hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 -...

25
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC HTHỐNG GIÁO DỤC VÀ CHẾ ĐỘ KHOA CNƯỚC ĐẠI VIỆT DƯỚI THI TRN (1226 - 1400) (Bài tiểu lun kết thúc học phn) Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014

Upload: lenam711tkgmailcom

Post on 15-Aug-2015

67 views

Category:

Education


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

HỆ THỐNG GIÁO DỤC VÀ CHẾ ĐỘ KHOA CỬ

NƯỚC ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI TRẦN

(1226 - 1400)

(Bài tiểu luận kết thúc học phần)

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014

Page 2: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

HỆ THỐNG GIÁO DỤC VÀ CHẾ ĐỘ KHOA CỬ

NƯỚC ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI TRẦN

(1226 - 1400)

(Bài tiểu luận kết thúc học phần)

Học phần: Giáo dục học đại cương

Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Vân

Mã phách:……………………………….

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014

Page 3: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................... 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NƯỚC ĐẠI VIỆT

DƯỚI THỜI TRẦN (1226 - 1400) ..................................................................................................................... 5

1. Tình hình kinh tế Đại Việt ......................................................................................................................... 5

1.1. Tình hình nông nghiệp: ....................................................................................................................... 5

1.2. Sự phát triển các ngành thủ công nghiệp: ......................................................................................... 5

2. Tình hình chính trị ...................................................................................................................................... 6

2.1. Tổ chức bộ máy nhà nước: ................................................................................................................. 6

2.2. Tình hình quân sự: .............................................................................................................................. 6

2.3. Hệ thống luật pháp: ............................................................................................................................. 6

3. Tình hình văn hóa - xã hội ......................................................................................................................... 7

3.1. Tình hình văn hóa: .............................................................................................................................. 7

3.2. Tình hình xã hội: ................................................................................................................................. 7

CHƯƠNG II

HỆ THỐNG GIÁO DỤC VÀ CHẾ ĐỘ KHOA CỬ ........................................................................................ 8

NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (1226 - 1400) ................................................................................................. 8

1. Bối cảnh lịch sử cho sự ra đời và phát triển của thi cử thời Trần .......................................................... 8

2. Nội dung hệ thống giáo dục chế độ khoa cử thời Trần ............................................................................ 9

2.1. Về trường học ...................................................................................................................................... 9

2.1.1. Trường công: ............................................................................................................................... 9

2.1.2. Trường tư: ................................................................................................................................. 10

2.2. Nội dung hệ thống giáo dục khoa cử ................................................................................................ 11

2.2.1. Hệ thống khoa thi thời Trần: ..................................................................................................... 12

2.2.2. Khoa thi đầu tiên - Khoa thi “Thái học sinh” ........................................................................... 15

2.2.3. Về trường thi: ............................................................................................................................ 17

2.2.4. Về quan trường: ........................................................................................................................ 17

2.2.5. Về đối tượng dự thi: .................................................................................................................. 17

2.2.6. Về ngôn ngữ, văn tự sử dụng trong giáo dục khoa cử: ............................................................. 18

CHƯƠNG III

SỰ PHÁT TRIỂN CHUNG

CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC VÀ CHẾ ĐỘ KHOA CỬ

ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI TRẦN (1226 - 1400) ................................................................................................ 19

1. Những mặt hạn chế: ................................................................................................................................. 19

2. Những mặt chuyển biến tích cực: ............................................................................................................ 19

KẾT LUẬN ........................................................................................................................................................ 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................ 23

Page 4: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Họ và tên sinh viên: Trần Thị Thanh Diệu Ngày sinh: 08-04-1994; Mã phách:……….

Lớp: 13CTL Khoa: Tâm lý - Giáo dục

Tên Tiểu luận: NỀN GIÁO DỤC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)

Học phần: Giáo dục học đại cương

Giảng viên phụ trách: ThS Bùi Văn Vân

Sinh viên kí tên

Trần Thị Thanh Diệu

Họ và tên sinh viên: Lê Văn Nam Ngày sinh: 07-11-1995; Mã phách:……….

Lớp: 13CTL Khoa: Tâm lý - Giáo dục

Tên Tiểu luận: HỆ THỐNG GIÁO DỤC VÀ CHẾ ĐỘ KHOA CỬ NƯỚC ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI

TRẦN (1226 - 1400)

Học phần: Giáo dục học đại cương

Giảng viên phụ trách: ThS Bùi Văn Vân

Sinh viên kí tên

Lê Văn Nam

Page 5: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

Điểm kết luận của bài thi Chữ kí xác nhận của CB chấm thi Chữ kí xác nhận của

Bằng số Bằng chữ CB chấm 1 CB chấm 2 CB nhận bài thi

Page 6: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

4 November 7, 2014

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia giàu truyền thống và coi trọng nhân tài. Sự đề cao việc học ,

tôn vinh người thầy, coi trọng bậc hiền tài đã tạo nên truyền thống hiếu học hàng ngàn năm ở

nước ta. Bởi vì nhân tài là tinh hoa của đất nước, là nguyên khí của quốc gia. Và để tìm ra và

tuyển chọn bộ máy lãnh đạo đất nước các triều đại phong kiến Việt Nam đa phần là thông qua

chế độ khoa cử, tức là thông qua các kì thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, hệ

thống giáo dục khoa cử Việt Nam có bước đầu khởi sắc đầy gian truân.

Qua năm tháng, chế độ khoa cử ở Việt Nam đã có những bước hình thành và phát triển

ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu và mục đích đặt ra. Hình thức thi, nội dung thi

của các kì thi ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần không nhỏ vào việc ổn định trật tự xã hội,

thúc đẩy sự phát triển của quốc gia dân tộc. Việc lựa chọn chế độ khoa cử không những góp

phần hoàn chỉnh thể chế của một đất nước, mà còn nâng cao ý thức giai cấp, ý thức dân tộc.

Nhà Trần do sự phát triển về kinh tế xã hội, văn hóa đã dẫn đến những bước phát triển

nhảy vọt trong giáo dục, làm thay đổi không nhỏ trong lịch sử dân tộc, góp phần nâng cao dân

trí, đã tạo nên tầng lớp trí thức góp phần củng cố nền quân chủ chuyên chế trung ương tập

quyền. Thời Trần tiếp nối thời nhà Lý đã mở đầu cho chế độ khoa cử nước ta, từ đây giáo dục

khoa cử đã hình thành và phát triển, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí đào tạo

nhân tài cho đất nước, mở đường cho chế độ giáo dục sau này. Vì hiền tài là nguyên khí cho

đất nước, nguyên khí mạnh thế nước mạnh rồi lên cao. Nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi

xuống thấp, nguyên khí cường thịnh thì con người được hưởng thọ lâu dài, nhân tài đông đảo

thì quốc gia được thái bình vững chãi.

Chính bởi lẽ đó, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu là “hệ thống giáo dục và chế độ

khoa cử nước Đại Việt dưới thời nhà Trần (1226-1400)”. Tuy nhiên, một đề tài hay như thế này

vẫn còn ít tài liệu nghiên cứu một cách trọn vẹn, hoàn chỉnh, có hệ thống về vấn đề này và một

số kiến thức, kỹ năng còn hạn hẹp, thiếu sót nên mong thầy cô chỉ bảo và đánh giá để em có

thể ngày càng hoàn thiện kỹ năng của mình.

Page 7: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

5 November 7, 2014

NỘI DUNG

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NƯỚC ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI TRẦN

(1226 - 1400)

1. Tình hình kinh tế Đại Việt

1.1. Tình hình nông nghiệp:

Dưới thời Trần ruộng đất bao gồm hai hình thức sở hữu chính đó là ruộng công

và ruộng tư; đây chính là chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa của các triều đại phong

kiến. Thời Trần ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước còn có thêm ruộng thái

ấp thuộc ruộng tư.

