hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/tran thi thu... · bảng 3.34: kết...

151
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------------------------- TRẦN THỊ THU THẢO NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO LŨ LỤT TỈNH AN GIANG TRONG TRƢỜNG HỢP LŨ CAO VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LUN VĂN THC SĨ KHOA HC Hà nội – Năm 2019

Upload: others

Post on 18-Mar-2020

29 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

----------------------------

TRẦN THỊ THU THẢO

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO LŨ LỤT

TỈNH AN GIANG TRONG TRƢỜNG HỢP LŨ CAO

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà nội – Năm 2019

Page 2: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

----------------------------

TRẦN THỊ THU THẢO

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO LŨ LỤT

TỈNH AN GIANG TRONG TRƢỜNG HỢP LŨ CAO

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

Chuyên ngành: Thủy văn học

Mã số: 8440224.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. CẤN THU VĂN

PGS. TS NGUYỄN THANH SƠN

Hà nội – Năm 2019

Page 3: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

i

LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng chân thành nhất, tác giả xin chân thành cảm ơn tới: PSG.TS

Nguyễn Thanh Sơn, TS. Cấn Thu Văn, các thầy đã tận tình hƣớng dẫn Khoa học

cho luận văn, những kết quả đạt đƣợc trong luận văn là những kiến thức quý báu mà

các thầy đã tận tình chỉ dẫn em trong suốt thời gian qua. Trong thời gian thực hiện

luận văn, em đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và

ngoài nhà trƣờng. Qua đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn các Thầy, Cô trong khoa

Khí tƣợng thủy văn và Hải dƣơng học, Phòng sau đại học (Trƣờng Đại học Khoa

học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội), đã giúp đỡ trong quá trình học tập vừa

qua. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, anh, chị, em, đồng nghiệp và các bạn

học viên đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để hoàn thành luận văn này.

Trong quá trình làm luận văn do giới hạn về thời gian cũng nhƣ hạn chế về

kiến thức nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong đƣợc sự cảm

thông và những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, Cô và những ngƣời quan

tâm.

Học viên

Trần Thị Thu Thảo

Page 4: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... ix

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

Chƣơng 1 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI................................. 3

1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên .................................................................................. 3

1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 3

1.1.2. Điều kiện địa hình .................................................................................. 4

1.1.3. Đặc điểm khí hậu.................................................................................... 4

1.1.4. Đặc điểm thủy văn.................................................................................. 6

1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .................................................................................... 7

1.2.1. Đặc điểm kinh tế .................................................................................... 7

1.2.2. Đặc điểm xã hội.................................................................................... 10

1.2.3. Tình hình lũ ở An Giang ...................................................................... 12

Chƣơng 2 - XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO DO LŨ....... 16

2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 16

2.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc ......................................................................... 19

2.2. Xây dựng phƣơng pháp đánh giá mức độ rủi ro do lũ ................................. 21

2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 22

2.2.2. Các phƣơng pháp xác định và đánh giá rủi ro...................................... 23

2.2.3. Xây dựng phƣơng pháp đánh giá rủi ro theo bộ chỉ số ........................ 25

2.3. Thiết lập bộ tiêu chí đánh giá rủi ro lũ tỉnh An Giang ................................. 30

2.3.1. Thiết lập tiêu chí hiểm họa lũ ............................................................... 30

2.3.2. Thiết lập tiêu chí độ phơi nhiễm .......................................................... 31

2.3.3. Thiết lập tiêu chí dễ bị tổn thƣơng do lũ .............................................. 32

2.4. Phân cấp mức độ rủi ro lú lụt ở ĐBSCL ........................................................ 38

Page 5: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

iii

Chƣơng 3 - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO DO LŨ TỈNH AN GIANG

TRƢỜNG HỢP LŨ CAO ....................................................................................... 41

3.1. Xác định bộ chỉ số hiểm họa lũ ................................................................... 41

3.1.1. Phân tích lũ và lựa chọn lũ điển hình để mô phỏng ............................. 41

3.1.2. Xác định năm lũ điển hình ................................................................... 41

3.1.3. Thiết lập, hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực MIKE 11 mô

phỏng ngập lụt ở An Giang................................................................................... 42

3.1.4. Chuẩn hóa dữ liệu biến......................................................................... 49

3.1.5. Tính toán chỉ số hiểm họa lũ lụt tỉnh An Giang ................................... 50

3.2. Tính toán chỉ số độ phơi nhiễm ....................................................................... 53

3.2.1. Thiết lập và chuẩn hóa dữ liệu ............................................................. 53

3.2.2. Tính toán chỉ số độ phơi nhiễm tỉnh An Giang .................................... 55

3.3. Tính toán chỉ số dễ bị tổn thƣơng ................................................................... 56

3.3.1. Thiết lập dữ liệu ................................................................................... 56

3.3.2. Tính toán xác định giá trị các biến ....................................................... 59

3.3.3. Tính toán chỉ số dễ bị tổn thƣơng ........................................................ 60

3.4. Tính toán chỉ số rủi ro lũ tổng hợp tỉnh An Giang ....................................... 64

3.5 Xây dựng bản đồ mức độ rủi ro và đánh giá mức độ rủi ro lũ tỉnh An

Giang ........................................................................................................................ 65

3.6. Kiểm định bộ chỉ số rủi ro lũ tỉnh An Giang ................................................. 67

3.6.1. Phƣơng pháp kiểm định bộ chỉ số rủi ro lũ cho tỉnh An Giang ........... 67

3.6.2. Kiểm định bộ chỉ số rủi ro lũ lụt ở An Giang ...................................... 69

3.7. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra cho tỉnh An Giang71

3.7.1. Các giải pháp tác động vào tiêu chí hiểm họa ...................................... 71

3.7.2. Các giải pháp liên quan đến độ phơi nhiễm ......................................... 74

3.7.3. Các giải pháp liên quan đến tính dễ bị tổn thƣơng............................... 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 94

Page 6: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các thành phần/biến thuộc tiêu chí Hiểm họa lũ lụt tỉnh An Giang ........ 31

Bảng 2.2: Bảng nội dung bộ chỉ số độ phơi nhiễm (E) tỉnh An Giang ..................... 32

Bảng 2.3: Các biến/thành phần tính dễ bị tổn thƣơng lũ lụt tỉnh An Giang ............. 37

Bảng 2.4: Bảng định màu mức độ hiểm họa ứng với các trận lũ vùng ĐBSCL ....... 39

Bảng 2.5: Bảng định màu mức độ phơi nhiễm trƣớc lũ lụt vùng ĐBSCL................ 40

Bảng 2.6: Bảng định màu mức độ tổn thƣơng vùng ĐBSCL ................................... 40

Bảng 2.7: Bảng định màu mức độ rủi ro lũ lụt vùng ĐBSCL................................... 40

Bảng 3.1: Mực nƣớc (Hmax) và lƣu lƣợng đỉnh lũ (Qmax) .......................................... 41

tại trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc ................................................................. 41

Bảng 3.2: Kết quả tính các trị số tƣơng quan, sai số tại một số vị trí ....................... 47

Bảng 3.3: Mực nƣớc mô phỏng và thực đo năm 2000 tại một số trạm..................... 47

Bảng 3.4: Minh họa kết quả chuẩn hóa dữ liệu thời gian ngập năm 2011................ 50

Bảng 3.5: Trọng số của các thành phần thuộc tiêu chí hiểm họa lũ ......................... 50

Bảng 3.6. Ma trận quan hệ giữa các biến thuộc tiêu chí hiểm họa lũ ....................... 50

Bảng 3.7: Kết quả tính toán chỉ số hiểm họa lũ cho các xã thuộc tỉnh An Giang trận

lũ lớn năm 2011 ......................................................................................................... 51

Bảng 3.8: Trọng số của các thành phần thuộc tiêu chí độ phơi nhiễm E .................. 55

Bảng 3.9: Minh họa kết quả tính toán chỉ số Độ phơi nhiễm cho các xã thuộc tỉnh

An Giang trận lũ lớn năm 2011 ................................................................................. 55

Bảng 3.10: Nguồn thu thập các biến/thành phần đƣợc thiết lập để tính toán rủi ro lũ

cho tỉnh An Giang ..................................................................................................... 56

Bảng 3.11: Trọng số của các biến thuộc thành phần tính nhạy xã hội ..................... 59

Bảng 3.12: Trọng số của các biến thuộc thành phần tính nhạy môi trƣờng ............. 59

Bảng 3.13: Trọng số của các biến thuộc thành phần Khả năng đối phó ................... 60

Bảng 3.14: Trọng số của các biến thuộc thành phần khả năng phòng ngừa lũ lụt ... 60

Bảng 3.15: Trọng số của các biến thuộc thành phần Lợi ích do lũ mang lại ............ 60

Page 7: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

v

Bảng 3.16: Trọng số của các thành phần thuộc tiêu chí Dễ bị tổn thƣơng ............... 60

Bảng 3.17: Minh họa kết quả tính chỉ số Tính nhạy các xã thuộc tỉnh An Giang trận

lũ lớn 2011 ................................................................................................................ 62

Bảng 3.18: Minh họa Kết quả tính chỉ số Khả năng chống chịu-Phục hồi các xã

thuộc tỉnh An Giang trận lũ lớn 2011 ....................................................................... 62

Bảng 3.19: Kết quả tính chỉ số Lợi ích do lũ mang lại các xã thuộc tỉnh An Giang

trận lũ lớn 2011 ......................................................................................................... 63

Bảng 3.20: Minh họa Kết quả tính chỉ số Dễ bị tổn thƣơng do lũ các xã thuộc tỉnh

An Giang trận lũ lớn năm 2011 ................................................................................. 63

Bảng 3.21: Minh họa kết quả tính toán trị số rủi ro lũ cho các xã thuộc tỉnh An

Giang trận lũ lớn năm 2011....................................................................................... 64

Bảng 3.22: Minh họa kết quả phân cấp mức độ rủi ro lũ các xã thuộc tỉnh An Giang

trận lũ lớn 2011 ......................................................................................................... 65

Bảng 3.23: Tổng hợp giá trị đỉnh lũ và giá trị thiệt hại ở An Giang từ 2000-2015 .. 68

Bảng 3.24: Chỉ số rủi ro và thiệt hại những năm lũ lớn ............................................ 70

Bảng 3.25: Các xã có mức độ hiểm họa cao trong trƣờng hợp lũ lớn 2011 ............. 71

Bảng 3.26: Chỉ số hiểm họa lũ theo kịch bản 1H ..................................................... 72

Bảng 3.27: Chỉ số hiểm họa lũ theo kịch bản 2H ..................................................... 73

Bảng 3.28: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng

và phƣơng án 1 huyện Châu Phú .............................................................................. 75

Bảng 3.29: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng

và phƣơng án 1 huyện Tịnh Biên .............................................................................. 76

Bảng 3.30: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng

và phƣơng án 1 huyện Châu Thành .......................................................................... 77

Bảng 3.31: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng

và phƣơng án 2 huyện Châu Phú .............................................................................. 78

Bảng 3.32: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng

và phƣơng án 2 huyện Tịnh Biên .............................................................................. 79

Page 8: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

vi

Bảng 3.33: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng

và phƣơng án 2 huyện Châu Thành .......................................................................... 81

Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng

phƣơng án giảm nhẹ theo KB1 ................................................................................. 83

Bảng 3.35: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng

phƣơng án giảm nhẹ theo KB2V ............................................................................... 87

Bảng 3.36: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng

phƣơng án giảm nhẹ theo KB3V ............................................................................... 89

Page 9: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang ............................................................... 3

Hình 2.1: Biểu đồ xác định rủi ro lũ ......................................................................... 18

Hình 2.2: Cơ chế giảm thiểu rủi ro lũ của ADRC ..................................................... 18

Hình 2.3: Sơ đồ nội dung tính toán chỉ số rủi ro lũ lụt ............................................. 26

Hình 2.4: Sơ đồ tiếp cận tính toán chỉ số rủi ro lũ lụt ............................................... 27

Hình 3.1: Sơ đồ thuỷ lực toàn đồng bằng sông Cửu Long ....................................... 44

Hình 3.2: Mô phỏng mực nƣớc lũ tại trạm Nek Luông ............................................ 45

Hình 3.3: Mô phỏng mực nƣớc lũ tại trạm Tân Châu ............................................... 45

Hình 3.4: Mô phỏng mực nƣớc lũ tại trạm Châu Đốc .............................................. 46

Hình 3.5: Mô phỏng mực nƣớc lũ tại trạm Vàm Nao ............................................... 46

Hình 3.6: Mô phỏng mực nƣớc lũ tại trạm Xuân Tô ................................................ 46

Hình 3.7: Biểu đồ so sánh mực nƣớc tính toán và thực đo ....................................... 48

trạm Tân Châu năm 2000 .......................................................................................... 48

Hình 3.8: Biểu đồ so sánh mực nƣớc tính toán và thực đo trạm Châu Đốc 2000 .... 49

Hình 3.9: Biểu đồ so sánh mực nƣớc tính toán và thực đo trạm Vàm Nao 2000 ..... 49

Hình 3.10: Bản đồ ngập lụt năm 2011 vùng ĐBSCL ............................................... 52

Hình 3.11: Bản đồ giá trị hiểm họa lũ lụt tỉnh An Giang trận lũ lớn năm 2011 ....... 52

Hình 3.12: Bản đồ sử dụng đất 2015 tỉnh An Giang ................................................. 54

Hình 3.13: Bản đồ giá trị độ phơi nhiễm huyện Thoại Sơn ...................................... 56

Hình 3.14: Bản đồ mức độ tính dễ bị tổn thƣơng tỉnh An Giang ............................. 64

trận lũ lớn năm 2011 ................................................................................................. 64

Hình 3.15: Bản đồ mức độ rủi ro lũ lụt tỉnh An Giang trong trƣờng hợp lũ lớn 201166

Hình 3.16: Biểu đồ giá trị thiệt hại và giá trị đỉnh lũ ở An Giang từ 2000-2015 ...... 68

Hình 3.17: Biểu đồ tổng thiệt hại theo nhóm năm ở An Giang từ 2000-2016 ......... 69

Hình 3.18: Biểu đồ tƣơng quan giữa giá trị rủi ro lũ và mức độ thiệt hại do lũ nhũng

năm lũ lớn ở An Giang .............................................................................................. 70

Hình 3.19: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và phƣơng án 1 tại Châu Phú 75

Page 10: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

viii

Hình 3.20: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB1E tại Tịnh Biên .......... 76

Hình 3.21: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và phƣơng án 1 tại Châu Thành77

Hình 3.22: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB2E tại Châu Phú .......... 79

Hình 3.23: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và phƣơng án 2 tại Tịnh Biên 80

Hình 3.24: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB2E tại Châu Thành ...... 81

Hình 3.25: Biểu đồ so sánh chỉ số V giữa hiện trạng và KB1V tại An Phú ............. 83

Hình 3.26: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB1V tại An Phú ............. 84

Hình 3.27: Biểu đồ so sánh chỉ số V giữa hiện trạng và KB1V tại Châu Phú và Tân

Châu .......................................................................................................................... 84

Hình 3.28: Biểu đồ so sánh chỉ số E giữa hiện trạng và KB1V tại Châu Phú và Tân

Châu .......................................................................................................................... 84

Hình 3.29: Biểu đồ so sánh chỉ số V giữa hiện trạng và KB1V tại Tịnh Biên ......... 85

Hình 3.30: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB1V tại Tịnh Biên ......... 85

Hình 3.31: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB2V tại An Phú ............. 88

Hình 3.32: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB2V tại Châu Phú và Tân

Châu .......................................................................................................................... 88

Hình 3.33: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB2V tại Tịnh Biên ......... 88

Hình 3.34: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB3V tại An Phú ............. 90

Hình 3.35: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB3V tại Châu Phú và Tân

Châu .......................................................................................................................... 90

Hình 3.36: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB3V tại Tịnh Biên ......... 90

Page 11: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Ý nghĩa

1 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

2 ĐTM Đồng Tháp Mƣời

3 BĐKH Biến đổi khí hậu

4 BĐKH-NBD Biến đổi khí hậu – Nƣớc biển dâng

5 UNDP Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

6 ADRC Trung tâm giảm nhẹ thiên tai châu Á

7 ADPC Trung tâm phòng chống thảm họa châu Á

8 DMC Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

9 NOAA Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dƣơng Quốc gia Mỹ

10 GIS Hệ thống thông tin địa lý

11 FRI Chỉ số rủi ro lũ lụt tổng hợp

12 TTDBTT Tình trạng dễ bị tổn thƣơng

13 DBTT Dễ bị tổn thƣơng

14 HDI Chỉ số phát triển con ngƣời

15 AHP Tiến trình phân tích cấp bậc

16 RI Chỉ số ngẫu nhiên

17 PA Phƣơng án

18 KTTV Khí tƣợng Thủy văn

19 TTKTTV Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn

20 Max Lớn nhất

21 Min Nhỏ nhất

22 TGLX Tứ giác Long Xuyên

23 BĐCM Bán đảo Cà Mau

24 QH&TKNN Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

Page 12: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Từ xƣa, lũ lụt là một trong những hiện tƣợng thiên tai xuất hiện và gây tác động

lớn đối với đời sống nhân loại, đặc biệt trong những thập kỷ gần đây thì lũ lụt càng

ngày càng khốc liệt và khó lƣờng hơn. Ở Việt Nam, từ ngàn xƣa ngƣời dân đã phải

đối mặt với lũ lụt và tai biến này diễn ra rộng khắp trên cả nƣớc, trận lũ năm 2011

vùng ĐBSCL co khoảng 27.000 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, trong đó 10.000 ha mất

trắng. Diện tích cây công nghiệp , cây ăn quả cũng bị ngập gần 12.000 ha, trong đó

hơn 1.000 ha mất hết. Các bờ bao, đê các cấp bị tàn phá nặng , hơn 55.000 m tỉnh lộ,

quốc lộ bị thiệt hại , 60.000 căn nha bi sâp đô , lũ cuốn trôi , tôc mai . Ƣớc tính tổng

thiêt hai gân 1.000 tỷ đồng . Trong đó tinh An Giang co hơn 2.000 hô dân đang co

nguy cơ thiêu đoi cân đƣơc hô trơ lƣơng thƣc.

Trong thời gian gần đây đã có sự phát triển quan trọng đó là chuyển mục tiêu

quản lý thiên tai sang quản lý rủi ro lũ, trong đó rủi ro lũ là những thiệt hại do lũ lụt

gây ra với một tần suất nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Vì thế, việc

đánh giá những thiệt hại, tổn thƣơng lũ cần đƣợc nghiên cứu một cách cẩn trọng

trong quản lý rủi ro lũ. Các nghiên cứu gần đây đã sử dụng khía cạnh kinh tế để

đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng lũ, nhƣng chƣa tính đến khả năng chống chịu của

cộng đồng cũng nhƣ sự hiểu biết, khả năng nhận thức rủi ro, sự chuẩn bị, các công

trình và biện pháp phòng chống lũ vv… Thực tế hiện nay chƣa có những nghiên

cứu sâu và chƣa có nghiên cứu nào đánh giá rủi ro lũ lụt một cách chi tiết và chứa

đựng đầy đủ theo đặc trƣng lũ ở đây. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng và đề xuất một

bộ công cụ đánh giá mức độ rủi ro do lũ lụt cơ bản phù hợp với tính đặc thù cho

tỉnh An Giang. Đề tài “Nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro lũ lụt tỉnh An Giang

trong trường hợp lũ cao và đề xuất các biện pháp quản lý” vì thế có ý nghĩa khoa

học và thực tiễn cấp bách.

2. Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh An Giang, là địa phƣơng có đặc điểm kinh tế-xã hội

tƣơng đối đặc trƣng cho cả vùng ĐBSCL. Hơn nữa đây là địa phƣơng ở đoạn đầu

của sông Mekong đổ về Việt Nam từ biên giới Campuchia qua Tân Châu (sông

Page 13: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

2

Tiền) và Châu Đốc (sông Hậu). Hàng năm vào mùa lũ thì đây là nơi chịu ảnh hƣởng

nhiều nhất bởi lũ lụt.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Xây dựng phƣơng pháp xác định bộ chỉ số rủi ro lũ cho tỉnh

An Giang trong trƣờng hợp lũ cao phục vụ quy hoạch, phòng chống thiên tai, lũ lụt.

Mục tiêu cụ thể:

- Thiết lập bộ tiêu chí cơ bản phù hợp cho việc đánh giá mức độ rủi ro lũ tỉnh

An Giang trong trƣờng hợp lũ cao.

- Tính toán bộ chỉ số rủi ro lũ và xây dựng bản đồ mức độ rủi ro lũ tỉnh An

Giang trong trƣờng hợp lũ cao.

- Đánh giá và đề xuất các giải pháp quy hoạch, phòng chống thiên tai lũ tỉnh

An Giang.

4. Nội dung nghiên cứu

- Thu thập, khảo sát, xử lý, tông hơp các số liệu , tƣ liệu liên quan đên cac nôi

dung nghiên cƣu cua luận văn;

- Nghiên cứu xây dựng phƣơng pháp luận đánh giá rủi ro lũ tỉnh An Giang;

- Đánh giá rủi ro lũ tổng hợp cho tỉnh An Giang;

- Đề xuất các giải pháp thích ứng rủi ro thiên tai lũ cho tỉnh An Giang;

5. Cấu trúc của luận văn

Mở đầu

Chƣơng 1: Tổng quan đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

Chƣơng 2: Xây dựng phƣơng pháp luận đánh giá mức độ rủi ro do lũ

Chƣơng 3: Đánh giá mức độ rủi ro do lũ cho tỉnh An Giang và đề xuất các

giải pháp

Kết luận - Kiến nghị

Page 14: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

3

Chƣơng 1 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý

An Giang là một tỉnh biên giới Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng đồng

bằng sông Cửu Long, có tổng diện tích tự nhiên là 353.675,89 ha chiếm 1,07% diện

tích đất của cả nƣớc, xếp thứ 4 ở khu vực ĐBSCL. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành

chính trực thuộc gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, thị xã Tân Châu và

8 huyện là An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh

Biên và Tri Tôn. Đơn vị hành chính cấp xã, phƣờng, thị trấn có 155 đơn vị gồm 118

xã, 21 phƣờng và 16 thị trấn.

Tỉnh An Giang có vị trí địa lý: Từ 10010’30’’ đến 10

037’50’’ vĩ độ Bắc; Từ

104047’20’’ đến 105

035’10’’ kinh độ Đông. Đƣợc giới hạn bởi: Phía Tây Bắc giáp

Vƣơng quốc Campuchia; Phía Đông và Đông Bắc giáp ỉnh Đồng Tháp; Phía Tây và

Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang; Phía Nam và Đông Nam giáp Tp. Cần Thơ.

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

Page 15: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

4

1.1.2. Điều kiện địa hình

An Giang là tỉnh đầu nguồn vùng ĐBSCL, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi,

địa hình đƣợc chia làm 2 dạng đặc trƣng:

Địa hình đồng bằng:

Có cao độ thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ chênh cao

0,5cm/km - 1cm/km. Cao trình của toàn đồng bằng biến thiên từ 0,8m đến 3m và

đƣợc chia thành 2 vùng:

+ Vùng cù lao gồm thị xã Tân Châu và 3 huyện: An Phú, Phú Tân và Chợ

Mới có cao trình biến thiên từ 1,3m - 3m và thấp dần từ ven sông vào nội đồng. Dọc

theo ven đê về phía đồng thƣờng có khu trũng cục bộ.

+ Vùng hữu ngạn sông Hậu thuộc TGLX gồm thành phố Long Xuyên, thị xã

Châu Đốc, huyện Châu Phú, Châu Thành và Thoại Sơn có cao trình biến thiên từ

0,8m - 3m và thấp dần về phía Tây.

Địa hình đồi núi:

Tập trung và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên 2 huyện Tri Tôn và Tịnh

Biên với nhiều núi có độ cao từ 300m - 700m, cao nhất là núi Cấm 710m. Có ba

khu vực núi tập trung là núi Cấm, núi Dài và núi Tô. Bao bọc chung quanh núi là

đồng bằng chân núi, dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng, có cao trình

từ 4m - 40m và độ dốc từ 300 – 80

0. Các dãy núi lớn ở phía Bắc của tỉnh nhƣ núi

Cấm, núi Cô Tô... có bề mặt đỉnh tƣơng đối bằng phẳng (tạo khu du lịch núi Cấm),

sƣờn núi dốc 300 – 40

0, có chỗ đến 50

0 – 60

0 tạo nên địa hình rất phức tạp và gây

khó khăn cho đi lại. Tuy nhiên, hiện nay sƣờn núi đã đƣợc cải tạo thành đƣờng đi

cho du khách tham quan các khu du lịch trên đỉnh núi Cấm.

1.1.3. Đặc điểm khí hậu

* Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình nhiều năm (giai đoạn 2005 – 2009) là 27,50C. Chênh

lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng V) và tháng lạnh nhất (tháng I)

là 9,50C. Thời kỳ lạnh nhất là các tháng XII, tháng I và tháng II có nhiệt độ vào

khoảng 25,40C – 27,3

0C. Tháng có nhiệt độ trung bình 5 năm thấp nhất là tháng I,

Page 16: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

5

nhiệt độ trung bình tháng này là 260C. Thời kỳ nóng nhất là các tháng V, tháng VI.

Tháng có nhiệt độ trung bình 5 năm cao nhất là tháng V, nhiệt độ trung bình là

28,50C.

* Độ ẩm

Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa và phân chia thành hai mùa khô - ẩm

khá rõ rệt. Với mùa nắng có độ ẩm bình quân tháng dao động trong khoảng 77% -

79,5% và mùa mƣa có độ ẩm bình quân tháng dao động trong khoảng 79,75% -

84,25%. Thời kỳ khô trùng với mùa ít mƣa, từ tháng XII đến tháng IV năm sau, độ

ẩm trung bình giảm xuống khoảng 78%, tháng khô nhất thƣờng là tháng IV và

tháng XII. Thời kỳ ẩm trùng với mùa mƣa, từ tháng V đến tháng XI, độ ẩm trung

bình thƣờng vƣợt 83%. Tháng ẩm nhất thƣờng là tháng VI và tháng VII.

* Mƣa

Mƣa ở khu vực tỉnh An Giang nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của áp

thấp nhiệt đới và gió mùa Tây Nam từ vịnh Beigan mang nhiều hơi nƣớc thổi vào.

Do mặt đất bị đốt nóng mà tạo các dòng đối lƣu, buổi chiều mỗi trận mƣa thƣờng

chỉ đạt từ 15 - 20mm diện hẹp. Tuy nhiên vẫn có nhiều trận mƣa giông đạt trên

100mm. Một nguyên nhân nữa là do dải hội tụ nhiệt đới di chuyển trên đồng bằng

Nam Bộ và gây ra mƣa lớn và dài ngày.

Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm ở An Giang vào khoảng 1200 - 1600mm,

nơi nhiều mƣa nhất chủ yếu xảy ra ở vùng có địa hình là đồi núi. Hằng năm có

khoảng 140 - 180 ngày mƣa. Chế độ mƣa bị phân hoá thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa

xảy ra từ tháng V đến tháng XI. Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm

sau. Lƣợng mƣa hàng năm tập trung hầu hết vào mùa mƣa chiếm 80 - 85% tổng

lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa mùa mƣa lớn lại trùng vào mùa nƣớc lũ của sông

Mekong dồn về hạ lƣu nên đã gây ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối

đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống.

* Nắng

An Giang có số giờ nắng mỗi tháng dao động từ 106,1 – 291,1 giờ, trung

bình từ 4 - 10 giờ nắng/ngày. Thời kỳ ít nắng thƣờng nhằm vào các tháng VI đến

Page 17: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

6

tháng X, số giờ nắng mỗi tháng dao động từ 106,1 – 195,1 giờ, trung bình mỗi ngày

từ 4 - 7 giờ nắng/ngày. Thời kỳ nhiều nắng là các tháng I đến tháng V, số giờ nắng

mỗi tháng từ 170,1 giờ trở lên, mỗi ngày có từ 6 - 10 giờ nắng/ngày.

* Gió

Chế độ gió ở An Giang khá thuần nhất với 2 chế độ gió mùa rõ rệt. Từ tháng

V đến tháng X là gió mùa Tây Nam mang hơi nƣ ớc về tạo mƣa; từ tháng XI đến

tháng IV năm sau là gió mùa Đông Bắc có đặc điểm lạnh và khô; tốc độ gió trung

bình qua các năm khoảng 3m/giây. Địa bàn An Giang ít chịu ảnh hƣởng trực tiếp

của bão, các hiện tƣợng lốc xoáy có xảy ra trong mùa mƣa nhƣng tần suất thấp nên

mức độ ảnh hƣởng không lớn.

Tóm lại, với nền nhiệt cao khá đều trong năm, giàu nắng và ít bão, điều kiện

khí hậu ở An Giang rất thuận lợi cho phát triển SXNN, có thể thâm canh tăng vụ và

tăng năng suất cây trồng một cách rộng rãi theo không gian và thời gian.

1.1.4. Đặc điểm thủy văn

* Chế độ thủy văn

Chế độ thuỷ văn của An Giang phụ thuộc chặt chẽ chế độ nƣớc sông

Mekong và chịu ảnh hƣởng của 4 yếu tố chính: chế độ thuỷ triều, chế độ dòng chảy,

chế độ mƣa nội đồng và đặc điểm về địa hình, hình thái kênh rạch.

An Giang là tỉnh nằm trong khu vực ĐBSCL nên có hệ thống sông, rạch tự

nhiên và kênh thuỷ lợi chằng chịt với tổng chiều dài hơn 5.500km (mật độ 1,6

km/km2), đủ sức chuyển tải nguồn nƣớc mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt và vận tải

thủy. Hệ thống sông nhánh, kênh, rạch tự nhiên phụ thuộc nguồn nƣớc hoàn toàn

vào sông Hậu và Sông Tiền.

An Giang là tỉnh địa đầu sông Cửu Long nên hàng năm phải chịu ảnh hƣởng

của mùa nƣớc nổi, lƣợng nƣớc đổ về rất lớn gây ngập khoảng 70% diện tích tự

nhiên, ngập từ 1m đến 2,5m, thời gian ngập từ 2,5 - 5 tháng.

* Mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch

Tỉnh An Giang có hệ thống sông và kênh rạch rất phát triển. Mạng lƣới giao

thông thủy của tỉnh gồm hệ thống sông, rạch tự nhiên và các tuyến kênh cấp 1, cấp

Page 18: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

7

2 phục vụ cho công tác tƣới tiêu trong nông nghiệp và vận tải. Trên địa bàn tỉnh có

hai tuyến sông Tiền, sông Hậu có điều kiện khá thuận lợi cho giao thông thủy, chiều

rộng phổ biến từ 300m – 400m, có độ sâu từ 5m – 15m, hai tuyến sông này đƣợc

liên kết với nhau bởi các sông, rạch cắt ngang, tạo nên một mạng liên thông về vận

tải thủy khá thuận lợi. Hệ thống sông, rạch tự nhiên có 10 tuyến với chiều dài

233,2km (sông Tiền, sông Hậu, sông Cái Vừng, sông Vàm Nao, sông Châu Đốc,

sông Bình Di, Rạch Ông Chƣởng, Xép Năng Gù và Xép Vĩnh Trƣờng, rạch Long

Xuyên), Kênh cấp I có 19 tuyến với chiều dài 469,8km, Kênh cấp II có 290 tuyến

với chiều dài 1.721,3km, kênh cấp III và kênh mƣơng nội đồng có 1.654 tuyến với

chiều dài 3.333,1km.

1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Ƣớc mức tăng trƣởng kinh tế bình quân trong 5 năm (2011 - 2015) đạt 8,63%

(giá so sánh 1994), mặc dù không đạt so Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

lần thứ IX nhƣng xét về giá trị tuyệt đối thì giai đoạn 2011 - 2015 tăng thêm 8.640

tỷ đồng (giai đoạn 2006 - 2010 chỉ tăng 6.473 tỷ đồng), GDP bình quân đầu ngƣời

đến năm 2015 đạt 39,274 triệu đồng (tăng 17,336 triệu đồng so năm 2010; trong khi

giai đoạn 2006 - 2010 chỉ tăng 13,134 triệu đồng so năm 2005); cơ cấu kinh tế

chuyển dịch theo hƣớng tích cực, nhất là khu vực dịch vụ tăng từ 53,35% năm 2010

lên 60,29 % năm 2015, khu vực nông nghiệp giảm từ 35,53% năm 2010 xuống còn

27,11% năm 2015, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,12% năm 2010 lên

12,61% năm 2015.

* Khu vực nông, lâm, ngƣ nghiệp

Tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 năm đạt 2,64%, trong đó, lĩnh vực nông

nghiệp tăng 3,1%, lĩnh vực thủy sản giảm 0,5%, lĩnh vực lâm nghiệp tăng 0,2%,

đóng góp vào tăng trƣởng chung của tỉnh là 0,61% trong tổng số 8,63%.

Chƣơng trình Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đạt nhiều kết quả

nổi bật, nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò nền tảng giúp kinh tế của tỉnh vƣợt qua khó

khăn, hai mặt hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh (lúa gạo, cá tra) đạt giá trị kim

Page 19: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

8

ngạch xuất khẩu cao. Diện mạo nông thôn của tỉnh thay đổi đáng kể, kết cấu hạ tầng

thiết yếu từng bƣớc cải thiện, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của

ngƣời dân. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng, trình độ dân

trí, tay nghề của ngƣời dân nông thôn đƣợc nâng lên. Đến cuối năm 2015, dự kiến

có 12 xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới.

* Khu vực công nghiệp - xây dựng

Tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 năm đạt 8,47%, trong đó, lĩnh vực công

nghiệp tăng 8,43%, lĩnh vực xây dựng tăng 8,65%, đóng góp vào tăng trƣởng chung

của tỉnh là 1,52% trong tổng số 8,63%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tăng bình quân 5,66%/năm. Nhiều doanh

nghiệp đầu tƣ chế biến lúa gạo và thủy sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với quy mô,

công suất lớn. Ngành Công nghiệp có mức tăng trƣởng khá, cơ cấu giá trị sản xuất

(theo giá hiện hành) giữa các thành phần kinh tế dịch chuyển theo hƣớng giảm tỷ

trọng công nghiệp nhà nƣớc, tăng tỷ trọng công nghiệp ngoài nhà nƣớc. Việc thay

đổi cơ cấu sản xuất công nghiệp đã có tác động tích cực, đẩy nhanh tốc độ phát

triển, góp phần thay đổi cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.

* Khu vực dịch vụ

Tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 năm đạt 11,09%, đóng góp vào tăng trƣởng

chung của tỉnh là 6,49% trong tổng số 8,63%. Thƣơng mại nội địa tăng gấp 02 lần

so với giai đoạn 2006 - 2010. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2015 đạt

73.610 tỷ đồng (tăng 2,05 lần so năm 2010), bình quân đạt 15,43%/năm (tăng 0,4%

so kế hoạch). Công tác xúc tiến thƣơng mại đem lại hiệu quả tích cực và kết nối thị

trƣờng của cộng đồng doanh nghiệp. Kết cấu hạ tầng thƣơng mại phát triển khá,

nhất là hệ thống chợ nông thôn.

Kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt 4,65 tỷ USD (đạt 95,6% so kế hoạch và tăng

52,86% so với giai đoạn 2006 - 2010), tăng bình quân 8,45%/năm (Nghị quyết tăng

11,38%/năm). Thị trƣờng xuất khẩu tiếp tục mở rộng.

Ngành Du lịch từng bƣớc đƣợc củng cố, hoạt động đi dần vào nền nếp. Các

mô hình du lịch cộng đồng, sinh thái, nông nghiệp, trang trại... ngày càng phát triển,

Page 20: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

9

thu hút đông đảo du khách. Tổng lƣợt khách đến các khu, điểm du lịch 5 năm qua

đạt 28,3 triệu lƣợt (bình quân trên 5,6 triệu lƣợt khách/năm), tăng bình quân đạt

2,9%/năm.

* Thu, chi ngân sách

Tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm qua đạt 26.163 tỷ đồng (đạt 83,47%

so Nghị quyết), tốc độ tăng thu bình quân đạt 7,62%/năm. Tỷ lệ huy động vào ngân

sách bình quân đạt 7% GDP. Tổng chi ngân sách của tỉnh là 44.212 tỷ đồng (tăng

13% kế hoạch, tốc độ tăng chi bình quân 12,5%/năm). Quản lý chi ngân sách chặt

chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo nguồn lực cho đầu tƣ

phát triển và thực hiện các chính sách an sinh - xã hội, quốc phòng - an ninh.

* Công tác thu hút đầu tƣ

Trong 5 năm qua, có 3.284 doanh nghiệp đƣợc thành lập mới, tăng bình quân

15%/năm, với số vốn đăng ký mới 13.873 tỷ đồng (bình quân một doanh nghiệp

đăng ký khoảng 4,2 tỷ đồng) so với giai đoạn 2006 - 2010 về số doanh nghiệp tăng

gần 75%, số vốn đăng ký mới gấp 1,87 lần. Đã cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho 29

dự án của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, với tổng vốn đăng ký khoảng

189 triệu USD, tổng vốn đầu tƣ thực hiện khoảng 36 triệu USD. So với năm 2009

trở về trƣớc số dự án FDI tăng 29 (tăng 650%), tổng vốn đăng ký tăng 174 triệu

USD, tổng vốn đầu tƣ thực hiện tăng 21 triệu USD (tăng 171%).

* Hạn chế trong phát triển kinh tế

Tăng trƣởng kinh tế đạt thấp so với chỉ tiêu Nghị quyết (12,5%). Chuyển

dịch nội ngành của từng khu vực kinh tế vẫn chƣa đảm bảo đúng định hƣớng.

Sản xuất nông nghiệp phát triển nhƣng thiếu ổn định, nhất là thị trƣờng. Sức

cạnh tranh mặt hàng nông nghiệp còn thấp, chƣa đảm bảo lợi nhuận cho nông dân;

các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị còn ở giai đoạn thí điểm.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ, ảnh hƣởng đến các hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngƣời dân và kêu gọi đầu tƣ. Hiệu quả đầu

tƣ phát triển các khu, cụm công nghiệp còn thấp, có khu đã hoàn thành nhƣng tỷ lệ

Page 21: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

10

lấp đầy nhà đầu tƣ còn ít. Các ngành nghề dịch vụ chƣa phát triển tƣơng xứng về

tiềm năng và lợi thế.

Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hằng năm đạt thấp so với mục tiêu đề

ra. Nguồn lực ngân sách cho đầu tƣ phát triển còn thấp so nhu cầu, nguồn vốn đầu

tƣ các công trình trọng điểm hạn hẹp, ảnh hƣởng đến tiến độ hoàn thành. Huy động

vốn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế khó khăn hơn, môi trƣờng đầu tƣ và các chính

sách chƣa đồng bộ…, thu hút nguồn vốn ODA gần nhƣ không đáng kể.

1.2.2. Đặc điểm xã hội

* Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2016 của Cục thống kê tỉnh An Giang, dân số

năm 2015 của toàn tỉnh là 2.158.300 ngƣời với mật độ dân số trung bình là 610

ngƣời/km2. An Giang là tỉnh có dân số lớn nhất trong các tỉnh khu vực ĐBSCL.

Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 ngƣời, chiếm 5,17% tổng dân

số toàn tỉnh.

- Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 ngƣời, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng số

ngƣời dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có 16.838

hộ với dân số khoảng 80.000 ngƣời (chiếm gần 92% tổng số dân tộc Khmer toàn

tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải

rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Nguồn thu nhập chủ yếu của

đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn nuôi gia đình và làm thuê mƣớn theo thời vụ.

- Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 ngƣời, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số

ngƣời dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung khá

đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu

Phú và Châu Thành. Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lƣới, buôn bán nhỏ và

dệt thủ công truyền thống.

- Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 ngƣời, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số

ngƣời dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống ở

thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với ngƣời Hoa trong vùng

và nhiều nƣớc trên thế giới. Một bộ phận lớn kinh doanh thƣơng mại, sản xuất công

Page 22: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

11

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn so với các

dân tộc khác.

Về tôn giáo, An Giang là nơi xuất phát của một số tôn giáo nội sinh nhƣ Bửu

Sơn Kỳ Hƣơng, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo... An Giang hiện có 9 tôn giáo đƣợc

Nhà nƣớc công nhận, gồm: Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Công

giáo, Tin Lành, Tịnh Độ Cƣ sĩ, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hồi giáo, Bửu Sơn Kỳ Hƣơng,

với gần 1,8 triệu tín đồ (chiếm 78% dân số toàn tỉnh), 487 cơ sở thờ tự hợp pháp,

602 chức sắc và trên 3.400 chức việc.

* Giáo dục và đào tạo

Quy mô các ngành học, cấp học không ngừng phát triển, đáp ứng mục tiêu

phổ cập giáo dục và góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực cho địa

phƣơng; mạng lƣới cơ sở giáo dục, đào tạo nghề không ngừng phát triển, đáp ứng

yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ của ngƣời dân. Số lƣợng học sinh,

sinh viên tăng hằng năm, chất lƣợng đào tạo từng bƣớc đƣợc củng cố.

Số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp từng bƣớc

đƣợc tăng cƣờng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lƣợng dạy và học. Đầu tƣ

phát triển cơ sở vật chất trƣờng học, các cơ sở đào tạo đƣợc đẩy mạnh. Chủ trƣơng

đổi mới phƣơng pháp dạy và học, nâng cao chất lƣợng giáo dục từng bƣớc đi vào

chiều sâu. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành đƣợc đẩy mạnh,

có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động chung của toàn

ngành.

* Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt nhiều kết tích cực, các chỉ số sức

khỏe cộng đồng đƣợc nâng lên. Mạng lƣới y tế tiếp tục đƣợc củng cố, phát triển; các

cơ sở y tế đƣợc đầu tƣ xây dựng, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị; đội ngũ cán bộ y

tế đƣợc tăng cƣờng đào tạo nâng cao năng lực. Hệ thống y tế dự phòng đƣợc đầu tƣ

phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị...; nhiều dịch bệnh nguy hiểm đƣợc khống

chế, đẩy lùi.

* Việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh - xã hội

Page 23: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

12

Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngh ề từ 26,2% năm 2011 nâng lên 36% năm

2015. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thanh thi đƣợc kêm chê ơ mƣc dƣơi 4%. Tỉnh đã hỗ

trợ chính sách cho 51.970 lƣợt đối tƣợng chính sách xã hội, mua va câp th ẻ bảo

hiêm y tê cho 1.182.687 lƣợt ngƣời nghèo, cận nghèo, đối tƣợng bảo hiểm xã hội,

ngƣời dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,84% năm

2011 còn 2,5% cuối năm 2015.

1.2.3. Tình hình lũ ở An Giang

Lũ lụt là một hiện tƣợng thiên nhiên xảy ra hằng năm tại ĐBSCL. Lũ bắt đầu

khi nƣớc sông Mekong dâng cao làm ngập vùng Savannakhet và Pakse ở miền Nam

Lào rồi đến vùng Kratie ở miền Đông Campuchia. Nƣớc lũ từ thƣợng lƣu theo sông

Tiền và sông Hậu chảy vào nƣớc ta rồi thoát ra biền Đông và Vịnh Thái Lan.

Hàng năm, nƣớc lũ sông Mekong tràn về gây ngập lụt kéo dài trên một vùng

rộng lớn, trên 5 triệu héc ta đất đai hai nƣớc Campuchia và Việt Nam, trong đó phần

ngập nƣớc phía Việt Nam là 1.632.000 ha thuộc 8 tỉnh: Đồng Tháp, An Giang,

Long An, Kiên Giang, Cần Thơ, Tiền Giang và một phần của Vĩnh Long, Bến Tre.

Thông thƣờng khoảng 80-85% dòng chảy sông Mekong chảy ra biển theo

sông Tiền và sông Hậu qua tuyến Tân Châu, Châu Đốc, phần còn lại tràn vào ĐTM

và TGLX. Sông Tiền tiêu thoát khoảng 84%, sông Hậu 16% dòng chảy Cửu Long,

Sông Vàm Nao và nhiều kênh nối sông Tiền, sông Hậu cũng nhƣ nƣớc tràn bờ lại

phân phối dòng chảy giữa 2 sông gần tƣơng đƣơng nhau. Khi nƣớc lũ lên cao, một

phần nƣớc từ sông Hậu chảy vào TGLX trên đoạn Châu Đốc – Long Xuyên hoặc

chảy từ TGLX ra sông tùy thuộc vào mực nƣớc lũ trên sông, tình hình ngập lụt

trong đồng và quan trọng nhất là thủy triều. Trên đoạn sông Tiền từ biên giới về có

chế độ chảy rất khác nhau (ra sông hoặc vào ĐTM) tùy thuộc vào lũ trên sông, lụt

trong đồng, vai trò của thủy triều ở từng nơi.

Đỉnh lũ năm: theo tài liệu thống kê từ 1931 đến 1996, có 27 năm mực nƣớc

đỉnh lũ tại Tân Châu thuộc loại lớn (hơn 4,50m, chiếm 41%), còn lại có thể xem là

lũ vừa (23 năm, 35%) và nhỏ (16 năm, 24%). Năm 1961 có đỉnh lũ cao nhất: 5,21,

tại Tân Châu (theo cao độ mới). Theo số liệu tại Tân Châu, nếu coi mực nƣớc đỉnh

Page 24: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

13

lũ trên 4,3m là có khả năng gây lụt lớn trong đồng thì đã xảy ra 2 giai đoạn 4 năm

liền có lũ lớn (1837-1940) và (1946-1949); Có trƣờng hợp 3 năm liên tục xảy ra lũ

lớn (1960-1962, 1970-1972, 1994-1996). Theo kết quả tính toán của một số tác giả,

tại Tân Châu, mực nƣớc lũ lên cao hơn 4m vào 10 ngày giữa cuối tháng 8 chỉ

khoảng 9% nghĩa là ít khả năng xảy ra hơn, trong khi lại thƣờng xuất hiện vào 10

ngày cuối tháng hơn với 32%. Tần suất xảy ra mực nƣớc cao nhất trên 3m tại Tân

Châu vào tháng VII (coi là lũ sớm) là 30%, còn tháng VIII là 90%, tần suất xảy ra

mực nƣớc trên 4,5m (lũ lớn) và tháng VII là 0%, còn vào tháng VIII là 10%. Nhƣ

thế có thể cho rằng lũ lớn chỉ xảy ra sớm nhất vào tháng VIII, còn tháng IX, X là

tháng lũ chính vụ.

Thời gian đỉnh lũ trên sông Tiền, Hậu xuất hiện không đồng thời, phụ thuộc

vào vị trí trạm trong mối tƣơng tác khác nhau của nƣớc lũ và thủy triều. Thông

thƣờng đỉnh lũ tại Tân Châu xuất hiện trƣớc, sau khoảng 4-5 ngày là đỉnh lũ tại

Châu Đốc. Tại Tân Châu đỉnh lũ xuất hiện vào 10 ngày cuối tháng 9 và 20 ngày đầu

tháng 10, chiếm hơn 70% (riêng 10 ngày đầu tháng chiếm hơn 30%) số trƣờng hợp,

còn lại xuất hiện vào cuối tháng VIII, cuối tháng X, sớm nhất là 22/7/1978 và muộn

nhất là 26/10/88. Tại Châu Đốc, đỉnh lũ chủ yếu xuất hiện trong tháng 10 với trên

85% (riêng vào 10 ngày giữa tháng xảy ra hơn 35%) số trƣờng hợp, còn lại có thể

xuất hiện vào tháng VIII, IX, XI trong đó sớm nhất là 28/8/81, muộn nhất là

27/10/88.

Từ Cao Lãnh và Long Xuyên trở ra biển, tác động của thủy triều đến thời

gian xuất hiện đỉnh và trị số đỉnh lũ khá rõ. Đỉnh lũ phụ thuộc chặt chẽ vào lƣợng

nƣớc từ Tân Châu, Châu Đốc và độ lớn của thủy triều. Nếu gặp kỳ triều cƣờng, mực

nƣớc đỉnh lũ có thể gia tăng khoảng 10-25cm tùy vị trí trạm, nếu gặp triều kém thì

mực nƣớc đỉnh lũ chủ yếu phụ thuộc vào lũ từ tuyến trên. Thời gian lũ và đỉnh lũ

thƣờng chậm so với Tân Châu, Châu Đốc khoảng 4-5 ngày khi triều cƣờng (1978,

1984) khoảng 5-8 ngày, có khi tới hơn 20 ngày khi triều thấp hơn (1966, 1991,

1996).

Page 25: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

14

Thời gian duy trì mực nƣớc lũ là một trong những đặc trƣng quan trọng nhất

về lũ lụt ở ĐBSCL, là thời gian duy trì mực nƣớc trên cấp báo động nào đó, phản

ánh tình trạng ngập lụt trong đồng (thời gian và độ sâu ngập). Tại Tân Châu, thời

gian duy trì mực nƣớc trên 3,5 m thƣờng từ 60-80 ngày, trên 4,5m là 40-45 ngày,

trên 4,5 m là 30-35 ngày, và tuỳ thuộc vào lũ mỗi năm mà thời gian duy trì có thể

rút ngắn hoặc kéo dài hơn. Chẳng hạn, trong trận lũ 1978, thời gian duy trì mực

nƣớc trên 4,5m kéo dài nhất tới 58 ngày, trong khi năm 1991 cũng là năm lũ lớn chỉ

là 22 ngày.

Càng gần biển cƣờng suất lũ lên càng giảm đặc tính của lũ, tăng đặc tính dao

động của triều. Mùa lũ, cƣờng suất lũ lên thƣờng là 3-4cm/ngày ở Tân Châu, Châu

đốc; 1-3cm/ngày ở các trạm hạ lƣu, lớn nhất là tại Tân Châu có thể đến hơn

30cm/ngày trong các trận lũ tập trung đặc biệt nhanh năm 1991, 1996. Cƣờng suất

lớn nhất trong trận lũ chính vụ năm 1996 tại Tân Châu là 24cm/ngày, tại Châu Đốc

là 25cm.ngày (lớn nhất năm là 33cm/ngày vào đầu mùa). So sánh số liệu các trận lũ

lớn nói riêng và các trận lũ từ 1961 đến nay có thể thấy cƣởng suất lũ lên lớn nhất

tại Tân Châu sau năm 1991 đều lớn hơn trƣớc đây. Ngoài nguyên nhân lũ từ phía

trên tập trung nhanh về ĐBSCL, còn có tác động của mƣa tại chỗ, thủy triều, điều

kiện địa hình là những nguyên nhân gây ra những thay đổi về cƣờng suất và đỉnh lũ.

