dỰ Án cỘng ĐỒng chÂu Âu: hỢp tÁc vÌ quẢn trỊ dÂn chỦ ĐỊa phƯƠng tẠi...

65
1 DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á. MÔ HÌNH THỰC TIỄN TỐT TỪ THÀNH PHỐ MARIKINA - PHILIPPINES: DỰ ÁN TIẾT KIỆM SINH THÁI. BÁO CÁO CỦA NHÓM CHUYÊN GIA MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN Hà Nội – 4/2011

Upload: early

Post on 17-Mar-2016

67 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á. MÔ HÌNH THỰC TIỄN TỐT TỪ THÀNH PHỐ MARIKINA - PHILIPPINES: DỰ ÁN TIẾT KIỆM SINH THÁI. BÁO CÁO CỦA NHÓM CHUYÊN GIA MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN Hà Nội – 4/2011. I. MỤC TIÊU CHUNG. - PowerPoint PPT Presentation

TRANSCRIPT

Page 1: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

1

DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á.

MÔ HÌNH THỰC TIỄN TỐT TỪ THÀNH PHỐ MARIKINA - PHILIPPINES: DỰ ÁN TIẾT KIỆM SINH THÁI.

BÁO CÁO CỦA NHÓM CHUYÊN GIA MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Hà Nội – 4/2011

Page 2: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

2

I. MỤC TIÊU CHUNG.

• Dự án Tiết kiệm sinh thái là sáng kiến của thành phố Marikina-Philippines nhằm nâng cao ý thức của học sinh trong trường học về quản lý chất thải rắn. - Dự án bao gồm việc phân loại thu gom chất thải tái chế, tạo nên nguồn thu nhập từ chất thải.- Giúp học sinh hiểu được lợi ích từ việc tái chế rác thải và bảo vệ môi trường.

• Tên của Dự án là “ Tiết kiệm sinh thái” bao hàm các ý nghĩa sau:

1. Hệ thống sinh thái được bảo vệ từ các nhận thức về đúng đắn về chất thải, chất thải có thể tái chế, tái sử dụng.2. Quản lý chất thải rắn phát sinh ngay từ các hộ gia đình, tái chế sử dụng lại chất thải.3. Lợi ích kinh tế thu được từ việc tái chế rác thải

Page 3: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

3

II. Nội dung các sáng kiến của Dự án:

2.1. Quản lý chất thải ngay tại nguồn:Chương trình yêu cầu các học sinh tiểu học và giáo viên thu gom chất thải có thể tái chế được từ các hộ gia đình đến trường vào Ngày Sinh thái - một ngày đã ấn định trong tuần.

• Rác thải mang đến sẽ được cân đo và ghi vào “Sổ Tiết kiệm sinh thái” phát hành cho mỗi học sinh.

• Học sinh và phụ huynh là các đối tác của chính quyền thành phố trong việc phân loại chất thải có thể tái chế tại các hộ gia đình.

Page 4: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

4

2.2 Chuyển giao một phần trách nhiệm quản lý chất thải rắn cho các học sinh

• Mặc dù nhỏ tuổi nhưng các học sinh tiểu học và trung học cơ sở của các trường công lập thành phố Marikina đã có cơ hội tham gia một việc làm có ý nghĩa.

• Điều này ảnh hưởng đến các trẻ em và thanh niên đồng lứa trong quá trình quản lý chất thải rắn bằng việc thu gom chất thải tái chế được từ các hộ gia đình qua chương trình Tiết kiệm sinh thái.

Page 5: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

5

2.3. Lợi ích kinh tế thu được từ việc thu gom rác thải có thể tái chế

• Rác thải nhưng thực ra nó vẫn rất có giá trị. • Chương trình Tiết kiệm sinh thái không chỉ có

ích môi trường mà còn giúp các em có thêm thu nhập khi đem rác thải có thể tái chế được đến trường và bán cho cơ sở tái chế.

• Học sinh có thể đem những điểm thưởng (tiền bán được từ thu gom phế thải) này đến các xe buýt “Người tiết kiệm sinh thái” để đổi lấy các dụng cụ học tập như: từ điển, sách, đồ chơi giáo dục và các hàng hóa như là: đường, bột, sô cô la, đồ uống và gạo.

Page 6: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

6

2.4. Chương trình khuyến khích thông qua Sổ tiết kiệm sinh thái.

• Mỗi học sinh được phát Sổ tiết kiệm sinh thái khi khai giảng năm học mới. Mục đích để ghi nhận điểm số mà học sinh đạt được theo số lượng rác thải có thể tái chế đã mang đến trường.

• Ai có sổ đó thì có thể mua sắm ở xe buýt “Người tiết kiệm sinh thái” và có thể đổi điểm số trong đó lấy bất kỳ hàng hóa nào trên xe nếu muốn.

