ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc …bàn phân bố các khu dân cư, kinh...

27
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------------------------- Nguyễn Quốc Việt QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 62 62 15 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC ĐẤT (DỰ THẢO) Hà nội, 2014

Upload: others

Post on 28-Dec-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-----------------------------------------

Nguyễn Quốc Việt

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP

BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG NINH

CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ: 62 62 15 05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC ĐẤT (DỰ THẢO)

Hà nội, 2014

2

Công trình được hoàn thành tại: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Lê Văn Khoa

TS. Nguyễn Xuân Thành

Phản biện 1: .............................................................................................

.............................................................................................

Phản biện 2: .............................................................................................

.............................................................................................

Phản biện 3: .............................................................................................

.............................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Nhà Nước chấm Luận án tiến sĩ họp tại:

...........................................................................................................................................

Vào hồi ......... giờ............. ngày ............. tháng .......... năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Quốc Việt, Sử dụng bền vững đất gò đồi vùng Đông Bắc, Tạp chí

Nghiên cứu phát triển bền vững, 2007

2. Nguyễn Quốc Việt, Một số tính chất lý hóa học cơ bản của các loại đất chính tỉnh Quảng

Ninh, Tạp chí Khoa học đất, 2009.

3. Nguyễn Quốc Việt, Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ xói mòn đất tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí

Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 27, số 5S, 2011

4. Nguyễn Quốc Việt, Ứng dụng công nghệ Web-GIS xây dựng bản đồ đất tương tác trực tuyến

tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 27, số 5S, 2011.

5. Nguyen Xuan Hai, Pham Thi Ha Nhung, Nguyen Quoc Viet. Standardized database of land

evaluation for agricultural production. ARPN Journal of Agricultural and Biological Science.

ISSN 1990-6145. Vol. 9, No. 7, July 2014. p. 219-225.

4

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực

và nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa

bàn phân bố các khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh.

Nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa IX tiếp tục đổi mới chính sách, pháp

luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định:

"Khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực

về đất; đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, đảm

bảo an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước"

Quảng Ninh là một tỉnh ven biển với các thế mạnh về du lịch, khai thác khoáng sản, giao

thông... đồng thời cũng có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển nền nông

lâm nghiệp, với sản phẩm hàng hoá cao. Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường

hình thành và phát triển đã kích thích mạnh mẽ đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Diện

tích và sản lượng một số loại cây trồng không ngừng tăng trên cơ sở tối ưu hoá về sử dụng đất.

Bên cạnh những hiệu quả kinh tế trước mắt đã đạt được, thì những quá trình sử dụng đất chưa

hợp lý đã ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng đất đai.

Quy hoạch sử dụng đất là một hợp phần trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã

hội, là một khâu không thể thiếu được trước khi đưa ra các chương trình, kế hoạch phát triển kinh

tế xã hội. Để quản lý, sử dụng tài nguyên đất cho các ngành kinh tế trong thời gian trước mắt và

lâu dài có hiệu quả và bền vững, việc nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển nông

lâm nghiệp bền vững là việc làm rất cần thiết nhằm sử dụng quỹ đất một cách hợp lý, tiết kiệm,

có hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển không gian đô thị, nhằm thúc đẩy kinh tế phát

triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển tổng thể phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững

tỉnh Quảng Ninh. Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế,

xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân lực,

vật lực, đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển đạt được các chỉ tiêu về đất đai, lao động, giá

trị sản phẩm, sản phẩm hàng hoá trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định.

- Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất hiệu quả vào phát triển kinh tế

- xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Quy hoạch sử dụng đất là mang tính chất dự báo và thể hiện những mục tiêu chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh, các ngành, các lĩnh vực theo các mục đích sử dụng đất đai

hợp lý và có hiệu quả. Do đó quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền

vững tỉnh Quảng Ninh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của

cả tỉnh, của cả vùng; cụ thể hóa một bước quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở cho xây dựng quy

hoạch sử dụng lâu dài. Quy hoạch sử dụng đất sẽ trở thành công cụ quản lý Nhà nước về đất đai

để các cấp, các ngành quản lý, điều chỉnh việc khai thác sử dụng đất đai phù hợp với yêu cầu của

từng giai đoạn; xử lý các vấn đề còn bất cập và các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất

đai.

- Quy hoạch sử dụng phục vụ phát triển bền vững nông lâm nghiệp là cơ sở quan trọng

đảm bảo tính thống nhất trong quản lý Nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch và kế hoạch sử

dụng đất, Nhà nước vừa thực hiện quyền định đoạt về đất đai, vừa tạo điều kiện phát huy quyền

làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất nhằm đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội

công bằng văn minh. Quy hoạch sử dụng đất là cơ sở cho việc định hướng sử dụng đất lâu dài của

tỉnh Quảng Ninh.

5

- Quy hoạch sử dụng đất của vùng là công cụ để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

có tác dụng quyết định để cân đối giữa nhiệm vụ an ninh lương thực và nhiệm vụ công nghiệp

hóa, đô thị hóa, phân công lại lao động, khắc phục hiện tượng mất đất nông nghiệp có năng suất

cao.

- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững tỉnh

Quảng Ninh đã tính toán đưa ra một khung chung có tính nguyên tắc để tiến tới xây dựng chiến

lược khai thác sử dụng đất toàn vùng bao gồm cả đất bãi bồi ven sông, ven biển; đáp ứng yêu cầu

công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất để

phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Những đóng góp mới của đề tài

- Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác lập quy hoạch sử dụng đất, xây

dựng cơ sở dữ liệu GIS với các lớp thông tin khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

tương tác trực tuyến phục vụ quy hoạch sử dụng đất một cách linh hoạt theo các tiêu chí khác

nhau.

- Xem xét quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững trong mối

quan hệ tương hỗ mang tính liên vùng. Quảng ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

với các ưu thế là cửa ngõ giao thông quan trọng đường thủy, đường bộ, có tiềm năng lớn về du

lịch, khai thác khoáng sản.

- Quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh

đã gắn kết với các vấn đề môi trường, lồng ghép tác động của biến đổi khí hậu đến quy hoạch sử

dụng đất. Điều này hết sức có ý nghĩa với một tỉnh ven biển như Quảng Ninh, chịu nhiều tác

động, ảnh hưởng của mực nước biển dâng.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1.1. Quy hoạch sử dụng đất

1.1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội có tính chất đặc thù. Đây là hoạt

động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật,

kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các

điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, có những đặc trưng của tính phân dị giữa các cấp vùng lãnh

thổ theo quan điểm tiếp cận hệ thống để hình thành các phương án tổ chức lại việc sử dụng đất

đai theo pháp luật của Nhà nước.Quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động vừa mang tính kỹ

thuật, kinh tế vừa mang tính pháp chế. Biểu hiện của tính kỹ thuật ở chỗ, đất đai được đo

đạc, vẽ thành bản đồ, tính toán và thống kê diện tích, thiết kế phân chia khoảnh thửa để

giao cho các mục đích sử dụng khác nhau. Về mặt pháp lý, đất đai được Nhà nước giao

cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nhà nước

ban hành các văn bản pháp quy để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai. Các đối tượng sử

dụng đất có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Nhà nước.

1.1.1.3. Vị trí và vai trò của quy hoạch sử dụng đất

- Quy hoạch sử dụng đất luôn giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh

tế quốc dân. ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu nhà nước, việc sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu

quả cao và bền vững với lợi ích chung của cộng đồng sẽ là mục tiêu xuyên suốt. Quy

hoạch sử dụng đất cũng có thể giải quyết vấn đề di chuyển dân cư, khai hoang xây dựng

vùng kinh tế mới…vv.

1.1.1.4. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất

Sự phát triển kinh tế quốc dân đòi hỏi phải tổ chức phân bố hợp lý lực lượng sản

xuất trong từng vùng và phạm vi cả nước. Đó chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của quy

6

hoạch sử dụng đất.

Luật Đất đai năm 2003 quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất theo cấp lãnh thổ

hành chính của cả nước ta gồm 4 cấp :

- Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và cấp vùng, tỉnh, huyện, xã.

- Bên cạnh đó, Luật Đất đai năm 2003 quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất theo

ngành bao gồm:An ninh, quốc phòng, nông, lâm nghiệp...

1.1.1.7. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

1. Phù hợp với chiến lược quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc

phòng an ninh.

2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải

phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp

với quy hoạch sử dụng đất đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt.

3. Quy hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới.

4. Sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả.

5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.

7. Dân chủ, công khai.

8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm

cuối của kỳ trước đó.

1.1.1.8. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất

Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm:

1. Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xó hội, quốc phũng, an ninh của cả

nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương.

2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

3. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường.

4. Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất.

5. Định mức sử dụng đất.

6. Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

7. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.

1.1.2. Phát triển bền vững

1.1.2.1. Định nghĩa và nguyên tắc phát triển bền vững

Ủy ban Thế giới về môi trường và phát triển đưa ra định nghĩa về PTBV là: "sự phát

triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng làm

thỏa mãn nhu cầu của chính các thế hệ mai sau"

1.1.3. Lồng ghép quy hoạch sử dụng đất và phát triển bền vững Có ba điều kiện cần thiết phải có để đạt được tính hữu dụng của quy hoạch sử dụng đất đai

là:

- Cần thiết phải thay đổi cách sử dụng đất đai, hay những tác động ngăn cản một vài sự

thay đổi không nên đổi, và phải được chấp nhận bởi con người trong cộng đồng xã hội nơi

đó.

- Phải phù hợp với mong ước của chế độ chính trị và

- Có khả năng đưa vào thực hiện có hiệu quả.

1.1.3.2. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất và phát triển bền vững

Mục tiêu của quy hoạch được định nghĩa như là làm thế nào để sử dụng đất đai được tốt

nhất. Có thể phân chia ra tính chuyên biệt riêng của từng đề án. Mục tiêu của quy hoạch có thể

được gom lại trong 3 tiêu đề: hiệu quả, bình đảng - có tính khả thi, và bền vững.

1.1.4. Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu

Quy hoạch sử dụng đất được hiểu là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức,

quản lý nhằm sử dụng hiệu quả tối đa tài nguyên đất trong mối tương quan với các nguồn tài

7

nguyên thiên nhiên khác và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững trên cơ sở phân bố quỹ đất

vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng theo các đơn vị hành chính các

cấp, các vùng và cả nước. Quy hoạch sử dụng đất mang tính chất dự báo và yêu cầu phải thể hiện

được những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ, của các ngành,

các lĩnh vực trên từng địa bàn cụ thể theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả.

Sau khi được phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất sẽ trở thành công cụ quản lý Nhà nước về đất đai

để các cấp, các ngành quản lý, điều chỉnh việc khai thác sử dụng đất đai phù hợp với yêu cầu của

từng giai đoạn phát triển; xử lý các vấn đề còn bất cập và các vi phạm pháp luật về quản lý và sử

dụng đất đai.

1.1.4.1. Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép các yếu tố môi trường.

Việc lồng ghép các yếu tố môi trường vào quy hoạch sử dụng đất bao gồm một số nội

dung sau:

Về quản lý:

Cần thành lập một tổ công tác bao gồm các chuyên gia về môi trường, chuyên gia về quy

hoạch sử dụng đất và phải xây dựng một kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh phí chung.

Về kỹ thuật:

Đây là mảng chính trong nội dung lồng ghép, tức là cách thức thực hiện lồng ghép; bao

gồm các nội dung như: cần áp dụng tiêu chuẩn môi trường nào, xác định dữ liệu hiện trạng, xác

định các yêu cầu bảo vệ môi trường, đánh giá tác động như thế nào, v.v… Nội dung lồng ghép về

mặt kỹ thuật được bàn kỹ hơn ở phần sau.

Các tiêu chí và chỉ số môi trường

Xây dựng bộ tiêu chí môi trường phù hợp sử dụng trong lồng ghép. Bộ tiêu chí này được

sử dụng nhằm hỗ trợ cho đánh giá môi trường của QHSDĐ.

Bảng 1.1. Danh mục các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường Các vấn đề

Biện pháp nào, danh mục Ví dụ về các Chỉ số

Chất lượng không khí và khí

hậu

- Phát thải ô nhiễm không

khí

- Khí nhà kính

- Bụi

- Các chất bốc mùi hôi

- Ô nhiễm giao thông, tiếng

ồn

- Giao thông công cộng

- Hạ tầng dành cho xe đạp,

người đi bộ…

Việc triển khai QHSDĐ có làm tăng ô nhiễm

không khí hay không?

QHSDĐ có làm tăng lượng khói bụi, mùi…

hay không?

QHSDĐ có tác động làm tăng mật độ giao

thông và tiếng ồn?

Có kế hoạch cho giao thông công cộng

không?

- Nhiệt độ

- Lượng bụi

- Lượng CO2, v.v…

Nước

- Mực nước ngầm

- Nước bề mặt, sông

- Bờ biển/ vùng bờ biển

- Nước thải

- Mất nước

- Xói mòn bờ biển

- Tác động đến khu vực nuôi

trồng

- Ô nhiễm bề mặt

QHSDĐ có ảnh hưởng đến các vấn đề được

liệt kê không?

- Mực nước sông

- Vấn đề xói mòn

- ảnh hưởng của nước

gây ô nhiễm ở khu dân

cư, khu vực nuôi trồng

thủy sản và trang trại,

Tự nhiên - Đa dạng sinh học

- Cấu trúc cây xanh

- Tiếp cận khu vực giải trí

- Hệ động vật và thực vật

QHSDĐ có tác động đến đa dạng sinh học,

ví dụ phân bố các loài hay không?

Triển khai QHSDĐ có cản trở vùng đệm

sinh thái tự nhiên không?

- Số lượng loài

- Phân bổ các loài...

- Môi trường sống

- Quy mô hành lang và

8

Các vấn đề

Biện pháp nào, danh mục Ví dụ về các Chỉ số

(phân bố, môi trường sống,

hành lang…)

- Đa dạng sinh học

- Hệ sinh thái

- Đất ngập nước

- Độ che phủ rừng

QHSDĐ có tác động đến khu vực sinh sống,

quy mô và hành lang không?

QHSDĐ có tác động đến vườn quốc gia có

giá trị bảo tồn, quy mô, hành lang…?

QHSDĐ có tác động đến phạm vi, quy mô

và mực nước của vùng đất ngập nước hay

không?

vị trí

- Kích thước và vị trí

khu vực bảo vệ

- Độ che phủ rừng và

cấu trúc cây đứng

- Kích thước và vị trí

của đất ngập nước

- Lượng nước

Cảnh quan

- Thẩm mĩ cảnh quan đô thị

- Những yếu tố mới phù hợp

với thiết kế đô thị

- Khu di tích và văn hóa

- Mật độ đô thị

Việc triển khai QHSDĐ có ảnh hưởng đến

vẻ đẹp của cảnh quan không?

QHSDĐ có ảnh hưởng đến các khu di tích

lịc sử và văn hóa không? ảnh hưởng như thế

nào?

QHSDĐ có làm tăng các khu đô thị không?

Tài nguyên

- Rừng

- Nông nghiệp

- Khoáng sản và xói lở đất

QHSDĐ ảnh hưởng đến sạt lở đất vùng cao,

ven biển và cửa sông?

QHSDĐ tác động như thế nào đến tiềm năng

sản xuất nông nghiệp?

QHSDĐ tác động như thế nào đến tiềm năng

trồng rừng, khả năng bảo vệ rừng…?

- Sản lượng nông nghiệp

- Loại và quy mô rừng

1.1.4.2 Biến đổi khí hậu và Quy hoạch sử dụng đất

Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và quy hoạch sử dụng đất là không thể tách rời và có thể

được xác định thông qua hai vấn đề sau:

- Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến các kiểu sử dụng đất thông qua những hệ quả của nó;

ví dụ như mực nước biển dâng, sa mạc hóa, thiếu nguồn nước, lụt lội, bão, sự xâm nhập

mặn, … Vì vậy việc lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất nhằm

thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết.

- QHSDĐ có khả năng làm giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu bằng cách đưa ra biện pháp

để giảm hiệu ứng khí nhà kính, ví dụ như hạn chế tối đa diện tích rừng bị mất, trồng và

khoanh nuôi rừng, khuyến khích sản xuất sạch, …

Bảng 1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Yếu tố Ảnh hưởng

Mực nước

biển dâng

Có thể gây lụt lội cho những vùng địa hình thấp/khu dân cư.

Dự trữ các dòng sông và ngăn cản thoát nước

Xâm nhập mặn những vùng bờ biển và hạ lưu sông.

Bão Thường xuyên có bão với cường độ mạnh xảy ra liên tục gây thiệt hại về nhà cửa

và cơ sở hạ tầng.

Tăng xói mòn vùng bờ biển và lở đất.

Tăng khả năng lụt lội.

Mất cơ sở hạ tầng du lịch như bến tàu.

Bão sóng Thiệt hại / mất của cải.

Lưu lượng

mưa

Mùa mưa kéo dài/tăng cường độ mưa có thể dẫn đến nạn lụt lội nặng nề hơn.

Những thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Nhiệt độ Tăng nhiệt độ không khí bề mặt trái đất có thể làm tăng nguy cơ cháy ở một số

nơi.

ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tăng nhiệt độ bề mặt nước biển có thể dẫn đến thay đổi cơ cấu các loài cá, san

hô trắng hoặc sự tuyệt chủng.