Thủy triều đối với lũ ĐBSCL: Lòng sông có độ dốc nhỏ, triều có biên độ lớn

nên sông ngoài chịu ảnh hƣởng mạnh của thủy triều biển Đông với chế độ bán nhật

triều (2 lần xuất hiện đỉnh lũ kế tiếp nhau chênh lệch 30-40 cm, các chân triều lại

chênh lệch rất lớn đến 200cm), biên độ triều lớn nhất tới 3-4 m.

* Nguyên nhân gây ra lũ những năm gần đây

Những năm gần đây đã có những trận lũ lụt lớn chƣa từng thấy xảy ra tại

vùng ĐBSCL. Đặc biệt là cơn lũ lụt từ tháng IX đến tháng XI năm 2000 đƣợc gọi

cơn lũ thế kỷ. Cơn lũ này đã làm gần 1.000 ngƣời thiệt mạng và tổn thất về tài sản

và mùa màng đƣợc ƣớc lƣợng đến 500 triệu USD. Gió mùa bắt đầu sớm hơn đến 6-

8 tuần, những trận mƣa lớn vào tháng VII ở phía Bắc Lào và vùng Tây Nam Trung

Quốc đã nâng cao mực nƣớc sông Mekong ở Viên Chan (Lào). Mực nƣớc cứ dâng

Page 26: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

15

cao trong vòng hai tháng. Đến cuối tháng VII, sông chính và các phụ lƣu ở Nam

Lào đã tràn bờ. Cộng thêm những cơn bão biển Đông đã liên tiếp mang đến những

trận mƣa lớn ở những tỉnh thành miền Đông nƣớc Campuchia và vùng ĐBSCL.

Đến đầu tháng X đã có một vùng biển nội địa sâu đến 2 m, phá hoại các đê đập và

cô lập hoá nhiều làng mạc ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang. Cơn lũ

năm 2000 đã gây nên những tổn thất nặng nề nhất từ trƣớc đến nay ở miền Nam –

Việt Nam. Ngoài nguyên nhân do các trận mƣa bão ở miền thƣợng lƣu, có 03

nguyên nhân chính thƣờng đƣợc nhắc đến nhƣ: a). Nạn phá rừng ở vùng thƣợng

lƣu; b). Mở rộng hoặc đào mới hệ thống các kênh thủy nông, đƣờng giao thông, đê

ngăn mặn, đê bao ngăn lũ; c) Hiện trạng xây đập thủy điện ở thƣợng nguồn Trung

Quốc đã gây tác động lớn đến lƣu lƣợng nƣớc lũ cũng nhƣ tốc độ của dòng chảy

sông Mekong. [10, 21- 25].

Page 27: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

16

Chƣơng 2 - XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO DO LŨ

2.1. Tổng quan về đánh giá rủi ro do lũ

Khái niệm về rủi ro đã có nhiều thay đổi trong 20 năm qua. Đã có nhiều

hƣớng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu tố để đánh giá.

Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến rủi ro giữa các ngành, lĩnh vực

nghiên cứu vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các học giả, các hƣớng nghiên cứu khoa

học khác nhau [28, 38, 39]. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên

thƣờng chú trọng vào khái niệm rủi ro (risk), trong khi các nhà nghiên cứu trong

lĩnh vực khoa học xã hội thƣờng nhắc đến thuật ngữ tính dễ bị tổn thƣơng

(vulnerability) [30, 31, 35]. Khái niệm rủi ro lũ lụt đƣợc cho là mức độ nguy hiểm

của tai biến lũ lụt [42] hay rủi ro là các thiệt hại ngẫu nhiên của tai biến lũ lụt [33].

Sự phát triển của việc phân tích tai biến lũ lụt đã đƣợc nghiên cứu song song với

đánh giá thiệt hại lũ lụt. Trong vài thập kỷ qua, phân tích lũ lụt tập trung chủ yếu

vào các đại lƣợng vật lý (lƣợng ngập, diện tích ngập, độ sâu ngập lụt, ...) và thiệt hại

trực tiếp của các thành phần kinh tế do lũ lụt gây ra. Tuy nhiên, trong những năm

gần đây phân tích rủi ro lũ lụt cũng đã đề cập đến rủi ro môi trƣờng - xã hội theo

hƣớng tiếp cận quản lý tổng hợp lũ.

2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, các nhà khoa học phần lớn đã miêu tả rủi ro lũ lụt là các sản

phẩm ngẫu nhiên của nguy cơ và tiềm năng tổn thất của nó (Crichton 2002; Kron

2005). Sự phát triển của phân tích nguy cơ lũ lụt đã đƣợc nghiên cứu song song với

đánh giá thiệt hại lũ lụt.Ví dụ, trong những năm 1970, ƣớc tính thiệt hại lũ lụt chỉ

tập trung vào các thiệt hại trực tiếp. Sau đó, tác động gián tiếp và phi vật thể đã

đƣợc kết hợp trong đánh giá thiệt hại lũ lụt [37]. Trong vài thập kỷ qua, lũ lụt phân

tích tập trung chủ yếu vào kích thƣớc vật lý của lũ lụt (lƣợng, diện tích, độ sâu ...)

và thiệt hại trực tiếp của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm gần

đây phân tích rủi ro lũ lụt cũng đã phân tích đến rủi ro môi trƣờng - xã hội – đó là

hƣớng tiếp cận quản lý tổng hợp lũ. Tác giả Weichselgartner, 2001 cho rằng các

Page 28: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

17

thảm họa xảy ra bên trong xã hội và không thuộc tự nhiên thì các vấn đề xã hội phải

đƣợc xem xét nhiều hơn so với khía cạnh vật lý trong giảm nhẹ thiên tai. Hơn nữa,

[37] định nghĩa dễ bị tổn thƣơng do lũ lụt gây ra đối với một khía cạnh của hệ

thống, trong đó dễ bị tổn thƣơng là mối quan hệ giữa một hệ thống có mục đích và

môi trƣờng của nó, nơi mà môi trƣờng thay đổi theo thời gian.

Phần lớn những nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ lụt, các tham số rủi ro đã đƣợc

xác định một cách riêng biệt và số lƣợng các tham số cũng đƣợc giới hạn. Việc số

lƣợng các trận lũ ngày càng tăng và NBD do nóng lên toàn cầu, BĐKH và sự thay

đổi môi trƣờng cũng đƣợc tính đến một cách thích hợp. Để có đƣợc những tham số

này thì các nghiên cứu phải đƣợc tiếp cận theo hƣớng quản lý tổng hợp rủi ro lũ lụt

trong vùng đồng bằng ngập lũ. Số lƣợng các tham số có liên quan tới các khía cạnh:

hiểm họa lũ, kinh tế, xã hội và môi trƣờng theo sự phân bố có trọng số của rủi ro lũ.

Bên cạnh đó thì đặc trƣng tần suất, cƣờng suất lũ, sự thay đổi của mực nƣớc biển

coi nhƣ tham số tính nhạy đối với đánh giá tƣơng lai.

Trung tâm phòng chống hiểm họa châu Á [29] cho rằng rủi ro là giá trị của

thiệt hại nhƣ là: tính mạng, thƣơng, tài sản… bị ảnh hƣởng bởi hiểm họa. Rủi ro là

hàm số của hiểm họa, tính dễ bị tổn thương và diện lộ. Ở đây “hiểm họa” đặc trƣng

cho các hiện tƣợng cực đoan nhƣ động đất, lũ lụt, bão, sóng thần...Chú ý rằng các

hiện tƣợng không đƣợc coi là hiểm họa trong chính bản thân chúng. Ví dụ, động đất

xảy ra ở sa mạc hay đảo mà không có ngƣời ở hay động vật thì không đƣợc coi là

hiểm họa. Mặt khác, tính dễ bị tổn thƣơng do hiện tƣợng tự nhiên phải có hiện

tƣợng gây ra nhƣ thiên tai. “Tính dễ bị tổn thương” đƣợc định nghĩa là điều kiện

kết quả từ các nhân tố hoặc quá trình vật lý, xã hội, kinh tế và môi trƣờng. Nó làm

tăng tính nhạy của cộng đồng đối với tác động của hiểm họa tự nhiên. “Độ phơi

nhiễm” đặc trƣng cho các đối tƣợng bị ảnh hƣởng bởi hiểm họa tự nhiên nhƣ ngƣời

và tài sản (Hình 2.1).

Theo đó ADRC đã đề xuất các biện pháp nhằm giảm rủi ro lũ là: (i) giảm

tính dễ bị tổn thƣơng; (ii) giảm diện tiếp xúc với tác động của hiểm họa nhƣ biện

pháp di dời nơi ở và tài sản. Rủi ro thiên tai và diện tích bị ảnh hƣởng có thể làm

Page 29: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

18

giảm nhẹ nếu các biện pháp này đƣợc áp dụng đúng.

Hình 2.1: Biểu đồ xác định rủi ro lũ

Theo hƣớng tiếp cận này, gần đây, nhóm tác giả E. Koks và cộng sự đã đánh

giá rủi ro lũ lụt bằng việc kết hợp giữa ba thành phần là hiểm họa lũ lụt, độ phơi

nhiễm và tính dễ bị tổn thƣơng xã hội, nghiên cứu cho rằng ngoài việc cung cấp các

ƣớt tính thiệt hại về ngƣời và tài sản để đề ra các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro

lũ lụt còn phụ thuộc vào năng lực của từng hộ gia đình để thích nghi và ứng phó với

lũ lụt, vì vậy cần thiết phải xem xét đến tính dễ bị tổn thƣơng xã hội do lũ lụt của

khu vực nghiên cứu (Hình 2.2).

Hình 2.2: Cơ chế giảm thiểu rủi ro lũ của ADRC

Qua đó thấy rằng, các nghiên cứu đã tiếp cận theo hƣớng tổng hợp, tích hợp

các thành phần vật lý, kinh tế, xã hội, môi trƣờng... các nghiên cứu đều nhận định

rằng đánh giá rủi ro lũ lụt tổng hợp là cần thiết để quản lý lũ. Tuy nhiên không thể

dùng chung một phƣơng pháp và các biện pháp giảm thiểu cho các vùng khác nhau,

mỗi vùng có đặc tính lũ khác nhau, điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau gây ra tính

Page 30: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

19

dễ bị tổn thƣơng và khả năng chống chịu hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, ứng với một

vùng cụ thể cần thiết phải xác lập một phƣơng pháp tính toán sao cho phù hợp nhất

đảm bảo đáp ứng từng phần với tình hình đặc trƣng của từng vùng cụ thể.

2.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc

Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây đã có sự phát triển quan trọng đó là

chuyển mục tiêu quản lý thiên tai sang quản lý rủi ro lũ, trong đó rủi ro lũ là những

thiệt hại do lũ lụt gây ra với một tần suất nhất định trong một khoảng thời gian xác

định. Vì thế, việc đánh giá những thiệt hại, tổn thƣơng lũ cần đƣợc nghiên cứu một

cách cẩn trọng trong quản lý rủi ro lũ.

Theo xu hƣớng của thế giới, từ đầu những năm 2000 ở Việt Nam cũng đã có

những nhà nghiên cứu, ứng dụng các lý thuyết và phƣơng pháp đánh giá rủi ro hay

tính dễ bị tổn thƣơng đối với các ngành khoa học các nhau. Mai Trọng Nhuận và

cộng sự (2002, 2005, 2009) [2, 5, 6] đã nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng

về môi trƣờng, vùng ven biển Việt Nam, đới duyên hải Nam Trung Bộ, đới ven biển

Phan Thiết - Hồ Tràm, tài nguyên địa chất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Cũng theo hƣớng

nghiên cứu này. Thái Thành Lƣợm và cộng sự (2008) [4] đã đánh giá mức độ tổn

thƣơng hệ thống tự nhiên kinh tế - xã hội vùng biển Hà Tiên - vịnh Cây Dƣơng

(Kiên Giang). Nguyễn Kim Lợi (2012) [3] đã nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn

thƣơng do trƣợt lở đất ở Việt Nam. Các tác giả đã sử dụng phƣơng pháp, quy trình

và tiêu chí tổn thƣơng xã hội của Cutter, tổn thƣơng địa chất của NOAA, tổn

thƣơng môi trƣờng của SOPAC, tổn thƣơng đới ven bờ của Sở Địa chất Hoa Kỳ.

Mức độ tổn thƣơng đƣợc đánh giá theo các tham số: Hiểm họa, Diện lộ và khả năng

chịu đựng của hệ thống, mà chƣa đánh giá khả năng tự phục hồi cũng nhƣ mới chỉ

đánh giá tính dễ tổn thƣơng tự nhiên – xã hội, mà chƣa xét đến khía cạnh kinh tế.

Đánh giá tổn thƣơng sinh kế nông hộ bị ảnh hƣởng lũ tại tỉnh An Giang và

các giải pháp ứng phó, tác giả Võ Hồng Tú và cộng sự (2012) [11] đã sử dụng bộ

công cụ PRA với tiếp cận bằng các tham số: Hiểm họa (lũ lụt), Diện lộ (con ngƣời,

tài chính, vật thể, xã hội và tự nhiên) và khả năng chống chịu (các biện pháp ứng

phó với lũ) và kết quả cho thấy đƣợc vốn sinh kế của ngƣời dân là dễ bị tổn thƣơng

Page 31: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

20

cao hay thấp khi có lũ. Nghiên cứu có xét yếu tố kinh tế nhƣng chỉ là yếu tố ở trạng

thái “tĩnh” mà chƣa xét hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng và các tham

số vật lý khác.

Về tác động của lũ lụt, các nghiên cứu điển hình nhƣ: Việt Trinh [43] đã

đánh giá rủi ro do lũ trên lƣu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị bằng cách lập bản

đồ tai biến do lũ và bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng, có xét đến tình hình sử dụng đất

và mật độ dân số nhƣng chƣa xét đến khả năng chống chịu của cộng đồng.

Tác giả Nguyễn Mai Đăng [40] đã nghiên cứu xây dựng chỉ số rủi ro lũ ở

vùng ngập lụt sông Đáy, đồng bằng sông Hồng. Nghiên cứu đã đƣợc tác giả mở

rộng và khái quát: mật độ dân số, nhận thức của cộng đồng, các công trình phòng

lũ, sự ô nhiễm, sự xói mòn và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, các tham số đƣợc đƣa

vào tính toán chỉ số dễ bị tổn thƣơng còn hạn chế, chƣa bao trùm và phản ánh hết

các yếu tố xã hội, đặc biệt đặc trƣng quan trọng nhất là tình hình sử dụng đất đã

không đƣợc xem xét, ngoài hiện trạng sử dụng đất thì các tham số thể hiện khả năng

chống chịu của ngƣời dân chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, các tham số đƣợc sử

dụng là rất hạn chế, yếu tố kinh tế chỉ có 04 tham số, yếu tố xã hội chỉ có 04 tham

số. Lƣợng thông tin này thực sự chƣa thể hiện hết đƣợc bức tranh kinh tế - xã hội

vùng nghiên cứu.

Gần đây, trên các lƣu vực sông chính ở miền Trung, nhóm tác giả Nguyễn

Thanh Sơn, Cấn Thu Văn và cộng sự [32, 34, 43, 7, 8, 9, 12-19] đã đánh giá tính dễ

bị tổn thƣơng trên các lƣu vực sông Lam, sông Thạch Hãn-Bến Hải và Thu Bồn đã

xét đến các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội và môi trƣờng. Tuy vậy, nghiên cứu này

còn chƣa xét đến các thiệt hại và các đối tƣợng là các ngành kinh tế và thành phần

hiểm họa lũ lụt mới chỉ xét đến mức độ ngập của 1 trận lũ cụ thể là chƣa thể hiện

hết mức độ của yếu tố hiểm họa. Theo hƣớng nghiên cứu rủi ro tổng hợp thì tính dễ

bị tổn thƣơng ở đây chỉ là 1 trong 3 thành phần hình thành nên rủi ro nhƣ thể hiện

trong hình 2.1.

Quyết định 44/2014/QĐ-Ttg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành về Quy

định chi tiết cấp độ rủi ro thiên tai, trong đó đã chỉ rõ 5 cấp độ rủi ro ở từng lƣu vực

Page 32: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

21

sông theo mực nƣớc. Cấp độ rủi ro này mục đích chính là làm cơ sở cho việc phân

công trách nhiệm cũng nhƣ phối hợp trong việc ứng phó thiên tai trên toàn lƣu vực.

Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tƣợng

cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH do Viện Khoa học Khí tƣợng, thủy

văn và BĐKH xây dựng 2/2015 [20]. Báo cáo đã phân tích các hiện tƣợng cực

đoan, tác động của chúng đến môi trƣờng tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển bền

vững của Việt Nam; Sự biến đổi của khí hậu cực đoan trong tƣơng lai do BĐKH; sự

tƣơng tác giữa các yếu tố khí hậu, môi trƣờng và con ngƣời nhằm mục tiêu thích

ứng với BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tƣợng cực đoan ở Việt Nam.

Trung tâm phòng chống hiểm họa châu Á [1] cũng đã nghiên cứu và công bố

tài liệu hƣớng dẫn lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh

tế xã hội tại An Giang. Tài liệu chủ yếu hƣớng dẫn quy trình lồng ghép và các quan

điểm nhằm có kế hoạch phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện.

Qua tổng quan thấy rằng phần lớn những nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ lụt,

phần lớn các tham số rủi ro đã đƣợc thẩm định riêng biệt và số lƣợng các tham số

cũng đƣợc giới hạn. Trƣớc xu thế các trận lũ ngày càng tăng và NBD do hiện tƣợng

Trái đất nóng lên trên phạm vi toàn cầu, hệ lụy của BĐKH và sự thay đổi môi

trƣờng cũng đƣợc tính đến. Để có đƣợc những tham số này thì các nghiên cứu phải

đƣợc tiếp cận theo hƣớng quản lý tổng hợp rủi ro lũ lụt trong vùng đồng bằng. Số

lƣợng các tham số có liên quan tới tai biến lũ, kinh tế, xã hội và môi trƣờng theo sự

phân bố có trọng số. Bên cạnh đó, các đặc trƣng tần suất, cƣờng suất lũ, sự thay đổi

của mực nƣớc biển coi nhƣ tham số tính nhạy đối với đánh giá tƣơng lai. Đối với

ĐBSCL, đây là khu vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc phát triển

kinh tế xã hội của cả nƣớc và trƣớc những biểu hiện của BĐKH thì nơi đây đƣợc

cho là sẽ chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất và mức độ rủi ro thiên tai vì thế cũng ở mức

cao. Hơn nữa nơi đây có những đặc trƣng riêng đặc biệt là về lũ lụt đòi hỏi phải có

nghiên cứu và đánh giá chuyên sâu mức độ rủi ro tổng hợp nhằm định hƣớng và xây

dựng chính sách quản lý lũ lụt.

2.2. Xây dựng phƣơng pháp đánh giá mức độ rủi ro do lũ

Page 33: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

22

2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

a - Phƣơng pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu

Đây là phƣơng pháp khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình

nghiên cứu. Trong luận văn này, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến điều

kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Tất cả

các số liệu, tài liệu sau khi thu thập đƣợc thống kê và tổng hợp để đƣa ra bức tranh

tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng nhƣ những tác động của lũ lụt

lên khu vực. Việc phân tích và tổng hợp các tài liệu và các công trình nghiên cứu

trƣớc mang lại một số lợi ích cơ bản: giúp tránh sự trùng lặp; thừa kế các kết quả

nghiên cứu trƣớc; biết đƣợc những vấn đề tồn tại của các nghiên cứu trƣớc đó và

định hƣớng đƣợc các nghiên cứu ở mức độ phát triển cao hơn. Các tài liệu này liên

tục đƣợc cập nhật, bổ sung và đƣợc phân tích một cách chi tiết để tìm ra các nội

dung phù hợp và cần thiết.

b - Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa: Phƣơng pháp này giúp thu thập,

bổ sung số liệu về tự nhiên - kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trƣờng làm cơ sở cho

việc chỉnh sửa bổ sung thông tin.

c - Phƣơng pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: Việc xác định bộ chỉ số rủi ro

do lũ lụt có thể dùng số liệu thống kê. Để loại bỏ hoặc rút gọn bộ chỉ số, cũng nhƣ

xác định trọng số để tính toán, phƣơng pháp tham vấn chuyên gia cũng đƣợc sử

dụng hoặc bằng phiếu lấy ý kiến hoặc thông qua các hội thảo.

d - Phƣơng pháp bản đồ và GIS

Để phân tích định lƣợng và xác định sự biến đổi không gian của các yếu tố

địa lý phục vụ cho nội dung nghiên cứu cũng nhƣ xây dựng các bản đồ tổng hợp và

chuyên đề đã sử dụng các phần mềm GIS và phần mềm thành lập, biên tập bản đồ

chuyên dụng nhƣ MapInfo, ArcGis, ArcView để phân tích không gian và phân tích

biến động đa thời gian - phân tích biến động sử dụng đất, tính toán và xây dựng bản

đồ tổn thƣơng ngập lụt do nƣớc trên lƣu vực, xây dựng bản đồ hiểm họa, độ phơi

nhiễm, ... đối với tỉnh An Giang.

Với hệ thống dữ liệu phong phú và cập nhật, đƣợc xử lý và biên tập dựa trên

Page 34: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

23

các phần mềm GIS, chuyên dụng và phù hợp đã và đang đƣợc sử dụng rộng rãi

trong nƣớc và trên thế giới, đảm bảo đƣợc độ chính xác cần thiết, làm cơ sở tin cậy

cho tính hợp lý và đúng đắn của các sản phẩm bản đồ.

e - Phƣơng pháp xác suất thống kê: Đƣợc sử dụng ngay từ giai đoạn tính toán

mƣa, tính toán tần suất lũ nhằm xác định tiêu chí hiểm họa lũ lụt. Tiếp theo nó đƣợc

sử dụng để lựa chọn phƣơng pháp tính trọng số cho các tiêu chí và chỉ số, hay xử lý

các phiếu điều tra...

f - Phƣơng pháp mô hình toán: Mô hình thủy văn thủy lực đƣợc sử dụng để

mô phỏng lũ và mức độ ngập lụt từ đó xác định giá trị các biến thuộc tiêu chí hiểm

họa lũ.

2.2.2. Các phƣơng pháp xác định và đánh giá rủi ro

Cùng với khái niệm thì phƣơng pháp đánh giá rủi ro cũng ngày càng phát

triển đa dạng. Các phƣơng pháp này có thể nhóm lại theo hai hƣớng đánh giá: (1)

trực tiếp - mang tính định tính và (2) gián tiếp – mang tính định lƣợng (thông qua

bộ chỉ số). Dƣới đây, nghiên cứu sẽ giới thiệu, phân tích và đánh giá một số phƣơng

pháp đang đƣợc sử dụng trong và ngoài nƣớc, nhƣ: phƣơng pháp điều tra xã hội

học, phƣơng pháp tích hợp bản đồ và phƣơng pháp chỉ số.

a - Phƣơng pháp điều tra xã hội học

Phƣơng pháp điều tra xã hội học dựa vào các thông tin nhận đƣợc từ phiếu

điều tra theo những tiêu chí mà ngƣời nghiên cứu cần thu thập. Thông tin có thể

đƣợc thu thập bằng cách điều tra trực tiếp hoặc là câu hỏi ghi trên phiếu, hoặc là ghi

âm, ghi hình dƣới hình thức phỏng vấn trên thực địa, ...

Kết quả điều tra xã hội học đƣợc sử dụng trực tiếp để đánh giá các thiệt hại

do tai biến gây nên cả trong và sau sự kiện, hay nói cách khác là đánh giá tính dễ bị

tổn thƣơng. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là thông tin nhận đƣợc từ đối tƣợng chịu

rủi ro và có thể cho các nhận định nhanh chóng, rất tiện lợi cho việc lập các báo cáo

ƣớc tính thiệt hại (ƣớc tính tổn thƣơng tức thời). Tuy nhiên, để phục vụ việc lập quy

hoạch hay xây dựng một chiến lƣợc dài hạn ứng phó với tai biến thì dừng lại ở điều

tra xã hội học là chƣa đủ. Vấn đề chính là các bộ phiếu này còn mang tính chủ quan

Page 35: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

24

của ngƣời hỏi lẫn ngƣời trả lời. Các phiếu điều tra nhiều khi cho kết quả khác nhau

trƣớc cùng một tai biến phụ thuộc vào trình độ, nhận thức cả chủ thể và khách thể,

điều đó làm giảm tính khách quan trong cách giải quyết vấn đề. Thông thƣờng các

câu hỏi đặt ra dƣới dạng phiếu hay phỏng vấn có thể thiên nặng hay thiên nhẹ đối

với một trong các tiêu chí cấu thành tính dễ bị tổn thƣơng, do đó nếu cần đánh giá

chi tiết cho từng tiêu chí thì có thể sử dụng theo phƣơng pháp này. Ngƣợc lại, để

đánh giá tổng hợp tính dễ bị tổn thƣơng thì đòi hỏi bộ phiếu cần đƣợc xử lý, mà sẽ

xét chi tiết ở các mục sau.

b - Phƣơng pháp tích hợp bản đồ

Rủi ro đƣợc xác định thông qua các tiêu chí nhƣ: độ phơi nhiễm, tính nhạy,

khả năng chống chịu phản ánh các đặc tính tự nhiên, kinh tế - xã hội hoặc chi tiết

đến các yếu tố phản ánh tính trạng tổn thƣơng trong các lĩnh vực nông nghiệp, công

nghiệp, thủy sản,… [17, 18].

Cơ sở dữ liệu các hợp phần tự nhiên đƣợc thể hiện dƣới dạng bản đồ là

những đặc trƣng có tính ổn định theo thời gian, sự tích hợp chúng là bức tranh đầy

đủ nhất về tính dễ bị tổn thƣơng của lƣu vực, đặc biệt xét theo tiêu chí độ phơi

nhiễm và tính nhạy. Với ƣu điểm mang tính khái quát cao, phƣơng pháp tích hợp

bản đồ đã bổ sung một cách có hiệu quả khi kết hợp với các thông tin thu thập từ

phiếu điều tra xã hội học. Nếu nhƣ các thông tin từ phiếu điều tra là phản ánh thực

tế tại một điểm điều tra cụ thể thì với sự hiện diện của các thông tin trên bản đồ sẽ

cho phép nhân rộng các đặc tính đó từ điểm thành diện, có nghĩa chúng ta có thể

khoanh vùng các khu vực đồng nhất tƣơng đối về mức độ dễ bị tổn thƣơng.

Ƣu điểm của phƣơng pháp là thu thập đƣợc nhiều thông tin (đặc biệt là tự

nhiên), tuy nhiên các thông tin này không đồng nhất (phƣơng pháp, tỷ lệ, khác

nhau…) do đó, nên áp dụng phƣơng pháp cũng chỉ để bổ sung số liệu. Kết quả của

bản đồ thành phần tự nhiên là tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con ngƣời, tuy

nhiên tính dễ bị tổn thƣơng lại phụ thuộc vào chính bản thân đối tƣợng nghiên cứu.

Do vậy, chỉ sử dụng phƣơng pháp này để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng cho một

lƣu vực cụ thể là chƣa trọn vẹn, vì thiếu sự tác động của yếu tố kinh tế - xã hội lên

Page 36: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

25

hệ thống.

c - Phƣơng pháp tính chỉ số

Ngoài các phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng trực tiếp thì các

phƣơng pháp gián tiếp (xây dựng bộ chỉ số để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng) cũng

đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở trong và ngoài nƣớc [36, 40, 41].

Xây dựng bộ chỉ số dễ bị tổn thƣơng lũ lụt gồm các bƣớc: 1- Lựa chọn vùng

nghiên cứu; 2- Thiết lập các tiêu chí; 3- Chuẩn hóa các biến số; 4- Xác định trọng

số; 5- Tính giá trị chỉ số dễ bị tổn thƣơng; 6- Xây dựng bản đồ mức độ tổn thƣơng

do lũ lụt; 7- Phân tích, đánh giá mức độ tổn thƣơng lũ lụt.

2.2.3. Xây dựng phƣơng pháp đánh giá rủi ro theo bộ chỉ số

a - Khái niệm

Qua việc tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc, cũng nhƣ

trên cơ sở phân tích các đặc trƣng tự nhiên, kinh tế xã hội vùng ĐBSCL nói chung

và tỉnh An Giang nói riêng, luận văn sẽ dựa vào hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp áp

dụng để đánh giá tổng hợp rủi ro lũ cho vùng nghiên cứu đƣợc trình bày nhƣ Hình

2.3. Khái niệm rủi ro lũ tổng hợp dựa vào việc đánh giá các tiêu chí hiểm họa, độ

phơi nhiễm cũng nhƣ phân tích tiêu chí tổn thƣơng có thể là yếu tố thiệt hại trực tiếp

hoặc gián tiếp, hữu hình hoặc vô hình ảnh hƣởng tới đời sống của ngƣời dân trong

đó có cả khía cạnh môi trƣờng. Ba thành phần chính của tính toán rủi ro tổng hợp lũ

là: hiểm họa lũ, độ phơi nhiễm và tính dễ bị tổn thƣơng, ở đây đƣợc xem xét độc lập

trƣớc khi kết hợp thành chỉ số rủi ro lũ tổng hợp.

Page 37: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

26

Hình 2.3: Sơ đồ nội dung tính toán chỉ số rủi ro lũ lụt

Với quan điểm, bản chất tự nhiên của rủi ro lũ lụt là bất định và việc xác

định rủi ro lũ là khá đa dạng. Rất khó khăn để lƣợng hóa đƣợc rủi ro lũ vì rằng rủi

ro là hậu quả của các hiện tƣợng thiên nhiên tác động vào cuộc sống của con ngƣời

bao gồm tính mạng, tài sản và khả năng chống chịu với hiểm họa. Rủi ro xuất hiện

khi có cả ba yếu tố là hiểm họa, độ phơi nhiễm và tính dễ bị tổn thƣơng liên quan

đến con ngƣời cùng một lúc, nếu một trong ba thành phần không có là không có rủi

ro. Rủi ro lũ đƣợc coi nhƣ là mức độ tác động xấu của lũ lụt. Thành phần rủi ro lũ

kết hợp các khía cạnh về mối đe dọa cuộc sống, những khó khăn và mối nguy hiểm

của con ngƣời và tài sản của họ trong suốt quá trình lũ, những thiệt hại tiềm năng

đối với công trình và nhà cửa, sự gián đoạn của xã hội, tổn thất về tài sản, phá hủy

công trình công cộng.

Page 38: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

27

Hình 2.4: Sơ đồ tiếp cận tính toán chỉ số rủi ro lũ lụt

Theo quan điểm của S. Forster và cộng sự 2008 “Rủi ro lũ là sự kết hợp của

thiệt hại tiềm năng và xác suất xuất hiện lũ lụt. Chính xác hơn rủi ro đƣợc xem xét

nhƣ là sản phẩm của hiểm họa và tính dễ bị tổn thƣơng của một vùng.

Trong luận văn này tiếp cận xác định rủi ro lũ lụt là coi rủi ro nhƣ sản phẩm

của hiểm họa nhƣ khía cạnh vật lý, độ lớn của lũ lụt (nhƣ tần suất lũ, thời gian, quy

Page 39: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

28

mô và độ sâu ngập lụt…) với tính dễ bị tổn thƣơng, độ phơi nhiễm của ngƣời và tài

sản trƣớc lũ hay độ nhạy cảm của các thành phần có nguy cơ thiệt hại khi có lũ lụt

[8]. Tính dễ bị tổn thƣơng do lũ đƣợc xác định nhƣ là tính nhạy của vùng đối với

thiệt hại lũ. Nó cũng bao gồm cả tính nhạy của con ngƣời đối với hệ thống vật lý,

thiệt hại về tinh thần hay cảm xúc do lũ lụt.

b - Công thức chung

Để cụ thể hơn về mối quan hệ giữa rủi ro lũ lụt với các thành phần tự nhiên,

kinh tế, xã hội, môi trƣờng và các yếu tố nội tại của cộng đồng dân cƣ, luận văn

này thiết lập Rủi ro lũ lụt cho ĐBSCL là một hàm của: hiểm họa, độ phơi nhiễm và

tính dễ tổn thƣơng của cộng đồng – xã hội.

Rủi ro lũ = f (Hiểm họa lũ, Độ phơi nhiễm, Dễ bị tổn thương)

Có nhiều nghiên cứu đã sử dụng những công thức khác nhau, tuy nhiên luận

văn sử dụng công thức nhƣ sau:

FRI = H × E × V (2.1)

Trong đó: FRI – Chỉ số rủi ro lũ lụt tổng hợp;

H – chỉ số hiểm họa;

E – Chỉ số độ phơi nhiễm

V – Chỉ số tính dễ bị tổn thƣơng

Trong 3 tiêu chí, H, E, V đƣợc xác định từ các biến của nó, công thức tính

chỉ số các tiêu chí này là công thức cộng có trọng số:

n

i

iiwXX1

Với: X – Chỉ số tiêu chí cần xác định;

Xi – Giá trị biến thứ i;

wi - trọng số của biến thứ i và

n

i

iw1

1

* Chỉ số tiêu chí hiểm họa (H):

Hiểm họa gồm 06 biến và 02 thành phần:

4

1i

HiiwHH (2.2)

Page 40: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

29

Trong đó: Hi – Thời gian ngập; Độ sâu ngập;

wHi – Trọng số của 2 thành phần

Trị số Thời gian ngập (HT) đƣợc tính theo công thức dƣới đây:

4

1i

Hti

i

TT wHH (2.3)

ở đây: HT – Thời gian ngập theo từng cấp

wHti – Trọng số của mỗi thời gian ngập theo từng cấp với

( ). Trọng số ở đây đƣợc tính theo phƣơng pháp AHP.

Đối với các lũ đặc trƣng, trong bộ tiêu chí đã thiết lập thời gian ngập sâu ở

từng địa phƣơng đƣợc tính theo các mức ngập khác nhau.

* Chỉ số tiêu chí phơi nhiễm (E):

Tiêu chí Phơi nhiễm gồm 06 biến: Sử dụng đất; Tài sản trên đất; Dân cƣ-dân

tộc. Sau khi tính trọng số theo phƣơng pháp AHP trị số độ phơi nhiễm (E) đƣợc tính

theo công thức sau:

3

1i

EiiwEE (2.4)

Trong đó: Ei – trị số 3 thành phần: sử dụng đất, tài sản, dân cƣ - dân tộc;

wEi – Trọng số của 3 giá trị Ei

Trọng số ở đây đƣợc tính theo phƣơng pháp AHP.

- Giá trị chỉ số Tài sản trên đất đƣợc tính theo công thức:

4

1i

ETiTiT wEE (2.5)

Trong đó: ETi – trị số 6 biến thuộc thành phần tài sản trên đất;

wTEi – Trọng số của 4 giá trị ETi

Trọng số ở đây đƣợc tính theo phƣơng pháp AHP

* Chỉ số tiêu chí dễ bị tổn thương (V):

Tiêu chí dễ bị tổn thƣơng gồm có 03 thành phần là: tính nhạy (S), khả năng

chống chịu (C) và lợi ích do lũ mang lại, công thức để tính trị số dễ bị tổn thƣơng là:

V = Vs × wVs + (1-Vc) × wVc + (1-Vb) × wVb (2.6)

Page 41: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

30

Trong đó:VS, VC, VB – lần lƣợt là tính nhạy, khả năng chống chịu và lợi ích

wVs, wVc, wVb – lần lƣợt là trọng số của 03 thành phần trên

Trọng số đƣợc tính theo phƣơng pháp AHP

Lƣu ý rằng, Chỉ số khả năng chống chịu đƣợc tính chuẩn hóa theo công thức

nghịch, tức là giá trị tỷ lệ nghịch với chỉ số dễ bị tổn thƣơng. Ngoài ra chỉ số lợi ích

do lũ ở đây cũng là nghịch nhƣng không thể xác định đƣợc mức độ tổn thƣơng với

những giá trị lợi ích nên công thức tính dễ bị tổn thƣơng sẽ trừ cho lợi ích.

+ Tính nhạy (S):

2

1i

SiiwSS (2.7)

Trong đó: Si – là các chỉ số thành phần tính nhạy xã hội và tính nhạy môi

trường;

wSi – là trọng số của 03 thành phần trên

+ Khả năng chống chịu (C): CppCdd wCwCC (2.8)

Trong đó: Cd, Cp – là chỉ số khả năng đối phó và khả năng phòng ngừa

wcp, wcd – trọng số của hai thành phần trên

+ Lợi ích (B): BmmBkk wBwBB (2.9)

Trong đó: Bk, Bk – là chỉ số Lợi ích kinh tế và Lợi ích môi trường

wBk, wBm – trọng số của hai thành phần trên

2.3. Thiết lập bộ tiêu chí đánh giá rủi ro lũ tỉnh An Giang

2.3.1. Thiết lập tiêu chí hiểm họa lũ

Đối với tỉnh An Giang cƣờng suất đỉnh lũ lên xuống chậm và vận tốc nƣớc lũ

không cao và ít ảnh hƣởng đến thiệt hại. Vì vậy, đối với tỉnh An Giang tiêu chí hiểm

họa lũ lụt đƣợc lấy là:

Độ sâu ngập: là giá trị thể hiện mức độ ngập sâu lớn nhất mà một trận lũ gây

ra (lụt) trong phạm vi 01 vùng cụ thể, ở đây là các điểm trong 1 xã hoặc một ô lƣới

tính toán, mô phỏng thủy văn, thủy lực. Giá trị này gây ra những thiệt hại trực tiếp về

tài sản trên hệ thống nhƣ làm hƣ hỏng, cuốn đi, gây hại, ... ngay khi nó xuất hiện.

Page 42: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

31

Bảng 2.1: Các thành phần/biến thuộc tiêu chí Hiểm họa lũ tỉnh An Giang

Tiêu chí Thành Phần (2) Biến (6)

Hiểm họa lũ (H)

Độ sâu ngập lụt Độ sâu ngập

Thời gian ngập lụt

Thời gian ngập với độ ngập < 0,5m

Thời gian ngập với độ ngập 0,5m ÷ 1,0m

Thời gian ngập với độ ngập 1,0m ÷ 1,5m

Thời gian ngập với độ ngập 1,5m ÷ 2,0m

Thời gian ngập với độ ngập > 2,0m

Thời gian ngập: là giá trị thể hiện thời gian ngập sâu lớn nhất mà một trận lũ

gây ra (lụt) trong phạm vi 01 vùng cụ thể, ứng với mức ngập cụ thể, ở đây là các

điểm trong 1 xã hoặc một ô lƣới tính toán, mô phỏng thủy văn, thủy lực. Giá trị này

gây ra những thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp về tài sản trên hệ thống nhƣ làm hƣ

hỏng, cuốn đi, gây hại, .... Tuy nhiên nó nguy hại khác so với độ sâu ngập ở chỗ là thể

hiện khả năng chịu đựng đƣợc bao lâu trong điều kiện ngập (có thể ngập không lớn);

2.3.2. Thiết lập tiêu chí độ phơi nhiễm

Tiêu chí độ phơi nhiễm (E): đặc trƣng cho mức độ ảnh hƣởng của hiện trạng

bề mặt hệ thống khi tiếp xúc trực tiếp với nguy cơ lũ lụt. Hiện trạng bề mặt hệ thống

ở đây có thể là: hiện trạng sử dụng đất, mật độ nhà cửa, mật độ các công trình công

cộng hay diện tích gieo trồng,…

Trên cơ sở phân tích các yếu tố đặc trƣng về điều kiện tự nhiên và đặc biệt là

kinh tế xã hội của vùng để xây dựng, phân tích và lựa chọn các tiêu chí thành phần

trong tiêu chí độ phơi nhiễm, cụ thể:

Hiện trạng sử dụng đất: thể hiện loại đất đang sử dụng, ở đây đƣợc quy định

là các loại đất đang đƣợc sử dụng sẽ chịu tác động khác nhau do ngập lụt bởi các

tiêu chí là độ ngập sâu và thời gian ngập. Điều này có nghĩa là nếu bị ngập thì khu

vực đất ở, đất kinh doanh hay đất trồng trọt sẽ chịu ảnh hƣởng nguy hại nhiều hơn

là đất rừng, đất bỏ không hay đồi núi...

Tài sản trên đất: đƣợc coi là giá trị tài sản của ngƣời dân đang có và sẽ bị

thiệt hại nghiêm trọng nếu nhƣ có lũ, lụt và cũng bị tác động trực tiếp hay gián tiếp

do tiếp xúc với lũ lụt. Tiêu chí này chính là phần thiệt hại về tài sản hữu hình và có

Page 43: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

32

thể xác định đƣợc hàng năm hay qua mỗi trận lũ. Các tiêu chí thành phần là diện

tích gieo trồng, số lƣợng vật nuôi là gia súc, gia cầm, diện tích ao nuôi truồng thủy

sản,.. là những tài sản lớn của ngƣời dân và địa phƣơng, những tài sản này chính là

nguồn sống cũng nhƣ là an ninh lƣơng thực, thực phẩm của địa phƣơng.

Bảng 2.2: Bảng nội dung bộ chỉ số độ phơi nhiễm (E) tỉnh An Giang

Tiêu chí Thành Phần (3) Biến (6)

Độ phơi nhiễm (E)

Hiện trạng sử dụng đất Loại đất sử dụng

Tài sản trên đất

Diện tích gieo trồng

Số vật nuôi

Diện tích cây lâu năm

Diện tích ao NTTS

Dân cƣ Mật độ dân số

Dân số, mật độ dân số, các vật thể văn hóa là các biến có sự ảnh hƣởng trực

tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe, tính mạng của ngƣời dân dƣới tác động của lũ và

ngập lụt.

Các đặc trƣng thuộc tiêu chí độ phơi nhiễm có thể đƣợc xác định bằng các

hình thức: khai thác bản đồ, dữ liệu hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch phát

triển kinh tế-xã hội; niên giám thống kê hay điều tra xã hội học,…

2.3.3. Thiết lập tiêu chí dễ bị tổn thƣơng do lũ

Tiêu chí dễ bị tổn thƣơng (V) là tiêu chí đƣợc coi là sản phẩm của các yếu tố

về xã hội, kinh tế, môi trƣờng và đặc biệt là về yếu tố con ngƣời, … có liên quan và

bị ản hƣởng nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần khi có thiên tai lũ lụt xuất hiện. Để

xác lập đƣợc các biến, thành phần thuộc tiêu chí dễ bị tổn thƣơng thì việc cần thiết

là phải hiểu đƣợc đặc trƣng kinh tế - xã hội của vùng, từ đó nhận định và xác lập

các biến thuộc tiêu chí này.

Trên cơ sở đó, các thành phần, biến thuộc tiêu chí dễ bị tổn thƣơng đƣợc xác

định là:

Tính dễ bị tổn thương lũ (V) là một chức năng của khả năng thích nghi, các

yếu tố có nguy cơ, phơi nhiễm và tính nhạy cảm của chúng với các mức độ nguy

hiểm và khả năng xảy ra lũ lụt. Phân tích tính dễ bị tổn thƣơng lũ lụt đa tiêu chuẩn

Page 44: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

33

bằng cách lồng ghép các khía cạnh kinh tế, xã hội và sinh thái của rủi ro lũ lụt và

khả năng đối phó: từ một quan điểm bắt đầu hƣớng đến một điểm cuối của tổn

thƣơng. Đánh giá tổn thƣơng xã hội mô tả tƣơng tác của con ngƣời và khả năng đối

phó của họ trong trƣờng hợp xảy ra thảm họa lớn, thay đổi cả về mặt địa lý và thời

gian.

Tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ mà ở đó một hệ thống (tự nhiên, kinh tế, xã

hội và môi trƣờng) dễ bị ảnh hƣởng và khó có thể chống chịu với các tác động tiêu

cực của lũ lụt đƣợc xác định thông qua 3 thành phần là tính nhạy trƣớc hiểm họa lũ

lụt (S), khả năng chống chịu của cộng đồng và tự nhiên trƣớc hiểm họa lũ lụt (C) và

lợi ích mà lũ lụt mang đến cho tỉnh An Giang.

Ở đây:

1) Tính nhạy (VS): đặc trƣng cho các tính chất về kinh tế, xã hội và môi

trƣờng, chúng sẽ phản ứng ra sao trƣớc tai biến lũ lụt? Các biến thuộc tiêu chí tính

nhạy nhƣ: dân số, dân tộc, trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi... và môi trƣờng. Mỗi

đặc trƣng thuộc tiêu chí tính nhạy có mức ảnh hƣởng khác nhau trƣớc tai biến lũ lụt

(cùng mức độ nguy cơ lũ lụt), ví dụ nhƣ ngƣời dân có trình độ học vấn cao hơn sẽ

có nguy cơ bị tổn thƣơng thấp hơn, hay một địa phƣơng có hệ thống giao thông, liên

lạc tốt hơn thì ngƣời dân ở đó có nguy cơ tổn thƣơng là thấp hơn, và ngƣợc lại. Giả

sử, xét cụ thể đối với đặc trƣng độ tuổi thì trẻ em và ngƣời già sẽ bị tác động nhiều

hơn và dễ bị tổn thƣơng hơn là thanh niên và trung niên trƣớc tai biến lũ lụt. Các

đặc trƣng thuộc tiêu chí tính nhạy có thể đƣợc xác định từ: niên giám thống kê

(cùng thời điểm tính toán với các đặc trƣng khác), phiếu điều tra xã hội học hay

phỏng vấn (ghi âm, ghi hình) dành cho các cá thể và tổ chức hành chính quản lý các

cấp, ... Để kết quả thu thập có chất lƣợng và đảm bảo đủ độ tin cậy thì phải thiết kế

bộ câu hỏi (cả phiếu và phỏng vấn) có mục tiêu, trọng tâm và chứa đựng đủ thông

tin, ngoài ra việc tiến hành điều tra, phỏng vấn cần đảm bảo tính đại diện.

Với hƣớng tiếp cận là tổng hợp các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi

trƣờng nên Tiêu chí thành phần Tính nhạy gồm 02 biến thành phần là tính nhạy xã

hội và tính nhạy môi trƣờng, cụ thể:

Page 45: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

34

Tính nhạy xã hội (VSx):

+ Yếu tố dân số, tức là giá trị tổng số dân chịu tác động bởi hiểm họa lũ lụt ở

khu vực mình đang sinh sống. Với giả thiết là ở địa phƣơng (xã) nào có nhiều ngƣời thì

số lƣợng ngƣời tiếp xúc với lũ lụt là nhiều và nguy cơ bị tác động là nhiều hơn.

+ Yếu tố nữ giới, trong một xã hội thì phụ nữ và trẻ em luôn đƣợc coi là phái

yếu cần đƣợc bảo vệ trƣớc mọi diễn biến của thiên tai, vì thế ở các địa phƣơng khi

xem xét đến rủi ro lũ lụt thì số lƣợng nữ nhiều hay ít cũng sẽ là yếu tố tiềm ẩn nguy

cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe và ổn định xã hội.

+ Yếu tố sinh kế: là yếu tố thể hiện nghề nghiệp chính của gia đình, ngƣời

dân sống bằng nghề gì, nghề này có bị tác động bởi lũ lụt nhiều hay ít và nghề này

cũng thể hiện thu nhập của gia đình. Trên cơ sở phân tích điều kiện kinh tế xã hội

của vùng thì các nghề sinh sống chính đƣợc lựa chọn để đƣa vào làm đại diện nhƣ:

trồng trọt, thƣơng mại-dịch vụ, công chức- vên chức, nuôi trồng thủy sản, ...;

+ Yếu tố hộ nghèo: những hộ thuộc diện hộ nghèo, hộ mất sức lao động hay

khả năng tự kiếm sống khó khăn sẽ là diện đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trƣớc nguy

cơ lũ lụt xuất hiện. Họ ít có khả năng chống chịu và đối phó với lũ lụt, họ cần có sự

giúp đỡ của địa phƣơng, chính quyền, đoàn thể và các hệ thống phòng chống thiên

tai ở địa phƣơng.

+ Yếu tố dân số biết chữ: là những đối tƣợng có trình độ học vấn thấp, họ sẽ

tiếp cận các thông tin chậm và không đầy đủ nhƣ những ngƣời có trình độ học vấn

cao hơn. Tỷ lệ ngƣời không biết chữ ở mức rất thấp, tuy nhiên nó cũng là yếu tố có

tác động không nhỏ đến tính mạng và sức khỏe cũng nhƣ khả năng bảo vệ tài sản

của chính họ, cũng nhƣ gây khó khăn cho địa phƣơng trong công tác phòng, chống

thiên tai lũ lụt.

Tính nhạy kinh tế (VSk):

Tính nhạy về kinh tế là những ảnh hƣởng hay thiệt hại có thể xảy ra đối với

các ngành kinh tế, các tài sản mà hộ gia đình có thể bị mất đi hoặc hƣ hỏng, nói

chung

Tính nhạy môi trường (VSm):

Page 46: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

35

+ Yếu tố Hiện trạng môi trường: là yếu tố thể hiện mức độ ô nhiễm hiện có ở

địa phƣơng, nó thể hiện khả năng tiếp nhận với nguy cơ lũ xảy ra thì môi trƣờng sẽ

diễn biến tiếp theo. Cũng có thể hiểu đây là yếu tố nền/điểm xuất phát môi trƣờng

trƣớc khi có tai biến. Nếu nhƣ môi trƣờng tốt và có sức cải thiện cao thì khả năng

gây ra rủi ro môi trƣờng do lũ gây ra là ít hơn so với việc hiện trạng môi trƣờng

đang ở mức chất lƣợng thấp.

+ Yếu tố nền đất ven sông: Đối với ĐBSCL thì sạt lở bờ là nguy cơ gây ra

những thiệt hại vô cùng nặng nề trong những năm gần đây, đặc biệt là ở An Giang,

Hậu Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, ... nguyên nhân là gì thì cần phải có

nghiên cứu chuyên sâu, tuy nhiên chắc chắn trong đó có nguyên nhân bởi sự thay

đổi dòng chảy mặt, ở đây là dòng chảy lũ sẽ làm thay đổi chế độ động lực của dòng

sông gây ra mất cân bằng động lƣợng dòng nƣớc và lòng dẫn. Vùng có nền đất tốt

(ít bị sạt lở) sẽ đảm bảo giữ gìn tài sản và là nơi trú ngụ an toàn cho ngƣời dân vùng

ven sông.

+ Yếu tố dịch bệnh: Mặc dù đây là sản phẩm của hiện trạng môi trƣờng khu

vực, tuy nhiên một vùng có nền tảng môi trƣờng tốt cũng có khả năng dễ xảy ra

dịch bệnh hơn các vùng có nền môi trƣờng chƣa tốt bằng. Điều này là do hệ sinh

thái xung quanh có là môi trƣờng dễ lây lan dịch bệnh hay không? Vì thế đây là yếu

tố đƣợc đƣa vào tính toán và đánh giá. Hơn nữa, nhiều vùng ngƣời dân sống ở trên

mặt nƣớc vào mùa mƣa lũ (mùa nƣớc nổi) nên chất lƣợng môi trƣờng không có ý

nghĩa nhiều trong việc lây lan dịch bệnh.

