i. giới thiệu chung về dự án

25
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN. 1. Tên dự án: Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 – 20202. Thuộc chương trình: Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. 3. Cơ quan quản lý: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre 4. Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ 5. Phạm vi, đối tượng của dự án. - Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh; - Hợp tác xã, làng nghề, hội, hiệp hội sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh hoặc có sản phẩm truyền thống mang tính đặc thù của tỉnh (gọi chung là doanh nghiệp); - Các cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện dự án: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban quản lý các khu công nghiệp; Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Ủy Ban nhân dân các huyện, thành phố; các Tổ chức tư vấn… 6. Thời gian thực hiện: từ năm 2013 đến 2020. 7. Giải thích thuật ngữ: 7.1 Các hệ thống quản lý: - ISO 9001 (International Organization for Standardization): tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi loại hình tổ chức/doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu 1

Upload: hanhan

Post on 30-Jan-2017

221 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: i. giới thiệu chung về dự án

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN.1. Tên dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 – 2020”2. Thuộc chương trình: Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và

chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Cơ quan quản lý: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre4. Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ5. Phạm vi, đối tượng của dự án.

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh;

- Hợp tác xã, làng nghề, hội, hiệp hội sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh hoặc có sản phẩm truyền thống mang tính đặc thù của tỉnh (gọi chung là doanh nghiệp);

- Các cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện dự án: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban quản lý các khu công nghiệp; Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Ủy Ban nhân dân các huyện, thành phố; các Tổ chức tư vấn…

6. Thời gian thực hiện: từ năm 2013 đến 2020.7. Giải thích thuật ngữ:7.1 Các hệ thống quản lý:- ISO 9001 (International Organization for Standardization): tiêu chuẩn về

hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi loại hình tổ chức/doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và thường xuyên nâng cao sự thoả mãn của khách hàng. 

- ISO/IEC 17025: hệ thống quản lý chất lượng áp dụng chuyên biệt cho phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.

- ISO 22000: tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm nhằm quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

- HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points): hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. Hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua nhận diện, đánh giá và kiểm soát các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất.

- GMP (Good Manufacturing Practices): tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt - OHSAS 18001 (Occupational Health and Safety Assessment Series): hệ

thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát các rủi ro về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp.

1

Page 2: i. giới thiệu chung về dự án

- ISO 31000: hệ thống quản lý rủi ro, áp dụng đối với doanh nghiệp có nhu cầu xác định và kiểm soát các tác động nhằm hạn chế xảy ra rủi ro đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ…

- ISO 14001: hệ thống quản lý môi trường nhằm đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường cần đáp ứng của tổ chức, giúp các tổ chức sản xuất/dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình.

7.2 Các mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng:- 5S: là một công cụ cải tiến năng suất chất lượng nhằm tạo nên và duy trì

một môi trường làm việc thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả tại mọi vị trí làm việc.

- Kaizen là một công cụ trong quản lý được áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng công việc, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động.

- SPC (Statistical Process Control): phương pháp kiểm tra chất lượng trong những quy trình công nghệ. Đó là một tập hợp những phương pháp sử dụng công cụ thống kê như giá trị trung bình, độ dao động và những công cụ khác để nhận diện mức độ được quan sát của các quá trình.

- KPI (Key Performance Indicator): chỉ số đánh giá thực hiện công việc.- TPM (Total Productive Maintenaince): duy trì năng suất tổng thể. 

Việc thực hiện TPM nhằm tối đa hóa hiệu suất thiết bị, nâng cao năng suất với một hệ thống bảo trì được thực hiện trong suốt vòng đời của thiết bị, đồng thời nâng cao ý thức và sự hài lòng với công việc của người lao động. 

- Balanced scorecard (thẻ điểm cân bằng) là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược. Được sử dụng tại các tổ chức kinh doanh, phi lợi nhuận và chính phủ nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra.

- CRM (Customer Relationship Management): Quản lý quan hệ khách hàng, là một phương pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc…nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.

- Lean Six Sigma: mô hình quản lý kết hợp có chọn lọc giữa phương pháp sản xuất tinh gọn và phương pháp quản lý nhằm cải thiện các qui trình sao cho các vấn đề khuyết tật và lỗi không xảy ra.II. BỐI CẢNH CỦA DỰ ÁN.