9

Các công cụ có thể được sử dụng trong lồng ghép quy hoạch sử dụng đất/quản lý đất với

vấn đề biến đổi khí hậu bao gồm:

Lập bản đồ vùng dễ tổn thương ở khu vực ven biển và tiến hành phân tích rủi ro liên quan đến

biến đổi khí hậu.

Xác định vùng đất dành cho khu vực đệm sinh thái và khu vực ven biển bị ảnh hưởng.

Bảo tồn và khôi phục vùng đệm sinh thái ví dụ như rừng ngập mặn

Lập kế hoạch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Bảng 1.3. Tác động của các yếu tố quy hoạch đến môi trường TT Nguồn gây tác động Yếu tố tác động

1 Các nguồn đang hoạt động:

KCN, đô thị, làng nghề, hoạt

động nông nghiệp, lâm nghiệp,

thủy sản

- Khí thải công nghiệp, giao thông

- Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp (tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản)

- Chất thải rắn công nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt, chất thải nông nghiệp (bao bì phân bón hoá học, thuốc BVTV, chất kích thích

tăng trưởng,…)

- Bệnh tật

2 Phát triển công nghiệp, kể cả

phát triển các làng nghề

- Khí thải công nghiệp, giao thông, bụi xây dựng

- Nước thải công nghiệp, sinh hoạt - Chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt - Phá huỷ hệ sinh thái bản địa

- Thay đổi mục đích sử dụng đất

- Thay đổi cảnh quan

- Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm ở địa phương

- Bệnh tật

3 Phát triển đô thị, bao gồm phát

triển hạ tầng kỹ thuật (giao

thông, điện, nước, bưu chính

viễn thông, xử lý chất thải)

- Khí thải giao thông, bụi xây dựng

- Nước thải sinh hoạt, dịch vụ

- Chất thải rắn sinh hoạt, bệnh viện

- Phá huỷ hệ sinh thái bản địa

- Thay đổi mục đích sử dụng đất

- Thay đổi cảnh quan

- Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm, văn hoá, giáo dục ở địa

phương

- Bệnh tật

4 Phát triển du lịch - Khí thải giao thông

- Nước thải sinh hoạt, dịch vụ

- Chất thải rắn sinh hoạt - Phá huỷ hệ sinh thái bản địa

- Thay đổi mục đích sử dụng đất

- Thay đổi cảnh quan

- Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm, văn hoá, giáo dục ở địa

phương

5 Phát triển nông thôn, bao gồm

phát triển nông nghiệp, lâm

nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và

khu dân cư

- Khí thải đun nấu

- Nước thải sinh hoạt, bệnh viện

- Chất thải rắn nông nghiệp, sinh hoạt - Phát triển hạ tầng kỹ thuật

6 Khai thác tài nguyên, bao gồm

tài nguyên nước, khoáng sản,

biển

- Phá vỡ cảnh quan

- Phá huỷ hệ sinh thái - Khí thải, nước thải và chất thải từ các hoạt động khai thác

- Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm ở địa phương

- Bệnh tật

7 Chuyển đổi mục đích sử dụng

đất

- Phá vỡ cảnh quan

- Phá huỷ hệ sinh thái - Thay đổi các yếu tố vi khí hậu

10

TT Nguồn gây tác động Yếu tố tác động

- Phá huỷ kết cấu đất - Thay đổi cơ cấu việc làm, văn hoá, lối sống

8 Tác động tích luỹ - Khí thải - Nước thải - Chất thải rắn

- Thay đổi các yếu tố vi khí hậu

- Phá huỷ hệ sinh thái - Phá huỷ kết cấu đất - Thay đổi cơ cấu việc làm

- Thay đổi nền tảng văn hoá, giáo dục, nếp sống

- Thay đổi cơ cấu bệnh tật

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Do tác động đồng thời của nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có

hiệu quả cao kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường phát triển bền vững, cần đề ra

những nguyên tắc chung và riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đó được phát

hiện. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất chính là

- Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như là một tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao kết hợp với

việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường trong tất cả các ngành căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh

tế, xã hội cụ thể của tỉnh Quảng Ninh.

Do việc quy hoạch sử dụng đất chịu sự tác động của các nhân tố điều kiện tự nhiên, kinh tế

xã hội và nhân tố không gian nên khi tiến quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp tỉnh Quảng

Ninh cần xem xét các đối tượng sau:

- Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng.

- Đặc điểm thủy văn, địa chất

- Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên,

- Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư

- Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng

- Tình trạng phát triển các ngành sản xuất

- Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nằm trong mối liên hệ liên vùng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất

2.2.1. Phương pháp luận trong nghiên cứu

Cơ sở của phương pháp luận trong nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất dựa trên phép biện

chứng duy vật về mặt nhận thức, thể hiện ở các điểm sau:

- Nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, phạm trù xã hội trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn

nhau ở trạng thái vận động (phát triển).

- Nhìn nhận sự phát triển như là sự chuyển hoá từ lượng thành chất.

- Xem xét các sự kiện và hiện tượng trên quan điểm thống nhất của các mặt đối lập nhau.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các vấn đề cụ thể

- Phương pháp điều tra khảo sát:

Phương pháp này được ứng dụng để điều tra thu thập các số liệu, sự kiện, thông tin cần

thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Trong thực tiễn có thể thực hiện phương pháp điều tra

ngoại nghiệp, nội nghiệp, điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân.

- Phương pháp sử dụng công nghệ GIS và minh hoạ trên bản đồ

Đây là phương pháp đặc thù của quy hoạch sử dụng đất. Mọi thông tin cần thiết được biểu

diễn trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp, tạo thành tập bản đồ gồm bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản

đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ đơn vị đất, chế độ nước...vv.

11

- Phương pháp nghiên cứu điểm

Đây là phương pháp áp dụng nhằm bổ sung cho phương pháp thống kê, nó nghiên cứu

từng sự kiện và hiện tượng mang tính điển hình.

Phương pháp này có ưu điểm là cho phép phân tích cụ thể tình trạng qúa khứ và hiện tại

của các sự kiện và hiện tượng, song cũng có nhược điểm là xuất hiện các điều kiện và các mối

quan hệ mới thấy kết quả nghiên cứu cũ của nó không thể áp dụng cho tương lai.

- Phương pháp phương án

Đây là phương pháp áp dụng nhiều trong quy hoạch sử dụng đất để dự đoán và tạo ra các

hình thức tổ chức lãnh thổ mới dựa vào định mức tính toán về thời gian, chi phí vật chất, lao

động, thức ăn, nhiên liệu...

Phương pháp này đòi hỏi xây dựng hệ thống định mức trên cơ sở khoa học và ảnh hưởng

quyết định đến kết quả, phải xây dựng được các phương án quy hoạch sử dụng đất sơ bộ theo

định mức, phải phân tích, so sánh, đánh giá và lựa chọn phương án hợp lý và kinh tế nhất theo

các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Ngoài ra cần phải kết hợp phương pháp này với phương pháp tư duy

trừu tựơng.

- Các phương pháp dự báo:

Dựa vào việc ứng dụng chuỗi biến động, phép ngoại suy toán học, phương pháp chuyên

gia để đưa ra các dự báo trong tương lai về năng suất cây trồng, năng suất gia súc, khả năng phát

triển các ngành, dự báo về dân số, lao động vv...

2.2.3. Phương pháp lồng ghép

- Lồng ghép các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường Quy hoạch sử dụng đất được hiểu là hệ thống các biện pháp tổ chức, quản lý nhằm mục

đích sử dụng hiệu quả tối đa tài nguyên đất trong mối tương quan với các nguồn tài nguyên thiên

nhiên khác và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững trên cơ sở phân bố quỹ đất vào các mục

đích phát triển kinh tế xó hội. Mục đích, yêu cầu của quy hoạch sử dụng đất là mang tính chất dự

báo và thể hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, các lĩnh vực

theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và cú hiệu quả.

- Lồng ghép các vấn đề về biến đổi khí hậu trong QHSD đất Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và quy hoạch sử dụng đất là không thể tách rời và có thể

được xác định thông qua hai vấn đề:

- Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến các kiểu sử dụng đất thông qua những hệ quả của nó;

ví dụ như mực nước biển dâng, sa mạc hóa, thiếu nguồn nước, lụt lội, bão, sự xâm nhập mặn, …

Vì vậy việc lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất nhằm thích ứng với

các tác động của biến đổi khí hậu là cần thiết.

