hermeneutics of habermas-thanh minh

10
 LÝ THUYT VTHÔNG DIN THEO JURGEN HABERMAS Hc viên: Philipphê Trn Thanh Minh Lp: Năm I Triết Môn hc: Thông din hc Giáo sư: Lm. Giuse Vũ Kim Chính, S.J. - 6 -

Upload: thanh-minh-tran

Post on 06-Jul-2015

59 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Role of language in hermeneutics

TRANSCRIPT

5/8/2018 Hermeneutics of Habermas-Thanh Minh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hermeneutics-of-habermas-thanh-minh 1/10

 

LÝ THUYẾT VỀ THÔNG DIỄN

THEO JURGEN HABERMAS

Học viên: Philipphê Trần Thanh Minh

Lớp: Năm I Triết

Môn học: Thông diễn học

Giáo sư: Lm. Giuse Vũ Kim Chính, S.J.

- 6 -

5/8/2018 Hermeneutics of Habermas-Thanh Minh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hermeneutics-of-habermas-thanh-minh 2/10

 

Học Viện Thánh Giuse-Dòng Tên Việt Nam

Thủ Đức, ngày 21-8-2010

Thư mục tham khảo

- VOLLMER, Kurt Mueller (ed), The Hermeneutics Reader, Texts of the German Tradition

 from the Enlightenment to the Present , Basil Blackwell Ltd, UK, 1985.

- FINLAYSON, James Gordon, Habermas, A Very Short Introduction, Oxford UniversityPress, New York, 2005.

- OUTHWAITE, William (ed), The Habermas Reader, Polity Press, UK, 1996.

- LAWN, Chris, Gadamer, A Guide for the Perplexed, Continuum Press, UK, 2006.

- 6 -

5/8/2018 Hermeneutics of Habermas-Thanh Minh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hermeneutics-of-habermas-thanh-minh 3/10

 

Mục lục

Dẫn nhập 1

I. Thông diễn hiểu như là nghệ thuật 1

II. Vai trò của ngôn ngữ tự nhiên trong thông diễn 2

III. Thông diễn triết học và hùng biện 3

IV. Tính sáng tạo của ngôn ngữ tự nhiên 3

V. Truyền thông bị biến dạng và phân tâm học 4

VI. Phê bình của Habermas đối với Gadamer  6

Kết luận 7

- 6 -

5/8/2018 Hermeneutics of Habermas-Thanh Minh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hermeneutics-of-habermas-thanh-minh 4/10

 

Dẫn nhập

Jurgen Habermas (sinh năm 1929) là một nhà lý luận xã hội có ảnh hưởng sâu rộng, đặc

 biệt trong thời hậu chiến tranh thế giới thứ hai. Lý thuyết của ông bàn đến nhiều lãnh vực

khác nhau của ngành khoa học xã hội và nhân văn như xã hội học, triết học, chính trị, phê

 bình lịch sử. Những công trình này liên quan đến thông diễn học cả ở lãnh vực lý thuyết lẫn

thực hành. Habermas chú trọng đến lý thuyết phê phán và lý thuyết thông giao để qua việc áp

dụng những lý thuyết này, con người tìm ra những cái tha hóa, nhất là tha hóa về nhân bản,

 biểu lộ qua những xung khắc, những lập trường khác nhau được thể hiện trong ngôn ngữ

nhằm biến đổi và cải tổ nó để hướng về cộng thức ngang qua đối thoại. Đối thoại là con

đường giải phóng những tha hóa.

 Những trình bày dưới đây là lý thuyết về thông diễn học của Habermas, trong phần

 phản ứng lại lập trường của Gadamer về một số vấn đề liên quan đến thông diễn.1

I. Thông diễn hiểu như là nghệ thuật

Habermas cho rằng thông diễn chỉ về một “khả năng” mà chúng ta có được, biểu hiện ở 

việc “làm chủ” ngôn ngữ tự nhiên. Thông diễn đồng thời là một nghệ thuật để hiểu các ý

nghĩa được diễn đạt trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nếu việc thông giao bị gãy vỡ vì một lý

do nào đó thì thông diễn giúp để hiểu việc thông giao đó. Như thế, nhiệm vụ chính của thôngdiễn là giúp hiểu ý nghĩa, không những ý nghĩa được chuyển tải trong lời nói nhưng còn hiểu

ý nghĩa trong những bản văn viết, hoặc trong hệ thống biểu tượng phi ngôn ngữ như cử chỉ,

hành vi, bao lâu những nghĩa này có thể được “khôi phục”, nghĩa là được nói lên bằng lời.

