hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

53
HÌNH ẢNH CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ TRÊN MỘT SỐ BÁO IN VÀ BÁO MẠNG

Upload: hacong

Post on 31-Dec-2016

221 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

HÌNH ẢNH CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ

TRÊN MỘT SỐ BÁO IN VÀ BÁO MẠNG

Page 2: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo
Page 3: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 3

HÌNH ẢNH CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰTRÊN MỘT SỐ BÁO IN VÀ BÁO MẠNG

NHÓM TÁC GIẢ:

PGS. TS. Đinh Thị Thúy HằngTS. Nguyễn Thành Lợi

ThS. Nguyễn Thị Minh HiềnThs. Vũ Thị Phương Thảo

Nhà xuất bản Thế Giới

Page 4: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

4 |

NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚITrụ sở: 46 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 84.4.38253841 - 38262996 Fax: 84.4.38269578

Chi nhánh: 7 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TP. HCM, Việt NamTel: 84.8.38220102

Email: [email protected]: www.thegioipublishers.com.vn

HÌNH ẢNH CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ

TRÊN MỘT SỐ BÁO IN VÀ BÁO MẠNG

Chịu trách nhiệm xuất bản

TRẦN ĐOÀN LÂM

Biên tập: Đông VĩnhTrình bày: Hoàng Tiến DũngSửa bản in: Phương Thảo

In 1000 bản, khổ 15,7 x 23 cm, tại TT Chế bản và In - NXB Thế Giới. Giấy chấp nhận đăng ký KHXB số: 1301-2011/CXB/2-170/ThG, cấp ngày 25 tháng 11 năm

2011. Quyết định xuất bản số: 194/QĐ-ThG cấp ngày 21 tháng 12 năm 2011. In xong và nộp lưu chiểu Quý IV năm 2011.

Page 5: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 5

MỤC LỤC

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 7

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 92.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ QUAN ĐIỂM

VỀ XHDS & TCXHDS 92.1.1. Khái niệm về XHDS 92.1.2. Khái niệm TCXHDS 102.1.3. Các loại hình TCXHDS 122.1.4. Tổ chức XHDS ở Việt Nam 13

2.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 142.2.1. Mục đích chung 142.2.2. Nhiệm vụ cụ thể 15

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 152.3.1. Về mẫu nghiên cứu 152.3.2. Về cách lấy mẫu 162.3.3. Về phương pháp nghiên cứu 17

2.4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 18

3. KẾT QUẢ 193.1 KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

HÌNH ẢNH TCXHDS ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRÊN BÁO IN VÀ BÁO MẠNG (Từ 7/2010 đến 6/2011) 193.1.1 Hình thức 19

3.1.1.1 Thể loại 193.1.1.2 Vị trí đăng tải 203.1.1.3 Thời gian đăng 21 3.1.1.4 Nguồn đăng 223.1.1.5 Có trích dẫn của đại diện tổ chức 223.1.1.6 Có ảnh minh họa 23

3.1.2 Nội dung 243.1.2.1 Tên bài báo 24

Page 6: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

6 |

3.1.2.2 Chủ đề 243.1.2.3 Loại hình tổ chức 253.1.2.4 Lĩnh vực hoạt động 273.1.2.5 Địa bàn hoạt động 293.1.2.6 Đóng góp của tổ chức 303.1.2.7 Thái độ đối với tổ chức xã hội 31

3.2 KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ BÀI BÁO TRÊN BÁO VIETNAMET BÀN VỀ VẤN ĐỀ XHDS VÀ TCXHDS 353.2.1 Vai trò của XHDS và TCXHDS 363.2.1 Thái độ của nhà nước với XHDS và TCXHDS 363.2.1 Sự phát triển XHDS và TCXHDS ở Việt Nam 373.2.1 Cổ vũ cho sự phát triển của XHDS và tổ chức xã hội 37

3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG PHẦN KHẢO SÁT 383.3.1 Những điểm nổi bật thể hiện trên báo về TCXHDS 383.3.2 Những điểm hạn chế thể hiện trên báo về TCXHDS 40

3.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU 413.4.1 Nội dung phỏng vấn sâu 41

3.4.1.1. Kết quả phỏng vấn lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí 413.4.1.2. Kết quả phỏng vấn lãnh đạo các cơ quan báo chí 413.4.1.3. Kết quả phỏng vấn phóng viên viết bài 43

3.4.2 Đánh giá chung kết quả phỏng vấn sâu 46

4. ĐỀ XUẤT 474.1. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG (trong việc truyền thông

hình ảnh của TCXHDS trên báo chí Việt Nam) 474.2. ĐỀ XUẤT CỤ THỂ 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 51

Page 7: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 7

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới, tổ chức xã hội dân sự (TCXHDS) là những tổ chức rất năng động có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xã hội phát triển. Ở Việt Nam, từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, đặc biệt là khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các tổ chức xã hội đã ngày càng phát triển và cũng được khẳng định vai trò không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước. Theo TS Thang Văn Phúc và PGS.TS. Nguyễn Minh Phương, các tổ chức xã hội ở Việt Nam là những tổ chức năng động, đặc biệt trong việc phục vụ những nhu cầu cần thiết của các cá nhân và các nhóm xã hội ở cấp cơ sở. Tính đến năm 2010, ở Việt Nam có khoảng 1.700 tổ chức đã đăng ký hoạt động để hỗ trợ các vấn đề về kinh tế và xã hội1. Bên cạnh đó, còn có một số tổ chức làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, vận động chính sách và các quyền về xã hội và kinh tế.

Mặc dù các TCXHDS ở Việt Nam đã và đang có sự đóng góp không nhỏ vào đời sống xã hội, phần lớn công chúng còn thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về sự tồn tại cũng như vai trò của các tổ chức này. Nhiều người còn không rõ về vai trò và chức năng của các TCXHDS, vì sao các tổ chức này lại cần thiết đối với sự phát triển của đất nước. Lý do nhiều người còn không hiểu về TCXHDS bởi vì các tổ chức này ít được thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Một mặt, các TCXHDS không chủ động trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh của họ đối với công chúng. Họ thiếu kinh nghiệm để tiếp cận với báo chí một cách bài bản và đưa ra các thông điệp một cách chiến lược cũng như việc vận động xã hội ủng hộ cho sứ mạng của họ. Mặt khác, báo chí cũng chưa thực sự đưa các thông tin về các TCXHDS một cách sâu sắc và hấp dẫn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào các TCXHDS Việt Nam được nhiều người biết đến, hiểu và ủng hộ để các tổ chức xã hội đóng góp được nhiều hơn vào sự phát triển của đất nước.

1. TS. Thang Văn Phúc, PGS, TS. Nguyễn Minh Phương, Vai trò của các tổ chức xã hội: Đối với phát triển và quản lý xã hội,. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.

Page 8: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

8 |

Ở Việt Nam hiện nay có gần 19.000 các nhà báo làm việc tại hơn 800 các cơ quan báo chí. Báo chí ở Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân, có tầm ảnh hưởng lớn đối với việc tạo ra dư luận xã hội cũng như phát triển kinh tế đất nước. Trong nhiều năm qua, báo chí Việt Nam đã đóng góp tích cực trong việc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và những việc làm khuất tất của một số doanh nghiệp. Báo chí luôn là kênh thông tin quan trọng cung cấp thông tin cho công chúng, mặt khác, qua báo chí công chúng có thể bày tỏ tâm tư nguyện vọng chính đáng của mình đối với các cơ quan chức năng để mọi việc liên quan đến đời sống của người dân được phục vụ tốt hơn. Qua đó có thể thấy, báo chí luôn là nguồn tin quan trọng cho chính phủ và công chúng, đồng thời là cầu nối giữa chính phủ và công chúng.

Chính vì vậy, các TCXHDS cần phải sử dụng báo chí như một kênh thông tin có hiệu quả để đưa thông điệp tới công chúng và cho công chúng biết vai trò và giá trị xã hội của họ. Các TCXHDS cũng cần sử dụng báo chí để cung cấp thông tin cho chính phủ biết về vai trò và hoạt động của họ. Cũng qua việc cung cấp thông tin thông qua các kênh báo chí mà cấp chính quyền có thể hiểu rõ hơn các hoạt động và vai trò của các TCXHDS. Trên cơ sở đó có thể tạo ra sự liên kết, hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội. Bên cạnh đó các TCXHDS có thể quảng bá được hình ảnh và thương hiệu của mình đối với công chúng.

Trong bối cảnh ở Việt Nam, thuật ngữ “xã hội dân sự” được coi như một từ “nhạy cảm” nên trên báo chí, cụm từ “tổ chức xã hội dân sự” thường bị né tránh. Nhóm nghiên cứu chỉ tìm thấy 28 lần xã hội dân sự cụm từ “XHDS” được nhắc đến trong tổng số 460 tin, bài được lựa chọn để tiến hành khảo sát và phân tích trong nghiên cứu này. Ở một số tài liệu và các bài báo, cụm từ “các tổ chức xã hội” được sử dụng thay thế cho “các tổ chức xã hội dân sự”. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, đôi chỗ chúng tôi sử dụng các các cụm từ trên một cách tương đương.

Page 9: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 9

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Một số khái niệm và quan điểm về XHDS và TCXHDS

2.1.1. Khái niệm về XHDS

Xã hội dân sự là thuật ngữ được xem xét và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trong lịch sử tư tưởng, chính trị, pháp lý thế giới, và hiện nay nó được tiếp cận dưới những góc độ và bình diện rất khác nhau (kể cả trên thế giới và trong nước). Xét nội hàm cơ bản của thuật ngữ, xã hội dân sự ở Phương Tây có nguồn gốc từ đời sống xã hội ở Hy Lạp cổ đại: các polis Hy Lạp cổ và các đô thị La Mã cổ với những “công dân tự do” xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử. Thuật ngữ xã hội dân sự, theo tiếng Hy Lạp là koinonia politiké2 (tiếng Pháp: société civile, tiếng Anh: civil society và trong tiếng Nga grazhdanskoe obchtsestvo, có khi nó được dịch thành xã hội công dân để nhấn mạnh đến vị trí của các công dân trong xã hội).

Khái niệm “xã hội dân sự” xuất hiện khá sớm ở Châu Âu. Các định nghĩa phổ biến về “xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Khái niệm “xã hội dân sự” xuất hiện sớm nhất ở nước Anh (1594), nó được hiểu là những con người sống trong cộng đồng. Sau đó, khái niệm này được tiếp cận dưới hai góc độ khác nhau. Trong lý thuyết của các nhà triết học Scottish (thế kỷ XVIII), xã hội dân sự có nghĩa là xã hội văn minh với một Nhà nước không độc đoán. Đến thế kỷ XIX, ở nước Đức, trong các trước tác chính trị của Hegel, thuật ngữ xã hội dân sự phân biệt với Nhà nước.3

Hegel mô tả xã hội dân sự như là một phần của đời sống đạo đức, bao gồm ba yếu tố: gia đình, xã hội dân sự và Nhà nước. Ông thừa nhận rằng, một xã hội dân sự tự tổ chức cần phải do Nhà nước cân

2. Xem: Vài nét về Xã hội dân sự trong lịch sử và kinh nghiệm đối với nước ta, Cập nhật thứ 4 ngày 27/05/2009, truy cập website http://www.hcmulaw.edu.vn/

3. Phát triển các tổ chức dân sự xã hội xã Nghĩa Bình huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An

Page 10: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

10 |

nhắc và đặt trật tự cho nó, nếu không xã hội đó sẽ trở thành tư lợi và không đóng góp gì cho lợi ích chung. 4

K. Marx đã bàn nhiều về xã hội dân sự trong các tác phẩm đầu tay về Hệ tư tưởng Ðức và vấn đề Do Thái. Cũng như Hegel, ông coi xã hội dân sự là một hiện tượng lịch sử, là kết quả của sự phát triển lịch sử mà không phải là “vật ban tặng” của tự nhiên và coi xã hội dân sự có tính chất tạm thời. Sự khác nhau cơ bản giữa Marx và Hegel là điểm xuất phát khi phân tích về bản chất của xã hội dân sự và nhà nước, về những quan hệ giữa xã hội dân sự với nhà nước. Trong khi Hegel lấy “tinh thần phổ biến” và “ý niệm tuyệt đối ” làm điểm xuất phát thì Marx lấy đời sống hiện thực, trước hết là phương thức sản xuất của xã hội, làm điểm xuất phát. Ông cho rằng chỉ khi nào sức mạnh con người được tổ chức thành sức mạnh xã hội và chính trị, khi đó sự giải phóng con người mới hoàn thành.

Như vậy, ở mỗi thời kỳ, hoặc dưới từng cách nhìn nhận, xã hội dân sự được đề cập có nội hàm và ngoại diên không giống nhau. Mặc dù nhìn chung quan điểm về cụm từ “dân sự” có thể hiểu là một tính từ chỉ tính chất của quan hệ xã hội, tức là các quan hệ xã hội được điều chỉnh theo hướng “dân sự”5. Tuy nhiên, nội hàm của thuật ngữ “dân sự” (trong cụm từ xã hội dân sự đang bàn ở đây), là để phân biệt (tất nhiên là tương đối) với nhà nước. Như vậy, thuật ngữ này nên dùng để chỉ những định chế “bên ngoài nhà nước” và xã hội dân sự có thể liên quan đến hoạt động của các đảng phái chính trị.

