trước% thay đổi so

với tháng trước

1 Tín dụng 37.53 37.53 0.72

2 Huy động vốn 28.6 28.6 1.82

Điều chính tỷ lệ DTBB

Năm lần điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) đối với tiền gửi

VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng từ 11%-10%-8%-6%-5%-3%, kỳ

hạn 12 tháng trở lên điều chỉnh giảm từ 2% xuống 1%; 3 lần điều chỉnh giảm tỷ lệ

dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ từ 11%, 9%, 7%, 5%.

Page 20: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Diễn biến tỷ lệ dự trữ bắt buộc ( từ tháng 10/2008 đến 2009) ( đơn vị %)

2007 2008-2009 ( 6 lần thay đổi)

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (% tổng số dư tiền gửi phải

dự trữ bắt buộc)

- Không kỳ hạn và dưới 12 tháng

+ VND 10 11 10 8 6 5 3

+ Ngoại tệ 10 11 9 9 7 7 7

- Từ 12 đến 24 tháng

+ VND 4 5 4 2 2 1 1

+ Ngoại tệ 4 5 3 3 3 3 3

Điều chỉnh lãi suất

Năm lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành: Lãi suất cơ bản bằng đồng

Việt Nam giảm từ 13%/năm xuống 7%/năm, đưa lãi suất cho vay tối đa của các tổ

chức tín dụng đối với khách hàng từ 19,5%/năm xuống 10,5%/năm; lãi suất tái cấp

vốn từ 14%/năm xuống 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 12%/năm xuống

6%/năm.

Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN ( từ tháng 10/2008 đến 2009)

Năm

LS

( %/năm)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6

Lãi suất cơ

bản13 12 11 10 8,5 7

Lãi suất tái

cấp vốn14 13 12 11 9,5 8

Lãi suất tái 12 11 10 9 7,5 6

Page 21: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

chiết khấu

Lãi suất cho

vay tối đa19,5 18 16,5 15 12,75 10,5

Trong những tháng còn lại của năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 điều hành lượng tiền cung ứng ở mức hợp lý; trường hợp cần thiết hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các Ngân hàng Thương mại (NHTM) thông qua mua ngoại tệ; trường hợp đặc biệt, NHNN sẽ tái cấp vốn trực tiếp cho tổ chức tín dụng (TCTD), đồng thời thành lập tổ kiểm soát tại chỗ đối với các TCTD này, kèm theo đó là các biện pháp tăng cường giám sát để đảm bảo an toàn hệ thống và ổn định thị trường tiền tệ.

2.1.2.4. Mức cung tiền thực tế

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

GDPr 273666 292535 313247 336243 362435 393031 425372 461344 490458 516566

M2 222882 279781 329150 411232 532346 690652 922672 1348244 1622130 2092447

GDPn 441646 481295 535762 613443 715307 839211 974264 1143715 1485038 1658389

Hình: So sánh M2 với GDP của Việt Nam nguồn: ADB)

Cung tiền cơ sở Mo tăng trong giai đoạn từ tháng 1- 2008 đến hết năm 2009

Giai đoạn 2008 đến hết năm 2009 số nhân tiền tệ (m2) đã gần như liên tục tăng

Vào tháng 8 năm 2009, tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 lần lượt là 37% và 40%. Tuy nhiên, cách đó 8 tháng thì tăng trưởng tín dụng vào cung tiền M2 đều ở mức 20%. Tăng trưởng tín dụng lên cao nhất được thiết lập hồi tháng 9 với mức 43.61%. Cung tiền M2 tăng 40.36% trong tháng 8.

Giai đoạn 2009- 2010, sự biến động của M2 chủ yếu là do tác động của sự thay đổi trong m2. Kết quả là M2 trong năm tăng trưởng khá mạnh với tốc độ là 29%, cao hơn nhiều so với năm 2008.Giai đoạn 2009- 2010, NHNN điều hành CSTT theo hướng nới lỏng, hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, ngăn chặn suy giảm kinh tế .

2.1.2.5. Đánh giá hiệu quả chính sách và tác động lên nền kinh tế

Cung tiền đã vượt tốc độ tăng GDP theo giá thực tế là điều mà các chuyên gia của Tổng cục Thống kê đang lo ngại.

Tính chung, GDP 6 tháng đầu năm tăng theo giá thực tế là 12,4%. Nhưng, cung tiền đã tăng tới 17% so với cùng kỳ năm 2008 và có thể sẽ khiến lạm phát vì thế mà bùng nổ trở lại dù thực tế chỉ số CPI 6 tháng đầu năm chỉ là 10,27% (chỉ số giá bình quân so  cùng kỳ năm 2008).

Page 22: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Vào tháng 8 năm 2009, CPI đã xuống mức thấp nhất 1.97% so với cùng kỳ năm trước. Tương ứng vào tháng đó tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 lần lượt là 37% và 40%. Tuy nhiên, cách đó 8 tháng thì tăng trưởng tín dụng vào cung tiền M2 đều ở mức 20%. Tăng trưởng tín dụng lên cao nhất được thiết lập hồi tháng 9 với mức 43.61%. Cung tiền M2 tăng 40.36% trong tháng 8. Nếu đúng quy luật độ trễ tương quan giữa lạm phát và tiền tệ xảy ra thì CPI sẽ tăng cao nhất vào Q2/2010.

Thị trường tiền tệ từng bước được bình ổn, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối có những diễn biến không thuận lợi. Do áp lực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lo ngại rủi ro biến động tỷ giá, các doanh nghiệp có tâm lý găm giữ ngoại tệ.

Mặt khác do tác động phụ của chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay bằng VND và việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng VND, nhiều doanh nghiệp không muốn vay ngoại tệ mà chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ, dẫn đến nhu cầu mua ngoại tệ tăng mạnh, tình hình cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng.

Để tăng nguồn cung và ổn định thị trường ngoại tệ, NHNN đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp như mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD/VND của các ngân hàng thương mại từ +/-3% lên +/-5% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng cùng phối hợp với các biện pháp điều tiết cung cầu ngoại tệ trên thị trường như bán ngoại tệ hỗ trợ nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống; điều hòa ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trên ngân hàng

Đặc biệt, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp và người dân như đẩy mạnh công tác tuyên truyền và công bố công khai, rộng rãi các thông tin về tình hình ngoại hối, tỷ giá; yêu cầu các NHTM nhà nước giảm lãi suất cho vay và huy động bằng ngoại tệ (lãi suất cho vay giảm từ mức 6-6,5%/năm xuống không quá 4%/năm kể từ ngày 15/4/2009 và giảm tiếp xuống mức không quá 3%/năm kể từ ngày 01/6/2009, lãi suất huy động giảm xuống mức không quá l,5%/năm kể từ ngày 01/6/2009)

Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng thâm hụt 10,95 tỷ USD bằng 21,3% xuất khẩu), nguồn bù đắp cho thâm hụt này suy giảm như nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm sút mạnh so với năm 2008, đầu tư gián tiếp nước ngoài không tăng mà còn giảm; nguồn kiều hối cũng giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu... do vậy dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán, tình hình này tiếp tục gây bất lợi cho việc ổn định tỷ giá.

Thêm vào đó, thâm hụt ngân sách tăng cao, năm 2009 mức thâm hụt ngân sách ở mức 6,5% GDP buộc ngân sách phải vay nợ nhiều, qua đó mà gây áp lực giảm giá VND.

Trên thị trường tiền tệ xuất hiện những hiện tượng bất cập, mâu thuẫn nhau: Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, VND vẫn khan hiếm, biểu hiện ở áp lực tăng lãi suất, thanh khoản VND mỏng manh.

