hat cai - thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · web viewtài liệu...

33
HẠT CẢI Tài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ Chăn Quý Linh mục, Tu sĩ, và anh chị em giáo dân thân mến, Ra đời vào năm 2000, tính đến nay, HẠT CẢI đã hiện diện nơi Giáo phận, đồng hành với anh chị em giáo dân tròn 14 năm. Tôi thân ái gởi đến Ban Biên tập HẠT CẢI lời chúc mừng nhân kỷ niệm Sinh nhật thứ 15 và cùng với anh chị em, chúng ta dâng lên Chúa lời tri ân, cảm tạ. Mười bốn năm qua, bằng nhiều cố gắng, HẠT CẢI đã đem Lời Chúa, những huấn giáo của Giáo Hội vào các gia đình, đến với mọi tín hữu. HẠT CẢI đã góp phần nhỏ bé của mình giúp các người cha thân thương, các bà mẹ dịu hiền, và các cháu thiếu nhi chăm ngoan sống và thực hành Lời Chúa; đặc biệt trong năm 2014, thực hiện sứ vụ Phúc Âm hóa đời sống gia đình. Bước sang năm 2015, phát huy những kết quả đạt được trong năm Phúc Âm hóa đời sống gia đình, HẠT CẢI hiệp thông cùng toàn thể Giáo Hội Việt Nam thực hiện chương trình Phúc Âm hóa đời sống Giáo xứ và các cộng đoàn. Tôi ước mong Ban biên tập, các cộng tác viên của HẠT CẢI, qua những bài viết của mình, cổ vũ, khích lệ những "đổi mới" tích cực về mọi mặt nơi các Giáo xứ, các cộng đoàn nhằm loan báo Tin Mừng (x. Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng - Evangelii Gaudium, số 28), đồng thời cố gắng hoàn thiện hình thức và nội dung của HẠT CẢI nhằm đáp ứng yêu cầu tìm hiểu, học tập của mọi 1

Upload: others

Post on 13-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

HẠT CẢI Tài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu

***

THÁNG 12 - 2014

Lời Chủ ChănQuý Linh mục, Tu sĩ, và anh chị em giáo dân thân mến,Ra đời vào năm 2000, tính đến nay, HẠT CẢI đã hiện diện nơi Giáo phận,

đồng hành với anh chị em giáo dân tròn 14 năm. Tôi thân ái gởi đến Ban Biên tập HẠT CẢI lời chúc mừng nhân kỷ niệm Sinh nhật thứ 15 và cùng với anh chị em, chúng ta dâng lên Chúa lời tri ân, cảm tạ.

Mười bốn năm qua, bằng nhiều cố gắng, HẠT CẢI đã đem Lời Chúa, những huấn giáo của Giáo Hội vào các gia đình, đến với mọi tín hữu. HẠT CẢI đã góp phần nhỏ bé của mình giúp các người cha thân thương, các bà mẹ dịu hiền, và các cháu thiếu nhi chăm ngoan sống và thực hành Lời Chúa; đặc biệt trong năm 2014, thực hiện sứ vụ Phúc Âm hóa đời sống gia đình.

Bước sang năm 2015, phát huy những kết quả đạt được trong năm Phúc Âm hóa đời sống gia đình, HẠT CẢI hiệp thông cùng toàn thể Giáo Hội Việt Nam thực hiện chương trình Phúc Âm hóa đời sống Giáo xứ và các cộng đoàn. Tôi ước mong Ban biên tập, các cộng tác viên của HẠT CẢI, qua những bài viết của mình, cổ vũ, khích lệ những "đổi mới" tích cực về mọi mặt nơi các Giáo xứ, các cộng đoàn nhằm loan báo Tin Mừng (x. Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng - Evangelii Gaudium, số 28), đồng thời cố gắng hoàn thiện hình thức và nội dung của HẠT CẢI nhằm đáp ứng yêu cầu tìm hiểu, học tập của mọi thành phần dân Chúa.

Với các Linh mục Quản xứ, các Hội Đồng Giáo xứ, các đoàn thể trong mỗi Giáo xứ; tôi tha thiết mời gọi sự cộng tác tích cực, hỗ trợ nhiều hơn, sao cho Hạt Cải đến được với nhiều người, nhiều nhà, của mọi Giáo xứ trong toàn Giáo phận.

Nguyện xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ La Vang, Thánh cả Giuse chúc lành cho anh chị em và công việc anh chị em đang làm để "Danh Người được tỏa rạng hơn".

Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận HuếPhanxicô Xavie Lê Văn Hồng

**************************

1

Page 2: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

Cầu nguyện:

NOEL, Mùa Tặng QuàAnh X Việt kiều, trước khi về VN nghỉ lễ No-en, điện thoại cho vợ biết anh sẽ tặng

chị một món quà đặc biệt, nặng đến 70 ký… Chị Y hăm hở háo hức ra sân bay đón chồng. Trong trí chị vẽ ra hình ảnh ông chồng tay xách nách mang quà cáp, khệ nệ ôm vali đầy ắp áo quần hàng hiệu... Nhưng chị đã “xìu như cái lốp cán đinh”, khi thấy anh đi hai tay không. Về tới nhà, không dằn được thất vọng, chị cằn nhằn: anh lại thất hứa ?

- Anh đang vác quà về tặng em đây !Chị Y trố mắt ngạc nhiên: Quà đâu, sao em không thấy ?- Đây nè, anh là món quà 70 ký dành riêng cho một mình em!Quả thật, chồng là quà dành cho vợ; vợ là quà Thiên Chúa tặng cho chồng.A- Quà tặng là ngôn ngữ diễn tả tình yêu.Yêu nhau cởi áo cho nhau, về nhà dối cha dối mẹ, qua cầu gió bay.Yêu nhau trao nhẫn cho nhau, về nhà dối cha dối mẹ, qua cầu đánh rơi.Yêu càng sâu đậm, quà tặng càng nặng về lượng, càng dày về phẩm. Tình yêu đạt

đỉnh cao trong hôn nhân: vợ chồng trao hiến cho nhau cả xác lẫn hồn, vật chất cũng như tinh thần.

Vợ chồng là món quà quý hai người trao cho nhau, là tài sản chung bất khả nhượng, bất khả phân ly. Chung thủy = trước sau như một: khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, để yêu thương và tôn trọng nhau mọi ngày suốt đời.

“Chồng phải yêu vợ như yêu bản thân mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình… Vậy mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như chính mình. Còn vợ, thì hãy kính sợ chồng” (Ep 5,28-29.33).

Tình yêu vợ chồng được ví như hai thanh sắt của đường xe lửa, không thể thiếu nhau. Nếu mất đi một, chắc chắn chiếc xe lửa gia đình sẽ gặp tai nạn và sụp đổ tan tành.

Hạnh phúc ở ngay trong nhà mình, đâu cần phải đi tìm trong vườn nhà người thứ ba. Ly dị là một trường kịch bi ai bất hạnh. Nghệ sĩ ưu tú nhất cũng không thể trổi lên tiếng nhạc với bộ dây đàn đã đứt. Cái sưởi ấm gia đình không phải là lửa trong lò sưởi, mà là sự hòa hợp của đôi vợ chồng.

B- Tình yêu vợ chồng là hạt giống gia đình. Lễ cưới, cô dâu thường ôm một lẵng hoa tươi đẹp. Một thời gian sau, thay vì bó

hoa, nàng ôm ẵm trong tay, áp sát vào lòng, một hài nhi. Với số vốn tình yêu, vợ chồng đã sinh lãi, đẻ lời: con cái. Con cái là hoa quả của tình yêu trao hiến thủy chung của vợ chồng: Xin anh nhận đứa con này, là hoa quả tình yêu và lòng chung

2

Page 3: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

thủy của em. Người chồng cảm nhận sâu sắc: “Con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban” (Tv 127,3).

“Vì là người truyền sự sống cho con cái, cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng là giáo dục chúng. Họ là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu. Gia đình là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức” (Giáo lý HTCG, số 2226).

Vì lợi ích mười năm trồng cây; vì lợi ích trăm năm trồng người. Cha mẹ giáo dục con cái thế nào, để sau này xứng đáng được ca tụng: Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình.

Cha mẹ hãy là tấm gương tốt sống động, khuôn thước mẫu mực cho con cái… để sau này chúng có thể nói như thánh nữ Tê-rê-sa Hài đồng: “Thiên Chúa nhân lành đã ban cho tôi có một người cha và người mẹ rất thánh thiện, xứng đáng sống trên thiên đàng hơn là ở dưới trần gian”.

C- NOEN, tặng quà gì ?Thiên Chúa tình yêu luôn có những sáng kiến táo bạo, kỳ vĩ, bất ngờ ! Lễ Noёn

nêu bật tình yêu của Thiên Chúa: “yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một; để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).

