hỌc viỆn khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ -...

168
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIT NAM HC VIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU CHTẠO VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT TRAO ĐỔI ION CA VT LIỆU DƯƠNG CỰC TRÊN CƠ SỞ MANGAN OXIT NG DNG TRONG PIN ION KIM CHUYÊN NGÀNH: VT LIỆU ĐIỆN TMã sỗ: 62440123 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HC VT LIU HÀ NỘI, NĂM 2018

Upload: others

Post on 16-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • 1

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

    VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

    HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

    NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT TRAO ĐỔI ION

    CỦA VẬT LIỆU DƯƠNG CỰC TRÊN CƠ SỞ MANGAN OXIT

    ỨNG DỤNG TRONG PIN ION KIỀM

    CHUYÊN NGÀNH: VẬT LIỆU ĐIỆN TỬ

    Mã sỗ: 62440123

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU

    HÀ NỘI, NĂM 2018

  • 2

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

    VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

    HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------------------

    NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT TRAO ĐỔI ION

    CỦA VẬT LIỆU DƯƠNG CỰC TRÊN CƠ SỞ MANGAN OXIT

    ỨNG DỤNG TRONG PIN ION KIỀM

    Chuyên nghành: Vật liệu điện tử

    Mã sỗ: 9440123

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU

    HÀ NỘI, NĂM 2018

  • i

    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên

    cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ

    ở bất kỳ học vị nào.

    Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,

    các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

    Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2018

    Tác giả luận án

    Tạ Anh Tấn

  • ii

    LỜI CẢM ƠN

    Tôi xin cảm ơn PGS. TS. Phạm Duy Long đã hướng dẫn em trong suốt thời gian

    thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn các cán bộ nghiên cứu trong Phòng Vật liệu và

    Linh kiện năng lượng - Viện Khoa học Vật liệu - Viện hàn lâm Khoa học và Công

    nghệ Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong thời gian làm nghiên cứu sinh ở đó.

    Tôi xin được cảm ơn GS. I-Ming Hung Khoa Hóa học và Khoa học Vật liệu trường

    Đại học Yuan Ze số 135 đường Yuan-Tung, Chungli, Đài Loan đã có những giúp đỡ

    quý báu cho một số phép đo điện hóa trong thời gian tôi làm NCS.

    Tôi xin cảm ơn PGS. TS. Lê Đình Trọng và bộ môn Vật lý chất rắn trường ĐH Sư

    phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ một số phép nghiền chế tạo vật liệu và đo

    điện hóa trong thời gian tôi làm NCS.

    Tôi xin được cảm ơn PGS.TS. Phạm Văn Hội, PGS.TS. Lê Văn Hồng, PGS. TS.

    Đỗ Hùng Mạnh và các giảng viên, nghiên cứu viên thuộc những đơn vị sau đây:

    Phòng thí nghiệm trọng điểm-Viện Khoa học vật liệu- Viện Hàn lâm KH&CN Việt

    Nam;

    Phòng Vật lý Vật liệu từ và Siêu dẫn - Viện Khoa học vật liệu - Viện Hàn lâm

    KH&CN Việt Nam;

    Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội;

    đã có những góp ý quí báu thực hiện các phép đo cho tôi trong thời gian làm NCS.

    Tôi xin cảm ơn Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi

    trong suốt thời gian tôi làm nghiên cứu sinh.

    Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng đó là gia đình tôi, bố mẹ, các anh

    em, vợ và các con tôi đã động viên, giúp đỡ và dõi theo từng bước đi của tôi trong

    suốt thời gian làm luận án này.

    Xin cảm ơn sự giúp đỡ to lớn của tất cả mọi người!

  • iii

    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 1

    LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii

    MỤC LỤC ................................................................................................................. iii

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. vi

    DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vii

    DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... viii

    MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

    TỔNG QUAN ........................................................................................... 6

    1.1. Khái niệm và phân loại pin. ................................................................................. 6

    1.1.1. Pin hóa học (chemical battery). ......................................................................... 7

    1.1.2. Pin vật lý (Physical battery). ............................................................................. 7

    1.2. Sơ lược về lịch sử phát triển của pin .................................................................... 7

    1.3. Lịch sử phát triển của pin liti - ion tái nạp. .......................................................... 8

    1.4. Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin ion - liti. ................................................. 9

    1.5. Vật liệu dùng cho pin Li-ion. ............................................................................. 11

    1.5.1. Vật liệu âm cực ............................................................................................... 11

    1.5.2. Chất điện ly ..................................................................................................... 12

    1.5.3. Vật liệu dương cực .......................................................................................... 14

    1.6. Khái quát về vật liệu dẫn và tích/thoát ion. ........................................................ 17

    1.6.1. Cơ sở lý thuyết về vật liệu tích trữ, dẫn ion Li+. ............................................. 17

    1.6.2. Khái quát về cấu trúc tối ưu cho vật liệu dẫn ion ........................................... 18

    1.6.3. Khái quát về cấu trúc tối ưu cho vật liệu tích thoát ion. ................................. 25

    1.7. Vật liệu dương cực dẫn ion Li+ .......................................................................... 27

    1.7.1. Vật liệu spinel LiMn2O4 .................................................................................. 27

    1.7.2. Vật liệu LiNixMn2-xO4 ..................................................................................... 30

    1.8. Vật liệu dương cực dẫn ion Na+. ........................................................................ 33

    1.8.1. Vật liệu dương cực dẫn ion Na+ trên nền MnO2. ............................................ 34

    1.8.2. Vật liệu dương cực dẫn ion Na+ trên nền V2O5. ............................................. 36

  • iv

    1.9. Kết luận chương 1 .............................................................................................. 37

    THỰC NGHIỆM CHẾ TẠO MẪU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

    CỨU VẬT LIỆU DƯƠNG CỰC................................................................. 38

    2.1. Các phương pháp chế tạo mẫu ........................................................................... 38

    2.1.1. Phương pháp chế tạo vật liệu khối .................................................................. 38

    2.1.2. Các phương pháp chế tạo màng mỏng ............................................................ 42

    2.2. Thực nghiệm chế tạo vật liệu dương cực ........................................................... 45

    2.2.1. Thực nghiệm chế tạo vật liệu LiNixMn2-xO4 ................................................... 45

    2.2.2. Thực nghiệm chế tạo vật liệu Na0,44MnO2 bằng phương pháp thủy nhiệt ...... 48

    2.2.3. Thực nghiệm chế tạo các vật liệu khác ........................................................... 49

    2.3. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 49

    2.3.1. Phép đo phân tích nhiệt (DTA-TGA) ............................................................. 49

    2.3.2. Phổ TGA và DTA của hỗn hợp MnO2 và Li2CO3. ......................................... 51

    2.3.3. Phương pháp phân tích cấu trúc tinh thể ......................................................... 51

    2.3.4. Các phương pháp đo điện hóa ......................................................................... 54

    2.4. Thực nghiệm chế tạo điện cực màng mỏng của vật liệu dương cực. ................. 60

    2.4.1. Chế tạo điện cực màng mỏng .......................................................................... 60

    2.4.2. Khảo sát động học phản ứng phóng/nạp của màng điện cực .......................... 61

    2.4.3. Đánh giá tính chất phóng/nạp của pin mô hình .............................................. 61

    2.5. Kết luận chương 2 .............................................................................................. 62

    ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC VÀ HÌNH THÁI HỌC CỦA HỆ VẬT LIỆU

    DƯƠNG CỰC .............................................................................................. 63

    3.1. Đặc điểm cấu trúc và hình thái học của vật liệu LiNixMn2-xO4. ........................ 63

    3.1.1. Đăc điểm hình thái học của hệ vật liệu LiNixMn2-xO4. ................................... 63

    3.1.2. Đặc điểm cấu trúc của hệ vật liệu LiNixMn2-xO4. ........................................... 70

    3.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ ủ tới cấu trúc của hệ vật liệu LiNixMn2-xO4. ........... 80

    3.2. Đặc điểm cấu trúc và hình thái học của vật liệu NaxMnO2................................ 88

    3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình thủy nhiệt tới cấu trúc và hình thái học

    của vật liệu NaxMnO2. ................................................................................. 89

    3.3. Đặc điểm cấu trúc và hình thái học của vật liệu bột V2O5. ................................ 98

  • v

    3.4. Kết luận chương 3. ........................................................................................... 100

    TÍNH CHẤT ĐIỆN VÀ ĐIỆN HÓA CỦA CÁC HỆ VẬT LIÊU DƯƠNG

    CỰC ........................................................................................................... 101

    4.1. Độ dẫn ion (Li+; Na+) của các hệ vật liệu dương cực ...................................... 101

    4.1.1. Độ dẫn ion Li+ của vật liệu dương cực LiNixMn2-xO4. ................................. 104

    4.1.2. Độ dẫn ion Na+ của vật liệu dương cực NaxMnO2........................................ 112

    4.2. Tính chất điện hóa của các hệ vật liệu dương cực. .......................................... 114

    4.2.1. Tính chất điện hóa của hệ vật liệu dẫn và tích/thoát ion Li+ sử dụng LiNixMn2-

    xO4 làm dương cực. .................................................................................... 114

    4.2.2. Tính chất điện hóa của hệ vật liệu dẫn và tích/thoát ion Na+ sử dụng Na0,44MnO2

    làm dương cực. ........................................................................................... 118

    4.2.3. Tính chất điện hóa của hệ vật liệu dẫn và tích/thoát ion Na+ sử dụng V2O5 làm

    dương cực. .................................................................................................. 123

    4.3. Thử nghiệm chế tạo pin ion Liti ....................................................................... 128

    4.4. Kết luận chương 4 ............................................................................................ 130

    KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 132

    CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..................................................................... 134

    CÁC CÔNG TRÌNH CÓ THAM GIA ................................................................... 135

    TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... I

    PHỤ LỤC ................................................................................................................ XV

  • vi

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    C-rate Tốc độ dung lượng

    CE Điện cực đối

    Cu-Zn Pin đồng kẽm

    C-V Phương pháp phổ điện thế quét vòng

    DC Dimethyl Carbonate

    dMA Hợp kim cơ học kép (double Mechanical Alloying)

    DTA Phương pháp phân tích nhiệt vi sai

    EC Ethylen cacbonat

    ECD Linh kiện điện sắc

    LCO Liti coban oxit

    Lead-Acid Pin chì axit

    LFP Liti photphat sắt

    LIBs Pin ion liti

    Li-ion Pin sạc liti ion

    LMO Liti mangan oxit

    LR - NMC oxit cobalt mangan niken lithium giàu lithium

    MA Phương pháp hợp kim cơ học (Mechanical Alloying)

    MAA Ủ kích hoạt cơ học (Mechanically Activated Annealing)

    MM Nghiền cơ học (mechanical milling)

