issn 0866-7772 khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ -...

48
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Scientific and Technological Review 2013 Viet Tri University of Industry ISSN 0866-7772 Số 02

Upload: hoangthien

Post on 12-Feb-2018

230 views

Category:

Documents


9 download

TRANSCRIPT

Page 1: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆScientific and Technological Review

2013 Viet Tri University of Industry

ISSN 0866-7772

Số 02

Page 2: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

Thư mờiViết bài đăng trên Đặc san Khoa học và Công nghệ - Đại học Công nghiệp Việt Trì

Kính gửi: Các nhà Khoa học, giảng viên và Sinh viên các trường Đại học, Viện nghiên cứu.

ĐặcsanKhoahọcvàCôngnghệTrườngĐạihọccôngnghệpViệtTrìxuấtbảnđịnhkỳtheoquývớimụcđíchcôngbốnhữngkếtquảnghiêncứukhoahọcvàápdụngnhữngthànhtựuKhoahọcvàCôngnghệvàosảnxuấttrêncáclĩnhvựcKhoahọcTựnhiên,KhoahọcKỹthuậtvàCôngnghệ,KhoahọcXãhội.Đặcsanđãxuấtbảnsốđầutiênvàotháng3năm2013vớinhiềubàibáoKhoahọccủacácnhàNghiêncứuKhoahọc,nghiêncứusinhtrongtrườngvàngoàitrường. ĐểĐặcsanKhoahọcvàCôngnghệngàycàngpháttriểnvềchấtlượngvàxuấtbảncácsốtiếptheo,HộiđồngBiêntậptrântrọngKínhmờicácnhàKhoahọc,GiảngviênvàSinhviêncáctrườngĐạihọc,ViệnnghiêncứuvàQuýđọcgiảtrongvàngoàiTrườngthườngxuyênthamgiaviếtbàichoĐặcsan.SựđónggópbàibáocủaquývịsẽgópphầnnângcaochấtlượngkhoahọccủaĐặcsanvàuytíncủatrườngĐạihọcCôngnghiệpViệtTrì. Thểlệviếtbàivàgửibàiđượcđăngtảitrêntrangthôngtinđiệntửcủacủatrườngtạiđịachỉhttp://www.vui.edu.vnchuyênmụcNghiêncứuKhoahọc. Địachỉnhậnbài:PhòngKhoahọcvàCôngnghệ-TrườngĐạihọcCôngnghiệpViệtTrì,phòng104,nhàA,cơsởLâmThao,TrườngĐạihọcCôngnghiệpViệtTrì. Email:[email protected] Banbiêntậprấtmongnhậnđượcsựquantâm,cộngtácnhiệttìnhcủaquývị. Xintrântrọngcảmơn!

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Page 3: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung: NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA

Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt Trì

Hội đồng Biên tập: - Chủ tịch Hội đồng

NGƯT.TS. Quản Đình Khoa- Các Ủy viên

NGND.GS.TS. Nguyễn Trọng UyểnGS.TS.Trần Tứ HiếuGS.TS. Nguyễn Trọng ThuầnGS.TS. Ngô Duy CườngNGND.TS. Nguyễn Đình HợiNGƯT.TS. Vũ Đình NgọTS. Trần Thị HằngTS. Nguyễn Minh QuýTS. Đào TùngTS. Nguyễn Hồng TháiTS. Lê Hùng CườngTS. Võ Thành PhongTS. Hoàng Anh SơnTS. Lê Văn Liên

Ban Thư ký Biên tập:ThS. Nguyễn Mạnh TiếnThS. Nguyễn Ngọc QuỳnhTS. Hoàng Thị Vân An Giấy phép xuất bản số 04/GP-XBĐS,

ngày 04 tháng 01 năm 2013 do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

Số lượng: 500 bản Ảnh bìa 1: SV đang làm thí nghiệm

IN TẠI CÔNG TY TNHH In và Thương mại Mê Linh In xong và nộp lưu chiểu tháng 7 năm 2013

- Cơ sở 1: Số 9, đường Tiên Sơn, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tinh Phu Thọ.

- Cơ sở 2: xa Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tinh Phu Thọ.

Điện thoại: 02103.829.247Website: http://www.vui.edu.vnEmail: [email protected]

TRONG SỐ NÀY

GIỚI THIỆU CÁC KHOA

Khoa Công nghệ Hóa học cánh chim đầu đàn của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

4

Khoa Kỹ thuật Phân tích - 57 năm xây dựng và phát triển 7

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Phối hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa trường Đại học Công nghiệp Việt Trì và Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam 10

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Dùng phương pháp phổ toàn phần để xác định đồng thời một số nguyên tố đất hiếm

12

Điều khiển giữ ổn định mực nước trong hồ chứa nước nhà máy thủy điện 18

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất cơ lý và cấu truc của bê tông chịu lửa ít xi măng

24

Ứng dụng biểu thức chính quy để phân cụm từ trong văn bản tiếng Việt 29

Tổng hợp và nghiên cứu cấu truc, các đặc tính lý hóa , khả năng hấp thụ ion kim loại Cu2+ của oxime từ cardanol việt nam

35

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Vai trò của hộp cộng hưởng phẩm chất cao trong nguyên lý kỹ thuật laser 42

Page 4: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

Khoa Công nghệ hóa học là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Từ ngày đầu thành lập năm 1956, nhà trường đã đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp cho các chuyên ngành của ngành Công nghệ hóa học gồm: Công nghệ Hoá vô cơ, Công nghệ Hoá nhuộm, Công nghệ sản xuất giấy. Năm 1980 cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trước yêu cầu cấp thiết về đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, Khoa Công nghệ hóa học bắt đầu đào kỹ thuật viên cấp cao cho các chuyên ngành Công nghệ Hóa vô cơ, Công nghệ điện hóa, Công nghệ Hóa hữu cơ, Máy và thiết bị hóa chất. Sau hơn 10 năm đào tạo, đội ngũ kỹ thuật viên cấp cao, những sinh viên tốt nghiệp ra trường đã được các doanh nghiệp trong và ngoài ngành đánh giá cao về năng lực chuyên môn đặc biệt là kỹ năng thực hành. Cũng từ thực tế đó, tháng 9-1995 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Quyết định cho trường chính thức được đào tạo trình độ Cao đẳng cho 04 chuyên ngành, trong đó Khoa Công nghệ hóa học đào tạo 03 chuyên ngành: Công nghệ Hoá vô cơ, Công nghệ Hoá hữu cơ và Cơ khí hoá chất. Trước yêu cầu cấp thiết của sự phát triển các ngành nghề đào tạo, năm 1992 khoa bắt đầu đào tạo chuyên ngành Công nghệ vật liệu silicat, năm 1999 đào tạo chuyên ngành Công nghệ hóa môi trường và

năm 2007 đào tạo thêm chuyên ngành Công nghệ Hóa dược.

Ngày 20 tháng1 năm 2011, trường Cao đẳng Hóa chất được Thủ tướng chính phủ nâng cấp thành trường Đại học Công nghiệp Việt trì, trong đó Khoa công nghệ hóa học là khoa lớn nhất gồm có 6 bộ môn: Hóa học cơ bản, Công nghệ vô cơ – điện hóa, Công nghệ hóa hữu cơ - Hóa dầu, Công nghệ vật liệu silicat, Máy và thiết bị hóa chất và Công nghệ kỹ thuật môi trường. Hiện nay, Khoa Công nghệ hóa học đang đào tạo hai ngành: Công nghệ kỹ thuật hóa học và Công nghệ kỹ thuật môi trường. Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học gồm 10 chuyên ngành: Công nghệ các hợp chất vô cơ cơ bản, Công nghệ điện hóa, Công nghệ phân khoáng, Công nghệ vật liệu silicat. Công nghệ Hóa môi trường, Công nghệ lọc –hóa dầu, Công nghệ các hợp chất hữu cơ cơ bản, Công nghệ hóa dược, Máy và thiết bị hóa chất-hóa dầu, Quá

trình và thiết bị trong công nghệ hóa học. Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường gồm 2 chuyên ngành: Quản lý môi trường và Công nghệ kỹ thuật môi trường.

Trải qua 57 năm đào tạo hệ Trung cấp và 18 năm đào tạo hệ Cao đẳng, Khoa Công nghệ hóa đã đào tạo được hàng vạn kỹ thuật viên hiện đang công tác tại các cơ sở sản xuất trong nước như: sản xuất hóa chất, phân bón hóa học, pin-ắc quy, mạ điện, xi măng, thủy tinh, gốm sứ, gạch chịu lửa, nhựa, cao su, sơn, chất tẩy rửa, vật liệu composit, giấy, hóa dầu, kiểm tra và xử lý môi trường tại các cơ sở sản xuất hóa chất, sản xuất và pha chế thuốc.… Các học sinh, sinh viên của Khoa khi ra trường đều được các cơ sở sản xuất đánh giá cao về kiến thức, kỹ năng cũng như ý thức kỷ luật công nghiệp. Có nhiều người đã và đang giữ vai trò trọng trách quan trọng trong các cơ quan nhà nước và các cơ sở sản xuất. Năm học 2011 –

TS. Trần Thị HằngTrưởng Khoa Công nghệ Hóa học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

04 GIớI THIỆu CÁC KHOA

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀNCỦA TrườNG ĐạI HỌC CÔNG NGHIỆp VIỆT Trì

Page 5: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

tới một số giảng viên có trình độ thạc sỹ sẽ tham gia nghiên cứu sinh, một số giảng viên có trình độ đại học sẽ học cao học. Đến năm học 2015-2016, Khoa Công nghệ Hóa học phấn đấu có trên 20 tiến sỹ, nâng số giảng viên có trình độ sau đại học lên trên 90 %. Trong mỗi năm học, nhà trường đã mời các giáo sư, phó giáo sư của các trường ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà

Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam lên tham gia giảng dạy tại khoa. Cùng với công tác nâng cao trình độ chuyên môn, các giảng viên của khoa còn tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị, tiếng Anh, tin học hay các lớp nghiệp vụ sư phạm. Giảng viên của Khoa giảng dạy cho sinh viên không chỉ có kiến thức về chuyên môn mà còn cả những kiến thức xã hội, những kỹ năng sống, để sinh viên sau khi ra trường có sự tự tin, làm chủ trong kiến thức, giao tiếp, để có chỗ đứng quan trọng trong xã hội.

Khoa luôn đặt nhiệm vụ hợp tác liên kết đào tạo với các cơ sở sản xuất là một trong những

nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, khoa đã hợp tác đào tạo nhiều lớp Cao đẳng nghề cho các cơ sở sản xuất như: Tổng Công ty Hóa chất mỏ Vinacomin, Công ty sản xuất Bioethanol thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Công ty Xi măng Đồng Bành, Công ty Xi măng Mai Sơn, Công ty Z175… Trong thời gian tới, Khoa cũng sẽ mở rộng hợp tác liên kết đào

tạo với các cơ sở sản xuất khác với nhiều lĩnh vực khác nhau. Với bề dày kinh n g h i ệ m trong công tác giảng dạy, Khoa Công nghệ Hóa học –

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì luôn là địa chỉ tin cậy, có uy tín đối với việc đào tạo các cán bộ kỹ thuật cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trong những năm qua, Khoa Công nghệ hóa học đã rất trú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học. Hàng năm nhiều cán bộ giảng viên trong khoa đã đăng ký nhiều đề tài khoa học từ cấp đơn vị đến cấp nhà nước. Nhiều đề tài đã được nghiệm thu và được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao về kết quả nghiên cứu. Để nâng cao năng lực, hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu cho cán bộ khoa học và đào tạo kỹ năng tư duy, sáng tạo, nghiên cứu cho sinh viên, khoa đang liên kết hợp tác nghiên cứu với các giảng viên của các

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

2012, Khoa công nghệ hóa học bắt đầu đạo tạo đội ngũ kỹ sư để cung cấp cán bộ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực hóa chất trong nước.

Khoa Công nghệ Hóa học đã được nhà trường giao nhiệm vụ xây dựng nhiều chương trình đào tạo cho các hệ trung cấp, cao đẳng và đại học với nhiều ngành và chuyên ngành khác nhau, phù hợp với xu thế và sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Trong quá trình đào tạo, Khoa luôn quan tâm đến việc rà soát và bổ sung nội dung các học phần, bổ sung học phần mới để trang bị thêm cho học sinh, sinh viên các kiến thức về các công nghệ mới, tiên tiến phù hợp với nhu cầu và xu thế phát triển của các cơ sở sản xuất. Giúp cho học sinh, sinh viên ra trường không bị bỡ ngỡ, tự tin hơn trước sự phát triển không ngừng của khoa học và kỹ thuật. Ngoài các học phần thuộc chuyên ngành của khoa, Khoa Công nghệ Hóa học còn được giao nhiệm vụ giảng dạy các học phần liên quan đến hóa học cho các ngành khác. Ngoài ra, Khoa còn mở các khóa học chuyên sâu ngắn hạn của các chuyên ngành khác nhau cho học sinh, sinh viên có nhu cầu.

Khoa Công nghệ Hóa học có 53 cán bộ và giảng viên, trong đó có 1 giáo sư, 1 phó giáo sư, 11 tiến sỹ, 9 nghiên cứu sinh, 30 thạc sỹ và 12 đại học. Số giảng viên có trình độ sau đại học chiếm trên 80 %, trong năm học

05GIớI THIỆu CÁC KHOA

Page 6: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước như: trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Quốc gia Hà Nội,… Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam; các trường đại học, viện nghiên cứu nước ngoài như trường Đại học Osaka – Nhật Bản, trường Đại học Fukui – Nhật Bản, trường Đại học Memphis – Mỹ, viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến – Nhật Bản (JAIST),…Khoa thường xuyên tổ chức seminar, hội thảo khoa học chuyên ngành, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy,…. cho cán bộ giảng viên và sinh viên, học sinh. Nhiều cán bộ giảng viên đã tham gia viết bài giảng, giáo trình phục vụ công tác đào tạo. Một số cán bộ giảng viên còn tham gia báo cáo khoa học tại các Hội nghị khoa học trong và ngoài nước. Nhiều công trình nghiên cứu đã được đánh giá cao, và đã được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước. Các lĩnh vực nghiên cứu mà các giảng viên trong khoa quan tâm như: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mới thân thiện với môi trường, vật liệu nano thế hệ mới, nghiên cứu quy trình tách chiết các hợp

chức nhiều buổi giao lưu văn nghệ, thể thao giữa các liên chi và với các trường Cao đẳng, Đại học trong và ngoài tỉnh. Tham gia các phong trào, hoạt động do nhà trường tổ chức và đã đạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi. Các hoạt động này tạo cho các em sinh viên – học sinh trong khoa sự đoàn kết, cùng nhau thi đua học tấp tốt, rèn luyện tốt.

Với mục tiêu là địa chỉ tin cậy cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật hóa học, các thế hệ thầy cô giáo và cán bộ của Khoa Công nghệ hóa học đã làm việc hết mình cho mục tiêu phát triển, xây dựng một môi trường năng động và thân thiện, đào tạo gắn liền với nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong thực tế. Với tinh thần hợp tác để cùng phát triển, Khoa Công nghệ Hóa học rất mong được sự hợp tác

của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu và sản xuất vì mục tiêu phát triển chung.

chất quý trong thực vật, nghiên cứu cải thiện công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu suất trong sản xuất, nghiên cứu phương pháp, công nghệ xử lý chất thải hiệu quả, nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo… Hiện nay các giảng viên trong khoa đang thực hiện 07 đề tài cấp trường, 01 đề tài cấp tỉnh, 01 đề tài cấp bộ và 01 đề tài cấp nhà nước. Trong những năm học tới, khoa sẽ tập trung vào việc nghiên cứu các đề tài trong các chương trình, dự án mà Thủ tướng Chính phủ và Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt.

Hiện nay, khoa quản lý khoảng 1.500 học sinh, sinh viên đang theo học các chuyên ngành với các trình độ khác nhau. Khoa rất chú trọng quan tâm công tác học sinh, sinh viên. Lãnh đạo khoa và liên chi đoàn Khoa Công nghệ hóa học đã tổ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

06 GIớI THIỆu CÁC KHOA

Page 7: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

Ra đời từ những ngày mới thành lập trường thời “khai sơn phá thạch”, qua những năm chiến tranh gian khổ ác liệt, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, khoa Kỹ thuật phân tích đã có 57 năm xây dựng và trưởng thành. Tổ môn Phân tích kỹ thuật, tiền thân của khoa Kỹ thuật Phân tích ngày nay tự hào là những người đặt viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp trồng người của trường Kỹ thuật Trung cấp II (nay là trường Đại học Công nghiệp Việt Trì). Từ năm 1956, khóa đầu tiên bậc Trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành Hóa Phân tích đã được đào tạo. Cũng từ đó mỗi năm lại có hàng trăm các kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa Phân tích ra trường, cung cấp nhân lực chủ đạo cho các phòng thí nghiệm của các nhà máy, công ty, các Viện nghiên cứu và các Trung tâm Phân tích.

Năm 1988, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và trước yêu cầu đòi hỏi về đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, Bộ môn Hóa phân tích đã đào tạo thí điểm kỹ thuật viên cấp cao chuyên ngành Hóa phân tích. Sinh viên

được các đơn vị tuyển dụng lao động đánh giá cao.