Page 7: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

7

2.5. Sử dụng “Xe buýt tiết kiệm sinh thái”

• “Xe buýt tiết kiệm sinh thái” hay cửa hàng di động là những phương tiện chuyển đổi mà chính quyền thành phố dùng để chứa các đồ dùng học tập như: từ điển, sách, đồ chơi giáo dục và những hàng hóa cơ bản như: đường, đồ uống, bột, sô cô la, cà phê và gạo.

• Các hàng hóa này được trao đổi từ các điểm thưởng mà học sinh đạt được từ nguồn rác thải có thể tái chế mà họ thu gom được.

Page 8: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

8

2.6. Cơ sở pháp lý và cơ cấu tổ chức cơ bản

• Chương trình Tiết kiệm sinh thái của thành phố Marikina được sự hỗ trợ bởi Đạo luật Cộng hòa 9003 hay Đạo luật quản lý chất thải rắn sinh thái (hữu cơ) năm 2000.

• Theo đó yêu cầu chính quyền địa phương thông qua mô hình phân loại chất thải nhằm mở đường cho sự thực thi môi trường bền vững của mục tiêu giảm chất thải ban đầu (tại nơi phát sinh) ít nhất là 25% qua phương thức “ tái sử dụng, giảm thiếu, tái chế”.

Page 9: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

9

2.7. Khối lượng, thành phần chất thải rắn của TP. Marikina.

Theo tổ chức WMO (Cơ quan quản lý chất thải):- Lượng rác thải trung bình thu gom được trong một ngày ở thành phố Marikina là 6004 m3/ngày hay 2300 tấn/ngày. - Lượng rác này được thải ra từ các hộ gia đình, chợ, cửa hàng, nhà hàng, đường phố, công sở và khu vực sông ngòi và chưa kể đến các khu công nghiệp và nhà máy. - Gần 75% lượng rác thải là từ các hộ gia đình.

Page 10: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

10

Sành sứ 1%

Giấy 17%

Kim loại 5%

Loại khác 1%Rác nhà bếp 45%

Vải 4%

Da và cao su 1%

Cỏ và gỗ 7%

Kính 3%

Nhựa 16%

45% lượng rác từ các hộ gia đình là chất thải hữu cơ, còn 55% là chất thải vô cơ. Khoảng 80-90% lượng chất thải vô cơ từ các hộ gia đình có thể tái sử dụng

và tái chế. Dưới đây là biểu đồ hiển thị các thành phần chất thải.

Page 11: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

11

• Với lượng rác thải đã công bố, tỉ lệ thu gom rác thải đạt hiệu quả 99%, là tỉ lệ cao nhất ở Metro Manila.

• Chi phí hoạt động của việc thu gom rác ước tính khoảng 87PhP/người/năm, được xem là mức thấp nhất ở Metro Manila.

• Tất cả 17 đơn vị chính quyền địa phương của Metro Manila bao gồm thành phố Marikina đều đổ chất thải ra bãi rác Rodigue.

• Để phục hồi và tái chế chất thải rắn và góp phần làm tăng “tuổi thọ” của bãi rác Rodrigue, WMO đã thực hiện đổi mới cơ chế chương trình quản lý chất thải rắn tại chỗ - chương trình tiết kiệm sinh thái.

Page 12: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

12

III. Các nội dung của Dự án (Chương trình) Tiết kiệm sinh thái:

3.1. Những mục tiêu cần đạt được:• Học sinh cần một môi trường và cộng đồng lành mạnh và an toàn.• Các cơ sở thu mua phế liệu (ve chai) cần được tạo cơ hội để mở

rộng phạm vi hoạt động.• Chính quyền thành phố cần nhận thấy tầm quan trọng của giảm

thiểu chất thải và thu hút người dân vào việc quản lý chất thải sinh thái, chất thải tái chế được.

Năm 2004, thành phố Marikina thực hiện chương trình bảo vệ sinh thái với những mục tiêu sau:

• Đạt được mục tiêu 101.782 hộ gia đình ở Marikina phân loại, tái sử dụng và tái chế chất thải kỹ lưỡng do có sự đóng góp của học sinh tiểu học và giáo viên như là những Người tiết kiệm sinh thái.

• Từng bước thực hiện mục tiêu giảm 20% lượng chất thải.• Giảm chi phí cho chương trình quản lý chất thải rắn.• Hiểu rõ giá trị của môi trường, bảo vệ sức khỏe, nhận thức được số

lượng và phân loại chất thải từ các hộ gia đình cũng như tầm quan trọng của việc tiết kiệm từ phân loại, tái chế chất thải.

Page 13: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

13

3.2. Các kết quả đạt được của Dự án.

1. Nắm vững giá trị của việc Tiết kiệm sinh thái

• Dự án (Chương trình) tiết kiệm sinh thái đã đánh thức và khai thác được giá trị, tận dụng xử lý chất thải tại nguồn.

• Tiết kiệm sinh thái không chỉ đề cập đến các thu nhập tiền tệ mà còn bảo vệ hệ thống sinh thái bằng cách tái chế rác thải ở bãi rác.

