hỌc viỆn khoa hỌc xà hỘi nguyỄn vĂn phong · 2018-11-13 · viỆn hÀn lÂm khoa hỌc...

186
VIN HÀN LÂM KHOA HC XÃ HI VIT NAM HC VIN KHOA HC XÃ HI NGUYỄN VĂN PHONG NGHIÊN CỨU VĂN BIA TỈNH BC GIANG Chuyên ngành: Hán Nôm Mã s: 62.22.01.04 LUN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DN KHOA HC: 1. PGS.TS Nguyn Tá Nhí 2. PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh HÀ NI - 2016

Upload: others

Post on 20-May-2020

5 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN PHONG

NGHIÊN CỨU VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Hán Nôm

Mã số: 62.22.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS Nguyễn Tá Nhí

2. PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh

HÀ NỘI - 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất ký

công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và

kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân

thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án.

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2016

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Phong

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Tá Nhí và

PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh là hai thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo cho

tôi nhiều kiến thức vô cùng quý báu.

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Học viện khoa học xã hội, các thầy cô khoa

Hán Nôm, phòng Quản lý đào tạo và các đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện

thuận lợi trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Cám ơn lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Bảo tàng tỉnh Bắc Giang

đã tạo những điều kiện tốt nhất để tôi tham gia chương trình nghiên cứu sinh tại học

viện Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam).

Cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên khích lệ tạo điều kiện và động lực

để tôi hoàn thành luận án này.

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2016

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Phong

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang

1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………….…… 1

2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu……………………………………….. 2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi sử dụng tài liệu…………………………...……… 3

4. Những đóng góp mới của luận án……………………………………………….……. 4

5. Bố cục luận án………………………………………………………………………….. 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VĂN BIA VÀ TÌNH HÌNH SƯU TẦM,

NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Khái quát về văn bia và văn bia Việt Nam…………………………….…………… 6

1.2 Tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam …………………………………………… 12

1.2.1 Các công trình nghiên cứu, xuất bản về văn bia Việt Nam…………………….. 12

1.2.2 Các đề tài luận án, luận văn nghiên cứu về văn bia Việt Nam….……..….…….. 15

1.3 Tình hình sưu tầm nghiên cứu, bảo tồn VBBG…………….…............................... 17

1.3.1 VBBG trên thực địa và thác bản trong kho lưu trữ ………………………..… 17

1.3.2 Tình hình sưu tầm, bảo tồn di sản VBBG………..…..…………………….… 24

1.3.3 Tình tình nghiên cứu VBBG………………….………………….…………… 26

* Tiểu kết chương 1…………………………………………………………………....…. 31

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG

2.1 Địa lý hành chính và truyền thống văn hóa……….………………………..……..... 33

2.1.1 Địa lý hành chính ………………………………………….……………….… 33

2.1.2 Truyền thống văn hóa……………………………………………..…….….… 35

2.2 Đặc điểm hình thể, chất liệu, tác giả soạn khắc văn bia ……………………..….… 37

2.2.1 Hình thể, chất liệu tạo bia…………………………………………………..…. 37

2.2.2 Tác giả soạn, khắc, viết chữ văn bia……………………………….……...…… 41

2.3 Nghệ thuật trang trí văn bia ……………………….……..……..…………………... 50

2.3.1 Nghệ thuật trang trí văn bia thời Trần……………………………...……..…… 50

2.3.2 Nghệ thuật trang trí văn bia thời Lê sơ……………………….…………..…… 50

2.3.3 Nghệ thuật trang trí văn bia thời Mạc…..…………………….…………. …… 51

2.3.4 Nghệ thuật trang trí văn bia thời Lê Trung hưng………….……………...…… 51

2.3.5 Nghệ thuật trang trí văn bia Tây Sơn, Nguyễn…………….……..………. ….. 59

2.4 Văn bản và văn tự trên bia ………………………..…………….……..….…..…….. 59

2.4.1 Văn bản văn bia …………………………………………..…………………… 59

2.4.2 Văn tự trong văn bia ………………………………………………………...… 62

* Tiểu kết chương 2……………………………………………………………………… 66

CHƯƠNG 3

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG

3.1 Văn bia góp phần tìm hiểu “quốc danh Việt Nam” và xác định một số địa danh

hành chính trong lịch sử

68

3.1.1 Danh xưng Việt Nam trong thư tịch, bi ký thời trung đại……………..……… 68

3.2.2 VBBG góp phần xác định một số địa danh hành chính trong lịch sử…… …… 71

3.2 Phản ánh về văn thần, võ tướng …………………………………….……................ 73

3.2.1 Văn thần, võ tướng Bắc Giang trong lịch sử. 73

3.2.2 Về di tích tôn thờ văn thần võ tướng ở Bắc Giang………………….. ……….. 76

3.2.3 VBBG góp phần tìm hiểu công tích các văn thần, võ tướng ………………….. 79

3.3 Văn bia phản ánh hoạn quan, Thái giám với làng xã……………………………… 94

* Tiểu kết chương 3………………………………………………………………….…. 105

CHƯƠNG 4

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG

4.1 Văn bia góp phần tìm hiểu văn hóa Nho giáo…………………………………….… 107

4.1.1 Phản ánh các thiết chế Nho học………… …………………………….…… 107

4.1.2 Ghi danh các vị Nho học đỗ đạt ….… ……………………………………. 110

4.2 Văn bia phản ánh về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trên đất Bắc Giang 114

4.2.1 Phật giáo Bắc Giang thời kỳ mới du nhập………………………….………. 114

4.2.2 Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trên đất Bắc Giang………………………..…. 116

4.3 Văn bia phản ánh phong tục tập quán làng xã……………………..………………. 124

4.3.1 Phản ánh tín ngưỡng thờ Thành hoàng……………………….…….………. 124

4.3.2 Phản ánh tục lệ “xướng ca”ở đình làng xã…………………………………. 132

4.3.3 Phản ánh nghi lễ, lệ làng…………………………………………….……… 135

4.4 Văn bia phản ánh văn hóa thương mại cổ truyền...................................................... 141

Tiểu kết chương 4 ……………………………………………………………… 146

KẾT LUẬN 148

Danh mục bài viết của tác giả liên quan đến đề tài luận án…………………………… 151

Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………...………….. 153

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách các nhà khoa bảng soạn, nhuận sắc VBBG

Phụ lục 2: Bảng thống kê số lượng văn bia hiện có trên địa bàn t. Bắc Giang

Phụ lục 3: Bảng thống kê số lượng thác bản văn bia t. Bắc Giang tại VNCHN

Phụ lục 4: Danh mục các danh thần, võ tướng trên văn bia Bắc Giang

Phụ lục 5: Tuyển dịch một số văn bia t. Bắc Giang

DANH MỤC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN

Số

TT

Tên các bảng, biểu Trang

1 Bảng 1: Tổng hợp văn bia hiện vật và thác bản văn bia lưu trữ tại

VNCHN

18

2 Bảng 2: Thống kê số lượng văn bia theo triều đại 20

3 Bảng 3: Tổng hợp số lượng văn bia một số tỉnh theo triều đại 23

4 Bảng 4: Thống kê văn bia theo loại hình di tích 23

5 Bảng 5: Bảng tổng hợp thành phần tham gia soạn VBBG 42

6 Bảng 6: Danh sách các tác giả nhuận sắc... 45

7 Bảng 7: Bảng tổng hợp thành phần tham gia viết chữ VBBG 48

8 Bảng 8: Danh sách các phường, thợ tham gia khắc VBBG 50

9 Bảng 9: Tổng hợp văn bia phản ánh về văn thần, võ tướng theo DT

LSVH

79

10 Bảng 10: Tổng hợp văn bia thần tích ở các làng xã 127

11 Bảng 11: Danh mục bia chợ t. Bắc Giang 142

DANH MỤC ẢNH MINH HỌA TRONG LUẬN ÁN

Số

TT

Tên ảnh Trang

1 Ảnh 1: Hương án chùa Khám Lạng, x. Khám Lạng, h. Lục Nam, tạo tác

năm Thuận Thiên thứ 5 (1432).

21

2 Ảnh 2: Đồ án trang trí hình rồng trên hương án chùa Khám Lạng………… 51

3 Ảnh 3: Trang trí trên diểm bia Lập nhạc phụ miếu bi ……………………... 54

4 Ảnh 4: Bia Thân công bi - Bản tổng các xã tính danh …………………….. 55

5 Ảnh 5: Trang trí trên diềm bia nghè Nếnh, h. Việt Yên……………………. 55

6 Ảnh 6: Trang trí trên diểm bia Lập nhạc phụ miếu bi ……………………... 56

7 Ảnh 7: Trang trí trên diềm bia Phụng sự bi ký (1700) ở từ chỉ Quán Quận

công, th. Quang Biểu, x. Quang Châu, h.Việt Yên.

57

8 Ảnh 8: Thư pháp trên trán bia Phụng sự bi ký (1700) ở từ chỉ Quán Quận

công Nguyễn Thế Nho ……………………………………………………...

58

9 Ảnh 9: Văn bia khắc trên hương án đá lăng Dinh Hương (h. Hiệp Hòa)….. 91

10 Ảnh 10: Văn bia khắc trên hương án đá lăng Dinh Hương (h. Hiệp Hòa). 91

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

DSVH Di sản văn hóa

ĐVSKTT Đại Việt sử ký toàn thư

ĐNNTC Đại Nam nhất thống chí

E.F.E.O Viện Viễn Đông bác cổ (Ecole Fcancaice d Extrême -Orient)

KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn

LSVH Lịch sử văn hóa

NCCHVNQCTĐ Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại

NCS Nghiên cứu sinh

NPHMVKCH Những phát hiện mới về khảo cổ học

NXB Nhà xuất bản

N0 Số thác bản văn bia lưu tại Viện nghiên cứu Hán Nôm

VHTTDL Văn hóa Thể thao Du lịch

TC Tạp chí

TCHN Tạp chí Hán Nôm

TBHNH Thông báo Hán Nôm học

t.

TP.

ph.

h.

tg.

x.

th

ttr.

Tỉnh

Thành phố

Phủ

Huyện

Tổng

Thôn

Thị trấn

TS. Tiến sĩ

Th.s Thạc sĩ

VBBG Văn bia Bắc Giang

VNCHN Viện nghiên cứu Hán Nôm

[] Ký hiệu bia được trích dẫn ở Tài liệu tham khảo

[-] Ký hiệu sách và trang được trích dẫn ở Tài liệu tham khảo

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bắc Giang là miền đất thuộc lộ Bắc Giang thời Lý - Trần, thời Lê - Mạc là

miền thượng của trấn/xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến. Trong lịch sử, Bắc Giang có

vị trí chiến lược trọng yếu, được xem như miền đất “phên giậu” ở phía bắc kinh

thành Thăng Long. Đây là miền đất cổ được khai phá từ lâu đời và có bề dày

truyền thống lịch sử văn hóa. Trên mỗi làng quê Bắc Giang vẫn còn in đậm bóng

dáng nhiều ngôi đình, ngôi chùa, ngôi đền, ngôi miếu, văn chỉ, từ chỉ hay các từ

đường cổ kính của các dòng họ. Các di tích xưa kia được cư dân làng xã đứng ra

hưng công xây dựng có sự đóng góp công sức, tiền của từ các tổ chức làng xã,

phường hội, dòng họ hay những cá nhân có tiềm lực kinh tế nên được dân làng xã

tri ân bằng việc khắc bia ghi lưu niệm, biểu dương, lưu truyền cho muôn đời con

cháu noi gương. Đó cũng là lý do ở các làng quê Bắc Giang có nhiều văn bia do

tiền nhân để lại.

Văn bia là di sản tư liệu mang tính đặc thù và có vai trò, ý nghĩa đặc biệt đối

với việc tìm hiểu, nghiên cứu đời sống xã hội của mỗi vùng quê đương đại. Vấn đề

tìm hiểu nội dung khối tư liệu văn bia lưu lại là mối quan tâm của toàn xã hội, nhất

là giới nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Văn bia Bắc Giang (VBBG) nằm

trong tổng thể di sản văn bia Việt Nam nên vấn đề nghiên cứu VBBG là công việc

hữu ích, thiết thực và cấp bách góp phần quan trọng vào việc khai thác, bảo tồn,

phát huy những giá trị tốt đẹp, quý báu của di sản văn hóa Việt Nam. Kết quả

nghiên cứu VBBG cũng góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã

hội của địa phương, đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

Kho tàng VBBG là di sản văn hóa được các thế hệ cha ông tinh tạo, trao

truyền cho thế hệ hôm nay và mai sau. Hiện tại, nhà nước chưa trực tiếp quản lý,

văn bia/bia đá (sau đây gọi là văn bia) vẫn do nhân dân các làng xã sở hữu và bảo

quản. Sự tồn tại hay không tồn tại của văn bia phụ thuộc nhiều vào ý thức của người

dân mỗi địa phương. Nơi nào ý thức cộng đồng được nâng cao thì văn bia/bia đá

được trân trọng giữ gìn. Ngược lại, có nơi văn bia vẫn bị lãng quên, tồn tại cùng sự

thờ ơ vô tình của người dân sở tại. Ở một số làng xã t. Bắc Giang vẫn còn tình trạng

bia đá nằm vạ vật bên đường, bên cầu ao, mương máng... Sự vô tình của con người

2

cùng khí hậu khắc nghiệt sẽ hủy hoại văn bia. Cho nên, vấn đề bảo tồn, nghiên cứu,

khai thác phát huy giá trị của văn bia đã trở nên cấp thiết.

Với những nguồn thông tin tư liệu hiện có, chúng ta biết t. Bắc Giang có 1452

đơn vị văn bia, trong đó có 1296 văn bia hiện vật còn lưu tại các làng xã trong tỉnh,

1278 đơn vị thác bản lưu tại VNCHN, 174 văn bia chưa làm thác bản. Khung niên

đại VBBG được xác định trong thời gian 560 năm (1387 - 1947), đa dạng về loại

hình, bao hàm nội dung rất rộng, đề cập đến nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều giai

đoạn lịch sử khác nhau, nên từ lâu đã trở thành đề tài được nhiều nhà nghiên cứu

khoa học xã hội nói chung, chuyên ngành Hán Nôm nói riêng quan tâm. Tuy nhiên,

đến nay vẫn chưa có tác giả nào đi sâu khai thác nghiên cứu VBBG thành một đề tài

chuyên biệt, trong khi văn bia lại là nguồn tư liệu chân thực, phong phú có thể bổ

khuyết thông tin liên quan tới vùng đất, các làng xã hay các danh nhân lịch sử Bắc

Giang. Là người con của quê hương Bắc Giang, được đào tạo chuyên ngành Hán

Nôm, có nhiều năm công tác tại địa phương và luôn để tâm sưu tầm, tìm hiểu đến

mảng tư liệu này nên NCS đã lựa chọn đề tài Nghiên cứu văn bia tỉnh Bắc Giang

để thực hiện luận án tiến sĩ tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam.

2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

2.1 Cơ sở lý thuyết

Luận án đã vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam

trong việc sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu, khai thác và phát huy những giá trị tốt đẹp

của văn hóa truyền thống trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc.

Luận án cũng vận dụng những tri thức khoa học về phương pháp nghiên cứu

Ngữ văn Hán Nôm trên cơ sở các phương pháp chuyên sâu như Văn bản học, Bi ký

học, Tị húy học và các phương pháp nghiên cứu liên ngành để sử lý đề tài trong

từng chương của luận án.

Tác giả luận án cũng tiếp thu, kế thừa tri thức và thành tựu nghiên cứu về văn

bia của nhiều tác giả đi trước đã được công bố, xuất bản có liên quan đến đề tài luận

án để sử dụng, so sánh, phân tích, đánh giá về trữ lượng, đặc điểm, nội dung phản

ánh của VBBG.

3

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã tiến hành sử dụng những

phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp văn bản học, phương pháp được sử dụng chính yếu trong việc

mô tả, xác định niên đại, làm cơ sở để đánh giá những đặc điểm về hình thức, nội

dung văn bia Bắc Giang;

- Phương pháp thống kê, được sử dụng để tiến hành định lượng, phân loại, xác

định tình hình phân bố văn bia và lập các bảng biểu, lấy đó làm cơ sở để so sánh,

đối chiếu, phân tích tổng hợp, rút ra những đặc điểm chính về hình thức, nội dung

VBBG;

- Phương pháp khảo sát điền dã, sẽ giúp chúng tôi sưu tầm văn bia ở thực địa

hoặc đối chiếu văn bản gốc với các loại văn bản khác (thác bản, bản sao…) khi có

nghi ngờ về mặt văn bản.

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành, như: Khảo cổ học lịch sử, ngôn ngữ

học, nghệ thuật học, dân tộc học… được sử dụng khi nghiên cứu, so sánh, để có thể

đánh giá giá trị hình thức, nội dung VBBG một cách toàn diện nhất.

3. Đối tượng và phạm vi sử dụng tư liệu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Là 1.452 văn bia VBBG, trong đó 1278 thác bản hiện lưu trữ ở Kho thư tịch

VNCHN và 174 văn bia hiện vật còn lưu giữ trên các di tích LSVH ở tỉnh Bắc

Giang chưa làm thác bản. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo, sử dụng một số văn

bia ở Văn miếu Hà Nội, Văn miếu Bắc Ninh và các địa phương khác có nội dung

liên quan đến lịch sử văn hóa Bắc Giang. Đó là 3 nguồn tư liệu chính để chúng tôi

khai thác trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài luận án.

3.2 Phạm vi sử dụng tư liệu:

Địa danh Bắc Giang ở đây được xác định là địa danh hành chính cấp tỉnh (t.

Bắc Giang ngày nay) gồm có 01 thành phố và 9 huyện, đó là: TP. Bắc Giang, h. Hiệp

Hòa, h. Lạng Giang, h. Lục Nam, h. Lục Ngạn, h. Sơn Động, h. Tân Yên, h. Việt Yên,

h. Yên Dũng và h. Yên Thế. Vì vậy, phạm vi của luận án là nghiên cứu tổng thể thác

bản văn bia t. Bắc Giang tại VNCHN, đồng thời sử dụng, tham khảo văn bia hiện vật

trên địa bàn t. Bắc Giang khi văn bia đó thiếu vắng trong kho lưu trữ. Trong quá trình

4

nghiên cứu, chúng tôi sử dụng tư liệu từ 1452 VBBG, tuy nhiên, vì có một số văn bia

chưa làm thác bản, chưa khảo sát đầy đủ thông tin về văn bia, cho nên trong quá trình

tổng hợp các bảng biểu chúng tôi chủ yếu căn cứ vào 1278 văn bia đã đưa vào thư

mục tại VNCHN.

4. Những đóng góp mới của luận án

- Lần đầu tiên di sản tư liệu văn bia Hán Nôm tỉnh Bắc Giang được tập hợp,

thống kê, định lượng đầy đủ trên cơ sở hai nguồn tài liệu là văn bia hiện vật trên thực

địa và văn bia lưu trữ ở dạng thác bản tại VNCHN. Cung cấp một nguồn thông tin, tư

liệu phong phú, hữu ích để các ngành liên quan hoạch định phương án, kế hoạch bảo

tồn, phát huy giá trị di sản VBBG trong thời gian tới.

- Toàn bộ nguồn thác bản VBBG lưu trữ tại VNCHN đã được NCS phân tích,

đánh giá tổng hợp, phân loại theo các tiêu chí khoa học chuyên ngành Ngữ văn Hán

Nôm trên ba tuyến: Thời gian (triều đại), không gian (cấp huyện, thành phố) và loại

hình di tích. Đối với văn bia hiện vật trên thực địa được thống kê, định lượng phân

loại chi tiết đến đơn vị cấp xã (phường, thị trấn).

- Luận án đi sâu tìm hiểu về hình thức, văn bản VBBG, qua đó rút ra những

giá trị văn hóa, đặc điểm chung và riêng về hình thức cũng như các vấn đề liên quan

tới quá trình tạo tác bia đá/văn bia trên địa bàn t. Bắc Giang.

- Luận án cũng quan tâm nghiên cứu về quốc danh Việt Nam xuất hiện trên

VBBG thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII, XVIII), về công tích của các văn thần, võ

tướng với các làng xã Bắc Giang thời trung đại, trong đó, những văn bia phản ánh

những đóng góp của các Hoạn quan (quan Thái giám) thời Lê Trung hưng được xem

như những di sản tư liệu độc đáo trong kho tàng di sản Hán Nôm xứ Bắc.

- Trên cơ sở khai thác các giá trị nội dung, luận án đã đi sâu tìm hiểu một số

hình thức sinh hoạt tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo), tín ngưỡng, văn hóa truyền thống

(tín ngưỡng thờ Thành hoàng, lệ xướng ca ở chốn đình trung, hệ thống nghi lễ - lệ

làng...), đó là những di sản văn hóa đặc sắc của miền đất Bắc Giang xưa và nay.

- Luận án cũng đã đề cập và cung cấp thêm tư liệu về lịch sử Thiền phái Trúc

Lâm Yên Tử được phản ánh qua văn bia trên các di tích lịch sử văn hóa ở sườn Tây

Yên Tử thuộc địa phận t. Bắc Giang.

5

- NCS đã tuyển chọn 30 VBBG đại diện cho các nhóm văn bia để phiên âm,

dịch nghĩa, chú giải đưa vào phần Phụ lục để giới thiệu với độc giả. Hầu hết những

văn bia này lần đầu tiên được công bố, nên cũng có thể xem là một đóng góp mới có

ý nghĩa của luận án.

5. Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục bài viết của tác giả luận án, Danh

mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án được chia làm 4 chương:

Chương 1. Tổng quan về văn bia và tình hình sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu

liên quan đến đề tài luận án.

Chương 2. Đặc điểm văn bia tỉnh Bắc Giang.

Chương 3: Nghiên cứu giá trị lịch sử của văn bia tỉnh Bắc Giang.

Chương 4. Nghiên cứu giá trị văn hóa của bia tỉnh Bắc Giang.

6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ VĂN BIA VÀ TÌNH HÌNH SƯU TẦM

NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Trước hết, chúng tôi trình bày khái quát về nguồn gốc hình thành văn bia và sự

ảnh hưởng, du nhập của văn hóa khắc dựng văn bia Trung Quốc đến Việt Nam;

Thành tựu nghiên cứu văn bia Việt Nam cũng như tình hình sưu tầm, bảo tồn,

nghiên cứu VBBG. Trên cơ sở nắm bắt tình hình liên quan đến đề tài luận án chúng

tôi sẽ bao quát, làm rõ một số vấn đề cần thiết khi nghiên cứu về VBBG mà các

công trình, đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước chưa đề cập tới.

1.1 Khái quát về văn bia và văn bia Việt Nam

Văn bia (bi văn 碑文) là lời văn khắc trên vật liệu đá, gỗ hoặc kim loại nhất

định, nhưng phần lớn số lượng văn bia được khắc trên chất liệu đá, cho nên khi nói

đến văn bia, người ta thường liên tưởng đến bài văn khắc trên bia đá. Sở dĩ người ta

khắc văn bia là để lưu giữ, truyền tải thông tin cho người đọc, cho nên hầu hết nội

dung văn bia được soạn/khắc rồi truyền bá sao cho được rộng rãi, lâu bền như ý

nguyện của người viết mong muốn. Nhưng, trong thực tế có một số trường hợp

người ta tạo bia rồi yểm xuống lòng mộ, tháp để lưu giữ thông tin mà không nhằm

mục đích truyền bá1.

Có thể nói văn bia là hiện tượng văn hóa được nảy sinh từ đời sống xã hội như

là nét đặc thù ở các nước phương Đông. Văn bia xuất hiện khá sớm, truyền thống

sáng tạo văn bia bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó ảnh hưởng lan truyền sang các nước

khác ở phương Đông như: Triều Tiên, Việt Nam và Nhật Bản, tức là những nước sử

dụng chữ khối vuông (văn tự Hán) do sự ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa

[85- 16][92-25].

1 Bia hộp Tiên khảo Thái bảo Giáp phủ quân mộ chí phát hiện ở mộ thân phụ Trạng nguyên Giáp

Hải (th. Đồi Cốc, x. Dĩnh Trì, TP. Bắc Giang), bia Xá lị tháp minh phát hiện ở bãi đất gần chùa

Huệ Trạch (x. Trí Quả, h. Thuận Thành, t. Bắc Ninh) được soạn khắc rồi chôn/yểm trong lòng mộ

tháp.

7

Sách Chính trung hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển 正中形音義綜合大字

典 của Cao Thụ Phiên 高樹藩, do Chính Trung thư cục 正中書局 ấn hành năm

2012 tại Đài Loan giải thích về nguồn gốc việc dựng bia và soạn khắc văn bia như

sau: “Bia 碑 (Chữ hình thanh, hội ý). Giáp cốt văn, Kim văn không có chữ bi. Chữ

Tiểu triện viết chữ ti (卑) bên chữ thạch (石), đọc là bi, nghĩa gốc là “dựng đá”, giải

thích rằng (thấy Thuyết văn ghi: Thời xưa, trong cung dựng bia để đo ánh sáng mặt

trời, nơi tông miếu dựng bia để trói buộc vật tế, nơi mộ táng dựng bia (đúng ra là

làm bằng thanh gỗ lớn, để buộc dây ròng rọc, hình dạng giống như bia cho nên có

tên gọi như vậy) để hạ quan tài, dựng đá để làm, cho nên có bộ thạch (石). Lại dùng

ti (卑) để thể hiện sự khiêm nhường, bia ban đầu được dựng bằng khối đá thấp để

tiện việc thờ cúng, cho nên có bộ thạch và âm ti. Chỉ có Lưu Hy cho rằng: bi (bia)

nghĩa là bì (埤) vậy, vua thời thượng cổ ghi việc tế trời đất thì dựng đá ở núi thấp

khắc hiệu Phong thiền, cho nên gọi là bi vậy, (chữ ) bi ấy có chữ bì 埤, viết lược để

ghi âm. Giải thích như vậy cũng có thể thông, dẫn cả ra để tham chứng…”. Bi - 碑

(Hình thanh, Hội ý). Giáp văn, Kim văn bi tự khuyết. Tiểu triện: Bi tòng thạch, ti

thanh, bản nghĩa tác “thụ thạch”, giải (kiến Thuyết văn Hứa trứ) cổ thời, cung

trung lập bi dĩ thức nhật cảnh, tông miếu lập bi dĩ kế tế tính, mộ sở lập bi (thực vi

đại mộc bản, thí lộc lô bị thằng sách giả, dĩ kỳ hình như bi, cố xưng) dĩ hạ quan,

Đại đô thụ thạch vi chi, cố tòng thạch. Hựu dĩ ti hữu đê hạ chi ý, tối sơ chi bi, vi thụ

đê thạch dĩ tiện sự giả, cố tòng bi thanh. Duy Lưu Hy dĩ vi (bi giả, bì dã, thượng cổ

Đế hoàng, kỷ hiệu Phong Thiền thụ thạch bì nhạc, cố viết bi dã) thị bi tòng bị tỉnh

thanh, thuyết diệc khả thông, tịnh dẫn tham chứng2[310-1155].

2 碑(形 聲) (會意) 。甲 文 金 文 碑 字 闕.小 篆: 碑 從石, 聲 卑,本 義 作 豎石, 解 (見 說 文 著)

古 時,宮中立 碑 以 識 日景, 宗 廟 立碑 (實為大木板 施 轆 轤 被 繩 索者, 以 其 形 如 碑 ,

故 稱 ) 以 下 棺 , 大 都 豎 石 為 之

8

Về nghĩa của chữ bi (碑), sách giải thích, chú dẫn khá kỹ với chức năng là

danh từ và động từ: “Danh từ: 1. Dựng ở trong cung để đo bóng mặt trời, khối đá

không có chữ gọi là bi. Ví dụ: Mặt hướng phía đông, phần trên hướng phía bắc, phía

trên được gọi là bi. Trịnh chú: “Trong cung tất có bi, vì dùng để đo bóng mặt trời,

dẫn khí âm dương vậy” (Nghi lễ - Sính lễ); 2. Dựng ở miếu đình (sân miếu) để buộc

ngựa, khối đá không khắc chữ gọi là bi. Ví dụ: “Người dắt vật tế đã vào cửa miếu,

buộc ở bi”. Giải thích: “Dắt - buộc, bảo rằng vật tế vào trong miếu, rõ ràng dắt buộc

vào bi trong sân vậy” (Lễ ký - Tế nghĩa); 3. Dựng để hạ quan tài, dùng khối gỗ lớn

đại khái giống như bia đá gọi là bi. Ví dụ: “Nơi chôn cất quan lại thấy nhiều bi”.

Giải thích: Phong bi - chặt đẽo cây gỗ lớn làm bi, giống như bia đá, ở hai bên phía

trước sau và 4 góc quách đều dựng bi, khoảng giữa có lỗ thủng làm con lăn (ròng

rọc) buộc dây để hạ quan tài. Bậc thiên tử dùng 6 dây 4 bi, trước sau đều có con lăn

(ròng rọc) vậy. Chư hầu 4 dây 2 bi; Bậc đại phu 2 dây 2 bi; Quan lại 2 dây không có

bi (Lễ ký - Đàn cung); 4. Dựng đá khắc văn tự để ca tụng công đức nên gọi là bi;

Trước thời Tần đa số gọi là khắc thạch, thời Hán mới quen gọi là bi. Ví dụ: 1. “Bi

Nghiêu, kiệt Vũ thời xa xưa không rõ” (Phục Thao - Thuật công đức minh); 2.

“Nước Ngụy vâng dựng bia thiền, gồm: Văn hay nổi tiếng có Vương Lãng, viết chữ

đẹp nổi tiếng có Lương Hộc, khắc chữ nổi tiếng có Chung Diêu, cho rằng đó là tam

tuyệt” (Tập cổ lục); 5. Dựng đá khắc văn tự để tỏ bày nỗi niềm của người chết khi

sinh thời mà thể hiện việc nghĩa nên gọi là bia;... ghi danh, giải thích điển nghệ

chính là bia vậy, gốc gác của việc này có từ thời Vương Mãng đặt ra vậy… Ví dụ,

1. “Thái tự Lâm Tông cất quân có đạo nhưng không có người hưởng ứng, năm Kiến

Ninh thứ 2 mất, bè bạn cùng khắc thạch dựng bia, Sái Ung làm văn” (Hậu Hán thư -

Quách Thái truyện); 2. “Hỗ mất, trăm họ thành Tương Dương ở trên núi dựng bia,

nước mắt chảy thành dòng” (Tấn thư - Dương Hỗ truyện);… 6. Khắc văn tự để ghi

danh, thuật sự cùng làm tiêu thức mà dựng thạch, gọi là bia. Ví dụ: “Bia cắm mốc,

bia lý trình, bia đảng nhân”. Lại thấy: 1. “ Chu Mục ghi dấu trên đá ở Yểm Sơn lại

, 故 從 石。 又 以 卑 低 下 之 意, 最 初 之 碑, 為 豎 低 石 以 便 事 之, 故 從 石 碑 聲。惟

劉 熙 以 為 [碑 者 埤 也,上 古 帝 皇 , 紀 號 封 禪 豎 石 埤 岳, 故 曰 碑 也]

是 碑 從 埤 省 聲,說 亦 可 通,並 引 參 証。

9

gọi là bia cổ là có ý vậy” (Văn tâm điêu long - Lụy bi); 2. “Nhà Ngụy, niên hiệu

Thái Bình năm thứ 3 (258) khắc đá dựng nên bia, khắc lời ban bố sự việc” (Thủy

kinh - Hà thủy chú); 7. Đặt ra việc chạm khắc văn tự để truyền lại đời sau trên đá

phẳng gọi là bia. Ví dụ: “Sái Ung lấy kinh sách đã xa lâu, văn tự nhiều sai nhầm, hủ

nho không căn cứ, nghi ngờ hậu học... tâu xin chính định văn tự lục kinh, Linh Đế

đồng ý, Ung liền tự viết chữ đỏ lên bia rồi sai thợ chạm khắc” (Hậu Hán thư - Sái

Ung truyện); 8. Tên một thể văn, bài văn đó khắc trên bia gọi là bi... Ví dụ: 1.

“Những trước tác thi, phú, bi, lỗi, minh, tán... gồm trăm bốn mươi thiên truyền ở

đời” (Hậu Hán thư - Sái Ung truyện); 2. “Vương Cân... làm bia chùa Đầu Đà, văn

từ chau chuốt vì thế muôn đời quý trọng” (Tính thị anh hiền lục); 3. “ Bùi Độ làm

Hoài Tây Tuyên úy... thỉnh dụ làm Hành quân Tư mã, Hoài Tây yên ổn, theo đó Độ

trở về triều, được ban chiếu soạn bia Bình Hoài Tây, lời văn phần nhiều tường bày

việc của Bùi Độ (Đường thư - Hàn Dũ truyện); 9. Bia kiệt: Gọi tên chung cho việc

khắc bia; Sách Hậu Hán thư - Đậu Hiến truyện chú rằng: “Vuông gọi là bia, tròn

gọi là kiệt”, người đời sau phần nhiều dùng lẫn lộn; Sách Phong thị văn thả lục

chép rằng: “Dựng bi kiệt trước mộ, chưa rõ có từ bao giờ;... Kiệt cũng cùng loại với

bia vậy;... Họ Tùy chế: 5 thứ dùng trên bia. Đầu ly đế rùa, đế không cao quá 4

thước. Ví dụ: 1. “Khi ấy có người nước Ngô là Phạm Hoài Ước thường viết chữ lệ

và học viết chữ ấy. Bi kiệt của Kinh Sở đều viết chữ ấy (Nam sử - Nhan Hiệp

truyện); 2. “Từ thời Hậu Hán trở về sau, bi kiệt ngày càng phát triển (Văn tâm điêu

long - Lụy bi) […] Vuông gọi là bia, tròn gọi là kiệt. Phô bày công việc mà ghi khắc

trên kim thạch gọi là bi, yết thị giữ theo hàng lối mà dựng ở hầm mộ gọi là kiệt

[310- 1155].

Học giả cuối đời nhà Thanh (Trung Quốc) là Hiệp Xương Thức 叶昌識 khi

nghiên cứu thể bi ký đã phân chia văn bia khá chi tiết, kỹ lưỡng thành 42 loại.

Dương Điện Tuần 楊殿珣 (Trung Quốc) phân chia văn bia thành 7 nhóm chính,

dưới các nhóm được chia nhỏ thành nhiều tiểu loại [66].

Trong Kim thạch học 金石學, học giả Chu Kiếm Tâm 朱劍心 (Trung Quốc)

đã phân chia văn bia khắc trên đá thành 11 loại (10 loại chính và 01 tạp loại), gồm

10

có: Khắc thạch 刻石, bi kiệt 碑碣3, mộ chí 墓誌, tháp minh 塔銘, phù đồ 浮图,

kinh chàng 經幢, tạo tượng 造像, thạch khuyết 石闕, ma nhai 摩崖, địa biệt 地別

và tạp loại 雜類 (gồm văn tự khắc trên lư hương 香爐, thần vị 神位, trụ cầu 橋柱,

thành giếng 井闌...) và đưa ra nhận xét “tất cả nội dung khắc trên bia đá đều gọi là

văn bia bắt đầu từ đời Hán về sau”, “từ Hậu Hán về sau mới có văn bia, tìm văn bia

trong bia thời Tiền Hán chưa thể thấy được” [90- 19] [92-10].

Đó là những vấn đề liên quan đến nguồn gốc của sự hình thành, phát triển và

những quy định thuở ban đầu về nguyên tắc tạo/soạn văn bia ở Trung Quốc, còn đối

với Việt Nam, văn bia ra đời muộn hơn nên ít ảnh hưởng về những nguyên tắc đó.

Trong Một số vấn đề về văn bia Việt Nam và Bi ký học và văn bản bi ký Hán Nôm

Việt Nam PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh đã chỉ ra vấn đề này rất hợp lý và đặc biệt phù

hợp khi nghiên cứu về văn bia Việt Nam: “ Những nguyên tắc lập bia và những quy

định về nội dung khi soạn bài văn, để khắc vào đá như nêu ở trên được Chu Kiếm

Tâm nêu ra, theo chúng tôi chỉ có thể đúng với thời kì hình thành khai sáng ra thể

loại văn bia mà thôi. Còn trên thực tế, trong quá trình phát triển, việc lập bia và soạn

văn để khắc vào đá đã diễn ra hết sức phong phú, đa dạng. Có loại còn giữ được đến

ngày nay, nhưng cũng có loại không được lưu truyền, điều này diễn ra không chỉ ở

chính nơi có truyền thống sáng tạo ra văn bia, mà ở cả các nước chịu ảnh hưởng của

truyền thống này” [90-22] [92-10].

Văn bia xét về mặt thể loại đã được nền văn học truyền thống phương Đông

xác định như là thể văn thời cổ - trung đại. Phê đô rin A.L, nhà nghiên cứu văn học

sử người Nga cũng có nhận xét về thể văn bia là “những bài văn bia đã đánh dấu

bước đi ban đầu của văn học thành văn” [81]. Văn bia Việt Nam ra đời trong mối

quan hệ văn hóa vùng, là sự ảnh hưởng tiếp nhận của truyền thống sáng tạo văn bia

3 碣: Mã chữ này có hai âm đọc (kiệt và kệ). Hán việt từ điển (Thiều Chửu) cũng phiên âm là kiệt

nhưng chua thêm “Ta quen đọc là chữ kệ”. Đa số các từ điển tiếng Hán hay Hán Việt khác đều

phiên âm là kiệt. Chính trung hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển/ 正 中 形 音 義 綜 合大字典

giải thích về âm đọc chữ 碣 như sau: 極孽切,音傑 - cực nghiệt thiết, âm kiệt (tr.1160 -1161).

Chúng tôi xin theo cách đọc thông dụng là kiệt.

11

ở Trung Quốc, và tất nhiên văn bia - bia đá Việt Nam có những đặc trưng riêng về

hình thể và nội dung mang bản sắc của truyền thống văn hóa dân tộc.

Truyền thống khắc dựng bia đá ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn Trung Quốc

nhưng cũng có “ít nhất” hơn 1.700 năm lịch sử. Đại đa số văn bia được sử dụng

bằng chữ Hán, một số ít chữ Nôm, ngoài ra còn được khắc bằng các ngôn ngữ văn

tự khác như: Phạn, Khơme, Chăm, Pháp, Việt…Ngày nay, văn bia đã trở thành một

loại hình di sản văn hóa đặc thù trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Bản thân

mỗi tấm bia đá vừa có giá trị là một hiện vật bảo tàng, đồng thời bài văn bia lại có

vai trò, giá trị là một văn bản, nguồn tư liệu cổ, một thông điệp hàm chứa nội dung

đa lĩnh vực giúp thế hệ hôm nay và mai sau khai thác, tìm hiểu quá khứ lịch sử của

dân tộc thời cổ, trung và cận đại.

Trước năm 2012, giới nghiên cứu Hán Nôm trong và ngoài nước đều tạm chấp

nhận sự ra đời của tấm bia Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn 大

隨九真郡寶安道場之碑文 khắc ghi niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14/大業四年(618)

được phát hiện ở th. Trường Xuân, x. Đông Minh, h. Đông Sơn, t. Thanh Hóa là

văn bia có niên đại sớm nhất ở nước ta. Nhưng tháng 8 năm 2012, Lê Viết Nga -

Nguyễn Phạm Bằng (Bảo tàng t. Bắc Ninh) đã công bố tấm bia Xá lị tháp minh 舍

利塔銘 có niên đại Đại Tùy Nhân Thọ nguyên niên 大隨仁壽元年[Năm Nhân Thọ

thứ nhất (601) đời nhà Tùy] do người dân địa phương phát hiện khi đào đất đóng

gạch ở bãi đất cạnh chùa Huệ Trạch 惠澤寺 thuộc x. Trí Quả, h. Thuận Thành, t.

Bắc Ninh [142].

Tháng 10 năm 2013, Nguyễn Phạm Bằng (Bảo tàng t. Bắc Ninh) công bố phát

hiện mới về tấm bia được phát hiện ở nghè thờ Đào Hoàng, th. Thanh Hoài, x.

Thanh Khương, h. Thuận Thành, t. Bắc Ninh có niên đại sớm hơn gần ba trăm năm.

Bia hai mặt khắc hai bài văn có hai niên đại và kiểu văn tự khác nhau. Bài văn ở

mặt trước khắc văn tự theo kiểu lệ thư và mang niên hiệu Kiến Hưng nhị niên 建興

貳年(314) là niên hiệu của Tấn Mẫn Đế (313 - 316); Mặt sau khắc văn tự theo lối

12

khải thư và mang niên đại Tống Nguyên Gia (424 - 453) [Duy Tống Nguyên Gia

trấp thất niên, Thái tuế Canh Dần, thập nhị nguyệt Bính Thìn 惟宋元嘉廿七年太

歲庚寅拾貳月丙辰 - Ngày Bính Thìn, tháng 12, năm Canh Dần niên hiệu Nguyên

Gia năm thứ 27 (450), đời Tống]. Khác với văn bia Xá lị tháp minh 舍利塔銘 được

soạn khắc rồi yểm xuống lòng tháp chùa Thiền Chúng xưa, văn bia đền Thanh Hoài

được soạn khắc, rồi dựng lên để biểu dương công đức của nhân vật Đào Hoàng.

Như vậy, tính đến năm 2015, tấm bia nghè thờ Đào Hoàng đã có 1701 tuổi và được

coi là tấm bia có niên đại sớm nhất ở nước ta [16].

Đến thế kỷ X, thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939 - 1009) chúng ta mới phát hiện

được các cột đá khắc kinh Phật đỉnh tôn thắng gia cú linh nghiệm Đà la ni 佛頂尊

勝加句靈驗陀羅尼 ở cố đô Hoa Lư, t. Ninh Bình và đến nay chưa có phát hiện mới

[124-786].

Như vậy, từ thế kỷ X về trước, văn bia Việt Nam xuất hiện rất ít, sang thế kỷ

XI (thời Lý) về sau, văn bia mới có dấu hiệu phát triển cả về hình thức và nội dung.

Theo số liệu trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam trên địa bàn cả nước văn bia mang

niên hiệu thời Lý (1010 - 1225) có 18 bia, thời Trần (1225 - 1400) có 44 bia [162].

Tuy nhiên, đến nay số lượng văn bia thời Lý - Trần đã có sự thay đổi, tăng nhập do

có những phát hiện mới trong những năm gần đây.

Thế kỷ XV về sau (đến giữa thế kỷ XX), tương ứng với các triều đại Hồ, Lê

sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn do nhà nước và các làng xã mở mang

xây dựng nhiều công trình phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng nên văn bia có cơ

hội phát triển và còn lưu truyền đến ngày nay số lượng rất lớn. Đây là nguồn tư liệu

phong phú, đa dạng cả về hình thức cũng như nội dung đang được giới chuyên môn

quan tâm sưu tầm, nghiên cứu, khai thác để phục vụ đời sống xã hội.

1.2 Tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam

1.2.1 Các công trình nghiên cứu, xuất bản về văn bia Việt Nam.

Năm 1977, 1978, 1989 nhóm các nhà khoa học công tác tại Viện Văn học đã

sưu tầm, dịch thuật, xuất bản bộ sách Thơ văn Lý - Trần [28] gồm 3 tập, trong đó có

13

tuyển chọn công bố 18 văn bia có xuất xứ thời Lý - Trần. Sau đó, để tiếp tục giới

thiệu di sản văn bia với độc giả, nhiều công trình biên dịch, nghiên cứu về văn bia

lần lượt được công bố dưới hình thức tuyển tập và các công trình khảo cứu về văn

bia. Có thể kể đến một số công trình có giá trị sau: Tuyển tập văn bia Hà Nội tập I

(1978) [12] sưu tầm, dịch và giới thiệu 63 văn bia có giá trị tiêu biểu trên đất Thủ

đô; Tuyển tập Văn bia Hà Tây (1993) [110] sưu tầm, dịch chú, giới thiệu 44 văn bia

có giá trị tiêu biểu của xứ Đoài; Văn bia xứ Lạng (1993) [41] sưu tầm, tuyển dịch

chú, giới thiệu 40 bài văn bia xứ Lạng; Văn bia thời Mạc (1996) [133] giới thiệu,

khảo cứu, dịch chú 148 văn bia thời Mạc. Năm 2010, tác giả sưu tầm, dịch chú bổ

sung 14 bài văn bia, nâng tổng số văn bia được giới thiệu là 162 văn bia [137]; Văn

bia Văn miếu Bắc Ninh (2000) giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành, phát triển

di tích Văn miếu Kinh Bắc/Bắc Ninh, đồng thời biên dịch 14 văn bia, trong đó có

11 văn bia Kim bảng lưu phương 金榜流芳(Danh thơm lưu lại bảng vàng) đề danh

tiến sĩ Kinh Bắc/Bắc Ninh (nay thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh, một phần Hải Dương,

Hưng Yên, Hà Nội) [68]; Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (tập I) Từ Bắc thuộc đến

thời Lý (2002) giới thiệu 27 văn bản gốc có niên đại từ thời Bắc thuộc đến thời Lý

[160]; Tổng tập thác bản văn khắc Việt Nam (2010) [161]; Văn bia Quốc Tử giám

Hà Nội (2002), tuyển dịch 82 bia TS ở Văn miếu Thăng Long/Hà Nội [103]; Văn

khắc Hán Nôm Việt Nam (Trần triều 1226 - 1400) giới thiệu, dịch thuật 44 văn khắc

Việt Nam có niên hiệu thời Trần [162]; Văn miếu Quốc Tử giám và 82 bia Tiến sĩ

(2002) khảo sát, nghiên cứu về di tích Văn miếu Thăng Long/Hà Nội và dịch, chú

82 tấm bia Tiến sĩ ở đây [101]; Tư liệu Hán Nôm huyện Yên Phong (2005), giới

thiệu tổng thể di sản văn bia và thư tịch Hán Nôm huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh,

trong đó sưu tầm, biên dịch, giới thiệu 144 bài văn bia trong tổng só 350 tấm bia

của huyện Yên Phong [163]; Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam (2006) tuyển dịch,

chú, giới thiệu 137 văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam ở Văn miếu Hà Nội, Văn miếu

Huế và các địa phương [89]; Di sản Hán Nôm Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn

(2006) giới thiệu tổng thể di sản Hán Nôm có liên quan đến quần thể thắng tích Côn

Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn, trong đó sưu tầm, biên dịch giới thiệu 25 bài văn bia,

trong đó di tích Côn Sơn (16 bia), Kiếp Bạc (7 bia), Phượng Sơn (02 bia)[42]; Văn

14

bia thời Lý (2010) khảo cứu, dịch thuật, giới thiệu 18 bia thời Lý [128]; Văn bia

chùa Phật thời Lý (2010), khảo cứu, dịch thuật, giới thiệu 18 bia thời Lý [138]. Tư

liệu văn hiến Thăng long - Hà Nội (2010) tuyển tập văn khắc Hán Nôm đã tuyển

dịch 127 văn bia tiêu biểu của Hà Nội [157]; Văn khắc Hán Nôm Thăng Long - Hà

Nội (2010) giới thiệu đặc điểm văn khắc Hán Nôm Thăng Long - Hà Nội và tuyển

dịch 123 văn bia [49]; Nghiên cứu văn bia Vĩnh Phúc (2013) đã đi sâu tìm hiểu sự

phân bố, đặc điểm hình thức, nội dung, thống kê, phân loại theo nhóm chủ đề toàn

bộ danh mục của 973 văn bia tỉnh Vĩnh Phúc [97].

Nghiên cứu, giới thuyết về văn bia và liên quan đến văn bia có một số công

trình đã được xuất bản như:

- Một số vấn đề về văn bản học Hán Nôm (1983) của nhiều tác giả bàn đến

những vấn đề căn cốt về phương pháp xử lý, nghiên cứu văn bản học Hán Nôm nói

chung, văn bia nói riêng. Trong tập sách, đáng chú ý có chuyên luận Bước đầu tìm

hiểu về văn bản văn bia [84]được xem như chuyên luận khai mở cho những vấn đề

nghiên cứu văn bia sau này.

- Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại (1997) [131] của Ngô Đức

Thọ đã khảo sát nhiều văn bản thư tịch, văn khắc Hán Nôm để tìm hiểu về thể lệ,

nguyên tắc kỵ húy qua các triều đại phong kiến Việt Nam, trong đó tư liệu văn bia

là đối tượng khảo sát quan trọng, xác thực nhất.

- Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia (2001) [134] của Đinh Khắc Thuân

đã tập hợp tư liệu từ thư tịch, bia ký với số lượng phong phú liên quan đến nhiều

lĩnh vực liên quan đến triều Mạc. Qua nguồn tư liệu đồ sộ, tác giả đã có những kiến

giải mới mẻ, tích cực khi đánh giá về vai trò của vương triều Mạc với lịch sử dân

tộc trên các lính vực: Tổ chức chính quyền, hoạt động kinh tế, tôn giáo - tín ngưỡng

ở các làng xã đương thời.

- Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã (2003) [155]

đã được tác giả Phạm Thị Thùy Vinh khảo sát, nghiên cứu 1063 văn bia thời Lê xứ

Kinh Bắc và có những phân tích, kiến giải tương đối toàn diện về hình thức, đặc

điểm nội dung văn bia Kinh Bắc gắn với sinh hoạt làng xã trong một giai đoạn lịch

sử kéo dài gần ba trăm năm (thế kỷ XV - XVIII).

15

- Khảo sát giám định niên đại thác bản văn bia (2007) của Nguyễn Văn

Nguyên đã “đi sâu điều tra khảo sát một cách thận trọng, qua đó phân tích, chứng

minh làm sáng tỏ những nghi vấn xung quanh vấn đề niên đại của thác bản… để các

nhà nghiên cứu yên tâm khai thác nguồn tư liệu thác bản” nói chung, thác bản văn

bia nói riêng hiện lưu trữ tại VNCHN [107].

- Một số vấn đề về Văn bia Việt Nam (2008) là tập chuyên luận nghiên cứu về

quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm văn bản, giá trị nội dung và đặc trưng thể

loại bi ký Việt Nam trong mối quan hệ với các nước sử dụng chữ Hán. Tác giả

Trịnh Khắc Mạnh cũng phân tích đánh giá giá trị, sự ảnh hưởng của văn bia trong

đời sống xã hội Việt Nam suốt nghìn năm lịch sử kể từ kỷ nguyên độc lập [84].

- Các thể văn chữ Hán Việt Nam (2010) của Trần Thị Kim Anh - Hoàng Hồng

Cẩm đề cập tới các thể loại văn học chữ Hán Việt Nam thời trung đại, trong đó có

văn bia và tuyển dịch 30 văn bia đại diện cho các loại văn bia như: văn bia công

đức, văn bia ghi việc, văn bia lăng mộ, văn bia đề danh…[5].

- Bi ký học và văn bản bi ký Hán Nôm Việt Nam (2013) của Trịnh Khắc Mạnh

là cuốn giáo trình dùng để giảng dạy, học tập cho sinh viên, học viên, NCS những

tri thức cơ bản khi tiếp cận, nghiên cứu, công bố văn bia Hán Nôm [92].

Ngoài những công trình cơ bản kể trên, tại Tạp chí nghiên cứu Hán Nôm kể từ

số đầu tiên phát hành năm 1984 đến nay (tháng 1/2015) đăng tải hơn một trăm bốn

mươi bài nghiên cứu về văn bia và liên quan đến văn bia; Kỷ yếu hội nghị Thông

báo Hán Nôm học cũng đã đăng, giới thiệu trên dưới hai trăm bài viết thông báo

phát hiện mới và những vấn đề mới liên quan đến việc sưu tầm, nghiên cứu văn bia

Việt Nam; Kỷ yếu hội nghị Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Tạp chí Khảo cổ

học suốt 50 năm qua (1965 - 2015) đã đăng tải rất nhiều bài giới thiệu về văn bia

dưới góc nhìn của ngành khảo cổ học lịch sử. Các tạp chí địa phương như Tạp chí

Sông Thương, Tạp chí Xương Giang cũng đăng tải nhiều bài viết về VBBG mà do

sự hạn chế về dung lượng của luận án, chúng tôi chưa có điều kiện thống kê tại đây.

1.2.2 Các đề tài luận án, luận văn nghiên cứu văn bia Việt Nam

Văn bia Việt Nam là di sản tư liệu có số lượng khá đồ sộ, nội dung phong phú, đa

lĩnh vực; Hơn nữa, văn bia có lịch sử lâu đời, đó là vật thiêng mang ý nghĩa biểu dương

công trạng tiền nhân ở mỗi di tích, cho nên được tạo tác hết sức công phu, cầu kỳ, tinh

16

tế, phản ánh tư duy nghệ thuật, trình độ thẩm mỹ, kỹ thuật chế tác của các nghệ nhân

đương đại, cho nên được giới nghiên cứu khoa học xã hội trong và ngoài nước quan

tâm. Có thể kể đến một số luận án TS, luận văn Th.s liên quan đến nghiên cứu văn bia

Việt Nam đã bảo vệ thành công, được đánh cao về giá trị học thuật.

Luận án TS đầu tiên nghiên cứu về văn bia ở góc nhìn thể loại là Sự hình

thành và phát triển của văn bia Việt Nam và vị trí văn bia trong nền văn học cổ điển

Việt Nam của Trịnh Khắc Mạnh, bảo vệ tại Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô -

Matxcơva (1990). Luận án đi sâu phân tích những giá trị đặc sắc của văn bia và coi

văn bia là một thể loại văn học cổ điển Việt Nam thời trung đại [88]; Tiếp đó là

Luận án TS: Văn bia Việt Nam nguồn sử liệu thời kỳ trung và cận đại của Phêđôrin

A.L, người Nga bảo vệ thành công năm 1991 [81]; Văn bia Kinh Bắc thời Lê xứ

Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã (1996). Luận án đã khai thác tư liệu văn

bia Việt Nam để hệ thống hóa một số vấn đề lịch sử Việt Nam thời trung và cận đại

[154]. Luận án TS Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã

của Phạm Thị Thùy Vinh là công trình xuất hiện đầu tiên khảo cứu, giới thiệu văn

bia xứ Kinh Bắc trên nhiều phương diện: phân theo các tuyến không gian, thời gian,

di tích và các vấn đề liên quan đến văn bia. Tác giả luận án là người đầu tiên đưa ra

hướng tiếp cận tổng thể cho nhiều công trình nghiên cứu về văn bia sau này; Văn

bia thời Mạc và đóng góp của nó trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI,

Luận án TS của Đinh Khắc Thuân (1996) đã đi sâu phân tích những đặc điểm chung

về xã hội Việt Nam dưới thời Mạc (TK XVI) và phân tích, đánh giá văn bia thời

Mạc được xem như nguồn sử liệu chân xác cho việc nghiên cứu lịch sử nước nhà ở

thế kỷ XVI [133b]; Nghiên cứu văn bia khuyến học Việt Nam, Luận án TS của

Nguyễn Hữu Mùi (2006) đã cung cấp nguồn thông tin, sử liệu phong phú về tình

hình giáo dục, khoa cử từ trung ương đến địa phương thông qua hệ thống văn bia

dựng ở các văn miếu, văn từ, văn chỉ,võ miếu, thục xá trên địa bàn cả nước [96];

Nghiên cứu văn bia Hải Phòng, Luận án TS của Nguyễn Thị Kim Hoa (2012) đi sâu

nghiên cứu về tình hình phân bố, đặc điểm hình thức, giá trị nội dung của văn bia

TP. Hải Phòng [53]; Nghiên cứu văn bia chữ Nôm, Luận án TS của Đỗ Thị Bích

Tuyển (2013) đã đưa ra một hệ thống mã chữ Nôm ở các triều đại: Lý - Trần, Lê sơ

- Mạc, Lê Trung hưng - Tây Sơn và Nguyễn. Phần đóng góp có giá trị đặc biệt của

17

luận án là tìm hiểu giá trị của hệ thống chữ Nôm trên văn bia, qua đó đi sâu tìm hiểu

về lịch sử hình thành và phát triển chữ Nôm thời trung và cận đại [143]; Nghiên cứu

văn bia tỉnh Ninh Bình, Luận án TS của Nguyễn Kim Măng (2014) tiếp cận nghiên

cứu văn bia trên nhiều phương diện và phân tích, đánh giá giá trị tổng thể di sản văn

bia tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt, luận án đã đưa ra một số tự dạng khác của chữ Nôm

thời Trần chưa được công bố [95]; Gần đây, năm 2015, có một số luận án nghiên

cứu về văn bia được các NCS bảo vệ thành công như: Nghiên cứu văn bia Hán Nôm

tỉnh Quảng Nam, Luận án TS của Nguyễn Hoàng Thân. Tháng 7 năm 2015, NCS

Trần Thị Thu Hường bảo vệ thành công Luận án TS với đề tài Nghiên cứu bia hậu

Thần Việt Nam [64]. Tháng 9 năm 2015, NCS Đoàn Trung Hữu bảo vệ thành công

Luận án TS đề tài Nghiên cứu văn bia Thừa Thiên Huế [66]…

Ngoài ra, đã có một số luận văn Th.s đã bảo vệ trong những năm gần đây,

như: Văn bia đình làng Bắc bộ thế kỷ XVII của Trần Thị Thu Hường (2003) [63];

Nghiên cứu văn bia chợ của Đỗ Thị Bích Tuyển (2003) [142]; Nghiên cứu văn bia

chữ Nôm của Nguyễn Thị Hường (2005) [49]; Tìm hiểu bia hậu thời Tây Sơn của

Lê Văn Cường (2009) [32]…

Các công trình nghiên cứu về văn bia được thực hiện những năm cuối thế kỷ

XX, đầu thế kỷ XXI hầu hết là những đề tài mang tính tổng quát, quy mô, phạm vi,

đối tượng nghiên cứu tổng thể văn bia ở hầu khắp các địa phương trong cả nước.

Các công trình đều đưa ra những vấn đề mang tính lý luận với những kiến giải,

nhận định sâu sắc làm rõ những đặc điểm của văn bia, những vấn đề về văn bản

học, giá trị đặc sắc của nội dung văn bia trên nhiều lĩnh vực: Lịch sử văn hóa, kinh

tế, chính trị, ngôn ngữ, tôn giáo tín ngưỡng và hình thức nghệ thuật của văn bia Việt

Nam. Những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về văn bia có xu hướng đi sâu

khai thác văn bia theo tuyến chủ đề (văn bia chữ Nôm, văn bia hậu, văn bia chợ,

văn bia khuyến học…), tuyến thời gian hay không gian vùng miền (văn bia các địa

phương) cụ thể và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cho chuyên ngành Hán

Nôm cũng như hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều ngành khoa học liên quan khác.

1.3 Tình hình sưu tầm, bảo tồn nghiên cứu VBBG

1.3.1 VBBG trên thực địa và thác bản trong kho lưu trữ

18

VBBG có những đặc điểm chung về thể loại, thể hình so với cả nước, nhưng

nó cũng mang những nét đặc thù của văn bia xứ Bắc nói chung, Bắc Giang nói

riêng. Với số lượng phong phú, nội dung đề cập nhiều phương diện của sinh hoạt

làng xã Bắc Giang thời phong kiến, nên văn bia là thông điệp, nguồn tư liệu quý

giá, chân xác, đáng tin cậy nhất góp phần nghiên cứu xã hội Việt Nam thời trung và

cận đại.

Đến nay, qua hai lần khảo sát, điều tra điền dã, số lượng VBBG đã được định

lượng tương đối toàn diện. Năm 2001- 2002, Bảo tàng t. Bắc Giang tiến hành khảo

sát, điều tra trên địa bàn toàn tỉnh và thống kê văn bia theo đơn vị cấp huyện, xã

nhằm mục đích định lượng tổng thể văn bia, qua đó đánh giá mật độ phân bố theo

không gian, thời gian (niên đại, triều đại), loại hình di tích, đồng thời tìm hiểu về

tình hình bảo tồn văn bia ở các địa phương. Kết quả điều tra, thống kê trên địa bàn t.

Bắc Giang có 1072 văn bia, trong đó hầu hết là văn bia chữ Hán, có 03 văn bia chữ

Nôm và nhiều văn bia có xen chữ Nôm khi ghi tên người, tên đất, đồ dùng, lễ vật...

Từ năm 2005 đến nay, số lượng văn bia luôn được bổ sung qua các đợt khảo

sát điền dã ở các địa phương. Có hai lý do dẫn tới sự tăng nhập: Thứ nhất là qua

khảo sát đã phát hiện những văn bia ở các di tích nhưng chưa được thống kê ở đợt

điều tra năm 2001- 2002; Thứ hai, những văn bia ở các làng xã mới được phát hiện

qua việc trùng tu, tôn tạo di tích hay phát hiện ngẫu nhiên, tình cờ ở nhiều trường

hợp khác nhau.

Đến đầu năm 2015, số lượng văn bia thống kê được trên hai nguồn: văn bia

hiện vật tại địa phương và thác bản VBBG lưu trữ tại VNCHN được tổng hợp cụ

thể như sau:

Bảng 1: Tổng hợp số lượng văn bia hiện trạng và thác bản VBBG tại VNCHN

Số

TT

Văn bia hiện có

tại địa phương chưa làm thác

bản

Thác bản văn bia lưu tại

Viện nghiên cứu Hán Nôm

Tổng số

VBBG

Huyện/TP Số lượng Tổng số EFEO sưu tầm Viện NCHN sưu

tầm

1 Bắc Giang 17 90 51 39 107

2 Hiệp Hòa 406 298 108 406

3 Lạng Giang 7 101 44 57 108

19

4 Lục Nam 60 98 14 84 158

5 Lục Ngạn 21 23 0 23 44

6 Sơn Động 01 0 01 1

7 Tân Yên 10 30 0 30 40

8 Việt Yên 24 337 83 254 361

9 Yên Dũng 30 188 77 111 218

10 Yên Thế 5 04 0 04 9

Tổng số 174 1278 567 711 1.452

Như vậy, với tổng số 1452 văn bia trên địa bàn t. Bắc Giang, h. Hiệp Hòa có

nhiều văn bia nhất (406), tiếp đến h. Việt Yên (361), h. Yên Dũng (218) h. Lục

Nam (158), h. Lạng Giang (108), TP. Bắc Giang (107), h. Lục Ngạn (44), h. Tân

Yên (40), h. Yên Thế (11),…địa phương có ít văn bia nhất là h. Sơn Động (01). Đối

chiếu số lượng văn bia hiện vật trên thực địa ở t. Bắc Giang với số lượng thác bản

VBBG hiện lưu trữ tại VNCHN thấy có sự chênh lệch. Có 9 huyện, thành phố có số

lượng văn bia hiện vật lớn hơn số lượng thác bản văn bia lưu tại VNCHN, chỉ có h.

Hiệp Hòa có số văn bia hiện vật ít hơn số thác bản văn bia tại VNCHN (248/406).

Một số trường hợp có thác bản văn bia ở VNCHN nhưng ở địa phương bia đã thất

lạc. Và cũng có nhiều trường hợp vẫn còn bia hiện vật ở địa phương mà vắng bóng

thác bản ở VNCHN.

Thống kê VBBG theo đơn vị xã, thấy rằng: Trong tổng số 229 xã (phường, thị

trấn) của tỉnh thì 155 xã hiện có văn bia (chiếm 67,7%) và 74 xã không có văn bia

(chiếm gần 32,3%).

Đa số những xã có văn bia thuộc vùng đồng bằng, vùng trung du hoặc núi

thấp. Những xã không có bia cơ bản là các xã miền núi cao thuộc h. Sơn Động, Lục

Ngạn, Lục Nam và Yên Thế. Một số xã có nhiều văn bia nhất như: x. Vân Hà

(h.Việt Yên) 140 bia, x. Mai Đình (Hiệp Hòa ) 51 bia, x. Vân Trung (Việt Yên) 51

bia, xã Đan Hội (Lục Nam) 35 bia, x. Nham Sơn (Yên Dũng) 29 bia, x. Tiền Phong

(Yên Dũng) 25 bia…Tính theo đơn vị di tích, cá biệt có di tích chùa Diên Phúc

(Diên Phúc tự 筵福寺) x. Vân Hà, h. Việt Yên có 109 bia (chưa kể chuông đồng,

biển gỗ).

20

Qua sự phân bố văn bia theo đơn vị huyện, xã vừa trình bày thấy rằng, số văn

bia tập trung nhiều ở h. Việt Yên, h. Hiệp Hòa, h. Lục Nam, h. Yên Dũng, TP. Bắc

Giang. Đây là những miền đất có lịch sử văn hóa lâu đời, kết cấu tổ chức làng xã

bền vững, hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình

phúc lợi hoàn thiện, đặc biệt hơn đó là những miền đất giàu truyền thống hiếu học

lại có tiềm năng về kinh tế… là cơ sở khiến cho văn bia có số lượng vượt xa các

huyện khác. Còn các huyện như: Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế vốn là miền núi

cao, vùng định cư của đồng bào dân tộc thiểu số (Nùng, Tày, Sán Dìu, Sán Chí, Cao

Lan, Dao, Hoa) và ít cư dân Việt/Kinh sinh sống nên văn bia xuất hiện ít hơn. Trong

sinh hoạt văn hóa cộng đồng, các dân tộc thiểu số vốn không có tín ngưỡng thờ

Thành hoàng, dựng chùa thờ Phật hay các di tích văn từ, văn chỉ, từ đường và văn

hóa khắc dựng bia đá như người Việt, nhưng trong quá trình giao lưu văn hóa, một số

ít làng bản người Nùng, Cao Lan, Sán Chí đã tiếp nhận sự ảnh hưởng văn hóa tín

ngưỡng của người Kinh nên một số bản làng dân tộc thiểu số xuất hiện đình thờ

Thành hoàng. Việc dựng đình, thờ cúng theo tiết lệ và hiện tượng bầu Hậu rồi khắc

bia lưu truyền từ thế kỷ XIX. Bản Duồng, x. Biên Sơn, h. Lục Ngạn hầu hết cư dân là

người Nùng nhưng có đình thờ Thành hoàng được xây dựng từ thế kỷ XIX và đến

nay vẫn duy trì tiết lệ thờ cúng. Ở đây còn lưu văn bia Lập hậu bi ký 立後碑記 được

khắc dựng từ năm Minh Mệnh thứ 9 (1828) [247]. Bản Diễn ở x. Tam Tiến, h. Yên

Thế là nơi sinh cư của người Cao Lan cũng có đình thờ Thành hoàng được xây dựng

từ thế kỷ XIX, nay còn lưu giữa tấm bia Hậu thần bi ký 後神碑記 ký bằng đá xanh

ghi công đức cho việc trùng tu sửa chữa ngôi đình của bản vào đầu thế kỷ XX [248].

Một số làng xã vùng núi cao cũng có cư dân Việt nhưng vì họ đến khai phá

miền rừng núi vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nên kết cấu tổ chức

làng xã mới ở dạng định hình, thiết chế văn hóa làng xã chưa hoàn thiện và bền

vững nên không có nhiều sự kiện tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của văn bia.

Về tuyến thời gian triều đại. Do chưa có điều kiện khảo sát đầy đủ niên đại

174 văn bia chưa làm thác bản nên chúng tôi mới khảo sát 1278 văn bia đã được

đưa vào thư mục tại VNCHN và thấy rằng: đa số VBBG được tạo tác thời Lê Trung

hưng và thời Nguyễn (thế kỷ XVII - XX). Văn bia thời Mạc có số lượng không

21

nhiều. Văn bia thời Lê Trung hưng có số lượng nhiều nhất (539/1278 = 42,7%).

Tiếp đến văn bia thời Nguyễn có số lượng 488/1278 (38%). Văn bia thời Tây Sơn

có 32/1278 (2,5%). Những văn bia không ghi niên đại là 184/1278 (14,4%). Văn bia

có lạc khoản chỉ ghi năm theo lịch can chi có 31/1278 (2,4%).