1. Căn cứ pháp lý.- Nghị quyết số: 22/NQ-CP, ngày 5 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về

việc chỉ đạo bổ sung sửa đổi Nghị định số 119, xem xét nâng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tối đa không quá 50%;

2

Page 3: i. giới thiệu chung về dự án

- Quyết định số: 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

- Quyết định số: 677/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020;

- Quyết định số: 2204/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 – 2015;

- Thông tư liên tịch số: 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN, ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính ban hành về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án sản xuất thử nghiệm được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí;

- Thông tư liên tịch số: 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN Quy định chế độ tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

- Quyết định số: 1895/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 10 năm 2012 về phê duyệt đề án định hướng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2020.

2. Đánh giá hiện trạng về năng suất và chất lượng của tỉnh.2.1 Giới thiệu chung về tình hình sản xuất sản phẩm, hàng hoá thuộc

ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnhTheo số liệu thống kê, toàn tỉnh có khoảng 2.500 doanh nghiệp, gồm các

ngành chế biến thủy sản, chế biến các sản phẩm từ dừa, chế biến đóng gói trái cây tươi xuất khẩu, mía đường, dệt may, da giày, sản xuất thức ăn chăn nuôi, công nghiệp cơ khí, bao bì, thiết bị điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, hóa chất…. Trong đó các ngành chế biến tôm, cá, nghêu, cơm dừa sấy khô, cơ khí chế tạo (đóng tàu, máy nông nghiệp, cơ điện tử), thiết bị điện tử viễn thông và công nghệ thông tin là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Các ngành sản xuất chế biến mụn dừa, chỉ xơ dừa, than hoạt tính, kẹo dừa, bột sữa dừa, nước cốt dừa, ngành dệt may, da giầy, sản xuất thức ăn chăn nuôi, hóa chất (phân bón, hóa dược), được xếp vào ngành công nghiệp ưu tiên của tỉnh.

+ Công nghiệp chế biến thủy sản: toàn tỉnh có 13 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ yếu là cá fillet, nghêu đông lạnh phục vụ xuất khẩu, trong đó có 6 nhà máy hoạt động ổn định, đầu tư vùng nuôi thủy sản nhằm cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada, Úc… Tháng 4/2012, Bến Tre có 9 doanh nghiệp được Ủy ban liên minh Châu Âu công nhận vào danh sách nhóm 1 các nước được phép xuất khẩu vào EU và 3 vùng nuôi nhuyển thể hai mảnh vỏ là Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú được công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào EU.

3

Page 4: i. giới thiệu chung về dự án

+ Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ dừa: trên địa bàn tỉnh hiện có 14 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm cơm dừa nạo sấy; 02 doanh nghiệp sản xuất sữa dừa đóng hộp; 02 doanh nghiệp sản xuất bột sữa dừa; 17 doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa; 10 doanh nghiệp sản xuất than thiêu kết và 01 doanh nghiệp sản xuất than hoạt tính, nhiều cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa, mụn dừa, thạch dừa, các sản phẩm khác từ dừa... Sản phẩm dừa của tỉnh đã xuất khẩu sang 65 nước và vùng lãnh thổ nhưng thực chất chỉ duy trì được thường xuyên khoảng  50 nước và vùng lãnh thổ, số còn lại chỉ mới xuất khẩu để chào hàng và do năng lực cạnh tranh còn hạn chế nên bị mất thị trường. Sản phẩm dừa của Bến Tre xuất khẩu chủ yếu vào Đông Bắc Á (Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Srilanka, Malaysia, Singapore) và một số nước EU (Đức, Pháp, Nga, Hà Lan, Tây Ban Nha).

+ Công nghệ dệt may: toàn tỉnh có 8 doanh nghiệp sản xuất, gia công các sản phẩm như quần áo, túi xách, da giầy... Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…

+ Sản xuất thức ăn chăn nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản): tỉnh có 05 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổng công suất khoảng 500.000 tấn/năm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong tỉnh.

+ Công nghiệp cơ khí: 12 cơ sở cơ khí đóng tàu; 28 cơ sở sửa chữa cơ khí máy tàu thuỷ; 12 cơ sở doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ ngành dừa; 279 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại; 82 cơ sở cơ khí sửa chữa máy nổ, máy cày. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí năm 2012 khoảng đạt 185 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,77% so với toàn ngành công nghiệp.

+ Linh vực xuất khẩu trái cây: toàn tỉnh có 06 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh trái cây; 05 cơ sở thu mua, đóng gói xuất khẩu trái cây tươi với quy mô lớn, trong đó có 01 cơ sở đầu tư nhà máy xử lý, bảo quản, đóng gói bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP. Thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Campuchia, một số ít được xuất khẩu sang các nước EU, Mỹ.

