guidelines on - trang chủ | trang chuvietnam-redd.org/upload/cms/content/swg.mrv/biomass... ·...

46
Hướng dẫn Đo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ Dành cho cán bộ kỹ thuật Ngày 5 tháng 3 năm 2012 Bản dự thảo cho góp ý

Upload: buikhanh

Post on 14-Mar-2018

216 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Hướng dẫnĐo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ Dành cho cán bộ kỹ thuật

Ngày 5 tháng 3 năm 2012Bản dự thảo cho góp ý

Page 2: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Hướng dẫnĐo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ Dành cho cán bộ kỹ thuậtBản dự thảo cho góp ý kiến

ã 2012. Bản quyền thuộc về FAO

Quyền miễn trách: Các quan điểm nêu trong báo cáo này không nhất thiết phản ánh ý kiến của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) hoặc Chương trình UN-REDD.

Chương trình UN-REDD Việt NamTổng cục Lâm nghiệpBộ Nông nghiệp và phát triển Nông thônPhòng 805, Toà nhà Artex, 172 Ngọc Khánh,Ba Đình, Hà Nội, Việt NamHttp://www.vietnam-redd.org

Đại diện FAO tại Việt NamSố 3, Nguyễn Gia Thiều, Hà NộiHttp:// www.fao.org.vn

Biên soạn:Vũ Tấn Phương, RCFEE

Những người tham gia:Matieu Henry, FAOInoguchi Akiko, FAO PGS. TS. Bảo Huy, TNUTS. Nguyễn Đình Hùng, FIPITS. Phùng Văn Khoa, VFUTS. Đặng Thịnh Triều, FSIVTS. Phạm Mạnh Cường, VRD/VNForest

Ảnh bìa: Vũ Tấn Phương

2

Page 3: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Mục lục

Những từ viết tắt-------------------------------------------------------------------------------------------4Lời giới thiệu-------------------------------------------------------------------------------------------------- 5Các thuật ngữ cơ bản------------------------------------------------------------------------------------6Quy trình đo đếm sinh khối cây cá lẻ bằng phương pháp chặt hạ--------------8

1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu------------------------------------------------------------82. Thiết lập ô tiêu chuẩn----------------------------------------------------------------------93. Điều tra trong ô tiêu chuẩn-------------------------------------------------------------104. Đo đếm sinh khối tươi cây cá lẻ------------------------------------------------------105. Lấy mẫu phân tích sinh khối khô và khối lượng thể tích gỗ---------------11

Quy trình đo đếm sinh khối rừng tre nứa bằng phương pháp chặt hạ-------131. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu----------------------------------------------------------132. Thiết lập ô tiêu chuẩn---------------------------------------------------------------------133. Điều tra trong ô tiêu chuẩn-------------------------------------------------------------134. Đo đếm sinh khối tươi tre nứa-----------------------------------------------------------145. Lấy mẫu cho phân tích sinh khối khô----------------------------------------------14

Quy trình đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi, thảm mục, gỗ chết và lấy mẫu xác định trữ lượng các bon hữu cơ trong đất--------------------------------------16

1. Đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi------------------------------------------------162. Thực hiện đo đếm sinh khối gỗ cây chết------------------------------------------173. Đo đếm tính sinh khối thảm mục----------------------------------------------------184. Phương pháp lấy mẫu phân tích các bon đất-----------------------------------19

Công việc tại phòng thí nghiệm và tổng hợp số liệu và phân tích hồi quy 201. Công việc tại phòng thí nghiệm------------------------------------------------------202. Nhập và tổng hợp số liệu----------------------------------------------------------------203. Phân tích hồi quy----------------------------------------------------------------------------224. Xây dựng báo cáo và quản lý số liệu-----------------------------------------------22

Phục lục 01. Mẫu phiếu điều tra ô tiêu chuẩn rừng gỗ-------------------------------24Phụ lục 02. Mẫu phiếu điều tra sinh khối cây gỗ cá lẻ-------------------------------25Phụ lục 03. Mẫu phiếu điều tra đo đếm rừng tre, nứa--------------------------------26Phụ lục 04. Mẫu phiếu điều tra sinh khối cây cá lẻ tre nứa------------------------27Phụ lục 05. Mẫu phiếu điều tra đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi---------28Phụ lục 06. Mẫu phiếu điều tra đo đếm sinh khối gỗ cây chết-------------------29Phụ lục 07. Mẫu phiếu điều tra đo đếm sinh khối thảm mục---------------------30Phụ lục 08a. Mẫu biểu nhập số liệu phân tích sinh khối khô cây gỗ----------31Phụ lục 08b. Mẫu biểu nhập số liệu phân tích sinh khối khô tre nứa---------32Phụ lục 09. Mẫu biểu nhập số liệu phân tích tỷ trọng gỗ---------------------------33Phụ lục 10. Mẫu biểu nhập số liệu phân tích mẫu đất--------------------------------34Phụ lục 11a. Mẫu biểu nhập số liệu đo đếm sinh khối tươi rừng gỗ-----------35Phụ lục 11b. Mẫu biểu nhập số liệu đo đếm sinh khối tươi rừng tre nứa---36

Những từ viết tắt

3

Page 4: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

AR CDM Trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch AGB Sinh khối trên mặt đấtBGB Sinh khối dưới mặt đấtBEF Hệ số chuyển đổi sinh khối BCEF Hệ số mở rộng và chuyển đổi sinh khối C Các bonCO2 Khí các bon nícCOP Hội nghị các bênDBH Đường kính ngang ngực (tại vị trí 1.3m tính từ mặt đất) DME Dụng cụ đo chiều cao câyDNA Cơ quan thẩm quyền quốc giaFAO Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốcFIPI Viện Điều tra Quy hoạch rừngFSIV Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamGHGs Khí nhà kínhGPS Hệ thống định vị toàn cầuIPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu REDD Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừngRS Tỷ lệ sinh khối dưới mặt đất và trên mặt đấtSOC Các bon hữu cơ trong đất TNU Trường Đại học Tây NguyênUNFCC Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậuVFU Trường Đại học Lâm nghiệpVNForest Tổng cục Lâm nghiệpVRO Văn phòng REDD Việt NamWD Khối lượng thể tích gỗ tính ở độ ẩm 0%

Lời giới thiệuPhát thải khí nhà kính (GHGs) do thay đổi sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển đổi đất có rừng sang đất không có rừng và quản lý rừng không

4

Page 5: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

bền vững được cho rằng gây ra khoảng 20% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Sự gia tăng phát thải GHGs được coi là nguyên nhân cơ bản dẫn đến biến đối khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu đang được quan tâm bởi các quốc gia và cộng đồng quốc tế như là một thách thức lớn nhất trong thế kỷ 21.Trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, sáng kiến về giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng (REDD) được đệ trình tại COP 13 tại Bali, Indonesia vào năm 2007 và sáng kiến chính thức được thông qua như là biện pháp góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu. REDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ trợ tài chính cho các chủ rừng và người sử dụng rừng. Theo cơ chế này, các nước sẽ tính và theo dõi phát thải khí CO2 gây ra do mất rừng và suy thoái rừng trong phạm vi của quốc gia. Thực hiện sáng kiến này, chương trình UN-REDD đã và đang triển khai thí điểm tại một số nước, trong đó có Việt Nam. Chương trình REDD Việt Nam đã được thực hiện vào năm 2009 cho giai đoạn chuẩn bị và dự kiến sẽ chuyển sang giai đoạn thực hiện thí điểm thực hiện REDD. Liên quan đến việc ước tính phát thải, trong cơ chế REDD Việt Nam đang hướng đến mục tiêu sử dụng Tier 2 cho giai đoạn thí điểm và Tier 3 cho giai đoạn tín chỉ do REDD+ mang lại.Để hỗ trợ thực hiện chương trình REDD tại Việt Nam, tài liệu Hướng dẫn đo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ được soạn thảo với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của UN-REDD Việt Nam và FAO Việt Nam. Tài liệu này cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật trên thực địa để thực hiện đo đếm sinh khối cây cá lẻ, sinh khối thảm mục và gỗ cây chết, lấy mẫu đất cho xác định trữ lượng các bon hữu cơ trong đất.Trong khuôn khổ Chương trình UN-REDD Việt Nam, việc đo đếm sinh khối tập trung vào điều tra rừng và đo đếm sinh khối trên mặt đất của cây cá lẻ để xây dựng phương trình dự báo sinh khối rừng cho các hoạt động về REDD tại Việt Nam. Các hướng dẫn đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi; thảm mục và cây chết và các bon hữu cơ trong đất trình bày trong tài liệu này là để tham khảo trong trường hợp các hoạt động của REDD yêu cầu ước tính phát thải toàn diện cho tất cả các bể chứa các bon.Tài liệu hướng dẫn này được chuẩn bị và là bản dự thảo để lấy ý kiến cho việc hoàn thiện. Hướng dẫn này sẽ được chỉnh sửa và hoàn thiện cho việc sử dụng sau này và sẽ là một trong những tài liệu tham khảo cho việc xây dựng các phương trình dự báo sinh khối rừng ở Việt Nam và các nước khác trong khu vực. Chúng tôi trân trọng và hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp và góp ý cho bản dự thảo hướng dẫn này. Các ý kiến góp ý xin gửi về địa chỉ email dưới đây trước ngày 1/6/[email protected]