Bảng 2: Thống kê số lượng VBBG theo triều đại

Số

TT

Huyện/

Thành phố

Tổng

số văn

bia

Triều đại

Trần

(1)

(2)

Mạc

(3)

Trung

hưng

Tây

Sơn

Nguyễn Sau

CM

T8

Không

niên đại

Năm

can

chi

1 Bắc Giang 90 0 0 01 50 02 21 0 8 8

2 Hiệp Hòa 406 0 0 0 178 12 132 0 79 5

3 Lạng Giang 101 0 0 0 52 07 26 0 12 4

4 Lục Nam 98 0 0 0 26 01 60 0 8 3

5 Lục Ngạn 23 0 0 0 06 01 14 01 01 0

6 Sơn Động 01 0 0 0 0 0 01 0 0 0

7 Tân Yên 30 0 0 0 14 0 12 0 04 0

8 Việt Yên 337 0 0 0 130 01 153 01 44 8

9 Yên Dũng 188 0 0 01 82 08 68 0 26 3

10 Yên Thế 04 0 0 0 01 0 01 0 02 0

Tổng cộng 1278 0 0 02 539 32 488 02 184 31

Trong kho thác bản VNCHN, Bắc Giang không có văn bia thời Trần, nhưng

trên thực địa có 03 văn bia. Đó là: Bia chùa Hang Tràm (không có tiêu đề), soạn

khắc năm Đinh Mão, niên hiệu Xương Phù (1387) ở Nham Nguyệt tự 巖月寺, th.

Liễu Nham, x. Tân Liễu, h. Yên Dũng; Bia bài vị trên tháp chùa Sơn Tháp (山塔寺)

thuộc th. Giáp Sơn, x. Cẩm Lý, h. Lục Nam; Bia bài vị trên tháp Liên Hoa (Liên Hoa

bảo tháp 蓮花寶塔) chùa Am Vãi (Âm Ni tự 陰妮寺) th. Biềng, x. Nam Dương, h.

Lục Ngạn. Ngoài ra, cần kể thêm 01 văn bia chùa Thiệu Phúc, thôn Bái (Bắc Giang

Bái thôn Thiệu Phúc tự bi ký 北江沛村紹福寺碑記) do Lê Quát soạn được ĐVSKTT

ghi lại, nhưng hiện chưa xác định được địa điểm cụ thể chùa Thiệu Phúc.

Thời Lê sơ, Bắc Giang có 02 văn bia ở chùa Khám Lạng, x. Khám Lạng, h.

Lục Nam. 01 văn bia khắc trên hương án đá đặt ở tòa Tam bảo có niên đại Thuận

22

Thiên ngũ niên 順天五年 (1432) [232]; 01 văn bia khắc trên bệ tượng Phật Tam tôn

có niên đại Hồng Đức 25 洪德二十五(1494) mới được bổ sung trong sưu tập thác

bản văn bia của VNCHN [233].

Ảnh 1: Hương án chùa

Khám Lạng, h. Lục Nam, tạo

tác năm Thuận Thiên thứ 5

(1432).

Đến nay, ở t. Bắc Giang đã phát hiện 4 văn bia thời Mạc. Ngoài văn bia Tu

phục Mỗi Nhu kiều bi ký 修復每猱橋碑記[176] đã được E.F.E.O sưu tầm trước

cánh mạng tháng Tám 1945 và văn bia Tiên khảo Thái bảo Giáp phủ quân mộ chí

先考太保甲府君 墓誌 [177] phát hiện năm 1998 đã được VNCHN in rập bổ sung

thư mục vào kho thác bản của viện, 02 văn bia còn lại đó là: Tân tạo Phật mộc

tượng Diễn Khánh tự thạch bi 新 造 佛 木 像 演 慶 寺石 碑 được tạo vào năm

Sùng Khang thứ 9 (1574) phát hiện năm 2001 tại chùa Diễn Khánh 演慶寺(t. An

Thịnh, x. Tiền Phong, h. Yên Dũng) và Chúc thánh Vĩnh Nghiêm tự bi 祝聖永嚴寺

碑[178] ở chùa Vĩnh Nghiêm (x. Trí Yên, h. Yên Dũng) tạo năm Hưng Trị thứ 8

nhà Mạc (1595). Bia không ghi niên đại nhưng trong văn bia ghi địa danh h.

Phượng Sơn4 và ghi công đức Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn 陀國公莫玉璉 và

Phúc Thành Thái trưởng công chúa 福誠太長公主 nhà Mạc. Sự kiện Đà Quốc công

Mạc Ngọc Liễn công đức trùng tu chùa Vĩnh Nghiêm còn được ghi/khắc rõ hơn

trong văn bia Đức La xã Vĩnh Nghiêm tự sáng tạo lịch đại tu tác công đức bi 德羅

4 H.Phượng Sơn: Đơn vị hành chính h. Phượng Sơn có từ thời Mạc về trước, sau đổi thành Phượng

Nhãn.

23

社永嚴寺創造歷代修作功德碑: “Vào khoảng Lê Trung hưng Thế Tông Gia Thái,

Quang Hưng (Mạc Mậu Hợp, Hưng Trị thứ 8 -1595), … Thái Bảo Đà Quốc công và

bà Trưởng công chúa Phúc Thành đứng ra làm Hội chủ hưng công (thấy ghi rõ ở bia

cũ) [Lê Trung hưng Thế Tông Gia Thái, Quang Hưng niên gian (Mạc Mậu Hợp

Hưng Trị bát niên) … Hội chủ Thái Bảo Đà Quốc công cập trưởng Phúc Thành

công chúa (tường tại nguyên bi)].5

So sánh số lượng VBBG với một số tỉnh, TP như: Hải Phòng, Ninh Bình,

Thừa Thiên Huế… là các địa phương đại diện các khu vực châu thổ sông Hồng (Hải

Phòng), miền Trung (Thừa Thiên Huế) và tỉnh có điều kiện tự nhiên - xã hội tương

đồng với tỉnh Bắc Giang (Ninh Bình) mà chúng tôi có điều kiện tiếp cận nguồn

thông tin, số liệu và thấy rằng: Bắc Giang có số lượng văn bia nhiều hơn cả nhưng

xét về mật độ văn bia trung bình trên diện tích toàn tỉnh thì thấp hơn. VBBG chủ

yếu được sáng tạo dưới triều Lê Trung hưng và thời Nguyễn giống với đặc điểm của

văn bia Hải Phòng, trong khi văn bia Ninh Bình, Thừa Thiên Huế chiếm ưu thế là

văn bia thời Nguyễn. VBBG được hình thành phát triển trong chiều dài hơn 600

trăm năm lịch sử và vắng bóng văn bia thời Đinh, Tiền Lê, Lý, trong khi văn bia

Ninh Bình xuất hiện ở tất cả các triều đại từ thời Đinh cho đến những văn bia được

tạo tác sau Cách mạng tháng Tám - 1945. Thừa Thiên Huế chỉ xuất hiện văn bia

thời Lê Trung hưng về sau, nhưng không có văn bia nào thời Tây Sơn và số lượng

chiếm ưu thế là văn bia thời Nguyễn (1802 - 1945). Lý do Thừa Thiện Huế vắng

bóng văn bia thời Tây Sơn được các nhà nghiên cứu cho rằng bị chính quyền nhà

Nguyễn loại bỏ để trả thù nhà Tây Sơn khi nhà Nguyễn trị vì. Số lượng văn bia thời

Lê Trung hưng của Hải Phòng chiếm trên 56% (686/1213) văn bia toàn TP. Văn bia

thời Mạc ở Hải Phòng chiếm 19% (30/160) so với văn bia thời Mạc của cả nước

nhưng vắng bóng văn bia từ thế kỷ XV về trước [53] [66] [95].

Bảng 3: Tổng hợp số lượng văn bia một số tỉnh, TP theo triều đại

Triều đại Các tỉnh

Bắc Giang Hải Phòng Ninh Bình Thừa Thiên Huế

Đinh 0 0 11 0

Tiền Lê 0 0 01 0

5 黎中興世宗嘉泰光興年間莫茂合興治八年…會主太保陀國功及長福誠功主(詳在元碑)

24

Lý 0 0 02 0

Trần 0 0 15 0

Lê sơ 0 03 8 0

Mạc 02 30 16 0

Lê Trung Hưng 539 686 118 16

Tây Sơn 32 26 04 0

Nguyễn 488 303 565 265

Sau CMT8 02 02 04 23

Không xác định 215 163 124 143

Tổng 1278 1213 868 512

Mật độ văn bia/km2 0,3 0,8 0,6 0,1

VBBG phần nhiều là bia chùa, bia đình, hai công trình kiến trúc phục vụ sinh

hoạt tôn giáo tín ngưỡng phổ biến của cộng đồng làng xã trên địa bàn. Các loại di

tích khác như: văn chỉ, từ chỉ, từ vũ, cầu, chợ, đền, miếu...có số lượng ít hơn. Trong

số văn bia đình, chùa thì bia hậu Thần, hậu Phật, gửi giỗ... chiếm ưu thế; bia thực

lục, lịch sử, sự tích… có số lượng rất khiêm tốn.

Bảng 4 : Thống kê VBBG theo loại hình di tích

Số

TT

Huyện/

Thành phố

Tổng

số văn

bia

Loại hình di tích

Chùa Đình

Đền,

miếu,

phủ, điện

Văn chỉ,

từ chỉ, từ

Lăng,

mộ

Từ

đường

Chợ,

cầu,

quán

Các loại

khác

1 Bắc Giang 90 32 42 02 07 03 04 0 0

2 Hiệp Hòa 406 164 195 10 03 24 04 05 01

3 Lạng Giang 101 43 47 03 04 01 03 0 0

4 Lục Nam 98 58 39 01 0 0 0 0 0

5 Lục Ngạn 23 14 08 01 0 0 0 0 0

6 Sơn Động 01 01 0 0 0 0 0 0 0

7 Tân Yên 30 18 08 0 02 02 0 0 0

8 Việt Yên 337 167 109 19 17 01 20 04 0

9 Yên Dũng 188 59 95 04 09 02 17 01 01

10 Yên Thế 04 01 03 0 0 0 0 0 0

Tổng cộng 1278 557 546 40 42 33 48 10 2

Tỷ lệ 100 % 43,58 % 42,72 % 3,12 % 3,28 % 2,58 % 3,75 % 0,78 % 0,156 %

1.3.2 Tình hình sưu tầm, bảo tồn di sản VBBG.

25

Ở t. Bắc Giang, di sản Hán Nôm rất phong phú, đa dạng, trong đó văn bia là

một bộ phận quan trọng và có khối lượng lớn nhất. Theo kết quả điều tra của chúng

tôi tại thời điểm 2001 - 2003, trên địa bàn Bắc Giang có 1072 văn bia. Từ đó đến

nay số lượng văn bia đã tăng lên vì trong quá trình trùng tu tôn tạo di tích hoặc xây

dựng các công trình phúc lợi ở các làng xã đã phát hiện thêm được hơn 200 văn bia

nữa. Đến đầu năm 2015, số lượng VBBG được xác định có 1296 văn bia. Số lượng

văn bia có thể vẫn tiếp tục tăng thêm do bị vùi lấp dưới lòng đất mà tình cờ hay hữu

ý người dân phát hiện được.

Vị trí Bắc Giang nằm sát Hà Nội nên từ những năm đầu thế kỷ XX, khi

E.F.E.O tiến hành sưu tầm in rập thác bản để bảo tồn thì Bắc Giang là địa phương

được thực hiện trong đợt đầu tiên. Hiện VNCHN còn lưu giữ 567 thác bản VBBG

do E.F.E.O sưu tầm, in rập [31]. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà E.F.E.O đã bỏ sót

không in rập khá nhiều văn bia ở các làng xã thuộc h. Yên Thế (h. Tân Yên, h. Yên

Thế ngày nay), h. Lục Ngạn (h. Lục Nam, h. Lục Ngạn ngày nay) và h. Sơn Động

[155-223].

Những năm 90 của thế kỷ XX, VNCHN tổ chức sưu tầm ở các tỉnh thuộc

vùng đồng bằng Bắc Bộ, sau đó triển khai đến các tỉnh khác ở miền Bắc, miền

Trung, miền Nam. Đợt này, VNCHN sưu tầm cả những bia E.F.E.O đã thực hiện và

bổ sung thêm 711 VBBG (tính cả văn chuông, khánh, biển gỗ) [44]. Những thác

bản này hiện vẫn lưu trữ trong sưu tập thác bản văn bia lưu tại VNCHN.

Ở t. Bắc Giang, văn bia chưa được quan tâm sưu tầm, in rập thác bản trên quy

mô toàn tỉnh. Công việc chỉ được Bảo tàng Hà Bắc/Bắc Giang tiến hành đơn lẻ từ

những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX nhằm mục đích bổ sung tư liệu cho các

bộ hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) trên địa bàn. Thêm nữa, trong

quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan, Bảo tàng Bắc Giang đã

sưu tầm, in rập một số văn bia để phục vụ công tác nghiên cứu và được lưu trữ tại

kho tư liệu của đơn vị trong suốt thời gian hơn hai mươi năm qua. Từ năm 1988

đến 2009, Bảo tàng Hà Bắc/Bắc Giang đã sưu tầm được gần 300 đơn vị thác bản

văn bia.

Từ năm 2010 đến nay, thực hiện Đề án Bảo tồn di sản văn bia t. Bắc Giang,

Ban Quản lý di tích t. Bắc Giang đã thực hiện công sác sưu tầm, in rập văn bia trên

26

địa bàn toàn tỉnh, nhưng đến 2014 mới sưu tầm được một số văn bia trên các lăng

đá thời Lê ở h. Việt Yên, h. Hiệp Hòa, h. Yên Dũng và sưu tập văn bia ở x. Vân

Trung, h. Việt Yên với tổng số hơn 300 đơn vị thác bản. Số thác bản này có nhiều

văn bia trùng với thác bản văn bia do Bảo tàng Bắc Giang đã sưu tầm trước đó.

Thác bản được sưu tầm lưu trữ tại địa phương cơ bản đã được dịch thuật để phục

vụ các đối tượng (cán bộ, học sinh, sinh viên, các Ban quản lý di tích ở các địa

phương) khai thác, nghiên cứu.

Trong số thác bản do E.F.E.O, VNCHN và các cơ quan chuyên môn của tỉnh

sưu tầm đến nay vẫn thiếu vắng một số văn bia quý được phát hiện gần đây như:

Văn bia chùa Nham Nguyệt soạn khắc năm Xương Phù, đời Trần Phế Đế (1387);

Văn bia Tân tạo Phật mộc tượng Diễn Khánh tự bi 新造佛木像演慶寺碑 [249]

(h. Yên Dũng) phát hiện năm 2000, niên hiệu Sùng Khang năm thứ 9 (1584), triều

Mạc; Bia Linh An tân đình - Hậu thần bi ký 靈安新亭- 後神碑記 ghi việc làm mới

đình Linh An ở x. Hồng Giang, h. Lục Ngạn, bia được soạn khắc năm Chính Hòa

thứ 9 (1698) [250] vv…

Để bảo tồn văn bia, hàng năm, t. Bắc Giang cấp kinh phí thường xuyên cho

Ban Quản lý di tích tỉnh thực hiện việc sưu tầm, in rập thác bản văn bia ở các địa

phương về bảo quản và phục vụ công tác nghiên cứu. Bảo tàng Bắc Giang cũng

luôn quan tâm đến việc sưu tầm, phục chế bia đá cổ như một loại hình hiện vật đặc

biệt để bảo quản và phục vụ công tác trưng bày, giới thiệu với khách tham quan.

Hiện đã sưu tầm được 18 tấm bia đá bị lãng quên ở các làng xã về bài trí, trưng bày

ở không gian ngoài trời Nhà bảo tàng, đồng thời phục chế trưng bày 08 bia đá/văn

bia có giá trị đặc biệt về nội dung và hình thức nghệ thuật phục vụ khách tham

quan. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang cũng đã cấp kinh phí hỗ trợ cho

một số địa phương tìm kiếm bia đá bị thất lạc và xây dựng nhà bia để bảo quản tốt

hơn những tấm bia quý có nguy cơ bị xâm hại. Bia Thân công bi - Bản tổng các xã

tính danh 申公碑 - 本總各社姓名 ở phế tích nghè Nếnh (h. Việt Yên) khắc ghi về

Hán Quận công Thân Công Tài [213] và bia Hiển Khánh am bi 顯慶庵碑 ở phế

tích lăng Chúa Đôi (h. Hiệp Hòa) khắc ghi về Đĩnh Quận công Ngô Công Mỹ [192]

27

là hai tấm bia lớn được soạn khắc giữa thế kỷ XVII, chạm khắc đồ án trang trí cầu

kỳ, di tích bị tàn phá, bia đá nằm trơ trọi nơi hoang vắng có nguy cơ tiếp tục bị xâm

hại nhưng đã được cấp kinh phí hỗ trợ dựng đặt, xây dựng nhà bia nên đã được bảo

quản an toàn.

Ngoài ra, một số địa phương khác cũng nhận được hỗ trợ kinh phí của ngành

để bảo tồn di sản văn bia. Một vài làng xã trong tỉnh còn trích quỹ tới ba bốn mươi

triệu đồng để thưởng cho người tìm được văn bia của làng bị vùi lấp thời chiến

tranh6. Tuy nhiên, trên địa bàn t. Bắc Giang vẫn còn những địa phương, những chủ

di tích chưa ý thức được vấn đề bảo tồn văn bia nên đâu đó vẫn bắt gặp những tấm

bia đá không được quan tâm bảo vệ. Ở đình th. Triệu (x. Đan Hội, h. Lục Nam) xưa

có tổng số hơn 40 bia đá dựng ở vườn bia bên đình nhưng thời kỳ HTX nông

nghiệp đã đem gần hết bia đá đi làm cầu, kè mương máng, bàn đập lúa… nay vẫn

còn nằm rải rác trên các cánh đồng làng. Làng Vân (x. Thổ Hà, h. Việt Yên) khi lập

hồ sơ xếp hạng di tích chùa làng nhân dân đã quy tụ về đây được 109 bia đá còn

lành lặn rồi phân loại, dựng thành hàng lối theo thứ tự thời gian tạo tác ở sân chùa,

nhưng năm 2001 nhà sư trụ trì đã chuyển 100 tấm bia đi kè lấp ao làng. Khi cơ

quan chuyên môn phát hiện, yêu cầu phục hồi nguyên trạng thì một số bia đá đã bị

vỡ hoặc chìm sâu dưới đáy ao không tìm lại được. Có thể nói rằng, đến nay đa số

nhân dân ở các địa phương có ý thức trong việc bảo tồn di sản hóa dân tộc, trong đó

văn bia được xem như hiện vật linh thiêng nên càng được trân trọng, nhưng đây đó

vẫn còn hiện tượng đáng tiếc xảy ra mà hai địa phương trên là ví dụ khá điển hình.

1.3.3 Tình tình nghiên cứu VBBG

Ngoài các bộ Thư mục lưu tại VNCHN, di sản VBBG đã được lược thuật giới

thiệu tương đối toàn diện trong sách Địa chí Bắc Giang, tập 3 “Di sản Hán Nôm”

(2003), phần văn khắc có thống kê, lược thuật 1298 đơn vị văn bia (cả văn chuông,

văn khắc trên biển gỗ, bia gỗ) t. Bắc Giang được khai thác qua kho thác bản

VNCHN (riêng văn bia h. Lục Ngạn do Nguyễn Văn Phong khảo sát, lược thuật),

trong đó có 17 văn bia ở các địa phương khác có liên quan đến miền đất, con người

t. Bắc Giang [44].

6 Tiêu biểu là làng Phúc Long, Phúc Tằng (x. Tăng Tiến, h. Việt Yên) đặt mức thưởng 40 triều

đồng cho người tìm được bia đá đình chùa làng bị vùi lấp thời chiến tranh.

28

VBBG cũng được giới thiệu ít nhiều trong một số công trình của các tác giả

sau: Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nguyễn Quang Hồng chủ biên, (1992). Sách

miêu tả, lược thuật 1919 đơn vị văn bia (gồm văn khắc trên chuông, biển gỗ, bia đá)

trong cả nước, trong đó lược thuật giới thiệu 52 văn bia Bắc Giang [56]. Văn bia

thời Mạc của Đinh Khắc Thuân (1996) là công trình chuyên khảo cứu văn bia thời

Mạc và sưu tầm, dịch thuật giới thiệu 148 văn bia thời Mạc của cả nước; Năm 2010

tác giả tái bản có dịch, giới thiệu bổ sung nâng tổng số văn bia Mạc là 162 văn bia.

Trong cả hai lần xuất bản, tác giả đã biên dịch giới thiệu 01 văn bia: Tu phục Mỗi

Nhu kiều bi ký 修復每猱橋碑記 [196], hiện bia được dựng tại đình Ba Tổng, ttr.

Neo, h. Yên Dũng) [133] [137]. Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh

hoạt làng xã (2003) của Phạm Thị Thùy Vinh. Tác giả khảo sát, nghiên cứu 1063

văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc, trong đó văn bia Bắc Giang (thời Lê Trung hưng)

cũng được chọn làm đối tượng khảo sát, nghiên cứu [155]. Chốn tổ Vĩnh Nghiêm,

Nguyễn Xuân Cần chủ biên (2003) nội dung khảo cứu về lịch sử hình thành, phát

triển của Thiền viện/chốn tổ Vĩnh Nghiêm gồm: các công trình kiến trúc, di sản Hán

Nôm (trong đó có văn bia) và lễ hội dân gian. Phần di sản Hán Nôm có biên dịch,

giới thiệu nội dung 08 bài văn bia (cả văn bia, văn chuông), 4 bia bài vị trên mộ

tháp có trong di tích [21]. Văn hóa truyền thống h. Yên Dũng (2004) của Trần Quốc

Thịnh đã khảo cứu tương đối tổng thể văn hóa truyền thống h. Yên Dũng, trong đó

tác giả lược thuật nhiều văn bia h. Yên Dũng và giới thiệu bản dịch 08 văn bia do

Nguyễn Văn Phong dịch, chú giải. Di sản văn hóa Bắc Giang (tập Khảo cổ học từ

tiền sử đến lịch sử), Hà Văn Phùng chủ biên (2008) có in chuyên luận Khảo cổ học

về văn bia trước thế kỷ XVIII ở Bắc Giang (từ năm 1705 trở về trước) của Nguyễn

Văn Phong [117]. Trong chuyên luận, tác giả đã trình bày khái quát về lịch sử hình

thành, phân tích làm rõ đặc điểm hình thức, nội dung VBBG trước thế kỷ XVIII.

Trạng nguyên Giáp Hải (2009) của Lâm Giang, sách chuyên khảo về thân thế, cuộc

đời, sự nghiệp của Trạng nguyên Giáp Hải (1507 - 1586). Nội dung có phần khảo

cứu, phân tích sâu sắc, kỹ lưỡng về tấm bia hộp ở ngôi mộ thân phụ Trạng nguyên

Giáp Hải phát hiện năm 1998 ở x. Dĩnh Trì, h. Lạng Giang [45]. Thượng tướng

quân Việp công Hoàng Ngũ Phúc (2011) Trịnh Khắc Mạnh chủ trì. Sách giới thiệu

và biên dịch những tư liệu Hán Nôm trong sử sách, bi ký về Hoàng Ngũ Phúc cùng

29

sáng tác của ông và tuyển chọn một số bài nghiên cứu về thân thế sự nghiệp Hoàng

Ngũ Phúc, trong đó có dịch, giới thiệu bài văn bia Tân kiến Đại tư đồ Hoàng thai

công sinh từ bi ký7[91]. Chốn tổ Vĩnh Nghiêm với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

(2012), do Trần Văn Lạng - Nguyễn Văn Phong - Nguyễn Thị Nga biên soạn có

phần nội dung khảo sát văn bản học văn bia chùa Vĩnh Nghiêm, h. Yên Dũng của

Nguyễn Văn Phong.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư8[80] , Văn thơ Lý - Trần (tập 2) [28] giới thiệu

một phần nội dung bài văn bia Bắc Giang Bái thôn Thiệu Phúc tự bi ký 北江沛村紹

福寺碑記 (Bài ký bia chùa Thiệu Phúc th. Bái, Bắc Giang) của Lê Quát. Hiện chưa

tìm được bia hiện vật nên các nhà khoa học chưa xác định được địa điểm chùa

Thiệu Phúc có nằm trên đất Bắc Giang (ngày nay) hay không. Vì thời Trần (thế kỷ

XIII - XIV) lộ Bắc Giang bao gồm cả miền đất phía bắc Thăng Long/tả ngạn sông

Hồng đến giáp Lạng Sơn. Nếu chùa Thiệu Phúc thuộc đất Bắc Giang ngày nay thì

văn bia này có niên đại sớm nhất mà chúng ta được biết ở t. Bắc Giang.

VBBG cũng được một số tác giả đề cập, giới thiệu trên TCHN, Thông báo

Hán Nôm, Thông báo Những phát hiện mới về Khảo cổ học. Có thể kể một số bài

nghiên cứu của các tác giả, như: Về các ông Nghè soạn văn bia Kinh Bắc thời Lê

(TBHNH 1995), Văn bia thời Lê xứ Kinh bắc phản ánh sinh hoạt làng xã (TCHN

số 5/2002), Bia về các Thái giám triều Lê xứ Kinh Bắc của Phạm Thị Thùy Vinh

(TBHNH ); Một tấm bia quí nêu việc một sứ thần Việt Nam đi sứ Trung Quốc

không may qua đời, mới phát hiện ở x. Phúc Tăng, h. Việt Yên, Hà Bắc của Nguyễn

Ngọc Cách (TBHNH 1997); Tư liệu Hán Nôm mới sưu tầm ở h. Tân Yên, t. Bắc

Giang (TBHNH 1997), Về tấm bia hộp phát hiện tại núi Cốc, x. Dĩnh Trì, h. Lạng

Giang, t. Bắc Giang (TCHN số 1/2001), Đôi nét về văn khắc Hán Nôm ở h. Việt

Yên, t. Bắc Giang (TCHN số 3/2001) của Lâm Giang; Văn bia đề danh tiến sĩ cấp

huyện ở nước ta của Nguyễn Hữu Mùi (TCHN số 5/2002); Hai bài thơ Nôm khắc

trên lăng Miên Quận công của Nguyễn Quốc Khánh (TBHNH 2003); Giá trị của

minh văn khắc trên bia đá Bắc Giang thế kỷ XVII - XVIII (TBHNH 2006), Về tấm

7 新 建 大 司 徒 黃 台 公 生 祠 碑 記

8 大 越 史 記 全 書

30

bia cổ ở chùa Diên Quang (TBHN 2008), Cây hương đá thời Lê tại chùa Chể

Phượng Sơn - Lục Ngạn của Phùng Thị Mai Anh (TBHN 2008); Những tư liệu quý

qua gia phả họ Ngô ở h. Hiệp Hòa t. Bắc Giang của Hoàng Thị Thu Hường

(TBHNH 2009).

Tác giả luận án đã quan tâm tìm hiểu mảng tư liệu văn bia và có một số bài

viết về VBBG công bố trên các tạp chí chuyên ngành và các tập kỷ yếu trên. Xin

được kể ra một số bài: Phát hiện sách đá ở mộ thân phụ Trạng nguyên Giáp Hải

(TBHNH 1998); Về tấm bia hộp phát hiện tại núi Cốc, x. Dĩnh Tr,ì h. Lạng Giang,

t. Bắc Giang (TCHN số 1/2001); Phát hiện bia đá thời Trần ở chùa Hang Tràm, h.

Yên Dũng, t. Bắc Giang (TBHNH 2000, TCHN số 1/2001); Phát hiện bia đá thời

Mạc ở chùa Diễn Khánh, h. Yên Dũng, t. Bắc Giang (TBHNH 2001); Bước đầu

khảo sát văn bia Hán - Nôm Bắc Giang trước thế kỷ XVIII (TBHNH 2002); Bia

lăng chúa Đôi tạo năm 1655 có nhắc tới Quốc hiệu Việt Nam; Bia đá từ Vũ Khánh

Thọ làng Lũ Phú, h. Yên Dũng, t. Hà Bắc (NPHMKCH 1997); Tìm hiểu về Hán

Quận Công Thân Công Tài qua tư liệu điền dã vùng Bắc Giang (NPHMKCH

1998); Phát hiện bia đá tạo năm 1651 có nhắc tới quốc hiệu Việt Nam

(NPHMKCH 1999); Khen ai khéo tạc bia Nghè Nếnh (Tạp chí Sông Thương năm

2006); Văn bia chùa Vĩnh Nghiêm - Những trang sử đá về chốn tổ Trúc lâm qua

các thời kỳ suy vi và phát triển (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế chuyên đề bảo tồn Khai

thác giá trị mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang năm 2013); Tào Nham hầu

Nguyễn Đức Hưng qua văn bia Hậu Thần bi ký (Hội thảo khoa học về Danh nhân

võ lược tỉnh Bắc Ninh, năm 2013);

Khảo sát văn bản văn bia Tiên khảo Thái bảo Giáp phủ quân mộ chí

(TCHN số 3/2015) vv…

Ngoài các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan như đã trình bày,

VBBG còn được đề cập đến trong các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án TS, luận

văn Th.s. Đến nay, chưa có tác giả nào chọn VBBG làm đối tượng chuyên biệt để

nghiên cứu, nhưng có một số luận án, luận văn của một số tác giả có liên quan ít

nhiều đến VBBG. Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã

của TS Phạm Thị Thùy Vinh. Đối tượng khảo sát nghiên cứu của luận án là văn bia

Kinh Bắc dưới thời Lê (1428 - 1787), trong đó đề cập tới một số văn bia phân bố ở

31

các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng tỉnh Bắc Giang [154]; Nghiên cứu văn

bia khuyến học của TS Nguyễn Hữu Mùi. Luận án đề cập đến 874 văn bia khuyến

học của 23 tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc, trong đó có văn bia ở các văn từ, văn

chỉ t. Bắc Giang. Luận án cũng đã phân tích làm rõ về hệ thống văn miếu, văn từ, văn

chỉ, võ chỉ ở Việt Nam, đồng thời tập trung lí giải về sự ra đời của Hội tư văn, Tư võ

cũng như vai trò của Hội, từ đó hiểu sâu hơn về nền văn hóa dân tộc [96]; Nghiên

cứu bia hậu Thần Việt Nam của TS Trần Thu Hường (2015) có sử dụng nhiều văn

bia hậu Thần ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ làm đối tượng nghiên cứu,

trong đó văn bia hậu Thần ở các di tích đình, đền Bắc Giang được tác giả khai thác,

sử dụng trích dẫn khá nhiều [64].

Ngoài ra, có một số luận văn Th.s nghiên cứu theo hướng chuyên sâu về nội

dung phản ánh của văn bia như: Nghiên cứu văn bia chợ của Đỗ Thị Bích Tuyển

(2003) qua khảo sát kho thác bản VNCHN của 16 tỉnh từ Nghệ An trở ra có 88 bia

chợ, trong đó Bắc Giang có 05 bia9[142]; Văn bia đình làng Bắc bộ thế kỷ XVII,

của Trần Thu Hường (2003)[63]; Nghiên cứu văn bia chữ Nôm của Nguyễn Thị

Hường (năm 2005); Tìm hiểu bia hậu thời Tây Sơn của Lê Văn Cường

(2009)[32]…Tác giả các luận văn trên đã lựa chọn văn bia ở các tỉnh, trong đó có

một số VBBG có liên quan đến đề tài làm đối tượng khảo sát nghiên cứu.

Nhằm mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn bia vào cuộc sống, năm

2001- 2002, NCS được giao chủ trì (Chủ nhiệm đề tài) thực hiện đề tài nghiên cứu

khoa học cấp tỉnh “Điều tra, nghiên cứu văn bia Hán Nôm t. Bắc Giang trước thế

kỷ XVII”. Đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát tổng thể định lượng văn bia trên địa

bàn tỉnh và tuyển chọn 117 văn bia được soạn khắc từ niên hiệu Chính Hòa (1680 -

1705) trở về trước làm đối tượng nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu của đề tài đề

cập tới một số nội dung như: Điều tra, khảo sát, định lượng, đánh giá về thực trạng,

số lượng văn bia, tình hình phân bố văn bia trong tỉnh, phân loại văn bia (theo niên

đại, theo hình thể, theo nội dung phản ánh, chất liệu), tác giả soạn văn, khắc bia,

viết chữ, nghệ thuật trang trí bia đá/văn bia; Lịch sử khắc dựng VBBG, các hình

thức tồn tại và đặc điểm văn bản văn bia; Nghiên cứu về giá trị ngữ văn, đặc điểm

nội dung nghệ thuật phản ánh qua văn bia; Kiến nghị, đề xuất giải pháp vấn đề bảo

9 Nội dung Luận văn thông tin có 06 văn bia chợ, bảng thống kê có 05 văn bia.

32

tồn, khai thác phát huy giá trị di sản văn bia trên địa bàn tỉnh; Biên soạn bản thảo

sách Văn bia Bắc Giang trước thế kỷ XVII..

Năm 2006 - 2007, NCS tiếp tục tham gia thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh

giai đoạn 2 “Điều tra, nghiên cứu văn bia Hán Nôm t. Bắc Giang trước thế kỷ

XVIII - XIX” do Cử nhân Trần Văn Lạng làm Chủ nhiệm đề tài với các hướng

nghiên cứu như trên và có bổ sung sản phẩm chính của đề tài là bản thảo tập sách

Văn bia Bắc Giang thế kỷ XVIII- XIX. Tuy đã thực hiện hoàn thành 2 đề tài này

nhưng do mục tiêu của đề tài cấp tỉnh mới dừng lại ở mức độ điều tra cơ bản,

nghiên cứu mang tính ứng dụng nên hàm lượng khoa học còn hạn chế nhưng cũng

đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như kinh nghiệm để NCS nghiên cứu sâu hơn về

VBBG.

Năm 2009 - 2011, NCS được giao chủ trì và đã thực hiện thành công đề tài

nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu bảo tồn di vật, cổ vật trên các di tích

lịch sử văn hóa trên địa bàn t. Bắc Giang”, trong nội dung nghiên cứu cũng đề cập

đến vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn bia như một loại hình cổ vật đặc thù.

Trên đây là một số công trình nghiên cứu, chuyên luận, đề tài và bài viết có

liên quan đến tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam nói chung, VBBG nói riêng

mà NCS đã được tiếp cận và khái quát được. Kết quả cho thấy, vấn đề nghiên cứu

VBBG mới được các nhà nghiên cứu đề cập đến ở góc độ đơn lẻ, chưa có công

trình nào tập trung nghiên cứu thành đề tài độc lập. Bản thân NCS đã trực tiếp thực

hiện đề tài nghiên cứu khoa học về VBBG ở góc độ điều tra cơ bản. Kết quả nghiên

cứu đó là cơ sở thuận lợi để NCS sử dụng khi thực hiện đề tài luận án.

Tiểu kết chương 1:

VBBG có khối lượng khá lớn và cơ bản đã được sưu tầm, in rập thành thác

bản lưu trữ tại VNCHN, số ít chưa được in rập vẫn còn nằm rải rác ở các làng xã

trong tỉnh. Trên cơ sở hai nguồn tư liệu ở kho bảo quản VNCHN với văn bia hiện

vật trên thực địa, Luận án đã tập hợp, thống kê tương đối đầy đủ VBBG với 1452

đơn vị văn bia, trong đó: 1296 văn bia hiện vật ở các làng xã trong tỉnh và 1278 văn

bia lưu trữ tại VNCHN. Khối lượng văn bia này là nguồn tư liệu rất phong phú để

chúng tôi thực hiện đề tài luận án.

33

Nội dung VBBG cũng đa dạng, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội

thời Trung đại nên đã được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đến nay, đã có

nhiều tác giả khai thác VBBG để thực hiện các công trình khoa học, các đề tài luận

án, luận văn, các chuyên khảo chuyên sâu trên từng lĩnh vực và đã đạt được những

thành tựu đáng trân trọng và đóng góp cho khoa học những tri thức mới để thế hệ

sau kế thừa, khai thác, phát huy giá trị, ứng dụng vào thực tiễn đời sống xã hội. Tuy

nhiên, chưa có tác giả nào tiến hành nghiên cứu tổng thể về văn bia hay chuyên sâu

một lĩnh vực nào đó được phản ánh qua VBBG. Các công trình nghiên cứu đã công

bố cũng như các luận án, luận văn mới khai thác số lượng rất ít ỏi VBBG ở những

mảng nội dung nhất định. Trên các tạp chí, kỷ yếu hội nghị chuyên ngành chỉ xuất

hiện những bài viết lẻ tẻ giới thiệu những văn bia mới phát hiện và dừng lại ở mức

độ giới thiệu nguồn tư liệu mà chưa có công trình nào chuyên khảo về VBBG.

Ở địa phương, văn bia đã nhận được sự quan tâm đầu tư cho công tác bảo tồn

của ngành văn hóa địa phương. Bản thân NCS cũng có đóng góp nhất định trong

việc bảo tồn, nghiên cứu, giới thiệu VBBG trên một số tạp chí chuyên ngành. Là

người con của quê hương Bắc Giang, từ thời thơ ấu đã được tiếp xúc với văn bia/bia

đá. Khi trưởng thành được đào tạo chuyên ngành Hán Nôm, ra trường công tác hơn

hai mươi năm trong ngành văn hóa địa phương, đã được tiếp xúc trực tiếp hàng

nghìn văn bia trong tỉnh, khối tư liệu đặc biệt này đã cuốn hút NCS từ lâu nên khi

được cử đi học tại khoa Hán Nôm, Học viện KHXH (Viện Hàn lâm KHXH Việt

Nam).

34

CHƯƠNG 2:

ĐẶC ĐIỂM VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG

VBBG là di sản tư liệu được hình thành từ nhu cầu nội tại của các làng xã thời

trung và cận đại. Đó là sản phẩm trí tuệ và sự tài nghệ của các trí thức Nho học,

Phật học, những người có hoa tay viết chữ đẹp và những người thợ đá khéo tay giỏi

nghề tạo ra. Mỗi một tấm bia đá/văn bia đều được xem như một tác phẩm văn học

nghệ thuật phản ánh tư tưởng, tình cảm, trình độ thẩm mỹ của những người trực tiếp

tạo tác và cộng đồng làng xã đương đại. Vì vậy, trong phần đầu của chương này,

chúng tôi xin giới thiệu khái lược về địa lí hành chính Bắc Giang từ kỷ nguyên độc

lập và truyền thống văn hóa tỉnh Bắc Giang, bởi đó là môi trường cho sự xuất hiện,

tồn tại văn bia, trên cơ sở đó, người viết sẽ đi sâu trình bày một số đặc điểm hình

thức nghệ thuật và văn bản VBBG.

2.1 Địa lý hành chính và truyền thống văn hóa.

2.1.1 Địa lí hành chính

Năm 1997, t. Bắc Giang được tái thành lập trên cơ sở tách t. Hà Bắc thành hai t.

Bắc Giang và Bắc Ninh. T. Bắc Giang hiện nay có 10 huyện, TP, đó là: TP. Bắc

Giang, h. Hiệp Hòa, h. Lạng Giang, h. Lục Nam, h. Lục Ngạn, h. Sơn Động, h. Tân

Yên, h. Việt Yên, h. Yên Dũng và h. Yên Thế. Trên bản đồ hành chính, vị trí t. Bắc

Giang được xác định như sau: Phía đông và đông nam giáp địa phận t. Quảng Ninh;

phía nam và tây nam tiếp giáp t. Bắc Ninh; phía tây tiếp giáp TP. Hà Nội; phía tây

bắc và đông bắc tiếp giáp t. Thái Nguyên; phía bắc và đông bắc tiếp giáp t. Lạng Sơn.

Miền đất Bắc Giang từ lâu đã gắn bó chặt chẽ với văn hóa vùng Kinh Bắc.

Qua nhiều sự đổi thay về cách thức quản lý hành chính của các triều đại phong kiến,

cương vực xứ Bắc cũng luôn có những thay đổi. Thời Hùng Vương, Bắc Giang

thuộc bộ Vũ Ninh. Dưới thời nhà Tần (214 - 209 tr. CN) cai trị, Bắc Giang thuộc

Quận Tượng; thời Hán thuộc (110 - 210 tr. CN) thuộc quận Giao Chỉ với hai huyện

là Luy Lâu và Long Biên. Đầu thời Đường, khoảng năm 622, Bắc Giang được gộp

trong quận Giao Châu, Đạo Châu. Trong những năm cuối của thế kỷ X, nhà Đinh

(968 - 980) và Tiền Lê (980 - 1009) mới thấy xuất hiện tên gọi Bắc Giang. Tên gọi

Bắc Giang được đặt theo cách định vị, lấy thành Tống Bình/Đại La làm trung tâm

quy chiếu.

35

Thời Đinh - Lê, Bắc Giang là một trong 10 đạo của nước Đại Cồ Việt. Khi lên

ngôi, Lý Thái Tổ đã thực hiện cải cách hành chính, đổi 10 đạo thành 24 lộ, phủ,

dưới là các hương, giáp và thôn; đạo Bắc Giang được đổi thành lộ Bắc Giang. Khi

rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, Lý Thái Tổ đã đổi tên Đại La thành Thăng Long

và nâng lộ Bắc Giang quê hương mình thành Kinh Bắc [60] [47]. Như vậy, tên gọi

Bắc Giang có từ trước thế kỷ XI, thời Lý đổi thành lộ Bắc Giang - miền đất nằm ở

phía bắc sông Nhĩ Hà/Nhị Hà/sông Hồng gồm phần đất t. Bắc Giang, Bắc Ninh hiện

nay và một số phần đất nay thuộc t.Hải Dương (h. Chí Linh), t. Lạng Sơn (h. Hữu

Lũng), t. Thái Nguyên (h. Phú Bình), t. Hưng Yên (h. Văn Giang), TP. Hà Nội (h.

Đông Anh, h. Gia Lâm).

Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 11 (1242), Trần Thái Tông cho sáp nhập, đổi

24 lộ từ thời Lý thành 12 lộ, thì Bắc Giang thuộc lộ Bắc Giang hay Kinh Bắc. Thời

Hồ, Hồ Quý Ly đặt ra Đô tổng phủ thì Bắc Giang đổi là Bắc Giang lộ đô tổng phủ.

Thời thuộc Minh (1407 - 1427) miền đất Bắc Giang thuộc châu Lạng Giang và

Lạng Nguyên thuộc lộ Bắc Giang. Thời Lê Sơ, sau khi Lê Thái Tổ lên ngôi đã đổi

lộ, đô tổng phủ thành đạo thì Bắc Giang thuộc đạo Bắc Giang. Năm Quang Thuận

thứ 7 (1466), Lê Thánh Tông đổi đơn vị hành chính đạo thành thừa tuyên, khi đó

Bắc Giang thuộc thừa tuyên Bắc Giang. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) thừa

tuyên Bắc Giang được đổi thành trấn Kinh Bắc. Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) Lê

Thánh Tông bỏ đơn vị hành chính trấn và thay bằng đơn vị xứ thì Bắc Giang thuộc

xứ Kinh Bắc.

Thời Tây Sơn không có sự thay đổi. Thời Nguyễn, dưới thời vua Gia Long, xứ

Kinh Bắc được đổi thành trấn Kinh Bắc. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) xứ Kinh

Bắc được đổi thành trấn Bắc Ninh và tồn tại đến năm đến năm Tân Mão (1831) thì

đổi thành t. Bắc Ninh [60] [47]. Ngày 10 tháng 10 năm 1895, Toàn quyền Đông

Dương ra Nghị định chia tách t. Bắc Ninh thành hai t. Bắc Giang và t. Bắc Ninh.

Theo đó, tỉnh lỵ Bắc Giang đóng tại Phủ Lạng Thương. Địa bàn của tỉnh gồm: Ph.

Lạng Giang, ph. Đa Phúc và các h. Kim Anh, h. Yên Dũng, h. Phượng Nhãn, h.

Việt Yên, h. Hiệp Hòa, h. Yên Thế tách ra từ t. Bắc Ninh. Ngoài ra, một số tổng của

h. Lục Ngạn (t. Bắc Ninh) nằm phía nam sông Lục Nam cũng được sáp nhập vào t.

Bắc Giang.

36

Nghị quyết Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ 5, ngày 27 tháng 10 năm 1962 hợp

nhất hai t. Bắc Giang, Bắc Ninh thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là t. Hà

Bắc và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1963. Ngày 6 tháng 11

năm 1996, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX phê chuẩn việc chia t. Hà Bắc thành

hai t. Bắc Giang và t. Bắc Ninh và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01

năm 1997, từ đó đến nay vẫn chưa có sự thay đổi.

2.1.2 Truyền thống văn hóa

Bắc Giang là miền đất được thiên nhiên ưu đãi có đủ các địa hình miền núi,

trung du và đồng bằng. Ba con sông lớn (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam)

như vệt chân chim in dấu trên miền Đông bắc Bắc bộ được liệt danh là ba dòng

sông đẹp và chứa chất nhiều trang sử oai hùng của dân tộc trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ cương thổ đất Việt. Núi Phật Sơn, ngàn Bảo Đài, ngàn Huyền Đinh,

dải Nham Biền là những dãy núi đồ sộ, hùng vĩ, nơi có nhiều di tích chùa chiền,

đình, miếu linh thiêng ở sườn Tây núi Yên Tử.

Ở góc nhìn địa văn hóa, miền đất Bắc Giang hôm nay là miền thượng của

trấn/xứ Kinh Bắc nổi danh văn hiến và thượng võ trong lịch sử. Bắc Giang cũng là

miền đất gần kinh đô Thăng Long/Hà Nội, lại nằm trên đường thiên sứ với Bắc

quốc nên có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Trên

địa bàn t. Bắc Giang hiện có 2237 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh,

chiếm số lượng lớn là các loại hình di tích đình, chùa, đền, miếu, văn chỉ, từ chỉ - từ

vũ, lăng mộ cổ kính. Đến đầu năm 2015, 678 di tích trên toàn tỉnh được lập hồ sơ

xếp hạng, trong đó, có 02 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 119 di tích cấp Quốc gia,

557 di tích cấp tỉnh. Trong số 726 ngôi chùa trên địa bàn tỉnh, có hai trung tâm đào

tạo tăng đồ của Phật phái Trúc Lâm (chùa Vĩnh Nghiêm, h. Yên Dũng) và Phật phái

Lâm tế (chùa Bổ Đà, h. Việt Yên) được khởi dựng từ thời Lý -Trần. Cùng với các

trí thức Nho học được đào tạo ở trường học, các nhà sư cũng là đội ngũ trí thức có

nhiều đóng góp trong sự nghiệp giáo dục đào nhân tài ở làng xã thời trung và cận

đại. Bắc Giang cũng là địa phương còn lưu giữ được hàng trăm ngôi đình cổ có quy

mô kiến trúc đồ sộ và chạm khắc đẹp. Đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa) là một trong 3

ngôi đình thời Mạc cổ nhất Việt Nam. Đình Thổ Hà, đình Phúc Long, đình Lát Hạ

(Việt Yên); đình Phù Lão, đình Am, đình Cây Mai (Lạng Giang); đình Hà Mỹ, đình

37

Sàn, đình Chản Nội, đình Thân , đình Húi (Lục Nam); đình Cao Thượng, đình

Vường, đình Nội (Tân Yên)…là những công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng và

có giá trị đặc biệt có từ thời Lê Trung hưng và được nhiều nhà nghiên cứu quan

tâm, ngưỡng mộ. Một loại hình di tích khá độc đáo xuất hiện nhiều ở các làng xã

Bắc Giang là di tích lăng mộ quan Thái giám thời Lê Trung hưng. Hiện thống kê

được hơn 40 lăng mộ đá có quy mô lớn còn giữ được hình thức tương đối nguyên

vẹn. Trên các lăng mộ hầu hết còn lưu lại văn bia phản ánh thông tin về những đóng

góp của chủ nhân của ngôi mộ với làng xã.

Bắc Giang là miền đất có nhiều nghề thủ công truyền thống nổi danh từ rất

sớm, như: Nghề gốm ở Thổ Hà, nghề nấu rượu làng Vân, nghề mây tre đan Phúc

Tằng (Việt Yên); nghề mò ngọc trai Tiên La, nghề đan lưới, đúc gang Đức La, nghề

đục đá Bùi Bến (Yên Dũng); nghề làm mật mía, nghề giấy dó Chỉ Tác, Khe Nghè

(Lục Nam); nghề làm bún Đa Mai, nghề bánh đa Dĩnh Kế (TP. Bắc Giang); nghề

làm mì dặc sản Thủ Dương (Lục Ngạn)… Kinh tế thủ công nghiệp phát triển, hàng

hóa thông thương đã thúc đẩy làng xã phát triển kinh tế, đời sống nhân dân khá giả,

“phú quý sinh lễ nghĩa” là yếu tố góp quan trọng liên quan đến sự gia tăng số lượng

các công trình tôn giáo, tín ngưỡng ở các làng xã.

Bắc Giang có nhiều người đỗ đạt qua con đường khoa cử rồi ra làm quan,

hưởng nhiều bổng lộc của triều đình. Trong lịch sử khoa cử, quê hương Bắc Giang

đã sản sinh ra 58 Nho sinh ưu tú đỗ đại khoa làm rạng danh truyền thống hiếu học

của miền quê thượng xứ Bắc; hàng trăm vị đỗ trung khoa, hàng nghìn vị đỗ Sinh đồ,

Tú tài ở các kỳ thi Nho học. Có thể kể đến một số nhà khoa bảng Bắc Giang nổi

tiếng trong lịch sử như: Trạng nguyên Đào Sư Tích với Văn sách thi đình 庭對策文

và Cảnh tinh phú 景星賦 (Phú sao Cảnh tinh), Trạng nguyên Đoàn Xuân Lôi với

bài Diệp mã nhi phú 葉馬兒賦 (Phú Con ngựa lá) nổi tiếng trong văn học thời Trần.

Thời Lê sơ có Tiến sĩ Thân Nhân Trung từng được vua Lê Thánh Tông phong làm

“Tao đàn Phó soái” và cũng chính là người được vua tin tưởng giao cho soạn bài

văn bia Đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo tấm bia đề danh tiến sĩ

đầu tiên ở văn miếu Thăng Long - Hà Nội. Trong bài văn bia ấy, Thân Nhân Trung

đã khéo vận dụng tri thức của tiền nhân để đưa ra một chân lý về vấn đề đào tạo, đối

38

xử, sử dụng nhân tài cho đất nước: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí

thịnh thì thế nước mạnh mà vươn cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống

thấp. Bởi vậy các bậc thánh đế minh vương không ai không lấy việc kén chọn kẻ sĩ

bồi đắp nguyên khí làm việc đầu tiên…”10. Tiến sĩ Thân Nhân Trung cũng là người

khai mở cho truyền thống khoa bảng làng Yên Ninh, làng quê có 10 vị Nho sinh ưu tú

đỗ đại khoa, trong đó gia đình họ Thân có 4 người thi đỗ.11 Thời Mạc, Bắc Giang có

Giáp Hải thi đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Tuất niên hiệu Đại Chính thứ 9 (1538), sau

ra làm quan, trải lục bộ Thượng thư, thăng Nhập thị kinh diên, được vua Mạc Mậu

Hợp phong Quốc lão. Ông có nhiều cống hiến cho vương triều Mạc trên nhiều lĩnh

vực nên được suy tôn là nhà khoa bảng, nhà ngoại giao, nhà kinh tế, nhà văn hóa.

Thêm nữa, là miền đất có truyền thống “võ công lừng lẫy”, đội ngũ võ quan,

Thái giám (hoạn quan) khá đông đảo phục vụ trong cung vua, phủ chúa được hưởng

nhiều bổng lộc triều đình, họ đã đem tiền của về đóng góp, giúp đỡ quê hương xây

dựng, tôn tạo các công trình tôn giáo tín ngưỡng ở làng xã. Với truyền thống trọng

đạo lý, tri ân người có công, các làng xã trên quê hương Bắc Giang đã khắc dựng

nhiều bia đá truy ân truyền lại cho muôn đời con cháu. Những yếu tố địa văn hóa ấy

chính là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện VBBG thời trung và cận đại.

2.2 Đặc điểm hình thể, chất liệu, tác giả soạn khắc văn bia

2.2.1 Về hình thể, chất liệu tạo bia

* Về hình thể: Hầu hết văn bia trên địa bàn t. Bắc Giang do các làng xã, nhà sư

trụ trì các ngôi chùa hay các hội Tư văn của các huyện, tổng, xã đứng ra khắc dựng,

cho nên, đa số bia đá/văn bia có kích cỡ trung bình và cỡ nhỏ. Tuy nhiên, trên các di

tích LSVH ở t. Bắc Giang cũng xuất hiện một số tấm bia có kích thước khá lớn

xứng đáng là “đại thạch bi” ở xứ Bắc. Có thể kể một số đại thạch bi như: Bia Tu

phục Mỗi Nhu kiều bi ký 修復每 猱橋碑記 dựng ở đình Ba Tổng, thôn Neo, h. Yên

Dũng có kích thước 250 x 128 x 22 cm, là một trong những tấm bia thời Mạc lớn

nhất ở nước ta [176]; Bia vuông tứ diện Phụng sự bi ký 奉事碑記]ở từ chỉ thờ

10賢 材 國 家 之 元 氣. 元 氣 盛 則 國 勢 強 以 隆, 元 氣 餒 則 國 勢 弱 以 污. 是 以 聖 帝 明 王

莫 不 以 育 材 取 士 培 植 元 氣 為 先 務 也. 11 Tiến sĩ Thân Nhân Trung và hai con trai ông là Nhân Nhân Tín, Thân Nhân Vũ đều đỗ Đồng tiến

sĩ xuất thân. Cháu nội ông là Thân Cảnh Vân, con trai Tiến sĩ Nhân Nhân Tín đỗ Thám hoa.

39

Quán Quận công Nguyễn Thế Nho, th. Quang Biểu, x. Quang Châu, h. Việt Yên có

kích thước: 250 x 100 x 100 cm cũng là tấm bia tứ diện dáng long đình thời Lê

Trung Hưng có kích thước vào loại lớn và được chạm khắc trang trí nhiều họa tiết

đẹp [251; Bia Bảo Sát tự bi kí 寶察寺碑記 ở chùa Bảo Sát 寶察寺, x. Quế Nham,

h. Tân Yên [202]; Bia Bình nhật lưu ân- Hậu thần bi ký 平日留恩- 後神碑記 ở

đình th. Triền, x. Nội Hoàng, h. Yên Dũng cũng là những tấm bia có kích thước lớn

và chạm khắc với nét chữ đẹp nhiều họa tiết hoa văn cầu kỳ, tinh tế [182].

Hình thể VBBG cũng hết sức đa dạng. Phổ biến nhất là bia dẹt (có 1 hoặc 2

mặt), sau đó là bia vuông tứ diện, bia tạo dáng cây hương (hương đài), bia lục diện,

bia trụ tròn… Bia dáng dẹt có số lượng nhiều nhất và được xem như dáng bia

truyền thống, khuôn mẫu, xuất hiện ở các thời kỳ. Bia thường được khắc chữ trên 2

mặt (số ít khắc 1 mặt), đầu bia hình bán nguyệt, thân bia liền với đầu bia và thường

được đặt trên đế bia hình khối vuông hoặc chữ nhật, nhưng có một số đế bia chùa

được tạo tác thành hình con rùa đội bia với ý nghĩa về sự tồn tại vĩnh hằng. Từ tấm

bia Vô đề thời Trần ở chùa Nham Nguyệt (x. Tân Liễu, h. Yên Dũng), bia thời Mạc,

bia thời Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn đều có bia mang dáng dấp truyền thống

này. Nhưng bia dẹt thời Trần, Mạc, đầu Lê Trung hưng (thế kỷ XVII) ở phần thân

bia đều có xu thế thu dần từ phần giáp chân đế về phía trán bia.

Bia vuông, tứ diện, dáng long đình có mái che thường được chạm khắc cầu kỳ,

bởi thường gắn với nội dung liên quan đến công đức của các quan lại đương thời.

Bia mang dáng long đình xuất hiện sớm nhất là bia Hiển Khánh am bi 顯慶庵碑 tạo

năm Thịnh Đức thứ 3(1655) [192], phát triển nhiều dưới niên hiệu Chính Hòa đời

vua Lê Hy Tông (1680 - 1705). Loại bia này còn tiếp tục xuất hiện đến cuối thời Lê

Trung hưng với các niên hiệu Vĩnh Thịnh, Long Đức đời Lê Dụ Tông (Vĩnh Thịnh

1705 - 1720, Long Đức 1720 - 1729) và xuất hiện ít dần dưới niên hiệu Vĩnh Khánh

(1729 - 1732), (Bảo Thái (1732 - 1735), Vĩnh Hựu (1735 - 1740), Cảnh Hưng (1740

- 1786). Bia kiểu dáng long đình được xem như hiện tượng cá biệt, hiếm gặp dưới

thời Nguyễn. Ở Bắc Giang, đến nay mới tìm thấy hai tấm bia tứ diện dáng long đình

tạo tác thời Nguyễn, đó là bia Hậu thần bi ký 後神碑記 tạo năm Gia Long thứ 6

40

(1807) ở lăng Ngô Tướng công, th. Đại Tân, x. Đại Thành, h. Hiệp Hòa [252] và bia

Tư văn thạch bi ký 斯文石碑記 tạo năm Khải Định Quý Hợi (1923) ở văn chỉ th.

Khánh Am, x. Tư Mại, h. Yên Dũng [243].

Loại bia được gọi là cây hương hay còn được gọi là “thạch trụ”, “hương đài”

(một số nhà nghiên cứu văn hóa cho là sự biến thể của linga trong văn hóa Chăm

Pa) thường là bia nhỏ, tứ diện đều nhưng cá biệt có bia 6 mặt, 8 mặt. Loại bia này

được dựng ngoài trời, phía trước sân tòa Tam bảo, gặp nhiều ở các ngôi chùa cổ và

xuất hiện từ niên hiệu Chính Hòa (trước đó chưa xuất hiện), phát triển và có số

lượng tăng nhanh ở niên hiệu Vĩnh Thịnh nhà Lê, sau đó rất ít gặp. Đến thời

Nguyễn (1802 - 1945) không thấy xuất hiện loại bia này nữa. Bia lục lăng, bát giác

(6 - 8 mặt, có mái che), loại bia có kiểu dáng đẹp nhưng có số lượng ít, chỉ thấy xuất

hiện ở vài di tích, như bia Vĩnh Nghiêm tự công đức bi 永嚴寺功德碑 ở chùa Vĩnh

Nghiêm (h. Yên Dũng) [181], bia Hương thụ ký 香樹記 ở đền thờ Hán Quận công

Thân Công Tài [212], bia tám mặt Hương đài thạch trụ Sùng Nghiêm tự ký 香臺石

柱 崇嚴寺記 [253] ở chùa Cao Lôi, x. Ninh Sơn, h. Việt Yên…

Ở Bắc Giang có 04 bia đá được tạo tác dáng chuông (hình trụ tròn giống như

quả chuông) rất hiếm gặp ở các địa phương khác. Đó là bia Vô đề tạo năm Long

Đức thứ 3 (1734) ở văn chỉ Thiết Thượng (x. Nghĩa Trung, h. Việt Yên), nơi thờ

các vị tiên hiền của tg. Thiết Thượng, h. Yên Dũng xưa, nội dung văn bia ghi công

đức của Lập Quận công Giáp Đăng Luân người xã Việt Lập, h. Tân Yên (ngày

nay); Bia Hậu thần bi ký 後神碑記 tạo năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771) ở từ vũ Bùi

Bến (x. Yên Lư, h.Yên Dũng), nơi tôn thờ Tạ Tướng công Ngạn Trung hầu [254];

Bia Hậu Thần bi ký 後神碑記 tạo năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771) ở lăng Nguyễn

Hạnh Thông, th. Vân Cẩm, x. Đông Lỗ, h. Hiệp Hòa [255]; Bia Giáp gia từ chỉ bi

ký 甲家祠址碑記 tạo năm Cảnh Hưng thứ 35 (1774) ở đình Ngò (x. Việt Lập, h.

Tân Yên) nơi tôn thờ tiên tổ họ Giáp có nhiều người được phong tước Quận công và

tước hầu mà tiêu biểu là Lập Quận công Giáp Đăng Luân ở thế kỷ XVIII [202] .

41

Đặc biệt, trên đất Bắc Giang còn phát hiện tấm bia hộp Tiên khảo Thái bảo

Giáp phủ quân mộ chí 先考太保甲府君墓誌 gồm hai phần nắp đậy và mặt bia ở

ngôi mộ cụ Khánh Sơn (thân phụ Trạng nguyên Giáp Hải, ở th. Đồi Cốc, x. Dĩnh

Trì, TP. Bắc Giang) là tấm bia có hình thể lạ, ít gặp. Đây là bia khắc bài văn bia do

Trạng nguyên Giáp Hải soạn rồi yểm xuống mộ cha [177]… Cũng qua quá trình

điều tra, khảo sát chúng tôi còn phát hiện nhiều tấm bia chạm khắc có giá trị nghệ

thuật cao xứng đáng là các tác phẩm điêu khắc đá nghệ thuật. Đó là bia Thân công

bi- Bản tổng các xã tính danh 申公碑- 本總各姓 名 [213], sau đó đến bia Hiển

Khánh am bi 顯慶庵碑 lăng Chúa Đôi [212], bia Từ vũ bi ký /祠宇碑記 ở x. Thái

Sơn, h. Hiệp Hòa [191].

Ngoài ra, trên địa bàn Bắc Giang còn thấy bia bài vị được khắc dựng trên mộ

tháp, hay một số bài văn khắc trên chuông, khánh, các cấu kiện kiến trúc, đồ thờ tự

vv…Bắc Giang là tỉnh miền núi, có nhiều di tích chùa chiền, đền miếu nằm ở khu

vực có núi đá, hang động, nhưng đến nay chưa phát hiện được bia ma nhai như ở

các tỉnh miền núi phía Bắc và Đông bắc.

* Về chất liệu: Điều tra, khảo sát VBBG thấy nguyên liệu được người xưa sử

dụng để khắc bia có ba loại đá chính: Đá xanh (đá vôi), đá đỏ (gan gà, gan trâu, đá

nhám), đá cát kết, nhưng phổ biến và chiếm tỷ lệ nhiều, gặp ở hầu khắp các di tích

trong tỉnh vẫn là bia đá xanh; bia đá đỏ thường gặp ở h. Yên Dũng, h. Việt Yên,

nhất là những làng xã quanh khu vực núi Nham Biền như: x. Nham Sơn, x. Yên Lư,

x. Liễu Đê, x. Tiền Phong, x. Nội Hoàng (h. Yên Dũng), x. Vân Trung, x. Quang

Biểu (h. Việt Yên); văn bia khắc trên đá cát kết cũng có nhưng số lượng ít và chủ

yếu gặp là bia mộ tháp ở các ngôi chùa cổ trên sườn Tây Bắc núi Yên Tử.

Nguyên liệu đá đỏ, đá cát kết được khai thác tại địa phương. Ưu điểm của các

loại đá này là ít bị phong hóa mài mòn bởi nước mưa hay môi trường bị ngâm nước,

nguyên liệu lại có nhiều ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, dễ khai thác, giá thành

rẻ nên được nhiều làng xã ưa dùng. Nhược điểm là độ bền vững, gắn kết không cao,

độ mịn thấp, kết cấu theo vỉa mỏng nên không khai thác được nguyên liệu có độ

dày, rộng đủ để tạo các văn bia có kích cỡ lớn. Thêm nữa, về giá trị thẩm mỹ ít

42

được ưa chuộng như bia đá xanh, chính vì vậy mà nó phù hợp với điều kiện của

những miền quê nghèo ở các làng xã vùng trung du, miền núi.

Đá xanh là nguyên liệu rất hiếm ở xứ Bắc, ở một số làng xã thuộc h. Yên Thế,

h. Lục Nam cũng có loại đá này nhưng vì pha tạp nhiều sỏi cuội, độ mịn thấp, chất

lượng kém nên không được khai thác sử dụng tạo/khắc bia. Đá xanh có độ bền vững

cao, độ mịn thích hợp để các nghệ nhân xưa thể hiện sự tài khéo của mình trên tác

phẩm bia đá. Đá xanh lại có tính thiêng bởi người xưa quan niệm bia đá được xem

như “sử xanh” ở mỗi làng quê Việt Nam. Nhưng bia đá xanh nếu không được dựng

trong nhà bia hay di tích có mái che thì bị phong hóa rất nhanh bởi mưa gió. Các nhà

nghiên cứu về kim thạch học Trung Quốc cho rằng nếu bia đá để ngoài trời thì cứ

khoảng 100 năm bề mặt bia bị mòn đi mất 1/3 mi li mét. Vì vậy, muốn bảo quản bia

được an toàn, vĩnh cửu nhất định phải dựng đặt trong nhà bia hoặc nơi có mái che.

Địa chỉ các phường thợ khắc bia gián tiếp cho phép chúng tôi đoán định nguồn

nguyên liệu đá xanh để khắc bia chủ yếu từ hai địa phương, trong đó chủ yếu là mỏ

đá Kính Chủ (h. Kinh Môn, t. Hải Dương) và số ít đá được mua từ h. Đông Sơn (t.

Thanh Hóa). Bia đá đỏ gặp nhiều ở h. Yên Dũng, Việt Yên và hầu hết được chạm

khắc thời Nguyễn (số ít bia tạo tác cuối thời Lê Trung hưng) hầu hết được khai thác

trên núi Nham Biền và thường do thợ đục đá địa phương tạo/khắc.

Để khắc dựng được một tấm bia đá xanh rất tốn kém tiền của, công sức. Dưới

thời phong kiến, với điều kiện giao thông chủ yếu bằng đường thủy thì chỉ riêng

việc vận chuyển nguyên liệu là các khối đá lớn qua quãng đường hàng trăm cây số

là một kỳ công đáng kinh ngạc. Ngoài ra, để có văn bia, còn phải mời người soạn văn

hay, viết chữ đẹp, thợ đá khéo… Cho nên, người xưa phải chọn lọc sự kiện một cách

rất kỹ càng để lưu truyền cho hậu thế và thường là chỉ những tấm lòng hảo tâm có

cống hiến nhiều cho làng xã mới được đề cao và tạc ghi vào bia đá. Chính vì thế, ở

các làng xã thấy xuất hiện chủ yếu là bia lưu niệm công đức, số bia có nội dung văn

bản hành chính rất ít gặp. Cũng vì việc tạo tác văn bia tốn kém, hơn nữa hầu hết văn

bia có nội dung lưu niệm nên người đời rất trân trọng, thành kính đối với văn bia.

Văn bia cơ bản được khắc trên nguyên liệu đá, nhưng cá biệt có làng xã sử

dụng gỗ để tạo khắc văn bia. Bia Lập hậu bi 立後碑 có kích cỡ 48 x43 cm, được tạc

hình dáng giống như bia đá, chất liệu gỗ dã hương, đặt trong khám thờ đình Vường,

43

th. Hậu, xã Liên Chung, h. Tân Yên tạo năm Thành Thái thứ 10 (1898) là tấm bia

gỗ duy nhất được phát hiện ở t. Bắc Giang[242].

2.2.2 Về tác giả soạn, khắc, viết chữ

* Về tác giả soạn văn: Như trên đã trình bày, để hoàn thành việc tạo tác một

tấm bia đòi hỏi sự cộng tác của nhiều người ở từng công đoạn, cụ thể như: soạn

văn, viết chữ, khắc bia. Người soạn văn sẽ quyết định giá trị nội dung nghệ thuật

của bài văn bia; người viết chữ sẽ quyết định giá trị nghệ thuật thư pháp của văn

bia; người khắc chữ, khắc bia quyết định giá trị mỹ thuật của hình thức tấm bia.

Nhưng không phải bài văn nào cũng được khắc lưu danh người soạn văn khắc chữ.