2.1.2. Khái niệm TCXHDS

Cách hiểu đơn giản nhất là “tổ chức là một nhóm người làm việc chung với nhau”. Hiểu rộng hơn thì “tổ chức là nhiều người tập hợp thành một nhóm, ban, hội, đoàn nhằm mục đích điều hành hay quản lý một công việc nào đó”.6

Theo Liên minh Thế giới vì Sự tham gia của Công dân (CIVICUS), xã hội dân sự là diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi con người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung. Theo đó, muốn cải thiện tính hiệu quả của Nhà nước cần phải dựa vào sức 4. Phát triển các tổ chức dân sự xã hội xã Nghĩa Bình huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An5. http://www.hcmulaw.edu.vn/6. Khái quát về tổ chức xã hội dân sự, đăng ngày 29/10/2009 truy cập website http://

www.ytecongcong.com/

Page 11: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 11

mạnh tương đối của thị trường và các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội có thể vừa là cộng sự vừa là đối thủ cạnh tranh trong việc cung ứng các dịch vụ công cộng; các tổ chức này có thể gây áp lực có ích đối với chính quyền để cải thiện việc cung cấp và chất lượng các dịch vụ công cộng.7

Do bối cảnh lịch sử và các mối quan hệ nhà nước – xã hội khác nhau, có những cách tiếp cận và quan điểm lý luận khác nhau về các tổ chức xã hội. Theo TS. Irenne Norlund, có ba cách tiếp cận đối với các tổ chức xã hội là: Thuyết tân tự do cho rằng các tổ chức xã hội tồn tại một cách độc lập, thuộc “khu vực thứ ba”, “khu vực tự nguyện”, ở đó các công dân tự tổ chức thành nhóm và giải quyết các vấn đề phát sinh thông qua đối thoại “dân sự” và biện pháp phi bạo lực. Vai trò của các tổ chức này là kiểm soát và làm cân bằng mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Theo mô hình Xã hội tốt lành (Good Society), các tổ chức xã hội là một bộ phận cấu thành xã hội, không hoàn toàn tách biệt với nhà nước, thị trường và gia đình mà nằm ở khu vực giao nhau của ba bộ phận này; ranh giới của nó cũng không rạch ròi, luôn có sự tương tác giữa nhà nước, thị trường và các tổ chức xã hội nhằm đem lại sự đồng thuận tốt lành cho mọi người. Mô hình Hậu hiện đại (Postmodern) xem các tổ chức xã hội thuộc khu vực thứ ba và đề cao vai trò chia sẻ, thông cảm và liên kết, hợp tác giữa các bên tham gia đối thoại, thảo luận.

Từ góc độ phạm vi, theo Linz và Stepan, các tổ chức xã hội thuộc lĩnh vực trung gian nằm giữa khu vực tư nhân và nhà nước, hay còn gọi là khu vực thứ ba.

Từ góc độ chức năng, Anirudh Krishna xác định các tổ chức xã hội thực hiện các chức năng ở ba cấp độ khác nhau là: 1) thể hiện những lợi ích và nhu cầu của công dân; 2) Bảo vệ quyền của công dân; 3) Cung cấp hàng hóa và dịch vụ trực tiếp không dựa vào các cơ quan nhà nước8.

Từ góc độ mạng lưới, Andrew WellsDang đưa ra khái niệm mạng lưới xã hội dân sự để nhấn mạnh rằng, nó là sự liên kết chặt chẽ giữa

7. TS. Thang Văn Phúc, PGS, TS. Nguyễn Minh Phương, Vai trò của các tổ chức xã hội: Đối với phát triển và quản lý xã hội,. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.

8. Dẫn theo Lê Thị Thanh Hương (Chủ biên): Xã hội dân sự ở Malaixia và Thái Lan, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009.

Page 12: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

12 |

các tổ chức XHDS- các nhóm phi chính thức và các cá nhân hoạt động xã hội với nhau, chứ không phải chỉ là sự cấu thành của các tổ chức phi chính phủ đơn lẻ. 9

Tóm lại, tổ chức xã hội dân sự có thể hiểu là sự tập hợp tự nguyện của bất kể một cá nhân hoặc một nhóm, liên kết với nhau để tạo ra những ảnh hưởng với mục đích thúc đẩy sự thay đổi tích cực, làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

2.1.3. Các loại hình TCXHDS

Có rất nhiều cách phân biệt các loại hình TCXHDS, tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chọn cách phân biệt loại hình tổ chức của PGS.TS. Phạm Bích San và tài liệu nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á ADB năm 2009 về TCXHDS.

PGS.TS. Phạm Bích San cho rằng các loại tổ chức xã hội ở Việt Nam gồm 3 dạng: Các tổ chức được nhà nước tài trợ hoàn toàn như Công đoàn, Phụ nữ, Thanh niên, Nông dân, Cựu chiến binh; Các tổ chức được nhà nước tài trợ một phần như Liên hiệp các hội KHKT, Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà báo; và các tổ chức xã hội dân sự như các tổ chức phi chính phủ, các quỹ tự trang trải, các tổ chức cộng đồng.10

Theo tài liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á ADB năm 2009, TCXHDS được chia thành 9 loại như sau:

- Các tổ chức phi chính phủ (NGO): là các tổ chức chuyên môn, trung gian và phi lợi nhuận cung cấp hoặc hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, nhân quyền, phúc lợi công cộng hoặc cứu trợ khẩn cấp.

- Hiệp hội nghề nghiệp: Đây là tổ chức đại diện cho quyền lợi của các thành viên là những người hoạt động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định hoặc làm những nghề đặc biệt nào đó. Các hiệp hội nghề nghiệp có thể tạo ra những chuẩn mực liên quan đến ngành nghề của các thành viên ví dụ hiệp hội kiến trúc sư, kế toán công...

9. Andrew Wells-Dang, Informal Pathbreakers: Civil Society Networks in China and Vietnam, University of Birmingham Research Archive , 2011, p.24.

10. Tham khảo bài của PGS.TS. Phạm Bích San, Sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ và nhà nước ở Việt Nam: những triển vọng tái cơ cấu?, Hội nghị thường niên các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, 2011.

Page 13: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 13

- Các quỹ: Là tổ chức từ thiện được thành lập bởi các cá nhân hay đơn vị nào đó với tư cách là 1 thực thể pháp lý (một tập đoàn hoặc một quỹ ủy thác) ủng hộ những sự nghiệp phù hợp với mục tiêu của quỹ. Ví dụ: Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Aga Khan (Thụy Sỹ)...

- Các viện nghiên cứu độc lập: Là những tổ chức chủ yếu thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phân tích liên quan đến các vấn đề chính sách công và truyền bá những kết quả nghiên cứu và khuyến nghị của mình với hy vọng có thể gây ảnh hưởng lên các nhà hoạch định quyết sách và những người xác lập chủ trương.

- Các tổ chức cộng đồng (CBO): Các tổ chức này thường giải quyết ngay những mối quan tâm của các thành viên. Đặc tính cơ bản của CBO là chúng có thể huy động các cộng đồng thông qua việc thể hiện các nhu cầu, tổ chức và thực hiện những quá trình có sự tham gia, tiếp cận các dịch vụ phát triển từ bên ngoài, chia sẻ lợi ích giữa các thành viên.

- Các tổ chức tín ngưỡng: Những nhóm có cơ sở tôn giáo được thành lập quanh một khu vực thờ cúng hoặc giáo đoàn, một cơ sở tôn giáo hoặc một cơ sở được hoặc không được đăng ký có đặc trưng hoặc tôn chỉ tôn giáo.

- Các tổ chức nhân dân: Là những tổ chức gồm những tình nguyện bình dân, nhằm thúc đẩy sự phồn thịnh về kinh tế và xã hội của các thành viên.

- Các phong trào xã hội và công đoàn: Là những nhóm phi chính thức có quy mô lớn, gồm nhiều cá nhân hoặc tổ chức nhằm thay đổi xã hội, thông qua những hành động tập thể có tổ chức và lâu dài.

Như chúng ta thấy, TCXHDS được chia thành các dạng, nhóm theo tính chất hoạt động trong nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á ADB, còn trong nghiên cứu của PGS.TS Phạm Bích San được chia theo các nhóm là đối tượng được nhận hoặc không được nhận tài trợ của nhà nước.

2.1.4. Tổ chức XHDS ở Việt Nam

Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946 và các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 đều thừa nhận công dân Việt Nam có quyền hội họp, lập hội theo quy định của pháp luật. Theo Sắc lệnh số 52-SL

Page 14: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

14 |

ngày 22/4/1946 của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định việc thành lập hội: “Hội là một đoàn thể có tính cách vĩnh cửu gồm hai hoặc nhiều người giao ước hiệp lực mà hành động để đạt mục đích chung, mục đích ấy không phải để chia lợi tức”.

Thực tế, các tổ chức xã hội mang tính xã hội dân sự ở Việt Nam hoạt động trên cơ sở tự nguyện của người dân đã tồn tại qua nhiều đời nay. Đặc biệt khi có thiên tai, lũ lụt, chiến tranh xảy ra thì các hoạt động của các tổ chức xã hội này lại càng thể hiện rõ tinh thần tự nguyện cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau của người dân để thoát khỏi hoạn nạn. Các tổ chức xã hội phát triển rất phong phú và đa dạng với nhiều loại hình và tên gọi khác nhau như: liên hiệp, hiệp hội, hội, liên đoàn, câu lạc bộ, quỹ, viện, trung tâm, hội đồng, ủy ban, nhóm tình nguyện…

Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định hội là: “Tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước…”11

Như vậy có thể thấy, tính chất hoạt động của các tổ chức như nhóm, hội, hiệp hội ở Việt Nam tương tự như các tổ chức xã hội dân sự ở các nước khác, được hoạt động công khai và rộng rãi. Đó là sự tham gia tự nguyện của các cá nhân vào một tổ chức nào đó với mục đích tích cực.

2.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2.2.1. Mục đích chung

Trên cơ sở phân tích và đánh giá cách đưa tin và bình luận về các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam của một số báo in và báo mạng điện tử, nghiên cứu sẽ đề xuất chiến lược xây dựng và quảng bá hình ảnh của các tổ chức này đối với xã hội và đối với các nhà hoạch định chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng.

11. TS. Thang Văn Phúc, PGS, TS. Nguyễn Minh Phương, Vai trò của các tổ chức xã hội: Đối với phát triển và quản lý xã hội,. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.

Page 15: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 15

2.2.2. Nhiệm vụ cụ thể

• Phân tích hình ảnh của các tổ chức xã hội dân sự được phản ánh trên 5 tờ báo in và 2 tờ báo điện tử thời gian từ 7/2010 đến 6/2011 cả định lượng và định tính.

• Phân tích và so sánh cách thức đưa tin về các tổ chức xã hội dân sự trên báo in và báo mạng qua kết quả khảo sát

• Phỏng vấn sâu một số lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí, lãnh đạo báo chí và các nhà báo, từ đó phân tích quan điểm của họ về các tổ chức xã hội dân sự và cách thức đưa tin về các tổ chức này trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam

• Dựa trên kết quả phân tích, khảo sát nội dung và phỏng vấn sâu, đưa ra được bức tranh tổng thể về hình ảnh truyền thông của các tổ chức xã hội hiện nay ở Việt Nam, từ đó đề xuất chiến lược truyền thông và quảng bá hình ảnh cho các tổ chức xã hội dân sự trên các phương tiện truyền thông trong thời gian tới.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Về mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu (phân tích nội dung) các bài viết về tổ chức xã hội dân sự được đăng tải trên các báo in gồm: Nhân Dân, Thanh niên, Tuổi trẻ, Nông thôn ngày nay, Phụ nữ Việt Nam; báo điện tử gồm VnExpress và Vietnamnet. Các bài báo được thu thập trong thời gian từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011. Với thời gian chọn mẫu trong vòng một năm, nhóm nghiên cứu hy vọng đánh giá được thực trạng truyền thông và hình ảnh của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.

Trong nghiên cứu này, phân tích nội dung được áp dụng bằng cả phương pháp phân tích định lượng và định tính. Kết quả phân tích định lượng được giải thích và minh hoạ bởi dữ liệu định tính.

Nhóm nghiên cứu lựa chọn các báo để đưa vào nghiên cứu theo các tiêu chí: các báo có số phát hành lớn, đại diện cho các đối tượng khác nhau trong xã hội và có nhiều người đọc.