Đêm Giáng Sinh, Chúa Giêsu tặng cho chúng ta món quà đẹp nhất, kho báu quý nhất, chính là bản thân Ngài ! Và Ngài hết sức thủy chung: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

Năm 2015 được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chọn làm năm Phúc Âm hóa cộng đoàn, giáo xứ. Mẹ Têrêsa Calcutta định nghĩa Truyền giáo, Phúc Âm hóa là công việc của người tín hữu say mê Chúa đến độ không có ước muốn nào khác hơn là làm cho mọi người nhận biết và yêu mến Ngài.

Đến Brazil chủ tọa Đại Hội Giới trẻ thế giới (21.7.2013), Đức Thánh Cha Phanxicô khiêm tốn nói: tôi không có vàng bạc, nhưng tôi mang theo món quà quý giá nhất của tôi, đó là Chúa Giêsu Kitô.

Lễ Noёn đã đến, ước gì mỗi người, mỗi cộng đoàn, giáo xứ, đều nói được như Đức Thánh Cha Phanxicô; nhờ thế, chúng ta góp phần Truyền giáo, Phúc Âm hóa, làm vinh danh Thiên Chúa trên trời, và bình an dưới thế cho loài người Chúa thương (x Lc 2,14).

Ban Giáo Dân**************************

Lời Chúa:

Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm BMc 13, 33-37

"Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến. Cũng như người kia trẩy phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định

3

Page 4: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng. Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ. Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức! "Suy niệm

1 - Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng khốc liệt, gây ra chết chóc, thương tật, tai hoạ cho hàng chục ngàn người mỗi năm tại Việt Nam.

Nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là người lái xe không tỉnh táo. Khi tài xế không tỉnh thức, vì ngủ gật hay vì ma men, thì nguy cơ gây nên cái chết hay tai họa cho mình và cho người liên hệ hầu như chắc chắn.

Chính vì thiếu tỉnh thức dễ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng khôn lường nên trong đời sống thiêng liêng cũng thế, dụ ngôn người canh cửa hôm nay giúp ta có thái độ cảnh giác chống lại tình trạng mê ngủ thiêng liêng đe dọa mọi người chúng ta. Chúa Giê-su đã nhiều lần kêu gọi mọi người đừng mê ngủ nhưng hãy tỉnh thức dưới nhiều hình thức:

Tỉnh thức như người tôi tớ chong đèn đợi chủ đi ăn cưới mãi đến hai hoặc ba giờ sáng mới về (Lc 12,35-48); tỉnh thức như người chủ nhà canh phòng kẻ trộm thâm nhập giữa đêm khuya (Mt 24, 42-44); tỉnh thức như người quản lý được người chủ đi xa giao trọng trách quán xuyến việc nhà mà không biết giờ nào chủ trở về kiểm tra công việc đã được giao phó (Mc 13, 33-37; Lc 12, 42-46); tỉnh thức như những cô phù dâu mang dầu đèn đi đón chàng rể đến bất ngờ(Mt 25,1-13).

Trong các trường hợp được nêu trên đây, việc tỉnh thức sẽ mang lại phần thưởng lớn lao và sự ngủ mê sẽ gây hậu quả tai hại.

2 - Hôm nay toàn thể Giáo Hội bước vào một năm phụng vụ mới, được đánh dấu bằng Mùa Vọng: mùa của sự tỉnh thức, tỉnh táo!

Mỗi người chúng ta là những tài xế điều khiển chuyến xe đời mình, chúng ta quyết không để cho men say của lạc thú, bóng tối của dục vọng, những cơn lốc của đam mê... làm mờ tối lương tri, làm thui chột con mắt linh hồn, làm mê muội tâm trí, khiến chúng ta không còn tỉnh táo để lèo lái đời mình theo đường lối Chúa Giê-su.

Người chạy xe đường dài cần đến cà phê, nước tăng lực, khăn lạnh... để làm cho đầu óc luôn tỉnh táo hầu tránh được tai nạn giao thông, khỏi làm thiệt hại mạng sống mình cũng như những người liên hệ; thì chúng ta, những người đang lèo lái đời mình qua nhiều khúc quanh của cuộc sống, xuyên qua bóng đêm cuộc đời, cũng luôn cần Lời Chúa lay tỉnh, cần ơn Chúa qua các Bí tích, để khỏi gây gương mù làm hại linh hồn người khác và có thể tỉnh táo, sáng suốt đưa đời mình, linh hồn mình về đến bờ bến bình an.

  Truyện kể: Con quạ thiếu cảnh giác.Một nông dân Mỹ bị đám quạ hoang phá hoại ruộng ngô. Ông mang súng ra bắn nhưng không sao lại gần được vì trên một cái cọc thông

4

Page 5: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

cao, luôn có một con quạ canh chừng khi các con khác ăn. Thế rồi, một hôm, ông nhẹ nhàng len lỏi rất lâu dưới hố sâu, và cuối cùng lại gần

được bầy quạ mà con có bổn phận canh gác không hề hay biết. Một tràng đạn nổ, bầy quạ gục chết, chỉ vài con sống sót bay vù lên, nhưng không

bay đi xa; chúng sà xuống cắn xé con canh gác với những tiếng kêu giận dữ.Con chim khốn nạn này bị đồng bọn xử một cách tàn nhẫn và ngay sau đó, nó

nhanh chóng rời bầy đi nơi khác không thể ở lại chung đàn nữa. **************************

Mẹ Gia Đình:

CẦN NHẸ NHÀNG VÀ HỮU LÝ TRONG LỜI MÌNH NÓI

Chúng ta thường hay phàn nàn: “Con trẻ bây giờ cứng đầu khó dạy hơn chúng ta ngày xưa.” Nhưng, chúng ta hãy thử phân tích một vài mẩu chuyện để xem: đâu là nguyên nhân của những vấn đề mà chúng ta đang gặp phải trong vấn đề giáo dục của chúng ta hôm nay. 

Quốc Trung và bố mẹ đang đi thăm các bạn bè. Trong lúc những người lớn ngồi nói chuyện ở cửa trước, cậu bé Quốc Trung chạy rông. “Quốc Trung! Con lại đây”, mẹ nó ra lệnh. Đoạn bà quay lại với bạn bè và tiếp tục nói chuyện. Cậu bé không nói gì, lẩn sang phía góc nhà và từ từ đi tới cái xích đu ở vườn sau. Bà mẹ xuất hiện ở lối đi sau vườn. “Quốc Trung! Đến đây!” bà ra lệnh với sự cử động của ngón tay để chỉ điểm nó phải đến. Cậu bé quay lưng lại, nhấc cằm, nhắm mắt, và nhếch miệng nhe răng cười rồi ngồi xuống trên chiếc xích đu, le lưỡi liếm môi. “Quốc Trung! Mẹ bảo con đến đây bây giờ”, bà mẹ giận dữ quát tháo. Cậu bé phớt lờ, tiếp tục đu đưa chiếc xích đu. “Mẹ đi mách ba con”, bà mẹ nói to trong lúc bước ra khỏi đó. Không có gì xảy ra. Nó tiếp tục đu đưa. Cuối cùng, chán quá rồi, nó đi bộ trở lại cổng trước. 

Cậu bé tỏ ra thiếu kính trọng đối với những mệnh lệnh của mẹ nó. Trong trường hợp nầy, bà mẹ đón nhận cái bà đáng nhận. Bà đã làm một yêu sách vô lý. Cậu bé đáp trả với sự kháng cự táo bạo đối với mệnh lệnh của bà. Trong giây phút đặc biệt nầy, có sự tranh chấp quyền hành giữa mẹ và con. Và cậu bé đã thắng. Không có lý do tại sao nó không được chơi trên chiếc xích đu. Bà mẹ đã cố gắng tỏ uy quyền, còn cậu bé thì vẫn ngồi yên, tỏ vẻ kháng cự. Bấy giờ, bà mẹ đành phải đầu hàng, nhưng tiếp tục dùng lời nói hăm đe như một khí cụ. Cuối cùng, bà đe dọa mách với ông bố. Nhưng, cậu bé biết rằng ông bố sẽ không làm gì như kết quả đã cho thấy. Đe dọa nói với ông bố luôn là một lời nhắn gởi không mấy kết quả. Ông bố không bao giờ bị đặt trong vai trò phải thực hiện một quyền bính, điều mà đối với ông không còn hiệu quả nữa cho công việc giáo dục con cái. 

