giới thiệu sanifoam:

28
CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC VÀ VỆ SINH: TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu Giới thiệu SaniFOAM: Khung Phân tích Hành vi Vệ sinh để thiết kế Chương trình Vệ sinh hiệu quả Jacqueline Devine Tháng 10 năm 2009 Chương trình Nước và Vệ sinh là một chương trình hợp tác nhiều nhà tài trợ do Ngân hàng Thế giới quản lý nhằm hỗ trợ người nghèo tiếp cận với dịch vụ nước sạch và vệ sinh có giá cả hợp lý, an toàn, và bền vững.

Upload: dinhthien

Post on 29-Jan-2017

227 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giới thiệu SaniFOAM:

WP_IntroSanifoam_TSSM.indd i 4/13/10 2:14 PM

CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC VÀ VỆ SINH: TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu

Giới thiệu SaniFOAM:Khung Phân tích Hành vi Vệ sinh để thiết kế Chương trình Vệ sinh hiệu quả

Jacqueline Devine

Tháng 10 năm 2009

Chương trình Nước và Vệ sinh là một chương trình hợp tác nhiều nhà tài trợ do Ngân hàng Thế giới quản lý nhằm hỗ trợ người nghèo tiếp cận với dịch vụ nước sạch và vệ sinh có giá cả hợp lý, an toàn, và bền vững.

Page 2: Giới thiệu SaniFOAM:

Jacqueline DevineChuyên gia Cao cấp về Tiếp thị Xã hội Chương trình Nước và Vệ sinh

Xin chân thành cảm ơn các góp ý hữu ích từ Yolande Coombes, Craig Kullmann, Eduardo Perez, và Samantha Aus-tin, người đã hỗ trợ đắc lực trong quá trình nghiên cứu; và đặc biệt là Jason Cardosi, người chắp bút ý tưởng ban đầu cho xây dựng khung SaniFOAM.

Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu là dự án của WSP nhằm tìm hiểu làm thế nào để kết hợp các phương pháp tiếp cận tiềm năng như Vệ sinh Tổng thể do Cộng đồng Làm chủ và Tiếp thị Vệ sinh để tạo nhu cầu về vệ sinh và tăng cường nguồn cung các sản phẩm, dịch vụ vệ sinh trên diện rộng, nâng cao sức khỏe cho người dân nông thôn. Đây là một nỗ lực quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vệ sinh cơ bản của người nghèo nông thôn, những người hiện không được tiếp cận với điều kiện vệ sinh an toàn và đảm bảo sức khỏe. Dự án này được chính cấp quốc gia và địa phương ở nhiều nước thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của WSP. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web www.wsp.org/scalingupsanitation.

Tài liệu này nằm trong một bộ tài liệu chia sẻ kiến thức được xây dựng nhằm giới thiệu rộng rãi kết quả các dự án, đánh giá, và bài học kinh nghiệm trong khuôn khổ Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu. Đây là một Tài liệu mở cần bổ sung và hoàn thiện liên tục, nhằm khuyến khích việc tiếp tục chia sẻ ý tưởng về các vấn đề phát triển. Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với Jacqueline Devine qua email tại địa chỉ [email protected] hoặc truy cập trang web www.wsp.org.

Chương trình Nước và Vệ sinh (WSP) là một chương trình hợp tác nhiều nhà tài trợ được xây dựng từ năm 1978 do Ngân hàng Thế giới điều hành nhằm hỗ trợ người dân nghèo tiếp cận được với các dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường giá cả hợp lý, an toàn, và bền vững. Các nhà tài trợ của WSP bao gồm Australia, Áo, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Quỹ Bill & Melinda Gates, Ai Len, Lux-embourg, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh, Hoa Kỳ, và Ngân hàng Thế giới.

Các báo cáo của WSP được công bố nhằm thông tin về kết quả hoạt động của WSP với cộng đồng phát triển. Một số nguồn trích dẫn ở đây là những tài liệu không được in ấn chính thức và không có sẵn.

Các phát hiện, diễn giải, và kết luận trình bày trong tài liệu này hoàn toàn là của tác giả và không được coi là của Ngân hàng Thế giới, các tổ chức thành viên của Ngân hàng, hay các thành viên Ban Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Thế giới hoặc chính phủ các quốc gia mà các thành viên Ban này đại diện. Ngân hàng Thế giới không bảo đảm tính chính xác của những số liệu trình bày trong tài liệu này. Mọi ranh giới, màu sắc, tên gọi, và những thông tin khác trên các bản đồ sử dụng trong tài liệu này không bao hàm bất kỳ quan điểm nào của Ngân hàng Thế giới về tính pháp lý của bất kỳ vùng lãnh thổ nào, cũng như không có ý nghĩa công nhận hay chấp nhận bất kỳ đường ranh giới nào.

Nội dung ấn phẩm này được bảo vệ bản quyền. Nếu muốn được phép sao chép các phần của tài liệu này, vui lòng gửi yêu cầu về địa chỉ [email protected]. WSP khuyến khích chia sẻ tài liệu này và thường đồng ý cho phép rất nhanh chóng. Để biết thên thông tin, vui lòng truy cập trang web www.wsp.org.

© 2010 Chương trình Nước và Vệ sinh

Page 3: Giới thiệu SaniFOAM:

Mục lụcI. Tổng quan...........................................................................................................................1

Giới thiệu..........................................................................................................................1Mục tiêu............................................................................................................................1Khung Thay đổi Hành vi..............................................................................................2Hành vi vệ sinh...............................................................................................................2

II. Khung SaniFOAM............................................................................................................3Tập trung..........................................................................................................................3Các Yếu tố Quyết định Hành vi................................................................................4Các yếu tố Cơ hội..........................................................................................................5 Tiếp cận và tính sẵn có.......................................................................................5

Đặc tính sản phẩm...............................................................................................6 Quy tắc xã hội........................................................................................................7 Chế tài và Thực thi...............................................................................................9 Các yếu tố Khả năng..................................................................................................9

Kiến thức.................................................................................................................9 Kỹ năng.................................................................................................................10 Ủng hộ của xã hội.............................................................................................11 Vai trò và Quyết định........................................................................................12 Khả năng chi trả.................................................................................................13 Các yếu tố Động lực..........................................................................................13 Thái độ và niềm tin............................................................................................14 Giá trị.....................................................................................................................15 Động cơ tình cảm, xã hội, và vật chất........................................................16 Các ưu tiên khác nhau.....................................................................................17 Ý định....................................................................................................................18 Sẵn sàng chi trả..................................................................................................19

III. Kết luận...........................................................................................................................20 Tài liệu tham khảo.............................................................................................21

Danh sách hình vẽ: 1: Khung SaniFOAM.............................................................................................5 2: Nhận thức về các kỹ năng cần có để cải thiện vị trí trên thang vệ sinh tại vùng nông thôn Tanzania............................................................11 3: Quy trình mua sắm của hộ gia đình để xây dựng nhà vệ sinh - Đông Java ........................................................................................................13

Danh sách các khung: 1: Ai mua nhà tiêu và tại sao?..........................................................................4 2: Thái độ đối với hành vi đi vệ sinh bừa bãi tại Đông Java – So sánh giữa người thường xuyên đi vệ sinh bừa bãi và những người khác...……………………………………………………………...8

iiiwww.wsp.org

Page 4: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 4 www.wsp.org 1

Page 5: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 4 www.wsp.org 1

I. Tổng quan CÁC NỘI DUNG CHÍNH • Các phương pháp truyền thống để cải thiện điều kiện vệ

sinh thường tập trung vào xây dựng công trình đã không mang lại hiệu quả về tăng độ bao phủ rộng và bền vững của vệ sinh.

• SaniFOAM là khung được xây dựng nhằm giúp cán bộ quản lý và thực hiện chương trình phân tích hành vi vệ sinh để thiết kế các chương trình vệ sinh hiệu quả.

Giới thiệuHiện nay ở các quốc gia đang phát triển, khoảng 2,5 tỷ người không được tiếp cận với vệ sinh cơ bản.a Điều này ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với sức khỏe mà còn cả với đời sống kinh tế xã hội của họ. Các phương pháp truyền thống để cải thiện điều kiện vệ sinh thường tập trung vào xây dựng công trình đã không mang lại hiệu quả về tăng độ bao phủ rộng và bền vững của vệ sinh. Trong khi đó, những chiến lược tập trung vào thúc đẩy nhu cầu điều kiện vệ sinh tốt hơn thông qua thay đổi hành vi và cải thiện nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đã chứng tỏ tiềm năng hứa hẹn hơn nhiềub.

Khi chú trọng hơn vào vấn đề thay đổi hành vi vệ sinh, trước hết chúng ta cần hiểu về những hành vi. Tại sao người dân tiếp tục đi vệ sinh bừa bãi ngay cả khi họ đã có nhà vệ sinh? Những yếu tố nào có thể giúp cá nhân và hộ gia đình tiến lên những nấc cao hơn trong “thang vệ sinh” c - tức là khi họ chuyển từ đi vệ sinh bừa bãi sang sử dụng nhà tiêu đơn giản, sau đó sử dụng công trình vệ sinh được cải thiện tốt hơn như là nhà vệ sinh có hệ thống ống thoát nước thải? Những yếu tố nào cản trở họ làm điều đó?

SaniFOAM là một công cụ được xây dựng giúp các cán bộ quản lý và thực hiện chương trình trả lời những câu hỏi này. Khung này được xây dựng tại Durban tháng 2 năm 2008 tại một hội thảo có sự tham gia của 6 tổ chức bao gồm UNICEF, Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, USAID và AED/Dự án Cải thiện Vệ sinh.d SaniFOAM hiện được Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu cầu triển khai tại 3 quốc gia bao gồm Tanzania (10 tỉnh), Indonesia (Đông Java), và Ấn Độ (tại 2 bang–Madhya Pradesh và Himachal Pradesh). Đáng chú ý nhất, tại Đông Java, khung SaniFOAM đã được ứng dụng thành công trong việc thiết kế các khảo sát định lượng và định tính, xây dựng tài liệu truyền thông hỗ trợ nỗ lực cộng đồng trong việc xóa bỏ tình trạng đi vệ sinh bừa bãi, và thiết kế chiến lược tăng cường nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ vệ sinh.

Mục tiêu Tài liệu này sẽ giới thiệu và mô tả quá trình xây dựng khung phân tích SaniFOAM. Các ấn phẩm dự kiến công bố trong thời gian tới sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết hơn về phương thức áp dụng SaniFOAM và chia sẻ bài học kinh nghiệm trong quá trình sử dụng. Những tài liệu này hướng tới người đọc là cán bộ quản lý chương trình chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động thúc đẩy cải thiện vệ sinh, cũng như cán bộ từ các cơ quan đa phương, song phương, các tổ chức học thuật, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (NGO) hoạt động trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh.

a WHO và UNICEF năm 2008b Hội đồng Cấp nước và Hợp tác và WHO năm 2005c Để biết chi tiết xem thêm trong tài liệu Cải thiện vệ sinh và vệ sinh cá nhân, Hướng dẫn lập chương trình, của Hội đồng Cấp nước và Hợp tác và WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), 2005. Geneva:WHO.d Khung này dược trên khung PERForM của tổ chức Population Services International

Page 6: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 2 www.wsp.org 3

Giới thiệu SaniFOAM Tổng quan

Các khung phân tích thay đổi

hành vi như thế này đã được

áp dụng cho nhiều hành vi sức

khỏe khác nhau, bao gồm tiêm

chủng, chế độ ăn uống, vận

động, phòng chống HIV/AIDS,

và kế hoạch hóa gia đình.

