i b · 2018-11-06 · từng quốc gia, từng dn và từng người dân, mở ra nhiều cơ...

12
1 hoav BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 05/11) VN - Index 925,53 0,07% HNX - Index 105,54 0,20% D.JONES CK Mỹ 25.461,70 0,76% STOXX CK C.Âu 3.217,37 0,09% CSI 300 CK TQ 3.262,84 0,83% Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 06/11) SJC Ng.đ/L 36.550 0,16% Quốc tế USD/Oz 1229.80 0,09% Tgiá USD/VND BQ LNH 22.725 0,01% EUR/USD 1,1411 0,14% Du WTI USD/th 62,97 0,17% 6 Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của 7 ngân hàng lớn đều trong xu hướng tăng rõ rệt. Mặc dù nợ xấu tăng cả về lượng lẫn "chất" nhưng 9 th /2018, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên lợi nhuận thuần của nhiều ngân hàng lớn vẫn giảm so với cùng kỳ 2017. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng thì xu hướng xấu đi là rõ rệt, nhưng câu chuyện ở từng ngân hàng là khác nhau. Nợ xấu ngày càng xấu hàm chứa câu chuyện riêng của từng ngân hàng, nhưng cũng chứa câu chuyện chung: các ngân hàng đang ngày càng tập trung vào hoạt động bán lẻ - hoạt động đem về lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro cũng lớn hơn. Tin nổi bật Chuyển động ở các ngân hàng lớn: Nợ xấu ngày càng xấu Lãi suất khó giảm KBNN chỉ huy động được gần 5.400 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ tháng 10 Thủ tướng: Khó phát triển nếu không hội nhập và liên kết Ngân sách hụt hơi Trung Quốc hướng tới mục tiêu kim ngạch nhập khẩu đạt 40.000 tỷ USD ThBa, ngày 06/11/2018 BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Upload: others

Post on 01-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: i b · 2018-11-06 · từng quốc gia, từng DN và từng người dân, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cũng như các thách thức mới đan xen nhau. Tuy nhiên, tranh

1

hoav

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 05/11)

VN - Index 925,53 0,07%

HNX - Index 105,54 0,20%

D.JONES CK Mỹ 25.461,70 0,76%

STOXX CK C.Âu 3.217,37 0,09%

CSI 300 CK TQ 3.262,84 0,83%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 06/11)

SJC Ng.đ/L 36.550 0,16%

Quốc tế USD/Oz 1229.80 0,09%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 22.725 0,01%

EUR/USD 1,1411 0,14%

Dầu

WTI USD/th 62,97 0,17%

6

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và tỷ trọng nợ xấu

nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của 7

ngân hàng lớn đều trong xu hướng tăng rõ

rệt. Mặc dù nợ xấu tăng cả về lượng lẫn

"chất" nhưng 9th/2018, tỷ lệ trích lập dự

phòng rủi ro tín dụng trên lợi nhuận thuần

của nhiều ngân hàng lớn vẫn giảm so với

cùng kỳ 2017. Tuy nhiên, nhìn nhận một

cách công bằng thì xu hướng xấu đi là rõ rệt,

nhưng câu chuyện ở từng ngân hàng là khác

nhau. Nợ xấu ngày càng xấu hàm chứa câu

chuyện riêng của từng ngân hàng, nhưng

cũng chứa câu chuyện chung: các ngân

hàng đang ngày càng tập trung vào hoạt

động bán lẻ - hoạt động đem về lợi nhuận

cao hơn nhưng rủi ro cũng lớn hơn.

Tin nổi bật

Chuyển động ở các ngân hàng lớn: Nợ xấu

ngày càng xấu

Lãi suất khó giảm

KBNN chỉ huy động được gần 5.400 tỷ đồng

trái phiếu Chính phủ tháng 10

Thủ tướng: Khó phát triển nếu không hội

nhập và liên kết

Ngân sách hụt hơi

Trung Quốc hướng tới mục tiêu kim ngạch

nhập khẩu đạt 40.000 tỷ USD

Thứ Ba, ngày 06/11/2018

BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Page 2: i b · 2018-11-06 · từng quốc gia, từng DN và từng người dân, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cũng như các thách thức mới đan xen nhau. Tuy nhiên, tranh

