hỌc phẦn 5: các khoản tiết kiệm của bạndanh sách của bạn vào các khoản...

40
THÁNG CHÍN, 2018 MONEY SMART dành cho Người Trưởng Thành HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn

Upload: others

Post on 21-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

THÁNG CHÍN, 2018

MONEY SMART dành cho Người Trưởng Thành

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn

Page 2: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

Công Ty Bảo Hiểm Ký Thác Liên Bang (FDIC) là một cơ quan độc lập do Quốc Hội thành lập để duy trì ổn định và sự tin tưởng của công chúng đối với hệ thống tài chính quốc gia. Một cách mà chúng tôi thực hiện việc đó là cung cấp các tài liệu giáo dục tài chính miễn phí, bất thiên vị, bao gồm Hướng Dẫn Dành Cho Người Tham Gia này. Để biết thêm thông tin về các sản phẩm Money Smart của chúng tôi, hãy truy cập www.fdic.gov/moneysmart.

Page 3: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 1

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Mục lụcChào mừng bạn ..............................................................................................................2

Mục Đích Học Phần.......................................................................................................2

Phần 1: Tiết Kiệm Là Gì? ...............................................................................................3Định Nghĩa Tiết Kiệm.....................................................................................................3Tại Sao Phải Tiết Kiệm Tiền? ........................................................................................4

Thử: Kiếm Tiền Để Tiết Kiệm ...................................................................................4Áp Dụng: Những Lời Khuyên Nhanh Của Tôi để Kiếm Tiền Để Tiết Kiệm ..............5

Phần 2: Tích Lũy Tiết Kiệm Ở Đâu ................................................................................8Cất Tiết Kiệm Ở Đâu .....................................................................................................8Những Ưu Điểm và Nhược Điểm của Các Lựa Chọn Tiết Kiệm ..................................8Những Nơi Khác Để Tiết Kiệm ....................................................................................10

Áp Dụng: Các Lựa Chọn Tiết Kiệm Của Tôi ..........................................................10Bảo Hiểm Tiền Gửi ...................................................................................................... 11Lãi và Lãi Kép .............................................................................................................. 11Tỉ Lệ Phần Trăm Lợi Nhuận Hàng Năm (APR) ...........................................................12Quy Tắc 72 ..................................................................................................................13

Phần 3: Tiết Kiệm cho Các Chi Phí Bất Ngờ ..............................................................14Tại Sao Phải Tiết Kiệm cho Các Chi Phí Bất Ngờ? .....................................................14

Thử: Những Chi Phí Bất Ngờ .................................................................................14Mục Tiêu Quỹ Tiết Kiệm Dự Phòng Khẩn Cấp ............................................................15

Áp Dụng: Kế Hoạch Quỹ Tiết Kiệm Dự Phòng Khẩn Cấp Của Tôi ........................15Dự Kiến Thay Đổi Đối Với Thu Nhập và Chi Phí .........................................................16

Áp Dụng: Ước Tính Tiết Kiệm cho Những Thay Đổi về Thu Nhập và Chi Phí Của Tôi .....17

Phần 4: Tiết Kiệm cho Các Mục Tiêu Của Bạn ..........................................................21Hy Vọng và Ước Mơ Của Bạn ....................................................................................21Các Mục Tiêu SMART .................................................................................................22Bạn Nên Tiết Kiệm Bao Nhiêu Tiền cho Các Mục Tiêu Của Bạn? ..............................22

Áp Dụng: Tiết Kiệm Tiền cho Các Mục Tiêu Của Tôi .............................................23Các Chi Phí Lớn ..........................................................................................................24

Áp Dụng: Các Chi Phí Lớn Của Tôi .......................................................................25

Phần 5: Tiết Kiệm và Phúc Lợi Công ..........................................................................26Giới Hạn Tài Sản và Thu Nhập ...................................................................................26Các Tài Khoản Đặc Biệt và Phúc Lợi Công ................................................................27

Kết Thúc Học Phần .......................................................................................................31Ghi Nhớ Những Bài Học Chính ...................................................................................31Hành Động ..................................................................................................................31Có Thể Tìm Thêm Thông Tin hoặc Sự Giúp Đỡ Ở Đâu ..............................................32

Khảo Sát Trước Huấn Luyện .......................................................................................33

Khảo Sát Sau Huấn Luyện ...........................................................................................35

Page 4: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 2

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Chào mừng bạnChào mừng bạn đến với chương trình Money Smart dành cho Người Trưởng Thành của FDIC! Đây là Hướng Dẫn Dành Cho Người Tham Gia đối với Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn. Hãy sử dụng nó trong và sau chương trình huấn luyện. Đánh dấu, ghi vào, ghi chú—bạn có thể giữ lại nó.

Mục Đích Học PhầnHọc phần này bàn về cách tiết kiệm tiền cho các mục tiêu, các khoản mua lớn, và các chi phí bất ngờ. Nó không bàn về các khoản đầu tư.

Học phần này cũng: §Xem lại các lựa chọn về việc tiết kiệm ở đâu § Thảo luận về các lựa chọn đối với những người nhận phúc lợi công để tích lũy tài sản

Page 5: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 3

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Phần 1: Tiết Kiệm Là Gì?Chúng ta sẽ thảo luận về ý nghĩa của việc tiết kiệm, lý do tại sao tiết kiệm tiền lại quan trọng, và các cách để kiếm tiền tiết kiệm. Chúng tôi mong rằng đến cuối phần này, bạn sẽ có động lực tiết kiệm tiền!

Bài Học ChínhĐể dành một số tiền mỗi khi bạn nhận được thu nhập. Thường xuyên tiết kiệm tiền, ngay cả khi chỉ là một số tiền nhỏ, có thể tạo ra một sự khác biệt lớn theo thời gian.

Định Nghĩa Tiết Kiệm"Tiết kiệm" có nghĩa là gì?

Chi tiêu ít hơn có giống như tiết kiệm tiền không?

Page 6: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

PHẦN 1: Tiết Kiệm Là Gì? HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 4

Tại Sao Phải Tiết Kiệm Tiền?Có một số lý do cơ bản để tiết kiệm tiền. Một số người tiết kiệm tiền:

§ Để đạt được các mục tiêu của họ

§ Để tích lũy của cải

§ Để dự phòng do các trường hợp khẩn cấp

§ Để dự phòng cho những lúc họ có ít thu nhập hơn hoặc nhiều chi phí hơn

§ Để an tâm

§ Để tìm và giữ việc làm

§ Vì các lý do khác

Thử: Kiếm Tiền Để Tiết KiệmĐọc tình huống và sau đó trả lời câu hỏi.

Tình huống: Tamara Kiếm Tiền Để Tiết Kiệm Tamara làm việc tại một cửa hàng bán lẻ địa phương. Số giờ làm việc của cô thay đổi tùy tuần. Có một số tháng, việc trả tiền thuê nhà và hóa đơn dịch vụ tiện ích trở thành khó khăn. Khi lớn lên, Tamara thấy bà của mình để dành một phần tiền vào thứ Sáu hàng tuần tại ngân hàng. Cô cho rằng đã đến lúc bắt đầu tiết kiệm tiền, nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu.

Bạn cho rằng Tamara nên bắt đầu từ đâu? Cô ấy có thể kiếm tiền để tiết kiệm bằng cách nào?