- QHSDĐ có khả năng làm giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu bằng cách đưa ra biện

pháp để giảm hiệu ứng khí nhà kính, ví dụ như hạn chế tối đa diện tích rừng bị mất, trồng và

khoanh nuôi rừng, khuyến khích sản xuất sạch.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT NÔNG

NGHIỆP

Theo kết quả thống kê tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2014 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh

là 610.235,31 ha được phân chia thành 14 đơn vị hành chính (huyện, thị xã, thành phố), huyện có

diện tích tự nhiên lớn nhất là huyện Hoành Bồ 84.463.22 ha, chiếm 13.84% diện tích toàn tỉnh;

đơn vị có diện tích nhỏ nhất là huyện Cô Tô 4.750,75 ha, chiếm 0,78% diện tích toàn tỉnh.

12

Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất toàn tỉnh:

Loại đất Diện tích (ha) % diện tích

Tổng diện tích tự nhiờn

Diện tích đất nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp

Diện tích đất chưa sử dụng

610.235,31

460.119,34

83.794,82

66.321,15

100,00

75,40

13,73

10,87

Hỡnh 3.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất:

3.1.1.1 Hiện trạng sử dụng nhóm đất nông nghiệp:

Diện tích nhóm đất nông nghiệp toàn tỉnh hiện có 460.119,34 ha, chiếm 75,40% diện tích tự

nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp cho một khẩu nông nghiệp là 7.480,0 m2, trong đó đất

sản xuất nông nghiệp cho 1 khẩu nông nghiệp là 827,0 m2.

Hiện trạng sử dụng nhóm đất nông nghiệp được thể hiện theo mục đích sử dụng cụ thể như

sau:

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Diện tích đất nông nghiệp: 460.119,34 100,0

Trong đó:

- Đất trồng lúa: 28.530,51 6,20

- Đất trồng cây lâu năm : 15.227,27 3,31

- Đất rừng phòng hộ: 122.064,39 26,53

- Đất rừng đặc dụng: 25.258,10 5,49

- Đất rừng sản xuất: 241.071,15 52,39

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 20.806,61 4,52

13

- Đất làm muối: 3,00 0,001

- Đất nông nghiệp còn lại: 7.158,31 1,56

3.1.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất:

- Qua số liệu thống kê đất đai năm 2013, toàn tỉnh đã khai thác 89,13% diện tích tự nhiên để

đưa vào sử dụng cho các mục đích, đây là tỷ lệ sử dụng đất cao.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp đó có chính sách hợp lý, đất có rừng tăng lên, bao gồm cả việc

trồng mới rừng trên đất trống đồi núi trọc và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, góp phần giải

quyết đời sống cho một bộ phận dân cư, cải thiện môi trường, đưa tỷ lệ che phủ rừng tăng lên

50%, góp phần bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn gien động thực vật, cân bằng môi

trường sinh thái....

+ Việc khai thác các loại tài nguyên không có kiểm soát, đã đưa đến ô nhiễm bởi các chất

độc hại, cũng như khai thác rừng đó làm xói mòn đất và tích tụ các loại khí độc, ô nhiễm không

khí ở nhiều nơi vượt mức cho phép, nhất là ở các khu xây dựng, các cơ sở sản xuất vật liệu xây

dựng, chế biến lương thực, thực phẩm…

+ Ô nhiễm môi trường gây ra do các hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là do quá trình sử

dụng các chất hóa học trong nông nghiệp đã và đang là nguyên nhân làm giảm số lượng của

nhiều loại vi sinh vật có ích, làm giảm đa dạng sinh học…

3.1.2.3. Những tồn tại trong việc sử dụng đất

Việc mất đất sản xuất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa cho mục đích phát triển công nghiệp,

xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hoá còn là vấn đề gay cấn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hoá đất nước từ nay đến năm 2020.

Trong quỏ trình sử dụng đất, một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹ việc bảo vệ cảnh

quan mụi trường dẫn đến ô nhiễm đất, huỷ hoại đất.

3.1.4. Đánh giá tiềm năng đất nông lâm nghiệp

Để đánh giá tiềm năng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã tiến

hành xây dựng bản đồ đơn vị đất toàn tỉnh theo FAO.

Yêu cầu về phân cấp, chỉ tiêu

Để có được các đơn vị đất đai, theo hướng dẫn của FAO cần tuân theo các yêu cầu sau:

- Các đơn vị đất đai càng đồng nhất càng tốt.

- Việc tập hợp thành nhóm phải có ý nghĩa thực tế quan hệ với sử dụng đất dự kiến.

- Nên vẽ các đơn vị đất đai một cách nhất quán.

- Các đơn vị đất đai được xác định nhờ một bộ đặc tính của đất mà các đặc tính này là các

thuộc tính đơn giản của đất có thể đo được hay ước lượng được.

- Các đơn vị đất đai cần xác định theo các tính chất bền vững tương đối của bề mặt đất,

chúng không có triển vọng làm thay đổi nhanh chóng theo các biện pháp quản lý.

3.1.4.1. Kết quả phân cấp và lựa chọn chỉ tiêu

Từ những căn cứ và yêu cầu lựa chọn do FAO hướng dẫn, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên

của tỉnh, các chỉ tiêu được chọn và phân cấp được trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2 Các yếu tố, chỉ tiêu xây dựng bản đồ đất đai

Chỉ tiêu Phân cấp Ký hiệu

Loại đất Đất cát bằng ven biển, ven sông

Cồn cát ven biển

Cồn cát trắng

Đất cát glây

G1

G2

G3

G4

14

Chỉ tiêu Phân cấp Ký hiệu

Đất thung lũng

Đất xói mòn trơ sỏi đá

Đất vàng đỏ trên đá mắcma axít

Đất nâu tím trên đá sét màu tím

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Đất vàng nhạt trên đá cát

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất

Đất mùn vàng đỏ trên đá mắcma axít

Đất mùn vàng nhạt trên cát

Đất mùn đỏ vàng trên đá sét biến chất

Đất mặn ít và trung bình

Đất mặn sú vẹt đước

Đất mặn nhiều

Núi đá

Đất phù sa được bồi chua

Đất phù sa không được bồi chua

Đất phù sa không được bồi, trung tính., ít chua

Đất phù sa cổ có tầng loang lổ đỏ vàng

Đất phù sa glây

Đất phèn hoạt động sâu

Đất phèn hoạt động mặn

Đất phèn tiềm tàng sâu

Đất phèn tiềm tàng sâu mặn

Đất thổ cư

Sông, suối

Đất xám trên phù sa cổ

Đất xám bạc màu trên phù sa cổ

Đất xám glây

G5

G6

G7

G8

G9

G10

G11

G12

G13

G14

G15

G16

G17

G18

G19

G20

G21

G22

G23

G24

G25

G26

G27

G28

G29

G30

G31

G32

G33

Độ dày tầng đất < 30 cm

>100 cm

100 – 70 cm

70 – 50 cm

D1

D2

D3

D4

Độ dốc < 3 độ

3 – 8 độ

8 – 15 độ

15 – 20 độ

20 – 25 độ

25 – 30 độ

30 – 35 độ

> 35 độ

Sl1

Sl2

Sl3

Sl4

Sl5

Sl6

Sl7

Sl8

Thành phần cơ

giới

Cát

Cát pha

Thịt nhẹ

Thịt trung bình

Thịt nặng

C1

C2

C3

C4

C5

15

Chỉ tiêu Phân cấp Ký hiệu

Đá lẫn,kết von Không có

K1

K2

Glây

Glây yếu ở độ sâu 70 – 100cm

Glây TB ở độ sâu 0 – 30cm

Glây TB ở độ sâu 30 – 70cm

Glây TB ở độ sâu 70 – 100cm

Glây mạnh ở độ sâu 0 – 30 cm

Gl1

Gl2

Gl3

Gl4

Gl5

Hình 3.2. Bản đồ đất tỉnh Quảng Ninh

3.1.4.2 Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Quảng Ninh

Kết quả tổng hợp đó xác định được tỉnh Quảng Ninh có 220 đơn vị đất. Quy mô diện tích

các đơn vị đất đai không đồng đều. Có 150 ĐVĐĐ có diện tích <1.000ha, chiếm 68,2% (trong đó

có 47 ĐVĐĐ <100ha, chiếm 21,3%).

+ Về thổ nhưỡng gồm các nhóm đất chính là:

- Nhóm đất cát (G1, G2, G3, G4) chiếm 17 đơn vị và 52637,62 ha (chiếm 9,1 %). Đặc

trưng loại đất này là hàm lượng cát chiếm trên 70%, đất nghèo dinh dưỡng trừ một số diện tích

đất cát, cồn cát đỏ được sử dụng trồng hoa màu, lúa.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (G7) gồm 4 đơn vị đất chiếm diện tích 24501,62 ha (4,16

%) thuộc địa phận thị xã Cẩm Phả và thành phố Hạ Long, đã được sử dụng lâu đời, bị xói mòn và

rửa trôi mạnh.

- Nhóm đất thung lũng dốc tụ (G8) gồm 1 đơn vị đất đai chiếm diện tích rất nhỏ 14.443,64

ha (2,73 %). Đây là loại đất giàu dinh dưỡng.