+ Mía đường: Bến Tre có 01 nhà máy sản xuất, kinh doanh mía đường với công suất 100.000 tấn mía cây/năm, sản xuất khoảng 25.000 tấn đường cát trắng tiêu thụ cho thị trường trong nước.

+ Lúa gạo: sản lượng lúa trên 360.000 tấn/năm, chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong tỉnh, một ít được xay xát xuất khẩu. Hiện nay, có 03 doanh nghiệp xuất khẩu uỷ thác gạo, phần lớn lượng gạo xuất khẩu mua từ các tỉnh lân cận như: Tiền Giang, Vinh Long, Đồng Tháp…

2.2. Đánh giá hiện trạng về năng suất, chất lượng của tỉnh* Kết quả đạt được:Trong thời gian qua, để triển khai hoạt động năng suất, chất lượng, Ủy ban

nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1764/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2004 phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bến Tre nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2004 – 2005”, Quyết định số 1094/QĐ-UBND ngày 12

4

Page 5: i. giới thiệu chung về dự án

tháng 6 năm 2008 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và Hội nhập tỉnh Bến Tre giai đoạn 2008 - 2010 và đến 2015, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đã đạt một số kết quả như sau.

- Doanh nghiệp được tư vấn, hỗ trợ tiếp cận công nghệ, đổi mới công nghệ: Đã tổ chức 8 lớp tập huấn cho 320 lượt chủ doanh nghiệp về đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ 54 lượt doanh nghiệp được tham gia các chợ thiết bị công nghệ, kết quả có 4 sản phẩm đạt được cúp, huy chương vàng và 12 doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ tặng bằng khen. Hỗ trợ cho 37 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Dự án “Hỗ trợ công nghệ sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng” tại các cơ sở sản xuất kẹo dừa Thiên Long, thạch dừa Minh Châu, đã tiết kiệm 22% - 26,8% năng lượng và 56% - 80% chi phí sản xuất so với chi phí cố định; dự án sản xuất thức ăn tôm, cá từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương theo quy mô công nghiệp công suất 500 kg/giờ có chi phí mua sắm và lắp đặt bằng 40% dây chuyền cùng loại nhập từ Trung Quốc; Dự án thuần dưỡng tôm sú bố mẹ tạo đàn tôm sú giống sạch bệnh; Đề tài nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ bảo quản quả dừa tươi uống nước phục vụ cho xuất khẩu.

- Doanh nghiệp được tư vấn hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng: Đã tổ chức 12 lớp tập huấn, 2 hội thảo cho 823 lượt doanh nghiệp trong tỉnh về tiêu chuẩn hóa và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; các công cụ quản lý chất lượng; giải thưởng chất lượng Quốc gia. Kết quả đã hỗ trợ cho 4 lượt doanh nghiệp tham gia đạt giải thưởng chất lượng Quốc gia, 39 lượt doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, các công cụ quản lý (ISO, GMP, HACCP, …) và các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng. Có 951 tiêu chuẩn được doanh nghiệp xây dựng và áp dụng cho sản phẩm hàng hóa (trong đó có 191 tiêu chuẩn được doanh nghiệp công bố áp dụng tiêu chuẩn TCN, TCVN và 760 tiêu chuẩn được doanh nghiệp tự xây dựng, áp dụng và công bố tiêu chuẩn cơ sở).

- Doanh nghiệp được hỗ trợ xác lập quyền nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu: Đã tổ chức 9 lớp tập huấn cho 360 lượt doanh nghiệp về sở hữu công nghiệp. Hướng dẫn hỗ trợ xác lập quyền cho 1.750 nhãn hiệu, 25 kiểu dáng công nghiệp, 02 sáng chế/giải pháp hữu ích và 10 nhãn hiệu tập thể được cấp giấy chứng nhận, các doanh nghiệp đã khai thác tốt giá trị thương mại của nhãn hiệu như: kẹo dừa Thanh Long, kẹo dừa Bến Tre, kẹo dừa Vinh Tiến, bưởi Da xanh Ba Rô, hợp tác xã cây giống Cái Mơn, hợp tác xã nghêu Rạng Đông, Sầu riêng Chín Hóa…

- Phát triển sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: bột sữa dừa, nước cốt dừa, … thức ăn tôm, cá từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, trà bưởi, mứt bưởi, dừa tươi xuất khẩu, sản phẩm từ nước dừa (giấm, men vi sinh), phân bón (từ mụn dừa, vỏ ca cao), bầu cây tự phân hủy…