Mục tiêu của tài liệu này là: 1. Chứng minh giá trị việc sử dụng SaniFOAM với các cán bộ quản lý chương trình 2. Minh họa phương pháp ứng dụng SaniFOAM trong các giai đoạn khác nhau của quá trình thực hiện chương trình3. Xác nhận tác dụng của SaniFOAM đối với tất cả các chương trình thúc đẩy vệ sinh, bao gồm các phương pháp tiếp cận do cộng đồng làm chủ và tiếp thị vệ sinh

Khung Thay đổi Hành vi Việc lý giải đầy đủ tại sao cần có công cụ để giải thích hoặc phân tích các hành vi vệ sinh là điều rất quan trọng. Một khung phân tích như vậy có thể giúp đạt được những mục tiêu dưới đây:

• Phân tích kết quả các nghiên cứu thiết kế chương trình hiện có • Định hình cho thiết kế các nghiên cứu mới • Xác định các hành vi cần ưu tiên thay đổi và các nhóm mục tiêu cần hướng

tới • Hiểu và xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới một hành vi cụ thể • Tập trung và ưu tiên các biện pháp can thiệp vào những yếu tố cụ thể để

thay đổi hành vi • Tăng cường hiệu quả của hoạt động can thiệp thay đổi hành vi • Xác định đúng những chỉ số giám sát phù hợp

Các khung phân tích thay đổi hành vi như thế này đã được áp dụng cho nhiều hành vi sức khỏe khác nhau, bao gồm tiêm chủng, chế độ ăn uống, vận động, phòng chống HIV/AIDS, và kế hoạch hóa gia đình.

SaniFOAM có thể giúp cán bộ quản lý làm việc ở các giai đoạn khác nhau của chương trình thúc đẩy vệ sinh từ thiết kế tới thực hiện và giám sát đánh giá.

Hành vi vệ sinhHành vi vệ sinh nghĩa là gì? Và hành vi nào cần được khuyến khích khi thực hiện chương trình thúc đẩy cải thiện vệ sinh?

Có rất nhiều hành vi vệ sinh cần quan tâm, và SaniFOAM có thể sử dụng để phân tích những hành vi như:

• Ngừng đi vệ sinh bừa bãi • Xây dựng nhà vệ sinh • Cải thiện (hoặc nâng cấp) nhà vệ sinh hộ gia đìnhe • Bảo dưỡng nhà vệ sinh đúng cách (bao gồm cọ rửa và lấy phân)• Xử lý phân trẻ em đúng cách.

SaniFOAM có thể giúp cán bộ quản lý làm việc ở các giai đoạn khác nhau của chương trình thúc đẩy vệ sinh từ thiết kế tới thực hiện và giám sát đánh giá.

e Nâng cấp có thể là việc chuyển từ nhà tiêu không hợp vệ sinh sang nhà tiêu được cho là hợp vệ sinh bằng cách cách ly phân khỏi tiếp xúc với con người, hoặc cũng có thể là chuyển lên nấc cao hơn trên thang vệ sinh. Các tiêu chí khác áp dụng cho định nghĩa liên quan về Các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của UNICEF/WHO giống như đã được định nghĩa trong Chương trình Giám sát Chung (JMP).

Page 7: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 2 www.wsp.org 3

II. Khung SaniFOAM CÁC NỘI DUNG CHÍNH Trong tên viết tắt SaniFOAM, FOAM có nghĩa là • Focus (Tập trung)• Opportunity (Cơ hội)• Ability (Khả năng)• Motivation (Động lực)

Tập trung Bước đầu tiên rất quan trọng trong quy trình thay đổi hành vi là xác định hành vi nào và của ai cần cải thiện và thay đổi. Do đó, chữ cái F trong SaniFOAM nhắc chúng ta cần tập trung và xác định :

• Hành vi vệ sinh mong muốn, và • Nhóm đối tượng mục tiêu.

Ví dụ về nhóm đối tượng mục tiêu bao gồm:• Hộ gia đình nông thôn• Hộ gia đình đô thị và cận đô thị • Cư dân khu ổ chuột ở đô thị • Cư dân những khu định cư không chính thức hoặc tạm thời • Hộ gia đình hiện dùng chung công trình vệ sinh với hàng xóm hoặc gia

đình khác • Chủ hộ là nam giới • Bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ • Trẻ nhỏ

Nghiên cứu các hộ gia đình ở Đông Java cung cấp một ví dụ mang tính định hướng về tầm quan trọng của việc xác định nhóm đối tượng mục tiêu. Dựa trên số liệu từ Khảo sát Kinh tế Xã hội Quốc gia năm 2004 của Indonesia (SUSENAS), 12,82% hộ gia đình ở Đông Java phải dùng chung nhà vệ sinh.f Trong những chương trình vệ sinh hiện đang thực hiện, bao gồm cả những chương trình do Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu hỗ trợ, các hộ gia đình có thể dùng chung công trình vệ sinh với hàng xóm như là nấc thang đầu tiên trên thang vệ sinh. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu lớn do Công ty The Nielseng thực hiện cho dự án này, 30% những người sống trong các hộ dùng chung nhà vệ sinh (gọi là “người dùng chung”) cho biết họ không hài lòng với điều kiện hiện tại và 32% cho biết họ vẫn đi vệ sinh bừa bãi. Những kết quả nghiên cứu này cho thấy các hoạt động can thiệp trong tương lai hướng tới đối tượng này dựa trên sự hiểu biết về những yếu tố liên quan có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đảm bảo tính bền vững cho các kết quả của chương trình.

Khi đã xác định được cần tập trung vào ai và cái gì, chúng ta đã sẵn sàng để xem xét những yếu tố có thể tác động đến hành vi của họ - thường được gọi là các yếu tố quyết định hành vi. Những kết quả nghiên cứu này cho thấy các hoạt động can thiệp trong tương lai hướng tới đối tượng này dựa trên sự hiểu biết về những yếu tố liên quan có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đảm bảo tính bền vững cho các kết quả của chương trình.

f Theo khảo sát Kinh tế Xã hội Quốc gia, SUSENA 2004 của Indonesia.g Công ty Nielsen 2008

Page 8: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 4 www.wsp.org 5

Các yếu tố quyết định hành vi là những yếu tố có thể thúc đẩy hoặc cản trở một hành vi quan tâm trong một nhóm dân cư nhất định

Các Yếu tố Quyết định Hành vi Các yếu tố quyết định hành vi là những yếu tố có thể thúc đẩy hoặc cản trở một hành vi quan tâm trong một nhóm dân cư nhất định. Đối với vệ sinh, các yếu tố này có thể là từ bên trong (như nhận thức về chất thải) hoặc bên ngoài (biện pháp xử phạt đối với hành vi đại tiện bừa bãi). Chúng ta càng hiểu về các yếu tố quyết định hành vi và tác động của nó đến hành vi, thì các biện pháp can thiệp của chúng ta càng có cơ sở và hiệu quả hơn.

Có nhiều cách thức, mô hình, và khuôn khổ khác nhau để phân tích hành vi của con người. SaniFOAM áp dụng hệ thống phân nhóm thường được dùng trong các lĩnh vực nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, tiếp thị xã hội, và quản lý tổ chức, để phân loại các yếu tố quyết định hành vi vệ sinh ra thành ba nhóm: cơ hội, khả năng, và động lực (Xem Khung 1). Có thể định nghĩa các nhóm này về cơ bản như sau:

• Cơ hội: Người ta có cơ hội thực hiện hành vi đó hay không?• Khả năng: Người ta có khả năng thực hiện hành vi đó hay không?• Động lực: Người ta có muốn thực hiện hành vi đó hay không?

Cùng với chữ cái F viết tắt của Focus (Tập trung), các nhóm trên ghép lại thành F-O-A-M. SaniFOAM đã được lấy làm tên đặt cho khung phân tích thay đổi hành vi vệ sinh này (Xem Hình 1). Các phần dưới đây lần lượt mô tả các yếu tố quyết định hành vi và trình bày một số ví dụ minh họa từ kết quả nghiên cứu thiết kế chương trình cũng như kinh nghiệm thực tiễn.

SaniFOAM áp dụng hệ thống phân nhóm thường được dùng trong các lĩnh vực nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, tiếp thị xã hội, và quản lý tổ chức

Giới thiệu SaniFOAM Khung SaniFOAM

KHUNG 1: AI MUA NHÀ TIÊU VÀ TẠI SAO?Nhu cầu của người tiêu dùng sẽ được tạo ra khi họ có động lực, cơ hội, và khả năng chi trả công nghệ vệ sinh phù hợp với nhu cầu. Người dân cần phải có động lực thì mới chấp thuận bỏ ra những đồng tiền mình đã khó nhọc kiếm được, và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ những thông điệp về sức khỏe là chưa đủ để tạo động lực xây dựng nhà vệ sinh. Điều quan trọng hơn là người dân thấy được lợi ích trước mắt và trực tiếp về cảm giác thuận tiện hơn, sự thoải mái, sạch sẽ, riêng tư, an toàn, và giá trị bản thân khi gia đình có công trình vệ sinh. Tuy nhiên, dù có động lực lớn đến đâu đi nữa, người tiêu dùng vẫn cần có cơ hội và khả năng mua được các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với điều kiện của gia đình. Cơ hội có nghĩa là khả năng tiếp cận với thông tin về sản phẩm vệ sinh, người xây dựng, nguyên vật liệu tốt cũng như dịch vụ vận hành và bảo dưỡng có chất lượng. Khả năng tiếp cận với những nguồn lực mà người tiêu dùng cần có để có thể tận dụng các cơ hội bao gồm tiền, kiến thức, kỹ năng, thời gian, điều kiện đi lại, và quyền ra quyết định.

Nguồn: Jenkins 2004

Page 9: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 4 www.wsp.org 5

Các yếu tố Cơ hội Như đã trình bày ở trên, các yếu tố Cơ hội ảnh hưởng đến đến việc người dân có cơ hội thực hiện hành vi mong muốn hay không.

Tiếp cận và tính sẵn cóTiếp cận – và tính sẵn có – các dịch vụ, sản phẩm là yếu tố bên ngoài, hay còn gọi là yếu tố môi trường, rất quan trọng. Dưới đây là một số ví dụ minh họa về ảnh hưởng của yếu tố tiếp cận và tính sẵn có trong hành vi vệ sinh:

• Một người nông dân đi làm đồng không tìm thấy nhà tiêu nào gần đó thì nhiều khả năng họ sẽ đi vệ sinh bừa bãi

• Nếu nhà tiêu không có sẵn nước thì người ta cũng có thể đi vệ sinh bừa bãi ra sông

• Hộ gia đình sẽ không xây nhà tiêu nếu không có thợ xây ở thôn xã mình• Mẫu nhà vệ sinh bán tại địa phương sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn loại

nhà vệ sinh hộ gia đình.

Ở Đông Java, “nhà tiêu bay” là từ dùng để chỉ hành vi đại tiện (hoặc tiểu tiện) ra túi nilon. Trong một cuộc khảo sát năm 2008 ở Đông Java, 7% trong số 2009 người được hỏi cho biết họ đã từng sử dụng nhà tiêu bay và hầu hết trong số hộ đã dùng trong vòng 1 tháng trước cuộc khảo sát.h Khi được hỏi lý do tại sao, nhiều người cho biết họ phải làm vậy khi đêm khuya hoặc đang trên đường. Điều này cho thấy khi khả năng tiếp cận nhà vệ sinh bị hạn chế có thể tác động đến hành vi vệ sinh.

