ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc...

45
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------- Vũ Thị Thanh Tam NGHIÊN CỨU ĐƠN LỚP LANGMUIR ARACHIDIC ACID TRÊN CÁC DUNG DỊCH MUỐI HALOGEN CÓ NỒNG ĐỘ THAY ĐỔI BẰNG KỸ THUẬT QUANG PHỔ HỌC DAO ĐỘNG TẦN SỐ TỔNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội - 2016

Upload: others

Post on 10-Sep-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

--------------------

Vũ Thị Thanh Tam

NGHIÊN CỨU ĐƠN LỚP LANGMUIR ARACHIDIC ACID

TRÊN CÁC DUNG DỊCH MUỐI HALOGEN CÓ NỒNG ĐỘ

THAY ĐỔI BẰNG KỸ THUẬT QUANG PHỔ HỌC

DAO ĐỘNG TẦN SỐ TỔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2016

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

--------------------

Vũ Thị Thanh Tam

NGHIÊN CỨU ĐƠN LỚP LANGMUIR ARACHIDIC ACID

TRÊN CÁC DUNG DỊCH MUỐI HALOGEN CÓ NỒNG ĐỘ

THAY ĐỔI BẰNG KỸ THUẬT QUANG PHỔ HỌC

DAO ĐỘNG TẦN SỐ TỔNG

Chuyên ngành : Quang học

Mã số : 60440109

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Nguyễn Anh Tuấn

Hà Nội - 2016

i

LỜI CẢM ƠN

Luận văn khoa học này được hoàn thành tại bộ môn Quang lượng tử thuộc

khoa Vật lý trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội dưới

sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Anh Tuấn. Học viên xin bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn, người đã tận tình chỉ dẫn dạy bảo học viên

trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.

Học viên xin cảm ơn Ban lãnh đạo trường, các thầy cô Khoa Vật lý, các thầy

cô trong bộ môn Quang lượng tử, phòng Sau đại học trường Đại học Khoa học Tự

nhiên – ĐHQGHN đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để học viên có thể tham gia

nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Học viên xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm

Khoa học Vật liệu đã giúp đỡ về các thiết bị và tạo điều kiện cho học viên trong

quá trình thực hiện thí nghiệm, đặc biệt là phòng hệ đo quang phổ tần số tổng SF41.

Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới chị Nguyễn Thị Huệ - Nghiên

cứu sinh tại bộ môn Quang lượng tử, anh Phan Đình Thắng - Học viên cao học tại

bộ môn Quang lượng tử, cùng bạn bè, người thân đã cổ vũ tinh thần, khích lệ học

viên trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Mặc dù học viên đã rất cố gắng để hoàn thành luận văn, nhưng do hạn chế về

kiến thức, kinh nghiệm, thời gian nên không tránh khỏi những thiếu sót. Học viên

mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp của các thầy cô, anh chị

và các bạn để học viên có thể hiểu sâu sắc hơn vấn đề mình đang nghiên cứu.

Học viên xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, Tháng 12 năm 2016.

Học viên

Vũ Thị Thanh Tam

ii

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... iv

CÁC KÝ HIỆU & TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... viii

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN LỚP LANGMUIR VÀ KỸ THUẬT

QUANG PHỔ HỌC DAO ĐỘNG TẦN SỐ TỔNG............................................... 3

1.1 Tổng quan về đơn lớp Langmuir ................................................................................ 3

1.1.1 Đơn lớp Langmuir ............................................................................................ 3

1.1.2 Tính chất nhiệt động lực học của đơn lớp Langmuir ...................................... 4

1.1.3 Vật liệu tạo đơn lớp Langmuir ......................................................................... 8

1.1.4 Ứng dụng đơn lớp Langmuir ........................................................................... 9

1.2 Cơ sở quang học phi tuyến bậc hai........................................................................... 10

1.2.1 Hiện tượng quang học phi tuyến .................................................................... 10

1.2.2 Một số hiệu ứng quang học phi tuyến bậc hai . .............................................. 12

1.2.3 Phương trình Maxwell trong môi trường phi tuyến bậc hai . ......................... 17

1.2.4 Quang học phi tuyến bề mặt ........................................................................... 20

1.2.5 Kỹ thuật quang phổ học dao động tần số tổng SFG ....................................... 21

1.2.6 Quang phổ học dao động hồng ngoại . ........................................................... 25

1.2.7 Quang phổ học dao động Raman ................................................................... 28

CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH TẠO MẪU VÀ HỆ ĐO TÍN HIỆU SFG ......... Error!

Bookmark not defined.

2.1 Chế tạo mẫu đơn lớp Langmuir AA ......................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1 Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm ..................... Error! Bookmark not defined.

2.1.2 Quy trình tạo mẫu đơn lớp Langmuir Axit ArachidicError! Bookmark not

defined.

2.1.3 Phép đo áp suất bề mặt xác định đường đẳng nhiệt - AError! Bookmark

not defined.

2.2 Hệ đo tín hiệu tần số tổng EKSPLA - SF41 ............. Error! Bookmark not defined.

2.2 .1 Laser Nd:YAG loại PL2251A ....................... Error! Bookmark not defined.

2.2.2 Bộ phát họa ba H500 ...................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.3 Bộ phát tham số quang học PG501/DFG . ..... Error! Bookmark not defined.

2.2.4 Giá đỡ mẫu phân tích ..................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.5 Máy đơn sắc MS3504 . ................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.6 Phần mềm SFG spectrometer ......................... Error! Bookmark not defined.

iii

2.2.7 Sơ đồ kích thích thu tín hiệu SFG. ................. Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............. Error! Bookmark not defined.

3.1 Pha và sự chuyển pha của đơn lớp Langmuir AA trên bề mặt nước nguyên chất.

....................................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2 Khảo sát các mode dao động của đơn lớp AA trên bề mặt nước nguyên chất. ... Error!

Bookmark not defined.

3.3 Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ dung dịch muối Halogen lên cấu trúc của đơn

lớp Langmuir AA. .......................................................... Error! Bookmark not defined.

3.3.1 Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ muối NaI, NaCl lên cấu trúc của đơn lớp

Langmuir AA. .......................................................... Error! Bookmark not defined.

3.3.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ muối NaF lên cấu trúc của đơn lớp

Langmuir AA. .......................................................... Error! Bookmark not defined.

3.3.3 So sánh ảnh hưởng của các anion halogen lên cấu trúc đơn lớp Langmuir AA.

................................................................................. Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 32

iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Các mode dao động tương ứng với số sóng của các nhóm phân tử.

Bảng 2.1. Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.

Bảng 2.2. Các bước sóng sử dụng đối với ống nhân quang điện PMT1 và PMT2.

Bảng 3.1. Các mode dao động của đơn lớp Langmuir AA trên bề mặt nước nguyên

chất.

v

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mô hình đơn lớp Langmuir tại mặt phân cách không khí/nước.

Hình 1.2. Mô hình lực tác dụng của các phân tử nằm trong (A) và trên (B) bề mặt

chất lỏng.

Hình 1.3. Đường đẳng nhiệt thể hiện sự liên hệ giữa áp suất bề mặt (Π) và diện tích

phân tử (A).

Hình 1.4. Sơ đồ thí nghiệm phát hòa ba bậc hai đầu tiên.

Hình 1.5. Sự phụ thuộc của độ phân cực môi trường vào điện trường dừng trong

môi trường quang học tuyến tính và phi tuyến.

Hình 1.6. Quá trình tương tác ba photon trong môi trường phi tuyến bậc hai.

Hình 1.7. Điều kiện tương hợp pha.

Hình 1.8. Các thiết bị phát thông số OFC, OPA, OPO và SPDC.

Hình 1.9. Ví dụ về sự phát hoà ba bậc hai phản xạ tại bề mặt của vật liệu quang phi

tuyến bậc hai (a) và vật liệu quang phi tuyến đối xứng tâm (b).

Hình 1.10. Sơ đồ bố trí phép đo SFG.

Hình 1.11. Chuyển dời bức xạ tần số tổng.

Hình 1.12. Các mode dao động của nhóm -CH2 và -CH3.

Hình 1.13. Phổ hồng ngoại của các nhóm chức, nhóm nguyên tử.

Hình 1.14. Sự khác nhau về cơ chế giữa phổ Raman và phổ hồng ngoại

Hình 2.1. Công thức cấu tạo và mô hình của Axit Arachidic.

Hình 2.2. Minh họa thí nghiệm sức căng bề mặt.

Hình 2.3. Hệ đo SFG của hãng EKSPLA tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

Hình 2.4. Sơ đồ quang học của laser PL2251A.

Hình 2.5. Bảng điều khiển từ xa laser.

Hình 2.6. Sơ đồ quang học của bộ phát họa ba H500.

Hình 2.7. Sơ đồ quang học của PG501/DFG.

Hình 2.8. Sơ đồ khối của giá đỡ mẫu phân tích.

Hình 2.9. Sự tạo thành tín hiệu SFG.

vi

Hình 2.10. Sơ đồ khối hệ đo tần số tổng EKSPLA - SF41.

Hình 3.1. Đường đẳng nhiệt thực nghiệm π – A của đơn lớp Langmuir AA/bề mặt

nước.

Hình 3.2. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA/nước nguyên chất với sự thay đổi

diện tích bề mặt/phân tử từ 34→17Å2/phân tử.

Hình 3.3. Đường đẳng nhiệt của áp suất bề mặt theo diện tích/ phân tử của đơn lớp

axit Pentadecanoic.

Hình 3.4. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên bề mặt nước nguyên chất. Tần

số hồng ngoại từ 2800 cm-1

đến 3600 cm-1

.

Hình 3.5. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên dung dịch muối NaI với các

nồng độ 1M đến 2M. Tần số hồng ngoại từ 2800 cm-1

đến 3600 cm-1

.

Hình 3.6. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên dung dịch muối NaI với các

nồng độ 1M đến 2M. Tần số hồng ngoại từ 2800 cm-1

đến 3000 cm-1

.

Hình 3.7. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên dung dịch muối NaI với các

nồng độ 1M đến 2M. Tần số hồng ngoại từ 3000 cm-1

đến 3600 cm-1

.