Page 7: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

PHẦN 1: Tiết Kiệm Là Gì? HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 5

Áp Dụng: Những Lời Khuyên Nhanh Của Tôi để Kiếm Tiền Để Tiết KiệmChọn những chiến lược mà bạn cho là có thể có hiệu quả đối với bạn.

Đối với bất kỳ chiến lược nào giúp bạn chi tiêu ít hơn, bạn phải lấy khoản gì mà bạn đã không chi tiêu và cất ở nơi bạn giữ tiền tiết kiệm. Đó là cách bạn tích lũy tiết kiệm.

o Sử dụng ATM một cách khôn ngoan! Hãy hỏi tổ chức tài chính của bạn để biết bạn có thể sử dụng các máy rút tiền tự động (ATM) nào mà không phải đóng phí. Nếu trước đây bạn có trả phí ATM, hãy để dành số tiền phí mà bạn đã tránh được để đưa vào tiết kiệm.

o Sử dụng dịch vụ ngân hàng một cách khôn ngoan! Hãy tìm và mở một tài khoản vãng lai miễn phí hoặc chi phí thấp tại một tổ chức tài chính. Nếu bạn tiết kiệm tiền, có lẽ là bằng cách không phải trả phí khi đổi séc, hãy cất số tiền đó vào các khoản tiết kiệm của bạn.

o Định Kiến Thương Hiệu! Trước khi mua gì đó, hãy cân nhắc xem có phải bạn đang trả nhiều tiền hơn chỉ để có được tên thương hiệu hay không. Có thể là nó xứng đáng thêm tiền, nhưng đôi khi một thương hiệu khác hoặc một sản phẩm chung gốc có thể cũng tốt không kém, hoặc thậm chí là tốt hơn. Nếu bạn chi tiêu ít tiền hơn, hãy thêm nó vào các khoản tiết kiệm của bạn.

o Đếm Tiền Lẻ Của Bạn! Tiết kiệm tiền lẻ vào cuối ngày. Cất nó vào các khoản tiết kiệm của bạn hàng tuần hoặc hàng tháng.

o Ký Gửi Trực Tiếp! Tự động hóa việc tiết kiệm. Nếu bạn nhận được tiền lương, hãy hỏi chủ lao động của bạn xem bạn có thể gửi trực tiếp một phần tiền lương của bạn vào một tài khoản tiết kiệm hay không.

o Tôi Có Cần Nó Không? Hãy cân nhắc nhu cầu so với mong muốn. Hãy nghĩ đến những món đồ bạn mua thường xuyên. Bạn có thể tiết kiệm một số tiền ở đâu và thêm nó vào các khoản tiết kiệm của bạn?

• Bạn có mua thức ăn mang về, mua thức ăn chuẩn bị sẵn, hay ăn nhà hàng nhiều không?

• Bạn có thể cắt giảm bất kỳ chi phí hàng ngày nào không?• Bạn có các dịch vụ mà bạn thực sự không cần hay không sử dụng không?• Bạn có trả phí thuê bao đối với bất kỳ dịch vụ gì mà bạn có thể sống mà không

cần hoặc không còn sử dụng nữa không?

o Giải Trí Miễn Phí! Tìm dịch vụ giải trí miễn phí—các thư viện, công viên, lễ hội, và các hoạt động khác. Nếu bạn đi công viên thay vì lẽ ra đã đi xem phim, hãy để dành số tiền mua vé xem phim và thêm nó vào các khoản tiết kiệm của bạn.

Page 8: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

PHẦN 1: Tiết Kiệm Là Gì? HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 6

o Mục Tiêu Đối Với Quà Tặng! Đặt ra các giới hạn tặng quà với gia đình và bạn bè mà bạn thường xuyên trao đổi quà tặng. Hãy nhớ cũng cân nhắc món quà là thời gian. Hình dung ra bạn thường hẳn đã chi khoản gì và để dành một nửa khoản đó đưa vào các khoản tiết kiệm.

o Nếu Nó Không Có Trong Danh Sách, Thì Nó Không Tồn Tại! Bám vào danh sách mua sắm của bạn. Để khoản tiền bạn muốn chi cho thứ gì đó không có trong danh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn.

o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một món hàng cần mua theo số giờ bạn sẽ phải làm để trả so với giá cả. Ví dụ, nếu lương mang về nhà của bạn là $8 mỗi giờ và bạn muốn mua một món quần áo với giá $80, sẽ mất 10 giờ làm việc để có nó. Đây có phải là giá trị cao đối với bạn không? Hãy để dành số tiền lẽ ra bạn đã chi và thêm nó vào các khoản tiết kiệm của bạn.

o Cho Bản Thân Vay! Hãy giữ lại các khoản thanh toán hàng tháng cho bản thân (thêm vào các khoản tiết kiệm của bạn) một khi bạn đã trả xong một món nợ. Tiết kiệm số tiền đó cho các mục tiêu của bạn.

o Tự Động Hóa! Cài đặt một quy trình tự động chuyển tiền vào một tài khoản tiết kiệm từ một tài khoản vãng lai. Các khoản chuyển tiền tự động theo lịch đã đặt ra có thể giúp bạn tiết kiệm tiền trước khi chi tiêu.

o Không Có Các Khoản Phí! Thanh toán các hóa đơn đúng hạn. Nếu bạn đã và đang phải trả phí phạt trễ, hãy để dành số tiền phí mà bạn đã tránh được để đưa vào tiết kiệm.

o Mua Hàng Giảm Giá Một Cách Khôn Ngoan! Đôi khi một sản phẩm giảm giá hoặc có phiếu giảm giá có thể đắt hơn một sản phẩm tương tự. Hãy để dành số tiền bạn không chi và thêm nó vào các khoản tiết kiệm của bạn.

o Tiết kiệm cho Tương Lai và Tiết Kiệm Tiền! Tham gia kế hoạch hưu trí (chẳng hạn như kế hoạch 401(k) hoặc 403(b)) nếu chủ lao động của bạn có cung cấp. Các chủ lao động sẽ thường trả tương ứng ít nhất một số các khoản đóng góp của bạn. Những người tự kinh doanh cũng có các lựa chọn. Và, nếu các khoản đóng góp của bạn bị khấu trừ thuế, số tiền bạn tiết kiệm trong các khoản thuế có nghĩa là tiền lương mang về nhà của bạn có thể không giảm nhiều.

o Tiết Kiệm Quà Tặng! Tiết kiệm ít nhất một phần của bất kỳ món quà nào bằng tiền mà bạn nhận được.

