hướng dẫn xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm trực...

18
Hướng dẫn xây dựng và sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến bằng Google Biểu mẫu trong dạy học 1. Xây dựng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến bằng Google Biểu mẫu 1.1. Cách đăng nhập vào Google Biểu mẫu - Bước 1. Đăng nhập vào Gmail cá nhân - Bước 2. Kích chuột vào Biểu tượng “Các ứng dụng của Google” (tại con trỏ số 1) sau đó ấn chọn “Drive” (con trỏ số 2) như hình sau đây: - Bước 3. Sau khi vào “Driver”, xuất hiện hộp thoại sau, ta chọn “Mới” như hình:

Upload: others

Post on 21-Aug-2020

22 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hướng dẫn xây dựng và sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực ...nguyendinhlien.edu.vn/...HUONG_DAN_SU_DUNG_GOOGL…  · Web viewNhững thông tin này, GV có

Hướng dẫn xây dựng và sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến bằng

Google Biểu mẫu trong dạy học

1. Xây dựng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến bằng Google Biểu mẫu

1.1. Cách đăng nhập vào Google Biểu mẫu

- Bước 1. Đăng nhập vào Gmail cá nhân

- Bước 2. Kích chuột vào Biểu tượng “Các ứng dụng của Google” (tại con trỏ số 1)

sau đó ấn chọn “Drive” (con trỏ số 2) như hình sau đây:

- Bước 3. Sau khi vào “Driver”, xuất hiện hộp thoại sau, ta chọn “Mới” như hình:

Page 2: Hướng dẫn xây dựng và sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực ...nguyendinhlien.edu.vn/...HUONG_DAN_SU_DUNG_GOOGL…  · Web viewNhững thông tin này, GV có

- Bước 4. Sau khi xuất hiện hộp thoại mới, ta lần lượt đưa con trỏ chuột theo hình

sau và chọn “Google Biểu mẫu”:

Ngay lập tức máy tính sẽ xuất hiện màn hình sau:

Đây chính là màn hình làm việc của Google Drive Biểu mẫu và ta bắt đầu các thao tác

để tạo câu hỏi TN trực tuyến (chi tiết của phần này sẽ được trình bày trong Chương 2 của đề

tài này).

1.2. Thiết lập Ban đầu về Thông tin HS và Gói câu hỏi

1.2.1. Thiết lập Thông tin HS

Đây là những thông tin cơ bản ban đầu mà HS phải cung cấp (đánh vào) trước khi

làm bài. Những thông tin này, GV có thể tự điều chỉnh trong Goole Biểu mẫu tùy thuộc vào

mục đích sử dụng (có thể là về Họ tên, lớp, địa chỉ Email…) giúp GV có thể xác định được

danh tính của HS trong bản Tổng hợp kết quả sau khi làm bài. Để thiết lập Thông tin ban

đầu mà HS phải cung cấp, GV làm theo các bước sau:

Page 3: Hướng dẫn xây dựng và sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực ...nguyendinhlien.edu.vn/...HUONG_DAN_SU_DUNG_GOOGL…  · Web viewNhững thông tin này, GV có

- Bước 1. Khi vào Google Biểu mẫu, sẽ xuất hiện một hộp thoại (hình cuối cùng tại mục 2.1.1. Cách đăng nhập vào Google Biểu mẫu). “Phần 1/2” của bảng này chính là phần GV cài đặt các thông tin để hỏi HS.