16

Hỡnh 3.5 : Bản đồ đơn vị đất tỉnh Quảng Ninh

- Nhóm đất đỏ vàng và đất mùn trên núi (từ G11 đến G17) bao gồm 65 đơn vị đất, chiếm

diện tích 92385,79 ha (17,51 %) phân bố chủ yếu ở huyện Bình Liêu, Quảng Hà, Tiên Yên. Đặc

điểm của nhóm đất này là thường có độ dốc lớn, phân bố trên núi cao.

- Nhóm đất mặn (từ G18 đến G20) bao gồm 21 đơn vị đất chiếm 74931,2 ha (15,3

%).Nhóm đất này đang gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng, chỉ một phần nhỏ nhóm đất này

được sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Nhóm đát này phân bố ở huyện Yên Viên, Hoành Bồ,

Vân Đồn.

- Nhóm đất phù sa (từ G22 đến G26) bao gồm 41 đơn vị đất chiếm 106248,14 ha (19,87

%).Nhóm đất này chủ yếu được sử dụng vào mục đích nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu). Nhóm

đất này chủ yếu nằm trên dải đồng bằng phù sa kéo dài từ Tiên Yên đến Móng Cái.

- Nhóm đất phèn (từ G27 đến G30) bao gồm 15 đơn vị đất chiếm 56.162,76 ha (12,23 %)

phân bố chủ yếu ở các huyện ven biển, Vân Đồn, Quảng Hà, Hải Ninh. Đất phèn được h nh thành

do sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn (xác sinh vật chứa lưu huỳnh : Pyrite) phát triển

mạnh ở môi trường đầm mặn khó thoát nước qua hoạt động của vi sinh vật. Trong đất phèn, một

số độc tố có hàm lượng rất cao, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây.

- Nhóm đất xám (từ G31 đến G33) bao gồm 17 đơn vị đất 69.144,86 (chiếm 14,18 %).

Quá trình hình thành cơ bản của nhóm đất này là quá trình rửa trôi, xói mòn bề mặt, các qúa trình

xảy ra trong tự nhiên và được thúc đẩy do quá trình sử dụng đất chưa hợp lý. Đất nghèo dinh

dưỡng, chua, đất không có cấu trúc, cứng chặt. Phân bố chủ yếu ở Quảng Hà, Bình Liêu.

- Còn các nhóm đất khác bao gồm đất thổ cư, núi đá chiếm 67.138,16 ha (13,6 %) diện

tích. Các đất này không thuộc loại hình đất canh tác.

3.1.4.3. Đánh giá tiềm năng đất đai

Tiềm năng để mở rộng đất sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quảng Ninh chủ yếu phát triển

trên đất chưa sử dụng trong đó đất đồi núi chưa sử dụng sẽ phát triển trồng rừng, đất bằng chưa

sử dụng sẽ phát triển sản xuất cây hàng năm và nuôi trồng thuỷ sản.

Trên cơ sở bản đồ đánh giá thích nghi đất đai cho thấy khả năng sử dụng đất vào mục đích

nông nghiệp khoảng 84% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng lúa khoảng 7 %, đất cây

lâu năm khoảng 7% ha, đất lâm nghiệp khoảng 60% ha, đất thuỷ sản khoảng 10%.

17

- Đất sản xuất nông nghiệp: Đặc điểm của loại đất này là có độ phì từ trung bình đến khá, có

điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển ngành nông nghiệp và hiện trạng cũng là sử dụng vào

mục đích nông nghiệp. Kết quả đánh giá thích nghi đất đai và hiện trạng đang sử dụng; đất trồng

lúa nước có tiềm năng mở rộng có ở các huyện, thị xã, thành phố: Đông Triều, Quảng Yên, Móng

Cái, Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Hoành Bồ, Tiên Yên, Uông Bí, Vân Đồn, Ba Chẽ...

+ Đất chuyên trồng lúa có khả năng thích nghi tối đa là 50.491,25 ha, trong đó rất thích nghi

3.425,46 ha, thích nghi trung bình 33.336,9 ha, ít thích nghi 13.728,81 ha.

+ Đất lúa màu (đất lúa còn lại): có khả năng thích nghi tối đa là 42.994,48 ha, trong đó rất

thích nghi là 3.049,65 ha, thích nghi trung bình 32.876,68 ha.

+ Đất chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm: Có khả năng thích nghi tối đa

82.991,86 ha, trong đó rất thích nghi 304.965 ha, thích nghi trung bình 29.474,17 ha.

+ Lúa cá: Có khả năng thích nghi tối đa 9.427,04 ha, thích nghi trung bình 468,4 ha.

+ Đất chè: Có khả năng thích nghi tối đa 89.620,24 ha, trong đó rất thích nghi 1.053,48 ha.

+ Đất trồng cây ăn quả lâu năm : Có khả năng thích nghi tối đa 184.631 ha, trong đó rất

thích nghi 10.226,27 ha, thích nghi trung bình 31.878,93 ha.

+ Cây dược liệu: Có khả năng thích nghi tối đa 90.700,73 ha, trong đó rất thích nghi 1.245,7

ha, thích nghi trung bình 18.317,12 ha.

+ Nông - lâm kết hợp có khả năng thích nghi tối đa 169.703,29 ha, trong đó rất thích nghi

8.800,16 ha, thích nghi trung bình 52.605,24 ha.

+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: Có khả năng thích nghi tối đa 82.750,35 ha, trong đó rất thích

nghi 3.049,65 ha, thích nghi trung bình 29.690,48 ha.

- Đất lâm nghiệp (trồng rừng):

Tiềm năng đất để phát triển rừng của tỉnh là khá lớn, có thể đầu tư khoanh nuôi hoặc trồng

mới cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy (bao gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và

rừng đặc dụng). Diện tích đất lâm nghiệp có rừng trên địa bàn tỉnh có khoảng là 388.350,0 ha

được phân bố ở các đơn vị hành chính trong tỉnh. Trong khi đó diện tích đất chưa sử dụng của

tỉnh còn nhiều 66.017,44 ha), khả năng thích nghi để trồng rừng của các loại đất này khoảng

25.000 ha. Vì vậy nếu được đầu tư vốn, lao động thì trong tương lai đất lâm nghiệp có rừng của

tỉnh lên tới 400.000,0 ha

- Đất nuôi trồng thuỷ sản:

+ Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt: Có khả năng thích nghi ở mức thấp nhất là 3.596,76 ha.

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ: Có khả năng thích nghi tối đa 53.212,93 ha, phân bố ở

các đơn vị đất mặn, phèn ven biển.

Các địa phương có tiềm năng diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn chủ yếu nằm ở ven biển như:

thị xó Quảng Yên 8.200,0 ha, huyện Vân Đồn 4.300,0 ha, thành phố Móng Cái 3.800,0 ha, huyện

Đầm Hà 2.800,0 ha, huyện Hải Hà 2.400,0 ha, huyện Tiên Yên 2.000,0 ha, thành phố Uông Bí

1.500,0 ha, huyện Đông Triều 1.000,0 ha. Các địa phương khác còn lại có từ 100,0- 1000,0 ha.

Với kết quả trên, Quảng Ninh có đủ tiềm năng đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp,

trồng rừng và nuôi trồng thuỷ hải sản.

3.2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ XÓI MÒN ĐẤT

3.2.1. Biến đổi khí hậu

Quảng Ninh là một trong những tỉnh nằm ở dải ven biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện

tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Rừng ngập mặn, bình thường khi đạt độ thành thục đó

vươn lên khỏi mặt nước lúc triều cường, do ngâm lâu trong nước biển, trong khi sinh khối của các

loài cây ngập mặn ở khu vực chỉ là hữu hạn; vì vậy, các khu vực ven biển ở Móng Cái, Hải Hà,

Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Cẩm Phả, Hạ Long, Quảng Yên, khả năng các loài cây ngập mặn

đại trà như sú, vẹt có chiều cao hạn chế sẽ khó thích ứng được, các chức năng ưu việt như phòng

hộ đê biển, cung cấp môi sinh an lành đang suy giảm đáng kể.

18

Theo công bố của Bộ Tài nguyên & Môi trường, kết quả xác định vùng có nguy cơ bị ngập

theo các mực nước biển dâng cho thấy: Nếu nước biển dâng 1m, khoảng trên 10% diện tích đồng

bằng sông Hồng và Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập.

Kết quả xây dựng bản đồ các kịch bản nước biển dâng ảnh hưởng đến Quảng Ninh như

sau:

Hình 3.6: Bản đồ các vùng bị ngập (nước biển dâng 50 cm)

Hình 3.11 : Bản đồ các vựng bị ngập (nước biển dâng 100 cm)

3.2.2. Nghiên cứu xói mòn đất tỉnh Quảng Ninh

Phương pháp Nghiên cứu sử dụng phương trình mất đất phổ dụng (Universal Soil Loss

Equation - USLE) của Wischmeier và Smith đưa ra vào năm 1978. Phương trình này được lập

dựa theo sự ảnh hưởng của các yếu tố chính đến xói mòn là các yếu tố xói mòn của: đất, mưa,

chiều dài sườn dốc, độ dốc, lớp phủ thực vật và phương thức canh tác của con người.

