du thao de cuong luan van thac sy hai 10-10

21
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI HAI MẢNH VỎ LÀM CHỈ THỊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH KHU VỰC CỬA SÔNG KÔN VÀ ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH Cán bộ hướng dẫn: TS. Võ Văn Minh Người thực hiện: Hoàng Thanh Hải Chuyên ngành: Sinh thái học Khoá học: 2010 - 2012

Upload: duy-ha

Post on 17-Feb-2015

113 views

Category:

Documents


50 download

TRANSCRIPT

Page 1: Du Thao de Cuong Luan Van Thac Sy Hai 10-10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài:

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI HAI MẢNH VỎ LÀM CHỈ THỊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH KHU VỰC

CỬA SÔNG KÔN VÀ ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Cán bộ hướng dẫn: TS. Võ Văn MinhNgười thực hiện: Hoàng Thanh HảiChuyên ngành: Sinh thái họcKhoá học: 2010 - 2012

Đà Nẵng - Năm 2012

Page 2: Du Thao de Cuong Luan Van Thac Sy Hai 10-10

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài

Đô thị hoá – công nghiệp hóa là xu hướng tất yếu của một nền kinh tế

phát triển. Tuy nhiên, nó luôn đồng nghĩa với quá trình làm biến đổi môi trường

tự nhiên ở cả hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực. Theo tài liệu của IAEA thì

hiện nay hàng năm độc tố gây bởi các KLN do hoạt động của con người tạo ra

đã vượt qua độc tố tổng cộng của tất cả các chất phóng xạ và thải hữu cơ. Ô

nhiễm KLN có khả năng tích tụ cao, khó loại bỏ do vậy khi xâm nhập vào cơ thể

có hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật,

gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người thông qua chuỗi thức ăn. Các chất ô

nhiễm theo các con sông ra biển và thường tới cửa sông ven biển thì kết tủa, tích

tụ lại trong trầm tích. Do vậy, xác định hàm lượng KLN trong trầm tích tại cửa

sông là rất cần thiết.(UNEP/FAO/WHO, 1996 trích trong Carles et al., 2000).

Sử dụng sinh vật chỉ thị cụ thế là động vật hai mảnh vỏ (sò, vẹm, trai,…) để

đánh giá ô nhiễm KLN trong môi trường là một hướng nghiên cứu được các nhà

khoa học trên thế giới quan tâm (Merlin, 1965; Ferrington., 1983; Doherty,

1993; Oeatel, 1998, Revera, 2003, Phillip, 1994). Qua nghiên cứu cho thấy hàm

lượng KLN trong mô tế bào của những sinh vật này cao hơn nhiều so với trong

môi trường vì thế có thể thông qua đó để đánh giá được chất lượng môi trường

tại khu vực chúng sinh sống (Al-Madfa, 1998; AbdAllah và Moustafa, 2002).

Phương pháp này không đòi hỏi những thiết bị hiện đại hay phải thu mẫu định

kỳ, tần suất thu mẫu ít và chi phí nhỏ, đồng thời đánh giá được những tác động

tổng hợp, lâu dài đối với sinh vật và hệ sinh thái.

Ở nước ta đã có một số tác giả nghiên cứu về khả năng tích lũy KLN

trong các loài hai mảnh vỏ như Đào Việt Hà (2002), Đặng Thúy Bình (2006), Lê

Thị Mùi, Lê Thị Vinh (2005), Đoàn Thị Thắm.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 05 tỉnh, Bình Định là

địa phương có quá trình công nghiệp và đô thị hóa phát triển mạnh của khu vực.