Năm 1997, khoa Hóa phân tích được thành lập trên cơ sở bộ môn Hóa phân tích thuộc trường Cao đẳng Hóa chất. Ngày 20 tháng 01 năm 2011, trường được nâng cấp thành trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, trong đó khoa Kỹ thuật Phân tích bao gồm 4 bộ môn: Phân tích cơ bản, Phân tích Công nghiệp, Phân tích Công cụ và Hóa lý. Đây là một sự kiện đánh dấu một bước

phát triển mới, mở ra cho khoa nhiều cơ hội, nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít những khó khăn thử thách. Mỗi cán bộ, giảng viên trong khoa đều có những trăn trở, lo toan để làm tốt công việc được giao, hướng tới mục tiêu đạt được tầm vóc, vị thế của một trường đại học trong giai đoạn mới. Trong đó,

được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hóa phân tích nên có khả năng ứng

dụng linh hoạt vào việc xác định các loại mẫu trong các quy trình phân tích kiểm nghiệm thực phẩm, dược phẩm, phân tích môi trường, trong sản xuất. Chính nhờ vậy, khi ra trường sinh viên của khoa có thể đảm nhận quản lý, điều hành các tổ sản xuất trong dây chuyền thuộc lĩnh vực hóa phân tích, làm việc tốt tại các phòng hoá nghiệm, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hoặc làm kỹ thuật viên tại các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu, các công ty liên doanh. Dù ở vị trí công tác nào, nhờ được trang bị nền tảng kiến thức cơ sở vững chắc và các kỹ năng cần thiết, sinh viên chuyên ngành Hóa phân tích cũng đều tiếp cận công việc nhanh, hiệu quả và

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

07GIớI THIỆu CÁC KHOA

KHOA KỸ THUẬT PHÂN TÍCH 57 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

TS. Nguyễn Minh QuýTrưởng Khoa Kỹ thuật Phân tích

Page 8: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

Khoa Kỹ thuật phân tích là đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo 02 ngành: ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học, chuyên ngành Hóa phân tích và ngành Hóa học, chuyên ngành Hóa phân tích, có nhiệm vụ quản lý toàn diện hoạt động chuyên môn, chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng trong chương trình đào tạo. Năm học 2011-2012, khoa Kỹ thuật Phân tích bắt đầu đào tạo bậc đại học ngành Hóa học chuyên ngành Hóa phân tích. Với bề dày truyền thống của mình và nhằm đáp ứng nhu cầu cao của xã hội, chuyên ngành Hóa Phân tích đào tạo sinh viên có năng lực giải quyết các vấn đề về phân tích nảy sinh trong các quá trình công nghệ hóa học, thực phẩm, môi trường và công nghệ vật liệu, dược phẩm và xét nghiệm y tế, hóa mỹ phẩm, lương thực, thực phẩm …vv

Với đội ngũ cán bộ, giảng viên: 25 người, trong đó có 01 Giáo sư, 02 Phó giáo sư, 07 tiến sỹ, 11 thạc sỹ và 02 đang làm

thêm các chuyên ngành Hóa lý, Hóa sinh ứng dụng và Hóa học vật liệu. Đây là những chuyên ngành đáp ứng sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay và nắm bắt nhu cầu của xã hội trong nền kinh tế hội nhập và phát triển. Với các chuyên ngành hóa lý, các sinh viên được giới thiệu các quá trình hóa lý ứng dụng trong sản xuất, xử lý môi trường, điện hóa và bảo vệ kim loại, còn ở chuyên ngành Hóa sinh ứng dụng, khoa trang bị cho sinh viên các kiến thức về nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực hóa – Sinh như dinh dưỡng, thực phẩm, men tiêu hóa, cồn sinh học. Chuyên ngành Hóa học vật liệu nghiên cứu, triển khai ứng dụng các vật liệu thông dụng và tiên tiến như vật liệu nano, polyme composit, vật liệu chống ăn mòn, vật liệu năng lượng mới…

Nghiên cứu khoa học cũng là một nhiệm vụ quan trọng được lãnh đạo khoa và các giảng viên trong đơn vị quan tâm. Đứng trước xu thế phát triển trong nước, nhằm bám sát thực tiễn, công tác NCKH của khoa sẽ tập

NCS, ngoài nhiệm vụ giảng dạy khoa Kỹ thuật Phân tích còn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và biên soạn đề cương môn học, giáo trình và tài liệu cho các bậc học trong trường.

Mặc dù lực lượng còn mỏng, nhưng với nỗ lực và quyết tâm cao, các cán bộ giáo viên của khoa trong những năm qua đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hằng năm các sinh viên của khoa đã tốt nghiệp với

tỉ lệ 98 - 99 % trong đó tỉ lệ tốt nghiệp khá giỏi từ 65 – 70 %.

Trong thời gian tới, khoa Kỹ thuật phân tích dự kiến đào tạo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

08 GIớI THIỆu CÁC KHOA

Page 9: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

trung theo các hướng sau: - Nghiên cứu biến tính các

phụ phẩm của nông nghiệp (vỏ trấu, vỏ lạc…) nhằm tăng khả năng hấp phụ của vật liệu để từ vật phẩm dễ kiếm, rẻ tiền tạo ra một loại vật liệu biến tính có khả năng hấp phụ tốt các kim loại nặng dùng để xử lý môi trường.

- Phân tích các chỉ tiêu trong đất (chất lượng đất) để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới chất lượng cây trồng.

- Nghiên cứu xác định hàm lượng các kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, Zn, Mn, Hg,…) trong các đối tượng (thực phẩm, nước và nước thải).

- Quan trắc, phân tích và đánh giá chất lượng môi trường đất, nước, không khí…, nghiên cứu phân tích kiểm tra để tiến hành các giải pháp công nghệ xử lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường;

- Nghiên cứu phát triển quy trình phân tích mới trong quan trắc môi trường và kiểm tra chất lượng: phụ gia trong thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả, môi trường, dư lượng kháng sinh, kim loại nặng và các độc tố trong thủy hải sản, các chất ô nhiễm trong nguồn nước tự nhiên và nước thải…vv

Để đạt hiệu quả cao trong các lĩnh vực đào tạo và NCKH, khoa Kỹ thuật Phân tích đã đẩy mạnh việc hợp tác trong đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, học

truyền thống của các thế hệ đi trước, khoa Kỹ thuật Phân tích đã vươn lên một tầm cao mới, khẳng định vai trò, vị thế của một khoa mũi nhọn trong trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, nơi có thế mạnh và bề dày truyền thống 57 năm đào tạo về hóa chất ở vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng và trong toàn quốc nói chung. Các thế hệ thầy cô giáo, cán bộ và sinh viên khoa Kỹ thuật Phân tích đã và đang nỗ lực hết mình vì sự phát triển của sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ cho sản xuất,

đời sống và xã hội. Tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên trong khoa đều luôn trăn trở với những điều tâm huyết: phải làm sao để tiếp nối

quá khứ hào hùng, hướng tới một ngày mai tốt đẹp hơn cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người. Khoa Kỹ thuật Phân tích cũng rất mong muốn sự quan tâm, hợp tác vì mục tiêu cùng phát triển bền vững của Nhà trường và các đơn vị bạn.

tập và nghiên cứu với các đơn vị khác như Khoa Hóa học – trường ĐHKHTN – ĐHQGHN, Trung tâm Kiểm nghiệm Phú Thọ, trung tâm Quan trắc môi trường Phú Thọ và các viện nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Việt Nam.

Trải qua 57 năm xây dựng và phát triển, khoa Kỹ thuật Phân tích đã đào tạo được hàng vạn các kỹ sư thực hành và các kỹ thuật viên phân tích cung cấp nhân lực cho các cơ sở sản xuất, các công ty, các viện nghiên cứu, các phòng phân tích tại các

Trung tâm, các trường đại học trong cả nước. Nhiều thế hệ sinh viên của khoa đã trưởng thành, trở thành những lực lượng nòng cốt của các đơn vị sử dụng lao động.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, khoa Kỹ thuật Phân tích đã trải qua những chặng đường lịch sử. Từ bước đi đầu tiên đầy bỡ ngỡ, tập thể khoa đã vượt lên những năm tháng gian khổ để chuyển mình theo những đổi thay của đất nước. Cùng với sự phát triển của nhà trường, tiếp nối bề dày

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

09GIớI THIỆu CÁC KHOA

Page 10: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó đã xác định: “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Khoa học và công nghệ luôn đóng vai trò chủ đạo để tạo được bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển khoa học và công nghệ, ngày 12/10/2012 tại “Hội nghị phối hợp hoạt động nghiên cứu khoa

học và phát triển nguồn nhân lực giữa các trường và viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương” do Bộ Công Thương tổ chức ở Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đã ký biên bản hợp tác nghiên cứu khoa học với Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam và Viện Điện tử, Tin học, Tự động hóa. Mục đích hợp tác nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì và các

PHỐI HỢP ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌCGIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

VÀ VIỆN HÓA HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Viện nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thúc đẩy sự nghiệp khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo của đất nước nói chung và của Bộ Công Thương nói riêng. Để khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo thực sự là động lực, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạo điều kiện và khuyến khích các cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học tham gia nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đào tạo đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu, sinh viên; chuyển giao ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Tăng cường tiềm lực

khoa học - công nghệ và giáo dục đào tạo của Viện và Trường, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển hai cơ quan và kinh tế - xã hội của đất nước.

Nội dung hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì và Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam gồm các nội dung chính sau:

1. Về trao đổi, hỗ trợ nhau trong hoạt động đào tạo

- Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam,

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

ThS. NCS. Nguyễn Mạnh TiếnPhòng Khoa học và Công nghệ

LễkýkếtBiênbảnhợptácnghiêncứukhoahọcgiữaTrườngĐạihọcCôngnghiệpViệtTrìvàViệnHóahọcCôngnghiệpViệtNam

TRAO ĐổI - HợP TÁC10

Page 11: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì giới thiệu các giảng viên tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì và Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam theo các chương trình phù hợp với điều kiện mỗi bên;

- Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam thực hiện đào tạo trình độ Tiến sỹ và phối hợp hướng dẫn luận văn Thạc sỹ, luận văn cho các sinh viên và giáo viên đại học của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Cụ thể: Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam hỗ trợ trường Đại học Công nghiệp Việt Trì xây dựng Bộ môn Hóa dược, đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về hóa dược cho các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì; Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam hỗ trợ trường Đại học Công nghiệp Việt Trì phát triển Bộ môn Hóa dầu, đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về hóa dầu cho các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.

- Mỗi năm Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam nhận đào tạo cho trường Đại học Công nghiệp Việt Trì 2 – 3 NCS, phối hợp hướng dẫn 12-15 luận văn thạc sỹ, 20-30 luận văn tốt nghiệp đại học và 5-10 sinh viên nghiên cứu khoa học.

2 Về hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

- Hai bên hợp tác đề xuất và triển khai thực hiện các đề tài, dự án, đề án và các nhiệm vụ Khoa học Công nghệ các cấp, phấn đấu mỗi năm ít nhất có 01 đề tài hợp tác nghiên cứu của hai bên.

Trong quá trình thực hiện:+ Phát huy tối đa nguồn lực của hai bên;+ Phân công các nhiệm vụ cụ thể, phù hợp

với đặc điểm tình hình và thế mạnh của mỗi đơn vị, nhằm phát huy tối đa lợi thế của từng đơn vị.

- Hai bên cùng phối hợp tổ chức các Hội nghị khoa học, Hội thảo khoa học, các buổi seminar về các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.

- Tạo điều kiện, giới thiệu cán bộ tham gia các hoạt động khoa học: đánh giá tuyển chọn đề tài, dự án, đánh giá tổng kết các đề tài dự án, nhận xét, phản biện các chuyên đề nghiên cứu,

các công trình khoa học công bố trên nội san của mỗi bên.

- Hai bên tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức được trao đổi kinh nghiệm, học tập kỹ năng sử dụng các thiết bị nghiên cứu Khoa học và Công nghệ, mà hai bên hiện có.

3. Về hợp tác trong lĩnh vực thông tin đào tạo, khoa học và công nghệ

- Tăng cường công tác trao đổi thông tin, kết quả đào tạo, nghiên cứu Khoa học và Công nghệ của hai đơn vị thông qua các ấn phẩm được xuất bản của đơn vị, kỷ yếu các hội nghị khoa học, các công trình mà cán bộ hai bên công bố trong nước và quốc tế về các lĩnh vực có trong khuôn khổ hợp tác.

- Công bố các tin tức hoạt động, thông tin kết quả hợp tác trên Website của mỗi đơn vị.

Để triển khai hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo giữa Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì và Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, ngày 22/3/2013, tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đã diễn ra Hội nghị phối hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa trường Đại học Công nghiệp Việt Trì và Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam. Hội nghị đã diễn ra trong không khí trang trọng, cởi mở. Lãnh đạo hai đơn vị và các nhà khoa học của hai bên đã cùng nhau bàn bạc, thảo luận cụ thể các vấn đề về hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa hai bên. Từ Hội nghị này sẽ góp phần thúc đẩy công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở trình độ cao, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học và giúp cho cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì có điều kiện tiếp thu được những kiến thức mới nhất về lĩnh vực khoa học và công nghệ nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy và học tập của Nhà trường.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

11TRAO ĐổI - HợP TÁC

Page 12: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

12 KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

I. MỞ ĐẦUCác nguyên tố đất hiếm (NTĐH) có tính

chất hóa học rất giống nhau, chúng thường đi cùng nhau trong các khoáng tự nhiên. Do vậy để xác định riêng từng nguyên tố thường phải tách chúng ra khỏi nhau. Nhưng do chúng có tính chất gần như nhau nên việc tách chúng ra khỏi nhau là rất khó khăn, phức tạp, tốn nhiều thời gian và sai số phân tích thường rất lớn, đặc biệt là những nguyên tố có hàm lượng nhỏ.

Các nhà phân tích đang nghiên cứu, cố tìm cách xác định đồng thời các chất có tính chất giống nhau, khi chúng cùng có mặt trong một hệ dung dịch mà không phải tách chúng ra khỏi nhau. Nhờ các thành tựu mới của Hóa học, Vật lý và Toán học, đặc biệt là sự phát triển vũ bão của ngành Công nghệ cao và Tin học, bước đầu một số nhà khoa học đã có một số thành công trong lĩnh vực này.

Phổ hấp thụ của các nguyên tố đất hiếm và các phức của chúng, đặc biệt các phức với phối

DÙNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ TOÀN PHẦN ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI MỘT SỐ NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM

GS. TS. Trần Tứ Hiếu,KhoaKỹthuậtPhântích-TrườngĐạihọcCôngnghiệpViệtTrìPGS. TS. Trần Thúc Bình,KhoaHóahọc-TrườngĐạihọcKhoahọcHuế

SUMMARY Elements La, Ce, Pr, Nd in their mixture solutions were determined simultaneous-ly by spectrophotometry. Improved phirod methods were chosen to calculate the concentra-tions of components. Man-made samples was made by mixing standars solution containing ionsof above elements. The spectra of complexes of these ions with Asenazo III ovelapped serious-ly.All thedate from spectra reconded from500 to 700nmwave lengthwere input into the self –made Pascal program. The program could be input date by calling the file names that were cre-atedby spectrophotometer.A set of linear equations includingmore than300 equationswith two,three or four unknowns were solved by the least square and Gauss method. Errors between theknown concentrations and caculated ones were very little that gave surprisingly correct results.

tử là chất hữu cơ rất giống nhau, chúng xen phủ nhau gần như hoàn toàn nên khó mà tìm được bước sóng nào để xác định riêng rẽ từng nguyên tố, khi dùng cả những phương pháp phổ đạo hàm, phương pháp bình phương tối thiểu [1,2,3] nhưng đều không cho kết quả.

Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu áp dụng phương pháp phirod nhưng cải tiến phương pháp tính toán [4] để xác định dồng thời hỗn hợp 2, 3 và 4 NTĐH trong cùng một hệ dung dịch bằng thuốc thử Assenazo III (Ars).

Nội dung nghiên cứu là ghi phổ hấp thụ các dung dịch chuẩn phức của từng ion đất hiếm với thuốc thử Ars. Ghi phổ hấp thụ của dung dịch hỗn hợp phức của 2, 3, 4 ion đất hiếm với thuốc thử.

Sau đó dùng các giá trị độ hấp thụ quang đo được của các dung dịch hỗn hợp ở các bước sóng khác nhau trên toàn miền phổ (kiểm tra tính chất cộng tính của độ hấp thụ của dung dịch hỗn hợp xem có thỏa mãn không), áp dụng định luật Lamber - Beer và định luật cộng tính của độ

Page 13: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

hấp thụ quang, lập m phương trình tuyến tính, mỗi phương trình ứng với một bước sóng được sử dụng, với số ẩn n (n là ẩn nồng độ của n cấu tử cần xác định có trong dung dịch hỗn hợp) tất nhiên m lớn hơn n rất nhiều. Sử dụng phép bình phương nhỏ nhất để chuyển hệ m phương trình n ẩn về hệ phương trình tuyến tính n phương trình n ẩn số rồi giải phương trình này bằng phương pháp khử Gauss ta sẽ tính được nồng độ của từng cấu tử có trong dung dịch. Các phép chuyển hóa hệ phương trình và tính toán, chúng tôi lập trình và tạo được phần mềm, phần này được viết theo ngôn ngữ Pascal [4,5]. Sử dụng phần mềm này việc nhập số liệu vào chương trình tính rất đơn giản, chỉ bằng cách gọi tên file từ các file dữ liệu do máy quang phổ ghi được, máy tính sẽ cho kết quả nồng độ của chất cần xác định trong hệ dung dịch và sai số giữa nồng độ tính toán với nồng độ pha chế.

Phương pháp này có nhược điểm là hỗn hợp dung dịch càng chứa nhiều cấu tử cần xác định thì sai số xác định càng lớn, có nghĩa là phương pháp này chỉ cho phép xác định nhiều hỗn hợp có hạn chế số cấu tử. Điều đó có thể do số cấu tử trong dung dịch càng nhiều thì tương tác vật lý của chúng càng lớn và tính chất cộng tính của độ hấp thụ của các hệ dung dịch bị ảnh hưởng. Để loại nhiễu này có thể dùng phương pháp lọc Kalman [6].