5

Page 6: i. giới thiệu chung về dự án

* Hạn chế tồn tại: Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, nhưng so với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động năng suất chất lượng của tỉnh vẫn còn những hạn chế, yếu kém:

- Khởi nguồn các doanh nghiệp của tỉnh phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, nhận thức về năng suất chất lượng và khả năng tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ còn hạn chế, trình độ quản lý trong các doanh nghiệp còn yếu; công nghệ sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, thiếu các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ còn thấp, chưa thật sự ổn định, nhiều sản phẩm chưa đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng thiếu hấp dẫn, đa số doanh nghiệp chưa làm tốt khâu nghiên cứu thị trường ... nên tính cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chưa cao.

- Việc hỗ trợ doanh nghiệp đã được các cấp, các ngành quan tâm, nhưng các hoạt động hỗ trợ còn thiếu tập trung, phân tán, thiếu các chương trình mang tính định hướng chung và sự phối hợp của các cấp các ngành chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả đạt được không cao. Từ những hạn chế, yếu kém nêu trên, đặc biệt khi Việt Nam nói chung, Bến Tre nói riêng đang trong quá trình hội nhập với kinh tế quốc tế thì vấn đề về năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ sẽ đóng vai trò rất lớn đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế. Do đó việc nâng cao năng suất và chất lượng cần được đẩy lên một nấc thang cao hơn, nên việc triển khai dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 - 2020” là rất cần thiết. 3. Định hướng phát triển về năng suất và chất lượng của tỉnh

- Định hướng chiến lược phát triển thị trường đối với sản phẩm hàng hóa thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh: + Xác định danh mục các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên. + Lập danh sách doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hóa thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên. + Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hóa thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên.

- Xác định yêu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh nhằm đáp ứng chiến lược phát triển thị trường:

+ Nâng cao năng suất và chất lượng theo hướng xây dựng áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ, mô hình cải tiến năng suất và chất lượng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.

6

Page 7: i. giới thiệu chung về dự án

+ Khẳng định vai trò của yếu tố năng suất và chất lượng, năng suất và chất lượng là một trong những yếu tố quyết định mang lại tăng trưởng và giá trị gia tăng đột biến, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa… III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

1. Mục tiêu chung - Xây dựng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, phát triển nguồn lực cho các doanh nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh. - Tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các sản phẩm hàng hóa thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Thúc đẩy và hỗ trợ việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.

- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, trong đó ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể2.1. Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hóa thuộc ngành công

nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh xây dựng và thực hiện các dự án nâng cao năng suất và chất lượng gồm các nội dung: áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy; áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ, mô hình cải tiến năng suất và chất lượng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất...

- Giai đoạn 2013 – 2015: + Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng, chứng nhận 30 sản phẩm phù hợp với tiêu

chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

+ Hỗ trợ 05 lượt doanh nghiệp áp dụng công cụ, mô hình cải tiến năng suất chất lượng: 5S, Kaizen, TPM, TQM, Six Sigma ...

+ Hỗ trợ 10 lượt doanh nghiệp tham gia xây dựng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 22000, HACCP, GMP, OHSAS 18001, SA 8000,...

+ Hỗ trợ 4 doanh nghiệp tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. + Hỗ trợ 10 doanh nghiệp tham gia đổi mới công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất…

+ Hỗ trợ 15 doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong và ngoài nước; kiểu dáng công nghiệp, sáng chế; 02 đơn vị (tổ chức tập thể) có sản

7

Page 8: i. giới thiệu chung về dự án

xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản nổi tiếng gắn với địa danh của địa phương được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể hoặc xây dựng chỉ dẫn địa lý.

- Giai đoạn 2016 – 2020: + Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng và chứng nhận 50 sản phẩm phù hợp với

tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

+ Hỗ trợ 15 doanh nghiệp áp dụng công cụ, mô hình cải tiến năng suất và chất lượng: 5S, Kaizen, TPM, TQM, Six Sigma ...

+ Hỗ trợ 15 doanh nghiệp tham gia xây dựng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 22000, HACCP, GMP, OHSAS 18001,SA 8000,...

+ Hỗ trợ 5 doanh nghiệp tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.+ Hỗ trợ 15 doanh nghiệp tham gia đổi mới công nghệ.+ Hỗ trợ 15 doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (bảo hộ

trong và ngoài nước); kiểu dáng công nghiệp, sáng chế; 03 đơn vị (tổ chức tập thể) có sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản nổi tiếng gắn với địa danh của địa phương đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể hoặc xây dựng chỉ dẫn địa lý.