+ Yếu tố hệ sinh thái thủy sinh: Đây là yếu tố rất quan trọng để đánh giá mức

độ rủi ro cao hay thấp của một khu vực mỗi khi mùa lũ về ở An Giang. Ngƣời dân ở

đây phần lớn sống dựa vào tự nhiên, hơn nữa đây cũng là nơi mà thiên nhiên ban

tặng cho ngƣời dân ở đây những thứ mà ở các vùng khác không có đƣợc, đó là hệ

sinh thái thủy sinh. Vì thế yếu tố này sẽ bị tác động nhiều hay ít cũng là yếu tố

quyết định mức độ rủi ro cao hay thấp ở địa phƣơng.

2) Khả năng chống chịu (VC):

Đặc trƣng cho khả năng chống đỡ và chịu đựng trƣớc tai biến lũ lụt. Khả

Page 47: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

36

năng chống chịu phản ánh sức kháng cự của của ngƣời dân, của cộng đồng, của

chính quyền và hệ thống tự nhiên trƣớc tai biến lũ lụt. Các biến thuộc tiêu chí khả

năng chống chịu nhƣ kinh nghiệm; điều kiện; khả năng chống lũ; công trình phòng,

tránh lũ; khả năng dự báo, cảnh báo lũ; sự hỗ trợ của cộng đồng; khả năng tự phục

hồi… Giống nhƣ các đặc trƣng tiêu chí tính nhạy, các đặc trƣng tiêu chí khả năng

chống chịu cũng nhận đƣợc từ điều tra xã hội học (phiếu, phỏng vấn, ghi âm, ghi

hình…) và thông tin trong niên giám thống kê cấp huyện của tỉnh An Giang. Khả

năng chống chịu đƣợc xác định hình thành từ 2 thành phần là khả năng đối phó và

khả năng phòng ngừa thiệt hại (hay là khả năng bảo vệ tài sản), cụ thể:

Khả năng đối phó vơi ngập lụt (VCd):

+ Yếu tố kinh nghiệm phòng và chống lũ: là yếu tố thể hiện kinh nghiệm đã

từng trải qua, chứng kiến, và đƣợc thực tế trực tiếp chống chọi với hiểm họa lũ, lụt

ở địa phƣơng. Khi đã có kinh nghiệm, ngƣời dân có am hiểu về khu vực, về đặc

trƣng, diễn biến tiếp theo của lũ và ngập lụt, từ đó có những phƣơng án phòng,

chống hiệu quả.

+ Yếu tố khả năng chống lũ: Khác với kinh nghiệm phòng và chống lũ là

việc ngƣời dân biết phải làm gì thì khả năng thể hiện là ngƣời dân biết vậy nhƣng có

kinh phí, sức khỏe, thời gian, ... để làm những công tác phòng chống kia hay không.

Điều này cũng khá quan trọng ở chỗ nó phụ thuộc vào điều kiện sống của ngƣời

dân, sự hỗ trợ của địa phƣơng, của đoàn thể,..

+ Yếu tố công tác cứu hộ, cứu nạn khi có lũ, lụt: thể hiện sự hỗ trợ, ứng phó

nhanh của các đơn vị chuyên nghiệp để đảm bảo tính mạng, tài sản của cộng đồng

dân cƣ, nơi mà chịu ảnh hƣởng trực tiếp của lũ, lụt. Nếu nhƣ công tác này tốt thì

việc bảo vệ an toàn giảm rủi ro là rất lớn ở từng địa phƣơng.

+ Yếu tố chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo lũ lụt: Để chủ động đối phó

với các nguy cơ lũ lụt, tránh những rủi ro có thể xảy ra đối với ngƣời dân, môi

trƣờng và xã hội thì công tác dự báo, cảnh báo đƣợc cho là then chốt và có ý nghĩa

lớn. Ngƣợc lại bản tin dự báo sai hoặc không kịp thời sẽ là tai họa đối với ngƣời dân

vì sự chủ quan, không chủ động công tác phòng, chống lũ lụt.

Page 48: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

37

+ Yếu tố sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể: Sự hỗ trợ này là khi đã có lũ

và sự ứng phó tại chỗ chính là công tác đoàn thể cũng nhƣ chính quyền đã có

phƣơng án cụ thể cho từng vùng cụ thể sẽ đảm bảo giảm thiểu rủi ro đối với ngƣời

dân vùng chịu ảnh hƣởng bởi lũ lụt.

Bảng 2.3: Các biến/thành phần tính dễ bị tổn thƣơng lũ tỉnh An Giang

Thành phần Nhóm Biến (30)

I. Tính nhạy

1-Tính nhạy xã

hội

1) Số dân

2) Tỷ lệ dân số nữ

3) Tỷ lệ trẻ em (dƣới 11 tuổi)

4) Tỷ lệ ngƣời già (trên 60 tuổi)

5) Số hộ nghèo

6) Tỷ lệ ngƣời biết chữ

7) Sinh kế

2-Tính nhạy môi

trƣờng

1) Hiện trạng môi trƣờng

2) Độ ổn định nền đất ven sông

3) Nƣớc sinh hoạt mùa lũ

4) Khả năng dịch bệnh mùa lũ

5) Hệ sinh thái thủy sinh

II. Khả năng

chống chịu

1- Khả năng đối

phó

1) Kinh nghiệm chống lũ của ngƣời dân

2) Khả năng chống lũ của ngƣời dân

3) Khả năng cứu hộ, cứu nạn của chính quyền

4) Chất lƣợng bản tin dự báo lũ

5) Hỗ trợ của địa phƣơng khi có lũ

2- Khả năng

phòng ngừa -

phục hồi

1) Công tác tuyên truyền, tập huấn chống lũ

2) Chất lƣợng công trình công cộng

3) Chất lƣợng giao thông mùa lũ

4) Chất lƣợng hệ thống TTLL mùa lũ

5) Khả năng phòng dịch bệnh

6) Khả năng phục hồi giáo dục sau lũ

7) Khả năng môi trƣờng tự làm sạch sau lũ

III. Lợi ích

1- Lợi ích kinh

tế

1) Lƣợng thủy sản về theo lũ

2) Tăng năng suất nôi trồng thủy sản

3) Tăng năng suất cây trồng

2- Lợi ích xã hội

- môi trƣờng

1) Khả năng rửa phèn

2) Tăng hàm lƣợng phù sa

3) Bổ sung nƣớc ngọt sinh hoạt

Khả năng phòng ngừa thiệt hại và khả năng phục hồi (VCp):

+ Yếu tố tuyên truyền, huấn luyện: đây là công tác thƣờng xuyên tuyên

truyền về mức độ nguy hại mà thiên tai lũ, lụt có thể mang lại cho ngƣời dân và

Page 49: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

38

đảm bảo là ngƣời dân luôn có tinh thần chủ động ứng phó, không ỉ lại, không chủ

quan trƣớc mọi tình huống có thể xảy ra. Hơn nữa công tác tập huấn thƣờng xuyên

cho ngƣời dân những phƣơng án cụ thể sẽ đảm bảo không có sự bất ngờ, lúng túng

khi có thiên tai. Ngoài ra việc thực hiện các phƣơng án giả định sẽ giúp cho chính

quyền có thể ghi nhận và hoàn thiện phƣơng án phòng ngừa thiệt hại cho ngƣời dân

đƣợc tốt nhất có thể.

+ Yếu tố hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, công trình công cộng hoạt

động nhƣ thế nào trong khi có lũ lụt cần đƣợc xem xét ở khía cạnh khả năng tự hỗ

trợ ngƣời dân. Ví dụ trong khi ngập lụt giao thông thông suốt, liên lạc ổn định, các

công trình công cộng luôn là chỗ dựa vững chắc cho ngƣời dân khi cần thiết, ... có

nhƣ vậy thì ngƣời dân sẽ giảm thiệt hại một cách đáng kể cả về ngƣời và tài sản.

Hơn nữa, việc tập huấn giả định sẽ sử dụng những công trình này làm nơi chống đỡ

tại chỗ hữu hiệu.

+ Yếu tố hỗ trợ trực tiếp về giáo dục và phòng dịch bệnh: thể hiện sự quan

tâm của chính quyền về hai vấn đề quan trọng trong công tác xã hội này là sự phục

hồi công tác dạy và học ở địa phƣơng và phòng ngừa dịch bệnh có thể xảy ra. Công

tác chung tay hỗ trợ tốt cho ngƣời dân, đặc biệt là khu vực bị chia cắt do lũ sẽ đảm

bảo việc học của các cháu đƣợc thƣờng xuyên, liên tục cũng nhƣ công tác y tế dự

phòng ở địa phƣơng sẽ đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của ngƣời dân, giảm

rủi ro do lũ có thể gây ra.

Nhƣ vậy, trên cơ sở thiết lập bộ tiêu chí đánh giá rủi ro do lũ lụt và điều kiện

cho tỉnh An Giang, luận văn đề xuất bộ tiêu chí rủi ro lũ cho tỉnh An Giang bao

gồm: Hiểm họa, Phơi nhiễm và Dễ bị tổn thƣơng. Bộ tiêu chí gồm 42 biến bao gồm,

Hiểm họa gồm (6 biến), Phơi nhiễm (6 biến) và Dễ bị tổn thƣơng (30 biến).

2.4. Phân cấp mức độ rủi ro lũ lụt ở ĐBSCL

Cấp độ rủi ro thiên tai:

Cơ sở quan trọng nhất trong phân cấp rủi ro lũ lụt tại Việt Nam đã đƣợc quy

định thành văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành tại Quyết định số

44/2014/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 15/8/2014:

Page 50: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

39

Cấp độ rủi ro thiên tai là sự phân định mức độ thiệt hại do thiên tai áp thấp

nhiệt đới, bão, lốc, sét, mƣa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mƣa lũ hoặc dòng

chảy, sụt lún đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy, nƣớc dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng,

hạn hán, rét hại, mƣa đá, sƣơng muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác

có thể gây ra về ngƣời, tài sản, môi trƣờng, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã

hội.

Cấp độ rủi ro thiên tai đƣợc xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng

nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai, làm cơ sở cho việc phân công, phân

cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó với thiên tai.

Nguyên tắc phân cấp:

Rủi ro thiên tai đƣợc phân cấp đối với từng loại thiên tai, căn cứ vào cƣờng

độ, phạm vi ảnh hƣởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại

của thiên tai.

Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai đƣợc phân tối đa thành 5 cấp và đƣợc gắn

với một màu đặc trƣng, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai: Cấp 1 màu xanh

dƣơng nhạt là rủi ro nhỏ; Cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình; Cấp 3 màu da

cam là rủi ro lớn; Cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn; Cấp 5 màu tím là thảm họa

Phân cấp chi tiết rủi ro lũ lụt

Dựa trên phần tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nƣớc việc xây dựng phân

hạng mức độ rủi ro lũ lụt vùng ĐBSCL sẽ ƣu tiên phù hợp và tƣơng đồng tƣơng đối

với quy định của Chính phủ tại Quyết định số Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của

Thủ tƣớng Chính phủ ngày 15/8/2014. Căn cứ trên cách phân cấp chuỗi giá trị chỉ

số rủi ro, phƣơng pháp phân bố xác suất Beta đƣợc lựa chọn áp dụng. Kết quả cho

ta bảng phân hạng mức độ rủi ro theo 5 cấp nhƣ sau:

Bảng 2.4: Bảng định màu mức độ hiểm họa ứng với các trận lũ vùng ĐBSCL

Stt Mức độ hiểm họa Giá trị cấp Màu đặc trƣng

1 Hiểm họa nhỏ < 0,2

2 Hiểm họa trung bình 0,2 – cận 0,4

3 Hiểm họa cao 0,4 – cận 0,6

4 Hiểm họa rất cao 0,6 – cận 0,8

5 Hiểm họa đặc biệt nghiêm trọng > 0,8

Page 51: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

40

Bảng 2.5: Bảng định màu mức độ phơi nhiễm trƣớc lũ lụt vùng ĐBSCL

Stt Mức độ phơi nhiễm Giá trị cấp Màu đặc trƣng

1 Phơi nhiễm nhỏ < 0,2

2 Phơi nhiễm trung bình 0,2 – cận 0,4

3 Phơi nhiễm cao 0,4 – cận 0,6

4 Phơi nhiễm rất cao 0,6 – cận 0,8

5 Phơi nhiễm đặc biệt nghiêm trọng > 0,8

Bảng 2.6: Bảng định màu mức độ tổn thƣơng vùng ĐBSCL

Stt Mức độ tổn thƣơng Giá trị cấp Màu đặc trƣng

1 Tổn thƣơng nhỏ < 0,2

2 Tổn thƣơng trung bình 0,2 – cận 0,4

3 Tổn thƣơng cao 0,4 – cận 0,6

4 Tổn thƣơng rất cao 0,6 – cận 0,8

5 Tổn thƣơng đặc biệt nghiêm trọng > 0,8

Bảng 2.7: Bảng định màu mức độ rủi ro lũ lụt vùng ĐBSCL

Stt Mức độ rủi ro lũ lụt Giá trị cấp Màu đặc trƣng

1 Rủi ro nhỏ < 0,008

2 Rủi ro trung bình 0,008 – cận 0,064

3 Rủi ro cao 0,064 – cận 0,216

4 Rủi ro rất cao 0,216 – cận 0,512

5 Thảm họa > 0,512

Page 52: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

41

Chƣơng 3 - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO DO LŨ TỈNH AN GIANG

TRƢỜNG HỢP LŨ CAO

3.1. Xác định bộ chỉ số hiểm họa lũ

3.1.1. Phân tích lũ và lựa chọn lũ điển hình để mô phỏng

Để đánh giá và phân cấp mức độ ngập lụt ở An Giang luận văn tiến hành

phân tích và đánh giá theo mức độ giá trị mực nƣớc lũ ở hai trạm đầu nguồn (nơi

tiếp nhận nguồn nƣớc từ thƣợng nguồn sông Mekong) vào Việt Nam tại Tân Châu

(Sông Tiền) và Châu Đốc (Sông Hậu).

3.1.2. Xác định năm lũ điển hình

Để xác định xem những trận lũ có giá trị đỉnh lũ là bao nhiêu sẽ thuộc là lũ

lơn, lũ nhỏ hay lũ trung bình. Trên cơ sở số liệu thu thập thực đo ở các trạm đặc

trƣng nhƣ Tân Châu và Châu Đốc, luận văn sẽ tiến hành sử dụng các phƣơng pháp

tính toán và phân tích tần suất đỉnh lũ để tìm ra những trận lũ điển hình, đặc trƣng

phục vụ mô phỏng.

Bảng 3.1: Mực nƣớc (Hmax) và lƣu lƣợng đỉnh lũ (Qmax)

tại trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc

Năm

Châu Đốc Tân Châu Tổng

Hmax

cm Ngày

Qmax

(m3/s)

Ngày Hmax

cm Ngày

Qmax

(m3/s)

Ngày Qmax

(m3/s)

1961 477 14/X 7.840 512 12/X 28.900 36.740

1978 433 09/X 7.160 03/IX 478 09/X 25.900 23/VIII 33.060

1991 427 16/IX 7.590 13/IX 464 15/IX 24.300 10/IX 31.890

1994 409 03/X 7.097 03/X 450 03/X 23.243 14/IX 30.340

1996 454 06/X 8.150 04/X 487 05/X 23.600 01/X 31.750

2000 490 23/IX 7.660 22/IX 506 23/IX 25.500 25/IX 33.160

2001 448 23/IX 7.160 20/IX 478 20/IX 23.800 18/IX 30.960

2002 442 01/X 6.950 30/IX 482 30/IX 24.500 28/IX 31.450

2003 350 29/IX 5.270 27/IX 406 28/IX 18.600 25/IX 23.870

2004 401 30/ IX 6.750 28/IX 440 29/IX 20.250 27/IX 27.000

2005 390 21/IX 6.560 18/IX 435 20/IX 21.990 17/IX 28.550

2006 370 19/X 6.350 18/X 417 18/X 20.670 14/X 27.020

2007 356 24/X 6.470 24/X 406 23/X 21.100 15/X 27.557

2008 320 02/X 5.980 30/IX 377 02/X 19.900 29/IX 25.880

Page 53: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

42

Năm

Châu Đốc Tân Châu Tổng

Hmax

cm Ngày

Qmax

(m3/s)

Ngày Hmax

cm Ngày

Qmax

(m3/s)

Ngày Qmax

(m3/s)

2009 352 16/X 6.640 10/X 409 12/X 21.700 09/X 28.340

2010 278 27/X 5.560 23/X 320 24/X 19.100 23/X 24.660

2011 427 12/X 8.370 29/IX 486 29/IX 26.100 29/IX 34.470

2012 290 17/X 5.610 30/IX 325 02/X 20.300 30/IX 25.910

2013 383 08/X 7.450 03/X 435 03/X 26.800 06/X 34.250

2014 296 11/X 6.160 10/X 328 10/X 22.100 19/X 28.260

2015 235 28/X 4.560 08/X 255 15/X 20.090 20/X 24.650

2016 284 17/X 5.340 23/X 307 16/X 19.800 23/X 25.140

(Nguồn: Đài Khí tƣợng Thủy văn khu vực Nam Bộ, [11])

Trên cơ sở phân tích tần suất của từng trạm và tổng lƣợng dòng chảy lũ lớn

nhất về Tân Châu và Châu Đốc, luận văn lựa chọn giá trị ứng với tổng lƣợng dòng

chảy lũ về là: P = 10%, Tổng Qmax 34.400 m3/s, lũ lớn ứng với năm 2011.

3.1.3. Thiết lập, hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực MIKE 11 mô

phỏng ngập lụt ở An Giang

a - Thiết lập mô hình mô phỏng

Tài liệu địa hình

Bộ dữ liệu địa hình nhƣ bản đồ độ cao, hệ thống mặt cắt trắc dọc, trắc ngang

các kênh rạch vùng ĐBSCL đƣợc thu thập từ các dự án, các nghiên cứu đƣợc thực

hiện tới năm 2014.

Mặt cắt các kênh rạch nội đồng, đƣợc bổ sung từ các dự án điều tra khảo sát

và qui hoạch ở ĐBSCL, các dự án khả thi, nhƣ khu vực Tứ Giác Long Xuyên, dự án

nạo vét Cái Cỏ - Long Khốt, Dự án Nam Măng Thít, vùng Quản Lộ - Phụng

Hiệp….

Các đê bao, bờ bao đƣợc thu thập từ dự án “Điều tra hiện trạng hệ thống đê

bao, bờ bao và các công trình dƣới bờ bao vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long

(Các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang)” đƣợc viện Khoa học

Thủy lợi miền Nam thực hiện năm 2010-2011.

Các công trình ngăn mặn, trữ ngọt và vận hành các công trình lấy theo hồ sơ

thiết kế các công trình, qui trình vận hành các công trình, từ nguồn của các ban quản

lý công trình, chi cục thủy lợi của các tỉnh trong ĐBSCL.

Page 54: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

43

Tài liệu khí tƣợng thủy văn

+ Trạm khí tượng: Sử dụng tài liệu mƣa các trạm: Tân Châu, Long Xuyên,

Châu Đốc, Chợ Mới (trong tỉnh) và Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Mộc

Hóa, Mỹ Tho, Càng Long, Tân Sơn Hòa (trong vùng ĐBSCL) và Vũng Tàu (ngoài

vùng nghiên cứu).

+ Trạm thủy văn: Phân bố trạm đo cho từng sông và vùng nhƣ sau: Sông

Vàm Cỏ Đông: 6 trạm (Gò Dầu Hạ, Hiệp Hòa, Xuân Khánh, Bến Lức, Cầu Nổi);

Sông Vàm Cỏ Tây: 3 trạm (Mộc Hóa, Tuyên Nhơn, Tân An.); Sông Tiền: 8 trạm

(Tân Châu, Chợ Mới, Cao Lãnh, Sa Đéc, Mỹ Thuận, Mỹ Tho, Hòa Bình, Vàm

Kênh); Sông Hàm Luông: 2 trạm (Mỹ Hóa, Tân Thủy/An Thuận); Sông Cổ Chiên:

3 trạm (Chợ Lách, Trà Vinh, Bến Trại); Sông Vàm Nao: 1 trạm (Vàm Nao); Sông

Hậu: 4 trạm (Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Đại Ngãi); Ven biển: 2 trạm (Vũng

Tàu, Bình Đại);

Sơ đồ tính: Sơ đồ tính đƣợc thiết lập cho cả ĐBSCL và một phần của

Campuchia với hơn 2500 nhánh sông, kênh và khoảng 12.500 mặt cắt. Các công

trình cũng đƣợc cập nhật với hơn 7.500 công trình bao gồm các cống và các trạm

bơm tiêu thoát nƣớc. Các vùng đê bao triệt để, đê bao tháng 8 của các tỉnh An

Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang … đƣợc cập nhật đến năm 2011 để mô

phỏng, mô hình hóa.

Biên của sơ đồ tính

- Tính toán mô hình theo lũ năm 2000 - tài liệu thực đo do TTKTTV phía

Nam cung cấp: Biên lƣu lƣợng gồm ba biên tại Karatie, Biển hồ và Vàm Cỏ Đông;

Biên mực nƣớc gồm 32 biên, kéo dài từ cửa Soài Rạp đến cửa ra của kênh Vĩnh Tế.

- Mƣa đƣợc tính tại các ô ruộng.

Tính toán dòng chảy do mƣa.

Sơ đồ tính đƣợc thiết lập cho cả ĐBSCL và một phần của Campuchia với

1224 lƣu vực để tính toán mƣa dòng chảy. Các trạm mƣa đƣợc tính đại diện mỗi

khu vực. Phân bố mƣa đƣợc tính toán theo đa giác Thieson.

Page 55: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

44

Do đã hình thành hệ thống ô bao nên dòng chảy sẽ chảy từ trong ô bao ra

kênh theo các cống dự kiến.

Dựa vào dòng chảy này, mô hình mƣa rào dòng chảy có thể tính toán ra

lƣợng dòng chảy cho từng ô bao.

Hình 3.1: Sơ đồ thuỷ lực toàn đồng bằng sông Cửu Long

b - Hiệu chỉnh sơ đồ tính thủy lực

Page 56: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

45

Căn cứ tài liệu mực nƣớc thực đo của các trạm trên sông chính và một số

trạm trong nội đồng, đã tính toán và hiệu chỉnh các thông số mô hình theo tài liệu

này (thời gian tính toán từ 1/VII/2011 đến 30/XI/2011). Kết quả hiệu chỉnh mô hình

xác định các kết quả mô phỏng mực nƣớc 1 tại các trạm cơ bản đều tƣơng đối phù

hợp với số liệu thực đo. Tuy còn một số sai khác giữa kết quả tính toán và tài liệu

thực đo ở một số khu vực, nhƣng qua xem xét, kiểm tra cho toàn đồng bằng nhận

thấy sự sai khác là không nhiều, bộ thông số mô hình đƣợc hiệu chỉnh là khá tốt và

đáp ứng đƣợc yêu cầu tính toán.

Hình 3.2: Mô phỏng mực nƣớc lũ tại trạm Nek Luông

Hình 3.3: Mô phỏng mực nƣớc lũ tại trạm Tân Châu

Page 57: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

46

Hình 3.4: Mô phỏng mực nƣớc lũ tại trạm Châu Đốc

Hình 3.5: Mô phỏng mực nƣớc lũ tại trạm Vàm Nao

Hình 3.6: Mô phỏng mực nƣớc lũ tại trạm Xuân Tô

Kết quả tính toán trên cho thấy, mô hình khá ổn định và cho các hệ số hiệu

chỉnh khá cao. Mực nƣớc tính toán và mực nƣớc thực đo không sai lệch nhiều phù

hợp giữa thực đo và tính toán.

Hệ số tƣơng quan và sai số nhƣ bảng sau:

Page 58: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

47

Bảng 3.2: Kết quả tính các trị số tƣơng quan, sai số tại một số vị trí

Loại Tên trạm Tên sông Hệ số tƣơng quan (R2) Sai số đỉnh %

H Châu Đốc Hậu 0.984 -0.003

H Tân Châu Tiền 0.989 -0.005

H Xuân Tô Vĩnh Tế 0.976 0.011

H Vàm Nao Hậu 0.992 0.013

H Long Xuyên Hậu 0.965 -0.009

H Cao Lãnh Tiền 0.983 -0.033

H Cần Thơ Hậu 0.952 -0.030

H Mỹ Thuận Tiền 0.989 -0.075

c - Kết quả kiểm định mô hình

Lũ năm 2000 là trận lũ có đỉnh nguồn tại Kratie rất lớn, bao gồm hai đỉnh,

đỉnh thứ nhất đạt 58400 m3/s vào ngày 21/VII/2000, sau đó giảm dần xuống 32400

m3/s; đỉnh thứ hai xuất hiện khoảng trung tuần tháng IX, trong đó đỉnh cao nhất là

ngày 17/IX/2000 với lƣu lƣợng đạt 64500 m3/s.

Sau khi hiệu chỉnh với lũ năm 2011, cập nhật mô hình với địa hình năm 2011

và dùng bộ thông số hiệu chỉnh để mô phỏng với lũ năm 2000. Kết quả nhƣ sau:

Mực nƣớc biên giới tăng lên rất nhiều so với năm 2000, mực nƣớc tại Xuân Tô đạt

5,14 tăng lên 46 cm so với năm 2000. Mực nƣớc này còn tăng lên cao hơn so với

mực nƣớc tại Châu Đốc. Nguyên nhân là do hệ thống kiểm soát lũ biên giới hình

thành nên lũ không thể thoát qua TGLX nên làm mực nƣớc biên giới tăng mạnh.

Trong điều kiện hiện trạng năm 2000, tổng lƣợng lũ vào ĐBSCL từ tháng

VII đến tháng XI/2000 khoảng 404 tỷ m3. Trong đó, phân bổ qua Tân Châu khoảng

241 tỷ m3 chiểm 59,6%, qua Châu Đốc khoảng 66 tỷ m

3 chiếm 16,3%, qua biên giới

ĐTM khoảng 73,6 tỷ m3 chiếm 18,2%, qua biên giới TGLX khoảng 23,8 tỷ m

3

chiếm 5,9 % tổng lƣợng nƣớc vào ĐBSCL. Sự phân bố trên cho thấy, lƣu lƣợng

thoát trƣớc đây chủ yếu qua các sông chính và rút qua biên giới do các công trình đê

bao lúc đó còn thấp, còn nhiều chỗ chƣa đƣợc xây dựng.

Page 59: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

48

Bảng 3.3: Mực nƣớc mô phỏng và thực đo năm 2000 tại một số trạm

Stt Tên trạm Hiện trạng năm 2000

Hmax thực đo Hmax mô phỏng Chênh lệch

1 Châu Đốc 4,90 4,94 0,04

2 Tân Châu 5,06 5,40 0,34

3 Xuân Tô 4,68 5,14 0,46

4 Vàm Nao 3,73 4,01 0,28

5 Long Xuyên 2,63 3,14 0,51

6 Cao Lãnh 2,61 2,71 0,10

7 Cần Thơ 1,79 2,18 0,39

8 Mỹ Thuận 1,80 2,06 0,26

9 Núi Sập 2,76 2,82 0,06

10 Vọng Thê 2,71 2,77 0,06

11 Cô Tô 2,76 2,82 0,06

12 Vĩnh Hanh 3,22 3,63 0,41

13 Tân Hiệp 1,78 1,83 0,05

14 Tri Tôn 2,98 3,25 0,27

15 Rạch Giá 0,87 0,88 0,01

Kết quả kiểm định về mực nƣớc của một số trạm trong vùng ĐBSCL:

Hình 3.7: Biểu đồ so sánh mực nƣớc tính toán và thực đo

trạm Tân Châu năm 2000

Page 60: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

49

Hình 3.8: Biểu đồ so sánh mực nƣớc tính toán và thực đo trạm Châu Đốc 2000

Hình 3.9: Biểu đồ so sánh mực nƣớc tính toán và thực đo trạm Vàm Nao 2000

Từ kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình, sử dụng bộ thông số để mô

phỏng trận lũ điển hình cho năm lũ lớn để xác lập trị số các biến của tiêu chí hiểm

họa lũ.

3.1.4. Chuẩn hóa dữ liệu biến

Tính toán này đã sử dụng phƣơng pháp trong đánh giá chỉ số phát triển con

ngƣời (HDI) của UNDP (2006) để chuẩn hóa bằng cách qui đồng nhất giá trị từ 0-1.

Các giá trị chuẩn hóa của các biến thu đƣợc sẽ nằm trong khoảng từ 0 1. Trên cơ

sở bộ dữ liệu mức độ ngập lụt và thời gian ngập lụt ứng với từng trận lũ. Dựa vào

cơ sở phƣơng pháp để chuẩn hóa bộ dữ liệu này phục vụ các bƣớc tính toán tiếp

theo.

Page 61: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

50

Bảng 3.4: Minh họa kết quả chuẩn hóa dữ liệu thời gian ngập năm 2011

Stt Tên xã Thời gian ngập (h) ứng với độ sâu ngập (m) Ghi

chú <0.5 0.5 – 1.0 1.0 – 1.5 1.5 – 2.0 >2.0

1 AP - Khánh An 0.12 0.08 0.21 0.21 3.40

2 AP - Long Bình 0.12 0.08 0.21 0.21 3.40

3 AP - Khánh Bình 0.14 0.15 0.12 0.26 2.93

4 AP - Nhơn Hội 0.22 0.12 0.38 0.58 0.00

5 AP - Quốc Thái 0.14 0.15 0.12 0.26 2.93

:

:

Bảng 3.5: Trọng số của các thành phần thuộc tiêu chí hiểm họa lũ

Stt Biến/Tiêu chí Chú thích Trọng số Phân hạng

1 Độ sâu ngập 34.20% 1

2 Thời gian ứng với độ ngập < 0,5m

4.30% 6

3 Thời gian ứng với độ ngập 0,5m ÷ 1,0m 5.90% 5

4 Thời gian ứng với độ ngập 1,0m ÷ 1,5m 10.10% 4

5 Thời gian ứng với độ ngập 1,5m ÷ 2,0m 18.10% 3

6 Thời gian ứng với độ ngập > 2,0m 27.40% 2

= 6.2 CR = 3.0%

Bảng 3.6. Ma trận quan hệ giữa các biến thuộc tiêu chí hiểm họa lũ lụt

Độ sâu

ngập

Thời gian

ứng với độ

ngập < 0,5m

Thời gian

ứng với độ

ngập 0,5m ÷

1,0m

Thời gian

ứng với độ

ngập 1,0m ÷

1,5m

Thời gian

ứng với độ

ngập 1,5m ÷

2,0m

Thời gian

ứng với độ

ngập > 2,0m

1 2 3 4 5 6

Độ sâu ngập 1 5 9/2 4 5/2 7/4

Thời gian ứng với độ

ngập < 0,5m 2 1/5 1/2 1/3 1/4 1/5

Thời gian ứng với độ

ngập 0,5m ÷ 1,0m 3 2/9 2 2/5 1/4 1/5

Thời gian ứng với độ

ngập 1,0m ÷ 1,5m 4 1/4 3 5/2 2/5 2/7

Thời gian ứng với độ

ngập 1,5m ÷ 2,0m 5 2/5 4 4 5/2 1/2

Thời gian ứng với độ

ngập > 2,0m 6 4/7 5 5 7/2 2

3.1.5. Tính toán chỉ số hiểm họa lũ tỉnh An Giang

Page 62: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

51

Trị số Hiểm họa đƣợc tính theo 06 biến với công thức dƣới đây:

Hti

i

i

T wHH

4

1

Trong đó: HT –Các biến trong tiêu chí hiểm họa lũ lụt

wHTi – Trọng số của mỗi thời gian ngập theo từng cấp với. Trọng

số ở đây đƣợc tính theo phƣơng pháp AHP.

Bảng 3.7: Kết quả tính toán chỉ số hiểm họa lũ cho các xã thuộc tỉnh An Giang

trận lũ lớn năm 2011

TT Huyện-Xã Độ sâu

ngập

Thời

gian

ứng

với độ

ngập <

0,5m

Thời

gian ứng

với độ

ngập

0,5m ÷

1,0m

Thời

gian ứng

với độ

ngập

1,0m ÷

1,5m

Thời gian

ứng với độ

ngập 1,5m

÷ 2,0m

Thời

gian ứng

với độ

ngập >

2,0m

Chỉ số H

1 AP - Vĩnh Lộc 0.78 0.24 0.10 0.14 0.55 1.00 0.671

2 AP - An Phú 0.61 0.27 0.15 0.38 0.31 0.00 0.324

3 AP - Long Bình 0.97 0.12 0.08 0.21 0.21 1.00 0.676

4 AP - Đa Phƣớc 0.54 0.29 0.22 0.40 0.01 0.00 0.251

5 AP - Phú Hữu 0.90 0.15 0.16 0.13 0.25 1.00 0.655

:

:

Nhƣ vậy, trên cơ sở công thức tính toán và trọng số của các biến, luận văn đã

tính toán đƣợc trị số hiểm họa lũ lụt cho tất cả 155 xã/phƣờng/thị trấn thuộc 11

huyện tỉnh An Giang (giá trị chi tiết đƣợc thể hiện trong PHỤ LỤC 1).

Page 63: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

52

Hình 3.10: Bản đồ ngập lụt năm 2011 vùng ĐBSCL

Hình 3.11: Bản đồ giá trị hiểm họa lũ tỉnh An Giang trận lũ lớn năm 2011

Page 64: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

53

3.2. Tính toán chỉ số độ phơi nhiễm

3.2.1. Thiết lập và chuẩn hóa dữ liệu

Thu thập và biên tập dữ liệu tiêu chí độ phơi nhiễm: Ngoại trừ biến nhóm đất

hiện trạng, các biến còn lại thuộc thành phần tài sản trên đất (3 biến) và dân cƣ-dân

tộc (1 biến) sẽ đƣợc xác định thông quan tài liệu thu thập là niên giám thống kê và

phiếu điều tra ngƣời dân, phiếu điều tra cán bộ quản lý địa phƣơng theo phƣơng

pháp điều tra xã hội học.

Hiện trạng sử dụng đất:

Đối với biến nhóm đất hiện trạng đƣợc thiết lập dựa trên những loại đất hiện

trạng của tỉnh An Giang, trên cơ sở các nhóm đất đó luận văn tiến hành phân

loại/nhóm những loại đất có tính chất tƣơng đồng về mức độ rủi ro khi có ngập lụt.

Tùy vào mục đích và yêu cầu của từng bài toán mà hƣớng tiếp cận có thể phân

thành nhiều nhóm hay ít nhóm khác nhau với thành phần từng nhóm khác nhau.

Theo danh mục các loại đất đã thu thập ở trên, xem xét sự tƣơng đồng và

mức độ quan trọng của từng loại đất thông qua việc tham khảo ý kiến chuyên gia,

các nhà quản lý để phân nhóm các loại đất này thành 5 nhóm chính: Đất nông

nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp, đất làm muối, đất nông nghiệp khác); Đất nuôi

trồng thủy sản; Đất ở (thành thị, nông thôn); Đất chuyên dùng – Công cộng (Đất trụ

sở cơ quan, công trình, sự nghiệp; Đất quốc phòng, An ninh; Đất sản xuất, kinh

doanh phi nông nghiệp; Đất có mục đích công cộng; Đất chuyên dùng khác (tôn

giáo tín ngƣỡng, nghĩa trang), Đất phi nông nghiệp khác (sông suối, bờ biển)) và

Đất rừng – trống – Chưa sử dụng (+ Đất lâm nghiệp có rừng (rừng sản xuất, rừng

phòng hộ, rừng đặc dụng); Đất chƣa sử dụng (đất đồng bằng, đất đồi núi, núi đá)).

- Chỉ số hiện trạng đất đƣợc lấy theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất và đƣợc

quy thành 05 nhóm đất nhƣ trên. Mỗi loại đất đƣợc gán giá trị từ 1-5 ứng với mức

độ rủi ro do lũ, lụt từ thấp đến cao. Cụ thể:

+ Đất Công cộng – Chuyên dùng = 5;

+ Đất ở = 4;

+ Đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản = 3;

Page 65: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

54

+ Đất trồng cây ăn trái = 2;

+ Đất rừng, đất trống, chƣa sử dụng = 1;

Ứng với từng loại đất, tính bình quân có trọng số cho từng xã theo công thức:

n

i

ii

j

d FEn

E1

1

Trong đó: – Giá trị tiêu chí giá trị đất của xã (j = 1-m):

Ei – Giá trị nhóm đất thứ i trong xã

Fi – Giá trị diện tích nhóm đất thứ i chiếm chỗ

n – Số nhóm đất có trong xã tính toán

m - Số lƣợng xã trong huyện/khu vực tính toán

Nhƣ vậy, sau khi tính toán thì mỗi xã sẽ nhận 01 giá trị đất sử dụng cho biến

nhóm đất thuộc nhóm tiêu chí độ phơi nhiễm.

Hình 3.12: Bản đồ sử dụng đất 2015 tỉnh An Giang

[Nguồn: Sở TNMT An Giang]

Page 66: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

55

Biến Tài sản và Dân cƣ: Diện tích gieo trồng NN, Số lƣợng vật nuôi; Diện

tích cây lâu năm; Diện tích nuôi trồng thủy sản; Mật độ dân cƣ. Đƣợc thu thập từ

Niên giám thống kê tỉnh xuất bản hàng năm.

Bảng 3.8: Trọng số của các thành phần thuộc tiêu chí độ phơi nhiễm E

Stt Biến/Tiêu chí Trọng số Phân hạng Chú thích

1 Nhóm đất hiện trạng 21.30% 2

2 DT đất NN 18.30% 3

3 Diện tích tự nhiên 13.90% 4

4 Diện tích CLN 10.10% 5

5 Diện tích NTTS 29.10% 1

6 Mật độ dân cƣ 7.30% 6

= 6.21 CR = 3.3%

Nhƣ vậy từ giá trị biến, đã đƣợc chuẩn hóa và tính đƣợc trọng số cho các

biến với mức độ quan trọng khác nhau đƣợc phân hạng. Bƣớc tiếp theo là áp dụng

công thức để tính chỉ số độ phơi nhiễm.

3.2.2. Tính toán chỉ số độ phơi nhiễm tỉnh An Giang

Trị số Độ phơi nhiễm đƣợc tính theo 06 biến với công thức:

6

1i

EiiwEE

ở đây: Ei –Các biến trong tiêu chí độ phơi nhiễm;

wEi – Trọng số của các biến trong tiêu chí độ phơi nhiễm.

Kết quả đƣợc tính cho 155 xã/phƣờng/thị trấn của tỉnh An Giang và đƣợc thể

hiện chi tiết trong PHỤ LỤC 2.

Bảng 3.9: Minh họa kết quả tính toán chỉ số Độ phơi nhiễm cho các xã thuộc

tỉnh An Giang trận lũ lớn năm 2011

Stt Huyện-Xã

Nhóm

đất

hiện

trạng

Diện tích

gieo trồng

NN

Diện

tích xã

Diện tích

cây lâu

năm

Diện

tích

NTTS

Mật

độ

dân

Chỉ

số

E

1 AP - Vĩnh Lộc 0.237 0.284 0.287 0.358 0.198 0.026 0.238

2 AP - An Phú 0.306 0.284 0.085 0.358 0.198 0.088 0.229

3 AP - Long Bình 0.231 0.284 0.209 0.358 0.198 0.024 0.226

4 AP - Đa Phƣớc 0.276 0.284 0.254 0.358 0.198 0.049 0.243

5 AP - Phú Hữu 0.221 0.284 0.414 0.358 0.198 0.029 0.252

:

:

Page 67: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

56

Hình 3.13: Bản đồ giá trị độ phơi nhiễm huyện Thoại Sơn

3.3. Tính toán chỉ số dễ bị tổn thƣơng

3.3.1. Thiết lập dữ liệu

Đây là nhóm tiêu chí có số biến là nhiều nhất, với 30 biến trong 2 thành

phần: tính nhạy, 2 thành phần khả năng chống chịu và 2 thành phần lợi ích. 30 biến

này đƣợc thiết lập chỉ số từ nguồn: niên giám thống kê, dữ liệu điều tra từ phiếu

ngƣời dân, dữ liệu điều tra từ thông tin chính quyền (cán bộ quản lý), cụ thể bảng

3.10:

Bảng 3.10: Nguồn thu thập các biến/thành phần đƣợc thiết lập để tính toán rủi

ro lũ cho tỉnh An Giang

Thành

phần Biến (30) Nguồn dữ liệu Câu hỏi

1- Tính

nhạy xã hội

1) Số dân Niên giám thống kê

Bảng hỏi Cán bộ CQ.1

2) Tỷ lệ dân số nữ Niên giám thống kê CQ.9

3) Tỷ lệ trẻ em (dƣới 11 tuổi) Niên giám thống kê NGTK

4) Tỷ lệ ngƣời già (trên 60 tuổi) Niên giám thống kê NGTK

5) Tỷ lệ hộ nghèo Niên giám thống kê CQ.6

6) Tỷ lệ ngƣời biết chữ Niên giám thống kê CQ.10

7) Sinh kế Phiếu hỏi ngƣời dân CQ.8

2- Tính

nhạy môi

1) Hiện trạng môi trƣờng Phiếu hỏi ngƣời dân ND.22 L, N, TB

2) Độ ổn định nền đất ven sông Phiếu hỏi ngƣời dân ND.21 L, N, TB

Page 68: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

57

Thành

phần Biến (30) Nguồn dữ liệu Câu hỏi

trƣờng 3) Nƣớc sinh hoạt mùa lũ Phiếu hỏi ngƣời dân ND.23 L, N, TB

4) Khả năng dịch bệnh mùa lũ Phiếu hỏi ngƣời dân ND.30 L, N, TB

5) Hệ sinh thái thủy sinh Phiếu hỏi ngƣời dân ND.31 L, N, TB

1- Khả

năng đối

phó

1) Kinh nghiệm chống lũ của

ngƣời dân Phiếu hỏi ngƣời dân ND.38

2) Khả năng chống lũ của ngƣời

dân Phiếu hỏi ngƣời dân ND.43

3) Khả năng cứu hộ, cứu nạn của

chính quyền Phiếu hỏi ngƣời dân ND.35

4) Chất lƣợng bản tin dự báo lũ Phiếu hỏi ngƣời dân ND.40

5) Hỗ trợ của địa phƣơng khi có

lũ Phiếu hỏi ngƣời dân ND.32

2- Khả

năng phòng

ngừa - phục

hồi

1) Công tác tuyên truyền, tập

huấn chống lũ Phiếu hỏi ngƣời dân ND.39

2) Chất lƣợng công trình công

cộng

Phiếu hỏi ngƣời dân ND.29 L, N, TB

3) Chất lƣợng giao thông mùa lũ Phiếu hỏi ngƣời dân ND.25 L, N, TB

4) Chất lƣợng hệ thống TTLL

mùa lũ

Phiếu hỏi ngƣời dân ND.26 L, N, TB

5) Khả năng phòng dịch bệnh Phiếu hỏi ngƣời dân ND.28 L, N, TB

6) Khả năng phục hồi giáo dục

sau lũ

Phiếu hỏi ngƣời dân ND.37

7) Khả năng môi trƣờng tự làm

sạch sau lũ

Phiếu hỏi ngƣời dân ND.36

1- Lợi ích

kinh tế

1) Lƣợng thủy sản về theo lũ Phiếu hỏi ngƣời dân ND.15 L, N, TB

2) Tăng năng suất nôi trồng thủy

sản Phiếu hỏi ngƣời dân ND.19 L, N, TB

3) Tăng năng suất cây trồng Phiếu hỏi ngƣời dân ND.18 L, N, TB

2- Lợi ích

xã hội - môi

trƣờng

1) Khả năng rửa phèn Phiếu hỏi ngƣời dân ND.17 L, N, TB

2) Tăng hàm lƣợng phù sa Phiếu hỏi ngƣời dân ND.16 L, N, TB

3) Bổ sung nƣớc ngọt sinh hoạt Phiếu hỏi ngƣời dân ND.20 L, N, TB

Những câu hỏi trong phiếu điều tra để thu thập đƣợc dữ liệu cho mỗi biến

đƣợc thể hiện trong mẫu phiếu. Nội dung phiếu điều tra Ngƣời dân, Cán bộ đƣợc

thể hiện chi tiết trong PHỤ LỤC 8 - 10

Phƣơng pháp lập phiếu và phỏng vấn điều tra xã hội học

Trên cơ sở bộ tiêu chí đã thiết lập, dựa vào nguồn số liệu có thể có để lƣợng

hóa. Ngoài những số liệu không thể thu thập từ bất kỳ nguồn nào khác thì buộc phải

tiến hành điều tra xã hội học ứng với các đối tƣợng có thể nắm đƣợc thông tin. Có

Page 69: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

58

thể chọn 2 hoặc 3 đối tƣợng là ngƣời dân, cán bộ địa phƣơng (thu thập thông tin từ

chính quyền) và chuyên gia. Tùy từng đối tƣợng đƣợc hỏi và tùy từng tiêu chí mà ta

thiết kế bộ phiếu sao cho phù hợp để có thể thu thập đƣợc dữ liệu cần thiết mà

không mất quá nhiều thời gian và công sức.

- Phiếu đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn từng hộ dân đƣợc coi là đại diện.

Phiếu đƣợc lấy tập trung nhiều ở các thôn, các xã chịu ảnh hƣởng thƣờng xuyên bởi

lũ, lụt. Ngoài ra lấy đại biểu đối với các xã có tính chất tƣơng đồng về điều kiện tự

nhiên (diện tích) và kinh tế xã hội (thu nhập bình quân, cơ cấu ngành nghề, dân số).

Trong từng thôn các gia đình đƣợc hỏi cũng mang tính đại biểu là hộ nghèo, hộ khá,

hộ giàu, hộ có nghề là cán bộ công chức, hộ làm dịch vụ, hộ làm nông nghiệp…sao

cho các phiếu mang tính đại biểu đặc trƣng cho từng khu vực, từng thành phần hộ

gia đình.

Trong nội dung bộ phiếu điều tra các hỏi và phƣơng án trả lời đã đƣợc thiết

kế tƣơng ứng với mức độ tổn thƣơng thấp đến mức độ tổn thƣơng cao. Bộ câu hỏi

dành cho ngƣời dân đƣợc thiết kế với 48 câu, dành cho cán bộ chính quyền xã đƣợc

thiết kế gồm 15 câu. Các câu trả lời không chỉ đƣợc sử dụng làm giá trị của các tiêu

chí mà còn dùng để xác định trọng số và làm giá trị kiểm nghiệm chỉ số dễ bị tổn

thƣơng đã tính (giá trị thiệt hại).

Sau khi số liệu đã đƣợc điều tra, thu thập, bổ sung và biên tập sẽ tiến hành

xác định các giá trị của các biến trong các tiêu chí.

Thu thập số liệu là một quá trình tìm kiếm các thông tin đƣợc khái quát hóa

để có thể áp dụng vào một nghiên cứu cụ thể. Để làm đƣợc điều này cần phải xác

định đƣợc loại số liệu và nguồn có thể thu thập đƣợc. Từ đó sẽ đƣa ra đƣợc những

phƣơng pháp thích hợp khi thu thập và đảm bảo số liệu đáng tin cậy.

Luận văn chia thành 2 nhóm thông tin cần thu thập: nhóm thông tin định

lƣợng và nhóm định tính. Với nhóm thông tin định lƣợng thì nguồn thu thập tại

xã/phƣờng đảm bảo tính tin cậy và cập nhật của số liệu, các số liệu đó chủ yếu là

những thông tin về kinh tế - xã hội. Nhóm thông tin mang tính định tính chủ yếu tập

trung vào các biến thuộc tiêu chí dễ bị tổn thƣơng của ngƣời/hộ dân cũng nhƣ khả

Page 70: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

59

năng hỗ trợ của các cơ quan chức năng, đoàn thể đã đáp ứng đƣợc gì so với nhu cầu

cần sự hỗ trợ của ngƣời dân, ...

Trong nội dung bộ phiếu điều tra các câu trả lời của ngƣời dân đƣợc hỏi đã

đƣợc thiết kế các phƣơng án trả lời từ mức độ rủi ro thấp đến mức độ rủi ro cao và

gán giá trị từ 1-5 (5 là mức rủi ro cao nhất). Bộ câu hỏi dành cho ngƣời dân đƣợc

thiết kế với 48 câu, Bộ câu hỏi dành cho cán bộ chính quyền xã đƣợc thiết kế gồm

15 câu (không kể những câu hỏi thông tin). Các câu trả lời không chỉ đƣợc sử dụng

làm giá trị của các chỉ số mà còn dùng để xác định trọng số và làm giá trị kiểm

nghiệm giá trị tính dễ bị tổn thƣơng.

3.3.2. Tính toán xác định giá trị các biến

Sau khi thu thập và thống kê ý kiến chuyên gia về việc cho điểm mức độ

quan trọng của các yếu tố, kết quả tính toán trọng số cho các thành phần thuộc tiêu

chí dễ bị tổn thƣơng.

