h chí minh - 2016

64

Upload: others

Post on 04-Oct-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: H Chí Minh - 2016
Page 2: H Chí Minh - 2016

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016

........................................................................................

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngành

Kinh Kế Đối Ngoại

Đề tài

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất xuất khẩu

hàng tinh bột sắn tại công ty TNHH SunChung

Giảng viên hướng dẫn

Th.S Nguyễn Mỹ Chương

Sinh viên

Trần Thị Thu Thảo

MSSV: 64011200713

Page 3: H Chí Minh - 2016

LỜI CẢM ƠN

Trong khoảng thời gian 02 tháng thực tập, tôi có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập này

chính là nhờ sự hướng dẫn tận tình của quí thầy cô trong trường Đại học Quốc Tế Sài

Gòn và công ty TNHH SunChung.

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô và ban lãnh đạo nhà trường đã tạo cho tôi

một nền tãng vững chắc. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Mỹ

Chương, là người đã theo dõi tôi cũng như giúp đỡ, giải đáp thắc mắc của tôi trong quá

trình làm bài khóa luận này.

Tiếp đến, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể ban lãnh đạo và anh em nhân

viên trong công ty TNHH SunChung . Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến trưởng phòng

xuất nhập khẩu Võ Thị Hồng Trong, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi và truyền đạt cho

tôi những kinh nghiệm thực tế của ngành xuất nhập khẩu.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến những người đã tạo cho tôi cơ hội, giúp đỡ tôi để tôi có

được những kinh nghiệm hữu ích để vận dụng vào công việc trong tương lai.

Kính chúc Th.S Nguyễn Mỹ Chương dồi dào sức khỏe.

Kính chúc Công ty TNHH SunChung ngày càng phát triển.

Trân trọng

TPHCM, ngày 16 tháng 07năm 2016

Sinh viên

Trần Thị Thu Thảo

Page 4: H Chí Minh - 2016

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Người hướng dẫn Tp. HCM, Ngày tháng năm 2016

Ký tên

Page 5: H Chí Minh - 2016

NHẬN XÉT CỦA GV PHẢN BIỆN

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Người hướng dẫn Tp. HCM, Ngày tháng năm 2016

Ký tên

Page 6: H Chí Minh - 2016
Page 7: H Chí Minh - 2016

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH

Sơ đồ 4.1: Phương thức này có thể mô tả khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.2: Các bước thực hiện trong L/C

Hình 1.1 Công ty TNHH Sunchung

Hình 1.2 - Văn phòng tổng Công ty

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy lãnh đạo tại Công ty TNHH SunChung

Hình 1.3: Hình ảnh tại nhà máy SunChun.

Hình 1.4. Hình ảnh tinh bột sắn

Hình 1.5 : Loại bao Jumbo và bao 50kg/PE.PP

Hình 1.6: Bã mì sấy dạng bột

Hình 1.7: bã mì sấy dạng phơi

Hình 1.8: Sắn lát

Hình 1.9: Giấy chứng nhận VSATTP và HALAL

Biểu đồ 2.1 Quá trình thay đổi nguồn vốn tại Công ty TNHH SunChung.

Biểu đồ 2.2 Năng suất sản xuất của nhà máy SC1 (%)

Hình 2.1: Hình ảnh củ mì tươi

Page 8: H Chí Minh - 2016

Bảng 2.1: Giá và số lượng nhập của mì những tháng cuối năm 2015

Bảng 2.2. Tình hình kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của công ty từ 2013 đến quí I 2016

Biểu đồ 2.2 Doanh thu bán hàng các năm 2013, 2014, 2015 và 03 tháng đầu năm

2016

Biểu đồ 2.3: Doanh thu hoạt tài chính từ năm 2013 đến quí I năm 2016

Biểu đồ 2.4 Lợi nhuận thuần các năm từ 2013 đến quí I năm 2016

Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu sắn

Biểu đồ 2.7. Biểu đồ cột chồng thể hiện sự nhập khẩu của thị trường sắn và các sản phẩm

về sắn tháng 8 năm 2015

Hình 2.1: Sơ đồ sản xuất tinh bột sắn

Bảng 3.1: Thể hiện năng suất thu hổi của từng loại củ mì

Bảng 3.2: So sánh giữ củ mì Việt và củ mì Miêng

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ SWOT

Page 9: H Chí Minh - 2016

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................................. 4

1. Khái niệm..................................................................................................................................... 4

1.1. Xuất nhập khẩu. .................................................................................................................... 4

1.2. Incoterms. ............................................................................................................................. 4

1.3. UCP...................................................................................................................................... 5

2. Vai trò .......................................................................................................................................... 5

2.1. Xuất nhập khẩu. .................................................................................................................... 5

2.2. Incoterms. ........................................................................................................................... 10

2.3. UCP.................................................................................................................................... 10

3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. ............................................................................................... 10

3.1. Xuất khẩu trực tiếp ............................................................................................................. 11

3.2. Xuất khẩu ủy thác. .............................................................................................................. 12

4. Các phương thức thanh toán. ...................................................................................................... 12

4.1. Chuyển tiền . ...................................................................................................................... 12

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH SUNCHUNG......... 19

2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SUNCHUNG ...................................................................... 19

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................................................. 19

- Tổng quan về công ty ............................................................................................................. 19

2.2. Bộ máy lãnh đạo và năng lực quản trị của công ty. ................................................................. 22

2.3. Lĩnh vực sản xuất. ............................................................................................................. 23

2.4. Lĩnh vực kinh doanh. ........................................................................................................ 24

2.5. Danh mục sản phẩm của Công ty TNHH SunChung. ..................................................... 24

2.6. Đối tượng khách hàng ....................................................................................................... 26

Page 10: H Chí Minh - 2016

2.7. Thị trường kinh doanh ..................................................................................................... 26

2.8. Các chứng nhận. ....................................................................................................................... 26

2.9. Thành tựu đạt được. ................................................................................................................. 27

2.10. Sự biến đổi về nguồn vốn. ................................................................................................. 28

2.11. Tình hình sản xuất. ........................................................................................................... 29

2.12. Thu mua nguyên vật liệu .................................................................................................. 30

2.13. Tình hình kinh doanh của công ty từ năm 2013 đến quí I năm 2016 .............................. 31

2.14. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. ....................................................................... 32

2.15. Doanh thu hoạt động tài chính ......................................................................................... 33

2.16. Lợi nhuận thuần ............................................................................................................... 34

2.17. Thi trường xuất khẩu sắn ................................................................................................. 35

2.18. Phương thức thanh toán ................................................................................................... 37

2.19. Phương thức sản xuất xuất khẩu. ..................................................................................... 37

2.20. Chiến lược sản xuất và kinh doanh trong thời gian tới. .................................................. 39

CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU HÀNG

TINH BỘT SẮN TẠI CÔNG TY TNHH SUNCHUNG. .................................................................... 40

3.1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất – xuất khẩu hiện nay tại Công ty TNHH SunChung. . 40

3.2.1. Ưu điểm.............................................................................................................................. 42

3.2.1. Hạn chế. ............................................................................................................................... 43

3.2. Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng tinh bột sắn tại Công ty TNHH

SunChung. ........................................................................................................................................ 44

3.2.1. Sản phẩm, giá thành và xuất hàng . .................................................................................. 44

3.2.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, công tác tiếp thị. .................................................... 45

3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực. ........................................................................................... 45

3.2.4. Chính sách của nhà nước và nhà cung cấp nguyên liệu ............................................... 45

KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 47

Page 11: H Chí Minh - 2016
Page 12: H Chí Minh - 2016
Page 13: H Chí Minh - 2016
Page 14: H Chí Minh - 2016
Page 15: H Chí Minh - 2016
Page 16: H Chí Minh - 2016

1

LỜI NÓI ĐẦU

- Lý do chọn đề tài

Việt Nam là nước chuyên xuất khẩu với nhiều loại mặt hàng đa dạng như: Cá tra - cá

basa, Cà phê, Chè, Gạo, Tinh bột sắn,…Và trong những năm gần đây, Trái ngược với tình

trạng xuất khẩu ảm đạm của nhiều mặt hàng nông sản khác thì ngành sản xuát và xuất

khẩu sắn vẫn liên tục tăng trưởng mạnh. Sau khi thuế xuất khẩu mặt hàng sắn về 0% từ

5/9/2015, mặt hàng này đã trở thành nông sản xuất khẩu có giá trị tăng mạnh nhất.

Với vị thế xuất khẩu hàng tinh bột sắn đứng thứ 2 thế giới chỉ sau thái Lan, diện tích trồng

sắn năm 2012 là 560.000 ha, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2012 và 1,1 tỷ

USD vào năm 2013.

Tuy nhiên cây sắn ở Việt Nam vẫn chưa bền vững vì khỏang cách chênh lệch năng suất

thuộc loại lớn trên thế giới, khi mà năng suất sắn tại Tây Ninh đạt 30 tấn/ha (với diện tích

không tưới) và 50 tấn/ha (với diện tích có tưới bổ sung) thì nhiều nơi khác chỉ đạt 15-17

tấn/ha.

Cùng với sự gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO là bàn đạp cho các doanh

nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là

sau khi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP được ký kết, đây chính là cơ hội

đồng thời cũng thử thách cho các doanh nghiệp để khẳng định vị thế của mình trên thị

trường quốc tế.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp và nhà máy sản xuất cũng đối mặt với không ít khó khăn

từ sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và ngoài nước. Ngoài ra, yêu cầu và đòi hỏi

về chất lượng của sản phẩm, giá cả, dịch vụ… của nguời tiêu dùng ngày càng cao, và phải

đáp ứng đươc các tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu.Theo báo Hải Quan “khoảng 80% sắn

vẫn được XK sang Trung Quốc. Việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc quá

lớn là điểm yếu nổi cộm của ngành sắn Việt bởi thị trường này bấp bênh, tiềm ẩn nhiều

Page 17: H Chí Minh - 2016

2

rủi ro. Chỉ cần có sự biến động nhẹ từ thị trường Trung Quốc đã đủ khiến các DN trong

ngành sắn lao đao”

Qua 2 tháng học hỏi, thực tập ở công ty Sun Chung, một trong những công ty hàng đầu

trong lĩnh vực xuất khẩu hàng tinh bột sắn với thị truờng không ngừng đưọc mở rộng.