Các kết quả nghiên cứu trong bài toán này xác định đồng thời dung dịch hỗn hợp của các NTĐH: La, Ce, Pr và Nd khi có mặt 2, 3 hay 4 nguyên tố đã khẳng định tính ưu việt của phương pháp Phirod cải tiến và sự tiện dụng của phần mềm đã được soạn thảo để phân tích đồng thời các cấu tử trong dung dịch hỗn hợp có phổ hấp thụ xen phủ nhau.II. THỰC NGHIỆM

Trong phần này chúng tôi tiến hành phân

tích dung dịch hỗn hợp, dung dịch gồm 2, 3, 4 nguyên tố La, Ce, Pr, Nd bằng thuốc thử Ars theo phương pháp Phirod cải tiến.1. Dụng cụ, hóa chấta. Dụng cụ

- Cân phân tích có độ chính xác 0,0001 g; - Các loại Micropipet: 250 μl, 1 ml, 2 ml, 5 ml;- Máy đo pH;- Máy quang phổ Cary IE UV-VIS;- Cốc thủy tinh 100 ml, 250 ml;- Bình định mức các loại : 10 ml, 25 ml, 50 ml,

100 ml;- Các loại hóa chất sử dụng là tinh khiết loại

PA của hãng Merk, dùng nước cất 2 lần để pha chế2. Chuẩn bị các dung dịch và thuốc thử

- Các dung dịch La3+, Pr3+, Nd3+, Ce3+ 1,00.102 M được pha chế từ các oxit tinh khiết (loại 99,99 %). Cân chính xác lượng oxit (0,1630 g La2O3, 0,1722 g CeO2 ; 0,1703 g Pr6O11 ; 0,1682 g Nd2O3) trên cân phân tích. Chuyển lượng cân La2O3 vào cốc 1, CeO2 vào cốc 2, Pr6O11 vào cốc 3 và Nd2O3 vào cốc 4. Thêm 3 ml dung dịch HNO3 vào cốc 1, 3, 4 ; 2ml H2SO4 đặc và 10 giọt dung dịch (NH4)2SO4 bão hòa vào cốc 2. Lắc kỹ, đun nhẹ đến tan hoàn toàn. Chuyển toàn bộ các dung dịch thu được vào bình định mức 100 ml có đánh số tương ứng, tráng sạch cốc đổ vào bình định mức rồi định mức bằng nước cất 2 lần.

- Dung dịch thuốc thử Arsenazo III 2,5.10-3 M. Cân 0,5000 g Ars, chuyển vào bình định mức 250 ml, thêm 1 ml HNO3 0,1 M, lắc kỹ đến tan hết rồi định mức tới vạch bằng nước cất

- Dung dịch đệm CH3COOH 1 M + CH3COONa 1 M

- Dung dich HNO3 1 M3. Chuẩn bị các dung dịch làm việc

- Lấy 1,00 ml dung dịch chuẩn số 1, 3, 4 cho vào các bình định mức 100 ml rồi định mức

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

13KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Page 14: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

tới vạch ta được các dung dịch La3+, Pr3+, Nd3+ có nồng độ 1,00.10-4 M

- Đối với dung dịch chuẩn số 2, ta cũng lấy 1,00 ml cho vào bình định mức 100 ml, nhỏ vào đó vài giọt H2O2 đặc (33 %), đun nóng nhẹ để khử Ce4+

về Ce3+, để nguội và định mức tới vạch ta cũng thu được dung dịch Ce3+ có nồng độ 1,00.10-

4 M.- Lấy 8,00 ml dung dịch Ars 2,5.10-3 M, pha

loãng thành 100 ml, ta thu được dung dịch thuốc thử có nồng độ 2.10-4 M.4. Chuẩn bị các dung dịch phức màu

- Chúng tôi tiến hành các thí nghiệm khảo sát để tìm các điều kiện tối ưu cho phản ứng tạo phức màu giữa các ion đất hiếm (ĐH) với thuốc thử Ars và thu được kết quả như sau:

Khoảng pH thích hợp cho quá trình tối ưu là 3,45 - 3,55 (Để tạo pH tối ưu và giữ cho

không đổi, chúng tôi dùng hệ dung dịch đệm axit acetic 1 M và natri acetat 1 M rồi dùng dung dịch

HNO3 0,1 M để đưa pH của dung dịch về 3,50). Để chuyển hết ion đất ĐH vào phức màu. Lượng thuốc thử Ars phải dùng dư lớn hơn hoặc bằng 2 lần lượng ion ĐH. Chúng tôi dùng dư gấp 2 lần.

- Pha chế các dung dịch phức màu để đo: Lấy 12 bình định mức 10 ml đánh số thứ tự từ 1 đến 12. Thêm vào mỗi bình 1,00 ml dung dịch đệm acetat 1 M; 5,00 ml dung dịch HNO3 0,1 M ( để đưa pH của dung dịch về 3,50 ); 2,00 ml dung dịch Ars 2.10-4 M, rồi thêm số ml dung dịch ĐH 1,00.10-4 M như ghi trong Bảng 1.

Phức của các ion ĐH với Ars rất bền, lượng thuốc thử lại dùng dư gấp 2 lần nên có thể xem ion ĐH đã đi vào phức hoàn toàn nên CM của ion kim loại ban đầu = Cf . Dung dịch so sánh trong trường hợp này được chuẩn bị như sau: Lấy bình định mức 10 ml, thêm vào bình 1,00 ml dung dịch đệm acetat 1 M, 8 ml dung dịch HNO3 0,1 M và

1,00 ml dung dịch thuốc thử Ars 2.10-4 M (tương ứng với với lượng Ars dư ).

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

14 KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

DDSố

La Ce Pr Nd

V(ml) C.10-5 M V(ml) C.10-5 M V(ml) C.10-5 M V(ml) C.10-5 M

1 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00

2 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2.00

3 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00

4 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00

5 1,00 1,00 1,00 1,00 2,00 2,00 2,00 2,00

6 0,90 0,90 1,00 1,00 1,10 1,10 2,00 2,00

7 0,75 0,75 1,00 1,00 1,25 1,25 2,00 2,00

8 0,88 0,88 0,12 0,12 1,25 1,25 2,00 2,00

9 0,88 0,88 1,00 1,00 1,25 1,25 1,00 1,00

10 0,88 0,88 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00

11 0,65 0,65 0,95 0,95 1,00 1,00 0,40 0,40

12 0,90 0,90 0,20 0,20 0,60 0,60 0,30 0,30

Bảng1.Bảng pha chế các dung dịch phức màu ion ĐH-Ars

Page 15: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬNTiến hành ghi phổ hấp thụ của 12 dung dịch

vừa pha chế trên máy UV-Vis trong khoảng bước sóng từ 500 -700 nm; cứ 0,5 nm đọc giá trị một lần. Các dữ liệu phổ đo được rất nhiều ( 302 cặp số liệu cho mỗi phổ).

Dự vào các số liệu thu được, chúng tôi có nhận xét sau: Trong các dung dịch có nồng độ Cf bằng nhau và vì tính chất của các phức gần giống nhau nên phổ hấp thụ của các dung dịch chuẩn chứa một phức màu (1 - 4) và các dung dịch hỗn hợp có hai phức màu ( dung dịch 5 - 10), 3 phức màu ( dung dịch số 11) và 4 phức màu (dung dịch số 12) có hình dáng rất giống nhau và có những đường gần như trùng khít lên nhau (Hình 1 và Hình 2).

Căn cứ vào phổ hấp thụ của dung dịch phức màu giữa các ion ĐH với Ars. Ta thấy không thể dùng các phương pháp như phổ

đạo hàm để định lượng riêng từng cấu tử trong dung dịch hỗn hợp được.

Chúng tôi cũng đã dùng phương pháp hồi qui tuyến tính đa biến trên cơ sở phép tính bình phương tối thiểu đề tính nồng độ của từng cấu tử trong các dung dịch từ số 5 đến số 12. Khi tính

toán , chúng tôi sử dụng toàn bộ các số liệu từ các phổ đo được để lập hệ phương trình tuyến tính

gồm 302 phương trình cho mỗi hệ dung dịch với số ẩn số là 2 (đối với các dung dịch từ số 5 đến số 10), là 3 (đối với dung dịch số 11) và là 4 (đối với dung dịch số 12). Để cho việc tính toán được thuận lợi và nhanh chóng, chúng tôi đã tự lập trình, xây dựng phương trình phần mềm bàng ngôn ngữ Passcal [4,5]. Phần mềm này cho phép thực hiện viêc tính toán rất đơn giản và nhanh chóng, chỉ

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

15KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Hình1.Phổ hấp thụ của các dung dịch 1-4 có nồng độ Cf = 2,00.10-5M1. Phổ của dung dịch phức màu2. Phổ của dung dich phức màu Ce – Ars3. Phổ của phức màu Pr – Ars4. Phổ của phức màu Nd –Ar

Hình2. Phổ hấp thụ của phức màu 1) Phức La – Ars (2.10-5 M) 2) Phức Ce – Ars (2.10-5 M) 3) Dung dịch 2 phức màu La –Ars (1,00.10-5 M) + Ce – Ars

(1,00.10-5 M)

Page 16: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

cần gọi tên file dữ liệu của các phổ ghi được vào chương trình tính, sau khoảng gần 30 giây là đã có kết quả nên tiết kiệm được thời gian, công sức, hạn chế được sự sai sót nhầm lẫm trong việc nhập một khối lượng khổng lồ các dữ liệu. Sử dụng phần mềm do chúng tôi lập trình cho phép nhập tối đa các dữ liệu nên kết quả tính toán được càng chính xác hơn. Tùy thuộc vào bộ nhớ của máy tính và thiết kế của chương trình, chúng tôi có thể nhập tối đa hệ 500 phương trình với số ẩn số là 10.

Dùng phổ của các hệ dung dịch hỗn hợp từ số 5 đến 12, đưa các số liệu vào chương trình phần mềm để tính toán, chúng tôi đã thu được kết quả ghi trong Bảng 2.

Từ các kết quả tính toán được trong Bảng 2 và sai số mắc phải ta có nhận xét sau :

- Độ chính xác của phép xác định phụ thuộc vào số ẩn. Số ẩn càng nhiều thì sai số càng lớn: khi trong dung dịch có 2 cấu tử (dung dịch từ số 5 – 10) thì sai số rất nhỏ, phép xác định có độ chính xác cao, có trường hợp sai số chỉ < 1 %. Đa

số mắc sai số ≤ 3 %. Với hệ dung dịch có 3 cấu tử (dung dịch số 11) thì phép xác định sẽ có sai số cao hơn nhưng vẫn ≤ 5 %. Còn với hệ dung dịch có 4 cấu tử (dung dịch 12) thì sai số mắc phải cao hơn nữa, tới ≤ 16,5 %. Như vậy, phương pháp này cũng chỉ áp dụng trong một số giới hạn cấu tử có trong dung dịch. Nếu phổ hấp thụ của các cấu tử xen phủ nhau càng nhiều thì phép xác định chỉ chính xác với số cấu tử ≤ 4, còn nếu phổ hấp thụ của các cấu tử có trong dung dịch có thể tăng hơn.

- Nếu cũng với những dung dịch đó mà chỉ sử dụng phương pháp Phirod với tính toán thông thường tức là chỉ lập n phương trình tuyến tính với n ẩn thì sai số của phép xác định rất lớn (có khi tới > 100 %), còn những cấu tử có phổ hấp thụ xen phủ nhau nhiều, trùng khít bằng nhau thì không thể giải được. Trường hợp này dùng phương pháp phổ đạo hàm cũng vô hiệu vì có thực hiện đạo hàm bậc cao mấy cũng không thể tách được các phổ ra khỏi nhau, chưa kể đạo hàm bậc càng cao thì độ nhạy càng giảm.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

16 KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Bảng2.Kết quả tính toán nồng độ các cấu tử có trong hệ dung dịch (từ số 5 đến số 12)Trong đó : Cp - Nồng độ cấu tử tự pha chế

Ctt - Nồng độ cấu tử tính toán được sau khi chạy chương trìnhS% = ( Ctt – Cp ). 100/Cp

DDSố

La Ce Pr Nd

Cp106

(M)Ctt106

(M)S

(%)Cp106

(M)Ctt106

(M)S

(%)Cp106

(M)Ctt106

(M)S

(%)Cp106

(M)Ctt106

(M)S

(%)

5 10,00 9,943 -0,57 10,00 9,963 -0,37

6 9,00 11,00 11,115 1,05

7 7,50 12,50 12,575 0,60

8 8,00 8,75 -0,56 11,20 11,291 0,81

9 10,00 10,333 3,33 10,00 9,476 -5,24

10 10,00 9,936 -0,64 10,00 10,282 2,82

11 6,50 6,624 1,91 9,50 9,418 -0,87 4,00 3,827 -4,34

12 9,00 9,329 3,66 2,00 1,672 -16,4 3,00 3,279 9,31

Page 17: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

IV. KẾT LUẬN- Phương pháp phân tích sử dụng phổ toàn

phần kết hợp với sử dụng phần mềm tính toán (phương pháp Phirod cải tiến) cho phép xác định đồng thời hệ nhiều cấu tử có phổ hấp thụ xen phủ nhau. Nếu các cấu tử có phổ hấp thụ xen phủ nhau càng nhiều thì số cấu tử có thể xác định được càng ít, còn các cấu tử có phổ hấp thụ xen phủ nhau càng ít thì số cấu tử xác định đồng thời được càng nhiều.

- Phương pháp đề xuất cho phép phân tích nhanh, quy trình phân tích đơn giản, không phải qua quá trình tách, sử dụng ít thuốc thử, giảm chi phí phân tích. Phương pháp này có thể áp dụng phân tích các đối tượng phức tạp trong nhiều lĩnh vực như y, dược, môi trường, …

- Hạn chế của phương pháp này là hệ dung dịch phải có sự hấp thụ ánh sáng tuân theo định luật cộng tính và số cấu tử xác định được trong dung dich còn hạn chế.

TàI LIệU THAM KHảO

1.Tong Owen (1990), FundamentalsofmodernUVvisiblespectroscopy, A. Primer Hewlett Packard.

2.Trần Tứ Hiếu (2003), Phântíchtrắcquang-PhổhấpthụUV-Vis, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

3. Jame D. Ingle Jr and Stanley R. (1998), CrouchSpectrochemicalAnalysis, Prentice Hall Inc.

4. Trần Tứ Hiếu, Phạm Luận, TT Bình (1996), “Xác định nồng độ của hệ nhiều cấu tử có phổ hấp thụ xen phủ nhau bằng phương pháp Phirod cải tiến, có sử dụng ngôn ngữ Pascal”, Hộinghị“Tinhọcứngdụng tronghóahọc” lần thứ II, Hà Nội.

5. Trần Thúc Bình (2002), “Nghiên cứu phương pháp xác định đồng thời các chất có phổ hấp thụ xen phủ nhau, sử dụng vi tính”, LuậnánTSHóahọc.6. Mai Xuân Trường (2008), “Nghiên cứu phương pháp hấp thụ quang phân tử, xác định đồng thời các chất có phổ hấp thụ xen phủ nhau dựa trên thuật toán lọc Kalman”, LuậnánTSHóaHọc.

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

17KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Page 18: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

AbSTRACTThis paper presents research results using

fuzzy algorithm combined with network fuzzy-neural (ANFIS) identity offline parameters ofthereservoirinthedriverstabilizetheheightofwater in the reservoir for hydroelectric powerplants.Therelationshipbetweentheflowofwaterinto the turbineandtheheightofwatercolumnshouldbeapplyingnonlinearcontrolalgorithmstrenla very effective. The fuzzy logic has beensuccessufully applied to control system and theresultshavebeenprovenbythesimulationmodel.I. GIỚI THIỆU

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chiều cao cột nước trong hồ chứa đến công suất của turbine trong nhà máy thủy điện. Sự thay đổi chiều cao cột nước làm việc làm cho công suất turbine thay đổi và gây khó khăn cho quá trình điều khiển. Khi sử dụng bộ điều khiển mờ kết hợp với mạng mờ - nơron nhận dạng thông số của hồ chứa để điều khiển giữ ổn định mực nước trong hồ, kết quả mô phỏng trong các trường hợp thay đổi độ mở cánh hướng, thay đổi nguồn cấp, thay đổi giá trị đặt thấy cho chất lượng điều khiển tốt hơn rất nhiều khi sử dụng bộ điều khiển PID truyền thống. Kết quả nghiên cứu có thể được

ĐIỀU KHIỂN GIỮ ỔN ĐỊNH MỰC NƯỚC TRONG HỒ CHỨA NƯỚC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

ThS. NCS. Nguyễn Đắc Nam, KhoaCơ-Điện-TrườngĐạihọcCôngnghiệpViệtTrìPGS. TS. Bùi Quốc Khanh,ViệnĐiện-TrườngĐạihọcBáchkhoaHàNội.

áp dụng vào điều khiển thiết bị thực tế.II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN1. Quan hệ giữa cột nước và công suất của turbine - máy phát thủy lực Theo công thức: P = KpHU (1)Trong đó: P - Công suất turbine [kW];

Kp- Hệ số; H - Chiều cao cột nước làm việc [m];U- Vận tốc dòng chảy vào turbine [m/s] Chiều cao cột nước của hồ chứa nước trong

các nhà máy thủy điện là một trong các yếu tố quyết định đến công suất của nhà máy. Trong quá trình làm việc thì chiều cao của cột nước luôn luôn biến động có thể do tính đặc thù của thời tiết theo từng mùa và do việc đóng mở turbine hoặc phụ tải điện thay đổi. Do đó sẽ ảnh hưởng đến công suất phát ra của tổ máy và gây khó khăn cho việc điều khiển đảm bảo chất lượng điện áp đầu ra. 2. Mô phỏng quá trình ảnh hưởng của chiều cao cột nước đến công suất turbine - máy phát thủy lựca. Sơ đồ mô phỏngSơ đồ mạch vòng điều khiển công suất turbine-máy phát thủy lực được xây dựng như Hình 1[2].