Trong số 1278 VBBG lưu ở VNCHN, chỉ có 251 khắc tên người soạn văn. Căn cứ

theo học vị, chức tước của tác giả soạn văn được khắc ghi trên lạc khoản, chúng tôi

thấy có tới gần 40 chức vị, danh tước khác nhau tham gia biên soạn VBBG. Họ là

các nhà khoa bảng, quan lại triều đình và quan lại địa phương, các vị đỗ Sinh đồ,

các nhà sư, các Giám sinh, Sinh đồ, Tú tài, Phủ sinh, Hiệu sinh hay các Hương lão ở

làng xã. Trong số 251 văn bia ghi tên người soạn văn, có bia ghi đầy đủ chức tước,

họ tên, quê quán… nhưng có khi chỉ ghi họ, hoặc tên chức tước, có khi chỉ ghi riêng

họ tên, có khi chỉ ghi tước và quê quán.

Bảng 5: Bảng tổng hợp thành phần tham gia soạn VBBG

Số

TT

Học vị/Chức vụ

Tác giả soạn văn bia

Số lượng

bia

(1)

Số

TT

Học vị/Chức vụ

Tác giả soạn văn bia

Số lượng

bia

(2)

Ghi

chú

1 Nhà khoa bảng 69 20 Thị nội văn chức 01

2 Hương cống 01 21 Thị nội thư 01

3 Cử nhân 03 22 Thư toán hoa văn 01

4 Nho sinh trúng thức 04 23 Tiến công thứ lang 01

5 Giám sinh 16 24 Đề lại 01

6 Sinh đồ 37 25 Tri phủ 04

7 Tú tài 04 26 Phủ sĩ 01

8 Phủ sinh 03 27 Tri huyện 05

9 Hiệu sinh 12 28 Cẩn sự lang huyện úy 01

10 Khóa sinh 01 29 Cai tổng, Chánh tổng 04

11 Học sinh 01 30 Xã trưởng, xã chính 04

12 Đốc học 01 31 Lý trưởng 04

44

13 Huấn đạo 05 32 Hương lão 02

14 Thị lang bộ Hình 01 33 Sắc mục 01

15 Đông các đại học sĩ 03 34 Sĩ nhân 02

16 Thị nội giám tư lễ giám 01 35 Nhà sư 25

17 Thái thường tự ban 01 36 Dật sĩ 02

18 Hồng lô tự khanh 01 37 Chỉ ghi họ tên không

ghi địa chỉ

26

19 Thanh hình sát sứ 02

Cộng: (1) + (2) = 251

Như vậy, có 69 văn bia được các nhà khoa bảng (Trạng nguyên, Bảng nhãn,

Thám hoa, TS, Phó bảng) biên soạn, chiếm tỷ lệ 27,4% (69/251), cao nhất trong

các thành phần tham gia biên soạn VBBG. Sau đó là các nhà sư (25/251), Sinh đồ

(16/251), Hiệu sinh (12/251) và quan lại địa phương như Tri huyện (05/251), Huấn

đạo (05/251), Chánh tổng, Lý trưởng vv…Các nhà khoa bảng biên soạn VBBG đều

là những người giỏi văn chương và có uy tín với xã hội đương thời và không chỉ

soạn văn bia trên đất Bắc Giang (ngày nay), mà còn soạn nhiều văn bia ở xứ Bắc và

các miền quê khác. Các Sinh đồ, Giám sinh, Hiệu sinh được xem như các trí thức ở

các vùng quê, họ chưa thành đạt ở trường thi để bước vào hoan lộ nên ở lại chốn

quê làm nghề dạy học, hay tiếp tục đèn sách chờ dịp thi thố với đời. Họ là những

người được nể trọng tin tưởng và được nhờ soạn văn bia cho làng xã. Một số nhà sư

có học thức rộng nhưng không đặt chí vào nghiệp khoa cử mà ẩn danh nơi tịnh xá,

khi có sự kiện lớn xảy ra ở chốn thiền lâm hay làng xã cần khắc bia lưu niệm họ

thường được nhân dân sở tại ủy thác trọng trách này.

Có 41 nhà khoa bảng tham gia soạn 69 văn bia, trong đó có 02 vị Trạng

nguyên, đó là: Trạng nguyên Giáp Hải, người x. Dĩnh Kế, h. Phượng Nhãn (nay là

ph. Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang), thi đỗ Đệ nhất giáp TS cập đệ Đệ nhất danh (Trạng

nguyên) khoa Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính thứ 9 (1538), đời Mạc Đăng Doanh.

Ông đã trực tiếp soạn 01 bài văn bia để yểm vào lòng mộ cha là Tiên khảo Thái bảo

Giáp phủ quân chi mộ năm Cảnh Lịch 2, triều Mạc (1549) [197].

Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo, người x.Hoài Bão, h. Tiên Du (nay là th.

Hoài Bão, x. Liên Bão, h. Tiên Du, t. Bắc Ninh) thi đỗ Đệ nhất giáp TS cập đệ Đệ

nhất danh (Trạng nguyên) khoa Canh Tuất, niên hiệu Chính Hòa thứ 4 (1683), đời

45

Lê Hy Tông. Làm quan đến chức Binh bộ Thượng thư, hành Tham tụng. Ông soạn

02 văn bia Phụng tự Phạm gia bi ký 奉祀范家碑記(Vĩnh Thịnh 3 -1707) ở lăng

Phạm Quận công, th. Cẩm Bào, x. Xuân Cẩm, h. Hiệp Hòa và văn bia Nguyễn Thế

gia lưu trạch bi 阮世家留宅碑 (Vĩnh Thịnh 8 - 1712) ở Từ đường họ Nguyễn Thế

th. Bài Xanh, x. Vân Trung, h. Việt Yên. Ông cũng tham gia nhuận sắc văn bia Linh

Quang từ chỉ chi bi 靈光祠址之碑 năm Chính Hòa thứ 18 (1697) do TS Ngô Công

Trạc soạn, ghi về công đức viên quan Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Tri

công tượng Tả tượng cơ Cai quan, Ty lễ giám, Tổng thái giám, Cẩm y vệ Thự vệ

sự, Phương Quận công Ngọ Công Quế [256].

Đỗ Uông, Bảng nhãn khoa Bính Thìn niên hiệu Quang Bảo 2 (1556) người

x. Đoàn Lâm, h. Gia Phúc (nay thuộc x. Thanh Tùng, h. Thanh Miện, t. Hải Dương

soạn 01văn bia thời Mạc Tu phục Mỗi Nhu kiều bi ký 修 復 每 儒 橋 碑記 [176].

Có 05 vị Thám hoa tham gia soạn VBBG. Thám hoa Thuật Quận công Phạm

Khiêm Ích soạn 02 văn bia: La Quý hầu vĩnh huệ bi 羅貴候永惠碑 ở đình th. Xuân

Cẩm, x. Xuân [238] và Phụng sự La công sinh từ bi ký 羅公生祠碑記 ở đình x.

Đức Thắng, h. Hiệp Hòa [239]; Thám hoa Vũ Thạnh soạn 05 văn bia; Thám hoa

Nguyễn Huy Oánh soạn 02 văn bia; Thám hoa Nguyễn Thọ Xuân; Thám hoa

Nguyễn Văn Thực mỗi người soạn 01 văn bia. Còn lại hơn 30 vị TS, Phó bảng

tham gia soạn văn. Người soạn nhiều văn bia nhất là TS Hoàng Công Chí (06 bia),

sau là TSĩ Đoàn Tuấn Hòa (04 bia), Tiến sĩ Trương Công (03 bia), TS Nhữ Công

Toản (03 bia) và 08 TS soạn 02 văn bia, 15 TS, Phó bảng còn lại mỗi người soạn 01

văn bia.

Đình nguyên TS khoa Tân sửu (1901) Nguyễn Đình Tuân (x. Trâu Lỗ, tg.

Mai Đình, h. Hiệp Hòa) soạn 04 văn bia, trong đó có 01 văn bia ghi về các vị tiên

hiền của làng dựng ở đình Châu Lỗ và 03 biển gỗ đề thơ vịnh cảnh đền Y Sơn ở x.

Hòa Sơn, h. Hiệp Hòa.

Có 06 bia khắc ghi cả người soạn văn, nhuận sắc, cá biệt có văn bia có ghi

tới hai người tham gia nhuận sắc trong cùng bài văn bia Đức hinh sơn ngưỡng từ bi

46

ký 德馨山仰祠碑記 đó là TS Nguyễn Công Hãng và Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cùng

tham gia nhuận sắc bài văn do Thám hoa Phạm Khiêm Ích soạn năm Bảo Thái thứ 5

(1724) ở Nhà thờ họ Giáp, th. Đông La, x. Quế Nham, h. Tân Yên [221]. Trạng

nguyên Nguyễn Đăng Đạo, Thám hoa Phạm Khiêm Ích cũng tham gia nhuận sắc

VBBG. Và có văn bia chỉ ghi tên người nhuận sắc mà không ghi tên người soạn văn

như văn bia Đống Nghiêm tự bi ký 棟嚴寺碑記 ph. Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang [189].

47

Bảng 6: Danh sách các tác giả nhuận sắc VBBG

Số

TT

Tên bia Niên đại

soạn khắc

Người

soạn văn, nhuận sắc

Địa điểm dựng đặt

1 Tiến sĩ Hỗ Sĩ Dương

nhuận sắc

Chính Hòa 7

(1686)

NGÔ GIA TỪ CHỈ BI KÝ

Đình th. Ngò, xã Việt Lập, TY

2 Tiến sĩ Nguyễn Công

Hãng và Tiến sĩ Lê

Anh Tuấn nhuận sắc

Bảo Thái thứ

5 (1724)

ĐỨC HINH SƠN NGƯỠNG TỪ BI KÝ Th. Đông La, x. Quế Nham,

TY

3 Trạng nguyên Trịnh

Tuệ nhuận sắc

Vĩnh Hựu 5

(1739)

HUỆ ĐIỀN LƯU TỰ BI KÝ ´ Nhà thờ họ Hoàng, th. Thái

Thọ, xã Thái Sơn, HH

4 Trạng nguyên

Trịnh Tuệ nhuận sắc

Vĩnh Hựu 5

(1739)

THÁI THỌ XÃ TỰ BI

Chùa Thái Thọ, x. Thái Sơn,

HH

5 Trạng nguyên

Nguyễn Đăng Đạo

nhuận sắc

Chính Hoà 18

(1697)

LINH QUANG TỪ CHI BI

Lăng họ Ngọ,

Th. Thái Thọ, x, Thái Sơn,

HH

6 Thám hoa Phạm

Khiêm Ích nhuận sắc

Long Đức 1

(1732)

LA QUÝ HẦU VĨNH HUỆ BI Đình Cẩm Xuyên,

x. Xuân Cẩm, HH

Đặc biệt, trường hợp Trạng nguyên Trịnh Tuệ, người hương Sóc Biện,

h.Vĩnh Phúc, xứ Thanh Hoa (nay thuộc h. Vĩnh Lộc, t. Thanh Hóa) thi đỗ Đệ nhất

giáp TS cập đệ Đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu

thứ 2 (1736), đời Lê Ý Tông. Ông là bạn thân trong đời thường và là người cùng

phe cánh trên chính trường với quan Thái giám, giữ chức Thị Nam cung Tri công

tượng, Hữu tượng cơ Phó thủ hiệu Phó cai quan, Phó tri Thị nội Thư tả Binh phiên,

Thị cận, Thị nội giám, Ty lễ Giám, Tổng thái giám, Tham đốc Hiệp Quận công

Hoàng Công Phụ, người th. Thái Thọ, x. Thái Sơn, h. Hiệp Hòa. Khi Hiệp Quận

công có công đức lớn cho quê hương bản quán được dân thôn bầu làm hậu Thần,

dựng bia tri ân, đã mời Tiến sĩ Trương Công soạn văn bia Huệ điền lưu tự bi ký 惠

田留祀碑記 năm Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), và đích thân Trạng nguyên Trịnh Tuệ

nhuận sắc [257].

Qua các tác giả soạn văn, nhuận sắc VBBG, có thể thấy mối quan hệ khá mật

thiết giữa các viên võ tướng, hoạn quan với các danh nhân khoa bảng, trí thức bậc

cao đương thời. Hầu hết các văn bia ghi công tích các võ tướng, hoạn quan đều mời

các nhà khoa bảng danh giá tham gia biên soạn. Khi các viên quan có công đức với

làng xã, và để lưu danh vạn đại trên sử xanh, họ mời các đại trí thức soạn văn với

mục đích làm cho tấm bia cũng như danh vọng của họ sang trọng hơn. Trường hợp

Trạng nguyên Trịnh Tuệ nhuận sắc văn bia Huệ điền lưu tự bi ký 惠田留祀碑記 là

48

trường hợp điển hình. Sách Đại Việt sử ký tục biên 大越史記續編 [38] nhiều lần

nhắc tới mối quan hệ giữa Trịnh Tuệ và Hiệp Quận công Hoàng Công Phụ. Thậm

chí, người đương thời từng nghi ngờ về việc Trịnh Tuệ đỗ Trạng nguyên nhờ có sự

dàn xếp của Hoàng Công Phụ khi đó giữ chức Tổng Thái giám, trực tiếp hầu hạ,

phò giúp chúa Trịnh Giang. Việc mời Trịnh Tuệ nhuận sắc văn bia ghi lại việc ông

xây dựng hành cung cho nhà Chúa tại quê mình và công đức cho làng xã đã càng

chứng tỏ mối quan hệ thân thiết, sâu sắc của hai người12.

Cũng qua việc tìm hiểu về các nhà khoa bảng soạn VBBG, chúng tôi đã xác

định được biệt danh của hai danh nhân khoa bảng, đó là trường hợp TS Nguyễn

Hữu Đăng và TS Nguyễn Nghiễm. Văn bia đình Hoằng Phúc (x. Đồng Việt, h. Yên

Dũng) Hậu thần bi ký 後神 碑記[239] khắc ghi tác giả soạn văn là TS khoa Đinh

Mùi (1667) Nguyễn Nhã Thiệu, người x. Bình Vọng, h. Thượng Phúc làm quan chức

Giám sát Ngự sử đạo Sơn Tây13. Chúng tôi không tìm thấy tài liệu đăng khoa lục

nào ghi về nhà khoa bảng tên là Nguyễn Nhã Thiệu, sau đó, qua bài viết “Tìm hiểu

tâm lý và đời sống tâm linh một số võ quan Bắc Giang thời Lê qua văn bia” 14 đã

xác định được Nguyễn Nhã Thiệu là tên gọi khác của TS Nguyễn Hữu Đăng. Hay

trường hợp Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm tham gia nhuận sắc văn bia Tân tạo

Đại Tư đồ Hoàng Thái công sinh từ bi ký 新造大私徒黃太公生祠碑記[285] do TS

Nhữ Công Toản soạn văn năm 1762, ông đã dùng tước hiệu và tên gọi là “Xuân

Lĩnh hầu Nguyễn Nghiễm…nhuận sắc”; Khi soạn văn bia Hiển Quận công từ vũ bi

顯郡公祠宇碑 năm Cảnh Hưng thứ 35 (1774) ông dùng tước hiệu và họ tên là “

Xuân Quận công Nguyễn Hy Tư soạn văn”. Như vậy, ngoài tên gọi thường dùng,

Nguyễn Nghiễm còn có tên gọi khác là Nguyễn Hy Tư.

Ngoài các nhà khoa bảng, còn có sự tham gia của các trí thức và quan chức

địa phương như: Sinh đồ, Giám sinh, Phủ sinh, Nho sinh, Huấn đạo, Tri phủ, Tri

12 “Tháng năm thi đình, lấy Trịnh Tuệ (họ Chúa Trịnh), quê ở xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc…đỗ

Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh (Trạng nguyên)…Khoa này, bề tôi được yêu là Hoàng Công Phụ vốn

chơi thân với Trịnh Tuệ, nói với Chúa xin cho vào phủ Chúa, lấy Tuệ đỗ đầu. Tuệ vốn không có

tiếng tăm. Nhưng người thời ấy bàn tán ra vào việc đó, rốt cuộc Tuệ cũng không thanh minh được”

[Đai Việt sử ký tục biên (1676 - 1789), tr.150].

13 賜 丁 未 科 同 進 士 出 身 山 西 道 監 察 御 史 信 福 平 阮 雅 紹 撰. 14 Bài viết được in trong kỷ yếu Hội thảo khoa học“Danh nhân võ lược tiêu biểu thế kỷ XV-XVIII

tỉnh Bắc Giang" do NXB Thông tấn xuất bản năm 2014.

49

huyện, Thị nội văn chức, Câu kê, Chánh tổng, Lý trưởng soạn văn bia, nhưng chiếm

tỷ lệ rất ít.

Có những người giỏi văn từng tham gia soạn văn bia nhưng vì viết chữ đẹp

nên họ còn tham gia viết chữ mẫu để khắc bia, ví dụ như trường hợp Nguyễn Pháp

Thắng Thủy tạo chúc đài hưng công sáng ký 始造祝香臺興功創 ở chùa làng Đông

Lỗ [256]. Hay Giám sinh Nguyễn Tiến Tường tác giả soạn văn và viết chữ bia Hậu

Phật bi ký 後佛 碑記 ở chùa Âm Dương, x. Tân An, h.Yên Dũng.

Đa số văn bia do nhà khoa bảng soạn ghi về công đức của các võ tướng, hoạn

quan, nhất là ở các di tích lăng mộ, đình, chùa có bia hậu Thần, hậu Phật. Văn bia

các nhà khoa bảng biên soạn đều có văn ngôn trong sáng, uyên thâm, xứng đáng là

những bài văn mẫu mực. Có một số văn bia hay, có giá trị văn học đặc biệt, xứng

đáng được người đời trân trọng. Ví dụ như: Trùng tu Vĩnh Nghiêm tự bi [180], Vĩnh

Nghiêm tự công đức bi ký [181], Trùng tu Sùng Quang tự bi [183], (x. Tăng Tiến,

h. Việt Yên), Kính sự từ vũ bi [207], Trùng tu thánh miếu bi ký [188], Hiển Khánh

am bi [192], Diên Phúc tự tạo khai thác các sở lập bi (x. Vân Hà, h. Việt Yên), Tam

bảo thị Phúc Quang tự (x. Trung Sơn, h. Việt Yên). Mở đầu văn bia Trùng tu

thánh miếu bi ký tác giả đề cao đạo học bằng tư tưởng triết lý đầy tính văn chương:

“Giáo lý của Thánh nhân cứ lưu hành trong khoảng trời đất, trải qua biết bao

thăng trầm hưng phế ở các đời mà vẫn tỏa rộng bốn phương. Phàm người sống

trong trời đất không ai không ngưỡng mộ gần gũi. Đó là vì đạo trời ở ngay lòng

người, không thể nào mất được…”.15

Bài văn khắc Trùng tu Vĩnh Nghiêm tự bi [180] cũng thật xứng đáng là áng

văn hay, dù chỉ nói về lý do sửa chữa ngôi cổ tự nhưng tác giả sử dụng ngôn từ rất

đẹp đẽ: “Cảnh dẫu có lúc hưng lúc phế, nhưng lòng chẳng phân thời xưa thời nay.

Người xưa gặp thời cơ khởi xướng, phát công đức để xây dựng đó là tấm lòng.

Người đời nay nhận thấy cảnh hoang phế bỏ công đức để trùng tu, đó cũng là cùng

một tấm lòng vậy. Huống nay, chùa Vĩnh Nghiêm là một thắng cảnh cũ. Trước mặt

15 聖 人 之 道 周 流 磅 在 天 間 歷 萬 古 興 廢 之 殊 暨 四 達 无 窮 之 外 凡 有 載 榮 含 莫

不 景 仰尊 親 . 此 天 理 之 在 人 心 自 不 可 得 而 泯 也.

50

bên trái thì có Xương Giang, Nguyệt Giang, Bắc Giang. Chi nhánh hội vào Lục đầu

giang mênh mang uốn khúc đưa thuyền từ bi cứu vớt chúng sinh”16.

Những bài văn bia mẫu mực, lời hay ý đẹp, câu chữ gọt rũa trong sáng chủ yếu

gặp ở những văn bia được soạn khắc từ thế kỷ XVIII về trước, văn bia thời Nguyễn

sau này rất hiếm gặp bài văn hay, xúc tích.

* Về tác giả viết chữ: VBBG khắc ghi thông tin về người viết chữ có số lượng

lớn hơn số người soạn văn bia (266/250). Nhiều thành phần tham gia viết chữ và

được khắc ghi họ tên, địa vị người viết chữ trên bia đá. Đó là các Giám sinh, Nho

sinh, Thị nội thư, Sinh đồ, Phủ sinh, Tri huyện, Đề lại, các nhà sư, và các danh sĩ,

hương lão địa phương… và nhiều nhất vẫn là các vị Thị nội thư tả, Đề lại. Có lẽ vì

các viên quan Thị nội thư tả và Đề lại là chức quan hành chính, lại được đào tạo

chuyên về công việc văn phòng, chữ viết đẹp nên được nhiều địa phương mời viết

chữ trên bia.

Bảng 7 : Tổng hợp thành phần tham gia viết chữ trên VBBG

Số

TT

Học vị/Chức vụ

Tác giả viết chữ văn

bia

Số

lượng

(1)

Số

TT

Học vị/Chức vụ

Tác giả viết chữ văn bia

Số

lượng

(2)

Ghi

chú

1 Nho sinh 09 17 Phó sứ 01

2 Giám sinh 03 18 Hữu phiên án sứ 01

3 Sinh đồ 28 19 Nội giám 01

4 Tú tài 03 20 Thừa ty 01

5 Phủ sinh 03 21 Lại khoa cấp sự 01

6 Hiệu sinh 05 22 Thủ hợp 01

7 Học sinh 01 23 Thanh tả Hình phiên sở sứ 01

8 Khóa sinh 05 24 Đô giám sát Đô lại 01

9 Thư sinh 01 25 Xã chính, Xã trưởng 11

10 Tri phủ 01 26 Lý trưởng, Phó lý 18

11 Huấn đạo 03 27 Thư tả bản xã 01

12 Trung thư giám hoa văn 06 28 Quan viên, Hương lão 10

13 Thị nội thư tả 24 29 Sắc mục 02

16 蓋 景 爱 有 廢 興 心 得 無 今 古 古 人 面 之 隨 時 之 興 而 重 修 功 德 者 此 心 今 之 人

徒 景 … 而 重 修 功 德 者 亦 此 心 . 今 之 永 嚴 乃 古 之 勝 景 前 佐 則 昌 江 月 江 德 江 …

江 三 寺 陸 頭 江 … 眉 傳 遠 游 濟 慈 悲 之 行.

51

14 Thư toán hoa văn 15 30 Nhiêu phu, Nhiêu nam 02

15 Lang trung 01 31 Sĩ nhân 02

16 Đề lại 15 32 Nhà sư 22

33 Chỉ ghi họ tên, không có địa chỉ 67

Cộng: (1) + (2) = 266

Như vậy, cũng giống như người soạn văn, không phải bia nào cũng ghi người

viết chữ. Người viết chữ cũng không phải là người có chức danh, phẩm hàm, địa vị

thấp hơn, mà phần lớn họ đều làm công việc ở cơ quan văn phòng, văn thư. Còn các

danh vị biểu thị học vấn như: Giám sinh (học sinh Quốc tử giám), Sinh đồ… có tỷ

lệ ít. Các nhà sư cũng vẫn là thành phần chiếm ưu thế được nhờ cậy viết chữ để

khắc bia.

Việc ghi tên người viết chữ trên VBBG thể hiện sự trân trọng với tác giả viết

chữ. Xã hội bao giờ cũng rất coi trọng người tài hoa lại chịu khổ luyện rèn chữ đẹp

rồi thể hiện để lại cho đời sau chiêm ngưỡng. Cũng từ việc ghi chức danh người viết

chữ mà người đời sau hiểu được sự quan tâm của nhà nước phong kiến với việc đào

tạo lớp người chuyên về văn thư, thư pháp. Cho nên, đa số các văn bia đều được

trau truốt bởi nét chữ đa dạng, phong phú ở mọi thời kỳ [155].

* Về tác giả chạm khắc bia: Có 55 văn bia khắc ghi tên, địa chỉ thợ khắc bia.

Tên người khắc bia thường được đặt sau người soạn văn, viết chữ. Có nhiều bia chỉ

ghi tên người soạn văn, viết chữ. Khảo sát văn bia ghi tên, địa chỉ phường thợ khắc

bia, chúng tôi thấy có cả phường thợ chuyên nghiệp của nhà nước và phường thợ

dân gian. Đó là các tác giả ở Ngọc Thạch cục 玊石局, Thạch tượng cục 石像局, Bạt

thạch tả đội 鈸石左隊 của bộ Công và các thợ khắc ở phường thợ Kính Chủ (h.

Kinh Môn, t. Hải Dương), phường Gia Đức - Thủy Đường (h.Thủy Nguyên, Hải

Phòng), phường Đoan Bái, h. Gia Định (h. Gia Bình, t. Bắc Ninh), phường Đại Từ

(h. Văn Giang, t. Hưng Yên), phường An Hoạch (h. Đông Sơn, t. Thanh Hóa)…Có

01 phường thợ ở Bắc Giang tham gia khắc bia, đó là thợ phường thợ đá Mai Đình

(h. Hiệp Hòa) và một số bia do người trong làng xã tự đứng ra khắc văn bia cho di

tích ở địa phương. Có khá nhiều văn bia chỉ ghi tên người khắc bia mà không ghi lại

địa chỉ của họ. Xét về tỉ lệ, có thể thấy các tác giả chuyên nghiệp của nhà nước ở

52

Ngọc Thạch cục và phường Kính Chủ chiếm ưu thế, sau đến thợ khắc đá ở các

phường thợ khác.

53

Bảng 8 : Tổng hợp các phường, thợ tham gia khắc VBBG

Số

TT

Học vị/Chức vụ

Tác giả khắc văn bia

Số lượng

(1)

Số

TT

Học vị/Chức vụ

Tác giả khắc văn bia

Số lượng

(2)

Ghi

chú

1 Ngọc thạch cục 11 10 Xã trưởng bản xã 01

2 Phường Kính Chủ 13 11 Phường Đại Bái 01

3 Phường Siêu Loại 02 12 Phường Đông Sơn, TH 01

4 Phường Thủy Đường 05 13 Cục chính 01

5 X. Mai Đình, h. Hiệp Hòa 01 14 Đạo thống 01

6 X. An xá, Thái Bình 01 15 Bạt thạch tả đội 01

7 Hiệu thạch cục chính 16 Sạn cục cục chính 01

8 Phường Kim Thành, HD 01 17 Phường Hoài Bão, Tiên Du 01

9 Phường Lân Hạ, Gia Lâm 01 18 Ghi họ tên người khắc bia

nhưng không có địa chỉ

11

Cộng: (1) + (2) = 55

2.3 Nghệ thuật trang trí văn bia.

VBBG có niên đại thành bản trải dài suốt gần 6 thế kỷ nên kỹ thuật chế tác,

nghệ thuật trang trí rất phong phú đa dạng theo phong cách của từng thời kỳ.

2.3.1 Nghệ thuật trang trí bia thời Trần (thế kỷ XIII - XIV): Thời kỳ này mới

phát hiện được 01 tấm bia được tạo tác năm Xương Phù thứ 11 (1387) ở chùa Nham

Nguyệt (h. Yên Dũng) và 02 bia bài vị ở chùa Sơn Tháp (h. Lục Nam), Am Vãi (h.

Lục Ngạn). Bia chùa Nham Nguyệt khi phát hiện đã bị vùi lấp lâu năm dưới lòng

đất ẩm cho nên bề mặt bị phong hóa khá dày. Tất cả các họa tiết trang trí đã bị mờ

mòn hoàn toàn. Bia gồm hai bộ phận: Thân bia và đế bia. Đế được tạo hình con rùa

đội thân bia có đủ đầu, đuôi và 4 chân. Phần thân bia có kích cỡ trung bình (0,85m x

0,50m x 0,07m), hình thể bia dẹt mỏng, thân giáp đế rộng và thu nhỏ về phần đầu

bia, trán bia ngắn, hẹp. Mặt bia không có diềm nên văn bia khắc tràn chữ khắp mặt.

Chữ khắc kiểu chân thư rõ ràng. Đó là những chi tiết mang đặc trưng phong cách

chạm khắc bia thời Trần ở Việt Nam.

2.3.2 Nghệ thuật trang trí bia thời Lê sơ (thế kỷ XV): Thời kỳ này ở t. Bắc

Giang chưa phát hiện được bia đá có hình thể theo khuôn mẫu truyền thống mà chỉ

thấy hai hiện vật đá có khắc văn tự ở chùa Khám Lạng (h. Lục Nam). Đó là văn bản

khắc ở hồi chiếc hương án năm Thuận Thiên thứ 5 順天壬子五年(1432) [232] và

54

văn bản khắc trên bệ tượng đá năm Hồng Đức thứ 25 洪德二十五年(1494) [233].

Đồ án trang trí ở hai hiện vật này là các họa tiết hoa văn cánh sen, mẫu đơn cách

điệu… Rồng ở đây có thân dài uốn võng như yên ngựa. Chân rồng dài, khỏe có tua

dài ở khuỷu. Thân rồng không có vẩy, tua gáy và râu dài mềm mại. Miệng rồng và

một số đoạn thân uốn khúc, khuỷu chân đã được nghệ nhân xưa sử dụng kỹ thuật

khoan thủng. Đồ án hình đóa sen được chạm khắc nổi với những lớp cánh sen nở và

lớp cánh sen chưa nở. Ở từng cánh sen lại được chạm khắc kỹ lưỡng các đường gờ

kép nổi hình hoa cúc… Có thể nói những đồ án trang trí trên hai hiện vật trên vẫn

còn ảnh hưởng đậm nét phong cách nghệ thuật điêu khắc thời Trần.

Ảnh 2: Đồ án trang

trí hình rồng trên

hương án chùa Khám

Lạng.

2.3.3 Nghệ thuật trang trí bia thời Mạc: Sưu tập thời Mạc ở Bắc Giang có 04

văn bia. Ngoài ra còn có văn tự khắc trên hiện vật đá, gỗ ở đình Lỗ Hạnh (th. Lỗ

Hạnh, x. Đông Lỗ, h. Hiệp Hòa) và trên đôi rồng đá ở chùa Đoan Minh tự 端明寺

(th.Thổ Hà, x. Vân Hà, h. Việt Yên).

Bia Mạc trang trí mộc mạc, giản dị, các đồ án trang trí tuân thủ nghiêm ngặt

phép đăng đối. Đầu bia không để cao rộng mà ngắn hẹp. Trán bia thường được khắc

chìm hình mặt trời to tròn chiếm gần hết chiều cao của đầu bia, quanh mặt trời là

hình tua, mây lửa [135]. Tấm bia Chúc Thánh Vĩnh Nghiêm tự bi 祝聖永嚴寺碑

[178] thời Mạc ở chùa Vĩnh Nghiêm (x. Trí Yên, h. Yên Dũng) được trang trí thêm

lưỡng long chầu đăng đối 2 bên mặt trời, thân rồng tròn đầy, mỡ màng, có vẩy uốn

55

nhiều khúc, đuôi mập hình bút mà ta gặp nhiều ở các đồ án thời kỳ sau này. Họa tiết

trang trí trên diềm bia chỉ thấy 2 loại: Văn tay mướp (dạng hình sin) và cánh sen.

Văn tay mướp chạy dài 2 diềm cạnh, có khi chạy vòng qua đầu bia. Đó là đường

khắc chìm uốn lượn hình sin, hai bên trổ ra những họa tiết xoắn ngược chiều. Văn

cánh sen thường thấy ở diềm dưới giáp đế. Cánh sen được khắc chìm nét đơn đăng

đối giữa dải văn và hai bên phải trái.

Chữ khắc trên bia thời Mạc thường theo lối chữ khải mẫu mực, chữ khắc nông

mà bay bướm [135- 16]. Ở Tu phục Mỗi Nhu kiều bi ký 修復每猱碑記 [176]; Tân

tạo Phật mộc tượng Diễn Khánh tự thạch bi 新造佛木像演慶寺石碑 ở chùa Diễn

Khánh (x. Tiền Phong, h. Yên Dũng) phần chính văn khắc kiểu khải thư, nhưng ở

phần ghi tên người tham gia công đức, soạn khắc lại có thư pháp kiểu lệ thư rất

trang nhã [257].

2.3.4 Nghệ thuật trang trí bia thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII):

Bia đá Bắc Giang giai đoạn này có sự phát triển vượt trội về số lượng. Do nhà

nước quan tâm tới việc xây dựng tôn tạo các công trình tín ngưỡng, tôn giáo ở các

làng xã, các công trình kiến trúc được hoàn thành nhờ sự hưng công đóng góp của

nhiều đối tượng từ Vương phi, Cung tần, quan lại đến thứ dân, cho nên xuất hiện

thể loại bia hậu để lưu niệm, ghi nhớ công đức của người có công. Bia đá được

khắc dựng nhiều và hình thức, nội dung văn bia cũng vô cùng phong phú đa dạng.

Những văn bia hậu Thần, hậu Phật, hậu Hiền khắc ghi sự hưng công đóng góp của

các Vương phi, Cung tần, quan lại cao cấp ở các di tích có quy mô lớn thường có

kích cỡ to, chạm khắc tinh xảo với họa tiết trang trí phong phú, chữ viết đẹp, cẩn

thận, văn phong trau chuốt. Bia hậu ghi công đức, ký kỵ… của các quan chức địa

phương, nhà chùa hay các cá nhân ở làng xã hưng công thường có hình thức nội

dung giản dị, mộc mạc, ít được sự quan tâm về hình thức trang trí.

Tuy nhiên, không phải bia nào cũng được chạm khắc hoa văn trang trí. Có văn

bia được chạm khắc kỹ lưỡng, tinh xảo với nhiều họa tiết sống động cả đế, diềm,

trán, đầu (có khi là mái che), nhưng cũng xuất hiện nhiều bia có chạm khắc nhưng ở

mức độ chỉ đơn giản với hình mặt trời điểm xuyết vài cụm mây bằng các nét cày thô

mảnh. Số bia không hề chạm khắc hoa văn trang trí chiếm tỷ lệ ít và thường gặp ở

56

các bia thời Nguyễn, nhất là những bia được tạo tác ở thế kỷ XX. Những bia được

tạo tác ở thế kỷ XVII hầu hết đều chú trọng tới kỹ nghệ tạo tác hoa văn trang trí và

đều là những sản phẩm có giá trị về mỹ thuật. Sang thế kỷ XVIII, những tấm bia

chạm khắc đẹp có số lượng giảm dần.

Đồ án trang trí trên bia Lê Trung hưng vẫn có sự ảnh hưởng của các triều đại

trước. Sự ảnh hưởng ở nhiều cấp độ. Trên diềm bia, vẫn có sự ảnh hưởng nguyên

vẹn họa tiết trang trí hoa văn hình sin, tay mướp của thời Lê sơ - Mạc một cách

nguyên vẹn như: Tu tạo Phật tượng bi ký 修造佛像碑 soạn khắc năm Chính Hòa

thứ 14 (1693) ở chùa Quang Biểu (x. Quang Châu, h. Việt Yên) [258]; Hậu Phật bi

ký 後佛碑記 ở chùa Phúc Nghiêm (x. Yên Sơn, h. Lục Nam) [259]. Số bia còn lại

cho thấy bia thời kỳ này được tạo tác với kỹ nghệ tinh xảo, cầu kỳ hơn bia giai đoạn

trước rất nhiều. Đế bia, đầu bia, trán bia, diềm và sườn bia đều được đục chạm kỹ

càng với nhiều đề tài trang trí khác biệt. Hình thức trang trí trên văn bia thời Lê

Trung hưng có thể chia ra làm hai giai đoạn với phong cách khác nhau rất dễ nhận

biết. Đó là trang trí trên bia thế kỷ XVII và bia cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII.

Trang trí trên bia đầu thế kỷ XVII đến niên hiệu Chính Hòa (1601 - 1680).

Trang trí trên trán bia: Đây là vị trí nổi bật và luôn được đón nhận sự tập trung

trí tuệ, tâm hồn, sự tài khéo của người thợ khắc. Với những bia bẹt (thân dẹt, đầu

bán nguyệt) thì đề tài trang trí vẫn là hình mặt trời hai bên có lưỡng long chầu đăng

đối, ở những khoảng trống được điểm thêm vài cụm mây cuốn (có khi mây lửa).

Nhưng khác ở thời kỳ trước và kỹ nghệ chế tác, nghệ thuật chạm khắc các đồ án

trang trí: Rồng, mặt trời, mây được chạm nổi dạng phù điêu, có khi được vê tròn.

Hình rồng thời kỳ này rất đa dạng: có khi chịu ảnh hưởng của rồng yên ngựa thời

Trần - Mạc như Vĩnh Nghiêm tự công đức bi 永嚴寺功德碑 ở chùa Vĩnh Nghiêm,

khắc dựng năm Hoằng Định 7 (1606) [181], cũng có khi lại được tạo tác với hình

dạng đầu hung dữ, có sừng thân mập, uốn khúc không đều, đuôi mập hình bút trong

một tấm bia khác cũng có niên hiệu Hoằng Định 7 (1606) ở cùng ngôi chùa trên là

Trùng tu Vĩnh Nghiêm tự bi 重修永嚴寺碑 [180]... Bia Lương danh công hậu thần

chi bi 粱名公後神之碑, tạo năm Vĩnh Thọ 3 (1660) ở đình Bình An (x. Tiền

57

Phong, h. Yên Dũng) dáng rồng cũng khác: Đầu nhỏ, không có sừng, râu dài, thân

uốn hình sin có vẩy cá, vây lưng, đuôi rộng dạng mây lửa tù đầu hình bút [260].

Thay cho hình tượng rồng chầu, nhiều bia đưa hình ảnh đôi phượng vào trán

bia. Hình tượng đôi phượng cũng biến dạng uyển chuyển như hình tượng rồng. Bia

Thắng Nghiêm đình - Hà công bi 勝嚴亭-何公碑 khắc dựng năm Vĩnh Trị nguyên

niên (1676) ở (th. Yên Khê, x. Song Khê, TP. Bắc Giang) chạm khắc “phượng chầu

nguyệt” [209]. Bia Tam bảo thị Phúc Quang tự 三寶市福光寺(1673) ở chùa Phúc

Quang (x. Trung Sơn, h. Việt Yên) chạm khắc đôi phượng chầu mặt trời[261].

Phượng thời kỳ này dáng vẻ thanh mảnh, mắt rồng, chân dài, mào ngắn, mỏ không

quặp như phượng thời Lý - Trần. Bên cạnh biểu tượng mặt trời, lưỡng long, song

phượng trên trán bia thời kỳ này còn được thay thế bằng đề tài “hoa điểu”. Hoa có

khi là hướng dương, cúc… nhưng gặp nhiều hơn là mẫu đơn kép, một loài hoa quý

phái ở Trung Quốc, được tao nhân mặc khách đương thời nước ta quý chuộng.

Chim thường có dáng vẻ chim sáo, sự biến chuyển ảnh hưởng từ biểu tượng chim

thần ở các đồ vật thời Lý - Trần .

Trang trí trên diềm bia: Đa số bia đá thời kỳ này là bia phẳng, tức là thân bia,

trán bia liền khối được mài phẳng sau đó mới được chạm khắc đồ án trang trí, văn

tự, cho nên việc in rập thuận lợi, chất lượng thác bản tốt hơn bia thời kỳ sau. Đường

diềm bia đá thời kỳ này thường gặp là kiểu hoa văn chạy suốt tới cả chóp vòng cung

của đầu bia, cho nên diềm hai bên không lệ thuộc phép đăng đối. Ngược lại hoa văn

trang trí rất phong phú với đủ đề tài: Long, phượng, hoa điểu, muông thú, tứ quý,

nền gấm… Hoa văn trang trí trên diềm bia hầu hết được chạm nổi, nhiều tầng, nhất

là khi thể hiện đồ án rồng mây, sóng nước. Ngoài họa tiết là con vật thiêng sống

động thì họa tiết hoa lá được diễn tả rất hình tượng, cách điệu.

Ảnh 3: Trang trí trên diềm bia Lập nhạc phụ miếu bi (x. Nội Hoàng, h. Yên Dũng)

Thời kỳ này có những tấm bia được chạm khắc cầu kỳ tinh xảo, đạt tới trình

độ nghệ thuật đỉnh cao. Đó là tấm bia Thân công bi- Bản tổng các xã tính danh 申

58

公碑-總各社姓名 tạo năm Đức Nguyên nguyên niên (1672) ở Nghè Nếnh (ttr.

Nếnh, h. Việt Yên). Cả đế, thân, chóp, mái (mái che) đều được tạo tác kỹ càng hợp

thành tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá có một không hai ở xứ Bắc [213].

Ảnh 4: Bia Thân công bi - Bản tổng các xã tính danh/ ở nghè Nếnh, h. Việt Yên.

Bia được chạm khắc với đủ loại kỹ thuật: Tạc tượng tròn, vê tròn, đục thủng,

chạm lộng, chạm nổi… Đế bia tạo tác nhiều tầng mỗi tầng là một đồ án hoa văn

khác nhau. Ở 4 góc có 4 tượng thú vật (Gia súc: trâu, chó, mèo, dê), tượng tròn liền

khối. Tinh tế độc đáo nhất trên bia là 4 cột góc bia thay cho các đường diềm trang

trí. Bốn cột tròn chạm lộng hình 4 con rồng quấn quýt ẩn hiện cùng tầng tầng lớp

lớp mây cuốn. Ở diềm phân cách thân với đế bia cũng là tượng phù điêu lấy đề tài

mùa xuân ở làng xã: Đấu vật, trẩy hội, cá chép trông trăng, hứng dừa, nam nữ giao

duyên…

Ảnh 5: Trang trí

trên diềm bia nghè Nếnh

59

Ngoài ra, còn có thể nhắc tới những tấm bia đẹp về kiểu dáng, tinh tế về kỹ

thuật chế tác khác như: Trùng tu Sùng Quang tự bi 重修崇光寺碑(1631) (x. Tăng

Tiến, h. Việt Yên) [183], Hiển Khánh am bi 顯慶庵碑 (1655) ở lăng Chúa Đôi, x.

Thái Sơn, h. Hiệp Hòa [192], Tiên hiền tự miếu bi 先賢祀廟碑 (1680) ở văn chỉ

làng Thổ Hà, h. Việt Yên. [229], Phùng trân bi/ 馮珍碑 (1674) ở nhà thờ họ Phùng,

ttr. Nếnh, h. Việt Yên.

Trang trí trên diềm phân cách thân với đế bia thời kỳ này cũng có sự khác biệt

với bia thời trước. Hình tượng tứ linh được cách điệu thành các con giống, thú vật

được đưa vào khá nhiều. Bên cạnh đó là họa tiết trang trí đề tài cá hóa rồng, cá chép

trông trăng … Tất cả đều thể hiện ước vọng của dân gian về sự sinh sôi phát triển

của muôn loài, mong ước thành đạt trên đường cử nghiệp để thênh thang bước vào

hoạn lộ của nho sĩ đương thời.

Ảnh 6: Trang trí trên diểm bia Lập nhạc phụ miếu bi (x. Nội Hoàng, h. Yên Dũng)

Trang trí trên đế bia: Đế bia thường có hai loại: Đế bia hình con rùa hay gặp ở

các bia chùa và đế bia hình chữ nhật hay gặp ở các di tích khác như đình, đền, cầu -

chợ, lăng - mộ… Đế bia hình rùa thời kỳ này không tạo thành phong cách riêng, vẫn

ảnh hưởng sâu sắc hình thể rồng các triều đại trước. Còn các bia có đế vuông chữ

nhật thường chạm khắc sâu, kỹ với các họa tiết thường gặp như: Văn hình cánh sen

nở, sóng nước, hoa lá cách điệu, tứ linh… Đế bia Nghè Nếnh (h. Việt Yên), đế bia

lăng Chúa Đôi (h. Hiệp Hòa), bia chùa Sùng Quang (h. Việt Yên), bia đình Thắng

Nghiêm (x. Song Khê, TP. Bắc Giang), bia từ vũ Thái Sơn (h. Hiệp Hòa)… là

những tác phẩm điêu khắc đá mẫu mực mang đặc trưng phong cách tạo tác bia đá

thế kỷ XVII ở xứ Bắc.

Trang trí trên bia thời vua Lê Chính Hòa (1680 - 1705). Đây là thời kỳ phát

triển cực thịnh của bia đá xứ Bắc nói chung, Bắc Giang nói riêng. Có tới hơn 100

60

tấm bia có niên hiệu Chính Hòa. Bia thời kỳ này có nhiều loại: Bia vuông tứ diện,

cây hương, bia dẹt, bia dẹt tứ diện. Ngoài bia dẹt thì các loại còn lại đều có mái che

(chóp bia) để bảo vệ văn bia. Nhiều bia còn được bảo vệ trân trọng trong nhà bia

nên trải trên dưới 300 năm đường nét chạm khắc vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu

(Linh Quang từ chỉ chi bi 靈光祠址之碑 ở lăng họ Ngọ [205], bia Từ vũ bi ký 祠宇

碑記 từ vũ Thái Thọ [191], Đống Nghiêm tự bi ký/ 棟嚴寺碑 chợ Kế [189], Thủy

tạo đình miếu bi 始造亭廟碑 đình Thổ Hà [262], Văn thuộc giáp tự miếu bi 文屬甲

祀廟碑 văn chỉ Thổ Hà [228]… là những văn bia tiêu biểu cho nghệ thuật chạm

khắc thời kỳ này. Bia vuông tứ diện thời Chính Hòa là sự kết nối phong cách tạo tác

của thời kỳ đầu và giữa thế kỷ XVII, nhưng nó phát triển mạnh mẽ hơn và gần như

chiếm ưu thế ở triều Chính Hòa (1680 - 1705).

Trên trán bia (với bia vuông, tứ diện) xuất hiện hoa văn “nghi môn”, rất riêng

biệt. Dải hoa văn này thường được tạo khắc ở tầng trên dòng tiêu đề chính của văn

bia. Nó là sự biến thể của dải văn cánh sen, và được chạm khắc chi tiết hơn ở giữa

và đầu cánh sen tạo thành dải hoa văn giống như nghi môn thường gặp ở các ngôi

chùa cổ. Đồ án trang trí này còn ảnh hưởng tới văn bia thời kỳ sau, nhất là triều vua

Vĩnh Thịnh (1705 - 1719), Bảo Thái (1720 - 1729). Diềm bia, đế bia thời kỳ này có

họa tiết cực kỳ phong phú, sống động và hầu như không có sự gò bó về khuôn phép

nên các nghệ nhân dân gian thỏa sức sáng tạo. Nếu các thời kỳ trước các nghệ nhân

tập trung cho bộ phận đầu, trán bia thì nay diềm bia, đế bia được tập trung sáng tạo

hơn cả. Bia Từ vũ bi ký 祠宇碑記 (1697) [191], Văn thuộc giáp tự miếu bi 文屬甲

祀廟碑 (1680 )[228], Phụng sự bi ký 奉事碑記 (1700) ở từ chỉ thờ Quán Quận

công Nguyễn Thế Nho, th. Quang Biểu, x. Quang Châu, h. Việt Yên… là những

tấm bia được chạm khắc cầu kỳ, tinh tế với nhiều đồ án trang trí đẹp, phản ánh sâu

sắc tình cảm và trình độ thẩm mỹ của người dân làng xã đương đại.

61

Ảnh 7. Trang trí trên diềm bia Phụng sự bi ký (1700) ở từ chỉ Quán Quận công, h.Việt Yên

Ảnh 8: Thư pháp trên trán bia Phụng sự bi ký (1700) ở từ chỉ Quán Quận công

Trang trí trên bia thế kỷ XVIII (1705 - 1787). Về cơ bản, bia tạo tác thời kỳ

này vẫn kế nối phong cách trang trí trên bia của thế kỷ XVII, nhưng số lượng bia

được chạm khắc tinh xảo ít hơn. Những tấm bia đẹp xuất hiện chủ yếu là những bia

có nội dung phản ánh về các quan lại cao cấp có đóng góp tiền của có giá trị lớn ở

các làng xã. Dưới triều vua Vĩnh Thịnh (1705 - 1720), Bảo Thái (1720- 1729), Cảnh

Hưng (1740 - 1786) xuất hiện nhiều cây hương được trang trí kỹ và đẹp, nhất là ở 4

diềm bia. Dải hoa văn nghi môn (linh chi) vẫn thường được đưa vào trang trí trên

trán bia. Các diềm bia hoa văn hết sức đa dạng với đủ loại đề tài: rồng mây, long

ám, long hóa, hoa điểu, hoa dây, rong biển, hoa thú, rồng trúc, tứ linh, tứ quý, kỷ hà,

nền gấm… Đức hinh sơn ngưỡng từ bi ký 德馨山仰祠碑記 (Bảo Thái thứ 5 - 1724)

ở Từ đường họ Giáp , th. Đông La, x. Quế Nham, h. Tân Yên là tấm bia đẹp nhất

thời kỳ này ở Bắc Giang [201]. Bia 3 mặt khắc chữ. Trán bia và lòng văn khắc tên

bia và nội dung văn bia bằng kiểu lệ thư thanh nhã, bay bướm. Các diềm bia đều

được chạm khắc, tỉa tót các họa tiết tinh tế. Diềm sát đế là dải văn cánh sen nở khắc

nổi. Hai diềm bên mặt trước là đồ án trang trí đăng đối đôi nghê chầu, phía trên đầu

là dải văn rong biển thể hiện sự giàu sang, quyền quý. Mặt sau là đồ án hình 1 đôi

phượng chầu, 1 đôi phượng múa đăng đối trong nền dải hoa văn cúc dây vân tán với

62

đường nét thanh mảnh, tinh tế. Mặt ba ở diềm giáp đế là tượng phù điêu con tuần

lộc ở tư thế nằm nghỉ trên nền gấm, đồ án trang trí trên diềm hai bên là đề tài hoa

điểu, với hoa sen dây cách điệu hòa trộn cùng hình tượng 4 con phượng múa.

Đồ án hoa văn trang trí trên bia đá Bắc Giang thời Lê Trung hưng rất phong

phú, đa dạng. Thời kỳ trước (Lê Sơ, Mạc) hoa văn chủ yếu là mặt trời mây, hoa sen,

hoa cúc, văn tay mướp thì ở thời kỳ này nhiều đồ án khác được đưa vào trang trí đã

tôn vẻ đẹp của văn bia/bia đá lên rất nhiều. Đó là sự hòa nhập, biến thể của con

rồng, nó không tồn tại thụ động trên trán bia để biểu tượng cho vương quyền như ta

thường bắt gặp trong giai đoạn trước, mà chuyển xuống uốn lượn quanh diềm bia.

Nó còn biến hóa thành các loài thú vật khác như: Ngư, ly, kỳ lân, hay hòa nhập

cùng cỏ cây, hoa lá, tôm, cá, cua, vịt, trâu, dê, chó… Đó cũng chính là sự phản ánh

chân thực cuộc sống, phản ánh khát vọng của người đương thời về quyền bình

đẳng… Tất cả những điều đó đã được các nghệ nhân thể hiện một cách vô cùng tài

tình và đạt đến trình độ nghệ thuật cao.

2.3.5 Trang trí trên văn bia thời Tây Sơn, Nguyễn (1788 - 1945): Thời kỳ này,

văn bia cũng không mượt mà, chau truốt như trước đây, đặc biệt là việc đục chạm,

tạo hình văn bia không được quan tâm như trước nên đường nét chạm khắc thường

cẩu thả, chữ khắc nông, có những bia 01 mặt khắc chữ, mặt còn lại để nguyên khối

đá lồi lõm một cách tự nhiên. Hoa văn trang trí đơn điệu và thường nhắc lại mấy đề

tài quen thuộc như: long hóa, tứ quý, tứ quý hóa tứ linh, hoa lá cách điệu… khá

nhàm chán.

2.4 Văn bản và văn tự trên bia

2.4.1. Về văn bản văn bia

Qua khảo sát trên các di tích, thấy có chừng 70% VBBG còn nguyên vẹn, còn

lại phần thì sứt vỡ, phần thì mờ mòn, rất khó khôi phục được nội dung đầy đủ.

Những bia bị sứt vỡ phần nhiều do sự vô tình, thiếu ý thức bảo tồn của con người,

số ít do ảnh hưởng của chiến tranh đạn lửa. Bia Kính lập Linh Quang thiên đài cổ

tích 敬立靈光天臺古跡 [263] (x. Huyền Sơn, h. Lục Nam), Tu Xa Lâu điện bi ký

修車樓殿碑記 [264] (x. Tiền Phong, h. Yên Dũng), bia Hậu Thần bi ký 後神碑記,

Ngũ lão bi ký 五老碑記, Tu tạo ngũ lão bi 修造五老碑, Hậu Phật bi ký 後佛碑記 ở

63

chùa Yên Hà (x. Yên Lư, h. Yên Dũng), bia Hậu Thần bi ký 後神碑記 ở đình Đà

Hy (x. Lãng Sơn, h. Yên Dũng)… là những tấm bia quý nhưng vì di tích bị xuống

cấp không có điều kiện tu sửa nên làng xã phải dải hạ, trở thành phế tích, làm cho

bia đá cũng phải cùng chung số phận. Những tấm bia này đều bị con người xâm hại,

bỏ đi, nay mới được gom nhặt và chắp lại do giá trị của nó đã được nhìn nhận.

Những bia đá giữ được hình thể mà bị mờ mòn phần nhiều là bia từng bị lãng

quên, để vạ vật bên đường, dưới cầu ao, khi được quan tâm đến thì đã bị khí hậu

khắc nghiệt phong hóa mài mòn lòng bia mất nhiều dòng nhiều chữ. Bia Vô đề thời

Trần ở chùa Nham Nguyệt (x. Tân Liễu, h. Yên Dũng), Lương danh công hậu Thần

chi bi 梁名公後神之碑 ở đình Bình An (x. Tiền Phong, h. Yên Dũng), Uyên Quận

công thế tự bi/淵郡公世祀碑 [265] ở đình thôn Chằm (x. Tăng Tiến, h. Việt

Yên), Thân công bi - Bản tổng các xã tính danh 申公碑- 本總各社姓名[213] ở

Nghè Nếnh, bia chùa Vĩnh Nghiêm, bia Phùng Trân bi 馮珍碑 ở nhà thờ họ Phùng

(ttr. Nếnh, h. Việt Yên), Hậu Thần bi ký 後神碑記 ở đình Húi (x. Đan Hội, h. Lục

Nam), Hậu Thần bi ký 後神碑記 ở đình Lay (x. Trù Hựu, h. Lục Ngạn), Trùng tu

thánh miếu bi ký 重修聖廟碑記 [188] ở văn chỉ Dương Đức (h. Lạng Giang)… là

bia vừa được dựng đặt lại, nhưng tiếc rằng nội dung văn bia không thể khôi phục

được đầy đủ. Có bia bị mờ mòn 1 mặt, có bia mờ mòn gần hết, chỉ đọc được qua

thác bản do E.F.E.O sưu tầm hiện được lưu trữ tại VNCHN.

Phần nhiều VBBG dựng đặt ngoài trời, số ít được dựng đặt ở nội thất các di

tích hoặc trong nhà bia, cho nên, việc bảo tồn loại hiện vật cũng như khối tư liệu

này trở thành vấn đề mang tính cấp thiết. Nhiều văn bia quý để ngoài trời đang bị

mưa gió xâm hại, mất chữ như: Bia cầu Mỗi Nhu (đình Ba Tổng, ttr. Neo, h. Yên

Dũng, thời Mạc ở chùa Diễn Khánh (x. Tiền Phong, h. Yên Dũng), bia từ vũ Thái

Sơn (x. Thái Sơn, h. Hiệp Hòa), bia chợ Tam bảo chùa Phúc Quang (x. Trung Sơn,

h. Việt Yên), bia đình Đông Lý (h. Yên Dũng), bia chùa Đoan Minh (x. Vân Hà,

h.Việt Yên)… rất cần được sự quan tâm bảo vệ.

64

Tình trạng khắc bổ sung cũng bắt gặp trên VBBG. Trong số 1452 văn bia thì

thấy có hàng chục văn bia được khắc bổ sung, cho nên, văn bia có 2 niên đại. Đó là

Tiên khảo Thái bảo Giáp phủ quân mộ chí do TN Giáp Hải soạn, được soạn khắc

vào năm Cảnh Lịch (1549) [177]. Sau 32 năm khi di táng mộ đến địa điểm khác lại

khắc bổ sung một số dòng ở phần nắp đậy vào năm Diên Thành thứ 4 (1581). Linh

Quang từ chỉ bi ký [225] được soạn khắc năm Chính Hòa 18 (1697), đến năm Vĩnh

Thịnh 9 (1713) khắc bổ sung mặt hậu bia. Kính sự từ vũ bi ký [191] (Thái Sơn, Hiệp

Hòa) tạo năm Chính Hòa 21 (1700), đến niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 9 (1713) khắc bổ

sung mặt hậu…

Hiện tượng khắc lại văn bia ít xuất hiện, trường hợp duy nhất gặp là văn bia

Hậu Thần bi ký 後神碑記 ở đình th. Nội Ninh, x. Ninh Sơn, h. Việt Yên. Theo nội

dung văn bia thì đình vốn có văn bia thời Lê Chính Hòa, nhưng bia bị thất lạc, căn

cứ vào nội dung văn bia cũ, đến triều Tự Đức nhà Nguyễn làng xã mới khôi phục,

khắc lại [266].

VBBG cũng xuất hiện hiện tượng đục xóa nội dung và niên đại. Số văn bia bị

đục niên đại thường xảy ra đối với bia thời Nguyễn và hiện tượng đục niên đại bia

thời Nguyễn thường xuất hiện những năm 60, 70 của thế kỷ XX và thường gặp nhất

là bia mang niên hiệu Bảo Đại. Cá biệt, có trường hợp bia thời Lê Trung hưng bị

đục lạc khoản, họ tên, chức vị, phẩm hàm, như trên Huệ điền lưu tự bi ký 惠田留祀

碑記 tạo năm Vĩnh Hựu thứ 5 (1739) ghi công tích của quan “Thị Nam cung Tri

công tượng, Hữu tượng cơ Phó thủ hiệu Phó cai quan, Phó tri Thị nội Thư tả Binh

phiên, Thị cận, Thị nội giám, Ty lễ Giám, Tổng thái giám, Tham đốc Hiệp Quận

công Hoàng Công Phụ” ở th. Thái Thọ, x. Thái Sơn, h. Hiệp Hòa. Trong lòng văn

(ở cả hai mặt) tất cả những đọan ghi về họ tên, chức vị, phẩm hàm, niên đại đều bị

đục xóa. Đây là hiện tượng đục không triệt để, dòng chữ còn lờ mờ, nên vẫn khôi

phục được nội dung. Trường hợp này có lẽ xảy ra năm 1740, khi Trịnh Doanh lên

ngôi chúa đã triệt hạ phe cánh của hoạn quan “lộng quyền” Hoàng Công Phụ, một

bề tôi thân tín nhất của chúa Trịnh Giang và là là đối tượng cần loại bỏ đầu tiên khi

Trịnh Doanh lên ngôi [237]. Văn bia Lập thạch bi ký 立石碑記 [267] ở đình Nội, x.

65

Nội Hoàng, h. Yên Dũng, tạo năm Thiệu Trị năm thứ 3 (1843) khắc ghi nội dung:

Nhân vì, có người ở x. Vân Cốc huyện nhà là bậc Kỳ thọ tên là Nguyễn Văn Ức và

Chánh phu nhân là Đoàn Thị Nhàn mua hậu để dân thôn cúng giỗ chạp các tiết khi

trăm tuổi. Được dân thôn thuận tình, nay thôn nhà cùng dựng bia ghi lại để lưu

truyền mãi... Về cơ bản, chữ khắc trên bia còn rõ, dễ đọc, nhưng tất cả những đoạn

văn ghi họ tên người và những đoạn văn ca ngợi đức hạnh của người bỏ tiền của

công đức cho dân thôn đã bị đục xóa. Theo nhân dân địa phương, trường hợp này

xảy ra vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, khi đình bị tiêu thổ, bia bị đổ nên người

họ khác trong làng do có mâu thuẫn với họ Nguyễn đã nhân cơ hội lén đục xóa đi.

Chúng tôi đã phát hiện có một trường hợp thác bản bị sửa, sai với văn bia hiện

vật. Đó là văn bia Linh Quang từ chỉ bi ký 靈光祠址碑記 ở lăng họ Ngọ (x. Thái

Sơn, h. Hiệp Hòa) [225]. Bia tạo năm Chính Hòa thứ 18 (1697), 4 mặt khắc chữ.

Mặt 1 có tiêu đề Linh Quang từ chỉ bi ký nguyên bản khắc bài văn Tế tự Ngọ lệnh

công Linh Quang từ chỉ bi ký 祭祀午令公靈光祠址碑記(tiêu đề phụ), hết phần

chính văn đến 5 dòng lạc khoản ghi niên đại dựng bia, người nhuận sắc, soạn văn,

viết chữ về phía bên trái lòng văn. Nhưng trong thác bản mang ký hiệu N0 08565 đã

bị người đi in rập sửa bằng cách đưa lạc khoản về phần đầu bài văn (bên phải lòng

văn). Tuy văn bia không bị sai lệch về nội dung, nhưng thác bản văn bia không

đúng với nguyên tác. Phải chăng đây là một trong những sản phẩm được ngụy tạo

để tính thêm sản phẩm sưu tầm mà nhiều nhà nghiên cứu đã có dịp đề cập ?

2.4.2 Văn tự trong văn bia:

Về húy tự (chữ húy): Chữ húy là hiện tượng văn hóa đặc thù ở những nước

chịu ảnh hưởng sâu sắc văn tự Hán nói riêng, văn hóa Trung Hoa nói chung. Tập

tục kị húy xuất hiện ở Trung Quốc từ lâu đời và du nhập khá trọn vẹn vào Việt Nam

do sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ Hán và Việt [131]. Chữ húy Trung Quốc xuất

hiện từ lâu, nhưng nó được người Việt chính thức định lệ kiêng kị trên văn bản từ

thời Trần từ tháng 6 năm Kiến Trung thứ 8 (1232) [131-37].

Chữ húy được phát hiện trên VBBG có niên đại sớm nhất là bia thời Trần ở

chùa Nham Nguyệt (th. Liễu Nham, x. Tân Liễu, h. Yên Dũng), trên tấm bia này có

một chữ Lý (里) được viết thành (chữ “lý” thiếu một nét sổ) trên câu thơ “Thiên lý

66

lai nghênh/ 千里來迎” trong bài minh văn. Đây là trường hợp kiêng húy tên gọi ông

nội Trần Thái Tông là Trần Lý theo nguyên tắc kiêng húy từ đồng âm chữ Lý 李.

Thời Lê sơ còn có 2 văn bản Hán Nôm khắc trên đá nhưng không thấy xuất

hiện chữ húy. Thời Mạc có 4 bia nhưng chữ húy chỉ thấy xuất hiện trên bia Tiên

khảo Thái bảo Giáp phủ quân mộ chí, đó là chữ “hiếu - 孝” và chữ “nguyên - 元”.

Chữ “hiếu ” xuất hiện 3 lần trong các từ “hiếu hữu - 孝友”, “hiếu đễ - 孝悌”, “giáo

hiếu - 教孝 ” và cả ba điều có cách viết giống nhau là . Chữ “nguyên - 元” xuất

hiện 1 lần khi ghi niên hiệu “Thống nguyên tứ niên - 統元四年” viết là .

Văn bia thời Lê Trung hưng (1533 - 1788) xuất hiện nhiều chữ húy do sự ban

bố, thực hiện triệt để từ thời Lê Sơ. Những chữ húy sớm nhất trên văn bia thời kỳ

này thấy xuất hiện ở bia Vĩnh Nghiêm tự công đức bi [181] và Trùng tu Vĩnh

Nghiêm tự bi [180] ở chùa Vĩnh Nghiêm (x.Trí Yên, h.Yên Dũng). Đó là chữ Long -

龍, chữ Tân - 新, chữ Cửu - 玖.Chữ “Long ” viết kiêng húy ông nội vua Lê Chiêu

Tông là Lê Tân. Chữ Tân được viết là kiêng húy theo nguyên tắc trên là 4 nét

gãy, bên dưới đổi vị trí các bộ phận bên phải sang bên trái. Chữ cửu” được viết

thành cũng theo nguyên tắc trên.

Ngoài những chữ kể trên, chúng tôi còn thấy xuất hiện một số chữ húy khác

như: Thành - 誠, viết thành , Trừ - 除 được viết thành , chữ Bang -邦 viết thành

,… Nhưng chữ xuất hiện nhiều nhất là chữ “Cửu - ” và chữ “Đề - ”. Nhưng

chữ “đề - ” yêu cầu viết kiêng triệt để nên văn bia Tự sự hậu thần chi bi [268] ở

từ chỉ th. Quang Biểu (h. Việt Yên) có cả chữ “đề” và “cửu” nhưng chỉ viết kiêng

húy chữ “đề”, chữ “cửu” viết theo kiểu thông thường. Chữ “thành” tên húy của vua

Lê Thánh Tông (Tư Thành) nhưng chỉ thấy kiêng húy triệt để ở thời Lê Sơ và nửa

đầu thế kỷ XVII, cuối thế kỷ XVII việc kiêng húy chữ này được thực hiện lỏng lẻo

hơn. Vì nhiều bia cuối thế kỷ XVII có chữ “thành - 誠” nhưng không viết kiêng

húy, như Hậu phật bi ký (chùa Diễn Khánh, x. Tiền Phong, h. Yên Dũng), Thạch

67

trụ hương Sùng Nghiêm tự ký 石柱香崇嚴寺記 ở chùa th. Cao Lôi, x. Ninh Sơn,

h. Việt Yên.

Thời Tây Sơn, theo Ngô Đức Thọ xuất hiện một số trường hợp kỵ húy chữ

“bình/平” (tên khác của vua Quang Trung) và chữ “phúc/福” (tên giả của vua

Quang Trung) [131- 108]. Nhưng trên VBBG không thấy xuất hiện chữ húy thời

Tây Sơn. Hậu Phật bi ký/後佛碑記 dựng năm Quang Trung thứ 2 (1789) ở chùa

Trung Trật, h. Hiệp Hòa có khắc ghi tên người là Nguyễn Hữu Huệ/阮有惠 và

người có tên tự là Phúc Kiêm/福兼 nhưng không kiêng húy. Hậu Phật bi ký/後佛碑

記 dựng năm Quang Trung thứ 2 (1789) ở chùa Phấn Sơn (h. Yên Dũng) có câu: lạc

kỳ lạc, nhi huệ kỳ huệ /樂其樂而惠其(vui niềm vui của dân mà ban ơn cho dân)

được viết nguyên dạng, không kiêng húy. Có thể triều Tây Sơn vua Quang Trung,

Quang Toản chưa ban bố lệnh kiêng húy hoặc có ban bố nhưng không bắt buộc, cho

nên chỉ thấy kỵ húy trong trường hợp đổi tên địa danh có chữ bình, chữ phúc.

Thời Nguyễn, có lẽ Bắc Giang là miền đất xa kinh đô nên ít bị lệ thuộc lệ kị

húy, tuy nhiên chữ thời/ 時 vì kị húy được viết thành chữ thìn/辰, chữ tông 宗 viết

thành chữ tôn 尊 là trường hợp viết theo lệnh kiêng húy phổ biến trên VBBG thời

Nguyễn. Húy tự trên VBBG chưa được thống kê đầy đủ, nhưng qua đó, chúng ta có

thể thấy rằng chữ húy là nét văn hóa được thể hiện rõ nét qua những nguyên tắc

chung mà nhà nước phong kiến Việt Nam ban bố thực hiện.

Hầu hết VBBG khắc chữ Hán hay chữ Hán xen chữ Nôm; văn bia khắc toàn

chữ Nôm không nhiều, chỉ có 03 tấm: Ở khu di tích Lăng đá họ Trần (x. Lương

Phong, h. Hiệp Hòa) có văn bia Thư bút đặc tứ 書筆特賜 [206] khắc 02 bài thơ

Nôm của chúa Trịnh Doanh ban cho Miên Quận công Trần Đình Miên. Bia không

ghi niên đại, chữ khắc chân phương, không hoa văn trang trí. Bài thơ Nôm chúa

Trịnh Doanh ban cho Miên Quận công khi ông trí sĩ có nội dung ca ngợi sự tài ba

68

của người cầm quân, nhưng sống cuộc đời giản dị, chất phác. Bài thứ nhất đề năm

Canh Thân (1740), bài thứ hai đề năm Mậu Thìn (1748), trước mỗi bài đều có lời

tiểu dẫn ngắn gọn. Cuối bia có khắc một thẻ kim bài của Chúa ban cho ông hai chữ

"Thưởng công/賞功".