Nhận thấy đưọc xu huớng ngày càng phát triển của ngành xuất khẩu Việt Nam nói chung,

và những tiềm năng xuất khẩu hàng tin bột sắn nói chung. Làm thế nào để công ty có thể

trụ vững trên nền kinh tế mở với những khó khăn như hiện nay. Tôi quyết định chọn đề

tài: “giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, xuất khẩu hàng tinh bột sắn tại

SunChun”.

Do thời gian tôi thực tập chưa đủ lâu, kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên sai sót là

điều không thể tránh khỏi. Mong đưọc các thầy cô thông cảm, góp ý để tôi có thể sửa

chữa và hoàn thiện bài khóa luận này cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Nêu ra thực trạng hoạt động sản xuất xuất nhập khẩu tại công ty TNHH SunChung

trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015

- Nắm bắt được quá trình xuất khẩu tại công ty

Phân tích, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty

- Đề xuất ra những phương án và giải pháp khắc phục những mặt còn hạn chế cũng

như nâng cao những ưu điểm lợi thế của công ty.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp diễn dịch, qui nạp

- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu

Phạm vi nghiên cứu

- Phân tích hoạt động sản xuất - xuất khẩu của công ty ở các khía cạnh: sản xuất

hàng tinh bột sắn, thị trường xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, doanh

thu xuất khẩu, phương thức thanh toán. Bài báo cáo sử dụng số liệu từ năm bởi vì

Page 18: H Chí Minh - 2016

3

đây là thời gian gần nhất có thể phân tích đúng nhất với thực trạng sản xuất và xuất

khẩu tại công ty.

Nguồn số liệu

- Nguồn số liệu, dữ liệu của bài báo cáo thực tập được lấy từ: phòng tài chính kế

toán, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, báo cáo thường niên, các các nguồn

phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, internet,..

- Kết cấu để tài

Bài báo cáo gồm các phần và nội dung sau:

- Phần mở đầu: Nêu lý do vì sao chọn đề tài này song song với việc trình bày các

mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu cũng như nguồn số liệu, dữ liệu phù

hợp với đề tài đã chọn

- Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận.

Chương 2: Thực trạng sản xuất, xuất khẩu tại Công ty.

Chương 3: Một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất – xuất tinh bột sắn

tại Công ty TNHH SunChung.

- Kết luận.

- Phụ lục

- Tài liệu tham khảo.

Page 19: H Chí Minh - 2016

4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái niệm

1.1. Xuất nhập khẩu.

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại

thương . Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát

triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt

động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và đước biểu hiện

dưới nhiều hình thức.

Ngoài ra, còn có thể định nghĩa là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác

trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở

đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt

động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.

Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham

gia mở rộng hoạt động này.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ

xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công nghệ

cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung

và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong

thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể đước diễn ra trên phậm vi

một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.

1.2. Incoterms.

Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms - Các điều khoản thương mại quốc

tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên

toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của

các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.

Page 20: H Chí Minh - 2016

5

Nó quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: Ai sẽ trả

tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu

trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển...thời

điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá.

1.3. UCP.

UCP là viết tắt của “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credit” (Quy tắc

thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ), là ấn phẩm của phòng thương mại quốc

tế (International Chambel of Commerce – ICC). Trong đó quy định quyền hạn của các

bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ, nhằm đáp ứng nhu cầu của giới tài chính,

ngân hàng cũng như các doanh nghiệp, các nhà xuất nhập khẩu về một văn bản quy định

đầy đủ, dễ áp dụng và được chấp nhận một cách thống nhất trong việc mở và xử lý một

thư tín dụng (Letter of Credit – L/C).

Sự ra đời của UCP đã đánh dấu một bước đột phá mới trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế,

bởi UCP là cơ sở pháp lý duy nhất quy định một cách cụ thể trách nhiệm của các bên

tham gia phương thức tín dụng chứng từ, mà chú trọng nhất là trách nhiệm của ngân hàng.

2. Vai trò

2.1. Xuất nhập khẩu.

Như chúng ta đã biết xuất khẩu hàng hoá xuất hiện từ rất sớm. Nó là hoạt động buôn bán

trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau(quốc tế). Nó không phải là hành vi buôn bán

riêng lẻ, đơn phương mà ta có cả một hệ thống các quan hệ buôn bán trong tổ chức

thương mại toàn cầu. Với mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nói riêng

cả quốc gia nói chung.

❖ Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia

Xuất khẩu là một trong những tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của

mỗi quốc gia.

Page 21: H Chí Minh - 2016

6

Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và chỉ

rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân

lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển (như

Việt Nam ) đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ. Do vậy câu hỏi đặt ra làm thế nào để có

vốn và công nghệ

❖ Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước.

Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo làn lạc hậu chận phát triển. Tuy

nhiên quá trình công nghiệp hoá phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết

bị tiên tiến.

Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu một nước có thể sử dụng nguồn vốn huy

động chính như sau:

+ Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ

+ Thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ thu ngoại tệ trong nước

+ Thu từ hoạt động xuất khẩu

Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được, song việc

huy động chúng không phải rễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay phải chịu

thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này.

Bởi vì vậy xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng nhất. Xuất khẩu

tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độ tăng trưởng của hoạt động

nhập khẩu. ở một số nước một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát

triển là do thiếu tiềm năng về vốn do đó họ cho nguồn vốn ở bên ngoài là chủ yếu, song

mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người

cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu –nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành

hiện thực .

Page 22: H Chí Minh - 2016

7

❖ Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển

Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang thay

đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp

chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế.

Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong

trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu

dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong

phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.

Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động

tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu. Nó thể hiện:

+ Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Điều này có thể thông

qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông, kéo sợi,

nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển.

+ xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phầnổn định sản xuất, tạo lợi

thế nhờ quy mô.

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thị

trường tiêu dùng của một quốc gia. Nó cho phép một quốc gia có rthể tiêu dùng tất cả các

mặt hàng với số lương lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó thậm

chí cả những mặt hàng mà họ không có khả năng sản xuất được.

+ Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng

quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.

Trong nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu hoá như ngày nay, mỗi loại sản phẩm

người ta nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước

thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ 5. Như vậy, hàng hoá

Page 23: H Chí Minh - 2016

8

sản xuất ra ở mỗi quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia cho thấy sự tác động ngược trở lại

của chuyên môn hoá tới xuất khẩu.

Với đặc điêm quan trọng là tiền tệ sản xuất sử dụng làm phương tiện thanh toán, xuất

khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia. Đặc biệt với các nước đang phát

triển đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng

vai trò quan trọng trong việc điều hoà về cung cấp ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp

phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.

❖ Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời

sống nhân dân.

Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất

hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng

yêu cầu ngay càng đa dạng và phong phú của nhân dân.

❖ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế

đối ngoại.

Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại, phụ thuộc

lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hề

kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch

quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của các ngành này

lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát

triển.

Có thể nói xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung sẽ dẫn tới

những sự thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hoá của nền kinh tế bằng hai cách:

+ Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn với số hàng hoá được sản xuất ra.

+ Kéo theo sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất

khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau.

Page 24: H Chí Minh - 2016

9

❖ Đối với các doanh nghiệp

Cùng với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là

một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất khẩu là một trong

những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát

triển, mở rộng thị trường của mình.

Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do

doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không chỉ được

các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài.

Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả

năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ

cho quá trình phát triển.

Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như các đơn vị

tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu các thị

trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.

Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị

kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một

sản phẩm.

Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham gia xuất

khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp

tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp phải

chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào,

hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực.

Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được thu hút được nhiều lao động bán

ra thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm thu nhập ổn

định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm lợi nhuận.

Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh

doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Page 25: H Chí Minh - 2016

10

2.2. Incoterms.

Incoterms là một bộ các quy tắc nhằm hệ thống hoá các tập quán thương mại quốc tế

được áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân trên khắp thế giới.

Incoterms là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hoá ngoại thương.

Incoterms là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán, xây dựng hợp đồng

ngoại thương, tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương.

Incoterms là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hoá.

Incoterms là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp

(nếu có) giữa người mua và người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương.

2.3. UCP

Xác định quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng trong khuôn khổ thư tín dụng, giảm thiểu

rủi roc ho khách hang khi tổ chức thanh toán qua phương thức L/C và trong L/C chỉ dẫn

rõ cách thức xử lý các chứng từ có lien quan đến thanh toán

Nguồn luật cơ sở để xây dựng các điều khoản chính cho thư tín dụng chứng từ

Là tiêu chí chung cho việc kiểm tra bộ chứng từ

Góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng chứng từ tại các ngân hàng ngày càng thuận tiện và

phát triển hơn.

Là căn cứ để doanh nghiệp khiếu nại, kiện (nếu có) đối với ngân hàng nếu như các nơi

này không thực hiện đúng các chỉ dẫn của UCP, gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp.

3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.

Page 26: H Chí Minh - 2016

11

3.1. Xuất khẩu trực tiếp

Khái niệm trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp

sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài

thông qua các tổ chức cuả mình.

Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mại không tự

sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai công đoạn:

+ Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước.

+ Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền hàng với

đơn vị bạn.

Phương thức này có một số ưu điểm là: thông qua đàm phán thảo luận trực tiếp dễ dàng đi

đến thống nhất và ít xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc do đó:

+ Giảm được chi phí trung gian do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

+ Có nhiều điều kiện phát huy tính độc lập của doanh nghiệp.

+ Chủ động trong việc tiêu thụ hàng hoá sản phẩm của mình.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì phương thức này còn bộc lộ một số những

nhược điểm như:

+ Dễ xảy ra rủi ro

+ Nếu như không có cán bộ XNK có đủ trình độ và kinh nghiệm khi tham gia ký kết hợp

đồng ở một thị trường mới hay mắc phải sai lầm gây bất lợi cho mình.