Cụ thể, 7 tờ báo được chọn để đưa vào nghiên cứu như sau:

Page 16: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

16 |

• Nhân Dân (cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Nhà nước và nhân dân Việt Nam, phát hành hàng ngày)

• Thanh Niên (Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, phát hành hàng ngày)

• Tuổi trẻ (cơ quan của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh TPHCM, phát hành hàng ngày)

• Nông thôn ngày nay (Diễn đàn của Hội nông dân, phát hành 4 kỳ/tuần)

• Phụ nữ Việt Nam (Cơ quan Trung ương của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phát hành 4 kỳ/tuần)

• Vnexpress.net (báo mạng được truy cập nhiều nhất Việt Nam, trang web có lưu lượng truy cập thứ 3 Việt Nam, đứng thứ 379 thế giới về lưu lượng truy cập)12

• Vietnamnet.vn (một trong những tờ báo mạng đầu tiên và được yêu thích nhất, trang web có số người truy cập nhiều thứ 17 Việt Nam, 2.380 thế giới)13

2.3.2. Về cách lấy mẫu

Mẫu được chọn theo danh sách từ khóa (xem Danh sách từ khóa, Phần Phụ lục), theo danh sách các tổ chức phi chính phủ quốc tế (288 tổ chức), theo “Danh tập các tổ chức phi chính phủ nước ngoài làm việc tại Việt Nam” – NGO Resource Centre, 2009 và danh sách các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (gồm khoảng 365 tổ chức, nguồn: VUSTA).

Giới hạn của nghiên cứu: Đặc điểm tổ chức xã hội ở Việt Nam khác với nhiều nước khác trên thế giới là một số các tổ chức đươc gọi là “phi chính phủ” như hiệp hội nghề nghiệp (nông dân, nhà văn, nhà báo,... ) có tổ chức bộ máy như các cơ quan của chính phủ, được chính phủ cấp ngân sách cho các hoạt động. Họ có những ưu thế và đặc quyền như các cơ quan của chính phủ trong việc tuyên truyền trên báo chí. Chính vì vậy, các tổ chức đó không là đối tượng của nghiên cứu này. Đối tượng của nghiên cứu là: Các tổ chức phi chính phủ

12. theo alexa.com ngày 18/11/201113. theo alexa.com ngày 18/11/2011

Page 17: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 17

quốc tế tại Việt Nam (INGOs); Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGOs); và các tổ chức cộng đồng (CBOs). Mặt khác, nhóm nghiên cứu đã không khảo sát các tin bài trên truyền hình bởi vì thời gian thực hiện nghiên cứu ngắn và việc thu thập băng tư liệu trên truyền hình cũng sẽ rất khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu hơn.

Sau khi lấy mẫu thử trên tất cả các báo trong thời gian 1 tuần, đánh giá cách lấy mẫu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu chính thức trên tất cả các tờ báo trong vòng 1 năm. Kết quả lấy mẫu sơ bộ lên tới 957 tin, bài. Nhóm nghiên cứu rà soát, bỏ một số bài không phù hợp, sau đó dùng lệnh randomize của excel để rút số lượng xuống 538 bài một cách ngẫu nhiên.

Với 538 bài, nhóm nghiên cứu tiếp tục rà soát và loại những bài không nằm trong phạm vi nghiên cứu, ví dụ những bài giới thiệu về các tổ chức Việt Nam hoạt động ở nước ngoài, hoặc những tổ chức nước ngoài hoạt động ở nước ngoài. Kết quả còn lại tổng số 460 bài, trong đó có 447 bài được mã hóa theo bộ mã mà nhóm phát triển. Có 13 bài trên Vietnamnet không được mã hóa mà được phân tích theo vấn đề, bởi vì:

- Thứ nhất, các bài báo này không phải do các nhà báo viết mà là ý kiến của các chuyên gia thảo luận một cách toàn diện về các TCXHDS chứ không phải nói về một TCXHDS cụ thể nào.

- Thứ hai, các bài báo đó không đề cụ thể tên tổ chức xã hội nào mà thực chất là các quan điểm của các chuyên gia và học giả nghiên cứu về xã hội dân sự.

- Thứ ba, khác với các tờ báo khác, Vietnamnet có riêng một chuyên mục đăng tải các ý kiến, quan điểm của các chuyên gia về các vấn đề thời sự trong xã hội.

2.3.3. Về phương pháp nghiên cứu

- Định lượng:

Nghiên cứu phân tích nội dung của 460 bài báo thu thập được trên 7 tờ báo trong thời gian 1 năm, từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011.

Để phân tích nội dung, nhóm nghiên cứu phát triển bộ mã gồm 23 câu dựa trên các lý thuyết về tổ chức xã hội dân sự và dựa trên nội dung thực tế của các bài báo. Bảng excel được sử dụng để phục vụ

Page 18: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

18 |

mã hóa và phân tích số liệu. Nhóm nghiên cứu cho rằng kết quả định lượng của nghiên cứu không phức tạp đến mức cần sử dụng SPSS. Kết quả phân tích số liệu định lượng là một trong những đầu vào cho việc thiết kế câu hỏi phỏng vấn sâu cho nghiên cứu định tính.

- Định tính:

Phương pháp định tính bao gồm phỏng vấn sâu và tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia. Để phỏng vấn sâu, nhóm nghiên cứu đã phát triển một bộ câu hỏi phỏng vấn định tính dựa trên kết quả phân tích định lượng, dựa trên lý thuyết về xã hội dân sự và tổ chức xã hội dân sự, lý thuyết báo chí truyền thông, và kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn sâu sau đó được phân tích dựa trên nhóm vấn đề mà người trả lời phỏng vấn đề cập đến.

2.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Đây là nghiên cứu đầu tiên về chủ đề liên quan đến hình ảnh của tổ chức dân sự trên báo chí nên gần như không có tài liệu tham khảo. Các tài liệu có được hầu hết là bàn về vai trò của các tổ chức xã hội chứ chưa có tài liệu nào bàn về hình ảnh truyền thông của các tổ chức xã hội trên báo chí của Việt Nam. Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào về thực trạng hoạt động truyền thông và quan hệ báo chí của các tổ chức XHDS. Chính vì vậy mà nhóm nghiên cứu đã không thu thập được nhiều tài liệu tham khảo cho chủ đề nghiên cứu của mình.

Viêc thực hiện phỏng vấn các lãnh đạo cơ quan báo chí, các nhà quản lý chỉ đạo báo chí và các phóng viên khó khăn vì họ hoặc ngại khi bàn về vấn đề XHDS, hoặc không hiểu lắm về XHDS.

Một hạn chế khác liên quan đến nghiên cứu các bài viết trên báo mạng, nhóm nghiên cứu khó xác định vị trí các bài viết bởi vì giao diện thay đổi theo thời gian. Đây cũng là một đặc điểm khi làm nghiên cứu trên báo mạng.

Page 19: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 19

3. KẾT QUẢ

3.1. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HÌNH ẢNH CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRÊN BÁO IN VÀ BÁO MẠNG (Từ 7/2010 đến 6/2011)

Trong tổng số 460 bài được khảo sát, có 447 bài được mã hóa và 13 bài không được mã hóa. Kết quả khảo sát này được nhóm nghiên cứu đánh giá dựa trên hai phần: Hình thức và nội dung. Trong phần hình thức, nhóm nghiên cứu đề cập đến 6 mục chính bao gồm: Thể loại; Vị trí đăng tải; Thời gian đăng; Nguồn đăng; Có trích dẫn của các đại diện tổ chức và Ảnh minh họa. Trong phần nội dung được chia ra 7 mục chính gồm: Tên tin/bài báo; Chủ đề; Loại hình tổ chức; Lĩnh vực hoạt động; Địa bàn hoạt động; Đóng góp của tổ chức và Thái độ đối với tổ chức xã hội.

3.1.1. Hình thức

3.1.1.1. Thể loại

Nhóm nghiên cứu dựa trên tiêu chí tin là 300 chữ trở xuống, bài là 300 chữ trở lên. Đây là qui chuẩn về tin bài của nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam. Qua khảo sát và thống kê trên 5 tờ báo in, có thể thấy tin chiếm 75.8%, bài chiếm 24.2%. Ngược lại, trên 2 trang báo mạng tin chiếm 1.7%, còn bài lại chiếm tới 98.3%. (Xem biểu đồ 1)

Page 20: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

20 |

Điều này có thể lý giải là báo in bị hạn chế số trang phát hành, trong khi đó báo mạng có nhiều “đất” hơn nên có thể đăng bài với số lượng chữ thoải mái hơn so với báo in. Mặt khác, các cơ quan báo chí cũng có những quy định chặt chẽ về tin bài, sự kiện nào viết tin và sự kiện nào viết bài, bởi nó liên quan chặt chẽ tới tiền nhuận bút trả cho phóng viên của các cơ quan báo chí.

Một lý do khác là các thông tin về tổ chức xã hội dân sự trên báo chí thường chỉ mang tính chất PR giới thiệu về các tổ chức và các sự kiện hoạt động của tổ chức đó nên các phóng viên cũng chỉ đưa tin ngắn vì không có vấn đề “nóng” để thu hút được sự quan tâm của báo in.

3.1.1.2. Vị trí đăng tải

Các tin bài liên quan đến các tổ chức xã hội đều được tìm thấy ở các trang trong của báo in (98.5%). Điều này được lý giải là thông tin của các tổ chức này không phải là các thông tin quan trọng, có tác động đến xã hội. Do đặc điểm của báo mạng, rất khó xác định vị trí của các tin bài trên báo mạng. Có thể có một số bài được đăng trang chủ khi mới xuất hiện nhưng vào thời điểm nghiên cứu được tiến hành thì đã bị đẩy lui vào trang trong. Riêng báo Phụ nữ Việt Nam và Nhân Dân, một số tin bài xuất hiện ở cả trang nhất và trang trong nên tổng số tin bài là trên 100%. (Xem biểu đồ 2). Các bài được đăng trên trang nhất liên quan các đến các chủ đề lớn nằm trong 8 mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Ví dụ bài “Ấn tượng 2010 và chặng đường phía trước” đăng trên báo Nhân dân số 52, 26/12/2010 nói về Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn 5/8 mục tiêu phát triển Thiên Niên Kỷ. Nội dung bài này được đăng cả trên trang nhất và trang trong, với ảnh minh họa là học sinh trường Tiểu học Hoàng Giang (Nông Cống, Thanh Hóa) tặng hoa ông Christopher Carpenter, chủ tịch Quỹ dự án nhỏ Việt Nam FMV nhân dịp ông trở lại thăm trường này do Quỹ đầu tư xây dựng.

Page 21: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 21

3.1.1.3. Thời gian đăng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian đăng tin bài trên các tờ, trang báo tập trung vào hai tháng cuối năm (tháng 11 và 12). Kết quả này trái ngược với hình dung ban đầu của nhóm nghiên cứu cho rằng tin bài sẽ được đăng chủ yếu vào thời điểm mùa mưa bão khi đó các tổ chức cứu trợ hoạt động nhiều.

Điều này có thể lý giải các tổ chức xã hội có thể nhận được các khoản tài trợ và cần phải có các hoạt động kết thúc trước khi có báo cáo tài chính cho các nhà tài trợ vào cuối năm (đây cũng là tình trạng chung về truyền thông ở nhiều cơ quan, tổ chức ở Việt Nam). Tháng 11 là thời điểm cao trào, ở báo in có 16.4% và báo mạng có 20.5% tin bài, nếu tính tổng số tất cả các tin bài ở các báo vào thời điểm đó là 17.4% gấp 4 lần so với thời điểm tin bài được đăng ở tháng 2 là 4.5%. (Xem biểu đồ 3)

Page 22: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

22 |

3.1.1.4. Nguồn đăng

Trong số 447 tin bài được mã hóa, phần lớn các tin bài đều có tên phóng viên/ nhà báo (95.3%). Đánh giá theo tính chất hoạt động của báo chí, khi các nhà báo ghi tên mình vào các tin bài đó, có nghĩa là các tin bài đó do chính phóng viên tham gia vào các hoạt động, sự kiện và các cuộc họp báo hoặc lấy tin từ các thông cáo báo chí. Như đã nêu ở mục 3.1.1.1, phần lớn các thông tin được đăng về các tổ chức là các tin ngắn về hoạt động hoặc sự kiện, ít có phân tích sâu. Điều cần thiết là những người làm truyền thông của các tổ chức cần chủ động tạo dựng mối quan hệ với báo chí, nắm được các kỹ năng báo chí và quảng bá để tạo ra các thông tin, những vấn đề mới, hấp dẫn về hoạt động của tổ chức thì mới thu hút, gây ảnh hưởng trong xã hội.

3.1.1.5. Có trích dẫn của đại diện tổ chức

Theo kết quả nghiên cứu, 82.4% các tin bài đăng trên báo in không có trích dẫn của đại diện tổ chức, điều đó có nghĩa là sự hiện diện của các TCXHDS rất mờ nhạt, không có dấu ấn, không có tiếng nói. Bởi vì như chúng ta biết, khi trong tin bài có sự xuất hiện của đại diện tổ chức thì nó thể hiện ý kiến của chủ thể. Như đã nêu trong mục 3.1.1.1, báo in phần lớn đăng tin ngắn về các TCXHDS, không có tiếng nói của đai diện tổ chức.

Tuy nhiên, đa phần trên báo mạng có trích dẫn hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp ý kiến của đại diện tổ chức (82.1%). Tương tự như giải thích

Page 23: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 23

ở trên, báo mạng có nhiều bài hơn, trong bài phải có trích dẫn. (Xem biểu đồ 5).