Bài 1. Đặc úy: Khải hành mới biết sức anh hào/ Trải mấy phong sương kể xiết

bao/ Trước đặt túi khôn đà địch cát/ Rày giong xe hữu há từ lao/ Suy trong trận thế

bầy kỳ chính/ Hay lẽ binh nhung vận lược thao/ Hai chữ thanh bình công sớm thấy/

Tôn vinh đều hưởng phúc càng cao17

Bài 2. Phụng khảo trí sĩ thi: Trung cần hai chữ ổn chu tuyền/ Thành toại nay

đà phỉ sở nguyền/ Sơn thủy đồ phong dầu điểm xuyết/ Kỳ anh tiệc hợp mặc mời

khuyên/ Lắng vui ha lắng niềm y quốc/ Say đạo càng say cõi giáo thiền/ Mến mến

hãy ghi câu ích tráng/ Lộc trời tước nước dõi miên miên18.

Về năm ban mới chỉ biết ở hai năm Mậu Thìn và Canh Thân. Sách Càn

Nguyên ngự chế thi tập 乾元御製 [173] có nhiều thơ chữ Nôm do Trịnh Doanh

soạn, Phan Lê Phiên biên tập. Bài khải dâng sách của người biên tập năm Cảnh

Hưng 31 (1770). Trong quyển 3 có ghi: Thưởng lệ các bậc kỳ lão, gồm 18 bài ban

cho các bậc đại thần về hưu như: Cảnh Quận công, Miên Quận công, Nguyễn Huy

Nhuận... Sử còn ghi năm Canh Thân (1740) Trịnh Doanh lên ngôi chúa. Điều đó

chứng tỏ, hai bài thơ trên do chúa Trịnh Doanh soạn và ban cho Miên Quận công.

Một bài ban vào dịp lên ngôi năm Canh Thân (1740), rồi 8 năm sau lại ban một bài

nữa vào năm Mậu Thìn (1748). Miên Quận công, tức Trần Đình Miên, tự Như Hạo.

Nguyên quán ở hương Chấp Pháp, x. Lương Phong, h. Yên Việt, ph. Bắc Hà (nay là

th. Chấp Pháp, x. Lương Phong, h. Hiệp Hoà). Ông là con trai Du Quận công Trần

Đình Ngọc, một võ quan tài ba, tận tụy, trung thành trong phủ Chúa, từng được ban

17 特 慰 :啟 行 買 別 飭 英 豪/ 𣦰 風 霜 計 掣 包/𣦰 撻 襊 坤 它 迪 吉/ 𣦰

車 有 呵 辞 勞/推 𣦰 陣 奇 正/擬 理 兵 戎 運 略 韜/𣦰 𣦰 清 平功 𣦰 𣦰/尊

榮 調 享 福 強 高.

18奉 攷 致 仕 詩: 忠 勤 𣦰 𣦰 𣦰 周 旋/ 成 遂 𣦰 它 斐 所 願/ 山 水 圖 丰 油 點 啜/

耆 英 席 合 默 邁 勸/ 朗 𣦰 阿 朗念 醫 國/ 醝 道 強 醝 𣦰 教 禪/ 勉 勉 矣 𣦰 句

益 壯/ 祿 𣦰 爵 渃 唯 綿 綿.

69

phong bậc Quốc lão công thần. Trần Đình Miên ra làm quan vào lúc có nhiều cuộc

khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp ở Đàng Ngoài. Năm 1740, ông được phong làm

Đốc trấn Sơn Tây đem quân đi đánh dẹp cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật. Chiến thắng

trở về được phong chức Trưởng đốc Kinh Bắc, có nhiều công trong việc đánh dẹp

quân Nguyễn Hữu Cầu, được phong tước Quận công. Hai bài thơ Nôm trên đã được

chúa Trịnh ban cho một võ tướng trong triều. Phải chăng khi Trịnh Doanh lên ngôi,

muốn củng cố ngôi vị vững chắc và nhằm khích lệ các tướng sĩ trong triều, nên ông

đã ban hai bài thơ Nôm cho bậc lão tướng để lấy lòng ?

Ở chùa Am Soi (Am Soi tự 庵𤐝寺) ở x. Dương Đức, h. Lạng Giang có cây

hương đá tạo năm Chính Hòa thứ 21 (1700) khắc bài thơ Nôm theo thể thất ngôn

bát cú ca ngợi cảnh sắc chùa làng: Nguy nguy thiện tín kính thập phương/ Tạc nên

thạch trụ một cây hương/ Trên đầu rằng nỗi sen hồng đóa/ Dưới cật thư ky bút

thánh tương/ Tám tiết rõ ràng đăng sơn nhật/ Thọ vụ phúc hay giáng chinh tường/

Muôn thuở truyền dâng hưng công ấy/ Cây đức nền nhân sáng tựa gương19.

Chữ Nôm ghi tên người, tên di tích ít gặp nhưng chữ Nôm ghi lễ vật, tế khí,

địa danh thì xuất hiện nhiều ở những bia có liên quan đến nội dung lưu niệm công

đức. Dưới đây là những văn bia xuất hiện nhiều chữ Nôm ghi địa danh: Khánh Thọ

bi 慶壽碑 (x. Xuân Phú, h. Yên Dũng) [208], Thân Công bi 申公碑 [213], Thắng

Nghiêm đình - Hà Công bi 勝 嚴亭 -何公碑 [209], Hương thụ bi 香樹碑[212], Bản

đình phụng sự Ngô gia từ chỉ bi ký 本亭奉事吳家祠址碑記 [269], Ngô Gia từ chỉ

bi ký 吳家祠址碑記[270](x. Hoàng Ninh, h. Việt Yên) v.v… Đó là tên những xứ

đồng ở các địa phương, loại địa danh này chiếm tỷ lệ đa số. Vì giai đoạn này vấn đề

ruộng đất rất quan trọng, người ta đặc biệt quan tâm đến điền địa, mà điền địa được

nhà nước phong kiến quản lý nên cần định danh, vị trí rõ ràng. Thêm nữa, việc ghi

19 巍 巍 善 信 敬 十 方/ 鑿 𢧚 石 柱 蔑 𣘃 香/𨕭 頭 浪 挼 蓮 紅 朵/𠁑 𦛋 書 箕

筆 聖 將 /糝 節 𤑟 𤎔 登 山 日/壽 務 福 輝 降 禎 祥/閍 課 傳 揚 功 菓 意 / 𣘃 德 𡔒

仁 𤏬 似 𦎛 ].

70

tên địa danh, xứ đồng ở văn bia là để tránh sự tranh chấp về sau, đồng thời lưu niệm

công đức, thờ cúng người có công với làng xã. Cũng chính vì thời kỳ này nhiều bia

công đức, lưu niệm mà chữ Nôm ghi việc tế lễ xuất hiện nhiều. Đó là những danh từ

ghi lễ vật như: Cỗ 具, xôi 吹, oản 菀, bánh 餅, trầu cau 芙蔞…: ghi các lượng từ,

danh từ như: Mẫu 畝, sào 高, thửa 所, mâm 盤, hũ 圬, vò 圩; ghi các địa danh, xứ

đồng như: Đồng Trước 同畧, Đồng Sau 同婁, Cửa Đình 舉 亭, Cửa Chùa 舉㕑,

Cửa Làng 舉廊, Dộc Cả 淯奇, mương 茫, máng 漫…

Xét về mặt cấu trúc chữ Nôm trên văn bia, có thể thấy được lịch sử diễn biến

của ngôn ngữ Việt ở xứ Bắc. Chữ Nôm ghép âm + âm rất ít gặp, loại này được sử

dụng phổ biến ở thời kỳ chữ Nôm mới phát triển (thế kỷ XIV - XVI) và về sau càng

ít được sử dụng. Vì chữ ghép âm + âm không tiện sử dụng, khó định âm đọc, thay

vào đó người ta sáng tạo chữ Nôm dạng âm + nghĩa rất tiện lợi và trên thực tế loại

hình âm nghĩa đã chiếm ưu thế lấn át chữ Nôm ghi âm + âm ngay từ thế kỷ XVII.

Loại hình chữ Nôm tự tạo (ghép âm + âm, âm + nghĩa), chữ Nôm vay mượn chữ

Hán (ghi âm Hán - Việt, ghi âm Việt cổ, mượn âm, mượn nghĩa…) xuất hiện nhiều

ở văn bia thế kỷ XVII, sang thế kỷ XVIII, XIX chữ Nôm có cấu trúc âm ý (âm +

nghĩa) xuất hiện nhiều hơn. Chữ Nôm có ký hiệu phụ, bớt nét được sử dụng nhiều

trên văn bia cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Về văn tự trong văn bia, ngoài vấn đề kỵ húy, chữ Nôm, thư pháp thì vấn đề

tìm hiểu về tục tự, dị thể cũng cần được quan tâm nhưng do hạn chế khuôn khổ

trường quy của luận án, nên chúng tôi không đặt vấn đề nghiên cứu về tục tự, dị thể

ở đây.

Tiểu kết chương 2:

Bắc Giang là miền đất thuộc vùng văn hóa Kinh Bắc, một miền quê nổi danh

văn hiến, hiếu học, thượng võ trong lịch sử, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của dân tộc,

một trong những cái nôi của của nền văn minh châu thổ Bắc Bộ, nên có nhiều điều

kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển văn bia Hán Nôm.

VBBG có thể hình đa dạng như văn bia Việt Nam, nhưng ở góc độ nhất định

cũng có nét đặc thù, đó là sự xuất hiện loại bia trụ tròn, dáng hình chuông khá độc

đáo. Ngoài bia đá, chuông đồng, khánh đá, khánh đồng, biển gỗ như các miền quê

71

khác, Bắc Giang còn có bia được tạo tác bằng chất liệu gỗ, bia hộp (sách đá) cũng

rất hiếm gặp ở các địa phương khác.

Chỉ có 251 văn bia lưu danh tác giả soạn, chiếm 19,6% (251/1278) so với tổng

số VBBG. Đội ngũ soạn giả văn bia rất đa dạng, nhưng các nhà khoa bảng (Trạng

nguyên, Bãng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, TS, Phó bảng) chiếm số lượng nhiều

nhất, sau đến các nhà sư, các sinh đồ, giám sinh và quan lại địa phương. Số lượng

văn bia thì lớn, mà số soạn giả lưu danh như vậy là khá khiêm nhường. Câu nói

người đời vẫn lưu truyền “khôn văn tế, dại văn bia” đã phản ánh đúng sự việc này.

Có lẽ, vì những soạn giả quá cân nhắc, thận trọng, ngại sợ người đời đàm tiếu nên

đã thận trọng, hạn chế lưu danh trên văn bia. Chỉ có người có học rộng, tri thức

uyên thâm mới đủ tự tin để khắc danh “cẩn soạn” trên bia đá.

Tác giả viết chữ trên VBBG thống kê có 266 người, chiếm 20,8% (266/1278),

trong số đó có trên 30 thành phần tham gia, nhiều hơn vẫn là các quan chức làm

công tác văn phòng từng thi đỗ Thư toán hoa văn làm việc ở Thị nội thư tả thuộc bộ

Công thực hiện. Còn lại, khá nhiều bia do các Nho sinh, Giám sinh, Tú tài, Sinh

đồ…ở các làng xã được mời viết chữ.

Vùng Kinh Bắc/Bắc Giang rất hiếm phường thợ khắc đá, cho nên đa số bia

đá/văn bia Bắc Giang do cơ quan chuyên môn của triều đình và các các phường thợ

xứ Đông, xứ Thanh thực hiện. Số văn bia đề danh cơ quan khắc thạch, phường, thợ

khắc chỉ chiếm xuất hiện trên 55 văn bia, chiếm 4,3% (55/1278). Trong đó, thợ đá ở

Ngọc Thạch cục và thợ đá phường Kính Chủ (Kinh Môn, Hải Dương) chiếm ưu thế.

Cũng như văn bia Việt Nam, đồ án trang trí trên VBBG rất phong phú, phản

ánh tư tưởng, tình cảm, phong cách thẩm mỹ của xã hội ở từng thời kỳ lịch sử khác

nhau. Nhiều VBBG được đầu tư công sức, trí tuệ, sự tài khéo của người nghệ nhân

khắc đá xứng đáng được tôn vinh là những tác phẩm điêu khắc đá nghệ thuật mẫu

mực, xuất sắc.

Hầu hết VBBG được viết bằng chữ Hán, số ít chữ Nôm. Hiện tượng kiêng húy

cũng xuất hiện trên VBBG từ văn bia thời Trần (TK XIV) cho đến hết thời Nguyễn

(năm 1945), nhưng xuất hiện tần xuất dầy hơn, triệt để hơn hay gặp ở văn bia thời

Lê Trung hưng (TK XVII, XVIII). Đa số văn bản VBBG còn giữ được đầy đủ nội

dung, có địa chỉ rõ ràng và ít bị sửa chữa, làm giả hay đục xóa nên tư liệu phản ánh

trong văn bia có độ xác tín cao.

72

CHƯƠNG III:

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ LỊCH SỬ

CỦA VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG

VBBG phản ánh nhiều thông tin có giá trị về lịch sử quê hương, đất nước

trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng do quy định về dung lượng Luận án, nên

trong chương này, chúng tôi chỉ trình bày một số giá trị lịch sử tiêu biểu được phản

ánh qua VBBG. Đó là: . Góp phần tìm hiểu “danh xưng Việt Nam” và xác định

một số địa danh hành chính trong lịch sử; . Phản ánh về các văn thần, võ tướng;

. Phản ánh đóng góp của các hoạn quan, Thái giám với làng xã. Trong đó, là

nội dung trọng điểm …

3.1 Văn bia góp phần tìm hiểu “danh xưng Việt Nam” và một số địa danh

hành chính trong lịch sử

3.1.1 Danh xưng Việt Nam trong thư tịch, bi ký thời trung đại

Từ thế kỷ XIV, XV, XVI danh xưng “Việt Nam” hàm ý chỉ “quốc danh” đã

xuất hiện trong các thư tịch cổ và bi ký:

Sử sách còn ghi, cuối thế kỷ XIV, Hàn lâm viện học sĩ, Thẩm hình viện sự Hồ

Tông Thốc có biên soạn bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí 越南世誌 nhưng sách

này nay không còn. Sau đó hai chữ Việt Nam thấy xuất hiện nhiều lần trong

cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ XV của Nguyễn Trãi (1380-1442). Trong tác phẩm

Trình tiên sinh quốc ngữ 程先生國語 của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-

1585), ngay trang mở đầu tập đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền"… Nhưng phải

đến thời Nguyễn, quốc hiệu Việt Nam mới xuất hiện một cách chính thức khi tuyên

phong tên này vào năm 1804.

Thế kỷ XVII, danh xưng Việt Nam có lẽ được sử dụng quen thuộc hơn nên tần

suất xuất hiện trên văn bia cũng nhiều hơn. Qua những bài viết của các tác giả Phạm

Thị Vinh, Đỗ Bang, Nguyễn Phúc Giác Hải… công bố trên các báo, tạp chí những

năm gần đây, có thể nhận thấy, hai chữ Việt Nam với ý nghĩa chỉ quốc hiệu đã trở

nên rõ nét hơn trong thời kỳ này. Có thể kể đến những văn bia có danh xưng “Việt

Nam” như: Văn bia Thiên Phúc tự 天福寺 tạo năm Phúc Thái thứ 6 (1648) đặt tại

73

chùa Thiên Phúc, x. Đại Lâm, h. Yên Phong, t. Bắc Ninh; Phúc Thánh tự bi 福聖寺

碑, tạo năm Cảnh Trị 4 (1664) ở chùa Phúc Thánh, x. Mộ Đạo, h. Quế Võ, t. Bắc Ninh;

An Linh tự 安靈寺 tạo năm Cảnh Trị 7 (1669), ở chùa An Linh, x. Hà Lỗ, h. Đông

Anh, TP. Hà Nội); Thể tồn bi ký 體存碑記 tạo vào năm Cảnh Trị 8 (1670) được phát

hiện tại Thủy Môn đình, ttr. Đồng Đăng, h. Cao Lộc, t. Lạng Sơn; Hậu thần bi ký 後神

碑記 tạo năm Chính Hoà 11 (1690), ở x. Cách Bi, h. Quế Võ, t. Bắc Ninh.

Ngoài những văn bản khắc trên bia đá nêu trên còn có một số sách Hán Nôm,

bản khắc gỗ ở thế kỷ XVIII cũng ghi hai chữ “Việt Nam” để chỉ tên nước ta, như

bản văn khắc Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục 古珠法雲佛本行語錄 khắc

năm Cảnh Hưng 30 (1769) để tại chùa Dâu, x.Thanh Khương , h.Thuận Thành, t.

Bắc Ninh ba lần nhắc đến quốc danh Việt Nam. Ngay câu thứ ba có nội dung mang

tính nhập đề có câu: “Việt Nam đất hiệu Giao Châu/ Nhìn xem cảnh vật địa đồ sơn

xuyên”20. Đến đoạn cuối, danh xưng này lại được nhắc hai lần ở câu 492, 494:

“Được mùa ai cấm ai đâu/ Việt Nam đón hội chùa Dâu dậy dàng/ Đức vua Sĩ

Vương dựng làm/ Lưu truyền sử ký Việt Nam dõi truyền”21. Trong sách Mai dịch xa

thư của Ngô Thì Vị (1774 -1821) cũng xuất hiện danh xưng này: “Việt Nam sứ giả

Ngô Thì Vị...”22.

Văn bia sớm nhất có khắc hai chữ "Việt Nam" là Trùng tu Bảo Lâm tự bi ký 重

修寶 林寺碑記 tạo năm Quang Bảo thứ 5 (1558) ở chùa Bảo Lâm, x. Trâu Bộ, h.

Kinh Môn, t. Hải Dương. Hai chữ Việt Nam được nhắc đến như quốc danh ở ngay

đầu bài văn: “Việt Nam đại danh lam, bất tri kỳ kỷ…”23 (Đại danh lam ở nước Việt

Nam không biết có bao nhiêu…”. Trong Cam Lộ tự bi ký 甘路寺碑記 tạo năm

20 越 南 號 坦 交 州 /…䀡 景 物 地 圖 山 川

21 得 務 唉 禁 唉 兜/越 南 䠣 會 廚 柚 跩 扛/德士王孕為/留傳史記越南燴傳…

22 越 南 使 者 吳 時 謂…

23 越 南 大 名 藍 不 知 其 幾…

74

Hưng Trị thứ 2 (1590) ở chùa Cam Lộ, x. Đào Xá, h. Phú Xuyên, TP. Hà Nội, hai

chữ Việt Nam cũng được nhắc đến như quốc danh: “Phú Xuyên huyện, Đường Hào

Trung xã, Cam Lộ tự danh lam. Cận thủy lâu đài, tiên đắc nguyệt, thế giới chi tam

thiên. Hướng dương hoa thảo dị vi xuân, chân Việt Nam chi đệ nhất…”24 (Danh

lam chùa Cam Lộ ở xã Đường Hào Trung, huyện Phú Xuyên. Lâu đài gần nước thì

được ánh trăng trước, thế giới ba nghìn loài cây cỏ hướng về phía mặt trời thì dễ tốt

tươi, thật là cảnh đẹp bậc nhất của Việt Nam…”. Văn bia Thiên Phúc tự/天 福 寺

tạo năm Phúc Thái 6 (1648) ở chùa Thiên Phúc, x. Đại Lâm, h. Yên Phong, ph. Từ

Sơn (nay là h. Yên Phong, t. Bắc Ninh) do nhà sự trụ trì là Nguyễn Đức Toàn soạn

và viết chữ có 2 chữ Việt Nam ở câu đầu bài minh: “Việt Nam đệ nhất/ Kinh Bắc -

Từ Sơn/ Huyện Yên, xã Đại/Thiên Phúc cảnh tiên”25 (Đệ nhất Việt Nam / Kinh Bắc,

Từ Sơn/ Huyện Yên, xã Đại / cảnh tiên Thiên Phúc). Hạ trùm trưởng quan bi ký 賀

企長官碑記 tạo năm Khánh Đức 1 (1649), đặt tại x. Phú Mẫn, huyện Yên Phong,

tỉnh Bắc Ninh (nay là th. Chi Long, xã Long Châu, h. Yên Phong, t. Bắc Ninh) do

Tiến sĩ đệ nhất giáp Nguyễn Thuần phu soạn cũng có 2 chữ “Việt Nam” được đặt ở

câu đầu của bài minh: “Việt Nam triệu quốc/ Kinh Bắc định vương/Yên Phong mĩ

huyện/Mẫn Xá danh hương”26 (Việt Nam mở nước/ Kinh Bắc định vương/ huyện

đẹp Yên Phong / làng tên Mẫn Xá).

Ở Bắc Giang có 04 văn bia nhắc đến danh xưng Việt Nam và đều được soạn

khắc ở giữa thế kỷ XVII. Trong đó 02 văn bia do các nhà khoa bảng soạn, 01 văn

bia do quan Đề lại soạn, 01 văn bia do vị Nho sinh người địa phương soạn.

Văn bia được tạo tác sớm nhất là văn bia hai mặt Tu tạo tiền đường Diên

Quang tự bi 修造前堂筵光寺碑 dựng ở chợ chùa Diên Quang, xã th. Cẩm Bào, x.

Xuân Cẩm, h. Hiệp Hoà. Bia do Nguyễn Hòa, thi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất

thân khoa Mậu Thìn (1628), giữ chức Lễ khoa Đô cấp sự trung soạn được tạo năm

24 富 川 縣 塘 豪 中 社 甘 露 寺 名 藍 近 水 樓 臺 先 得 月 世 界 之 三 千 向 陽 花 草 異 為

春 真 越 南 之 第 一…

25 越南第一京北慈山縣安社大天福景仙…

26 越南肇國京北定王安風美縣閔舍名鄉…

75

Dương Hòa 7 (1641). Đoạn đầu văn bia ghi rằng, chùa Diên Quang là nơi thắng

tích, dân quanh vùng đến vãng cảnh rất đông. Nay dân địa phương đứng ra quyên

góp tiền để tu bổ lại tiền đường, đài hương, tô tượng Phật, mở chợ Tam bảo chùa

Diên Quang. Công việc hoàn thành, bèn dựng bia ghi lại. Tiếp theo là bài minh 48

câu ca ngợi công đức và thắng cảnh cả miền quê Kinh Bắc., trong đó có câu thơ

nhắc đến quốc danh Việt Nam: “Việt Nam đại quốc/ Kinh Bắc cựu cương/ Thuận An

địa thắng/ Bắc Hà hình cường/ Gia Lâm giai cảnh/ Hiệp hòa danh hương/ Tình

quang tự chủ/ Cẩm xuân lộng chương…”27. (Việt Nam Nước lớn / Kinh Bắc đất

xưa / Thuận An đất đẹp/ Bắc Hà thế cường/ Gia Lâm cảnh đẹp/ Hiệp Hòa nổi danh/

Sáng trong tự chủ/ Xuân đẹp lộng chương…)[204].

Diên Phúc tự tạo khai các sở lập bi 延福寺造開各所立碑 ở chùa Diên Phúc

延福寺, th. Yên Viên, x. Vân Hà, h. Việt Yên tạo năm Khánh Đức thứ 3 (1651)

cũng nhắc tới danh xưng “Việt Nam” ngay trong phần chính văn: “Việt Nam tú khí,

Kinh Bắc chân hình…”28 khi ngợi ca cảnh trí mỹ lệ linh diệu nước Việt Nam và các

vùng quê Kinh Bắc. Văn bia do người x. Xa Liễn cùng huyện là Nho sinh Nguyễn

Trung Đương soạn văn. Nhà sư trụ trì: là Chân Pháp Xuân viết chữ [271].

Hiển Khánh am bi 顯慶庵碑 tạo năm Thịnh Đức 3 (1655), ở lăng Chúa Đôi29,

th. Thái Thọ, x. Thái Sơn, h. Hiệp Hòa cũng được nhắc đến ở ngay đầu bài minh:

“Đệ nhất Việt Nam/Khả xưng Quế Trạo/Tú thủy triều tiền/ Kỳ sơn củng hậu/ Địa

mạch nhất linh/ Thiên ân quảng tạo/ Mỹ Ngô tướng quan/ Tá Trịnh chủ hậu…”

30(Đứng đầu Việt Nam/ Là xã Quế Trạo/ Phía trước sông vây/ Đằng sau núi ấp/

Mạch đất linh thiêng/ Ơn trời rộng mở/ Tướng quan Ngô Mỹ/ Phò tá Trịnh

vương…)[192].

27 越 南 大 國/ 京 北 舊 彊/ 順 安 勝 地/ 北 河 形 强/ 加 林 佳 景/ 洽 和 名 鄉/ 晴 光 似 主/ 錦

春 弄 璋…

28越 南秀氣/京北真形… 29 Lăng Chúa Đôi: Lăng mộ và nơi thờ tự Đĩnh Quận công Ngô Công Mỹ.

30 第 一 越 南/ 可 稱 桂 / 秀 水 朝 前/ 奇 山 拱 後/ 地 脉 一 / 天 恩 廣 造/ 美 吳 將 / 佐 鄭 主

后 …

76

Tam bảo thị Phúc Quang tự 三寶巿福光寺 ở chợ Tam bảo của chùa Phúc

Quang, th. Dương Huy, x. Trung sơn, h. Việt Yên khắc năm Dương Đức 2 (1673),

do Lê Vinh Thịnh, Đề lại phủ Lạng Giang, tước Văn Tiến nam, thí trúng Thư toán

khoa Tân Sửu, soạn và viết chữ. Bia ghi công đức ông Vũ Công Lân, Nho sinh

trúng thức, tước Lý Triều tử cùng 2 bà vợ đã tự cắt đất cúng cho dân xã để lập chợ

Tam bảo gần chùa Phúc Quang. Hai chữ Việt Nam trong văn bia cũng được khắc

ghi ở câu mở đầu bài minh: “ Quốc Việt Nam thiên/Huyện Yên Quỳnh địa/ Nhân

kiệt chủng sinh/Thế khoa Vũ thị…”31 (Nghĩa là: Trời nước Việt Nam/ Đất huyện

Yên - Quỳnh32 /Sinh người hiền tài/Thế khoa họ Vũ…)[272].

Trong số văn bia kể trên, xét về văn cảnh và ngữ nghĩa thì hai chữ Việt Nam

mà các tác giả soạn văn viết ra rõ ràng định vị Việt Nam là danh xưng. Như vậy,

danh xưng “Việt Nam” đã được dân gian quen dùng từ TK XVI, XVII. Và chí ít nó

cũng là danh xưng được dùng rộng rãi có ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian và rất

có thể là đã được triều đình phong kiến chấp nhận, cho nên mới được các bậc trí

thức Nho học từ các nhà khoa bảng cho đến các tri thức bình dân ở các làng xã biên

soạn cho ghi tạc vào bia đá phổ biến ở đời. Như vậy, những văn VBBG mang trên

mình hai chữ “Việt Nam” đã ghi tạc vào lịch sử dân tộc những dấu mốc quan trọng,

có độ chính xác cao giúp các nhà khoa học có thêm nguồn sử liệu khi nghiên cứu,

khẳng định về quốc hiệu Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

3.1.2 VBBG góp phần xác định một số địa danh hành chính trong lịch sử.

Các địa danh hành chính được văn bia ghi lại, bao gồm đạo, xứ, phủ, huyện,

tổng, xã, thôn. Địa danh hành chính đạo được nhắc tới ở bia Hiển Khánh am bi 顯

慶庵碑 [212]. Dưới đạo (sau đổi lại thành xứ) là các phủ, huyện, châu. Qua văn bia

chúng ta biết được miền đất Bắc Giang dưới triều Mạc (TK XVI) thuộc phần đất

của phủ Bắc Hà, phủ Lạng Giang và phủ Lạng Nguyên. Văn bia Vĩnh Nghiêm tự

công đức bi 永嚴寺功德碑[181] khắc dựng năm Hoằng Định thứ 7 (1606) cho biết

31 國 越 南 天/ 縣 安 瓊 地/ 人 傑 種 生/ 世 科 武 氏… 32 H. Yên tức h. Yên Dũng, đất Quỳnh tức là x.Quỳnh Động. Thời Lê Trung Hưng và đầu thời

Nguyễn x. Quỳnh Động thuộc h. Yên Dũng.

77

chùa Vĩnh Nghiêm lúc đó thuộc “huyện Phượng Nhãn, phủ Lạng Nguyên, đạo Kinh

Bắc, nước Đại Việt”. Như vậy, lúc này chùa Vĩnh Nghiêm thuộc ph. Lạng Nguyên.

Ph. Lạng Nguyên không rõ có từ năm nào, nhưng ở đầu thế kỷ thứ XVII, nơi đây đã

thuộc phủ Lạng Nguyên.

Trong văn bia Chúc thánh Vĩnh Nghiêm tự bi 祝聖永嚴寺碑 có ghi “Các tín

sỹ h. Phượng Sơn, Yên Dũng, Bảo Lộc, Lục Ngạn... ở ph. Lạng Giang làm bia và

làm bài minh về trùng tu chùa Vĩnh nghiêm”33 đã cho biết chùa Vĩnh Nghiêm thuộc

về h. Phượng Sơn, lúc này không ghi là h. Phượng Nhãn nữa [178]. Bia này liên

quan tới Thái Bảo Đà quốc công và Sách Quốc công Giáp Hải cùng làm quan một

thời và cũng được Mạc Mậu Hợp phong chức Thái Bảo vào năm 1585. Giáp Hải là

người ở làng Dĩnh Kế, x. Dĩnh Kế, h. Phượng Sơn, ph. Lạng Giang. Điều này còn

thấy ghi ở tấm bia Vô đề ở văn chỉ h. Phượng Nhãn, Bảo Lộc xưa (đặt ở Nghè Kế

hiện nay). Bia này cho biết các Tiến sĩ, Trạng nguyên của h. Phượng Sơn cũ đã

đăng khoa, trong đó có Trạng nguyên Giáp Hải. Như thế, tư liệu ở chùa Vĩnh

Nghiêm và bia nghè Kế cho biết phạm vi h. Phượng Sơn (h. Phượng Nhãn sau này)

xưa bắt đầu từ Vĩnh Nghiêm kéo lên tới Dĩnh Kế (TP. Bắc Giang ngày nay.

Từ TK XVII về sau, đơn vị cấp huyện, châu khá ổn định. Ph. Lạng Giang gồm

các huyện: Lục Ngạn, Bảo Lộc, Yên Dũng, Phượng Nhãn, Hữu Lũng (Hữu Lũng

nay thuộc Lạng sơn). H. Yên Dũng nằm dọc bên bờ nam sông Thương từ Lục Đầu

giang đến tận vùng Mỏ Thổ (Tân Yên ngày nay). H. Phương Nhãn nằm kẹp giữa

vùng bờ Bắc sông Thương và đôi bờ hạ lưu sông Lục Nam. Hai h. Lục Ngạn, Bảo

Lộc cùng nằm ở đôi bờ sông Lục.

Đặc biệt, trường hợp th.Trung Đồng, nằm sâu trong phần đất x. Vân Trung, h.

Việt Yên, xung quanh là các làng xã của tg. Quang Biểu, h. Yên Dũng xưa, cách

th.Thượng Đồng (xưa cũng thuộc sở Đại Tảo, h. Yên Phong) x. Hòa Long, h. Yên

Phong hàng chục cây số. Nhưng trong văn bia Hậu Thần bi ký - Lập thạch bi ký 後

神碑-立石碑記 [273] ở đình Trung Đồng do Tiến sĩ khoa Mậu Thìn giữ chức Nhập

thị Bồi tụng, Hình bộ Hữu thị lang, Lại bộ Hữu thị lang, Binh bộ Tả thị lang, kiêm

33 諒 江 府 鳳 山 安 勇 保 祿 陸 岸 等 縣 各 信 士 為重 修 永 嚴 寺 碑 并 銘…

78

Quốc tử giám Tế tửu, Quốc sử Toản tu Vũ Miên, người x. Xuân Lan, h. Lương Tài,

soạn văn, tạo năm Cảnh Hưng 34 (1773) cho biết thời kỳ này Trung Đồng thuộc sở

Đại Tảo, h. Yên Phong34. Đến văn bia Vi lập bi ký 為立碑記 [241], tạo năm Thành

Thái thứ 10 (1898) cho biết th. Trung Đồng thuộc sở Đại Tảo, tổng Hoàng Mai, h.

Yên Dũng, ph. Lạng Giang35 chứ không thuộc h. Yên Phong, t. Bắc Ninh. Nội dung

văn bia đã giúp chúng ta lý giải về những truyền thuyết dân gian về việc dân làng

Trung Đồng (h. Việt Yên, t. Bắc Giang) và làng Thượng Đồng (x.Hòa Long, h. Yên

Phong, t. Bắc Ninh) vốn có chung nguồn gốc sau hai làng kết chạ Quan họ với

nhau. Cả hai làng cùng có miếu thờ thờ Bà chúa tổ nghề hát Quan họ.

3.2 Phản ánh về các văn thần, võ tướng.

3.2.1 Văn thần, võ tướng Bắc Giang trong lịch sử.

Bắc Giang là miền thượng của xứ Kinh Bắc, miền đất sinh ra nhiều văn thần,

võ tướng có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và bảo vệ cương thổ đất nước.

Trong sách Dư địa chí 輿地誌, Nguyễn Trãi đã xem miền đất Bắc Giang là miền

đất có vị trí trọng yếu của đất nước, như“phên giậu”của kinh đô Thăng Long.

Điều đó đã được chứng minh chân thực trong suốt mấy nghìn năm lịch sử đấu tranh

chống giặc ngoại xâm phương Bắc của dân tộc Việt Nam không có cuộc chiến nào

không xảy ra trên miền đất Bắc Giang.

Thời Bắc thuộc, Bắc Giang là địa bàn xảy ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân

chống lại ách áp bức, bóc lột hà khắc của bọn thống trị phương Bắc nên xuất hiện

nhiều nhân tài ra giúp nước cứu dân. Thời Hán thuộc (TK I), có các nữ tướng tài ba

như: Thánh Thiên công chúa, Nàng Giã đại thần, Diên Bình Công chúa tham gia

cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành nhiều chiến công hiển hách. Đến kỷ nguyên

độc lập, trong lịch sử khoa cử nước nhà, Bắc Giang có 58 vị Nho sinh ưu tú đỗ đại

khoa, nhiều vị đỗ Hương cống, Cử nhân rồi ra làm quan phò vua giúp nước. Về võ

cử, có 5 vị đỗ Tạo sĩ (Tiến sĩ võ) thời Lê Trung Hưng. Trong các cuộc kháng chiến

chống giặc ngoại xâm Bắc Giang xuất hiện nhiều danh tướng có tài thao lược.

Trong cuộc chiến chống Tống ở thế kỷ XI, Bắc Giang là trung tâm của chiến tuyến

34 安 豊 縣 大 掃所 中 同 村 後 神 碑 記

35諒 江 府 安 勇 縣 黄 枚 總 大 掃 所 中 同 村…

79

Như Nguyệt. Đặc biệt, từ thế kỷ thứ XIII, thung lũng An Châu (Sơn Động), Chũ,

Nội Bàng, Xa Lý (h. Lục Ngạn), Cẩm Nang, Lệ Ngạc (h. Lục Nam) đã trở thành

những cửa ải then chốt chặn bước tiến quân giặc Nguyên - Mông của vương triều

Trần, mà trực tiếp là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy chiến trận. Qua hai

cuộc kháng chiến vĩ đại chống Tống và giặc Nguyên - Mông, lịch sử dân tộc đã ghi

danh nhiều văn thần, võ tướng có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, đánh

đuổi quân xâm lược dưới triều đại Lý- Trần, mà tiêu biểu là các Tù trưởng người

dân tộc thiểu số: Giáp Thừa Quý, Thân Cảnh Phúc, Thân Thiệu Thái, Lều Văn

Minh, Vi Hùng Thắng, Đỗ Hựu v.v...

Trong cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược (đầu thế kỷ XV) Bắc

Giang là một trong những chiến địa ác liệt. Đặc biệt, trong trận phá thành diệt viện

trên đất Xương Giang đã xuất hiện nhiều vị tướng có võ công hiển hách. Các danh

nhân còn được sử sách ghi nhận như: Khang Quốc công Phạm Đình Liêu, Mật

Quận công Vi Đức Thăng là hai vị “khai quốc công thần” triều Lê đã từng “sinh vi

tướng, tử vi thần” trên miền đất Bắc Giang.

Thời nội chiến Trịnh - Nguyễn, Lê - Mạc (TK XVI - XVIII), Bắc Giang là

đất thuộc hai phủ Bắc Hà và Lạng Giang của đạo/xứ/trấn Kinh Bắc. Thời kỳ này,

Bắc Giang sinh ra các bậc danh thần võ tướng đã đóng góp to lớn vào việc xây dựng

và củng cố, bảo vệ nhà Mạc. Tiêu biểu nhất là Trạng nguyên Giáp Hải. Ông là

người tài kiêm văn võ, làm quan cho nhà Mạc, trải chức Thượng thư 6 bộ, có nhiều

cống hiến quan trọng về chính trị, quân sự và ngoại giao cho triều đình nhà Mạc.

Ông từng được vua Mạc ca ngợi: “ Trạng đầu tể tướng, Đẩu Nam tuấn/Quốc lão, đế

sư, thiên hạ tôn” (Là Trạng nguyên, Tể tướng như sao Bắc Đẩu trời Nam sừng

sững/ Đã quốc lão, lại thày vua, được thiên hạ tôn vinh)36 [9]. Ngoài ra, còn có các

võ tướng tài ba như Hoàng Sầm, Dương Đình Bột, 18 quận công dòng họ Dương

làng Dương Lâm (Tân Yên), được vua Mạc ban tước trọng vì có công trong việc

đánh dẹp các thế lực chống đối.

Thời Lê Trung hưng, phát huy truyền thống văn hiến, thượng võ nên vùng

đất Bắc Giang có nhiều người đỗ đạt qua các kỳ khoa cử, võ cử hay được tiến cử rồi

ra làm quan phò giúp vương triều“vua Lê, chúa Trịnh”. Thêm nữa, vì miền đất Bắc

36 Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2007.tr.307

80

Giang cận kề Thăng Long/Đông Đô, lại là quê hương nhiều cựu thần trung tín của

nhà Lê nên có nhiều cơ hội được tiến cử vào cung vua, phủ chúa. Nhiều nhất là

ngạch võ quan, trong đó có rất nhiều người được tuyển sung vào cung phủ làm

quan Thái giám hầu hạ vua chúa. Trong khoảng thời gian gần hai thế kỷ (1593 -

1788), bi ký Bắc Giang đã ghi danh tước của hơn hai trăm vị văn thần võ tướng,

trong số này có hơn một trăm vị là quan Thái giám.

Về các văn thần, thời kỳ này được sử sách, bi ký ghi nhận có thể kể đến Tiến

sĩ Lộc Quận công Hoàng Công Phụ, Tiến sĩ Thân Khuê, Tiến sĩ Trần Đăng Tuyển,

Tiến sĩ Thân Toàn, Tiến sĩ chu Danh Tể, Tiến sĩ Thân Hành, Tiến sĩ Trịnh Ngô

Dụng vv….

Có hàng trăm võ tướng được triều đình ban cho phẩm tước cao trọng. Qua

chính sử và văn bia phản ánh còn thấy xuất hiện nhiều gia đình, dòng họ võ lược.

Dòng họ Vi ở vùng rừng núi An Châu (Sơn Động) có 12 vị được phong tước Quận

công, hơn 30 vị được phong tước hầu, tước bá dưới thời Lê Trung hưng; Họ Chu

(sau đổi thành Vũ) vùng Trí Yên, h. Yên Dũng có 5 vị được phong tước Quận công,

nhiều vị được phong tước Hầu; Họ Ngọ ở th. Thái Thọ, x. Thái Sơn, h. Hiệp Hòa có

01 vị Quận công và 4 vị được phong tước Hầu; Họ Trần xã Lương Phong, huyện

Hiệp Hòa cũng có 3 vị là cha con, ông cháu được phong tước Quận công và giữ

chức vụ quan trọng nơi cung vua, phủ chúa. Họ Giáp ở xã Việt Lập, Cao Xá (huyện

Tân Yên) có 01 vị Quận công, 4 vị tước hầu…

Thời Nguyễn miền đất Bắc Giang là nơi xảy ra nhiều cuộc khởi nghĩa chống

lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn và thực dân Pháp. Khởi nghĩa do Cai Vàng

Nguyễn Văn Thịnh lãnh đạo (1862 - 1864); Cuộc khởi nghĩa Cai Kinh do Hoàng

Đình Kinh lãnh đạo (1882 - 1888); Khởi nghĩa Bảo Lộc do Cai Biều - Tổng Bưởi

lãnh đạo (1884 - 1891); Khởi nghĩa Lục Ngạn do Lưu Kỳ - Hoàng Thái Thân lãnh

đạo (1884 - 1894)…Đỉnh cao là phong trào Yên Thế do Lương Văn Nắm lãnh đạo

(1884 - 1992), Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1892 - 1913) kéo dài gần ba mươi năm

đã thu hút hàng vạn nghĩa binh tham gia, trong đó có nhiều vị đề, đốc người quê

hương Bắc Giang có những đóng góp tích cực qua những trận đánh ác liệt làm tiêu

hao lực lượng giặc Pháp trên chiến trường.

3.2.2 Về di tích tôn thờ văn thần, võ tướng ở Bắc Giang

81

Các di tích tôn thờ văn thần, võ tướng ở t. Bắc Giang chủ yếu phân bố ở TP.

Bắc Giang, h. Hiệp Hòa, h.Việt Yên, h. Yên, Yên Dũng, h. Tân Yên và h. Lạng

Giang. Các huyện miền núi như: Sơn Động, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn có số

lượng rất ít.

H. Hiệp Hòa có 13 danh nhân khoa bảng, 01 vị đỗ Tạo sĩ và có số lượng có

nhiều di tích tôn thờ các võ quan, hoạn quan nhiều nhất trong tỉnh. Có hơn 100 di

tích liên quan đến các văn thần, võ tướng. Các văn thần thường được phụng thờ ở

các ngôi từ đường dòng họ hay các văn chỉ, từ vũ do làng xã xây dựng để tôn thờ họ

như những biểu tượng khuyến khích truyền thống hiếu học của điạ phương. Với các

văn thần, họ thường là những vị quan thanh liêm, ít bổng lộc nên ít thấy hiện tượng

văn thần bỏ tiền của công đức cho làng xã xây dựng, mở mang các công trình phúc

lợi cộng đồng. Khảo sát trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, rất hiếm gặp bi ký ghi việc dân

làng xã bầu Hậu phụng thờ văn thần. Trái lại, các võ tướng, hoạn quan có số lượng

bia Hậu nổi trội, họ là những viên quan được hưởng nhiều bổng lộc triều đình rồi

đứng ra hưng công hoặc trực tiếp công đức nhiều tiền ruộng giúp làng xã nên di tích

nói chung, bi ký nói riêng phản ánh về đối tượng này cũng chiếm ưu thế.

Các di tích thờ võ quan, hoạn quan phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong

huyện, nhưng tập trung nhiều hơn cả ở các thôn/làng thuộc các xã vùng hạ huyện

như: Đông Lỗ, Xuân Cẩm, Thái Sơn, Lương Phong, Mai Trung, Mai Đình, Châu

Minh…Ngoài các ngôi đình, chùa là nơi thờ các văn thần, võ tướng làm hậu Thần,

Hậu Phật thì lăng tẩm là loại hình di tích thờ phụng họ tập trung với những tiết lệ, lễ

nghi trang trọng hơn cả. Trong số hơn hai mươi di tích lăng mộ các hoạn quan thời Lê

Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII) được xây dựng trên đất Hiệp Hòa, hiện nay vẫn còn

19 lăng mộ các hoạn quan có quy mô lớn vẫn được các làng xã, dòng họ duy trì sự lệ

thờ cúng. Ở h. Hiệp Hòa còn có Từ vũ Thái Sơn ở th.Quế Sơn, x. Thái Sơn nổi tiếng là

trung tâm phụng thờ nhiều vị tiên hiền của quê hương thời phong kiến.

H. Việt Yên vốn nổi danh với truyền thống hiếu học, khoa bảng và có nhiều

danh nhân võ lược trong lịch sử. Về khoa cử, có 15 danh nhân khoa bảng và có

nhiều người đỗ trung khoa, vì thế, ở Việt Yên di tích tôn thờ các văn thần cũng có

số lượng lớn hơn các di tích thờ võ quan. Nổi tiếng nhất là di tích Đền thờ Tiến sĩ

進士祠 làng Yên Ninh (ttr. Nếnh), nơi tôn thờ 10 danh nhân khoa bảng đỗ đại khoa

82

dưới triều Lê - Mạc. Văn chỉ Thổ Hà thờ Khổng thánh và cùng hàng trăm vị Sinh đồ

của làng xã. Văn chỉ Mật Ninh thờ Tiến sĩ Chu Danh Tể và hơn chục vị thi đỗ

Hương cống họ Chu dưới triều Lê. Văn chỉ Vân Cốc (x. Vân Trung), Văn chỉ Quang

Biểu (x. Quang Châu), Từ chỉ Mi Điền (x. Hoàng Ninh), Từ vũ Phúc Tằng (x. Tăng

Tiến)… là những di tích phụng thờ nhiều vị tiên hiền là danh nhân khoa cử, võ lược

là người địa phương.

H. Yên Dũng có 7 danh nhân khoa bảng làm rạng rỡ truyền thống hiếu học

của quê hương. Về võ tướng có dòng họ họ Vũ (sau đổi thành Chu) ở x. Trí Yên kế

tiếp nhiều đời làm võ quan, nhiều người được phong tước Quận công được bầu Hậu

ở chùa Vĩnh Nghiêm và các làng xã. Họ Lương ở x. Tiền Phong có Quận công

Lương Đăng Minh từng bỏ tiền của, ruộng đất công đức giúp dân cấu tác 3 ngôi đại

đình ở bản quán và xã Đồng Việt cùng huyện. Ở hai x. Tiền Phong, Đồng Việt có 4

ngôi đình, 01 phủ miếu thờ ông làm Thành hoàng. Ở x. Nội Hoàng có Từ chỉ thờ

Xác Lộc hầu Phùng Đức Nhuận và tiên tổ hai bên nội ngoại vì ông công đức cho

dân xây dựng đình làng, trùng tu chùa Phúc Quang những năm đầu thế kỷ XVIII. Ở

x. Yên Lư có ngôi Từ vũ Bùi Bến thờ Hiện Trung hầu Tạ Tướng công; Th. Nội, x.

Nội Hoàng thờ Thân Quận công được phụng thờ ở Lăng đá họ Thân; Tào Phụng

hầu Giáp Đăng Bình, Quýnh Thọ hầu Nguyễn Như Cung được thờ ở đình và Từ

đường dòng họ ở x. Tiền Phong; La Trung hầu Nguyễn Đình Khuê được thờ ở Từ

đường họ Nguyễn Đình th. Tiên La, x. Đức Giang…

Giống như h. Hiệp Hòa, h. Tân Yên cũng nổi danh với truyền thống võ lược

nên có nhiều di tích phụng thờ võ tướng. Di tích liên quan đến các võ tướng có mật

độ dày hơn nằm ở ba x. Việt Lập, Quế Nham và Cao Xá. X. Việt Lập có 9 di tích

thờ võ tướng. Ở th. Um có di tích Tiêu Dao Am 逍遙庵 (hay Phục Chân đường), nơi

đây cảnh quan cao thoáng, đẹp đẽ là nơi an táng phần mộ và Phục Chân đường 復

真堂, nơi tôn thờ tưởng niệm Lập Quận công Giáp Đăng Luân. Trong xã còn có các

di tích khác liên quan tới việc phụng thờ các võ quan họ Giáp như: Đình làng

Nguyễn thờ Trung Vũ hầu Giáp Trinh Khánh; đình và Từ vũ làng Ngò thờ Thái Thọ

hầu Nguyễn Giáp Thái; lăng Thái Bảo thờ viên quan Thái bảo Nghiêm Chí hầu

Giáp Đình Liên… Th. Lăng Cao có hai di tích là đình Lăng Cao và lăng họ Giáp tờ

83

Bảo Lĩnh hầu Giáp Trung Hòa. Các di tích ở x. Quế Nham đều liên quan đến việc

phụng thờ các võ quan. Chùa Bảo Sát (thôn Đông La) là ngôi chùa cổ được trùng tu

tôn tạo từ năm Thịnh Đức thứ 2 (1654) nhờ sự công đức của viên quan Chánh

vương phủ, Hữu tiệp kị, Cai kị quan, Tổng Thái giám, Trưởng giám, Đề đốc Lương

quận công Nguyễn Công Luận. Đình Đông La, Nhà thờ họ Giáp làng Đông La thờ

các võ quan họ Giáp do được bầu Hậu ở địa phương.

Các phường xã ở TP. Bắc Giang cũng có số lượng di tích tôn thờ danh thần

võ tướng với mật độ khá dày so với các địa phương khác. X. Song Khê có đền thờ

Trạng nguyên Đào Sư Tích. Phường Dĩnh Kế có văn chỉ thờ 8 danh nhân khoa bảng

của 2 huyện: Phượng Nhãn, Bảo Lộc. Phường Mỹ Độ có nhiều di tích tôn thờ các

võ quan như: Khánh Quận công Hà Công Dung, Điển Quận công Hoàng Đình Bảo,

Hoàng Đình Phú, Hoàng Đình Quán. Các xã: Tân Mỹ, Đồng Sơn, Song Khê, Song

Mai…hầu như thôn nào cũng có di tích thờ văn thần, võ tướng.

84

3.2.3 VBBG góp phần tìm hiểu công tích các văn thần, võ tướng

Bắc Giang là miền đất giàu truyền thống hiếu học, thượng võ , miền đất “địa

linh, nhân kiệt” nhưng sử sách không ghi chép được mà tên tuổi, sự nghiệp các

danh nhân lịch sử chủ yếu được ghi lại trên bia đá ở các làng quê. Có 231 vị văn

thần, võ tướng, hoạn quan được phản ánh trong 185 VBBG, những danh nhân lịch

sử đó chủ yếu ở giai đoạn TK XVI - XVIII, ngoài ra chỉ có 01 vị thời Tây Sơn, 02

vị thời Nguyễn. Văn bia thời Trần ở chùa Hang Tràm (h. Yên Dũng) không phản

ánh về các văn thần, võ tướng nhưng nhắc đến công tích của Hòa thượng Đại

Không và Thiền sư Thiện Nhãn là hai vị Thiền sư37 có công chấn hưng Thiền phái

Trúc Lâm Yên Tử ở thế kỷ XIV mà chưa thấy sử sách, thư tịch nào ghi lại được.

Bảng 9: Tổng hợp văn bia phản ánh về văn thần, võ tướng trên di tích LSVH

Số

TT

Huyện,

Thành phố

Loại hình di tích

Cộng Đình, điếm,

nghè

Chùa Đền, miếu,

cầu quán

Từ đường,

sinh từ

Văn chỉ,

từ vũ

Lăng mộ

1 Bắc Giang 10 4 0 1 2 1 16

2 Hiệp Hòa 28 25 0 1 2 25 81

3 Lạng Giang 2 0 0 0 1 0 3

4 Lục Nam 0 0 0 0 0 0 0

5 Lục Ngạn 0 0 0 0 0 0 0

6 Sơn Động 0 0 0 0 0 0 0

7 Tân Yên 1 4 0 1 0 3 9

8 Việt Yên 24 12 4 4 4 2 50

9 Yên Dũng 17 5 2 0 1 1 26

10 Yên Thế 0 0 0 0 0 0 0

Cộng 82 50 6 7 10 32 185

Trong số 231 danh nhân được phản ánh qua VBBG, có rất ít người được ghi

chép trong chính sử, vì vậy, văn bia là nguồn tư liệu chân xác bổ khuyết cho chính

sử về những danh nhân lịch sử văn hóa Bắc Giang thời trung đại. Đồng thời, văn bia

là nguồn sử liệu đặc biệt cung cấp nhiều thông tin về các sự kiện lịch sử xảy ra ở

các làng xã mà chính sử không thể ghi được. Hơn nữa, ưu thế của văn bia là văn bản

thường được các làng xã đứng ra khắc ghi, dựng đặt ngay sau khi những sự việc xảy

37請 大 空 尙 居 之 倡 起 禪 風 … 為 叢 林 名 剎 . 未 幾 皇 婆 下 世 . 師 乃 示 寂 其 徒 . 迺 請

善 眼 禪 師 代 居 法 席 以 願 其 衆 重 修 之 外 師 ….

85

ra, cho nên độ chính xác của thông tin gần như tuyệt đối. Chính văn bia là nguồn sử

liệu đính chính, bổ sung cho chính sử nhiều nhân vật, sự kiện lịch sử quan trọng

diễn ra trong quá khứ. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi trình bày một số danh

nhân tiêu biểu được phản ánh qua VBBG.

Trước tiên, chúng tôi trình bày về các văn thần. Danh nhân được văn bia bổ

sung, cải chính nhiều thông tin lịch sử có giá trị nhất là Trạng nguyên Giáp Hải

(1507 - 1586).

Giáp Hải/甲海 là danh nhân lịch sử, văn hóa tiêu biểu thời Mạc được ghi

chép nhiều trong sử sách. Hành trạng của ông được ghi chép khá rõ trong Đại Việt

thông sử 大越通史[39], Lịch triều hiến chương loại chí 歷朝憲章類誌[28]và một

số từ điển, địa chí viết về danh nhân lịch sử văn hóa dân tộc. Ông sinh năm 1507,

thi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Mậu Dần,

niên hiệu Đại Chính thứ 9 (1538). Năm 1549, làm quan Đông các học sĩ, tước Kế

Khê bá. Năm 1562 được phong tước Kế Khê hầu. Năm 1568 phong tước Luân

Quận công, năm 1582 thăng Sách Quốc công. Từ năm 1572 - 1585 ông làm quan

trải Lục bộ Thượng thư, kiêm Đông các đại học sĩ, tri Kinh diên sự. Được tặng hàm

Thiếu bảo. Năm 1586 sau khi trí sĩ không lâu rồi mất tại quê nhà, thọ 80 tuổi. Tấm

bia hộp Tiên khảo Thái bảo Giáp phủ quân mộ chí 先考太保 府君墓誌 đã cung cấp

nhiều thông tin để lý giải những tồn nghi về thân thế, cuộc đời ông. Văn bia ghi về

cha mẹ ông rất rõ:“Hiển khảo là Thái bảo Khánh Sơn phủ quân, vì con là Trừng trải

làm Thượng thư các bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, kiêm Đông các đại học sĩ, Tri kinh

diên sự Thiếu bảo, tước Luân Quận công, được lệ phong ấm; Hiển tỉ được phong

Diễn Văn Chánh phu nhân”38. Văn bia do Giáp Hải soạn nên còn ghi chép được

nhiều thông tin về tiên tổ, gia hậu duệ của ông: “ Phủ quân húy Hà, tự Thiêm Phủ,

họ Giáp, người xã Dĩnh Kế, huyện Phượng Sơn. Tằng tổ (cụ), húy Thuận Trung,

cuối đời nhà Hồ, gặp loạn giặc Minh, nhà ở phía nam thành Xương Giang, vì không

theo sai khiến phu dịch của người Minh, lánh cư ở xã Như Thiết Thượng, huyện Yên

38 顯 考 太 保 慶 山 府 君, 以 子 澂 歷 吏 戶 禮 兵 刑 等 部 尚 書, 兼 東 閣 大 學 士,

知 經 筳 事 少 保, 倫 郡 公 封 廕 例 ...; 顯 妣 奉 封 演 文 正 夫 人…

86

Dũng, rồi làm Mục trưởng hương ấy, khi mất, an táng tại đó. Tổ (ông), húy Bảo

Phúc, lại trở về quê cũ lập nghiệp; tỉ (bà), họ Ngô. Khảo (bố), được tặng Đặc tiến

kim tử vinh lộc đại phu Thái bảo húy Đức Kỳ; tỉ (mẹ), được tặng Liệt phu nhân, họ

Hoàng, đời trước xây dựng, đời sau kế nối, (được) người đời tôn là bậc nhân nghĩa.

Phủ quân sinh năm Nhâm Dần niên hiệu Hồng Đức thứ 13 (1482) ), vốn sẵn tính

trời, kính yêu cha mẹ, nhường nhịn anh em, tư chất thông minh, thiệp liệp kinh sử,

giải quyết công việc sáng suốt, nhà sống bằng nghề nông và đọc sách. Vườn ruộng

rộng hơn trăm thửa, giàu có mà hay làm điều nhân, tích được của mà hay tán phát.

Khi binh hỏa tàn hoang, rộng lòng đem thóc của nhà ra cấp cho người nghèo, cứu

vớt kẻ khó, khiến mọi người đều khâm phục nghĩa cử đó. Khoảng năm Quang Thiệu

(1516-1521), thi lực điền, Tiên quân đạt được. Năm Thống Nguyên thứ tư (1525),

quận ấp đề cử là người hiếu đễ, phủ quân nghe mệnh, từ chối, không dám tự nhận.

Năm ấy, lĩnh chức Hương tuyển, sung Phủ sinh.…”39. Theo chính sử nước nhà thì

Giáp Hải người x. Dĩnh Kế, h. Phượng Sơn (sau đổi thành h. Phượng Nhãn), ph.

Lạng Giang. Có một số sách vở, thư tịch thời Nguyễn ghi chép ông là người x. Cổ

Bi (Bát Tràng, Gia Lâm) sạu bị thương gia người x. Dĩnh Kế bắt đem về nuôi, sau

thi đỗ Trạng nguyên40. Qua nội dung văn bia, thân thế sự nghiệp Giáp Hải mới

được sáng tỏ, nhiều thông tin chính xác rõ ràng về thân thế, sự nghiệp của ông đã

được bổ sung. Nội dung văn bia giúp chúng ta xác định chính xác cụ Khánh Sơn

Giáp Đức Hưng là cha đẻ của Trạng nguyên Giáp Hải [177].

39先 府 君 諱 河, 字 譫 甫, 姓 甲, 鳳 山 郢 計 社 人. 曾 祖 諱 順 忠, 胡 末 明 亂, 家 昌

城 南, 不 從 明 人 役 使, 避 居 安 勇 縣 如 鐵 上 社, 遂 為 是 鄉 目 長, 及 卒, 因 葬 其 鄉.祖

諱 保 福, 再 回 本 鄉 業 焉; 妣 皆 吳 氏. 考 贈 特 進 金 紫 榮 祿 大 夫, 太 保, 諱 德 琪; 妣 贈

列 夫 人, 姓 黃, 前 作 後 述, 世 舉 其 仁 .府 君 於 洪 德 十 三 年 壬 寅 生, 天 性 孝 友, 資 稟

通 悟, 涉 臘 經 史, 明 燭 事 理, 家 以 耕 讀 為 業. 嘗 廣 田 宅 百 餘 所, 富 能 仁, 積 能 散,

兵 荒 時, 恒 以 家 粟 貧 人 艱 乏 , 人 服 其 義. 光 紹 間, 舉 力 田, 服 其 身. 統 元 四 年, 郡

邑 舉 堪 老 悌, 府 君 聞 命, 辭 避 不 敢 自 當. 是 年 領 鄉 選 充 府 生...

40 Việt Nam danh nhân liệt truyện (VHv 2047), Dã sử tạp biên (VHv1330), Quảng lãm danh ngôn

tạp lục (A 996), Đại Nam kỳ truyện (A229), Nam Hải dị nhân liệt truyện (AB472), Sử Nam chí dị

(AB 358), Công dư tiệp ký (A 44), danh thần sự trang (A 264)…Sách lưu trữ tại Viện NCHN.

87

Lộc Quận công Hoàng Công Phụ 祿郡公黄公輔 người x. Yên Ninh, t. Mật

Ninh, h. Yên Dũng, ph.Lạng Giang (nay là th. Yên Ninh , trr. Nếnh. Việt Yên thi đỗ

Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân tại khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Hoàng Định 20

(1619). Tên tuổi của ông được ghi chép trong các sách đăng đăng khoa lục rất ngắn

gọn, các bộ sử nước nhà không nhắc đến tên ông. Văn bia Thực lục Hoàng Công bi

實錄黄將公碑, Hoàng tướng công bi 黄將公碑 tạo năm Chính Hòa 13 (1692) ở từ

đường họ Hoàng (nay gọi là đền thờ Hoàng Công Phụ) là nguồn sử liệu ghi chép

khá chi tiết về thân thế, sự nghiệp của ông và. Theo văn bia “Năm Đinh Mão (1627)

sinh tướng công. Từ nhỏ đã hiểu rộng Thi Thư, có tài văn học. Năm 19 tuổi đậu

Hương tiến... Đến năm 53 tuổi mới đậu Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619)… Năm Quý Hợi

(1623) xảy ra sự biến trong Vương phủ, ông có công giúp chúa Trịnh Tráng, được

phong Dực vận tán trị công thần, tước tử, được cấp 50 quân tùy hành. Năm Đinh

Mão thăng Binh khoa Cấp sự trung. Mậu Thìn (1628) do năm Bính Dần (1626)

vâng mệnh đi sứ Bắc quốc được thăng tước bá, sau lại thăng chức Tham chánh Hải

Dương. Năm Kỷ Tị (1629) thăng tước hầu. Năm Canh Ngọ (1630) vâng mệnh đi sứ

phương Bắc, trở về được thăng Tả Thị lang bộ Binh. Năm Nhâm Ngọ (1642) kiêm

thêm Quốc tử giám tư nghiệp. Năm Giáp Thân (1644), ngày 23 tháng 8, Tướng

công qua đời, thọ 78 tuổi. Sau khi mất, Tướng công được truy tặng tước Lộc Quận

công”41. Năm Kỷ Tỵ (1689) dân bản xã dựng đền thờ, lập bia ghi lại sự nghiệp của

Tướng công để hậu thế tưởng vọng [276]. Văn bia Hoàng tướng công bi 黄 將 公

碑 cũng ở từ đường họ Hoàng đã bổ sung thêm thông tin ông được ban tặng chức

“Công bộ Thượng thư Lộc quận công” và nhiều tư liệu chân xác về tổ tiên cũng như

hậu duệ Hoàng Công Phụ [275].

41 丁卯 歲 我 黄 家 生 相 公. 幼 而廣 讀 詩 書, 長 則 優 長 文 學. 方 十 有 九 歲 秋 圖 …榜.

五 十 三 歲 豋 進 士 出 身 . 癸 亥 年 有 事 日 能 勤 義 追 隨 及 討 征 進 發 全 功 榮 封 翊 運

贊 治 功 臣 二 字 子 爵 奉 给 本 社 五 十 人 為 隨 行. 丁 卯 年 陞 兵 科 给 事 中. 戊 辰 年

以 由 丙 寅 年 奉 差 候 命 通 貢 欽 陞 伯 爵, 又 陞 海 陽 處 參 政 . 己 巳 年 陞 候 爵 . 庚 午

年…是 年 奉 差 往 使. 至 癸 酉 年 國 事 廻 隨 有 功 仕 陞 兵 部 左 侍 郎 . 壬 午 年 加 兼 國

子 監 司 業 . 甲 申 年 相 公 享 齡 七 十 八歲…

88

Một số danh nhân khoa bảng t. Bắc Giang như Thám hoa Hoàng Sầm, Tiến

sĩ Nguyễn Kính, Tiến sĩ Nguyễn Duy Năng, Tiến sĩ Trịnh Ngô Dụng chỉ được ghi

chép sơ lược trong các tài liệu đăng khoa lục, khi tìm hiểu qua tư liệu văn bia đã bổ

sung được một số thông tin quan trọng về quê hương, chức vị, công tích, hậu duệ

của các vị.

Trong phần nội dung ghi chép về quan tước các vị Tiên hiền của hai x. Quế

Trạo, Quế Sơn (h. Hiệp Hòa), văn bia Kính sự từ vũ bi ký 敬事祠宇碑記 đã cung

cấp thêm cho việc tìm hiểu về Thám hoa Hoàng Sầm 黄岑 và Tiến sĩ Nguyễn Kính

阮敬, hai danh nhân lịch sử văn hóa thời Mạc: “Hoàng tướng công, tên húy là Sầm

(Hoàng Sầm), thi đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh (Thám hoa) khoa Mậu

tuất (1538), được huân phong Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, làm quan chức Tả

thị lang bộ Lễ, kiêm Đông các đại học sĩ, tước Hoành Phúc hầu”42. Về Tiến sĩ

Nguyễn Kính, văn bia cũng phản ánh trùng hợp với các tài liệu đăng khoa lục và có

thêm thông tin ông được huân phong Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, là bậc trụ

quốc của triều đình: “Nguyễn tướng công, tên húy là Kính, thi đỗ Đệ tam giáp đồng

tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Mùi (1559), từng đi sứ phương Bắc, được huân phong

Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, giữ chức Thượng thư bộ Hộ, là bậc trụ quốc, sau

trí sĩ, được phong tước Hương Khê hầu”43[207].

Tiến sĩ Nguyễn Duy Năng 阮惟能, người x. Dĩnh Uyên, h. Phượng Nhãn, thi

đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Tuất (1574) đời nhà Mạc. Chính sử

không để lại thông tin về ông, các tài liệu đăng khoa lục ghi về ông rất vắn tắt “41

tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Mùi niên hiệu Sung Khang 9

(1574), làm quan chức Thừa chánh sứ”. Văn bia Sáng tạo từ vũ thạch bi 創造祠宇

石碑, dựng năm Bảo Thái thứ 4 (1738) ở từ vũ x. Dĩnh Uyên tôn vinh ông là vị

42戊 戌 科 第 一 甲 進 士 及 第 第 三 名 特 進 金 紫 榮 祿 大 夫 禮 部 左 侍 郎 兼 東 閣 大

學 士 宏 福 候 黄 相 公…岑

43 己未 科 第 三 甲 同 進 士 出 身 往 北 國 使 特進 金 紫 榮 祿 大 夫 户 部 尚 書 柱 國 致

仕 香 溪 候 阮 相 公…敬.

89

Tiên hiền hàng đầu ở làng xã: “Hiển cao tổ được ban đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ

xuất thân khoa Giáp Tuất (1574), huân phong Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, làm

quan chức Tán trị thừa chánh sứ ty Nguyễn Quý công, tự Đạo Trung tiên sinh”44.

Nguyễn Đình Tuân 阮廷詢(1867 - 1941) người x. Trâu Lỗ, t. Mai Đình, h.

Hiệp Hòa (nay là th. Trâu Lỗ, x. Mai Đình, h. Hiệp Hòa) là thi đỗ Đình nguyên Tiến

sĩ khoa Tân Sửu, niên hiệu Thành Thái thứ 13 (1901). Tiểu sử, sự nghiệp của ông

được ghi chép khá đầy đủ trong gia phả họ Nguyễn làng Trâu Lỗ và các sách địa chí

nhưng trước tác thơ văn của ông bị thất lạc nay cơ bản chỉ sưu tầm trên các văn bia

ở địa phương. Đó là 01 văn bia Hậu Thần bi ký 後神碑記 ở đình, 02 biển gỗ đề hai

bài thơ của ông ở đền Trâu Lỗ và 02 bài thơ vịnh cảnh đền Y Sơn (x. Hòa Sơn, .h

Hiệp Hòa).

Việc phụng thờ các văn quan thường tổ chức tại các văn chỉ, từ đường vì họ

xứng đáng là biểu tượng cho nền học vấn nên có ý nghĩa và sự tác động rất tốt

trong các gia đình, dòng họ về truyền thống “tôn sư trọng đạo”, khuyến khích hậu

thế chuyên tâm việc học hành để theo đòi cử nghiệp.