2.2. Xây dựng, nâng cấp và nâng cao năng lực phòng thử nghiệm phục vụ cho công tác đánh giá sự phù hợp sản phẩm.

- Giai đoạn 2013 – 2015: Đầu tư nâng cấp 01 phòng thử nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC-17025 và được chỉ định tham gia hoạt động thử nghiệm về đo lường, thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh.

- Giai đoạn 2016 – 2020: Đầu tư nâng cấp 01 phòng thử nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC-17025 thực hiện thử nghiệm sản phẩm hàng hóa thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh và được chỉ định tham gia hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2 phục vụ quản lý nhà nước trên toàn tỉnh.

2.3. Đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất chất lượng, tổ chức cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về năng suất chất lượng.

- Tổ chức 8 lớp (2 lớp/năm) tập huấn cho doanh nghiệp, các sở ngành, huyện/thành phố nội dung phương pháp luận về năng suất, đo lường và cải tiến năng suất; phương pháp xác định các công cụ cải tiến, xây dựng và áp dụng các công cụ nâng cao năng suất và chất lượng.

- Đào tạo 10 cán bộ thuộc các Sở, ngành, huyện/thành phố trở thành chuyên gia năng suất chất lượng để làm công tác tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp triển khai thực hiện năng suất chất lượng và làm nồng cốt trong phong trào năng suất chất lượng của tỉnh.

- Tổ chức thực hành về năng suất chất lượng tại doanh nghiệp cho 10 chuyên gia năng suất chất lượng đã được đào tạo và triển khai thí điểm việc tư vấn tại 2 doanh nghiệp.

8

Page 9: i. giới thiệu chung về dự án

IV. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN.1. Nhiệm vụ 1: Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng trên địa bàn tỉnh

1.1.Nội dung:1.1.1. Thông tin tuyên truyền về năng suất và chất lượng.- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng, kết

quả hoạt động về năng suất và chất lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các kênh thông tin như Đài phát thanh truyền hình, Báo Đồng Khởi, trang website của Sở Khoa học và Công nghệ, bản tin TBT, chuyên mục hoạt động khoa học công nghệ trên đài phát thanh truyền hình;

- Phát động “Tháng năng suất và chất lượng trong doanh nghiệp” tạo thành phong trào thi đua về năng suất và chất lượng của tỉnh nhân kỷ niệm Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14 tháng 10 hàng năm;

- Xây dựng bản tin TBT phục vụ doanh nghiệp về các cảnh báo về hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng tháng;

1.1.2. Đào tạo đội ngũ chuyên gia về năng suất và chất lượng:* Đào tạo kiến thức cơ bản về năng suất và chất lượng: - Phổ biến các công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản;- Phương pháp luận về năng suất, đo lường và cải tiến năng suất; phương

pháp xác định các công cụ cải tiến;- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng suất;- Xây dựng và áp dụng các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tại

doanh nghiệp;- Kỹ năng công tác tuyên truyền viên; - Kỹ năng tư vấn, triển khai năng suất và chất lượng.* Triển khai thực hành cho chuyên gia tư vấn về năng suất và chất lượng

tại doanh nghiệp:- Các công cụ cải tiến năng suất chất lượng nâng cao;- Hướng dẫn xây dựng và áp dụng mô hình điểm về năng suất và chất

lượng tại doanh nghiệp.1.2.Đơn vị thực hiện.- Chủ trì: Sở KHCN, Doanh nghiệp.- Phối hợp: Các Sở, ban, ngành, doanh nghiệp và huyện/ thành phố có liên

quan.2.Nhiệm vụ 2: Đầu tư, xây dựng tăng cường năng lực đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm hàng hóa thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh.

2.1. Nội dung.- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn lực cho các phòng thử

nghiệm về đo lường và chất lượng phục vụ sản xuất sản phẩm hàng hóa công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh và được chỉ định tham gia hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2 phục vụ quản lý nhà nước trên toàn tỉnh;

9

Page 10: i. giới thiệu chung về dự án

- Hỗ trợ sửa chữa nâng cấp 2 phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC17025 để thực hiện nhiệm vụ thử nghiệm về đo lường, thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh và sản phẩm hàng hóa nhóm 2;

2.2. Đơn vị thực hiện.- Chủ trì: Sở KHCN.- Phối hợp: Các Sở, ngành, doanh nghiệp có phòng thử nghiệm được đầu

tư, tăng cường.3. Nhiệm vụ 3: Xây dựng và thực hiện dự án nâng cao năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp. 3.1. Nội dung.