Động lựcKhả năngCơ hộiTập trung

Thái độ và niềm tin Kiến thức Tiếp cận/sẵn có

Giá trịKỹ năng và sự tự đánh giá năng lực

Đặc tính sản phẩm Hành vi mong muốn

Ủng hộ của xã hộiQuy tắc xã hội

Các ưu tiên khác nhau Vai trò và quyết địnhChế tài/thực thi

Ý địnhKhả năng chi trả

Sẵn sàng chi trả

Động cơ tình cảm/vật chất/xã hội

HÌNH 1: KHUNG SANIFOAM

Nhóm dân cư mục tiêu

h Công ty The Nielsen 2008. Bài trình bày PowerPoint (không in ấn)

Tiếp cận – và tính sẵn có – các dịch vụ, sản phẩm là yếu tố bên ngoài, hay còn gọi là yếu tố môi trường, rất quan trọng

Giới thiệu SaniFOAM Khung SaniFOAM

Page 10: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 6 www.wsp.org 7

Tại Tanzania, các khảo sát cho

thấy người dân ưa chuộng nhà

tiêu tự hoại vì nó dễ cọ rửa, hiện

đại, và bền. Những người chọn

nhà vệ sinh có ống thông hơi lại

cho biết họ thích vì nó “không

có mùi”.

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng việc có sẵn nhà tiêu trong gia đình vẫn là chưa đủ để xóa bỏ tình trạng đi vệ sinh bừa bãi. Ở Đông Java, 18% những người có nhà tiêu không hợp vệ sinh thừa nhận họ vẫn đi vệ sinh bừa bãi. Tỷ lệ này trong số những người có nhà tiêu hợp vệ sinh cũng gần tương tự, ở mức 16%.i Rõ ràng, còn có những yếu tố khác liên quan ở đây. Những yếu tố đó sẽ được giải thích trong các phần sau.

Đặc tính sản phẩmCác sản phẩm và dịch vụ kể trên không chỉ cần phải có sẵn và dễ tiếp cận, mà còn phải có chất lượng và các đặc tính phù hợp với nhu cầu của nhóm dân cư mục tiêu.

Sau đây là một số ví dụ về ảnh hưởng có thể có của đặc tính sản phẩm đối với hành vi vệ sinh:

• Có thể xây một nhà vệ sinh công cộng ở gần cánh đồng; tuy nhiên, nếu không được bảo dưỡng tốt, có mùi hôi thì người dân vẫn đi vệ sinh bừa bãi.

• Dù trong cộng đồng đã có thợ xây; nhưng nếu người đó không có uy tín về tay nghề và độ tin cậy thì hộ gia đình sẽ vẫn trì hoãn xây nhà tiêu.

• Tại thị trường địa phương có bán một số loại nhà vệ sinh và chúng có chất lượng phù hợp với mong muốn của một nữ chủ hộ (dễ dàng cọ rửa), nên gia đình đó quyết định cải tạo nhà vệ sinh của mình.

Thoải mái, thuận tiện, có mùi dễ chịu (hoặc ít nhất là không khó chịu), sạch sẽ, không có ruồi nhặng, dễ cọ rửa, bảo trì, bền, và thoáng khí, là một vài ví dụ về đặc tính sản phẩm cần thiết của nhà vệ sinh. Nghiên cứu sâu có thể giúp xác định đặc tính nào là quan trọng nhất đối với từng nhóm dân cư mục tiêu cụ thể. Sau đó, có thể nâng cao khả năng của khu vực tư nhân địa phương để đáp ứng và thúc đẩy những đặc tính này.

Trong một khảo sát tại Tanzania, khi được hỏi về đặc tính của các loại nhà vệ sinh khác nhau mà họ đã từng sử dụng, một số người cho biết họ thích loại nhà tiêu tự hoại bởi vì loại nhà vệ sinh này dễ cọ rửa, hiện đại, và bền. Những người chọn nhà tiêu đào có ống thông hơi lại cho biết họ thích vì nó “không có mùi”.j Những thông tin này rất hữu ích cho xây dựng tài liệu truyền thông hiệu quả, cũng như đào tạo, tập huấn đội ngũ thợ xây về các đặc tính và lợi ích cần khi đề xuất phương án xây dựng với khách hàng của họ.

Cần lưu ý rằng đối với một số nhóm dân cư, đi vệ sinh bừa bãi cũng có một số đặc tính ưu việt. Ví dụ, đi vệ sinh ở bờ sông thường có cơ hội để gặp gỡ giao lưu với mọi người. Do đó, các biện pháp can thiệp nhằm xóa bỏ đi vệ sinh bừa bãi cần lưu ý đến những điều mà người dân nghĩ rằng họ phải đánh đổi khi thực hành hành vi vệ sinh tốt hơn.

Nghiên cứu sâu có thể giúp xác định đặc tính nào là quan trọng nhất đối với từng nhóm dân cư mục tiêu cụ thể

i Công ty The Nielsen 2008j WSP và PricewaterhouseCoopers 2008

Giới thiệu SaniFOAM Khung SaniFOAM

Page 11: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 6 www.wsp.org 7

Tại Đông Java, 34% những người thường xuyên đi vệ sinh bừa bãi cho biết họ hài lòng với cách làm này. Chỉ 60% đồng ý rằng đi vệ sinh bừa bãi gây ra nhiều bất lợi. Những thông tin mang tính định lượng trong cùng nghiên cứu này tại Đông Java cũng cho thấy hành vi đi vệ sinh bừa bãi giúp người ta cảm thấy độc lập do không phải làm phiền hàng xóm, và được một số người cho là không gây ra mùi khó chịu. Cần lưu ý rằng 60% số người đi vệ sinh bừa bãi chưa từng sử dụng nhà vệ sinh bao giờ. Điều này phần nào chỉ ra họ không có ý niệm rõ ràng về những lợi ích có thể có khi sử dụng nhà vệ sinh. Trong trường hợp này, biện pháp xây dựng một số nhà vệ sinh trình diễn và khuyến khích người dân dùng thử sẽ là một cách làm phù hợp. k

Quy tắc xã hội Quy tắc xã hội là những nguyên tắc quy định hành vi của các cá nhân trong nhóm hoặc cộng đồng. Bất kỳ hành vi nào vượt ra ngoài những quy tắc này sẽ bị coi là lệch chuẩn. Nói một cách đơn giản: Nếu tất cả mọi người đều làm, thì sao tôi lại không? Ngược lại, nếu không có ai làm, tôi có thể làm không?

Vai trò của các quy tắc xã hội tác động lên hành vi của con người đã được thừa nhận ở các lĩnh vực khác nhau, như phòng chống thuốc lá, thắt dây an toàn khi lái xe, và gần đây, là phòng chống béo phì, vấn đề được khu vực Bắc Mỹ xác định có tính “lây lan xã hội”.l

Quy tắc xã hội đã được công nhận là có ảnh hưởng tới hành vi vệ sinh bừa bãi. Một người tham gia phỏng vấn nhóm ở Đông Java đã nói: “Vâng, tôi cũng xấu hổ lắm khi có người đi qua, nhưng tôi nghĩ mọi người cũng quen rồi, ai cũng làm như thế cả mà…”m Phương pháp Vệ sinh Tổng thể do Cộng đồng Làm chủ (CLTS) xuất phát từ Bangladeshn đã được nhân rộng ra một số bang của Ấn độ và một vài nơi khác sử dụng những biện pháp vận động xã hội để thay đổi quy tắc xã hội của cộng đồng (từ đi vệ sinh bừa bãi sang người người dùng nhà vệ sinh).o

Cũng như nhiều yếu tố quyết định hành vi khác, quy tắc xã hội có khả năng khuyến khích hoặc cản trở một hành vi, tùy từng trường hợp cụ thể. Các quy tắc xã hội đem lại sự cho phép hoặc cấm đoán ngầm không chỉ với hành vi đi vệ sinh bừa bãi mà với tất cả các loại hành vi vệ sinh. Ví dụ:

• Một em bé nhìn thấy em bé khác đi vệ sinh ở ngoài đồng và xem đó là một hành vi bình thường nên em bé cũng sẽ làm tương tự.

• Người sử dụng chung nhà vệ sinh không dọn dẹp sau khi sử dụng vì người dùng trước cũng đã không dọn dẹp.

• Một nông dân làm việc ngoài đồng dùng nhà vệ sinh công cộng vì họ thấy các nông dân đã dùng.

• Một hộ gia đình quyết định xây nhà vệ sinh thấm dội vì họ thấy hầu hết các nhà khác trong cộng đồng đều có nhà vệ sinh như vậy.

k Công ty The Nielsen 2008l Graham, Young, và Hammond 2007m Công ty The Nielsen 2008. Bài trình bày PowerPoint (không in ấn) (2)n Kar và Chambers 2008o Dickinson và Pattanayak 2007

Tại Đông Java, 34% những

người thường xuyên đi vệ sinh

bừa bãi cho biết họ hài lòng với

cách làm này

Quy tắc xã hội là những nguyên tắc quy định hành vi của các cá nhân trong một nhóm hoặc xã hội. Bất kỳ hành vi nào vượt ra ngoài những quy tắc này sẽ bị coi là lệch chuẩn.

Cũng như nhiều yếu tố quyết định hành vi khác, tùy từng trường hợp cụ thể, quy tắc xã hội có khả năng khuyến khích hoặc cản trở một hành vi.

Giới thiệu SaniFOAM Khung SaniFOAM

Page 12: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 8 www.wsp.org 9

Các quy tắc xã hội này có thể mang tính khách quan dựa trên những gì thấy được. Chúng cũng có thể được đúc rút âm thầm từ những hành vi mang tính truyền thống. Như một người dân làng Orissa đã nói: “nếu các Maharajas chấp nhận được [việc đi vệ sinh bừa bãi], thì tôi cũng chấp nhận được.” p Tương tự như vậy, quy tắc xã hội cũng chịu ảnh hưởng của những thói quen có từ lâu đời, như lời một người đàn ông làng Soforia ở Bangladesh đã nói: “đi vệ sinh bừa bãi đã tồn tại nhiều thập kỷ nay. Chúng tôi thừa hưởng thói quen này từ tổ tiên (bap dada) của mình. Nó được truyền từ đời này sang đời khác (bangso po-rosporay). Chúng tôi vẫn chưa bỏ được thói quen này. Tôi nghĩ cần có thêm thời gian để mọi người quen với việc dùng nhà vệ sinh.” q

Quy tắc xã hội được xem xét trong một nghiên cứu quy mô lớn năm 2008 tại Đông Java do Công ty The Nielsen thực hiện cho Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu. Những người tham gia được yêu cầu thể hiện mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với 8 quan điểm theo thang điểm từ 1 đến 4. Bảng 2 trình bày tỷ lệ số người hoàn toàn đồng ý với các quan điểm về mức độ chấp nhận hành vi đi vệ sinh bừa bãi và so sánh quy tắc xã hội của những người thường xuyên đi vệ sinh bừa bãi với những người không làm như vậy. Phân tích dựa trên số liệu thu được cho thấy quy tắc xã hội là một yếu tố quan trọng quyết định hành vi đi vệ sinh bừa bãi của người dân.

p Dickinson và Pattanayak 2007q Choudhury và Hossain 2006

Cần lưu ý rằng các quy tắc xã hội vấn đề vệ sinh trong nhóm dân cư mục tiêu không phải lúc nào cũng thống nhất và có thể dao động giữa các vùng hoặc thậm chí là các nhóm dân tộc khác nhau. Một ví dụ điển hình là ngay trong số các vùng nông thôn của Tanzania, quy tắc xã hội có sự khác biệt đáng kể giữa những vùng được lựa

đi vệ sinh bừa bãi

(n = 545) (n = 1464)

Hầu hết những người tôi biết đều dùng nhà vệ sinh 74Nếu tổ tiên chúng ta đại tiện bừa bãi, thì chúng ta

làm như vậy cũng chẳng có gì là sai

31 11

Ðại tiện bừa bãi là trái với nguyên tắc đạo đức 24 75

Ðại tiện bừa bãi là không thể chấp nhận được 23 55

Ðại tiện bừa bãi là việc làm đúng đắn 59 17

Trẻ em đại tiện bừa bãi thì chấp nhận được 39Ðại tiện bừa bãi có thể chấp nhận được nếu

không thể tìm thấy nhà vệ sinh

69 44

Những người đại tiện bừa bãi sẽ không

được cộng đồng chấp nhận

14 24

Nguồn: Công ty The Nielsen 2008

BẢNG 2: THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI ĐI VỆ SINH BỪA BÃI TẠI ĐÔNG JAVA – SO SÁNH GIỮA NGƯỜI

THƯỜNG XUYÊN ĐI VỆ SINH BỪA BÃI VÀ NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Những người khác Người thường xuyên

31

vì tất cả mọi người đều làm vậy

60

Giới thiệu SaniFOAM Khung SaniFOAM

Page 13: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 8 www.wsp.org 9

chọn nghiên cứu.r Các cán bộ quản lý chương trình cần nắm được đặc điểm này khi thiết kế biện pháp can thiệp để sử dụng thông điệp và kênh truyền thông sao cho phù hợp, cũng như để có kế hoạch giám sát hợp lý.