Nhà Trần mở rộng diện tích đất canh tác, thi hành nhiều chính sách trọng nông,

khuyến nông; ban hành chính sách ngụ binh ư nông; …; bảo vệ sức sản xuất, kêu gọi

người phiêu tán trở về quê cũ làm ăn. Ngoài ra, nhà vua còn quan tâm đến công tác trị

thủy và công việc thủy lợi như xây dựng các công trình thủy nông, thành lập các cơ

quan chuyên trách như Hà đê sứ, cho đắp và đào sông, kênh.

1.2. Sự phát triển các ngành thủ công nghiệp:

Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp phát triển dưới thời độc lập tự chủ nhà Trần

thì cách ngành thủ công nghiệp càng có điều kiện phát triển và bao gồm hai bộ phận

là: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian.

Thủ công nghiệp nhà nước gồm nhiều ngành nghề khác nhau: nghề gốm, nghề dệt và

chế tạo vũ khí. Thủ công nghiệp dân gian cũng có những bước phát triển mới bao gồm:

các ngành nghề truyền thống như đồ gốm, rèn sắt và đúc đồng, nghề làm giấy, khắc

bản in. nghề mộc, xây dựng và nghề khai khoáng.

1.3. Kinh tế thương mại:

Kinh tế thương mại Đại Việt thời Trần cũng hết sức thịnh vượng. Đồng tiền có

vai trò quan trọng trong hoạt động nội thương và ngoại thương, là phương tiện chủ yếu

để lưu thông hàng hóa.

Hệ thống giao thông được nâng cấp và phát triển phục vụ cho quân sự và thương

mại. Hoạt động nội thương diễn ra sôi nổi xuất hiện nhiều chợ, mỗi huyện đều có đến

vài chợ, các trung tâm buôn bán hình thành, thu hút thương nhân và tiêu dùng. Trong

đó, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất của Đại Việt

lúc bấy giờ. Bên cạnh đó hoạt động ngoại thương cũng khá phát triển và phồn vinh,

xuất hiện nhiều trung tâm buôn bán với nước ngoài như cảng Vân Đồn (Quảng Ninh),

Càn Hải (Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh),… hàng hóa khá nhiều, rất nhiều thương

Page 8: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

6 November 7, 2014

nhân nước ngoài vào buôn bán như Trung Quốc, Inđônêxia. Ngoài tiền do triều đình

đúc, nhà Trần cho phép lưu hành tiền của nhà Tống.

2. Tình hình chính trị

2.1. Tổ chức bộ máy nhà nước:

Nhà Trần phân chia lại Đại Việt thành 12 lộ thay vì 24 lộ như ở thời Lý. Bộ máy

hành chính được củng cố theo hướng tăng tính tập quyền quan liêu. Đứng đầu là vua,

theo thể chế cha truyền con nối. Giúp vua trị nước là hệ thống quan văn võ gồm nhiều

cấp bậc khác nhau với số lượng đại thần không nhất định thường bao gồm Tể tướng,

Á tướng, Tam thái (thái sư, thái phó, thái bảo), Tam thiếu (thiếu sư, thiếu phó, thiếu

bảo) cùng thái úy,Tư đồ…

Chính quyền địa phương dưới thời Trần được chia thành ba cấp: phủ, lộ - châu,

huyện - hương, xã chia địa giới hành chính thành 12 lộ. Đứng đầu phủ lộ là các chức

An phủ chánh danh, Phó sứ thông giám trần phủ (tri phủ). Dưới phủ lộ là châu, huyện,

đứng đầu là châu tào viện chánh phó sứ, tri châu, tào ti. Đứng đầu huyện là tri lệnh

(Lệnh úy) và chủ bạ. Dưới châu, huyện là hương xã (ở trung du, miền núi gọi là sách,

động Hương và sách có quy mô lớn hơn xã và động.

2.2. Tình hình quân sự:

Để giữ gìn an ninh, trật tự cho đất nước và bảo vệ nhà nước phong kiến thời Trần

rất quan tâm và chú ý xây dựng tổ chức quân đội khá quy củ. Quân đội bao gồm quân

triều đình và quân địa phương trong đó.

Quân triều đình gọi là Cấm quân (hay cấm binh) là quân chủ lực nòng cốt gồm 8

quân đứng đầu mỗi quân là một đại tướng. Quân địa phương được gọi là lộ quân hay

sướng quân (quân ở phủ, lộ) có nhiệm vụ bảo vệ địa phương trong lộ. Ngoài ra, còn

có lực lượng dân 9 binh, hương binh ở đồng bằng và thổ binh ở miền núi, là lực lượng

dân chúng được động viên trong thời chiến để bảo vệ. Dưới thời Trần còn có quân đội

của các vương hầu, quý tộc. Tuy nhiên lực lượng quân đội chủ yếu là quân thủy và

quân bộ được huấn luyện chu đáo với kỉ luật nghiêm minh. Nhà nước thực hiện chính

sách “Ngụ binh ư nông”, binh pháp kỹ thuật quân sự được chú ý đặc biệt.

2.3. Hệ thống luật pháp:

Pháp luật thời Trần trong lịch sử Việt Nam vốn kế thừa từ hệ thống pháp luật thời

Lý, có bổ sung hoàn thiện hơn.

Năm 1230, Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều thông chế gồm 20 quyển,

quy định về tổ chức chính quyền. Sau đó qua vài lần sửa chữa bổ sung, nhà Trần lại

ban hành bộ Quốc triều hình luật. Cơ quan pháp luật nhà Trần được tăng cường hoàn

thiện hơn nhà Lý.

Page 9: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

7 November 7, 2014

Về đường lối chính trị của Đại Việt ta thời Trần dựa vào học thuyết Nho giáo,

xây dựng đường lối cai trị, bộ máy chính quyền phong kiến theo mô hình Trung Hoa,…

Để thiết chế chính trị theo tư tưởng ấy thì phải xây dựng được nền giáo dục khoa cử

của riêng mình, đào tạo ra một đội ngũ quan lại trợ giúp đắc lực cho nhà vua. Và sự ra

đời của giáo dục khoa cử trở thành yêu cầu bức thiết của thời đại mà các vua triều Trần

nhận ra và thực hiện với kết quả ngày càng cao đáp ứng yêu cầu trong việc tổ chức bộ

máy hành chính nhà nước và quản lý đất nước.

3. Tình hình văn hóa - xã hội

Song song với công cuộc giữ nước thời Trần đã ra sức xây dựng đất nước và đạt

được những thành tựu rực rỡ trong nền văn hóa, xã hội.

3.1. Tình hình văn hóa:

Về tôn giáo tín ngưỡng chủ trương một chính sách khoan dung hòa hợp và chung

sống hòa bình giữa cá tín ngưỡng tôn giáo. Đó là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên.

Các tín ngưỡng tôn giáo cổ truyền đã được tự do phát triển. Văn học nghệ thuật đời

nhà Trần khá phát triển, đào tạo được nhiều học giả nổi tiếng như Lê Văn Hưu, Mạc

Đĩnh Chi, Chu Văn An, các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh

Tông…Nghệ thuật điêu khắc thời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ, tinh xảo hơn

so với thời Lý. Về kiến trúc kế thừa truyền thống nhà Lý: chùa tháp, bộ đấu củng chống

đỡ mái cầu kì và các họa tiết trang trí đậm màu sắc Phật giáo. Âm nhạc thì chịu ảnh

hưởng của Ấn Độ, Chiêm Thành, Trung Quốc.

3.2. Tình hình xã hội:

Dưới thời Trần hình thành và xác lập những giai cấp chính của xã hội: giai cấp

thống trị và giai cấp bị trị.

Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền dần hoàn chỉnh, các bộ máy

chính quyền được tổ chức chặt chẽ, đời sống dân Đại Việt được nâng cao. Nhưng sự

phát triển của kinh tế đặt ra yêu cầu phải mở rộng bộ máy nhà nước, quan lại, đồng

thời duy trì nền quân chủ chuyên chế đó cần thiết phải có những nhân tài làm cho bộ

máy nhà nước ngày càng vững mạnh. Điều này đặt ra yêu cầu khách quan cho sự ra

đời của nền giáo dục khoa cử. Nó khẳng định tính độc lập tự chủ của một quốc gia

nhất là khi triều đại phong kiến phương Bắc luôn nhòm ngó và tìm cách xâm lược.

Page 10: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

8 November 7, 2014

CHƯƠNG II

HỆ THỐNG GIÁO DỤC VÀ CHẾ ĐỘ KHOA CỬ

NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (1226 - 1400)

Triều đại Trần (1226 - 1400) là một trong những triều đại đầu tiền của Việt Nam thực

sự coi trọng đến vấn đề khoa cử và cũng là những triều đại đặt nền móng cho sự phát triể của

giáo dục Đại Việt trong thời kì phong kiến. Nói về thi cử thời Trần có rất nhiều tư liệu khác

nhau: Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều kiến chương loại

chi,… đều có ghi chép về vấn đề này. Tuy nhiên còn hết sức sơ lược. Thông qua các tài liệu đã

biết có thể chia thi cử thời kỳ này ra làm ba loại chính là thi văn, thi võ và thi lại viên. Hai loại

hình thi võ và thi lại viên được sử sách ít nói đến và sơ lược còn hình thức thi văn thì phổ biến

hơn cả. Vì vậy trong khuôn khổ của một bài tiểu luận nhỏ thì chỉ xin trình bày về các kì thi văn

ở thời Trần và cũng chỉ mức độ sơ lược.

1. Bối cảnh lịch sử cho sự ra đời và phát triển của thi cử thời Trần

Thời Trần ở nước ta có những sự thay đổi lớn về hệ tư tưởng. Đó là sự chuyển

đổi dần từ hệ thống tư tưởng Phật giáo sang hệ tư tưởng Nho giáo. Nhất là trong nội bộ

tầng lớp thống trị.

Đạo phật xuất hiện ở nước Đại Việt từ rất sớm (thế kỷ I) do sự truyền bá của các

găng sĩ Ấn Độ và Trung Quốc suốt thời kỳ Bắc thuộc - Phật giáo trở thành món ăn tinh

thần không thể thiếu của quần chúng biến động vì nó hết sức gần gữi với tín ngưỡng dân

gian của người Việt. Người Việt tiếp thu Phật giáo và biến nó thành vũ khí chống lại

chính sách đồng hóa vảu các triều đại phương Bắc nhằm biến người Việt thành người

Hoa, biến nước ta thành ”thuộc quốc”. Nó đã giúp người Việt đừng vững trong những

năm đen tối của lịch sử dân tộc.

Cũng giống như đạo Phật, đạo Nho cũng được du nhập vào Đại Việt từ rất sớm

bởi sự thống trị của các thế lực phong kiến Trung Hoa. Tuy nhiên, khác với đạo Phật,

đạo Nho thời kỳ này không được đông đảo nhân dân tin theo. Nó chỉ tồn tại trong tầng

lớp trên của xã hội và bọn quan lại đô hộ. Vai trò của đạo Nho thời kỳ này nhìn chung

là mờ nhạt.

Sau khi giành lại được nền độc lập, trong suốt thế kỷ X. cả triều đại Ngô - Đinh,

Tiên - Lê đều lấy Phật giáo làm hệt tư tưởng thống trị. Đến kì nhà Lý được thành lập

vào thế kỷ XI thì Phật giáo vẫn đóng vai trò chi phối toàn bộ đời sống chính trị, văn hóa

của đất nước. Điều này thể hiện rõ trong chính sách của triều đình trong đó có hệ thống

tăng quan. Vào thời này, nhờ Lý Thái Tổ cho xây dựng văn miếu thờ Khổng tử (1070)

và Quốc Tử Giám (1076) làm trường quốc học dạy chữ thánh hiền chứng tỏ đạo Nho đã

bắt đầu có vai trò và đã được coi trọng đến việc truyền bá Nho giáo.

Page 11: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

9 November 7, 2014

Từ khi nhà Trần thay thế nhà Lý thì Nho giáo đã dần trở thành hệ tư tưởng chính

thống của giai cấp thống trị. Tầng lớp Nho sĩ ngày càng đông đảo và đóng vai trò to lớn

trong xã hội.

Tất cả những điều kiện trên để nói nói rằng trong giáo dục và cả thi cử thời Trần

đều chú trọng đến Nho giáo, hay giáo dục và thi cử Nho giáo đóng vai trò chi phối cả hệ

thống giáo dục thời kỳ này. Bởi mục tiêu chính của nền giáo dục Nho học là đào tạo

những người biết “tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ”. Những người làm chính sự

tham gia bộ máy chính quyền theo học thuyết của Khổng - Mạnh đã đề ra. Xã hội Đại

Việt trong sự hưng thịnh của mình tất yếu có sự phân hóa. Đội ngũ các nhà Nho học có

vai trò rất lớn trong việc ổn định xã hội nên tạo ra những người có tư tưởng Nho giáo là

mục tiêu hàng đầu của hệ thống giáo dục và thu cử nhằm tìm kiếm những người hiền

tài, thông hiểu đạo Nho mà quản lý đất nước.

2. Nội dung hệ thống giáo dục chế độ khoa cử thời Trần

Giáo dục và khoa cử thời Trần trong lịch sử Việt Nam phản ánh hệ thống trường

học và chế độ khoa cử nước Đại Việt từ năm 1226 đến năm 1400.

Tiếp nối thời Lý, triều đại mở đầu cho thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài của quốc gia

Đại Việt và mở đầu cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, thời Trần đã coi trọng,

có sự lựa chọn quan trọng coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Qua đó đã đặt nền móng

vững chãi, bệ đỡ cơ bản, mở ra sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục Nho học ở nước Đại

Việt ta. Hệ thống giáo dục khoa cử thời Trần được thể hiện như sau:

2.1. Về trường học

2.1.1. Trường công:

Do điều kiện về địa lý và lịch sử, Việt Nam sớm chịu ảnh hưởng của hai

nền văn hóa lớn thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ cũng sớm tiếp thu hai tôn giáo

lớn của hai nước này là Nho giáo và Phật giáo.

Khi Phật giáo được nhà Trần coi trọng và thịnh hành, Nho giáo đóng vai

trò thứ yếu. Tuy nhiên Nho học cũng từng bước thâm nhập vào xã hội qua hệ

thống giáo dục Việc xây dựng Quốc tử giám với tư cách là trường Quốc học đầu

tiên của nền giáo dục phong kiến Việt Nam đã mở ra sự phát triển mạnh mẽ của

giáo dục Nho học ở Đại Việt ta thời bấy giờ, đóng vai trò không nhỏ trong việc

tạo ra tầng lớp tri thức của xã hội, mà chủ yếu là các nhà Nho.

Đầu tiên có thể khẳng định là sự tồn tại của Quốc tử giám (Quốc tử giám

là nhà học trong khu văn miếu ở Thăng Long. Ban đầu chỉ giành riêng cho con

vua và con các bậc đại quyền quý (nên được gọi là Quốc tử) là sản phẩm tiêu

biểu, đáng tự hòa của giáo dục cả nước, nơi đã đào tạo ra nhiều nhân tài, đóng

Page 12: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

10 November 7, 2014

góp vào quá trình xây dựng và phát triển của đất nước. Quốc tử giám là trường

học đào tạo các Nho sinh để chuẩn bị cho các kỳ thi tiến sĩ. Trường là nơi tập hợp

của những người: Ân giám (được vua ban cho vào học), Âm giám (con em văn

thân tư lục phẩm trở lên), Cử giám (những người đã đỗ kỳ thi Hương nhưng chưa

đỗ kỳ thi Hội vào học để chờ khoa thi sau) và những người được chọn gửi từ các

địa phương. Điều hành công việc giảng dạy và học tập ở Quốc tử giám gồm hệ

thống các chức quan Tế tửu,Tư nghiệp, Ngũ kinh Bác sĩ, Quốc tử giám thụ, Quốc

tử giám học chính, Quốc tử giám học lục,...được lựa chọn từ những người đỗ đạt

có năng lực và đạo đức.

