kỶ niỆm 72 nĂm ngÀy thÀnh lẬp hỘi chỮ thẬp ĐỎ viỆt...

8
Nhân kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2018), các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến thăm và chúc mừng các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tại Trường THPT chuyên Thăng Long - Đà Lạt, đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH khóa 14 đơn vị tỉnh Lâm Đồng và đồng chí Phan Văn Đa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm và gửi lời chúc mừng đến tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên đúng dịp nhà trường kỷ niệm 25 năm thành lập. Là ngôi trường chất lượng cao hàng đầu của ngành GDĐT tỉnh Lâm Đồng, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT chuyên Thăng Long không ngừng phát triển mạnh m v quy mô, s lượng và chất lượng giáo dục. Trường đã tạo nên những dấu ấn v chất lượng dạy và học,... Phố có Thung lũng Hoa hồng Từ rất nhiều kiến nghị của cử tri và nhân dân về những bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh đã triển khai giám sát về vấn đề này. Qua đó, giúp cơ quan quản lý nhìn nhận, làm rõ những việc đã làm được và chưa làm được, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - một chiếc chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa để người dân được vay vốn phát triển sản xuất, làm giàu. Báo động tình trạng san gạt, khai thác đất trái phép tại Đạ Huoai Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5185 - THỨ TƯ, NGÀY 21/11/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Hành trình 10 năm yêu thương TRANG 5 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Khởi nghiệp bằng ý tưởng “biến” nước biển thành nước ngọt TRANG 6 Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa. Vì vậy, cho nên các cháu trong lúc học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành và tất cả các ngành khác đu phải: lý luận kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao động. (TRÍCH THƯ GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ, 6/1946). Bất chấp việc UBND tỉnh ban hành văn bản tạm ngưng thực hiện Quyết định số 1498, ngày 6/7/2017 “Ban hành quy định tạm thời về san gạt, cải tạo mặt bằng để sản xuất nông nghiệp, xây dựng công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, gần đây, tại huyện Đạ Huoai, nhiều cá nhân, doanh nghiệp vẫn ngang nhiên tiến hành san gạt, khai thác đất trái phép để trục lợi làm ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong dư luận. Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng các cơ sở giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam TRANG 4 TRANG 7 TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. TRANG 3 Những người nông dân vì nông thôn mới TRANG 2 Giám sát về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Chương trình “Giọt nước nghĩa tình” do Hội CTĐ thực hiện nhằm mang nước sạch về vùng khó khăn. Ảnh: Thiên Bình Hướng công tác Chữ thập đỏ đến mục tiêu “Vì mọi người - Ở mọi nơi” XEM TIẾP TRANG 2 KỶ NIỆM 72 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM CÙNG LỄ PHÁT ĐỘNG “TẾT VÌ NGƯỜI NGHÈO VÀ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM NĂM 2019” Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Trường THPT chuyên Thăng Long.

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Nhân kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2018), các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến thăm và chúc mừng các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Tại Trường THPT chuyên Thăng Long - Đà Lạt, đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH khóa 14 đơn vị tỉnh Lâm Đồng và đồng chí Phan Văn Đa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm và gửi

lời chúc mừng đến tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên đúng dịp nhà trường kỷ niệm 25 năm thành lập. Là ngôi trường chất lượng cao hàng đầu của ngành GDĐT tỉnh Lâm Đồng, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT chuyên Thăng Long không ngừng phát triển mạnh me vê quy mô, sô lượng và chất lượng giáo dục. Trường đã tạo nên những dấu ấn vê chất lượng dạy và học,...

Phố có Thung lũng Hoa hồng

Từ rất nhiều kiến nghị của cử tri và nhân dân về những bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh đã triển khai giám sát về vấn đề này. Qua đó, giúp cơ quan quản lý nhìn nhận, làm rõ những việc đã làm được và chưa làm được, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - một chiếc chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa để người dân được vay vốn phát triển sản xuất, làm giàu.

Báo động tình trạng san gạt, khai thác đất trái phép tại Đạ Huoai

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5185 - THỨ TƯ, NGÀY 21/11/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘIHành trình 10 năm

yêu thươngTRANG 5

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTKhởi nghiệp bằng ý tưởng

“biến” nước biển thành nước ngọt

TRANG 6

Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa. Vì vậy, cho nên các cháu trong lúc học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành và tất cả các ngành khác đêu phải: lý luận kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao động.

(TRÍCH THƯ GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ, 6/1946).

Bất chấp việc UBND tỉnh ban hành văn bản tạm ngưng thực hiện Quyết

định số 1498, ngày 6/7/2017 “Ban hành quy định tạm thời về san gạt, cải tạo mặt bằng để sản xuất nông nghiệp, xây dựng công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông

nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, gần đây, tại huyện Đạ Huoai, nhiều cá nhân, doanh nghiệp vẫn ngang nhiên tiến hành san gạt, khai thác đất trái phép để trục lợi làm ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong dư luận.

Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng các cơ sở giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

TRANG 4

TRANG 7

TRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

TRANG 3

Những người nông dân vì nông thôn mới

TRANG 2

Giám sát về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chương trình “Giọt nước nghĩa tình” do Hội CTĐ thực hiện nhằm mang nước sạch về vùng khó khăn. Ảnh: Thiên Bình

Hướng công tác Chữ thập đỏ đến mục tiêu “Vì mọi người - Ở mọi nơi”

XEM TIẾP TRANG 2

KỶ NIỆM 72 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM CÙNG LỄ PHÁT ĐỘNG “TẾT VÌ NGƯỜI NGHÈO VÀ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM NĂM 2019”

Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Trường THPT chuyên Thăng Long.

2 THỨ TƯ 21 - 11 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Giám sát về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Nguyễn Trọng Ánh Đông phát biểu chỉ đạotại Hội nghị Giám sát chuyên đề về cấp GCNQSDĐ. Ảnh: N.Thu

Đại diện UBMTTQVN huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên cho biết, thông qua các

buổi tiếp xúc cử tri, hay hội nghị gặp gỡ với nhân dân, bà con kiến nghị rất nhiêu đến điêu kiện, thủ tục cấp GCNQSDĐ. Người dân cho rằng, thời gian qua họ gặp rất nhiêu khó khăn trong việc làm thủ tục để được cấp lại GCNQSDĐ do sơ suất để mất. Việc không có hướng dẫn, tháo gỡ cho dân, kéo dài thời gian cấp đã gây khó khăn cho bà con. Phó Chủ tịch UBMTTQVN huyện Lâm Hà, bà Khuất Thị Minh Hiên phản ánh: “Trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe kiến nghị của nhân dân tại cơ sở mới thấy bà con gặp nhiêu khó khăn, phiên toái khi làm thủ tục xin cấp GCNQSDĐ. Tình trạng cán bộ chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai không có tinh thần trách nhiệm với dân vẫn còn diễn ra. Khi người dân mua đất chỉ trông chờ cán bộ đến đo đạc, xác định ranh giới lô đất nhưng từ một thửa vuông vắn lại ve thành hình tam giác. Dân lên nhận GCNQSDĐ thì hẹn hết lần này qua lần khác, đùn đẩy từ cơ quan này đến cơ quan khác khiến người dân bị phiên hà. Chỉ đến khi lãnh đạo huyện chỉ đạo trực tiếp thì mới giải quyết và cấp GCNQSDĐ cho người dân...”.

Điều đáng nói, tại nhiều địa phương, người dân bức xúc về việc đã hiến đất làm đường, làm công trình dân sinh nhưng lại phải tự đi xin, điều chỉnh sổ đất, trong khi lẽ ra đây phải là trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Những bất cập trong quy định về tách thửa hiện nay tại các địa phương gây bức xúc trong dân, bà con kiến nghị Nhà nước cần điều chỉnh lại cho phù hợp.

Ngoài ra, những tồn tại, yếu kém trong công tác quy hoạch, do trùng lắp quy hoạch vê đất đai, quy hoạch đô thị, quy hoạch vê xây dựng, quy hoạch vê nông thôn mới, quy hoạch vê đất rừng, đất nông nghiệp... cũng đã gây ít nhiêu khó khăn cho nhân dân. Chính vì vậy, bà con kiến nghị cần có điêu chỉnh quy hoạch cho phù hợp, đáp ứng lợi ích chính đáng cho nhân dân.

Trả lời vê những tồn tại trong cấp GCNQSDĐ, Phó Giám đôc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Sô cho biết: Việc mất giấy chứng nhận mà văn phòng yêu cầu phô tô GCNQSDĐ là không đúng thủ tục. Bởi để được cấp lại lần hai vẫn còn rất nhiêu nguồn tư liệu như quyết định cấp GCNQSDĐ, bộ lưu hồ sơ họ tên người được cấp, hoặc hồ sơ gôc cũng được lưu một bản. Chi nhánh nào rơi vào trường hợp này thì chi nhánh đó đã đẻ ra một thủ tục phiên hà cho người dân… Vê chồng chéo quy hoạch là tồn tại của nhiêu sở, ngành liên quan nhưng chúng tôi se nhận trách nhiệm và phản ánh tới cơ quan cấp trên với tư cách là một thành viên thẩm định các dự án quy hoạch. Sắp tới, trong giao ban tháng chúng tôi se có chỉ đạo các văn phòng cấp huyện để có chỉ đạo kịp thời vê vấn đê đo ve bản đồ địa chính.

Mặc dù còn nhiêu tồn tại, hạn chế, nhưng trên thực tế Lâm Đồng là một trong những tỉnh thành lập văn phòng đăng ký đất đai sớm trong cả nước, hoạt động từ năm 2015 trên cơ sở hợp nhất giữa Trung tâm thông tin đăng ký quyên sử dụng đất thuộc Sở Tài Nguyên và môi trường và Văn phòng đăng ký quyên sử dụng đất các huyện, thành phô. Thời gian đầu thành lập, tỷ lệ hồ sơ trễ hạn còn cao, sô hồ sơ tồn đọng không kịp thời giải quyết cho người dân

Từ rất nhiều kiến nghị của cử tri và nhân dân về những bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh đã triển khai giám sát về vấn đề này. Qua đó, giúp cơ quan quản lý nhìn nhận, làm rõ những việc đã làm được và chưa làm được, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được cấp GCNQSDĐ - một chiếc chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa để người dân được vay vốn phát triển sản xuất, làm giàu.

rất nhiêu, một phần do các văn bản, quy định của pháp luật còn nhiêu vướng mắc, chưa ban hành kịp thời các văn bản mới phù hợp. Tuy nhiên, với nhiêu biện pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đến nay tất cả các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính vê đất đai đêu đã được công khai. Người dân đã được tiếp cận trực tiếp quy trình giải quyết hồ sơ qua đường dây nóng. Mọi người dân khi đến giao dịch tại bộ phận một cửa đã được hướng dẫn nộp hồ sơ, căn cứ phiếu biên nhận để biết hồ sơ của mình đã được giải quyết đến đâu, có vướng mắc gì trong hồ sơ và được hướng dẫn, trả lời cụ thể. Cũng chính từ đó, khâu tiếp nhận và trả kết quả được giám sát chặt che, làm cơ sở để xác định trách nhiệm từng cá nhân, bộ phận nếu để xảy ra hồ sơ trễ hạn.