Hình 3.8. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên dung dịch muối NaCl với các

nồng độ 1M và 2M. Tần số hồng ngoại từ 2800 cm-1

đến 3600 cm-1

.

Hình 3.9. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên dung dịch muối NaCl với các

nồng độ 1M và 2M. Tần số hồng ngoại từ 2800 cm-1

đến 3000 cm-1

.

Hình 3.10. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên dung dịch muối NaCl với các

nồng độ 1M và 2M. Tần số hồng ngoại từ 3000 cm-1

đến 3600 cm-1

.

Hình 3.11. Mô phỏng MD tại bề mặt phân cách không khí/dung dịch muối NaCl

(bên trái) và NaI (bên phải) với nồng độ 1,2 M.

Hình 3.12. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên dung dịch muối NaF với các

nồng độ 0,4M và 0,8M. Tần số hồng ngoại từ 2800 cm-1

đến 3600 cm-1

.

Hình 3.13. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên dung dịch muối NaF với các

nồng độ 0,4M và 0,8M. Tần số hồng ngoại từ 2800 cm-1

đến 3000 cm-1

.

Hình 3.14. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên dung dịch muối NaF với các

nồng độ 0,4M và 0,8M. Tần số hồng ngoại từ 3000 cm-1

đến 3600 cm-1

.

Hình 3.15. Mô phỏng MD tại bề mặt phân cách không khí/dung dịch muối NaF.

vii

Hình 3.16. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên dung dịch muối NaCl và NaI

tại cùng nồng độ 1M. Tần số hồng ngoại từ 2800 cm-1

đến 3600 cm-1

.

Hình 3.17. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên dung dịch muối NaCl và NaI

tại cùng nồng độ 1M. Tần số hồng ngoại từ 2800 cm-1

đến 3000 cm-1

.

Hình 3.18. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên dung dịch muối NaCl và NaI

tại cùng nồng độ 1M. Tần số hồng ngoại từ 3000 cm-1

đến 3600 cm-1

.

Hình 3.19. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên dung dịch muối NaCl và NaI

tại cùng nồng độ 2M. Tần số hồng ngoại từ 2800 cm-1

đến 3600 cm-1

.

Hình 3.20. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên dung dịch muối NaCl và NaI

tại cùng nồng độ 2M. Tần số hồng ngoại từ 2800 cm-1

đến 3600 cm-1

.

Hình 3.21. Phổ SFG của đơn lớp Langmuir AA trên dung dịch muối NaCl và NaI

tại cùng nồng độ 2M. Tần số hồng ngoại từ 3000 cm-1

đến 3600 cm-1

.

viii

CÁC KÝ HIỆU & TỪ VIẾT TẮT

AA Arachidic Acid

DFG Difference frequency Generation – Sự phát tần số hiệu

IR Infrared – Hồng ngoại

KD*P Deuterated Potasssium Dedeuterium Phosphate

LE Liquid Expand – Lỏng –mở rộng

LC Liquid Condensed – Lỏng –xếp chặt

MD Molecular dynamics – Động học phân tử

OPO Optical Parametric Osccillator – Dao động tham số quang

OPA Optical Parametric Amplifier – Khuếch đại tham số quang

OPG Optical Parametric Generation – Sự phát tham số quang

SFG Sum Frequency Generation – Sự phát tần số tổng

SHG Second Harmonics Generation – Sự phát họa ba bậc hai

SF Sum Frequency – Tín hiệu tần số tổng

TC Tilted Condensed – Pha xếp chặt nghiêng

UC Untilted Condensed – Pha xếp chặt không nghiêng

VSFG Vibrational Sum Frequency Generation

VIS Visible – Khả kiến.

1

MỞ ĐẦU

Nghiên cứu các đơn lớp và bề mặt phân cách là một lĩnh vực đáng quan tâm

và được nghiên cứu hàng trăm năm nay. Với các ứng dụng thực tiễn trong nhiều

ngành khoa học và kĩ thuật khác nhau như trong hóa học, sinh học, môi trường, vật

lý và khoa học vật liệu [23]. Bề mặt được quan sát phổ biến trong cuộc sống. Bề

mặt xác định ranh giới với môi trường và ảnh hưởng xung quanh tương tác với môi

trường đó. Các đặc tính phân tử của bề mặt không khí /nước là một bước quan trọng

trong việc tìm hiểu các hiện tượng khác nhau, từ các quá trình hóa học không đồng

nhất khí quyển đến hydrat hóa của các phân tử sinh học [23, 24]. Bên cạnh đó,

tương tác hoá học biển - khí quyển diễn ra qua bề mặt ngăn cách biển và khí quyển.

Với khối lượng nước khổng lồ, biển là bộ máy điều chỉnh có hiệu quả nhất áp lực

các khí của khí quyển và giữ vai trò rất quan trọng trong việc duy trì chế độ khí hậu

ôn hoà của hành tinh [7]. Ngoài ra, các ion tại mặt phân cách không khí/nước có thể

trải qua các phản ứng không đồng nhất có vai trò quan trọng trong hóa học khí

quyển và môi trường [21]. Sự phân bố của các ion hòa tan tại các mặt phân cách

không khí /nước là quan trọng để hiểu tính động học và động lực học của các phản

ứng bề mặt như vậy [21]. Vì thế nghiên cứu ảnh hưởng của các ion halogen bề mặt

phân cách nước/ không khí, đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu ô nhiễm nước

biển và quá trình biến đổi khí hậu mà hiện nay đang được cả thế giới quan tâm.

Nhiều kĩ thuật đã được sử dụng để nghiên cứu đơn lớp và bề mặt như: kính

hiển vi huỳnh quang, kính hiển vi góc – Brewster và tán xạ X- ray. Tuy nhiên, tất cả

những kĩ thuật này đều có những giới hạn nhất định [14]. Sự phát triển của laser từ

cuối thế kỉ 20 dẫn đến sự ra đời của các kĩ thuật quang phổ học phi tuyến, đặc biệt

là kĩ thuật quang phổ học dao động tần số tổng hồng ngoại – khả kiến (VSSFG).

Các mode dao động hoạt động bề mặt của các phân tử tại mặt phân cách đóng góp

cộng hưởng với tín hiệu SFG [14, 20]. Vì vậy, chúng ta có thể thu được thông tin về

sự định hướng, sự sắp xếp của các phân tử đó. Kĩ thuật quang phổ SFG có tính chất

đặc trưng bề mặt, chỉ có các phân tử tại mặt phân cách mới hoạt động bề mặt, do đó

2

không có đóng góp vào tín hiệu SFG từ các phân tử trong khối của môi trường. Nói

cách khác, do SFG là quá trình phi tuyến bậc hai nên quá trình này bị cấm đối với

môi trường khối đối xứng tâm và chỉ cho phép xảy ra tại bề mặt hoặc mặt phân

cách, tại đó tính đối xứng nghịch đảo bị phá vỡ [8]. Mặt khác kĩ thuật này có thể

nghiên cứu bất kì bề mặt hay mặt phân cách nào mà ánh sáng có thể tới được và tín

hiệu SFG lối ra có định hướng cao. Đây là một công cụ lý tưởng để nghiên cứu bề

mặt chất lỏng và kĩ thuật này mang thông tin phổ của bề mặt chất lỏng.

Đơn lớp Langmuir là một đơn lớp đơn phân tử được hình thành trên bề mặt

phân cách không khí/chất lỏng [14]. Đơn lớp này là một mô hình lý tưởng để

nghiên cứu các tương tác hóa học và sinh học trong hệ hai chiều kín. Các hợp chất

thông thường được sử dụng để tạo các đơn lớp Langmuir là các chất hoạt động bề

mặt bao gồm một nhóm chức ưa nước và một đuôi kị nước [14]. Ví dụ như các

chất béo, axit béo, rượu, protein và nhiều phân tử sinh học khác. Trong luận văn

này tôi sử dụng axit béo no là Arachidic Acid - là một thành phần có trong dầu cá

và củ lạc. Ngoài ra, các cấu trúc và tính chất của đơn lớp Langmuir thường bị ảnh

hưởng bởi các điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, độ pH và nồng độ ion của môi

trường nước bên dưới đơn lớp. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên

cứu đơn lớp Langmuir Arachidic Acid (AA) trên các dung dịch muối halogen có

nồng độ thay đổi bằng kỹ thuật quang phổ học dao động tần số tổng.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bản luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1 – Tổng quan về đơn lớp Langmuir và kỹ thuật quang phổ học dao động

tần số tổng.

Chương 2 – Quy trình tạo mẫu đơn lớp Langmuir AA và hệ đo tín hiệu SFG.

Chương 3 – Kết quả và thảo luận.

3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN LỚP LANGMUIR VÀ KỸ THUẬT

QUANG PHỔ HỌC DAO ĐỘNG TẦN SỐ TỔNG

1.1 Tổng quan về đơn lớp Langmuir

1.1.1 Đơn lớp Langmuir

Đơn lớp Langmuir là một đơn lớp đơn phân tử được hình thành trên mặt phân

cách không khí/chất lỏng. Các phân tử như axit béo, lipid và rượu chuỗi dài có cả

phần ưa nước và kỵ nước có thể hình thành đơn lớp Langmuir. Sự hình thành đơn

lớp có thể được thực hiện bởi sự tự sắp xếp của các phân tử không hòa tan tại bề

mặt của một chất lỏng. Các chất có hoạt tính bề mặt không tan trong nước có thể dễ

dàng trải đều trên bề mặt nước bằng cách hòa tan chất đó vào dung môi dễ bay hơi

tạo thành dung dịch lỏng. Sau một thời gian nhỏ dung dịch lỏng trên bề mặt nước,

dung môi sẽ bay hơi và rồi hình thành một đơn lớp không hòa tan có độ dày một

phân tử tại mặt phân cách không khí/nước [14].

