gdcd 9 bài 7 + bài 16

10
Tuần : 7 Ngày soạn: 26/9/2015 Tiết : 7 Ngày dạy: 28/9/2015 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Tiết 1) I. Môc tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 2. Kĩ năng: - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng xác định giá trị của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự phát triển đất nước: HĐ 1,2. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân...: HĐ 1,2. 3. Thái độ: - Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Tấm gương kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở Bác Hồ. II. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : Động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm, trình bày một phút...

Upload: ngochue-phung

Post on 19-Jan-2017

317 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Gdcd 9 bài 7 + bài 16

Tuần : 7 Ngày soạn: 26/9/2015Tiết : 7 Ngày dạy: 28/9/2015

Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống

tốt đẹp của dân tộc (Tiết 1)

I. Môc tiêu:1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.- Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

2. Kĩ năng: - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

* Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài.- Kĩ năng xác định giá trị của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự

phát triển đất nước: HĐ 1,2.- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân...: HĐ 1,2.

3. Thái độ: - Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

* Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.- Tấm gương kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở Bác

Hồ.II. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

Động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm, trình bày một phút...III. Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Tranh ảnh, đoạn phim nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đoạn phim về Bác. HS: Bảng phụ.IV. Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:H: Thế nào là hợp tác, hợp tác sẽ đem lại hiệu quả gì trong sự phát triển đất

nước?TL: Hợp tác là: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong

công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung….H: Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào?

TL: Nguyên tắc hợp tác: + Dựa trên cơ sở bình đẳng. + Hai bên cùng có lợi. + Không phương hại đến lợi ích của người khác.

2. Bài mới:

Page 2: Gdcd 9 bài 7 + bài 16

Giới thiệu bài: Việt Nam là 1 đất nước giàu truyền thống dân tộc, thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng ta tự hào được sinh ra và lớn lên ở đất nước của mình. Tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp trải qua nhiều thế hệ cho đến nay, để hiểu hơn giá trị của các truyền thống ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dungHĐ1. Tìm hiểu mục đặt vấn đề (Nhóm, cá nhân)HS: Đọc phần đặt vấn đề kết hợp xem đoạn phim nói về lũng yờu nước thảo luận* Cho biết lũng yờu nước của dân tộc ta được thể hiện như thế nào?? Những việc làm, tỡnh cảm đó thể hiện truyền thống gỡ?HS đọc “Chuyện về một người thầy”? Cụ Chu Văn An là người như thế nào?? Nhận xét của em về cách cư xử của học trò cũ với thầy giáo Chu Văn An? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gỡ của dân tộc ta?

HĐ2 HS làm việc cá nhân, cặp tìm hiểu nội dung bài học.? Truyền thống là gì ?

* Trao đổi cặp: 2 phútQuan sát ảnh (một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc) và vồn hiểu biết của mình em hãy cho biết dân tộc Việt Nam có những truyền thống gì?HS: TL Trình bày lớp nhận xét, bổ sung?. Địa phương em có những truyền thống tốt đẹp nào?? Ngoài những truyền thống mang ý nghĩa rất tích cực cho đời sống kinh tế văn hóa xã hội ra thì có những truyền thống nào mang tính tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của

I. Đặt vấn đề : - Dân tộc ta có lòng yêu nước nồng nàn, bất khuất chống giặc ngoại xâm…đã được truyền từ đời này sang đời khác.

Thể hiện truyền thống yêu nước

- Cách cư xử của học trò củ của cụ Chu Văn An đúng tư cách của một người học trò kính cẩn, lễ phép… tôn trọng thầy giáo cũ của mình Thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạoII. Nội dung bài học1. Kh ái niệm : Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, từ thế hệ này sang thế hệ khác.2. Dân tộc ta có những truyền thống : Truyền thống yêu nước,đoàn kết, nhân nghĩa,cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo,…; các truyền thống về văn hóa (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam), về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca…)

Page 3: Gdcd 9 bài 7 + bài 16

chúng ta không? Kể tên?? Địa phương em có những truyền thống không tốt đó không?GV: Những yếu tố truyền thống tốt thể hiện sự lành mạnh gọi là phong tục. Còn những truyền thống không tốt, không phải là chủ yếu gọi là hủ tục.? Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với những truyền thống không tốt (hủ tục)?GDTGĐHCM: HS theo dõi đoạn phim nói về Bác Hồ.?. Em có suy nghĩ gì khi xem đoạn phim trên?GV: Bác Hồ không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của dân tộc mà còn phát huy truyền thống đó bằng cách thực hiện tốt các giá trị đạo đức dân tộc nên đã trở thành tấm gương ...

3. Đánh giá: HS chơi trò chơi giải đáp ô chữ.