2

Chuyển động ở các ngân hàng

lớn: Nợ xấu ngày càng xấu

Báo cáo tài chính hợp nhất Q.III/2018 của 7 NH lớn (Vietcombank,

VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, VPBank và Techcombank) cho thấy một

xu hướng rõ rệt: tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng và nợ xấu ngày càng xấu.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất

vốn) của 7 NH lớn đều trong xu hướng tăng rõ rệt. Mặc dù nợ xấu tăng

cả về lượng lẫn "chất" nhưng 9th/2018, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín

dụng trên lợi nhuận thuần của nhiều NH lớn vẫn giảm so với cùng kỳ

2017. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến lợi nhuận trước thuế 9th của

nhiều NH tăng mạnh, bất chấp nợ xấu có chiều hướng xấu đi. Tuy

nhiên, nhìn nhận một cách công bằng thì xu hướng xấu đi là rõ rệt,

nhưng câu chuyện ở từng NH là khác nhau. Có NH mặc dù tỷ lệ nợ xấu

và tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 tăng mạnh nhưng tình hình tài chính vẫn rất

lành mạnh; có NH tỷ lệ trích lập dự phòng giảm dù nợ xấu tăng là do

cùng kỳ đã trích lập nhiều, hoặc do lợi nhuận thuần tạo ra thêm từ việc

chấp nhận rủi ro cao hơn chi phí dự phòng rủi ro. Nợ xấu ngày càng xấu

hàm chứa câu chuyện riêng của từng NH, nhưng cũng chứa câu

chuyện chung: các NH đang ngày càng tập trung vào hoạt động bán lẻ -

hoạt động đem về lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro cũng lớn hơn.

Lãi suất khó giảm Bộ phận phân tích SSI Retail Research thuộc Công ty CK Sài Gòn SSI

vừa công bố báo cáo thị trường tiền tệ tháng 10. Các chuyên gia cho

biết, LS VND trên thị trường LNH sau một thời gian tương đối bình ổn

thì tăng mạnh lên >4,5% ở tất cả các kỳ hạn. Trong đó, LS qua đêm

tăng mạnh nhất, đạt đỉnh 4,533%/năm, 193 điểm cơ bản (bps) so với

cuối tháng 9 và gần sát LS OMO hiện tại là 4,75% trước khi hạ nhiệt về

4,4% vào ngày cuối tháng. Trong bối cảnh đó, sự ổn định của LS USD

khiến cho chênh lệch LS giữa USD và VND tiếp tục được dãn rộng lên

mức 2,37%, hỗ trợ phần nào cho sự ổn định tỷ giá. LS thị trường 1 cũng

đã điều chỉnh tăng rõ rệt ở các kỳ hạn ngắn 1-3 tháng tại các NH quốc

doanh và kỳ hạn dài 12-13 tháng tại các NHTM CP lớn. Đáp ứng nhu

cầu thanh khoản cao của hệ thống NH, NHNN cho vay OMO lên tới

44.544 tỷ đồng – mức cao nhất trong tháng từ đầu năm 2018 đến nay

Tài chính – Ngân hàng

Page 3: i b · 2018-11-06 · từng quốc gia, từng DN và từng người dân, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cũng như các thách thức mới đan xen nhau. Tuy nhiên, tranh

3

và tập trung vào tuần cuối của tháng 10. Về tín phiếu, chỉ có 15.170 tỷ

đồng được phát hành trong khi có tới 62.691 tỷ đồng đáo hạn. Tính

chung cả tháng, NHNN đã bơm ròng 92.065 tỷ đồng, trong đó thông

qua kênh mua kỳ hạn là 44.544 tỷ đồng. SSI Retail Research cũng cho

biết, lần đầu tiên kể từ tháng 2/2018, khối lượng OMO lưu hành đã vượt

khối lượng tín phiếu, đánh dấu sự trở lại của thời kỳ bơm tiền sau một

thời gian dài NHNN hút tiền thông qua phát hành tín phiếu khối lượng

lớn. Các chuyên gia nhận định, mùa cao điểm cuối năm cộng hưởng với

nhu cầu bảo vệ đồng VND trong bối cảnh CNY tiếp tục mất giá nên xu

hướng LS VND trong những tháng tới sẽ khó giảm.

