i tổng quát về ngành viễn thông việt nam

36
MÔN: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG CỦA VIỆT NAM THÀNH VIÊN: LÊ PHƯƠNG ANH LƯƠNG THỊ HẠNH NGUYỄN THỊ MINH HẬU VŨ VĂN HÙNG TRẦN THỊ NGỌC LAN ĐỖ YẾN LINH NGUYỄN THANH TÙNG 1

Upload: bong-ghe

Post on 04-Aug-2015

526 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

MÔN: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA NGÀNH VIỄN

THÔNG CỦA VIỆT NAM

THÀNH VIÊN:

LÊ PHƯƠNG ANH

LƯƠNG THỊ HẠNH

NGUYỄN THỊ MINH HẬU

VŨ VĂN HÙNG

TRẦN THỊ NGỌC LAN

ĐỖ YẾN LINH

NGUYỄN THANH TÙNG

VĂN THANH TÙNG

1

Page 2: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

Mục lụcI Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam............................3

1.1 Tầm nhìn chiến lược......................................................................3

1.2 Sứ mạng chiến lược........................................................................3

1.3 Mục tiêu chiến lược........................................................................4

II Phân tích môi trường kinh doanh........................................6

2.1 Phân tích môi trường vĩ mô...................................................................6

2.1.1 Môi trường kinh tế...................................................................................6

2.1.2 Môi trường chính trị và luật pháp..........................................................7

2.1.3 Môi trường xã hội.....................................................................................8

2.1.4 Môi trường công nghệ..............................................................................9

2.1.5 Môi trường tự nhiên.................................................................................9

2.2Phân tích môi trường ngành...................................................................9

2.2.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter.............................9

2.2.2. Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh của ngành viễn thông10

III Ma trận SWOT...................................................................20

2

Page 3: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

1.1 Tầm nhìn chiến lượcSau hơn 20 năm đổi mới ngành bưu chính, viễn thông đã có những bước tiến toàn

diện, vượt bậc, tăng nhanh năng lực không ngừng hiện đại hóa, rút ngắn khoảng

cách phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chủ động hội nhập

kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng và phục vụ sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ năm 1986 thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, ngành Bưu chính, Viễn thông đã dũng cảm xây

dựng và triển khai chiến lược đột phá với phương châm chuyển đổi từ cơ chế bao

cấp sang cơ chế “tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm”. Nhanh chóng khẳng định

được vị thế vững chắc, ngành đã tiếp tục tập trung thực hiện chiến lược “Tăng tốc”

giai đoạn 1993 – 2000 với phương châm “đi thẳng vào công nghệ hiện đại” và “lấy

ngoài nuôi trong”, đạt được mục tiêu số hóa hoàn toàn mạng lưới viễn thông, phát

triển các dịch vụ mới, kinh doanh ngày càng hiệu quả, mở rộng phạm vi phục vụ

đến các vùng nông thôn.

1.2 Sứ mạng chiến lượcNắm bắt cơ hội, tận dụng lợi thế, ngành Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ

thông tin đã kịp thời thực hiện chiến lược “Hội nhập và phát triển” giai đoạn 2001

- 2010 với phương châm “phát huy tối đa nội lực, tạo môi trường cạnh tranh sâu,

rộng và hội nhập quốc tế”, đổi mới quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh,

chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tham gia

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, mở cửa thị

trường và chuyển sang cạnh tranh trên tất cả các loại hình dịch vụ. 

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong tiến trình đổi mới

đang có những biến đổi to lớn và “tăng tốc” mạnh mẽ, đòi hỏi ngành Công nghệ

thông tin và Truyền thông với tư cách ngành hạ tầng kinh tế - xã hội cần phải đi

3

Page 4: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

trước, chuyển nhanh sang giai đoạn “cất cánh”, phát triển mạnh hơn, với chất

lượng ngày càng cao hơn, vượt qua nguy cơ tụt hậu, tận dụng cơ hội vươn ra biển

lớn, bắt kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Xu thế hội tụ công

nghệ và dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông cùng với quá

trình toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội đột phá toàn diện, nhưng cũng đặt ra

những thách thức sâu sắc về quản lý, công nghệ, đầu tư, sản xuất kinh doanh đòi

hỏi toàn ngành phải biết đón bắt thời cơ, liên kết phát triển và chuyển nhanh sang

hoạt động theo mô hình mới linh hoạt, chủ động, sáng tạo, đa lĩnh vực, đa dịch vụ.