Sông Kôn là sông lớn nhất trong các sông của tỉnh, có tổng diện tích lưu vực (F)

là 3.067 km2, với chiều dài sông chính là 178 km. Lưu lượng tần suất (Q 0,75%)

khoảng 33 m3/s, lưu lượng kiệt (Qkiệt) là 3,8 m3/s, lưu lượng lũ (QLũ) là 5.200

m3/s . Sông bắt nguồn từ vùng rừng núi của dãy Trường Sơn có độ cao 700 -

1.000 m, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đến Thanh Quan- Vĩnh Phúc

(Vĩnh Thạnh), chảy theo hướng Bắc Nam, về đến Bình Tường (Tây Sơn), chảy

theo hướng Tây Đông và đến Bình Thạnh sông chia thành 2 nhánh chính: Nhánh

2

Page 3: Du Thao de Cuong Luan Van Thac Sy Hai 10-10

Đập Đá chảy ra cửa An Lợi rồi đổ vào đầm Thị Nại; nhánh Tân An có nhánh

sông Gò Chàm cách ngã ba về phía hạ lưu khoảng 2 km, sau khi chảy qua vùng

đồng bằng rồi nhập với sông Tân An cùng đổ vào đầm Thị Nại tại cửa Tân

Giảng (xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước). Tất cả các nhánh sông Đập Đá và Tân

An sau khi đổ vào đầm Thị Nại được thông ra biển qua cửa Quy Nhơn. Độ cao

trung bình của lưu vực khoảng 567 m, độ dốc lưu vực 15,8% và mật độ lưới

sông là 0,65 km/km2

Sông Kôn là con sông lớn có tầm quan trọng rất lớn tới kinh tế, xã hội,

môi trường của Bình Định, có cửa sông với hệ sinh thái khá dồi dào. Trong

nhiều năm trở lại đây do tích tụ chất ô nhiễm có nguồn gốc từ các chất thải sinh

hoạt và ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của khu vực… đã

làm tăng nguy cơ ô nhiễm KLN.

Trước những vấn đề trên, việc nghiên cứu sử dụng động vật 2 mảnh vỏ để

quan trắc ô nhiễm KLN đồng thời thông qua đó đánh giá được khả năng ô nhiễm

KLN tại khu vực cửa sông trở nên cấp thiết. Xuất phát từ những cơ sở trên,

chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng tích lũy sinh học các KLN ở

một số loài Động vật hai mảnh vỏ tại khu vực cửa sông Kôn và đầm Thị Nại,

tỉnh Bình Định".

1.2 Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa lý luận

Đề tài góp phần nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất phương pháp giám

sát ô nhiễm KLN bằng các loài động vật hai mảnh vỏ cho các vùng cửa sông

ven biển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu góp phần đánh giá hiện trạng tích lũy KLN trong trầm tích và

một số loài động vật hai mảnh vỏ, đồng thời đánh giá khả năng giám sát ô nhiễm

KLN vùng cửa sông Kôn, tỉnh Bình Định.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Tình hình nghiên cứu

2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Theo tài liệu hướng dẫn khu vực bị ô nhiễm của trung tâm nghiên cứu

môi trường Ltd thì trong số các loài động vật, động vật không xương sống là các

chỉ số hữu ích hơn so với các động vật khác, và động vật không xương sống

dưới nước hữu ích hơn so với động vật không xương sống trên mặt đất khi sử

dụng chúng làm sinh vật chỉ thị cho môi trường bị ô nhiễm.

3

Page 4: Du Thao de Cuong Luan Van Thac Sy Hai 10-10

Dữ liệu độc tính cấp tính trên động vật không xương sống nước ngọt và cá

của Úc đã được tổng kết bởi Firth (1981), Hart (1982) và Skidmore và Firth

(1983). Đối với cá tiến hành nghiên cứu KLN Cr và Zn. Đối với động vật không

xương sống nước ngọt, cadmium là kim loại được chú ý nhất tiếp theo sau là

đồng, rồi tới kẽm. Ô nhiễm kẽm đã làm giảm đáng kể sự phong phú và đa dạng

của động vật không xương sống của con sông Molonglo (Weatherley và

Dawson, 1973; Weatherley và cs, 1967, 1975, 1980, Sharley, 1982; Norris,

1983). Ô nhiễm kẽm có tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sản xuất ban đầu, cấu

trúc cộng đồng động vật phù du và cấu trúc cộng đồng sinh vật đáy trong hồ

Burley Griffin (Hillman, 1974). Nghiên cứu bởi Nicholas và Thomas (1978),

Sharley (1982) và Norris (1983) đã chỉ ra rằng đã không có dấu hiệu giảm ô

nhiễm Crom kể từ cuộc khảo sát đầu tiên vào năm 1963 [17].

