giao luu voi ong nguyen tran bat

85
 Giao lưu gia ông Nguyn Trn Bt vi các nhà lãnh đạo và doanh nhân NghAn Trang web www.chungta.com có đăng khá đầy đủ bui giao lưu gia ông Nguyn Trn Bt vi các nhà lãnh đạo và doanh nhân tnh NghAn. Xin được copy toàn  bni dung tchungta.com qua đây mc dù chcn đường link là đủ.  Ngun: www.chungta.com Sa cha bi HieuSLNA lúc 20 - 08 - 2010 , 21:41 Vđầu trang Hiu trưởng Trường Chính trNghAn: Xác định được vai trò rt quan trng ca đội ngũ doanh nhân trong đóng góp cho sphát trin kinh tế xã hi góp phn thúc đẩy tăng trưởng nn kinh tế, to nhiu vic làm cho người lao động, góp phn xây dng doanh nghip đóng góp chyếu ngun thu ngân sách ca tnh. Ngày 11/07/2006, Ban chp hành đảng bln thXVI tnh NghAn đã thông qua đề án 03, đề án tnh ubi dưỡng doanh nhân NghAn giai đon 2006 - 2010. Để thc hin có hiu quđề án cung cp cho các doanh nhân các cp, các ngành liên quan nhng thông tin, nhng tư tưởng kinh doanh, nhng kiến thc kinh doanh chuyên nghip, nhng kinh nghim thiết thc hu ích có tính khthi cao đáp ng nhu cu thc tế hin nay, tđó góp phn giúp doanh nhân, doanh nghip NghAn phát trin nhanh, bn vng. Được sgiúp đỡ, htrrt nhit tình ca Công ty tư vn đầu tư và Chuyn giao công nghInvestConsult, hôm nay Trường Chính trNghAn long trng tchc lkhai ging lp hc bi dưỡng cán bqun lý vdoanh nghip. Vdlkhai ging xin được trân trng gii thiu: - Đồng chí Trn Bình Minh, Phó Bí thư Tnh y NghAn. - Đồng chí Thái Văn Hng, y viên ban thường vTnh y, Phó chtch UBND Tnh. - Đồng chí Tô Hng Hi, y viên ban thường v, Trưởng ban Tuyên giáo Tnh y. - Ông Nguyn Trn Bt, Chtch HĐQT, Tng giám đốc Công ty Tư vn đầu tư và Chuyn giao công ngh. - Giáo sư Trn Ngc Hiên, nguyên Phó giám đốc Hc vin Chính trQuc gia HChí Minh, Phó chtch Liên hip các Hi Khoa hc Kthut Vit Nam. - Lut sư Phm Thu Hà, Phó giám đốc cùng các chuyên gia ca Công ty Tư vn đầu tư và Chuyn giao công ngh. - Đại din lãnh đạo Văn phòng Tnh y, Ban Tchc Tnh y, y ban K im tra Tnh y, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vn Tnh y, Đảng y các doanh nghip, Hi doanh nghip va và nh, Văn phòng UBND Tnh, Phòng đầu tư, Đài Phát thanh

Upload: sangem31

Post on 10-Jul-2015

154 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 1/85

 

Giao lưu giữa ông Nguyễn Trần Bạt với các nhà lãnh đạo và doanh nhânNghệ An

Trang web www.chungta.com có đăng khá đầy đủ buổi giao lưu giữa ông NguyễnTrần Bạt với các nhà lãnh đạo và doanh nhân tỉnh Nghệ An. Xin được copy toàn

 bộ nội dung từ chungta.com qua đây mặc dù chỉ cần đường link là đủ. Nguồn: www.chungta.com

Sửa chữa bởi HieuSLNA lúc 20 - 08 - 2010 , 21:41 Về đầu trang

Hiệu trưởng Trường Chính trị Nghệ An: Xác định được vai trò rất quan trọngcủa đội ngũ doanh nhân trong đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội góp phầnthúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phầnxây dựng doanh nghiệp đóng góp chủ yếu nguồn thu ngân sách của tỉnh. Ngày11/07/2006, Ban chấp hành đảng bộ lần thứ XVI tỉnh Nghệ An đã thông qua đề án03, đề án tỉnh uỷ bồi dưỡng doanh nhân Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010. Để thựchiện có hiệu quả đề án cung cấp cho các doanh nhân các cấp, các ngành liên quannhững thông tin, những tư tưởng kinh doanh, những kiến thức kinh doanh chuyênnghiệp, những kinh nghiệm thiết thực hữu ích có tính khả thi cao đáp ứng nhu cầuthực tế hiện nay, từ đó góp phần giúp doanh nhân, doanh nghiệp Nghệ An pháttriển nhanh, bền vững. Được sự giúp đỡ, hỗ trợ rất nhiệt tình của Công ty tư vấnđầu tư và Chuyển giao công nghệ InvestConsult, hôm nay Trường Chính trị NghệAn long trọng tổ chức lễ khai giảng lớp học bồi dưỡng cán bộ quản lý về doanhnghiệp. Về dự lễ khai giảng xin được trân trọng giới thiệu:

- Đồng chí Trần Bình Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.- Đồng chí Thái Văn Hằng, Ủy viên ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBNDTỉnh.- Đồng chí Tô Hồng Hải, Ủy viên ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.- Ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn đầu tưvà Chuyển giao công nghệ.

- Giáo sư Trần Ngọc Hiên, nguyên Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia HồChí Minh, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.- Luật sư Phạm Thu Hà, Phó giám đốc cùng các chuyên gia của Công ty Tư vấnđầu tư và Chuyển giao công nghệ.- Đại diện lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm traTỉnh ủy, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Đảng ủy các doanh nghiệp, Hộidoanh nghiệp vừa và nhỏ, Văn phòng UBND Tỉnh, Phòng đầu tư, Đài Phát thanh

Page 2: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 2/85

 

và Truyền hình Nghệ An. Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Xây dựng,Sở Nội vụ và lãnh đạo các huyện Hưng Nguyên, Anh Sơn. Và sự có mặt đầy đủcủa 72 cán bộ, giáo viên Trường Chính trị Nghệ An và gần 200 doanh nghiệp tỉnh

 Nghệ An.

Xin nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn các vị đại biểu, các doanh nhân đã quan tâmvà tham dự khóa học. Chúc lớp học đạt kết quả cao nhất.

Tiếp theo xin trân trọng kính mời đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Trần Bình Minhlên phát biểu khai mạc lớp học. 

Ông Trần Bình Minh: Kính thưa anh Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch HĐQTInvestconsult Group, kính thưa giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Hiên, thưa tất cả cácchuyên gia trong đoàn công tác của Investconsult Group, thưa tất cả các anh chị và

các bạn. Tôi muốn nói một vài suy nghĩ của mình. Rất hiếm cuộc gặp mặt nào màlại có đông đủ người dự với rất nhiều mong muốn được đến dự như ngày hôm nay.Tất cả chúng tôi, tôi, anh Hằng và anh Hải đều có những việc khác, nhưng chúngtôi xác định sẽ bỏ cả ngày hôm nay để trao đổi, giao lưu với anh Bạt, các doanhnhân và các cán bộ quản lý của chúng ta. Cá nhân tôi biết được tên tuổi, sự nổitiếng và rất khâm phục trí tuệ của anh Nguyễn Trần Bạt từ thời còn công tác ở ĐàiTruyền hình Việt Nam. Tôi nghĩ rằng cuộc trao đổi ngày hôm nay và những ngàytiếp theo của chúng ta có lẽ không chỉ dừng lại ở những kiến thức, kỹ năng về kinhdoanh và những thông tin. Có lẽ cái anh Bạt muốn truyền đạt lại với chúng takhông chỉ cho các doanh nhân, không phải chỉ các cán bộ mà tôi nghĩ rằng cho cả

chúng tôi và các nhà lãnh đạo cao hơn chúng tôi . Các nhà lãnh đạo cần lắng ngheý kiến của các chuyên gia, đặc biệt có những ý tưởng, có những suy nghĩ mà tôinghĩ rằng nó vượt lên trước chúng tôi, vượt lên trước những người bình thường.Có những suy nghĩ mà chúng tôi không nghĩ tới, kể cả những người có nhiều kinhnghiệm, nhiều kiến thức, nhiều học vị nhưng có những cái không nghĩ tới được.Qua những bài viết qua nhiều năm của anh Bạt và những hoạt động của công ty thìchúng tôi hiểu ra điều đó. Chúng tôi khâm phục và chúng tôi muốn rằng qua buổitrao đổi ngày hôm nay của anh Bạt, anh Hiên và các chuyên gia khác của công ty,chúng ta không chỉ trang bị những kiến thức về kinh doanh, những mẹo kinhdoanh mà ý tưởng của anh Bạt có thể cao hơn. Làm kinh doanh nhưng anh Bạt lại

có những suy nghĩ về những vấn đề chính trị, vấn đề văn hóa, những ý tưởng lớnhơn rất nhiều. Chúng ta hay nói sự hòa nhập, hội nhập với toàn cầu, nhưng trênthực tế chúng ta không có nhiều người thực sự hòa nhập với suy nghĩ toàn cầu,anh Bạt là một trong số những người hiếm hoi đó. Tôi rất mong muốn ngày hômnay và những ngày tiếp theo, các học viên của chúng ta sẽ giành nhiều thời giankhông phải chỉ lắng nghe anh Bạt, anh Hiên và các chuyên gia trình bày mà hãytrao đổi thẳng thắn. Xin chúc lớp học đạt được một tinh thần doanh nhân, tinh thầnngười Việt mà tôi nghĩ rằng nó cũng là tinh thần yêu nước, nó cũng là tinh thần

Page 3: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 3/85

 

chính trị, tinh thần văn hóa. Bởi vì không chỉ có học kinh doanh mà chúng ta còn phải học nhiều cái khác mới có thể trở thành nhà kinh doanh, mới trở thành nhữngngười lãnh đạo, mới trở thành những con người tốt, đóng góp được nhiều cho xãhội. Xin kính chúc lớp học thành công tốt đẹp. 

Ông Nguyễn Trần Bạt: Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND Tỉnh,thưa các đại biểu, thưa tất cả các anh chị em đang quán xuyến toàn bộ nền kinh tế

 Nghệ An có mặt ngày hôm nay. Tôi rất xúc động vì là một người Nghệ An đượcmột tổ chức rất quan trọng của Nghệ An gọi về để nói chuyện với những ngườicũng rất quan trọng của Nghệ An. Cho nên phải nói rằng ngày hôm nay là mộtngày may mắn của tôi. Tôi cám ơn các anh chị có mặt ngày hôm nay vì sự maymắn mà tôi có được.

Thưa các anh, các chị. Lâu lắm rồi tôi không hát quốc ca, lúc chào cờ tôi thấy anh

Hằng hát và tôi hát theo. Hát quốc ca trên quê hương của mình mà quê hương đólà Nghệ An thì phải nói rằng nó để lại một vết khắc rất lớn trong đời sống tình cảmcủa tôi. Phải nói rằng đây là một tỉnh có một tiềm năng chính trị khổng lồ, là nơicung cấp cho đất nước không biết bao nhiêu nhà lãnh đạo, mà nhà lãnh đạo sángnhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là nơi cung cấp cho đất nước không biết

 bao nhiêu nhà khoa học. Đến tất cả các trường đại học của chúng ta, khi người tagiới thiệu hiệu trưởng, chủ nhiệm khoa, chủ nhiệm bộ môn bao giờ chúng ta cũngnghe thấy cái giọng nếu không Nghệ An thì cũng là Hà Tĩnh. Những việc như vậylàm tôi băn khoăn về quê hương của mình từ khi tôi biết nghĩ như một con ngườitrưởng thành. Hai mươi năm trước đây tôi cũng đã xâm nhập Nghệ An, vào thời

kỳ ấy tỉnh đang bắt đầu xây dựng Sở Kinh tế Đối ngoại. Giám đốc đầu tiên của Sở Kinh tế Đối ngoại Nghệ An là anh Hòa, người Nghi Lộc, phó giám đốc là anhCầm người Hà Tĩnh. Tôi đã về để cùng các anh ấy bàn cách xây dựng Sở Kinh tếĐối ngoại Nghệ An vào khoảng đầu năm 1990. Ngày hôm qua, trước khi đi, tôi cóđọc lại những thống kê cơ bản về tình hình kinh tế Nghệ An, đến mục đầu tư nướcngoài tôi thấy đến năm 2008 mới được hơn 300 triệu đô la. Phải nói rằng tôi thấy

 buồn vì con số ấy ít quá. Vào những năm đầu tiên của thời kỳ đổi mới, hầu hết cácđầu tư nước ngoài có mặt ở tỉnh Hà Tây là do công ty chúng tôi đưa vào, và tôiđược Bí thư Tỉnh ủy mời làm cố vấn. Tôi đã đưa vào nhà máy Coca Cola đầu tiênở miền Bắc Việt Nam, nhà máy chế tạo lon nhôm đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam,rồi nhà máy sản xuất thức ăn gia súc mà vào thời điểm ấy có lẽ là lớn nhất miềnBắc Việt Nam. Cuối những năm 90, anh Võ Đức Huy trước đây là bí thư tỉnh ủyQuảng Ngãi (bây giờ là bí thư đảng ủy khối các công ty) có mời tôi làm cố vấnkinh tế cho tỉnh Quảng Ngãi, và chúng tôi là người đào tạo êkip đầu tiên để quảnlý khu công nghiệp Dung Quất. Rồi khi người ta tách Quảng Nam ra khỏi Đà

 Nẵng thì anh Hoàng (bây giờ là Phó Ban Dân vận Trung ương) cũng có nhờ chúngtôi bình luận, phân tích dự án đặc khu kinh tế Chu Lai. Bây giờ chắc là các anh ấyvẫn còn nhớ. Nói như vậy để các anh chị thấy là chúng tôi hết sức gắn bó với các

Page 4: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 4/85

 

tỉnh, và không có lý do gì để không gắn bó với Nghệ An là quê hương của tôi.

Cách đây hai tuần, có một ngôi sao rơi từ trên trời xuống trước mặt tôi, đó là chịLệ Thanh. Chị ấy đang đi dự lễ mừng công của trường đảng ở Hà Nội và đến mờitôi vào đây để nói chuyện. Tôi không những nhận lời đến nói chuyện với anh em ở 

trường Đảng Nghệ An mà còn gợi ý chị ấy tổ chức một chương trình để mở đầucho một giai đoạn huấn luyện, bồi dưỡng các doanh nhân. Bởi vì đây là lực lượngquyết định tương lai của nền kinh tế Nghệ An, cho nên nếu không được bồidưỡng, không được tạo điều kiện thì phải nói là rất khó để kinh tế Nghệ An pháttriển. Lâu nay, trong sinh hoạt chính trị, chúng ta bàn rằng miền Nam phát triểnkinh tế tốt hơn miền Bắc, nhưng hình như không ai phân tích xem tại sao lại nhưthế. Sở dĩ có hiện tượng này là vì trước năm 1975, xã hội miền Nam đã làm quenvới nền kinh tế thị trường, tức là độ dài tiếp xúc với nền kinh tế thị trường ở miền

 Nam dài hơn miền Bắc. Vì thế cho nên, thói quen kinh doanh của người miền Nam nhuần nhuyễn hơn và phải nói rằng trong việc tiếp cận với thị trường, tiếp

cận với đầu tư, tiếp cận với ngân hàng và tài chính thì ở miền Nam tốt hơn. Hàngngày xem ti vi, các anh chị thấy là chỉ số VN-Index lớn gấp đôi, gấp ba chỉ sốHNX-Index, điều ấy chứng tỏ khối lượng thương mại ở miền Nam lớn hơn, dothói quen kinh doanh, thói quen chi tiêu, thói quen sử dụng dịch vụ.

Thưa các anh, các chị, tôi nói về cái chung là như vậy. Còn ở Nghệ An, tôi có nóivới đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là tôi không thấy tỉnh Nghệ An kém

 bất kỳ một tỉnh Tây Nguyên nào về phương diện tài nguyên và địa lý. Nghệ Antiếp cận với vùng rất trù phú của nền kinh tế Lào, rất gần với các vùng kinh tế từMiến Điện và từ Bắc Thái Lan. Trong khi đó các tỉnh Tây Nguyên tiếp cận với

 phần Trung Lào là vùng ít thuận lợi hơn, vì các anh các chị biết là ở nước Lào thìvùng Bắc Lào phát triển hơn Trung Lào, Nam Lào. Tôi nghĩ rằng đem so với bấtkỳ một tỉnh Tây Nguyên nào thì Nghệ An về mặt tiềm năng là phong phú hơnnhiều. Cái thứ hai là đại bộ phận hay một tỉ lệ rất lớn các trí thức trong nước làngười Nghệ. Rất nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhiều người đứng đầu các ngành, thậm chíở đôi chỗ còn có cả các nhà kinh doanh hàng đầu là người Nghệ, nhưng sự gắn bócủa lực lượng này đối với tỉnh là chưa có. Cho nên các anh, các chị phải làm thếnào để hút được sức mạnh này về tỉnh.

Tăng cường giao lưu thì sẽ có sức mạnh, mà sức mạnh con người kết hợp với tiềm

năng của tài nguyên thì tôi nghĩ là không có lý do gì để Nghệ An kém bất kỳ tỉnhnào, trừ TP Hồ Chí Mình và Hà Nội, bởi vì đấy là nơi ưu tiên, nơi tập trung tất cảcác đầu mối. Trong những năm kháng chiến tôi đã quan sát và thấy khu IV, đặc

 biệt là Nghệ An vào thời điểm ấy là một trong những trọng điểm kinh tế khángchiến, trọng điểm chính trị kháng chiến và trọng điểm học vấn kháng chiến. Tôinghĩ rằng phải làm thế nào để Nghệ An khôi phục lại địa vị như là một trongnhững nguồn cung cấp cho đất nước các nhà chính trị, các nhà trí thức và bây giờ thêm cả các nhà kinh doanh nữa. Cha ông tôi là những nhà kinh doanh lớn người

Page 5: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 5/85

 

 Nghệ An. Ông nội tôi là người đã khai khẩn hàng ngàn hecta đồn điền tại vùngPhủ Quỳ trước những năm 1930. Đến khi cách mạng thành công thì ông cụ đemhiến tài sản ấy cho cách mạng và trở thành tổng giám đốc các nhà máy đường màchính ông cụ tạo ra trước khi cách mạng thành công. Ông ngoại tôi là người chovay lãi, nhưng có uy tín nên trở thành chủ tịch hội tín dụng khu IV vào những năm

trước cách mạng. Khu IV là một trọng điểm con người, trọng điểm tài nguyên,trọng điểm chính trị, vì thế tôi không nghĩ Nghệ An kém bất kỳ tỉnh nào cả. Chonên tôi rất thích ý tưởng Trường Chính trị Nghệ An đứng ra tổ chức để huấn luyệncác doanh nhân như thế này. Đấy là phần mào đầu chung mà nếu giáo sư Trần

 Ngọc Hiên nói thì chắc là hay hơn tôi. Nhiệm vụ của tôi là nói về các kinh nghiệmcủa mình, về những ý tưởng, những phát hiện của mình, và tôi nghĩ rằng cách tốtnhất để làm bật ra từ tôi, khai thác tôi (đây có lẽ là một bài tập khai thác nhữngngười bên ngoài tỉnh để phục vụ cho những ý nghĩ của người Nghệ) là các anh cácchị hỏi và tôi trả lời. Trước khi về đây nói chuyện, tôi đã gửi vào cho chị Thanhmột số bài viết của tôi và tôi thấy nó đã được phát ở hội trường (tất nhiên không

 phải những bài viết có chất lượng chính trị cao nhất hay những bài viết có tínhchất lý luận mà chỉ liên quan đến khối doanh nghiệp thôi), các anh các chị có thểlấy đó làm một chút gợi ý ban đầu để chất vấn tôi. Các anh các chị cứ hỏi, tôi sẽtrả lời, cách đó vừa giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, vừa có ích vì nó đi vàonhững vấn đề các anh chị đang quan tâm. Tôi chúc các anh, các chị hỏi đượcnhững câu hỏi hay để chúng ta có được buổi giao lưu có chất lượng.

Ở đây có Phó Bí thư Tỉnh ủy Trần Bình Minh chúng tôi đã biết lâu rồi. Trong mộtsố chuyên mục của VTV1 mà anh Trần Bình Minh phụ trách thì chúng tôi cũng đãtừng có cơ hội để phục vụ anh với tư cách là trưởng ban thời sự đài truyền hình

Việt Nam, bây giờ về đây lại phục vụ anh với tư cách Phó bí thư Tỉnh ủy NghệAn. 

Ông Trần Bình Minh: Xin phép anh Nguyễn Trần Bạt, tôi sẽ mở màn trước, tôikhông phải là doanh nhân, nhưng tôi xin hỏi một câu rồi sau đó các anh các chị sẽsuy nghĩ thêm. Chúng ta đều biết rằng ở cùng một xuất phát điểm thì rất nhiềunước có bối cảnh rất giống nhau, nhưng sau một thời gian thì chỉ có một số nước

 bứt lên, còn những nước khác rơi vào trạng thái tuy có phát triển nhưng không có bứt phá. Việt Nam luôn luôn đặt ra mục tiêu có sự bứt phá như Nhật Bản, Hàn

Quốc, Singapore, Đài loan… và người ta đã cảnh báo là chúng ta có thể trở thànhnước phát triển, nhưng phát triển giống như Indonesia, Malaysia thôi.

Tôi muốn hỏi rằng để học hỏi những kinh nghiệm và bài học của những nước cósự bứt phá như thế thì chắc là ai cũng đọc được, ai cũng nhìn thấy được, nhưng lạirất ít nước có thể làm được. Vậy ở đây bản chất vấn đề là trí tuệ của dân tộc, làtinh thần dân tộc hay là mô hình phát triển?

Page 6: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 6/85

 

Ông Nguyễn Trần Bạt: Thưa anh Trần Bình Minh, thưa các anh, các chị. Tôinghĩ rằng chúa công bằng, chúa giao cho mỗi một dân tộc một số phẩm hạnh,trong đó quan trọng nhất là phẩm hạnh sử dụng các chất lượng mà mình có. NgườiViệt chúng ta đã sử dụng những năng lực của mình trong chiến tranh một cách cựckỳ xuất sắc, và xuất sắc đến mức hòa bình 30 năm rồi chúng ta vẫn không quên

được sự xuất sắc ấy, chúng ta đi giật lùi để ngắm thành tựu chiến tranh. Vì thế chonên đây là sự lãng quên mục tiêu chính là phát triển trong hòa bình, chứ không

 phải là sự thiểu năng của người Việt. Tôi không tin người Việt không có các ưuthế, ít nhất là bình đẳng với tất cả các dân tộc trên thế giới, không phải chỉ nhữngdân tộc ở khu vực này. Trong quá trình làm nghề, tôi đi rất nhiều nước, tôi đếnnhững vùng khác nhau của sự phát triển, quan sát, nghe và đo chất lượng văn hóacủa các dân tộc để tìm xem người Việt thiếu cái gì mà không khá lên được. Chúngta có một số yếu tố làm cho chúng ta không khá lên được. Thứ nhất là chúng tangưỡng mộ quá khứ. Chúng ta mất nhiều thì giờ để ngưỡng mộ cái quá khứ củamình, chúng ta không đầu tư thỏa đáng cho tương lai, không chú ý thỏa đáng về

 phía trước và do đó chúng ta chậm. Rất nhiều nhà khoa học của chúng ta hiểuđược những khái niệm, viết về những khái niệm và thảo luận những khái niệm rấthiện đại, nhưng những khái niệm ấy chỉ nằm ở trên miệng hay nằm trong ý nghĩ của họ mà không biến thành ý chí xã hội. Đấy là một thực tế mà muốn khắc phụcthì chúng ta phải sửa. Thứ hai là chúng ta hơi sĩ diện, chúng ta nặng về các tiêuchuẩn hình thức, chúng ta không phải là người thực dụng một cách tỉnh táo. Chonên đôi khi chúng ta mải mê chạy theo cái bóng mà quên mất con mồi. Mười mấynăm trước đây, khi anh Trần Sơn còn làm Bí thư Tỉnh ủy Nam Định, các anh ấy cómời tôi về trao đổi trong một buổi tọa đàm rộng hơn thế này và đối tượng là toàn

 bộ các cơ quan của Tỉnh ủy Nam Định. Lúc bấy giờ, anh Minh Ngọc Bí thư tỉnh

ủy mới làm Phó chủ tịch. Tôi có nói rằng khi nào các anh dỡ được cái barrie trêncon đường rẽ vào Nam Định thì các anh sẽ bắt đầu khá. Bây giờ các anh ấy dỡ cái barrie ấy đi rồi. Phải nói với các anh chị là chúng ta vẫn sĩ diện, vẫn thích bằngcấp, thích hình thức. Chúng ta không thực tế, không thực lợi, không thực dụng mộtcách hợp lý. Thứ ba, chúng ta nói cho cùng là một dân tộc biết đoàn kết gắn bótrong chiến tranh, nhưng trong hòa bình chúng ta không đoàn kết. Năng lực hợptác của người Việt trong hòa bình kém, cho nên chúng ta không truyền được chonhau sức lực, trí khôn, không biến trí khôn trở thành sở hữu công cộng để tất cảmọi thành viên đều có quyền sử dụng nó vì mục tiêu phát triển. Đấy là tất cảnhững nhược điểm mà tôi đã suy nghĩ ba bốn chục năm nay khi tìm cách để trả lời

câu hỏi mà anh Trần Bình Minh vừa nêu. Đấy là những nhược điểm có thể sửa.Chúng ta không nên mất quá nhiều thì giờ để ngưỡng mộ quá khứ. Chúng ta ghicông quá khứ, chúng ta nhớ đến quá khứ nhưng chúng ta không nên bới móc nómãi. Nhà văn Chu Lai có viết quyển tiểu thuyết có tên là “Ăn mày dĩ vãng”. Cácanh chị ở đây thì không phải như thế, nhưng ở nhiều chỗ, ở nhiều người, nhữngkhía cạnh ấy rất rõ. Đấy là câu trả lời của tôi đối với câu hỏi của Phó Bí thư Tỉnhủy. Không có bất cứ sự thua kém nào về tiềm năng như là năng lực của con ngườiở người Việt cả. Người Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận với tất cả các giới hạn

Page 7: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 7/85

 

hiện đại nhất của khái niệm phát triển một cách rất thành công, tức là xét về mặtnhân chủng, người Việt không kém. Còn những cái xã hội chúng ta kém là nhữngcái có thể rút kinh nghiệm được, có thể cải cách được. Tôi có viết một quyển sách“Cải cách và sự phát triển”, tôi cũng vừa xuất bản quyển “Cội nguồn cảm hứng”trong đó có phân tích về khái niệm tự do là khái niệm mà tôi cho là cội nguồn của

mọi sự phát triển. Trong quyển cải cách, tôi có viết về những cuộc cải cách cơ bảntạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Nó được xuất bản trước Đại hội Xkhoảng 1 năm. Khi xuất bản quyển sách ấy, trong lòng tôi nghĩ rằng đây là mộtcông trình mà tôi dâng tặng những người Cộng sản Việt Nam, đây là thực hiệnmột lời hứa mà tôi hứa với Tổng bí thư Lê Khả Phiêu khi anh ấy ủng hộ tôi trongviệc lập ra một nhóm nghiên cứu. Năm 1999, trong một buổi giao lưu với giớidoanh nghiệp, tôi có hỏi anh ấy rằng chúng tôi muốn lập một cơ quan nghiên cứuđể góp ý về các mặt không phù hợp với thực tế của các chính sách của Đảng và

 Nhà nước, ý kiến của Tổng Bí thư như thế nào? Anh ấy trả lời rằng ngày mai anhlàm được thì tôi ủng hộ. Khi Tổng Bí thư đã ủng hộ thì tôi về nói với anh em trong

Công ty làm một bản đề nghị của tất cả những người lao động trong cơ quan. Nguyện vọng của nhân dân cộng với sự phê chuẩn của người đứng đầu Đảng thìkhông có cơ sở nào hợp pháp hơn, cho nên tôi đã ký quyết định thành lập cơ quannghiên cứu trong công ty của tôi. Tất cả những gì chúng tôi làm được trong mườinăm nghiên cứu, từ ngày hứa với anh Phiêu, nằm trong những xuất bản phẩm tôicó mang vào đây để tặng các anh, các chị.

Ông Trần Bình Minh: Để tiếp tục đề tài này, tôi cũng xin trao đổi với anh Bạt.Tôi chia sẻ suy nghĩ của anh, không ai phủ nhận bất kể cái gì, thậm chí còn tự hàovề trí tuệ của người Việt Nam. Và có một điều như vừa nãy anh nói là cái ý chí

gắn kết lại với nhau trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Có một vấn đề nhưthế này, cuối những năm 1980 mà cái mốc là năm 1986 có một quyết định rất quantrọng của Đại hội Đảng đưa đất nước sang một bước ngoặt. Rõ ràng là đã 20 nămrồi. Lúc nãy tôi có hỏi về mô hình phát triển, mô hình phát triển ở thời kỳ mới phảicó những gì để tạo thay đổi như thay đổi chúng ta từng có năm 1986 theo suy nghĩ của anh?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Vấn đề này tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Muốn gì thì cũng phải bắt đầu từ giáo dục. Xét trên qui mô quốc gia, xét trên qui mô cấp tỉnh mànói, tôi rất ngạc nhiên là Nghệ An không phải là trung tâm giáo dục và đào tạo tỏa

sáng ở đất nước này. Đấy là cái mà xin lỗi các anh các chị là tôi rất “cay cú” với tưcách là một người Nghệ. Tôi rất ngạc nhiên thấy Nghệ An không phải là một điểmsáng chói về giáo dục đào tạo. Người Nghệ khi đi học ở các trường thì rất sáng,thậm chí đôi lúc chói chứ không chỉ sáng, nhưng Nghệ An thì chưa sáng chói. Đấylà vấn đề cần phải để ý. Việt Nam cũng vậy, công nghệ học gạo của người Việt thìkhông thua bất kỳ một dân tộc nào trên thế giới cả, không kém người Trung Quốcđược tiếng chăm chỉ nhất thế giới, không kém sự cày cuốc vừa chăm chỉ, vừa sángtạo của người Do Thái. Người Việt Nam có kém là kém ở khía cạnh khác chứ

Page 8: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 8/85

 

không phải khía cạnh phẩm chất cá nhân. Chúng ta thiếu yếu tố để liên kết các phân tử hợp lý tồn tại trong xã hội thành một cộng đồng hợp lý. Cái đấy là tráchnhiệm của chính trị. Với đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, tôi phải nói rằng không gắnkết được các hạt rất lý tưởng trong đời sống xã hội Việt Nam là trách nhiệm củachính trị, không phải là trách nhiệm của khoa học kinh tế. Và chính trị là cái có thể

chủ động thay đổi. Chủ động thay đổi để có thể tận dụng, có thể huy động mộtcách hợp lý nhất, mạnh mẽ nhất toàn bộ tiềm năng của một địa phương hoặc mộtquốc gia thì thấy là sáng tạo, là công lao của nhà chính trị. Còn chăm học thì người

 Nghệ chăm học hàng đầu trong người Việt. Tôi là một ví dụ. Lúc tôi đi học khôngcó đèn điện mà phải học bằng đèn dầu. Tôi phải đốt mỗi tháng 10 lít dầu để học,mà thời kỳ bao cấp thì một gia đình 5-6 người con cũng chỉ được 5 lít/tháng. Vàothời điểm đi học đại học chính qui, tôi còn học song song hệ ngoại khóa của haitrường đại học nữa để có kiến thức. Thưa anh Trần Bình Minh, tôi nghĩ rằng nếukhông tạo ra được một công nghệ chính trị hợp lý để kết hợp và huy động tất cảnhững yếu tố vốn tồn tại một cách tích cực trong xã hội chúng ta thì chính trị có

lỗi. Chứ còn máu kinh doanh ở nước Việt Nam này nó ngun ngút. Tôi theo dõi thịtrường chứng khoán rất chi tiết và tôi hiểu rằng, sự đam mê và sự dũng cảm mộtcách liều mạng của người Việt trong kinh doanh tài chính là không thể đòi hỏi hơnđược. Liều lĩnh như thế thì ngay cả ở Mỹ thì cũng không thể hơn. Tôi gọi đó làlòng dũng cảm dân sự. Lòng dũng cảm dân sự để tiến hành những cuộc phiêu lưukinh tế hoặc kinh doanh của người Việt là ở mức rất cao. Người Việt có một đặcđiểm là thích trò may rủi. Người Việt đến Macao đánh bạc không đông như kiếnnhưng cũng như ong. Người Việt ở nước Mỹ đến Las Vegas để đánh bạc vào ngàynghỉ cuối tuần đông hơn các chủng người khác. Tôi đã để ra cả tuần để theo dõi ở Las Vegas, ở Macao, ở Hongkong. Tôi đã từng hợp tác với một tập đoàn kinh

doanh sòng bạc ở Áo nghiên cứu tâm lý của người Việt trong việc thích may rủinhư thế nào. Nghiên cứu tâm lý xã hội trong việc kinh doanh thì thấy người Việtđạt đến tiêu chuẩn rất căn bản để có thể trở thành một xã hội kinh doanh tốt. Dũngcảm dân sự có, thông minh có, nhanh nhẹn có, sự bất chấp nguyên tắc vào nhữnglúc cần thiết cũng có. Chỉ còn một điều là kết hợp các yếu tố ấy như thế nào để nótrở thành một tổng thể có lợi cho sự phát triển kinh tế thì đấy là công việc củachính trị.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghệ An: Thưa giáo sư NguyễnTrần Bạt tôi xin hỏi ông qua ý kiến của đồng chí Phó Bí thư tỉnh ủy. Qua trả lời

của ông, hiện nay chúng ta có mấy cái đang cản trở. Một là chúng ta ngưỡng mộquá khứ, đất nước chúng ta là một đất nước mà trong chiến tranh rất yêu nước vàđánh thắng hai đế quốc lớn nhất thế giới là Pháp và Mỹ, do đó ta cũng có cái tựhào. Cái thứ hai là sĩ diện, thích hình thức và cái thứ ba là người Việt chưa có sựđoàn kết. Tôi xin đề xuất ba vấn đề để hỏi ý kiến của ông. Việt Nam chúng ta sauchiến tranh các doanh nghiệp chỉ là doanh nghiệp nhà nước. Mãi đến năm 1991mới bắt đầu có luật doanh nghiệp, luật công ty ra đời, khi đó ta mới thành lập cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh, và nhờ đó mới huy động được nội lực trong dân.

Page 9: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 9/85

 

Các nước trên thế giới có cả nghìn năm doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp củachúng ta thì mới có hơn 20 năm. Lực lượng doanh nghiệp của chúng ta mới thànhlập lại, cho nên các doanh nhân của chúng ta đang còn rất bỡ ngỡ trong kinh doanhvà tất cả mọi lĩnh vực. Cho nên, theo tôi nghĩ đối với nhà nước đó là cơ chế chínhsách. Tháo gỡ cơ chế chính sách là một khâu đột phá, khi đó mới đưa doanh

nghiệp chúng ta và nền kinh tế phát triển. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai là nhànước, các cấp, các ngành phải đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp,giúp doanh nghiệp, khi đó mới phát triển được nền kinh tế lớn mạnh. Cái thứ ba làsự đoàn kết hợp lực, liên doanh liên kết giũa các cộng đồng doanh nghiệp chúng ta

 phải cùng nhau hợp tác, không riêng lẻ. Các nước như Trung Quốc, đi đâu ngườita cũng liên hợp với nhau, còn Việt Nam ta, như ông vừa nói, các doanh nghiệpriêng lẻ, không đoàn kết với nhau. Nếu 3 yếu tố này hợp lực lại thì tôi tin chắcrằng nên kinh tế của chúng ta sẽ nhanh chóng tiến kịp các nước, sẽ đưa đất nướcchúng ta nhanh chóng giàu mạnh.được.

Ông Nguyễn Trần Bạt: Thưa chị, tôi không phải là giáo sư, mà giáo sư là anhTrần Ngọc Hiên, nguyên Phó Giám đốc thường trực của Học viện Chính trị Quốcgia Hồ Chí Minh, là đương kim Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹthuật Việt Nam. Câu hỏi của chị giáo sư Trần Ngọc Hiên trả lời thì hợp địa vị hơntôi. Tuy nhiên vì tôi với chị là như nhau, nên tôi cũng cố gắng để mô tả một cáchdễ gần gũi hơn quan điểm của chúng ta. Tôi nghĩ rằng ý kiến của tôi và ý kiến củachị chẳng có gì khác nhau cả. Nhưng giải pháp cho những điều chúng ta mongmuốn không nằm ở chỗ chị nói và tôi nói. Tôi không dám nói kỹ hơn mà tôi chỉnói rằng nếu tất cả các yếu tố cơ bản là có mà không có hiệu quả lớn thì cái lỗi

 phải tìm ở chính trị. Tại sao tôi không nói kỹ hơn được? Bởi vì đã là lỗi ở chính trịthì người nào phát hiện ra nó thì người đó là người sáng tạo chính trị, mà sáng tạochính trị chỉ có giá trị trong trường hợp những người đang có chức năng phải pháthiện thì nó mới có tác dụng nhanh được. Thành ra tôi nhường cái sự suy luận tiếpvề khái niệm lỗi chính trị như thế nào cho những người như anh Bình Minh, anhHằng chẳng hạn. Tôi cho rằng chị cũng không nên nghĩ chị là chủ tịch của hộidoanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Việt Nam tất cả các doanh nghiệp đều là doanhnghiệp vừa và nhỏ, kể cả các tập đoàn kinh tế. Người ta cứ nói vống lên như vậythôi, nhưng so với các doanh nghiệp tầm vóc thế giới thì các tập đoàn kinh tế củachúng ta cũng vẫn là doanh nghiệp vừa, còn doanh nghiệp của các chị hay của tôilà doanh nghiệp nhỏ. Hiệp hội của chị đáng ra không phải gọi là hội doanh nghiệpvừa và nhỏ mà là hiệp hội các xí nghiệp dân doanh. Gọi như thế mới chính xác vềchính trị. Nếu không xác định chuyện ấy cho rõ thì đối tượng phục vụ của chị làkhông rõ. Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh là hai đối tượng

 phục vụ hoàn toàn khác nhau. Tuy nó có các quyền lý thuyết giống nhau, nhưngtrên thực tế nó nhận được những điều kiện hoàn toàn khác nhau trong quá trìnhkinh doanh của nó. Tôi không dám nói doanh nghiệp tư nhân kém được hỗ trợ hơndoanh nghiệp nhà nước, bởi doanh nghiệp tư nhân mặc dù không được tiếp cận tài

Page 10: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 10/85

 

nguyên, không được tiếp cận đất đai, tiếp cận tín dụng một cách thuận lợi nhưdoanh nghiệp nhà nước, nhưng nó có một cái quyền quan trọng hơn là nó khôngcó cấp trên, nó tự do hơn, đồng tiền của nó được sử dụng nhanh hơn và hiệu quảhơn. Doanh nghiệp nhà nước tuy có những quyền ưu tiên, nhưng nó có cấp trên,có bộ chủ quản, có thủ trưởng và có những kẻ dòm ngó tất cả các hành vi hàng

ngày của nó và nó thiếu tự do. Thiếu tự do còn quan trọng hơn nhiều so với thiếuvốn. Qua vấn đề này tôi muốn nói chung với các doanh nhân là đừng bao giờ đểcho tín dụng trói buộc mình, làm mất tự do kinh doanh của mình. Trong Hồi kýcủa ông Lee Iacocca, chủ tịch Tập đoàn ô tô Chrysler, có một câu: “bố tôi bảo tôirằng chớ bao giờ vay những món tiền quá lớn cho kinh doanh, bởi như vậy làmình bán tự do cho ngân hàng”. Tôi thấy rằng đôi khi chúng ta liều, trách nhiệmdân sự của chúng ta trong việc thanh toán thấp đến mức chúng ta không nghĩ đếnrủi ro. Tôi xin lỗi các anh các chị rằng cho đến phút này, sau hơn 22 năm kinhdoanh, tôi không nợ bất kỳ ngân hàng nào một xu nhỏ. Rất nhiều ngân hàng, kể cảngân hàng nước ngoài đề nghị cho tôi vay tiền để phát triển, nhưng tôi từ chối. Lý

do là tôi không muốn mất quyền tự do quyết định của một giám đốc, một chủ tịch. Nói như thế này để các anh chị thông cảm với các doanh nghiệp nhà nước. Tưởngrằng nó có các quyền ưu tiên như vậy thì nó sướng, nhưng không phải. Nó mất cáiquan trọng hơn cả các quyền ưu tiên ấy là tự do. Họ bị theo dõi, họ bị chỉ trích,

 bình luận, trong khi đó không ai biết các công ty tư nhân làm gì, và cũng không ai biết cách kiểm soát nó. Có thể nói ưu thế của các doanh nghiệp dân doanh hiệnnay là nhà nước chưa biết cách kiểm soát nó như thế nào. Nhưng đến một ngàynào đó, sự phát triển của kinh nghiệm quản trị nhà nước đạt được đến mức độchuyên nghiệp hơn thì đó không còn là một ưu thế nữa. Điểm mấu chốt để quản lýcác doanh nghiệp dân doanh là gì? Là thuế thu nhập cá nhân. Ưu thế của các anh

chị là trả lương, muốn trả lương cho ai bao nhiêu thì trả, và do đó các anh chị thuhút được người tài. Trong một bài viết trên Báo Lao động Xã hội, tôi có nói vềchuyện công chức bỏ việc và tôi có phân tích một điều là: ưu thế của khu vực côngchính là chọn những người lãnh đạo tài ba và chọn những người lao động thôngthường. Bởi vì trên thế giới không khu vực công nào trả được lương cao hơn khuvực tư cả, nhưng cơ hội thăng tiến ở khu vực công thì lớn hơn. Cái giá mà chúngta nhận được từ viêc thâm nhập vào khu vực công khác với các giá mà chúng tanhận được khi thâm nhập vào khu vực tư. Cho nên ưu thế của khu vực tư có thểnằm ở nhiều chỗ, nhưng trong đó quan trọng nhất là quyền tự do của chị trong việctrả lương. Còn về chính sách thì GS Trần Ngọc Hiên sẽ trả lời chị sau.