    NiBs Pin ion natri

    Ni-Cd Pin niken cadimi

    Ni-MH Pin niken hiđrua kim loại

    NMC Nickenmangan coban oxit

    PC propylene carbonate

    PEO Poly(ethylene oxide)-based electrolytes

    PPG Poly(propylene) glycol

    PTFE Polytetrafluoroethylene

    PVDF Poly(vinylidene fluoride)

    RE Điện cực so sánh (Reference Electrode)

    RM Nghiền phản ứng (Reaction Milling)

    SEI Solid Electrolyte Interphase

    SEM Kính hiển vi điện tử quét (Scanning electron microscope)

    TEM Kính hiển vi điện tử truyền qua

    WE Điện cực làm việc

    XRD Nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction)

    https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=3&cad=rja&uact=8&ved=0ahUKEwiPjeuapefVAhVKKY8KHUa_ChoQFgg2MAI&url=http%3A%2F%2Fpubs.rsc.org%2Fen%2Fcontent%2Farticlelanding%2F2015%2Fta%2Fc5ta03471j&usg=AFQjCNEpruShXVsy4drInYuu-zlu21txTA

  • vii

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 2.1: Ký hiệu vật liệu LiNixMn2-xO4 với tỷ lệ thay thế Ni x =0; 0,05; 0,1 và 0,2

    tổng hợp bằng phản ứng pha rắn ở 800 C, 850 C và 900 C. .......... 46

    Bảng 2.2: Ký hiệu vật liệu LiNixMn2-xO4 với tỷ lệ thay x =0, 0,05, 0,1 và 0,2 tổng

    hợp bằng sol-gel ở 300 C, 500 C, 700 C và 800 C. ..................... 47

    Bảng 2.3: Ký hiệu vật liệu NaxMnO2 tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt ở 185

    C, 1900 C, 195 C, 200 C và 205 C. ........................................... 48

    Bảng 3.1: Giá trị trung bình kích thước hạt LiNixMn2-xO4 chế tạo bằng phương pháp

    sol-gel sau khi ủ ở các nhiệt độ khác nhau. ........................................... 66

    Bảng 3.2: Thông số mạng tinh thể của vật liệu LiMn2O4 tổng hợp bằng phương pháp

    sol-gel ở 300C; 500C; 700C và 800C .......................................... 80

    Bảng 3.3: Thông số mạng tinh thể của vật liệu LiMn2O4 tổng hợp bằng phương pháp

    phản ứng pha rắn ở 800C;850C và 900C. ...................................... 80

    Bảng 3.4: Thông số cấu trúc mạng tinh thể tính toán từ kết quả XRD của các mẫu

    G0, G1, G2 và G3 tổng hợp bằng phương pháp sol - gel ở 300 °C; 500

    °C; 700 °C và 800 °C. ............................................................................ 82

    Bảng 3.5: Thông số cấu trúc mạng tinh thể tính toán từ kết quả XRD của các mẫu

    S0, S1, S2 và S3 tổng hợp bằng phương pháp phản ứng pha rắn ở 800 °C;

    850 °C; và 900 °C. ................................................................................. 83

    Bảng 3.6: Thông số cấu trúc mạng tinh thể của vật liệu LiNixMn2−xO4 với tỷ lệ phân

    tử Ni thay thế (x= 0; 0,1 và 0,2) tổng hợp bằng sol-gel ở 800 °C. ........ 87

    Bảng 4.1: Độ dẫn ion Li của vật liệu LiNixMn2-xO4 tổng hợp bằng pp sol-gel...... 107

    Bảng 4.2: Độ dẫn ion của vật liệu LiNixMn2-xO4 tổng hợp bằng pha rắn .............. 109

    Bảng 4.3: Độ dẫn ion của vật liệu NaxMnO2 tổng hợp bằng thủy nhiệt. ............... 112

    Bảng 4.4: Dung lượng phóng nạp của các mẫu LiNixMn2-xO4 .............................. 118

    Bảng 4.5: Tốc độ đáp ứng dòng của mẫu T205U600 ở các tốc độ quét thế. ......... 119

    Bảng 4.6: Giá trị của các thành phần tương đương trong mạch của phổ tổng trở. 127

  • viii

    DANH MỤC HÌNH VẼ

    Hình 1.1: Sự phân bố thị phần của các loại pin hóa học vào năm 2015. ................. 6

    Hình 1.2: Pin điện Baghdad. ..................................................................................... 7

    Hình 1.3: Pin liti ion: a) Cấu hình tổng quát; b) Khi pin phóng điện. ...................... 9

    Hình 1.4: Minh họa nguyên lí làm việc và cấu tạo cơ bản của pin ion liti ............ 10

    Hình 1.5: Cấu trúc tinh thể của các vật liệu dương cực cơ bản cho pin Li-ion. ..... 14

    Hình 1.6: Vật liệu cấu trúc lớp ............................................................................... 15

    Hình 1.7: Cấu trúc olivine của LiFePO4 nhóm không gian Pmnb. ........................ 16

    Hình 1.8: Minh họa sự hình thành hợp chất chủ - khách. ...................................... 18

    Hình 1.9: Mô hình chuyển động hợp tác của ion trong vật liệu dẫn ion nhanh. .... 22

    Hình 1.10. Ô cơ sở lập phương tâm mặt. ................................................................ 23

    Hình 1.11: Cấu trúc spinel thuộc không gian Fd3m(a); kênh dẫn ion Li (b). ........ 28

    Hình 1.12: Đường cong nạp/xả của LiMn2O4-. ..................................................... 29

    Hình 1.13: Điện áp làm việc của các oxit kim loại, oxit và sunfua oxit ................ 31

    Hình 1.14: Cấu trúc spinel rối loạn của (a) và cấu trúc đẳng lập P4332 (b). .......... 32

    Hình 1.15: Điện áp hoạt động và dung lượng của lớp vật liệu điện cực Na. ......... 35

    Hình 2.1: Sơ đồ phương pháp tổng hợp vật liệu bằng sol-gel. ............................... 40

    Hình 2.2: Bình autoclave sử dụng trong thủy nhiệt. .............................................. 41

    Hình 2.3: Sơ đồ chuông chân không của máy bốc bay nhiệt. ................................ 42

    Hình 2.4: Phương pháp phủ nhúng (dip – coating) ................................................ 43

    Hình 2.5: Phương pháp phủ quay (spin –coating) .................................................. 44

    Hình 2.6: Phương pháp phủ trải. ............................................................................ 45

    Hình 2.7: Phổ TGA và DTG của hỗn hợp Li2CO3 và MnO2. ................................ 51

    Hình 2.8: Phản xạ của tia X trên họ mặt mạng tinh thể. ........................................ 52

    Hình 2.9: Sơ đồ tán xạ Raman. ............................................................................... 53

    Hình 2.10: Hệ chụp FE-SEM HITACHI S-4800. ................................................. 54

    Hình 2.11: Hệ máy đo điện hóa AUTOLAB PGSTAT100. .................................. 54

    Hình 2.12: Bình điện hóa hai điện cực (a), ba điện cực (b). .................................. 56

  • ix

    Hình 2.13: Sơ đồ mạch tương đương của bình điện hóa (a) và sự biến đổi tương

    đương của Zf thành các thành phần (b). ................................................. 57

    Hình 2.14: Dạng phổ tổng trở của bình điện hóa ba điện cực. ............................... 58

    Hình 2.15: Đồ thị quét vòng cyclic -Voltametry. ................................................... 59

    Hình 2.16: Quan hệ giữa điện thế và dòng điện trong quét thế vòng. .................... 60

    Hình 3.1: Ảnh SEM vật liệu LiNixMn2-xO4 với tỷ lệ thay thế Ni (x = 0) tổng hợp

    bằng phương pháp solgel ở 300C; 500C; 700C và 800C............. 64

    Hình 3.2: Ảnh SEM vật liệu LiNixMn2-xO4 tỷ lệ thay thế Ni (x = 0,05; 0,1 và 0,2)

    tổng hợp bằng phương pháp sol-gel ở 300C. ..................................... 65

    Hình 3.3 Ảnh SEM vật liệu LiNixMn2-xO4 tỷ lệ thay thế Ni (x = 0,05; 0,1 và 0,2)

    tổng hợp bằng phương pháp sol-gel ở 500C. ..................................... 65

    Hình 3.4: Ảnh SEM vật liệu LiNixMn2-xO4 tỷ lệ thay thế Ni (x = 0,05; 0,1 và 0,2)

    tổng hợp bằng phương pháp sol-gel ở 700C. ..................................... 65

    Hình 3.5: Ảnh SEM vật liệu LiNixMn2-xO4 tỷ lệ thay thế Ni (x = 0,05; 0,1 và 0,2)

    tổng hợp bằng phương pháp sol-gel ở 800C. ..................................... 65

    Hình 3.6: Ảnh SEM vật liệu LiMn2O4 tỷ lệ thay thế Ni (x = 0) tổng hợp bằng phản

    ứng pha rắn ở các nhiệt độ 800 °C, 850 °C và 900C. ........................ 68

    Hình 3.7: Ảnh SEM vật liệu LiNixMn2-xO4 tỷ lệ thay thế Ni (x = 0,05) tổng hợp

    bằng phản ứng pha rắn ở các nhiệt độ 800 °C, 850 °C và 900C. ....... 68

    Hình 3.8: Ảnh SEM vật liệu LiNixMn2-xO4 tỷ lệ thay thế Ni (x = 0,1) tổng hợp bằng

    phản ứng pha rắn ở các nhiệt độ 800 °C, 850 °C và 900C. ................ 68

    Hình 3.9: Ảnh SEM vật liệu LiNixMn2-xO4 tỷ lệ thay thế Ni (x = 0,2) tổng hợp bằng

    phản ứng pha rắn ở các nhiệt độ 800 °C, 850 °C và 900C. ................ 68

    Hình 3.10: Cấu trúc tinh thể của LiMn2O4 (a). Minh hoạ sự khuếch tán Li+ qua địa

    điểm 16c (b). Mũi tên đen chỉ con đường khuếch tán của ion Li+. ....... 70

    Hình 3.11: Giản đồ XRD của vật liệu LiMn2O4 tổng hợp bằng phương pháp sol-gel

    ở các nhiệt độ 300C; 500C; 700C và 800C. ................................. 71

    Hình 3.12: Giản đồ XRD vật liệu LiMn2O4 tổng hợp bằng phương pháp phản ứng

    pha rắn ở 800C, 850C và 900C. ..................................................... 72

  • x

    Hình 3.13: Ảnh SEM và giản đồ XRD của LiMn2O4 ủ ở 800 °C bằng phương pháp

    sol-gel (G0-800); bằng phương pháp pha rắn(S0-800).......................... 73

    Hình 3.14: Giản đồ XRD của vật liệu LiNixMn2-xO4 với tỷ lệ thay thế Ni (x=0 và

    0,05) tổng hợp bằng pha rắn ở 800 °C, 850 °C và 900 °C. ................... 74

    Hình 3.15: Giản đồ XRD vật liệu LiNixMn2-xO4 với tỷ lệ thay thế Ni (x=0,1 và 0,2)

    tổng hợp bằng phương pháp pha rắn ở 800 °C, 850 °C và 900 °C. ....... 75

    Hình 3.16: Giản đồ XRD vật liệu LiNixMn2-xO4 với tỷ lệ thay thế Ni x=0 (a) và 0,05