Bên cạnh việc học tứ thư, ngũ kinh, Bắc sử, Nam sử, giám sinh trường

Quốc tử giám còn được giáo dục về đạo lí làm người tận trung với nước, có ích

với dân, đạo nghĩa ngay thẳng, công đức vẻ vang. Từ năm 1253, vua Trần Thái

Tông cho mở rộng Quốc tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có

sức học xuất sắc. Đồng thời, đổi tên Quốc tử giám thành Quốc tử viện, lấy đây

làm nơi giảng cho con em vua quan và những người học giỏi trong cả nước. Dưới

triều Trần, Quốc học viện được nâng dần trình độ đào tạo tới mức đại học và đặt

tên là Thái học viện.

Tự thân Quốc tử giám đã trở thành khuôn mẫu về cách thức quản lý nội

dung, hình thức, giáo dục đối với các trường học ở các cấp, đơn vị hành chính

thấp hơn, kể cả trường công và trường tư trong cả nước. Việc đề cao vai trò của

những người đỗ đạt của triều đình phong kiến, thông qua sự tồn tại của Văn Miếu

và Quốc tử giám đã đào tạo ra không khí học tập cho Nho sinh cả nước với ước

muốn thành công trong bước đường khoa cử. Từ trường Quốc học ban đầu cùng

thời gian Quốc tử giám đã phát triển hoàn thiện đóng góp to lớn trong việc đào

tạo và giáo dục nhân tài cho đất nước. Hơn hết Quốc tử giám là biếu tượng gửi

gắm triết lý muốn có nhân tài phải đào tạo, vun trồng bồi dưỡng của ông cha ta

từ thời Lý cho các thế hệ hiên tại. Bên cạnh Quốc tử giám đến thời 19 Trần 1281

nhà Trần lập thêm nhà học ở phủ Thiên Trường. Như vậy, đây là các trường học

công mà nhà nước mở nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước.

Không những thế, năm 1281, nhà Trần còn cho lập nhà học ở Phú Thiên

trường. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, ngoài kinh đô Viện Quốc học

triều đình còn có một số địa phương mở trường quốc lập.

2.1.2. Trường tư:

Ban đầu chỉ có chùa là nơi dạy chữ Nho và các sách sử. Sau này, nhiều

nhà Nho và thái học sinh không làm quan về quê dạy học. Từ đó hệ thống trường

tư tại các địa phương được hình thành. Dưới thời Trần, có trường lớp của Chiêu

Page 13: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

11 November 7, 2014

quốc vương, Trần Ích Tắc dựng tại phủ đệ của ông trong kinh thành Thăng Long

hay trường Huỳnh Cung của Chu Văn An đều ở thôn Hoàng Cung, Tam Hiệp,

Thanh Trì, Hà Nội. Đặc biệt là Chu Văn An là vị thầy giáo đã từng giữ chức tư

nghiệp Quốc tử giám thời Trần dạy học cho thái tử. Học trò của các trường tư có

thể xuất thân từ bất cứ thành phần nào trong xã hội, giàu hay nghèo cao hay thấp

đều có thể đi học, chuẩn bị kiến thức cho các kỳ đại đăng khoa, tiểu đăng khoa.

Lấy nội dung, cách thức giảng dạy Quốc tử giám làm chuẩn. Sách học của các

trường cũng là Tứ thư, Ngũ kinh. Ngoài ra, Chu văn An còn soạn sách giáo khoa

để dạy học trò của mình như Tứ thư thuyết ước.

Về mô hình đào tạo, học trò có bốn kỳ thi làm văn thường kỳ, hai bài văn

nhật khắc, được chấm các hạng ưu, bình, thứ, liệt. Vào ngày rằm và mùng một

thầy trò có buổi bình văn, và được hạng ưu sẽ được đem ra để mọi người học tập.

Nhiều học trò đã trưởng thành từ các trường Nho học đã trở thành những người

giữ trọng trách và có đóng góp nhất định trong triều đình hoặc có đóng góp nhất

định trong tiến trình lịch sử văn hóa của dân tộc như Mạc Đĩnh Chi (học trò

trường của Trần Ích Tắc), Phạm Sư Mạnh, Lê Quát (học trò của Chu Văn An).

Như vậy, các trường tư đã có những đóng góp quan trọng trong việc đào tạo nhân

tài xây dựng triều đại phong kiến vững mạnh.

Tất cả các điểm trên thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của triều đại nhà Trần

với sự phát triển lâu dài của vương triều của đất nước coi giáo dục là: “quốc sách

hàng đầu”. Trong đó đặc biệt là coi trọng giáo dục và khoa cử Nho học để đào

tạo quan lại, tạo ra sự thống nhất về tư tưởng, tạo tiền đề để quản lý xã hội, việc

làm này không chỉ phục vụ quyền lợi của nhà Trần mà còn đặt nền móng cho các

vương triều sau này.

2.2. Nội dung hệ thống giáo dục khoa cử

Về nội dung giáo dục khoa cử, về cách tổ chức và quy chế thi nếu ban đầu ở triều

Lý chưa có quy củ thì sang đời Trần mới thành thể lệ càng về sau càng chính quy chặt

chẽ quy củ hơn. Thuyết “tam cương, ngũ thường” trở thành tiểu chuẩn mẫu mực về

đạo đức của con người, nhằm thiết lập và ổn định một xã hội phục vụ cho quyền uy vô

thượng của nhà vua, đại diện tối cao cho giai cấp phong kiến thống trị. Năm 1253,

Quốc Tử giám được sửa sang, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Mạnh Tử, vẽ tranh

thập nhị hiền để thờ, lại xuống chiếu với Nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng

học Tứ thư, Ngũ kinh tức học tập sách kinh điển của Nho giáo.Tình hình phát triển

đến cực điểm của Phật giáo và sự hiện diện phổ biến của Đạo giáo thời lý cũng như

ảnh hưởng vai trò của tăng lữ trong thời này đã chi phối mọi mặt của xã hội dẫn đến

khoa thi Tam giáo không chỉ có ở thời Lý mà còn ở đầu thời Trần. Năm Đinh Hợi -

1227 niên hiệu Kiến Trung đời thứ 3 đời Trần Thái Tông tổ chức khoa thi đầu tiên: thi

Page 14: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

12 November 7, 2014

tam giáo tử (theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú) tổ chức thi chọn

nhân tài trong Tam giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo như thời Lý. Đây là khoa thi

“Tam giáo” cuối cùng trong mạch thi Tam giáo từ thời Lý.

Vào năm 1299, sử cũ cho hay nhà nước còn cho in sách giáo khoa nhà Phật phát

cho trong nước. Về các khoa thi tam giáo thời Lý - Trần, Phan Huy Chú có nhận xét

rằng: đời Lý - Trần, đều tôn chuộng Phật Giáo và Đạo giáo, cho nên buổi ấy chọn

người muốn được thông cả hai giáo ấy, dù là chính đạo hay dị đạo đều tôn chuộng

không phân biệt mà học trò đi thi khoa ấy nếu không học rộng biết nhiều thì cũng

không đỗ được.