Những yêu sách hợp lý thường được xác định bởi sự trọng kính của con trẻ và sự tuân phục của chúng đối với mệnh lệnh. Có nhiều bố mẹ trở nên giận dữ vì đứa trẻ không làm như họ bảo, lý do có thể là vì những yêu sách của họ không hợp lý mà chỉ cố gắng để điều khiển đứa trẻ mà thôi. Điều đó thường tạo nên một cuộc chiến về

5

Page 6: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

quyền hành để xem ai là ”Ông Chủ”. Những bố mẹ nầy đã không nhận ra điều quan trọng trong những cố gắng của họ là thiết lập một quan hệ tốt đẹp giữa kẻ trên và người dưới. Họ quên rằng đối với con trẻ ngày hôm nay, sự trên quyền của người lớn thì không còn được chấp nhận nữa. Vì thế, con trẻ nhất quyết không chịu vâng lời như một nguyên tắc sống để thoát khỏi sự thống trị. Một đứa trẻ cảm thấy mình bị xếp đặt hoặc bị làm chủ, sẽ có phản ứng phục thù với sự bất phục tùng. Chúng ta có thể tránh những xung khắc ấy nếu chúng ta chỉ làm những mệnh lệnh cần thiết và hợp lý trong một cách thế không tỏ ra quyền uy. 

(Còn tiếp)**************************

Cha Gia Đình:

Vai trò và Quyền của cha mẹ trong việc giáo dục con cái

A. Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái.Là người sinh ra con cái, theo lẽ tự nhiên, cha mẹ có bổn phận và trách nhiệm nuôi

dưỡng, giáo dục chúng thành người hữu ích cho gia đình và xã hội. Với những cha mẹ công giáo, bổn phận này còn bắt nguồn từ ơn gọi dự phần vào công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa, và nơi bí tích Hôn Phối, là bí tích thánh hiến họ để lo việc giáo dục Kitô giáo đích thực cho con cái.

Mặt khác, gia đình là cộng đồng yêu thương và liên đới, nơi duy nhất thích hợp để dạy dỗ và truyền đạt các giá trị văn hóa, đạo đức, xã hội, tâm linh và tôn giáo, rất cần cho các thành viên của gia đình và xã hội được phát triển và hạnh phúc1. Tình yêu của cha mẹ đối với con cái không những là nguồn mạch, là nguyên lý làm sinh động, và bởi đó, cũng là chuẩn mực khơi gợi và hướng dẫn mọi hoạt động giáo dục cụ thể, làm cho các hoạt động ấy thêm phong phú2.

Vì vậy, Giáo Hội xác quyết cha mẹ là “nhà giáo dục trước hết và chủ yếu đối với con cái mình, nếu thiếu sót sẽ khó lòng bổ khuyết”3, , và vai trò của cha mẹ “không thể thay thế và không thể chuyển nhượng cho người khác hay không thể bị người khác chiếm đoạt”4.

Nhưng, Giáo Hội vẫn nhắc rằng, cha mẹ không phải là nhà giáo dục duy nhất. Vì vậy, khi thực thi việc giáo dục con cái, cha mẹ phải biết cộng tác có trách nhiệm cách chặt chẻ và sáng suốt với các cơ quan giáo dục và Giáo Hội5. B. Quyền của cha mẹ trong việc giáo dục con cái

Khi mà ảnh hưởng của Chủ nghĩa Thế tục, Cá nhân, Tương đối, và Hưởng thụ, … đang làm thay đổi những giá trị đạo đức của con người, của xã hội thì việc củng cố và

1 Hiến Chương Các Quyền Của Gia Đình, Lời mở đầu, E (đăng trên Hiệp Thông số 80, tr 68- 82).2 Tông huấn Familiaris Consortio, 36.3 Tuyên ngôn Gravissimum Educationis, 3.4 Tông huấn Familiaris Consortio, 36.5 Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo, 240.

6

Page 7: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

xây dựng gia đình, trên nền tảng Hôn nhân “một vợ - một chồng” vững chắc, nâng cao hiệu quả giáo dục của gia đình, đặc biệt là việc giáo dục con cái được xem là phương thế hữu hiệu chống lại tác động tiêu cực của những chủ nghĩa nói trên nhằm xây dựng một xã hội nhân bản hơn.

Đáng tiếc, ở nhiều quốc gia, thay vì tự đặt mình phục vụ các gia đình, xã hội lại tấn công một cách tàn bạo các giá trị của gia đình, không công nhận những quyền bất khả xâm phạm của gia đình, thậm chí có sự đối nghịch giữa gia đình và xã hội6, như công nhận hôn nhân đồng giới, cho phép phá thai, ... Chính vì thế, qua nhiều văn bản trước đó, đặc biệt, Tuyên ngôn Gravissimum Educationis - Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo (ngày 28/10/1965); Tông huấn Familiaris Consortio - Tông huấn về Những Bổn phận của Gia đình Kitô hữu (ngày 22/11/1981); … ngày 22/10/1983, tại Vatican, Giáo Hội qua việc công bố Hiến chương về Quyền Gia đình, mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ những quyền lợi của gia đình, trong đó có quyền giáo dục con cái của cha mẹ, và sẽ thêm một lần nữa trong Đại hội ngoại thường Thượng Hội đồng Giám Mục diễn ra từ ngày 05-19/10/2014 và Đại hội thường kỳ Thượng Hội Đồng Giám mục vào năm 2015.

(Còn tiếp)**************************

Lời Chúa:

Tin Mừng Chúa Nhật II Mùa VọngMc 1, 1-8

Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa:Trong sách ngôn sứ I-sai-a có chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt

Con, người sẽ dọn đường cho Con. Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.

Đúng theo lời đó, ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan.

Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. Ông rao giảng rằng: "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần."Suy niệm

1 - Con đường thiêng liêng của chúng ta có thể bị tắc nghẽn hay gián đoạn bởi hố sâu tham lam, khúc quanh co của đối trá, đường lồi lõm của những lời nói độc ác... Tình trạng nhiều hay ít là do từng người, và mỗi người chúng ta phải sửa chữa để Chúa có thể đến với chúng ta.

6 Tông huấn Familiaris Consortio, 46.

7

Page 8: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

Thực vậy, tâm hồn ta có những hố sâu tham lam muốn chiếm đoạt tất cả, muốn thu quén tất cả vào túi riêng. Tâm hồn ta có những hố sâu chia rẽ, muốn gây bất hòa, luôn giận hờn, luôn ghen ghét, luôn nghi kỵ. Tâm hồn ta có những hố sâu đam mê, miệt mài đuổi theo danh, lợi, thú. Tâm hồn ta có những hố sâu dục vọng nặng nề thú tính. 

Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự dối trá, không thành thật với Chúa, không thành thật với người khác và không thành thật với chính mình. Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự trốn tránh bổn phận, của sự giả hình, của sự thiếu duyệt xét lương tâm. 

Tâm hồn ta có những lượn sóng gồ ghề của những lời nói độc ác, tàn nhẫn. Tâm hồn ta gồ ghề vì thói lười biếng không chịu cố gắng thăng tiến bản thân. Tâm hồn ta gồ ghề  vì những phê bình chỉ trích thiếu tính cách xây dựng. 

2 - Hôm nay, thánh Gioan Tẩy giả mời gọi ta hãy sửa chữa con đường thiêng liêng cho tốt đẹp để đón Chúa đến.

Với những ai muốn đón Chúa đến, Gioan Tẩy giả yêu cầu: “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mc 1,3). 

Khi đón một nhân vật quan trọng đến vùng nào, người vùng đó phải dọn dẹp đường cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch đẹp. Cũng vậy, để đón Chúa đến, ta cũng phải sửa lại những con đường trong tâm hồn ta cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch đẹp; nghĩa là tâm hồn ta phải luôn ngay thẳng, chính trực, không quanh co, gian dối, giả hình...

Tư cách của người Kitô hữu phải là tư cách của một người tôn trọng sự thật, tôn trọng công bình và bác ái.

Truyện kể: Bắt đầu lại từ những oan sai nghiệt ngã. Câu truyện rút ngắn của hai ông bà Peter Pringe và Sunny Jacobs. Ông Peter đến từ Ái-nhĩ-lan còn bà Sunny là người Mỹ. Trước khi cưới nhau, mỗi

người đã từng bị kết án tử hình oan với tội danh giết cảnh sát. Thời gian trong tù đầy gặm nhấm mòn mỏi cuộc đời của hai người. Ông Peter bị giam tù 15 năm và Sunny là 17 năm. Họ là nạn nhân của những phán quyết sai lầm.

Khi ở trong tù, ông Peter chia sẻ: "Tôi nhận ra tôi vẫn là tôi. Họ không thể giam cầm tư tưởng, tâm hồn và trái tim tôi. Tôi tự hứa với lòng là sẽ sống trong tù một cách đàng hoàng nhất có thể". Sau nhiều năm biện hộ trắng án, ông được trả tự do và viết cuốn hồi ký ‘About Time’. Bên ngoài thế giới đã thay đổi rất nhiều trong suốt 15 năm. 