Chế tài và Thực thi Trong khi các quy tắc xã hội chỉ quy định ngầm hoặc ám chỉ một sự cho phép hoặc chế tài đối với những người thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nào đó, thì các chế tài chính thức và việc thi hành các chế tài này lại quy định một cách rõ ràng. Phương pháp CLTS khuyến khích các làng bản thiết lập hệ thống xử phạt những người tiếp tục đi vệ sinh bừa bãi. Hình phạt có thể bao gồm phạt tiền hoặc chế tài xã hội như chế giễu hoặc ném đá những người tiếp tục vệ sinh bừa bãi. Bằng việc thiết lập một mức độ mong đợi chung đối với hành vi của mọi người cũng như các biện pháp xử phạt chính thức hoặc không chính thức với những hành vi lệch chuẩn, động cơ thôi thúc người dân tuân thủ quy định có thể sẽ áp đảo động cơ thúc đẩy họ đi vệ sinh bừa bãi ra môi trường.s Do đó, những chế tài này (giả định là sẽ được thi hành nghiêm túc) sẽ xóa bỏ cơ hội đi vệ sinh bừa bãi của người dân. Ví dụ, tháng 5 năm 2009, tại tỉnh Wakiso, Uganda, hơn 40 người đã bị bắt và bị Tòa án tuyên phạt mỗi người 50,000 shillings (khoảng 22 Đô la) vì không có nhà tiêu đào.t Chính quyền tỉnh thực hiện chế tài này vì họ mong muốn người dân sẽ thay đổi thái độ nhằm duy trì điều kiện hợp vệ sinh và vệ sinh cá nhân phù hợp trong gia đình.

Các yếu tố Khả năng Có 5 yếu tố về khả năng tác động đến việc liệu người đó có năng lực để thực hiện một hành vi vệ sinh nào đó hay không, bao gồm: kiến thức, ủng hộ của xã hội, năng lực bản thân, vai trò và quyết định, và khả năng chi trả.

Kiến thức Kiến thức được tích lũy qua quá trình học tập, có thể bao gồm kiến thức về đối tượng, sản phẩm, hành vi và kết quả. Kiến thức không chính xác hoặc không đầy đủ, hoặc thiếu kiến thức, có thể ngăn cản người dân thực hiện những hành vi vệ sinh phù hợp.

Nhận thức về những nguy cơ cho sức khỏe và môi trường của điều kiện vệ sinh không phù hợp là kiến thức chung cần phổ biến. Ví dụ, những cuộc đi bộ quanh làng trong phương pháp CLTS có tác dụng tạo ra kiến thức cho người dân bằng cách cho họ thấy khối lượng và nơi có phân người ở cộng đồng, giúp họ nhận ra rằng, theo một cách nào đó, họ đang ngày ngày ăn uống phải phân của nhau.

r Chương trình Nước và Vệ sinh và PricewaterhouseCoopers 2008s Choudhury và Hossain 2006t UgaTech USA, 05/2009

Trong khi các quy tắc xã hội chỉ quy định ngầm hoặc ám chỉ một sự cho phép hoặc chế tài đối với những người thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nào đó, thì các chế tài chính thức và việc thi hành các chế tài này lại quy định một cách rõ ràng.

Kiến thức được tích lũy qua quá trình học tập, có thể bao gồm kiến thức về đối tượng, sản phẩm, hành vi và cả kết quả.

Giới thiệu SaniFOAM Khung SaniFOAM

Page 14: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 10 www.wsp.org 11

Tuy nhiên, liên quan đến hành vi vệ sinh mong muốn, cần có nhiều loại kiến thức khác nhau, bao gồm:

• Nông dân làm ở ngoài đồng biết nơi gần nhất có nhà vệ sinh.• Hộ gia đình nông thôn biết tìm thợ xây có năng lực ở đâu để xây dựng nhà

tiêu cho mình.• Người dân đô thị biết làm thế nào để liên hệ với công ty hút bể phốt.• Bà mẹ biết nên xử lý phân trẻ em như thế nào cho đúng.• Hộ gia đình biết chương trình tiết kiệm để vay vốn vốn xây nhà vệ sinh.

Năm 2007, báo cáo về tình hình kiến thức vệ sinh tại Blantyre và Lilongwe, Malawi cho thấy: “Mặc dù thông tin vẫn còn thiếu chính xác cho người tiêu dùng ở cả Li-longwe và Malawi – ví dụ như chỉ cần quét bằng chổi là sạch hoặc chỉ cần nền đất là đã có vệ sinh ‘tốt’ rồi– thì kiến thức về vệ sinh và hành vi hợp vệ sinh có vẻ tương đối cao. Trong một nghiên cứu cần đây, những kiến thức thường được nhắc đến nhất bao gồm: thiếu nước sạch dẫn đến các bệnh tiêu chảy, cần rửa tay sau khi đi vệ sinh, tro bếp có thể giúp loại bỏ mùi hôi nhà tiêu, một bệ xí ‘tốt’ có thể phòng ngừa bệnh tiêu chảy, và nhà tiêu bẩn, không hợp vệ sinh làm lây lan vi khuẩn…”u

Cần nhấn mạnh rằng kiến thức, mặc dù rất quan trọng, nhưng tự nó chưa đủ để làm thay đổi hành vi. Khoảng cách thường thấy giữa kiến thức và hành vi trong các chiến dịch phòng chống hút thuốc và khuyến khích sử dụng bao cao su là những ví dụ phần nào cho thấy người ta vẫn tiếp tục thực hiện một số hành vi ngay cả khi biết rằng hành vi đó có nhiều nguy cơ rủi ro. Thực tế này chứng minh tầm quan trọng của việc nghiên cứu tác động của các yếu tố khác trong SaniFOAM.

Kỹ năng Có một loại kiến thức khác tự chúng hợp thành một nhóm: các kỹ năng. Trong nhiều cộng đồng, các hộ gia đình thường tự xây dựng nhà tiêu thay vì thuê thợ xây hoặc một cơ sở bán lẻ vật liệu. Những người tự xây công trình cần có một số kiến thức cần thiết cho công việc được gọi là các kỹ năng. Ví dụ, các kỹ năng cần cho xây nhà tiêu bao gồm:

• Làm thế nào để xây một bệ xí phù hợp• Làm thế nào để lựa chọn công nghệ phù hợp nhất với điều kiện địa lý và

các yếu tố khác • Hầm chứa phân cần phải đào sâu bao nhiêu• Làm thế nào để căn chỉnh vị trí hầm chứa phân cho chính xác

Những kỹ năng này có thể học hỏi từ các thợ xây, những người hiểu biết trong cộng đồng, hàng xóm, hoặc họ hàng đã từng xây công trình tương tự. (Xem thêm phần tiếp theo “Ủng hộ của xã hội”).

Dù kỹ năng thực tế của họ cao hay thấp, người dân vẫn có thể quyết định không xây nhà tiêu nếu họ không tự tin rằng mình có khả năng. Yếu tố này chính là sự tự đánh giá năng lực bản thân.v

u Chimulambe, Cogswell, và Stoveland 2007v Để có thêm thông tin về tự đánh giá năng lực bản thân, vui lòng xem A. Bandura, Social Foundations of Thought and Action: A Social Cognitive Theory (Nền tảng xã hội của Suy nghĩ và Hành động: Một học thuyết nhận thức xã hội) (Englewood Cliff s, NJ; Prentice Hall, 1986)

Cần nhấn mạnh rằng kiến thức,

mặc dù rất quan trọng, nhưng

tự nó chưa đủ để làm thay đổi

hành vi.

Trong nhiều cộng đồng, các hộ gia đình thường tự xây nhà tiêu. Với họ cần có những kiến thức cần thiết để thực hiện công việc được gọi là các kỹ năng.

Giới thiệu SaniFOAM Khung SaniFOAM

Page 15: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 10 www.wsp.org 11

Trong cuộc khảo sát về Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu đối với các hộ gia đình nông thôn tại Tanzania, tỷ lệ người được hỏi cho rằng gia đình họ có người am hiểu về cải thiện nhà vệ sinh là tương đối thấp (Xem Hình 2).w

Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy các hoạt động can thiệp cần tăng cường kỹ năng của hộ gia đình và của các mạng lưới thợ xây mà các gia đình có thể dễ dàng tiếp cận.

Ngoài ra, cần lưu ý có thể áp dụng các kỹ năng cần thiết cho những hành vi vệ sinh khác, ví dụ:

• Bao lâu phải nạo vét hầm phân một lần, và đổ đi đâu?• Dọn dẹp nhà vệ sinh đúng cách như thế nào?• Làm thế nào để dạy trẻ em dùng bô? • Xử lý phân trẻ em như thế nào?

Ủng hộ của xã hộiỦng hộ của xã hội là sự động viên về vật chất và tình cảm mà gia đình, cộng đồng, bạn bè, đồng nghiệp, và những người khác dành cho một cá nhân nào đó. Sự ủng hộ của xã hội được thể hiện dưới dạng vật chất, tình cảm hoặc thông tin. Ví dụ:

• Con gái đưa bố mẹ già đi nhà tiêu• Nhân viên y tế cộng đồng khen ngợi gia đình đã thêm phần bệ xí cho nhà

tiêu đào trước đây của mình• Một người khuyên hàng xóm về việc bao lâu thì cần lấy phân nhà tiêu một

lần• Một làng được công nhận đã đạt yêu cầu vệ sinh tổng thể

Khi tiến hành khảo sát các hộ gia đình đã xây nhà vệ sinh trong vòng một năm trước

w WSP và PricewaterhouseCoopers 2008

Trong cuộc khảo sát các hộ gia

đình nông thôn tại Tanzania, tỷ

lệ người được hỏi cho rằng gia

đình họ có người có khả năng

cải tạo nhà vệ sinh tương đối

thấp

Ủng hộ của xã hội là sự động viên về vật chất và tình cảm mà gia đình, cộng đồng, bạn bè, đồng nghiệp, và những người khác dành cho một cá nhân nào đó.

Nguồn: Chương trình Nước sạch và Vệ sinh và PricewaterhouseCoopers 2008

0 10 20 30 40 50 60

Xây nhà tiêu

Xây dựng nhà tiêu đào không có bệ xí

Xây nhà tiêu hợp vệ sinh tiến

Cải tạo thành nhà tiêu có bệ xí

Tỷ lệ % đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý

HÌNH 2: NHẬN THỨC VỀ CÁC KỸ NĂNG CẦN CÓ ĐẺ CẢI THIỆN VỊ TRÍ TRÊN THANG VỆ SINH TẠI VUNG NÔNG THÔN TANZANIA (N=978)

Giới thiệu SaniFOAM Khung SaniFOAM

Page 16: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 12 www.wsp.org 13

Introducing SaniFOAM SaniFOAM Framework

x Công ty The Nielsen 2008y Khuyến khích người đọc xem thêm các công trình của Jenkins và Scott, những người nghiên cứu sâu về quá trình ra quyết định trong vấn đề nhà tiêu. Xem: Jenkins và Scott. 2007.