Lãi suất huy động ổn định, tỷ giá

USD giảm nhẹ

Theo TCWealth (29/10-02/11/2018) của TechcomSecurities, tuần qua, LS

tiền gửi ổn định trên phần lớn các NH, trừ Techcombank 0,1% - 0,2%

các kỳ hạn từ 1 - 24 tháng. Tỷ giá USD 0,06% trong tuần qua, chỉ số

Dollar Index (DXY) đo lường sức mạnh USD 0,75% vào phiên 01/11,

mức cao nhất trong 16th trước số liệu ISM PMI SX đáng thất vọng do

thuế quan từ chiến tranh thương mại làm tăng chi phí nguyên liệu đầu

vào. EUR 0,2% khi khẩu vị rủi ro của NĐT Châu Âu chuyển hướng

sang Risk on - xu hướng đổ tiền vào các tài sản rủi ro cao. GBP 1,3%

sau khi Bank of England cho biết nền KT có thể bắt đầu tăng nóng hơn

so với dự báo nhờ tăng trưởng lương được cải thiện cộng với chi phí nội

địa thúc đẩy. JPY giảm giá mạnh, tuy nhiên vẫn chưa thấy được xu

hướng rõ ràng. Tuần qua, giá vàng trong nước 0,03% ở chiều mua

vào và 0,03% ở chiều bán ra. Torng khi đó, giá vàng thế giới gần như

không thay đổi. Xu hướng giá của vàng chưa rõ ràng, chủ yếu phụ

thuộc vào sức ảnh hưởng cảu tỷ giá USD cũng như diễn biến TTCK

toàn cầu. Giá trị trú ẩn của vàng trở nên kém hấp dẫn khi TTCK toàn

thế giới phụ chồi vào các phiên giữa tuần. Tuy nhiên, khi chỉ số đo

lường sức mạnh USD 0,75% vào phiên cuối tuần, giá vàng tăng trở lại

và vượt mốc cuối tuần trước. Tuần qua, lợi suất TPCP giảm ở kỳ hạn từ

3-7 năm sau khi tăng ở các phiên đầu tuần do cầu mua vào các kỳ hạn

này tốt hơn. Ngược lại, do giao dịch ít ỏi, lợi suất của TPCP dài hạn

được điều chỉnh 0,05% - 0.1%. Xu hướng thị trường được nhận định

chưa rõ ràng trong thời gian tới khi các yếu tố ảnh hưởng như tỷ giá,

MM rate... còn biến động.

Page 4: i b · 2018-11-06 · từng quốc gia, từng DN và từng người dân, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cũng như các thách thức mới đan xen nhau. Tuy nhiên, tranh

4

KBNN chỉ huy động được gần

5.400 tỷ đồng trái phiếu Chính

phủ tháng 10

Tháng 10/2018, SGD CK Hà Nội đã tổ chức 26 phiên đấu thầu, huy

động được tổng cộng 8.306 tỷ đồng trái phiếu, 60% so với tháng

9/2018. Trong đó, KBNN huy động được 5.366 tỷ đồng và NH Chính

sách Xã hội huy động được 2.940 tỷ đồng. Tỷ lệ giá trị trúng thầu so với

giá trị gọi thầu tháng 10 đạt 30,5%. Khối lượng đặt thầu của tháng 10

gấp 1,82 lần khối lượng gọi thầu. LS trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 5

năm nằm trong khoảng 4,02-5,05%/năm, 10 năm trong khoảng 4,85-

4,95%/năm, 15 năm trong khoảng 5,00-6,00%/năm. So với tháng

9/2018, LS trúng thầu của trái phiếu KBNN tăng trên các kỳ hạn: 10

năm (0,15%/năm), 15 năm (0,13%/năm). Trên thị trường TPCP thứ

cấp tháng 10/2018, tổng khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức

giao dịch thông thường (outright) đạt hơn 506 triệu trái phiếu, tương

đương với giá trị giao dịch đạt hơn 55.700 tỷ đồng, 19,1% về giá trị so

với tháng 9/2018. Tổng khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức

giao dịch mua bán lại (repos) đạt hơn 893 triệu trái phiếu, tương đương

với giá trị giao dịch đạt hơn 89.300 tỷ đồng, 9% về giá trị so với tháng

9/2018. Giá trị giao dịch mua outright của NĐTNN đạt hơn 1.300 tỷ

đồng, giá trị giao dịch bán outright của NĐTNN đạt hơn 1.900 tỷ đồng.

Giá trị giao dịch bán repo của NĐTNN đạt 149 tỷ đồng, không có giao

dịch mua repo của NĐTNN.

