f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/data/hcmedu/pgdbinhthanh/attachments/tai... · web viewtrang. phần...

149
MỤC LỤC Trang Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá 4 2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá 6 Phần thứ hai: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA I. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra 13 Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm tra 13 Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra 13 Bước 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) 14 Bước 4. Viết đề kiểm tra từ ma trận 36 Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm 38 Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra 42 II. Ví dụ minh họa 42 Ví dụ 1. Xây dựng ma trận đề kiểm tra học kì I, Địa lí 6 42 Ví dụ 2. Xây dựng đề kiểm tra học kì I, Địa lí 7 49 Ví dụ 3. Xây dựng đề kiểm tra 1 tiết, học kì I, Địa lí 8 55 Ví dụ 4. Xây dựng đề kiểm tra học kì II, Địa lí 9 60 Phần thứ ba: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1

Upload: others

Post on 22-Sep-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

MỤC LỤC Trang

Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá 4

2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá 6

Phần thứ hai: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

I. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra 13

Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm tra 13

Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra 13

Bước 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) 14

Bước 4. Viết đề kiểm tra từ ma trận 36

Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm 38

Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra 42

II. Ví dụ minh họa 42

Ví dụ 1. Xây dựng ma trận đề kiểm tra học kì I, Địa lí 6 42

Ví dụ 2. Xây dựng đề kiểm tra học kì I, Địa lí 7 49

Ví dụ 3. Xây dựng đề kiểm tra 1 tiết, học kì I, Địa lí 8 55

Ví dụ 4. Xây dựng đề kiểm tra học kì II, Địa lí 9 60

Phần thứ ba: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Về dạng câu hỏi 66

1

Page 2: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

2. Số lượng câu hỏi 66

3. Yêu cầu về câu hỏi 67

4. Định dạng văn bản 67

5. Sử dụng câu hỏi của môn học trong thư viện câu hỏi 69

Phần thứ tư: HƯỚNG DẪN TẬP HUẤN TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Nhiệm vụ của chuyên viên bộ môn và báo cáo viên cốt cán 70

2. Đối với cán bộ quản lí 70

3. Đối với giáo viên 71

Phụ lục 72

2

Page 3: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁKiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp

thời điều chỉnh phương pháp dạy của thày, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục.

Có nhiều khái niệm về Đánh giá, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh:

- “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”.

- “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”.

- Theo Jean- Marie De Ketele phát biểu (1989): “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định”

- Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị”.

- Trong giáo dục học: “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”.

- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các chuẩn hay kết quả học tập” (mô hình ARC).

- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo  các tiêu chí  đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập. Đánh giá có thể là đánh giá định lượng (quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dự vào các ý kiến và giá trị”.

Đánh giá gồm có 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định. Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và kết thúc khi chúng ta đã đề ra một quyết định liên quan đến mục tiêu

3

Page 4: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

đó. Điều đó không có nghĩa là quá trình tổng thể kết thúc khi ra quyết định. Ngược lại, quyết định đánh dấu sự khởi đầu một quá trình khác cũng quan trọng như đánh giá: đó là quá trình đề ra những biện pháp cụ thể tuỳ theo kết quả đánh giá.

Đánh giá (assessment) là một thuật ngữ mang cả nghĩa đánh giá (evaluation) và đo đạc (measurement).

Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này.

Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, được hiểu là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm.

Kiểm tra là tiền đề của đánh giá, là khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học.

Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây

1. Đảm bảo tính khách quan, chính xác

Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá.

2. Đảm bảo tính toàn diện

Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích.

3. Đảm bảo tính hệ thống

Tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo cơ sở để đánh giá một cách toàn diện.

4. Đảm bảo tính công khai và tính phát triển

Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo ra động lực để thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt xấu.

5. Đảm bảo tính công bằng

Đảm bảo rằng những học sinhthực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực sẽ nhận được kết quả đánh giá như nhau.

1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá

1.1. Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD4

Page 5: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Đổi mới KT-ĐG là một bộ phận của đổi mới PPDH nói riêng và đổi mới GDPT nói chung. Việc đổi mới phải đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học GD trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta. Các cấp quản lý GD chỉ đạo chặt chẽ, coi trọng hướng dẫn các cơ quan quản lý GD cấp dưới đến các trường học, các tổ chuyên môn và từng GV trong việc tổ chức thực hiện, sao cho đi đến tổng kết, đánh giá được hiệu quả cuối cùng. Thước đo thành công của các giải pháp chỉ đạo là sự đổi mới cách nghĩ, cách làm của từng GV và các chỉ số nâng cao chất lượng dạy học.

1.2. Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn

Đơn vị tổ chức thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG là trường học, môn học với một điều kiện tổ chức dạy học cụ thể. Do việc đổi mới KT-ĐG phải gắn với đặc trưng mỗi môn học, nên phải coi trọng vai trò của các tổ chuyên môn, là nơi trao đổi kinh nghiệm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc. Trong việc tổ chức thực hiện đổi mới KT-ĐG, cần phát huy vai trò của đội ngũ GV giỏi có nhiều kinh nghiệm, GV cốt cán chuyên môn để hỗ trợ GV mới, GV tay nghề chưa cao, không để GV nào phải đơn độc. Phải coi trọng hình thức hội thảo, thao giảng, dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm kịp thời, đánh giá hiệu quả từng giải pháp cụ thể trong việc đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG: kinh nghiệm ra đề sao cho bảo đảm chất lượng, kinh nghiệm kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm cho phù hợp với đặc trưng bộ môn.

1.3. Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐG

Đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG chỉ mang lại kết quả khi HS phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo, biết đổi mới PPHT, biết tự học, tự đánh giá kết quả học tập. Trong môi trường sư phạm thân thiện, việc thu thập ý kiến xây dựng của HS để giúp GV đánh giá đúng về mình, tìm ra con đường khắc phục các hạn chế, thiếu sót, hoàn thiện PPDH, đổi mới KT-ĐG là hết sức cần thiết và là cách làm mang lại nhiều lợi ích, phát huy mối quan hệ thúc đẩy tương hỗ giữa người dạy và người học.

1.4. Đổi mới KT-ĐG phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học

Đổi mới KT-ĐG gắn liền với đổi mới PPDH của GV và đổi mới PPHT của HS, kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài. Ở cấp độ thấp, GV có thể dùng đề kiểm tra của người khác (của đồng nghiệp, do nhà trường cung cấp, từ nguồn dữ liệu trên các Website chuyên ngành) để KT-ĐG kết quả học tập của HS lớp mình. Ở cấp độ cao hơn, nhà trường có thể trưng cầu một trường khác, cơ quan chuyên môn bên ngoài tổ chức KT-ĐG kết quả học tập của HS trường mình.

Đổi mới KT-ĐG chỉ có hiệu quả khi kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS. Sau mỗi kỳ kiểm tra, GV cần bố trí thời gian trả bài, hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả làm bài, tự cho điểm bài làm của mình, nhận xét mức độ

5

Page 6: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

chính xác trong chấm bài của GV. Trong quá trình dạy học và khi tiến hành KT-ĐG, GV phải biết “khai thác lỗi” để giúp HS tự nhận rõ sai sót nhằm rèn luyện PPHT, PP tư duy.

Chỉ đạo đổi mới KT-ĐG phải đồng thời với nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ GV, đầu tư nâng cấp CSVC, trong đó có thiết bị dạy học và tổ chức tốt các phong trào thi đua mới phát huy đầy đủ hiệu quả.

1.5. Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT-ĐG đối với đổi mới PPDH

Trong mối quan hệ hai chiều giữa đổi mới KT-ĐG với đổi mới PPDH, khi đổi mới mạnh mẽ PPDH sẽ đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi mới KT-ĐG, bảo đảm đồng bộ cho quá trình hướng tới nâng cao chất lượng dạy học. Khi đổi mới KT-ĐG bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng sẽ tạo tiền đề xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới PPDH và đổi mới công tác quản lý. Từ đó, sẽ giúp GV và các cơ quan quản lý xác định đúng đắn hiệu quả giảng dạy, tạo cơ sở để GV đổi mới PPDH và các cấp quản lý đề ra giải pháp quản lý phù hợp.

1.6. Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT-ĐG vào trọng tâm cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Trong nhà trường, hoạt động dạy học là trung tâm để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện sứ mệnh “trồng người”. Hoạt động dạy học chỉ đạt hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Do đó, phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới PPDH nói chung và đổi mới KT-ĐG nói riêng thành trọng tâm của cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cũng trong mối quan hệ đó, bước phát triển của cuộc vận động và phong trào thi đua này sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy nâng cao chất lượng GD toàn diện.

2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá

2.1. Các công việc cần tổ chức thực hiện

a) Các cấp quản lý GD và các trường PT cần có kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH, trong đó có đổi mới KT-ĐG trong từng năm học và trong 5 năm tới. Kế hoạch cần quy định rõ nội dung các bước, quy trình tiến hành, công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn và biện pháp đánh giá chặt chẽ, hiệu quả cuối cùng thể hiện thông qua kết quả áp dụng của GV.

b) Để làm rõ căn cứ khoa học của việc KT-ĐG, cần tổ chức nghiên cứu cho đội ngũ GV cốt cán và toàn thể GV nắm vững CTGDPT của cấp học, từ mục tiêu cấp học, cấu trúc chương trình, chương trình các môn học, các hoạt động GD và đặc biệt là chuẩn KT-KN, yêu cầu về thái độ đối với người học.

6

Page 7: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Phải khắc phục tình trạng GV chỉ dựa vào sách giáo khoa để làm căn cứ soạn bài, giảng dạy và KT-ĐG đã thành thói quen, tình trạng này dẫn đến diễn giảng dàn trải dài dòng, chưa thực sự bám sát chuẩn KT-KN, bám sát trọng tâm bài học.

c) Để vừa coi trọng nâng cao nhận thức vừa coi trọng đổi mới trong hoạt động KT-ĐG của từng GV, phải lấy đơn vị trường học và tổ chuyên môn là đơn vị cơ bản triển khai thực hiện.

Từ năm học 2010-2011, các Sở GDĐT cần chỉ đạo các trường PT triển khai một số chuyên đề sinh hoạt chuyên môn sau đây (tổ chức theo cấp: cấp tổ chuyên môn, cấp trường, theo các cụm và toàn tỉnh, thành phố).

- Về nghiên cứu Chương trình GDPT: Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ đối với người học của các môn học và các hoạt động GD; khai thác chuẩn để soạn bài, dạy học trên lớp và KT-ĐG.

- Về PPDH tích cực: Nhận diện PPDH tích cực và cách áp dụng trong hoạt động dạy học, nghệ thuật bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập cho HS; phát huy quan hệ thúc đẩy giữa đổi mới KT-ĐG với đổi mới PPDH.

- Về đổi mới KT-ĐG: Nhận diện về KT-ĐG trong PPDH tích cực và cách áp dụng; cách kết hợp đánh giá của GV với đánh giá của HS, kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài.

- Về kỹ thuật ra đề kiểm tra, đề thi: Kỹ thuật ra đề tự luận, đề trắc nghiệm và cách kết hợp hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học; cách khai thác nguồn dữ liệu mở: Thư viện câu hỏi và bài tập, ngân hàng đề kiểm tra, đề thi trên các Website chuyên môn.

- Về sử dụng SGK: GV sử dụng SGK và khai thác chuẩn KT-KN của chương trình môn học thế nào cho khoa học, sử dụng SGK trên lớp thế nào cho hợp lý, sử dụng SGK trong KT-ĐG;

- Về ứng dụng CNTT: Ứng dụng CNTT để sưu tầm tư liệu, ứng dụng trong dạy học trên lớp, trong KT-ĐG và quản lý chuyên môn thế nào cho khoa học, tránh lạm dụng CNTT;

- Về hướng dẫn HS đổi mới PPHT, biết tự đánh giá và thu thập ý kiến của HS đối với PPDH và KT-ĐG của GV;

Ngoài ra, căn cứ tình hình cụ thể của mình, các trường có thể bổ sung một số chuyên đề phù hợp, thiết thực đáp ứng nhu cầu của GV.

d) Về chỉ đạo của các cơ quan quản lý GD và các trường

Về PP tiến hành của nhà trường, mỗi chuyên đề cần chỉ đạo áp dụng thí điểm, xây dựng báo cáo kinh nghiệm và thảo luận, kết luận rồi nhân rộng kinh nghiệm thành công, đánh giá hiệu quả mỗi chuyên đề thông qua dự giờ thăm lớp, thanh tra, kiểm tra chuyên môn.

7

Page 8: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Trên cơ sở tiến hành của các trường, các Sở GDĐT có thể tổ chức hội thảo khu vực hoặc toàn tỉnh, thành phố, nhân rộng vững chắc kinh nghiệm tốt đã đúc kết được. Sau đó, tiến hành thanh tra, kiểm tra chuyên môn theo từng chuyên đề để thúc đẩy GV áp dụng và đánh giá hiệu quả.

2.2. Phương pháp tổ chức thực hiện

a) Công tác đổi mới KT-ĐG là nhiệm vụ quan trọng lâu dài nhưng phải có biện pháp chỉ đạo cụ thể có chiều sâu cho mỗi năm học, tránh chung chung theo kiểu phát động phong trào thi đua sôi nổi chỉ nhằm thực hiện một “chiến dịch” trong một thời gian nhất định. Đổi mới KT-ĐG là một hoạt động thực tiễn chuyên môn có tính khoa học cao trong nhà trường, cho nên phải đồng thời nâng cao nhận thức, bổ sung kiến thức, trang bị kỹ năng cho đội ngũ GV, đông đảo HS và phải tổ chức thực hiện đổi mới trong hành động, đổi mới cách nghĩ, cách làm, đồng bộ với đổi mới PPDH, coi trọng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kiểm chứng kết quả để củng cố niềm tin để tiếp tục đổi mới.

Trong kế hoạch chỉ đạo, phải đề ra mục tiêu, bước đi cụ thể chỉ đạo đổi mới KT-ĐG để thu được kết quả cuối cùng, phát động, xây dựng, củng cố thành nền nếp chuyên môn vững chắc trong hoạt động dạy học:

- Trước hết, phải yêu cầu và tạo điều kiện cho từng GV nắm vững chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ đối với người học đã được quy định tại chương trình môn học vì đây là căn cứ pháp lý khách quan để tiến hành KT-ĐG;

- Phải nâng cao nhận thức về mục tiêu, vai trò và tầm quan trọng của KT-ĐG, sự cần thiết khách quan phải đổi mới KT-ĐG, bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng để nâng cao chất lượng dạy học;

- Phải trang bị các kiến thức và kỹ năng tối cần thiết có tính kỹ thuật về KT-ĐG nói chung và các hình thức KT-ĐG nói riêng, trong đó đặc biệt là kỹ thuật ra đề trắc nghiệm, giới hạn áp dụng hình thức trắc nghiệm trong KT-ĐG.

Đây là khâu công tác có tầm quan trọng đặc biệt vì trong thực tế, phần đông GV chưa được trang bị kỹ thuật này khi được đào tạo ở trường sư phạm, nhưng chưa phải địa phương nào, trường PT nào cũng đã giải quyết tốt. Vẫn còn một bộ phận không ít GV phải tự mày mò trong việc tiếp cận hình thức trắc nghiệm, dẫn đến chất lượng đề trắc nghiệm chưa cao, chưa phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng bộ môn, không ít trường hợp có tình trạng lạm dụng trắc nghiệm.

- Phải chỉ đạo đổi mới KT-ĐG theo chuyên đề có chiều sâu cần thiết, coi trọng phổ biến kinh nghiệm tốt và tăng cường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn giữa các GV cùng bộ môn.

b) Các cấp quản lý phải coi trọng sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, nhân điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến trong đổi mới KT-ĐG.

8

Page 9: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

c) Trong mỗi năm học, các cấp quản lý tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra chuyên đề để đánh giá hiệu quả đổi mới KT-ĐG ở các trường PT, các tổ chuyên môn và từng GV. Thông qua đó, rút ra kinh nghiệm chỉ đạo, biểu dương khen thưởng các đơn vị, cá nhân làm tốt, uốn nắn các biểu hiện bảo thủ ngại đổi mới hoặc thiếu trách nhiệm, bàng quan thờ ơ.

2.3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

a) Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của Bộ GDĐT về đổi mới KT-ĐG, đưa công tác chỉ đạo đổi mới PPDH, trong đó có đổi mới KT-ĐG làm trọng tâm của cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, với mục tiêu xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh và phát huy vai trò tích cực, tinh thần hứng thú, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS;

- Lập kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG dài hạn, trung hạn và năm học, cụ thể hóa các trong tâm công tác cho từng năm học:

+ Xác định rõ mục tiêu cần đạt được, nội dung, đối tượng, phương pháp tổ chức bồi dưỡng, hình thức đánh giá, kiểm định kết quả bồi dưỡng; lồng ghép việc đánh giá kết quả bồi dưỡng với việc phân loại GV, cán bộ quản lý cơ sở GD hằng năm theo chuẩn đã ban hành.

+ Xây dựng đội ngũ GV cốt cán vững vàng cho từng bộ môn và tập huấn nghiệp vụ về đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG cho những người làm công tác thanh tra chuyên môn.

+ Tăng cường đầu tư xây dựng CSVC, thiết bị dạy học để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG.

+ Giới thiệu các điển hình, tổ chức trao đổi, phổ biến và phát huy tác dụng của các gương điển hình về đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG.

+ Tổ chức tốt việc bồi dưỡng GV:

Trước hết, cần tổ chức sử dụng tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN của Chương trình giáo dục phổ thông” do Bộ GDĐT ban hành, sớm chấm dứt tình trạng GV chỉ dựa vào SGK như một căn cứ duy nhất để dạy học và KT-ĐG, không có điều kiện và thói quen tiếp cận nghiên cứu nắm vững chuẩn KT-KN của chương trình môn học.