Hiểu rõ hơn vai trò và sự vận

hành của các nhân tố khác nhau

đối với việc ra quyết định ở hộ

gia đình sẽ giúp chúng ta xác

định nhóm mục tiêu và đưa ra

những thông điệp hiệu quả hơn

trong hoạt động can thiệp.

đó, nghiên cứu Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu ở Đông Java đã xác định hàng xóm, bạn bè, họ hàng là những nguồn thông tin quan trọng nhất về các loại nhà tiêu và cách thức xây dựng, hơn cả những thợ xây chuyên nghiệp.x Dựa trên kết quả này, Dự án Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu tiếp tục tăng cường năng lực cho cộng đồng thông qua đào tạo tập huấn cho những người có uy tín về các lựa chọn xây dựng nhà vệ sinh bên cạnh những khóa đào tạo tập huấn cho thợ xây và nhân viên vệ sinh.

Nếu kết quả nghiên cứu sâu cho thấy sự ủng hộ của cộng đồng là một yếu tố quan trọng cho một số hành vi hoặc cho một nhóm dân cư nhất định, thì dự án cần xem xét nghiêm túc việc đưa các hình thức khác nhau vào chương trình can thiệp như kết hợp các biện pháp giáo dục đồng đẳng, truyền thông cộng đồng, hoặc tuyên truyền trực tiếp tới từng người dân.

Vai trò và Quyết định Có rất nhiều quyết định liên quan khác nhau mà hộ gia đình cần đưa ra về hành vi vệ sinh. Chỉ riêng việc có được nhà vệ sinh, hộ gia đình đã phải quyết định:

• Nên xây loại nhà tiêu nào?• Nhà tiêu cần những đặc điểm gì?• Cần bỏ ra bao nhiêu tiền và làm sao để tiết kiệm đủ số tiền đó?• Xây nhà tiêu ở đâu?• Những ai sẽ tiếp cận và sử dụng, nghĩa là, có dùng chung với hàng xóm

hay không?• Ai sẽ chọn vật liệu xây dựng? Mua ở đâu và ai sẽ là người mua?• Ai sẽ trực tiếp xây nhà tiêu?

(Những) người nào trong gia đình có quyền quyết định hoặc có ảnh hưởng tới quyết định đưa ra tùy thuộc vào văn hóa, khu vực, và có thể theo thời gian. Ở một số khu vực, đặc biệt là Đông Java, các nữ chủ hộ là người có tiếng nói cuối cùng trong vấn đề vệ sinh trong khi nam chủ hộ quyết định về những khoản chi tiêu lớn trong gia đình. Ở những khu vực khác, đây là quyết định chung của cả nhà (Xem Hình 3). Do quá trình ra quyết định đối với một hàng hóa có thời gian sử dụng lâu dài hoặc với việc cải tạo nâng cấp nhà cửa có thể kéo dài và bao gồm nhiều bước,y nên các thành viên khác trong gia đình không phải là chủ hộ, ví dụ như con cái, dâu rể, cũng có một vai trò ảnh hưởng nhất định. Hiểu rõ hơn vai trò và sự vận hành của các nhân tố khác nhau đối với việc ra quyết định ở hộ gia đình sẽ giúp chúng ta xác định nhóm mục tiêu và đưa ra những thông điệp hiệu quả hơn trong hoạt động can thiệp.

Đối với các hộ gia đình ở nhờ hoặc thuê, vai trò (và quyền) ra quyết định cho những hành vi vệ sinh chính, như cải tạo nâng cấp nhà tiêu, có thể bị hạn chế. Trong trường hợp này, hoạt động can thiệp cần nhắm tới những người chủ đất.

Đối với các hành vi vệ sinh khác, vai trò và quyết định cũng rất quan trọng. Việc ngăn chặn đi vệ sinh bừa bãi của trẻ em không chỉ liên quan đến vai trò của người mẹ mà cả người cha nếu người cha đóng vai trò chính trong việc duy trì kỷ luật gia

Page 17: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 12 www.wsp.org 13

Introducing SaniFOAM SaniFOAM Framework

đình. Gia đình có nữ chủ hộ hoặc có thành viên nữ trong gia đình có thể đóng vai trò chính trong việc cọ rửa nhà tiêu, nhưng nam giới cũng có thể kiểm soát kinh phí để mua những sản phẩm cần thiết. Một lần nữa, cán bộ quản lý chương trình cần nhận thức được những khác biệt về giới và cách ra quyết định có thể tác động đến hành vi vệ sinh như thế nào nhằm đưa ra những định hướng và chiến lược phù hợp.

Khả năng chi trảRõ ràng khả năng chi trả là một yếu tố quyết định hành vi thường nhận được rất nhiều sự chú ý từ các cán bộ quản lý chương trình, cơ quan chính phủ, và các nhà tài trợ. Mặc dù chiến lược nào là tốt nhất để xử lý yếu tố này vẫn còn là chủ đề tranh luận hết sức sôi nổi, nhưng dường như mọi người đều đồng ý với nhau ở một điểm, đó là: việc đáp ứng nhu cầu vệ sinh của những người có thu nhập thấp nhất là một thách thức lớn.

Trong khuôn khổ SaniFOAM, khả năng chi trả nghĩa là khả năng đáp ứng chi phí của một người nào đó cho dịch vụ hoặc sản phẩm vệ sinh, hoặc thực hiện một hành vi vệ sinh. Ngoài hạn chế về tài chính, thừoi gian cũng có thể là một hạn chế. Ví dụ, một bà mẹ không có 10 phút để đưa con đi vệ sinh nhờ ở nhà hàng xómvì đứa con thứ hai đang khóc đòi ăn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chi trả bao gồm thu nhập hộ gia đình, lượng tiền sẵn có, thời gian trong năm, tiếp cận tín dụng, và sự sẵn có của những phương án vệ sinh phù hợp với túi tiền ở địa phương. Khả năng chi trả khác với sẵn sàng chi trả. Một hộ gia đình có đủ khả năng tài chính để xây nhà tiêu, nhưng nếu như địa phương của họ có có truyền thống bao cấp, thì gia đình đó có thể sẽ không sẵn sàng bỏ tiền ra xây nhà tiêu cho mình. Trong khi khả năng chi trả liên quan tới khả năng của hộ gia đình trong vấn đề vệ sinh, thì sự sẵn sàng chỉ trả ảnh hưởng tới động lực và sẽ được thảo luận trong phần tiếp theo của tài liệu.

Trong khuôn khổ SaniFOAM, khả năng chi trả nghĩa là khả năng đáp ứng chi phí của một người nào đó cho dịch vụ hoặc sản phẩm vệ sinh, hoặc thực hiện một hành vi vệ sinh.

Chồng tìm một thợ xây hỏi về vật liệu cần mua như xi măng, ống

nước, và hỏi về tiền công

Vợ chồng thống nhất xây nhà vệ sinh

Có thể hỏi thông tin về chi phí từ những hàng xóm đã xây nhà vệ sinh

Chồng đi đến cửa hàng vật liệu xây dựng tại trung tâm thị trấn hoặc quận huyện

Thợ xây xây dựng nhà vệ sinh

HÌNH 3: QUY TRÌNH MUA SẮM CỦA HỘ GIA ÐÌNH ÐỂ XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH – ÐÔNG JAVA

Nguồn: Công ty The Nielsen 2008

Page 18: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 14 www.wsp.org 15

Trong một nghiên cứu định lượng tiến hành tại Campuchia, người tham gia được hỏi nếu có loại nhà tiêu “lý tưởng” của mình ở thị trường với mức giá đặc biệt 100 đô la Mỹ, liệu họ có thể chi trả và có sẵn sàng mua không? Phần lớn trả lời họ sẵn sàng chi trả cho nhà tiêu đó, nhưng không phải ngay một lúc, họ cần thời gian để tiết kiệm tiền. Một số người cho rằng họ sẽ mua được nhà tiêu đó trong vòng từ 3 đến 6 tháng. Ngược lại, một số người trả lời họ sẽ không mua một nhà tiêu như vậy vì không có đủ tiền.z

Khả năng chi trả trong suy nghĩ của người dân có thể khác xa so với khả năng chi trả thực của họ nếu các hộ gia đình không có thông tin về những phương án vệ sinh giá rẻ (ví dụ những mô hình giá rẻ đó không được giới thiệu ở địa phương hoặc hàng xóm sử dụng) hoặc nếu phương án giá rẻ không được ưa chuộng. Nếu nghiên cứu cho thấy giả thiết này là đúng, thì hoạt động can thiệp cần tập trung vào tăng cường nhận thức và mức độ đa dạng của những phương án xây dựng nhà tiêu khác nhau. Một biện pháp khác là thay đổi cách nhìn nhận về nhà tiêu đơn giản thông qua các chiến lược truyền thông phù hợp, để người dân nhìn nhận đó là những nhà tiêu “phù hợp với nguyện vọng”.

Tại Peru, các loại hình sản phẩm giá rẻ và hợp túi tiền lại thường bị mang tiếng xấu. Đặc biệt quan niệm này càng đúng đối với nhà tiêu. Sở hữu một nhà vệ sinh đơn giản, giá rẻ đồng nghĩa với tuyên bố: Tôi nghèo.aa Dự án Giải pháp Vệ sinh Thay thế cho Người nghèo do WSP chủ trì thực hiện đang tìm cách thay đổi quan niệm này thông qua các biện pháp truyền thông tiếp thị.

Các yếu tố Động lực Để thay đổi một hành vi, cần tạo động lực để mỗi người thực hiện. Phần tiếp theo sẽ nghiên cứu các yếu tố quyết định hành vi thông qua việc tạo ra động lực: thái độ và niềm tin, giá trị, động cơ tình cảm/vật chất/xã hội, các ưu tiên khác nhau, ý định, và sự sẵn sàng chi trả.

Thái độ và niềm tin Thái độ và niềm tin liên quan đến hiểu biết và cách nhìn nhận của một người đối với sản phẩm, dịch vụ vệ sinh, bản thân hành vi vệ sinh, cũng như những người thực hiện hành vi đó. Niềm tin có thể không đúng với thực tế, dẫn đến những ý nghĩ sai lầm có thể cản trở việc thực hiện những hành vi vệ sinh an toàn. Mọi người thường không nhận thức được niềm tin và thái độ của mình, dù nó có thể tích cực, có thể tiêu cực, hoặc thậm chí trung lập.

Dưới đây là những ví dụ minh họa niềm tin và thái độ có thể tác động tới hành vi vệ sinh như thế nào:

• Tin rằng phân người có thể chứa những linh hồn xấu xa là một động lực khiến người ta đi vệ sinh bừa bãi ở nơi xa nhà họ

• Tin rằng phân trẻ em không có hại là một động lực khiến người ta vứt bừa bãi

• Có thiện cảm với nhà tiêu đã có lần dùng sẽ là động lực khiến người ta muốn xây một cái cho gia đình mình

z Roberts và Long 2007aa Baskovich 2008

Khả năng chi trả trong suy nghĩ

của người dân có thể khác xa so

với khả năng chi trả thực sự của

họ nếu các hộ gia đình không có

thông tin về những phương án

vệ sinh giá rẻ hoặc nếu phương

án giá rẻ không được ưa chuộng

Giới thiệu SaniFOAM Khung SaniFOAM

Page 19: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 14 www.wsp.org 15

Còn nhiều người dân Đông Java vẫn hiểu sai về nguy cơ môi trường do phân người gây ra, đặc biệt là trong số những người đi vệ sinh bừa bãi. “Tôi không nghĩ đó [đại tiện bừa bãi] là điều gì sai trái vì tôi thường thấy chất thải của mình có lợi vì nó là nguồn thức ăn cho cá sông. Cá ăn ngay tại đó mà.” Người khác thì nói “Nếu nước này được tưới cho đồng ruộng thì [chất thải của tôi] có thể trở thành phân bón, nó là phân hữu cơ sẽ giúp lúa mọc tốt hơn.” bb

Dù đây là những hiểu lầm thực sự, hay là những “sự tự bao biện” về tâm lý (những cái cớ biện minh cho hành vi của mình), thì rõ ràng một chương trình thúc đẩy vệ sinh hiệu quả cần phải giải quyết chúng. Ở Đông Java, nhiều hộ gia đình sử dụng nhà tiêu có đường ống PVC xả trực tiếp chất thải ra sông. Gần hai phần ba số người đi vệ sinh bừa bãi đồng ý với nhận định là “dòng chảy của sông sẽ cuốn sạch những chất thải đó đi.” cc Thông qua Dự án Đẩy mạnh Vệ sinh Toàn cầu, hay được biết đến ở Indonesia với tên gọi STOPs, WSP và các đối tác tập trung vào thay đổi những niềm tin nguy hiểm này.

