hệ thống các vấn Đề về nhạc lý cơ bản

23
Lịch sử phiên bản: Ver 1.0: Văn bản đầu tiên - May 4, 2012, 11:23 AM Ver 1.1: Văn bản sửa đổi bổ sung - 12h12’ ngày 02/11/Quý Tỵ - sửa nội dung TRƯỜNG ĐỘ Ver 1.2: Văn bản sửa đổi bổ sung - 23h12’ ngày 02/11/Quý Tỵ - sửa nội dung CAO ĐỘ, HỢP ÂM. Ver 2.0: Văn bản thay thế - 22h15' ngày 04/11/Quý Tỵ. Các phiên bản 1.x hết hiệu lực. http://youtu.be/yfB7vF7nCdA HỆ THỐNG CÁC VẤN ĐỀ VỀ NHẠC LÝ CƠ BẢN . Tra cứu thuật ngữ Âm nhạc tại đây: http://www.maikien.com/index.php? option=com_content&view=article&id=27&Itemid=40 Chi tiết... Xem ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Music_theory Trong Âm nhạc có 4 yếu tố: CAO ĐỘ, TRƯỜNG ĐỘ, CƯỜNG ĐỘ và ÂM SẮC. CAO ĐỘ: Nốt cao, nốt thấp. Cao độ có rất nhiều vấn đề (quãng → thang âm, các cách gọi khác là giọng, scale... ↔ hợp âm), vì nhiều vấn đề nền có nội dung chi tiết ở dưới... TRƯỜNG ĐỘ: Nốt dài, nốt ngắn (..., nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn,...). Gồm có ngần này thứ http://en.wikipedia.org/wiki/Note_value ... Tính từ dưới lên trên độ dài (trường độ) nốt trên gấp đôi nốt dưới → VD nốt đen có độ dài trong 1 giây → nốt trắng có độ dài 2 giây; ngược lại nốt móc đơn có độ dài 1/2 giây. Khi các nốt nhạc có trường độ, kết hợp với nhau theo những sự lựa chọn nhất định; quy mô, quy định,... nhất định thì trở thành TIẾT TẤU (http://www.vn4000.com/content/view/47/96/ ). Tiết tấu phải khớp với... “Nhịp và phách ”. Trường độ (nói chung) và tiết tấu (nói riêng) liên quan đến một sự cố định về mặt thời gian... Thời gian có 60s là 1 phút... Lấy cái này làm cơ sở... → → Nếu mỗi giây đập một phách thì gọi là “Tốc độ = 60 (Tempo = 60)”

Upload: nguyen-duc-phuoc

Post on 14-Dec-2015

19 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Nhạc lý cho người bắt đầu học

TRANSCRIPT

Lịch sử phiên bản:● Ver 1.0: Văn bản đầu tiên - May 4, 2012, 11:23 AM● Ver 1.1: Văn bản sửa đổi bổ sung - 12h12’ ngày 02/11/Quý Tỵ - sửa nội dung TRƯỜNG

ĐỘ● Ver 1.2: Văn bản sửa đổi bổ sung - 23h12’ ngày 02/11/Quý Tỵ - sửa nội dung CAO ĐỘ,

HỢP ÂM.● Ver 2.0: Văn bản thay thế - 22h15' ngày 04/11/Quý Tỵ. Các phiên bản 1.x hết hiệu lực.

http://youtu.be/yfB7vF7nCdA

HỆ THỐNG CÁC VẤN ĐỀ VỀ

NHẠC LÝ CƠ BẢN.Tra cứu thuật ngữ Âm nhạc tại đây:

http://www.maikien.com/index.php?option=com_content&view=article&id=27&Itemid=40

Chi tiết... Xem ở đây:http://en.wikipedia.org/wiki/Music_theory

Trong Âm nhạc có 4 yếu tố: CAO ĐỘ, TRƯỜNG ĐỘ, CƯỜNG ĐỘ và ÂM SẮC.

CAO ĐỘ: Nốt cao, nốt thấp. Cao độ có rất nhiều vấn đề (quãng → thang âm, các cách gọi khác là giọng, scale... ↔ hợp âm), vì nhiều vấn đề nền có nội dung chi tiết ở dưới...

TRƯỜNG ĐỘ: Nốt dài, nốt ngắn (..., nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn,...).Gồm có ngần này thứ http://en.wikipedia.org/wiki/Note_value... Tính từ dưới lên trên độ dài (trường độ) nốt trên gấp đôi nốt dưới → VD nốt đen có độ dài trong 1 giây → nốt trắng có độ dài 2 giây; ngược lại nốt móc đơn có độ dài 1/2 giây.

Khi các nốt nhạc có trường độ, kết hợp với nhau theo những sự lựa chọn nhất định; quy mô, quy định,... nhất định thì trở thành TIẾT TẤU (http://www.vn4000.com/content/view/47/96/). Tiết tấu phải khớp với... “Nhịp và phách”.

Trường độ (nói chung) và tiết tấu (nói riêng) liên quan đến một sự cố định về mặt thời gian...● Thời gian có 60s là 1 phút... Lấy cái này làm cơ sở... →● → Nếu mỗi giây đập một phách thì gọi là “Tốc độ = 60 (Tempo = 60)” → “Tempo = 120”

nghĩa là “mỗi giây đập 2 phách ” (nhanh hơn) → ngược lại “Tempo = 30” nghĩa là “mỗi giây đập 0,5 (nửa) phách ” hiểu cách khác là “hai giây đập một phách ” (chậm hơn)... cứ thế mà tính (tương đối..., với các số liệu lẻ, VD Tempo = 57, Tempo = 48,...)... → Ta sẽ có những “chỉ số tốc độ” như sau: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BB%8Bp_%C4%91%E1%BB%99. Người ta gọi đó là “nhịp độ”. Chi tiết hơn về Tempo để "tính toán" liên kết "trường độ nốt nhạc" vào "ô nhịp" (Ở phần dưới)...

● Nghĩa là người ta xác định Tempo một cách DỨT KHOÁT NGAY TỪ ĐẦU rằng "bản nhạc này chơi với "nốt đen = 1s, nốt đen = 2s, nốt đen = x giây" thì "các nốt nhạc có trường độ gấp đôi "nốt đen (nốt trắng)" sẽ xác định rõ ràng là x*2 → "nốt tròn" = x*4; ngược lại, "nốt móc đơn" = x/2, "nốt móc đôi" = x/4,...v.v... Nhắc lại VD: NẾU nốt đen có độ dài trong 1 giây THÌ nốt trắng có độ dài 2 giây; ngược lại nốt móc đơn có độ dài 1/2 giây... Xem LẠI tương quan các nốt ở trên.

○ Ở đây tránh hiểu lầm "Tempo (tốc độ)" với "trường độ". "Tốc độ" là "độ nhanh chậm" của mỗi phách, còn "trường độ" sẽ tính ra "với tốc độ đó thì tổng thời gian để đập hết y phách sẽ là bao nhiêu".

Ở trên là vấn đề TỐC ĐỘ CỦA BẢN NHẠC CĂN CỨ VÀO THỜI GIAN (Phút/giây)... Còn "thuật ngữ và các ký hiệu" trong Âm nhạc gọi vấn đề này là.

...“Nhịp (thuật ngữ) và phách:● Phách : Là những “nhịp đập (văn ngữ) đều”, phách mạnh, phách nhẹ. Kết hợp phách mạnh,

phách nhẹ... vào với nhau theo quy luật nhất định thì trở thành “Nhịp (thuật ngữ)”...● “Ô nhịp” diễn tả cách viết nhạc về khoảng thời gian từ “phách mạnh này” đến “phách

mạnh tiếp theo”... VD Khoảng cách “Phách mạnh - Phách nhẹ - Phách nhẹ - Phách mạnh - Phách nhẹ - Phách nhẹ - Phách mạnh - ...”.