Một năm sau, Mậu Tý niên hiệu Kiến Trung năm thứ 4 (1228) Trần Thái Tông

tổ chức khoa thi các lại viên bằng hình thức công văn. Đây chưa phải là khoa thi văn

học mà là kho thi chọn nguời làm hành chính chuyên môn.

2.2.1. Hệ thống khoa thi thời Trần:

Qua thời Trần, tuy thời gian tồn tại ngắn hơn thời Lý nhưng lại tổ chức

được nhiều khoa thi hơn và chất lượng khoa cử đã được nâng lên một cách rõ rệt.

CÁC KHOA THI VĂN DO TRIỀU ĐÌNH TỔ CHỨC TRONG THỜI TRẦN

<Nguyễn Tiến Cường>

Thứ

tự

Năm

(Âm lịch)

Năm

(Dương

lịch)

Khoa thi -

Nôi dung thi

Tên người

đỗ đầu

Số

đỗ Ghi chú

1 Đinh Hợi 1227 Tam giáo tử Những người nối nghiệp

tam giáo

2 Nhâm Thìn 1232 Thái học sinh Trương Hanh 5 Chỉ tam giáp.

Sử chép 5 người đỗ

3 Bính Thân 1236

Tuyển Nho sinh

trúng vào hầu

vua

4 Kỷ Hợi 1239 Thái học sinh Lưu Miễn 4

5 Đinh Mùi 1247 Đại Tỷ

Nguyễn Quang

Quang trạng

nguyên

44 Định Tam giáp,

Tam khôi

6 Đinh Mùi 1247 Đệ nhất tam

khôi

Ngô Tần - giáp

khoa

Chia giáp khoa, ất khoa,

sử ghi tên 4 người

Page 15: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

13 November 7, 2014

7 Bính Thìn 1256 Đại Tỷ

Trần Quốc Lặc,

Trương Xán

(Trạng nguyên)

32

Chia kinh và trại trạng

nguyên.

Tam khôi 4 người

8 Bính Dần 1266 Đại Tỷ

Trần Cố, Bạch

Liêu

(Trạng nguyên)

47

Kinh và trại trạng

nguyên, Tam khôi 4

người, KVT2 chép 51

người

9 Giáp Tuất 1274

Tuyển học trò

hầu Đông cung

học

Lý Đạo Thái

(Tài đạo)

ĐVSKTT và Quốc triều

Trương Khoa Lục chép

10 Ất Hợi 1275

Đại Tỷ

(C.M chép thi

Thái học sinh)

Đào Tiêu

(trạng nguyên) 27

Bỏ chia kinh và trại

trạng nguyên - tam khôi

3 người - KVTL: 36

người đỗ

11 Giáp Thìn 1304

Đại Tỷ

(C.M: thi Thái

học sinh)

Mạc Đĩnh Chi -

Trạng nguyên.

Nguyễn Trung

Ngạn - Hoàng

giáp

44

Có Hàng giáp. Sử chép:

thi tiến sĩ, Tam khôi

được vua đặc ân đi chơi

phố 3 ngày còn 330 ngày

học tập.

12 Giáp Dần 1314 Thái học sinh

Ai đỗ bổ chức Bộ Thư

lệnh sai viên cục chính

Nguyễn Bính dạy bảo

luyện tập

13 Quý Hợi 1323 Thái học sinh

Mặc - quân hiên thuộc y

đồ Thái học sinh bị trả

về làm quan lại quân

Thiên Định

14 Ất Dậu 1345 Thái học sinh

15 Quý Mão 1363

Thi văn nghệ

(sung vào quán,

các)

16 Giáp Dần 1374 Thi tiến sỹ, Đào Sư Tích -

Trạng nguyên 56 Bắt đầu có thi Hương

Page 16: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

14 November 7, 2014

17 Giáp Tí 1384

Thi Thái học

sinh

ở chùa Vạn

Phúc, (Phật

tích) Tiên Du,

Bắc Ninh

Đoàn Xuân Lôi 36

Số thi không đỗ cho làm

Thứ sử ở cung Bảo Hòa

(hành cung Phật tích)

18 Quý Dậu 1393 Thái học sinh Hoàng Quán Chi 30

Như vậy thời Trần có 19 khoa thi, nội dung các kỳ thi rõ ràng hơn, các

khoa thi được tổ chức đều đặn và nội thi đan xen giữa các năm. Ngoài thi Thái

học sinh thì còn thi Đại Tỷ và thi Tam giáo. Số người đỗ trong các khoa thi thời

Trần nhiều hơn và được ghi rõ ràng hơn thời Lý. Nhà Trần có rất nhiều những

đinh lệ mới tiến bộ.

Hình 2.2.1. Hệ thống khoa bảng

Vào thời Trần có sự phân biệt thi Hương, thi Hội, thi Đình sớm nhất có lẽ

là vào năm 1246 khi bắt đầu lấy Tam khôi bằng thi Đại Tỷ. Khoa thi “Giáp Dần

(1374) có ghi là thi tiến sỹ và được coi là khoa thi tiến sỹ đầu tiên của nước ta,

đã có khoa thi Hương đầu tiên và Đào Sư tích là người đầu tiên từ thi Hương đến

thi Đình đều đỗ đầu.

Theo “Lục triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (phần khoa mục

chí) thì vào năm 1396 dưới đời Trần Nhuận Tông “ có chiếu định cách thi cử

nhân - cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội, ai đỗ Hội thì nhà vua ra một

đề văn sách để định thứ tự”. Như vậy là năm 1396 là năm chính thứ quy định về

việc phân biệt thi Hương, thi Hội và thi Đình nhưng trước đó vào năm 1374 thì

thi Đình đã tách ra thành một kỳ thi riêng:”nó vừa là kỳ thi cuối của khoa thi Hội

vì có thi Đình mới sắp xếp và ban cấp các loại học vị, còn nếu đỗ thi Hội thì chỉ

công nhận là trúng cách thi Hội chưa phải là tiến sĩ (Nguyễn Tiến Cường - Sự

phát triển của giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời Phong kiến) việc định

ra thi thi Hương, thi Hội, thi Đình là nhà Trần học theo cách thức của người Trung

Quốc. Cụ thể là theo phép thi của nhà Nguyên. Nó thể hiện sự quan tâm, đề cao

Thi Hương Thi Hội Thi Đình

Giải nguyên Hội nguyên Đình nguyên

Hương cống

Sinh đồ

Thái học sinh

Phó bảng

Trạng nguyên

Bảng nhãn

Thám hoa

Hoàng giáp

Đồng tiến sĩ xuất thân

Page 17: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

15 November 7, 2014

uy thế và địa vị của vua trước sĩ tử. Người nào trúng tuyển được thi một bài văn

sách do vua ra đầu bài, chấm bài để xếp thứ bậc lối văn bốn kỳ gọi là “tứ trường

văn thể”:

– Kỳ đệ nhất: thi một bài kinh nghĩa, có đoạn phá đề, tiếp ngữ, tiểu giảng,

nguyên đề đại giảng, chước hết. Bài làm hạn 500 chữ trở lên.

– Kỳ đệ nhị: thi một bài thơ hay một bài phú, thể thơ đường luật. phú dùng

thể Ly tao hoặc thể văn tuyển, cũng từ 500 chữ trở lên.

– Kỳ đệ tam: thi chế, chiếu, biểu mỗi thể loại một bài, bài chiếu dùng văn

thể đời Hán, bài chế và biểu dùng thể tứ lục đời Đường. Kỳ đệ tứ: thi

một bài văn sách quan trương dùng điển tích ở sách kinh, sách sử và

thời sự hiện tại để ra đầu bài. Bài làm hạn trên 1000 chữ.