Doanh nhân: Ông đã nói Nghệ An từ con người, đất đai, mọi điều kiện đều rấtđầy đủ để phát triển. Ông sẽ làm gì và nói gì nếu ông là: Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịchtỉnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Nghệ An?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Nếu tôi là Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An thì điều đầu tiên tôi phải nghĩ là: đây là con hổ rất khó cưỡi và nếu muốn cưỡi con hổ Nghệ An này thì phải đủ bản lĩnh. Nếu ở cương vị Chủ tịch tỉnh, thì tôi nghĩ rằng bằng mọi cách

Page 11: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 11/85

 

 phải xác lập một thể chế minh bạch, rành mạch và không mâu thuẫn với hệ thống pháp luật chung. Để làm gì? Để cho người Nghệ An có điều kiện hành động mộtcách tương đối tự do trong những điều kiện pháp luật rõ ràng. Bản chất của nhànước là xây dựng thể chế. Bản chất của đảng cầm quyền là xây dựng mục tiêuchính trị. Bản chất của doanh nghiệp là phải nhìn ra lợi ích. Đấy là ba vấn đề quan

trọng nhất của nhà lãnh đạo. Làm ông Bí thư Tỉnh uỷ thì phải chỉ ra được mục tiêuchính trị, làm ông Chủ tịch Tỉnh thì phải xây dựng được thể chế, làm nhà doanhnghiệp thì phải nhìn thấy lợi ích. Nếu tôi là cố vấn cho cả ba người thì tôi sẽkhuyên họ như thế. Tất nhiên không thể đặt vấn đề một người ngoại tỉnh hay mộtngười nào đó về đây làm những việc như vậy. Tôi không có cơ hội ấy nữa vì tôi đãngoài 60 rồi. Nhưng tôi muốn với anh rằng dù là ai đi chăng nữa thì dứt khoát phảitrả lời ba câu hỏi: Lợi ích là cái gì? Thể chế cần phải được xây dựng như thế nào?Mục tiêu chính trị là gì? Kể cả Tổng bí thư, Thủ tướng và Chủ tịch nước cũng phảitrả lời ba câu hỏi ấy. Đấy là ba câu hỏi cho bất kỳ ai muốn tạo ra sự phát triển củavùng, của địa phương, của tập thể mà mình chịu trách nhiệm. Không có thể chế thì

không thể công bằng, không có mục tiêu chính trị thì không thể tập hợp được, vàkhông nhìn thấy lợi ích thì tất cả những cái còn lại là vu vơ. Một nhà lãnh đạokhông thể vu vơ được. Một nhà lãnh đạo không thể không rành mạch, không thểđiều hành bằng tình cảm được mà phải điều hành bằng thể chế. Một nhà lãnh đạokhông thể không xác lập mục tiêu chính trị của mình được. Câu hỏi của anh rấthay. Câu hỏi của anh đáng ra phải hỏi những người cao hơn tôi, nhưng vì anh liềuhỏi tôi thì tôi cũng liều trả lời anh.

Doanh Nhân: Ông là người Nghệ An, là người có trình độ và rất thực tế, từng lănlộn làm kinh doanh và cũng có nhiều kiến thức chính trị. Ba điều trên như ông vừa

nói thì áp dụng vào tỉnh nào cũng đúng cả. Đề nghị ông nói chi tiết hơn về ba điềukiện trên trong trường hợp sự phát triển riêng của Nghệ An?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi đã nói rồi. Với bất kỳ ai làm Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ Anthì đầu tiên phải xác định đây là con hổ khó cưỡi. Tôi đã nói với rất nhiều nhànghiên cứu, nhà lý luận, nhà hoạt động chính trị ở Hà Nội là một anh xe ôm ở Vinh lúc nhàn rỗi nói chuyện chính trị còn hay hơn nhiều so với nhiều báo cáoviên ở những tỉnh khác. Đây là con hổ rất khó cưỡi đối với người lãnh đạo, ngườiđứng đầu của tỉnh này. Và nếu ông bí thư và ông chủ tịch không cùng hợp tác vớinhau, nếu ông bí thư không tạo ra chỗ dựa chính trị để cho ông chủ tịch xây dựng

thể chế, thì ông bí thư không làm được bí thư và ông chủ tịch cũng không làmđược chủ tịch và bà phụ trách doanh nghiệp thì đi chỗ khác chơi. Bao nhiêu nămnay chúng ta đi chỗ khác chơi, chúng ta không giàu lên được vì sao? Trong kinhdoanh, trong phát triển kinh tế thì lòng dũng cảm dân sự, tức là độ liều, là gan tovô cùng quan trọng. Nếu như tất cả các thể chế bóp nghẹt vào thân phận nhà kinhdoanh thì nhà kinh doanh không dám liều mạng nữa. Cho nên cái phát minh quantrọng nhất của nhân loại chính là khái niệm trách nhiệm hữu hạn. Khái niệm tráchnhiệm hữu hạn là giới hạn trách nhiệm hình sự hoặc dân sự của một nhà kinh

Page 12: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 12/85

 

doanh, tức là anh chỉ mất đến phần đăng ký trách nhiệm. Mỗi người khi đăng kýtrách nhiệm của mình thì phải lượng sức mình xem có chịu được không. Chính vìthế, nếu không xây dựng được một thể chế để cổ vũ, bảo hộ lòng dũng cảm dân sựcủa nhà kinh doanh thì không phát triển được lực lượng kinh doanh. Chị Thanh códạy họ khôn đến mấy, giỏi đến mấy đi chăng nữa cũng không ăn thua, vì càng giỏi

càng khôn càng dát. Tại sao trí thức không đút đầu vào lỗ châu mai, không làmcách mạng, không muốn đi tù nhiều như các nhà hoạt động chính trị? Tại vì họ

 biết quá, họ khôn quá, họ lỉnh. Cho nên dạy doanh nhân nhiều không đủ mà cần phải xây dựng một thể chế để đảm bảo an ninh con người cho họ thì hiểu biết ấymới được phát huy trong thực tế để họ liều mạng. Trong kinh doanh không thểthiếu yếu tố liều mạng được. Liều 10 lần, thua 3 lần là số đỏ, thua 5 lần là số vàng,và rất có thể thua đến 8 lần. Hán Cao Tổ đánh nhau cả 100 trận, thua 99 trận, chỉthắng 1 trận ở Cai Hạ và lập nên Nhà Hán. Xây dựng một sự nghiệp kinh doanhcũng giống như Lưu Bang kiến tạo nhà Hán. Có một ai đó nói một câu rất nổitiếng là đằng sau một tài sản khổng lồ là một tội ác. Tôi nghĩ nói như vậy là ở thời

kỳ tiền tích luỹ tư bản thôi. Bây giờ thì đằng sau mỗi một sự nghiệp kinh doanh làrất nhiều máu và nước mắt. Vì thế, nếu không có thể chế minh bạch thì có nghĩa làkhông có sự bảo hộ chính trị đối với nhà kinh doanh. Không có sự bảo hộ chính trịđối với nhà kinh doanh thì không thể có sự phát triển kinh tế. Người ta không thể

 phát triển kinh tế bằng đồng vốn nhà nước được. Vì bản chất của sự phát triển làtạo ra giá trị gia tăng. Nếu hôm nay anh có tiền, anh mua một tờ giấy chỉ đáng 5xu và biến tờ giấy trở thành một bông hoa bằng giấy thì anh có thể bán ra 5 đồng.

 Nhưng có những loại kinh doanh huy động tiền bạc từ túi người khác chứ khôngtạo ra giá trị gia tăng. Sự tích lũy tiền bạc không phải là kết quả của sự gia tăngcác giá trị, và đó là kinh doanh không lành mạnh. Hiện nay các nhà quản lý xã hội

không phân biệt được sự tăng trưởng hay sự phát triển này là kết quả của việc thutiền về từ túi người khác hay là kết quả của sự sáng tạo ra giá trị do mỗi nhà kinhdoanh tạo ra. Các anh chị có nói rằng người Việt Nam rất thông minh, nhưngthông minh bằng cách lấy tiền của người khác và thông minh bằng sự tạo ra giá trịtăng lên của những thứ mình đang nắm trong tay là hai sự thông minh khác nhau.

 Nếu không phân biệt được như vậy thì không quản lý nhà nước về kinh tế được.Bất kể ở quy mô nào, một công ty, một huyện, một tỉnh, một quốc gia, quy luật ấyđều giống nhau. Không phân biệt được sự tăng trưởng do giá trị gia tăng với sựtăng trưởng do đốt nhiều năng lượng để nó chạy thì không thể quản lý nhà nước vềkinh tế. Và như vậy, cuối cùng chúng ta phải phân biệt hai khái niệm: nhà nước

mạnh và nước mạnh. Có rất nhiều quốc gia rất đói, rất nghèo nhưng số dư tiền bạccủa nhà nước rất lớn, dự trữ tài sản của nhà nước rất lớn, nhà nước có quyền nói tođối với các nhà nước khác, nhưng luôn luôn run rẩy trước xã hội. Vì sao? Vì vớixã hội anh là con nợ, còn người bên ngoài nhìn vào thì chỉ thấy anh có một khốilượng không biết lấy từ đâu. Phát triển kinh tế không phải là bốc ở mọi chỗ đặtvào một chỗ mà nói rằng đây là phát triển. Phát triển chính là làm gia tăng các giátrị đã có. Mà muốn gia tăng các giá trị đã có thì người tiến hành kinh doanh cũngnhư người tiến hành các lao động kinh doanh phải có trí tuệ để gia tăng các giá trị.

Page 13: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 13/85

 

Cho nên giáo dục là việc đầu tiên để tạo ra sự gia tăng các giá trị xã hội. Mở đầutôi nói rằng tôi rất ngạc nhiên thấy người Nghệ học rất giỏi, người Nghệ xuất sắc ở mọi điểm trên đất nước này, nhưng giáo dục Nghệ An chưa phải là một nền giáodục tỏa sáng. Đấy là câu hỏi mà nếu các anh các chị điều tra thì nhân dân người tasẽ hỏi như thế.

Doanh nhân: Tôi muốn hỏi ông về một số vấn đề. Ông nói là Nghệ An có tiềmnăng rất lớn, nhưng con em Nghệ An vẫn phải đi làm thuê ở Sài gòn và nhiều tỉnhkhác. Vậy tại sao không có nhiều nhà đầu tư lớn vào Nghệ An. Ông có cách nàothu hút được các nhà đầu tư nước ngoài vào Nghệ An để con em đỡ phải đi làm ở xa, có đồng tiền thu nhập, có điều kiện gần gia đình không? Thứ hai, như ông nóicó những doanh nhân làm ra những đồng tiền không minh bạch nên phải đi làm từthiện, vậy có cách nào để các doanh nhân có thể làm ra những đồng tiền minh

 bạch mà không phải làm những việc như ông viết trong sách?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi cho rằng không nên xem việc người Nghệ đi làmthuê là một việc tội nghiệp. Làm thuê là thân phận của con người hiện đại. Cái thờikỳ có một nhà tư bản, một ông chủ bao trùm lên tất cả qua rồi. Tất cả các công tylớn trên thế giới này là công ty công chúng. Đã là công ty công chúng thì không

 phải là của riêng ai, mọi người đều đến đấy làm thuê, kể cả ông chủ tịch. Cho nên,không nên cường điệu việc người Nghệ An đi làm thuê ở các tỉnh. Phải phân biệtviệc đi làm người giúp việc khác với việc làm thuê. Cô thư ký cũ của tôi cách đây22 năm bây giờ làm Tổng giám đốc ngân hàng ANZ Việt Nam. Cô ấy vẫn phảixem cô ấy là người đi làm thuê, nhưng lương làm thuê của cô ấy vào khoảng vàitrăm ngàn đô la một năm. Lương của tôi không được đến thế. Tôi sẵn sàng bỏ địa

vị làm chủ đi làm thuê nếu có lương cao như vậy. Trong nền kinh tế hiện đại, cần phải hiểu khái niệm làm thuê một cách khác đi, và phải nhớ rằng nếu chúng ta vẫncố định khái niệm theo những cái anh nói thì chính là tiêu diệt cảm hứng học tậpcủa bọn trẻ. Vì có học giỏi mấy thì giai đoạn đầu tiên của cuộc đời chúng cũng

 phải làm thuê, và trước khi chết thì may ra được làm chủ một chút, một phần triệucổ phần trong một công ty nào đó. Ví dụ, theo luật ngân hàng, không có công tynào sở hữu quá 10% của một ngân hàng. Không được sở hữu quá 10% mà là mộtcông ty thì không thể có người chủ theo nghĩa tuyệt đối được. Cho nên đi làm thuêvà làm người giúp việc là khác nhau. Chúng ta có thể phân vân một tí khi có ngườinhà đi làm người giúp việc, nhưng chúng ta nên tự hào khi có người nhà làm thuêcho các công ty lớn. Cái đấy về mặt tâm lý là phải dứt khoát, còn nếu không thì vềmở cửa hàng bán nước giải khát ở nhà, anh có thể làm chủ tuyệt đối tài sản củaanh.

Còn tại sao Nghệ An không khá lên được thì tôi trả lời lúc đầu rồi. Cái mà tất cảcác nhà lãnh đạo Nghệ An cần có gan chịu trách nhiệm là tìm giải pháp trongchính trị, tìm ra một cơ cấu hợp với nhu cầu phát triển, với điều kiện phát triển.Còn chuyện người Nghệ An tài ba mà vẫn nghèo thì có thể cái tài ba ở đây là do

Page 14: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 14/85

 

anh nghĩ thế. Trong một bài viết của tôi về các tài năng có một câu như thế này: tàinăng là thứ mà người sở hữu nó là người cuối cùng biết về nó. Như tôi khi sử dụngcán bộ mà anh nào nói rằng tôi tài lắm, thậm chí không nói nhưng bắt đầu ý thứcvề tài năng của mình là tôi không dùng. Lý do rất đơn giản là khi mà con ngựa đã

 biết rằng trên lưng nó là một vật nặng thì nó sẽ dở chứng. Quản trị nhân sự chính

là quản trị sự êm thuận tâm lý trong quá trình cộng tác và làm việc. Con người hayở chỗ là người ta cống hiến mà người ta không biết. Vậy thì lãnh đạo công bằng làgì? Người lãnh đạo công bằng là người biết sử dụng tài năng của con người, mặcdù người ta không ý thức được tài năng ấy, và phải thanh toán cho đủ từng xu mộtđối với tài năng mà anh sử dụng. Sử dụng tài năng không phải là một cuộc mặc cảgiữa tôi và cán bộ của tôi. Rất kỳ lạ là chúng ta đã tạo ra những cuộc mặc cả nhưvậy trên qui mô xã hội là phải xứng đáng với tài năng, xứng đáng với cống hiến.Chừng nào chúng ta còn sa vào cái bẫy ấy thì không thể có phát triển. Phát triển làmột quá trình hợp tác tự thân với các đối tượng và người lãnh đạo buộc phải có tàinăng để đánh giá tài năng của người mà mình sử dụng, và buộc phải công bằng

thanh toán đến từng xu nhỏ một. Không có một cán bộ nào của tôi đòi tôi tănglương bao giờ cả. Để cho người ta đòi tức là người lãnh đạo tồi. Các anh, các chịnhớ rằng khi mình làm chủ doanh nghiệp thì chớ bao giờ để nhân viên của mìnhđòi tăng lương. Phải biết trước đến thời điểm nào thì họ đòi tăng lương và phảithực hiện trước khi họ mở miệng nói về chuyện ấy, thậm chí trước khi cái đầu họ

 bắt đầu nghĩ về chuyện ấy. Như vậy thì chúng ta được gì? Chúng ta được sự êmthuận, sự tự nguyện và không làm vẩn đục nền văn hóa quan hệ giữa anh em laođộng trong cùng một cộng đồng.

Doanh nhân: Tôi là giám đốc Công ty Đông dược Thái lưu, chuyên sản xuất

thuốc thảo dược gia truyền, có những cái tuyệt vời nhưng cũng có cái rất yếu kém.Chúng tôi có rất nhiều bài thuốc chữa trị được bộ Y tế công nhận và được người bệnh ở rất nhiều nơi đặt mua, nhưng hầu hết là yêu cầu chuyển qua đường bưuđiện. Rất nhiều tỉnh yêu cầu công ty phân phối cho bệnh nhân cả nước. Đây không

 phải là tôi quảng cáo nhưng trưởng khoa ở bệnh viện quân đội 108 có nói là chínhvợ và mẹ ông ấy dùng thuốc này mới khỏi được. Rồi bác sĩ Châu ở bệnh việnĐông y trung ương cũng phát biểu là từ trước đến nay chưa có thuốc nào như thếnày. Có những người đi Nhật mang thuốc đi rồi sau đó gọi về cảm ơn và nói tạisao không đưa ra nước ngoài. Nhưng hiện nay cái yếu của tôi là chưa tổ chức đượckhâu kinh doanh và marketing, tìm người có năng lực kinh doanh thì tìm ở đâu.Trong chương trình học ba ngày này, tôi được biết sẽ có bài giảng về marketing,nhưng muốn ông nói cho tôi và những người ngồi đây biết về tổ chức marketing.

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi hiểu vấn đề của anh. Anh là một nhà sản xuất tốt,một thày lang tốt, nhưng là một nhà kinh doanh tồi. Xin lỗi anh, trong cách trình

 bày của anh có rất nhiều sơ hở không chỉ liên quan đến kinh doanh mà còn liênquan đến sự an toàn trong việc sử dụng. Khi người ta kinh doanh dược phẩm,người ta buộc phải tuân thủ các hiểu biết và các luật cơ bản trong lĩnh vực này. Tất

Page 15: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 15/85

 

nhiên anh có thể suy nghĩ là dược phẩm của anh là những thứ có tính chất thảomộc, nó không độc hại ghê gớm nên có thể châm chước cái này, cái kia, nhưng tôithì không nghĩ vậy. Tóm lại, đây là trạng thái của những người kinh doanh đầu thếkỷ thứ 19, nếu lấy tiêu chuẩn của thế giới để đo, nhất là trong lĩnh vực dược học.Với cách sản xuất của anh, anh không có cách gì có đủ tiền để xây dựng hệ thống

 phân phối. Và cũng không một ngân hàng nào muốn cho anh vay tiền với cáchtrình bày như vừa rồi về giải pháp kinh doanh của anh. Anh sưu tầm tất cả các lờikhen, nhưng ở trên thế giới này không ai bán hàng bằng lời khen cả. Hàng hóakhông thể bán được bằng lời khen mà bán được bằng sự xác nhận, đánh giá củacác tổ chức phù hợp với đòi hỏi của luật pháp. Về chuyện này nếu anh cần, chúngtôi cử người đến tận nơi hướng dẫn riêng để xử lý vấn đề của anh. Anh có thểkhông cần xây dựng hệ thống riêng để phân phối, nhưng anh có thể ký gửi vào hệthống phân phối khác. Trên thế giới người ta có rất nhiều hệ thống phân phối. Tấtcả các hệ thống bán lẻ sinh ra là để bán các hàng hóa ký thác mà người sản xuấtkhông có năng lực xây dựng hệ thống phân phối. Kinh doanh hiện đại buộc phải

có một số qui tắc, một số điều luật, một số hiểu biết và buộc phải thận trọng trongdiễn đạt. Bởi vì diễn đạt như anh tại một cơ sở công cộng là một sự xác nhận đểkhông một ngân hàng nào cấp tín dụng cho anh. Với những người làm ăn, tôi phảinói thẳng, tôi không thể nói vu vơ 

Cán bộ Trường Chính trị Nghệ An: Tôi xin hỏi một câu hỏi có tính chất cá nhânnhưng cũng có thể là một tâm tư nguyện vọng phổ biến của nhiều anh chị em.

 Năm 1997, tôi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, năm 1998 tôi nhận công tác ở Trường Chính trị Nghệ An, năm 1999 tôi vào đoàn luật sư Nghệ An, năm 2000 tôicùng một số anh em có lập ra văn phòng luật sư Thiên Thanh ở Nghệ An và tôi

làm trưởng văn phòng. Năm 2004 Luật Luật sư thay thế Pháp lệnh Luật sư, lúc ấytôi làm công chức nên không được làm luật sư theo pháp lệnh. Năm 2004 tôi cũnglà một trong những thành viên của ban vận động thành lập hội doanh nghiệp nhỏvà vừa Nghệ An. Theo luật công chức có hiệu lực vào tháng 1 năm 2010 thì tôi làcông chức, nhưng thực ra tôi không được sử dụng quyền lực công để thi hànhcông vụ mà tôi chỉ sử dụng kiến thức giảng bài cho đội ngũ cán bộ công chức củatỉnh, vậy thì tôi có được tư vấn pháp luật không? Tôi có được thành lập doanhnghiệp, có được tham gia vào ban chấp hành của các hiệp hội doanh nghiệpkhông? Đấy là những câu hỏi cụ thể của tôi. Hiện nay luật cán bộ công chức hạnchế rất nhiều việc không được làm mà tôi thì không được sử dụng quyền lực công.

Ông Nguyễn Trần Bạt: Anh chỉ còn một quyền nữa thôi, đó là yêu cầu hệ thốngquản lý công chức tăng lương cho anh, bởi vì khi làm công chức anh không đượclàm những việc như vậy. Tôi ủng hộ qui định công chức là không làm những việckhác ở bên ngoài. Có một thời kỳ người ta sinh ra một khái niệm là dịch vụ công,sau đó nó biến, bởi vì nó bị lợi dụng ngay. Tôi nghĩ rằng đã là công chức thì khôngđi làm luật sư được, nhưng không đi làm luật sư tư chứ không phải là không đilàm luật sư công, tức là các ủy viên công tố. Khi còn là công chức anh cũng không

Page 16: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 16/85

 

thể dây dưa đến các hiệp hội được, anh sẽ làm hỏng cái hiệp hội ấy, bởi vì khi ấyngười ta sẽ xem đấy không phải tổ chức của xã hội dân dự mà là cơ quan nối dàicủa Đảng và Chính phủ. Không có cách nào khác cả. Vậy để anh sống được với tưcách là một công chức thì phải tăng lương cho anh, không phải tăng lương do cấp

 bậc mà tăng lương do nhu cầu sống của công chức. Trong bài viết trên báo Lao

động Xã hội, tôi có nói rất rõ là khu vực công không có cách gì để đu với khu vựctư về chuyện trả lương được, khu vực công chỉ có sự thăng tiến, tức là nếu anhthích tạo dựng sự nghiệp, uy thế chính trị thì anh đi làm ở khu vực công. Còn nếuanh định đi tìm thu nhập cao thì ở khu vực công không có, mà nếu có thì đấy làtham nhũng. Không có cách gì khác cả. Anh có thể thôi làm công chức và ra mở văn phòng luật. Tôi là một người như thế. Tôi là công chức, đến năm 1992, khi cóluật công ty là tôi thôi làm công chức để ra mở công ty, và tôi rành mạch từ khichính phủ chưa quan tâm đến rành mạch là gì. Ở trong công ty của tôi chỉ còn duynhất một yếu tố dính líu đến khu vực công, đó là Chi bộ Đảng của những ngườicộng sản trong công ty của tôi sinh hoạt trong Đảng bộ của Viện Khoa học Việt

 Nam. Bởi vì chúng tôi và họ có nội dung để thảo luận với nhau, còn đảng viên ở chỗ tôi mà về phường thì chẳng có cái gì để nói cả. Vì anh em vẫn lưu luyếnchuyện ấy mà đảng bộ cấp trên chấp nhận cho nên tôi cũng chấp nhận. Tôi nghĩ rằng cần phải rành mạch về chuyện này. Anh muốn làm những việc khác thì anh

 phải thôi làm công chức. Nhưng anh bỏ thì anh cũng phải biết rằng mình làm baonhiêu năm rồi, bây giờ mình bỏ, sang năm nhỡ mình trúng vào cấp ủy, vào tỉnh ủythì sao? Con người luôn luôn phải đứng trước các sự phân vân như thế và có tráchnhiệm phải cân nhắc và đưa ra các quyết định dứt khoát. Nếu không dứt khoát,không rành mạch là thiếu trung thực. Hôm nay được chị Thanh và các anh chị thưagửi một chút làm tôi cũng thấy thích, chứ còn ngày thường tôi có được thưa gửi

thế này đâu. Đến các cơ quan quản lý nhà nước, trông thấy mặt một giám đốc côngty thì không ai chào đón, không ai lễ phép đâu, nhất là ở cơ quan cảnh sát kinh tế.Và chúng ta buộc phải chấp nhận điều ấy. Đấy là sự vất vả, thiệt thòi của doanhnhân ở giai đoạn hiện nay, nhưng đổi lại thì người ta có tiền. Bây giờ chúng ta cáigì cũng muốn cả, muốn cả doanh nhân, muốn cả đảng viên, muốn cả đảng ủy,muốn cả chính quyền, muốn cả quốc hội, muốn tất thì không được.

Cán bộ Trường Chính trị Nghệ An: Tôi có câu hỏi đặt ra với ông Nguyễn Trần Bạt. Thứ nhất là ngay từ đầu tôi thấy ông đã đau đáu với vấn đề giáo dục đào tạo,và ông thấy trăn trở là tại sao giáo dục Nghệ An không phải là điểm sáng của Việt 

 Nam. Và nếu nhìn rộng ra thì tại sao giáo dục Việt Nam lại không phải là điểm sáng chói của giáo dục thế giới. Chắc hẳn khi mà ông đau đáu về vấn đề đấy thìông đã có những câu trả lời rồi, xin ông gợi mở những suy nghĩ của mình?

Câu hỏi thứ hai cũng liên quan đến vấn đề giáo dục, tôi thấy ông với tư cách làmột doanh nhân thành đạt thì với rất nhiều doanh nhân đang ngồi đối diện trướcmặt ông, ông sẽ nói gì với họ xung quanh vấn đề giáo dục đào tạo? Tôi cũng xinhỏi với tư cách là một nhà trí thức, ông hãy đặt mình vào địa vị của một người

Page 17: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 17/85

 

 giáo viên khi đối diện với rất nhiều người đã, đang và sẽ là doanh nhân, ông sẽ nói gì với họ?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghe chị nói thì tôi biết chị là giáo viên. Tôi xin trảlời chị là không phải bất kỳ sự phát triển logic nào cũng vô tận. Tôi cay cú việc

 Nghệ An không phải là một điểm sáng về giáo dục thì không thể suy rộng ra rằngtại sao Việt Nam lại không phải là một điểm sáng về giáo dục trên thế giới. Tôi chỉnói trong khuôn khổ Việt Nam thì Nghệ An là một điểm có lịch sử, có nguồn gốcgiáo dục rất xuất sắc, vậy tại sao nó không xuất sắc nữa? Và câu hỏi này không

 phải là tôi trả lời mà những người như anh Hằng và anh Bình Minh phải trả lời.Đấy là một câu hỏi sống còn đối với tương lai của cả nước lẫn của từng tỉnh. NếuTổng Bí thư đột nhiên rẽ vào đây thì tôi cũng nói thẳng như thế. Trong một bài trảlời phỏng vấn của Vietnamnet gần đây, tôi có nói rằng "Mặt trận giáo dục là mộtĐiện Biên Phủ, kẻ nào thua trong trận ấy sẽ không có tương lai chính trị". Đấy làchìa khoá đầu tiên và quan trọng nhất để giải quyết bài toán phát triển Việt Nam.

 Nếu không chúng ta vẫn cứ tiếp tục đi làm ôsin, nếu không chúng ta vẫn cứ tiếptục cho con gái của chúng ta đi làm vợ những ông què, cụt bên Đài Loan như báochí vẫn nói, chúng ta vẫn cho vợ đi làm lao động ở nước ngoài, và khi về cũngquên cả ngửi xem đồng tiền ấy có mùi gì nữa. Tôi nghĩ rằng giáo dục là cái quantrọng nhất, đấy là điểm quyết tử mà nếu Nghệ An tiên phong được thì Nghệ An sẽcó một tương lai chính trị cực kỳ sáng sủa bắt đầu từ phát triển giáo dục. Tôi cónói trong bài phỏng vấn ấy rằng tại sao chỉ trong vòng 20 năm nay chúng ta cóhàng trăm, hàng nghìn khu công nghiệp được quy hoạch ở các tỉnh, chúng ta cóhàng chục sân golf rộng hàng chục ngàn hecta trong cả nước, nhưng chưa ở đâuchúng ta có quy hoạch cho vùng đất để ưu tiên phát triển giáo dục? Câu hỏi này tôi

đặt ra với chính phủ chứ không phải đặt với Nghệ An, nhưng để gợi ý với các anhrằng nếu Nghệ An đi tiên phong trong việc hỗ trợ các thầy, các cô tạo ra nhữngđiều kiện ban đầu để có thể xuất hiện những trường, sở tư thục bằng sự hỗ trợ đấtđai thì đấy là một sáng kiến. Rồi các anh các chị sẽ thấy rằng những đứa trẻ thôngthái được đào tạo ra bằng sự cố gắng, bằng sự vắt cổ chày ra nước để đầu tư vàođấy nó sẽ trả lời câu hỏi của chúng ta.

 Năm tôi 16 tuổi cha tôi bảo “nhà mình nghèo quá không đủ tiền để học, thôi con đilàm đi, khi nào có tiền thì sẽ học”. Và tôi giắt tư trang đi theo một đoàn khảo sátrừng lên xây dựng cơ quan quy hoạch lâm nghiệp Sông Hiếu ở Phủ Quỳ. Và tôi đã

vác cái mia đi lang thang từ Tương Dương lên đến tận Thông Thụ giáp biên giớiLào. Tôi là người đã đi lang thang đến tận cả các vùng hẻo lánh của đất Nghệ Annày để quy hoạch khu lâm nghiệp Sông Hiếu. Sau đó có chiến tranh thì tôi đi bộđội. Cha tôi nói thế và tôi đi. Con không cãi cha được, và cũng không cãi gì mộtông bố nghèo, một ông bố cũng rất gương mẫu, cũng cộng sản nữa. Sau đó tôi đi

 bộ đội luôn, bốn năm sau tôi bị sức ép ở cơ bụng, tôi quay về trong một nỗi đauxót là kẻ bị loại ngũ vì không đủ sức phục vụ chiến tranh. Bây giờ anh nào màđược loại ngũ thì sướng như mở cờ trong bụng, nhưng ở cái thời của tôi mà bị loại

Page 18: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 18/85

 

ra khỏi quân đội vì sức khoẻ tức là một sự thông báo với xã hội rằng cái anh đànông này không đáng để lấy làm chồng, thế có đau khổ không. Cha tôi bảo là bâygiờ con lại đi học đi. Tôi bảo tiền đâu? Ông bảo ba có thể cho con một tháng nămđồng. Mà lúc bấy giờ cái suất ăn tại cái bếp ăn tập thể là 12 đồng. Vào thời điểmấy trường tôi học sơ tán ở vùng Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Lúc ấy vì là người đi bộ

đội về nên tôi trở thành bí thư đoàn trường. Chúng tôi tổ chức hội nghị phụ huynh,xin quyên góp cũng được một số tiền. Mọi người bảo để mua sắm cho sang trọng,nhưng tôi bảo chia ra làm hai, một phần mua gạo, một phần nữa mua dụng cụ đánhcá. Bởi vùng nước lợ Kiến Thuỵ là vùng mà mỗi một tấc đất là có một con cua,một con rạm hoặc một con cá, hễ cứ đặt xuống là cua, cá nó vào, và chúng tôi bêmột nửa số cua cá ấy ra chợ bán để mua gạo, một nửa để lại làm thức ăn. Thưa cácanh, các chị là bằng cách như vậy tôi đã sống và thi được vào đại học. Trong khitôi tự cứu mình để vào đại học thì tôi giúp đỡ hàng trăm học sinh lớp 10 khác cóđược điều kiện để theo học. Trong tất cả các sáng tạo của con người, sự sáng tạo vìđồng loại bao giờ cũng có những kích thước, những chất lượng con người căn bản.

Đấy là chuyện riêng của tôi, nhưng tôi kể là để cho các anh các chị thấy rằng nhâncách con người được bảo vệ bằng cách nào. Tôi học rất giỏi. Ở bộ đội về, lớn rồinên tôi phải gương mẫu, chăm chỉ. Bí thư đoàn thì phải chăm chỉ, mà đã chăm thìgiỏi thôi. Tôi học rất giỏi và tôi nhận được quyết định cử đi học khoa vật lý ở trường Lomonosov, và một quyết định kết nạp Đảng. Kể ra nếu tôi được kết nạpđảng từ năm 1967 đến bây giờ thì cũng khối tuổi đảng rồi. Lúc bấy giờ tôi gặp vợ tôi, cô ấy là con một việt kiều ở bên Pháp. Thời kỳ ấy có người nhà ở nước ngoàithì bị kỳ thị lắm. Vợ tôi không được đi học đại học và tôi buộc phải vận động đểmột năm sau đó vợ tôi được đi học trở lại. Khi đó, ông bí thư chi bộ là hiệu phó

 bảo với tôi rằng: cậu có quan hệ nam nữ, luyến ái ở trong nhà trường, nếu cậu

muốn nhận hai quyết định này thì cậu phải từ bỏ quan hệ với cô ấy đi. Tôi trả lờirằng: thầy là người dạy vật lý, hai quyết định này với chuyện kia nó không cùngthứ nguyên, mà không cùng thứ nguyên thì không đổi cho nhau được, vì thế chonên không tôi không đổi cho thầy người bạn gái của tôi để lấy hai tờ giấy ấy, thầycứ giữ lấy cái của thầy. Nếu chấp nhận sự đánh đổi ấy thì tôi có thể trở thành mộtông giáo sư, một ông tiến sĩ dễ hơn nhưng khí phách con người thì chưa chắc tôiđã có được như thế. Mà tôi cho rằng trong đời sống hàng ngày của con người thìlòng dũng cảm, khí phách quan trọng hơn một số các chứng chỉ.

Bằng cái việc ấy tôi muốn chứng minh rằng giáo dục là số một, nếu có Tổng bí thư

ở đây tôi cũng sẽ nói như thế, nếu có Thủ tướng ở đây tôi cũng nói như thế, nếu cóChủ tịch nước ở đây tôi cũng sẽ nói như thế. Việt Nam nếu không giải quyết tốtvấn đề giáo dục sẽ không có tương lai. Cho dù có ai viện trợ, có ai cho cái gì đinữa thì cũng không là gì hết. Năm 1987, khi tôi lập công ty này, tôi có 1 cái xeđạp, mà đấy là cái xe đạp không phanh, không chuông. Sau 2 năm tôi đi ô tôsecond hand. Sau 3 năm tôi đi xe ô tô mới. Sau 4 năm tôi đi xe ô tô Mercedes. Vàtôi dừng lại không tiếp tục đu theo hướng ấy nữa, vì suy ra cho cùng ô tô cũngkhông phải là niềm vinh hạnh của mình mà chỉ là phương tiện để chở mình mà

Page 19: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 19/85

 

thôi. Có khi nói chuyện với các anh các chị đem lại thú vị hơn nhiều so với việc điloại xe gì.

Doanh nhân: Kính thưa ông Nguyễn Trần Bạt, các doanh nghiệp muốn phát triểnlành mạnh thì phải có một môi trường xã hội lành mạnh. Môi trường xã hội lành

mạnh thì ông đã nhắc ở bài "Tận nhân lực tri thiên mệnh" đăng ở trên báo Doanhnhân Sài Gòn, đó là xã hội dân sự. Với tư cách là doanh nhân thành đạt thì ông sẽ tư vấn như thế nào để xã hội dân sự phát triển, mà xã hội dân sự phát triển thì cácdoanh nghiệp mới phát triển được?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Về vấn đề này, trong một buổi thảo luận với một số anhtrong Hội đồng Lý luận Trung ương, có cả giáo sư Trần Ngọc Hiên dự, tôi có nóirằng “để cho các nhà chính trị của chúng ta cổ vũ khái niệm xã hội dân sự thì nhàkhoa học phải chứng minh với các nhà chính trị rằng xã hội dân sự là một kháiniệm thân thiện với chính trị”. Tất cả các nghiên cứu của tôi về lĩnh vực này đều

muốn chứng minh với nhà cầm quyền rằng, đây là một khái niệm hoàn toàn thânthiện đối với một chế độ chính trị như chúng ta có hiện nay. Nếu về mặt khoa họcchúng ta không chứng minh được điều ấy, về mặt thái độ xã hội không ý thứcđược điều ấy thì xã hội dân sự của chúng ta không được thừa nhận một cách côngkhai về mặt pháp luật, và một cách thật thoải mái về mặt chính trị. Hiện nay kháiniệm xã hội dân sự chưa được thừa nhận đầy đủ cả về mặt luật pháp lẫn về mặtthái độ chính trị và chính điều đó ngăn cản việc hình thành một đội ngũ doanhnhân, một nền văn hoá kinh doanh, một môi trường kinh doanh mà ở đấy mọi việc

 phải phát triển một cách tự nhiên. Chúng ta chưa có cái đó. Hiện nay các nhà quảnlý lờ đi một số mặt để cho nó tồn tại, nhưng thừa nhận nó như những yếu tố không

thể không có thì chưa. Và từ chỗ cấm đến chỗ lờ đi và đến chỗ thừa nhận là cả mộtquá trình. Quá trình ấy được gọi một cách chặt chẽ là sự phát triển chính trị.Chúng ta không thể sốt ruột được, chúng ta phải kiên nhẫn. Không có cách gì bắtép các nhà chính trị phải làm thế này, phải làm thế kia được. Chúng ta tạo điềukiện để khuyến khích họ, làm cho giữa chúng ta - những doanh nhân với nhữngnhà chính trị có một quan hệ thân thiện. Quan hệ thân thiện tạo ra sự thoả hiệp mộtcách dễ dàng hơn về mặt chính trị.

Doanh nhân: Thưa ban lãnh đạo tỉnh, thưa toàn thể đại diện các doanh nghiệp,thưa ông Bạt. Được biết ông đã đi rất nhiều nước và biết được rất nhiều cách kiếmtiền, từ kinh doanh sòng bạc đến buôn bán cho đến sản xuất kinh doanh. Xin ôngcho biết các doanh nghiệp ở nước ngoài khác các doanh nghiệp ở nước mình nhưthế nào, họ được hỗ trợ như thế nào? Thứ hai, ông là người Nghệ An, xin ôngmách nhỏ cho các doanh nghiệp ở Nghệ An làm ăn như thế nào để phát triển tốt?Tôi cũng xin ý kiến ban lãnh đạo tỉnh là hàng năm nên thành lập một hội nghịthương mại đi tham quan du lịch hay đi tham quan các triển lãm ở nước ngoài đểvề học hỏi. Nếu như ban lãnh đạo tỉnh đã thành lập rồi thì cho tôi được biết, vìhiện nay tôi đang mong muốn đầu tư một dây chuyền sản xuất về cơ khí. Vừa rồi

Page 20: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 20/85

 

tôi sang Trung Quốc tôi thấy dây chuyền không bảo đảm vì nó không được bền,muốn sang mua của Đài Loan hay của Châu Âu thì tôi có thể liên hệ ở đâu để tôicó thể đi khảo sát và mua dây chuyền của họ?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Câu mà anh hỏi các nhà lãnh đạo của tỉnh thì tôi không

trả lời được, còn câu mà anh hỏi tôi là ở các nơi khác trên thế giới người ta đối xử,người ta ưu đãi, người ta bảo vệ hay hỗ trợ doanh nhân như thế nào thì tôi nói lạivới anh là, một trong những điểm quan trọng của WTO là cấm các các chính phủhỗ trợ đối với các doanh nghiệp. Do đó, xuất hiện một loạt những hiện tượngchống bán phá giá hàng hoá Việt Nam ở nước ngoài. Không có câu chuyện cácchính phủ tốt bụng muốn hỗ trợ các doanh nghiệp của nước mình thì hỗ trợ đâu.Thế giới không khuyến khích chuyện đấy. Chừng nào doanh nhân Việt Nam cònđi tìm và kêu gọi sự hỗ trợ của chính phủ thì chưa làm doanh nhân được, bởi vìdoanh nhân Việt Nam đã gia nhập WTO rồi thì phải bình đẳng với các doanh nhânkhác ở trên thế giới, ít nhất là về mặt quan hệ với chính phủ. Ở các nước phát

triển, xã hội vẫn hỗ trợ doanh nhân bằng chính môi trường xã hội chứ không phải bằng thái độ của chính phủ. Môi trường xã hội hỗ trợ kinh doanh, hỗ trợ doanhnghiệp là môi trường bảo vệ người tiêu dùng chặt chẽ, bảo vệ quyền sở hữu củachủ xí nghiệp, bảo vệ quyền của người lao động một cách chặt chẽ. Tất cả nhữngyếu tố như vậy tạo ra một môi trường thuận lợi cho kinh doanh, và anh tiến hànhhoạt động kinh doanh của anh trong những điều kiện chặt chẽ như vậy thì anh yêntâm. Đấy chính là sự hỗ trợ của xã hội các nước phát triển, của trình độ phát triểncủa họ đối với hoạt động có tính chất kinh doanh ở nước họ. Chúng ta chưa cóđược điều ấy. Chúng ta chưa có một cách rành mạch, một cách vững chắc, mộtcách chi tiết điều ấy, chúng ta phải phấn đấu. Và chính phủ muốn làm được điều

ấy thì phải được nghe tiếng nói của các anh, phải biết là các anh đau chỗ nào. Mộtloại chính sách mà tạo ra một triệu vết đau thì buộc phải xem xét lại. Tôi có viếtmột bài nói rằng "Xét về phương diện vĩ mô mà nói thì một chính sách mà độngchạm đến quyền lợi của năm người thì được xem xét một kiểu, chính sách màđộng chạm đến một nghìn người thì phải xem xét một kiểu khác". Tại sao chúng takhông lập một phòng thương mại tỉnh? Tôi đã đến rất nhiều nước trên thế giới vàtôi thấy họ có các phòng thương mại vùng, ví dụ vùng Picardi ở Pháp. Năm 1989người ta mời tôi đến đó cùng với anh Phan Xuân Đợt, lúc bấy giờ là bộ trưởng bộlâm nghiệp. Chúng ta chưa có quy định về chuyện này. Bây giờ chúng ta chỉ cómột Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, làm tất cả mọi thứ, nói tất cả mọi

thứ. Có lẽ trong điều kiện không ai nói hộ doanh nhân thì tiếng nói của PhòngThương mại Công nghiệp Việt Nam cũng tốt, nhưng khi doanh nhân hết ngọng rồithì có lẽ cũng phải trả cho họ quyền thành lập các phòng thương mại khu vực. Tôigợi ý các nhà lãnh đạo Nghệ An như thế.

Cán bộ Trường Chính trị Nghệ An: Thưa ông Nguyễn Trần Bạt, tôi cũng đã đọcrất nhiều bài báo ông viết trên mạng và một số tài liệu trao đổi của ông với Họcviện Chính trị Quốc gia HCM. Tôi muốn hỏi thêm một số thông tin, trong quá

Page 21: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 21/85

 

trình làm việc thì thấy có những vướng mắc. Tôi thấy hiện nay nước ta còn bănkhoăn về mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong quá trình chuyển đổitừ một nước nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ thì mô hình phát triển kinh tếcủa nước ta là gì, và từ đó dưới góc độ cách nhìn về Nghệ An của ta thì nên lựachọn mô hình tăng trưởng kinh tế nào? Thứ hai, ông là người đi rất nhiều các nước

tư bản phát triển, ông có thể trao đổi thêm một chút về kinh tế nhà nước ở cácnước phát triển nó chiếm bao nhiêu phần sở hữu trong sở hữu của nền kinh tế quốcdân, và nó đóng góp bao nhiêu phần trăm? Vai trò chỉ đạo, điều hành của nó đốivới nền kinh tế như thế nào, bởi vì nó liên quan đến định hướng phát triển nước tahiện nay, đây là những thành phần kinh tế chủ đạo. Câu hỏi thứ ba là hình nhưtrong quá trình phát triển đột phá về tư duy lý luận của đảng ta, và nói chung vềmặt lý luận phát triển chúng ta có những khuôn mẫu về mặt tư duy, tức là bị hạnchế về mặt lý luận. Do những hạn chế đó nên dẫn đến những hạn chế tư duy trongquá trình hoạt động, đột phá và tạo ra những bước phát triển sáng tạo?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Câu hỏi của anh khó quá. Câu khó nhất tôi trả lời trước làđảng ta có hạn chế tư duy không. Tôi không phải là đảng ta, vì thế tôi không thaymặt đảng ta để nói nó có hạn chế hay không. Nhưng giả định nếu tôi là đảng thì tôikiên quyết không để cho bất kỳ loại lý thuyết nào hạn chế tư duy của tôi cả. Có lẽcách nghĩ như thế là hợp lý nhất. Phải nói rằng, trong thực tế sự hạn chế tư duylàm nảy sinh rất nhiều vấn đề làm cho chúng ta phải sửa, chúng ta phải nghĩ đi,nghĩ lại. Một xã hội mà toàn bộ thời gian của bộ máy lãnh đạo cao cấp của nó chỉdành để bàn cãi những chuyện như thế thì chắc là rất khó phát triển. Vì thế tư duylà việc buộc phải có, nhận thức là việc phải có, và càng linh hoạt càng tốt.