Các hợp chất thông thường được sử dụng để tạo các đơn lớp Langmuir là các

chất hoạt động bề mặt bao gồm một nhóm chức ưa nước và một đuôi kị nước. Các

chất hoạt động bề mặt bao gồm: chất béo, axit béo, rượu, protein, và nhiều phân tử

sinh học khác. Bản chất của tính vừa kị nước vừa ưa nước của các chất hoạt động bề

mặt gây ra định hướng của chúng tại mặt phân cách hai môi trường: đầu ưa nước

(thường là các nhóm chức phân cực) bị nhúng chìm trong nước, còn đuôi kị nước

(chuỗi hidrocacbon) hướng về phía không khí (xem hình 1.1)[12]. Chuỗi

hidrocabon của chất được dùng để nghiên cứu đơn lớp phải đủ dài để làm cho các

phân tử không hòa tan trong nước và nhóm chức ưa nước phải có sự hấp thụ vừa đủ

đối với nước để giữ các phân tử ở mặt phân cách, khi đó các phân tử trên bề mặt

nước hình thành một hệ hai chiều kín. Hơn nữa, các chất tạo đơn lớp phải hòa tan

trong các dung môi hữu cơ dễ bay hơi như chloroform hoặc hexane và không hòa

tan trong nước [4].

4

Hình 1.1. Mô hình đơn lớp Langmuir tại mặt phân cách không khí/nước [12].

Trong những năm đầu thế kỷ 20, Irving Langmuir - một nhà hóa học và vật lý

học người Mỹ - là người đầu tiên thực hiện các nghiên cứu có hệ thống về các đơn

lớp nổi trên mặt nước. Ông là người đầu tiên đưa ra một sự hiểu biết hiện đại về cấu

trúc đơn lớp ở cấp độ phân tử, đặc biệt là các phân tử cho thấy một sự định hướng

ưu tiên. Các hệ thống để nghiên cứu đơn lớp nổi trên mặt nước hiện nay mang tên

ông: Langmuir film. Năm 1932, ông được trao giải Nobel cho nghiên cứu của mình

[13].

Cấu trúc, tính chất cơ học và tính chất động lực học của chúng phụ thuộc nhạy

cảm vào cấu trúc hóa học của phân tử cấu tạo đơn lớp. Để hiểu rõ về tính chất này

tôi sẽ trình bày trong phần tiếp theo.

1.1.2 Tính chất nhiệt động lực học của đơn lớp Langmuir

1.1.2.1 Sức căng bề mặt - áp suất bề mặt của đơn lớp Langmuir

Các phân tử trong chất lỏng luôn chịu ảnh hưởng của các lực phân tử từ các

phân tử xung quanh. Với các phân tử nằm ở giữa chất lỏng, chúng được bao quanh

một cách đối xứng bởi các phân tử chất lỏng cùng loại khác, nên lực tổng cộng

được cân bằng hay có độ lớn bằng không. Ở trên bề mặt chất lỏng, một bên các

phân tử bị các phân tử cùng loại tương tác với lực khác bên kia do các phân tử

Nhóm chức phân cực

Chuỗi hidrocacbon

5

khác loại. Do đó, các phân tử này có khuynh hướng bị hút vào trong khối chất lỏng

và tạo ra một sức căng tại bề mặt (Hình 1.2).

Trong vật lý học, sức căng bề mặt (còn gọi là năng lượng bề mặt hay ứng

suất bề mặt, thường viết tắt là σ hay γ) là mật độ dài lực xuất hiện ở bề mặt giữa

chất lỏng và các chất khí, chất lỏng hay chất rắn khác. Sức căng bề mặt được định

nghĩa là lực căng trên một đơn vị chiều dài cắt ngang bề mặt. Trong hệ đo lường

quốc tế, sức căng bề mặt được đo bằng Newton trên mét (N·m-1

). Sức căng bề mặt

có bản chất là chênh lệch lực hút phân tử khiến các phân tử ở bề mặt của chất lỏng

thể hiện đặc tính của một màng chất dẻo đang chịu lực kéo căng như trường hợp bề

mặt giọt nước trong không khí, hay đẩy nó ra phía ngược lại, như trường hợp giọt

nước bám vào thành ống mao dẫn. Đây là hiệu ứng làm cho giọt nước trong không

khí có hình cầu, hỗ trợ thực vật vận chuyển nước từ rễ lên đến lá thông qua hệ mạch

dẫn phloem bằng hiện tượng mao dẫn, giúp nhện nước bò trên mặt nước, giải thích

trạng thái cân bằng của nhũ tương (từ nước từ đến phế nang trong phổi) cũng như

tác dụng tẩy rửa của xà phòng nói riêng hay hoạt tính nói chung của chất hoạt hóa

bề mặt [30].

Hình 1.2. Mô hình lực tác dụng của các phân tử nằm trong (A) và trên (B) bề mặt

chất lỏng.

Các đặc tính sức căng bề mặt của một chất lỏng cơ bản luôn ổn định nhưng

có thể được thay đổi bằng cách thay đổi nhiệt độ, thêm hóa chất để thay đổi các đặc

tính liên kết của các phân tử, quá trình oxy hóa và sự có mặt của các tạp chất. Khi

6

nhiệt độ giảm, sức căng bề mặt tăng lên. Ngược lại, khi sức căng bề mặt giảm

mạnh; các phân tử trở nên hoạt động hơn với sự gia tăng nhiệt độ, sức căng bề mặt

bằng không tại điểm sôi của nó và dần biến mất ở nhiệt độ giới hạn. Khi thêm hoá

chất vào chất lỏng sẽ thay đổi các đặc tính sức căng bề mặt của nó. Ảnh hưởng của

việc thêm một hóa chất không liên quan đến các chất, và do đó làm thay đổi sức

căng bề mặt của nó, được chứng minh bằng những ví dụ về việc đưa xà phòng (bề

mặt) trong nước để giảm sức căng bề mặt, cho phép các bụi bẩn trên bàn tay dễ

dàng hơn trong pha trộn với nước. Quá trình oxy hóa trực tiếp ảnh hưởng đến sức

căng bề mặt. Khi sức căng bề mặt tăng lên, lực giữa các phân tử tăng. Oxy trong

không khí được biết là làm giảm sức căng bề mặt của các chất khác nhau. Sự xuất

hiện của các tạp chất trên bề mặt, hoặc hòa tan trong một chất trực tiếp ảnh hưởng

đến sức căng bề mặt của chất lỏng. Sức căng bề mặt sẽ tăng khi các tạp chất hòa tan

cao được thêm vào nó [30].

Khi một đơn lớp chất hoạt tính trải rộng trên bề mặt nước để làm tăng diện

tích bao phủ, sức căng bề mặt bị giảm bởi sự tương tác với không khí của chuỗi

hidrocabon kém hơn so với các phân tử nước. Điều này có thể hiểu là khi diện

tích/phân tử càng lớn thì khoảng cách giữa các phân tử liền kề càng lớn, nên tương

tác giữa các phân tử đó yếu. Áp suất bề mặt chính là sự chênh lệch giữa sức căng bề

mặt thực γ0 (chưa có đơn lớp hình thành) và sức căng bề mặt của mặt phân cách có

đơn lớp γ. Áp suất bề mặt được cho bởi công thức dưới đây [16]:

0 – (1.1)

Đặc trưng của đơn lớp của một chất có thể dễ dàng thu được bằng phép đo

đường đẳng nhiệt áp suất–diện tích/phân tử -A tại mặt phân cách nước/không

khí. Điều này được trình bày trong phần tiếp theo.

1.1.2.2 Sơ đồ trạng thái của đơn lớp Langmuir

Đơn lớp Langmuir đã được các nhà khoa học cơ bản quan tâm vì chúng là các

hệ mô hình 2 chiều (2D) mà hiện tượng nhiệt động lực học có thể nghiên cứu. Ví

dụ, tương tự như áp suất (p) và thể tích (V) trong hệ 3 chiều, người ta thấy các số

lượng tương ứng của sức căng bề mặt ( ) và diện tích/ phân tử (A) trong hệ 2D.

7

Giống như đường đẳng nhiệt p-V của hệ 3D, đường đẳng nhiệt -A của hệ 2D đi

qua các pha khác nhau của hệ [14].

Đường đẳng nhiệt -A được đặc trưng bởi các trạng thái khác nhau được

xác định thông qua cấu trúc của đơn lớp ở mức độ phân tử, cũng ảnh hưởng đến

cấu trúc nước ở mặt phân cách bên dưới đơn lớp. Đường đẳng nhiệt liên hệ giữa áp

suất ( ) và diện tích /phân tử (A) và các trạng thái khác nhau của một đơn lớp

Langmuir điển hình được thể hiện ở hình 1.3.

Hình 1.3. Đường đẳng nhiệt thể hiện sự liên hệ giữa áp suất bề mặt ( ) và

diện tích /phân tử (A) [14].

Trong pha khí (A ≥ 400 Ǻ2 - không chỉ ra trên hình 1.3) nghĩa là các phân tử

chiếm một diện tích lớn, với các phân tử có một chuỗi alkyl đơn, cấu trúc của chuỗi

này rất hỗn loạn và tương tác giữa các phân tử rất yếu. Với A đủ nhỏ khi giảm diện

tích đơn lớp trên số phân tử, đơn lớp tồn tại ở pha lỏng mở rộng LE , trong đó sự

tương tác giữa các chuỗi alkyl trở nên đáng kể. Sự sắp xếp của các phân tử vẫn còn

lỏng lẻo, vẫn có khoảng trống làm cho cấu trúc mất trật tự. Khi A giảm, trạng thái

của đơn lớp chuyển sang pha lỏng mở rộng (LE) và pha lỏng xếp chặt (LC). Tại đây

áp suất gần như không đổi với sụ thay đổi đáng kể của A. Khi A giảm tới một

8

giá trị cụ thể, áp suất bề mặt bắt đầu tăng bởi các phân tử gây ra hiệu ứng đẩy lẫn

nhau. Tại điểm đó, đơn lớp bắt đầu ở pha LC, các phân tử sắp xếp chặt hơn với

tương tác liên chuỗi mạnh. Khi đó, áp suất tăng rất nhanh với chỉ sự thay đổi nhỏ

giá trị A. Các đơn lớp ở pha LC có thể trải qua các dịch chuyển pha như trạng thái

xếp chặt không nghiêng và trạng thái xếp chặt nghiêng để làm tối thiểu hóa năng

lượng tự do của hệ. Hệ sẽ ở trạng thái cân bằng với các phân tử sắp xếp một cách

trật tự. Nếu A giảm hơn nữa bên dưới giá trị ~ 20 Ǻ2, các phân tử có thể không còn

là một đơn lớp trên bề mặt nước nữa. Một vài phân tử sẽ tràn qua các mép hoặc xếp

chồng lên đơn lớp còn lại, khi đó đơn lớp Langmuir sẽ bị phá vỡ [14].

