hoi ky mot chuyen di - chuyen ke sau sieu bao haiyan phillipines (day3)

11
mt ly nước lc to thế là xong ba ti, mt ba tht ngon lành trong đêm đầu tiên Tacloban. Albert trao đổi thêm vcông vic cho ngày mai, nghngơi mt lúc chúng tôi đi ng, lúc này khong 8:45PM, nhóm chúng tôi gm 5 người, 1 ncnh sát bo v(hôm sau 1 chcnh sát đang mang bu vì lo cho chng nên gia nhp nhóm, vy là có 4 cnh sát) và thêm 2 bn trhin đang tht lc bmtrong lúc chy di tn được các anh chtrong nhóm cu trmang v, tng là 8 người cbn người nm mt gian trên sàn nhà. Hnói tôi là VIP nên được ưu tiên ngtrên giường gian trong, tchi mãi nhưng không được, hnói văn hóa Phil là như vy (đim này tôi thy ging người Vit chúng ta). Thi tiết ta đang là gia mùa Đông nhưng bên Phil vn là cui hè khá nóng (Phil chcó mùa hè và mùa thu), lúc đầu chc là do mt tôi ngthiếp đi nhưng chưa đầy mt tiếng sau thì tnh gic do nóng và bn mui vo ve đốt liên tc, vy mà vn nhiu tiếng ngáy đều đều chng thngkhá say. Tôi cnm đui mui vy cho ti gn sáng, khi ti mui rút đi tôi li thiếp cho ti khi nghe tiếng Albert khgi: my friend ... my friend, good morning ! Good morning, tôi đáp li ri ngi dy. DAY 3: NGÀY THHAI TACLOBAN (24/11) Lúc tôi ra khi giường nhìn đồng hđã là 6:45AM, mi người đã di tn ai lo vic ny. Tôi vào nhà vsinh đánh răng bng cc nước lc, nước máy vn bct và các thùng cha dphòng trơ đáy. Tôi và Albert đim tâm sáng bng miếng cơm cháy đóng gói tôi mang tVit Nam sang kèm mt cc nước lc to. Chúng tôi bước ra ca thì gp mt anh cnh sát phòng ngoài cũng chun bđi làm (hchia ca, ban ngày mt người trc trên ph, mt người li bo vchchúng tôi và ban đêm li hoán đổi vtrí), Albert gii thiu, tôi chào, bt tay anh và nói cm ơn anh đã cùng để bo vchúng tôi, anh cười nói đó là nhim vca anh và cm ơn tôi đã đến giúp đỡ người dân đây. Ln đầu tiên trong đời tôi có cm giác sthân thin và gn gũi vi cnh sát đến chân thành như lúc này. Nhim vtrong bui sáng nay ca tôi và Albert là mang theo hp thuc và hp lương khô ti mt trung tâm trmcôi được qun lý bi các bà Sir. Ra ngoài đường tôi mi thy stàn phá bi siêu bão Haiyan, Albert nói cách đây khong chc ngày đường phhu như không nhn được do nhng thđổ nát, rác và người chết tràn ngp trên đường ph. Nay các tuyến phchính hu như đã được dn thông nhưng hai bên đường đều ngn ngang chng cht, nhiu khu nhà ca bphá sp chcòn li vài mnh tường, cáp đin và đin thoi đứt văng ln trong mhn độn. Mt vài khu còn hình nhà nhưng mái hu như btc hết, ca no tan hoang bên trng tnh không mt bóng người.

Upload: tran-thanh-song

Post on 07-Jul-2015

74 views

Category:

Education


5 download

DESCRIPTION

Hồi ký này dành tặng Thầy và những người bạn thân yêu của tôi - những người đã ủng hộ tôi về tinh thần cũng như chia sẻ hỗ trợ quà tặng tới những người bạn Phil, nạn nhân của siêu bão Haiyan ở Philippines vừa qua. Tôi sẽ nỗ lực hoàn thiện hồi ký 7 ngày với mỗi ngày một file đánh theo số hiệu từ DAY1 đến DAY7