Trong việc sử dụng động vật không xương sống làm sinh vật chỉ thị ô

nhiễm môi trường thì động vật hai mảnh vỏ là đối tượng đã được rất nhiều khoa

học nghiên cứu, áp dụng để quan trắc ô nhiễm KLN. Cynthia L.Brown, Samuel

N.Luoma Mỹ đã thực hiện nghiên cứu sử dụng loài hai mảnh vỏ

Potamocorbula amurensis để đánh giá ô nhiễm kim loại tại vịnh San Frasico vào

năm 1995 [14].

Các nghiên cứu khác cũng dùng động vật hai mảnh vỏ là loài Anodonta

woodiana và Dreissena polymorpha sống tại kênh xả nhà máy Patnów và Konin,

tác giả Elzbieta Królak đã xác định nồng độ kim loại Mn, Fe, Cr, Zn, Pb, Cd

trong mô và vỏ của chúng, kết quả cho thấy chúng có khả năng tích lũy Cr, Zn,

Pb cao và với những con có tuổi thọ cao thì sự tích lũy cao hơn [15].

Người ta ước tính, tổng lượng cadmi đổ vào đại dương lên tới 8.000

tấn/năm; trong đó, một nửa có nguồn gốc từ hoạt động của con người. Cadmi

thường tích tụ với hàm lượng cao ở các loài thuỷ sản. Trên động vật, thận và gan

là cơ quan chứa cadmi cao nhất. Theo các chuyên gia Ba Lan, những tiêu chuẩn

liên quan đến các KLN, nhất là cadmi và chì đã vượt gần 100 lần. Ở Tây Ban

Nha, vào mùa hè năm 1988, người ta đã tiến hành kiểm tra hàm lượng cadmi,

thuỷ ngân và chì trong 31 loài cá, nhuyễn thể và giáp xác lấy mẫu từ 25 trạm ở

dọc bờ biển Địa Trung Hải. Qua kiểm tra, hàm lượng cadmi ở loài vẹm ăn được

Mytilus gallo provincialis đã tăng gấp 6 lần, ở các loài cá đối hàm lượng KLN

tăng lên 30 lần và có thể gây nhiễm độc cho người qua chuỗi thức ăn (kết quả

được công bố năm 1994) [9].

4

Page 5: Du Thao de Cuong Luan Van Thac Sy Hai 10-10

Sari Airas từ viện thủy sản và sinh vật biển đại học Bergen Nauy cũng đã

có đề tài phân tích đồng, kẽm, bạc, asen, thủy ngân, cadmium trong loài vẹm

xanh Mytilus edulis và nhận thấy rằng loài này có sự tích lũy KLN trong mô cơ

thể rất cao [22].

Loài ngao dầu Meretrix meretrix là đối tượng được áp dụng khá nhiều để

chỉ thị KLN tại một số khu vực trên thế giới. Jon Böhlmark sử dụng nó như là

chỉ số của sự tập trung KLN tại vịnh Maputo – Thụy Điển [18]. Mohd.Harun

Abdullah, Jovita Sidi và Ahmad Zaharin Aris cũng sử dụng loài này cùng với

việc phân tích hàm lượng KLN trong trầm tích để so sánh Cd, Cu, Cr, Pb và Zn

tại cửa sông ở khu vực nông thôn và đô thị của Malaysia [19].

Động vật hai mảnh vỏ thường được sử dụng để đánh giá ô nhiễm KLN vì

chúng đă được định loại rő ràng, dễ nhận dạng, có kích thước vừa phải, số lượng

nhiều, dễ tích tụ chất ô nhiễm, có thời gian sống dài và có đời sống tĩnh tại.

Những loài động vật hai mảnh vỏ đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới và

mang lại hiệu quả cao.

2.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn để đánh giá chất

lượng môi trường nước đã được nghiên cứu từ năm 1995, quy trình lấy mẫu và

phân tích số liệu đã được thiết lập. Phương pháp này đã tiến hành ở nhiều sông

ngòi, nó cho thấy đây là phương pháp phù hợp với nước ta .