1.1.3 Vật liệu tạo đơn lớp Langmuir

Hầu hết các chất dùng chế tạo đơn lớp đều là các phân tử gồm hai phần: phần

ưa nước và nếu chỉ có một mình chúng sẽ hòa tan vào trong nước, phần thứ hai là

đuôi kỵ nước. Như vậy một phân tử gồm một cả phần ưa nước và phần kỵ nước

được gọi là amphiphiles hoặc chất hoạt động bề mặt. Các chất hoạt động bề mặt khi

được nhỏ trên bề mặt nước sẽ có một định hướng phân tử cụ thể ở giao diện bề mặt

không khí/nước hoặc dầu/ nước, trong đó: nhóm chức phân cực bị nhúng chìm

trong nước và đuôi kị nước hướng về phía không khí [17].

Hợp chất có thể được chia thành hai loại: Các chất tan trong nước hoặc không

tan trong nước. Sự phân cực phân tử phụ thuộc vào sự khác biệt độ âm điện giữa

các nguyên tử trong hợp chất và sự không đối xứng của cấu trúc hợp chất. Một ví

dụ để minh họa cho khái niệm này, chúng ta sẽ sử dụng trường hợp nước; mỗi một

nguyên tử hydro dùng chung một cặp electron với nguyên tử oxy. Hai nguyên tử

hiđro liên kết với oxy tạo góc liên kết 1050. Trong nguyên tử oxy, hạt nhân của nó

thường có điện tích rất mạnh. Chính vì thế nó có xu hướng kéo điện tử bật khỏi

nguyên tử hiđro nhỏ hơn. Kết quả là chúng có ưu thế trong mối liên kết cộng hóa

trị. Do đó, trong phân tử nước có điện tích dương gần với nguyên tử hiđro và có

điện tích âm gần với nguyên tử oxy. Nước là một phân tử phân cực, nên các phân tử

nước có tính chất hấp dẫn lẫn nhau nhờ lực hút tĩnh điện. Sự hấp dẫn này tạo nên

mối liên kết hiđro. Tính dung môi của nước có liên quan đến việc thu hút giữa

9

lưỡng cực điện của nó và điện tích của các chất tan. Các phân tử đối xứng, trong đó

các electron là chia đều giữa hai nguyên tử liên kết như trong vòng benzen, C=C

hoặc chuỗi C–C không có lưỡng cực và do đó được gọi là không phân cực. Phần

lớn các phân tử không phân cực là không tan trong nước (hydrophobic) tại nhiệt độ

phòng [17].

1.1.4 Ứng dụng đơn lớp Langmuir

Đơn lớp Langmuir cho biết nhiều tính chất độc đáo như một mô hình hệ 2

chiều và đã được nghiên cứu rộng rãi do sự giống nhau về cấu trúc của chúng với

màng sinh học. Cấu trúc, tính chất cơ học và tính chất động lực học của chúng phụ

thuộc nhạy cảm vào cấu trúc hóa học của phân tử cấu tạo đơn lớp. Ví dụ, các tính

chất của màng tế bào phospholipid và chất dịch nội bào có thể thay đổi đáng kể

bằng sự thay đổi đơn giản của nhóm chức ưa nước của phospholipids. Đây là một

vấn đề liên quan đến các quá trình sinh học quan trọng như tín hiệu tế bào và sự

hợp nhất màng [14].

Đơn lớp Langmuir là một mô hình lý tưởng để nghiên cứu về trật tự trong

hệ hai chiều, trong các màng tế bào sinh học, hay nghiên cứu các tương tác hóa học

và sinh học trong hệ hai chiều. Một trong những tính chất nổi bật của các chất hoạt

tính bề mặt là khả năng làm giảm sức căng bề mặt của nước hay dung dịch bên

dưới đơn lớp. Vì vậy, các chất hoạt tính bề mặt được sử dụng trong các sản phẩm

hàng ngày như chất tẩy rửa. Một hệ thống sinh học khác mà các đơn lớp đóng vai

trò quan trọng đó là hệ hô hấp. Trên bề mặt của phế nang là một lớp chất lỏng có

các chất hoạt tính bề mặt. Những chất này hình thành một đơn lớp và làm giảm sức

căng bề mặt cho phép phế nang lấp đầy không khí dễ dàng hơn nếu không có chất

hoạt tính bề mặt [4] .

Các đơn lớp Langmuir tích điện có thể được coi như một tấm điện tích và là

một hệ lý tưởng để nghiên cứu lý thuyết Poisson - Boltzmann về sự phân bố điện

trường trong một dung dịch điện phân gần một mặt phân cách tích điện, đó là điều

quan trọng nhất trong ngành điện hóa. Nó cũng liên quan rất nhiều đến sự hấp thụ

10

ion, protein và AND từ nước bên dưới lên màng. Trường bề mặt gây ra sự thay đổi

cấu trúc của nước mặt phân cách cũng đóng một vai trò quan trọng trong nhiều quá

trình bởi vì tất cả các tương tác phân tử được gián tiếp bởi các phân tử nước [14].

Ngoài ra, đơn lớp Langmuir đã được nghiên cứu rộng rãi do chúng có thể được

chuyển thành đơn lớp dạng xếp chặt để hình thành các màng Langmuir Blodgett.

Màng Langmuir Blodgett có ứng dụng rộng rãi công nghiệp như chúng có thể được

tạo ra để đạt được các đặc tính mong muốn như tính dẫn điện, từ tính và tính hoạt

động quang nếu cấu trúc hóa học của các phân tử cấu thành được lựa chọn chính

xác. Bởi vì tính chất của màng Langmuir Blodgett phụ thuộc vào các đơn lớp

Langmuir “parent” tạo ra nó, cho nên các đặc tính của các đơn lớp rất quan trọng để

thiết kế và điều khiển các màng Langmuir Blodget [14].

1.2 Cơ sở quang học phi tuyến bậc hai

1.2.1 Hiện tƣợng quang học phi tuyến

Trước khi phát minh ra laser (1960) các hiện tượng quang học được xem là

tuyến tính vì cường độ điện trường của ánh sáng phát ra từ nguồn sáng thông

thường còn yếu so với điện trường nội của nguyên tử và phân tử. Các hiện tượng

phản xạ, khúc xạ, tán xạ, hấp thụ ánh sáng, giao thoa ánh sáng … là thuộc về quang

học tuyến tính. Hiệu ứng quang học phi tuyến đầu tiên là hiện tượng phát hòa ba

bậc 2 từ tinh thể KDP do Franken thực hiện (1961) khi chiếu sáng tia laser Ruby

bước sóng 694,3 nm màu đỏ qua tinh thể này và nhận được bước sóng 347,1 nm ở

vùng cực tím. Từ đó quang học phi tuyến đã được nghiên cứu và không ngừng phát

triển với nhiều ứng dụng lý thú trong thực tiễn (Hình 1.4) [2].

Hình 1.4. Sơ đồ thí nghiệm phát hòa ba bậc hai đầu tiên [2].

11

Một môi trường khi được chiếu sáng bởi điện trường E

sẽ bị phân cực do phân

bố điện tích nội của môi trường biến dạng. Dưới tác dụng của điện trường yếu thì

độ phân cực điện P (mô men lưỡng cực trên một đơn vị thể tích) phụ thuộc vào điện

trường như sau :

(0) (1) (0) (1)

0 ( )P P P P E r

(1.2)

Trong đó:

(0)P

là độ phân cực tĩnh; (1)P

là độ phân cực tuyến tính bậc một

ε0 là hằng số điện môi chân không, (1) là độ cảm tuyến tính

t là thời gian và ( )E r

là điện trường của ánh sáng tới.

Với điện trường ánh sáng tới yếu, độ phân cực cảm ứng P thể hiện sự thay

đổi khoảng cách giữa các điện tích dương và âm trong nguyên tử hay phân tử của

môi trường và tỉ lệ tuyến tính với điện trường ánh sáng tới. Mô men lưỡng cực điện

dao động cảm ứng theo điện trường ánh sáng tới sẽ bức xạ cùng tần số với ánh sáng

tới. Nói cách khác, từ phương trình (1.2) ta thấy tần số ánh sáng có cường độ yếu là

bất biến khi đi qua một môi trường.

Khi cường độ ánh sáng tới đủ mạnh, ví dụ như các xung laser công suất lớn

( 1110 /E V m ), độ cảm điện sẽ là hàm của điện trường E. Một cách gần đúng

có thể khai triển hàm ( )E dưới dạng chuỗi số:

(1) (2) (3)( ) : EE+...E E (1.3)

Trong đó : ( )j với j=1, 2, 3,… là một tensor.

(1) được gọi là tensor độ cảm tuyến tính.

(2) (3), ,... được gọi là tensor độ cảm phi tuyến bậc 2, 3, …

Thay (1.3) vào (1.2) ta thu được biểu thức của độ phân cực P :

(1) (2) (3)

0[ . : EEE+...]P E E (1.4)

Hình 1.5 chỉ ra sự phụ thuộc của độ phân cực môi trường vào điện trường

dừng trong môi trường quang học tuyến tính và phi tuyến. Hầu hết các hiện tượng

12

quang học sinh ra bởi ba số hạng đầu trong biểu thức (1.4). Độ cảm tuyến tính (1)

là nguồn gốc của các thuộc tính quang học tuyến tính như phản xạ, khúc xạ, … Độ

cảm bậc hai (2) là nguồn gốc của các hiện tượng phát hoạ ba bậc hai, phát tần số

tổng, tần số hiệu, phát tham số quang và hiệu ứng điện quang bậc nhất. Độ cảm bậc

ba (3) là nguyên nhân phát hoà ba bậc ba, hiệu ứng điện quang bậc hai, hấp thụ hai

photon, tán xạ Raman cưỡng bức, tự hội tụ, tự điều pha …[2].