Sự khan hiếm tiền đồng về mặt lý thuyết là làm cho VND lên giá. Nhưng chính sách điều tiết vĩ mô thì lãi suất lại thấp (lãi suất cho vay hỗ trợ, trần lãi suất cho vay..) gây áp lực giảm giá VND, đồng thời kích thích nhu cầu sử dụng tiền đồng, tăng nhu cầu tín dụng, gây ra vòng xoáy khan hiếm tiền đồng, gây áp lực cho NHNN phải cung ứng thêm

Page 23: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

tiền đồng. Điều này tiếp tục gây áp lực giảm giá VND. Đồng thời, sự biến động mạnh của giá vàng cũng có những tác động bất lợi đến tỷ giá.

Trước tình hình này, ngày 26/11, NHNN đã kịp thời điều chỉnh tỷ giá, nâng tỷ giá công bố lên 17.980 VND/USD, tăng 5,4% so với ngày trước đó, thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-5% xuống còn +/-3%, đồng thời yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm biên độ tỷ giá.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ từ âm 5% trở xuống lại được NHNN bán ngoại tệ hỗ trợ nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng cam kết cung cấp đủ ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt ưu tiên những mặt hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất.

Đồng thời với điều chỉnh tỷ giá, NHNN đã thực hiện nâng các mức lãi suất chỉ đạo lên thêm 1%. Đây là giải pháp có tính đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế, vừa có tác dụng tiếp tục duy trì tăng trưởng của nền kinh tế đồng thời chủ động ngăn chặn nguy cơ lạm phát và trước mắt ổn định thị trường ngoại hối.

Tín dụng tăng mạnh cùng với gói hỗ trợ 4% lãi suất và chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN. Kết thúc năm 2009, tín dụng trong nền kinh tế tăng tới 37% và đã gây áp lực mạnh lên lạm phát trong năm 2010. Nhìn chung việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước có vẻ đã khoa học hơn nhờ việc tiếp thu được các bài học từ những năm trước. Các chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và chủ trương kích thích kinh tế của Chính phủ. Thị trường tiền tệ từng bước được bình ổn. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn cao, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, VND vẫn khan hiếm, biểu hiện ở áp lực tăng lãi suất, thanh khoản VND mỏng manh.

Như vậy, có thể nói những khó khăn nhất đã qua, năm 2009 mặc dù phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình thực thi CSTT, nhưng với sự điều hành linh hoạt, sự ứng phó kịp thời với những biến động của tình hình, về cơ bản CSTT đã đạt được mục tiêu của năm 2009 là kiềm chế lạm phát từ mức 19,98% năm 2008 xuống còn 6,52%, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,2% và CSTT đã góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và đòi hỏi CSTT của NHNN phải có phản ứng kịp thời để ngăn chặn.

2.1.3. Năm 2010

Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế 4,8%, thương mại tăng 11,4%. Kinh tế trong nước tăng trưởng cao (6,78%) nhờ động lực đầu tư (vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,9%), xuất khẩu (25,5%) và tiêu dùng (tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 24,5%); các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo. Trong năm 2010, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng, phù hợp với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và bám sát tình hình thực tế, góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, thể hiện cụ thể là: Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ, dự trữ bắt buộc) để tăng lượng tiền cung

Page 24: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

ứng bổ sung cho lưu thông, đáp ứng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế với tốc độ tăng 25%; tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán giảm so với các năm trước.

2.1.3.1. Mục tiêu của nền kinh tế

Mục tiêu kinh tế - xã hội của năm 2010 là phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại, tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội.

2.1.3.2. Mục tiêu của NHNN

Nhìn từ diễn biến giữa cung tiền và lạm phát, có thể thấy rằng trong năm 2010, mức lạm phát sẽ tăng lên khá cao bởi tốc độ cung tiền tăng khá mạnh trong năm 2009.

NHNN đặt mục tiêu kiểm soát tổng phương tiện thanh toán ở mức 25%

Mặc dù kinh tế thế giới đang phục hồi, song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá cả hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng (giá lương thực, dầu mỏ,...), thị trường chứng khoán, đồng USD và giá vàng biến động phức tạp; nhiều nước tiếp tục thực hiện các giải pháp kích thích kinh tế, nhưng với xu hướng giảm dần theo đà phục hồi của nền kinh tế và ngăn ngừa nguy cơ lạm phát. NHNN đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2010 linh hoạt, thận trọng và chặt chẽ để kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng đối với nền kinh tế, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, bảo đảm khả năng an toàn thanh toán của hệ thống ngân hàng, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010. Mục tiêu điều hành là kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng khoảng 25% 

2.1.3.3. Chính sách của NHNN

Điều hành nghiệp vụ thị trường mở

Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và giám sát việc thực hiện các tỷ lệ

an toàn của TCTD, đã điều tiết lãi suất huy động và cho vay giảm dần theo chỉ đạo của

Chính phủ (đến cuối tháng 10, lãi suất huy động VND bình quân 10,44%/năm, cho vay

13,18%/năm) để tăng lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông, đáp ứng phương tiện

thanh toán trong nền kinh tế với tốc độ tăng 25%; tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong tổng

phương tiện thanh toán giảm so với các năm trước. 

- Từ đầu tháng 11/2010, điều hành chặt chẽ lượng tiền cung ứng để kiềm chế mức gia

tăng tiền tệ, điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành nhằm kiểm soát lạm phát.

Điều tiết cung tiền bằng công cụ dự trữ bắt buộc

Page 25: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng.

Điều hành lãi suất

Trong 10 tháng đầu năm 2010, trước bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều chuyển biến

tích cực, NHNN giữ ổn định lãi suất điều hành, cụ thể: lãi suất cơ bản ở mức 8%/năm, lãi

suất tái cấp vốn ở mức 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu ở mức 6%/năm.

Từ ngày 5/11/2010, điều chỉnh tăng thêm 1%/năm các mức lãi suất điều hành, theo đó, lãi

suất cơ bản được điều chỉnh tăng từ 8%/năm lên 9%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 8%/năm

lên 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm lên 7%/năm; đồng thời, quy định mức lãi

suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại TCTD là 1%/năm

2.1.3.4. Mức cung tiền thực tế

Cung tiền cơ sở M0 tăng 9,7% trong giai đoạn từ tháng 1-2008 đến tháng 10-2010

Giai đoạn 2008 đến tháng 10-2010 số nhân tiền tệ (m2) đã gần như liên tục tăng từ mức 3,09 lên mức 5,21

Trong giai đoạn 2009 đến 2010, hệ số nhân tiền tệ tăng mạnh. Tỷ lệ tiền ngoài hệ thống vẫn trong xu hướng giảm thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc sau đó được điều chỉnh tăng lên 4% vào 2/2010. Tỷ lệ ngân quỹ cũng giảm từ mức 12% vào tháng 10-2008 xuống mức 4% vào tháng 10-2010, chủ yếu do lãi suất tăng. Kết quả là M2 trong năm tăng trưởng khá mạnh với tốc độ là 33,3%, cao hơn nhiều so với năm 2008

Tổng quan về tăng trưởng cung tiền giai đoạn 2008- 2010

Đơn vị: M2 và M0: tỷ đồng, m2: %

Hình: M2, M0 và m2 tại Việt Nam giai đoạn 2008- 2010 (nguồn: IMF)

Page 26: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Kiểm soát số nhân tiền tệ của NHNN

Lượng cung tiền tính đến hết tháng mười tăng trưởng 21,5% so với tháng 12 năm 2009. Như vậy, cung tiền đã tăng vượt hơn so với chỉ tiêu cả năm là 20%. Trong 2 tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước đã thực thi một số biện pháp thắt chặt lại cung tiền.

Đây hoàn toàn là một hành động hợp lý và đúng đắn. Một mức tăng trưởng cung tiền thấp, không vượt quá xa so với con số chỉ tiêu, sẽ tác động tích cực tới lạm phát trong năm sau; đồng thời giúp người dân lấy lại niềm tin vào tiền đồng.