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự tích lũy KLN trong sinh vật.

Tuy vậy còn ít công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa hàm lượng KLN

trong bùn và môi trường sống xung quanh, các dạng tồn tại của chúng với khả

năng tích lũy lan truyền các KLN trong các loài nhuyễn thể. Đặc tính của loài

nhuyễn thể hai mảnh vỏ là sống đáy và ăn lọc, sự hấp thụ và tích lũy KLN có thể

từ nhiều nguồn thức ăn của chúng. Qua nghiên cứu của Phạm Kim Phương,

Nguyễn Thi Dung tại cửa sông Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh

cho thấy trong cơ thể nghêu (Meretrix Lyrata) chứa các KLN As, Pb, Cd, Hg và

hàm lượng của nó tương ứng là 1, 65; 0,041 ; 0,65; 0,006 mg/kg. Và hàm lượng

trong nước thấp hơn trong trầm tích, có những kim loại mặc dù trong nước rất

thấp như Cd (0,01mg/kg) nhưng trong cơ thế lại cao (0,065mg/kg). Số liệu cho

thấy ngay cả khi nồng độ KLN trong môi trường ở nồng độ rất thấp (dạng vết)

chúng cũng có thể tích lũy trong sinh vật sống [6].

Nghiên cứu hàm lượng KLN trong loài nghêu lụa ( Paphia undulata) ở

vùng biển ven bờ Bình Thuận, Lê Thị Vinh và cs thấy rằng hàm lượng Zn và Cr

5

Page 6: Du Thao de Cuong Luan Van Thac Sy Hai 10-10

năm 2004 cao hơn 2002 ( Zn : 22,67 – 44, 46 mg/g khô), Cr ( 2,58 – 8,59 mg/g

khô), hàm lượng Cr, As, Hg cao hơn vùng biển Thái Lan và Malaysia chúng tỏ

nghêu lụa có dấu hiệu ô nhiễm KLN [12].

Cũng tiếp cận với phương pháp này Đặng Kim Chi và cs tiến hành nghiên

cứu tham dò khả năng tích tụ Cr, Cd trên trai ( Sinanodonta Modell ) và ốc

(Anlugyagra – Sinotaita Hass) với các nồng độ nghiên cứu là 0,1; 0,2 mg/lvới

Cr; 0,02mg/l với Cd cho thấy cả trai và ốc đều có khả năng tích tụ Cr, Cd. Khả

năng tích tụ phụ thuộc và bản thân sinh vật, nồng độ KLN trong nước và thời

gian tiếp xúc [2].

Theo nghiên cứu của Đào Việt Hà (2002), hàm lượng các KLN trong Vẹm

xanh (Perna viridis) tại Đầm Nha Phu (Khánh Hòa) là : từ 0,003 – 0,21 µg/g

(tính theo khối lượng tươi) đối với Cd; từ 0,14 – 1,114 µg/g đối với Pb; và từ

0,54 – 1,81 µg/g đối với Cr. Nghiên cứu của Đặng Thúy Bình và cộng sự nghiên

cứu tại đảo Điệp Sơn (Khánh Hòa) cho thấy rằng hàm lượng As tích lũy trong

Vẹm xanh (Perna viridis) là 1,76 µg/g [1].

Một nghiên cứu khác của Đoàn Thị Thắm nghiên cứu về sự tích lũy kẽm

trong một số loài vẹm, nghêu, sò tại một số điểm ven biển Đà Nẵng cho thấy ở

loài Vẹm xanh (Perna viridis) có hàm lượng kẽm là 12,94 – 14,57 µg/g; ở loài

Nghêu lụa (Paphia undulata) từ 5,99 – 10,54 µg/g, ở loài Sò lông (Anadara

subcrenata) từ 6,38 – 10,96 µg/g, loài Nghêu trắng (Meretrix lyrata) từ 6,97 –

8,17 µg/g. Theo nghiên cứu của Lê Thị Mùi (2007) về sự tích tụ chì và đồng của

một số loài nhuyễn thể tại một số điểm ven biển Đà Nẵng cho thấy hàm lượng

trung bình trong khoảng 1,13 - 2,12 µg/g khối lượng ướt đối với Pb và 7,15 -

16,52 µg/g khối lượng ướt đối với Cr [10].