    (b) tổng hợp bằng sol-gel ở 300 °C; 500 °C; 700 °C và 800 °C. ........... 75

    Hình 3.17: Giản đồ XRD vật liệu LiNixMn2-xO4 với tỷ lệ thay thế Ni x=0,1 (a) và

    0,2 (b) tổng hợp bằng sol-gel ở 300 °C; 500 °C; 700 °C và 800 °C. ..... 75

    Hình 3.18: Minh họa cấu trúc spinel không gian Fd-3m (a) và P4332 (b). ............ 77

    Hình 3.19: Phổ Raman mẫu G0-700 và G2-700 của vật liệu LiNixMn2-xO4 tỷ lệ thay

    thế Ni x = 0 (a) và x =0,1 (b). ................................................................ 78

    Hình 3.20: Đồ thị sự phụ thuộc của hằng số mạng tinh thể của vật liệu chế tạo bằng

    phương pháp pha rắn (a) và sol-gel (b) vào nhiệt độ ủ. ......................... 84

    Hình 3.21: Đồ thị sự phụ thuộc của hằng số mạng tinh thể của vật liệu chế tạo bằng

    phương pháp pha rắn (a) và sol-gel (b) vào tỷ lệ thay thế Ni. ............... 85

    Hình 3.22: Giản đồ XRD mẫu LiNixMn2−xO4 (x= 0; 0,1; 0,2) ở 800 °C và kết quả

    tính cấu trúc tinh thể với đình (440). ..................................................... 86

    Hình 3.23: Tỷ lệ cường độ đỉnh I(311)/I(400) của vật liệu LiNixMn2-xO4 tổng hợp

    bằng phương pháp pha rắn (a); sol-gel (b) theo tỷ lệ pha Ni. ................ 88

    Hình 3.24: Ảnh SEM mẫu T185 của vật liệu NaxMnO2 thủy nhiệt ở 185 °C. ....... 89

    Hình 3.25: Ảnh SEM mẫu T190 của vật liệu NaxMnO2 thủy nhiệt ở 190 °C. ....... 90

    Hình 3.26: Ảnh SEM mẫu T195 của vật liệu NaxMnO2 thủy nhiệt ở 195 °C. ....... 90

    Hình 3.27: Ảnh SEM mẫu T200 của vật liệu NaxMnO2 thủy nhiệt ở 200 °C. ....... 90

    Hình 3.28: Ảnh SEM mẫu T205 của vật liệu NaxMnO2 thủy nhiệt ở 205 °C. ....... 90

    Hình 3.29: Giản đồ XRD của mẫu T185 thủy nhiệt ở 185 °C. ............................. 91

    Hình 3.30: Giản đồ XRD của mẫu T190 thủy nhiệt ở 190 °C. ............................. 91

    Hình 3.31: Giản đồ XRD của mẫu 195 thủy nhiệt ở 195 °C. ................................ 92

    Hình 3.32: Giản đồ XRD của mẫu T200 thủy nhiệt ở 200 °C. ............................. 92

  • xi

    Hình 3.33: Giản đồ XRD mẫu Na0.44MnO2 thủy nhiệt ở 205 C trong 96 giờ....... 93

    Hình 3.34: Giản đồ XRD mẫu NaxMnO2 thủy nhiệt ở 205 C trong 72 giờ. ......... 94

    Hình 3.35: Giản đồ XRD mẫu NaxMnO2 thủy nhiệt ở 205 C trong 48 giờ. ......... 94

    Hình 3.36: Giản đồ XRD mẫu NaxMnO2 thủy nhiệt ở 205 C trong 96 giờ và ủ nhiệt

    600°C trong 6 giờ. .................................................................................. 95

    Hình 3.37: Cấu trúc của vật liệu NaxMnO2. .......................................................... 96

    Hình 3.38: Quá trình hình thành pha Na0,44MnO2 bằng phương pháp thủy nhiệt từ

    Mn2O3 và NaOH thông qua pha trung gian birnessite

    Na0,58Mn2O4.1,5H2O. ............................................................................. 96

    Hình 3.39: Ảnh SEM vật liệu thủy nhiệt ở 205 °C trong 48 giờ. ........................... 97

    Hình 3.40: Ảnh SEM của các mẫu được chế tạo bằng thủy nhiệt trong 96 giờ và sau

    khi ủ lại nhiệt. ........................................................................................ 98

    Hình 3.41: Cấu trúc tinh thể trực giao thuộc không gian Pmmn của bột V2O5. .... 98

    Hình 3.42: Ảnh SEM (a, b); TEM (c) và giản đồ nhiễu xạ tia X của V2O5 (d) . .... 99

    Hình 4.1: Mẫu đo hai điện cực. ............................................................................ 101

    Hình 4.2: Mạch điện tương đương của mẫu đo hai điện cực. .............................. 101

    Hình 4.3: Sơ đồ tương đương ở các vùng tần số khác nhau và phổ tổng trở của mẫu

    đo hai điện cực. .................................................................................... 102

    Hình 4.4: Đồ thị Nyquist của vật liệu LiNixMn2-xO4 pha tạp Ni với (x=0; 0,1 và 0,2)

    tổng hợp bằng Sol-gel ở 700 °C (a) và Các điểm chặn của hai vùng bán

    nguyệt trên đồ thị Nyquist (b). ............................................................. 103

    Hình 4.5: Mạch tương đương dùng để làm khớp phổ tổng trở của các mẫu. ....... 104

    Hình 4.6: Ảnh hưởng của tỷ lệ thay thế Niken tới độ dẫn hạt của vật liệu LiNixMn2-

    xO4. ....................................................................................................... 104

    Hình 4.7: Ảnh hưởng của tỷ lệ pha Ni tới độ của vật liệu LiNixMn2-xO4. .......... 105

    Hình 4.8: Ảnh hưởng của nhiệt độ tổng hợp vật liệu tới độ dẫn hạt của vật liệu

    LiNixMn2-xO4 ....................................................................................... 105

    Hình 4.9: Ảnh hưởng của nhiệt độ tổng hợp tới độ dẫn biên hạt của vật liệu. .... 106

  • xii

    Hình 4.10: Đồ thị ảnh hưởng của nhiệt độ tổng hợp tới độ dẫn ion của LiNixMn2-

    xO4 tổng hợp bằng phương pháp sol-gel (G0; G1; G2 và G3 là ký hiệu

    các mẫu có tỷ lệ pha Ni tương ứng x = 0; 0.05; 0,1 và 0,2). ............... 108

    Hình 4.11: Đồ thị ảnh hưởng của tỷ lệ pha Ni tới độ dẫn ion của vật liệu LiNixMn2-

    xO4 tổng hợp bằng sol-gel. ................................................................... 108

    Hình 4.12: Đồ thị ảnh hưởng của tỷ lệ pha Ni tới độ dẫn ion của vật liệu LiNixMn2-

    xO4 tổng hợp bằng phương pháp pha rắn (S800; S850 và S900 là ký hiệu

    các mẫu cùng ủ ở nhiệt độ tương ứng 800 °C; 850 °C và 900 °C. ...... 109

    Hình 4.13: Đồ thị ảnh hưởng của nhiệt độ tổng hợp tới độ dẫn ion của LiNixMn2-

    xO4 tổng hợp bằng phương pháp pha rắn (S0; S1; S2 và S3 là ký hiệu các

    mẫu có tỷ lệ pha Ni tương ứng x = 0; 0,05; 0,1 và 0,2). ...................... 109

    Hình 4.14: Ảnh SEM của vật liệu S0; S3 tổng hợp bằng phương pháp phản ứng

    pha rắn và G0; G3 tổng hợp bằng sol-gel cùng ở 800 °C. ................... 111

    Hình 4.15: Đồ thị Nyquist của hệ vật liệu NaxMnO2 tổng hợp bằng phương pháp

    thủy nhiệt ở 185 °C; 190 °C; 195 °C; 200 °C và 205 °C. .................... 112

    Hình 4.16: Đường cong C-V của điện cực từ vật liệu LiNixMn2-xO4 tổng hợp ở 700

    °C bằng phương pháp sol-gel với x = 0 (a); x = 0,1 (b); x = 0,2 (c) và

    LiNixMn2-xO4, tổng hợp bằng phương pháp pha rắn ở 800 °C với x=0,1

    (d) với tốc độ quét thế 10 mV/s. .......................................................... 115

    Hình 4.17: Đường phóng nạp của vật liệu dương cực LiNixMn2-xO4 tổng hợp bằng

    phương pháp sol-gel ở 700 °C với tốc độ 0,5 C. ................................ 116

    Hình 4.18: Đường cong phóng nạp của vật liệu dương cực LiNixMn2-xO4 tổng hợp

    bằng phương pháp sol-gel ở 800 °C với tốc độ 0,5 C. ....................... 117

    Hình 4.19: Đường phóng nạp của vật liệu LiNixMn2-xO4 tổng hợp bằng phương

    pháp pha rắn ở 900 °C với tốc độ 0,5 C. ............................................. 117

    Hình 4.20: Đường cong C-V của mẫu T205 chưa ủ nhiệt (a) và mẫu T205U600 đã

    ủ nhiệt 600 °C trong 6 giờ (b) với điện cực đối Pt. ............................ 118

    Hình 4.21: Đường cong C-V của mẫu T205U600 quétt ở tốc độ 50 mV/s với điện

    cực đối Pt. ............................................................................................ 120

  • xiii

    Hình 4.22: Đường cong C-V của mẫu T205U600 với dung dịch điện ly LiNO3 dẫn

    ion Li+ với điện cực đối Pt. ................................................................. 120

    Hình 4.23: Đường cong nạp/xả thứ 1, 10, và 20 của vật liệu dương cực Na0,44MnO2

    ở cường độ dòng 0,1 C; hiệu điện thế 2,0 ÷ 4,0 V. .............................. 122

    Hình 4.24: Đồ thị vi phân điện dung của pin Na0,44MnO2. .................................. 122

    Hình 4.25: Chu kì nạp/xả, hiệu suất coulombic của vật liệu Na0.44MnO2 ở 0,1 C;

    điện thế trong khoảng 2,0-4,0 V. ......................................................... 123

    Hình 4.26: Đường cong nạp/xả chu kỳ thứ nhất của pin V2O5 với tốc độ 0,1 C (a);