Lý do để Habermas cho rằng thông diễn là một nghệ thuật là do ông nhận thấy mỗi

người thực hiện việc thông diễn theo một phong cách riêng, không ai hoàn toàn giống ai

trong việc thông diễn một vấn đề. Habermas so sánh thông diễn với hùng biện giống nhau ở 

chỗ là đều có nguồn gốc trong nghệ thuật, đó là nghệ thuật sử dụng lời nói. Nghệ thuật này có

được nhờ luyện tập có phương pháp một khả năng tự nhiên nơi con người, là khả năng sử

dụng ngôn ngữ. Thông diễn triết học, tuy vậy, không phải là nghệ thuật cho bằng là sự phê

 bình khi nó đưa tri thức vào trong một kinh nghiệm mang tính phản tỉnh. Phản tỉnh này được

gọi là phản tỉnh thông diễn hay còn gọi là suy tư thông diễn, là suy tư gần với kinh nghiệm

hơn.

1 x. Kurt Mueller-Vollmer (ed), The Hermeneutics Reader, Texts of the German Tradition from the

 Enlightenment to the Present , Basil Blackwell Ltd, UK, 1985, pp 293-319. 

- 6 -

5/8/2018 Hermeneutics of Habermas-Thanh Minh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hermeneutics-of-habermas-thanh-minh 5/10

 

II. Vai trò của ngôn ngữ tự nhiên trong thông diễn

Theo cách hiểu chung nhất, ngôn ngữ tự nhiên là ngôn ngữ nói hoặc viết được sử dụng

trong một cộng đồng người. Thông diễn triết học coi ngôn ngữ tự nhiên có khả năng làm sáng

tỏ bất cứ hình thể nào của những biểu tượng, nghĩa là có thể thông diễn cho bất kỳ thể loại

ngôn ngữ nào. Vậy bằng cách nào mà ngôn ngữ tự nhiên có thể làm sáng tỏ những nghĩa của

các thể loại ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ thời xưa, và hiểu đến mức độ nào? Theo Habermas, có

thể hiểu về những giai đoạn trước trong lịch sử bằng cách đặt giai đoạn hay nền văn hóa thời

xưa đó trong mối quan hệ với bối cảnh xung quanh chúng ta, là những bối cảnh quen thuộc

và có thể hiểu được để hiểu về một giai đoạn và một nền văn hóa thời trước. Tất nhiên khi đặt

như vậy, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng sự cách biệt giữa hai truyền thống đã ảnh hưởng

 phần nào đến ngôn ngữ tự nhiên ở mỗi thời, và vì thế dẫn đến hiện tượng này là có những

điều chúng ta không thể nào hiểu hết được. Vấn đề thông giao trong cộng đồng xã hội hiện

nay cũng bị hạn chế một phần, nghĩa là hai bên thông giao vẫn còn có những phần không thể

hiểu nhau nếu giữa hai bên tiếp tục tồn tại những khoảng cách về giai cấp, văn hóa hay

khoảng cách giữa các thế hệ.

Kinh nghiệm thông diễn cần đến một chủ thể nói năng, là chủ thể sử dụng ngôn ngữ, ở 

đây hiểu là ngôn ngữ tự nhiên. Chủ thể nói năng này thực hiện việc thông diễn dựa vào việc

sử dụng tính linh hoạt của ngôn ngữ tự nhiên. Tính linh hoạt của ngôn ngữ tự nhiên đượchiểu như là một hệ thống không bị đóng khung thành những điều khoản nhưng ứng biến tùy

thuộc vào cách trình bày của mỗi cá nhân. Đối lại với tính linh hoạt của ngôn ngữ tự nhiên là

tính hợp lý phân tầng của ngôn ngữ hình thức, là ngôn ngữ có thể coi như là hậu ngôn ngữ

của ngôn ngữ tự nhiên. Như vậy, có thể xảy ra là ngôn ngữ tự nhiên như là đối thể của hậu

ngôn ngữ, và hậu ngôn ngữ này tiếp tục lại là đối thể của hậu ngôn ngữ khác (hậu-hậu ngôn

ngữ) và cứ tiếp tục như thế. Như vậy, ngôn ngữ tự nhiên là khởi điểm cho một hệ thống siêu

truyền thông, nghĩa là cho việc hình thành những tầng ngôn ngữ theo luận lý, nghĩa là ngôn