Nhìn chung sự tiếp cận phương pháp sử dụng động vật hai mảnh vỏ làm

sinh vật chỉ thị cho môi trường ở nước ta còn khá mới mẻ. Các công trình

nghiên cứu đã thành công trong việc đánh giá được hàm lượng KLN trong các

đối tượng nghiên cứu song còn hạn chế trong việc đánh giá tương quan giữa

hàm lượng KLN trong trầm tích với hàm lượng trong mô tế bào. Trong các lớp

đáy của các dòng sông do các quá trình sinh học các KLN dễ tạo phức với các

chất hữu cơ trong mùn, do đó mùn là yếu tố chính mang KLN trong nước.

Thông thường hàm lượng kim loại trong các mẫu bùn lắng cao hơn nhiều so với

hàm lượng kim loại cùng nguyên tố trong nước lấy cùng địa điểm và thời gian

[5]. Dựa trên cơ sở những thành tựu của nghiên cứu trước, tiếp cận trên khía

cạnh mới sẽ góp phần mở rộng hướng nghiên cứu này ở nước ta.

6

Page 7: Du Thao de Cuong Luan Van Thac Sy Hai 10-10

2.2 Tính mới của đề tài

Đề tài là công trình đầu tiên áp dụng phương pháp chỉ thị sinh học để

giám sát ô nhiễm KLN trong các loài động vật hai mảnh vỏ và trầm tích tại cửa

sông Kôn và đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định. Nghiên cứu mang tính hệ thống và

có sự đánh giá toàn diện trên nhiều loài hai mảnh vỏ và nhiều đối tượng kim loại

nặng.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Xác định mức độ ô nhiễm KLN trong trầm tích và trong mô của một số

loài động vật hai mảnh vỏ vùng cửa sông Kôn và đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu với đối tượng là các KLN: Pb, Cr, Cd và Hg trong mô động

vật hai mảnh vỏ và trầm tích tại khu vực nghiên cứu;

- Các loài động vật hai mảnh vỏ tại vùng cửa sông Kôn và đầm Thị Nại, tỉnh

Bình Định.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu

Thu thập, sử dụng các tài liệu có sẵn tại Chi cục môi trường khu vực miền

Trung – Tây nguyên, Sở tài nguyên – môi trường tỉnh Bình Định (Báo cáo hiện

trạng môi trường, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo giám sát môi

trường định kỳ, …); các tài liệu, các kết quả nghiên cứu khác tương tự hoặc có

liên quan nhằm tổng quan lý luận của đề tài nghiên cứu.

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Đề tài tiến hành thu mẫu vào 2 đợt: tháng 7 - 8/2012 và tháng 1 - 2/2012.

- Thu mẫu động vật: Lấy mẫu tại 3 khu vực gồm: xã Phước Hòa , xã Phước

Sơn và xã Phước Thuận (hình 1). Mỗi khu vực chọn 3 điểm thu mẫu, mỗi điểm

1 - 2 loài động vật HMV có mặt đặc trưng tại khu vực nghiên cứu. Dùng cào,

gàu để lấy mẫu động vật, sau khi thu thập sẽ được bảo quản ở 4oC (theo Goksu)

và đưa về phân tích tại phòng thí nghiệm [20].

7

Page 8: Du Thao de Cuong Luan Van Thac Sy Hai 10-10

- Thu mẫu trầm tích: Mẫu trầm tích thu đồng thời với mẫu động vật. Dùng gàu

Peterson lấy bùn ở độ sâu 0 – 10 cm. Đựng trong túi nhựa polyethylene và được

kí hiệu theo quy định.

Tất cả các quá trình thu mẫu, bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu... đều

được tiến hành đúng theo các TCVN và QCVN hiện hành.