Còn bà Sunny cũng bị kết án tử hình vì sự tố cáo oan sai. Bà bị biệt giam trong 5 năm, chờ ngày hành quyết. Nhưng bà không hề tuyệt vọng. Bà nói: "Họ có thể giữ tôi ở đây, nhưng những gì diễn ra trong bốn bức tường là của riêng tôi. Họ không thể bỏ tù linh hồn tôi". Đây là lời tâm sự trong cuốn hồi ký ‘Stolen Time’. Sau khi ra khỏi tù, bà đã phải đối diện một quá trình thích nghi đầy khó khăn. Bà phải học để bắt đầu lại cuộc sống.

Hai ông bà đã gặp nhau, yêu nhau và quyết định kết hôn nhắm hướng về phía

8

Page 9: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

trước. Họ cảm nghiệm về sự tha thứ và muốn chữa lành vết thương. Bỏ lại đằng sau những ký ức giam cầm, tù đày, thiệt thòi, cay đắng, uất ức và khổ đau. Họ chọn một thái độ sống lạc quan và không còn cay nghiệt. Cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Họ đã sống những ngày còn lại trong sự bình an tuyệt vời bên nhau.

**************************Mẹ gia đình:

CẦN NHẸ NHÀNG VÀ HỮU LÝ TRONG LỜI MÌNH NÓI (tt)

Cô bé Thanh Lan, 10 tuổi, đang chơi cách nhà một khoảng cách không xa. Bà mẹ muốn sai nó đến quày hàng mua một vài món hàng lặt vặt, vì thế bà ra gọi nó từ cổng trước. Cô bé cứ tiếp tục chơi, làm như cô bé không nghe tiếng mẹ gọi. Cô bé không trả lời, bà mẹ đành chịu thua. Vài phút sau đó, bà gọi nữa. Nhưng cô bé vẫn ra vẻ không nghe thấy gì. Sau cùng, một trong những bạn bè của cô nói: “Thanh Lan, mẹ mầy đang gọi mầy đó !” “Ô, tao biết, nhưng bà ta chưa la”. Thay vì la lối, bà mẹ đi ra, mang theo chiếc giây roi nho nhỏ. Bà đi đến chỗ cô bé. Cô bé nhìn ngạc nhiên. “Con không nghe mẹ gọi sao ? Đi về nhà, bà nhấn mạnh từng từ ngữ với tiếng kêu của sợi giây đập vào chân cô bé. Cô bé nhảy lên và vội chạy về nhà. Vài phút sau, cô bé bắt đầu đi đến gian hàng. 

Cô bé đã trở thành “Mẹ Điếc” (nghĩa là mẹ nói thì không nghe), một vấn đề đã xảy ra cho rất nhiều gia đình. Dĩ nhiên, con cái phải làm một số những bổn phận giúp đỡ cha mẹ để đóng góp vào những lợi ích gia đình. Tuy nhiên, những công việc nầy phải là một cái gì được giáo dục, được ý thức bởi đứa trẻ và nên được hoàn thành một cách bảo đảm. 

Ở đây, bà mẹ nên cùng cô bé thảo luận trước một chương trình nho nhỏ có thể thỏa đáp được những nhu cầu của gia đình và cũng để phản ảnh được nhận thức về quyền lợi chơi với bạn bè của cô bé. Chẳng hạn: vào lúc ăn trưa, bà mẹ có thể nói: mẹ cần mua một ít đồ từ tiệm tạp hóa trước 5 giờ chiều hôm nay. Mấy giờ con có thể giúp mẹ đi mua được? Khi cô bé làm sự chọn lựa, bà mẹ có thể hỏi: mẹ sẽ gọi con vào lúc đó được không ? Bấy giờ cô bé biết cái gì được mong đợi nơi cô và cô có cơ hội để chọn thời gian thích hợp cho cô. Lúc đó, yêu sách xem ra là có lý và cô bé sẽ đáp lại với một cảm giác tự hào về bổn phận nó cần phải làm. 

(còn tiếp)**************************

9

Page 10: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

Lời Chúa:

Tin Mừng Chúa Nhật III Mùa VọngGa 1,6-8.19-28

Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.

Và đây là lời chứng của ông Gio-an, khi người Do-thái từ Giê-ru-sa-lem cử một số tư tế và mấy thầy Lê-vi đến hỏi ông: "Ông là ai? " Ông tuyên bố thẳng thắn, ông tuyên bố rằng: "Tôi không phải là Đấng Ki-tô." Họ lại hỏi ông: "Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Ê-li-a không? " Ông nói: "Không phải." - "Ông có phải là vị ngôn sứ chăng? " Ông đáp: "Không." Họ liền nói với ông: "Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người đã cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông? " Ông nói: Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ I-sai-a đã nói.

Trong nhóm được cử đi, có mấy người thuộc phái Pha-ri-sêu. Họ hỏi ông: "Vậy tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Đấng Ki-tô, cũng không phải là ông Ê-li-a hay vị ngôn sứ? " Ông Gio-an trả lời: "Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người."

Các việc đó đã xảy ra tại Bê-ta-ni-a, bên kia sông Gio-đan, nơi ông Gio-an làm phép rửa.Suy niệm

1 - Mùa Vọng là mùa của sự chờ mong, mùa chuẩn bị tâm hồn cho việc đón Con Thiên Chúa đến. Đây không phải là một sự chờ đợi trong u buồn, sầu não, nhưng là một sự chờ đợi trong hân hoan. Thật vậy, Chúa Giêsu không chỉ đến trần gian một lần nơi Bêlem cách đây hơn 2000 năm, nhưng trong những ngày đầu mùa Vọng, phụng vụ Giáo Hội còn mời gọi chúng ta chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa đến lần thứ hai trong vinh hiển để ban thưởng cho những ai trung thành. Và hôm nay, trong Chúa nhật III của mùa Vọng, Giáo Hội mời gọi chúng ta tin tưởng và vui lên, vì Chúa vẫn đang đến và đồng hành với chúng ta mỗi ngày trong cuộc sống. Chính trong niềm hân hoan vui mừng đó, phụng vụ Giáo Hội cho phép chúng ta sử dụng lễ phục hồng ngay trong mùa Vọng này.

2 - Có Chúa ở cùng chính là niềm vui tuyệt vời và lớn lao nhất. Và với một niềm vui lớn như thế, chúng ta không thể dấu kín trong lòng mà không loan báo cho mọi người. 

Chúng ta cần loan báo tin mừng cho anh chị em mình không chỉ bằng những lời nói, nhưng phải bằng những việc làm thật cụ thể. Thánh Giacôbê nói: “Ích gì, hỡi anh em, khi ai rêu rao mình có đức tin, mà việc làm lại không có? Hoạ chăng đức tin có thể cứu nó? Nếu có anh hay chị em mình trần thân trụi, và lương thực hằng ngày cũng thiếu, mà có người trong anh em nói với họ: “Chúc anh chị đi bình an, mặc cho ấm, ăn

10

Page 11: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

cho no”, mà anh em lại không cho những gì cần thiết cho thân xác họ, thì có ích gì? Về đức tin cũng vậy, nếu không việc làm, thì đức tin ấy đã chết tiệt rồi!” (Gc 2, 14-17).

Chính đời sống vui tươi, những hành vi bác ái, tha thứ, chia sẻ và nhất là thái độ lạc quan, vui sống của mỗi người chúng ta là thước đo cho thấy mức độ chúng ta đã cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời của mình.

Truyện   kể : Biết cám ơn.Hai ông cháu đang đi trong khu rừng rậm rạp, trời nóng và oi bức. Họ đã khát

nước. Cuối cùng họ đến một con suối nhỏ. Dòng nước mát lạnh chảy rì rào. Hai người khách cúi xuống uống nước. Người ông bảo:

- Cám ơn dòng suối nhỏ. Đứa cháu cười.- Vì sao cháu lại cười? - người ông hỏi.- Có gì mà ông phải cám ơn dòng suối ? Dòng suối có phải là người đâu? Nó

không nghe được lời ông nói, nó không hiểu được lời cám ơn của ông. Im lặng một lúc, người ông trả lời:-Thế đấy…. Dòng suối không nghe thấy gì đâu. Nếu như một con chó sói uống

nước, có thể nó không cảm ơn dòng suối. Nhưng chúng ta không là chó sói mà là con người. Đừng quên điều đó, cháu ạ. Và cháu có biết con người nói hai tiếng cám ơn để làm gì không?

Đứa cháu trầm ngâm. Nó chưa bao giờ suy nghĩ về điều đó.-Chúng ta nói hai tiếng" cảm ơn" là để không trở thành chó sói!