Áp Dụng: Những Lời Khuyên Nhanh Của Tôi để Kiếm Tiền Để Tiết Kiệm tiếp theo

Page 9: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

PHẦN 1: Tiết Kiệm Là Gì? HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 7

o Tiết Kiệm Tiền Hoàn Thuế! Tiết kiệm tiền hoàn thuế nhiều nhất có thể. Chọn nhận tiền hoàn thuế qua ký gửi trực tiếp. Bạn có thể chia nó ra tối đa 3 tài khoản vãng lai và/hoặc tài khoản tiết kiệm khác nhau. Bạn cũng có thể chọn một phần tiền hoàn thuế để mua Trái Phiếu Tiết Kiệm Hoa Kỳ.

o Bắt Đầu Từ Bước Nhỏ! Bằng cách tiết kiệm những số tiền nhỏ một cách nhất quán mỗi khi bạn nhận được thu nhập, các tài khoản tiết kiệm của bạn sẽ tăng. Bạn sẽ có động lực cố gắng tiết kiệm nhiều hơn nữa. Ngay cả số tiền thừa bạn để dành ra một lần mỗi tháng vào một tài khoản tiết kiệm cũng có thể tích lũy nhanh hơn bạn tưởng. Một số người có thể gọi trường hợp này là "trả tiền cho bản thân trước tiên" vì khi lần đầu bạn nhận được thu nhập, bạn để dành một phần vào các khoản tiết kiệm.

o Tạm Dừng! Chờ 24 giờ trước khi mua món gì đó mà bạn muốn nhưng không cần. Nếu bạn không mua nó, hãy để dành một nửa số tiền đó vào các khoản tiết kiệm.

o Sẽ Không Bỏ Lỡ! Mỗi khi bạn được tăng lương hoặc được thưởng, hãy để dành một phần hoặc toàn bộ số tiền "bổ sung" đó vào các khoản tiết kiệm của bạn.

o Ý Tưởng Cho Bạn! Bạn có thể nghĩ ra các ý tưởng khác để tích lũy các khoản tiết kiệm của mình không?

Ghi Nhớ Bài Học ChínhTiết kiệm cho bản thân mỗi khi bạn nhận được thu nhập. Thường xuyên tiết kiệm tiền, ngay cả khi chỉ là một số tiền nhỏ, có thể tạo ra một sự khác biệt lớn theo thời gian.

Áp Dụng: Những Lời Khuyên Nhanh Của Tôi để Kiếm Tiền Để Tiết Kiệm tiếp theo

Page 10: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 8

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Cất Tiết Kiệm Ở ĐâuCó một số lựa chọn về việc cất và tích lũy các khoản tiết kiệm của bạn ở đâu. Đối với từng lựa chọn tiết kiệm, có những ưu điểm và nhược điểm.

Những Ưu Điểm và Nhược Điểm của Các Lựa Chọn Tiết KiệmBạn có thể ghi ra một số ưu điểm và nhược điểm đối với từng lựa chọn từ nội dung thảo luận.

Ở nhàƯu điểm Nhược điểm

Phần 2: Tích Lũy Tiết Kiệm Ở ĐâuChúng ta sẽ thảo luận về các lựa chọn về việc bạn có thể tích lũy các khoản tiết kiệm ở đâu.

Bài Học ChínhCân nhắc những ưu điểm và nhược điểm của các lựa chọn tiết kiệm trước khi chọn tích lũy tiết kiệm ở đâu.

Page 11: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 9

PHẦN 2: Tiết Kiệm Ở Đâu HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Bạn Bè hoặc Gia ĐìnhƯu điểm Nhược điểm

Thẻ Trả Trước Ưu điểm Nhược điểm

Hiệp Hội Tiết Kiệm và Tín Dụng Xoay Vòng (ROSCA)Ưu điểm Nhược điểm

Tài Khoản Tiết KiệmƯu điểm Nhược điểm

Page 12: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 10

PHẦN 2: Tiết Kiệm Ở Đâu HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Những Nơi Khác Để Tiết Kiệm § Tài khoản ký gửi thị trường tiền tệ

• Nói chung, có lãi suất cao hơn so với tài khoản tiết kiệm• Nói chung, yêu cầu số dư tối thiểu cao hơn và giới hạn số lần rút tiền bạn có

thể thực hiện mỗi tháng

§ Chứng chỉ tiền gửi (CD)

§ Trái phiếu tiết kiệm Hoa Kỳ • Xem www.treasurydirect.gov để biết thêm thông tin

§ Tài khoản hưu trí • Xem www.savingmatters.dol.gov để biết thêm thông tin

§ Các khoản đầu tư, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu công ty, và quỹ tương hỗ • Xem www.investor.gov để biết thêm thông tin

Áp Dụng: Các Lựa Chọn Tiết Kiệm Của TôiBạn có thể trả lời các câu hỏi này để giúp quyết nên giữ các khoản tiết kiệm của bạn ở đâu.

1. Ngay lúc này bạn có tiết kiệm tiền không? o Có o Không

2. Bạn có tiết kiệm tiền thường xuyên (ví dụ mỗi khi bạn nhận được thu nhập, hàng tuần, hoặc hàng tháng) không?o Có o Không

3. Nếu bạn trả lời "không" cho một trong các câu hỏi bên trên, bạn có muốn bắt đầu tiết kiệm tiền thường xuyên không?o Có o Không

4. Nếu bạn tiết kiệm tiền, bạn tiết kiệm tiền ở đâu?

5. Bạn có hài lòng với lựa chọn này không?o Có o Không

6. Nếu không, bạn muốn tìm hiểu lựa chọn hoặc các lựa chọn nào?

Page 13: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 11

PHẦN 2: Tiết Kiệm Ở Đâu HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Bảo Hiểm Tiền GửiCác tổ chức tài chính được liên bang bảo hiểm là nơi an toàn để giữ tiền của bạn.

Các khoản tiền gửi của bạn tại một tổ chức tài chính được liên bang bảo hiểm sẽ được bảo hiểm ít nhất $250.000. Công Ty Bảo Hiểm Ký Thác Liên Bang (FDIC) bảo hiểm cho các ngân hàng được liên bang bảo hiểm và Cơ Quan Quản Lý Hội Tín Dụng Quốc Gia (NCUA) bảo hiểm cho các hội tín dụng được liên bang bảo hiểm.

Lãi và Lãi KépTiền lãi là tiền mà các tổ chức tài chính trả cho bạn khi ký gửi tiền ở chỗ họ. Không phải tài khoản nào cũng sinh lãi, và bạn có thể phải đóng thuế đối với tiền lãi bạn có được.

Lãi kép là lãi sinh ra từ tiền lãi.

Tần suất sinh lãi kép của tiền lãi—hàng ngày, hàng tháng, hoặc hàng năm—tạo ra sự khác biệt về số tiền bạn kiếm được. Lãi kép xuất hiện càng thường xuyên, tiền lãi bạn kiếm được càng nhiều.

Giấu Dưới Thảm so với Tài Khoản Ngân HàngSo sánh chuyện gì xảy ra khi bạn cất $1.000 tiền mặt dưới thảm nhà bạn so với cất trong một tài khoản ngân hàng. Lãi suất 2% là ví dụ chỉ để minh họa.

Ví Dụ… 5 Năm 10 NămGiấu Dưới Nệm(không có lãi, và giả định không bị thất lạc hay mất cắp)

$1.000,00 $1.000,00

Tài Khoản Ngân Hàng (trả lãi 2%, sinh lãi kép hàng tháng)

$1.105,08 $1.221,10

Các khoản tiết kiệm của bạn được liên bang bảo hiểm ít nhất $250.000và được hỗ trợ bằng thiện chí và uy tín của Chính Phủ Hoa Kỳ

NCUACơ Quan Quản Lý Hội Tín Dụng Quốc Gia, một Cơ Quan của

Chính Phủ Hoa Kỳ

Page 14: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 12

PHẦN 2: Tiết Kiệm Ở Đâu HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Tiền Lãi Kết Hợp với Tiết Kiệm Thường Xuyên $5,00 mỗi Tháng Hãy xem số tiền của bạn sẽ tăng như thế nào nếu bạn tiết kiệm $5,00 mỗi tháng. Lãi suất 2% là ví dụ chỉ để minh họa.