Như vậy so với thời Lý các khoa thi thời Trần đã khá đầy đủ, nội dung

trong các khoa thi khá rõ ràng, chặt chẽ. Tháng 5, vua Trần Nhuận Tông xuống

chiếu cải cách giáo dục ở phủ, lộ. Như vậy so với thời Lý các khoa thi thời Trần

được tổ chức quy củ và thường xuyên hơn và hình thức nhiệm tử ngày càng thay

thế hình thức nhiệm tử và tiến cử góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ quan lại.

Tóm lại, từ những chính sách hợp lý của nhà Trần về chế độ khoa cử nước

ta đã hình thành và có bước phát triển đánh dấu bước chuyển biến của nền giáo

dục Việt Nam từ “nhiệm tử” sang “tuyển cử”.

2.2.2. Khoa thi đầu tiên - Khoa thi “Thái học sinh”

Tiếp nhận sự quan tâm phát triển giáo dục, nhà Trần đã chính quy hóa, tạo

ra nề nếp quy củ cho việc học hành, thi cử. Nhà Trần còn lập ra Quốc học viện

(1236) giảng dạy Tứ Thư, Ngũ Kinh để cho con em quý tộc, quan lại vào học.

Tại lộ, phủ châu. Chức học quan được đặt ra. Thể lệ thi cử, học vị được quy định.

Với mong muốn tăng nhanh trình độ học vấn của quan chức, tuyển chọn người

tài giúp nước, ngay từ năm 1232, nhà Trần đã mở khoa thi đầu tiên của triều đại

mình.

Triều Trần tổ chức khoa thi Thái học sinh đầu tiên vào năm Nhâm Thân -

1232, niên hiệu Kiến Trung thứ 8 đời Vua Trần Thái Tông. Sau khoa thi này,

triều Trần tiếp tục tổ chức 9 khoa thi Thái học sinh. Khoa thi cuối cùng vào năm

Bính Tý - 1396 niên hiệu Quang Thái thứ 9 đời vua Trần Thuận Tông. Trước kia

dưới triều nhà Lý, có mở những khoa thi tam trường để lấy cử nhân, nhưng các

khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài giỏi ra giúp nước chứ

chưa có mở định kỳ.

Khoa thi Thái học sinh thời Trần được thực hiện những định chế giống

khoa thi Tiến sĩ; định kỳ 7 năm thì có một kì thi; chia Tam giáp ngay từ khoa thi

đầu tiên. Xếp Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) từ khoa thi năm

Page 18: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

16 November 7, 2014

1247 bên cạnh Kinh Trạng nguyên (Trang nguyên của vùng kinh lộ) là Trại Trạng

nguyên (Trạng nguyên vùng trai, kể từ Thanh Hóa và Nghệ A). Thực hiện định

chế này được hai khoa, nhằm khuyến khích việc học ở vùng xa kinh thành. Năm

1275, lệ này bãi bỏ vì không cần thiết nữa.

Trong thời gian chống quân xâm lược Nguyên - Mông, các khoa thi bị

gián đoạn. Đến năm 1266, nhà Trần tiếp tục mở lại khoa thi Thái học sinh. Khoa

thi Thái học sinh lớn nhất thời Trần là khoa thi năm Giáp Thìn (1304) dưới đời

vua Trần Anh Tông. Sau Tam Khôi lấy Hoàng giáp là các Tiến sỹ thứ hai, từ khoa

thi 1304. Bài thi của khoa thi Thái học sinh cũng được ghi rõ trong khoa thi năm

1304 này. Về nội dung cụ thể của từng khoa thi thời Trần, sử sách không ghi lại

được nhiều. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” tập 2 ghi lại nội dung của khoa thi

tiến sỹ năm 1304:

“Về phép thi: trước hết thi ám tả thiên y quốc, và truyện mục thiên tử để

loại bớt. Thứ đến là kinh nghi, kinh nghĩa, đề thờ (tức thế cố thi ngũ ngôn trường

thiên) hỏi về “Vương độ khoan mãnh” theo luật “tài nan xạ trĩ” về phú thì dùng

thể 8 vần để đức hiếu sinh “hiệp vụ dân tâm”. Kỳ thứ ba thi chế, chiếu, biểu, kỳ

thứ tư thi đối sách”. Như vậy là muộn nhất là năm 1304, nội dung thi đã được

chia làm 4 kỳ rõ ràng với các thể loại ám tả, cố văn, kinh nghĩa và thơ, phú, chế

chiếu biểu và đối sách (văn sách).

Với việc tổ chức thi theo 4 kỳ với nội dung từ dễ đến khó, nhà Trần đã

thực sự đặt ra những nấc thang quan trọng ban đầu cho các triều đại sau mở rộng

và phát triển.

Sau đó, năm 1369, lần đầu tiên trong lịch sử khoa cử có đinh lệ về việc thi

cử nhân và phân cấp thi: thi Hương và thi Hội. Cứ năm thi Hương thì năm sau thi

Hội. Tiếp đến, triều đình mở kỳ thi Đình để phân hạng cao thấp cho thái học sinh.

Địa điểm thi, ngoài kinh kỳ có tổ chức ở nhà Quốc học Phủ Thiên Trường

(khoa Giáp Dần - 1374) và chùa Vạn Phúc (khoa Giáp Tý - 1384) vì Thái thượng

hoàng ở đó.

Mặc dù tổ chức khoa thi Thái học sinh theo đinh Chế khoa thi Tiến sĩ,

nhưng triều Trần lại gọi là khoa thi Thái học sinh, ban cho người đỗ học vị Thái

học sinh. Có thể một trong những lý do quan trọng là do bình diện tư tưởng lúc

bấy giờ, Tam giáo cùng hòa hợp tồn tại. Nho giáo nhích lên so với Phật giáo và

Đạo giáo, nhưng chưa ở vị thế độc tôn. Còn khoa Tiến sĩ lại là kết quả của sự kết

hợp nội dung thi Nho học và văn học là sản phẩm của thời kỳ Nho giáo độc tôn.

Thái học trong Thái học viện là một tên khác của nhà Quốc Tử giám; Thái học

trong Thái học sinh chỉ là một tên khác của Giám sinh. Khoa cử Trung Quốc chưa

thấy có khoa thi và học vị Thái học sinh, đây cũng là nét đặc sắc của khoa cử Việt

Nam thời Trần.

Page 19: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

17 November 7, 2014

2.2.3. Về trường thi:

Trường thi thường là một bãi đất rộng rào xung quanh để ngăn cách với

bên ngoài. Thí sinh phải mang theo chõng để tự lo cho mình ngoại trừ dự thi hội.

Tràng Thi (Hà Nội) là một địa điểm tổ chức các khoa thi, về trường thi phía ngoài

rào rậu bằng tre, triều đình sai linh canh phòng và dùng lính kị mã cưỡi ngựa qua

lại giám sát.

Bên trong trường thi chia làm ba khu vực:

– Khu nội liêm là nơi giành cho chủ khảo

– Khu ngoại liêm dùng cho các quan giám thị

– Khu giành cho sĩ tử

Hai khu nội liêm và ngoại liêm đều được dựng nhà lập mái, còn chưa

khoảng đất trống để giảng giải cho sĩ tử. Khi đi thi các sĩ tử phải mang theo lều

chõng, thức ăn lặn lội từ xa xôi lên kinh thành. Cả trường thi chia làm 8 ô vuông,

có một đường chạy dọc và ngang chạy qua ở chính giữa chia thành bốn khu bằng

nhau gọi là nhà nhập đạo. có một cửa tiền trên đường thập đạo, bố trí theo hàng

ngang, người ta dựng ba chòi canh, một chòi nằm ở giữa, hai chòi khác ở hai bên.

Đây là nơi các quan trông coi trường thi.