- Tổ chức hội thảo, hội nghị giới thiệu nội dung, chính sách của dự án và tuyên truyền nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng cho các doanh nghiệp.

- Khảo sát doanh nghiệp thuộc danh mục các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên để phân tích, đánh giá hiện trạng năng suất lao động, trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp. Từ đó xác định nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại về năng suất, chất lượng để xây dựng dự án hỗ trợ phù hợp như: Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới thiết bị công nghệ, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất, áp dụng sản xuất sạch hơn để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động; Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, áp dụng và công bố tiêu chuẩn; chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.

Tùy theo điều kiện doanh nghiệp, có thể lựa chọn áp dụng một trong các công cụ, mô hình cải tiến năng suất và chất lượng như sau: 5S, Kaizen, Nhóm chất lượng QCC, kỹ thuật thống kê SPC, Chỉ số đánh giá hoạt động chính KPI, Kỹ thuật công nghiệp IE, Ngăn ngừa sai lỗi, Chi phí chất lượng CoQ, Duy trì năng suất toàn diện TPM, Mô hình sản xuất tinh gọn và giảm thiểu khuyết tật Lean Six Sigma, Mô hình thẻ cân bằng điểm Balaned Scorecard, Mô hình quản lý chất lượng toàn diện TQM, ...

Do nhu cầu của các thị trường tiêu thụ của từng loại sản phẩm, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng như sau: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 cho các ngành sản xuất và dịch vụ; Hệ thống quản lý chất lượng ISO/IEC 17025 cho các phòng thử nghiệm; Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, HACCP, GMP; Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001; Hệ thống quản lý rủi ro ISO 31000; Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001, Hệ thống trách nhiệm xã hội ISO 26000/SA 8000,...

- Đối với doanh nghiệp tham gia dự án phải cam kết đảm bảo nguồn lực kinh phí đối ứng, con người, thời gian… và phối hợp chặt chẽ với tổ chức tư vấn để triển khai đầy đủ và hiệu quả nội dung đã được phê duyệt.

10

Page 11: i. giới thiệu chung về dự án

- Thành lập mạng lưới chuyên gia tư vấn về năng suất chất lượng trên địa bàn tỉnh.

3.2. Đơn vị thực hiện.- Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ, Doanh nghiệp.- Phối hợp: Các Sở, ban, ngành, doanh nghiệp, các tổ chức tư vấn liên quan.4. Nhiệm vụ 4: Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hội, hiệp hội ứng dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ.4.1. Nội dung. - Triển khai văn bản quy phạm pháp luật: Luật Chuyển giao công nghệ, Luật

Sở hữu trí tuệ, các văn bản dưới Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

- Hỗ trợ sản xuất thử nghiệm (sản phẩm mới; nguyên liệu, phụ liệu thay thế hàng nhập khẩu) nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị mới tiên tiến trước khi ứng dụng vào sản xuất quy mô công nghiệp.

- Hỗ trợ đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ ... góp phần mở rộng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện các doanh nghiệp tham gia các phiên chợ, triển lãm thiết bị công nghệ cấp quốc gia và khu vực nhằm tiếp cận các thiết bị công nghệ mới và giới thiệu bình chọn sản phẩm, hàng hóa chất lượng cao, tạo dựng uy tín, thương hiệu hàng hóa của tỉnh.

- Hỗ trợ cung cấp thông tin để xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (bảo hộ trong và ngoài nước); kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, bảo hộ nhãn hiệu tập thể, xây dựng chỉ dẫn địa lý.

- Hỗ trợ khai thác và phát triển làng nghề có sản phẩm truyền thống mang tính đặc thù của tỉnh có tiềm năng xuất khẩu, các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây trồng mới.

4.2. Đơn vị thực hiện.- Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ, Doanh nghiệp.- Phối hợp: Các Sở, ban, ngành, doanh nghiệp liên quan.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Huy động nguồn vốn thực hiện dự án. 1.1. Hỗ trợ của ngân sách nhà nước.

- Chi cho hoạt động xây dựng, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và quy chuẩn kỹ thuật (QCKT), chi phổ biến áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế phục vụ xuất, nhập khẩu.

- Chi phí hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu phát triển công nghệ, sản xuất sản phẩm mới, đổi mới công nghệ.