- Tăng cường khai thác CNTT trong công tác chỉ đạo và thông tin về đổi mới PPDH, KT-ĐG:

+ Lập chuyên mục trên Website của Sở GDĐT về PPDH và KT-ĐG, lập nguồn dữ liệu về thư viện câu hỏi và bài tập, đề kiểm tra, giáo án, kinh nghiệm, các văn bản hướng dẫn đổi mới PPDH, KT-ĐG, các video bài giảng minh họa…;

9

Page 10: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

+ Thí điểm hình thức dạy học qua mạng (learning online) để hỗ trợ GV, HS trong giảng dạy, học tập, ôn thi;

- Chỉ đạo phong trào đổi mới PPHT để phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện đạo đức của HS, gắn với chống bạo lực trong trường học và các hành vi vi phạm quy định của Điều lệ nhà trường.

b) Trách nhiệm của nhà trường, tổ chuyên môn và GV:

- Trách nhiệm của nhà trường

+ Cụ thể hóa chủ trương của Bộ và Sở GDĐT về chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG đưa vào nội dung các kế hoạch dài hạn, trung hạn và năm học của nhà trường với các yêu cầu đã nêu. Phải đề ra mục tiêu phấn đấu tạo cho được bước chuyển biến trong đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG; kiên trì hướng dẫn GV thực hiện, kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến và chăm lo đầu tư xây dựng CSVC, TBDH phục vụ đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG;

+ Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của GV và HS về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng GV; đánh giá sát đúng trình độ, năng lực đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG của từng GV trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những GV thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả;

+ Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng GV:

(i) Trước hết, phải tổ chức cho GV nghiên cứu nắm vững chuẩn KT-KN của chương trình, tích cực chuẩn bị TBDH, tự làm đồ dùng DH để triệt để chống “dạy chay”, khai thác hồ sơ chuyên môn, chọn lọc tư liệu liên hệ thực tế nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS.

(ii) Nghiên cứu áp dụng PPDHTC vào điều kiện cụ thể của lớp; nghiên cứu tâm lý lứa tuổi để vận dụng vào hoạt động giáo dục và giảng dạy. Nghiên cứu các KN, kỹ thuật dạy học và kỹ năng tổ chức các hoạt động cho HS . Tổ chức cho GV học ngoại ngữ, tin học để làm chủ các phương tiện dạy học, ứng dụng CNTT, khai thác Internet phục vụ việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

(iii) Hướng dẫn GV lập hồ sơ chuyên môn và khai thác hồ sơ để chủ động liên hệ thực tế dạy học, bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập cho HS.

+ Tổ chức diễn đàn về đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG của GV, diễn đàn đổi mới PPHT cho HS; hỗ trợ GV về kỹ thuật ra đề tự luận, trắc nghiệm, cách kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng của môn học.

+ Kiểm tra các tổ chuyên môn và đánh giá hoạt động sư phạm của GV:

10

Page 11: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

(i) Kiểm tra công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV, kịp thời động viên mọi cố gắng sáng tạo, uốn nắn các biểu hiện chủ quan tự mãn, bảo thủ và xử lý mọi hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm;

(ii) Tiến hành đánh giá phân loại GV theo chuẩn đã ban hành một cách khách quan, chính xác, công bằng và sử dụng làm căn cứ để thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng;

+ Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS để quản lý học tập HS ở nhà, bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS học lực yếu kém, giảm lưu ban, bỏ học:

(i) Duy trì kỷ cương, nền nếp và kỷ luật tích cực trong nhà trường, kiên quyết chống bạo lực trong trường học và mọi vi phạm quy định của Điều lệ nhà trường, củng cố văn hóa học đường tạo thuận lợi để tiếp tục đổi mới PPDH, KT-ĐG;

(ii) Tổ chức phong trào đổi mới PPHT để thúc đẩy tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo và lấy ý kiến phản hồi của HS về PPDH, KT-ĐG của GV.

+ Khai thác CNTT trong công tác chỉ đạo đổi mới PPDH, KT-ĐG:

+ Lập chuyên mục trên Website của trường về PPDH và KT-ĐG, lập nguồn dữ liệu về câu hỏi và bài tập, đề kiểm tra, giáo án, kinh nghiệm, các văn bản hướng dẫn đổi mới PPDH, KT-ĐG, các video bài giảng minh họa…;

+ Thí điểm hình thức dạy học qua mạng LAN của trường (learning online) để GV giỏi, chuyên gia hỗ trợ GV, HS trong giảng dạy, học tập, ôn thi.

- Trách nhiệm của Tổ chuyên môn:

+ Đơn vị tổ chức bồi dưỡng thường xuyên quan trọng nhất là các tổ chuyên môn. Cần coi trọng hình thức tổ chức cho GV tự học, tự nghiên cứu, sau đó GV có kinh nghiệm hoặc GV cốt cán chủ trì thảo luận, giải đáp thắc mắc, trao đổi kinh nghiệm. Sau khi nghiên cứu mỗi chuyên đề, cần tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm để hỗ trợ GV thực hiện đổi mới PPDH và KT-ĐG;

+ Tổ chức cho GV nghiên cứu nắm vững chuẩn KT-KN của CT môn học và hoạt động GD mình phụ trách và tổ chức đều đặn việc dự giờ và rút kinh nghiệm, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm; thảo luận cách giải quyết những vấn đề mới, vấn đề khó, phát huy các hoạt động tương tác và hợp tác trong chuyên môn;

+ Đề xuất với Ban giám hiệu về đánh giá phân loại chuyên môn GV một cách khách quan, công bằng, phát huy vai trò GV giỏi trong việc giúp đỡ GV năng lực yếu, GV mới ra trường;

+ Phản ánh, đề xuất với nhà trường về công tác chuyên môn và công tác bồi dưỡng GV, phát hiện và đề nghị nhân điển hình tiên tiến về chuyên môn, cung cấp các giáo án tốt, đề kiểm tra tốt để các đồng nghiệp tham khảo;

11

Page 12: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

+ Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những GV thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG có hiệu quả.

- Trách nhiệm của GV:

+ Mỗi GV cần xác định thái độ cầu thị, tinh thần học suốt đời, không chủ quan thỏa mãn; tự giác tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng thường xuyên và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ GV cốt cán chuyên môn khi được lựa chọn; kiên trì vận dụng những điều đã học để nâng cao chất lượng dạy học;

+ Phấn đấu thực sự nắm vững nội dung chương trình, đổi mới PPDH và KT-ĐG, rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật dạy học (trong đó có kỹ năng ứng dụng CNTT, khai thác internet…), tích lũy hồ sơ chuyên môn, tạo được uy tín chuyên môn trong tập thể GV và HS, không ngừng nâng cao trình độ các lĩnh vực hỗ trợ chuyên môn như ngoại ngữ, tin học;

+ Thực hiện đổi mới PPDH của GV phải đi đôi với hướng dẫn HS lựa chọn PPHT hợp lý, biết tự học, tự đánh giá, tự chủ, khiêm tốn tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp và của HS về PPDH, KT-ĐG của mình để điều chỉnh;

+ Tham gia dự giờ của đồng nghiệp, tiếp nhận đồng nghiệp dự giờ của mình, thẳng thắn góp ý kiến cho đồng nghiệp và khiêm tốn tiếp thu góp ý của đồng nghiệp; tự giác tham gia hội giảng, thao giảng, thi GV giỏi, báo cáo kinh nghiệm để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm nhằm trau dồi năng lực chuyên môn.

Trong quá trình đổi mới sự nghiệp GD, việc đổi mới PPDH và KT-ĐG là giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng GD toàn diện nói chung. Đây là một yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài, đòi hỏi phải chỉ đạo chặt chẽ, liên tục và phải động viên mọi sự kiên trì nỗ lực sáng tạo của đội ngũ GV, lôi cuốn sự hưởng ứng của đông đảo HS. Để tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới PPDH và KT-ĐG, phải từng bước nâng cao trình độ đội ngũ GV, đồng thời tăng cường đầu tư xây dựng CSVC, nhất là TBDH. Các cơ quan quản lý GD phải lồng ghép chặt chẽ công tác chỉ đạo đổi mới PPDH và KT-ĐG với việc tổ chức thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để từng bước nâng cao chất lượng GD toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

12

Page 13: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Phần thứ hai: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRAI. KĨ THUẬT BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để đảm bảo việc đánh giá kết quả học tập địa lí của học sinh được khách quan, đủ độ tin cậy cần thực hiện đúng quy trình đánh giá cũng như quy trình soạn đề kiểm tra. Quy trình biên soạn đề kiểm tra cần được thực hiện theo 6 bước sau đây:

Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm tra

- Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm mục đích làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng, thái độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra, công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, của tập thể lớp, giúp HS nhận ra sự tiến bộ cũng như tốn tại của cá nhân HS, thúc đẩy, khuyến khích việc học tập của HS; cần tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá và được tự đánh giá kết quả học tập của chính mình;

- Kiểm tra là việc làm thường xuyên nhằm thu thập được các thông tin đầy đủ, khách quan về các kết quả học tập của HS so với mục tiêu cụ thể dặt ra cho từng giai đoạn nhất định để tạo ra những căn cứ đúng đắn cho việc đánh giá kết quả học tập của HS;

- Kiểm tra, đánh giá không chỉ giúp cho HS biết mình đạt được mức nào so với mục tiêu môn học để tiếp tục cố gắng, phấn đấu trong học tập mà còn có tác dụng giúp GV biết được những điểm đã đạt được, chưa đạt được của hoạt động dạy học, giáo dục của mình, từ đó có kế hoạch điều chỉnh hoặc bổ sung cho công tác chuyên môn, hỗ trự HS đạt được kết quả mong muốn. Các kết quả kiểm tra đánh giá còn hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lí giáo dục, chỉ đạo chuyên môn cũng như việc xây dựng và hoàn tất chương trình, sách giáo khoa;

- Kiểm tra, đánh giá giúp cho phụ huynh HS trong việc lựa chọn cách giáo dục, chọn hướng nghề nghiệp cho con em.

Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra

13

Page 14: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Đề kiểm tra có các hình thức sau:

1. Đề kiểm tra tự luận;

2. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.

Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.

Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.

Bước 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)

Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Vận dụng ở mức độ cao có thể hiểu là các mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá.

Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm (TSĐ) của các câu hỏi.

Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.

14

Page 15: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA(Dùng cho các loại đề kiểm tra)

Chủ đề (nội dung, chương bài)/Mức độ

nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

TSĐ .......Tổng số câu .....

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

15

Page 16: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

CÁC THAO TÁC XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Thao tác 1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra

Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận

thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

TSĐ .......Tổng số câu .....

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

Lưu ýDựa vào chuẩn KT-KN trong chương trình giáo dục phổ thông để liệt kê các nội dung cần kiểm tra đánh giá. Nội

dung cần kiểm tra đánh giá có thể là các chủ đề hoặc nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông hoặc tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN. Không liệt kê các nội dung kiểm tra đánh giá theo đơn vị bài trong SGK.

Nội dung kiểm tra bao gồm các lĩnh vực: kiến thức, kĩ năng, thái độ; trước mắt cần tập trung vào kiến thức, kĩ năng địa lí. Kiến thức địa lí bao gồm các biểu tượng, khái niệm, các mối quan hệ và các quy luật địa lí. Các kĩ năng địa lí bao gồm kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích tranh ảnh, phân tích số liệu; kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ... Vì vậy, trong các bài kiểm tra cần có kênh hình hoặc bảng số liệu,... để có thể vừa kiểm tra được mức độ nắm vững kiến thức, vừa kiểm tra được kĩ năng của học sinh; nội dung kiểm tra không chỉ bao gồm nội dung lí thuyết, mà còn cần bao gồm cả nội dung thực hành.

16

Thao tác 1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương…) cần kiểm tra

Page 17: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Kiến thức địa lí của học sinh cần được đánh giá theo các mức độ : biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Các kĩ năng địa lí được đánh giá theo mức độ thuần thục và theo chất lượng của công việc. Tuy nhiên phải căn cứ vào khả năng, trình độ nhận thức của học sinh ở từng cấp và lớp học mà xác định mức độ đánh giá kết quả học tập cho phù hợp.

Ví dụ: Xây dựng ma trận đề kiểm tra học kì I lớp 6, nội dung cần kiểm tra là các đơn vị chuẩn kiến thức-kĩ năng của học kì I, phần nội dung này được liệt kê vào cột thứ nhất:

Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ

Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả

Cấu tạo của Trái Đất

Địa hình bề mặt Trái Đất

TSĐ ..................Tổng số câu ....................

..........điểm;

.......% TSĐ ...........điểm;..........% TSĐ

...........điểm;..........% TSĐ

...........điểm;..........% TSĐ

17

Page 18: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Thao tác 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy

Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận

thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giáChuẩn cần đánh giá

Chuẩn cần đánh giá

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá.............% TSĐ

=.........điểm.............% TSĐ =.........điểm .............% TSĐ

=.........điểm.............% TSĐ

=.........điểm.............% TSĐ

=.........điểm

Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá.............% TSĐ

=.........điểm.............% TSĐ

=.........điểm; .............% TSĐ

=.........điểm; .............% TSĐ

=.........điểm; .............% TSĐ

=.........điểm; TSĐ Tổng số câu

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

Lưu ý

18

Thao tác 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư

duy

Page 19: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

- Sử dụng chuẩn KT-KN trong chương trình GDPT môn Địa lí để làm căn cứ kiếm tra đánh giá: chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học là những kiến thức, kĩ năng tối thiểu, mà mọi đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau cần đạt được sau khi học xong môn Địa lí ở trường phổ thông. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, về đối tượng học sinh và thực tiễn của địa phương có thể nâng cao hơn mức độ yêu cầu cần đạt so với chuẩn kiến thức, kĩ năng đã quy định trong chương trình.

- Mỗi chủ đề, nội dung nên có chuẩn đại diện; số lượng chuẩn KT-KN cần đánh giá ở mỗi chủ đề tương đương với thời lượng quy định trong PPCT; chọn các chuẩn có vai trò quan trọng hơn trong chủ đề, chương, nội dung của chương trình GDPT;

- Số lượng chuẩn đánh giá ở mức độ tư duy cao nhiều hơn so với tư duy thấp.

Ví dụ: Các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy của đề kiểm tra học kì I Địa lí 6Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ

nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ

- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.- Biết quy ước về KT gốc, VT gốc, KT Đông, KT Tây ; VT Bắc, VT Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.

Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại.

Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả

- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

19

Page 20: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Cấu tạo của Trái Đất - Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.

Địa hình bề mặt Trái Đất

- Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.

TSĐ ............Tổng số câu ...

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

Thao tác 3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...)

Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

20

Thao tác 3. QĐ phân phối tỷ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề

Page 21: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

TSĐ Tổng số câu

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

Lưu ý

- Căn cứ vào thời lượng giảng dạy của mỗi nội dung, chủ đề kiểm tra; Dựa vào quy định của PPCT để phân chia điểm cho hợp lí.

- Dựa vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề để chia điểm cho các chuẩn;

- Dựa vào kinh nghiệm và trình độ của GV; dựa vào trình độ thực tế của HS (ma trận đề không thể dùng mãi mãi).

Ví dụ: Các chủ đề, nội dung của đề kiểm tra học kì I Địa lí 6 với số tiết là: 14 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau:

1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ: 6 tiết (43%)

2. Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả: 3 tiết (21,5%)

3. Cấu tạo của Trái Đất: 2 tiết (14%)

4. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất (đến bài Địa hình bề mặt Trái Đất – tiếp theo) 3 tiết (21,5%)

21

Page 22: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng và làm tròn số phần trăm điểm cho mỗi chủ đề, ta phân phối tỉ lệ điểm cho các chủ đề như sau:

Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ

nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ

- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.- Biết quy ước về KT gốc, VT gốc, KT Đông, KT Tây ; VT Bắc, VT Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.

Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại.

30% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm;

........% TSĐ =.........điểm;

Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả

- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

22

30 %

30 %

Page 23: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

30% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm;

.......% TSĐ =.........điểm;

Cấu tạo của Trái Đất

- Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.

20% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm;

........% TSĐ =.........điểm;

Địa hình bề mặt Trái Đất

- Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.

20% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm; ...........% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm;

........% TSĐ =.........điểm;

TSĐ ....Tổng số câu ..

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;.....% TSĐ

Thao tác 4. Quyết định TSĐ của bài kiểm tra

Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

23

20 %

20 %

Page 24: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

TSĐ Tổng số câu

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

Lưu ý: Bài kiểm tra có thể để điểm 10 hoặc điểm 100. Tuy nhiên sau khi xây dựng đề kiểm tra và hướng dẫn chấm, biểu điểm ta quy về điểm 10 theo đúng quy chế kiểm tra đánh giá của Bộ GDĐT.

Thao tác 5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung,...) tương ứng với tỉ lệ % đã tính ở thao tác 3

Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

% TSĐ =.........điểm .............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

24

Thao tác 4. Quyết định TSĐ của bài kiểm tra

10 điểm

Page 25: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

% TSĐ =.........điểm .............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

% TSĐ=.........điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

% TSĐ =.........điểm .............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

TSĐ Tổng số câu

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

Ví dụ: Trên cơ sở phân phối phần trăm điểm cho mỗi chủ đề và tổng điểm số của bài kiểm tra ta tính điểm số cho mỗi chủ đề như sau: Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ

nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình

- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.

Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và

25

30 % x 10 điểm = 3 điểm

Thao tác 5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với %

Page 26: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ

- Biết quy ước về KT gốc, VT gốc, KT Đông, KT Tây ; VT Bắc, VT Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.

ngược lại.

30% TSĐ = 3 điểm .............% TSĐ =.........điểm; ........% TSĐ =......điểm; .......% TSĐ =.......điểm;

....% TSĐ =....điểm;

Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả

- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

30% TSĐ = 3 điểm .............% TSĐ =.........điểm; .........% TSĐ =.........điểm; ...% TSĐ =.......điểm; .....% TSĐ =......điểm; Cấu tạo của Trái

Đất- Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.

20% TSĐ = 2 điểm .............% TSĐ =.........điểm; .........% TSĐ =.........điểm; ...% TSĐ =.......điểm; .....% TSĐ =......điểm; Địa hình bề mặt Trái Đất

- Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.

20% TSĐ = 2 điểm .............% TSĐ =.........điểm; ........% TSĐ =.........điểm; .....% TSĐ =.....điểm; ..% TSĐ =...điểm;

TSĐ 10Tổng số câu...