    Các đường cong nạp/xả từ chu kỳ thứ hai đến thứ tư của pin V2O5 với tốc

    độ 0,1 C (b); Dung lượng của của pin V2O5 ở tốc độ 0,1; 0,2; 0,5 và 1 C

    (c); Hiệu suất theo chu kỳ của của pin V2O5 ở tốc độ 0,1 C (d). ......... 125

    Hình 4.27: Đồ thị Nyquist của pin V2O5 khi xả lần đầu xuống đến 1,0 V và sau đó

    được nạp đến 3,5 V (a) và mạch khớp điện trở tương đương (b). ....... 126

    Hình 4.28: Giản đồ nhiễu xạ tia X của bột V2O5 (a);dương cực chuẩn bị (b); dương

    cực sau khi xả tới 1,0 V (c). ................................................................. 128

    Hình 4.29: Dương cực LiMn2O4 (a), cấu tạo của pin Li – ion (b) ....................... 129

    Hình 4.30: Đồ thị biểu diễn đường cong nạp/xả của pin ion Liti với dòng nạp là

    10mA (a) và dòng xả là 2mA (b). ........................................................ 129

    Hình 4.31: Dùng pin thắp sáng bóng đèn LED. ................................................... 129

  • 1

    MỞ ĐẦU

    Hiện nay an ninh năng lượng và phát triển bền vững đang là những thách thức

    mang tích chất toàn cầu, là vấn đề cần phải được tất cả các quốc gia quan tâm đặc

    biệt cho cuộc sống hiện tại và trong tương lai. Các nguồn năng lượng dựa trên nhiên

    liệu hóa thạch (dầu mỏ, than, khí đốt, ...) và cả năng lượng hạt nhân được sử dụng

    hiện nay đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Hơn thế nữa việc sử dụng các nhiên liệu

    hóa thạch còn thải ra khí CO2 gây ra những thảm họa về biến đổi khí hậu và ô nhiễm

    môi trường. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải tìm kiếm, khai thác và sử dụng các

    nguồn năng lượng sạch tái tạo lại được và không gây ra tác hại với môi trường để

    thay thế các nguồn năng lượng trên. Trong số các nguồn năng lượng sạch có khả năng

    tái tạo lại thì năng lượng gió, năng lượng mặt trời đã và đang được xem là nguồn năng

    lượng thay thế có rất nhiều triển vọng. Tuy nhiên các dạng năng lượng này có một

    hạn chế rất lớn đó là thường không liên tục và phụ thuộc điều kiện thời tiết. Để khắc

    phục những nhược điểm trên và để sử dụng các nguồn năng lượng này một cách hiệu

    quả thì cần phải có các thiết bị có thể lưu trữ các năng lượng này để sử dụng khi cần

    thiết. Các thiết bị đang được sử dụng hiện nay là các loại pin (ắc quy) nạp lại được

    hoặc các siêu tụ điện.

    Trong vài thập kỷ qua, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện

    đại, đặc biệt là công nghệ điện tử dẫn đến sự ra đời hàng loạt các thiết bị không dây

    như: máy tính xách tay, điện thoại di động, các thiết bị vũ trụ, hàng không và đặc biệt

    là sự ra đời của các loại phương tiện giao thông sử dụng động cơ điện v.v... Chính

    điều này dẫn tới nhu cầu rất lớn về các loại pin sạc lại được. Theo nghiên cứu gần

    đây của Grand View Research [60] quy mô thị trường pin toàn cầu đạt 62 tỷ USD

    vào năm 2014 và dự kiến đạt 132,55 tỷ USD vào năm 2024. Trong đó thị trường pin

    ion liti đạt tổng giá trị là 29,68 tỷ USD năm 2015 và dự kiến sẽ tăng lên 77,42 tỷ

    USD vào năm 2024 [61]. Một điều đáng lưu ý, trong số các loại pin đang được phổ

    biến trên thị trường hiện nay thì pin ion liti được quan tâm nghiên cứu và phát triển

    mạnh mẽ nhất bởi nó có thể cho dung lượng lớn, dùng lại nhiều lần đặc biệt là gọn

    nhẹ và khá an toàn.

  • 2

    Trong lĩnh vực nghiên cứu và chế tạo pin ion liti, ba nhóm vật liệu cơ bản được

    quan tâm nhiều nhất hiện nay đó là: i/ Nhóm vật liệu cấu trúc lớp LiCoO2 (LCO); ii/

    Nhóm vật liệu cấu trúc spinel của LiMn2O4 (LMO); iii/ Nhóm vật liệu cấu trúc olivine

    của LiFePO4 (LFP). Đây đều là các vật liệu có khả năng trao đổi, tích trữ các ion H+

    và Li+ rất tốt và chúng là thành phần cơ bản để chế tạo ra các dương cực (catot) trong

    các linh kiện cho pin ion liti (LIBs) (lithium ion batteries).

    Hiện tại, vật liệu LiCoO2 đang được sử dụng phổ biến để chế tạo dương cực trong

    hầu hết các pin liti thương mại. Vật liệu LiCoO2 cho dung lượng khá cao, theo lý

    thuyết đạt 248 mAh/g, tuy nhiên dung lượng thực tế đạt được chỉ vào khoảng 120-

    180 mAh/g [84, 135]. Một hạn chế rất lớn của họ vật liệu LiCoO2 là giá thành cao và

    độc tính của Co ảnh hưởng đến môi trường [89], hơn nữa quá trình làm việc trong

    các chất điện ly có thể giải phóng oxi đây là yếu tố dễ gây cháy nổ, mất an toàn. Để

    giải quyết vấn đề này nhiều vật liệu thay thế khác nhau đã được đề xuất.

    Họ vật liệu LiFePO4 với cấu trúc kiểu “ordered olivine”, trong đó hình thành các

    cấu trúc đường hầm cho các ion liti di chuyển. Dung lượng của hệ vật liệu này khá

    cao tương đương với vật liệu LiCoO2 (khoảng 170 mAh/g) [159]. Ngoài ra vật liệu

    này có giá thành rẻ, không độc hại và an toàn hơn so với vật liệu LiCoO2. Tuy nhiên

    các đường hầm của hệ vật liệu cấu trúc olivine không kết nối với nhau. Do đó, sự

    khuếch tán liti ion chỉ là một chiều, dẫn đến bất kỳ sự tắc nghẽn trong đường hầm

    cũng sẽ ngăn chặn sự di chuyển của các ion liti làm cho hiệu suất điện hóa kém và

    suy giảm dung lượng trong quá trình làm việc. Đây là lý do cho đến nay việc thương

    mại hóa các pin ion liti trên cơ sở vật liệu liti phốt phát sắt còn rất hạn chế.

    Khoảng hai thập kỷ lại đây vật liệu spinel của các oxit kim loại chuyển tiếp, đặc

    biệt là hợp chất LiMn2O4 nhận được sự quan tâm rất lớn trong lĩnh vực nghiên cứu

    pin ion liti (LIBs). Với tính phổ biến, không độc vật liệu spinel LiMn2O4 có lợi thế

    nhiều hơn so với vật liệu LiCoO2 [27, 51]. LiMn2O4 có đặc điểm cấu trúc spinel với

    nhóm không gian Fd-3m trong đó các nguyên tử oxy tạo lên mạng lập phương xếp

    chặt mà ở đó ion Li chiếm các vị trí tứ diện và ion Mn chiếm các vị trí bát diện, khi

    đó quá trình tiêm thoát ion Li+ ra khỏi vị trí bát diện xảy ra tương ứng tại điện thế

    khoảng 4 V (Li+/Li) [150]. Điều này đem đến lợi thế rất lớn cho việc chế tạo các pin

    LIBs có điện áp cao hơn so với việc sử dụng các vật liệu dương cực khác. Ngoài ra

  • 3

    do đặc điểm cấu trúc trong ô mạng của nó tồn tại các kênh dẫn theo cả ba chiều rất

    thuận lợi cho việc tiêm thoát ion liti. Hơn thế nữa nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ

    vật liệu LixMn2-xO4 có thể trao đổi ion liti với hàm lượng có thể thay đổi từ x = 1,0

    đến 0,1 mà chưa làm phá vỡ cấu trúc của nó [82]. LiMn2O4 cũng có những ưu điểm

    khác như ngưỡng hoạt động nhiệt cao, tốc độ phóng nạp cao với mật độ năng lượng

    lớn. Chính điều này đem đến triển vọng rất lớn cho việc chế tạo các pin LIBs hoạt

    động với mật độ dòng cao, công suất lớn đáp ứng các yêu cầu sử dụng trong các ôtô

    điện hay trong các hệ thống năng lượng tái tạo v.v…

    Vấn đề chủ yếu của LiMn2O4 là sự giảm dung lượng rất nhanh sau chu kỳ đầu tiên

    ở cả nhiệt độ phòng lẫn nhiệt độ cao. Sự giảm cấp dung lượng trong quá trình lưu trữ

    hay trong các chu kỳ phóng nạp vẫn chưa được xác định rõ, nhiều nguyên nhân có

    thể được đề nghị như: tính không bền cấu trúc; hiệu ứng méo mạng Jahn-Teller [49];

    Mn hòa tan vào dung dịch điện ly; v.v… Để giải quyết vấn đề này, các nghiên cứu

    tập trung vào việc thay thế một phần các ion kim loại Co, Ni, Al, Mg, Cr, Fe, … vào

    vị trí của Mn hay thay thế F hoặc S vào vị trí của oxi [13, 68] để cải thiện dung lượng

    cũng như tính ổn định theo các chu kỳ phóng nạp. Trong số những vật liệu thay thế

    này thì LiNixMn2-xO4 cho thấy sự ổn định trong quá trình nạp/xả là tốt nhất. Sự cải

    thiện này có thể xuất phát từ sự tương đồng về bán kính ion của Ni so với Mn và mối

    liên kết hóa học mạnh mẽ của Mn-O-Ni để ổn định vị trí spinel bát diện, ngăn ngừa

    sự giải phóng ion Mn3+ vào trong chất điện ly và hạn chế hiệu ứng Jahn-Teller [146].

    Một vấn đề lý thú khác cũng đang rất được quan tâm gần đây đó là việc thay thế

    vật liệu dẫn ion Li+ bằng vật liệu dẫn ion Na+ trong hợp chất với oxit MnO2 [33, 130]

    hoặc V2O5 [95, 132] có thể tạo ra các vật liệu trao đổi tích trữ ion Na+ và được ứng

    dụng chế tạo pin ion natri (NIBs: Natrium ion batteries) hay còn được gọi là pin ion

    kiềm (sodium ion batteries). Đây là hướng nghiên cứu mới và pin NIBs đang nổi lên

    là một ứng cử viên có khả năng thay thế pin ion liti trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là

    lĩnh vực dự trữ năng lượng qui mô lớn. Pin NIBs có nhiều ưu điểm như giá thành rẻ

    do trữ lượng natri trong vỏ trái đất lớn, dễ chế tạo và thân thiện với môi trường.