Trong môi trường đối xứng tâm (đối xứng nghịch đảo), khi tác dụng toán tử

đối xứng nghịch đảo 0I lên P ta có:

(1) (2) (3)

0 0 0 0( ) . : ...I P P E EE EEE (1.5)

Mặt khác khi tác dụng toán tử 0I lên E , do 0( )I E E nên ta có:

(1) (2) (3)

0 0 0 0( ) . : ...I P E EE EEE (1.6)

So sánh (1.5) và (1.6) ta thấy rằng (2 ) 0n tức là trong gần đúng lưỡng cực

điện, các hiện tượng quang học phi tuyến có nguồn gốc là độ cảm bậc chẵn sẽ chỉ

xảy ra trong các môi trường bất đối xứng tâm [2].

1.2.2 Một số hiệu ứng quang học phi tuyến bậc hai [2].

Trong nội dung của luận văn này sẽ chỉ chủ yếu xét đến các hiện tượng quang

học phi tuyến bậc hai có nguồn gốc từ độ cảm phi tuyến bậc hai.

Quang học phi tuyến (1) (2) (3)

0[ . : EEE+...]P E EE

Độ phân cực

Quang học tuyến tính

0P E

Điện trường Điện trường

Độ phân cực

Hình 1.5. Sự phụ thuộc của độ phân cực môi trường vào điện trường dừng trong

môi trường quang học tuyến tính và phi tuyến[2].

13

1.2.2.1 Hiện tƣợng chỉnh lƣu quang học và phát hoà ba bậc hai

Xét trường hợp đơn giản khi có một sóng phẳng đơn sắc điện trường

0 cosE E t truyền theo một phương nào đó. Độ phân cực của môi trường dưới

dạng vô hướng, một chiều, bỏ qua sự phụ thuộc vào không gian, coi hằng số điện

môi 0 1 , chỉ chú ý tới ba số hạng đầu tiên có thể biểu diễn dưới dạng:

(1) (2) 2 2 (3) 3 3

0 0 0( ) cos cos cosP t E t E t E t (1.7)

Có thể viết gọn lại biểu thức (1.7) là:

0 1 2 3

0 1 2 3

( ) cos cos 2 cos3

: ( )

P t B B t B t B t

Hay P t P P P P

(1.8)

Trong đó:

2

0 2 0

3

1 1 0 3 0

2

2 2 0

3

3 3 0

1

2

3

4

1

2

1

4

B E

B E E

B E

B E

(1.9)

Có thể thấy rằng 0P là thành phần phân cực không phụ thuộc vào thời gian,

theo quan điểm lý thuyết lưỡng cực cổ điển sẽ tạo ra nguồn điện trường thứ cấp

không phụ thuộc thời gian. Do vậy, khi có ánh sáng với sóng điện từ biến thiên điều

hoà theo thời gian truyền qua môi trường phi tuyến sẽ làm xuất hiện ở lối ra một

điện trường không đổi theo thời gian tương tự như hiện tượng chỉnh lưu dòng điện

xoay chiều. Nếu môi trường phi tuyến được đặt kẹp giữa hai bản cực của một tụ

điện phẳng thì độ phân cực 0P sẽ tạo ra một hiệu điện thế giữa hai bản tụ. Hiện

tượng này được gọi là sự chỉnh lưu quang học.

Ngoài ra, từ biểu thức (1.8) cũng có thể dễ dàng nhận thấy các thành phần 2P

và 3P dao động với tần số lần lượt gấp hai và gấp ba lần tần số ánh sáng tới, trong

các điều kiện thích hợp sẽ trở thành các nguồn phát sóng điện từ tần số gấp hai, ba

lần tần số ánh sáng tới. Hiện tượng này được gọi là sự phát hoà ba bậc hai, bậc ba.

14

1.2.2.2 Quá trình trộn ba sóng, điều kiện tƣơng hợp pha [2]

Trong môi trường quang học phi tuyến với độ cảm phi tuyến bậc hai, hiện

tượng phát hoà ba bậc hai chỉ là một trường hợp riêng của quá trình tương tác ba

photon mà kết quả của nó là sự phát ra các tần số khác với tần số tới.

Giả sử môi trường với độ cảm phi tuyến bậc 2 được chiếu sáng bởi hai sóng

ánh sáng với các tần số lần lượt là 1 và 2 . Điện trường tương ứng của hai sóng

này lần lượt là 1 01 1cosE E t và 2 02 2cosE E t .

Điện trường tổng hợp khi đó sẽ là:

1 01 1 02 2cos cosE E t E t (1.10)

Thay biểu thức (1.10) vào biểu thức của độ phân cực phi tuyến bậc hai, ta có:

(2) 2 (2) 2 2 2 2

01 1 02 2 01 02 1 2[E cos E cos 2E E cos .cos ]P E t t t t (1.11)

Ta có biến đổi lượng giác:

01 02 1 2 01 02 1 2 1 22E E cos .cos E E [cos( ) cos( ) ]t t t t (1.12)

Do đó, trong biểu thức của độ phân cực (1.11) sẽ xuất hiện thành phần:

(2) (2)

1 2 01 02 1 2 01 02 1 2cos( ) cos( )P E E t E E t (1.13)

Thành phần này chính là nguồn gốc gây ra sự phát tần số tổng 1 2 hoặc tần

số hiệu 1 2 . Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, sự phát hoà ba bậc hai chính là

một trường hợp riêng của phát tần số tổng khi 1 2 .

Thực tế khi môi trường xảy ra sự trộn hai sóng để tạo nên sóng tần số tổng

3 1 2 thì sóng mới 3 này cũng có thể tương tác với sóng 1 để tạo ra sóng ở

tần số hiệu 2 3 1 . Quá trình này được gọi là sự trộn ba sóng và chỉ xảy ra khi

thoả mãn được điều kiện tương hợp pha.Về cơ bản, có thể xem quá trình trộn ba

sóng là quá trình tương tác ba photon như mô tả trong hình 1.6.

15

Một photon tần số 1 có vector sóng 1k đến tương tác với photon tần số 2 có

vector sóng 2k tạo thành một photon tần số 3 có vector sóng 3k . Quá trình này phải

thoả mãn các điều kiện bảo toàn năng lượng và xung lượng:

3 1 2

3 1 2k k k

(1.14)

Điều kiện thứ nhất cho thấy sự trao đổi năng lượng giữa các sóng tương tác

phải thoả mãn sự phù hợp về tần số 3 1 2( ) . Điều kiện thứ hai là định luật bảo

toàn xung lượng có thể viết lại là 3 1 2k k k và được gọi là điều kiện tương hợp pha

(hình 1.7).

Ta thấy rằng, khi điều kiện tương hợp pha 3 1 2k k k cho quá trình phát tần số

tổng 3 1 2 được thực hiện thì điều kiện tương hợp pha cho quá trình phát tần

số hiệu giữa sóng 3 và sóng 1 cũng như giữa sóng 3 và sóng 2 cũng đồng thời

được thoả mãn.

Hình 1.6. Quá trình tương tác ba photon trong môi trường phi tuyến bậc hai.

16

Quá trình trộn ba sóng còn được gọi là quá trình tương tác tham số và được

ứng dụng để tạo nên các thiết bị phát thông số (hình 1.8). Nếu các sóng tới là sóng

có tần số 1 (sóng tín hiệu) và 2 (sóng bơm) tương tác với nhau để tạo ra sóng mới

có tần số 3 1 2 (sóng tần số tổng) và ở lối ra của thiết bị có đặt một kính lọc

để chặn lại các sóng tới ban đầu ( 1 và 2 ) thì thiết bị này được gọi là bộ chuyển đổi

tần số quang học OFC.

Trong trường hợp sóng 1 vẫn đóng vai trò là sóng tín hiệu nhưng sóng 3 lại

là sóng bơm và ở lối ra chỉ cho ra sóng 1 thì sóng 1 được khuếch đại còn sóng 2

được gọi là sóng đệm. Thiết bị này được gọi là bộ khuếch đại tham số quang học

OPA. Nếu bộ khuếch đại tham số OPA được đặt trong một buồng cộng hưởng để

tạo phản hồi dương thì thiết bị được gọi là máy phát tham số quang học OPO.

Với bộ chuyển đổi giảm tham số tự phát SPDC, lối vào chỉ có sóng bơm tần số

3 . Khi đi qua tinh thể, nó sẽ bị chuyển đổi thành các thành phần tần số thấp hơn

1 và 2 một cách tự phát. Điều kiện tương hợp pha dẫn đến rất nhiều trường hợp

khác nhau mà mỗi trường hợp sẽ tạo nên một cặp sóng 1 và 2 với hướng và tần số

riêng biệt. Tập hợp các cặp sóng này tạo thành một nón ánh sáng đa phổ như miêu

tả trong hình 1.8.

Hình 1.7. Điều kiện tương hợp pha.

17

Hình 1.8. Các thiết bị phát thông số OFC, OPA, OPO và SPDC.

Các thiết bị thông số như trên được dùng để khuếch đại ánh sáng kết hợp hoặc

phát ánh sáng kết hợp trong miền tần số mà các laser không có hoặc được dùng để

dò các sóng ánh sáng yếu ở bước sóng không nhạy với các thiết bị đo có sẵn.

1.2.3 Phƣơng trình Maxwell trong môi trƣờng phi tuyến bậc hai [5].

Sóng điện từ (ánh sáng) truyền trong môi trường môi trường được mô tả bằng

một sóng ngang có thành phần điện trường và từ trường là nghiệm của các phương

trình Maxwell:

. , , .B 0, B D

D E Ht t

(1.15)

Các phương trình liên hệ:

0D E P và 0

1H B M

(1.16)

Trong đó D là cảm ứng điện, E là điện trường, B là cảm ứng từ, H là cường độ từ

trường, P là độ phân cực điện, và M là độ phân cực từ.