Ông Nguyễn Trọng Ánh Đông - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh cho biết: Đây là vấn đê nóng, nhạy cảm, thuộc lợi ích chính đáng của người dân, đồng thời liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và cả vê trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, làm tôt việc cấp GCNQSDĐ se có tác động rất lớn vê nhiêu mặt, nhiêu lĩnh vực, góp phần thúc đẩy tăng thu ngân sách nhà nước, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và ổn định chính trị tại địa phương. Qua đây, mỗi bên hiểu vê trách nhiệm của mình, của cơ quan quản lý nhà nước, của bộ phận một cửa, của văn phòng đăng ký trực tiếp vê cấp GCNQSDĐ vê thủ tục hành chính, vê quy trình được cấp, để từ đó làm tôt hơn, khắc phục nhanh những phiên hà, bất cập cho người dân, tạo mọi điêu kiện thuận lợi cho người dân được cấp GCNQSDĐ theo đúng quy định của pháp luật.

NGUYỆT THU

Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực y tế địa phương

Sáng 20/11, Trường Cao đẳng Y tế (CĐYT) Lâm Đồng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập và 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đến dự có các đồng chí K’Mák - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các đơn vị Trung ương và địa phương, tổ chức quôc tế; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giảng viên của trường qua các thời kỳ.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Phan Văn Đa đã phát biểu ghi nhận sự đóng góp to lớn của Trường CĐYT Lâm Đồng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: “Trải qua 40 năm hình thành và phát triển, Trường CĐYT Lâm Đồng đã đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực y, dược trình độ cao đẳng, trung cấp cho địa phương và các tỉnh lân cận; là cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng và mang tính chuyên nghiệp cao đáp ứng nhu cầu nhân lực y tế trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”.

Thầy thuôc Ưu tú, GS, TSKH Dương Quý Sỹ - Hiệu trưởng Trường CĐYT Lâm Đồng cho biết: “Nhà trường đã đào tạo hơn 14.000 cán bộ y tế, cung ứng nhân

lực cho mạng lưới y tế địa phương ở tất cả các tuyến tỉnh - huyện - xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Hướng tới phát triển Trường CĐYT Lâm Đồng thành trường chất lượng cao với 2 ngành đào tạo trọng điểm là Điêu dưỡng và Dược theo chuẩn nghê ASEAN đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quôc tế. Đặc biệt, định hướng phát triển trường trở thành Đại học Điêu dưỡng khu vực Tây Nguyên”.

Ghi nhận sự đóng góp của đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường CĐYT Lâm Đồng trong xây dựng và phát triển nhà trường 40 năm qua, trong dịp này có 2 cá nhân được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 1 tập thể và 4 cá nhân nhận bằng khen của Bộ Y tế; 1 tập thể và 5 cá nhân nhận bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đồng thời, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Cờ đơn vị xuất sắc cho tập thể Công đoàn cơ sở Trường CĐYT Lâm Đồng và tặng bằng khen cho 1 cá nhân Xuất sắc. UBND tỉnh tặng bằng khen cho 8 cá nhân có nhiêu đóng góp cho sự phát triển của nhà trường.

AN NHIÊN

Lâm Đồng có 1 tập thể, 3 cá nhân và 1 hộ gia đình được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Theo tin từ Văn phòng Chính phủ, năm 2018, tỉnh Lâm Đồng có 1 tập thể, 3 cá nhân và 1 hộ gia đình được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích trong công tác và sản xuất - kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quôc.

Tập thể là HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Tân Tiến (TP Đà Lạt), đã có thành tích trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng mô hình kinh tế tập thể.

3 cá nhân bao gồm: ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Bí thư Đảng ủy Khôi Các cơ quan tỉnh - đã có

thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quôc; ông Võ Ngọc Hiệp, Giám đôc Sở Công thương - đã có thành tích trong xây dựng, phát triển thành phô Đà Lạt; ông Lê Thanh Bảo - Phó Chủ tịch Hội CTĐ TP Đà Lạt có thành tích trong phong trào “Hiến máu nhân đạo” và công tác xã hội.

Và hộ gia đình ông Nguyễn Văn Đoàn (thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng), có thành tích trong sản xuất - kinh doanh, xây dựng mô hình kinh tế tập thể, góp phần vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quôc.

HỒNG THẮM

... đoạt được nhiêu thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quôc gia, kỳ thi tuyển sinh ĐH, thi quôc tế... Phát biểu chúc mừng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Văn Đa ghi nhận và biểu dương thành tích của Trường THPT chuyên Thăng Long. Đồng thời, đê nghị nhà trường phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục đi đầu trong đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, giữ vững vị trí sô một trong tỉnh và có thứ hạng ngày càng cao trong khu vực và cả nước.

Tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PT DTNT) THPT tỉnh, đồng chí Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến chúc mừng và chung vui cùng tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường vào dịp kỷ niệm 30 năm thành lập trường. Là ngôi trường

thực hiện nhiệm vụ chính trị giáo dục - đào tạo học sinh các DTTS ở địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S ghi nhận và đánh giá cao những kết quả nhà trường đạt được sau 30 năm thành lập. Nhiêu năm liên, trường nằm trong tôp các trường THPT trong tỉnh có tỷ lệ học sinh lớp 12 đậu tôt nghiệp 100%, môi trường học tập và sinh hoạt của học sinh ngày càng được nâng cao, tạo điêu kiện cho học sinh DTTS tự tin, phát huy sự năng động để hòa đồng với các trường bạn. Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S mong muôn Trường PT DTNT THPT tỉnh se hoạt động ngày càng có chất lượng và hiệu quả để đào tạo nguồn cán bộ là người DTTS phục vụ công tác tại các địa phương.

TUẤN HƯƠNG

Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng... TIẾP TRANG 1

3 3 THỨ TƯ 21 - 11 - 2018KINH TẾ

Xuất vườn đến trăm chậu hoa hồng mỗi ngàyPhóng viên cũng khá bất ngờ

khi lần đầu tiên đi từ cổng Khu Du lịch Lá Phong đổ con dốc đường xe trung tải chừng hơn 5 phút đã chạm cửa Thung lũng Hoa hồng, địa chỉ Hẻm 2, đường Đặng Thái Thân, Phường 3, Đà Lạt. Người con trai của ông chủ thung lũng độ tuổi khoảng 8X sắp xếp khẩn trương một hàng hoa hồng chậu rồi bước ra trước cửa nhà kính đón phóng

Phố có Thung lũng Hoa hồngCách hồ Xuân Hương Đà Lạt khoảng 15 phút xe máy, khách hàng địa phương và khách du lịch đều khá bất ngờ khi khám phá hơn 700 loài hoa hồng xuất xứ từ các nước Pháp, Đức, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc… được nuôi dưỡng bằng những phương pháp đơn giản, nhưng hiệu quả của một nông gia đến từ xứ đồng bằng miền Trung.

Chủ nhân Trần Văn Đắt giữa vườn hoa hồng đa sắc màu mới lạ. Ảnh: V.Việt

XEM TIẾP TRANG 8

Anh Nguyễn Tấn ThạnhThôn Tân Phú, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh

Gắn bó với ngọn đồi mang tên 988

Trên ngọn đồi 988, ngọn đồi nằm tại thôn Tân Phú, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh có 43 ha cây trồng gồm cà phê, sầu riêng… Ở trên đồi có 6 hộ cư trú và trên 30 hộ hàng ngày ra vào làm vườn, trong đó có gia đình anh Nguyễn Tấn Thạnh. Ngọn đồi chênh vênh, không đường sá, không điện lưới, bà con sinh sống và làm vườn rất vất vả. Muốn đi lại, vận chuyển nông sản, cư dân chỉ có cách đi dọc ven một chi lưu nhỏ của sông Đồng Nai, qua cầu khỉ chênh vênh và tất nhiên, xe ô tô không thể vào được chân đồi.

Năm 2015, trăn trở mãi về cuộc sống của gia đình và của bà con xung quanh, anh Thạnh quyết tâm vận động bà con đóng góp tiền mua vật liệu để làm cầu với số tiền là 87 triệu đồng cùng 60 công thợ xây, tạo điều kiện để bà con nông dân đi lại được thuận lợi và dễ dàng. Cây cầu đã nối hai bờ, giúp cư dân ra

vào an toàn hơn, thuận lợi hơn. Có cầu nhưng đường là đường đất sình lầy, anh Thạnh họp xóm, vận động bà con đóng góp làm 2,5 km đường cấp phối với tổng kinh phí là 187 triệu đồng. Riêng gia đình anh chặt 2 ha cây trồng để bà con mở đường, nối liền đồi 988 với đường lớn. Có cầu, có đường, anh cùng bà con kéo đường điện dài 1,1 km từ nguồn kinh phí tự đóng góp là 64 triệu đồng. Và hôm nay, đồi 988 đã đầy đủ, khang trang, là niềm tự hào của anh Thạnh cũng như những người nông dân đã gắn đời mình với đất.

Anh Liêng Jrang Ha ThanThôn 4, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương 500 triệu cũng phải hy sinh

cho bà conLiêng Jrang Ha Than, người đàn

ông K’Ho rất chân thành chia sẻ khi nghe nói về chuyện hiến đất làm đường giao thông nông thôn: “Đất của gia đình tôi hiện rất có giá vì nằm ngay bên cạnh Trường Tiểu học Đạ Sar. Mỗi sào giờ có giá 200-250 triệu đồng, tôi hiến 2 sào, theo giá

thị trường là 500 triệu đồng. Tiếc thì có tiếc nhưng cũng phải hy sinh cho bà con”.

Tổng diện tích đất canh tác nhà anh Liêng Jrang Ha Than chỉ có 7 sào cà phê. Khi Đạ Sar xây dựng xã NTM, theo đúng quy hoạch một con đường đi ngay vào vườn của gia đình anh. Vậy là dù rất tiếc diện tích đất ít ỏi có được, gia đình anh Ha Than vẫn tự nguyện hiến 2 sào cho Nhà nước và chủ động chặt gần 1 ngàn cây cà phê để con đường đi qua. Còn lại 5 sào, anh chuyển bớt diện tích cà phê già cỗi sang trồng rau thương phẩm cho thu nhập tốt hơn. Mỗi ngày cặm cụi chăm sóc vườn rau, ngắm con đường đẹp đẽ chạy dọc thôn, anh đầy tự hào bởi đã đóng góp được một phần vào sự thay đổi của quê hương.