V. Hoạt động nối tiếp:Xem trước phần chuẩn bị cho tiết 2Làm bài tập 1(SGK)

Page 4: Gdcd 9 bài 7 + bài 16

Tuần 29 Ngày soạn: 22/3/2015Tiết: 29 Ngày dạy: 25/3/2015

Bài 16 QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN ( Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần :1. Kiến thức : - Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. - Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân2. Kỹ năng: Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân; tự giác, tích cực tham gia vào các công việc chung của trường, của lớp và địa phương.3.Thái độ :- Giáo dục HS có lòng tin yêu và tình cảm đối với nhà nước CHXNXN Việt Nam.- Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng* Các kĩ năng sống cơ bản được GD trong bài: - Kĩ năng tư duy phê phán: HĐ 2- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin: HĐ 1,2* Phát triển năng lực: giao tiếp, tư duy sáng tạo, UDCNTT, giải quyết vấn đề................II. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học có thể sử dụng: Thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, nghiên cứu tài liệu...III. Phương tiện dạy học: Giáo viên chuẩn bị: HP 1992, 2013, , luật bầu cử Quốc hội., UDCNTT: máy chiếu IV. Hoạt động dạy và học:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

Page 5: Gdcd 9 bài 7 + bài 16

Giới thiệu: HS sắm vai tình huống HS chuẩn bị trước ở nhà GV giới thiệu vào bài3. Bài mới

Phương pháp Nội dungHoạt động 1. cá nhân.- HS đọc nội dung phấn đặt vấn đề ( Slide1)H: Theo em ai có quyền tham gia đóng góp ý kiến ? ( Mọi công dân Việt Nam) HS qs slide2 H.Theo em những quy định trên thể hiện người dân có quyền tham gia những vấn đề gì?

HS đọc điều 53 HP 1992 ( slide3)“Điều 53: Công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội, Tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.” H. Từ điều 53 kết hợp phần vừa tìm hiểu em hãy cho biết công dân có quyền gì? HS đọc điều 2( hp 2013).( slide4)Điều 2. ( sửa đổi, bổ sung từ điều 2 của Hiến pháp 1992)1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.H. Từ điều 2(HP 2013) kết hợp với kiến thúc đã học em hãy cho biết ví sao CD lại có quyền tham gia QLNN,QLXH? Hoạt động 2. (cá nhân, cặp) Tìm hiểu khái niệm quyền TGQLNN,XHHS: QS một số hình ảnh ( slide 5) H. QS ảnh cho biết người dân đã tham gia những

I. Đặt vấn đề- Mọi công dân Việt Nam đều có quyền:+ Tham gia, đóng góp ý kiến về “ Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.” + Người dân có quyền tham gia bàn bạc và quyết định các công việc chung của xã hội.=> CD có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí XH

II. Nội dung bài học1. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội: - Là quyền tham gia xây dựng bộ máy

Page 6: Gdcd 9 bài 7 + bài 16

hoạt động gì?H. Những hoạt động đó chứng tỏ người dân có quyền gì?H. Vậy thế nào là quyền tham gia quản lí NN, QLXH?H. Nhắc lại bộ máy nhà nước ta gồm những cơ quan nào ( cấp TW, cấp cơ sở)?H. Kể các tổ chức xã hội mà em biết?H. Vậy tham gia xây dựng bộ máy nn và các tổ chức XH là tham gia làm những công việc gì?H. Còn tham gia bàn bạc...?H. Gia đình em có được tham gia các công việc chung của địa phương không? Ở trường?H Em có được quyền này không?HS: chơi trò chơi tiếp sức: Lớp chia làm 2 đội chơi Câu hỏi: Nêu một vài VD chứng tỏ HS chúng ta củng co quyền tham gia quản lí NN, QLXH-> Làm bài tập 1/59 SGK:( slide7)HĐ3. ( Nhóm) Tìm hiểu về ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội HS TL nhóm: 3 phútCH: Giả sử nếu chúng ta không có quyền tham gia quản lí nn,xh thì điều gì sẽ xảy ra?HSTL TB-> Nhận xétH Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội của công dân?GV: Quay lại tình huống ban đầu em nào có thể trả lời câu hỏi giúp Lan. Em có đề xuất gì với Bác tổ trưởng?HS qs 1 số hình ảnh về chặt câyH. Em có biết những hình ảnh này nói về vụ việc gì không? Tại sao lại có việc như vậy? Qua chuyện này chúng ta cần rút ra bài học gì?

Nhà nước và các tổ chức xã hội ; Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động , các công việc chung của nhà nước và xã hội.

2.Ý nghĩa:

- Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với nhà nước và xã hội.

4. Đánh giá: HS làm bài tập tình huống: slide 8. Trong dịp tổng kết các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phường, bạn Vân – một học sinh

Page 7: Gdcd 9 bài 7 + bài 16

lớp 9, rât muốn tham gia ý kiến về các quyền của trẻ em nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có được tham gia góp ý kiến không? Theo em, Vân có được quyền tham gia góp ý kiến không ? Vì sao? Việc tham gia góp ý của Vân thể hiện quyền gì của công dân?

V. Hoạt động nối tiếp Slide 9.

- Nắm chắc khái niệm- Nhà nước ban hành quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí

xã hội của công dân để làm gì? Bản thân em đã thực hiện quyền đó như thế nào?

- Nghiên cứu tiếp phần còn lại của bài 16 để giờ sau học tiếp: + Cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã

hội +Trách nhiệm của công dân