**************************Mẹ gia đình:

CẦN NHẸ NHÀNG VÀ HỮU LÝ TRONG LỜI MÌNH NÓI (tt)

Một câu chuyện khác: Bà mẹ đang ngồi trong phòng coi Tivi, sửa chữa mấy cái quần áo lặt vặt trong lúc cô bé Mỹ Huyền, 8 tuổi, đang coi Tivi. “Mỹ Huyền, con lấy cho mẹ bao thuốc lá đi”. Cô bé nhảy xuống và đi lấy thuốc lá cho mẹ. Vài phút sau, bà lại gọi: “Cưng ơi, con lấy cuộn chỉ trắng cho mẹ”. Cô bé đi lấy cuộn chỉ. Sau đó không lâu, bà mẹ lại gọi: “Con ơi, con đi tắt bếp cho mẹ”. Cô bé lại phải chạy đi tắt bếp cho bà mẹ. 

Bà mẹ đã đối xử với cô bé như một đứa đầy tớ. Cô bé cố gắng thỏa đáp những yêu sách không hợp lý chút nào chỉ vì nó muốn làm vui lòng mẹ nó. Và chúng ta cho nó là cô bé ngoan, nhưng thật ra nó không học xử sự như một cá nhân tự quyết. 

Một câu chuyện nữa: Bà mẹ và ông bố đang ngồi ở sân sau nói chuyện với những người bạn chợt đến bất thình lình. Thúy Hằng, 9 tuổi, đang chơi với hai đứa bạn gái ở gần đó. Minh Quang, 1 tuổi rưỡi, đang loay hoay vì đã đến giờ đi ngủ. Bà mẹ ôm nó

11

Page 12: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

một lúc, nhưng sự khuấy động của nó làm mọi người chia trí. “Thuý Hằng, con đến bế em bỏ vào trong chiếc giường của nó giúp mẹ đi”. “Ô, mẹ!” Cô bé thở dài. Nhưng rồi, cũng rời các bạn và làm như mẹ nó bảo. 

Bà mẹ đã làm một sai bảo không hợp lý. Chúng ta không nên bảo một đứa trẻ làm một điều mà chúng không thích bị yêu cầu làm. Bà mẹ muốn ở với các bạn bà nên đã bảo đứa trẻ rời các bạn nó để chăm sóc cho cậu bé con. Điều nầy cho thấy sự thiếu kính trọng đối với quyền lợi của cô bé. Tốt nhất, bà mẹ nên cáo lỗi và tự mình đem cậu bé vào trong giường vì còn có ông bố tiếp chuyện với khách. 

Khi chúng ta muốn làm một yêu sách hay ra một mệnh lệnh cho một đứa trẻ, chúng ta phải nhạy cảm đối với tình thế cũng như đối với khả năng của đứa trẻ nữa. Có những đứa trẻ thích nhiệm vụ chăm sóc trẻ nhỏ, nhưng cũng có những đứa không thích mấy. Vì thế, giao trách nhiệm phải tùy từng đứa, và tốt hơn nên có sự đồng ý trước, như khi nào trách nhiệm đó được thực hiện. Dĩ nhiên, nếu bà mẹ cần thêm sự giúp đỡ, bà có thể gọi đứa trẻ lớn hơn giúp bà. 

Chúng ta có thể ngẫm nghĩ về những trường hợp, trong đó chúng ta đòi hỏi hay ra lệnh cho một đứa trẻ phải làm một cái gì ngay tức khắc. Đây là một cách thế tỏ ra uy quyền và thường là một đòi hỏi không hợp lý. Sự đáp trả của đứa trẻ: “Ô, bà luôn luôn la hét và bắt tôi phải làm một cái gì”, điều đó cho thấy một tương quan nghèo nàn, thiếu sự hòa hợp, thiếu sự cộng tác giữa hai bên. Muốn được sự cộng tác của đứa trẻ, chúng ta nên dùng những phương cách tế nhị, kính trọng, và khéo léo hơn là những mệnh lệnh, vì không một ai, ngay cả con trẻ, thích nhìn thấy quyền hành được lạm dụng trong xã hội hôm nay.

Lm. Lê văn Quảng**************************

Cha gia đình:

Vai trò và Quyền của cha mẹ trong việc giáo dục con cái (tt)

Trong Hiến chương về Quyền Gia đình, điều 5 ghi rõ7:- Cha mẹ có quyền giáo dục con cái hợp với những xác tín về luân lý và tôn giáo

của họ, kể cả những truyền thống văn hóa về gia đình hướng tới thiện ích và phẩm giá của trẻ.

- Cha mẹ có quyền tự do chọn trường học hay các phương tiện cần thiết khác nhằm giáo dục con cái tuân giữ các xác tín của mình.

- Cha mẹ có quyền được đảm bảo con cái mình không bị bắt buộc tham dự những lớp học không tán thành những xác tín của họ về luân lý và tôn giáo. Giáo dục giới tính là quyền căn bản của cha mẹ và bao giờ cũng phải được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của họ, dù ở nhà hay ở các trung tâm giáo dục được họ chọn và kiểm soát.

7 Hiến Chương Các Quyền Của Gia Đình, Điều 5 (đăng trên Hiệp Thông số 80, tr 68- 82).

12

Page 13: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

Để chắc rằng những quyền của cha mẹ nói trên được thực thi, Giáo Hội qua Hiến chương chỉ rõ:

- Xã hội phải trợ giúp một cách thích đáng để cha mẹ thi hành vai trò giáo dục của họ.

- Công quyền cần phải làm sao bảo đảm được việc phân phối công quỹ để giúp cho thành phần làm cha mẹ thực sự có thể dễ dàng thi hành quyền tự do chọn trường học hay các phương tiện cần thiết khác trong việc giáo dục con cái hợp với các niềm xác tín của họ mà không phải chịu, trực tiếp hay gián tiếp, những chi phí ngoại lệ khiến họ có thể bị chối bỏ hay bị hạn chế một cách bất công việc hành sử quyền tự do này.

- Trong mọi hình thức hợp tác giữa cha mẹ, giáo viên và những người hữu trách của trường quyền là người trước hết giáo dục con cái của cha mẹ phải được tôn trọng sao cho họ có thể tham gia vào việc quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường, xây dựng cũng như thực hiện các chính sách giáo dục.

- Các phương tiện truyền thông xã hội phải trở thành những phương tiện tích cực xây dựng xã hội, và củng cố những giá trị trọng yếu của gia đình.

Điều 5 của Hiến chương cũng khẳng định, quyền giáo dục con cái của cha mẹ bị xâm phạm một khi Nhà Nước áp đặt hệ thống giáo dục cưỡng ép nhằm loại bỏ hoàn toàn việc đào tạo tôn giáo. C. Tạm kết

Tự bản chất, giáo dục là tiến trình uốn nắn, hướng dẫn và thăng tiến con người toàn diện “như là con người”, nó vừa là đối tượng vừa là chủ thể của giáo dục. Như thế, hiểu “con người” là gì trở thành vấn đề cốt lõi của giáo dục, điều đó quyết định mục tiêu, nội dung, và phương pháp giáo dục.

Chúng ta đã từng chứng kiến biết bao đau khổ cho từng người, cho xã hội một khi con người được xem như là phương tiện, hoặc khi việc giáo dục đạo đức thực hiện cách nữa vời, chung chung, hoặc khi đạo đức đồng nghĩa với một số tiêu chuẩn chính trị.

Xem con người như một tổng thể - một đơn vị duy nhất gồm xác và hồn - và như một ngôi vị, Giáo hội tuyên bố rằng, Mọi nền giáo dục chân chính đều nhằm đào tạo con người trong cái nhìn hướng tới mục tiêu cuối cùng của con người và ích lợi của xã hội mà con người thuộc về, cũng như trong các nghĩa vụ mà con người sẽ phải tham gia gánh vác khi trưởng thành8.

Điều này giải thích tại sao qua Hiến chương về Quyền Gia đình, Giáo Hội đòi hỏi thế hệ trẻ, tương lai của nhân loại, phải được giáo dục phù hợp với những xác tín về luân lý và tôn giáo của họ, và các bậc làm cha mẹ được quyền giáo dục con cái của họ theo cách như thế.

Tôma Hoàng Kim Khánh **************************

Lời Chúa:8 Tuyên ngôn Gravissimum Educationis,1.

13

Page 14: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa VọngLc 1, 26-38

Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.

Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà." Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."

Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! "

Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."

Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói."

 Rồi sứ thần từ biệt ra đi.Suy niệm

1 -  Trong việc Ngôi Hai xuống thế làm người, Thiên Chúa đã muốn cho con người cộng tác: Ngài đã chọn Đức Maria để thụ thai Con Một Thiên Chúa. Tuy Thiên Chúa là Đấng vô cùng thượng trí, có thể làm mọi sự theo ý của mình, nhưng thay vì đặt Đức Maria trước một quyết định độc đoán, Chúa đã gợi cho Mẹ biết trước điều  Ngài đang chờ đợi nơi Mẹ.