Phương trình mất đất phổ dụng của Wischmeier và Smith:

A = R * K * L * S * C * P

Trong đó: A: là lượng đất mất do xói mòn (tấn/ha/năm).

R: hệ số xói mòn đất do mưa.

19

K: hệ số xói mòn đất do yếu tố đất.

L: hệ số xói mòn đất do yếu tố chiều dài sườn dốc.

S: hệ số xói mòn đất do yếu tố độ dốc.

C: hệ số xói mòn đất do yếu tố lớp phủ thực vật.

P: hệ số xói mòn đất do các biệt pháp canh tác.

Hình 3.16. Bản đồ xói mòn đất tỉnh Quảng Ninh

Kết quả xây dựng bản đồ xói mòn đất tỉnh Quảng Ninh bằng phương pháp GIS cho thấy,

đất tỉnh Quảng Ninh có mức độ xói mòn thuộc loại trung bình và trung bình khá: Lượng xói mòn

<5 tấn/ha/năm có 296.600 ha chiếm 62,27% diện tích và chỉ có 8,7% diện tích (41.452ha) có

lượng xói mòn > 50 tấn/ha/năm (khá cao), còn lại 29,02% diện tích có lượng xói mòn trong

khoảng 5-50 tấn/ha/năm. 3.3. Định hướng sử dụng đất Nông lâm nghiệp

3.3.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xó hội

Theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 và giai đoạn tiếp theo là

phát triển có trọng tâm trọng điểm, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả để thực hiện

công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2011-2020 khoảng 13% - 15%,

thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 5.000 - 6.000 USD. Phát triển theo hướng công

Bản đồ địa hình Bản đồ đất Bản đồ mưa Bản đồ thực vật

DEM

Bản đồ hệ số (S)

và (L)

Bản đồ hệ số (K) Bản đồ hệ số (R) Bản đồ hệ số (C)

A = S*L*K*R*C

Bản đồ xói mòn đất

20

nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh

tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành kinh

tế giữ vai trò chủ đạo của tỉnh. Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch, giải quyết hài hoà giữa phát

triển du lịch với các lĩnh vực khác, chú trọng giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường. Coi trọng

hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tích cực chuẩn bị tốt tiền đề để

phát triển nhanh và bền vững hơn sau năm 2020.

Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường bảo đảm phát triển bền

vững, phát triển kinh tế phải bảo đảm tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đặc biệt giữ

vững chủ quyền vùng biển đảo và thềm lục địa về quyền lợi kinh tế, giữ vững chủ quyền quốc

gia.

Như vậy, để đạt được mục tiêu trên việc sử dụng đất phải đi trước một bước và bám sát

theo các mục đích phát triển của các ngành từ Trung ương đến địa phương và của các thành phần

kinh tế trên địa bàn tỉnh.

3.3.2. Các quan điểm khai thác sử dụng đất. Xuất phát từ những quan điểm và mục tiêu về phát triển kinh tế có những định hướng khai

thác sử dụng đất trong những năm tới với các quan điểm sau:

Để phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần ưu tiên đất đai

cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và các khu dân cư đô thị, khu dân cư

nông thôn, các công trình văn hoá thể thao. Có kế hoạch sử dụng đất hợp lý trong quá trình

chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và các mục đích chuyên

dùng khác. Trong sử dụng đất nông nghiệp phải coi trọng yếu tố bền vững với sự kết hợp đồng bộ

các biện pháp bảo vệ và cải tạo, hạn chế một cách hiệu quả nhất tình trạng xói mòn, rửa trôi thóai

hóa đất, từng bước nâng cao độ phì của đất, tránh ô nhiễm môi trường đất. Sử dụng đất nông

nghiệp theo hướng tập trung chuyên canh, thâm canh, tạo ra sản phẩm nguyên liệu cho công

nghiệp chế biến và sản xuất hàng hoá.

- Không ngừng nâng cao ý thức vừa sử dụng vừa bảo vệ đất, phủ xanh đất trống đồi trọc,

bảo vệ tài nguyên rừng, đặc biệt là các khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, để không ngừng nâng

cao chất lượng môi trường sống, giữ gìn cân bằng sinh thái, làm giàu và bảo vệ môi trường đất để

sử dụng lâu dài và bền vững.

- Dành một số quỹ đất thoả đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng văn hoá phúc lợi và các khu

công nghiệp, khu dân cư theo định hướng phát triển của tỉnh. 3.3.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp:

Định hướng phát triển đất nông nghiệp là tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện,

chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống cây trồng vật nuôi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển đổi theo xu thế

giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, giữ vững an ninh lương

thực, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ.

Trong giai đoạn 20 năm tới khi các ngành kinh tế công nghiệp, xây dựng du lịch thương

mại đang trên đà phát triển, quỹ đất chưa sử dụng chưa khai thác hết nên sản xuất nông nghiệp

vẫn là ngành có nhu cầu sử dụng đất cao để mở rộng diện tích sản xuất, đặc biệt là sản xuất cây

lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản và trồng rừng phủ xanh đất

trống đồi núi trọc…

3.3.3.3. Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp:

Phát triển lâm nghiệp theo hướng toàn diện, khôi phục và phát triển vốn rừng trên quan điểm

kết hợp chặt chẽ giữa các mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội, cải thiện môi trường sinh thái và

tham gia hoạt động du lịch, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 60-65%. Gắn tăng trưởng kinh tế lâm

nghiệp với xoá đói giảm nghèo, xây dựng nghành lâm nghiệp với nhiều thành phần tham gia,

khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trạng. Sản xuất lâm nghiệp theo sản xuất

hàng hóa, hình thành 2 vùng sản xuất lâm nghiệp chính: Vùng nguyên liệu gỗ khoảng 200.000 ha,

21

cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng, gỗ dân dụng, vùng nguyên liệu giấy và vùng đặc sản (quế, hồi,

thông nhựa) 30.000 ha cung cấp lâm đặc sản xuất khẩu. Chú trọng bảo vệ và phát triển 3 loại

rừng (rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất), rừng ngập mặn ven biển, rừng du lịch trên đất

liền và hải đảo. Đầu tư xây dựng các khu phòng hộ và quy mô từ 10.000 -20.000 ha cho các hồ

nước quan trọng như hồ Yên Lập, hồ Diễn Vọng, hồ Tràng Vinh, hồ Đầm Hà Động...Phát triển

trồng rừng quanh các khu đô thị và khu công nghiệp. Định hướng giai đoạn 20 năm tới đất lâm

nghiệp có rừng cú 388.000- 400.000 ha.

3.4. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP

3.4.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và 2020

Bảng 3.9. Dự báo chỉ tiêu kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Nội dung ĐVT Năm 2006

đến 2010

Năm 2011

đến 2015

Năm 2016

đến 2020

a.Tăng trưởng kinh tế:

- Tăng trưởng GDP bình quân %/năm 12,7 13 15

- GTSX công nghiệp tăng bình quân %/năm 15,8 18 14

- GTSX nông, lâm, ngư tăng bình quân %/năm 6,7 5,5 - 6 5,5 - 6

- GTTT các ngành dịch vụ bình quân %/năm 18,2 14,4 17 -18

b. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế: Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

- Công nghiệp và xây dựng % 54,6 53 48,5

- Nông, lâm, ngư nghiệp % 5,6 4 1,4

- Các ngành dịch vụ % 39,8 43 50,1

c. GDP bình quân đầu người USD 1330 3000 -3050 5000 - 6000

3.4.1.2 Cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2020 là "Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp". Trong cơ

cấu đó, sự đóng góp của giá trị gia tăng GDP dịch vụ, công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao,

ngành nông - lâm - ngư nghiệp có tỷ trọng không lớn nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong cơ

cấu kinh tế của tỉnh.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020:

- Dịch vụ: 50,1%

- Công nghiệp - xây dựng: 48,5%

- Nông - lâm nghiệp: 1,4%

3.4.1.3. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp:

Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 5 - 5,5%/năm, giai

đoạn 2016-2020 tăng bình quân 5,5 - 6%/năm.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm và đa

dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn. Từng bước hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo

ra sản phẩm chất lượng và có sức cạnh tranh. Cây lương thực vẫn giữ vị trí đặc biệt quan trọng

đối với an ninh lương thực, tập trung thâm canh, chuyển đổi cơ cấu diện tích cây trồng hợp lý.

Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hoá, từng bước trở thành ngành sản xuất chính,

chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp.