Anh Nguyễn Văn Đạo Thôn 3, xã Đức Phổ, huyện Cát TiênTấm lòng người con đất võ

với quê mới Cát TiênAnh Nguyễn Văn Đạo vốn

người gốc Bình Định, hiện ở xóm Cát Thủy, Thôn 3, xã Đức

Phổ, huyện Cát Tiên, cái tên xóm được ghép từ hai vùng quê cũ và quê mới. Từ xóm Cát Thủy chạy ra trung tâm, nơi có trường mầm non, tiểu học là một con đường đồng ven mương thủy lợi. Mùa nắng bụi mù và mùa mưa lầy lội, trẻ em tới lớp, người lớn vào trung tâm đều rất vất vả. Vậy là anh Đạo cùng bà con hiến đất làm đường theo phương thức Nhà nước và dân cùng làm. Gia đình anh tự nguyện dẹp cây trồng dọc 500 m2 mặt đường để con đường bê tông được hình thành. Hôm nay, nối xóm Cát Thủy với trung tâm là con đường bê tông 3 mét sạch sẽ, ô tô lớn chạy thoải mái, trẻ em tới trường không phải chịu cảnh lấm bê bết mỗi đợt mưa dầm.

Không ch ỉ h i ến đấ t l àm đường, thấy nghĩa trang xã Đức Phổ chật hẹp, gia đình anh Nguyễn Văn Đạo tự nguyện hiến 2,5 sào để mở rộng, chỉnh trang nghĩa trang, giúp người nằm xuống có nơi an nghỉ cuối cùng đẹp đẽ hơn. Chăm sóc trẻ

Những người nông dân vì nông thôn mớiĐất đai là tài sản quý giá nhất của người nông dân, là nơi họ sinh sống, canh tác tạo ra sản phẩm nuôi sống bản thân và gia đình. Tấc đất tấc vàng, với họ, mỗi mét vuông đất đều có giá trị không nhỏ. Nhưng vì quê hương, vì xây dựng nông thôn mới, vì cuộc sống tương lai, họ sẵn sàng hy sinh hàng ngàn mét vuông đất để những con đường, những ngôi trường được mọc lên. Họ là những tấm gương điển hình hiến đất xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Lâm Đồng.

Anh Nguyễn Tấn Thạnh. Anh Liêng Jrang Ha Than. Anh Nguyễn Văn Đạo. Anh Trịnh Văn Đức.

em, lo cho cả người đã khuất, người nông dân quê xứ võ đã và đang gắn bó tha thiết cùng quê mới Cát Tiên.

Anh Trịnh Văn ĐứcThôn 4, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai

Chia sẻ với bà con là bổn phận

Trò chuyện với người nông dân trẻ Trịnh Văn Đức mới thấy, ngoài hăng say lao động làm giàu, việc sẻ chia với cộng đồng đã trở thành niềm vui của anh và gia đình. Khi xã Đạ Oai xây dựng NTM, 4 con đường đều đi ngang qua đất vườn cũng như đất ở của gia đình anh, nơi những gốc điều, gốc cà phê đang sai trái. Không ngần ngại, anh Đức và gia đình đã chặt hàng trăm gốc cà phê, gốc điều, tự nguyện đóng góp 2 sào đất để những con đường liên thôn, liên xóm được hình thành. Và trên chính con đường hình thành từ mảnh đất của gia đình, anh chủ động trồng cây xanh, hoa cảnh để làm đẹp, làm xanh thêm vùng quê Đạ Oai.

Không chỉ hiến đất, mỗi năm anh Trịnh Văn Đức và gia đình đều thăm và tặng quà tết cho các gia đình nghèo, cận nghèo trong thôn với món quà là 20 kg gạo. Trung thu, thiếu nhi trong thôn cũng luôn có quà do chú Đức “tài trợ chính” bên cạnh những sự đóng góp khác. Anh Đức bảo, làm sao để cái tết bà con được no bụng, vui vẻ đón xuân, trung thu trẻ con được cái bánh, cây đèn lồng là tâm nguyện của anh và gia đình. Lời tâm sự rất thật của người nông dân triệu phú: “Với gia đình tôi, chia sẻ với bà con là bổn phận, là niềm vui trong cuộc sống và chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện mỗi ngày”.

D.QUỲNH

viên: “Lần đầu nhà báo chưa quen đường đá bê tông, cấp phối vòng qua mấy khúc cua, nên lái xe máy còn rà chân, chậm hơn những người đến đây lần thứ 2 trở đi. Đi sau nhà báo là chiếc xe trung tải sắp vào tận cửa nhà kính của thung lũng chở

hoa hồng tiêu thụ trong ngày đến thị trường trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng…”.

Đang vào giữa buổi sáng tháng 11/2018, thời tiết mùa đông lạnh hơn, nhưng Thung lũng Hoa hồng Đà Lạt được trải xuống một màu

nắng vàng óng ả, rực rỡ nhiều sắc màu. Người lái xe tải cho biết, chuyến hàng hôm nay chở gần 100 chậu hoa hồng các loại cung cấp theo nhu cầu của khách hàng Đà Lạt (chiếm 70%) và các huyện phụ cận (chiếm 30%). “Chỉ cần 80.000 đồng có thể mua một chậu hoa hồng ghép với màu sắc lạ mắt của thung lũng này. Bên cạnh đó, còn được người chủ thung lũng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc ra hoa quanh năm…”, một công nhân ở thung lũng nói.

Phóng viên vào sâu bên trong nhà kính gặp chủ nhân thung lũng đang chuyền tay với nhiều công nhân cùng sắp xếp từng chậu hoa hồng lên chiếc xe rùa chuyển đến xe tải phía trước cửa. Tên ông là Trần Văn Đắt, gần 70 tuổi, người gốc rạ xứ Quảng với nụ cười chất phác, cởi mở hiện rõ. “Thung lũng Hoa hồng đang vào cao điểm thu hoạch có 5 màu chính là trắng, vàng, hồng, tím, xanh. Nhưng trong mỗi sắc màu chính ở đây gồm hàng chục tông màu xen kẽ với nhau. Như trắng sữa, trắng tím, trắng xanh… Hoặc vàng ánh trăng,

vàng chanh, vàng nghệ… Nhà báo hôm nay tha hồ chụp ảnh…”, chủ nhân Trần Văn Đắt nhiệt tình.

Mở rộng thêm 8.000 m2 hoa hồng chậu dưới chân đèo MimosaPhóng viên tham quan qua từng

khu vực chuyên canh các sắc màu hoa hồng khác nhau gắn với những câu chuyện kể của chủ nhân Trần Văn Đắt. Chuyện bắt đầu từ 30 năm về trước, ông Đắt từ Quảng Nam chuyên trồng lúa lên Đà Lạt tìm giống rau mới về chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến Đà Lạt dạo mấy vòng qua các khu vực sản xuất nông nghiệp gần phố trung tâm thấy nhiều loài hoa hồng thích quá, ông Đắt chuyển đổi nhanh từ ý tưởng trồng rau xứ Quảng thành trồng hoa Đà Lạt. Kết quả, ông Đắt chọn mua gần 10.000 m2 khu Thung lũng Hoa hồng bây giờ bên hẻm đường Đặng Thái Thân, Đà Lạt nguyên trước đó trồng cà phê xen canh với hồng ăn trái...

4 THỨ TƯ 21 - 11 - 2018 KỶ NIỆM 72 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM CÙNG LỄ PHÁT ĐỘNG “TẾT VÌ NGƯỜI NGHÈO VÀ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM NĂM 2019”

Hướng công tác Chữ thập đỏ đến mục tiêu “Vì mọi người - Ở mọi nơi”

PV: Xin ông cho biết tình hình chung của Hội CTĐ Lâm Đồng qua 42 năm hình thành và phát triển?

Ông Đỗ Hoàng Tuấn: Trải qua 42 năm hình thành, xây dựng và phát triển, có thể khẳng định rằng: Ở đâu có hoạt động nhân đạo, ở đó có vai trò, hình ảnh của Hội CTĐ; ở đâu có người nghèo, người dễ bị tổn thương, ở đó có sự trợ giúp, chia sẻ của đội ngũ cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên CTĐ.

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 81.136 hội viên Hội CTĐ; có 5.056 tình nguyện viên đang sinh hoạt trong 1.541 chi hội thôn, buôn, tổ dân phố. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 626 chi hội trường học /661 trường với 18.326 hội viên; 160 Đội thanh niên CTĐ với 1.772 em; 968 đội thiếu niên CTĐ với 32.290 em.

Hội CTĐ Lâm Đồng ngày càng khẳng định được vai trò nòng cốt, cầu nối, vai trò điều phối trong các hoạt động nhân đạo. Từ các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều nhân tố, điển hình tốt, mô hình mới, cách làm hay, được tổng kết, nhân rộng ở nhiều địa phương, cơ sở Hội. Điều này có thể nhận thấy rõ qua kết quả hoạt động của từng năm, năm sau cao hơn năm trước. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2018, tổng trị giá hoạt động nhân đạo toàn tỉnh đã đạt 34.509.832.000 đồng, đạt 98% chỉ tiêu kế hoạch năm 2018 (35 tỷ đồng).

PV: Vậy những chương trình nổi bật mà Hội CTĐ đã thực hiện được trong thời gian qua là gì, thưa ông?

Ông Đỗ Hoàng Tuấn: 42 năm qua là một chặng đường đánh dấu sự phát triển đi vào chiều sâu từ các phong trào thi đua yêu nước của các cấp Hội. Điển hình là các cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Mười người giúp một người”, chương trình xây dựng nhà Chữ thập đỏ, chương trình trợ vốn giúp người nghèo phát triển kinh tế gia đình và thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững tại 62 huyện nghèo cả nước, trong đó có huyện Đam Rông với dự án “Ngân hàng bò”.

Hội cũng tập trung vận động các đoàn thầy thuốc tình nguyện, tổ chức khám chữa bệnh nhân đạo, các hoạt động sơ cấp cứu ban đầu, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.

Công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện đạt được kết quả nổi bật khi Lâm Đồng đã có 6 năm liên tiếp được chọn tổ chức Hành trình đỏ, đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều những gia đình hiến máu CTĐ, những tấm gương cán bộ, hội viên, tình nguyện viên hiến máu tình nguyện với số lần hiến máu hàng chục lần, những CLB, đội, nhóm máu hiếm, góp phần cứu chữa những trường hợp bệnh đặc biệt hiểm nghèo.

Trong thiên tai thảm họa, Hội CTĐ Lâm Đồng luôn là một trong các lực lượng có mặt sớm nhất, kịp thời trợ giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai và cũng là một trong những lực lượng gắn bó bền

Năm 2018 đánh dấu cột mốc kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2018), 42 năm Ngày thành lập Hội CTĐ Lâm Đồng - là dịp để mỗi cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên CTĐ tự hào ôn lại bề dày truyền thống của Hội, đồng thời là cơ hội để mỗi người làm công tác nhân đạo thể hiện vai trò, trách nhiệm sát cánh cùng những người nghèo, người yếu thế trong xã hội, thực hiện sứ mệnh nhân đạo cao cả mà Đảng, Nhà nước đã giao phó. Nhân dịp này, phóng viên Báo Lâm Đồng có cuộc phỏng vấn ông Đỗ Hoàng Tuấn - Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh về công tác của các cấp Hội CTĐ thời gian qua và những kết quả đã đạt được.

bỉ, lâu dài nhất với nhân dân, tham gia tái thiết, hỗ trợ sinh kế, giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống.

Công tác CTĐ trong trường học được chú trọng thông qua các phong trào: “Nuôi heo đất”, “Kế hoạch nhỏ”, “Vì bạn ở Trường Sa”, “Đi tìm địa chỉ đỏ”, “Giúp bạn nghèo đến trường”, “Hội chợ Tết tình thương”,… đã góp phần giáo dục tinh thần đoàn kết, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta cho học sinh, thanh thiếu niên.

PV: Để phát huy những kết quả đã đạt được, đặc biệt là phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, xin ông cho biết các cấp Hội sẽ có những giải pháp gì trong thời gian tới?

Ông Đỗ Hoàng Tuấn: Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và nâng cao chất lượng các phong trào, đặc biệt là “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào, mở rộng mối quan hệ hợp tác đối tác trong hoạt động nhân đạo với tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, góp phần tạo thêm nguồn lực cho phong trào ở địa phương; Nâng cao năng lực của các cấp Hội trong vận động nguồn lực phục vụ các hoạt động nhân đạo; Tăng cường công tác tuyên truyền, nêu gương.

Các loại hình vận động cũng sẽ được đa dạng hóa để phong trào không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ tiền, hàng, mà cần có những hình thức giúp đỡ mang tính phát triển bền vững như trao tặng nhà tình thương,

tặng bò sinh sản, tặng công cụ sản xuất, giống, phân bón,… lồng ghép với phong trào “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” do Hội CTĐ Việt Nam phát động và triển khai.

Bên cạnh đó, Hội sẽ phối hợp chặt chẽ với Mặt trận và các ban, ngành đoàn thể để đa dạng hóa các hình thức trợ giúp và chọn lựa đối tượng đúng tiêu chí; bám sát cơ sở, xây dựng tác phong thân thiện, gần gũi trong cán bộ, viên chức để cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống làm việc đúng với phong cách nhân đạo là “Gần dân, hiểu dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”.

PV: Với chủ đề “Tiếp tục xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, chuyên nghiệp, đóng vai trò nòng cốt, cầu nối, điều phối trong công tác nhân đạo, tất cả vì người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội”, thời gian tới, các cấp Hội sẽ triển khai những chương trình gì, thưa ông?

Ông Đỗ Hoàng Tuấn: Công tác xã hội và trợ giúp nhân đạo với mục đích giúp đỡ những đối tượng khó khăn, đối tượng dễ bị tổn thương vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng sẽ được các cấp Hội đẩy mạnh với phương châm: “Trao cần câu thay vì trao con cá”.

Các mô hình và dự án có hiệu quả tại các địa phương như mô hình: “Mười người giúp một người”, “Nuôi heo đất giúp bạn nghèo”, “Thùng tiền nhân đạo” cũng sẽ được duy trì, nhân rộng. Quan tâm đến đối tượng là người khuyết tật thông qua dạy nghề, tạo việc làm để họ vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Các cấp Hội cũng sẽ tiếp tục xây dựng các mô hình, điển hình dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới như: “Sân xi măng”; “Hố rác gia đình”; “Tủ thuốc gia đình” tại các khu dân cư để cùng các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể địa phương thực hiện 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh, góp phần xây dựng quê hương Lâm Đồng ngày càng giàu đẹp và phát triển.

PV: Xin cảm ơn ông!VIỆT QUỲNH (thực hiện)

Ông Đỗ Hoàng Tuấn - Chủ tịch Hội CTĐ Lâm Đồng trao quà Trung thu cho các em học sinh Trường Hoa Phong Lan. Ảnh: V.Q

Phong trào Hiến máu tình nguyện là một trong những phong trào đạt kết quả nổi bật của Hội CTĐ tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: V.Q

Tháng Nhân đạo 2018 vận động trên 243 tỷ đồngVới chủ đề “Nhân đạo - Từ nhận thức tới hành động”, năm 2018 là năm đầu tiên Tháng Nhân đạo được Trung

ương Hội CTĐ Việt Nam tổ chức thí điểm phát động ở một số tỉnh, thành phố. Tháng Nhân đạo bắt đầu từ ngày 1-31/5, cao điểm từ ngày 8/5 (Ngày CTĐ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế) đến ngày 19/5 (Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội CTĐ Việt Nam). Tháng Nhân đạo năm 2018 với các hoạt động như hiến máu tình nguyện, triển lãm ảnh “Sức mạnh nhân đạo”, qua vận động quyên góp đã mang về tổng trị giá vận động đạt 243 tỷ 450 triệu đồng, trợ giúp trên 626 nghìn lượt người, gấp 8,9 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Hỗ trợ 80 con bò giống cho nông dân nghèoTrong năm 2018, Dự án “Ngân hàng bò” do Trung ương Hội CTĐ Việt Nam phối hợp với Công ty sữa Cô gái Hà

Lan triển khai đã trao tặng 20 con bò sinh sản trị giá 200 triệu đồng cho 10 hộ nông dân nghèo thuộc xã Đạ Rsal và 10 gia đình thuộc xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông. Trước đó, trong năm 2017, 60 con bò cũng đã được tặng cho 6 xã khác nhau tại huyện Đam Rông.

“Ngân hàng bò” là món quà vô cùng ý nghĩa đối với các hộ gia đình nghèo tại huyện nghèo Đam Rông. Trong trường hợp bò giống đẻ lứa đầu là bê cái, hộ gia đình tiếp tục nuôi từ 6 đến 12 tháng tuổi, sau đó bàn giao lại cho Hội CTĐ để chuyển giao bê cái này cho hộ nghèo khác. Sau khi hoàn thành quá trình này, hộ gia đình nghèo đầu tiên sẽ được sở hữu hoàn toàn bò giống để tiếp tục phát triển mô hình chăn nuôi hộ gia đình.

Cùng với việc tặng bò giống và chuyển giao bê cái, dự án còn cung cấp kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi đạt hiệu quả cao, giúp các hộ gia đình nghèo phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và thúc đẩy tinh thần tương trợ lẫn nhau, xóa đói giảm nghèo trong cộng đồng. V.QUỲNH

5 5 THỨ TƯ 21 - 11 - 2018KỶ NIỆM 72 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM CÙNG LỄ PHÁT ĐỘNG “TẾT VÌ NGƯỜI NGHÈO VÀ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM NĂM 2019”

Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” do Hội CTĐ Việt Nam phát

động từ năm 1999, đã trở thành hoạt động nhân đạo ý nghĩa và được triển khai sâu rộng, trở thành hoạt động truyền thống, lôi cuốn sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân, trở thành phong trào của toàn dân mỗi dịp năm mới đến. Tại tỉnh Lâm Đồng, phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” được bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2009. Qua 10 năm, các cấp Hội CTĐ trong tỉnh đã vận động được rất nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cùng tham gia hoạt động. Ông Đỗ Hoàng Tuấn - Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh cho biết: “Để vận động nguồn lực đạt hiệu quả cho phong trào, các cấp Hội liên tục đổi mới hình thức vận động, như: Tổ chức hội nghị tổng kết mở rộng, mời các nhà tài trợ tham dự; làm việc trực tiếp, gửi thư ngỏ vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm gắn với cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; phát huy hiệu quả mô hình câu lạc bộ các nhà hảo tâm, tổ từ thiện... Giai đoạn 2009 - 2018, chỉ tính riêng cấp tỉnh đã vận động được 780 lượt các đoàn từ thiện, doanh nghiệp, đơn vị, công ty, cá nhân hảo tâm… trong và ngoài tỉnh ủng hộ cho phong trào”.

Sự hỗ trợ đó, có thể đến từ các tổ chức như Ngân hàng Công

Hành trình 10 năm yêu thươngChúng tôi gọi 10 năm của “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” (2009 - 2018) là Hành trình của lòng yêu thương. 10 năm với 393.752 suất quà, trị giá hơn 119,1 tỷ đồng là những con số thống kê được, nhưng những người làm công tác Chữ thập đỏ (CTĐ) không đếm hết được những nụ cười đã nở trên môi của những người nghèo và nạn nhân chất độc da cam mỗi dịp tết đến, xuân về.

thương Lâm Đồng với các hoạt động từ thiện xã hội, chia sẻ cùng cộng đồng như: Hỗ trợ trao tặng học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, có thành tích tốt trong học tập; tặng quà cho hộ nghèo và nạn nhân chất độc da cam nhân dịp xuân về, tết đến… Hoặc là bếp ăn từ thiện tại Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh phục vụ bệnh nhân nghèo vẫn luôn đỏ lửa

để đem hơi ấm của tình nghĩa đùm bọc, chia sẻ của cộng đồng với bệnh nhân nghèo trong huyện. Đó cũng có khi là sự sẻ chia đến từ những nhà hảo tâm luôn dành tấm lòng của mình cho những phận đời bất hạnh. Là ông Trần Văn Sun - Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Hiệp Hưng An - TP Hồ Chí Minh - một trong những tấm lòng vàng đã luôn sát cánh, đồng hành

cùng bếp ăn từ thiện ngay ngày đầu thành lập...

Linh mục Trần Đức Thành - Chánh xứ Tân Rai, Bảo Lâm với

Mùa xuân này, lại có thêm những suất quà được cho đi, và lại có thêm những gia đình có được một cái tết ấm hơn năm cũ.

“Chú Bảo ơi”Đó là câu mở đầu rất đỗi thân

tương từ những cuộc gọi của những người xa lạ. Họ là những bệnh nhân nghèo, những người đang lúc khốn cùng cần sự giúp đỡ… Họ tìm đến với ông Lê Thanh Bảo - Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) TP Đà Lạt như một điểm tựa với niềm hy vọng về một địa chỉ nhân đạo quen thuộc.

Những cuộc gọi như vậy đã không còn bất ngờ với ông, bởi nhiều năm nay, tiếng gọi “Chú Bảo ơi” đã trở nên quen thuộc. Và mỗi tiếng gọi như thế, ông lại nghĩ ngay đến việc có một ai đó đang cần sự chung tay của cộng đồng. Ông vẫn nhớ gia đình anh Liêng Hot Ha Mang - một bệnh nhân nghèo bị bệnh lao ở vùng Đầm Ròn, Đam Rông. Cũng như nhiều người, anh Ha Mang gọi điện thoại đến với “chú Bảo” theo

Kết nối những tấm lòng nhân ái

lời giới thiệu của các bác sĩ tại bệnh viện. Cuộc gọi kết thúc, ông lập tức đến bệnh viện xác minh, tìm hiểu thông tin về hoàn cảnh của anh Ha Mang. Đó cũng là lúc đôi dòng tin nhắn được gửi đi, kêu gọi các nhà hảo tâm cùng các tổ chức cơ sở, nhóm tình nguyện… giúp anh Ha Mang có tiền chuyển tuyến theo yêu cầu của bệnh viện. Chỉ trong một buổi chiều, số tiền đã tạm đủ để gia đình chuyển viện xuống TPHCM. Đến nay, dù bệnh tình vẫn tái phát, nhưng cuộc điện thoại anh Ha Mang dành cho “chú Bảo” là những tâm sự về cuộc sống, là

lời mời về dùng bữa cơm với gia đình, là lời chúc nhân những ngày lễ, tết…

Với chức trách được giao, ông Bảo nói rằng đó là điều kiện để ông cùng với Hội CTĐ TP Đà Lạt trở thành cầu nối nhân ái cho nhiều tổ chức, cá nhân thể hiện tấm lòng thiện nguyện, giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn.

“Ngoài kia có rất nhiều người có tấm lòng thiện nguyện mong muốn đóng góp một phần cho xã hội nhưng không biết gửi gắm vào đâu. Với bổn phận của mình, mình phải làm sao để họ cảm thấy hoàn toàn yên tâm khi đặt trọn niềm tin. Phải cho họ thấy rằng mình đang nhiệt thành tiếp nhận mọi sự giúp đỡ, ủng hộ dù là nhỏ nhất. Nhưng đồng thời là trách nhiệm điều phối, san sẻ cho những hoàn cảnh khác. Không thể chỉ tập trung vào một hoàn cảnh nhất định mà xã hội đang còn có rất nhiều mảnh đời cần giúp đỡ”, ông Bảo tâm sự.

Hơn nửa đời người kết nối “nhân ái”Tính đến nay, ông Lê Thanh

Bảo đã có hơn 35 năm gắn bó với công tác của Hội CTĐ. Từ năm 1982 - khi mới là chàng trai tuổi đôi mươi, ông là Phó Chủ tịch Hội CTĐ huyện Lạc Dương. Với

trách nhiệm được phân công, dù ở vị trí nào ông cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ông luôn là người năng động trong việc vận động và làm nhịp cầu kết nối các doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo cùng nhiều tấm lòng hảo tâm để phối hợp với Hội các cấp cùng thực hiện các chương trình nhân đạo, kịp thời giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, không chỉ riêng ở TP Đà Lạt mà còn ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Những năm gần đây, trong cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” thì bản thân ông đã vận động giúp đỡ thường xuyên 15 địa chỉ nhân đạo, mỗi tháng 500.000 đồng/hoàn cảnh. Nhiều học sinh nghèo ở vùng sâu, vùng xa đầu năm học được ông cùng các tổ chức thiện nguyện tặng học bổng, đồng phục, sách vở, dạy các kỹ năng sống… Hằng năm, ông cùng các đoàn bác sĩ đến từ TPHCM tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho bà con. Những căn nhà tình thương, những đợt tặng lương thực, thực phẩm cho các địa phương mùa giáp hạt cũng nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của ông cùng Hội CTĐ TP.

Với tinh thần “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, ông

Bảo cũng là một trong những tấm gương trong phong trào Hiến máu tình nguyện, với tổng số 30 lần. Với trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội CTĐ TP, ông cũng đã vận động nhân dân tham gia hiến máu cứu người, tích cực tham gia 4 chương trình Hành trình đỏ do Trung ương Hội tổ chức tại Đà Lạt. Mỗi đợt đều vượt chỉ tiêu hiến máu của hành trình.

Với những đóng góp của mình, ông đã nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Trung ương Hội CTĐ Việt Nam. Ông cũng đã nhiều năm liền đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, nhiều năm là Lao động tiên tiến, được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành. Các kỷ niệm chương về sự nghiệp giáo dục, y tế, công đoàn, dân vận, đồng hành cùng dân tộc… cũng là minh chứng cho đóng góp của ông trên nhiều lĩnh vực.

Và năm 2018, ông là một trong 3 cá nhân của tỉnh Lâm Đồng nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích tham gia hoạt động “Hiến máu nhân đạo” và công tác xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

HỒNG THẮM

Hỏi ông về điều trăn trở ở thời điểm hiện tại, ông bình tĩnh cười bảo: “Mình chỉ còn 2 năm công tác ở vị trí này. Và cũng chỉ còn từng ấy thời gian để huy động mọi nguồn lực và những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh”.

Ông Lê Thanh Bảo luôn là địa chỉ nhân đạo tin cậy được nhiều người tìm đến. Ảnh: H.T

hơn 2.000 m2 đất hiến tặng, vận động xây dựng 4 trường mẫu giáo, 7 nhà tình thương cho người nghèo; trao tặng 40 bộ bàn ghế và 6 kệ để dụng cụ học tập cho học sinh, vận động các nhà tài trợ để cấp học bổng cho nhiều học sinh nghèo hiếu học được tiếp tục đến trường, vận động các đoàn y, bác sĩ đến khám bệnh phát thuốc miễn phí cho hàng trăm lượt người bệnh, vận động hàng ngàn phần quà tết cho người nghèo vùng sâu vùng xa, hỗ trợ gạo cho người già neo đơn, người khuyết tật... với tổng trị giá hơn 3 tỷ đồng. Và còn rất nhiều những bàn tay khác trong 10 năm qua đã luôn dang rộng, giúp đỡ những người nghèo và nạn nhân chất độc da cam bớt đi những khó khăn, nhọc nhằn trong cuộc sống.

Bên cạnh chăm lo suất quà cho địa phương, Hội CTĐ tỉnh còn chỉ đạo các huyện, thành hội có điều kiện vận động hỗ trợ cho các huyện còn khó khăn. Các địa phương đã tổ chức thăm và kết hợp tặng quà tết với các hoạt động khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân, xây mới hoặc sửa chữa nhà tình thương CTĐ; đặt các thùng tiền tại các siêu thị, bưu điện để gây quỹ ủng hộ cho phong trào; tặng sổ tiết kiệm, tặng học bổng, thẻ Bảo hiểm y tế, xây dựng giếng nước và các hình thức phát triển kinh tế mang tính bền vững: tặng bò sinh sản, dụng cụ sản xuất, cây giống…. cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

THIÊN BÌNH

Chương trình “Giọt nước nghĩa tình” do Hội CTĐ thực hiện nhằm mang nước sạch về vùng khó khăn. Ảnh: T.B

6 THỨ TƯ 21 - 11 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Khoảng 16h40 phút chiều ngày 19/11, hai xe ô tô đi ngược chiều va quẹt mạnh trên đường Hùng Vương (Phường 9, TP Đà Lạt) khiến giao thông ùn ứ hơn 30 phút. Vụ tai nạn cũng làm một tài xế xe máy GrabBike bị thương.

Theo người dân tại khu vực xảy ra vụ va quẹt phản ánh, lúc 16h chiếc xe ô tô 4 chỗ biển kiểm soát: 49A-187.20 sang đường thì bất ngờ va quẹt mạnh với đuôi một xe ô tô 7 chỗ biển kiểm soát: 49A- 079.99 (chưa rõ danh tính tài xế điều khiển) đi chiều ngược lại.

Sau đó chiếc xe 49A-187.20 tiếp tục tông vào đầu chiếc xe máy của một tài xế chạy xe máy công nghệ

GrabBike khiến người này phải đi Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cấp cứu.

Tại hiện trường, chiếc xe ô tô 4 chỗ bị hư hỏng nhẹ phần đầu và một bên hông xe. Chiếc xe 7 chỗ bị hư nặng bánh sau, cầu xe bị gãy. Riêng chiếc xe máy chỉ bị hư hỏng nhẹ.

Đội CSGT Công an TP Đà Lạt đã có mặt kịp thời đo đạc hiện trường, xác định nguyên nhân vụ tai nạn trên.

Tới 17h22 phút, hiện trường vụ tai nạn trên mới được giải phóng nhưng trước đó đã làm các phương tiện giao thông ùn ứ cục bộ hơn 30 phút.

C.THÀNH

Hai xe ô tô va quẹt mạnh, một người bị thương

Hiện trường vụ va quẹt giữa 2 xe ô tô khiến 1 người bị thương, giao thông ùn ứ 30 phút chiều ngày 19/11.

1,6 tỷ đồng thuộc Dự án bảo vệ, phát triển thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm

Chi cục Kiểm lâm với tư cách chủ đầu tư vừa cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc Dự án bảo vệ và phát triển loài thực vật nguy cấp, quý hiếm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với tổng mức đầu tư hơn 1,6 tỷ đồng. Bao gồm các loài sau: Thông đỏ nam, Thông đỏ lá dài, Du sam, Du sam núi đất. Dự án được thực hiện trong 5 năm, bắt đầu từ quý IV/2018, gồm các nội dung: điều tra vùng phân bố; xây dựng bản đồ số vùng phân bố và cập nhật diễn biến rừng; tuyên truyền, vận động các cộng đồng dân cư trong vùng phân bố; mua sắm vật tư, trang thiết bị; xây dựng đề cương quản lý. Nguồn vốn thực hiện từ ngân sách Trung ương về thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.

Cũng từ nguồn vốn trên và chủ đầu tư là Chi cục Kiểm lâm, UBND tỉnh đã phê duyệt đơn vị này triển khai thực hiện các gói thầu thuộc hoạt động xây dựng bộ sưu tập tiêu bản thực vật rừng (gỗ) trên địa bàn tỉnh với giá trị dự toán gần 500 triệu đồng. Bao gồm, xây dựng bộ sưu tập tiêu bản gỗ; tập huấn nhận biết tiêu bản gỗ; xây dựng đề cương, tài liệu nhận biết và quản lý tiêu bản gỗ. M.ĐẠO

Đâm vợ cũ bị thương rồi uống thuốc sâu tự tử

Sáng 20/11, Công an thị trấn Đạ M’ri (huyện Đạ Huoai) cho biết, đơn vị đang phối hợp với Công an huyện Đạ Huoai tiến hành xác minh, điều tra vụ việc chồng đâm vợ cũ rồi uống thuốc sâu tự tử xảy ra trên địa bàn.

Trước đó, vào sáng ngày 17/11, Phạm Công Đại cùng vợ cũ là chị Phạm Thị Rên (36 tuổi) cùng ngụ tại xã Đoàn Kết, huyện Đạ Huoai đang ngồi uống cà phê tại thị trấn Đạ M’ri thì giữa 2 người xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau. Trong lúc lời qua tiếng lại, Phạm Công Đại đã dùng dao thủ sẵn trong người đâm nhiều nhát làm chị Rên bị thương.

Rất may vụ việc được những người dân ở gần hiện trường phát hiện kịp thời và can ngăn. Ngay sau đó, chị Rên được người dân đưa đến Bệnh viện II Lâm Đồng cấp cứu. Còn Phạm Công Đại, sau khi đâm chị Rên đã về nhà ở xã Đoàn Kết uống thuốc sâu tự tử. Rất may được người dân phát hiện đưa đi cấp cứu.

Hiện, cả chị Rên và Đại đang điều trị tại Bệnh viện II Lâm Đồng.

Được biết, chị Rên và Phạm Công Đại có 2 người con chung. Hiện, cả 2 đã ly hôn hơn 1 năm nay. Đại là người mê cờ bạc, không có việc làm ổn định.

Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng xác minh, điều tra làm rõ.

HẢI ĐƯỜNG

Đó là Dự án “Máy lọc nước biển thông minh Version 1” bằng công nghệ chưng cất màng

MD (Membrane distillation) vừa đoạt giải nhất Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp và mô hình khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Lâm Đồng lần thứ I - 2018 một cách đầy thuyết phục. Dự án vừa có tính khả thi và tính cạnh tranh cao, lại vừa hướng tới lợi ích cộng đồng nhằm giải quyết khó khăn về nước sinh hoạt cho ngư dân lênh đênh trên biển, coi biển là nhà.

Ý tưởng khởi nghiệp táo bạo Sau nhiều năm nghiên cứu về

công nghệ chưng cất màng MD, TS. Nguyễn Công Nguyên đã nghĩ đến một máy lọc nước biển thông minh từ ứng dụng màng MD. Từ ý tưởng sáng tạo và tâm huyết của thầy đã trở thành ý tưởng khởi nghiệp táo bạo của nhóm học trò. Cả thầy và trò cùng hợp sức đưa công nghệ tiến xa hơn một bước nhằm thương mại hóa, đồng thời giải bài toán khó là tàu cá thiếu nước ngọt sinh hoạt cho ngư dân miền biển.

Dự án “Máy lọc nước biển thông minh Version 1” của nhóm sinh viên Lê Kiều Phượng, Trương Minh Quốc, Ngô Thị Thu Thảo, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thị Lài dưới sự chuyển giao công nghệ của 2 giảng viên: TS. Nguyễn Công nguyên và TS. Nguyễn Thị Hậu đã được đánh giá cao về tính thực tiễn.

Công nghệ chưng cất màng (Membrane distillation - chưng cất màng) là công nghệ mới chưa có nhiều ứng dụng tại Việt Nam. Với nguyên lý hoạt động: Màng MD kị nước, hoạt động dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ giữa dòng nóng và dòng lạnh. Màng bên dòng nóng khi được gia nhiệt sẽ ở trạng thái hơi và chỉ cho hơi nước sạch băng qua. Các chất bẩn, vi khuẩn, ion kim loại… sẽ được giữ lại bên kia màng. Máy lọc nước

Khởi nghiệp bằng ý tưởng “biến” nước biển thành nước ngọt

Hình ảnh những con tàu đánh cá ra khơi bám biển phải mang theo lỉnh kỉnh những chiếc can nhựa chứa nước ngọt chiếm chỗ không nhỏ trên tàu đã thôi thúc nhóm 5 sinh viên Khoa Môi trường và tài nguyên (Trường Đại học Đà Lạt) hình thành một ý tưởng khởi nghiệp táo bạo.

biển thông minh cũng cho phép tận dụng các nguồn nhiệt trên tàu biển (như nhiệt tỏa ra từ động cơ nổ, động cơ diesel) sẽ tiết kiệm năng lượng trong quá trình lọc. Hệ thống dễ lắp đặt, dễ bảo trì, kích thước không cố định mà tùy biến theo quy mô của tàu có thể có công suất lọc 20 lít/giờ, 40 lít/giờ, 80 lít/giờ và 100 lít/giờ, có thể lắp cho cả tàu lớn, vừa và tàu nhỏ. Sự khác biệt của “Máy lọc nước biển thông minh Version 1” chính là công nghệ chưng cất màng MD.

Hiện tại, trên thị trường đã có các loại máy lọc nước biển ứng dụng công nghệ RO (Reverse Osmosis) với bơm áp suất cao, hoạt động theo nguyên lý thẩm thấu ngược. Đây là giải pháp màng lọc kỹ thuật nhằm loại bỏ nhiều phân tử lớn tồn tại dưới dạng hòa tan bằng cách dùng áp lực của máy bơm đẩy nước qua màng bán thấm. Kết quả là các muối khoáng hòa tan được giữ lại ở phía bên kia áp lực của màng và chỉ cho nước sạch gần như tinh khiết đi qua một cách chọn lọc. Máy lọc nước RO

sử dụng bơm áp lực lớn, có nhược điểm hao tốn điện năng đến hơn 3kWh cho 1m3 nước, màng dễ bị bám bẩn, tuổi thọ của màng thấp, giá thành cao 70 - 100 triệu đồng/máy, xử lý muối chưa cao, hiệu quả xử lý chỉ đạt 99%.

Tính khả thi và tính cạnh tranh cao của dự án khởi nghiệpMáy lọc nước biển công nghệ

MD (màng chưng cất) của nhóm sinh viên ưu việt hơn máy lọc ứng dụng công nghệ RO (thẩm thấu ngược) ở mọi khía cạnh: tiết kiệm năng lượng, màng ít bị bám bẩn, tuổi thọ của màng cao, hiệu quả xử lý nước đạt 99,9%, giảm diện tích, dễ vận hành, môi trường xanh, sạch, bền vững. Mỗi máy thành phẩm được cấu thành với 8 chi tiết gồm: 4 màng MD do Đài Loan sản xuất, bồn inox, máy bơm, ống dẫn nước, tủ điện điều khiển, sơn và thiết bị bảo vệ, bể chứa và van. Các bạn sinh viên đã hạch toán tổng chi phí mua sắm các chi tiết thiết bị là 38 triệu đồng, thành phẩm

Nhóm sinh viên đoạt giải nhất Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp tỉnh Lâm Đồng lần thứ I - 2018. Ảnh: Q.U

hoàn thiện sẽ bán với giá 50 triệu đồng/máy. Với công nghệ ưu việt hơn, giá thành lại rẻ hơn, tính cạnh tranh của dự án là khá cao.

Mặt khác, đất nước ta có đường bờ biển dài 3.260 km (chưa kể hàng ngàn đảo lớn nhỏ), biển là không gian sinh tồn của cả dân tộc, đi biển đánh cá là một nghề truyền thống từ bao đời. Hiện nay, có hơn 200.000 tàu đánh cá lớn nhỏ, hàng triệu ngư dân thường xuyên trên biển. Vấn đề nguồn nước ngọt sinh hoạt trong những ngày vươn khơi bám biển, đánh bắt xa bờ ròng rã cả tháng là khó khăn lớn. Chỉ tính riêng 5 tỉnh duyên hải Nam Trung bộ: Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi đã có 10.031 tàu đánh cá đánh bắt xa bờ. Máy lọc nước biển công nghệ MD ra đời là giải pháp hữu ích phục vụ ngư dân coi tàu là nhà. Cùng với định hướng phát triển kinh tế vươn ra biển, cùng Nghị định 17/2018 của Chính phủ hỗ trợ đóng mới tàu cá tối đa 6,7 tỷ đồng/tàu cho ngư dân là cơ sở quan trọng, là thuận lợi lớn cho dự án của nhóm sinh viên thành hiện thực.

Trong thời gian tới nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu chế tạo màng MD, để không phải nhập khẩu thiết bị, nhằm giảm giá thành; đồng thời thiết kế hoàn thiện để máy lọc cung cấp nước ổn định. Sau đó sẽ đưa vào thử nghiệm tại vùng biển Ninh Thuận. Tuy nhiên, kinh phí thực nghiệm và sản xuất thương mại vượt quá khả năng của những sinh viên còn đang học tập ở giảng đường, nhóm rất cần sự đồng hành phối hợp đầu tư của các doanh nghiệp, để hoàn thiện công nghệ, sớm đưa sản phẩm vào cuộc sống, biến nước biển thành nước ngọt phục vụ ngư dân đi biển, cư dân sống trên các vùng đảo và bộ đội biên phòng.

QUỲNH UYỂN

7 THỨ TƯ 21 - 11 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

San gạt, khai tháctràn lanHuyện Đạ Huoai được đánh giá

là một trong những địa phương ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo ngưng các hoạt động san gạt, cải tạo và khai thác đất trái phép, tuy nhiên hiện nay, tình trạng này vẫn diễn ra ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn.

Vào giữa tháng 11, phóng viên (PV) Báo Lâm Đồng đã có chuyến thực tế ghi nhận tình trạng san gạt, khai thác đất trên địa bàn huyện Đạ Huoai. Qua đó cho thấy, tình trạng máy múc, xe chở đất liên tục hoạt động công khai giữa “thanh thiên bạch nhật” nhưng không thấy các cơ quan chức năng địa phương có biện pháp ngăn chặn, xử lý. Điển hình là trên địa bàn thị trấn Mađaguôi, theo thống kê sơ bộ của PV, đang có ít nhất 7 điểm khai thác, san gạt đất hoạt động. Thời điểm PV có mặt ghi hình ảnh, tại các tổ dân phố 3, 4 và 5 (thị trấn Mađaguôi) có nhiều quả đồi đang bị “xẻ thịt”. Trong đó, tại Tổ dân phố 4 có 1 điểm khai thác đất với 2 máy xúc hoạt động liên tục và có khoảng 10 xe ben mang BS các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai liên tục ra vào chở đất. Theo người dân địa phương, điểm múc đất này hoạt động công khai nhiều tháng nay. Nhưng khi có cơ quan chức năng vào kiểm tra thì họ ngừng hoạt động, xong xuôi mọi chuyện lại “đâu vào đấy”. Ông N.N.G, ngụ Tổ 4, thị trấn Mađaguôi bức xúc: “Suốt nhiều tháng qua, xe chở đất liên tục hoạt động, nhưng hầu hết đều không che bạt khiến đất đổ đầy đường. Chúng tôi không biết quy định của Nhà nước thế nào, nên họ múc đất trong đồi bà con không có ý kiến. Song tình trạng xe chở đất tha bùn đỏ đổ đầy tuyến đường 30/4 khiến bụi bặm mịt mù và gây trơn trượt làm ảnh hưởng đến việc đi lại của bà con thì chúng tôi không thể chấp nhận. Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương về tình trạng này, nhưng đến nay vẫn không thấy chuyển biến gì”.

Tương tự tại Tổ dân phố 5, một quả đồi rộng hàng ngàn mét vuông đang bị đào đứt làm đôi. Điểm khai thác này đã diễn ra nhiều năm nay với một lượng đất đã được khai thác vận chuyển đi nơi khác khá lớn. Thời điểm PV tiếp cận tại hiện trường có 6 xe ben mang BS tỉnh Đồng Nai liên tục ra vào chở đất.

Báo động tình trạng san gạt, khai thác đất trái phép tại Đạ Huoai

Bất chấp việc UBND tỉnh ban hành văn bản tạm ngưng thực hiện Quyết định số 1498, ngày 6/7/2017 “Ban hành quy định tạm thời về san gạt, cải tạo mặt bằng để sản xuất nông nghiệp, xây dựng công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, gần đây, tại huyện Đạ Huoai, nhiều cá nhân, doanh nghiệp vẫn ngang nhiên tiến hành san gạt, khai thác đất trái phép để trục lợi làm ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong dư luận.

Qua tìm hiểu, quả đồi đang bị “xẻ thịt” là của một người tên Thông. Trong vai một người đi mua đất san lấp mặt bằng, chúng tôi đã tiếp cận được với ông Thông. Theo như lời ông Thông, phần đất ông đang xây dựng nhà xưởng cũng thuộc quả đồi đang đào nhưng giờ đã được san phẳng. Nếu múc hết quả đồi này, chắc phải mất ít nhất gần 1 năm nữa.

Cùng đó, 2 điểm khai thác, san gạt đất khác tại Tổ dân phố 3 và nằm sát bên cạnh Quốc lộ 20 nhưng máy múc, xe ben vẫn liên tục hoạt động như chỗ không người. Mảnh đất nằm sát bên cạnh Tượng đài Liệt sỹ huyện Đạ Huoai đã bị cày xới, khoét sâu rộng hàng ngàn mét vuông. Còn điểm tại chân đèo Chuối, chiếc xe múc vô tư leo lên đỉnh đồi san gạt ăn sâu vào một quả đồi rộng lớn.

Cùng với thị trấn Mađaguôi, xã Hà Lâm là một trong những địa phương để xảy ra tình trạng khai thác đất đáng “báo động”. Bắt đầu từ khu vực giáp với thị trấn Mađaguôi đến trung tâm xã Hà Lâm có ít nhất 5 điểm san gạt, múc đất công khai nằm ngay bên cạnh Quốc lộ 20. Thực tế cho thấy, hầu hết xe chở đất tại các điểm này đều là xe của các doanh

nghiệp và tất cả đều không phủ bạt ngang nhiên chạy trên quốc lộ. Tuy nhiên khi làm việc với chúng tôi, ông Phạm Doãn Thành, Chủ tịch UBND xã Hà Lâm cho hay: “Những điểm múc đất anh đang đề cập là do người dân múc để làm nhà và các điểm tập kết trái cây. UBND xã đã nhiều lần nhắc nhở, nhưng rất khó để cấm. Như tôi được biết, thì họ đều đóng phí san gạt và phí môi trường cho cơ quan thuế của huyện.

Cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạmLiên quan đến hoạt động san gạt,

khai thác đất tại địa phương, PV đã có cuộc trao đổi với ông Phan Thanh Bình, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN - MT) huyện Đạ Huoai. Theo ông Bình, sau khi UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo tạm ngưng các hoạt động liên quan đến san gạt, cải tạo đất tại địa phương, trong đó có 5 điểm múc đất đã được huyện Đạ Huoai ban hành văn bản cấm hoạt động; đồng thời, Phòng TN - MT cũng đã ban hành hơn 10 văn bản tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra và quản lý hoạt động san gạt, múc đất trên địa bàn. Trong thời gian qua, nhiều trường hợp không tuân thủ

quy định đã bị cơ quan chức năng lập biên bản xử lý. “Do nhu cầu xây dựng ngày càng lớn, nên việc các cá nhân, doanh nghiệp vi phạm trong việc san gạt, múc đất là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng nên cơ quan chức năng rất khó kiểm soát. Ngoài việc trực tiếp kiểm tra, kiểm soát thì phòng cũng đã tham mưu cho lãnh đạo huyện phân công nhiệm vụ tới các xã, thị trấn để cùng thực hiện. Vì vậy, nếu các địa phương để xảy ra vi phạm thì phải chịu trách nhiệm chứ chúng tôi không quản lý hết được. Còn tình trạng xe chở đất không che bạt làm đường bụi bặm, trơn trượt là trách nhiệm của cơ quan công an” - ông Bình cho biết.

Như vậy, bên cạnh thị trấn Mađaguôi và xã Hà Lâm thì tại hầu hết các xã Đạ P’Loa, Phước Lộc, Mađaguôi, Đạ M’ri và thị trấn Đạ M’ri… tình trạng san gạt, khai thác đất trái phép vẫn diễn ra nhưng không được cơ quan chức năng can thiệp, xử lý. Trong khi chờ UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo tiếp theo, thiết nghĩ huyện Đạ Huoai cần thực hiện nghiêm theo văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, có biện pháp kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. HẢI ĐƯỜNG

Một điểm múc đất nằm bên cạnh Quốc lộ 20 (địa bàn xã Hà Lâm) ngang nhiên hoạt động. Ảnh: H.Đ

Doanh thu lên đến 3 tỷ đồng/ha rau liên kết

Công ty TNHH Sản xuất thương mại nông sản Phong

Thúy (Liên Nghĩa, Đức Trọng) vừa cho biết, tổng sản lượng

rau, củ, quả mà doanh nghiệp sản xuất liên kết theo tiêu chuẩn

VietGAP đạt 12.000 tấn/năm. Hạch toán doanh thu trung bình

từ 1 - 3 tỷ đồng/ha/năm. Hiện tại, Công ty Phong

Thúy đã mở rộng 130 ha diện tích rau, củ, quả sản xuất liên kết với 14 hợp tác xã, tổ hợp

tác, trang trại và 16 hộ gia đình, tập trung phần lớn trên 2 địa

bàn huyện Đức Trọng và huyện Đơn Dương.

Theo hợp đồng liên kết, bên công ty cung cấp giống, vật tư,

phân bón và hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn

VietGAP; bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Bên đơn vị liên kết đầu tư sản xuất theo kế hoạch của công ty; hưởng tất cả lợi nhuận từ sản

lượng thu hoạch. Được biết, với tổng sản lượng

12.000 tấn rau, củ, quả liên kết mỗi năm nói trên, Công ty

Phong Thúy xuất khẩu 10% sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,

khu vực ASEAN; 70% cung cấp hệ thống siêu thị trong nước; 20% bán ra thị trường tự do.

VŨ VĂN

Trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi

Ngày 19/11, tại Trường THCS Lộc Sơn, TP Bảo Lộc, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã

phối hợp với Qũy Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup tổ chức Lễ

trao học bổng Vingroup cho các em học sinh vượt khó học

giỏi trên địa bàn tỉnh.Trong năm học 2018 - 2019, Quỹ Thiện Tâm đã xét tài trợ học bổng có 59 HS - SV tỉnh

Lâm Đồng vượt khó học giỏi, gồm 7 sinh viên và 52 học

sinh. Số học sinh được nhận tiền đợt 1 là 41 em, với tổng

số tiền hơn 62 triệu đồng.Đối với học sinh nghèo học

giỏi, học bổng được Qũy Thiện Tâm cấp theo năm học, mỗi

em nhận 500 ngàn đồng/tháng (cả năm học là 4,5 triệu đồng/1 học sinh). Đối với sinh viên có

hoàn cảnh gia đình khó khăn, có kết quả học tập từ loại khá

trở lên, Quỹ Thiện Tâm cấp học phí cho cả năm học.

Ngoài ra, Quỹ còn xem xét cấp thêm học bổng cho một số trường hợp khó khăn đặc biệt

với mức 700 ngàn đồng/học sinh/tháng.

Học bổng Quỹ Thiện Tâm do Tập đoàn Vingroup hỗ trợ được thực hiện tại tỉnh Lâm

Đồng từ năm học 2017 - 2018. Đến nay, đã có rất nhiều HS - SV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó học giỏi được

nhận học bổng với tổng số tiền hàng trăm triệu đồng.

V.QUỲNH

Cần quan tâm xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đúng quy địnhNhằm góp phần giữ gìn, bảo vệ

môi trường sinh thái trong vùng sản xuất rau, đầu tháng 10/2018, HTX Thạnh Nghĩa (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương) được Sở Tài Nguyên - Môi trường Lâm Đồng trang bị một số thùng chứa rác thải bao bì thuốc BVTV sau

khi đã sử dụng ở các cánh đồng sản xuất rau thương phẩm của bà con xã viên. Tuy nhiên, do việc tuyên truyền, vận động bà con nông dân xử lý rác thải bao bì thuốc BVTV còn hạn chế, nên tình trạng đổ bỏ bao bì thuốc BVTV tràn lan trên đồng vẫn còn xảy ra, trong khi đó

thùng chứa đựng rác thải thì ở một nơi, bao bì thuốc BVTV sau khi đã sử dụng thì lại đổ một nẻo. Thậm chí, có thùng rác thải đã được trang bị hiện đang chìm dưới mương nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái...