+ Tại phần “Mẫu không có tiêu đề”, GV kích chuột vào và thay đổi thành “THÔNG TIN HỌC SINH”. Tại phần “Mô tả Biểu mẫu”, GV có thể thêm bất cứ nội dung nào. Tôi chọn nội dung “Để bắt đầu làm bài, học sinh BẮT BUỘC trả lời các câu hỏi sau:”

(Hình ảnh hướng dẫn chi tiết tôi đã làm xem tại mục 2.1 - Phần Phụ lục 2)- Bước 2. GV thêm các câu hỏi nhằm lấy thông tin của HS làm cơ sở đánh giá kết quả

làm bài: + Nhấp chuột vào hình dấu “+” để thêm câu hỏi.+ Tại phần “Câu hỏi”, GV nhấp chuột trái và đánh nội dung mong muốn. Tôi lựa

chọn nội dung đầu tiên cho HS điền vào là “Họ và tên học sinh”.+ Kích chuột vào dấu mũi tên để chọn hình thức trả lời là “Trả lời ngắn”.+ Kích vào phần “Bắt buộc” để bắt buộc HS điền thông tin cá nhân vào.

(Hình ảnh hướng dẫn chi tiết tôi đã làm xem tại mục 2.2 - Phần Phụ lục 2)- Bước 3. GV thêm các câu hỏi khác (nếu muốn) bằng cách nhấp chuột vào dấu “+”

để Google Biểu mẫu cho ra các câu hỏi mới. Lặp lại tương tự cách thức thực hiện ở bước 2. Ở phần này, GV có thể hỏi bao nhiêu thông tin tùy ý. Bản thân tôi chỉ cài đặt 3 thông tin cơ bản yêu cầu HS hoàn thành: “Họ và tên học sinh”, “Lớp”, “Trường THPT”.

(Hình ảnh hướng dẫn chi tiết tôi đã làm xem tại mục 2.3 - Phần Phụ lục 2)1.2.2. Thiết lập cho Gói câu hỏi- Bước 1. Thêm phần và đặt tên cho Phần Câu hỏi TN trong Google Biểu mẫu. + Để tiến hành thêm Phần, ta tiến hành nhấp chuột trái vào Biểu tượng ‘”Thêm phần”.

Lúc này, trên màn hình sẽ xuất hiện thêm “PHẦN 2/2” để ta bắt đầu tạo các câu hỏi TN trực tuyến. Để đặt tên cho Phần vừa tạo, ta tiếp tục nhấp chuột trái vào “Phần không có tiêu đề” để thay đổi tên. Ở đây, tôi chọn nội dung “CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 6. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI” (để áp dụng luôn trong phần hướng dẫn HS ôn tập bài cũ tại nhà bằng Google Drivr Biểu mẫu trong đề tài này).

+ Nhấp chuột vào góc bên phải trên cùng, ta thay đổi nội dung “Mẫu không có tiêu đề” thành “CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 6. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI” để ứng dụng tự động lưu toàn bộ câu hỏi vào phần “Driver của tôi” trong Drive của Gmail cá nhân với tên đã đặt. Sau này, khi cần chỉnh sửa câu , tôi chỉ cần vào lại “Drive của tôi”, tìm đến file tên “CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 6. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI” để tiến hành chỉnh sửa một cách dễ dàng.

(Hình ảnh hướng dẫn chi tiết tôi đã làm xem tại mục 3.1 - Phần Phụ lục 3)

Page 4: Hướng dẫn xây dựng và sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực ...nguyendinhlien.edu.vn/...HUONG_DAN_SU_DUNG_GOOGL…  · Web viewNhững thông tin này, GV có

- Bước 2. Cài đặt các yêu cầu đối với phần câu hỏi.+ Nhập chuột vào biểu tượng cài đặt ở góc trên cùng bên phải màn hình máy tính

(hình bánh xe răng cưa). Một hộp thoại mới xuất hiện và ta bắt đầu tiến hành các cài đặt cần thiết cho phần câu hỏi mà HS làm:

+ Tại phần “BẢN TRÌNH BÀY”, ta tích chuột chọn các phần : “Hiển thị thanh tiến độ” (giúp HS có thể quan sát xem mình đã làm được bao nhiêu phần của toàn bộ Gói câu hỏi) và “Xáo trật tự câu hỏi” (để Google Biểu mẫu tráo trật tự các câu hỏi khi bất kì một HS nào vào thi - đây là một ưu điểm rất lớn của Google Biểu mẫu làm cho hai HS ngồi gần nhau trong quá trình làm bài kiểm tra trả lời không cùng một câu hỏi).