ngữ trước trở thành đối thể cho ngôn ngữ sau trong thông diễn triết học. Ngôn ngữ hình thức

không thể nào thông diễn cho chính nó cũng như không thể nào thoát ra khỏi việc quy định

thành những quy luật trong chính nó, nghĩa là nó không đạt được tính linh hoạt như trong

ngôn ngữ tự nhiên. Tính linh hoạt của ngôn ngữ tự nhiên thể hiện ở chỗ nó có thể nói về cũng

một nội dung với hai cách khác nhau, căn cứ trên ngữ nghĩa học như trong trường hợp sử

dụng một ẩn dụ. Người bản ngữ là người có vị thế độc đáo trong việc sử dụng tính linh hoạt

của ngôn ngữ tự nhiên, vì thế, đối với người bản ngữ, siêu truyền thông trở nên một diễn đạt

hết sức tự do.

- 6 -

5/8/2018 Hermeneutics of Habermas-Thanh Minh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hermeneutics-of-habermas-thanh-minh 6/10

 

III. Thông diễn triết học và hùng biện

Hùng biện cách chung được hiểu như là kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói hoặc viết trong

một cách thế riêng biệt nhằm ảnh hưởng hay lôi cuốn người khác. Người ta thường gán cho

thuật hùng biện những ý nghĩa tiêu cực, coi hùng biện như một cách để dẫn dụ người khác.

 Người sử dụng thuật hùng biện thường bị coi là thiếu tử tế hay thiếu chân thành đến mức quy

cho người hùng biện thật ra chỉ là người khéo miệng. Thông diễn triết học, ngang qua việc

đưa kinh nghiệm của nghệ thuật thuyết phục vào trong suy tư đã nhận ra vai trò của hùng

 biện như là một nghệ thuật để đạt đến cộng thức. Tiến trình đạt đến sự cộng thức theo như

thông diễn triết học nhận thấy không phải đến từ những bằng chứng thuyết phục, tính hấp dẫn

của vấn đề hay sự độc đoán của một ai đó nhưng đến từ lời nói có sức thuyết phục. Để đạt

đến cộng thức, các bên tham gia phải nhận thấy rõ ràng mình không bị một sức mạnh nào ép

 buộc nhưng luôn thấy một sự tự nguyện trong tiến trình đưa đến cộng thức bằng việc thảo

luận. Sự thuyết phục đến từ tính chất chân thực của vấn đề trong khi sự dẫn dụ là hành vi ảnh

hưởng đến tâm trí bằng cách đưa ra những lập luận hay những lý do nhằm đẩy tâm trí đến

một sự quyết định. Như thế, Habermas nhất trí khi cho rằng để đạt đến sự cộng thức phải

ngang qua con đường đối thoại, và việc đối thoại này tất nhiên bằng việc sử dụng ngôn ngữ

thông thường. Cộng thức trong cái nhìn của Habermas được hiểu như là một sự hiểu biết thấu

đáo, hành động đưa đến cộng thức là hành động làm cho chính mình cũng được hiểu như

người khác hiểu, và như thế đạt đến sự nhất trí với người khác. 2

IV. Tính sáng tạo của ngôn ngữ tự nhiên

 Nếu kinh nghiệm thông diễn cho thấy tính linh hoạt của ngôn ngữ tự nhiên khi ngôn

ngữ tự nhiên mở ra một hệ thống siêu truyền thông thì kinh nghiệm hùng biện lại cho thấy

tính linh hoạt của ngôn ngữ tự nhiên. Ở đây cũng xét đến mối quan hệ giữa chủ thể nói năng

và ngôn ngữ anh ta sử dụng. Trước hết, chúng ta phải giả thuyết ngôn ngữ tự nhiên có một

cấu trúc nhất định. Cấu trúc đó bao hàm các thành phần, ví dụ như chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ

hoặc trạng ngữ, v.v. Tất nhiên các thành phần này phải nằm trong một số lượng nhất định và

tương ứng với các thành phần này là những quy luật chi phối cách sử dụng chúng. Tính sáng

tạo của ngôn ngữ tự nhiên nằm ở chỗ từ cấu trúc ngôn ngữ này có thể tạo ra vô số những lời

 phát biểu có nghĩa và cũng có thể dựa vào tính sáng tạo này để đi đến việc hiểu vô số những

lời phát biểu. Chủ thể nói năng không phải là người tạo ra sự sáng tạo của ngôn ngữ tự nhiên

2 x. James Gordon Finlayson, Habermas, A Very Short Introduction, Oxford University Press, New

York, 2005, pp 34-37.