Hiện nay giáo sư Trần Ngọc Hiên có một bài phát biểu rất nổi tiếng tại trường Đạihọc Kinh tế Quốc dân trong một hội thảo về mô hình phát triển, lát nữa giáo sưHiên sẽ nói về chuyện này. Để trả lời câu hỏi của anh thì tôi cho rằng chúng ta

 phải làm rõ khái niệm mô hình. Mô hình là cái gì? Là cái anh tạo ra để làm mẫucho người đời, hay là cái anh đi sao chép của người đời để làm cho anh? Phải phân

 biệt chỗ này. Đấy là công việc của cả khối tuyên giáo lẫn của trường đảng địa phương. Nếu mô hình là cái anh mượn của thiên hạ để theo thì thiên hạ ấy là ai, vàđiều kiện của mô hình ấy là gì, anh phải làm rõ. Còn cái mà anh tạo ra để cho nhândân theo thì anh phải chứng minh cho nhân dân thấy cơ sở khoa học của nó. Hiệnnay chúng ta mới chỉ thảo luận đến chữ “mô hình” như cái lồng, còn bên trong

nhốt con gì thì chưa ai nói. Theo tôi, nên bỏ khái niệm đi tìm kiếm mô hình ấy đi.Tôi biết từ ngày mở cửa đến bây giờ, chúng ta đi tìm rất nhiều mô hình. Tôi từnglàm việc ở Bộ khoa học và Công nghệ, bất kỳ mô hình nào cũng liên quan đến cái

 bộ mà tôi làm việc, mà tôi là kẻ rất tò mò về chuyện đấy và cũng được các thứtrưởng, bộ trưởng rỉ tai (vì bộ trưởng là thầy của tôi), tôi hiểu rằng từ năm 1985 -1986 đến giờ chúng ta vẫn đi tìm mô hình mà không tìm thấy. Vì tìm mô hình củangười ta thì không có, còn nghĩ ra mô hình cho mình cũng không dễ và rất mấtthời gian. Ở chỗ này làm như thế nào là vấn đề khổng lồ của lý luận. Đây không

Page 22: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 22/85

 

 phải là việc mang ra để giễu, đây là một việc khó mà tôi cho rằng không làm được.

Về câu hỏi thứ ba của anh về kinh tế nhà nước, tôi rất ngạc nhiên trước chuyện thếgiới và Việt Nam cứ bàn đến kinh tế nhà nước. Kinh tế là gì? Kinh tế là tiền vốn +điều hành + kinh doanh. Kinh tế nhà nước là nhà nước bỏ vốn hay nhà nước kinh

doanh, hay nhà nước vừa bỏ vốn vừa kinh doanh? Đấy là ba tình huống cần phảilàm rõ. Nhà nước bỏ vốn cũng là kinh tế nhà nước, nhà nước kinh doanh và nhànước vừa bỏ vốn vừa kinh doanh cũng là kinh tế nhà nước, đấy là trên thực tế.Trong xã hội vẫn có cuộc thảo luận là kinh tế nhà nước chủ đạo hay kinh tế nhànước là một bộ phận hợp thành của cái gọi là nền kinh tế quốc dân. Đây là mộtkhái niệm nặng về chính trị. Cho đến phút này cuộc thảo luận ấy vẫn được tiếp tụcdiễn ra một cách gay gắt trong giới học thuật về kinh tế vĩ mô, về kinh tế chính trịhọc. Cho nên, chưa có một kết luận rành mạch nào về chuyện này ở Việt Nam tạithời điểm hiện nay. Còn anh hỏi ý kiến riêng của tôi thì tôi cho rằng, nhà nướccàng ít vai trò trong sinh hoạt kinh doanh và kinh tế bao nhiêu thì xã hội càng lành

mạnh bấy nhiêu. Nhà nước có thể bỏ vốn, tôi lấy ví dụ cơ quan Nasa là nhà nước bỏ vốn. Tôi là người tham gia soạn hợp đồng cho vệ tinh đầu tiên của Việt Namvới hãng Lockheed Martin. Đấy là một hãng tư nhân, nhưng khi nhà nước ký hợpđồng với nó để sản xuất máy bay chiến lược chẳng hạn thì giai đoạn sản xuất ấynó quản lý vốn cho nhà nước, và nhà nước cung cấp cho nó tất cả các loại dịch vụkể cả bảo vệ an ninh, bảo vệ người của nó. Nhà nước có thể có những kinh doanhthông qua các công cụ tư nhân và nhà nước hợp tác với tư nhân và hỗ trợ họ trongnhững nhiệm vụ chiến lược nào đó mà nhà nước xem là mục tiêu của mình. Đây là

 bài toán rất khó giải quyết ở Việt Nam, nhất là khi chúng ta có thói quen xem nhànước là tất cả. Chúng ta xem nhà nước là tất cả nên nhà nước không thể ngoảnh

mặt làm ngơ trước một mặt trận sôi động và quan trọng như mặt trận kinh tế, và vìthế rất khó để nói rằng nhà nước cần phải tránh ra chỗ khác. Và như vậy là nhànước nhảy vào giữa cái sân ngồi ở đó và nói rằng, ta ngồi ở đây để giám sát.Không ai có thể hôn nhau trước mặt bố mẹ được. Nhà nước mà có mặt một cáchthái quá thì hạn chế kinh doanh, mà nhà nước ngoảnh mặt làm ngơ thì cũng khôngđược. Bởi nhà nước, nhất là nhà nước CHXHCN Việt Nam chưa có thói quen đểkhẳng định điều ấy.

Doanh nhân: Thưa ông Nguyễn Trần Bạt, trước khi vào câu hỏi, tôi có đôi điềutâm sự với hội trường chúng ta. Ngồi đây từ sáng tôi có một băn khoăn là không

 biết đây là một hội thảo về chính trị hay hội thảo về kinh doanh. Vì tôi làm kinhdoanh nên nếu hội thảo này là về chính trị thì chiều tôi không đi nữa. Tôi có câuhỏi, được biết ông lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, cũng như rất nhiều người NghệAn khác cũng bắt đầu sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng, nhưng rất nhiều ngườikhông thành công. Xin hỏi ở ông có cái gì khác những người khác dẫn đến việcông thành công?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Sở dĩ tôi thành công bởi tôi không bỏ những cuộc hội

Page 23: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 23/85

 

thảo mà ở đấy người ta bàn lẫn giữa kinh doanh và chính trị. Bởi vì một con cámuốn bơi thì phải hiểu nước, không hiểu chính trị chính là không hiểu môi trườngsống của doanh nghiệp của anh, môi trường sống của các hoạt động kinh doanhcủa anh. Anh sẽ thất bại là cái chắc, nếu anh tảng lờ các khía cạnh chính trị, bởi vìchính trị đã gieo gió thì kinh doanh sẽ gặt bão.

Doanh nhân: Xin cảm ơn câu trả lời của ông. Không phải tôi không nghĩ đến sựliên quan giữa chính trị và kinh tế, mà tôi có cảm giác ngồi từ sáng đến giờ giốngnhư ngồi họp ở quốc hội. Tôi cũng tham gia các kỳ họp quốc hội nhưng tôi nghĩ trong một hội thảo như thế này thì phải ưu tiên kinh doanh hơn thay vì chính trị.Đấy là thứ nhất. Thứ hai ông vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi là ông khác nhữngngười kinh doanh khác ở chỗ nào?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi là người tiến hành các kinh doanh của mình, sáng tạora các kinh doanh của mình trên cơ sở phân tích một cách toàn diện các cơ hội của

đời sống kinh tế. Ví dụ, năm 1979, khi người Trung Quốc tổ chức chiến tranh ở  biên giới là tôi nghĩ ngay đến chuyện cộng đồng khối xã hội chủ nghĩa sẽ cókhủng hoảng chính trị. Cũng tại thời điểm ấy thì giáo sư Brzezinski cũng bắt đầunghiên cứu hiện tượng khủng hoảng ở châu Âu. Năm 1983 khi Gorbachev lên ở 

 Nga sau cái chết của hai tổng bí thư mà đảng ta rất ca ngợi là Andropov vàChernenko, thì tôi bắt đầu chú ý vào nhân vật Gorbachev. Tôi nghĩ rằng nếu thựcthi perestroika và glasnost bằng một con người như thế này thì Liên Xô chắc chắnsụp đổ. Nếu Liên Xô sụp đổ thì Việt Nam sẽ như thế nào? Việt Nam không cònchỗ dựa nữa vì chúng ta là thành viên của khối SEV. Vậy Việt Nam không cònchỗ dựa nữa thì Việt Nam phải có chính sách như thế nào? Mở cửa, đổi mới. Đổi

mới nông nghiệp, khoán 10 chỉ đủ giải quyết vấn đề đói, nó không đủ để giảiquyết vấn đề phát triển. Vậy thì phải mở cửa. Mà đã mở cửa thì người Tây sẽ vàovà khi đó thì hai cộng đồng gặp nhau. Người Tây không hiểu gì về người Việt

 Nam và người Việt Nam cũng không hiểu gì về người Tây. Vậy thì dứt khoát haicộng đồng này phải cần một người phiên dịch. Tôi lập công ty này để làm côngviệc phiên dịch ấy và tôi thành công. Cái mà tôi trình bày với anh hoàn toàn khôngliên quan gì đến kinh doanh, nó liên quan đến chính trị, mà không phải chỉ chínhtrị Việt Nam. Tôi không nói con đường của tôi là con đường duy nhất, nhưng tôinói kinh nghiệm của tôi, và tôi cũng không dám nói là tôi đúng. Tôi chỉ nói là sở dĩ tôi thành công bởi vì tôi biết dự những cuộc hội thảo có bàn cả chuyện chính trị

lẫn chuyện kinh doanh. Và phải nói thật là trong đời sống chuyện chính trị vàchuyện kinh doanh không thể rành mạch, vì thế cho nên không hiểu cái này thìkhông thể hiểu cái kia. Thế mới có môn học kinh tế chính trị học. Và cũng chínhvì thế tôi rất hoan nghênh việc Trường Chính trị Nghệ An đứng ra tổ chức hội thảonhư thế này. Tôi xin nói lại, đây là một ví dụ về việc các nhà chính trị chuyênnghiệp đã bước một chân vào trong đời sống của cộng đồng kinh doanh không

 phải với tư cách là một kẻ kinh doanh mà với tư cách là một kẻ hướng dẫn chínhtrị cho cộng đồng ấy. Tôi hoan nghênh bởi vì như thế, tôi nhận lời đến đây nói

Page 24: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 24/85

 

chuyện với các anh, các chị là vì như thế. 11h30 tối qua tôi mới lên đến tàu, sángnay đến đây là 4h30 sáng, không ngủ được, nhưng vì háo hức được đối thoại vớicác đồng nghiệp Nghệ Tĩnh cho nên tôi không thấy mệt.

Cái hớ của anh khi nói làm tôi thích câu hỏi của anh nhất, bởi đấy là cơ hội để tôi

nói với các anh em khác. Chớ bao giờ bỏ qua chính trị, chính trị là gió, còn kinh tếlà bão, sai một chút nhỏ trong chính trị sẽ tạo ra bão ở khu vực kinh tế. và cái rủiro ấy nó lớn đến mức nếu ai không ý thức được thì đừng hy vọng trở thành ngườithành đạt trong kinh doanh. Đấy là tôi chưa nói còn có một con đường tiếp cận vớichính trị không minh bạch, không chân chính bằng cách móc ngoặc với quyền lực.Tôi không nói đến chuyện ấy vì số lượng người làm được chuyện đấy khôngnhiều, và loại người ấy nó cũng khôn đến mức không bộc lộ, vì thế cho nên nói làđoán mò, mà đoán mò thì không nên nói. Tôi nói khía cạnh phổ biến là chúng ta

 buộc phải rất hiểu biết về chính trị để tính đến cái rủi ro. Tôi có một cậu em họđịnh sản xuất một loại thiết bị giống như cái hộp điện thoại cho bưu điện, cậu ấy

cùng với một số giáo sư của trường đại học bưu điện tổ chức một công ty để chếtạo sản phẩm ấy cấp cho các cấp huyện. Thầy trò các anh ấy đến hỏi tôi và bảo“anh ơi em làm thế anh bảo có nên không”? Tôi bảo “chỉ cần một thằng Tây nótỉnh giấc là hình như ở Việt Nam có thị trường ấy thì cậu chết”. Và y như rằng,một năm sau có một công ty chế tạo thiết bị bưu điện vào hợp tác với nhà máythiết bị bưu điện chế tạo ra cái đó, vậy là ông này treo niêu, bao nhiêu đầu tư trướcđây là vứt sọc rác. Cái sự thức tỉnh của việc phát triển công nghiệp sản xuất cácthiết bị bưu điện là bắt đấu từ anh Tá. Vậy nếu không quan sát chính trị thì làm sao

 biết được lúc nào ông tá thay ông tướng lên để mà cân nhắc chính sách? Trongmột xã hội, một nền chính trị chưa chuyên nghiệp thì tính cách của một nhà chính

trị đôi khi quyết định chất lượng của chính sách. Cho nên không những nghe màtôi còn phải đọc bản tin hàng ngày. Số lượng tin mà tôi đọc hàng ngày để cập nhậttình hình trên thế giới và Việt Nam khoảng 200 trang A4/ngày, không thiếu cái gì.Con người chúng ta là một thực thể thông tin. Trước đây là một thực thể tự nhiên,sau đó là một thực thể theo kiểu Marx là một tổng hoà xã hội. Bây giờ cần phảiđịnh nghĩa cụ thể hơn: chúng ta là một tổng hoà có tính chất thông tin. Người nàokhông có thông tin thì người ấy là người chết theo nghĩa hiện đại. Nếu các anh cácchị đồng ý với tôi thì xin ghi nhớ câu này: khi nào chúng ta không còn thông tinnữa là chúng ta cáo chung đối với thế giới hiện đại.

Doanh nhân: Thưa ông Nguyễn Trần Bạt, tôi là một giám đốc doanh nghiệp cóhai câu hỏi muốn hỏi ông. Thứ nhất, công ty của tôi có tên là Nước mắm VạnPhần đã đăng ký tại Việt Nam, bây giờ muốn đăng ký ở nước ngoài thì phải chi

 phí bao nhiêu? Thứ hai, hiện nay chủ trương của nhà nước đang chuyển đổi doanhnghiệp nhà nước thành các loại hình ngoài doanh nghiệp nhà nước như công ty cổ

 phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc nhiều thành viên. Có thểtrong thời gian tới khái niệm doanh nghiệp nhà nước sẽ dần dần không có nhiều.

 Nhưng hiện nay có một số văn bản của nhà nước, cụ thể văn bản của Bộ Lao động,

Page 25: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 25/85

 

Thương binh và Xã hội về chế độ tiền lương đang còn khái niệm là công ty nhànước. Tôi thấy rất khó hiểu, đề nghị ông giải thích rõ cho chúng tôi hiểu thêm vềkhái niệm công ty nhà nước?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Câu đầu tiên về việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở 

hữu công nghiệp từ Việt Nam ra nước ngoài thì nó rất khác nhau đối với từngnước khác nhau. Vì thế nếu anh là chủ một cơ sở sản xuất, nếu anh có ý định đăngký nhãn hiệu thì ngày mai các chuyên gia của tôi sẽ nói về việc này, anh có thểlàm việc cụ thể hơn với họ.

Câu thứ hai của anh về chuyển đổi doanh nghiệp thì tôi cho rằng chuyển đổi doanhnghiệp thì không phải là chuyển đổi hình thức. Bản chất của chuyển đổi doanhnghiệp là chuyển đổi sở hữu. Tôi muốn cổ phần hoá doanh nghiệp sản xuất cái cốcnày thì tôi phải định giá nó, phải bán nó đi, nếu nó là của nhà nước thì phải thutiền về, trong đó có xét đến các khía cạnh chính sách như lao động lâu năm thì

được bao nhiêu phần trăm cổ phần. Chuyện đấy nó có quy chế và nó có một uỷ ban của nhà nước để làm, mà hình như trước đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng(khi đó là phó thủ tướng) đã làm trưởng ban đấy, phó chủ nhiệm văn phòng chính

 phủ bây giờ là anh Phạm Viết Muôn, anh Nguyễn Minh Thông làm chuyện này.Trong quá trình cổ phần hoá nó diễn ra rất nhiều vấn đề, và bây giờ thì người tađang củng cố lại cách thức để tránh việc đánh tháo tài sản quốc gia ra khu vực tưnhân bằng khái niệm cổ phần hoá. Cổ phần hoá về bản chất là nhà nước bán các xínghiệp của mình cho tư nhân, cho cá nhân để thu tiền về, còn gọi tên cái quá trìnhấy là cái này, cái kia không quan trọng. Vậy tại sao phải cổ phần hoá? Cổ phầnhoá thứ nhất là giảm nhẹ gánh nặng của nhà nước. Đối với doanh nghiệp 100%

vốn nhà nước thì nhà nước phải nuôi, phải bao cấp, phải làm đủ thứ, mà bây giờ nhà nước không có quyền làm như thế nữa, nhất là khi đã gia nhập WTO. Đây làmột trong những vấn đề buộc phải xử lý theo lộ trình hội nhập WTO. Còn nhữngkhuyết điểm trong quá trình cổ phần hoá, những sự đánh tháo tài sản quốc giatrong quá trình cổ phần hoá, những khuyết tật móc ngoặc về mặt kinh tế trong quátrình cổ phần hoá, những việc ấy nó không giống nhau ở các xí nghiệp khác nhaunên chúng ta bàn sau.

Doanh nhân: Thưa ông Nguyễn Trần Bạt, tôi rất thích về chính trị và kinh doanh,đặc biệt là kinh doanh. Thứ nhất xin hỏi ông về mảng kinh doanh, theo ông ở 

 Nghệ An mô hình phát triển du lịch so với các ngành nghề công nghiệp khác cólợi thế như thế nào, và so với các tỉnh của Bắc Trung Bộ thì thế nào?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Để trả lời câu hỏi Nghệ An có tiềm năng du lịch haykhông thì trước hết phải định nghĩa tiềm năng du lịch là gì. Con gái Nghệ An rấtđẹp, biển Nghệ An chẳng xấu gì so với biển của bất kỳ chỗ nào, mặt trời Nghệ Anchói sáng không kém gì mặt trời ở bất kỳ tỉnh nào của Việt Nam. Tôi không nghĩ là Nghệ An không có tiềm năng tự nhiên của công nghiệp du lịch. Có thể tiềm

Page 26: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 26/85

 

năng của nó không phải là xuất sắc nhất Việt Nam, nhưng nó cũng không kémnhững tỉnh bình thường khác (tất nhiên là không thể so với Nha Trang hay so vớiHuế). Tuy nhiên, tiềm năng thiên nhiên chỉ là một khía cạnh thôi. Cơ sở hạ tầng ở 

 Nghệ An vẫn kém. Thành phố Vinh chưa đẹp, chưa được quy hoạch, chưa đượcthiết kế, chưa được tạo dáng phù hợp để trở thành trung tâm của một tỉnh muốn

khuyến khích phát triển du lịch. Các khách sạn ở đây chưa có khách sạn nào thậtcó tiếng. Đôi khi chúng ta vẫn dùng những cái tên địa phưong, nghe chỉ mùi mẫnđối với những người không bao giờ ở khách sạn. Đặt tên cho khách sạn là đặt têncho kẻ đến ở khách sạn chứ không phải đặt tên theo ý thích của người chủ kháchsạn. Đấy là những logic rất căn bản về mặt kinh tế du lịch mà tôi thấy nếu ngườinào quan tâm thì nên suy nghĩ. Phải nghiên cứu đặt tên khách sạn, đặt tên đường

 phố, đặt tên địa phương, phải xác định xem địa phương mình có những sản vậtthiên nhiên đặc trưng nào. Ví dụ, người ta đưa cả hình con vật lên trên quốc huycủa nước Úc hoặc hình lá phong trên cờ của Canada. Chúng ta chưa tìm ra cái gìđặc trưng. Tôi có một bạn đồng nghiệp là Trần Hữu Nam, con của nhà thơ Trần

Hữu Thung. Có lần cậu ấy kể một câu chuyện, tất nhiên chỉ là chuyện cười thôi.Để xây dựng biểu tượng Nghệ An thì người ta tổ chức một cuộc thi và nhà thơ Trần Hữu Thung được chọn làm chánh giám khảo. Người thắng cuộc là người lậpluận rằng, Nghệ An ta trên rừng có gỗ, dưới biển có cá, vì thế cho nên con vật biểutrưng là một con cá gỗ.

Để phát triển kinh tế du lịch thì buộc phải nghiên cứu rất kỹ địa phương của mình,và buộc phải vứt bỏ những định kiến. Tôi có một người bạn đã mất là anh Võ Hoà,chủ tịch tỉnh Phú Khánh. Tôi với anh ấy rất thân với nhau. Mỗi lần đi qua KhánhHoà vào Nha Trang bao giờ tôi cũng vào chơi với anh ấy và hai anh em ngồi với

nhau cả buổi. Anh ấy bảo “tỉnh của tớ là tỉnh dưới cánh máy bay, các cụ đi qua đilại trên đầu chúng tớ chứ không dừng lại”. Bằng sự phấn đấu, bây giờ Khánh Hoàđã có sân bay Nha Trang. Nghệ An chưa có sân bay. Cái sân bay mà các anh bảocó chỉ dành cho các vị lãnh đạo ở trên xuống đi họp, nhưng biến thành một đườngvận tải hàng không và quốc tế hoá thành một cảng hàng không là chưa có. Bởi vìđể kinh doanh du lịch thì người ta phải đi thẳng vào đây. Tất nhiên, việc đó tốn rấtnhiều tiền và đòi hỏi rất nhiều thứ, nhưng ngay từ bây giờ các anh phải ý thứcđược chuyện đó. Anh Võ Hoà ý thức về chuyện này từ năm 1990 mà đến khoảngnăm 2000 Khánh Hoà mới có được sân bay. Các anh phải tính đến chuyện ấy. Dânsố Nghệ An không nhỏ, lớn hơn Khánh Hoà, Nghệ An hoàn toàn có thể có chuyện

ấy. Tuy nhiên, cái quan trọng hơn cả là con người. Xin lỗi các anh lãnh đạo tỉnh,xin lỗi các anh chị, các anh chị có muốn nghe tôi nói thật không? Người Nghệ Ancó một đặc điểm cực kỳ quan trọng là rất không khéo léo hay là ngay thẳng mộtcách thô bạo. Đặc điểm này hoàn toàn không thuận lợi cho sự phát triển kinh tế dulịch. Lảnh lót, uốn éo như người Huế thì khó, nó lại có mặt khác của nó. Nhưngcác anh các chị để ý người Nha Trang mà xem. Người ta không ngọt ngào quá,nhưng người ta không thô lỗ. Tôi đã từng dẫn những tập đoàn khách sạn nhưMarriott, như SAS vào Việt Nam cho nên chúng tôi biết rất rõ họ nghiên cứu các

Page 27: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 27/85

 

yếu tố nào để phát triển dịch vụ du lịch. Người Nghệ chúng ta có một nhược điểmlà không khéo. Ngay cả những nhà nghiên cứu khoa học gốc Nghệ cũng nhấnmạnh quá các thực trạng thổ ngữ, địa phương ngữ mà không đô thị hoá nó, khônghiện đại hoá nó để tạo cho người Nghệ An một hệ thống ngôn ngữ phù hợp với độmở của nền kinh tế. “Chửi cha không bằng pha tiếng”, chê giọng là một lỗi, là một

sự không tinh tế, vì thế để nói chuyện này thì phải xin phép, tôi đã xin phép thì tôimới nói. Tôi nghĩ rằng cần phải có một nhận thức, một chương trình thế nào đó đểđô thị hóa phong cách của người Nghệ. Tất nhiên, anh nào mà đô thị hoá quá thìcũng mất cái chất Nghệ đi. Tôi là một ví dụ không hay lắm, tôi không nhận đượcsự hỗ trợ chính trị của các đồng hương Nghệ Tĩnh cấp cao của tôi. Nhưng giữnguyên nó thì cũng không được. Làm thế nào để thật mà không thô, khéo màkhông giả, đấy là điều quan trọng nhất trong việc xây dựng phong cách ngôn ngữcủa người Nghệ. Thưa các anh, việc ấy là vô cùng khó. Các anh muốn thành công,muốn biến Vinh thành một trung tâm của sự phát triển ở vùng này thì buộc phảilàm như thế. Chúng ta có rất nhiều đời thủ tướng, nhưng thủ tướng Phạm Văn

Đồng là người duy nhất ý thức được vai trò của văn hoá ngôn ngữ, cho nên ông ấymới kêu gọi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Rất nhiều người không thích ôngấy và chế giễu chuyện ấy, nhưng tôi hiểu rất rõ rằng ông ấy làm việc ấy là rất cótầm nhìn đối với sự phát triển của Việt Nam.

Ông Nguyễn Trần Bạt: Kính thưa các anh các chị, giáo sư Trần Ngọc Hiên đãtrình bày tất cả một cách ngắn gọn về một quá trình không chỉ vất vả để lao độngthông thường, mà còn vất vả để tồn tại. Những quan điểm mới, những ý nghĩ mới,thậm chí những hơi thở mới, những tiếng kêu khe khẽ trong thơ ca nhiều khi đểtồn tại được ở một giai đoạn lịch sử nào đó cũng buộc phải rất vất vả. Bây giờ đã

qua rồi nên giáo sư nói một cách nhẹ nhàng như vậy, nhưng lịch sử tồn tại của sự phát triển những ý nghĩ là cả một thời kỳ gay go. Thưa các anh, các chị doanhnhân, đặc biệt là doanh nhân trẻ, chúng tôi đã ở thế hệ ngoài 60, 70, chúng tôi đãkết thúc sứ mệnh gợi ý và tiếp quản nền kinh tế tập trung quan liêu để biến nóthành một nền kinh tế khó gọi tên, tuy nhiên có màu sắc thị trường. Đấy là thànhtựu của 20 năm đổi mới của thế hệ chúng tôi. Gọi tên là gì bây giờ là rất khó. Giáosư Nguyễn Đức Bình trong một hội thảo có nói là ra đường chỉ thấy thị trường,không thấy định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng chúng ta có thấy xã hội chủ nghĩaở đâu đâu mà thấy định hướng xã hội chủ nghĩa? Có lẽ giáo sư Bình quên mất mộtthực tế là sự lo toan và tinh thần trách nhiệm của những người tạo ra doanh nghiệpđối với đời sống người lao động chính là định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đitìm cách lý luận hoá khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa cho nên chúng ta bếtắc trong việc gọi tên nội dung của nó. Tôi đã nói từ lâu và với rất nhiều ngườirằng, sự quan tâm một cách sâu sắc đến đời sống của người lao động trong mỗimột xí nghiệp, trong mỗi một vùng lãnh thổ, trong mỗi một tổ chức chính là địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Tạm thời chúng ta chấp nhận nội dung thô sơ như vậy đểgọi tên hiện tượng có chất lượng lịch sử là định hướng xã hội chủ nghĩa. Rất nhiềungười trong các góp ý trên báo chí đề nghị bỏ cái này đi, bỏ cái kia đi. Với tư cách

Page 28: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 28/85

 

là một người nghiên cứu, tôi cho rằng chưa đến giai đoạn ấy, chưa đến lúc làmnhư vậy. Bởi sự tồn tại một vài khái niệm có nguyên do lịch sử của nó, chứ không

 phải tự nhiên nó mọc ra ở xã hội của chúng ta.

Ở đây không phải vì ở trong Trường Chính trị Nghệ An mà tôi nói một cách chiếu

lệ để tìm kiếm sự an toàn ở bên ngoài hoặc an toàn ở các anh các chị, mà tôi nói từtrong suy nghĩ, từ trong phân tích của tôi. Tại sao tôi nói chuyện này với các nhàdoanh nghiệp? Các anh các chị có thể có ý nghĩ tôi thiên về chính trị, nhưng không

 phải như vậy. Bản chất của sự đòi hỏi của người lao động về sự quan tâm phải cócủa lãnh đạo hoặc của những người chủ doanh nghiệp là một đòi hỏi có chất lượnghậu quả của nền văn hoá vô sản mà chúng ta đã gieo ra hơn nửa thế kỷ trên đấtnước của chúng ta. Cho nên, nếu anh không có ý thức quan tâm và có một thiếtchế đầy đủ, có một cách thức hợp lý để có thể chăm sóc đời sống, chăm sóc tươnglai của người lao động, thì những người lao động sẽ trở thành kẻ thù của anh trongchính công ty hoặc xí nghiệp của anh. Đấy là một kinh nghiệm sống còn. Không

 phải cứ chăm sóc thì người ta sẽ ở lại một cách trung thành. Tất cả những chủcông ty nào chăm sóc người lao động để tìm kiếm sự trung thành như giáo sư nàođó đòi hỏi thì đấy là hàng xén về mặt khoa học. Sự chăm sóc con người tạo ra độhấp dẫn của người chủ, của người lãnh đạo và chỉ có sự hấp dẫn ấy mới thu hútđược những yếu tố tích cực, phù hợp với đòi hỏi của anh trong mỗi một giai đoạn

 phát triển. Nếu không còn thích hợp thì người ta đi. Tôi có một phương châm làkhông ai nghèo đi khi đến làm việc cho tôi, hay tôi cố gắng chứng minh là khôngmột ai không giầu lên sau một thời gian 3- 5 năm làm việc cho tôi. Nguyên lý ấylà vô cùng quan trọng trong thực tiễn điều hành và xây dựng các doanh nghiệp.

Bây giờ tôi sẽ chuyển qua nói về những kinh nghiệm xây dựng doanh nghiệp.Kinh nghiệm thứ nhất tôi muốn nói với các anh chị về xây dựng doanh nghiệp hayquản lý doanh nghiệp là vấn đề quản trị đời sống người lao động. Tiền đề để ứngxử với người lao động là chúng ta phải xác lập được, phải thừa nhận một cáchkhách quan rằng chúng ta đã có một nền văn hoá, nền văn hoá đó được xây bởinhững người cộng sản, và tôi gọi đó là nền văn hoá vô sản. Nền văn hoá vô sảntồn tại trong thực tế đời sống nhân dân, đời sống tâm lý của người lao động, nhấtlà ở miền Bắc. Cho nên, nếu không tự giác về điều ấy chúng ta sẽ không xây dựngđược doanh nghiệp. Trong buổi nói chuyện sáng nay tôi đã nói, nó rủi ro lắm. Vídụ, một thứ thuốc bậy bạ được nhét vào trong sản phẩm, hoặc một băng ghi hình

những phút rửng mỡ của ông giám đốc. Hàng chục, hàng trăm các rủi ro diễn rađối với một người phải chịu trách nhiệm trước một doanh nghiệp hoặc một đơn vịnếu anh không giải quyết tốt vấn đề nhân tâm, vấn đề con người trong xí nghiệpcủa anh. Ở chỗ tôi có những người lương cao đến cả trăm triệu một tháng vẫn rađi. 20 năm rồi tôi rút ra kết luận rằng, không có một đồng tiền nào hấp dẫn ngườilao động no đủ, đồng tiền chỉ hấp dẫn những người lao động đói kém và thiếuviệc. Người lao động đã no đủ là họ bắt đầu tự do, khi họ bắt đầu tự do thì họ đitìm cái họ thích chứ họ không đi tìm tiền nữa, đấy là kinh nghiệm sống còn trong

Page 29: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 29/85

 

việc điều hành nhân sự của xí nghiệp. Về chuyện này rất nhiều anh em ở trườngĐảng ngoài kia đề nghị tôi nói, giáo sư Hiên cũng đề nghị tôi nói nhưng tôi khôngnói. Lý do là mới nói thì có vẻ hay nhưng để làm thì không thực tế, bởi vì không

 phải ai cũng đủ điều kiện, thậm chí cả điều kiện trí tuệ để làm được những việcnhư vậy. Đôi khi thương người ta quá, cho người ta nhiều quá là thành giết chết

người ta. Muốn nâng đỡ con người quá một cách không có cơ sở khoa học cũng làgiết chết người ta, bởi nó sẽ nuôi dưỡng tính tự mãn một cách vô lý.

Tôi thí nghiệm chuyện này một cách kiên nhẫn 20 năm nay. Muốn ai ra đi sớm thì bơm, bơm đến mức họ không còn là họ nữa. Bỗng nhiên họ thấy rằng chỉ một bước nữa là họ đến gần Tổng bí thư, thế là họ đi. Đấy chính là độ rủi ro, độ dễnhầm lẫn của con người về sự đo đạc các giá trị của mình.

Có một lần Viện Kiểm sát thành phố Hà Nội vào kiểm tra, thanh tra xem tôi tiêutiền như thế nào. Tôi không hiểu tại sao lúc bấy giờ lại có những quyền kỳ quặc

như vậy. Họ thấy tất cả các lái xe của tôi (có 5- 7 người) đều được đi nước ngoài,lễ tân cũng được đi học đại học kinh tế, và tôi còn hợp tác với các trường tổ chứccác lớp học tại cơ quan. Các anh ấy cho rằng những chi phí ấy không phù hợp, bởitrong danh mục các chi phí để khấu trừ trước khi tính thuế không có loại chi phíấy. Không ai cho lái xe ra nước ngoài chơi, đi nước ngoài là để công tác. Người tachất vấn tôi, tôi bảo “Tôi hỏi các anh lái xe có phải là người không? Nếu là ngườithì họ có niềm tự hào riêng của họ. Sau 3-5 năm làm việc mà không biết nướcngoài, không biết Thái Lan ở đâu, không biết Lào ở đâu thì tội nghiệp quá. Họ lấycái gì để khoe với vợ họ, để họ giữ được sự cân bằng tình cảm của một cô vợ sau10 năm chung sống với anh chồng cứ luẩn quẩn?” Tất cả những điều như vậy là

chúng tôi phải làm. Tôi lấy ví dụ, công ty tôi trên thực tế có từ năm 1987, nhưngkhi chính thức thành lập công ty là tôi lập ngay Chi bộ Đảng Cộng sản. Tôi không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản, nhưng tôi lập chi bộ ở trong công ty. Rất nhiềungười, kể cả các nhà lãnh đạo của Đảng hỏi tại sao tôi lại làm như vậy. Tôi trả lờirằng “Tôi làm như vậy vì sự tôn nghiêm về chính trị và sự tôn trọng của tôi đối vớingười lao động đã là Đảng viên Đảng Cộng sản”. Ở bên Mỹ người ta có cấmnhững người cộng sản hoạt động đâu. Công ty của tôi không phải là công ty Mỹ,nhưng chúng tôi cũng không cấm những người cộng sản hoạt động. Mà công tycủa tôi lại còn tồn tại trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam thì tôi phải tạo điềukiện ưu tiên cho những người cộng sản hoạt động. Lúc đầu có những người là

đảng viên đến chỗ tôi xin việc giấu chuyện mình là đảng viên. Đến ngày chủ nhậtvề quê đi họp chi bộ thì lấm la lấm lét và đến tối chủ nhật phải vội về để sáng thứhai đi làm. Tôi hỏi “Hôm qua anh đi đâu để tôi phải đi tìm?”. Cuối cùng cậu ấymới gãi đầu, gãi tai nói rằng “Em về quê họp chi bộ”. Tôi bảo “Thế thì khôngđược”. Chính từ ví dụ như vậy mà tôi buộc phải thành lập chi bộ, bởi đấy cũng làmột khía cạnh chăm sóc đời sống tinh thần của những người lao động, nhữngngười lao động trong một xã hội tồn tại sự lãnh đạo của đảng này hơn nửa thế kỷ.Đấy là vấn đề thứ nhất mà tôi muốn nói, vấn đề con người.

Page 30: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 30/85

 

Vấn đề thứ hai tôi muốn nói với các anh các chị trong việc quản trị kinh doanh làquản trị quan hệ. Thường thường chúng ta sử dụng ngôn ngữ nói, nói cho hay,thuyết phục chớp nhoáng tất cả những ai dại dột nghe mình trong một lúc để đạtđược một thoả hiệp cho một mục đích. Tôi có nói với nhiều anh em doanh nghiệp

rằng những ai lợi dụng sự ngu ngốc của người khác để làm lợi thế trong kinhdoanh thì bao giờ cũng có sự nghiệp rất ngắn. Trong tư duy hàng ngày, trong báochí của chúng ta, rất nhiều người nói về lợi thế, về ưu thế mà quên mất ưu thếkhông phải là một vũ khí bền vững. Ai sử dụng ưu thế trong quan hệ con người kẻđó không có quan hệ bền vững. Muốn xây dựng một sự nghiệp bền vững thì phải

 biết hoà hợp, trộn lẫn, phân công, kết hợp một cách tự nhiên các năng lực khácnhau, chứ không sử dụng năng lực như một ưu thế. Đôi khi chúng ta không hiểuquy luật cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh không phải là giết kẻ này thì kẻ kia tồntại. Quy luật cạnh tranh cũng không phải là chặt chân kẻ này thì kẻ kia cao lên.Quy luật cạnh tranh là một quy luật mang chất lượng tinh thần. Những biểu hiện

dễ thấy của quy luật cạnh tranh mà các anh chị quan sát thấy ngoài đường lànhững biểu hiện tiêu cực của việc hiểu biết quy luật cạnh tranh chứ không phải làchính nó. Tại sao đầu thế kỷ XX chúng ta lại hình thành những phố, những

 phường ở Hà Nội? Anh Trần Bình Minh là người ở Hà Nội nên anh biết rõ lànhững phố, phường buôn bán cùng chung một mặt hàng như vậy đã tồn tại không

 biết bao nhiêu năm nay. Quy luật cạnh tranh hiện đại của cái gọi là chủ nghĩa tư bản như các anh nói (tôi không đồng ý về cái thuật ngữ được gọi là chủ nghĩa tư bản vì chỉ có mỗi chúng ta gọi nó là chủ nghĩa tư bản chứ nó không tự gọi là chủnghĩa tư bản) đã len lỏi vào những phố, phường như vậy. Nhưng các nhà sản xuấtcùng mặt hàng và những người buôn bán cùng mặt hàng vẫn tập hợp với nhau

thành phố và thành phường, đấy là mặt hợp tác của quy luật cạnh tranh. Cho nên,trong một bài viết tôi có nói hợp tác là triết học của giai đoạn hiện đại. Không tìmcách để hợp tác thì không có sức mạnh, nhất là trong cùng một cộng đồng dân tộcnhư thế này. Chúng ta mạnh bởi chúng ta có nhau, chứ không phải chúng ta mạnhvì chúng ta hơn anh hàng xóm.----------------------------------------------

Có một câu chuyện cười thế này: Có ba người nông dân có bò chết, một ngườiPháp, một người Mỹ và một người Việt. Người Pháp bảo “Tôi nằm mơ gặp Chúavà Chúa cho tôi xin một con bò và 100 đô la để mua cỏ”. Người nông dân Pháp

hay được tài trợ, hỗ trợ, còn người nông dân Mỹ thì không được như vậy, họ bảo:“Con lạy Chúa cho con xin lại con bò thôi còn cỏ thì con tự kiếm lấy”. Còn ngườiViệt thì bảo “Chúa thế là không công bằng. Tại sao con bò của con thì chết mà con

 bò của thằng hàng xóm thì không làm sao cả?” Nếu không tìm ra được, nếu khônggiáo dục được, nếu không truyền bá được tâm lý cần hợp tác với nhau thì chúng takhông mạnh. Người Việt chúng ta sở dĩ mạnh là vì chúng ta có nhau. Trong chiếntranh chúng ta có nhau, bởi nếu không có nhau thì chúng ta chết. Trong hoà bình,có vẻ như không có nhau thì chúng ta chưa chết, nhưng tôi cho rằng chúng ta chưa

Page 31: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 31/85

 

chết chứ không phải không chết. Do đó, chúng ta phải tìm cách hợp tác với nhau,mà phải tìm bằng khoa học. Quy luật hợp tác trong nền kinh tế hiện đại là một vấnđề mà bộ phận nghiên cứu của trường đảng Nguyễn Ái Quốc cũng như trườngđảng các tỉnh cần phải nghiên cứu, bởi họ vừa có thời gian, vừa có ngân sách đểnghiên cứu. Đấy chính là một trong những yếu tố có chất lượng động lực để phát

triển. Cho nên kinh nghiệm thứ hai tôi muốn nói với các anh, các chị là phải tạo rasự hợp tác. Công ty của tôi không có cái gọi là tiền thưởng. Tôi tuyệt đối khôngthưởng bởi vì tôi không muốn xây dựng một nền kinh tế thành tích chủ nghĩatrong công ty của tôi. Công ty tôi có hai loại lương. Thứ nhất là lương cứng nhưmột bộ phận đảm bảo tối thiểu để duy trì trạng thái ổn định của toàn bộ nền tâm lýlao động. Thứ hai, không phải thưởng mà là phần chia lợi ích, phần chia lợi ích ấyđược chia làm hai mảng: trong bộ máy lãnh đạo cao cấp thì tôi quyết định; trongcác bộ phận cơ sở thì thủ trưởng của họ quyết định, nhưng thủ trưởng của họkhông được quyết định phần cứng, tức phần tối thiểu của tiền lương. Xây dựngnhư thế tức là chúng ta xây dựng bằng bản năng một thể chế. Tất cả mọi thể chế

chỉ có một giá trị là duy trì trạng thái tâm lý ổn định cho con người ở cơ sở để tiếnhành các hành vi hàng ngày. Còn chúng ta cứ thổi thêm hương, thêm hoa, chúng tathắp nhang, thắp đèn lên, chúng ta khấn, chúng ta xem thể chế như là một cái gìsiêu hình, một cái gì khó hiểu, một cái gì giống như bụt là chúng ta sai. Thể chế làcông cụ để duy trì sự ổn định tâm lý của con người trong khi nó tồn tại và hợp tácvới nhau. Cho nên người ta mới cần tam quyền phân lập để con người không lạmdụng thể chế để ứng xử một cách không công bằng giữa người nọ với người kia.Thực ra động cơ để xây dựng những chuyện như vậy rất đơn giản.