Theo nhà nghiên cứu Urs Heierly và cộng sự, tại một số vùng nông thôn của Ấn Độ, “có một sự kiêng kỵ rằng bếp là nơi thanh sạch, còn nhà tiêu là nơi ô uế, do đó, nhà tiêu không được phép đặt gần nhà hay bếp. Điều thú vị là niềm tin này trong nhóm những người có sử dụng và không sử dụng nhà tiêu lại khác nhau rất xa: Người có nhà tiêu thì tin tưởng mạnh mẽ rằng không phải nhà tiêu, mà chính những cánh đồng bị phóng uế bừa bãi là nơi ô uế. Ngược lại, những người không sử dụng lại có phản ứng trái ngược rằng chính nhà tiêu mới là thứ bẩn thỉu và ô nhiễm.”dd

Một trong những niềm tin quan trọng đối với một cá nhân là cách họ lý giải những nguyên nhân chính dẫn đến những sự kiện xảy ra trong đời sống của mình: Niềm tin này thường được gọi là điểm kiểm soát.ee Những người có điểm kiểm soát nội tại thường có cảm giác làm chủ bản thân trong cuộc sống của mình. Ngược lại, những người có điểm kiểm soát bên ngoài thường tin rằng Chúa, số phận, nghèo đói, hoặc một lực lượng bên ngoài nào đó mới là người kiểm soát hoàn cảnh và hành vi của họ. Những người có điểm kiểm soát bên ngoài thường ít cố gắng thực hiện những hành vi lành mạnh hơn, đồng thời cũng có cảm giác buông xuôi và lãnh đạm với tương lai hơn. Họ cũng thường dễ có niềm tin tiêu cực rằng đau khổ và bệnh tật là phần không thể tránh khỏi của cuộc sống.ff Mặc dù điểm kiểm soát đã được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như HIV/AIDS, vai trò của nó trong việc tác động tới hành vi vệ sinh vẫn còn là một điều cần được tiếp tục khám phá.

Giá trị Giá trị liên quan đến niềm tin. Trong khi thái độ và niềm tin chủ yếu ở mức độ cá nhân thì giá trị lại chỉ có thể đạt được khi nhiều cá nhân cùng thực hiện. Giá trị thể hiện qua sự đồng thuận trong cộng đồng về những ý tưởng quan trọng và lâu dài của điều tốt đẹp hoặc mong ước. Những giá trị phù hợp hoặc ủng hộ việc thực hiện hành vi vệ sinh an toàn có thể giúp thúc đẩy các cá nhân hành động. Biện pháp can thiệp của chương trình vệ sinh có thể khai thác những giá trị liên quan và thúc đẩy vệ sinh bằng cách củng cố mối liên hệ giữa các giá trị của cộng đồng và hành vi mong muốn.

Mặc dù điểm kiểm soát đã được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như HIV/AIDS, nhưng vai trò của nó trong tác động hành vi vệ sinh vẫn còn là một điều cần được tiếp tục khám phá.

Giá trị gắn với niềm tin. Thái độ và niềm tin chủ yếu ở mức độ cá nhân, nhưng giá trị lại là cơ chế hoạt động ở cấp độ tập thể.

“Tôi không nghĩ đó [đại tiện

bừa bãi] là điều gì sai trái vì

tôi thường thấy chất thải của

mình có lợi vì nó là nguồn thức

ăn cho cá sông. Cá ăn ngay tại

đó mà.”

—Người được hỏi trong cuộc khảo

sát tại Đông Java

bb Công ty The Nielsen 2008cc Công ty The Nielsen 2008dd Heierli và cộng sự 2008ee Julian Rotter giới thiệu khái niệm này vào cuối những năm 1950ff Cần lưu ý rằng một số người có điểm kiểm soát bên ngoài có thể đúng khi cho rằng vì họ nằm ở tầng đáy của xã hội nên họ có ít quyền lực, ít tiền, và ít ảnh hưởng hơn để có thể thay đổi cuộc đời của mình.

Giới thiệu SaniFOAM Khung SaniFOAM

Page 20: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 16 www.wsp.org 17

Ở Peru ngày nay, có nhà vệ sinh trong gia đình nghĩa là gia đình đó hiện đại và tiến bộ, hai giá trị quan trọng trong xã hội Peru. Ngoài ra, người ta cũng tin rằng nhà vệ sinh còn mang lại giá trị kinh tế vì nó có thể giúp tăng giá khi bán nhà. Trong Dự án Giải pháp Vệ sinh Thay thế cho Người nghèo, WSP/Peru và các đối tác đã khai thác những giá trị quan trọng của cộng đồng trong hoạt động thúc đẩy cải thiện vệ sinh và xây dựng các thông điệp truyền thông.gg

Động cơ tình cảm, xã hội, và vật chấtĐộng cơ là những suy nghĩ và cảm xúc nội tại thúc đẩy hành vi. Những động cơ này có thể tích cực hoặc tiêu cực, và có thể nảy sinh từ những nhu cầu không được đáp ứng về vật chất, tình cảm hoặc tinh thần. Nghiên cứu tại một số quốc gia đã xác định những động cơ này là động lực thúc đẩy người dân thực hiện hành vi vệ sinh an toàn. Phương pháp CLTS đã tập trung vào những động cơ tiêu cực, đặc biệt là cảm giác xấu hổ và ghê tởm.hh

Những động lực khác về tình cảm, xã hội, và vật chất thúc đẩy mọi người từ bỏ hành vi đại tiện bừa bãi bao gồm:

• Cảm giác an toàn (tránh khỏi rắn hoặc các nguy cơ khác, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em)

• Thoải mái • Riêng tư (đặc biệt là đối với phụ nữ)• Vị thế • Niềm tự hào và tự trọng

Những động cơ này cũng chính là yếu tố thúc đẩy hộ gia đình tiến lên các nấc cao hơn trên thang vệ sinh (ví dụ như xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp nhà vệ sinh hộ gia đình). Ngược lại, các lợi ích về sức khỏe thường không được coi là động cơ chính để người dân cải thiện điều kiện vệ sinh của mình.

Khảo sát các cộng đồng nông thôn tại Tanzania đã xác định một loạt các động cơ sinh học và tình cảm có thể thúc đẩy người dân cải thiện hành vi vệ sinh. Cảm giác xấu hổ là một động cơ quan trọng. Khoảng 89% những người được hỏi cho rằng người dân trong cộng đồng sẽ cảm thấy xấu hổ nếu không có nhà tiêu. Cảm giác riêng tư và an toàn cũng được xem là những động cơ quan trọng.ii Đây không hẳn là những động cơ chung cho các nhóm dân cư sinh sống ở các khu vực khác nhau. Cần có nghiên cứu cụ thể để xác định hoặc xác nhận những động cơ phù hợp. Những động cơ này có thể được thúc đẩy thông qua các nỗ lực truyền thông như chiến dịch truyền thông đại chúng hay quá trình “kích hoạt ”jj cộng đồng.

Đối với các hành vi vệ sinh khác, động cơ tình cảm có thể là nhân tố phù hợp cần được khai thác và tìm hiểu thêm qua nghiên cứu sâu. Ví dụ, cảm giác tự hào có thể thúc đẩy người dân cọ rửa nhà vệ sinh thường xuyên hơn. Cảm giác mình là người mẹ tốt có thể khuyến khích các bà mẹ dạy con dùng bô và xử lý phân trẻ em đúng cách.

gg Baskovich 2008hh Kar và Chambers 2008ii Chương trình Nước và Vệ sinh và PricewaterhouseCoopers 2008jj Kích hoạt chỉ những hoạt động ban đầu ở cấp cộng đồng nhằm tạo ra sự thống nhất về nhận thức đối với các nguy cơ từ hành vi không hợp vệ sinh của cộng đồng và huy động sự cam kết của họ để thay đổi hành vi.

Ở Peru ngày nay, có công trình

vệ sinh trong gia đình nghĩa là

gia đình đó hiện đại và tiến bộ,

hai giá trị quan trọng yếu trong

xã hội Peru.

Động cơ là những suy nghĩ và cảm xúc nội tại thúc đẩy hành vi. Những động cơ này có thể tích cực hoặc tiêu cực, và có thể nảy sinh từ những nhu cầu không được đáp ứng về vật chất, tình cảm hoặc tinh thần

Giới thiệu SaniFOAM Khung SaniFOAM

Page 21: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 16 www.wsp.org 17

Các ưu tiên khác nhauCác hộ gia đình và cá nhân phải đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều nhu cầu khác nhau khi quyết định chi tiêu. Mức thu nhập càng thấp thì sự cạnh tranh của các nhu cầu khác nhau càng ảnh hưởng mạnh tới hành vi. Nhu cầu về tài chính có thể cho sinh hoạt hàng ngày (như thực phẩm, nhà ở, nước, và đi lại), các khoản chi tiêu định kỳ hoặc theo dịp (như học phí, sửa chữa nhà cửa, cưới xin, hoặc lễ hội tôn giáo) hoặc các khoản chi tùy ý (như cải tạo nhà cửa). Các hộ gia đình gặp áp lực cao về tài chính thường ít ưu tiên cho vệ sinh và ít động lực để có nhà vệ sinh.

Thách thức đối với các cán bộ quản lý chương trình là vừa nâng cao vị trí của vệ sinh trong danh sách ưu tiên đồng thời vẫn nhạy cảm với những nhu cầu thực tế của các hộ gia đình và cá nhân. CLTS cũng như các phương pháp khích lệ cộng đồng (bằng tiền mặt hoặc giải thưởng) đạt mục tiêu cộng đồng không còn đị vệ sinh bừa bãi giúp nâng cao tầm quan trọng của cải thiện vệ sinh.

Vệ sinh thậm chí có khi còn phải cạnh tranh với điện thoại di động. Tại 3 trong số 5 tỉnh khảo sát vùng nông thôn Tanzania, đầu tư cho vệ sinh hộ gia đình không được ưu tiên cao bằng các khoản đầu tư khác (như mua điện thoại di động, đóng học phí, mua xe đạp, hoặc vật nuôi). Tuy nhiên, ở hai tỉnh còn lại, những người được khảo sát có xu hướng ưu tiên cho vệ sinh nhiều hơn những khoản đầu tư kia. Do nguồn lực chi tiêu hạn chế, nên các hộ gia đình đôi khi đắn đo rằng họ có thể đạt được những lợi ích lâu dài từ các loại hàng hóa khác hơn là đầu tư vào vệ sinh. Ví dụ, vật nuôi cung cấp nguồn thức ăn, điện thoại di động hoặc xe đạp có thể giúp hộ gia đình duy trì việc làm, còn học phí thì được coi là một khoản đầu tư dài hạn (cho tuổi già, khi con cái có được việc làm tốt hơn và có khả năng giúp đỡ gia đình).kk

Hiểu hơn cách hộ gia đình ưu tiên cho chi tiêu qua nghiên cứu thiết kế sâu sẽ giúp cán bộ quản lý chương trình thực hiện hiệu quả hơn ở chỗ:

• Qua kết quả nghiên cứu, cán bộ quản lý chương trình biết được cải thiện vệ sinh hiện đang phải “cạnh tranh” với những chi tiêu nào, họ có thể đưa ra những biện pháp truyền thông phù hợp. Ví dụ, nếu nghiên cứu cho thấy vệ sinh phải cạnh tranh với điện thoại di động, thì biện pháp truyền thông nên tập trung làm rõ những lợi ích vệ sinh mang lại mà điện thoại di động không có;

• Cácưutiênkhácnhaucóthểdaođộngtheomùavụ,dođó,lậpkếhoạchthời gian can thiệp phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng. Ví dụ, trong mùa thu hoạch, khi các hộ có sẵn tiền mặt trong gia đình, họ có thể sẽ ưu tiên các khoản chi tùy ý và dễ dàng tiếp nhận các thông điệp khuyến khích cải tạo nâng cấp nhà tiêu hơn. Ngược lại, thực hiện một chiến dịch quảng bá vệ sinh trong tháng Ramadan có lẽ không phải là một ý kiến hay vì theo truyền thống, các hộ gia đình phải tiết kiệm tiền để chi dùng vào những lễ hội kết thúc tháng ăn chay.