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

Hình1.Sơ đồ mô phỏng sự ảnh hưởng của cột nước đến công suất turbine

18 KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Page 19: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

công suất đặt, ngược lại khi H =1,1Hđm chỉ cần độ mở cánh hướng khoảng 82 % thì công suất turbine đã đạt tới giá trị công suất đặt.3. Điều khiển giữ ổn định mực nước hồ chứa nhà máy thủy điện.a. Mô hình hóa hồ chứa nhà máy thủy điệnĐể đơn giản cho việc xây dựng mô hình toán của hồ chứa ta giả thiết:- Hồ có dạng hình trụ đứng, tiết diện tròn và diện tích đáy có giá trị là A (m2)- Lưu lượng nước vào hồ là Q1 (m

3/s)- Lưu lượng nước ra (chảy qua turbine) là Q2 (m

3)

Mô hình hồ chứa nước nhà máy thủy điện như Hình 5

Trong đó: Pđặt- Công suất đặt; PID - Bộ điều khiển; Mạch vòng vị trí- điều khiển vị trí cánh hướng (đầu vào là tín hiệu điều khiển, đầu ra là góc mở); Turbine-Mô hình turbine phi tuyến.Thông số mô phỏng sử dụng trong Bảng 1b. Kết quả mô phỏng- Trường hợp chiều cao cột nước là định mức (Hình 2) - Trường hợp chiều cao cột nước là 0,9 định mức (Hình 3) - Trường hợp chiều cao cột nước là 1,1 định mức (Hình 4)

Từ các kết quả mô phỏng ta thấy khi mực nước H = 0,9Hđm thì dù độ mở cánh hướng là 100 % thì công suất turbine cũng chỉ đạt khoảng 87 %

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

Bảng1. Các thông số mô phỏng

Hình3.Công suất turbine khi H = 0,9 Hđm

Hình2. Công suất turbine khi H = Hđm

Hình4. Công suất turbine khi H = 1,1 Hđm

19KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Page 20: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

Với quan hệ lưu lượng ra Q2 và chiều cao cột nước là quan hệ phi tuyến: (4) Kv- Hệ số lưu lượng qua van; g - Gia tốc trọng trường [m/s2].Khi đó (3) trở thành:

(5)

Với A, ρ không đổi, giản ước và chuyển vế ta có phương trình:

(6)hay

(7)

Phương trình (7) là phương trình động học của hồ chứa nước như đã giả thiết. Cấu trúc mô hình hồ chứa nước trên Matlab-Simulink như Hình 7

Trong đó: V1- Van điều khiển lưu lượng nước vào

hồ Q1 ; V2- Van điều khiển lưu lượng nước vào

turbine Q2; h - Chiều cao cột nước (m)Từ mô hình trên ta thấy rằng:Nếu Q1 > Q2 thì h sẽ tăngNếu Q1 < Q2 thì h sẽ giảmNếu Q1= Q2 thì h sẽ là hằng số (mực

nước được giữ ổn định)Với cùng một độ mở cánh hướng, khi h

lớn thì Q2 sẽ tăng và ngược lạiSơ đồ điều khiển mực nước như Hình 6

b. Mô hình toán hồ chứa nước nhà máy thủy điệnPhương trình biểu diễn hồ chứa nước sẽ dựa trên cơ sở cân bằng khối lượng:dmhồ=dmvào-dmra (2)hay (3) Trong đó: Q1, Q2 - Lưu lượng vào ra hồ chứa [m3/s];ρ - Mật độ chất lỏng [kg/m3];A- Diện tích cắt ngang hồ chứa [m2]; h- Chiều cao cột chất lỏng (mức) [m].

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

Hình5. Sơ đồ thay thế hồ chứa nhà máy thủy điện

Hình6. Sơ đồ điều khiển mực nước

Hình7.Mô hình toán hồ chứa nước

20 KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

ρρρ

21.)..( QQ

dthAd

−=

hgKQ V ..2 =

hgKQ

dthAd

V ....)..(1 ρρρ

−=

hgKQ

dtdhA V .. 1 −=

).(1

1

.hgKQ

Ah V−=

Page 21: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

c. Van điều khiển Van điều khiển thông thường có thể sai số vị trí tới 5% do: dải chết (deadband), độ trễ (hysteresis), do ma sát thay đổi do bụi bẩn, thiếu bôi trơn và han gỉ, do áp suất lưu chất thay đổi cũng như do đặc tính phi tuyến của cơ chế vận hành. Do vậy các tham số của van không chính xác. Mô hình van điều khiển thể hiện như Hình 8

Từ các phân tích trên, đã xây dựng được mạch vòng điều khiển mực nước hồ chứa như Hình 94. Thiết kế bộ điều khiển mờ PIDa. Cơ sở thiết kế bộ điều khiển mờ PID

Các hệ số của bộ điều khiển PID truyền thống chỉ được tính toán cho một chế độ làm việc cụ thể của hệ thống, do đó trong quá trình làm việc nếu hệ thống có sự thay đổi về thông số cũng như chế độ, điều kiện làm việc thì bộ điều khiển PID sẽ không đáp ứng được yêu cầu điều khiển làm cho hệ thống có chất lượng kém hoặc có thể mất ổn định.

Bộ điều khiển mờ có thể tự chỉnh giá trị của tín hiệu điều khiển cho phợp với các chế độ vận hành khác của hệ thống [3]

Cơ sở để thiết kế bộ điều khiển mờ là dựa vào sai lệch e và đạo hàm của sai lệch de/dt để tự động thay đổi giá trị điều khiển đầu ra u(t). Như vậy bộ điều khiển mờ sẽ có 2 đầu vào là e, de/dt và một đầu ra là u(t). Cấu trúc bộ điều khiển như Hình 10

b. Thiết kế bộ điều khiển mờ PID- Xác định các biến ngôn ngữ Áp dụng mô hình mờ Mamdani. Đầu vào thứ nhất là sai lệch giữa mức đặt và mức thực e, đầu vào thứ hai là tốc độ biến thiên theo thời gian của đầu ra. e được chọn trong miền giá trị [-1;+1],de/dt được chọn trong miền giá trị [-1;+1], u(t) có miền giá trị [-1;+1].- Xác định số lượng tập mờ

Chọn số lượng tập mờ cho mỗi biến đầu vào là 3 và biến đầu ra là 5, cụ thể như sau:+ e = {NB, NM, NS, ZE, PS, PM, PB};+ de/dt = {NB, NM, NS, ZE, PS, PM, PB};+ u(t) = {DN, DV, DC, K, MC, MV, MN}.

- Xác định hàm liên thuộc- Chọn hàm liên thuộc của e, de/dt, u(t) kiểu

hình tam giác như các Hình 11, 12.- Xây dựng các luật điều khiển. Luật điều khiển được xác định như Bảng 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

Hình8. Cấu trúc van điều khiển

Hình9. Mạch vòng điều khiển mực nước trong hồ chứa

Hình10.Cấu trúc bộ điều khiển mờ

Bảng2.Luật điều khiển

21KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Page 22: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

- Chọn luật hợp thành và giải mờDùng luật hợp thành max-min, giải mờ theo phương pháp trọng tâm.

5. Nhận dạng thông số mô hình hồ chứaSử dụng mạng mờ-nơron (Anfis) để nhận dạng thông số hồ chứa nước. Cấu trúc mạng mờ-nơron nhận dạng gồm có 2 đầu vào là lưu lượng vào Q1 và độ mở của cánh hướng nước đầu ra KV, một đầu ra là mực nước h như Hình 13.Kết quả nhận dạng (quá trình huấn luyện, sai lệch trong quá trình huấn luyện) thông số hồ chứa nước như Hình 14.

6. Kết quả mô phỏng Sử dụng phần mềm Matlab - Simulink, thực hiện mô phỏng quá trình với bộ điều khiển kinh điển PID, bộ điều khiển mờ FC và bộ điều khiển mờ trong đó có sử dụng mô hình nhận dạng FCM với các trường hợp khác nhau, so sánh các đáp ứng thu được như ở các Hình 15, 16, 17, 18+ Trường hợp có nhiễu nguồn vào (Hình 15);

+ Trường hợp sau 100 s thay đổi điểm đặt (Hình 16);+ Trường hợp phụ tải thay đổi ngẫu nhiên (Hình 17);+ Trường hợp có nhiễu nguồn, tải thay đổi ngẫu nhiên (Hình 18).

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

Hình11. Hàm liên thuộc của e và de/dt Hình12. Hàm liên thuộc của u(t)

Hình13. Cấu trúc Anfis nhận dạngthông số hồ nước

Hình14. Kết quả nhận dạng

22 KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Page 23: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

III. KẾT LUẬN Chiều cao cột áp của nhà máy thủy điện là một thông số quan trọng quyết định đến công suất của nhà máy, cột nước cao, lưu lượng lớn thì có thể xây dựng được nhà máy có công suất lớn và ngược lại. Trong quá trình làm việc chiều cao cột áp đó thường xuyên có sự thay đổi do đặc điểm tích nước của hồ chứa có thể thay đổi theo mùa, sự đóng mở của cơ cấu cánh hướng nước trong quá trình vận hành ..., khi đó rất khó khăn cho việc điều khiển chính xác công suất cũng như tần số của dòng điện phát ra. Để giữ ổn định chiều cao cột áp trong quá trình vận hành ta sử dụng bộ điều khiển mờ có cấu trúc như Hình 10 để tự động điều chỉnh tín hiệu điều khiển khi các thông số của quá trình thay đổi. Kết quả mô phỏng cho các trường hợp nguồn nước thay đổi, thay đổi giá trị đặt, cánh hướng đóng mở ngẫu nhiên theo phụ tải điện cho thấy đáp ứng mực nước trong các trường hợp đó bám theo được giá trị đặt, sai lệch nhỏ, dao động ít, hệ thống ổn định. Đặc biệt khi sử dụng mạng mờ-nơron để nhận dạng thông số của hồ chứa kết quả mô phỏng cho thấy đáp ứng mực nước tốt hơn rất nhiều TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nguyễn Duy Hạnh, Chương3.Côngtrìnhđiềuáp,Hội đập lớn Việt Nam.2. Nguyễn Hồng Quang (2012), NghiêncứuchếtạoTBđiềukhiểnnhúngứngdụngchocáctrạmthủyđiện.3. Nguyễn Trọng Thuần (2009), Điềukhiểnlogicvàứngdụng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.4. Nguyễn Thống (2011), Thủynăng&thủyđiện, Trường Đại học BK Thành phố Hồ Chí Minh .

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200-0.2

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

1.4

1.6PID

FCFCM

Nguon thay doi

Goc mo thay doi

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200-0.2

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

1.4

1.6PID

FC

FCM

Do mo canh huong

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200-0.2

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

1.4

1.6

1.8PID

FC

FCM

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200-0.2

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

1.4

1.6

1.8PID

FCFCM

Nguon nuoc thaydoi

Hình15. Đáp ứng mực nước khi nguồn nước thay đổi

Hình16. Đáp ứng mực nước khi thay đổi giá trị đặt

Hình17. Đáp ứng mực nước khi phụ tải thay đổi ngẫu nhiên

Hình18. Đáp ứng mực ước khi nguồn và tải thay đổi ngẫu nhiên

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

23KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Page 24: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

AbSTRACT

Inthisstudy,theeffectsoffiringtemperatureon the mechano-physical and microstructure ofthelowcementcastable(LCC)wasinvestigated.Aself-flowinglowcementcastablewaspreparedfrom 81 wt.% Tabular alumina and 13 wt.%reactivealuminaaggregateswithbinderof6wt.%AlmatiscementCA14M,and0.1wt.%dispersantPCE. Optimum self-leveling flowability wasachievedusing4.8%wateraddition.Asafunctionof the firing temperature, the mechano-physicalpropertiesoftheself-flowinglowcementcastablewere characterized in terms of densificationparameters such as apparent porosity (AP),bulk density (BD) and cold crushing strength(CCS).Phaseanalysisandmicrostructural-basedevaluationwereperformedusingX-raydiffraction(XRD)andscanningelectronmicroscopy(SEM)techniques. The microstructural evaluationsshowedthattheCA6wasformedinsidethegrainboundaries of refractory castable after firing at1500°C.Refractorycastableheattreatedat1500°Cfor3hexhibitedthefollowingproperties:AP11.2%,BD3.15g/cm3andCCS183MPa

Keywords: refractorycastable,bulkdensity,apparentporosity,coldcrushstrength,microstructure

I. GIỚI THIỆU

Trong họ vật liệu chịu lửa không định hình, bê tông chịu lửa là một nhóm lớn phát triển trong suốt hơn 30 năm qua, nhờ những tính chất đặc biệt của nó đã dần thay thế cho vật liệu chịu lửa định hình [2,5]. Một xu hướng phát triển bê tông chịu lửa hiện nay là bê tông chịu lửa ít xi măng (Low

Cement Castable-LCC), trong hệ bê tông LCC, xi măng cao nhôm (Calcium Aluminate Cement-CAC) là chất kết dính cùng với các thành phần siêu mịn như ô xít nhôm hoạt tính và các phụ gia, tất cả làm nên một hệ bê tông chịu lửa có độ chảy cao, dễ thi công và cho cường độ ban đầu cao. Tuy nhiên nhược điểm chủ yếu của bê tông này là bị suy giảm cường độ ở khoảng nhiệt độ 500 - 800 oC [2,4]. Trong công trình này, tác giả đã khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến tính chất cơ lý thông qua độ bền nén, độ xốp, khối lượng thể tích cũng như cấu trúc của bê tông chịu lửa ít xi măng trên cơ sở nguyên liệu corun thiêu kết (Tabular Alumina).

II. THỰC NGHIỆM

1. Nguyên liệu

Thành phần của nguyên liệu và phụ gia sử dụng cho mẫu bê tông nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 1, thành phần hóa học của nguyên liệu được thể hiện ở Bảng 2

2. Tính cấp phối hạt bê tông

Dựa theo công thức Andreasen [2]:

Trong đó: y - Phần trăm cỡ hạt sót sàng tích lũy, (% khối lượng)

d - Kích thước hạt trung gian, (mm)Dmax - Kích thước hạt lớn nhất, (mm)q - Hệ số thực nghiệm, với bê tông tự chảy q

= 0,21 - 0,25

Trong nghiên cứu này chọn hệ số q = 0,21

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ LÝ VÀ CẤU TRÚC CỦA bÊ TÔNG CHỊU LỬA ÍT XI MĂNG

ThS. NCS. Nguyễn Thành Đoàn,KhoaCôngnghệHoáhọc-TrườngĐạihọcCôngnghiệpViệtTrì

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

24 KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

%100max

×

=

q

Ddy

Page 25: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

3. Đo độ chảy của bê tông

Dựa theo tiêu chuẩn ASTM C-1446:2011 [3]: Sau khi trộn khô hỗn hợp bê tông 30 giây trong máy trộn hành tinh, thêm nước vào trong vòng 10 giây khi máy đang chạy, trộn tiếp 5 phút nữa ở tốc độ chậm, sau đó hỗn hợp bê tông được lấy ra cho vào hộp kín để dưỡng ẩm 10 phút sau kể từ lúc cho nước, hỗn hợp được đổ vào côn tiêu chuẩn hình nón cụt có đường kính đáy lớn, đường kính đáy nhỏ và chiều cao lần lượt là 100 mm, 70 mm và 50 mm, sau đó lấy côn ra để cho bê tông chảy, sau 60 giây kể từ khi lấy côn tiến hành đo đường kính trung bình D

của bê tông. Độ tự chảy (SFV-Self Flow Value) của bê tông được tính theo công thức:

Quá trình đánh giá trị số SFV được thực hiện ở nhiệt độ 20 – 24 oC

4. Chuẩn bị mẫu bê tông

Hỗn hợp bê tông được trộn khô trong vòng 4 phút, sau đó thêm nước và trộn ướt tiếp 4 phút nữa, hỗn hợp được đúc trong khuôn tiêu chuẩn 40 x 40 x 160 mm, sau đó dưỡng ẩm 24 giờ ở 20 – 25 oC, độ ẩm tương đối 80 – 90 %. Sau 24 giờ,

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

25KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Ô xít, % khối lượng T60/T64 CL 370C CA 14M

Al2O3 99,3 99,7 71

CaO 0,05 0,02 27,9

Na2O 0,3 0,1 0,3

MgO 0,1 0,02 0,4

Fe2O3 0,1 0,03 0,1

SiO2 0,15 0,03 0,3

Bảng2.Thành phần hóa học của nguyên liệu

100 100%100

DSFV −= ×

Nguyên liệu, phụ gia Nguồn gốc % Khối lượng

Corun thiêu kết

(Tabular Alumina)

3-6 mm

Almatis (T60/T64) 81

1-3 mm

0,5-1 mm

0-0,5 mm

< 0,045 mm

Ô xít nhôm hoạt tính

(Reactive Alumina)

D50 = 2,5 µm

D90 = 7,0 µmAlmatis (CL 370C) 13

Xi măng cao nhôm D50 = 13 µm Almatis (CA 14M) 6

Phụ gia keo tán pH = 3-5 BASF (PCE) 0,1

Bảng1.Nguyên liệu, phụ gia và thành phần của bê tông nghiên cứu

Page 26: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

tháo khuôn và đem sấy mẫu ở 110 oC trong 24 giờ, sau đó nung mẫu lần lượt ở các nhiệt độ cao nhất 500 oC, 800 oC, 1200 oC, 1500 oC lưu trong 3 giờ. Mẫu sau khi làm nguội được đem đi thử độ bền nén theo TCVN 6530:1999-1, độ xốp biểu kiến và khối lượng thể tích theo TCVN 6530:1999-3. Mẫu bê tông nghiên cứu được phân tích thành phần pha bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) trên máy D8 ADVANCE-Bruker (Đức) và được quan sát ảnh vi cấu trúc bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) trên thiết bị JEOL JSM 5410LV (Nhật Bản)

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Với lượng nước trộn là 4,8 %, mẫu bê tông nghiên cứu có độ tự chảy là 105 % đảm bảo cho việc đúc khuôn dễ dàng. Độ bền nén nguội của bê tông theo nhiệt độ nung được minh họa ở Hình 1.