Vấn đề thứ ba tôi muốn nói đến là quản lý thương hiệu. Ngày mai sẽ có một bài

nói chuyện của chị Hà, phó tổng giám đốc của công ty tôi về quản lý thương hiệu.Tôi là Phó Chủ tịch Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự quantâm đến vấn đề về sở hữu trí tuệ hay thương hiệu, nhưng về kinh nghiệm ứng xửhàng ngày thì chị Hà đã xử lý rất nhiều tình huống, chị ấy có kinh nghiệm hơn, chịấy sẽ nói về vấn đề này. Về phần tôi, tôi cho rằng phải biết giữ uy tín lâu dài.Thương hiệu là một đầu tư. Hiện nay tôi không hiểu tại sao trong xã hội chúng ta,người ta xem quảng bá thương hiệu là một hoạt động quảng cáo, bởi như thế tức làlừa đảo. Trên nền tảng của những chất lượng hàng hoá đã được xã hội thẩm định,anh truyền bá hàng hoá ấy, anh phổ biến hình ảnh của hàng hoá ấy để mở rộng thịtrường tiêu thụ nó khác với việc anh tung ra những lời quảng cáo, những giá trị

không có thật. Hiện nay, pháp luật của chúng ta, hệ thống quản lý nhà nước củachúng ta trong lĩnh vực này rất không chặt chẽ, do đó nó tạo ra một trạng tháikhông bảo vệ được người tiêu dùng, hay nói cách khác là làm cho doanh nhân Việt

 Nam mất ngay thị trường trong nước của mình. Hiện nay chúng ta thua trên sânnhà là vì như vậy. Mọi người cứ nói một cách hay ho là thua trên sân nhà, nhưngtôi cho rằng chưa đánh nên không có chuyện thua. Anh bỏ trống sân nhà của anh

 bởi vì anh vội vã muốn kiếm lợi lớn hơn. Trong một bài viết cách đây khoảng 6tháng, tôi có viết về lý thuyết hai nền kinh tế. Tôi rất muốn nói với các anh chị,

Page 32: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 32/85

 

nhất là các anh chị lãnh đạo tỉnh rằng Nghệ An phải có nền kinh tế của mình. Nềnkinh tế của mình là gì? Là nền kinh tế mà bất chấp ngoài trời mưa gió bão bùngnhư thế nào dân chúng ta không đói, trẻ em chúng ta không quá khổ, tức là nềnkinh tế tối thiểu. Nền kinh tế này thường được hợp thành bởi sự tồn tại và pháttriển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn các công ty lớn, tập đoàn nọ, tập đoàn

kia thì đóng vai trò phát triển, tôi gọi là nền kinh tế phát triển. Chúng ta muốn cónhững tập đoàn để đối phó hoặc để vươn tới những thị trường lớn hơn, nhưngngoảnh đi ngoảnh lại thì thấy là những con voi đó đang ăn mía nhà, ăn cỏ nhà. Vànhư vậy là những con vật khổng lồ được chúng ta nuôi dưỡng béo tốt đang cạnhtranh với những con vật nhỏ nhoi còm cõi không được quyền ưu tiên nào, tạo ranền kinh tế bất bình đẳng. Bất bình đẳng bởi chúng ta xếp những con vật lớn bêncạnh con vật bé, chứ nếu con vật lớn đi ra đồng lớn bên ngoài, nếu nó viễn dươngthì người ta không thấy sự bất bình đẳng. Tôi xin mở đầu buổi trao đổi chiều naynhư thế và tóm tắt phần của giáo sư Trần Ngọc Hiên. Bây giờ chúng ta vẫn cònthời gian, tôi vẫn thích kéo dài phần hỏi và đáp. Tôi rất muốn nhận được những

chất vấn của các anh chị, nếu là các anh chị lãnh đạo thì càng tốt.

Doanh nhân: Kính thưa ông Nguyễn Trần Bạt, từ sáng tôi nghe rất chăm chú vàcảm nhận được rất nhiều điều, tôi muốn ông bộc bạch ba vấn đề. Thứ nhất, đang làmột trí thức, một công chức nhà nước tại sao ông lại có lối rẽ ngang vào nhữngnăm người ta cho rằng doanh nhân không đẹp, doanh nhân là đi buôn. Đáng lẽ tríthức lúc đó phải đi con đường đẹp, vậy tại sao ông lại rẽ ngang đi con đườngkhông đẹp và bây giờ lại thành công. Thứ hai, trong xã hội chúng ta bây giờ có hainhà, nhà chính trị và nhà doanh nghiệp, theo ông, trong hai nhà này thì làm nhànào khó nhất? Theo tôi hiểu làm nhà chính trị dễ hơn, bởi vì ông sai thì người khác

chịu, còn nhà doanh nghiệp sai thì bị phá sản và chết. Thứ ba, theo tôi biết, ôngcùng với nước ngoài đầu tư vào đây 1.200 dự án, không biết là trong 1.200 dự ánnày có Nghệ An không. Tôi biết rằng ông là người Nghệ An, 9 tuổi đã đi ra Hà

 Nội, liệu tới đây ông có dự án nào đầu tư cho Nghệ An, và tại sao trong một quátrình rất dài thành đạt như thế ông lại không đầu tư vào Nghệ An?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi thích trả lời cả ba câu hỏi của anh. Thứ nhất, tại saotôi lại rẽ ngang con đường của anh trí thức đẹp thế. Con đường trí thức nó đẹp nhưthế là bởi người đứng ngoài trí thức nhìn thấy như thế, còn chúng tôi, những ngườiđứng ở trong đấy thì biết rất rõ nó là gì. Dài lưng tốn vải, ăn nói cũng lèm bèm,

nói thì có vẻ logic vậy thôi nhưng không có chất lượng. Lúc tôi là người trí thứcđẹp đẽ mà anh nói thì vợ tôi bảo “anh là một người nếu không có thì thiếu, có thìthừa”, vì tôi không đóng vai trò gì trong cơ cấu đời sống cả vật chất lẫn tinh thầncủa gia đình tôi. Người trí thức chỉ đẹp thật khi các giá trị trí tuệ của anh ta tạo rasự có ích. Tôi là một trong các phó chủ nhiệm của đồ án cầu treo Chương Dương ở Hà Nội, một đồ án rất nổi tiếng. Chủ nhiệm đồ án ấy là anh Bùi Danh Lưu, saunày là bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Tôi là phó chủ nhiệm phụ trách phầnmóng. Tôi đi vào Sài Gòn tính toán rất cẩn thận để tiết kiệm và cuối cùng ra một

Page 33: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 33/85

 

thiết kế khoảng 20 cái cọc (việc này xảy ra khoảng 40 - 50 năm rồi tôi cũng khôngnhớ chính xác lắm về mặt con số). Nhưng trong cuộc họp để trình bày với Hộiđồng Bộ trưởng thì Thứ trưởng thường trực phụ trách chuyện ấy bảo tôi: “trôngghê quá cậu ạ, tôi không yên tâm để trình bày với các cụ, cậu thêm vào đi”. Tôi

 bảo “theo anh thì thêm bao nhiêu?”. Anh ấy bảo “cậu cứ cho gấp đôi đi”. Tôi bảo

“gấp đôi là nhân với hai, tức là sử dụng hệ số hai, hệ số thì phải có cơ sở pháp luậtcủa hệ số, vậy tôi đặt tên cho hệ số này là gì?” Anh ấy bảo “cậu cứ nghĩ đi, đặt têngì thì đặt, đặt tên tớ”. Khi anh ấy nói như vậy thì tôi làm đúng như vậy, và sau

 buổi trình bày ấy tôi tìm cách ra khỏi cái gọi là con đường đẹp đẽ ấy để đi tìm mộtcon đường khác. Bây giờ tôi vẫn là một trí thức, vẫn là một nhà khoa học. Tôikhông làm cái khoa học mà tôi đã làm 20 - 30 năm trước đây mà tôi làm khoa họckhác, khoa học nghiên cứu về con người, về thể chế, về nhà nước, về chính trị, bởi

 bản năng trí thức của tôi không mất đi được. Bản năng trí thức là một cái tâmnhãn, một con mắt từ bên trong tâm hồn của mình nhìn vào các sự vật, và mìnhchiếu đôi mắt ấy vào vật gì thì vật ấy trở thành đối tượng của khoa học. Mười năm

nay tôi vẫn làm khoa học và chính điều đó tạo cho tôi cơ hội để đối thoại với cácanh chị, chứ không phải sự thành đạt trong kinh doanh để tôi có cơ hội ấy. Chị LệThanh và một số người khác sở dĩ biết tên tôi vì đọc bài của tôi ở trên mạng, chứcó nhìn thấy cái dự án nào của tôi ở Nghệ An đâu. Nếu lấy quyền lợi của Nghệ Anđể đo đạc tính tích cực chính trị của tôi đối với Nghệ An thì điểm của tôi là âm,chị Thanh chắc là 10. Tôi không rẽ ngang, tôi vẫn đi thẳng đến cái lợi ích có thậtmà một con người có lương tri buộc phải tạo ra cho xã hội. Các sự vật rẽ ngangtrước mặt tôi chứ tôi không rẽ trước mặt nó. Cái này những ai chưa có thì phải rènluyện. Chúng ta đi thẳng, các sự vật nó sợ ta thì nó rẽ chứ ta không rẽ. Tôi khôngquay một độ nào đối với sự nghiệp của đất nước. Tôi yêu đất nước của tôi, tôi đi

tìm lợi ích mà tôi có thể tạo ra cho đất nước của tôi, chứ tôi không rẽ. Các hìnhthức công ty hay cái này, cái khác chỉ là những bộ áo khoác tôi mặc đi dọc conđường hành hương để tìm kiếm sự có ích của cá nhân mình đối với đời sống.

Về câu hỏi thứ hai của anh, tôi không đồng ý với anh nhà chính trị ít rủi ro hơnnhà kinh doanh. Chỉ có rủi ro mà nhà chính trị đem lại khó đo đạc hơn nhà kinhdoanh thôi. Bởi cái rủi ro của nhà chính trị đem lại nó không đo đạc được cho nênnó nguy hiểm cho nhà chính trị hơn nhà kinh doanh. Giả sử nếu anh gây ra thiệthại một đồng thì dư luận có thể biến nó thành một triệu. Vì tác hại do sự sai lầmchính trị không đo đạc được, cho nên, tùy thuộc vào năng lực ứng xử của nhà

chính trị mà cái ba lô trách nhiệm nó nặng bao nhiêu ký trên vai của nhà chính trịấy. Mặc dù thế, nếu cho tôi quyền lựa chọn, tôi vẫn thích chọn địa vị một nhàchính trị. Bởi vì phải nói rằng, làm một nhà chính trị thông thái thì đem đến một sựcống hiến vĩ đại hơn, nhanh hơn, và trực diện hơn đối với sự phát triển của đờisống xã hội. Tóm lại, làm nhà chính trị khó hơn và tác động nhanh hơn đến đờisống. Chỉ cần một lượng gió chính trị có thể thổi thành bão kinh tế, sáng nay tôi đãnói với anh em như thế. Để tạo thành bão kinh tế thì phải thổi phù phù, nhưng đểtạo thành bão chính trị thì chỉ cần một ít sai lầm nho nhỏ của nhà chính trị thôi, bởi

Page 34: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 34/85

 

hậu quả nó đến chậm hơn, đến một cách kín đáo hơn, nhất là chính trị ở xã hộichúng ta. Chúng ta không có nguyên nào ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, cho nênkhông có người phán xét chính trị đối với các sai lầm chính trị, và đấy chính là rủiro cơ bản của những nhà chính trị trong thể chế của chúng ta. Làm nhà chính trịkhó và phải rất cẩn thận, làm nhà chính trị Việt Nam càng khó và càng phải cẩn

thận hơn. Đấy là tôi trả lời câu hỏi thứ hai của anh.

Câu hỏi thứ ba của anh là tại sao không đưa dự án về Nghệ An. Nếu trả lời mộtcách thẳng thắn câu hỏi của anh thì sẽ làm mất lòng các nhà lãnh đạo không chỉ ở nhiệm kỳ này, mà cả ở nhiệm kỳ trước. Sáng nay tôi đã nói một gợi ý rồi. Nếukhông có một nền chính trị hấp dẫn thì không có một tương lai đẹp có thật và cótiền. Nhà chính trị là người thông minh nhất, sau nhà chính trị đến nhà kinh doanh.Đã là người thông minh rồi thì chỉ nói xa xa thôi. “Người khôn ăn nói nửachừng…”, tôi chỉ nói đến thế thôi.

Cán bộ Tỉnh ủy: Kính thưa doanh nhân Nguyễn Trần Bạt, tôi có hai câu hỏi. Thứnhất, phải chăng có thời kỳ dài chúng ta có định kiến mặc cảm với doanh nhân,thậm chí có lẽ nói là thương gia phải trả giá. Ngày nay thương nhân được định vịcao hơn, ngày xưa là thứ dân, bây giờ là chính dân, thậm chí hơn thế nữa có ngàytôn vinh. Vậy ở đây có lý do truyền thống, lý do thời đại hay lý do gì khác? Thứhai, khái niệm doanh nhân đúng nghĩa là thế nào? Hiện nay người ta nói nhà điềuhành quản trị kinh doanh được tuyển dụng hoặc thuê, vậy các giám đốc ở quốcdoanh trước đây có phải là doanh nhân đúng nghĩa của nó không?

Trả lời: Tôi thích cả hai câu hỏi của anh, thực ra đó là câu hỏi kinh điển. Tôi

không thích lắm những hoạt động tôn vinh doanh nhân đang thực hiện hiện naytrên đất nước của chúng ta. Tôi là một doanh nhân, tôi không hề chờ đợi và khôngthấy sung sướng gì khi được tôn vinh như thế. Bởi vì sự tôn trọng chân thật đốivới một đối tượng được thể hiện trong sự im lặng. Ở đây rất nhiều chị phụ nữ đãqua giai đoạn được tán tỉnh, chắc chắn các chị đồng ý với tôi rằng chân thật nhất lànhững anh vụng về, ngọng nghịu và nói rất thầm đối với các chị. Cho nên nếu aiđó điều khiển được quá trình tôn vinh này thì nên khuyên những người tổ chứclàm khẽ thôi, bởi vì chỉ có những cái hơi rẻ, hơi nhẹ ký thì người ta mới cần đếnsự ầm ĩ. Những người vì sự nghiệp thật họ không cần sự ầm ĩ ấy, càng im lặngcàng đi xa. Câu trả lời của tôi về ý thứ nhất là như vậy.

Quan niệm xã hội về doanh nhân hiện nay chưa được thay đổi thật lòng. Các anhchị thử trả lời xem có bao nhiêu doanh nhân được ứng cử vào quốc hội nướcCHXHCN Việt Nam? Có bao nhiêu doanh nhân là ủy viên Ban chấp hành Trungương ĐCS Việt Nam? Có bao nhiêu doanh nhân là ủy viên đoàn chủ tịch Mặt trậntổ quốc Việt Nam? Trong tất cả các phong tặng hiện nay có hai loại, có loại do nhànước và có loại do các tổ chức xã hội. Phần lớn các phong trào của một số tổ chứcxã hội là không ra đầu mà cũng chẳng ra cuối. Họ cũng vận động để kiếm ít tiền,

Page 35: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 35/85

 

kiếm sự ủng hộ của mấy cụ về hưu, cũng in, cũng phát. Những người nhận không phải không biết, nhưng để tạo ra được một tiếng động, một tiếng vang thì thôichúng ta chấp nhận với nhau cùng đóng trò. Các anh chị nên dành thời giờ nghiêncứu kỹ hiện tượng này thì mới biết được sự thật là như thế nào, và mới có cáchthức tốt nhất để tiếp cận đến những giá trị chân chính của nhà kinh doanh Việt

 Nam. Đấy là ý kiến của tôi về câu chuyện này.

Thế còn, làm thế nào để Đảng và Nhà nước có thể làm cảm động giới kinh doanh,làm thế nào để nó trở thành đồng minh chính trị, tôi có hỏi nguyên Tổng Bí thư LêKhả Phiêu là “thưa anh, trong thời đại mà kinh tế trở thành nhiệm vụ chính trịquan trọng nhất, thì thương nhân có phải là đồng minh chính trị của anh không?”.Tôi đặt câu hỏi ấy vào thời kỳ Đại hội IX. Nguyên văn câu trả lời của anh Phiêu lànhư thế này “về chuyện đồng minh như anh Bạt hỏi thì chưa phải là đồng minh,nhưng chúng ta cùng hội cùng thuyền”. Đấy là câu trả lời của nguyên Tổng bí thưLê Khả Phiêu vào thời điểm ấy. Và các anh chị thấy ở Đại hội X người ta thừa

nhận Đảng viên được quyền làm kinh tế tư bản tư nhân. Như vậy tức là nếu khôngthừa nhận anh là đồng chí thì tôi cho đồng chí của tôi làm anh vậy. Các anh chịthấy rằng đấy là một sự hội nhập của các khái niệm, và sự hội nhập ấy xét theoquan điểm lịch sử thì không rõ ràng lắm. Bởi vì, khi người ta kiểm nghiệm chấtlượng của những kết luận khoa học là người ta kiểm nghiệm diễn biến lịch sử củanó chứ không phải chỉ kiểm nghiệm nó tại một thời điểm. Vì thế cho nên, để làmcho mọi người cảm động, mọi người nhìn mình một cách ngay thẳng, thì khi mình

 phải trả lời các câu hỏi có chất lượng lịch sử, tức là câu trả lời phải được kiểmnghiệm theo thời gian. Đấy là câu trả lời của tôi đối với câu hỏi của anh.

Doanh nhân: Tôi có đọc một số bài viết của ông và xin hỏi ông hai câu. Thứ nhất,tôi theo dõi phần trình bày và trả lời của ông thì tôi thấy ông đã chỉ ra được một sốvấn đề liên quan đến các câu chuyện trong những bài viết của ông. Ví dụ như ôngcó nói đến cá nhân và hiệp hội. Việc hình thành ra những hiệp hội bây giờ là để

 phục vụ một số người hoặc một số người lợi dụng nó chứ không đúng bản chấtcủa nó. Ông có đề cao vai trò cá nhân, nhưng phần cuối thì chưa giải quyết đượcgiữa cái cá nhân và hiệp hội. Lúc nãy ông có nói câu mà tôi cũng thấy được"Người khôn thì nói nửa chừng…". Đề nghị ông có thể nói rõ hơn lý do tại saochưa làm rõ như thế hoặc ông có thể làm rõ cho chúng tôi thấy phần này?

Câu hỏi thứ hai là như ông nói ở phần mở đầu là ở Nghệ An ta không thiếu cái gì,ông có nói đến vấn đề giáo dục, tôi lại quan tâm về vấn đề đầu tư. Ông có đau lòngtrước số liệu thống kê về thu hút đầu tư cũng như giá trị được tính toán, thống kêlại trong thời gian vừa qua là rất ít ỏi? Ông có biện pháp gì để giúp tỉnh nhà, cũngnhư thu hút những người đứng đầu ở các ngành như ông đánh giá, ví dụ như cácgiáo sư ở các trường, các hiệu trưởng, các cán bộ có nhiều kinh nghiệm, nhiều khảnăng để làm cho kinh tế tỉnh nhà phát triển như chúng ta mong muốn?

Page 36: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 36/85

 

Ông Nguyễn Trần Bạt: Câu hỏi thứ nhất, tôi đã viết một chương dành riêng đểluận giải mối quan hệ biện chứng giữa khái niệm cá nhân, khái niệm tôi và kháiniệm chúng ta trong quyển sách "Cội nguồn cảm hứng" tôi có mang theo để tặngcác anh, các chị ở đây. Đây là một vấn đề khoa học, không phải là vấn đề quanniệm, tôi không đề cao bất kỳ cái gì cả. Khoa học không đề cao, khoa học nói rõ

sự thật, khoa học cố gắng mô tả sự thật. Có thể cơ quan tuyên huấn thì cần phải đềcao cái này hoặc cái kia, nhưng khoa học thì không đề cao cái gì cả. Khi không cóđiều kiện để đưa một đối tượng vào nghiên cứu thì mình chịu, nhưng khi đã cóđiều kiện để đưa nó vào nghiên cứu thì buộc phải vạch ra bản chất của nó chứkhông vòng vo, không tuyên truyền được. Tôi xin nói lại rằng: Cá nhân là căn bản,tập thể được hình thành trên cơ sở những cá nhân căn bản ấy. Cái tôi là nguồn gốc,cái chúng ta là trạng thái phát triển của cái tôi, là tinh thần trách nhiệm của cái tôiđối với cộng đồng sống.

Câu thứ hai về vấn đề thu hút đầu tư, câu ấy tôi không trả lời được. Câu ấy sáng

nay tôi mạnh dạn hỏi các nhà lãnh đạo tỉnh, chứ tôi không trả lời được là tại sao, bởi vì không ai đặt câu hỏi cho người khác rằng "tại sao vợ tớ lại không yêu tớ?". Nếu nó chưa yêu Nghệ An thì người đầu tiên là người Nghệ An phải đặt ra câu hỏinày và đi tìm nó, và trong quá trình đi tìm ấy là anh giải quyết luôn vấn đề. Vấn đềmà anh đề nghị tôi giúp đỡ là làm thế nào để lôi kéo đầu tư thì khi các anh chị lãnhđạo đi tìm điều ấy, các anh chị sẽ thấy ngay cách và có ngay hiệu quả. Hữu xạ tựnhiên hương thôi. Chúng ta không để ý ở Hà Nội và TP. HCM, và rất nhiều tỉnhđã tổ chức nhiều hội thảo thu hút đầu tư. Tôi đã từng dự một cuộc kêu gọi đầu tưvào Nghệ An được chủ trì bởi anh Lê Doãn Hợp, nhưng anh ấy lại làm ở PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam. Tôi rất ngạc nhiên vì ở trong phòng họp

không có nhà đầu tư nào cả. Kêu gọi đầu tư ở một cuộc họp không có các nhà đầutư thì làm sao kêu gọi được? Tôi nghĩ rằng, đây là một việc rất khó. Nếu như bâygiờ các anh lãnh đạo tỉnh nói rằng “Ông Bạt, chúng tôi đi tổ chức kêu gọi đầu tưđây, chúng tôi rất muốn ông đi theo chúng tôi. Ông có đi không?” thì tôi đi ngay.

 Nếu anh Trần Bình Minh nói rằng “Chúng tôi định tổ chức kêu gọi đầu tư ở Mỹđấy, ông có đi không?” thì tôi cũng nói luôn là các anh phải cho phép tôi tự chitiền của tôi chứ tôi không tiêu tiền của nhân dân Nghệ An để đi làm chuyện ấy.Tôi sẵn sàng làm những chuyện như vậy. Kêu gọi đầu tư là một việc rất khó. Anh

 phải xác định được đối tượng, nhưng khó nhất là anh phải xác định anh. Cỡ mìnhthì lấy ai? Bây giờ tôi 64 tuổi rồi, tôi lại ngồi mơ tưởng đến hoa hậu, đòi lấy hoa

hậu thì người ta bảo tôi thần kinh. Cho nên phải xác định mình, sửa mình, nhuộmtóc, nhổ tóc sâu, căng da, phải làm cái gì đó với tuổi sáu mấy của mình. Tôi khôngnói chúng ta làm như thế để bịp ai, mà tôi muốn nói rằng, để làm một việc chúngta buộc phải chuẩn bị rất cẩn thận. Cần phải hiểu mình, hiểu người và có một bàmối, có một kẻ môi giới thông thạo đường đi nước bước. Kẻ đó có thể là tôi.

 Nhưng tôi chỉ sẵn sàng phục vụ các anh chị chứ tôi không thể chủ động tổ chứcchuyện ấy được.

Page 37: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 37/85

 

Doanh nhân: Tôi xin hỏi ông tiếp hai ý. Ý thứ nhất, về mặt lý thuyết, xây dựngCHXH thì phải có một nền kinh tế XHCN, tức là có thành phần kinh tế XHCN.Tôi thấy các thành phần kinh tế XHCN này không bứt phá được, không trở thànhchủ đạo được. Vì sao? Bởi vì người của Đảng tự giám sát, vốn của nhà nước, củadân ném vào, ông loay hoay trong cái đó và không xong thì ông cũng hạ cánh an

toàn. Tôi thấy rất bứt dứt lâu nay. Bây giờ, với tư cách là một trí thức, một doanhnhân thành đạt, vừa nghiên cứu, vừa trải nghiệm trong thực tiễn, ông có thể lý giảivấn đề đó?

Vấn đề thứ hai là ông là một doanh nhân thành đạt, bây giờ ông ngoảnh lại nhìnmình, nhìn xung quanh. Theo ông, ông thấy một nhà doanh nhân thành đạt cần

 phải có những tố chất gì?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi biết anh băn khoăn, anh đau khổ, về những điều màrất nhiều người khác cũng đến tâm sự với tôi. Có những điều không có nội dung,

những điều không nhìn thấy đâu cả và chúng ta buộc phải tụng niệm với nhữngđiều như vậy. Nhưng có ai dám đứng trước bàn thờ phật mà nói là “ông khôngđem lại cho tôi cái gì cả, tại sao hằng ngày tôi phải thắp hương cho ông”? Chonên, không phải vì chúng ta e sợ nhà cầm quyền mà chúng ta e sợ cái lịch sử tâmlý tồn tại trong suốt chiều dài hơn nửa thế kỷ. Đấy là chúng ta kính trọng lịch sửchứ không phải khiếp sợ một số người cầm quyền nào đó. Nếu anh thích tôi nóithẳng, thì tôi nói thẳng như vậy. Tôi rất vì nể lịch sử của đất nước chúng ta, bởi vìnói gì thì nói, trong lịch sử lâu dài ấy có những yếu tố mà nếu không có nó thìchúng ta không thành người. Còn đương nhiên uống thuốc gì cũng có phản ứng

 phụ, bây giờ chúng ta ngồi nghĩ cách tìm loại thuốc để xử lý phản ứng phụ của toa

thuốc chính mà chúng ta đã trót sử dụng trong nửa thế kỷ lịch sử của chúng ta. Tôikhông nói gì cụ thể cả, nhưng tôi nói cái khung logic của câu chuyện như vậy đểnói với anh là đừng đau khổ vô ích, thế nào cũng có người nghĩ ra cái gì đó, hoặcthế nào một ngày đẹp trời cũng có người đến nói với anh điều đó. Và tôi nói trướcvới anh là đừng đau khổ, thế nào cũng có cách giải quyết.

Còn doanh nhân thành đạt thì tôi phải nói rằng đấy là một trong những thành tố tạora chiến dịch tôn vinh doanh nhân mà tôi vừa trả lời người phụ trách kinh tế củaTỉnh uỷ. Cái chữ đấy khi nghe người khác nói thì tôi mặc kệ, nhưng khi nghe đồnghương nói thì tôi thấy ngượng. Tôi không phải doanh nhân thành đạt gì đâu. Tôi là

một doanh nhân có một số kinh nghiệm xuất phát từ sự thành công cá nhân củamình đủ để mình tự tin chứ không đủ để cho người ta khen mình. Vì thế cho nêntôi có được trao tặng gì đâu, và xin lỗi, nếu có trao tặng tôi cũng không nhận. Tôikhông phải là doanh nhân thành đạt, tôi không có kinh nghiệm của doanh nhânthành đạt. Tôi có kinh nghiệm của một người biết tạo ra những kinh doanh đứngđắn để xây dựng cho cuộc đời của mình một cơ sở tài chính bền vững. Nếu cácanh chị hỏi tôi rằng làm thế nào để có được một cơ sở tài chính bền vững cho cuộcsống của mình, tôi sẵn sàng trả lời. Chứ còn làm thế nào để trở thành một doanh

Page 38: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 38/85

 

nhân thành đạt thì tôi không trả lời được, bởi vì tôi không thích là một doanh nhânthành đạt theo bất kỳ một định nghĩa nào ngoài quan niệm của tôi.

Tôi xem đây là đồng hương, là người nhà, tôi nói với các anh chị tâm tình thật củamột người có nhiều va chạm. Nhà báo, Trợ lý Tổng bí thư Hữu Thọ đã từng nói

nhà kinh doanh là thế này, nhà chính trị là thế kia, nhà báo là thế nọ. Tôi nói thẳnglà “Thưa anh, tôi không xem có nhà báo, nhà kinh doanh hay nhà chính trị. Mỗimột con người trong cuộc đời của mình làm những việc khác nhau trong nhữnggiai đoạn khác nhau. Và cái quán xuyến những giai đoạn khác nhau của cuộc đờicon người chính là lẽ phải tâm hồn”. Tôi tôn trọng cái lẽ phải mà tôi xác nhậntrong quan hệ của tôi với những người, những đối tượng, những cá nhân cụ thể tứclà tôi xác lập sự đúng đắn của tôi bằng các quan hệ. Và khi mật độ của những sựđúng đắn ấy nó dày đến mực độ nào đấy thì tôi tin rằng mình là người được ngườikhác chấp nhận và có lẽ mình là người tốt. Tôi không đòi hỏi hơn về mình, chomình những cái khác. Nếu kể ra những cuộc đối thoại với ông nọ bà kia thì nhiều

lắm, nhưng cũng chẳng để làm gì. Họ cũng nói về mình như thế và mình cũng nóivề họ như thế và chúng ta trở thành những kẻ đưa đẩy. Những kẻ đưa đẩy đến lúcnào đó đi quá một bước sẽ trở thành trò cười cho con người. Tôi thì không địnhlàm như thế.

Trưởng ban tuyên giáo thành ủy: Hôm nay anh có nói một ý Nghệ An là mộtcon hổ rất khó cưỡi, chắc rằng anh cũng có rất nhiều ý nghĩ trong đó khi khái quátthành nội dung này. Chúng tôi ở Nghệ An hoạt động thì thấy rằng, cũng có ngườinói rằng Nghệ An đầy tiềm năng, 16.000km2, có đầy đủ các vùng miền, 83kmđường biển, Nghệ An nhiều người có tài, nhưng tại sao người Nghệ An đi ra lại

làm được còn ở trong tỉnh không làm được? Có thật không? Tôi nghĩ có lẽ anh córất nhiều thông tin về con hổ rất khó cưỡi của Nghệ An. Chúng tôi cũng khôngthích con hổ dễ cưỡi. Nghệ An là một con hổ rất khó cưỡi, mà một ông bí thư tỉnhuỷ, hoặc một ông chủ tịch tỉnh thì phải biết cái đó. Tôi muốn anh nói rõ thêm bởivì có khi anh ở bên ngoài anh nhìn dễ hơn chúng tôi ở bên trong?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Sáng nay khi nói chuyện với các anh chị, tôi có nói rằng, bây giờ lấy mẫu một cặp xe ôm ở chợ Vinh nói chuyện chính trị đem so với cán bộở ngoài Hà nội có cương vị nào đó, thì tôi cá với các anh chị là độ chính xác vềsuy luận chính trị của cặp xe ôm ở đây tốt hơn. Cái này không phải tôi nói chơi

chơi đâu, tôi nói với anh Trần Việt Phương, nguyên Trợ lý Thủ tướng, tôi nói vớianh Trần Đức Nguyên, tôi nói với ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó ban Tổchức Trung ương Đảng và nhiều người khác nữa. Người Nghệ là những người rấtsắc sảo về chính trị. cho nên, để làm thủ lĩnh chính trị của một tập hợp người nhưvậy vô cùng khó. Đấy là một khía cạnh. Cái thứ hai là Nghệ An nhiều tiềm năng,nhưng lại nghèo thực tế, giải quyết bài toán ấy không dễ gì, hay để thoả mãn conmắt quan trắc chính trị của xã hội này không dễ gì. Tôi cảm thấy rằng rất ít nhàlãnh đạo thành công trong việc tạo ra sự giải thích tích cực về vai trò của mình

Page 39: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 39/85

 

trong lịch sử chính trị lâu dài của người Nghệ An. Tôi theo dõi từ thời anh TrươngKiện chứ không phải chỉ bây giờ. Đó là thực tế. Có những thực tế đôi khi gọi tênnó thì nó ngượng nên mình không gọi. Cho nên trí thức là những người biết nghĩ ra những cách nói xa xôi để cho người khác hiểu, và tôi cũng lạm dụng cơ hội đểnói thôi.

Trưởng ban tuyên giáo thành ủy: Nếu như thế thì có lẽ thế hệ trẻ, 35- 45 mà tỉnh Nghệ An đang muốn đào tạo thành cán bộ có lẽ họ sợ, mà chúng tôi mời ngườingoài vào thì có lẽ không được?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Không, tôi nói khó là làm Bí thư Tỉnh uỷ chứ tôi có nóilàm những việc khác đâu. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng thế hệ sắp tới sẽ khác. Muốn nókhông trở thành con hổ khó cưỡi thì phải có thuốc, phải đơn giản hoá đời sốngchính trị, còn nếu phức tạp như thế này thì nó càng ngày càng khó cưỡi. Phải đơngiản hoá đi, phải ít để tâm đến các mẹo chính trị, phải để tâm đến phát triển nền

kinh tế, phải nghĩ đến người dân nghèo khổ, phải nghĩ đến sĩ diện của một vùngđất đẻ ra không biết bao nhiêu nhân tài mà dân của nó vẫn còn nghèo và đói. Đấylà một lời kêu gọi của một người đồng hương. Tôi nghĩ là ở chỗ nào mà các nhàchính trị đầy bản lĩnh, khôn khéo một cách nổi tiếng thì thường ở đấy dân nghèo.Tôi lấy ví dụ, ở Albania, quê hương của Enver Hoxha là vùng Gjirokastër rấtnghèo. Ở Rumani, vùng Timisoara quê hương của Nicolae Ceauşescu cũng là mộtvùng rất nghèo. Vì thế cho nên các nhà chính trị ít võ đi thì nhân dân sẽ béo tốtdần ra. Đấy là tôi nói với tư cách là một người dân, và tôi nghĩ rằng cái giới hạnnày không đụng trần, không chạm đến tự ái của bất kỳ ai cả. Trong quyển sách đầutiên của tôi, tôi viết một chương về văn hoá chính trị. Nền văn hoá chính trị hợp lý

là một nền văn hoá mà ở đấy tất cả mọi con người đều có thể cảm nhận được, cònnếu đến khi mà số đông không cảm nhận được nó thì đấy không phải là văn hoáchính trị. Tôi có đọc một mẩu chuyện là trong một buổi trà dư tửu hậu trong đó cóLenin, có Zdanov là trưởng ban tuyên huấn Trung ương ĐCS Liên Xô, có Kalenin,có Stalin, Zdanov nói một câu “chính trị là một con điếm”. Lenin quắc mắt và nóivới Zdanov như thế này “đồng chí nõi khẽ thôi, nếu các cô ở ngoài đường mà nghethấy là các cô ấy tự ái chết”. Đấy là một câu chuyện có thật, câu chuyện ấy đượcviết trong lịch sử ĐCS Liên Xô chứ không phải chuyện bịa. Tôi là người đọc lịchsử ĐCS Liên Xô, tôi không hề giấu giếm các anh chị là trước khi định nói cái gìthì tôi phải đọc thật kỹ. Thưa các anh chị là khi nào chúng ta tạo ra được một nềnchính trị còn độ rỗng, độ xốp, độ khoáng để cho các yếu tố khác đến chung sốngvới, thì lúc ấy xã hội chúng ta sẽ lành mạnh, dân chúng ta sẽ đỡ khổ.

Doanh nhân: Tôi thay mặt một số anh em bạn bè biểu lộ lòng khâm phục vàngưỡng mộ ông. Vừa rồi chúng ta có những thay đổi tổng công ty thành các tậpđoàn, xin ông cho biết rõ thêm về bản chất và hình thức về việc đổi từ tổng côngty sang các tập đoàn có những khác nhau như thế nào và có đem lại lợi ích gì cụthể không?

Page 40: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 40/85

 

Câu hỏi thứ hai là Việt Nam vừa rồi có gia nhập WTO, đấy là ý chí hay là lợi íchthiết thực, và nếu như chúng ta không gia nhập thì sao? Ông đánh giá từ khi gianhập đến giờ thì WTO có đem lại những lợi ích phát triển hơn cho Việt Nam haykhông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Đây là hai câu hỏi sống còn và có rất nhiều quan điểmkhác nhau, tôi sẽ trả lời bằng cách phân tích những quan điểm khác nhau về vấn đềnày. Câu hỏi thứ nhất về tập đoàn, trên thế giới này không có cái gì được gọi là tậpđoàn. Bởi vì, các đơn vị kinh doanh là kết quả của kinh tế học vi mô. Công ty loạinày, loại kia không phải là ngẫu nhiên, nó là phát hiện, là kết quả của nghiên cứukhoa học vi mô. Các anh chị không tin cứ giở quyển sách kinh tế học của giáo sưSamuelson sẽ thấy. Tôi chưa thấy có cái gọi là tập đoàn trong các nghiên cứu khoahọc về việc xây dựng các đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, thế giới người ta gọi là“Group”, tức là các nhóm. Các nhóm ấy cũng là tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

vực kinh tế, nó không bị ràng buộc, hoặc nếu có thì ràng buộc bởi một chủ sở hữucụ thể mà người ta gọi là các công ty Holding. Cho nên hiện nay quá trình chuyểnđổi từ tổng công ty 90-91 sang tập đoàn kinh tế đang vướng phải cơ sở luật học vàtriển khai. Phải nói rằng cái ban chịu trách nhiệm thực hiện chuyện này đang rấtlúng túng. Còn về lợi ích, với tư cách là một người hiểu biết rất rõ các khái niệmkinh doanh và các loại hình công ty ở trên thế giới, tôi không tìm thấy lợi ích gìngoài sự sĩ diện. Tuy nhiên, một khi sự sĩ diện trở thành một thứ thuốc kích thíchđể động viên, để tạo cảm hứng của người ta để làm thì nó lại không có hại nữa.Thế thì hãy để cho người ta uống thuốc kích thích ấy. May ra, sau khi uống thuốckích thích thì họ sẽ tích cực hơn hoặc có hiệu quả hơn chăng? Điều đó chúng ta

 phải đợi. Nói tóm lại, về mặt kinh tế học là không cần phải có khái niệm tập đoàn,nhưng có lẽ về mặt chính trị thì cần cái đấy như một thứ thuốc kích thích.

Câu thứ hai là về WTO, gia nhập WTO không phải là một cuộc mặc cả, mặc dùchúng ta phải mặc cả mãi mới vào được. Gia nhập WTO là việc không thể khônglàm. Nó giống như trường hợp anh có người nhà bị H1N1, bây giờ nếu anh muốnđi làm thì anh phải đi xét nghiệm và người ta chứng nhận rằng kết quả xét nghiệmcủa anh âm tính thì anh mới đến cơ quan được. Đấy là một chứng chỉ có chấtlượng xét nghiệm về chất lượng kinh tế và xã hội Việt Nam, cái đấy buộc phải có,không thể từ chối được. Rất nhiều người nói rằng thế là dại, tự dưng lại nổi hứng

lên, rửng mỡ đi tham gia WTO, thế nào cũng chết. Tôi nói rằng chúng ta có thể lépvế khi chúng ta vào cái vòng ấy, nhưng nếu chúng ta có đứng ngoài vòng thìchúng ta cũng vẫn lép vế. Chúng ta dễ thấy sự lép vế của mình hơn khi chúng tatham gia vào WTO và sự cảm thấy rõ ràng hơn sự lép vế của mình là một liềuthuốc kích thích hoặc là một phác đồ chỉ dẫn quá trình tự sửa mình của nền kinh tếViệt Nam. Không thể không vào được, bởi vì nếu không vào đó là từ chối vănminh hiện đại. Tiêu chuẩn văn minh của thời kỳ hiện đại hiện nay chính là anhthừa nhận vai trò điều chỉnh của các tổ chức quốc tế, nếu anh từ chối là anh sống

Page 41: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 41/85

 

ngoài vòng pháp luật quốc tế. Cho nên cả nước Nga vĩ đại lẫn nước Trung Quốckhổng lồ cũng đều phải phấn đấu gia nhập. Việt Nam nằm mơ cũng không có giáhơn Nga hoặc mạnh hơn Trung Quốc được, cho nên họ vào thì ta cũng vào. Tôi rấttiếc là chúng ta vào WTO chậm hơn Trung Quốc. Tôi có khoảng 20 năm để tìmhiểu quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây, tôi biết có rất nhiều nhà ngoại giao

ủng hộ chuyện Việt Nam có mặt ở WTO trước Trung Quốc. Nhưng chúng tadường như nghĩ rằng nhảy xuống ao thì để người ta nhảy trước, nếu người ta làmsao thì mình đỡ phải nhảy. Tôi không biết cân nhắc của các nhà lãnh đạo củachúng ta vào thời điểm ấy là như thế nào, nhưng với tư cách là một người hiểu biếtvề chuyện này thì tôi nói với các anh chị là không được phép bàn lại câu chuyệnchúng ta có gia nhập hay không gia nhập WTO. Bởi vì đấy là giấy chứng nhậnrằng chúng ta thừa nhận nền văn minh nhân loại. Còn nếu không thì càng ngàycàng khó, và khi chỉ còn lơ ngơ mỗi mình là mình chết. Hơn nữa, nhìn xung quanhcả thế giới có hơn 200 nước thì một trăm chín mấy nước vào rồi, chúng ta việc gì

 phải phân vân nữa.

Doanh nhân: Xin hỏi ông một câu hỏi vui, đó là câu chuyện về con hổ Nghệ An. Nếu vận dụng câu chuyện "Trí khôn của ta đây" thì con hổ Nghệ An đấy có cần phải cột vào gốc cây để đốt cho nó khôn ra hay không? Và vấn đề thứ hai là cácnhà lãnh đạo có nên nhìn vào thực trạng kinh tế của chúng ta bằng con mắt củanhà hài kịch Chu Lập Ba ở Trung Quốc, vốn là một hiện tượng rất nổi bật hiệnnay. Ví dụ khi ông ấy nói rằng thuyết ba đại diện ở Trung Quốc thì nên nhìn nhậnđó là ba cái đồng hồ, một là đồng hồ nước, hai là cái đồng hồ ga, và ba là cái đồnghồ điện hay không?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi không nghĩ rằng phải cột bất kỳ cái gì vào gốc cây đểđốt cho nó khôn ra. Không phải tôi nói cải lương đâu mà thời kỳ đó qua rồi. Đây làthời đại trí khôn con người phát triển theo một phương thức khác, chứ không phảilà phương thức áp đặt bằng cách trói nó vào gốc cây và đốt nó lên. Sự mất mátquyền lợi, sự thua kém so với các tỉnh bạn, sự nghèo đói một cách công khai trongtương quan so sánh với xã hội hiện đại làm cho con hổ ấy tự khôn ra mà khôngcần phải trói và đốt. Tôi nghĩ rằng anh nào làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An khóa tớithì nên loại bỏ phương án trói và đốt đi.

Còn về thuyết ba đại diện, tôi có một trí khôn như thế này, khi mình chưa làm

xong việc của mình thì xem xét việc của thiên hạ là không cần thiết. Chưa bao giờ tôi để ý đến câu chuyện này, vì nó cũng không có tiếng vang gì ghê gớm trongquan sát của tôi. Đấy là câu trả lời của tôi cho sự chú ý có chất lượng chính trịtrong câu hỏi của anh. Tuy nhiên, định nghĩa truyền thống của những người cộngsản và chủ nghĩa cộng sản là người đại diện cho quyền lợi của giai cấp vô sản, củanhững người nghèo khổ. Bây giờ thay nội dung đại diện cho một thực thể bằng đạidiện cho một giá trị thì phải nói rằng đấy là một trí khôn rất thương mại.

Page 42: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 42/85

 

Doanh nhân: Hiện nay trên thế giới có đặt ra vấn đề giải quyết mối quan hệ giữanhà nước và thị trường, đây là vấn đề rất phức tạp, xin ông trao đổi thêm về vấn đềnày? Thứ hai, là ông Micheal Porter có sang Việt Nam, rất nhiều nhà doanhnghiệp, nhà hoạch định chính sách chúng ta hỏi là hiện nay Việt Nam có lợi thế gì.Ông ấy nói Việt Nam có hai lợi thế, lợi thế thứ nhất là nông nghiệp, và lợi thế thứ

hai là nguồn nhân lực. Và ông ấy cũng nhắc nhở rằng chúng ta không nên phụthuộc vào nền kinh tế gia công. Quan điểm của ông dưới góc độ của người trongcuộc thì Việt Nam hiện nay có lợi thế gì? Thứ hai, nhìn về góc độ của tỉnh NghệAn thì phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập này chúng ta nên phát huy nhữnglợi thế nào của Nghệ An?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi rất ngạc nhiên trước việc người ta luôn luôn đặt ravấn đề mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Nhà nước và thị trường là hai đạilượng khác thứ nguyên, không có tương quan ấy để so sánh. Thị trường là thịtrường, nhà nước là nhà nước, không thể biến nhà nước trở thành ban quản lý thị

trường được, đây là một nhầm lẫn của một loạt các cơ quan truyền thông Việt Nam. Nhà nước điều hành xã hội, nhà nước không chỉ điều hành thị trường. Thịtrường chỉ là một yếu tố, và không phải là yếu tố khống chế đời sống xã hội. Tôirất ngạc nhiên khi người ta biến Thủ tướng trở thành ông trưởng ban quản lý thịtrường. Vô lý. Nhà nước không có quan hệ bình đẳng cùng thứ nguyên với thịtrường.