Thành phần tính nhạy xã hội:

Bảng 3.11: Trọng số của các biến thuộc thành phần tính nhạy xã hội

Stt Biến/Tiêu chí Trọng số Phân hạng

1 Dân số 4.9% 7

2 Tỷ lệ dân số nữ 8.9% 5

3 Tỷ lệ trẻ em 13.5% 3

4 Tỷ lệ ngƣời già 13.7% 2

5 Số hộ nghèo 12.4% 4

6 Tỷ lệ biết chữ 8.2% 6

7 Sinh kế 38.3% 1

= 7,60 CR = 7.4%

Bảng 3.12: Trọng số của các biến thuộc thành phần tính nhạy môi trƣờng

Stt Biến/Tiêu chí Trọng số Phân hạng

1 Hiện trạng môi trƣờng 15.4% 3

2 Độ ổn định nền đất ven sông 8.7% 4

3 Nƣớc sinh hoạt mùa lũ 27.8% 2

4 Khả năng dịch bệnh mùa lũ 42.6% 1

5 Hệ sinh thái thủy sinh 5.5% 5

= 5,12 CR = 4,2%

Page 71: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

60

Bảng 3.13: Trọng số của các biến thuộc thành phần Khả năng đối phó

Stt Biến/Tiêu chí Trọng số Phân hạng

1 Kinh nghiệm chống lũ của ngƣời dân 14.1% 3

2 Khả năng chống lũ của ngƣời dân 31.5% 2

3 Khả năng cứu hộ, cứu nạn của ch quyền 36.7% 1

4 Chất lƣợng bản tin dự báo lũ 7.1% 5

5 Hỗ trợ của địa phƣơng khi có lũ 10.6% 4

Bảng 3.14: Trọng số của các biến thuộc thành phần khả năng phòng ngừa lũ lụt

Stt Biến/Tiêu chí Trọng số Phân hạng

1 Công tác tuyên truyền, tập huấn chống lũ 12.0% 4

2 Chất lƣợng công trình công cộng 17.8% 3

3 Chất lƣợng giao thông mùa lũ 19.8% 2

4 Chất lƣợng hệ thống TTLL mùa lũ 11.1% 5

5 Khả năng phòng dịch bệnh 24.2% 1

6 Khả năng phục hồi giáo dục sau lũ 9.2% 6

7 Khả năng môi trƣờng tự làm sạch sau lũ 5.9% 7

= 7,20 CR = 3.6%

Bảng 3.15: Trọng số của các biến thuộc thành phần Lợi ích do lũ mang lại

Stt Biến/Tiêu chí Trọng số Phân hạng

1 Lƣợng thủy sản về theo lũ 12.1% 4

2 Tăng năng suất nôi trồng thủy sản 12.0% 5

3 Tăng năng suất cây trồng 9.2% 6

4 Khả năng rửa phèn 15.6% 2

5 Tăng hàm lƣợng phù sa 15.1% 3

6 Bổ sung nƣớc ngọt sinh hoạt 35.9% 1

= 6,09 CR = 1.4%

Bảng 3.16: Trọng số của các thành phần thuộc tiêu chí Dễ bị tổn thƣơng

Stt Biến/Tiêu chí Trọng số Phân hạng

1 Tính nhạy 50.7% 1

2 Khả năng chống chịu-phục hồi 22.9% 3

3 Lợi ích từ lũ mang lại 26.4% 2

= 3,00 CR = 0,6%

Nhƣ vậy từ giá trị biến, đã đƣợc chuẩn hóa và tính đƣợc trọng số cho các biến

với mức độ quan trọng khác nhau đƣợc phân hạng. Bƣớc tiếp theo là áp dụng công

thức để tính chỉ số tính dễ bị tổn thƣơng do lũ.

3.3.3. Tính toán chỉ số dễ bị tổn thƣơng

Page 72: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

61

Tiêu chí dễ bị tổn thƣơng gồm có 03 thành phần là: tính nhạy (S), khả năng

chống chịu – phục hồi (C) và lợi ích do lũ mang lại (B).

Công thức để tính trị số dễ bị tổn thƣơng là: BCS wBwCSwV 11

ở đây: S, C, B – lần lƣợt là tính nhạy, khả năng chống chịu và Lợi ích

wS, wC, wB – lần lƣợt là trọng số của 03 thành phần trên

trọng số đƣợc tính theo phƣơng pháp AHP

Lƣu ý rằng, Chỉ số khả năng chống chịu đƣợc tính chuẩn hóa theo công thức

nghịch, tức là giá trị tỷ lệ nghịch với chỉ số dễ bị tổn thƣơng. Ngoài ra chỉ số lợi ích

do lũ ở đây cũng là nghịch nhƣng không thể xác định đƣợc mức độ tổn thƣơng với

những giá trị lợi ích nên công thức tính dễ bị tổn thƣơng sẽ trừ cho lợi ích.

+ Tính nhạy (S):

2

1i

SiiwSS

ở đây: Si – là các chỉ số thành phần tính nhạy xã hội và tính nhạy môi trường;

wSi – là trọng số của 02 thành phần trên

+ Khả năng chống chịu (C): CppCdd wCwCC

ở đây: Cd, Cp – là chỉ số khả năng đối phó và khả năng phòng ngừa

wcp, wcd – trọng số của hai thành phần trên

trọng số đƣợc tính theo công thức trọng số bình quân.

+ Lợi ích (B):

6

1i

BiiwBB

ở đây: Bi, – là chỉ số Lợi ích kinh tế và Lợi ích môi trường

wBi– trọng số của hai thành phần trên.

Kết quả tính toán bộ chỉ số tính dễ bị tổn thƣơng do lũ tỉnh An Giang

Kết quả tính toán chỉ số tính nhạy, khả năng phục hồi và lợi ích do lũ đƣợc

thể hiện chi tiết trong PHỤ LỤC 3 - 5

Page 73: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

62

Bảng 3.17: Minh họa kết quả tính chỉ số Tính nhạy các xã thuộc tỉnh An Giang trận lũ lớn 2011

Stt Huyện-Xã Số

dân

Tỷ lệ

dân

số nữ

Tỷ lệ

trẻ

em

Tỷ lệ

ngƣời

già

Số hộ

nghèo

Tỷ lệ

ngƣời

biết

chữ

Sinh

kế

1- Tính

nhạy

xã hội

Hiện

trạng

môi

trƣờng

Độ ổn

định

đất ven

sông

Nƣớc

sinh

hoạt

mùa

Khả

năng

dịch

bệnh

mùa lũ

Hệ

sinh

thái

thủy

sinh

2- Tính

nhạy

môi

trường

Tính

nhạy

1 AP - Vĩnh Lộc 0.34 0.49 0.40 0.20 0.33 0.03 0.60 0.414 0.46 0.46 0.40 0.43 0.43 0.414 0.421

2 AP - An Phú 0.34 0.50 0.38 0.20 0.25 0.05 0.30 0.289 0.69 0.63 0.69 0.71 0.69 0.289 0.491

3 AP - Long Bình 0.23 0.50 0.35 0.20 0.50 0.05 0.60 0.426 0.69 0.63 0.69 0.71 0.69 0.426 0.560

4 AP - Đa Phƣớc 0.57 0.50 0.43 0.25 0.20 0.02 0.60 0.421 0.40 0.40 0.40 0.60 0.20 0.421 0.448

5 AP - Phú Hữu 0.56 0.50 0.30 0.33 0.93 0.04 0.60 0.505 0.40 0.40 0.40 0.40 0.20 0.505 0.447

:

Bảng 3.18: Minh họa Kết quả tính chỉ số Khả năng chống chịu-Phục hồi các xã thuộc tỉnh An Giang trận lũ lớn 2011

Stt Huyện-Xã

Kinh

nghiệm

chống

Khả

năng

chống

Khả

năng

cứu

hộ

cứu

nạn

Chất

lƣợng

bản

tin dự

báo

Hỗ trợ

từ CQ

địa

phƣơng

1-

Khả

năng

đối

phó

Công

tác

tuyên

truyền

Chất

lƣợng

CT

Công

Cộng

Đƣờng

giao

thông

Thông

tin

liên

lạc

Khả

năng

phòng

dịch

Phục

hồi

giáo

dục

Môi

trƣờng

tự làm

sạch

2- Khả

năng

phòng

tránh

Khả

năng

chống

chịu

1 AP - Vĩnh Lộc 0.34 0.46 0.43 0.37 0.63 0.443 0.46 0.51 0.63 0.34 0.43 0.40 0.49 0.478 0.460

2 AP - An Phú 0.54 0.60 0.46 0.51 0.63 0.536 0.54 0.63 0.69 0.63 0.57 0.51 0.77 0.614 0.575

3 AP - Long Bình 0.54 0.60 0.46 0.51 0.63 0.536 0.54 0.63 0.69 0.63 0.57 0.51 0.77 0.614 0.575

4 AP - Đa Phƣớc 0.60 0.40 0.40 0.60 0.80 0.485 0.40 0.60 0.40 0.60 0.40 0.40 0.80 0.481 0.483

5 AP - Phú Hữu 0.60 0.40 0.40 0.60 0.40 0.442 0.40 0.60 0.60 0.60 0.40 0.40 0.60 0.509 0.476

:

Page 74: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

63

Bảng 3.19: Kết quả tính chỉ số Lợi ích do lũ lụt mang lại các xã

thuộc tỉnh An Giang trận lũ lớn 2011

Stt Huyện-Xã

Lƣợng

thủy

sản về

Năng

suất

nuôi

trồng TS

Năng

suất cây

trồng

Khả

năng

rửa

phèn

Tăng

lƣợng

phù sa

Bổ

sung

nguồn

nƣớc

ngọt

Lợi

ích từ

1 AP - Vĩnh Lộc 0.46 0.51 0.43 0.57 0.80 0.78 0.647

2 AP - An Phú 0.66 0.51 0.66 0.63 0.74 0.61 0.632

3 AP - Long Bình 0.66 0.51 0.66 0.63 0.74 0.97 0.761

4 AP - Đa Phƣớc 0.40 0.51 0.40 0.60 0.60 0.54 0.524

5 AP - Phú Hữu 0.40 0.51 0.20 0.40 0.60 0.90 0.604

:

:

Tiêu chí Tính dễ bị tổn thƣơng:

Kết quả tính toán chi tiết chỉ số dễ bị tổn thƣơng từ các thành phần là tính nhạy,

khả năng chống chịu và lợi ích do lũ lụt mang lại đƣợc trình bày trong PHỤ LỤC 6

Bảng 3.20: Minh họa Kết quả tính chỉ số Dễ bị tổn thƣơng do lũ lụt

các xã thuộc tỉnh An Giang trận lũ lớn năm 2011

Stt Huyện-Xã Tính nhạy

Khả năng

chống chịu –

phục hồi

Lợi ích từ lũ

mang lại

Tính dễ

bị tổn

thƣơng

1 AP - Vĩnh Lộc 0.42 0.46 0.65 0.430

2 AP - An Phú 0.49 0.58 0.63 0.443

3 AP - Long Bình 0.56 0.58 0.76 0.444

4 AP - Đa Phƣớc 0.45 0.48 0.52 0.471

5 AP - Phú Hữu 0.45 0.48 0.60 0.451

:

:

Nhƣ vậy, các giá trị của từng tiêu chí đã đƣợc xác định cho tổng số 155

xã/phƣờng/thị trấn của 11 huyện/thị/thành của tỉnh An Giang làm cơ sở cho việc xác định

chỉ số rủi ro lũ lụt tổng hợp.

Page 75: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

64

Hình 3.14: Bản đồ mức độ tính dễ bị tổn thƣơng tỉnh An Giang

trận lũ lớn năm 2011

3.4. Tính toán chỉ số rủi ro lũ tổng hợp tỉnh An Giang

Có nhiều nghiên cứu đã sử dụng những công thức khác nhau, trong luận văn này

đã sử dụng công thức: FRI = H × E × V

Trong đó: FRI – Chỉ số rủi ro lũ lụt tổng hợp; H – chỉ số hiểm họa; E – Chỉ số

độ phơi nhiễm; V – Chỉ số tính dễ bị tổn thƣơng

Kết quả chi tiết cho 155 xã đƣợc thể hiện chi tiết trong PHỤ LỤC 7

Bảng 3.21: Minh họa kết quả tính toán trị số rủi ro lũ lụt cho các xã thuộc

tỉnh An Giang trận lũ lớn năm 2011

Stt Huyện-Xã

Tiêu chí Chỉ số rủi ro

lũ lụt

Ghi

chú Chỉ số Hiểm

họa lũ

Chỉ số Độ

phơi nhiễm

Chỉ số Dễ bị

tổn thƣơng

1 AP - Vĩnh Lộc 0.671 0.238 0.430 0.069

2 AP - An Phú 0.324 0.229 0.443 0.033

3 AP - Long Bình 0.676 0.226 0.444 0.068

4 AP - Đa Phƣớc 0.251 0.243 0.471 0.029

5 AP - Phú Hữu 0.655 0.252 0.451 0.075

Page 76: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

65

3.5 Xây dựng bản đồ mức độ rủi ro và đánh giá mức độ rủi ro lũ lụt tỉnh An Giang

Rủi ro thiên tai đƣợc phân cấp đối với từng loại thiên tai, căn cứ vào cƣờng độ,

phạm vi ảnh hƣởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên

tai.

Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai đƣợc phân tối đa thành 5 cấp và đƣợc gắn với

một màu đặc trƣng, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai. Trên cơ sở phân cấp mức

độ rủi ro theo 5 cấp, luận văn đã phân cấp ứng với mỗi giá trị của từng xã và đƣợc thể

hiện chi tiết ở PHỤ LỤC 7

Bảng 3.22: Minh họa kết quả phân cấp mức độ rủi ro lũ lụt các xã thuộc

tỉnh An Giang trận lũ lớn 2011

Stt Huyện-Xã Chỉ số

Rủi ro (RISK) Phân cấp Ghi chú

1 AP – Vĩnh Lộc 0.037 Mức độ rủi ro trung bình

2 AP – An Phú 0.027 Mức độ rủi ro trung bình

3 AP – Long Bình 0.069 Mức độ rủi ro cao

4 AP – Đa Phƣớc 0.021 Mức độ rủi ro trung bình

5 AP – Phú Hữu 0.069 Mức độ rủi ro cao

:

:

Với kết quả tính toán chỉ số rủi ro lũ lụt cho tất cả các xã thuộc tỉnh An Giang, giá

trị rủi ro mà các xã nhận đƣợc giao động trong khoảng 0,001 - 0,075 tƣơng đƣơng với các

mức độ rủi ro lũ lụt là mức độ nhỏ, trung bình và mức độ cao, không có xã nào thuộc

nhóm rất cao và thảm họa.

Trong toàn tỉnh, xã nhận giá trị cao nhất là các xã thuộc huyện An Phú nhƣ Vĩnh

Lộc, An Bình, Phú Hữu, Vĩnh Hậu, Phƣớc Hƣng, Quốc Thái, Khánh An và Khánh Bình.

Các xã khác của huyện Tân Châu là Phú Lộc và Vĩnh Hòa. Giá trị các xã này nhận đƣợc

là 0,065 đến 0,075. Trong đó cao nhất là xã Phú Hữu của huyện An Phú và Nhà Bàng của

huyện Tịnh Biên nhận giá trị rủi ro là 0,075, cụ thể:

+ Có 19 xã thuộc nhóm mức độ rủi ro cao nhƣ: Phú Hữu, Vĩnh Hậu, Phƣớc Hƣng,

Quốc Thái, Khánh An, Khánh Bình thuộc huyện An Phú; Ô Long Vỹ, Khánh Hòa thuộc

Page 77: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

66

huyện Châu Phú; Phú Lộc, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xƣơng, Tân An thuộc thị xã Tân Châu; An

Phú, Nhơn Hƣng, Tân Lợi, Thới Sơn, Nhà Bàng, Văn Giáo, Vĩnh Trung thuộc huyện

Tịnh Biên.

Hình 3.15: Bản đồ mức độ rủi ro lũ lụt tỉnh An Giang trong trƣờng hợp lũ lớn 2011

+ Có 113 xã trong toàn tỉnh thuộc nhóm mức độ rủi ro trung bình, nhận giá trị từ

0,008 đến 0,064, cụ thể: huyện An Phú (06/14 xã), thành phố Châu Đốc (07/7 xã), huyện

Châu Phú (11/13 xã), huyện Châu Thành (12/13 xã), huyện Chợ Mới (18/18 xã), thành

phố Long Xuyên (9/13 phƣờng/xã), huyện Phú Tân (18/18 xã), huyện Tân Châu (7/14

xã), huyện Thoại Sơn (16/17 xã), huyện Tịnh Biên (6/13 xã) và huyện Tri Tôn (5/15 xã).

Trong tổng số 113 xã ở mức độ trung bình này, nhƣng đặc biệt có 8 xã có giá trị xấp xỉ

ngƣỡng mức độ rủi ro cao là các xã Vĩnh Tƣờng (huyện An Phú), Thạnh Mỹ Tây, Mỹ

Đức, Mỹ Phú (huyện Châu Phú), xã An Nông, An Cƣ, Chi Lăng, Núi Voi (huyện Tịnh

Biên).

Page 78: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

67

+ Có 19 xã thuộc nhóm rủi ro nhỏ, cụ thể: Châu Thành (1), Long Xuyên (4), Tân

Châu (3), Thoại Sơn (1), Tri Tôn (10). Giá trị rủi ro ở các xã này đều nhận giá trị nhỏ hơn

0,007.

Nhƣ vậy các xã ở mức độ rủi ro cao phần lớn thuộc huyện An Phú, nơi đầu tiên

nƣớc sông Mekong đổ về Việt Nam từ Campuchia. Ở đây luôn bị ngập mỗi khi có mùa lũ

về, hơn nữa chủ yếu là đất nông nghiệp, đời sống nhân dân còn nghèo nên đây là một

trong những địa phƣơng sẽ gặp rủi ro cao mỗi khi có lũ. Ngoài ra còn huyện Tịnh Biên

tuy mức độ ngập không lớn nhƣng mức độ tổn thƣơng ở mức cao cũng nhƣ lợi ích không

nhiều nên chỉ số rủi ro cũng là cao.

3.6. Kiểm định bộ chỉ số rủi ro lũ tỉnh An Giang

3.6.1. Phƣơng pháp kiểm định bộ chỉ số rủi ro lũ cho tỉnh An Giang

Bộ chỉ số rủi ro lũ lụt ở An Giang đƣợc tính toán dựa trên các tiêu chí, thành phần

đã đƣợc lựa chọn và thiết lập là: (i) hiểm họa ngập lụt; (ii) độ phơi nhiễm và (iii) tính dễ

bị tổn thƣơng.

Để kiểm định bộ chỉ số rủi ro ở An Giang, luận văn sẽ phân tích, tổng hợp và so sánh với

mức độ thiệt hại thực tế ở từng địa phƣơng (cấp huyện) thuộc tỉnh An Giang. Luận văn tiến

hành thu thập, tổng hợp mức độ thiệt hại ở An Giang từ năm 2000 đến 2015.

Nhƣ vậy thấy rằng, có hai năm lũ là 2000 và 2011 ở An Giang có thiệt hại do lũ, lụt

là rất lớn. Năm 2000 tổng thiệt hại vật chất do lũ lụt là xấp xỉ 828,9 tỷ đồng, còn năm

2011 thì tổng thiệt hại vật chất là xấp xỉ 873 tỷ đồng. Điều này cho thấy mức độ tác động

và gây hai lớn do mực nƣớc đỉnh lũ ở mức cao.

Nhóm năm nhiều nƣớc gồm 4/16 năm 2000, 2001, 2002 và 2011. Tổng thiệt hại 4

năm này là 1.938 tỷ đồng tƣơng đƣơng 88,5% tổng thiệt hại trong 16 năm từ 2000-2015.

Trong đó năm 2011 thiệt hại chiếm gần 40% và năm 2000 chiếm 37.9%.

Page 79: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

68

Bảng 3.23: Tổng hợp giá trị đỉnh lũ và giá trị thiệt hại ở An Giang từ 2000-2015

Năm Hmax (m) Thiệt hại (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Mức ngập

2000 5.06 828.856 37.85% Lớn

2001 4.78 171.575 7.83% Lớn

2002 4.82 64.924 2.96% Lớn

2003 4.06 1.55 0.07% TB

2004 4.4 8.221 0.38% TB

2005 4.36 7.558 0.35% TB

2006 4.17 0.303 0.01% TB

2007 4.08 3.068 0.14% TB

2008 3.77 54.947 2.51% Nhỏ

2009 4.12 86.671 3.96% TB

2010 3.2 30.157 1.38% Nhỏ

2011 4.86 872.98 39.86% Lớn

2012 3.25 7.3874 0.34% Nhỏ

2013 4.35 44.481 2.03% TB

2014 3.95 7.02 0.32% Nhỏ

2015 2.55 0.2138 0.01% Nhỏ

Tổng 2.189,9

Hình 3.16: Biểu đồ giá trị thiệt hại và giá trị đỉnh lũ ở An Giang từ 2000-2015

Page 80: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

69

Nhƣ vậy năm có thiệt hại lớn nhất là năm 2011 là 873 tỷ đồng, năm có thiệt hại nhỏ

nhất là 2015 là 214 triệu đồng.

Hình 3.17: Biểu đồ tổng thiệt hại theo nhóm năm ở An Giang từ 2000-2016

Ngoài ra, thiệt hại do lũ không chỉ về tài sản, mà còn về ngƣời và nhũng tác động

xấu do lũ lụt để lại nhƣ môi trƣờng sống, sinh thái, sinh kế của ngƣời dân, ...

3.6.2. Kiểm định bộ chỉ số rủi ro lũ lụt ở An Giang

Trên cơ sở mức độ thiệt hại do lũ ở An Giang từ 2000-2015, ứng với các cấp độ lũ

(theo giá trị đỉnh lũ ở Tân Châu), tiến hành so sánh, xây dựng tƣơng quan để kiểm định

độ tin cậy của bộ chỉ số rủi ro lũ lụt cho tỉnh An Giang.

Ở đây để kiểm định bộ chỉ số, các giá trị thiệt hại lũ chƣa tính đến những lợi ích do

lũ mang lại nên chỉ số rủi ro ở đây đƣợc xây dựng tƣơng quan với chỉ số rủi ro không tính

thành phần lợi ích do lũ mang lại.

Page 81: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

70

Hình 3.18: Biểu đồ tƣơng quan giữa giá trị rủi ro lũ lụt và mức độ thiệt hại do lũ

nhũng năm lũ lớn ở An Giang

Bảng 3.24: Chỉ số rủi ro và thiệt hại những năm lũ lớn

Stt Huyện RISK-2011

(có lợi ích)

RISK-2011

(Không tính thành phần lợi ích)

THIỆT HẠI

LŨ LỚN

(triệu đồng)

1 An Phú 0.054 0.075 24,685.3

2 Châu Đốc 0.026 0.039 22,934.1

3 Châu Phú 0.047 0.060 22,925.6

4 Châu Thành 0.024 0.031 13,772.5

5 Chợ Mới 0.016 0.019 3,113.4

6 Long Xuyên 0.009 0.011 1,067.8

7 Phú Tân 0.024 0.032 6,366.1

8 Tân Châu 0.034 0.048 14,650.9

9 Thoại Sơn 0.017 0.022 7,016.1

10 Tịnh Biên 0.058 0.069 15,842.8

11 Tri Tôn 0.008 0.010 4,572.4

Nhƣ vậy, trong hình 3.18 chỉ ra rằng xu thế của chỉ số rủi ro và mức độ thiệt hại

do lũ khá tƣơng đồng. Cụ thể, giá trị rủi ro cao ở An Phú, và An Phú cũng là huyện có mức

độ thiệt hại là cao nhất rồi đến các huyện khác nhƣ Châu Phú, Tân Châu. Ngƣợc lại là

những huyện có mức độ rủi ro trung bình, chỉ số rủi ro thấp là các huyện nhƣ Long Xuyên,

Châu Đốc, Tri Tôn và Thoại Sơn, mức độ thiệt hại ở các huyện này cũng cho thấy điều đó.

Ngoài ra, biểu đồ hình 3.18 cho thấy sự tƣơng quan tƣơng đối tốt giữa hai giá trị là

chỉ số rủi ro của các huyện và mức độ thiệt hại do lũ lụt của các huyện là ở mức cao. Chỉ

số R2 = 0.716 là tƣơng quan khá.

Page 82: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

71

Tóm lại, bộ chỉ số rủi ro lũ lụt ở tỉnh An Giang đƣợc tính toán trên cơ sở các tiêu chí

là hiểm họa lũ lụt (H), độ phơi nhiễm (E) và tính dễ bị tổn thƣơng (V). Chỉ số này đƣợc

so sánh với giá trị thiệt hại của từng huyện trong tỉnh ứng với năm lũ lớn, kết quả so sánh

cho thấy có sự tƣơng đồng ở mức khá và nhƣ vậy có thể kết luận bộ chỉ số mới tính là

đáng tin cậy.

3.7. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra cho tỉnh AnGiang

3.7.1. Các giải pháp tác động vào tiêu chí hiểm họa

Xét mức hiểm họa lũ thể hiện độ lớn của lũ lụt nhƣ năm 2011, xét ở mức độ rủi ro

ở các địa phƣơng. Tiến hành xem xét ở các xã có mức độ hiểm họa lớn là 13 xã thuộc hai

huyện đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu từ Campuchia đổ về.

Bảng 3.25: Các xã có mức độ hiểm họa cao trong trƣờng hợp lũ lớn 2011

Stt Huyện-Xã H (L) Mức độ hiểm họa R (L) Mức độ rủi ro

1 AP - Vĩnh Lộc 0.671 Mức độ hiểm họa rất cao 0.069 Mức độ rủi ro cao

2 AP - Long Bình 0.676 Mức độ hiểm họa rất cao 0.068 Mức độ rủi ro cao

3 AP - Phú Hữu 0.655 Mức độ hiểm họa rất cao 0.075 Mức độ rủi ro cao

4 AP - Vĩnh Hậu 0.639 Mức độ hiểm họa rất cao 0.065 Mức độ rủi ro cao

5 AP - Vĩnh Trƣờng 0.577 Mức độ hiểm họa cao 0.056 Mức độ rủi ro trung bình

6 AP - Phƣớc Hƣng 0.634 Mức độ hiểm họa rất cao 0.063 Mức độ rủi ro cao

7 AP - Quốc Thái 0.666 Mức độ hiểm họa rất cao 0.068 Mức độ rủi ro cao

8 AP - Khánh An 0.685 Mức độ hiểm họa rất cao 0.064 Mức độ rủi ro cao

9 AP - Khánh Bình 0.671 Mức độ hiểm họa rất cao 0.066 Mức độ rủi ro cao

10 TC - Phú Lộc 0.654 Mức độ hiểm họa rất cao 0.068 Mức độ rủi ro cao

11 TC - Vĩnh Hòa 0.661 Mức độ hiểm họa rất cao 0.076 Mức độ rủi ro cao

12 TC - Vĩnh Xƣơng 0.670 Mức độ hiểm họa rất cao 0.066 Mức độ rủi ro cao

13 TC - Tân An 0.641 Mức độ hiểm họa rất cao 0.061 Mức độ rủi ro cao

Các xã này đều có mức độ hiểm họa từ cao đến rất cao, giá trị hiểm họa nơi đây

nhận đƣợc trong trƣờng hợp lũ lớn là lớn hơn 0.5. Trong đó xã có mức độ hiểm họa lớn

nhất đạt đƣợc là Khánh An đạt 0.685 và Long Bình 0.676 (đều thuộc huyện An Phú).

Trường hợp 1 (KB1H):

+ Không tác động vào tiêu chí độ phơi nhiễm và tính dễ bị tổn thƣơng;

Page 83: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

72

+ Kịch bản tác động làm giảm chỉ số hiểm họa lũ lụt trong trƣờng hợp lũ lớn là:

Các xã có ngập sâu quá 2.5m giảm xuống còn một nửa. Ví dụ nhƣ xã Khánh An hiện có

nhiều nơi ngập 102 ngày giờ còn lại 61 ngày, ….

Kết quả cho thấy: Chỉ số rủi ro giảm lớn nhất là R = 0,019 ở xã Tân An (thị xã

Tân Châu), trong đó có xã chỉ số rủi ro không thay đổi là xã Long Bình và các xã có mức

độ giảm ít nhƣ là Phú Hữu, Phƣớc Hƣng, Quốc Thái, Khánh An, Khánh Bình. Trong 9 xã

của huyện An Phú có 2 xã giảm chỉ số hiểm họa đáng kể là Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, cụ thể:

- Xã Vĩnh Lộc theo hiện trạng là mức hiểm họa rất cao (H = 0.671) nhƣng sau khi

gảm thời gian ngập sâu thì mức độ hiểm họa là hiểm họa cao (H = 0.537), chỉ số rủi ro

giảm đáng kể từ R = 0.069 xuống còn R = 0.055 (ở mức cận cao).

Bảng 3.26: Chỉ số hiểm họa lũ theo kịch bản 1H

Stt Huyện-Xã

H (L) R (L) Mức độ rủi ro

Hiện

trạng KB1H

Hiện

trạng KB1H

Hiện

trạng KB1H

1 AP - Vĩnh Lộc 0.671 0.537 0.069 0.055 RR Cao RR trung bình

2 AP - Long Bình 0.676 0.676 0.068 0.068 RR Cao RR cao

3 AP - Phú Hữu 0.655 0.645 0.075 0.073 RR Cao RR cao

4 AP - Vĩnh Hậu 0.639 0.499 0.065 0.051 RR Cao RR trung bình

5 AP - Vĩnh Trƣờng 0.577 0.444 0.056 0.043 RR trung bình RR trung bình

6 AP - Phƣớc Hƣng 0.634 0.624 0.063 0.062 RR Cao RR cao

7 AP - Quốc Thái 0.666 0.656 0.068 0.067 RR Cao RR cao

8 AP - Khánh An 0.685 0.675 0.064 0.063 RR Cao RR cao

9 AP - Khánh Bình 0.671 0.660 0.066 0.065 RR Cao RR cao

10 TC - Phú Lộc 0.654 0.559 0.068 0.061 RR Cao RR cao

11 TC - Vĩnh Hòa 0.661 0.473 0.076 0.058 RR Cao RR cao

12 TC - Vĩnh Xƣơng 0.670 0.575 0.066 0.061 RR Cao RR cao

13 TC - Tân An 0.641 0.416 0.061 0.042 RR Cao RR trung bình

- Xã Vĩnh Hậu theo hiện trạng là mức hiểm họa rất cao (H = 0.639) nhƣng sau khi

gảm thời gian ngập sâu thì mức độ hiểm họa là hiểm họa cao (H = 0.499), chỉ số rủi ro

giảm đáng kể từ R = 0.065 xuống còn R = 0.051 (ở mức cận cao).

Trong 4 xã có mức hiểm họa cao ở Tân Châu thì có 01 xã có sự giảm đáng kể là

xã Tân An theo hiện trạng là mức hiểm họa rất cao (H = 0.641) nhƣng sau khi gảm thời

Page 84: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

73

gian ngập sâu thì mức độ hiểm họa là hiểm họa cao (H = 0.511). Chỉ số rủi ro giảm đáng

kể từ R = 0.061 xuống còn R = 0.042 (ở mức rủi ro gần đạt mức vừa).

Trường hợp 2 (KB2H):

+ Không tác động vào tiêu chí độ phơi nhiễm và tính dễ bị tổn thƣơng;

+ Kịch bản tác động làm giảm chỉ số hiểm họa lũ lụt trong trƣờng hợp lũ lớn là:

Các xã có ngập sâu quá 2.5m không còn nữa.

Tất cả 12/13 xã có mức độ rủi ro cao (hiện trạng) sau khi áp dụng kịch bản KB2H

thì đều giảm cấp mức độ rủi ro từ cao xuống trung bình. Độ giảm chỉ số rủi ro của KB2H

so với hiện trạng là từ 0,011 đến 0,033 và trung bình là 0,027 là khá lớn đã thể hiện độ

nhạy của phƣơng án kịch bản này. Kết quả tính toán đối với kịch bản 2, thấy rõ sự giảm

xuống của chỉ số hiểm họa lũ lụt cũng nhƣ chỉ số và mức độ rủi ro do lũ ở các địa phƣơng

này. Cụ thể:

Bảng 3.27: Chỉ số hiểm họa lũ theo kịch bản 2H

Stt Huyện-Xã

H (L) R (L) Mức độ rủi ro

Hiện

trạng KB2H

Hiện

trạng KB2H

Hiện

trạng KB2H

1 AP - Vĩnh Lộc 0.671 0.387 0.069 0.040 RR Cao RR trung bình

2 AP - Long Bình 0.676 0.573 0.068 0.057 RR Cao RR trung bình

3 AP - Phú Hữu 0.655 0.371 0.075 0.042 RR Cao RR trung bình

4 AP - Vĩnh Hậu 0.639 0.355 0.065 0.036 RR Cao RR trung bình

5 AP - Vĩnh Trƣờng 0.577 0.320 0.056 0.031 RR trung bình RR trung bình

6 AP - Phƣớc Hƣng 0.634 0.350 0.063 0.035 RR Cao RR trung bình

7 AP - Quốc Thái 0.666 0.382 0.068 0.039 RR Cao RR trung bình

8 AP - Khánh An 0.685 0.401 0.064 0.037 RR Cao RR trung bình

9 AP - Khánh Bình 0.671 0.386 0.066 0.038 RR Cao RR trung bình

10 TC - Phú Lộc 0.654 0.380 0.068 0.039 RR Cao RR trung bình

11 TC - Vĩnh Hòa 0.661 0.387 0.076 0.045 RR Cao RR trung bình

12 TC - Vĩnh Xƣơng 0.670 0.396 0.066 0.039 RR Cao RR trung bình

13 TC - Tân An 0.641 0.367 0.061 0.035 RR Cao RR trung bình

Các xã nhƣ Vĩnh Lộc, Phú Hữu, Vĩnh Hậu, Vĩnh Trƣờng, Quốc Thái, Khánh Bình

(huyện An Phú) và cả 4 xã Phú Lộc, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xƣơng, Tân An (huyện Tân Châu)

so với mức độ hiểm họa hiện trạng là rất cao và cao thì sau khi áp dụng KB2H mức độ

hiểm họa chỉ là mức hiểm họa trung bình với chỉ số hiểm họa nhỏ hơn 0.4.

Page 85: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

74

Ngoài ra trong 13 xã này có mức độ rủi ro trong trƣờng hợp lũ lớn nhƣ 2011 thì

toàn bộ là mức độ rủi ro cao, tuy nhiên áp dụng KB2H này mức độ rủi ro chỉ ở mức rủi ro

trung bình.

Tóm lại, với hai kịch bản đƣợc thiết lập giải pháp giảm mức độ ngập ở các địa

phƣơng có chỉ số hiểm họa cao nhƣ An Phú, Tân Châu (là các huyện đầu nguồn nhận

nƣớc từ sông Mekong đổ về Việt Nam) thì chỉ số rủi ro giảm đáng kể, đặc biệt là KB2H

đã làm cho tất cả các xã có mức độ rủi ro cao (hiểm họa cao) về rủi ro trung bình.

3.7.2. Các giải pháp liên quan đến độ phơi nhiễm

Mục tiêu của các giải pháp tác động vào các tiêu chí thành phần đều hƣớng tới

việc làm giảm chỉ số rủi ro lũ lụt và mức độ rủi ro giảm xuống.

Theo tính toán, trong các biến thuộc tiêu chí độ phơi nhiễm thì yếu tố làm cho chỉ

số hiểm họa cao ở các xã này là chỉ số biến DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP, DIỆN

TÍCH CÂY ĂN TRÁI (CÂY LÂU NĂM) và DIỆN TÍCH NÔI TRỒNG THỦY SẢN. Vì vậy,

các phƣơng án tác động để làm giảm chỉ số độ phơi nhiễm ở các địa phƣơng này là giảm

diện tích 3 loại này một cách phù hợp hoặc có chính sách thay đổi cơ cấu cây trồng, nuôi

trồng theo mùa vụ và lâu năm phù hợp.

Ở đây thấy rằng chỉ số độ phơi nhiễm cao dẫn đến chỉ số rủi ro cao tập trung chủ

yếu ở huyện Châu Phú, Tân Châu và Tịnh Biên, riêng Thoại Sơn có 1 xã thuộc diện này

nên sẽ không xem xét đến huyện Thoại Sơn.

Luận văn đề xuất 02 phƣơng án sau:

+ KB1E: Giảm hoặc thay đổi cơ cấu cây trồng, nuôi trồng 1/4 diện tích theo hiện

trạng của diện tích nông nghiệp, diện tích cây ăn trái, và giữ nguyên diện tích nuôi trồng

thủy sản bởi đây là nguồn thu nhập cao của ngƣời dân.

+ KB2E: Giảm hoặc thay đổi cơ cấu cây trồng, nuôi trồng 1/2 diện tích theo hiện

trạng của diện tích nông nghiệp, diện tích cây ăn trái, và giữ nguyên diện tích nuôi trồng

thủy sản bởi đây là nguồn thu nhập cao của ngƣời dân.

Kết quả tính toán

Page 86: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

75

KB1E chỉ tác động giảm diện tích (ở đây có thể hiểu là chuyển mục đích sử dụng)

diện tích đất nông nghiệp và đất trồng cây ăn trái ở các địa phƣơng thuộc 03 huyện là

Châu Phú, Châu Thành và Tịnh Biên (đây là 03 huyện có chỉ số độ phơi nhiễm cao và chỉ

số rủi ro cao). Kết quả cụ thể của 03 huyện nhƣ sau:

(1) Huyện Châu Phú

Bảng 3.28: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng và

phƣơng án 1 huyện Châu Phú

Stt Huyện-Xã Hiện trạng PA 1E Mức độ rủi ro

E R E R R KB1E

1 CP - Bình long 0.600 0.042 0.534 0.037 0.005 RR trung bình

2 CP - Bình Phú 0.631 0.043 0.565 0.038 0.005 RR trung bình

3 CP - Thạnh Mỹ Tây 0.697 0.050 0.631 0.046 0.004 RR trung bình

4 CP - Đào Hữu Cảnh 0.641 0.044 0.576 0.040 0.004 RR trung bình

5 CP - Bình mỹ 0.617 0.042 0.551 0.038 0.004 RR trung bình

6 CP - Bình Chánh 0.605 0.041 0.540 0.036 0.005 RR trung bình

7 CP - Bình Thủy 0.594 0.038 0.529 0.033 0.005 RR trung bình

8 CP - mỹ đức 0.624 0.056 0.559 0.050 0.006 RR trung bình

9 CP - Ô Long Vỹ 0.672 0.059 0.606 0.053 0.006 RR trung bình

10 CP - Khánh Hòa 0.607 0.059 0.542 0.052 0.007 RR trung bình

11 CP - mỹ phú 0.618 0.054 0.552 0.048 0.006 RR trung bình

12 CP - tt cái dầu 0.598 0.042 0.533 0.037 0.005 RR trung bình

13 CP - vĩnh thạnh trung 0.609 0.044 0.544 0.039 0.005 RR trung bình

Hình 3.19: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và phƣơng án 1 tại Châu Phú

Page 87: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

76

Theo kết quả tính toán, thấy rõ rệt sự thay đổi chỉ số phơi nhiễm của tất cả các xã

và kéo theo là sự giảm chỉ số rủi ro lũ lụt ở các địa phƣơng này có giá trị giảm chỉ số rủi

ro xuống khoảng 0,004 đến 0,006 tùy từng xã. Tất cả các xã này đều là rủi ro trung bình

nên mức độ rủi ro không đổi cấp độ. Tuy vậy, một số xã ở cận cấp rủi ro cao nhƣ Ô Long

Vỹ, Khánh Hòa thì sau khi áp dụng KB1E này, chỉ số rủi ro giảm xa hơn so với cận rủi ro

cao.

(2) Huyện Tịnh Biên

Bảng 3.29: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng và

phƣơng án 1 huyện Tịnh Biên

Stt Huyện-Xã Hiện trạng KB1E Mức độ rủi ro

E R E R Hiện trạng KB1E

1 TB - an hảo 0.655 0.048 0.612 0.045 RR trung bình RR trung bình

2 TB - Tân lập 0.617 0.034 0.573 0.032 RR trung bình RR trung bình

3 TB - an nông 0.653 0.050 0.610 0.046 RR trung bình RR trung bình

4 TB - An Cƣ 0.647 0.056 0.604 0.052 RR trung bình RR trung bình

5 TB - an phú 0.628 0.069 0.585 0.064 RR cao RR cao

6 TB - nhơn hƣng 0.650 0.068 0.606 0.064 RR cao RR cao

7 TB - tân lợi 0.686 0.057 0.643 0.054 RR cao RR trung bình

8 TB - thới sơn 0.672 0.065 0.629 0.061 RR cao RR cao

9 TB - Nhà Bàng 0.725 0.074 0.682 0.070 RR cao RR cao

10 TB - Văn Giáo 0.660 0.064 0.617 0.060 RR cao RR cao

11 TB - vĩnh trung 0.636 0.056 0.592 0.052 RR cao RR trung bình

12 TB - Chi Lăng 0.684 0.055 0.641 0.051 RR trung bình RR trung bình

13 TB - Núi voi 0.618 0.052 0.575 0.048 RR trung bình RR trung bình

Hình 3.20: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB1E tại Tịnh Biên

Page 88: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

77

Kết quả áp dụng KB1E để tính cho huyện Tịnh Biên thấy chỉ số rủi ro lũ ở Tịnh

Biên khi áp dụng KB1E có giảm so với hiện trạng từ 0,002 đến 0,005 tùy từng xã, xã

giảm nhiều nhất là An Phú. Toàn huyện có 2 xã giảm cấp độ rủi ro từ cấp rủi ro cao

xuống rủi ro trung bình là xã Vĩnh Trung và xã Tân Lợi, còn lại 11 xã khác vẫn không

thay đổi cấp. Các xã tuy không giảm cấp nhƣng các chỉ số ở mức cao cũng đã tiến sát về

cận mức trung bình.

(3) Huyện Châu Thành

Bảng 3.30: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng và

phƣơng án 1 huyện Châu Thành

Stt Huyện-Xã Hiện trạng KB1E Mức độ rủi ro

E R E R Hiện trạng KB1E

1 CT - An hòa 0.509 0.027 0.426 0.023 RR trung bình RR trung bình

2 CT - Bình Thạnh 0.532 0.026 0.449 0.022 RR trung bình RR trung bình

3 CT - cần đăng 0.535 0.028 0.452 0.024 RR trung bình RR trung bình

4 CT - hòa bình thạnh 0.494 0.021 0.411 0.018 RR trung bình RR trung bình

5 CT - TT An Châu 0.569 0.024 0.486 0.021 RR trung bình RR trung bình

6 CT - vĩnh lợi 0.549 0.024 0.466 0.021 RR trung bình RR trung bình

7 CT - vĩnh an 0.521 0.028 0.438 0.023 RR trung bình RR trung bình

8 CT - vĩnh bình 0.536 0.029 0.453 0.025 RR trung bình RR trung bình

9 CT - vĩnh hanh 0.532 0.029 0.449 0.024 RR trung bình RR trung bình

10 CT - vĩnh nhuận 0.533 0.024 0.449 0.020 RR trung bình RR trung bình

11 CT - tân phú 0.512 0.025 0.429 0.021 RR trung bình RR trung bình

12 CT - vĩnh thành 0.504 0.002 0.421 0.002 RR nhỏ RR nhỏ

13 CT - Bình Hòa 0.530 0.026 0.446 0.022 RR trung bình RR trung bình

Hình 3.21: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và phƣơng án 1 tại Châu Thành

Page 89: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

78

Kết quả áp dụng KB1E cho huyện Châu Thành không làm thay đổi nhiều cấp độ

rủi ro bởi lẽ, mặc dù chỉ số tiêu chí hiểm họa E có giảm nhƣng do chỉ số rủi ro ở cấp

trung bình và nhỏ nên sự thay đổi cấp không lớn. Giá trị chênh lệch giữa hiện trạng và

KB1E dao động từ 0,0 đến 0,004. Huyện vẫn có 12 xã cấp độ rủi ro trung bình và 1 xã là

Vĩnh Thành có cấp rủi ro nhỏ.

*) Theo KB2E:

Kết quả tính toán chỉ số độ phơi nhiễm (E) và chỉ số rủi ro (R) cho các huyện có

mức cao là Châu Phú, Châu Thành và Tịnh Biên nhƣ sau:

(1) Huyện Châu Phú

Bảng 3.31: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng và

phƣơng án 2 huyện Châu Phú

Stt Huyện-Xã Hiện trạng KB2E Mức độ rủi ro

E R E R Hiện trạng KB1E

1 CP - Bình long 0.600 0.042 0.422 0.031 RR trung bình RR trung bình

2 CP - Bình Phú 0.631 0.043 0.453 0.032 RR trung bình RR trung bình

3 CP - Thạnh Mỹ Tây 0.697 0.050 0.518 0.039 RR trung bình RR trung bình

4 CP - Đào Hữu Cảnh 0.641 0.044 0.463 0.034 RR trung bình RR trung bình

5 CP - Bình mỹ 0.617 0.042 0.439 0.032 RR trung bình RR trung bình

6 CP - Bình Chánh 0.605 0.041 0.427 0.030 RR trung bình RR trung bình

7 CP - Bình Thủy 0.594 0.038 0.416 0.028 RR trung bình RR trung bình

8 CP - mỹ đức 0.624 0.056 0.446 0.042 RR trung bình RR trung bình

9 CP - Ô Long Vỹ 0.672 0.059 0.494 0.045 RR Cao RR trung bình

10 CP - Khánh Hòa 0.607 0.059 0.429 0.044 RR Cao RR trung bình

11 CP - mỹ phú 0.618 0.054 0.440 0.040 RR trung bình RR trung bình

12 CP - tt cái dầu 0.598 0.042 0.420 0.031 RR trung bình RR trung bình

13 CP - vĩnh thạnh trung 0.609 0.044 0.431 0.033 RR trung bình RR trung bình

Nhƣ vậy, theo phƣơng án 2 kết quả tính toán chỉ số độ phơi nhiễm của huyện

Châu Phú giảm tƣơng đối nhiều, chỉ số độ phơi nhiễm ở đây giảm từ 0.13 – 0.15.

Sự thay đổi giá trị rủi ro lũ ở Châu Phú theo KB2E giảm tƣơng đối, giá trị dao

động từ 0,10 đến 0,15, trong đó các xã nhƣ Khánh Hòa, Ô Long Vỹ hay Mỹ Đức có mức

độ giảm nhiều nhất. Theo hiện trạng thì chỉ số rủi ro ở Thạnh Mỹ Tây, Mỹ Đức hay Mỹ

Page 90: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

79

Phú tuy là mức độ rủi ro trung bình nhƣng cận trên, sau khi áp dụng KB2E thì chỉ số này

đã xuống xa cận với rủi ro cao.

Hình 3.22: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB2E tại Châu Phú

Chỉ số độ phơi nhiễm giảm làm cho chỉ số rủi ro cũng giảm theo. Cụ thể ở Châu

Phú có 02 xã là Ô Long Vỹ và Khánh Hòa từ mức độ rủi ro cao những năm lũ lớn xuống

mức rủi ro trung bình.

(2) Huyện Tịnh Biên

Bảng 3.32: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng và

phƣơng án 2 huyện Tịnh Biên

Stt Huyện-Xã Hiện trạng KB2E Mức độ rủi ro

E R E R Hiện trạng KB1E

1 TB - an hảo 0.655 0.048 0.545 0.040 RR trung bình RR trung bình

2 TB - Tân lập 0.617 0.034 0.506 0.028 RR trung bình RR trung bình

3 TB - an nông 0.653 0.050 0.543 0.041 RR trung bình RR trung bình

4 TB - An Cƣ 0.647 0.056 0.537 0.046 RR trung bình RR trung bình

5 TB - an phú 0.628 0.069 0.518 0.057 RR cao RR cao

6 TB - nhơn hƣng 0.650 0.068 0.539 0.057 RR cao RR cao

7 TB - tân lợi 0.686 0.057 0.576 0.048 RR cao RR trung bình

8 TB - thới sơn 0.672 0.065 0.562 0.055 RR cao RR trung bình

9 TB - Nhà Bàng 0.725 0.074 0.615 0.063 RR cao RR cao

10 TB - Văn Giáo 0.660 0.064 0.550 0.053 RR cao RR trung bình

11 TB - vĩnh trung 0.636 0.056 0.525 0.046 RR cao RR trung bình

12 TB - Chi Lăng 0.684 0.055 0.574 0.046 RR trung bình RR trung bình

13 TB - Núi voi 0.618 0.052 0.508 0.043 RR trung bình RR trung bình

Page 91: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

80

Kết quả áp dụng KB2E cho thấy các chỉ số độ phơi nhiễm ở Tịnh Biên giảm đáng

kể, chỉ số giảm từ 0,006 đến 0,012 tùy từng xã, trong đó các xã nhƣ An Phú, Nhà Bàng

giảm nhiều nhất huyện.

Hình 3.23: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và phƣơng án 2 tại Tịnh Biên

Có 04 xã là Tân Lợi, Thới Sơn, Văn Giáo, Vĩnh Trung theo hiện trạng có mức rủi

ro cao sau khi áp dụng KB2E thì giảm xuống mức rủi ro trung bình.

Còn lại các xã có mức rủi ro cao nhƣ: An Phú, Nhơn Hƣng, Nhà Bàng tuy vẫn ở

mức rủi ro cao nhƣng các chỉ số này có mức độ giảm đáng kể về cận dƣới và nếu có tác

động cụ thể đến các xã này hơn thì chỉ số này có thể giảm xuống mức rủi ro trung bình.

(3) Huyện Châu Thành

Các xã ở huyện Châu Thành đều ở mức độ rủi ro trung bình, sau khi áp dụng

KB2E kết quả chỉ số rủi ro giảm từ 0,0 đến 0,08, tuy nhiên cấp độ rủi ro vẫn giữ nguyên

ở mức trung bình.

Kết quả áp dụng KB2E ở đây cũng cho thấy sự giảm đáng kể chỉ số độ phơi

nhiễm, tuy nhiên việc áp dụng này cũng không nhất thiết trong trƣớc mắt. Về lâu dài đây

cũng là phƣơng án để theo dõi và thực hiện từ sớm để tránh những rủi ro có thể xảy đến

với Châu Thành trong những năm lũ cao.

Page 92: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

81

Bảng 3.33: Giá trị chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số rủi ro theo phƣơng án hiện trạng và

phƣơng án 2 huyện Châu Thành

Stt Huyện-Xã Hiện trạng KB2E Mức độ rủi ro

E R E R Hiện trạng KB1E

1 CT - An hòa 0.509 0.027 0.412 0.020 RR trung bình RR trung bình

2 CT - Bình Thạnh 0.532 0.026 0.435 0.019 RR trung bình RR trung bình

3 CT - cần đăng 0.535 0.028 0.438 0.021 RR trung bình RR trung bình

4 CT - hòa bình thạnh 0.494 0.021 0.397 0.015 RR trung bình RR trung bình

5 CT - TT An Châu 0.569 0.024 0.472 0.018 RR trung bình RR trung bình

6 CT - vĩnh lợi 0.549 0.024 0.452 0.018 RR trung bình RR trung bình

7 CT - vĩnh an 0.521 0.028 0.424 0.020 RR trung bình RR trung bình

8 CT - vĩnh bình 0.536 0.029 0.439 0.022 RR trung bình RR trung bình

9 CT - vĩnh hanh 0.532 0.029 0.435 0.021 RR trung bình RR trung bình

10 CT - vĩnh nhuận 0.533 0.024 0.436 0.018 RR trung bình RR trung bình

11 CT - tân phú 0.512 0.025 0.415 0.018 RR trung bình RR trung bình

12 CT - vĩnh thành 0.504 0.002 0.407 0.002 RR nhỏ RR nhỏ

13 CT - Bình Hòa 0.530 0.026 0.433 0.019 RR trung bình RR trung bình

Hình 3.24: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB2E tại Châu Thành

Tóm lại, các kịch bản khi tác động vào độ phơi nhiễm làm cho chỉ số rủi ro giảm,

tuy nhiên đối với các huyện có chỉ số độ phơi nhiễm cao tuy giảm nhƣng cấp độ rủi ro

cũng giảm không nhiều, đặc biệt là các xã ở Châu Thành.