2.1.3.5. Đánh giá hiệu quả của chính sách và tác động đến nền kinh tế

Tích cực

Điều hành được lượng tiền cung ứng thông qua các công cụ chính sách tiền tệ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) và nền kinh tế, tác động làm giảm mặt bằng lãi suất thị trường.

Trong đó nổi bật là việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng; linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng và lãi suất hợp lý và giảm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ cũng như tái cấp vốn trực tiếp cho NHTM có quy mô nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền tệ.

Do điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ, dự trữ bắt buộc) lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông đã tăng, đáp ứng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế với tốc độ tăng 23%; tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán giảm so với các năm trước

Page 27: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Tín dụng năm 2010 tăng 29.89%, trong đó tín dụng bằng ngoại tệ tăng 37.7%, còn bằng nội tệ chỉ tăng 25.3%. Tài sản có của hệ thống TCTD tăng 28%, tỷ lệ an toàn kinh doanh phù hợp với quy định của NHNN, tỷ lệ nợ xấu khoảng 2,5%; tình hình thanh khoản và lãi suất thị trường tiền tệ trong nửa cuối tháng 12 tương đối ổn định.

Tiêu cực

Thực tế cho thấy, lạm phát 11 tháng năm 2010 so với tháng 12 năm 2009 đã là 9,58%. Như vậy, lạm phát phá mức 10% như dự đoán sơ bộ là hoàn toàn chính xác. Kịch bản xấu đã diễn ra với một loạt yếu tố khách quan khác như tăng giá nguyên vật liệu trên thế giới, mưa lũ ở miền Trung..

Trong nửa đầu năm 2010, các nhà điều hành đã làm rất tốt vai trò kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, sang đến nửa sau năm 2010, dường như tăng trưởng mới là mục tiêu ưu tiên. Kết quả: tăng cung tiền quá chỉ tiêu, đồng thời lạm phát cũng tăng lên.

Trong sáu tháng cuối năm 2010, NHNN tăng cung tiền và tín dụng nhanh chóng để làm giảm lãi suất VND, nhưng tác dụng thực tế lại trái ngược vì tăng tiền lại làm tăng kỳ vọng lạm phát cũng như gây thêm áp lực lên tỷ giá trên thị trường tự do. Ngoài ra lãi suất huy động USD lại tăng trong mấy tháng qua do nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế đô la hóa đang rất cao, kết quả là lãi suất huy động VND vẫn khó giảm xuống dưới mức 12-17% của quí 3 năm ngoái.

Quyết định đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng không chỉ bởi Ngân hàng Nhà nước mà còn từ rất nhiều bộ, ban, ngành khác. Trong thời gian qua, chính sách tài khóa luôn thoải mái khi tỷ lệ đầu tư trên GDP luôn trên mức 40% trong khi hiệu quả rất thấp.

Vì vậy, giải pháp cho kiểm soát lạm phát không chỉ đơn giản là thắt chặt tiền tệ, mà còn cần kết hợp đồng bộ chính sách giữa các nhà điều hành.

Lạm phát cao ở Việt Nam trong những năm gần đây chính là kết quả của quá trình tích lũy cung tiền và tích lũy lạm phát. Giảm cung tiền thì dễ, nhưng giảm lạm phát thì lại là một quá trình đầy khó khăn và lâu dài. 

Chính sách tiền tệ lỏng lẻo đã dẫn đến lượng cung ứng tiền tệ cao, và cũng đã gây nên hiện tượng tăng trưởng tín dụng.

Page 28: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Từ thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2010, NHNN rút ra một số kinh nghiệm cho điều hành năm tới: Một là, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô; sử dụng đồng bộ, hài hòa các công cụ vận hành theo cơ chế thị trường, kết hợp với các quy định quy phạm pháp luật để ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát tín dụng và tổng phương tiện thanh toán gia tăng ở mức hợp lý; Hai là, tạo điều kiện cho các TCTD huy động vốn trong và ngoài nước, đi đôi với chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng tín dụng để tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; Ba là, thông tin ra thị trường một cách công khai, minh bạch, kịp thời và nhất quán về điều hành chính sách tiền tệ, để củng cố lòng tin và sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp, dân cư, các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước; Bốn là, tiếp tục cơ cấu lại hệ thống TCTD phù hợp với các chuẩn mực an toàn, hiệu quả của thông lệ quốc tế, với các bước đi thích hợp; đảm bảo kỷ cương trong điều hành; Năm là, phối hợp ngay từ đầu năm kế hoạch các giải pháp cụ thể trong điều hành chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Trong năm 2010, các chính sách tiền tệ đã trở nên đồng bộ và linh hoạt hơn so với các năm trước thị trường tín dụng và tiền tệ cũng ổn định hơn NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng, phù hợp với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và bám sát tình hình thực tế, góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô

2.1.4. Năm 2011

Năm 2011, kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn khó khăn do lạm phát tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2011 tăng 16,63% so với tháng 12/2010 và tăng 22,42% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân chín tháng năm 2011 tăng 18,16%

Page 29: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

so với bình quân cùng kỳ năm 2010. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2011 ước tính tăng 5,76% so với cùng kỳ năm 2010.

2.1.4.1. Mục tiêu của nền kinh tế

CSTT được chuyển sang thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, từ tháng 11/2010 đến nay, được tiếp tục điều hành theo hướng thắt chặt, thận trọng. Tại phiên họp của Chính phủ thường kỳ tháng 5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận mục tiêu phát triển của năm 2011 là phấn đấu đạt mức tăng trưởng 6% (tăng trưởng sáu tháng đầu năm đạt khoảng 5,6%), kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức khoảng 15%, giảm bội chi ngân sách dưới 5%, nhập siêu không quá 16% kim ngạch xuất khẩu, tiết kiệm chi 10%. Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 24/7/2011, Nghị quyết kỳ họp được đưa ra là tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng.

Năm 2011, chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát M2 ở mức 15-16%.

2.1.4.2. Mục tiêu của NHNN

Năm 2011, NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm mục tiêu hàng đầu là trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước trong năm nay là phải góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, cung vốn kịp thời cho sản xuất thiết yếu và giữ vững thanh khoản cả hệ thống.

2.1.4.3. Chính sách của NHNN

Năm 2010, dù NHNN đặt mục tiêu kiểm soát tín dụng ở mức 25% nhưng tín dụng

cả năm vẫn tăng gần 30%. Tín dụng tăng cao là nguyên nhân chính khiến cho lạm phát

của Việt Nam bùng nổ vào cuối năm 2010. Tính trong 2 tháng đầu năm 2011 tín dụng đã

tăng vượt quá 30% so với cùng kỳ năm trước.

Trước thực trạng tín dụng tăng quá mạnh và lạm phát cao, NHNN buộc phải tuyên bố

kiểm soát tín dụng dưới 20%, cung tiền từ 16-17%. Lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho

vay qua đêm cùng đồng loạt tăng lên 12%. Các chính sách này tương đồng với chính sách

tiền tệ năm 2008. So sánh con số giới hạn tăng trưởng tín dụng còn cho thấy chính sách

tiền tệ năm 2011 còn bị kiểm soát chặt hơn cả năm 2008.

Hoạt động thị trường mở

Thống kê từ đầu năm nay đến hết tháng 3/2011, NHNN đã bơm ra thị trường mở 1.285.146 tỷ đồng, trong khi hút về 1.202.214,1 tỷ đồng. Như vậy, mức bơm ròng đạt 82.931,9 tỷ đồng. Ngày 4/5/2011 lãi suất trên thi trường OMO tăng thêm 100 điểm cơ bản (1%) lên 14%. Ngày 17/5/2011 lãi suất trên OMO tăng thêm 100 điểm cơ bản lên 15% từ mức 14% và ngày 4/7/2011 lãi suất trên OMO lại trở về 14% .Động thái tăng giảm như vậy chỉ mang tính tạm thời trong ngắn hạn, nhằm tạo điểu kiện cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp hơn để phát triển sản xuất. sau đó sẽ tiếp tục tăng lên

Page 30: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

15% bởi mục tiêu chính vẫn là giảm lượng cung tiền trong lưu thông. Số liệu cụ thể được thể hiện tổng hợp qua bảng dưới đây.