Page 5: i b · 2018-11-06 · từng quốc gia, từng DN và từng người dân, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cũng như các thách thức mới đan xen nhau. Tuy nhiên, tranh

5

Thủ tướng: Khó phát triển nếu

không hội nhập và liên kết

Tại lễ khai mạc Hội chợ NK quốc tế TQ lần thứ nhất (CIIE 2018), Thủ

tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện

nay, một quốc gia khó có thể tự mình phát triển, nếu không mở cửa hội

nhập, liên kết để cùng nhau tạo nên những “ngọn núi cao”, những

“cánh rừng lớn” của phát triển. Thủ tướng đánh giá cao việc tổ chức Hội

chợ thể hiện tư duy hợp tác cùng thắng, cùng có lợi, thúc đẩy hợp tác

KT, thương mại và tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng KT

của KV và toàn cầu. Hiện nay, KT thế giới tiếp tục duy trì đà phục hồi,

tăng trưởng, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 lan tỏa mạnh mẽ tới

từng quốc gia, từng DN và từng người dân, mở ra nhiều cơ hội hợp tác

cũng như các thách thức mới đan xen nhau. Tuy nhiên, tranh chấp

thương mại đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi các bên cần đối thoại, tăng

cường lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, hợp tác bình đẳng. VN luôn

coi trọng đoàn kết, phát triển quan hệ hợp tác, ổn định, mong muốn

cùng TQ thúc đẩy KT, thương mại phát triển bền vững, cùng có lợi.

“Chúng tôi ủng hộ hệ thống thương mại đa phương mở, công bằng,

minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ với WTO là nền tảng; ủng hộ tự

do hóa thương mại và đầu tư; tạo môi trường KD thuận lợi; đóng góp

tích cực cho hòa bình, hợp tác và phát triển”…

Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội khi

tham gia CPTPP

Trước hết, đó là cơ hội mở rộng thương mại đầu tư với 3 thị trường mới

đầy tiềm năng ở châu Mỹ. Cơ hội nâng cấp và làm sâu sắc thêm mối

liên hệ cộng hưởng với 7 thị trường còn lại, trong đó có nhiều đối tác

chiến lược quan trọng của chúng ta. Đây là cơ hội tăng lợi nhuận cho

DN, có thêm việc làm cho người lao động, cơ hội thúc đẩy tăng trưởng

KT và nâng cao đời sống nhân dân. “Đây cũng là cơ hội đa phương hóa

các quan hệ KT quốc tế, đưa nền KT nước ta thoát khỏi tình trạng phụ

thuộc quá lớn của một vài thị trường, bảo đảm sự phát triển tự chủ và

bền vững. Trong bối cảnh KT thế giới nhiều bất ổn, xung đột và chiến

tranh thương mại leo thang thì những cơ hội này càng quý giá”. Các đại

biểu cũng thống nhất cho rằng, chúng ta kỳ vọng nhiều vào cơ hội hoàn

thiện thể chế từ hiệp định này, các cam kết tiêu chuẩn cao của nền

Kinh tế Việt Nam

Page 6: i b · 2018-11-06 · từng quốc gia, từng DN và từng người dân, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cũng như các thách thức mới đan xen nhau. Tuy nhiên, tranh

6

thương mại hiện đại là động lực và áp lực đẩy nhanh tiến trình cải cách

hoàn thiện thể chế KT thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh và

thúc đẩy cạnh tranh. Bên cạnh đó, chúng ta trông đợi những tác động

đáng kể về XH và phát triển bền vững mà hiệp định hứa hẹn mang lại.

Việc thực hiện các yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn lao động, môi trường

phòng, chống tham nhũng và minh bạch hóa. Tuy nhiên, theo đại biểu,

tất cả mới chỉ là cơ hội và vì kỳ vọng nhiều vào các cơ hội nên chúng ta

không thể không lo lắng về nguy cơ các cơ hội này có thể không trở

thành hiện thực. Bài học từ việc thực thi 10 FTA đang có đã cho thấy

rất rõ điều này. Các FTA hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội nhưng phần lợi

ích thực sự đạt được còn khiêm tốn. Riêng lợi ích từ ưu đãi thuế quan

trung bình chỉ tận dụng chưa đầy 40% và chủ yếu thuộc về FDI, hơn

60% còn lại vì nhiều lý do khác nhau đã tuột khỏi DN VN.