Page 93: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

82

3.7.3. Các giải pháp liên quan đến tính dễ bị tổn thƣơng

Các Phƣơng án đƣợc xác định để giảm thiểu mức độ rủi ro cho tỉnh An Giang:

+ PA1V: Tăng khả năng chống chịu của ngƣời dân và môi trƣờng ở các xã có mức

độ dễ bị tổn thƣơng cao ở các yếu tố: Khả năng chống lũ của người dân; Khả năng cứu

hộ cứu nạn của chính quyền; Chất lượng bản tin dự báo lũ; Hỗ trợ cứu trợ của chính

quyền trong mùa lũ; Công tác tuyên truyền; Tăng cường chất lượng công trình công

cộng; Chất lượng hệ thống giao thông, thủy lợi; Khả năng phòng dịch bênh; Khả năng

hỗ trợ phục hồi giáo dục sau lũ lên 25% so với giá trị hiện trạng đối với trận lũ lớn nhƣ

2011

+ PA2V: Tăng sinh kế lên 25% so với giá trị hiện trạng, Giảm số hộ nghèo so

với hiện tại 25% và Giảm tính nhạy môi trƣờng xuống 25% so với giá trị hiện trạng.

+ PA3V: Kết hợp cả PA1 và PA2: Tăng khả năng chống chịu của ngƣời dân và

môi trƣờng ở các xã có mức độ dễ bị tổn thƣơng cao ở các yếu tố: Khả năng chống lũ của

người dân; Khả năng cứu hộ cứu nạn của chính quyền; Chất lượng bản tin dự báo lũ; Hỗ

trợ cứu trợ của chính quyền trong mùa lũ; Công tác tuyên truyền; Tăng cường chất

lượng công trình công cộng; Chất lượng hệ thống giao thông, thủy lợi; Khả năng phòng

dịch bênh; Khả năng hỗ trợ phục hồi giáo dục sau lũ lên 25% so với giá trị hiện trạng

đối với trận lũ lớn nhƣ 2011 và Tăng sinh kế (đối với những địa phƣơng nghèo) lên 25%

so với giá trị hiện trạng và Giảm tính nhạy môi trƣờng xuống 25% so với giá trị hiện

trạng.

Kết quả tính toán

Dựa vào chỉ số rủi ro và chỉ số dễ bị tổn thƣơng hiện trạng ở những năm lũ lớn

nhƣ 2011, nghiên cứu lựa chọn những xã có chỉ số rủi ro R > 0.050 và chỉ số dễ bị tổn

thƣơng V > 0.4 để tiến hành áp dụng các phƣơng án giải pháp. Các xã đƣợc xem xét áp

dụng phƣơng án gồm 27 xã, trong đó An Phú (9 xã), Châu Phú (5 xã), Tân Châu (2 xã),

Tịnh Biên (11 xã).

Kết quả KB1V:

Page 94: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

83

Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng

phƣơng án giảm nhẹ theo KB1

Stt Huyện-Xã Hiện trạng KB1V

V R Mức độ rủi ro V R Mức độ rủi ro

1 AP - Vĩnh Lộc 0.430 0.069 RR Cao 0.404 0.056 RR trung bình 2 AP - Long Bình 0.444 0.068 RR Cao 0.411 0.054 RR trung bình 3 AP - Phú Hữu 0.451 0.075 RR Cao 0.424 0.061 RR Cao

4 AP - Vĩnh Hậu 0.446 0.065 RR Cao 0.420 0.053 RR trung bình 5 AP - Vĩnh Trƣờng 0.420 0.056 RR trung bình 0.392 0.045 RR trung bình 6 AP - Phƣớc Hƣng 0.443 0.063 RR Cao 0.416 0.050 RR trung bình 7 AP - Quốc Thái 0.433 0.068 RR Cao 0.407 0.055 RR trung bình 8 AP - Khánh An 0.418 0.064 RR Cao 0.391 0.051 RR trung bình 9 AP - Khánh Bình 0.416 0.066 RR Cao 0.390 0.053 RR trung bình

10 CP - Thạnh Mỹ Tây 0.499 0.050 RR trung bình 0.467 0.037 RR trung bình 11 CP - mỹ đức 0.519 0.056 RR trung bình 0.490 0.039 RR trung bình 12 CP - Ô Long Vỹ 0.533 0.059 RR Cao 0.503 0.043 RR trung bình 13 CP - Khánh Hòa 0.519 0.059 RR Cao 0.489 0.041 RR trung bình 14 CP - mỹ phú 0.506 0.054 RR trung bình 0.477 0.038 RR trung bình 15 TC - Phú Lộc 0.426 0.068 RR Cao 0.399 0.052 RR trung bình 16 TC - Vĩnh Hòa 0.423 0.076 RR Cao 0.397 0.061 RR Cao

17 TB - an nông 0.517 0.050 RR trung bình 0.488 0.039 RR trung bình 18 TB - An Cƣ 0.527 0.056 RR trung bình 0.498 0.044 RR trung bình 19 TB - an phú 0.535 0.069 RR Cao 0.504 0.054 RR trung bình 20 TB - nhơn hưng 0.516 0.068 RR Cao 0.487 0.053 RR trung bình 21 TB - tân lợi 0.551 0.057 RR Cao 0.519 0.045 RR trung bình 22 TB - thới sơn 0.522 0.065 RR Cao 0.491 0.051 RR trung bình 23 TB - Nhà Bàng 0.524 0.074 RR Cao 0.493 0.059 RR Cao

24 TB - Văn Giáo 0.568 0.064 RR Cao 0.536 0.051 RR trung bình 25 TB - vĩnh trung 0.543 0.066 RR Cao 0.516 0.044 RR trung bình 26 TB - Chi Lăng 0.515 0.055 RR trung bình 0.489 0.044 RR trung bình 27 TB - Núi voi 0.543 0.052 RR trung bình 0.517 0.041 RR trung bình

Hình 3.25: Biểu đồ so sánh chỉ số V giữa hiện trạng và KB1V tại An Phú

Page 95: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

84

Hình 3.26: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB1V tại An Phú

Hình 3.27: Biểu đồ so sánh chỉ số V giữa hiện trạng và KB1V

tại Châu Phú và Tân Châu

Hình 3.28: Biểu đồ so sánh chỉ số E giữa hiện trạng và KB1V

tại Châu Phú và Tân Châu

Page 96: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

85

Hình 3.29: Biểu đồ so sánh chỉ số V giữa hiện trạng và KB1V tại Tịnh Biên

Hình 3.30: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB1V tại Tịnh Biên

Kết quả áp dụng phƣơng án giảm thiểu tính dễ bị tổn thƣơng theo KB1V thấy rõ

ràng rằng có 16 xã đang ở mức rủi ro cao xuống còn mức rủi ro trung bình là các xã Vĩnh

Lộc, Long Bình, Vĩnh Hậu, Quốc Hƣng, Quốc Thái, Khánh An, Khánh Bình (huyện An

Phú), Ô Long Vỹ, Khánh Hòa (huyện Châu Phú), Phú Lộc (Tân Châu) và Văn Giáo,

Vĩnh Trung, An Phú, Nhơn Hƣng, Tân Lợi, Thới Sơn (Tịnh Biên).

Giá trị chỉ số rủi ro ở những xã này giảm dao động từ 0,011 đến 0,018 là khá lớn.

Trong đó xã có mức giảm nhiều nhất là Khánh Hòa (huyện Châu Phú). Bình quân độ

giảm chỉ số rủi ro lũ ở những xã này là 0,014.

Khi áp dụng KB1V thì chỉ số dễ bị tổn thƣơng ở các xã này giảm chỉ số từ 0.02

đến 0.035 so với kết quả hiện trạng. 05 xã giảm cấp độ rủi ro ở trên có mức giảm chỉ số

Page 97: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

86

tổn thƣơng xấp xỉ 0.03. Hai xã có mức giảm chỉ số dễ bị tổn thƣơng ở mức 0.035 là xã

An Bình (huyện Thoại Sơn) và Châu Phú A (thành phố Châu Đốc).

Với giá trị chỉ số rủi ro giảm sâu cũng nhƣ cấp độ rủi ro giảm ở nhiều xã đã cho

thấy “tính nhạy” của phƣơng án KB1V khi tác động vào chỉ số dễ bị tổn thƣơng.

Kết quả KB2V:

Kết quả áp dụng phƣơng án giảm thiểu tính dễ bị tổn thƣơng khi tác động vào yếu

tố sinh kế và hộ nghèo làm giảm tính nhạy của xã hội đối với hiểm họa lũ lụt ở An Giang

cho thấy, có 17/19 xã đang ở cấp độ rủi ro cao xuống cấp độ rủi ro trung bình là các xã

Vĩnh Lộc, Phú Hữu, Vĩnh Hậu, Phƣớc Hƣng, Quốc Thái, Khánh An, Khánh Bình (huyện

An Phú), Ô Long Vỹ, Khánh Hòa (huyện Châu Phú), Phú Lộc, Vình Hòa (thị xã Tân

Châu), An Phú, Nhơn Hƣng, Tân Lợi, Thới Sơn, Nhà Bàng, Văn Giáo và Vĩnh Trung

(huyện Tịnh Biên). Ngoài ra các xã khác có cấp độ rủi ro cao nhƣng không giảm cấp bởi

chỉ số rủi ro ở những xã này khá lớn, mức độ giảm theo KB2V không làm giảm cấp độ

rủi ro ở những xã này.

Giá trị giảm chỉ số rủi ro trong kịch bản này là khá cao, mức độ giảm từ 0,012 đến

0,030, xã có mức giảm nhiều nhất là Tân An của thị xã Tân Châu, còn lại các xã khác có

mức giảm trung bình 0,015 đã thể hiện mức độ tác động của phƣơng án đối với mục tiêu

giảm chỉ số rủi ro tổng hợp.

Khi áp dụng KB2V, chỉ số dễ bị tổn thƣơng của những xã này giảm từ 0.032 đến

0.055 và các xã có mức giảm chỉ số dễ bị tổn thƣơng bình quân là 0.043 (cao hơn so với

KB1V là 0.027). Sự giảm chỉ số dễ bị tổn thƣơng làm chỉ số rủi ro vì thế mà giảm đáng

kể: chỉ sô rủi ro giảm trong khoảng 0.016 đến 0.027 và chỉ số bình quân các xã giảm là

0.022 (giảm nhiều hơn so với KB1V là 0.015), các xã giảm nhiều nhất kể đến là Tân Lợi,

Văn Giáo (huyện Tịnh Biên), Bình Phú (Châu Phú) và Long Bình (An Phú).

Page 98: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

87

Bảng 3.35: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng

phƣơng án giảm nhẹ theo KB2V

Stt Huyện-Xã Hiện trạng KB2V

V R Mức độ rủi ro V R Mức độ rủi ro

1 AP - Vĩnh Lộc 0.430 0.069 RR Cao 0.395 0.054 RR trung bình

2 AP - Long Bình 0.444 0.068 RR Cao 0.394 0.051 RR trung bình

3 AP - Phú Hữu 0.451 0.075 RR Cao 0.414 0.060 RR Cao 4 AP - Vĩnh Hậu 0.446 0.065 RR Cao 0.410 0.052 RR trung bình

5 AP - Vĩnh Trƣờng 0.420 0.056 RR trung bình 0.385 0.044 RR trung bình

6 AP - Phƣớc Hƣng 0.443 0.063 RR Cao 0.405 0.049 RR trung bình

7 AP - Quốc Thái 0.433 0.068 RR Cao 0.394 0.053 RR trung bình

8 AP - Khánh An 0.418 0.064 RR Cao 0.381 0.050 RR trung bình

9 AP - Khánh Bình 0.416 0.066 RR Cao 0.379 0.052 RR trung bình

10 CP - Thạnh Mỹ Tây 0.499 0.050 RR trung bình 0.452 0.035 RR trung bình

11 CP - mỹ đức 0.519 0.056 RR trung bình 0.470 0.038 RR trung bình

12 CP - Ô Long Vỹ 0.533 0.059 RR Cao 0.481 0.041 RR trung bình

13 CP - Khánh Hòa 0.519 0.059 RR Cao 0.470 0.040 RR trung bình

14 CP - mỹ phú 0.506 0.054 RR trung bình 0.461 0.037 RR trung bình

15 TC - Phú Lộc 0.426 0.068 RR Cao 0.394 0.052 RR trung bình

16 TC - Vĩnh Hòa 0.423 0.076 RR Cao 0.36 0.047 RR trung bình

17 TB - an nông 0.517 0.050 RR trung bình 0.477 0.038 RR trung bình

18 TB - An Cƣ 0.527 0.056 RR trung bình 0.485 0.042 RR trung bình

19 TB - an phú 0.535 0.069 RR Cao 0.489 0.052 RR trung bình

20 TB - nhơn hƣng 0.516 0.068 RR Cao 0.465 0.051 RR trung bình

21 TB - tân lợi 0.551 0.057 RR Cao 0.496 0.043 RR trung bình

22 TB - thới sơn 0.522 0.065 RR Cao 0.480 0.050 RR trung bình

23 TB - Nhà Bàng 0.524 0.074 RR Cao 0.481 0.058 RR Cao 24 TB - Văn Giáo 0.568 0.064 RR Cao 0.516 0.049 RR trung bình

25 TB - vĩnh trung 0.543 0.066 RR Cao 0.499 0.043 RR trung bình

26 TB - Chi Lăng 0.515 0.055 RR trung bình 0.480 0.043 RR trung bình

27 TB - Núi voi 0.543 0.052 RR trung bình 0.502 0.039 RR trung bình

Tóm lại, kết quả áp dụng PA2 cho thấy mức độ giảm cả chỉ số dễ bị tổn thƣơng và

chỉ số rủi ro lũ ở các địa phƣơng là lớn hơn KB1V tƣơng đối nhiều, có 17/19 xã giảm cấp

độ rủi ro cao xuống cấp trung bình, có nhiều xã ở ngƣỡng xấp xỉ rủi ro cao cũng giảm

cách xa ngƣỡng này. Trị số rủi ro giảm trung bình khoảng 0.015.

Page 99: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

88

Hình 3.31: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB2V tại An Phú

Hình 3.32: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB2V

tại Châu Phú và Tân Châu

Hình 3.33: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB2V tại Tịnh Biên

Kết quả KB3V: Kết hợp cả KB1V và KB2V: Tăng khả năng chống chịu lên 25%

kết hợp với Tăng sinh kế 25%, giảm tỷ lệ hộ nghèo và tính nhạy môi trƣờng 25% so với

hiện trạng.

Page 100: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

89

Bảng 3.36: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng

phƣơng án giảm nhẹ theo KB3V

Stt Huyện-Xã Hiện trạng KB3V

V R Mức độ rủi ro V R Mức độ rủi ro

1 AP - Vĩnh Lộc 0.430 0.069 RR Cao 0.369 0.051 RR trung bình 2 AP - Long Bình 0.444 0.068 RR Cao 0.361 0.047 RR trung bình 3 AP - Phú Hữu 0.451 0.075 RR Cao 0.387 0.056 RR trung bình 4 AP - Vĩnh Hậu 0.446 0.065 RR Cao 0.383 0.048 RR trung bình 5 AP - Vĩnh Trƣờng 0.420 0.056 RR trung bình 0.357 0.041 RR trung bình 6 AP - Phƣớc Hƣng 0.443 0.063 RR Cao 0.378 0.046 RR trung bình 7 AP - Quốc Thái 0.433 0.068 RR Cao 0.368 0.050 RR trung bình 8 AP - Khánh An 0.418 0.064 RR Cao 0.355 0.046 RR trung bình 9 AP - Khánh Bình 0.416 0.066 RR Cao 0.353 0.048 RR trung bình

10 CP - Thạnh Mỹ Tây 0.499 0.050 RR trung bình 0.420 0.033 RR trung bình 11 CP - mỹ đức 0.519 0.056 RR trung bình 0.440 0.035 RR trung bình 12 CP - Ô Long Vỹ 0.533 0.059 RR Cao 0.451 0.038 RR trung bình 13 CP - Khánh Hòa 0.519 0.059 RR Cao 0.440 0.037 RR trung bình 14 CP - mỹ phú 0.506 0.054 RR trung bình 0.433 0.034 RR trung bình 15 TC - Phú Lộc 0.426 0.068 RR Cao 0.366 0.048 RR trung bình 16 TC - Vĩnh Hòa 0.423 0.076 RR Cao 0.33 0.043 RR trung bình 17 TB - an nông 0.517 0.050 RR trung bình 0.449 0.036 RR trung bình 18 TB - An Cƣ 0.527 0.056 RR trung bình 0.457 0.040 RR trung bình 19 TB - an phú 0.535 0.069 RR Cao 0.458 0.049 RR trung bình 20 TB - nhơn hƣng 0.516 0.068 RR Cao 0.437 0.048 RR trung bình 21 TB - tân lợi 0.551 0.057 RR Cao 0.464 0.040 RR trung bình 22 TB - thới sơn 0.522 0.065 RR Cao 0.449 0.047 RR trung bình 23 TB - Nhà Bàng 0.524 0.074 RR Cao 0.450 0.054 RR trung bình 24 TB - Văn Giáo 0.568 0.064 RR Cao 0.485 0.046 RR trung bình 25 TB - vĩnh trung 0.543 0.066 RR Cao 0.473 0.041 RR trung bình 26 TB - Chi Lăng 0.515 0.055 RR trung bình 0.453 0.040 RR trung bình 27 TB - Núi voi 0.543 0.052 RR trung bình 0.476 0.037 RR trung bình

Kết quả khi áp dụng đồng thời cả 2 phƣơng án giảm thiểu tính dễ bị tổn thƣơng thì

rõ ràng là chỉ số và mức độ giảm cả tính dễ bị tổn thƣơng và chỉ số rủi ro theo phƣơng án

này sẽ lớn hơn PA1 và PA2. Tuy nhiên, dù là tổ hợp cả 2 KB1V và KB2V thì cũng

không làm hạ cấp độ rủi ro ở các xã ở An Phú vì rằng những xã này có chỉ số khá cao. Vì

thế, KB3V thì 19/19 xã giảm cấp độ rủi ro từ cao xuống trung bình.

Với KB3V đƣợc áp dụng thì giá trị chỉ số dễ bị tổn thƣơng giảm từ 0.06 đến 0.087

và trung bình các xã giảm khoảng 0.072. Chỉ số rủi ro ở đây giảm từ 0.03 đến 0.043 và

bình quân các xã giảm chỉ số rủi ro khoảng 0.036 (PA1 là 0.015, PA2 là 0.022). Các xã

Page 101: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

90

có mức giảm cao nhƣ là Long Bình (An Phú), Châu Phú A (Châu Đốc), Bình Phú (Châu

Phú) và Tân Lợi (Tịnh Biên).

Ngoài những xã giảm cấp độ rủi ro từ cao xuống trung bình thì các xã ở xấp xỉ

ngƣỡng cao cũng giảm đáng kể và chỉ số sau khi áp dụng PA3 đã cách xa chỉ số ngƣỡng

cao.

Hình 3.34: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB3V tại An Phú

Hình 3.35: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB3V

tại Châu Phú và Tân Châu

Hình 3.36: Biểu đồ so sánh chỉ số R giữa hiện trạng và KB3V tại Tịnh Biên

Page 102: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

91

Tóm lại, KB3 là sự kết hợp cả PA1 và PA2 (tức là tác động cả vào khả năng chống

chịu và tính nhạy) nên chỉ số giảm ở đây khá lớn, mức độ giảm từ 0,014 đến 0,034 tùy

từng xã, trong đó xã Tân An là giảm cao nhất.

Nhƣ vậy có thể thấy mức độ tác động của từng phƣơng án cụ thể trong mỗi kịch

bản áp dụng cho từng địa phƣơng. Trên cơ sở đó ta phân tích đƣợc sự ảnh hƣởng đến chỉ

số cũng nhƣ mức độ rủi ro do lũ lụt nhƣ thế nào. Ở đây phƣơng án tác động vào tính dễ bị

tổn thƣơng đã cho thấy tính hiệu quả của việc giảm thiểu mức độ rủi ro cũng nhƣ tính khả

thi của phƣơng án cho từng huyện, xã cụ thể.

Kết luận chung:

Giá trị rủi ro mà các xã nhận đƣợc giao động trong khoảng 0,001 đến 0,0076

tƣơng đƣơng với các mức độ rủi ro do lũ là mức độ rủi ro thấp, trung bình và mức độ cao,

không có xã nào thuộc nhóm rất cao và thảm họa. Trong toàn tỉnh, có 21 xã thuộc nhóm

rủi ro cao, xã nhận giá trị cao nhất là các xã Vĩnh Hòa thuộc huyện Tân Châu, Phú Hữu

huyện An Phú và Nhà Bàng của huyện Tịnh Biên. Ngoài ra, có 115 xã thuộc nhóm rủi ro

trung bình và có 19 xã thuộc nhóm rủi ro nhỏ, các xã rủi ro nhỏ phần lớn thuộc thành phố

Long Xuyên, và huyện Tri Tôn.

Các xã ở mức độ rủi ro cao phần lớn thuộc huyện An Phú, nơi đầu tiên nƣớc sông

Cửu Long đổ về Việt Nam từ Campuchia. Ở đây luôn bị ngập mỗi khi có mùa lũ về, hơn

nữa chủ yếu là đất nông nghiệp, đời sống nhân dân còn nghèo nên đây là một trong

những địa phƣơng sẽ gặp rủi ro cao mỗi khi có lũ. Ngoài ra còn huyện Tịnh Biên tuy mức

độ ngập không lớn nhƣng mức độ tổn thƣơng ở mức cao cũng nhƣ lợi ích không nhiều

nên chỉ số rủi ro cũng là cao. Qua đó luận văn đề xuất các giải pháp tác động vào các

thành phần nội hàm đó (tác động vào các tiêu chí rủi ro) nhằm quy hoạch, phòng chống

thiên tai lũ lụt tỉnh An Giang.

Page 103: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích đặc trƣng cả về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của

ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, luận văn đã xác lập đƣợc phƣơng pháp

đánh giá rủi ro do lũ cho tỉnh An Giang là phƣơng pháp chỉ số rủi ro, cụ thể:

- Đã xác lập đƣợc bộ tiêu chí cơ bản đánh giá rủi ro lũ cho tỉnh An Giang gồm:

hiểm họa, phơi nhiễm và dễ bị tổn thƣơng. Trong đó Hiểm họa gồm 6 biến; Phơi nhiễm 6

biến; Dễ bị tổn thƣơng 30 biến;

- Đã xác lập đƣợc các công thức tính chi tiết từng chỉ số của các thành phần là

công thức tổng có trọng số của các biến/thành phần. Trọng số đƣợc xác lập là phƣơng

pháp phƣơng pháp AHP;

- Đã xác lập phƣơng pháp phân cấp mức độ rủi ro sau khi chỉ số rủi ro đã đƣợc

tính toán (nằm trong khoảng từ 0 – 1) cho từng đơn vị cấp xã. Ở đây có lồng ghép với

Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 15/8/2014 từ đó xác lập

5 cấp rủi ro do lũ, lụt là: rủi ro nhỏ, rủi ro trung bình, rủi ro cao, rủi ro rất cao và thảm họ

Kết quả bộ chỉ số rủi ro lũ tỉnh An Giang ở 155 xã đƣợc tính toán. Giá trị rủi ro

mà các xã nhận đƣợc giao động trong khoảng 0,001 đến 0,0075. Các xã ở mức độ rủi ro

cao phần lớn thuộc huyện An Phú, nơi đầu tiên nƣớc sông Cửu Long đổ về Việt Nam từ

Campuchia. Ở đây luôn bị ngập mỗi khi có mùa lũ về, hơn nữa chủ yếu là đất nông

nghiệp, đời sống nhân dân còn nghèo nên đây là một trong những địa phƣơng sẽ gặp rủi

ro cao mỗi khi có lũ. Ngoài ra còn huyện Tịnh Biên tuy mức độ ngập không lớn nhƣng

mức độ tổn thƣơng ở mức cao cũng nhƣ lợi ích không nhiều nên chỉ số rủi ro cũng là cao.

Từ đó đề xuất các giải pháp tác động vào các thành phần nội hàm đó (tác động vào

các tiêu chí rủi ro) nhằm quy hoạch, phòng chống thiên tai lũ lụt tỉnh An Giang.

2. KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở nghiên cứu phƣơng pháp xác định chỉ số và đánh giá mức độ rủi ro do

lũ lụt cho tỉnh An Giang nói riêng, có một số kiến nghị sau:

Page 104: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

93

- Phƣơng pháp đánh giá mức độ rủi ro lũ lụt đã đƣợc nghiên cứu chuyên sâu và

đƣa vào phục vụ công tác đánh giá, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở nhiều quốc gia

trên thế giới và nhiều địa phƣơng khác nhau ở nƣớc ta. Các nghiên cứu đã cho thấy tính

hiệu quả cũng nhƣ khả năng áp dụng sâu rộng trong công tác giảm nhẹ thiên tai lũ lụt. Vì

vậy đây là hƣớng tiếp cận cần đƣợc triển khai nghiên cứu ứng dụng;

- Bộ tiêu chí đánh giá đƣợc xây dựng cho tỉnh An Giang đƣợc thiết lập trên cơ sở

phân tích đặc trƣng tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng mà lũ lụt ảnh hƣởng trực tiếp

hoặc gián tiếp. Đồng thời có sự góp ý của các chuyên gia trên lĩnh vực phòng chống thiên

tai đã cho thấy mức độ phổ quát và đặc trƣng của nó. Tuy nhiên bộ tiêu chí này là cơ bản,

để áp dụng cho địa phƣơng nào thì cần có sự đánh giá chi tiết và lựa chọn cụ thể hơn các

biến này;

- Công thức tính toán đƣợc sử dụng là tổng có trọng số của các tiêu chí/thành

phần/biến, phƣơng pháp trọng số theo AHP đã đƣợc áp dụng cho tỉnh An Giang và cho

thấy kết quả tính toán là phù hợp. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm các phƣơng pháp khác

để so sánh và có đánh giá sâu hơn cũng nhƣ có khả năng kiểm chứng tính hiệu quả của

các phƣơng pháp;

- Các phƣơng án đƣợc đề xuất là dựa vào ý kiến của ngƣời dân, của cán bộ chính

quyền địa phƣơng và chung cho toàn tỉnh về câu hỏi là làm thế nào để giảm thiểu những

tác hại do lũ lụt có thể gây ra. Tuy nhiên, các phƣơng án này cần đƣợc nghiên cứu sâu

hơn để có giải pháp phù hợp cho từng địa phƣơng (cấp huyên/xã);

- Các giải pháp mới là tác động vào yếu tố thiệt hại hữu hình, vì thế cần có thêm

nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng giảm thiểu rủi ro môi trƣờng và xã hội do

lũ lụt gây ra-là những thiệt hại vô hình;

- Cần có nghiên cứu đề xuất về công nghệ cũng nhƣ giải pháp cảnh báo rủi ro,

cũng nhƣ phƣơng án đối phóm phòng ngừa thiệt hại cả về tính mạng, vật chất và tinh

thần của từng địa phƣơng.

Page 105: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Asia Disaster Preparedness Center (ADPC), Tài liệu kỹ thuật Hướng dẫn lồng ghép

giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kê hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh, các ngành tại

tỉnh An Giang (2010).

2. Nguyễn Thị Hồng Huế, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Tài Tuệ, Nguyễn Thị Minh Ngọc,

Đỗ Thùy Linh, Phạm Bảo Ngọc, Lƣu Việt Dũng (2009). Đánh giá mức độ tổn thương tài

nguyên địa chất, định hướng sử dụng bền vững vịnh Gành Rái, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tạp chí Địa chất số 312 tháng 6-2009, tr 10 – 24

3. Nguyễn Kim Lợi (2012). Đánh giá tính dễ bị tổn thương do trượt lở đất ở Việt Nam:

Cơ sở nhận thức và phương pháp nghiên cứu đề xuất. Thuộc dự án “Đánh giá tính dễ bị

tổn thƣơng của các cộng đồng và ý nghĩa của sự hiểu biết về chính sách thích ứng với

trƣợt lở đất liên quan đến lũ lụt ở châu Á”, do tổ chức Asia Pacific Network For Global

Change Research tài trợ, tháng 3-2012. (http://vietan-

enviro.com/home/index.php/archives/3857).

4. Thái Thành Lƣợm, Đào Mạnh Tiến, Bùi Quang Hạt, Lý Việt Hùng, Lê Văn Đức

(2009). Đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự nhiên kinh tế - xã hội vùng biển Hà Tiên

- vịnh Cây Dương (Kiên Giang). Tạp chí Địa chất số 310 tháng 2-2009, tr 40 – 53.

5. Mai Trọng Nhuận, Đặng Văn Luyến, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trần Thanh Hải, Phạm

Hùng Thanh, (2002). Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của hệ thống tự nhiên - xã hội

đới ven biển (lấy ví dụ từ đới ven biển Khánh Hòa). Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia

Hà Nội, tháng 4 – 2002, tr 25-33.

6. Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Thị Hồng Huế, Trần Đăng Quy, Nguyễn Tài Tuệ,

(2005). Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương đới ven biển Phan Thiết - Hồ Tràm,

Việt Nam phục vụ phát triển bền vững. TC Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 4-

2005, tr 6-16.

7. Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn 2014, Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn

thương - Ly luận và thực tiễn . Phân 3: Tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do lũ bằng

Page 106: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

95

phương pháp trọng số - Thử nghiệm cho đơn vị cấp xã vùng hạ lưu sông Thu Bồn Tạp chí

Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tâp 30, Sô 4S tr. 150-158.

8. Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự, (2015), Đánh giá mức độ tổn thƣơng về kinh tế - xã

hội do lũ lụt trên một số lƣu vực sông chính ở miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu

và khai thác công trình thủy điện, thủy lợi, nxb Khoa học kỹ thuật 2015.

9. Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự, 2015, Đánh giá mức độ tổn thƣơng về kinh tế - xã hội

do lũ lụt trên một số lƣu vực sông chính ở miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu và

khai thác công trình thủy điện, thủy lợi. Thuộc Chƣơng trình “Khoa học và công nghệ

phục vụ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”, Mã số: KHCN-

BĐKH/11-15. Đề tài cấp Nhà nƣớc, MS: BĐKH – 19

10. Tô Quang Toản (2015), Nghiên cứu các khả năng phát triển thƣợng lƣu tác động đến

chế độ dòng chảy và xâm nhập mặn mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận án

thuộc chuyên ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, Viện Khoa học thủy lợi

11. Võ Hồng Tú, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Thùy Trang, Lê Văn An (2012). Tính tổn

thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và các giải pháp ứng phó. Tạp

chí Khoa học ĐH Cần Thơ, 2012:22B, p.294-303.

12. Nguyễn Đinh Tuấn và cộng sự, 2015, Nghiên cứu xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định

trong quản lý tài nguyên đất và nƣớc vùng ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Đề

tài cấp nhà nƣớc thuộc chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu, MS:

BĐKH.20

13. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn 2013 - Các chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương lũ

lụt và phương pháp tính toán. Tuyên tâp bao cao Hôi thao Khoa hoc Quôc gia về khí

tƣợng thủy văn môi trƣờng và biến đổi khí hậu lần thứ XVI - Tập II. Thủy văn - Tài

nguyên nƣớc, Biển, Môi trƣờng 27-29 tháng 6, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 203-211.

14. Cấn Thu Văn , Nguyễn Thanh Sơn , Trần Ngọc Anh , Đặng Đình Khá 2013 Các

phương phap đanh gia tinh dê bi tôn thương - Ly luận và thực tiễn Phân 2. Áp dụng thử

nghiệm tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do lũ thuộc lưu vực sông Lam - tỉnh Nghệ An

Page 107: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

96

Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 29, số

2S tr. 223 – 232.

15. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Anh và Ngô Chí Tuấn: 2014 Xây dựng

chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt sử dụng phương pháp phân tích hệ thống phân cấp (AHP) -

Thử nghiệm cho vài đơn vị cấp xã tỉnh Quảng Nam thuộc vùng hạ lưu sông Thu Bồn. Tạp

chí Khí tƣợng Thủy văn số 643, tr.10-18

16. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn và Nguyễn Xuân Tiến: 2014 Đánh

giá ảnh hưởng của sử dụng đất đến kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do lũ – Áp

dụng tính cho huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam thuộc hạ du lưu vực sông Thu Bồn. Tạp

chí Khí tƣợng Thủy văn số 643, tr. 40 – 44.

17. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, 2015 Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác

định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tâp 31, Sô 1S tr. 93 – 102.

18. Cấn Thu Văn (2015), Xây dựng cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do lũ

lụt lƣu vực sông Vu Gia-Thu Bồn phục vụ công tác phòng chống thiên tai. Luận án Tiến

sĩ ĐHQGHN, 2015.

19. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, 2016 Nghiên cứu thiết lập phƣơng pháp cơ bản

đánh giá rủi ro lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. Các

Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S, 2016264

20. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, 2016, Nghiên cứu mô phỏng thủy văn, thủy

lựcvùng đồng bằng sông Cửu Long để đánh giá ảnh hƣởng của hệ thống đê bao đến sự

thay đổi dòng chảy mặt vùng Đồng Tháp Mƣời, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. Các Khoa

học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S, 2016256

21. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (2004), “Chuyên đề khí tượng thủy văn, Dự án

qui hoạch Thủy lợi phục vụ ổn định dân cư một số vùng ven biên giới VN - CPC”.

22. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, “Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển

kinh tế xã hội ĐBSCL”, Báo cáo tổng kết Đề tài Nhà nƣớc năm 2002-2004

Page 108: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

97

23. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, 2005, “Cơ sở khoa học xây dựng đê bao bờ bao

ĐBSCL”, Báo cáo tổng kết Đề tài Nhà nƣớc năm 2003-2005.

24. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam 2006, “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đê bao

bờ bao và đánh giá tác động của việc xây dựng đê bao bờ bao đến kinh tế, xã hội và môi

trƣờng ở châu thổ sông Mekong” Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn 2006;

25. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam 2010, Nghiên cứu cơ sở khoa học phân ranh mặn

ngọt vùng bán đảo Cà Mau, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ NN-PTNT do Viện

KHTLMN thực hiện 2008-2010.

26. Viện QHTLMN, 2012. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể thủy lợi Đồng bằng

sông Cửu Long trong điều kiện Biến đổi khí hậu – nƣớc biển dâng

27. Lƣơng Quang Xô, (2014), Ảnh hƣởng của các công trình trên các cửa sông lớn đến

xâm nhập mặn vào hệ thống sông Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học kỹ thuật

thủy lợi và môi trường - số 45 (6/2014)

Tiếng Anh

28. Adger W. N., Huq, S., Brown, K., Conway, D. and Hulme, M. (2002). Adaptation to

climate change: Setting the Agenda for Development Policy and Research. Tyndall

Centre for Climate Change Research Working Paper 16.

29. ADRC (2005), "Total diaster risk management – good practices”, Report. Asian

Diaster Reduction Center, Kobe, Japan. Available via Dialog.

30. Allen, K. (2003), "Vulnerability reduction and the community-based approach, in

Pelling (ed.)", Natural Disasters and Development in a Globalising World, 170-184.

31. Brooks N. (2003), "Vulnerability, risk and adaptation: A conceptual framework",

Tyndall Centre for Climate Change Research Working paper 38.

32. Can Thu Van, Nguyen Thanh Son, Phan Vu Hoang Phuong, (2016), Establishing the

Basic Indicator for the Calculation of the Flood Vulnerability Index for River Basins in

Page 109: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

98

Vietnam, Journal of Environmental Science and Engineering B 5 (2016) 390-394

doi:10.17265/2162-5263/2016.08.003

33. Crichtion, D. (2002), "UK and Global insurance responses to flood hazard". Water

international, 27(1): 119-131

34. Dang Dinh Kha, Tran Ngoc Anh and Nguyen Thanh Son (2011), "Flood vulnerability

assessment of downstream area in Thach Han river basin, Quang Tri province" 2nd

MAHASRI-Hy ARC? workshop, August 22-24, 2011, Nha Trang, Vietnam, p.295-304

35. Downing, TE, Butterfield, R, Cohen, S, Huq, S, Moss, R, Rahman, A, Sokona, Y and

Stephen (2001), "Vulnerability Indices: Climate Change Impacts and Adaptation", UNEP

Policy Series, UNEP, Nairobi.

36. Fekete A. (2009), "Assessment of Social Vulnerability for River-Floods in Germany",

Inaugural-Dissertation zur Erlangung des Grades Doktor-Ingenieur (Dr.-Ing.) der

Hohen Landwirtschaftlichen Fakultät der Rheinischen FriedrichsWilhelm-Universität zu

Bonn. 2009

37. Green, C. (2004). The evaluation of vulnerability to flooding. Disaster Prevention and

Management 13(4): 323–329.

38. IPCC (2001a), "Climate change 2001: Impacts, Adaptation and Vulnerability",

Summary for Policymakers, WMO.

39. IPCC (2001b). Climate change 2001: The scientific basis. Cambridge, Cambridge

University.

40. Nguyen Mai Dang, Mukand S. Babel, Huynh T. Luong (2010). Evaluation of food

risk paramerter in the Day River flood Diversion Area, Red River Delta, Vietnam.

Nartural Hazards and Earth System Sciences, Springer, Accepted: 13 May 2010. DOI

10.1007/s11069-010-9558-x

41. Nguyen Mai Dang (2010), "Intergrated flood risk assessment for the Day river flood

diversion area in the Red river, Vietnam". PhD dissertation of engineering in water

engineering and management. AIT 2010

Page 110: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

99

42. Van Duivendjik, J. (1999), "Assessment of flood management options",. Word

commission on Dams, Cape Town, Sourth Africa.

43. Viet Trinh, Lars Ribbe, Jackson Roehrig & Phong Nguyen (2010). Flood risk

assessment for the Thach Han River Basin, Quang Tri Province, Vietnam. Proc. of the

Sixth World FRIEND Conference: Global Change: Facing Risks and Threats to Water

Resources in Fez, Morocco, October 2010. IAHS Publ.

Page 111: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

100

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Kết quả tính toán chỉ số hiểm họa lũ các xã thuộc tỉnh An Giang