Ví dụ trên VnExpress, trong bài “Những bức thư đẫm nước mắt gửi ông già Noel” cập nhật ngày 24/12/2010, tác giả viết: “Anh Tuấn (quê Đồng Nai) là một trong những tình nguyện viên chuyên quyên góp tiền, quà để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở khắp nơi. Anh cho biết, cứ đến mùa Giáng sinh, các thành viên nhóm tình nguyện lại khoác trên vai bọc quà trong bộ đồ ông già Noel màu đỏ đi đến từng con hẻm để phát quà cho các trẻ con em lao động nghèo hoặc mồ côi, bụi đời”.

Những bài viết có tên và tiếng nói của nhân vật như thế sẽ tạo được sự gần gũi với bạn đọc, giúp người đọc có thể hình dung được hoạt động của tổ chức thông qua nhân vât cụ thể.

3.1.1.6. Ảnh minh họa

Phần lớn các tin bài đưa về các hoạt động của tổ chức XHDS đăng trên báo mạng đều có ảnh minh họa 89.7%, trong khi đó, báo in thấp hơn là 36.1%. Tuy nhiên, báo Tuổi trẻ có tỉ lệ đăng ảnh cao nhất 54.4%.

Qua nghiên cứu, có thể thấy rằng do phần lớn báo in chỉ đăng tin ngắn về các hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự nên tiêu chí của các báo khi đăng tin thì ít khi có đăng ảnh kèm. Điều này cũng làm giảm sự chú ý của độc giả. (Xem biểu đồ 6)

Page 24: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

24 |

3.1.2. Nội dung

3.1.2.1. Tên bài báo

Nghiên cứu cho thấy, hầu hết các tin bài, chiếm 88.1% không đề cập tên tổ chức xã hội dân sự trong tiêu đề bài báo. Thực tế, tin bài chỉ phản ánh các hoạt động do các tổ chức xã hội dân sự thực hiện, chính vì vậy tên của tổ chức không phải là vấn đề quan trọng đối với báo chí. Ví dụ các tên tin bài như: “Phát triển giống bắp chịu hạn” (Nông thôn ngày nay, 4/1/2011), “30 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam” (Nông thôn ngày nay, 6/6/2011), “Dự án “Cầu vồng” dành cho học sinh khiếm thị” (Phụ nữ Việt Nam, 19/11/2010), “Giới trẻ rộn ràng Giờ trái đất” (Tuổi trẻ, 7/3/2011).

Có một số tên tin bài đề cập tên tổ chức như: “Câu lạc bộ Đọc sách cùng con tròn một tuổi” (Nông thôn ngày nay, 7/6/2011), “Ấm áp dưới mái nhà An Phúc” (Nhân Dân, 20/3/2011). Việc đề cập tên tổ chức trong các tít báo cũng có thể góp phần xây dựng thương hiệu cho tổ chức đó vì nó được thấy ngay, một cách trực diện trên bài báo.

3.1.2.2. Chủ đề

Các chủ đề phổ biến nhất trong các tin bài được phản ánh trên báo chí hiện nay là cứu trợ, quyên góp, từ thiện, tình thương, chiếm 1/3 trong tổng số các tin bài (30.2%). Chủ đề phổ biến thứ hai là giáo dục, phát triển, hỗ trợ cộng đồng (18.8%). Trong khi đó, chủ đề xóa đói giảm nghèo tưởng như sẽ chiếm nhiều trong các tin bài đưa về tổ chức xã hội thì lại được đề cập không nhiều (3.1%). Nguyên nhân

Page 25: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 25

là do các chủ đề xóa đói giảm nghèo thường được đưa tin với mục đích quyên góp tài trợ do các báo phát động, ví dụ một số báo đã lập các quỹ tình thương như “Lá lành đùm lá rách”, “Tấm lòng vàng”…nhằm thu hút tài trợ từ phía công chúng. Tuy nhiên, các hoạt động liên quan đến xóa đói giảm nghèo diễn ra ở các địa phương cũng được các báo địa phương đăng tải (các báo ở địa phương không nằm trong đối tượng nghiên cứu này).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, một số vấn đề cần lưu ý là các chủ đề có tính thời sự trong xã hội như HIV/AIDS, chống bạo hành, bình đẳng giới, biến đổi khí hậu không được đề cập nhiều trong các tin bài liên quan đến các tổ chức xã hội dân sự. Nguyên nhân có thể do đây là những vấn đề nằm trong 8 mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc nên được tuyên truyền dưới hình thức khác. Các tổ chức quốc tế trong Liên hợp quốc thường xuyên phối hợp với các cơ quan chính phủ Việt Nam để tổ chức các sự kiện liên quan đến chủ đề này. Do đó, các báo thường đưa tin về các hoạt động và các sự kiện lớn do Liên hợp quốc kết hợp với các Bộ, Ngành của Việt Nam tổ chức. Các tin bài này không nằm trong nhóm đối tượng nghiên cứu.

3.1.2.3. Loại hình tổ chức

Nhìn chung, trong nội dung các tin bài đều có đề cập đến tên của các tổ chức xã hội dân sự. Báo in thì phần lớn chỉ nhắc đến tên, trong khi đó báo mạng đã có những bài viết thông tin sâu.

Trong tổng số 447 tin bài được mã hóa, thông tin về INGOs được

Page 26: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

26 |

đưa tin nhiều nhất chiếm tới 43.2% tổng số tổ chức được nhắc tên; thứ hai là CBOs chiếm 37.6%, VNGOs được đề cập ít nhất (19.2%). Có thể nhìn nhận các con số này như sau:

Liên quan đến INGOs: thường đây là các tổ chức lớn, có nhiều hoạt động tài trợ, cứu trợ, và có tầm ảnh hưởng, thu hút sự quan tâm của báo chí; Ngoài ra, INGOs cũng có nguồn tài chính dồi dào nên có quỹ truyền thông lớn. Một số INGOs hay được nhắc đến như: Oxfam (cứu trợ), Operation Smile (phẫu thuật nụ cười) trên Thanh Niên và Vietnamnet; Lien Aid (NGO của Singapore) được đưa nhiều trên Nhân dân và Vietnamnet.

Liên quan đến CBOs, thường tin bài phản ánh hoạt động của các CLB, hoạt động tình nguyện, từ thiện của thanh niên; nhóm từ thiện Phật giáo, nhóm cộng đồng (đọc sách, ngoại ngữ, bảo vệ môi trường…). Các hoạt động này thường do giới trẻ thực hiện. Nội dung truyền thông có khuynh huớng đưa tin về những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời quan tâm đến vai trò của giới trẻ trong hoạt động xã hội và phát triển cộng đồng. Tin bài đưa về các hoạt động của thanh niên chiếm nhiều trong các tin bài đề cập đến CBOs, bởi vì sinh viên trong trường đại học phải tham gia vào các hoạt động của tổ chức xã hội do trường tổ chức. Báo chí có khuynh hướng biểu dương lớp trẻ khi tham gia các hoạt động này.

Trong nhóm CBOs, các tin bài liên quan đến các Quỹ cũng được nhắc đến nhiều, ví dụ như Quỹ khuyến học và cứu trợ thiên tai, một số Quỹ do doanh nghiệp lập ra và tài trợ như Quỹ sữa vươn cao Việt Nam của Vinamilk. Các Quỹ này hoạt động một phần vì cộng đồng một phần cũng vì tiếng tăm của doanh nghiệp, do ngày nay nhiều doanh nghiệp đã hiểu về trách nhiệm xã hội có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hình ảnh của tổ chức đối với công chúng.

Liên quan đến VNGOs, các tin bài đưa nhiều về các hình thức hoạt động của các trung tâm nghiên cứu, dạy nghề cho người thiệt thòi, người khuyết tật, trẻ lang thang, cơ nhỡ, phòng chữa bệnh, hỗ trợ cộng đồng và bảo vệ môi trường. Các tổ chức hay được đưa tin là Đông Tây hội ngộ trên Vietnamnet và Nhân Dân như bài “Phú Yên triển khai chương trình hỗ trợ học tập”, Live & Learn (Sống và học tập vì môi trường) trên báo Tuổi trẻ và Vietnamnet như bài “Giới trẻ rộn ràng chuẩn bị Giờ trái đất”, KOTO trên Vnexpress và Vietnamnet. Việc

Page 27: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 27

các tổ chức VNGOs ít được đề cập nhất trong ba loại TCXHDS có thể là do VNGOs chưa thực sự quan tâm đến việc truyền thông hình ảnh của mình.

Nếu so sánh giữa báo in và báo mạng thì có sự khác biệt khá lớn về các tin bài liên quan đến INGOs, VNGOs và CBOs. Trên báo in, INGOs được đưa tin nhiều nhất, chiếm gần một nửa (49%); CBOs (34.7%); VNGOs ít được nhắc đến (16.7%). Trên báo mạng, CBOs lại được nhắc đến nhiều nhất, chiếm 45.4%; INGOs đứng thứ hai (27.7%); VNGOs (26.9%). Điều này có thể lý giải là các tổ chức INGOs hiểu được vị thế quốc tế của mình và thường tiếp cận với tất cả giới báo chí, kể cả báo in để tin bài về hoạt động của tổ chức họ. Bên cạnh đó, các hoạt động của INGOs cũng có thể có qui mô lớn hơn. Trong khi đó, các tổ chức CBOs và VNGOs có qui mô nhỏ hơn nên có thể có các hoạt động nhỏ, lẻ tẻ nên họ tiếp cận báo mạng thì dễ được đăng tải hơn.

3.1.2.4. Lĩnh vực hoạt động

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự trong nội dung các tin bài đã đăng để xem xét về mức độ phản ánh về các tổ chức trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhìn vào biểu đồ 9 cho thấy, tỉ lệ gần một nửa các tin bài trên tất cả các báo có đề cập đến lĩnh vực hoạt động của tổ chức xã hội, được đề cập nhiều nhất là lĩnh vực giáo dục, phát triển, hỗ trợ cộng đồng (50.7%), bảo vệ môi trường (12.9%), HIV/AIDS (6.2%).

Page 28: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

28 |

Nếu so sánh giữa loại hình báo in và báo mạng thì các lĩnh vực hoạt động này cũng được phản ánh với tỷ lệ tương đương (Xem biểu đồ 10).

Page 29: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 29

Ngày 10/3/2011 tờ Vnexpress đăng bài “Ngô Bảo Châu được vinh danh là Nhà lãnh đạo trẻ thế giới” trong đó tác giả viết: “Cùng với giáo sư Bảo Châu, một người gốc Việt cũng được trao giải thưởng này năm nay. Anh Jimmy Phạm, người sáng lập KOTO - một tổ chức đào tạo nghề cho trẻ em lang thang Việt Nam, được vinh danh nhờ việc giúp hơn 300 thanh thiếu niên Việt Nam thoát khỏi nghèo đói trong những năm qua”. Mặc dù bài viết này giật tít về Ngô Bảo Châu nhưng trong phần nội dung đã đề cập đến KOTO và lĩnh vực họat động của KOTO là đào tạo nghề cho trẻ em lang thang Việt Nam.

Lĩnh vực hoạt động của các TCXHDS có thể xem ở các ví dụ khác dưới đây:

“Câu lạc bộ Go Green - Hành trình xanh Hà Nội … trực tiếp thực hiện và phát động người dân tham gia làm vệ sinh đường làng ngõ xóm; hướng dẫn học sinh THCS Đồng Tân kiến thức cơ bản về môi trường như vệ sinh, phân lọai và tái chế rác, tái sử dụng… thông qua các hoạt động vừa học vừa chơi thú vị.” (“Câu lạc bộ Go Green giúp nông dân quản lý rác thải”, Tuổi trẻ ngày 9/6/2011)

“Sáng 13.6, tuy là dịp nghỉ hè nhưng hàng trăm học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh đã náo nức tập trung tại trường Tiểu học Trung Thành A (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) để khai giảng lớp tin học khóa 1 - dự án “Trường học di động” do Quỹ Dariu (Thụy Sĩ) tài trợ.” (“Lớp học... trong container”, Thanh Niên ngày 14/06/2011)

3.1.2.5. Địa bàn hoạt động

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tin bài có đề cập đến địa bàn, bối cảnh hoạt động cụ thể (nơi diễn ra hoạt động) của các tổ chức xã hội dân sự chỉ chiếm 17.9% . Trong đó, bối cảnh đô thị được nhắc đến nhiều hơn (4.5%), bối cảnh nông thôn (3.4%). Riêng báo Phụ nữ Việt Nam nhắc nhiều đến bối cảnh ở nông thôn với tỉ lệ (25%), còn Tuổi trẻ và VnExpress không nhắc đến bối cảnh hoạt động nông thôn. Điều này có thể lý giải vì tôn chỉ mục đích của báo Phụ nữ Việt Nam, nên tờ báo này đưa nhiều về các hoạt động giáo dục, phát triển, hỗ trợ cộng đồng. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, phụ nữ ở nông thôn có hoàn cảnh khó khăn hơn phụ nữ ở thành phố, do vậy, họ là mối quan tâm của các tổ chức xã hội. Đối với tờ Tuổi trẻ

Page 30: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

30 |

và VnExpress đưa nhiều về hoạt động của giới trẻ, chủ yếu thanh niên là sinh viên, vì các đối tượng này chủ yếu sinh sống và học tập ở thành phố.