    Ở Việt Nam hướng nghiên cứu về vật liệu và linh kiện pin ion liti cũng đã được

    quan tâm nghiên cứu ở một số cơ sở như: Viện Khoa học Vật liệu - Viện Hàn lâm

    Khoa học Công nghệ Việt Nam [3]; trường Đại học Bách khoa Hà Nội; trường Đại

  • 4

    học Sư phạm Hà nội 2; trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh

    [1, 5, 7]. Các nghiên cứu theo hướng này thường là nghiên cứu cơ bản trên một số

    đối tượng cụ thể như: các dương cực LiCoO2; vật liệu điện ly rắn Li2/3-xLa3xTiO3 [4,

    6]. Ở phòng Vật liệu và linh kiện năng lượng Viện Khoa học Vật liệu hướng nghiên

    cứu về các vật liệu có khả năng tích trữ, dẫn ion đã và đang được triển khai nghiên

    cứu và đã đạt được nhiều kết quả khả quan về vật liệu có khả năng tích trữ và dẫn ion

    như: vật liệu rắn dẫn ion LiLaTiO3; LiMn2O4 và bắt đầu khảo sát chế tạo pin ion [8].

    Tuy nhiên dung lượng của loại pin này còn nhỏ, một phần vì độ dẫn ion chưa cao,

    mặt khác các vật liệu dương cực sử dụng LiMn2O4 và âm cực SnO2 chưa được nghiên

    cứu đầy đủ. Trên cơ sở đó chúng tôi đặt vấn đề:

    “Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất trao đổi ion của vật liệu dương cực

    trên cơ sở mangan oxit ứng dụng trong pin ion kiềm”.

    Mục tiêu của luận án

    Tìm hiểu và xây dựng công nghệ chế tạo vật liệu dương cực có khả năng trao đổi

    và tích trữ ion Li+, Na+ trên nền mangan oxit.

    Nghiên cứu các đặc tính về cấu trúc, hình thái học, dẫn ion, trao đổi và tích trữ

    ion trong các vật liệu phụ thuộc các yếu tố công nghệ.

    Khảo sát sự biến đổi các tính chất điện, điện hóa của các hệ vật liệu phụ thuộc các

    yếu tố công nghệ. Từ đó xác định công nghệ thích hợp để chế tạo vật liệu dẫn và

    tích/thoát ion Li+, Na+ có dung lượng lớn, mật độ năng lượng và độ ổn định về

    cấu trúc cao.

    Bước đầu thử nghiệm chế tạo pin ion kiềm, khảo sát khả năng phóng nạp, dung

    lượng và chu kỳ nạp xả của pin.

    Đối tượng nghiên cứu của luận án

    Vật liệu LiNixMn2-xO4 dẫn, tích/thoát ion Li+ cấu trúc spinel và vật liệu dẫn,

    tích/thoát ion Na+ trên nền của MnO2 và V2O5 được chọn làm đối tượng nghiên cứu

    của luận án.

    Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án là

    phương pháp thực nghiệm. Các mẫu vật liệu khối được chế tạo bằng các phương pháp

    phản ứng pha rắn truyền thống kết hợp với thiêu kết nhiệt độ cao, phương pháp sol-

  • 5

    gel và phương pháp thủy nhiệt. Các mẫu màng mỏng được chế tạo bằng công nghệ

    bốc bay chân không, phương pháp phủ trải. Đặc điểm hình thái học và cấu trúc tinh

    thể của vật liệu được nghiên cứu bằng các phương pháp nhiễu xạ tia X, phổ tán xạ

    Raman, chụp ảnh SEM (Scanning Electron Microscope), TEM (Transmission

    Electron Microscopy). Tính chất dẫn ion được nghiên cứu bằng phương pháp phổ

    tổng trở xoay chiều. Tính chất trao đổi và tích/thoát ion được nghiên cứu bằng phổ

    điện thế quét vòng (Cyclic Voltammetry - C-V) và phép đo phóng nạp.

    Ý nghĩa khoa học của luận án

    Đề tài không chỉ có ý nghĩa về lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về loại vật liệu tích trữ

    và dẫn ion mà nó còn là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu chế tạo các loại pin

    ion liti, natri cũng như các loại pin nhiên liệu nhằm ứng dụng thực tế.

    Với việc nhận được kết quả mới, có tính hệ thống về một lĩnh vực nghiên cứu cơ

    bản, định hướng ứng dụng thuộc chuyên ngành Khoa học Vật liệu, hy vọng sẽ góp

    phần đẩy mạnh một hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực ion học chất rắn.

    Bố cục của luận án

    Luận án dày 134 trang bao gồm 104 hình vẽ, đồ thị và 15 bảng biểu được trình bày

    trong 4 chương. Nội dung cụ thể như sau:

    Mở đầu

    Chương 1: Tổng quan

    Chương 2: Thực nghiệm chế tạo mẫu và các phương pháp nghiên cứu vật liệu dương

    cực.

    Chương 3: Đặc trưng cấu trúc và hình thái học của hệ vật liệu dương cực.

    Chương 4: Tính chất điện, điện hóa của các hệ vật liệu dương cực.

    Kết luận chung

    Kết quả của luận án

    Các kết quả chính của luận án đã được công bố trong 8 công trình bao gồm các bài

    báo trên các tạp chí và các báo cáo khoa học tại các hội nghị khoa học chuyên ngành

    trong nước và quốc tế.

  • 6

    TỔNG QUAN

    1.1. Khái niệm và phân loại pin.

    Pin (từ tiếng Pháp: pile) là một linh kiện – một nguồn điện hóa (electrochemical

    cell), nó biến đổi năng lượng hóa học thành năng lượng điện. Từ khi được sáng chế

    lần đầu ("pin Volta") năm 1800 bởi Alessandro Volta, pin đã trở thành nguồn năng

    lượng thông dụng cho nhiều đồ vật trong gia đình cũng như cho các ứng dụng công

    nghiệp. Theo ước tính công nghiệp sản suất pin mang lại nguồn doanh thu rất lớn và

    có sự tăng trưởng cao. Theo báo cáo mới của Grand View Research [60] quy mô thị

    trường pin toàn cầu đạt 62 tỷ USD vào năm 2014 và dự kiến dạt 132,55 tỷ USD vào

    năm 2024. Trong đó theo Transparency Market research [61] thì thị trường pin liti-

    ion toàn cầu đã đạt giá trị tổng thể là 29,68 tỷ USD vào năm 2015 và dự kiến sẽ tăng

    lên 77,42 tỷ USD vào năm 2024. Trên hình 1.1 là sơ đồ về phân bố thị phần của thị

    trường pin hóa học năm 2015.

    Theo cơ chế hoạt động, chúng ta có thể tổng kết thành hai dạng pin chính là pin

    hóa học (điện hóa) và pin vật lý. Trong đó pin hóa học lại được chia ra thành hai loại

    là pin sơ cấp và pin thứ cấp. Pin ion liti là pin sạc lại được hay pin thứ cấp.

    Hình 1.1: Sự phân bố thị phần của các loại pin hóa học vào năm 2015 [39].

  • 7

    1.1.1. Pin hóa học (chemical battery).

    Pin hóa học là dạng pin biến năng lượng từ các phản ứng hóa học thành năng lượng

    điện. Chúng bao gồm ba loại.

    a) Pin sơ cấp (primary battery) đây là pin chỉ dùng một lần, không nạp lại được như

    pin kẽm-carbon, pin kiềm mangan, pin liti kim loại và một số dạng pin khác, ...

    b) Pin có thể nạp lại (secondary battery), đây là loại pin có thể nạp lại được do các

    phản ứng thuận nghịch của các vật liệu điện cực như pin chì-axit (lead-acid

    battery), pin kiềm Ni-Cd (Alkaline battery), pin kiềm Ni-MH (Niken Metal

    Hydride) pin ion liti (Liti ion battery) và một số pin khác, ...

    c) Pin nhiên liệu (Fuel cells) điện năng cung cấp từ năng lượng hóa học bên ngoài

    1.1.2. Pin vật lý (Physical battery).

    a) Pin mặt trời (Solar cells), năng lượng điện hình thành từ năng lượng Mặt Trời.

    b) Pin nguyên tử (Nuclear power battery), năng lượng điện hình thành từ bức xạ, ...

    1.2. Sơ lược về lịch sử phát triển của pin

    Năm 1938, nhà khảo cổ học Wilhelm Konig đã phát hiện ra một vài chậu đất sét

    nung trông khá kì lạ khi ông đang khai quật ở Khujut Rabu, ngoại ô Baghdad, Iraq

    ngày nay (hình 1.2). Những chiếc bình dài khoảng 5 inch (12,7 cm) có chứa một que

    sắt bao phủ bên ngoài bằng đồng có niên đại từ những năm 200 trước CN.

    Hình 1.2: Pin điện Baghdad [57].

  • 8

    Các kiểm tra cho thấy rằng những chiếc bình này trước kia có thể đã từng chứa

    những hợp chất có tính axit như dấm hay rượu nho, … Konig tin rằng những chiếc

    bình này có thể là những viên pin của thời cổ đại. Từ phát hiện này, các học giả đã

    mô phỏng cấu tạo của chiếc bình và quả thực chúng có thể tạo ra điện. Những “pin

    điện Baghdad” này có thể đã từng được dùng cho nghi lễ tôn giáo, chữa bệnh hay

    thậm chí là để mạ điện.

    Vào năm 1799 nhà vật lý người Ý Alessandro Volta đã tạo ra viên pin đầu tiên

    bằng cách xếp chồng các lớp kẽm, lớp bìa giấy hoặc vải đã thấm nước muối và bạc

    với nhau. Tuy không phải thiết bị đầu tiên có thể tạo ra dòng điện nhưng lại là thứ

    đầu tiên có thể tạo ra dòng điện lâu dài và ổn định.

    Ngày nay pin hiện đại sử dụng nhiều loại hóa chất để thúc đẩy phản ứng điện hóa

    tạo ra dòng điện.

    Pin nạp xuất hiện từ năm 1859, khi nhà vật lý người Pháp Gaston Plante phát minh

    ra pin chì - axit. Với âm cực là kim loại chì, dương cực là chì dioxit và sử dụng axit

    sunfuric làm chất điện phân, pin Plante là tiền thân của ac quy xe hơi ngày nay.

    1.3. Lịch sử phát triển của pin liti - ion tái nạp.

    Vào tháng 6 năm 1991 công ty Sony giới thiệu pin liti - ion (LIBs) ra thị trường và

    kể từ đó LIBs đã chiếm lĩnh thị trường pin tái nạp kích thước nhỏ. Năm 2002 lượng

    pin LIBs kích thước nhỏ được sản xuất trên thế giới khoảng 752 triệu chiếc. Các thị

    trường có tốc độ tăng trưởng tổng thể khoảng 15% /năm. LIBs hiện nay có năng lượng

    tích trữ trong phạm vi 200-250 Wh/l và 100-125 Wh/kg và được chứng minh là cực

    kỳ an toàn khi vận chuyển với số lượng lớn, đồng thời rất ít có sự cố về an toàn [59].