Tình hình hoạt động NV thị trường mở 6 tháng đầu năm 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tháng Cung ứng Hút về Cung ứng ròng

1 501.749 345.483 156.266

2 314.493 345.338,8 -30.845,8

3 468.904 511.392,3 -42.488,3

4 519.695,7 453.002,7 66.693

5 353.381,9 425.139,5 - 71.757,6

6 141.838,4 206.649,7 - 64.811,3

Tổng 2.300.062 2.287.006 13.056

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của nhóm tác giả

Điều chỉnh thông qua lãi suất

Vào ngày 29/4/2011, Ngân hàng nhà nước đã tiếp tục ban hành Quyết định số 929/QĐ-NHNN điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn lên 14% và lãi suất tái chiết khấu lên mức 13%. Kể từ đầu năm 2011 đến nay, đây là lần điều chỉnh thức 4 đối với lãi suất tái cấp vốn và lần điều chỉnh thứ 3 đối với lãi suất tái chiết khấu. Theo đó, lãi suất tái chiết khấu đã được điểu chỉnh tăng từ mức 9% vào tháng 1/2011 lên mức 14% vào tháng 5/2011 trong khi lãi suất tái chiết khấu được điều chỉnh tăng từ mức 7% vào tháng 2/1011 lên mức 13% vào tháng 5/2011.

LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN

Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng

15% 2210/QĐNHNN 06/10/2011 10/10/2011

14% 929/QĐ-NHNN 29/4/2011 01/05/2011

13% 692/QĐ-NHNN 31/3/2011 01/04/2011

Page 31: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

12% 379/QĐ-NHNN 8/3/2011 08/03/2011

11% 271/QĐNHNN 17/02/2011 17/02/2011

9% 447/TB-NHNN 29/11/2010 01/12/2010

9% 2620/QĐNHNN 05/11/2010 05/11/2010

8% 402/TB-NHNN 27/10/2010 01/11/2010

8% 352/TB-NHNN 27/9/2010 01/10/2010

LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU

Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng

13% 929/QĐ-NHNN 29/4/2011 01/05/2011

12% 379/QĐ-NHNN 8/3/2011 08/03/2011

7% 447/TB-NHNN 29/11/2010 01/12/2010

7% 2620/QĐNHNN 05/11/2010 05/11/2010

6% 402/TB-NHNN 27/10/2010 01/11/2010

6% 352/TB-NHNN 27/9/2010 01/10/2010

Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ lệ tái cấp vốn từ 9,0% lên 14,0% và tỷ lệ chiết khấu từ 7,0% lên 13,0% trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5/2011, sau đó giữ nguyên tỷ lệ này đến cuối tháng 8. Cơ chế này được áp dụng với các ngân hàng đối với các kỳ hạn 1-12 tháng.

Ngân hàng Nhà nước cũng giảm tỷ lệ lãi suất nghiệp vụ thị trường mở ngắn hạn từ 15,0% xuống 14,0% trong tháng 7, nhưng cũng đưa ra thông báo rằng đây là phản ứng với việc tăng thanh khoản liên ngân hàng, chứ không phải việc nới lỏng chính sách tiền tệ.

Page 32: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Điều hành qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc

- Theo văn bản số 750/QĐ-NHNN 9/4/2011 . Áp dụng từ ngày 01/05/2011

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 750/QĐ-NHNN ngày 9/4/2011(áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 5/2011).

Loại TCTD 

Tiền gửi VND  Tiền gửi ngoại tệ 

Không kỳ hạn và dưới 12 tháng 

Từ 12 tháng trở lên 

Không kỳ hạn và dưới 12 tháng 

Từ 12 tháng trở lên 

Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính 

 3%  1%  6%  4%

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 

1% 

1% 

5% 

3% 

NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 

 1%  1%  5%  3%

TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTĐN cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội 

0% 

0% 

0% 

0% 

- Theo văn bản số 1209/QĐ-NHNN ngày 1/6/2011 . Áp dụng từ ngày 01/06/2011Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 1209/QĐ-NHNN ngày 1/6/2011(áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 6/2011)

Loại TCTD 

Tiền gửi VND  Tiền gửi ngoại tệ 

Không kỳ hạn và dưới 12 tháng 

Từ 12 tháng trở lên 

Không kỳ hạn và dưới 12 tháng 

Từ 12 tháng trở lên 

Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính 

 3%  1%  7%  5%

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 

1% 

1% 

6% 

4% 

NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 

 1%  1%  6%  4%

Page 33: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTĐN cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội 

 0%  0%  0%  0%

- Theo văn bản số 1925/QD-NHNN 26/8/2011 . Áp dụng từ ngày 01/09/2011 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011(áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 9/2011)

Loại TCTD 

Tiền gửi VND  Tiền gửi ngoại tệ 

Không kỳ hạn và dưới 12 tháng 

Từ 12 tháng trở lên 

Không kỳ hạn và dưới 12 tháng 

Từ 12 tháng trở lên 

Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính 

 3% 1%   8%  6%

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn   1%  1%  7%  5%

NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương   1%  1%  7%  5%

TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTĐN cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội 

 0%  0%  0%  0%

2.1.4.4. Mức cung tiền thực tế và nguyên nhân

Hình: Diễn biến tổng phương tiện thanh toán 8 tháng đầu năm 2011

Page 34: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Nhìn vào đồ thị, ta thấy chỉ có giai đoan từ tháng 2 đến tháng 4, M2 giảm, còn lại vẫn tiếp tục tăng trở lại đến tháng 7, và trong tháng 8, M2 tăng đột ngột với lượng rất mạnh đạt mức 22,4% tính theo năm và tăng 9,16%. Tốc độ tăng đột biến này chủ yếu là do tổng huy động của hệ thống NHTM.

Theo ngân hàng Nhà nước, đến 30.8.2011, tổng phương tiện thanh toán (hay cung tiền mở rộng – M2) tăng 9,16%. So sánh với mức tăng 3,57% từ đầu năm tới ngày 20.7.2011 thì chỉ trong vòng hơn một tháng, tổng phương tiện thanh toán đã tăng thêm tới 5,3%. Tính tới ngày 19.8.2011, tốc độ tăng tiền mặt ngoài hệ thống là 4,42%. Mức tăng này bằng toàn bộ mức tăng từ đầu năm tới ngày 19.8.2011 nhưng thực chất chỉ đóng góp khoảng 0,5% vào mức tăng 5,3% của M2 vì hiện nay, tiền ngoài hệ thống chỉ chiếm khoảng 12% M2 của Việt Nam. Nói cách khác, tốc độ tăng M2 đột biến trong tháng 8 chủ yếu là do tăng tổng huy động của hệ thống ngân hàng thương mại vì tính đến ngày 19.8.2011, tốc độ tăng tổng huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng thương mại là 3,04% so với tháng trước, trong đó huy động VND tăng 3,32%, huy động ngoại tệ tăng 1,81%. Lượng tiền gửi tăng đột biến trong bối cảnh lãi suất huy động có dấu hiệu “buộc phải hạ” sau tháng 8.