Page 14: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

14

2. Công nhận các hoạt động sáng tạo trong quản lý chất thải rắn của thành phố Marikina.

• Dự án Tiết kiệm sinh thái đã đem lại cho thành phố Marikina rất nhiều giải thưởng, trong đó mới đây nhất là giải thưởng Galing Pook năm 2007.

3. Tăng thêm thu nhập cho thành phố.• Thu nhập do việc tái chế rác trong Dự án đạt khoảng 1.3 triệu PhP.

Mặc dù nguồn thu này có thể không lớn so với tổng thu nhập của chính quyền thành phố, song nó vẫn giúp duy trì được sự trao đổi hàng hóa bằng điểm số của các học sinh với khối lượng chất thải có thể tái chế mà họ thu gom được.

4. Tiết kiệm chi phí xử lý chất thải.• Nằm trong kế hoạch của chính quyền thành phố, Dự án đã góp

phần vào việc giảm chi phí trong việc loại bỏ chất thải. • Cựu thị trưởng thành phố Lourdes Fernando cho biết đã giảm

được 238.000 kg chất thải vào bãi rác, trung bình từ 50 chuyến xe tải giảm xuống còn 30 chuyến xe mỗi ngày vào bãi rác.

• Chi phí cho mỗi chuyến xe là 3000 PhP do đó giảm được 60.000 PhP mỗi ngày cho chính quyền thành phố. Việc tái chế diễn ra ở bãi rác và không phải do học sinh thực hiện

Page 15: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

15

Dưới đây là biểu đồ tổng lượng chất thải rắn được tái chế (kilograms) và tổng số chai lọ thu được từ khi Dự án bắt đầu năm 2004. (Nguồn: WMO, Marikina City)

Kg

Page 16: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

16

0

50000

100000

150000

200000

250000

300000

350000

2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010

Năm học

Tổng số chai thu được

Page 17: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

17

Một số giải thích qua 2 biểu đồ trên.• Qua biểu đồ ở trên, có thể thấy rằng số lượng rác có thể

tái chế do các học sinh thu được đã bị giảm đáng kể. • Sự suy giảm này là do cơn bão Ondoy đổ bộ vào thành

phố hồi tháng 9 năm 2009, tàn phá và gây lụt lội trong thành phố.

• Lụt lội đã phá hủy nhiều tài sản của chính quyền và người dân Marikina, cướp đi mạng sống của hàng trăm người.

• Trường học tạm đóng cửa để dọn dẹp, tiến hành công tác cứu trợ và sửa sang lại trường lớp bị hư hỏng.

• Vì vậy, các hoạt động của những nhà tiết kiệm sinh thái (Eco – savers) bị gián đoạn hơn 1 tháng và được bắt đầu lại vào tháng 11 năm 2009.

Page 18: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

18

5. Tăng cường công tác quản lý chất thải toàn diện (tổng hợp)

• Dự án đã nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của cộng đồng, qua đó tăng cường việc phân loại rác thải có thể tái chế ở cấp hộ gia đình, đặc biệt là trong giới học sinh và cha mẹ của các em.

• Dự án với những mục tiêu, phương pháp thực hiện và các lợi ích lâu dài, rất phù hợp với mọi người dân thành phố.

• Ngoài các lợi ích kinh tế mà chương trình đem lại, những người tham gia còn được khuyến khích thực hiện công tác quản lý chất thải rắn một cách có trách nhiệm.

Page 19: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

19

6. Trao quyền cho người dân.

• Chương trình đã khuyến khích sự tham gia của các bậc phụ huynh, thúc đẩy việc trao đổi qua lại giữa họ với các giáo viên và chính quyền thành phố.

• Sự trao đổi qua lại như vậy đã tạo ra các ý kiến đóng góp, những khuyến nghị đề xuất cho chiến lược thực hiện Dự án đối với các bên liên quan.

• Việc thực hiện hoạt động mang tính sinh thái như vậy ở cấp độ gia đình và cộng đồng là một hình thức trao quyền cho người dân. Các thành viên của gia đình - cả cha mẹ và các em học sinh đều được tự quyết định hình thức đóng góp vào việc giải quyết vấn đề kinh niên về rác thải.

• Hơn nữa, chương trình đã tạo điều kiện cho các học sinh một sân chơi bổ ích và có ý nghĩa. Khi các em có thể dùng số tiền “tiết kiếm sinh thái” để mua các thứ đồ dùng học tập cần thiết cho mình.

• Sức mua thể hiện qua số điểm mà học sinh tích luỹ được trong một năm học vào khoảng 50 đến 800 peso, giúp trang trải chi phí cho các đồ dùng học tập mà trước đây cha mẹ các em phải chi trả.

Page 20: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

20

7. Đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường• Việc giáo dục và thu hút các thành viên cộng đồng thực hiện

công tác quản lý chất thải rắn là rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ và môi trường. Thông qua chương trình này, có tổng cộng 280.000kg rác thải vốn làm tăng mức độ ô nhiễm không khí và đất đã được chuyển tới bãi chôn lấp. Và số chuyến xe tải chở rác tới bãi chôn lấp đã giảm xuống, do đó làm giảm tắc nghẽn giao thông, giảm ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng sử dụng.