Ngân sách hụt hơi

Theo báo cáo gửi đến đại biểu Quốc hội vào giữa tháng 10 của Kiểm

toán Nhà nước, trong nhóm nguồn thu không đạt dự toán, KV KT ngoài

quốc doanh 2,2 % (4.885 tỷ đồng). Sẽ rất dễ dàng hơn nếu chấp nhận

lời phản biện của nhiều đại biểu Quốc hội, vì chúng ta đã đặt ra mục

tiêu thu ngân sách quá sức của nền KT, dẫn đến hệ lụy tất yếu là hụt

thu. Đặc biệt, lời phản biện thẳng đó lại không đi kèm với vị thuốc đắng

hơn: chi nhiều thì chẳng thể giảm thu. Bức tranh về khối DNTN ảm đạm

không chỉ bởi nguyên nhân đó. Tổng số nợ thuế tính đến hết tháng 9 là

82.961 tỷ đồng, trong đó 42,1% không có khả năng thu hồi. Không thể

đổ lỗi hoàn toàn cho những người nộp thuế bởi chính Bộ trưởng Tài

chính đã phải thừa nhận, số nợ đọng do người nợ thuế đã chết, mất

tích; DN không còn tại địa chỉ đăng ký KD; tiền chậm nộp phạt... Thực

tế này có thể lý giải qua xu hướng giải thể, ngừng hoạt động hàng loạt

của DN, 32,1% trong 9th/2018; riêng Q.III/2018, mức này 49% so

với cùng kỳ. Nước xa chẳng thể cứu được lửa gần, những kỳ vọng đặt

lên vai nhóm startup, cùng với rất nhiều nguồn lực dự định dồn vào

nhóm DN này xem ra cần cân nhắc thận trọng hơn nữa. Số thu vượt dự

toán nhà, đất và dầu thô, trong đó nhà, đất 35,9% (38.705 tỷ đồng),

dầu thô 53,2% (19.100 tỷ đồng). Chẳng thể hy vọng nhiều vào việc giá

dầu được dự đoán có thể tăng tới 100 USD/thùng vì nguồn tài nguyên

này đã được khai thác sắp tới hạn. Phần thu từ đất đai có thể được mở

rộng khi VN quyết liệt xử lý nạn cổ phần hóa kèm hóa giá đất vàng giá

bèo nhưng dĩ nhiên nguồn thu này cũng có giới hạn…

Page 7: i b · 2018-11-06 · từng quốc gia, từng DN và từng người dân, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cũng như các thách thức mới đan xen nhau. Tuy nhiên, tranh

7

Vì sao Việt Nam bị đánh tụt hạng

năng lực cạnh tranh?

Theo thước đo của Diễn đàn KT thế giới về ASEAN (WEF) và WB, VN

đều tụt hạng năng lực cạnh tranh. Sau khi 3 bậc trong Chỉ số cạnh

tranh quốc gia của WEF cách đây hơn 2 tuần, VN tiếp tục 1 bậc trong

báo cáo Doing Business 2019 (Báo cáo môi trường KD), từ 68 xuống

69/109 nền KT trong bảng xếp hạng Chỉ số thuận lợi của môi trường KD

của WB. Tuy thứ hạng giảm nhưng điểm tổng của VN tăng từ 66,77 lên

68,36 với 3 cải cách được ghi nhận (so với 5 cải cách của VN năm 2017).

Trong khi chỉ số Tiếp cận điện tăng lên thứ hạng 27 thế giới, gia nhập

thị trường tăng khá từ 123 lên 104, khởi sự KD 19 bậc... thì chỉ số nộp

thuế và BHXH lại giảm mạnh về thứ 131. Đại diện Tổng cục Thuế cho

rằng, một số cải cách tạo thuận lợi cho DN đã được áp dụng vài năm

nay nhưng vẫn chưa được ghi nhận trong Doing Business 2019 như bỏ

Bảng kê hóa đơn mua vào, bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT. Việc

chuẩn bị và tính toán dữ liệu để kê khai thuế cũng một phần do trách

nhiệm của DN. Nếu DN áp dụng công nghệ thông tin thay vì ghi sổ

sách rồi tới thời điểm kê khai mới ngồi cộng thủ công thì rõ ràng mất

thời gian. Một yếu tố báo cáo Doing Business 2019 ghi nhận là số lần

nộp thuế của VN 10 lần (trong đó, các loại thuế 9 lần, BHXH 1 lần), 4 lần

so với 2018. Theo đại diện Tổng cục Thuế, nếu nhìn vào số lần nộp các

loại thuế vẫn thấy có đến 5 lần của thuế TNDN. Nhưng trên thực tế từ

khi sửa đổi Luật số 71 năm 2015, số lần khai thuế TNDN chỉ còn 1 lần

trong năm (khai quyết toán năm). Hay WB vẫn ghi nhận 1 lần DN phải

nộp thuế/phí xăng dầu nhưng thực tế là khoản này do DN đầu mối NK

xăng dầu nộp một lần khi NK, còn với các DN khác thì thuế bảo vệ môi

trường đã tính vào giá khi mua nhiên liệu. “Như vậy, nếu được ghi nhận

đầy đủ theo thực tế thì số lần nộp thuế có thể giảm được 5 lần nữa”.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng: Điều

này đòi hỏi các cải cách trong nước cần mạnh mẽ và thực chất hơn.