Dưới các triều đại thời phong kiến, chế độ “dĩ văn thủ sĩ”, “văn quan trị quốc”

được thịnh hành, quan văn được coi trọng vì cuộc đời, sự nghiệp của họ là tấm

gương để các thế hệ noi theo trên con đường cử nghiệp. Đối với các võ quan, thị

thần, mặc dù không được xã hội coi trọng như văn quan, nhưng họ nhận được sự ưu

ái rất lớn của triều đình được thể hiện bằng chế độ quan lộc hậu hĩnh. Đặc biệt,

trong hoàn cảnh đất nước luôn có nội chiến thì các võ quan luôn được nhà nước

phong kiến trọng dụng để bảo vệ vương triều. Quan niệm “thời bình dụng văn, thời

loạn dụng võ” phản ánh rất đúng hoàn cảnh đất nước thời Lê Trung hưng (TK XVI

- XVIII) và VBBG được phản ánh rất rõ thực tế giai đoạn lịch sử đất nước có nhiều

biến động ấy. Hầu hết các võ quan được phản ánh qua văn bia vì có công chinh thảo

trong cuộc nội chiến Lê - Mạc (TK XVI - XVII), Trịnh - Nguyễn phân tranh (TK

XVII - XVIII), các võ tướng có công bình dẹp những cuộc khởi nghĩa chống lại

44 顯 高 祖 甲 戌 科 同 進 士 出 身 特 進 金 紫 榮 祿 大 夫 贊 治 承 政 使 司 阮

贵 公 字 道 忠 先 生.

90

triều đình, hay các toán cướp (thảo khấu 草寇) ở khắp mọi miền đất nước. Họ được

triều đình thăng thưởng, ban phát nhiều bổng lộc nên có điều kiện kinh tế để công

đức cho quê hương xây dựng, tu tạo nhiều công trình phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín

ngưỡng và công trình phúc lợi ở các làng xã.

Về các võ tướng, chúng tôi dựa theo hoàn cảnh xuất thân để phân chia võ

tướng thành 3 thành phần: Võ tướng xuất thân từ con đường tiến cử, bảo cử; võ

tướng xuất thân từ hoạn quan nhưng chuyên theo nghiệp binh; xuất thân hoạn quan

nhưng làm thị thần chuyên hầu hạ trong cung vua phủ chúa. Ba thành phần võ

tướng kể trên ngoài những đóng góp tích cực cho triều đình, phủ liêu họ còn có

những công tích rất lớn cho các làng xã. Nhiều di sản văn hóa là các công trình kiến

trúc tôn giáo, tín ngưỡng, các công trình phúc lợi cộng đồng ở các làng xã Bắc

Giang còn tồn tại đến ngày nay là nhờ tâm đức của họ. Hầu hết võ tướng được phản

ánh qua VBBG xuất thân từ hoạn quan nhưng sau họ chú tâm theo con đường binh

nghiệp và trở thành các võ tướng nổi tiếng như Hán Quận công Thân Công Tài,

Khánh Quận công Hà Công Dung, Đĩnh Quận công Ngô Công Mỹ, Lân Quận công

Lương Đăng Minh… Chúng tôi dẫn dưới đây một số võ tướng tiêu biểu qua tư liệu

văn bia.

Hán Quận công Thân Công Tài 漢郡公申公才 (1620 - 1683), người x. Như

Thiết, h. Yên Dũng (nay là th. Như Thiết, x. Hông Thái, h. Việt Yên). Chính sử ghi

chép về ông rất sơ lược. Ông là danh nhân lịch sử có công lao trong việc trấn trị giữ

yên vùng biên ải Lạng Sơn giai đoạn cuối thế kỷ XVII. Đặc biệt, ông là người có

công mở chợ Kỳ Lừa để nhân dân miền biên ải hai nước Việt Trung buôn bán giao

thương mà văn bia Lưỡng quốc khách nhân 两國客人 dựng ở đền Tả Phủ, ngay

cạnh chợ Kỳ Lừa (Lạng Sơn) đã khắc truyền nhưng sử sách nước nhà ghi chép về

ông rất mờ nhạt. Hiện có 05 VBBG khắc ghi công đức của ông cho các làng xã ở h.

Việt Yên. Đó là văn bia Thân công bi/ Bản tổng các xã tính danh 申公碑-各社姓名

ở nghè Nếnh, ttr. Nếnh, h. Việt Yên ghi rõ quê quán, chức tước, năm sinh, năm mất

của ông và số lượng tiền ruộng Hán Quận công công đức cho 6 xã thuộc t. Mật

Ninh, h. Yên Dũng 700 quan tiền và 08 thửa ruộng với sản lượng 100 gánh. Văn bia

91

cũng cho biết, năm Đức Nguyên thứ 2 (1675) Thân Công Tài đã được phong tước

Hán Quận công, giữ chức Phụng sai các xứ Kinh Bắc, Thái Nguyên, Lạng Sơn,

kiêm cai quan Tri thị nội thư, Tả Đề đốc45. Cũng qua dòng cước chú khắc bổ sung

trong văn bia được biết: “Năm Quý Hợi (1683) ông vâng chỉ nhậm chức Đô đốc

Đồng tri. Cùng năm, tháng Tám, ngày 11, giờ mùi mất, hưởng thọ 64 tuổi”46. Tư

liệu này giúp ta xác định được rõ năm sinh, năm mất của ông (sinh năm 1820, mất

năm 1683, thọ 64 tuổi) [213]. Văn bia Phúc Long xã hậu Thần bi 福隆社後神碑 ở

đình th. Phúc Long, xã Tăng Tiến, h. Việt Yên cho biết năm Chính Hoà 3 (1682)

quan viên, hương lão cùng toàn dân x. Phúc Long, h. Yên Dũng khắc ghi vào trụ đá

về việc Hán quận công Thân Công Tài, nguyên Trấn thủ xứ Lạng Sơn, Kiêm thị nội

thư, Tả Bắc quân, Đô đốc phủ Đô đốc Thiêm sự47, đã tự đứng ra làm cho dân xã 1

ngôi đình 3 gian 2 chái và cấp ruộng sản lượng 200 gánh để dân chi phí vào việc

đèn nhang phụng sự thần, và xin được bầu hậu cho anh ruột tiền Thự vệ sự Vũ

Xuyên hầu Thân Quý công, tự Phúc Hậu, thụy Dũng Lược [210]. Văn bia Hương

thụ ký 香樹記 dựng ở đình Ga, th. Như Thiết, x. Hồng Thái, h. Việt Yên năm Chính

Hòa thứ 7 (1686), tức là 3 năm sau khi ông mất. Văn bia ghi đầy đủ, chức vị của

Hán Quận công Thân Công Tài và các con cháu được hưởng thừa tự. Văn bia này

cho còn biết lúc cuối đời ông giữ chức “Tiền Đông quân, Đô đốc phủ Đô đốc đồng

tri, sau khi mất được tặng Tả Đô đốc Hán Quận công Thân Công Tài”48 [212]. Văn

bia Hùng Lãm xã Hậu Thần bi 雄欖社後神碑 cũng chép công tích của Hán Quận

công với làng xã Hùng Lãm. Bia khắc sau khi Thân Công Tài mất 5 năm (Chính

Hoà 9 - 1688). Văn bia cung cấp thêm thông tin về chức quan của ông là: Nguyên là

Trấn thủ xứ Lạng Sơn, Kiêm thị nội Thư tả Bắc quân Đô đốc Thiêm sự. Ông bỏ tiền

của làm cho x. Hùng Lãm, h. Yên Dũng, 1 ngôi đình, lại cấp cho dân xã 1 số ruộng

45 奉 差 京 北 太 源 諒 山 等 處 留 守 官 該 官 兼 知 侍 内 書 左 提 督 漢 郡 公 申 公 財 . 許

本 社 柒 搊 使 錢 七 百 貫 田 一 百 擔…

46 癸 亥 年 奉 旨 授 都 督 同 知 本 年 八 月 十 一 日 未 時 壽 終 享 六 十 四 歲.

47諒 山鎮守兼 知 侍 内 書 左北軍都督府都督簽事

48 前 東 軍 都 督 府 都 督 同 知 贈 左 都 督 漢 郡 公 申 公 才

92

sản lượng 100 gánh để làm ruộng tế49, xin cho em tiền Đô sứ Quý Nghĩa hầu Thân

Quý công, tự Phúc Toàn, thụy Cương Nghị làm hậu Thần [211]. Kết hợp tư liệu từ

05 VBBG cùng văn bia Lưỡng quốc khách nhân (Lạng Sơn) và chính sử chúng ta

có lượng thông tin phong phú để nghiên cứu, tìm hiểu về thân thế, cuộc đời, sự

nghiệp và công tích của Hán Quận công Thân Công Tài.

Khánh Quận công Hà Công Dung 慶郡公何公榕 người x. Chu Túc, ch. Văn

Lan, xứ Lạng Sơn, nhập tịch quê mẹ là x. Mỹ Cầu, h. Yên Dũng, ph. Lạng Giang

(nay là th. Mỹ Cầu, x. Tân Mỹ, TP. Bắc Giang). Làm quan đến chức Đặc tiến phụ

quốc Thượng tướng quân, Cẩm y vệ, thự vệ sự Cai quan. Ông là danh nhân võ lược

TK XVII và được tôn làm đại vương thờ được 03 làng xã là Thanh Cảm, Lũ Phú (h.

Yên Dũng) làng Yên Khê (TP. Bắc Giang) thờ làm Thành hoàng, làng Tân Độ (p.

Mỹ Độ, TP. Bắc Giang) thờ làm hậu Thần.. Sử sách không ghi chép về ông, nhưng

gia phả họ Hà và có 04 VBBG ghi nhiều công tích của ông với các làng xã Bắc

Giang. Văn bia Thắng Nghiêm đình - Hà Công bi 勝嚴亭-何公碑 ở đình Yên Khê

(TP. Bắc Giang), Khánh Thọ bi 慶壽 碑 ở Từ chỉ th. Lũ Phú (h. Yên Dũng), Thanh

Cảm đình - Khánh thọ bi 清敢亭慶壽碑 ở th. Thanh Cảm, (TP. Bắc Giang) đều

khắc ghi công đức của ông cùng vợ là bà Hoàng Thị Ngọc Thái. Cả 03 văn bia đều

có nội dung ca ngợi là bề tôi trung tín trong phủ Chúa Trịnh: “ Khánh Quận công

Hà Công Dung người xã Chu Túc, châu Văn Lan, xứ Lạng Sơn, nhập tịch ở quê mẹ

x. Mỹ Cầu, h. Yên Dũng, giữ chức Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, Cẩm y vệ

Thự vệ sự. Vị quan này là Khánh Quận công Hà Công Dung. Ông từng: hầu cận

trong phủ chúa, giúp việc trong triều đình. Kế thừa nghiệp vinh quang cha ông cơ

cần xây đắp; Gánh vác việc vua trao, trung thực một lòng. Bao phen lập công nơi

đất Bắc, ngàn năm danh vọng ở trời nam…”50[209] [208]. Ngoài ra, ông còn đóng

49 一 賜 本 社 佤 亭 一 連 三 間 二 厔 并 田 二 百 擔 迎 年 奉 事

50 奉 事 承 諒 山 處 文 蘭 州 周 粟 社 籍 在 母 貫 安 勇 縣 美 球 社 特 進 輔 國 上 將 軍 錦

衣 衛 署 衛 事 該 官 慶 郡 公 何 公 榕 . 奉 侍 王 府 翊 贊 皇 家 蔭 累 承 祖 父 箕 裘 業 繼

責 特 任 軍 師 之 重 忠 寔 心 敦 累 期 北 道 功 多 千 載 南 天 名 重…

93

góp cho dân th. Trung Độ, x. Mỹ Cầu 5 quan tiền để tu sửa bến đò và được phản

ánh trong văn bia Tân Độ thạch bi 津渡石碑[274].

Lân Quận công Lương Đăng Minh 璘郡公粱登明 người x. Bình Chương, h.

Yên Dũng, ph. Lạng Giang (nay là th. An Thịnh, x. Tiền Phong, h. Yên Dũng. Ông

được 04 làng xã ở h. Yên Dũng thờ làm Thành hoàng51. Tìm trong chính sử không

chép gì về ông, công tích của ông còn lưu trên văn bia Cấp nghĩa điền ngân hứa

Bình Chương xã phụng sự 给義田銀許平章社奉事. Theo nội dung văn bia: Vào

năm Khánh Đức thứ 1 (1649) Lân Quận công Lương Đăng Minh có nhiều công phò

giúp phủ Chúa, được Đại nguyên soái Thống quốc chính Thái thượng sư (Trịnh

Tráng) tin dùng phong tước cho ông nội và bố mẹ 2 bên nội ngoại... Nay ông

Vương phủ Thị nội giám, Tổng thái giám Chưởng giám, Kiêm tri Tăng lục ty, Đạo

lục ty, Giáo phường ty Cai hợp trưởng cai quan Đô đốc Lân Quận công Lương

Đăng Minh cấp ruộng, bạc xây đình cho bản xã, lại cúng 6 mẫu ruộng và 40 nén

bạc để chi dùng vào việc chung. Và, 11 năm sau (Vĩnh Thọ thứ 3- 1660), vì: “Ngài

muốn để tiếng thơm cho hậu thế, nên bỏ tiền ra dựng miếu thờ Thành hoàng và 50

nén bạc, ruộng sản lượng 136 gánh, 3 cái ao. Dân xã ghi nhớ công ơn, tôn ông làm

hậu Thần, phối thờ ở miếu phúc Thần”. Sự việc này được ghi trong văn bia Lương

danh công hậu thần chi bi 粱 名 公 後 神 之 碑 [260].

Đĩnh Quận công Ngô Công Mỹ 挺郡公吳公美 người x. Quế Trạo, h. Hiệp

Hòa (nay là th. Thái Thọ, x. Thái Sơn, h. Hiệp Hòa) cũng không thấy thông tin về

ông trong sử sách, nhưng có 02 văn bia xứ Bắc ca ngợi tài năng, đức hạnh và công

tích của ông với đất nước và làng quê xứ Bắc đó là văn bia Hiển Khánh am bi 顯慶

庵碑 tạo năm Thịnh Đức 3 (1655) [192] và văn bia Thánh Đức Quang từ bi 聖德光

祠碑 tạo năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) ở từ chỉ Ngô tướng công (th.Như Nguyệt, x.

Tam Giang, h. Yên Phong, t. Bắc Ninh). Văn bia soạn khắc công đức khi ông làm

51 Đó là làng Bình An Thượng, Bình An Hạ, Ảm Trứ (x. Tiền Phong), làng Bình Lương (x. Đồng

Việt)

94

quan chức Thánh Vương phủ, Phó Vương phủ, lưỡng triều Chưởng giám Tổng quản

các xứ Kinh Bắc, Hiệp Hoà, Thái Nguyên, kiêm Tri thị nội Thư tả nha môn Đĩnh

Quận công Ngô Công Mỹ, tặng Đô đốc đồng tri, từng hầu hạ trong phủ chúa, có

công giúp nhà chúa, nhiều lần được thăng thưởng. Tuy vậy, ông vẫn nghĩ, vinh hiển

ở đương thời không bằng lưu danh muôn thủa. Do vậy, ông đã đem bạc tinh, ruộng

tốt biếu cho 3 xã: Quế Trạo, Đức Thắng và Thù Sơn, để dựng 2 ngôi am thờ, 1 bằng

đá, 1 bằng gạch ngói, gồm 3 dãy, mỗi dãy 5 gian. Cho nên, quan viên, hương lão,

cùng mọi người lớn nhỏ của 3 xã thuận lòng bầu cha mẹ và vợ chồng ông làm hậu

Thần. Quan dân 3 xã đem số ruộng của ông tiến cúng là 44 mẫu chia nhau cày cấy,

chỉ để lại 4 mẫu giao cho người trông nom quét dọn am làm ruộng hương hoả. Cuối

văn bia có minh văn ca ngợi miền đất Quế Trạo, h. Hiệp Hòa và công đức của Đĩnh

Quận công: “Đứng đầu Việt Nam/ Là xã Quế Trạo/ Phía trước sông vây/ Đằng sau

núi ấp/ Mạch đất linh thiêng/ Ơn trời rộng mở/ Tướng quan Ngô Mỹ/ Phò tá Trịnh

vương52…[192]

Phương Quận công Ngọ Công Quế 芳郡公午公桂. Có 5 văn bia khắc ghi

công đức của ông với quê hương tg. Quế Trạo. Văn bia Linh Quang từ chỉ chi bi 靈

光祠址之碑 tạo năm 1697, cho biết vào năm Giáp Tuất (1694), Phương Quận công

Ngọ Công Quế bỏ tiền giúp dân xã làm đình ngói, đến năm Đinh Sửu (1697) ông

ban cho huệ điền sản lượng 200 gánh và ruộng hương hoả sản lượng 10 gánh, 400

quan tiền sử, vì vậy được bầu làm Hậu Thần. Đến năm Tân Tỵ (1701) ông lại cho

ruộng sản lượng 100 gánh, ruộng hương hoả sản lượng 14 gánh, 400 quan tiền sử…

[205]. Bia Tu tập thượng điện đường sự thực ký ở chùa Quế Sơn, tg. Quế Trạo, h.

Hiệp Hòa cho biết: Năm Bính Dần (1686) Phương Quận công Ngọ Công Quế đã

cúng cho 2 xã 250 quan tiền sử, 6 cây gỗ lim để trùng tu thượng điện và gác chuông

chùa làng. Do đó, toàn dân 2 xã bầu cha mẹ ông làm hậu Phật và dựng tượng thờ ở

52第 一 越 南/ 可 稱 桂 / 秀 水 朝 前/ 奇 山 拱 後/ 地 脉 一 / 天 恩 廣 造/ 美 吳 將 /

佐 鄭 主 后 …).

95

bên trái chùa [285]. Văn bia Trùng tu Thánh lộ tự bi ký 重修聖露寺碑記 tạo năm

Chính Hòa 21 (1700), cho biết: “Thượng điện lâu ngày hư hại nhiều, cần trùng tu,

nhờ trong ấp có Hiển quan Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Phó tri thị nội thư tả

Binh phiên, Ty lễ giám, Đô thái giám, Phương Lộc hầu Ngọ hiền công, vào năm

Bính Dần (1686) xuất gỗ lim, thuê thợ sửa lại. Dân 2 xã nhớ ơn, bầu cha ông làm

hậu Thần, tạo tượng đá 2 vị thờ bên trái điện. Ông lại xuất ruộng sản lượng 50 gánh,

dùng làm ruộng tam bảo, xuất 250 mân sử tiền mua 6 cây gỗ lim làm gác trống, lầu

chuông. Ngoài ra, còn trên 50 người trong 2 xã đóng góp tiền để sửa chữa chùa

[286]. Cùng năm ấy, Phương Quận công Ngọ tướng công thấy các bậc tiên hiền ấp

nhà sự nghiệp khoa danh có tiếng từ xưa, văn hạnh thi thư có công với đời sau, như

vậy không thể không có từ vũ, ông bèn tập hợp văn hội 2 thôn Quế Trạo, Quế Sơn

tuyên bố lập từ vũ và bỏ nhiều tiền ruộng lập nghĩa điền hương hỏa nên được tôn

làm bậc tiên hiền, khắc ghi họ tên biểu dương trên văn bia Kính sự từ vũ bi ký [227].

Bia Trùng tu hậu thần bi ký 重修後神碑記 ở từ chỉ Linh Quang, tạo năm Vĩnh

Thịnh 9 (1713) ghi lại công đức trước đây: “Chỉ tính riêng 2 lần ông cũng đã giúp

đến 800 quan tiền và số ruộng sản lượng 300 gánh, khi ấy đã có dựng bia ghi lại.

Nay các thôn xã nhớ đến công lao to lớn ấy, lại hội họp đặt ra qui định tế lễ hàng

năm và khắc vào bia đá”.

Chẩn Quận công Nguyễn Trung Dung 軫郡阮中庸 người x. Quang Biểu,

h.Yên Việt, ph. Bắc Hà (nay là th. Quang Biểu, x. Quang Châu, h. Việt Yên). Làm

quan chức Vương phủ Cai quan Thần vũ Tứ vệ quân vụ sự Đề đốc Châu Minh hầu

Nguyễn lệnh công, tặng Bắc quân Đô đốc phủ Đô đốc Thiêm sự Chẩn quận công, tự

Trung Dung là một vĩ nhân ở đất Bắc, bẩm tính khiêm nhường, rộng lòng từ thiện

có nhiều đóng góp cho làng xã bản quán được khắc ghi tại Nguyễn gia hậu thần bi

ký 阮家後神碑 tạo năm Chính Hoà 7 (1686)[278].

Thuần Quận công La Đoan Trực 淳郡公羅端直(1688 - 1749) người x. Cẩm

Xuyên, h. Hiệp Hòa là vị võ quan cao cấp trong phủ Chúa có nhiều đóng góp cho

quê hương và được phong Đại vương thờ ở đình làng. Ở các làng xã h. Hiệp Hòa có

96

nhiều văn bia khắc ghi công đức của ông cho việc xây dựng các nơi thờ tự như:

Phụng sự La công sinh từ bi ký 奉事羅公生祠碑記 soạn khắc năm Vĩnh Khánh thứ

1 (1729) ở lăng Dinh Hương (x. Đức Thắng) [239]; La Quý công vĩnh huệ bi tạo

năm Long Đức thứ 1 (1732) ở đình Cẩm Xuyên, x. Xuân Cẩm [238]; La Quý công

vĩnh huệ bi 羅貴公永惠碑 tạo năm Cảnh Hưng thứ 15 (1754) ở lăng La tướng

công th.Trung Trật, x.Mai Trung, h. Hiệp Hòa [277]. Cũng như nhiều danh nhân võ

lược t. Bắc Giang, không thấy sử sách không ghi gì nhưng cuộc đời, sự nghiệp của

ông được phản ánh khá đầy đủ trong văn bia. Tại sinh từ phụng thờ Thuần Quận

công ở x. Đức Thắng, h. Hiệp Hòa (tức lăng Dinh Hương) có 2 văn bia khắc trên

hai mặt hương án đá, không có tiêu đề nhưng được xem như bia thực lục ghi lại khá

đầy đủ hành trạng của Thuần Quận công: “ Năm Canh Tuất (1730) chuyển sang cai

quản các đội Thị hầu, Thị kỵ và Khiên mã thuộc Nội sai Binh phiên ở phủ Chúa.

Năm này được thăng làm Thiêm Thái giám. Năm Nhâm Tí (1732) được cho cai

quản các thuyền Thị hầu Ưu hậu. Năm này được thăng làm Thái giám. Năm Giáp

Dần (1734) đổi sang cai quản Thị hầu Nội nhuệ trung đội Phó thủ hiệu Phó cai

quan. Năm này được thăng làm Đô thái giám. Năm Ất Mùi (1735) được ban đặc ân,

thăng làm Tổng thái giám. Năm này phụng mệnh đi sứ phương Bắc. Đến tháng 11,

đổi làm Phó thủ hiệu Thị hầu Nghiêm nhất đội Phó cai quan. Năm Đinh Tỵ (1737)

đổi sang làm Phó tri Công phiên. Năm Mậu Ngọ (1738) phụng mệnh đi sứ phương

Bắc lần thứ hai, hoàn thành nhiệm vụ, khi về được thăng chức Tham đốc. Năm Kỷ

Mùi (1739) phụng mệnh phò tá đức Vĩnh Hựu Hoàng đế. Năm Canh Thân (1740),

tháng 3, đốc lĩnh quan binh đánh giặc ở Kinh Bắc, Sơn Nam, Hải Dương, tiến đánh

quân giặc liền bốn mươi trận, giành toàn thắng, được thăng chức 2 bậc, thăng làm

Đô đốc Thiêm sự ở phủ Đô đốc. Tháng 5, phụng mệnh cai quản Nghiêm nhất đội.

Tháng 11, chúa ngự giá đánh dẹp đạo Sơn Nam. Thuần quận công vâng mệnh coi

giữ kinh thành. Bọn giặc thừa cơ đem quân tiến đánh vào trại Bồ Đề, ông chỉ huy

quân đội dùng mưu lược đánh lui quân giặc, giữ yên kinh thành. Năm Tân Hợi

(1741), phụng mệnh đi đánh dẹp Trấn Ninh. Năm Nhâm Tuất (1742), phụng mệnh

phò tá đức Cảnh Hưng Hoàng đế” và đến lúc tuổi tác đã cao, ông được về trí sĩ, mất

97

năm Kỷ Tị (1779), được phong tặng Phúc Thần Đại vương cũng được người đời

khắc ghi bổ sung thật đầy đủ.

Ảnh 9: Thác bản văn bia khắc trên hương án đá lăng Dinh Hương (h. Hiệp Hòa).

Ảnh 10: Thác bản văn bia khắc trên hương án đá lăng Dinh Hương (h. Hiệp Hòa).

Hiển Quận công Dương Quốc Cơ 顯郡公楊國基 người x. Vân Cốc, h. Yên

Dũng, ph. Lạng Giang (nay là th. Vân Cốc, x. Vân Trung, h. Việt Yên) là nghĩa phụ

của quan Đại tư đồ Việp công Hoàng Ngũ Phúc. Ông từng giữ chức Phụ quốc

Thượng tướng quân, Đô chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy sứ, phong tặng Đô hiệu điểm ty

Tả hiệu điểm, Hiển quận công Dương tướng công. Công tích của ông được ghi

trong văn bia Hiển Quận công từ vũ bi 顯郡公祠宇碑 ở x. Yên Lư, h. Yên Dũng và

Hậu thần bi ký 後神碑記 khắc ghi công đức của Đô Hiệu điểm ty Tả Hiệu điểm

Hiển Quận công Dương Quốc Cơ xuất tiền của xây ngôi đình 3 gian 2 chái và 2 tòa

giải vũ trước đình, một khu chùa 4 mặt liền nhau, một gian tam quan đều bằng gỗ

lim, tường đá, lợp ngói. Ông lại cúng vào đình một khu đất rộng 4 sào; cúng cho 6

98

giáp một khu ruộng hương hỏa rộng 1 mẫu 1 sào 12 thước. Ông được dân xã tôn

bầu làm hậu Thần [220].

Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc 曄郡公黄五福 người x. Phụng Công, h.

Yên Dũng, ph. Lạng Giang (nay là thôn Phụng Pháp, x. Tân Mỹ, TP. Bắc Giang).

Năm 18 tuổi nhờ sự tiến cử của nghĩa phụ là Hiển Quận công Dương Quốc Cơ đã tự

hoạn rồi bước vào hoạn lộ, sau làm quan đến chức Đại tư đồ Thượng tướng quân,

tước Việp Quận công Hoàng Đài công. Ông là người tài hoa, tuấn kiệt. Sử sách, thư

tịch giành nhiều trang ghi chép về ông như một nhân vật đặc biệt tài kiêm văn võ.

Ông là võ tướng xuất sắc phò giúp chúa Trịnh trong các cuộc chinh phạt các cuộc

khởi nghĩa và nội chiến Trịnh - Nguyễn ở nửa sau TK XVIII. Cuối đời được phong

Quốc lão đại thần, tước Việp công. Văn bia Tân kiến Tư đồ Hoàng Đài công sinh từ

bi ký 新見私徒黃台公生祠碑記 đã phản ánh tài năng, đức độ, công tích của ông

với quê hương: Đại tư đồ Việp Quận công Hoàng Đài công tài hoa, tuấn kiệt, tuy

quyền cao chức trọng, bổng lộc nhiều, nhưng không kiêu căng, mà khiêm tốn, đức

độ, thương yêu người nghèo, thăm hỏi người già cả ốm đau, có nhiều công đức với

dân x. Phụng Công, h. Yên Dũng, ph. Lạng Giang, như: năm Giáp Tý (1744) giặc

cướp hoành hành, ông đã sửa sang hào luỹ, tập hợp đinh tráng ngăn giặc, giữ làng.

Ông hô hào dân chữa lại cổng làng, giữ gìn của cải... Lại khuyên dân không ham cờ

bạc, rượu chè, phải có phép tắc và nhân nhượng nhau. Vì vậy dân kính mến ông lập

sinh từ thờ phụng [281].

Du Quân công Trần Đình Ngọc 油郡公陳廷玉 làm quan chức Đặc tiến Phụ

quốc công thần, trí sĩ, khởi phục Quốc lão Đại tư mã, phong tặng Đại tư đồ Du

Quận công Trần Đình Ngọc. Ông có công cao lộc trọng với triều Lê -Trịnh, công

đức nhiều với dân quê làng xã. Ông đã cúng 500 quan tiền cổ cho dân khi bị thiên

tai và 3 mẫu nửa sào ruộng để làm tự điền. Quan viên hương lão và toàn thể dân

làng nhớ ơn công đức của ông đã tôn bầu cha mẹ ông làm hậu Thần. Ông lại cúng

cho xã 11 mẫu 7 sào 11 thước ruộng vào chùa để cho dân 9 thôn cày cấy dùng vào

việc cúng giỗ ông. Ông còn xây một cái am cạnh chùa đặt tên là “Tự tại am 自在庵

” để sau khi chết làm nơi chôn cất và thờ cúng. Ngoài ra, ông còn bỏ nhiều tiền

99

ruộng mua hậu Phật nên được bầu làm hậu Phật. Hiện th. Lương Phong và th.

Thiện Mỹ (x. Lương Phong, h. Hiệp Hòa còn lưu 03 văn bia ghi việc ông cùng con

trai ông là Miên Quận công Trần Đình Miên công đức cho dân sở tại xây dựng tu

sửa đình, chùa làng, đó là bia Hậu Phật 後佛 [280], Đới đức bi ký tịnh minh 帶德碑

記并銘 [227], Tự tại am bi ký 自在庵碑記[226]. Văn bia Trung hiếu toàn tiết bi 中

孝全節碑(N0 9215), dựng tại lăng Miên Tướng công, soạn khắc năm Cảnh Hưng 25

(1764) là bài văn ghi về sự kiện Miên Quận công theo cha đi đánh Quận He

(Nguyễn Hữu Cầu) khi mới được phong tước bá:“ Khoảng năm Kỷ Mùi (1739),

Canh Thân (1740) Phụ quốc công đem quân đi dẹp Quận He. Hầu đốc xuất gia

đinh sáu, bảy trăm người xin đi theo, đánh vào sào huyện Quận He. Năm Tân Dậu

(1741), Phụ quốc trấn thủ Kinh Bắc, Hầu ở nhà đọc sách. Năm Quý Hợi (1743),

Hầu đỗ tứ trường, được nhận chức Quang lộc tự Tự thừa. Tháng 6 năm Giáp Tý

(1744), Quận He chiếm đất Yên Dũng, Hầu theo Phụ quốc công đánh lại, chém

được đầu ngựa của Quận He, nhưng bị đâm chết. Năm ấy Hầu mới 28 tuổi, được

triều đình truy tặng chức Trung úy, tước Bá, ban cho ruộng thờ 10 mẫu, cho một

người con làm quan, dựng am ghi công, lập 22 tượng đá đứng chầu. Năm Tân Mùi

(1751) dẹp xong Quận He, Hầu được gia tặng Tổng binh, tước Hầu, ban thêm

ruộng thờ 10 mẫu…”.

Ngoài việc công đức cho việc xây dựng tôn tạo đình, chùa là hai công trình

tôn giáo, tín ngưỡng có ở hầu khắp các làng xã, các võ tướng còn góp công xây

dựng, trùng tu các công trình khác như văn chỉ, từ vũ, từ đường, cầu quán vv…

Cùng với các vị Quận công được văn bia phản ánh trên, t. Bắc Giang còn hàng trăm

văn bia phản ánh công tích của các vị tước hầu tước, tước bá... Họ cũng là những võ

quan xứng hàng danh nhân lịch sử văn hóa của quê hương, đất nước. Văn bia Hậu

thần bi ký 後神碑記 dựng năm Cảnh Trị thứ 9 (1671), ghi công đức của viên quan

Chánh Đội trưởng Nham Thọ hầu Nguyễn Đức Hưng người x. Quế Ổ, h. Quế

Dương con nhà dòng dõi, từng xông pha nơi trận mạc, lập chiến công lừng lẫy cùng

vợ là bà Hà Thị Phúc (người bản xã) đã mua gỗ lim, mời thợ khéo đến làm một ngôi

đình 3 gian 2 chái. Ông bà lại cúng 3 mẫu ruộng để dân lo tiền đèn hương. Ông bà

100

được bầu làm hậu Thần. Văn bia có ghi cam kết của làng về việc cúng giỗ và có bài

minh ca ngợi công đức vợ chồng ông [219].

Miền quê Cảnh Thụy, h. Yên Dũng xưa thuộc vùng chiêm trũng, đi lại khó

khăn, đã hạn chế giao thông qua lại của người dân trong vùng. Vào năm Diên

Thành 3 (1580), cây cầu cũ bị hỏng, có viên quan là Trung Lương tử họ Đào cùng

bạn hữu đã đứng ra sửa chữa cầu Mỗi Nhu. Văn bia Tu phục Mỗi Nhu kiều chi bi 修

復每儒橋之碑 là bài văn khắc ghi lại sự việc và ca ngợi công đức của người đứng

ra hưng công tu tạo cầu này: “Ở đầu non xã cảnh Thụy, huyện Yên Dũng có cây cầu

gọi là cầu Mỗi Nhu. Nơi đây thế núi tụ chầu, đường xá chạy qua, nhân lực thông

suốt nên có tên như vậy…Tên cầu đã có từ lâu, móng cũ vẫn nguyên, nhưng khôi

phục lại không thể trong ngày một ngày hai. Nay có vị Trí sĩ Đào công trước Trung

Lương tử, từng được huân phong Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Công bộ quân

khí doanh tạo sở Đề khống và các vị Đàn việt là Nguyễn Công, Phan công, Đặng

công…cùng quan viên xã, thôn trưởng trong xã nhân cầu cũ mà sửa mới lại…”53.

Cầu Mỗi Nhu do dân đóng góp xây dựng nên, nhưng trải nhiều năm mưa gió, cầu bị

hư hại, cần được tu sửa lại. Nay ông Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Công bộ

quản khí doanh tạo sở đề khống phụng trí sĩ Lương Trung tử Đào công cùng các bậc

đàn việt Nguyễn công, Phạm công, Ông công... Nhân cầu cũ mà sửa thành cầu mới.

Việc xong, dựng bia lưu lại [176].

3.3 Văn bia phản ánh về hoạn quan, thái giá với làng xã.

Có 161 VBBG phản ánh về 126 viên hoạn quan, Thái giám dưới thời Lê

Trung hưng (TK XVI - XVIII). Các viên quan Thái giám là thành phần đóng góp

nhiều công của cho các làng xã Bắc Giang trong rất nhiều hoàn cảnh như xây dựng,

tu tạo đình chùa, cấu cống, đường sá, thuế khóa... Bởi họ là những viên quan được

hưởng nhiều bổng lộc triều đình nên giàu có và có điều kiện kinh tế để cúng tiến

tiền ruộng công đức cho làng xã xây dựng nhiều công trình phúc lợi và những việc

53 涼 之 安 勇 景 峯 頭 有 橋 名 曰 每 猱 . 盖 以 山 势 至 是 指 道 路 至 是 而 奏 人 力 至 是

而 通 . 故 名 之 也 是 橋 也 … 橋 之 名 古 矣 . 基 之 成 之 復 之 盖 非 一 日 . 乃 今 特 進 今

紫 榮 祿 大 夫 工 部 軍 器 營 造 所 提 控 與 諸 壇 壇 越 阮 公 潘 鄧 公…及 本 社 官 圓 社

村 長 大 小 等 人 耆 舊 而 新 之.

101

làm có lợi ích cho cộng đồng. VBBG là nguồn tư liệu chính, rất phong phú để các

nhà nghiên cứu khai thác, biên soạn nhiều tập sách giới thiệu về danh nhân lịch sử

văn hóa địa phương.

Sự ra đời của hàng trăm ngôi chùa, ngôi đình, sinh từ, lăng mộ đá có quy mô

kiến trúc đồ sộ nay đã là các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với công lao của các

quan Thái giám. Nó được xem là hiện tượng văn hóa đặc thù ở xứ Bắc. Tính từ triều

vua Hoằng Định (1601 - 1619) đến niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1787) trải 11 đời

vua và đặt/dùng 20 niên hiệu thì hầu hết các niên đại đều xuất hiện văn bia khắc ghi

những đóng góp của quan Thái giám cho việc xây dựng, tôn tạo các công trình kiến

trúc của cộng đồng làng xã. Bia Trùng tu Sùng Quang tự bi 重修崇光寺碑 ở chùa

th. Phúc Tằng, x.Tăng Tiến, h. Việt Yên (Đức Long thứ 3-1631) ghi công đức của

Sư phụ Đại nguyên súy Thống quốc chính, Thanh Vương Trịnh Tráng và Dương

Nghĩa hầu Thân Thạc Vọng, vì đã đứng ra hưng công xây dựng chùa Sùng Quang:

“Chùa Sùng Quang thuộc xã Phúc Long, Phúc Tằng, là nơi cổ tích danh lam, vào

ngày 15 tháng 12 năm Canh Ngọ, cưu công tu tạo thượng điện, thiêu hương, tiền

đường, hậu đường, tả hữu hành lang, tam quan, tường vây, đến ngày 11 tháng 7

năm Tân Mùi thì công việc xong xuôi. Công việc được vẹn toàn như vậy là nhờ

quan Dực vận tán trị công thần, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Nội phủ giám,

Tổng thái giám, Chưởng giám sự, Dương Nghĩa hầu Thân Thạc Vọng chủ trì. Vì

vậy, bản xã cho tiên tổ ông được gửi giỗ tại chùa. Lại lập một ngôi sinh từ bên cạnh

để cúng thờ khi ông qua đời, truyền mãi đến vạn đời…” [183].

Chùa Diên Quang ở chợ th. Cẩm Bào, x. Xuân Cẩm, h. Hiệp Hoà có tiêu đề Tu

tạo tiền đường Diên Quang tự bi 修造前堂延光寺碑, tạo năm Dương Hòa 7 (1641)

ghi công đức của viên quan Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Đô Thái giám Tham tri

cung môn thừa chế sự Trình Xuyên hầu Ngô Văn Khuê cùng vợ là Phạm Thị Ngọc

Trúc và một số dân địa phương đứng ra quyên góp tiền để tu bổ lại tiền đường, đài

hương và tô tượng Phật. Công việc hoàn thành, bèn dựng bia ghi lại [184].

Văn bia đã phản ánh những đóng góp của các quan Thái giám trong việc xây

dựng tôn tạo các ngôi chùa thờ Phật chiếm số lượng đáng kể. Ngoài ra, còn có bia

ghi việc tạo tượng, đúc chuông, xây dựng bến đò tam bảo, qua nhà chùa đóng góp

102

giúp dân nộp thuế… Văn bia Lưu tư điền cúng tam bảo bi 留私田供三寶碑 ở chùa

th. Nga Trại, x. Hương Lâm, h. Hiệp Hoà (Phúc Thái 3 - 1645) cho biết: Quan viên,

hương lão cùng toàn dân th. Nga Trại, h. Hiệp Hoà, ph. Bắc Hà, lập giao ước hàng

năm phụng sự quan Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Đô Thái giám, Tham chưởng

cung môn, Thừa chế giám sự Nghiêm Vũ hầu Nguyễn Hữu Lễ cùng ông bà, cha mẹ

ông. Vì ông cúng cho thôn 5 nén bạc và 3 thửa ruộng tốt sản lượng 100 gánh, giúp

cho chùa Nga Trại chi dùng vào việc công. Dân xã nhớ ơn đặt lệ cúng giỗ hàng

năm. Ông lại tiến cúng thêm một số ruộng khác sản lượng 25 gánh, làm ruộng đèn

hương ở chùa. Vậy nay dựng bia truyền lại mãi mãi [185]. Văn bia Phúc Nham tự

tam bảo thị bi 福巖寺三寶巿碑 ở chùa th. Ngọc Lâm, x.Tân Mỹ, TP.Bắc Giang tạo

năm Thịnh Đức 4 (1656) lại ghi việc xin miễn thuế để giảm khó khăn cho dân: Chợ

Phúc Nham, h.Yên Dũng ở cạnh chùa Phúc Nham, thuộc sở hữu của nhà chùa.

Trước đây bị nha lại ức hiếp thu thuế, gần đây nhờ quan Dực vận tán trị công thần,

Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Nội phủ giám, Đô Thái giám, Chưởng giám, Đô

đốc Ninh Quận công Thân tướng công, tâu lên nhà Chúa, xin lệnh chỉ miễn cho.

Nay chùa có việc sửa chữa, ông lại cúng 250 quan tiền sử, 1 số người giàu sang

trong xã cũng đóng góp tiền để chi phí. Vậy dựng bia kỷ niệm, ghi công những

người đóng góp tiền của [289].

Chùa Thánh Lộ 聖露寺 có tên Nôm là chùa Chèo ở miền thượng h. Hiệp Hòa

là ngôi chùa có quy mô kiến trúc đồ sộ và từng nhận được sự hưng công tu tạo của

Cung tần trong phủ Chúa cùng nhiều võ quan có tâm đức với quê hương. Văn bia

Trùng tu tự bi 重修寺碑 tạo năm Chính Hoà 21 (1700) khắc ghi sự hưng công của

bà Vương Thị Ngọc Chất và công đức của Phương Lộc hầu Ngọ Công Quế: Chùa

Thánh Lộ x. Quế Sơn, h. Hiệp Hoà là chốn danh lam cổ tích, lâu ngày bị hư hỏng.

Nay Thị nội Cung tần Vương thị, huý Ngọc Chất, người Đặng Xá, huyện Thanh

Lâm cúng 500 mân tiền sử, nhân đó, quan viên, nam phụ lão ấu 2 xã Quế Trạo, Quế

Sơn, cùng tín thí thập phương, hoặc gỗ, hoặc tiền, đóng góp, giúp cho việc trùng tu

nhà chùa Thánh Lộ, chế độ được đổi mới, quả như trời Đâu suất vậy. Lại thượng

điện, lâu ngày hư hại nhiều, cần trùng tu, nhờ trong ấp có Hiển quan Đặc tiến kim tử

103

vinh lộc đại phu, Phó tri thị nội thư tả Binh phiên, Ty lễ giám, Đô Thái giám,

Phương Lộc hầu Ngọ hiền công, vào năm Bính Dần, xuất gỗ lim, thuê thợ sửa lại.

Ông lại xuất ruộng sản lượng 50 gánh, dùng làm ruộng tam bảo, xuất 250 mân sử

tiền mua 6 cây gỗ lim làm gác trống, lầu chuông [187].

Chùa Đống Nghiêm 棟嚴寺, một danh lam cổ tự, sơn môn của thiền Phái Trúc

Lâm ở x. Dĩnh Kế (TP. Bắc Giang) cũng là nơi thuận lợi cho việc giao thương.

Nhận thấy địa thế thuận lợi cũng như nhu cầu trao đổi hàng hóa của các làng xã

quanh vùng Quận công Nguyễn Đức Dung đã đứng ra lập chợ ngay cạnh chùa Đống

Nghiêm. Sau lại có quan Tham nghị Nguyễn Minh Phái cùng vợ Nguyễn Thị

Chuyên thấy chùa Đống Nghiêm là nơi cổ tích danh lam, bèn phát tâm bồ đề, tự bỏ

tiền ra đúc chuông và sửa chùa.Văn bia Đống Nghiêm tự bi ký 棟嚴寺碑記 đã phản

ánh rõ sự kiện này [189].

Qua VBBG, thấy sự đóng góp tiền của các quan Thái giám cho làng xã thời

Lê Trung hưng là rất lớn. Bên cạnh việc công đức cho việc xây dựng, tu tạo chùa

chiền hay các chợ tam bảo các viên quan Thái giám còn quan tâm giúp đỡ đặc biệt

cho các làng xã xây dựng các ngôi chùa thờ thần. Có nhiều vị Thái giám đã công

đức cho 5 làng xã, mỗi làng xã một ngôi đình lớn. Thậm chí, có vị đã giúp dân xây

dựng đình làng còn bỏ tiền mua thêm ruộng, ao, đồ tế khí để hành lễ. Dưới đây

chúng tôi trình bày tư liệu văn bia về một số hoạn quan, Thái giám tiêu biểu qua tư

liệu văn bia.

Quán Quận công Nguyễn Thế Nho, người x. Quang Biểu, h. Yên Việt, ph.

Bắc Hà, (nay là th. Quang Biểu, x. Quang Châu, h. Việt Yên). Làm quan chức Cai

quan Tri thị nội Thư tả, Lại phiên, Tri công tượng Tiền tượng cơ Phó cai quan Thị

nội giám, Ti lễ giám, Tổng Thái giám Thự vệ sự Quán quận công, Nguyễn tôn

công, húy Thế Nho,thụy Ôn Hậu phủ quân [Hậu thánh bi ký 後聖碑記, tạo năm

Vĩnh Thịnh thứ 7 (1613) [279]. Văn bia Từ đường bi ký 祠堂碑記 để tại từ chỉ

Quang Biểu, x. Quang Châu, h. Việt Yên (Vĩnh Thịnh thứ 8- 1712) ghi công

đức của Tri công tượng Tiền tượng cơ Phó cai quan, Đặc tiến kim tử vinh lộc

đại phu, Thị nội giám, Ty lễ giám, Đô Thái giám, Quán Phương hầu, Nguyễn

104

Thế Nho là bày tôi thị ngự, có nhiều công lao với nước, nay làm 1 toà từ đường

5 gian, trên lợp ngói, để cho con cháu mãi mãi hương hoả, không được chuyển

dời. Bài văn bia ca ngợi đức tính và công đức của ông, ca ngợi việc lập từ đường để

dạng danh tổ tông, một việc làm có ý nghĩa để con cháu có nơi hương hoả, nhớ tới

tổ tông... [193].

Hiệp Quận công Hoàng Công Phụ, là một hoạn quan “tai tiếng” nhất ở giai

đoạn giữa TK XVIII. Ông bề tôi được sủng ái nhất của chúa Trịnh Giang. Ông từng

phò chúa xây dựng hành cung ngay tại quê hương mình. Ngược lại, nhà chúa cũng

thường xuyên qua lại nơi đây để viếng thăm quê hương bề tôi yêu quý.54 Văn bia

đình x. Thái Thọ, h. Hiệp Hòa (Vĩnh Hựu thứ 5 - 1739) ghi công đức của “Thị nội

giám Ty lễ giám Tổng Thái giám Tham đốc Hiệp Quận công Hoàng Công Phụ

người x. Quế Trạo, h. Hiệp Hòa ... Trưởng quan là người có nhiều ân huệ với dân,

năm trước ông đã ban phát gia tài của cải, và xin giảm suất đinh cho hai xã, lại cho

bạc và ruộng tốt cho hai xã phân chia đều trên dưới. Nay dân hai xã đều xin tôn bầu

ông làm Hậu thần”55.

Văn bia Huệ điền lưu tự bi ký 惠田留祀碑記, tạo năm Vĩnh Hựu thứ 5

(1739) dù đã bị đục xóa một số nội dung nhưng vẫn phản ánh rất rõ công đức của

ông với quê hương bản quán. “Kính thấy Thị Nam cung Tri công tượng, Hữu tượng

cơ Phó thủ hiệu Phó cai quan, Phó tri Thị nội Thư tả Binh phiên, Thị cận, Thị nội

giám, Ty lễ Giám, Tổng Thái giám, Tham đốc Hiệp Quận công Hoàng Công Phụ,

người x. Quế Trạo, h. Hiệp Hoà, theo hầu Thanh Vương, lập nhiều công trạng…

Trở về quê nhà, ban cho 2 x. Quế Trạo và Quế Sơn 1080 lượng bạc, 1 khu ruộng 10

54 “ Chúa về cuối đời lười việc chính sự, thích đi xem, làm nhiều cung quán ở tứ trấn, các nơi danh

lam chùa cổ, chỗ nào cũng có vết xe, chân ngựa. Thường đóng ở hành dinh Quế Trạo ( xã Quế

Trạo, …là làng quan Nội giám Hoàng Công Phụ) bất thần về kinh, lại đi tuần phương Bắc. Bề tôi

thân yêu của chúa là Hoàng Công Phụ nghi ngờ lính Thanh Nghệ, không muốn cho họ hầu xe chúa,

đổi dùng lính tráng người làng để do mình sai khiến. Việc ấy khiến cho các quan và sáu quân

không biết chúa ở đâu.Công việc triều đình, Nhiếp chính công (Trịnh Doanh) phái cho người đi lấy

chỉ của chúa, không dám tự quyết, triều đình vì thế rối rắm. Về sau chúa không được khoẻ, thích

nghỉ ngơi tĩnh mịch. Hoàng Công Phụ lại đem chúa về kinh sư, làm cung Thưởng Trì cho ở trong

nhà kín (mật thất), chúa bèn ở sâu trong đó không ra nữa..”(Đại Việt sử ký tục biên, sdd [30-159].

55 侍 内 監 司 禮 監 總 太 監 參 督 洽 郡 公 黃 公 輔 洽 和 桂 棹 人 ... 長 官 厚 惠 於

上 年 既 發 家 貨 具 啟 聞 得 減 貳 社 丁 率 又 許 銀 子 并 良 田 與 貳 社 均 分 上

下 兹 貳 社 等 仝 請 尊 為 後 神.

105

mẫu làm ruộng hương hoả. 2 xã cúng giỗ ông như nghi lễ đã định” [237]. Cùng năm

(Vĩnh Hựu 5 -1739) ông lại bỏ tiền của trùng tu, sửa chữa chùa làng. Văn bia Thái

Thọ xã tự bi 泰壽社祀碑 (N0 8612 - 14) do TS Trương Nguyễn Điều soạn, Trạng

nguyên Trịnh Tuệ56 nhuận sắc đã ghi lại: “Xét thấy, Thị Nam cung Tri công tượng,

Hữu tượng cơ, Phó thủ hiệu Cai quan, Phó tri thị nôi Thư tả Binh phiên, Thị cận,

Thị nội giám, Ty lễ giám, Tổng Thái giám, Tham đốc, Hiệp Quận công, Hoàng

Công Phụ, người Quế Trạo, h. Hiệp Hoà, có nhiều công lao với triều đình, được

Chúa rất tin dùng, giao cho nhiều trọng trách. Khi ra ngoài, ông hòa nhã với mọi

người, lại hay làm việc từ thiện. Nay thấy dân 2 xã Quế Trạo và Quế Sơn phải lo

liệu nhiều công việc, cấp cho 50 lạng bạc, 300 mân tiền sử, 8 dật vàng, 12 mẫu

ruộng, để dân chi dùng. Trước thịnh tình ấy, dân 2 xã cảm kích, cùng họp tại đình

tôn ông làm Hậu phật”. Như vậy, văn bia cho thấy, viên quan Tổng Thái giám

Hoàng Công Phụ rất có tiềm lực kinh tế và sẵn tâm đức với quê hương. Trong một

năm đã hai lần bỏ gia sản cấp cho làng xã chi dừng với số vàng là 8 dật, bạc 1130

lượng, tiền 300 mân và 22 mẫu ruộng.

Ở th. Cửa Ngòi, x. Phấn Trì, h. Yên Dũng (nay là th.Đồng Quan, x. Đồng

Sơn, TP. Bắc Giang) có quan Thị nội, Kiêm tri thị nội Thư tả Hộ phiên, Thị nội

giám, Ty lễ giám, Đồng tri giám sự Mật Lộc hầu Nguyễn công, húy Công Luận (sau

được phong tước Nham Quận công) là người tài cao đức trọng, có công lao trong

phủ Chúa nên được hưởng nhiều bổng lộc. Ông giúp cho dân thôn 200 quan tiền sử,

ruộng lúa sản lượng 220 gánh, ruộng mạ 71 đấu và 1 cái ao, 1 cái chiêng, 4 áo thanh

cát để chi dùng vào việc công. Do đó, toàn dân thôn tôn ông và cha mẹ ông làm hậu

Thần và làm nhà thờ để thờ cúng. Văn bia Phụng sự Hậu thần bi ký 奉事後神碑記

dựng năm Vĩnh Thịnh (1717) và văn bia khắc trên sập thờ ở đình Đồng Quan đã

khắc ghi truyền lại, trong có bài minh 24 câu ca ngợi công đức của ông: Ấp ấy có

người/ Người ấy như ngọc/Một giải Xương Giang/ Hoàng Sơn đá núi/ Xuân thu bốn

mùa/ Bia lưu muôn thuở…[214]. Văn bia Nguyễn gia lưu trạch bi 阮家留宅碑 tạo

56 Tứ Bính Thìn khoa (1736), Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh, Phụng sai Tham tụng, Đặc

tiến kim tử vinh lộc đại phu, Hình bộ Hữu thị lang Trịnh phủ Vĩnh Sơn, Thiệu Hoá, Thanh Hoá,

nhuận sắc.

106

năm Vĩnh Thịnh 13 (1717) ở đình Liễu Đê, x. Tân Liễu, h. Yên Dũng ghi việc ông

bà bỏ 300 quan tiền, 1 chiêng đồng, ruộng tốt sản lượng 100 gánh cho x. Liễu Đê

chi dùng [218]. Năm 1720, Mật Lộc hầu cùng vợ là Ngô Quý thị công đức cho dân

x. Xuân Đám, h.Yên Dũng (nay là th. Xuân Đám, x. Xuân Phú, h. Yên Dũng) 1060

quan sử tiền, 11 thửa ruộng sản lượng 110 gánh thóc để dân xã chi dùng việc thờ

cúng ông bà hậu Thần sau khi trăm tuổi, việc này được ghi khắc trên văn bia Phụng

sự Hậu thần bi ký 奉事後神碑 記[215]. Cùng năm (1720), ông bà lại được toàn dân

2 x. Xuân Đám và Lạc Gián, h. Phượng Nhãn, ph. Lạng Giang lập điều ước.

Nguyên vì, dân 2 xã được quan Thị nội giám, Ty lễ giám, Đồng tri giám sự, gia tặng

Phó tri Đô Thái giám Mật Lộc hầu Nguyễn tướng công, tự Liêm Bình, thụy Nhã

Thực, vợ Ngô quý thị, hiệu Diệu Tùng, cấp cho x. Xuân Đám 1.060 quan tiền sử và

16 thửa ruộng; cấp cho x.Lạc Gián 400 quan tiền sử và 10 thửa ruộng để dân 2 xã

chi phí vào việc đèn nhang. Do đó, toàn dân 2 xã thuận tình bầu ông bà làm Hậu

Thần ở bên phải đình quanh năm hương hoả. Sự việc được khắc ghi trong bài văn

bia Xuân Áng xã đình bi 春盎社亭碑 dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 16 (1720) [216]. Ở

đình th. Xuân Trung, x.Xuân Phú, h. Yên Dũng hiện còn lưu tấm bia khắc bài văn

Phụng sự Hậu thần bi ký 奉事後神碑記 có nội dung: Thị hầu Nội thiện trung hầu

tả tịnh khiên mã đẳng đội thuyền, Quyền công mã thiêm tri Thị nội thư, Tả Hộ

phiên, Thị nội giám,tư lễ giám, Đồng tri giám sự tặng Phó tri Đô Thái giám công

đức của Mật Lộc hầu Nguyễn Công Luận cùng vợ là Ngô Quý thị giúp bản thôn

1000 quan tiền, 11 thửa ruộng sản lượng 150 gánh thóc, ruộng ma 150 đấu, vì thế

ông bà được bầu làm hậu Thần[217].

Lập Quận công Giáp Đăng Luân 立郡公甲登倫, người x. Chuế Dương, h.

Yên Dũng, ph. Lạng Giang (nay là th. Đông La, x. Quế Nham, h. Tân Yên) làm

quan trong phủ Chúa, lúc đang cư quan nhậm chức co công lao, nhiều lần được

thăng Chúa thăng thưởng. Ông dùng tiền thưởng và bổng lộc công đức cho các làng

xã trong bản tổng xây dựng 2 ngôi đình, 2 ngôi chùa và nhiều tiền, ruộng để làm

ruộng tế. Văn bia Đức hinh sơn ngưỡng từ bi ký 德馨山仰祠碑記 đặt tại nhà thờ họ

107

Giáp thôn Đông La, x. Quế Nham, h. Tân Yên (Hiện nhà thờ họ không còn, tấm bia

hiện để tại góc sân nhà ông trưởng họ Giáp Văn Năng), tạo năm Bảo Thái thứ 5

(1724). “Ba thôn Ngọc Trì, Đông La, Tiền Đình xã Chuế Dương, huyện Yên Dũng

dự định xây cất ngôi từ chỉ thờ hậu Thần. Nhân vì, ấp nhà có quan Thị hữu trung

cung, kiêm Tri thị nội Thư tả Hộ phiên, Thị hữu thủy hiệu Thị hầu Thị tuyển đội

tuyển, Thị cận, Ti lễ giám Đồng tri giám sự, Lập Nghĩa hầu Giáp Đăng Luân, đã

cấp cho bản xã 10 mẫu ruộng, 100 lượng bạc dòng, 500 quan tiền sử, để bản xã

chọn ngày giờ tốt, dựng một ngôi sinh từ để sau này phụng thờ” [201].

Hơn mười năm sau, vào năm Vĩnh Hựu 4 (1738), khi đã qua đời, dân làng xã

lại khắc bia Hậu phật bi ký 後佛碑記 để ghi lại ân đức, vì: “…Ông là người trung

với vua, kính chúa, yêu mến dân, thường giúp đỡ kẻ nghèo khó. Vì thế dân x. Chuế

Dương, h. Yên Dũng rất kính trọng ông, tôn ông làm hậu Thần. Về sau ông cúng

cho xã 5 mẫu 5 sào 8 thước 6 tấc ruộng để phụng Phật, do đó, quan viên, hương lão

và toàn dân xã lại tôn ông làm hậu Phật. Khi ông mất, dân tiếc thương, dựng tượng

ở chùa để thờ. Qua văn bia, được biết trước khi trí sĩ ông được thăng chức tước:

Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Thị Nam cung, Phó thủ hiệu Tiền tượng cơ,

Phó cai quan, Tri thị nội Thư tả Binh phiên, Thị cận, Thị nội giám, Ty lễ giám,

Tổng Thái giám, Đô chỉ huy sứ, phong tặng Tham đốc Thượng trụ quốc Lập Quận

công Giáp tướng công, thụy Cẩn Đạt phủ quân [282].

Không chỉ công đức, giúp đỡ quê hương lúc khó khăn, Lập Quận công còn

bỏ nhiều tiền ruộng công đức cho các làng xã quanh vùng. Vào năm Giáp dần triều

vua Long Đức thứ 3 (1734) ông ban cho Tư văn tổng Thiết Sơn (h. Yên Dũng) gồm

có các thửa ở các xứ đồng như sau: “ 6 thửa ở xứ Cửa Làng, 01 thửa ở Sau Làng;

Thửa ở xứ đồng Đình Lai, lại 02 thửa ở xứ đồng Nhà Cường; Thửa ở xứ đồng Biên

Trì (Bên Ao), lại 01 thửa ở xứ đồng bên trái Từ Vũ; Thửa ở xứ đồng Đồng Vị, 01

thửa ở xứ đồng Nhà Son [Nhất sở tại Cửa Làng, hựu lục sở Cửa Làng; Nhất sở tại

Sau Làng, hựu nhất sở tại Sau làng xứ; Nhất sở tại Đình Lai, hựu nhị sở tại Nhà

Cường xứ; Nhất sở tại Biên Trì xứ, hựu nhất sở tại Từ vũ tả biên xứ; Nhất sở tại

Đồng Vị xứ, nhất sở tại Nhà Son xứ]. Sự việc được khắc ghi trên văn bia Trùng tu

108

Thiết Thượng văn chỉ bi 重修鐵上文址碑 [203]. Hiện văn chỉ đã trở thành phế tích,

bia được sưu tầm về trưng bày tạ Bảo tàng tỉnh Bắc Giang.

Thái Thọ hầu Nguyễn Giáp Thái 泰壽候阮甲泰 người x. Bảo Lộc Sơn, h.

Yên Thế, ph. Lạng Giang (nay là th. Ngò, x. Việt Lập, h. Tân Yên) còn được khắc

ghi công đức trên 03 văn bia. Văn bia Giáp gia từ chỉ bi ký 甲家祠址碑記 ở đình

th. Ngò, tạo năm Cảnh Hưng 35 (1774) ghi rằng: “Viên mục xã Bảo Lộc Sơn,

huyện Yên Thế, phủ Lạng Giang họp bàn...bầu hậu Thần. Nguyên vì, xã có quan

Thái giám, giữ chức Cai cơ, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Tụ vụ sự Tham đốc

Bắc quân Hữu bảo, trí sĩ, Thái Thọ hầu Nguyễn Giáp Thái và Chánh phu nhân

Trịnh Thị Thịnh đã làm cho bản xã một ngôi đình lớn 3 gian 2 chái, phía sau đình

lại dựng một ngôi đền 3 gian, đều bằng gỗ lim, lợp ngói. Lại cho 4 lạng vàng, 40

lạng bạc, 350 quan tiền sử, 8 mẫu ruộng, 1 cái ao để dân xã dùng vào việc hương

hoả và chữa đình, đền sau này…” [202]. Trong đình còn hai văn bia (biển gỗ) vinh

danh công tích của ông giúp dân xây dựng chùa làng vào năm Cảnh Hưng Giáp

Thìn (1784): “Trước đây, Trưởng quan Thị hữu trung cung phụng sự Phụ tá Phó thủ

hiệu Tả uy cơ, Phó cai cơ, Tri thị nội Thư tả, Hữu đô đốc, Thái Thọ hầu Nguyễn

Giáp Thái và vợ là Chánh phu nhân Trịnh Thị Thịnh, đã phát tâm bồ đề, tự bỏ tiền,

thóc, ngói, gỗ hưng công xây cất tam bảo, gồm thượng điện, tiền đường, hết thảy

đều làm mới (Hữu biển thông tri, N0 34321).

Đán Trung hầu Đoàn Đăng Đán 旦忠候段登旦 người x. Vân Cốc, h. Yên

Dũng (nay là th. Vân Cốc, h. Việt Yên) là người còn được lưu danh trên 06 văn bia

ở h. Việt Yên và Yên Dũng. Ông võ quan xuất thân Thái giám, sau làm quan đến

chức Đô đốc phủ Tả Đô đốc, Thái bảo rồi trí sĩ. Các văn bia đều ca ngợi “Ngài là

người tính tình khoan hậu, thường quan tâm cứu giúp người nghèo”. Hậu Thần bi

ký 後神碑記(N0 31249- 50), ở đình thôn Bài Xanh, xã Vân Trung (1770) cho biết,

thời gian cùng năm ông giữ chức Thị tả trung cung Thự công tượng Thị hầu Thị

tượng Hữu tiệp Thiện hữu đẳng đội, Phó tri thị nội Thư tả Lại phiên Thị cận, Thị

nội giám, Ti lễ giám, Tổng Thái giám, tước Đán Trung hầu đã cấp cho bản xã 250

109

quan tiền sử dùng vào việc sửa đình vũ, bản xã thuận tình bầu ông làm hậu Thần.

Ông lại cấp 3 mẫu ruộng dùng vào việc thờ tự. Văn bia Hậu Thần bi ký 後神碑記

(N0 7015 - 16) cho biết: Năm Cảnh Hưng 34 (1773) Đán Trung hầu lại bỏ tiền

ruộng, gỗ lim, thóc gạo để dân th. Trung Đồng, sở Đại Tảo, h.Yên Phong (nay là th.

Trung Đồng, cùng x. Vân Trung, h.Việt Yên) xây dựng đình làng: “Th. Trung

Đồng, sở Đại Tảo, h. Yên Phong … vốn là hạt khác, nhưng là hạt láng giềng, việc

thuế khóa, việc binh đều được ông khoan tha... Như thế sao có thể quên được? Bèn

hội họp đồng lòng bầu ông làm hậu Thần, kính thờ ở ban thượng trong đình. Nhân

đó ông đã ban cho sử tiền 250 quan, 4 mẫu 3 sào ruộng để dùng vào việc cúng giỗ.

Lại xuất gỗ lim, tiền, gạo, để tu sửa và tạo tác phúc đình”.

Theo Từ đường bi ký 祠堂碑記, vào năm Tân Sửu (1781) ông giữ chức

Thiêm sai phụ tá Thị Bắc cung, Thị hầu Nghiêm tả đội Thiêm quản Thiện hữu cơ,

Tri thị nội Thư tả Công phiên Đô đốc phủ Tả đô đốc lại bỏ tiền xây dựng từ đường

và lập nghĩa điền để tôn thờ tiên tổ họ Đoàn. Văn bia ghi rõ tâm tư của ông: “Ta

may nhờ phúc ấm tổ tiên, chịu ơn đất nước mà được ra làm quan hầu hạ chốn lầu

rồng, rồi được cất nhắc, ban phát chức tước. Gia đình được hưởng phúc đức, xét

thấy cũng chẳng phải lấy làm hổ thẹn. Lại nghĩ đến cái kế vạn năm, đương lúc thời

thế yên ổn, bèn nghĩ việc dựng 2 tòa Từ đường, mỗi tòa 3 gian để con cháu đời sau

làm nơi thờ tự…”. Năm (1783), khi đã trí sĩ Đoàn Đài công (Đoàn Đăng Đán) lại

“cúng 100 quan tiền và 2 mẫu ruộng cho thôn quê trong việc sửa chữa đình làng.

Cùng đóng góp cho làng, hai vị thân phụ, thân mẫu của ông lại cúng một khu đất

cho thôn. Con cháu ông cũng xuất tiền làm 5 gian điếm để dân làng có chỗ nghỉ

ngơi. Quan viên cùng mọi người trong xã cảm kích trước nghĩa cử đó, nên tôn bầu

thân phụ thân mẫu của ông làm hậu Thần và lưu ân huệ trên văn bia Hậu thần bi ký

後神碑記[222].

Không chỉ bỏ tiền của giúp quê hương, Đoàn Đài công còn ban ân huệ đến

nhiều làng xã khác. Hậu thần bi ký 後神碑記 tạo năm Cảnh Hưng 36 (1775) ghi

việc ông công đức cho dân th. Văn Khê, x.Hành Quán, h.Yên Dũng (nay thuộc x.

Đồng Việt) 5 mẫu ruộng. Vì: “ Ông đã làm quan trải nhiều chức vị, công việc chu

110

toàn, tiếng tăm lừng lẫy. Trong triều đình ông có nhiều công, với làng xóm ông có ý

che chở. Do là ấp hẻo lánh trong huyện, khi xây đình, thu bổ khó khăn, ông đã cấp 5

mẫu ruộng để cày cấy lấy tiền chi phí. Cảm động trước tấm lòng nhân hậu và sự chu

cấp của ông, toàn dân thôn đã hội họp tại đình trung tôn ông làm hậu Thần, quanh

năm hương hoả” [223].

Năm Cảnh Hưng 38 (1777) khi đã trí sĩ, ông vẫn có điều kiện mở lòng giúp

đỡ th. Khê, x. Tư Mại, h. Yên Dũng (nay thuộc x. Tư Mại) tiền của tu sửa đình,

chùa làng. Văn bia Hậu thần bi ký 後神碑記(N0 7093 - 94) khắc ghi: Đán Trung

hầu Đoàn Đăng Đán là người hiển đạt, được người đương thời ngưỡng vọng. Trong

triều tiếng tăm lừng lẫy, ở ngoài, đối đãi với mọi người nhân hậu, được dân xã gần

xa mến mộ. Ông đã cúng cho bản thôn 550 quan tiền sử để sửa chùa và xây 1 gian

đình, sau lại cấp 4 mẫu 7 sào ruộng để dân cày cấy lấy tiền dùng vào việc đèn nhang

phụng sự Thần Phật…. Cùng năm (1777), ông cũng phát tâm công đức cho làng x.