2.2.4. Về quan trường:

Quan trường là nơi những người đảm nhận nhiệm vụ trong kỳ thi tham gia

tổ chức trông coi, chấm thi. Quan trường ở kì thi Hương, thi Đình gồm có:

– Đê điệu là chánh phủ, phụ trách việc kiểm soát trường thi

– Giám thí là phó chủ khảo

– Tri Cống Cử là quan kiểm tra lập danh sách thi

– Tuần xước là người đứng đầu các quan giám thị ghi kí hiệu lên quyển thi

bị niêm phong

– Thụ quyền là quan phụ trách thụ bài thi của thí sinh

– Di phong phụ trách rọc phách và niêm phong quyển thi

– Đằng lục là người sao chép bài thi của thí sinh

– Đối độc là người đọc đối chiếu giữa bài thi bản gốc và bản sao soát lại

– Đôc quyển là người phụ trách chấm bài thi

– Giám thị là người có chức trách giữ an ninh cả phạm vi trường thi

2.2.5. Về đối tượng dự thi:

– Trong các khoa thi Thái học sinh thì đối tượng dự thi chỉ là các học sinh

nhà Thái học.

– Trong các khoa thi Đại tỷ (còn gọi là đị tỉ thư sĩ) đối tượng dự thi bao gồm

5 loại: Thái học sinh, các thuộc quan ở tam quán, thị thần học sinh, các

tướng phú học sinh và cả những người có tước phẩm.

Page 20: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

18 November 7, 2014

2.2.6. Về ngôn ngữ, văn tự sử dụng trong giáo dục khoa cử:

Vương triều nhà Trần sử dụng chữ Hán như một ngoại ngữ. Chữ Nôm xuất

hiện cùng chữ Hán khi nền giáo dục khoa cử được chính thức xác lập để ghi âm

tiếng nói dân tộc. Chữ Nôm vốn là ngôn ngữ văn tự, một công cụ cần thiết bậc

nhất để xây dựng một nền giáo dục khoa cử của một quốc gia độc lập đã có dù

răng chữ Nôm xuất phát từ chữ Hán. Tuy nhiên các vua từ thời Lý rồi đến thời

Trần đã loại trừ chữ Nôm trong việc sử dụng hệ thống văn tự đến việc chấp nhận

nội dung giáo dục Nho giáo, vốn nó là một di sản văn hóa của dân tộc được hình

thành do sự đóng góp của nhiều thế hệ bởi con chữ Nôm là chữ bình dân, không

thanh cao.

Sự mâu thuẫn trong tính dân tộc và gia cấp xuất hiện khi tiếp thu ảnh

hưởng văn hóa Trung Quốc, đó là tinh thần tự hào dân tộc trong việc xây dựng

một nền giáo dục khoa cử độc lập nhưng lại tự ti bởi chính di sản văn hóa dân

tộc. Ý thức gia cấp của vương triều từ thời Lý ảnh hưởng đến thời Trần khiến cho

họ chỉ tìm thấy ở giáo dục khoa cử Trung Hoa là công cụ phục vụ trực tiếp cho

lợi ích giai cấp mình.

Tóm lại, nền giáo dục khoa cử Nho học Việt Nam được xác lập cùng với

quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Đại Việt. Khoa cử Nho

học là con đường chính yếu để tuyển chọn đội ngũ quan lại cho bộ máy chính

quyền nhà nước các cấp. Đó cũng là con đường chính yếu để đào tạo nguồn nhân

lực phục sự đất nước.

Page 21: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

19 November 7, 2014

CHƯƠNG III

SỰ PHÁT TRIỂN CHUNG

CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC VÀ CHẾ ĐỘ KHOA CỬ

ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI TRẦN (1226 - 1400)

1. Những mặt hạn chế:

Từ các khoa thi ta thấy đặc điểm của các khoa cử thời kỳ này như sau:

– Khoa cử vẫn thiên về mặt lý thuyết chú ý đến tri thức khoa học xã hội. Từ việc học

đến việc thi đều trích cũ dẫn lời thánh hiền.

– Thể lệ thi rất hà khắc và có những lệ hết sức vô lí không phù hợp với đòi hỏi của quần

chúng nhân dân như con em phường chèo, phường hát không được dự thi. Bài thi phải

tránh viết tên vua, chúa, cha mẹ và người thân hoàng tộc. Người xưa gọi là phép kỵ

húy. Ai phạm vào phép này tùy vào mức độ của từng chữ mà bị trừng phạt. Có thể bị

giam cầm, cấm thi vĩnh viễn, cũng có thể truất quyền dự thi một hai khóa, bị đánh

trượt là điều chắc chắn vì đó là phạm trường quy. Tuy nhiên, khi bị suy thoái về chính

trị, kinh tế thì giáo dục thi cử cũng không ít tiêu cực. Bằng cấp một khi đã trở thành

“tiêu chí”của các nấc thang quan, chức danh vọng bổng lộc thì khoa cử trở thành

miếng mồi đối với kẻ hám danh cầu lợi. Khoa trường trở thành nơi bom chen, mưu

bán bằng cấp.

– Bên cạnh đó, vào cuối thời Trần, quá trình Nho giáo hóa đời sống chính trị - xã hội

đã diễn ra một cách quanh co phức tạp. Một số Nho sĩ đã ra sức truyền bá đạo Nho,

bài xích Phật giáo, đòi triều đình phải áp dụng Nho giáo lên mọi mặt đời sống xã hội.

– Giáo dục Nho giáo dưới thời Trần đã tương đối phát triển, nó dần giữ vai trò chủ đạo

chi phối lĩnh vực giáo dục khoa cử, phong kiến. Tuy nhiên, do nét đặc thù riêng biệt

thời kỳ này bị chi phổi bởi tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” nên hệ thống giáo dục

có sự kết hợp cả Nho - Phật - Đạo giáo.

2. Những mặt chuyển biến tích cực:

– Trong hoàn cảnh và cũng vì hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ là cần xây dựng một bộ

máy nhà nước hoàn chỉnh theo hướng trung ương tập quyền với một đội ngũ quan lại

đông đảo, có chất lượng để trợ giúp nhà vua trong việc cai trị đất nước mà triều đại

Trần đã lập ra chế độ khoa cử và có những chính sách tiến bộ để khuyến khích, đẩy

mạnh nền giáo dục khoa cử ấy. Trên cơ sở đó giáo dục thời Trần đã đạt được rất nhiều

thành tựu và có những đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước.

– Mục tiêu chính của nền giáo dục Nho học là đào tạo những người biết “tu thân, tề gia,

trị quốc bình thiên hạ”. Những người làm chính sự tham gia bộ máy chính quyền theo

học thuyết của Khổng - Mạnh đã đề ra. Xã hội Đại Việt trong sự hưng thịnh của mình

Page 22: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

20 November 7, 2014

tất yếu có sự phân hóa. Đội ngũ các nhà Nho học có vai trò rất lớn trong vệc ổn định

xã hội nên tạo ra những người có tư tưởng Nho giáo là mục tiêu hàng đầu của hệ

thống giáo dục và thi cử nhằm tìm kiếm hiền tài, thông hiểu đạo Nho mà quản lý đất

nước.

– Chế độ khoa cử nước ta đã hình thành và có bước chuyển biến mới của nền giáo dục

Việt Nam từ “nhiệm tử” sáng “tuyển cử”.

– Những người xứng đáng sẽ được bổ vào các chức viện Hàn Lâm, các cơ quan hành

khiển, sung vào các phái bộ sứ thần hay tiếp sứ Trung Quốc. Dần dần những người

này đã trở thành một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước. Nhiều người trong

số đó đã đóng góp quan trọng vào công cuộc ngoại giao, chính trị như Nguyễn Hiền,

Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát...

– Bên cạnh đó, nho học cũng từng bước phát triển trong nhân dân. Lúc đầu những nhà

chùa là nơi dạy học chữ nho, các sách kinh sử. Về sau, nhiều nhà nho, nhiều thái học

sinh không ra làm quan, ở nhà dạy học.