8. Củng cố niềm tin đối với chính quyền• Chương trình đã làm cho người dân cảm thấy được sự hiện diện

và tham gia tích cực của chính quyền thành phố, đặc biệt là trong công tác quản lý chất thải rắn, qua đó làm tăng lòng tin của họ đối với chính quyền. Nó đã thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ của chính quyền thành phố trong việc thực hiện các chương trình táo bạo và mang tính đột phá nhằm tăng cường sự tuân thủ pháp luật của người dân.

9. Tạo cơ hội kinh doanh cho các cửa hàng phế liệu• Chương trình đã đưa đến cho các cửa hàng phế liệu lượng

khách hàng thường xuyên, đó là các em học sinh trung học cơ sở, giúp họ tăng thêm thu nhập.

Page 21: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

21

IV. Giới thiệu về thành phố Marikina4.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.• Nằm dọc theo ranh giới phía Đông của Vùng

Thủ đô Manila, thành phố Marikina là một thung lũng được bao quanh bởi các dãy núi và đồi, có các dòng sông như sông Marikina chạy xuyên qua thành phố và sông Nangka chảy về phía bắc.

• Đây là một trong 16 thành phố trực thuộc Vùng Thủ đô Manila, tiếp giáp với thành phố Quezon về phía tây, Antipolo [thuộc tỉnh Rizal] về phía đông, San Mateo [Rizal] về phía bắc, và Pasig, Cainta về phía nam.

Page 22: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

22

• Thành phố Marikina có tổng diện tích tự nhiên khoảng 2150 ha, chiếm 3.42% diện tích Vùng Thủ đô Manila.

• Khoảng 71% diện tích đất của thành phố Marikina có độ dốc loại A cho thấy khu vực này phù hợp với việc canh tác nông nghiệp và phù hợp với việc phát triển đô thị.

• Phần diện tích còn lại được xếp loại B và C vào khoảng 215 ha và 366 ha. Đất thuộc loại B và C có năng lực chịu tác động của phát triển khá tốt và có thể cần tới những biện pháp kiểm soát sạt lở, xói mòn.

4.2. Tổ chức hành chính và kinh tế-xã hội.• Thành phố Marikina có 16 đơn vị hành chính barangays bao gồm:

Sto.Ninõ, Tanõng, Malanday, Kalunpang, Barangka, Tổ hợp Thung lũng Công nghiệp, San Roque, Sta.Elena, Jesus dela Penã, Parang, Concepcion Uno, Concepcion Dos, Nangka, Marikina Heights, Fortune và Tumana.

• Về diện tích, barangay Sto.Ninõ ở quận 1, và barangay Fortune ở quận 2 là lớn nhất.

Page 23: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

23

Hình 1: Bản đồ thành phố Marikina và vị trí các barangays

Page 24: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

24

• Theo Cục Thống kê quốc gia (NSO), dân số Marikina năm 2008 là 490.612 người và 104.164 hộ. Số thành viên trung bình của một hộ là 4,71 người.

• Về dân số, barangay lớn nhất ở quận 1 là Malanday có 53,329 dân. Barangay Concepcion 1 đông dân nhất ở quận 2 có 53.526 người.

• Tỷ lệ người có việc làm ở Marikina là 87,5% trong khi thất nghiệp chiếm 12,5%. Lực lượng lao động trong tổng số dân ở Marikina là 61,8%. Thành phố rất tự hào với tỷ lệ biết chữ rất cao lên đến 99% (NCSO, 2007).

• Thành phố đã trở thành một điểm đến lý tưởng cho các hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn trong nước và nước ngoài, các nhà nhập khẩu, ngân hàng, các công ty công nghệ thông tin và truyền thông.

Page 25: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

25

• Ngành công nghiệp chính của thành phố là ngành đóng giày. Ngành này bắt đầu phát triển từ năm 1935.

• Khi đó Marikina có khoảng 139 cửa hàng sản xuất giày nam và nữ.

• Đến năm 1983, sản lượng giày của Marikina đã chiếm 70% sản lượng của toàn Phillipines với khoảng 30 triệu đôi giày.

• Cho đến nay, Marikina được mệnh danh là

Kinh đô Giày của Phillipines.

Page 26: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

26

V. Chi phí thực hiện Dự án 5.1. Chi phí in ấn Sổ tiết kiện sinh thái.• Đầu tiên, Dự án (chương trình) huy động được vốn tài

trợ từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP)/Chương trình hợp tác Sinh thái Á – Phi (AAEP) để in ấn các Sổ tiền gửi ngân hàng cho năm học 2004 – 2005.

• Chương trình AAEP là một chương trình liên lục địa với mục tiêu hỗ trợ các đô thị ở châu Á và châu Phi thành lập các Hiệp hội đô thị dựa trên kinh nghiệm và sự hợp tác giữa các thành phố cũng như trong các thành phố.