Một nghiên cứu tại Đông Java đã cho thấy các ưu tiên về tài chính được sắp xếp trong một trật tự thứ bậc khá phức tạp. Sau khi các khoản chi tiêu thiết yếu (như thực phẩm, tiền thuê nhà) đã được đảm bảo, các hộ gia đình sẽ xem xét các chi tiêu tùy ý. Những khoản chi này được xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần như sau: quà cho mọi người (quà cưới), giáo dục (đóng học phí hoặc mua đồng phục), nhu cầu của con cái hoặc gia đình (cưới xin), chi tiêu cho lễ Lebaran hoặc kết thúc tháng Rama-dan (quần áo, đồ ăn đặc biệt). Sau khi đảm bảo tất cả các khoản này, những khoản

Thách thức đối với các cán bộ

quản lý chương trình là vừa

nâng cao vị trí của vệ sinh

trong danh sách ưu tiên đồng

thời vẫn nhạy cảm với những

nhu cầu thực tế của các hộ gia

đình và cá nhân.

kk Chương trình Nước và Vệ sinh và PricewaterhouseCoopers 2008

Giới thiệu SaniFOAM Khung SaniFOAM

Page 22: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 18 www.wsp.org 19

ll Công ty The Nielsen 2008mm Ajzen và Fishbein, eds. 1980nn Prochaska 1991oo Jenkins và Scott 2007pp Cogswell 2008

Một nghiên cứu tại Đông Java

đã cho thấy các ưu tiên về tài

chính được sắp xếp trong một

trật tự thứ bậc khá phức tạp. Vệ

sinh chỉ có được vị trí rất thấp

trong danh sách ưu tiên này và

phải cạnh tranh trực tiếp với cải

tạo sửa chữa nhà và các hàng

hóa tiêu dùng gia đình như TV.

Ý định là kế hoạch của một người về việc có thực hiện một hành vi cụ thể nào đó hay không

chi khác tiếp tục được xem xét theo thứ tự ưu tiên giảm dần như sau: trả nợ, đầu tư vào thứ gì đó có thể bán lại sau (như vàng hoặc dê), mua hàng xa xỉ (như TV hoặc tủ lạnh), và cải tạo sửa chữa nhà (như xây mới hoặc nâng cấp nhà tiêu).ll Mặc dù vệ sinh chỉ có được vị trí rất thấp trong danh sách ưu tiên này và phải cạnh tranh trực tiếp với cải tạo sửa chữa nhà và các hàng hóa như TV, nhóm thực hiện Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu đã quyết tâm biến nhu cầu thành cơ hội. Trả nợ là một vấn đề mang tính danh dự trong xã hội Java và rất được ưu tiên. Do đó, Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu đã tập trung vào tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với các chương trình tín dụng chính thức và phi chính thức để phục vụ vệ sinh.

Ý định Ý định là kế hoạch của một người về việc có thực hiện một hành vi cụ thể nào đó hay không. Ý định được coi là một động lực mạnh mẽ dẫn đến hành động. Theo Thuyết lý giải hành vi,mm ý định còn là dấu hiệu báo trước thay đổi hành vi.

Để hiểu ý định, cần nhìn nhận sự thay đổi hành vi vệ sinh như một quá trình. Các mô hình như Các giai đoạn thay đổinn nhìn nhận việc thay đổi hành vi như là một quá trình bao gồm hàng loạt các bước, bắt đầu từ nhận thức về tình huống hoặc vấn đề (vd: thuốc lá gây ung thư) và kết thúc bằng việc duy trì hành vi (vd: duy trì việc không hút thuốc lá). Nói chung, ý định là điểm giữa của quá trình liên tục này. Marion Jen-kins và Beth Scott đã nghiên cứu việc ra quyết định về vệ sinh trong gia đình tại Benin và Ghana, cũng như các quốc gia khác. Họ cho rằng việc chấp nhận cải thiện vệ sinh bao gồm ba giai đoạn: đầu tiên các hộ gia đình bắt đầu mong muốn thay đổi điều kiện vệ sinh; sau đó, họ hình thành ý định xây nhà vệ sinh; và cuối cùng, họ quyết định xây nhà vệ sinh.oo

Tại Zambia, một nghiên cứu định lượng thực hiện năm 2008 cho thấy ba phần tư số người được khảo sát tại những khu định cư ven đô thị ở Lusaka có kế hoạch cải tạo nâng cấp nhà tiêu. Tỷ lệ này dao động trong các nhóm đối tượng khác nhau (chủ sở hữu, chủ đất, người thuê nhà, các bà mẹ, các ông bố). Sửa lại mái nhà tiêu là hoạt động được nhiều người nhắc đến nhất, sau đó là sửa chữa nâng cấp cửa, ống thông khí, tường, và bệ xí. Ngoài ra, 44% trong số những người không có kế hoạch cải tạo nâng cấp nói rằng họ sẽ xem xét cải tạo nhà tiêu nếu nhận được một số hỗ trợ (vật liệu, tín dụng, hoặc tài trợ).pp

Ý định là kế hoạch của một người về việc có thực hiện một hành vi cụ thể nào đó hay không. Hiểu được cá nhân hoặc hộ gia đình đang ở đâu trong quá trình ra quyết định sẽ giúp các cán bộ quản lý chương trình thực hiện hiệu quả hơn ở chỗ:

• Xác định phân khúc thị trường và tạo sự khác biệt cho chương trình: Giai đoạn ra quyết định là một căn cứ hữu ích để phân khúc thị trường và xây dựng các chiến lược phù hợp khi nguồn lực cho phép. Ví dụ, những cá nhân hoặc cộng đồng chưa bắt đầu quá trình quyết định xây nhà tiêu có thể không biết về vấn đề họ đang gặp phải và/hoặc đang hài lòng với hành vi hiện tại của họ. Do đó các biện pháp can thiệp hướng tới nhóm này nên tập trung vào tăng cường năng lực thông qua biện pháp “kích hoạt” hoặc các kỹ thuật khác. Với những

Giới thiệu SaniFOAM Khung SaniFOAM

Page 23: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 18 www.wsp.org 19

người đã có ý định xây nhà tiêu, can thiệp nên tập trung vào tăng cường kiến thức của họ về những phương án lựa chọn (các yếu tố quyết định hành vi cần được xác định thông qua nghiên cứu);

• Ưu tiên theo phân khúc: Một người có ý định thay đổi hành vi vệ sinh của mình thường có khả năng thực hiện thay đổi đó cao hơn với người chưa có ý định. Nếu chỉ có trong tay ngân sách hạn chế, cán bộ quản lý chương trình vẫn có thể làm tốt bằng cách ưu tiên cho các hộ đã có sẵn ý định cải tạo công trình vệ sinh;

• Phân bổ nguồn lực: Liên quan tới những nội dung trên, việc định lượng tỷ lệ các hộ ở mỗi giai đoạn có thể giúp phân bổ ngân sách hợp lý. Điều này cũng giúp xác định đối tác thực hiện nào là phù hợp nhất.

Sẵn sàng chi trảSẵn sàng chi trả (một động lực) đã được nhắc đến ở trên trong phần khả năng chi trả (một yếu tố về khả năng) và là yếu tố quyết định chính đối với một số hành vi vệ sinh, bao gồm xây nhà tiêu, cải tạo, hoặc bảo trì nhà tiêu.

Mức độ sẵn sàng chi trả không nên được coi là vấn đề có hay không. Ví dụ, một số hộ gia đình sẵn sàng trả tiền vật liệu xây nhà tiêu, nhưng lại không sẵn sàng trả tiền công lao động. Những gia đình đó có thể lựa chọn phương án tự xây, và hoạt động can thiệp đối với họ cần tập trung vào tăng cường kỹ năng xây dựng thông qua cung cấp thông tin về các lựa chọn khác nhau tại các cửa hàng bán vật liệu xây dựng hoặc giới thiệu họ đến những thợ xây được công nhận thông qua phương thức quảng cáo thương hiệu.

Nhiều yếu tố khác nhau có thể tác động đến mức độ sẵn sàng chi trả, bao gồm:• Tâm lý trông chờ bao cấp: Nếu một cộng đồng nghe nói rằng sẽ có tài trợ

hoặc kế hoạch bao cấp, các gia đình sẽ không sẵn sàng bỏ tiền ra tự xây nhà tiêu.

• Quan điểm về lợi ích tăng thêm: Đối với một hộ gia đình có nhà tiêu chưa hợp vệ sinh, họ sẽ không cải tạo nâng cấp nếu các thành viên không nhận thấy họ được hưởng nhiều lợi ích so với chi phí bỏ ra. Một ví dụ khác là hộ gia đình sẽ không thấy có giá lợi gì khi thuê thợ xây nếu các thành viên tin rằng họ có thể tự xây được.

Sẵn sàng chi trả nên được nhìn nhận là hộ gia đình có thể chấp nhận trả “bao nhiêu” (cả bằng tiền mặt và tiền vay tín dụng), và cho đặc điểm hoặc lợi ích gì của nhà vệ sinh. Nếu các cán bộ quản lý chương trình có thông tin này, họ có thể so sánh số tiền gia đình sẵn sàng trả với mức giá thực tế của các nhà cung cấp. Nếu khoảng cách này quá lớn, cần áp dụng một số chiến lược dưới đây:

• Tạo điều kiện thuận lợi hơn qq để giảm giá thành (vd: vận động giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm vệ sinh)

• Tăng cường năng lực chuỗi cung ứng, một lần nữa giảm giá thành (vd: cải thiện quy trình sản xuất bệ xí)

• Nâng cao giá trị mà người dân cảm nhận được từ việc cải tạo nâng cấp thông qua các phương pháp tiếp thị tiêu chuẩn như quảng cáo, xây dựng thương hiệu

• Mở rộng các phương án tài chính.

qq WSP có một khung đánh giá và cải thiện tạo môi trường thuận lợi cho vệ sinh trong đó bao gồm tăng cường năng lực thể chế và chính sách (vdụ: xung quanh vấn đề bao cấp) và các khía cạnh khác. Vui lòng truy cập trang web www.wsp.org để có thêm thông tin.

Mức độ sẵn sàng chi trả không nên được coi là vấn đề có hay không

Giới thiệu SaniFOAM Khung SaniFOAM

Page 24: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 20 www.wsp.org 21

III. Kết luận CÁC NỘI DUNG CHÍNH Có thể áp dụng SaniFOAM vào những việc sau:• Canthiệptậptrung• Phântíchkếtquảnghiêncứuthiếtkếchươngtrìnhhiệncó• Cungcấpthôngtinchoviệcthiếtkếnhữngnghiêncứumới• Cungcấpthôngtinchoviệcxâydựngchươngtrình• Giámsátcácchỉsốphùhợp

rr Gil và cộng sự 2004

SaniFOAM là một công cụ hỗ trợ cán bộ quản lý và thực hiện phân tích hành vi vệ sinh của những nhóm dân cư khác nhau. Cụ thể hơn, có thể sử dụng SaniFOAM để làm những việc sau đây:

• Can thiệp tập trung: Ưu tiên vào các nhóm dân cư mục tiêu và các hành vi cần ưu tiên thay đổi.