○ http://truongngocthuy.wordpress.com/2007/11/27/bai-5-o-nh%E1%BB%8Bp/ ● Từng ô nhịp được giới hạn bởi vạch nhịp → các loại vạch nhịp dùng cho các chức năng

khác nhau. http://en.wikipedia.org/wiki/Bar_(music).● Độ dài của từng ô nhịp được căn cứ theo Tempo → “chỉ số chỉ nhịp” của ô nhịp được ghi như

sau VD: ... Trong đó:○ Chỉ số trên là số lượng phách trong mỗi ô nhịp. Chỉ số dưới là chỉ Tempo của 1 phách, ta

đã nói ở trên Tempo = 60 nghĩa là mỗi giây đập một phách ..., trong "ký hiệu bản nhạc" người ta ko ghi là "tempo là một giây/một phách", người ta chỉ ghi Tempo = 60 và ta phải ngầm hiểu Tempo = 60 nghĩa là mỗi giây đập một phách → 1 phách có Tempo = x thì ô nhịp có y phách sẽ có Tổng trường độ là x*y, x là trường độ tính theo thời gian của 1 phách, y là số lượng phách → kết quả sẽ ra “trường độ tính theo thời gian”.

○ Chỉ số dưới: "Tempo = 60" nghĩa là "nốt nào trong số các trường độ = 60??? (http://en.wikipedia.org/wiki/Note_value)"... Cái này được quy ước giá trị là "một tỷ lệ với nốt tròn", ghi tại "chỉ số dưới". Nếu chỉ số dưới là 4 nghĩa là "1/4 nốt tròn" nghĩa là "nốt đen"...; nếu chỉ số dưới là 32 nghĩa là "1/32 nốt tròn" và "1/32 nốt tròn là nốt móc 3".

○ VD chi tiết:■ Ghi là "Nhịp 4/4" nghĩa là "mỗi ô nhịp có 4 phách, mỗi phách được tính là 1 nốt đen

(1/4 nốt tròn)" và người ta sẽ ghi ở trên đầu bản nhạc là " (Hiểu là Tempo = xxx hoặc Tempo nốt đen = xxx)".

■ "Nhịp 6/8" nghĩa là "mỗi ô nhịp có 6 phách, mỗi phách được tính là 1 nốt móc đơn

(1/8 nốt tròn)" và người ta sẽ ghi ở trên đầu bản nhạc là . Nhịp 32/44 hay 28/32,..., cũng tính như vậy.

■ Thỉnh thoảng có những trường hợp người ta ghi “nhịp 6/8” đi với hoặc cả

những cái khác... thì lại phải luận ra nghĩa là nhưng ít khi người ta ghi “kiểu phải luận ra” này.

● Nguyên tắc liên kết “trường độ nốt nhạc” và “ô nhịp” (cách ghi tiết tấu).○ Liên kết cơ bản: Mỗi nốt đen có trường độ bằng một phách →

○ → VD với bản nhạc có ghi chỉ số chỉ nhịp là 4/4, đi với , nghĩa là "trong mỗi ô nhịp có 4 phách, mỗi phách là một nốt đen (1/4 nốt tròn)". Mỗi phách chiếm thời gian là 1 giây, mỗi ô nhịp có 4 phách → mỗi ô nhịp là 4 giây... Và ở trong ô nhịp đó, tổng độ dài của các nốt cũng chỉ được 4 giây (đồng nghĩa với 4 phách).

VD: . Xem lại phần "nốt nọ dài gấp đôi nốt kia (ở trên)".

○ VD khác. Với bản nhạc có ghi chỉ số chỉ nhịp là 7/2, đi với , nghĩa là "trong mỗi ô nhịp có 7 phách, mỗi phách là một nốt trắng (1/2 nốt tròn)". Mỗi phách chiếm thời gian là 1 giây, mỗi ô nhịp có 7 phách → mỗi ô nhịp là 7 giây... Và trong ô nhịp đó, tổng độ dài của các nốt cũng chỉ được 7 giây (đồng nghĩa với 7 phách).

VD: . Xem lại phần "nốt nọ dài gấp đôi nốt kia (ở trên)" → nốt đen = ½ nốt trắng, nốt móc đôi = ⅛ nốt trắng...

TÓM LẠI CỦA TRƯỜNG ĐỘ:● Nốt nhạc có các trường độ. Kết hợp các nốt nhạc có trường độ khác nhau vào với nhau thì thành

tiết tấu.● Tốc độ của một bản nhạc tính theo "thời gian thực (phút/giây)"... Ký hiệu ghi trong bản nhạc có chỉ

số chỉ nhịp và chỉ số chỉ thời gian , ,... (gọi là Tempo).

● Phách là những nhịp đập để mọi người trong "ban nhạc, dàn nhạc,..." có một tốc độ thống nhất, trùng nhau..., "cách tính phách" được ký hiệu bởi chỉ số chỉ nhịp, "tốc độ phách" ghi bằng chỉ số chỉ thời gian (Tempo). Phách thông thường có phách mạnh, phách nhẹ → quy luật sắp xếp "phách mạnh, phách nhẹ" gọi là nhịp, sắp xếp trong một ô nhịp.

CƯỜNG ĐỘ: Kêu mạnh, kêu nhẹ. Ký hiệu mạnh nhẹ xem trong này..., p là nhẹ, f là mạnh, pp nhẹ hơn p, ff mạnh hơn f..., đại loại là ký hiệu như thế... http://en.wikipedia.org/wiki/Dynamics_(music)...

ÂM SẮC: Sắc thái của âm thanh (đàn này kêu khác với đàn khác, đánh đàn - bấm phím đàn kiểu này khác bấm phím đàn kiểu khác...). Rất nhiều thứ có thể "quy về" yếu tố này..., đây là một cái nhìn khá rộng... Nhưng đại loại là: Đàn này kểu khác đàn khác,... (như trên)".

Quay lại những vấn đề liên quan đếnCAO ĐỘ:

Cao độ gồm có ÂM, QUÃNG, HỢP ÂM, THÁNG ÂM.

ÂM: Mỗi phím đàn là một ÂM. NỐT NHẠC là âm có xác định chi tiết về cao độ. VD ÂM ĐÔ, có những NỐT NHẠC (NỐT) là "ĐÔ ở quãng tám trầm, ĐÔ ở quãng tám thứ nhất, ĐÔ ở quãng tám thứ 3..."..., đàn Piano có bẩy quãng tám đủ và hai quãng tám thiếu ở hai đầu → ta có 8 NỐT ĐÔ.

Các nốt C1, C2... đến C8... Đánh dấu tròn.7 quãng 8 đủ bắt đầu từ các nốt C (đánh dấu tròn) đến nốt B

7 phím trắng của Piano là 7 ÂM (NỐT NHẠC) cơ bản, 5 phím đen đó là những ÂM (NỐT NHẠC) mở rộng. Cách gọi là "tên nốt cơ bản” + “phần mở rộng (thăng, bình - hoàn, giáng)"...

VD về Dấu hóa bất thường

VD Dấu hóa theo khóa

hoặc

Hai kiểu sử dụng dấu hóa trên sẽ nói chi tiết sau.“Dấu hóa” thì ko khác gì nhau, chỉ là “cách sử dụng” khác nhau.

Đến đoạn cần sử dụng mới giải thích chi tiết.

Trùng Âm: Chỉ là cách ghi khác nhau nhưng cao độ của âm là một. VD: C = Dbb (Rê giáng kép), C# = Db, D = Cx (Đô thăng kép), E# = F, F = Eb...