3.1.2.6. Đóng góp của tổ chức

Việc nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm trong nội dung các tin bài và phát hiện ra chi tiết trong các tin bài thể hiện sự đóng góp của các tổ chức cho xã hội. Điều này là rất quan trọng bởi vì nhiệm vụ của nghiên cứu là xem hình ảnh thực của các tổ chức xã hội trên các phương tiện thông tin của Việt Nam hiện nay được phản ánh như thế nào. Nghiên cứu cho thấy, chỉ có 113 trong số 447 tin bài (chiếm 25%) thể hiện thành tựu của tổ chức qua con số thống kê cụ thể hoặc qua ước lượng chung. Mặc dù vậy, những tin bài này đã khẳng định sự đóng góp của tổ chức XHDS qua các lĩnh vực hoạt động như giáo dục, hỗ trợ cộng đồng và HIV/AIDS.

Ví dụ, đối với lĩnh vực giáo dục, bài “Thư viện sách miễn phí đã đến nhiều công viên” đã chỉ ra đóng góp của các tình nguyện viên nhóm Góp Sáng. “…nảy sinh ý tưởng đem sách ra Công viên Lê Văn Tám (Q.1) với mong muốn chia sẻ những cuốn sách mình có với hy vọng văn hóa đọc của mọi người và quan trọng nhất là truyền thông điệp hãy chia sẻ sách để cùng lập nên nhiều thư viện cộng đồng hoàn toàn miễn phí. Đến nay, Thu Hiền hồ hởi cho biết, chương trình đã thật sự hoạt động ổn định và được cộng đồng hưởng ứng nhiệt tình.” (Thanh Niên ngày 04/05/2011). Đóng góp của Nhóm Góp Sáng được chỉ rõ qua sự tăng lên của đầu sách, địa điểm thư viện và số lượng độc giả. “Được biết, trong những tuần đầu tiên mới thành lập, thư viện chỉ có khoảng 500 đầu sách, nhưng đến nay đã có hơn 2.000 đầu sách với nhiều thể loại khác nhau.” (Thanh Niên ngày 04/05/2011)

Đối với lĩnh vực tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, bài “Vừa lách cách vừa thì thầm trên phố” đã chỉ ra đóng góp của Tổ chức gia đình sức khỏe thế giới (FHI), văn phòng phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) và phường Thịnh Quang trong việc tổ chức thành lập đội cắt tóc kiêm tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. Đặc biệt với sự nhiệt tình của đội trưởng đội cắt tóc đặc biệt ông Phạm Quang Ánh: “Với mô hình sáng kiến này, nhiều năm qua đã có hàng ngàn lượt người được tuyên truyền, tư vấn về nguy cơ lây nhiễm của căn bệnh nguy hiểm.” (Thanh niên ngày 07/07/2010)

Page 31: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 31

Đối với lĩnh vực hỗ trợ và phát triển cộng đồng, bài “Các mô hình tập hợp phụ nữ thiết thực” đã cung cấp nhưng con số thống kê rất cụ thể cho thấy đóng góp của tổ chức xã hội tới cộng đồng: “Mô hình ‘Tổ phụ nữ tiết kiệm mỗi người, mỗi ngày’ hiện phát triển nhiều nhất và rộng khắp trong toàn quận với 199 tổ, có 7.134 thành viên tham gia. Chỉ với 500 đồng, hoặc một, hai nghìn đồng một ngày, các chị đã tiết kiệm được 1 tỷ 98 triệu đồng giúp cho 252 phụ nữ khó khăn vay vốn phát triển kinh tế gia đình.” (Nhân Dân ngày 21/11/2010)

3.1.2.7. Thái độ đối với tổ chức xã hội dân sự

- Thái độ của các nhóm công chúng:

Nghiên cứu đã tìm hiểu về thái độ của các nhóm công chúng bao gồm: các chính trị gia/người có thẩm quyền, cộng đồng/người dân, đại diện tổ chức xã hội/cán bộ xã hội, chuyên gia/nhà nghiên cứu và nhóm khác, mục đích để xem xét thái độ của họ liên quan đến các tổ chức xã hội như thế nào. Trong số 447 tin bài được mã hóa, có 128 các ý kiến nhận định. Như vậy trung bình cứ 3.5 tin bài có 1 nhận định được nêu ra.

Nhìn chung, nhóm công chúng có nhận định tích cực về tổ chức nhiều nhất là đại diện tổ chức xã hội dân sự/cán bộ của tổ chức xã hội dân sự, chiếm 64.8%. (Xem biểu đồ 11). Điều này cho thấy đại diện các tổ chức xã hội dân sự đều có cơ hội được ra những ý kiến trên báo chí. Hầu hết các ý kiến nhận định của nhóm này mang tính tích cực. Ví dụ, tin “Cô gái ‘hát bằng tay’ gây xôn xao cộng đồng mạng” (VNExpress, Thứ năm, 30/6/2011) có đoạn sapo như sau: “Bằng những động tác cơ thể uyển chuyển, Hoàng Nhu đã thể hiện nhiều ca khúc theo cách mới lạ và nhận được sự phản hồi tích cực của cộng đồng mạng. Theo cô, đây là cách để người khiếm thính hòa nhập xã hội”.

Page 32: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

32 |

Về nhóm có ý kiến nhận định nhiều thứ hai (nhà chính trị, người có thẩm quyền) lại có sự khác biệt giữa báo in và báo mạng (xem biểu đồ 12). Trên báo in chủ yếu là các nhà chính trị/người có thẩm quyền; còn báo mạng là cộng đồng người dân. Có thể lý giải là báo in đưa tin về INGOs nhiều hơn nên có tiếng nói của cấp chính quyền nhiều hơn. Trong khi đó, báo mạng đưa tin về CBOs nhiều hơn nên có tiếng nói người dân nhiều hơn. Một lý giải khác là báo giấy thường đưa các trích dẫn một cách thận trọng do đó họ thường dùng tiếng nói của các nhà chức trách và chính trị gia. Trong khi đó, báo mạng không chú trọng nhiều đến trích dẫn nguồn tin từ các quan chức và chính trị gia. Điều mà họ quan tâm hơn cả là có được thông tin đăng tải nhanh.

Page 33: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 33

Ví dụ về các tin bài đăng nhận định của các nhóm công chúng

Trong bài “Đoàn Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam làm việc tại Mỹ” đăng ngày 09.12.2010 trên báo Nhân Dân đã đưa ra nhận định của nhà chính trị/ người có thẩm quyền Mỹ về việc ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam: “Đoàn cũng đã làm việc với Hạ nghị sĩ John Conyers, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện; Hạ nghị sĩ Eni F.H. Faleomavaega, Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương và các vấn đề môi trường toàn cầu thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện; Hạ nghị sĩ Bob Filner... Tại các cuộc gặp này, các nghị sĩ Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ đối với nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam.”

Trên trang VnExpress, với rất nhiều tin bài đưa tin về hoạt động của các CBOs, các bài báo chủ yếu trích dẫn nhận định của cộng đồng người dân, những người được hưởng lợi từ những đóng của các tổ chức cộng đồng này. Ví dụ, ngày 26/9/2010, Vnexpress đăng bài “Nước mắt người cha nghèo nuôi con gái ung thư” trong đó trích dẫn lời bộc bạch tâm sự về những khó khăn và nỗi đau của người cha có con bệnh tật: “Vợ chồng em chạy vạy chữa bệnh cho cháu gần một năm nay, vay mượn hết chỗ, giờ không biết làm sao. Vợ em ở nhà còn lo làm nương rẫy lấy cái ăn, nuôi đứa con cả 10 tuổi, đang học lớp 2 nữa. Nhà em khổ lắm, đưa con đi chữa bệnh mà phải tiết kiệm từng đồng”, vừa nói anh Tươi vừa lấy tay lau vội giọt nước mắt lăn trên khuôn mặt gầy gò. Cô con gái 8 tuổi có vóc dáng bé nhỏ chỉ bằng em bé lên 5 thấy thế cũng òa khóc theo.” Trong bài viết, đại diện của tổ chức xã hội cũng chia sẻ cảm nhận của mình về hoàn cảnh của gia đình anh Tươi: “Anh Hoàng Dũng Tuấn - Đại tá quân đội, trưởng nhóm tình nguyện Lá me xanh (một nhóm tình nguyện tại Bệnh viện K, cơ sở 2 Tam Hiệp vào chủ nhật hàng tuần) cũng thổ lộ: “Em Bui còn nhỏ mà chịu bao nhiêu nỗi đau của bệnh tật, hoàn cảnh lại cơ cực. Nhóm chúng tôi hàng tuần đều xuống thăm hỏi, động viên bé cùng các bệnh nhi khác, cũng đã hỗ trợ gia đình em nhưng chỉ được một phần bé nhỏ...”

Đáng chú ý, nhận định tích cực về tổ chức hoặc hoạt động của tổ chức đều chiếm đa số, thậm chí là tuyệt đại đa số ở tất cả các nhóm và trên báo in và báo mạng. Trừ có vụ việc nổi bật là WWF đưa cá tra vào sách đỏ, đây là nguyên nhân khiến nhiều báo đưa ra các nhận định tiêu cực, nhưng số này rất ít.

Một số trích dẫn về các nhận định tiêu cực về tổ chức WWF do tổ chức này đưa cá tra vào sách đỏ tại một số nước ở Châu Âu. Ví dụ bài “WWF sử dụng tài liệu cũ và lạc hậu đánh giá cá tra Việt Nam” trên báo Nhân dân ngày 9/12/2010; Bài “Cá tra Việt Nam ra khỏi sách đỏ của WWF tại Châu Âu” trên báo Thanh Niên, ngày 10/02/11; Bài “WWF

Page 34: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

34 |

đưa cá tra vào danh sách đỏ tiêu dùng: Đi ngược lại lợi ích người tiêu dùng” đăng trên báo Tuổi Trẻ, ngày 4/12/10.. Rất nhiều báo đăng tải chủ đề này đều có những nhận định cho rằng việc WWF đưa cá tra Việt Nam vào sách đỏ là hành động nhằm “bôi xấu” hình ảnh cá tra Việt Nam.

Nghiên cứu cũng đã xem xét các ý kiến của nhận định tích cực ở các mức độ khác nhau. Kết quả cho thấy:

• Đa phần các nhận định tích cực cho rằng tổ chức hoặc hoạt động của tổ chức có lợi cho người dân (80 trên 106 nhận định tích cực, chiếm 75.5%);

• Phần còn lại cho rằng tổ chức hoặc hoạt động của tổ chức là có ích cho cộng đồng hoặc xã hội.

• Không có nhận định nào cho rằng tổ chức hoặc hoạt động của tổ chức là có ích cho chính sách hoặc chính quyền. Điều này có thể cho thấy là mảng vận động chính sách của các tổ chức xã hội chưa được phản ánh trên báo chí, hoặc tác động của các tổ chức xã hội đến chính sách và chính quyền còn ít.

Tương tự như vậy, nghiên cứu đã xem xét ý kiến nhận định tiêu cực ở mức độ nào. Kết quả cho thấy:

• Chỉ có 12 ý kiến nhận định tiêu cực trên tổng số 128 nhận định, chiếm 9%. Tất cả các trường hợp này đều được phản ánh liên quan đến vụ WWF đưa cá tra Việt Nam vào sách đỏ.

• Tất cả các nhận định tiêu cực đều cho rằng tổ chức hoặc hoạt động của tổ chức có hại cho cả người dân, cho cộng đồng hoặc xã hội, lẫn cho chính sách hoặc chính quyền.

Như vậy, có thể nói các tổ chức xã hội được các nhóm công chúng nhìn nhận với thái độ rất tích cực trên báo chí.

- Thái độ của các nhà báoNghiên cứu đã tìm hiểu về thái độ của các nhà báo, phản ánh qua

các tin bài được đăng nhằm tìm hiểu quan điểm của họ đối với các tổ chức xã hội. Có 239 lần nhà báo đánh giá về tổ chức hoặc hoạt động của tổ chức trên tổng số 447 bài. Tuyệt đại đa số là đánh giá tích cực (237 trên 239 đánh giá, chiếm 99%). Trong đó, đánh giá về tác động tích cực của tổ chức đối với người dân chiếm 78%. Còn lại là có tác

Page 35: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 35

động tích cực với cộng đồng hoặc xã hội chiếm 18.7% và với chính sách hoặc chính quyền chiếm 3.3% (xem biểu đồ 11)

Ví dụ, bài trên báo Nhân Dân “Các mô hình tập hợp phụ nữ thiết thực”, ngày 21/11/2010 đã thể hiện đánh giá tích cực của nhà báo về tổ chức xã hội. Tác giả viết như sau: “Nhiều mô hình khác như: ‘Tổ phụ nữ đọc sách báo định kỳ’, ‘Tổ phụ nữ tình thương’, ‘CLB phụ nữ thân thiện’, ‘CLB phụ nữ với cộng đồng’... ở các phường cũng duy trì hoạt động thường xuyên. Các mô hình tập hợp phụ nữ của quận Hồng Bàng (Hải Phòng) thật sự mang tính thiết thực, thu hút đông đảo phụ nữ tham gia và có hướng phát triển bền vững.”