Giấu Dưới Nệm(Không có lãi và giả định không bị thất lạc hay mất cắp)

Tài Khoản Ngân Hàng (trả lãi 2%, sinh lãi kép hàng tháng)

Năm 1 $60,00 ($5 mỗi tháng x 12 tháng) $60,55

Năm 5 $300,00 ($60 mỗi năm x 5 năm) $315,24

Năm 10 $600,00 ($60 mỗi năm x 10 năm) $663,60

Năm 30 $1.800,00 ($60 mỗi năm x 30 năm) $2.463,63

Tỉ Lệ Phần Trăm Lợi Nhuận Hàng Năm (APY)APY phản ánh số tiền lãi bạn sẽ kiếm được mỗi năm. Nó được thể hiện dưới dạng phần trăm và gồm có tác động của lãi kép.

Tiền của bạn sinh lãi kép càng thường xuyên, thì APY càng cao. Tiền của bạn sinh lãi kép càng thường xuyên, tiền lãi bạn kiếm được càng nhiều.

Xem xét APY là cách hiệu quả nhất để so sánh thu nhập tiềm ẩn của bạn từ các tài khoản khác nhau.

Tìm Hiểu!So Sánh APY!

Page 15: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 13

PHẦN 2: Tiết Kiệm Ở Đâu HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Quy Tắc 72Quy Tắc 72 là một công thức cho phép bạn ước tính thời gian cần để nhân đôi số tiền của bạn. Nó giả định lãi suất là không đổi và bạn không gửi thêm tiền vào hay rút tiền ra.

Chia 72 cho lãi suất để xem sẽ mất bao nhiêu năm để tăng gấp đôi số tiền của bạn.

Ví Dụ về Quy Tắc 72Ví dụ 1:

Số Tiền Ban Đầu: $50,00

Lãi Suất: 2 phần trăm

72 ÷ 2 = 36Sẽ mất khoảng 36 năm để tăng gấp đôi số tiền của bạn từ $50 lên $100.

Ví dụ 2:

Có một cách khác để sử dụng Quy Tắc 72. Bạn có thể sử dụng nó để ước tính lãi suất bạn phải kiếm được để tăng gấp đôi số tiền của bạn trong một số năm nhất định.

Chia 72 cho số năm. Cách này cung cấp cho bạn con số ước tính lãi suất bạn sẽ phải có được.

Lãi suất sẽ tăng gấp đôi số tiền của bạn trong 10 năm là bao nhiêu?

72 ÷ 10 = 0,072 hay 7,2%Bạn sẽ phải có được 7,2% đối với số tiền của bạn để nó tăng gấp đôi sau 10 năm.

Ghi Nhớ Bài Học ChínhCân nhắc những ưu điểm và nhược điểm của các lựa chọn tiết kiệm trước khi chọn tích lũy tiết kiệm ở đâu.

Page 16: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 14

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Liệt kê một số biến cố bất ngờ trong đời bạn cần có tiền. Đánh dấu kiểm kế bên các biến cố nào mà bạn đã giải quyết hoặc có thể đã giải quyết bằng $1.000 trở xuống.

Tại Sao Phải Tiết Kiệm cho Các Chi Phí Bất Ngờ?Biến cố trong đời. Xuất hiện những biến cố bất ngờ. Và, những biến cố đó thường cần có tiền.

Một quỹ tiết kiệm dự phòng khẩn cấp—tiền được dành riêng cho các chi phí bất ngờ—có thể giúp ích.

Thử: Những Chi Phí Bất Ngờ

Phần 3: Tiết Kiệm cho Các Chi Phí Bất Ngờ

Chúng ta sẽ thảo luận về việc tiết kiệm tiền cho những chi phí bất ngờ, cách lập kế hoạch cho một quỹ tiết kiệm dự phòng khẩn cấp, và để dành thu nhập cho những lúc thu nhập hoặc chi phí của bạn có thay đổi.

Bài Học ChínhMột quỹ tiết kiệm dự phòng khẩn cấp là một phần của nền tảng của sức khỏe tài chính. Để dành $500 đến $1.000 có thể trang trải cho nhiều chi phí bất ngờ.

Page 17: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 15

PHẦN 3: Tiết Kiệm cho Những Chi Phí Bất Ngờ HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Mục Tiêu Quỹ Tiết Kiệm Dự Phòng Khẩn CấpMặc dù có thể mất thời gian và công sức để lập quỹ tiết kiệm dự phòng khẩn cấp, nhưng vẫn đáng làm như vậy.

Việc có một quỹ tiết kiệm dự phòng khẩn cấp là một trong những bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện để cải thiện tình hình và sự ổn định tài chính của mình.

Áp Dụng: Kế Hoạch Quỹ Tiết Kiệm Dự Phòng Khẩn Cấp Của TôiBạn có thể sử dụng bảng tính này để lập kế hoạch cho một quỹ tiết kiệm dự phòng khẩn cấp. Một khi bạn đạt được mục tiêu của mình, hãy tiếp tục bổ sung cho nó. Khi bạn cần sử dụng một phần tiết kiệm dự phòng khẩn cấp, hãy tích lũy lại.

Mục tiêu quỹ tiết kiệm dự phòng khẩn cấp của tôi (số tiền tôi muốn tiết kiệm trong quỹ tiết kiệm dự phòng khẩn cấp)

o $100 o $250 o $400 o $500

o $600 o $750 o $1.000 o Khác $_________

Tôi sẽ sử dụng các chiến lược này để tiết kiệm tiền thường xuyên cho mục tiêu này

o

o

o

o

Tôi sẽ tiết kiệm tiền ở đây

o Tài khoản tiết kiệm chỉ được sử dụng cho quỹ tiết kiệm dự phòng khẩn cấp của tôi

o Thẻ trả trước o Tài khoản tiết kiệm với các khoản tiết kiệm khác của tôi o Khác

Page 18: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 16

PHẦN 3: Tiết Kiệm cho Những Chi Phí Bất Ngờ HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Dự Kiến Thay Đổi Đối Với Thu Nhập và Chi PhíThu nhập và chi phí của bạn có thể thay đổi.

Ví dụ về thay đổi đối với thu nhập là gì?

Một số ví dụ về hóa đơn chỉ xuất hiện một lần hoặc vài lần mỗi năm là gì?

Một số ví dụ khác khi các chi phí của bạn tạm thời tăng là gì?

Page 19: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 17

PHẦN 3: Tiết Kiệm cho Những Chi Phí Bất Ngờ HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Áp Dụng: Ước Tính Tiết Kiệm cho Những Thay Đổi về Thu Nhập và Chi Phí Của Tôi

Bạn có thể sử dụng bảng bên dưới để lập một danh sách những trường hợp tăng và giảm trong thu nhập của bạn, và một danh sách những chi phí định kỳ hoặc đặc biệt sắp tới. Các câu hỏi sau mỗi phần sẽ giúp bạn hình dung ra những thay đổi này liên quan thế nào đến các khoản tiết kiệm của bạn và các mục tiêu của bạn.