Đồng Cao (nay thuộc x. Đồng Phúc) cùng huyện 550 quan tiền giao cho dân xã sửa

ngôi đình 3 gian 2 chái lợp ngói. Ông lại cúng 4 mẫu ruộng… dân xã bầu ông làm

hậu Thần. Sự việc được khắc ghi trên văn bia Hậu Thần bi ký 後神碑記[224].

Chùa Bảo Sát ở th. Cổ Pháp Thượng, x. Phú Khê, h. Yên Thế, ph. Lạng

Giang (nay là x. Quế Nham, h. Tân Yên) là một danh lam cổ tự còn lưu bia Bảo Sát

tự bi ký 寶察寺碑記 khắc ghi công đức: Chánh vương phủ, Hữu tiệp kỳ, Cai kỳ

quan, Tổng Thái giám, Trưởng giám, Đề đốc Lương quận công Nguyễn Công Luận.

Ông là người tín tâm đạo Phật nên thấy cảnh chùa Bảo Sát hư dột đã bỏ tiền giúp

dân xây dựng, trùng tu một số công trình để chùa Bảo Sát trở thành chốn danh lam.

Lại phát tâm một lòng xin công đức mua 89 đám ruộng ở xứ Bờ Phong, 03 cái ao,

112 sào vườn giao cho bản xã, …lại cấp cho bản xã tiền nộp thuế khi làng xã khó

khăn…”57 [182].

Như vậy, sự công đức của các hoạn quan, Thái giám với làng xã là rất lớn.

Tìm hiểu về lệ cấp bổng lộc (Ngụ lộc giám ban, ngụ lộc Tư lễ giám, lộc ruộng sứ

57 發 請 以 功 德 誦 之 一 始 買 田 皮 豊 處 將 連 各 所 共 八 十 九 擔 一 , 秋 田 二 擔 一

始 買 園 土 宅 一 百 十 二 高…

111

thần, lộc ruộng huệ dưỡng…), lệ cấp vườn đất, lệ phong tặng cấp tuất, lệ tự sự

…của triều đình dưới triều vua Lê Hồng Đức thứ 8 (1467) và triều vua Bảo Thái

thứ 1 (1720) thấy rằng bổng lộc của quan lại, đặc biệt là những viên quan có phẩm

tước cao rất rất lớn so với mức thu nhập của người dân. Chính vì thế họ mới có điều

kiện để đóng góp giúp đỡ làng xã giải quyết những khó khăn về kinh tế.

Trong số đó, hầu hết là các vị võ quan, thị thần ở giai đoạn thế kỷ XVII -

XVIII. Họ thường công đức để trùng tu tôn tạo đình, chùa làng và các công trình

phúc lợi công cộng. Việc các võ tướng, hoạn quan, Thái giám thời Lê Trung hưng ở

Bắc Giang thường công đức tiền ruộng để trùng tu tôn tạo đình, chùa làng và các

công trình phúc lợi công cộng khác của làng cũng là thể theo nguyện vọng của cá

nhân họ, nhưng vấn đề đáp nghĩa công ơn sinh thành, làm đẹp lòng cha mẹ, ông bà,

và nghĩa tình thê thiếp là yếu tố tình cảm, tinh thần để họ đứng ra làm việc lễ nghĩa

lưu truyền đến muôn đời. Ngoài việc công đức tiền ruộng, ao vườn, thuế khóa… về

cuối đời, một số vị còn lo xây dựng am thờ, lăng mộ cho mình. Về hiện tượng này,

có thể được hiểu là, người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng, coi

việc qua đời của mình chỉ là thay đổi không gian tồn tại. Người còn sống có phương

thức tồn tại ở cõi dương, còn người chết có phương thức tồn tại ở cõi âm. Người ở

cõi âm vẫn là thành viên của gia đình. Mọi việc lớn nhỏ diễn ra trong gia đình,

người ở cõi dương đều phải xin ý kiến người ở cõi âm. Việc các vị võ quan xây am

thờ hay từ đường là để tạo cơ sở vật chất để con cháu ở cõi dương có điều kiện hỏi

ý kiến của bậc tiền bối sau khi đã từ biệt cõi dương và hoạt động ở cõi âm.

Số lượng tiền, ruộng của các vị võ quan công đức cho làng xã có giá trị

tương đối lớn so với mặt bằng đời sống của người dân đương thời, chứng tỏ họ có

tiềm lực kinh tế, có uy thế kinh tế và chính trị trong xã hội và họ cũng muốn chứng

tỏ thế mạnh đó của mình đối với dân làng với tâm lý “áo gấm về làng” của những

người có nguồn gốc nông dân. Hầu hết văn bia có liên quan đến các vị võ quan thời

Lê Trung hưng ở Bắc Giang đều do các vị trí thức có học vị, chức tước cao và có

mối quan hệ thân thiết với các võ quan soạn văn bia,… Chắc rằng, trong thâm tâm,

các võ quan muốn chứng tỏ cho thiên hạ biết rằng: mặc dù là võ quan nhưng họ

không phải là những người võ biền, mà cũng như những văn nhân tài tử khác, họ

112

cũng hiểu được giá trị lịch sử của công trạng, sự nghiệp của họ đối với dân làng, đối

với thế hệ mai sau.

Tiểu kết chương 3:

Chương III, luận án đã khảo sát tư liệu để nghiên cứu về danh xưng Việt

Nam được phản ánh trong các thư tịch, văn khắc Hán Nôm đã được công bố và đi

sâu tìm hiểu 04 VBBG được soạn khắc ở TK XVII, thời Lê Trung hưng có nhắc đến

danh xưng Việt Nam. Trong 04 VBBG, cụm từ “Việt Nam” được thể hiện khá rõ

với ý như một quốc danh, nhất là khi vận dụng ngữ pháp Hán cổ thấy chức năng của

cụm từ này là danh từ và luôn đứng trước danh từ biểu thị, hàm nghĩa tên gọi của

xứ, phủ, huyện, xã là các cấp quản lý hành chính dưới triều đình (quốc gia) đã được

xác định.

Một số địa danh hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn tồn nghi trong việc

xác định, quy chiếu với địa danh hành chính hiện nay cũng đã được luận án đề cập.

Nội dung được luận án tập trung trong chương này là vấn đề khảo sát 185

văn bia phản ánh về các văn thần, võ tướng, hoạn quan để nghiên cứu và đưa ra

những thông tin về họ tên, chức tước, công tích của một số danh nhân lịch sử có ảnh

hưởng khá sâu sắc trong đời sống văn hóa tinh thần ở các làng xã tỉnh Bắc Giang.

Đặc biệt, chỉ trong khoảng thời gian hai thế kỷ (TK XVII, XVIII) có 134 văn bia

khắc ghi công tích của hơn 100 vị võ tướng, hoạn quan có đóng góp tiêu biểu cho

các làng xã tỉnh Bắc Giang. Những công tích của các võ tướng, hoạn quan Bắc

Giang cho đất nước một phần đã được sử sách ghi công, còn phần đóng góp cũng

rất đáng ghi nhận của họ cho quê hương bản quán được các làng xã ghi nhận trên bi

ký lưu lại là nguồn sử liệu quý báu, hữu dụng cho việc nghiên cứu về lịch sử địa

phương.

Trên cơ sở tìm ra đặc điểm của một số văn bia có liên quan đến một số vị võ

quan thời Lê ở Bắc Giang, chúng tôi thấy nhiều phản ánh tâm lý và đời sống tâm

linh của họ. Cũng trên cơ sở phát hiện đó, chúng tôi cho rằng đây là nguồn sử liệu

giúp đời sau hiểu rõ hơn tư tưởng của một bộ phận quan chức là võ quan và thái độ

của họ đối với đời sống tinh thần của xã hội. Đóng góp của các hoạn quan, Thái

giám với làng xã Bắc Giang là rất lớn lao, nhất là lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị

113

di sản văn hóa. Với hướng tiếp cận này sẽ giúp chúng ta tìm thấy ở văn bia về phản

ánh về các võ tướng có thêm nhiều thông tin bổ ích và lí thú.

114

CHƯƠNG 4:

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG

Là một miền đất cổ, có địa hình hội đủ các vùng miền, đa dân tộc nên đời sống

tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân trên quê hương Bắc Giang rất phong phú, đa dạng.

Có ba tôn giáo được thịnh hành trên địa bàn t. Bắc Giang, đó là đạo Phật giáo, đạo

Nho và đạo Thiên chúa. Hiện chưa phát hiện văn bia phản ánh về Thiên chúa giáo.

Văn bia về tôn giáo, tín ngưỡng đồng bào dân tộc thiểu số có số lượng rất ít (02 văn

bia), phần nhiều là văn bia hậu Thần, hậu Phật do truyền thống văn hóa của người

người Kinh/Việt. Vì vậy, chương này luận án đi sâu khảo sát, tìm hiểu một số giá trị

văn hóa truyền thống của cư dân Kinh/ Việt được phản ánh qua VBBG.

4.1 Văn bia góp phần tìm hiểu văn hóa Nho giáo

4.1.1. Phản ánh các thiết chế Nho học

Dưới thời phong kiến, nhất là dưới triều đại Lê - Nguyễn, đạo Nho được

triều đình và các tầng lớp tri thức đề cao. Nơi thờ Khổng Thánh và các vị tiên hiền

là nơi tụ hội sinh hoạt của văn thuộc, hội Tư văn địa phương. Họ là những người có

học, từng theo học chữ Thánh hiền để theo đòi cử nghiệp rồi hướng ra giúp đời.

Nếu bước đường hoạn lộ chưa đạt họ ở lại quê hương và trở thành trí thức bình dân

ở các làng xã. Một số tấm bia văn từ, văn chỉ ở các làng xã đã phản ánh rất rõ những

hình thức sinh hoạt của các trí thức địa phương. Trên địa bàn t. Bắc Giang hiện nay

có 22 di tích văn chỉ, văn từ thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền. Trên các di tích,

phế tích ấy có 42 văn bia khắc ghi nội dung liên quan đến sinh hoạt Nho giáo.

Ngoài ra, ở một số ngôi đình, từ đường dòng họ có truyền thống khoa bảng, hiếu

học cũng lưu giữ một số văn bia ghi về các vị Nho học đỗ đạt ở các kỳ thi Hán học

thời phong kiến.

Có 32 văn bia nhắc đến việc xây dựng, tôn tạo nơi thờ văn từ, văn chỉ, nơi tôn

thờ đạo Khổng và sinh hoạt Nho giáo. 09 văn bia đề danh người thi đỗ và chỉ có 01

văn bia ghi việc xây dựng trường học ở th. Yên Viên, x. Vân Hà (ngày nay).

Văn chỉ Thổ Hà (x. Vân Hà,. Việt Yên) là thiết chế văn hóa phản ánh sinh hoạt

Nho giáo xuất hiện sớm ở Bắc Giang. Di tích hiện có 11 văn bia. Văn bia Văn thuộc

115

giáp tự miếu bi 文屬甲祀廟碑 cho biết vào năm Vĩnh Trị 5 (1680) dân thôn đã xây

cất văn chỉ với trên 200 người đóng góp tiền của để thờ đạo Khổng và các vị tiên

triết của quê hương [228]. Văn bia Tiên hiền tự miếu bi 先賢祀廟碑 tạo năm Vĩnh

Trị 5 (1680), khắc ghi danh tính 50 người trong hội Tư văn góp tiền mua đá xây

miếu thờ Tiên hiền (văn chỉ) [229]. Có lẽ từ đây các sinh hoạt tế lễ tại văn chỉ mới

hình thành và đang dần hoàn thiện nền nếp nên chưa thấy văn bia khắc ghi người thi

đỗ. Đến năm Chính Hòa 25 (1704), trong văn bia Văn thuộc tái tự Thánh hiền tự

miếu bi 文屬再祀聖賢祀廟碑 do Cái Đắc Đạt thi Hương đỗ tứ trường soạn, mới

thấy bắt đầu kê tính danh, kết quả người trong thôn tham gia các khoa thi Hương

như: Phủ sinh Cái Đắc Danh trúng nhị trường khoa Canh Tý và Ất Mão; Phủ sinh

Cái Đăng Đạo trúng khoa Tân Dậu; Phủ sinh Trịnh Tài Huệ trúng khoa Tân Dậu;

Phủ sinh Nguyễn Đức Thận trúng khoa Tân Dậu; khoa thi Hương năm Giáp Tý,

Dương Tất Thịnh trúng Sinh đồ, đỗ đầu tứ trường... (và 19 người nữa). Cũng từ đây

bia văn chỉ Thổ Hà ghi tiếp các vị đỗ đạt vào bia. Ở Thổ Hà chưa có người đỗ đại

khoa, trung khoa, nhưng số người theo cử nghiệp rất đông, và chỉ xuất hiện người

đỗ cao nhất đến Sinh đồ [290]. Bia Tư văn giáp/斯文甲 khắc năm Vĩnh Hựu 3

(1737), cho biết: Trịnh Hữu Hạnh, tự Pháp Nghiêm, đỗ Sinh đồ khoa Giáp Ngọ; Cái

Đắc Tông, đỗ Sinh đồ khoa Đinh Dậu; Trịnh Tài Hùng, tự Đạo Tuấn, đỗ Sinh đồ

khoa Đinh Dậu; Trịnh Đăng Quĩ đỗ Sinh đồ khoa Đinh Dậu; Nguyễn Đức Thuần đỗ

Sinh đồ khoa Quí Mão... (và 8 người nữa). Hai mặt còn lại khắc năm Cảnh Hưng 15

(1754), kê tiếp các vị đỗ trung khoa, như: Trịnh Đăng Ngôn đỗ sinh đồ khoa Mậu

Ngọ, Nguyễn Đức Trọng đỗ Sinh đồ khoa Kỉ Hợi... [231].

Văn chỉ th. Yên Viên (làng Vân) cũng ở x. Vân Hà có 3 bia: Văn hội bi kí 文

會 碑 記 do quan Đốc học bản tỉnh Ngô Quang Tuấn soạn năm Tự Đức 13 (1860),

cho biết, khi đó: Xã Yên Viên xưa đã có văn chỉ, nhưng còn nhỏ hẹp, nay đổi ruộng,

đổi ao mở rộng thêm, nhân đó mời tôi viết bài kí. Tôi thấy bên cạnh văn chỉ cũ đã

có bia rồi, vậy còn biết viết gì đây ? Nhưng thấy văn chỉ được sửa sang đàng hoàng

hơn, to đẹp hơn, lại những người trong ấp đóng góp để hoàn thành công việc, chưa

116

được ghi tên, vậy nay xin kê: Diêm Trần Thanh (Khóa sinh kì lão), Nguyễn Công

Chính, Nguyễn Thế Khoa (Hương lão), Nguyễn Đình Dược (Hương lão), Nguyễn

Đức Thanh (Hương trưởng), Nguyễn Đình Tuấn (Học sinh)...” và 86 người nữa,

mỗi người cung tiến 2 quan tiền, trong đó, 9 người cúng ruộng [291]. Văn bia

không kê tên người thi đỗ, còn tấm bia mà Ngô Quang Tuấn nói “đã có bia cũ” trên,

có thể là bia Từ vũ bi kí 祠宇碑記 (N.8393-95) tạo năm Cảnh Hưng 6 (1745), nói

việc th. Yên Viên bắt đầu xây dựng văn chỉ, trong đó kê tên 15 người trong thôn đỗ

đạt nhưng chỉ ghi khoa thi đỗ mà không ghi rõ đỗ kỳ thi gì. Như thế, số người “đỗ

đạt” của th. Yên Viên cũng khá nhiều. Nhưng cũng như th. Thổ Hà, ở Yên Viên vẫn

chưa có người đỗ đại khoa. Và với số người đỗ như đã kê ở trên, người Yên Viên

cho rằng, ấp ấy ở vùng giữa, ít người khai khoa là do không chịu mở mang trường

học. Bởi vậy, vào năm Tự Đức 23 (1870), đã mở trường tại thôn cho con em họ học

tập. Bia Thục xá bi kí 塾舍碑記 để tại văn chỉ của thôn đã nói rõ điều đó [291].

Bia Trùng tu thánh miếu bi 重修聖廟碑 ở văn chỉ Dương Đức, h. Lạng Giang

ghi việc sửa chữa văn chỉ với sự tham góp công sức tiền của của các vị nho học địa

phương để tôn thờ Khổng Thánh, các bậc tiên triết của quê hương qua đó thể hiện

sự tôn sùng đạo học. “…Nay ở x. Dương Quang, h. Bảo Lộc, ph. Lạng Giang thuộc

Bắc lộ là nơi được giáo hóa lễ nghĩa, phong tục thuần hậu. Xã xưa vốn có đền thờ

thánh hiền một tòa để thường năm lấy đó làm nơi hương hỏa. Nhưng mà không may

do binh lửa bị tàn phá mất đi, chỗ ấy đã um tùm rậm rạp trải mấy chục năm sương

gió. Những người có chí đều muốn xây dựng lại. Nhưng chỉ hiềm một nỗi là tài lực

chưa thể đảm đương được. Bởi thế có các vị nho sinh sắc mục của hội tư văn của

trong bản xã bùi ngùi trước cảnh xưa mà tự giác đem tiền của gia đình hưng công

dựng lại Thánh miếu một gian hai trái trên nền cũ tại núi Đình…”58. Như vậy, từ chỉ

x.Dương Quan được xây dựng một từ lâu, quy mô kiến trúc cũng nhỏ gọn (1 tòa)

58 故 瞻 北 路 諒 江 府 保 祿 縣 之 陽 觀 社 占 禮 義 俗 又 神 魂 . 有 聖 故 祠 一 連 以 為 歲

時 香 火. 須 因 兵 焚 誣 没 荆 蓁 偸 然 數 十 經 霜 矣 . 有 志 者 咸 欲 作 而 新 之 . 每 以 財

力 不 擔 而 中 上 乃 者 本 社 斯 文 鄕 老 色 文 屬 諸 生 慨 然 覽 古 深 感 于 斯 覔 出 家 貨

鳩 功 棟 行 息 於 本 地 分 亭 山 處 因 其 故 址 構 作 祠 宇 一 間 二 廈…

117

nhưng do binh lửa cháy mất nên năm Chính Hòa thứ 21 (1700) phục hồi lại cũng

chỉ có quy mô 01 gian 02 chái. Dù quy mô như vậy, nhưng dân xã vẫn mời Thám

hoa Vũ Thạnh soạn văn bia. Bia đá chạm khắc cầu kỳ dựng ngay thánh miếu để

biểu dương người có công tu tạo và khuyến khích hậu học theo đòi cử nghiệp[188].

Thánh từ (văn chỉ) tổng Thịnh Liệt, h. Bảo Lộc (nay ở th. Bằng, x. Nghĩa Hòa,

h. Lạng Giang) đã được xây dựng từ lâu nhưng bị binh lửa tàn phá, vì vậy vào năm

Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) đã được địa phương phục dựng lại trên nền đất cũ. Văn bia

Bản tổng văn hội thánh từ bi ký 本總文會聖祠碑記 ghi sự việc rất cụ thể: Tổng ta

trước đã có Thánh từ, nhưng trải cơn binh hoả, đã bị đổ nát, nay trên nền cũ đã làm

lại, việc xong, đó là nhờ vào sự đóng góp của mọi người. Vì vậy, dựng bia ghi lại.

Văn bia ghi sự phục tạo văn chỉ, đồng thời kê khắc họ tên, quê quán, chức vụ, của

những người đóng góp được bầu làm hậu Hiền, trong số đó có một số vị bậc trí thức

người bản tổng, như: Đồng Đăng Tương Quốc tử giám Giám sinh, người xã Nghĩa

Liệt; Hoàng Nguyễn Tương, Tiền đô chỉ huy đồng tri Kiên Thọ hầu, người xã Liệt

Hạ; Sinh đồ bá hộ Quả Cảm tướng quân, Phó vệ uý, người xã Trung Hoà... Văn bia

đã kê khai danh sách gồm 190 hậu Hiền, phần đông là người họ Đồng ở tổng Thịnh

Liệt [179].

Đa số các văn từ, văn chỉ phản ánh sinh hoạt đạo Nho ở Bắc Giang được ra

đời từ TK XVII, XVIII, số ít xây dựng ở TK XIX. Bên cạnh việc xây dựng, trùng

tu, khôi phục các văn từ, văn chỉ ở một số địa phương còn xây dựng trường để cho

con em theo học. Năm Tự Đức thứ 23 (1870), nhân xây dựng thục xá (trường làng),

th. Yên Viên, x. Vân Hà đã dựng bia Thục xá bi ký (N0 23949) do Phó bảng khoa Ất

Sửu (Bùi Văn Dị) soạn văn cho biết: “Ấp ta ở vùng giữa, ít người khai khoa. Đó

chẳng phải là do không chịu mở mang trường học hay sao? Nay được sự gợi ý của

quan huyện, bản ấp, đóng góp công sức, tiền của mở trường học, san lấp ao hồ công

để dùng làm học bổng…”. Đây cũng là văn bia duy nhất khắc ghi việc mở trường

dạy học trên quê hương Bắc Giang thời phong kiến.

4.1.2 Ghi danh các vị Nho học đỗ đạt

Lịch sử khoa cử nước nhà kéo dài 850 năm, t. Bắc Giang có 58 vị đỗ đại khoa,

trong đó có 2 Trạng nguyên, 1 Bảng nhãn, 3 Thám hoa, 1 Đình nguyên TS, còn lại

51 vị là Hoàng giáp và Đồng TS xuất thân. Ngoài ra còn có nhiều người thi đỗ

118

Hương cống, Cử nhân… Trên địa bàn tỉnh từng xuất hiện một số gia đình khoa

bảng như gia đình họ Thân (làng Yên Ninh, h Việt Yên) có 04 cha con ông cháu đỗ

đại khoa; họ Thân làng Phương Đậu (TP. Bắc Giang) có 03 thế hệ cha con ông cháu

đỗ TS; họ Đào (Song Khê, TP. Bắc Giang) có 01 vị Trạng nguyên, 02 TS. Đặc biệt,

làng Yên Ninh, h. Việt Yên có 10 vị đỗ khoa, mà TS Thân Nhân Trung là người

khai khoa và có nhiều công tích trong lịch sử dân tộc. Trải qua mấy trăm năm với

biết bao thăng trầm của lịch sử bia đá ở quê hương ghi lại sự việc ấy không còn

đáng kể, nhưng chỉ với một vài văn bia hiện còn đã góp phần củng cố niềm tự hào

về truyền thống hiếu học của quê hương. Có 09 văn bia ghi danh các vị Nho học,

trong đó có 05 văn bia ở văn chỉ làng Thổ Hà. Người được ghi danh là những người

thi cử đỗ đạt ở các kỳ thi Nho học do Nhà nước phong kiến tổ chức. Có địa phương

chỉ ghi danh những vị đỗ đại khoa, có địa phương ghi người đỗ trung khoa trở lên

(Nho sinh, Hương cống, Cử nhân, Giám sinh), nhưng đa số các địa phương liệt kê

danh sách cả những người thi đạt danh vị Sinh đồ, Tú tài, thậm chí cả người chỉ

vượt qua tam trường, nhị trường cũng được đề danh tôn vinh.

Văn chỉ Dĩnh Kế (TP. Bắc Giang) quê hương Trạng nguyên Giáp Hải. Vì văn

bia Vô đề ở đây đề danh các danh nhân khoa bảng của hai huyện (Phượng Nhãn,

Bảo Lộc) đỗ đạt dưới các triều đại Lý, Lê sơ, Mạc. Các danh nhân này sinh ra lớn

lên ở các làng xã vốn thuộc phân ph. Lạng Giang ở cuối thời Lê Trung hưng, cho

nên di tích này có thể được xây dựng từ cuối TK XVIII. Ở đây có 03 văn bia: Văn

chỉ bi 文址碑, Văn chỉ tự điền bi ký 文址祀田碑記 và văn bia Vô đề. Văn bia Vô đề

được soạn khắc thời Nguyễn (cuối TK XIX) khắc ghi danh tính, quê quán, năm thi

đỗ của 8 vị đỗ đại khoa thuộc 2 h. Phượng Nhãn và Bảo Lộc, thuộc ph. Lạng Giang:

“Nguyễn tiên sinh, tự Viết Chất, người Phượng Nhãn, đỗ Thái học sinh Đệ

nhất giáp, khoa Mậu Thìn, niên hiệu Trinh Kiền thứ 3 (?) nhà Lý.

Nguyễn tiên sinh, tự Thuấn, người Xuân Áng, Phượng Nhãn, đỗ Đệ nhị giáp

TS xuất thân, khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493).

Nguyễn tiên sinh, tự Xuân Lan, người Thời Mại, Bảo Lộc, đỗ Đệ tam giáp

đồng TS xuất thân, khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502).

Giáp tiên sinh, tự Hải, người Dĩnh Kế, Phượng Nhãn, đỗ Đệ nhất giáp TS cập

119

đệ Đệ tam danh khoa Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính thứ 9 (1538).

Nguyễn tiên sinh, tự Nhân Kiền, người Ông La, Phượng Nhãn, đỗ Đệ tam giáp

Đồng TS xuất thân, khoa Đinh Mùi, niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547).

Giáp tiên sinh, tự Lễ, người Dĩnh Kế, Phượng Nhãn, đỗ Đệ tam giáp Đồng TS

xuất thân, khoa Mậu Thìn, niên hiệu Thuần Phúc thứ nhất (1562).

Nguyễn tiên sinh, tự Duy Năng, người Dĩnh Uyên, Phượng Nhãn, đỗ Đệ tam

giáp Đồng TS xuất thân, khoa Giáp Tuất niên hiệu Sùng Khang thứ 7 (1572).

Nguyễn tiên sinh tự Tảo, người Thời Mại, Bảo Lộc, đỗ Đệ nhị giáp TS xuất

thân, khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Ninh thứ 2 (1592)”59.

Như vậy, kể từ khi Nguyễn Viết Chất đỗ đại khoa (1088) đến năm Nguyễn

Tảo kế tiếp đăng khoa (năm 1592), sau đó ở 2 huyện này không có người kế nối

được truyền thống khoa bảng nhưng hội Tư văn của hai huyện vẫn dựng bia lưu

danh các vị đại khoa để khuyến khích tinh thần hiếu học, trọng khoa cử cho các thế

hệ tương lai.

Văn bia Kính sự từ vũ bi kí 敬事祠宇碑記 ghi họ tên, chức tước, danh vị của 8

vị tiên hiền tổng Quế Trạo, trong đó có 2 nhà khoa bảng đó là Thám hoa, Hoàng

Sầm, TS Nguyễn Kính… Quí đài ấp ta, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Phó tri thị

nội Thư tả Binh phiên, Ty lễ giám, Đô Thái giám Phương Lộc hầu Ngọ tướng công

là người đức độ, thấy các bậc tiên hiền ấp nhà sự nghiệp khoa danh có tiếng từ xưa,

văn hạnh thi thư có công với đời sau, như vậy không thể không có từ vũ, ông bèn

tập hợp văn hội 2 thôn Quế Trạo, Quế Sơn tuyên bố lập từ vũ, kê tên các bậc tiên 59 阮 先 生 字 曰 質 鳳 山 縣 翁 羅 社 人李 惠 皇貞 慶 戊 辰 第 一 甲太 學 生

阮 先 生 字 舜 鳳 眼 春 盎社 人洪 德 癸 丑 科 第 二 甲 進 士出 身.

阮 先生 字春 蘭 保 祿 縣 辰 邁 社 人景 統 壬 戌 科 第三甲同 進士 出 身 .

甲先生 字海 鳳眼 郢 薊社 人 大 正 戊 戌科 第 一甲進士及第第一名

甲先生 字灃鳳 眼 郢 薊社 人淳 福 戊 辰 科第 三 甲 同 進 士 出身.

阮先生 字仁 虔鳳 眼 翁 羅 社 人永 定 丁未 科 第 三 甲 同 進士出.

阮 先生 字維 能 鳳 眼 郢 淵社 人崇 康 甲戌 科 第 三甲 同 進 士 出.

阮 先生字藻 保 祿 辰 邁社 人洪 寧 壬 辰 科 第 二 甲 進 士出 身.

120

hiền: “Mậu Tuất khoa Đệ nhất giáp TS cập đệ Đệ tam danh, Đặc tiến kim tử đại

phu, Lễ bộ Tả thị lang, kiêm Đông các đại học sĩ Hoằng Phúc hầu, Hoàng tướng

công, huý Sầm. Kỉ Mùi khoa Đệ tam giáp đồng TS xuất thân, đi sứ Bắc quốc, Đặc

tiến kim tử vinh lộc đại phu, Hộ bộ Thượng thư, Trụ quốc trí sĩ, Hương Khê hầu,

Nguyễn tướng công, húy Kính”60… [227]. Văn bia được khắc dựng cách ngày nay

đã hơn 300 năm, nhưng ý nghĩa tôn vinh các vị tiên hiền và phản ánh về truyền

thống hiếu học vẫn luôn là dòng chảy nối mạch nguồn giữ truyền thống và hiện tại

để thắp sáng cho sự nghiệp giáo dục trên quê hương Hiệp Hòa ngày nay.

Ở từ đường họ Hoàng, th. Yên Ninh, ttr. Nếnh huyện Việt Yên còn lưu hai tấm

bia cùng dựng năm Chính Hòa 13 (1692) đã để lại nhiều thông tin, sử liệu giá trị về

thân thế, cuộc đời, sự nghiệp TS Hoàng Công Phụ. Bia Thực lục Hoàng công bi 實

錄黄公碑 nói về thân thế, sự nghiệp khoa cử và bước đường hoạn lộ của Hoàng

Công Phụ, vị Tiến sĩ thứ 10 của làng Yên Ninh (h.Việt Yên). Ông thi đỗ Đệ tam

giáp đồng TS xuất thân khoa Kỷ mùi, niên hiệu Hoằng Định thứ 20 ( 1619). Năm

1630 được cử đi sứ nhà Minh, làm quan đến chức Tả Thị Lang bộ binh, tước Thọ

Nham hầu, khi mất được tặng tước Lộc quận công, chức Thượng thư bộ Binh [292].

Dòng họ Chu Bá th. Đông Long, x. Quảng Minh, h.Việt Yên còn lưu văn bia

Chu tộc bi kí 朱族碑記 tạo năm Tự Đức 36 (1883) cho biết truyền thống thi thư: Họ

ta, các đời trước không thể kê khảo tường tận, nhưng những điều còn thấy được là

từ cụ Huyện thừa huyện Vĩnh Khang, sinh hạ được 2 người con, con trưởng đỗ khoa

thi Hội, con thứ lãnh chức Hương tiến. Từ đó đời đời khoa mục, không dứt. Khoảng

giữa, bỗng gặp vận không may, gia phả bị cháy, từ đường lại bị hủy hoại, vinh danh

hiển hiệu của tiên quân dường như bị mai một. Năm Bính Tí, bản tộc ngay nơi nền

cũ, xây lại ngôi từ đường, để hàng năm xuân thu tế tự. Việc xong, khắc thế thứ duệ

hiệu vào bia: Tổ là Huyện thừa thụy Đoan Nghị, Tỉ Hoàng Thị hiệu Từ Nghi. Cháu

Hương cống tự Quảng Huệ. Chắt Hương cống, tự Thiện Kế. Cháu Hương cống tự

60戊 戌 科 第 一 甲 進 士 及 第 第 三 名 特 進 金 紫 榮 祿 大 夫 禮 部 左 侍 郎 兼 東 閣 大

學 士 宏 福 候 黄 相 公…岑. 己未 科 第 三 甲 同 進 士 出 身 往 北 國 使 特進 金 紫 榮 祿

大 夫 户 部 尚 書 柱 國 致 仕 香 溪 候 阮 相 公…敬.

121

Hoằng Thạc. Cháu Hương cống tự Ôn Hòa. Cháu Hương cống tự Ước Trai. Con TS

thụy Trung Mẫn. Cháu Hương cống tự Đôn Phác. Chắt Hương cống tự Giản Tín...

[293]. Người con đỗ TS ở đây là Chu Danh Tể: “ 23 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến

sĩ xuất thân khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Trị 1 (1676), làm quan đến chức Đề

hình Giám sát ngự sử, Đốc trấn Cao Bằng…” [130 - 601]. Kế sau TS Chu Danh Tể,

hậu duệ tuy không có người đỗ đại khoa nhưng có tới 7 người đỗ Hương cống.

Việc ghi danh những người đỗ đạt trên văn bia ở làng xã là việc làm rất có ý

nghĩa, có tác dụng khuyến khích tinh thần hiếu học ở làng xã. Trong khi các tài liệu

đăng khoa lục chỉ ghi chép những vị đỗ đại khoa (đỗ kỳ thi Hội, thi Đình) và các vị

đỗ trung khoa thời Nguyễn (đỗ kỳ thi Hương), còn lại các vị đỗ trung khoa (Cử

nhân, Hương cống) từ Lê Trung hưng về trước và các vị đỗ Sinh đồ, Tú tài…dưới

thời phong kiến đều không được ghi lại. Cho nên, tư liệu văn bia góp phần tìm hiểu

về các danh nhân bảng và lịch sử khoa cử ở địa phương. Đồng thời, tư liệu văn bia

về các danh nhân khoa cử còn bổ sung nhiều thông tin cho chính sử về thân thế,

cuộc đời, công tích của các danh nhân khoa cử với đất nước thời phong kiến.

4.2 Văn bia phản ánh về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trên đất Bắc Giang

4.2.1 Phật giáo Bắc Giang thời kỳ mới du nhập

Bắc Giang là miền đất nằm trong không gian văn hóa Kinh Bắc nên đã tiếp

nhận sự ảnh hưởng đạo Phật từ rất sớm. Tuy không có tài liệu, thư tịch cụ thể nào

nói về đạo Phật chính thức được du nhập vào Bắc Giang khi nào, nhưng qua dấu

tích vật chất để lại cùng truyền thuyết dân gian ở địa phương các nhà khoa học đã

khẳng định đạo Phật du nhập vào Bắc Giang từ thời Bắc thuộc. Hiện nay đã phát

hiện dấu vết chùa, am thời Bắc thuộc ở di tích chùa Dâu dưới chân núi Nham Biền

thuộc địa phận x. Nội Hoàng, h. Yên Dũng. Điều tra khảo sát các ngôi chùa cổ ở

Bắc Giang đã phát hiện được ba dấu chân Phật khắc trên đá, mà theo tín ngưỡng

đạo Phật đó là những biểu tượng Phật cổ từ Ấn Độ ảnh hưởng tới Việt Nam. Việc

xuất hiện dấu chân trên đá chủ yếu từ thời Lý - Trần trở về trước. Các dấu chân Phật

đều được khắc trên phiến đá lớn cạnh phế tích chùa cổ. Dấu chân Phật ở phế tích

chùa Bạch Liên (th. Bòng, x. Phượng Sơn, h. Lục Ngạn) được đục trên phiến đá sa

thạch hình vết chân người với độ sâu chứng 2,5 cm; Dấu chân Phật ở chùa Am Vãi

(x.Nam Dương, h. Lục Ngạn) được đục trên khối đá cát kết dựng đứng hình vết

122

chân vừa bằng vết chân người thường có đủ các ngón chân; dấu chân Phật ở chùa

Yên Mã (x. Bắc Lũng, h. Lục Nam) được đục trên mặt một khối đá nổi có chân sơn

ẩn sâu gắn liền với nền đá mẹ trong lòng núi. Dấu chân này đục y hình chiếc giày

cỏ, kích thước nhỉnh hơn chân người thật một chút, vết đục rất sâu, rất thô, và cũng

rất kỳ lạ là vết chân ấy lúc nào cũng có nước, múc cạn chừng một tiếng đồng hồ

nước lại tự rỉ đầy.

Thời Lý (TK XI - XIII) Phật giáo đã ảnh hưởng rất sâu rộng trên miền đất

Bắc Giang. Cuối triều Lý, tại vùng Na Ngạn (nay thuộc địa phận h. Lục Nam, Lục

Ngạn, Yên Dũng) có Đại sư Ẩn Không là người nối tiếp thiền sư Thông Biện, Biện

Tài, Thường Chiếu, Thần Nghi hoàn tất việc biên soạn tác phẩm Thiền uyển tập anh

禪菀集英 (Anh tú vườn thiền). Đây là tập sách có giá trị bậc nhất để người đời sau

nghiên cứu các Phật phái thời Lý. Hiện chưa rõ Ẩn Không đại sư sinh mất năm nào,

quê quán ở đâu, trụ trì chùa nào, nhưng có thể khẳng định vị thiền sư này từng trụ

trì một ngôi chùa cổ trên đất Na Ngạn mầm nay thuộc t. Bắc Giang. Sách Thiền

uyển tập anh 禪菀集英(Anh tú vườn thiền) ghi chép sự kiện có liên quan đến Ẩn

Không đại sư như sau: “Ngày 18 tháng 2 năm Bính Tý (1216), sư Thần Nghi đem

tập phả đồ của Thường Chiếu trao cho mình truyền lại cho đệ tử là Ẩn Không, dặn

rằng: Bây giờ đang loạn lạc, người hãy giữ sách này cẩn thận, chớ để binh hỏa hủy

hoại thì thì tổ phong ta mới không bị mai một. Nói xong sư tự qua đời. Nguyên chú:

Ẩn Không trước ở huyện Na Ngạn, Châu Lạng, người đương thời gọi là Na Ngạn

đại sư61.

Qua ghi chép trên cho biết đến thời Lý, Phật giáo ở Bắc Giang đã được phát

triển mạnh nên đã có người trở thành đại sư của Phật giáo của cả nước. Điều này

hoàn toàn phù hợp với những phát hiện về những dấu vết vật chất còn tìm thấy ở

các ngôi chùa lớn, mà nay chỉ còn là những phế tích ở trên các ngọn núi phía Bắc

dãy Yên Tử như: chùa Cao (x. Khám Lạng), chùa Nhạn Tháp (x.Tiên Nha) h. Lục

Nam; chùa Bạch Liên (x. Phượng Sơn) h. Lục Ngạn.... Đây cũng là địa bàn vùng

Lạng Châu - Động Giáp thời Lý được nhắc đến trong sách Việt sử lược 越史略 với

61隱 空從昔居于 諒 州 那 岸 縣 時 號 那 岸大師

123

dòng họ Giáp - họ Thân ba đời làm Phò mã cho triều Lý, các Công chúa triều Lý

còn lên các chùa vùng Động Giáp tu hành mà nay còn thấy thờ ở một số ngôi chùa

được xây dựng có quy mô lớn như: Chùa Hả (x. Hồng Giang), chùa Chể, chùa Bạch

Liên (x. Phượng Sơn) h. Lục Ngạn; chùa Tòng Lệnh (x. Trường Giang), chùa Cao

(x. Khám Lạng), chùa Nhạn Tháp (x. Tiên Nha), chùa Đám Trì (x. Lục Sơn) h.n

Lục Nam, chùa Vĩnh Nghiêm ((x. Trí Yên, h. Yên Dũng).

124

4.2.2 Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trên đất Bắc Giang

Đến thời Trần, hòa nhịp trong trào lưu Phật giáo Đại Việt phát triển lên tầm

cao mới với việc trí thức hóa, bản địa hóa Phật giáo và sự định hình Thiền phái Trúc

Lâm Yên Tử (cuối thế kỷ XIII) do Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông sáng lập

mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc thì đồng thời xuất hiện các trung tâm Phật giáo

lớn ở hai sườn đông, tây dãy Yên Tử. Ở sườn phía Đông, chùa Hoa Yên, chùa

Quỳnh Lâm (nay thuộc h. Đông Triều, t. Quảng Ninh) được mở mang trên quy mô

lớn. Chùa Hồ Thiên, chùa Ngọa Vân (cũng thuộc h. Đông Triều) được xây dựng

nơi sơn lâm tĩnh mịch trở thành vệ tinh thu hút nhiều vị cao tăng đến tu trì.

Cùng với việc xây dựng, mở mang hệ thống chùa chiền ở sườn đông Yên Tử,

ở bên sườn tây Yên Tử sơn thuộc địa phận t. Bắc Giang Tam tổ Trúc Lâm cũng

chọn những nơi có non cao cảnh đẹp, gần sông suối, sơn thủy giao hòa để mở mang

hệ thống chùa chiền như: Chùa Sơn Tháp (x.Cẩm Lý), chùa Bát Nhã (x. Huyền

Sơn), chùa Hồ Bấc (x. Nghĩa Phương) h. Lục Nam; chùa Hàm Long, chùa Am Vãi

(x. Nam Dương, h. Lục Ngạn). Đặc biệt, với sự tiếp nối các sư tổ, chùa Vĩnh

Nghiêm (x. Trí Yên, h. Yên Dũng) đã được mở rộng từ ngôi chùa cổ có từ thời Lý

trở thành trung tâm với quy mô lớn để đào tạo tăng đồ của dòng thiền Trúc Lâm.

Cho nên, những năm cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV miền đất ở sườn Tây Yên Tử

thuộc địa phận t. Bắc Giang cũng được xem như Kinh đô Phật giáo thời Trần. Sau

khi tam tổ Trúc Lâm viên tịch, thiền phái Trúc Lâm có dấu hiệu suy vi, nhiều ngôi

chùa không được nhà nước đầu tư tu sửa nên xuống cấp và dần trở thành phế tích.

Giữa thế kỷ XIV, thiền phái Trúc Lâm lại được chấn hưng.

Văn bia có nội dung liên quan đến việc xây dựng, tôn tạo các bảo sái thờ

Phật có niên đại sớm nhất là văn bia thời Trần phát hiện ở chùa Hang Tràm (Nham

Nguyệt tự) ở x.Tân Liễu, h. Yên Dũng mới được phát hiện năm 2000. Văn bia được

soạn khắc năm Xương phù thứ 11 (1387). Bài văn bia khắc khi nhiều sự kiện liên

quan đến việc khởi dựng, cấu tác, chấn hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử ở một

bảo sái thờ Phật thời kỳ giữa và cuối thế kỷ XIV. Vì bị chôn vùi nhiều thế kỷ dưới

lòng đất nên lòng văn bị mờ mòn nhiều chữ không khôi phục được trọn vẹn nội

dung. Nhưng với những chữ còn lại, văn bia cho biết nội dung đại lược về quá trình

khởi dựng, tôn tạo chùa Hang Tràm gắn với sự tu trì của các Đại thiền sư Phật phái

125

Trúc Lâm ở chốn tùng lâm trên dãy Nham Biền ở nửa sau thế kỷ XIV. Vì văn bia bị

mờ mòn, mất nhiều chữ, không khôi phục được đẩy đủ nội dung nên chỉ lược dịch

được nội dung văn bia như sau: Miền đất này từ lâu đã có nơi thờ Phật. Sau có

người được tôn xưng là Hoàng Bà sống vào khoảng thời vua Trần Anh Tông (1293-

1314) đã đến đây xây tháp, tạc tượng để thờ Phật trên nền thảo am của nhà sư họ

Đỗ... Đến năm Tân Dậu niên hiệu Đại Khánh thứ 8 (1321) Hoàng Bà lại khởi công

các công trình như: Phật điện, gác chuông, tăng phòng và hành lang hai bên tả hữu.

Phía trước chùa nhìn ra sông Thương, có hàng tùng bách xum xuê dẫn thẳng vào

chùa. Chùa tọa trên thế núi cao, thật xứng là nơi non xanh nước biếc gợi cảnh gợi

tình. Việc tôn tạo hoàn tất thì Hoàng Bà cho người thỉnh mời Hòa thượng Đại

Không về cư trụ và giảng pháp. Hòa thượng Đại Không lại thỉnh mời Thiện Nhãn

thiền sư về cư trụ. Thiền sư cho sửa sang tu chỉnh làm cho chốn thiền lâm thêm xán

lạn, xứng với công lao người trước đã tạo dựng và không hề thờ ơ, sao nhãng việc

hương khói phụng Phật. Nhưng rồi vật đổi sao rời, qua mấy chục năm thiên tai địch

họa, mưa gió phũ phàng hủy hoại làm cho cảnh chùa tan hoang mái đổ tường xiêu.

Nơi tùng lâm ngày nào nay hoang phế trở thành nơi nghỉ chân cho trẻ mục đồng

cùng đám tiều phu... Đến tháng 3 mùa xuân năm Đinh Mão niên hiệu Xương Phù

(1387) nhà sư trụ trì không nỡ để cảnh chùa ngày thêm tiêu điều đã trùng tu tôn tạo

và nhờ người soạn văn bia ghi lại sự việc đã qua62 [232b].

62 皇 婆 是 一 保 慈 皇 太 […] 真 空 氏[…][…][…] 云.

迺 舍 其 第 宅 直 入 景 山 修 行 法 號 慈 真 比 丘[…][…][…]山 之 面 勢 謀 刱 寺 宇 …食

迺 以 大 慶 八 辛 酉 起 工 其 佛 殿 鐘 閣 僧 房 客 次 及[…][…][…]行 廊 背 般 [ ] [ ] [ ] 之 手 段 也

前 臨 大 江 列 植 松 楸 以 蔭 行 客 背 景 者 山 各 開 軒…以 望 山[…][…][…]成 之 目 使 人 移[…]

請 大 空 尙 居 之 倡 起 禪 風[…] 為 叢 林 名 剎 未 幾 皇 婆 下 世 師 乃 示 寂 其 徒 . 迺 請 善 眼

禪 師 代 居 法 席 以 願 其 衆 重 修 之 外 師 […] 以 莊 嚴 佛 事 為 念 何 事 與 心 夫 嗇 違 其

年 距 今 凡 二 十 餘 年 而 風 樵 雨 利 諫 撓 礎 傾 僅 存佛 殿 一 區 而 已 向 所 謂 化 空

寶 所 今 爲 樵 夫 牧 童 之 境 矣 迨 昌 符 丁 卯 春 二 月 住 持[…]以 緣 専 過 以 見 庭 院 荒 凉

廼 與 念 嘆 曰 我名 為 出 家 子 見 佛 事 將 陵替 而 忍 視乎?.

迨 罄 罄 袤 資 僝 工 鳩 材 重 修 起 度 而 三 境 之 人 夙 閒 師 德 皆 雲 輯 子 . 來 一 日 而 成

金 碧 熒 煌 丹 青 焕 若 於 是[…]以 宗 門 僧 徒 輻 湊 至 百 餘 柏 噫 ! 世 人 或 構 一 堂 以 為祭

祀 之 殿 . 迨 其 子 孫 不 能 撐 拄[…]以 至 震 凌 圮 毀 . 今 師 居 禪 席 枯 淡 中 衣 缽 然 肅 而

能 一 本 貫 百 餘 缗 以 完 就 其 寺[…]真 請 藹 僧 中 之 龍 象 矣

126

Văn bia khắc trên bài vị tạo tác ở nửa đầu thế kỷ XIV, phát hiện ở ngôi tháp

đá cổ thuộc phế tích chùa Sơn Tháp (dân trong vùng gọi là chùa Hòn Tháp thuộc x.

Cẩm Lý, h. Lục Nam) có nội dung như sau: "Huyền cơ thiện thọ Pháp Vân Hòa

thượng vị”63 (Nghĩa là: Bài vị Hòa thượng có hiệu đạo là Huyền Cơ Thiện Thọ

Pháp Vân). Nếu chỉ căn cứ vào các dòng chữ này thì còn nhiều khó khăn cho việc

tìm hiểu, xác định niên đại dòng văn tự này. Sách Đạo giáo Nguyên lưu 道教源流

của Hòa thượng Phúc Điền 福填和尚 (đầu thế kỷ XIX) là tài kiệu giúp ích cho việc

tìm hiểu về vị thiền sư này. Phần chép về chùa Sơn Tháp trong sách ghi lại sự kiện

vua Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử tu hành. Trên đường đi vua đã ghé lại nghỉ

chân ở chùa Sơn Tháp như sau: "Đời thứ tư là Nhân Tông Hoàng đế, được diệu chỉ

của Tuệ Trung thượng sĩ. Ngày 12 tháng 2 năm Mậu Dần lên ngôi Hoàng đế. Đổi

niên hiệu là Thiệu Bảo. Thái hậu nằm mộng thấy người thần trao cho hai thanh

kiếm, bảo rằng: Trên thượng đế có sắc chú để ngươi tự chọn. Do đó có thai, sinh

con trên mình toàn sắc vàng. Vua Thánh Tông đặt tên là Kim Phật cho Nhân Tông

là vì thế. Ở bên phải hàng my của Nhân Tông có nốt ruồi to như hạt đậu đen. Các

thức giả nói rằng: Kỳ lạ như thế tất sau này sẽ làm nên việc lớn. Đến năm 16 tuổi thì

làm Hoàng Thái tử Điều ngự cố từ chối hai ba lần, mời em lên thay. Nguyên từ

Quốc mẫu đem con gái lớn gả cho. Duyên cầm sắt tuy đẹp nhưng lầu vàng gác ngọc

thanh đạm như không. Khi ngài vào núi Yên Tử, đi về phía Đông đến chùa Sơn

Tháp; nhà sư ở đó thấy diện mạo lạ thường lấy làm kính trọng lúc đó cũng là ngày

Thánh Tông sắc cho quần thần đi bốn phương tìm ngài về. Ngài bất đắc dĩ phải

quay về lên ngôi" [172].

Qua đoạn văn đó, biết rằng lúc Trần Thái Tông lên Yên Tử vào chùa Sơn

Tháp là lúc ngài chưa lên ngôi, tức vào khoảng năm 1274 - 1275. Về sư chùa Sơn

Tháp là Hòa thượng Pháp Vân, sách Truyền kỳ mạn lục 傳奇漫錄 có chuyện

Nghiệp oan của Đào Thị cho biết có sư Pháp Vân tu hành ở núi Lệ Kỳ. Vị sư này tu

hành ở thời điểm năm 1349 và đã là sư cụ. Ngược lên thế kỷ XIII, Pháp Vân còn

nhỏ chỉ có thể là Tiểu của cụ Sơn Tháp tự mà thôi. Như vậy, cái thời Nhân Tông

63玄 幾 善 壽 法 雲…尚位

127

đến chùa Sơn Tháp là ứng với thầy của Hòa thượng Pháp Vân. Tiếc rằng nếu đúng

như vậy thì hai tháp nữa của chùa này cũng bị đào phá đi mất rồi nên không rõ hơn

được nữa. Tuy thế, với chút ít tư liệu khắc trên bài vị ngôi tháp cổ ở đây cũng cho ta

thấy chùa Sơn Tháp cũng là một cơ sở của Thiền phái Trúc Lâm.

Ở chùa Am Vãi (Âm Ni tự) được xây dựng từ thời Trần, trên vườn chùa còn

ngôi tháp đá cổ thời Trần “Liên Hoa bảo tháp 蓮花寶塔” (Tháp báu Liên Hoa).

Trong lòng tháp có tấm bia bài vị tuy đã bị phong hóa nhưng vẫn khôi phục được đủ

nội dung: “Trúc Lâm viên tịch Ma ha bất thương Tỳ khưu Như Liên hóa thân Bồ tát

cẩn vị64; nghĩa là: Vị thiền sư là Ma ha bất thương Tỳ khưu Như Liên hóa thân làm

bồ tát được viên tịch về chốn tổ Trúc Lâm”. Tìm hiểu thêm về chùa Am Vãi thấy

trong mục Sơn Xuyên 山川 sách Lục Nam địa chí 陸南地誌 (soạn cuối thế kỷ XIX)

viết: “Núi Am Ni, ở phía đông bắc xã Nam Điện, cao hơn ngàn trượng, lên núi có

thể nhìn được các đường núi ở bốn xung quanh thuộc Đông Triều và Lạng Giang.

Có một giếng ở đỉnh núi, nước rất trong ngon. Lại có chùa cổ, tương truyền là nơi

Công chúa nhà Trần xuất gia tu hành ở đó” [235]. Sách Đại Nam Nhất thống chí 大

南一統誌 khi chép về vị trí núi non tỉnh Bắc Ninh đã ghi về núi Am Ni (tên khác

của Am Vãi) như sau: "Núi Am Ni ở xã Nam Điện, phía nam huyện Lục Ngạn

mạch núi từ Phật Sơn, Thù Sơn kéo đến, phía tả có giếng nước trong không bao giờ

cạn, cạnh núi có hai cái bồn bằng đá, trên núi có hầm chùa cũ"[36a].

Văn bia Bắc Giang Bái thôn Thiệu Phúc tự 北江拜村紹福寺碑記 của Lê

Quát cũng là tư liệu phản ánh về Thiền phái Trúc Lâm Yên ở thời kỳ được chấn

hưng mạnh mẽ, nhưng cũng qua văn bia phần nào thấy được tư tưởng Nho giáo đã

len lỏi dần chiếm địa vị độc tôn của Phật giáo trong đời sống xã hội. “Nhà Phật lấy

chuyện họa phúc tác động tới lòng người, sao mà cảm phục được người ta sâu và

bền vậy! Trên từ vương công, dưới đến thường dân, phàm là đóng góp cho việc nhà

Phật, thì dù có dốc hết tiền của, cũng không tiếc. Giá như hôm nay có gửi gắm được

gì vào tháp chùa thì hớn hở như thể cầm được khế khoản trong tay, để ngày mai

64竹林圓寂摩訶不蒼永比丘如蓮…身菩薩謹位

128

được báo đáp. Cho nên từ trong Kinh thành cho đến ngoài châu phủ, kể cả những

nơi thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà người ta cứ theo, không hẹn mà người ta cứ

tin; hễ nơi nào có nhà ở, là ắt có chùa chiền, bỏ rồi lại dựng, hỏng rồi lại sửa, số

chuông trống lâu đài chiếm gần một nửa dân cư. Đạo Phật rất dễ thịnh hành và rất

được người ta tôn sùng. Ta ngày còn trẻ đi học, dốc chí vào việc cổ kim, cũng biết

qua về đạo Thánh, muốn lấy đó để giáo hóa nhân dân, nhưng rốt cục chưa có thể

làm cho một hướng nào tin theo cả. Ta cũng thường dạo chơi sông núi, dấu chân đã

để lại trong hầu nửa thiên hạ, thế mà chưa tìm thấy một trường học hay một văn

miếu nào. Chính vì vậy mà ta rất lấy làm hổ thẹn khi so sánh với tín đồ nhà Phật,

bèn viết ra đây để giãi tỏ lòng ta” [28][37].

Nhưng, dưới thời Trần (thời gian soạn khắc văn bia năm 1370), địa danh

chùa Thiệu Phúc, th. Bái, Bắc Giang mà văn bia phản ánh không song trùng với địa

giới hành chính hiện nay. Vì, địa danh Bắc Giang đương thời là địa danh hành chính

của lộ Bắc Giang. Lộ Bắc Giang khi ấy là miền đất kề cận Thăng Long, ở phía bắc

sông Nhĩ Hà (Nhị Hà/Hồng Hà/sông Hồng) khởi từ phần đất Long Biên ngược lên

phương Bắc đến giáp đất Lạng Sơn, nay thuộc phần đất của t. Bắc Giang, Bắc Ninh

và một phần đất thuộc t. Lạng Sơn, Hưng Yên và Hải Dương, cho nên khó xác định

địa điểm của chùa Thiệu Phúc. Hơn hai chục năm công tác ở sở Văn hóa - Thông

tin Hà Bắc /Bắc Giang (1994- 2015) chúng tôi đã bỏ công đi điều tra điền dã, truy

tìm, xác minh nhưng chưa có đủ cứ liệu để khẳng định địa điểm chùa Thiệu Phúc.

Tuy nhiên, hướng nghiên cứu của chúng tôi tập trung ở một ngôi chùa thuộc thôn

Cung Bái (tên Nôm là làng Bưởi) thuộc x. Đan Hội, h. Lục Nam, t. Bắc Giang. Sách

Địa lý hành chính Kinh Bắc [60] của Nguyễn Văn Huyên ghi chép Cung Bái là tên

xã, thuộc tg. Đan Hội, h. Phượng Nhãn như sau: “ Cung Bái xã: trong danh sách

Đồng Khánh là xã Cung Bái, nay cũng vậy. Hai thôn: Bưởi, Thiệu”65. Ở đây có ngôi

chùa nằm trên đỉnh một quả đồi nhỏ, bên ngòi Đan Hội (chi lưu của sông Phả Lại

/Lục Đầu giang) mà thượng nguồn là rừng núi Huyền Đinh, nơi có chùa Thanh Mai,

do Đệ nhị tổ Phật phái Trúc Lâm là Pháp Loa tôn Giả Đồng Kiên Cương sáng lập

và trụ trì. Khi ngài viên tịch xá lợi của Ngài vẫn nhập tháp Viên Thông chùa này.

Không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm nơi đây khá đậm nét, bao gồm một quần

65 Địa lý hành chính Kinh Bắc, tr.213

129

thể kiến trúc Phật giáo nhiều chùa chiền thời Trần, như: Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa

Sơn Tháp, chùa Mã Yên, chùa Thanh Mai, chùa Côn Sơn…Và nếu đúng chùa Thiệu

Phúc, thôn Bái trong bài văn bia của Lê Quát là ngôi chùa của th. Cung Bái (x. Đan

Hội) ngày nay thì nó chính là trung tâm của các danh lam bảo sái thờ Phật thời Trần

ở sườn Tây Yên Tử.

Chùa Cung Bái nay nằm trên đỉnh một quả đồi thuộc dãy núi sót trong quá

trình tạo sơn của dãy Huyền Đinh thuộc cánh cung Đông Triều, sườn Tây Yên Tử.

Chùa xưa có nền móng kiến trúc khá đồ sộ, nay còn lại với quy mô kiến trúc nhỏ,

công trình kiến trúc cổ hiện còn là các ngôi tháp cổ ở vườn chùa, tất cả các bi ký đã

bị thất lạc. Dấu vết vật chất phát hiện ở đây gồm mảnh vỡ gạch ngói đất nung được

tạo tác thời Trần và địa danh Cung Bái cùng địa điểm tọa lạc của chùa là những lý

do để chúng tôi quan tâm nghiên cứu những thông tin liên quan đến bài văn bia của

danh Nho Lê Quát.

Chùa Khám Lạng (x. Khám Lạng, h. Lục Nam) là một đại danh lam cổ tự,

được khởi dựng từ thời Trần, nơi ghi dấu Tam tổ Trúc Lâm. Chùa còn lưu một

hương án đá, trên đó có khắc văn tự khắc ở đầu hồi hương án hai dòng chữ Hán có

nội dung: “Năm Nhâm Tí, niên hiệu Thuận Thiên thứ 5 (1432), ông Lưu Câu, làm

quan Hạ phẩm ở xã Khám Lạng cùng vợ là Đỗ Xú công đức”66. Trên bệ tượng Tam

thế Phật Di Đà (Phật quá khứ) khắc nội dung: “Ngày mồng 7, tháng Hai năm Hồng

Đức thứ 25 (1494). Tín chủ là Lưu Thị Luận đứng ra tạo tượng Phật Tam tôn. Bà có

tên hiệu là Thiện Duyên cúng 03 quan, …; ông Thuận Tâm cúng 01 quan; ông

Chánh Niệm cùng bà…; bà Từ Tín, ông Ngụ cùng bà Hữu Phúc cúng 01quan; ông

Nguyên Tâm cùng bà cúng 05 tiền; (ông) Trần Xứng cúng 01 chiếc áo; bà Nguyễn

Thị cúng 01chiếc áo; bà Nguyễn Thị Đoan cúng 01 chiếc áo. Ông Phú Sơn ở xã Chỉ

Tác, huyện Lục Ngạn cùng bà cúng 01 chiếc áo; bà Nguyễn Thị Giám ở xã Đông

Lạc cúng tiền 05 mạch”67 . Như vậy, dù văn bia không trực tiếp nhắc đến việc xây

66順 天 壬子五年龛社下品 劉 俱 妻 杜 醜

67洪 德 二 十 五 年 二 月 初 七 日.信 主 劉 氏 論 起 造 佛 三 尊 . 號 曰 善 緣 婆 三 貫 ; [][][]

心 翁 一 貫 ;正 念 翁 并 婆…; 慈 信 婆, 寓 翁 并 有 福 婆 一 貫; 元 心 翁 并 婆 錢 五; 陳 稱

衣 一 件; 阮 氏 衣 一 件; 阮 氏 端 衣 一 件; 陸 岸 縣 紙 作 社 富山翁并婆衣一件; 東 洛 社 阮

氏 監 供 五 陌”

130

dựng mở mang chùa Khám Lạng, nhưng với việc các tín thí hưng công đóng góp

tạo hương án và bộ chân tảng, các bệ tượng đá uy nghi, đường nét chạm khắc cầu

kỳ, tinh tế …cho thấy chùa có quy mô rất lớn và nhận được rất nhiều sự đóng góp

của sãi, vãi, Phật tử. Hai văn bản khắc trên hiện vật đá chùa Khám Lạng chưa đủ cứ

liệu để nghiên cứu Phật giáo Bắc Giang thời Lê sơ nhưng nó cũng cung cấp lượng

thông tin quý cho ta biết Phật phái Trúc Lâm thời kỳ này vẫn ảnh hưởng sâu sắc ở

các làng xã Bắc Giang. Các ngôi bảo sái thờ Phật vẫn được làng xã quan tâm, tu tạo.

Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những chốn tổ của Phật phái Trúc Lâm Yên

Tử, ở đây còn tàng lưu nhiều di sản Hán Nôm của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Trong đó, kho Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm với tổng số 3050 đơn vị ván khắc đã

được tổ chức UNESCO thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương ghi danh là Di

sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới của khu vực. Chùa hiện còn 8 văn bia

(không kể 5 bia bài vị ở tháp sư tổ) phản ánh về lịch sử hình thành, quá trình trùng

tu tôn tạo, tô tượng, đúc chuông ở chốn tổ Vĩnh Nghiêm. Văn bia Chúc thánh Vĩnh

Nghiêm tự bi 祝聖永嚴寺碑 khắc dựng cuối triều nhà Mạc, ghi việc Đà Quốc công

Mạc Ngọc Liễn và Công chúa Phúc Thành công đức góp sức trùng tu chùa Vĩnh

Nghiêm: “Các tín sĩ huyện Phượng Sơn, Yên Dũng, Bảo Lộc, Lục Ngạn ở phủ Lạng

Giang khắc dựng bia và minh về trùng tu chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa Vĩnh Nghiêm là

dấu tích của thời Trần…nay chùa sụp đổ, ai trông thấy chẳng tự hứa sẽ tùy hỉ, tùy

duyên nguyện tu sửa chùa. Nay các ông… Tự Nhiên, Nguyễn Phúc Ninh…… ở các

huyện phủ….. đều qui thiện, đem lòng đại nhân duyên…. quyên tài lực mượn thợ,

lo trùng tu. Lại được Thái Bảo Đà quốc công hiệu Đức Quảng và Thái trưởng Phúc

Thành công chúa tùy hỉ, tùy duyên cúng giàng...”. Sau khi Đà Quốc công Mạc Ngọc

Liễn và Công chúa Phúc Thành công đức thì hơn chục năm sau chùa Vĩnh Nghiêm

lại được nhiều võ quan đứng ra hưng công hoặc xuất tiền của công đức trùng tu

[178]. Văn bia Trùng tu Vĩnh Nghiêm tự bi 重修永嚴寺碑 khắc ghi việc trùng tu tòa

Thượng điện, thiêu hương, tiền đường, hậu đường những năm đầu thế kỷ XVII :

“…Cảnh dẫu có phúc phế hưng, nhưng lòng chẳng phân thời nay, thời xưa. Người

xưa gặp thời cơ khởi xướng, phát công đức để xây dựng, đó là tấm lòng. Người đời

nay nhân cảnh hoang phế, bỏ công đức để trùng tu, đó cũng chính là cùng một tấm

131

lòng ấy... Có vị tướng là Địch Vũ hầu Nguyễn Thọ Cường cùng các vị tín thí thấy

cảnh chùa hoang phế thì động lòng trắc ẩn, bèn cùng quyên góp tiền của ra tay ra

sức, rồi vào tháng 12 năm Nhâm Dần, chọn ngày lành, sai thợ khéo bắt đầu tu sửa

lại tòa thượng điện, nhà thiêu hương, các hành lang cùng tiền đường, hậu

đường…”[180]. Văn bia Vĩnh Nghiêm tự công đức bi 永嚴寺功德碑 cũng được

soạn 1606 khắc việc trùng, tô tượng chùa Vĩnh Nghiêm: “Tín sĩ Định Sơn hầu Chu

Văn Sầm, tên chữ Đức Trọng và các bậc đàn việt, vào năm mặt trời soi đơn các,

mọc lên từ đỉnh cây bồ đề lòng như trong rừng công đức, bè báu chở tấm thân tu

hành đến tinh xá long cung, có lâu đài ngọc bích, tay mở lá bối, hoa đàm. Tượng

thần thiếp vàng, chư phật xuất thế, cửu thiên giáng điềm lành, trăm phúc nghìn lộc

đến với thân ta, đến với con cháu ta; năm Phượng, tám Rồng soi sáng tổ phụ ta, soi

sáng tông tộc ta. Trước cửa xe cao tứ mã, đai ngọc áo tía, như rừng. Công đức như

thế, sự nghiệp như thế, dù khắc thơ cổ, tạo bia cổ, cũng không đủ hình dung muôn

một đời vinh và thịnh ấy” [181].

Năm 1932, sau gần chục năm đứng ra hưng công đại trùng tu tôn tạo chùa

Vĩnh Nghiêm, công việc hoàn thành, Hòa thượng Thích Thanh Hanh đã soạn khắc

tấm bia Đức La xã Vĩnh Nghiêm tự sáng tạo lịch đại tu tạo công đức bi ký 羅社永

嚴寺創造曆代修 造功德碑記 với hơn ba nghìn chữ đã ghi lại toàn bộ từ khi ra đời,

quá trình trùng tu tôn tạo, sự đóng góp công đức của thập phương với chùa Vĩnh

Nghiêm qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, có nội dung quan trọng kể về lai lịch ba

vị tổ Trúc Lâm: Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa tôn giả Đồng

Kiên Cương và Thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái và quá trình hình thành, phát

triển và những đợt trùng tu, tạc tượng, đúc chuông, khắc ván in kinh… ở chùa Vĩnh

Nghiêm qua các thời kỳ. “…Kìa như, các công hầu tiếp nối làm đẹp nơi Tam Bảo,

năm Mậu Dần, niên hiệu Diên Ninh thứ 5 (1458) nhà Lê, có vị thủ tăng giữ chức

nhập nội nội sảnh, tự Tín Thí thượng sĩ, mở mang nhà chùa cao rộng (việc ấy thấy

đề ở thượng lương). Vào khoảng Lê Trung hưng Thế Tông Gia Thí Quang Hưng

(Mạc Mậu Hợp, Hưng Trị thứ 8-1595), các cư sĩ ở Phượng Sơn, Yên Dũng, Bảo

Lộc, Lục Ngạn là bọn Nguyễn Tự Nhiên, Nguyễn Phúc Mật, quyên góp tiền của

trùng tu thượng điện, tiền đường, hậu đường. Một nhân duyên lớn nữa là được Thái

132

Bảo Đà Quốc công và bà Trưởng công chúa Phúc Thành đứng ra làm Hội chủ hưng

công (thấy ghi rõ ở bia cũ). Năm Bính Ngọ niên hiệu Hoằng Định thứ 7 (1606), quý

tướng Địch Vũ Hầu Nguyễn Thọ Cường và các tín thí quyên tiền của trùng tu

thượng điện, cây hương, hành lang, cùng tiền đường, hậu đường, tô lại tượng Ngọc

Hoàng và tượng Điều Ngự nhất tổ (thấy rõ ở bia cũ). Năm ấy, hội của Định Sơn hầu

Chu Văn Sầm, tự Đức Trọng trùng tu Phật đài, tô tượng Phật (thấy rõ ở bia cũ).