trận lũ lớn năm 2011

TT Huyện-Xã

Độ

sâu

ngập

Thời gian

ứng với độ

ngập < 0,5m

Thời gian

ứng với độ

ngập 0,5m ÷

1,0m

Thời gian

ứng với độ

ngập 1,0m ÷

1,5m

Thời gian

ứng với độ

ngập 1,5m ÷

2,0m

Thời gian

ứng với độ

ngập >

2,0m

Chỉ

số H

1 AP - Vĩnh Lộc 0.78 0.24 0.10 0.14 0.55 1.00 0.671

2 AP - An Phú 0.61 0.27 0.15 0.38 0.31 0.00 0.324

3 AP - Long Bình 0.97 0.12 0.08 0.21 0.21 1.00 0.676

4 AP - Đa Phƣớc 0.54 0.29 0.22 0.40 0.01 0.00 0.251

5 AP - Phú Hữu 0.90 0.15 0.16 0.13 0.25 1.00 0.655

6 AP - Vĩnh Hậu 0.68 0.24 0.10 0.15 0.56 1.00 0.639

7 AP - Vĩnh Trƣờng 0.63 0.25 0.11 0.24 0.42 0.90 0.577

8 AP - Phƣớc Hƣng 0.81 0.16 0.16 0.14 0.30 1.00 0.634

9 AP - Vĩnh Hội Đông 0.53 0.30 0.26 0.33 0.00 0.00 0.241

10 AP - Quốc Thái 0.93 0.14 0.15 0.12 0.26 1.00 0.666

11 AP - Khánh An 1.00 0.12 0.08 0.21 0.21 1.00 0.685

12 AP - Khánh Bình 0.94 0.14 0.15 0.12 0.26 1.00 0.671

13 AP - Nhơn Hội 0.65 0.22 0.12 0.38 0.58 0.00 0.384

14 AP - Phú Hội 0.59 0.24 0.13 0.37 0.48 0.00 0.342

15 CĐ - P. châu phú A 0.47 0.32 0.27 0.28 0.00 0.00 0.218

16 CĐ - P. châu phú B 0.47 0.32 0.27 0.27 0.00 0.00 0.217

17 CĐ - P. núi sam 0.45 0.33 0.29 0.22 0.00 0.00 0.206

18 CĐ - Vĩnh Tế 0.46 0.33 0.29 0.22 0.00 0.00 0.209

19 CĐ - P. vĩnh mỹ 0.44 0.35 0.30 0.16 0.00 0.00 0.199

20 CĐ - Vĩnh Châu 0.40 0.38 0.36 0.00 0.00 0.00 0.173

21 CĐ - P. Vĩnh ngƣơn 0.51 0.31 0.26 0.30 0.00 0.00 0.234

22 CP - Bình long 0.32 0.49 0.16 0.00 0.00 0.00 0.140

23 CP - Bình Phú 0.31 0.50 0.15 0.00 0.00 0.00 0.136

24 CP - Thạnh Mỹ Tây 0.33 0.46 0.22 0.00 0.00 0.00 0.145

25 CP - Đào Hữu Cảnh 0.33 0.50 0.15 0.00 0.00 0.00 0.142

26 CP - Bình mỹ 0.29 0.50 0.15 0.00 0.00 0.00 0.131

27 CP - Bình Chánh 0.29 0.54 0.08 0.00 0.00 0.00 0.126

28 CP - Bình Thủy 0.28 0.58 0.01 0.00 0.00 0.00 0.121

29 CP - mỹ đức 0.39 0.39 0.34 0.00 0.00 0.00 0.171

30 CP - Ô Long Vỹ 0.38 0.41 0.30 0.00 0.00 0.00 0.165

31 CP - Khánh Hòa 0.42 0.35 0.35 0.08 0.00 0.00 0.187

32 CP - mỹ phú 0.39 0.36 0.39 0.00 0.00 0.00 0.172

33 CP - tt cái dầu 0.33 0.48 0.18 0.00 0.00 0.00 0.144

34 CP - vĩnh thạnh trung 0.35 0.46 0.22 0.00 0.00 0.00 0.151

35 CT - An hòa 0.25 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.112

36 CT - Bình Thạnh 0.21 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.096

37 CT - cần đăng 0.23 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.105

38 CT - hòa bình thạnh 0.19 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.090

39 CT - TT An Châu 0.19 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.092

40 CT - vĩnh lợi 0.20 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.094

41 CT - vĩnh an 0.24 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.107

Page 112: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

101

TT Huyện-Xã

Độ

sâu

ngập

Thời gian

ứng với độ

ngập < 0,5m

Thời gian

ứng với độ

ngập 0,5m ÷

1,0m

Thời gian

ứng với độ

ngập 1,0m ÷

1,5m

Thời gian

ứng với độ

ngập 1,5m ÷

2,0m

Thời gian

ứng với độ

ngập >

2,0m

Chỉ

số H

42 CT - vĩnh bình 0.25 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.110

43 CT - vĩnh hanh 0.24 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.106

44 CT - vĩnh nhuận 0.21 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.096

45 CT - tân phú 0.21 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.098

46 CT - vĩnh thành 0.00 0.20 0.00 0.00 0.00 0.00 0.009

47 CT - Bình Hòa 0.22 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.099

48 CM - kiến an 0.28 0.57 0.02 0.00 0.00 0.00 0.123

49 CM - Mỹ Hội Đông 0.26 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.116

50 CM - Nhơn Mỹ 0.24 0.30 0.25 0.33 0.00 0.00 0.142

51 CM - long điền A 0.24 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.106

52 CM - long điền B 0.23 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.104

53 CM - kiến thành 0.25 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.109

54 CM - mỹ luông 0.20 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.094

55 CM - An Thạnh Trung 0.16 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.079

56 CM - Hòa An 0.12 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.065

57 CM - Hội An 0.14 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.071

58 CM - Hòa Bình 0.13 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.068

59 CM - Long Kiến 0.18 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.086

60 CM - Long Giang 0.19 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.091

61 CM - Mỹ An 0.17 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.082

62 CM - tấn mỹ 0.19 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.090

63 CM - Bình Phƣớc Xuân 0.15 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.076

64 CM - Mỹ Hiệp 0.18 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.086

65 CM - tt chợ mới 0.28 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.119

66 LX - mỹ hòa hƣng 0.13 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.071

67 LX - P.bình khánh 0.02 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.031

68 LX - P. Bình Đức 0.02 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.033

69 LX - P.mỹ hòa 0.00 0.20 0.00 0.00 0.00 0.00 0.009

70 LX - Mỹ Khánh 0.16 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.081

71 LX - P.Đông Xuyên 0.00 0.20 0.00 0.00 0.00 0.00 0.009

72 LX - P.Mỹ Bình 0.14 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.073

73 LX - P.Mỹ Long 0.13 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.069

74 LX - P.Mỹ Phƣớc 0.13 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.069

75 LX - P.Mỹ Quý 0.12 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.065

76 LX - Mỹ Thạnh 0.10 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.058

77 LX - Mỹ Thới 0.13 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.069

78 LX - Mỹ Xuyên 0.15 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.075

79 PT - hiệp xƣơng 0.39 0.36 0.38 0.00 0.00 0.00 0.172

80 PT - Bình thạnh đông 0.33 0.46 0.22 0.00 0.00 0.00 0.146

81 PT - Phú bình 0.39 0.42 0.29 0.00 0.00 0.00 0.169

82 PT - Phú Xuân 0.37 0.37 0.38 0.00 0.00 0.00 0.165

83 PT - Phú Thành 0.42 0.36 0.37 0.04 0.00 0.00 0.184

84 PT - Phú Thạnh 0.43 0.35 0.37 0.04 0.00 0.00 0.188

85 PT - Chợ Vàm 0.39 0.38 0.36 0.00 0.00 0.00 0.169

86 PT - Hòa Lạc 0.42 0.36 0.38 0.03 0.00 0.00 0.183

87 PT - Long Hòa 0.47 0.32 0.30 0.23 0.00 0.00 0.215

88 PT - Phú long 0.45 0.35 0.37 0.04 0.00 0.00 0.194

Page 113: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

102

TT Huyện-Xã

Độ

sâu

ngập

Thời gian

ứng với độ

ngập < 0,5m

Thời gian

ứng với độ

ngập 0,5m ÷

1,0m

Thời gian

ứng với độ

ngập 1,0m ÷

1,5m

Thời gian

ứng với độ

ngập 1,5m ÷

2,0m

Thời gian

ứng với độ

ngập >

2,0m

Chỉ

số H

89 PT - Phú Lâm 0.45 0.32 0.31 0.20 0.00 0.00 0.205

90 PT - Phú Hiệp 0.44 0.33 0.30 0.19 0.00 0.00 0.203

91 PT - phú hƣng 0.33 0.49 0.16 0.00 0.00 0.00 0.143

92 PT - phú mỹ 0.33 0.48 0.18 0.00 0.00 0.00 0.143

93 PT - phú thọ 0.35 0.47 0.20 0.00 0.00 0.00 0.153

94 PT - Phú An 0.39 0.45 0.24 0.00 0.00 0.00 0.167

95 PT - tân hòa 0.31 0.58 0.01 0.00 0.00 0.00 0.132

96 PT - tân trung 0.29 0.57 0.02 0.00 0.00 0.00 0.125

97 TC - Phú Lộc 0.86 0.08 0.07 0.11 0.36 1.00 0.654

98 TC - Vĩnh Hòa 0.75 0.22 0.09 0.18 0.53 1.00 0.661

99 TC - Vĩnh Xƣơng 0.93 0.13 0.06 0.21 0.27 1.00 0.670

100 TC - Tân An 0.68 0.24 0.10 0.15 0.56 1.00 0.641

101 TC - Tân Thạnh 0.00 0.20 0.00 0.00 0.00 0.00 0.009

102 TC - Long An 0.60 0.26 0.15 0.36 0.37 0.00 0.329

103 TC - Lê Chánh 0.45 0.33 0.30 0.19 0.00 0.00 0.205

104 TC - Châu Phong 0.56 0.29 0.16 0.36 0.21 0.00 0.287

105 TC - Phú Vĩnh 0.47 0.32 0.30 0.22 0.00 0.00 0.213

106 TC - P. Long Thạnh 0.00 0.20 0.00 0.00 0.00 0.00 0.009

107 TC - P. Long Hƣng 0.00 0.20 0.00 0.00 0.00 0.00 0.009

108 TC - P. Long Châu 0.56 0.27 0.15 0.37 0.32 0.00 0.308

109 TC - P. Long Sơn 0.49 0.31 0.28 0.28 0.00 0.00 0.225

110 TC - P. Long Phú 0.48 0.32 0.30 0.23 0.00 0.00 0.220

111 TS - an bình 0.18 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.085

112 TS - vọng thê 0.00 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.025

113 TS - vọng đông 0.14 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.074

114 TS - Thoại Giang 0.12 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.068

115 TS - BìnhThành 0.08 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.051

116 TS - mỹ phú đông 0.18 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.086

117 TS - Định Mỹ 0.15 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.076

118 TS - Định Thành 0.15 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.077

119 TS - Phú Thuận 0.10 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.059

120 TS - Vĩnh Khánh 0.10 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.060

121 TS - Vĩnh Trạch 0.15 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.075

122 TS - Vĩnh Phú 0.19 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.089

123 TS - Tây Phú 0.18 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.088

124 TS - Vĩnh Chánh 0.10 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.061

125 TS - TT Phú Hòa (AB1) 0.15 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.078

126 TS - Thị Trấn Núi Sập 0.10 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.060

127 TS - Thị Trấn Óc Eo 0.10 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.058

128 TB - an hảo 0.31 0.48 0.18 0.00 0.00 0.00 0.136

129 TB - Tân lập 0.23 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.104

130 TB - an nông 0.33 0.45 0.24 0.00 0.00 0.00 0.147

131 TB - An Cƣ 0.38 0.45 0.24 0.00 0.00 0.00 0.163

132 TB - an phú 0.45 0.35 0.27 0.19 0.00 0.00 0.206

133 TB - nhơn hƣng 0.44 0.34 0.28 0.21 0.00 0.00 0.203

134 TB - tân lợi 0.35 0.46 0.22 0.00 0.00 0.00 0.151

135 TB - thới sơn 0.42 0.35 0.37 0.05 0.00 0.00 0.186

136 TB - Nhà Bàng 0.43 0.35 0.31 0.14 0.00 0.00 0.196

Page 114: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

103

TT Huyện-Xã

Độ

sâu

ngập

Thời gian

ứng với độ

ngập < 0,5m

Thời gian

ứng với độ

ngập 0,5m ÷

1,0m

Thời gian

ứng với độ

ngập 1,0m ÷

1,5m

Thời gian

ứng với độ

ngập 1,5m ÷

2,0m

Thời gian

ứng với độ

ngập >

2,0m

Chỉ

số H

137 TB - Văn Giáo 0.39 0.38 0.36 0.00 0.00 0.00 0.171

138 TB - vĩnh trung 0.38 0.45 0.24 0.00 0.00 0.00 0.163

139 TB - Chi Lăng 0.36 0.45 0.23 0.00 0.00 0.00 0.155

140 TB - Núi voi 0.36 0.46 0.22 0.00 0.00 0.00 0.155

141 TT - an tức 0.01 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.028

142 TT - châu lăng 0.10 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.058

143 TT - cô tô 0.10 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.059

144 TT - lƣơng an trà 0.00 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.025

145 TT - lƣơng phi 0.01 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.027

146 TT - núi tô 0.09 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.056

147 TT - ô lâm 0.00 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.026

148 TT - tà đảnh 0.24 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.106

149 TT - tân tuyến 0.01 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.029

150 TT - ba chúc 0.01 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.028

151 TT - Lạc Quới 0.04 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.038

152 TT - Vĩnh Gia 0.00 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.025

153 TT - Lê Trì 0.01 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.028

154 TT - TT tri tôn 0.18 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.085

155 TT - vĩnh phƣớc 0.00 0.58 0.00 0.00 0.00 0.00 0.025

PHỤ LỤC 2: Kết quả tính toán chỉ số độ phơi nhiễm cho các xã

thuộc tỉnh An Giang trận lũ lớn năm 2011

TT Huyện-Xã

Nhóm

đất hiện

trạng

Diện tích

gieo trồng

NN

Diện

tích xã

Diện tích

cây lâu

năm

Diện

tích

NTTS

Mật độ

dân cƣ

Chỉ

số E

1 AP - Vĩnh Lộc 0.24 0.28 0.29 0.36 0.20 0.03 0.238

2 AP - An Phú 0.31 0.28 0.09 0.36 0.20 0.09 0.229

3 AP - Long Bình 0.23 0.28 0.21 0.36 0.20 0.02 0.226

4 AP - Đa Phƣớc 0.28 0.28 0.25 0.36 0.20 0.05 0.243

5 AP - Phú Hữu 0.22 0.28 0.41 0.36 0.20 0.03 0.252

6 AP - Vĩnh Hậu 0.24 0.28 0.23 0.36 0.20 0.03 0.230

7 AP - Vĩnh Trƣờng 0.29 0.28 0.12 0.36 0.20 0.08 0.230

8 AP - Phƣớc Hƣng 0.24 0.28 0.16 0.36 0.20 0.04 0.223

9 AP - Vĩnh Hội Đông 0.28 0.28 0.08 0.36 0.20 0.10 0.224

10 AP - Quốc Thái 0.27 0.28 0.22 0.36 0.20 0.04 0.237

11 AP - Khánh An 0.28 0.28 0.09 0.36 0.20 0.08 0.224

12 AP - Khánh Bình 0.29 0.28 0.20 0.36 0.20 0.02 0.235

13 AP - Nhơn Hội 0.23 0.28 0.14 0.36 0.20 0.07 0.220

14 AP - Phú Hội 0.23 0.28 0.27 0.36 0.20 0.03 0.234

15 CĐ - P. châu phú A 0.37 0.31 0.06 1.00 0.17 0.27 0.313

16 CĐ - P. châu phú B 0.31 0.31 0.14 1.00 0.17 0.14 0.303

17 CĐ - P. núi sam 0.36 0.31 0.17 1.00 0.17 0.08 0.313

18 CĐ - Vĩnh Tế 0.22 0.31 0.38 1.00 0.17 0.02 0.308

19 CĐ - P. vĩnh mỹ 0.40 0.31 0.09 1.00 0.17 0.10 0.312

Page 115: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

104

TT Huyện-Xã

Nhóm

đất hiện

trạng

Diện tích

gieo trồng

NN

Diện

tích xã

Diện tích

cây lâu

năm

Diện

tích

NTTS

Mật độ

dân cƣ

Chỉ

số E

20 CĐ - Vĩnh Châu 0.26 0.31 0.26 1.00 0.17 0.01 0.299

21 CĐ - P. Vĩnh ngƣơn 0.24 0.31 0.12 1.00 0.17 0.04 0.278

22 CP - Bình long 0.23 0.87 0.31 0.54 1.00 0.04 0.600

23 CP - Bình Phú 0.21 0.87 0.58 0.54 1.00 0.01 0.631

24 CP - Thạnh Mỹ Tây 0.61 0.87 0.43 0.54 1.00 0.03 0.697

25 CP - Đào Hữu Cảnh 0.21 0.87 0.66 0.54 1.00 0.01 0.641

26 CP - Bình mỹ 0.24 0.87 0.43 0.54 1.00 0.04 0.617

27 CP - Bình Chánh 0.21 0.87 0.39 0.54 1.00 0.02 0.605

28 CP - Bình Thủy 0.28 0.87 0.19 0.54 1.00 0.06 0.594

29 CP - mỹ đức 0.24 0.87 0.48 0.54 1.00 0.03 0.624

30 CP - Ô Long Vỹ 0.21 0.87 0.88 0.54 1.00 0.01 0.672

31 CP - Khánh Hòa 0.29 0.87 0.27 0.54 1.00 0.06 0.607

32 CP - mỹ phú 0.23 0.87 0.44 0.54 1.00 0.04 0.618

33 CP - tt cái dầu 0.34 0.87 0.08 0.54 1.00 0.15 0.598

34 CP - vĩnh thạnh trung 0.25 0.87 0.35 0.54 1.00 0.06 0.609

35 CT - An hòa 0.25 0.73 0.18 0.53 0.82 0.06 0.509

36 CT - Bình Thạnh 0.29 0.73 0.31 0.53 0.82 0.01 0.532

37 CT - cần đăng 0.23 0.73 0.42 0.53 0.82 0.03 0.535

38 CT - hòa bình thạnh 0.21 0.73 0.09 0.53 0.82 0.13 0.494

39 CT - TT An Châu 0.54 0.73 0.16 0.53 0.82 0.09 0.569

40 CT - vĩnh lợi 0.30 0.73 0.43 0.53 0.82 0.01 0.549

41 CT - vĩnh an 0.21 0.73 0.34 0.53 0.82 0.02 0.521

42 CT - vĩnh bình 0.21 0.73 0.45 0.53 0.82 0.02 0.536

43 CT - vĩnh hanh 0.23 0.73 0.41 0.53 0.82 0.02 0.532

44 CT - vĩnh nhuận 0.22 0.73 0.43 0.53 0.82 0.01 0.533

45 CT - tân phú 0.21 0.73 0.29 0.53 0.82 0.01 0.512

46 CT - vĩnh thành 0.24 0.73 0.16 0.53 0.82 0.06 0.504

47 CT - Bình Hòa 0.31 0.73 0.25 0.53 0.82 0.04 0.530

48 CM - kiến an 0.32 0.28 0.31 0.38 0.45 0.06 0.335

49 CM - Mỹ Hội Đông 0.30 0.28 0.27 0.38 0.45 0.06 0.324

50 CM - Nhơn Mỹ 0.25 0.28 0.35 0.38 0.45 0.05 0.324

51 CM - long điền A 0.29 0.28 0.22 0.38 0.45 0.05 0.315

52 CM - long điền B 0.26 0.28 0.22 0.38 0.45 0.06 0.310

53 CM - kiến thành 0.25 0.28 0.28 0.38 0.45 0.05 0.314

54 CM - mỹ luông 0.32 0.28 0.10 0.38 0.45 0.11 0.308

55 CM - An Thạnh Trung 0.24 0.28 0.39 0.38 0.45 0.03 0.328

56 CM - Hòa An 0.26 0.28 0.23 0.38 0.45 0.06 0.311

57 CM - Hội An 0.28 0.28 0.28 0.38 0.45 0.05 0.321

58 CM - Hòa Bình 0.31 0.28 0.27 0.38 0.45 0.04 0.325

59 CM - Long Kiến 0.27 0.28 0.20 0.38 0.45 0.04 0.308

60 CM - Long Giang 0.29 0.28 0.23 0.38 0.45 0.06 0.316

61 CM - Mỹ An 0.36 0.28 0.15 0.38 0.45 0.06 0.320

62 CM - tấn mỹ 0.37 0.28 0.22 0.38 0.45 0.06 0.334

63 CM - Bình Phƣớc Xuân 0.53 0.28 0.23 0.38 0.45 0.04 0.366

64 CM - Mỹ Hiệp 0.85 0.28 0.28 0.38 0.45 0.04 0.443

65 CM - tt chợ mới 0.54 0.28 0.04 0.38 0.45 0.25 0.358

66 LX - mỹ hòa hƣng 0.39 0.10 0.26 0.62 0.41 0.05 0.324

Page 116: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

105

TT Huyện-Xã

Nhóm

đất hiện

trạng

Diện tích

gieo trồng

NN

Diện

tích xã

Diện tích

cây lâu

năm

Diện

tích

NTTS

Mật độ

dân cƣ

Chỉ

số E

67 LX - P.bình khánh 0.39 0.10 0.08 0.62 0.41 0.20 0.309

68 LX - P. Bình Đức 0.32 0.10 0.13 0.62 0.41 0.08 0.292

69 LX - P.mỹ hòa 0.00 0.10 0.05 0.62 0.41 0.13 0.217

70 LX - Mỹ Khánh 0.29 0.10 0.12 0.62 0.41 0.05 0.283

71 LX - P.Đông Xuyên 0.70 0.10 0.02 0.62 0.41 0.28 0.374

72 LX - P.Mỹ Bình 0.39 0.10 0.02 0.62 0.41 0.72 0.340

73 LX - P.Mỹ Long 0.69 0.10 0.01 0.62 0.41 1.00 0.424

74 LX - P.Mỹ Phƣớc 0.61 0.10 0.04 0.62 0.41 0.35 0.363

75 LX - P.Mỹ Quý 0.42 0.10 0.06 0.62 0.41 0.11 0.306

76 LX - Mỹ Thạnh 0.34 0.10 0.17 0.62 0.41 0.10 0.304

77 LX - Mỹ Thới 0.27 0.10 0.24 0.62 0.41 0.05 0.295

78 LX - Mỹ Xuyên 0.70 0.10 0.02 0.62 0.41 0.53 0.392

79 PT - hiệp xƣơng 0.21 0.38 0.28 0.37 0.33 0.02 0.291

80 PT - Bình thạnh đông 0.27 0.38 0.19 0.37 0.33 0.05 0.292

81 PT - Phú bình 0.23 0.38 0.28 0.37 0.33 0.03 0.294

82 PT - Phú Xuân 0.21 0.38 0.22 0.37 0.33 0.01 0.282

83 PT - Phú Thành 0.22 0.38 0.27 0.37 0.33 0.02 0.290

84 PT - Phú Thạnh 0.22 0.38 0.21 0.37 0.33 0.06 0.285

85 PT - Chợ Vàm 0.27 0.38 0.18 0.37 0.33 0.03 0.290

86 PT - Hòa Lạc 0.23 0.38 0.33 0.37 0.33 0.03 0.302

87 PT - Long Hòa 0.27 0.38 0.09 0.37 0.33 0.06 0.280

88 PT - Phú long 0.21 0.38 0.20 0.37 0.33 0.01 0.279

89 PT - Phú Lâm 0.25 0.38 0.18 0.37 0.33 0.04 0.287

90 PT - Phú Hiệp 0.64 0.38 0.20 0.37 0.33 0.02 0.369

91 PT - phú hƣng 0.24 0.38 0.19 0.37 0.33 0.05 0.285

92 PT - phú mỹ 0.40 0.38 0.09 0.37 0.33 0.16 0.312

93 PT - phú thọ 0.23 0.38 0.21 0.37 0.33 0.04 0.286

94 PT - Phú An 0.23 0.38 0.26 0.37 0.33 0.03 0.293

95 PT - tân hòa 0.23 0.38 0.12 0.37 0.33 0.04 0.274

96 PT - tân trung 0.31 0.38 0.13 0.37 0.33 0.05 0.293

97 TC - Phú Lộc 0.21 0.24 0.18 0.39 0.30 0.02 0.243

98 TC - Vĩnh Hòa 0.30 0.24 0.26 0.39 0.30 0.03 0.274

99 TC - Vĩnh Xƣơng 0.36 0.24 0.17 0.39 0.30 0.05 0.275

100 TC - Tân An 0.25 0.24 0.13 0.39 0.30 0.04 0.245

101 TC - Tân Thạnh 0.22 0.24 0.14 0.39 0.30 0.05 0.241

102 TC - Long An 0.25 0.24 0.14 0.39 0.30 0.05 0.248

103 TC - Lê Chánh 0.22 0.24 0.18 0.39 0.30 0.03 0.246

104 TC - Châu Phong 0.24 0.24 0.44 0.39 0.30 0.04 0.287

105 TC - Phú Vĩnh 0.22 0.24 0.18 0.39 0.30 0.04 0.247

106 TC - P. Long Thạnh 0.22 0.24 0.05 0.39 0.30 0.26 0.244

107 TC - P. Long Hƣng 0.22 0.24 0.01 0.39 0.30 0.72 0.272

108 TC - P. Long Châu 0.56 0.24 0.07 0.39 0.30 0.11 0.308

109 TC - P. Long Sơn 0.27 0.24 0.16 0.39 0.30 0.04 0.254

110 TC - P. Long Phú 0.25 0.24 0.15 0.39 0.30 0.07 0.251

111 TS - an bình 0.22 0.76 0.35 0.53 0.76 0.01 0.512

112 TS - vọng thê 0.21 0.76 0.35 0.53 0.76 0.01 0.509

113 TS - vọng đông 0.23 0.76 0.36 0.53 0.76 0.02 0.515

114 TS - Thoại Giang 0.22 0.76 0.32 0.53 0.76 0.02 0.508

Page 117: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

106

TT Huyện-Xã

Nhóm

đất hiện

trạng

Diện tích

gieo trồng

NN

Diện

tích xã

Diện tích

cây lâu

năm

Diện

tích

NTTS

Mật độ

dân cƣ

Chỉ

số E

115 TS - BìnhThành 0.22 0.76 0.36 0.53 0.76 0.02 0.513

116 TS - mỹ phú đông 0.23 0.76 0.38 0.53 0.76 0.01 0.516

117 TS - Định Mỹ 0.22 0.76 0.42 0.53 0.76 0.02 0.520

118 TS - Định Thành 0.23 0.76 0.40 0.53 0.76 0.01 0.520

119 TS - Phú Thuận 0.22 0.76 0.37 0.53 0.76 0.02 0.514

120 TS - Vĩnh Khánh 0.23 0.76 0.36 0.53 0.76 0.02 0.516

121 TS - Vĩnh Trạch 0.22 0.76 0.23 0.53 0.76 0.05 0.497

122 TS - Vĩnh Phú 0.22 0.76 0.35 0.53 0.76 0.02 0.511

123 TS - Tây Phú 0.21 0.76 0.44 0.53 0.76 0.01 0.521

124 TS - Vĩnh Chánh 0.22 0.76 0.42 0.53 0.76 0.01 0.521

125 TS - TT Phú Hòa (AB1) 0.36 0.76 0.09 0.53 0.76 0.08 0.510

126 TS - Thị Trấn Núi Sập 0.37 0.76 0.43 0.53 0.76 0.04 0.555

127 TS - Thị Trấn Óc Eo 0.43 0.76 0.12 0.53 0.76 0.06 0.527

128 TB - an hảo 0.29 1.00 0.36 0.69 1.00 0.02 0.655

129 TB - Tân lập 0.29 1.00 0.04 0.69 1.00 0.09 0.617

130 TB - an nông 0.28 1.00 0.36 0.69 1.00 0.01 0.653

131 TB - An Cƣ 0.25 1.00 0.37 0.69 1.00 0.02 0.647

132 TB - an phú 0.25 1.00 0.22 0.69 1.00 0.02 0.628

133 TB - nhơn hƣng 0.32 1.00 0.28 0.69 1.00 0.01 0.650

134 TB - tân lợi 0.43 1.00 0.36 0.69 1.00 0.02 0.686

135 TB - thới sơn 0.46 1.00 0.21 0.69 1.00 0.02 0.672

136 TB - Nhà Bàng 0.77 1.00 0.07 0.69 1.00 0.12 0.725

137 TB - Văn Giáo 0.27 1.00 0.42 0.69 1.00 0.01 0.660

138 TB - vĩnh trung 0.25 1.00 0.28 0.69 1.00 0.00 0.636

139 TB - Chi Lăng 0.58 1.00 0.09 0.69 1.00 0.09 0.684

140 TB - Núi voi 0.25 1.00 0.16 0.69 1.00 0.02 0.618

141 TT - an tức 0.36 0.85 0.32 0.50 0.07 0.01 0.349

142 TT - châu lăng 0.43 0.85 0.38 0.50 0.07 0.03 0.371

143 TT - cô tô 0.33 0.85 0.48 0.50 0.07 0.01 0.365

144 TT - lƣơng an trà 0.27 0.85 1.00 0.50 0.07 0.01 0.423

145 TT - lƣơng phi 0.49 0.85 0.48 0.50 0.07 0.01 0.398

146 TT - núi tô 0.42 0.85 0.37 0.50 0.07 0.01 0.368

147 TT - ô lâm 0.78 0.85 0.97 0.50 0.07 0.01 0.527

148 TT - tà đảnh 0.39 0.85 0.57 0.50 0.07 0.01 0.388

149 TT - tân tuyến 0.39 0.85 0.97 0.50 0.07 0.00 0.444

150 TT - ba chúc 0.60 0.85 0.22 0.50 0.07 0.05 0.388

151 TT - Lạc Quới 0.21 0.85 0.27 0.50 0.07 0.02 0.310

152 TT - Vĩnh Gia 0.27 0.85 0.42 0.50 0.07 0.01 0.343

153 TT - Lê Trì 0.26 0.85 0.23 0.50 0.07 0.02 0.315

154 TT - TT tri tôn 0.31 0.85 0.09 0.50 0.07 0.11 0.312

155 TT - vĩnh phƣớc 0.26 0.85 0.62 0.50 0.07 0.00 0.368

Page 118: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

107

PHỤ LỤC 3: Kết quả tính toán chỉ số tính nhạy cho các xã thuộc tỉnh An Giang trận lũ lớn năm 2011

Stt Huyện-Xã Số

dân

Tỷ lệ

dân số

nữ

Tỷ lệ

trẻ em

Tỷ lệ

ngƣời

già

Số hộ

nghèo

Tỷ lệ

ngƣời

biết chữ

Sinh

kế

1-

Tính

nhạy

xã hội

Hiện

trạng

môi

trƣờng

Độ ổn

định

đất

ven

sông

Nƣớc

sinh

hoạt

mùa lũ

Khả

năng

dịch

bệnh

mùa

Hệ sinh

thái

thủy

sinh

2- Tính

nhạy

môi

trường

Tính

nhạy

1 AP - Vĩnh Lộc 0.34 0.49 0.40 0.20 0.33 0.03 0.60 0.414 0.46 0.46 0.40 0.43 0.43 0.428 0.421

2 AP - An Phú 0.34 0.50 0.38 0.20 0.25 0.05 0.30 0.289 0.69 0.63 0.69 0.71 0.69 0.693 0.491

3 AP - Long Bình 0.23 0.50 0.35 0.20 0.50 0.05 0.60 0.426 0.69 0.63 0.69 0.71 0.69 0.693 0.560

4 AP - Đa Phƣớc 0.57 0.50 0.43 0.25 0.20 0.02 0.60 0.421 0.40 0.40 0.40 0.60 0.20 0.474 0.448

5 AP - Phú Hữu 0.56 0.50 0.30 0.33 0.93 0.04 0.60 0.505 0.40 0.40 0.40 0.40 0.20 0.389 0.447

6 AP - Vĩnh Hậu 0.28 0.47 0.41 0.25 0.46 0.08 0.60 0.438 0.46 0.46 0.40 0.43 0.43 0.428 0.433

7 AP - Vĩnh Trƣờng 0.46 0.50 0.22 0.25 0.52 0.05 0.60 0.429 0.49 0.57 0.43 0.31 0.23 0.390 0.410

8 AP - Phƣớc Hƣng 0.32 0.50 0.33 0.33 0.14 0.00 0.80 0.474 0.46 0.46 0.40 0.43 0.43 0.428 0.451

9 AP - Vĩnh Hội Đông 0.37 0.50 0.25 0.25 0.50 0.05 0.60 0.427 0.72 0.68 0.64 0.60 0.28 0.619 0.523

10 AP - Quốc Thái 0.42 0.50 0.25 0.25 0.31 0.04 0.80 0.482 0.46 0.46 0.40 0.43 0.43 0.428 0.455

11 AP - Khánh An 0.32 0.50 0.33 0.33 0.50 0.05 0.60 0.446 0.46 0.46 0.40 0.43 0.43 0.428 0.437

12 AP - Khánh Bình 0.20 0.50 0.25 0.25 0.50 0.05 0.60 0.419 0.46 0.46 0.40 0.43 0.43 0.428 0.423

13 AP - Nhơn Hội 0.47 0.50 0.25 0.25 0.50 0.05 0.60 0.432 0.46 0.46 0.40 0.43 0.43 0.428 0.430

14 AP - Phú Hội 0.36 0.50 0.25 0.33 0.50 0.05 0.60 0.437 0.46 0.46 0.40 0.43 0.43 0.428 0.432

15 CĐ - P. châu phú A 0.78 0.50 0.25 0.15 0.01 0.01 0.80 0.445 0.69 0.63 0.69 0.71 0.69 0.693 0.569

16 CĐ - P. châu phú B 0.91 0.50 0.15 0.33 0.05 0.01 0.50 0.353 0.69 0.66 0.66 0.60 0.40 0.623 0.488

17 CĐ - P. núi sam 0.64 0.50 0.20 0.33 0.25 0.00 0.30 0.294 0.66 0.69 0.66 0.63 0.60 0.644 0.469

18 CĐ - Vĩnh Tế 0.42 0.49 0.33 0.15 0.06 0.30 0.80 0.468 0.66 0.69 0.66 0.63 0.60 0.644 0.556

19 CĐ - P. vĩnh mỹ 0.46 0.49 0.15 0.15 0.08 0.08 0.30 0.238 0.51 0.23 0.57 0.37 0.51 0.444 0.341

20 CĐ - Vĩnh Châu 0.12 0.50 0.20 0.20 0.03 0.20 0.80 0.431 0.51 0.23 0.57 0.37 0.51 0.444 0.438

21 CĐ - P. Vĩnh ngƣơn 0.23 0.50 0.25 0.20 0.04 0.05 0.80 0.431 0.72 0.68 0.64 0.60 0.28 0.619 0.525

22 CP - Bình long 0.53 0.50 0.33 0.33 0.16 0.10 0.80 0.494 0.63 0.46 0.66 0.60 0.63 0.609 0.552

23 CP - Bình Phú 0.24 0.50 0.20 0.20 0.59 0.05 0.80 0.493 0.63 0.46 0.66 0.60 0.63 0.609 0.551

24 CP - Thạnh Mỹ Tây 0.68 0.50 0.33 0.33 0.16 0.02 0.80 0.496 0.63 0.46 0.66 0.60 0.63 0.609 0.553

25 CP - Đào Hữu Cảnh 0.34 0.49 0.15 0.15 0.33 0.01 0.80 0.450 0.63 0.46 0.66 0.60 0.63 0.609 0.530

26 CP - Bình mỹ 0.73 0.50 0.20 0.20 0.21 0.02 0.80 0.469 0.51 0.49 0.66 0.57 0.66 0.584 0.526

27 CP - Bình Chánh 0.30 0.50 0.25 0.25 0.59 0.05 0.80 0.510 0.51 0.49 0.66 0.57 0.66 0.584 0.547

28 CP - Bình Thủy 0.51 0.50 0.25 0.25 0.08 0.02 0.80 0.455 0.51 0.49 0.66 0.57 0.66 0.584 0.520

29 CP - mỹ đức 0.61 0.50 0.20 0.20 0.16 0.10 0.80 0.463 0.57 0.71 0.60 0.69 0.66 0.645 0.554

Page 119: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

108

Stt Huyện-Xã Số

dân

Tỷ lệ

dân số

nữ

Tỷ lệ

trẻ em

Tỷ lệ

ngƣời

già

Số hộ

nghèo

Tỷ lệ

ngƣời

biết chữ

Sinh

kế

1-

Tính

nhạy

xã hội

Hiện

trạng

môi

trƣờng

Độ ổn

định

đất

ven

sông

Nƣớc

sinh

hoạt

mùa lũ

Khả

năng

dịch

bệnh

mùa

Hệ sinh

thái

thủy

sinh

2- Tính

nhạy

môi

trường

Tính

nhạy

30 CP - Ô Long Vỹ 0.29 0.50 0.25 0.25 0.59 0.05 0.80 0.510 0.57 0.71 0.60 0.69 0.66 0.645 0.577

31 CP - Khánh Hòa 0.74 0.50 0.25 0.25 0.05 0.11 0.80 0.470 0.57 0.71 0.60 0.69 0.66 0.645 0.557

32 CP - mỹ phú 0.89 0.50 0.25 0.25 0.23 0.10 0.80 0.498 0.60 0.40 0.60 0.50 0.60 0.540 0.519

33 CP - tt cái dầu 0.54 0.50 0.20 0.20 0.21 0.10 0.30 0.274 0.53 0.40 0.63 0.47 0.67 0.528 0.401

34 CP - vĩnh thạnh trung 1.00 0.49 0.20 0.20 0.30 0.11 0.80 0.499 0.63 0.29 0.57 0.31 0.57 0.446 0.473

35 CT - An hòa 0.48 0.52 0.15 0.20 0.18 0.01 0.60 0.371 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.497

36 CT - Bình Thạnh 0.20 0.50 0.25 0.20 0.26 0.10 0.80 0.462 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.543

37 CT - cần đăng 0.61 0.50 0.20 0.33 0.14 0.05 0.80 0.475 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.549

38 CT - hòa bình thạnh 0.56 0.47 0.20 0.15 0.17 0.18 0.60 0.383 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.504

39 CT - TT An Châu 0.61 0.50 0.33 0.20 0.26 0.10 0.50 0.378 0.80 0.53 0.33 0.60 0.40 0.540 0.459

40 CT - vĩnh lợi 0.14 0.50 0.15 0.20 0.09 0.10 0.60 0.347 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.486

41 CT - vĩnh an 0.30 0.50 0.20 0.25 0.13 0.07 0.80 0.449 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.536

42 CT - vĩnh bình 0.40 0.50 0.20 0.20 0.10 0.20 0.80 0.454 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.539

43 CT - vĩnh hanh 0.42 0.50 0.25 0.33 0.13 0.15 0.80 0.479 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.551

44 CT - vĩnh nhuận 0.23 0.50 0.20 0.20 0.06 0.00 0.60 0.347 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.486

45 CT - tân phú 0.15 0.50 0.33 0.20 0.05 0.00 0.80 0.437 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.530

46 CT - vĩnh thành 0.43 0.50 0.20 0.20 0.26 0.10 0.80 0.466 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.545

47 CT - Bình Hòa 0.45 0.50 0.30 0.30 0.26 0.10 0.80 0.494 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.559

48 CM - kiến an 0.81 0.51 0.15 0.20 0.33 0.01 0.80 0.481 0.54 0.31 0.43 0.43 0.34 0.432 0.456

49 CM - Mỹ Hội Đông 0.78 0.48 0.15 0.33 0.32 0.02 0.80 0.494 0.54 0.31 0.43 0.43 0.34 0.432 0.463

50 CM - Nhơn Mỹ 0.73 0.50 0.33 0.25 0.29 0.05 0.60 0.429 0.54 0.31 0.43 0.43 0.34 0.432 0.430

51 CM - long điền A 0.48 0.50 0.33 0.20 0.14 0.02 0.30 0.274 0.43 0.51 0.40 0.37 0.46 0.405 0.339

52 CM - long điền B 0.59 0.50 0.15 0.20 0.11 0.02 0.80 0.442 0.40 0.69 0.40 0.31 0.34 0.385 0.414

53 CM - kiến thành 0.64 0.50 0.15 0.20 0.29 0.05 0.60 0.394 0.40 0.69 0.40 0.31 0.34 0.385 0.390

54 CM - mỹ luông 0.48 0.50 0.20 0.20 0.19 0.00 0.30 0.261 0.40 0.43 0.40 0.40 0.54 0.410 0.336

55 CM - An Thạnh Trung 0.52 0.50 0.15 0.25 0.29 0.05 0.60 0.394 0.40 0.43 0.40 0.40 0.54 0.410 0.402

56 CM - Hòa An 0.61 0.50 0.15 0.15 0.29 0.05 0.60 0.385 0.40 0.43 0.40 0.40 0.54 0.410 0.398

57 CM - Hội An 0.60 0.50 0.20 0.20 0.29 0.05 0.60 0.398 0.40 0.43 0.40 0.40 0.54 0.410 0.404

58 CM - Hòa Bình 0.53 0.50 0.25 0.33 0.29 0.05 0.60 0.420 0.40 0.43 0.40 0.40 0.54 0.410 0.415

59 CM - Long Kiến 0.40 0.50 0.33 0.15 0.19 0.00 0.30 0.268 0.40 0.43 0.40 0.40 0.54 0.410 0.339

60 CM - Long Giang 0.59 0.50 0.20 0.20 0.29 0.05 0.60 0.398 0.40 0.43 0.40 0.40 0.54 0.410 0.404

Page 120: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

109

Stt Huyện-Xã Số

dân

Tỷ lệ

dân số

nữ

Tỷ lệ

trẻ em

Tỷ lệ

ngƣời

già

Số hộ

nghèo

Tỷ lệ

ngƣời

biết chữ

Sinh

kế

1-

Tính

nhạy

xã hội

Hiện

trạng

môi

trƣờng

Độ ổn

định

đất

ven

sông

Nƣớc

sinh

hoạt

mùa lũ

Khả

năng

dịch

bệnh

mùa

Hệ sinh

thái

thủy

sinh

2- Tính

nhạy

môi

trường

Tính

nhạy

61 CM - Mỹ An 0.39 0.50 0.33 0.33 0.29 0.05 0.60 0.424 0.40 0.43 0.40 0.40 0.54 0.410 0.417

62 CM - tấn mỹ 0.62 0.51 0.15 0.29 0.16 0.02 0.80 0.463 0.40 0.49 0.40 0.26 0.34 0.343 0.403

63 CM - Bình Phƣớc Xuân 0.40 0.59 0.20 0.29 0.13 0.02 0.60 0.386 0.40 0.49 0.40 0.26 0.34 0.343 0.365

64 CM - Mỹ Hiệp 0.52 0.50 0.25 0.29 0.15 0.03 0.80 0.471 0.40 0.49 0.40 0.26 0.34 0.343 0.407

65 CM - tt chợ mới 0.42 0.50 0.25 0.29 0.06 0.05 0.30 0.264 0.43 0.57 0.43 0.26 0.37 0.365 0.314

66 LX - mỹ hòa hƣng 0.64 0.49 0.20 0.15 0.11 0.05 0.80 0.447 0.40 0.40 0.43 0.29 0.29 0.353 0.400

67 LX - P.bình khánh 0.72 0.06 0.20 0.25 0.04 0.05 0.30 0.225 0.40 0.40 0.40 0.23 0.34 0.324 0.275

68 LX - P. Bình Đức 0.48 0.50 0.25 0.20 0.12 0.05 0.50 0.339 0.40 0.40 0.40 0.23 0.34 0.324 0.331

69 LX - P.mỹ hòa 0.29 0.50 0.15 0.15 0.12 0.05 0.50 0.310 0.37 0.40 0.37 0.31 0.29 0.345 0.327

70 LX - Mỹ Khánh 0.28 0.52 0.15 0.33 0.08 0.05 0.70 0.408 0.37 0.40 0.37 0.31 0.29 0.345 0.376

71 LX - P.Đông Xuyên 0.30 0.50 0.20 0.33 0.12 0.05 0.50 0.341 0.37 0.40 0.37 0.31 0.29 0.345 0.343

72 LX - P.Mỹ Bình 0.65 0.50 0.20 0.15 0.12 0.05 0.50 0.334 0.37 0.40 0.37 0.31 0.29 0.345 0.339

73 LX - P.Mỹ Long 0.69 0.50 0.25 0.15 0.12 0.05 0.50 0.343 0.37 0.40 0.37 0.31 0.29 0.345 0.344

74 LX - P.Mỹ Phƣớc 0.72 0.50 0.15 0.20 0.12 0.05 0.50 0.337 0.37 0.40 0.37 0.31 0.29 0.345 0.341

75 LX - P.Mỹ Quý 0.29 0.50 0.20 0.20 0.12 0.05 0.50 0.323 0.37 0.40 0.37 0.31 0.29 0.345 0.334

76 LX - Mỹ Thạnh 0.80 0.52 0.33 0.25 0.03 0.05 0.30 0.287 0.37 0.40 0.37 0.31 0.29 0.345 0.316

77 LX - Mỹ Thới 0.58 0.50 0.15 0.15 0.12 0.05 0.50 0.324 0.37 0.40 0.37 0.31 0.29 0.345 0.334

78 LX - Mỹ Xuyên 0.48 0.50 0.20 0.15 0.12 0.05 0.50 0.326 0.37 0.40 0.37 0.31 0.29 0.345 0.335

79 PT - hiệp xƣơng 0.27 0.49 0.20 0.20 0.11 0.10 0.80 0.440 0.60 0.80 0.57 0.40 0.20 0.502 0.471

80 PT - Bình thạnh đông 0.45 0.50 0.33 0.15 0.21 0.10 0.80 0.472 0.60 0.80 0.57 0.40 0.20 0.502 0.487

81 PT - Phú bình 0.39 0.50 0.25 0.15 0.21 0.10 0.80 0.459 0.60 0.80 0.57 0.40 0.20 0.502 0.481

82 PT - Phú Xuân 0.15 0.50 0.20 0.20 0.21 0.10 0.80 0.447 0.60 0.80 0.57 0.40 0.20 0.502 0.475

83 PT - Phú Thành 0.23 0.50 0.33 0.25 0.21 0.10 0.80 0.475 0.60 0.80 0.57 0.40 0.20 0.502 0.489

84 PT - Phú Thạnh 0.53 0.50 0.25 0.20 0.11 0.10 0.80 0.460 0.60 0.80 0.57 0.40 0.20 0.502 0.481

85 PT - Chợ Vàm 0.29 0.50 0.20 0.20 0.08 0.10 0.80 0.437 0.60 0.80 0.57 0.40 0.20 0.502 0.470

86 PT - Hòa Lạc 0.48 0.50 0.20 0.33 0.21 0.10 0.80 0.481 0.60 0.80 0.57 0.40 0.20 0.502 0.492

87 PT - Long Hòa 0.27 0.49 0.25 0.15 0.06 0.00 0.80 0.426 0.60 0.80 0.57 0.40 0.20 0.502 0.464

88 PT - Phú long 0.13 0.50 0.20 0.20 0.21 0.10 0.80 0.446 0.60 0.80 0.57 0.40 0.20 0.502 0.474

89 PT - Phú Lâm 0.33 0.49 0.20 0.20 0.08 0.01 0.90 0.469 0.60 0.80 0.57 0.40 0.20 0.502 0.485

90 PT - Phú Hiệp 0.17 0.50 0.20 0.25 0.21 0.10 0.80 0.455 0.60 0.80 0.57 0.40 0.20 0.502 0.478

91 PT - phú hƣng 0.42 0.49 0.25 0.20 0.12 0.10 0.60 0.378 0.51 0.23 0.51 0.34 0.26 0.402 0.390

Page 121: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

110

Stt Huyện-Xã Số

dân

Tỷ lệ

dân số

nữ

Tỷ lệ

trẻ em

Tỷ lệ

ngƣời

già

Số hộ

nghèo

Tỷ lệ

ngƣời

biết chữ

Sinh

kế

1-

Tính

nhạy

xã hội

Hiện

trạng

môi

trƣờng

Độ ổn

định

đất

ven

sông

Nƣớc

sinh

hoạt

mùa lũ

Khả

năng

dịch

bệnh

mùa

Hệ sinh

thái

thủy

sinh

2- Tính

nhạy

môi

trường

Tính

nhạy

92 PT - phú mỹ 0.62 0.49 0.15 0.33 0.09 0.10 0.60 0.388 0.43 0.66 0.43 0.37 0.26 0.415 0.402

93 PT - phú thọ 0.36 0.50 0.25 0.25 0.21 0.10 0.60 0.395 0.43 0.80 0.43 0.37 0.34 0.432 0.413

94 PT - Phú An 0.31 0.53 0.20 0.20 0.16 0.00 0.80 0.444 0.43 0.80 0.43 0.37 0.34 0.432 0.438

95 PT - tân hòa 0.22 0.49 0.15 0.20 0.05 0.00 0.60 0.338 0.43 0.23 0.43 0.40 0.34 0.394 0.366

96 PT - tân trung 0.33 0.53 0.15 0.20 0.09 0.00 0.80 0.428 0.46 0.43 0.37 0.37 0.29 0.385 0.407

97 TC - Phú Lộc 0.13 0.50 0.20 0.15 0.18 0.05 0.60 0.354 0.40 0.40 0.40 0.40 0.20 0.389 0.371

98 TC - Vĩnh Hòa 0.33 0.50 0.20 0.20 0.21 0.04 0.60 0.374 0.46 0.46 0.40 0.43 0.43 0.428 0.401

99 TC - Vĩnh Xƣơng 0.42 0.50 0.25 0.25 0.22 0.06 0.60 0.395 0.40 0.54 0.40 0.20 0.20 0.316 0.356

100 TC - Tân An 0.27 0.50 0.20 0.33 0.11 0.02 0.60 0.375 0.40 0.51 0.40 0.29 0.20 0.350 0.363

101 TC - Tân Thạnh 0.30 0.50 0.20 0.15 0.18 0.05 0.60 0.362 0.40 0.51 0.40 0.29 0.20 0.350 0.356

102 TC - Long An 0.33 0.50 0.20 0.20 0.10 0.06 0.50 0.323 0.49 0.57 0.43 0.31 0.23 0.390 0.357

103 TC - Lê Chánh 0.27 0.49 0.20 0.25 0.24 0.03 0.60 0.381 0.40 0.49 0.40 0.34 0.29 0.377 0.379

104 TC - Châu Phong 0.79 0.50 0.20 0.33 0.16 0.03 0.90 0.522 0.40 0.40 0.40 0.60 0.20 0.474 0.498

105 TC - Phú Vĩnh 0.36 0.50 0.25 0.20 0.12 0.02 0.80 0.447 0.54 0.46 0.43 0.37 0.23 0.413 0.430

106 TC - P. Long Thạnh 0.59 0.50 0.20 0.33 0.15 0.08 0.30 0.285 0.40 0.60 0.40 0.20 0.20 0.321 0.303

107 TC - P. Long Hƣng 0.42 0.49 0.33 0.15 0.10 0.15 0.30 0.269 0.43 0.57 0.40 0.23 0.20 0.335 0.302

108 TC - P. Long Châu 0.34 0.51 0.20 0.20 0.06 0.02 0.50 0.318 0.49 0.54 0.46 0.37 0.20 0.418 0.368

109 TC - P. Long Sơn 0.28 0.67 0.20 0.25 0.10 0.05 0.80 0.457 0.40 0.49 0.40 0.20 0.29 0.316 0.387

110 TC - P. Long Phú 0.46 0.49 0.15 0.25 0.22 0.15 0.50 0.351 0.46 0.46 0.46 0.40 0.29 0.423 0.387

111 TS - an bình 0.21 0.50 0.33 0.25 0.12 0.13 0.60 0.389 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.507

112 TS - vọng thê 0.18 0.50 0.15 0.15 0.08 0.20 0.60 0.349 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.487

113 TS - vọng đông 0.33 0.50 0.15 0.20 0.08 0.08 0.60 0.355 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.490

114 TS - Thoại Giang 0.31 0.50 0.20 0.33 0.12 0.02 0.80 0.454 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.539

115 TS - BìnhThành 0.32 0.50 0.20 0.15 0.19 0.10 0.80 0.446 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.535

116 TS - mỹ phú đông 0.12 0.51 0.25 0.20 0.19 0.10 0.80 0.450 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.537

117 TS - Định Mỹ 0.32 0.50 0.15 0.33 0.19 0.10 0.80 0.464 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.544

118 TS - Định Thành 0.26 0.50 0.15 0.25 0.19 0.10 0.80 0.450 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.537

119 TS - Phú Thuận 0.29 0.50 0.33 0.20 0.19 0.10 0.80 0.468 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.546

120 TS - Vĩnh Khánh 0.35 0.50 0.33 0.33 0.19 0.10 0.80 0.489 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.557

121 TS - Vĩnh Trạch 0.49 0.50 0.15 0.25 0.19 0.10 0.80 0.461 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.543

122 TS - Vĩnh Phú 0.28 0.50 0.15 0.20 0.19 0.10 0.80 0.444 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.534

Page 122: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

111

Stt Huyện-Xã Số

dân

Tỷ lệ

dân số

nữ

Tỷ lệ

trẻ em

Tỷ lệ

ngƣời

già

Số hộ

nghèo

Tỷ lệ

ngƣời

biết chữ

Sinh

kế

1-

Tính

nhạy

xã hội

Hiện

trạng

môi

trƣờng

Độ ổn

định

đất

ven

sông

Nƣớc

sinh

hoạt

mùa lũ

Khả

năng

dịch

bệnh

mùa

Hệ sinh

thái

thủy

sinh

2- Tính

nhạy

môi

trường

Tính

nhạy

123 TS - Tây Phú 0.21 0.50 0.20 0.33 0.19 0.10 0.80 0.465 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.545

124 TS - Vĩnh Chánh 0.26 0.50 0.15 0.25 0.19 0.10 0.80 0.450 0.80 0.80 0.40 0.70 0.40 0.624 0.537

125 TS - TT Phú Hòa (AB1) 0.32 0.50 0.15 0.20 0.19 0.10 0.80 0.446 0.80 0.53 0.33 0.60 0.40 0.540 0.493

126 TS - Thị Trấn Núi Sập 0.70 0.50 0.20 0.20 0.19 0.10 0.80 0.471 0.80 0.53 0.33 0.60 0.40 0.540 0.505

127 TS - Thị Trấn Óc Eo 0.35 0.50 0.25 0.25 0.19 0.10 0.80 0.468 0.80 0.53 0.33 0.60 0.40 0.540 0.504

128 TB - an hảo 0.29 0.50 0.20 0.20 0.52 0.20 0.80 0.500 0.65 0.60 0.65 0.63 0.68 0.636 0.568

129 TB - Tân lập 0.18 0.50 0.33 0.20 0.08 0.20 0.80 0.458 0.65 0.60 0.65 0.63 0.68 0.636 0.547

130 TB - an nông 0.12 0.60 0.15 0.25 0.13 0.05 0.80 0.440 0.51 0.51 0.54 0.34 0.54 0.451 0.445

131 TB - An Cƣ 0.35 0.50 0.20 0.15 0.52 0.20 0.80 0.497 0.51 0.51 0.54 0.34 0.54 0.451 0.474

132 TB - an phú 0.24 0.50 0.20 0.25 0.28 0.05 0.70 0.424 0.67 0.62 0.58 0.60 0.62 0.607 0.516

133 TB - nhơn hƣng 0.10 0.50 0.25 0.20 0.12 0.20 0.80 0.448 0.70 0.63 0.68 0.68 0.65 0.673 0.560

134 TB - tân lợi 0.37 0.50 0.20 0.15 0.52 0.20 0.80 0.497 0.71 0.69 0.71 0.71 0.69 0.710 0.604

135 TB - thới sơn 0.20 0.50 0.33 0.33 0.05 0.00 0.50 0.342 0.66 0.66 0.60 0.63 0.74 0.634 0.488

136 TB - Nhà Bàng 0.36 0.46 0.25 0.33 0.15 0.06 0.50 0.353 0.66 0.66 0.60 0.63 0.74 0.634 0.493

137 TB - Văn Giáo 0.23 0.50 0.20 0.15 0.66 0.22 0.80 0.510 0.66 0.66 0.60 0.63 0.74 0.634 0.572

138 TB - vĩnh trung 0.03 0.49 0.15 0.15 0.41 0.20 0.80 0.460 0.51 0.49 0.63 0.37 0.77 0.497 0.478

139 TB - Chi Lăng 0.34 0.50 0.25 0.20 0.11 0.20 0.50 0.344 0.51 0.49 0.63 0.37 0.77 0.497 0.420

140 TB - Núi voi 0.15 0.50 0.33 0.20 0.06 0.20 0.80 0.454 0.51 0.49 0.63 0.37 0.77 0.497 0.475

141 TT - an tức 0.18 0.47 0.25 0.31 0.39 0.35 0.60 0.434 0.80 0.20 0.40 0.60 0.40 0.529 0.482

142 TT - châu lăng 0.46 0.48 0.20 0.32 0.59 0.30 0.80 0.540 0.80 0.20 0.40 0.60 0.40 0.529 0.535

143 TT - cô tô 0.33 0.49 0.33 0.25 0.45 0.02 0.80 0.503 0.80 0.80 0.40 0.64 0.36 0.596 0.550

144 TT - lƣơng an trà 0.24 0.51 0.25 0.20 0.26 0.19 0.60 0.396 0.80 0.80 0.40 0.64 0.36 0.596 0.496

145 TT - lƣơng phi 0.30 0.50 0.20 0.33 0.27 0.10 0.60 0.404 0.80 0.80 0.40 0.64 0.36 0.596 0.500

146 TT - núi tô 0.22 0.48 0.15 0.20 0.51 0.20 0.70 0.449 0.36 0.60 0.32 0.64 0.36 0.489 0.469

147 TT - ô lâm 0.35 0.60 0.20 0.33 0.82 0.30 0.80 0.575 0.36 0.60 0.32 0.64 0.36 0.489 0.532

148 TT - tà đảnh 0.22 0.50 0.24 0.30 0.21 0.15 0.80 0.474 0.80 0.53 0.33 0.70 0.27 0.575 0.525

149 TT - tân tuyến 0.19 0.51 0.25 0.20 0.25 0.04 0.60 0.380 0.80 0.53 0.33 0.70 0.27 0.575 0.478

150 TT - ba chúc 0.48 0.51 0.33 0.33 0.56 0.15 0.50 0.431 0.80 0.53 0.33 0.70 0.27 0.575 0.503

151 TT - Lạc Quới 0.24 0.51 0.20 0.20 0.29 0.10 0.60 0.386 0.80 0.53 0.33 0.70 0.27 0.575 0.481

152 TT - Vĩnh Gia 0.15 0.51 0.20 0.25 0.29 0.10 0.60 0.388 0.80 0.53 0.33 0.70 0.27 0.575 0.482

153 TT - Lê Trì 0.20 0.51 0.20 0.15 0.29 0.10 0.60 0.377 0.80 0.53 0.33 0.70 0.27 0.575 0.476

Page 123: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

112

Stt Huyện-Xã Số

dân

Tỷ lệ

dân số

nữ

Tỷ lệ

trẻ em

Tỷ lệ

ngƣời

già

Số hộ

nghèo

Tỷ lệ

ngƣời

biết chữ

Sinh

kế

1-

Tính

nhạy

xã hội

Hiện

trạng

môi

trƣờng

Độ ổn

định

đất

ven

sông

Nƣớc

sinh

hoạt

mùa lũ

Khả

năng

dịch

bệnh

mùa

Hệ sinh

thái

thủy

sinh

2- Tính

nhạy

môi

trường

Tính

nhạy

154 TT - TT tri tôn 0.44 0.49 0.25 0.20 0.33 0.10 0.30 0.291 0.80 0.53 0.33 0.60 0.40 0.540 0.415

155 TT - vĩnh phƣớc 0.05 0.49 0.30 0.15 0.09 0.05 0.60 0.353 0.80 0.40 0.33 0.70 0.27 0.564 0.458

PHỤ LỤC 4: Kết quả tính toán chỉ số khả năng chống chịu cho các xã thuộc tỉnh An Giang trận lũ lớn năm 2011