Hình 1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu

4.2.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

- Xử lý mẫu động vật

+ Mẫu được định loại hình thái theo Thái Trần Bái, Đặng Ngọc Thanh,

Phạm Văn Miên [8] Mẫu động vật được định loại hình thái động vật theo

tài liệu của F. J. Springsteen và F. M. Leobrena [F. J. Springsteen và F.

M. Leobrena (1986), Shells of the philippines. Carfel seashell museum.]

và gửi giám định tại Viện Hải Dương Học Nha Trang.

+ Mẫu động vật được tách lấy phần thịt, vô cơ hóa mẫu động vật bằng dung

dịch HClO4 + HNO3 đặc hoặc H2O2 + KNO3. Chiết các nguyên tố vết tan trong

nước cường thuỷ (TCVN 6649:2000).

- Xử lý mẫu trầm tích:

8

Page 9: Du Thao de Cuong Luan Van Thac Sy Hai 10-10

Để khô tự nhiên mẫu trầm tích, nghiền, rây, cân 5 gam mẫu khô, vô cơ hóa

bằng axit H2SO4 + HNO3 + H2O2 trong bình Kendan. Chiết các nguyên tố vết tan

trong nước cường thuỷ (TCVN 6649:2000).

4.2.3 Phương pháp phân tích

- Trong nghiên cứu này phương pháp phân tích được sử dụng phương

pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử AAS. Xác định cadimi, crôm, chì, trong dịch

chiết đất bằng cường thủy. Các phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và

nhiệt điện (không ngọn lửa) (TCVN 6496:2009). Xác định thủy ngân trong dịch

chiết đất cường thủy dùng phổ hấp thụ nguyên tử hơi - lạnh hoặc phổ hấp thụ

nguyên tử huỳnh quang hơi - lạnh (TCVN 8882:2011)

- Kiểm soát chất lượng (QC)

Thực hiện phân tích mẫu thêm chuẩn (spiked sample), mẫu lặp (replicate

analysis) và mẫu trắng.

4.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê, sử dụng công cụ là các

phần mềm Excel, Origin 6.0. Phân tích phương sai (Anova) và kiểm tra LSD với

mức ý nghĩa α = 0,05. Các giá trị trong phân tích tương quan được chuyển dạng

theo công thức x’ = lg10(x + 5) [7].

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều tra, khảo sát để chọn đối tượng động vật hai mảnh vỏ có mặt tại khu vực

này (xác định loài ưu thế, tần suất xuất hiện cao, phân bố đều...), từ đó chọn ra

một số loài phù hợp với yêu cầu, và hàm lượng KLN có mặt trong trầm tích tại

khu vực nghiên cứu. Trong số các KLN phân tích, lựa chọn các KLN có dấu

hiệu ô nhiễm, từ đó đề xuất các phương án giám sát;

- Thu mẫu trầm tích và mẫu động vật hai mảnh vỏ;

- Phân tích hàm lượng KLN tích lũy trong trầm tích và mẫu động vật bằng máy

phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS);

- Đánh giá khả năng giám sát ô nhiễm KLN qua phân tích mối tương quan giữa

KLN trong trầm tích và trong mô của động vật hai mảnh vỏ;

- Đề xuất quy trình giám sát sinh học (dựa trên kết quả phân tích tương quan).

9

Page 10: Du Thao de Cuong Luan Van Thac Sy Hai 10-10

Bố cục luận văn dự kiến:

Mở đầu

CHƯƠNG 1: Tổng quan nghiên cứu

1.1. Tình hình ô nhiễm KLN trong trầm tích khu vực cửa sông trên Thế giới và

Việt Nam

1.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng động vật hai mảnh vỏ giám sát ô nhiễm KLN

1.3. Hiện trạng môi trường khu vực cửa sông Kôn, tỉnh Bình Định

CHƯƠNG 2: Đối tượng, địa điểm, phương pháp và nội dung nghiên cứu

2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Nội dung nghiên cứu

CHƯƠNG 3 : Kết quả và biện luận

3.1. Danh mục các loài động vật hai mảnh vỏ và KLN trong trầm tích có mặt tại

cửa sông Kôn, tỉnh Bình Định.