Năm Mậu Tuất, niên hiệu Bảo Thái thứ 6 (1708), sư trụ trì tạo gác chuông cao 2

tầng. Kế đó, sư trụ trì tự là Tính Thành, hưng công đúc chuông (tên họ những hội

chủ hưng công thấy rõ ở bia cũ). Năm Canh Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 10

(1749), sau cơn tao loạn, có môn đồ là bà Vũ Thị Lương, hiệu Diệu Minh, trùng tu

gác chuông, làm mới hai bên hành lang phía sau và đúc một quả chuông lớn (tên họ

những hội chủ hưng công thấy ghi rõ ở bia cũ). Đến năm Canh Dần, hoàng triều

Minh Mệnh thứ 11 (1830), toàn xã nhà thỉnh Lâm tế chánh tông Hòa thượng Vô

sinh, sinh môn Tính Tĩnh, giao cho Thích tử tì khâu tự là Hải Hài về trụ trì. Nhân

đó, Hải Hài tập hợp ba thôn, mộ các thiện tín đúc được quả chuông lớn, kế đó lại

trùng tu gác chuông, tân tạo trai đường 11 gian.

Năm Tự Đức thứ 2 (1849), toàn xã kính thỉnh sư thầy ở chùa Phù Lãng

Trung, nguyên năm Minh Mệnh được ban sắc. Giới đao độ điệp, Lâm tế chánh tông,

Kim Mã hòa thượng, Thích sa môn Thông duệ ứng duyên nhận lời và giao thẳng

cho sư thầy chùa nhà là Tĩnh Phương Sa môn, pháp húy Tâm Viên, cùng các đệ tử

bên mình thay nhau trụ trì. Từ khi sư thầy chùa nhà bái mệnh đã sửa sang tu bổ mở

rộng đạo pháp dạy môn đồ, tân tạo 3 tòa Côn lư xá na Di đà tiếp dẫn, Thế tôn thuyết

pháp Phật, 3 tòa Văn thù, Phổ Hiền, Địa Tạng Bồ tát, 2 tòa An Nan ca Diếp, Thích

Văn, 1 tòa Phạn Vương thiên, hai tòa Khải Giáo, Chân Tể và các pho tượng

gỗ…”[294].

Như vậy, với số văn bia ít ỏi còn sót lại đã giúp người đời sau biết được các

ngôi chùa thuộc Thiền phái Trúc Lâm được mở mang, phát triển hầu khắp các nơi

có non cao cảnh đẹp ở vùng Na Ngạn xưa (nay thuộc phần đất Lục Ngạn, Lục Nam

và một phần h. Yên Dũng). Tuy ít ỏi nhưng những văn bia thời Trần còn lại trên đất

Bắc Giang đã góp phần giúp người đời phác thảo được diện mạo Phật phái Trúc

Lâm ở thế kỷ XIV. Văn bia chùa Hang Tràm và chùa Vĩnh Nghiêm đã cho thấy nội

133

dung phản ánh khá rõ sự suy vi của Phật phái Trúc Lâm ở đầu thế kỷ XV và sự chấn

hưng mạnh mẽ ở thời kỳ giữa và nửa sau thế kỷ này.

4.3 Văn bia phản ánh phong tục tập quán ở làng xã

4.3.1 Phản ánh tín ngưỡng thờ Thành hoàng

Thành hoàng là vị thần được thờ chính ở đình của các làng xã, nơi người

Việt/ Kinh cư trú. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc,

nhưng khi du nhập vào Việt Nam thì có sự thay đổi cả về hình thức cũng như ý

nghĩa. Nếu Thành hoàng được thờ ở Trung Quốc là vị thần bảo vệ thành và hào của

làng (theo truyền thuyết) thì Thành hoàng được thờ ở đình ngôi đình Việt có thể là

Phúc thần, thiên thần, nhiên thần hoặc tà thần. Nhưng dù là phúc thần, thiên thần

hay nhiên thần… thì vị Thành hoàng nào cũng được gắn với công trạng (dương phù

hay âm phù) với dân với nước trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại

xâm, hoặc là người có công lập ra làng, có công truyền dạy một nghề nào đó cho

dân làng, hoặc là một ông quan được hưởng nhiều bổng lộc triều đình đã xuất của

riêng công đức cho làng xã xây dựng đình làng mà được tôn làm Thành hoàng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và kho lưu trữ VNCHN có 546 văn bia

đình, trong đó phần nhiều là bia hậu Thần, bia gửi giỗ, bia ghi sự lệ của làng xã và một

số văn bia ghi nội dung liên quan đến việc thờ cúng Thành hoàng. Văn bia ghi có nội

dung liên quan đến tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Bắc Giang lưu lại ở hai dạng thể cơ

bản, đó là văn bia khắc ghi thần tích (còn gọi là thánh tích, ngọc phả, thần phả), văn

bia khắc ghi việc tôn lập Thành hoàng và sự lệ thờ cúng Thành hoàng. Ngoài ra còn có

văn bia liên quan như: văn bia ghi sự lệ thờ cúng Hậu thần phối hưởng cùng Thành

hoàng, văn bia ghi lệ hát cửa đình (tức hát thờ Thành hoàng).

Văn bia ghi thần tích và sự lệ thờ cúng Thành hoàng thường được khắc trên

những tấm hậu Thần ở các làng xã. Những vị Thành hoàng được khắc trên văn bia

là những vị Phúc thần, vì có công lao rất đặc biệt mới được làng xã tôn vinh, tri ân

bầu làm Thành hoàng. Khánh Quận công Hà Công Dung là người được thờ làm

Thành hoàng ở 3 ngôi đình thuộc h. Yên Dũng xưa. Văn bia Thắng Nghiêm đình -

Hà Công bi 勝嚴亭-何公 碑 ở đình Yên Khê, x. Song Khê (TP. Bắc Giang) ghi

khắc công đức của vợ chồng ông, vì thế mà được dân làng tôn thờ làm Thành

134

Hoàng: “Nay nam nữ lớn nhỏ trên dưới xã nhà ngửa trông ân huệ ấy, công đức ấy

của ông thật lâu bền có thể sánh cùng trời đất, sáng soi tựa mặt trời mặt trăng, cho

nên dân xã cùng nhau họp bàn tôn bầu Trưởng quan cùng Quận phu nhân Hoàng

Thị Ngọc Thái làm thành hoàng, (dân xã) phụng thờ hương hỏa lưu truyền đến

muôn đời. Con cháu uống máu thề rằng: Nếu có người nào không theo, phế bỏ lễ

tiết như trong bia đá cầu nguyện thiên địa thần linh nghiêm trị không tha. Vì vậy lập

bia để lại cho muôn đời” [209] .

Khánh Quận công còn được thờ làm Thành hoàng ở đình Thanh Cảm (nay

thuộc x. Tân Tiến, TP Bắc Giang), đình và từ vũ Khánh Thọ x. Lũ Phú (nay thuộc

h. Yên Dũng). Văn bia Thanh Cảm đình bi và Khánh Thọ bi cùng Thắng Nghiêm

đình - Hà Công bi đều do TS Đoàn Tuấn Hòa soạn văn và có hình thức, nội dung

gần giống nhau, chỉ khác niên đại tạo tác và số lượng tiền, ruộng ông công đức cho

mỗi làng ở các xứ đồng khác nhau. Cho nên, chúng tôi hồ đoán rằng đây là trường

hợp khá đặc biệt, có lẽ Tiến sĩ Đoàn Tuấn Hòa chỉ soạn văn bia cho x. Yên Khê sau

đó khắc dựng, sau này hai địa phương cùng tôn thờ Khánh Quận công còn lại đã sao

chép rồi nhờ người chỉnh sửa cho phù hợp rồi khắc dựng bia chứ không phải tác giả

soạn văn cho cả ba làng xã trên.

Thuần Quận công La Đoan Trực, chủ nhân được an táng tại lăng Dinh

Hương (x. Đức Thắng, h. Hiệp Hòa) cũng được nhiều làng xã thờ làm Thành hoàng.

Phụng sự La công sinh từ bi ký 奉事羅公生祠碑記 cho biết: “Thuần Quận công,

La quý công, tự Đoan Trực, đặc tứ gia phong phúc thần Trung Cẩn Đại vương, quê

x. Cẩm Xuyên, h. Hiệp Hoà, ph. Bắc Hà, trú quán tại x. Đức Thắng, bản huyện, là

người tuấn tú tài ba, làm quan luôn được thăng chức. Tuy vậy đối với làng, ông luôn

quan tâm giúp đỡ. Nay ông lại cấp cho xã 200 lạng bạc; 2 chiêng đồng giá 5 quan 6

mạch 40 văn tiền sử, 66 sào ruộng để chi dùng vào việc công và phụng sự thần”

[239]. Do có nhiều công lao với Vương phủ (phủ Chúa) và công đức của cải cho x.

Trung Trật, h. Hiệp Hoà nên ông cũng được thờ làm Thành hoàng ở đình Trung Trật:

“Đô đốc phủ Hữu đô đốc Thuần Quận công La tướng công, tự Đoan Trực, đặc tứ

thụy Trung Cẩn phủ quân, đặc tứ gia phong Phúc thần Trung Cẩn Đại vương. Ông là

người có nhiều công lao với triều đình, lại có tấm lòng khoan nhân, luôn giúp đỡ dân

135

xã khi gặp khó khăn. Nay ông cấp cho dân 26 sào ruộng để chi dùng vào việc công.

Vì vậy, toàn dân thuận tình phụng sự thờ cúng ông khi mất [288].

Văn bia khắc ghi thần tích, tức là lai lịch, công tích của các vị Thành hoàng

thường có niên đại muộn, mới thấy xuất hiện văn bia thời Nguyễn (cuối TK XIX,

XX) nhưng lạc khoản có khi được đài thời gian thành các văn bản do Lê Tung (thế

kỷ XV), Nguyễn Bính (thế kỷ XVI), Nguyễn Hiền (thế kỷ XVIII) soạn và “nay sao

y chính bản”. Đến nay chúng tôi đã phát hiện và sưu tầm được 08 văn bia Thần tích

ghi chép về các vị Thành hoàng được tôn thờ ở tỉnh Bắc Giang, trong có 05 văn bia

ở h. Việt Yên, 02 văn bia ở h. Hiệp Hòa và 01 ở TP. Bắc Giang.

Bảng 10: Tổng hợp văn bia thần tích ở các làng xã

Số

TT

Tên văn bia

Di tích/địa phương Tên thần Niên đại

1 Thọ Xương tổng,

Hòa Yên xã lăng

Lăng họ Lều

Th. Hòa Yên, TP. Bắc Giang Đô thống Đại tướng quân Thượng đẳng

phúc thần Đại Vương Lều Văn Minh

Tự Đức (1877)

2 Tôn thần bi ký

Đền Y Sơn

x. Hòa Sơn, h. Hiệp Hòa

Hùng linh công đại vương Tự Đức 9

(1856).

3 Thánh tích bi ký

Đền Thạch tướng

Th. Lát Thượng, h. Việt Yên

Hùng Thạch Đại Vương thần tướng Tự Đức 8

(1855)

4 Thần tích

Đình th. Hoàng Mai,

h. Việt Yên

Đệ bát Hoàng nữ Thiều Dương công

chúa Lê Thị Ngọc Khanh

Khải Định 4

(1919).

5 Thần tích

Nghè Phúc Tằng,

xã Tăng Tiến, h. Việt Yên

Cung Thành Phương Dung tôn linh

Công chúa, Quí Minh Đại Vương…

Tự Đức 29

(1876).

6 Cung sao thánh

tích

Đình Thổ Hà, xã Vân Hà,

h. Việt Yên

Lão Tử Thành Thái 9

(1897)

7 Hoàng triều

ngọc phả

Đình Vân Cốc,

h. Việt Yên

Cao Sơn đại vương, Quí Minh đại

vương, Vương Hậu đại vương

Bảo Đại 19

(1944).

8 Cao Sơn sự tích

Đình Đông Trước,

x. Mai Đình, h. Hiệp Hòa

Cao Sơn đại vương Canh Tí (?)

Trong số 08 văn bia thần tích kể trên, chỉ có 03 bản thần tích được lưu ở thư

viện VNCHN. Đó là: Thần tích xã Thù Sơn 茱山 thuộc tg. Quế Trạo, h. Hiệp Hòa

về sự tích Hùng Linh công 靈公 (Y Sơn Linh Tích Đại Vương 依山靈蹟大王) triều

Hùng Vương; Thần tích x. Hoàng Mai 黃梅 gồm sự tích Thiều Dương Minh Linh

136

Thiên Cực Quốc Trưởng Phu Nhân Tối Linh Công Chúa 韶陽明靈天極國長夫人

最靈公主; Thần tích x. Thượng Lạt 上辣 về sự tích Chuyển Hùng Thạch Tướng

Đại vương 轉雄石將大王.

Miếu th. Tiên Lát thượng, x. Tiên Sơn, h. Việt Yên) có bia đá Thánh tích bi

ký 聖跡碑記 là văn bản thần tích được khắc trên bia đá sớm nhất (Tự Đức 8-1855).

Nội dung ghi sự tích và tiết lệ thờ cúng Chuyển Hùng Thạch Tướng Đại Vương:

Hùng Thạch tướng quân là con ông Nguyễn Hòa và bà họ Cao. Mẹ ông được sơn

thần báo mộng, có thai ba năm hai tháng thì sinh ra ông. Vừa lúc trong nước có

giặc, vua sai sứ giả cầu người tài cứu nước. Hùng Thạch Tướng quân cho gọi sứ giả

vào nhà, bảo về tâu xin nhà vua tạc voi đá, cờ đá sẽ đánh tan được giặc. Hùng Thạch

vươn vai đứng dậy thành người cao lớn khác thường rồi phi ngựa đá ra trận. Đánh tan

giặc, Hùng Thạch tướng quân bay lên gò núi mà hóa. Trải qua các đời đều được phong

tặng mỹ tự và được lập miếu để dân sở tại bốn mùa mở tiết lệ thờ cúng [298].

Văn bia Tôn thần bi ký 尊神碑記 (N0 33314 - 15) ở đền Y Sơn, th. Thù Cốc,

x. Hoà Sơn, h. Hiệp Hòa (Tự Đức 9 -1856) khắc ghi rất kỹ lý do hương lão, viên

chức làng xã Thù Sơn khắc bia tôn thần: Vì thần tích bản xã thất lạc, đã đến tìm ở x.

Bằng Đắng, h. Bạch Hạc, ph. Vĩnh Tường, t. Sơn Tây đưa về thờ tại bản đền. Nay

chọn ngày tốt khắc vào đá, truyền lại dài lâu. Thần tích kể rằng: “ Đời Hùng Vương

thứ 6, đóng đô tại Việt Trì, quốc hiệu Văn Lang... Đời ca tụng là bậc vua hiền. Khi

ấy, xứ Kinh Bắc, có quan phụ đạo họ Hùng, huý Nhạc, là dòng dõi Lạc Long Quân,

cai trị xứ Kinh Bắc, lấy bà họ Cao ở Hải Dương, huý Tiên. Ông ngoài 60 tuổi, bà

ngoài 40 mà chưa có con. Ông bà phát gia tài tác phúc độ thế, đi cầu tự các nơi, sau

được thần linh phù trợ, bà có chửa, đủ ngày đủ tháng, sinh được 1 trai, phong tư lẫm

lẫm, thể mạo đường đường, lớn lên thông minh hơn người, tài năng cái thế. Triều

đình biết tin triệu vào thi tài, phong cho làm Nhạc Phủ tướng quân. Trong vùng hổ

báo làm hại, sai đi dẹp, ông dẹp yên. Lại nói, khi ấy, có giặc Ân xâm lấn bờ cõi.

Nhà vua sai các tướng đi đánh dẹp, nhưng đều không thắng. Vua triệu ông vào giao

cho quân lính sai đi đánh. Ông đánh một trận giặc thua chạy...”

137

Ở nghè Phúc Tằng, x. Tăng Tiến, h. Việt Yên có thần tích khắc trên văn bia

Thần tích 神跡 do Nguyễn Bính 阮 炳 soạn, Nguyễn Hiền 阮賢 sao, Lí trưởng bản

xã Lê Văn Hinh 黎文馨 phụng tả năm Tự Đức 29 (1876) kể về các vị Thành hoàng

làng Phúc Tằng: Đời truyền rằng, trang Gia Kiều, huyện Vĩnh Ninh, phủ Thiệu

Thiên, trấn Thanh Hoá có nhà lệnh tộc họ Trang, huý Nghiêm, nhà nghèo, phải làm

ruộng thuê, sinh hạ 1 trai, nhưng không nuôi được, sau lại sinh 1 gái, lớn lên mặt

hoa da phấn, nức tiếng trong vùng. Nhà vua biết đến, hỏi làm đệ nhị cung phi,

nhưng nàng không vào cung, ở nhà, đến năm 17 tuổi, cha mẹ đều qua đời, nàng phải

sống cảnh cô quả, bèn đi đến địa đầu trang Phúc Tằng sinh sống, rồi sau không

chồng mà chửa, đủ ngày đủ tháng, nàng sinh ra 4 người con trai, mặt mày khôi ngô

tuấn tú. Sau khi sinh được 3 ngày thì nàng qua đời, dân xã đem chôn, bỗng thành

mộ thiêng. Dân cho là linh ứng, lập ngay miếu thờ bên mộ. Khi ấy 4 người con cứ

bò quanh mộ, dân xã ôm về nuôi thì khóc không rứt, đưa ra mộ lập tức thôi khóc.

Bỗng có 2 vị tướng công từ phương xa tới, đầu râu tóc bạc, tướng mạo phong trần,

xin nuôi dưỡng 4 trẻ tại miếu bên mộ. Bản xã có 2 ông họ Nguyễn, họ Đỗ cung đốn

cái ăn. Năm 4 người con trai 15 tuổi, bỗng 2 vị tướng công biến mất, 4 người con

cũng lần lượt theo nhau qau đời ngay bên mộ mẹ. Dân xã thấy vậy ra xem, thì mối

đã đùn lên cao, từ đó càng thêm linh ứng. Vào năm Nguyên Phong đời Trần Thái

Tông, giặc Chiêm Thành đến xâm lược, nhà vua sai Tống Công Thành Đức đem

quân đi đánh, trận đầu ra quân bị thất bại, Tống Công phải rút quân về tuyển thêm

đinh tráng để làm thủ túc. Đi đến địa giới bản trang (tức Phúc Tằng), trời vừa tối,

ông bèn lập đồn đóng quân lại. Hôm ấy, vào nửa đêm, ông bỗng nghe có tiếng phụ

nữ đứng bên miếu tâu: “Nay trong nước hữu sự, giặc cướp lộng hành, nên đến yết

kiến.” Sáng hôm sau, ông truyền lập đàn tế cầu đảo, mong được âm phù. Trong khi

cầu đảo, thấy 3 người quần áo chỉnh tề, mặt đỏ, binh mã nghiêm chỉnh đứng thành 2

ban bên phải, bên trái miếu, xưng là con Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, 1 là Cao

Tuấn, 1 là Cao Tề, 1 là Cao Tịnh đến phò giúp. Lần ấy Tống Công cất quân đánh

một trận, quân giặc tan vỡ... Trải các đời, các vị thờ ở miếu đó đều được ban sắc

tặng phong:

- Phong Cung Thành Phương Dung tôn linh Công Chúa.

138

- Phong Đương cảnh thành hoàng Quí Minh Đại Vương.

- Đương cảnh thành hoàng Quảng Tế Đại Vương.

- Đương cảnh thành hoàng Thánh Đức Đại Vương, …[297].

Bia thần tích Thọ Xương tổng, Hòa Yên xã lăng 壽昌總和安社陵 tạo năm

Tự Đức 30 (1877) ghi sự tích vị Đại Vương được thờ ở lăng xã Hoà An. Đại Vương

tên Minh Công, con ông họ Lều ở trang Cao Xá, trấn Nghệ An. Mẹ ông nhân một

lần đi đánh cá bị rắn quấn, về nhà có thai rồi sinh ra ông. Về sau vì giặc Ngô, gia

đình phải di cư sang Thọ Xương, Trấn Kinh Bắc. Ông là người uy dũng, có tài trí

hơn người. Năm 23 tuổi đã nổi tiếng khắp nơi. Khoảng năm Càn Phù, giặc Chiêm

xâm lấn nước ta, ông được phong làm Đại tướng quân đem quân đi đánh, đánh một

trận, giặc thua chạy về nước. Nhà vua phong ông tước Đô thống Đại tướng quân và

phong cho trang Thọ Xương làm ấp thang mộc. Ba tháng sau, giặc Chiêm lén theo

đường thủy đến bến sông phường Thọ Xương đánh úp, ông tử trận. Nhân dân nhớ

ơn, lập đền thờ. Trải các triều đều được ban tặng sắc phong: Đô thống Đại tướng

quân Thượng đẳng phúc thần Đại vương [299].

Thần tích đình làng Thổ Hà, x. Vân Hà, h. Việt Yên được khắc trên bia

Cung sao thánh tích 恭抄聖跡 tạo dựng năm Thành Thái thứ 9 (1897). Vị Thành

hoàng thờ ở đình là Thái Thượng lão quân, nhưng lại có công giúp An Dương

Vương trừ giặc mũi đỏ trong vùng, sau khi bị tiêu diệt, chúng thường gieo bệnh

dịch, vua có hịch truyền tìm người tài giỏi đến diệt. Ông ứng tuyển, diệt được nạn

dịch, được nhà vua triệu về kinh ban thưởng…Lại lệnh cho trang Thổ Hà sửa sang

đền miếu, hương khói phụng thờ, không bao giờ ngớt. Đồng thời, kê khai ngày sinh,

ngày hóa, ngày vào đám và tên huý cần kiêng: Sinh nhật 7 tháng Giêng - lễ cúng

ban thượng cúng chay, ban hạ bò, lợn, để cả con, sôi rượu tuỳ nghi, hát sướng vui

vẻ, trong 3 ngày thôi. Hoá nhật 22 tháng 2, lễ dùng ban thượng cúng chay, ban hạ 1

con lợn để nguyên và xôi rượu. Ngày vào đám thu tế, mồng 6 tháng 8 lễ dùng như

trên. Cấm dùng thịt trâu. Tên huý cần kiêng: Bá dương, Thái thượng, Mỹ hoàng,

những tiếng đồng âm cũng kiêng.Người hành lễ phải kiêng cấm dùng áo quần có

sắc vàng, sắc đỏ [296].

139

Ở đình làng Hoàng Mai, x. Hoàng Ninh, h. Việt Yên văn bia tạo năm Khải

Định 4 (1919) khắc bản Thần tích 神跡 (N.31098-99) về sự tích Thiều Dương Công

chúa Lê Thị Ngọc Khanh. Chuyện kể rằng: Trang Hoàng Ma, h. Yên Phúc, bản

trấn, có người họ Đỗ, tên Cầm, vợ họ Nguyễn, làm nghề chài lưới, đi các nơi kiếm

sống. Khi ông bà đi qua địa đầu huyện Yên Dũng, thấy đất đai bằng phẳng, mới

định cư lại đó. Một hôm, ông nằm mơ thấy một cụ già tóc bạc trắng, tay cầm cây

gậy tre nói: “Nhà ngươi giầu có, nhân hậu, trời đã biết đến, hãy làm một ngôi đền

nhỏ, sẽ hộ trì cho.” Tỉnh dậy, biết là thần nhân báo mộng, ông bèn dựng một ngôi

đền nhỏ, quanh năm hương khói. Đến đời Lê Thánh Tông Thuần Hoàng Đế, sinh đệ

bát Hoàng nữ, gọi là Thiều Nương, 17 tuổi tài sắc hơn người, nhà vua kén rể gả

chồng, nhưng Nương không chịu, xin với vua cha cho đi chu du khắp thiên hạ. Đến

khoảng năm Quang Thuận, có giặc Chiêm đến xâm lấn, nhà vua đánh nhiều lần

nhưng không thắng, Nương xin cầm quân đi dẹp. Nương dẫn quân đến phường

Hoàng Ma, cùng dân lập đàn cầu đảo thần kì âm phù. Hôm sau, Nương cất quân

đánh một trận giặc thua, đất nước thanh bình. Nương kéo quân về qua phường

Hoàng Ma, sóng sông Nhật Đức bỗng nổi lên, lật úp thuyền Nương. Ba ngày sau,

xác Nương nổi lên, trên có đám mây che phủ, dạt vào phường Hoàng Ma. Nhà vua

lệnh cho dân làm lễ chôn cất, xây miếu thờ, linh ứng.

Như vậy, xét về niên đại, bia thần tích xuất hiện sớm nhất vào năm Tự Đức

thứ 8 (1855), sau đó đều là văn bia xuất hiện dưới thời Tự Đức về sau. Đó cũng là

cứ liệu góp phần xác định sự ra đời của thể loại thần tích mà đã được một số nhà

nghiên cứu xác định chỉ xuất hiện từ thời Tự Đức (1848 - 1886), trước đó chưa có

nhưng đã được các soạn giả mượn danh người đời trước biên soạn.

Qua văn bia thần tích, dấu ấn lịch sử về các cuộc chiến chống giặc Chiêm

Thành dưới thời Lý được huyền thoại qua văn bia Thọ Xương tổng, Hòa Yên xã

lăng 壽昌總和安 社陵 hay văn bia Thần tích/神跡 ở đình Hoàng Mai [299]. Các

địa phương có bia thần tích đều được các triều vua nhà Nguyễn (Tự Đức về sau)

ban tặng sắc phong cho dân địa phương phụng thờ.

Đa số các bản thần tích ghi chép về các vị Thiên thần, chỉ có 01 vị Phúc

Thần là Thiều Dương Công chúa nhưng đã thần thoại hóa thành nhân vật khác với

140

những tài liệu thư tịch còn lưu tại địa phương. Ở t. Bắc Giang hiện có 12 ngôi đình

tôn thờ Thiều Dương Công chúa Lê Thị Ngọc Khanh. Theo các tài liệu lịch sử, bà

con gái thứ 8 của vua Lê Thánh Tông Thuần hoàng đế. Khi trưởng Thiều Dương

Công chúa được vua cha gả cho Hoa phong hầu Phạm Đức Hóa con trai của vị khai

quốc công thần Khang Quốc công Phạm Văn Liêu, người th.Nguyên Xá, hương

Lam Sơn, h. Thụy Nguyên, x. Thanh Hoa. Cha con Phạm Đình Liêu sau được phân

phong đất đai và định cư tại th. Chùa, x. Xuân Hương, h. Lạng Giang (ngày nay).

Theo chế độ bổng lộc của bậc khai quốc công thần gia đình họ Phạm được hưởng

thực ấp điền địa là 2800 mẫu ở các huyện Đông Ngàn, Võ Giàng, Quế Dương, Yên

Phong (Bắc Ninh); Yên Việt, Yên Thế, Yên Dũng, Lạng Giang (Bắc Gaing); Võ

Nhai, Bạch Thông, Tư Nông (Bắc Cạn- Thái Nguyên) và một số điền địa ở Quốc

Oai (Hà Tây), Lam Sơn (Thanh Hóa). Được phong thực ấp ở các địa phương trên,

vợ chồng công chúa Thiều Dương đã tích cực chiêu dân lập ấp mở làng, đồng thời

mở lòng công đức giúp đỡ các địa phương tiền, ruộng để xây dựng, mở mang các

công trình phúc lợi như chợ, cầu đền, miếu... Vì thế ở các miền quê thuộc đạo Kinh

Bắc xưa, nhiều nơi đã xây dựng miếu, đền, phủ tôn thờ công chúa Thiều Dương,

Hoa phong hầu cùng vị Khang Quốc công Phạm Văn Liêu. Hiện các nhà nghiên

cứu văn hóa đã sưu tầm, khám phá được hàng chục di tích tôn thờ công chúa Thiều

Dương và cha con Phạm Văn Liêu. Tiêu biểu là Đền Vua Bà (Xa Lâu điện) ở làng

Ảm, huyện Yên Dũng; đền thờ Thiều Dương công chúa ở Hoàng Mai (Việt Yên),

đền thờ và phần mộ (đền Từ Mận) ở x. Xuân Hương, h. Lạng Giang...Hiện ở di tích

nhà thờ họ Phạm (xóm Chùa, x. Xuân Hương,) còn lưu giữ nhiều tài liệu Hán -

Nôm cổ liên quan tới cuộc đời công chúa Thiều Dương do các triều đại phong kiến

thời Lê- Nguyễn ban phong. Đó là các đạo sắc phong (28 đạo), sắc chỉ (04 tờ),

chiếu, sổ sách (01sổ ruộng đất được phân phong, 01 sổ hội đồng), đồ tế tự... Những

di vật này được gia tộc họ Phạm trân trọng bảo tồn nhằm duy trì truyền thống tốt

đẹp của cha ông thửa trước.

Tuy văn bia khắc ghi thần tích, sự lệ thờ phụng Thành hoàng ở Bắc Giang

không nhiều nhưng khối tư liệu Hán Nôm cổ này cũng góp phần tìm hiểu sâu sắc

hơn về tín ngưỡng thờ Thành hoàng, một nét văn hóa truyền thống độc đáo mang

đậm bản sắc văn hóa ở các làng xã Việt Nam mà đến nay vẫn được duy trì.

141

4.3.2 Phản ánh tục lệ “xướng ca” ở đình làng xã

Xưa, hầu hết các đình làng đều tổ chức “xướng ca”, tức hát cửa đình trong

ngày hội hay sự lệ, nhưng chỉ có số ít làng xã khắc ghi quy định trên văn bia. Đến

nay, chúng tôi mới thấy có 22 VBBG đề cập đến lệ “xướng ca”. Lệ này chỉ được

khắc ghi trên văn bia ở đình làng, trong đó lại chủ yếu thấy trên bia hậu Thần. Trong

văn bia, sự lệ xướng ca được quy định rất nghiêm túc vì sau các điều khoán ước về

việc tuân thủ, duy trì tục lệ thường kém theo lời nguyền “trong xã thôn nếu có người

nào làm trái hoặc phế bỏ điều ước kính mong Hoàng thiên soi chiếu chu diệt”.

Lệ xướng ca thường được quy định tổ chức trong thời gian làng xã mở hội

thờ cúng Thành hoàng “xuân thu nhị kỳ” mỗi năm hai dịp ngày sinh, ngày hóa của

thần. Lệ này cũng được một số làng xã quy định tổ chức trong ngày kỵ nhật các vị

hậu Thần, tức ngày giỗ Hậu. Ngày giỗ Hậu gọi là ngày sự lệ nếu diễn ra hát xướng

thường chỉ tổ chức trong ngày chính giỗ hoặc tùy theo công đức của vị hậu Thần mà

làng xã quy định kéo dài hơn.

Trong số 22 văn bia đề cập đến lệ xướng ca, chỉ có 01 văn bia ghi rõ quy

định về thể lệ hát và đổi lệ hát ca trù, đó là văn bia Vô đề ở đình Thổ Hà được khắc

dựng năm Chính Hòa thứ 14 (1693). Không hiểu lý do gì mà tấm bia này được

dựng trong cung cấm tòa Hậu cung. Theo các cụ cao tuổi địa phương thì dưới thời

phong kiến, tấm bia luôn được phủ vải đỏ, ngoài ông Cai đám ra không ai được

nhòm ngó đọc văn bia. Hiện nay, ngoài các cụ cao tuổi trong làng chỉ có cán bộ

ngành văn hóa về nghiên cứu mới được tiếp cận, nhưng nữ giới vẫn tuyệt đối phải

kiêng kị vì không được vào cung cấm đình làng. Qua văn bia được biết làng Thổ Hà

có lệ hát ca trù từ rất lâu, việc đổi lệ hát cũng chỉ là bất đắc dĩ bởi các “con hát”

chểnh mảng không tha thiết với nghề làm cho chốn đình trung vắng vẻ: “Quan viên

hưng lão, xã thôn trưởng, bình dân các hạng xã Thổ Hà, huyện Việt Yên, phủ Bắc

Hà cùng toàn thể dân xã từ già đến trẻ. Vì thấy những năm trước đây, dân xã vào

đám cầu phúc hát xướng cả thảy 32 trù (xét thấy các con hát có phần biếng nhác

làm vắng tiếng hát ở sân đình. Vì vậy, đến nay các quan viên hương lão xã nhà lập

lại khoán ước đổi lệ cũ làm 16 trù (Các con hát) dự hát nối liền trước sau, nhập bảng

lần lượt các trù. Trù ngày từ giờ dần đến giờ dậu (5 giờ sáng đến 7 giờ tối). Trù đêm

từ giờ dậu đến giờ dần (7 giờ tối đến 5 giờ sáng). Chiếu theo lễ bộ, các nghệ nhân

142

phải đúng theo phép tắc, nếu bộ nào lười nhác sẽ phải bỏ số thóc riêng. Còn 16 trù,

mỗi trưởng thôn phải thu 3 quan sử tiền theo số ruộng rồi nộp cho quan viên, hương

lão xã nhà tại đình. (Các quan viên, huong lão) bàn bạc phân tiền 3 hạng rồi chiếu

theo đơn của bản huyện phân phát cho các hạng. Tiền còn hoặc hết quan viên,

hương lão luận bàn tặng thưởng cho con hát để tỏ rõ sự tôn kính thần và biểu kỳ

danh ở chốn đình trung. Ngoài ra, thảng hoặc từ nay về sau các ông thôn trưởng và

mọi người ai tiêu lạm vào tiền ca trù, hay dùng (tiền này) để ca xướng riêng hoặc ăn

uống rượu chè mong đại vương đánh chế kẻ đó”68 [300].

Như vậy, rất có thể các “con hát” ở đây là các ca nhi 哥兒 người bản xã, và

họ không chỉ hát phục vụ trong ngày hội hay sự lệ mà trở thành các đào hát chuyên

nghiệp biểu diễn thường xuyên tại đình làng. Bởi Thổ Hà là thương cảng chuyên tấp

nập thương khách lại qua. Các thương khách đến đem theo hàng hóa phục vụ đời

sống sinh hoạt thường nhật của làng nghề. Hết hàng họ lại mua sản phẩm gốm Thổ

Hà đi bán khắp mọi miền đất nước. Chính các thương khách là những khán thính

giả thường xuyên của giáo phường sở tại.

Văn bia Bản huyện giáo phường lập bi 本縣教坊立碑 tạo năm Vĩnh Trị 5

(1680) phản ánh về giáo phường hát ca trù ở đình th. Trung Trật, x. Mai Trung, h.

Hiệp Hòa, nhưng rất tiếc văn bia quá mờ nên chỉ lược thuật được một phần nội

dung như sau: Giáo phường x. Đông Lâm, h. Hiệp Hoà, ph. Bắc Hà, đạo Kinh Bắc,

nước Đại Việt lập bia về việc: Giáo phường x. Đông Lâm thoả thuận trừ tiền lệ hát

cửa đình cho x. Trung Trật. X. Trung Trật định hương lệ, như lệ cúng những vị

68北河府安越縣土河社官圓鄕老社村長兵民各項同社上下巨小等.因為見上年本

亭入夕祈福哥唱原三十二籌.唱兒少有懶業冷亭.因此至玆其本社官圓鄉老等再

立券改前例為十六籌唱連前繼後優者預入榜重籌.日籌自寅至酉.夜籌自酉至寅

照依禮部.各藝如法.若某部懶業者出其粟外.存十六籌每村長收田使錢三貫納在

亭中許本社官圓鄉老村長同文屬等公論其項錢三等及照單本縣并發項錢…存

錢或尽錢其官圓社村長公論增賞哥唱以敬事神重亭中表其名.外倘或自玆以後

某村長人奸…籌錢強者壇哥唱卷願若某村人專錢籌飮酒願大王打死之.

143

nguyên trước là giáo phường của làng, như: Ông tự Phúc Tiến, ông tự Phúc Đường,

bà hiệu Từ Minh... [301].

Có 20 văn bia khác nhắc đến có lệ “xướng ca” mà không rõ hát xướng thể

loại gì. Niên đại những văn bia cho thấy đều xuất hiện ở thế kỷ XVII - XVIII, chưa

thấy văn bia ghi lệ “xướng ca” dưới thời Nguyễn. Trong văn hóa truyền thống, các

làng xã Bắc Giang có nhiều hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian theo các phường,

bọn như: Tuồng, chèo, quan họ…nhưng thư tịch, văn khắc cổ không hề ghi khắc lại,

thế nên chúng tôi cho rằng, ở mỗi địa phương có thể có những môn loại ca xướng

khác nhau.

Văn bia Bình nhật lưu ân Hậu thần bi ký 平日留恩後神碑記, tạo năm Vĩnh

Khánh thứ 1 (1729) ở đình Nội Hoàng đã khắc ghi sự lệ hát cửa đình trong ngày lễ

Nhập tịch: “…Hàng năm ngày lệ Nhập tịch có xướng ca, quan viên xã nhà từ trên

xuống dưới áo mũ chỉnh tề tề tựu tại miếu nghênh rước đại vương ở phía trước, các

vị hậu Thần ở phía sau. Đến các đình, nếu Hậu thần đến đình nào thì đình đó tiếp

nhận phụng sự. Nội trong ngày phải có cỗ xôi, gà: Xôi tương đương 5 đấu gạo nếp,

gà giá sử tiền 100...Sau đó phân chia đều ra làm 2 kỳ luân phiên nhau thờ phụng

theo như nghi thức” [244].

Văn bia Xuân Cẩm Lê La Hậu thần bi ký 春錦黎羅後神碑記 [302] cho biết:

Bản xã quan viên La Đình Diểu, Tiền mậu lâm lang Triều liệt đại phu La quý công,

tự Đôn Hậu là người có tâm, có đức, được xã Cẩm Xuyên, huyện Hiệp Hoà, phủ

Bắc Hà bầu hậu Thần, đặt bài vị thờ ở bên phải Thành hoàng. Ông cúng cho dân xã

100 quan tiền sử và 1 mẫu ruộng để gửi giỗ cho cha mẹ họ hàng. Ngày giỗ ông, dân

xã sửa cỗ: 1 con lợn, giá 2 quan 5 mạch tiền sử; 4 bình rượu; 4 mâm xôi, mỗi mâm

4 đấu gạo; 100 kim ngân; 1 phong trầu cau, các quan viên khăn áo chỉnh tề cúng tế

theo như nghi lễ. Hàng năm, vào các tiết nhập tịch, kỳ phúc có xướng ca thì kính lễ

1 gà, 1 mâm xôi, 1 bình rượu, 1 phong trầu cau cùng các lễ vật khác.

Đến nay, chúng tôi vẫn chưa xác định được rõ ràng lệ “xướng ca” ở đây hoàn

toàn là lệ hát ca trù (còn gọi là hát ả đào, cô đầu, nhà tơ) hay không, vì ở Bắc Giang,

trong các ngày hội truyền thống, các làng xã vẫn duy trì hát cửa đình, nhưng có làng

144

mời ca nương, đào kép hát ca trù, có làng mời chiếng chèo, nhưng cũng nhiều làng

ở ven bờ Bắc sông Cầu lại duy trì lệ hát quan họ.

4.3.3 Phản ánh nghi lễ, lệ làng.

Liên quan đến nội dung sinh hoạt làng xã có khá nhiều văn bia ghi tiết lệ,

khoán ước, phẩm vật cho việc phụng thờ ở các nơi thờ tự như đình, chùa, nghè,

miếu, từ chỉ, từ vũ… Đó là những phong tục, tập quán được lưu truyền từ lâu đời có

ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc. Nhưng để thực hiện những điều trong khoán ước thì rất

tốn kém, ảnh hưởng nhiều tới đời sống kinh tế của nhân dân, nhất là trong hoàn

cảnh xã hội hiện nay nhà nước đã giao ruộng đất tới từng hộ gia đình, ruộng đất thờ

tự không còn, hoa lợi không có thì việc thực hiện khoán ước rất hạn chế, nhiều địa

phương đã bỏ dần khoán ước cũ hoặc có duy trì thì rất chọn lọc.

Văn bia Linh An tân đình/Hậu thần bi ký 靈安新亭-後神碑記, tạo năm

Chính Hoà thứ 19 (1698) ở đình làng Nguộn, x. Hồng Giang, h. Lục Ngạn khắc ghi

việc có người trong xã bỏ tiền giúp dân làm ngôi đình mới ba gian hai chái dân làng

bầu làm hậu Thần và đặt ra sự lệ thờ cúng: “…Nay làng Nguộn (Nguyễn) x. Hả Hộ

là thắng cảnh ở ph. Lạng Giang, nơi đất dày hun đúc khí thiêng sông núi, trời mở

vận sáng suốt linh thông tú lệ. Từ khi theo dấu xưa đến nay biển ngạch dùng để nêu

gương cho nhân loại cùng lưu giữ, học tập một cách dài lâu. Trải qua bao thời gian

lại gây dựng cho quy mô ngày càng to lớn. Mọi người cùng nhau nhất trí tôn lập

người của bản thôn được nhận phúc lành và tôn tên gọi Nguyễn Tiến Tuệ tự là Phúc

Hiền, vợ Giáp Thị Lãnh hiệu Diệu Quý vốn là những bậc hào kiệt, tính tình chân

thực, không tiếc của cải trong gia đình để làm việc nghĩa làm Hậu thần. (Ông bà) bỏ

tiền của, vật dụng đồng lòng kính mộ ban ân khắp chốn. Ông đã ban phát lòng tốt

ra để làm phúc tạo ngôi đình mới 3 gian 2 chái, một dãy thượng điện, một toà thiêu

hương đều lợp ngói. Ngôi đình Linh An hoàn thành bốn bề nguy nga, xung quanh

lộng lẫy để toàn dân vui hưởng. Ân huệ ấy, phúc đức ấy có thể sánh ở trời Nam.

Toàn thôn bình khang thái lão, kẻ sĩ được vui hưởng thịnh vinh. Kính mong Đại

vương đã ủng hộ, giúp đỡ che chở cho đời đời con cháu được lâu bền. Thượng

chúc hai họ Nguyễn - Giáp thọ tựa Bành công… Ngày giỗ hậu Thần cả năm có hai

kỳ, lễ cúng gồm: một con lợn, một vò rượu, mười mâm xôi, trầu cau đủ dùng. Lễ

xong đem về một mâm lễ cùng thủ lợn. Hàng năm vào ngày mồng Một, tháng 4

145

dâng cúng hậu Thần, mỗi lễ một mâm xôi, vàng mã 100 dật cùng một chiếc áo.

Ngày Nhập tịch, Cầu phúc sắm lễ như lệ cúng Đại vương” [250].

Văn bia Trùng tu Phúc Nghiêm tự 重修福嚴寺 ở chùa Cả x.Nội Hoàng, h.

Yên Dũng khắc ghi công đức của Xác Lộc hầu Phùng Đức Nhuận và tiết lệ thờ

cúng của làng xã để báo đền ân đức của ông. Văn bia ghi rằng: “Kinh Dịch có câu:

Chăm lo bồi đắp làm việc phúc thiện chẳng phải để làm gương cho muôn vàn đời

sau noi theo sao?... Kinh Thư có câu rằng: Hết lòng thành thực sẽ cảm được bậc

thần, bậc tướng công lấy việc bản thân mình lo lắng tích chứa làm điều thiện ắt hẳn

sẽ được thừa điều phúc. Cho nên không phải tranh luận nữa, bậc quân tử hãy vui

với đạo mà làm điều thiện giúp người. Cho nên liền chọn loại đá quý ghi chép thật

rõ ràng để lưu truyền việc đó đến mãi mãi về sau.

Nay ở thôn Triền xã nhà có vị quan đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, Thị nội

giám, Tư lễ giám, Đồng tri giám sự Xác Lộc hầu. ông là người họ Phùng, người

thôn Triền, được vâng mệnh hầu hạ trong cung cấm, lòng luôn suy nghĩ đến làm

việc thiện vì mọi người đã đem tiền của ban ơn gúp đỡ cho mọi người. Kinh Dịch

có câu rằng: Chăm lo bồi đắp làm việc phúc thiện chẳng phải để làm gương cho

muôn vàn đời sau noi theo sao? Thế rồi ông bèn phát gia tài để mời thợ về sửa chữa

điện thờ, hành lang chái nhà chùa thêm phần quy mô, luân chuyển từ gỗ thành đá,

trong ngoài phép tắc đều được định lập rõ ràng…Hàng năm có lệ cầu phúc: Vào

ngày 15 tháng Giêng, nhà cùng hội họp và cùng thu nhận tiền gạo theo như lệ cũ.

Chọn mời thầy có pháp thuật cao diệu: 1 người, pháp chủ thông kính: 1

người...phân chia nhau luân phiên ngày đêm. Ngày mồng Một tháng Hai, nghênh

đón hội chủ, khảo thí, tăng già cùng các quan viên áo mũ chỉnh tề để tỏ lòng coi

trọng sự lệ. Đúng vào ngày hội lệ, hễ thôn nào Đương cai thì hội chủ chiếu theo lệ

phụng sự theo như nghi thức. Ngày đó có kính dâng lên bề trên gạo, oản một thì tất

cả 18 đấu.

Các ngày: mồng 2, mồng 3, mồng 4, mỗi ngày hai thì, mỗi thì gạo oản 15

đấu. Bàn thứ mỗi ngày 6 cỗ, mỗi cỗ 6 đấu gạo. Cỗ chay, mỗi ngày 6 mâm, mỗi

mâm 13 bát. Đến ngày giáp nào chịu trách nhiệm đương cai lệ phải làm mâm cỗ

gồm 20 bát đến ngày mồng 5 cùng đến bản tự. Nghênh đón 5 vị Đại vương, các

Quan viên, Sắc mục khăn áo chỉnh tề để tỏ lòng coi trọng sự lệ. Các Quan viên, các

146

vị chức sắc cùng nộp tiền. Hễ là Quan viên, mỗi vị nộp sử tiền 1 quan; Những

người có danh vọng mỗi người sử tiền 500, nếu có được 1000 đem dâng cho xã nhà

dùng vào việc Cầu phúc chung cho mọi người. Hương, dầu, đèn, trà, hoa quả, cơm

chay, khăn, chiếu trầu cau mọi thứ để phụng thờ theo y lệ cũ.

Trên đây là các sự lệ, thôn nào, giáp nào chịu trách nhiệm đương cai hoặc giả

có người nào phế bỏ việc tế lễ trong hội lệ xã nhà ứng phạt sử tiền 10 quan để tỏ rõ

sự uy nghiêm của lệ làng, phép nước...Lệ ngày giỗ hàng năm lễ gồm 2 con lợn, mỗi

con giá sử tiền 2 quan; 2 mâm xôi, mỗi mâm khoảng 10 đấu gạo nếp; 2 vò rượu giá

sử tiền là 500; trầu cau 1 hộp; vàng bạc( đồ mã) 200 cùng hoa, hương, đèn đủ dùng.

Khi tế xong, lễ vật giao đều cho xã nhà, còn sỏ lợn thì giao cho Chấp sự 1 chiếc, 1

chiếc cho Trưởng tộc.

Ngày lệ chạp nhật hàng năm, lễ sắm có 1 đôi gà, giá sử tiền là 300; 1 mâm

xôi, khoảng 5 đấu gạo nếp; 1 vò rượu giá sử tiền 100; trầu cau 1 hộp; vàng bạc 1

trăm cùng đèn hương đủ dùng. Khi tế lễ xong, lễ vật đều giao cho xã nhà.

Ngày nhị kỳ giỗ, chạp cúng Long thần, Thổ địa, mỗi kỳ một đôi gà giá sử

tiền là 200; rượu 1 vò giá sử tiền 30 văn; trầu cau 1 hộp, đèn hương đủ dùng.

Ruộng hậu Phật: Hễ giáp nào giao cho người nào chịu trách nhiệm Đương

cai sẽ được cày cấy để lo việc thờ cúng, không được bán mua. Nếu như người nào

làm trái cứ đem ruộng mua đi bán lại làm cho sự lệ của dân bị phế bỏ thì cầu mong

Long thần, Thổ địa chứng giám chu diệt kẻ đó” [303].

Sau việc công đức giúp quê hương trùng tu chùa làng, Xác Lộc hầu Phùng

Đức Nhuận lại công đức “cho dân xã nhà sử tiền 1000 quan cùng 3 mẫu ruộng.

Hàng năm đến ngày giỗ sắm 1 mâm xôi, giá 1 quan sử tiền; 2 con dê (?) giá sử

tiền..., rượu 1 vò giá 1 quan sử tiền; tiền vàng, trầu cau, hương, đèn đủ dùng...”

[303]. Văn bia Bình nhật lưu ân hậu Thần bi ký 平日留恩後神碑記 tạo ngày tốt

tháng 11 năm Kỷ Dậu, niên hiệu Vĩnh Khánh năm thứ nhất (1729) ở đình Nội

Hoàng đã khắc ghi công đức của ông và sự lệ cúng giỗ vợ, ông bà nội ngoại:“

Chánh thất (vợ cả) Nguyễn Quý thị, hiệu Từ Ý, được tặng phong Tĩnh...giỗ ngày...

lễ sắm gồm xôi giá 2 quan sử tiền; rượu giá sử tiền 500 cùng tiền vàng, trầu cau,

đèn hương đủ dùng.

147

Kính cẩn (ra lệ) cúng 2 giỗ ông nội và bà nội, lấy (hoa lợi) từ tiền hậu 100

quan, ruộng hậu 1 mẫu:

- Ông nội Phùng Quý công, tự Phúc Độ, giỗ ngày 21 tháng 12. Lễ có: 1 mâm

xôi tương đương 10 đấu gạo nếp; rượu giá sử tiền 200; vàng bạc, trầu cau, hương

đèn đủ dùng.

- Bà nội Dương Quý thị, hiệu Từ Lương, giỗ ngày 11 tháng 4. Lễ có: 1 mâm

xôi tương đương 10 đấu gạo nếp; thịt lợn giá sử tiền 500; rượu giá sử tiền 200 cùng

vàng bạc, trầu cau, hương đèn đủ dùng.

Kính cẩn (ra lệ) cúng 2 giỗ ông ngoại và bà ngoại, (chi phí sắm lễ) lấy từ hoa

lợi bạc mua hậu là 3 dật (tương đương 60 lượng):

- Ông ngoại Phùng Quý công, tự Phúc Chính, giỗ ngày mồng 4 tháng 11. Lễ

sắm: 1 mâm xôi, tương đương 10 đấu gạo nếp; 1 đôi gà giá sử tiền 300; rượu giá sử

tiền 100 cùng vàng bạc, trầu cau, hương đèn đủ dùng.

- Bà ngoại Thân Quý thị, hiệu Từ Minh, giỗ ngày 28 tháng 3. Lễ sắm: 1 mâm

xôi tương đương 10 đấu gạo nếp; gà 1 đôi giá sử tiền 300; rượu giá sử tiền 100,

cùng vàng bạc, trầu cau, đèn hương đủ dùng.

Hàng năm ngày lệ Nhập tịch có xướng ca, quan viên xã nhà từ trên xuống

dưới áo mũ chỉnh tề tề tựu tại miếu nghênh rước đại vương ở phía trước, các vị Hậu

Thần ở phía sau. Đến các đình, nếu Hậu thần đến đình nào thì đình đó tiếp nhận

phụng sự. Nội trong ngày phải có cỗ xôi, gà: Xôi tương đơng 5 đấu gạo nếp, gà giá

sử tiền 100... Sau đó phân chia đều ra làm 2 kỳ luân phiên nhau thờ phụng theo như

nghi thức.

Ngày Thu tế, ngày Chạp, Tết mỗi ngày sắm 1 mâm xôi tương đương 5 đấu

gạo; gà 1 đôi giá cổ tiền 100; rượu giá sử tiền 100. Lễ phụng thờ thần cũng y như

vậy...”

Văn bia Linh Quang từ bi ký 靈光祠碑記 khắc ghi rất nhiều sự lệ liên quan

đến việc tôn thờ Phương Quận công Ngọ Công Quế: “Hàng năm, vào hai tiết trọng

xuân (ngày 22 tháng Hai), trọng thu (ngày 22 tháng Tám) cung kính dâng các lễ vật: 01

con lợn; 4 mâm xôi, mỗi mâm 10 đấu gạo; rượu 4 hũ; trầu cau 4 gói cùng 400 vàng mã,

hương đăng đủ dùng. Tế viên bỏ ra, dâng các lễ vật đến Linh Quang từ hành lễ như

nghi thức. Lễ xong, kính biếu bản tộc 1 thủ lợn, một góc mâm xôi, còn lại chia đều làm

148

18 phần rưỡi. Tám giáp của bản đình mỗi giáp 2 phần, Tư văn 1 phần, Thôn trưởng 1

phần, Sái phu (người quét dọn) nửa phần để thể hiện lòng biết ơn.

Hàng năm, ngày mồng 4 tháng Năm, dùng các lễ vật: 1 con lợn, 8 mâm xôi,

8 hũ rượu, 8 gói trầu cau cùng 800 vàng mã, hương đăng đủ dùng để cúng tế. Tế

viên bỏ ra, dâng đến Linh Quang từ kính cẩn làm lễ cúng giỗ như nghi thức. Lễ

xong, phân chia và kính biếu như các lễ tiết trước.

Hàng năm, kính cẩn hành lễ Thường tiên vào tiết cuối thu (tháng 9) dùng các

lễ vật: 1 con lợn, 4 mâm xôi, 4 nồi cơm mới, 4 hũ rượu, 4 gói trầu cau cùng vàng

mã hương đăng đủ dùng. Tế viên tự bỏ ra làm lễ như nghi thức. Lễ xong, phân chia

và kính biếu như các lễ tiết trước. Hàng năm, ngày mùng 8 tháng Chạp lễ vật dùng:

1 con lợn, 4 mâm xôi, 4 hũ rượu, 4 gói trầu cau cùng vàng mã 400 cùng hương đăng

đủ dùng. Tế viên tự bỏ ra làm lễ như nghi thức. Lễ xong, phân chia đều và kính biếu

như các lễ tiết trước” [205].

Ở Bắc Giang có khá nhiều văn bia khoán ước cụ thể rõ ràng về tiết lệ, lễ vật

thờ cúng. Văn bia Khánh Thọ bi 慶壽碑 ở từ chỉ Lũ Phú, xã Xuân Phú, huyện Yên

Dũng; Văn bia Thắng Nghiêm đình Hà Công bi 勝嚴亭-何公碑 th. Yên Khê, x.

Song Khê, h. Yên Dũng; văn bia Thanh Cảm đình/ Hà Công bi 清敢亭-何公碑 ghi

công đức của Khánh Quận công Hà Công Dung. Ông là viên quan từng hầu cận ở

phủ chúa có nhiều công lao, được nhiều bổng lộc, ông đã bỏ tiền nhà giúp dân các

làng xã Yên Khê, Lũ Phú, Thanh Cảm mỗi làng xã xây dựng ngôi đình 3 gian, 2

chái và đồ tế đủ dùng, dân làng xã cảm ơn công đức liền lập ông và vợ ông là bà

Hoàng Thị Ngọc Thái làm thành hoàng. Sự lệ phụng thờ được kể rất cụ thể: “Ngày

sinh hàng năm xã nhà chuẩn bị 1 con lợn, giá tiền 3 quan: bánh dầy 1 mâm cùng gà

rượu thờ cúng tại đền. Lệ này luân lưu mỗi năm một giáp theo đó mà làm.Tế xong

chia đều cho các giáp, ngàn năm sau theo đó làm chuẩn” [208].

Văn bia Hương thụ ký 香樹記 ở đình đền thờ Thân Công Tài, tạo năm Chính

Hòa thứ 7 (1686) ghi công đức, khoán ước của Thân Công tài với dân xã Điêu Liễn,

Như Thiết. Khoán ước ghi rằng : “Xã Như Thiết vốn được ban ruộng đất thờ cúng ở

xứ đường Mai… Xã nhà cày cấy thờ phụng. Hàng năm ngày 8 tháng Tám sắm sửa 2

149

mâm xôi, 2 con gà, 2 vò rượu, trầu cau 2 hộp tế tại miếu đình, ca hát 1 trù. Tế xong

ban cho con hát 1 mâm xôi, 1 con gà. Đến ngày 11 cùng tháng, giỗ chính, lại sắm

sửa 1 con lợn giá sử tiền 5 quan, 1 mâm xôi, 1 con gà, 2 mâm bánh dày mỗi mâm

100 chiếc, rượu 1 vò, trầu cau 1 hợp tế tại miếu đình, có đọc văn tế. Tế xong biếu

bản tộc 1 thủ lợn, 1 mâm xôi, 20 chiếc bánh dày còn trả lại cho xã nhà. Lệ này phải

lưu truyền mãi mãi. Tháng hoặc có người nào ngang ngược bỏ lễ sẽ có pháp luật

trừng trị…”[212].

Từ khoán ước trên văn bia, nét sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội ở các miền quê

được tái hiện… đó là những tranh tư liệu quý để thế hệ sau tìm hiểu phong tục tập

quán truyền thống ở mỗi miền quê Bắc Giang đương thời.

Như vậy, văn bia phản ánh phong tục tập quán là những văn bản liên quan

trực tiếp đến sinh hoạt làng xã. Các tiết lệ, khoán ước, phẩm vật cho việc phụng thờ

ở các nơi thờ tự như đình, chùa, nghè, miếu, từ chỉ, từ vũ… là những phong tục, tập

quán được lưu truyền từ lâu đời có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Nhưng để thực hiện

những điều trong khoán ước thì rất tốn kém, ảnh hưởng nhiều tới đời sống kinh tế

của nhân dân, nhất là trong hoàn cảnh xã hội hiện nay nhà nước đã giao ruộng đất

tới từng hộ gia đình, ruộng đất thờ tự không còn, hoa lợi không có thì việc thực hiện

khoán ước rất hạn chế, nhiều địa phương đã bỏ dần khoán ước cũ hoặc có duy trì thì

rất chọn lọc. Có thể lấy làng Vân Hà làm ví dụ: Hiện tại dân làng quy tụ và bảo

quản 107 tấm bia có nội dung lưu niệm công đức, tiết lệ, nghi thức phụng thờ người

có công với làng xã. Đa số văn bia có ghi khoán ước, tiết lệ phụng thờ người có

công với làng xã. Nếu duy trì tất cả các tiết lệ sẽ rất tốn kém… Cho nên, vấn đề duy

trì thế nào để bảo tồn được nét đẹp văn hóa quê hương một cách hợp lý vẫn luôn là

vấn đề thời sự của chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương.

4.4 Văn bia phản ánh văn hóa thương mại cổ truyền.

Miền đất Bắc Giang có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế, nhất là thời

kỳ đường bộ, đường sắt chưa phát triển thì đường sông được khai thác tối ưu để

phục vụ giao thương, mậu dịch. Ba con sông lớn: sông Cầu (Nguyệt Đức giang 月

德江), sông Thương (Nhật Đức Giang 日德江), sông Lục Nam (Minh Đức giang 明

德江) bắt nguồn từ thượng du miền Đông bắc đều chảy trên địa phận Bắc Giang rồi

150

hội tụ, gặp gỡ tại ngã ba sông Lục Đầu/六頭江. Người xưa đã dựa vào địa thế sông

ngòi để phân chia địa giới hành chính các phủ, huyện nên đa số các phủ lị, huyện lị

ở miền đất Bắc Giang đều nằm ven ba con sông lớn ấy. Từ văn minh đường sông

mà hình thành nên các đô thị, các làng nghề thủ công, các bến đò, thương cảng... để

giao thương hàng hóa. Đó là những yếu tố cho sự xuất hiện các chợ ở các làng nghề

thủ công ven sông.

Bắc Giang là miền thượng xứ Bắc, nơi có nhiều danh lam cổ tự thờ Phật.

Câu phương ngôn lưu truyền ở xứ Bắc “Cầu Đông, chùa Bắc, đình Đoài” là sự phản

ánh chân xác, khách quan về sự ảnh hưởng của Phật giáo và sự phát triển chùa làng

ở xứ Bắc ở thời Trung đại. Trong cuộc đời tu trì, hoằng dương Phật pháp các nhà sư

lấy việc mở chợ làm phúc là một phúc quả của phép tu. Chính vì vậy, bên cạnh một

số ngôi chùa lớn thường xuất hiện chợ chùa, trong bi ký khắc ghi là chợ Tam bảo

(Tam bảo thị 三寶市).

Có 10 VBBG đề cập đến việc mậu dịch của 09 chợ, quán, trong đó có 08 văn

bia chợ chùa, 01 bia chợ vùng do sự hưng công khai mở của cá nhân và tập thể làng

xã, 01 văn bia đình nhưng khắc ghi nội dung liên quan đến quy định thời gian họp

chợ. Các văn bia này đều ghi chép thông tin liên quan đến việc mở chợ, quy định

thời gian họp chợ, thuế chợ…ở TK XVII, XVIII. Bia chợ phân bố ở địa bàn 5

huyện (TP. Bắc Giang, Hiệp Hòa, Lạng Giang, h. Lục Nam và Việt Yên), trong đó

có 05văn bia ở h. Việt Yên, Hiệp Hòa (02 bia), còn lại mỗi huyện chỉ có 01 văn bia.

Hầu hết (07 chợ) nằm cạnh bến đò của ba con sông lớn. Bia chợ được tạo tác sớm

nhất là bia chợ Tam bảo chùa Thổ Hà, h. Việt Yên (1653), muộn nhất là bia chợ x.

Dương Quan, tg. Mỹ Thái, ph. Lạng Giang (nay x. Dương Đức, h. Lạng Giang), tạo

năm Long Đức 2 (1733). Có 02 bia ghi chép về quán, đó là quán chợ th. Lan Khê

(th. Chản Làng, x. Yên Sơn, h. Lục Nam ngày nay) dựng năm Vĩnh Thịnh 15

(1719) và bia quán chợ th. Chợ, x. Lương Phong, h. Hiệp Hòa tạo năm Vĩnh Thịnh

12 (1716). Qua văn bia được biết quán và chợ luôn đi liền nhau. Nếu chợ đơn thuần

thì nó chỉ là nơi mọi người đến họp để mua bán, trao đổi hàng hóa. Còn chợ được

xây cất cẩn thận hơn phải có các dãy quán, tức là những ngôi nhà có mái lợp che

nắng mưa cho người đến chợ.

Bảng 11 : Danh mục bia chợ t. Bắc Giang

Số

TT

Tên bia, ký hiệu Niên đại

soạn khắc

Địa điểm

dựng đặt

1 Lập tam bảo thị độ bi Thịnh Đức 1 (1653) Chùa Thổ Hà, x.Vân Hà, h. VY

2 Phúc Nham tự tam bảo thị bi Thịnh Đức 4 (1656) Ch. Ngọc Lâm, x. Tân Mỹ, TP. BG

151

3 Tam bảo thị Phúc Quang tự

Dương Đức 2 (1673) Ch. Phúc Quang, xã.Trung Sơn, h.

VY

4 Đống Nghiêm tự bi

Chính Hòa 25 (1704 Chợ Kế, P. Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang

5 Khai lập thị bi

Chính Hoà 25 (1704) Th. Trung Trật, xã Mai Trung, h. HH

6 Sáng lập tín thí tam bảo thị bi

Tân Mão 1711 (?) Chùa làng Vân, x. Vân Hà, h. VY

7 Tạo cấu tác thạch nhất hưng

công quán thương gian tam

bảo lập bi

Vĩnh Thịnh 12 (1716) Th. Chợ, x. Lương Phong, h. HH

8 Tạo lập thạch quán bi ký Vĩnh Thịnh 15 (1719) Đình Chản, x. Yên Sơn, h. Lục Nam

9 Dương Quan xã thị bi Long Đức 2 (1733) Th. Dương Quan, x. Dương Đức,

h.LG

10 Bia đổi lệ hát ca trù Chính Hòa 14 (1693) Đình Thổ Hà, x.Vân Hà, h. VY

Thế đất mở chợ thường được chọn gần chùa hoặc đình làng, nơi cư dân tập

trung sinh hoạt văn hóa bán mua. Văn bia Tạo lập thạch quán bi ký 造立石觀 碑記

là văn bia ghi rõ điều ấy: “Ôi! Việc dựng quán là để làm nơi che nắng che mưa cho

những người đi chợ, chứ đâu phải tạo ra để làm nơi vô dụng hay việc gì khác. Nay

thôn Khê Khẩu, xã Lan Sơn có chợ, khi mới mở ra, trên có đại đình cao vợi, dưới có

tiểu khê cuồn cuộn xuôi dòng, bên tả có cầu vồng quy mô uốn hình bên cạnh, bên

phải có chùa Phúc Nghiêm đường bệ tôn nghiêm…”69 [305].

Quy mô chợ quán cũng được phản ánh rõ trên văn bia: “…Nay, tín sĩ Dương

Nghĩa Nghĩa, tự Pháp Trí, hiệu Huyền Viễn cùng vợ Nguyễn Thị Ba, hiệu Diệu Bản

và các thiện tín Nguyễn Công Liên, Nguyễn Thị Thứ … cúng tiền của dựng cho dân

2 ngôi nhà bằng đá gồm 8 gian ở chợ…”70[305].

69夫 觀 者 所 以 有 市 并 人 之 風 雨 寒 暑 也 豈 徒 虚 造 而 已 或 今 蘭 山 社 溪

口 村 有 市 始 立 上 有 大 亭 巍 巍 樑 棟, 下 有 小 溪 滾 滾 潮 流 , 左 有 紅 橋 而 規

模 軒 器 右 福 嚴寺 而 堂 陛 尊 嚴…

70 信 仕 楊 義 字 法 智 號 玄 遠 妻 阮 氏 波 與 善 信…心 發 家 已 出 財 買

敬 主 之 石 . 於 及 戊 戌 年 十 月 二 十 日 興 功 構 作 竖 立 石

觀 二 座 八 間.

152

Văn bia Tạo cấu tác thạch nhất hưng công quán thương gian tam bảo lập bi

造構作石一工舘商間三寶立碑 để tại th. Chợ, x. Lương Phong, h.Hiệp Hòa tạo

năm Vĩnh Thịnh 12 (1716). Vào tháng Giêng năm Kỉ Tỵ (?), bản xã tạo một khu đất

làm chợ, chi phí khá nhiều tiền, nhưng được các tín thí thập phương nhiệt tâm công

đức, nay công việc đã hoàn thành, khắc họ, tên các vị tín thí truyền lại mãi mãi.

Trùm tổng Phạm Văn Tín, Xã trưởng Tri xã tổng Đặng Đăng Khoa, Nguyễn Hữu

Tài, Sinh đồ Tri thư lý Nguyễn Thế Long, Văn thuộc Nguyễn Đắc Thọ, Hoàng

Công Bật, Giáp Hữu Tài, Dương Văn Tuyên, Xã trưởng Tri xã tổng xã Sơn Quả, tự

Huyền Thông, Thủ khoán Đặng Văn Tài, Thư ký Nguyễn Hữu Tài, Văn thuộc

Nguyễn Hữu Dũng, trên 500 người [308].

Đối tượng giúp các làng xã mở chợ chủ yếu là nhà chùa, sau đến tập thể làng

xã và một số cá nhân là các viên quan giàu có hưng công mua đất mở chợ. Tam bảo

thị Phúc Quang tự 三寶市福光寺 tạo năm Dương Đức 2 (1673) ghi công đức ông

Vũ Công Lân, Nho sinh trúng thức, tước Lý Triều tử (cùng 2 bà vợ Trần Thị Duyên

và Nguyễn Thị Duệ) đã tự cắt đất cúng cho dân xã để lập chợ Tam bảo gần chùa

Phúc Quang. Thửa đất này thuộc vào số đất mà vợ ông bà được hưởng thừa kế của

người chú là Đô Thái giám Liêu Đình hầu Vũ tướng công [272]. Văn bia Đống

Nghiêm tự bi 嚴寺碑 tạo năm Chính Hòa 25 (1704). Quan viên, hương lão, xã thôn

trưởng cùng toàn dân x. Dĩnh Kế, h. Phượng Nhãn, ph. Lạng Giang, đạo Kinh Bắc

lập bia ghi lại sự việc. Quận công Nguyễn Đức Dung đứng ra lập chợ ngay cạnh

chùa Đống Nghiêm [189]. Văn bia Dương Quan xã thị bi 陽觀社市碑 ở chợ xã

Dương Quan, tg. Mỹ Thái, ph. Lạng Giang (nay x. Dương Đức, h. Lạng Giang), tạo

năm Long Đức 2 (1733). Ghi họ tên những người đóng góp tiền của để làm 5 gian

quán ở xứ chợ Than, x. Dương Quan, h. Bảo Lộc, ph. Lạng Giang. Trong đó, người

đứng ra hưng công là gia đình xã chính Bùi Đăng Tôn, vợ Vũ Thị Sấn, các con là

Thị Đức, Thị Bản... Nhân dịp này, một số người trong xã cũng công đức để hoàn

thành công việc…[309] .