• Trong giai đoạn sau của chương trình, chính quyền thành phố chịu chi phí in ấn Sổ tiền gửi ngân hàng. Hiện nay, chi phí in ấn một sổ gửi tiền là 5 peso/quyển.

Page 27: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

27

Bảng 1: Chi phí in ấn sổ gửi tiền

Năm học Chi phí in ấn sổ gửi tiền ngân hàng

2004 – 2005 248.000 peso

2005 – 2006 260.000 peso

2006 – 2007 129.900 peso

Page 28: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

28

5.2. Chi phí phương tiện, thiết bị.• Xe ô tô Người tiết kiệm sinh thái đang được sử dụng là

một xe ô tô mà chính quyền thành phố đã chuyển đổi thành một nhà kho di động như hiện nay. Ghế ngồi được gỡ bỏ, thay vào đó, người ta lắp đặt các giá để bày các loại hàng có thể trao đổi được.

• Trước đây, xe này chỉ cung cấp các loại sách tham khảo và đồ dùng học tập. Tuy nhiên, cha mẹ các em học sinh đề nghị xe cung cấp thêm những nhu yếu phẩm có thể trao đổi được như gạo, đường.

• Số tiền thu được từ việc bán rác thải tái chế cho các chủ vựa phế liệu được chỉ định và được WMO dùng để mua bổ sung dụng cụ học tập và các nhu yếu phẩm cho xe ô tô sinh thái.

• Cần thấy rõ rằng việc tham gia chương trình không cần đến sự đảm bảo tài chính nào. Những người tham gia chỉ cần đem rác thải có thể tái chế từ nhà đến trường trong Ngày Sinh thái diễn ra 1 lần/tuần.

Page 29: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

29

VI. Phương pháp tiến hành6.1. Quá trình thu gom, phân loại và vận chuyển và xử

lý chất thải rắn của TP. Marikina.• Như đã nói ở trên, Marikina là thành phố đầu tiên trong

Vùng Thủ đô Manila thực hiện triệt để chương trình phân loại rác thải trên quy mô toàn thành phố.

• Việc này thực hiện được là nhờ việc ban hành Sắc lệnh số 046/năm 2002.

• Chương trình phân loại rác thải được thực hiện theo cách: Rác thải từ hộ gia đình, các cơ quan, các cơ sở kinh doanh đã được phân loại tại nguồn thành rác “ướt - có thể bị phân hủy”, và rác “khô - không thể phân hủy”.

• Khoảng 74% tổng số rác đã phân loại thu được là rác thải sinh hoạt.

Page 30: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

30

• Rác có thể tự phân hủy, được thu gom một lần một tuần bằng xe chở rác màu xanh và được chở đến Bãi rác Rodriguez. Một số hộ dùng rác phân hủy làm phân compost (phân vi sinh).

• Còn rác không thể phân hủy được thu gom bằng xe màu hồng tới Cơ sở tái chế (MRF), tại đây rác thải được phân loại thành rác tái chế và không thể tái chế được.

• Các thành phần tái chế được bán cho các cửa hàng phế liệu, còn rác không thể tái chế thì được thu gom và đưa đến bãi chôn lấp.

• Chương trình Tiết kiệm sinh thái áp dụng cùng một nguyên tắc về quản lý chất thải rắn tập trung vào các hộ gia đình.

• Tiến trình phân loại rác thải có thể tái chế tại nguồn (hộ gia đình) và được mang đến trường học được tổng hợp trong một biểu đồ đơn giản dưới đây.

Page 31: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

31

Hình 2: Biểu đồ lưu lượng rác thải thành phố Marikina

Phát sinh rác thải

Thu gom rác thải Loại bỏ rác thải

Các hộ gia đìnhCác cơ quanCác đơn vị kinh doanh

Có thể bị vi khuẩn phân hủy

Thu gom bởi Chính quyền Tp

không thể bị vi khuẩn phân hủy

Rác có thể bị vi khuẩn phân hủy được mang đến bãi rác

Rác có thể bị vi khuẩn phân hủy được đưa đến trạm trung chuyển

Các hộ gia đình/ barangay ủ phân vi sinh

Rác không thể bị vi khuẩn phân hủy được mang đến các cơ sở tái chế vật liệu

Rác không thể tái chế được chuyển ra bãi rác

Rác thải có thể tái chế được bán cho các cửa hàng phế liệu

Rác có thể tái chế được bán cho các cơ sở kinh doanh

Page 32: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

32

Nguồn phát sinh rác thải

Thu gom rác thảiLoại bỏ rác thải

Gia đình của các học sinh trường

tiểu học công lập

Có thể bị vi khuẩn phân hủy

Các hộ gia đình /

barangays ủ phân vi

sinh

Được mang đến bãi rác(chôn lấp)

Không thể bị vi

khuẩn phân hủy

Rác không thể

tái chế

Rác có thể tái

chế

Được Chính quyền TP thu gom

Được mang đến trường học trong

Ngày sinh thái để cân, tính giá trị và ghi vào Sổ tiền

gửi ngân hàng của học sinh

Bán cho các cửa hàng phế

liệu chính thức

(tái chế)

Hình 3. Biểu đồ lưu lượng rác thải Tiết kiệm sinh thái Thành phố Marikina

Page 33: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

33

• WMO đã dự thảo thiết kế và các cơ chế của chương trình.