QUÃNG: Cấu tạo bởi 2 âm.Hiểu về quãng để "xây dựng Thang Âm (ở dưới)" và "Hợp Âm (ở dưới...).Cứ 2 âm kết hợp với nhau thì thành một quãng..., hai âm này có thể cùng nhau phát ra hoặc âm kêu trước chưa im lặng thì âm sau đã đè vào...

Tính theo phím trắng của đàn Piano →● 2 phím liền kề nhau (ko cách nhau phím nào) gọi là "quãng 2",● cách nhau một phím gọi là "quãng 3",● cách nhau hai phím gọi là "quãng 4",● cách nhau ba phím gọi là "quãng 5"..., đó là về SỐ LƯỢNG...● Còn về mặt CHẤT LƯỢNG (hình tượng) thì người ta thêm vào "giảm, thứ, đúng, trưởng,

tăng", là tính thêm 5 phím đen của Piano... để phân biệt "quãng 2 trưởng (viết ký hiệu là 2T)" với "quãng 2 thứ (viết ký hiệu là 2t)", "quãng 3 trưởng (3T)", "quãng 3 thứ (3t)",...v.v... → tính tất cả "phím đen, trắng" và ko phân biệt "đen/trắng" nữa, chỉ tính là "phím"... thì →

○ 2 phím liền kề nhau là "quãng 2t (q 2t)", ○ cách nhau 1 phím là "quãng 2T (q 2T)",○ cách nhau 2 phím là "q 3t",○ cách nhau 3 phím là "q 3T”○ ...v.v...

Mở rộng hơn một chút, các cách gọi... VD: 2 tăng (2Tg), 3 giảm (3gi)... thực ra, bản chất chỉ là "trùng âm"; "2Tg = 3t", "3gi = 2T"... Chỉ có ở phạm vi "q4, q5" thì có giá trị thực sự là "tg, gi"... LƯU Ý CÓ TẦM TỔNG QUAN: Cái này gọi là TRÙNG QUÃNG sự TRÙNG này ko phải chỉ có ở "quãng", vì "quãng" là phần tử của "Hợp Âm (chord)" và "Thang Âm (scale, âm giai, gam giọng...:-j...), nhỏ hơn QUÃNG là “TRÙNG ÂM" nên → hiểu rõ ràng về mấy vụ trùng âm của "Hợp Âm" hay "Thang Âm" thì cũng là "chuyện thường tình ở xã"... chứ cũng chưa đạt được cái tầm "huyện, tỉnh, thành phố..."...:-j... → hiểu hết nội dung ở đây, mong rằng người ta sẽ ko cần "hỏi vớ va vớ vẩn... kiểu như tại sao nốt nhạc (tab, bản nhạc, tay đàn,...) như thế này mà MỖI NƠI CHỈ MỘT KIỂU...???... hay cãi vã nhau rằng... Thế này nghĩa là hợp âm này chứ ko phải là hợp âm kia...:-j...".

Có 12 âm thanh (12 phím đàn piano) → ta sẽ có rất nhiều quãng..., nhưng trực tiếp liên quan đến "hợp âm", "thang âm" thì cũng chỉ hay dùng đến các quãng 5 trở xuống... Tất cả các quãng và cách gọi các quãng, xem ở đây (http://en.wikipedia.org/wiki/Interval_(music)#Main_intervals).

HỢP ÂM: Ít nhất là cấu tạo bởi 3 âmCó nhiều cách để xây dựng Hợp Âm, vậy nên có nhiều "cách hiểu" về cùng một "đối tượng: Hợp Âm".

Cách hiểu thứ nhất: Hợp âm được tạo ra từ các Bậc của Thang âm ... Trong ứng dụng với nhạc Pop, người ta xây dựng bản nhạc dựa trên một chuỗi hợp âm, gọi là "vòng hòa âm". "Vòng hòa âm" này thường căn cứ vào "thang âm"... Chi tiết như nhau...

● Lấy Bậc I, Bậc III, Bậc V của thang âm ra chồng lên nhau sẽ được “Hợp Âm 3 (HÂ 3)”; Lấy Bậc I, Bậc III, Bậc V, Bậc VII của thang âm ra chồng lên nhau sẽ được “Hợp Âm 7 (HÂ 7)”.

VD: Tạm thừa nhận ô bên trái là Thang Âm (scale)... Chi tiết về Scale giải thích sau.

● Cứ chồng quãng lên bất kể Bậc nào...:

VD: ● Tạm thừa nhận nốt mầu “xanh lam” là Thang âm (scale)... Chi tiết về Scale giải

thích sau.● Tính cả nốt mầu “xanh lam” lên 2 âm trên... thành 3 âm... thì là HÂ 3.● Tính cả nốt mầu “xanh lam” lên 3 âm trên... thành 4 âm... thì là HÂ 7.

Chi tiết về “tên gọi,…”... tính sau. Ở đây chỉ cần hiểu hình tượng: “Hợp âm được tạo ra từ các Bậc của Thang âm”... là như thế.

Ứng dụng thì thường dùng "cách hiểu thứ nhất"... Bởi vì "nhạc và lời" của bản nhạc Pop là "thang âm" → xây dựng "vòng hòa âm" để làm "phần đệm" phải ăn khớp, dựa trên nền tảng là "thang âm (dùng để viết giai điệu "nhạc và lời")" → với một bài hát được viết bằng “thang âm nốt mầu xanh lam”, nếu lấy các HÂ này...

... ...

...để mà “viết phần đệm” (sắp xếp "vòng hòa âm" hợp Lý...) thì ko bao giờ phải “nghe thử xem nó có NGƯỢC TAI hay ko...”...:-j... ĐỆM HÁT...:-j...???... PHỐI KHÍ...???..., phối khí nhạc Pop từ tầm VTV BÀI HÁT VIỆT, SAO MAI ĐIỂM HẸN... trở xuống..., cũng chỉ là “đảo chỗ nọ, lộn chỗ kia, nhào chỗ này, nặn chỗ khác...”... từ trong KHUÔN KHỔ NÀY mà ra hết... , chẳng có gì phải “lăn tăn suy nghĩ dài dòng...”... Xem thêm phần "nội dung MỞ cực con mẹ nó RỘNG".

Cách hiểu thứ hai: Hợp Âm được xây dựng từ "các âm" cách nhau "các quãng" ..., nghĩa là xây dựng ĐỘC LẬP với Thang Âm. Cách hiểu này mang t/c lý thuyết, liệt kê, công thức... Nếu ỨNG DỤNG thì mới dùng cách hiểu thứ nhất, còn để mà HIỂU BẢN CHẤT ĐỂ XÂY DỰNG "HỢP ÂM (ko phải vòng hoà âm)"... thì nên hiểu theo cách hiểu thứ hai... "ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC", "ĐỘC LẬP - TỰ DO - THẤY HAY HO... LÀ QUẠT...:-j...", thậm chí là "ĐỘC LẬP - TỰ DO - NỐT NÀO PHÔ THÌ... EM XIN LỖI... I'...M... S...O...R...R...Y..."... thì cũng vô tư đi là CHÉM GIÓ..., tuy rằng... "NAM VÔ TỬU TỰA KỲ VÔ PHONG, nhưng... THẤY GÁI VÀO PHÒNG THÌ KỲ VÔ PHONG CŨNG PHẤT”...:-j...:))..., LÙA, QUÉT... ko cần nghĩ, chỉ cần biết "đó là ti"...:-j...