Chúng ta thấy câu kết của tác giả với các cụm từ “thật sự mang tính thiết thực”, “thu hút đông đảo phụ nữ tham gia”, “có hướng phát triển bền vững” tỏ rõ sự khen ngợi đồng tình của tác giả và cũng như ý định của tác giả muốn các cấp chính quyền ở các địa phương khác có thể học tập mô hình phát triển phụ nữ này.

3.2. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ BÀI BÁO TRÊN BÁO VIETNANET BÀN VỀ VẤN ĐỀ XHDS VÀ TCXHDS (Từ 7/2010 đến 6/2011)

Các bài bàn về vấn đề XHDS và các tổ chức xã hội trên báo Việt Nam Net là các bài dài, thường tìm thấy ở tờ ‘TuanVietnam.net” là một trang phụ san của Vietnam Net. Các bài báo này thường không phải do phóng viên viết mà do các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực XHDS viết nên thường mang tính nghiên cứu về tính chất, vai trò của các tổ chức XHDS, các hoạt động của XHDS. Các bài báo này

Page 36: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

36 |

thường thể hiện sự ủng hộ của người viết nhằm làm cho xã hội và các cấp chính quyền hiểu rõ hơn về XHDS, và có thái độ tích cực với các tổ chức này. Sau đây là môt số điểm đươc khái quát qua các bài viết đăng trên tờ VietnamNet.

3.2.1. Vai trò của XHDS và TCXHDS

Các bài báo đã chỉ ra được vai trò của XHDS và TCXHDS là:

• Bổ trợ cho nhà nước. Ví dụ, tác giả Vũ Quốc Tuấn trong bài “Xã hội dân sự sẽ ngày càng cần thiết” đã viết : “Lực lượng cùng góp phần với Nhà nước trong việc xây dựng và thực thi pháp luật, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng của bộ máy nhà nước, là lực lượng khỏa lấp những khiếm khuyết của thị trường”. (TuanVietnam.net, 13.2.2011)

• Giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước. Vẫn là tác giả Vũ Quốc Tuấn, trong bài “Lương và “lậu” của công chức” cho rằng: “… việc giám sát quyền lực, giám sát các khoản thu nhập của công chức, vừa khẳng định phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước làm đúng chức năng, nhiệm vụ; vừa làm trong sạch đội ngũ công chức, để công chức thực sự là người phục vụ dân và doanh nghiệp, được hưởng thu nhập đúng với hiệu quả công việc của mình, góp phần chống tham nhũng. Trong việc này, nếu chỉ cơ quan nhà nước kiểm tra lẫn nhau thì rất dễ xảy ra nể nang, xuê xoa, vì vậy, rất cần sự kiểm tra, giám sát của dân và doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội dân sự.” (TuanVietnam.net đăng lại theo nguồn Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần, 11/9/2010).

Ngoài một số ít bài bàn luận sâu, trực tiếp đến vai trò và sự phát triển của XHDS, nhiều bài chỉ đề cập đến XHDS theo cách nêu vấn đề khác (thường là một vấn đề nóng như tham nhũng, lạm phát, lương công chức, khai thác tài nguyên…). Có bài thảo luận vấn đề và đưa ra giải pháp, và đến cuối bài mới nhắc tới xã hội dân sự như một lực lượng hoặc để giám sát việc thực hiện giải pháp, hoặc để đóng góp vào việc thực hiện giải pháp, hay cao hơn nữa là thay nhà nước thực hiện giải pháp ấy.

3.2.2. Thái độ của nhà nước với XHDS và TCXHDS

Thái độ của nhà nước với XHDS và TCXHDS được phản ánh trên các báo có thể tóm tắt ở một số điểm sau:

Page 37: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 37

• Có sự “dè dặt”. Cụ thể bài báo cho rằng hiện nay “chúng ta” (các cấp chính quyền) còn dè dặt khi sử dụng cụm từ XHDS. Tác giả đã so sánh với việc trước đây Việt Nam dè dặt với việc sử dụng các cụm từ “kinh tế thị trường” và “nhà nước pháp quyền” (Đinh Thế Hưng, “Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự và … Vedan”, TuanVietnam.net, ngày 19.8.2010)

• Để ngỏ: tác giả bài viết “Đảng có đổi mới, đất nước mới bứt phá” đã chỉ ra rằng “vấn đề XHDS ở Việt Nam đã nêu ra và nghiên cứu từ lâu nhưng vẫn chưa có kết luận”, (TuanVietnam.net, 5.10.2010)

• Gắn với thế lực chống phá: Thượng Tùng, tác giả bài “Không gương mẫu về năng suất thì chủ đạo sao nổi” nhận xét “Có quan niệm cho rằng, những tổ chức này tạo điều kiện cho những thế lực xấu can thiệp, thực hiện diễn biến hòa bình” (TuanVietnam.net, 16.10.2010)

3.2.3. Sự phát triển XHDS và TCXHDS ở Việt Nam

Các bài đánh giá về tình hình phát triển của XHDS và các tổ chức XHDS ở Việt Nam còn ít, nhưng các ý kiến rất trái ngược, ví dụ tác giả Vũ Quốc Tuấn với bài “Xã hội dân sự sẽ ngày càng cần thiết” cho rằng các tổ chức dân sự ở Việt Nam trong những năm gần đây phát triển nhanh. Ông viết:

“Tổ chức xã hội dân sự phát triển khá nhanh, hết sức phong phú, đa dạng, mang tính tự nguyện của người dân, tự quản lý, đồng thời có tính phi lợi nhuận và tự trang trải về tài chính. Xã hội dân sự đã hình thành trong thực tế.” (TuanVietnam.net 13.2.2011).

Ngược lại với ý kiến của tác giả Vũ Quốc Tuấn, TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức trong bài “Trông giỏ bỏ thóc, đừng “đếm cua trong lỗ” đã cho rằng “XHDS đang tụt hậu quá xa so với thế giới” (TuanVietnam.net, 29/10/2010).

3.2.4. Cổ vũ cho sự phát triển của XHDS và TCXHDS

Một số tác giả các bài báo đã thể hiện sự ủng hộ cho sự phát triển của xã hội dân sự. Cụ thể tác giả Đinh Thế Hưng viết “đối với “xã hội dân sự” cần cho nó một sự chính danh” (“Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự và …Vedan”, TuanVietnam.net, ngày 19.8.2010). Hoặc tác giả

Page 38: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

38 |

Vũ Quốc Tuấn khẳng định : “Xóa bỏ những nghi ngại không đáng có, tạo môi trường thuận lợi cho xã hội dân sự, cho các tổ chức XHDS phát triển là cần thiết, vì lợi ích của sự phát triển đất nước ta” (“Xã hội dân sự sẽ ngày càng cần thiết”, TuanVietnam.net 13.2.2011)

Tóm lại, qua khảo sát một số bài trên báo VietnamNet, nhóm nghiên cứu thấy rằng các bài đăng trên Vietnamnet thường được đăng lại từ các bài chuyên sâu từ Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần. Các tác giả thường là các chuyên gia, nhà nghiên cứu và cũng không nhiều, quanh đi quẩn lại vẫn là các tên như Đinh Thế Hưng, Vũ Quốc Tuấn. Còn các phóng viên của Vietnamnet thường đưa tin nhân có các sự kiện như họp, hội thảo, dẫn lời chuyên gia, quan chức, hơn là viết bài sâu.

DANH SÁCH 13 BÀI ĐỀ CẬP VÀ BÀN VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ

TRÊN TUANVIETNAM.NET

1. Xã hội dân sự sẽ ngày càng cần thiết2. Không gương mẫu về năng suất thì chủ đạo sao nổi3. Dân chủ công nghệ và ngôn luận chậm cảm4. Đảng đổi mới, đất nước mới bứt phá5. Lương và “lậu” của công chức6. Chống tham nhũng đất đai: Giảm độc quyền của hệ thống hành

chính7. Trông giỏ bỏ thóc, đừng 'đếm cua trong lỗ'8. Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự và Vedan9. Khi mọi quyết định đều mang tính tập thể

10. Công chức vạn năng và lỗ hổng cơ chế11. Cải cách hành chính, sao vẫn ì ạch?12. Kiềm chế lạm phát, đừng để "đục nước béo cò"13. Để Việt Nam tránh được 'lời nguyền tài nguyên'

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG PHẦN KHẢO SÁT

3.3.1. Những điểm nổi bật thể hiện trên báo chí về TCXHDS

3.3.1.1. Về chủ đề bài báo

Các chủ đề phổ biến nhất trong các tin bài được nghiên cứu là chủ đề cứu trợ, quyên góp, từ thiện, tình thương; thứ hai là giáo dục,

Page 39: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 39

phát triển, hỗ trợ cộng đồng. Các chủ đề có tính thời sự trong xã hội như HIV/AIDS, chống bạo hành, bình đẳng giới, biến đổi khí hậu, không được đề cập nhiều trong các tin bài liên quan đến các tổ chức xã hội.

So sánh các chủ đề được đăng trên báo in và báo mạng cho thấy tỉ lệ các tin bài liên quan đến cứu trợ, quyên góp, ủng hộ, từ thiện, tình thương trên báo mạng và báo in là tương đương. Tuy nhiên, chủ đề về giáo dục, phát triển, hỗ trợ cộng đồng thì báo in có tỉ lệ nhiều hơn gấp 4 lần báo mạng

3.3.1.2. Về thông tin liên quan đến TCXHDS

Nhìn chung, báo in chỉ nhắc đến tên của tổ chức xã hội. Riêng báo mạng có một số bài đăng tải nội dung sâu về các tổ chức xã hội dân sự.

Trong số các tổ chức được nhắc đến, loại hình tổ chức INGOs được đưa tin nhiều nhất so với các loại hình tổ chức khác, tiếp đến là CBOs, cuối cùng là VNGOs. Nhóm nghiên cứu cho rằng, thực tế INGOs thường là các tổ chức lớn, có nhiều hoạt động tài trợ, cứu trợ, và các hoạt động hay có tầm ảnh hưởng, thu hút sự quan tâm của báo chí; có thể có nguồn tài chính dồi dào nên có quỹ truyền thông lớn.

3.3.1.3. Về đóng góp của TCXHDS

Chỉ có hơn một phần tư tin bài trong tổng số tin bài khảo sát thể hiện thành tựu của tổ chức qua con số thống kê cụ thể hoặc qua ước lượng chung. Tuy vậy, các bài có đề cập đến thành tựu đó cũng đã khẳng định sự đóng góp của tổ chức XHDS qua các lĩnh vực hoạt động như lĩnh vực giáo dục, hỗ trợ cộng đồng, HIV/AIDS.

3.3.1.4. Về thái độ đối với TCXHDS

Trên cả báo in và báo mạng, nhóm công chúng có nhận định về tổ chức nhiều nhất là đại diện tổ chức xã hội/ cán bộ xã hội. Điều này cho thấy đại diện các tổ chức xã hội có cơ hội được nêu ra những ý kiến trên báo chí. Hầu hết các ý kiến nhận định của nhóm này mang tính tích cực. Liên quan đến nhóm có ý kiến nhận định khác, trên báo in là các nhà chính trị/người có thẩm quyền chiếm lớn hơn nhưng trên báo mạng là cộng đồng/người dân.

Nghiên cứu cũng đã xem xét các ý kiến của nhận định tích cực ở các mức độ khác nhau. Kết quả cho thấy đa phần các nhận định tích

Page 40: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

40 |

cực cho rằng tổ chức hoặc hoạt động của tổ chức là có ích với người dân. Như vậy, các tổ chức xã hội được các nhóm công chúng nhìn nhận với thái độ rất tích cực trên báo chí.

Tuyệt đại đa số đánh giá của nhà báo về tổ chức xã hội là tích cực. Trong đó đa phần đánh giá về tác động tích cực của tổ chức đối với người dân.

3.3.2. Những điểm hạn chế thể hiện trên báo chí về TCXHDS

Qua quá trình khảo sát nhóm nghiên cứu nhận thấy những mặt hạn chế của việc đưa tin về hoạt động của các tổ chức xã hội trên báo chí như sau:

Thứ nhất, hình ảnh của tổ chức xã hội được đăng tải trên các báo chưa được sâu, còn mờ nhạt bởi vì đại bộ phận thông tin là những tin ngắn, không rõ đối tượng thông điệp, ít ảnh đi kèm và không được đặt ở vị trí quan trọng. Chính vì vậy các tin kiểu như thế không gây ấn tượng và ảnh hưởng trong xã hội. Chưa có những cuộc tranh luận thực sự về XHDS như về các đối tượng khác, ví dụ như doanh nghiệp, được thấy trên mặt báo.

Thứ hai, về nội dung đưa tin khá khô khan, yếu tố con người (human interest) còn ít nên không gây cảm xúc hoặc để lại ấn tượng, và chưa đủ sức hấp dẫn bạn đọc. Một số tít mang tính chung chung, cách thể hiện ngôn từ vẫn còn theo lối mòn và chưa có sự sáng tạo.