TRANSCRIPT

Page 1: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sau sieu bao Haiyan Phillipines (DAY3)

một ly nước lọc to thế là xong bữa tối, một bữa thật ngon lành trong đêm đầu tiên ở

Tacloban. Albert trao đổi thêm về công việc cho ngày mai, nghỉ ngơi một lúc chúng tôi đi

ngủ, lúc này khoảng 8:45PM, nhóm chúng tôi gồm 5 người, 1 nữ cảnh sát bảo vệ (hôm sau

1 chị cảnh sát đang mang bầu vì lo cho chồng nên gia nhập nhóm, vậy là có 4 cảnh sát) và

thêm 2 bạn trẻ hiện đang thất lạc bố mẹ trong lúc chạy di tản được các anh chị trong nhóm

cứu trợ mang về, tổng là 8 người cứ bốn người nằm một gian trên sàn nhà. Họ nói tôi là

VIP nên được ưu tiên ngủ trên giường gian trong, từ chối mãi nhưng không được, họ nói

văn hóa Phil là như vậy (điểm này tôi thấy giống người Việt chúng ta). Thời tiết ở ta đang là

giữa mùa Đông nhưng bên Phil vẫn là cuối hè khá nóng (Phil chỉ có mùa hè và mùa thu),

lúc đầu chắc là do mệt tôi ngủ thiếp đi nhưng chưa đầy một tiếng sau thì tỉnh giấc do nóng

và bọn muỗi vo ve đốt liên tục, vậy mà vẫn nhiều tiếng ngáy đều đều chứng tỏ họ ngủ khá

say. Tôi cứ nằm đuổi muỗi vậy cho tới gần sáng, khi tụi muỗi rút đi tôi lại thiếp cho tới khi

nghe tiếng Albert khẽ gọi: my friend ... my friend, good morning ! Good morning, tôi đáp lại

rồi ngồi dậy.

DAY 3: NGÀY THỨ HAI Ở TACLOBAN (24/11)

Lúc tôi ra khỏi giường nhìn đồng hồ đã là 6:45AM, mọi người đã di tản ai lo việc nấy. Tôi

vào nhà vệ sinh đánh răng bằng cốc nước lọc, nước máy vẫn bị cắt và các thùng chứa dự

phòng trơ đáy. Tôi và Albert điểm tâm sáng bằng miếng cơm cháy đóng gói tôi mang từ

Việt Nam sang kèm một cốc nước lọc to. Chúng tôi bước ra cửa thì gặp một anh cảnh sát ở

phòng ngoài cũng chuẩn bị đi làm (họ chia ca, ban ngày một người trực trên phố, một

người ỏ lại bảo vệ chỗ chúng tôi và ban đêm lại hoán đổi vị trí), Albert giới thiệu, tôi chào,

bắt tay anh và nói cảm ơn anh đã ở cùng để bảo vệ chúng tôi, anh cười nói đó là nhiệm vụ

của anh và cảm ơn tôi đã đến giúp đỡ người dân ở đây. Lần đầu tiên trong đời tôi có cảm

giác sự thân thiện và gần gũi với cảnh sát đến chân thành như lúc này. Nhiệm vụ trong buổi

sáng nay của tôi và Albert là mang theo hộp thuốc và hộp lương khô tới một trung tâm trẻ

mồ côi được quản lý bởi các bà Sir. Ra ngoài đường tôi mới thấy sự tàn phá bởi siêu bão

Haiyan, Albert nói cách đây khoảng chục ngày đường phố hầu như không nhận được do

những thứ đổ nát, rác và người chết tràn ngập trên đường phố. Nay các tuyến phố chính

hầu như đã được dọn thông nhưng hai bên đường đều ngổn ngang chồng chất, nhiều khu

nhà cửa bị phá sập chỉ còn lại vài mảnh tường, cáp điện và điện thoại đứt văng lẫn trong

mớ hỗn độn. Một vài khu còn hình nhà nhưng mái hầu như bị tốc hết, cửa nẻo tan hoang

bên trọng tịnh không một bóng người.