Tăng Thu Nhập

Nội dung

Khung thời gian (Nếu bạn dự kiến nó xuất hiện, khi nào nó sẽ có khả năng xuất hiện?) Số Tiền Ước Tính

Tiền hoàn thuế $

Tăng tiền lương theo giờ của tôi

$

Tăng số giờ làm việc hoặc làm tăng ca

$

Tiền thưởng $

Quà tặng $

Công việc thứ hai $

Khác: $

Khác: $

Có thể để dành bao nhiêu tiền từ các khoản tăng dự kiến trong thu nhập của bạn để đưa vào các khoản tiết kiệm của bạn?

Page 20: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 18

PHẦN 3: Tiết Kiệm cho Những Chi Phí Bất Ngờ HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Giảm Thu Nhập

Nội dung

Khung thời gian (Nếu bạn dự kiến nó xuất hiện, khi nào nó sẽ có khả năng xuất hiện?) Số Tiền Ước Tính

Giảm số giờ làm hoặc lương

$

Số giờ làm tăng ca ít hơn

$

Không có thu nhập (lao động thời vụ hoặc mất việc)

$

Biến cố trong đời có thể làm giảm thu nhập (ví dụ, như ly hôn)

$

Khác: $

Khác: $

Khác: $

Bạn có thể sử dụng các chiến lược gì để đảm bảo bạn có thể trang trải các chi phí của mình nếu thu nhập của bạn bị giảm? Các chiến lược này có thể là các mục tiêu tài chính tập trung vào việc tiết kiệm tiền ngay lúc này và để dành cho những lúc giảm thu nhập trong tương lai.

Áp Dụng: Ước Tính Tiết Kiệm cho Những Thay Đổi về Thu Nhập và Chi Phí Của Tôi tiếp theo

Page 21: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 19

PHẦN 3: Tiết Kiệm cho Những Chi Phí Bất Ngờ HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Các Chi Phí Định Kỳ và Đặc Biệt

Nội dungKhung thời gian (Khi nào bạn phải thanh toán?) Số Tiền Ước Tính

Thuế tự kinh doanh $

Thuế nhà đất $

Các khoản thanh toán bảo hiểm

$

Mua đồ dùng đi học lại

$

Các sự kiện đặc biệt (như nghỉ lễ, lễ hội văn hóa, đám cưới và sinh nhật)

$

Các trường hợp khẩn cấp (chẳng hạn như xe lủng bánh, công nghệ hỗ trợ hoặc thiết bị di chuyển bị hỏng, sửa xe, gãy xương)

Chưa xác định $

Khác: $

Khác: $

Khác: $

Áp Dụng: Ước Tính Tiết Kiệm cho Những Thay Đổi về Thu Nhập và Chi Phí Của Tôi tiếp theo

Page 22: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 20

PHẦN 3: Tiết Kiệm cho Những Chi Phí Bất Ngờ HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Bạn sẽ trang trải các chi phí này khi bạn cần thanh toán chúng bằng cách nào?

Ghi Nhớ Bài Học ChínhMột quỹ tiết kiệm dự phòng khẩn cấp là một phần của nền tảng của sức khỏe tài chính. Để dành $500 đến $1.000 có thể trang trải cho nhiều chi phí bất ngờ.

Áp Dụng: Ước Tính Tiết Kiệm cho Những Thay Đổi về Thu Nhập và Chi Phí Của Tôi tiếp theo

Page 23: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 21

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Hy Vọng và Ước Mơ Của BạnBạn có hy vọng hoặc mong muốn gì trong đời cho bản thân? Cho gia đình bạn? Nghĩ về những câu hỏi này là bước đầu tiên để đặt ra mục tiêu.

Phần 4: Tiết Kiệm cho Các Mục Tiêu Của Bạn

Chúng ta sẽ thảo luận về việc tiết kiệm tiền cho các mục tiêu và các chi phí lớn của bạn.

Bài Học ChínhLập một kế hoạch tiết kiệm tiền cho các mục tiêu của bạn.

Page 24: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 22

PHẦN 4: Tiết Kiệm cho Những Mục Tiêu Của Bạn HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Các Mục Tiêu SMARTMục tiêu là sự tuyên bố về kết quả bạn muốn đạt được. Các mục tiêu hiệu quả nhất là các mục tiêu SMART:

MỤC TIÊU Hãy tự hỏi mìnhSpecific (Cụ thể) Chính xác là tôi muốn đạt được điều gì?

Measurable (Đánh giá được)

Nhiều ít? Bao nhiêu?

Action-oriented (Định hướng hành động)

Tôi cần phải hoàn thành những hành động cụ thể gì để đạt được mục tiêu này?

Reachable (Có thể đạt được)

Mục tiêu này có phải là việc tôi có thể đạt được trên thực tế không?

Time-bound (Ràng buộc thời gian)

Khi nào tôi sẽ đạt được mục tiêu này? Thời hạn là gì?

Ví dụ về một Mục Tiêu SMART: Tôi sẽ tiết kiệm $10 mỗi tháng trong sáu tháng bằng cách rút tiền mặt tại máy ATM của ngân hàng của tôi thay vì tại một máy ATM có tính phí sao cho đến tháng Mười Một tôi sẽ có $60 để mua quà cho dịp lễ.

Bạn có khả năng đạt được các mục tiêu của mình cao hơn nếu bạn: § Ghi chúng ra § Dán chúng ở nơi bạn có thể nhìn thấy chúng mỗi ngày § Chia sẻ chúng với người khác § Chỉ tập trung vào một hoặc vài mục tiêu cùng lúc

Bạn Nên Tiết Kiệm Bao Nhiêu Tiền cho Các Mục Tiêu Của Bạn?Số tiền bạn nên tiết kiệm cho các mục tiêu của bạn là dựa vào:

§ Bạn tiết kiệm để làm gì § Nó sẽ tốn bao nhiêu tiền § Bạn cần phải tiết kiệm bao nhiêu trong chi phí đó § Thời hạn bạn đã đặt ra để đạt được mục tiêu của mình

Chia số tiền bạn cần phải tiết kiệm cho thời gian bạn phải tiết kiệm.

÷Số

Tiền Cần Thiết

Thời Gian Tiết

Kiệm

Số Tiền Cần Tiết Kiệm

(số tiền bạn cần phải tiết kiệm thường

xuyên để đạt được mục tiêu của mình)

=

Page 25: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 23

PHẦN 4: Tiết Kiệm cho Những Mục Tiêu Của Bạn HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Áp Dụng: Tiết Kiệm Tiền cho Các Mục Tiêu Của TôiBạn có thể sử dụng các bảng bên dưới để tính số tiền bạn nên tiết kiệm mỗi ngày, tuần, tháng, hoặc năm để đạt được các mục tiêu của bạn.