– Sự phát triển của giáo dục cùng với cuộc sống đa dạng, đang lên đã góp phần quan

trọng tạo nên một nền văn học phong phú đậm đà bản sắc dân tộc. Hầu hết thơ - phú

thời Lý - Trần đều thấm được sâu sắc tinh thần yêu nước và toát lên một niềm tự hào

dân tộc sâu sắc. Đáng chú ý như Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Phú Bạch Đằng

của Trương Hán Siêu, Qua sông Bạch Đằng của Phạm Sư Mạnh...

– Bên cạnh dòng vãn học chữ Hán, lịch sử thời kì này cũng chứng kiến sự hình thành

của văn học chữ Nôm với các tác giả nổi tiếng như Trần Nhân Tông, Mạc Đĩnh Chi,

Huyền Quang...

– Việc xây dựng các cung điện, thành luỹ, chùa chiên thời Lý - Trần cũng cho thấy

thời kì này nhân dân Đại Việt không chỉ xây dựng cho mình một nền văn học phong

phú mà còn cả một nền nghệ thuật đặc sắc. Những di tích còn lại về các cung điện ở

kinh thành Thăng Long, khu Tức Mạc - Thiên Trường, chùa Dâu, tháp Phổ Minh…đă

làm sáng tỏ điều này.

Như vậy, tiếp tục thời Lý, với tinh thần dân tộc và ý thức tự cường, nhân dân Đại Việt

ở thời Trần đã phát huy mọi khả năng để tạo dựng một nền văn hoá dân tộc đa dạng, phong

phú, đặc sắc. Nó không chỉ thể hiện sự kế thừa văn hoá cổ truyền, mà còn là những biểu hiện

sáng tạo, mới mẻ trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá các nước xung quanh.

Đó là cơ sở để nền văn hoá dân tộc ở các giai đoạn sau phát triển.

Page 23: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

21 November 7, 2014

KẾT LUẬN

Với tư cách là triều đại mở đầu cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, đặt nền

móng phát triển vững chãi của nền giáo dục khoa cử Đại Việt, thời Lý - Trần đánh dấu bước

chuyển biến của tổ chức bộ máy nhà nước cũng như hệ thống quan lại Đại Việt. Nếu như trước

đó ở thời Ngô, Đinh, Tiền Lê bộ máy quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua hình thức nhiệm

tử và tiến cử thì sang thời Lý - Trần bộ máy quan lại hầu như đều được tuyển lựa trong quá

trình nhà nước mở các khoa thi tuyển chọn nhân tài. Bộ máy quan lại ấy bao gồm những người

thực sự tài năng bởi muốn được ra làm quan họ phải trải qua quá trình sôi kinh nấu sử lâu dài

cũng như phải vượt qua các sĩ tử khác để được chọn lựa. Với một bộ máy quan lại như vậy tin

rằng khả năng giúp vua điều hành đất nước của họ tốt hơn các triều đại trước rất nhiều. Bộ máy

quan lại ấy chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển hưng thịnh của Đại Việt thời Lý

- Trần.

Khoa cử phát triển, làm chất lượng trí tuệ của bộ máy quan lại nâng cao hơn, đất nước

có nhiều nhân tài những người ấy có thể cùng với vua bàn bạc, hội ý để đưa ra những thuyết

sách có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh tế của đất nước làm cho Đại Việt trở thành một quốc

gia hùng mạnh về kinh tế có đủ tiềm lực để phát triển trong nội tại đất nước đồng thời lại có đủ

sức mạnh để chiến thắng các thế lực ngoại xâm từ bên ngoài.

Không những thế khoa cử phát triển thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động văn hóa

nghệ thuật: hàng loạt các tác phẩm văn thơ ra đời phục vụ cho nhu cầu giải trí của vua và quý

tộc cũng như mọi tầng lớp nhân dân, các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật giàu tính

thẩm mỹ và sáng tạo cũng xuất hiện trong thời kì này, khoa cử cũng thúc đấy các hoạt động

nghiên cứu tìm tòi để cho ra đời những công trình, những phát minh khoa học phục vụ cho cuộc

sống hàng ngày, đồng thời làm phong phú hơn nữa các loại hình văn hóa dân gian: lễ hội, chèo

tuồng, múa rối…

Như vậy, có thể thấy chế độ khoa cử đã có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy tất cả các

hoạt động kinh tế, xã hội của Đại Việt thời Lý - Trần góp phần đưa Đại Việt trở thành một quốc

gia hùng cường về chính trị, lớn mạnh về kinh tế với một xã hội ổn định và một nền văn hóa

giàu bản sắc.

Khoa cử Đại Việt thời Lý - Trần phát triển mạnh mẽ, bài bản nhờ có thành tựu này những

người học hành thành đạt đều được trọng dụng bổ nhiệm vào bộ máy quan lại ở trung ương và

địa phương…. Nhờ vậy mà chất lượng trí tuệ của độ ngũ quan lại ngày càng được nâng cao,

con đường thế tập mờ nhạt dần…. Đây là một trong những đóng góp to lớn vào kho tàng văn

hoá, văn minh Đại Việt với tư tương đúng đắn: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí

mạnh thế nước mạnh, rồi lên cao. Nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp.

Vấn đề đào tạo và sử dụng người hiền tài vẫn còn nguyên giá trị, ý nghĩa tại thời điểm

hiện tại và muôn đời sau. Ngày nay, nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa,

Page 24: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

22 November 7, 2014

nền giáo dục ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội. Giáo dục và đào tạo được

coi là quốc sách hàng đầu. Vai trò của giáo dục lớn tới mức, nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn

vong của cả một dân tộc bởi giáo dục chính là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và

phát triển hệ giá trị xã hội. Nền giáo dục có tốt thì mới góp phần tạo dựng, bảo vệ được một hệ

giá trị nhân bản, phù hợp với đặc trưng tốt đẹp của dân tộc và vì vậy đủ sức mạnh làm nền tảng

cho xã hội phát triển, hưng thịnh. Ngược lại, với nền giáo dục yếu kém và hệ quả đi kèm với

nó, hệ giá trị yếu thì dân tộc đó khó có sức bật đi lên. Chính vì vậy, trong thư gửi học sinh nhân

ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: Non sông

Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được bước tới đài vinh quang

sánh vai với các cường quốc ở năm châu được hay không, chính là nhờ một phần công học tập

của các cháu.

Page 25: Hệ thống giáo dục chế độ khoa cử nước đại việt dưới thời trần (1225 - 1400)

Hệ thống giáo dục và chế độ khoa cử nước Đại Việt dưới thời Trần (1226-1400)

23 November 7, 2014

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên (2008), Đại cương lịch sử

Việt Nam, NXB Giáo dục

2. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Sử học

3. Ngô Sĩ Liên (2004), “Đại Việt sử ký toàn thư tập 1, Nxb Văn hóa thông tin xuất bản lần

thứ 3, Hà Nội

4. Nguyễn Tiến Cường, Sự phát triển của giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong

kiến

5. Việt Anh, Cao, Lê Thu Hương (2010), Chuyện kể về các nhà khoa bảng Việt Nam, Nxb

Thanh niên, Hà Nội

6. Quỳnh Củ, Đỗ Đức Tùng (2001), Các triều đại Việt Nam, Nxb thanh niên

7. Nguyễn Thị Chân (2003), Khoa cử Việt Nam, Nxb Sử học

8. Nguyễn Quyết Thắng, “Khoa cử và giáo dục Việt Nam”

9. Quỳnh Cư, Nguyễn Anh, Văn Lang, “Danh nhân Đất Việt”

10. (2005), Tạp chí Hán Nôm, số 4 viện khoa học xã hội Việt Nam, viện nghiên cứu Hán

Nôm

11. Viện sử học (1981), Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội

12. Trần Hồng Đức (2012), Lược sử Việt Nam, Nxb văn hóa thông tin, Hà nội