Qua cuộc đối thoại diễn ra giữa Đức Maria và sứ thần thiên quốc, chúng ta được biết Đức Maria đã hoàn toàn hiến thân để thi hành thánh ý Chúa. Mặc dù đã trông thấy trước những khó khăn trong việc thực hiện này, nhưng Đức Maria đã dấn thân và tự nguyện chấp nhận đề nghị này trong tiếng “Xin Vâng”. Qua tiếng Xin Vâng này, Ngôi thai đã nhập thể trong lòng Đức Maria và chờ ngày giáng sinh.

2 - Thiên Chúa không chỉ thực hiện kế hoạch yêu thương cứu độ của Ngài nơi chúng ta  và cho chúng ta, mà còn mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài, tham gia vào việc  thực hiện kế hoạch yêu thương và cứu độ của Ngài, nơi chúng ta và nơi những người có liên hệ với chúng ta nữa.  Đó chính là niềm vinh hạnh và cũng là trách nhiệm nặng nề cho chúng ta. Vậy mỗi lần chúng ta làm một việc gì đó giúp người khác hiểu biết, yêu mến Thiên Chúa hoặc giúp người khác yêu thương phục vụ tha nhân là chúng ta cộng tác với Ngài trong việc thực hiện kế hoạch yêu thương cứu độ

14

Page 15: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

của Ngài.  Công việc ấy thật bề bộn và cấp bách; vì một đàng chung quanh chúng ta  còn rất

nhiều người chưa biết Chúa, chưa đón nhận Tin Mừng, chưa đón nhận bí tích Thánh tẩy; đàng khác, nơi những người đã biết và đón nhận Chúa cũng còn rất nhiều người chưa hiểu biết cho sâu sắc, chưa biết sống gắn bó mật thiết với Chúa.

Đó là cánh đồng truyền giáo mênh mông đang chờ đợi chúng ta trong kế hoạch mục vụ kéo dài 3 năm (2014-2016) của Hội Đồng Giám mục Việt Nam:

- Năm 2014: Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình;- Năm 2015: Phúc-Âm-hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn;- Năm 2016: Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội.

Truyện kể: NHẠY CẢM - Làm thế nào để cảm nhận sự hài hòa của mình với sự sáng tạo.Vị Tôn sư trả lời: - Khi lắng nghe- Và tôi phải lắng nghe thế nào ?- Hãy có một đôi tai sẵn sàng chú ý mọi điều mà tạo vật nói. Khi anh nghe thấy lời

nói của mình, anh hãy ngừng lắng nghe.Thông Reo sưu tầm

Đức Maria luôn lắng nghe và đón nhận lời đề nghị của Thiên Chúa, để từ đó con người chúng ta hưởng nhờ ơn cứu độ. Ước mong sao mỗi người chúng ta cũng nhạy cảm lắng nghe điều Chúa mong muốn nơi mình.

**************************Mẹ gia đình:

ĐÀN ÔNG LÀ ĐẤT, ĐÀN BÀ LÀ NƯỚC“Đàn ông làm bằng đất, đàn bà làm bằng nước. Người đàn ông bằng đất yêu người

đàn bà bằng nước, nước và đất trộn lẫn với nhau, đàn ông nhờ cái thuần khiết của nước mà trở nên sạch hơn, người phụ nữ, thì ngược lại, bị trộn lẫn với đất nên bị vấy bẩn ”.

(Tào Tuyết Cần trong Hồng Lâu Mộng) Người phụ nữ tốt, sẽ như nước sạch, có thể làm trôi đi bụi bặm nơi người đàn ông,

tương tự như dòng nước chảy qua bờ đất, sẽ cuốn đi mọi rác rưởi bên bờ nhưng vẫn giữ được sự trong xanh của mình. Ngược lại, nếu người nữ dã tâm, dùng nhan sắc để khuynh đảo đối tượng, để kinh doanh cái “vốn tự có” của mình, thì nhất định sẽ bị vấy bẩn bởi đất, chẳng khác gì, đất trộn với nước thành bùn vậy. Nhiều phụ nữ, hôm nay, dùng sắc đẹp làm giấy ra vào các công sở, cửa khẩu. Những phụ nữ đó, giả dụ có bị dẫn độ vào tù, cùng hạng với những ông tội phạm bẩn thỉu, thì cũng chẳng nên kêu ca. Đã dùng lẳng lơ để mồi ông này, chào hàng ông kia. Chào hàng ngoài đường chán

15

Page 16: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

chê, bây giờ lại bày bán trên cả Webcam. Sau này nếu “Hết duyên đi sớm về khuya một mình”, hoặc như trái banh, bị đá qua chân ông này, sang chân ông kia… thì chẳng nên than thở: “Hồng nhan bạc mệnh”, hoặc chửi rủa đàn ông:

“Chém cha cái lũ bạc tình, Chơi hoa cho chán bẻ cành bán rao”. Bởi vì, có kẻ bán là có kẻ mua, nếu hết người bán, thì người mua có muốn, cũng

hết đường. Ông Chu Du muốn thi hành nhục kế để lừa Tào Tháo, trong trận chiến Xích Bích. Ông Hoàng Cái lại muốn nhận vai khổ nhục, chấp nhận để ông Chu Du đánh đòn nát da, nát thịt. Sau đó, chạy sang giả hàng Tào Tháo, để làm nội công. Trong chốn chợ tình cũng tương tự thế, một kẻ muốn bán, một kẻ muốn mua, tám cân nửa lạng, thì kêu ca cái gì. Một ông Chu Du muốn đánh, một ông Hoàng Cái muốn chịu đòn, ăn ý nhau quá thì còn kêu vào đâu được.

Dùng nhan sắc để rao bán thì vừa hạ thấp phẩm cách của phụ nữ, vừa tự đặt mình như miếng mỡ đặt trước miệng mèo. Mỡ đặt trước miệng mèo, mà mèo cứ lờ đi thì mèo đó chắc bệnh rồi.

Tôi đã có dịp dàn xếp một cặp trai gái. Hai bên quan hệ quá mức bình thường, đến độ cô gái đã có bầu 5 tháng. Chàng trai ngoan cố, không chịu hợp thức hóa và thốt ra câu nói “Xanh rờn”: “Thưa cha, đó chỉ là trường hợp mỡ trước miệng mèo”.

Phụ nữ mà coi sắc đẹp như bửu bối, thì họ quả thực chỉ là chiếc máy ở chế độ “Chờ”. Và như thế, họ đã tự đánh mất mình, trở thành công cụ thỏa mãn dục vọng cho người khác.

Trong mái ấm gia đình, nếu đàn bà dính dấp vào những việc trên, gia đình họ làm sao có thể bền vững? Những cuộc hôn nhân mà không đặt cơ sở trên tình yêu chân chính, thì lâu dài và tươi đẹp thế nào được.

Hai vợ chồng, chung một thuyền tình, cần phải biết hợp lực để đưa chiếc thuyền vượt qua sóng gió và bão tố cuộc đời, hầu đến được bến cảng bình yên. Muốn thế, người vợ hãy là dòng nước trong sạch, góp phần sạch hóa chồng mình. Và người chồng cũng cần phải làm như thế với vợ mình.

Anh chị thân thương, Câu nói của ông Tào Tuyết Cần chỉ nhắm tới một phía, đó là người nữ. Sứ mạng

của họ rất quan trọng, đó là thuần khiết chồng mình, nhưng cũng đụng phải rất nhiều nguy cơ, sẽ bị vấy bẩn, vì phải trộn với đất.

Cầu chúc chị có thể hoàn thành nhiệm vụ thuần khiết chồng mình, nhưng vẫn duy trì được độ “trong” của dòng nước. Với sức mạnh trợ giúp của Chúa và ân sủng do Bí tích Hôn phối mang lại, cũng như thần lực của Nhiệm Tích Thánh Thể, tin chắc chị có thể thực hiện được sứ mạng đó.

Phần anh, cũng phải hợp lực với chị, để bảo vệ độ trong của nước. Mọi rác rưới bẩn thỉu, anh hãy để nước cuốn đi, nhưng đừng khi nào đánh mất phẩm giá của mình, là đất vững chắc, để hóa thành bùn, làm vấy bẩn dòng nước. Nếu cả hai đều có thiện ý xây dựng cho nhau, đồng thời cũng thăng tiến chính mình, thì đời đôi bạn của anh

16

Page 17: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

chị, quả thực tuyệt vời. Trích tập sách “ Tình không như là mơ” của Lm. Hồng Nguyên

**************************Lời Chúa:

Tin Mừng Chúa Nhật Thánh Gia ThấtLc 2, 22-40

Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa", và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa. Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:

"Muôn lạy Chúa, giờ đâytheo lời Ngài đã hứa,xin để tôi tớ này được an bình ra đi.Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độChúa đã dành sẵn cho muôn dân:Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài."Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Si-mê-ôn vừa nói về Người. Ông

Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà."

Lại cũng có một nữ ngôn sứ tên là An-na, con ông Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa. Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.