Page 2: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sau sieu bao Haiyan Phillipines (DAY3)

Một trong hai anh cảnh sát bảo vệ cho nhóm chúng tôi buổi tối

Một khu phố ven biển hồ ở Tacloban, xa xa là trực thăng cứu trợ của Mỹ

Page 3: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sau sieu bao Haiyan Phillipines (DAY3)

Một tuyến phố nhỏ còn ngổng ngang chưa được dọn

Một tuyến phố đã được dọn quang

Page 4: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sau sieu bao Haiyan Phillipines (DAY3)

Khu cửa ngõ vào Tacloban

Hướng dẫn sử dụng thuốc cho một bà Sir trong trung tâm trẻ mồ côi. Bà là nhân chứng thứ

hai kể cho tôi nghe về thảm họa của siêu bão Haiyan sau Albert.

Page 5: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sau sieu bao Haiyan Phillipines (DAY3)

Chúng tôi tới một trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi, tầng một các Sir đã dọn dẹp lại rất sạch

sẽ, ngăn lắp. Sir kể cho chúng tôi nghe sáng hôm bão đổ bộ vào: tự nhiên thấy nước cuồn

cuộn từ cổng tràn vào sân lênh láng, các Sir vội tri hô nhau gom hết tụi trẻ vào một phòng

và cho chúng ngồi trên tầng trên cùng của giường tầng sau đó các Sir sơ tán đồ đạc cần

thiết, kinh sách lên cao và đi kiếm các chậu lớn, các bồn nhựa dùng để tắm cho trẻ rồi đưa

vào phòng tụi trẻ. Nước từ cổng xối xả tràn vào làm ngập lụt khá nhanh gần như hết, khi

nước ngập gần xấp xỉ tầng hai của chiếc giường thì các Sir cho tụi trẻ nhỏ vào các chậu và

bồn tắm bằng nhựa, những đứa trẻ lớn thì vẫn cùng các Sir đứng trên tầng hai của giường

để nếu nước dâng ngập thì bám vào quanh bồn tắm nhựa như chiếc thuyền nhỏ. Cũng

may là toàn bộ giường kết cấu thép khá nặng, lại ở trong phòng nên không bị nước cuốn

trôi và điều may nữa là sau đó nước chững lại không tiếp tục dâng thêm nữa, khoảng hơn

một tiếng sau thì nước rút dần. Có lẽ cũng cần phải giải thích thêm để các Friends của tôi

biết tại sao các ảnh chụp tôi ở Taclban lại toàn mặc áo màu cờ đỏ sao vàng. Số là trước khi

sang Phil, Albert có đề nghị tôi mang theo một chiếc cờ Việt Nam bởi các nhóm tình nguyện

viên quốc tế vẫn thường mang theo cờ quốc gia của mình, mặt khác bạn muốn chụp vài

tấm hình có hình cờ để làm tư liệu trong tổ chức cứu trợ JIC Philippines. Vì nể bạn tôi ậm ờ

nói rằng để tôi kiếm mua rồi mang sang, tôi ậm ờ bởi tôi hiểu rằng ở đất nước tôi lá cờ tổ

quốc rất thiêng liêng và nếu sử dụng không đúng cách thì nhẹ là ăn gạch đá, búa rìu của

dư luận, còn nặng là dính tội mang màu sắc chính trị làm nhục quốc thể. Úi giờ, sao mình

thiêng thật, hôm qua điểm lại báo mạng thấy một loạt bài trên Vnexpress, nld nói về sự cố

cầm cờ ngược của cô Quỳnh hoa hậu thể thao VN tham gia Mrs.Word 2013 ở Trung Quốc

vào tối 23/11 vừa rồi (sau ngày mình sang Phil 1 ngày), trên báo điện từ nld còn giật tít:

Hoa hậu để sai tên nước, cầm Quốc kỳ ngược: Nỗi nhục quốc thể. Khiếp, lại còn có đọc giả

comment rằng: Làm nhục quốc thể, cần xử lý nghiêm những người liên quan. Thế mới biết

mình còn tỉnh táo chán bới tới giờ mình mới có 40 cái tuổi đầu, qua 12 trường từ tiểu học

tới trung học, rồi cả trung học chuyên nghiệp lẫn đại học, ra công tác tới nay là gần hai chục

năm mà chưa nơi nào, thầy cô nào, người nào chỉ cho mình cách cầm cờ như nào mới là