+ Tại phần “BÀI KIỂM TRA”, ta tích chuột chọn : “Đặt làm bài kiểm tra”, “Công bố điểm ngay sau mỗi lần nộp” (giúp HS có thể biết được số điểm của mình vài giây ngay sau mỗi lần hoàn thành bài thi), HS có thể xem câu trả lời sai, câu trả lời đúng, giá trị điểm và đáp án đúng của từng câu hỏi.

(Hình ảnh hướng dẫn chi tiết tôi đã làm xem tại mục 3.2 - Phần Phụ lục 3)1.3. Các bước tạo câu hỏi trắc nghiệm bằng Google Biểu mẫu

- Bước 1: tại “PHẦN 2/2” nhấp chuột vào phần “Thêm câu hỏi”. Màn hình sẽ xuất hiện câu hỏi đầu tiên để ta điền thông tin.

- Bước 2: sau khi xuất hiện đề mục “câu hỏi”, ta nhấp chuột trái chọn “Thêm tùy chọn” để thêm 4 đáp án của câu hỏi TN phía trên. Tại “Câu hỏi”, ta đánh câu hỏi đầu tiên vào và chọn “Trắc nghiệm”. Tại “Tùy chọn 1” đến “Tùy chọn 4” ta đánh 4 đáp án vào.

- Bước 3: Kích chuột phải vào phần “Đáp án” để cài đặt đáp án đúng (kích chuột vào đáp án đó trong cửa sổ mới mở ra) và chọn giá trị điểm cho câu hỏi đó (ví dụ: 1 đáp án đúng được 1 điểm). Ở đây, tôi soạn 20 câu hỏi cho phần ôn tập và mỗi câu đúng được 1 điểm sau đó quy thang điểm về 10.

- Bước 4: nhấp chuột trái chọn “Chỉnh sửa câu hỏi’ để quay về màn hình câu hỏi ban đầu. Để thêm câu hỏi thứ hai, ta làm lại từ bước 1 của mục này cho đến khi đạt đến số câu hỏi như GV mong muốn. Drive sẽ tự động lưu lại Gói câu hỏi mà GV tạo ra trong File ban đầu. (Hình ảnh hướng dẫn chi tiết tôi đã làm xem tại mục 3.3 - Phần Phụ lục 3)

1.4. Giới thiệu về cách thức hoạt động của Bộ câu hỏi

- Sau khi GV gửi địa chỉ link File câu hỏi qua email, facebook của lớp (hoặc nhóm HS), toàn bộ thành viên trong lớp (nhóm) dù đang ở đâu có thể dùng các thiết bị từ máy tính, Ipad đến điện thoại thông minh… có kết nối Internet để truy cập và tiến hành các thao tác rất đơn giản để làm bài (thông thường khi làm bài tại nhà, HS sẽ sử dụng điện thoại di động, còn tại lớp, HS có thể làm việc theo nhóm có sử dụng máy tính cá nhân). Ở đây, bản thân tôi lựa chọn cách gửi link câu hỏi qua facebook:

Page 5: Hướng dẫn xây dựng và sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực ...nguyendinhlien.edu.vn/...HUONG_DAN_SU_DUNG_GOOGL…  · Web viewNhững thông tin này, GV có

- Khi đăng nhập vào đường link GV gửi, màn hình sẽ hiện lên phần “THÔNG TIN

HỌC SINH” bắt buộc HS phải trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra (Họ và Tên học sinh, Lớp,

“Trường THPT”…). Đây sẽ là thông tin hiện lên trong bản Tổng hợp điểm mà Google Biểu

mẫu sẽ tự động thu thập và xử lí.

- Sau khi điền Thông tin, HS sẽ tiến hành trả lời lần lượt các câu hỏi mà Google Biểu

mẫu đã tự động xáo trộn ngẫu nhiên bằng cách tích chọn đáp án đúng trên màn hình các

thiết bị đăng nhập. Cứ như vậy cho đến hết toàn bộ Gói câu hỏi.