Từ (1.15) và (1.16) suy ra:

18

0

0

2 2

0 0 02 2

( )D

H E Pt t

B HE

t t

E PE

t t

(1.17)

Sử dụng phép biến đổi Fourier cả hai vế của phương trình (1.17) ta được:

2

0 0 2( ) ( )i t i tE e d E e d

t

2

0 2( ) i tP e d

t

(1.18)

Suy ra: 2 2 (1) (2)

0 0 0( ) ( ) [ ( ) ( )]E E P P

(1.19)

Độ phân cực tuyến tính trong phương trình (1.19) có thể gộp thành ( )E cùng với

sự phụ thuộc của hằng số điện môi vào :

22 (2)

02( ) ( ) ( ) ( )E E P

c

(1.20)

Nếu một sóng ngang có dạng 0( ) ( , ) ikzE E z e (trong đó 0 ( , )E z là một đường

cong biến đổi chậm theo z) được thêm vào vế trái của phương trình (1.20) thì:

22

2( ) ( . )

EE E E

t

→ 0 đối với sóng phẳng

2

2 ij0 0

0 2

( , ) ( , )( , ) 2 kE z E z

k E z ik ez z

(1.21)

Khi 0 ( , z)E thay đổi rất ít, chúng ta có thể bỏ qua vi phân bậc hai. Kết hợp phương

trình (1.20) và (1.21) ta được:

22 2 (2)0

0 0 02

( , )( , ) 2 ( ) ( )e ( )ikz ikzE z

k E z ik e E Pz c

(1.22)

19

Trong đó: 2

2

2( )k

c

Từ đó ta có phương trình sóng phi tuyến như sau:

2

(2)0 0( , )( )

2

ikzE zP e

z ik

(1.23)

Nếu hai sóng tới có cường độ điện trường tổng hợp có dạng:

1 1 1 2 2 2exp( ) exp( )E E ik z i t E ik z i t

Thì độ phân cực sẽ cho bởi biểu thức:

1 2(2) (2)

1 2SFik zik z ik z

SFP E e E e e

(1.24)

Với ( ) /SF SF SFk n c là véc tơ sóng của tia tần số tổng có tần số 1 2SF và

( )SFn là chiết suất của môi trường ở tần số SF .

Từ phương trình (1.23) và (1.24) ta được:

(2)

1 2

i kzSFE E E ez

(1.25)

Với 1 1 2 21 2

( )( ) ( ) SF SFSF

nn nk k k k

c c c

(1.26)

Lấy tích phân phương trình (1.19) trên quãng đường có độ dài L ta thu được biểu

thức về điện trường của tần số tổng như sau:

(2)

1 2

1i kL

SF

eE E E

k

(1.27)

Bởi vì cường độ tín hiệu tần số tổng ISF tỉ lệ với |ESF|2

nên :

20

2

2(2) 2

2

sin2

2

SF ijl

kL

I LkL

(1.28)

Suy ra SFI đạt giá trị lớn khi 0k , hay điều kiện phù hợp pha là 1 2SFk k k ,

nghĩa là quá trình phát tần số tổng phải thỏa mãn định luật bảo toàn xung lượng. Từ

phương trình (1.26) ta suy ra 1 2( ) ( ) ( )SFn n n , điều này là không thể bởi hầu

hết các môi trường đều tán sắc. Tuy nhiên, (2) là một ten sơ ta có thể chọn phân

cực của các chùm tia sao cho ISF lớn nhất [5].

1.2.4 Quang học phi tuyến bề mặt

Các quá trình quang học có thể xảy ra tại mặt phân cách giữa hai vật liệu

quang có bản chất không giống nhau. Hai ví dụ như vậy được chỉ ra trong hình 1.9.

Giản đồ (a) chỉ ra một sóng quang học đi vào vật liệu quang học phi tuyến bậc hai.

Ở đây, sẽ có một sóng hoà ba bậc hai đi ra khỏi môi trường theo hướng xác định.

Tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng, có một sóng hoà ba bậc hai yếu hơn được tạo ra phản

xạ tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Giản đồ (b) minh hoạ một sóng đi vào vật

liệu quang phi tuyến đối xứng tâm [8].

21

Ở bên trong những vật liệu đối xứng tâm sẽ không thể sinh ra độ cảm phi

tuyến bậc hai, nhưng sự xuất hiện của mặt phân cách đã làm phá vỡ sự đối xứng

nghịch đảo trong một vùng mỏng (cỡ độ dày bằng với đường kính phân tử) gần mặt

phân cách và lớp mỏng này có thể làm phát ra sóng hoà ba bậc hai. Cường độ của

ánh sáng phát ra bởi lớp bề mặt này phụ thuộc mạnh vào các đặc tính cấu trúc của

bề mặt và đặc biệt là sự xuất hiện của các phân tử hấp thụ trên bề mặt. Vì lý do đó,

sự tạo hoà ba bậc hai bề mặt là một phương pháp chẩn đoán quan trọng cho các

nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học bề mặt [8].

1.2.5 Kỹ thuật quang phổ học dao động tần số tổng SFG

Trong thí nghiệm SFG, một tia laser hồng ngoại IR (tần số ωIR) có thể điều

chỉnh xung trên một phạm vi bước sóng và tia khả kiến VIS (tần số ωVIS) chồng

chập về không gian, thời gian lên một bề mặt mẫu để tạo ra tín hiệu đầu ra với tần

số tổng của hai tia trên (ωSF = ωIR +ωVIS) (xem hình 1.10). SFG là một quá trình

quang học phi tuyến bậc hai, chỉ cho phép xảy ra đối với môi trường không có

Hình 1.9. Ví dụ về sự phát hoà ba bậc hai phản xạ tại bề mặt của vật liệu quang

phi tuyến bậc hai (a) và vật liệu quang phi tuyến đối xứng tâm (b) [8].

Vật liệu đối xứng tâm

Tính đối xứng bị

phá vỡ tại bề mặt

22

nghịch đảo đối xứng. Tại mặt phân cách hai môi trường hoặc bề mặt, sự nghịch đảo

đối xứng bị phá vỡ, chính điều này làm cho SFG có tính đặc trưng bề mặt cao [14].

Hình 1.10. Sơ đồ bố trí phép đo SFG.

SFG là một quá trình quang học kết hợp trong đó truyền đi đồng thời và tín

hiệu SFG được tạo ra theo một hướng xác định với sự kết hợp pha trực tiếp. Cường

độ của tín hiệu tần số tổng cho bởi phương trình :

3 2 22

(2)

3

1 1 1 1

8 sec( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( )

SFSF eff VIS IR

SF VIS R

I I Ic n n n

(1.29)

(

(2)

2) ( )]. :[ ( [ ( )][ ( )]). ( ). ( ). eff SF VIS I RRSF VIS IL L êLê ê

(1.30)

Trong đó ( )i in là chiết suất của môi trường i tại tần số i , c là vận tốc ánh

sáng trong chân không, i là góc tới hay góc phản xạ của chùm ánh sáng tương ứng

với tần số quang học, ( )iI là cường độ của trường tới tại tần số ( ),i ê là véc tơ

đơn vị trong hướng phân cực của ánh sáng và ( )L

là hệ số Fresnel ở tần số , (2)

là ten sơ độ cảm phi tuyến bậc hai, (2)

eff là độ cảm phi tuyến bậc hai hiệu dụng.

Độ cảm phi tuyến bậc hai (2) đặc trưng cho bề mặt hoặc mặt phân cách hai

môi trường có thể suy ra từ phép đo tần số tổng. Đại lượng này liên quan đến hệ số

23

siêu phân cực (2)

'j'k'i trong hệ tọa độ phân tử O’(a, b, c)của các phân tử tại bề mặt

thông qua biểu thức [21]:

(2) (2)

', ',' '

', ', '

( '. )( '. )( '. )ijk s i j k

i j k

N i i j j k k (1.31)

Trong đó sN là số phân tử bề mặt và ( '. )( '. )( '. )i i j j k k là lấy trung bình cosine

định hướng phân tử giữa hệ tọa độ phòng thí nghiệm và hệ tọa độ phân tử. Khi tần

số hồng ngoại gần cộng hưởng với dịch chuyển dao động phân tử, ta có thể viết

[21]:

(2) (2)

', ',' '

q

i j k NR

q IR q q

A

i

(1.32)

Trong đó thành phần (2)

NR đại diện cho các đóng góp không cộng hưởng

(thường là rất nhỏ); ,q qA và q lần lượt là tensơ cường độ, tần số cộng hưởng và

hệ số tắt dần của dao động thứ q.

Quá trình SF trong quang phổ học dao động được mô tả như hình 1.10, ở đây

sự kích thích từ mức dao dộng đầu tiên bằng tia IR, rồi biến đổi thành trạng thái

điện tử ảo bằng tia VIS, xảy ra bởi sự phân rã thành trạng thái cơ bản thông qua

phát xạ tia sáng với tần số ωSF [4].

24

Hình 1.11. Chuyển dời bức xạ tần số tổng.

Mặt khác, quá trình đó gồm có một quá trình hoạt động hồng ngoại để kích

thích mức dao động đầu tiên, xảy ra bởi quá trình Raman hấp thụ tia VIS lên trạng

thái ảo rồi sau đó phát ra tia SF xuống trạng thái cơ bản. Quá trình Raman là quá

trình đối Stokes đối với quá trình SFG và là quá trình Stockes đối với quá trình

DFG. Từ đó cho thấy, một dao động phải là cả hoạt động Raman và IR để tạo ra tín

hiệu SF cộng hưởng. Đây là luật lựa chọn quan trọng đối với kĩ thuật phát tần số

tổng dao động rất hữu ích khi phân tích phổ[4].