Ta ko nên đánh "phô"...;)... để tránh việc "đang đánh nhạc Rock..., đánh phô một phát, lại phải thanh minh rằng... đây là MƯỢN HỢP ÂM của NHẠC JAZZ"...:-j...:))...:P…

Chi tiết về cách hiểu thứ hai này...● ...;)... Nhạc cổ điển có nhiều loại hợp âm, nhưng các loại hợp âm nổi tiếng thì có Hợp âm

3, hợp âm 7 và các "thể đảo" của 2 loại hợp âm trên. Phần còn lại thì là những "Hợp âm ko nổi tiếng", thì cũng nhiều... Cấu tạo những hợp âm này như sau:

○ Hợp âm 3 trưởng gồm 3 âm. Âm thứ nhất cách âm thứ hai một q 3T, âm thứ hai cách âm thứ 3 một q 3t. VD: Hợp âm C (gồm có 3 âm C E G), HÂ C# (C# E# G#), HÂ D (D F# A#), "HÂ D# (D# Fx A#) - Fx là F thăng kép", E (E G# B)...v.v...

Đó là viết MÁY MÓC theo kiểu "chồng quãng", còn theo đúng cách "ký hiệu hợp âm", thì những gì phức tạp quá VD Fx của HÂ D# thì sử dụng sự TRÙNG ÂM đổi thành Eb (Eb G Bb).

○ Hợp âm 3 thứ gồm 3 âm. Âm thứ nhất cách âm thứ hai một q 3t, âm thứ hai cách âm thứ 3 một q 3T. VD: Tương tự như VD của HÂ 3T.

○ Hợp âm "Trưởng 7" là 3 âm của HÂ 3T, cộng thêm một q 3t → là 4 âm.○ Hợp âm "Thứ 7" là 3 âm của HÂ 3t, cộng thêm một q 3t → là 4 âm.○ Cho đến đây, thì tạm thời thừa nhận rằng "HA Trưởng 7 và Thứ 7 là cộng thêm q

3t"... Vì chuyện "HA Trưởng 7 và Thứ 7 cộng thêm q 3T" liên quan đến Scale, sẽ nói sau. Tất cả những cái trên... là HỢP ÂM KHÔNG ĐẢO. Ở đây KO ĐƯỢC hiểu lầm "cụm từ: HỢP ÂM KHÔNG ĐẢO" với "thuật ngữ: HỢP ÂM THUẬN", cũng như "cụm từ: HỢP ÂM ĐẢO (thuật ngữ THỂ ĐẢO)" với "thuật ngữ: HỢP ÂM NGHỊCH"..., đó là những vấn đề khác nhau...

● HỢP ÂM ĐẢO (THỂ ĐẢO) chỉ đơn thuần là thay đổi vị trí các âm của HÂ KO ĐẢO... → nhiều cách ghi HÂ "hiện nay" thực ra chỉ là THỂ ĐẢO của HÂ 3, HÂ 7 của "cách hiểu cổ điển" mà thôi, chứ ko phải là "những hợp âm khác nhau". VD: HÂ B7 và D/F# là một, D/F#

là "thế đảo" của B7, HÂ C/E là "thế đảo" của HÂ C, tất nhiên đây là hiểu rộng ra... Cách ký hiệu bằng chữ kiểu này là cách ký hiệu của nhạc Popular... và cách ký hiệu này có "cách hiểu" khá độc lập so với kiểu ghi của nhạc cổ điển.

○ Quay lại "THỂ ĐẢO" là như sau.

Ở đây chỉ có 2 thể đảo như thế thôi vì nếu “đảo âm E” đo quãng tám khác thì không còn giữ được “cụm hai nốt kết hợp thành một quãng 3” nữa → mất tính chất HỢP ÂM.VD trên: “HÂ B7 và HÂ D/F#” với “HÂ C và HÂ C/E”.

○ Do tính chất của đàn Guitar nên các thể tay đặt trên đàn hầu hết là dùng “thể đảo”...

Đi sâu hơn vào cách ký hiệu hợp âm theo kiểu Popular → sự TRÙNG HỢP ÂM trong cách ký hiệu... Phần này ko thuộc về NHẠC LÝ CƠ BẢN (Mở rộng hơn một chút), tuy chưa đủ đô để liệt vào dạng "MỞ cực con mẹ nó RỘNG".

● "HÂ 3t" ký hiệu tên âm chủ thêm chữ "m (viết tắt của minor), VD Cm, C#m, Dm, D#m... HÂ 3T thì chỉ có tên âm chủ, VD C, D, E, F... Vấn đề ở đây là "HÂ 3T" ghi ký hiệu như thế này thì dễ bị nhầm với "ký hiệu ÂM, cũng ghi như thế... → những người có kinh nghiệm thì tùy vào "bối cảnh", người ta sẽ hiểu "A" nghĩa là "HÂ La trưởng" hay là "nốt La"...:-j... Nói "nửa đùa, nửa thật" thế thôi chứ thực ra là lướt qua vài "căn cứ (http://en.wikipedia.org/wiki/Chord_names_and_symbols_(jazz_and_pop_music), http://en.wikipedia.org/wiki/Note#History_of_note_names),..."..., thì ta cũng chỉ có trường hợp "Nốt gốc (Bậc I)" và "hợp âm trưởng" là ký hiệu trùng nhau..., nghĩa là trong hoàn cảnh nhất định thì nó là "Note" hay là "Major Chord" cũng được..., còn tất cả những cái khác đều phân biệt rõ ràng...

● Theo như thống kê của Wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/Chord_names_and_symbols_(jazz_and_pop_music)) thì ta có thể hiểu như sau.

○ Một hợp âm gồm có "tên hợp âm (Chord name)" và "các cách ký hiệu (Chord symbol)", ở đây có...

○ Chord name: Diễn giải tên hợp âm hoàn toàn bằng "từ ngữ" nên rất dài dòng... VD như "Dominant seventh chord", "Augmented seventh chord", "Half-diminished seventh chord"...v.v...

○ Chord symbol: Chuyển các diễn giải bằng từ ngữ thành ký hiệu... Ở đây người ta sử dụng những ký hiệu cũ của nhạc cổ điển hoặc đưa ra ký hiệu mới tương đương VD "Minor (kiểu cổ điển)" và "m, min (kiểu Popular)".

○ Vậy cho nên ngay cả cách "ký hiệu hợp âm" trên bản nhạc cũng là điều ko cần nhớ..., mà thấy lạ thì dở "dữ liệu" ra mà tra, hoặc tra trên các ứng dụng tra cứu trực

tuyến... VD như http://www.all-guitar-chords.com/. VẤN ĐỀ CẦN PHẢI HIỂU LÀ HỢP ÂM ĐƯỢC XÂY DỰNG BẰNG QUÃNG... như thế nào... Và mình theo dòng nhạc nào thì sẽ có những "hợp âm thông dụng" của dòng nhạc đó → việc tra cứu sẽ "giới hạn hơn"...

● Ở đây, người ta liệt kê rất rõ:○ Hợp âm 3:

http://en.wikipedia.org/wiki/Chord_names_and_symbols_(jazz_and_pop_music)#Triads

○ Hợp âm 7:http://en.wikipedia.org/wiki/Chord_names_and_symbols_(jazz_and_pop_music)#Seventh_chords

○ Và phần mở rộng (hợp âm 9, 11, 13...):http://en.wikipedia.org/wiki/Chord_names_and_symbols_(jazz_and_pop_music)#Extended_chords

Chỉ cần thế thôi..., đã là "ứng dụng bét nhè" rồi... VD như ● Nhạc Pop thập niên 80 người ta chỉ dùng đến "trưởng, thứ, và 7 với các thể đảo", Heavy

Metal, phần lớn các thể loại nhạc Metal, do đặc tính của âm thanh Distortion, người ta cũng chỉ dùng đến hợp âm 3, thỉnh thoảng lắm mới đá thêm vào vài hợp âm 7 khi ko dùng Distortion.