5

Page 6: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Các thuật ngữ cơ bảnNhững thuật ngữ sau đây được sử dụng nhiều trong hướng dẫn này và được trích từ Hướng dẫn thực hành tốt về sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp1

1. Sinh khốiCác vật chất hữu cơ ở trên và dưới mặt đất và cả thực vật sống và thực vật chết ví dụ như cây thân gỗ, cây hoa màu/lương thực, cây thân cỏ, thảm mục, rễ cây, v.v. Sinh khối bao gồm cả các bể được xác định ở trên và dưới mặt đất.2. Sinh khối rừngSinh khối được định nghĩa là tổng lượng vật chất hữu cơ sống trên mặt đất trong rừng, được tính bằng tấn khô trên một đơn vị diện tích (rừng, ha, vùng, hoặc quốc gia). Sinh khối rừng được phân loại thành sinh khối trên mặt đất và sinh khối dưới mặt đất.Sinh khối trên mặt đất là sinh khối sống trên mặt đất bao gồm: thân cây, gốc cây, cành nhánh, vỏ, hạt và lá.Sinh khối dưới mặt đất là tất cả sinh khối sống của rễ. Những rễ cây có đường kính nhỏ hơn 2 mm (được khuyến nghị) bỏ qua bởi vì chúng thường rất khó để phân với vật chất hữu cơ trong đất hoặc vật rơi dụng khác.3. Khối lượng thể tích gỗ Tỷ lệ giữa khối lượng khô tuyệt đối và thể tích thân gỗ tươi không vỏ. Nó cho phép tính toán sinh khối gỗ theo khối lượng vật chất khô. Khối lượng thể tích gỗ thông thường được tính bằng gam/cm3 hoặc tấn/m3.4. Hệ số mở rộng sinh khối (BEF)Hệ số nhân sử dụng cho chuyển đổi trữ lượng gỗ, hoặc thể tích gỗ tròn thương phẩm, hoặc tăng trưởng thể tích theo trữ lượng, để ước tính những phần sinh khối không phải gỗ thương phẩm như rễ, cành nhánh, lá, hay loài cây gỗ tạp khác.5. Hàm lượng các bon Hàm lượng các bon là tỷ lệ các bon (tính theo %) theo sinh khối khô của một phần nào đó xác định của cây rừng (thân, cành, lá, rễ …).6. Bể chứa các bonBể chứa các bon là bể chứa lưu giữ các bon. Đối với rừng, có 5 loại bể chứa các bon được xem xét để ước tính, đó là: Các bon trong cây gỗ sống (sinh khối trên và dưới mặt đất); các bon trong gỗ cây chết (cây đứng và cây đổ); trữ lượng các bon trong tầng thảm tươi, cây bụi (cây tái sinh, cây bụi, cỏ); trữ lượng các bon trong thảm mục (mảnh gỗ mục, vật rơi rụng, mùn) và các bon hữu cơ trong đất.7. Trữ lượng các bonTrữ lượng các bon là khối lượng của các bon trong một bể chứa các bon.8. Rừng

1 IPCC, 2003. Annex A Glossary. In: Good Practice Guidance for Land Use, Land Use Change and Forestry. Institute for Global Environmental Strategies (IGES). Japan

6

Page 7: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Rừng là khu đất có diện tích tối thiểu từ 0,05 – 1,0 ha với độ tàn che của cây gỗ (hoặc số lượng cây gỗ tương đương) lớn hơn 10-30%, với các cây có tiềm năng để đạt được chiều cao tối thiểu 2-5 m khi thành thục trong điều kiện nguyên sản. Một khu rừng có thể bao gồm một trong các hình thức, rừng đã khép tán – nơi các cây rừng tạo thành các tầng tán đa dạng và tầng dưới tán che phủ mặt đất tỷ lệ lớn hoặc rừng thưa. Những lâm phần rừng tự nhiên còn non và tất cả các loại rừng trồng mà chưa đạt được độ tàn che từ 10-30% hoặc chiều cao cây chưa đạt từ 2-5 m chưa được tính là rừng, cũng như thế khu vực có rừng trước đó nơi mà hiện thời chưa có trữ lượng như là kết quả các hoạt động can thiệp của con người như khai thác hoặc nguyên nhân tự nhiên cũng chưa tính là rừng nhưng nơi này được mong đợi sẽ trở lại hiện trạng rừng trong tương lai. Theo FAO, định nghĩa về rừng là một khu đất liền khoảnh lớn hơn 0,5 ha với chiều cao cây lớn hơn 5 m và độ tàn che lớn hơn 10%, hoặc cây rừng có thể đạt được chiều cao và độ tàn theo tiêu chí này trong điều kiện nguyên sản. Nó không bao gồm đất sử dụng cho nông nghiệp và đô thị2.Việt Nam hiện đang áp dụng định nghĩa về rừng của FAO. Tuy nhiên trong AR CDM, rừng được định nghĩa bởi DNA như sau: Rừng là một khu đất đất đáp ứng các tiêu chí sau: i) có độ tàn che tối thiểu 30%; ii) có chiều cao tối thiểu khi thành thục là 3 m; và iii) có diện tích tối thiểu là 0,5 ha;9. Đảm bảo chất lượng (QA)Các hoạt động đảm bảo chất lượng bao gồm một hệ thống được lập kế hoạch trước của những quy trình giám sát được thực hiện bởi những người không trực tiếp tham gia quá trình xây dựng/triển khai điều tra nhằm thẩm định mức độ đạt được của mục tiêu chất lượng của số liệu, đảm bảo rằng tài liệu điều tra đại diện cho ước tính tốt nhất có thể của phát thải và các bể tính toán và có các luận chứng khoa học chắc chắn tại thời điểm hiện tại, dữ liệu tính toán hiện sẵn có, và hỗ trợ hiệu quả cho chương trình kiểm soát chất lượng.10. Kiểm soát chất lượng (QC)QC là một hệ thống các hoạt động kỹ thuật thường xuyên, để đo đếm và kiểm soát chất lượng của điều tra khi nó đang được xây dựng. Hệ thống QC được thiết kế để: i) Cung cấp sự kiểm tra thường xuyên và nhất quán để đảm bảo tính tổng hợp, chính xác, và chi tiết của số liệu; ii) xác định và giải quyết các lỗi và thiếu sót; và iii) tài liệu hóa và lưu trữ số liệu điều tra, ghi lại tất cả các hoạt động QC.11. Tỷ lệ sinh khối dưới mặt đất và trên mặt đất (RS)RS được định nghĩa là tỷ lệ của sinh khối dưới mặt đất với sinh khối trên mặt đất của rừng. RS thường được sử dụng để ước tính sinh khối dưới mặt đất của rừng dựa trên sinh khối trên mặt đất đã xác định.

2 FAO, 1998, FRA 2000. Term and definition. FRA Working Paper 1. FAO Forestry Department.

7

Page 8: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Quy trình đo đếm sinh khối cây cá lẻ bằng phương pháp chặt hạ

Tính đến tháng 12 năm 2009, diện tích rừng Việt Nam là 13.3 triệu ha, chiếm 39,9 % tổng diện tích đất liền cả nước, trong đó có 10,3 triệu ha rừng tự nhiên và 2,9 triệu ha rừng trồng3. Ở Việt Nam, có 10 kiểu rừng chính4, đó là: i) Rừng lá rộng thường xanh và bán thường xanh. Loại rừng này phân bố rộng khắp trên cả nước, diện tích ước tính chiếm khoảng 60% tổng diện tích rừng; ii) Rừng rụng lá phân bố chính ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Ước tính chiếm khoảng 6% tổng diện tích rừng; iii) rừng tre, nứa chiếm khoảng 8% tổng diện tích rừng; iv) Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa chiếm khoảng 5,3% tổng diện tích rừng; v) rừng lá kim chiếm khoảng 1,8% tổng diện tích rừng; vi) rừng hỗn giao lá rộng và lá kim chỉ chiếm khoảng 0,7% tổng diện tích rừng; vii) rừng núi đá vôi ước tính chiếm khoảng 3% tổng diện tích rừng; viii) Rừng ngập mặn chiếm khoảng 1,3% ; ix) Rừng lá kim ; và x) Rừng trồng bao phủ khoảng 13% diện tích rừng.

Nội dung dưới đây cung cấp hướng dẫn cụ thể và các bước thực hiện đo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ để xây dựng phương trình tương quan cho ước tính sinh khối rừng, áp dụng chủ yếu với rừng gỗ tự nhiên.

1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu Những dụng cụ và vật liệu cần chuẩn bị để đo đếm sinh khối tươi cây cá lẻ bao gồm:

GPS; địa bàn cầm tay ; Thước dây (dài 50 hoặc 100 m); Dụng cụ đo độ dốc; Thước dây đo đường kính ngang ngực; Dụng cụ đo cao; Cưa xăng; Cân 200 - 500 kg, độ chính xác 0,1 kg; Cân móc xách tay 10 - 20 kg; Cân kỹ thuật 600 gam, độ chính xác 0,1 gam; Vật liệu khác: Thước đo 1.3 m, bạt, sơn, bút viết, túi nilon, dây

nilon, cọc đánh dấu ô và phiếu điều tra hiện trường, v.v.