- Phát triển lâm nghiệp toàn diện, chú trọng phát triển 3 loại rừng, hình thành 2 vùng sản xuất

lâm nghiệp là vùng cây nguyên liệu gỗ cho sản xuất, xây dựng và vùng cây lâm nghiệp đặc sản

cho xuất khẩu. Đẩy mạnh sản xuất lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Phát triển thuỷ hải sản trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến,

chuyển từ xuất khẩu nguyờn liệu sang chế biến xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao, tạo ra khối

lượng hàng hoá lớn, đưa thuỷ, hải sản thành ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong kinh tế của

tỉnh.

22

3.4.1.4. Chỉ tiêu dân số và lao động

Bảng 3.10. Dự báo dân số tỉnh Quảng Ninh

Nội dung ĐVT Năm

2010

Năm

2015

Năm

2020

- Tổng dân số Nghìn người 1162 1218 1278

- Dân số thành thị Nghìn người 584 691 802

- Dân số trong độ tuổi lao động Nghìn người 775 812 852

Trong thời kỳ 2010 - 2020 tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình nhằm

giảm tỷ lệ tăng tự nhiên, nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, giảm tỷ lệ

sinh bình quân 0,02%/năm. 3.4.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất:

3.4.2.1 Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất

Nhóm đất nông nghiệp:

Với mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá

sản phẩm và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn. Từng bước hình thành khu nông nghiệp công

nghệ cao để tạo ra sản phẩm chất lượng và có sức cạnh tranh. Cây lương thực vẫn giữ vị trí đặc

biệt quan trọng đối với an ninh lương thực, tập trung thâm canh, chuyển đổi cơ cấu diện tích cây

trồng hợp lý. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hoá, từng bước trở thành ngành sản

xuất chính, chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp. Nhu cầu sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp

đến năm 2020 khoảng 41.000 đến 42.000 ha trong đó đất trồng lúa 25.000 ha, đất trồng cây hàng

năm c n lại khoảng 4.500 đến 5.000 ha, đất trồng cây lâu năm khoảng 11.500 đến 12.000 ha.

Nhóm đất phi nông nghiệp:

Dự báo nhu cầu sử dụng đất của nhóm đất phi nông nghiệp khoảng 130.510 ha, trong đó:

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng 235 ha, đất quốc phòng 7.237 ha, đất

an ninh 1.596 ha, đất khu, cụm công nghiệp khoảng 9.300 ha, đất cho hoạt động khoáng sản

khoảng 9.700 ha, đất di tích danh thắng khoảng 6.000 ha, đất băi thải, xử lý chất thải (trong đó có

đất để xử lý chất thải nguy hại) khoảng 510 ha, đất tôn giáo tín ngưỡng khoảng 155 ha, đất nghĩa

trang, nghĩa địa khoảng 1.230 ha, đất phát triển hạ tầng khoảng 22.000 ha, đất ở tại đô thị 8.000

ha, đất phi nông nghiệp cũn lại khoảng 64.400 ha.

Nhóm đất chưa sử dụng:

Năm 2010, nhóm đất chưa sử dụng của tỉnh có 66.321,15 ha, dựa trên đánh giá độ thích

nghi của đất đai cho các nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đến năm 2020 diện

tích đất chưa sử dụng có khả năng đưa vào sử dụng khoảng 31.800 ha, trong đó sử dụng cho mục

đích nông nghiệp 23.000 ha, cho mục đích phi nông nghiệp 8.800 ha.

Xác định chỉ tiêu quy hoạch đất đai (đến năm 2020)

Tổng diện tích tự nhiên: 610.235,31 ha = 100%

- Đất nông nghiệp 445.226,0 ha, khoảng 72,95%

Trong đó:

+ Đất trồng lúa: 25.000,0 ha (đất chuyên trồng lúa nước: 19.000,0 ha).

+ Đất trồng cây lâu năm: 11.568,0 ha.

+ Đất rừng phòng hộ: 129.000,0 ha.

+ Đất rừng đặc dụng: 26.000,0 ha.

+ Đất rừng sản xuất: 232.709,0 ha.

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 23.772,0 ha (trong đó nuôi TS trên biển 7389,0 ha)

+ Đất làm muối: 2,0 ha.

+ Đất nông nghiệp còn lại: 4.564,0 ha.

- Đất phi nông nghiệp: 130.510,0 ha = 21,39%

- Đất phi nông nghiệp còn lại: 64.532,08 ha.

23

- Đất chưa sử dụng còn lại: 34.499,31 ha = 5,66%.

- Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng : 31.821,84 ha.

- Đất đô thị : 131.636,0 ha.

- Đất khu bảo tồn thiên nhiên: 36.732,0 ha.

- Đất khu du lịch: 14.939,3 ha.

3.4.2.2 Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất:

Căn cứ vào quỹ đất hiện có, tiềm năng và sự thích nghi, sự phù hợp ở từng vị trí tỉnh Quảng

Ninh có đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất cho các đối tượng, các mục đích khác

nhau.

Hỡnh 3.17 : Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh

3.4.2.3. Diện tích các loại đất quy hoạch theo mục đích sử dụng. - Đất nông nghiệp:

Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện có 460.119,34 ha, năm 2020 diện tích đất

nông nghiệp 445.226 ha.

Trong kỳ quy hoạch diện tích đất nông nghiệp không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện

trạng sử dụng đất là 420.342,87 ha.

Đồng thời diện tích đất nông nghiệp tăng 24.883,13 ha từ các loại đất:

- Đất phi nông nghiệp 1.901,79 ha, bao gồm: Đất quốc phòng 29,94 ha, đất cho hoạt động

khoáng sản 1.527,66 ha, đất phát triển hạ tầng 0,06 ha, đất băi thải, xử lý chất thải 135,1 ha, đất

phi nông nghiệp còn lại 209,03 ha.

- Đất chưa sử dụng: 22.981,34 ha.

Như vậy, năm 2020 diện tích nhóm đất nông nghiệp toàn tỉnh có 445.226,0 ha chiếm

72,95% diện tích tự nhiên, được phân bố ở các huyện, thị xã, thành phố như sau: Hạ Long

7.281,82 ha, Móng Cái 36.892,75 ha, Uông Bí 16.500,95 ha, Cẩm Phả 17193,35 ha, Đông Triều

27116,5 ha, Quảng Yên 14.833,0 ha, Hoành Bồ 67.563,94 ha, Tiên Yên 54.703,98 ha, Hải Hà

38.480,35 ha, Đầm Hà 25.342,35 ha, Bình Liêu 42.493,72 ha, Ba Chẽ 56.793,61 ha, Vân Đồn

37.414,01 ha, Cô Tô 2.615,67 ha.

3.4.3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch đến KT-XH

24

Phương án quy hoạch sử dụng đất đó có nhiều tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh Quảng Ninh cụ thể:

3.4.3.1. Đánh giá tác động về kinh tế:

Tác động tích cực:

- Đáp ứng được cơ cấu kinh tế theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã xây dựng, phấn đấu về tăng trưởng kinh tế, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế vùng trọng điểm Bắc Bộ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất. Theo phương án này tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả thời kỳ đạt 14 - 15%/năm.

Hạn chế:

- Phương án quy hoạch sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp, nông thôn khi phải chuyển mục đích đất trồng lúa 3.375,05 ha, đất trồng cây hàng năm còn lại 2.726,03 ha, đất nuôi trồng thủy sản 6.419,07 ha, đất trồng cây lâu năm 2.659,16 ha sang mục đích phi nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người sử dụng đất bị thu hồi.

3.4.3.2 Đánh giá tác động về xã hội:

Tác động tích cực:

- Phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy mô phát triển và đặc thù của từng vùng trong tỉnh, hình thành các trung tâm kinh tế, văn hoá của cụm xã và từng vùng, thúc đẩy kinh tế, văn hoá phát triển (Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn v.v.)

- Đất sản xuất kinh doanh, đất di tích danh thắng, đất du lịch... được điều chỉnh bổ sung phù hợp với quá trình đô thị hoá để nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống.

Hạn chế:

Khi thu hồi đất để thực hiện các dự án (Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 8760,24 ha) sẽ

làm gia tăng tỷ lệ lao động không có việc làm ở nông thôn, gây áp lực cho xã hội, cần có giải

pháp đào tạo nghề cho lực lượng lao động này.

3.4.4. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Giải pháp về chính sách:

Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư:

Giải pháp về khoa học - công nghệ:

Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường:

3.5. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TƯƠNG TÁC TRỰC TUYẾN PHỤC

VỤ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

3.5.1. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm

Nghiên cứu được xây dựng trên phần mềm ArcIMS (Internet Map Server) của hãng ESRI

(www.esri.com) với sự hỗ trợ của ngôn ngữ Java và tương tác với người sử dụng thông qua

mạng Internet hoặc mạng nội bộ (LAN) với các trình duyệt thông dụng: Internet Explore,

FireFox.