- Khi hoàn tất các đáp án xong, HS ấn nhút “GỬI” để hoàn tất việc trả lời câu hỏi và

gửi bài làm đến cho GV.

Page 6: Hướng dẫn xây dựng và sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực ...nguyendinhlien.edu.vn/...HUONG_DAN_SU_DUNG_GOOGL…  · Web viewNhững thông tin này, GV có

- Vài giây sau khi gửi bài, nếu GV cài đặt “Công bố điểm ngay sau mỗi lần nộp” thì Google Biểu mẫu sẽ gửi kết quả điểm bài làm về cho HS đó:

- Đồng thời, nếu GV cài đặt thì HS có thể xem lại được toàn bộ câu hỏi và câu trả lời (câu trả lời đúng, câu trả lời sai và đáp án chính xác cho từng câu hỏi). Phần này GV chỉ nên áp dụng với phần bài cũ ở nhà và hoạt động nhóm, không nên áp dụng trong Gói câu hỏi GV dùng trong tiết kiểm tra.

Page 7: Hướng dẫn xây dựng và sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực ...nguyendinhlien.edu.vn/...HUONG_DAN_SU_DUNG_GOOGL…  · Web viewNhững thông tin này, GV có

- Đối với GV, khi HS hoàn thành bài làm, Google Biểu mẫu sẽ tự động tổng hợp điểm, thời gian làm bài, số câu trả lời đúng, sai của từng HS cũng như cả lớp vào 1 file lưu tự động trên “Drive của tôi”, GV có thể tải về cho điểm vào Sổ điểm cá nhân hoặc coppy vào Sổ điểm Smas một cách nhanh chóng:

2.2. Sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến được xây dựng từ Google Biểu

mẫu trong dạy học

2.2.1. Phạm vi áp dụng

- Áp dụng trong quá trình học bài cũ tại nhà cho HS:Việc giao bài tập hay nội dung bài cũ về nhà cho HS là hoạt động thường xuyên của

nhiều GV. Tuy nhiên, quá trình học bài cũ tại nhà của HS như thế nào, GV rất khó để kiểm soát. Chính vì vậy, ứng dụng Google Biểu mẫu trong việc giao bài cho HS hoàn thành tại nhà sẽ hạn chế tối đa việc HS không chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Bằng cách quan sát thời gian nộp bài trên Bảng tổng hợp mà Google Drive tự động cập nhật, GV sẽ kiểm soát được thời gian học tại nhà của HS. Số điểm HS đạt được, sẽ phần nào đánh giá được thái độ tích cực hay thụ động trong quá trình học bài cũ. Đồng thời, đối với những HS có ý thức học tập tốt, sẽ giành thời gian để ôn lại bài trước đó để khi GV gửi link đề, HS sẽ làm bài nhanh hơn với độ chính xác cao hơn. Mặt khác, đối với những HS ý thức tự giác chưa cao, việc GV gửi bài yêu cầu hoàn thành bắt buộc HS đó sẽ phải vừa đọc lại sách giáo khoa vừa làm bài để tìm ra đáp án đúng. Như vậy, dù HS thuộc đối tượng nào, việc áp dụng Google Biểu mẫu cũng sẽ giúp HS học bài cũ tại nhà một cách hiệu quả hơn nhiều so với trước đây.

- Áp dụng trong quá trình dạy học tại lớp cho HS:Trong từng nội dung cụ thể hay toàn bài học, việc sử dụng gói câu hỏi TN để củng cố

lại kiến thức là vô cùng cần thiết. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng cách học cho HS đồng thời cho HS hình dung ra được các câu hỏi có thể ra trong nội dung từng mục hay toàn bộ bài. Với Google Biểu mẫu, GV có thể dạy học theo hình thức cả lớp hoặc nhóm. Tuy nhiên, trong đề tài này, bản thân tôi nghĩ việc dạy học theo nhóm sẽ phát huy được những ưu thế nổi trội khi ứng dụng Google Biểu mẫu. Điều này sẽ được thể hiện rõ ràng trong phần ví dụ ở mục tiếp theo.