Tùy thuộc vào kế hoạch triển khai, dụng cụ và vật liệu nên được chuẩn bị đầy đủ trước khi công việc hiện trường diễn ra. Các dụng cụ và vật liệu này nên chia theo tổ điều tra và mỗi tổ cần kiểm tra đầy đủ dụng cụ của tổ mình trước khi đi hiện trường.

3 Bộ NN&PTNT, 2010. Quyết định số 2140/AD-BNN-TCLD, ngày 09/08/20104 Nordeco, 2010. Development of the National REDD program in Vietnam.

8

Page 9: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

2. Thiết lập ô tiêu chuẩnSố lượng và kích thước ô tiêu chuẩn được cân nhắc giữa độ chính xác, thời gian và chi phí phân bổ cho công tác điều tra. Diện tích và kích thước ô tiêu chuẩn nên được bố trí phù hợp với hiện trạng nơi điều tra đo đếm. Trong nghiên cứu này, loại ô tiêu chuẩn được sử dụng là ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời có diện tích 1 ha cho mỗi kiểu rừng. Ô tiêu chuẩn có hình vuông với kích thước 100 m x 100 m. Loại ô tiêu chuẩn này rất thích hợp trong khu vực có độ dốc ít hơn 200. Tuy nhiên, đối với nơi có địa hình dốc, nên thiết lập 4 ô tiêu chuẩn diện tích 0,25 ha mỗi ô kích thước 50 m x 50 m trong khu vực điều tra.Ô tiêu chuẩn đo đếm cần đáp ứng các tiêu chí sau: i) đại diện cho kiểu rừng nghiên cứu; ii) Đại diện cho điều kiện địa hình; và iii) bao gồm nhiều cây với các kích thước khác nhau. Ô tiêu chuẩn nên được thiết lập ở những kiểu rừng ít bị tác động và có nhiều cây có đường kính lớn (tối thiểu là rừng trung bình và tốt nhất là rừng giàu5).Trong trường hợp sử dụng ô tiêu chuẩn diện tích 0,25 ha, thì từ điểm trung tâm của khu vực điều tra tiến hành lập 4 ô tiêu chuẩn sẽ được lập theo 4 hướng (Bắc, Đông, Nam và Tây), cách điểm trung tâm đã xác định khoảng 50 m.Việc lập ô tiêu chuẩn nên có 3 cán bộ kỹ thuật và 2 lao động địa phương và tiến hành theo các bước như sau:

1. Trong khu vực điều tra, dùng cọc đóng để đánh dấu điểm xuất phát lập ô;

2. Một người đứng tại điểm xuất phát và sử dụng GPS hoặc địa bàn cầm tay để định hướng cho các cạnh của ô tiêu chuẩn;

3. Những người khác sử dụng thước dây để đo khoảng cách từ điểm xuất phát theo các cạnh của ô tiêu chuẩn. Chiều dài của các cạnh của ô tiêu chuẩn là khoảng cách đã được cải bằng. Trong quá trình xác định chiều dài của các cạnh, cứ 10 – 20 m nên dùng cọc để đánh dấu;

4. Để chắc chắn ô tiêu chuẩn là hình vuông, các góc vuông hình thành bởi hai cạnh của ô phải là 90O và tại trung điểm của hai cạnh đối diện, sử dụng thước dây để kiểm tra độ dài của khoảng cách bằng giữa hai trung điểm này. Khoảng cách bằng giữa hai trung điểm của hai cạnh đối diện là 100 m.

5. Sau khi lập ô với các cọc được đánh dấu tại mỗi khoảng cách từ 10 - 20 m, (tùy thuộc vào điều kiện địa hình), trên mỗi cạnh của ô vuông, sử dụng dây nilon nối các cọc của ô để đánh dấu ranh giới của ô tiêu chuẩn.

5 Theo Thông tư số 35/TT-BNN, rừng giàu là rừng có trữ lượng gỗ cây đứng từ 201 – 300 m3.ha, rừng trung bình là rừng có trữ lượng gỗ cây đứng từ 101 – 200 m3/ha.

9

Page 10: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

6. Ghi chép các thông tin chung trong ô (vị trí, tọa độ tại tâm ô) trong phiếu điều tra hiện trường.

3. Điều tra trong ô tiêu chuẩnTrong ô tiêu chuẩn, tiến hành đo tất cả các cây sống có đường kính từ 5 cm trở lên. Thông tin thu thập gồm: i) tên loài cây (tên Việt Nam và tên khoa học); và ii) đường kính ngang ngực của cây. Số liệu được đo đếm sẽ được sử dụng cho: i) phân tích tổ thành loài; ii) phân bố cây theo cấp kính và loài cây; iii) thể tích lâm phần.Nhóm điều tra trong ô tiêu chuẩn nên bao gồm 3 cán bộ kỹ thuật. Một người ghi chép số liệu và hai người còn lại để làm công việc khác như xác định tên loài, đo đường kính ngang ngực của cây, đánh dấu cây sau khi đo. Các lao động địa phương cũng cần thiết để hỗ trợ phát tuyến điều tra, phát dọn thực bì v.v. Các bước đề xuất đo đếm trong ô tiêu chuẩn như sau:

1. Xác định tên loài (tên cây) nên được tiến hành trước khi bắt đầu đo DBH;

2. Sử dụng thước 1.3 m để đánh dấu vị trí đo DBH;3. Sử dụng thước đo vanh để đo chu vi của cây tại vị trí đánh dấu (vị

trí 1,3m);4. Ghi chép tất cả thông tin đo đếm trong ô tiêu chuẩn và ghi chú

những đặc điểm bất thường của cây (cây nhiều thân, cây bạch vè, đường kính bạch vè, chiều cao bạch vè, v.v) vào phiếu điều tra hiện trường nêu tại Phụ lục 01;

4. Đo đếm sinh khối tươi cây cá lẻKhi công việc đo đếm DBH và tên cây trong ô tiêu chuẩn được hoàn thành, việc đo đếm sinh khối tươi cây tiêu chuẩn được thực hiện theo các bước sau:

1. Nhập số liệu DBH của các cây trong ô tiêu chuẩn vào bảng excel và phân nhóm kích thước các cây theo các cấp kính khác nhau. Khoảng cách giữa các cấp kính là 10 cm và các cấp kích cần xác định sẽ là: 5-15 cm; 15-25 cm; 25 – 35 cm; 35 – 45 cm; 45 – 55 cm; 55 – 65 cm; 65 – 75 cm; …..

2. Lựa chọn ngẫu nhiên cây tiêu chuẩn trong mỗi cấp kính và từ các loài cây ưu thế về số lượng trong ô tiêu chuẩn. Tổng số cây tiêu chuẩn chặt hạ là 50 cây cho mỗi một kiểu rừng đo đếm. Số lượng cây tiêu chuẩn chặt hạ nên được phân đều cho các cấp kính hoặc số lượng cây tiêu chuẩn lấy theo tỷ lệ số cây của từng cấp kính NHƯNG số lượng cây tiêu chuẩn tối thiểu chặt hạ cho các cấp kính lớn là 3 cây cho 1 cấp kính;

10

Page 11: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

3. Sau khi lựa chọn cây tiêu chuẩn cho mỗi cấp kính, sử dụng cưa xăng, dao hoặc rìu để chặt hạ cây theo quy trình khai thác;

4. Sau khi chặt hạ cây tiêu chuẩn, tiến hành đo chính xác:a. Đường kính tại gốc cây (vị trí 0.0 m)b. Đường kính ngang ngực (vị trí 1.3 m);c. Chiều dài men thân cây (từ gốc tới ngọn của cây);d. Chiều cao dưới cành (từ vị trí 0.0 m tới điểm phân cành chính

của cây);e. Chiều dài men thân cây từ gốc (vị trí 0.0 m) tới điểm có đường

kính 10 cm;f. Đối với cây có bạnh vè, đo chiều cao bạnh vè và đường kính

bạnh vè.5. Tách riêng biệt các phần của cây chặt thành các bộ phận: thân,

cành nhánh và lá;6. Sau khi tách các bộ phận của cây, sử dụng cân để cân và xác định

khối lượng của thân, cành, lá cây và khối lượng bạnh vè (với cây có bạnh vè).

7. Ghi chép đầy đủ tất cả thông tin trong quá trình đo đếm sinh khối của cây cá lẻ bằng phương pháp chặt hạ vào phiếu điều tra nêu tại Phụ lục 02.