Stt Huyện-Xã

Kinh

nghiệm

chống lũ của ngƣời

dân

Khả

năng chống

lũ của

ngƣời dân

Khả năng

cứu hộ,

cứu nạn của chính

quyền

Chất

lƣợng

bản tin dự báo

Hỗ trợ của địa

phƣơng

khi có lũ

1-Khả

năng đối

phó

Công tác

tuyên

truyền, tập huấn

chống lũ

Chất

lƣợng công

trình

công cộng

Chất

lƣợng

giao thông

mùa lũ

Chất

lƣợng hệ

thống

TTLL mùa lũ

Khả

năng

phòng dịch

bệnh

Khả

năng

phục hồi giáo dục

sau lũ

Khả năng

môi

trƣờng tự làm sạch

sau lũ

2- Khả

năng

phòng

tránh

Khả

năng

chống

chịu

1 AP - Vĩnh Lộc 0.34 0.46 0.43 0.37 0.63 0.443 0.46 0.51 0.63 0.34 0.43 0.40 0.49 0.478 0.460

2 AP - An Phú 0.54 0.60 0.46 0.51 0.63 0.536 0.54 0.63 0.69 0.63 0.57 0.51 0.77 0.614 0.575

3 AP - Long Bình 0.54 0.60 0.46 0.51 0.63 0.536 0.54 0.63 0.69 0.63 0.57 0.51 0.77 0.614 0.575

4 AP - Đa Phƣớc 0.60 0.40 0.40 0.60 0.80 0.485 0.40 0.60 0.40 0.60 0.40 0.40 0.80 0.481 0.483

5 AP - Phú Hữu 0.60 0.40 0.40 0.60 0.40 0.442 0.40 0.60 0.60 0.60 0.40 0.40 0.60 0.509 0.476

6 AP - Vĩnh Hậu 0.34 0.46 0.43 0.37 0.63 0.443 0.46 0.51 0.63 0.34 0.43 0.40 0.49 0.478 0.460

7 AP - Vĩnh Trƣờng 0.37 0.54 0.46 0.23 0.60 0.471 0.40 0.63 0.63 0.49 0.43 0.40 0.57 0.512 0.492

8 AP - Phƣớc Hƣng 0.34 0.46 0.43 0.37 0.63 0.443 0.46 0.51 0.63 0.34 0.43 0.40 0.49 0.478 0.460

9 AP - Vĩnh Hội Đông 0.60 0.68 0.40 0.44 0.68 0.549 0.52 0.64 0.64 0.68 0.48 0.52 0.68 0.583 0.566

10 AP - Quốc Thái 0.34 0.46 0.43 0.37 0.63 0.443 0.46 0.51 0.63 0.34 0.43 0.40 0.49 0.478 0.460

11 AP - Khánh An 0.34 0.46 0.43 0.37 0.63 0.443 0.46 0.51 0.63 0.34 0.43 0.40 0.49 0.478 0.460

12 AP - Khánh Bình 0.34 0.46 0.43 0.37 0.63 0.443 0.46 0.51 0.63 0.34 0.43 0.40 0.49 0.478 0.460

13 AP - Nhơn Hội 0.34 0.46 0.43 0.37 0.63 0.443 0.46 0.51 0.63 0.34 0.43 0.40 0.49 0.478 0.460

14 AP - Phú Hội 0.34 0.46 0.43 0.37 0.63 0.443 0.46 0.51 0.63 0.34 0.43 0.40 0.49 0.478 0.460

15 CĐ - P. châu phú A 0.54 0.60 0.46 0.51 0.63 0.536 0.69 0.63 0.69 0.63 0.57 0.51 0.77 0.631 0.584

Page 124: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

113

Stt Huyện-Xã

Kinh

nghiệm

chống lũ của ngƣời

dân

Khả

năng chống

lũ của

ngƣời dân

Khả năng

cứu hộ,

cứu nạn của chính

quyền

Chất

lƣợng

bản tin dự báo

Hỗ trợ của địa

phƣơng

khi có lũ

1-Khả

năng đối

phó

Công tác

tuyên

truyền, tập huấn

chống lũ

Chất

lƣợng công

trình

công cộng

Chất

lƣợng

giao thông

mùa lũ

Chất

lƣợng hệ

thống

TTLL mùa lũ

Khả

năng

phòng dịch

bệnh

Khả

năng

phục hồi giáo dục

sau lũ

Khả năng

môi

trƣờng tự làm sạch

sau lũ

2- Khả

năng

phòng

tránh

Khả

năng

chống

chịu

16 CĐ - P. châu phú B 0.51 0.51 0.43 0.46 0.69 0.497 0.66 0.60 0.49 0.60 0.46 0.46 0.69 0.542 0.519

17 CĐ - P. núi sam 0.63 0.54 0.40 0.51 0.46 0.491 0.66 0.63 0.66 0.57 0.51 0.40 0.63 0.583 0.537

18 CĐ - Vĩnh Tế 0.63 0.54 0.40 0.51 0.46 0.491 0.66 0.63 0.66 0.57 0.51 0.40 0.63 0.583 0.537

19 CĐ - P. vĩnh mỹ 0.69 0.49 0.51 0.54 0.60 0.541 0.57 0.40 0.40 0.40 0.51 0.49 0.51 0.463 0.502

20 CĐ - Vĩnh Châu 0.69 0.49 0.51 0.54 0.60 0.541 0.57 0.40 0.40 0.40 0.51 0.49 0.51 0.463 0.502

21 CĐ - P. Vĩnh ngƣơn 0.60 0.68 0.40 0.44 0.68 0.549 0.64 0.64 0.64 0.68 0.48 0.52 0.68 0.597 0.573

22 CP - Bình long 0.46 0.60 0.51 0.57 0.57 0.543 0.46 0.69 0.66 0.69 0.37 0.54 0.66 0.562 0.553

23 CP - Bình Phú 0.46 0.60 0.51 0.57 0.57 0.543 0.46 0.69 0.66 0.69 0.37 0.54 0.66 0.562 0.553

24 CP - Thạnh Mỹ Tây 0.46 0.60 0.51 0.57 0.57 0.543 0.46 0.69 0.66 0.69 0.37 0.54 0.66 0.562 0.553

25 CP - Đào Hữu Cảnh 0.46 0.60 0.51 0.57 0.57 0.543 0.46 0.69 0.66 0.69 0.37 0.54 0.66 0.562 0.553

26 CP - Bình mỹ 0.57 0.57 0.43 0.60 0.46 0.509 0.40 0.57 0.54 0.60 0.57 0.43 0.60 0.537 0.523

27 CP - Bình Chánh 0.57 0.57 0.43 0.60 0.46 0.509 0.40 0.57 0.54 0.60 0.57 0.43 0.60 0.537 0.523

28 CP - Bình Thủy 0.57 0.57 0.43 0.60 0.46 0.509 0.40 0.57 0.54 0.60 0.57 0.43 0.60 0.537 0.523

29 CP - mỹ đức 0.49 0.51 0.46 0.43 0.54 0.486 0.43 0.60 0.60 0.69 0.51 0.37 0.66 0.551 0.518

30 CP - Ô Long Vỹ 0.49 0.51 0.46 0.43 0.54 0.486 0.43 0.60 0.60 0.69 0.51 0.37 0.66 0.551 0.518

31 CP - Khánh Hòa 0.49 0.51 0.46 0.43 0.54 0.486 0.43 0.60 0.60 0.69 0.51 0.37 0.66 0.551 0.518

32 CP - mỹ phú 0.30 0.50 0.60 0.50 0.70 0.530 0.50 0.40 0.50 0.60 0.40 0.30 0.70 0.463 0.496

33 CP - tt cái dầu 0.43 0.40 0.47 0.47 0.63 0.459 0.43 0.40 0.43 0.50 0.57 0.47 0.63 0.482 0.470

34 CP - vĩnh thạnh trung 0.54 0.51 0.57 0.37 0.60 0.538 0.43 0.46 0.54 0.46 0.49 0.34 0.60 0.476 0.507

35 CT - An hòa 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

36 CT - Bình Thạnh 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

37 CT - cần đăng 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

38 CT - hòa bình thạnh 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

39 CT - TT An Châu 0.80 0.80 0.45 0.70 0.80 0.664 0.70 0.60 0.20 0.40 0.35 0.55 0.80 0.457 0.561

40 CT - vĩnh lợi 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

41 CT - vĩnh an 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

42 CT - vĩnh bình 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

43 CT - vĩnh hanh 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

44 CT - vĩnh nhuận 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

45 CT - tân phú 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

46 CT - vĩnh thành 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

47 CT - Bình Hòa 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

Page 125: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

114

Stt Huyện-Xã

Kinh

nghiệm

chống lũ của ngƣời

dân

Khả

năng chống

lũ của

ngƣời dân

Khả năng

cứu hộ,

cứu nạn của chính

quyền

Chất

lƣợng

bản tin dự báo

Hỗ trợ của địa

phƣơng

khi có lũ

1-Khả

năng đối

phó

Công tác

tuyên

truyền, tập huấn

chống lũ

Chất

lƣợng công

trình

công cộng

Chất

lƣợng

giao thông

mùa lũ

Chất

lƣợng hệ

thống

TTLL mùa lũ

Khả

năng

phòng dịch

bệnh

Khả

năng

phục hồi giáo dục

sau lũ

Khả năng

môi

trƣờng tự làm sạch

sau lũ

2- Khả

năng

phòng

tránh

Khả

năng

chống

chịu

48 CM - kiến an 0.40 0.54 0.31 0.20 0.80 0.442 0.20 0.54 0.60 0.57 0.23 0.20 0.57 0.410 0.426

49 CM - Mỹ Hội Đông 0.40 0.54 0.31 0.20 0.80 0.442 0.20 0.54 0.60 0.57 0.23 0.20 0.57 0.410 0.426

50 CM - Nhơn Mỹ 0.40 0.54 0.31 0.20 0.80 0.442 0.20 0.54 0.60 0.57 0.23 0.20 0.57 0.410 0.426

51 CM - long điền A 0.43 0.60 0.23 0.26 0.63 0.418 0.31 0.54 0.40 0.43 0.20 0.20 0.46 0.355 0.387

52 CM - long điền B 0.37 0.60 0.23 0.37 0.49 0.403 0.31 0.49 0.46 0.54 0.20 0.20 0.37 0.364 0.383

53 CM - kiến thành 0.37 0.60 0.23 0.37 0.49 0.403 0.31 0.49 0.46 0.54 0.20 0.20 0.37 0.364 0.383

54 CM - mỹ luông 0.37 0.54 0.20 0.20 0.74 0.389 0.57 0.43 0.43 0.43 0.23 0.20 0.46 0.378 0.384

55 CM - An Thạnh Trung 0.37 0.54 0.20 0.20 0.74 0.389 0.57 0.43 0.43 0.43 0.23 0.20 0.46 0.378 0.384

56 CM - Hòa An 0.37 0.54 0.20 0.20 0.74 0.389 0.57 0.43 0.43 0.43 0.23 0.20 0.46 0.378 0.384

57 CM - Hội An 0.37 0.54 0.20 0.20 0.74 0.389 0.57 0.43 0.43 0.43 0.23 0.20 0.46 0.378 0.384

58 CM - Hòa Bình 0.37 0.54 0.20 0.20 0.74 0.389 0.57 0.43 0.43 0.43 0.23 0.20 0.46 0.378 0.384

59 CM - Long Kiến 0.37 0.54 0.20 0.20 0.74 0.389 0.57 0.43 0.43 0.43 0.23 0.20 0.46 0.378 0.384

60 CM - Long Giang 0.37 0.54 0.20 0.20 0.74 0.389 0.57 0.43 0.43 0.43 0.23 0.20 0.46 0.378 0.384

61 CM - Mỹ An 0.37 0.54 0.20 0.20 0.74 0.389 0.57 0.43 0.43 0.43 0.23 0.20 0.46 0.378 0.384

62 CM - tấn mỹ 0.37 0.57 0.20 0.31 0.51 0.383 0.29 0.49 0.60 0.60 0.23 0.20 0.40 0.403 0.393

63 CM - Bình Phƣớc Xuân 0.37 0.57 0.20 0.31 0.51 0.383 0.29 0.49 0.60 0.60 0.23 0.20 0.40 0.403 0.393

64 CM - Mỹ Hiệp 0.37 0.57 0.20 0.31 0.51 0.383 0.29 0.49 0.60 0.60 0.23 0.20 0.40 0.403 0.393

65 CM - tt chợ mới 0.74 0.63 0.23 0.20 0.74 0.480 0.26 0.69 0.57 0.63 0.31 0.23 0.51 0.463 0.471

66 LX - mỹ hòa hƣng 0.46 0.46 0.20 0.40 0.20 0.331 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 0.40 0.212 0.272

67 LX - P.bình khánh 0.34 0.57 0.20 0.37 0.80 0.413 0.37 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 0.40 0.232 0.322

68 LX - P. Bình Đức 0.34 0.57 0.20 0.37 0.80 0.413 0.37 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 0.40 0.232 0.322

69 LX - P.mỹ hòa 0.26 0.43 0.20 0.31 0.63 0.334 0.23 0.20 0.20 0.20 0.20 0.23 0.31 0.213 0.273

70 LX - Mỹ Khánh 0.26 0.43 0.20 0.31 0.63 0.334 0.23 0.20 0.20 0.20 0.20 0.23 0.31 0.213 0.273

71 LX - P.Đông Xuyên 0.26 0.43 0.20 0.31 0.63 0.334 0.23 0.20 0.20 0.20 0.20 0.23 0.31 0.213 0.273

72 LX - P.Mỹ Bình 0.26 0.43 0.20 0.31 0.63 0.334 0.23 0.20 0.20 0.20 0.20 0.23 0.31 0.213 0.273

73 LX - P.Mỹ Long 0.26 0.43 0.20 0.31 0.63 0.334 0.23 0.20 0.20 0.20 0.20 0.23 0.31 0.213 0.273

74 LX - P.Mỹ Phƣớc 0.26 0.43 0.20 0.31 0.63 0.334 0.23 0.20 0.20 0.20 0.20 0.23 0.31 0.213 0.273

75 LX - P.Mỹ Quý 0.26 0.43 0.20 0.31 0.63 0.334 0.23 0.20 0.20 0.20 0.20 0.23 0.31 0.213 0.273

76 LX - Mỹ Thạnh 0.26 0.43 0.20 0.31 0.63 0.334 0.23 0.20 0.20 0.20 0.20 0.23 0.31 0.213 0.273

77 LX - Mỹ Thới 0.26 0.43 0.20 0.31 0.63 0.334 0.23 0.20 0.20 0.20 0.20 0.23 0.31 0.213 0.273

78 LX - Mỹ Xuyên 0.26 0.43 0.20 0.31 0.63 0.334 0.23 0.20 0.20 0.20 0.20 0.23 0.31 0.213 0.273

79 PT - hiệp xƣơng 0.46 0.43 0.20 0.37 0.69 0.372 0.51 0.29 0.40 0.31 0.20 0.23 0.57 0.330 0.351

Page 126: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

115

Stt Huyện-Xã

Kinh

nghiệm

chống lũ của ngƣời

dân

Khả

năng chống

lũ của

ngƣời dân

Khả năng

cứu hộ,

cứu nạn của chính

quyền

Chất

lƣợng

bản tin dự báo

Hỗ trợ của địa

phƣơng

khi có lũ

1-Khả

năng đối

phó

Công tác

tuyên

truyền, tập huấn

chống lũ

Chất

lƣợng công

trình

công cộng

Chất

lƣợng

giao thông

mùa lũ

Chất

lƣợng hệ

thống

TTLL mùa lũ

Khả

năng

phòng dịch

bệnh

Khả

năng

phục hồi giáo dục

sau lũ

Khả năng

môi

trƣờng tự làm sạch

sau lũ

2- Khả

năng

phòng

tránh

Khả

năng

chống

chịu

80 PT - Bình thạnh đông 0.46 0.43 0.20 0.37 0.69 0.372 0.51 0.29 0.40 0.31 0.20 0.23 0.57 0.330 0.351

81 PT - Phú bình 0.46 0.43 0.20 0.37 0.69 0.372 0.51 0.29 0.40 0.31 0.20 0.23 0.57 0.330 0.351

82 PT - Phú Xuân 0.46 0.43 0.20 0.37 0.69 0.372 0.51 0.29 0.40 0.31 0.20 0.23 0.57 0.330 0.351

83 PT - Phú Thành 0.46 0.43 0.20 0.37 0.69 0.372 0.51 0.29 0.40 0.31 0.20 0.23 0.57 0.330 0.351

84 PT - Phú Thạnh 0.46 0.43 0.20 0.37 0.69 0.372 0.51 0.29 0.40 0.31 0.20 0.23 0.57 0.330 0.351

85 PT - Chợ Vàm 0.46 0.43 0.20 0.37 0.69 0.372 0.51 0.29 0.40 0.31 0.20 0.23 0.57 0.330 0.351

86 PT - Hòa Lạc 0.46 0.43 0.20 0.37 0.69 0.372 0.51 0.29 0.40 0.31 0.20 0.23 0.57 0.330 0.351

87 PT - Long Hòa 0.46 0.43 0.20 0.37 0.69 0.372 0.51 0.29 0.40 0.31 0.20 0.23 0.57 0.330 0.351

88 PT - Phú long 0.46 0.43 0.20 0.37 0.69 0.372 0.51 0.29 0.40 0.31 0.20 0.23 0.57 0.330 0.351

89 PT - Phú Lâm 0.46 0.43 0.20 0.37 0.69 0.372 0.51 0.29 0.40 0.31 0.20 0.23 0.57 0.330 0.351

90 PT - Phú Hiệp 0.46 0.43 0.20 0.37 0.69 0.372 0.51 0.29 0.40 0.31 0.20 0.23 0.57 0.330 0.351

91 PT - phú hƣng 0.26 0.43 0.20 0.40 0.80 0.358 0.57 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 0.46 0.260 0.309