● Pop hiện tại thì hầu như là phát triển theo hướng Lating, Hip-hop (Tiết tấu, hòa thanh “đi đường riêng”), hoặc nhánh thứ hai là sử dụng “công nghệ BoyBand (bè hát gần như song song chứ ko “giá trị” như hợp xướng cổ điển, thêm bè ở giữa và bè Bass thành Hợp Âm trong khuôn khổ HÂ 3, HÂ 7 và các thể đảo)”..., trong đó có K-Pop, cũng như J-Pop hay V-Pop là mạch phát triển từ nhạc Dance song song với mạch sử dụng “công nghệ BoyBand phương tây”... Lại là thể loại không thiên về "tính giai điệu hay chơi hợp âm" → trên phương diện Hợp Âm lại còn "giảm thiểu" hơn cả Pop của thập niên 80..., bởi vì tiết tấu, hợp âm phức tạp hơn và "nhạc có tính giai điệu hơn" thì các ông ấy đếch nhẩy được...:))...

● Các mạch phát triển khác như Jazz thì ko rõ (Xem thêm phần “nội dung MỞ cực con mẹ nó RỘNG”), Rock thì nảy sinh kiểu mới thuộc "phạm vi Alternative Rock" có những cách sử dụng Distortion khác với Heavy Metal nhưng cũng chỉ nằm trong khuôn khổ Hợp âm 3 và thể đảo... Các dòng nhánh Rock cũ cũng ko có gì thay đổi về mặt "Hợp âm"...Tạm VD như thế cho vấn đề "HỢP ÂM THEO KIỂU POPULAR". Đó là Hệ thống CƠ BẢN... toàn cảnh về những vấn đề liên quan đến Popular hiện tại... Xem thêm phần "nội dung MỞ cực con mẹ nó RỘNG".

TÓM LẠI VỀ HỢP ÂM.● Có 2 cách hiểu về Hợp Âm là “Cách hiểu thứ nhất: Hợp âm được tạo ra từ các Bậc của

Thang âm”, cách này mang nặng tính thực hành, ứng dụng… và “Cách hiểu thứ hai: Hợp Âm được xây dựng từ "các âm" cách nhau "các quãng"”, cách hiểu này mang tính lý thuyết, hoàn toàn “ăn vào” lý thuyết Âm nhạc Cổ điển có thể coi là bản chất của cấu tạo hợp âm, dùng để phân tích nhiều hơn…

● Ngoài ra là cách ký hiệu hợp âm theo kiểu Popular… Đây là cách “ký hiệu” mà thôi, chứ bản chất của cấu tạo thì nó chính là nội dung “cách hiểu thứ hai”.

THANG ÂM (ÂM GIAI, SCALE,...): Cấu tạo bởi nhiều âm.

"Thang âm" có một "Âm chủ" và các âm còn lại sẽ "cách nhau" bởi các "quãng", "âm trước" cách "âm sau (liền kề sau)" bởi "quãng".

Nếu "Liệt kê" ra hoặc tính theo "Lịch sử âm nhạc" thì các "thang âm" là "khác nhau" nhưng nhìn trên phương diện "lý luận" thì thực ra là không khác nhau nhiều lắm...

Ở đây, tôi chỉ "liệt kê" ra những "vấn đề hiểu lầm, hiểu sai,..." mà tôi gặp ở các diễn đàn...● Trước tiên, ta cần phân biệt "Musical Scale" với "Musical Mode". "Musical Scale" là

cách gọi TỔNG QUAN về một "đối tượng" trong Âm nhạc, còn "Musical Mode"...>:)... là cách gọi "bớt tổng quan hơn" một chút...:-j... Nghĩa là "Musical Scale" nói về sự sắp xếp nhiều âm theo thứ tự các quãng nhất định, còn khi "Lý thuyết âm nhạc" phân định rõ ràng hệ thống các "Scale" và đặt tên cho mỗi "Scale", "nhóm Scale"... thì đó là "Musical Mode". Chủ yếu, người ta có "Musical Scale" là để phân biệt các đối tượng "Note", "Interval", "Chord"... cũng như nhìn nhận chung là một "danh từ" cho việc phân biệt "dòng nhạc này với dòng nhạc khác Còn "Musical Mode" là để phân biệt các "Scale". VẬY NÊN, CÁI CẦN NÓI CHI TIẾT hiện nay là MUSICAL MODE.

● Xem ở List này (http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_musical_scales_and_modes) và Mục lục Mode này (http://en.wikipedia.org/wiki/Musical_mode) thì..., cả người làm chuyên môn lẫn những người chơi bời giải trí, cưa cẩm lẫn nhau..., không ai là không thừa nhận rằng "không hơi đâu mà học gạo cho hết"...:-j... Mà thiết thực ra thì "dùng đến đâu, tra cứu đến đây..."... Còn nếu có ai có hứng thú "đo đạc dung lượng bộ nhớ của mình...", thì cứ "nhớ đi", sau đó hãy vào thư viện của Viện Âm nhạc để tìm mua quyển "từ điển thang âm các vùng miền của Việt Nam (đại ý)" để mà nhồi tiếp...:-j... Quyển từ điển này có khổ giấy A4, độ dày khoảng gần 3cm, nghĩa là... ít nhất là 200 trang A4...:))..., ở đó có đầy đủ thang âm của 3 miền và thang âm "54 dân tộc anh em", Kinh Bắc - Bắc Kinh, Bạc Liêu, Tầy, Nùng, Hà...a Tịnh, Nghê...ệ A...an..., Thanh Hóa, Tây Nguyên, Đà Nẵng... cứ gọi là... "nếu có thiếu thì lại có người đi ghi chép để bổ sung...:-j..."... NẾU HẾT Ở VIỆT NAM THÌ SANG CĂM-PU-CHIA VỚI SANG LÀO ĐỂ SƯU TẬP...=))...

● Vậy cho nên, để ứng dụng vào chuyện "chơi nhạc Popular"..., thì ta chỉ cần biết rất rõ về "thang âm trưởng, thứ (Tự nhiên, Hòa thanh, giai điệu)..., có 7 âm... Gọi là "thang 7 âm", tiếng Tây gọi là Chromatic và Diatonic... Khi bớt âm đi thì thành "thang 5 âm", tiếng Tây gọi là Petatonic. Chi tiết hơn một chút thì là các nhóm liên quan, mở rộng từ Diatonic, cũng như Petatonic...v.v... Vậy nên ta chỉ cần "hiểu sâu sắc" về "VÀI thang âm THÔNG DỤNG, NỔI TIẾNG... để lấy đó làm nền tảng, suy luận, tính toán ra các thang âm khác (rất ít khi cần dùng đến)...

○ ..."Chromatic", người ta hay gọi là "Chromatic và Diatonic http://en.wikipedia.org/wiki/Diatonic_and_chromatic" bởi vì thực ra hai cái này là một. Diatonic gồm có "7 âm cơ bản (phím trắng của đàn Piano)" còn Chromatic là "7 âm cơ bản (phím trắng...)" đó và "các âm có sử dụng dấu hóa #, b (phím đen của đàn Piano)". Ở đây có "Trưởng/thứ tự nhiên" → "Trưởng/thứ hòa thanh và Trưởng/thứ giai điệu". Từ đó "bớt âm đi" để thành "thang âm ngũ cung (pentatonic). Tất cả những Diatonic còn lại đều không cần nhớ..., mà dựa trên nguyên tắc xây dựng thang âm để mà xây dựng lên.

● Thang Âm trưởng/thứ tự nhiên: Số lượng âm 7 âm. Gọi là "7 âm" là gọi theo tính chất của thang âm, còn khi đưa vào "lý thuyết" để tính toán thì phải gọi là "7 bậc (Bậc I là Âm chủ hay còn gọi là Chủ âm"..., bởi vì có những trường hợp trong tính toán..., "một âm" lại được xếp vào "nhiều bậc khác nhau". Xây dựng bởi 7 âm, cách nhau các quãng theo thứ tự như sau.