- Chi phí hỗ trợ xác lập khai thác phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

11

Page 12: i. giới thiệu chung về dự án

- Chi thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông, trang thông tin điện tử (website); chi xây dựng cơ sở dữ liệu; chi xây dựng mô hình điểm nhằm quảng bá, tuyên truyền về năng suất, chất lượng; chi phổ biến, vận động xây dựng phong trào năng suất và chất lượng.

- Chi đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn, đánh giá về năng suất, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chi hội thảo cho các chuyên gia.

- Chi hướng dẫn, đánh giá áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tiên tiến cho các doanh nghiệp.

- Chi đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hoá chủ lực, đo lường năng suất của nền kinh tế, ngành kinh tế.

- Chi tăng cường năng lực đo lường, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá phục vụ quản lý nhà nước bao gồm: Chi mua sắm máy móc, trang thiết bị; chi thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài;

- Chi phục vụ công tác quản lý bao gồm: Chi xây dựng dự án, thẩm định, kiểm tra, nghiệm thu; chi công tác phí, hội nghị, hội thảo chuyên đề; chi hoạt động hợp tác quốc tế; chi hoạt động của Ban điều hành dự án; chi học tập mô hình năng suất và chất lượng trong nước; chi văn phòng phẩm, hội họp, sơ kết, tổng kết… 1.2 Nội dung chi hỗ trợ, hình thức và mức hỗ trợ: thực hiện theo Quy chế Quản lý và định mức hỗ trợ các nội dung thuộc Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 – 2020”. 1.3. Nguồn vốn của doanh nghiệp tham gia.

- Chi ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ.- Chi đầu tư, tăng cường năng lực đo lường, thử nghiệm phục vụ sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp.- Chi đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ quản lý trong doanh

nghiệp.- Chi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và công cụ cải tiến năng suất và

chất lượng tiên tiến tại doanh nghiệp;- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện hoạt động nâng cao năng

suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Kinh phí thực hiện các nội dung trên của doanh nghiệp sử dụng từ các nguồn kinh phí của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; kinh phí từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; kinh phí từ các nguồn tài trợ, viện trợ và các nguồn hợp pháp khác.2. Đào tạo nguồn nhân lực triển khai dự án.

- Xây dựng và đào tạo đội ngũ gồm 10 chuyên gia tư vấn về năng suất và chất lượng tại địa phương để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án năng suất và chất lượng.

12

Page 13: i. giới thiệu chung về dự án

- Xây dựng một mạng lưới tuyên truyền viên về năng suất và chất lượng của tỉnh (huyện, thành phố và doanh nghiệp).

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đáp ứng yêu cầu phát trển kinh tế xã hội và làm nồng cốt trong việc triển khai phong trào năng suất chất lượng của tỉnh. 3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về năng suất chất lượng. Hoạt động tuyên truyền thực hiện thông qua các hình thức chủ yếu:

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo để phổ biến và quảng bá việc triển khai phong trào năng suất chất lượng của tỉnh.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanh, truyền hình, báo Đồng Khởi và các phương tiện truyền thông khác.

- Trưng bày các khẩu hiệu, pano, áp phích, ... tại các khu vực, địa điểm có khả năng thu hút được nhiều sự chú ý của cộng đồng doanh nghiệp, xã hội.VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.1. Thành lập Ban điều hành dự án.

Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban điều hành dự án do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm trưởng ban, đại diện lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan làm ủy viên. 2. Trách nhiệm của các Sở, ngành, UBND các huyện/thành phố trong việc triển khai thực hiện dự án.

2.1. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan.

+ Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, theo dõi tình hình thực hiện dự án và phối hợp với Sở Tài chính, các ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các chính sách, biện pháp cần thiết, điều chỉnh nội dung để thực hiện dự án có hiệu quả.

+ Tổ chức phổ biến nội dung, chính sách hỗ trợ của dự án cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong toàn tỉnh.

+ Xem xét, thẩm định việc đầu tư, trang bị, xây dựng phòng thử nghiệm của tỉnh đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế của tỉnh.

+ Hàng năm xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí triển khai dự án và kinh phí hoạt động của Ban điều hành dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Tham mưu việc thành lập Hội đồng xét tuyển, nghiệm thu các dự án và trình cấp có thẩm quyền Quyết định.

+ Chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện dự án; báo cáo đột xuất và định kỳ hàng năm về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ theo dõi, chỉ đạo.

2.2. Sở Công Thương: Chủ trì, xác định danh sách doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hóa thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của tỉnh để xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết, liên doanh tạo lập và mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, vận động doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp tham gia dự án.