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;......% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

Thao tác 6. Tính số điểm cho mỗi chuẩn tương ứng (% điểm và điểm số) Chủ đề (nội dung)/mức

độ nhận thứcNhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

26

20 % x 10 điểm = 2 điểm

20 % x 10 điểm = 2 điểm

30 % x 10 điểm = 3 điểm

Page 27: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

% TSĐ =...điểm .............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

....% TSĐ =...điểm .............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

% TSĐ =.........điểm .............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

......% TSĐ =......điểm

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

TSĐ .....Tổng số câu ..........

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

Lưu ý

- Căn cứ vào mục đích của kiểm tra đánh giá (KT 15 phút, 1 tiết, học kì, thi)

27

Thao tác 6. Tính số điểm cho mỗi chuẩn tương ứng

Page 28: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

- Căn cứ vào hình thức ra đề kiểm tra đánh giá (tự luận, trắc nghiệm).

- Căn cứ vào thời lượng dạy học trên lớp và mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá.

- Căn cứ vào thực tế trình độ của HS địa phương.

Ví dụ: Tính % điểm số và số điểm cho mỗi chuẩn tương ứng: trên cơ sở coi điểm số của 1 chủ đề hay nội dung là 100% ta phân phối % điểm sau đó tính điểm số cho mỗi chuẩn ở các cột mức độ nhận thức (Ví dụ: Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả: 3,0 điểm = 100%; trong đó: thông hiểu 67% = 2,0 điểm, vận dụng 33% = 1,0 điểm)

Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận

thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ

- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.- Biết quy ước về KT gốc, VT gốc, KT Đông, KT Tây ; VT Bắc, VT Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.

Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại.

30% TSĐ = 3 điểm 67% TSĐ = 2 điểm; ......% TSĐ =......điểm; 33% TSĐ = 1 điểm; ....% TSĐ =...điểm;

Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả

Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

30% TSĐ = 3 điểm .......TSĐ = điểm; 67% TSĐ =2 điểm; 33% TSĐ = 1 điểm; ....% TSĐ =...điểm; Cấu tạo của Trái Đất - Trình bày được cấu tạo

và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.

28

67% x 3 = 2,0 điểm

33% x 3 = 1,0 điểm

Page 29: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

20% TSĐ = 2 điểm .........% TSĐ =.........điểm; 100% TSĐ = 2điểm; .......% TSĐ =......điểm; ....% TSĐ =...điểm; Địa hình bề mặt Trái Đất

- Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.

20% TSĐ = 2 điểm 100% TSĐ =2 điểm; ......% TSĐ =.......điểm; ........% TSĐ =.......điểm; ....% TSĐ =...điểm;

TSĐ 10Tổng số câu .......

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;......% TSĐ

Thao tác 7. Tính TSĐ cho mỗi cộtChủ đề (nội dung)/mức

độ nhận thứcNhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

% TSĐ =...điểm .............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

% TSĐ =...điểm .............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

% TSĐ =...điểm .............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

29

Page 30: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

% TSĐ =...điểm .............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

TSĐ ......Tổng số câu ........

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

Tính điểm ở mỗi cột bằng cách cộng dồn điểm số ở các chủ đề trong cùng một cột mức độ nhận thức.

Ví dụ:

Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ

nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ

- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.- Biết quy ước về KT gốc, VT gốc, KT Đông, KT Tây ; VT Bắc, VT Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.

Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại.

30% TSĐ = 3 điểm 67% TSĐ = 2 điểm; ...........% TSĐ =.........điểm; 33% TSĐ = 1 điểm; ...% TSĐ =...điểm;

Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả

- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

30

Thao tác 7. Tính số điểm cho mỗi cột

Page 31: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

30% TSĐ = 3 điểm ..... TSĐ = điểm; 67% TSĐ = 2 điểm; 33% TSĐ = 1 điểm; ...% TSĐ =...điểm;

Cấu tạo của Trái Đất

- Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.

20% TSĐ = 2 điểm .............% TSĐ =.........điểm;

100% TSĐ = 2 điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm;

Địa hình bề mặt Trái Đất

- Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.

20% TSĐ = 2 điểm 100% TSĐ =2 điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm;

TSĐ 10Tổng số câu 04

4điểm 4điểm 2điểm ...% TSĐ =...điểm;

Thao tác 8. Tính tỉ lệ % TSĐ phân phối cho mỗi cột

Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

% TSĐ =...điểm .............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

% TSĐ =...điểm .............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

31

2,0 + 2,0 = 4 điểm

Page 32: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

% TSĐ =...điểm .............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

% TSĐ =...điểm .............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

.............% TSĐ =.........điểm;

TSĐ ......Tổng số câu ........

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

...............điểm;..........% TSĐ

Lưu ý

Cộng dồn số điểm ở mỗi cột, sau đó tính ra %, ta sẽ thấy được các mức độ nhận thức được hiển thị % trong tổng 100% của đề kiểm tra. Trên cơ sở tính toán này có thể điều chỉnh lại các tỉ lệ % và số điểm cho cân đối và hợp lí.

Ví dụ:Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ

nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ

- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.- Biết quy ước về KT gốc, VT gốc, KT Đông, KT Tây ; VT Bắc, VT Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.

Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại.

30% TSĐ = 3 điểm 67% TSĐ = 2 điểm; ...........% TSĐ =.........điểm; 33% TSĐ = 1 điểm; ...% TSĐ =...điểm;

32

Thao tác 8. Tính tỉ lệ % điểm cho mỗi cột

Page 33: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả

- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

30% TSĐ = 3 điểm ..... TSĐ = điểm; 67% TSĐ = 2 điểm; 33% TSĐ = 1 điểm; ...% TSĐ =...điểm;

Cấu tạo của Trái Đất - Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.

20% TSĐ = 2 điểm .............% TSĐ =.........điểm; 100% TSĐ = 2điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm;

Địa hình bề mặt Trái Đất

- Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.

20% TSĐ = 2 điểm 100% TSĐ =2 điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm;

TSĐ 10Tổng số câu 04

4điểm=40% TSĐ; 4điểm=40% TSĐ 2điểm=20% TSĐ ...% TSĐ =...điểm;

Thao tác 9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

Ví dụ: Ma trận đề kiểm tra học kì I, Địa lí 6Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ

nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể

- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.- Biết quy ước về KT gốc,

Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại.

33

4/10 = 40% 2/10 = 20%4/10 = 40%

Page 34: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ

VT gốc, KT Đông, KT Tây ; VT Bắc, VT Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.

30% TSĐ = 3 điểm 67% TSĐ = 2 điểm; .............% TSĐ =.........điểm; 33% TSĐ = 1 điểm; ...% TSĐ =...điểm;

Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả

- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

30% TSĐ = 3 điểm ..... TSĐ = điểm; 67% TSĐ = 2 điểm; 33% TSĐ = 1 điểm; ...% TSĐ =...điểm;

Cấu tạo của Trái Đất - Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.

20% TSĐ = 2 điểm ...% TSĐ =...điểm; 100% TSĐ = 2điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm;

Địa hình bề mặt Trái Đất

- Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.

20% TSĐ = 2 điểm 100% TSĐ =2 điểm; .............% TSĐ =.........điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm;

TSĐ 10Tổng số câu 04

4điểm=40% TSĐ; 4điểm=40% TSĐ 2điểm=20% TSĐ ...% TSĐ =...điểm;

Việc thực hiện đủ các thao tác xây dựng ma trận nêu trên đảm bảo đủ các thao tác theo Nikko, giúp cho ma trận đề kiểm tra dần dần thể hiện đầy đủ, tuy nhiên với quá nhiều thao tác khi thực hiện vừa có thể dễ quên, nhầm lẫn và mất thời gian. Vì vậy khi xây dựng ma trận ta có thể gộp một số thao tác tính điểm lại cho gọn hơn, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các nội dung của ma trận. Các thao tác xây dựng ma trận có thể rút gọn lại như sau:

Thao tác 1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra (như thao tác 1 đã ví dụ minh họa ở trên)

Thao tác 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy (như thao tác 2 đã ví dụ minh họa ở trên)34

Page 35: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Thao tác 3. Tính điểm cho bài kiểm tra và các ô của ma trận.

- Quyết định TSĐ cho toàn bài kiểm tra (như thao tác 4);

- Quy định % điểm và điểm số cho các chủ đề cần kiểm tra (tính điểm theo hàng);

- Quy định % điểm và điểm số cho các mức độ nhận thức ở một chủ đề (quy định điểm cho từng ô của ma trận). Để dễ thực hiện và tránh được các trường hợp tính điểm ra số điểm lẻ ta có thể ngầm mặc định % tổng điểm cho các mức độ nhận thức (% tổng điểm tại các cột), rồi mới tính % điểm và số điểm cụ thể cho các ô của ma trận; cộng điểm theo cột, tính % điểm số theo cột.

Thao tác 4. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

Trường hợp khác, có thể xây dựng ma trận đề tổng hợp bằng cách:

- Các chủ đề, nội dung kiến thức kĩ năng của giữa kì, một học kì hoặc cả năm được liệt kê vào cột: chủ đề, nội dung;

- Các đơn vị chuẩn kiến thức kĩ năng ở các chủ đề, nội dung được đưa vào các ô của ma trận.

- Trên cơ sở ma trận này ta có thể chiết xuất thành nhiều đề kiểm tra khác nhau.

Tuy nhiên việc quyết định tỉ lệ phần trăm điểm, điểm số cho các chủ đề, các đơn vị chuẩn ở các mức độ nhận thức khó khăn hơn, việc lựa chọn các chuẩn để viết đề kiểm tra dễ nhầm lẫn và phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của GV.

Ví dụ: Ma trận nội dung kiến thức kĩ năng đến giữa học kì I, Địa lí 6

Dựa vào ma trận dưới đây ta có thể viết được nhiều đề kiểm tra khác nhau. Ví dụ ở chủ đề Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả, chẳng hạn với cơ cấu điểm số bằng 40%, ta có thể viết được các câu hỏi như sau:

Câu 1. Trình bày chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Câu 2. Trình bày hệ quả chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.

35

Page 36: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Câu 3. Vẽ sơ đồ hệ quả chuyển động của Trái Đất.

Câu 4. Vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

Câu 5. Vì sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?

Câu 6. Dựa vào hình vẽ dưới đây hãy: mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Hướng tự quay của Trái Đất Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu

Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất

trên bản đồ

- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời ; hình dạng và kích thước của Trái Đất. - Trình bày được khái niệm KT, VT. Biết quy ước về KT gốc, VT gốc, KT Đông, KT Tây ; VT Bắc,

- Xác định được KT gốc, các KT Đông, KT Tây ; VT gốc, các VT Bắc, VT Nam ; nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây trên bản đồ và trên quả Địa cầu.- Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại.- Xác định được phương

- Sử dụng địa bàn để xác định phương hướng của một số đối tượng địa lí trên thực địa.

36

Page 37: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

VT Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.- Định nghĩa đơn giản về bản đồ và biết một số yếu tố cơ bản của bản đồ : tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương hướng trên bản đồ ; lưới kinh, VT.

hướng, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả Địa cầu.

60% TSĐ =6,0điểm 2. Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả

- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

40% TSĐ =4,0 điểm

TSĐ 10Tổng số câu

4,0 điểm; 40 % TSĐ 2,5 điểm; 25% TSĐ 2,0 điểm; 20% TSĐ 1,5điểm; 15% TSĐ

Bước 4. Viết đề kiểm tra từ ma trận

- Dựa vào ma trận đề kiểm tra xây dựng đề kiểm tra, có thể chỉ sử dụng hình thức tự luận hoặc sử dụng cả hai hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm;

- Một câu hỏi kiểm tra có thể là một chuẩn hay hơn một chuẩn, tùy thuộc vào nội dung của chuẩn có thể tích hợp lại với nhau để biên soạn 01 câu hỏi;

- Trong một câu hỏi có thể có 01 hoặc một vài mức độ nhận thức, tuy nhiên chỉ nên ghép các mức độ nhận thức có cùng nội dung vào một câu hỏi và không nên ghép lớn hơn hai mức độ nhận thức;

- Cho điểm cho từng câu trong đề kiểm tra: dựa vào ma trận để tính điểm cho các câu hỏi kiểm tra. Chú ý ở các câu hỏi ghép chuẩn hoặc ghép mức độ nhận thức thì cộng điểm của các chuẩn ghép lại hoặc mức độ nhận thức thành điểm của câu hỏi.

37

Page 38: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

a. Các yêu cầu đối với câu hỏi có nhiều lựa chọn

1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;

3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;

4) Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;

5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;

6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;

7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;

8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;

9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;

10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;

11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.

b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận1) Câu hỏi có đánh giá nội dung quan trọng của chương trình (chuẩn kiến thức, kỹ năng) hay không

2) Câu hỏi có phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày, trọng tâm cần nhấn mạnh và số điểm hay không?

3) Câu hỏi có yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới hay không?

4) Xét trong mối quan hệ với câu hỏi khác của bài kiểm tra, câu hỏi tự luận có thể hiện nội dung và cấp độ tư duy đã nêu trong tiêu chí kiểm tra hay không?

5) Nội dung câu hỏi có cụ thể hay không? Nó có đặt ra yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó hay chỉ đưa ra một yêu cầu chung chung mà bất cứ một câu trả lời nào cũng phù hợp?

6) Yêu cầu của câu hỏi có phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh hay không?

7) Để đạt được điểm cao, học sinh phải chứng minh quan điểm hơn là nhận biết về thực tế, khái niệm,…?

8) Ngôn ngữ trong câu hỏi có chuyển tải được hết những yêu cầu của người ra đề đối với học sinh hay không?

9) Câu hỏi có được diễn đạt theo cách giúp học sinh hiểu được:38

Page 39: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

- Độ dài của câu trả lời?

- Mục đích của bài kiểm tra?

- Thời gian trả lời câu hỏi?

- Tiêu chí đánh giá/ chấm điểm bài kiểm tra?

10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi đó có nêu rõ bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là quan điểm mà chúng đưa ra?

c. Các tiêu chí biên soạn đề kiểm tra viết môn Địa lí

- Phản ánh được mục tiêu giáo dục

- Phạm vi kiến thức, kĩ năng

+ Kiến thức và kĩ năng được kiểm tra toàn diện; kiến thức và kĩ năng nằm trong chương trình giáo dục phổ thông. Không sử dụng kiến thức, kĩ năng xa lạ để ra đề kiểm tra.

+ Số câu hỏi đủ để bao quát được các chủ đề đã học, nhưng đảm bảo phù hợp với thời gian kiểm tra và trình độ của HS. Không nên ra nhiều câu hỏi ở một nội dung.

- Hình thức kiểm tra

+ Nên kết hợp trắc nghiệm tự luận và khách quan

+ Tỉ lệ các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan phù hợp với bộ môn (Tỉ lệ trắc nghiệm khách quan và tự luận tùy theo từng địa phương, đối tượng học sinh và điều kiện về cơ sở vật chất,... có thể chọn tỉ lệ trắc nghiệm khoảng 20-30%; tự luận khoảng 70-80%).

- Đề kiểm tra có tác dụng phân hóa: Có các câu hỏi ở các mức độ nhận thức khác nhau, nên để mức độ nhận thức cao có tỉ lệ điểm số hơn các mức độ nhận thức thấp.

- Có giá trị phản hồi: Có tình huống để HS bộc lộ điểm mạnh, yếu về nhận thức và năng lực. Phản ánh được ưu điểm và thiếu sót chung của HS.

- Độ tin cậy: Hạn chế tính chủ quan của người ra đề và người chấm bài kiểm tra. Đáp án biểu điểm chính xác để mọi GV và HS vận dụng cho kết quả giống nhau

39

Page 40: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

- Tính chính xác, khoa học: Không có sai sót, diễn đạt rõ ràng,chặt chẽ, truyền tải hết yêu cầu tới HS, các câu hỏi đảm bảo đơn nghĩa.

- Tính khả thi: Câu hỏi phù hợp với trình độ, thời gian làm bài của HS, có tính đến thực tiễn của địa phương.

Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm

- Dựa vào ma trận đề và đề kiểm tra, kết hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông để xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm. Trong quá trình xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm cũng cần tính đến năng lực thực tế của HS địa phương.

- Việc xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm còn phụ thuộc vào trình độ của GV.

Cách tính điểma. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.

Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm.

Cách 2: TSĐ của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm.

Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:

, trong đó + X là số điểm đạt được của HS;

+ Xmax là TSĐ của đề.

Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, một học sinh làm được 32 điểm thì qui

về thang điểm 10 là: điểm.

b. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan

Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau.

40

Page 41: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3

điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được điểm.

Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.

Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau:

, trong đó

+ XTN là điểm của phần TNKQ;

+ XTL là điểm của phần TL;

+ TTL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL.

+ TTN là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ.

Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:

, trong đó+ X là số điểm đạt được của HS;

+ Xmax là TSĐ của đề.

Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì

điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là: . Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. Nếu một học

sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: điểm.

c. Đề kiểm tra tự luận

- Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra.

Chú ý: Có nhiều cách hướng dẫn chấm điểm (có thể hướng dẫn chấm chi tiết đến từng câu từng ý, có thể là hướng dẫn chấm mở...), nhưng thông thường chúng ta hay hướng dẫn chấm điểm theo kiến thức mà học sinh thể hiện

41

Page 42: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

qua bài kiểm, hầu như không đo mức độ tư duy và kĩ năng của HS. Hiện nay nhiều nước trên thế giới, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá về kiến thức mà còn đánh giá cả về tư duy và kĩ năng của học sinh. Dưới đây là bảng hướng dẫn cho điểm của Rubric thể hiện đầy đủ 3 tiêu chí: kiến thức, tư duy và kĩ năng, trong quá trình kiểm tra đánh giá HS giáo viên có thể tham khảo cách xây dựng hướng dẫn chấm theo cách này.

RUBRIC ĐỀ KIỂM TRA (Hướng dẫn cho điểm tham khảo)

Môn Địa lí

Nội dung

Mức độ

Tiêu chí

(10-9 điểm) (8-7 điểm) (6-5 điểm) (4-3 điểm) (2-1 điểm)

Câu 1

Kiến thức

- Nêu được đầy đủ nội dung như đáp án.- Lấy được 1 ví dụ điển hình.

- Bộc lộ được nội dung - Lấy được 1 ví dụ đúng.