5. Lấy mẫu phân tích sinh khối khô và khối lượng thể tích gỗMẫu để phân tích sinh khối khô được lấy ngay sau khi xác định xong trọng lượng tươi của từng bộ phận của cây (thân, cành, lá cây). Các bước lấy mẫu được thực hiện như sau:

1. Mẫu phân tích sinh khối khô: Yêu cầu lấy 03 mẫu cho mỗi cây tiêu chuẩn chặt hạ, đó là: mẫu thân, cành và lá cây. Mẫu phải đại diện cho các bộ phận của cây, do vậy khi lấy mẫu cho phân tích sinh khối khô, cần chú ý:a. Mẫu nên được lấy từ các vị trí khác nhau của thân, các phần

khác nhau của cành và lá. Với mẫu thân, lấy 2 -3 thớt (hoặc thớt xuyên tâm nếu cây to) với khối lượng mẫu chiếm khoảng 0.2% khối lượng tươi của thân. Với mẫu cành, lấy 4 thớt nhỏ từ các cành với khối lượng mẫu là từ 0,5 – 1,0 kg6.

b. Mẫu của mỗi phần của cây (thân, cành và lá) phải được để trong túi nilon và buộc chặt để tránh bốc hơi nước;

6 ICRAF, 2011. Guidelines for establishing regional allometric equations for biomass estimation through destructive sampling.

11

Page 12: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

c. Khối lượng của mẫu thân và cành nhánh của cây là từ 0,5 – 1 kg/mẫu; khối lượng mẫu lá là từ 0,3 - 0,5 kg/mẫu;

2. Mẫu phân tích khối lượng thể tích gỗ sẽ là 04 mẫu thớt gỗ từ thân cây chặt hạ, mẫu được lấy như sau:a. Đánh dấu vị trí lấy mẫu: Vị trí lấy mẫu là tại vị trí gốc cây (0.0m),

tại vị trí 1/4 chiều dài thân cây; 1/2 chiều dài thân cây và tại vị trí 3/4 chiều dài thân cây;

b. Tại các vị trí lấy mẫu, lấy một thớt gỗ dày khoảng 5 -10 cm;3. Tất cả các mẫu phải có nhãn mác để sử dụng cho việc nhận dạng

mẫu trong quá trình phân tích, tổng hợp số liệu. Nhãn mác ghi như sau:a. Với mẫu phân tích sinh khối khô, sau khi cho mẫu vào trong

túi nilon, sử dụng bút viết trên nilon để ghi nhãn mác cho mẫu. Thông tin cần thiết gồm: i) mã số ô tiêu chuẩn; ii) Tên cây; iii) Đường kính DBH; iv) Tên mẫu (thân, cành, lá).

b. Thông tin cho mẫu phân tích khối lượng thể tích gỗ bao gồm: i) Mã ô tiêu chuẩn; ii) Mã cây lấy mẫu; iii) Vị trí lấy mẫu (vị trí 0.0m; 1/4 chiều dài thân, 1/2 chiều dài thân, 3/4 chiều dài thân).

4. Sử dụng cân kỹ thuật, cân chính xác trọng lượng các mẫu lấy để phân tích sinh khối khô. Khối lượng của mẫu phải được xác định ngay sau khi lấy mẫu;

5. Tất cả mẫu nên được gửi kịp thời tới phòng thí nghiệm chuyên ngành để phân tích;

6. Tất cả thông tin về mẫu thu thập để phân tích sinh khối khô và phân tích khối lượng thể tích gỗ phải được ghi lại đầy đủ tại Phụ lục 02;

12

Page 13: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Quy trình đo đếm sinh khối rừng tre nứa bằng phương pháp chặt hạ

Ở Việt Nam, một số kiểu rừng tre nứa chính là: i) Nứa (Schizostachyum sp); ii) Luồng (Dendrocalamus barbatus); iii) Vầu (Indosasa sp). Các nội dung dưới đây đưa ra các hướng dẫn cơ bản để thực hiện đo đếm sinh khối rừng tre nứa bằng phương pháp chặt hạ để xây dựng phương trình dự báo sinh khối rừng tre nứa.1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệuDụng cụ và vật liệu cần chuẩn bị để tiến hành đo đếm sinh khối tươi rừng tre nứa bao gồm:

GPS; địa bàn cầm tay; Thước dây (50 hoặc 100 m dài) Dụng cụ đo cao, độ dốc (Clinometer); Thước dây đo đường kính ngang ngực (DBH); Cưa tay, dao; Cân 50 – 100 kg, độ chính xác 0,1 kg; Cân kỹ thuật 600 gam, độ chính xác 0,1 gam; Vật liệu: cọc 1.3 m, bạt, sơn, bút đánh dấu, túi nilon, dây nilon, cọc

và phiếu điều tra hiện trường; 2. Thiết lập ô tiêu chuẩnThiết lập ô tiêu chuẩn để đo đếm sinh khối rừng tre nứa được đề xuất thực hiện theo các bước sau:

1. Sử dụng phương pháp lấy mẫu phân tầng, các ô tiêu chuẩn có thể là hình vuông hoặc hình chữ nhật;

2. Sử dụng một ô tiêu chuẩn diện tích 0,5 ha cho khu vực đất dốc (nhỏ

13

Page 14: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

hơn 200) và ô tiêu chuẩn 0,25 ha cho khu vực rất dốc, địa hình khó khăn.

3. Nếu sử dụng ô tiêu chuẩn diện tích 0,5 ha thì nên phân ô tiêu chuẩn thành các ô thứ cấp để đo đếm chi tiết. Nếu sử dụng ô tiêu chuẩn diện tích 0,25 ha thì không nên chia ô tiêu chuẩn thành các ô thứ cấp để đo đếm. Việc đo đếm sẽ tiến hành trên toàn bộ ô tiêu chuẩn;

3. Điều tra trong ô tiêu chuẩnTrong ô tiêu chuẩn đã lập, tiến hành đo đếm tất cả các cây tre nứa sống có đường kính ngang ngực từ 2 cm trở lên. Đo đếm rừng tre nứa được thực hiện theo các bước như sau:

1. Sử dụng thước đo vanh để đo DBH, đồng thời xác định cấp tuổi của từng cây trong ô tiêu chuẩn.

2. Sau mỗi lần đo, đánh dấu cây đã đo đếm bằng sơn để tránh bỏ sót hoặc trùng lặp trong quá trình đo đếm;

3. Ghi đầy đủ tất cả thông tin trong ô tiêu chuẩn như đường kính và chiều cao vào phiếu điều tra hiện trường nêu tại Phục lục 03.

4. Đo đếm sinh khối tươi tre nứaKhi công việc đo đếm chiều cao và đường kính ngang ngực của cây được hoàn thành, việc đo đếm sinh khối tươi cây cá lẻ được thực hiện theo các bước sau:

1. Phân loại và ghép nhóm đường kính theo các cấp kính. Khoảng cách giữa các cấp kính là 2 cm và các cấp kính nên được phân như sau: 2 – 4 cm; 4 – 6 cm; 6 – 8 cm; 8 – 10 cm; 10 – 12 cm; 12 – 14 cm; 14 – 16 cm; 16 – 18 cm; v.v.

2. Chọn ngẫu nhiên cây tiêu chuẩn tre nứa trong mỗi cấp kính từ các cây đo đếm trong ô tiêu chuẩn để chặt hạ. Tổng số cây tre nứa tiêu chuẩn chặt ngả là 100 cây và số lượng cây tre nứa tiêu chuẩn để chặt hạ phải được phân bổ đều cho từng cấp kính. Lựa chọn cây tiêu chuẩn cho chặt ngả theo các nguyên tắc sau:

a. Cây tiêu chuẩn chặt hạ nên đại diện về cấp tuổi. Có 3 cấp tuổi được đề xuất cho rừng tre nứa, bao gồm: i) Cây non (1-2 tuổi); ii) Cây bánh tẻ (3-4 tuổi); và iii) Cây già (trên 3 hoặc 4 tuổi);

b. Số lượng cây tiêu chuẩn chặt hạ được phân đều cho tất cả cấp kính.

c. Tùy thuộc vào số lượng cấp kính và tuổi của tre nứa, số lượng cây tiêu chuẩn sẽ được xác định;

3. Sau khi lựa chọn cây tre nứa tiêu chuẩn cho mỗi cấp kính, sử dụng cưa tay hoặc dao sắc để cắt hạ cây đo đếm;

14

Page 15: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

4. Sau khi chặt hạ cây tiêu chuẩn, đo chính xác đường kính tại vị trí 1.3m và chiều dài cây (chiều dài men thân);

5. Tách các bộ phận: thân, cành nhánh và lá cây và sử dụng cân để cân ngay trọng lượng của thân, cành nhánh và lá cây.

6. Ghi chép cẩn thận tất cả thông tin về đo đếm sinh khối cây cá lẻ bằng phương pháp chặt hạ vào phiếu điều tra hiện trường nêu tại Phụ lục 04.