- 6 -

5/8/2018 Hermeneutics of Habermas-Thanh Minh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hermeneutics-of-habermas-thanh-minh 7/10

 

cho bằng là người sử dụng đặc tính sáng tạo của ngôn ngữ tự nhiên, như thế, không ai có thể

vượt qua người bản ngữ trong việc sử dụng tính sáng tạo của ngôn ngữ anh ta đang sử dụng,

đặc biệt khi so sánh với một đoàn thể người, ví dụ như với một pháp nhân hay một công ty.

 Như thế, việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ sẽ dễ mang lại sự nhất trí khi thảo luận về một

vấn đề thực tiễn.

Tuy nhiên, để có thể sử dụng thành thạo tính sáng tạo của ngôn ngữ, đòi hỏi chủ thế nói

năng phải thích nghi chính mình vào truyền thống ngôn ngữ, nghĩa là tham gia vào tiến trình

xã hội hóa, nơi đó cấu trúc nhân cách của chủ thể nói năng được hình thành và chủ thể ấy

nhận ra rằng ngôn ngữ tự nhiên không thể được thủ đắc như một hệ thống những quy luật để

từ đó sản sinh ra các dạng biểu tượng có ý nghĩa và có tổ chức nhưng ngôn ngữ tự nhiên còn

là sự thống nhất giữa những biểu tượng ngôn ngữ, hành vi và cử chỉ, nói chung là tất cảnhững hình thức diễn đạt có nghĩa và tất nhiên những kiểu diễn đạt này cũng như hệ thống

quy luật của ngôn ngữ đã trở thành những tiêu chuẩn đã được chấp nhận trong cộng đồng sử

dụng ngôn ngữ. Hiểu như Wittgenstein thì đây là một trò chơi ngôn ngữ, và ngữ pháp của trò

chơi là phần thực hành của đời sống, nơi thể hiện sự thống nhất giữa biểu tượng ngôn ngữ,

hành vi và cử chỉ diễn đạt.

V. Truyền thông bị biến dạng và phân tâm học

Trong khi thực tế, chúng ta gặp phải một trở ngại là gặp phải những diễn đạt không thể

hiểu được. Những diễn đạt khó hiểu đặc thù này đưa đến cái gọi là kinh nghiệm giới hạn của

thông diễn. Không thể vượt qua sự giới hạn này, cho dù bằng kỹ năng giao tiếp nghệ thuật,

 bằng khả năng tự nhiên hay bằng bất cứ phương tiện nào có được trong phạm vi ngôn ngữ.

Việc này cho thấy rằng không phải tính khách quan trong truyền thống ngôn ngữ đã đặt ra

những trở ngại cho việc giải thích nhưng chính trong việc tổ chức các lời phát biểu đã có sự

sai lầm, và sự sai lầm này dẫn đến việc có những diễn đạt không thể hiểu được. Ở đây

Habermas gọi nguyên nhân của việc khó hiểu này là do những mẫu truyền thông đã bị biến

dạng. Các nhà phân tâm học và tâm lý học đã xem xét hiện tượng này như một dạng của giả

truyền thông, ở đó các bên tham gia không nhận ra mình không thể thông tri cho nhau nhưng

chỉ khi người thứ ba bước vào cuộc đối thoại mới nhận ra mọi người đang hiểu lầm nhau.

Lý giải cho hiện tượng truyền thông bị biến dạng này căn cứ trên kết quả nghiên cứu

của phân tâm học, Sigmund Freud đã đưa ra ba tiêu chí:

a. Ở mức độ biểu tượng ngôn ngữ, truyền thông bị biến dạng do ứng dụng sai quy luậtcủa biểu tượng ngôn ngữ so với hệ thống quy luật ngôn ngữ cộng đồng.

- 6 -

5/8/2018 Hermeneutics of Habermas-Thanh Minh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hermeneutics-of-habermas-thanh-minh 8/10

 

 b. Ở mức độ hành vi, trò chơi ngôn ngữ bị biến dạng do nó lặp đi lặp lại một cách cứng

nhắc và khiên cưỡng, vì vậy, ngữ nghĩa không còn gắn kết với ngữ cảnh nữa.

c. Ở mức độ tổng thể, sự khó hiểu xảy đến do không có sự hòa hợp giữa biểu tượng

ngôn ngữ, hành vi và cử chỉ diễn đạt.