13

Page 14: i. giới thiệu chung về dự án

2.3. Sở Tài chính: Xem xét thẩm định, phân bổ kinh phí theo kế hoạch để thực hiện dự án.

2.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao năng suất và chất lượng, phát triển sản phẩm, hàng hóa nông - thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hỗ trợ doanh nghiệp, trang trại, cơ sở sản xuất thực hiện tiêu chuẩn hóa sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý và công cụ quản lý chất lượng phù hợp. Xây dựng và triển khai dự án đầu tư phòng thử nghiệm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa.

2.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh cấp địa phương, để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Hỗ trợ các Sở, ngành trong việc triển khai các dự án đầu tư, nâng cấp phòng thử nghiệm.

2.6. Ban quản lý các khu công nghiệp: Tuyên truyền về nội dung và chính sách hỗ trợ của dự án. Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong việc vận động doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp tham gia dự án.

2.7. Các cơ quan thông tin truyền thông phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền về năng suất chất lượng bao gồm các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia dự án, kết quả lợi ích của việc thực hiện dự án, góp phần tạo dựng và hình thành phong trào năng suất chất lượng trong tỉnh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

2.8. Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố căn cứ tình hình cụ thể của từng địa phương, chỉ đạo các cơ quan chức năng đề xuất vận động lựa chọn doanh nghiệp tham gia dự án. 3. Trách nhiệm của các Tổ chức tư vấn.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để thực hiện việc tư vấn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất chất lượng,… cam kết cử các chuyên gia tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện khảo sát, đào tạo và tư vấn có hiệu quả cho các doanh nghiệp.

- Thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính, thanh quyết toán theo đúng quy định của nhà nước. 4. Trách nhiệm của các Doanh nghiệp tham gia dự án.

Cam kết đảm bảo nguồn lực để thực hiện đúng các nội dung của dự án theo kế hoạch được duyệt. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình, tiến độ, kinh phí, những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện các nội dung dự án tại doanh nghiệp và đề xuất cho Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) xem xét, phối hợp giải quyết.

14

Page 15: i. giới thiệu chung về dự án

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Tổng kinh phí thực hiện dự án là: 68.793.402.000 đồng

Trong đó: - Vốn sự nghiệp KHCN: 18.878.402.000 đồng

- Vốn từ ngân sách (để nâng cấp phòng thử nghiệm): 10.000.000.000đồng- Vốn khác (Doanh nghiệp, tín dụng…): 39.915.000.000 đồng

2. Phân kỳ kinh phí2.1 Vốn sự nhiệp KHCN: - Năm 2013 : 794.720.000 đồng- Năm 2014 : 2.744.828.000 đồng- Năm 2015 : 3.004.828.000 đồng- Giai đoạn 2016-2020: 12.334.027.000 đồng.2.2 Vốn từ ngân sách:

- Giai đoạn 2013-2015: 5.000.000.000đồng- Giai đoạn 2016-2020: 5.000.000.000đồng

VIII. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN1. Kết quả của dự án

Kết quả đạt được của dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 – 2020”sẽ đóng góp vào kết quả thực hiện mục tiêu của Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” và phát triển kinh tế của Bến Tre với các nội dung cụ thể sau:

- Hình thành phong trào năng suất chất lượng trong toàn tỉnh.- Nâng cao được nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc

áp dụng tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng, giải thưởng chất lượng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

- Tăng tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh hàng năm.

2. Hiệu quả của dự án- Hiệu quả về kinh tế: thông qua việc áp dụng các hệ thống quản lý chất

lượng, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng, đổi mới thiết bị công nghệ sẽ làm nền tảng cho phong trào tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tạo dựng và thúc đẩy được phong trào năng suất chất lượng trong tỉnh, góp phần tăng tổng giá trị sản phẩm (GDP), tạo điều kiện ổn định đời sống và môi trường làm việc.

- Hiệu quả về xã hội: thông qua việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng giúp doanh nghiệp kiểm soát

15

Page 16: i. giới thiệu chung về dự án

được chất lượng sản phẩm, tạo được sự tin cậy của khách hàng, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

- Hiệu quả về tổ chức, quản lý: thông qua việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng giúp nâng cao được nhận thức, trình độ quản lý của nhiều doanh nghiệp, giúp nhân viên tự quản lý, kiểm soát công việc, thúc đẩy tính sáng tạo, tăng tính lãnh đạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tạo cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

Bến Tre, ngày 27 tháng 9 năm 2013

Cơ quan chủ trì dự án

16