- Áp dụng trong đánh giá kết quả học tập của HS (Giờ kiểm tra):

Page 8: Hướng dẫn xây dựng và sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực ...nguyendinhlien.edu.vn/...HUONG_DAN_SU_DUNG_GOOGL…  · Web viewNhững thông tin này, GV có

Để đánh giá kết quả học tập của HS, GV cần phải mất rất nhiều thời gian cho các khâu soạn đề, đảo đề, chấm từng bài và tổng hợp điểm. Với Google Biểu mẫu, GV chỉ cần soạn một lần tất cả các câu hỏi (mà không mất thời gian chỉnh sửa văn bản như khi dùng Word), các khâu còn lại từ đảo đề, chấm điểm từng HS, cho đến cập nhật điểm toàn bộ lớp hoặc tất cả các lớp đều được Google Biểu mẫu thực hiện một cách tự động và nhanh chóng. Điều này không những giúp GV tiết kiệm rất nhiều thời gian, tăng hiệu quả làm việc mà còn giúp HS tích cực hơn trong quá trình làm bài (do Google Biểu mẫu tự động cập nhật thời gian hoàn thành bài thi của từng HS), từ đó nâng cao hiệu quả dạy học.

2.2.2. Một số ví dụ cụ thể2.2.2.1. Áp dụng trong quá trình ôn tập kiến thức tại nhà cho HS- Phạm vi áp dụng: hoạt động ôn tập kiến thức tại nhà ở Bài 6. Đất nước nhiều đồi

núi. Tôi chọn nội dung bài này vì kiến thức trong bài có liên quan mật thiết đến bài dạy tiếp theo Bài 7. Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo). Việc này sẽ giúp cho HS hình dung được hệ thống kiến thức một cách liền mạch khi dạy bài mới và kết nối với nội dung bài cũ trước đó ( rất phù hợp khi áp dụng cho các bài có dung lượng từ 2 đến 3 tiết). - Biện pháp sử dụng:

+ Bước 1. GV giới thiệu cách thức hoạt động của Google Biểu mẫu cho HS ngay tại lớp. Quá trình này chỉ mất 3 - 4 phút và rất dễ hiểu nếu GV chuẩn bị sẵn 1 gói câu hỏi (khoảng 3 câu) và giới thiệu cách làm cho HS.

+ Bước 2, GV gửi đường link Gói câu hỏi “CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 6. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI” cho toàn bộ HS vào một thời gian cố định đã được thông báo trước đó. Thời gian này trùng với thời gian HS học bà cũ tại nhà , thông thường là vào buổi tối trước khi có tiết dạy Bài 7. Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo) vào sáng mai. Trong đề tài này, để tiện lợi và nhanh chóng, tôi sẽ gửi đường link cho HS vào nhóm lớp đã được lập trên Facebook. Gói câu hỏi trên gồm 20 câu trắc nghiệm và thang điểm 20 sau đó quy về thang điểm 10.

Địa chỉ đường link Gói câu hỏi tôi đã soạn: https://docs.google.com/biểu mẫus/d/1R9-xd7rIE05G1VKGYaXWaRwvaprerlkt8XpJMZGn9ec/edit

+ Bước 3, HS vào nhóm lớp, kích chuột vào đường link đề tiến hành điền “THÔNG TIN HỌC SINH” và bắt đầu làm bài.

+ Bước 4, sau khi hoàn thành tất cả các câu hỏi, HS kích chuột vào nút “Gửi’ để nộp bài cho GV.

+ Bước 5, GV vào “Drive của tôi” trong Gmail cá nhân để xem kết quả làm bài của tất cả các HS.

+ Bước 6, GV giành 3-5 phút đầu tiết dạy tiếp theo (trùng với thời gian hỏi bài cũ) để đánh giá kết quả làm bài của HS.