Alfred Lorenzer cũng dựa trên phân tâm học đã đưa ra một giải pháp giúp giải mã

những diễn đạt khó hiểu. Giải pháp này nhấn mạnh đến việc tái cấu trúc lại những cảnh

nguyên thủy để truy ra căn nguyên dẫn đến xuất hiện những diễn đạt khó hiểu. Như thế, giải

 pháp này chấp nhận trước tiên phải hiểu cái “tại sao” trước khi hiểu đó là “cái gì”.

Để lý giải cho việc biến dạng truyền thông, ngành phân tâm cho rằng chức năng giải

thích dựa trên việc áp dụng khả năng truyền thông và giả thuyết lý thuyết. Những giả thuyếtlý thuyết này chia làm ba nhóm khác nhau:

a. Nhóm giả thuyết lý thuyết thứ nhất dựa trên cấu trúc của giao tiếp thông thường. Nhà

 phân tâm học biết về cấu trúc ngôn ngữ thông thường. Trong cấu trúc này, biểu tượng ngôn

ngữ, hành vi và cử chỉ không mâu thuẫn nhau trong diễn đạt nhưng giúp giải thích cho nhau.

Cấu trúc ngôn ngữ này được hiểu là quy tắc chung trong một cộng đồng ngôn ngữ và tất

nhiên đề cập đến sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể nói cũng như giữa chủ thể nói năng

và cộng đồng ngôn ngữ.

 b. Nhóm giả thuyết lý thuyết thứ hai xét đến mối quan hệ qua lại giữa hai giai đoạn kế

tiếp trong việc sắp xếp các biểu tượng. Nhà phân tâm đi từ sự bóp méo của truyền thông đến

giai đoạn lịch sử tiền ngôn ngữ và ngôn ngữ. Giai đoạn thứ nhất được gọi là giai đoạn ban

đầu của việc sắp xếp các biểu tượng. Các biểu tượng trong giai đoạn sắp xếp ban đầu này gọi

là biểu tượng tiền ngôn ngữ hay còn gọi là lớp biểu tượng ban đầu, chúng chưa thiết lập nên

hệ thống quy tắc ngữ pháp. Các biểu tượng này nặng về cảm tính và tập trung vào những

cảnh nhất định và chưa đưa ra một phạm trù thỏa đáng nào về thế giới khách quan được kinh

nghiệm vì nó không đem lại một tiêu chuẩn chung nào. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn sắp xếp

các biểu tượng, sự sắp xếp này xảy ra trước ngôn ngữ, gọi là việc cấu trúc có tính lý thuyết

c. Nhóm giả thuyết thứ ba tập trung giải thích về căn nguyên của biến dạng truyền

thông dựa vào lý thuyết về tiến trình xã hội hóa bị trệch hướng, rút từ mối quan hệ giữa

những mẫu tương tác thời trẻ và sự hình thành cấu trúc nhân cách. Sở dĩ có sự biến dạng

trong truyền thông nơi các những người loạn tâm thần là do cơ chế phòng vệ nơi họ chống lạithế giới ngoại tại. Cơ chế này tiến hành nhờ sự kết hợp giữa cái ngã (ego), xung động bản

- 6 -

5/8/2018 Hermeneutics of Habermas-Thanh Minh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hermeneutics-of-habermas-thanh-minh 9/10

 

năng (id) và cái siêu ngã (superego). Cơ chế phòng vệ này được thể hiện trong và ngang qua

ngôn ngữ và vì vậy tạo nên sự biến dạng ngôn ngữ một cách hệ thống. Như vậy, hậu tâm lý

và hậu thông diễn có thể có cùng một cơ sở. Và nhà phân tâm cũng có thể đóng vai trò của

một người hậu thông diễn. Không giống như việc hiểu biết thông diễn thông thường, thông

diễn chiều sâu-cái làm rõ những sự khó hiểu đặc thù của việc truyền thông bị biến dạng có hệ

thống- không thể nào được hiểu theo kiểu như là sự giải thích. Việc “chuyển” từ giai đoạn

 biểu tượng tiền ngôn ngữ thành ngôn ngữ xóa bỏ sự khó hiểu bắt nguồn không chỉ bên trong

ngôn ngữ nhưng với ngôn ngữ.