Câu thứ hai là lợi thế của Việt Nam, tôi nghĩ lợi thế lớn nhất hiện nay của Việt Nam là nó không còn lợi thế gì để ỷ lại nữa. Người Việt Nam bây giờ không cònlợi thế gì để ỷ lại, để lười biếng và để không thay đổi một cách triệt để, một cách

có cơ sở khoa học và một cách quyết liệt. Tôi biết tất cả những trò bỏ tiền tới 10triệu để đi nghe một ông giáo sư nước ngoài nào đấy nói. Tôi quan hệ với nhữngngười như vậy và tôi biết họ. Họ sẵn sàng nói vì anh trả tiền, nhưng họ có nghiêncứu Việt Nam đâu mà họ biết Việt Nam cần cái gì và thiếu cái gì. Tôi với anh nằmngủ trên mảnh đất khốn khổ của chúng ta, chúng ta rớt nước mắt, chúng ta cười vỡ 

 bụng về tất cả về những thành công và thất bại của đất nước chúng ta, chẳng lẽchúng ta không hiểu được nó mà lại phải chạy sang Mỹ để mời một người sangnói với mình Việt Nam như thế nào? Nếu mời sang để hỏi là với tình trạng hiệnnay, làm sao mà chúng tôi xuất khẩu sang Mỹ được thì nên mời người ta. Còn mờingười ta đến đánh giá xem mình như thế nào thì chẳng khác nào mời một ông

hàng xóm đánh giá chất lượng của vợ mình.Trước đây chúng ta bảo chúng ta có nhân dân anh hùng cho nên cứ từ từ, khôngsao cả. Sau đó chúng ta bảo là chúng ta có đội ngũ trung kiên, chúng ta có làm saimột tí cũng không sao. Rồi chúng ta bảo xuất khẩu lao động rồi cho nên thị trườngtrong nước chúng ta có bỏ trống một tí cũng không sao. Tất cả những con bài đượcgọi là lợi thế đã được sử dụng trong suốt 20 năm đổi mới và nó đã bắt đầu hết hiệulực. Cho nên ưu thế lớn nhất của Việt Nam tại thời điểm chúng ta ngồi đây, đang

Page 43: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 43/85

 

thảo luận các vấn đề để chuẩn bị cho một sự kiện chính trị rất quan trọng của đấtnước chúng ta là đại hội Đảng XI, là chúng ta không có lợi thế gì để ỷ lại nữa.Chúng ta buộc phải thay đổi, phải nghĩ ngợi, phải lao động thật sự từ trên xuốngdưới để cứu đất nước của chúng ta, để giải thoát cho nền kinh tế của chúng ta.

 Những cái gì có thể có chúng ta dùng hết rồi, tài nguyên chúng ta bán rồi, rừng

chúng ta chặt hết rồi, bao nhiêu sông có thể làm nhà máy thuỷ điện chúng ta đãlàm cả rồi, bao nhiêu vùng có biển nước sâu chúng ta làm cảng hết rồi. Cái gìđược gọi là lợi thế chúng ta dùng hết rồi, nhân dân chúng ta cũng đã dùng xuấtkhẩu lao động rồi, bây giờ chúng ta buộc phải quay lại những bài toán thực sự củanhững người chịu trách nhiệm về đất nước của mình, mà trong đó các nhà lãnhđạo chỉ là một phần, phần còn lại là xã hội, là tất cả các anh, các chị. Tôi nói nhưvậy không biết các nhà lãnh đạo có tự ái không, nhưng tôi xem xã hội là nhữngngười có cùng trách nhiệm với các anh trong việc phát triển đất nước. Và chúng ta

 phải tìm cách gửi ý kiến của mình một cách thân thiện đến những người lãnh đạo,đừng gây gổ, đừng phê phán, đừng chọc giận, tôi nghĩ là những cách ấy sẽ không

có ích.

Doanh nhân: Tôi được đọc các bài viết của ông trên mạng và cũng nghe tiếng ôngrất nhiều, hôm nay mới được gặp ông. Tôi nghĩ rằng mỗi năm lãnh đạo tỉnh NghệAn và anh em doanh nhân mời ông về để trao đổi như thế này thì rất bổ ích, mộtnăm nên làm một hai lần. Tôi thấy ông không dám nhận mình là nhà doanh nhânthành đạt, nhưng tôi nghĩ ông là một người kinh doanh giỏi. Ông có thể truyền lạicho anh chị em doanh nhân một số kinh nghiệm để ông trở thành một người doanhnhân giỏi, trong cách đối nhân xử thế cũng như trong mẹo kinh doanh của bảnthân ông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Anh vừa nói rằng đề nghị các anh chị ở đây gọi tôi vềmột năm một hai lần, tôi nhận lời. Lúc nào các anh các chị cần thì tôi sẵn sànglàm. Chỉ sợ là tôi về nhiều quá thì các anh chị chán. Còn câu hỏi về kinh nghiệmkinh doanh thì tôi nói rằng, sai lầm lớn nhất khi chúng ta mở đầu cuộc đời kinhdoanh của mình là cố gắng học theo kinh nghiệm của ai đó. Tôi kể anh nghe là contrai của tỷ phú Kerry Packer, một trong những người giàu có nhất nước Úc đếnTP. HCM gặp một số nhà kinh doanh tài chính Việt Nam tìm cách hợp tác. Ông ấycũng là một nhà tài chính lớn, ông ấy hỏi: “đã có ai trong các anh kinh doanh thualỗ chưa?”. Tất cả mọi người ở đấy đều chứng minh mình chưa bao giờ thua lỗ cả,mà chỉ có thắng trở lên. Đến lúc mọi người đề nghị ông ấy phát biểu thì ông ấy

 bảo “thế thì tôi không chơi với các anh, bởi vì trong kinh doanh người nào chưathua lỗ thì sẽ thua lỗ, chỉ có những người đã thua lỗ thì sẽ không thua lỗ nữa”.Thưa các anh chị, kinh nghiệm của tôi là các anh chị nếu mở đầu sự nghiệp kinhdoanh của mình thì phải bằng chính ý nghĩ của mình, phải bằng chính sự hiểu biếtcủa mình, phải xác nhận chính công nghệ của mình. Không cần thắng, thua càngtốt. Những kinh nghiệm học được trong sự thua của mình có giá trị gấp 100 lần sovới các kinh nghiệm tôi nói với các anh chị. Kinh nghiệm lớn nhất tôi nói với các

Page 44: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 44/85

 

anh chị là hãy tìm lấy kinh nghiệm của mình, đừng đi học kinh nghiệm của ngườikhác trong buổi đầu kinh doanh. Sau này, khi chúng ta đã trở thành những đốitượng kinh doanh bình đẳng với nhau chúng ta có thể trao đổi kinh nghiệm. Traođổi kinh nghiệm và đi học kinh nghiệm đối một nhà kinh doanh là khác nhau.Không có một nhà chính trị nào đi học kinh nghiệm của một nhà chính trị khác để

điều hành đất nước của mình. Không có một nhà kinh doanh chân chính nào đihọc kinh nghiệm của một nhà kinh doanh khác để điều hành doanh nghiệp củamình. Không có một người chồng chân chính nào đi học kinh nghiệm của hàngxóm để về điều hành vợ mình. Đấy là kết luận trong buổi chiều hôm nay.

Page 45: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 45/85

 

Những khuyết tật của đời sống hiện đại (Phần 1)

Sự tha hoá của cái Tôi Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTrích cuốn Cội nguồn cảm hứng, NXB Hội nhàvăn

 Những gì đã và đang xảy ra trên thực tế cho thấy nặng nề không kém so với hìnhthức nô lệ trước đây, thậm chí nếu xét về quy mô và ảnh hưởng là lớn hơn, vì tínhchất của nó phức tạp và tinh vi hơn rất nhiều biến của một bộ phận lớn của nhânloại trong thế giới hiện đại.Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét và phân tích về chúng. Những phân tích chothấy những khuyết tật của đời sống hiện đại có thể có mặt bất cứ nơi nào nếu conngười đánh mất tính chủ động đối với cuộc sống của chính mình, tức là chấp nhậncuộc sống bị áp đặt. Không thể phủ nhận rằng những khuyết tật này xuất hiện chủyếu ở các quốc gia lạc hậu và phi dân chủ bởi đó là những nơi con người phải sống

trong sự bủa vây của những giới hạn nhân tạo của tự do. Sự thiếu tự do là nguyênnhân dẫn đến những khuyết tật trong đời sống tinh thần của con người. Đã đến lúccác nước chậm phát triển phải nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề rằng họ là nhữngdân tộc khu trú, lạc hậu, trạng thái tồn tại của họ là một trạng thái nô lệ hiện đại.Con người tồn tại lâu dài trong trạng thái nô lệ thì con người mất cân bằng, conngười thoái hóa và đó là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng, sự bất ổn định và sựkhông phát triển.

Khuyết tật 1. Sự tha hoá của cái Tôi

Ở một bộ phận lớn của thế giới là khu vực chậm phát triển, hiện tượng cái Tôi thahóa xảy ra rất phổ biến. Vậy có mối liên quan nào giữa sự tha hóa này với trạngthiếu tự do không? Theo quan điểm của tôi, chính sự thiếu tự do đã khiến cho đờisống tinh thần của con người trở nên mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa củacái Tôi.Tại sao lại như vậy? Bởi vì Tự do là nguồn gốc sự phát triển của con người. Khicon người không có các quyền tự do thì dần dần con người sẽ đánh mất nhữngkinh nghiệm về tự do, mất ý chí đòi tự do cũng như mất cảm hứng sử dụng tự donhư là phương tiện để phát triển các giá trị tinh thần của mình. Nếu không có tự dothì con người không có tiền đề không có không gian tinh thần đầy đủ, không có sự

sạch sẽ tâm hồn để tiếp nhận tất cả các khả năng để phát triển, tức là không cónăng lực. Sự hạn chế của không gian tự do bên ngoài và bên trong đã làm cho cáiTôi tha hoá mà biểu hiện rõ rệt nhất của nó là sự mất mát năng lực. Tôi cho rằngđây là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu nếu không chúng ta vẫn tiếp tụcxây dựng xã hội bằng những viên gạch hỏng mà không lý giải được tại sao xã hộikhông phát triển. Thực tế ở nhiều quốc gia lạc hậu cho thấy, sự tha hoá của cái Tôilà kết quả của một đời sống tinh thần phát triển không lành mạnh dưới tác độngcủa sự ràng buộc của tư tưởng, sự bao vây của văn hóa lạc hậu, sự níu kẻo của

Page 46: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 46/85

 

nghèo đói và trên hệ là sự cai trị của nhà nước. Tất cả, những yếu tố như vậy xuấthiện trong mọi mặt của đời sống, từ kinh tế, văn hóa, chính trị cho đến giáo dục,làm cho con người trở nên lệch lạc và kết quả là con người không còn đủ các nănglực để thích nghi với cuộc sống.

Bài viết trích trong cuốn Tiểu luận mới "Cội nguồn cảm hứng" của tác giả NguyễnTrần Bạt, NXB Hội nhà văn.

"Khi đặt bút viết quyển sách này, tôi như con chim hót những tiếng hót được khíchlệ bởi âm thanh tự do của các bậc tiền bối như John Locke, Baron de Montesquieu,Voltaire, Jean Jacques Rousseau, John Stuart Mill... Những tiếng hót ấy còn mangâm hưởng của dân tộc Việt Nam, một dân tộc có lịch sử lâu dài, quyết liệt trongviệc giành tự do. Những tiếng hót ấy chất chứa tình yêu đối với con người và thân

 phận con người. Những tiếng hót ấy là sự trăn trở trong quá trình đi tìm nhữngnhân tố ảnh hưởng đến đời sống con người và sự hình thành các giá trị con người.

Tôi viết bằng cả tấm lòng của mình, bên ngoài mọi động cơ, kể cả động cơ hànlâm..."Trên phương diện kinh tế có thể thấy nền kinh tế chịu sự áp đặt của các quan điểmchính trị, được mô hình hóa bằng tiêu chuẩn chính trị mà không phải bằng các tiêuchuẩn, hay các đặc thù kinh tế. Trong các mô hình kinh tế này, có không ít môhình được lựa chọn dựa trên những quan điểm chính trị khác biệt, mâu thuẫn vớisự phát triển tự nhiên của đời sống kinh tế. Sự lựa chọn mô hình kinh tế theonhững tiêu chuẩn chính trị được dẫn hướng bởi một hệ tư tưởng cố định đã kéotheo hậu quả là trói buộc thân phận của các dân tộc vào những quan điểm chính trịcụ thể, làm mất tính năng động, tính tự do của các lực lượng kinh tế và ảnh hưởng

sống còn đến đời sống phát triển. Hệ quả của nó là con người chuẩn bị toàn bộ cácnăng lực của mình theo tiêu chuẩn của nền kinh tế mà nhà cầm quyền định xác lậpvà khi mô hình kinh tế ấy sụp đổ, nhường chỗ cho một loại hình kinh tế khác thìtoàn bộ năng lực đã chuẩn bị của con người trở nên không tương thích với nhữngđòi hỏi mới. Nhìn trên phương diện chính trị, chúng ta có thê thấy rất rõ sự cai trịcủa các nhà nước. Tất cả các mặt đời sống của con người đều bị áp đặt theo mộtkhuynh hướng được qui định bởi lý tưởng chính trị của những người cầm quyền.Chính việc bị áp đặt bởi một khuynh hướng và nhất là khi nhu cầu chính trị củakhuynh hướng ấy có sự khác biệt với nhu cầu phát triển của đời sống đã gây rahiện tượng mất mát năng lực, thiếu hụt năng lực chính trị của toàn xã hội. Hệ

thống chính trị sử dụng tất cả những phương tiện có trong tay để hướng dẫn conngười chuẩn bị những năng lực phù hợp với nhu cầu chính trị của nó, tức là nhữngthứ mà hệ thống chính trị cần chứ không phải là những thứ mà cuộc sống đòi hỏi.Đây là một hiện tượng khá phổ biến ở các quốc gia chậm phát triển về mặt chínhtrị, những nước mà đặc trưng cơ bản của nó là thiếu dân chủ, không có dân chủ.Một vấn đề nữa của các nước chậm phát triển là có nền văn hóa vừa lạc hậu vừa

 phi tự nhiên, do đó, nó ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt tinh thần của conngười. Văn hóa luôn có tính lạc hậu tương đối, nếu nó không cởi mở và tiếp nhận

Page 47: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 47/85

 

tự nhiên các yếu tố mới, nó sẽ tự xơ cứng và không thể trở thành môi trường tốtcho sự hình thành các giá trị cá nhân. Sự lạc hậu của văn hóa là do tính khép kíncủa nó, còn tính phi tự nhiên của văn hóa là do sự áp đặt chính trị của tập đoàncầm quyền. Trong những nền văn hóa đó, con người được hướng dẫn, được tuyêntruyền những tiêu chí đạo đức, tiêu chí năng lực, tiêu chí khoa học công nghệ, tiêu

chí chính trị một cách máy móc và xem những tiêu chí ấy như những tiêu chí ấyhoàn toàn không thể thay đổi được, vừa có giá trị điều khiến, vừa có giá trị lãnhđạo. Nhưng khi thực tế chứng minh rằng sự tuyên truyền ấy là nhầm lẫn, lý tưởngchính trị đó là nhầm lẫn và những tiêu chí ấy hoàn toàn không có giá trị phục vụcho đời sống phát triển thì những xã hội hưởng thụ sự tuyên truyền ấy bỗng nhiênmất toàn bộ năng lực. Thế giới luôn biến đổi không ngừng. Xu thế toàn cầu hóacưỡng bức mọi nền văn hóa phải mở cửa và không ai còn cơ hội để sống biệt lậpcả. Vậy con người sẽ ra sao khi phải sống bằng những năng lực đơn giản và đượcchuẩn bị sai trong những điều kiện mới của thời đại?

Khi chính trị, kinh tế và văn hóa lạc hậu, tất yếu giáo dục cũng sẽ lạc hậu. Giáodục là khâu trực tiếp giúp con người chuẩn bị năng lực của mình nhưng do sự ápđặt của chính trị mà ở các nước chậm phát triển, con người không được trang bịnhững kiến thức để rèn luyện những năng lực mà cuộc sống cần. Hệ thống giáodục chỉ trang bị cho con người những kiến thức mà hệ thống chính trị cần, nhưngnhững kiến thức này không những lạc hậu mà còn hoàn toàn không phù hợp vớinhu cầu của cuộc sống. Xét về mặt triết học và chính trị học, chương trình giáodục không có tính đa dạng cần thiết của khoa học nhận thức bởi vì nó chỉ dựa trênmột loại triết học duy nhất, dựa trên một hệ tư tưởng cố định phù hợp với nhu cầucủa hệ thống chính trị. Thời lượng trong chương trình giáo dục bị chiếm dụng một

cách không thương tiếc cho những nguyên lý để duy trì sự ổn định của những kháiniệm đã cũ. Người ta đã không xem người lao động như một thực thể con ngườivới các quyền độc lập của nó. Đầu ra của hệ thống giáo dục này là lực lượng laođộng thiếu năng lực hay có những năng lực không bán được trên thị trường laođộng.Sống trong những môi trường chính trị, kinh tế và văn hoá phi dân chủ, phi tựnhiên một cách lâu dài sẽ làm con người biến dạng, con người không có đủ cảmhứng và cũng không đủ năng lực để tạo ra giá trị, tạo ra cuộc sống của chính mình.Đó không phải là cuộc sống của sự tiến bộ mà là cuộc sống mất cân bằng hay bịtha hoá từ bên trong. Quan sát hàng ngày rất dễ thấy hiện tượng mất mát, thiếu hụt

năng lực ở số đông con người trong các xã hội chậm phát triển. Có thể kể ra ở đâymột số loại năng lực cơ bản, đó là:Mất năng lực phản ánh sự thật:Có thể nói sự tha hoá của cái Tôi chính là sự biến dạng, sự mất cân đối của hìnhảnh cuộc sống trong tâm hồn mỗi con người thông qua nhận thức. Chúng ta đều

 biết, chất lượng của một tấm ảnh phụ thuộc vào chất lượng của máy ảnh, một cáimáy ảnh tốt sẽ cho một tấm ảnh có chất lượng, một cái máy ảnh tồi sẽ cho một tấmảnh hỏng... Tấm ảnh ấy bị hỏng tức là anh không chụp được một cách chính xác

Page 48: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 48/85

 

các cấu trúc của cuộc sống, anh có những dị tật mà vì thế anh nhận dạng cuộc sốngmột cách méo mó. Một trong những dị tật ấy chính là sự mất mát năng lực nhậnthức và phản ánh cuộc sống trung thực như nó vốn có. Năng lực phản ánh sự thậtlà một trong những năng lực quan trọng nhất để xác lập ranh giới giữa cái Tôi lànhmạnh và cái Tôi không lành mạnh.

Khi con người bị khuyết tật về mặt nhận thức thì mọi diễn biến cuộc sống bênngoài khi phản ánh thông qua nó sẽ bị méo mó. Mặc dù trong con người luôn có

 bản năng phản kháng tự nhiên đối với những sức ép những biến dạng mà cuộcsống, xã hội, thể chế tạo ra nhưng do chịu sự áp đặt lâu dài nên khả năng đó khôngđược rèn luyện và vì thế hệ miễn dịch của con người trở nên thoái hoá, còn ngườimất đi cả năng lực đề kháng trước những biến dạng mà văn hoá hay chính trị cóthể gây ra. Sự mất năng lực đề kháng khiến con người trở nên bạc nhược, thiếu ýchí. Mất năng lực phản ánh sự thật nên con người cũng mất luôn cả năng lực rungđộng trên những đối tượng khác nhau. Những đòi hỏi của cuộc sống do đó được

 phản ánh một cách méo mó hoặc là không được phản ánh. Alfred de Musset, nhàvăn lớn của Pháp từng thốt lên rằng tôi biết nhiều tác phẩm vĩ đại đôi khi chỉ lànhững tiếng nấc. Nhưng dường như ở những xã hội không tự do nơi con người thahoá và lạc hậu về mặt nhận thức, không ai có thể nghe thấy những tiếng nấc, tiếngkhóc của cuộc sống. Đó là một không gian tinh thần không có dấu hiệu con người.Cái Tôi khi nhận thức sai sẽ gây hại cho chính nó, bởi vì, về cơ bản con ngườinhận thức và hành động cho những lợi ích của mình, cho nên, khi con người nhậnthức sai, chụp ảnh cuộc sống sai thì con người tự dẫn mình đến những chỗ sai vàtạo ra sự thất thiệt cho chính mình. Con người cố gắng sống một cách biệt lập, cốgắng không tương tác với thế giới bên ngoài, cố gắng đóng mọi cánh cửa để không

có ánh sáng nào lọt vào, để không ai phát hiện ra tình trạng khuyết tật của mình.Việc đó diễn ra lâu đến mức con người không còn cảm thấy những khuyết tật củamình nữa. Chính điều đó đã tạo ra cái chết lâm sàng của đời sống tinh thần, tức làcon người mất đi năng lực xúc động, năng lực nhận biết về cuộc sống, về chính

 bản thân mình, cũng như không nhận ra sự thoái hoá trong nhận thức của mình.Khi nhận thức sai, con người sẽ mắc phải sai lầm trong quá trình tương tác với xãhội. Những sai lầm đó sẽ tất yếu gây ra những thất thiệt cả về vật chất lẫn tinh thầncho con người.Thiếu hụt năng lực xấp xỉ tương lai:

 Nhận thức là sự phản ánh của chủ thể nhận thức về đối tượng nhận thức và trên

một bình diện rộng lớn thì đấy chính là cuộc sống. Nhưng thông thường, trình độnhận thức của con người không đo được ngay tất cả các khía cạnh của cuộc sốnghay các giai đoạn, các trạng thái khác nhau của cuộc sống. Có những giai đoạn cónhững thành tố xuất hiện mà với kinh nghiệm tại thời điểm quan sát, con ngườichưa đủ năng lực để đánh giá đúng. Cho nên, trong nhận thức có một giai đoạnsuy tưởng, tức là dùng trí tưởng tượng để hình dung về những đối tượng mới,những thành tố mới. Đấy chính là quá trình xấp xỉ tương lai của mỗi cá nhân. Conngười luôn luôn cố gắng nhận thức một cách gần đúng tương lai của mình nhưng

Page 49: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 49/85

 

con người không đoán được hết tương lai mà luôn xấp xỉ tương lai và tương laicủa con người phụ thuộc rất nhiều vào năng lực xấp xỉ ấy. Nghiên cứu sự lànhmạnh của một xã hội cũng chính là nghiên cứu sự lành mạnh của quá trình hìnhdung hay xấp xỉ tương lai của mỗi cá nhân trong xã hội. Thiếu hụt năng lực xấp xỉtương lai, con người sẽ trở nên mất phương hướng và tất nhiên họ sẽ không thể có

sự cân bằng trong miền tương lai mà họ không có năng lực hình dung.

Ai cũng phải có một điểm nhìn, tức là phải nhìn thấy mình trong tương lai, khi conngười không còn nhìn thấy mình nữa là con người đã chết về mặt tinh thần. Khi sốđông nhìn thấy mình trong quá khứ thì xã hội không phát triển. Con người khôngcó tương lai, quá khứ trở thành hình mẫu của tương lai; tương lai cấu trúc từ quákhứ, đấy chính là tha hoá. Quẩn quanh với những hình mẫu cũ, con người khôngcó khả năng tưởng tượng hay không có khả năng sáng tạo thì đồng nghĩa với việccon người không phát triển. Tương lai là trạng thái ngày mai của con người màhôm nào con người cũng phải có ngày mai của nó. Con người phải hình dung

tương lai một cách liên tục mới là con người lành mạnh. Dấu hiệu quan trọngchứng minh sự không thoái hoá của cái Tôi là năng lực duy trì liên tục khả nănghình dung ra tương lai.Mất năng lực hướng dẫn chính trị:Ở những nước lạc hậu về chính trị, người ta mặc nhiên thừa nhận nhân dân làngười được hướng dẫn, còn nhà nước là người hướng dẫn. Chính vì khẳng địnhrằng nhân dân là người có quyền được hưởng sự hướng dẫn chính trị và chỉ có mỗiquyền ấy thôi nên các nước này không có xã hội dân chủ. ở những quốc gia này,nhân dân không có quyền để phổ biến các quan điểm của mình. Việc hạn chếquyền tự do phổ biến các quan điểm để giành cho một quan điểm có toàn bộ các

quyền tự do làm cho xã hội được hướng dẫn lệch. Theo lẽ tự nhiên, nhân dân cũngcó những hướng dẫn chính trị, nếu sự hướng dẫn chính trị của hệ thống chính trịkhông được cân bằng bởi những hướng dẫn theo chiều ngược lại này tất yếu sẽ trở nên lệch lạc. Có thể thấy hiện tượng mất năng lực hướng dẫn chính trị biểu hiệnrất rõ ở một tầng lớp rất quan trọng trong xã hội, đó là tầng lớp trí thức. Trí thức làmột lực lượng tham gia vào quá trình hướng dẫn chính trị dưới hình thức các hoạtđộng khoa học, giới trí thức cũng là thành phần tạo ra sự hướng dẫn xã hội nhưngở các nước chậm phát triển giới trí thức đang mất năng lực hướng dẫn xã hội. Đờisống chính trị của họ lệ thuộc hoàn toàn vào nhà cầm quyền, họ không có năng lựcđể độc lập về mặt nhận thức hoặc năng lực độc lập về mặt chính trị cho nên tiếng

nói của họ là tiếng nói phụ họa. Điều đó có nghĩa là trí thức cũng tham gia vào sựhướng dẫn sai lệch về mặt chính trị. Độ không phù hợp hay độ mất mát năng lực ở giới trí thức là rất lớn vì họ trượt theo những sự hướng dẫn không còn giá trị kháchquan nữa. Sự mất mát năng lực hướng dẫn của giới trí thức tạo ra sự mất mát nănglực hướng dẫn chính trị của xã hội, làm cho xã hội mất cả năng lực hành động. Sựmất năng lực hành động của xã hội là hệ quả tất yếu của sự mất năng lực hướngdẫn chính trị, mà sự mất năng lực hướng dẫn chính trị là hệ quả của sự không tựdo về mặt chính trị. Cái logic ấy chặt chẽ một cách tự nhiên, vì đó là logic của

Page 50: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 50/85

 

cuộc sống.Rõ ràng là sự mất mát năng lực hướng dẫn chính trị của xã hội xuất phát từ chỗ cảxã hội được hướng dẫn bởi một khuynh hướng duy nhất, xã hội không có quyềnlựa chọn. Làm như vậy chính là tiêu diệt sự đa dạng tinh thần của xã hội. Các nănglực khác nhau là nguồn dự trữ để chuẩn bị cho xã hội khả năng ứng phó với những

đòi hỏi khác nhau của cuộc sống, tiêu diệt sự đa dạng tinh thần chính là tiêu diệtnguồn dự trữ các giải pháp xã hội. Nhà nước không những hướng dẫn sai nănglực, tạo ra sự lệch pha giữa năng lực và đòi hỏi mà còn tạo ra cái không thể đúngđược của xã hội khi chuẩn bị năng lực vì nhà nước đã làm mất nguồn dự trữ. Dođó, có thể kết luận rằng, chỉ riêng nhà nước có quyền hướng dẫn chính trị trực tiếplà trạng thái chậm phát triển về chính trị của những nước chậm phát triển. Sai lầmcủa các xã hội ở đó là vô tình cố định hoá những người cầm quyền là người hướngdẫn mà quên mất rằng những người có năng lực hướng dẫn mới có thể trở thànhngười cầm quyền. Đã đến lúc các xã hội chậm phát triển phải thức tỉnh về mộtthực tế rằng: Ai có năng lực hướng dẫn thì người đó có thể trở thành người cầm

quyền, đấy chính là sự chuyển dịch hợp lý, chuyển dịch thuận của quá trình chínhtrị. Chỉ có được sự chuyển dịch thuận như vậy mới có thể đảm bảo để xã hộikhông rơi vào tình trạng mất mát năng lực trên qui mô lớn.

Những khuyết tật của đời sống hiện đại (Phần 2)Tham nhũng

 Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTrích cuốn Cội nguồn cảm hứng, NXB Hội nhà văn

 Những gì đã và đang xảy ra trên thực tế cho thấy nặng nề không kém so với hình

thức nô lệ trước đây, thậm chí nếu xét về quy mô và ảnh hưởng là lớn hơn, vì tínhchất của nó phức tạp và tinh vi hơn rất nhiều biến của một bộ phận lớn của nhânloại trong thế giới hiện đại.Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét và phân tích về chúng. Những phân tích chothấy những khuyết tật của đời sống hiện đại có thể có mặt bất cứ nơi nào nếu conngười đánh mất tính chủ động đối với cuộc sống của chính mình, tức là chấp nhậncuộc sống bị áp đặt. Không thể phủ nhận rằng những khuyết tật này xuất hiện chủyếu ở các quốc gia lạc hậu và phi dân chủ bởi đó là những nơi con người phải sốngtrong sự bủa vây của những giới hạn nhân tạo của tự do. Sự thiếu tự do là nguyênnhân dẫn đến những khuyết tật trong đời sống tinh thần của con người. Đã đến lúc

các nước chậm phát triển phải nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề rằng họ là nhữngdân tộc khu trú, lạc hậu, trạng thái tồn tại của họ là một trạng thái nô lệ hiện đại.Con người tồn tại lâu dài trong trạng thái nô lệ thì con người mất cân bằng, conngười thoái hóa và đó là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng, sự bất ổn định và sựkhông phát triển.

Xem » Khuyết tật 1. Sự tha hóa của cái Tôi

Page 51: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 51/85

 

Khuyết tật 2. Tham nhũng

Một trong những hiện tượng tiêu cực chủ yếu của đời sống hiện đại cần phải chỉ ralà hiện tượng tham nhũng. Tham nhũng đang trở thành một nguy cơ, một hiện

tượng phổ biến ở những nước đang phát triển. Trong một buổi chiêu đãi của Bộtrưởng Bộ phát triển Hải ngoại của Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh, cóngười đã hỏi Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh về tình hình tham nhũng ở nướcAnh. ông ta đã trả lời nửa đùa nửa thật rằng: Lâu quá nên tôi quên mất rồi, hìnhnhư nó đã chấm dứt từ thế kỷ XVI. Tất nhiên đó chỉ là cách nói vui của một nhàngoại giao, nhưng rõ ràng các quan chức ở những nước phát triển, họ nói một cáchkhá tự tin về tình trạng hiếm hoi của tham nhũng ở nước mình. Trong khi đó, hiệntượng tham nhũng trở thành một nguy cơ, trở thành câu chuyện hàng ngày của đờisống chính trị, đời sống kinh tế ở các nước đang phát triển, thậm chí ở nhiều quốcgia nó còn trở thành quốc nạn. Nếu phân vùng và quan sát kỹ thì chúng ta sẽ thấy,

ở những vùng chậm phát triển, hiện tượng tham nhũng rất phát triển. Có nghĩa là ở những nước phát triển thì tình trạng tham nhũng ít hơn còn những nước chậm pháttriển thì hiện tượng tham nhũng nhiều hơn. Vấn đề đặt ra là vẫn có những quốc giacó hiện tượng tham nhũng phát triển nhưng lại là một nước phát triển về kinh tế, vídụ Nhật Bản. Rõ ràng ngay tại các quốc gia phát triển về mặt kinh tế thuần túyhiện tượng tham nhũng cũng vẫn tồn tại, thậm chí có thể ở quy mô lớn. Do đó, cần

 phải đi sâu hơn để nghiên cứu xem trạng thái phát triển nào thì hạn chế được hiệntượng tham nhũng. Có thể nói rằng, chỉ ở những quốc gia phát triển toàn diệntrong đó đặc biệt phát triển về mặt chính trị thì hiện tượng tham nhũng mới đượckhắc phục một cảm có hiệu quả.

Bài viết trích trong cuốn Tiểu luận mới "Cội nguồn cảm hứng" của tác giả NguyễnTrần Bạt, NXB Hội nhà văn.

"Khi đặt bút viết quyển sách này, tôi như con chim hót những tiếng hót được khíchlệ bởi âm thanh tự do của các bậc tiền bối như John Locke, Baron de Montesquieu,Voltaire, Jean Jacques Rousseau, John Stuart Mill... Những tiếng hót ấy còn mangâm hưởng của dân tộc Việt Nam, một dân tộc có lịch sử lâu dài, quyết liệt trongviệc giành tự do. Những tiếng hót ấy chất chứa tình yêu đối với con người và thân

 phận con người. Những tiếng hót ấy là sự trăn trở trong quá trình đi tìm những

nhân tố ảnh hưởng đến đời sống con người và sự hình thành các giá trị con người.Tôi viết bằng cả tấm lòng của mình, bên ngoài mọi động cơ, kể cả động cơ hànlâm..."

 Như đã phân tích ở phần trước, chính sự thiếu tự do đã tạo ra sự mất mát, thiếu hụtnăng lực của con người và tôi cho rằng đó là một trong những nguyên nhân quantrọng nhất hỗ trợ cho sự nở rộ của hiện tượng tham nhũng.Mối quan hệ biện chứng giữa tham nhũng và sự mất mát năng lựcỞ hầu hết những quốc gia chậm phát triển cả về kinh tế lẫn chính trị, năng lực xã

Page 52: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 52/85

 

hội đầu tiên mà người ta thường nói đến là năng lực lao động. Con người phải bỏra một sức lực rất lớn để có thể kiếm được một khoản thu nhập chỉ vừa đủ để táisản xuất sức lao động của mình, tức là con người rất vất vả để có thể tồn tại, đểsống một cuộc sống đơn giản, cho nên, con người luôn luôn sẵn sàng làm nhữngviệc xấu.

Tại sao lại có tình trạng đó? Phải nói rằng, có rất nhiều nguyên nhân nhưng sựthiếu hụt năng lực là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Bởi vì nănglực con người thấp kém, hay nói cách khác, con người có những năng lực không

 phù hợp với đòi hỏi của thời đại nên họ không thể tìm kiếm được cơ hội cho mình,không thể bán một cách có hiệu quả sức lực, trí tuệ, tài năng của mình. Khi conngười không phát triển được năng lực của mình thì chất lượng cuộc sống của họkém và rất ít người chịu chấp nhận thân phận ấy, cho nên người ta bươn chải bằngnhững cách không chính đáng, không công bằng, tạo ra những dấu hiệu đầu tiênhay tạo ra cơ sở xã hội của hiện tượng tham nhũng. Sự mất năng lực thật làm chocon người không có năng lực để cung cấp các dịch vụ chân chính mà phải sử dụng

năng lực giả, những năng lực giả ấy đương nhiên không thể tạo ra được giá trị giatăng. Lao động không tạo ra giá trị gia tăng là lao động đã sử dụng một lượngnguyên liệu một cách vô ích, sử dụng một lượng nhiên liệu một cách vô ích, sửdụng một lượng năng lượng một cách vô ích, sử dụng thời gian vô ích. Việc cungcấp năng .lực một cách dối trá hay sự không tạo ra các giá trị gia tăng của năng lựcđã kẻo lùi sự phát triển của xã hội, Từ trước đến nay, người ta vẫn nhìn nhận thamnhũng như là một vấn đề đạo đức nhưng tôi cho rằng đây là một vấn đề có khíacạnh đạo đức chứ không phải hoàn toàn chỉ là vấn đề đạo đức. Nếu như nhìn thamnhũng dưới góc độ xã hội học, chúng ta có thể thấy vấn đề một cách đa diện hơn.Khi quan niệm tham nhũng là vấn đề đạo đức chúng ta thường cho rằng những

người lấy một cách có ý thức thì mới xấu, mới là tham nhũng. Nhưng chúng taquên mất rằng không ý thức được' sự xấu xa của mình thì mới là xấu nhất, bởi vìvô tình làm việc xấu thì hậu quả của nó sẽ lớn hơn nhiều so với làm một cách cótính toán. Tôi lấy ví dụ, trong phòng làm việc người ta bật điều hòa lên nhưngkhông ai dùng, vào ra không tắt, họ không lấy cái gì nhưng họ để cho năng lượngcủa xã hội bị tiêu tốn một cách vô ích và hành động đó được gọi là lãng phí. Đó làtham nhũng, không thể là lãng phí được Không phải cứ bỏ vào túi một cái gì đómới được gọi là tham nhũng, mà không làm gì để làm tiết kiệm hơn cho xã hội, đểxã hội trở nên hợp lý hơn cũng là tham nhũng, bởi anh đã không làm đúng vớichức năng của anh. Cho nên nói lãng phí là không đúng, từ lãng phí là một cách

 phân cấp theo quan niệm hành chính quan liêu để định nghĩa một loại tội phạm phổ biến đó là tham nhũng trách nhiệm. Tham nhũng ở góc độ này cũng là kết quảcủa sự mất mát năng lực bởi con người không có năng lực nhận thức về nhữngtrách nhiệm xã hội mà mình buộc phải làm. Xã hội cũng không đủ năng lực đưa ranhững đòi hỏi về trách nhiệm của từng thành viên của nó và cũng không đủ nănglực để nhận ra sự phá phách của các thành viên ấy. Sự mất mát năng lực hay sự lạchậu của năng lực là nguyên nhân nảy sinh tham nhũng còn bởi vì nó gây ra sựchênh lệch giữa khả năng cống hiến và nhu cầu Nhu cầu là một vấn đề của sự phát

Page 53: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 53/85

 

triển, nhu cầu mà không có tăng trưởng thì không thể có phát triển được hay nóicách khác nhu cầu là điểm đầu tiên của sự phát triển và chính nó cũng là một đòihỏi của cuộc sống. Trước đây, chúng ta phấn đấu để ăn no, mặc đủ, _nhưng bâygiờ chúng ta phấn đấu để ăn ngon, mặc đẹp. Như vậy là đã có sự chuyển dịch củanhu cầu từ phạm trù "ăn no, mặc đử' đến "ăn ngon, mặc đẹp". Người ta vẫn cho

rằng đó là biểu hiện của sự lãng phí mà không giải thích nổi nó là hiện tượng củasự phát triển các nhu cầu, mà sự phát triển các nhu cầu là tiền đề của sự phát triểnkinh tế. Con người bao giờ cũng thế, sau ăn ngon mặc đẹp là niềm kiêu hãnh chânchính về các giá trị tinh thần. Người ta chỉ có thể kiêu hãnh về các giá trị tinh thầncủa mình chừng nào người ta trung thực, hay là người ta chi trả cho sự "ăn ngon,mặc đẹp" của mình bằng những lao động hết sức trung thực. Con người không dốitrá nếu không cần phải dối trá cũng có kết quả tốt. Vậy cái gì làm cho con ngườidối trá? Đấy chính là sự không tương thích giữa năng lực với nhu cầu. Vì khôngcó năng lực sống trong miền triển vọng của mình nên. con người phải áp dụngnhững kinh nghiệm của quá khứ để có thể tồn tại được ở trong miền triển vọng.

Tham nhũng hay những thói hư tật xấu là kết quả của việc không có sự tươngthích thật sự giữa các điều kiện của miền triển vọng với các năng lực ở miền triểnvọng. Lương thuộc về quá khứ nhưng nhu cầu tiêu pha lại thuộc về tương lai. Vàcon người buộc phải bù đắp sự chênh lệch giữa thu nhập theo kiểu quá khứ và tiêudùng theo kiểu tương lai bằng cách thức buôn lậu trong đời sống dân sự, thamnhũng trong đời sống quan lại.

Trên thực tế, sự không tương thích giữa năng lực với đòi hỏi của thời đại khôngchỉ xuất hiện trong nhân dân mà nó cũng là một vấn đề của các chính phủ lạc hậu.

 Những quốc gia lạc hậu và chậm phát triển vừa có một nhân dân không đủ năng

lực phù hợp với nhu cầu của thời đại, vừa có một chính phủ không có năng lựchướng dẫn và lãnh đạo. Chính phủ không đủ năng lực quản lý và hướng dẫn xã hộicho nên chính phủ không làm chủ được tiến trình chính trị của mình. Hệ thốngchính trị không làm chủ được tiến trình chính trị của mình tức là không đủ nănglực kiểm soát chính mình. Những hệ thống chính trị này không có đủ năng lực đểtự kiểm soát mình mà cũng không cho phép xây dựng một hệ thống xã hội khác đểhỗ trợ quá trình kiểm soát quyền lực, kết quả là chính nó trở thành môi trườngnuôi dưỡng tham nhũng. Khi hệ thống chính trị tỏ ra bất lực trước những vấn đềcủa chính mình và của xã hội, không xây dựng nổi tiêu chuẩn của mình thì cónghĩa là nó tạo điều kiện cho quyền lực bị đánh cắp đại trà trên quy mô toàn xã hội

dưới mọi mức .độ, mọi hình thức. Con người luôn luôn phải dịch chuyển từ miềnquá khứ sang miền triển vọng. Nếu trong quá trình ấy con người tự do và chủ độnghoạch định miền triển vọng cho mình thì con người sẽ biết cần phải có năng lực gìđể đáp ứng những đòi hỏi ở miền triển vọng. Nhưng trên thực tế, tự do của conngười bị kìm hãm do các không gian quyền trong những xã hội có nền chính trị lạchậu luôn luôn không ổn định nên tạo ra sự lệch pha và khiếm khuyết trong nhậnthức, tức là con người không có năng lực nhận thức về những cơ hội phát triển.Điều đáng lên án hơn nữa là ở những không gian chính trị lạc hậu như vậy con

Page 54: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 54/85

 

người còn bị tuyên truyền, rủ rê đến một miền không có thực, con người đượchuấn luyện để chuẩn bị năng lực theo các tiêu chí của một xã hội không có thật.

 Nên nhớ rằng, không bao giờ được phổ biến một xã hội mà nó không có thật, bởivì nó tạo ra cho con người một hiện tượng rất tiêu cực, đó là không có thông tin đểchuẩn bị năng lực thật sự sống trong miền thật của nó. Khi con người rèn luyện

đạo đức, rèn luyện tư cách, rèn luyện tâm hồn của mình để sống trong một xã hộikhông có thật thì con người sẽ mất hết vốn liếng trong xã hội thật mà nó dịchchuyển đến. Trong trạng thái như vậy, con người không đủ lòng tin vào địa vịđương nhiên mà mình có trong cuộc sống, tức là con người không làm chủ cuộcsống của chính mình, con người không có khát vọng để hình dung ra tương lai củamình, không có trách nhiệm để hoàn tất cuộc sống hiện tại của mình, thậm chí mấtcả cảm hứng thưởng thức các thành tựu của quá khứ. Con người không có mộthiện tại ổn định, xác định thì sẽ không có sức chú ý đến tương lai và quá khứ, tứclà con người là một đối tượng bị cô lập, một đối tượng bị mất gốc rễ, mất triểnvọng và mất dĩ vãng. Đấy chính là lúc con người dễ tham nhũng nhất.