Thứ ba, phương thức đưa tin về các tổ chức xã hội có phần “gượng gạo” do thông tin vẫn mang tính hình thức, nội dung thông tin còn nhạt, chỉ đưa về các hoạt động một cách sơ sài. Nguyên nhân có thể vì các tổ chức xã hội dân sự chưa thực sự hiểu được vai trò và sức mạnh của truyền thông trong việc chuyển tải thông điệp tới công chúng nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ với báo chí. Có thể việc quan hệ với báo chí mới chỉ ở mức độ cung cấp thông tin theo sự kiện, và thấy báo chí đã đăng tin đó là đủ. Nguyên nhân khác có thể là do các sự kiện do các TCXHDS tổ chức chưa có tính thời sự, không có vấn đề nóng nên chưa đủ sức hấp dẫn các nhà báo. Hoặc cũng có thể là các nhà báo chưa thấy và nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động mà các tổ chức xã hội làm.

Thứ tư, qua nghiên cứu tin bài trên các báo trong vòng một năm, nhóm nghiên cứu không tìm thấy các chuỗi hoạt động của một tổ

Page 41: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 41

chức nào nằm trong phạm vi nghiên cứu. Điều này chứng tỏ các tổ chức xã hội chưa có chiến lược truyền thông. Và dường như chỉ khi họ muốn được đưa tin của mình trên báo chí họ mới cung cấp hoạt động của tổ chức mình. Tuy nhiên với các nội dung tin, bài viết khô khan, mờ nhạt và ít giá trị thông tin như thế sẽ khó gây được sự chú ý cho công chúng.

Điểm cuối cùng, các bài được đăng ở TuanVietnam.net là do chuyên gia viết hoặc chuyên gia trả lời phỏng vấn, tuy nhiên số lượng ít. Trong số các bài này, có bài bàn về XHDS một cách toàn diện nhưng đồng thời phản ánh vấn đề này còn bị xem là “nhạy cảm” và còn bị “nghi ngại”.

3.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU

3. 4.1. Nội dung phỏng vấn sâu

3.4.1.1. Kết quả phỏng vấn lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu một số lãnh đạo quản lý và chỉ đạo các cơ quan báo chí. Các ý kiến đánh giá của các nhà quản lý cho rằng hình ảnh của các tổ chức xã hội dân sự được phản ánh trên báo chí Việt Nam vẫn còn chưa sâu, chưa rõ nét. Trừ sự kiện cụ thể như việc tổ chức WWF đưa cá tra vào sách đỏ thì báo chí Việt Nam mới phản ánh sâu và có thái độ rõ ràng. Có thể thấy, việc truyền thông cho các tổ chức xã hội trên báo chí hiện nay vẫn còn nặng về hình thức mà chưa có chiến lược truyền thông bài bản.

Các nhà quản lý báo chí thấy rằng báo chí Việt Nam trong tương lai cần quan tâm hơn nữa đến việc truyền thông cho các tổ chức xã hội dân sự.

Đặc biệt, có nhà quản lý báo chí cho rằng cần thay đổi cách nhìn nhận của báo chí đối với các tổ chức xã hội dân sự một cách đúng đắn để góp phần đóng góp vào sự phát triển của xã hội và dân chủ hóa đời sống xã hội.

3.4.1.2. Kết quả phỏng vấn lãnh đạo các cơ quan báo chí

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu một số lãnh đạo các cơ quan báo chí quản lý các cơ quan báo chí (04 người) bao gồm: Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập và Thư ký tòa soạn. Những người

Page 42: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

42 |

trả lời phỏng vấn cho rằng các báo đều đăng tải khá nhiều tin bài về các tổ chức xã hội dân sự bởi hoạt động của các tổ chức, đó có ảnh hưởng nhất định tới đời sống xã hội và được công chúng quan tâm. Đặc biệt, những thông tin do các tổ chức xã hội công bố có liên quan đến Việt Nam đều là các kênh tham khảo và là nguồn tin cho báo chí tác nghiệp. Như vậy có thể thấy, báo chí Việt Nam cũng rất quan tâm đến những hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự khi mà các hoạt động của tổ chức có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến công chúng.

Về việc lãnh đạo các cơ quan báo chí có định hướng hoặc chỉ đạo gì cho phóng viên khi viết về các hoạt động của các tổ chức xã hội thì đại bộ phận ban biên tập các cơ quan báo chí đều không có sự chỉ đạo cụ thể cho phóng viên khi viết bài.

Tuy nhiên, một trong những yêu cầu cơ bản nhất của lãnh đạo cơ quan báo chí đó là thông tin về các tổ chức xã hội phải bám sát mục đích tôn chỉ của tờ báo và phải lựa chọn thông tin phù hợp với đối tượng công chúng của tờ báo. Những thông tin này cần phải chính xác, tin cậy, không được trái với chính sách pháp luật hiện hành của nhà nước. Không đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt, lãnh đạo các cơ quan báo chí không phân biệt việc đưa tin liên quan đến các tổ chức xã hội dân sự hay các tổ chức chính phủ. Điều quan trọng nhất đối với họ, bất kể thông tin nào cũng phải đạt tiêu chí là thu hút sự quan tâm của công chúng.

Qua phỏng vấn, lãnh đạo một số cơ quan báo chí cho rằng việc đăng tin hay bài kèm ảnh phải dựa trên thông tin cần truyền tải tới công chúng. Sở dĩ những tin bài liên quan đến các hoạt động tổ chức xã hội thường là ít ảnh đi kèm vì những hoạt động đó chưa ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội và thu hút sự quan tâm công chúng.

Khi duyệt tin bài có liên quan đến các hoạt động của tổ chức xã hội dân sự, lãnh đạo các cơ quan báo chí đều nhận thấy hầu hết các hoạt động này đều liên quan đến vấn đề cứu trợ, cứu nạn, giáo dục, phát triển và hỗ trợ cộng đồng. Bởi vì, mỗi một tổ chức xã hội có một tôn chỉ, mục đích, chức năng riêng của họ, do đó, báo chí nhận thấy những hoạt động mà các tổ chức xã hội này làm được và tác động đến xã hội thì báo chí đưa tin. Ngoài ra, đối với những báo ngành, báo của các tổ chức đoàn thể thì ban biên tập cũng quan tâm tới

Page 43: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 43

những hoạt động của tổ chức xã hội liên quan đến tôn chỉ mục đích của tờ báo đó. Ví dụ, đối với báo Thanh Niên, tin bài thường liên quan nhiều đến giới trẻ. Báo Phụ nữ Việt Nam và Nông thôn ngày nay thường đưa tin bài liên quan nhiều đến các Hiệp hội và các hội. Báo Nhân Dân thường đưa nhiều đến hoạt động của các tổ chức trung ương. Còn hai trang báo mạng thường đưa nhiều thông tin có tính thời sự mà nhiều đọc giả đang quan tâm.

Nhìn chung, lãnh đạo các báo cũng quan tâm đến hoạt động của tổ chức xã hội dân sự. Những người được phỏng vấn đều khẳng định, vai trò của các tổ chức xã hội có một vị trí khá quan trọng trong xã hội. Thậm chí, có người cho rằng, kinh nghiệm tại các nước dân chủ phát triển, họ đều khuyến khích cho sự ra đời của các tổ chức xã hội nhằm đại diện cho các nhóm khác nhau trong xã hội hoạt động theo khuôn khổ quy định của nước đó.

Mặt khác, có lãnh đạo cơ quan báo chí cũng mong muốn cần có tiếng nói hơn nữa của các tổ chức xã hội dân sự này và đặc biệt những tiếng nói chính đáng thì xã hội cần phải lắng nghe. Họ coi đây là một trong những kênh thông tin phản biện hữu ích cho xã hội. Ngoài ra, nếu các hoạt động của các tổ chức xã hội này vì mục tiêu chung cho cộng đồng hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn thì cần phải được ủng hộ và được nhân rộng trong xã hội. Do đó, báo chí nói chung cần phải có trách nhiệm ủng hộ những mục tiêu tốt đẹp đó.

Tuy nhiên, có lãnh đạo cơ quan báo chí lại cho rằng việc có cần đưa tin nhiều hơn các hoạt động của các tổ chức xã hội trên báo chí phải do bản thân của hoạt động và việc làm của tổ chức đó có tác động tới xã hội cũng như thu hút được công chúng quan tâm hay không.

3.4.1.3. Kết quả phỏng vấn phóng viên viết bài

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 4 phóng viên đang tác nghiệp tại các cơ quan báo chí.

Kết quả phỏng vấn cho thấy hầu hết các nhà báo đều cho rằng các tổ chức xã hội là bộ phận quan trọng cấu thành trong bất kỳ xã hội nào. Đa phần các hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự này đều mang tính xã hội và tính cộng đồng cao, có những hoạt động, có những ý nghĩa tích cực được nhiều người quan tâm.

Page 44: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

44 |

Khi được hỏi về số lượng tin bài phản ánh về hoạt động của các tổ chức xã hội trên các báo, có nhà báo cho rằng, số lượng tin bài phản ảnh các hoạt động của các tổ chức xã hội được đăng tải trên các báo hiện nay vẫn còn ít, chưa phản ánh đúng thức tế về hoạt động của các tổ chức này. Có nhà báo cho rằng, hoạt động của các tổ chức này diễn ra thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ trong xã hội với rất nhiều sự kiện nổi bật. Nếu phản ánh đúng thực tế các hoạt động này thì số lượng tin bài về hoạt động của các tổ chức này phải nhiều hơn như kết quả nghiên cứu.

Liên quan đến thể loại báo chí, đa phần các nhà báo đều cho rằng, những thông tin liên quan đến hoạt động của các tổ chức xã hội mới chỉ tập trung ở thể loại phản ánh, ít có bài bình luận và chủ yếu là tin ngắn. Lý do là phần nhiều các tổ chức xã hội dân sự chưa quan tâm đúng mức tới việc cung cấp thông tin sâu cho báo chí. Ngoài ra, một số các cơ quan báo chí hiện nay ở Việt Nam đang có trào lưu chạy theo những tin bài về vấn đề nội cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội, đưa nhiều nội dung tiêu cực hơn là tích cực. Thậm chí, có một số tin bài phản ánh tích cực các hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự thường bị cho là bài PR, đánh bóng tên tuổi nên ít được dùng dưới dạng bài phân tích sâu và có ảnh đi kèm. Một trong những vấn đề mà các hoạt động của các tổ chức xã hội ít được công chúng quan tâm bởi hiện nay rất nhiều bạn đọc chủ yếu quan tâm những bài viết phản ánh về tiêu cực, tội phạm. Họ ít quan tâm tới những hoạt động mang tính chất phát triển, hỗ trợ cộng đồng, hoặc những thông tin có tính chuyên sâu.

Những người trả lời phỏng vấn cho rằng việc đưa tin về các tổ chức xã hội dân sự thường tập trung ở ba vấn đề sau:

- Các hoạt động mang tính xã hội, mang tính cộng đồng cao

- Các dự án, sự kiện có ý nghĩa cộng đồng

- Các vấn đề đang được xã hội quan tâm.

Những chủ đề mà các nhà báo quan tâm nhất khi đưa tin đến các tổ chức xã hội dân sự chủ yếu là những tổ chức này họ làm được gì cho cộng đồng. Ví dụ, như các hoạt động cứu trợ; giúp người nghèo; chắp cánh ước mơ cho sinh viên nghèo; xây dựng cơ sở hạ tầng cho những vùng miền khó khăn; những vấn đề về văn hóa xã hội, giáo

Page 45: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 45

dục y tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công chúng; thậm chí có một số hội thảo của các tổ chức xã hội nhằm tìm ra hướng đi, tháo gỡ những khó khăn trong cuộc sống nhằm thúc đẩy xã hội phát triển…

Khi được hỏi về nguồn tin mà các nhà báo có được, đại bộ phận họ đều tham gia các cuộc họp báo và trực tiếp tham dự các sự kiện do các tổ chức xã hội tổ chức. Song cũng có nhà báo lại cho rằng, nguồn tin mà họ có được lại từ những đối tượng được hưởng lợi từ các dự án do các tổ chức xã hội mang lại. Sau đó, họ mới tiếp cận tới những nguồn tin chính thống từ các tổ chức xã hội khác.

Mục đích của các nhà báo khi đưa tin về các tổ chức xã hội này là mong muốn để đông đảo công chúng biết đến các hoạt động của các tổ chức tổ chức đó có ảnh hưởng tới họ hay không. Ví dụ, khi một tổ chức xã hội dân sự khuyến cáo cho công chúng biết một dịch bệnh đang hoành hành trong xã hội, lập tức các nhà báo sẽ tìm cách tiếp cận với nguồn thông tin đó và nhanh chóng có tin bài về những thông tin đó, nhằm cảnh báo cho người dân cũng như đưa ra những biện pháp phòng chống dịch bệnh. Qua đó có thể thấy, những thông tin như vậy được đăng tải trên báo chí sẽ góp phần giúp các tổ chức xã hội dân sự hoạt động hiệu quả hơn phục vụ tốt hơn cho xã hội. Thậm chí có nhà báo còn cho rằng, một số tin và bài của các tổ chức xã hội dân sự sẽ có tác động đến sự nhận thức của chính quyền địa phương và giúp thúc đẩy địa phương đó phát triển.