Với vai trò quan trọng của ngành là dịch vụ, kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã

hội và là tiền đề cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Công nghệ thông tin

và Truyền thông Việt Nam cần tiếp tục phát triển theo hướng cập nhật công nghệ

hiện đại, “đi tắt đón đầu”, bảo đảm kết nối thông tin thông suốt giữa các nền kinh

tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, cao

về trình độ và chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

1.3 Mục tiêu chiến lượcChiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn

2011 – 2020 (“Chiến lược Cất cánh”) thể hiện tinh thần chủ động chuẩn bị tích cực

và ý chí mạnh mẽ của toàn ngành quyết tâm đưa Công nghệ thông tin và Truyền

thông Việt Nam vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội do cuộc cách

mạng Công nghệ thông tin và Truyền thông mang lại, góp phần “sớm đưa nước ta

ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở

thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện thắng lợi sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức Đến năm 2020

Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam trở thành một ngành quan trọng

đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP với tỷ lệ ngày càng tăng. Công nghệ thông

tin và Truyền thông Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong các nước ASEAN góp

4

Page 5: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo tiền

đề cho phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin.

Hạ tầng Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin đạt các chỉ tiêu về mức độ

sử dụng dịch vụ tương đương với mức bình quân của các nước công nghiệp phát

triển, đa dạng các loại hình dịch vụ, bắt kịp xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ

Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông, hình thành hệ thống mạng tích

hợp theo công nghệ thế hệ mới, băng thông rộng, dung lượng lớn, mọi nơi, mọi lúc

với mọi thiết bị truy cập, đáp ứng nhu cầu ứng dụng Công nghệ thông tin và

Truyền thông, rút ngắn khoảng cách số, bảo đảm tốt an ninh, quốc phòng. 

Ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông và Internet sâu rộng trong mọi

lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quản lý tạo nên sức mạnh và động lực

để chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu suất lao động,

tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân,

thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ; góp phần xây dựng nhà nước minh bạch, hiệu

lực, hiệu quả, dân chủ và phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Khai thác có hiệu

quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành.

Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, chính phủ điện tử

và doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử đạt trình độ nhóm các

nước dẫn đầu khu vực ASEAN. 

Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn và khâu quan trọng trong dây chuyền gia công, sản xuất và cung cấp toàn

cầu, đảm bảo tăng trưởng tốc độ cao, công nghệ hiện đại, sản xuất nhiều sản phẩm

Việt Nam ngày càng có hàm lượng sáng tạo cao. Một số sản phẩm công nghiệp

quan trọng trong lĩnh vực điện tử, phần cứng, phần mềm đạt trình độ nhóm nước

5

Page 6: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

phát triển trên thế giới. Phát triển mạnh công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội

dung, coi trọng sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả. 

Nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông đạt trình độ nhóm các nước

dẫn đầu khu vực ASEAN về số lượng, trình độ và chất lượng đáp ứng các yêu cầu

quản lý, sản xuất, dịch vụ và ứng dụng trong nước và xuất khẩu quốc tế. Phổ cập,

xóa mù tin học, nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng Công nghệ thông tin và

Truyền thông cho người dân, đặc biệt thanh thiếu niên

II Phân tích môi trường kinh doanh2.1 Phân tích môi trường vĩ mô

2.1.1 Môi trường kinh tế

Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2008-2012

Năm 2008 2009 2010 2011 T9/2012

Tốc độ

tăng

trưởng

6.23% 5.32% 6.78% 5.89% 4.72%

Nguồn tổng cục thống kê

Việt nam là quốc gia duy nhất trong số các nền kinh tế đang nổi lên ở khu

vực đông nam á không rơi vào tình trạng suy thoái năm 2009 dưới tác động của

cuộc khủng hoảng toàn cầu. tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cũng đã cho thấy

rằng cuộc khủng hoảng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế. tốc độ tăng GDP

của cả năm đã giảm chậm lại từ 8.5% năm 2007 xuống còn 6,23% năm 2008 , tiếp

đó là 5,32% năm 2009 trước khi phục hồi trở lại mức 6.78% năm 2010. Sự giảm

nhịp tăng trưởng đặcbiệt diễn ra vào khoảng thời gian này, tốc độ tăng GDP chỉ đạt

được một nửa so với trước đó, giảm từ 8% xuống còn 4% . như vậy việt nam ở

trong nhóm đang phát triển trên thế giới với mức thu nhập trung bình thấp. nhu

6

Page 7: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

cầu về dịch vụ tăng các dịch vụ về điện thoại, internet ngày càng tăng. Cho đến

năm 2011 vừa qua, tổng số thuê bao điện thoại cả nước được đăng ký và hoạt động

là 130,5 triệu, trong đó thuê bao di động chiếm 90,4%. Toàn quốc có 31 triệu

người sử dụng internet, đạt tỷ lệ 35% dân số

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2007-2011

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Tỷ lệ lạm

phát

12,63% 23% 6.88% 11.75% 18.58%

Nguồn tổng cục thống kê

Việc lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến đời sống một bộ phận lớn dân cư, khiến

người dân giảm chi tiêu trong đó có cả chi cho viễn thông. Chi phí đầu vào cho

viễn thông tăng, trong khi các nhà khai thác viễn thông vẫn đang chạy đua giảm

giá cước. do các nhà khai thác đều là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính

mạnh nên sự tác động của lạm phát chưa lớn lắm.

Chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm tăng trưởng tín dụng nhằm chặn đứng lạm phát

khiến các doanh nghiệp trong ngành gặp không ít khó khăn.

Hiện nay trên thị trường viễn thông có sự mở rộng, đa dạng hóa các loại hình hợp

tác kinh doanh. Nếu trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài muốn bắt tay các doanh

nghiệp viễn thông trong nước thì chỉ có thể thực hiện với hình thức hợp đồng kinh

doanh (BCC). Nhưng hiện nay, việc thực hiện các cam kết WTO giúp các nhà đầu

tư nước ngoài có thể tham gia thị trường phát triển khá sôi động này với hình thức

liên doanh.

2.1.2 Môi trường chính trị và luật pháp

Chính trị nước ta hiện nay được đánh giá rất cao về sự ổn định đảm bảo hoạt động ,

tạo ra tâm lý an toàn khi đầu tư

7

Page 8: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

Việc gia nhập WTO , là thành viên hội đồng bảo an liên hiệp quốc, vấn đề toàn cầu

hóa, xu hướng đối ngoại ngày càng được mở rộng, hội nhập vào kinh tế thế giới là

cơ hội tham gia vào thị trường toàn cầu. các thủ tục hành chính ngày càng được

hoàn thiện, giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càng được rút ngắn. Chính phủ

rất quan tâm đến hiệu quả hành chính công, thóa gỡ các ròa cản trong hoạt động

kinh doanh

Luật pháp Việt Nam hiện nay có xu hướng cải thiện . Sự thay đổi Luật viễn thông

cho phép cạnh tranh và sự tham gia của khu vực tư nhân và hội nhập Việt Nam vào

cộng đồng quốc tế. Phát huy mọi nguồn lực của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi

cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính viễn thông trong môi

trường cạnh tranh công bằng.

2.1.3 Môi trường xã hội

Theo thông tin của tổng cục thống kê, dân số của Việt Nam năm 2011 đạt 87 triệu

người phân bổ trên diện tích cả nước 329314,5 km2, là nước đông dân thứ 13 trên

thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực. đối với ngành viễn thông, dân số và mật độ

dân số cao cũng là một trong các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển. Dân số cao sẽ

tác động đến tổng cầu của ngành. Mặt khác , mật độ dân số cao sẽ thuận lợi cho

ngành viễn thông trong việc phát triển hạ tần truyền dẫn kết nối, nâng cao hiệu suất

sử dụng hạ tầng mạng lưới viễn thông

Về sắc thái văn hóa, nó vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống lại vừa ảnh hưởng

của môi trường, lãnh thổ, khu vực. sắc thái văn hóa in đậm dấu ấn ứng xử của

người tiêu dung trong đó có vấn đề quan niệm và thái độ đối với hang hóa, dịch vụ

mà họ cần mua. Nhu cầu liên lạc, dịch vụ tăng. Ngày nay , hầu hết mọi người từ

các nhà doanh nghiệp, nguwoif nông dân, sinh viên, công chức cho đến học sinh

đều có nhu càu liên lạc và cũng có những nhu cầu dịch vụ khác. Như vây, việc này

tạo cơ hội phát triển cho ngành viễn thông

8

Page 9: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

Cùng với sự phát triển xã hội, trình độ dân trí của người Việt Nam ngày càng cao

hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngành có ngườn lao động có trình độ quản lý,

kỹ thuật có đội ngũ nhân viên lành nghề có trình độ cao

2.1.4 Môi trường công nghệ

Ngày nay, yếu tố công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của

mỗi quốc, mỗi doanh nghiệp.công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ

bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt

của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường.

2.1.5 Môi trường tự nhiên

Việt nam có diện tích 331.700km2 trải dài theo hình chữ S từ bắc vào nam với tổng

chiều dài hơn 2000km, địa hình đồi núi, rừng rậm hiểm trở. Đặc điểm địa hình Việt

Nam đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng mạng lới viễn thông phủ

song khắp các xã toàn quốc. ngoài ra việc xây dựng và quản lý mạng đường trục

quốc gia cũng gặp nhiều khó khăn, các sự cố đứt liên lạc đường trục quốc gia cẫn

còn xảy ra do mạng đường trục dài hơn 2000km đi qua nhiều địa hình phức tạp

khác nhau. Về khí hậu, Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, mưa dông nhiều nên ảnh

hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị viễn thông đang hoạt động trong mạng lưới

Vị trí địa lý cảu Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan

nên sự phát triển viễn thông của các nước này sẽ có tác động đến sự phát triển của

ngành viễn thông Việt Nam

2.2 Phân tích môi trường ngành

2.2.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael PorterMichael Porter nhà quản trị chiến lược nổi tiếng của trường đại học Harvard, nhà

hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay. Ông chính là “cha

đẻ” của chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh. Trong đó, ông mô hình hóa các

ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của

9

Page 10: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn

các đối thủ có thể sử dụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh

doanh mình đang hoạt động. Trong cuốn sách "Competitive Strategy: Techniques

Analyzing Industries and Competitors" đã đưa ra nhận định về các áp lực cạnh

tranh trong mọi ngành sản xuất kinh doanh bao gồm:

Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn

Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành

Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia

nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không.