Cơ sở giải quyết bài toán tham nhũngThật sai lầm khi cho rằng con người không biết kiềm chế nhu cầu của mình nêntham nhũng nảy sinh. Nhu cầu của con người là một đối tượng khách quan vàmang tính bản năng, nhu cầu cũng là một vấn đề của sự phát triển. Nhu cầu màkhông tăng trưởng thì không thể có sự phát triển, hay nói cách khác, nhu cầu làđiểm đầu tiên của sự phát triển. Không thể điều chỉnh hay không thể sử dụng

 phương pháp đạo đức để tiết chế nhu cầu của con người, vì làm như thế là khôngnhân văn.Các biện pháp để chống tham nhũng phải dựa trên khẳng định số một là: thamnhũng là hành vi thuộc về con người, là hiện tượng mang chất lượng / bản năng

của con người. Chúng ta không thể kìm hãm nhu cầu của con người để chốngtham nhũng được. Vậy cần bắt đầu từ đâu để chống tham nhũng đạt được hiệu quảcao nhất, từ thể chế hay từ năng lực con người? Tôi cho rằng cần phải tiếp cận từcả hai phía. Tiếp cận từ năng lực con người là một chương trình xã hội quy mô vàkiên nhẫn. Tiếp cận từ thể chế là công việc hàng ngày của chính phủ. Suy ra chocùng thì chính phủ cũng là con người nhưng là những người có nghĩa vụ quản lýxã hội. Nếu nhà nước không hợp pháp, sự hình thành nhà nước không hợp pháp,những người có nghĩa vụ quản lý xã hội không đại diện cho ý nguyện của nhândân và không có năng lực đại diện cho ý nguyện của nhân dân thì không thể nóiđến chuyện hoàn thành nhiệm vụ của mình được. Về mặt nguyên tắc, một nhà

nước như vậy bao giờ cũng mô tả một cách sai lạc toàn bộ nguyện vọng xã hội.Bởi vì xã hội khi được lựa chọn người đại diện cho mình thì họ sẽ lựa chọn nhữngngười có năng lực phản ánh nguyện vọng và có thiện chí để thảo luận. Nhưng mộtnhà nước không có năng lực phản ánh, và lại không có thiện chí phản ánh thìkhông đại diện cho nhân dân, tức là nhà nước không hợp pháp cả về mặt chính trịlẫn về mặt luật học. Cách thức tạo ra sự không hợp pháp của nhà nước về mặt luậthọc, ý chí tạo ra sự không hợp pháp về mặt chính trị và động cơ tạo ra sự bất hợp

 pháp về mặt đạo đức. Nhà nước nếu không hợp pháp thì vừa không có khả năng,

Page 55: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 55/85

 

vừa không có đạo đức càng không có giải pháp cho các vấn đề xã hội. Cho nên,một nhà nước hoạt động theo phương thức dân chủ là điều kiện tất yếu để có thểchống tham nhũng và các vấn đề xã hội tiêu cực khác. Không thể chống đượctham nhũng nếu chỉ chống bằng nhà nước, thực thi bởi nhà nước và chỉ được kiểmsoát bởi nhà nước. Cần phải xác định rõ nhà nước chỉ là người quản lý tài sản quốc

gia, tức là tài sản của nhân dân. Nhân dân là người chủ của mọi tài sản quốc gia thìnhân dân phải là người chống tham nhũng chứ không phải là nhà nước. Nhà nướckhẳng định mình là chủ thể của quá trình chống tham nhũng thì có nghĩa là nhànước đã chiếm đoạt quyền sở hữu của nhân dân đối với đất nước của mình, tức làchiếm đoạt quyền lực của nhân dân. Tham nhũng, về mặt pháp lý, là vấn đề củađời sống dân sự, cho nên nhân dân mới chính là chủ thể của quá trình chống thamnhũng. Nhà nước là công cụ của nhân dân trong tất cả mọi việc, kể cả việc chốngtham nhũng. Bàn về việc chống tham nhũng đòi hỏi phải xác lập lại vai trò củanhân dân và của nhà nước. Đây là một trong những nguyên lý rất quan trọngkhẳng định chủ quyền của nhân dân. Tham nhũng không chỉ là vấn đề chính trị

của người dân, mà tham nhũng còn thuộc về người dân. Thực tế, tham nhũngkhông chỉ phân hoá giàu nghèo mà tham nhũng còn phân hoá xã hội, phá hoại toàn bộ sự yên ổn dân sự. Chống tham nhũng chính là thống nhất xã hội bằng chính trị,thống nhất xã hội về mặt tinh thần, thống nhất xã hội về mặt đạo đức. Còn trướcđó là thống nhất xã hội về mặt hành động chống tham nhũng. Chỉ có làm như vậy,chúng ta mới có thể kiểm soát và hạn chế được tham nhũng. Nguyễn Trãi nói:"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" nhưng nay, tôi nhận ra rằng, nói đúng hơn là"Việc chính trị cốt ở yên dân".

Tham nhũng là căn bệnh của xã hội cho nên muốn chống tham nhũng thì phải sửachữa, uốn nắn lại những sự phát triển lệch lạc của con người bằng cách tạo ranhững không gian thuận lợi để con người có cơ hội bù đắp lại sự thiếu hụt nănglực của mình, nếu không con người sẽ tiếp tục chậm phát triển đến mức nó sẽkhông lấy lại được các bản năng thông thường nữa. Vậy con người lấy lại các bảnnăng thông thường ở đâu? Ở trong những kinh nghiệm mà họ có hay ở trong sự đadạng tinh thần của họ. Con người không thể khắc phục được sự mất cân đối giữanăng lực của con người và nhu cầu thời đại nếu không nhận ra tầm quan trọng củasự đa dạng tinh thần trong đời sống xã hội và không biết bảo vệ nó. Bảo vệ sự đadạng tinh thần, tức là bảo vệ vườn ươm các khả năng khác nhau để đến lúc nào đó

mỗi khả năng đều có cơ hội của mình, hay nói cách khác là con người luôn luôn cócác khả năng thích hợp với từng cơ hội. Và đấy chính là sức mạnh của khái niệmđa dạng tinh thần.

Giải quyết bài toán mất năng lực là giải bài toán bảo vệ sự đa dạng tinh thần củacon người. Sự đa dạng tinh thần là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển bền vững vànhân văn nhất. Chúng ta bảo vệ sự đa dạng sinh học của đời sống tự nhiên như thếnào thì cũng phải bảo vệ một cách nghiêm ngặt như vậy sự đa dạng của đời sống

Page 56: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 56/85

 

tinh thần của con người, bởi vì đời sống tinh thần cũng là biểu hiện của đời sốngtự nhiên. Các sự vật khách quan luôn luôn in dấu hình ảnh vào trong đời sống tinhthần của con người. Con người càng giao du, càng từng trải thì kinh nghiệm cũngnhư những hình ảnh của cuộc sống có trong nó càng phong phú. Do đó, cần phảitôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của tính đa dạng trong đời sống. Biến

một thứ hệ tư tưởng, biến một thứ định kiến khuôn phép trở thành thước đo duynhất hay trở thành tiêu chuẩn duy nhất là chống lại quy luật phát triển hay chính làchống lại sự phát triển.

Hơn nữa, con người còn phải giải quyết bài toán dịch chuyển một cách biệnchứng, một cách chân thật, một cách chắc chắn giữa những năng lực quá khứ vànăng lực triển vọng để con người có thể đáp ứng đòi hỏi của thực tế vào nhữngthời điểm khác nhau. Đây cũng chính là cơ sở lý luận để giải quyết bài toán thamnhũng trên quy mô toàn xã hội bởi vì biện pháp chống tham nhũng hiệu quả nhấtlà nâng cao năng lực của con người, nói một cách chính xác nhất là làm cho năng

lực của các cá thể phù hợp với đòi hỏi của thời đại. Nâng cao năng lực là cách phổ biến nhất để khắc phục hiện tượng tham nhũng. Không ai dạy con người chuẩn bịcác năng lực được, trường học cũng chỉ là bộ phận hướng dẫn. Hơn nữa, năng lựcsản xuất năng lực lao động trong thời đại của chúng ta là năng lực sáng tạo chứkhông phải là năng lực lặp lại các yếu tố được hướng dẫn. Thời đại của chúng tađòi hỏi tự do và tự do sinh ra sự phát triển hiện đại là bởi vì tự do giúp con ngườirèn luyện các năng lực và tạo ra năng lực sáng tạo - năng lực lao động của thờihiện đại Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, để sử dụng hợp lý toàn bộ nguồnnăng lực sống của nhân loại bắt buộc con người phải sáng tạo. Sáng tạo chính làsự hướng dẫn quan trọng nhất cho chất lượng của sự cạnh tranh, chỉ có sáng tạo

mới làm không xuất hiện hiện tượng mất năng lực hay hiện tượng không tươngthích của năng lực với đòi hỏi phát triển.

 Nghiên cứu sự sai lạc trong việc chuẩn bị năng lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng,nó giúp con người nhận ra được vai trò của thể chế đối với sự phát triển của mỗingười và của xã hội. Mỗi người phải phấn đấu để trở thành một con người pháttriển toàn diện, đó là những tế bào lành mạnh của một xã hội lành mạnh. Đồngthời, các xã hội lạc hậu phải hiểu rằng không thể tiếp tục khất lần cải cách xã hộitoàn diện và sâu rộng để giải phóng năng lực con người. Nghiên cứu cải cách xãhội hay nghiên cứu sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, chính trị và xã hội đòi hỏi phải

rất thận trọng vì nếu không sẽ tạo ra cả một xã hội tham những. Cần nhận thức lạivà nhận thức đúng về mối tương quan giữa sự hướng dẫn chính trị và sự chuẩn bịnăng lực của đời sống xã hội để khắc phục hiện tượng tham nhũng cũng như rấtnhiều tiêu cực xã hội khác.

Những khuyết tật của đời sống hiện đại (Phần 3)

Page 57: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 57/85

 

Bóc lột Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTrích cuốn Cội nguồn cảm hứng, NXB Hội nhà văn

 Những gì đã và đang xảy ra trên thực tế cho thấy nặng nề không kém so với hình

thức nô lệ trước đây, thậm chí nếu xét về quy mô và ảnh hưởng là lớn hơn, vì tínhchất của nó phức tạp và tinh vi hơn rất nhiều biến của một bộ phận lớn của nhânloại trong thế giới hiện đại.Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét và phân tích về chúng. Những phân tích chothấy những khuyết tật của đời sống hiện đại có thể có mặt bất cứ nơi nào nếu conngười đánh mất tính chủ động đối với cuộc sống của chính mình, tức là chấp nhậncuộc sống bị áp đặt. Không thể phủ nhận rằng những khuyết tật này xuất hiện chủyếu ở các quốc gia lạc hậu và phi dân chủ bởi đó là những nơi con người phải sốngtrong sự bủa vây của những giới hạn nhân tạo của tự do. Sự thiếu tự do là nguyênnhân dẫn đến những khuyết tật trong đời sống tinh thần của con người. Đã đến lúc

các nước chậm phát triển phải nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề rằng họ là nhữngdân tộc khu trú, lạc hậu, trạng thái tồn tại của họ là một trạng thái nô lệ hiện đại.Con người tồn tại lâu dài trong trạng thái nô lệ thì con người mất cân bằng, conngười thoái hóa và đó là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng, sự bất ổn định và sựkhông phát triển.

Xem » Khuyết tật 1. Sự tha hóa của cái Tôi

Xem » Khuyết tật 2. Tham nhũng

Khuyết tật 3: Bóc lột

Có thể nói, bóc lột là hiện tượng xã hội có quy mô rộng lớn và có tác động trựctiếp đến thân phận của con người. Từ trước đến nay bóc lột vẫn là một trongnhững vấn đề con người quan trọng nhất. Phân tích hiện tượng bóc lột trong bốicảnh thế giới hiện đại đòi hỏi phải có cách nhìn sâu sắc và khoa học vì tính chấtcủa nó so với bóc lột bằng những phương thức cổ điển đã thay đổi rất nhiều.Bóc lột không bao giờ đơn thuần chỉ là phạm trù kinh tế mà luôn luôn là phạm trùchính trị - xã hội. Hơn nữa, quá trình bóc lột không chỉ mang yếu tố kinh tế, yếu tố

chính trị mà mang cả yếu tố văn hoá. Con người lạc hậu về mặt tư tưởng trong mộtthời gian dài sẽ trở nên khô héo về tinh thần, trở nên tụt hậu với đời sống thực tiễnvà kéo theo đó là sự lạc hậu của cả xã hội. Đến lượt mình, mới nền văn hoá lạchậu đều cản trở quá trình nhận thức và tìm ra những giá trị mới, và do đó, nó thủtiêu sức cạnh tranh và cả sự sáng tạo. Nói tóm lại, bóc lột hiện hữu không chỉtrong các quan hệ kinh tế mà còn trên tất cả các mảng khác nhau của đời sống.Chính vì thế, sẽ là phiến diện nếu trong thời đại ngày nay chúng ta chỉ xem xét bóclột từ sự bóc lột đơn thuần của giới chủ. Có một hình thức bóc lột tinh vi và gây ra

Page 58: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 58/85

 

nhiều hậu quả hơn cả là sự bóc lột diễn ra trong quan hệ giữa nhà nước và xã hội.Hiện nay, ở các quốc gia lạc hậu với thể chế chính trị không minh bạch, thiếu dânchủ, nơi các quyền của con người về kinh tế, chính trị - xã hội bị hạn chế, quátrình bóc lột này vẫn đang diễn ra, mặc dù rất khó nhận ra. Sự bóc lột ấy thể hiệnthông qua các phong trào chính trị phi hiện thực với đời sống con người. Chúng ta

có thể gọi đó là bóc lột ngoài kinh tế. Lý thuyết bóc lột cổ điển chỉ xem xét đếnhiện tượng bóc lột kinh tế mà không phát hiện ra, càng không giải thích đượcnhững vấn đề phức tạp của hình thức bóc lột ngoài kinh tế.Bóc lột ngoài kinh tế chính là sự bóc lột của những nhà cầm quyền đối với chínhđồng bào của họ. Nó đẩy con người vào trạng thái nô lệ hiện đại mà bản thân họkhông thể nhận ra. ở đây, không phải chỉ một người hay một bộ phận người màtoàn bộ xã hội bị rơi vào vòng nô dịch và sự trói buộc của tầng lớp thống trị trongxã hội. Bóc lột ngoài kinh tế sử dụng các biện pháp chính trị, tác động trên quy môtoàn xã hội và kéo dài trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, đã tàn phá toàn

 bộ đời sống xã hội. Nó được thể hiện dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất

nhưng có lẽ lại ít lộ mặt nhất là việc các nhà cầm quyền, thông qua quyền cai trịđối với dân chúng, đẩy cả dân tộc vào các cuộc phiêu lưu chính trị viển vông và vôcùng rủi ro, nhằm thoả mãn khát vọng cá nhân của nhà cầm quyền. Đó là nguy cơ có thật của bóc lột ngoài kinh tế hay trạng thái nô lệ hiện đại mà nếu không giảiquyết thì có nghĩa là nhân loại vẫn bế tắc trước những vấn đề cơ bản liên quan đếnthân phận con người.

Bài viết trích trong cuốn Tiểu luận mới "Cội nguồn cảm hứng" của tác giả NguyễnTrần Bạt, NXB Hội nhà văn.

"Khi đặt bút viết quyển sách này, tôi như con chim hót những tiếng hót được khíchlệ bởi âm thanh tự do của các bậc tiền bối như John Locke, Baron de Montesquieu,Voltaire, Jean Jacques Rousseau, John Stuart Mill... Những tiếng hót ấy còn mangâm hưởng của dân tộc Việt Nam, một dân tộc có lịch sử lâu dài, quyết liệt trongviệc giành tự do. Những tiếng hót ấy chất chứa tình yêu đối với con người và thân

 phận con người. Những tiếng hót ấy là sự trăn trở trong quá trình đi tìm nhữngnhân tố ảnh hưởng đến đời sống con người và sự hình thành các giá trị con người.Tôi viết bằng cả tấm lòng của mình, bên ngoài mọi động cơ, kể cả động cơ hànlâm..."Tôi cho rằng không nên kinh tế học hoá khái niệm bóc lột mà cần phải xã hội hoá

và chính trị hoá khái niệm này để lên án nó như là một phương thức gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng đối với đời sống xã hội. Người ta vẫn cho rằng chỉ có giớichủ mới bóc lột giá trị thặng dư mà quên mất các giới khác, không phải giới chủ,cũng làm như thế nhân danh các mục tiêu chính trị. Bất kỳ giới chủ nào cũng biết

 biến sức mạnh tài chính thành thế lực chính trị và ở đâu nhà nước được tổ chứcmột cách không dân chủ thì ở đó, quy mô bóc lột càng lớn. Nếu kinh tế học hoákhái niệm bóc lột thì tức là chúng ta đã vô tình di chuyển sự chú ý sang một đốitượng khác, trong khi đó nguồn gốc gây tội ác thông qua các hiện tượng bóc lột đã

Page 59: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 59/85

 

mở rộng trên quy mô không hề nhỏ là quy mô nhà nước và ít nhất là lớn hơn nhiềulần so với quy mô theo quan điểm bóc lột được kinh tế học hoá.

 Nhân loại đã giải phóng mình ra khỏi sự bóc lột bằng dân chủ chính trị kết hợp vớitự do kinh tế, đó là chìa khoá của sự giải phóng. Dân chủ về chính trị tạo ra tự docho con người, cả tự do sáng tạo, cả tự do tìm kiếm, cả tự do bán sức lao động

cũng như tự do dịch chuyển và sử dụng các sở hữu để có lợi nhất. Người lao độngcó một thứ sở hữu thuộc về chính họ, đó là lao động và giá trị của lao động ấy tăngthêm cùng với thời đại. Ngày nay, con người không ngừng sáng tạo và sự sáng tạođồng nghĩa với phát triển, nền kinh tế cũng phát triển theo chất lượng của conngười. Do vậy, lao động đơn giản không còn là động lực chính cho sự phát triểnmà thay vào đó là lao động sáng tạo. Bản chất của lao động thay đổi làm cho giátrị chứa trong lao động cũng thay đổi và nó tạo ra sự phát triển của năng lực laođộng. Năng lực lao động sẽ không phát triển nếu vướng phải sự thiếu tự do củachính trị. Nếu chúng ta hoàn toàn tự do thì chúng ta có thể mang những lợi thế củamình đến nơi mà tại đó tạo ra giá trị thặng dư nhiều nhất. Đòi hỏi về tự do chính

trị là hoàn toàn hợp lý. Đó không phải là một khát vọng viển vông, đó là khát vọngcó thật để tạo ra sự sống thật. Việc một sản phẩm không được sản xuất đã có thểgây ra một sự lãng phí nào đó, nhưng việc một sản phẩm đã được sản xuất rồi màkhông được bán thì còn lãng phí hơn nhiều bởi lẽ nó là kết quả của những đầu tưnhất định. Do vậy, một trong những nội dung quan trọng của quyền tự do chính trịchính là quyền tự do bán lao động, bán sản phẩm của mỗi người và chính nó đãtạo ra giá trị cho cuộc sống. không chỉ giá trị vật chất mà cả giá trị tinh thần chínhsự không tự do về mặt chính trị đã hạn chế quyền tự đo này của con người với tưcách là người lao động, do đó gây ra rất nhiều lãng phí. Sự không tự do về chínhtrị làm cho con người không phát huy năng lực sáng tạo và cũng không phát triển

được năng lực của mình.

Xét về mặt sinh học, sự phát triển của con người là không đồng đều nên trình độ tưduy tất yếu sẽ không đồng đều. Do vậy, hiện tượng bóc lột vẫn tiếp tục diễn ratrong các không gian chính trị và pháp luật cho phép. Nhưng nếu con người khôngthức tỉnh về quyền và nghĩa vụ của mình thì không có đòi hỏi về sự tiến bộ xã hộivà xã hội tiếp tục bị lãnh đạo, nô dịch bởi những hướng dẫn chính trị sai. Hướngdẫn sai về chính trị và kinh tế làm huỷ hoại những giá trị của xã hội thông qua sựhuỷ hoại môi trường sinh thái tinh thần của xã hội. Bản thân quá trình hủy hoạinhững giá trị của xã hội cũng là một sự bóc lột, bởi nó làm suy giảm khả năng phát

triển của xã hội Kết quả của bóc lột là giá trị thặng dư, kết quả của phát triển là giátrị gia tăng. Khái niệm giá trị gia tăng ngày nay rộng và toàn diện hơn rất nhiều sovới khái niệm giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư được tính trên một đơn vị lao độngcủa một người lao động. Đây là kết quả của một quá trình sản xuất đơn giản.

 Nhưng trong quá trình thương mại toàn cầu thì sự gia tăng trong khu vực sản xuấthoàn toàn không quy định tính gia tăng về giá trị của toàn bộ hệ thống kinh tế Bảnchất hay dấu hiệu của một nền kinh tế lành mạnh chính là các giá trị gia tăng trongquá trình hoạt động của nó. Gia tăng giá trị chính là động lực của mọi sự phát triển

Page 60: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 60/85

 

hay là chỉ tiêu tổng hợp của sự phát triển. Một khi nền kinh tế được điều hành bởiquan điểm chính trị thì xã hội không nhận thức được các giá trị gia tăng và tínhhiệu quả trọn vẹn tổng thể của nền kinh tế. Và khi không nhận thức được tính hiệuquả trọn vẹn tổng thể thì không có sự phát .triển, tức là không có nền kinh tế, màchỉ có nền kinh tế thành tích chính trị. Trong nền kinh tế đó, con người không còn

là người lao động theo đúng nghĩa nữa vì mất hết năng lực lao động và lao độngmà không tạo ra giá trị gia tăng.Bóc lột ngoài kinh tế hay bóc lột trên phương diện chính trị - xã hội chính là sự nôdịch đời sống con người, khiến con người bị tiêu diệt tất cả các quyền tự do, khôngchỉ tự do về kinh tế, mà nguy hiểm hơn, nó còn tiêu diệt cả tự do chính trị, tự dosáng tạo và thậm chí cả tự do tinh thần của con người. Điều đó cũng đồng nghĩavới việc tiêu diệt các giá trị nhân văn của nhân loại. Chúng ta cần phải chống lạikhông phải là sự bóc lột kinh tế theo nghĩa cổ điển mà là sự bóc lột ở quy mô nhànước hay nói đúng hơn là chống lại sự nô dịch con người. Nói cách khác, chúng ta

 phải giải phóng con người ra khỏi đời sống kém phát triển và tạo không gian tự do

để con người có thể phát huy hết năng lực sáng tạo của mình. Những vụ kiện thời gian gần đây về bán phá giá đối với các quốc gia đang pháttriển kinh tế như Trung Quốc có thể được nhìn nhận từ góc độ đang phân tích này.Các quốc gia bị kiện vẫn băn khoăn về sự bất công đối với họ mà không hiểu rằngnhìn từ quan điểm phát triển đó là biểu hiện của một mức sống bị suy giảm và mộtmôi trường lao động thiếu sự hỗ trợ của các điều kiện vĩ mô. Những nguyên tắc vềcạnh tranh bình đẳng không cho phép ai nhân danh cạnh tranh để bán lao động vớigiá rẻ mạt và đây chính là sức ép quốc tế của sự phát triển. Tôi cho rằng những vụviệc này không chỉ đơn thuần mang tính kinh tế mà nó còn mang tính nhân văn,

 bởi lẽ người ta đã không cho phép một sự bóc lột đơn giản đến vậy trên phạm vi

toàn cầu. Cần phải giúp người lao động nhận thức rằng nếu không nhận đượcnhững đầu tư thoả đáng để phát triển chất lượng của lao động, thì đến một lúc nàođó con người sẽ không phải là người lao động nữa. Hướng dẫn và dắt dẫn conngười đi đến những mục tiêu chính trị không được xác định rõ là làm mất năng lựccủa con người và làm cho con người không còn khả năng lao động. Đó chính lànhững vấn đề chúng ta cần nghiên cứu để giải phóng người lao động.Theo tôi, có hai yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình giải phóng người lao động,đó là dân chủ hoá chính trị và trả lại sự tự chủ cho giáo dục, trong đó bao gồm cảgiáo dục về kỹ năng và giáo dục về nhận thức. Dân chủ hoá để con người có cơ hội tự do phát triển năng lực và tự chủ trong giáo dục để con người có thể rèn

luyện và nâng cao năng lực của mình bằng cách tiếp nhận những tiến bộ của đờisống. Tất cả đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là con người có đủ năng lực đápứng những đòi hỏi của đời sống phát triển.Sự lành mạnh và dân chủ của hệ thống chính trị sẽ tạo ra những giá trị gia tăngtrên mọi mặt của đời sống xã hội. Nếu như hệ thống chính trị không đạt đượcnhững tiêu chí như vậy thì tức là nó đang bóc lột, đang nô dịch cả một dân tộc.Đòi hỏi dân chủ hoá chính là đòi hỏi cần thiết nhất để bảo vệ quyền sống của conngười nói chung và người lao động nói riêng.

Page 61: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 61/85

 

Tọa đàm giữa ông Nguyễn Trần Bạt vàcác cán bộ nghiên cứu - Phần 1

Thư Hai, 17-05-2010 - 11:13 SA Theo blog Đăng SinhTọa đàm giữa ông Nguyễn Trần Bạt và các cán bộ nghiên cứu: Dân chủ, đồngthuận, đoàn kết doanh nhân và trí thức 

Ông Phạm Ngọc Quang: Tôi xin giới thiệu anh Nguyễn Trần Bạt, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ. Hiện nay, công ty anh Bạt có khoảng 300nhân viên làm việc ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Công ty đã làm việcvới rất nhiều dự án nước ngoài như Coca-Cola, IBM… Anh Bạt đã từng tiếp hàng nghìnngười nước ngoài và là một người am hiểu nhiều vấn đề. Anh Bạt cũng đã đi rất nhiềunước, đến nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới thuyết trình và đã từng gặp gỡ,trao đổi với Tiến sĩ Henry Kissinger.

Trong buổi làm việc hôm nay, chúng tôi đề nghị anh Bạt trao đổi về 2 vấn đề nhưng thựcra chỉ là một, đó là vấn đề dân chủ, đồng thuận, đoàn kết đối với doanh nhân và trí thức,bởi vì doanh nhân là một đặc thù trí thức. Làm thế nào để phát huy dân chủ, đoàn kết,đồng thuận xã hội đối với đội ngũ doanh nhân, làm thế nào sử dụng tốt đội ngũ doanhnhân để giải phóng khả năng phát triển và sáng tạo của họ, và trọng dụng doanh nhânnhư thế nào là hợp lý để phát huy sức mạnh của doanh nhân.

Ông Nguyễn Trần Bạt: Thực ra, tôi không có bất kỳ một bài thuyết trình nào cụ thể vềvấn đề này, nhưng tôi đã nghiên cứu gần như tất cả những vấn đề có liên quan đến khảnăng sáng tạo và cảm hứng của sự sáng tạo trong đời sống nói chung. Tôi chưa nói đến

đời sống trí thức vì tôi không đồng ý với khái niệm gọi là tầng lớp trí thức, tôi cho rằngtrí thức có mặt trong mọi hoạt động, mọi hành vi hàng ngày của con người. Trước đây,khi anh Trần Hoàn còn là Phó ban Văn hoá Tư tưởng Trung ương, trong một buổi giaolưu với các nhà báo có sự tham gia của anh ấy, tôi có nói rằng, tôi không tin có nhà chínhtrị, có người trí thức, có nghệ sỹ, có nhà báo… mà đấy chỉ là những trạng thái khác nhau,quán xuyến những giai đoạn khác nhau trong đời sống của con người. Khi đặt bút viếtquyển sách Cội nguồn cảm hứng vừa xuất bản, tôi có giải thích hầu hết những vấn đề liênquan đến đời sống tinh thần của con người. Trong quyển sách này, tôi phân chia Tự do ralàm hai không gian. Tự do có tính chất điều kiện, tức là nó liên quan đến việc xây dựngthể chế, tôi gọi là tự do bên ngoài, tự do khách quan. Còn không gian tự do bên trongchính là không gian tinh thần của con người, nó phải có những yếu tố tự do riêng. Và tự

do nói chung được định nghĩa là: Sự dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi. Ở chỗnào ý nghĩ được biến thành hành động một cách tự nhiên thì ở đấy có tự do.

Trong buổi toạ đàm hôm nay với các anh, những nhà lý luận của Đảng, tôi không nói vềtự do bên trong mà tôi muốn nói về tự do bên ngoài, tức là các điều kiện vĩ mô của đờisống con người. Nó liên quan đến rất nhiều yếu tố, trong đó, có lẽ yếu tố chính trị là số

Page 62: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 62/85

 

một. Các nhà tiền bối của chúng ta nói rằng Chính trị là thống soái thì rất nhiều ngườihiểu thống soái là chỉ huy, nhưng tôi nghĩ rằng, chính trị chỉ chỉ huy ở một số điều kiện,cho nên, phải nói là chính trị hướng dẫn mới đúng. Nếu những yếu tố chính trị không tíchcực thì rất khó để con người có điều kiện sáng tạo và phát triển.

Vấn đề thứ hai mà tôi muốn trao đổi với các anh là Quyền lực. Quyền lực tác động mộtcách khủng khiếp đến khả năng phát triển của con người. Quyền lực là nguồn gốc tạo ranỗi sợ, và sự sợ hãi là yếu tố trực tiếp ngăn cản toàn bộ cảm hứng phát triển. Người tahay nói đến sự sợ hãi gắn liền với cách mạng, chiến tranh, chết chóc… những tôi là mộtngười lính đã từng ra trận, đã từng đối mặt với cái chết, tôi hầu như chưa thấy các biểuhiện sợ chết nào đó của người lính. Ở đấy người ta sẵn sàng rủ nhau hy sinh một cách rấttập thể. Tôi đã từng sống trong môi trường có hàng chục ngàn nữ thanh niên xung phong.Lúc bấy giờ cuộc sống khổ lắm, ngay cả cái quần lót, áo lót cũng thiếu, rồi bệnh ngoài da, bệnh sốt rét hành hạ nữa… Với tư cách là một anh trí thức ra trận, tôi quan sát họ nhưngtôi không nhìn thấy ở họ sự sợ chết, sợ khổ, sợ cô đơn cũng không. Còn bây giờ, nóichuyện với nhiều nhà cách mạng đã về hưu, những người ở tuổi 80 trở lên, tôi thấy trong

họ bắt đầu tiềm ẩn những nỗi sợ. Vậy cái gì tạo ra nỗi sợ của những người cực kỳ dũngcảm như vậy ở giai đoạn hiện nay? Tôi cho rằng, đó là dấu hiệu của những tác độngquyền lực.

Vấn đề thứ ba mà tôi muốn trao đổi là trí lực, trí tuệ. Ở vấn đề này, tôi muốn dẫn đến việc phân tích toàn bộ tiến trình phát triển của thế giới hiện nay, nhất là phân tích hiện tượngkhủng hoảng kinh tế thế giới. Tôi có trao đổi vấn đề này với anh em Vietnamnet, sau đóhọ đăng bài của tôi phân tích về hiện tượng Obama. Thực ra tôi lấy hiện tượng ấy để phân tích những quan điểm của tôi về khủng hoảng kinh tế thế giới. Khi khủng hoảngkinh tế thế giới xảy ra, có rất nhiều quan điểm khác nhau phân tích hiện tượng này. Cóngười nói rằng, bây giờ chủ nghĩa tư bản sụp đổ rồi, chủ nghĩa xã hội đang quay lại và

nước Mỹ sẽ là nước xã hội chủ nghĩa. Tôi đọc tất cả những bài phân tích như vậy và tôithấy một nguy cơ có thể xảy ra là chúng ta sẽ xét lại toàn bộ quá trình Đổi mới và xâydựng nền kinh tế thị trường.

Vì thế, tôi cho rằng cần phải phân tích toàn bộhiện tượng Obama, phân tích toàn bộ hiệntượng kinh tế thế giới để nói đến một vấn đề màhôm nay tôi nói với các anh là: sự sụp đổ củanền kinh tế thế giới hiện nay chính là kết quảcủa sự phát triển một cách đột biến của kinh tếtri thức, và nó vượt ra ngoài năng lực hiểu biết,

năng lực quản lý của tất cả các chính phủ. Cácanh biết rằng với khối lượng 500.000 tỷ đô lathì nó nằm bên ngoài năng lực kiểm soát của tấtcả các chính phủ. Và chính những yếu tố nhưthế tạo ra sự khủng hoảng đến mức một người

như Greenspan khi đến điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ ngớ người ra và ông ấy phải nóicâu kết thúc rằng: “Ngay cả khi đã phân tích như thế này rồi, tôi vẫn không hiểu tại saolại khủng hoảng”.

Page 63: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 63/85

 

Chúng ta đã nhìn vấn đề kinh tế tri thức một cách cực kỳ đơn giản. Khi đọc những bàiviết của một số giáo sư ca ngợi nền kinh tế tri thức, tôi thấy nổi da gà, vì tôi biết rất rõrằng nền kinh tế tri thức có thể mang lại những tai hoạ khủng khiếp như thế nào, tôi biếtrất rõ rằng cái rủi ro thật sự của tất cả các chính phủ nằm ở đâu. Cái cảm hứng sáng tạo,nhất là trong khu vực doanh nhân, là một khái niệm hoàn toàn không lãng mạn, nó vừa là

động lực của sự phát triển, vừa là nguy cơ của sự phát triển, bởi vì sự phát triển thái quácũng là một nguy cơ.

Trong cuốn sách Cội nguồn cảm hứng, tôi gọi hiện tượng thái quá là sự lộng hành củacác khái niệm, của các mặt khác nhau của đời sống như vậy tạo ra những nguy cơ hết sứcnghiêm trọng đối với tất cả các nhà cầm quyền. Mọi nhà cầm quyền đều rơi vào trạngthái bất ngờ trước sự phát triển có chất lượng đột biến của kinh tế tri thức. Nghe các quanchức nói trên ti vi, đài, báo đón quỹ này, đón quỹ kia, nhiều khi tôi thấy lo. Tôi là ngườikhá có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi không nói là hiểu biết vì hiểu biết của ngườiViệt chúng ta về vấn đề này còn ít lắm, người tiên tiến nhất trong xã hội này cũng còn xalắm mới đạt đến trạng thái làm chủ được loại hình hoạt động của nền kinh tế hiện đại. Tôi

đã có 7 năm va chạm, nghe thấy, trông thấy khi tham gia một quỹ đầu tư vào toàn bộ lưuvực sông Mê kông.

Tôi nhìn thấy sự tiềm ẩn của các nguy cơ của toàn cầu hoá, nhưng không có diễn đàn đểnói. Hôm nay, phải nói rằng rất cám ơn các anh đã hỏi để tôi có cơ hội nói những vấn đềnhư thế với các anh. Đặt ra vấn đề đoàn kết và đồng thuận trong xã hội, nhất là đối vớigiới doanh nhân và đặt ở tinh thần như thế này thì phải nói rằng, như vậy là chúng ta quátrong sáng. Đây là một lực lượng có tính chất gây nổ đối với mọi xã hội, không phải làlực lượng cần động viên, nhất là doanh nhân. Họ không sống bằng sự động viên của cácnhà lý luận, của đảng và nhà nước. Âm thầm trong họ có ẩn chứa nhiều nhân tố. Nhữngnhân tố ấy xét về mặt tích cực là động lực của sự phát triển của mọi nền kinh tế, nhưng

nó cũng đồng thời tiềm ẩn những yếu tố gây sụp đổ của mọi nền kinh tế.

Tọa đàm giữa ông Nguyễn Trần Bạt vàcác cán bộ nghiên cứu - Phần 2

Thư Hai, 17-05-2010 - 10:06 SA Theo blog Đăng Sinh

Trong thế kỷ của chúng ta, kinh tế đã trở thành hoạt động xã hội chủ yếu, trở thànhngôn ngữ đối thoại không chỉ của doanh nhân, mà còn của mọi nhà chính trị.

Trong thế kỷ của chúng ta, kinh tế đã trở thành hoạt động xã hội chủ yếu, trở thành ngôn ngữ đối thoại không chỉ của doanh nhân, mà còn của mọi nhàchính trị.

>> Phần 1

Page 64: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 64/85

 

Các anh thấy rằng, khoảng 20 năm nay, có đến 70-80% giải Nobel về kinh tế được traocho các nghiên cứu ngoài kinh tế, những nghiên cứu về sự bất đối xứng của thông tin,những nghiên cứu về tâm lý. Chỉ có giải Nobel kinh tế năm ngoái là được trao cho cácnhà kinh tế. Có nghĩa là kinh tế đã trở thành một đối tượng của khoa học chính trị, haynói cách khác, từ thời Marx đến bây giờ, nó quay lại một chu kỳ là người ta phải nghiên

cứu các hiện tượng kinh tế với tư cách là kinh tế chính trị học chứ không phải kinh tế họcthuần tuý nữa. Mọi lý thuyết kinh tế đều có giá trị sử dụng trong những giai đoạn nhấtđịnh. Ví dụ, giai đoạn vừa rồi là giai đoạn của lý thuyết “Tân tự do” mà đại diện là cácnhà kinh tế Áo. Từ khoảng đầu những năm 80 cho đến năm 1995, theo đánh giá của tôi,nó đóng vai trò cực kỳ tích cực. M. Thatcher và R. Reagan là hai nhà chính trị biết khíchlệ, biết sử dụng trường phái “Tân Tự do” ấy để tạo ra sự phát triển vượt bậc của kinh tếthế giới và lôi kéo tất cả các quốc gia, kể cả Việt Nam. Ở Việt Nam chúng ta nói rằng nềnkinh tế của chúng ta có định hướng này, định hướng kia nhưng trên thực tế, tiềm ẩn trongxã hội là nền kinh tế phát triển với bản chất của một nền kinh tế “Tân Tự do”.

Các nhà chính trị chưa biến nó thành một khuynh hướng “Tân Tự do”, nhà nước hay

Đảng chưa biến nó thành một khuynh hướng “Tân Tự do”, nhưng toàn cầu hoá đã làmcho khuynh hướng “Tân Tự do” trở thành động lực, trở thành phong cách của nền kinh tếViệt Nam trong 20 năm vừa rồi, và đỉnh cao của nó là thị trường chứng khoán. Tôi cónghe nói nhóm tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ đã tổng kết về ảnh hưởng của khủnghoảng kinh tế thế giới đối với Việt Nam là đến chậm, ở lâu, phá lớn và tạo ra cơ hội. Tôikhông cho là như vậy. Sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới đến Châu Á rất sớm, nhấtlà đối với Việt Nam và Trung Quốc, nhưng hệ thống truyền thông của chúng ta không đủkinh nghiệm để phản ánh nó. Chúng tôi theo dõi tất cả các mạng quốc tế về tất cả cáchiện tượng nên chúng tôi biết rằng nó đến rất sớm. Tôi đã từng nói với anh em đại diệnhãng Down Jones ở Hà Nội về sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ sốVN Index là gần 1200. Tôi nhìn thấy chuyện ấy, tôi viết bài cảnh báo, nhưng không thấy

ai có phản ứng gì cả.Khủng hoảng kinh tế thế giới đến Việt Nam rất sớm và nó cũng không ở lâu, bởi vì nănglực chịu đựng của Việt Nam là rất mỏng. Chúng ta chỉ đủ năng lượng để chịu đựng một pha chứ không đủ năng lượng để chịu đựng lâu dài. Phá lớn thì tôi cũng không cho làđúng vì chúng ta không có đủ năng lực, không có đủ chiều dày tích luỹ lớn để tạo ra mộtvụ nổ lớn. Tôi có viết một bài trên báo Lao động về Con ngựa và Cỗ xe kinh tế Việt Nam,trong đó tôi nói rằng, Việt Nam không có hiện tượng sụp đổ hoặc hiện tượng khủnghoảng dữ dội về kinh tế, nhưng Việt Nam rơi vào cái bẫy của sự phát triển vị thành niênmãn tính. Tám tháng sau đó, trường Princeton, Hoa Kỳ mở một cuộc Hội thảo về Việt Nam, có anh Lê Đăng Doanh và một số người đi. Tôi có nghe nói rằng, kết luận của Hội

thảo đó là: nền kinh tế Việt Nam vẫn có những mặt hấp dẫn, đặc biệt là hấp dẫn đầu tưnước ngoài nhưng nó rơi vào cái bẫy của sự phát triển yếu, ở mức trung bình thấp. Nhưvậy khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ không thể phá lớn ở Việt Nam , còn tạo ra cơ hội thìcũng không hơn gì khi nó không khủng hoảng.

Khi phân tích khủng hoảng kinh tế thế giới, tôi thấy rằng bản chất của sự phát triển kinhtế ở thế kỷ XXI là phát triển kinh tế tri thức. Nhưng kinh tế tri thức không phải là nhữngsản phẩm đẹp đẽ, lành mạnh được diễn đạt dưới dạng ngôn ngữ hàn lâm đơn giản mà

Page 65: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 65/85

 

kinh tế tri thức là những cách thức để thoát khỏi sự kiểm soát, sự điều khiển của mọi nhàcầm quyền. Đấy là yếu tố tiêu cực số một của kinh tế tri thức. Vì đóng thuế luôn là vấn đềđối với mọi nhà kinh doanh, cho nên, chỗ nào tự do về thuế là người ta đến đấy lập côngty. Tôi đã đến hai hòn đảo ở giữa Đại Tây Dương, biển Manche, có tên là Guernsey vàJersey. Đấy là hai hòn đảo mà trong hiệp ước Postdam người ta quên mất không chia cho

ai cả, cho nên nó giống như Liechtenstein hoặc Luxembourg, trở thành một định chếkhông được phân chia, nó rất kỳ lạ là có đồng tiền riêng, hộ chiếu là của Anh, nhưng vàođó thì phải có visa. Ở đấy có hàng chục nghìn công ty được thành lập, mỗi công ty chiếmdiện tích rất nhỏ, giống như nghĩa trang ở Đài Loan, tức là người ta đính tên công ty lêntrên tường và một cô thư ký ở đấy trực điện thoại cho 50-70 công ty.

 Như vậy, yếu tố tiêu cực thứ nhất của nền kinh tế tri thức trong thế kỷ này chính là sự phát triển tri thức trong việc né tránh sự kiểm soát của tất cả các nhà cầm quyền. Thứ hailà các sản phẩm tài chính của nó quyến rũ con người bất chấp khả năng hiểu biết của họ.Và người Mỹ là những người đầu tiên bị lừa trong chuyện này. Sự sụp đổ hay khủnghoảng của nền kinh tế Hoa Kỳ là do sự mất cân đối của việc “Vay” và “Tiêu”. Trong bài

 phân tích về hiện tượng Obama, tôi có nói là nền kinh tế tri thức thể hiện ở các sản phẩmthông minh, nhưng với các dân tộc đông dân, không có cách gì để tất cả mọi người đềutham gia vào việc sản xuất ra các sản phẩm thông minh như vậy. Cho nên, nhiệm vụ củacác nhà cầm quyền là hoạch định nền kinh tế như thế nào đó để không ngăn cản mặt tíchcực của kinh tế tri thức, nhưng cũng không làm mất đi cái gốc căn bản của nền kinh tếtruyền thống mà những con người thông thường, những bộ phận thông thường của nhànước, của chính phủ có thể kiểm soát được.

Khi tôi đến Mỹ lần đầu tiên, năm đó Tổng thống Clinton vừa mới nhậm chức, sáng vừamở mắt ra tôi bật ti vi và nghe thấy ông ấy nói rằng: “Hôm nay nước Mỹ có một tin vuivà có một tin buồn, tin vui là đêm qua tôi vừa ký xong Hiệp ước NAFTA, còn một tin

buồn là sáng nay chúng ta đã phải xử trắng án cho cầu thủ bóng bầu dục Simpson, tôi xem đấy là sự thất bại thảm hại của nền tư pháp Hoa Kỳ”.