Quá trình SFG phải thỏa mãn định luật bảo toàn mô men xung lượng và năng

lượng. Từ đó ta có các phương trình sau:

ωSF = ωVIS +ωIR (1.33)

SF VIS IRk k k

(1.34)

Phương trình (1.34) có thể viết lại dưới dạng sau:

sin sin sinSF SF VIS VIS IR IRk k k (1.35)

Trong đó kSF, kVIS và kIR là các số sóng lần lượt tương ứng với tia tần số tổng,

tia VIS và tia IR, φVIS, φIR là các góc tới bề mặt mẫu tương ứng với tia nhìn thấy và

tia hồng ngoại và φSF là góc của tia tần số tổng. Từ phương trình (1.34) ta thấy: khi

ωIR quét trên một vùng phổ nào đó thì góc bức xạ SFG cũng thay đổi. Khi tần số

hồng ngoại phù hợp với tần số cộng hưởng dao động phân tử (ωIR= ωq), thì tín hiệu

tần số tổng sẽ được tăng cường cộng hưởng, do đó tạo ra một phổ dao động. Sự

ωSF

E

ωSF

ωVI

S

ν = 0

ν = 1 (mức dao động)

động)

Mức điện tử ảo E

ωIR

ωSF

25

tăng cường cộng hưởng cung cấp thông tin phổ về các dịch chuyển dao động đặc

trưng bề mặt. Quy tắc lựa chọn của SFG đòi hỏi rằng các mode được phát hiện sẽ là

cả hai hoạt động IR và Raman và kết quả của phân cực Raman và moment lưỡng

cực điện IR quyết định cường độ tín hiệu. Nói chung, các thành phần độ cảm SF lớn

hơn đáng kể trong quang phổ tuyến tính, có thể xác định bằng cách kết hợp phân

cực đầu vào /đầu ra khác nhau của SFG, cung cấp thông tin về sự định hướng phân

tử và sự sắp xếp ở mặt phân cách. Thông qua phép đo pha tín hiệu SFG, ta có thể

thu được thông tin về sự định hướng của các phân tử trên bề mặt. Đây là những tính

năng đặc trưng chính của quang phổ SF [14].

Các dao động của phân tử liên quan đến các tần số hồng ngoại, các đỉnh xuất

hiện trong phổ tần số tổng sẽ tương ứng với tần số dịch chuyển hồng ngoại của các

nhóm dao động đó. Phổ hồng ngoại của một hợp chất hóa học được coi như “dấu

vân tay”. Do đó ta cần phải xét đến phổ hồng ngoại của các nhóm chức đặc trưng

như là một căn cứ để nhận dạng chúng [4].

1.2.6 Quang phổ học dao động hồng ngoại [4].

Một phân tử được hình thành bởi các nguyên tử liên kết với nhau. Dao động

của một phân tử xảy ra khi các nguyên tử trong một phân tử chuyển động tuần hoàn,

khi đó phân tử đó có chuyển động dịch chuyển hồng ngoại và chuyển động quay.

Tần số của chuyển động tuần hoàn chính là tần số dao động, và các tần số chủ yếu

của các dao động của phân tử có phạm vi từ nhỏ hơn 1012

đến xấp xỉ 1014

. Tần số

dao động phụ thuộc vào số lượng các hạt nhân và các lực liên kết.

Một phân tử hấp thụ bức xạ hồng ngoại chỉ khi nào tần số dao động tự nhiên

của một phần phân tử (tức là các nguyên tử hay các nhóm nguyên tử tạo thành phân

tử đó) dao động cùng tần số với bức xạ tới và khi sự hấp thụ đó gây nên sự biến

thiên mô men lưỡng cực của chúng. Một phân tử có lưỡng cực điện khi ở nguyên tử

thành phần của nó có điện tích âm và dương rõ rệt. Khi phân tử lưỡng cực được giữ

trong một điện trường, điện trường đó sẽ tác dụng các lực lên các điện tích trong

phân tử. Vì điện trường của bức xạ hồng ngoại làm thay đổi độ phân cực của chúng

26

một cách tuần hoàn, nên khoảng cách giữa các nguyên tử tích điện của phân tử cũng

thay đổi một cách tuần hoàn.

Mô men lưỡng cực µ thay đổi giữa các mức năng lượng và điều kiện cần thiết

để sự kích thích xảy ra là mô men lưỡng cực thay đổi khi khoảng cách giữa các

nguyên tử dao động thay đổi dọc theo trục tọa độ Q. Từ đó ta có quy luật chọn lọc

đối với dao động hoạt động hồng ngoại:

0Q

(1.36)

Chuyển động dao động của phân tử nhiều nguyên tử rất phức tạp. Để đơn

giản, người ta thường phân một chuyển động phức tạp thành một số hữu hạn các

dao động đơn giản hơn gọi là dao động riêng. Các dao động riêng của phân tử có

thể được kích thích bởi các bức xạ điện từ một cách chọn lọc, đối với các phân tử có

mô men lưỡng cực μ thì chỉ những dao động nào làm thay đổi mô men lưỡng cực

này mới bị kích thích bức xạ hồng ngoại.

Dao động của phân tử gồm hai nguyên tử là dao động kéo giãn dọc theo trục

liên kết của hai nguyên tử, gọi là dao động kéo dãn (stretching) hay dao động hóa

trị. Kết quả của dao động này làm thay đổi độ dài liên kết của các nguyên tử trong

phân tử. Ở phân tử có 3 nguyên tử trở lên, ngoài dao động kéo dãn làm thay đổi độ

dài liên kết còn có loại dao động có thể làm thay đổi góc giữa liên kết được gọi là

dao động biến dạng. Người ta còn phân biệt dao động kéo giãn đối xứng νss (khi 2

liên kết cùng dài ra hoặc cùng ngắn lại) và dao động kéo dãn bất đối xứng νas (khi

một liên kết dài ra trong khi liên kết kia ngắn lại). Với dao động biến dạng, người ta

còn phân biệt biến dạng trong mặt phẳng (sự thay đổi góc liên kết xảy ra trong cùng

một mặt phẳng) và biến dạng ngoài mặt phẳng (sự thay đổi góc liên kết xảy ra

không cùng mặt phẳng) (xem hình 1.12).

27

Hình 1.12. Các mode dao động của nhóm -CH2 và -CH3.

Các vùng phổ hồng ngoại của các nhóm nguyên tử tương ứng với các số sóng

khác nhau được thể hiện trên hình 1.13.

Hình 1.13. Phổ hồng ngoại của các nhóm chức, nhóm nguyên tử.

28

Trong bản luận văn này, chúng tôi chỉ quan tâm đến các mode dao động của

các nguyên tử trong phân tử AA và của nước: -CH3, CH2, C=O, COO¯, OH với

các tần số cho trong bảng dưới đây:

Bảng 1.1. Các mode dao động tương ứng với số sóng của các nhóm phân tử.

Mode dao động Số sóng (cm-1

)

C=O 1720

CH2ss 2855

CH2as 2920

CH3as 2960

CH3Fr

2935

OH (dạng băng) 3200

OH (dạng lỏng) 3450

1.2.7 Quang phổ học dao động Raman

Hình 1.14. Sự khác nhau về cơ chế giữa phổ Raman và phổ hồng ngoại [3].

29

Như đã biết, các dịch chuyển dao động có thể quan sát được trong vùng phổ IR

hoặc phổ Raman. Trong phổ IR, ta có thể đo được sự hấp thụ ánh sáng hồng ngoại

do mẫu như là một hàm của tần số. Phân tử hấp thu năng lượng E hv từ nguồn

IR tại mỗi dịch chuyển dao động. Cường độ hấp thụ IR được xác định bởi định luật

Lambert-Beer:

0

cdI I e (1.37)

Trong đó I0 và I lần lượt là cường độ của chùm ánh sang tới và chùm ánh sáng

truyền qua, là hệ số hấp thụ phân tử. Còn c và d lần lượt là nồng độ của mẫu và

bề rộng của mẫu [3].

Nguồn gốc phổ Raman khác đáng kể so với phổ IR (hình 1.14). Trong quang

phổ Raman, mẫu được chiếu xạ bởi chùm laser cường độ mạnh trong vùng tử ngoại

- khả kiến ( 0v ) và chùm ánh sáng tán xạ thường được quan sát theo phương vuông

góc với chùm tia tới. Ánh sáng tán xạ bao gồm hai loại : một được gọi là tán xạ

Rayleigh, rất mạnh và có tần số giống với tần số chùm tia tới ( 0v ); loại còn lại được

gọi là tán xạ Raman, rất yếu (~ 510 chùm tia tới) có tần số là 0 mv v , trong đó mv là

tần số dao động phân tử. Vạch 0 mv v được gọi là vạch Stockes và vạch 0 mv v gọi là

vạch phản Stockes. Do đó, trong quang phổ Raman, chúng ta đo tần số dao động

( mv ) như là sự dịch chuyển so với tần số chùm tia tới ( 0v ). Khác với phổ hồng

ngoại, phổ Raman được đo trong vùng tử ngoại-khả kiến mà ở đó các vạch kích

thích (laser) cũng như các vạch Raman cùng xuất hiện [3].

Phổ tán xạ Raman có những đặc điểm sau: Các vạch tán xạ Raman tức là

các vạch tán xạ stokes và đối stokes nằm rất gần và đối xứng nhau qua vạch tán xạ

Rayleigh. Độ dịch chuyển giữa các vạch tán xạ Raman và vạch tán xạ Rayleigh

cho bởi:

Δνi = |ν0 -νi|=|ν0- νi’| (i= 1,2,3,...)

(1.38)

30

Không phụ thuộc vào tần số νo của ánh sáng kích thích mà chỉ phụ thuộc vào

bản chất của môi trường tán xạ. Tùy theo độ lớn của Δνi mà các vạch tán xạ Raman

được xếp vào hai nhóm: dịch chuyển lớn và dịch chuyển bé. Độ dịch chuyển lớn

bằng tần số dao động của phân tử trong vùng hồng ngoại gần còn độ dịch chuyển bé

bằng hai lần tần số quay của phân tử trong vùng hồng ngoại xa. Cường độ các vạch

tán xạ Stokes nhỏ hơn nhiều so với cường độ của vạch tán xạ Rayleigh nhưng lại

lớn hơn nhiều so với cường độ các vạch tán xạ đối Stokes [3].