Tuy nhiên, vì môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mô hình này

còn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được

cải thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn.

10

Page 11: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

2.2.2. Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh của ngành viễn thông a, Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp.

Số lượng và quy mô, việc sở hữu những nguồn lực quý hiếm của nhà cung cấp và

khả năng thay thế nhà cung cấp sẽ gây áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán nhất

định của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng là:

Thông tin về nhà cung cấp: Thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc

lựa chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp.

Mức độ tập trung của các nhà cung cấp, nguy cơ tăng cường hợp tác từ các nhà

cung cấp

Sự khác biệt của các nhà cung cấp

Hiện tại, công nghệ GSM- công nghệ hiện đại và thông dụng nhất mà hiện nay các

nhà mạng trên thế giới đang dùng để khai thác dịch vụ viễn thông di động. Và như

thế nhà cung cấp của họ là những nhà nắm giữ và chuyển giao công nghệ, máy

móc, thiết bị GSM.

Thông tin về nhà cung cấp: Từ 1991 đến 1993 đã có sự xuất hiện của điện thoại di

động theo công nghệ GSM, được triển khai nhiều tại châu Âu. Tuy nhiên, ở thời

điểm đó công nghệ này còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa được thương

mại hoá rộng rãi. Do đó thông tin nhà cung cấp còn rất ít. Nhưng ngày nay, GSM

trở nên phổ biến trên thế giới, GSM được sử dụng bởi hơn 2 tỷ người trên 212

quốc gia và vùng lãnh thổ, do đó có rất nhiều nhà cung cấp và không hạn chế về

thông tin. Đây là một lợi thế để các nhà mạng hiểu rõ các nhà cung cấp trước khi

đàm phán.

Mức độ tập trung các nhà cung cấp: Hiện trên thế giới có rất nhiều nhà cung cấp

lớn với mức độ tập trung khá cao như: Nokia(Phần Lan), Comvik, Ericson(Thụy

11

Page 12: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

Điển), Huawei(Trung Quốc)…Và nguy cơ hợp nhất của các nhà cung cấp này là

rất nhỏ. Bởi lẽ, mỗi nhà cung cấp đếu có chiến lược riêng, tiềm lực lớn, và họ cũng

cạnh tranh với nhau.

Sự khác biệt của các nhà cung cấp: Các nhà cung cấp có những chiến lược riêng

cho sự hợp tác chuyển giao công nghệ và trang thiết bị viễn thông, sự khác biệt ở

đây phần lớn là nằm ở chi phí và tiêu chuẩn chất lượng.

Như vậy, áp lực từ phía nhà cung cấp đối với là không lớn. Bởi với thông tin đầy

đủ, nắm rõ, có rất nhiều nhà cung cấp với chất lượng, giá cả khác nhau nên họ có

thể lựa chọn kĩ càng trước khi hợp tác.

b, Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt

động sản xuất kinh doanh của ngành và từng doanh nghiệp. Khách hàng được phân

làm 2 nhóm:

Khách hàng lẻ

Nhà phân phối

Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm,

dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua

quyết định mua hàng. Các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với

ngành có thể xét tới đó là quy mô, vị thế khách hàng, sự khác biệt hóa sản phẩm và

thông tin khách hàng…

Áp lực từ phía khách hàng lẻ

Năm 2011, điện thoại di động đã gần như phổ biến đối với người dân Việt Nam, từ

12

Page 13: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

thành thị đến nông thôn, vùng sâu vùng xa,…và ngay tại mỗi gia đình thì người

lớn trẻ nhỏ cũng đều sử dụng điện thoại. Thị trường viễn thông di động Việt Nam

vì thế chuẩn bị bước sang ngưỡng bão hòa với hơn 150,3 triệu thuê bao/năm 2011,

đo đó áp lực từ phía khách hàng ngày càng gia tăng. Nếu như trước đây nhu cầu

thông tin di động chưa được đáp ứng còn nhiều, thị trường khách hàng còn rất

nhiều chỗ trống để các nhà mạng đẩy mạnh khai thác, gia tăng thị phần, nghĩa là

quy mô còn có thể mở rộng, thì nay thị trường đang dần đạt ngưỡng bão hòa, thay

vì mở rộng quy mô, các nhà mạng phải cạnh tranh để “giữ chân” khách hàng. Vị

thế khách hàng vì thế được nâng cao, khi có rất nhiều nhà cung cấp mà họ có thể

lựa chọn, họ bắt đầu quan tâm đến chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng

nhiều hơn. Cơ chế siết chặt khuyến mãi đánh mạnh vào các nhà mạng, họ không

thể dùng chiêu khuyến mãi để “câu” khách như đã từng làm, vậy nên càng phải

chú ý hơn đến chất lượng dịch vụ. Việc siết chặt số lượng thuê bao ảo đã hạn chế

mỗi người chỉ được sử dụng tối đa 3 SIM di động, tuy nhiên với số lượng này

khách hàng cũng đã có đủ khả năng thể hiện quyền lực của mình, chỉ cần chất

lượng phục vụ hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng kém là họ chuyển ngay sang

mạng khác.