Bia chợ cũng quy định việc quản lý thuế chợ, thời gian họp chợ. Văn bia Phúc

Nham tự tam bảo thị bi 福巖寺三寶市碑 tạo năm Thịnh Đức 4 (1656) cho biết:

153

“Chợ Phúc Nham, xã Ngọc Lâm, h. Yên Dũng ở cạnh chùa Phúc Nham, thuộc sở

hữu của nhà chùa. Trước đây bị nha lại ức hiếp thu thuế, gần đây nhờ quan Dực vận

tán trị công thần, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Nội phủ giám, Đô Thái giám,

Chưởng giám, Đô đốc Ninh Quận công Thân tướng công tâu lên nhà Chúa, xin lệnh

chỉ miễn thuế. Nay chùa có việc sửa chữa, ông lại cúng 250 quan tiền sử, 1 số người

giàu sang trong xã cũng đóng góp tiền để chi phí. Vậy dựng bia kỷ niệm, ghi công

những người công đức... [289].

Bia Lập tam bảo thị độ bi 立三寶市渡[304], ở chợ Tam bảo chùa Đoan Minh,

th. Thổ Hà, x. Vân Hà, h. Việt Yên, tạo năm Thịnh Đức thứ 1 (1653) là văn bia chợ

có niên đại sớm nhất ở Bắc Giang. Văn bia ghi rằng: “ Từng nghe nói rằng: làm

phúc là nền tảng của đức, làm việc đức do phúc tạo nên. Sách Chu Dịch ghi rằng:

nhà tích điều thiện thì có thừa điềm lành. Thượng Thư cũng dạy rằng: làm điều

nhân đức, tâm hồn thanh thản. Đáng quý thay! Toàn xã ta tôn thờ đạo Phật, kính

phụng Hoàng thiên. Từ xưa tới nay đã quy định chợ và bến đò thuộc Tam bảo để

tiện cho việc bán buôn…Từ nay về sau, nếu có người nào dựa vào thế nha môn thu

tróc thuế chợ và bến đò thì xin Hoàng thiên chư Phật soi xét”71.

Đa số chợ xưa họp mỗi tháng 6 phiên, riêng làng gốm Thổ Hà quy định chợ

Tam bảo mỗi tháng họp 12 phiên để tiện cho việc giao thương hàng hóa. Văn bia Vô

đề ghi việc đổi lệ hát ca trù ghi rõ khoán ước của làng: “…Căn cứ quy định của

triều trước kê các khoán ước của bản xã về chợ và bến đò thuộc Tam bảo. Mỗi

tháng định lệ họp chợ 12 phiên làm nơi mua bán đồ sành gốm để dân làng yên cư

lạc nghiệp. Kính mong Đại vương phù trì. Nếu có người nào bỏ lệ không theo trong

71 嘗 聞 福 者 德 之 基 德 者 福 之 肇 周 易 有 言 積 善 家 有 餘 慶 尚 書 有 訓 作 德

心 逸 日 休 善 乎 全 社 尊 崇 佛 道 敬 事 皇 天 迨 於 古 跡 以 來 市 渡 原 為 三 寶

以 便 商 賣 以 通 往 來 玆 立 碑 刊 記 市 渡 原 為 三 寶 永 … 後 世 萬 代 流 傳…

自 玆 以 後 某 人 授 引 衛門 捉 收 市 渡 耗 錢 願 皇 天 諸 佛 照 鋻 之…

154

khoán ước của bản xã sẽ phạt đền 01 con lợn, 01 vò rượu y như trong khoán

ước…”72[300].

Qua văn bia này cho thấy sự hưng thịnh của nghề gốm, sự phát đạt của kinh tế

làng nghề thủ công Thổ Hà từ hơn 300 năm trước. Văn hóa thương mại, văn hóa

làng nghề thủ công truyền thống cũng được phản ánh khá rõ trong văn bia chợ, mà

chủ yếu là chợ Tam bảo. Từ những thông tin về mục đích mở chợ, địa điểm mở

chợ, thời gian họp chợ, quy định việc mua bán, thuế chợ văn bia chợ còn phản ánh

nét văn hóa chợ xưa.

Trong tấm bia vô đề, được các vị túc Nho trong làng định danh là Bia quy

định việc đổi lệ hát ca trù đặt ở cung cấm đình Thổ Hà, khắc năm Chính Hòa thứ 14

(1693) có nội dung phản ánh về tư duy buôn bán biết quan tâm tạo điều kiện thuận

lợi nhất để thương khách đến giao thương sản phẩm gốm. Thông thường, chợ ở các

làng xã xưa chỉ họp tháng 6 phiên, nhưng riêng chợ Tam bảo Thổ Hà họp mỗi tháng

12 phiên và lệ làng không cho thu vé chợ để khuyến khích thương khách về lấy

hàng. Những quy định thông thoáng ấy được khắc rất rõ ràng, cụ thể: “Xã ta từ các

triều trước đến nay có bến đò và chợ Tam bảo, dân xã quy định là nơi bán đồ sành

gốm cho các nơi, mỗi tháng 12 phiên cũng là để cho việc giao dịch buôn bán được

thuận tiện, mà hàng hoá trong dân thôn được phát triển mạnh trở nên giàu có. Nếu

ai phá điều lệ này hoặc thu tiền của chợ của bế đò biển thủ làm của riêng, trong xã

sẽ xử phạt một thủ lợn, một hũ rượu theo đúng điều lệ trong khoán ước…”73[300].

Ngoài các quy định ưu đãi về địa điểm giao thương, miễn trừ thuế chợ, người

dân Thổ Hà còn có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc để mời gọi, giữ chân

khách hàng mà đến nay vẫn được duy trì, đó là các hình thức ca xướng ở chốn đình

trung (còn gọi là hát cửa đình). Hát cửa đình ở Thổ Hà có nhiều thể loại: ca trù,

72計 券 本 社 據 前 朝 本 社 三 寶 市 渡 每 月 十 二 番 賣 其 缸 器 等 物 在 市

以 通 交 安 民 衆 樂 其 業 易 望 大 王 扶 持 之 若 某 人 不 例 券 内 本 社 罰

猪 一 口 酒 一 盂 願 依 如 券 内.

73計 券 本 社 據 前 朝 本 社 三 寶 市 渡 每 月 十 二 番 賣 其 缸 器 等 物 在 市

以 通 交 安 民 衆 樂 其 業 易 望 大 王 扶 持 之 若 某 人 不 例 券 内 本 社 罰

猪 一 口 酒 一 盂 願 依 如 券 内.

155

tuồng và quan họ. Các vở tuồng do nghệ nhân của làng tự sắm vai dựng vở; các

canh hát dân ca quan họ trong điếm - đình hay các nhà “chứa” quan họ trong làng; và

ca trù là môn nghệ thuật vừa mang tính bác học vừa mang tính dân gian cũng được

các ca nương, đào kép Thổ Hà trình diễn nơi cửa đình vẫn được văn bia ghi lại.

Bia chợ thường xuất hiện ở các làng xã “cận thị cận giang”, nơi có làng nghề

thủ công diễn ra sinh hoạt bán mua sầm uất. Qua văn bia chợ, ta thấy được hình

bóng một số nghề thủ công xứ Bắc, các sản vật đặc hữu địa phương. Bia chợ Tam

bảo Thổ Hà , h. Việt Yên phản ánh về nghề sành gốm thịnh đạt. Bia chợ Than ở x.

Dương Đức, h. Lạng Giang lại giúp hậu thế biết thêm về món hàng than củi được

trao đổi nhộn nhịp nơi đây và tên hàng hóa đã trở thành tên gọi của một chợ vùng

bên tả ngạn sông Thương từ bao đời. Bia chợ Vân (x. Yên Viên, kề cận làng gốm

Thổ Hà) cũng được dựng nên từ một làng nghề thủ công chuyên chưng cất thứ rượu

ngon tiến vua hảo hạng. Nay, làng nghề gốm Thổ Hà nay đã tắt lửa lò chỉ còn sản

phẩm lưu giữ trong dân gian. Nghề đốt than cũng mai một nên chợ Than (Dương

Đức) cũng vắng bóng mặt hàng than củi từ lâu. Và rượu làng Vân với thương hiệu

“Vân Hương mỹ tửu” vẫn duy trì phát triển nhưng công nghệ hiện đại đã thay thế

các bí quyết chưng cất của những nghệ nhân lành nghề…Chỉ còn đó văn bia, bức

thông điệp lịch sử tàng lưu những giá trị văn hóa thương mại truyền thống miền

thượng xứ Bắc.

Tiểu kết chương 4:

Chương IV luận án đã đề cập đến một số giá trị văn hóa truyền thống được

phản ánh qua VBBG. Đó là bốn vấn đề liên quan đến các sinh hoạt văn hóa, hoạt

động giao thương ở cộng đồng làng xã thời trung đại mà chúng tôi cho rằng có tính

đặc thù của khối tư liệu VBBG so với các địa phương khác.

Với số lượng 22 di tích (văn chỉ, văn từ, từ đường dòng họ khoa bảng) phản

ánh các thiết chế văn hóa Nho học cho thấy tiền nhân Bắc Giang rất quan tâm tới

việc học hành, và biểu thị tôn kính, quý chuộng học vấn, coi trọng đạo Nho. Trên tư

liệu 42 văn bia, trong đó 32 văn bia khắc ghi việc xây dựng, mở mang, tu tạo nơi

thờ tự Khổng thánh, các bậc tiên hiền và 01 văn bia ghi việc xây dựng trường học

(thực xá) luận án đã lược giới thiệu nội dung một số văn bia để giúp độc giả phần

nào hình dung được diện mạo các thiết chế, cũng như sinh hoạt văn hóa Nho học

156

trên đất Bắc Giang dưới thời phong kiến. Qua nội dung 09 văn bia đề danh những

người đỗ đạt thấy xuất hiện một số gia đình, dòng họ, địa phương có truyền thống

hiếu học, khoa bảng có ý nghĩa khích lệ, động viên rất hữu ích đối với thế hệ hôm

nay và mai sau cũng được luận án đề cập.

Miền đất phía Tây Yên Tử thuộc địa phận Bắc Giang có cả một hệ thống chùa

chiền, thời Trần (TK XIII, XIV) và từng được xem như vệ tinh phía kề cận Kinh đô

Phật phái Trúc Lâm Yên Tử. Lịch sử văn hóa, tư tưởng, giáo lý của Thiền phái Trúc

Lâm đang được giới nghiên cứu khoa học xã hội quan tâm tìm hiểu. Tuy số lượng

văn bia chùa chiền thời Trần ở sườn Tây Yên Tử được luận án khai thác, trích dẫn

không nhiều, nhưng đó là những tư liệu có độ xác tín cao có thể dùng làm tài liệu cơ

bản khi tìm hiểu về các Thiền sư, hay quá trình hình thành, suy vi, phát triển của

thiền phái Trúc lâ Yên Tử trong lịch sử.

Nội dung VBBG phản ánh về phong tục tập quán ở các làng xã rất phong phú,

đa dạng nhưng nhóm văn bia phản ánh về tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tục lệ

“xướng ca”, các nghi lễ, lệ làng được chọn để trình bày trong luận án. Tín ngưỡng

thờ Thành hoàng nay vẫn được duy trì và bảo tồn, nhưng tục lệ “xướng ca”, và

nhiều nghi lễ, lệ làng đến nay gần như mai một. Đó là những nét văn hóa mang đậm

bản sắc văn hóa người Kinh/Việt trên quê hương Bắc Giang. Xướng ca là hình thức

hát ở chốn đình trung, nhưng mỗi làng xã lại có những hình thức, thể loại khác

nhau…nhưng nhóm văn bia khắc ghi lệ “xướng ca” không phản ánh cụ thể nên để

lại sự tồn nghi, chưa có lời giải về thể loại nghệ thuật (chèo, tuồng, quan họ hay ca

trù) được hát xướng nơi cửa đình mà người xưa quy định thành tục lệ.

Nhóm văn bia đề cập đến chợ, quán có thể xếp vào nội dung phản ánh kinh tế

thương mại, mậu dịch, nhưng ở đây chúng tôi đã đặt và nhìn nhận văn bia chợ ở

khía cạnh văn hóa thương mại cổ truyền, trong đó có yếu tố kinh tế. Nội dung văn

bia cho thấy cơ bản là bia chợ ở Bắc Giang xưa là chợ Tam bảo (tức chợ chùa), chợ

do làng xã hoặc nhà chùa mở ra nhưng hầu hết chọn địa điểm cạnh chùa. Hầu hết

các chợ được mở ra nằm ở nơi đắc địa “cận giang, cận lộ” và các làng nghề thủ

công có nhu cầu trao đổi hàng hóa. Mặc dù chỉ có 10 văn bia, nhưng đã phản ánh

được diện mạo mạng lưới chợ làng, sự phát triển kinh tế làng xã và những nét văn

hóa chợ mang đặc trưng xứ Bắc.

157

KẾT LUẬN

1. VBBG có số lượng khá đồ sộ so với các địa phương khác trong cả nước.

Bắc Giang có tổng số có 1452 đơn vị văn bia, trong đó 1278 đơn vị văn bia đã làm

thác bản lưu trữ ở VNCHN và một số ít được sưu tập ở cơ quan chuyên ngành địa

phương. Số lượng văn bia hiện vật ở Bắc Giang cũng có số lượng lớn (1.296 văn

bia), nhiều hơn số lượng thác bản được E.F.E.O sưu tầm trước cách mạng tháng

Tám và VNCHN sưu tầm những năm gần đây. Điều đó chứng tỏ, ý thức bảo tồn di

sản văn bia ở các làng xã Bắc Giang tương đối tốt. Qua số lượng văn bia hiện vật,

cho thấy, sưu tập thác bản VBBG vẫn chưa đầy đủ, cần tiếp tục được quan tâm sưu

tầm, bổ sung trong thời gian tới.

2. VBBG phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình đã được giới khoa học

chuyên ngành quan tâm nghiên cứu nhưng mới mới dừng lại ở mức độ khai thác sử

dụng đơn lẻ VBBG trong các đề tài nghiên cứu ở từng khía cạnh mà chưa có tác giả

nào nghiên cứu tổng thể cũng như tiến hành điều tra, định lượng tổng thể VBBG.

Mặc dù chưa giải quyết thấu đáo, nhưng NCS là người đi tiên phong đề cập đến

những vấn đề này. Qua kết quả nghiên cứu của luận án, lần đầu tiên VBBG được

tập hợp, thống kê, định lượng và nghiên cứu toàn diện và được phân loại, tổng hợp,

đánh giá, xác định tình hình phân bố, phân loại theo các tiêu chí khoa học chuyên

ngành. Luận án cũng đóng góp mới về việc nghiên cứu xác định đặc điểm hình

thức, nội dung VBBG trên cơ sở nghiên cứu tổng thể khối tư liệu này.

3. VBBG phân bố ở hầu khắp các huyện, thành phố trong tỉnh nhưng có sự

chênh lệch rất lớn giữa các địa vùng miền. Đa số văn bia có niên đại sớm, mật độ

cao tập trung ở các huyện, thành phố có bề dày lịch sử văn hóa, kết cấu tổ chức làng

xã bền vững, và thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng đã hoàn thiện. Đặc biệt hơn,

đó là những miền đất giàu truyền thống hiếu học và tiềm năng về kinh tế như: Hiệp

Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam. Ngược lại những huyện như:

Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế là những miền đất mới được khai phá, vốn là miền

núi cao, vùng định cư của đồng bào dân tộc thiểu số có ít cư dân Việt/Kinh sinh

sống nên có số lượng văn bia ít, mật độ thưa thớt, niên đại muộn. Theo tuyến thời

gian triều đại, đa số văn bia được tạo tác thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn (thế

158

kỷ XVII - XX). Văn bia thời Trần, Lê sơ, Mạc có số lượng không nhiều. Văn bia

thời Lê Trung hưng có số lượng nhiều nhất (539/1278 = 42,7%)74, tiếp đến văn bia

thời Nguyễn có số lượng 488/1278 (38%), thời Tây Sơn có 32/1278 (2,5%). VBBG

phần nhiều là bia chùa, bia đình, hai công trình kiến trúc phục vụ sinh hoạt tôn giáo

tín ngưỡng phổ biến của cộng đồng làng xã trên địa bàn. Các loại di tích khác như:

văn chỉ, từ chỉ, từ vũ, cầu, chợ, đền, miếu...có số lượng ít hơn. Trong số văn bia

đình, chùa thì bia hậu Thần, hậu Phật, gửi giỗ chiếm ưu thế; bia thực lục, lịch sử, sự

tích có số lượng rất khiêm tốn.

4. VBBG có những đặc điểm chung về thể loại, thể hình so với văn bia cả

nước, nhưng nó cũng mang những nét đặc thù của bia đá/văn bia xứ Bắc nói chung,

Bắc Giang nói riêng. Sự xuất hiện của bia trụ tròn dáng chuông, bia gỗ là nét riêng

về thể hình so với các địa phương khác. Thêm nữa, một số VBBG được chạm khắc,

trang trí cầu kì, tinh tế với những đồ án hoa văn đặc sắc đã trở thành tác phẩm điêu

khắc đá nghệ thuật điển hình.

5. Nội dung VBBG về cơ bản mang những đặc điểm chung của văn bia Việt

Nam, nhưng nó cũng có những nét riêng so với văn bia các địa phương khác. Một

số nội dung tương đối khác biệt được chúng tôi khai thác đưa vào luận án, đó là:

Văn bia phản ánh về cuộc đời, sự nghiệp, công tích các võ tướng, hoạn quan với các

làng xã dưới thời phong kiến; Văn bia phản ánh về Thiền phái Trúc lâm Yên Tử;

Văn bia phản ánh về phong tục, tập quán tiêu biểu ở miền đất Bắc Giang. Có thể

nói, đa số các văn thần, võ tướng có nhiều công tích với quê hương đất nước nhưng

không được chính sử nhắc đến. Thông tin tư liệu về cuộc đời, công tích của họ

trong khối tư liệu văn bia là nguồn sử liệu chân xác để bổ khuyết cho lịch sử. Đặc

biệt, đó là nguồn tư liệu địa chí quan trọng để các nhà khoa học tiếp cận, khai thác,

sử dụng khi tìm hiểu, nghiên cứu về các danh nhân lịch sử địa phương.

Bắc Giang từng là vệ tinh kề cận kinh đô Phật giáo thời Trần, cho nên nhóm

văn bia phản ánh về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trên đất Bắc Giang tuy ít nhưng

cũng là nguồn tư liệu đáng trân trọng để khai thác tìm hiểu về dòng Thiền có giáo lý

mang đậm bản sắc văn hóa Việt mà nhiều nhà khoa học đang để tâm nghiên cứu.

Cộng đồng các làng xã Bắc Giang có nhiều nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa truyền

74 Tỷ lệ chỉ tính theo số văn bia trong biên mục thác bản lưu tại VNCHN.

159

thống. Những nét đẹp của văn hóa truyền thống được ghi trong văn bia phản ánh về

tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tục lệ “xướng ca”, các nghi lễ, lệ làng để tri ân người

có công, đó cũng là đạo lý giàu ý nghĩa nhân văn của dân tộc Việt Nam cần được kế

thừa và phát huy trong thời kỳ mới.

5. Với tổng số 1.452 văn bia hiện vật, 1278 văn bia đã được sưu tầm đưa vào

thư mục tại kho thác bản VNCHN, qua quá trình công tác, nghiên cứu và thực hiện

luận án chúng tôi đã tiến hành phiên âm, dịch nghĩa được hơn 330 đơn vị văn bia

làm tư liệu dẫn nguồn và đưa vào luận án 30 bản dịch văn bia đại diện phù hợp với

những vấn đề khoa học được trình bày trong luận án.

6. Hướng mở của luận án: Đề tài luận án chúng tôi đặt ra có nội hàm rõ ràng,

nhưng rất rộng, bao trùm toàn bộ khối tư liệu VBBG nhưng mới đề cập đến một số

nội dung nhất định, cho nên trong tương lai chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu những

nội dung còn bỏ ngỏ, chưa đề cập tới. Việc sửa chữa, hiệu chỉnh, bổ sung nội dung

và biên tập để xuất bản, giới thiệu tập sách chuyên khảo về VBBG cũng được chúng

tôi để tâm đưa vào kế hoạch thực hiện sau khi nhận được ý kiến đóng góp của các

thành viên Hội đồng đánh giá luận án cấp học viện.

Trong quá trình thực hiện luận án, một số nhận định, nhận xét, đánh giá của

NCS có sự kế thừa của các tác giả đi trước nhưng cơ bản là những đánh giá, nhận

xét của cá nhân nên khó tránh khỏi sự thiếu sót. Chúng tôi cũng rất mong nhận được

sự quan tâm, giúp đỡ và cộng tác của các chuyên gia Hán Nôm và các chuyên

ngành liên quan trong việc nghiên cứu văn bia và các di sản Hán Nôm khác trên địa

bàn t. Bắc Giang trong tương lai.

160

DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Hệ thống văn bia văn miếu Bắc Ninh (in trong Thông báo Hán Nôm năm 1995), NXB.

Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Bia lăng chúa Đôi tạo năm 1655 có nhắc tới Quốc hiệu Việt Nam (in trong Những phát

hiện mới về Khảo cổ học năm 1999), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Bia đá từ Vũ Khánh Thọ làng Lũ Phú, huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc (in trong Những phát

hiện mới về Khảo cổ học năm 1999), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Tìm hiểu về Hán Quận Công Thân Công Tài qua tư liệu điền dã vùng Bắc Giang (in trong

Thông báo Hán Nôm năm 1997), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Phát hiện sách đá ở mộ thân phụ Trạng nguyên Giáp Hải (in trong Thông báo Hán Nôm

năm 1998), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Phát hiện bia đá tạo năm 1651 có nhắc tới quốc hiệu Việt Nam (in trong Những phát hiện

mới về Khảo cổ học năm 1999), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Phát hiện bia đá thời Trần ở chùa Hang Tràm, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (in trong

Thông báo Hán Nôm năm 2000), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Đôi nét về vấn đề bảo tồn, nghiên cứu di sản Hán Nôm các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc

Giang (in trong Thông báo Hán Nôm năm 2001), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Phát hiện văn bia thời Mạc ở chùa Diễn Khánh huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang (in trong

Thông báo Hán Nôm năm 2001), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Khen ai khéo tạc bia Nghè Nếnh, TC Sông Thương, năm 2006)

11. Bước đầu khảo sát văn bia Bắc Giang trước thế kỷ XVIII (in trong Thông báo Hán Nôm

năm 2002), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Văn bia Bắc Giang (tập I, tuyển dịch văn bia Bắc Giang trước thế kỷ XVIII), Bản thảo

lưu tại Sở KHCN Bắc Giang.

13 Khảo cổ học về văn bia Bắc Giang trước thế kỷ XVIII (In trong Di sản văn hóa Bắc

Giang, Khảo cổ học từ tiền sử đến lịch sử), Bảo tàng tỉnh Bắc Giang.

14 Quê hương, thân thế sự nghiệp Lộc Quận công Hoàng Công Phụ, (in trong Thông báo

Hán Nôm năm 2008), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

15 Di sản Hán Nôm tỉnh Bắc Giang - Hướng tiếp cận mới, in trong Hội nghị luận văn tập

161

(Kỷ yếu hội thảo khoa học) do Khoa Ngữ văn Đông Á, Đại học Cao Hùng (Đài Loan)

xuất bản.

16 Văn bia chùa Vĩnh Nghiêm - Những trang sử đá về chốn tổ Trúc lâm qua các thời kỳ suy

vi và phát triển, In trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế chuyên đề bảo tồn Khai thác

giá trị mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang do Đại học KHXH&NV Hà Nội - Sở

VHTT&DL Bắc Giang - Đại học Cao Hùng (Đài Loan) - Viện Nghiên cứu Phật học tại

Hà Nội tổ chức.

17 Khảo sát văn bản văn bia Tiên khảo Thái bảo Giáp phủ quân mộ chí, Tạp chí Hán Nôm

số 3/2015

18 Mật Quân công Vi Đức Thăng và dòng họ võ quan xứ Nghệ trên đất Bắc, Tạp chí Khoa

học xã hội & nhân văn Nghệ An, số năm 5/2015.

19 Trạng nguyên Đào Sư Tích qua tư liệu điền dã tỉnh Bắc Giang, Tạp chí Xưa &Nay.

20 Kho “Mộc thư”chùa Vĩnh Nghiêm với giá trị văn hóa, TCHN số 5/2005

21 Tấm bia đá thời Trần ở chùa Hang Tràm, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, TCHN số

1/2001

22 Sưu tập mộc bản động Thiên Thai, TCHN số 4/ 2014

23 Xác Lộc hầu Phùng Đức Nhuận, In trong kỷ yếu Hội thảo khoa học Danh nhân võ lược

tỉnh Bắc Giang thế kỷ XV - XVIII, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2013.

24 Văn bia Bắc Giang thế kỷ XVIII - XIX (Bản thảo tập I), lưu tại Sở KHCN tỉnh Bắc Giang,

2006.

25 Tào Nham hầu Nguyễn Đức Hưng qua văn bia Hậu Thần bi ký (In trong kỷ yếu Hội thảo

khoa học Danh nhân võ lược tỉnh Bắc Ninh, do Viện Sử học và UBND tỉnh Bắc Ninh tổ

chức năm 2014)

26 Danh nhân khoa bảng Bắc Giang từng giữ chức Tế tửu, Tư nghiệp Quốc Tử giám Thăng

Long thời Lê Mạc, In trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tế Tửu, Tư nghiệp Quốc Tử giám

Thăng Long, do Viện Sử học và Trung tâm VHKH Văn miếu Quốc Tử giám tổ chức năm

2015)

162

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt:

1 Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB KHXH, Hà Nội, 1964.

2 Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội,1992.

3 Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003 .

4 Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam: từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, NXB Văn học, Hà Nội,

2014.

5 Trần Thị Kim Anh, Hoàng Hồng Cẩm, Các thể văn chữ Hán Việt Nam, NXB KHXH, Hà

Nội, 2010.

6 Trần Thị Kim Anh, Văn bia từ góc nhìn thể loại, TCHN số 5/2007.

7 Ph Phạm Văn Ánh, Văn bia Lí - Trần, một số nét cơ bản về thể thức - nội dung - nghệ thuật, TC Văn

học, số 6/2008

8 Toan Ánh, Làng xóm Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1992.

9 Toan Ánh, Tín ngưỡng Việt Nam, NXB. Văn nghệ , TP. Hồ Chí Minh, 2000.

10 Nguyễn Quang Ân - Ngô Quang Toản, Địa chí Bắc Giang, Địa lý và kinh tế, Sở VHTT

Bắc Giang - TT UNESCO thông tin tư liệu và lịch sử và văn hóa VN, Hà Nội, 2006.

11 Ban Hán Nôm (nay là Viện Nghiên cứu Hán Nôm), Thư mục văn bia (Tài liệu đánh

máy), 29 tập (1970 - 1976).

12 Ban Hán Nôm, Tuyển tập văn bia Hà Nội (quyển I), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội,

1978.

13 Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang, Di tích Bắc Giang tập II, NXB. Thông tấn, Hà Nội,

2012.

14 Bảo tàng Hưng Yên, Văn bia thành phố Hưng Yên, Sở VHTTDL tỉnh Hưng Yên, 2012.

15 Phan Bảo (chủ biên), Tuyển tập văn bia Thanh Hóa (tập I) - Văn bi thời Lý - Trần, NXB Thanh

Hóa, Thanh Hóa, 2012.

16 Nguyễn Phạm Bằng, Văn bia cổ nhất Việt Nam mới phát hiện và vấn đề niên đại của nó,

Tham luận hội nghị TBHNH năm 2013.

17 Trần Lâm Biền, Quanh ngôi đình làng - Lịch sử, Nghiên cứu nghệ thuật, số 4/1983.

18 Bùi Huy Bích, Hoàng Việt văn tuyển, tập 1, tập 2, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1958.

19 Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Tổng hợp Đồng Tháp, 1990.

20 Thích Đồng Bổn (chủ biên), Phật giáo thời Lý, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 1995.

163

21 Nguyễn Xuân Cần chủ biên, Di tích Bắc Giang, Bảo tàng Bắc Giang, năm 2001.

22 Nguyễn Xuân Cần chủ biên, Chốn tổ Vĩnh Nghiêm, Bảo tàng Bắc Giang, 2003.

23 Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, NXB Đại học

Quốc gia, Hà Nội, 2004.

24 Hà Văn Cầu, Phong tục Việt Nam, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1992.

25 Nguyễn Du Chi, Về nghệ thuật trang trí trên các bia Tiến sĩ thời Lê ở văn miếu Hà Nội,

TC Khảo cổ học, số 6/1971.

26 Đào Phương Chi, Thử giải thích một trường hợp dị tự trong các dị bản của Khai Nghiêm

bi, TCHN, số 4/1995.

27 Nguyễn Thị Phương Chi, Tình hình cúng ruộng vào chùa dưới thời Trần thế kỷ XIII-XIV

(qua tư liệu văn bia), TC Nghiên cứu lịch sử, số &/2008.

28 Nguyễn Huệ Chi chủ biên, Thơ văn Lý Trân, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.

29 Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2007.

30 Thiền Chửu, Hán Việt từ điển, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2005.

31 Đoàn Trung Còn, Phật học từ điển, Sài Gòn, 1968.

32 Lê Văn Cường, Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học

KHXH và Nhân văn, Hà Nội, năm 2009.

33 Nguyễn Xuân Diện, Lịch sử và nghệ thuật ca trù, NXB Thế giới, Hà Nội, 2010.

34 Phan Đại Doãn, Làng Việt Nam - một số vấn đề kinh tế xã hội, NXB Mũi Cà Mau, 1992.

35 Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh, NXB Hà Nội, 1997.

36 Nguyễn Đăng Duy, Nho giáo với văn hóa Việt Nam, NXB Hà Nội, 1998.

37 Đại Việt sử ký toàn thư, NXB KHXH, Hà Nội, Tập III (bản dịch), 1998.

38 Đại Việt sử ký tục biên (1676 - 1789), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1991.

39 Lê Quý Đôn, Đại Việt thông sử (bản dịch), NXB Trẻ, NXB Hồng Bàng, TP. Hồ Chí

Minh, 2012.

40 Phạm Minh Đức, Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Luận văn Th.s năm 2009

41 Hoàng Giáp, Văn bia xứ Lạng, Sở VH-TT Lạng Sơn xuất bản, 1993.

42 Hoàng Giáp - Nguyễn Khắc Minh (đồng chủ biên), Di sản Hán Nôm Côn Sơn - Kiếp Bạc

- Phượng Sơn, NXB Chính trị Quốc gia, hà Nội, 2006.

43 Trần Văn Giáp, Văn bia Việt Nam. Công dụng thác bản văn bia Việt nam đối với khoa

học xã hội và những thác bản văn bia hiện còn ở thư viện Khoa học xã hội, TC Nghiên

cứu lịch sử, số 1/1969.

44 Lâm Giang - Nguyễn Đình Bưu chủ biên, Địa chí Bắc Giang, di sản Hán Nôm, Sở

164

VHTT Bắc Giang - Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam,

2003.

45 Lâm Giang, Trạng Nguyên Giáp Hải, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009.

46 Lâm Giang, Chữ Nôm kiêng húy trên tấm bia thời Trần, Thông báo Hán Nôm học, NXB.

Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.

47 Nguyễn Huy Hạnh, Lăng đá Hà Bắc - Kiến trúc và điêu khắc, Luận án Tiến sĩ, Viện

Khảo cổ hoc, năm 2004.

48 Nguyễn Văn Hải, Khảo sát văn bia huyện Tĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Luận án Ths năm

2012.

49 Đỗ Thị Hảo (chủ biên), Văn khắc Hán Nôm Thăng Long - Hà Nội . NXB Khoa học xã

hội, Hà Nội, 2009.

50 Nguyễn Hùng Hậu, Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam . NXB Khoa học xã

hội, Hà Nội, 1997.

51 Nguyễn Duy Hinh, Tín ngưỡng thờ Thành hoàng Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1996.

52 Diệp Đình Hoa, Tìm hiểu làng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội, 1990.

53 Nguyễn Thị Kim Hoa, Nghiên cứu văn bia Hải Phòng. Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học

xã hội - Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam, 2012.

54 Trần Thị Giáng Hoa, Bước đầu tìm hiểu chữ Nôm trong các bản văn khắc thời Lý - Trần.

Tạp chí Hán Nôm, số 6/2004.

55 Lê Thị Thanh Hòa, Việc đào tạo và sử dụng quan lại của triều Nguyễn từ năm 1882 đến

năm 1884, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.

56 Nguyễn Quang Hồng (chủ biên), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, NXB Khoa học xã hội,

Hà Nội, năm 1992.

57 Nguyễn Quang Hồng chủ biên, Danh mục thác bản văn khắc Hán Nôm (Viện nghiên cứu

Hán Nôm, Hà Nội), năm 1991.

58 Hồng Đức thiện chính thư (Nguyễn Sĩ Giác dịch), Hà Nam ấn quán, Sài Gòn, 1959.

59 Mai Hồng, Tục bầu Hậu thần, Hậu phật qua một số tấm bia ở một làng quê Thái Bình,

TBHN, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005.

60 Nguyễn Văn Huyên, Địa lý hành chính Kinh Bắc (Nguyễn Khắc Đạm dịch, Khổng Đức

Thiêm hiệu chỉnh chú giải địa danh), Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - Sở VHTT Bắc

Giang,1997.

61 Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, NXB. Hội nhà văn, Hà Nội, 2005.

62 Chu Hy, Tứ thư tập chú (Nguyễn Đức Lân dịch chú), NXB. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội,

165

1997.

63 Trần Thu Hường, Văn bia đình làng Bắc bộ thế kỷ XII, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại

học KHXH&NV, năm 2003.

64 Trần Thu Hường, Nghiên cứu văn bia hậu Thần Việt Nam, Luận án TS, Học viện KHXH

năm 2015.

65 Đoàn Trung Hữu, Văn bia chùa quận Ba Đình, Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, năm 2007

66 Đoàn Trung Hữu, Nghiên cứu văn bia Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ, năm0 215.

67 Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB. Văn hóa -Thông tin, 2000.

68 Nguyễn Quang Khải, Văn bia văn miếu Bắc Ninh, NXB. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000.

69 Đinh Gia Khánh chủ biên, Điển cố văn học, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.

70 Vũ Ngọc Khánh, Thành hoàng làng Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2002.

71 Vũ Ngọc Khánh Tín ngưỡng làng xã, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1994.

72 Nguyễn Quốc Khánh, Hai bài thơ Nôm khắc trên bia tại làng Miên Quận công, huyện

Hiệp Hòa, Bắc Giang , TBHNH, NXB KHXH, Hà Nội, 2003.

73 Khoa Văn học, Đại học KHXH&NV Hà Nội), Những vẫn đề về Hán Nôm học, NXB. Đại

học Quốc gia, Hà Nội, 2002.

74 Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Paris, 1978.

75 Lê Cao Lãng, Lê triều lịch khoa tiến sĩ đề danh bi ký,Sài Gòn. 1961 - 1962.

76 Trần Văn Lạng - Nguyễn Văn Phong - Nguyễn Thị Nga, Chùa Vĩnh Nghiêm với Thiền

phái Trúc Lâm Yên Tử, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2012.

77 Hoàng Lê (chủ biên), Thư mục bia giản lược (Bản đánh máy), 30 tập, UBKHXH Việt

Nam -Viện NCHN, Hà Nội, 1986.

78 Phan Huy Lê, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1959.

79 Lê Thị Liên, Mấy nhận xét về bi ký Lí - Trần, Thông báo Hán Nôm học, NXB. Khoa học

xã hội, Hà Nội, 1996.

80 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.

81 N.I. Cu- Lin, Ba bài văn bia và sự phát triển của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XII, Tạp

chí Văn học, số 2/1976.

82 Thu Linh - Đặng Văn Lung (1984), Lễ hội truyền thống và hiện đại, NXB Văn hóa, Hà

Nội.

83 Trần Đình Luyện, Văn hiến Kinh Bắc, Sở VHTT tỉnh Bắc Ninh, 2002.

84 Trịnh Khắc Mạnh chủ trì, Bước đầu tìm hiểu văn bia (in trong sách Một số vấn đề văn

bản học Hán Nôm, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983.

166

85 Trịnh Khắc Mạnh, Một số nhận xét về đặc điểm, hình thức bia Việt Nam,

TCHN, số 1/2008.

86 Trịnh Khắc Mạnh, Đặc điểm thể loại văn bia Việt Nam, TCHN số 4 năm 1993.

87 Trịnh Khắc Mạnh, Bước đầu tìm hiểu những giá trị của văn bia Việt Nam đối với việc

nghiên cứu tư tưởng chính trị xã hội nước ta thời phong kiến, Tạp chí Hán Nôm, số 2

năm 1998.

88 Trịnh Khắc Mạnh, Sự hình thành và phát triển của văn bia Việt Nam và vị trí văn bia

trong nền văn học cổ điển Việt Nam, Luận án PTS của Trịnh Khắc Mạnh, bảo vệ tại Viện

Hàn lâm khoa học Liên Xô – Matxcơva, năm 1990.

89 Trịnh Khắc Mạnh, Văn bia đề danh tiến sĩ Việt Nam, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2006.

90 Trịnh Khắc Mạnh Một số vấn đề về Văn bia Việt Nam, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội,

2008.

91 Trịnh Khắc Mạnh (chủ trì), Thượng tướng quân Việp công Hoàng Ngũ Phúc, NXB. Khoa

học xã hội, Hà Nội, 2011.

92 Trịnh Khắc Mạnh, Bi ký học và văn bản bi ký Hán Nôm Việt Nam, NXB. Khoa học xã

hội, Hà Nội, 2013.

93 Trịnh Khắc Mạnh chủ biên, Thư mục thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam (8 tập), Viện

Nghiên cứu Hán Nôm.

94 Trịnh Khắc Mạnh - Nguyễn Văn Nguyên - Phillippe Papin (Ban chỉ đạo chương trình),

Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam (đã xuất bản 22 tập), Viện Cao học thực

hành - Viện Viễn Đông bác cổ, Hà Nội..

95 Nguyễn Kim Măng, Nghiên cứu văn bia tỉnh Ninh Bình, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa

học Xã hội, Hà Nội, 2014.

96 Nguyễn Hữu Mùi, Nghiên cứu văn bia khuyến học Việt Nam (từ thế kỷ XV đến những

năm đầu thế kỷ 20), Luận án Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2006.

97 Nguyễn Hữu Mùi, Nghiên cứu văn bia Vĩnh Phúc, Sở VHTT&DL Vĩnh Phúc, Hà Nội,

2013.

98 Nguyễn Hữu Mùi, Văn bia đề danh Tiến sĩ cấp huyện ở nước ta, TCHN, số 5/2002.

99 Trần Xuân Mỹ, Lễ tục trong gia đình người Việt, NXB. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội,

2012.

100 Trần Nghĩa, Francoi Gros đồng chủ biên, Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu,

NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.

101 Trần Nghĩa chủ biên, Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam (tập I, II, III, IV), NXB.

167

Thế giới, Hà Nội, 1997.

102 Ngô Trọng Ngoạn - Ngô Văn Ban - Nguyễn Công Lý, Lược khảo và tra cứu về học chế,

quan chế ở Việt Nam từ 1945 về trước, NXB. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1997.

103 Đỗ Văn Ninh, Văn bia Quốc Tử giám Hà Nội, NXB. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2002.

104 Đỗ Văn Ninh, Từ điển chức quan Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2006.

105 Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2013.

106 Hòa thượng Chân Nguyên, Thiền tông bản hạnh (Hoàng Thị Ngọ dịch chú), NXB Văn

học, Hà Nội, 2012.

107 Nguyễn Văn Nguyên, Khảo sát giám định niên đại thác bản văn bia, Viện Cao học thực

hành - Viện Viễn Đông bác cổ, Hà Nội, 2007.

108 Lý Lạc Nghị - Jim Waters, Tìm về cội nguồn chữ Hán, NXB. Thế giới, Hà Nội, 1997.

109 Nguyễn Tá Nhí, Qua bản diễn nôm cũ xem lại cách dịch mới, in trong sách Dịch từ Hán

sang Việt, một khoa học - một nghệ thuật. NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982.

110 Nguyễn Tá Nhí (chủ biên), Tuyển tập văn bia Hà Tây, Sở VHTT Hà Tây, 1993.

111 Nguyễn Tá Nhí (chủ biên), Tổng tập văn học Nôm Việt Nam (tập I, II), NXB. Khoa học

xã hội, Hà Nội, 1997.

112 Nguyễn Tá Nhí, Các phương thức biểu âm trong cấu trúc chẽ Nôm Việt ),

NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

113 Nguyễn Tá Nhí, Bài ký tự của Hữu đề điểm Đoàn Đình Kim, TCHN số 5/ 2003.

114 Đức Nhuận, Đạo Phật và dòng sử Việt, NXB Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh, 2010.

115 Phê Đô Rin A.L, “Hệ phương pháp và một vài kết quả phân tích thống kê tư liệu văn bia

Việt Nam khi nghiên cứu lịch sử kinh tế - chính trị - xã hội”, Trịnh Khắc Mạnh dịch,

TCHN, số 2/1992.

116 Phillipe Papin - Olivier Tesier, Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ,

Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện viễn đông bác cổ Pháp, 2002.

117 Hà Văn Phùng (chủ biên), Di sản văn hóa Bắc Giang (tập Khảo cổ học từ tiền sử

đến lịch sử), Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, năm 2008.

118 Trương Đức Quả, Về một số bài văn bia Nôm mới được sưu tầm trong những năm gần

đây, Tạp chí Hán Nôm số 3/1996.

119 Lê Văn Quán, Nghiên cứu về chữ Nôm, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội,

1981.

120 Nguyễn Hoàng Quý, “Góp thêm một loại hình bia Hậu”, TBHN, NXB Khoa học xã hội,

Hà Nội, 2005.

168

121 Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI -XVIII, NXB. Khoa học xã

hội, Hà Nội, 1982.

122 Nguyễn Kim Sơn, Xu hướng hội nhập tam giáo trong tư tưởng Việt Nam thé kỷ XVII, Kỷ

yếu hội thảo khoa học quốc tế Nho giáo Việt Nam, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội,

2006.

123 Hà Văn Tấn, Chùa Việt Nam, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.

124 Hà Văn Tấn, Theo dấu các văn hóa cổ, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

125 Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB TP. Hồ chí Minh, 2005.

126 Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra), Dương Thị

The, Phạm Thị Thoa (dịch và biên soạn), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981.

127 Dương Thị The - Phạm Thị Thoa, Đôi nét về bia hậu, TCHN, số 2/1987.

128 Nguyễn Văn Thịnh, Văn bia thời Lý, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2010.

129 Tống Trung Tín, Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời Trần (thế kỷ 11 - 14),

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1987.

130 Ngô Đức Thọ (chủ biên) các nhà khoa bảng Việt Nam (1075- 1019), NXB Văn học, Hà

Nội, 1993 .

131 Ngô Đức Thọ, Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại, NXB. Văn hóa, Hà Nội,

1997.

132 Mai Thị Thơm, Vài nét về dấu ấn của kinh Pháp Hoa trong văn bia Lý - Trần, TCHN số

3/2015.

133

133b

Đinh Khắc Thuân Văn bia thời Mạc, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội,1996.

Đinh Khắc Thuân, Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó trong nghiên cứu lịch sử Việt

Nam thế kỷ XVI, Luận án TS của Đinh Khắc Thuân (1996)

134 Đinh Khắc Thuân, Lịch sử triều Mạc qua thư tịch cổ và văn biac, NXB Khoa học xã hội,

Hà Nội, 2001.

135 Đinh Khắc Thuân, Đặc trưng văn bản văn bia Lí -Trần và vấn đề niên đại của bia A Nậu

tam bảo điền bi, TC HN số 4/2003.

136 Đinh Khắc Thuân, Văn bia Hà Tĩnh, Sở VHTT Hà Tĩnh, Hà Tĩnh 2008.

137 Đinh Khắc Thuân, Văn bia thời Mạc, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010.

138 Đinh Khắc Thuân, Văn bia chùa Phật thời Lý, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011.

139 Đinh Khắc Thuân, Về minh văn tháp xá lị chùa Thiền Chúng (Thuận Thành, Bắc Ninh)

mới phát hiện. TCHN số 4/2013.

140 Đinh Khắc Thuân, Văn bia Phật giáo thời Lê Sơ, TCHN số 3/2015.

169

141 Chu Quang Trứ, Bia và văn bia chùa Việt Nam, TC Nghiên cứu Phật học, 1997.

142 Đỗ Thị Bích Tuyển, Nghiên cứu về hệ thống bia chợ ở Việt Nam, Luận văn Ths năm

2003.

143 Đỗ Thị Bích Tuyển, Nghiên cứu chữ Nôm trên văn bia có khắc chữ Nôm (từ thế kỷ XII

đến thế kỷ XX), Luận án Tiến sĩ, năm 2012.

144 Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.

145 Trương Thị Thủy, Tư liệu văn bia ở cụm di tích vòng cung Đông Triều góp phần tìm hiểu

ba vị sư tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, TCHN số 3/2015.

146 Nguyễn Tài Thư, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Viện Triết, NXB Khoa học xã hội, Hà

Nội, 2011

147 Phan Cẩm Thượng , Văn minh vật chất của người Việt, NXB. Tri thức, Hà Nội, 2011

148 Thiền uyển tập anh (Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga dịch chú), NXB Hồng Đức, TP.

Hồ Chí Minh, 2014.

149 Thích Đức Thiện, Nguyễn Quốc Tuấn , Phật giáo thời Lý với 1000 năm Thăng Long - Hà

Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011

150 Nguyễn Trãi, Dư địa chí, NXB. Khoa học xã hội . Hà Nội - 1976

151 Thích Thanh Từ, Thiền sư Việt Nam, NXB. TP. Hồ Chí Minh,1995.

152 Lê Trí Viễn, Đặng Đức Siêu, Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 1986.

153 Nguyễn Công Việt, Ấn chương học Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, NXB. Khoa

học xã hội, Hà Nội, 1998.

154 Phạm Thị Thùy Vinh, Văn bia Kinh Bắc thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt

làng xã, Luận án Tiến sĩ, năm 1996.

155 Phạm Thị Thùy Vinh, Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc phản ánh sinh hoạt làng xã, NXB.

Văn hóa, Hà Nội, 2003.

156 Phạm Thị Thùy Vinh, Lệ bầu Hậu của người Việt qua tư liệu văn bia, TC nghiên cứu lịch

sử, số 3/2006.

157 Phạm Thị Thùy Vinh, Một số đặc điểm về nội dung và hình thức của văn bia Lê sơ, TC

HN số 4/2008.

158 Nguyễn Như Ý - Nguyễn Văn Khang - Phan Xuân Thành, Từ điển giải thích thành ngữ

gốc Hán, NXB. Văn hóa, Hà Nội, 1994.

159 VNCHN, Một số vấn đề văn bản học Hán Nôm, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983.

160 VNCHN hợp tác với E.F.E.O, Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (tập I) Từ Bắc thuộc đến

thời Lý, Paris - Hà Nội, 1998.

170

161 VNCHN - E.F.E.O Trường Cao học Thực hành (Cộng hòa Pháp) hợp tác xuất bản, Tổng

tập thác bản văn khắc Việt Nam, năm 2010.

162 VNCHN và Đại học Trung Chính (Đài Loan), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (Trần triều

1226 - 1400), Hà Nội - Gia Nghị, 2002.

163 Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong Tư liệu Hán Nôm huyện Yên Phong, Sở VHTT tỉnh

Bắc Ninh, 2005.

B. Tài liệu Hán Nôm

164 Ái châu bi ký/愛 州 碑 記

165 Hoàng Việt văn tuyển/ 黃 越 文 選

166 Hoàng Việt thi tuyển/ 黃 越 詩 選

167 Kim thạch di văn/ 金 石 遺 文

168 Lê triều lịch khoa tiến sĩ đề danh bi ký/ 黎 朝 歷 科 進 士 題 名 碑 記

169 Dương gia phả ký/楊 家 譜 記 (tư liệu cá nhân)

170 Hoàng gia thực lục/黃 家 實 錄 (tư liệu cá nhân)

171 Đoàn tộc ngọc phả/段 族 玊 譜 (tư liệu cá nhân)

172 Đạo giáo nguyên lưu/ 道教源 流 (tư liệu cá nhân)

173 Càn nguyên ngự chế/乾 元 御 製 (A.1319)

174 Đỉnh khiết Đại Việt lịch triều đăng khoa lục 鼎契大越歷朝豋科錄 VHv.651

175 Lịch đại đăng khoa lục 歷代豋科錄 VHv.652

C. Văn bia Hán Nôm

176 Tu phục Mỗi Nhu kiều bi ký/修 復 每 儒 橋 碑記(N0 10234) ttr. Neo, h.Yên Dũng

177 Tiên khảo Thái bảo Giáp …/ 先 考 太 保 … (N0 34786 - 87), x. Dĩnh Trì, TP. Bắc Giang

178 Chúc thánh Vĩnh Nghiêm tự bi/祝 聖 永 嚴 寺 碑. X. Trí Yên, h. Yên Dũng

179 Bản tổng văn hội thánh/ 本總文會聖祠碑記 (N0 10967 - 68) x. Nghĩa Hòa, Lạng Giang

180 Trùng tu Vĩnh Nghiêm tự bi /重修永嚴寺碑(N08038 - 39 ), x. Trí Yên, h. Yên Dũng

171

181 Vĩnh Nghiêm tự công đức bi / 永嚴寺公德碑, x. Trí Yên, h. Yên Dũng

182 Bảo Sát tự bi ký / 寶察寺碑記 ở chùa th.Phú Nham, x. Quế Nham, h. Tân Yên

183 Trùng tu Sùng Quang tự bi / 重修崇光寺碑(N0 31222 - 23) x. Tăng Tiến, Việt Yên

184 Tu tạo tiền đường Diên Quang tự bi / 修造前堂延光寺碑(N0 8796 - 97)

185 Lưu tư điền cúng tam bảo bi /留私田供三寶碑( N0 9823 - 24), th. Nga Trại, h. Hiệp Hòa

186 Phúc Nham tự tam bảo thị bi /福巖寺三寶巿碑(N0 7178 - 79) x. Tân Mỹ, TP. Bắc Giang

187 Trùng tu tự bi/重修寺碑(N07032 - 35 ) ở chùa Chèo, x. Thái Sơn, h. Hiệp Hòa

188 Trùng tu thánh miếu bi ký/ x. Dương Đức, h. Lạng Giang

189 Đống Nghiêm tự bi ký /棟嚴寺碑記(N0 8145 - 48) ph. Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang

190 Hậu hiền bi ký /後賢碑記(N0 6302 – 03) th. Phương Độ, xã Song Mai, TP. Bắc Giang,

191 Từ vũ bi ký /祠宇碑記(N0 8569 - 72) Từ vũ th. Quế Sơn, x.Thái Sơn, h. Hiệp Hòa

192 Hiển Khánh am bi/ 顯慶庵碑 (N0 8573 - 76) th. Thái Thọ, xã.Thái Sơn, h. Hiệp Hòa

193 Từ đường bi ký/祠堂碑記(N0 31175 - 78), th. Quang Biểu, h. Việt Yên

194 Hậu thần bi ký/後神碑記 (N0 9934-9935), th. Vân Cốc, x. Vân Trung, h. Việt Yên

195 Vô đề (N0 9022-24), th. Hương Ninh, x. Hợp Thịnh, h. Hiệp Hòa

196 Thân Công bi/申公碑(N0 9843 - 46) th. Phúc Tằng, x. Tăng Tiến, h. Việt Yên

197 Lập hậu Thần bi ký/ th. Giáp Hạ, x. Thanh Hải, h. Lục Ngạn

198 Trùng san bảo giám tiền bi tịnh minh/ th. Yên Khê, x. Song Khê, TP. Bắc Giang

199 Hậu Phật Sùng Nham tự/ Kem x. Nham Sơn, h. Yên Dũng

200 Lưu truyền vạn đại/ th. Khả Lai, x. Trù Hựu, h. Lục Ngạn

201 Đức hinh sơn ngưỡng từ …/ 德馨山仰祠碑記 (N0 34305 - 07) x. Quế Nham, h. Tân Yên

202 Giáp gia từ chỉ bi ký / 甲家祠址碑記(N0 34323) x. Quế Nham, h. Tân Yên

203 Trùng tu Thiết Thượng văn chỉ bi/ 重修鐵上文址碑, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang

204 Hậu Thần bi ký /後神碑記 (N0 10726 - 29),

172

205 Linh Quang từ chi bi /靈光祠址之碑(N0 8565- 66- 67 - 68) x. Thái Sơn, h. Hiệp Hòa

206 Thư bút đặc tứ / 書筆特賜 (N0 9213 - 14) x. Lương Phong, h. Hiệp Hòa

207 Kính sự từ vũ bi ký / 敬祠宇碑記(N0 8569 - 72), x. Thái Sơn, h. Hiệp Hòa

208 Khánh Thọ bi / 慶壽 碑(N0 35368 - 69), ở Từ chỉ th. Lũ Phú, x. Xuân Phú, h. Yên Dũng

209 Thắng Nghiêm đình… 勝嚴亭-何公碑(N0 8230 - 31) x. Song Khê (TP. Bắc Giang),

210 Phúc Long xã Hậu Thần bi / 福隆社後神碑(N0 9962- 67) ở x. Tăng Tiến, h. Việt Yên

211 Hùng Lãm xã Hậu Thần bi /雄欖社後神碑(N0 9972 - 77), x. Hồng Thái, h. Việt Yên

212 Hương thụ ký / 香樹記(N0 31116 - 19) th. Như Thiết, x. Hồng Thái, h. Việt Yên

213 Thân công bi… / 申公碑-各社姓名(N0 9843 - 46 ) nghè Nếnh, ttr. Nếnh, h. Việt Yên,

214 Phụng sự Hậu thần bi ký /奉事後神碑記(N0 10557- 60) x. Xuân Phú, h, Yên Dũng

215 Phụng sự Hậu Thần bi ký/ 奉事後神碑記(N0 8036 - 37) x. Xuân Phú, h, Yên Dũng

216 Xuân Áng xã đình bi /春盎社亭碑 (N0 8048 - 49) x. Xuân Phú, h, Yên Dũng

217 Phụng sự Hậu Thần bi ký/ 奉事後神碑記(N0 35374 - 77) x.Xuân Phú, h. Yên Dũng

218 Nguyễn gia lưu trạch bi / 阮家留宅碑(N010606 - 08) x. Tân Liễu, h. Yên Dũng

219 Hậu thần bi ký/ 後神碑記(N0 7074- 7075) th. Hoằng Phúc, x. Cổ Pháp, h. Yên Dũng

220 Hậu thần bi ký /後神碑記(N07021- 7022 - 7023) x. Vân Trung, h. Việt Yên.

221 Hậu thần bi ký/後神碑記(N07019-7020) Từ đường họ Đoàn x. Vân Trung, h. Việt Yên.

222 Hậu thần bi ký/後神碑記(N09928- 9929) th. Nội An, x. Vân Cốc, h. Việt Yên

223 Hậu Thần bi ký/後神碑記(N0 7093- 94) th. Nội An, x. Vân Cốc, h. Việt Yên

224 Hậu Thần bi ký/後神碑記(N0 35158 - 59 ) ở đình Cao Đồng, x. Đồng Phúc, h. Yên Dũng

225 Bản xã lập đoan bi ký /本社立端碑記(N08816-19), th. Cẩm Xuyên, h. Hiệp Hòa

226 Tự tại am bi ký /自在庵碑記(N09216-9217) x. Lương Phong, h. Hiệp Hòa

173

227 Đới đức bi ký tịnh minh /帯德碑記并銘(N09203- 06) x. Lương Phong, h. Hiệp Hòa

228 Văn thuộc giáp tự miếu bi /文 屬 甲 祀 廟 碑 (N.8369) th. Khê, x. Tư Mại, h. Yên Dũng

229 Tiên hiền tự miếu bi /先 賢 祀 廟 碑 (N.8385), văn chỉ Thổ Hà, h. Việt Yên

230 Hậu Thần bi ký / 後神碑記(N020718) Châu Lỗ, x. Mai Đình, h. Hiệp Hòa

231 Tư văn giáp/斯 文 甲(N.8403-05), văn chỉ Thổ Hà, h. Việt Yên

232 Văn khắc trên hương án chùa Khám Lạng, x. Khám Lạng, h. Lục Nam

232b Bia Vô đề thời Trần, chùa Nham Nguyệt, x. Tân Liễu, h. Yên Dũng

233 Văn khắc trên bệ tượng Tam Tôn chùa Khám Lạng, th. Bến, x. Khám Lạng, h. Lục Nam

234 Bia bài vị chùa Sơn Tháp, th. Giáp Sơn, x. Cẩm Lý, h. Lục Nam

235 Bia bài vị chùa Am Vãi, th. Biềng, x. Nam Dương, h. Lục Ngạn

236 Linh Quang từ chỉ chi bi/ 靈光祠址之碑(N0 8565 -68) x. Thái Sơn, h. Hiệp Hòa

237 Huệ điền lưu tự bi ký/ 惠田留祀碑記 (N0 33369-71) x. Thái Sơn, h. Hiệp Hòa

238 La Quý hầu Vĩnh huệ bi/ 羅貴候永惠碑(N0 8812 -8815), th. Cẩm Xuyên, h. Hiệp Hòa

239 Phụng sự La công sinh từ bi ký/ 奉事羅公生祠碑記(N0 8597-8600), l. Dinh Hương, HH

240 Giáp gia từ chỉ bi ký/ 甲家祠址碑記 (N0 34323) x. Quế Nham, h. Tân Yên

241 Vi lập bi ký/為 立 碑 記 (N0 31263) th. Trung Đồng, x. Vân Trung, h. Việt Yên

242 Lập hậu bi/立 後 碑 (N0 34300) đình Vường, x.Liên Chung, h. Tân Yên

243 Tư văn thạch bi ký/斯 文 石 碑 記 văn chỉ th. Khánh Am, x. Tư Mại, h. Yên Dũng

244 Bình nhật lưu ân- Hậu thần bi ký 平日 留 恩- 後 神 碑 記 x. Nội Hoàng, h. Yên Dũng

245 Thủy tạo chúc đài Hưng công sáng ký/始 造 祝 香 臺 興 功 創 chùa Đông Lỗ, h. Hiệp

Hòa

246 Bắc Giang Bái thôn Thiệu Phúc tự bi/北江沛村紹福寺碑

247 Lập hậu bi ký /立 後 碑 記 bản Duồng, x. Biên Sơn, h. Lục Ngạn

248 Hậu thần bi/後 神 碑 記, bản Riễn, x. Tam Tiến, h. Yên Thế

174

249 Tân tạo Phật mộc tượng Diễn Khánh tự bi/ 新造佛木像演慶寺碑, x. Tiền Phong, YD

250 Linh An tân đình - Hậu thần bi ký /靈 安 新 亭- 後 神 碑 記, x. Hồng Giang, h. Lục

Ngạn

251 Phụng sự bi ký/奉 事 碑 記(N0 7152 - 55) ở từ chỉ thờ Quán Quận công

252 Hậu thần bi ký/後 神 碑 記 [253] th. Đại Tân, x. Đại Thành, h. Hiệp Hòa

253 Hương đài thạch trụ Sùng Nghiêm…/香臺石柱崇嚴寺記 ch. Cao Lôi, h. Việt Yên

254 Hậu thần bi ký/ 後 神 碑 記 từ vũ Bùi Bến (x. Yên Lư, h.Yên Dũng

255 Hậu Thần bi ký 後 神 碑 記 th. Vân Cẩm, x. Đông Lỗ, h. Hiệp Hòa

256 Thủy tạo chúc đài Hưng công sáng ký/始 造 祝 香 臺 興 功 創 ch. Đông Lỗ, h. Hiệp

Hòa

257 Tân tạo Phật mộc tượng Diễn Khánh … 新 造 佛 木 像 演 慶 寺 x. Tiền Phong,h.Yên

Dũng

258 Tu tạo Phật tượng bi ký/修 造 佛 像 碑 記 chùa Quang Biểu, h. Việt Yên

259 Hậu Phật bi ký/後 佛 碑 記 chùa Phúc Nghiêm (x. Yên Sơn, h. Lục Nam

260 Lương danh công hậu thần.../粱 名 公 後 神 之 碑, đ. Bình An x. Tiền Phong, h. Yên

Dũng

261 Tam bảo thị Phúc Quang tự/三 寶 市 福 光 寺 ch.Phúc Quang, x. Trung Sơn, h. Việt

Yên

262 Thủy tạo đình miếu bi/ 始 造 亭 廟 碑 đình Thổ Hà, x Vân Hà, h. Việt Yên

263 Kính lập Linh Quang thiên đài cổ tích/敬 立 靈 光 天 臺 古 跡 x. Huyền Sơn, h. Lục

Nam

264 Tu Xa Lâu điện bi ký/ 修 車 樓 殿 碑 記 th. Ảm, x. Tiền Phong, h. Yên Dũng

265 Uyên Quận công thế tự bi/ 淵 郡 公 世 祀 碑, thôn Chằm, x. Tăng Tiến, h. Việt Yên

266 Hậu Thần bi ký/後 神 碑 記, th. Nội Ninh, x. Ninh Sơn, h. Việt Yên

175

267 Lập thạch bi ký/ 立 石 碑 記,đình Nội, x. Nội Hoàng, h. Yên Dũng

268 Tự sự hậu thần chi bi / từ chỉ th. Quang Biểu (h. Việt Yên)

269 Bản đình phụng sự Ngô gia từ chỉ bi ký/本亭奉事吳家祠址碑記, th. Mi Điền, h. Việt

Yên

270 Ngô Gia từ chỉ bi ký /吳家祠址碑記, th. Mi Điền, h. Việt Yên

271 Diên Phúc tự tạo khai các sở lập bi /(N0 23847) ở chùa làng Vân, h. Việt Yên

272 Tam bảo thị Phúc Quang tự/ 三 寶 巿 福 光 寺(N0 23778 - 79) x. Trung sơn, h. Việt

Yên

273 Hậu Thần bi ký /後 神 碑记- (N0 7015-16), đ. Trung Đồng, h. Việt Yên

274 Tân Độ thạch bi/ 津渡石碑(N0 8237- 40), P. Mĩ Độ, TP. Bắc Giang

275 Thực lục Hoàng Công bi /實 錄 黄 將 公 碑(N0 9851), th. Yên Ninh, h. Việt Yên

276 Hoàng tướng công bi/黄 將 公 碑 (N0 23773) ), th. Yên Ninh, h. Việt Yên

277 La Quý công vĩnh huệ bi / th.Trung Trật, x.Mai Trung, h. Hiệp Hòa

278 Nguyễn gia hậu thần bi ký/ 阮 家 後 神 碑 記 (N0 31165 - 68), Quang Biểu, h. Việt Yên

279 Hậu thánh bi ký/後 聖碑 記 (N0 31169 - 70), th. Quang Biểu, h. Việt Yên

280 Hậu Phật/後 佛 (N. 33372 - 73), xã Lương Phong, h. Hiệp Hòa

281 Tân kiến Tư đồ Hoàng Đài công …/ 新 見 私 徒 黃 台 公 (N0 8228 - 29), Th. Phụng

Pháp, TP. Bắc Giang

282 Hậu Phật bi ký/後 佛 碑 記(N0 7040 - 41), th. Đông La, x. Quế Nham, h. Tân Yên

283 Phụng vãng Bắc sứ bi 奉 往 北 使 碑 [283] (N.31226-29), th. Phúc Tằng, h. Việt Yên

284 Thanh Cảm đình /清敢亭(N08143- 8144) th. Thanh Cảm, x. Tân Tiến, TP. Bắc Giang

285 Tu tập thượng điện đường sự thực ký (N0 8585 - 87) chùa Quế Sơn, h. Hiệp Hòa

286 Trùng tu Thánh lộ tự bi ký [286] (N0 7032 - 35), chùa Quế Sơn, h. Hiệp Hòa

287 Bản xã lập đoan bi ký /本 社立端 碑 記 (N08816-19) x. Cẩm Xuyên., h. Hiệp Hòa

288 La Quý công vĩnh huệ bi (N0 8999), đình Trung Trật, x. Mai Trung, h. Hiệp Hòa

176

289 Phúc Nham tự tam bảo thị bi /福 巖 寺 三 寶 巿 碑 (N0 7178 - 79) th. Ngọc Lâm,

TP.Bắc

290 Văn thuộc tái tự Thánh hiền … /文 屬 再 祀 聖 賢 (N.3872-74), th. Thổ Hà, h. Việt Yên

291 Văn hội bi kí /文 會 碑 記 (N.23953-54), th. Vân, x. Vân Hà, h. Việt Yên

292 Thực lục Hoàng công bi /實錄黄公碑(N09851) [292], th. Yên Ninh, h. Việt Yên

293 Chu tộc bi kí/ 朱 族 碑 記 (N0.31183-84), th. Đông Long, h. Việt Yên

294 Đức La xã Vĩnh Nghiêm tự… /德 羅 社 永 嚴 寺(N0 35338), Vĩnh Nghiêm, h. Yên Dũng

295 Thần tích/神跡 (N.31098-99), th. Hoàng Mai, h. Việt Yên

296 Cung sao thánh tích /恭 抄 聖 跡(N0 23803), th. Thổ Hà, x. Vân Hà, h. Việt Yên

297 Thần tích /神跡(N0.31224-25) nghè Phúc Tằng, x. Tăng Tiến, h. Việt Yên

298 Thánh tích bi ký 聖 跡 碑 記 (N0.8387-88), th. Tiên Lát, x. Tiên Sơn, h. Việt Yên

299 Thọ Xương tổng, Hòa Yên xã lăng/ 壽昌總和安社陵 (N0 8232), TP. Bắc Giang

300 Văn bia ghi việc đổi lệ hát ca trù, th. Thổ Hà, x. Vân Hà, h. Việt Yên

301 Bản huyện giáo phường lập bi/本縣教坊立碑(N0 9000 - 01) th. Trung Trật, h. Hiệp Hòa

302 Xuân Cẩm Lê La Hậu thần … /春錦黎羅後神…(N0 8761- 64), Cẩm Xuyên, h. Hiệp Hòa

303 Trùng tu Phúc Nghiêm tự /重修福嚴寺(N0 7011 - 7014) x.Nội Hoàng, h. Yên Dũng

304 Lập tam bảo thị độ bi/ 立三寳巿渡碑 (N0 23798- 99) Ch. Thổ Hà, h. Việt Yên

305 Tạo lập thạch quán bi ký 造立石觀 碑記(N0 8053 - 56), đình Chản, x. Lan Sơn, Lục

Nam

306 Khai lập thị bi 開立市碑, Th. Trung Trật, xã Mai Trung, h. Hiệp Hòa

307 Sáng lập tín thí tam bảo thị bi 創立信施 三寶市碑(N0 23924) chùa Vân, h. Việt Yên

308 Tạo cấu tác thạch quán 造構作石觀商間(N030743 - 46) x. Lương Phong, h. Hiệp Hòa

309 Dương Quan xã thị bi 陽觀社市碑(N0 8305), x. Dương Đức, h. Lạng Giang

177

C. Tài liệu tiếng Trung Quốc

310 高樹藩, 正 中 形 音 義 綜 合大字典. 台灣正中書局, 2012.

311 朱劍心 , 金石學.吉林文史出版社, 1981.

312 金开誠 , 碑. 吉林文史出版社, 2010.

313 吳克敬 - 碑刻的故事,紫禁城出版社, 2009.

314 辞海, 上海辞書出版社, 1979.

315 王靜,中國石碑, 商務印書館北京, 2011

316 商承祚,石刻蒙文編. 科學出版社出版