Mục Tiêu Ngắn Hạn (Dưới Sáu Tháng)

Mục Tiêu Của Tôi

Số Tiền Tôi Cần Để Đạt Được Mục Tiêu Của Tôi

Thời Gian Tôi Phải Tiết Kiệm

Số Tiền Tôi Cần Tiết Kiệm (Số Tiền ÷ Thời Gian)

Ví dụ:Tôi cần $32 trong 4 tuần để trả khoản đồng thanh toán thuốc theo toa của tôi

$32____ Ngày

4 Tuần

____ Tháng

$32 ÷ 4 = $8Tôi cần phải tiết kiệm $8 mỗi tuần trong 4 tuần tới

____ Ngày

____ Tuần

____ Tháng

Mục Tiêu Trung Hạn (Sáu Tháng đến Hai Năm)

Mục Tiêu Của Tôi

Số Tiền Tôi Cần Để Đạt Được Mục Tiêu Của Tôi

Thời Gian Tôi Phải Tiết Kiệm

Số Tiền Tôi Cần Tiết Kiệm (Số Tiền ÷ Thời Gian)

____ Ngày

____ Tuần

____ Tháng

____ Năm

Page 26: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 24

PHẦN 4: Tiết Kiệm cho Những Mục Tiêu Của Bạn HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Mục Tiêu Dài Hạn (Trên Hai Năm)

Mục Tiêu Của Tôi

Số Tiền Tôi Cần Để Đạt Được Mục Tiêu Của Tôi

Thời Gian Tôi Phải Tiết Kiệm

Số Tiền Tôi Cần Tiết Kiệm (Số Tiền ÷ Thời Gian)

____ Ngày

____ Tuần

____ Tháng

____ Năm

Các Chi Phí LớnCác chi phí lớn là những khoảng thường yêu cầu phải có nhiều tiền hơn số tiền bạn còn lại sau một hoặc hai kỳ lương.

Những lợi ích của việc nghĩ đến các khoản chi phí lớn trước khi bạn cần hoặc muốn thanh toán chúng là gì?

Áp Dụng: Tiết Kiệm Tiền cho Các Mục Tiêu Của Tôi tiếp theo

Page 27: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 25

PHẦN 4: Tiết Kiệm cho Những Mục Tiêu Của Bạn HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Áp Dụng: Các Chi Phí Lớn Của TôiXác định các khoản chi phí lớn mà bạn có thể cần trong tương lai. Ước tính chi phí và thời điểm bạn cho rằng bạn sẽ cần phải tập hợp các nguồn lực tài chính. Cũng nghĩ đến các cách khác để có được khoản đó—có thể là sử dụng tiền tiết kiệm và tín dụng, hoặc tìm ra các phương án thay thế ít tốn kém hơn.

Chi Phí LớnChi Phí Ước Tính

Khi Nào Bạn Sẽ Cần Số Tiền Đó

Mục Tiêu Tiết Kiệm (hàng ngày, hàng tuần, hoặc hàng tháng)

Các Cách Khác Để Có Được Món Đồ Đó

Ví dụ: Tủ Lạnh Mới

$400 25 tuần Hành tuần: $400 chia cho 25 = $16 mỗi tuần

—Mua một chiếc tủ lạnh cũ hoặc rẻ hơn—Xem cửa hàng có cho tôi trả góp hay không (tôi sẽ hỏi việc đó sẽ tốn bao nhiêu)

Ghi Nhớ Bài Học ChínhLập kế hoạch tiết kiệm tiền cho các mục tiêu của bạn.

Page 28: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 26

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Giới Hạn Tài Sản và Thu NhậpMột số chương trình phúc lợi công xác định điều kiện nhận phúc lợi dựa trên thu nhập và các nguồn thu khác của một người. Trường hợp này thường được gọi là "xác minh," hay "phúc lợi đã được xác minh."

Sau đây là danh sách các giới hạn tài sản đối với một số chương trình phúc lợi công. Đừng chỉ dựa vào bảng này – hãy tham khảo các quy định hiện hành tại trang web của chương trình.

Phúc Lợi CôngGiới Hạn Tài Sản vào năm 2018

Có Thể Biết Thêm Thông Tin Ở Đâu

Trợ Cấp Tạm Thời dành cho Các Gia Đình Khó Khăn (TANF)

$1.000 đến $3.000 ở hầu hết các tiểu bang

Truy cập USA.gov và tìm “TANF Program”

Chương Trình Trợ Cấp Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP, đôi khi vẫn được gọi là "tem thực phẩm")

Khác nhau tùy tiểu bang Truy cập www.usda.gov và tìm “SNAP my state.”Thay “my state” bằng tên của tiểu bang của bạn.

Medicaid —$2.000 nếu độc thân; $3.000 nếu đã kết hôn đối với một số phúc lợi Medicaid liên quan đến khuyết tật—Nếu không, thường là không có giới hạn tài sản, mặc dù có giới hạn thu nhập

Truy cập www.medicaid.gov và tìm “eligibility”

Phần 5: Tiết Kiệm và Phúc Lợi CôngChúng ta sẽ thảo luận về các tài khoản đặc biệt cho phép một số cá nhân tích lũy tài sản trong khi nhận phúc lợi công.

Bài Học ChínhMột số phúc lợi công có thể bị giảm hoặc loại bỏ khi bạn vượt giới hạn thu nhập hoặc tài sản. Tuy nhiên, một số tài khoản đặc biệt cho phép người ta tiết kiệm thêm tiền mà không mất điều kiện nhận phúc lợi.

Page 29: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 27

PHẦN 5: Tiết Kiệm và Phúc Lợi Công HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Phúc Lợi CôngGiới Hạn Tài Sản vào năm 2018

Có Thể Biết Thêm Thông Tin Ở Đâu

Thu Nhập An Sinh Bổ Sung (SSI)

$2.000 nếu độc thân; $3.000 nếu đã kết hôn

Truy cập www.ssa.gov và tìm “understanding ssi”

Thu Nhập Tàn Tật An Sinh Xã Hội (SSDI)

Không có giới hạn tài sản Truy cập www.ssa.gov và tìm “disability”

Các Tài Khoản Đặc Biệt và Phúc Lợi CôngCác tài khoản đặc biệt cho phép một số người tiết kiệm thêm tiền cho các mục tiêu cụ thể mà không mất điều kiện nhận các phúc lợi công đã được xác minh.

Tài Khoản Đặc Biệt Chi tiết

Tài Khoản ABLE

§ Tài khoản tiết kiệm được ưu đãi thuế dành cho người khuyết tật. § Để đủ điều kiện có tài khoản ABLE, bạn phải là người khiếm thị hoặc có một khuyết tật đủ điều kiện bắt đầu trước sinh nhật lần thứ 26 của bạn. Bạn có thể ở bất kỳ độ tuổi nào khi bạn ở tài khoản ABLE.

§ Các cá nhân đủ điều kiện có thể tiết kiệm tiền mà không ảnh hưởng đến điều kiện nhận Thu Nhập An Sinh Bổ Sung (SSI), Medicaid, hoặc các phúc lợi công đã được xác minh khác của liên bang.

Thông tin bổ sung về Tài Khoản ABLE § Bất kỳ ai cũng có thể đóng góp tiền vào một tài khoản ABLE, cũng được gọi là tài khoản 529A.

§ Mỗi cá nhân đủ điều kiện chỉ có thể có một tài khoản ABLE. Cá nhân đó là chủ tài khoản hoặc bên thụ hưởng được chỉ định.

§ Tổng các khoản đóng góp hàng năm mỗi tài khoản được giới hạn ở giới hạn thuế quà tặng liên bang, được công bố mỗi năm. Các chủ tài khoản có thu nhập từ lao động có thể đóng góp nhiều tiền hơn nữa.