Qua những chuyện như vậy tôi muốn nói với các anh rằng, chính loài người đã nghĩ ranhững mẹo, những công nghệ để xã hội hoá cả những thành tựu có chất lượng khoa họcvà cả những thành tựu có chất lượng tội phạm. Mà chúng ta thì chỉ để ý đến khía cạnhtích cực của nó và quên mất là chúng ta không đủ khả năng để đối phó với những khíacạnh tiêu cực của nó. Ví dụ, tôi đã cảnh báo từ lâu lắm rồi về sự xâm phạm các quyền sở hữu trí tuệ. Sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là một trong những biện pháp để tàn sátcảm hứng sáng tạo. Chúng ta không thể nói khích lệ cảm hứng sáng tạo là khích lệ chínhtrị đơn thuần được. Chúng ta cần phải xây dựng cảm hứng sáng tạo cho người lao động,

cho người dân trong cả nước, mà xây dựng cảm hứng sáng tạo về bản chất chính là xâydựng tính chuyên nghiệp của các thể chế để nó phù hợp với sự dâng lên của đời sống trítuệ loài người chứ không chỉ có nhân dân mình, bởi vì chúng ta đang sống trong thời đạitoàn cầu hoá. Trong quá trình va chạm, từ lâu tôi đã nhận thấy rất nhiều dấu hiệu tiêu cựccủa nền kinh tế tri thức. Từ 10 năm trước, ở công ty của tôi, chúng tôi đã nhận được rấtnhiều thư đề nghị là nếu mở một tài khoản ở Nigeria, ở chỗ này, ở chỗ kia thì ông sẽ nhậnđược bao nhiêu phần trăm. Không ai trên thế giới này nói chuyện mấy trăm triệu đơngiản cả, ở chúng ta nói chuyện mấy chục tỷ cứ như chuyện chơi.

Page 66: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 66/85

 

Tôi đã từng viết bài cảnh báo rằng, bất động sản không phải là một loại dự án đầu tưnước ngoài, vì 80-90% vốn là huy động từ thị trường nội địa và nói cho cùng, bất độngsản là những quả mìn gài sẵn để tạo ra sự bùng nổ nếu không may cho nền kinh tế Việt Nam. Khi tỷ lệ đầu tư nước ngoài lên đến 57%, có nhiều người đến hỏi tôi về hiện tượngnày, tôi nói rằng: tôi không thích đưa ra những dự báo tiêu cực, nhưng tôi run sợ trước

thông tin này. Đấy là những dấu hiệu của cái gọi là nền kinh tế tri thức, nó có cả hai mặt,nếu chúng ta để ý đến những mặt tiêu cực của nó quá thì kìm hãm sự xâm nhập củanhững yếu tố tích cực, nhưng nếu không cảnh giác thì chúng ta sẽ chỉ đón nhận toàn cáitiêu cực.

Vậy thì việc quan niệm sai có những tác hại gì? Thứ nhất là chúng ta không chuẩn bị mộtchính phủ đầy đủ trí tuệ để điều hành một nền kinh tế phức tạp như vậy. Cho nên, khiquan sát các Bộ trưởng trả lời chất vấn của Quốc hội, tôi nghĩ tại sao người ta lại khôngtắt truyền hình trực tiếp đi. Các anh không nghĩ rằng như vậy là thông báo sự non kémcủa nội các với toàn thế giới để rủ tất cả những tên lừa đảo đến. Những biểu hiện như vậylà rất nguy hiểm, và có thể nói đấy là sự mất cảnh giác. Vì vậy, việc thứ nhất có lẽ là

chúng ta phải chuẩn bị một chính phủ đầy đủ sự thông thái. Ví dụ, có những đồng chílãnh đạo nói rằng, sao mọi người cứ chỉ trích tôi là không chịu đối thoại với trí thức, hàngngày tôi tiếp xúc với rất nhiều tiến sĩ, thạc sĩ. Nhưng họ quên mất rằng, tiến sĩ hay thạc sĩ không phải là trí thức, cái cuối cùng người trí thức mang lại cho xã hội là thông tin, là sự phát hiện những khía cạnh mà xã hội không nhận ra bộ mặt thật của nó chứ không phảidanh vị của họ khiến họ thành trí thức.

 Nói tóm lại, xây dựng một hệ thống chính trị, một chính phủ thông thái là việc số một phải làm. Nhưng mà nền kinh tế thì không phát triển bằng chính phủ. Động lực cơ bảncủa nền kinh tế chính là sự sáng tạo của người dân, nhưng không phải trong khu vực nhànước. Khu vực nhà nước chỉ là một công cụ có chất lượng kinh tế để thể hiện một khuynh

hướng chính trị. Ở Việt Nam, để tạo ra một đơn vị phát triển của một công ty tư nhân mấtmột đồng, thì với công ty nhà nước sẽ mất 8 đồng, tức là gấp 8 lần chi phí. Nếu mà làmkinh tế bằng các công ty nhà nước thì không thể phát triển kinh tế được, nhưng nếukhông có nó thì các nhà lãnh đạo, các nhà cầm quyền không đủ tự tin để đối thoại với xãhội, cho nên, nó cần như một khoản thế chấp chính trị chứ không phải là một công cụkinh tế. Đấy là quan điểm của tôi. Khu vực dân doanh theo thuật ngữ của ta - hay khuvực tư nhân theo thuật ngữ phổ biến - là động lực cơ bản của nền kinh tế, nó tạo ra côngăn việc làm, tạo ra sức mua của xã hội.

Quy luật về cầu là quy luật số một của tất cả mọi trường phái kinh tế học, vì thế người tamới phải kích cầu. Khu vực tư nhân là khu vực tạo ra năng lực tiêu dùng, cho nên muốn

có năng lực tiêu dùng, muốn kích cầu thì phải thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân.Trong một lần thảo luận trên Đài truyền hình, tôi có nói rằng, kinh doanh đòi hỏi một phẩm chất, đó là lòng dũng cảm dân sự. Bởi vì, con người ở đâu cũng vậy, về cơ bản làlười biếng và nhát, sợ mất mạng, sợ mất tiền, sợ mất sự yên ổn. Cho nên, kinh doanh đòihỏi phải có lòng dũng cảm dân sự. Nhiều người không dám phá vỡ sự yên tĩnh bìnhthường để làm nhà kinh doanh, cho nên gen kinh doanh là gen hiếm, đòi hỏi phải dũngcảm, đòi hỏi chất lượng chiến sỹ ở trong đấy. Vậy những người như vậy cần gì? Trongquyển sách Cội nguồn cảm hứng tôi đã phân tích rất rõ, đó là tự do. Và tới những nước

Page 67: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 67/85

 

càng chậm phát triển thì nhân dân càng cần bổ sung lượng tự do lớn hơn, thậm chí lớnhơn cả phương Tây.

 Nếu chúng ta có lượng tự do lớn hơn phương Tây thì nhân dân chúng ta mới có khả năng bứt phá khoảng cách mà trong những thế kỷ trước chúng ta đã bỏ lỡ, chúng ta chưa làm

được. Theo quan điểm của tôi, trong lịch sử nước Việt Nam chưa có một thời đại nào cóđủ điều kiện để làm tốt việc ấy bằng giai đoạn hiện nay, giai đoạn có một đảng chính trịđã có thành tích cầm quyền. Bởi vì, để tạo ra tự do xã hội là việc rất khó. Ở những nướckhông nhất nguyên, không đơn nguyên như thế này, để thương lượng được khế ước nộidung của tự do là việc rất khó. Nhưng khi anh chỉ có một tổ chức cầm quyền thôi thì anhcó rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc định ra những giới hạn khác nhau của tự dotrong toàn bộ tiến trình phát triển của khái niệm này.

 Như vậy, trước hết chúng ta phải có một chính phủ, một hệ thống chính trị, có một xã hộidân sự tương đối ổn định và có một độ tự do phù hợp với năng lực quản lý của nhà cầmquyền. Tôi không phải là người xem tự do là một đại lượng lãng mạn. Trong quyển sách

Cội nguồn cảm hứng, tôi nói rằng tự do là một thứ ăn được, bản chất của tự do là tạo ranhững giới hạn để con người phát triển phù hợp với năng lực của nó và năng lực của nhàquản lý. Và khế ước tự do của mỗi một giai đoạn phát triển luôn luôn là khế ước thể hiệnsự thoả thuận. Cho nên, khi phân tích khái niệm đồng thuận, tôi nói rằng đồng thuận làkết quả tự nhiên của thoả thuận. Đồng thuận không phải là tôi đồng ý với anh, tất cả mọingười đồng ý với anh mà chúng ta đồng ý với nhau. Đấy mới là đồng thuận. Nếu chúngta xây dựng một phong trào chính trị để tìm kiếm sự đồng ý với Đảng thì sẽ rất khó và làảo tưởng.

 Nhưng nếu chúng ta tạo ra một cơ cấu xã hội để mọi người đồng thuận với nhau và mọingười có thể đồng thuận với sự hướng dẫn chính trị trong từng việc, trong từng nhiệm vụ,

trong từng giai đoạn thì đấy mới chính là một cách thức tiếp cận hợp lý đến khái niệmnày. Khi các anh đặt ra vấn đề kết hợp doanh nhân và trí thức với nhau thì tôi cho rằngcần phải nói về nền kinh tế tri thức, và đấy là một vấn đề cần cảnh báo. Nếu chúng tanghiên cứu và viết ra được những điều ấy một cách công khai thì Việt Nam sẽ trở thànhmột quốc gia tiên tiến trong trào lưu nghiên cứu về nguy cơ này của thế giới. Tôi có thểkhẳng định rằng, thế giới chưa vạch ra mâu thuẫn giữa năng lực quản lý của các chính phủ với sự phát triển có tính chất vô chính phủ của nền kinh tế tri thức.

Đây sẽ là một phát hiện của người Việt mà tôi thì không có đủ thời gian, không có đủ lựclượng, nên tôi muốn gợi ý các anh một vài khái niệm, với một bộ máy khổng lồ của Đảngthì các anh nên nghiên cứu. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ đóng góp cho thế giới chứ không

 phải chỉ đóng góp cho Đảng. Đấy là một mâu thuẫn cơ bản của thế kỷ này. Thế kỷ XXIkhông phải là thế kỷ của đấu tranh giai cấp, không phải là thế kỷ của chiến tranh lạnhĐông – Tây, không phải là thế kỷ của sự va chạm của các nền văn minh như Huntingtonnói. Thế kỷ XXI này là thế kỷ của sự đấu tranh giữa các chính phủ với những mặt khôngchính đáng của các nền kinh tế hay là những yếu tố lộng hành của nền kinh tế tri thức.Vấn đề các anh đặt ra, tôi tạm mở đầu như vậy để các anh chất vấn tôi.

Page 68: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 68/85

 

Tọa đàm giữa ông Nguyễn Trần Bạt vàcác cán bộ nghiên cứu - Phần 3

Thư Hai, 17-05-2010 - 10:14 SA Theo blog Đăng SinhVí dụ chính sách ảnh hưởng đến 5 người thì người ra chính sách có thể làm màkhông cần hỏi ý kiến. Nhưng nếu ảnh hưởng đến 500 người tức là nó bắt đầu tácđộng đến xã hội một cách thật sự, và đến 5 triệu người thì buộc phải thẩm định ở mức cao nhất của đời sống chính trị. Nhưng hình như chúng ta không có nhữngnguyên tắc như thế. 

Ví dụ chính sách ảnh hưởng đến 5 người thì người ra chính sách có thể làm màkhông cần hỏi ý kiến. Nhưng nếu ảnh hưởng đến 500 người tức là nó bắt đầu tácđộng đến xã hội một cách thật sự, và đến 5 triệu người thì buộc phải thẩm định ở mức cao nhất của đời sống chính trị. Nhưng hình như chúng ta không có những

nguyên tắc như thế.>> Phần 2

Sau những cuộc gặp gỡ và va chạm với rất nhiều vấn đề, nhất là từ năm 1997 tôi bắt đầuhình dung ra việc viết cuốn Cải cách và sự Phát triển. Tôi đến rất nhiều nước để nghiêncứu cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, đặc biệt ở Châu Á. Tôi có dẫn anh Bùi XuânKhu, bây giờ là Thứ trưởng Bộ công thương, lúc bấy giờ là Tổng giám đốc của Vinatex.Tôi nói rằng “tôi có một chuyến đi đến Hàn Quốc do lời mời của sứ quán Hàn Quốc, ông có đi với tôi không?”. Ông ấy đồng ý. Tôi hỏi: “Thế ông đã đi Hàn Quốc bao giờ chưa?”. Ông ấy bảo “Tôi đi ba lần rồi”. “Thế ông có gặp gỡ ai không?”. “ Không, chỉ 

lang thang thôi”. Do chúng tôi được tổ chức một cách cẩn thận nên dịp đó chúng tôi gặprất nhiều người, trong đó có Thứ trưởng thường trực Bộ ngoại giao, Bộ thương mại, Thứtrưởng thường trực của Bộ kinh tế, Chủ tịch Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu, và Chủ tịchhãng thông tấn Yonhap, nơi cung cấp hầu hết các phát ngôn, quan điểm của chính phủHàn Quốc. Đến đó, tôi nghiên cứu tại sao nền kinh tế của họ khủng hoảng.

Tôi nhớ hồi đó, tôi có lên ti vi tham gia toạ đàm bàn tròn cho mục Xây dựng Đảng do anhĐậu Ngọc Đảm làm, chúng tôi thảo luận về cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong cuộc toạđàm ấy có rất nhiều anh em, trong đó có cả anh Đào Xuân Sâm. Anh Sâm nói rằng: “Cácđồng chí ơi! Tại sao xung quanh người ta sốt lên cả rồi mà mình lại không sốt lênđược?”. Vào thời điểm ấy rất nhiều nhà nghiên cứu của chúng ta rất thắc mắc rằng tại sao

một đất nước như thế này mà không có khả năng sốt lên được, tức là không có khả năngkhủng hoảng. Nhiều khi chúng ta tự hào rằng chúng ta không chịu ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng mà không phát hiện ra rằng đáng lẽ chúng ta phải đau khổ khi thấy nền kinhtế của chúng ta vô cảm với sự phát triển của thế giới. Bằng những ấn tượng như vậy, tôiviết quyển Cải cách và sự Phát triển. Trong quyển sách này, tôi có nói đến các cuộc cảicách cần thiết và cơ bản, đó là cải cách kinh tế, chính trị, văn hoá và giáo dục.

Page 69: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 69/85

 

Trong đó tôi xem cuộc cải cách giáo dục là cuộc cải cách tổng hợp thể hiện toàn bộ sựđổi mới về các quan điểm chính trị, kinh tế, văn hoá. Phải nói rằng chỉ riêng nghiên cứucuộc cải cách giáo dục thôi, nếu có thời gian viết về nó thì nó trở thành một công trìnhlớn. Trong quyển sách này, ngoài việc liệt kê những cuộc cải cách cơ bản mà bất kỳ mộtthể chế nào cũng phải làm, chúng tôi còn nghiên cứu những điều kiện cơ bản của từng

cuộc cải cách và nghiên cứu cả việc phải kết hợp một cách đồng bộ các cuộc cải cách nhưthế nào. Trong đó chúng tôi đưa ra một khái niệm là “độ thấm của các chính sách vĩ mô”.Chính việc chúng ta không làm rõ khái niệm độ thấm của các chính sách vĩ mô vào đờisống xã hội cho nên nhiều chính sách của chúng ta khi ban hành thiếu tính nhân dân.

Ví dụ, cấm hàng rong là thiếu tính nhân dân. Anhđưa ra cái anh muốn nhưng anh không hiểu cuộcsống đã muốn cái anh muốn chưa. Cho nên phảinói rằng, một loạt các chính sách của chúng tatrong giai đoạn gần đây là thiếu tính nhân dân,thiếu sự chiếu cố thoả đáng đến các trạng thái thực

của đời sống. Tôi có đưa ra một số bài báo là cần phải có một quy trình bắt buộc đối với việc hoạchđịnh chính sách. Ví dụ chính sách ảnh hưởng đến5 người thì người ra chính sách có thể làm màkhông cần hỏi ý kiến. Nhưng nếu ảnh hưởng đến500 người tức là nó bắt đầu tác động đến xã hội

một cách thật sự, và đến 5 triệu người thì buộc phải thẩm định ở mức cao nhất của đờisống chính trị. Nhưng hình như chúng ta không có những nguyên tắc như thế. Ví dụchuyện xe ba bánh, xe tự chế, với tư cách là một người vẫn còn tiếp tục sống trong đờisống thông thường, tôi rùng mình về sự phiêu lưu chính trị như vậy.

Các anh nghiên cứu, học tập gương Bác Hồ vĩ đại để duy trì, dùng lịch sử để duy trì mốiquan hệ giữa Đảng và nhân dân, nhưng những chính sách như vậy đi ngược lại hoàn toàn,gây những phản ứng ngược lại hoàn toàn với mong muốn như vậy. Phải nói rằng sự coithường nhân dân, sự không đếm xỉa đến chất lượng nhân dân của luật pháp và chính sáchđã bắt đầu trở thành một tai hoạ của đời sống chính trị. Rất đáng tiếc không ai nhận thứcđược chuyện này. Có nhiều nhà lãnh đạo cấp cao vẫn nói rằng chúng ta phải nuôi dân,chúng ta phải lo cho dân… Tôi đã nói với Đài truyền hình Việt Nam là tôi đề nghị cácanh đưa ra một yêu cầu là không nói chữ “dân”. Nhân dân không phải là cấp dưới của Nhà nước. Bản chất của nền dân chủ là người dân làm chủ thể chế của mình chứ không phải thể chế cai quản người dân. Hay nói về quân đội của chúng ta chẳng hạn, tôi có nóivới một số anh cựu chiến binh là quân đội nhân dân Việt Nam là thành phẩm của quá

trình liên doanh giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam và nhân dân. Nếu quân đội chỉ bảo vệĐảng (rất nhiều đồng chí vô tình nói như thế mặc dù trong đầu có thể không nghĩ thế), thìtự nhiên khi xem, khi nghe, người ta sẽ hiểu là hoá ra các ông ấy làm như thế là vì cácông ấy.

Trong cuốn Văn hoá và Con người của tôi có phần văn hoá chính trị, đấy là tôi muốn nóirằng cần phải chấn chỉnh lại hệ thống ngôn ngữ, không được để nó diễn ra một cách ngẫunhiên, nó tạo ra một quá trình tuyên truyền ngược lại với các nguyên lý căn bản nhất của

Page 70: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 70/85

 

đời sống chính trị mà chúng ta tôn thờ. Trong tất cả những cuốn sách này tôi có nói vềchuyện ấy. Chuyện ấy có thể không phù hợp lắm với thẩm mỹ chính trị của nhiều đồngchí hiện nay nhưng tôi nói rằng những giá trị như vậy, những khẳng định như vậy khôngthể chối bỏ được. Sớm hay muộn gì thì các nhà lãnh đạo của chúng ta cũng phải tiếp cậnvới kỷ luật của đời sống, mà kỷ luật quan trọng nhất của đời sống là sự đến gần các chân

lý của nó.

Đây là lần đầu tiên gặp các anh các chị, nên tôi dành thời gian mở đầu câu chuỵên bằngcách tự giới thiệu mình. Anh Quang có đề nghị tôi nói sâu về cải cách chính trị. Tôi thưavới các anh các chị là sách đã có rồi, nếu mọi người chưa có thì tôi xin biếu, hoặc là đãđọc rồi thì các anh hỏi, tôi trả lời. Tôi không thích sự độc thoại. Tôi sẵn sàng trả lờinhững chất vấn của các anh các chị, những cũng phải nói trước là tôi là người khôngtranh luận. Nếu các anh các chị bảo tôi sai thì tôi sẽ im, lý do rất đơn giản là tôi là ngườitôn trọng tính đa dạng của đời sống. Nguyên lý tư tưởng của tôi là tôn trọng sự đa dạng tựnhiên, bởi vì nó là bản chất của cuộc sống. Cũng như lúc đầu tôi nói là không thể ghép đanguyên và đa đảng được. Chúng ta có thể ngăn chặn sự đa đảng nhưng chúng ta không

tiêu diệt sự đa nguyên được bởi vì đa nguyên là bản chất của cuộc sống. Về mặt chính trịchúng ta không cho phép đa đảng, hay chúng ta chưa được thành lập đảng chính trị vàogiai đoạn thế kỷ thứ XXIII chẳng hạn, đó là quyền của những người cầm quyền. Khi anhvẫn cầm quyền tức là anh vẫn có quyền.

 Nhưng anh không thể nói rằng: vườn nhà các cậu chỉ trồng xà lách không thôi, trồng raumuống không thôi, không được trồng rau nào khác. Trong bài viết của tôi gửi giáo sưPhạm Ngọc Quang theo yêu cầu của giáo sư, tôi đã nói rõ điều ấy. Tôi dừng lại ở đây.Rất muốn các anh các chị có gì thắc mắc cần phải hỏi thêm tôi, tôi sẽ trả lời. Sức mạnhcủa tôi là trả lời nhanh câu hỏi của các anh các chị. Chỗ nào tôi không biết thì tôi sẽ nói làtôi không biết. Tôi không phải là một nhà hàn lâm chuyên nghiệp, tôi cũng không định

trở thành một nhà hàn lâm chuyên nghiệp, nhưng tôi muốn trở thành một con người biếtmọi thứ cần thiết cho cuộc sống. Rất có thể quan điểm của tôi không làm vừa lòng một sốanh chị ngồi đây, hoặc là làm bất tiện chính trị cho một số anh chị ngồi đây.

Với tư cách là vệ sỹ lý luận của Đảng, nghe thấy tôi nói ngang ngang như thế mà khôngchất vấn thì bất tiện cho các anh các chị. Cũng có thể có một số anh chị đồng ý với tôi màkhông nói ra được. Hoặc cũng có anh cho rằng anh này không được, phải đấu tranh vớinó. Cho nên, tôi phải nói trước là tôi không tranh luận, vì tôi là người tôn trọng tính đadạng của đời sống tinh thần. Trong bài viết gửi giáo sư Phạm Ngọc Quang, đoạn hay nhấtlà đoạn tôi nói về trí thức. Tôi xin đọc lại để các anh các chị hiểu rõ quan điểm của tôi vàđể dễ chất vấn tôi hơn:

“… Hiện nay, bằng rất nhiều hoạt động, Đảng luôn thể hiện sự quan tâm đến đội ngũ trí thức, muốn xây dựng đội ngũ trí thức, đó là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, phương pháp hayđộng cơ của việc này cần phải được xem xét và cân nhắc một cách rất cẩn thận. Vấn đề đặt ra là Đảng muốn gì ở trí thức. Nếu Đảng muốn có một đội ngũ trí trức của mình, phục vụ cho mình thì chỉ cần xây dựng đội ngũ trí thức theo cách thức hiện nay là đủ,còn nếu Đảng muốn có một đội ngũ trí thức để lý giải những hiện tượng chính trị, xã hộiđể có thể hoạch định những chính sách tốt thì cần phải có một đội ngũ trí thức theo cách

Page 71: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 71/85

 

khác. Bộ chính trị vừa qua có ra quyết định xây dựng một nghị quyết về vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức.

Trong quá khứ, hầu hết các Đảng Cộng Sản trên thế giới, đều đã từng làm việc này. Họ xây dựng nền văn hoá để kiểm soát xã hội về mặt thái độ chính trị, xây dựng đội ngũ

công nhân để làm chỗ dựa, làm lực lượng chính trị, xây dựng đội ngũ trí thức làm trí khôn chính trị, tức là những người cầm quyền luôn muốn biến xã hội trở thành lực lượng của mình, công cụ của mình mà quên mất rằng làm như vậy sẽ khiến cho xã hội không còn tự do nữa. Để xây dựng đội ngũ trí thức thì vấn đề đầu tiên đặt ra cho những ngườithực hiện là phải xây dựng tiêu chuẩn để nhận diện trí thức, nhưng đặt ra vấn đề xâydựng tiêu chuẩn để nhận diện trí thức là rất chủ quan, bởi vì, trong một xã hội cơ hội thìtrí thức là kẻ nhạy cảm nhất và đủ năng lực để biến hình, biến màu trở thành kẻ cơ hội sớm nhất và giỏi nhất.

 Những người cầm quyền nếu không đủ tinh khôn, không đủ kinh nghiệm thì sẽ rất dễ mắc phải sai lầm là nhận dạng trí thức dưới hình thức của những kẻ cơ hội. Vậy thì nhận

dạng để làm gì? Có những lúc chúng ta nói rằng trí thức đã bắt đầu trở thành lực lượng  sản xuất trực tiếp thông qua lý thuyết về nền kinh tế tri thức là lập tức chúng ta có những  sự biến hình rất vĩ đại xảy ra trên quy mô xã hội, đó là sự xuất hiện của hàng chục nghìntiến sỹ giáo sư kém chất lượng. Như thế tức là trí thức là những kẻ biến hình. Nhà cầmquyền càng xây dựng hệ tiêu chuẩn và càng công bố, càng tuyên truyền về nó thì xã hộicàng bị lôi kéo theo những tiêu chuẩn phiến diện, vì nó chỉ được xác nhận bởi những người có quyền lực. Nếu làm như vậy thì xã hội sẽ không những có thêm trí thức mànhững trí thức sẵn có cũng trở nên biến dạng. Đấy là một nguy cơ.

Vậy chúng ta phải làm gì để nhận dạng những tri thức đích thực? Tôi cho rằng vấn đề này thực ra không khó. Trí thức chân chính luôn luôn đối lập một cách tự nhiên đối với

nhà cầm quyền, cho nên, thay vì xây dựng các tiêu chuẩn nhận diện thì chúng ta chỉ cầnnhận diện trí thức bằng thuộc tính tự nhiên cơ bản của lực lượng này, đó là “tính đốilập”. Những ai không có năng lực đối lập thì dường như rất khó để trở thành trí thức. Những ai không có phản ứng về sự vô lý, về sự thiếu nhân đạo, về sự thiêú hiểu biết thìkẻ đó dứt khoát không phải là trí thức. Trí thức là người có năng lực phản xạ một cách tự nhiên trước những sự vô lý của xã hội mà đặc trưng là nhà cầm quyền.

Cho nên, tiêu chuẩn để phát hiện một cách chính xác và nhanh nhất người trí thức chínhlà tính đối lập và các phản ứng của họ đối với nhà cầm quyền. Và tiêu chuẩn để phânbiệt sự khác nhau giữa các cá thể trí thức, giữa các nhóm trí thức là mức độ đối lập củanó đối với nhà cầm quyền. Trạng thái đối lập cực đoan là trạng thái đối kháng. Trạng 

thái đối lập khôn ngoan, phải chăng và tích cực là trạng thái không đối kháng. Ở mọithời đại, tất cả những trí thức vĩ đại đều là những người đối lập tích cực. Nghiên cứutính đối lập của trí thức, tôi thấy rằng có 4 điểm cơ bản: Thứ nhất, trí thức đối lập vớinhau để hình thành một trong những sinh hoạt phổ biến tạo ra sự sáng tạo và lựa chọn,đó là tranh luận. Thứ hai, trí thức đối lập với nhà cầm quyền để tạo ra một sinh hoạt rất  phổ biến, đó là sinh hoạt phản biện. Thứ ba, tri thức đối lập với những yếu tố văn hoá xâm nhập từ bên ngoài để tạo ra năng lực chọn lọc của xã hội. Và cuối cùng, trí thức

Page 72: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 72/85

 

 phải đối lập với quá khứ để tạo ra động lực của sự phát triển và năng lực phỏng đoántương lai…”

Liên quan đến vấn đề trí thức, anh Hiên có đến làm việc với tôi để góp ý cho nghị quyếtvề trí thức. Tôi đã thảo luận với anh Hiên về vấn đề này một cách khá gay gắt. Tôi nói

rằng không có tiêu chuẩn nhận diện, nếu có đặt ra tiêu chuẩn nhận diện thì lực lượng đinhận diện cũng rất khó thực hiện. Rất nhiều nỗi oan ức ngay cả trong những trí thức quantrọng của Đảng, ngay trong tâm lý các anh cũng có điều ấy. Tôi cho rằng trí thức lànhững người có trách nhiệm, người có trách nhiệm bao giờ cũng đối lập với mọi sự saitrái của cuộc sống, mà sự sai trái dễ nhận thấy nhất là sự sai trái của nhà cầm quyền, chonên nhà chính trị phải rèn luyện để đủ năng lực đối thoại với kẻ đối lập với mình. Trongmột xã hội mà nhà chính trị không đủ năng lực để đối thoại với người đối lập với mình vềmặt hiểu biết thì rất khó để xã hội ấy trở thành một xã hội phát triển. Đấy là những luậnđiểm cơ bản của tôi nằm trong quyển sách này và nằm trong bài viết mà tôi gửi cho giáosư Phạm Ngọc Quang.

Tọa đàm giữa ông Nguyễn Trần Bạt vàcác cán bộ nghiên cứu - Phần 4

Thư Hai, 17-05-2010 - 10:33 SA Theo blog Đăng SinhTọa đàm giữa ông Nguyễn Trần Bạt và các cán bộ nghiên cứu: Dân chủ, đồngthuận, đoàn kết doanh nhân và trí thức 

Ông Phạm Ngọc Quang: Thay mặt cho anh em ở đây, cảm ơn anh Bạt đã có một số ýkiến tâm huyết và trao đổi với anh em. Thực ra tôi được quen anh Bạt cách đây có một 

tuần thôi, nhân dịp tôi mời anh Bạt đến để trao đổi với chúng ta, nhưng anh Bạt đề nghịtôi ra ngoài này gặp anh để trao đổi. Tôi biết anh Bạt trước đó là qua sách, cuốn Cảicách và phát triển, xuất bản quý 4 năm 2005 thì tháng 12 tôi mua quyển sách này. Sauđó quyển Văn hoá tôi mua năm 2006 và quen anh Bạt qua môt số bài viết trên mạng internet. Trong quá trình làm ở Hội đồng Lý luận Trung ương, tôi được giao chuẩn bịmột công trình lớn của Hội đồng mà đã xuất bản dày trên 500 trang, đầu đề cuốn sáchấy là “Đổi mới và phát triển Việt Nam, một số lý luận thực tiễn”. Khi hình thành bảnthảo ấy, tôi đã đọc cuốn sách này của anh và nói thật với anh là tôi đã đưa một số vấn đề của anh vào trong tác phẩm ấy để phê phán. Sau đó, khi đưa ra một hội đồng để xem xét thì thấy những ý đó cần phải được nghiên cứu tiếp.

>> Phần 3 Do vậy tôi đã rút những ý đó ra khỏi cuốn sách đó. Cuốn sách ấy được xuất bản từ 2006 mà không có đoạn phê phán về một số ý của anh. Phải nói thực là tôi cũng không hẳn làhoàn toàn chia sẻ với anh tất cả các ý mà anh viết. Anh nói là bản thân không tranh luậnvà tôn trọng tính đa dạng. Theo tôi việc tôn trọng tính đa dạng và không tranh luận, haiviệc đó không mâu thuẫn với nhau. Nếu tranh luận để đi tới áp đặt chân lý là sai lầm. Nếu tranh luận để hiểu rõ nhau, để hiểu quan điểm này có cơ sở gì là cần thiết. Bên cạnh

Page 73: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 73/85

 

đó tôi nghĩ rằng đề nghị anh trong buổi hôm nay phá vỡ cái lệ ấy, cần trao đổi một số ýmà anh em đặt ra để hiểu rõ thêm về quan điểm của anh chứ không phải tranh luận để áp đăt chân lý.

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi thấy cần phải nói rõ

hơn là tôi không viết quyển sách này cho các giáosư của học viện Chính trị Hành chính quốc gia HồChí Minh. Bởi vì tôi chờ đợi ở các anh những thứnhư thế này chứ không phải là tôi viết cho cácanh. Phải nói là tôi viết những cuốn sách này là đểgiữ lại khán giả trong rạp trong khi chờ đợi cáctiết mục chính từ các anh. Những quyển sách củatôi giống như một rổ khoai luộc để chờ cơm chín.Tranh luận với các anh tức là tranh luận với mộtđối tượng chuyên nghiệp, tôi không phải là mộtnhà hàn lâm chuyên nghiệp và do đó tôi không tự

xếp mình ngang các anh để tranh luận. Cho nên các anh chất vấn và tôi trả lời, tôi làm rõquan điểm của tôi để các anh thấy. Còn để kết luận là tôi sai ở chỗ này, các anh đúng ở chỗ kia thì tôi sẽ không theo đuổi câu chuyện như vậy.

Ông Phạm Ngọc Quang: Tôi đã đọc một số tác phẩm của anh, có những điểm mà tôi cómột số hiểu biết nhất định, cũng có những điểm mà theo tôi cần phải hiểu rõ hơn. Tôitạm thời nêu một vài ý sơ bộ thế này:

- Xung quanh cuốn Cải cách và sự Phát triển, một điểm lớn trở thành tuyên ngôn củaanh là “Lý luận Phi Cách mạng”, nghĩa là anh không tán thành việc tiếp tục xuất hiệncác cuộc cách mạng, và từ đó anh nêu quan điểm của anh Cách mạng là gì. Quan điểm

của anh về Cách mạng là đúng. Đấy là việc thay đổi trật tự xã hội cũ để tạo ra sự nốitiếp ngẫu hứng. Theo tôi quan điểm ấy không có gì phải tranh luận. Nhưng từ đó anh chorằng cách mạng như vậy phải trả giá quá đắt, và hậu thế phải trả giá không biết bao giờ mới xong. Và từ đó, theo anh cách mạng ở thời kỳ trước kia thì được, bây gìơ càng phát triển bao nhiêu thì cách mạng ấy càng ít giá trị bấy nhiêu. Do vậy cần phải thay đổi cáchmạng bằng cải cách. Tôi muốn đề nghị anh làm rõ ý này.

- Thứ hai, anh cho rằng tự do với chính trị là giải phóng con người ra khỏi chính trị. Tôichưa rõ là như thế nào. Có phải tự do với chính trị là giải thoát con người ra khỏi chínhtrị hay không? Trong xã hội luôn có chính trị. Vậy con người có bao giờ hoàn toàn thoát khỏi chính trị hay không, và trên thực tế có điều đó không?

- Ý thứ ba là anh nói cần phải có một hệ tiêu chuẩn về cải cách, trong đó tiêu chuẩn cơ bản về cải cách kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội là cái gì, và tinh thần chung là gì? Vàtheo anh hệ tiêu chuẩn mang tính toàn cầu về chính trị bây giờ là gì? Nêú người ta nóirằng toàn cầu hoá hiện nay là toàn cầu hoá dưới sự chi phối của tư bản, thậm chí một số người cho rằng toàn cầu hoá hiện nay là toàn cầu hoá tư bản chính trị. Vậy giữa quanđiểm đó với quan điểm của anh là hội nhập chính trị toàn cầu với tiêu chí toàn cầu ấy có gì giống hay khác nhau?

Page 74: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 74/85

 

- Ý thứ tư là vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tôi đọc một số tài liệu thấy người tanói rằng ngay một số quan chức của Pháp cũng lý giải rằng thất bại của họ ở Việt Namlà do không hiểu văn hoá Việt Nam. Một số quan chức Mỹ cũng nói như vậy. Vậy bây giờ anh lại đặt ra vấn đề là không nên giữ bản sắc văn hoá. Anh cho ý kiến thêm về vấn đề này.

- Ý cuối cùng là anh nói rằng cần phải phi chính trị hoá nhà trường. Trong xã hội hiệnnay, liệu có thể phi chính trị hoá nhà trường ở mức nào thì có thể chấp nhận được? Ở mức nào thì không thể có được cái đó? Ta đặt ra cái đó liệu có ảo tưởng hay không, cómang tính thực tế hay không?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Đúng là nguyên lý căn bản của tôi trong quyển sách này lànguyên lý phi cách mạng. Tại sao lại như vậy? Chúng ta cứ nói cách mạng ở trên giấy,nói cách mạng ở trên sách, chúng ta làm thơ về cách mạng, nhưng chúng ta không biếtrằng mọi cuộc cách mạng đều để lại những di chứng khổng lồ, kể cả cuộc cách mạngkhông có bạo lực. Tôi có nói trong quyển sách này là cái di chứng của cách mạng không

 phải là chết chóc mà là sự sợ hãi. Và sự sợ hãi các di chứng của cách mạng không chỉ cótrong người dân mà có ngay trong cả những người lãnh đạo, những người cầm quyền. Tôicó tranh luận với đại sứ Ukraine. Tôi bảo tôi sẵn lòng. Các ông ấy tự ca ngợi các ông ấyđã thành công với cách mạng Cam, Cách mạng Nhung, nhưng bây giờ các anh chị thấyrằng thực tế cách mạng ở Ukraine không hề Cam, không hề Nhung, mà người ta vẫn tiếptục khuếch trương tất cả những thắng thua của từng giai đoạn và nó kéo dài tình trạng cảdân tộc cuốn theo những thứ không gắn với sự phát triển tự nhiên của cuộc sống.

Ở Việt Nam chẳng hạn, các anh thấy rằng cuộc tranh luận giữa nhà cầm quyền Việt Namvới ông linh mục trong sự cố liên quan đến nhà thờ công giáo gần đây là tranh luận vềquyền sở hữu đất đai. Sự thay đổi quyền sở hữu đất đai là kết quả của cuộc Cách mạng.

 Người Việt Nam chúng ta còn phải tham gia vào giải quyết những hậu quả cách mạng ấytrong 50-70 năm nữa chứ không phải bây giờ. Cách mạng buộc phải thay đổi một cáchquyết liệt, ngay lập tức, nhưng bây giờ chúng ta làm chủ xã hội thì chúng ta phải có ýthức về sự hợp lý hoá hằng ngày của toàn bộ các tiến trình phát triển. Cho nên tôi nóirằng cần phải thay thế cách mạng bằng cải cách chứ tôi không phủ nhận cái việc cần phảilàm biến mất những điều bất hợp lý và thay thế nó bằng những điều hợp lý. Tức là ở đâytôi muốn nói là quy trình tạo ra sự thay đổi, sự phát triển như thế nào thì phù hợp. Nguồnnăng lượng mà nhân loại có không đủ để tiến hành các cuộc cách mạng.

 Người ta đưa ra những dự báo là vào những năm 40 của thế kỷ này, các năng lượngcacbon sẽ hết, và người ta buộc phải nghiên cứu các dạng năng lượng khác. Trên thế giới

người ta đã nghiên cứu sử dụng năng lượng nhiệt trong lòng trái đất, rồi nghiên cứu nănglượng sóng, năng lượng gió… Nhưng tất cả những nghiên cứu ấy chỉ ra rằng nhân loạivẫn chưa đủ tiền để đầu tư và bây giờ người ta vẫn tiếp tục dùng nguồn năng lượng sẵncó, vẫn tiếp tục thay thế nó bằng năng lượng hạt nhân, và cái đấy ẩn chứa một nguy cơ khổng lồ. Các cuộc cách mạng luôn kéo theo sự sợ hãi, sự bất ổn định tinh thần, làm conngười dừng lại không sáng tạo. Nếu như chúng ta tạo ra một trạng thái yên ổn thì mọingười đều có thể là nhà tư tưởng của riêng mình, mọi người đều có thể trở thành nhàkhoa học của riêng mình.

Page 75: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 75/85

 

Do đó, tỷ lệ con người có năng lực sáng tạo sẽ lớn hơn, phổ biến hơn và điều đó làm chonhân loại trở nên tiết kiệm hơn. Cho nên, luận điểm của tôi là luận điểm nhân loại khôngcòn đủ sức chịu đựng các cuộc cách mạng. Nói cho cùng, các cuộc cách mạng diễn ratrong thực tế đời sống của lịch sử nhân loại cũng không nhiều lắm, mà hậu quả của nó đãghê gớm như vậy. Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết là kết quả của cách mạng. Nhân cái

đà đấy, người ta đã tạo ra một quốc gia là kết quả của sự cưỡng bức rất nhiều thứ. Và nóirằng cách mạng là một cơ hội lớn cho rất nhiều kẻ cơ hội. Có thể ở chúng ta không có,nhưng trên thế giới những kẻ cơ hội như vậy rất nhiều. Những kẻ cơ hội nhân dịp cáchmạng bằng một số trò láu cá chính trị mà trở thành kẻ cầm quyền thì tại họa của nhân loạilà không thể tưởng tượng được. Cho nên, các nhà chính trị mọi thời đại, ở mọi quốc giacần phải tỉnh táo tạo ra một lộ trình hoàn toàn chủ động để xây dựng sự hợp lý của đờisống. Đấy là tư tưởng cơ bản của tôi.

Trí thức sáng tạo ra lý luận cách mạng. Lao động chân tay đem xương máu thực hiệncách mạng. Bọn cơ hội hưởng thành quả cách mạng.

Về ý thứ hai mà anh nói là tự do chính trị. Tự do về chính trị là giải phóng con người rakhỏi chính trị. Tôi có thể hoàn toàn làm rõ quan điểm này. Giải phóng con người ra khỏichính trị là giải phóng con người ra khỏi những động cơ chính trị cụ thể, những áp đặtchính trị cụ thể. Chính trị là một mặt của đời sống, không ai ra khỏi chính trị hoàn toànđược, nhưng cái chính trị mà con người có một cách tự nhiên với cái chính trị ép buộc phải có là hai cái khác nhau. Khi con người bị ép buộc về chính trị thì con người mất cảmhứng sống và mất cảm hứng phát triển. Trong tác phẩm “Bàn về lý luận không có conngười” mà ông Trần Đức Thảo viết, ông ta có nói đến khía cạnh này. Bằng những lậpluận như vậy, tôi muốn nói rằng cần phải trả cho con người cuộc sống, mà nói đến cuộcsống là phải yên ổn, nó phải bình dị, phải tự nhiên. Khuyến khích nó thì được nhưng épnó thì không được.

Đôi lúc chúng ta cố ép, chúng ta ép đến mức ngay cả những người đứng đầu một hệthống chính trị cũng trở nên mất tự do. Tôi nhìn hình ảnh các nhà lãnh đạo cầm tờ giấykhi nói chuyện với các nguyên thủ nước ngoài là tôi thấy đau khổ. Tại sao lại có mộtkhông khí, một tiêu chuẩn để ngay cả các nhà lãnh đạo ở cương vị cao nhất cũng khôngcảm thấy mình tự do? Tôi là một kẻ vô danh tiểu tốt, tôi trốn vào một ngõ hẻm như thếnày, tôi tự do hay không tự do, tôi chịu sức ép hay không, không ai biết, nhưng với nhữngngười giữ địa vị quan trọng và luôn xuất hiện trước mặt thiên hạ thì khác. Bây giờ cácanh thấy rằng đi ra ngoài đối thoại mà không có tự do thì không được người ta tôn trọng. Năm 1990 tôi có một cuộc nói chuyện ở Washington DC với khoảng 700 doanh nghiệp. Người lái ô tô đưa tôi đến hội trường là giáo sư Leonardo Unger, nguyên thứ trưởng Bộ

ngoại giao Hoa Kỳ mà tôi quen ở Việt Nam. Tôi nói với giáo sư là đưa tôi đến chỗ bứctường kỷ niệm người Mỹ chết trận ở Việt Nam và lái về chỗ hội trường chậm 1 phút, ôngấy không hiểu ý tôi, nhưng tôi nhờ nên ông ấy làm đúng như vậy.