5. Lấy mẫu cho phân tích sinh khối khôMẫu để phân sinh khối khô nên được lấy ngay lập tức sau khi hoàn thành đo đếm trọng lượng tươi mỗi bộ phận của cây (thân, cành, lá). Tổng số mẫu để phân tích sinh khối khô là 06 mẫu cho một cây cá lẻ, bao gồm: 04 mẫu cho thân; 01 mẫu cho cành nhánh và 01 mẫu cho lá. Lấy mẫu nên thực hiện theo các bước như sau:

1. Trong số 100 cây cá lẻ chặt hạ để xác định sinh khối tươi, chọn 50 cây tre nứa để lấy mẫu cho phân tích sinh khối khô. Cây tre nứa được chọn để lấy mẫu phải đại diện cho nhóm tuổi và cấp kính;

2. Đánh dấu vị trí lấy mẫu trên thân của thân cây tre, nứa. Vị trí để lấy mẫu là tại gốc cây (0.0 m), 1/4; 1/2 và 3/4 chiều dài thân;

3. Lấy mẫu: 4 mẫu thân, 1 mẫu cho cành nhánh và 01 mẫu lá. Trọng lượng của mẫu thân và mẫu cành là từ 0,5 – 1 kg/mẫu và mẫu lá từ 0,3 – 0,5 kg/mẫu. Với mẫu thân, tại các vị trí lấy mẫu cần lấy cả một gióng. Nếu cây to, thì chẻ dọc theo gióng để lấy 1/2 của gióng.

4. Dùng túi nilon để lưu giữ các mẫu đã lấy (mẫu thân, cành và lá) và buộc chặt túi để tránh thoát hơi nước;

5. Dùng bút viết trên nilon để nhãn mác cho mẫu nhằm nhận dạng mẫu tại phòng thí nghiệm. Nhãn mác cần thể hiện các thông tin sau: i) Mã ô tiêu chuẩn; ii) Tên loài cây; iii) đường kính ngang ngực (DBH); iv) tên mẫu (thân, cành, lá); v) cấp tuổi.

6. Sử dụng cân kỹ thuật và cân ngay tại hiện trường để xác định chính xác khối lượng của mỗi mẫu (thân, cành, lá);

7. Chuyển kịp thời mẫu đến phòng thí nghiệm chuyên ngành để phân tích sinh khối khô;

8. Ghi đầy đủ thông tin thu thập mẫu trong ô tiêu chuẩn cho phân tích sinh khối khô tại Phụ lục 04.

15

Page 16: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Quy trình đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi, thảm mục, gỗ chết và lấy mẫu xác định trữ lượng các bon hữu cơ trong đất

1. Đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi1.1 Dụng cụ và vật liệuCác dụng cụ và vật liệu cần được chuẩn bị cẩn thận trước khi tiến hành điều tra tại hiện trường bao gồm:

Thước dây (20 m) Cân 20 - 50 kg, độ chính xác 0,1 kg. Cân kỹ thuật 600 gam, độ chính xác 0,1 gam. GPS; địa bàn cầm tay. Dao, kéo, bút bi, bạt nilon, cọc, dây, túi nilon, phiếu điều tra hiện

trường, v.v.1.2 Thiết lập ô tiêu chuẩnÔ tiêu chuẩn được lập ngẫu nhiên, có thể là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Thiết lập ô tiêu chuẩn được thực hiện theo các bước như sau:

1. Trong ô tiêu chuẩn chính 1 ha, sử dụng thước dây và GPS hoặc địa bàn cầm tay để tạo ra các ô thứ cấp diện tích 25 m2;

2. Bốn (4) ô thứ cấp sẽ được đặt tại 4 góc và một (1) ô thứ cấp được đặt tại trung tâm của ô tiêu chuẩn chính;

3. Sử dụng cọc và dây nilon quây xung quanh ô thứ cấp để việc đo đếm trong ô thứ cấp được dễ dàng, tránh nhầm lẫn.

1.3 Đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi bằng phương pháp chặt hạ

16

Page 17: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

1. Tại mỗi ô thứ cấp đo đếm, sử dụng dao và/hoặc kéo để cắt toàn bộ thảm tươi, cây bụi;

2. Tách riêng thảm tươi cây bụi thành các bộ phận: thân, cành nhánh và lá;

3. Sử dụng cân để xác định ngay trọng lượng tươi của từng bộ phận;4. Lấy mẫu đại diện từ mỗi bộ phận (thân, cành nhánh và lá);5. Sử dụng cân kỹ thuật để cân trọng lượng của mỗi mẫu và bỏ mẫu

vào trong túi nilon;6. Túi nilon chứa mẫu được buộc kín và ghi nhãn mác cho mẫu. Tất cả

mẫu nên được gửi kịp thời tới phòng thí nghiệm chuyên ngành để phân tích sinh khối khô;

7. Các thông tin về đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi được ghi lại chi tiết vào phiếu điều tra hiện trường nêu tại Phụ lục 05.

2. Thực hiện đo đếm sinh khối gỗ cây chết2.1 Dụng cụ và vật liệuDụng cụ và vật liệu cần được chuẩn bị tốt trước khi tiến hành các hoạt động đo đếm tại hiện trường, bao gồm:

Thước dây (50 – 100 m) Cân 100 kg Cân kỹ thuật 600 gram GPS; địa bàn cầm tay; Cưa máy Bút bi, bạt nilon, cọc, dây, túi nilon, phiếu điều tra hiện trường, v.v.

2.2. Thiết lập ô tiêu chuẩnĐo đếm sinh khối gỗ cây chết bao gồm đo đếm sinh khối cây gỗ chết đứng và cây gỗ ngả trong rừng. Đối với cây gỗ cây chết đứng, sử dụng cùng một ô tiêu chuẩn 1ha để xác định sinh khối cho cây gỗ cây chết đứng. Đo đếm sinh khối cây gỗ chết ngả trên mặt đất được tiến hành theo phương pháp tuyến giao nhau do Harmon and Sexton 19967 đề xuất. Các bước để thực hiện đo đếm sinh khối gỗ cây chết được thực hiện như sau:

1. Xác định tâm ô tiêu chuẩn (ô diện tích 1 ha)2. Tại tâm ô tiêu chuẩn, dùng dây nilon kéo ngẫu nhiên hai đường

thẳng 50 m 2.3. Đo đếm sinh khối gỗ cây chết

1. Đo đếm sinh khối gỗ cây chết đứnga. Trong ô tiêu chuẩn đã lập, xác định và đánh dấu tất cả các cây

gỗ chết đứng;b. Sử dụng thước dây và thước đo cao để đo đường kính ngang

ngực và chiều cao cây; 7 Harmon and Sexton, 1996. Guidelines for measurements of woody detritus in forest ecosystems. US LTER Publication No. 20. U.S. LTER Network Office, University of Washington, College of Forest Resources, Seattle, WA. 73 pp.

17

Page 18: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

c. Tất cả các thông tin cây gỗ chết đứng được ghi chép đầy đủ trong Phụ lục 06.

2. Đo đếm sinh khối cây gỗ chết ngả trên mặt đất a. Dọc theo chiều dài của tuyến điều tra đã lập, tiến hành đo đường

kính của từng đoạn gỗ cây chết có đường kính lớn trên 10 cm;b. Phân loại từng đoạn gỗ chết dựa trên 3 cấp độ cứng của gỗ:

cứng, trung bình, mềm. Để xác định độ cứng của gỗ cho mỗi đoạn gỗ chết, dùng dao rựa chặt vào từng đoạn gỗ chết. Nếu dao rựa không bị bập sâu vào gỗ (hay bật ra) thì phân loại là cứng. Nếu dao rựa bập một phần vào gỗ chết hoặc có một vài miếng gỗ bắn ra ngoài thì phân loại là trung bình. Nếu dao rựa bập sâu vào và dính vào mẩu gỗ, nhiều mẩu gỗ lớn văng ra ngoài, các mẩu này xốp, phân loại là đã mềm;

c. Lấy mẫu gỗ chết cho các cấp trạng thái (cứng, trung bình và mềm) để phân tích khối lượng thể tích gỗ, phục vụ cho việc tính toán sinh khối gỗ cây chết. Các mẫu nên được gửi ngay đến phòng thí nghiệm chuyên ngành để tiến hành phân tích;

d. Tất cả thông tin về đo đếm sinh khối cây gỗ chết cần được ghi chép đầy đủ theo mẫu biểu nêu tại Phụ lục 06.

3. Đo đếm tính sinh khối thảm mục3.1 Dụng cụ và vật liệuDụng cụ và vật liệu dưới đây cần được chuẩn bị tốt trước khi tiến hành công việc đo đếm tại hiện trường:

Khung ô lấy mẫu; Dao hoặc dao rựa; Địa bàn cầm tay; Kéo để cắt dọn thực bì; Bút đánh dấu, bạt nilon, cọc, dây, túi nilon, phiếu điều tra hiện

trường, v.v.3.2 Thiết lập ô tiêu chuẩnSử dụng khung thu thập mẫu diện tích 1 m2 để lấy mẫu thảm mục. Năm (5) điểm lấy mẫu thảm mục được lập ngẫu nhiên trong ô tiêu chuẩn 1ha để đo đếm sinh khối của thảm mục. Các bước tiến hành như sau:

1. Trong ô tiêu chuẩn, sử dụng địa bàn cầm tay để lựa chọn ngẫu nhiên năm (5) vị trí lấy mẫu (theo các hướng khác nhau).

2. Sử dụng cọc để đánh dấu điểm lựa chọn để lấy mẫu thảm mục;3.3 Đo đếm sinh khối thảm mụcTầng thảm mục được xác định gồm các vật chất hữu cơ chết trên mặt đất ở trên bề mặt đất. Một số vật chất này được xác định là: lá, cành, nhánh, cỏ đã chết và một số vật chất khác đã bị phân hủy không thể xác định được nguồn gốc. Chú ý rằng gỗ chết với đường kính nhỏ hơn 10 cm cũng được thu thập trong lớp thảm mục này. Các bước đo đếm sinh khối thảm mục như sau:

18

Page 19: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

1. Đặt khung lấy mẫu tiêu chuẩn 1 m2 tại vị trí lấy mẫu đã xác định;2. Thu thập tất cả vật rơi rụng ở trong khung lấy mẫu. Dao, kéo có thể

được sử dụng để phân tách phần thảm mục nằm trên đường ranh giới trong khung lấy mẫu và ngoài khung lấy mẫu.