Page 9: Hướng dẫn xây dựng và sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực ...nguyendinhlien.edu.vn/...HUONG_DAN_SU_DUNG_GOOGL…  · Web viewNhững thông tin này, GV có

2.2.2.2. Áp dụng trong quá trình dạy học tại lớp của GV- Phạm vi áp dụng: Trong tiết Ôn tập (Tiết 06 theo PPCT hiện hành) nhằm củng cố

lại một số nội dung trọng tâm trước khi kiểm tra một tiết bằng hệ thống câu hỏi TN. Gói câu hỏi tôi soạn gồm 20 câu hỏi TN từ Bài 2 - 9 (trừ phần giảm tải) dùng cho 25 phút sau cùng của tiết Ôn tập. - Biện pháp sử dụng:

+ Cách 1: Sử dụng khi dạy theo hình thức cả lớp Bước 1: GV kích chuột vào đường link và tiến hành mở Gói câu hỏi “Tiết 06. Ôn

tập (Bài 2 - 9)”. Link gói câu hỏi tôi đã soạn:https://docs.google.com/biểu

mẫus/d/1bbdsNmSR11SdxEEhFwsbD51KfJGFnBN3cG4SoOGVtV0/edit?usp=drive_web Bước 2: GV chiếu toàn bộ Gói câu hỏi trên lên máy chiếu, cho HS suy nghĩ và xung

phong trả lời hoặc GV gọi để đứng lên trả lời. Để HS hoạt động tích cực hơn, GV sẽ hỏi ý kiến các HS khác trong lớp về câu trả lời đó và tiến hành thảo luận chốt đáp án cuối cùng. Quá trình thảo luận sẽ giúp HS hiểu rõ bản chất câu hỏi và khắc sâu thêm kiến thức.

Bước 3: GV kích chuột vào từng câu trả lời mà HS lựa chọn và lặp lại các bước tương tự cho đến khi hết toàn bộ 20 câu hỏi.

Bước 4: GV kích chọn nút “Gửi”. Sau vài giây, Google Biểu mẫu sẽ tự tổng hợp điểm. Đây là kết quả chung của tập thể lớp.

Bước 5: Google Biểu mẫu sẽ tự động cho GV xem lại toàn bộ các câu trả lời đúng, sai và đáp án đúng của từng câu. Điều này sẽ giúp GV dễ dàng, tiện lợi trong việc chuẩn kiến thức cho HS. Khác với trình chiếu bằng bản Word hay Powerpoint: GV phải quay lại từng câu hỏi và nhớ lại câu trả lời của HS để chuẩn kiến thức. Điều này khá bất tiện trong quá trình dạy học.

GV chiếu câu hỏi và cho HS lần lượt đứng dậy trả lời (dạy học theo cách 1)

Page 10: Hướng dẫn xây dựng và sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực ...nguyendinhlien.edu.vn/...HUONG_DAN_SU_DUNG_GOOGL…  · Web viewNhững thông tin này, GV có

+ Cách 2: Sử dụng khi dạy theo hình thức nhóm. Đây là hình thức tôi cho là tối ưu nhất và sẽ phát huy được hiệu quả tối đa khi Ứng dụng Google Biểu mẫu trong quá trình dạy Ôn tập tại lớp.

Bước 1: GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức chính bằng sơ đồ tư duy (GV đã yêu cầu HS tự ôn tập lại các kiến thức đã học trước ở nhà) và hướng dẫn lại kĩ năng Atlat, làm việc với Bảng số liệu trong khoảng 20 phút đầu giờ. Sau đó, GV giới thiệu chung về Gói câu hỏi đã soạn và cách thức tổ chức trò chơi sẽ tiến hành trong 20 phút tiếp theo. Trò chơi mang tên : “VƯỢT THỜI GIAN”

Bước 2: GV yêu cầu HS chia cả lớp thành 4 đội chơi với các thành viên có sự công bằng nhất có thể (về số lượng, về học lực, về sự tích cực… giữa các nhóm, việc chia nhóm này đã được tiến hành trước) và ngồi gần nhau tạo sự dễ dàng khi tiến hành thảo luận. Để tạo thêm hứng thú cho cuộc thi, 4 đội chơi bắt buộc phải đặt tên đội chơi thật ấn tượng.