Sau khi sấy ở 110 oC trong 2 giờ mẫu có độ bền nén đến 87 MPa, điều này được giải thích như sau: Xi măng cao nhôm có các khoáng chính là CA, CA2 [4], sau khi thủy hóa tạo thành tinh thể C3AH6, khoáng này ổn định thể tích tạo thành pha nền liên kết các hạt cốt liệu tạo thành một kết cấu vững chắc trong cấu trúc bê tông, khi gia nhiệt đến 500 oC độ bền nén giảm xuống do các khoáng hydrat lúc này là C3AH6, AH3 bị mất nước hóa

học tạo ra các lỗ xốp trong cấu trúc của bê tông [2], điều này được minh họa bởi ảnh SEM của mẫu ở Hình 4.b, cấu trúc của bê tông tại 500 oC có rất nhiều lỗ xốp, do vậy độ bền nén của bê tông giảm xuống. Khi gia nhiệt đến 800 oC, độ bền nén của bê tông tiếp tục giảm do lúc này chưa hình thành liên kết gốm, Hình 2 minh họa độ xốp biểu kiến của bê tông cao nhất, khối lượng thể tích thấp nhất tại nhiệt độ này, điều đó lý giải bê tông bị suy giảm cường độ. Ở 1200 oC, độ bền nén của bê tông tăng vọt do hình thành liên kết gốm, lúc này độ xốp của bê tông giảm (Hình 2), cấu trúc của bê tông xít đặc lại (Hình 4.d)

Khi nung đến 1500 oC, độ xốp của bê tông giảm mạnh, độ bền nén tăng cao, lúc này hiện tượng kết khối càng mạnh hơn, ở Hình 4.e cho thấy, pha nền liên kết vững chắc với các tinh thể corun (ký hiệu C) tạo thành một khối vững chắc,

hơn nữa, tại nhiệt độ này hình thành pha hibonite (hay CA6 – calcium hexa aluminate - Hình 3) do sự phản ứng của Al2O3 với các khoáng CaO-Al2O3 trong xi măng cao nhôm [6]:

CA + 5Al2O3 → CaAl12O19 (CA6)

CA2 + 4Al2O3 → CaAl12O19 (CA6)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

26 KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

87

58 52

154

183

40

60

80

100

120

140

160

180

200

110 500 800 1200 1500

Nhiệt độ (độ C)

Độ

bền

nén

nguộ

i (M

Pa)

Hình1.Độ bền nén của bê tông tại các nhiệt độ khác nhau

Page 27: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

CA6 bao quanh và tạo liên kết rất mạnh với các tinh thể corun (hình 4.e), hơn nữa hibonite có độ chịu lửa cao (nhiệt độ nóng chảy 1830 oC), bền với xỉ kiềm, bền trong môi trường chứa khí CO, chống bám xỉ và kim loại lỏng, ổn định thể tích vì hệ số giãn nở nhiệt của nó tương tự như corun [1]. Do vậy bê tông có chứa khoáng CA6 được sử dụng trong các lò công nghiệp khác nhau như lò nấu nhôm (chống bám kim loại), lò nung clinker xi măng (bền kiềm cao), lò luyện thép (độ chịu lửa cao, chống bám xỉ), lò công nghiệp hóa dầu (bền với môi trường xâm thực chứa CO) [1].

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

27KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

10

11

12

13

14

15

16

17

0 300 600 900 1200 1500Nhiệt độ (độ C)

Độ

xốp

biểu

kiế

n (%

)

3.05

3.07

3.09

3.11

3.13

3.15

Khố

i lư

ợng

thể

tích

(g/c

m3)Độ xốp biểu kiến

Khối lượng thể tích

25 30 35 40 45 500

50

100

150

200

250

300

350

HHHC C

C

CCC

CC

C

C

Lin (C

ps)

2 theta degree

CH: Hibonite CA6

C: Corundum

H

Hình2.Độ xốp biểu kiến và khối lượng thể tích của bê tông theo nhiệt độ nung

Hình3.Phổ XRD của mẫu nghiên cứu sau nung ở 1500 oC

Page 28: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

IV. KẾT LUẬN

ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất cơ lý cũng như cấu trúc của bê tông chịu lửa ít xi măng trên cơ sở nguyên liệu corun thiêu kết đã được kiểm chứng, sự suy giảm cường độ ở 500-800 oC đã được chứng minh do sự tách nước hóa học của các khoáng hydrat tạo ra độ xốp trong cấu trúc bê tông, ở nhiệt độ trên 1200 oC, độ bền nén tăng lên do hình thành liên kết gốm, ở nhiệt độ 1500 oC độ bền nén tiếp tục được nâng cao đạt 183 MPa do sự kết khối mạnh và xuất hiện khoáng hữu ích CA6.

TàI LIệU THAM KHảO

1. Büchel G., Buhr A., Gierisch D. (2005) “Bonite – A New Raw Material Alternative For Refractory Innovations”, CD-ROM:UNITECR. 2. Florida Schacht Charles A. (2004), RefractoriesHandbook, Marcel Dekker. Inc, New York 3. ASTM C-1446:2011, “Standardtestmethodsformeasuringconsistencyandworking timeofself-flowingcastablerefractories”.4. Lee W.E, Viera W., Zhang S., Ahari K.G., Sarpoolaky H., Par .C (2001), “Castable refractory concretes”, International MaterialsReviews, 46(3), pp. 145 - 167. 5. Aksel’rod L.M. (2011), “Development of refractory production in the world and in Russia, new technologies”, Refractories and IndustrialCeramics, 52(2), pp. 95 -106.6. Yuan Li (2012), “Thermal expansion behavior of Alumina-rich Al2O3-Ca(OH)2 system”, International Conference on Materials,Mechatronics and Automation in InformationTechnology, Vol.15, pp. 89 - 93.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

28 KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Hình4.ả

nh S

EM c

ủa m

ẫu b

ê tô

ng n

ghiê

n cứ

u tạ

i các

nhi

ệt đ

ộ nu

ng k

hác

nhau

a) 1

10o C

/24h

; b)

500

o C/3

h;

c) 8

00o C

/3h;

d)

120

0o C/3

h; e

) 150

0o C/3

h

Page 29: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

AbSTRACT

This paper presents an overview of theproblemof textchunkingandchunkingmethodsusingregularexpression,generalcharacteristicsof theVietnamese and summary of the researchproblem from Vietnamese chunking. On thisbasis, the paper presents an approach to tackletheproblemoftextchunkingintheVietnameseiseffective.

Keywords: natural language processing, chunking, regular expression, NLTK.

I. GIỚI THIỆU

Trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên, phân cụm thuộc lớp bài toán xử lý cú pháp, thực hiện sau lớp bài toán xử lý từ vựng, kết quả của nó phục vụ cho lớp bài toán xử lý ngữ nghĩa. Mỗi cụm từ có quan hệ ngữ pháp và mang ngữ nghĩa nhất định, thành phần của cụm từ có thể thay đổi theo ngữ cảnh. Việc xác định đúng cấu trúc của một câu phụ thuộc khá nhiều vào việc phân định chính xác các cụm từ trong câu. Công việc tách cụm từ cho một câu là xác định các từ thuộc nhóm thành phần văn phạm nào của câu. Chẳng hạn câu “Chương trình chạy trên Hệ điều hành Windows XP” có thể tách thành các cụm từ [Chương trình] là danh ngữ, [chạy] là động ngữ, [trên Hệ điều hành Windows XP] là giới ngữ.

Kết quả của bài toán tách cụm từ được ứng dụng khá phổ biến, với văn bản đã được tách cụm từ có thể được dùng để phân tích câu, tìm kiếm thông tin, dịch tự động văn bản,… Hiện nay, trên thế giới đã công bố nhiều nghiên cứu về phân cụm từ, mỗi nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp cũng đạt được

độ chính xác phân cụm khác nhau. Với tiếng Anh đã có các nghiên cứu áp dụng các phương pháp như giải thuật học cải biến (TBL) của Lance A. Ramshaw và Mitchell P. Marcus [5], phân cụm danh ngữ đạt độ chính xác 92 %, cụm danh ngữ và động ngữ đạt 88 %; phương pháp máy véctơ hỗ trợ (SVMs) của Kudo và Matsumoto [10], đạt độ chính xác 93,91 %; phương pháp máy học của Sang [4];…, với tiếng Hoa là các phương pháp: máy véctơ hỗ trợ (SVMs) của nhóm Tan [11]; giải thuật học cải biến (TBL) của nhóm Li [6]; với tiếng Hàn có phương pháp phối hợp lập luật bằng tay và học máy của Seong-Bae Park và Byoung-Tak Zhang [7];…Trong khi, đã có nhiều công trình nghiên cứu xử lý tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Hàn,… đã được công bố, nhưng không thể áp dụng cho tiếng Việt, vì tiếng Việt có sự khác biệt rất lớn so với các thứ tiếng này.

Việc nghiên cứu xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt đã được thực hiện trong những năm gần đây. Mặc dù là lĩnh vực nghiên cứu mới, nhưng cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về xử lý tiếng Việt đã được công bố. Trong đó, tiêu biểu là Đề tài “Nghiên cứu phát triển một số sản phẩm tiêu biểu và thiết yếu về xử lý tiếng nói và văn bản tiếng Việt (KC.01.01/06-10)”. Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm: xây dựng các sản phẩm phân tách, phân loại từ Việt, phân tích cụm từ, phân tích cú pháp tiếng Việt. Tuy nhiên, chưa có công trình nào công bố về nghiên cứu phân cụm từ trong văn bản tiếng Việt. Chính vì thế mục tiêu đặt ra của báo cáo là nghiên cứu phương pháp phân tách cụm từ, trên cơ sở đó chỉ ra quy trình ứng dụng biểu thức chính quy để phân cụm từ trong văn bản tiếng Việt trên bộ công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLTK).

ỨNG DỤNG bIỂU THỨC CHÍNH QUY ĐỂ PHÂN CỤM TỪ TRONG VĂN bẢN TIẾNG VIỆT

ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, PhòngKhoahọcvàCôngnghệ-TrườngĐạihọcCôngnghiệpViệtTrìTS. Nguyễn Thị Minh Huyền,TrườngĐạihọcKhoahọcTựnhiên-ĐạihọcQuốcgiaHàNội

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

29KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Page 30: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Cụm từ tiếng ViệtDưới cách nhìn của ngôn ngữ học máy tính,

cụm từ (chunk) là các đoạn văn bản tách rời riêng biệt trong câu [8]. Thông thường mỗi cụm từ chứa một từ chính và các từ có vai trò bổ nghĩa hay thực hiện hiện chức năng từ vựng cho từ chính (ví dụ như tính từ và định từ), từ chính được gọi là từ trung tâm của cụm từ (chẳng hạn như một danh từ là từ trung tâm của cụm danh từ). Theo cách phân chia từ loại trong ngôn ngữ, ta có thể xác định được các dạng cụm từ tương ứng như: cụm danh từ, động từ, giới từ,…

Theo bảng phân loại loại hình ngôn ngữ, tiếng Việt được xếp vào loại hình đơn lập (isolate) hay còn gọi là loại hình phi hình thái, không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết hoặc phân tiết với những đặc điểm chính như sau [2]:

- Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái. Ý nghĩa ngữ pháp nằm ở ngoài từ. Phương thức ngữ pháp chủ yếu là: trật tự từ và từ hư.

- Tồn tại một loại đơn vị đặc biệt, đó là: “hình tiết” mà vỏ ngữ âm của chúng trùng khít với âm tiết, và đơn vị đó cũng chính là “hình vị” (morpheme) hay còn gọi là “tiếng” (tiếng Việt sử dụng khoảng 8.000 tiếng). Các hình vị kết hợp với nhau một cách linh động. Không có hiện tượng cấu tạo từ bằng cách ghép thêm phụ tố (affix) vào gốc từ (trong khi đó ở tiếng Anh, hiện tượng này rất phổ biến, như: anticomputerizational= anti-compute-er-ize-ation-al).

Cụm từ tiếng Việt là một tổ hợp từ mà tất cả các thành tố đều có quan hệ chặt chẽ với một thành tố trung tâm của tổ hợp. Cụm từ được phân chia theo từ loại của thành tố trung tâm cũng như chức năng ngữ pháp của thành tố này.

Có thể phân cụm từ thành các loại [2]:

(1) Danh ngữ có danh từ làm thành tố trung tâm, ví dụ: mộtngôinhànhỏ. Danh ngữ đơn giản

nhất chỉ có một danh từ. Những thành tố phụ có thể thêm vào gồm:

(a) đại từ số lượng (mỗi, tất cả,...), số từ (một, hai, ba, vài, nhiều,...), danh từ loại thể (con, chiếc, cái,...). Những loại này đặt trước danh từ.

(b) tính từ hoặc tính ngữ (đẹp, xấu,...), mệnh đề phụ (mà tôi thấy, mà nó làm,...). Những loại này đặt sau danh từ.

(2) Động ngữ khá phức tạp. Ngữ loại này bản thân nó có thể chứa nhiều ngữ khác. Ví dụ, trong câu Thằngbéănbánhngon, ta có ănbánhngon là động ngữ. Trong động ngữ này có: thành tố trung tâm: ăn, danh ngữ làm bổ ngữ trực tiếp: bánhngon, và bản thân danh ngữ này còn chứa tính từ bổ nghĩa cho danh từ chính.

Nhìn chung, động ngữ hàm chứa một động từ trung tâm và:

(a) - Bổ ngữ trực tiếp (ănbánh), có thể có thêm bổ ngữ bổ nghĩa cho bổ ngữ này.

- Các bổ ngữ khác chỉ không gian, thời gian, mục đích,...: làmbàilúc2giờ,ănđểsống.

- Bổ ngữ tác nhân đối với thể bị động (đượclàmbởiX).

- Trạng từ hoặc trạng ngữ chỉ cách thức (nhanh,chậm,...).

Những thành tố này thường đứng sau động từ, riêng trạng từ có khi đứng trước.

(b) Trạng từ phủ định: không,chẳng,...- Trạng từ chỉ mức độ thường xuyên: hay,

hiếmkhi,thường,… - Trạng từ thời gian:đã,sẽ,đang,... và một

số trạng từ khác.Nhóm này đứng trước động từ trung tâm.(3) Tính ngữ có tính từ làm thành tố trung

tâm và có thể có thêm bổ ngữ cho tính từ: con thứ2củatôi. Chức năng ngữ pháp của tính ngữ:

- Bổ ngữ cho một số động từ, nhất là các động từ thuộc nhóm trạng thái: Tôi thì cao, hắn thì thấp. Lá trở vàng.

30 KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

Page 31: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

- Bổ ngữ cho danh từ, hợp với danh từ thành danh ngữ: Lá xanhum.

- Phần chêm: Ông Ba,vắngmặtnơilàmviệc.(4) Giới ngữ có giới từ làm trung tâm: ở

miền Nam, từNam ra Bắc.

2. bài toán phân cụm từ

Phân tích cú pháp là xác định cấu trúc câu văn bản được chia làm 2 mức phân tích đơn giản (phân tích cụm từ - chunking) và phân tích đầy đủ (parsing) [1]. Trên cùng một tập ngữ liệu, mỗi mức phân tích có phương pháp thực hiện khác nhau, các phương pháp này hoàn toàn độc lập với nhau, phân tích đơn giản có thể không thuộc quy trình phân tích đầy đủ. Phần phân tích đơn giản là các nhiệm vụ ít xảy ra sự nhập nhằng và không có tính đệ quy [9]. Để có cái nhìn cụ thể về 2 nhiệm vụ phân tích cú pháp hãy quan sát ví dụ về sự phân chia các thành phần trong 1 danh ngữ dưới đây:

1. Parsing[

[ G.K. Chesterton ],[

[ author ] of[

[ The Man ] who was[ Thursday ]

]]

]

2. Chunking:

[ G.K. Chesterton ],[ author ] of[ The Man ] who was[ Thursday ]

Như vậy, phân tách cụm từ là quá trình xác định các từ có liên quan chặt chẽ với nhau để nhóm chúng thành cụm từ. Một trong các phương án có thể dùng để giải quyết yêu cầu đặt ra thành lập các biểu thức chính quy mô tả cấu trúc của cụm từ.

3. Phân cụm từ tiếng Việt sử dụng biểu thức chính quy

a. Tập từ loại tiếng ViệtNgữ pháp tiếng Việt hết sức phức tạp, riêng

về việc phân chia từ loại hiện nay vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau chưa đi đến thống nhất. Để phục vụ cho việc tiến hành các thử nghiệm, trong báo cáo này chọn bảng từ loại tiếng Việt của bộ sản phẩm SP 7.3 - VLSP của nhóm VTB tham gia đề tài KC.01.01/06-10, “Đề tài nghiên cứu phát triển một số sản phẩm tiêu biểu và thiết yếu về xử lý tiếng nói và văn bản tiếng Việt”.

b. Lập biểu thức chính quy cho cụm từ tiếng Việt

Như đã trình bày ở phần II.1, cụm từ trong tiếng Việt được chia thành bốn loại và được dự kiến gán nhãn như sau:

Tên ngữ Nhãn Đặc trưng Danh ngữ (nounphrase) NP Danh từ làm trung tâm

Động ngữ (verbphrase) VP Động từ làm trung tâm

Tính ngữ (adjectivalphrase)

AP Tính từ làm trung tâm

Giới ngữ (pronounphrase)

PP Giới từ làm trung tâm

Mỗi cụm từ đều xác định một thành tố trung tâm giữ vai trò quan trọng về mặt ngữ pháp đối với cụm từ, là yếu tố cần thiết về mặt tổ chức của cụm từ, sự có mặt của nó là bắt buộc, không thể lược bỏ. Ngoài thành tố trung tâm là các thành tố phụ có liên quan, thành tố phụ được phân chia theo sự có mặt của nó trước hoặc sau thành tố trung tâm, gồm: thànhtốphụtrướcvà thànhtốphụsau. Trường hợp thành tố phụ thuộc cùng một cụm từ vừa có khả năng đứng trước hay đứng sau không nhiều.

31KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

Page 32: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

Thành tố phụ trước thường là những từ riêng lẻ, ta ít gặp trường hợp nó tồn tại dưới dạng cụm từ chính phụ hay chủ vị. Về mặt từ loại thì đó thường là những phụ từchuyêndụng, có thể thống kê thành từng nhóm nhỏ có cùng kiểu ý nghĩa khái quát và chuyên đi kèm với những từ loại nhất định.

Thành tố phụ sau rất đa dạng và phức tạp về cấu tạo, về từ loại và về nghĩa. Nó có thể là từ hoặc các loại cụm từ. Trong trường hợp phức tạp, chính thành tố phụ sau cũng có thể xem xét như cụm từ.

Từ những phân tích ở trên, để đáp ứng cho việc minh họa phương pháp phân tách cụm từ tiếng Việt, ta tập trung tìm hiểu về danh ngữ và tiến hành xây dựng tập văn phạm cho danh ngữ. Đối với các ngữ khác việc phân cụm cũng được thực hiện tương tự như danh ngữ.