Áp lực từ nhà phân phối:

Trong dịch vụ viễn thông di động thì áp lực từ nhà phân phối hầu như không lớn.

Phần mềm hệ thống thông tin di động GMS có thể áp dụng trên tất cả các máy điện

thoại đi động, việc khách hàng cần để có thể sử dụng dich vụ là mua sim, thẻ. Và

đâu đâu cũng có thể mọc lên những đại lý bán sim, thẻ điện thoại di động lớn hay

nhỏ, hoặc là sim, thẻ được bán kèm theo các mặt hàng khác, nó vừa nhỏ gọn lại dễ

bán, các nhà mạng chỉ cần kích thích bằng các chương trình khuyến mãi, các chiến

dịch quảng cáo, phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng rộng rãi và chất lượng.

13

Page 14: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

Sự khác biệt hóa về sản phẩm trong ngành hầu như là rất nhỏ, điều này khiến áp

lực khách hàng tăng cao.

c, Áp lực từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu

tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của

sản phẩm thay thế là

Chi phí chuyển đổi trong sử dụng hàng hóa: Khi một khách hàng dễ dàng chuyển

từ sử dụng sản phẩm này sang sản phẩm khác, thì mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn do

các nhà sản xuất phải cố gắng để giữ chân khách hàng.

Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng.

Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.

Chi phí chuyển đổi trong sử dụng hàng hóa: Khi chúng ta có nhu cầu sử dụng dịch

vụ viễn thông di động thì chi phí chuyển đổi thường là không cao(nếu như không

muốn nói là không có). Khi sử dụng dịch vụ di động bạn phải đầu tư máy điện

thoại và nếu không sử dụng nữa thì bạn có thể bán lại dễ dàng với sự chênh lệch

không lớn. Tuy nhiên, trong thưc tế sự chuyển đổi này xày ra là rất nhỏ.

Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng: Một khi bạn đã quyết định sử

dụng dịch vụ di động của một nhà mạng thì xu hướng thay đổi của bạn là không

cao vì nếu như bạn thay đổi thì địa chỉ liên lạc mà bạn có cũng thay đổi theo, điều

này gây không ít khó khăn trong quan hệ giao tiếp của bạn với những người xung

quanh, bên cạnh đó sự tiện lợi của công nghệ di động là không thể phủ nhận vậy

nên bạn khó có thể có quyết định chắc chắn là không sử dụng nó nữa. Tuy nhiên,

cũng có thể vì một số lí do thuyết phục mà bạn quyết định thay đổi như giá cả, dịch

vụ khách hàng…

14

Page 15: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế: So với thư từ,

điện báo, điện thoại cố định,… ngày trước thì dịch vụ di động được xem là một

mặt hàng xa xỉ. Nhưng ngày nay, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu

thông tin càng cấp thiết, hơn nữa khoa học công nghệ cũng ngày càng hiện đại đã

phần nào làm giảm chi phí, nâng cao chất lượng của dịch vụ di động, sự tiện lợi,

chất lượng của dịch vụ di động đã phá bỏ rào cản về giá so với các dịch vụ thay thế

khác.

Qua đó, cho thấy áp lực từ sản phẩm thay thế là không lớn đối với dịch vụ thông

tin di động hiện nay.

d, Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành

Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau

tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành

các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ gồm:

Tình trạng ngành: Tốc độ tăng trưởng, số lượng đối thủ cạnh tranh...

Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán

Các rào cản rút lui: Rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành

của doanh nghiệp trở nên khó khăn.

….

Tình trạng ngành: Năm 2011, thị phần di động chủ yếu tập trung vào 3 mạng di

động lớn với mức áp đảo khi chiếm tới 95%. Viettel đang là mạng di động có thị

phần thuê bao ở mức 36,72%, VinaPhone 28,71% và MobiFone là 29,11%. EVN

Telecom, Vietnamobile, S-Fone, Beeline chỉ còn chiếm khoảng 5% thị phần. Trên

thực tế, thế “chân kiềng” đã được định hình từ nhiều năm nay thông qua sự giằng

co về thị phần giữa 3 mạng dẫn đầu là Viettel, VinaPhone và MobiFone.