Page 8: i b · 2018-11-06 · từng quốc gia, từng DN và từng người dân, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cũng như các thách thức mới đan xen nhau. Tuy nhiên, tranh

8

Nga - Trung lập hệ thống thanh

toán xuyên biên giới bằng đồng

nội tệ

Nga và TQ sẽ thiết lập hệ thống thanh toán xuyên biên giới bằng đồng

nội tệ RUB và CNY của 2 nước nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của

Mỹ. Vấn đề này sẽ được thảo luận trong chuyến thăm của Thủ tướng

Nga tới TQ (5-7/11/2018). Việc chuyển đổi sang thanh toán bằng nội tệ

sẽ giúp giảm đáng kể rủi ro và sự phụ thuộc vào USD, tránh sự biến

động tỷ giá và phí chuyển tiền trong thương mại song phương. Nhìn

chung, các biện pháp này sẽ nâng cao vị thế của các đồng nội tệ. Vấn

đề đảm bảo DV NH hoạt động liên tục cho các giao dịch xuất-NK giữa

Nga và TQ đóng vai trò rất quan trọng. Nga và TQ đã có cơ chế hợp tác

liên ngành trong lĩnh vực này, cho phép 2 nước giải quyết các vấn đề

mới nổi một cách linh hoạt và hiệu quả. Nga đang soạn thảo kế hoạch

hạn chế thanh toán bằng USD nhằm tạo điều kiện tối ưu cho các thanh

toán bằng RUB. Đối tác thương mại chính của Nga hiện là TQ và EU.

Theo kế hoạch này, Nga sẽ tăng dần các thanh toán bằng CNY và EUR

với hai đối tác trên. Với các đối tác trong EAEU, Nga sẽ sử dụng RUB.

Lĩnh vực dịch vụ Trung Quốc

tăng trưởng chậm nhất trong 13th

Tháng 10, lĩnh vực DV TQ tăng trưởng chậm nhất trong hơn 1 năm khi

số lượng đơn đặt hàng mới cạn kiệt dần, qua đó cho thấy dấu hiệu về

đà giảm tốc của nền KT khi 2018 đầy gian truân chuẩn bị khép lại. Đà

giảm tốc của lĩnh vực DV - chiếm hơn ½ nền KT TQ và là một nguồn

tạo việc làm quan trọng - khiến nhiều nhà hoạch định chính sách lo ngại

vì đang kỳ vọng lĩnh vực này sẽ giúp xoa dịu phần nào áp lực từ hoạt

động XK - đang phải “chịu trận” vì cuộc chiến thương mại với Mỹ. PMI

DV giảm xuống 50,8 từ mức 53,1 hồi 9. Đây là mức thấp nhất kể từ

tháng 9/2017 và tiến gần ngưỡng phân chia giữa tăng trưởng và thắt

chặt là 50. Nếu lĩnh vực DV tiếp tục suy giảm thì sẽ làm phức tạp hóa

nỗ lực duy trì tăng trưởng ổn định khi phải đối mặt với cuộc chiến

thương mại với Mỹ, đà giảm tốc của ngành SX công nghiệp, các chiến

dịch giảm bớt công suất dư thừa, ô nhiễm và nợ DN. Ngoài ra, việc thị

trường BĐS bớt nóng cũng gây áp lực lên nhu cầu về DV BĐS. Số

lượng đơn đặt hàng DN mới ở mức 50,1 giảm mạnh từ mức 52,4 hồi

tháng 9 và thấp nhất kể từ đợt thắt chặt trong tháng 11/2008. Điều đó

Kinh tế Quốc tế

Page 9: i b · 2018-11-06 · từng quốc gia, từng DN và từng người dân, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cũng như các thách thức mới đan xen nhau. Tuy nhiên, tranh

9

làm niềm tin của DN về hoạt động tương lai suy giảm xuống mức thấp

nhất 3th. Lĩnh vực DV tài chính cũng bị tác động nặng nề vì các điều

kiện thị trường ảm đạm. Lĩnh vực SXCN gần như không tăng trưởng,

sau khi chững lại trong tháng 9. PMI SX công nghiệp và DV của Caixin

giảm xuống 50,5 từ mức 52,1 của tháng 9, thấp nhất kể từ tháng

6/2016. Trong Q.III, GDP tăng trưởng chậm hơn dự báo ở mức 6,5%,

thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Các doanh nghiệp bất động sản