○ Thang âm trưởng: 2T, 2T, 2t, 2T, 2T, 2T, 2t,...

Thang âm thứ: 2T, 2t, 2T, 2T, 2t, 2T, 2T,...

Để VD chi tiết thì tôi sẽ nói thêm 2 đối tượng mới... thì mới có thể VD chi tiết được... Gồm có:

○ Khóa (http://en.wikipedia.org/wiki/Clef): Link kia là đầy đủ các loại khóa... Giới hạn hiện tại, chúng ta chỉ giới hạn ở việc hiểu sâu sắc về “Khóa Sol (http://en.wikipedia.org/wiki/File:GClef.svg)”. Khóa Sol là một "khóa nhạc" để khẳng định rằng "Trung tâm của khóa Sol (phần hình tròn) đặt trên dòng kẻ nhạc nào, thì dòng kẻ nhạc đó có cao độ là NỐT SOL Ở QUÃNG TÁM THỨ NHẤT... (Sol = 391,995 Hz)",

khi "trung tâm của khóa Sol dịch chuyển thì NỐT SOL Ở QUÃNG TÁM THỨ NHẤT dịch chuyển theo → toàn bộ các nốt nhạc (âm), quãng, thang âm,... tương quan với "nốt Sol ở quãng tám thứ nhất" đó cũng TỊNH TIẾN theo sự thay đổi đó,... cái này là một trong số những kiểu DỊCH GIỌNG. Phải rõ ràng, dứt khoát tuyệt đối như thế vì ngoài nội dung cơ bản ở trên, khi kết hợp "khóa Sol,..." với vài ký hiệu khác thì lại là nốt Sol khác, với tần số âm thanh khác (http://en.wikipedia.org/wiki/Sol_note)... chưa nói đến chuyện ngoài khóa Sol ra thì còn khóa Đô (C) và khóa Fa (F) với "vài ký hiệu khác" nữa... Các "khóa nhạc" nó lằng nhằng như thế vì nhu cầu sử dụng đối với "nhạc giao hưởng nói chung" và "tính năng của các nhạc khí Giao hưởng nói riêng"..., nó cũng loằng ngoằng như thế.

”Ù cả tai”...:-j...>:)...

○ Dấu hóa theo khóa...

VD hoặc http://en.wikipedia.org/wiki/Key_signature

Nhắc lại ở trên, "Dấu hóa thì không khác nhau, nhưng cách sử dụng thì khác nhau để cho nhu cầu sử dụng rõ ràng tránh nhầm lẫn đến mức tối đa...

■ Dấu hóa bất thường có giá trị giới hạn trong khuôn khổ là "một ô nhịp" và "một nốt nhất định đó (các âm đó nhưng ở quãng tám khác thì không có hiệu quả)", sang ô nhịp mới buộc phải VIẾT LẠI "chính dấu hóa bất thường đó nếu cần sử dụng".

Phần tô mầu xanh là phần hiệu quả của dấu hóa Ở ảnh dưới..., cũng chính là giai điệu này nhưng được chuyển sang dấu hóa theo khóa để phân biệt rõ hiệu quả của 2 kiểu sử dụng dấu hóa...

■ Dấu hóa theo khóa: Vẫn là giai điệu đó → vẫn là những nốt G đó nhưng dấu hóa là “dấu hóa theo khóa”... → hiệu quả của dấu hóa khác hoàn toàn.

Trong khuôn khổ "hệ thống về Nhạc lý cơ bản" này... thì... Để sử dụng vào viết, tính toán về "Thang âm" thì người ta sử dụng "dấu hóa theo khóa". "Dấu hóa theo khóa" có giá trị trong toàn bộ BẢN NHẠC hoặc có giá trị đến ĐOẠN NHẠC có thay đổi "bộ dấu hóa khác"... Đây chính là cái mà "nhân gian" hay gọi nôm na là "chuyển giọng, chuyển điệu, chuyển gam..."... Chính xác ra là "chuyển giọng" là "chuyển hệ thống cao độ", "chuyển điệu" là "chuyển hệ thống tiết tấu".

● Các VD về Thang âm trưởng tự nhiên, trưởng hòa thanh, trưởng giai điệu. Xem lại phần “Khóa” và “bộ dấu hóa” ở trên.

Bắt đầu từ âm C, xây dựng thang âm theo quãng...Trưởng hòa thanh: Hạ bậc VI xuống quãng 2t

Trưởng giai điệu: Hạ bậc VI, VII xuống quãng 2t khi chạy “chiều đi xuống”.

...từ đó, bớt âm đi thành “ngũ cung (Pentatonic)”

Bắt đầu từ âm Eb, xây dựng thang âm theo quãng...Trưởng hòa thanh: Hạ bậc VI xuống quãng 2t

Trưởng giai điệu: Hạ bậc VI, VII xuống quãng 2t khi chạy “chiều đi xuống”.

...từ đó, bớt âm đi thành “ngũ cung (Pentatonic)”.

Bắt đầu từ âm F#, xây dựng thang âm theo quãng...

Trưởng hòa thanh: Hạ bậc VI xuống quãng 2tTrưởng giai điệu: Hạ bậc VI, VII xuống quãng 2t khi chạy “chiều đi xuống”.

...từ đó, bớt âm đi thành “ngũ cung (Pentatonic)”.

○ Ở trên là 3 VD về thang âm trưởng, bắt đầu từ âm bất kỳ. Tôi sử dụng dấu hóa bất thường để khẳng định tương quan các quãng... còn thực tế thì sẽ là “bộ dấu hóa theo khóa”.

○ Thang Pentatonic ở đây tôi chỉ rõ về các bậc (số la mã) để xác định “bậc bị bớt đi từ thang trưởng tự nhiên”..., cũng như thể hiện tương quan quãng... Theo Lý thuyết thì người ta gọi tên Cung, Thương, Dốc, Trủy, Vũ..., cũng là “nguyên lý (Bậc, quãng)” như trên.

● Các VD về Thang âm thứ tự nhiên, thứ hòa thanh, thứ giai điệu. Xem lại phần “Khóa” và “bộ dấu hóa” ở trên. Tính toán từ “Thang âm trưởng” ở trên theo QUÃNG của “thang âm thứ”... Thang âm thứ Hòa thanh, thứ giai điệu hạ bậc “q2” như trên, ngũ cung bớt bậc như trên...

● Xem khá chi tiết và mở rộng hơn về số lượng scale tại đây:http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%83_lo%E1%BA%A1i:%C3%82m_giai......Tổng quan hơn là http://en.wikipedia.org/wiki/Music_scale..., trong “Music Scale” có http://en.wikipedia.org/wiki/Musical_mode.

● Nếu ko muốn nhớ cả hai công thức về quãng... Thì có thể xác định bằng các phím trắng trên đàn Piano, chỉ cần một cái ảnh phím Piano hoặc

○ Bảng ký hiệu bằng chữ: C 2T D 2T E 2t F 2T G 2T A 2T B 2t C 2T D 2T E 2t F 2T G 2T A ... Khi đó:

○ Tính quãng từ âm C dưới lên từng bước đến âm C trên → ta sẽ có thứ tự của các "q2" cho "thang âm trưởng"

○ Tính quãng từ âm A dưới đến âm A trên → ta sẽ có thứ tự "q2" cho "thang âm thứ".

TÓM LẠI: Bản chất của thang âm là sự xắp sếp các âm theo các quãng... Tất cả mọi thứ khác "trên thị trường...", có liên quan đến "Thang âm" đều chỉ là "cách để tính toán", nghĩa là ko cần nhớ → khi giá trị "quãng" trong thứ tự đó thay đổi thì tạo thành THANG ÂM KHÁC.