đúng, như nào mới là không bị ngược (mà thôi tự nhận là dốt, kẻo người ta lại gán cho

mình là não phẳng, không chịu tự quan sát). Và để chiều lòng anh bạn Phil, tôi nhờ ô bạn

Khánh ở HN ra khu phố cổ Bờ Hồ mua giúp 2 cái áo sơ mi ngắn tay, may từ vải màu đỏ có

ngôi sao vàng ở giữa, thế nhé vừa có hình tượng liên tưởng tới cờ và như thế cho nó lành,

mặt khác mình nghĩ cũng tốt khi mặc ở Tacloban vì biết đâu trên đường đi lại gặp được

người Việt mình đang kẹt bên đó càng dễ nhận ra nhau để chia sẻ, giúp đỡ.

Bà Sir tiếp đón cảm ơn sự giúp đỡ của chúng tôi và nói Chúa sẽ phù hộ cho chúng tôi.

Chúng tôi cảm ơn và tạm biệt Bà ra về. Khu trung tâm trẻ gần nhà của Albert vì thế bạn ấy

Page 6: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sau sieu bao Haiyan Phillipines (DAY3)

đưa tôi tới thăm ngôi nhà thân yêu của anh ấy, lối rẽ vào cột điện và dây dợ còn chằng chịt

chắn ngang đường. Chúng tôi dừng lại trước một ngôi nhà rất chắc chắn có cổng sắt, bên

trong có một số người do gia đình bạn thuê để giúp dọn dẹp lau chùi, mọi thứ còn ngổn

ngang và tầng một còn đầy bùn đất trên nền nhà. Khuôn viên nhà của Albert khá rộng,

chừng 500 mét vuông kiến trúc bởi 4 ngôi nhà độc lập nhau, ngôi đầu tiên là khu phòng

khách ở ngay cổng vào thiết kế kiểu tầng dưới là thông từ cổng vào sân và trên đó có 3

phòng dành cho khách tới thăm nghỉ. Ba ngôi nhà bên trong thì 2 ngôi là nhà 2 tầng, một

nhà gia đình Albert ở, một nhà cho sinh viên thuê ở trọ còn ngôi nhà còn lại làm khu tiếp

khách, đọc sách hoặc tổ chức tiệc tùng. Ngoài sân 2 chiếc oto mà Albert nói chiếc bốn chỗ

là của bạn, chiếc bảy chỗ là của mẹ anh, cả hai đều trở thành đống sắt vụn do bị ngập

trong nước biển. Bạn dẫn tôi đi giới thiệu từng nơi mà bạn nói rằng trước bão bạn ngồi chỗ

nào để conference với tôi, phòng nào dự kiến dành cho tôi nghỉ theo lịch công tác dự kiến

trước bão, trên tầng hai bạn còn chỉ khu nhà hàng mà dự kiến đưa tôi đi ăn (giờ đã bị xóa

sạch do nằm cạnh bờ biển), quả là cuộc đời không thể biết được chữ ngờ, chỉ sau một

ngày mọi thứ có thể thay đổi hoàn toàn, người thân có thể không còn gặp lại, tài sản có thể

trở về tay trắng ... và thế mới thấy ở đời sao người ta cứ vội vàng, cứ xăm soi kèn cựa

nhau, tức bực nhau chỉ vì bất đồng cho mình luôn là đúng, hại nhau để tiến thân, căm ghét

nhau vì xung đột lợi ích, lừa gạt nhau để trục lợi ... vậy nhỡ gặp một đại hồng thủy như thế

phỏng những thứ phù du đó liệu có ích gì.