Trung Quốc đứng trước nguy cơ

vỡ nợ trái phiếu đến 355 tỷ USD

Chi phí cho vay tính bằng USD cho các tổ chức phát hành trái phiếu LS

cao đã tăng lên gần gấp đôi trong 2018 lên 11,2%, hầu hết trong số đó

là những chủ đầu tư XD. Đây là mức cao nhất trong 4 năm. Tình hình

còn tồi tệ hơn khi lĩnh vực này phải đối mặt với khoản đáo hạn trái phiếu

cao kỷ lục là 18 tỷ USD, cả trong và ngoài nước ở Q.I/2019. Con số này

dự kiến sẽ còn tăng lên gấp đôi nếu NĐT y/c một số khoản nợ được

hoàn trả sớm hơn. Các chủ đầu tư XD của TQ đã bị cuốn vào "cơn bão"

của khủng hoảng vốn huy động trong lĩnh vực này, nguyên nhân đến từ

nỗ lực ngăn chặn hoạt động tín dụng đen trong 2 năm. Mặc dù chính

quyền đã đưa ra những biện pháp để giảm bớt lượng vốn huy động cho

các công ty ngoài quốc doanh, thì các chính sách kiểm soát đất đai

hiện tại sẽ không được nới lỏng. Ít nhất 4 công ty BĐS đã vỡ nợ trong

2018. Theo NN Investment Partners Singapore và S&P Global Ratings:

"Những điều kiện huy động có thể không cải thiện cho đến khi tâm lý

thay đổi. Tình trạng vỡ nợ ngoài lục địa đang diễn ra thường xuyên hơn.

Tôi tin rằng một số nhà phát triển sẽ bị cuốn vào "cơn bão" này nếu chi

phí huy động vốn tiếp tục tăng"; "Chúng tôi có thể nhìn thấy nhiều

trường hợp vỡ nợ hơn nữa đối với các nhà phát triển BĐS TQ vào năm

tới, khi chi phí huy động vốn tính bằng USD đang ở mức cao kỷ lục kể

cả đối với một số "tên tuổi" lớn, trong lúc số lượng lớn trái phiếu đáo hạn

đang "kéo đến". Trong khi đó, triển vọng doanh thu lại không có tính

hứa hẹn cùng tâm lý của người tiêu dùng đang tệ dần".

Trung Quốc hướng tới mục tiêu

kim ngạch nhập khẩu đạt 40.000

tỷ USD

Ngày 5/11, phát biểu lễ khai mạc hội chợ NK tại Thượng Hải, Chủ tịch

TQ khẳng định trong 15 năm tới, kim ngạch NK hàng hóa và DV của

nền KT lớn thứ 2 thế giới sẽ lần lượt vượt con số 30.000 tỷ USD và

10.000 tỷ USD. Theo ông, TQ đang tiến hành những bước đi vững chắc

nhằm mở rộng thị trường tài chính, tiếp tục thúc đẩy tiến trình mở cửa

trong KV DV, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, khai mỏ, công

LS cho những người vay trái phiếu "rác" đã chạm gần

mức cao nhất 4 năm qua

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đối mặt với khoản

nợ cao kỷ lục trong quý I năm 2019, lên đến 18,1 tỷ USD

Page 10: i b · 2018-11-06 · từng quốc gia, từng DN và từng người dân, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cũng như các thách thức mới đan xen nhau. Tuy nhiên, tranh

10

nghiệp cũng như viễn thông, giáo dục, điều trị y khoa và văn hóa. TQ

sẽ đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương để bắt kịp với những

mục tiêu đề ra.Đồng thời nhấn mạnh: "TQ sẽ đẩy nhanh việc mở cửa

các lĩnh vực giáo dục, viễn thông và văn hóa, đồng thời bảo vệ quyền

lợi của các DN nước ngoài… chúng tôi sẽ thúc đẩy một môi trường KD

toàn cầu.. Chúng ta sẽ nuôi dưỡng một môi trường KD tầm cỡ thế giới".

Hội chợ nhập khẩu quốc tế TQ hàng năm đầu tiên là một dấu hiệu của

cam kết mở cửa thị trường bất chấp những chỉ trích TQ là nền KT bảo

hộ và cuộc chiến thương mại ngày càng tồi tệ với Mỹ… Đã có hơn

3.000 công ty nước ngoài từ 130 quốc gia gồm Mỹ, châu Âu và khắp

châu Á, đã mang sản phẩm tới hội chợ trưng bày để thu hút các khách

hàng tiềm năng tại đây. Hội chợ chứng minh TQ sẵn sàng giảm thặng

dư thương mại khổng lồ với các quốc gia khác.