- Bộc lộ được nội dung - Lấy được 1 ví dụ

- Bộc lộ được nội dung

- Bộc lộ nội dung

Tư duy Có phương pháp trả lời hệ thống, khoa học. Ví dụ cụ thể, điển hình.

Có phương pháp trả lời khoa học. Ví dụ cụ thể.

Có phương pháp trả khoa học. Ví dụ chưa được điển

Phương pháp trả lời chưa khoa học. Ví dụ chưa đúng.

Chưa có phương pháp Ví dụ chưa có.

42

Page 43: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

hình.

Kỹ năngLập luận lô gíc. Trình bày đẹp, khoa học

Lập luận lô gíc. Trình bày được.

Lập luận lô gíc. Trình bày chưa khoa học.

Lập luận chưa tốt. Trình bày vụng.

Lập luận và trình bày chưa được.

Câu 2

Kiến thức- Nêu được đầy đủ nội dung như đáp án

- Bộc lộ được nội dung

- Bộc lộ được nội dung

- Bộc lộ được nội dung

- Bộc lộ nội dung

Tư duyCó phương pháp trả lời hệ thống, khoa học.

Có phương pháp trả lời khoa học.

Có phương pháp trả khoa học.

Phương pháp trả lời chưa khoa học.

Chưa có phương pháp.

Kỹ năngLập luận lô gíc. Trình bày đẹp, khoa học.

Lập luận lô gíc. Trình bày được.

Lập luận lô gíc. Trình bày chưa khoa học.

Lập luận chưa tốt. Trình bày vụng.

Lập luận và trình bày chưa được.

Câu 3

Kiến thức- Nêu được đầy đủ nội dung như đáp án

- Bộc lộ được nội dung

- Bộc lộ được nội dung

- Bộc lộ được nội dung

- Bộc lộ nội dung

Tư duyCó phương pháp trả lời hệ thống, khoa học.

Có phương pháp trả lời khoa học.

Có phương pháp trả khoa học.

Phương pháp trả lời chưa khoa học.

Chưa có phương pháp.

Kỹ năng

Lập luận lô gíc. Trình bày đẹp, khoa học

Lập luận lô gíc. Trình bày được

Lập luận lô gíc. Trình bày chưa khoa học.

Lập luận chưa tốt. Trình bày vụng

Lập luận và trình bày chưa được.

43

Page 44: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm traSau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).

4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

II. VÍ DỤ MINH HỌAVí dụ 1. Xây dựng ma trận đề kiểm tra học kì I Địa lí 6

1. Xác định mục tiêu kiểm tra

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.

- Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng của học sinh sau khi học 3 nội dung của chủ đề Trái Đất (1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ; 2. Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả; 3. Cấu tạo của Trái Đất) và 1 nội dung của chủ đề Các thành phần tự nhiên của Trái Đất (1. Địa hình).

2. Xác định hình thức kiểm tra

Hình thức kiểm tra tự luận

3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra

Ở đề kiểm tra học kì I, Địa lí 6, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 14 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: 1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ, 6 tiết (43%); 2. Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả, 3 tiết (21,5%); 3.

44

Page 45: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Cấu tạo của Trái Đất, 2 tiết (14%) và 1 nội dung của chủ đề Các thành phần tự nhiên của Trái Đất (1. Địa hình, 3 tiết (21,5%). Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:

Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ

nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ

- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.- Biết quy ước về KT gốc, VT gốc, KT Đông, KT Tây ; VT Bắc, VT Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.

Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại.

30% TSĐ = 3 điểm 67% TSĐ = 2 điểm; .............% TSĐ =.........điểm; 33% TSĐ = 1 điểm; ...% TSĐ =...điểm;

Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả

- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

30% TSĐ = 3 điểm ..... TSĐ = điểm; 67% TSĐ = 2 điểm; 33% TSĐ = 1 điểm; ...% TSĐ =...điểm;

Cấu tạo của Trái Đất

- Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.

20% TSĐ = 2 điểm ...% TSĐ =...điểm; 100% TSĐ = 2điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm;

Địa hình bề mặt Trái Đất

- Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.

20% TSĐ = 2 điểm 100% TSĐ =2 điểm; .............% TSĐ =.........điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm;

45

Page 46: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

TSĐ 10Tổng số câu 04

4điểm=40% TSĐ; 4điểm=40% TSĐ 2điểm=20% TSĐ ...điểm;...% TSĐ

Ma trận có thể xoay lại như sau, tuy nhiên việc xoay lại ma trận như dưới đây sẽ khó hơn khi cần theo dõi các mức độ nhận thức cần đánh giá của các chủ đềChủ đề (nội dung, chương)/Mức độ

nhận thức

Nội dung kiểm tra (theo chuẩn KT-KN) Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Cộng

Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ 30% TSĐ = 3 điểm

KT: - Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.- Biết quy ước về KT gốc, VT gốc, KT Đông, KT Tây ; VT Bắc, VT Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.

33,3%(1,0đ)

33,3%(1,0đ)

30% tổng điểm(3đ)

01câu (3 ý)KN

Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại.

33,3%(1,0đ)

Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả30% TSĐ = 3 điểm

KT: - Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái Đất

67%(2đ) 30% tổng

điểm(3đ)

01câu (2 ý)

KN:Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

33,3%(1,0đ)

Cấu tạo của Trái Đất

20% TSĐ = 2 điểm

KT: - Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.

100%(2,0đ)

20% TSĐ = 2 điểm01câu

KN: Địa hình bề mặt

Trái Đất20% TSĐ = 2 điểm

KT: - Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.

100%(2,0đ) 20% TSĐ

= 2 điểm01câu

KN:

46

Page 47: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Tổng số: 10 điểm 4,0đ40%

4,0đ40%

2,0đ20%

10đ(100%)

4. Viết đề kiểm tra từ ma trậnĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - ĐỊA LÍ 6

Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy:a) Cho biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.b) Dựa vào hình vẽ dưới đây cho biết:- Những kinh tuyến (KT) nằm ở vị trí nào so với KT gốc gọi là những KT Đông, KT Tây?- Những vĩ tuyến (VT) nằm từ đâu đến đâu được gọi là những VT Bắc, VT Nam?

Các đường KT, VT trên quả Địa Cầuc) Dựa vào số ghi tỉ lệ của các tờ bản đồ sau đây:- Tờ bản đồ A có tỉ lệ 1: 200.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? - Tờ bản đồ B có tỉ lệ 1: 1.000.000, cho biết 15cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? - Tờ bản đồ C có tỉ lệ 1: 2.000.000, cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? - Tờ bản đồ D có tỉ lệ 1: 300.000, cho biết 4cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?

47

Page 48: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Câu 2 (3,0 điểm)Dựa vào hình vẽ dưới đây hãy:

Hướng tự quay của Trái Đất Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu

a) Hãy vẽ sơ đồ hệ quả chuyển động của Trái Đất.

b) Cho biết hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo.

Câu 3 (2,0 điểm)

Nêu cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người.

Câu 4 (2,0 điểm)

Nêu khái niệm nội lực, ngoại lực; cho biết tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.

5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm

- Điểm toàn bài kiểm tra tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm.

- Hướng dẫn chấm:

+ Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.

+ Ghi chú:

48

Page 49: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

Chuyển động tự quay- Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp... (0,5đ)- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể... (0,5đ)

Chuyển động quanh Mặt Trời - Hiện tượng các mùa ... (0,5đ)- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.... (0,5đ)

Học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa.

Trường hợp thiếu ý hoặc sai sẽ không cho điểm.

Hướng dẫn trả lời

Câu 1. (3,0 điểm)

a) (1,0 điểm)

- Trái Đất đứng thứ 3 trong hệ Mặt Trời. (0,5đ)

- Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn. (0,5đ)

b) (1,0 điểm)

- Những KT nằm bên phải KT gốc là KT Đông, những KT nằm bên trái KT gốc là KT Tây. (0,5đ)

- Những VT nằm từ xích đạo đến cực Bắc là những VT Bắc, những VT nằm từ xích đạo đến cực Nam là những VT Nam. (0,5đ)

c) Khoảng cách trên thực địa (1,0 điểm)

- Tờ bản đồ A có khoảng cách trên thực địa là 10km. (0,25đ)- Tờ bản đồ B có khoảng cách trên thực địa là 150km. (0,25đ)- Tờ bản đồ C có khoảng cách trên thực địa là 20km. (0,25đ)- Tờ bản đồ D có khoảng cách trên thực địa là 12km. (0,25đ)

Câu 2. (3,0 điểm)

a) Sơ đồ hệ quả chuyển động của Trái Đất. (2,0 điểm)

49

Page 50: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

b) (1,0 điểm)

Hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất không đổi trong khi chuyển động trên quỹ đạo.

Câu 3. (2,0 điểm)

- Cấu tạo bên trong của lớp vỏ Trái Đất bao gồm lớp vỏ, lớp trung gian và lõi Trái Đất. (0,5đ)

- Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các mảng di chuyển rất chậm. Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau. (0,5đ)

- Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác (không khí, nước, sinh vật…) và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. (1,0đ)

Câu 4. (2,0 điểm)

- Khái niệm: Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất...; Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài bề mặt Trái Đất... (1,0đ)

- Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề. (1,0đ)

6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).

4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.50

Page 51: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Ví dụ 2. Xây dựng đề kiểm tra học kì I, Địa lí 71. Xác định mục tiêu kiểm tra

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.

- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản ở những nội dung môi trường (MT) đới nóng; MT đới ôn hoà; MT đới lạnh; MT hoang mạc và hoạt động kinh tế (HĐKT) của con người ở các MT đó và một phần về đặc điểm tự nhiên, đô thị hóa ở châu Phi.

- Kiểm tra ở cả 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng.

2. Xác định hình thức kiểm tra

Hình thức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan

3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra

- Ở đề kiểm tra học kì I, Địa lí 7, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 27 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau:

+ Môi trường (MT) đới nóng, 8 tiết (30%)

+ MT đới ôn hoà, 6 tiết (22%)

+ MT đới lạnh, 2 tiết (7%)

+ MT hoang mạc, 2 tiết (7%)

+ Châu Phi, 4 tiết (14%)

- Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:

51

Page 52: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Chủ đề (nội dung,

chương)/Mức độ nhận thức

Nội dung kiểm tra(theo Chuẩn KT, KN)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng hợpTN TL TN TL TN TL

MT đới nóng và HĐKT của con người ở đới nóng

KT:- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của MT nhiệt đới gió mùa.- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên môi trường ở đới nóng.

60%(1,5đ)

40%(1,0đ)

25% tổng điểm(2,5 đ)

KN: MT đới ôn hoà và HĐKT của con người ở đới ôn hoà

KT: Hiểu đặc điểm của ngành kinh tế nông nghiệp ở đới ôn hoà.

50%(0,5đ)

10% tổng điểm(1,0đ)KN:

- Nhận biết các MT ở đới ôn hoà qua biểu đồ khí hậu.

50%(0,5đ)

MT đới lạnh và HĐKT của con người ở đới lạnh

KT 0,5% tổng điểm(0,5đ)KN:

- Quan sát tranh ảnh để nhận xét về một số cảnh quan ở đới lạnh.

100%(0,5đ)

MT hoang mạc và HĐKT của con người ở MT hoang mạc

KT- Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở MT hoang mạc.

67%(1,0đ)

33%(0,5đ)

15% tổng điểm(1,5đ)

KNMT vùng núi và HĐKT của con người ở MT vùng núi

KT 20% tổng điểm(2,0đ)

KN- Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi.

100%(2,0đ)

CHÂU PHI KT:- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi trên bản đồ thế giới.- Biết được châu Phi có tốc độ đô thị hoá khá nhanh. - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên châu Phi.

20%(0,5đ)20%(0,5đ)

60%(1,5đ)

25% tổng điểm(2,5đ)

KN:Cộng:10 điểm 2,0 đ 1,0đ 1,0đ 3đ 3đ 10điểm

52

Page 53: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

20% 10% 10% 30% 30% 100%

4. Viết đề kiểm tra từ ma trậnĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, ĐỊA LÍ 7

1. TRẮC NGHIỆM (3,0 ĐIỂM)

Câu 1. Mưa tập trung vào thu đông, mùa hạ khô nóng là đặc điểm của loại môi trường

A. ôn đới lục địa. B. ôn đới hải dương.

C. ôn đới lục địa lạnh. D. Địa trung hải.

Câu 2. Ngành chăn nuôi gia súc lớn ở đới ôn hòa phát triển mạnh từ lâu chủ yếu nhờ

A. có cơ sở chế biến thịt, sữa. B. có nhiều đồng cỏ núi cao.

C. có nhiều thảo nguyên rộng lớn. D. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 3. Sự độc đáo của thế giới thực, động vật ở đới hoang mạc thể hiện ở cách

A. thích nghi với điều kiện khô hạn.

B. thay đổi nơi cư trú theo mùa.

C. thay đổi cảnh sắc theo mùa.

D. thích nghi với môi trường nóng ẩm.

Câu 4. Sự đa dạng trong HĐKT cổ truyền ở miền núi chủ yếu do sự đa dạng của

A. tập quán sản xuất. B. nếp sống của địa phương.

C. khí hậu, đất đai. D. phong tục tập quán.

Câu 5. Châu Phi có khí hậu nóng quanh năm là do đại bộ phận lãnh thổ

A. nằm giữa chí tuyến Bắc và xích đạo. B. là cao nguyên rất rộng lớn.53

Page 54: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

C. nằm dọc theo đường xích đạo. D. nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.

Câu 6: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây làm cho tốc độ đô thị hóa ở châu Phi tăng khá nhanh?

A. Xung đột biên giới

B. Xung đột giữa các tộc người

C. Gia tăng dân số tự nhiên cao

D. Di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị

2. TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1. (2,5 điểm) Hãy nêu đặc điểm cơ bản về khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa. Tại sao môi trường nhiệt đới gió mùa là nơi dân cư tập trung đông nhất thế giới?

Câu 2. (2,0 điểm) Dựa vào Lát cắt phân tầng độ cao núi An-pơ hãy cho biết sự khác nhau về phân bố các vành đai thực vật giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng. Giải thích?

54

Page 55: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Câu 3 (1,5 điểm) Nêu đặc điểm khí hậu châu Phi và giải thích nguyên nhân. Các môi trường tự nhiên của châu Phi có gì đặc biệt?

Câu 4. (1,0 điểm) Động thực vật ở môi trường hoang mạc đã thích nghi với môi trường sống như thế nào?.

5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm

- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm.

- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.

- Ghi chú: học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa. Thiếu ý nào sẽ không cho điểm ý đó.

Hướng dẫn trả lời

1. TRẮC NGHIỆM (3,0 ĐIỂM)

(mỗi câu đúng cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6Đáp án D B A C D C

2. TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1. (2,5 điểm)

- Đặc điểm cơ bản về khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa.

+ Nhiệt độ, lượng mưa và gió thay đổi theo mùa. (0,5 điểm)

+ Khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường:

Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn. Lượng mưa tuy nhiều nhưng phân bố không đều giữa các năm. (0,5 điểm)

Gió mùa mùa đông có năm đến sớm, có năm đến muộn, có năm rét nhiều, có năm rét ít. (0,5 điểm)

- MT nhiệt đới gió mùa là nơi dân cư tập trung đông nhất thế giới vì:

55

Page 56: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

+ Là nơi thích hợp với nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới. (0,5 điểm)

+ Là nơi phát triển cây lúa nước. Lúa nước vừa có khả năng nuôi sống được nhiều người, vừa có khả năng thu hút nhiều lao động so với các cây lương thực khác. (0,5 điểm).

Câu 2 (2,0 điểm)

a) Sự khác nhau về phân bố các vành đai thực vật giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng ở dãy núi An-pơ .

- Ở sườn núi đón nắng, các vành đai thực vật nằm cao hơn phía sườn khuất nắng. (0,5 điểm)

- Nguyên nhân: Khí hậu ấm áp hơn. Ở những sườn đón gió có khí hậu ẩm hơn, ấm hoặc mát hơn, thực vật đa dạng, phong phú hơn ở bên sườn khuất gió, vì bên sườn khuất gió khô hơn, nóng hoặc lạnh hơn. (1,5 điểm)

Câu 3 (1,5 điểm)

- Khí hậu: châu Phi có khí hậu nóng, khô vào bậc nhất thế giới. (0,5 điểm)

- Nguyên nhân: Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển. Hoang mạc chiếm diện tích lớn. (0,5 điểm)

- Do vị trí nằm cân xứng hai bên đường xích đạo nên các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo. (0,5 điểm)

Câu 4 (1,0 điểm)

Động thực vật ở môi trường hoang mạc đã thích nghi với môi trường sống bằng cách:

- Hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể; (0,5 điểm)

- Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng; một số khác lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế thoát hơi nước... (0,5 điểm)

6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

56

Page 57: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).

4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

Ví dụ 3. Xây dựng đề kiểm tra 1 tiết, học kì I Địa lí 8 1. Xác định mục tiêu kiểm tra

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.

- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản về đặc điểm tự nhiên và một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á.

- Kiểm tra ở cả 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng.

2. Xác định hình thức kiểm tra

Hình thức kiểm tra tự luận

3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra

- Ở đề kiểm tra 1 tiết học kì I, Địa lí 8, nội dung kiểm tra ở chủ đề Thiên nhiên và con người châu Á, với 14 tiết (bằng 100%).

- Trên cơ sở phân phối số tiết (như quy định trong PPCT ), kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:

57

Page 58: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ

nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Phần một :THIÊN NHIÊN

VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU

LỤC(tiếp theo)CHÂU Á

- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ.

100% TSĐ = 1,0 điểm; ......% TSĐ =.........điểm; ...% TSĐ = điểm; ...% TSĐ =...điểm; - Trình bày được đặc điểm về địa hình.

..... TSĐ = điểm; 100% TSĐ = 0,5 điểm; ...% TSĐ = điểm; ...% TSĐ =...điểm;- Trình bày được đặc điểm khí hậu của châu Á.

...% TSĐ =...điểm; 100% TSĐ = 1,0 điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm;- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước sông

....% TSĐ =...điểm; ......% TSĐ =.........điểm; 100% TSĐ = 1,5điểm; ...% TSĐ =...điểm;- Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan.