Trước ảnh hưởng từ năm 2010, tình hình trong nước ngay từ những ngày đầu năm, chỉ số giá CPI ngày càng tăng, tháng 3 CPI tăng 2,71% đẩy lạm phát tăng lên 13,89%, cùng với đó là tăng giá xăng, dầu hàng nông sản ngày càng tăng

thì NHNN sẽ có xu hướng tăng rd trong đó thì chỉ tăng TL DTBB bằng ngoại tệ. Theo cơ chế, khi tăng

DTBB bằng ngoại tệ thì các NH sẽ phải tính toán cân nhắc việc giảm lãi suất huy động, đồng thời tăng lãi cho vay ngoại tệ để bù lại phần huy động phải dự trữ bắt buộc. Mặt khác, vì người dân không dễ gì có thể gửi ngoại tệ ở nước ngoài nên khi giảm lãi suất huy động bằng ngoại tệ thì họ sẽ chuyển sang gửi tiền VND và các doanh nghiệp cũng giảm vay ngoại tệ do lãi vay tăng lên, từ đó tăng được cung ngoại tệ, ổn định tỷ giá và giảm nhập siêu, tổng hợp giảm áp lực cho NHNN tăng MB để mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối.

Cuối cùng, công cụ sử dụng mạh nhất đó là nghiệp vụ thi trường mở OMO (như đã trình bày ở trên)

Page 35: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Lượng tiền NHNN hút ròng 9 tuần liên tục 4/5 đến hết 1/7 /2011

Đơn vị: tỷ đồng

Nguyên nhân cho mức cung tiền 2011:

NHNH buộc phải có những động thái rút tiền ra khỏi lưu thông mạnh để kiềm chế lạm phát và giảm CPI. Muốn giảm cung tiền NHTW điểu chính giảm MB hoặc m. Tuy nhiên, do tác dộng của thị trường vàng và nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị (tình trạng nhập siêu gia tăng) và tâm lí người dân muốn đầu tư tiền tệ, NHNN phải bơm tiền mặt ra để mua ngoại tệ về nhằm tăng dự trữ ngoại hối và đáp ứng nhu cầu trong nước, và để tránh lặp lại tính trạng như năm 2006-2007 rất có thể NHNN sẽ phát hành tín phiếu, nhưng hành động này chỉ hi vọng duy trì M0 mà không giảm MS được. Vậy để giảm MS, NHNN chỉ trông chờ vào viêc giảm hệ số nhân tiền để kìm hãm tăng cung tiền M2 ở mức 15%- 17%.

Trong năm 2011, tỷ lệ tiền ngoài hệ thống tiếp tục có xu hướng giảm do người dân có lo sợ lạm phát và đã tìm đến các cách đầu tư khác an toàn và có lợi hơn như vàng cùng với lượng tiền cơ sở như cũ MB thì tiền cung ứng MS sẽ tăng lên. Thêm vào đó, do lãi suất thị trường vẫn trong xu hướng tăng lên thậm chí vượt qua lãi suất cơ bản trần (14%) sẽ càng làm cho tỷ lệ ngân quỹ tại các ngân hàng giảm (re giảm và DL tăng).

2.1.4.5. Đánh giá hiệu quả và tác động lên nền kinh tế

160000

140000

120000

100000

80000

60000

40000

20000

0

Bơm

Hút

Hút ròng

04/05

- 06/05

09/05 – 13/05

16/05 – 20/05

23/05 – 27/05

30/05 – 03/06

06/06 – 10/06

13/06 – 17/06

20/06 – 24/06

27/06 – 01/07

Page 36: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức rất cao. Quý 1/2011, ước tính tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 5% so với cuối năm trước, đây là mức cao hơn khá nhiều so với mức 3.34% của quý 1/2011. Với mức tăng trưởng này, tăng trưởng tín dụng đến tháng 3 vẫn duy trì ở mức 32% (YoY) so với cùng kỳ năm trước.

Với mức tăng trưởng tín dụng cao đó thì áp lực lạm phát trong thời tới vẫn còn lớn. Mục tiêu giữ mức tăng trưởng tín dụng của NHNN trong năm 2011 dưới 20% không phải dễ dàng thực hiện.

Tuy nhiên do các chính sách điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở. cùng với các công cụ chính sách tiền tệ khác của NHNH bước đầu đã kiềm chế lạm phát và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu khác của CSTT. Lượng tiền cung ứng và rút về của thị trường mở có sự phối hợp chặt chẽ với các công cụ khác của CSTT nhằm phát tín hiệu điều hành CSTT .

Nhìn chung, trong những năm qua NHNN đã kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng phù hợp với mức tăng trưởng của nền kinh tế và chỉ số giá cả; đã đổi mới trong điều hành các công cụ chính sách tiền tệ: chuyển dần sang sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp một cách linh hoạt và có sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ chính sách tiền tệ với nhau. Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN ngày càng nâng lên, đã góp phần ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an sinh xã hội.

Mức cung tiền của Việt Nam đã tăng hơn 1,5% bắt đầu từ đầu năm nay cho đến ngày 19 tháng 5. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đạt gần 8,32%, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái 8,96%

Page 37: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Cũng theo báo cáo này thì tiền gửi tại các ngân hàng tăng 1,4% trong cùng kỳ. Từ cuối tháng 4 đến ngày 19 tháng 5, vốn vay bằng ngoại tệ tăng hơn 2%, trong khi vốn vay bằng tiền đồng giảm 0,54%. Tín dụng tăng hơn 6% kể từ đâu năm cho đến ngày 19 tháng 5. Xuất khẩu tăng trưởng tín dụng đã đạt 25% (trong khi tăng chung chỉ là 6,92%). Đối với khu vực phi sản xuất, nếu như cuối năm 2010, tỷ trọng tín dụng chiếm 18,87% thì đến cuối tháng 6/2011, chỉ còn chiếm 16,91%

Như vậy, trong 3 quý đầu năm 2011, tăng trưởng cung tiền vẫn tiếp tục tăng, NHNN vẫn đang nỗ lực kìm hãm bằng các công cụ DTBB, nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất tái cấp vốn cùng với mục tiêu giảm lạm phát và ổn định tỷ giá.

Đánh giá tình hình hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

Kết quả đạt được:

Thứ nhất, trong 6 tháng đầu năm 2011 nói riêng và giai đoạn 2008 - 2011 nói chung, NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở cùng với các công cụ chính sách tiền tệ khác, bước đầu đã kiềm chế lạm phát và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu khác của CSTT. Lượng tiền cung ứng và rút về của thị trường mở có sự phối hợp chặt chẽ với các công cụ khác của CSTT nhằm phát tín hiệu điều hành CSTT. Lãi suất NVTTM (hay lãi suất OMO) tính đến hết tháng 6/2011, vẫn được giữ nguyên ở mức 15%/năm. Việc thắt chặt tiền tệ thông qua hút ròng trên nghiệp vụ thị trường mở của NHNN cùng các chính sách điều tiết vĩ mô khác đã có những kết quả bước đầu khi CPI tháng 6/2011 CPI tăng 1,09%, giảm so với mức tăng 2,21% của tháng 5/2011 đã mang lại tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế. Cùng với thị trường mở, NHNN vẫn duy trì các công cụ khác của CSTT như chính sách tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc. Do vậy, trong các thời điểm cụ thể, thị trường mở được điều hành linh hoạt, góp phần tạo sự phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác nhằm đạt được mục tiêu CSTT.

Thứ hai, qua nghiệp vụ thị trường mở; NHNN đã điều tiết linh hoạt vốn khả dụng cho các TCTD.

Nghiệp vụ thị trường mở có vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu về vốn ngắn hạn cho các TCTD nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế. Có thể nhận thấy nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam đã góp phần nhất định trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong điều kiện hiện nay.

Sau 6 tháng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và gần 5 tháng thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, kết quả ban đầu đạt được rất khả quan. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đạt gần 8,32%, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái 8,96%. Và nếu so với chỉ tiêu cả năm tăng dưới 20%, thì có thể khẳng định rằng, tăng trưởng tín dụng đang đi đúng với mục tiêu đề ra. Đặc biệt, trong điều kiện phải thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát thì tín dụng đã được tập trung ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất. Riêng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu tăng trưởng tín

Page 38: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

dụng đã đạt 25% (trong khi tăng chung chỉ là 6,92%). Đối với khu vực phi sản xuất, nếu như cuối năm 2010, tỷ trọng tín dụng chiếm 18,87% thì đến cuối tháng 6/2011, chỉ còn chiếm 16,91%. Rõ ràng, kết quả thực hiện nhiệm vụ đang đi đúng hướng theo mục tiêu điều hành của Chính phủ và NHNN.