Bước 3: GV phát “Phiếu đáp án’ cho từng đội chơi và hướng dẫn cho HS cách ghi:Câu Tên thành viên trả lời Đáp án Đáp án cả nhóm sau khi tiến hành thảo luận.

1 ………………………… ………………………… ………………………

Mục đích của phiếu này yêu cầu mỗi HS ít nhất phải tự đưa ra đáp án cho 1 đến 2 câu hỏi từ đó bắt buộc tất cả các thành viên trong nhóm đều phải suy nghĩ trong quá trình chơi, tránh việc một HS nào đó thụ động không chịu suy nghĩ mà phụ thuộc vào những thành viên “cốt cán’. Sau khi cá nhân HS đưa ra câu trả lời, thư kí ghi vào phiếu trên. Sau đó, các thành viên cùng thảo luận, đưa ra đáp án cuối cùng và ghi vào phiếu. Một HS khác tích vào máy tính đáp án mà Đội chơi đã thảo luận và quyết định. Việc thảo luận trong nhóm sẽ giúp từng thành viên ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Đặc biệt, HS có năng lực khá chắc chắn sẽ chia sẻ được kiến thức với các HS yếu hơn trong nhóm. Tương tự như vậy cho đến khi hết toàn bộ 20 câu hỏi. Phiếu này sẽ được GV thu lại để lấy thông số đánh giá sự tích cực của toàn đội cũng như của từng thành viên trong nhóm thông qua câu trả lời của cá nhân từng HS và quá trình quan sát của GV trong quá trình chơi của mỗi đội. Việc chịu áp lực về thời gian hoàn thành cũng phần nào giúp các thành viên của mỗi đội chơi tích cực hơn trong quá trình thảo luận.

Bước 4: GV căn thời gian hợp lí, gửi link Gói câu hỏi đồng thời cho cả 4 đội chơi. Các đội chơi tiến hành đăng nhập thông tin nhóm (Tên Nhóm, Lớp, Trường…) bằng 4 máy tính mà cá nhân hoặc GV đã chuẩn bị sẵn và bắt đầu tiến hành trò chơi “VƯỢT THỜI GIAN”. Trong quá trình các đội tiến hành chơi, GV quan sát cách thức làm việc của từng Đội chơi để cộng hay trừ điểm cho phù hợp.

Bước 5: Sau khi trò chơi kết thúc (là lúc cả 4 đội chơi đã “Gửi” cho GV), GV vào “Driver của tôi” để xem kết quả của mỗi nhóm đồng thời chuẩn kiến thức đối với những câu HS trả lời sai. Thông qua số lượng câu trả lời đúng, thời gian hoàn thành Đội nào nhanh

Page 11: Hướng dẫn xây dựng và sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực ...nguyendinhlien.edu.vn/...HUONG_DAN_SU_DUNG_GOOGL…  · Web viewNhững thông tin này, GV có

hơn, thông qua quá trình quan sát đội nào tích cực hơn… GV tuyên bố Đội thắng cuộc và trao phần thưởng (5 phút cuối). Trò chơi kết thúc.

Hình ảnh HS nhóm 1 tiến hành chơi trò chơi “Vượt thời gian” (dạy học theo cách 2)

Hình ảnh HS đăng nhập đường link GV gửi và cung cấp thông tin ban đầu về Nhóm trước khi

tiến hành trả lời các câu hỏi TN trực tuyến.

Hình ảnh phiếu trả lời của HS nhóm 1 nộp lại cho GV sau khi tổ chức trò chơi

“Vượt thời gian”.