Danh ngữ đầy đủ có 3 thành phần. Trong đó thành tố trung tâm là một danh từ, kết hợp với một danh từ chỉ loại hoặc một danh từ chỉ sự vật hay một hoặc một vài tính từ, chúng gộp lại để chỉ một sự vật. Ví dụ: cáibút, câytre, conmèo, ngườithợ, niềmvui, cuộchọp, vẻđẹp,... Thành tố phụ trước gồm tối đa 3 dạng từ loại là P, L hoặc M và NC được sắp xếp có thứ tự theo điều kiện chặt chẽ, chuyên dùng để chỉ mặt sốlượngcủa sự vật nêu ở trung tâm. Thành tố phụ sau có thể có sự xuất hiện hoặc không xuất hiện của một cụm từ. Cấu tạo đầy đủ của danh ngữ tiếng Việt:

<Đại từ số lượng> + <Định từ|Số từ> + <DT chỉ loại> + <DT> + <AP|NP|VP|PP> + <Đại từ>

Biểu diễn dưới dạng thẻ từ loại, ta có:(<P> + <L|M> + <Nc> + <N> +

<AP|NP|VP|PP> + <P>)Ví dụ: [Tất cả]P [những]M [con]Nc [thiên nga]

N [đẹp]A [nhất]A [ấy]P

Nếu lập văn phạm cho danh ngữ có sự xuất hiện của thành tố phụ sau thì trong tập quy tắc sẽ có quy tắc có tính đệ quy, khi đó bài toán phân tích nông sẽ trở thành bài toán phân tích sâu. Trong

báo cáo này chỉ giới thiệu văn phạm lập cho danh ngữ mà thành tố phụ sau đơn giản chỉ là một hoặc một vài tính từ. Ta có tập quy tắc phổ biến sinh danh ngữ như sau:

1) NP à P L|M Nc N A2) NP à P N A3) NP à Nc N ALập quy tắc theo dạng biểu thức chính quy

ta có:NP à P L|M Nc N A ∪ P N A ∪ Nc N A =

{<P>?<L|M>?<Nc><N><A>*}

Tương tự như cách làm cho danh ngữ ta có thể lập biểu thức chính quy cho các ngữ khác. Khi đó ta sẽ có tập biểu thức chính quy cũng có nghĩa là tập quy tắc sinh các ngữ trong tiếng Việt. Từ tập quy tắc này dùng trong bộ công cụ NLTK để phân tách các ngữ tiếng Việt.

III. THỰC NGHIỆM

1. Phương pháp phân cụm từ tiếng Việt sử dụng biểu thức chính quy

Phân cụm từ sử dụng biểu thức chính quy là phương pháp tách cụm từ dựa vào quy tắc văn phạm sinh của ngôn ngữ đã biên tập dưới dạng biểu thức chính quy. Chẳng hạn, nếu quy ước NNP là nhãn từ loại tên riêng, thông qua biểu thức chính quy {<NNP>+} ta có thể dùng để tách các cụm danh từ riêng trong câu.

Nếu coi mỗi chuỗi từ loại là một từ trên bảng chữ cái từ loại, tập hợp các từ hay nói cách khác ngôn ngữ được sinh bởi bảng chữ cái từ loại, bảng chữ cái phụ là các nhãn cụm từ, với tiên đề là một nhãn cụm từ và một tập quy tắc sinh phản ánh tương đối đầy đủ ngữ pháp cụm từ của ngôn ngữ, là được sinh bởi một văn phạm [3]. Như vậy, bài toán tách cụm từ đã trở thành bài toán xây dựng văn phạm sinh ngôn ngữ mà các từ của ngôn ngữ đó là các chuỗi từ loại thể hiện cấu trúc của cụm từ. Vấn đề đặt ra là, tập quy tắc sinh P bao gồm các quy tắc cho phép sinh mọi cụm từ đúng ngữ pháp trong một ngôn ngữ. Trong khi thực hiện yêu

32 KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

Page 33: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

cầu xây dựng đầy đủ tập quy tắc mà cấu trúc cụm từ trong một ngôn ngữ lại rất đa dạng, ta sẽ nhận được tập quy tắc dài dòng, tính cấu trúc thấp. Để khắc phục yếu điểm này ta có thể gộp các quy tắc lại theo dạng biểu thức chính quy, vốn được cài đặt phổ biến trong các ngôn ngữ lập trình.

Với tập biểu thức chính quy đã được lập, ta sẽ huấn luyện bộ phân tách cụm từ để nó thực hiện nhiệm vụ tìm ra các từ riêng rẽ, có quan hệ với nhau và nhóm chúng lại thành cụm từ. Đầu vào của bộ phân tách cụm từ là văn bản đã gán nhãn, các nhãn được dùng là cơ sở để tiến hành tách cụm từ.

2. Quy trình phân cụm từTrên cơ sở tập từ loại được cung cấp và tập

biểu thức chính quy đã lập cho tiếng Việt tiến hành thử nghiệm trên bộ công cụ NLTK theo trình tự:

Bước 1. Biên tập các quy tắc phân tách cụm từ.Bước 2. Nhập văn bản đã gán nhãn từ loại.Bước 3. Tải vào bộ nhớ lớp chunk từ môđun

NLTK.Bước 4. Thực hiện lệnh chuyển chuỗi văn bản

đã gán nhãn sang dạng cấu tuyến tính.Bước 5. Huấn luyện các quy tắc phân tách cho

bộ phân tách cụm từ.Bước 6. Thực hiện thao tác phân tách.

Thử nghiệm, phân cụm danh ngữ câu văn bản tiếng Việt: “Tất_cả/P những/M con/Nc thiên_nga/N đẹp/A nhất/A của/E vườn_thú/N đang/R bơi/V trên/E mặt_hồ/N”. Từ tập quy tắc sinh danh ngữ ở mục II.3.b, lập được các biểu thức chính quy tương đương như sau: {<P>?<L|M>?<Nc><N><A>*} hay {<P>?<N><A>*} hoặc {<NC>?<N><A>*}.

Ở các biểu thức chính quy trên ngoài sự xuất hiện chắc chắn của một danh từ, các thành phần từ loại có thể xuất hiện trong mỗi biểu thức như sau: đối với biểu thức {<P>?<L|M>?<Nc><N><A>*} danh ngữ có thể bắt đầu bằng 1 đại từ, tiếp theo là 1 định từ hoặc số từ, sau danh từ có thể có 1 hoặc một vài tính từ. Biểu thức {<P>?<N><A>*} phân tách danh ngữ có thể bắt đầu bằng 1 đại từ,

sau danh từ là 1 hoặc một vài tính từ. Biểu thức {<NC>?<N><A>*} phân tách danh ngữ có thể bắt đầu bằng 1 danh từ chỉ loại, sau danh từ là 1 hoặc một vài tính từ.

Thực hiện phân cụm:

>>> grammar = r”””

NP:{<P>?<L|M><NC><N><A>*}

{<P>?<N><A>*}

{<NC>?<N><A>*}”””

>>> tagged_text = “””Tất_cả/P những/M con/Nc thiên_nga/N đẹp/A nhất/A của/E vườn_thú/N đang/R bơi/V trên/E mặt_hồ/N”””

>>> from nltk_lite import chunk

>>> input = chunk.tagstr2tree(tagged_text)

>>> cp = chunk.Regexp(grammar)

>>> print cp.parse(input)

Kết quả phân tách thu được các cụm:

(S

(NP Tất_cả/P những/M con/NC thiên_nga/N đẹp/A nhất/A)của/E(NP vườn_thú/N)đang/Rbơi/Vtrên/E(NP mặt_hồ/N))

3. Nhận xétSau khi tiến hành phân cụm từ cho những

câu văn bản thường gặp với tập văn phạm cơ bản, kiểm tra kết quả phân cụm cho thấy hầu hết các cụm từ trong câu đã được tách đúng ngữ pháp. Nếu tăng kích thước văn bản và độ phức tạp ngữ pháp mà vẫn giữ nguyên tập quy tắc, thì độ chính xác của kết quả thu được sẽ giảm đi. Để có thể tăng độ chính xác, phương pháp cần được cung

33KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

Page 34: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

cấp tập luật đầy đủ, không quá lớn. Quan trọng nhất, tập từ loại và quy tắc cần xử lý tốt các hiện tượng ngữ pháp phổ biến và có khả năng quét đến mức tối đa các trường hợp đặc biệt.

IV. KẾT LUẬN

Thông qua các nghiên cứu và thử nghiệm, báo cáo đã chỉ ra quy tắc lập biểu thức chính quy cho cụm từ tiếng Việt, đã xác định được phương pháp phân cụm từ trong văn bản tiếng Việt, đã lập quy trình ứng dụng bộ công cụ NLTK để phân cụm từ thành công câu văn bản trong tiếng Việt. Kết quả của báo cáo là một hướng mới về phân cụm từ, có thể dùng để phục vụ các bước tiếp theo trong lĩnh vực xử lý tiếng Việt. Tuy nhiên để bài toán có tính ứng dụng thực tế nhiều hơn cần cung cấp tập văn phạm đầy đủ bao trùm toàn bộ ngữ pháp tiếng Việt đối với cụm từ, cần xây dựng kho ngữ liệu mẫu chung và các kho ngữ liệu chuyên ngành đủ rộng để tiến hành huấn luyện các bộ phân tách cho kết quả phù hợp hơn.

TàI LIệU THAM KHảO

1. Hồ Tú Bảo, Lương Chi Mai (2005), “Về xử lý tiếng Việt trong công nghệ thông tin”, VLSPwhitepaper.

2. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998), CơsởtiếngViệt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Huy Ruận (2005), Lýthuyếtngônngữhìnhthứcvàôtômat, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Erik F, Tjong Kim Sang, (2002), “Memory-based shallow parsing”, JMLR, 2(3):PP. 559–594.

5. Lance A. Ramshaw, Mitchell P. Marcus (1995), TextChunkingusingTransformation-BasedLearning, CoRR cmp-lg/9505040.

6. Li, JingBO. Zhu, TianShun Ya (2004), “SVM-based Chinese Chunk. Analysis”, JournalofChineseInformationProcessing.

7. Seong-Bae Park, Byoung-Tak Zhang (2003), “Text chunking by combining hand-crafted rules and memory-based learning”, Proceedings of the 41stAnnualMeeting onAssociation for Computational Linguistics, PP. 497-504, July 07-12, Sapporo, Japan

8. Steven Abney (2004), ParsingbyChunk.

9. Steven Bird, Ewan Klein and Edward Loper (2006), NaturalLanguageProcessing.

10. Taku Kudoh , Yuji Matsumoto (2000), “Use of support vector learning for chunk identification”, Proceedings of the 2ndworkshop on Learning language in logicand the 4th conference on Computationalnaturallanguagelearning, September 13-14, Lisbon, Portugal

11. Yongmei Tan, Tianshun Yao, Qing Chen, and Jingbo Zhu (2004), “Chinese chunk identification using SVMs plus sigmoid”, InIJCNLP, PP. 527–536.

34 KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

Sinh viên tra cứu tài liệu tại Thư viện Điện tử

Page 35: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

AbSTRACT

The oximes of alkyl salicylaldehyd weresynthesizedfromcardanolextractedfromcashewnut shell liquid (Vietnam). Molecular structure,physical and chemical property of oximes werecharacterized by Infrared Spectroscopy, andNuclear Magnetic Resonance (NMR). TheadsorptioncapacitiesforCu2+ionsintotheoximewere16,9mg/gandthedesorptionattained80%amountoftheabsorbed.

Keywords: ankyl salicylaldehyd,carbonylation, cardanol, solvent extraction,copper,oximationI. GIỚI THIỆU

Chiết tách dung dịch là phương pháp được sử dụng phổ biến trong ngành luyện kim. Phương pháp này thường được áp dụng trong quá trình chiết tách các kim loại: đồng, kẽm, coban, uran,

molipden, vanadi, các kim loại đất hiếm, germani và các kim loại nhóm platin [1].

Hiện nay số lượng các chất chiết tách bền, có tính chọn lọc cao đối với các kim loại ngày càng được sử dụng nhiều hơn nhằm tăng độ tinh khiết của sản phẩm luyện kim và thân thiện với môi trường [2].

Trong nhiều thập niên trở lại đây, ngành luyện kim đồng đã sử dụng các chất chiết tách thương phẩm gồm ba loại sau:

- Biến tính aldoximes được ký hiệu là Cytec’s ACORGA® reagents;

- Không biến tính hỗn hợp aldoximes – ketoximes được ký hiệu là LIX®;

- Các ketoximes mạch thẳng được ký hiệu là SX reagents;

Đặc điểm chung của ba nhóm chất thương phẩm là đều có công thức cấu tạo tương đối tương

TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC, CÁC ĐẶC TÍNH LÝ HÓA , KHẢ NĂNG HẤP THỤ ION KIM LOẠI Cu2+ CỦA OXIME TỪ CARDANOL VIỆT NAM

TS. Hoàng Anh Sơn, TS. Võ Thành PhongKhoaCôngnghệhóahọc–TrườngĐạihọcCôngnghiệpViệtTrì

TS. Trần Thị Hương, TS. Vũ Hồng Sơn, TS. Trần Quế Chi, TS. Bùi Quốc Nam, ThS. Nguyễn Hồng Nhung

ViệnKhoahọcVậtliệu–ViệnHànlâmKhoahọcvàCôngnghệViệtNam

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

35KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

OH NOH

C12H25

OH NOH

C9H19

OH NOH

C9H19

CH3

5-nonyl salicylaldoxime 2-hydroxy-5-nonyl acetophenone oxime

5-dodecyl salicylaldoxime

Hình1. Cấu tạo hóa học của các chất tách thương phẩm

Page 36: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

đồng nhau và đều thuộc nhóm phenolic oximes. Các phenolic oximes được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp chiết tách đồng, đồng thời là chất chống hoen gỉ, nên được sử dụng làm vật liệu bọc bề mặt kim loại [3].

Các phenolic oximes tạo thành hợp chất phức bền với ion Cu. Độ bền và tính chọn lọc của liên kết hóa học giữa các oximes và ion Cu được xác định bởi liên kết hydro tạo thành giữa các nhóm chức N, OH và ion Cu (Hình 2) [4].

Đối với các oxime thơm với cùng nhóm thế trong mạch vòng, độ axit giảm dần theo thứ tự sau: 2-hydroxybenzaldehydeoxime > aliphatic-aromatic hydroxyoximes > 2-hydroxybenzophenone oxime.

Hằng số độ bền của liên kết giữa ion Cu và oxime cũng như khả năng chiết tách của oxime đó cũng giảm dần theo thứ tự trên [3].

Hình2. Liên kết hydro giữa oxime và ion kim loại [4].

Có rất nhiều tranh luận xung quanh việc sử dụng các chất chiết tách trên, tuy nhiên sử dụng các aldoximes biến tính có nhiều ưu điểm vượt trội trong việc chiết tách ion Cu [5].

Các aldoxime, ketoxime này được điều chế bằng phản ứng formyl hóa các alkylphenol xuất phát từ phenol được alkyl hóa bởi các alkan tương ứng. Giá thành của các alkylphenol: dodecylphenol, nonylphenol tương đối cao. Trong khi đó hợp chất oxime có thể tổng hợp được từ cardanol là nguồn nguyên liệu tự nhiên và chắc chắn có giá thành rẻ hơn rất nhiều. Cardanol là một monophenol có công thức C21H36-2nO (n = 0, 1, 2, 3). Nhánh bên là một mạch hydrocacbon với 15 nguyên tử cacbon và có mức độ chưa bão hòa khác nhau, nên dễ dàng tham gia các phản ứng

trùng hợp và mạch nhánh cũng có tính chất kỵ nước. Sự thay đổi cấu trúc cardanol có thể được đem lại từ nhóm hydroxyl, vòng thơm và nhánh bên hydrocacbon.

Công trình này đã tiến hành khảo sát tổng hợp hợp chất oxime của alkyl salicyaldehyd từ dầu vỏ hạt điều Việt Nam, đồng thời làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phản ứng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng oxime đi từ cardanol có khả năng hấp thụ tốt ion Cu2+ và có thể ứng dụng để thu hồi chọn lọc một số kim loại quý trong công nghiệp luyện kim. II. THỰC NGHIỆM1. Hóa chất

Các hóa chất được sử dụng trong thí nghiệm bao gồm: etanol, cardanol chưng cất từ dầu hạt điều Việt Nam (thành phần: cardanol 89,1 %; 2-metyl cardol 9 %; cardol 1 %); dung dịch H2SO4 98 %, HCl 37 %, CH3COOH; dung môi: toluen, dietyl ete, cloroform, KOH, CH3OH; xúc tác SnCl4, PtO2.2. Thiết bị

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C được đo bằng máy quang phổ Bruker AV-300. Phổ khối và phân tích nguyên tử được đo tại phòng thí nghiệm của Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phổ hồng ngoại được đo bằng máy quang phổ hồng ngoại 6700 FT-IR.3. Các giai đoạn phản ứng:

a. Hydro hóa cardanol Cardanol hydro hóa được tổng hợp như

sau:

Phản ứng hydro hóa ở mạch nhánh cardanol với sự có mặt của xúc tác PtO2 được thực hiện ở nhiệt độ phòng và áp suất thường. Hỗn hợp các chất bao gồm: 10 ml cardanol, 20 ml dung dịch axit axetic, 10 ml CH3OH và 0,1 g PtO2 được cho vào bình cầu 3 cổ thể tích 500 ml, đuổi hết không

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

36 KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Page 37: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

khí bằng cách cho khí H2 đi qua thiết bị phản ứng. Phản ứng hydro hóa diễn ra ngay sau đó với thời gian hấp thụ H2 là 4 giờ, tổng số thể tích khí H2 hấp thụ đến khi bão hòa đo được là 2,5 lít.

Sau phản ứng thu được dung dịch trong suốt. Tiến hành lọc tách xúc tác và làm bay hơi hết dung môi bằng máy cất quay. Phần còn lại sau khi cất quay đem kết tinh trong môi trường n-hexan thu được 5 g sản phẩm hydro hóa cardanol.