15

Page 16: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

Nhiều chuyên gia nhận định, vị trí thứ 2 sẽ được VinaPhone và MobiFone tranh

giành quyết liệt trong năm 2012 vì thực tế sự khác biệt về vùng phủ sóng và số

lượng thuê bao giữa 2 mạng này là không lớn. Trong các năm gần đây MobiFone

có ưu thế hơn nhờ cơ chế hạch toán độc lập trong Tập đoàn VNPT, trong khi

VinaPhone lại vặng vướng vì phải hoạt động theo cơ chế phụ thuộc và cùng hợp

tác kinh doanh với các Viễn thông Tỉnh thuộc VNPT. Tuy nhiên, nếu VinaPhone

giải được khó khăn này sẽ là cuộc đua nóng bỏng giữa VinaPhone và MobiFone

trong việc giành ngôi vị thứ 2 trên thị trường di động.

Theo đánh giá của các mạng di động, khả năng phát triển thuê bao bùng nổ đã ở

giai đoạn xế chiều và chuẩn bị bước sang ngưỡng bão hòa. Theo báo cáo của Bộ

Thông tin và Truyền thông, hết năm 2011 tổng số thuê bao điện thoại được đăng

ký và đang hoạt động trên toàn mạng hiện có là 170,1 triệu, trong đó di động chiếm

90,4%. Vì vậy, mục tiêu của các nhà mạng chuyển hướng sang giữ thuê bao và tìm

cách tăng doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao (APRU). Hiện MobiFone là mạng

có APRU lớn nhất sau đó là VinaPhone. Tuy Viettel là mạng di động có thị phần

lớn nhất nhưng mạng di động lại đứng thứ 3 về APRU.

16

Page 17: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

Như vậy, thế chân kiềng trên thị trường di động vẫn sẽ tiếp tục được duy trì khi mà

khả năng tăng đột biến về thuê bao gần như là bất khả thi. Thông qua đó, sự cạnh

tranh trên thị trường di động ở Việt Nam sẽ thêm nhiều sắc thái mới. Khi cuộc

chiến giữa các nhà cung cấp dịch vụ di động không nhằm vào phát triển thuê bao

mới, mà tập trung ở việc "giữ chân" khách hàng. Đương nhiên, các nhà mạng di

động phải tập trung phát triển chiều sâu, chất lượng và các dịch vụ nội dung, đồng

thời có các chính sách giảm giá cước, khuyến mại hấp dẫn. Trong cuộc đua như

thế, ưu thế sẽ nghiêng về những "đại gia" và tất yếu, những mạng nhỏ hơn rất có

khả năng sẽ bị phá sản hoặc phải sáp nhập.

Cấu trúc của ngành: Ngành khai thác dịch vụ viễn thông di động được xem là

ngành tập trung, bởi hiện tại 3 ông lớn Viettel, Vinaphone, Mobiphone đang chiếm

giữ phần lớn thị phần có khả năng chi phối lẫn nhau và gây sức ép với các nhà

mạng khác. Như vậy đây cũng là yếu tố thúc đẩy tính cạnh tranh trong ngành.

Rào cản rút lui: Có thể dễ dàng nhận thấy một khi doanh nghiệp đã tham gia vào

ngành khai thác dịch vụ viễn thông di động thì sức ép từ rào cản rút lui là rất lớn.

Với sự đầu tư máy móc, nhà xưởng, các trạm phát sóng, trang thiết bị hiện đại, đội

ngũ nhân viên có trình độ và số lượng lớn… mang tính chuyên môn hóa cao thì

việc từ bỏ cạnh tranh, chuyển đổi ngành sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bởi lẽ khi đó

doanh nghiệp sẽ phải chịu một chi phí rất cao. Vì thế hãng buộc phải cạnh tranh.

Rào cản này làm cho một doanh nghiệp buộc phải ở lại trong ngành, ngay cả khi

công việc kinh doanh không thuận lợi lắm. “EVN Telecom là mạng di động thứ 6

tại Việt Nam, sau gần 7 năm triển khai, EVN Telecom rơi vào tình cảnh rất khó

khăn, lượng thuê bao phát triển thấp, doanh thu cũng không đạt được mức kỳ vọng.

Hiện EVN Telecom đang nợ tiền rất nhiều đối tác trong đó có Viettel và Tập đoàn

Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Theo quyết định của chính phủ, Viettel sẽ tiếp

quản EVN Telecom từ 1/1/2012”

17

Page 18: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

Như vậy có thể nhận định áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành hiện tại là rất lớn.

e, Áp lực tử đối thủ tiềm ẩn

Theo M. Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong

ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều

hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Sức hấp dẫn của ngành, tính kinh tế theo quy mô.

Những rào cản gia nhập ngành: Kỹ thuật, vốn, thương hiệu đã có…

Chính sách của chính phủ

Sức hấp dẫn của ngành và tính kinh tế theo quy mô: Dễ dàng nhận thấy ngành khai

thác dịch vụ viễn thông di động là ngành có sức hấp dẫn cao và sự tăng trưởng rất

nhanh. Điều đó cũng cho thấy tính kinh tế theo quy mô của ngành, một khi đã đạt

được một vài điều kiện căn bản gia nhập ngành thì việc mở rộng quy mô sẽ làm

giảm được chi phí rất nhiều.