§ Các khoản đóng góp hàng năm có thể gồm có các khoản chuyển tiền từ tài khoản 529. Kế hoạch 529 là một kế hoạch tiết kiệm được ưu đãi thuế, được thiết kế để khuyến khích tiết kiệm cho các chi phí giáo dục trong tương lai.

§ Chủ tài khoản có thể đủ điều kiện hưởng Tín Dụng Người Tiết Kiệm nếu họ đóng góp tiền vào tài khoản của mình. Tín Dụng Người Tiết Kiệm liên bang có miễn thuế đặc biệt cho người đóng thuế nào có thu nhập thấp đến trung bình có tiết kiệm tiền để nghỉ hưu.

Page 30: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 28

PHẦN 5: Tiết Kiệm và Phúc Lợi Công HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Tài Khoản Đặc Biệt Chi tiết

Tài Khoản ABLE

Giới Hạn Số Dư Tài Khoản ABLE § Phúc lợi tiền mặt SSI sẽ tiếp tục được trả miễn là số dư tài khoản không quá $100.000.

§ Khi tài khoản vượt quá $100.000, điều kiện nhận SSI được duy trì nhưng phúc lợi tiền mặt SSI bị đình chỉ.

§ Tổng giới hạn tài khoản được đặt ra bởi tiểu bang tài trợ chương trình (giới hạn của một số tiểu bang là từ $300.000 đến $500.000).

§ Tìm kiếm — hầu hết các chương trình ABLE của tiểu bang dành cho cư dân đủ điều kiện của bất kỳ tiểu bang nào.

§ Mở một tài khoản ABLE trên website của chương trình dành cho tiểu bang tài trợ chương trình, không phải tại một ngân hàng.

Sử Dụng Tài Khoản ABLE § Sử dụng tiền trong một tài khoản ABLE cho "các chi phí liên quan đến khuyết tật đủ điều kiện" — nếu sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác, số tiền rút từ tài khoản sẽ phải chịu thuế.

Các Chi Phí Liên Quan Đến Khuyết Tật Đủ Điều Kiện gồm có: § Giáo dục § Nhà ở § Phương tiện đi lại § Huấn luyện và hỗ trợ việc làm § Công nghệ hỗ trợ § Các dịch vụ hỗ trợ cá nhân § Chi phí chăm sóc sức khỏe § Các dịch vụ quản lý tài chính và hành chính § Các chi phí khác giúp cải thiện sức khỏe, sự độc lập, và/hoặc chất lượng sống

Để biết thêm thông tin và địa chỉ trang web của các chương trình ABLE, hãy truy cập trang web của Trung Tâm Thông Tin Quốc Gia về ABLE: http://ablenrc.org

Page 31: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 29

PHẦN 5: Tiết Kiệm và Phúc Lợi Công HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Tài Khoản Đặc Biệt Chi tiết

Quỹ Tín Thác Đáp Ứng Nhu Cầu Đặc Biệt

§ Được thiết kế để tài trợ các chi phí dài hạn và nhu cầu của một người khuyết tật

§ Có thể là phức tạp; thường cần có luật sư để lập

Truy cập www.ssa.gov và tìm “Special Needs Trust”

Quỹ Tín Thác Đáp Ứng Nhu Cầu Đặc Biệt Kết Hợp

§ Cung cấp những lợi ích của một quỹ tín thác đáp ứng nhu cầu đặc biệt, nhưng ít tốn kém hơn

§ Một tổ chức duy nhất quản lý các tài khoản con cho nhiều bên thụ hưởng

§ Một công ty phi lợi nhuận thường quản lý quỹ tín khác

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang web của Special Needs Alliance: www.specialneedsalliance.org/pooled-trust-directory

Kế Hoạch Đạt Được Khả Năng Tự Lực (PASS)

§ Cho phép người khuyết tật để dành tiền để mua những sản phẩm hoặc dịch vụ cần thiết để đạt được một mục tiêu giáo dục hoặc việc làm cụ thể

§ Mục tiêu: Việc làm (bao gồm tự kinh doanh) giúp giảm hoặc loại bỏ nhu cầu về phúc lợi dành cho người khuyết tật

§ Các trường hợp sử dụng PASS có thể gồm có:• Vật tư để mở một công ty• Chi phí học tập• Thiết bị, đồ dùng, đồng phục• Phương tiện đi lại• Các sản phẩm hoặc dịch vụ khác người ta cần để đạt được các

mục tiêu việc làm

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.ssa.gov và tìm “PASS elements”

Page 32: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 30

PHẦN 5: Tiết Kiệm và Phúc Lợi Công HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Tài Khoản Đặc Biệt Chi tiết

Các Tài Khoản Tiết Kiệm Khớp

§ Các tài khoản khuyến khích tiết kiệm tiền cho một mục đích cụ thể

§ Thường được điều hành bởi các tổ chức trong cộng đồng địa phương

§ Các khoản tiết kiệm được đóng góp tương ứng bởi tổ chức điều hành chương trình

§ Ví dụ gồm có Tài Khoản Phát Triển Cá Nhân (IDA) và Tài Khoản Tiết Kiệm Cho Trẻ Em (CSA)

§ Các mục đích được phép có thể gồm có:• Đào tạo nghề• Học đại học• Mở doanh nghiệp nhỏ• Mua nhà

§ Có thể yêu cầu phải tham gia các khóa giáo dục tài chính

§ Có thể không tính vào các khoản phúc lợi nếu chương trình được liên bang tài trợ hoặc là một phần của tài khoản PASS

Để biết thêm thông tin, hãy gặp các tổ chức trong cộng đồng của bạn

Ghi Nhớ Bài Học ChínhMột số phúc lợi công có thể bị giảm hoặc loại bỏ khi bạn vượt giới hạn thu nhập hoặc tài sản. Tuy nhiên, một số tài khoản đặc biệt cho phép người ta tiết kiệm thêm tiền mà không mất điều kiện nhận phúc lợi.

Page 33: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 31

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Kết Thúc Học PhầnGhi Nhớ Những Bài Học Chính

Phần Bài Học Chính1: Tiết Kiệm Là Gì? Để dành một số tiền mỗi khi bạn nhận được thu nhập.

Thường xuyên tiết kiệm tiền, ngay cả khi chỉ là một số tiền nhỏ, có thể tạo ra một sự khác biệt lớn theo thời gian.

2: Tích Lũy Tiết Kiệm Ở Đâu

Cân nhắc những ưu điểm và nhược điểm của các lựa chọn tiết kiệm trước khi chọn tích lũy tiết kiệm ở đâu.

3: Tiết Kiệm cho Các Chi Phí Bất Ngờ

Một quỹ tiết kiệm dự phòng khẩn cấp là một phần của nền tảng của sức khỏe tài chính. Để dành $500 đến $1.000 có thể trang trải cho nhiều chi phí bất ngờ.

4: Tiết Kiệm cho Các Mục Tiêu Của Bạn

Lập một kế hoạch tiết kiệm tiền cho các mục tiêu của bạn.