Đến chỗ bức tường ấy tôi mua một bó hoa đặt vào đấy, khi tôi đến hội trường muộn 1 phút thì tất nhiên người ta đặt câu hỏi: tại sao ông đến muộn. Tôi giải thích là tôi đến đểđặt bó hoa lên bức tường kỷ niệm. Có một anh giám đốc Việt Kiều 70 tuổi hỏi tôi ngay:tại sao anh làm như thế? Tôi trả lời, loài người chúng mình được cho là động vật thông

Page 76: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 76/85

 

minh mà đã là thông minh thì nó không mang khái niệm hộ chiếu lên thiên đường. Nếukhông có các động thái như vậy thì tôi không đủ tự tin để nói chuyện với các vị ở đây.Các anh, các chị mà thấy các nhà ngoại giao của chúng ta đi ra nước ngoài thì đau khổlắm, không một ai tự nhiên, không một ai tự do. Và phải nói thật là họ ít sợ địch hơn là sợ đồng nghiệp ở nhà. Những hiện tượng như vậy bóp chết cảm hứng sống, cảm hứng sáng

tạo của con người.

Về ý thứ ba, tôi hoàn toàn không đồng ý với anh Quang rằng toàn cầu hóa là toàn cầu hóatư bản chủ nghĩa, đấy là một quan điểm sai trái và lạc hậu về mặt chính trị hay lạc hậu vềmặt khoa học. Toàn cầu hóa không có ai lãnh đạo, những kẻ nhiều tiền có khuynh hướngthắng thế trong quá trình toàn cầu hóa, nhưng khi nó thất bại thì nó trả giá rất đau. NgườiMỹ đang trả giá cho việc toàn cầu hóa một cách thái quá đến mức mất khả năng kiểmsoát, bởi vì toàn cầu hóa có mặt trái của nó. Toàn cầu hóa là một quá trình tự nhiên vànhững kẻ chiếm ưu thế là những kẻ nhiều tiền. Tuy nhiên không phải cứ có tiền là có ưuthế. Trong thời đại hiện nay, trí tuệ bắt đầu trở thành quyền lực, trở thành sức mạnh, mànhững kẻ có tiền chưa chắc là những kẻ có trí tuệ. Vì thế, với một nước nghèo như chúng

ta thì giới trí thức của chúng ta buộc phải có trí tuệ, buộc phải khôn ngoan. Khi thị trườngchứng khoán Việt Nam bùng nổ, tôi có ra lệnh trong công ty của tôi là ai mà dính đếnchứng khoán là tôi buộc thôi việc. Và tôi cũng đã nói khi trả lời phỏng vấn của báo chí làthị trường chứng khoán này sẽ phá vỡ toàn bộ thành tựu 20 năm xóa đói giảm nghèo củađất nước chúng ta.

Có thể còn nhiều người chưa đồng ý với kết luận của tôi, nhưng tôi chắc chắn rằng giờ này Quốc hội Mỹ đã đồng ý với kết luận của tôi khi xem xét vấn đề khủng hoảng tàichính. Tất cả các quỹ này, quỹ kia mà người Việt Nam chào đón là những kẻ môi giới sựthất thoát quyền lực không chỉ về kinh tế mà còn là sự thất thoát quyền lực chính trị.Chúng ta đón chào những kẻ địch tương lai mà chúng ta không biết. Chúng ta không biết

 bởi chúng ta không đủ trí khôn. Nếu chúng ta không đủ trí tuệ để tạo ra sự khôn ngoancủa dân tộc thì chúng ta vẫn là nước bé. Chúng ta ở bên cạnh Trung Quốc khổng lồ, đấylà một bất lợi lớn cho chúng ta. Tôi gọi nền sản xuất của nước CHND Trung Hoa là mộtchiến dịch phá hoại vĩ đại đối với toàn bộ năng lượng sống và phát triển của thế giới.

Điều này tôi không chỉ nói với các anh, tôi đã từng nói với anh Trần Nguyên là con traicủa Phó chủ tịch Đảng cộng sản Trung Quốc Trần Vân tại Bắc Kinh, trong khi chúng tôiăn cơm với nhau tại Bắc Kinh. Với việc biến tất cả các nguyên liệu được sản xuất mộtcách nghiêm túc như thế này trở thành các phế phẩm, trở thành những bộ quần áo chỉmặc vài ngày là vứt thì tôi không hiểu người Trung Quốc sẽ đi đến đâu. Tôi nói với bàđại sứ Mỹ Barshefsky trước đây là đại diện thương mại của chính phủ Hoa Kỳ rằng, với

tình trạng sản xuất như thế và cung ứng hàng hóa như thế, nước CHND Trung Hoa đãlàm cho nền văn hóa tiêu dùng của thế giới bị biến dạng và bị hạ lưu hóa như thế nào. Tôicảnh báo điều này từ năm năm trước chứ không phải bây giờ.

Tọa đàm giữa ông Nguyễn Trần Bạt vàcác cán bộ nghiên cứu - Phần 5

Page 77: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 77/85

 

Thư Hai, 17-05-2010 - 10:37 SA Theo blog Đăng SinhTôi cho rằng chủ nghĩa tư bản không lãnh đạo gì, không đóng vai trò gì trên thực tếmà đấy là bản năng thương mại của toàn nhân loại được huy động trong quá trìnhtoàn cầu hóa, và đừng nhầm lẫn nó là toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Đấy là quanđiểm của tôi. 

Tôi cho rằng chủ nghĩa tư bản không lãnh đạo gì, không đóng vai trò gì trên thực tếmà đấy là bản năng thương mại của toàn nhân loại được huy động trong quá trìnhtoàn cầu hóa, và đừng nhầm lẫn nó là toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Đấy là quanđiểm của tôi.

Và các dân tộc phải đủ tự do để con người của nó trở nên thông minh để nhặt nhạnh cáccơ hội và né tránh các rủi ro. Khi tôi đến trường Harvard, tôi có 40 phút nói chuyện tạimột lớp luật, ở trường đó có một luật lệ rất lạ là đã vào lớp rồi thì không thể ra ngoài. Tôicó nói đến câu chuyện là làm thế nào để thế giới chống lại được sự rủi ro do sự luôn luônmới: người mới, hàng mới, cách thức mới của nền kinh tế thế giới xâm nhập vào các

vùng khác nhau, nhất là các vùng chậm phát triển. Và đấy chính là bản chất của các gọi lànền kinh tế trí thức. Nền kinh tế trí thức là nền kinh tế mà trí thức trở thành lực lượnggiúp xã hội phân loại giữa cơ hội và rủi ro. Nếu chúng ta cứ tiếp tục đào sâu cái rãnh màchúng ta vẫn quen nghĩ thì nó giống như việc chúng ta đi giữa một cái hào kín, chúng takhông có cách gì để có thể nhìn ra hai bên được để mà hỗ trợ xã hội trong việc phân loạivà tránh né rủi ro. Cho nên, con người chỉ có thể phát triển bằng tự do, những nước càngchậm phát triển bao nhiêu thì càng cần tự do bấy nhiêu, bởi vì anh phải bù lại cái phầnthiếu hụt năng lực vốn có mà lịch sử đã tạo ra cho mỗi một công dân trong các quốc giachậm phát triển.

Đấy chính là phi chính trị hóa, phi chính trị hóa chứ không vô chính trị hóa. Tôi có thể

yêu đảng cộng sản, có thể không, chẳng sao cả. Tôi luôn luôn nghĩ rằng sự đa dạng vềcác đặc trưng chính trị là một thực tế của đời sống chính trị toàn cầu. Nếu gò ép nhân dânđể giữ cho được cái bản sắc nào đấy thì có nghĩa là tự mình phá hoại mình. Năm 1985,tôi cùng nhà tôi đi dự cuộc họp báo về việc đổi tiền, người ta nói rằng đáng ra lúc đầuđịnh đổi 1-1 nhưng in không kịp cho nên đổi 1-10. Nghe xong tôi toát mồ hôi, tôi bảo, tạisao đối với tài sản của con người mà người ta vô trách nhiệm đến thế. Năm 1986 chúng tađổi mới, người Việt Nam bỗng dưng nở ra, có phải đấy chính là một bằng chứng rằng, tựdo đem lại cho con người sự bùng nổ sức sống? Ở giai đoạn đầu những năm 80, có lúc tôiđã trông thấy một vài bà phu nhân ra ngoài chợ giúi mấy tút thuốc tiêu chuẩn cho mấycon phe ở phố Phủ Doãn hay ở đâu đó. Các anh các chị khi nhớ lại những hình ảnh nhưvậy thì thấy rằng thật là tội nghiệp cho chúng ta khi chúng ta không tự do.

Chúng ta không hề vô chính trị khi có tự do về chính trị. Lịch sử yêu nước là lịch sử cóthật, chúng ta không tin vào lịch sử yêu nước cho nên chúng ta buộc phải có những biện pháp phụ trợ để duy trì nó, xem nó là một thuộc tính để có thể luôn luôn yên tâm về sựtồn tại của chủ nghĩa yêu nước trong người Việt. Nhưng tôi không nghĩ thế, chủ nghĩayêu nước của người Việt là một thuộc tính tự nhiên của người Việt, làm mất nó đi khóhơn nhiều so với việc giữ nó. Tôi thấy chúng ta có những cố gắng trái tự nhiên một cáchkỳ lạ. Tôi có một người bạn, chị ấy đã mất rồi, chồng chị ấy là sếp của tôi, chị ấy là em

Page 78: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 78/85

 

gái anh Phạm Sỹ Liêm, phó chủ tịch thành phố Hà Nội. Chị ấy kể chuyện khi sangMoscow có ông đại sứ người Nghệ An quen biết nhìn thấy chị ấy trong ga tàu điện ngầmvà cứ gọi ầm lên: “ Này Hào ơi! Dừng lại anh bảo” làm chị ấy ngượng. Tôi hỏi các anhchúng ta duy trì cái bản sắc ấy để làm gì? Nói to giữa chợ là một bản sắc vì thực ra bảnsắc chính là thói quen. Chúng ta phải thay đổi thói quen phù hợp để tiếp cận cái mới. Vì

 bản chất của toàn cầu hóa là chở đến các ngõ ngách khác nhau của đời sống những vật phẩm mà thiên hạ có. Tôi là người đưa hãng Coca cola vào Việt Nam .

Hôm làm lễ ra mắt, trước cửa nhà hát lớn họ bơm một chai Coca cola bằng nilon đenngòm cao đến 4-5 thước đặt ở đấy. Tổng bí thư Đỗ Mười đi qua đấy trông thấy đã gọiđiện phê bình. Sau đấy giám đốc Coca cola Việt Nam gọi điện hỏi tôi: ông ấy mắng thếđúng hay sai? Tôi bảo: mắng là đúng rồi. Cái nhà hát lớn của người ta trang nghiêm đếnnhư vậy mà các anh ở đâu đến bơm một chai to tướng đặt ở đấy. Bản thân các anh cũngkhông có cái lịch sự thật sự của người phương Tây. Người phương Tây đứng trước nhàhát lớn thì một mẩu thuốc cũng không dám vứt ra. Người phương Tây có giáo dục và vănminh thì không làm những việc kiểu như thế trong nhà hát lớn. Vậy mà bây giờ chúng ta

làm tất. Tôi lấy ví dụ như việc biến cái tầng hầm nhà hát lớn trở thành quán ăn chẳng hạn. Nhà hát lớn là nơi người Việt thể hiện trình độ văn minh của mình thì chúng ta lại biếnnó thành quán ăn. Vậy tôi hỏi các anh là chúng ta giữ gìn cái bản sắc gì? Cái gì đáng nhớ trong cuộc đời này thì người ta không bao giờ quên được.

Có lẽ tôi không bao giờ quên được những năm tháng chiến tranh. Làm sao mà tôi có thểquên được. Cái điều mà tôi nói nhiều nhất, nói một cách say sưa nhất trong bữa cơm vớithị trưởng thành phố Sanfrancisco ở Hoa Kỳ là tôi nói về đường Hồ Chí Minh mà tôitham gia xây dựng. Ông thị trưởng bảo: “ tôi rất muốn ông nói lại câu chuyện này ở câulạc bộ Commonwelth, một câu lạc bộ cổ xưa nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”. Tôi đồng ý. Khitôi đến nói câu chuyện ở câu lạc bộ Commonwelth, ông chủ tịch ở câu lạc bộ ấy bảo: “

chỗ mà ông đang đứng là chỗ đứng của các danh nhân, của các nhà chính trị quan trọngnhất thế giới, của các thượng nghị sĩ quan trọng nhất của nền chính trị Hoa Kỳ, cho nênông phải ý thức được cái vinh dự ấy, ông phải nói với chúng tôi điều A, B, C …”.

Tôi cười và trả lời rằng: “ thưa ông chủ tịch, tôi là người nếu xét về phương diện kiếnthức lịch sử thì bằng một công dân được đào tạo trung bình ở Hoa Kỳ, vì thế tôi biết cáivinh dự mà tôi được hưởng. Và tôi cũng biết thêm được rằng người Mỹ các ông khi racâu hỏi thì đã có sẵn câu trả lời, hôm nay tôi sẽ nói những vấn đề mà người Mỹ chưa cókinh nghiệm để đặt câu hỏi”. Khi nói về người Mỹ mất tích, tôi bảo với họ là: “ các ông biết rằng nền văn hóa của chúng tôi là nền văn hóa của người chết, tất cả các dấu hiệuvăn hóa quan trọng nhất là liên quan đến người chết và các nhà chính trị của chúng tôi có

thể không sợ các ông nhưng họ không thể không sợ cha ông họ được. Họ không dám vi phạm các giới hạn văn hóa để dùng xác chết của lính Mỹ mặc cả chính trị với các ông.Chúng tôi là một dân tộc không chuyên nghiệp, chúng tôi đánh các ông cũng khôngchuyên nghiệp, cho nên trong chiến tranh chúng tôi không thống kê. Ngay cả người củachúng tôi chúng tôi cũng không thống kê được.

Vì thế khi phải đối mặt với các vấn đề có tính chuyên nghiệp ở thời kỳ hậu chiến, chính phủ chúng tôi lúng túng. Và nếu các ông biết rõ rằng họ lúng túng chứ họ không thiếu

Page 79: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 79/85

 

thiện chí thì các ông tiếp cận vấn đề người Mỹ mất tích ở Việt Nam thuận lợi hơn nhiều”.Tôi phải nói thật với các anh chị là nếu không tự do thì tôi không thể nói được như thế.Lúc bấy giờ lương của tôi là 650 đồng, tạm gọi là lương cấp vụ, nếu nói năng không cẩnthận thì có thể mất lương. Đôi lúc chúng ta cũng phải liều, và nếu như chúng ta cứ nhớ đến bản sắc thì không nói được. Từ lâu lắm rồi tôi là người xem việc giữ gìn bản sắc là

một khẩu hiệu không lành mạnh, và có những động cơ không lành mạnh. Người ta chỉnói thế thôi chứ cũng không ai chỉ ra nội dung cơ bản của bản sắc là gì và mỗi người chỉra bẳn sắc một kiểu. Như vậy vô tình việc giữ gìn bản sắc trở thành việc giữ gìn cái đòihỏi của một người cụ thể, mà như vậy thì nó không còn là bản sắc nữa, bởi vì bản sắc làcái nằm trong máu mỗi người. Người ta nói hòa nhập chứ không hòa tan, nhưng tan thếnào được. Không có cách gì để hòa tan người Việt được, muốn cũng không được.

Cứ xem các bài báo của Việt kiều là các anh có thể nhận ra và phân loại được ngay. Văn phong của một anh Việt kiều ở Đức khác hẳn với văn phong của anh Việt Kiều ở quậnCam, văn phong của anh Việt Kiều ở quận Cam khác hẳn với văn phong của anh ViệtKiều ở Washington DC … Họ vẫn nói xấu những người cộng sản nhưng nếu được chụp

chung ảnh với những người lãnh đạo cao cấp thì họ vẫn rất sung sướng. Đấy là sự thật.Bản sắc có cả mặt ấy, vì thế, nếu con người cứ xăm xăm để giữ cái bản sắc của mình thìcon người sẽ sao nhãng việc phân tích các yếu tố mới và kết nạp nó vào cộng đồng cácyếu tố trong miền tinh thần của mình. Con người cần phải cởi mở. Cải cách văn hóa theođịnh nghiã của tôi là tạo ra một nền văn hóa mở, có năng lực tiếp nhận mọi dấu hiệu vănhóa tích cực.

Ý thứ tư của anh là cải cách chính trị theo tiêu chuẩn phổ biến là gì. Đó là dân chủ hóa xãhội. Trong các quyển sách này cũng như trong nhiều bài viết, nhất là các bài viết về HồChủ Tịch, tôi có nói rằng “dân chủ hóa xã hội Việt Nam là món nợ tinh thần của nhữngngười cộng sản đối với dân tộc”. Chúng ta đưa ra khái niệm gọi là thời kỳ quá độ, thậm

chí bây giờ người cộng sản Trung Quốc đã nói thẳng ra rằng thời kỳ quá độ ấy là hàngtrăm năm. Thời kỳ quá độ là một khái niệm được mô tả bằng một câu nói dân gian ở Việt Nam là: “ngày mai ăn phở không mất tiền”.

 Nhưng bao giờ mới đến cái ngày mai ấy? Tại sao chúng ta không biến một quá trình nhưvậy thành quá trình xây dựng và tổ chức nền dân chủ? Chúng ta cùng nhau xác định rằngdân chủ hóa tức là trả lại cho con người cuộc sống tự nhiên của nó, và chính trị là lãnhđạo con người chứ không phải là lãnh đạo một con người, cho nên, phải thừa nhận tính đadạng của đời sống con người, và phải lãnh đạo để nó trở nên người hơn chứ không phảiđể nó trở thành loại người mà mình muốn. Đấy là quan điểm của tôi. Tôi không nghĩ rằngdân chủ hóa thì nhân dân sẽ chống Đảng, ngược lại, có khi nhân dân còn công kênh Đảng

lên. Nếu người ta biết chắc rằng các anh đang tổ chức và lãnh đạo một tương lai mà ở đónhân dân tự do thì nhân dân rất sợ các anh bỏ đi. Các anh không tưởng tượng được rằngnếu Đảng làm được như thế thì xã hội rất sợ Đảng bỏ đi. Giữa việc nếu ta đi thì họ níu vàviệc bắt họ phải chịu đựng ta thì việc nào hơn? Tôi thấy các anh không nên ghép nhữngchữ mà bản chất của nó là những chặng khác nhau hay là những mức độ khác nhau củamột khái niệm với nhau, như đa nguyên – đa đảng mà tôi nói lúc trước. Đa nguyên là bảnchất của cuộc sống còn đa đảng là đời sống chính trị.

Page 80: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 80/85

 

 Nếu chúng ta chưa có điều kiện để đa đảng thìchúng ta không vì thế mà tiêu diệt đa nguyên.Các anh chị ở Học viện là những tinh hoa củađời sống lý luận, các anh chị còn phân biệt đượcchứ còn xuống đến ban tuyên huấn của các tỉnh

ủy thì rất khó. Tôi cho rằng, bản chất của quátrình cải cách chính trị là dân chủ hóa, và chúngta phải hiểu rằng dân chủ hóa là một việc phảilàm. Vì con người, vì sự phát triển của đất nướcchúng ta phải làm, chỉ có điều là chúng ta làmcho khéo để giữ được Đảng. Trong những quyểnsách này còn thiếu một điều rất quan trọng màtôi không nói được, đó là những rủi ro mà ĐảngCộng sản Việt Nam sẽ gặp phải trong quá trìnhcải cách chính trị. Chúng tôi không hề có sự bứcxúc gì với Đẳng, với nhà nước, với chính phủ,

chúng tôi là những người đủ khôn ngoan đểtrong bất kỳ trạng thái chính trị nào của đất nướcchúng tôi cũng tồn tại được, nhưng những người

như chúng tôi rất ít. Cái chính là phải làm thế nào để những điều kiện có thể tạo ra sự phát triển như vậy trở nên tương đối phổ biến đối với nhân dân chúng ta.

Vấn đề thứ năm là vấn đề phi chính trị hóa giáo dục. Tôi đã đọc rất nhiều bài viết xungquanh vấn đề này. Rất nhiều người nói do thầy thế này, do sách giáo khoa thế kia. Gầnđây anh Trần Hữu Dũng, giáo sư trường đại học Wright State, chủ trang web “ Diễnđàn”, về đây trả lời phỏng vấn của báo chí đã nhận xét rằng: giáo dục Việt Nam loayhoay tìm cách phát minh lại cái bánh xe. Kể cả những nhà giáo dục rất có uy tín cũng vẫn

quanh quẩn xung quanh những chi tiết, những chương trình này khác mà quên mất rằngcải cách giáo dục là cuộc cải cách đau đớn nhất mà Đảng ta phải chịu đựng nếu định làm,đó là phi chính trị hóa nhà trường.

 Nếu không phi chính trị hóa nhà trường thì không thể có được nền giáo dục tiên tiến. Cácanh chị biết rằng xét về mặt phân tâm học thì năng lực tiếp nhận của trẻ con vào nhữnglứa tuổi khác nhau thích hợp với những loại kiến thức khác nhau. Tại sao trẻ con ChâuÂu nói chuyện triết học, nói chuyện Kant, Hegel … một cách rất nhẹ nhàng? Bởi vì lúccác em chưa kịp có định kiến thì các em tiếp cận một cách vô thức. Và về mặt phương pháp luận nhận thức mà nói thì kẻ nào vào sớm nhất trong miền tiềm thức cuả một conngười thì kẻ đó trở thành chủ của bộ não và cái còn lại là sự lựa chọn của chính kẻ đó.

Chúng ta để cho trẻ con làm quen sớm với một số khái niệm rất hạn chế, và do đó, trẻ concủa chúng ta dù có chương trình tốt đến mấy thì khả năng tiếp cận của chúng cũng rấtthấp.

 Nếu làm toán, học sinh chúng ta làm rất tốt, nhưng suy tưởng toán học thì không tốt. Chonên, về cơ bản chúng ta không có nhà toán học, nhiều lắm là chỉ có nhà dạy toán. Vì thế phải nói thật với các anh chị là nếu không làm cho các trường đại học, các cơ sở giáo dụctự do hơn đối với chính trị, đối với các tiêu chuẩn bắt buộc phải có về nhận thức mà hiện

Page 81: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 81/85

 

nay chúng ta đang phổ biến trong xã hội thì phải nói rằng mọi ý đồ, mọi khát vọng về cảicách giáo dục đều là vô ích, và chúng ta có đào tạo được 20.000 tiến sĩ thì cũng không cógiáo trị gì. Chúng ta sẽ có những kẻ nói một cách chuẩn hơn về thuật ngữ, chúng ta có thểcó một số lực lượng có khả năng diễn đạt một cách trôi chảy cái cũ nhưng để tìm ra cáimới thì rất khó, mà nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra cái mới chứ không phải diễn đạt trôi

chảy cái cũ. Hiện tượng diễn đạt trôi chảy những cái cũ đã trở thành phong cách của giớitri thức Việt Nam từ hàng trăm, hàng nghìn năm nay.

Khi Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN tổ chức tiếp giáo sư Francois Jullien, tôithấy cơ sở vật chất nghèo nàn, lễ tân không có, tôi rất buồn. Tôi đã mời ông ấy ăn cơm ở một khách sạn rất sang. Tôi nói với ông ấy là: “Tôi phải nói thật với giáo sư là tôi đangchữa ngượng cho người Việt, bởi vì đáng ra với một người như giáo sư thì Thủ tướnghoặc các nhà lãnh đạo chúng tôi phải tiếp. Nhưng bởi vì các đồng nghiệp của Giáo sưkhông ý thức được tầm quan trọng của chính người bạn của mình, cho nên làm cho Thủtướng của chúng tôi không biết ngài. Vì thế tôi đành phải làm việc này để chữa ngượng.Cũng phải nói với các anh chị là càng ngày tôi càng hiểu ra rằng với sự loay hoay của

người Việt xung quanh cải cách giáo dục như thế này thì rất khó mà đáp ứng được.Chúng ta có cải cách gì đi nữa, cải cách chính chính trị rất cấp tiến đi chăng nữa, cải cáchkinh tế một cách hùng hổ thế nào đi chăng nữa thì với nền giáo dục và đào tạo hiện nay,người Việt không có năng lực tiếp nhận và tiếp ứng với mọi sự phát triển. Tôi là người sửdụng lao động, ở đây chúng tôi không có những người lao động đơn giản, tất cả nhữngngười lái xe của chúng tôi đều là cử nhân kinh tế hoặc luật học.

Ở đây chúng tôi không cho phép tồn tại những người không tốt nghiệp đại học. có mộtanh lái xe hỏi tôi rằng: em là lái xe, anh bắt em đi học để làm gì? Tôi hỏi: cậu có vợ, cócon không? Cậu có sợ con cậu xấu hổ vì bố nó là một kẻ vô học không? Học và kiếm ăn bằng sự học của mình là hai việc khác nhau. Tất cả lái xe, bảo vệ của chúng tôi đều tốt

nghiệp cử nhân luật, kinh tế cả. Tôi động viên họ học với quan điểm là con người càngđến gần học vấn bao nhiều càng dễ phát triển bấy nhiêu. Hôm nọ anh em Vietnamnet cóđến đây phỏng vấn tôi về sự khủng hoảng của nền giáo dục VN, tôi trả lời rằng nền giáodục VN không khủng hoảng. Đây là cuộc khủng hoảng của những người có trách nhiệmtổ chức ra nền giáo dục chứ không phải khủng hoảng nền giáo dục. Xã hội vẫn lặng lẽ bổsung những sự thiếu hụt mà những người có trách nhiệm tổ chức ra nền giáo dục khônglàm được. Người Việt không để cho nền giáo dục của mình khủng hoảng.

Tọa đàm giữa ông Nguyễn Trần Bạt và

các cán bộ nghiên cứu - Phần cuốiThư Hai, 17-05-2010 - 11:10 SA Theo Blog Đăng SinhPhần cuối: Tọa đàm giữa ông Nguyễn Trần Bạt và các cán bộ nghiên cứu

Ông Phạm Huy Đức: Tôi thấy các cuốn sách của anh có hai cảm hứng chủ đạo, cảmhứng thứ nhất là cảm hứng tự do, cảm hứng thứ hai là cảm hứng dân chủ, những cái đóthì giới trí thức VN đang thiếu, anh đã thổi hồn vào trong đời sống chung. Tôi thấy cách

Page 82: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 82/85

 

diễn đạt của anh cũng lạ, khiến cho người đọc tò mò, đọc rồi có thể có rất nhiều chia sẻ.Cách hiểu có thể khác nhau nhưng bản chất thì không khác nhau. Ví dụ, anh đồng nhất bản sắc của dân tộc với cái yếu kém của dân tộc, cái đấy nhiều người đã nói. Nhưng tôicho rằng không nên đồng nhất bản sắc chỉ là những cái xấu. Nếu như anh đã tôn trọng  sự đa dạng tinh thần thì anh cũng phải thừa nhận có các sắc thái văn hóa có nhấn mạnh

đến việc con người phải biết tự bảo vệ mình và giữ được cái trạng thái của mình trong xuthế hội nhập. Tất nhiên cái bản sắc không loại trừ cái hội nhập, cái đổi mới và anh phảiđổi mới thì anh mới giữ được bản sắc. Những trò chơi ngôn ngữ đôi khi làm cho người tahiểu lầm nhau, nhưng tôi tin rằng về bản chất thì anh cũng không phê phán quan điểmnhư vậy.

>> Phần 5

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi không đồng nhất bản sắc với những cái xấu, bởi vì tôikhông xem là có khái niệm bản sắc, và tôi cũng không hề phê phán quan điểm đa dạngvăn hóa như anh nói. Tôi cho rằng con người thì phải đa dạng, đa dạng về quan điểm, đa

dạng về tư tưởng, đa dạng về phong cách. Ngôn ngữ cũng thể hiện phong cách. Năm1948 khi anh Nguyễn Đình Thi bắt đầu viết tập Những bài ca Hắc Hải thì anh Tố Hữuđưa ra phê phán là không có tính nhân dân. Nói thật là khi nghiên cứu những chuyện nhưvậy thì tôi ngạc nhiên vì một nhà lãnh đạo cao cấp như thế đáng ra phải đứng trên nhữngsự khác biệt như vậy để khuyến khích. Con trai tôi học ở nước ngoài được 10 năm, khi vềnước nó vớ được tập thơ của anh Trần Dần, nó đọc xong thì hỏi tôi: “ những bài này ôngấy viết từ bao giờ hả bố?” Tôi trả lời: “ từ năm 1955 con ạ”. Nó bảo: “ một đất nước cómột người đã viết từ năm 1955 những tác phẩm thế này mà không nổi tiếng thế giới thìrất đáng tủi thân. Cái này Châu Âu mới bắt đầu xem là đại trà”. Tôi không hề dị ứng vớisự khác biệt.

Có lần tôi đến Hannover để dự một hội thảo quốc tế, sau đó chúng tôi đi xe buýt để lênBerlin . Tôi ngồi trên xe buýt và ngủ, đến lúc tôi nghe thấy những tiếng ô tô kêu to hơnthì tôi hỏi cậu thư ký bên cạnh: “đến Đông Đức rồi phải không?” Cậu ấy bảo: “ Đúng rồi anh ạ”. Bản sắc là không thể trộn được. Đến bây giờ người ta vẫn không trộn đượcĐông Đức và Tây Đức mặc dù đã tiêu tốn hàng nghìn tỷ Deutsche Mark. Có những ngườinói rằng chủ nghĩa cộng sản không để lại đóng góp văn hóa nào, nhưng họ nhầm to. Tôiđang định viết một quyển sách về nền văn hóa vô sản và nguyên một chữ “ đồng chí” thôiđã là một đóng góp của nền văn hóa vô sản mà chúng ta phải phân tích một cách rất cẩnthận. Tôi là người thừa nhận sự khác biệt và phải nói rằng đau khổ lớn nhất của conngười là sự giống nhau.

Ông Bùi Đình Phong: Tôi đồng ý với những vấn đề mà anh trình bày. Tôi chỉ muốn hỏitheo dự đoán của anh thì đến bao giờ VN mới có thể có những điều như anh nói?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Nếu khóa XI này Đảng thừa nhận và bắt đầu tổ chức quá trìnhcải cách chính trị theo hướng dân chủ hóa xã hội thì sau 10-15 năm nữa, VN sẽ phát triểnmột cách không ai ngăn chặn được. Và phải nói rằng, chúng ta ở cạnh nước CHNDTrung Hoa, cách duy nhất để chúng ta đối phó với sự lấn át của một nước lớn là chúng ta phải trở thành một quốc gia phát triển. Mà không phải chỉ có chúng ta mới có tâm trạng

Page 83: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 83/85

 

ấy. Nếu các anh chị mà nói chuyện với một người Newzeland thì sẽ thấy ngay rằng anh tarất ghét nước Úc. Tất cả những kẻ bé đều ghét kẻ lớn ở bên cạnh mình. Tâm lý đó là hoàntoàn phổ biến. Nước bé ở cạnh nước lớn, nước nghèo ở cạnh nước giàu bao giờ cũng cótâm lý ấy. Tôi rất sung sướng thấy rằng người Trung Quốc tỏ ra rất khiêm tốn đối vớingười Nhật Bản. Ông Fukuda vừa mất chức, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Hoa

đã phải lập tức lên ti vi ngay để nói rằng: chúng tôi hy vọng rằng sự từ chức của thủtướng Fukuda không ảnh hưởng gì đến quan hệ Trung – Nhật.

Tôi kể cho các anh chị nghe câu chuyện rất thú vị, năm 1987 tôi có gặp ông chủ tịch tậpđoàn Kolon của Hàn Quốc, lúc ấy ông ấy vừa mới trúng cử nghị sĩ. Khi tôi ăn cơm vớiông ấy ở khách sạn Caraven Sài Gòn, ông ấy bảo: với tư cách là chủ tịch Kolon thì thángnào tôi cũng đến đây một lần, nhưng bây giờ tôi muốn nhờ ông bố trí cho tôi một lời mờicủa bất kỳ một nghị sĩ nào của VN, mời tôi đến thăm với tư cách là một nghị sĩ. Sangnăm tôi là chủ tịch quốc hội Hàn Quốc, tôi đưa ra một lời hứa với ông để ông thuyết phụccác nghị sĩ VN là ngay lập tức tôi sẽ bình thường hóa quan hệ với VN. Tôi mất hai thánglặn lội gặp tất cả các nghị sĩ VN, từ giáo sư này đến giáo sư khác, tất cả đều từ chối. Tôi

cực kỳ đau khổ. Hai năm sau đó Hàn Quốc bình thường hóa với Trung Quốc, và hai nămsau nữa Hàn Quốc mới bình thường hóa với VN. Đáng ra chúng ta có thể làm việc ấytrước TQ hai năm. Tôi kể câu chuyện đó để nói với các anh rằng, đôi lúc sự thiếu tự dokìm hãm các cơ hội quan trọng của đất nước.

Ông Phạm Huy Đức:  Hiện nay mình đang đào tạo ra những con người của cơ chế chứ chưa phải là các chính khách.

Ông Nguyễn Trần Bạt: Để minh họa thêm về điều mà anh nói, tôi xin kể một câuchuyện nữa. Năm 1989 tôi đến Úc, tôi rất nhiều bạn bè ở Úc, họ bố trí cho tôi tiếp xúcvới một số nhà chính trị quan trọng ở Úc, trong đó có một người là thượng nghị sĩ Kim

Beazley, chủ tịch Công Đảng Úc, và lúc bấy giờ Công Đảng đang cầm quyền. Đúng giờ hẹn tôi đến phòng ông ấy. Ông ấy mời tôi ngồi và bảo: “ Với tư cách là một thương nhânthì ông gặp tôi có chuyện gì?” Tôi bảo: “ Tôi được giới thiệu rằng thượng nghị sĩ là mộtnhà chính trị thông minh nhất nước Úc.

Tôi cũng nói chuyện với nhiều nhà chính trị của Úc, nhưng tôi dành những điều tôi sắpnói để nói với ông. Nếu ông thích nghe thì tôi nói, còn nếu không thì tôi xin lỗi, tôi về”.Ông ấy bảo: “ Ông có 15 phút”. Tôi nói rằng: “Thế giới trong thời đại toàn cầu đang cocụm lại từng khu vực, nước Úc với tư cách là một quốc gia Châu Âu về mặt chủng tộc, làmột quốc gia Châu Á về mặt địa lý, vậy nước Úc ở đâu trong xu thế khu vực hóa ấy?”Ông ấy sáng mắt lên và bảo: “ Xin lỗi ông, chuyện này quan trọng lắm, tôi không nghe

một mình được”. Và thê là ông ấy kéo tôi sang một phòng khách lớn và mời 1/3 nội cácđến. Tôi đã nói chuyện với 1/3 nội các, trong đó có Bộ trưởng quốc phòng, Bộ trưởng tàichính, Bộ trưởng giáo dục … đủ hết và cả mười mấy thượng nghị sĩ nữa. Cuộc nóichuyện ấy kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ. Và sau đó tôi đã kéo được ngân hàng ANZ vàođây, và tôi cũng là người tuyển chị Vi Lê ( sau này trở thành vợ của đại sứ Mỹ PetePeterson) vào VN theo ủy quyền của chủ tịch ngân hàng ANZ. Phải nói thật với các anhrằng, tự do đem lại cho con người những phút thăng hoa khủng khiếp và nó tạo ra nhữngsáng tạo mà ở những trạng thái bình thường chúng ta không làm được.

Page 84: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 84/85

 

Cho nên, với tư cách là mọt người viết, một người suy ngẫm, tôi không dám nói là mộtngười viết hàn lâm chuyên nghiệp hay một người suy ngẫm chuyên nghiệp, tôi có mộtcâu là: “ tài năng là một thứ mà người sở hữu nó là người cuối cùng biết về nó”. Cónhững lúc vì yêu nước, vì cái nọ cái kia, bỗng nhiên mình liều mạng. Bộ trưởng quốc phòng Úc đã hỏi tôi thế này: “ bây giờ chúng tôi phải hội nhập vào Châu Á, vào Đông 

 Nam Á, theo ông khu vực nào của Đông Nam Á thuận lợi cho chúng tôi?” Tôi trả lời: “ Đông Dương. Đông Dương là khâu yếu nhất trong quá trình hội nhập. Ví dụ tôi thấytướng Louis Loridon là tư lệnh quân Untac ở Phnom Penh , tại sao tư lệnh Phnom Penhkhông phải là người Úc?” Hai tháng sau họ đã vận động thay tướng Louis Loridon bằngtướng John Sanderson. Đông Dương là điểm mà người Úc phải tập kết đến đấy. Tôi vớimột thượng nghị sĩ Úc đồng thời là Chủ tịch viện hàn lâm Úc là ông Narole Rale đã tranhluận với nhau ba buổi. Ông ấy nói: “nếu người Việt hy vọng người Úc trở thành cầu nốicủa mình với Hoa Kỳ là người Việt ảo tưởng và sai”. Tôi bảo rằng: “nếu ngài nghĩ chúngtôi sai thì ngài sai. Nước Úc là một quốc gia về mặt tâm lý được hình thành giống với quyluật của người Việt. Chúng ta đều đi tìm tự do. Các ngài đi tìm tự do của mình bằngnhững nhân tố có tính chất bị lưu đày cách đây 200 năm.

Còn chúng tôi là kẻ đi tìm đất nước của mình trong xu thế săn đuổi chạy xuống phương Nam . Về mặt tâm lý thì hai dân tộc giống nhau. Tôi nghĩ rằng các ngài chơi với chúngtôi dễ hơn chơi với bất kỳ nước nào ở Đông Nam Á, và cái giá phải trả cho việc các ngàichơi với VN rẻ hơn nhiều so với việc các ngài chơi với người Indonesia , người Papua NeGuinea”. Đến khi Công đảng sụp đổ do tham nhũng thì đảng bảo thủ lên thay. Đảng bảothủ cử một quan chức cỡ thứ trưởng sang VN gặp tôi chỉ để nói một câu: “Chính phủcông đảng cam kết với VN rất nhiều thứ, chúng tôi không đủ tiền để thỏa mãn tất cảnhững yêu cầu này nhưng chúng tôi ý thức rất rõ rằng lời khuyên của ông đối với những người tiền bối của chúng tôi là phải duy trì mối quan hệ tốt với VN. Vậy theo ông nên cắt đi cái gì và giữ lại cái gì để vẫn giữ được quan hệ tốt với VN?”. Tôi trả lời: “các ông cắt

đi cái gì thì là tùy các ông, nhưng theo tôi, các ông phải giữ được hai thứ, đó là trợ giúpgiáo dục và dự án cầu Mỹ Thuận. Bởi vì hơn 100 năm người Pháp không làm nổi, 50năm người Mỹ không làm nổi, nếu các ông làm được thì đấy là biểu tượng thiện chí củacác ông ở những vùng đất nhạy cảm như chúng tôi.

Khi người ta khánh thành cây cầu ấy, Đại sứ Úc hỏi tôi: “ Ban tổ chức có mời ông không?”. Tôi bảo không. Như vậy cái dự án ấy có được bằng một lời khuyên, đó là lờikhuyên của tôi. Các anh thử nghĩ xem, với tư cách một công dân bình thường mà nếutuân thủ những tiêu chí chính trị được áp đặt một cách lâu dài như vậy ở VN thì làm saotôi có thể nói những điều có ích cho đất nước được? Khi các anh đã nói đến tự do chínhtrị mà không nói một cách đầy đủ thì sẽ làm người ta sợ. Hầu hết chúng ta đều sợ những

khái niệm nhạy cảm, và sợ những khái niệm ấy chính là biểu hiện của sự nhát nhúa bộmáy trí tuệ của dân tộc chúng ta. Trong bản thảo “ Tự do” tôi có một chương phân tích vềmiền tinh thần của con người, có lẽ trong lịch sử nghiên cứu về tự do người ta chưa phântích tự do theo kiểu như thế này. Đó là chương nói về “ Không gian tinh thần”.

Ở đấy tôi chia miền tinh thần con người thành ba tầng: tầng thứ nhất là tầng thực dụng,tầng thứ hai là tầng trí tuệ, tầng thứ ba là tầng siêu tinh thần tức là tầng lý tưởng. Ở trongđó tôi định nghĩa tự do bên trong của một con người chính là sự dịch chuyển một cách

Page 85: Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat

5/10/2018 Giao Luu Voi Ong Nguyen Tran Bat - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/giao-luu-voi-ong-nguyen-tran-bat 85/85

 

thoải mái trên ba miền này. Ví dụ ngày xưa đàn ông là không rửa bát, đàn ông rửa bát làhàng xóm chê còn vợ thì thấy áy náy, hay không ai có thể tưởng tượng nổi một giáo sưlại đi đạp xích lô để kiếm thêm. Đấy là thiếu tự do. Tôi quan niệm rằng, ngay lập tức conngười có thể tự do dịch chuyển sự chú ý của mình, năng lực của mình đến miền nào mà ở đấy người ta thấy các đòi hỏi được thỏa mãn. Tôi là nhà kinh doanh, nhưng tôi làm khoa

học, tôi chứng minh rằng tôi tự do trong chính bản thân mình.

Hàng ngày tôi cũng phải mặc cả, cũng phải duyệt chi tiêu, cũng phải căn vặn cấp dướicủa mình tại sao lại lãng phí, tại sao lại chi những khoản không cần thiết. Những việc ấykhông giống như việc nghe nhạc Beethoven hay Mozart, nó không lãng mạn gì cả nhưngtôi buộc phải làm. Tuy nhiên, ngay lập tức đến buổi ăn cơm trưa là tôi nói chuyện với anhem về Hayek. Đấy là tự do. Tự do cho phép mình hiện hình thành con người này, thànhcon người kia để phù hợp với đòi hỏi hàng ngày của đời sống. Nếu chưa có cái tự do thểchế mà tôi gọi là điều kiện tự do khách quan thì chúng ta phải bảo tồn cái tự do bên trongcủa mình.

Ông Phạm Ngọc Quang: Thưa anh Bạt và các anh chị em trong Học viện. Chúng ta đã nghe anh Bạt trình bày một số ý trong những ý tưởng của anh ấy liên quan đến một số vấn đề hết sức nhạy cảm với một tinh thần hết sức cởi mở. Tôi tin rằng đây chưa phải làtất cả và anh Bạt còn nhiều điểm có thể trình bày nữa. Chúng tôi hy vọng sẽ có những buổi khác để trao đổi thêm với các anh. Mong anh tích cực giúp đỡ chúng tôi. Xin thaymặt tất cả anh em trong học viện chúng tôi xin cảm ơn các anh đã bố trí buổi gặp gỡ này.

Ông Nguyễn Trần Bạt: Thưa các anh chị. Tôi hết sức cảm động vì được tiếp xúc vớinhững nhà nghiên cứu chuyên nghiệp của Đảng, phải nói rằng đối với tôi đó là một vinhdự tinh thần. Tôi rất sẵn sàng cộng tác với tất cả các anh. Chúng tôi được biết rằng việc

các anh đến đây có sự phê chuẩn của giáo sư Lê Hữu Nghĩa, thay mặt anh em trong côngty, chúng tôi nhờ anh chuyển lời cảm ơn sự tín nhiệm và sự cởi mở của giáo sư Lê Hữu Nghĩa và Ban lãnh đạo Học viện. Tôi nghĩ rằng xã hội có nghĩa vụ phục vụ các anh trongnhững chuyện như thế này. Lý do rất đơn giản là các anh mà không phát triển thì trí khôncủa hệ thống chính trị cũng không phát triển. Mà xã hội thì sống bằng trí khôn của hệthống chính trị.

Ông Phạm Ngọc Quang: Cảm ơn anh đã gửi gắm sự tin tưởng của anh với chúng tôi.Chúng tôi sẽ có những nỗ lực để có thể đáp ứng được phần nào đó. Nhưng để đạt đượcđiều đó thì phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chúng tôi và những người làm thực tiễn màanh làm một trong những người như vậy.