• Phân tích kết quả nghiên cứu sâu hiện có: Các kết quả nghiên cứu được xếp theo từng nhóm yếu tố quyết định hành vi. Hoạt động này có thể giúp tìm ra những khoảng trống cần thu thập thêm thông tin thông qua nghiên cứu bổ sung về từng nội dung cụ thể.

• Cung cấp thông tin cho thiết kế nghiên cứu mới: Có thể xây dựng các câu hỏi để tìm hiểu về một phần hoặc toàn bộ các yếu tố quyết định hành vi.

• Cung cấp thông tin cho xây dựng chương trình: Khi đã xác định được các yếu tố quyết định hành vi, có thể xây dựng chương trình can thiệp phù hợp.

• Giámsátcácchỉsốphùhợp: Có thể xây dựng và theo dõi các chỉ số đánh giá sự thay đổi của các yếu tố quyết định hành vi theo thời gian (như là đầu ra hoặc kết quả trung hạn của chương trình)

Theo dự kiến, SaniFOAM sẽ hoàn thiện khi bổ sung thêm các kết quả nghiên cứu và thực hiện các nghiên cứu mới. Việc áp dụng khuôn khổ này với các nhóm dân cư và hành vi mục tiêu khác nhau, cũng như sự xuất hiện của các yếu tố có khả năng quyết định hành vi là những vấn đề rất được quan tâm.

Nhiều nghiên cứu nhân chủng học đã cho thấy “các bà mẹ sợ cho trẻ nhỏ sử dụng nhà tiêu vì hai lý do: thứ nhất, họ sợ trẻ bị nhiễm bệnh từ phân người lớn, và thứ hai, họ coi đó là hành vi không an toàn, sợ trẻ có thể bị ngã xuống nhà tiêu.”rr Điều này cho thấy cần bổ sung yếu tố “nguy cơ đe dọa” vào khung SaniFOAM về thay đổi hành vi vệ sinh trẻ em, yếu tố này đã được sử dụng trong khung phân tích thay đổi hành vi về phòng chống HIV/AIDS.

Tài liệu này giới thiệu về SaniFOAM và quá trình xây dựng công cụ phân tích này. Các ấn bản dự kiến công bố trong thời gian tới sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết hơn về phương thức áp dụng SaniFOAM và chia sẻ bài học kinh nghiệm từ thực tế sử dụng. Những ấn phẩm này hướng tới người đọc là các cán bộ quản lý chương trình chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động thúc đẩy cải thiện vệ sinh, cũng như cán bộ từ các cơ quan đa phương, song phương, các tổ chức học thuật, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (NGO) hoạt động trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh.Theo dự kiến, SaniFOAM sẽ hình thành khi các kết quả nghiên cứu bổ sung được tích hợp và nghiên cứu mới được thực hiện.

Theo dự kiến, SaniFOAM sẽ

hoàn thiện khi bổ sung thêm

các kết quả nghiên cứu và thực

hiện các nghiên cứu mới

Page 25: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 20 www.wsp.org 21

Tài liệu tham khảo

Ajzen, Icek và M. Fishbein, eds. 1980. Understanding Attitudes and Predicting Social Behavior (Hiểu thái độ và Dự đoán Hành vi Xã hội). New Jersey: Prentice-Hall.

Bandura, A. 1986. Social Foundations of Thought and Action: A Social Cognitive The-ory (Nền tảng Xã hội của Suy nghĩ và Hành động: Một học thuyết Nhận thức Xã hội). Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.

Baskovich, Malva Rosa. 2008. Building Inclusive Sanitation Markets for the Poor(Xây dựng Thị trường Vệ sinh Hòa nhập cho Người nghèo). Báo cáo của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Quốc tế. http://www.irc.nl/page/44893.

Chapman, Steven. 2004. “Evaluating Social Marketing Interventions,” in Evaluating Health Promotion: Practice và Methods (“Đánh giá các Biện pháp Tiếp thị Xã hội” trong Đánh giá Hoạt động Cải thiện Sức khỏe, tái bản lần 2. Margaret Thoro-good và Yolande Coombes, 93–109. Oxford: Oxford University Press.

Chimulambe, Elias, Lynne Cogswell và Sevin Stoveland. 2007. Lilongwe and Blantyre Sanitation Marketing and Hygiene Promotion Project (Dự án Tiếp thị Vệ sin môi trường và Thúc đẩy Vệ sinh cá nhân tại Lilong-we và Blantyre). Báo cáo phân tích thị trường thực hiện cho Bộ Thủy lợi và Phát triển Nguồn nước, Zam-bia và Chương trình Nước sạch và Vệ sinh.

Choudhury, Nuzhat và Mohammad Awlad Hossain, 2006. Exploring the Current Sta-tus of Sanitary Latrine use in Shibpur Upazila, Narsingdi District (Khảo sát Tình hình Sử dụng Nhà tiêu Hợp vệ sinh tại Shibpur Upazila, tỉnh Narsingdi). Báo cáo nghiên cứu chưa công bố, BRAC (Ủy ban vì Sự tiến bộ Nông thôn Bang-ladesh), Dhaka.

Cogswell, Lynne. 2008. Development of Sanitation Marketing Strategy and Hygiene Promotion Program for Peri-Urban Settlements of Lusaka, Zambia (Xây dựng Chiến lược Tiếp thị Vệ sinh môi trường và Chương trình Thúc đẩy Vệ sinh cá nhân cho các Khu định cư Ven đô thị ở Lusaka, Zambia). Báo cáo Phân tích Thị trường thực hiện theo yêu cầu của Chương trình Nước sạch và Vệ sinh/Bộ Chính quyền Địa phuonwg và Nhà ở Châu Phi.

Dickinson, Katherine và Subhrendu K. Pattanayak. 2007. Open sky latrines. Do social interactions influ-ence decisions to use toilets? (Nhà tiêu bay bừa bãi. Các quan hệ xã hội có ảnh hưởng tới quyết định sử dụng nhà vệ sinh hay không?) Tài liệu làm việc, RTI (Research Triangle Institute).

Gil, Ana, Claudio Lanata, Eckhard Kleinau và Mary Penny. 2004. “Children’s Feces Dis-posal Practices in Developing Countries and Interventions to Prevent Diarrheal Diseases: A Literature Review.” (Hành vi bỏ phân trẻ em tại các quốc gia đang phát triển và Các biện pháp phòng ngừa các bệnh tiêu chảy) Báo cáo Chiến lược Dự án Y tế Môi trường 11. Washington, D.C.: USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ).

Graham, Carol, H. Peyton Young, và Ross A. Hammond. 2007. “Obesity and the Influ-ence of Others.” (Béo phì và ảnh hưởng từ người khác) The Washington Post. 21/8/2007.

Giới thiệu SaniFOAM Tài liệu tham khảo

Page 26: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 22 www.wsp.org 23

Heierli, Urs, Jaime Frias, Soma Ghosh Moulik và Shafiul Azad Ahmed. 2008. “One Fly Is Deadlier Than 100 Tigers: Total Sanitation as a Business and Community Ac-tion in Bangladesh and Elsewhere.” (Một con ruồi nguy hiểm hơn 100 con hổ: Vệ sinh tổng thể với tư cách là Hoạt động kinh doanh và Hành động của các công ty ở Bangladesh và các quốc gia khác) Poverty Alleviation Business Series. New Dehli: WSP.

Khảo sát Sức khỏe Cộng đồng Indonesia SUSENAS 2004. Kho dữ liệu của PREM, World Bank Indonesia.

Jenkins, Marion W. và Beth Scott. 2007. “Behavioral Indicators of Household Deci-sion-Making and De-mand for Sanitation and Potential Gains from Sanitation Marketing in Ghana.” (Các chỉ số hành vi về Ra quyết định và Nhu cầu vệ sinh của Hộ gia đình và Tiềm năng hiệu quả của Tiếp thị Vệ sinh tại Ghân) Social Sci-ence & Medicine; 64 (12):2427–42.

Jenkins, Marion W. 2004. Who Buys Latrines, Where và Why? (Ai mua nhà tiêu, Ở đâu và Tại sao?) Ghi chép Hiện trường của Chương trình Nước sạch và Vệ sinh. Nairobi: WSP.

Kar, Kamal và Robert Chambers. 2008. Handbook on Community-Led Total Sanita-tion. (Sổ tay về Vệ sinh Tổng thể do Cộng đồng Làm chủ) UK: IDS (Viện nghiên cứu phát triển) và Plan UK.

Prochaska, James O. 1991. “Accessing How People Change.” (Tiếp cận Con người Thay đổi Như thế nào) Cancer. 67 (S3):805–807.

Roberts, Michael và Anthea Long. 2007. Demand Assessment for Sanitary Latrines in Rural và Urban Are-as in Cambodia. (Đánh giá Nhu cầu Nhà tiêu Hợp vệ sinh tại các Khu vực Nông thôn và Đô thị Campuchia) Báo cáo thực hiện theo yêu cầu của Chương trình Nước sạch và Vệ sinh. Các Doanh nghiệp Phát triển Quốc tế.

Công ty The Nielsen. 2009. Total Sanitation and Sanitation Marketing Research Re-port. (Báo cáo Nghiên cứu Vệ sinh Tổng thể và Tiếp thị Vệ sinh) Báo cáo nội bộ của WSP. Công ty The Nielsen.

Công ty The Nielsen. 2008. Bài trình bày PowerPoint (không in ấn). “Total Sanitation and Sanitation Mar-keting Research in East Java.” (Vệ sinh Tổng thể và Tiếp thị Vệ sinh tại Đông Java).

Công ty The Nielsen. 2008. Bài trình bày PowerPoint (không in ấn) (2). “Understand-ing Sanitation Habits, A Qualitative Study in East Java Indonesia.” (Tìm hiểu Thói quen Vệ sinh, Nghiên cứu Định lượng tại Đông Java Indonesia)

UgaTechUSA. 2009. Uganda Pulse. www.ugpulse.com.Chương trình Nước sạch và Vệ sinh (WSP) và PricewaterhouseCoopers. 2008. Mar-

ket Research As-sessment in Rural Tanzania for New Approaches to Stimulate and Scale up Sanitation Demand and Supply. (Đánh giá Nghiên cứu Thị trường tại Nông thôn Tanzania cho Các cách tiếp cận mới nhằm Kích thích và Tăng cường Cầu và Cung.) Báo cáo Tổng kết Chương trình Nước sạch và Vệ sinh.

Hội đồng Cấp nước và Hợp tác và WHO (Tổ chức Y tế Thế giới). 2005. Sanitation và Hygiene Promotion, Programming Guidance. (Thúc đẩy Vệ sinh môi trường và Vệ sinh cá nhân: Hướng dẫn xây dựng chương trình) Geneva: WHO.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc) Chương trình Giám sát chung về Nước sạch và Vệ sinh (JMP). 2008. Progress on Drinking Wa-ter and Sanitation: Special Focus on Sanita-tion. (Tiến bộ về Nước uống sạch và Vệ sinh: Trọng tâm của vấn đề Vệ sinh) New York: UNICEF và Genevà: WHO.

Giới thiệu SaniFOAM Tài liệu tham khảo

Page 27: Giới thiệu SaniFOAM:

Dự án Vệ sinh Mở rộng Toàn cầu 22 www.wsp.org 23

Page 28: Giới thiệu SaniFOAM: