kÕ ho¹ch hμnh ®éng kiÓm so¸t « nhiÔm cÊp ®Þa ph ¬ng · hoạch hành động kson môi...

17
Kim soát ô nhim ti các khu vc đông dân nghèo (PCDA) Quyn 1: Khung kÕ ho¹ch hμnh ®éng KiÓm so¸t « nhiÔm cÊp ®Þa ph¬ng Hà ni , 10 năm 2007

Upload: others

Post on 27-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA)

Quyển 1: Khung

kÕ ho¹ch

hμnh ®éng KiÓm so¸t

« nhiÔm cÊp ®Þa ph−¬ng

Hà nội , 10 năm 2007

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 2 -

Mục lục

A. MỞ ĐẦU 4

1.1. Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm 4

1.2. Giới thiệu Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm 5

1.3. Sơ đồ Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm 6

B. CẤU TRÚC VÀ KHÁI NIỆM CỦA KHUNG KHHĐKSON 6

1. Các yếu tố cần thiết để xây dựng KHHĐKSON môi trường 6

1.1. Các thực trạng 7

1.2. Thực trạng các văn bản pháp luật 8

1.3. Chính sách, tầm nhìn và mục tiêu 8

1.3.1. Thể chế 8

1.3.2. Chính sách 9

1.3.3. Xây dựng tầm nhìn 9

1.3.4. Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể 10

2. Các dự án và hành động 10

3. Tính toán chi phí cho các hành động đề xuất 12

4. Lựa chọn các ưu tiên 13

5. Tổ chức thực hiện 13

6. Thực hiện và giám sát/quan trắc 14

6.1. Chỉ số đánh giá (đầu ra và kết quả) 15

6.2. Thông tin phản hồi 15

C. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢN KHKSON MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG 15

1. Tóm tắt

2. Các yếu tố cần thiết để xây dựng KHHĐKSON môi trường

3. Các dự án và hành động

4. Tính toán chi phí cho các hành động đề xuất

5. Lựa chọn các ưu tiên

6. Tổ chức thực hiện

7. Thực hiện và giám sát/quan trắc

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 3 -

Danh mục các từ viết tắt

AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch/Bệnh AIDS BOD Nhu cầu oxy sinh hoá Bộ KHCN Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ NN&PTNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ TNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường CTR Chất thải rắn DANIDA Tổ chức phát triển quốc tế Đan Mạch DCE Chương trình hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường Đan Mạch DO Oxy hoa tanĐTM Đánh giá tác động môi trườngKSON Kiểm soát ô nhiễm môi trường NO2 Nitơ dioxit PCDA Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo PPCAP’s Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương PM Bụi lơ lửng QĐ Quyết định SO2 Sunphua dioxit TTg Thủ tướng UBND Uỷ ban nhân dân

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 4 -

A MỞ ĐẦU

Kiểm soát ô nhiễm (KSON) khu vực đông dân cư nghèo là 1 trong 5 hợp phần của chương trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường Việt Nam - Đan Mạch nhằm thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch Quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010. Chương trình này nhằm hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường (BVMT) ở các khu vực trọng điểm trong việc BVMT từ Trung ương tới cấp địa phương về các công cụ kinh tế và pháp lý, xã hội hoá, năng lực quan trắc cùng với những đóng góp khác có liên quan, hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đạt được thành quả Thiên niên kỷ, gắn chặt với Chiến lược tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo.

Một trong các hoạt động quan trọng nhất của hợp phần là Xây dựng khung kế hoạch hành động KSON môi trường cấp tỉnh/ các địa phương.

Trên cơ sở từ thực trạng ô nhiễm môi trường, công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường đặc biệt là báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện QĐ 328/2005/QĐ-TTg của các Bộ, ngành trung ương và các địa phương trong hơn 1 năm qua, nhóm tư vấn quốc tế và tư vấn trong nước tiến hành xây dựng Khung kế hoạch hành động KSON môi trường. Khung này nhằm giúp cho các địa phương xây dựng kế hoạch hành động KSON môi trường phù hợp, hiệu quả, khả thi và thống nhất trên phạm vi cả nước. Hướng dẫn thực hiện khung hành động cho từng địa phương được trình bày ở quyển 2.

Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm (KSON)

Tham khảo từ các khái niệm, định nghĩa của quốc tế và trên cơ sở Quyết định (QĐ) 328, công tác KSON áp dụng cả mục tiêu giảm thiểu và kiểm soát 1) Chất thải nói chung, 2) Chất thải rắn, 3) Chất thải y tế, 4) Chất thải nguy hại. Bên cạnh đó, chiến lược BVMT của Việt Nam trên nguyên tắc lấy việc phòng ngừa ô nhiễm là nhiệm vụ hàng đầu. Điều này có nghĩa công tác KSON gồm các nội dung và tuân theo cấp bậc ưu tiên như hình 1:

• Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ngay tại nguồn được ưu tiên hàng đầu;

• Khi không thể phòng ngừa ô nhiễm thì nên tái chế, tái sử dụng một cách an toàn đối với môi trường;

• Khi không thể phòng ngừa và tái chế, tái sử dụng thì nên xử lý theo cách an toàn đối với môi trường;

• Việc tiêu huỷ và thải ra ngoài môi trường chỉ nên sử dụng như là phương pháp cuối cùng và được tiến hành một cách an toàn đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Một cách an toàn đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

Như vậy, KSON môi trường thường đựoc gọi tắt là KSON (tiếng Anh là Pollution control) được hiểu một cách tổng quát là sự tổng hợp các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm xảy ra, hoặc khi có sự ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ được nó.

Phòng ngừa và giảm thiểu

Tái chế và tái sử dụng

Xử lý

Tiêu huỷ

Hình 1. Nội dung và Cấp bậc ưu tiên công tác KSON môi trường

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 5 -

Các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ phải được áp dụng với cấu trúc có sẵn, đó chính là thể chế, luật pháp, chính sách văn bản, tiêu chuẩn, quy định, các giải pháp công nghệ, các công cụ kinh tế, đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường…

Giới thiệu về khung kế hoạch hành động KSON

Cơ sở pháp lý cho công tác KSON môi trường ở Việt Nam là Luật Bảo vệ môi trường. Hỗ trợ cho Luật BVMT là Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Chiến lược đã đưa ra hàng loạt các hành động, trong đó có những hành động về kiểm soát ô nhiễm môi trường, tiếp đến là QĐ 328. Mối liên hệ giữa Luật, Chiến lược và Quyết định 328 được thể hiện trong Hình 2:

Hình 2. Mối liên hệ giữa Luật BVMT, Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia, Các hành động đã được đề xuất, Quyết định số 328, và Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường cấp địa

phương (PPCAP’s).

QĐ 328 yêu cầu 64 tỉnh/thành phố, tùy thuộc vào thực trạng của mỗi địa phương cần có các hành động nhằm đạt được các mục tiêu của QĐ. Như vậy là cần thiết phải có một Kế hoạch Hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường ở địa phương, để xác định những lĩnh vực, những vấn đề mà mỗi địa phương cần giảm thiểu ô nhiễm và đóng góp vào mục tiêu chung của quốc gia theo QĐ 328. Điều đó dẫn đến việc cần thiết phải xác định ngay những vấn đề ô nhiễm đặc biệt, điển hình của mỗi địa phương, tính toán được khối lượng các nguồn thải khác nhau, đề xuất các khu vực/lĩnh vực cần giảm thiểu, kiểm soát, và cơ bản nhất là chỉ ra được mức độ chi tiết các hoạt động cụ thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm này được xây dựng nhằm hỗ trợ các địa phương trong việc thiết lập kế hoạch theo mẫu tiêu chuẩn. Đối với 4 tỉnh của Hợp phần (PCDA): Thái Nguyên, Hà Nam, Quảng Nam và Bến Tre sẽ được hỗ trợ để xây dựng thí điểm kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường địa phương, một cách tiếp cận tập trung nhanh chóng nhằm có được PCAP’s cùng với các dự án ưu tiên. Các dự án ưu tiên phải mang đến lợi ích rõ ràng cho sức khỏe người dân, kết hợp với các mục tiêu của QĐ 328, sẵn sàng cho việc thực hiện nhằm khai thác có hiệu quả từ sự hỗ trợ của DANIDA. Bài học kinh nghiệm thu được từ 4 tỉnh của Hợp phần liên quan đến việc xây dựng Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm sẽ được dùng để diều chỉnh lạii Khung kế hoạch hành động và Hướng dẫn cho phù hợp và quan trọng hơn nữa là được Cơ quan Trung ương phổ biến cho các tỉnh còn lại trong việc xem xét những mục tiêu quan trọng cũng như tiến độ thực hiện.

Luật Bảo vệ môi trường

Chiến lươc bảo vệ môi trường

quốc gia

Hành động đề xuất trong chiến lược

Quyết định 328 về KSON

Kế hoạch hành động KSON cấp địa phương

Kế hoạch

hành động QQuuyyếếtt đđịịnnhh

332288

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 6 -

Sơ đồ cấu trúc khung kế hoạch hành động KSON Hình 3. Thể hiện các thành tố cơ bản của khung để miêu tả cấu trúc và nội dung của kế hoạch hành động KSON .

(Hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch hành động KSON được trình bày chi tiết ở quyển II)

Hình 3. Khái niệm tổng quát về Khung kế hoạch (bao gồm các thành tố của Kế hoạch hành động

kiểm soát ô nhiễm môi trường, và cầu trúc hóa báo cáo). Mỗi ô dưới đây tượng trưng cho một phần chính trong Khung kế hoạch hành động KSON và Hướng dẫn xây dựng kế hoạch KSON. Khi đề cập tới phần nào thì ô tương ứng được bôi đậm để người đọc tiện theo dõi.

B. CẤU TRÚC VÀ KHÁI NIỆM CỦA KHUNG KẾ HOẠCH HĐKSON

1. Các yếu tố cần thiết để xây dựng kế hoạch HĐKSON môi trường Các yếu tố cần thiết bao gồm thực trạng môi trường nền, các vấn đề ô nhiễm môi

trường, Luật môi trường, các quy định, các chính sách môi trường, tầm nhìn và mục tiêu như tại Hình 3 ở trên. Những yếu tố này thay đổi theo thời gian. Một cách lý tưởng là thực trạng nền hướng tới thải lượng ô nhiễm được cải thiện, phông môi trường và

Thực trạng nền

Những phản hồi

Thực trạng các văn

bản pháp

Tầm nhìn, mục tiêu và chính sách

Xây dựng các hành động hay các dự án nhằm cải thiện môi trường

Lựa chọn những hành động ưu tiên theo tầm quan trọng, chi phí, thời

gian và định hướng

Tính toán chi phí để xây dựng mỗi hành động

Tổ chức thực hiện

Thực trạng

Dự án và hành động

Thực hiện và giám sát

Thực hiện và giám sát

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 7 -

tiêu chuẩn môi trường luôn được điều chỉnh và cải thiện, và các chính sách, định hương luôn đi đôi với nhu cầu của địa phương, các cấp lãnh đạo và những bên liên quan.

1.1. Các thực trạng

- Miêu tả thực trạng môi trường nền nhằm biết được trạng thái hiện tại về môi trường để có thể tính được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện hành động kiểm soát.

- Kế hoạch hành động KSON cấp địa phương cần miêu tả, đánh giá thực trạng môi trường nền, đây là bước đầu tiên mà dựa vào đó xác định tất cả

các mục tiêu và kế hoạch quan trắc trong tương lai. Các miêu tả và đánh giá nên tập trung vào : các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, bản đồ địa lý địa phương. Thông số kinh tế - xã hội bao gồm mật độ dân số, sức khoẻ và đói nghèo, Nguồn thải gây ô nhiễm; thải lượng ô nhiễm; trạng thái và mức độ ô nhiễm so với tiêu chuẩn môi trường; các đối tương (vùng, người) bị tác động ô nhiễm; mức độ bị tác động. Bất kỳ những thay đổi nào trong điều kiện tự nhiên sau đó cũng sẽ được miêu tả và đánh gía so với thực trạng môi trường nền.

Đối với nước thải, việc miêu tả thực trạng nền sẽ được sử dụng để đánh giá các hành động trong tương lai và nước ô nhiễm. Lượng nước xả thải sẽ được đánh giá cùng với các thông số gây ô nhiễm (đặc biệt là BOD, N, P). Nếu các nguồn ô nhiễm tập trung gồm có các nhà máy lớn xã thải các kim loại nặng, các chất thuộc lĩnh vực hoá dầu…cần được đánh giá bởi các chuyên gia.

Thực trạng hệ thống xử lý nước thải hiện thời sẽ được miêu tả và đánh giá mức độ hiệu quả cũng như mức độ ô nhiễm từ việc xả thải.

Tiếp đến là đánh giá mức độ cải thiện xử lý nước thải nhằm đáp ứng chất lượng xả thải để phù hợp với Luật Tài nguyên nước Việt Nam (1998) và kết quả đạt được.

Đối với ô nhiễm không khí, các nguyên tắc đánh giá áp dụng cũng như đối với nước thải, ngoài các thông số như bụi lơ lửng (PM), SO2, CO,và NO2 thải vào không khí ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, còn cần quan tâm tới các khí đặc thù khác tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

Đối với việc thu gom CTR cần tập trung vào việc phát sinh CTR nhằm xác định được vị trí và lượng CTR không được thu gom. Đối với chất thải y tế cần phải xác định được số lượng và các khu vực chưa có dịch vu thu gom và xử lý. Cuối cùng đối với chất thải nguy hại, cần phải xác định được tất cả các nguồn thải có quy mô lớn bao gồm cả việc mô tả từng nguồn và số lượng.

Việc miêu tả thực trạng môi trường nền bao gồm những nhân tố cần thiết và c ác mức độ chi tiết khác nhau cho thấy hiện trạng và các vấn đề môi trường gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều quan trọng là thực trạng môi trường nền bước đầu nên tập trung vào các vấn để ưu tiên để tránh không sa lấy vào vào quá nhiều chi tiết khác gây quá tái và không xác định được rõ các vấn đề cần thiết nhất. Bằng cách này kế hoạch hành động sẽ dần dần được mở rộng và cải thiện khi các nguồn lực được tăng cường. Mặt khác cũng chỉ ra những tác động lên môi trường (sức khỏe, nguồn nước.v.v). Nếu thực trạng môi trường nền tiếp tục theo hướng này sẽ giúp ích cho việc xác định khu vực ưu tiên cần kiểm soát và loại cần kiểm soát nhất. Hợp phần Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân đang trong tiến trình thực hiện đánh giá nhanh các nguồn ô nhiễm cho 4 tỉnh: Thái Nguyên, Hà Nam, Quảng Nam và Bến Tre và kinh nghiệm này có thể sẽ hữu ích cho cả 64 tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc.

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 8 -

Việc sử dụng chủ yếu những thông tin, dữ liệu đã có cần được khuyến khích. Các thông tin, dữ liệu cần thu thập thêm trong trường hợp thiếu, gây cản trở việc đưa ra quyết định.

1.2. Thực trạng các văn bản pháp luật

Ở mục này cần nắm vững và tổng hợp được những văn bản pháp luật đã có ở cấp Trung ương và cấp địa phương liên quan, bao gồm : Các Luật; Nghị quyết, Nghị định; Quyết định; Thông tư; Tiêu chuẩn; Hướng dẫn … Trong đó đặc biệt quan tâm và bám sát tới các mục tiêu của QĐ 328, ưu tiên đối với các kế hoạch ngắn hạn, trong quyển Hướng dẫn sẽ trình bày cơ sở pháp lý đầy đủ hơn đối với các kế hoạch trung và dài

hạn. Quyết định 328 có 4 mục tiêu: Mục tiêu A1 là xử lý (hoặc ngăn ngừa) 70% tất cả các nguồn thải (lỏng, rắn, khí và đất); Mục tiêu A2 là thu gom 90% tất cả chất thải rắn phát sinh; Mục tiêu A3 là xử 100% chất thải y tế; Và mục tiêu A4 là xử lý(hoặc ngăn ngừa) 60% chất thải nguy hại trước năm 2010.

Để xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động KSON, các địa phương cần đánh giá:

1) Hiện trạng tổ chức và thực hiện các văn bản pháp luật;

2) Làm rõ những khó khăn, tồn tại của hệ thống văn bản pháp luật;

3) Xác định những văn bản còn thiếu cần bổ sung để phục vụ cho việc đạt được mục tiêu KSON.

1.3. Chính sách, tầm nhìn và mục tiêu

Tầm nhìn, mục tiêu và chính sách là những vấn đề cuối trình bày trong phần 3 – Các thực trạng. Các vấn đề này đặc biệt quan trọng khi đưa ra tầm nhìn và chính sách quyết định để xử lý vấn đề ô nhiễm. Địa phương sẽ chuyển tải luật và chính sách cấp trung ương để thực hiện ở địa phương.

1.3.1. Thể chế

Vấn đề về thể chế ở đây chủ yếu tập trung vào việc xác định tổ chức, đơn vị quản lý hoặc điều phối từng lĩnh vực cụ thể ở các địa phương. Ví dụ đối với quản lý nước, một trong những vấn đề nhạy cảm nhất của kiểm soát ô nhiễm, hiện tại được quản lý bởi nhiều tổ chức có liên quan tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Vì vậy, để quản lý tốt các nguồn nước, các địa phương cần có những thể chế trách nhiệm rõ ràng.

Các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương phối hợp thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường quốc gia nêu trong QĐ 328 bao gồm: Bộ NN và PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ Thuỷ sản (nay được ghép vào Bộ NN và PTNT) , Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp (nay được ghép vào Bộ Công Thương), Bộ TNMT, Bộ KHCN, Bộ KHĐT, UBND và Bộ Văn hoá thông tin và du lịch.

Việc phân công trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan đến kiểm soát nguồn ô nhiễm hay kế hoạch hành động là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo sự hợp tác và phối hợp liên ngành. Ưu điểm của nó là liên kết được cá nhân/cơ quan ra quyết định với một hành động cụ thể chứ không phải là truy tìm một thành phần ô nhiễm riêng biệt từ nhiều nguồn, nhiều đơn vị. Đối với một vấn đề có thể có nhiều cơ quan cùng tham gia giải quyết, phải có sự phân cổng trách nhiệm tại mỗi địa phương do hiểu rõ vấn đề cùng các giải pháp có liên quan.

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 9 -

1.3.2. Chính sách

Chính sách môi trường tại Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong khung kế hoạch này chỉ tập trung vào các chính sách kiểm soát ô nhiễm nhằm đạt được các mục tiêu mà ở mỗi địa phương đưa ra.

Các chính sách này thường tập trung vào:

• Việc ngăn ngừa ô nhiễm bằng cách xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc, bao gồm cả việc xây dựng những tiêu chuẩn rõ ràng đối với những thông số ô nhiễm;

• Xây dựng những chính sách kinh tế liên quan tới môi trường;

• Tập trung vào việc khai thác nguồn tài nguyên, quá trình sản xuất. vận chuyển lưu trữ, xử lý chất thải và hệ thống tiêu huỷ an toàn;

• Xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn tại nguồn;

• Đặc biệt lưu ý tới nguồn ô nhiễm hoá học, phóng xạ và các chất gây ô nhiễm sinh học;

Tầm nhìn chính sách môi trưòng nhằm phòng ngừa ô nhiễm:

• Đẩy mạnh năng lực quản lý, đầu tư, cưỡng chế và các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải nguy hại;

• Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục công tác phòng ngừa ô nhiễm cho cộng đồng;

• Quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững khu sinh thái và đô thị nông thôn;

• Áp dụng công nghệ sạch đối với công nghệ mới hoặc phải có những thiết bị giảm ô nhiễm và hệ thống xử lý chất thải phù hợp;

• Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và/hoặc công nghệ cụ thể/phù hợp để xử lý ô nhiễm môi trường;

• Đảm bảo việc áp dụng tiêu chuẩn môi trừơng để tiếp cận với các tiêu chuẩn từ các quốc gia khác trong khu vực.

Việc xây dưng hành động theo khung kiểm soát ô nhiễm nên phù hợp với tầm nhìn/định hướng quốc gia.

1.3.3. Xây dựng tầm nhìn

Tầm nhìn là hình ảnh chỉ dẫn tới sự thành công. Tầm nhìn có thể đưa ra những kỳ vọng, những mong muôn và hiệu quả mà mỗi địa phương cần đạt được hoặc mơ ước hiện thực hoá nó trong một ngày nào đó hoặc những mục tiêu khi thực hiện công tác KSON.

Tầm nhìn là nền tảng quan trọng nhất để từ đó đưa ra các mục tiêu. Điều kiện tiên quyết để xây dựng tầm nhìn là những thông tin về hiện trạng môi trường và tiềm năng thực tế của địa phương có liên quan đến năng lực và tài nguyên.

Tầm nhìn phải cung cấp được nội dung mà địa phương phải đạt được trong 5 năm hoặc 10 năm nữa. Nó đưa ra ý tưởng của một môi trường tương lai lý tưởng cho địa phương, nhưng cần làm rõ ở đây là miêu tả về tương lai chứ không miêu tả cách thức địa phương đạt được trong tương lai đó.

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 10 -

Khi xây dựng tầm nhìn yêu cầu phải có sự tham gia đầy đủ của các cơ quan và cá nhân liên quan.

Khi tầm nhìn đó đã được hình thành và thông qua, nó luôn được trình bày cùng với mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể tương ứng.

1.3.4. Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu chung : Khi xây dựng mục tiêu chung phải đảm bảo theo đúng định hướng từ tầm nhìn. Mục tiêu phải đại diện cho một lĩnh vực nhất định mà kế hoạch hành động KSON môi trường sẽ tập trung để đạt được tầm nhìn. Sẽ có rất nhiều mục tiêu, tuy nhiên số lượng ở mỗi bản kế hoạch hành động KSON môi trường của địa phương chỉ nên có tối đa 5 - 6 mục tiêu.

- Mục tiêu cụ thể : Mỗi mục tiêu chung sẽ được chi tiết, cụ thể hoá thành một vài mục tiêu cụ thể từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn. Mục tiêu cụ thể nên ở mức vừa phải, dễ quản lý về mặt thời gian hay các chỉ số hoạt động khác và nằm trong phạm vi có thể đạt được. Để thực hiện được mục tiêu cụ thể phải xây dựng và triển khai nhiều hoạt động cần triển khai đồng thời cả hai hướng độc lập và liên kết.

2. Các dự án và hành động

Dưới đây là Bảng 1 nêu ra ví dụ về một số hành động, mỗi hành động đều góp phần cải thiện và kiểm soát tình hình ô nhiễm, nếu chúng được lựa chọn trong bối cảnh kết hợp với các hành động khác. Hàng loạt các hành động được liệt kê trong quyển 2 nhằm mục đích thiết lập danh mục các dự án có ý nghĩa đối với từng địa phương. Cân lưu ý rằng, danh mục các dự án ưu tiên của địa phương này có thể không phù hợp với các địa

phương khác. Do vậy tại thời điểm ban đầu địa phương không cần thiết phải lập 1 danh mục đầy đủ mà nên xây dựng 1 danh mục xác định các ưu tiên cụ thể ở từng thời điểm. Điều quan trọng là nếu thực hiện đồng thời hàng loạt các hành động mà không có sự tuân thủ theo một trình tự đã được xắp xếp trong một qui trình thì sẽ không mang lại hiệu quả cho kiểm soát ô nhiễm môi trường, đã có nhiều ví dụ minh chứng về việc này. Ví dụ, nếu chỉ thực hiện ĐTM mà không kiểm tra, giám sát, hoặc nếu chỉ quan trắc môi trường mà các thông tin thu thâp được không được sử dụng ngay để tăng cường hoặc triển khai các hoạt động khác thì sẽ kém hiệu quả hoặc thậm chí không hiệu quả đối với kiểm soát ô nhiễm, điều đó có nghĩa là ta đã đầu tư kém hiệu quả. Hơn nữa, quan trọng là các hành động được xây dựng sẽ thực hiện tốt và đầy đủ chức năng dưới tình hình cụ thể ở địa phương.

Sự liên kết các mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể tới các hoạt động cụ thể được trình bày trong bảng 2 dưới đây:

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 11 -

Bảng 1. Ví dụ về một số hành động có thể được thực hiện ở cấp địa phương nhằm kết hợp với các yêu cầu của Quyết định số 328

LĨNH VỰC VÀ HOẠT ĐỘNG

CÁC QUY ĐỊNH Hoàn thiện hệ thống ĐTM hiện thời Hoàn thiện các hướng dẫn ĐTM Cấp phép cho các nhà tư vấn ĐTM Tuân thủ hậu ĐTM Đánh giá tích luỹ

VỀ LẬP KẾ HOẠCH

A. Tăng cường các công cụ của ĐTM

B. Lập kế hoạch liên quan tới các ngành

CÔNG TÁC THỰC HIỆN

A. Ngành công nghiệp

B. Ô nhiễm không khí C. Chất thải rắn (Quyết định 328 mục tiêu A2: thu gom 90% chất thải rắn) D. Chất thải nguy hại (Quyết định 328 mục tiêu A4: xử lý 60% tất cả chất thải nguy hại) E. Chất thải y tế (Quyết định 328 mục tiêu A3: xử lý 100% chất thải y tế)

F. Xử lý nước thải đô thị

G. Ngành nông nghiệp

QUAN TRẮC/GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

A. Xử lý nước thải

B. Ô nhiễm không khí

C. Chất thải rắn

D. Tái chế, tái sử dụng chất thải

E. Chất thải nguy hại

F. Chất thải y tế

G. Xử lý nước thải đô thị

H. Thuốc trừ sâu

I. Ngành nông nghiệp

CHÍNH SÁCH VÀ LUẬT PHÁP

Các văn bản, tiêu chuẩn còn thiếu

HÀNH CHÍNH A. Thưởng và phạt B. Phí xả thải, phí dịch vụ môi trường C. Phục hồi môi trường

PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

A. Hướng dẫn cộng đồng B. Tuyên truyền và giáo dục

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 12 -

Bảng 2. Việc thiết lập các dự án, hoạt động dựa trên các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể

3. Tính toán chi phí cho các hành động đề xuất Việc tính toán và đánh giá các yếu tố tài chính liên quan tới việc thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm nhằm đạt được mục tiêu và phù hợp với khả năng tài chính cho phép là vấn đề quan trọng. Đây có thể là công việc khó do thực hiện các phương pháp và giả định khác nhau để tính toán chi phí thậm chí trong những điều kiện tương đồng.

Việc phân tích chi phí- lợi ích sẽ khó hơn do phải chứng minh tính hiệu quả của việc đầu tư vào môi trường cao nhiều hơn là những chi phí bỏ ra (ví dụ đánh giá giá trị kinh tế của nguy cơ sức khoẻ cộng đồng-chất lượng môi trường), việc phân tích này phải được thực hiện bởi những chuyên gia giỏi như là 1 phần của việc đầu tư.

Tuy nhiên điều quan trọng là ngay từ bước đầu tiên phải lập được kế hoạch ở cấp độ đơn giản để đảm bảo các hành động ngắn hạn được ưu tiên trước các kế hoạch dài

BẢNG 2. MẪU BIỂU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ

Kế hoạch 1 năm Kế hoạch 5 năm Kế hoạch10-20 năm

Thời gian Tỉnh

Tầm nhìn và mục tiêu chung:

Mục tiêu cụ thể:

Hoạt động:

Kết quả dự kiến:

Chỉ tiêu đánh giá kết quả/đầu ra:

Phương pháp xác minh và giám sát đề xuất :

HÀNH ĐỘNG ĐỀ XUẤT

Miêu tả hành động (sản phẩm):

Đầu vào (Tạo môi trường): Nguồn nhân lực: Yêu cầu tài chính: Nguồn tài chính: Thiết bị: Điều kiện:

Thực tế khác: Cơ quan chủ quản: Phối hợp liên ngành: Cam kết / Thỏa thuận:

Đánh giá và ưu tiên:

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 13 -

hạn. Nhiều hành động ở cấp địa phương sẽ bị giới hạn về mặt tài chính do vậy nếu có ưu tiên rõ ràng thì sẽ không cần phân tích hoặc đầu tư cơ sở hạ tầng phức tạp. Mà kiểu tiếp cận như thế này cần hướng dẫn bao gồm một danh mục các yếu tố quan trọng để tính toán chi phí do vậy các chuyên gia có liên quan cần xây dựng phương pháp tiếp cận để thiết lập danh mục các chi phí.

Vấn đề về chi phí do vậy được chia ra làm 3 loại: 1) Vốn- chi phí vận hành và bảo dưỡng; 2) Phân tích chi phí lợi ích; 3) Tài chính. Ba loại này sẽ được trình bày chi tiếu trong quyển Hướng dẫn.

4. Lựa chọn các ưu tiên Dựa trên những vấn đề được nêu ra, việc xác định các nội dung ưu tiên sẽ được thực hiện. Trong số tất cả các nội dung về kiểm soát ô nhiễm được đặt ra, người lập kế hoạch phải nhận định được những vấn đề cấp bách căn cứ vào thực trạng ô nhiễm môi trường, năng lực tài chính để thực hiện, các định hướng chính sách, chiến lược và tầm nhìn, các quyết định liên ngành.

Sau khi xác định được những vấn đề ưu tiên và các hành động đã được thiết lập, các nhà lập kế hoạch có thể “ưu tiên hoá” vấn đề dựa vào 3 nhóm sau:

Chương trình kế hoạch 1 năm (ngắn hạn);

Chương trình kế hoạch 5 năm (trung hạn);

Chương trình kế hoạch 10-20 năm (dài hạn).

Trên cơ sở những thay đổi, biến động trong hoàn cảnh thực tiễn, các ưu tiên sẽ được điều chỉnh. Ví dụ như : tình trạng môi trường xấu đi, được bổ sung nguồn tài chính để thực hiện, hoặc thiếu kinh phí, các vấn đề về chủ trương…Đầu tiên kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm địa phương dự kiến ít nhất sẽ đợc duyệt lại hàng năm. Khi mà kinh nghiệm và kiến thức về hiện trạng môi trường được nâng cao sẽ có thể có kế hoạch 2-3 năm trước khi xem xét các kế hoạch trung và dài hạn bên cạnh việc lập kế hoạch hàng năm.

Việc ưu tiên hoá sẽ tiến hành ở 2 bước: Bước đầu tiên là tại nhóm lập kế hoạch liên ngành tại địa phương. Sau khi xây dựng dự án nhóm sẽ đánh giá và cho điểm từng dự án theo Bảng câu hỏi lựa chọn ưu tiên bao gồm các vấn đề sau: 1) Ảnh hưởng; 2) Khả năng tài chính; 3) Yếu tố kỹ thuật; 4) Mặt bằng xây dựng; 5) Sự phù hợp của địa điểm; 6) Sự ủng hộ của công chúng; 7) Vốn; 8) Khả năng thành công; 9) Tình nguyện viên; 10) Vận hành và bảo dưỡng; 11) Bao gồm kiểm tra chéo và các vấn đề khác theo yêu cầu tài chính/kế hoạch của chính phủ.