17

Page 18: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê. Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

Suy niệm1 - Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới khóa ngoại lệ về gia đình từ ngày 05 đến

19/10/2014 có chủ đề “Các thách đố mục vụ gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng”.

Điều này chứng tỏ Giáo hội rất quan tâm đến hiện tình đời sống của các gia đình trong bối cảnh toàn cầu hóa hôm nay.

Có lẽ chưa bao giờ gia đình lại khủng hoảng trầm trọng trong thế giới như chúng ta đang sống hiện nay. Rất nhiều gia đình trong xã hội là những gia đình què quặt, tan nát, ly thân, ly dị và phá thai...thêm vào đó là những gia đình chia ly vì chiến tranh, bạo lực, áp bức của các chế độ vô nhân. Nhiều gia đình lâm vào cảnh bất hòa bất thuận vì nạn thất nghiệp, vì kinh tế khó khăn, eo hẹp hay vì nạn cờ bạc rượu chè, ma túy và ham mê buông thả trong lạc thú.

Vì thế, những người phải trả giá mắc mỏ nhất cho hậu quả của các cuộc khủng hoảng này là con cái, là trẻ em và giới trẻ.

2 - Đức cha Philip Tartaglia, Tổng Giám Mục Glasgow (Scotland, Vương quốc Anh), trong bài giảng ngày làm việc thứ ba (8-10-2014) của Thượng Hội đồng Giám mục khóa ngoại thường về gia đình đã nói đến chất keo dính kết gia đình: đó là tình yêu.

Đức cha nói: "Khi các gia đình lâm cảnh đổ vỡ, tình yêu là nạn nhân đầu tiên. Tình yêu vốn là chất kết dính vợ chồng nay nhanh chóng chuyển sang thù ghét. Sự gắn bó thân mật nay nhường chỗ cho ly tán. Vẻ hồn nhiên của trẻ thơ bị phá nát và chúng thấy cha mẹ vừa đáng yêu vừa đáng ghét.

Đến với tình cảnh buồn thảm này, Giáo hội phải tìm cách nói cho được những lời của Thánh Phaolô về tình yêu, yêu thương thì biết chân thành xin lỗi và tha thứ, đồng thời cũng phải tìm cách chữa lành, thay đổi và nâng tâm hồn lên”. (x.http://www.hdgmvietnam.org/thuong-hoi-dong-giam-muc-ve-gia-dinh)

Truyện kể: Chiếc khăn quàng vấy mực Một hoạ sĩ đến thăm cô bạn thân. Khi anh đến thì cô đầm đìa nước mắt, hỏi ra thì

mới biết là cô ta có chiếc khăn quàng cổ rất đẹp và là vật kỷ niệm quý giá, chiếc khăn đã bị lọ mực màu làm vấy bẩn. Chàng hoạ sĩ xin phép cô mang chiếc khăn về nhà và sẽ gửi lại cô qua bưu điện.

Ít ngày sau, cô ta nhận được gói quà, khi mở ra cô ta không tin rằng đó là chiếc khăn quàng của mình nữa. Vì từ những màu mực vấy bẩn, chàng hoạ sĩ đã vẽ thêm những đường nét, những hình thù đặc sắc, làm chiếc khăn trở nên đẹp đẽ và có giá trị hơn trước.

Trong gia đình, có những thảm kịch làm đau lòng nhau, giữa cha mẹ và con cái, lại trở thành những phương thế tạo nên bức tranh tuyệt đẹp trong cuộc sống chúng ta.

18

Page 19: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

Hãy nhẫn nại với những vết thương mà chúng ta không ngừa trước được. Chúng có thể trở thành nguồn chữa bệnh tật và vẻ đẹp của tinh thần.

Thông Reo sưu tầm**************************

Trang Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ:Bài 8:

Chương VI: LAO ĐỘNG CỦA CON NGƯỜINHỮNG THÁCH THỨC TRONG GIẢI QUYẾT

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG HIỆN NAY

(Tóm lược Giáo Huấn Xã hội Công Giáo, số 294-300 và 305-309)I. Gia đình và quyền lao động.

Lao động là “một cơ sở để hình thành đời sống gia đình, là một quyền tự nhiên và là điều mà con người được mời gọi hướng tới”. Gia đình và lao động lệ thuộc nhau rất chặt chẻ. Chẳng hạn, tình trạng thất nghiệp ảnh hưởng rất nhiều trên gia đình về vật chất và tinh thần, ngược lại, những căng thẳng và khủng hoảng của gia đình đều có ảnh hưởng trên thái độ và sức sản xuất của con người khi lao động.

Vì vậy, các nhà kinh doanh, các tổ chức nghề nghiệp, các liên đoàn lao động, Nhà Nước nên đẩy mạnh các chính sách nhằm hỗ trợ gia đình ngày càng nhiều hơn (294). II. Phụ nữ và quyền lao động.

Tài năng của nữ giới cần thiết trong bất cứ sinh hoạt nào của đời sống xã hội, và vì thế cần phải bảo đảm cho phụ nữ có những cơ hội làm việc.

Trong việc nhìn nhận và bảo vệ quyền lao động của phụ nữ cần phải xem xét đến phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ (295) . III. Lao động trẻ em.

Lao động trẻ em, dưới mọi thức không thể chấp nhận, là một loại bạo động, tuy ít rõ ràng hơn các hình thức bạo động khác nhưng không vì thế mà kém phần kinh khủng. Giáo Hội lên án việc bóc lột trẻ em.

Cần hết sức quan tâm, không để cho trẻ em bị đưa vào các xưởng thợ và nhà máy khi cơ thể và tinh thần của chúng chưa phát triển đủ. Những vất vả của cuộc sống sẽ làm hại triển vọng phát triển các khả năng của các em (296). IV. Vấn đề nhập cư và lao động.

1. Nhập cư có thể trở thành một nguồn đem lại sự phát triển hơn là cản trở sự phát triển.

Những người đến các nước đã phát triển từ các quốc gia, vùng miền nghèo trên

19

Page 20: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

thế giới thường bị coi là sự đe doạ cho mức sống cao ở các nước ấy. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, những người nhập cư lại thoả mãn được nhu cầu lao động mà nguồn lao động tại đó không có đủ hoặc không muốn tham gia (297).

2. Vì thế, các nước chủ nhà phải bảo đảm các quyền lợi của người nhập cư, ngăn chặn tình trạng người nhập cư bị bóc lột và từ khước các quyền mà dân bản xứ được hưởng (298). V. Thế giới nông nghiệp và quyền lao động.

1. Lao động nông nghiệp cần phải được quan tâm vì vai trò của lao động nông nghiệp về mặt xã hội, văn hoá và kinh tế vẫn còn quan trọng tại nhiều quốc gia, và nhiều vấn đề mà lao động nông nghiệp phải đối phó trong bối cảnh toàn cầu hoá, và tầm quan trọng ngày càng tăng của lao động nông nghiệp trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên (299).

2. Tại một số quốc gia, quyền làm chủ đất đai tập trung vào một số người, hoặc do Nhà Nước quản lý, đất đai bị bỏ hoang, … cần có sự phân phối lại đất đai, như một phần trong chính sách cải cách ruộng đất. Điều đó trở thành một bổn phận luân lý hơn là một đòi hỏi chính trị, vì nếu không thực hiện, các quốc gia đó sẽ bị cản trở không được hưởng các lợi ích do việc mở cửa thị trường, không có cơ hội phát triển phong phú trong tiến trình toàn cầu hoá đang xảy ra (300). VI. Sự liên đới giữa những người lao động.

1. Tầm quan trọng của các nghiệp đoàn. a. (305) Các nghiệp đoàn phát triển từ quá trình đấu tranh của những người lao

động nhằm bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình đối chọi với các nhà quản lý và các nhà sở hữu các phương tiện sản xuất. Nó là yếu tố cần thiết trong đời sống xã hội và tổ chức lao động.

Nhìn nhận các quyền lợi của người lao động luôn là một vấn đề nan giải, vì sự nhìn nhận ấy diễn ra trong tiến trình lịch sử và cơ chế rất phức tạp, và cho tới bây giờ vẫn chưa được đầy đủ. Điều này làm cho việc thể hiện tình liên đới đích thực giữa các người lao động trở nên thích đáng và cần thiết hơn bao giờ hết.

b. Nghiệp đoàn là tác nhân xúc tiến cuộc đấu tranh cho công bằng xã hội. Tuy nhiên, các nghiệp đoàn không được phép lạm dụng các công cụ tranh đấu, không đồng hoá mọi người lao động là đoàn viên của mình, phải có khả năng tự quản, phải có khả năng đánh giá các hậu quả mà các quyết định tạo ra đối với công ích (306).

c. Nghiệp đoàn phải cọng tác với các cơ quan khác, có nhiệm vụ tạo ảnh hưởng trên trường chính trị, làm cho các nhà chính trị luôn quan tâm đến các vấn đề lao động và người lao động. Tuy vậy, nghiệp đoàn không là đảng phái chính trị, hoạt động không mang tính chất của đảng phái chính trị (307).