Để góp phần giữ gìn vệ sinh môi

trường nông thôn ngày càng sạch đẹp, Ban Giám đốc HTX Thạnh Nghĩa cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bà con xã viên thực hiện nghiêm túc việc thu gom, xử lý các loại bao bì thuốc BVTV sau khi đã sử dụng đảm bảo đúng quy định. NGỌC THANH

8 THỨ TƯ 21 - 11 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Nguyễn Bình Thuận sử dụng đất tại xã Lộc Tân với các thông tin cụ thể như sau:

+ Thửa đất sô 330, diện tích 7.261 m2.+ Thửa đất sô 331, diện tích 1.450 m2.+ Mục đích sử dụng: Đất trồng cây lâu năm (CLN).+ Tờ bản đồ sô 29, xã Lộc Tân.+ Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Giấy CNQSD đất sô hiệu N 484590 được UBND huyện Bảo Lâm cấp cho hộ bà

Nguyễn Thị Anh Thi ngày 29/12/1998, sô vào sổ theo dõi cấp giấy: H 00219/QSDĐ.Năm 2004, hộ bà Nguyễn Thị Anh Thi sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông

Nguyễn Bình Thuận nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận bản gôc sô hiệu: N 484590 cho ông Nguyễn Bình Thuận quản lý và sử dụng.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo:Hộ bà Nguyễn Thị Anh Thi ở đâu đê nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn

phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện

truyên thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên thì đê nghị gửi thành đáp bằng văn bản vê Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm se lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Nguyễn Bình Thuận tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Kính gửi: Công an phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình DươngTôi tên: Nguyễn Thanh Hiên, sinh ngày 18/6/1976, CMND sô: 281105242 do Công

an Bình Dương cấp ngày 18/3/2011.Chỗ ở hiện nay: 61/9 khu phô Thắng Lợi 2, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình

Dương.Chỗ ở tạm trú: 109 đường GS1, khu phô Tây B, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh

Bình Dương.Vào ngày 25/10/2018, tôi có đi trên đoạn đường từ Quôc lộ 1A (Đại học Nông Lâm

TP Hồ Chí Minh) vê nhà tôi ở gần Siêu thị Big C Dĩ An (Quôc lộ 1K) tôi có đánh rơi một túi hồ sơ gồm một sô giấy tờ quan trọng. Trong đó gồm có:

1. 1 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XANH, Mã sô thuế: 5800467441, địa chỉ doanh nghiệp: 38C Khe Sanh, Phường 10, thành phô Đà Lạt, Lâm Đồng do tôi là người đại diện pháp luật, đứng chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên.

2. 1 giấy chứng nhận quyên sử dụng đất, quyên sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên trên đất mang tên: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XANH, thửa đất sô 03, tờ bản đồ sô ĐCCS sô 02, địa chỉ: Tiểu khu 333b, xã Pró, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Sô sổ: CA 006903, sô và sổ cấp GCN CT00379 do Giám đôc Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng thửa ủy quyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ký ngày 29/10/2015.

Nay tôi làm đơn cớ mất này, kính mong công an địa phương xác nhận để tôi bổ sung hồ sơ hoàn thiện các thủ tục xin cấp lại một sô giấy tờ nêu trên.

Xin trân trọng và cảm ơn!

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

THÔNG BÁO THAY ĐỔI VỊ TRÍ LÀM VIỆCThực hiện Quyết định sô 1903/QĐ-TCT ngày 31/10/2017 của Tổng cục Thuế vê

việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo mở rộng trụ sở làm việc của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng.

Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng thông báo kể từ ngày 19/11/2018, Cuc Thuế chuyển một sô phòng nghiệp vụ đến địa điểm làm việc mới thuê tại Ngân hàng Sacombank, 29 Hai Bà Trưng, Phường 6, thành phô Đà Lạt, gồm:

1. Tại tầng 4:- Phòng Kiểm tra thuế sô 2, điện thoại: 02633.533288;- Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân, điện thoại: 02633.533141.2. Tại tầng 6:- Phòng Thanh tra, điện thoại: 02633.833595;- Phòng Kiểm tra thuế sô 1, điện thoại: 02633.830234;- Phòng Kiểm tra nội bộ, điện thoại: 02633.510407.Cục Thuế trân trọng thông báo đến quý cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân biết liên

hệ công tác.

BẢO LỘC: Trường Tiểu học Trưng Vương đón Bằng đạt chuẩn Quốc gia mức độ II

Sáng 20/11, Trường Tiểu học Trưng Vương (Phường 1, TP Bảo Lộc) đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận “Trường Tiểu học đạt chuẩn Quôc gia mức độ II” và kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Vê tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc Lê Trọng Tuấn; đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng; cùng các phòng, ban chuyên môn và các trường học trên địa bàn TP Bảo Lộc.

Tiên thân của Trường Tiểu học Trưng Vương là Trường Cấp 1 - 2B B’Lao được thành lập vào năm 1989. Đến năm 1991, trường được đổi tên thành Trường Tiểu học Trưng Vương. Sau hơn 28 năm hình thành và phát triển, nhà trường đã dần khẳng định là một trong những “lá cờ đầu” trong bậc tiểu học của địa phương. Năm 2013, trường được công nhận đạt chuẩn Quôc gia mức độ I. Trường có 30 phòng học cùng các phòng bộ môn (tin học, âm nhạc, mỹ thuật và tiếng Anh) được xây dựng trong

khuôn viên rộng hơn 13.000 m2. Cùng với đó, trường có sân chơi, sân tập được thiết kế khá đồng bộ đảm bảo theo tiêu chuẩn trường học chuẩn, thân thiện (xanh - sạch - đep). Hiện, Trường Tiểu học Trưng Vương có 1.069 học sinh theo học tại 30 lớp, với 2 buổi/ngày. Toàn trường có 54 cán bộ, giáo viên, nhân viên, với 100% đạt trình độ chuẩn và hơn 90% đạt trình độ trên chuẩn.

5 năm liên, Trường Tiểu học Trưng Vương giữ vững danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Công đoàn vững mạnh xuất sắc” “Liên đội xuất sắc” và được Bộ GD - ĐT tặng Bằng khen. Cùng với đó, Chi bộ nhà trường 5 năm liên đạt “Trong sạch, vững mạnh”.

Với những thành tích đã đạt được chính là cơ sở để UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định công nhận Trường Tiểu học Trưng Vương đạt chuẩn Quôc gia mức độ II (giai đoạn 2018 - 2023). KHÁNH PHÚC

Phố có Thung lũng Hoa hồng... TIẾP TRANG 3

UBND thành phố Đà Lạt đưa tổng đài 1900.1067 vào phục vụ du khách

UBND thành phô Đà vừa có thông báo vê hoạt động tổng đài hỗ trợ khách du lịch. Theo đó, từ ngày 15/11/2018, thành phô Đà Lạt triển khai Đường dây nóng hỗ trợ du khách theo hình thức tổng đài 1900.1067. Với các chức năng: Ấn phím 1 để kết nôi trực tiếp với Công an thành phô Đà Lạt (Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành thành phô tiếp nhận thông tin phản ánh của khách du lịch). Ấn phím 2 để kết nôi trực tiếp với Trung tâm Thông tin và Hỗ trợ khách du lịch, của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, se được tư vấn, hỗ trợ thông tin vê du lịch Đà Lạt. Ấn phím 3 để kết nôi trực tiếp với Phòng Y tế thành phô Đà Lạt trong trường

hợp khẩn cấp cần hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn và chăm sóc y tế.

Như vậy, ngoài 3 sô điện thoại nóng đã được công bô để kịp thời nắm bắt và xử lý những phản ánh, kiến nghị của khách du lịch tại địa phương là 0912.903.178 (Phòng Văn hóa - Thông tin), 0912.903.707 (Phòng Kinh tế) và 0912.903.615 (Công an thành phô), nay du khách có thêm Tổng đài 1900.1067 để được tư vấn, hỗ trợ thêm khi đi du lịch Đà Lạt.

Ngoài ra, du khách cũng có thể gửi kiến nghị, góp ý cho ngành du lịch địa phương vê địa chỉ email [email protected].

NHẬT QUÂN

... Ông Đắt cải tạo đất, dựng lên nhà kính ban đầu trồng hoa hồng cắt cành. 10 năm sau, ông chuyển sang trồng hoa hồng tỉ muội. Từ năm 2014 đến nay, chuyển hẳn sang chuyên canh hoa hồng chậu ghép với thiết kế nhà kính hở. Cái tên Thung lũng Hoa hồng Đà Lạt ra đời ngay từ năm đầu đã tạo ra nhiêu bất ngờ thú vị cho khách du lịch và cả cư dân Đà Lạt.

Phóng viên dừng lại khá lâu ở khu vực hàng trăm mét vuông chăm sóc cây hoa hồng dại Đà Lạt dùng làm gôc ghép, trong đó có những cây 1 - 2 năm tuổi và có những cây gần 10 năm tuổi. Theo ông Đắt, hoa hồng dại Đà Lạt với bộ rễ hút khá nhiêu dinh dưỡng hàng ngày đưa lên nuôi cành ghép, rút ngắn thời gian kết nụ, nở hoa với màu sắc tươi lâu khi đưa xuông các vùng đồng bằng xứ nóng. Cụ thể, chọn cành hoa hồng dại (tường vi Đà Lạt) khỏe mạnh giâm xuông dưới lớp đất pha cát chừng một tháng sau ra rễ, đem bỏ vào chậu giá thể xơ dừa phôi trộn phân chuồng hoai mục và phân vi sinh, chăm sóc chừng 6 tháng sau đưa vào cắt cành ghép với mầm chồi từ các

chậu hoa hồng đầu dòng khai thác tại vườn. Nuôi dưỡng thêm 6 tháng nữa, cây ghép se lần lượt bung nụ, nở đêu những cánh hoa đưa vào kinh doanh, cung ứng cho thị trường.

Trong năm 2018, Thung lũng Hoa hồng thuộc Hẻm 2, đường Đặng Thái Thân, Đà Lạt của ông Trần Văn Đắt xuất vườn mỗi ngày từ 60 chậu đến 100 chậu, chia đêu bình quân thu lãi ước tính từ 5 - 6 triệu đồng/ngày. Nơi đây cũng là điểm tham quan miễn phí, chụp hình lưu niệm của khách địa phương và khách du lịch, ngày cao điểm thu hút lên đến cả trăm người. Trong đó có nhiêu đôi tác đặt hàng sản xuất hoa hồng chậu sô lượng lớn, ông Đắt ghi nhớ và trước mắt ký hợp đồng theo năng lực sản xuất hiện tại trên diện tích 10.000 m2. Dự kiến trong năm 2019, ông Đắt mở rộng thêm diện tích 8.000 m2 dưới chân đèo Mimosa Đà Lạt để tiếp tục nhân rộng hàng trăm giông hoa hồng chậu đa sắc màu nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước ngày càng gia tăng. VĂN VIỆT