5: Tiết Kiệm và Phúc Lợi Công

Một số phúc lợi công có thể bị giảm hoặc loại bỏ khi bạn vượt giới hạn thu nhập hoặc tài sản. Tuy nhiên, một số tài khoản đặc biệt cho phép người ta tiết kiệm thêm tiền mà không mất điều kiện nhận phúc lợi.

Hành ĐộngBạn có khả năng hành động cao hơn nếu bạn cam kết hành động ngay bây giờ. Một cách cam kết là suy nghĩ về việc bạn có kế hoạch làm gì dựa trên những gì bạn đã học được hôm nay. Sau đó hãy ghi xuống.

Tôi sẽ làm gì?

Page 34: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

Kết Thúc Học Phần HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 32

Tôi sẽ thực hiện việc đó bằng cách nào?

Tôi sẽ chia sẻ kế hoạch của tôi với bất kỳ ai hay không? Nếu có, là ai?

Có Thể Tìm Thêm Thông Tin hoặc Sự Giúp Đỡ Ở ĐâuĐể tìm hiểu thêm về tiết kiệm tiền, hãy truy cập: www.mymoney.gov.

Để tìm hiểu về các khoản đầu tư, hãy truy cập www.investor.gov. Các công cụ ở đó gồm có máy tính lãi kép:

Nếu bạn có thắc mắc về sản phẩm ngân hàng, hãy hỏi đại diện dịch vụ khách hàng tại tổ chức tài chính để được giúp đỡ.

Nếu bạn có quan ngại, hãy giải thích cho đại diện dịch vụ khách hàng chuyện gì đã xảy ra và bạn muốn họ làm gì để khắc phục tình huống đó. Nếu cách đó không có hiệu quả, hãy cân nhắc liên hệ với cơ quan quản lý liên bang phụ trách tổ chức tài chính đó.

Để tìm hiểu cơ quan nào quản lý tổ chức tài chính đó, hãy gọi cho FDIC theo số miễn phí 1-877-ASK-FDIC (1-877-275-3342) hoặc truy cập www.fdic.gov/consumers/assistance/filecomplaint.html.

Page 35: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 33

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Khảo Sát Trước Huấn LuyệnGiảng viên của bạn có thể yêu cầu bạn điền khảo sát trước huấn luyện này trước khi chương trình huấn luyện bắt đầu.

Vui lòng trả lời các các câu hỏi này:

1. Nếu bạn nhận được phúc lợi công, bạn không thể tiết kiệm tiền.

Đúng Sai

2. Các mục tiêu và quyết định tài chính của bạn không liên quan với nhau.

Đúng Sai

3. Tiết kiệm tiền là nền tảng của sức khỏe tài chính. Các số tiền nhỏ có thể tạo nên sự khác biệt lớn theo thời gian.

Đúng Sai

4. Chỉ có một nơi duy nhất để bạn có thể giữ tiền tiết kiệm.

Đúng Sai

5. Tích lũy tiết kiệm chỉ có ích nếu bạn có thể tiết kiệm ít nhất $2.000.

Đúng Sai

6. Trường hợp nào sau đây giúp bạn tích lũy tiết kiệm? Chọn tất cả các trường hợp phù hợp.

a. Mua một chiếc áo khoác giảm giá sau đó dùng các khoản tiền tiết kiệm đó để mua xe đạp

b. Đưa một phần tiền hoàn thuế thu nhập của bạn vào tài khoản tiết kiệm của bạnc. Tham gia vào một kế hoạch tiết kiệm hưu trí ở nơi làm việcd. Tất cả các trường hợp bên trên

Page 36: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 34

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

TRANG NÀY ĐƯỢC ĐỂ TRỐNG CÓ CHỦ Ý

Page 37: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 35

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Khảo Sát Sau Huấn LuyệnGiảng viên của bạn có thể yêu cầu bạn điền khảo sát sau huấn luyện này sau khi chương trình huấn luyện kết thúc.

Vui lòng trả lời các các câu hỏi này:

1. Nếu bạn nhận được phúc lợi công, bạn không thể tiết kiệm tiền.

Đúng Sai

2. Các mục tiêu và quyết định tài chính của bạn không liên quan với nhau.

Đúng Sai

3. Tiết kiệm tiền là nền tảng của sức khỏe tài chính. Các số tiền nhỏ có thể tạo nên sự khác biệt lớn theo thời gian.

Đúng Sai

4. Chỉ có một nơi duy nhất để bạn có thể giữ tiền tiết kiệm.

Đúng Sai

5. Tích lũy tiết kiệm chỉ có ích nếu bạn có thể tiết kiệm ít nhất $2.000.

Đúng Sai

6. Trường hợp nào sau đây giúp bạn tích lũy tiết kiệm? Chọn tất cả các trường hợp phù hợp.

a. Mua một chiếc áo khoác giảm giá sau đó dùng các khoản tiền tiết kiệm đó để mua xe đạp

b. Đưa một phần tiền hoàn thuế thu nhập của bạn vào tài khoản tiết kiệm của bạnc. Tham gia vào một kế hoạch tiết kiệm hưu trí ở nơi làm việcd. Tất cả các trường hợp bên trên

Giới Thiệu về Chương Trình Huấn Luyện Chọn ô mô tả chính xác nhất sự đồng ý hay không đồng ý của bạn về từng phát biểu này.

Hoàn toàn đồng ý

Phần nào đồng ý

Phần nào không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

7. Tôi sẽ giới thiệu chương trình huấn luyện này cho người khác.

8. Tôi có kế hoạch áp dụng những gì đã thảo luận trong chương trình huấn luyện vào cuộc sống của tôi.

9. Giảng viên đã sử dụng các hoạt động huấn luyện thu hút duy trì sự quan tâm của tôi.

10. Giảng viên có kiến thức và có chuẩn bị kỹ.

11. Hướng Dẫn Dành Cho Người Tham Gia là rõ ràng và có ích.

Page 38: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn 36

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

TRANG NÀY ĐƯỢC ĐỂ TRỐNG CÓ CHỦ Ý

Page 39: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

TRANG NÀY ĐƯỢC ĐỂ TRỐNG CÓ CHỦ Ý

Page 40: HỌC PHẦN 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạndanh sách của bạn vào các khoản tiết kiệm của bạn. o Có Đáng Hay Không? Tính toán chi phí của một

MONEY SMART dành cho Người Trưởng Thành HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA Học Phần 5: Các Khoản Tiết Kiệm Của Bạn

Tháng Chín, 2018www.fdic.gov/education

Truy cập trang web của FDIC tại www.fdic.gov/education để biết thêm thông tin và tài nguyên về các vấn đề liên quan đến ngân hàng. Ví dụ, FDIC Consumer News cung cấp gợi ý và hướng dẫn thực tiễn về cách trở thành người dùng thông minh hơn, an toàn hơn khi sử dụng các dịch vụ tài chính. Ngoài ra, trung tâm Consumer Response Center của FDIC phụ trách:

§ Điều tra mọi dạng khiếu nại của người tiêu dùng về các tổ chức do FDIC giám sát

§ Trả lời thắc mắc của người tiêu dùng về các điều luật và quy định về người tiêu dùng và các phương pháp thực hành trong lĩnh vực ngân hàng

Bạn cũng có thể gọi cho FDIC để biết thông tin và để được hỗ trợ theo số 877-ASK-FDIC (877-275-3342).