...% TSĐ =... điểm; ......% TSĐ =.......điểm; 100% TSĐ = 1,5điểm; ...% TSĐ =...điểm;

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á.

...% TSĐ =... điểm; 100% TSĐ =2,5điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm;58

Page 59: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

- Vẽ biểu đồ về sự gia tăng dân số khu vực thuộc châu Á.

100% TSĐ =2 điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm;TSĐ 10Tổng số câu 03

3,0 điểm30%

4,0 điểm40%

3,0 điểm30 % TSĐ

...% TSĐ =...điểm;

4. Viết đề kiểm tra từ ma trậnĐề kiểm tra 1 tiết, học kì I, Địa lí 8

Câu 1 (5,5 điểm)

Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình có ảnh như thế nào tới khí hậu, sông ngòi và cảnh quan thiên nhiên châu Á?

Câu 2 (2,5 điểm)

Hãy trình bày và giải thích một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á.

Câu 3 (2,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

Sự gia tăng dân số của châu Á

Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002 2005

Số dân (triệu người) 600 880 1402 2100 3110 3766* 3920

* Chưa tính số dân của Liên Bang Nga thuộc châu Á

Vẽ biểu đồ gia tăng dân số châu Á thời kì 1800 – 2005.

5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm

- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm.

- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.- Ghi chú:

59

Page 60: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

+ Học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa.

+ Câu 3: nếu học sinh vẽ biểu đồ có khoảng cách năm như nhau trừ 0,5 điểm; không có tên biểu đồ trừ 0,25 điểm; vẽ biểu đồ đường cho 1,0 điểm, các biểu đồ khác không cho điểm.

Hướng dẫn trả lời

Câu 1 (5,5 điểm)

- Châu Á nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á - Âu, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. Là châu lục rộng nhất thế giới. (0,5 đ)

- Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm ; nhiều đồng bằng rộng lớn (0,5 đ)- Với vị trí địa lí và địa hình đã làm cho châu Á có:

+ Khí hậu mang tính chất phức tạp, đa dạng, phân hoá thành nhiều đới (5 đới), nhiều kiểu khí hậu (9 kiểu) khác nhau... (1,0 đ)

+ Các sông phân bố không đều và có chế động nước phức tạp... Bắc Á: mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. (0,5 đ) Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á sông có lượng nước lớn vào mùa mưa. (0,5 đ) Tây Nam Á và Trung Á: nguồn nước ở các sông chủ yếu do tuyết, băng tan từ núi cao cung cấp. (0,5 đ)

+ Cảnh quan thiên nhiên phân hóa rất đa dạng, bao gồm : Rừng lá kim, rừng nhiệt đới ẩm, thảo nguyên hoang mạc, cảnh quan núi cao... (1,0 đ) Nguyên nhân: do địa hình và khí hậu đa dạng (0,5 đ)

Câu 2 (2,5 điểm)

- Đặc điểm phát triển kinh tế các nước châu Á:

60

Page 61: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. (0,5 đ)

+ Nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước có sự biến đổi mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (0,5 đ)

+ Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế vẫn không đồng đều giữa các nước và các vùng lãnh thổ. (0,5 đ)

- Nguyên nhân: Chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài. (1,0 đ)

Câu 3. (2,0 điểm)

Biểu đồ gia tăng dân số của châu Á.

6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

600880

1402

2100

3110

3766 3920

0500

10001500200025003000350040004500

1800 1900 1950 1970 1990 2002 2005

Triệu người

61

Năm

Page 62: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).

4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

Ví dụ 4. Xây dựng đề kiểm tra học kì II, Địa lí 91. Xác định mục tiêu kiểm tra- Đánh giá kết quả học tập học kì II của học sinh. - Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản ở các chủ đề: vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và

Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo.- Kiểm tra ở cả 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng.

2. Xác định hình thức kiểm tra

Hình thức kiểm tra tự luận

3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra

- Ở đề kiểm tra học kì II, Địa lí 9, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 10 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Vùng Đông Nam Bộ, 4 tiết (40%); Đồng bằng sông Cửu Long, 3 tiết (30%); Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo, 2 tiết (20%) ; Thực hành 1 tiết (10%).

- Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:

62

Page 63: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Ma trận đề kiểm tra học kì II, Địa lí 9Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ

nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Vùng Đông Nam Bộ

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng ;

- Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội.

40% TSĐ = 4điểm 25% TSĐ = 1điểm; 50 % TSĐ =2điểm; 25% TSĐ = 1điểm; ...% TSĐ =...điểm;

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng : vùng trọng điểm lương thực thực phẩm

- Trình bày được ý nghĩa phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

40% TSĐ = 4điểm ..... TSĐ = điểm; 50% TSĐ = 2điểm; % TSĐ = điểm; 50% TSĐ =2điểm;

Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo

Kể tên và xác định được vị trí một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam.

63

Page 64: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

20% TSĐ = 2điểm 100% TSĐ =2điểm; % TSĐ = điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm;

TSĐ 10Tổng số câu 03

3,0 điểm30%;

4,0 điểm40%

1,0 điểm10%

2,0 điểm; 20% TSĐ

4. Viết đề kiểm tra từ ma trậnĐề kiểm tra học kì II, Địa lí 9

Câu 1. (4,0 điểm) Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ ?

Câu 2. (4,0 điểm)

Trình bày hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng này?

Câu 3. (2,0 điểm)

Hãy điền tên các đảo Cát Bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc, Thổ  Chu ; quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lên lược đồ trống Việt Nam và cho biết các đảo và quần đảo đó thuộc tỉnh/thành phố nào?

64

Page 65: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm

- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm.

- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.- Ghi chú: Học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch

đẹp vẫn cho điểm tối đa.

Hướng dẫn trả lời

Câu 1. (4,0 điểm) Ảnh hưởng của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ

a) Thuận lợi

- Về vị trí địa lí

+ Giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng giàu nông, lâm, thủy sản. Phía tây giáp Campuchia, phía đông giáp vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế. (0,5 điểm)

+ Thuận tiện cho giao lưu trên đất liền và biển, giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế. (0,5 điểm)

- Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Đông Nam Bộ có địa hình khá bằng phẳng, đất đất đai màu mỡ, khí hậu cận xích đạo, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm. (1,0 điểm)

65

Page 66: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

+ Vùng biển ấm ngư trường rộng lớn, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông, giàu tiềm năng về dầu khí. (0,5 điểm)

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc có tiềm năng lớn về thủy điện, phát triển giao thông, cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp,... (0,5 điểm)

b) Khó khăn

+ Mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất, thậm chí cả sinh hoạt. Trên đất liền nghèo khoáng sản. (0,5 điểm)

+ Diện tích rừng thấp, nguy cơ gây ô nhiễm do chất thải công nghiệp và sinh hoạt cao, vấn đề bảo vệ môi trường luôn luôn phải quan tâm. (0,5 điểm)

Câu 2. (4,0 điểm)

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta.

- Diện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước. Bình quân lương thực đầu người gấp 2,3 lần cả nước (đạt 1066,3 kg/người, năm 2002). (0,5 điểm)

- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới : xoài, dừa, cam, bưởi,... (0,5 điểm)

- Nghề chăn nuôi vịt cũng được phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh. (0,5 điểm)

- Tổng sản lượng thuỷ sản của vùng chiếm hơn 50% của cả nước. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang được phát triển mạnh. (0,5 điểm)

b) Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

- Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm (0,5 điểm), đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm. (0,5 điểm)

66

Page 67: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

- Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm nước ta mở rộng ra thị trường quốc tế. (0,5 điểm)

- Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. (0,5 điểm)

Câu 3. (2,0 điểm)

- Điền tương đối chính xác tên 5 đảo (quần đảo) ở đúng các tỉnh/ thành thì cho 1,0 điểm;

- Điền tương đối chính xác tên từ 6 đến 8 đảo (quần đảo) ở đúng các tỉnh/ thành thì cho 1,5 điểm;

- Điền tương đối chính xác tên 9 đến 10 đảo (quần đảo) ở đúng các tỉnh/ thành thì cho 2,0 điểm;

6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).

4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

67

Page 68: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Phần thứ ba: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Thư viện câu hỏi, bài tập là tiền đề để xây dựng thư viện câu hỏi, phục vụ cho việc dạy và học của các thày cô giáo và học sinh, đặc biệt là để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong khuôn khổ tài liệu này chúng tôi nêu một số vấn đề về Xây dựng Thư viện câu hỏi và bài tập trên mạng internet.

Mục đích của việc xây dựng Thư viện câu hỏi, bài tập trên mạng internet là nhằm cung cấp hệ thống các câu hỏi, bài tập có chất lượng để giáo viên tham khảo trong việc xây dựng đề kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Các câu hỏi của thư viện chủ yếu để sử dụng cho các loại hình kiểm tra: kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì; dùng cho hình thức luyện tập và ôn tập. Học sinh có thể tham khảo Thư viện câu hỏi, bài tập trên mạng internet để tự kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức và năng lực học; các đối tượng khác như phụ huynh học sinh và bạn đọc quan tâm đến giáo dục phổ thông tham khảo.

Trong những năm qua một số Sở GDĐT, phòng GDĐT và các trường đã chủ động xây dựng trong website của mình về đề kiểm tra, câu hỏi và bài tập để giáo viên và học sinh tham khảo. Để Thư viện câu hỏi, bài tập của các trường học, của các sở GDĐT, Bộ GDĐT ngày càng phong phú cần tiếp tục tổ chức biên soạn, chọn lọc câu hỏi, đề kiểm tra có phần gợi ý trả lời; qui định số lượng câu hỏi và bài tập, font chữ, cỡ chữ; cách tạo file của mỗi đơn vị.

Trên cơ sở nguồn câu hỏi, bài tập từ các Sở và các nguồn tư liệu khác Bộ GDĐT đã và đang tổ chức biên tập, thẩm định, đăng tải trên website của Bộ GDĐT và hướng dẫn để giáo viên và học sinh tham khảo sử dụng.

Để xây dựng và sử dụng thư viện câu hỏi và bài tập trên mạng internet đạt hiệu quả tốt nên lưu ý một số vấn đề sau:

1. Về dạng câu hỏi

68

Page 69: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Nên biên soạn cả 2 loại câu hỏi, câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan (nhiều lựa chọn, điền khuyết, đúng sai, ghép đôi..). Ngoài các câu hỏi đóng (chiếm đa số) còn có các câu hỏi mở (dành cho loại hình tự luận), có một số câu hỏi để đánh giá kết quả của các hoạt động thực hành, thí nghiệm.

2. Về số lượng câu hỏi

Số câu hỏi của một chủ đề của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tương ứng với một chương trong SGK, bằng số tiết của chương đó theo khung phân phối chương trình nhân với tối thiểu 5 câu/1 tiết hoặc ít nhất 2 câu cho 1 chuẩn cần đánh giá. Hàng năm tiếp tục bổ sung để số lượng câu hỏi và bài tập ngày càng nhiều hơn.

Đối với từng môn tỷ lệ % của từng loại câu hỏi so với tổng số câu hỏi, do các bộ môn bàn bạc và quyết định, nên ưu tiên cho loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn và câu hỏi tự luận.

Đối với các cấp độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) thì tuỳ theo mục tiêu của từng chủ đề để quy định tỉ lệ phù hợp đối với số câu hỏi cho từng cấp độ, nhưng cần có một tỉ lệ thích đáng cho các câu hỏi vận dụng, đặc biệt là vận dụng vào thực tế.

Việc xác định chủ đề, số lượng và loại hình câu hỏi nên được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với khung phân phối chương trình, các chương, mục trong sách giáo khoa, quy định về kiểm tra định kì và thường xuyên.

Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào số lượng của các chủ đề, yêu cầu về chuẩn KT, KN của mỗi chủ đề trong chương trình GDPT.

Mỗi môn cần thảo luận để đi đến thống nhất về số lượng câu hỏi cho mỗi chủ đề.

3. Yêu cầu về câu hỏi

Câu hỏi, bài tập phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT do Bộ GDĐT ban hành, đáp ứng được yêu cầu về: lí thuyết, thực hành, kĩ năng của một môn học hoặc tích hợp nhiều môn học. Các câu hỏi đảm bảo được các tiêu chí đã nêu ở Phần thứ nhất.

Thể hiện rõ đặc trưng môn học, cấp học, thuộc khối lớp và chủ đề nào của môn học.

Nội dung trình bày cụ thể, câu chữ rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu.

Đảm bảo đánh giá được học sinh về cả ba tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

4. Định dạng văn bản

69

Page 70: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Câu hỏi và bài tập cần biên tập dưới dạng file và in ra giấy để thẩm định, lưu giữ. Về font chữ, cỡ chữ thì nên sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.

Mỗi một câu hỏi, bài tập có thể biên soạn theo mẫu:

BIÊN SOẠN CÂU HỎI

Mã nhận diện câu hỏi : ______

MÔN HỌC: _____________

Thông tin chung

* Lớp: ___ Học kỳ: ______

* Chủ đề: _____________________________

* Chuẩn cần đánh giá: _____________

KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ

1. Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi của mỗi môn học

Bước 1: Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông đối với từng môn học, theo khối lớp và theo từng chủ đề, để chọn các nội dung và các chuẩn cần đánh giá. Điều chỉnh phù hợp với chương trình và phù hợp với sách giáo khoa.

70

Page 71: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Bước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” (hoặc ma trận đề đối với đề kiểm tra) của từng chủ đề, cụ thể số câu cho mỗi chủ đề nhỏ, số câu TNKQ, số câu tự luận ở mỗi chuẩn cần đánh giá, mỗi cấp độ nhận thức (tối thiểu 2 câu hỏi cho mỗi chuẩn cần đánh giá). Xây dựng một hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xây dựng trong bước I, các ví dụ minh họa xem phần biên soạn đề kiểm tra ở phần II.

Bước 3: Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã xây dựng.

Cần lưu ý: Nguồn của câu hỏi? Trình độ của các đội ngũ viết câu hỏi ? Cách thức đảm bảo câu hỏi được bảo mật ?

Bước 4: Tổ chức thẩm định và đánh giá câu hỏi. Nếu có điều kiện thì tiến hành thử nghiệm câu hỏi trên thực tế một mẫu đại diện các học sinh.

Bước 5: Điều chỉnh các câu hỏi (nếu cần thiết), hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi và đưa vào thư viện câu hỏi.

- Thiết kế một hệ thống ngân hàng câu hỏi trên máy tính

- Cách thức bảo mật ngân hàng câu hỏi

- Cách thức lưu trữ và truy xuất câu hỏi

- Cách thức xây dựng đề kiểm tra

- Chuẩn bị sổ tay hướng dẫn người sử dụng

- Tập huấn sử dụng thư viện câu hỏi

5. Sử dụng câu hỏi của mỗi môn học trong thư viện câu hỏi

Đối với giáo viên: tham khảo các câu hỏi, xem xét mức độ của câu hỏi so với chuẩn cần kiểm tra để xây dựng các đề kiểm tra hoặc sử dụng để ôn tập, hệ thống kiến thức cho học sinh phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.

Đối với học sinh: truy xuất các câu hỏi, tự làm và tự đánh giá khả năng của mình đối với các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho bản thân.

Đối với phụ huynh học sinh: truy xuất các câu hỏi sao cho phù hợp với chương trình các em đang học và mục tiêu các em đang vươn tới, giao cho các em làm và tự đánh giá khả năng của các em đối với yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó có thể chỉ ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho các em.

71

Page 72: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Phần thứ tư: HƯỚNG DẪN TẬP HUẤN TẠI ĐỊA PHƯƠNG1. Nhiệm vụ của chuyên viên bộ môn và báo cáo viên cốt cána. Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn

- Lập kế hoạch tập huấn ở địa phương- Dự kiến số lượng HV, số lớp/đợt tập huấn; thời gian; địa điểm tập huấn- Phân công báo cáo viên- Chuẩn bị các điều kiện: Tài liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học và kinh phí

b. Tổ chức tập huấn theo chương trình - Nội dung tập huấn tại địa phương cần tiến hành như Bộ GDĐT đã tập huấn cho GV cốt cán.- Cần nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng.- Xác định yêu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các mẫu phiếu thăm dò, khảo sát trước và sau đợt tập

huấn.- Chú ý đến tổ chức các hoạt động (hoạt động của BCV và HV) cho đợt tập huấn, BCV tạo điều kiện cho tất cả

HV được làm việc phát biểu và thực hiện các nhiệm vụ do BCV giao. Tăng cường tính thực hành trong đợt tập huấn, phát huy tính chủ động sáng tạo của HV

- Kết quả cuối cùng của đợt tập huấn là HV biết cách xây dựng đề kiểm tra theo quy trình, xây dựng được ma trận đè kiểm tra theo yêu cầu; xây dựng được các câu hỏi và bài tập theo các mức độ nhận thức; sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập để xây dựng đề kiểm tra.

72

Page 73: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Các tài liệu mà Bộ GDĐT trang bị cho HV là những tài liệu để tập huấn tại địa phương. Trên cơ sở các tài liệu này BCV cấp tỉnh soạn nội dung, kế hoạch, các hoạt động tập huấn cho phù hợp với địa phương.

2. Đối với cán bộ quản lí- Nắm vững chủ trương đổi mới GDPT, đổi mới kiểm tra đánh giá, cụ thể hóa các văn bản của ngành để thực

hiện trong thực tiễn giáo duc.- Nắm vững yêu cầu dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ

thông, nắm vững quy trình ra đề kiểm tra để chỉ đạo GV thực hiện.- Tổ chức cho GV và các tổ bộ môn xây dựng thư viện hệ thống câu hỏi và bài tập theo các mức nhận thức;

hướng dẫn GV sử dụng.- Có các biện pháp quản lí, kiểm tra, đánh giá GV khi thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá. Động viên khen

thưởng kịp thời các GV có thành tích trong đổi mới.3. Đối với GV- Nắm vững quy trình ra đề kiểm tra, các thao tác xây dựng ma trận, nghiên cứu và vận dụng vào việc xây

dựng các đề kiểm tra cho môn học.- Biết sử dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông để xây dựng ma trận và đề

kiểm tra.- Biết xây dựng và sử dụng câu hỏi và bài tập trong thư viện câu hỏi và bài tập.- Trao đổi thông tin học liệu câu hỏi và bài tập, đề kiểm tra với đồng nghiệp.