    Với nhu cầu thực tế, việc cải thiện LIBs từ lâu đã nhận được sự quan tâm nghiên

    cứu trên toàn thế giới nhằm tìm ra loại vật liệu cho LIBs có công suất cao, dung lượng

    lớn, thời gian sống dài, giá thành rẻ, an toàn và thân thiện môi trường [89].

    Pin Li-ion có nhiều loại, các pin khác nhau về hiệu suất, sự lựa chọn vật liệu dương

    cực cho chúng các đặc tính riêng. Các loại vật liệu dương cực phổ biến được nghiên

    cứu và thương mại hóa cho đến nay là Liti Coban Oxit (LCO), Liti Mangan

    Oxit (LMO còn gọi là spinel hoặc Lithium Manganate), Liti Photphat Sắt (LFP), Liti

    Coban Nicken Mangan (NMC), Nicken Liti Coban Nhôm Oxit (NCA), ... Tất cả các

    vật liệu này đều có giá trị dung lượng lý thuyết cụ thể với giới hạn nhất định.

  • 9

    1.4. Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin ion - liti.

    Pin liti-ion là nguồn tích trữ năng lượng có thể nạp lại nhiều lần, hiện đang được

    quan tâm nghiên cứu, ứng dụng trong hầu hết các hệ sử dụng nguồn năng lượng tiên

    tiến, cho các linh kiện, thiết bị điện tử từ nhỏ đến lớn. Ví dụ, các sensor khí, các mạch

    tổ hợp cũng như các xe điện hoặc các thiết bị điện tử dân dụng.

    Các pin liti-ion thường có cấu trúc nhiều lớp (hình 1.3a) như sau:

    CC1 │ Li │ IC │ IS │ CC2

    trong đó:

    - CC1, CC2: là những lớp tiếp xúc;

    - IC: lớp dẫn ion;

    - IS: lớp tích trữ ion đóng vai trò điện cực dương (catot);

    - Li: lớp liti kim loại đóng vai trò điện cực âm (anot).

    Trong quá trình phóng điện, các

    ion liti dịch chuyển về dương cực

    xuyên qua lớp dẫn và điền vào dương

    cực, lớp này thường được chế tạo từ

    các chất chứa Li+ như LiCoO2,

    LiMn2O4, LiNiO2 hoặc V2O5. Đồng

    thời, các điện tử chuyển động trong

    mạch ngoài thông qua điện trở tải

    (hình 1.3b). Suất điện động được xác

    định bởi sự khác nhau của thế điện hóa giữa liti trong âm cực và liti trong dương cực.

    Khi nạp điện cho pin, điện thế dương đặt vào dương cực làm cho ion liti thoát khỏi

    điện cực này. Nếu quá trình tiêm/thoát ion trên các điện cực là thuận nghịch thì các

    pin liti-ion có số chu kỳ phóng nạp cao. Hình 1.4, minh họa nguyên lí làm việc và

    cấu tạo cơ bản của pin Li-ion. Các phản ứng thuận nghịch xảy ra ở điện cực được mô

    tả như phương trình (1.1 ) và (1.2) [77].

    Phản ứng xảy ra tại dương cực LiCoO2 Li1-x CoO2 +xLi+ + xe- (1.1)

    Phản ứng xảy ra tại âm cực xLi+ + xe- + C6 LiC6 (1.2)

    Hình 1.3: Pin liti ion: a) Cấu hình tổng quát;

    b) Khi pin phóng điện.

  • 10

    Hình 1.4: Minh họa nguyên lí làm việc và cấu tạo cơ bản của pin ion liti

    Một đặc điểm trở ngại của pin liti - ion là quá trình nạp điện sinh ra liti kim loại

    kết tủa trên nền âm cực liti thụ động hóa khiến nó không còn được bằng phẳng mà

    phát triển gồ ghề tạo ra tinh thể dạng cây (dendrite). Quá trình như vậy dẫn đến đoản

    mạch, sinh nhiệt, bốc cháy và phá hủy pin. Hơn nữa, do liti kim loại có tính hoạt hóa

    mạnh, bốc cháy khi gặp nước nên không bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Các

    vấn đề này đã và đang được tập trung nghiên cứu giải quyết nhằm thay thế âm cực

    liti kim loại tinh khiết bằng các vật liệu có khả năng tích trữ Li+ hoặc sử dụng các vật

    liệu dẫn ion mới tương thích hơn với liti. Khi đó, pin có cấu hình như sau:

    CC1 │ IS1 │ IC │ IS2 │ CC2

    Trong đó IS1 và IS2 là hai lớp tích trữ ion liti. Trong các chu kỳ lặp lại, Li+

    tiêm/thoát (vào/ra) khỏi các lớp tích trữ ion. Các pin có cấu hình như vậy được gọi là

    pin “ghế xích đu” (rocking chair) hay pin ion liti. cấu tạo từ các lớp chất rắn được gọi

    là pin ion liti rắn. Nhờ việc sử dụng các vật liệu tích trữ ion và các chất điện ly rắn,

    pin ion liti rắn ra đời được coi là bước ngoặt của nguồn điện nhỏ có mật độ năng

    lượng lớn. Bằng các kỹ thuật khác nhau lớp này được phủ lên lớp kia. Thí dụ, sử dụng

    kỹ thuật chế tạo màng, các lớp này lần lượt được lắng đọng để tạo thành pin siêu

    mỏng dạng rắn có độ dày chỉ vào khoảng vài micro-met.

    Các pin ion liti rắn có nhiều ưu điểm như độ an toàn cao, không độc hại, dải nhiệt

  • 11

    độ làm việc rộng và đặc biệt có thể chịu được xử lý ở nhiệt độ cao (trên 250oC). Tuy

    nhiên, việc sử dụng các pin này hiện nay còn bị hạn chế, trước hết là do chu kỳ phóng

    nạp thấp, giá thành cao. Nguyên nhân chính làm cho số chu kỳ phóng nạp thấp là:

    Quá trình phân cực tại dương cực tăng nhanh theo chu kỳ phóng nạp; Quá trình giảm

    phẩm chất của chất điện ly theo chu trình làm việc và sự hình thành các tinh thể nhánh

    cây bên trong hệ, trên bề mặt âm cực, dương cực và trong chất điện ly. Để khắc phục

    các yếu tố ảnh hưởng trên cần phải tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các vật liệu mới

    sử dụng làm điện cực tích trữ và chất dẫn ion phù hợp hơn.

    1.5. Vật liệu dùng cho pin Li-ion.

    Cấu tạo của pin tái nạp Li-ion gồm ba phần chính: điện cực catot (dương cực); điện

    cực anot (âm cực); hệ chất điện ly.

    1.5.1. Vật liệu âm cực

    1.5.1.1. Âm cực cacbon:

    Với những ưu điểm về chí phí, tính sẵn có và tính chất điện hoá tốt, cacbon là vật

    liệu làm âm cực hoàn hảo cho pin Li – ion. Dung lượng của cacbon graphite xen cài

    liti theo lý thuyết là rất thấp (372mAh/g theo đương lượng Li) so với mật độ năng

    lượng của liti là 3862mAh/g. Hệ số khuếch tán hoá học của liti trong cacbon vào

    khoảng 10-9 cm2/s. Cacbon graphite hiện đang là vật liệu điện cực quan trọng của pin

    liti – ion thương mại. Tuy nhiên, cacbon vô định hình cũng đang dần chiếm vị trí

    quan trọng trong lĩnh vực âm cực vì nó có nhiều đặc tính tốt như: hấp thụ liti cao hơn

    (cao hơn nhiều so với giới hạn của cacbon graphite có cấu hình hoàn hảo là

    372mAh/g), tính dễ thay đổi bằng cách thay đổi bản chất của chất hữu cơ ban đầu và

    nhiệt độ, khả năng bền phóng nạp tốt. Tuy nhiên để cạnh tranh lại những vật liệu âm

    cực khác thì cần phải cải tiến nhiều hơn nữa. Công ty hoá chất Hitachi của Nhật đã

    phát triển một loại graphite nhân tạo bằng cách tối ưu các hạt và cấu trúc lỗ rỗng.

    Loại graphite này có dung lượng riêng thực tế là 360mAh/g với hiệu suất phóng điện

    – tích điện là 95% và có thể giữ được tốc độ dòng ở mức cao.

    1.5.1.2. Các loại graphite mới:

    Hầu hết các phương pháp tổng hợp âm cực graphite đòi hỏi xử lý nhiệt ở nhiệt độ

    khoảng 3000 °C, điều này làm quá trình tốn nhiều năng lượng và phải có biện pháp

  • 12

    xử lý sản phẩm khí sinh ra. Các nỗ lực hiện nay đang được mở rộng để sử dụng

    graphite tự nhiên được biến tính và graphite kish. Những nghiên cứu gần đây về

    graphite biến tính cho thấy sự oxi hoá graphite tự nhiên tạo ra sản phẩm có tích chất

    điện hoá được cải tiến. Việc thay thế graphite tự nhiên bằng graphite kish nên được

    quan tâm vì nó cho thấy dung lượng xen cài liti cao hơn mức 372 mA/g. Ngoài ra,

    việc sản xuất graphite kish không đắt và ở nhiệt độ chỉ khoảng 1500 °C.

    1.5.1.3. Ống nano cacbon:

    Đã có nhiều quan tâm trong việc sử dụng ống nano cacbon dùng làm âm cực cho

    pin liti – ion. Ống nano cacbon nhiều vách (multi-walled carbon nanotube) đặc biệt

    hấp dẫn để dùng làm âm cực có dung lượng cao cho pin. Nó có nhiều khoảng trống

    cho liti, tức là khoảng cách giữa cáo lớp graphite, tính bất thứ tự tầng xoắn do cấu

    trúc khuyết tật cao và nhân trung tâm. Nghiên cứu cho thấy dung lượng liti lên đến

    hơn 1400 mAh/g trong ống nano cacbon. Tuy nhiên dung lượng bất thuận nghịch của

    nó quá lớn không thích hợp với tính ứng dụng thực tế. Để cải thiện dung lượng của

    âm cực bằng ống cacbon nano, vật liệu composit của nó với kim loại liti đã được khảo

    sát. Tuy nhiên vật liệu composit này có dung lượng ở khoảng giữa dung lượng của

    ống nano cacbon và hợp kim liti. Nghiên cứu trên sự kết hợp giữa ống nano cacbon

    và kim loại gốm như: với kim loại Sn, hợp kim Sn2Sb, SnNi, AgFeSn. Gần đây,

    Kumar và đồng nghiệp. [106] đã chứng minh hỗn hợp ống nano cacbon trộn kim loại

    là âm cực xen cài liti có dung lượng cao. Ví dụ như ống nano cacbon nhiều vách trộn

    Sn có dung lượng cao hơn nhiều giá trị thu được từ các chất hợp thành, với dung

    lượng giải xen cài chu trình đầu tiên là 889 mAh/g. Việc trộn với các kim loại khác

    cũng cho dung lượng thuận nghịch cao. Nhưng dung lượng bất thuận nghịch của ống

    nano cacbon trộn kim loại và chi phí cao của nó là vật cản cho việc thương mại hoá.