Page 11: i b · 2018-11-06 · từng quốc gia, từng DN và từng người dân, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cũng như các thách thức mới đan xen nhau. Tuy nhiên, tranh

11

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/ViewArticle/b6d10da6-7c26-40d8-b720-20e298a4ed06

https://hnx.vn/

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

http://www.sjc.com.vn/

https://goldprice.org/vi/index.html

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg?_afrLoop=515501331129000

Tin Tài chính - NH http://ndh.vn/kbnn-chi-huy-dong-duoc-gan-5-400-ty-dong-trai-phieu-chinh-phu-thang-10-

20181105094751122p4c149.news

https://vietstock.vn/2018/11/lai-suat-huy-dong-on-dinh-ty-gia-usd-giam-nhe-757-637785.htm

http://vietnamfinance.vn/chuyen-dong-o-cac-ngan-hang-lon-no-xau-ngay-cang-xau-

20180504224215562.htm

http://cafef.vn/lai-suat-kho-giam-20181105231653224.chn

Tin KT vĩ mô http://ndh.vn/thu-tuong-kho-phat-trien-neu-khong-hoi-nhap-va-lien-ket-

20181105031243115p145c151.news

http://thoibaonganhang.vn/viet-nam-se-co-nhieu-co-hoi-khi-tham-gia-cptpp-81732.html

https://nhipcaudautu.vn/thuong-truong/ngan-sach-hut-hoi-3326689/

https://vietnambiz.vn/vi-sao-viet-nam-bi-danh-tut-hang-nang-luc-canh-tranh-109024.html

Tin KT Quốc tế https://vietnambiz.vn/nga-trung-lap-he-thong-thanh-toan-xuyen-bien-gioi-bang-dong-noi-te-

109076.html

https://vietstock.vn/2018/11/linh-vuc-dich-vu-trung-quoc-tang-truong-cham-nhat-trong-13-thang-

775-637884.htm

https://tradingeconomics.com/china/services-pmi

https://vietnambiz.vn/trung-quoc-huong-toi-muc-tieu-kim-ngach-nhap-khau-dat-40000-ty-usd-

108748.html

https://vietnambiz.vn/ong-tap-can-binh-trung-quoc-san-sang-giam-thang-du-thuong-mai-voi-quoc-

gia-khac-108776.html

Page 12: i b · 2018-11-06 · từng quốc gia, từng DN và từng người dân, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cũng như các thách thức mới đan xen nhau. Tuy nhiên, tranh

12

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG Lãi suất LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

Bảo hiểm nhân thọ BHNT Mua bán, sáp nhập M&A

Bất động sản BĐS Ngân hàng NH

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng trung ương NHTW

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng Nhà nước NHNN

Chính sách tiền tệ CSTT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM CP

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTM NN

Doanh nghiệp nhà nước DNNN Ngân hàng nước ngoài NHNNg

Doanh nghiệp tư nhân DNTN NSNN NSNN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách trung ương NSTW

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI Tài chính - ngân hàng TC-NH

Khách hàng doanh nghiệp KHDN Tài sản bảo đảm/ Tài sản đảm bảo TSBĐ/ TSĐB

Khách hàng cá nhân KHCN Tăng trưởng tín dụng TTTD

Dự trữ bắt buộc DTBB Tổ chức tín dụng TCTD

Nhà đầu tư nước ngoài/ Nhà đầu tư NĐTNN/ NĐT Tổng tài sản TTS

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Giấy chứng nhận GCN Việt Nam VN

Giá trị gia tăng GTGT Trung Quốc TQ

Thu nhập cá nhân/ Thu nhập doanh nghiệp TNCN/ TNDN TPCP TPCP

KT vĩ mô KTVM Trái phiếu doanh nghiệp TPDN

KT KT Thị trường chứng khoán/ Chứng khoán TTCK/ CK

Xã hội XH Vốn điều lệ VĐL

Khu vực KV Vốn tự có VTC

Thế giới TG Xuất nhập khẩu/ Xuất khẩu/ Nhập khẩu XNK/ XK/ NK

Kho bạc Nhà nước KBNN Sản xuất kinh doanh SXKD

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Dịch vụ DV

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Hiệp hội Lương thực VN VFA

Ngân hàng Thế giới World Bank Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Hiệp hội Thép VN VSA

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM HOSE

Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO

Liên minh châu Âu EU Tổng cục thống kê GSO