73

Page 74: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

PHỤ LỤC

1. Các mức độ nhận thức

Bảng tổng hợp các mức độ nhận thức

Mức độ Sự thể hiện Các hoạt động tương ứng

Nhận biếtQuan sát và nhớ lại thông tin, nhận biết được thời gian, địa điểm và sự kiện, nhận biết được các ý chính, nắm được chủ đề nội dung.

Liệt kê, định nghĩa, thuật lại, nhận dạng, chỉ ra, đặt tên, sưu tầm, tìm hiểu, lập bảng kê, trích dẫn, kể tên, ai, khi nào, ở đâu v.v...

Thông hiểu

Thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa, chuyển tải kiến thức từ dạng này sang dạng khác, diễn giải các dữ liệu, so sánh, đối chiếu tương phản, sắp xếp thứ tự, sắp xếp theo nhóm, suy diễn các nguyên nhân, dự đoán các hệ quả.

Tóm tắt, diễn giải, so sánh tương phản, dự đoán, liên hệ, phân biệt, ước đoán, chỉ ra khác biệt đặc thù, trình bày suy nghĩ, mở rộng, v.v...

Vận dụng

Sử dụng thông tin, vận dụng các phương pháp, khái niệm và lý thuyết đã học trong những tình huống khác, giải quyết vấn đề bằng những kỹ năng hoặc kiến thức đã học

Vận dụng, thuyết minh, tính toán, hoàn tất, minh họa, chứng minh, tìm lời giải, nghiên cứu, sửa đổi, liên hệ, thay đổi, phân loại, thử nghiệm, khám phá v.v...

Vận dụng sáng tạo

Phân tích nhận ra các xu hướng, cấu trúc, những ẩn ý, các bộ phận cấu thành. Sử dụng những gì đã học để tạo ra nhữg cái mới, khái quát hóa từ các dữ kiện đã biết, liên hệ những điều đã học từ nhiều lĩnh vực khác nhau, dự đoán, rút ra các kết

Phân tích, xếp thứ tự, giải thích, kết nối, phân loại, chia nhỏ, so sánh, lựa chọn, giải thích, suy diễnKết hợp, hợp nhất, sửa đổi, sắp xếp lại, thay thế, đặt kế hoạch, sáng tạo, thiết kế, chế tạo, điều gì

74

Page 75: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

luận.So sánh và phân biệt các kiến thức đã học, đánh giá giá trị của các học thuyết, các luận điểm, đưa ra quan điểm lựa chọn trên cơ sở lập luận hợp lý, xác minh giá trị của chứng cứ, nhận ra tính chủ quan.Có dấu hiệu của sự sáng tạo.

sẽ xảy ra nếu?, sáng tác, xây dựng, soạn lập, khái quát hóa, viết lại theo cách khácĐánh giá, quyết định, xếp hạng, xếp loại, kiểm tra, đo lường, khuyến nghị, thuyết phục, lựa chọn, phán xét, giải thích, phân biệt, ủng hộ, kết luận, tóm tắt v.v...

a. Nhận biết:

Là nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, có nghĩa là có thể nhận biết thông tin, tái hiện, ghi nhớ lại,... Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, sự vật hiện tượng.

Có thể cụ thể hoá các yêu cầu như sau :

+ Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, biểu tượng, sự vật, hiện tượng hay một thuật ngữ địa lí nào đó,..

+ Nhận dạng: hình thể, địa hình, vị trí,...

+ Liệt kê và xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng.

Các động từ tương ứng với cấp độ biết có thể được xác định là: trình bày, nêu, liệt kê, xác định,...

Ví dụ:

- Trình bày khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước.

- Nêu sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.

- Dựa vào bản đồ thế giới, nêu vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ.

- Dựa vào Atlats Địa lí Việt Nam, cho biết 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta và sản phẩm chuyên môn hóa của từng vùng.

- Kể tên các tỉnh/thành phố ở Đồng bằng sông Hồng...

b. Thông hiểu:

75

Page 76: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Là khả năng nắm được, hiểu được, giải thích và chứng minh được các sự vật và hiện tượng địa lí. Học sinh có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình, sử dụng được kiến thức và kĩ năng trong tình huống quen thuộc

Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu :

+ Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, tính chất của sự vật hiện tượng.

+ Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng.

+ Lựa chọn, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.

+ Sắp xếp lại các ý trả lời theo cấu trúc lôgic.

Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác định là: phân tích, giải thích, chứng minh, mô tả, phân biệt, so sánh, ...

Ví dụ:

- Phân tích sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hoà.

- Đọc và phân tích lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới.

- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở môi trường hoang mạc.

- Phân tích ảnh địa lí : cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hoà, hoạt động kinh tế ở hoang mạc.

- Dựa vào Atlats Địa lí Việt Nam, cho biết cây cao su và cây cà phê tập trung chủ yếu ở vùng nào? Giải thích?

- Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long, đất nhiễm mặn chiếm diện tích lớn?

c. Vận dụng:

Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.

Có thể cụ thể bằng các yêu cầu sau đây:

- So sánh các phương án giải quyết vấn đề;

- Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được;76

Page 77: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

- Giải quyết được những tình huống mới bằng việc vận dụng các khái niệm, biểu tượng, đặc điểm đã biết,...

- Khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống quen thuộc, tình huống đơn lẻ sang tình huống mới, tình huống phức tạp hơn.

Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác định là: minh họa, sử dụng, áp dụng, chứng minh, so sánh,...

Ví dụ:

- Viết một báo cáo ngắn về Ô-xtrây-li-a dựa vào tư liệu đã cho.

- Tính toán và vẽ biểu đồ về sự gia tăng dân số, sự tăng trưởng GDP, về cơ cấu cây trồng của một số quốc gia, khu vực thuộc châu Á.

- Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là bao nhiêu?

- Sử dụng bản đồ để nhận biết sự phân bậc độ cao địa hình ; các hướng gió chính, các dòng biển, các dòng sông lớn.

d. Vận dụng sáng tạo:

Có thể hiểu là học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản, các kĩ năng, kiến thức để giải quyết mọt ván đề mới chưa được học hay chưa trải nghiệm trước đây (sáng tạo). Vận dụng vấn đề đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.

Ở cấp độ này bao gồm 3 mức độ: phân tích, tổng hợp, đánh giá theo bảng phân loại các mức độ nhận thức của Blom.

- Phân tích khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thong tin hay tình huống

- Tổng hợp khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể, sự vật lớn.

- Đánh giá là khả năng phán xét giá trị sử dụng thông tin theo tiêu chí thích hợp.

Các hoạt động tương ứng ở vận dụng sáng tạo là: phân biệt, so sánh, chia nhỏ các thành phần, thiết kế, rút ra kết luận, tạo ra sản phẩm mới.

Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác định là: giải thích, trình bày mối quan hệ, so sánh, ...

Ví dụ:

77

Page 78: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

- So sánh một số đặc điểm tự nhiên của ba miền địa lí tự nhiên nước ta.

- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư.- Dựa vào Atlats Địa lí Việt Nam, so sánh 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tại sao Hà

Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?

Phần lớn chúng ta đều cảm nhận được rằng có nhiều cấp độ tư duy khác nhau, từ đơn giản cho đến phức tạp, sâu sắc. Trên cơ sở thang phân loại của Bloom và thang phân loại của Nikko, căn cứ vào các mục tiêu giáo dục, các mục đích học tập khác nhau và cấu trúc của quá trình tiếp thu, ta có thể phân loại thành tư duy thành 4 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo.

Ý nghĩa quan trọng nhất của thang phân loại tư duy là nó giúp chúng ta hiểu được cấu trúc của quá trình học hỏi, tiếp thu nhận thức của HS. GV cần nắm vững các cấp độ tư duy khác nhau này để kiểm tra, đánh giá tư duy (kiến thức, kỹ năng và thái độ) của HS và mở ra cơ hội để HS biết được khả năng của mình từ đó tự phát triển các kỹ năng tư duy ở cấp độ cao hơn. Chúng ta càng thúc đẩy HS vươn tới tư duy ở cấp độ cao hơn, HS càng tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập và họ sẽ lĩnh hội tốt hơn nội dung học tập, và hiệu quả đào tạo cũng cao hơn.

Sơ đồ thang mức độ nhận thức

78

Page 79: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

2. Giới thiệu một số đề kiểm tra Ví dụ 1. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (LỚP 7)

1. Xác định mục tiêu kiểm tra

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.

- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản sau khi học xong nội dung Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng (chủ đề Các môi trường địa lí và hoạt động kinh tế của con người).

2. Xác định hình thức kiểm tra

Hình thức kiểm tra tự luận

3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra

Trên cơ sở phân phối số tiết, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng

- Đọc lược đồ các kiểu môi trường ở đới nóng;

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường ở đới nóng (Môi trường xích đạo ẩm)

100% TSĐ =10điểm 40% TSĐ =4,0 điểm; 60% TSĐ =6,0 điểm; TSĐ 10Tổng số câu 02

4,0điểm; 40% TSĐ

6,0điểm; 40% TSĐ

79

Page 80: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

4. Viết đề kiểm tra từ ma trậnCâu 1 (3,0 điểm)

Dựa vào Lược đồ các kiểu môi trường đới nóng, xác định vị trí của môi trường nhiệt đới và kể tên các kiểu môi trường đới nóng. Việt Nam nằm ở môi trường nào?

Câu 2 (7,0 điểm) Trình bày đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm. Vì sao môi trường xích đạo ẩm cây rừng phát triển rậm rạp quanh năm?

5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm

- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.

- Ghi chú: học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa. Thiếu ý nào sẽ không cho điểm ý đó.

Hướng dẫn trả lời

Câu 1 (3,0 điểm)

- Vị trí của môi trường nhiệt đới: Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng VT 50 đến chí tuyến cả ở hai bán cầu. (1,0 điểm)

80

Page 81: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

- Các kiểu môi trường đới nóng: Môi trường xích đạo ẩm; môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường nhiệt đới và môi trường hoang mạc. (1,0 điểm)

- Việt Nam nằm ở môi trường nhiệt đới gió mùa. (1,0 điểm)

Câu 2. (7,0 điểm)

- Đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm:

+ Khí hậu nóng và ẩm quanh năm. (1,0 điểm)

+ Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất với tháng thấp nhất rất nhỏ, nhưng sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lại tới trên 100C. (1,0 điểm)

+ Lượng mưa trung bình năm cao, càng gần xích đạo lượng mưa càng nhiều. (1,0 điểm)

+ Độ ẩm cao, trung bình trên 80%.(1,0 điểm)

- Môi trường xích đạo ẩm cây rừng phát triển rậm rạp quanh năm vì độ ẩm và nhiệt độ cao (1,0 điểm); tạo điều kiện thuận lợi cho rừng cây ở môi trường xích đạo ẩm phát triển rậm rạp quanh năm với nhiều tầng tán (1,0 điểm); tập trung nhiều loài cây, chim, thú trên thế giới. (1,0 điểm)

6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).

4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

Ví dụ 2. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT, HỌC KÌ I (LỚP 7)

1. Xác định mục tiêu kiểm tra

81

Page 82: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.

- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung: Thành phần nhân văn của môi trường, Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng, Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà (chủ đề các môi trường địa lí và hoạt động kinh tế của con người).

2. Xác định hình thức kiểm tra

Hình thức kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận

3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra

Trên cơ sở phân phối số tiết (từ tiết 1 đến hết tiết 17), kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:

Chủ đề (nội dung,

chương)/Mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạoTNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

Thành phần nhân văn của môi trường

- Đọc biểu đồ tháp tuổi. - Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc

- So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị

40% TSĐ =4,0điểm

25% TSĐ =1,0điểm

...% TSĐ =.....điểm

...% TSĐ =.....điểm ..% TSĐ = ..điểm

...% TSĐ =.....điểm

75% TSĐ =3,0điểm

.% TSĐ =..điểm

..% TSĐ =..điểm

MT đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng

- Trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của MT nhiệt đới.

- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.

25% TSĐ =2,5điểm

.. % TSĐ =.. điểm

... % TSĐ =..điểm

20%TSĐ = 0,5 điểm 80 % TSĐ =2,0điểm

...% TSĐ =...điểm

....% TSĐ =..điểm

..% TSĐ =...điểm

..% TSĐ =...điểm

Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế

- Biết vị trí của đới ôn hoà trên bản

- Biết được hiện trạng ô nhiễm không

- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đô thị hoá ở

82

Page 83: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

của con người ở đới ôn hoà

đồ Tự nhiên thế giới.

khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hoà ; nguyên nhân và hậu quả.

các đô thị đới ôn hoà. - Hiểu và trình bày được đặc điểm của ngành kinh tế nông nghiệp ở đới ôn hoà.

35% TSĐ =3,5điểm

14,5% TSĐ =0,5 điểm

57 % TSĐ =2điểm

28,5% TSĐ = 1,0điểm

.. % TSĐ =..điểm

...% TSĐ =....điểm

....% TSĐ =..điểm

..% TSĐ =...điểm

...% TSĐ =..điểm

TSĐ : 10Tổng số câu

1,5điểm15%

2điểm20%

1,5điểm15%

2,0điểm20%

....điểm 3,0 điểm30%

...điểm ....điểm

4. Viết đề kiểm tra từ ma trậnI. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi câu chọn một phương án trả lời đúng

Câu 1. Tháp tuổi biểu thị dân số trẻ có dạng

A. thân và đáy tháp đều rộng. B. đáy tháp rộng hơn chân tháp.

C. thân tháp rộng hơn đáy tháp. D. thân và đáy tháp đều hẹp.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với môi trường nhiệt đới?

A. Càng xa xích đạo, lượng mưa càng tăng.

B. Càng xa xích đạo, thực vật càng thưa.

C. Càng gần chí tuyến, biên độ nhiệt càng lớn.

D. Trong năm có hai lần nhiệt độ tăng cao vào lúc Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.

Câu 3. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào

A. chỉ số thông minh. B. cấu tạo cơ thể.C. hình thái bên ngoài. D. tình trạng sức khoẻ.

Câu 4. Giới hạn của đới ôn hoà nằm ởA. giữa đới nóng và đới lạnh. B. trên đới lạnh và dưới đới nóng.

83

Page 84: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

C. dưới đới lạnh và trên đới nóng. D. giữa đới nóng và đới lạnh bán cầu bắc.

Câu 5. Quá trình đô thị hoá ở đới ôn hoà gắn vớiA. di dân tự do đến các thành phố lớn.B. làn sóng nông dân di cư tự do vào thành phố kiếm việc làm.C. phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và dịch vụ.D. tốc độ gia tăng dân số nhanh.

Câu 6. Tính chất hiện đại của nền nông nghiệp đới ôn hòa thể hiện ở

A. tổ chức sản xuất chặt chẽ kiểu công nghiệp chuyên môn hóa cao.

B. mục đích cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng và xuất khẩu.

C. việc giải phóng nông dân khỏi lao động nặng nhọc.

D. khả năng đảm bảo nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). So sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn với quần cư đô thị.

Câu 2 (2,0 điểm). Phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.

Câu 3 (2,0 điểm). Nêu hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hoà ; nguyên nhân và hậu quả.

5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm

- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm.

- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.

- Ghi chú: học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa. Thiếu ý nào sẽ không cho điểm ý đó.

84

Page 85: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Hướng dẫn trả lời

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6Đáp án B A C A B A

II. Tự luận (7,0 điểm)Câu 1 (3,0 điểm)a) Quần cư nông thôn:- Hoạt động sản xuất: nông, lâm và ngư nghiệp. (0,5 điểm)- Mật độ dân số: phân tán, mật độ dân số khá thấp. (0,5 điểm)- Cách thức tổ chức cư trú: làng mạc, thôn xóm xen với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước. (0,5

điểm)b) Quần cư đô thị:- Hoạt động sản xuất: công nghiệp và dịch vụ. (0,5 điểm)- Mật độ dân số: tập trung, mật độ dân số cao. (0,5 điểm)- Cách thức tổ chức cư trú: các khu phố, dãy nhà xen lẫn với một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh...

(0,5 điểm)

Câu 2 (2,0 điểm). Mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.

- Dân số đông, gần 50% dân số thế giới tập trung ở đới nóng. (0,5 điểm)

- Gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch... (1,0 điểm)

- Việc giải quyết mối quan hệ giữa dân cư và môi trường ở đây phải gắn chặt với sự phát triển kinh tế - xã hội. (0,5 điểm)

Câu 3 (2,0 điểm). Hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hoà ; nguyên nhân và hậu quả

85

Page 86: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

- Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa đã đến mức báo động. Các hiện tượng mưa axit, thủy triều đỏ, hiệu ứng nhà kính... ngày càng tăng. (0,5 điểm)

- Nguyên nhân: do sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông; do sự tập trung phần lớn các đô thị chạy dọc ven biển. (0,5 điểm)

- Hậu quả: làm biến đổi khí hậu; các nguồn nước biển, nước sông, nước hồ, nước ngầm... bị ô nhiễm, gây nguy hiểm tới sức khỏe con người và các sinh vật sống dưới nước. (1,0 điểm)

6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).

4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

Ví dụ 3: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (LỚP 8)

1. Xác định mục tiêu kiểm tra

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.

- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung: Các thành phần tự nhiên ; Các miền địa lí tự nhiên.

2. Xác định hình thức kiểm tra

Hình thức kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận

86

Page 87: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra

Trên cơ sở phân phối số tiết, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:

Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ

nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Các thành phần tự nhiên

- Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm.

30% TSĐ = 3 điểm ...% TSĐ = ...điểm; .............% TSĐ =.........điểm; 100% TSĐ = 3 điểm; ...% TSĐ =...điểm;

Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam 

- Trình bày và giải thích được bốn đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam.

35% TSĐ = 3,5 điểm ..... TSĐ = điểm; 100% TSĐ = 3,5 điểm; ....% TSĐ = ...điểm; ...% TSĐ =...điểm;

87

Page 88: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Các miền địa lí tự nhiên - Nêu được một số đặc

điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền.- Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền.