+ Khối lượng hàng hoá khi tham giao giao dịch thường phải lớn thì mới có thể bù đắp

được chi phí trong việc giao dịch.

Như khi tham gia xuất khẩu trực tiếp phải chuẩn bị tốt một số công việc. Nghiên cứu hiểu

kỹ về bạn hàng, loại hàng hoá định mua bán, các điều kiện giao dịch đưa ra trao đổi, cần

phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu của công việc. Lựa chọn người có đủ năng lực tham

Page 27: H Chí Minh - 2016

12

gia giao dịch, cần nhắc khối lượng hàng hoá, dịch vụ cần thiết để công việc giao dịch có

hiệu quả.

3.2. Xuất khẩu ủy thác.

Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị XNK đóng vai trò là người trung gian thay

cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần

thiết để xuất khẩu do đó nhà sản xuất và qua đó được hưởng một số tiền nhất định gọi là

phí uỷ thác.

Hình thức này bao gồm các bước sau:

+ Ký kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị trong nước.

+ Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nước ngoài.

+ Nhận phí uy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.

Ưu điểm của phương thức này:

Những người nhận uỷ thác hiểu rõ tình hình thị trường pháp luật và tập quán địa phương,

do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và thanh tránh bớt uỷ thác cho người uỷ

thác.

Đối với người nhận uỷ thác là không cần bỏ vốn vào kinh doanh tạo ra công ăn việc làm

cho nhân viên đồng thời cũng thu được một khoản tiền đáng kể.

Tuy nhiên, việc sử dụng trung gian bên cạnh mặt tích cực như đã nói ở trên còn có những

han chế đáng kể như :

- Công ty kinh doanh XNK mất đi sự liên kết trực tiếp với thị trường thường phải đáp ứng

những yêu sách của người trung gian.

- Lợi nhuận bị chia sẻ.

4. Các phương thức thanh toán.

4.1. Chuyển tiền .

Page 28: H Chí Minh - 2016

13

“ Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu

cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng

lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương thức chuyển tiền do khách hàng yêu cầu”.

Sơ đồ 4.1: Phương thức này có thể mô tả khái quát theo sơ đồ sau:

(1). Người chuyển tiền yêu cầu Ngân hàng nước mình chuyển một số tiền nhất định cho

người được hưởng ở nước ngoài.

(2). Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền nhận thực hiện yêu cầu của người chuyển tiền,

làm thủ tục chuyển tiền ra nứơc ngoài.

(3). Ngân hàng nước ngoài nhận đựơc chuyển tiền sau khi đã nhận tiền chuyển đến, thực

hiện trả tiền cho người nhận.

Thanh toán chuyển tiền bao gồm các loại:

- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T).

Chuyển tiền bằng điện tốc độ nhanh, nhưng chi phí cao. Ngày nay khi tham gia mạng

SWITF thì hầu hết chuyển tiền được thực hiện trên mạng SWITF.

- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T).

Chuyển tiền bằng thư chi phí thấp hơn chuyển tiền bằng điện, song tốc độ lại chậm hơn.

Chuyển tiền bằng điện thì người chuyển tiền không bị động vốn lâu ngày, nhưng tỷ giá

ngoại tệ áp dụng trong điện hối cao hơn tỷ giá ngoại tệ trong thư hối.

Page 29: H Chí Minh - 2016

14

Chuyển tiền là một phương thức thanh toán trực tiếp giữa hai bên. Phương thức này rất

đơn giản, ở đây Ngân hàng chỉ là người trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ

nhiệm hưởng hoa hồng, không bị ràng buộc gì về tránh nhiệm. Khi áp dụng phương thức

này thì giữa hai bên mua bán phải có tín nhiệm rất cao, việc thanh toán phụ thuộc vào

thiện chí của người mua. Vì vậy chuyển tiền ít được sử dụng trong thánh toán hàng hoá

ngoại thương mà thường được sử dụng trong quan hệ trả nợ, tiền đặt cọc, tiền ứng trước,

trả tiền thừa, thanh toán những khoản chi phí phi mậu dịch hay tiền bồi thường.

4.2. Phương thức thanh toán L/C

Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit – L/C).

Trong thanh toán quốc tế nói chung, đặc biệt trong thanh toán ngoại thương hình thức

thanh toán bằng L/C được sử dụng rất phổ biến. Khi vận dụng vào hình thức thanh toán

này, các nước dựa vào “ Bản điều lệ và cách thức thực hành thống nhất về tín dụng chứng

từ – UCP 500” do phòng thương mại quốc tế Paris ban hành năm 1993.

Theo “ Bản điều lệ và cách thức thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” thì tín dụng

chứng từ được hiểu như sau:

“ Thư tín dụng (L/C) là một bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một Ngân hàng

(Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) theo yêu cầu của người nhập khẩu tiến hành mở và

chuyển đến chi nhánh hay đại lý của ngân hàng này ở nước ngoài (Ngân hàng phục vụ

người xuất khẩu) một L/C cho người được hưởng (Người xuất khẩu) một số tiền nhất

định trong thời hạn qui định, với điều kiện người được hưởng phải xuất trình đầy đủ các

chứng từ phù hợp với những nội dung, điều kiện ghi trong thư tín dụng “.

Tham gia nghịệp vụ thanh toán bằng thư tín dụng có thể gồm nhiều bên, thông thường có

các bên sau:

- Người yêu cầu mở thư tín dụng (The applicant for the credit) là người nhập khẩu (Người

mua).

- Người hưởng thư tín dụng (The benifitciary) là người xuất khẩu (Người bán).

Page 30: H Chí Minh - 2016

15

Các ngân hàng liên quan: ít nhất có hai Ngân hàng tham gia: Ngân hàng mở L/C còn gọi

là Ngân hàng phát hành L/C (The issuing bank), Ngân hàng này có trách nhiệm trích trả

tiền cho người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C; Ngân hàng

thông báo L/C (Advising Bank) là Chi nhánh Ngân hàng hoặc đại lý của Ngân hàng phát

hành L/C hoặc Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.

Tuỳ theo từng L/C cụ thể, mà còn có các Ngân hàng khác tham gia như:

- Ngân hàng thanh toán, chiết khấu (The Negotiating Bank) : Ngân hàng này trực tiếp trả

tiền cho L/C. Trên thực tế Ngân hàng thanh toán L/C chính là Ngân hàng L/C hoặc Ngân

hành thông báo, hoặc một ngân hàng nào đó do Ngân hàng phát hành L/C chỉ định.

- Ngân hàng xác nhận L/C (The confirming Bank). Theo yêu cầu của người hưởng lợi,

một Ngân hàng đứng ra xác nhân L/C sẽ cùng với Ngân hàng phát hành L/C có trách

nhiệm trả tiền đối với L/C.

* Qui trình thanh toán L/C:

(1). Người nhập khẩu dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương ký với người xuất khẩu

làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình, yêu cầu Ngân hàng này mở L/C cho

người xuất khẩu hưởng.

(2). Theo đơn xin mở L/C, Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu mở một L/C (phát hành

L/C) cho người xuất khẩu hưởng. Ngân hàng này chuyển bản chính L/C cho người xuất

khẩu (Ngân hàng thông báo).

(3). Ngân hàng xuất khẩu xác nhận L/C bằng văn bản và gửi bản chính L/C cho người

xuất khẩu.

(4). Căn cứ vào nội dung của L/C, Người xuất khẩu thực hiện giao hàng cho người nhập

khẩu.

(5). Sau khi hoàn tất việc giao hàng, người xuất khẩu phải hoàn chỉnh ngay bộ các chứng

từ hàng hoá và hối phiếu gửi về ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng này trả tiền

cho bộ chứng từ đó.

Page 31: H Chí Minh - 2016

16

(6). Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ. Kiểm tra kỹ nội dung các chứng từ đó

nếu thấy phù hợp thì ngân hàng thanh toán (hoặc chấp nhận chiết khấu theo những điều

khoản của L/C).

(7). Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng phục vụ người

nhập khẩu.

(8). Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (Ngân hàng phát hành L/C) sau khi nhận đựơc

bộ các chứng từ từ Ngân hàng thông báo chuyển đến, tiến hành kiểm tra kỹ các chứng từ

này, nếu thấy đáp ứng được những yêu cầu của L/C, thì chuyển tiền trả cho Ngân hàng

thông báo.

(9). Ngân hàng phát hành L/C thông báo cho người nhập khẩu biết đã trả tiền cho người

xuất khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu hoàn lại số tiền này, sau đó Ngân hàng

phát hành L/C trao người nhập khẩu bộ chứng từ để làm căn cứ nhận hàng.

Sơ đồ 4.2: Các bước thực hiện trong L/C

Nét đặc thù trong thanh toán L/C là việc trả tiền của Ngân hàng chỉ căn cứ vào sự phù hợp

của các chứng từ hàng hoá với những điều kiện nêu trong thư tín dụng mà không trực tiếp

dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương. Do vây, Ngân hàng không bị ràng buộc bởi

những điều khoản trong hợp đồng mua bán ngoại thương, mà chỉ bị ràng buộc các điều

kiện trong nội dung của L/C khi nó đã được mở.

Page 32: H Chí Minh - 2016

17

Thanh toán bằng L/C tuy có phức tạp về mặt thủ tục, song các nguyên tắc thanh toán rất

chặt chẽ, rõ ràng, nên việc nhận hàng và trả tiền luôn luôn được đảm bảo. Vì thế, hình

thức này được sử dụng rất rộng rãi trong thương mại quốc tế.

Hiện nay trong thanh toán quốc tế có nhiều loại thư tín dụng được sử dụng:

- Thư tín dụng có thể huỷ bỏ (Revocable L/C): Với loại này, sau khi L/C được mở, thì nội

dung của L/C có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào, không cần có sự

đồng ý của người được hưởng và người yêu cầu mở L/C.

Như vậy, thư tín dụng này chưa phải là văn bản cam kết trả tiền thực sự, mà mới chỉ là

một thư hẹn sẽ trả tiền. Do vậy, loại L/C này ít được sử dụng.

- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ (Irrevocable L/C): Khi loại L/C này được mở thì người

yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó,

nếu không có sự đồng ý của người được hưởng L/C. Như vậy, tính đảm bảo của L/C này

rất cao, nên nó được dùng khá phổ biến trong thanh toán thương mại quốc tế. Loại L/C

này là cơ sở của các loại L/C khác.

- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (Irevocable confirmed L/C): Đây là loại thư

tín dụng không thể huỷ bỏ, đồng thời lại có sự xác nhận trả tiền của một Ngân hàng nhất

định. Dùng thư tín dụng loại này thì việc nhận tiền của người xuất khẩu là vô cùng chắc

chắn.

Đối với người nhập khẩu khi phải mở loại L/C này thì ngoài việc phải ký vốn mở L/C tại

Ngân hàng, trả thủ tục phí mở L/C, còn phải chịu thêm phí xác nhận và đặt cọc tiền xác

nhận cho Ngân hàng xác nhận L/C. Đó là những bất lợi cho người nhập khẩu.

- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ miễn truy đòi (Irrevocable without recuorse L/C): Khi sử

dụng loại L/C này, thì người xuất khẩu (người hưởng lợi L/C) phải phát hành một hối

phiếu ghi “ không được truy đòi người phát phiếu”. Như vậy, sau khi đã thanh toán cho

người huởng, Ngân hàng mở L/C mất quyền truy đòi lại số tiền của L/C bất kỳ trong

trường hợp nào. Loại L/C này được dùng rất phổ biến trong các hợp đồng mua bán chịu

hàng hoá.

Page 33: H Chí Minh - 2016

18

- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có thể chuyển nhượng đựơc (Irrevocable Transferable

L/C): Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của Ngân hàng

trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác,

theo lệnh của người được hưởng lợi đầu tiên. Loại L/C này chỉ được chuyển nhượng một

lần, chi phí cho việc chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên chịu.

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Thông thường khi tiến hành mua bán qua

trung gian thì người ta dùng loại thư tín dụng này.

Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình, thì người xuất khẩu dùng L/C

này để mở một L/C khác cho người khác hưởng với những nội dung gần giống như L/C

ban đầu (L/C gốc), như vậy L/C sau gọi là L/C giáp lưng.

- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Loại L/C này thường được dùng trong phương

thức mua bán quốc tế hàng đổi hàng hoặc trong gia công quốc tế. Thư tín dụng đối ứng

chỉ bắt đầu có hiệu lực khi một thư tín dụng đối ứng nới nó đã được mở.

- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại thư tín dụng được dùng để trả tiền

nhiều lần, trong khuôn khổ thời hạn do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Sau khi

thư tín dụng truớc đã được trả tiền song, thì thư tín dụng kế tiếp tự động có hiệu lực. Khi

khối lượng hàng hoá lớn được giao đều đặn làm nhiều lần thì dùng loại L/C này sẽ rất

thuận tiện.

- Thư tín dụng dự phòng (Stand-by L/C): Đây là loại thư tín dụng mà Ngân hàng mở L/C

chịu trách nhiệm trước người nhập khẩu về mặt tài chính khi L/C tuy đã được mở, nhưng

người xuất khẩu không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với L/C. Loại L/C này được

dùng phổ biến ở Mỹ.

Page 34: H Chí Minh - 2016

19

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU TẠI

CÔNG TY TNHH SUNCHUNG.

2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SUNCHUNG

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

- Tổng quan về công ty

Hình 1.1 Công ty TNHH Sunchung Hình 1.2 - Văn phòng tổng Công ty

Tên công ty: Công ty TNHH SUNCHUNG.

Tên tiếng Anh: SunChung Company Limited.

Tên viết tắt: SunChung Co.,LTD

Logo

Page 35: H Chí Minh - 2016

20

Địa chỉ: Tổ 3, ấp Trãng Trai, xã Tân Hòa, huyện Tân Châu, Tây Ninh

Địa chỉ tổng công ty : Số 16, Đường 18, Phường 8, Quận Gò Vấp, Tp.HCM.

Điện thoại : +84 839210282/0663739008

Fax: 84 838942278/0663739007

Web: khatexco.com.vn

Số lượng nhân viên của công ty. : 301 -500 người.

Năm thành lập : 2007.

Mã số thuế : 3901127536

Thị trường : Toàn Quốc, Quốc tế.

Được thành lập vào năm 1999, công ty TNHH Dệt May Hoàng Anh là công ty

hàng đầu chuyên sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm như :

➢ Vải, sợi cotton, PE, TC, filament, chinfon, voan,...

➢ Sản phẩm may mặc xuất khẩu.

➢ Hóa chất ngành dệt nhuộm.

➢ Bột mì, bột biến tính, mì xắc lác, bả mì sấy, bột nhang,...

➢ Sản phẩm Nails.

➢ Sản phẩm Lông mi nhân tạo.

Trong suốt quá trình, lịch sử phát triển, chúng tôi luôn cố gắng để duy trì tầm nhìn và giá

trị cốt lõi để đạt được sự hợp tác thành công giữa đôi bên, chúng tôi luôn cung cấp các

mặt hàng chất lượng và giá trị về mọi mặt.

Với mục đích đa dạng hoá, chúng tôi đang mở rộng kinh doanh về công nghiệp sắc đẹp,

thẩm mỹ như : Công nghệ lông mi giả (lông mi nhân tạo), Nails (Waxing Roll, Waxing

Page 36: H Chí Minh - 2016

21

Strips, kẹp ngón, dép xốp EVA, kềm cắt da, kềm cắt móng, dũa móng, dép vải không dệt,

khăn nail, các loại áo Uniform dành cho ngành nails,...)

Chúng tôi cam kết về chất lượng sản phẩm và sẽ đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách

hàng. Mong muốn xây dựng mối quan hệ bền vững với tất cả các công ty trong và ngoài

nước.

Các đơn vị sản xuất sản phẩm và các mảng ngành của công ty SUNCHUNG.

• Công ty TNHH tinh bột Công Nghiệp SUNCHUNG tỉnh Bình Dương.

Địa chỉ số 44 D/2, đường DT743, Khu phố 1B, An phú, Thuận An, Bình Dương.

Sản xuất: bột hồ tổng hợp, dùng trong ngành dệt, giấy, gỗ.

Công suất : = 25000 tấn/ năm

• Nhà máy sản xuất ngành nail.

Địa chỉ : số 44 D/2, đường DT743, Khu phố 1B, An phú, Thuận An, Bình Dương.

Sản xuất: waxing roll, Áo uniform, Kẹp Ngón Dũa , Kềm, Dép giấy, Dép EVA., các loại

muối đường tẩy tế bào chết.

Công suất : theo đơn đặt hàng.

• Nhà máy sản xất hóa chất.

Địa chỉ : tổ 1, khu phố Phước Hải, Thái Hòa, Huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Sản xuất: chất trợ ngành dệt, in nhuộm, ngành gỗ.

Công suất : 5000 tấn/ năm.

• Công ty TNHH SunChung

Địa chỉ : tổ 3, ấp Trảng Trai, Xã An Hòa, Huyện tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Page 37: H Chí Minh - 2016

22

Sản xuất : tinh bột mì, tinh bột biến tính, tinh bột, Acetate, Glucosa.

Công suất : 60000 tấn/năm.

Trong đó công ty hiện nay đang chú trọng vào hai mảng là hàng make-up, nail và hàng

tinh bột củ sắn. trong đó hàng nail đang là ngành vào mùa sẽ có đợt hội chợ nail Việt và

ngành nail ở Mỹ vào tháng 7 này. Đây là cơ hội chủ lực của ngành sau đây là các sản

phẩm của công ty trong mảng Nail và Make- up.

2.2. Bộ máy lãnh đạo và năng lực quản trị của công ty.

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy lãnh đạo tại Công ty TNHH SunChung

❖ Bộ máy lãnh đạo

Ban lãnh đạo gồm có 9 người.

TỔNG GIÁM

ĐỐC

P.Tài Chính – Đầu Tư

Nhà Máy SC1

SX: Bột hồ

Nhà Máy SC2

SX: Bột mì

P.Điều Hành –

Hành Chánh

P.Kế Toán –

Kiểm Toán

P.Kinh Doanh

Xuất Nhập Khẩu

P.Kinh Doanh

Nội Địa

Xưởng Lông Mi

SX: Nail và lông mi

Page 38: H Chí Minh - 2016

23

- Tổng giám đốc: Ông Đỗ Hương Khoa

- P.Tài chính - Đầu tư: Ông Nguyễn Tiến Trung ( Trưởng phòng)

- P.Điều hành sản xuất: Bà Nguyễn Thị Ngọc Hiền( Trưởng phòng)

- P.Tài chính kế toán: Bà Ngô Thị Dinh( Trưởng phòng)

- P.Kinh doanh xuất nhập khẩu: Bà Võ Thị Hồng Trong ( Trưởng phòng)

- P.Kinh doanh nội địa: Ông Ngô Đức Hiếu ( Trưởng phòng)

- Nhà máy SC1: Dương Thị Thu Hiền ( Giám đốc nhà máy)

- Nhà máy SC2: Ông Bồ Minh Khánh ( Giám đốc nhà máy)

- Xưởng lông mi: Cao Thị Thanh Truyền ( Giám đốc xưởng lông mi)

2.3. Lĩnh vực sản xuất.

Công ty TNHH SunChung có thâm niên sản xuất hàng tinh bột sắn và các sản phẩm liên

quan đến sắn hơn 9 năm cùng với dây chuyền sản xuất hiện đại và vị trí địa lý của nhà

máy, đặt tại tỉnh Tây Ninh là một trong những nguồn cung cấp sắn chủ yếu của cả nước,

đội ngũ quản lý,nhân viên giàu kinh nghiệm từ Tổng công ty cho đến các nhà máy sản

xuất. Đặc biệt là đội ngũ anh em công nhân lành nghề, siêng năng, cần cù chịu khó trong

công việc đã góp phần giúp cho công ty tạo ra được chổ đứng trên thị trường sắn với giá

cả cạnh tranh.