3.2. Kết quả phân tích hàm lượng KLN trong mô động vật hai mảnh vỏ và trong

trầm tích

3.3. Phân tích tương quan giữa hàm lượng KLN trong mô động vật và trầm tích

3.4. Đề xuất chương trình giám sát sinh học

Kết luận và kiến nghị

6. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

6.1. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Thúy Bình, Nguyễn Thanh Sơn và cs (2006). Nghiên cứu sự tích lũy

KLN trong ốc Hương và một số đối tượng thủy sản (Vẹm. Hải sâm, Rong sụn)

tại đảo Điệp Sơn, vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học - Công nghệ

thủy sản, số 03 – 04/2006.

2. Đặng Kim Chi. Thăm dò khả năng tích tụ Chromium (Cr), Cadium (Cd) trên

trai và óc nhằm xây dựng chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng nước thải công

nghiệp. Hôi nghị khoa học lần thứ 20 – ĐHBK Hà Nội.

10

Page 11: Du Thao de Cuong Luan Van Thac Sy Hai 10-10

3. Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Xuân Cự, Phạm Văn Khang, Nguyễn

Ngọc Minh (2002). Một số phương pháp phân tích môi trường. NXB Đại học

quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Khánh, Phạm Văn Hiệp (2009). Nghiên cứu sự tích lũy KLN

Cadimium (Cd) và Chì (Pb) của loài Hến (Corbicula sp.) vùng cửa sông ở thành

phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 1(30)/2009.

5. Hoàng Đắc Lực (1999). Nghiên cứu ô nhiễm KLN trong nước thải công

nghiệp và sinh hoạt. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp Bộ 1998 – 1999.

6. Phạm Kim Phương (2007). Nghiên cứu sự tích lũy KLN As, Cd, Pb và Hg từ

môi trường nuôi tự nhiên lên nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Tạp chí khoa học và công

nghệ, tập 45, số 5/2007, trang 57 – 62.

7. Bảo Thy (2009). Giáo trình Tin học thống kê trong quản lý tài nguyên thiên

nhiên.

8. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980). Định loại động

vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật.

9. Nguyễn Phước Tương (2010). Ô nhiễm lương thực và thực phẩm bởi KLN,

Sở khoa học công nghệ Nghệ An.

10. Đoàn Thị Thắm, Lê Thị Mùi (2008). Nghiên cứu xác định hàm lượng kẽm

trong một số loài vẹm, nghêu và sò vùng biển Đà Nẵng bằng phương pháp Von

– ampe hòa tan. Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 6 – Đại học Đà

Nẵng.

11. Nguyễn Thế Tiến, Phùng Chí Sỹ, Huỳnh Thị Minh Hằng (2006). Các vấn đề

môi trường trong quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa ở thành phố Đà Nẵng.

Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, tập 9, môi trường và tài nguyên/2006.

12. Lê Thị Vinh (2005). Hàm lượng KLN trong nghêu lụa ở vùng biển ven bờ

Bình Thuận. Tạp chí Khoa học và Công nghê biển, tập 5, số 4/2005, trang 58 –

63.

13. Lê Thị Vịnh (2005). Ảnh hưởng của hạt Nix từ nhà máy đóng tàu Huyndai –

Vinashin tới hàm lượng kim loại trong Hàu Saccostrea cucullata vinh Vân

Phong. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, trang 198 -204.

11

Page 12: Du Thao de Cuong Luan Van Thac Sy Hai 10-10

6.2. Tài liệu tiếng Anh

14.Cynthia L.Brown,Samuel N.Luoma (1995). Use of the euryhaline bivalve

Potamocorbula amurensisas a biosentinel species to assess trace metal

contamination in San Francisco Bay, Vol 124 pp : 129-142.

15. Elzbieta Królak, Bogustaw Zdanowski (2001). The bioaccumulation of

heavy metals by the mussels anodonta woodiana (Lea, 1834) and dreissena

polymorpha (pall.) in the heated konin lakes. Archives of Polish Fisheries,

Vol. 9, pp 229-237.

16. Environmental Reseach Centre Ltd (2004). Guidance on preliminary site

inspection of contaminated land, CLR No 2 Volume Two, page 9.