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng gói câu hỏi TN khác được xây dựng từ Ứng dụng Google Biểu mẫu để tổng kết hoặc củng cố kiến thức của một mục, thậm chí cả nội dung ngắn trong từng bài.

2.2.2.3. Áp dụng trong đánh giá kết quả học tập của HS (Tiết Kiểm tra 45 phút)- Phạm vi áp dụng: trong tiết PPCT: 07. KIỂM TRA 45 PHÚT. Gói câu hỏi này tôi

lựa chọn 35 câu trong 45 phút vì đa số các câu hỏi đều ở mức độ 1 và 2 với thang điểm 20 trong đó có 5 câu khó hơn, mỗi câu tôi cài đặt 2 điểm nếu chọn câu trả lời đúng.

Page 12: Hướng dẫn xây dựng và sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm trực ...nguyendinhlien.edu.vn/...HUONG_DAN_SU_DUNG_GOOGL…  · Web viewNhững thông tin này, GV có

- Mục đích: nhằm thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá làm cho quá trình này diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn, hiệu quả hơn và đánh giá đúng hơn về năng lực HS (thông qua việc HS làm nhanh hay chậm và kết quả bài kiểm tra của HS).

- Chuẩn bị:+ GV phải có1 máy tính xách tay có kết nối mạng (hều hết tất cả các GV đều có).+ Đăng kí phòng học bộ môn Tin học từ trước để cho mỗi HS có 1 máy tính riêng có

kết nối mạng (các trường THPT đều trang bị một số phòng học như thế này để dạy Tin học). Hơn nữa, các tiết kiểm tra định kì môn Địa rất ít nên có thể đăng kí mà không ảnh hưởng nhiều đến bộ môn Tin. - Biện pháp sử dụng:

+ Bước 1. Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị trong giờ nghỉ giải lao của môn học trước (bố trí chỗ ngồi, máy tính kết nối mạng), GV gửi đường Link Gói câu hỏi “ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT - ĐỊA LÍ 12” cho toàn bộ HS tham gia thi. Link Gói câu hỏi:

https://docs.google.com/biểu mẫus/d/1t6i59c7MbHzIeGUYGOHKXARMLnJ4C-mNWttL3_vDFao/edit

+ Bước 2: HS đăng nhập theo đường link GV đã gửi để điền thông tin cá nhân (Họ và tên, Lớp, Trường…) vào PHẦN 1/2.

+ Bước 3: HS kéo xuống PHẦN 2/2 để tiến hành làm bài. Khi làm bài, mỗi HS sẽ có một mã đề riêng do Google Biểu mẫu tự động xáo trộn mỗi lần HS đăng nhập. Như vậy, hai HS ngồi gần nhau sẽ không cùng một mã đề. Điều này sẽ giúp GV kiểm soát việc thảo luận của HS hiệu quả hơn so với việc cho HS làm bài trên giấy A4.

+ Bước 4: Sau khi hoàn thành bài thi, HS kích chuột để “Gửi” cho GV và hoàn thành việc làm bài kiểm tra.

+ Bước 5: GV vào “Driver của tôi” để xem bản tổng hợp điểm của từng HS và chép điểm vào Sổ điểm cá nhân hoặc Coppy điểm vào Smas. GV sẽ không mất thời gian để chấm điểm cho từng HS sau khi tiến hành kiểm tra. Bước này, GV có thể tiến hành công bố điểm cho HS ngay vài giây sau khi HS cuối cùng hoàn thành bài thi hoặc có thể làm tại nhà và công bố điểm cho HS ở tiết học sau.

Ưu điểm của việc ứng dụng Google Biểu mẫu trong phần này không chỉ là tiết kiệm nhiều về mặt thời gian mà thông qua bài làm của HS, GV có thể đánh giá năng lực học của từng HS. Việc dễ dàng xem lại các câu trả lời sai, câu trả lời đúng của từng HS cũng giúp GV biết mỗi HS vững hay yếu kiến thức về nội dung nào để bổ sung kiến thức cho HS cũng như điều chỉnh quá trình dạy học.