35% TSĐ = 3,5 điểm 100% TSĐ =3,5điểm; ...% TSĐ = ...điểm; ...% TSĐ =...điểm; ...% TSĐ =...điểm;

TSĐ 10Tổng số câu 03

3,5điểm35%

3,5điểm35%

3điểm30%

...% TSĐ =...điểm;

4. Viết đề kiểm tra từ ma trậnCâu 1. (3,0 điểm). Cho bảng số liệu sauNhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Tháng

Trạm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hà Nội Nhiệt độ (0C)

16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2

Lượng mưa (mm)

18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 239,9 288,2 318 265,4 130,7 43,4 23,4

TP. Hồ Chí

Minh

Nhiệt độ (0C)

25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7

Lượng mưa (mm)

13,8 4,1 10,5 50,4 218,4 311,7 293,7 269,8 327 266,7 116,5 48,3

Nhận xét sự khác nhau của hai trạm khí tượng trên. 88

Page 89: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Câu 2 (3,5 điểm) Trình bày đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam. Cho biết tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện trong các thành phần tự nhiên Việt Nam như thế nào ?

Câu 3 (3,5 điểm). Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền.

5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm.

- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.

- Ghi chú: học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa. Thiếu ý nào sẽ không cho điểm ý đó.

Hướng dẫn trả lời

Câu 1. (3,0 điểm).

- Hà Nội

+ Có ba tháng lạnh, tháng 12 (18,20C), tháng 1 (16,40C), tháng 2 (170C) đồng thời cũng là ba tháng có lượng mưa thấp nhất. (0,5 điểm)

+ Có 5 tháng nóng từ tháng 5 đến tháng 9 (t0 >270C) đồng thời cũng là những tháng có tổng lượng mưa lớn nhất. (0,5 điểm)

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. (0,5 điểm)

+ Hà Nội có sự phân hoá mùa rõ rệt: mùa đông và mùa hè. (0,5 điểm)

- TP. Hồ Chí Minh

+ Nhiệt độ cao, không có tháng lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. (0,5 điểm)

+ TP. Hồ Chí Minh có hai mùa rất rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. (0,5 điểm)

Câu 2 (3,5 điểm) 89

Page 90: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

a) Đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam

- Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm, (0,25 điểm)

- Việt Nam là một nước ven biển. (0,25 điểm)

- Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi. (0,25 điểm)

- Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng, phức tạp. (0,25 điểm)

b) Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện trong các thành phần tự nhiên Việt Nam :

- Địa hình: đất đá bị phong hoá mạnh; hiện tượng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi diễn ra mạnh mẽ; dạng địa hình cácxtơ rất phổ biến ở vùng núi đá vôi của nước ta. (0,5 điểm)

- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên cả nước cao hơn 21 0C, độ ẩm cao trên 80%, mưa nhiều từ 1500 - 2000mm/năm (Hà Nội: 1676mm). Các nơi đều có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô (ở miền bắc còn có mùa nóng và mùa lạnh); đều chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông. (0,5 điểm)

- Thuỷ văn: mạng lưới sông ngòi dày đặc (2360 con sông dài trên 10km), thuỷ chế của sông đều có hai mùa nước (mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt, mùa lũ chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm). (0,5 điểm)

- Thổ nhưỡng: đất feralit ở vùng đồi núi chiếm tới 65% diện tích và 11% đất phù sa ở đồng bằng là hệ quả của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Hiện tượng đá ong hoá trên các vùng đất đồi núi. (0,5 điểm)

- Sinh vật: rừng rậm nhiệt đới, cây cối quanh năm xanh tốt; phong phú về số loài động thực vật (14600 loài thực vật, 11200 loài động vật). (0,5 điểm)

Câu 3 (3,5 điểm)

a) Đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Có mùa đông lạnh nhất cả nước và kéo dài, tạo điều kiện cho sinh vật ưa lạnh phát triển ; mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều (0,5 điểm)

- Địa hình núi thấp nhưng rất đa dạng, đặc biệt là địa hình cacxtơ, hướng núi hình cánh cung ; (0,5 điểm)

- Là miền có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật là than đá (Quảng Ninh, Thái Nguyên), apatit (Lào Cai), quặng sắt (Thái Nguyên), quặng thiếc và vonfram (Cao Bằng), thuỷ ngân (Hà Giang); đá vôi, đất sét.... ; (0,5 điểm)

90

Page 91: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

- Nhiều thắng cảnh : vịnh Hạ Long, bãi tắm Trà Cổ, núi Mẫu Sơn, hồ Ba Bể, vườn quốc gia Cúc Phương... (0,5 điểm)

b) Khó khăn : bão lụt, hạn hán, giá rét... ở một số vùng cân bằng sinh thái tự nhiên bị đảo lộn, rừng bị chặt phá, đất bị xói mòn, biển bị ô nhiễm (0,5 điểm)

c) Một số biện pháp cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản hợp lí. (0,25 điểm)

- Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng. (0,25 điểm)

- Cần xử lí chất thải sản xuất và chất thải sinh hoạt trước khi đưa vào môi trường tự nhiên. (0,25 điểm)

- Không phát triển du lịch ồ ạt, thiếu tổ chức... (0,25 điểm)

6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).

4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

3. Giới thiệu một số câu hỏiSơ đồ mối quan hệ giữa ma trận, thư viện câu hỏi và đề kiểm tra

91

Page 92: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Địa lí 6, Chủ đề: Trái Đất

Nội dung: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ

Mức độ nhận thức biết:

Câu 1. Tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh đứng thứ

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường

A. Kinh tuyến. B. Kinh tuyến gốc.

C. Vĩ tuyến. D. Vĩ tuyến gốc.

Câu 3. Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường

92

Page 93: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

A. Kinh tuyến. B. Kinh tuyến gốc.

C. Vĩ tuyến. D. Vĩ tuyến gốc.

Câu 4. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng

A. 00 B. 300 C. 900 D. 1800

Câu 5. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là

A. Kinh tuyến Đông. B. Kinh tuyến Tây.

C. Kinh tuyến 1800. D. Kinh tuyến gốc.

Câu 6. Hãy nối các ý ở cột A với cột B sao cho hợp lí.

A B

1. Khi vẽ bản đồ, càng gần trung tâm chiếu đồ... a) Sự biến dạng (cả về diện tích và hình dạng) càng rõ rêt.

2. Khi vẽ bản đồ, càng xa trung tâm chiếu đồ... b) Độ chính xác (cả về diện tích và hình dạng) càng cao.

Câu 7. Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho hợp lí

A B

1. Kinh độ của một điểm a) ... là kinh độ và vĩ độ của một địa điểm.

2. Vĩ độ của một điểm b) ... là khoảng cách tính bằng số độ, từ KT đi qua điểm đó đến KT gốc.

3. Tọa độ địa lí của một điểm c) ... là khoảng cách tính bằng số độ, từ VT đi qua điểm đó đến VT gốc.

93

Page 94: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Câu 8. Hãy ghép nối các kí hiệu ở cột B sao cho đúng với các dạng kí hiệu bản đồ ở cột A.A B

Kí hiệu hình học

Kí hiệu chữ Pb

Kí hiệu tượng hình Ni

Câu 9. Hãy điền tiếp các hành tinh còn lại trong hệ Mặt Trời theo bảng dưới đây.Mặt Trời

1 2 3 4 5 6 7 8Sao Kim

Sao hỏa

Thiên Vương

Câu 10. Dựa vào hình vẽ dưới đây, hãy xác định các phương hướng chính trên bản đồ.

Mức độ nhận thức hiểu:Câu 1. Nhận định sau đây đúng hay sai:Bản đồ là cách biểu hiện và thu nhỏ hình dạng chính xác về một vùng đất hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

A. Đúng B. SaiCâu 2. Khi chuyển từ mặt cong ra mặt phẳng, các vùng đất biểu hiện trên bản đồ đều

94

Page 95: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

A. đảm bảo độ chính xác. B. có sự biến dạng nhất định.C. bị biến dạng rất lớn. D. không bị biến dạng.

Câu 3. Dựa vào các hình dưới đây

Hình 1: Bản đồ về bề mặt quả Địa Cầu sau khi đã nối những chỗ bị đứt (1. Đảo Grơn-len; 2. Lục địa Nam Mĩ)

Hình 2: Bản đồ có các đường kinh tuyến chụm ở cực Hình 3: Bản đồ nửa cầu

Em hãy:

a) Nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh tuyến, vĩ tuyến ở 3 hình trên.

b) Tại sao có sự khác nhau về hình dạng và kích thước giữa 3 hình?

c) Trong 3 hình trên, hình nào giống quả Địa Cầu?

95

Page 96: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Mức độ nhận thức vận dụng:

Câu 1. Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?A. 1: 7.500 B. 1: 15.000C. 1: 200.000 D. 1: 1.000.000

Câu 2. Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào thể hiện được vùng đất rộng lớn nhất?A. 1: 7.500 B. 1: 15.000C. 1: 200.000 D. 1: 1.000.000

Câu 3. Dựa vào hình vẽ dưới đây

Bản đồ thủ đô các nước ở khu vực Đông Nam Á

Em hãy:

a) Xác định hướng bay từ: Hà Nội đến Viêng Chăn; Hà Nội đến Gia-các-ta; Hà Nội đến Ma-li-na; Cu-a-la Lăm-pơ đến Băng Cốc; Cu-a-la Lăm-pơ đến Ma-li-na; Ma-li-na đến Băng Cốc; Băng Cốc đến Đi-li.

b) Ghi tọa độ địa lí các điểm A, B và C.

Mức độ nhận thức vận dụng sáng tạo:96

Page 97: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Câu 1. Dựa vào hình vẽ (kích thức của Trái Đất) dưới đây

Em hãy cho biết:

a) Đường kính Xích đạo có độ dài khoảng bao nhiêu km?

b) Giả sử đi bộ với vận tốc 5km một giờ, thì phải đi liên tục suốt bao nhiêu ngày, đêm mới hết một vòng Xích đạo?

Câu 2. Em hãy cho biết:

a) Trên quả Địa Cầu, nếu cứ cách 100, ta vẽ một KT, thì có tất cả bao nhiêu KT?

b) Trên quả Địa Cầu, nếu cứ cách 100, ta vẽ một VT, thì sẽ có bao nhiêu VT Bắc và bao nhiêu VT Nam?

c) Độ dài của các VT và các vĩ độ có gì khác nhau?

Câu 3. Dựa vào hình 1 (câu 3 - Mức độ nhận thức hiểu) cho biết, vì sao diện tích đảo Grơn – len lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ? (Trên thực tế, diện tích đảo này có 2 triệu km2, diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu km2).

Câu 4. Dựa vào các hình vẽ dưới đây

97

Page 98: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Bản đồ một khu vực của thành phố Đà Nẵng (tỉ lệ 1: 7500)

Bản đồ một khu vực của thành phố Đà Nẵng (tỉ lệ 1: 15000)

Em hãy cho biết:

a) Mỗi xăngtimét trên mỗi bản đồ ứng với bao nhiêu mét trên thực địa?

b) Bản đồ nào trong hai bản đồ có tỉ lệ lớn hơn?

c) Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn?

Địa lí 7. Chủ đề: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

Mức độ nhận thức biết:

Câu 1. Để biết được số dân của một quốc gia, người ta tiến hành

A. điều tra số người trong độ tuổi lao động. B. điều tra số người trong độ tuổi sinh đẻ.C. điều tra số trẻ em mới sinh trong năm. D. tổng điều tra dân số.

Câu 2. Nối các ô bên trái với các ô bên phải, sao cho hợp lí.

98

Page 99: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

BÙNG NỔ DÂN SỐ THẾ GIỚI

Câu 3. Hãy nối các ý ở các cột A, B và C sao cho hợp lý

Câu 4. Châu lục có nhiều siêu đô thị nhất thế giới là:A. Châu Á B. Châu Âu C. Châu Phi D. Châu Mĩ

Câu 5. Hiện nay, tốc độ đô thị hoá đang diễn ra nhanh tại

- Giảm tỉ lệ gia tăng dân số; - Phát triển kinh tế...

Khó khăn về giải quyết việc làm, ăn, ở, học hành...

Những năm 50 của thế kỉ XX.

Châu Á, châu Âu và Mĩ latinh

- Đời sống được cải thiện;- Tiến bộ về y tế...

Diễn ra chủ yếu ở khu vực

Thời gian bùng nổ dân số thế giới

Hậu quả

Nguyên nhân

Giải pháp

A. Chủng tộc B. Màu da C. Phân bố(chủ yếu)

Nê-grô-it Vàng Châu Âu

Mô-gô-lô-it Trắng Châu Phi

Ơ-rô-pê-ô-it Đen Châu Á

99

Page 100: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

A. các nước đang phát triển. B. các nước phát triển.

C. các nước châu Phi. D. các nước phát triển ở châu Âu.

Câu 6. Cho bảng số liệu: Tình hình phát triển dân số trên thế giới

Năm 1804 1927 1959 1974 1987 1999 Dự báo năm 2021

Số dân trên thế giới (tỉ người) 1 2 3 4 5 6 8

a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tình hình phát triển dân số thế giới thời kì 1804 – 2021.

b) Nhận xét tình hình phát triển dân số thế giới.

Mức độ nhận thức hiểu:

Câu 1. Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào

A. số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.

B. số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến.

C. số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác chuyển đến.

D. số người chết đi và số người từ nơi khác chuyển đến.

Câu 3. Tìm các từ và cụm từ cho trước dưới đây để điền vào chỗ chấm (...) sao cho hợp lí.

1. dịch vụ; 2. rất cao; 3. lâm nghiệp; 4. ngư nghiệp; 5. thấp; 6. nông nghiệp; 7. công nghiệp.

- Ở nông thôn, mật độ dân số thường .......... , hoạt động kinh thế chủ yếu là sản xuất ......., ........ hay .........

- Ở đô thị, mật độ dân số .........., hoạt động kinh tế chủ yếu là ......... và .......

Câu 4. Dựa vào lược đồ phân bố dân cư trên thế giới dưới đây, hãy:

100

Page 101: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

a) Nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giớib) Nêu nguyên nhân của sự phân bố dân cư

Mức độ nhận thức vận dụng:

Câu 1. Dựa vào bảng số liệu sau:Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và sự phân bố dân cư thế giới theo các châu lục.

Châu lục và khu vực

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) Dân số so với toàn thế giới (%)

1950 - 1955 1990 - 1995 1950 1996Toàn thế giới 1,78 1,48 100,0 100,0Châu Á 1,91 1,53 55,6 60,5Châu Phi 2,23 2,68 8,9 12,8Châu Âu 1,00 0,16 21,6 12,6Bắc Mĩ 1,70 1,01 6,8 5,2Nam Mĩ 2,65 1,70 6,6 8,4Châu Đại Dương 2,21 1,37 0,5 0,5

101

Page 102: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

a) Nhận xét tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trên toàn thế giới.b) Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới lại tăng?

Mức độ nhận thức vận dụng sáng tạo:

Câu 1. So sánh sự khác nhau về cách tổ chức sinh sống và hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

Câu 2. Dựa vào kiến thức đã học, hãy vẽ sơ đồ hậu quả của quá trình đô thị hóa tự phát.

Địa lí 8. Chủ đề: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊNMức độ nhận thức biết:

Câu 1. Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực? đó là những khu vực nào?

Câu 2. Địa hình đá vôi tập trung chủ yếu ở vùng nào? Địa hình cao nguyên badan tập trung nhiều ở vùng nào?

Câu 3. Em hãy nêu những nhân tố chủ yếu làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường.

Câu 4. Nước ta có mấy mùa gió? Nêu đặc tính của từng mùa gió.

Câu 5. Nêu đặc điểm sông ngòi Việt Nam.

Câu 6. Nêu những nguyên nhân làm cho sông ngòi nước ta bị ô nhiễm.

Mức độ nhận thức hiểu:

Câu 1. Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?

Câu 2. Địa hình nước ta đa dạng nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi. Vì sao?

Câu 3. Tính chất nhiệt đới gió mùa tác động như thế nào đến việc hình thành địa hình nước ta?

Câu 4. Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 5. Em hãy cho biết ý nghĩa của khu bảo tồn và vườn quốc gia.

Câu 6. Nguyên nhân nào làm cho tài nguyên sinh vật của nước ta suy giảm?

102

Page 103: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Câu 7. Em hãy cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển rừng của nước ta.

Câu 8. Em hãy nêu các nguyên nhân làm cho tài nguyên đất của chúng ta bị giảm sút và biện pháp giải quyết.

Câu 9. Nước ta rất đa dạng về hệ sinh thái. Em hãy chứng tỏ nhận định trên.

Câu 10. Sự giàu có về thành phân loài sinh vật ở nước ta có biểu hiện như thế nào và nguyên nhân tạo nên sự phong phú đó?

Mức độ nhận thức vận dụng:

Câu 2. Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu ở các miền của nước ta có giống nhau không? Vì sao?

Câu 2. Vì sao sông ngòi nước ta có 2 mùa lũ và cạn?

Câu 3. Vì sao sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung?

Câu 4. Vì sao sông ngòi nước mang nhiều phù sa?

Câu 5. Cho biết nguyên nhân hình thành đá ong và biện pháp hạn chế hiện tượng ong hoá đất trồng.

Mức độ nhận thức vận dụng sáng tạo:

Câu 1. So sánh sự khác nhau giữa địa hình châu thổ sông Hồng với địa hình châu thổ sông Cửu Long.

Câu 2. Vì sao một số địa điểm như Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Huế, Hòn Ba của nước ta thường có mưa lớn, lượng mưa trung bình năm rất cao?

Câu 3. Em hãy nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4. Em hãy chứng minh rằng tài nguyên sinh vật của nước ta có giá trị to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống và bảo vệ môi trường.

Địa lí 9. Chủ đề: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

103

Page 104: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Mức độ nhận thức biết:

Câu 1. Nền văn hoá Việt Nam phong phú, giàu bản sắc là doA. có 54 dân tộc sinh sống. B. có diện tích rộng lớn.C. du nhập văn hoá nước ngoài. D. yếu tố tự nhiên quyết định.

Câu 2. Cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999, người dân tộc Việt (Kinh) chiếm A. 85.8% tổng số dân. B. 86,2% tổng số dân.C. 87,3% tổng số dân. D. 88,2% tổng số dân.