• Xác định nhu cầu để giải quyết những vấn đề về rác thải rắn, họ đã xác định ai là người tham gia chương trình.

• Các học sinh và bố mẹ họ làm việc trực tiếp với nhau để phân loại rác có thể tái chế, chúng được mang đến trường học để cân, định giá và được ghi chép vào sổ tiền gửi ngân hàng của học sinh.

Page 34: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

34

6.2. Đơn vị chủ trì và những người chính thực hiện Dự án

• WMO (Cơ quan quản lý chất thải) là cơ quan chủ trì tốt nhất của Dự án, được hỗ trợ hoàn toàn và dưới sự lãnh đạo của Thị trưởng thời ấy Lourdes Fernando.

• Từ khi WMO chịu trách nhiệm thực hiện các chiến lược quản lý và xử lý chất thải, thì đơn vì này là đơn vị thực hiện Dự án Tiết kiệm sinh thái của chính quyền thành phố.

• WMO hoạt động dưới sự quản lý hành chính của CEMO.

• CEMO có lực lượng cán bộ gồm 14 nhân viên, 6 giám sát viên, 35 lái xe, 161 công nhân và 14 xe dùng chung gồm cả các xe dùng chung từ WMO.

Page 35: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

35

• WMO đã thực hiện một loạt các phiên họp định hướng ở mỗi trường học trước khi đi vào thực hiện Dự án thực sự.

• Khi Dự án được thực hiện, đều có sự hiện diện thường xuyên của cán bộ trong suốt các chiến dịch truyền thông và giáo dục (IEC) về Dự án và ấn định Ngày sinh thái trong tuần tại các trường tiểu học (và THCS) công lập của Thành phố Marikina.

• Dự án cũng có thể thực hiện được nhờ sự hợp tác và hỗ trợ từ ngành giáo dục.

• Ban đầu Dự án được giới thiệu và thảo luận với Phòng (Sở) Giáo dục, đơn vị sau này đã cùng chỉ đạo việc xây dựng các chiến lược thực hiện.

Page 36: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

36

• Trong Dự án Tiết kiệm sinh thái, các cửa hàng phế liệu hoạt động ở Thành phố Marikina được lựa chọn và chính thức cùng thực hiện.

• Những cửa hàng phế liệu được công nhận chính thức có nhiệm vụ thông báo với trường học liên quan về Ngày sinh thái được dự kiến.

• Việc thu xếp với những người thu mua phế thải có thể tái chế được điều phối để họ có thể thu gom hoặc vận chuyển rác có thể tái chế từ các trường học trong cùng ngày mà rác được mang tới trường.

• Những cửa hàng phế liệu này đại diện cho bên kinh doanh và được đưa cơ hội để duy trì như một nhóm khách hàng quen cho cả năm học.

Page 37: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

37

• Những học sinh tiểu học (THCS), giáo viên và cán bộ hành chính của 17 trường tiểu học công lập ở Thành phố Marikina là những người thực hiện mục tiêu của Dự án này.

• Mỗi người trong số họ được cấp một sổ tiền gửi ngân hàng và được khuyến khích mang rác có thể tái chế từ gia đình họ đến trường trong Ngày sinh thái.

• Các loại rác có thể tái chế này được cân và chuyển thành điểm thưởng ghi vào sổ tiền gửi ngân hàng của người mang rác đến cân.

• Những điểm này có thể được mua lại trong hai dịp: trước Giáng sinh vào tháng 12 và trước khi kết thúc năm học vào tháng 3.

Page 38: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

38

Hình 4. Đơn vị chỉ đạo và những người tham gia Tiết kiệm sinh thái

Quốc giaĐạo luật công 9003

Đơn vị Chính quyền địa phương

Thành phố Marikina

Sở chuyên tráchCơ quan Quản lý chất

thải

Học sinh17 trường tiểu học (THCS)

công lập

Hộ gia đìnhGiáo viên, học sinh tiểu học

và phụ huynh học sinh

Ủy ban giám sát

Lãnh đạo Chính quyền thành

phố

Các cán bộ Sở (Phòng) Giáo

dục

Lĩnh vực kinh doanhCác cửa hàng phế liệu được lựa chọn/ được

công nhận

Page 39: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

39

6.3. Vai trò, quan điểm của các đơn vị quản lý chính quyền cấp trên

• Dự án được thực hiện trong sự phối hợp với Sở GD. • Sở GD là cơ quan thực thi của chính quyền trung ương, cơ quan có

trách nhiệm trong việc quản lý và quản trị hệ thống giáo dục cơ bản của Philippine.