● Với những người đã học CƠ BẢN về "Ký sướng âm" thì đều có thể nhớ rõ ràng trong đầu âm thanh của tương quan giữa "q2T" và "q2t", nhớ tương quan "thang âm Trưởng tự nhiên" với "thang âm Thứ tự nhiên" đến mức "nghe âm thanh của một nốt nhạc (thường thì được coi là Bậc I - Âm chủ hay chủ âm)" → có thể đọc ra được những âm thanh "liền kề" trong "thang âm trưởng/thứ tự nhiên" và những "hợp âm cơ bản" được xây dựng dựa trên thang âm đó... TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI, CHƯA ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU KIỆN TRÊN THÌ HÃY TỰ SỬA MÌNH HOẶC OUT RA KHỎI NGÀNH ÂM NHẠC.

● VỀ HỆ THỐNG CÁC THANG ÂM TRƯỞNG/THỨ TỰ NHIÊN: Với mỗi nốt nhạc được lấy làm Âm chủ thì ta sẽ có một thang âm trưởng tự nhiên, một thang âm thứ tự nhiên → trưởng/thứ hòa thanh và trưởng/thứ giai điệu. Và vài hợp âm cơ bản (như nội dung về Hợp âm ở phần trên). Ít nhất là có 12 nốt nhạc → tạm tính là 12*2, ta sẽ có "24 thang âm trưởng/thứ tự nhiên"... Sẽ có một vài thang âm "TRÙNG ÂM" nhau, số lượng thực sẽ ít đi do lựa chọn thang âm nào "rõ ràng, khó gây nhầm lẫn trong quá trình sử dụng..."... trong những thang âm TRÙNG ÂM với nhau.

○ VD: Bắt đầu lấy âm chủ là D#, gán các thứ tự quãng 2 của thang âm trưởng vào để có "thang âm D# trưởng", ta sẽ có thang âm như sau, lưu ý rằng về mặt SỐ LƯỢNG thì thang âm trưởng bắt đầu từ âm chủ D phải có thứ tự cố định là "D E F G A B C và D", khi đó mặt CHẤT LƯỢNG (thêm dấu hóa) mới đồng nghĩa với "thang âm trưởng tự nhiên"... mới là: D# 2T E# 2T Fx 2t G# 2T A# 2T B# 2T Cx và 2t D# ..., rõ ràng ở đây, có 2 nốt "thăng kép" trở thành rất loằng ngoằng... TRÙNG ÂM với D# là Eb, cho nên Lý thuyết mới "KHÔNG DÙNG THANG ÂM D# TRƯỞNG MÀ THAY VÀO ĐÓ LÀ Eb TRƯỞNG"..., sẽ bắt đầu từ nốt Eb, gắn thứ tự quãng hai vào... và SỐ LƯỢNG LÀ E F G A B C D E, CHẤT LƯỢNG thành Eb 2T F 2T G 2t Ab 2T Bb 2T C 2T D 2t Eb → đưa ra được một "bộ dấu hóa giáng ở các nốt B, E, A"...

○ Thang âm trưởng này cố định các âm (có bộ dấu hóa giáng) đó trong tất cả mọi trường hợp (câu nhạc, đoạn nhạc, bài hát, câu Solo, dạo...v.v...) sử dụng đến cái gọi là THANG ÂM Eb TRƯỞNG → người ta mới sử dụng DẤU HÓA THEO KHÓA để cho có hiệu quả toàn diện... Đó là công dụng của DẤU HÓA THEO KHÓA với Âm nhạc nói chung.

○ Qua sự "sắp xếp và chọn lọc" như trên đối với tất cả 12 âm, người ta thống kê ra được các "bộ dấu hóa thăng/giáng" cho mỗi thang âm như sau (http://en.wikipedia.org/wiki/Key_signature#Table).

■ Ta có "15 cặp giọng trưởng/thứ", tương đương với "một cặp giọng C trưởng/A thứ, ko có dâu hóa", "7 bộ dấu hóa THĂNG" và "7 bộ dấu hóa GIÁNG".

■ Gọi là "cặp giọng trưởng/thứ" bởi vì với "mỗi bộ dấu hóa THĂNG hoặc bộ dấu hóa GIÁNG", ta sẽ có "một thang âm Trưởng" và "một thang âm Thứ" song song.

● Tất cả mọi "thứ khác" trên thị trường..., đều chỉ là PHƯƠNG PHÁP TÍNH, nghĩa là KHÔNG PHẢI HỌC GẠO để NHỚ CHO HẾT: "Bộ dấu hóa nào thì là thang âm nào...???...". VD như 2 cách nhớ sau đây:

○ Cách nhớ thứ nhất: Bộ dấu hóa THĂNG . Bộ dấu hóa GIÁNG

. Qua “2 bộ dấu hóa (7 dấu, nhiều nhất)” trên, ta sẽ thấy “quy luật đặt dấu hóa” là... Dấu hóa Thăng, thứ tự F C G D A E B. Dấu hóa giáng thì ngược lại B E A D G C F. → thành ra sơ đồ:

Chỉ cần NHỚ

■ Nốt chủ của giọng trưởng lùi xuống một q3t là ra nốt chủ của giọng thứ...

■ C là giọng ko có dấu hóa nào → giọng Am (nốt C lùi xuống một q 3t là

nốt A) là giọng song song cũng ko có dấu hóa;■ G là giọng có một giấu hóa THĂNG (F) → giọng Fm (nốt G lùi xuống một

q 3t là nốt F) là giọng song song cũng có một dấu hóa thăng;■ F là giọng có một giấu hóa GIÁNG (B) → giọng Dm (nốt F lùi xuống một

q 3t là nốt D) là giọng song song cũng có một dấu hóa giáng;.■ Các dấu hóa thăng tiếp theo (thứ 2 trở đi) sẽ TÍNH như nhau: Lấy nốt nhạc

tại dấu Thăng CUỐI (TRONG BỘ DẤU), nâng lên một “q 2t” → Nốt chủ của thang âm trưởng (nốt chủ của giọng trưởng)..., nốt chủ của giọng trưởng lùi xuống một q 3t ra nốt chủ của giọng thứ song song (chính là điều cần nhớ đầu tiên - ở trên). VD

● Giọng có 5 dấu hóa Thăng trong BỘ DẤU nghĩa là 5 dấu F C G D A → "dấu Thăng CUỐI (TRONG BỘ DẤU) là ở nốt A#. Nâng nốt A# lên một q 2t thành nốt B → đây là giọng (thang âm) B trưởng (ký hiệu B). Hạ nốt B xuống một q 3t thành nốt G# → giọng thứ song song là giọng G# thứ (Ký hiệu G#m).

● Giọng có 3 dấu hóa Thăng trong BỘ DẤU nghĩa là 3 dấu F C G → "dấu Thăng CUỐI (TRONG BỘ DẤU) là ở nốt G#. Nâng nốt G# lên một q 2t thành nốt A → đây là giọng (thang âm) A trưởng (ký hiệu A). Hạ nốt A xuống một q 3t thành nốt F# → giọng thứ song song là giọng F# thứ (Ký hiệu F#m).

● Giọng có 7 dấu hóa Thăng trong BỘ DẤU nghĩa là 7 dấu F C G D A E B → "dấu Thăng CUỐI (TRONG BỘ DẤU) là ở nốt B#. Nâng nốt B# lên một q 2t thành nốt C# → đây là giọng (thang âm) C# trưởng (ký hiệu C#). Hạ nốt B# xuống một q 3t thành nốt A# → giọng thứ song song là giọng A# thứ (Ký hiệu A#m).

■ Các dấu hóa Giáng tiếp theo (thứ 2 trở đi) sẽ TÍNH như sau: Lấy dấu Giáng CẬN CUỐI (TRONG BỘ DẤU) làm Nốt chủ của thang âm trưởng (nốt chủ của giọng trưởng)..., nốt chủ của giọng trưởng lùi xuống một q 3t ra nốt chủ của giọng thứ song song (chính là điều cần nhớ đầu tiên - ở trên). VD...