Albert kể rằng khoảng 7h sáng ngày 8/11 nước đột nhiên tràn vào xối xả, nhà khi đó có mẹ

và em gái, hai bạn sinh viên ở trọ, lúc nước tràn vào tác động lực rất mạnh khiến không thể

mở cửa để di chuyển sang phòng để lên tầng hai, may khi ấy có người hàng xóm tên Jun

chạy sang cứu giúp và từ ngoài đường có thêm 2 người lạ trên đường chạy bão tạt vào trú

cùng. Mọi người di tản lên tầng hai, vì nước tràn vào quá nhanh nên mọi thiết bị, máy móc

văn phòng hỏng hết, rất may Albert còn kịp rút được cái ổ cứng chứa dữ liệu sau bao nhiêu

năm sưu tầm và biên soạn cho chương trình đào tạo tiếng Anh. Nước tiếp tục dâng ngập

hết tầng một và bắt đầu tới trên mắt cá nhân ở tầng hai, Albert nói rằng mọi người khi đó

khá bấn loạn bởi không thể tưởng tượng nổi nước ở đâu ra mà nhiều đến vậy như thể

muốn nhấn chìm cả thành phố Tacloban. Thời khắc ấy mẹ Albert nói rằng tất cả hãy cùng

cầu nguyện, khoảng vài phút sau điều kỳ diệu như trong cổ tích đã xảy ra: không rõ từ đâu

tự nhiên một chiếc thùng phi bằng nhựa màu xanh xuất hiện dạt vào phía mạn trái của lan

can tầng hai và mọi người hò nhau kéo nó lên, vài giây sau chiếc thùng phi thứ hai xuất

hiện tại mạn phải và vài chục giây sau nữa chiếc thứ ba dạt vào phía trước lan can. Vậy là

chưa đầy 5 phút Albert và gia đình đã vớt được 3 chiếc thùng phi nhựa màu xanh trống

rỗng (thật kỳ diệu, tôi quan sát xung quanh thì nhà của Albert thuộc loại kín cổng cao tường

Page 7: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sau sieu bao Haiyan Phillipines (DAY3)

và không thể hình dung tại sao ba chiếc thùng phi đó lại lọt vào được. Khi nghe Albert kể

vậy tôi đã nói rằng có lẽ Chúa đã nghe được lời thỉnh cầu của anh và gia đình nên Ngài gửi

chúng tới để cứu giúp gia đình anh). Mọi người hò nhau dùng quần áo và xé vải làm thừng

chão đễ buộc từng người lại nhau rồi buộc vào ba chiếc thùng phi, sẵn sàng cho tình huống

nếu nước tiếp tục dâng cao nữa. Rất may nước cũng chỉ tầm gần ngang ống chân tầng hai

thì dừng lại và nó rút đi khoảng 1 tiếng sau đó.

Ảnh chụp cùng anh hàng xóm cũng là người giúp Albert trông coi dọn dẹp khi gia đình tạm

lánh nạn về Ormoc.

Hai trong số 3 chiếc thùng phi nhựa màu xanh còn để lại trên lan can tầng 2

Page 8: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sau sieu bao Haiyan Phillipines (DAY3)

Nước biển nhấn chìm mọi thứ đã hủy hại hầu hết tài sản của người dân Tacloban. Albert

đang xót xa nhìn lại con “xế chiến” mà anh ấy mới mua được khoảng hơn 3 tháng. Chiếc

Mitsubitshu 7 chỗ của mẹ anh ấy cũng gần như trở thành sắt vụn.

Albert kể tiếp rằng sau khi nước rút đi, bạn chạy ra ngoài để nắm tình hình thì ngay đoạn

đầu đường lỗi rẽ vào nhà anh đã ngổn ngang tới 7 xác người, anh ấy bàng hoàng bởi

không còn nhận ra thành phố thân yêu của mình chỉ cách đây hơn tiếng đồng hồ những

căn nhà ấm cúng xinh xắn, những cây cối xanh tươi, những biển hiệu lộng lẫy giờ trở lên

một đống đổ nát, hoang tàn kèm với xác người la liệt, thành phố như một bãi rác khổng lồ.

Hệ thống cấp nước, điện và mạng viễn thông của thành phố bị tê liệt hoàn toàn, bạn hãy

hình dung con người sống trong hoàn cảnh đó với cùng xác chết tới gần tuần liền không

điện, không nước uống, không thực phẩm sẽ khủng khiếp tới mức nào. Chuyện đau lòng

đã xảy ra: trộm cướp, giết người để tranh giành thực phẩm... điều này báo chí, truyền thông

đã đăng tin nên tôi không muốn gợi lại nỗi đau và điều đáng xấu hổ vì hành vi sai trái đó

nữa.