Hiện này công ty đang có 2 nhà máy hoạt động song song cùng với nhau với năng suất

hơn 5000 tấn/tháng. Mỗi nhà máy đều đảm nhiệm chức năng nhiệm vụ khác nhau.

- Nhà máy SC2 có nhiệm vụ thu mua nguyên liệu đầu vào rồi đưa vào dây chuyền

sản xuát cho đến được sản phẩm đầu ra.

- Nhà máy SC1thì lại có chức năng chuyên sang và đóng bao bì cho phù hợp với yêu

cầu của khách hàng.

Page 39: H Chí Minh - 2016

24

Hình 1.3: Hình ảnh tại nhà máy SunChun.

2.4. Lĩnh vực kinh doanh.

Công ty TNHH SunChung chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng tinh bột sắn cũng

như phục vụ thị trường trong nước và các sản phẩm từ sắn khác.

2.5. Danh mục sản phẩm của Công ty TNHH SunChung.

Hiện nay, công ty sản xuất bốn loại sản phẩm chính luôn lấy tiêu chuẩn xuất khẩu

làm tiêu chuẩn để sản xuất là:

Tinh bột sắn (Tapioca Starch):

Tiêu chuẩn chất lượng:

• Tinh bột: 85% min

• Độ ẩm: 14% max

• Độ trắng: 90% min

• pH: 5-7

• SO2: 30 ppm max

• Độ tro: 0.2% max

• Độ xơ: 0.1% max

• Độ dính: 650-850BU Hình 1.4. Hình ảnh tinh bột sắn

- Trạng thái: bột mịn, không chứa tạp chất.

Page 40: H Chí Minh - 2016

25

- Màu: trắng đồng nhất.

- Ứng dụng: Trong ngành thực phẩm, ngành công nghiệp dệt và sản xuất giấy.

- Đóng gói: 50kg/bao PE.PP, 25kg/bao PE.PP, 10kg/bao giấy, 25kg/bao giấy,850kg/

bao Jumbo.

Hình 1.5 : Loại bao Jumbo và bao 50kg/PE.PP

Bã mì sấy dạng bột ( Tapioca Powder):

Tiêu chuẩn:

Tinh Bột : 40% min

Độ ẩm :14% max

Tạp chất : 3% max.

Màu: Màu đặt trưng của bã mì.

Ứng dụng: Thức ăn gia súc, bột nhang

Đóng gói: 50kg/bao PE.PP, hàng xá

Hình 1.6: Bã mì sấy dạng bột

Bã mì sấy dạng phơi ( Tapioca Residue Dryed by sun)

Tiêu chuẩn

Tinh Bột Tinh bột : 40% min

Độ ẩm : 14% max

Tạp chất : 3% max.

Kích thước : 2-5cm

Page 41: H Chí Minh - 2016

26

Màu: Màu đặt trưng của bã mì

Ứng dụng:Thức ăn gia súc, bột nhang.

Đóng gói: Bao PP hoặc hàng xá

Hình 1.7: bã mì sấy dạng phơi

Sắn lát (Tapioca Chips)

Tiêu chuẩn

Tinh Bột : 70% min

Độ ẩm :16% max

Cát : 3% max

Kích thước : 5-10 cm

Màu:Trắng của củ mì

Ứng dụng:Làm cồn,thức ăn gia súc,…

Đóng gói: Hàng xá trong container 40’ hoặc tàu rời. Hình 1.8: Sắn lát

2.6. Đối tượng khách hàng

- Đối tượng khách hàng của Công ty chủ yếu là các nhà máy sản xuất giấy, nhà máy

làm bánh, gia vị,…

2.7. Thị trường kinh doanh

- Thị trường phân phối sản phẩm của công ty không những xuất khẩu mà còn cả thị

trường nội địa.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu xuất sang các nước Malaysia, Singapore, China,

Russia,..Nhưng tập trung nhất là ở Indonesia.

Thị trường nội địa trải dài từ Nam ra Bắc chủ yếu phân phôi cho các công ty nhà

máy giấy, thực phẩm, thức ăn gia súc,…

2.8. Các chứng nhận.

Page 42: H Chí Minh - 2016

27

- Qua quá trình phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và luôn tuân

thủ theo đúng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi truowif, tuân thủ

đúng yêu cầu của pháp luật.

- Công ty TNHH SunChung đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận HALAL, Vệ

Sinh An Toàn Thực Phẩm tỉnh Tây Ninh.

Hình 1.9: Giấy chứng nhận VSATTP và HALAL

2.9. Thành tựu đạt được.

Từ một công ty nhỏ với một nhà máy được thành lập năm 2007 cho đến nay công ty đã có

thêm một nhà máy đặt tại Bình dương. Không những thế công ty còn phát triển sang mặt

hàng nail, lông mi với cơ sở cũng được đặt tại Bình Dương.

Đầu tiên Công ty chỉ sản xuất để cung ứng trong thị trường nội địa và bán lại cho các

công ty thương mại thì đến nay thành phần kinh doanh chủ lực của công ty lại là xuất

khẩu, chiếm tỷ trọng hơn 90% và dự kiến trong cuối năm 2016 đầu năm 2017 sẽ thành lập

Page 43: H Chí Minh - 2016

28

0.00

20,000,000,000.00

40,000,000,000.00

60,000,000,000.00

80,000,000,000.00

100,000,000,000.00

120,000,000,000.00

140,000,000,000.00

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 03 tháng đầu 2016

Nguồn Vốn (VNĐ)

Nguồn Vốn (VNĐ)

thêm một nhà máy mới cũng đặt tại nguồn nguyên liệu chính là Tây Ninh với dây chuyển

hiện đại và có sự góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Về sản phẩm, khi mới thành lập công ty chỉ sản xuất và cung cấp một loại sản phẩm duy

nhất là tinh bột sắn thì cho đến nay công ty đã sản xuất thêm được bã mì sấy và sắn (tuy

chưa được đưa vào xuất khẩu) và trong tương lai sẽ là bột mì thổi (Tapioca powder).

2.10. Sự biến đổi về nguồn vốn.

Theo như thống kê từ phòng tài chính kế toán nhìn chung từ năm 2009 đến năm 2012

không có gì biến đổi rõ rệt phần lớn là do nhà máy mới đi vào hoạt động và lượng khách

không ổn định.

Biểu đồ 2.1 Quá trình thay đổi nguồn vốn tại Công ty TNHH SunChung.

Nguồn từ phòng Tài chính kế toán

Từ cuối năm 2012 hoạt động kinh doanh của công ty đã có những biến đổi lớn thể hiện

trong biểu đồ 1.1 .

+ Năm 2013 nguồn vốn là 93,186,479,838.55VNĐ đến năm 2014 nguồn vốn giảm

Page 44: H Chí Minh - 2016

29

100%

Năm 2009

Tinh bột Sắn

76%

19%

5%

Năm 2015

Tinh bột sắn Bã mì Sắn lát

xuống còn 86,487127,504.21VNĐ. Bởi từ cuối năm 2013 công ty quyết định đầu tư thêm

thiết bị máy móc trong nhà máy cũng như do sự bất ổn của giá củ mì đã làm cho tài chính

công ty gặp nhiều khó khăn.

+ Từ cuối năm 2014 đến cuối năm 2015 nguồn vốn tăng 1.33 lần ( từ

86,487,127,504.21VNĐ lên 115,296,479,775.00VNĐ) do Công ty áp dụng chính chính

sách cải tổ và qui trình mới vào khâu sản xuất.

+ Tính đến Quí 1 năm 2016 nguồn vốn đã là 81,156,761,990 VNĐ thấp hơn nguồn vốn

của cả năm 2015 là 0.7 lần. Đó là kết quả của sự thành công trên con đường cải tổ của các

cấp lãnh đạo công ty cũng như sự cố gắng không ngừng nghỉ của các anh em nhân viên và

công nhân.

2.11. Tình hình sản xuất.

Sau khi được thành lập với nhà máy đầu tiên tại Tây Ninh, Cô ng ty TNHH SunChung có

nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất hàng tinh bột sắn

Theo thời gian và cũng theo nhu cầu của thị trường, Công ty đã tăng dần năng suất sản

suất từ 30000T/ tháng ( năm 2009) cho đến nay là hơn 60000T/tháng và còn sản xuất

thêm bã mì và sắn lát phục vụ trong việc chế biến làm thức ăn chăn nuôi.

Biểu đồ 2.2 Năng suất sản xuất của nhà máy SC1 (%)

Page 45: H Chí Minh - 2016

30

2.12. Thu mua nguyên vật liệu

Khái quát chung tình hình xuất khẩu ở Việt Nam Nguyên liệu đầu vào đóng vai trò rất

quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Để có thể luôn luôn

đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu ra thị trường quốc tế Công ty TNHH SunChung luôn thu mua

những sản phẩm chất lượng cao từ những đối tác đáng tin cậy và cũng như đảm bảo có

đầy đủ nguyên liệu để cung cấp trong suốt quá trình máy vận hành và đáp ứng đúng ngày

giao hàng cho khách.

Nguyên liệu chính dung để sản xuất hàng tinh bột sắn cũng như bã mì và sắn lát là “Củ

mì“.

Hình 2.1: Hình ảnh củ mì tươi

Củ mì được thu mua chủ yếu từ các thương lái, chủ vựa mì lớn có uy tính ở Tây

Ninh.

Công ty TNHH SunChung ưu tiên thu mua củ mù được các thương lái mua trong

nước bơi vì chất lượng của củ mì trong nước sẽ tốt hơn củ mì .Dưới đây là bảng

thống kê giá thành mua vào của củ mì những tháng cuối năm năm 2015 của Công ty

TNHH SunChung.