● Giọng có 5 dấu hóa Giáng trong BỘ DẤU nghĩa là 5 dấu B E A D G → "dấu Giáng CẬN CUỐI (TRONG BỘ DẤU) là ở nốt Db → đây là giọng (thang âm) Db trưởng (ký hiệu Db). Hạ nốt Db xuống một q 3t thành nốt Bb → giọng thứ song song là giọng Bb thứ (Ký hiệu Bbm).

● Giọng có 3 dấu hóa Giáng trong BỘ DẤU nghĩa là 3 dấu B E A → "dấu Giáng CẬN CUỐI (TRONG BỘ DẤU) là ở nốt Eb → đây là giọng (thang âm) Eb trưởng (ký hiệu Eb). Hạ nốt Eb xuống một q 3t thành nốt C → giọng thứ song song là giọng C thứ (Ký hiệu Cm).

● Giọng có 7 dấu hóa Giáng trong BỘ DẤU nghĩa là 7 dấu B E A D G C F → "dấu Giáng CẬN CUỐI (TRONG BỘ DẤU) là ở nốt Cb → đây là giọng (thang âm) Cb trưởng (ký hiệu Cb). Hạ nốt Cb xuống một q 3t thành nốt Ab → giọng thứ song song là giọng Ab thứ (Ký hiệu Ab).

○ Cách nhớ thứ hai: Đây là một cái sơ đồ... Ko có gì để suy luận...

Các kiểu sơ đồ như thế này hay gọi là “The Circle of Fifths”... có cái sẽ phải suy luận, có cái thì ko... Hay như cái quả “The Circle of Fifths Blackjack...>:)...” này cũng thế...

Nhưng tất cả chỉ là để nhớ các cặp giọng theo “bộ dấu hóa” mà thôi......Tạm hết NỘI DUNG bài viết... → sẽ chỉ sửa chữa lặt vặt về cách trình bầy...

VÀI NỘI DUNG: MỞ cực con mẹ nó RỘNG.Trong khi xây dựng một bản nhạc Pop thì có một phương pháp là "bắt đầu từ VÒNG HÒA THANH"... Đánh "vòng hòa thanh" lên, rồi dựa vào cảm hứng từ "vòng hòa thanh" đó để viết "nhạc và lời" theo "vòng hòa thanh" đó. Có thể nói rằng, đó là phương pháp làm việc kiểu "trăm hay không bằng tay quen"...

● Tính về phương diện "hòa thanh (nói chung) và "vòng hòa thanh (nói riêng), thì tính từ sau "quy phạm: Hòa thanh bốn bè" của nhạc cổ điển, người ta cũng phát triển ra VÔ KHỐI các "vòng hòa thanh (NGUỒN)". Việc "đánh vòng hòa thanh trước (ở trên)", thực ra là một

"thói quen" chứ ko phải là NGUYÊN LÝ.● Tất cả quá trình "xây dựng" đó là một chuỗi những "sự trùng lặp với NGUYÊN LÝ LÝ

THUYẾT ở mức độ "phản xạ có điều kiện". VÒNG HÒA THANH đó có NGUỒN (ở trên), khi viết "nhạc và lời" trên "vòng hòa thanh" đó, thì giai điệu cũng vô tình trùng lặp với những yếu tố của "thang âm (scale) nhất định".

● Đó là "phản xạ có điều kiện" tạo ra những sự trùng lặp với các đối tượng của Lý thuyết. Nhưng cái GỐC của những VÒNG HÒA THANH "NGUỒN" kia... Được xây dựng bởi những nguyên tắc của LÝ THUYẾT rằng "VÒNG HÒA THANH XÂY DỰNG DỰA TRÊN NỀN TẢNG LÀ THANG ÂM".Tạm hết vấn đề liên quan đến VÒNG HÒA THANH.

Popular Việt Nam hiện tại thì thực sự là tất cả đang lẫn lộn...:-j...● Phần lớn cách phối khi của các nhạc sỹ Việt Nam hiện tại (thuộc loại chuyên nghiệp)..., ko

ra đâu vào với đâu...:-j... Hợp âm thì "vay mượn 7, 9, 11, 13" hay dùng trong nhạc Jazz, kỹ thuật phối khí thì lại sử dụng của "nhạc thính phòng", hình thức (tuyết giai điệu) cũng ko "cô đọng" như Pop mà lại cứ như là viết giai điệu của khí nhạc Semi classic rồi “chế lời”...:))... Ừ thì cũng có “nhánh” sử dụng “công nghệ BoyBand” cũng OK.

● Nhạc Jazz thì tôi chưa có thời gian để mó vào "xăm xoi" --> tôi cũng chưa đánh giá được họ có "đủ chất Jazz" hay ko...

● nhạc Rock thì đa số là "chơi theo thói quen, theo phản xạ tự phát", dân chuyên nghiệp đụng vào nhạc Rock thì cũng chỉ cố mà nhồi nhét Âm thanh Distortion Guitar vào rồi đánh đập ầm ầm... Chất liệu âm thanh thì "Distortion Guitar, Bass, trống Jazz", tiết tấu thì "phách ngược" do phần lớn là được đào tạo ngành "nhạc nhẹ" là nhạc Jazz → nhịp đập sinh lý ko thể tránh được... Heavy Rock là phách xuôi của "nhạc cổ điển", "Hợp âm 3 (có đảo)" của nhạc cổ điển. Distortion Guitar (Accord) thì chỉ là 2 âm, phần lớn là trong phạm vi quãng 5.

Hòa thanh nhạc Jazz: Mà nhìn nhận về nhạc Jazz..., thì từ trước đến nay, người ta "gán" các hợp âm 9, 11, 13, add, dim, sus,... là "Hợp âm của nhạc Jazz"... Đấy nhỉ là một "cách nhìn nhận theo kiểu thống kê" thôi chứ ko phải là "cách suy luận hay cách chủ đạo để xác định về nhạc Jazz"...

Nếu để mà "Suy luận" thì phải đi từ "Thang âm của Jazz (http://en.wikipedia.org/wiki/Jazz_scale)" và "tác nhân" là sự "ngẫu hứng Solo giai điệu" của nghệ sỹ biểu diễn mới là "suy luận xuôi"... Khởi nguồn, gốc gác... của nhạc Jazz, người ta "suy luận xuôi" quá "thừa mứa" rồi thì người ta mới quay ra "suy luận ngược" để rồi thống kê ra cái mà ngày nay gọi là "hợp âm của nhạc Jazz"...

Mà riêng đụng đến nhạc Jazz thì người ta cần phải xác phân định được sự khác nhau của "solo giai điệu" và "solo hợp âm"..., hay hiểu cách khác là "sử dụng hợp âm theo tính chất như là giai điệu". Vì đặc tính "chất liệu âm thanh là các nhạc khí mộc, nhạc khí điện tử thì âm thanh gọn gàng" → việc chồng âm lên nhau là điều... có thể gọi là "vô biên" → khi kết hợp "Solo giai điệu" và "Solo hợp âm" vào với nhau (chồng lên nhau) nó mới trở thành các dạng "hợp âm chiều dọc" của bản nhạc Jazz là các thứ 9, 11, 13...v.v... như thế. Đó là "suy luận từ Lý thuyết âm nhạc"... Còn về chuyện "Vòng hợp âm của nhạc Jazz" thì tôi chưa nghiên cứu vào vấn đề này... Vòng hợp âm nghĩa là chuỗi hợp âm có quy định về việc "lặp lại" để tạo thành một mảng âm có thể phân tích ra "công thức".