Trên đường trở về Albert đưa tôi ghé qua một nhà băng, nơi những nhân viên đang nỗ lực

dọn dẹp và setup lại hệ thống cáp máy tính. Thấy Albert bước vào có một anh râu tóc lởm

chởm mặc quần đùi chạy ra bắt tay chúng tôi, Albert giới thiệu tôi là bạn từ VN sang làm

tình nguyện viên và anh ấy là giám đốc chi nhánh ở đây. Anh ấy ôm tôi nói rằng cảm ơn vì

tôi đã tới còn tôi thì quá ngạc nhiên bởi ở đây giám đốc và nhân viên họ cùng xắn tay vào

làm việc mà không có sự phân biệt cao thấp kẻ cả như thường thấy ở sứ ta. Chúng tôi nói

Page 9: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sau sieu bao Haiyan Phillipines (DAY3)

chuyện một lúc rồi dời đi tới một nơi Albert nói rằng có bạn của anh ấy làm việc ở đây để

hỏi thăm tình hình, đó là một trung tâm cứu hỏa do người Trung Quốc đầu tư và bạn của

anh đang làm việc tình nguyện tại đây. Trong lúc chờ bạn, có hai người Tàu ra hỏi chuyện,

Albert giới thiệu và thấy tôi mặc áo có hình sao vàng một ông Tàu khá cứng tuổi chỉ vào áo

tôi cười rằng: Vietnam one star, child of China mother five star. Tiếng Anh của tàu khựa dù

lởm khởm giống tôi nhưng cũng đủ để tôi sôi máu vì ý của nó là: Việt Nam một sao, con

của mẫu quốc China 5 sao. Tôi lạnh như tiền nhìn thẳng vào mặt nó định chửi một câu thì

vừa lúc bạn của Albert bước tới, không hiểu Albert có cảm nhận được không mà khi ấy kéo

tay tôi cùng mấy người bạn ra ngoài. Có lẽ câu nói của thằng tàu ấy là điều tồi tệ nhất tôi

gặp ở Tacloban.

Chụp cùng anh giám đốc chi nhánh của một ngân hàng tại Tacloban

Người đứng cạnh tôi là bạn của Albert tham gia tình nguyện trong đội chữa cháy

Page 10: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sau sieu bao Haiyan Phillipines (DAY3)

Buổi chiều chúng tôi ôm gần như toàn bộ số thuốc còn lại băng qua những khu phố đổ nát

mang đến quyên góp cho một bệnh viện. Đây là bệnh viện duy nhất ở Tacloban nhận chữa

bệnh miễn phí cho người nghèo, tiếp chúng tôi là một nữ bác sỹ ăn mặc giống như bà Sir ở

nhà thờ chỉ có khác màu vải. Chị nói rằng tầng một bệnh viện gần như ngập hết vì thế trang

thiết bị máy móc tại tầng một hầu như thành phế thải, bệnh viện này do phía Hàn Quốc tài

trợ nên có khá nhiều bác sỹ đến từ Hàn Quốc làm việc ở đây. Chị nói hiện bệnh viện đang

thiếu thuốc men nghiêm trọng vì thế những hộp thuốc tôi mang đến rất hữu ích cho bệnh

viện lúc này. Có một số thuốc sản xuất tại VN nên toàn bằng tiếng Việt, tôi cùng Albert dịch

sang tiếng Anh để chị ghi lại. Chúng tôi chào từ biệt nhau bằng những cái ôm, thông

thường người Phil cũng giao tiếp chủ yếu là thông qua bắt tay, có lẽ tôi xuất hiện vào hoàn

cảnh khá đặc biệt nên hầu hết những người bạn Phil tôi gặp từ cỡ tuổi tôi trở lên họ đều ôm

tôi, không cả lúc mới gặp thì ít nhất cũng là ôm lúc tạm biệt. Cái ôm của sự cảm thông -

chia sẻ và biết ơn, tôi cảm nhận rất rõ ràng như vậy.