3. Sử dụng cân tay để cân toàn bộ trọng lượng của thảm mục đã thu thập;

4. Trộn đều và cẩn thận các mẫu thảm mục với nhau và lấy khoảng 0,1 – 0,2 kg mẫu đại diện để phân tích sinh khối khô;

5. Sử dụng cân kỹ thuật để cân mẫu và lưu giữ mẫu trong túi nilon. Ghi đầy đủ thông tin về mẫu cho nhận dạng và xử lý tại phòng thí nghiệm;

6. Ghi đầu đủ, chi tiết các thông tin về điều tra sinh khối thảm mục trong năm (5) ô đo đếm vào phiếu điều tra hiện trường nêu tại Phụ lục 07.

4. Phương pháp lấy mẫu phân tích các bon đất4.1 Dụng cụ và vật liệuDụng cụ và vật liệu cần được chuẩn bị tốt trước khi tiến hành điều tra tại hiện trường, bao gồm:

Khoan đất hoặc dụng cụ lấy mẫu đất; Ống đóng dung trọng thể tích 100 cm3; Túi vải; Dao lấy mẫu đất (để cậy đất từ dụng cụ lấy mẫu đất hoặc khoan

đất), bút đánh dấu, túi nilon, cuốc, phiếu điều tra hiện trường, v.v.4.2 Lập ô tiêu chuẩn cho lấy mẫu đấtTrong khu vực ô tiêu chuẩn đã lập, lựa chọn ngẫu nhiên năm (5) điểm để điều tra phẫu diện đất. Tùy thuộc vào mức độ chi tiết của khảo sát, số lượng mẫu đất được lấy có thể được thay đổi.4.3 Lấy mẫu phân tích các bon đấtĐể tính toán trữ lượng các bon hữu cơ trong đất cần phải biết được hai thông số cơ bản là hàm lượng các bon trong đất và dung trọng đất. Trữ lượng các bon hữu cơ trong đất thường được xác định cho độ sâu từ 0 – 30 cm, tuy nhiên tuỳ từng mục đích nghiên cứu, việc tính toán trữ lượng các bon trong đất cũng có thể được tính cho các độ sâu khác nhau. Dưới đây là các bước cơ bản trong lấy mẫu đất để tính toán trữ lượng các bon trong đất8:

1. Tại mỗi điểm lấy mẫu, phát dọn sạch thảm tươi, cây bụi và thảm mục trên bề mặt đất để thuận lợi cho việc lấy mẫu đất cho phân tích hàm lượng các bon và dung trọng đất.

2. Để lấy mẫu đất cho phân tích hàm lượng các bon, sử dụng khoan lấy mẫu để khoan tới các độ sâu cần lấy mẫu. Nếu không có khoan

8 Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, 1998. Sổ tay phân tích đất, nước , phân bón và cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

19

Page 20: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

lấy mẫu hoặc khoan lấy mẫu không thể sử dụng được do đất quá chặt hoặc lẫn nhiều đá thì sử dụng cuốc để đào phẫu diện và lấy mẫu theo độ sâu mong muốn. Mẫu đất phải loại bỏ đá, sỏi, rễ cây và khối lượng của mẫu đất cần lấy là từ 100 – 150 gam. Mẫu đất sau khi lấy phải được cho vào túi nilon có ghi đầy đủ nhãn mác.

3. Để lấy mẫu phân tích dung trọng đất, sử dụng ống đóng dung trọng có thể tích 100 cm3. Ống đóng dung trọng được đóng từ trên xuống và vuông góc với mặt đất. Sau khi lấy mẫu, lấy toàn bộ đất trong ống dung trọng và sử dụng cân kỹ thuật để xác định ngay khối lượng tươi của mẫu đất. Toàn bộ khối lượng đất đó được cho vào túi nilon với đầy đủ nhãn mác.

4. Ghi đầy đủ thông tin về điều tra đất và gửi kịp thời các mẫu đất tới phòng thí nghiệm chuyên ngành để phân tích hàm lượng các bon và dung trọng đất.

Công việc tại phòng thí nghiệm, tổng hợp số liệu và phân tích hồi quy

1. Công việc tại phòng thí nghiệm1. Tất cả mẫu thực vật như mẫu cây chặt ngả, mẫu thảm tươi cây bụi,

mẫu gỗ cây chết, mẫu thảm mục và mẫu đất nên được phân tích bởi phòng thí nghiệm chuyên ngành để đảm bảo độ chính xác của mẫu phân tích. Yêu cầu về thiết bị cho phân tích là: Tủ sấy (drying oven); Cân phân tích (chemical balance); Năng lực để phân tích các bon trong đất (NC analyzer)

2. Công việc phân tích tại phòng thí nghiệm bao gồm: Dùng tủ sấy để sấy khô tại nhiệt độ 105 0C cho tới khi trọng

lượng mẫu không thay đổi; Phân tích khối lượng thể tích gỗ cơ bản của tất cả các thớt gỗ

xác định tại độ ẩm 0% Phân tích dung trọng đất Phân tích hàm lượng các bon đất (ưu tiên sử dụng phương pháp

đốt khô)3. Tất các số liệu phân tích được nhập cẩn thận vào phần mềm excel.

Các mẫu biểu ghi chép số liệu phân tích sinh khối khô nêu tại Phụ lục 08a và Phụ lục 08b; cho phân tích khối lượng thể tích gỗ nêu

20

Page 21: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

tại Phụ lục 09; và cho phân tích dung trọng đất và các bon hữu cơ trong đất nêu tại Phục lục 10. Phụ lục 11a và 11b là mẫu để tổng hợp kết quả đo đếm sinh khối tươi.

2. Nhập và tổng hợp số liệuNhập và phân tích số liệu là rất quan trọng để xây dựng phương trình tương quan sau này. Công việc sau đây cần được thực hiện trong và/hoặc sau khi hoàn thành đo đếm ngoài hiện trường:

1. Nhập tất cả phiếu điều tra, đo đếm hiện trường vào excel. Số liệu bao gồm số liệu đo đếm ô tiêu chuẩn và số liệu đo đếm sinh khối cây tiêu chuẩn; thảm tươi cây bụi, v.v. Lưu ý rằng cần thực hiện theo đúng quy trình QC cho quá trình nhập số liệu để đảm bảo không có sai sót phát sinh trong suốt quá trình chuyển đổi dữ liệu từ phiếu điều tra hiện trường đến số liệu điện tử;

2. Sau khi nhập số liệu hiện trường vào trong excel, phân tích cấu trúc rừng cho loài cho mỗi kiểu rừng điều tra. Việc phân tích cấu trúc rừng bao gồm:

a. Tổ thành loài cây;b. Phân bố loài cây theo cấp kính và loài cây;c. Thể tích gỗ theo ha và theo cấp kính;d. Khối lượng thể tích cây gỗ

3. Trong quá trính phân tích mẫu, nên tuân thủ thực hiện QA và QC4. Sau khi công việc phân tích sinh khối sấy khô và khối lượng thể tích

gỗ được hoàn thành, kiểm tra và sử dụng dữ liệu để tính toán sinh khối khô cho tất cả các cây mẫu và các bể các bon khác (thảm tươi cây bụi, gỗ cây chết, thảm mục, v.v.). Việc tính toán sinh khối khô được thực hiện như sau:a. Tổng khối lượng khô (TDW) cho mỗi bộ phận của cây tiêu chuẩn

Tổng khối lượng khô của từng bộ phận của cây cá lẻ được tính dựa trên khối lượng tươi của từng bộ phận của cây các lẻ tương ứng xác định tại hiện trường và tỷ lệ khối lượng khô và khối lượng tươi của từng bộ phận của cây xác định tại phòng thí nghiệm. Công thức tính toán TDW như sau:

Trong đó: TDW là tổng khối lượng khô: TFW là tổng khối lượng tươi; SDW là khối lượng khô tuyệt đối của mẫu và SFW là khối lượng tươi của mẫu phân tích cho từng bộ phận tương ứng;b. Khối lượng thể tích gỗ

Khối lượng thể tích gỗ của mỗi thớt gỗ cho mỗi loài cây lấy mẫu được phân tích trong phòng thí nghiệm và được tính toán theo công thức sau:

21

Page 22: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Trong đó: WD là khối lượng thể tích gỗ (g/cm3); SDWc là khối lượng khô của mẫu và SV là thể tích của mẫu.c. Trữ lượng các bon trong sinh khối

Trữ lượng các bon trong từng bể sinh khối sẽ được tính dựa trên sinh khối khô của mỗi bể chứa và hàm lượng các bon. Công thức chung tính toán trữ lượng các bon trong sinh khối như sau:

Trong đó: CSi là trữ lượng các bon của bộ phận i, tính theo kg; TDWi là tổng khối lượng khô của bộ phận i, tính theo kg; và CFi là hàm lượng các bon trong sinh khối của bộ phận i, tính theo %.Trong trường hợp không có số liệu phân tích nào về hàm lượng các bon trong mỗi bộ phận sinh khối của cây (thân, cành nhánh, lá) thì nên sử dụng hàm lượng các bon do IPCC khuyến cáo. Giá trị này từ 0,47 – 0,50.Tổng trữ lượng các bon cho mỗi cây cá lẻ sẽ được tính là tổng của trữ lượng các bon từ các bộ phận khác nhau của cây cá lẻd. Các bon hữu cơ trong đất (SOC)

Trữ lượng các bon trong đất được tính dựa trên dung trọng đất và độ sâu của tầng đất. Công thức chung để tính SOC như sau:

Trong đó: CF là hàm lượng các bon trong đất, tính bằng %; BD là dung trọng đất, tính bằng tấn/ m3 và SD là độ sâu tầng đất tính toán, tính bằng cm.

3. Phân tích hồi quyPhương pháp để dự báo trữ lượng các bon rừng là sử dụng các phương trình tương quan. Các phương trình tương quan sử dụng cho dự báo trữ lượng các bon được gọi là “phương trình tương quan sinh khối”. Các phương trình hồi quy hoặc tương quan sinh khối là các mô hình toán mô tả mối liên hệ giữa giá trị được thu thập của một biến (x) và giá trị được quan sát của biến khác (y). Nó cho phép dự đoán giá trị có có khả năng xảy cao nhất của y thông qua sử dụng giá trị thu thập của biến (x)Ví dụ: Phương trình hồi quy sinh khối có thể được sử dụng để ước tính tổng sinh khối của cây (bao gồm thân, cành nhánh và đôi khi là rễ cây) từ việc đo đếm đường kính của cây tại vị trí đường kính ngang ngực (1.3 m). Lý do là luôn có mối liên hệ mật thiết giữa đường kính ngang ngực và tổng sinh khối của cây (thường đường kính tăng thì tổng sinh khối cũng tăng và ngược lại). Phương trình hồi quy sinh khối thường được xây dựng từ các số liệu thu thập từ các ô tiêu chuẩn trong quá trình điều tra. Có thể sử dụng đường kính ngang ngực, chiều cao hoặc cả chiều cao và đường kính trong xây dựng phương trình tương quan. Tuy nhiên, nếu không có

22

Page 23: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

số liệu điều tra từ các ô tiêu chuẩn thu thập tại hiện trường, thì khó có thể xây dựng các phương trình hồi quy sinh khối để dự báo ước tính trữ lượng các bon.Để xây dựng các phương trình tương quan, cần thực hiện theo các bước sau:

1. Sử dụng phần mềm exel trong Microsoft word hoặc phần mềm thống kê chuyên dụng (ví dụ SPSS, v.v) để phân tích tương quan hồi quy;

2. Phương trình tương quan hồi quy nên được phân tích theo các dạng tương quan khác nhau. Các mô hình tương quan phổ biến khuyến nghị sử dụng là là dạng đường thẳng, lũy thừa hoặc logarithms;

3. Thiết lập phân tích tương quan hồi quy với các biến số khác nhau. Tuy nhiên, tốt nhất nên sử dụng đường kính ngang ngực, chiều cao cây, thể tích gỗ thân cây, khối lượng thể tích gỗ cho phân tích hồi quy. Các dạng phương trình tương quan thường được sử dụng là: i) y = Xb; ii) ln(y) = a + b*ln(X); và iii) ln(y) = a + b*ln(X1) + C*ln(X2).

4. Sau khi hoàn thành phân tích hồi quy, đánh giá và lựa chọn phương trình tốt nhất để ước tính sinh khối. Phương trình có hệ số tương quan cao nhất và sai số của hệ số tương quan nhỏ nhất thì nên lựa chọn để sử dụng.

4. Xây dựng báo cáo và quản lý số liệuSauk khi hoàn thành điều tra hiện trường và phân tích tổng hợp số liệu, việc xây dựng báo cáo về kết quả đo đếm sinh khối rừng được tiến hành. Báo cáo nên bao gồm các phần chính như sau: i) Mô tả về khu vực nghiên cứu (các kiểu rừng, quản lý và sử dụng rừng, đặc điểm điều kiện tự nhiên, v.v); ii) Phương pháp sử dụng (phương pháp điều tra, dung lượng mẫu; phân tích số liệu, v.v); iii) Kết quả và thảo luận (tổ thành loài cây; phân bố loài cây theo DBH; phân tích sinh khối khô; phân tích khối lượng thể tích gỗ, xây dựng phương trình ước tính sinh khối, v.v); iv) Kết luận; và v) Các phụ lục (gồm tất các các số liệu liên quan đến kết quả).

Một điều rất quan trọng là phải lưu dữ tốt các số liệu thô phục vụ cho việc kiểm tra chéo nếu cần. Các dữ liệu điều tra tại hiện trường và các dữ phân tích phải được nhập vào phần mềm Excel theo các bảng mẫu quy định trong hướng dẫn này và tất cả các phiếu điều tra phải được lưu giữ cẩn thận.

23

Page 24: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Phục lục 01. Mẫu phiếu điều tra ô tiêu chuẩn rừng gỗ

24

Page 25: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Mã ô TC

Kinh độ Vĩ độ

Độ dốc TB

Kích thước ô

ID Tên việt nam Tên khoa học Chu vi1,3 m (cm)

DBH (cm)

Ghi chú

1234567891011121314151617181920212223242526272829303132333435363738394041…

Kiểu rừng

Tên các thành viên điều tra

Ngày điều tra

Vị trí hành chính OTC

Tọa độ tâm OTC

Độ cao (m)

Diện tích ô tiêu chuẩn

25

Page 26: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Phụ lục 02. Mẫu phiếu điều tra sinh khối cây gỗ cá lẻ

Ngày điều tra Mã ô TC

Đường kính trung bình của bạnh vè, nếu có (m)

Chiều cao của bạnh vè, nếu có (m)

A- Đo đếm sinh khối tươi cây chặt hạ

Cành Lá Bạnh vè (nếu có)

1

2

3

4

5

6

7

Thân Cành Lá

Đánh dấu "X" nếu mẫu được lấy

Thớt gỗ tại 0.0 mThớt gỗ tại 1/4 chiều dài thânThớt gỗ tại vị trí 1/2 chiều dài thânThớt gỗ tại vị trí 3/4 chiều dài thân

Thân

B- Lấy các mẫu phân tích sinh khối khô và tỷ trọng gỗ

Tổng (kg)

Khối lượng tươi theo các bộ phận của cây (kg)

Đường kính cây mẫu tại gốc chặt, 0.0 m (cm)

Các mẫu để phân tích khối lượng thể tích gỗ Vị trí lấy mẫu

Khối lượng mẫu tươi (gam)Các mẫu để phân tích sinh khối khô

ID Thứ tự lần cân

Chiều dài men thân cây từ gốc đến ngọn cây (m)

Chiều dài thân cây từ gốc tới điểm phân cành đầu tiên (m)

Chiều dài thân cây từ gốc tới vị trí có đường kính 10 cm (m)

Tên các thành viên điều tra

Tên cây tiêu chuẩn chặt hạ

Vị trí hành chính OTC

Mã số tiêu chuẩn

Đường kính cây lấy mẫu tại vị trí 1.3 m (cm)

Đường kính cây lấy mẫu tại vị trí 1/2 thân cây (cm)

Đường kính cây lấy mẫu tại vị trí ngọn cây (cm)

26

Page 27: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Phụ lục 03. Mẫu phiếu điều tra đo đếm rừng tre, nứa

Mã ô TC

Vị trí hành chính OTC

Kinh độ Vĩ độ

Độ dốc TB

Kích thước ô

Kiểu rừng

Thứ tự ô thứ cấp đo đếm

ID Tên loài tre nứa Cấp tuổi (non, bánh tẻ, già)

Chiều cao(m)

DBH(cm)

Ghi chú

123456789

1011121314151617181920212223242526272829303132333435….

Ngày điều tra

Tên các thành viên điều tra

Tọa độ tâm ô tiêu chuẩn

Độ cao (m)

Diện tích ô

Mã số ô thứ cấp

Số bụi tre nứa trong ô thứ cấp

Số cây trung bình/bụi

27

Page 28: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Phụ lục 04. Mẫu phiếu điều tra sinh khối cây cá lẻ tre nứa

Mã ô TC

Tên các thành viên điều tra

Chiều cao (m) DBH (cm) Thân Cành Lá Thân (0.0m) Thân (1/4) Thân (1/2) Thân (3/4) Cành Lá

123456789

101112131415161718192021….