Năm 2000, cả nước mới có 0,3 triệu thuê bao di động. Nhưng sau hơn 10 năm phát

triển, ngành viễn thông đã đạt được thành tựu lớn nhất là đưa di động từ dịch vụ xa

18

Page 19: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

xỉ trở thành bình dân. với cước di động trung bình chỉ còn 950 đồng/phút, ngang

bằng hoặc thấp hơn các nước trong khu vực, số lượng thuê bao điện thoại đã tăng

đột biến lên đến 170,1 triệu, trong đó thuê bao di động đạt 153,7 triệu, mật độ điện

thoại đạt 190 máy/100 dân. Sự phát triển của thị trường viễn thông đã tác động sâu

sắc đến nền kinh tế Việt Nam. Từ chỗ là dịch vụ xa xỉ, di động hiện nay đã đến

được với những người bán hàng rong và phần lớn người dân vùng sâu, vùng xa của

Tổ quốc đã có cơ hội tiếp cận. "Đóng góp của ngành viễn thông không chỉ đơn

thuần là con số 8-10% GDP/2011, mà quan trọng hơn, viễn thông là hạ tầng, là

chất xúc tác và là công cụ bôi trơn cho toàn bộ hoạt động của nền kinh tế". Mặc dù,

theo số liệu thống kê lượng thuê bao thị trường viễn thông di động của Việt Nam

chuẩn bị bước sang ngưỡng bão hòa, nhưng không vì thế mà làm sụt giảm sức hấp

dẫn của ngành đáng kể, các nhà mạng lại bước sang một cuộc đua mới, cuộc đua

về chất lượng, cuộc đua về ứng dụng công nghệ số trên mạng di động hứa hẹn sẽ

mang lại nguồn doanh thu lớn hơn nhiều dịch vụ nghe gọi.

Những rào cản gia nhập ngành: Thực tế cho thấy để có thể bước chân vào ngành

viễn thông thì cần rất nhiều nguồn lực về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực thành

thạo…. Bởi lẽ, đây là ngành ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và ngày càng

được đổi mới, muốn tham gia vào ngành thì doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều cho

trang thiết bị hiện đại, chuyển giao công nghệ, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng,… và

đặc biệt sau khi có tất cả những thứ đó, họ phải xây dựng thương hiệu lớn mạnh để

có thể cạnh tranh với rất nhiều nhà mạng lớn khác để có thể đứng vững trên thị

trường. Do đặc thù liên lạc nên sự trung thành của khách hàng cũng là một rào cản

gia nhập lớn cho các đối thủ tiềm ẩn. Những rào cản gia nhập cơ bản này đã phần

nào được thể hiện qua những khó khăn của Vietnam Mobile và GTel Mobile.

“Vietnam Mobile và GTel Mobile vẫn đang sánh vai trong cuộc đua thị phần đứng

vị trí thứ tư tại thị trường Việt Nam. Quý I /2009, Vietnam Mobile chính thức nhập

19

Page 20: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

cuộc vào thị trường di động Việt Nam với sự đầu tư mạnh mẽ lên đến 700 triệu

USD, GTel Mobile cũng âm thầm xây dựng mạng lưới để ấp ủ hy vọng nhập cuộc

chơi. Nhưng sau hơn một năm trôi qua, thị trường viễn thông di động đã chứng

kiến sự phát triển chậm chạp của 2 nhà mạng này. Beeline sau một thời gian im hơi

lặng tiếng lại quyết định tăng tốc đầu tư 500 triệu USD để cùng Vietnamobile là 2

mạng di động ngoại tìm thế đối trọng với doanh nghiệp trong nước.”

Chính sách của chính phủ: Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích, tạo điều kiện

cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành khai thác dịch vụ viễn thông di động nhằm

đưa ngành viễn thông Việt Nam phát triển lên tầm cao mới. Ngày 1/7/2010, Luật

Viễn thông và Luật Tần số Vô tuyến điện có hiệu lực và tạo hành lang pháp lý cho

mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng viễn thông. Ngày 22/9/2010,

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đưa

Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” Điều

này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước trong việc đưa ngành

CNTT-TT sánh ngang tầm khu vực và thế giới.

Như vậy, áp lực từ đối thủ tiềm ẩn khá cao, mặc dù rào cản gia nhập ngành là rất

lớn, tuy nhiên sức hấp dẫn, tính kinh tế theo quy mô lại cao, kèm theo đó là sự tạo

điều kiện của chính phủ, điều đó đã khiến nhiều doanh nghiệp mặc dù chịu cảnh

“trâu chậm uống nước đục” nhưng vẫn có tham vọng tham gia vào ngành.