Bảng 2.1: Giá và số lượng nhập của mì những tháng cuối năm 2015

Mã tổng hợp Tên tổng hợp Số lượng Giá

KCM Kho củ mì TN (KCM)

Page 46: H Chí Minh - 2016

31

CM292 Củ mì (29.2%) 116,250.00 1,993.00

CM293 Củ mì (29.3%) 115,403.00 2,000.00

CM294 Củ mì (29.4%) 65,686.00 2,214.00

CM298 Củ mì (29.8%) 39,292.00 2,240.00

CM299 Củ mì (29.9%) 40,102.00 2,043.00

CM30 Củ mì (30%) 105,417.00 1,974.00

2.13. Tình hình kinh doanh của công ty từ năm 2013 đến quí I năm 2016

Trong bối cảnh nề kinh tế Việt Nam đang trên đà khôi phục và phát triển sau khi chịu ảnh

hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 cộng với tình hình biến đổi khí hậu ảnh

hưởng đến các sản phẩm nông sản trong đó có củ mì. Bên cạnh đó sự cạnh tranh gay gắt

từ các đối thủ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động của công ty chỉ tính riêng

ở tỉnh tây Ninh đã có hơn 70 doanh nghiệp với tổng công suất hơn 7000 tấn bột/ngày.

Nhìn chung tình hình kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng nhiều đến kinh tế và các doanh

nghiệp trong đó Sunchung cũng chịu ảnh hưởng không ít làm ảnh hưởng đến nguồn vốn

và hoạt động của công khiến cho chỉ số tăng trưởng và doanh thu bị sụt giảm đáng kể.

Nhưng tình hình này đã được khắc phục và có những dấu hiệu khởi sắc đáng mừng vào

năm 2015. Từ sự nổ lực và định hướng đúng đắn cũng như những cải cách mang tính

chiến lược đã giúp công ty vượt qua khó khăn đi đến một hướng phát triển mới mà minh

chứng là doanh thu của năm 2015 và đặc biệt là Quí 01 năm 2016.

Bảng 2.2. Tình hình kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của công ty từ 2013 đến quí I 2016

Năm 2013 2014 2015 Quý I 2016

Doanh thu bán

hàng và cung

cấp dv

110,211,209,044.

00

102,323,862,664.

08

130,459,710,894.

00

88,945,443,317.

50

Tốc độ tăng -7.16% 27.50%

Page 47: H Chí Minh - 2016

32

-0.10

-0.05

0.00

0.05

0.10

0.15

0.20

0.25

0.30

0.00

20,000,000,000.00

40,000,000,000.00

60,000,000,000.00

80,000,000,000.00

100,000,000,000.00

120,000,000,000.00

140,000,000,000.00

2013 2014 2015 2016

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu

Tốc độ

2.14. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Biểu đồ 2.2 Doanh thu bán hàng các năm 2013, 2014, 2015 và 03 tháng đầu

năm 2016

trưởng

Doanh thu

hoạt động tài

chính

144,159,934.65 133,796,004.21 139,571,664.00 77,059,218.75

Tốc độ tăng

trưởng -7.19% 4.32%

Lợi nhuận

thuần từ HĐ

kinh doanh

3,236,509,763.95 3,039,776,899.84 2,800,741,514.00 1,651,933,809.0

0

Tốc độ tăng

trưởng -6.08% -7.86%

Page 48: H Chí Minh - 2016

33

-7.19%

4.32%

-0.08

-0.06

-0.04

-0.02

0

0.02

0.04

0.06

0.00

20,000,000.00

40,000,000.00

60,000,000.00

80,000,000.00

100,000,000.00

120,000,000.00

140,000,000.00

160,000,000.00

2013 2014 2015 Quý I 2016

Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu

Tốc độ

Qua Biểu đồ 2.2 ta có thể thấy được doanh thu bán hàng có sự biến đổi không lớn lắm.

- Doanh thu năm 2015 là 130,459,710,894.00VNĐ và cũng là năm đạt doanh thu

ngoài chỉ tiêu đề ra cao nhất so với năm 2014 tăng 1,2 lần và 1.18 lần so với 2013.

- Mặc dù doanh thu năm 2014 (102,323,862,664.08VNĐ) thấp hơn so với doanh thu

năm 2013 (110,211,209,044.00VNĐ) 0.9 lần do sự biến đổi của giá củ mì tăng đột

biến và tài chính công ty đang trong giai đoạn khóa khăn.

- Tỷ lệ doanh thu vượt bật được thể hiện rõ nét ở 03 tháng đầu năm 2016 với doanh

thu 88,945,443,318.00VNĐ so với cùng kỳ năm ngoái gấp 1.5 lần.

2.15. Doanh thu hoạt động tài chính

Biểu đồ 2.3: Doanh thu hoạt tài chính từ năm 2013 đến quí I năm 2016

Năm 2013 khủng hoảng kinh tế thế giới điều này ảnh hưởng không ít đến doanh thu của

công ty, nhờ chủ động được thị trường doanh thu năm 2013 của công ty đạt 144,16 triệu

đồng.

Page 49: H Chí Minh - 2016

34

-6.08%

-7.86%

-0.09

-0.08

-0.07

-0.06

-0.05

-0.04

-0.03

-0.02

-0.01

0

0.00

500,000,000.00

1,000,000,000.00

1,500,000,000.00

2,000,000,000.00

2,500,000,000.00

3,000,000,000.00

3,500,000,000.00

2013 2014 2015 Quý I 2016

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận

Tốc độ

Năm 2014 doanh thu của công ty 133,8 triệu, giảm so với năm 2013. Nguyên nhân chính

là do Việt Năm bị phụ thuộc chủ yếu vào duy nhất một thị trường Trung Quốc, tinh bột

sắn rơi vào tình trạng bị "ế" do Trung Quốc giảm thu mua. Còn ở những thị trường khó

tính khác như Nhật, Hàn, Nga lại khó tính, đòi hỏi chất lượng cao và nghiêm ngặt trong

chỉ số an toàn vệ sinh thực phẩm Việt Nam chưa đáp ứng được.

Sắn xuất khẩu của Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt với sắn Thái Lan bởi Thái Lan áp dụng

chính sách trợ giá nông sản. Tuy nhiên, năm 2015 chính sách trợ giá không còn, đồng thời

đồng Baht của Thái Lan mất giá khá nhiều so với đồng USD làm cho sản phẩm sắn của

Việt Nam tăng tính cạnh tranh rõ rệt hơn so với sắn Thái Lan. Bên cạnh đó thị trường

Trung Quốc cũng khả quan hơn, đây là một trong những yếu tố giúp doanh thu của doanh

nghiệp khả quan hơn, tăng so với năm trước và đạt 139,6 triệu đồng.

Mặt khác, 3 tháng đầu 2016 doanh thu của công ty đạt mức 77,06 triệu gần bằng một nửa

năm 2015. Đây là một chuyển biến tích cực và tăng cao so với các năm khác, cho thấy

tiềm năng và cơ hội phát triển vượt bậc của ngành tinh bột sắn.

2.16. Lợi nhuận thuần

Biểu đồ 2.4 Lợi nhuận thuần các năm từ 2013 đến quí I năm 2016

Page 50: H Chí Minh - 2016

35

Dù doanh thu có nhiều biến động song lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công

ty những năm vừa qua luôn giảm. Tốc độ giảm trung bình 3 năm vừa qua vào khoảng

6.97%, dù cho tình hình trì trệ của nền kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng rất lớn đến

hoạt động kinh doanh của công ty nhưng đây vẫn là một con số cần phải quan tâm.

So với năm 2013, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 6,08%, tương đương

mức giảm 196,7 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do giá sắn bột năm

2014 tăng cao, dẫn tới chi phí đầu vào tăng vọt. Ngoài ra sự cạnh tranh của các đối thủ

trong ngành ngày càng gay gắt, dẫn tới việc công ty kinh doanh không hiệu quả.

Sang năm 2015, lợi nhuận của công ty tiếp tục giảm 239 triệu đồng, tức giảm 7,86% so

với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp nối những khó khăn trong năm 2014, tình hình kinh doanh

của công ty vẫn không mấy khả quan, cho thấy các chính sách mới của công ty vẫn chưa

mang lại hiểu quả đáng kể trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.

Quý I năm 2016, công ty đạt được mức lợi nhuận là 1,651 tỷ đồng, chiếm gần 60% lợi

nhuận của cả năm 2015. Đây là một dấu hiệu khá khả quan, nếu công ty giữ vững được

tốc độ tăng trưởng như thế này trong 3 quý kế tiếp thì lợi nhuận của cả năm 2016 hứa hẹn

sẽ là một con số rất lạc quan.

2.17. Thi trường xuất khẩu sắn

Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu sắn

Thị trường Tháng 08 năm 2015

Khối lượng (Tấn) Trị giá (USD)

Tổng cộng 2.159.826 950.091.186

Trung Quốc 1.961.001 (90.79%) 882.880.986 (92.23%)

Hàn Quốc 65.123 (3.02%) 16.831.349 (1.79%)

Nhận Bản 49.273 (2.28%) 14.601.585(1.54%)

Philippin 38.833 (1.80%) 16.687.605(1.72%)

Đài Loan 25.145(1.16%) 10.458.696(1.13%)

Malaysia 20.451 (0.95%) 8.630.965(0.9%)

Page 51: H Chí Minh - 2016

36

86%

88%

90%

92%

94%

96%

98%

100%

Khối Lượng

Trị giá

Malaysia

Đài Loan

Philippin

Nhật Bản

Hàn Quốc

Trung Quốc

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn

trong tháng 9/2015 ước đạt 235.000 tấn, với giá trị đạt 84 triệu USD, đưa tổng khối lượng

xuất khẩu mặt hàng này 9 tháng đầu năm 2015 đạt 3,27 triệu tấn, giá trị đạt 1,03 tỉ USD,

tăng 28,4% về khối lượng và tăng 24,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu sắn chính chiếm tới 89,5% thị phần, tăng 37,1%

về khối lượng và tăng 33,03% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Các thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là Nhật Bản (tăng 72,29% về khối lượng,

tăng 84,45% giá trị) và Đài Loan (tăng 46% về khối lượng, tăng 43,51% giá trị).