Dữ liệu sau khi được thu thập, tổng hợp đã được cập nhật, đồng bộ theo chuẩn dữ liệu

ESRI file. Dữ liệu bản đồ phục vụ nghiên cứu bao gồm: bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh

(ranh giới huyện, giao thông, sông hồ), bản đồ sử dụng đất, đơn vị đất, bản đồ đất tỉnh Quảng

Ninh. Tất cả bản đồ trên sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ VN-2000 với tỷ lệ 1:100.000.

Các bước chính để xây dựng bản đồ tương tác trực truyến bằng phần mềm ArcIMS gồm:

- Xác lập quyền đăng nhập vào ArcIMS và đưa dữ liệu dạng shapefile đã được chuẩn hóa

vào ArcIMS Author để xây dựng mapfile cho ArcIMS Administrator (được dùng để tạo mới một

Map Server). Mapfile sẽ có định dạng ".axl".

- Tạo Map Server từ mapfile đã có để tạo ứng dụng "Web Server" nhờ ArcIMS

Administrator.

25

- Thiết kế trang Web với các thông tin về bản đồ, công cụ trong giao diện Web (với sự hỗ

trợ của ngôn ngữ Java) từ ứng dụng "Web Server" vừa tạo ở trên.

3.5.2.2 Các chức năng chính của bản đồ tương tác trực tuyến

Bản đồ đất tương tác trực tuyến tỉnh Quảng Ninh với cơ sở dữ liệu được lưu trữ dưới dạng

shp file (dữ liệu gốc) và dữ liệu tương tác dạng .axl có khả năng phân tích thông tin không

gian, thuộc tính với các chức năng chính:

Hiển thị bản đồ theo các lớp thông tin và thao tác điều khiển các lớp thông tin

Hiển thị thông tin của các đối tượng (công cụ Identify và Maptip) và thay đổi khung

nhìn (phóng to, thu nhỏ, di chuyển….).

Xây dựng bản đồ chuyên đề theo thuộc tính của đối tượng và thay đổi cách hiển thị

của đối tượng không gian (thay đổi Legend).

Truy vấn, tìm kiếm và phân tích thống kê dữ liệu.

Đo đạc khoảng cách, lựa chọn đơn vị đo và lựa chọn các đối tượng không gian. Thêm các lớp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, tạo các đối tượng không gian

mới, lưu trữ, trích xuất và in ấn.

3.5.2.5 Xây dựng bản đồ chuyên đề theo thuộc tính của đối tượng và thay đổi cách hiển

thị của đối tượng không gian (thay đổi Legend)

Với chức năng xây dựng bản đồ chuyên đề trực tuyến, ta có thể thay đổi tên đối tượng cần

hiển thị, thay đổi bảng chú giải, và thay đổi màu sắc của từng đối tượng trong bảng thuộc tính. Ví

dụ như ta có thể thay đổi màu sắc của từng nhóm đất giúp người xem hiểu được nội dung với các

đặc trưng về số lượng, chất lượng, cấu trúc, các mối tương quan không gian và biến đổi theo thời

gian

Hình 3.21. Xây dựng bản đồ chuyên đề

3.5.2.6. Truy vấn, tìm kiếm và phân tích thống kê dữ liệu

Chức năng truy vấn: Truy vấn dữ liệu dựa vào bảng thuộc tính của chúng, có thể truy vấn

theo một tiêu chí hoặc hai tiêu chí.

Truy vấn theo một tiêu chí ví dụ như ta tìm kiếm tên loại đất là đất "nâu tím" thì kết quả

hiển thị lên trên bản đồ những vùng có đất "nâu tím" và bảng thuộc tính liên quan đến đất nâu tím

như thành phần cơ giới, độ dốc, độ dày tầng đất…

Truy vấn theo hai tiêu chí thì ta tìm tên loại đất là đất vàng đỏ nhưng chỉ thuộc thành phố

Hạ Long. Hệ thống sẽ truy cấp cơ sở dữ liệu lấy ra phần thông tin cần truy vấn và hiện ra cho

người dùng dưới dạng bản đồ và dạng bảng thuộc tính

Kết quả truy vấn có thể được lưu trữ dưới định dạng .txt hoặc.xls .

26

Hình 3.23. Kết quả truy vấn theo nhiều tiêu chí

Người dùng có thể thêm các lớp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như từ máy tính,

mạng LAN, hay mạng Internet…

Nhập thông tin về nhóm đất và các yếu tố liên quan đến các nhóm đất như: thành phần cơ

giới, tầng dày, độ dốc…

Nhập thông tin về địa giới hành chính và các yếu tố liên quan đến địa giới hành chính

Nhập thông tin về kinh tế, xã hội

Nhập thông tin về hiện trạng sử dụng đất…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh được

nghiên cứu tính toán trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong mối

tương quan liên vùng (vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ và tam giác tăng trường Hà Nội - Hải

Phòng - Quảng Ninh) là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai, đáp ứng nhu cầu

sử dụng đất của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, là căn cứ khoa học và pháp lý

để các ngành, các cấp có kế hoạch sử dụng đất cân đối và hiệu quả.

Quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh dựa

trên cơ sở lồng ghép các vấn đề tai biến môi trường, biến đổi khí hậu, tiềm năng và hạn chế của

tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập sự ổn định về mặt pháp lý đối với công tác quản lý

nhà nước về đất đai, là căn cứ để tiến hành giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử

dụng đất, thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sử

dụng đất đai, bảo vệ môi trường theo hướng sử dụng đất bền vững.

Xây dựng cơ sở dữ liệu và các bản đồ đơn vị đất đai, xói mòn đất, hiện trạng sử dụng đất,

ảnh hưởng của nước biển dâng... làm cơ sở để xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông lâm

nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh. Việc sử dụng công nghệ Web-GIS xây dựng cơ sở dữ liệu với

các lớp thông tin khác nhau có chức năng tương tác trực tuyến là công cụ rất hữu ích phục vụ

công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất đai. Người sử dụng dễ dàng truy cập qua mạng LAN

hay Internet có thể thực hiện các chức năng của GIS mà không cần phần mềm chuyên dụng.

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 được xây dựng trên cơ sở bám sát

định hướng chính trong điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xó hội tỉnh

Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020, quy hoạch của các ngành có liên. Đến

năm 2020 đất trồng lúa được bảo vệ 25.000 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước 19.000 ha,

góp phần đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia. Đất chưa sử dụng được khai thác 31.821,84 ha

trong đó sử dụng cho mục đích nông nghiệp 22.981,34 ha; phi nông nghiệp 8.840,5 ha. Trong

27

phương án quy hoạch sử dụng đất có đề cập đến vấn đề khai thác đất trống, đồi núi trọc để phát

triển trồng rừng tăng độ che phủ của đất. Việc khai thác sử dụng đất có rừng sang mục đích phát

triển du lịch, đô thị để kết hợp yếu tố vừa phát triển ngành hợp lý, vừa giữ được rừng, bảo vệ

cảnh quan môi trường . KIẾN NGHỊ

- Cơ sở dữ liệu các thông tin phục vụ quy hoạch cần được bổ sung hàng năm và căn cứ vào

tình hình thực tế để có những điều chỉnh cần thiết, đồng thời tăng cường đầu tư cho công tác điều

tra cơ bản về đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai.

- Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng p ng hộ, rừng đặc dụng cần

bảo vệ nghiêm ngặt. Điều tiết phân bổ nguồn lực bảo đảm lợi ích giữa cỏc vựng có điều kiện phát

triển công nghiệp với các khu vực giữ nhiều đất sản xuất nông nghiệp; tăng đầu tư hạ tầng xó hội,

hạ tầng kỹ thuật, xõy dựng cỏc cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ hàng hóa ở có chính sách, biện

pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, gúp phần phỏt triển bền vững.

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc chuyển đổi mục đích sử

dụng đất trồng lúa sang các loại đất khác, đặc biệt là chuyển sang đất phi nông nghiệp.

- Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sẽ thực hiện rất nhiều các dự án

đầu tư trong và ngoài nước, mặt khác do có sự gia tăng về dân số, đặc biệt là dân số cơ học đối

với các đô thị, các khu công nghiệp, khu du lịch, khu kinh tế... sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến diện

tích đất ở và đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Để đảm bảo tính hiệu quả và ổn định trong việc

sử dụng đất của người dân về tài sản và đất đai khi bị thu hồi đất cần có chủ trương bố trí nhiều

khu dân cư tập trung, khu tái định cư, đảm bảo thực hiện tốt quy hoạch, thực hiện đô thị hoá,

chỉnh trang khu dân cư nông thôn, xây dựng khu chung cư, .. . nhằm đưa đời sống vật chất, tinh

thần của nhân dân ngày càng cao.