Câu 4. Các dân tộc ít người ở nước ta phân bố chủ yếu ở A. đồng bằng và trung du. B. trung du và ven biển.C. miền núi và trung du. D. đồng bằng và thành phố.

Câu 5. Vùng nào sau đây có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất nước ta ?A. Tây Bắc B. Tây NguyênC. Bắc Trung Bộ D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 6. Hiện nay, dân cư nước ta chủ yếu sinh sống ở vùngA. Thành thị B. Nông thônC. Miền núi D. Cao nguyên

Câu 7. Hiện nay, lực lượng lao động nước ta tập trung chủ yếu ở:A. Thành thị B. Nông thônC. Trung du D. Cao nguyên

Câu 8. Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân tộc của nước ta, năm 1999.Dân tộc Dân tộc Việt (Kinh) Các dân tộc ít người khác

Đơn vị % 86,2 13,8Hãy vẽ biểu đồ biểu hiện cơ cấu dân tộc của nước ta, năm 1999.

Mức độ nhận thức hiểu:

104

Page 105: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Câu 1. Trong hoạt động sản xuất, các dân tộc ít người thường có kinh nghiệmA. thâm canh cây lúa đạt đến trình độ cao.B. làm nghề thủ công nghiệp đạt mức độ tinh xảo.C. trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật.D. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nghề thủ công.Câu 2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng là do:A. Số người nhập cư vào nước ta ngày càng tăng.B. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta vẫn quá cao.C. Số dân đông, số người bước vào độ tuổi sinh đẻ cao.D. Chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình của Nhà nước chưa có hiệu quả.Câu 3. Ý nào sau đây là đặc điểm của quần cư nông thôn nước ta:A. Mật độ dân số rất cao (nhất là các đô thị lớn).B. Kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến.C. Có nhiều chức năng (kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học...).D. Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau. Câu 4. Lực lượng lao động nước ta đông đảo là do:A. Thu hút được nhiều lao động nước ngoài.B. Dân số nước ta đông, trẻ.C. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc.D. Nước ta là nước nông nghiệp, nên cần phải có nhiều lao động.Câu 5. Trình bày đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

Câu 6. Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta (Quy mô ; Phân bố ; Tốc độ đô thị hóa ; Trình độ đô thị hóa)

Câu 7. Cho biết ảnh hưởng của đô thị hóa đền phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Mức độ nhận thức vận dụng:

Câu 1. Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay vì:105

Page 106: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

A. Chất lượng lao động không được nâng cao.B. Chủ yếu lao động tập trung ở thành thị.C. Nguồn lao động dồi dào nhưng điều kiện kinh tế chưa phát triển.D. Mức thu nhập của người lao động thấp.Câu 2. Cơ cấu dân số nước ta có xu hướng giảm dần độ tuổi chưa đến tuổi lao động là do :A. Tỉ lệ tử vong trẻ em cao, nhất là ở vùng khó khăn.B. Người dân không muốn sinh nhiều con.C. Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình.D. Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.Câu 3. Số người ngoài độ tuổi lao động nước ta tăng là do

A. Dân số tăng nhanh. B. Chất lượng cuộc sống được nâng cao.C. Số người trong độ tuổi lao động nhiều. D. Dân số nước ta thuộc loại trẻ.

Câu 4. Dựa vào tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999

a) Hãy phân tích và so sánh 2 tháp dân số của nước ta năm 1989 và 1999 về :b) Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi.

106

Page 107: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Câu 5. Hãy hoàn thành sơ đồ sau :

Mức độ nhận thức vận dụng sáng tạo:

Câu 1. So sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa dân tộc Kinh và các dân tộc ít người. Câu 2. Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh ?Câu 3. Vẽ sơ đồ hậu quả dân số đông và tăng nhanh và giải pháp khắc phục.

4. Các phiếu học tậpPHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

(Hoạt động cả lớp)

1. Anh, chị hiểu như thế nào về đổi mới kiểm tra đánh giá?

2. Trong KTĐG, Anh/chị thường biên soạn đề KT theo quy trình nào ?

SỐ LƯỢNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ............

Dân tộc Kinh ........ % Các dân tộc ít người khác ....... %

PHÂN BỐ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

PHÂN BỐ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

107

Page 108: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

(Hoạt động nhóm)

1. Hãy xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá ở trường THCS ?

2. Có các hình thức kiểm tra nào thường sử dụng trong trường THCS ?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

(Hoạt động nhóm)

- Xây dựng 01 đề kiểm tra (45 phút) theo quy trình

+ Nhóm 1 biên soạn đề KT lớp 6

+ Nhóm 2 biên soạn đề KT lớp 7

+ Nhóm 3 biên soạn đề KT lớp 8

+ Nhóm 4 biên soạn đề KT lớp 9

- Ghi chú: không trùng với các đề đã có trong tài liệu.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

(Hoạt động nhóm)

- Dạng câu hỏi: tự luận, trắc nghiệm

- Mỗi nhóm chọn 01 chủ đề

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

(Hoạt động nhóm)

- Dựa vào các câu hỏi và bài tập cho sẵn, xác định câu hỏi và bài tập ở mức độ nhận thức nào?

- Sửa chữa những sai sót của câu hỏi và bài tập.

108

Page 109: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

- Đề ra cách sử dụng câu hỏi và bài tập.

- Cho các câu hỏi và bài tập dưới đây, HV xếp các câu hỏi và bài tập này vào các mức độ nhận thức

Chủ đề: Địa lí kinh tế (lớp 9)Câu 1. Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong sự phát triển kinh tế của đất nước.

Câu 2. Cho bảng số liệu sau:Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta, năm 2000 và 2005 (đơn vị : %)

NămNông - lâm- thuỷ sản

Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ

2000 24.6 36.7 38.72005 21 41 38

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta, năm 2000 và 2005.

b) Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch đó.Câu 3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.

Câu 4. Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?

Câu 5. Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ?

Câu 6. Sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nói lên điều gì ?

Câu 7. Nhận xét và giải thích các vùng trồng lúa ở nước ta.

Câu 8. Nhận xét và giải thích sự phân bố cây công nghiệp hằng năm và lâu năm ở nước ta.

109

Page 110: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Câu 9. Cho bảng số liệuCơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%)

Năm Tổng số Gia súc Gia cầm

Sản phẩm trứng, sữa

Phụ phẩm chăn nuôi

1990 100,0 63,9 19,3 12,9 3,9

2002 100,0 62,8 17,5 17,3 2,4

a) Vẽ hai biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

b) Nhận xét.

Câu 10. Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì ? Tại sao chúng ta vừa khai thác lại vừa phải bảo bệ rừng ?

Câu 11. Cho biết những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta.

Câu 12. Dựa vào bảng số liệu:

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước ta, giai đoạn 1990 – 2002 (nghìn tấn)

Năm Tổng sốChia ra

Khai thác Nuôi trồng

1990 890,6 728,5 162,1

1994 1465,0 1120,9 344,1

1998 1782,0 1357,0 425,0

2002 2647,4 1802,6 844,8

a) Vẽ biểu đồ biểu hiện thay đổi cơ cấu giữa khai thác và nuôi trồng ngành thuỷ sản giai đoạn 1990 - 2002

b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi về quy mô và cơ cấu ngành thuỷ sản.110

Page 111: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Câu 13. Cho bảng số liệu sau :

Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (nghìn ha)

Các nhóm cây Năm

1990 2002

Tổng số 9040,0 12831,4

Cây lương thực 6474,6 8320,3

Cây công nghiệp 1199,3 2337,3

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1366,1 2173,8

a) Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.b) Nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.

Câu 14. Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Câu 15. Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

Câu 16. Trình bày tác động của dân cư và lao động, thị trường đến sự phát triển và phân bố công nghiệpCâu 17. Kể tên một số nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện ở nước ta.

Câu 18. Cho biết 2 trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta và cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm đó.

Câu 19. Phân tích vai trò của ngành dịch vụ bưu chính viễn thông trong sản xuất và đời sống

Câu 20. Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất cả nước?

Câu 21. Tại sao các hoạt động dịch vụ nước ta phân bố không đều?

Câu 22. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam (trang Giao thông) hãy cho biết:

111

Page 112: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

a) Từ Hà Nội có những tuyến đường sắt, đường bộ, đường hàng không quan trọng nào.b) Nhận xét về đầu mối giao thông Hà NộiCâu 23. Cho bảng số liệu:Cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo các loại hình vận tải (%)

Loại hình vận tảiKhối lượng hàng hoá vận chuyển

1990 2002Tổng số 100,00 100,00Đường sắt 4,30 2,92Đường bộ 58,94 67,68Đường sông 30,23 21,70Đường biển 6,52 7,67Đường hàng không 0,01 0,03

(không kể vận tải bằng đường ống)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo loại hình vận tải ở nước ta, năm 1990 và 2002.

b) Cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá? Tại sao ? Loại hình nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất? Tại sao?

Câu 24. Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế- xã hội nước ta ?

Câu 25. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước?

Câu 26. Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương ?

Câu 27. Kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta. Tại sao hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp lại chiếm tỉ trọng cao trong các hàng xuất khẩu ?

112

Page 113: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Câu 28. Cho bảng số liệu sau:Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 1990 – 2005 (đơn vị : %)

NămNông - lâm- thuỷ sản

Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ

1990 38.7 22.7 38.61991 40.5 23.8 35.71995 27.2 28.8 441999 25.4 34.5 40.12000 24.6 36.7 38.72002 23 38.5 38.52004 21.8 40.2 382005 21 41 38

a) Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1990 -2005.b) Cho biết :- Việc giảm tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp nói lên điều gì ?- Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào phát triển nhanh ? Thực tế này phản ánh điều gì

- Thực hành soạn câu hỏi và bài tập, sử dụng câu hỏi và bài tập để dưa vào ma trận đề kiểm tra

Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo

Nghệ An

1, 17, 18, 22 (a), 27 (a)

3, 6, 7, 8, 11, 15, 16, 19, 22 (b), 24, 25

2 (a), 4, 5, 9, 10, 12, 13 (a), 20, 21, 26, 27 (b), 28 (a)

2 (b), 13 (b), 23, 28 (b)

113

Page 114: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Thanh Hóa, Đắc Lak

14, 28(b), 20, 21

15 2(a), 12 (a)

Đà Nẵng

14

Quảng Trị

27 (b) 19, 13 (b), 23 22 (b)

Bình Định

15, 19

Ninh bình

16

Trao đổi:

-

THÔNG TIN PHẢN HỒI

Thông tin phản hồi của hoạt động 1

I. Định hướng chỉ đạo đổi mới KTĐG

1. Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD

- Việc đổi mới phải đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học GD trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta.

114

Page 115: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

- Các cấp quản lý GD chỉ đạo chặt chẽ, coi trọng hướng dẫn các cơ quan quản lý GD cấp dưới đến các trường học, các tổ chuyên môn và từng GV trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả.

2. Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn

- Đổi mới KT-ĐG phải gắn với đặc trưng mỗi môn học, nên phải coi trọng vai trò của các tổ chuyên môn, là nơi trao đổi kinh nghiệm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc.

- Trong việc tổ chức thực hiện đổi mới KT-ĐG, cần phát huy vai trò của đội ngũ GV giỏi có nhiều kinh nghiệm, GV cốt cán chuyên môn để hỗ trợ GV mới, GV tay nghề chưa cao, không để GV nào phải đơn độc.

- Phải coi trọng hình thức hội thảo, thao giảng, dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm kịp thời, đánh giá hiệu quả từng giải pháp cụ thể: kinh nghiệm ra đề sao cho bảo đảm chất lượng, kinh nghiệm kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm cho phù hợp với đặc trưng bộ môn.

3. Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐG

Đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG chỉ mang lại kết quả khi HS phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo, biết đổi mới PPHT, biết tự học, tự đánh giá kết quả học tập.

4. Đổi mới KT-ĐG phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học

- Đổi mới KT-ĐG gắn liền với đổi mới PPDH của GV và đổi mới PPHT của HS, kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài. Ở cấp độ thấp, GV có thể dùng đề kiểm tra của người khác (của đồng nghiệp, do nhà trường cung cấp, từ nguồn dữ liệu trên các Website chuyên ngành) để KT-ĐG kết quả học tập của HS lớp mình. Ở cấp độ cao hơn, nhà trường có thể trưng cầu một trường khác, cơ quan chuyên môn bên ngoài tổ chức KT-ĐG kết quả học tập của HS trường mình.

- Đổi mới KT-ĐG chỉ có hiệu quả khi kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS.

- Chỉ đạo đổi mới KT-ĐG phải đồng thời với nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ GV, đầu tư nâng cấp CSVC, trong đó có thiết bị dạy học và tổ chức tốt các phong trào thi đua mới phát huy đầy đủ hiệu quả.

5. Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT-ĐG đối với đổi mới PPDH

Khi đổi mới KT-ĐG bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng sẽ tạo tiền đề xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới PPDH và đổi mới công tác quản lý.

115

Page 116: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

6. Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT-ĐG vào trọng tâm cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

II. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá

1. Các công việc cần tổ chức thực hiện

- Về nghiên cứu Chương trình GDPT: Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ đối với người học của các môn học và các hoạt động GD; khai thác chuẩn để soạn bài, dạy học trên lớp và KT-ĐG.

- Về PPDH tích cực: Nhận diện PPDH tích cực và cách áp dụng trong hoạt động dạy học

- Về đổi mới KT-ĐG: Nhận diện về KT-ĐG trong PPDH tích cực và cách áp dụng;

- Về kỹ thuật ra đề kiểm tra, đề thi: Kỹ thuật ra đề tự luận, đề trắc nghiệm và cách kết hợp hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học; cách khai thác nguồn dữ liệu mở: Thư viện câu hỏi và bài tập, ngân hàng đề kiểm tra, đề thi trên các Website chuyên môn.

- Về sử dụng SGK: GV sử dụng SGK và khai thác chuẩn KT-KN của chương trình môn học

- Về ứng dụng CNTT: sưu tầm tư liệu, ứng dụng trong dạy học trên lớp, trong KT-ĐG và quản lý chuyên, tránh lạm dụng CNTT;

- Về hướng dẫn HS đổi mới PPHT, biết tự đánh giá và thu thập ý kiến của HS đối với PPDH và KT-ĐG của GV;

2. Phương pháp tổ chức thực hiện

3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

a) Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo:

b) Trách nhiệm của nhà trường, tổ chuyên môn và GV:

- Trách nhiệm của nhà trường

- Trách nhiệm của Tổ chuyên môn:

- Trách nhiệm của GV:

Thông tin phản hồi hoạt động 2

116

Page 117: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm tra

- Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm mục đích làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng, thái độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra, công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, của tập thể lớp, giúp HS nhận ra sự tiến bộ cũng như tốn tại của cá nhân HS, thúc đẩy, khuyến khích việc học tập của HS; cần tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá và được tự đánh giá kết quả học tập của chính mình;

- Kiểm tra là việc làm thường xuyên nhằm thu thập được các thông tin đầy đủ, khách quan về các kết quả học tập của HS so với mục tiêu cụ thể dặt ra cho từng giai đoạn nhất định để tạo ra những căn cứ đúng đắn cho việc đánh giá kết quả học tập của HS;

- Kiểm tra, đánh giá không chỉ giúp cho HS biết mình đạt được mức nào so với mục tiêu môn học để tiếp tục cố gắng, phấn đấu trong học tập mà còn có tác dụng giúp GV biết được những điểm đã đạt được, chưa đạt được của hoạt động dạy học, giáo dục của mình, từ đó có kế hoạch điều chỉnh hoặc bổ sung cho công tác chuyên môn, hỗ trự HS đạt được kết quả mong muốn. Các kết quả kiểm tra đánh giá còn hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lí giáo dục, chỉ đạo chuyên môn cũng như việc xây dựng và hoàn tất chương trình, sách giáo khoa;

- Kiểm tra, đánh giá giúp cho phụ huynh HS trong việc lựa chọn cách giáo dục, chọn hướng nghề nghiệp cho con em.

Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra có các hình thức sau:

1. Đề kiểm tra tự luận;

2. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.

Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.

Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.

117

Page 118: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Thông tin phản hồi hoạt động 4

BIÊN SOẠN CÂU HỎI

Mã nhận diện câu hỏi : ______

MÔN HỌC: _____________

Thông tin chung

* Lớp: ___ Học kỳ: ______

* Chủ đề: _____________________________

* Chuẩn cần đánh giá: _____________

KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ

1. Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi của mỗi môn học

Bước 1: Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông đối với từng môn học, theo khối lớp và theo từng chủ đề, để chọn các nội dung và các chuẩn cần đánh giá. Điều chỉnh phù hợp với chương trình và phù hợp với sách giáo khoa.

Bước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” (hoặc ma trận đề đối với đề kiểm tra) của từng chủ đề, cụ thể số câu cho mỗi chủ đề nhỏ, số câu TNKQ, số câu tự luận ở mỗi chuẩn cần đánh giá, mỗi cấp độ nhận thức (tối thiểu 2 câu hỏi cho mỗi chuẩn cần đánh giá). Xây dựng một hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xây dựng trong bước I, các ví dụ minh họa xem phần biên soạn đề kiểm tra ở phần II.

Bước 3: Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã xây dựng.

Cần lưu ý: Nguồn của câu hỏi? Trình độ của các đội ngũ viết câu hỏi ? Cách thức đảm bảo câu hỏi được bảo mật ?

118

Page 119: f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/pgdbinhthanh/Attachments/tai... · Web viewTrang. Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 1

Bước 4: Tổ chức thẩm định và đánh giá câu hỏi. Nếu có điều kiện thì tiến hành thử nghiệm câu hỏi trên thực tế một mẫu đại diện các học sinh.

Bước 5: Điều chỉnh các câu hỏi (nếu cần thiết), hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi và đưa vào thư viện câu hỏi.

- Thiết kế một hệ thống ngân hàng câu hỏi trên máy tính

- Cách thức bảo mật ngân hàng câu hỏi

- Cách thức lưu trữ và truy xuất câu hỏi

- Cách thức xây dựng đề kiểm tra

- Chuẩn bị sổ tay hướng dẫn người sử dụng

- Tập huấn sử dụng thư viện câu hỏi

119