Bước 2 là một bộ các tiêu chí sàng lọc phù hợp với yêu cầu tài chính. Hầu như tất cả các đơn vị tài trợ, nhà đầu tư, ngân hàng đều có tiêu chí của riêng họ mà ta phải tuân theo nếu muốn nhận được tài trợ. Tuy nhiên Bảng lựa chọn câu hỏi ưu tiên sẽ là cơ sở vững chắc để cân bằng các tiêu chí, phương pháp này xây dựng một quy trình tự động để đánh giá dự án. Quy trình này cần được cải thiện liên tục, đặc biệt nhóm lập kế hoạch tại địa phương phải đủ khả năng cải thiện quy trình để không những xây dựng dự án mà còn đàm phán với các nhà đầu tư.

5. Tổ chức thực hiện

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 14 -

Sau khi các hành động đã được lựa chọn và xếp theo thứ tự ưu tiên, tiếp theo sẽ tập hợp thành Kế hoạch hành động. Trong đó sẽ bao gồm nhiều hành động được mô tả chi tiết như biểu mẫu thể hiện ở bảng 2 do nhiều tổ chức/đơn vị thực hiện, một kế hoạch hành động là một văn bản quan trọng để kết nối hành động của nhiều ngành trước, trong và sau khi thực hiện. Một kế hoạch hành động sẽ cần được điều chỉnh hàng năm như đã đề cập ở

trên, khi các ưu tiên và phạm vi cần được xem xét lại dựa trên thực trạng phát triển của năm trước.

Kế hoạch hành động là văn bản trình bày một cách khoa học việc xác định vấn đề trong thực trạng nền (tải lượng ô nhiễm từ nguồn tập trung và phân tán, các điểm nóng…), tầm nhìn của địa phương về viễn cảnh tương lai (1 năm, 5 năm, 10 năm), tập trung vào mục tiêu chung. Mục tiêu cụ thể có thời gian hoàn thành nhằm xây dựng dự án và các hành động đề xuất. Cuối cùng kế hoạch hành động sẽ bao gồm 1 danh sách dài các dự án đề xuất và một danh sách ngắn từ 4-6 dự án ưu tiên. Đặc biệt những dự án ưu tiên phải được trình bày rõ ràng, chất lượng và hiệu quả của dự án ưu tiên nhằm đóng góp để đạt được mục tiêu quốc gia trong Quyết định 328.

Bản kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm địa phương phải tổng kết được tài chính và chi phí O&M cần thiết trong giai đoạn kế hoạch cụ thể (quí hoặc năm v..v) cũng như trong nguồn nhân lực và các nhu cầu khác của đơn vị (ví dụ như trang thiết bị) nhằm đảm bảo rằng kế hoạch này hợp lí, thực tiễn và có thể hoàn thiện. Khi tìm ra hạn chế giữa những nguồn lực có sẵn hiện tại và nguồn lực cần thiết trong quá trình tiến hành thì cần đưa ra những đề xuất nhằm giải quyết thiếu hụt đó.

Tất cả những bước chi tiết sẽ được trình bày trong Hướng dẫn.

6. Thực hiện và giám sát/quan trắc Nhằm thực hiện thành công kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường các địa phương cần xây dựng các giải pháp khả thi - các hành động trong kế hoạch hành động được tổng hợp ở trên chính là các giải pháp.

Các giải pháp cần được thực hiện theo ưu tiên và tập trung vào các vấn đề sau:

• Luật, cơ chế và chính sách;

• Giải pháp cơ sở hạ tầng bao gồm công nghệ phù hợp;

• Hỗ trợ nguồn lực;

• Cưỡng chế;

• Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.

Kết hợp với việc xây dựng giải pháp thực hiện, kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường địa phương nên xác định rõ trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm tới từng đơn vị (phân cấp kiểm soát ô nhiễm) và công cụ cần thiết để thực hiện các hành động và dự án một cách hiệu quả.

Việc thực hiện từng hành động phải đi đôi với giám sát. Như trong Bảng 2 mục 2 Mẫu kế hoạch dự kiến ở phần trên, các chỉ số đánh giá, phương tiện xác định và giám sát phải được đưa ra trong quá trình xây dựng từng hành động.

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 15 -

6.1. Chỉ số đánh giá (đầu ra và kết quả)

Chỉ số đầu ra sẽ đánh giá mức độ hoàn thành của một hành động trong khi chỉ số kết quả sẽ đánh giá ảnh hưởng của hành động đó. Đầu ra và kết quả sẽ liên quan tới mục tiêu và hành động thực hiện , (xem chương 3 quyển 2 Hướng dẫn).

6.2. Phản hồi

Kinh nghiệm đạt được từ việc thực hiện từng hành động hoặc hành động liên quan nên được sử dụng để phản hồi vào quá trình giám sát. Khi đề xuất các hành động thì mỗi hành động phải có ít nhất một chỉ số đánh giá đầu ra và mỗi nhóm hành động (liên quan tới một mục tiêu) phải có ít nhất một chỉ số đánh giá kết quả.

C. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH HĐKSON MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG Dựa trên cấu trúc và khái niệm khung kế hoạch đã đề cập ở trên. Kế hoạch hành

động kiểm soát ô nhiễm môi trường cấp địa phương nên được xây dựng dựa trên các nội dung dưới đây. Đây là một bản danh mục khá đầy đủ các tiêu đề trong mỗi chương như đã trình bày ở trên, nhưng điều này không có nghĩa là đã đầy đủ đối với từng địa phương. Trong danh sách này từng địa phương cần chọn ra những mục thực tiễn và ưu tiên nhất đối với từng mục đích cụ thể của họ ở những từng thời điểm trong kế hoạch. Đặc biệt trong những năm đầu nên có một kế hoạch đơn giản nhưng đầy đủ hơn là một kế hoạch hoàn thiện nhưng thiếu logic và thực tế. Mỗi kế hoạch nên có một đầu vào đối với mỗi chương của kế hoạch nhưng cơ bản là phù hợp với quyết định 328.

1. Tóm tắt 1.1. Phù hợp với các văn bản pháp quy

1.2. Thực trạng của địa phương và khả năng đáp ứng

1.3. Tóm tắt về kế hoạch hành động của địa phương

2. Các yếu tố cần thiết để xây dựng KHHĐKSON môi trường 2.1. Các thực trạng

2.1.1. Môi trường tự nhiên

o Đặc điểm địa lý

o Địa hình,

o Khí hậu, thuỷ văn, bản đồ vị trí địa lý

2.1.2. Thực trạng kinh tế - xã hội

o Dân số

o Tình hình kinh tế- xã hội và phát triển

o Sức khỏe

o Đói nghèo

2.1.3. Thực trạng môi trường

o Không khí

o Nước

o Đất

o Sinh thái

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 16 -

o Chất thải rắn

o Chất thải y tế

o Chất thải nguy hại

o Khác

2.1.4. Các thực trạng công tác kiểm soát ô nhiễm

o Công tác điều tra, giám sát

o Quan trắc môi trường

o Đánh giá tác động môi trường và các công cụ khác

o Sản xuất sạch

o Kiểm kê, kiểm toán

o Xử lý ô nhiễm không khí

o Xử lý chất thải công nghiệp

o Trình độ công nghệ

o Nghiên cứu khoa học

o Xử lý nước thải

o Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị

o Xử lý chất thải rắn nguy hại

o Xử lý chất thải y tế

o Tuyên truyên giáo dục

o Tham gia của công đồng

2.2. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật

o Các văn bản pháp luật cấp Trung ương

o Các văn bản pháp luật cấp địa phương

o Những tồn tại và bất cập

o Các đề xuất bổ xung hoàn thiện

2.3. Chính sách, tầm nhìn và mục tiêu

2.3.1 Thể chế

2.3.2. Chính sách

2.3.3. Xây dựng tầm nhìn

2.3.4. Xây dựng mục tiêu chung

2.3.5. Xây dựng mục tiêu cụ thể

3. Các dự án và hành động 3.1. Phân tích lựa chọn các dự án và hành động

3.2. Xác định và lựa chọn dự án

o Các dự án và hành động để đạt được mục tiêu ngắn hạn

o Các dự án và hành động để đạt được mục tiêu trung hạn

o Cácdự án và hành động để đạt được mục tiêu dài hạn

Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF)

- 17 -

3.3. Lựa chọn các hành động

3.4. Chỉ số đánh giá sản phẩm đầu ra và kết quả

4. Tính toán chi phí cho các hành động đề xuất 4.1. Vốn và chi phí vận hành và bảo dưỡng

4.2. Phân tích chi phí - lợi nhuận

4.3. Nguồn tài chính

o Vốn đầu tư

o Chi phí vận hành và bảo dưỡng

o Doanh thu

5. Lựa chọn các ưu tiên 5.1. Các tiêu chí lựa chọn ưu tiên

5.2. Cách lựa chọn ưu tiên

5.3. Tiêu chí thông qua dự án

6. Tổ chức thực hiện 6.1. Giải pháp thực hiện

6.1.1. Giải pháp cơ chế chính sách

6.1.2. Giải pháp nguồn lực

6.1.3. Giải pháp kỹ thuật

6.1.4. Giải pháp cưỡng chế

6.1.5. Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thúc cộng đồng

6.2. Tổ chức, sắp xếp thực hiện

6.2.1. Giám sát môi trường ở các cấp khác nhau

6.2.2. Thủ tục thi hành

6.3. Tổng hợp lập thành Kế hoach hành động KSONMT địa phương

7. Thực hiện và giám sát/quan trắc 7.1. Mô tả đối tượng giám sát/quan trắc

7.2. Mô tả cách sử dụng dữ liệu

7.3. Xác định các nguồn lực đã có

7.4. Đánh giá, thiết kế chương trình giám sát/quan trắc

7.5. Quy trình giám sát/quan trắc

7.6. Đảm bảo chất lượng

7.7. Giám sát/quan trắc chất thải rắn

7.8. Chỉ số đánh giá (đầu ra và kết quả)

7.9. Thông tin phản hồi