Theo nguồn: thitruongsan.com và Tổng cục hải quan

Biểu đồ 2.7. Biểu đồ cột chồng thể hiện sự nhập khẩu của thị trường sắn và các sản phẩm

về sắn tháng 8 năm 2015

Tính riêng tháng 8/2015, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả lượng và trị giá, tăng

26,5% về lượng và tăng 25,7% về trị giá so với tháng 7, nâng lượng sắn xuất khẩu 8 tháng

đầu năm lên 3, triệu tấn, trị giá 950 triệu USD, tăng 33,03% về lượng và tăng 28,81% về

trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Page 52: H Chí Minh - 2016

37

Trung Quốc vẫn là khách hàng chính đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với

sản lượng suất khẩu 1.96 triệu tấn, chiếm 90.79%, có trị giá 882 triệu đô.

Thị trường lớn thứ 2 là Hàn Quốc với sản lượng 65 nghìn tần, chiếm 3.02%, trị giá 16,8

triệu đô.

Mặt khác, các thị trường như Nhật Bản, Philippin, Đài Loan, Malaysia chiếm lần lượt

2.28%, 1.80%,1.16%,0.95% tương đương với 49.273,38.833,25.145,20.451 triệu tấn.

Thị trường xuất khẩu sắn trong nước cũng chính là thị trường xuất khẩu sắn của công ty

TNHH SunChung. Tuy nhiên, công ty chủ yếu tập trung vào Indonesia, Malaysia và một

số thì trường tìm năng khác như Úc, Canada,..

2.18. Phương thức thanh toán

T/T là hình thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất mà công ty hiện nay. Khách hàng

sẽ thanh toán trước 30-40% tổng giá trị đơn hàng và phần còn lại sẽ được thanh toán trong

vòng 5 ngày sau khi nhận được đầy đủ bộ chứng từ.

Nhưng hình thức thanh toán này khá rủi ro bởi không được sự đảm bảo của Ngân hàng (

bên thứ 3) mà Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian chuyển tiền giữa hai bên mua và bán

vì thế sẽ có nhiều trường hợp như khách hàng thanh toán tiền chậm không đúng như trong

hợp đồng, khách hàng không thanh toán đủ số tiến còn lại,…Tuy vậy lý do công ty vẫn

ưu tiên áp dụng nó là do nó khá đơn giản, không bao gồm nhiều thủ tục rườm rà và ít chi

phí hơn hình thức thanh toán L/C và phù hợp với nhiều khách hàng hơn.

2.19. Phương thức sản xuất xuất khẩu.

Với tư cách là nhà sản xuất và xuất khẩu trực tiếp, công ty tự liên kế với khách nước

ngoài và sau đó tiến hành đàm phán giao dịch với khách hàng một cách độc lập. Từ khâu

thua mua nguyên vật liệu sản xuất cho đến khi giao hàng cho khách

Page 53: H Chí Minh - 2016

38

Hình 2.1: Sơ đồ sản xuất tinh bột sắn

Ghi chú: là băng truyền tải,

Công suất đồng bộ 50T bột khô/12h

Với việc thu mua trực tiếp nguyên liệu đầu vào từ các nguồn cung cấp chính và đưa vào

dây chuyền sản xuất tại nhà myas của công ty đã góp phần mang lại sự thuận lợi cho việc

kinh doanh sau khi nhà máy sản xuất ra sản phẩm

Mặt khác, phương thức sản xuất xuất khẩu này mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho Công ty

và đảm bảo được ngày giao hàng cho khách hàng, đồng thời sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm

thông tin về thị trường của đối tác nhằm mục đích mở rộng qui mô xuất khẩu cũng như

tạo dựng thương hiệu vững chắc cho công ty ở thị trường nước ngoài.

Page 54: H Chí Minh - 2016

39

2.20. Chiến lược sản xuất và kinh doanh trong thời gian tới.

Hiện nay, công ty đang đổi mới chiến lược kinh doanh và không ngừng tìm kiếm nhá đầu

tư từ nước ngoài để mở rộng qui mô sản xuất cũng như nâng cao năng suất và chất lượng

đầu ra.

Với sự thành công trong năm 2015, Công ty đã đề ra kế hoạch năm 2016 là tiền đề cho sự

phát triển của Công ty theo hướng đổi mới này. Để thực hiện được điều đó, công ty đưa ra

những yêu cầu bắc buộc phải hoàng thành và duy trì trong suốt quá trình thực hiện chiến

lược kinh doanh này

- Luôn chăm sóc, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũ.

- Không ngừng tìm kiếm nguồn khách hàng tìm năng mới.

- Tập trung vào thị trường tìm năng ở Indo, Malaysia.

- Từng bước thâm nhập vào các thị trường tìm năng mới: Russia, Korea,….

Page 55: H Chí Minh - 2016

40

CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

SẢN XUẤT XUẤT KHẨU HÀNG TINH BỘT SẮN TẠI

CÔNG TY TNHH SUNCHUNG.

3.1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất – xuất khẩu hiện nay tại

Công ty TNHH SunChung.

3.1.1. Tình hình sản xuất và thu mua sắn hiện nay.

Từ giữu tháng 06 cho đến hiện nay, tình hình thu mua sắn của công ty rất khó khăn ảnh

hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng đầu ra của sản phẩm.

Lý do đầu tiên phải kể đến đó là do củ mì phía Campuchia đã hết vụ và củ mì của Việt

Nam có hàm lượng bột không đạt yêu cầu để đưa vào sản xuất cũng như giá thành nguyên

liệu đầu vào quá cao ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành bán ra của sản phẩm. Theo anh Bồ

Minh Khánh, giám đốc nahf máy SunChung 2, cho biết: “ Củ mì từ 25 điểm trở lên ( tức

hàm lượng bột) thì sản xuất mới có lời với điều kiện giá thành nằm trong mức cho phép

của công ty”.

Dưới đây là bảng thống kê để miêu tả rõ nét hơn về việc trữ lượng bột tổng củ mì liên

quan mật thiết với năng suất thu hồi của sản phẩm tính theo 1000kg củ mì tươi:

Bảng 3.1: Thể hiện năng suất thu hổi của từng loại củ mì

Trữ lượng bột

(trong củ mì tươi)

Năng suất thu hồi

( Bột khô/Kg)

30 điểm 30

25 điểm 25

20 điểm 20

Page 56: H Chí Minh - 2016

41

Mặt khác, củ mì Việt và củ mì Miêng cũng có những đặc điểm khác nhau rõ ràng, người

sản xuất thường thích ưu tiên chọn củ mì Việt vì những lý do sẽ được trình bày ở bảng so

sánh dưới đây:

Bảng 3.2: So sánh giữ củ mì Việt và củ mì Miêng

Đặc điểm Củ mì Việt Củ mì Miêng

Giá thành Tương đối bằng nhau

Màu sắc Ruột trắng Ruột vàng

Độ dày của vỏ Vỏ mỏng Vỏ dày

Hàm lượng tinh bột Đồng đều Không đồng đều

Nhưng bởi vì mì Việt một năm chỉ có 2 vụ ( 08 mới có thu hoạch) vì vậy để đảm bảo

năng suất của nhà máy, công ty cũng sử dụng củ mì Miêng được các thương lái thu mua

từ Campuchia về.

3.1.2. Tình hình xuất khẩu.

Do ảnh hưởng từ phía nhà máy nên tình hình xuất khẩu hiện nay gặp một số khó khăn

nhất định:

- Những hợp đồng cũ chưa thể giao theo đúng tiến độ ban đầu.

- Cạnh tranh khó khăn do chi phí đầu ra cao.

3.2. Lợi thế và khó khăn của công ty hiện nay.

Tình hình thực tế tại Công ty TNHH SunChung được thể hiện bằng sơ đồ SWOT bên

dưới:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ SWOT

Page 57: H Chí Minh - 2016

42

Kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (S-O)

- Duy trì và phát triển nguồn khách hàng cũ (S5,S6,O1 , O2)

- Phát triển ra thị trường rộng hơn để có được nguồn khách hàng mới. (

S1,S2,S3,S3,S6,O1)

Kết hợi giữa điểm yếu và cơ hội ( W-O)

- Muốn phát triển ra thị trường rộng hơn thì cần phải tìm cách khắc phục những

điểm yếu hiện tại của công ty chúng ta, vì khi có được nguồn khách hàng rồi

nhưng nhà máy không đủ công suất để làm việc thì cũng không phát triển được.

(W1,W2,W4,O2)

Kết hợp giữa điểm mạnh và nguy cơ (S-T)

- Sử dụng những lợi thế vốn có của công ty chúng ta: kinh nghiệm, gần nguồn

nguyên liệu, giá cả nhân công,..để có thể cho ra đời sản phẩm chất lượng cao

nhưng giá cả phải cạnh tranh và đảm bảo đúng thời gian giao hàng cho khách

hàng.

(S1,S2,S3,S4,S5,S6,T3,T4,T5)

Kết hợp giữa điểm yếu và thách thức (W-T)

- Công ty chúng ta có rất nhiều điểm yếu cần phải khắc phục, vì những điểm yếu này

chính là nguyên nhân dẫn đến những thách thức lớn đối với chúng ta nếu như

chúng ta muốn công ty phát triển mạnh cả trong và ngoài nước.

(W1,W2,W3,W4,T2,T3,T4)

3.2.1. Ưu điểm.

Là một trong những xuất khẩu quốc tế và được khách hàng nước ngoài tin tưởng cũng

như khách hàng trong nước bao gồm cả những công ty thương mại. Qua hơn 6 năm xây

dựng và phát triển, với những nổ lực không ngừng trong việc nghiên cứu phương án kinh

Page 58: H Chí Minh - 2016

43

doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm đến tháng 06 năm 2016 công ty đã nhận được

chứng chỉ HACCAP tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu hàng và thu hút vốn

đầu tư từ nước ngoài cho dự án mới của công ty.