• Từ khi Dự án Tiết kiệm sinh thái có sự tham gia của học sinh các trường tiểu học (THCS) công lập, WMO đã điều phối với Sở GD xây dựng các cơ chế và các hoạt động của Dự án.

• Các cán bộ của Sở GD trong thành phố tham gia Uỷ ban giám sát của Dự án, đơn vị giám sát việc thực hiện và các hoạt động của Dự án.

• Uỷ ban này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn và chỉ định các cửa hàng phế liệu địa phương và đảm bảo rằng việc chuyên chở và thu gom rác thải có thể tái chế, được thực hiện hàng ngày thông qua việc giám sát từng Ngày sinh thái tại mỗi trường học.

Page 40: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

40

6.4. Vai trò của Truyền thông• Trong giai đoạn khởi đầu, Dự án Tiết kiệm sinh

thái không được chính quyền thành phố khởi động một cách ấn tượng, do vậy Dự án chưa thu hút được sự chú ý của giới truyền thông.

• Dự án được đề xướng chỉ nhằm đạt được các mục tiêu mang tính sinh thái.

• Tuy nhiên những thành công mà chương trình đạt được đã thu hút sự quan tâm và ghi nhận không chỉ của các cơ quan trao thưởng quốc gia, quốc tế mà còn của các chính quyền địa phương khác (LGU).

• Bằng cách này hay cách khác, các phương tiện truyền thông khác nhau đã giúp quảng bá và phổ biến những hiệu quả tích cực của Dự án.

Page 41: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

41

• Trong một đoạn PROBE được phát sóng ngày 30/01/2008 trên kênh truyền hình địa phương ABSCBN, Robert Alejandro chỉ rõ cách mà Dự án Tiết kiệm sinh thái đang giáo dục trẻ em về giá trị của rác thải có thể tái chế và vấn đề môi trường, góp phần làm sạch thành phố.

• Vào tháng 8/2008, Chương trình cũng được giới thiệu trong một nghiên cứu trường hợp có tên là Các Thành phố An toàn hơn, của Trung tâm Chuẩn bị đối phó thảm họa Châu Á (Asian Disaster Preparedness Center) (ADPC).

• Đến tận khi khai giảng năm học năm nay (2010), báo in xem Dự án luôn là những tin tức tốt để giới thiệu trong các bài báo về phát động lại Dự án bởi Thị trưởng mới trúng cử của Thành phố Marikina.

Page 42: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

42

6.5. Tiến trình thực hiện• Dự án đang được WMO của thành phố thực hiện với sự

phối hợp với Sở GD và sự hỗ trợ hoàn toàn của Thị trưởng thành phố.

• Vì mục đích này, Thị trưởng Thành phố đã ban hành Quyết định và đã được Chính phủ đồng ý về việc thành lập một Ủy ban giám sát với sự tham gia của các cán bộ Sở GD và các nhà quản lý chính quyền thành phố.

• Dự án được giới thiệu lần đầu với Sở GD vào tháng 12/2003, sau đó là một loạt các buổi họp thảo luận và kết quả là việc hình thành các chiến lược sau:

• WMO thực hiện một loạt các phiên họp định hướng ở mỗi trường học để cho các học sinh và giáo viên làm quen với các mục tiêu của Dự án.

Page 43: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

43

1. WMO đã phát các sổ tiết kiệm ngân hàng về Tiết kiệm sinh thái cho học sinh và giáo viên của các trường tiểu học công lập trong thành phố.

2. Mỗi một trong 18 trường tiểu học công lập được chỉ định một Ngày Sinh thái một lần/tuần. Khi đó sẽ có ít hoặc nhiều hơn 3 trường có cùng một ngày Sinh thái (từ thứ Hai đến thứ Sáu).

3. Ngày sinh thái là ngày mà học sinh phải mang rác có thể tái chế từ nhà của họ đến trường; lượng rác này sẽ được cân và ghi vào sổ tiền gửi ngân hàng của học sinh.

4. Ủy ban Giám sát có trách nhiệm lựa chọn các cửa hàng thu mua phế liệu, các cửa hàng này có nhiệm vụ cân rác thải, ghi sổ và vận chuyển tất cả lượng rác thải có thể tái chế đã thu gom được. Do lí do vệ sinh nên rác thải không được lưu giữ trong khuôn viên các trường học.