17. John Wiley & Sons. Studies of Heavy Metal Pollution in Australia with

Particular Emphasis on Aquatic System, page 187-189.

18. Jon Böhlmark (2003). Meretrix meretrix as an Indicator of Heavy Metal

Contamination in Maputo Bay. A Theses Work at Uppsala University School

of Engineering, Department of Earth Sciences, Uppsala University, Sweden.

19. Mohd. Harun Abdullah, Jovita Sidi and Ahmad Zaharin Aris (2007). Heavy

Metals (Cd, Cu, Cr, Pb and Zn) in Meretrix meretrix Roding, Water and

Sediments from Estuaries in Sabah, North Borneo, International Journal of

Environmental & Science Education. pp 69-74.

20. M.nir Ziya Lugal G.KSU, Mustafa AKAR, Fatma .EVÜK, zlem FINDIK,

(2003). Bioaccumulation of Some Heavy Metals (Cd, Fe, Zn, Cu) in Two

Bivalvia Species (Pinctada radiata Leach, 1814 and Brachidontes pharaonis

Fischer, 1870). Faculty of Fisheries, Ukurova University, 01330 Balcaly,

Adana - TURKEY.

21. Perey Perera (2004). Heavy metal concentrations in the Pacific Oystre

Crassostrea gigas. Auckland University of Technolo, Auckland.

22. Sari Airas (2003). Trace metal concentrations in blue mussels Mytilus edulis

(L.) in Byfjorden and the coastal areas of Bergen. Master Thesis in Marine

Biology for the degree Candidata Scientiarium.

12

Page 13: Du Thao de Cuong Luan Van Thac Sy Hai 10-10

7. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN LUẬN VĂN

7.1. Dự kiến tổng kinh phí: 11.000.000 (Mười một triệu đồng chẵn)

7.2. Dự kiến kinh phí cho các mục chi: (Đơn vị tính: Đồng)

Stt Nội dung chiĐơn vị

tínhSố lượng Đơn giá Thành tiền

1 Tài liệu - - - 500.000

2Đà Nẵng – Quy Nhơn và ngược lại

Chuyến 6 200.000 1.200.000

3 Công lấy mẫu Đợt 2 500.000 1.000.0004 Phân tích mẫu Mẫu 40* 100.000 4.000.0005 Xử lý số liệu Công 20 50.000 1.000.0006 Viết đề tài Công 1 1500.000 1500.0007 In ấn, photo - - - 1.000.0008 Chi phí khác - - - 800.000

Tổng cộng 11.000.000

(*)Tổng số mẫu = 2 đợt x [(3 khu vực thu mẫu x 6 mẫu/ 1khu vực)] +1 mẫu trắng + 1 mẫu thêm chuẩn + 2 mẫu lặp)]

8. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HOÀN THÀNH LUẬN VĂN

Stt Thời gian Nhiệm vụ Dự kiến kết quả

1 03/2012 – 06/2012Khảo sát thực địaThu thập tài liệu thứ cấp

Khảo sát để chọn được đối tượng nghiên cứu (động vật, KLN)Thu thập được các tài liệu cần thiết

2 07-08/2012Tiến hành thu mẫu đợt 1 và phân tích

Có được các kết quả phân tích đợt 1

3 08/2012- 10/2012Xử lý các số liệu đợt 1 và viết bài

Đánh giá được kết quả quan trắc của đợt 1.

4 01-02/2013Tiến hành thu mẫu đợt 2 và phân tích

Đánh giá được kết quả quan trắc của đợt 2.

5 02/2013Tổng hợp kết quả 2 đợtViết luận văn

Bản thảo

6 02/2013 Chỉnh sửa luận văn Luận văn hoàn chỉnh

13

Page 14: Du Thao de Cuong Luan Van Thac Sy Hai 10-10

9. CHỮ KÝ CỦA KHOA PHỤ TRÁCH CHUYÊN MÔN, NGƯỜI HƯỚNG

DẪN VÀ NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Người hướng dẫn

TS. Võ Văn Minh

Người thực hiện đề tài

Hoàng Thanh Hải

Khoa Sinh - Môi trường

14