Khối lượng mẫu tươi lấy phân tích (kg)TT cây mẫu

Tuổi cây mẫuKích thước cây mẫu Khối lượng tươi của cây mẫu

theo các bộ phận (kg)

Ngày điều tra

Thời gian kết thúcThời gian bắt đầu

Page 29: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Phụ lục 05. Mẫu phiếu điều tra đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi

Tọa độ tâm ô Kinh độ Vĩ độ

A - Đo đếm sinh khối tươi thảm tươi cây bụi

Chiều cao (m) Độ che phủ (%) Thân Cành, nhánh Lá

1

2

3

4

5

B - Lấy mẫu để phân tích sinh khối khô

Thân Cành nhánh Lá123456789

1415

….

Độ cao (m)

Diện tích ô

Mã ô TCNgày điều tra

Tên các thành viên điều tra

Vị trí hành chính nơi lập OTC

Kiểu rừng

Độ dốc trung bình

Kích thước ô

ID Tên/mã mẫu lấy phân tích Mã ô tiêu chuẩn Khối lượng mẫu tươi (gam)

TT Tên/mãô đo đếm

Diện tích ô đo đếm

(m2)

Kích cỡ trung bình thảm tươi cây bụi

Khối lượng tươi theo các bộ phận (kg)

Loài thực bì ưu thế

Page 30: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Phụ lục 06. Mẫu phiếu điều tra đo đếm sinh khối gỗ cây chết

Vị trí hành chính nơi lập OTC

Kiều rừng

Chiều cao(m)

1.3 m Gốc Ngọn Ngọn12345

B - Đo đếm cây chết ngả

Cứng T,. Bình Mềm123…

C - Lấy mẫu để phân tích tỷ trọng gỗ

TT Tên mẫu

1 Tuyến 1, 50 m

Chú ý: Phân loại độ cứng: S là Cứng; I là Trung bình: R là mềm/mục

Tên các thành viên điều tra

Ngày điều tra

A - Đo đếm cây gỗ chết đứng

TT Mã ô mẫuDiện tích ỗ

lấy mẫu (m2)

TT Mã và chiều dài tuyến điều tra

Số đoạn gỗ chết

Đường kính (cm)

Độ cứng của mẫu lấy phân tích (S, I, R) Số lượng mẫu lấy

Đường kính (cm) Chiều dài men thân

(m)

Phân loại độ cứng gỗ (sử dụng "X" để đánh dấu vào ô phù hợp

Đường kính lỗ

rỗng (nếu có, cm)

30

Page 31: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Phụ lục 07. Mẫu phiếu điều tra đo đếm sinh khối thảm mục

Mã ô tiêu chuẩn

Kinh độ Vĩ độ

Độ dốc trung bình

Kích thước ô

Trong ô đo đếm Cho 1 ha

1

2

3

4

5

B - Lấy mẫu để phân tích sinh khối khô

TT Mã hiệu ô đo đếm Ký hiệu mẫu Khối lượng của mẫu (gam)

12345

….

Tọa độ ô tiêu chuẩn

Độ cao (m)

Diện tích ô

Kiểu rừng

Tên thành viên điều tra

A - Đo đếm thảm mục/vật rơi rụng

Ngày điều tra

Vị trí hành chính nơi lập OTC

TT Tên/mã ô thứ cấpDiện tích ô tiêu mẫu đo đếm (m2)

Khối lượng vật rơi rụng (kg)

31

Page 32: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Phụ lục 08a. Mẫu biểu nhập số liệu phân tích sinh khối khô cây gỗ

Tên người phụ trách:

ThânCànhLáThânCànhLáThânCànhLáThânCànhLáThânCànhLáThânCànhLáThânCànhLáThânCànhLáThânCànhLáThânCànhLáThânCànhLáThânCànhLáThânCànhLáThânCànhLáThânCànhLáThânCànhLá

Khối lượng khô của mẫu

khô kiệt (cả bì), gam)

Khối lượng của bì , gam

Tỷ lệ khối lượng khô và

khối lượng tươi của mẫu

Tên phòng thí nghiệm:

Ngày báo cáo:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

etc

TT Tên cây mẫu chặt hạ/mã số

Loại mẫu Khối lượng tươi của

mẫu (không có bì), gam)

32

Page 33: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Phụ lục 08b. Mẫu biểu nhập số liệu phân tích sinh khối khô tre nứa

Họ tên người phuj trách:

Thân (0.0 m)Thân (1/4 m)Thân (1/2 m)Thân (3/4 m)CànhLáThân (0.0 m)Thân (1/4 m)Thân (1/2 m)Thân (3/4 m)CànhLáThân (0.0 m)Thân (1/4 m)Thân (1/2 m)Thân (3/4 m)CànhLáThân (0.0 m)Thân (1/4 m)Thân (1/2 m)Thân (3/4 m)CànhLáThân (0.0 m)Thân (1/4 m)Thân (1/2 m)Thân (3/4 m)CànhLáThân (0.0 m)Thân (1/4 m)Thân (1/2 m)Thân (3/4 m)CànhLáThân (0.0 m)Thân (1/4 m)Thân (1/2 m)Thân (3/4 m)CànhLáThân (0.0 m)Thân (1/4 m)Thân (1/2 m)Thân (3/4 m)CànhLáThân (0.0 m)Thân (1/4 m)Thân (1/2 m)Thân (3/4 m)CànhLáThân (0.0 m)Thân (1/4 m)Thân (1/2 m)Thân (3/4 m)CànhLáThân (0.0 m)Thân (1/4 m)Thân (1/2 m)Thân (3/4 m)CànhLáThân (0.0 m)Thân (1/4 m)Thân (1/2 m)Thân (3/4 m)CànhLá

Tên phòng thí nghiệm:

Ngày báo cáo:

Khối lượng khô của mẫu

khô kiệt (cả bì), gam)

Khối lượng của bì , gam

Tỷ lệ khối lượng khô và

khối lượng tươi của mẫu

1

2

3

4

5

6

7

8

11

9

10

…..

# Tên/mã hiệu cây mẫu

Loại mẫu Khối lượng tươi của

mẫu (không có bì), gam)

Cấp tuổi

33

Page 34: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Phụ lục 09. Mẫu biểu nhập số liệu phân tích tỷ trọng gỗ

Họ tên người phụ trach:

TT Tên cây mẫn/mã hiệu

Mã hiệu thớt gỗ

Ký hiệu mẫu Thể tích (cm3)

Khối lượng khô (gam)

Khối lượng thể tích gỗ

(gam/cm3)123456789

101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839404142…

Tên phòng thí nghiệm:

Ngày báo cáo:

34

Page 35: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Phụ lục 10. Mẫu biểu nhập số liệu phân tích mẫu đất

TT Mã OTC Tên/ký hiệu mẫu Độ sâu lẫy mẫu (cm)

Hàm lượng các bon (%)

Dung trọng(gam/cm3)

123456789

101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839404142

Tên phòng thí nghiệm

Ngày báo cáo số liệu

Tên người phụ trách

35

Page 36: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Phụ lục 11a. Mẫu biểu nhập số liệu đo đếm sinh khối tươi rừng gỗ

Kinh độ

TT

Tiếng Việt Tên khoa học DBH (cm) H (m) Thân Cành Lá Bạnh vè Tổng

123456789

1011121314151617181920212223242526272829303132333435363738394041424344454647484950

Ghi chú về cấy mẫu (các đặc điểm đặt biệt như số thân, bạnh vè, cụt

ngọn, v.v)

Kiểu rừng

Vị trí hành chính nơi điều tra

Toạ độ tâm ô tiêu chuẩn đo đếm

Ngày điều tra:

Vĩ độ

Tên cây mẫu chặt hạ Khối lượng tươi trên mặt đất của cây mẫu (kg/cây) theo các bộ phận (số liệu đo đếm tại hiện trường)

Kích thước cây mẫu chặt hạ

Tên cơ quan thực hiện:

Họ tên người chịu trách nhiệm:

36

Page 37: Guidelines on - Trang chủ | Trang chuvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.MRV/Biomass... · Web viewREDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ

Phụ lục 11b. Mẫu biểu nhập số liệu đo đếm sinh khối tươi rừng tre nứa

Kinh độ

DBH (cm) H (m) Thân Cành Lá Tổng1234567891011121314151617181920212223242526272829303132333435363738394041424344454647484950515253545556575859

Vĩ độ

Khối lượng tươi trên mặt đất của cây mẫu (kg/cây) theo các bộ phận (số liệu đo đếm

tại hiện trường)

Kích thước cây mẫu

Tên cơ quan thực hiện:

Họ tên người chịu trách nhiệm:

Kiểu rừng

Vị trí hành chính nơi điều tra

Toạ độ tâm ô tiêu chuẩn đo đếm

Ngày điều tra:

Ghi chú về cây mẫu (các đặc điểm đặc biệt)

Tên cây mẫu/mã hiệu OTC

Cấp tuổiTT

37