Với tầm nhìn xa rộng thể hiện ở việc vị trí nhà máy đặt tại nguồn nguyên liệu chính của

phía nam, giáp ranh với biên giới Campuchia tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua

nguyên liệu để chế biến cũng như có nguồn nhân công trẻ dồi dào giá rẻ đã tạo lợi thế cho

công ty cạnh tranh gay gắt với các đối thủ đặc biệt là về giá.

Để công ty có được vị trí ổn định như ngày hôm nay không thể thiếu đội ngủ nhân viên từ

Tổng công ty đến các nhà máy. Nếu Ban giám đốc và các cấp lãnh đạo không ngừng cố

gắng để đưa công ty ngày một phát triển thì đội ngủ quản lý đặc biệt là nhân công trong

nhà máy không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề. Sự kế hợp hài hòa ấy đã trở thành

tường thành vững chắc để đội ngủ nhân viên phòng kinh doanh nội địa - xuất khẩu không

ngừng bán hàng cũng như đối đầu với các đối thủ cạnh tranh.

3.2.1. Hạn chế.

Trong một công ty, bên cạnh những thành tựu đạt được luôn luôn tồn tại những mặt hạn

chế rõ rệt điều đó thể hiện ở việc cơ cấu quản lý chưa đồng nhất. Trong khi phòng kinh

doanh đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng thì khâu sản xuất không thể đáp ứng đủ số lượng

mà khách yêu cầu dẫn đến tình trạng giao hàng chậm trễ cho khách.

Tuy máy móc của nhà máy được đầu tư hiện đại. Tuy nhiên nếu so với một vài đối thủ

cạnh tranh đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất ở Thái Lan thì máy móc của nhà máy

còn hạn chế rất nhiều.

Nguồn nhân công dồi dào, lành nghề nhưng những nguồn nhân công có trình độ chuyên

môn cao còn hạn chế dẫn đến việc sai sót trong quá trình sản xuất và đóng gói để giao

hàng như chênh lệnh độ ẩm từ 0.1-02%, mắc lỗi trong việc vô bột vào bao.

Nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào từng thời điểm, dẫn đến hiện trạng thiếu

nguyên liệu để sản xuất cũng như sản xuất sắn chưa đủ điểm dẫn đến giá thành đầu ra

cao, khó cạnh tranh được với các đối thủ.

Page 59: H Chí Minh - 2016

44

Đặc biệt là vấn đề giao hàng không đúng như kế hoạch ban đầu vào khoảng cuối tháng 06

đến hơn tháng 08 gây ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác với khách hàng.

3.2. Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng tinh bột sắn tại

Công ty TNHH SunChung.

3.2.1. Sản phẩm, giá thành và xuất hàng .

Để có được thương hiệu nổi tiếng trong giới sản xuất và tiêu dùng Tinh bột sắn thì cơ sở

tiền đề chính là chất lượng sản phẩm. Đối với những nhà nhập khẩu nước ngoài thì việc

yêu cầu chất lượng sản phẩm tương đối nghiêm khắc hơn so với các nhà tiêu dùng ở Việt

Nam. Vì vậy, chất lượng chính là ưu điểm lớn nhất cùng với sự cạnh tranh về giá để giúp

Công ty vương ra thị trường thế giới.

Tuy nhiên, để đạt được chất lượng ngày một yêu cầu khắc khe hơn, công ty cần phải đầu

tư máy móc hiện đại hơn và nguồn nhân công có trình độ chuyên môn cao. Ví dụ như

muốn đảm bảo độ trắng cao, chất lượng đồng đều thì phải đầu tư, cải tiến máy C3, để đảm

bao độ ẩm như yêu cầu thì nên đầu tư thêm lò đốt tự động.

Mặt khác, vấn đề quan trọng nhất vẫn là đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định,

đảm bảo khối lượng đầy đủ cũng như chất lượng của củ mì mà phải giá thành hợp lý. Vì

đây là khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành đầu ra và thời gian giao hàng.

Công ty có thể thực hiện chính sách bao tiêu ruộng sắn, tạo mối quan hệ thân thiết đối với

những thương lái chuyên thu mua củ mì.

Bên cạnh đó, công ty có thể thu mua lại tinh bột sắn từ những nhà máy với chất lượng

tương đương với sản phẩm của công ty bằng những biện pháp quản lý chặt chẽ về vấn đề

chất lượng cũng như quá trình sang bao vào lên cont, nhằm mục đích đảm bảo đúng hạn

giao hàng theo như trong hợp đồng, tránh làm mất quy tính của công ty.

Ngoài ra việc đa dạng hóa sản phẩm cũng là một trong những phương án giúp công ty

vương xa hơn. Hiện nay công ty đang có kế hoạch đầu tư sản xuất thêm một sản phẩm

mới đó chính là “ Bột mì thổi (Tapioca Powder)”.

Page 60: H Chí Minh - 2016

45

3.2.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, công tác tiếp thị.

Trong một nền kinh tế phát triển ngày một đi lên như hiện nay thì việc nắm, cập nhật

những thông tin mới phải luôn luôn nhanh nhạy và một cách chính xác. Chính vì thế,

công ty cần phải nâng cao quá trình quản bá sản phẩn để cho nhiều người biết hơn, đầu tư

thêm vào các trạng mạng điện tử. Đặc biệt là phải chủ động trong việc tìm kiếm nguồn

khách hàng mới và luôn có kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ để giữ vững mối quan hệ

hợp tác bền vững, tốt đẹp.

Nên tham gia vào các hội chợ nông sản trong nước và quốc tế nhằm góp phần cho nhiều

doanh nghiệp trong và ngoài nước biết đến thương hiệu cũng như tận mắt chứng kiến sản

phẩm của mình hơn.

3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực là giá trị cốt lỗi để duy trì sự bền vững và đưa công ty ngày một đi lên.

Vì vậy, vấn đề phát triển nguồn nhân lực là một yêu cầu cần thiết và quan trọng nhất hiện

nay. Công ty cần tổ chức những buổi giao lưu chia sẽ kinh nghiệm của những công nhân

lâu năm và xuất sắc với những người mới, những người cần phải trao dồi thêm kỷ năng.

Bên cạnh đó, chính sách lương phù hợp cũng là một trong những yêu cầu cần thiết để giữ

chân những người giỏi và thu hút thêm những nguồn nhân lực giỏi bên ngoài.

3.2.4. Chính sách của nhà nước và nhà cung cấp nguyên liệu

❖ Đối với cơ quan nhà nước.

Hổ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu sắn bằng cách mở rộng quan hệ thuơng trên trường

quốc tế, đưa ra những chiến lược, chính sách quản bá thương hiệu sắn tra thị trường thế

giới cũng như hổ trợ các doanh nghiệp sản xuất như hổ trợ vốn vay, nghiên cứu các loại

giống mới.

Nên quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu tốt bằng cách không nên mở rộng diện tích

trồng sắn quá mức.Chính phủ cũng cần có cơ chế chính sách phù hợp về khoa học công

nghệ, khuyến công,…

Page 61: H Chí Minh - 2016

46

❖ Đối với nông dân trồng và thương lái thu mua củ mì.

Người nông dân nên chấp hành nghiêm chỉnh trong việc trồng và đảm bảo chất lượng củ

mì, thu hoạch đúng vụ, có qui hoạch tốt trong diện tích trồng củ mì.

Thương lái thu mua nên chọn những nguồn sản phẩm tốt, không nên ép giá các người

nông dân khi vào mùa vụ cũng như chào bán giá cao đối với các nhà sản xuất khi vào cuối

mùa vụ củ mì.

Page 62: H Chí Minh - 2016

47

KẾT LUẬN

Đất nước ngày càng đi lên, công nghiệp ngày càng phát triển mở ra cơ hội lớn cho các

cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời đó cũng chính là

thách thức lớn cho các doanh nghiệp vì phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm

mà giá thành phải cạnh tranh.

Trong những năm gần đây, ngành xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn Việt Nam nói

chung và công ty TNHH SunChung nói riêng ngày một phát triển. Đó chính là công lao

của các cấp lãnh đạo khi đã mạnh mẽ áp dụng chiến lược mới vào trong kinh doanh kể từ

cuối năm 2014 và sự chịu khó học hỏi không ngừng nghỉ từ các anh chị em nhân viên

cũng như các anh chị em công nhân. Tuy nhiên, sức ép từ giá và chất lượng của các đối

thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như cơ cấu quản lý chưa đồng nhất dẫn đến tình

trạng kinh doanh càng kho khăn hơn.

Chính vì thế việc đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và

xuất khẩu của công ty TNHH SunChung là một yếu tố mang tính khách quang dựa trên

tình hình thực tê tại công ty nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh so với

những đối thủ trong và ngoài nước đặc biệt là Thái Lan.

Qua bài báo cáo này, Tôi đã phần nào hiểu sâu sắc hơn về những vấn đề lý thuyết đã học

tại trường và có được cơ hội để áp dụng vào thực tiễn tại công ty. Cuối cùng tôi xin cám

ơn thầy Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Chương người đã tận tình theo dõi giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình làm báo cào này, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới chị Võ Thị Hồng Trong đã

chỉ dạy tận tình trong suốt quá trình tôi thực tập tại công ty. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám

ơn chân thành nhất đến ch mẹ và các thầy cô giáo đã đỡ tôi trong thời gian qua. Do kiến

thức còn hạn chế nên không khỏi tránh phần sai sót tôi rất mong nhận được sự góp ý từ

phía thầy cô và các anh chị tại công ty.

Tôi xin chân thành cám ơn.

Page 63: H Chí Minh - 2016

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SC2, Báo cáo tổng kết cuối năm 2013.

SC2, Báo cáo tổng kết cuối năm 2014.

SC2, Báo cáo tổng kết cuối năm 2015.

SC2, Báo cáo tổng kết 03 tháng đầu năm 2016.

SC2.Sơ đồ dây chuyền sản xuất tinh bột sắn.

Thông tin từ thị trường sắn (thitruongsan.com) và Tổng cục hải quan Việt Nam.

Trích: “Quản trị xuất nhập khẩu” – Chủ biên: Gs.Ts Đoàn Thị Hồng Vân.

Page 64: H Chí Minh - 2016

49