Bệnh viện và chị bác sỹ trong bệnh viện ở Tacloban

Page 11: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sau sieu bao Haiyan Phillipines (DAY3)

Trên đường về khi băng qua khu phố đổ nát nặc mùi tử khí, chúng tôi thấy có xuất hiện 2

cái túi màu đen trong đựng xác người để bên lề ngã tư, có lẽ họ mới tìm thấy từ đống ngổn

ngang đó.

Trên bầu trời tiếng trực thăng liên tục vang lên, chúng tôi biết đó là những chuyến trực

thăng chở thực phẩm và nước uống từ tàu sân bay USS của quân đội Mỹ đậu ngoài khơi

cách đó không xa mang vào cứu trợ. Tôi nói với Albert rằng người Mỹ xứng đáng là anh cả

của thế giới vì những hành động rất ý nghĩa mỗi khi ở đâu đó thảm họa xảy ra, Albert xác

nhận rằng người dân Tacloban rất biết ơn hành động của người Mỹ và nói rằng Trung

Quốc chỉ là thằng to xác nhưng lại có cái đầu của một đứa trẻ, dân Phil họ cùng cười vào

mặt China khi nhận được tin China tuyên bố tài trợ 100 ngàn đô la trong khi một số nước

khác chẳng xưng là cường quốc mà họ còn tại trợ hàng chục triệu đô (sau này nghe nói

China bị cả thế giới họ cười vào mặt nên gượng gạo nâng gói tài trợ lên trên triệu đô).

Buổi tối chúng tôi lại quây quần bên nhau, chia nhau những đĩa cơm trắng ăn trộn mỳ và

chút đồ hộp, cùng cụng ly bằng những ly nước lọc, cả phòng lại đầy ắp tiếng cười. Ăn tối

xong Oly chủ nhà lôi trong cặp ra một vốc sô cô la do một cô bạn anh gửi tặng, anh nói

rằng mỗi chiếc kẹo chứa một message (thông điệp) in trong mặt bọc kẹo khi ta mở nó ra,

mỗi người bốc một cái và đọc xem mình nhận được thông điệp gì. Cả chín người đều có

thông điệp khác nhau nhưng tôi chỉ nhớ là tôi nhận được thông điệp là chữ “Thank you” -

cảm ơn, Albert nhận được chữ “You are happy” - bạn đang rất vui, Oly nói rằng thông điệp

anh ấy nhận được khá dài và đọc rõ to: Why are you still alive ? nghĩa là: Sao mày vẫn còn

sống vậy? Cả tụi chúng tôi cười ngật ngã, tôi vừa cười vừa tiến về phía Oly nói: So fun,

May I see it? - Buồn cười thế, tôi xem được không ? Thế là cả hội lại cùng xé lên cười, tôi

đã bị lừa, làm gì có thông điệp lạ kỳ thế.... Hahaha.

Thêm một buổi tối nằm đuổi muỗi cho tới tận khoảng 5h sáng rồi chợp được mắt tới 6h. Khi

tỉnh dậy phòng đã đầy ắp tiếng cười và nắng đã xuyên vào nhà.

DAY 4: NGÀY THỨ 3 Ỏ TACLOBAN (25/11)

Albert thông báo lịch buổi sáng sẽ mang gạo và ít thuốc men cho một gia đình ở khu gần

sân bay và tới giúp dọn dẹp nhà cửa cho một gia đình mà chị chủ nhà là người anh ấy đã

gặp trên đường sau bão, chị bị thương và được Albert dìu tới bệnh viện, trên giường bệnh

chị gửi lại chìa khóa nhà cho Albert để nhờ anh trở lại xem xét dùm ngôi nhà.

Sáng nay ra đường tôi cảm thấy lượng người xuất hiện trong thành phố dường như đông

hơn, lực lượng cảnh sát đã thay thế hầu hết cho quân đội trong vấn đề đảm bảo an ninh.

Chúng tôi đi bằng tuktuk tìm tới gia đình nơi cần chút gạo và thuốc men, mọi thứ đồ đạc

trong nhà bị ướt sũng và lầy bùn. Trong nhà có một phụ nữ là chủ nhà cùng hai đứa trẻ,