2. Những hình thức liên đới mới.a. (308) Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện đại các nghiệp đoàn mở rộng tầm

hoạt động liên đới của mình để không chỉ bảo vệ các hạng người lao động truyền thống mà cả những người làm việc theo những hợp đồng “không đúng tiêu chuẩn”,

20

Page 21: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

hay hợp đồng ngắn hạn, những người không có việc làm, những người nhập cư, những người bị đào thải do trình độ chuyên môn, văn hoá, …

Tình liên đới giữa những người lao động sẽ vững chắc hơn so với quá khứ nếu các nghiệp đoàn biết khám phá lại giá trị chủ quan của lao động.

b. Khi theo đuổi những hình thức liên đới mới, các nghiệp đoàn cần tập trung mọi nỗ lực vào việc lãnh nhận các trách nhiệm lớn lao hơn để đảm bảo bất cứ ai có khả năng lao động và muốn lao động đều có thể thực hiện quyền lao động mà vẫn giữ nguyên phẩm giá của mình (309). Tóm kết:

Lao động hiện nay liên quan đến nhiều vấn đề, giải quyết những vấn đề ấy không phải là việc dễ dàng, là những thách thức, đòi hỏi những nỗ lực không riêng từ phía người lao động mà còn từ phía các chủ nhân, Nhà Nước, và toàn xã hội.

Ban Công Lý và Hòa Bình TGP Huế**************************

Trang Giới Trẻ:

GỬI ÔNG GIÀ NOEL CỦA CONĐây là bức thư đầu tiên con gửi đến ông trong tưởng tượng của mình, con 14 rồi,

14 mà ngốc lắm ông ạ! Con chẳng biết đâu là đúng đâu là sai, đâu là nên làm đâu là không nên làm. Con

yếu đuối, hay khóc trước mọi việc. Những khó khăn dễ dàng làm con từ bỏ, con chẳng hiểu rõ về mình lúc này lúc nọ. Để con kể cho ông nghe về con nha.

Con có ba và mẹ li dị lâu rồi, cũng khoảng 3, 4 năm. Con còn có hai đứa em, chúng dễ thương lắm ông ạ. Cả ba đứa con cùng sống với mẹ. Mặc dù đã li dị thế nhưng ba vẫn thường xuyên làm phiền mẹ con con bằng mọi kiểu mà mọi người chẳng ai tưởng tượng được, chỉ có ba thôi. Những điều đó chẳng hề làm mẹ ngã, làm mẹ thôi đi sự quan tâm, yêu thương dành cho chúng con. Tuy không có ba, ba chị em con vẫn sống hạnh phúc, mọi nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần đều được cung cấp khá là đầy đủ từ mẹ. Ông thấy mẹ con giỏi không?

Nói thế chắc ông và mọi người nghĩ mẹ con ắt sẽ làm một nghề gì giàu lằm mới một mình nuôi ba đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Nghề gì đâu ông ạ, mẹ con chỉ là người bán quần áo ở những buổi chợ - mọi người thường gọi là dân chợ trời. Ngày nào cũng như thế, vì vậy mà làn da của mẹ bị rám nắng làm mẹ con không xinh đẹp như bao người phụ nữ khác. Nhưng chúng con thương mẹ lắm ông ạ. Thương đôi bàn tay thô ráp, thương cái hôn của mẹ trước khi đi ngủ dành cho cả ba, thương nhiều nhiều... Nghĩ là nghĩ thế nhưng hình như con không làm được, con hư lắm phải không ông? Chẳng có đứa con gái nào trên đời như con cả.

Đứa con gái chẳng nhớ ngày sinh nhật của mẹ nó. Đứa con gái lảng tránh mẹ khi thấy mẹ đầy ắp công việc, sợ mẹ bảo làm này làm nọ.

Đứa con gái luôn xạo mẹ để đi chơi.

21

Page 22: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

Đứa con gái chẳng biết nấu lấy cho mình một món ăn.Con 14 rồi, 14 tuổi mà sao vô tích sự quá ạ. Cứ như một đứa con nít lên ba. Mẹ

thường bảo con nên bỏ cái tính phung phí đi nhưng con nghĩ có mẹ rồi thì cần điều đó làm gì. Và con đã không biết đằng sau những đồng tiền con phung phí là mồ hôi, là nước mắt của mẹ đã đổ vào đó ở các buổi chợ dưới cái nắng gay gắt mà con rất sợ vì đen da...

Thật nực cười phải không ông? Con dần như đã bỏ quên điều đó, đã quên rồi những lúc mà có lẽ con phải nhớ vì mẹ.

Lúc con nói với mẹ sắp tới ngày sinh nhật của con, mẹ cười bảo: "Biết rồi!" - con vui lắm.

Lúc bị sốt gần 40 độ con khóc, mẹ lại bảo: "Mau khỏe để còn phụ mẹ chăm sóc hai em nữa" - tim con ấm áp lạ thường.

Lúc con kể cho mẹ nghe về những chuyện buồn trong lớp, mẹ lắng nghe: "Cố lên đi con!" - con thêm niềm tin.

Đã bao lần tự hứa với bản thân rồi, gắng sống tốt hơn để mẹ vui nhưng hoài mà chẳng lần nào làm được. Giờ đây con nhớ nhiều lắm, toàn những hạnh phúc mẹ đã mang. Con thấy hối hận vì có lúc đã quên béng đi, con chỉ nghĩ về bạn bè mà chẳng có lúc nào nghĩ về mẹ. Để rồi những lúc chính bạn bè làm con đau, con lai quay về với mẹ vì con biết chỉ có mẹ mới hiểu con, cho con một cái gì đó quý giá.

Con biết dù có nhiều bạn bè đến đâu, dù con nghĩ họ tốt đến thế nào nhưng chỉ mẹ mới thương con nhất, mẹ mới là người sẵn sàng cho con mọi thứ mà chẳng có bạn bè nào dám làm cả. Con cần mẹ, mẹ ạ. Cuộc sống không có ba, con đã quen rồi nhưng nếu một ngày con vắng mẹ, con sẽ phải khóc nhiều lắm.

Con vừa kết thúc kì thi Học kỳ 1, kết quả của con chẳng mấy tốt đẹp. Điều đó là do con tự cao tự đại cứ nghĩ mình thông minh lắm, cứ nghĩ mọi việc dễ dàng nhưng thực sự không phải thế, khó hơn nhiều, con ngu quá! Con sai rồi ông.

Con sợ phải nói với mẹ. Không phải sợ mẹ la nhưng sơ mẹ buồn. Một tuần được nghỉ, con đã suy nghĩ nhiều về bản thân mình. "Ngã ở đâu thì mình đứng dậy ở đó", đúng không ông?

Con sẽ cố gượng dậy, ông ủng hộ con nhé! Chắc chắn con sẽ làm được vì mẹ, vì bản thân mình. Con sẽ trở thành đứa con ngoan hơn, con sẽ chăm hơn mỗi ngày. Không để mẹ buồn, không để mẹ khóc nữa.

Ngày hôm qua đã qua, ngày hôm nay đang chào đón con, con sẽ phải thay đổi trong những ngày tiếp. Lại hứa nhưng đây không là lời hứa suông cho mẹ và ông đâu!

Ông hãy tin ở con!Hà Mã

22

Page 23: Hat Cai - Thang 10 - 2014tgphue.net/hatcai/nam2014/hat_cai_thang_122014.doc · Web viewTài liệu học tập cho HĐGX, Gia trưởng, Hiền mẫu *** THÁNG 12 - 2014 Lời Chủ

Mục lục1. Lời Chủ Chăn2. Noel - Mùa tặng quà3. Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Vọng

* Giải thích Lời Chúa* Trang Mẹ Gia đình: Cần nhẹ nhàng và hữu lý* Trang Cha Gia đình: Vai trò và quyền của cha mẹ

4. Tin Mừng Chúa Nhật II Mùa Vọng* Giải thích Lời Chúa* Trang Mẹ Gia đình: Cần nhẹ nhàng và hữu lý (tt)

5. Tin Mừng Chúa Nhật III Mùa Vọng* Giải thích Lời Chúa* Trang Mẹ Gia đình: Cần nhẹ nhàng và hữu lý (tt)* Trang Cha Gia đình: Vai trò và quyền của cha mẹ(tt)

6. Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Vọng* Giải thích Lời Chúa* Trang Mẹ Gia đình: Đàn ông là đất

7. Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất* Giải thích Lời Chúa

8. Hội đồng mục vụ Giáo xứ: Học thuyết xã hội (tt) 9. Trang Giới Trẻ: Gửi ông già Noel của con

23