92 PT - phú mỹ 0.23 0.26 0.34 0.51 0.77 0.357 0.49 0.49 0.37 0.23 0.29 0.20 0.49 0.360 0.359

93 PT - phú thọ 0.43 0.49 0.26 0.51 0.69 0.417 0.57 0.20 0.31 0.26 0.26 0.26 0.49 0.309 0.363

94 PT - Phú An 0.43 0.49 0.26 0.51 0.69 0.417 0.57 0.20 0.31 0.26 0.26 0.26 0.49 0.309 0.363

95 PT - tân hòa 0.37 0.34 0.20 0.40 0.69 0.335 0.31 0.23 0.20 0.20 0.23 0.23 0.51 0.247 0.291

96 PT - tân trung 0.20 0.34 0.46 0.37 0.74 0.409 0.49 0.31 0.31 0.20 0.31 0.26 0.46 0.325 0.367

97 TC - Phú Lộc 0.60 0.40 0.40 0.60 0.40 0.442 0.40 0.60 0.60 0.60 0.40 0.40 0.60 0.509 0.476

98 TC - Vĩnh Hòa 0.34 0.46 0.43 0.37 0.63 0.443 0.46 0.51 0.63 0.34 0.43 0.40 0.49 0.478 0.460

99 TC - Vĩnh Xƣơng 0.31 0.49 0.49 0.20 0.57 0.450 0.46 0.71 0.57 0.40 0.46 0.40 0.43 0.512 0.481

100 TC - Tân An 0.43 0.46 0.46 0.26 0.57 0.451 0.51 0.66 0.60 0.37 0.46 0.40 0.46 0.513 0.482

101 TC - Tân Thạnh 0.43 0.46 0.46 0.26 0.57 0.451 0.51 0.66 0.60 0.37 0.46 0.40 0.46 0.513 0.482

102 TC - Long An 0.37 0.54 0.46 0.23 0.60 0.471 0.40 0.63 0.63 0.49 0.43 0.40 0.57 0.512 0.492

103 TC - Lê Chánh 0.31 0.51 0.43 0.31 0.69 0.459 0.46 0.54 0.60 0.40 0.43 0.40 0.49 0.484 0.471

104 TC - Châu Phong 0.60 0.40 0.40 0.60 0.80 0.485 0.40 0.60 0.40 0.60 0.40 0.40 0.80 0.481 0.483

105 TC - Phú Vĩnh 0.43 0.43 0.60 0.31 0.71 0.514 0.57 0.66 0.63 0.51 0.46 0.37 0.57 0.546 0.530

106 TC - P. Long Thạnh 0.40 0.43 0.46 0.20 0.60 0.437 0.46 0.63 0.60 0.37 0.54 0.43 0.40 0.521 0.479

107 TC - P. Long Hƣng 0.40 0.40 0.49 0.23 0.63 0.444 0.46 0.63 0.63 0.40 0.51 0.40 0.43 0.522 0.483

108 TC - P. Long Châu 0.37 0.43 0.57 0.26 0.63 0.482 0.43 0.71 0.66 0.51 0.46 0.40 0.54 0.545 0.514

109 TC - P. Long Sơn 0.31 0.51 0.40 0.20 0.63 0.434 0.43 0.60 0.57 0.37 0.43 0.40 0.40 0.477 0.455

110 TC - P. Long Phú 0.37 0.51 0.54 0.26 0.57 0.492 0.51 0.60 0.49 0.37 0.46 0.37 0.57 0.484 0.488

111 TS - an bình 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

Page 127: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

116

Stt Huyện-Xã

Kinh

nghiệm

chống lũ của ngƣời

dân

Khả

năng chống

lũ của

ngƣời dân

Khả năng

cứu hộ,

cứu nạn của chính

quyền

Chất

lƣợng

bản tin dự báo

Hỗ trợ của địa

phƣơng

khi có lũ

1-Khả

năng đối

phó

Công tác

tuyên

truyền, tập huấn

chống lũ

Chất

lƣợng công

trình

công cộng

Chất

lƣợng

giao thông

mùa lũ

Chất

lƣợng hệ

thống

TTLL mùa lũ

Khả

năng

phòng dịch

bệnh

Khả

năng

phục hồi giáo dục

sau lũ

Khả năng

môi

trƣờng tự làm sạch

sau lũ

2- Khả

năng

phòng

tránh

Khả

năng

chống

chịu

112 TS - vọng thê 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

113 TS - vọng đông 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

114 TS - Thoại Giang 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

115 TS - BìnhThành 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

116 TS - mỹ phú đông 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

117 TS - Định Mỹ 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

118 TS - Định Thành 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

119 TS - Phú Thuận 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

120 TS - Vĩnh Khánh 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

121 TS - Vĩnh Trạch 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

122 TS - Vĩnh Phú 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

123 TS - Tây Phú 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

124 TS - Vĩnh Chánh 0.80 0.80 0.50 0.70 0.80 0.683 0.76 0.60 0.60 0.40 0.35 0.55 0.80 0.544 0.613

125 TS - TT Phú Hòa (AB1) 0.80 0.80 0.45 0.70 0.80 0.664 0.70 0.60 0.20 0.40 0.35 0.55 0.80 0.457 0.561

126 TS - Thị Trấn Núi Sập 0.80 0.80 0.45 0.70 0.80 0.664 0.70 0.60 0.20 0.40 0.35 0.55 0.80 0.457 0.561

127 TS - Thị Trấn Óc Eo 0.80 0.80 0.45 0.70 0.80 0.664 0.70 0.60 0.20 0.40 0.35 0.55 0.80 0.457 0.561

128 TB - an hảo 0.58 0.58 0.50 0.63 0.48 0.540 0.43 0.68 0.58 0.58 0.43 0.45 0.65 0.531 0.536

129 TB - Tân lập 0.58 0.58 0.50 0.63 0.48 0.540 0.43 0.68 0.58 0.58 0.43 0.45 0.65 0.531 0.536

130 TB - an nông 0.51 0.49 0.54 0.51 0.57 0.522 0.46 0.43 0.37 0.46 0.51 0.54 0.60 0.465 0.494

131 TB - An Cƣ 0.51 0.49 0.54 0.51 0.57 0.522 0.46 0.43 0.37 0.46 0.51 0.54 0.60 0.465 0.494

132 TB - an phú 0.64 0.42 0.56 0.64 0.42 0.518 0.49 0.58 0.58 0.56 0.53 0.53 0.62 0.552 0.535

133 TB - nhơn hƣng 0.60 0.55 0.33 0.63 0.38 0.461 0.38 0.73 0.65 0.60 0.35 0.38 0.73 0.531 0.496

134 TB - tân lợi 0.60 0.34 0.51 0.63 0.49 0.477 0.51 0.69 0.71 0.69 0.60 0.57 0.71 0.641 0.559

135 TB - thới sơn 0.40 0.34 0.63 0.46 0.57 0.488 0.63 0.60 0.60 0.63 0.57 0.54 0.66 0.598 0.543

136 TB - Nhà Bàng 0.40 0.34 0.63 0.46 0.57 0.488 0.63 0.60 0.60 0.63 0.57 0.54 0.66 0.598 0.543

137 TB - Văn Giáo 0.40 0.34 0.63 0.46 0.57 0.488 0.63 0.60 0.60 0.63 0.57 0.54 0.66 0.598 0.543

138 TB - vĩnh trung 0.66 0.43 0.40 0.66 0.57 0.482 0.40 0.34 0.34 0.46 0.57 0.43 0.66 0.444 0.463

139 TB - Chi Lăng 0.66 0.43 0.40 0.66 0.57 0.482 0.40 0.34 0.34 0.46 0.57 0.43 0.66 0.444 0.463

140 TB - Núi voi 0.66 0.43 0.40 0.66 0.57 0.482 0.40 0.34 0.34 0.46 0.57 0.43 0.66 0.444 0.463

141 TT - an tức 0.00 0.40 0.20 0.00 0.40 0.242 0.00 0.60 0.20 0.40 0.20 0.20 0.80 0.305 0.273

142 TT - châu lăng 0.80 0.80 0.50 0.60 0.70 0.665 0.50 0.60 0.20 0.40 0.30 0.50 0.80 0.417 0.541

143 TT - cô tô 0.80 0.40 0.50 0.60 0.70 0.539 0.50 0.40 0.60 0.20 0.30 0.50 0.40 0.414 0.477

Page 128: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

117

Stt Huyện-Xã

Kinh

nghiệm

chống lũ của ngƣời

dân

Khả

năng chống

lũ của

ngƣời dân

Khả năng

cứu hộ,

cứu nạn của chính

quyền

Chất

lƣợng

bản tin dự báo

Hỗ trợ của địa

phƣơng

khi có lũ

1-Khả

năng đối

phó

Công tác

tuyên

truyền, tập huấn

chống lũ

Chất

lƣợng công

trình

công cộng

Chất

lƣợng

giao thông

mùa lũ

Chất

lƣợng hệ

thống

TTLL mùa lũ

Khả

năng

phòng dịch

bệnh

Khả

năng

phục hồi giáo dục

sau lũ

Khả năng

môi

trƣờng tự làm sạch

sau lũ

2- Khả

năng

phòng

tránh

Khả

năng

chống

chịu

144 TT - lƣơng an trà 0.00 0.40 0.27 0.20 0.80 0.323 0.20 0.40 0.60 0.20 0.20 0.20 0.40 0.327 0.325

145 TT - lƣơng phi 0.00 0.40 0.00 0.00 0.80 0.211 0.00 0.40 0.60 0.20 0.00 0.00 0.40 0.236 0.223

146 TT - núi tô 0.80 0.60 0.28 0.64 0.60 0.514 0.76 0.40 0.60 0.20 0.32 0.32 0.40 0.434 0.474

147 TT - ô lâm 0.80 0.73 0.28 0.64 0.60 0.556 0.76 0.40 0.60 0.20 0.32 0.32 0.40 0.434 0.495

148 TT - tà đảnh 0.80 0.73 0.45 0.70 0.65 0.628 0.70 0.40 0.40 0.20 0.35 0.55 0.67 0.431 0.529

149 TT - tân tuyến 0.80 0.73 0.45 0.70 0.65 0.628 0.70 0.40 0.40 0.20 0.35 0.55 0.67 0.431 0.529

150 TT - ba chúc 0.80 0.73 0.45 0.70 0.65 0.628 0.70 0.40 0.40 0.20 0.35 0.55 0.67 0.431 0.529

151 TT - Lạc Quới 0.80 0.73 0.45 0.70 0.65 0.628 0.70 0.40 0.40 0.20 0.35 0.55 0.67 0.431 0.529

152 TT - Vĩnh Gia 0.80 0.73 0.45 0.70 0.65 0.628 0.70 0.40 0.40 0.20 0.35 0.55 0.67 0.431 0.529

153 TT - Lê Trì 0.80 0.73 0.45 0.70 0.80 0.643 0.70 0.40 0.40 0.20 0.35 0.55 0.67 0.431 0.537

154 TT - TT tri tôn 0.80 0.80 0.45 0.70 0.80 0.664 0.70 0.60 0.20 0.40 0.35 0.55 0.80 0.457 0.561

155 TT - vĩnh phƣớc 0.80 0.80 0.45 0.70 0.80 0.664 0.70 0.40 0.40 0.20 0.35 0.55 0.67 0.431 0.548

Page 129: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

118

PHỤ LỤC 5: Kết quả tính toán chỉ số lợi ích do lũ mang lại cho các xã

thuộc tỉnh An Giang trận lũ lớn năm 2011

TT Huyện-Xã

Lƣợng

thủy sản

về theo lũ

Tăng năng

suất nôi trồng

thủy sản

Tăng năng

suất cây

trồng

Khả

năng rửa

phèn

Tăng hàm

lƣợng phù

sa

Bổ sung

nƣớc ngọt

sinh hoạt

Lợi

ích từ

1 AP - Vĩnh Lộc 0.46 0.51 0.43 0.57 0.80 0.78 0.647

2 AP - An Phú 0.66 0.51 0.66 0.63 0.74 0.61 0.632

3 AP - Long Bình 0.66 0.51 0.66 0.63 0.74 0.97 0.761

4 AP - Đa Phƣớc 0.40 0.51 0.40 0.60 0.60 0.54 0.524

5 AP - Phú Hữu 0.40 0.51 0.20 0.40 0.60 0.90 0.604

6 AP - Vĩnh Hậu 0.46 0.51 0.43 0.57 0.80 0.68 0.610

7 AP - Vĩnh Trƣờng 0.63 0.51 0.46 0.74 0.77 0.63 0.637

8 AP - Phƣớc Hƣng 0.46 0.51 0.43 0.57 0.80 0.81 0.657

9 AP - Vĩnh Hội Đông 0.64 0.51 0.40 0.68 0.68 0.53 0.573

10 AP - Quốc Thái 0.46 0.51 0.43 0.57 0.80 0.93 0.701

11 AP - Khánh An 0.46 0.51 0.43 0.57 0.80 1.00 0.724

12 AP - Khánh Bình 0.46 0.51 0.43 0.57 0.80 0.94 0.705

13 AP - Nhơn Hội 0.46 0.51 0.43 0.57 0.80 0.65 0.601

14 AP - Phú Hội 0.46 0.51 0.43 0.57 0.80 0.59 0.577

15 CĐ - P. châu phú A 0.66 0.63 0.66 0.51 0.74 0.47 0.576

16 CĐ - P. châu phú B 0.60 0.60 0.50 0.46 0.57 0.47 0.516

17 CĐ - P. núi sam 0.66 0.71 0.60 0.40 0.66 0.45 0.543

18 CĐ - Vĩnh Tế 0.66 0.71 0.60 0.40 0.66 0.46 0.546

19 CĐ - P. vĩnh mỹ 0.26 0.34 0.34 0.49 0.49 0.44 0.410

20 CĐ - Vĩnh Châu 0.26 0.34 0.34 0.49 0.49 0.40 0.395

21 CĐ - P. Vĩnh ngƣơn 0.64 0.64 0.40 0.52 0.68 0.51 0.558

22 CP - Bình long 0.57 0.71 0.69 0.71 0.74 0.32 0.556

23 CP - Bình Phú 0.57 0.71 0.69 0.71 0.74 0.31 0.552

24 CP - Thạnh Mỹ Tây 0.57 0.71 0.69 0.71 0.74 0.33 0.559

25 CP - Đào Hữu Cảnh 0.57 0.71 0.69 0.71 0.74 0.33 0.559

26 CP - Bình mỹ 0.51 0.57 0.46 0.54 0.51 0.29 0.441

27 CP - Bình Chánh 0.51 0.57 0.46 0.54 0.51 0.29 0.439

28 CP - Bình Thủy 0.51 0.57 0.46 0.54 0.51 0.28 0.436

29 CP - mỹ đức 0.54 0.63 0.57 0.54 0.63 0.39 0.515

30 CP - Ô Long Vỹ 0.54 0.63 0.57 0.54 0.63 0.38 0.510

31 CP - Khánh Hòa 0.54 0.63 0.57 0.54 0.63 0.42 0.524

32 CP - mỹ phú 0.60 0.50 0.50 0.70 0.60 0.39 0.519

33 CP - tt cái dầu 0.47 0.20 0.20 0.60 0.60 0.33 0.401

34 CP - vĩnh thạnh

trung 0.57 0.60 0.49 0.63 0.77 0.35 0.525

35 CT - An hòa 0.60 0.80 0.80 0.80 0.80 0.00 0.488

36 CT - Bình Thạnh 0.60 0.80 0.80 0.80 0.80 0.00 0.488

37 CT - cần đăng 0.60 0.80 0.80 0.80 0.80 0.00 0.488

38 CT - hòa bình thạnh 0.60 0.80 0.80 0.80 0.80 0.00 0.488

39 CT - TT An Châu 0.60 0.80 0.80 0.80 0.80 0.00 0.488

40 CT - vĩnh lợi 0.60 0.80 0.80 0.80 0.80 0.00 0.488

41 CT - vĩnh an 0.60 0.80 0.80 0.80 0.80 0.00 0.488

42 CT - vĩnh bình 0.60 0.80 0.80 0.80 0.80 0.00 0.488

43 CT - vĩnh hanh 0.60 0.80 0.80 0.80 0.80 0.00 0.488

44 CT - vĩnh nhuận 0.60 0.80 0.80 0.80 0.80 0.00 0.488

45 CT - tân phú 0.60 0.80 0.80 0.80 0.80 0.00 0.488

46 CT - vĩnh thành 0.73 0.80 0.80 0.80 0.80 0.00 0.504

47 CT - Bình Hòa 0.73 0.80 0.80 0.80 0.80 0.00 0.504

48 CM - kiến an 0.51 0.49 0.40 0.20 0.54 0.28 0.373

49 CM - Mỹ Hội Đông 0.51 0.49 0.40 0.20 0.54 0.26 0.366

Page 130: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

119

TT Huyện-Xã

Lƣợng

thủy sản

về theo lũ

Tăng năng

suất nôi trồng

thủy sản

Tăng năng

suất cây

trồng

Khả

năng rửa

phèn

Tăng hàm

lƣợng phù

sa

Bổ sung

nƣớc ngọt

sinh hoạt

Lợi

ích từ

50 CM - Nhơn Mỹ 0.51 0.49 0.40 0.20 0.54 0.24 0.356

51 CM - long điền A 0.37 0.34 0.34 0.40 0.43 0.24 0.329

52 CM - long điền B 0.57 0.51 0.54 0.57 0.66 0.23 0.451

53 CM - kiến thành 0.57 0.51 0.54 0.57 0.66 0.25 0.457

54 CM - mỹ luông 0.40 0.40 0.34 0.26 0.40 0.20 0.301

55 CM - An Thạnh

Trung 0.40 0.40 0.34 0.26 0.40 0.16 0.285

56 CM - Hòa An 0.40 0.40 0.34 0.26 0.40 0.12 0.271

57 CM - Hội An 0.40 0.40 0.34 0.26 0.40 0.14 0.277

58 CM - Hòa Bình 0.40 0.40 0.34 0.26 0.40 0.13 0.273

59 CM - Long Kiến 0.40 0.40 0.34 0.26 0.40 0.18 0.293

60 CM - Long Giang 0.40 0.40 0.34 0.26 0.40 0.19 0.298

61 CM - Mỹ An 0.40 0.40 0.34 0.26 0.40 0.17 0.289

62 CM - tấn mỹ 0.40 0.46 0.40 0.51 0.57 0.19 0.374

63 CM - Bình Phƣớc

Xuân 0.40 0.46 0.40 0.51 0.57 0.15 0.360

64 CM - Mỹ Hiệp 0.40 0.46 0.40 0.51 0.57 0.18 0.371

65 CM - tt chợ mới 0.40 0.35 0.40 0.45 0.60 0.28 0.387

66 LX - mỹ hòa hƣng 0.69 0.69 0.46 0.69 0.77 0.13 0.479

67 LX - P.bình khánh 0.63 0.80 0.57 0.80 0.80 0.02 0.477

68 LX - P. Bình Đức 0.63 0.80 0.57 0.80 0.80 0.02 0.478

69 LX - P.mỹ hòa 0.63 0.66 0.40 0.63 0.69 0.00 0.393

70 LX - Mỹ Khánh 0.63 0.66 0.40 0.63 0.69 0.16 0.452

71 LX - P.Đông Xuyên 0.63 0.66 0.40 0.63 0.69 0.00 0.393

72 LX - P.Mỹ Bình 0.63 0.66 0.40 0.63 0.69 0.14 0.444

73 LX - P.Mỹ Long 0.63 0.66 0.40 0.63 0.69 0.13 0.440

74 LX - P.Mỹ Phƣớc 0.63 0.66 0.40 0.63 0.69 0.13 0.440

75 LX - P.Mỹ Quý 0.63 0.66 0.40 0.63 0.69 0.12 0.435

76 LX - Mỹ Thạnh 0.63 0.66 0.40 0.63 0.69 0.10 0.428

77 LX - Mỹ Thới 0.63 0.66 0.40 0.63 0.69 0.13 0.440

78 LX - Mỹ Xuyên 0.63 0.66 0.40 0.63 0.69 0.15 0.446

79 PT - hiệp xƣơng 0.77 0.80 0.34 0.80 0.80 0.39 0.607

80 PT - Bình thạnh

đông 0.77 0.80 0.34 0.80 0.80 0.33 0.586

81 PT - Phú bình 0.77 0.80 0.34 0.80 0.80 0.39 0.607

82 PT - Phú Xuân 0.77 0.80 0.34 0.80 0.80 0.37 0.600

83 PT - Phú Thành 0.77 0.80 0.34 0.80 0.80 0.42 0.617

84 PT - Phú Thạnh 0.77 0.80 0.34 0.80 0.80 0.43 0.620

85 PT - Chợ Vàm 0.77 0.80 0.34 0.80 0.80 0.39 0.605

86 PT - Hòa Lạc 0.77 0.80 0.34 0.80 0.80 0.42 0.617

87 PT - Long Hòa 0.77 0.80 0.34 0.80 0.80 0.47 0.635

88 PT - Phú long 0.77 0.80 0.34 0.80 0.80 0.45 0.627

89 PT - Phú Lâm 0.77 0.80 0.34 0.80 0.80 0.45 0.627

90 PT - Phú Hiệp 0.77 0.80 0.34 0.80 0.80 0.44 0.626

91 PT - phú hƣng 0.74 0.66 0.40 0.71 0.77 0.33 0.551

92 PT - phú mỹ 0.69 0.69 0.40 0.69 0.71 0.33 0.534

93 PT - phú thọ 0.74 0.74 0.37 0.69 0.77 0.35 0.564

94 PT - Phú An 0.74 0.74 0.37 0.69 0.77 0.39 0.577

95 PT - tân hòa 0.77 0.71 0.46 0.69 0.77 0.31 0.556

96 PT - tân trung 0.69 0.69 0.43 0.71 0.74 0.29 0.532

97 TC - Phú Lộc 0.40 0.20 0.20 0.40 0.60 0.86 0.554

98 TC - Vĩnh Hòa 0.46 0.51 0.43 0.57 0.80 0.75 0.636

99 TC - Vĩnh Xƣơng 0.63 0.60 0.49 0.80 0.80 0.93 0.771

Page 131: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

120

TT Huyện-Xã

Lƣợng

thủy sản

về theo lũ

Tăng năng

suất nôi trồng

thủy sản

Tăng năng

suất cây

trồng

Khả

năng rửa

phèn

Tăng hàm

lƣợng phù

sa

Bổ sung

nƣớc ngọt

sinh hoạt

Lợi

ích từ

100 TC - Tân An 0.63 0.63 0.46 0.74 0.80 0.68 0.676

101 TC - Tân Thạnh 0.63 0.63 0.46 0.74 0.80 0.00 0.430

102 TC - Long An 0.63 0.63 0.46 0.74 0.77 0.60 0.642

103 TC - Lê Chánh 0.63 0.60 0.51 0.71 0.74 0.45 0.580

104 TC - Châu Phong 0.40 0.20 0.40 0.60 0.60 0.56 0.493

105 TC - Phú Vĩnh 0.66 0.63 0.54 0.77 0.80 0.47 0.613

106 TC - P. Long Thạnh 0.63 0.60 0.40 0.80 0.80 0.00 0.430

107 TC - P. Long Hƣng 0.66 0.63 0.43 0.80 0.80 0.00 0.440

108 TC - P. Long Châu 0.71 0.63 0.54 0.74 0.80 0.56 0.650

109 TC - P. Long Sơn 0.60 0.54 0.40 0.71 0.71 0.49 0.570

110 TC - P. Long Phú 0.54 0.64 0.48 0.66 0.74 0.48 0.575

111 TS - an bình 0.75 0.00 0.00 0.00 0.00 0.18 0.154

112 TS - vọng thê 0.75 0.70 0.80 0.75 0.80 0.00 0.486

113 TS - vọng đông 0.70 0.80 0.75 0.80 0.80 0.14 0.547

114 TS - Thoại Giang 0.80 0.80 0.80 0.80 0.60 0.12 0.527

115 TS - BìnhThành 0.80 0.80 0.80 0.80 0.60 0.08 0.509

116 TS - mỹ phú đông 0.80 0.80 0.80 0.80 0.80 0.18 0.576

117 TS - Định Mỹ 0.80 0.80 0.80 0.80 0.80 0.15 0.565

118 TS - Định Thành 0.80 0.80 0.80 0.80 0.80 0.15 0.567

119 TS - Phú Thuận 0.80 0.80 0.80 0.80 0.80 0.10 0.547

120 TS - Vĩnh Khánh 0.80 0.80 0.80 0.80 0.80 0.10 0.548

121 TS - Vĩnh Trạch 0.80 0.80 0.80 0.80 0.80 0.15 0.565

122 TS - Vĩnh Phú 0.80 0.80 0.80 0.80 0.80 0.19 0.579

123 TS - Tây Phú 0.80 0.80 0.80 0.80 0.80 0.18 0.578

124 TS - Vĩnh Chánh 0.80 0.80 0.80 0.80 0.80 0.10 0.549

125 TS - TT Phú Hòa

(AB1) 0.80 0.80 0.80 0.80 0.80 0.15 0.567

126 TS - Thị Trấn Núi

Sập 0.80 0.80 0.80 0.80 0.80 0.10 0.548

127 TS - Thị Trấn Óc Eo 0.80 0.80 0.80 0.80 0.80 0.10 0.547

128 TB - an hảo 0.58 0.60 0.55 0.53 0.58 0.31 0.471

129 TB - Tân lập 0.58 0.60 0.55 0.53 0.58 0.23 0.443

130 TB - an nông 0.34 0.40 0.26 0.31 0.37 0.33 0.338

131 TB - An Cƣ 0.34 0.40 0.26 0.31 0.37 0.38 0.354

132 TB - an phú 0.49 0.27 0.42 0.24 0.24 0.45 0.368

133 TB - nhơn hƣng 0.68 0.63 0.65 0.58 0.63 0.44 0.559

134 TB - tân lợi 0.51 0.54 0.54 0.46 0.54 0.35 0.455

135 TB - thới sơn 0.49 0.26 0.20 0.29 0.34 0.42 0.356

136 TB - Nhà Bàng 0.49 0.26 0.20 0.29 0.34 0.43 0.360

137 TB - Văn Giáo 0.49 0.26 0.20 0.29 0.34 0.39 0.345

138 TB - vĩnh trung 0.31 0.40 0.26 0.26 0.29 0.38 0.329

139 TB - Chi Lăng 0.31 0.40 0.26 0.26 0.29 0.36 0.321

140 TB - Núi voi 0.31 0.40 0.26 0.26 0.29 0.36 0.321

141 TT - an tức 0.80 0.80 0.80 0.20 0.80 0.01 0.422

142 TT - châu lăng 0.80 0.80 0.80 0.20 0.80 0.10 0.453

143 TT - cô tô 0.80 0.80 0.80 0.40 0.80 0.10 0.485

144 TT - lƣơng an trà 0.80 0.80 0.80 0.40 0.80 0.00 0.450

145 TT - lƣơng phi 0.80 0.80 0.80 0.40 0.80 0.01 0.452

146 TT - núi tô 0.40 0.80 0.80 0.40 0.80 0.09 0.434

147 TT - ô lâm 0.40 0.80 0.80 0.40 0.80 0.00 0.402

148 TT - tà đảnh 0.50 0.80 0.80 0.70 0.80 0.24 0.545

149 TT - tân tuyến 0.50 0.80 0.80 0.80 0.80 0.01 0.479

150 TT - ba chúc 0.50 0.80 0.80 0.80 0.80 0.01 0.479

151 TT - Lạc Quới 0.50 0.80 0.80 0.80 0.80 0.04 0.490

Page 132: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

121

TT Huyện-Xã

Lƣợng

thủy sản

về theo lũ

Tăng năng

suất nôi trồng

thủy sản

Tăng năng

suất cây

trồng

Khả

năng rửa

phèn

Tăng hàm

lƣợng phù

sa

Bổ sung

nƣớc ngọt

sinh hoạt

Lợi

ích từ

152 TT - Vĩnh Gia 0.50 0.80 0.80 0.80 0.80 0.00 0.476

153 TT - Lê Trì 0.50 0.80 0.80 0.80 0.80 0.01 0.479

154 TT - TT tri tôn 0.50 0.80 0.80 0.80 0.80 0.18 0.539

155 TT - vĩnh phƣớc 0.50 0.80 0.80 0.80 0.80 0.00 0.476

PHỤ LỤC 6: Kết quả tính toán chỉ số tính dễ bị tổn thƣơng cho các xã

thuộc tỉnh An Giang trận lũ lớn năm 2011

Stt Huyện-Xã Tính

nhạy

Khả

năng

chống

chịu

Lợi

ích từ

Tính dễ

bị tổn

thƣơng

Stt Huyện-Xã Tính

nhạy

Khả

năng

chống

chịu

Lợi

ích từ

Tính dễ

bị tổn

thƣơng

1 AP - Vĩnh Lộc 0.421 0.460 0.647 0.430 79 PT - hiệp xƣơng 0.471 0.351 0.607 0.491

2 AP - An Phú 0.491 0.575 0.632 0.443 80 PT - Bình thạnh

đông 0.487 0.351 0.586 0.505

3 AP - Long Bình 0.560 0.575 0.761 0.444 81 PT - Phú bình 0.481 0.351 0.607 0.496

4 AP - Đa Phƣớc 0.448 0.483 0.524 0.471 82 PT - Phú Xuân 0.475 0.351 0.600 0.495

5 AP - Phú Hữu 0.447 0.476 0.604 0.451 83 PT - Phú Thành 0.489 0.351 0.617 0.498

6 AP - Vĩnh Hậu 0.433 0.460 0.610 0.446 84 PT - Phú Thạnh 0.481 0.351 0.620 0.493

7 AP - Vĩnh Trƣờng 0.410 0.492 0.637 0.420 85 PT - Chợ Vàm 0.470 0.351 0.605 0.491

8 AP - Phƣớc Hƣng 0.451 0.460 0.657 0.443 86 PT - Hòa Lạc 0.492 0.351 0.617 0.499

9 AP - Vĩnh Hội Đông 0.523 0.566 0.573 0.477 87 PT - Long Hòa 0.464 0.351 0.635 0.480

10 AP - Quốc Thái 0.455 0.460 0.701 0.433 88 PT - Phú long 0.474 0.351 0.627 0.488

11 AP - Khánh An 0.437 0.460 0.724 0.418 89 PT - Phú Lâm 0.485 0.351 0.627 0.493

12 AP - Khánh Bình 0.423 0.460 0.705 0.416 90 PT - Phú Hiệp 0.478 0.351 0.626 0.490

13 AP - Nhơn Hội 0.430 0.460 0.601 0.447 91 PT - phú hƣng 0.390 0.309 0.551 0.475

14 AP - Phú Hội 0.432 0.460 0.577 0.454 92 PT - phú mỹ 0.402 0.359 0.534 0.473

15 CĐ - P. châu phú A 0.569 0.584 0.576 0.496 93 PT - phú thọ 0.413 0.363 0.564 0.470

16 CĐ - P. châu phú B 0.488 0.519 0.516 0.485 94 PT - Phú An 0.438 0.363 0.577 0.480

17 CĐ - P. núi sam 0.469 0.537 0.543 0.465 95 PT - tân hòa 0.366 0.291 0.556 0.465

18 CĐ - Vĩnh Tế 0.556 0.537 0.546 0.508 96 PT - tân trung 0.407 0.367 0.532 0.475

19 CĐ - P. vĩnh mỹ 0.341 0.502 0.410 0.443 97 TC - Phú Lộc 0.371 0.476 0.554 0.426

20 CĐ - Vĩnh Châu 0.438 0.502 0.395 0.496 98 TC - Vĩnh Hòa 0.401 0.460 0.636 0.423

21 CĐ - P. Vĩnh ngƣơn 0.525 0.573 0.558 0.481 99 TC - Vĩnh Xƣơng 0.356 0.481 0.771 0.360

22 CP - Bình long 0.552 0.553 0.556 0.500 100 TC - Tân An 0.363 0.482 0.676 0.388

23 CP - Bình Phú 0.551 0.553 0.552 0.500 101 TC - Tân Thạnh 0.356 0.482 0.430 0.450

24 CP - Thạnh Mỹ Tây 0.553 0.553 0.559 0.499 102 TC - Long An 0.357 0.492 0.642 0.392

25 CP - Đào Hữu Cảnh 0.530 0.553 0.559 0.488 103 TC - Lê Chánh 0.379 0.471 0.580 0.424

26 CP - Bình mỹ 0.526 0.523 0.441 0.524 104 TC - Châu Phong 0.498 0.483 0.493 0.505

27 CP - Bình Chánh 0.547 0.523 0.439 0.535 105 TC - Phú Vĩnh 0.430 0.530 0.613 0.428

28 CP - Bình Thủy 0.520 0.523 0.436 0.522 106 TC - P. Long Thạnh 0.303 0.479 0.430 0.423

29 CP - mỹ đức 0.554 0.518 0.515 0.519 107 TC - P. Long Hƣng 0.302 0.483 0.440 0.420

30 CP - Ô Long Vỹ 0.577 0.518 0.510 0.533 108 TC - P. Long Châu 0.368 0.514 0.650 0.390

31 CP - Khánh Hòa 0.557 0.518 0.524 0.519 109 TC - P. Long Sơn 0.387 0.455 0.570 0.434

32 CP - mỹ phú 0.519 0.496 0.519 0.506 110 TC - P. Long Phú 0.387 0.488 0.575 0.426

33 CP - tt cái dầu 0.401 0.470 0.401 0.483 111 TS - an bình 0.507 0.613 0.154 0.569

34 CP - vĩnh thạnh trung 0.473 0.507 0.525 0.478 112 TS - vọng thê 0.487 0.613 0.486 0.471

35 CT - An hòa 0.497 0.613 0.488 0.476 113 TS - vọng đông 0.490 0.613 0.547 0.456

36 CT - Bình Thạnh 0.543 0.613 0.488 0.499 114 TS - Thoại Giang 0.539 0.613 0.527 0.487

37 CT - cần đăng 0.549 0.613 0.488 0.502 115 TS - BìnhThành 0.535 0.613 0.509 0.489

38 CT - hòa bình thạnh 0.504 0.613 0.488 0.479 116 TS - mỹ phú đông 0.537 0.613 0.576 0.473

39 CT - TT An Châu 0.459 0.561 0.488 0.468 117 TS - Định Mỹ 0.544 0.613 0.565 0.479

Page 133: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

122

Stt Huyện-Xã Tính

nhạy

Khả

năng

chống

chịu

Lợi

ích từ

Tính dễ

bị tổn

thƣơng

Stt Huyện-Xã Tính

nhạy

Khả

năng

chống

chịu

Lợi

ích từ

Tính dễ

bị tổn

thƣơng

40 CT - vĩnh lợi 0.486 0.613 0.488 0.470 118 TS - Định Thành 0.537 0.613 0.567 0.475

41 CT - vĩnh an 0.536 0.613 0.488 0.496 119 TS - Phú Thuận 0.546 0.613 0.547 0.485

42 CT - vĩnh bình 0.539 0.613 0.488 0.497 120 TS - Vĩnh Khánh 0.557 0.613 0.548 0.490

43 CT - vĩnh hanh 0.551 0.613 0.488 0.503 121 TS - Vĩnh Trạch 0.543 0.613 0.565 0.479

44 CT - vĩnh nhuận 0.486 0.613 0.488 0.470 122 TS - Vĩnh Phú 0.534 0.613 0.579 0.470

45 CT - tân phú 0.530 0.613 0.488 0.493 123 TS - Tây Phú 0.545 0.613 0.578 0.476

46 CT - vĩnh thành 0.545 0.613 0.504 0.496 124 TS - Vĩnh Chánh 0.537 0.613 0.549 0.480

47 CT - Bình Hòa 0.559 0.613 0.504 0.503 125 TS - TT Phú Hòa

(AB1) 0.493 0.561 0.567 0.465

48 CM - kiến an 0.456 0.426 0.373 0.528 126 TS - Thị Trấn Núi

Sập 0.505 0.561 0.548 0.476

49 CM - Mỹ Hội Đông 0.463 0.426 0.366 0.534 127 TS - Thị Trấn Óc Eo 0.504 0.561 0.547 0.476

50 CM - Nhơn Mỹ 0.430 0.426 0.356 0.520 128 TB - an hảo 0.568 0.536 0.471 0.534

51 CM - long điền A 0.339 0.387 0.329 0.490 129 TB - Tân lập 0.547 0.536 0.443 0.531

52 CM - long điền B 0.414 0.383 0.451 0.496 130 TB - an nông 0.445 0.494 0.338 0.517

53 CM - kiến thành 0.390 0.383 0.457 0.482 131 TB - An Cƣ 0.474 0.494 0.354 0.527

54 CM - mỹ luông 0.336 0.384 0.301 0.496 132 TB - an phú 0.516 0.535 0.368 0.535

55 CM - An Thạnh

Trung 0.402 0.384 0.285 0.534 133 TB - nhơn hƣng 0.560 0.496 0.559 0.516

56 CM - Hòa An 0.398 0.384 0.271 0.535 134 TB - tân lợi 0.604 0.559 0.455 0.551

57 CM - Hội An 0.404 0.384 0.277 0.537 135 TB - thới sơn 0.488 0.543 0.356 0.522

58 CM - Hòa Bình 0.415 0.384 0.273 0.543 136 TB - Nhà Bàng 0.493 0.543 0.360 0.524

59 CM - Long Kiến 0.339 0.384 0.293 0.500 137 TB - Văn Giáo 0.572 0.543 0.345 0.568

60 CM - Long Giang 0.404 0.384 0.298 0.531 138 TB - vĩnh trung 0.478 0.463 0.329 0.543

61 CM - Mỹ An 0.417 0.384 0.289 0.540 139 TB - Chi Lăng 0.420 0.463 0.321 0.515

62 CM - tấn mỹ 0.403 0.393 0.374 0.509 140 TB - Núi voi 0.475 0.463 0.321 0.543

63 CM - Bình Phƣớc

Xuân 0.365 0.393 0.360 0.493 141 TT - an tức 0.482 0.273 0.422 0.563

64 CM - Mỹ Hiệp 0.407 0.393 0.371 0.512 142 TT - châu lăng 0.535 0.541 0.453 0.521

65 CM - tt chợ mới 0.314 0.471 0.387 0.442 143 TT - cô tô 0.550 0.477 0.485 0.534

66 LX - mỹ hòa hƣng 0.400 0.272 0.479 0.507 144 TT - lƣơng an trà 0.496 0.325 0.450 0.551

67 LX - P.bình khánh 0.275 0.322 0.477 0.433 145 TT - lƣơng phi 0.500 0.223 0.452 0.576

68 LX - P. Bình Đức 0.331 0.322 0.478 0.461 146 TT - núi tô 0.469 0.474 0.434 0.508

69 LX - P.mỹ hòa 0.327 0.273 0.393 0.493 147 TT - ô lâm 0.532 0.495 0.402 0.543

70 LX - Mỹ Khánh 0.376 0.273 0.452 0.502 148 TT - tà đảnh 0.525 0.529 0.545 0.494

71 LX - P.Đông Xuyên 0.343 0.273 0.393 0.501 149 TT - tân tuyến 0.478 0.529 0.479 0.487

72 LX - P.Mỹ Bình 0.339 0.273 0.444 0.485 150 TT - ba chúc 0.503 0.529 0.479 0.501

73 LX - P.Mỹ Long 0.344 0.273 0.440 0.489 151 TT - Lạc Quới 0.481 0.529 0.490 0.486

74 LX - P.Mỹ Phƣớc 0.341 0.273 0.440 0.487 152 TT - Vĩnh Gia 0.482 0.529 0.476 0.490

75 LX - P.Mỹ Quý 0.334 0.273 0.435 0.485 153 TT - Lê Trì 0.476 0.537 0.479 0.485

76 LX - Mỹ Thạnh 0.316 0.273 0.428 0.478 154 TT - TT tri tôn 0.415 0.561 0.539 0.433

77 LX - Mỹ Thới 0.334 0.273 0.440 0.484 155 TT - vĩnh phƣớc 0.458 0.548 0.476 0.474

78 LX - Mỹ Xuyên 0.335 0.273 0.446 0.483

Page 134: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

123

PHỤ LỤC 7: Kết quả tính toán chỉ số rủi ro lũ cho các xã thuộc tỉnh An Giang

trận lũ lớn năm 2011

TT Huyện-Xã Chỉ số

Hiểm họa

Chỉ số Độ phơi

nhiễm

Chỉ số Dễ bị

tổn thƣơng

Chỉ số

rủi ro Phân cấp mức độ rủi ro

1 AP - Vĩnh Lộc 0.671 0.238 0.430 0.069 Mức độ rủi ro cao

2 AP - An Phú 0.324 0.229 0.443 0.033 Mức độ rủi ro trung bình

3 AP - Long Bình 0.676 0.226 0.444 0.068 Mức độ rủi ro cao

4 AP - Đa Phƣớc 0.251 0.243 0.471 0.029 Mức độ rủi ro trung bình

5 AP - Phú Hữu 0.655 0.252 0.451 0.075 Mức độ rủi ro cao

6 AP - Vĩnh Hậu 0.639 0.230 0.446 0.065 Mức độ rủi ro cao

7 AP - Vĩnh Trƣờng 0.577 0.230 0.420 0.056 Mức độ rủi ro trung bình

8 AP - Phƣớc Hƣng 0.634 0.223 0.443 0.063 Mức độ rủi ro trung bình

9 AP - Vĩnh Hội Đông 0.241 0.224 0.477 0.026 Mức độ rủi ro trung bình

10 AP - Quốc Thái 0.666 0.237 0.433 0.068 Mức độ rủi ro cao

11 AP - Khánh An 0.685 0.224 0.418 0.064 Mức độ rủi ro cao

12 AP - Khánh Bình 0.671 0.235 0.416 0.066 Mức độ rủi ro cao

13 AP - Nhơn Hội 0.384 0.220 0.447 0.038 Mức độ rủi ro trung bình

14 AP - Phú Hội 0.342 0.234 0.454 0.036 Mức độ rủi ro trung bình

15 CĐ - P. châu phú A 0.218 0.313 0.50 0.034 Mức độ rủi ro trung bình

16 CĐ - P. châu phú B 0.217 0.303 0.49 0.032 Mức độ rủi ro trung bình

17 CĐ - P. núi sam 0.206 0.313 0.46 0.030 Mức độ rủi ro trung bình

18 CĐ - Vĩnh Tế 0.209 0.308 0.51 0.033 Mức độ rủi ro trung bình

19 CĐ - P. vĩnh mỹ 0.199 0.312 0.44 0.028 Mức độ rủi ro trung bình

20 CĐ - Vĩnh Châu 0.173 0.299 0.50 0.026 Mức độ rủi ro trung bình

21 CĐ - P. Vĩnh ngƣơn 0.234 0.278 0.48 0.031 Mức độ rủi ro trung bình

22 CP - Bình long 0.140 0.600 0.500 0.042 Mức độ rủi ro trung bình

23 CP - Bình Phú 0.136 0.631 0.500 0.043 Mức độ rủi ro trung bình

24 CP - Thạnh Mỹ Tây 0.145 0.697 0.499 0.050 Mức độ rủi ro trung bình

25 CP - Đào Hữu Cảnh 0.142 0.641 0.488 0.044 Mức độ rủi ro trung bình

26 CP - Bình mỹ 0.131 0.617 0.524 0.042 Mức độ rủi ro trung bình

27 CP - Bình Chánh 0.126 0.605 0.535 0.041 Mức độ rủi ro trung bình

28 CP - Bình Thủy 0.121 0.594 0.522 0.038 Mức độ rủi ro trung bình

29 CP - mỹ đức 0.171 0.624 0.519 0.056 Mức độ rủi ro trung bình

30 CP - Ô Long Vỹ 0.165 0.672 0.533 0.059 Mức độ rủi ro trung bình

31 CP - Khánh Hòa 0.187 0.607 0.519 0.059 Mức độ rủi ro trung bình

32 CP - mỹ phú 0.172 0.618 0.506 0.054 Mức độ rủi ro trung bình

33 CP - tt cái dầu 0.144 0.598 0.483 0.042 Mức độ rủi ro trung bình

34 CP - vĩnh thạnh trung 0.151 0.609 0.478 0.044 Mức độ rủi ro trung bình

35 CT - An hòa 0.112 0.509 0.476 0.027 Mức độ rủi ro trung bình

36 CT - Bình Thạnh 0.096 0.532 0.499 0.026 Mức độ rủi ro trung bình

37 CT - cần đăng 0.105 0.535 0.502 0.028 Mức độ rủi ro trung bình

38 CT - hòa bình thạnh 0.090 0.494 0.479 0.021 Mức độ rủi ro trung bình

39 CT - TT An Châu 0.092 0.569 0.468 0.024 Mức độ rủi ro trung bình

40 CT - vĩnh lợi 0.094 0.549 0.470 0.024 Mức độ rủi ro trung bình

41 CT - vĩnh an 0.107 0.521 0.496 0.028 Mức độ rủi ro trung bình

42 CT - vĩnh bình 0.110 0.536 0.497 0.029 Mức độ rủi ro trung bình

43 CT - vĩnh hanh 0.106 0.532 0.503 0.029 Mức độ rủi ro trung bình

44 CT - vĩnh nhuận 0.096 0.533 0.470 0.024 Mức độ rủi ro trung bình

45 CT - tân phú 0.098 0.512 0.493 0.025 Mức độ rủi ro trung bình

46 CT - vĩnh thành 0.009 0.504 0.496 0.002 Mức độ rủi ro nhỏ

47 CT - Bình Hòa 0.099 0.530 0.503 0.026 Mức độ rủi ro trung bình

48 CM - kiến an 0.123 0.335 0.528 0.022 Mức độ rủi ro trung bình

49 CM - Mỹ Hội Đông 0.116 0.324 0.534 0.020 Mức độ rủi ro trung bình

50 CM - Nhơn Mỹ 0.142 0.324 0.520 0.024 Mức độ rủi ro trung bình

51 CM - long điền A 0.106 0.315 0.490 0.016 Mức độ rủi ro trung bình

Page 135: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

124

TT Huyện-Xã Chỉ số

Hiểm họa

Chỉ số Độ phơi

nhiễm

Chỉ số Dễ bị

tổn thƣơng

Chỉ số

rủi ro Phân cấp mức độ rủi ro

52 CM - long điền B 0.104 0.310 0.496 0.016 Mức độ rủi ro trung bình

53 CM - kiến thành 0.109 0.314 0.482 0.017 Mức độ rủi ro trung bình

54 CM - mỹ luông 0.094 0.308 0.496 0.014 Mức độ rủi ro trung bình

55 CM - An Thạnh

Trung 0.079 0.328 0.534 0.014 Mức độ rủi ro trung bình

56 CM - Hòa An 0.065 0.311 0.535 0.011 Mức độ rủi ro trung bình

57 CM - Hội An 0.071 0.321 0.537 0.012 Mức độ rủi ro trung bình

58 CM - Hòa Bình 0.068 0.325 0.543 0.012 Mức độ rủi ro trung bình

59 CM - Long Kiến 0.086 0.308 0.500 0.013 Mức độ rủi ro trung bình

60 CM - Long Giang 0.091 0.316 0.531 0.015 Mức độ rủi ro trung bình

61 CM - Mỹ An 0.082 0.320 0.540 0.014 Mức độ rủi ro trung bình

62 CM - tấn mỹ 0.090 0.334 0.509 0.015 Mức độ rủi ro trung bình

63 CM - Bình Phƣớc

Xuân 0.076 0.366 0.493 0.014 Mức độ rủi ro trung bình

64 CM - Mỹ Hiệp 0.086 0.443 0.512 0.020 Mức độ rủi ro trung bình

65 CM - tt chợ mới 0.119 0.358 0.442 0.019 Mức độ rủi ro trung bình

66 LX - mỹ hòa hƣng 0.071 0.324 0.507 0.012 Mức độ rủi ro trung bình

67 LX - P.bình khánh 0.031 0.309 0.433 0.004 Mức độ rủi ro nhỏ

68 LX - P. Bình Đức 0.033 0.292 0.461 0.004 Mức độ rủi ro nhỏ

69 LX - P.mỹ hòa 0.009 0.217 0.493 0.001 Mức độ rủi ro nhỏ

70 LX - Mỹ Khánh 0.081 0.283 0.502 0.011 Mức độ rủi ro trung bình

71 LX - P.Đông Xuyên 0.009 0.374 0.501 0.002 Mức độ rủi ro nhỏ

72 LX - P.Mỹ Bình 0.073 0.340 0.485 0.012 Mức độ rủi ro trung bình

73 LX - P.Mỹ Long 0.069 0.424 0.489 0.014 Mức độ rủi ro trung bình

74 LX - P.Mỹ Phƣớc 0.069 0.363 0.487 0.012 Mức độ rủi ro trung bình

75 LX - P.Mỹ Quý 0.065 0.306 0.485 0.010 Mức độ rủi ro trung bình

76 LX - Mỹ Thạnh 0.058 0.304 0.478 0.008 Mức độ rủi ro trung bình

77 LX - Mỹ Thới 0.069 0.295 0.484 0.010 Mức độ rủi ro trung bình

78 LX - Mỹ Xuyên 0.075 0.392 0.483 0.014 Mức độ rủi ro trung bình

79 PT - hiệp xƣơng 0.172 0.291 0.491 0.025 Mức độ rủi ro trung bình

80 PT - Bình thạnh

đông 0.146 0.292 0.505 0.022 Mức độ rủi ro trung bình

81 PT - Phú bình 0.169 0.294 0.496 0.025 Mức độ rủi ro trung bình

82 PT - Phú Xuân 0.165 0.282 0.495 0.023 Mức độ rủi ro trung bình

83 PT - Phú Thành 0.184 0.290 0.498 0.027 Mức độ rủi ro trung bình

84 PT - Phú Thạnh 0.188 0.285 0.493 0.026 Mức độ rủi ro trung bình

85 PT - Chợ Vàm 0.169 0.290 0.491 0.024 Mức độ rủi ro trung bình

86 PT - Hòa Lạc 0.183 0.302 0.499 0.028 Mức độ rủi ro trung bình

87 PT - Long Hòa 0.215 0.280 0.480 0.029 Mức độ rủi ro trung bình

88 PT - Phú long 0.194 0.279 0.488 0.026 Mức độ rủi ro trung bình

89 PT - Phú Lâm 0.205 0.287 0.493 0.029 Mức độ rủi ro trung bình

90 PT - Phú Hiệp 0.203 0.369 0.490 0.037 Mức độ rủi ro trung bình

91 PT - phú hƣng 0.143 0.285 0.475 0.019 Mức độ rủi ro trung bình

92 PT - phú mỹ 0.143 0.312 0.473 0.021 Mức độ rủi ro trung bình

93 PT - phú thọ 0.153 0.286 0.470 0.021 Mức độ rủi ro trung bình

94 PT - Phú An 0.167 0.293 0.480 0.023 Mức độ rủi ro trung bình

95 PT - tân hòa 0.132 0.274 0.465 0.017 Mức độ rủi ro trung bình

96 PT - tân trung 0.125 0.293 0.475 0.017 Mức độ rủi ro trung bình

97 TC - Phú Lộc 0.654 0.243 0.426 0.068 Mức độ rủi ro cao

98 TC - Vĩnh Hòa 0.661 0.274 0.423 0.076 Mức độ rủi ro cao

99 TC - Vĩnh Xƣơng 0.670 0.275 0.360 0.066 Mức độ rủi ro cao

100 TC - Tân An 0.641 0.245 0.388 0.061 Mức độ rủi ro trung bình

101 TC - Tân Thạnh 0.009 0.241 0.450 0.001 Mức độ rủi ro nhỏ

102 TC - Long An 0.329 0.248 0.392 0.032 Mức độ rủi ro trung bình

Page 136: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

125

TT Huyện-Xã Chỉ số

Hiểm họa

Chỉ số Độ phơi

nhiễm

Chỉ số Dễ bị

tổn thƣơng

Chỉ số

rủi ro Phân cấp mức độ rủi ro

103 TC - Lê Chánh 0.205 0.246 0.424 0.021 Mức độ rủi ro trung bình

104 TC - Châu Phong 0.287 0.287 0.505 0.042 Mức độ rủi ro trung bình

105 TC - Phú Vĩnh 0.213 0.247 0.428 0.023 Mức độ rủi ro trung bình

106 TC - P. Long Thạnh 0.009 0.244 0.423 0.001 Mức độ rủi ro nhỏ

107 TC - P. Long Hƣng 0.009 0.272 0.420 0.001 Mức độ rủi ro nhỏ

108 TC - P. Long Châu 0.308 0.308 0.390 0.037 Mức độ rủi ro trung bình

109 TC - P. Long Sơn 0.225 0.254 0.434 0.025 Mức độ rủi ro trung bình

110 TC - P. Long Phú 0.220 0.251 0.426 0.023 Mức độ rủi ro trung bình

111 TS - an bình 0.085 0.512 0.569 0.025 Mức độ rủi ro trung bình

112 TS - vọng thê 0.025 0.509 0.471 0.006 Mức độ rủi ro nhỏ

113 TS - vọng đông 0.074 0.515 0.456 0.017 Mức độ rủi ro trung bình

114 TS - Thoại Giang 0.068 0.508 0.487 0.017 Mức độ rủi ro trung bình

115 TS - BìnhThành 0.051 0.513 0.489 0.013 Mức độ rủi ro trung bình

116 TS - mỹ phú đông 0.086 0.516 0.473 0.021 Mức độ rủi ro trung bình

117 TS - Định Mỹ 0.076 0.520 0.479 0.019 Mức độ rủi ro trung bình

118 TS - Định Thành 0.077 0.520 0.475 0.019 Mức độ rủi ro trung bình

119 TS - Phú Thuận 0.059 0.514 0.485 0.015 Mức độ rủi ro trung bình

120 TS - Vĩnh Khánh 0.060 0.516 0.490 0.015 Mức độ rủi ro trung bình

121 TS - Vĩnh Trạch 0.075 0.497 0.479 0.018 Mức độ rủi ro trung bình

122 TS - Vĩnh Phú 0.089 0.511 0.470 0.021 Mức độ rủi ro trung bình

123 TS - Tây Phú 0.088 0.521 0.476 0.022 Mức độ rủi ro trung bình

124 TS - Vĩnh Chánh 0.061 0.521 0.480 0.015 Mức độ rủi ro trung bình

125 TS - TT Phú Hòa

(AB1) 0.078 0.510 0.465 0.018 Mức độ rủi ro trung bình

126 TS - Thị Trấn Núi

Sập 0.060 0.555 0.476 0.016 Mức độ rủi ro trung bình

127 TS - Thị Trấn Óc Eo 0.058 0.527 0.476 0.015 Mức độ rủi ro trung bình

128 TB - an hảo 0.136 0.655 0.534 0.048 Mức độ rủi ro trung bình

129 TB - Tân lập 0.104 0.617 0.531 0.034 Mức độ rủi ro trung bình

130 TB - an nông 0.147 0.653 0.517 0.050 Mức độ rủi ro trung bình

131 TB - An Cƣ 0.163 0.647 0.527 0.056 Mức độ rủi ro trung bình

132 TB - an phú 0.206 0.628 0.535 0.069 Mức độ rủi ro cao

133 TB - nhơn hƣng 0.203 0.650 0.516 0.068 Mức độ rủi ro cao

134 TB - tân lợi 0.151 0.686 0.551 0.057 Mức độ rủi ro trung bình

135 TB - thới sơn 0.186 0.672 0.522 0.065 Mức độ rủi ro cao

136 TB - Nhà Bàng 0.196 0.725 0.524 0.074 Mức độ rủi ro cao

137 TB - Văn Giáo 0.171 0.660 0.568 0.064 Mức độ rủi ro cao

138 TB - vĩnh trung 0.163 0.636 0.543 0.056 Mức độ rủi ro trung bình

139 TB - Chi Lăng 0.155 0.684 0.515 0.055 Mức độ rủi ro trung bình

140 TB - Núi voi 0.155 0.618 0.543 0.052 Mức độ rủi ro trung bình

141 TT - an tức 0.028 0.349 0.563 0.006 Mức độ rủi ro nhỏ

142 TT - châu lăng 0.058 0.371 0.521 0.011 Mức độ rủi ro trung bình

143 TT - cô tô 0.059 0.365 0.534 0.011 Mức độ rủi ro trung bình

144 TT - lƣơng an trà 0.025 0.423 0.551 0.006 Mức độ rủi ro nhỏ

145 TT - lƣơng phi 0.027 0.398 0.576 0.006 Mức độ rủi ro nhỏ

146 TT - núi tô 0.056 0.368 0.508 0.010 Mức độ rủi ro trung bình

147 TT - ô lâm 0.026 0.527 0.543 0.007 Mức độ rủi ro nhỏ

148 TT - tà đảnh 0.106 0.388 0.494 0.020 Mức độ rủi ro trung bình

149 TT - tân tuyến 0.029 0.444 0.487 0.006 Mức độ rủi ro nhỏ

150 TT - ba chúc 0.028 0.388 0.501 0.005 Mức độ rủi ro nhỏ

151 TT - Lạc Quới 0.038 0.310 0.486 0.006 Mức độ rủi ro nhỏ

152 TT - Vĩnh Gia 0.025 0.343 0.490 0.004 Mức độ rủi ro nhỏ

153 TT - Lê Trì 0.028 0.315 0.485 0.004 Mức độ rủi ro nhỏ

154 TT - TT tri tôn 0.085 0.312 0.433 0.011 Mức độ rủi ro trung bình

155 TT - vĩnh phƣớc 0.025 0.368 0.474 0.004 Mức độ rủi ro nhỏ

Page 137: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

126

Mã phiếu:…………………………

(ghi viết tắt chữ cái đâu tiên của Huyện-Xã-Số thứ tự phiếu)

PHỤ LỤC 8

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho đối tƣợng là cá nhân/hộ gia đình)

Thời gian điều tra: ngày ….. tháng ….. năm 2017.

Họ tên CB điều tra: ………………………………………………………………….

Họ tên ngƣời cung cấp thông tin: …………………………………………………...

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

Số CMND: …………………………………………………………………………

1. Ông/bà đã sống ở đây bao nhiêu năm? ………. trƣớc đó ở đâu? ……………….

2. Gia đình ông/bà có mấy nhân khẩu? …………; ….. Nam và …… Nữ?

3. Số ngƣời trong gia đình ông/bà bị thiểu năng, bệnh hiểm nghèo hoặc mất sức lao

động? ……….

4. Độ tuổi của các thành viên trong gia đình ông/bà?

….. > 60 ….. 35 60 ….. 18 35 ….. 11 18 ….. < 11

5. Trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình ông/bà?

Đại học và trên ĐH …… THPT …… THCS …… Tiểu học …… Không biết chữ ……

6. Nghề nghiệp chính của gia đình ông/bà là gì?

Cán bô CNV Dịch vụ Chăn nuôi & NTTS Trông trọt

Khác…………………………………

7. Kinh tế của gia đình ông/bà hiện tại thuộc diện nào?

Giàu Dư giả Vưa đủ Nghèo Đoi

8. Nhà ở của ông/bà là loại nhà nào? (Ngƣời hoi t ự quan sát và điền thông tin)

Cao tâng Cấp 3 Cấp 4 Nhà tôn Nhà lá

9. Tổng thu nhập bình quân hàng năm của gia đình ông/bà? …………triệu đồng.

10. Thu nhập chính trong gia đình ông/bà từ nghề gì?

Cán bô CNV Dịch vụ Chăn nuôi & NTTS Trông trọt

Page 138: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

127

Khác…………………………………

11. Tài sản của gia đình ông/bà có?:

+ Diện tích gieo trông:………ha; + Diện tích ao nuôi TS: ……ha;

+ Số lượng gia súc ………….con + Số lượng gia câm ……… con

+ Tổng giá tri tài sản khác ……… tr.đông

12. Khi có lũ lớn (nhƣ năm 2000 hay 2011) gia đình ông/bà thƣờng bị thiệt hại nhiều

nhất về?

Trông trọt Vật nuôi Thủy sản Nhà cửa Tài sản

Không thiệt hại Khác…………………………………

- Tổng thiệt hại khoảng ……… tr.đông

13. Khi có lũ đẹp (nhƣ năm 2008 hay 2012) gia đình ông/bà thƣờng bị thiệt hại nhiều

nhất về?

Trông trọt Vật nuôi Thủy sản Nhà cửa Tài sản

Không thiệt hại Khác…………………………………

- Tổng thiệt hại khoảng ……… tr.đông

14. Khi có lũ nho (nhƣ năm 2015 hay 2016) gia đình ông/bà thƣờng bị thiệt hại nhiều

nhất về?

Trông trọt Vật nuôi Thủy sản Nhà cửa Tài sản

Không thiệt hại Khác…………………………………

- Tổng thiệt hại khoảng ……… tr.đông

15. Trong thời gian mùa lũ gia đình ông/bà có làm thêm nghề gì ngoài nghề chính của

mình?

Đánh bắt TS Buôn bán TS Làm thuê (cho gia đình co ngh ề trong mùa lũ)

Khác …… Không làm thêm gì

16. Thu nhập từ việc làm thêm trong mùa lũ của gia đình ông/bà ở mức độ nào?

Làm cho vui Cải thiện đời sống Thiết yếu

17. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở đây trong những năm có lũ tăng/giảm (%) so với

những năm không có lũ nhƣ thế nào?

Lũ lớn (2000, 2011) ………………% Lũ vưa (2008, 2013) ………………%

Lũ nhỏ (2015, 2016) ………………%

18. Năng suất cây trồng (lúa, dừa, thốt nốt,…) ở đây trong những năm có lũ

Page 139: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

128

tăng/giảm (%) so với những năm không có lũ nhƣ thế nào?

Lũ lớn (2000, 2011) ………………% Lũ vưa (2008, 2013) ………………%

Lũ nhỏ (2015, 2016) ………………%

19. Năng suất nuôi trồng thủy sản (tôm, cá, …) ở đây trong những năm có lũ

tăng/giảm (%) so với những năm không có lũ nhƣ thế nào?

Lũ lớn (2000, 2011) ………………% Lũ vưa (2008, 2013) ………………%

Lũ nhỏ (2015, 2016) ………………%

20. Khả năng rửa phèn-thau chua của nƣớc lũ ở mức độ nào?

Lũ lớn (2000, 2011): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

Lũ vưa (2008, 2013): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

Lũ nhỏ (2015, 2016): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

21. Khả năng làm tăng độ màu mỡ của đất canh tác ở đây do nƣớc lũ mang đến ở

mức độ nào?

Lũ lớn (2000, 2011): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

Lũ vưa (2008, 2013): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

Lũ nhỏ (2015, 2016): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

22. Hàng năm tùy thuộc vào độ lớn/nhỏ của lũ, gia đình ông/bà cảm thấy thế nào?

Lũ lớn (2000, 2011): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

Lũ vưa (2008, 2013): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

Lũ nhỏ (2015, 2016): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

23. Khả năng hạn chế xói lở đất, xói lở bờ sông khu vực ông/bà sống của nƣớc lũ ở

mức độ nào?

Lũ lớn (2000, 2011): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

Lũ vưa (2008, 2013): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

Lũ nhỏ (2015, 2016): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

24. Khả năng hạn chế ô nhiễm nguồn nƣớc ở khu vực ông/bà sống của nƣớc lũ ở

mức độ nào?

Lũ lớn (2000, 2011): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

Lũ vưa (2008, 2013): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

Lũ nhỏ (2015, 2016): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

Page 140: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

129

25. Khả năng cung cấp nƣớc ngọt sinh hoạt cho gia đình ông/bà vào mùa lũ ở mức

độ nào?

Lũ lớn (2000, 2011): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

Lũ vưa (2008, 2013): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

Lũ nhỏ (2015, 2016): Không đáng kể Chút ít Nhiều Rất tốt

26. Khả năng tiết kiệm tiền nƣớc tƣới tiêu của gia đình ông/bà trong mùa lũ ở mức

độ nào?

Lũ lớn (2000, 2011): Không đáng kể Chút ít Nhiều Hoàn toàn

Lũ vưa (2008, 2013): Không đáng kể Chút ít Nhiều Hoàn toàn

Lũ nhỏ (2015, 2016): Không đáng kể Chút ít Nhiều Hoàn toàn

27. Khả năng gây thiệt hại đến hệ thống đƣờng giao thông trong mùa lũ ở mức độ

nào?

Lũ lớn (2000, 2011): Không đáng kể Chút ít Nhiều Hoàn toàn

Lũ vưa (2008, 2013): Không đáng kể Chút ít Nhiều Hoàn toàn

Lũ nhỏ (2015, 2016): Không đáng kể Chút ít Nhiều Hoàn toàn

28. Khả năng gây thiệt hại đến hệ thống điện trong mùa lũ ở mức độ nào?

Lũ lớn (2000, 2011): Không đáng kể Chút ít Nhiều Hoàn toàn

Lũ vưa (2008, 2013): Không đáng kể Chút ít Nhiều Hoàn toàn

Lũ nhỏ (2015, 2016): Không đáng kể Chút ít Nhiều Hoàn toàn

29. Khả năng gây thiệt hại đến hệ thống trƣờng học trong mùa lũ ở mức độ nào?

Lũ lớn (2000, 2011): Không đáng kể Chút ít Nhiều Hoàn toàn

Lũ vưa (2008, 2013): Không đáng kể Chút ít Nhiều Hoàn toàn

Lũ nhỏ (2015, 2016): Không đáng kể Chút ít Nhiều Hoàn toàn

30. Khả năng gây thiệt hại đến hệ thống công trình thủy lợi trong mùa lũ ở mức độ

nào?

Lũ lớn (2000, 2011): Không đáng kể Chút ít Nhiều Hoàn toàn

Lũ vưa (2008, 2013): Không đáng kể Chút ít Nhiều Hoàn toàn

Lũ nhỏ (2015, 2016): Không đáng kể Chút ít Nhiều Hoàn toàn

31. Khi lũ xảy ra, vệ sinh môi trƣờng ở địa phƣơng nhƣ thế nào

Lũ lớn (2000, 2011): Tốt hơn trước Không ảnh hưởng

Ả.hưởng ít Nghiêm trọng

Page 141: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

130

Lũ vưa (2008, 2013): Tốt hơn trước Không ảnh hưởng

Ả.hưởng ít Nghiêm trọng

Lũ nhỏ (2015, 2016): Tốt hơn trước Không ảnh hưởng

Ả.hưởng ít Nghiêm trọng

32. Khi lũ xảy ra, hiện tƣợng dich bệnh ở địa phƣơng diên ra nhƣ thế nào?

Lũ lớn (2000, 2011): Không xảy ra Ít Nhiều Nghiêm trọng

Lũ vưa (2008, 2013): Không xảy ra Ít Nhiều Nghiêm trọng

Lũ nhỏ (2015, 2016):Không xảy ra Ít Nhiều Nghiêm trọng

33. Khi lũ xảy ra, chất lƣợng nƣớc sinh hoạt ở địa phƣơng nhƣ thế nào?

Lũ lớn (2000, 2011): Tốt hơn trước Không ảnh hưởng

Ả.hưởng ít Ko dùng được

Lũ vưa (2008, 2013): Tốt hơn trước Không ảnh hưởng

Ả.hưởng ít Ko dùng được

Lũ nhỏ (2015, 2016): Tốt hơn trước Không ảnh hưởng

Ả.hưởng ít Ko dùng được

34. Khi lũ xảy ra, hệ sinh thái thủy sinh (cá, tôm,..) ở địa phƣơng nhƣ thế nào?

Lũ lớn (2000, 2011): Tốt hơn trước Không ảnh hưởng

Chết chút ít Chết nhiều

Lũ vưa (2008, 2013): Tốt hơn trước Không ảnh hưởng

Chết chút ít Chết nhiều

Lũ nhỏ (2015, 2016): Tốt hơn trước Không ảnh hưởng

Chết chút ít Chết nhiều

35. Sau khi lũ gây thiệt hại, Chính quyền đia phƣơng hỗ trợ gia đình về kinh tế nhƣ

thế nào?

Hỗ trợ 100% thiệt hại Cứu đoi + Dựng lại nhà Cứu đoi Không đáng kể

36. Sau khi lũ gây thiệt hại, Khả năng tự phục hồi về kinh tế của gia đình nhƣ thế

nào?

Ngay sau lũ rút Mất ít thời gian Khá lâu Không thể phục hồi

37. Sau khi lũ, sự hỗ trợ từ bên ngoài để gia đình làm ăn trở lại bình thƣờng nhƣ

thế nào?

Ngay sau lũ rút Hỗ trợ tương đối Hỗ trợ rất ít Không hỗ trợ

Page 142: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

131

38. Trong khi lũ, Công tác cứu hộ, cứu nạn ở địa phƣơng nhƣ thế nào?

Nhanh, kịp thời Hỗ trợ tương đối Hỗ trợ rất ít Không hỗ trợ

39. Trong khi lũ, Công tác phòng chống dich b ệnh do lũ ở địa phƣơng nhƣ thế nào?

Nhanh, kịp thời Hỗ trợ tương đối Hỗ trợ rất ít Không hỗ trợ

40. Trong và sau khi lũ, Công tác hỗ trợ giáo dục ở địa phƣơng nhƣ thế nào?

Nhanh, kịp thời Hỗ trợ tương đối Hỗ trợ rất ít Không hỗ trợ

41. Gia đình có lƣờng trƣớc đƣợc những nguy cơ gây thiệt hại mà lũ lụt có thể gây ra

không?

Có, chúng tôi lường trước rất tốt (>80%) Lường trước được tương đối (50-80%)

Lường trước được cái cơ bản (20 – 50%) Không lường trước được

42. Chính quyền có tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho ngƣời dân về công tác phong

và tránh lũ không?

Hàng năm và rất chi tiết 3-4 năm 1 lân Sơ sài Chưa bao giờ

43. Trƣớc mỗi trận lũ gia đình ông/bà có nhận đƣợc các bản tin dự báo và cảnh báo lũ

nhƣ thế nào?

Luôn kip thời và đô chính xác cao; Kịp thời và đô chính xác không cao

Thời gian dự báo rất ngắn; Không nhận được bản tin (hoăc luôn sai)

44. Hiện trạng hệ thống công trình phong và tránh lũ nhƣ : đê, đập, cống, nơi tránh

lũ...tại địa phƣơng, theo ông bà có đảm bảo và hoạt động có hiệu quả không?

Rất tốt Tương đối Không đảm bảo Không có/hư hỏng hoàn toàn

45. Hiện trạng các công trình công cộng nhƣ: trƣờng học, bệnh viện, công viên,

trung tâm hành chính...thế nào?

Rất tốt Tương đối Xấu Rất xấu (Xuống cấp năng nề)

46. Gia đình ông/bà chuẩn bị đầy đủ các phƣơng tiện, công cụ phòng chống lũ nhƣ thế

nào?

Đây đủ Tương đối Môt vài công cu Không có/hư hỏng hoàn toàn

47. Sau khi lũ đi qua, môi trƣờng tại nơi ông bà sinh sống mất bao lâu để trở lại bình

thƣờng?

Ngay khi lũ kết thúc 1-4 tuân 1 -2 tháng trên 2 tháng

48. Sau khi lũ đi qua, hệ sinh thái (thủy sinh) tại nơi ông bà sinh sống mất bao lâu để

trở lại bình thƣờng?

Page 143: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

132

Ngay khi lũ kết thúc 1 -2 tháng trên 2 tháng không thể

49. Theo ông/bà thì vai tro c ủa ai trong công tác giảm thiểu tổn thƣơng do lũ lụt thì ai

đóng vai tro quan trọng nhất?

Người dân Chính quyền Khác……………….

50. Theo ông/bà để giảm thiểu tổn thƣơng do lũ thì điều nào sau đây nên đƣợc ƣu tiên

thực hiện trƣớc?

Nâng cao nhận thức, kinh nghiêm đối phó với lũ Phát triển kinh tế gia đình

Khác …………………………………………………

51. Theo ông/bà để khắc phục những thiệt hại do ngập lụt gây ra trên địa bàn thì cần

ƣu tiên làm gì? (Lựa chọn nhóm đối tƣợng ƣu tiên nhất)

Nâng cao năng lực chống lũ của người dân;

Xây dựng nhiều công trình

phòng chống lũ (hô chứa, đê ke, trạm bơm…);

Di chuyển dân ra ngoài vùng ngập lut, quy hoạch đất sử dụng….;

Thay đổi phương thức sản xuất (giống cây trông, vật nuôi…) để đối pho với lũ lut

Khác ……………………………………………………………………………………….

Ngƣời thu thập thông tin Ngƣời cung cấp thông tin

Page 144: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

133

PHỤ LỤC 9

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho đối tƣợng là cán bộ xã)

Thời gian điều tra: ngày ….. tháng ….. năm 2017.

Xã/Phƣờng:………………………………………… Huyện:……………………

Cán bộ cung cấp thông tin:………………………… Chứcvụ:………………….

Địa chỉ: …………………………………………….. Số CMND:........................

I. THÔNG TIN CHUNG

STT Thông tin cần cung cấp Số liệu

1 Tổng số dân trong xã (ngƣời)

2 Số dân là dân tộc tiểu số (ngƣời)

3 Số hộ dân trong xã (hộ)

4 Số hộ dân có nguy cơ ngập lụt (hộ)

5 Thu nhập bình quân đầu ngƣời trong xã

(triệu/ngƣời/năm)

6 Số hộ gia đình thuộc hộ nghèo (hộ)

7 Tỷ lệ số dân ở độ tuổi lao động (%)

8 Nguồn thu chính của ngƣời dân từ nghề gì?

9 Tỷ lệ nam/nữ trong xã (%)

10 Số dân biết chữ trong xã (%)

11 Ƣớc tính thiệt hại do lũ của xã năm 2009 (triệu đồng)

12 Ƣớc tính thiệt hại do lũ của xã năm 2010 (triệu đồng)

13 Ƣớc tính thiệt hại do lũ của xã năm 2011 (triệu đồng)

II. ĐIỀU TRA

1. Những năm lũ lớn LỢI ÍCH mà lũ mang đến là những gì (theo thứ tự)?

1……………………………………………

2……………………………………………

3……………………………………………

4……………………………………………

2. Những năm lũ đẹp LỢI ÍCH mà lũ mang đến là những gì (theo thứ tự)?

1……………………………………………

2……………………………………………

Page 145: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

134

3……………………………………………

4……………………………………………

3. Những năm lũ nhỏ LỢI ÍCH mà lũ mang đến là những gì (theo thứ tự)?

1……………………………………………

2……………………………………………

3……………………………………………

4……………………………………………

4. Những năm lũ lớn THIỆT HẠI mà lũ mang đến là những gì (theo thứ tự)?

1……………………………………………

2……………………………………………

3……………………………………………

4……………………………………………

5. Những năm lũ đẹp THIỆT HẠI mà lũ mang đến là những gì (theo thứ tự)?

1……………………………………………

2……………………………………………

3……………………………………………

4……………………………………………

6. Những năm lũ nhỏ THIỆT HẠI mà lũ mang đến là những gì (theo thứ tự)?

1……………………………………………

2……………………………………………

3……………………………………………

4……………………………………………

7. Theo ông/bà thì hàng năm ngƣời dân trong xã mong lũ lụt nhƣ thế nào?

Lũ lớn Lũ đẹp Lũ nhỏ Không lũ

8. Theo ông/bà thì vai trò của ai trong công tác giảm thiểu tổn thƣơng do lũ lụt thì ai

đóng vai trò quan trọng nhất?

Người dân Chính quyền Khác……………….

9. Theo ông/bà để giảm thiểu tổn thƣơng do lũ thì điều nào sau đây nên đƣợc ƣu tiên

thực hiện trƣớc?

Nâng cao nhận thức, kinh nghiêm đối phó với lũ Phát triển kinh tế gia đình

Khác …………………………………………………

Page 146: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

135

10. Theo ông/bà để khắc phục những thiệt hại do ngập lụt gây ra trên địa bàn thì cần

ƣu tiên làm gì? (Lựa chọn nhóm đối tƣợng ƣu tiên nhất)

Nâng cao năng lực chống lũ của người dân;

Xây dựng nhiều công trình phòng chống lũ (hồ chứa, đê kè, trạm bơm…);

Di chuyển dân ra ngoài vùng ngập lụt, quy hoạch đất sử dụng….;

Thay đổi phương thức sản xuất (giống cây trồng, vật nuôi…) để đối phó với lũ

lụt

Khác ……………………………………………………………………………………….

11. Theo ông/bà trong những năm gần đây tình hình lũ lụt diễn biến nhƣ thế nào?

………………………………………………………………………………………

12. Theo chiều hƣớng của lũ lụt trong những năm gần đây thì chính quyền có những

biện pháp gì để thích ứng với điều kiện mới? ………………………………

13. Địa phƣơng có kế hoạch gì về cây trồng để phù hợp với tình hình lũ lụt mới?

………………………………………………………………………………………

14. Địa phƣơng có kế hoạch gì về vật nuôi để phù hợp với tình hình lũ lụt mới?

………………………………………………………………………………………

15. Địa phƣơng có kế hoạch gì về định hƣớng sinh kế cho ngƣời dân để phù hợp với

tình hình lũ lụt mới? …………………………………………………

Ngƣời cung cấp thông tin Ngƣời thu thập thông tin

Page 147: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

136

PHỤ LỤC 10

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho chuyên gia)

Thời gian điều tra: ngày ….. tháng ….. năm 2017.

Tên chuyên gia:……………………………… Chuyên môn :…………………

Cơ quan:……………………………………… Số CMND:……………………

I. PHẦN THAM VẤN BỘ TIÊU CHÍ

Stt Tiêu

chí

Yếu tố Nguồn SL Ý kiến chuyên gia Ghi

chú Giữ Bỏ Gợi ý chỉnh sửa

I Hiểm họa

1 H1 + Độ sâu ngập lụt MIKE 11

2 H2 + Thời gian ngập lụt MIKE 11

3 H3 + Tốc độ dòng chảy lũ MIKE 11

II Độ phơi nhiễm

4 E1 + Sử dụng đất BĐSDĐ

5 E2 + Dân số

E2.1 ++ Số dân NGTK huyện

E2.2 ++ Mật độ NGTK huyện

6 E3 + Tài sản trên đất

E3.1 ++ Loại nhà ở PĐT_Dân

E3.2 ++ Diện tích gieo trồng PĐT_Dân

E3.3 ++ Số vật nuôi PĐT_Dân

E3.4 ++ Tài sản PĐT_Dân

E3.5 ++ Diện tích ao NTTS PĐT_Dân

III Tính dễ bị tổn thƣơng do lũ

7 V1 + Tổn thƣơng xã hội

V1.1 ++ Hộ nghèo PĐT_Xã

V1.2 ++ Giới tính PĐT_Xã

V1.3 ++ Độ tuổi PĐT_Xã

V1.4 ++ Học vấn PĐT_Xã

V1.5 ++ Số dân bị ảnh hƣởng

lũ lụt

PĐT_Xã

V1.6 ++ Ngƣời mất năng lực PĐT_Xã

8 V2 + Tổn thƣơng kinh tế

V2.1 ++ Thu nhập bình quân PĐT_Dân

V2.2 ++ Nghề chính của gia

đình

PĐT_Dân

V2.3 ++ Tỷ lệ nghề trồng trọt PĐT_Xã

V2.4 ++ Tỷ lệ nghề chăn nuôi PĐT_Xã

Page 148: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

137

GSGC

V2.5 ++ Tỷ lệ nghề NTTS PĐT_Xã

V2.6 ++ Tỷ lệ nghề kinh

doanh DV

PĐT_Xã

V2.7 ++ Tỷ lệ nghề công

nghiệp

PĐT_Xã

V2.8 ++ Thiệt hại kinh tế do

lũ (hộ gđ)

PĐT_Dân

V2.9 ++ Mất nghề sinh

sống/sinh kế

PĐT_Dân

9 V3 + Tổn thƣơng cơ sở hạ

tầng

V3.1 ++ Đƣờng giao thông PĐT_Xã

V3.2 ++ Hệ thống điện PĐT_Xã

V3.3 Hệ thống cơ sở y tế PĐT_Xã

V3.4 ++ Hệ thống trƣờng học PĐT_Xã

V3.5 ++ Hệ thống công trình

c.cộng khác

PĐT_Xã

V3.6 ++ Hệ thống công trình

thủy lợi

PĐT_Xã

V3.7 ++ Hệ thống thông tin

liên lạc

PĐT_Xã

10 V4 + Tổn thƣơng môi trƣờng

V4.1 ++ Dịch bênh PĐT_Dân

V4.2 ++ Ô nhiễm nguồn

nƣớc

PĐT_Dân

V4.3 ++ Xói lở PĐT_Dân

V4.4 ++ Suy thoái môi

trƣờng

PĐT_Dân

V4.5 ++ Ảnh hƣởng hệ sinh

thái

PĐT_Dân

11 V5 + Lợi ích do lũ

V5.1 ++ Nguồn lợi thủy sản PĐT_Dân

V5.2 ++ Tăng độ màu mỡ của

đất

PĐT_Dân

V5.3 ++ Rửa phèn, thau chua PĐT_Dân

V5.4 ++ Có nguồn thu nhập,

sinh kế

PĐT_Dân

V5.5 ++ Tăng năng suất cây

trồng

PĐT_Dân

V5.6 ++ Tăng năng suất

NTTS

PĐT_Dân

V5.7 ++ Tác động tích cực

đến tinh thần ngƣời dân

PĐT_Dân

V5.8 ++ Hạn chế xói lở PĐT_Dân

Page 149: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

138

V5.9 ++ Hạn chế ô nhiễm

nguồn nƣớc

PĐT_Dân

V5.10 ++ Đảm bảo nƣớc ngọt

sinh hoạt

PĐT_Dân

V5.11 ++Hạn chế chi phí bơm

nƣớc tƣới

PĐT_Dân

V5.12 ++ Thuận lợi giao thông

thủy

PĐT_Dân

IV Khả năng chống chịu/phục hồi

12 C1 + Khả năng chống

chiuk/phục hồi kinh tế

C1.1 ++ Thời gian phục hồi

kinh tế

PĐT_Dân

C1.2 ++ Giá trị phục hồi kinh

tế

PĐT_Dân

C1.3 ++ Hỗ trợ của chính

quyền về kinh tế

PĐT_Dân

C1.4 ++ Cứu trợ kinh tế của

các tổ chức khác

PĐT_Dân

C1.5 ++ Hoàn thiện sinh kế

của ngƣời dân

PĐT_Dân

13 C2 + Khả năng chống

chịu/phục hồi xã hội

C2.1 ++ Khả năng hỗ trợ y tế

cứu hộ cứu nạn

PĐT_Dân

C2.2 ++ Khả năng hỗ trợ đối

phó dịch bệnh

PĐT_Dân

C2.3 ++ Khả năng hỗ trợ giáo

dục

PĐT_Dân

C2.4 ++ Kinh nghiệm đối

phó lũ lụt

PĐT_Dân

C2.5 ++ Khả năng chuẩn bị

trƣớc lũ lụt

PĐT_Dân

C2.6 ++ Khả năng của hệ

thống Dự báo cảnh báo

PĐT_Dân

14 C3 + Khả năng chống

chịu/phục hồi CSHT

C3.1 ++ Khả năng hỗ trợ

chống lũ của HTGT

PĐT_Dân

C3.2 ++ Khả năng hỗ trợ

chống lũ của HTTTLL

PĐT_Dân

C3.3 ++ Khả năng hỗ trợ

chống lũ của HTCTTL

PĐT_Dân

C3.4 ++ Khả năng hỗ trợ

chống lũ của HTCTCC

PĐT_Dân

Page 150: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

139

15 C4 + Khả năng phục hồi môi

trƣờng

C4.1 ++ Khả năng khôi phục

nguồn nƣớc

PĐT_Dân

C4.2 ++ Khả năng khôi phục

HST

PĐT_Dân

C4.3 ++ Khả năng khôi phục

MT sống

PĐT_Dân

II. PHÂN THAM VẤN MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG GIỮA CÁC TIÊU CHÍ

Bảng xếp hạng các mức độ so sánh giữa các tiêu chí

Mức quan trọng Giá trị Giải thích

Quan trọng nhƣ nhau 1 Hoạt động có đóng góp

ngang nhau Quan trọng nhƣ nhau cho

đến vừa phải

2

Quan trọng vừa phải 3 Kinh nghiệm và sự phán

quyết có sự ƣu tiên vừa

phải cho một hoạt động

Quan trọng vừa phải đến

quan trọng hơn

4

Hơi quan trọng hơn 5 Kinh nghiệm và sự phán

quyết có sự ƣu tiên mạnh

cho một hoạt động

Hơi quan trọng đến rất

quan trọng

6

Rất quan trọng 7 Một hoạt động rất quan

trọng Rất quan trọng đến vô

cùng quan trọng

8

Vô cùng quan trọng 9 Đƣợc ƣu tiên ở mức cao

nhất có thể

Giả sử nếu một phần tử A quan trọng hơn phần tử B và đƣợc đánh giá mức 9, khi đó

B rất ít quan trọng với A và có giá trị là 1/9

1. Tiêu chí Hiểm họa

Độ sâu

ngập

T.gian

ngập

Tốc độ

dòng lũ

Độ sâu ngập 1

T.gian ngập 1

V.tốc dòng lũ 1

5. Khả năng chống chịu/phục hồi

K.Tế X.Hội CSHT MT

K.Tế 1

X.Hội 1

CSHT 1

MT 1

2. Tiêu chí Độ phơi nhiễm

SD đất Dân số Tài sản

SD đất 1

Dân số 1

Tài sản 1

Ý kiến khác:

………………………………………

………………………………………

………………………………………

Page 151: hmo.hus.vnu.edu.vnhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/Tran Thi Thu... · Bảng 3.34: Kết quả các xã có chỉ số DBTT và Rủi ro lớn đƣợc xem xét áp dụng phƣơng

140

3. Tiêu chí Tính dễ bị tổn thƣơng

K.Tế X.Hội CSHT MT

K.Tế 1

X.Hội 1

CSHT 1

MT 1

………………………………………

4. Tính dễ bị tổn thƣơng và Lợi ích

Tổn thƣơng Lợi ích

Tổn thƣơng 1

Lợi ích 1

Ngƣời thu thập Chuyên gia