Thứ ba, sự thay đổi lãi suất nghiệp vụ thị trường mở làm tăng khả năng điều tiết lãi suất thị trường của NHNN Việt Nam

Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở sẽ tác động đến lượng tiền cung ứng, từ đó tác động đến lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường mở được điều hành linh hoạt trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường, phát tín hiệu về quan điểm điều hành CSTT trong từng thời kỳ thể hiện rõ vai trò của lãi suất thị trường mở trong việc hỗ trợ NHNN điều tiết lãi suất thị trường.

Sự thay đổi tới 5 lần lãi suất nghiệp vụ thị trường mở trong 6 tháng đầu năm 2011 thể hiện sự bám sát lãi suất thị trường và vận động cùng chiều, phối hợp chặt chẽ giữa lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu là cơ sở để các chủ thể trong nền kinh tế đưa ra quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh phù hợp...

Thứ tư, công tác dự báo vốn khả dụng của NHNN đã có nhiều cải thiện, kết quả dự báo trong kì dự báo là 1 tháng không có nhiều sai lệch về tổng thể, nhưng trong dự báo biến động hàng ngày còn nhiều sai số. Tuy nhiên, do việc thực hiện chào mua được thực hiện 2 phiên một ngày, nên việc chỉnh sửa sai lệch dự báo được tiến hành nhanh chóng.

Thứ năm, các chủ thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở đã tăng lên về số lượng và đa dạng về loại hình, xuất phát từ nhu cầu vốn khả dụng 6 tháng đầu năm và các điều kiện tham gia thị trường của các TCTD, cho thấy các TCTD có đủ điều kiện đã tham gia và đều có khả năng trúng thầu. Điều này càng khuyến khích các TCTD nắm giữ GTCG và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Một số hạn chế

- NHNN còn gặp nhiều khó khăn trong điều hành nghiệp vụ thị trường mở nhằm kiểm soát lượng tiền cung ứng, điều này ảnh hưởng bởi: Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở không mang tính bắt buộc, vì vậy, số lượng thành viên tham gia thị trường mỗi phiên cũng khiêm tốn: hai năm 2008 - 2009 khoảng 50 - 60% các TCTD được công nhận là thành viên thị trường mở; năm 2010, các thành viên tham gia tích cực hơn, có phiên số lượng thành viên tham gia là 40; năm 2011, các thành viên tham gia cao nhất trong một phiên đã lên tới 44 thành viên.

- Chính sách tiền tệ đa mục tiêu kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế (đầu năm 2011 mục tiêu của Chính phủ là tăng trưởng kinh tế 6,5%, lạm phát 8,0%, đến nay chỉ tiêu này đã được điều chỉnh), do vậy, việc bơm tiền qua nghiệp vụ thị trường mở vẫn phải nằm trong chỉ tiêu lượng tiền cung ứng tăng thêm được Chính phủ

Page 39: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

phê duyệt. Do đó, phần nào làm giảm tính chủ động trong điều hành nghiệp vụ thị trường mở của NHNN Việt Nam.

- Dự báo cung - cầu vốn khả dụng của NHNN đôi khi chưa thật chính xác. Sai số trong dự báo thường không đồng đều nên khó khắc phục. Các dự báo có thời gian trên 1 tháng tuy đã được thực hiện, nhưng không thường xuyên và chỉ mang tính dự báo về xu hướng và ước đoán theo dãy số liệu lịch sử và NHNN chưa có hệ thống theo dõi kịp thời, đầy đủ.

- Khả năng hỗ trợ vốn khả dụng chưa đáp ứng được yêu cầu của tất cả các TCTD tham gia thị trường. Thực tế 6 tháng đầu năm 2011, đã có 49 thành viên tham gia thị trường, song tham gia giao dịch thường xuyên chủ yếu là các TCTD có quy mô lớn với ưu thế về điều kiện giao dịch. Các TCTD quy mô nhỏ hoặc chưa quan tâm, hoặc điều kiện tham gia thị trường yếu nên không thường xuyên tham gia thị trường. Do vậy, khi thiếu vốn khả dụng tạm thời họ phải vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng với lãi suất cao, từ đó gây xáo trộn trên thị trường tiền tệ.

- Còn nhiều bất cập trong việc điều tiết lãi suất nghiệp vụ thị trường mở

Thời gian qua, NHNN Việt Nam đã điều hành linh hoạt lãi suất nghiệp vụ thị trường mở gắn với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường, phát tín hiệu trong điều hành chính sách tiền tệ. Thực tế cho thấy vẫn có thời điểm, NHNN lúng túng trong việc điều tiết lãi suất trên thị trường mở trong mối quan hệ với các loại lãi suất khác. Những năm gần đây và đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2011, NHNN thực hiện đấu thầu khối lượng với lãi suất công bố, điều này cũng hạn chế phần nào khả năng cạnh tranh của các TCTD.

Nguyên nhân của hạn chế

- Thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Hiệu quả của chính sách tiền tệ cần dựa trên cơ sở có sự phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa. Mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế phụ thuộc vào việc xây dựng và điều hành các chính sách của quốc gia. Việc bội chi ngân sách có xu hướng gia tăng qua các năm đã tác động, làm hiệu quả của chính sách tiền tệ bị sụt giảm.

- Giấy tờ có giá tham gia thị trưởng mở chưa đa dạng.

Theo Quyết định số 11/QĐ-NHNN ngày 06/01/2010 đã có sự thay đổi quy định tỉ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá (GTCG) tại thời điểm định giá và giá thanh toán trong giao dịch mua bán có kì hạn giữa NHNN và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trong Quyết định này, danh mục giấy tờ có giá tham gia thị trường mở chưa được mở rộng. Việc quy định thứ tự ưu tiên GTCG trong xét thầu nhằm khuyến khích các TCTD đầu tư dự trữ thanh khoản vào các GTCG có tính thanh khoản cao đã gây khó khăn cho các TCTD nhỏ nắm không nhiều trái phiếu Chính phủ.

Page 40: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

- Cơ chế điều hành lãi suất còn có những hạn chế nhất định.

Tháng 6/2001, NHNN cho phép tự do hóa lãi suất tín dụng ngoại tệ; tháng 6/2002, tự do hóa lãi suất nội tệ. Tuy nhiên, NHNN Việt Nam vẫn điều hành chính sách lãi suất theo cơ chế kiểm soát trực tiếp, ban hành nhiều loại lãi suất khác nhau như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu,... Trong 6 tháng đầu năm 2011, các loại lãi suất này đã tăng và đã phát tín hiệu điều hành CSTT thắt chặt, nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả vai trò kích thích giảm nhu cầu tiền tệ. Mặt khác, các loại lãi suất trên do NHNN công bố nên mang nặng tính hình thức, vì vậy, tất yếu ảnh hưởng đến lãi suất thị trường mở.

Mặt khác, trong giao dịch trên thị trường mở, số lượng thành viên tham gia giao dịch còn hạn hẹp nên lãi suất thị trường mở chưa phản ánh đúng quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường.

- Thu thập và xử lý thông tin còn nhiều khó khăn.

Với tần suất giao dịch bình quân 1 - 2 phiên/ngày đòi hỏi thông tin về nhu cầu vốn khả dụng của các TCTD, nhu cầu vay vốn, mặt bằng lãi suất phải được cập nhật liên tục hàng ngày, hàng giờ tới ban điều hành thị trường. Tuy nhiên, NHNN vẫn chưa có hệ thống theo dõi kịp thời và đầy đủ các hoạt động trên thị trường tiền tệ. Việc theo dõi, dự báo vốn khả dụng còn có những khó khăn nhất định nên độ chính xác chưa cao. Điều này xuất phát chủ yếu từ thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa phát triển.