Hình3. Sơ đồ thiết bị hydro hóa xúc tác

1. Bơm hydro 2. Van chỉnh lưu lượng hydro 3. Bình chứa H2O 4. Bình chứa hydro

5. Bình phản ứng hydro hóa 6. Máy khuấy từ

b. Carbonyl hóa cardanol bằng phản ứng Reime - Timan

R: C15H31-n n = 0, 2, 4, 6

Carbonyl hóa cardanol đã hydro hóa [4] được thực hiện trong bình cầu cổ 250 ml có lắp sinh hàn hồi lưu, đường ống dẫn khí argon và phễu nhỏ giọt thông. Tiến hành phản ứng trong khí trơ (Ar), bình phản ứng chứa dung dịch KOH trong cồn hoặc nước (nồng độ 8 g KOH/30 ml dung dịch) và 10 ml cardanol (sản phẩm đã no hóa), khuấy liên tục hỗn hợp phản ứng. Đun nóng hệ thống đến 65 oC, và thêm từng giọt 10 ml chloroform vào hỗn hợp

phản ứng. Đun hồi lưu trong vòng 8 giờ ở nhiệt độ 70 oC. Sau khi phản ứng, sản phẩm được trung hòa bởi dung dịch HCl (1:1) tới pH = 1. Thêm nước và một lượng nhỏ n-hexan vào pha hữu cơ, lắc đều , để hỗn hợp phân lớp, tách bỏ lớp nước. Quá trình rửa được lặp lại nhiều lần nhằm tách bỏ hoàn toàn axit. Làm khan pha hữu cơ có chứa sản phẩm bằng NaSO4 khan, sau đó dùng bộ cất quay chân không để loại bỏ hết n-hexan bằng cách gia nhiệt hỗn hợp sản phẩm trên bếp cách thủy ở 60 - 70 oC cuối cùng thu sản phẩm carbonyl hóa.

c. Phản ứng oxime hóa

Phản ứng oxime hóa được tiến hành như sau: cho vào bình cầu 2 g hydroxyl amoni clorit hòa tan trong 10 ml nước, 10 ml trietylamin và 5g ankyl salicylaldehyd. Duy trì điều kiện phản ứng tại nhiệt độ phòng và khuấy trong 3 giờ. Kết thúc phản ứng, lớp hữu cơ được tách ra khỏi lớp nước bằng phễu chiết. Một lượng nhỏ dietyl ete được thêm vào để tách triệt để pha hữu cơ. Thu lấy pha hữu cơ, sau đó làm khan bằng NaSO4 khan, gia nhiệt đuổi hết pha hữu cơ, cuối cùng thu được sản phẩm oxime.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Các đặc tính hóa - lý của sản phẩm Phân tích phổ hồng ngoại của cardanol đã

carbonyl hóa chỉ ra các peak đặc trưng cho liên kết C = O tại 1635 cm-1; - OH ở 3447 cm-1 (Hình 4). Các liên kết này chứng minh cho sản phẩm alkyl salicylaldehyd tổng hợp được có nhóm chức aldehyd đặc trưng.

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

1

2

3

4

5

6OH

R

O OH

R

NOH

NH2OHHCl.(C2H5)3N

(3)

(2)

37KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Page 38: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

Hình4. Phổ hồng ngoại của cardanol đã carbonyl hóa

Phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của sản phẩm aldoxime của cardanol cho thấy trên phổ xuất hiện peak ở 8,31 ppm và 2 ppm đặc trưng cho 2 nguyên tử H trong nhóm oxime (Hình 5).

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR cũng xuất hiện peak ở 148,1 ppm đặc trưng cho nguyên tử C trong nhóm oxime thơm của sản phẩm aldoxime cardanol (Hình 6).

ChemNMR 1H Estimation

7.61

6.90

7.04

5.35

2.62

1.59

1.29

1.29

1.29

1.29

2.18

2.63

2.63

8.31

2.0

5.38

5.38

5.43

5.37

5.71

4.99

4.97

OHN

HO

H

H

H

H

H

H

H

Estimation quality is indicated by color: good, medium, rough

38 KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

0123456789PPM

Hình5. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của oxime

Page 39: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

2. Đánh giá khả năng hấp thụ ion Cu2+ của aldoxime cardanol.

Phương pháp xác định khả năng hấp thụ Cu2+ như sau: Cân 1 g oxime, hòa tan trong 20 ml kerosene. Cho vào phễu chiết, thêm 18 ml dung dịch CuSO4 pha trong nước (nồng độ Cu2+ = 5 g/l) lắc đều, để lắng và phân lớp hoàn toàn, tách lấy lớp nước (dung dịch A). Lớp hữu cơ chứa phức chất của Cu2+ với hợp chất oxime được thêm 14 ml H2SO4 1M để giải hấp phụ Cu2+ vào lớp pha nước. Tách lấy phần nước gọi là dung dịch B.

Xác định hàm lượng Cu2+ trong dung dịch A và dung dịch B như sau: Chuyển dung dịch A vào cốc, thêm 50 ml nước cất. Trung hòa bằng NH4OH, và cho dư để tạo phức đồng aminoacat [Cu2+(NH3)4](OH)2 với Cu2+. Chuyển toàn bộ dung dịch vào bình định mức 100 ml, thêm nước

đến vạch định mức. Lấy 10 ml mẫu chuyển vào bình tam giác và chuẩn độ Cu2+ bằng dung dịch chuẩn EDTA 0,05 N, sử dụng chất chỉ thị murexit.

• Xác định ion Cu2+ trong dung dịch A cho biết Cu2+ đã hấp thụ bởi oxime.

Số mg Cu2+/1 g oxime hấp thụ được tính theo công thức sau:

mCu = 18 x 5,344 – 0,05x64V1 (mg)Trong đó: V1 - Thể tích EDTA chuẩn mẫu

dung dịch A (ml).• Xác định Cu2+ trong dung dịch B cho biết

ion Cu2+ đã được nhả hấp thụ. Số mg Cu2+/1 g oxime được nhả hấp thụ được

tính theo công thức sau:mCu

2+ = 0,05x64V2 (mg)Trong đó: V2 - Thể tích EDTA chuẩn mẫu

dung dịch B (ml).Dung môi cho hợp chất oxime đóng vai trò

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

ChemNMR 13C Estimation

115.7

130.4

120.8

145.4

117.2

160.9

36.0

31.2

29.2

29.7

29.7

29.9

27.8

130.3

25.7

127.3

31.9128.8

128.8

117.2

136.7

148.1

OHN

HO

Estimation quality is indicated by color: good, medium, rough

020406080100120140160PPM

39KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Hình6. Phổ 13C-NMR của oxime

Page 40: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

quan trọng trong việc hấp thụ Cu2+. Nếu sử dụng các dung môi phân cực như etanol, isopropyl alcol như đã được đề cập đến trong [6], thì hiệu suất hấp thụ hấp.

Trong quá trình chiết tách, nếu sử dụng các dung môi phân cực thì bản thân các dung môi này không những đóng vai trò là chất hòa tan các oxime mà còn tham gia vào quá trình chiết tách.

ảnh hưởng của dung môi trong pha hữu cơ và tương quan giữa pha hữu cơ và pha nước phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

- Thứ nhất, tương tác giữa dung môi và chất chiết tách làm thay đổi hoạt tính của chất chiết tách trong cả pha hữu cơ và quá trình giải hấp;

- Thứ hai, tương tác giữa dung môi với ion kim loại tạo thành bởi các liên kết giữa ion kim loại và dung môi làm thay đổi nồng độ của ion kim loại trong pha nước;

Ví dụ điển hình cho trường hợp thứ nhất có thể thấy rõ qua việc chiết tách ion Cu 2+ bởi

hydrooxime có nhóm chức hydrooxime là nhóm chức hấp thụ electron. Do đó hiệu suất hấp thụ ion Cu2+ sẽ giảm xuống 4 - 5 lần nếu sử dụng các dung môi phân cực mạnh như alcohol hoặc keton. Trong khi đó nếu sử dụng dung môi không phân cực như hydrocarbon thì sẽ không tạo nên các liên kết phụ như trên. Do vậy, hiệu suất của quá trình chiết tách Cu2+ không bị ảnh hưởng

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng n-hexan, kerosen, và các dung môi không phân cực khác, hiệu quả của quá trình hấp thụ Cu2+ đã tăng rõ rệt.

Quá trình giải hấp ion Cu2+ được thực hiện tốt nhất trong môi trường axit H2SO4. Nồng độ thích hợp cho việc giải hấp Cu2+ là 10 M. Đồng thời quá trình này sẽ diễn ra nhanh khi sử dụng vi sóng [7].

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

Tóm lại, phương pháp phân tích cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR và 13C-NMR đã chứng minh được sự hình thành của oxime sau quá trình oxime hóa cardanol với các peak ở 8,31 ppm và 2 ppm đặc trưng cho 2 nguyên tử H; peak ở 148,1 ppm đặc trưng cho nguyên tử C trong nhóm oxime H – C = N – OH.

Gel aldoxime cardanol có dạng anti, có ba dải đặc trưng trong phổ hồng ngoại tại 3600 cm-1 (liên kết O-H), tại 1665 cm-1 (liên kết (C = N) và tại 945 cm-1 (liên kết N - O) (Hình 7).

Hình7. Phổ hồng ngoại của oxime

40 KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

Page 41: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

Bảng1. Lượng Cu2+ hấp thụ được và giải hấp trên 1 g oxime

V1- EDTA (ml)

Số mg Cu2+ hấp thụ/1g oxime

V2- EDTA (ml)

Số mg Cu2+ giải hấp

thụ/1g oxime

25 16,19 4 12,8 (~80%)

IV. KẾT LUẬN Aldoxime là các sản phẩm có giá trị lớn

trong tổng hợp hóa hữu cơ dùng để điều chế các dẫn xuất có chứa O, N và các salen ligands. Các aldoxime điều chế được bằng các phản ứng Reimer -Tiemann và oxime hóa từ các dẫn xuất phenol của cardanol có tính chọn lọc và có khả năng hấp thụ ion kim loại cao. Nguồn nguyên liệu điều chế cardanol chủ yếu từ tinh chế dầu vỏ hạt điều có sẵn vì vậy sản phẩm oxime cuối cùng tổng hợp được có tính chủ động cao và có tiềm năng lớn trong việc ứng dụng để thu hồi chọn lọc một số kim loại quý trong công nghiệp luyện kim.

TàI LIệU THAM KHảO1. Flett D.S. (1999), “Review new reagents or new ways with old reagents”, J.Chem.Technol.Biotechnol. 74, pp. 99–105.2. Sole K.C. 2003, Solvent extraction and ionexchange, in: Short Course:Hydrometallurgy HYDRO 2003, 2003 International Symposium on Hydrometallurgy, 22–24 August 2003, Vancouver, Canada.3. Szymanowski, J., Borowiak-Resterna, A. (1991), “Chemistry and analytical characterization of the effect of hydroxyoxime structure upon metal-complexing and extraction properties”, Critical Reviews in Analytical Chemistry 22, (1,2), pp. 519 - 566.4. Smith, A.G., Tasker, P.A., White, D.J. (2003), “The structures of phenolic oximes and their complexes”, Coordination Chemistry Reviews,(241), pp. 61-85.5. Jan Szymanowski (1993), HydroxyoximesandCopperHydrometallurgy, CRC Press.

6. Peter R. Seidl et al, Processforpreparationofoximesandresultingproducts, Patent Application Publication. Pub. No. US 2002/01236507. Processforpreparationofoximesandresultingproducts, US Patent applicatio8. Valenzuela F., Fonseca C., Basualto C., Correa O., Tapia C., Sapag J. (2005), “Removal of copper ions from a waste mine water by a liquid emulsion membran method”, Mineralsengineering, Vol 18, issue 1, pp. 33 - 40.

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

41KHOA HỌC Và CÔNG NGHỆ

KhởicôngdựánxâydựngnhàđanăngtạicơsởViệtTrì

Page 42: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

LASER là các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Light Amplificationby Stimulated Emissionof Radiation, nghĩa là “khuếchđạiánhsángbằngphátbứcxạcảmứng”. Đây là một loại máy phát lượng tử. Tất cả các loại máy phát lượng tử đều được chế tạo trên cơ sở các nguyên lý và tiền đề vật lý kỹ thuật mà các nguyên lý và tiền đề này được xây dựng từ thành tựu của các lĩnh vực sau:

-Tươngtáccủabứcxạđiệntừvớihệnguyêntử : Tương tác này bao gồm các vấn đề về chuyển dời electron, hấp thụ và phát xạ, phát xạ tự nhiên và phát xạ cảm ứng, bức xạ kết hợp, sự phân bố đảo mật độ cư dân và trạng thái “nhiệt độ âm”.

-Cộng hưởng từ và kỹ thuật phổ vô tuyến: Chuyên ngành này cung cấp các thông tin quan trọng về vị trí các mức năng lượng, thời gian hồi phục,... của hệ nguyên tử sau khi bị kích thích, giúp người ta xác định được loại hoạt chất thích hợp để chế tạo môi tường kích hoạt cho máy Laser.

-Vậtlýkỹthuậtvi-ba: Một chuyên ngành của kỹ thuật vô tuyến điện tử viễn thông hiện đại. Nó cung cấp thông tin về các hộpcộnghưởng(HCH), một trong các linh kiện then chốt của kỹ thuật laser.

Như vậy sơ bộ có thể nói HCH có vai trò rất quan trọng trong nguyên lý kỹ thuật laser, là thành phần bắt buộc phải có về cấu trúc để tạo ra tia laser. Tại sao vậy? Để trả lời ta lần lượt xét các vấn đề sau đây:1. Cấu tạo của HCH

HCH là một linh kiện của kỹ thuật vi ba, được tạo thành bằng một đoạn ống sóng có chiều dài l, bịt kín 2 đầu.

Chiều dài của HCH thỏa mãn hệ thức: l=pp / gmn = plg/2. (1)

Trong đó: p = 0,1, 2, 3,...; gmn - Hệ số truyền pha trên phương z; lg - Bước sóng của sóng trong HCH.

Hình1. Hộp cộng hưởng

Một điểm đáng lưu ý là sóng trong HCH hoàn toàn là sóng đứng. Trong thực tế người ta hay chế tạo HCH ở 2 dạng HCH vuông (hộp chữ nhật) và HCH tròn (ống trụ). Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của thực tế mà người ta lựa chọn HCH thích hợp.

2. Hệ số phẩm chất của HCHNhư trên đã nói, sóng trong HCH là sóng

đứng, vectơ cường độ điện trường Er

và cường độ từ trường H

r lệch pha nhau 900 trong không gian

nên Emax và Hmax cách nhau 1/4 bước sóng. Tần số riêng nres của HCH được xác định bởi kích thước hộp với độ chính xác cao, do đó các mode sóng có độ đơn sắc cao. Mặt khác hiện tượng cộng hưởng xảy ra trong hộp khi điều kiện sau được thoả mãn:

VAI TRò CỦA HỘP CỘNG HƯỞNG PHẩM CHẤT CAO TRONG NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT LASER

ThS. Hoàng Minh Văn,TrungtâmỨngdụngvàChuyểngiaoCôngnghệ TrườngĐạihọcCôngnghiệpViệtTrì

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

l

42 NGHIÊN CỨu - TRAO ĐổI

Page 43: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

Tần số sóng tới kích thích = Tần số riêng của HCH

Tức là: nkích thích, phát = nres

Khi đó HCH sẽ tích trữ được năng lượng cực đại của điện trường và từ trường là:

Wmax = (2)

Phổ năng lượng của HCH có dạng:

Hình2. Phổ năng lượng của HCH

Trên Hình 2, d là độ rộng nửa cực đại phổ năng lượng của HCH. Người ta sử dụng giá trị này để đánh giá hệ số phẩm chất Q của HCH: Q ~ 1/d

Như vậy d tỷ lệ nghịch với Q và độ đơn sắc của sóng cộng hưởng trong hộp. Do đó d càng nhỏ thì Q càng lớn, tức là muốn độ đơn sắc cao thì Q càng phải lớn. Rõ ràng hệ số phẩm chất này cho ta 2 vấn đề: Thứ nhất là năng lượng tích trữ trong hộp cộng hưởng và thứ hai là độ đơn sắc của bức xạ, phụ thuộc chủ yếu vào hệ số phẩm chất Q của HCH.3. Các tiền đề của việc phát tia laser

Như ta đã biết, máy phát tia laser là máy khuếch đại ánh sáng bằng phát bức xạ cảm ứng.

Tia laser là các tia sáng đơn sắc kết hợp cao có năng lượng rất lớn. Lý thuyết về bức xạ điện từ đã chứng minh: để có thể khuếch đại bức xạ cần phải có 2 tiền đề sau:a. Phân bố đảo mật độ cư dân

Nếu xét hệ N nguyên tử đồng nhất phân bố trên 2 mức năng lượng E1 và E2 (Hình 4) là N1 và N2:

Hình4. Phân bố cư dân trên các mức năng lượngĐể có thể xảy ra khuếch đại bức xạ thì N2 phải

lớn hơn N1 (N2 > N1). Theo Boltzmann, ở trạng thái cân bằng nhiệt động N2 < N1. Nghĩa là ở điều kiện bình thường không xảy ra hiện tượng N2 > N1. Do đó để thoả mãn điều kiện khuếch đại bức xạ phải tạo ra trạng thái có N2 > N1 tức là hiện tượng đảomậtđộcưdân hay phânbốđảo. Khi đó buộc phải phá vỡ trạng thái cân bằng nhiệt động. Theo Boltzmann, khi đó ta có:

(3)Nếu N2 > N1 thì từ biểu thức (3) suy ra T<0,

tức là thu được hệ có “nhiệt độ tuyệt đối âm”. Cách nói này là một cách mô tả hình thức hệ phân bố đảo.

b. Ghép phản hồi và dải tần hẹpKhi tạo được trạng thái phân bố đảo, số phôton

tạo ra từ sự phát xạ tự nhiên cũng sẽ tăng mạnh. Tuy nhiên, phát xạ tự nhiên không có quan hệ chặt chẽ với bức xạ kích thích. Do đó, nó trở thành tạp nhiễu không kết hợp phủ lên phát xạ cảm ứng. Bởi vậy người ta phải khống chế ảnh hưởng này của phát xạ tự nhiên để phát xạ cảm ứng (bức xạ kết hợp cao) áp đảo phát xạ tự nhiên không kết hợp.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013

nres

Wmax

Wmax/2

WHCH

nphát 0

d

−−=

kTEE

NN 12

1

2 exp

43NGHIÊN CỨu - TRAO ĐổI

N2

N1

E2

E2

Page 44: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

Tức là phải khống chế để xác suất phát xạ cảm ứng wind lớn hơn xác suất phát xạ tự nhiên wsp. Hay: wind / wsp = n(n) > 1 (4)

Trong đó n(n) là số phô ton trong một mode sóng.