    Ngoài ra một số âm cực khác ũng đã được niên cứu như âm cực hợp kim, âm cực

    silicon, … Tuy nhiên do một số hạn chế nên chúng ít được ứng dụng.

    1.5.2. Chất điện ly

    1.5.2.1. Dung dịch điện ly

    Dễ nhận ra rằng, tính năng điện hóa của pin phụ thuộc lớn vào dung dịch điện ly

    do có thể hỗ trợ cho điện cực có hoạt tính cao. Theo đó, việc sử dụng dung dịch điện

  • 13

    ly phải dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt tính của vật liệu và tính chất dung

    dịch điện ly. Dung dịch điện ly lỏng dựa trên nền dung môi, không hữu cơ proton,

    dùng cho pin liti có rất nhiều dạng khác nhau: dung dịch đơn giản; dung dịch được

    giữ trong pore của màng; gel tạo ra từ polymer; dung môi; muối và gel ít dung môi.

    Dung dịch điện ly thông thường là LiPF6 trong EC – DEC – DMC ( Ethylene

    Carbonate - Diethyl Carbonate - Dimethyl Carbonates), đây là yếu tố không an toàn

    trong pin vì nó không chỉ dễ cháy mà còn có độ bền điện hoá chỉ lên đến khoảng

    4,5V. Sự thay thế bằng dung môi alkyl cacbonat (K2CO3) hiện nay vẫn chưa có câu

    trả lời. Lithium bis(oxalato)borate(LiBC4O8: LiBOB) và lithium

    fluoroalkylphosphates (LiPF3(C2F5)3) đang được xem là các muối liti thay thế hiệu

    quả cho LiPF6. Việc loại bỏ LiPF6 là cần thiết khi nền công nghiệp sản xuất pin có xu

    hướng sử dụng vật liệu dương cực rẻ trên cơ sở mangan. LiBOB đang rất hứa hẹn

    nhưng để thu được muối có độ tinh khiết cao là rất khó. Liti triflate (CF3SO3Li) cũng

    là một loại muối hứa hẹn khác, nhưng chúng ăn mòn vỏ pin và cực góp dòng. Aurbach

    và đồng nghiệp. [19] đề nghị, ở trường hợp này, nên nghiên cứu các chất phụ gia có

    thể bảo vệ vật liệu điện cực thậm chí ở nhiệt độ cao bằng cách tạo lớp bảo vệ cao trên

    điện cực. Tuy nhiên, gần đây người ta đã chứng minh được rằng dung dịch điện ly

    lỏng dựa trên phức với BF3 có thể có độ bền điện hoá cao. Ví dụ, dung dịch điện ly

    dựa trên LiPF6 trong phức của BF3 với 2-methyl tetrahydrofuran không chỉ có độ dẫn

    ion cao hơn mà còn bền oxi hoá khử ở thế đến 5.8 V với Li+/Li.

    1.5.2.2. Điện ly polymer:

    Polymer dẫn ion là chất điện ly rất tốt cho pin liti – ion lớn và cải thiện được yếu

    tố an toàn. Tính ứng dụng của polymer dựa trên Poly (ethylene oxide) (PEO) giới hạn

    ở thế 3,5 V. Các polymer biến tính như polyimine và polyimide cũng đã được đề nghị

    nhưng chi phí của chúng cao. Chất điện ly polymer composit dựa trên hạt nano

    ceramic cho độ dẫn cao và có tính bền oxi hoá tốt. Tính chất cơ lý của vật liệu

    nanocomposit polymer – silicate được cải thiện, trong đó hạt sét kích thước nano phân

    tán trong nền polymer.

    Sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực chất điện ly polymer là sự phát triển chất điện

    ly polymer không cháy. Phát triển này giúp ích đáng kể đối với vấn đề bắt cháy xảy

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Kalihttps://vi.wikipedia.org/wiki/Kali

  • 14

    ra trong pin trong những năm gần đây do chất điện ly hữu cơ dễ cháy. Thậm chí pin

    dùng chất điện ly polymer dạng thương mại cũng là mối nguy hiểm dễ cháy vì nó

    chứa chất hữu cơ lỏng dễ cháy. Do đó, việc phát triển các loại pin dùng chất điện ly

    polymer không cháy có ý nghĩa quyết định. Bakenov và đồng nghiệp. [20] đã chứng

    minh hệ chất điện ly dựa trên poly (ethylene glycol) borate có khả năng chống cháy

    tốt [62]. Họ cũng đã sử dụng AlPO4 làm chất phụ gia trong dung dịch điện ly, điều

    này làm cho liên pha (interphase) chất điện ly – điện cực bền hơn do đó tăng tốc độ

    dung lượng của pin.

    Chất điện ly polymer cũng cho phép sử dụng kim loại liti làm âm cực. Người ta

    cũng biết rằng chất điện phân gel dựa trên PEO ngăn chặn kết tủa hình cây trên âm

    cực liti do khả năng khuếch tán kém của chất điện ly. Osaka và Momma [101] đã

    dùng chất điện ly PVdF – HFP và cho thấy có sự tạo thành lớp bảo vệ trên kim loại

    âm cực do phản ứng khử với polymer. Biến tính bề mặt liti bằng cách cho CO2 vào

    dung dịch điện phân tạo mạng bề mặt phẳng có trở kháng giảm. Những nghiên cứu

    này mở ra khả năng dùng kim loại Li làm âm cực trong pin thứ cấp thực tế.

    Ngoài ra còn nhiều chất liệu điện ly khác đã được nghiên cứu như: chất điện ly

    không bắt cháy, chất lỏng ion, chất điện ly rắn, …

    1.5.3. Vật liệu dương cực

    Hình 1.5: Cấu trúc tinh thể của các vật liệu dương cực cơ bản cho pin Li-ion.

    Hầu hết các nghiên cứu về vật liệu dương cực cho pin ion liti chủ yếu tập trung

    vào ba loại vật liệu. Đầu tiên là nhóm các vật liệu có cấu trúc lớp LiMO2 (M = Co,

    Mn, Ni) với cấu trúc anion xếp chặt hoặc gần như xếp chặt trong đó các lớp luân

  • 15

    phiên giữa các tấm anion được chiếm bởi một kim loại chuyển tiếp hoạt động oxi hóa

    khử và sau đó liti chèn vào. Các lớp còn lại chủ yếu là trống rỗng.

    Nhóm vật liệu spinel LiMn2O4 có thể được coi là một trường hợp đặc biệt, các

    cation kim loại chuyển tiếp được đặt trong tất cả các lớp. Một nhóm các vật liệu

    dương cực có cấu trúc mở hơn, chẳng hạn như oxit vanadi, các hợp chất đường hầm

    của dioxit và kim loại chuyển tiếp như LiFePO4. Những vật liệu này đặc biệt hấp dẫn

    vì chi phí thấp hơn rất nhiều so với khả năng của nó [76] (hình 1.5).

    1.5.3.1. Họ vật liệu dương cực dioxit kim loại chuyển tiếp MO2

    Vật liệu dương cực dioxit MO2 của kim loại chuyển tiếp hóa trị 4+/3+ thuộc họ vật

    liệu ký hiệu khái quát MX2 (M: là kim loại chuyển tiếp, X là: O; S) vật liệu MO2 có

    tầm quan trọng hơn so với vật liệu chalcogenit MS2 vì dễ tổng hợp hơn, có thể tích

    phân tử nhỏ hơn (≈ 50%) do đó có dung lượng tích trữ trên đơn vị thể tích lớn hơn.

    Bản chất của quá trình tích thoát điện hóa của dạng ion Li + trong cấu trúc MO2:

    (1.3)

    Trong số các vật liệu cấu trúc lớp

    (hình 1.6), vật liệu dương cực phổ

    biến nhất dành cho pin liti-ion là cấu

    trúc liti coban oxit (LiCoO2) mà

    trong thực tế hiện vẫn là vật liệu

    dương cực chiếm ưu thế trong sản

    xuất pin liti ion thương mại. Dung

    lượng lý thuyết của điện cực LiCoO2

    là 248 mAh/g, nhưng thực tế vật liệu

    chỉ cung cấp 120-180 mAh/g do hạn

    chế về cấu trúc [135].

    Liti niken oxit (LiNiO2) có cùng cấu trúc với liti coban oxit, đồng thời niken có

    sẵn hơn so với coban nhưng không được theo đuổi trong trạng thái tinh khiết để làm

    vật liệu dương cực cho pin vì một loạt các lý do: i) nó đòi hỏi phải quan tâm tối đa

    Hình 1.6: Vật liệu cấu trúc lớp

  • 16

    trong quá trình tổng hợp; ii) các hợp chất với thành phần liti thấp xuất hiện sự không

    ổn định do một phần trạng thái cân bằng oxy dẫn đến các pin hoạt động không ổn

    định, đồng thời nó nguy hiểm khi tiếp xúc với dung môi hữu cơ. Hơn nữa, nghiên

    cứu cho thấy rằng tính chất điện hóa của dương cực LiNiO2 phụ thuộc rất lớn vào các

    điều kiện tổng hợp [74].

    LiMnO2 trong lớp cấu trúc α-NaFeO2 được cho là một loại vật liệu đầy hứa hẹn

    nhưng nó không phải vật liệu hoạt động ổn định ở nhiệt độ cao và do đó khó tổng hợp

    bằng các phương pháp tương tự như được sử dụng cho các vật liệu như NaMnO2

    [122, 141].

    1.5.3.2. Vật liệu cấu trúc Olivine

    Trong việc tìm kiếm mật độ dung lượng cao, một hệ thống dựa trên sắt đã được

    phát hiện [103]. Sắt là nguyên tố phổ biến thứ tư trong vỏ trái đất cùng với nhôm,

    silic và oxi. Nó đã được xem là các kim loại quan trọng nhất trong sự phát triển của

    nền văn minh đến thời điểm hiện tại. Từ nhiều khía cạnh khác nhau như không độc

    và chi phí thấp, sắt là một kim loại rất hấp dẫn để sử dụng trong lĩnh vực pin liti-ion.

    LiFePO4 có vùng phóng điện phẳng khác thường ở 3.4 V và dung lượng trung bình

    đạt được là 150 ÷ 160 mAh/g. Khoáng này không độc và có độ giảm dần dung lượng

    rất thấp mặc dù hoạt tính của nó rất nhạy với sự có mặt của tạp chất đặc biệt là Fe3+.

    LiFePO4 có cấu trúc ordered

    olivine thuộc nhóm không gian

    Pmnb (hình 1.7), trong đó các

    cation Fe chiếm các vị trí M2 hình

    thành một mạng lưới góc chia sẻ

    của octahedra trong mặt (010),

    trong khi các cation liti là trên các

    vị trí M1 hình thành chuỗi cạnh

    chia sẻ của octahedra trong hướng

    (100). Các octahedra được kết nối

    để hình thành cấu trúc đường hầm.