III Ma trận SWOTCơ hội (O)

1 tốc độ tăng trưởng của

Việt Nam đang trong quá

trình phục hồi

2 2 Quy mô dân số lớn thứ

Nguy cơ (T)

1 Quy mô GDP và thu

nhập bình quân của người

2 Việt Nam còn thấp

2 3 Điều kiện địa hình phức

20

Page 21: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

14 trên thế giới

3 3 Chính sách viễn thông

đang được cải thiện

4 4 Số lượng khách hàng

tăng nhanh những năm

gần đây

5 5 Cơ cấu tuổi của khác

hàng còn trẻ

6 6 Có các đối tác tốt

7 7 Xu hướng IP hóa mạng

lưới viễn thông

8 8 Xu hướng di động hóa

trong viễn thông

9 9 Thu hút vốn đầu tư từ

nước ngoài

tạp

3 4 Khí hậu không thuận lợi

4 5 Sự cạnh tranh của các

công ty viễn thông nước

ngoài

5 6 Mức doanh thu bình

quân trên mỗi khác hàng

của viễn thông còn thấp

6 7 Vấn đề sở hữu trí tuệ

7 8 Sự trùng lặp trong đầu

tư mạng lưới gây lãng phí

Điểm mạnh(S)

1 Quy mô mạng lưới viễn

thông lớn

Mức tăng trưởng điện

thoại thời gian qua đạt tốc

độ cao

Tốc độ tăng trưởng doanh

thu viễn thông cao

Sự phát triển của viễn

thông việt nam được thế

giới ghi nhận

Tỷ lệ vốn đầu tư vào

S2, S5+ O1,O2: Tăng

cường phát triển số lượng

thuê bao

S1->S4+O1->O3,O9

Thu hút đầu tư nước

ngoài để phát triển dịch

vụ giá trị gia tăng

S2,S6+O4,O5,O7,O8

Phát triển mạnh dịch vụ

giá trị gia tăng

S1,S4,S6+O6->O8: Đẩy

mạnh hợp tác cấp chính

S1+T1,T5 Đa dạng hóa

cước dịch vụ để phát triển

dịch vụ giá trị gia tăng

S2,S4,S6+T2: Đẩy nhanh

việc phóng vệ tinh viễn

thông riêng

21

Page 22: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

ngành viễn thông cao so

với các ngành khác

Trình độ công nghệ tiếp

cận được với các nước

phát triển trên thế giới

phủ để đầu tư ra nước

ngoài

S6+O7 Khuyến khích

phát triển phần mền viễn

thông

S6+O7,O8 Xây dựng một

bộ chuẩn đày đủ về các

tuyến truyền dẫn

S1->S3+O3 Thành lập

nhóm soạn thảo luật trực

thuộc Bộ bưu chính viễn

thông

S1->S3+O3 Lập tổ tư vấn

luật cho các doanh nghiệp

và người dân

Điểm yếu (W)

1 Chất lượng nhân lực

kém

2 Chưa huy động hiệu quả

nguồn vốn đầu tư từ các

thành phần kinh tế ngoài

nhà nước

3 Cơ cấu doanh thu hiện

nay còn phụ thuôc nhiều

vào dịch vụ viễn thông cơ

bản

Kết hợp WO

W3+O1,O2 Phát hành trái

phiếu trả lãi cho người

dân theo hiệu quả kinh

doanh của ngành

W1+O3 Xây dựng bộ tiêu

chuẩn nghề nghiệp ngành

viễn thông

W2+O6 Tăng cường trao

đổi chuyên gia với các đối

Kết hợp WT

W2,W4+T2,T3

Cho tư nhân phát triển

dịch vụ tại các địa phương

W1->W4+T5 tăng cường

hình thức bán lưu lượng

để phát triển dịch vụ giá

trị gia tăng

W2,W3+T1

Liên doanh với nước

ngoài để sản xuất thiệt bị

22

Page 23: I Tổng quát về ngành viễn thông Việt Nam

4 Mức cạnh tranh trên thị

trường chưa cao

5 Nghiên cứu phát triển

còn yếu

6 Lĩnh vực sản xuất công

nghiệp viễn thông còn

chưa phát triển

tác nước ngoài

W5+O7,O8 Lập nhóm

nghiên cứu phát triển trực

thuộc sự quản lý của

Chính Phủ

Ban hành quy định hỗ trợ

ngành công nghiệp

Khuyến khích sử dụng

các công nghệ do đơn vị

trong nước phát triển

W5+O7,O8 Lập các hiệp

hội có sự tham gia của các

nhà khoa học và các

doanh nghiệp viễn thông

W5+O7 chú trọng phát

triển phần mềm viễn

thông

đầu cuối

W2+T3 thực hiện đa dạng

hóa thành phần kinh tế

tham gia đầu tư viễn

thông.

Nhà nước bảo lãnh cho

một số công ty viễn thông

của nước ngoài

Thực hiện cổ phần hóa

doanh nghiệp viễn thông

23