Nhìn chung, các nhà báo đều cho rằng, các tổ chức do dân tự lập, các tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ, các hội đều có một vai trò quan trọng trong xã hội. Bởi vì những hoạt động của các tổ chức này đều hướng đến mục đích vì cộng đồng. Ví dụ như Hội cha mẹ có con tự kỷ, Tổ chức Hỗ trợ trẻ khuyết tật trí tuệ… là nơi để những người đồng cảnh chia sẻ tâm tư, kinh nghiệm bản thân cũng như hỗ trợ lẫn nhau. Hầu hết các nhà báo đều cho rằng, với tư cách là một nhà báo chuyên nghiệp, bất kỳ hoạt động của tổ chức nào hợp pháp mang lại lợi ích cho người dân, cho cộng đồng đều cần phải quan tâm. Ví dụ như một dòng họ lập Quỹ khuyến học không chỉ giúp được con em trong dòng họ mà còn giúp được các học sinh, sinh viên nghèo trong làng xã có tinh thần hiếu học vượt lên khó khăn.

Quan điểm của các nhà báo chuyên viết về lĩnh vực này, đều cho rằng, báo chí nên thông tin thường xuyên hơn về các tổ chức xã hội

Page 46: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

46 |

dân sự để công chúng được biết nhiều hơn về những hoạt động của tổ chức đó. Thông qua các tổ chức xã hội đó, công chúng sẽ có thể sẽ tìm được sự hỗ trợ, chia sẻ khi cần thiết.

3.4.2. Đánh giá chung kết quả phỏng vấn sâu

Qua việc phỏng vấn lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí cũng như lãnh đạo các cơ quan báo chí và nhà báo đang tác nghiệp tại các cơ quan báo chí đó về hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, nhóm nghiên cứu nhận thấy, từ lãnh đạo cho đến các nhà báo đều đánh giá cao hoạt động của các tổ chức xã hội. Họ cho rằng những hoạt động đó có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội và tạo điều kiện cho xã hội ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, một số lãnh đạo các cơ quan báo chí cho rằng mối quan hệ giữa các tổ chức xã hội dân sự với báo chí hiện nay chưa chặt chẽ. Nếu có, chỉ dừng lại ở việc khi cần mới chủ động liên hệ với báo chí. Và đặc biệt một số thông tin mà các tổ chức xã hội cung cấp cho báo chí chưa gây được sự quan tâm của công chúng.

Các nhà báo cho rằng việc quảng bá hình ảnh truyền thông của các tổ chức xã hội cần phải được thúc đẩy hơn nữa, thực sự trở thành cầu nối quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển.

Song để công chúng có thể tiếp nhận được các hoạt động của tổ chức xã hội trên báo chí một cách chân thực, khách quan, thì các nhà báo cần phải đưa tin một cách trung thực, tuân thủ theo tôn chỉ mục đích của tờ báo đó, cũng như phản ánh đúng các hoạt động của các tổ chức xã hội.

Page 47: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 47

4. ĐỀ XUẤT

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG (trong việc truyền thông hình ảnh của TCXHDS trên báo chí của Việt Nam)

Các tổ chức xã hội dân sự được coi là một trong những bộ phận cấu thành trong xã hội hiện đại, do vậy hình ảnh truyền thông của các tổ chức xã hội dân sự sẽ tạo tiền đề để thúc đẩy xã hội phát triển, đặc biệt trong khi Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian tới, các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí của Việt Nam nên có một cái nhìn toàn diện hơn, bao quát hơn về những hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự. Nên coi những kết quả hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự là một trong những nhân tố điển hình góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội dân sự cần có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan lập pháp, cụ thể với ủy ban lập pháp của quốc hội; Tạo mối quan hệ và phối hợp với một số ban ngành ở trung ương, ví dụ các ban của Đảng, các cơ quan trực thuộc chính phủ để vận động sự ủng hộ và quan tâm tích cực của các cơ quan này đối với các hoạt động của TCXHDS vì quyền lợi của cộng đồng và xã hội.

Tiếp đến, các tổ chức xã hội dân sự cần phải có chiến lược truyền thông bài bản, đặt ra các kế hoạch truyền thông ngắn, trung và dài hạn. Tổ chức XHDS cần xây dựng các mối quan hệ với các cơ quan báo chí truyền thông từ trung ương đến địa phương, phối hợp chặt chẽ với họ trong các chiến dịch truyền thông. Các tổ chức xã hội dân sự cần có ý thức phải dựa vào báo chí để có những hoạt động mang tính cộng đồng cao, gây sự chú ý cho xã hội bởi vì báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, là tiếng nói của nhân dân.

Bản thân các tổ chức xã hội dân sự cũng cần phải đối mới hơn nữa những hoạt động của mình để xã hội có thể nhận thấy rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của XHDS trong sự phát triển của đất nước. Cần tạo ra những đổi mới bằng việc không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các TCXHDS, cũng như cần tìm ra những cách thức tiếp cận mới với báo chí truyền thông, các TCXHDS mới có thể trở

Page 48: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

48 |

thành tâm điểm của báo chí, để từ đó báo chí sẽ tích cực truyền thông về những hoạt động và vai trò hữu ích của các TCXHDS.

4.2. ĐỀ XUẤT CỤ THỂ

Để củng cố và nâng cao hình ảnh truyền thông của các tổ chức xã hội dân sự trên báo chí Việt Nam trong thời gian tới, điều quan trọng các tổ chức xã hội phải luôn là chủ thể chủ động trong quá trình thông tin. Cụ thể:

Một là, lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự cần thay đổi nhận thức và tư duy trong chiến lược truyền thông, tạo ra sự đa dạng cho các hình thức hoạt động của mình, làm cho các hoạt động đó trở thành sự kiện gây chú ý trong dư luận. Đặc biệt, lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự phải coi báo chí là một kênh truyền thông hữu hiệu nhất để quảng bá hình ảnh của mình cho công chúng. Họ có thể ký kết hợp tác dài hạn với các cơ quan báo về việc bảo trợ thông tin cho các hoạt động của mình.

Hai là, chú trọng việc quảng bá hình ảnh truyền thông (tạo ra tin tức cho báo chí). Các tổ chức XHDS nên có người hoặc bộ phận chuyên phụ trách hoạt động truyền thông của tổ chức, có trách nhiệm lên kế hoạch truyền thông, quan hệ với giới báo chí và theo dõi báo chí đang đưa tin như thế nào về tổ chức mình. Những người làm truyền thông của TCXHDS cần phải am hiểu về báo chí, có kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, viết tin bài và biên tập; có tính cách năng động, giỏi ngoại ngữ. Tổ chức XHDS cũng cần thường xuyên tổ chức hoặc cử nhân viên truyền thông và các nhân viên khác tham gia các lớp tập huấn về truyền thông bởi vì chính họ là người cung cấp thông tin mà nhà báo cần chứ không phải cung cấp thông tin mà mình có.

Ba là, tạo ra được một mạng lưới các nhà báo cộng tác chặt chẽ với các tổ chức xã hội chuyên viết về các lĩnh vực hoạt động của mình, lập ra một danh sách các nhà báo viết về mảng đề tài XHDS. Hàng tháng các TCXHDS nên gửi cho các nhà báo đó những thông báo về hoạt động của tổ chức mình để họ có thể nắm được kế hoạch. Trên cơ sở đó, các nhà báo có thể chủ động liên hệ để lấy thông tin mà họ quan tâm về các hoạt động của tổ chức.

Bốn là, các tổ chức xã hội dân sự cần thiết phải có các trang web riêng biệt và liên kết với một số mạng xã hội mà người dân Việt Nam

Page 49: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 49

hay sử dụng như facebook, twitter, zingme. Đây là một cách làm không tốn kém, song rất hiệu quả trong truyền thông. Tuy nhiên, để làm được điều này, các tổ chức xã hội dân sự cần phải có đội ngũ IT chuyên sâu về lĩnh vực internet đề phòng khi có sự cố xảy thì có vẫn có thể khắc phục, duy trì hoạt động bình thường. Website phải thường xuyên cập nhật thông tin hoạt động của tổ chức, qua đó các nhà báo và công chúng có cơ hội tìm hiểu thêm thông tin, tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ mà mật thiết hơn với tổ chức xã hội.

Năm là, các TCXHDS nên liên kết nhiều hơn, thường xuyên hơn với chuyên gia/nhà nghiên cứu về XHDS để thúc đẩy việc thảo luận sâu và rộng trong xã hội. Họ chính là những nhà truyền thông hiệu quả cho các TCXHDS như trường hợp các bài chuyên sâu đăng trên Vietnamnet. Các ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, những người thực sự am hiểu về XHDS sẽ giúp công chúng sẽ có cách hiểu khái quát và đúng đắn về XHDS.

Sáu là, nên thành lập ra các nhóm/hội của các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức xã hội dân sự có chung mục đích hoạt động nên thành lập các nhóm/hội cho riêng mình để tập trung nguồn lực. Các nhóm/hội này có trách nhiệm vận động báo chí để không ngừng nâng cao hình ảnh truyền thông của nhóm/hội và các thành viên của mình. Có thể trong các nhóm/hội đó, thành lập một ban truyền thông riêng biệt, có nguồn quỹ riêng, được hoạt động độc lập. Khi một trong các thành viên của nhóm/hội có sự kiện, tất cả các thành viên khác cũng có trách nhiệm cùng nhau hỗ trợ, chia sẻ thông tin. Cách làm này có thể giúp cho những tổ chức nhỏ, mới thành lập và chưa đủ khả năng có nhân sự truyền thông riêng, thì vẫn có thể quảng bá hình ảnh của mình trên truyền thông đại chúng.

Bảy là, đây là điểm đề xuất cuối cùng nhưng đặc biệt quan trọng, các TCXHDS nên phối hợp với các cơ quan báo chí có tiềm lực, hoặc thông qua Hội Nhà báo để tổ chức các khóa tập huấn cho các nhà báo chuyên phụ trách về lĩnh vực chính trị, xã hội hiểu về XHDS và các hoạt động của TCXHDS. Mặt khác, các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trong cùng một lĩnh vực có thể phối hợp với nhau tổ chức những hội nghị, hội thảo mang tính chuyên đề mời nhà báo đến tham dự để các nhà báo không những viết bài về các TCXHDS mà còn có cơ hội để hiểu hơn và có mối quan hệ mật thiết hơn với tổ chức.

Page 50: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

50 |

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Andrew Wells-Dang, Informal Pathbreakers: Civil Society Networks in China and Vietnam, University of Birmingham Research Archive, 2011, p.24.

2 http://www.hcmulaw.edu.vn/

3 Khái niệm về tổ chức xã hội dân sự, đăng ngày 29/10/2009 truy cập website http://www.ytecongcong.com/index.php?

4 Lê Thị Thanh Hương (Chủ biên): Xã hội dân sự ở Malaixia và Thái Lan, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009.

5 Phạm Bích San, Sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ và nhà nước ở Việt Nam: những triển vọng tái cơ cấu?, Hội nghị thường niên các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, 2011.

6 Phát triển các tổ chức dân sự xã hội xã Nghĩa Bình huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An.

7 Theo alexa.com ngày 18/11/2011

8 Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương, Vai trò của các tổ chức xã hội: Đối với phát triển và quản lý xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.

9 Vài nét về Xã hội dân sự trong lịch sử và kinh nghiệm đối với nước ta, Cập nhật thứ 4 ngày 27/05/2009, truy cập website http://www.hcmulaw.edu.vn/

Page 51: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 51

PHỤ LỤC

DANH SÁCH TỪ KHÓA (Lấy mẫu phần khảo sát trên 5 báo in và 2 báo điện tử từ 7/2010 đến 6/2011)

Loại hình tổ chức Lĩnh vực hoạt động

Tổ chức - Phi chính phủ (NGO)- Phi lợi nhuận- Xã hội dân sự (CSO)- Cộng đồng- Dựa vào cộng đồng (CBO)- Xã hội

Quỹ (áp dụng với CBOs) - Khuyến học- Tình thương- Tấm lòng vàng- Vì người nghèo- Từ thiện- Phát triển cộng đồng- Hỗ trợ (dân tộc thiểu số,…)

Nhóm - Từ thiện- Làm việc- Tình nguyện- Thiện nguyện- Cộng đồng

Hội - Khuyến học - Cứu trợ- Từ thiện- Tình thương- Thiên tai, lũ lụt- HIV/AIDS- Chống bạo hành- Bảo tồn sinh vật

Câu lạc bộ - Từ thiện- Tình nguyện- Bảo vệ môi trường- Biến đổi khí hậu- Giáo dục cộng đồng- Bảo tồn sinh vật- Sáng kiến

Page 52: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

52 |

Tổ hợp tác - Xóa đói giảm nghèo- Vì người nghèo- Nông dân/nông thôn

Cơ sở - Tình thương- Từ thiện- Thiện nguyện

Page 53: Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

| 53