Muốn làm tăng xác suất phát xạ cảm ứng thì phải làm cho mật độ năng phổ bức xạ kích thích u(n) tăng lên nhanh chóng. Việc này chỉ có thể thực hiện nhờ cơ chế ghép phản hồi, dẫn đến một phần quan trọng của năng lượng bức xạ được đưa trở lại kích thích chính quá trình đó. Mặt khác để đạt được điều kiện (4) đối với các quá trình cao tần, đặc biệt là laser thì phải tập trung năng lượng bức xạ vào một mode sóng tức là phải chọn tần số công tác hẹp nhất có thể được (sóng đơn sắc nhất). Rõ ràng ta phải ghép phản hồi và phải tạo dải tần công tác hẹp là một trong các yếu tố then chốt để tạo tia laser. Việc này bắt buộc phải sử dụng đến HCH có phẩm chất cao, vì như đã nêu, với kỹ thuật hiện tại, chỉ HCH có phẩm chất cao mới giải quyết được vấn đề này.

Với các phân tích ở trên, đặc biệt là về vấn đề ghépphảnhồivàdảitầnhẹp, ta có thể kết luận :vớivaitròlàlinhkiệntạoracácquátrìnhđộng lựccănbảnđể thựchiệnLASER, HCHcóphẩmchấtcaolàlinhkiệnkhôngthểthiếucủakỹthuậtlaserhiệnnay.

TàI LIệU THAM KHảO

1. Lương Duyên Bình (Chủ biên) (1998), VậtlýĐạicương,tập3,phần2, NXB GD Hà Nội.

2. Ngô Đức Thiện (2009 ), Lýthuyếttrườngđiệntừvàsiêucaotần, HVCNBCVT Hà Nội.

3. B. Yavorsky & A. Detlaf (1974), HandbookofPhysics, MIR Publisher, Moscow.

4. Gould, R. Gordon (1959). TheLASER,LightAmplificationbyStimulatedEmissionofRadiation. In Franken, P.A. and Sands, R.H. (Eds.). Am no. Go et? Ullego ia quod cutestudam musa il vent factam teRa, teIrmist

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 02 nĂM 2013 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

44 NGHIÊN CỨu - TRAO ĐổI

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Chiến lược phát triển của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì giai đoạn 2011 - 2015 là trường Đại học đa ngành, nhiệm vụ đào tạo gắn liền với công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, phấn đấu trở thành Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ của khu vực và của Bộ Công thương. Hoạt động khoa học và công nghệ của trường trong năm 2013 là tham gia thực hiện các mục tiêu, nội dung của các đề tài, dự án, các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước (KC, KX), các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Căn cứ định hướng phát triển trong thời gian tới, Nhà trường đã tập trung ưu tiên cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực: Công nghệ hóa học, Hóa học, Cơ khí, Điện, Điện tử, Tự động hóa và Công nghệ Thông tin.

Trong năm 2013 cán bộ, giảng viên của trường đã đề xuất 03 đề tài cấp Bộ, 04 đề tài cấp Tỉnh và đang triển khai thực hiện 25 đề tài cấp trường, 01 đề tài cấp tỉnh: Nghiêncứuchiếttáchvàthửhoạttính sinh học một số hợp chất có trong loài tảoCyanothese.SPVietnamsinhtrưởngtạivùngLâmThao–PhúThọ và thămdò khảnăngứngdụngtronglĩnhvựcsảnxuấthóamỹphẩm,nôngnghiệpvàxửlýmôitrường,02 đề tài cấp Bộ:Nghiêncứusửdụngxỉthảitạicácnhàmáysảnxuấtphotphovàng làm nguyên liệu thay thế trong công nghệgạchốplátcaocấp;Nghiêncứu,thiếtkếphầnmềmgiám sát, điều khiển SCADA và xây dựng phòngthực hành giám sát, điều khiển SCADA phục vụchonghiêncứuvàđàotạo,triểnkhaiứngdụngtạitrườngĐạihọcCôngnghiệpViệtTrì,01đề tài cấp Nhà nước: Nghiêncứucôngnghệtáchchiếtligninvàthuhồisợixenlulotừrơmrạđểứngdụngsảnxuấtmộtsốsảnphẩmcôngnghiệp

Trong quá trình triển khai thực hiện các đề tài, Nhà trường đã phối hợp với các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu và các doanh nghiệp để đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm mới, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, hiệu suất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Page 45: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

45TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2013

I. TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC* Chỉ tiêu tuyển sinh: 2460 - Hệ chính qui: 1.760 - Hệ vừa làm vừa học: 80 - Hệ liên thông vừa làm vừa học: 320 - Hệ liên thông Cao đẳng - Đại học chính qui: 300* Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển và xét tuyển.* Hồ sơ và thời gian đăng ký dự thi, xét tuyển: Theo quy định của BGD&ĐT.* Ngành và chuyên ngành đào tạo1. Ngành Hóa học (Tuyển sinh khối A, A1, B)+ Hóa phân tích (Phântíchcácnguyênliệu,nhiênliệuvàkiểmtrachấtlượngsảnphẩmtrongsảnxuất;Phântíchđánhgiáchấtlượngmôitrường;Phântíchdượcphẩmvàxétnghiệmytế;PhântíchHóamỹphẩm,lươngthực,thựcphẩm,...)+ Hóa lý (Nghiêncứucácquátrìnhhóalýứngdụngtrongsảnxuất,xửlýmôitrường,điệnhóavàbảovệkimloại,...) + Hóa sinh ứng dụng (Nghiêncứuthựcnghiệmtronglĩnhvựchóa–Sinhnhưdinhdưỡng,thựcphẩm,mentiêuhóa,cồnsinhhọc,...)+ Hóa học vật liệu ((Nghiêncứu,triểnkhaiứngdụngcácvậtliệuthôngdụngvàtiêntiếnnhưvậtliệunano,polimecomposit,vậtliệuchốngănmòn,vậtliệunănglượngmới,...)2. Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học (Tuyển sinh khối A, A1, B)+ Công nghệ các hợp chất vô cơ (Côngnghệsảnxuấtaxit,bazơ,muối,bộtmàuvàphânbónhóahọc,...)+ Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại (CNSXcácloạipin-ắcquy,côngnghệmạđiện;sơnđiệndi;côngnghệchốngănmònvàbảovệkimloại,…).+ Công nghệ hữu cơ – Hóa dầu (CNSXsơn,chấttẩyrửa,nhựa,nhiênliệusinhhọc,phẩmnhuộmvàchấtmàuhữucơ,côngnghệlọchóadầu,...)+ Công nghệ chế biến khoáng sản (CNCBquặngnhôm,quặngsắt,quặngđồng,khaithácvàchếbiếncaolanh,felpat,.....) + Công nghệ vật liệu polyme và composit (CNSXchấtdẻopolymevàcácvậtliệucomposit,côngnghệgiacôngvàchếbiếnchấtdẻo…)+ Công nghệ vật liệu silicat (CNSXthủytinh,gốmsứ,menvàchấtmàu,ximăngvàchấtkếtdính,vậtliệuchịulửa,vậtliệusilicattiêntiến,…) + Công nghệ hóa dược (Kỹthuậtbàochếnguyênliệuhóadược,tổnghợpcácloạinguyênliệuthuốctândược,kiểmnghiệmthuốc,…) + Công nghệ hóa môi trường (Côngnghệxửlýnướccấp,nướcthải,khíthải,chấtthảirắn;Phântích,thẩmđịnhvàđánhgiácôngnghệxửlýmôitrường,đánhgiátácđộngmôitrườngvàrủirosinhthái,….)+ Quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa học - Thực phẩm (Nghiêncứu cácquátrìnhcôngnghệ,hệthốngcácphươngphápchuyểnquimôthiếtbị,tínhtoánvàthiếtkếcôngnghệcácloạithiếtbịvàhệthốngthiếtbịcôngnghệhóahọc,...)+ Máy và thiết bị công nghệ hóa chất - Dầu khí (Nghiêncứucácquátrình,thiếtbịcôngnghệ,Quảnlýkỹthuật,thiếtkếvậnhànhvàsửachữahệthốngcácthiếtbịtrongdâychuyềncôngnghiệphóachất,dầukhí,thựcphẩmvàxửlýmôitrường,...)+ Công nghệ hóa thực phẩm (Côngnghệsảnxuấtcácloạilươngthực,đồuống,quảnlýchấtlượngthựcphẩm,...)3. Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường (Tuyển sinh khối A, A1, B)+ Quản lý môi trường (Quảnlýcácnguồntàinguyênthiênnhiên;Quảnlýcáccôngtrìnhxửlýchấtthải,cáccôngtrìnhcấpnướcsạch,khísạchchosảnxuấtcôngnghiệpvàsinhhoạt;Quantrắc,điềutra,đánhgiátácđộngmôitrường,hệsinhthái;...)+ Công nghệ môi trường (Thiếtkế côngnghệ,tổchứcthicông,vậnhànhcáccôngtrìnhxửlýchấtthải:Khí,lỏng,rắn;cáccôngtrìnhcấpnướcsạch,khísạchchosảnxuấtcôngnghiệpvàsinhhoạt;Pháttriểnứngdụngcôngnghệmôitrườngvàothựctế,..)

Page 46: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

4. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Tuyển sinh khối A, A1)+ Điện công nghiệp (Thiếtkế,thửnghiệm,chếtạo,lắpđặtcácthiếtbịđiện,điệntử;Quảnlýkỹthuậthệthốngthiếtbịđiện,điệntửtrongsảnxuấtcôngnghiệp,...)+ Điện tử viễn thông (Thiếtkế,triểnkhai,xâydựng;Quảnlýkỹthuậthệthốngđiệntử,viễnthông,hệthốngchuyểnmạch,truyềnsốliệu,truyềndẫnthôngtinquang,truyềndẫnviba,thôngtinvệtinh;...)+ Điện tử công nghiệp (Nghiêncứutriểnkhai,thiếtkế,thửnghiệm,chếtạo,lắpđặtcácthiếtbịđiện,điệntử;Quảnlýkỹthuậthệthốngthiếtbịđiện,điệntửtrongsảnxuấtcôngnghiệp;...)+ Hệ thống điện (Quảnlýkỹthuậthệthốngđiện,nhàmáyđiện,mạnglướitruyềntảivàphânphốiđiện;...) 5. Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Tuyển sinh khối A, A1)+ Điều khiển tự động (Quảnlý,giámsát,khaithácvàsửdụngcácthiếtbịtronghệthốngđiềukhiểntựđộngtrongcácnhàmáy,xínghiệp,...) + Tự động hóa công nghiệp (Nghiêncứutriểnkhai,chuyểngiaocôngnghệ;Thiếtkế,thửnghiệm,chếtạo,lắpđặtvàvậnhànhcácthiếtbịtựđộnghóa;Quảnlýkỹthuậthệthốngthiếtbịtựđộnghóa,...)+ Đo lường – Điều khiển công nghiệp (Quảnlý,giámsát,khaitháccácthiếtbịđolườngvàđiềukhiểntrongcôngnghiệp;Lắpđặt,lậptrìnhđiềukhiểncáchệthốngđiềukhiển;Chuyểngiaocôngnghệtrongđolườngvàđiềukhiểncôngnghiệp;...)6. Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Tuyển sinh khối A, A1)+ Công nghệ chế tạo máy (Tínhtoán,thiếtkếquytrìnhcôngnghệgiacôngcácchitiếtcơkhí,quytrìnhcôngnghệlắprápcácsảnphẩmcơkhí;...)+ Công nghệ hàn (Tínhtoán,thiếtkếquytrìnhcôngnghệhàncácsảnphẩmcơkhí,...)+ Công nghệ kỹ thuật máy công cụ (Tínhtoán,thiếtkếquytrìnhsửachữa,bảodưỡng,lắprápcácmáygiacôngcơkhí,...) + Cơ khí hóa chất (Tínhtoán,thiếtkếchếtạo,lắprápcácmáyvàthiếtbịhóachất,ximăngvàhóadầu.,...)+ Công nghệ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cơ khí (Tínhtoán,thiếtkếquytrìnhsửachữa,bảodưỡng,lắprápcácmáyvàthiếtbịcơkhí,...) 7. Ngành Công nghệ thông tin (Tuyển sinh khối A, A1, D1 - D6)+ Công nghệ phần mềm (Quytrìnhxâydựng,quảnlývàbảotrìhệthốngphầnmềm;Phântích,thiếtkếvàquảnlýcácdựánphầnmềm,..) + Hệ thống thông tin kinh tế (Xâydựngđượccáchệthốngthôngtinquảnlýkinhtế,hànhchínhvàdịchvụ,...)+ Mạng máy tính (Thiếtkế,chếtạo,bảotrì,quảnlýcáchệthốngmạngvàtruyềnthôngmáytính,...)+ An toàn thông tin (QTmạngmáytính;Bảomậtcơsởdữliệutạicácngânhàngvàcácmạngmáytínhchuyêndụng,bảomậtthôngtinkinhtếxãhộichođơnvị,doanhnghiệp,...)+ Khoa học máy tính (Nghiêncứucáccơsởlýthuyếtvềthôngtinvàtínhtoánvàứngdụngcủachúngtronghệthốngmáytính;...)8. Ngành Kế toán (Tuyển sinh khối A, A1, D1 - D6)+ Kế toán tổng hợp (Quảnlý,lậpkếhoạchvàtổchứcthựchiệncôngtáckếtoán,tàichínhtrongcácdoanhnghiệp,cáccơquan,đơnvị,...)+ Kế toán hành chính sự nghiệp (Quảnlý,lậpkếhoạchvàtổchứcthựchiệncôngtáckếtoán,tàichínhtrongcáccơquanhànhchínhsựnghiệp,...) + Kế toán doanh nghiệp công nghiệp (Thựchiệncôngtáckếtoánvàtưvấnchonhàquảnlývềtìnhhìnhtàichínhtrongcácdoanhnghiệpcôngnghiệp,...) + Kế toán thương mại, dịch vụ (Thựchiệncôngtáckếtoánvàtưvấntàichínhtrongcácdoanhnghiệpthươngmại,dịchvụ,...)+ Kế toán kiểm toán (Quảnlý,lậpkếhoạchvàtổchứcthựchiệncôngtáckếtoán,kiểmtoántrongcácdoanhnghiệp,cácđơnvị,....)9. Ngành Quản trị kinh doanh (Tuyển sinh khối A, A1, D1 - D6)+ Quản trị kinh doanh tổng hợp (Quảntrịdoanhnghiệp,xâydựngkếhoạch,tổchứcsảnxuất,kinhdoanhtrongcácdoanhnghiệphoặccôngtáctrongcáctổchứckinhtế,tàichính,....)+ Quản trị kinh doanh du lịch - khách sạn (Quảntrịdoanhnghiệpkinhdoanhdulịch,lữhành,nhàhàng,kháchsạn,...)+ Quản trị maketing (Lậpvàtriểnkhaikếhoạchmarketing;Hoạchđịnhchiếnlược,chínhsách,kếhoạchkinhdoanhcủadoanhnghiệp;Nghiêncứuthịtrườngvàkháchhàng;Xâydựng,quảngbáthươnghiệu;…)

Page 47: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

+ Thương mại quốc tế (Thiết lậpvàquảnlýcácdựáncóvốnđầutưnướcngoài,doanhnghiệpxuất,nhậpkhẩu,...)+ Quản trị doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng (Thựchiệncôngtácquảnlýtạicácdoanhnghiệpcôngnghiệpvàxâydựng,...)+ Quản trị nhân sự (Thựchiệncôngtácquảnlýhànhchínhnhânsự,chuyênviênnhânsựtrongcáccơquan,tổchức,cácdoanhnghiệpsảnxuấtkinhdoanh,...)10. Ngành Ngôn ngữ Anh (Tuyển sinh khối D)

II. TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

* Chỉ tiêu tuyển sinh: 560 - Hệ chính qui: 500 - Hệ liên thông TCCN - Cao đẳng: 60* Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển nguyện vọng của các thí sinh đã tham dự kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo* Hồ sơ và thời gian đăng ký xét tuyển: Theo quy định của BGD&ĐT.* Ngành và chuyên ngành đào tạo1. Ngành Kỹ thuật phân tích (Tuyển sinh khối A, A1, B)

+ Phân tích nhiên liệu, nguyên liệu và kiểm tra chất lượng sản phẩm+ Phân tích môi trường + Phân tích Dược phẩm và xét nghiệm y tế+ Phân tích Hóa mỹ phẩm, lương thực thực phẩm

2. Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học (Tuyển sinh khối A, A1, B)+ Công nghệ vô cơ - điện hóa + Máy và thiết bị hóa chất – hóa dầu + Công nghệ chế biên khoáng sản + Công nghệ vật liệu Silicat + Công nghệ hóa môi trường + Công nghệ lọc – hóa dầu+ Công nghệ hữu cơ – hóa dầu + Công nghệ hóa dược

3. Ngành Công nghệ vật liệu (Tuyển sinh khối A, A1, B)4. Ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng (Tuyển sinh khối A, A1, B)5. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Tuyển sinh khối A, A1)

+ Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp + Điện công nghiệp và dân dụng6. Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí (Tuyển sinh khối A, A1)

+ Công nghệ chế tạo máy + Cơ khí hóa chất7. Ngành Công nghệ Cơ – Điện tử (Tuyển sinh khối A, A1)8. Ngành Công nghệ thông tin (Tuyển sinh khối A, A1, D1 - D6)

+ Công nghệ phần mềm + Mạng Máy tính 9. Ngành Kế toán (Tuyển sinh khối A, A1, D1)

+ Kế toán tổng hợp + Kế toán doanh nghiệp 10. Quản trị kinh doanh (Tuyển sinh khối A, A1, D1 - D6)

+ Quản trị kinh doanh tổng hợp + QTKD du lịch - khách sạn11. Tài chính - Ngân hàng (Tuyển sinh khối A, A1, D1 - D6)

+ Tài chính doanh nghiệp + Ngân hàng 12. Việt Nam học (Tuyển sinh khối C, D1 - D6): Chuyên ngành Nghiệp vụ hướng dẫn du lịchIII. TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP* Chỉ tiêu tuyển sinh: 80 (xét tuyển các ngành Hóa phân tích, Kế toán, Công nghệ thông tin)

Page 48: ISSN 0866-7772 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - vui.edu.vnvui.edu.vn/uploads/documents/dac-san-so-2---2013.pdf · NGƯT. TS. QUẢN ĐÌNH KHOA Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì http://www.vui.edu.vn