2.2. Dự báo mức cung tiền trong thời gian tới

2.2.1. Dự đoán cung tiền 4 tháng cuối năm 2011

Trong những tháng cuối năm 2011, để góp phần đạt được các mục tiêu của Chính

phủ, NHNN tiếp tục chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt, đảm bảo tăng trưởng tín dụng

dưới 20% (khoảng 15-18%), tổng phương tiện thanh toán tăng 15-16%, tỷ giá ổn định, lãi

suất cho vay giảm dần theo mức giảm của lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống.

Cụ thể, NHNN tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng bằng VND, điều hành linh

hoạt tùy theo tình hình nhưng đảm bảo tăng trưởng dưới 20%, đảm bảo hài hòa về mức

tăng và lượng cung ứng tiền qua các tháng.

  NHNN kiểm soát tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ, tăng cường thanh tra, kiểm

tra một số TCTD có tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao và hệ số sử dụng vốn ngoại tệ cao;

sửa đổi cơ chế cho vay bằng ngoại tệ theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn đối với

khách hàng không có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay;

ban hành quy chế trần giao dịch kỳ hạn nhằm tăng chi phí vay bằng ngoại tệ; yêu cầu các

Page 41: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

TCTD quan tâm điều hành, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ nhằm hạn chế rủi ro cho các

TCTD và góp phần ổn định thị trường ngoại hối.

Bốn tháng cuối năm, dự kiến tín dụng sẽ tăng thêm 131.300 tỷ đồng, giảm so với

208.410 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Trong 5 tháng cuối năm, các ngân hàng sẽ được phép cho vay ra nền kinh tế thêm

khoảng 238.000 tỷ đồng, bình quân giải ngân khoảng 47.600 tỷ đồng/tháng, gấp đôi tiến

độ giải ngân 7 tháng đầu năm 2011.

Tổng phương tiện thanh toán còn lại cho 5 tháng cuối năm lên gần 300.000 tỷ

đồng. Như vậy, bình quân M2 tăng thêm đạt khoảng 59.500 tỷ đồng/tháng, gấp gần 5 lần

tiến độ giải ngân của 7 tháng đầu năm 2011.

Theo tính toán, mức cung tiền M2 trong 4 tháng cuối năm sẽ đạt 195.590 tỷ đồng,

cao hơn mức 171.560 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2010.

Các chuyên gia cũng đánh giá, mức tăng trưởng tín dụng dưới 20% và tăng trưởng

cung tiền M2 ở 15% mục tiêu trong năm nay là mức thấp nhất trong lịch sử từ năm 1996.

Theo đó, giai đoạn 2007-2010, tăng trưởng tín dụng bình quân ở mức 36%/năm và

tăng cung tiền M2 bình quân ở mức gần 29%/năm.

Mới đây, tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thống đốc Nguyễn Văn

Bình cho biết, 8 tháng tăng trưởng tín dụng thực trong hệ thống ngân hàng đã lên tới

11,7%, hoàn thành khoảng 65% kế hoạch năm.

Page 42: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

2.2.2. Dự đoán cung tiền năm 2012

Những thông tin cập nhật về chính sách tiền tề 2012 tiếp tục cho thấy cơ

quan quản lý tiếp tục theo đuổi chính sách chặt chẽ để chống lạm phát.

Mới đây, Bộ Tài chính đã có đề xuất gồm sáu giải pháp, với việc tăng cường thiết lập kỷ

luật cho chính sách tiền tệ.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước ổn định tốc độ tăng cung tiền, đồng thời xây dựng lộ trình

giảm dần việc kiểm soát lãi suất và hướng tới lãi suất sẽ do thị trường quyết định tùy theo

mức cung tiền. Ngân hàng Nhà nước cam kết duy trì tốc độ lạm phát ở một mức nhất

định, từng bước nâng cao vai trò của trái phiếu chính phủ như là công cụ quan trọng để

điều tiết lượng cung tiền; công khai minh bạch các chỉ tiêu như cung tiền, tín dụng, lãi

suất....

Page 43: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đang hoàn thành kế hoạch hành hoạt động của

năm 2012 với các định hướng điều hành chính cho năm tới theo hướng tiếp tục chặt chẽ

để kiểm soát lạm phát.

Nhiều chuyên gia cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất chỉ tiêu dự kiến cho tăng

trưởng tín dụng năm 2012 có thể chỉ từ 15% - 17%, còn tổng phương tiện thanh toán có

thể ở khoảng 14%  - 16%.

Như vậy, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ thấp hơn cả chỉ số điều chỉnh của năm 2011 và

thấp nhất trong hơn một thập kỷ lại đây. Trong khi đó, tốc độ tăng tổng phương tiện

thanh toán gần tương đương con số 15% - 16% của năm nay.

Như vậy, nếu các chỉ số này được thông qua và thực hiện thì hai năm liên tiếp Việt Nam theo

đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ, thay đổi hoàn toàn so với chiều hướng tăng mạnh liên tục của

những năm trước đây.

Trong các diễn đàn kinh tế gần đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã liên tiếp phát đi các tín

hiệu cho biết, năm 2012, chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục chặt chẽ, trong đó tín dụng được

định hướng sẽ tập trung cho các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn;

tín dụng phi sản xuất sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ.

Xu hướng chính sách này đã nhận được sự đồng tình của các chuyên gia kinh tế và các tổ

chức quốc tế. Trao đổi với các chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây, ông

Võ Trí Thành cũng cho rằng, sắp tới Việt Nam cần tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ, tài

khóa.

Cái giá phải trả để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô là chấp nhận mục tiêu tăng

trưởng trung bình đặt cho giai đoạn năm năm 2011-2015 có thể phải thấp hơn 6%. Mặc

dù lạm phát tính theo tháng bước đầu giảm nhưng kết quả tích cực còn mong manh. Do

đó, quan điểm đồng thuận là từ nay đến cuối năm vẫn phải tập trung chống lạm phát, ổn

định kinh tế vĩ mô. Điều này cần kéo dài không chỉ năm nay, năm sau mà cả 5 năm tới.

Trong phiên họp thường kỳ tháng 9, Chính phủ đã khẳng định tiếp tục các giải pháp theo

Nghị quyết 11 để kiên trì chống lạm phát. Còn sau phiên họp Chính phủ tháng 8, Chủ

nhiệm văn phòng chính phủ đã phát đi thông điệp của Thủ tướng, tiếp tục thực hiện

nghiêm túc tinh thần Nghị quyết 11, không chỉ trong những tháng cuối năm 2011 mà cả

năm 2012.

Năm 2012, mục tiêu tăng trưởng phải cao hơn, khoảng 6,5% và chỉ số tăng CPI về 1 con

số.

Page 44: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Trước đó, hồi cuối tháng 6, trong chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và

dự toán ngân sách năm 2012. Thủ tướng chính phủ cũng đã nhấn mạnh, mục tiêu tổng

quát của năm 2012 là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Đồng thời, nền kinh tế

cũng cần đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng,

chuyển đổi cơ cấu và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Với những mục tiêu nêu trên, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục thực

hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt phối hợp hài hòa giữa chính sách

tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng Việt Nam, tăng

dần dự trữ ngoại hối.

3. Biện pháp và một số kiến nghị tăng hiệu quả kiểm soát cung tiền tại Việt Nam

3.1. Kiểm soát cung tiền MBĐể kiểm soát được cung tiền MB: Trong những nguyên nhân đã nêu ở phần trước

như: cơ chế tỷ giá, thâm hụt NSNN và tính độc lập của NHTW, mức độ phụ thuộc vốn

của NHTM với NHTW và sự phát triển của thị trường tài chính. Vậy để tăng khả năng

kiểm soát cung tiền MB ta cần tìm hiểu về những ảnh hưởng của chúng.