VI. Phê bình của Habermas đối với Gadamer

 Nếu Gadamer đề cao bộ ba truyền thống-thẩm quyền-định kiến như thành trì của thông

diễn đến mức cho rằng chúng ta không phải là những chủ thể nắm bắt các đối tượng nhưng lànhững hữu thể thông diễn bên trong truyền thống. Trong khi đó, Habermas cũng bàn đến

truyền thống, nhưng cho rằng truyền thống chỉ phục vụ thông diễn mà thôi. Bởi vì theo

Habermas, nếu hiểu truyền thống như một hoạt động thông chuyển một điều gì đó từ thế hệ

này sang thế hệ khác được thực hiện ngang qua ngôn ngữ thì khi đứng trước hiện tượng

truyền thông bị biến dạng, liệu truyền thống đó còn giữ được cái “truyền thống” của mình

nữa hay không? Habermas, bên cạnh đó, cũng không đồng ý với Gadamer về vai trò của thẩm

quyền trong thông diễn học khi Gadamer cho rằng thẩm quyền thật sự là khả năng mở ra cácvấn đề, đưa ra các vấn đề cấp thiết và quan trọng đáng để suy xét. Để đối lại, Habermas nêu

ra sự cần thiết phải phê bình thẩm quyền để xét xem thẩm quyền đó có chính đáng hay không

và phải có sự nội tại hóa kiến thức, xem thẩm quyền nào đúng, thẩm quyền nào sai. Vấn đề

thứ ba Habermas đặt ra cho Gadamer đó là vai trò của định kiến, bởi vì theo Habermas,

không thể chấp nhận định kiến trong quá trình thông diễn nếu trước đó chưa phê bình nó, vì

định kiến có thể đúng hoặc có thể sai. Lý do phản đối là vì trước đó Gadamer đã phát biểu

rằng định kiến như là những phán đoán trước, và nếu không có định kiến thì cũng không có phán đoán.3 Nhìn chung, Habermas không phủ nhận lý thuyết của Gadamer về vai trò của

truyền thống, thẩm quyền và định kiến trong thông diễn nhưng ông nhấn mạnh đến sự cần

thiết phải có sự phê phán đối với vai trò của bộ ba này trước khi áp dụng nó vào lãnh vực

thông diễn. Để biện minh cho lập luận của mình, Habermas đã dựa vào những kết quả của

lãnh vực phân tâm học nghiên cứu về ngôn ngữ xét như hiện tượng truyền thông bị biến

dạng. Habermas gọi phương pháp phân tâm học áp dụng là thông diễn chiều sâu.

Kết luận32. Chris Lawn, Gadamer-A Guide for the Perlexed, Continuum Press, London, 2006, pp. 30-75.

- 6 -

5/8/2018 Hermeneutics of Habermas-Thanh Minh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hermeneutics-of-habermas-thanh-minh 10/10

 

 Nói đến Habermas, chúng ta phải nhắc đến nền thông diễn học phê phán của ông.

Phương pháp thông diễn phê phán đã giúp làm lộ ra những lớp phía bên dưới của những diễn

đạt trong thông giao, xem xét đến cả những động cơ thuộc lãnh vực vô thức để cuối cùng đi

đến một sự giải phóng trong thông diễn. Người khác có thể phê bình Habermas ở chỗ ông đã

không thể giải thích được sự biến dạng trong truyền thông bằng phương pháp thông diễn

nhưng chỉ dựa trên kết quả của phân tâm học. Thật sự, Habermas đã có công nối kết những

thành quả của khoa học xã hội để làm sáng tỏ cho công việc thông diễn hơn ở chỗ ông cho

rằng, cũng bằng phương pháp phân tâm học, các nhà phân tâm có thể chữa trị hay nói đúng

hơn là nối kết, chỉnh sửa những thông giao đã bị gãy vỡ hay biến dạng trong quan hệ thông

giao liên chủ thể. Như vậy, ông khẳng định rằng lý tính con người có thể giải quyết được vấn

đề tâm lý.

Trên đây là một số lý thuyết về lãnh vực thông diễn dưới cái nhìn của Habermas.

 Những trình bày về thông diễn của ông trong phần này chủ yếu để phê bình lý thuyết về

thông diễn của Gadamer liên quan đến khoa học xã hội, đặc biệt về tính khách quan trong

truyền thống. Qua những lý thuyết thông diễn của Habermas, chúng ta tiếp nhận một cái nhìn

có phê phán về lý thuyết của những người đi trước ông về cùng một lãnh vực.

- 6 -