Dưới đây là những điểm khác nhau cơ bản nhất về bản chất của phổ Raman

và phổ hồng ngoại. Bản chất của phổ Raman là do sự thay đổi của độ phân cực của

phân tử trong suốt quá trình dao động. Phổ Raman là phổ tán xạ. Bản chất của phồ

hồng ngoại là do dự thay đổi moment lưỡng cực của phân tử trong suốt quá trình

dao động. Phổ hồng ngoại là phổ hấp thụ. Mặc dù phổ Raman và phổ hồng ngoại

có khả năng cung cấp thông tin về các tần số dao động theo cách tương tự nhau,

những mỗi cái đều có những ưu điểm và những nhược điểm riêng. Nguyên tắc

chọn lọc của phổ Raman và phổ hồng ngoại khác nhau đáng kể. Do đó, một số dao

động này chỉ là Raman thì một số khác chỉ là hồng ngoại, tức là một dao động có

thể là Raman hay hồng ngoại. Tuy nhiên, các dao động hoàn toàn đối xứng thì luôn

luôn là Raman. Một vài dao động vốn yếu trong phổ hồng ngoại lại mạnh trong

phổ Raman. Ví dụ như các dao động hóa trị của các liên kết C≡C, C=C, P=P, S–S

và C–S. Nói chung, dao động Raman là mạnh nếu như liên kết là hóa trị và dao

động hồng ngoại là mạnh nếu liên kết là ion (O–H, N–H). Đối với liên kết hóa trị

thì tỷ số cường độ tương đối của các dao động hóa trị của các liên kết C ≡ C, C =

C, C–C trong phổ Raman là 3:2:1. Dao động biến dạng nói chung là yếu hơn dao

động hóa trị trong phổ Raman. Ngoài ra, việc đo tỷ số khử phân cực cung cấp cho

chúng ta thông tin đáng tin cậy về sự đối xứng của dao động thường trong dung

dịch. Chúng ta không thể thu được thông tin như thế từ phổ hồng ngoại của dung

dịch mà ở đó phân tử định hướng một cách ngẫu nhiên. Khi sử dụng Raman cộng

hưởng để tăng cường dao động của nhóm mang màu trong phân tử. Điều này đặc

biệt có lợi trong việc nghiên cứu dao động của các phân tử sinh học chứa các nhóm

31

mang màu. Do đường kính của chùm laser thường là nhỏ (1 – 2mm) nên chỉ cần

một lượng mẫu nhỏ là có thể thu được phổ Raman. Đây là lợi điểm so với phổ

hồng ngoại trong trường hợp ta chỉ cần một lượng nhỏ mẫu (ví dụ như các chất

đồng vị). Mặt khác, nước là chất tán xạ Raman yếu, nên phổ Raman của các mẫu

trong dung dịch nước sẽ bị ít ảnh hưởng bởi phổ dao động của nước. Do đó, phổ

Raman rất lý tưởng để nghiên cứu các hợp chất sinh học trong dung dịch nước.

Ngược lại, phổ hồng ngoại bị ảnh hưởng nhiều bởi sự hấp thu rất mạnh của nước.

Tuy nhiên, có thể thu được phổ Raman của các hợp chất hút ẩm hoặc nhạy khí

bằng cách đặt mẫu vào một ống thủy tinh sau đó bịt kín lại. Trong phổ hồng ngoại,

điều này không thể thực hiện được vì ống thủy tinh hấp thụ mạnh bức xạ hồng

ngoại. Vùng phổ của phổ Raman từ 50–4000cm-1

, do đó để ghi hết vùng phổ ta

không cần phải thay đổi các chi tiết quang học. Ngược lại, vùng phổ hồng ngoại rất

rộng, do đó, cần phải thay đổi các chi tiết quang học (cách tử, bộ tách chùm tia,

kính lọc, detector,...) mới có thể ghi hết vùng phổ hồng ngoại [6].

Bên cạnh những ưu thế nói trên so với phổ hồng ngoại, phổ Raman cũng có

một số nhược điểm. Để quan sát được sự tán xạ Raman yếu ta phải sử dụng nguồn

laser có công suất lớn. Điều này có thể tạo nên sự nung nấu cục bộ hay sự quang

phân ly, đặc biệt trong nghiên cứu phổ Raman cộng hưởng mà ở đó tần số laser

được điều chỉnh vào vùng hấp thu của phân tử. Bên cạnh đó, một vài hợp chất sẽ

phát huỳnh quang khi chiếu vào chúng chùm laser. Ngoài ra, khi thu phổ quay và

phổ dao động – quay với độ phân giải cao trong phổ Raman khó hơn là trong phổ

hồng ngoại. Bởi vì phổ Raman được quan sát trong vùng tử ngoại – khả kiến,

nhưng trong vùng này rất khó thu được phổ có độ phân giải cao [6].

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hồ Trung Thông, Lê Văn An (2006), Hoá học lipid, Đại học Huế.

2. Nguyễn Thế Bình (2008), Quang học hiện đại, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

Nội.

3. Phạm Văn Bền (2011), Quang phổ phân tử hai nguyên tử, Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Trần Thị Hồng (2015), Nghiên cứu đơn lớp Langmuir của Arachidic acid

trong dung dịch thay đổi độ pH bằng kĩ thuật quang phổ học dao động tần số

tổng (SFG) từ đơn lớp Langmuir, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên – ĐHQGHN, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Nga (2013), Nguyên lý hoạt động và các quá trình vật lý của hệ

đo quang phổ tần số tổng sử dụng laser xung cực ngắn pico giây (SF41), khóa

luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Thủy (2015), Tính toán phổ dao động của D-Glucose bằng

phương pháp DFT, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên –

ĐHQGHN, Hà Nội.

7. Đoàn Bộ (2001), Hóa học biển, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tiếng Anh

8. Robert W. Boyd (2008), Nonlinear optics, Academic press, London.

9. Ekspla Corp.(2011), SFG spectrometer, Technical description and user’s

manual, Lithinua.

33

10. P.Guyot – Sionnest, J.H.Hunt, và Y.R.Shen (1987), “Sum – Frequency

Vibrational Spectroscopy of a Langmuir Film: Study of Molecular Orientation

of a Two Dimensional System”, Physical Review Letters, VOL. 59, 1597 -

1600.

11. G.A. Sefler, Q. Du, P.B. Miranda, Y.R. Shen(1995), “Surface crystallization

of liquid n – ankanes and alcohol monolayers studied by surface vibrational

spectroscopy”,Chemical Physics Letters 235 347-354.

12. Antonella Badia (2009), Langmuir and Langmuir-Blodgett Film Assemblies,

McGill University, Canada.

13. G.G.Robert, C.W.Pitts (1982), Langmuir – Blodgett Films, Elsevier Science

Publishing Company.

14. Woongmo Sung, Doseok Kim, Y.R. Shen (2013), “Sum-frequency

vibrational spectroscopic studies of Langmuir monolayers”, Current Applied

Physics, 13, 619 – 632

15. Rong Lu, Wei Gan, Bao-hua Wu, Hua Chen, and Hong-fei Wang (2004),

“Vibrational Polarization Spectroscopy of CH Stretching Modes of the

Methylene Group at the Vapor/Liquid Interfaces with Sum Frequency

Generation”, J. Phys. Chem. B, 108, 7297-7306.

16. Aryeh Feder (1997), Optical Studies of Monolayers at the Air/water Interface,

Harvard University

17. Dennis K. Hore, Daniel K. Beaman, and Geraldine L. Richmond ( 2005),

“Surfactant Headgroup Orientation at the Air/Water Interface”, J Am Chem

Soc 2005Jul;127(26):9356-7.

18. Elizabeth A. Raymond and Geraldine L. Richmond (2004), Probing the

Molecular Structure and Bonding of the Surface of Aqueous Salt Solutions, J.

Phys. Chem. B, 108, 5051-5059.

34

19. Martin Mucha, Tomaso Frigato, Lori M. Levering, Heather C. Allen(2005),

“Unified Molecular Picture of the Surfaces of Aqueous Acid, Base, and Salt

Solutions”,J. Phys. Chem. B, 109 (16), pp 7617–7623.

20. Wei Chen, Xifan Wu, Roberto Car(2009),“ X-ray absorption and infrared

spectra of water and ice: a rst-principles electronic structure study” , Physics

Review Letters,105, 017802

21. Chuanshan Tian, Steven J. Byrnes,Hui-Ling Han, and Y. Ron Shen ( 2011),

Surface Propensities of Atmospherically Relevant Ions in SaltSolutions

Revealed by Phase-Sensitive Sum Frequency VibrationalSpectroscopy, J. Phys.

Chem. Lett., 2, 1946–1949.

22. P. B. Miranda, Q. Du, Y. R. Shen, Chem. Phys. Lett., Vol. 286, 1998, pp. 1-8

23. Medders GR, Paesani F.( 2016), Dissecting the Molecular Structure of the

Air/Water Interface from Quantum Simulations of the Sum-Frequency

Generation Spectrum. J Am Chem Soc.; 138(11):3912-9.

24. Lars Gunnar Moody Pettersson, Richard Humfry Henchman, Anders Nilsson

(2016), Water – the most anomal liquid , Chem. Rev. , 116 (13), pp 7698–

7726.

25 Jungwirth. P.; Tobias. D. J, Molecular Structure of Salt Solutions: A New View

of the Interface with Implications for Heterogeneous Atmospheric , Chemistry.

J. Phys. Chem. B 2001, 105, 10468–10472.

26 Pavel Jungwirth and Douglas J. Tobia (2002), Ions at the Air/Water Interface

,J. Phys. Chem. B 2002, 106, 6361-6373

27. Khoi Tan Nguyen (2014), Interactions between halide anions and interfacial

water molecules in relation to the Jones–Ray effect, physical chemistry

chemical physics september 2014

28. Ran-Ran Feng, Yuan Guo, and Hong-Fei Wang (2014), Reorientation of the

“free OH” group in the top-most layer of air/water interface of sodium fluoride

35

aqueous solution probed with sum-frequency generation vibrational

spectroscopy,J. Chem. Phys. 141, 18C507 (2014)

Trang web

29. http://www.chemicalland21.com/lifescience/foco/ARACHIDICACID.htm

30. http ://vi.wikipedia.org/wiki/Sức_căng_bề_mặt

31. http://www.cscscientific.com/csc-cientific-blog/bid/85407/What-are-the-

Primary-Conditions-Affecting-Surface-Tension