3.1.1. Cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát ở Việt Nam Việc mua vào bán ra ngoại tệ có thể giúp NHNN có thể kiểm soát 1 phần lượng

cung tiền cho nền kinh tế. Tuy nhiên, với chế độ thả nổi có kiểm soát của NHNN việc

mua bán USD chỉ nhằm mục đích ổn định tỷ giá chứ không thể kiểm soát được lượng

cung tiền. Việc mua USD từ ngân hàng khó khăn khiến cho thị trường ngoại tệ tự do

nóng lên từng ngày,trong tháng 10- 2011 có lúc chênh lệch so với tỉ giá ngân hàng 600-

1000đ trên 1 USD. Trong năm 2011 NHNN liên tục bán USD để hạ hỏa sự biến động

tăng của tỉ giá. Tỷ giá và lạm phát tăng khiến cho chính sách thắt chặt tiền tệ và chính

sách kiểm soát tỉ giá mẫu thuẫn nhau. Động thái của NHNN cho ta thấy mục tiêu ổn định

tỷ giá vẫn chiếm ưu thế. Giải pháp giải quyết vấn đề này vẫn rất nan giải với các nhà

hoạch định.

3.1.2. Giảm thâm hụt NSNN và tăng mức độ độc lập của NHNNThâm hụt NSNN dường như là căn bệnh kinh niên của Việt Nam. Kế đó là NHNN

lại là cơ quan ngang bộ trực thuộc chính phủ vì thế dường như cứ thâm hụt NSNN là

NHNN sẽ bù đắp thiếu hụt cho Chính phủ. Điều này cản trở rất lớn đến các chính sách

tiền tệ dài hạn của NHNN trong mục tiêu kiểm soát cung tiền và lạm phát. Giải pháp:

- Chính phủ và NHNN nên có những chính sách phối hợp trong quản lí nền kinh tế.

Page 45: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

- Tăng mức độ độc lập trong mối quan hệ chính phủ và NHNN

- Giải quyết thâm hụt NSNN bằng cách phát hành trái phiếu ra công chúng.

3.1.3. Tăng mức độ phụ thuộc vốn của NHTM với NHNNMức độ phụ thuộc vốn của NHTM cũng là 1 yếu tố giúp CSTT có thể phát huy

tác dụng của nó. Việc phụ thuộc vốn của NHNN sẽ giúp các công cụ nghiệp vụ thị trường

mở, tái cấp vốn diễn ra thường xuyên, và NHNN có thể đánh giá mức cung tiền hợp lí

cho nền kinh tế. Giải pháp đề ra: cung tiền ra nền kinh tế bằng các hình thức như bán trái

phiếu, tín phiếu bắt buộc.

3.1.4. Phát triển thị trường tài chính Đây là nhiệm vụ của cả nền kinh tế, trong đó quan trọng nhất là ngành ngân hàng.

Giảm rủi ro tài chính từ các công cụ tài chính sẽ có thể tăng được lượng cung tiền từ M2.

Giải pháp:

- Tăng cường công nghệ trong hệ thống thanh toán của ngân hàng

- Khuyến khích người dân thay đổi thói quen giao dịch bằng tiền mặt thay vào đó là

dùng thẻ tín dụng, thẻ ATM.

- Có chiến lược phát triển ngành ngân hàng hiện đại trong tương lai.

3.2. Kiểm soát cung tiền MS

Kiểm soát cung tiền MS chính là kiểm soát được hệ số nhân tiền m2 của nền kinh tế. Để

có thể kiểm soát m2 NHNN có thể tác động vào:

3.2.1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộcCó rất nhiều ý kiến của các chuyên gia về việc nên thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong

năm 2011 để tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ thắt chặt qua đó làm giảm lạm phát.

Trong năm 2011 NHNN đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngoại tệ từ 6% -8% đối với kì

hạn dưới 12 tháng và không kì hạn. Động thái này cho thấy NHNN muốn ghim ngoại tệ

trong ngân hàng nhiều hơn và giảm cho vay và bán USD ra thị trường, nhằm giảm cung

tiền của nền kinh tế, đây là bước đi đúng trong chính sách thắt chặt tiền tệ. tuy vậy, điều

này lại khiến nảy sinh vấn đề khác đó là tỉ giá (như đã nói ở trên). Vì sao NHNN lại

không nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của tiền đồng để tác động đến hệ số m2. chính vì lãi suất

thị trường 6 tháng đầu năm 2011 lãi suất cho vay tiền đồng đã quá cao 20-22% nếu tăng

dự trữ thì sẽ làm tăng lãi suất cho vay trở nên khó kiểm soát hơn. Giải pháp: “Cần thêm

các giải pháp hỗ trợ khi muốn thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc và cần phối hợp đồng loạt

nhằm tạo hiệu quả mong muốn.”

3.2.2. Giảm tỷ lệ tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng

Page 46: Khả năng kiểm soát cung tiên của NHNN từ năm 2008 đến nay - Nhóm 6 thứ 6 ca 1

46

Khả năng kiểm soát mức cung tiền của NNHN Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Người Việt nam có thói quen dùng tiền mặt trong giao dịch. Tỷ lệ tiền ngoài hệ thống

ngân hàng ở Việt Nam là khoảng 14-18%. Cao hơn rất nhiều các nước trong khu vực. các

nước phát triển chỉ khoảng 1% như Thụy Sỹ, NaUy,... Đây chính là yếu tố khiến cho hệ

số cung tiền của Việt Nam tăng chậm và giảm hiệu quả tạo tiền của các ngân hàng. Giải

pháp:

- Nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử trong hệ thống ngân hàng.

- Tạo thói quen dùng thẻ thanh toán cho người dân.

Kết luận

Từ năm 2008 đến nay mức cung tiền vẫn tăng liên tục, tuy nhiên có đã có những dấu hiêu giảm dần về tốc độ. Thể hiện rõ khả năng kiểm soát lượng cung tiền ra nền kinh tế của mình bằng việc liên tục điểu chỉnh và sử dụng linh hoạt các côgn cụ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở cũng như phát hành các giấy tờ có giá bắt buộc. Tuy nhiên, lạm phát và chỉ số CPI vẫn ở mức cao, lãi suất vẫn diễn biến phức tạp. Cung tiền tăng liên tục trong thời gian qua là một trong những nguyên nhân chính gây nên lạm phát cao như hiện nay, và dẫn đến hệ lụy cho cả nền kinh tế. Bởi thi trường là một nơi phản ứng rất mạnh với các chính sách của nhà nước, các công cụ cần được sử dụng đồng thời một cách thận trọng, có tính tóan kĩ lưỡng và linh hoạt, phù hợp với khả năng chịu đựng của nền kinh tế. Thực tế, Chính Phủ đã có những động thái điều hành, kiểm soát nền kinh tế đang đi đúng hướng qua việc từng bước giảm lượng cung tiền, ổn dịnh tỷ giá, hạ nhiệt lạm phát, lãi suất dần đưa về mức lãi suất trần, tâm lí người dân dần tin tưởng hơn vào thi trường tín dụng... Nghị quyết 11 đưa ra hồi đầu năm 2011 có nội dung chính là chấp nhận giảm tốc độ tăng trưởng, ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế và phát triển an sinh xã hội đã từng bước được triển khai có hiệu quả, tuy nhiên, CP cần đưa ra giải pháp đồng bộ và kiểm soát việc thực hiện nghiêm túc hơn các nghị quyết và các quyết sách đưa ra để giải quyết triệt để hơn tính hình chung của nền kinh tế. Trong thời gian tới, năm 2012 nền kinh tế VN vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng cùng với các dư âm năm 2011, nên các vấn đề giải quyết lạm phát và ổn dịnh nền kinh tế vẫn được ưu tiên hàng đầu.