    Có đường hầm dọc theo trục b, nhưng chúng không kết nối, vì vậy các ion Li+ cư trú

    Hình 1.7: Cấu trúc olivine của LiFePO4 nhóm

    không gian Pmnb [142].

  • 17

    trong đường hầm không thể dễ dàng nhảy sang một đường hầm khác [128, 162]. Như

    vậy, sự khuếch tán ion Li+ là một chiều, dẫn đến, bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong đường

    hầm cũng sẽ ngăn chặn sự di chuyển của các ion Li+. Điều này phù hợp với việc hiệu

    suất điện hóa kém của vật liệu có chứa sắt trong các đường hầm [149]. Ngoài ra thì

    các pha khác có thể được hình thành khi dương cực LiFePO4 xả thấp xuống đến 1,0

    V cho thấy liti phản ứng để làm hỏng các mạng LiFePO4, kết quả là làm mất mát đáng

    kể dung lượng [100]. Vì vậy, cho đến nay sự thương mại hóa các pin sử dụng dương

    cực liti phốt phát sắt còn thấp.

    1.5.3.3. Vật liệu spinel LiMn2O4

    Tính phổ biến của dioxit mangan trong nghiên cứu pin đã có cách đây hơn một thế

    kỷ, khi đó nó được sử dụng làm chất khử phân cực (depolarizer) [98]. Với tính phổ

    biến, chi phí thấp, không độc và tính chất điện hoá tốt, đây là hợp chất hy vọng được

    khai thác làm vật liệu điện cực dương cho pin nhiều nhất. Nhiều dạng cấu trúc của nó

    rất lý tưởng cho quá trình xen cài các ion nhỏ như H+ và Li+. Với những mối quan

    tâm ngày càng tăng về chi phí và độc tính của dương cực trên nền Co (LiCoO2), khó

    khăn trong tổng hợp pha đơn chất LiNiO2 [74] và hiệu suất điện hóa kém của vật liệu

    có chứa sắt trong các đường hầm [149]. Ngoài ra khi không tính đến vấn đề chi phí

    thì LiMn2O4 cũng có những ưu điểm khác như ngưỡng (threshold) hoạt động nhiệt

    cao, tốc độ dung lượng (rate capability) lớn, ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ

    thấp. Tuỳ thuộc vào điều kiện tổng hợp và kỹ thuật đo, hệ số khuếch tán của ion liti

    trong LiMn2O4 có thể thay đổi trong khoảng 10-6 ÷ 10-10 cm2/s. Vì vậy vật liệu spinel

    LiMn2O4 được mong đợi sẽ thay thế dương cực LiCoO2 trong pin thương mại.

    1.6. Khái quát về vật liệu dẫn và tích/thoát ion.

    1.6.1. Cơ sở lý thuyết về vật liệu tích trữ, dẫn ion Li+.

    Họ vật liệu có khả năng trao đổi và tích trữ ion liti thường là các vật liệu oxit hoặc

    hợp chất của các oxit này với liti. Một đặc điểm cơ bản của họ vật liệu này là trong

    cấu trúc của nó có tồn tại các kênh dẫn (theo một chiều hay nhiều chiều) với kích

    thước đủ lớn có thể cho phép các ion có kích thước nhỏ như Li+; H+ dễ ràng tiêm vào

    hay thoát ra khỏi ô mạng tinh thể. Khi đó các sự thâm nhập của các tiểu phân (ion,

    phân tử) “khách” do có kích thước nhỏ đi vào một hợp chất rắn “chủ” mà trong cấu

  • 18

    trúc mạng tồn tại những vị trí trống. Có thể minh họa sự hình thành hợp chất chủ -

    khách bằng hình 1.8.

    Hình 1.8: Minh họa sự hình thành hợp chất chủ - khách.

    Về nguyên tắc sự vào/ra của các tiểu phân khách trong cấu trúc chủ là không tự

    xảy ra. Thật vậy, ngay cả khi tiểu phân là ion cũng có kích thước đáng kể, hơn nữa

    lại mang điện tích nên khi có mặt trong ô trống (vị trí trống, đường hầm, kênh, xen

    lớp, ...) có thể dẫn đến tương tác hóa trị, thay đổi liên kết mạng ở mức độ nhiễu loạn.

    Tuy nhiên, đặc thù của hợp chất cài là dưới tác dụng của gradient thế hóa học, thế

    điện hóa, quá trình tích/thoát ion vào mạng rắn (cũng có thể gọi là khuếch tán) diễn

    ra chậm nên không có sự phá vỡ cấu trúc. Do đó quá trình tiêm vào/thoát ra có thể

    xem như đi qua một loạt các trạng thái cân bằng.

    Hợp chất khách chủ được biết đến từ những năm 1841, nhưng lần đầu tiên được

    đề xuất sử dụng cho nguồn điện Lithium do B.Steele và M.Armnd [2, 143] vào những

    năm 1973. Ngày nay các vật liệu cài đã trở thành một họ vật liệu điện cực quan trọng

    trong xu thế thay thế điện cực liti kim loại để chế tạo nguồn điện mới lithium.

    1.6.2. Khái quát về cấu trúc tối ưu cho vật liệu dẫn ion

    Các vật liệu rắn có tính chất dẫn ion được gọi là “chất điện ly rắn” (solid

    electrolytes) hay “chất rắn siêu ion” (superionic solids) hoặc “vật dẫn ion”. Chất điện

    ly rắn là vật liệu dẫn điện nhờ sự dịch chuyển của các ion. Thông thường, chỉ có một

    loại ion (hoặc cation hoặc anion) có độ linh động chiếm ưu thế và chi phối sự dẫn

    điện trong vật liệu dẫn ion. Vật liệu có độ dẫn ion tại nhiệt độ phòng lớn hơn 10-4 ÷

    10-5 S.cm-1 được gọi là “vật liệu dẫn siêu ion” hoặc “vật liệu dẫn ion nhanh”.

    chỉ tiểu phân là ion hoặc phân tử khách

    chỉ vị trí trống trong cấu trúc chủ.

    chỉ chiều vào/ra (tích/thoát) của ion.

  • 19

    Vật liệu dẫn cả ion và điện tử (hoặc lỗ trống) được gọi là vật liệu dẫn hỗn hợp (ví

    dụ graphite pha tạp Li hoặc LixCoO2, LiMn2O4). Đó là những vật liệu điện cực quan

    trọng cho pin.

    Trong mọi trường hợp, độ dẫn điện được viết như tổng các độ dẫn điện riêng i

    của các loại hạt tải điện khác nhau (i), chúng góp phần tạo ra độ dẫn:

    𝜎 = ∑ 𝜎𝑖𝑖 (1.4)

    Phương trình (1.4) nhận được với giả thiết cho rằng sự dịch chuyển của mỗi hạt

    không phụ thuộc vào sự dịch chuyển của các hạt khác. Tỉ số độ dẫn riêng (i) của loại

    hạt i trên độ dẫn toàn phần () được gọi là hệ số vận chuyển (Transference Number).

    𝑡𝑖 =𝜎𝑖

    ∑ 𝜎𝑖𝑖=

    𝜎𝑖𝜎

    (1.5)

    Chất điện ly rắn được coi là tốt khi hệ số vận chuyển đối với các ion lớn gần bằng

    đơn vị và đối với điện tử gần bằng không. Thông thường, hệ số vận chuyển của một

    loại ion dẫn chính có giá trị gần bằng 1, còn hệ số vận chuyển của các loại ion khác

    gần bằng 0, hệ số vận chuyển của điện tử cũng có giá trị không đáng kể.

    Độ dẫn điện riêng i được xác định bởi:

    i = |zi.e|ni.µi (1.6)

    Ở đây zi - là hóa trị, e - điện tích nguyên tố, ni - nồng độ hạt mang điện loại i trong

    1 đơn vị thể tích, µi - độ linh động điện của hạt mang điện loại i. Độ linh động µi được

    định nghĩa như tỉ số của tốc độ dừng trung bình vi của các hạt i và cường độ điện

    trường E.

    µi = vi / E (1.7)

    Biểu thức trên chỉ đúng với giả thiết cho rằng chỉ có mặt điện trường mà không

    tồn tại gradien thế hóa. Từ phương trình (1.6) suy ra hai đại lượng quan trọng ảnh

    hưởng tới độ dẫn điện riêng (i) đó là nồng độ ni của các hạt tải i và độ linh động của

    chúng µi.

    1.6.2.1. Phân loại vật liệu dẫn ion

    Tùy theo những căn cứ khác nhau mà chúng ta có thể phân loại vật liệu dẫn ion

    theo các nhóm khác nhau. Dưới đây là một số kiểu phân loại chính.

  • 20

    a) Kiểu ion dẫn

    - Vật liệu dẫn cation: hạt tải là Li+, Na+, K+, Ag+, Cu2+, Pb2+, H+.

    - Vật liệu dẫn anion: hạt tải là F- hoặc O2-.

    b) Kiểu cấu trúc

    Đơn pha, đa pha (hỗn hợp, tổ hợp) và vô định hình.

    c) Kiểu cấu trúc lớp

    - Liên kết mạng cứng: mạng ba chiều (3D); hai chiều (2D); dãy - một chiều (1D);

    điểm - các nhóm riêng biệt (0D).

    - Liên kết các kênh dẫn: thí dụ, Na3Zr2Si2PO12 (Nasicon); (Na2O)1+x(Al2O3)11 (-

    alumina); Na0,9Mg0,45Ti1,55O4 đều có cấu trúc mạng 3D, nhưng chúng thể hiện dẫn

    ion Na+ theo kiểu 3D, 2D, và 1D, tương ứng.

    1.6.2.2. Những tính chất đặc trưng của vật liệu dẫn ion

    a) Tính hỗn loạn của mạng ion

    Như chúng ta đã biết, cấu trúc tinh thể ion có thể xem như sự lồng ghép hai mạng

    con của cation và anion. Trong tinh thể không hoàn hảo, quá trình khuếch tán nguyên

    tử (hoặc ion) liên quan đến sự tồn tại khuyết tật (defect) của mạng tinh thể. Hiện

    tượng khuếch tán thường gặp trong tinh thể là khuếch tán qua nút khuyết (khuếch tán

    nút khuyết) và khuếch tán qua nút mạng trung gian (khuếch tán trung gian). Đối với

    tinh thể ion, dưới tác dụng của trường ngoài (điện, từ trường, ánh sáng, nhiệt, ...) sinh

    ra dòng ion. Độ dẫn ion (σ) được xác định bởi phương trình Arrhenius:

    𝜎 =𝐶

    𝑘𝑇𝑒𝑥𝑝 {

    𝐸𝑎𝑘𝑇

    }

    (1.8)

    trong đó: Ea là năng lượng kích hoạt của chuyển �