Page 44: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

44

5. Rác có thể tái chế được định giá theo giá thị trường tại thời điểm đó và được ghi vào sổ tiền gửi ngân hàng cá nhân sử dụng hệ thống điểm (P1.00 = 1 điểm). Các phế liệu có thể tái chế được mang đến trường học gồm:

– Giấy trắng, Giấy báo, Bìa carton, Giấy A.– Nhựa A. -Polyethylene terephthalate (PET)– Hộp/lon nhôm, Hộp/lon thiếc– Bugbog hoặc thủy tinh, Bakal hoặc sắt/thép– Bote hoặc chai, Nhựa tổng hợp (PVC)– Tapalodo hoặc cái chắn bùn, Hợp kim– Đĩa CD, Dây điện, Kẽm,Yero hoặc các tấm sắt có mạ kẽm,

Tanso hoặc đồng thau.6. Các điểm có được sẽ được ghi vào sổ tiết kiệm sinh thái để mua

tại cửa hàng tiết kiệm sinh thái lưu động (ô tô, buyt lưu động). – Cửa hàng lưu động đến các trường học hai lần trong một năm

học, và cửa hàng này mang đến các vật dụng giáo dục như từ điển, sách, dụng cụ học tập và các đồ chơi giáo dục. Muốn mua đồ tại cửa hàng này chỉ cần trình sổ tiền gửi ngân hàng.

Page 45: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

45

6.6. Sự tham gia của các tổ chức kinh tế, xã hội và người dân.

• Dự án Tiết kiệm sinh thái khuyến khích có sự tham gia của người dân từ các hộ gia đình đến những người làm công tác quản lý chất thải rắn sinh học (hữu cơ).

• Đây là sự tham gia cá nhân của toàn dân, đặc biệt là học sinh các trường tiểu học công lập và cha mẹ của họ - Hộ gia đình là nguồn phát sinh chính đối với rác thải có thể tái chế mà học sinh mang đến trường.

• Chính quyền Thành phố khuyến khích học sinh các trường tiểu học (THCS) công lập bởi vì họ tin rằng một trong những cách tốt hơn để có thể thực hiện được Dự án tiết kiệm sinh thái là thông qua học sinh.

Page 46: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

46

• Sự tham gia của các em học sinh sẽ không chỉ giúp chúng hiểu được giá trị của môi trường mà cũng sẽ xây dựng cho chúng văn hóa tiết kiệm với hy vọng sẽ đi theo chúng khi chúng lớn lên.

• Với sự giúp đỡ của các bậc cha mẹ và giáo viên, các học sinh được khuyến khích phân loại rác thải ngay khi tuổi của chúng còn rất nhỏ. Dự án cũng có sự tham gia của các doanh nghiệp, cụ thể là các cửa hàng thu mua phế liệu.

• Họ cân rác thải có thể tái chế mà các em học sinh mang đến, ghi giá trị, và chuyển rác thu gom được trong ngày. Vì lí do vệ sinh nên rác thải không được lưu giữ trong khuôn viên các trường học.

Page 47: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

47

VII. Đánh giá mô hình thực tiễn tốt7.1. Tính bền vững.

• Danh tiếng của thành phố trong việc thực hiện nghiêm túc vấn đề quản lý chất thải rắn có hiệu quả có sự đóng một phần quan trọng của Dự án.

• Chính quyền thành phố khởi xướng, quyết định các bên liên quan, gặp gỡ, xây dựng hướng dẫn, cơ chế, in sổ ghi chép theo dõi cần thiết, quyết định việc mua bán trao đổi và cuối cùng là thực hiện Dự án.

• Dự án thể hiện việc quản lý chất thải rắn thành công của thành phố Marikina.

• Dự án bao gồm cả tiến trình, được chuẩn bị tài liệu đầy đủ. Số liệu thu thập từ các hoạt động được ghi chép để làm cơ sở theo dõi những tác động trong mối quan hệ với toàn bộ chương trình quản lý chất thải rắn. Các báo cáo tài chính và báo cáo tiến độ cũng được gửi cho tổ chức UNDP.

• Việc thực hiện chương trình cũng đã giúp thành phố hoàn chỉnh mục tiêu về một cộng đồng lành mạnh, sống tốt và không tốn kém. Dự án cũng đóng góp mục tiêu giảm chất thải cho chính quyền thành phố.

Page 48: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

48Hình ảnh Xe buýt “Tiết kiệm sinh thái”

Page 49: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

49

Hình ảnh ngày tiếp nhận chất thải tái chế từ học sinh

Page 50: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

50

Tiếp nhận và cân, đong phế thải tái chế được thu gom

Page 51: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

51

• Cần có sự tham gia tích cực và hỗ trợ của các học giả - giáo viện và cán bộ của Sở giáo dục. Mối quan hệ được củng cố đã thúc đẩy chức năng “giáo dục” của các giáo viên trong khía cạnh quản lý chất thải rắn khi họ trình bày trước các học sinh làm thể nào việc tái chế được thực hiện tốt.

• Tài chính được hỗ trợ chủ yếu bởi chính quyền thành phố cung cấp dưới dạng tái xuất bản sổ ghi chép hàng năm. Chi phí cho việc này thấp hơn nhiều so với việc chuyên chở rác thải bằng cách giảm từ 50 chuyến xe chở một ngày xuống còn 30 chuyến.

• Do những đặc tính kể trên, sự hỗ trợ cho chương trình từ phía công dân, ngành giáo dục, khu vực kinh doanh và chính quyền địa phương được đảm bảo.

• Các cơ chế này đơn giản do vậy việc tham gia của các bên trong Dự án đã làm cho Dự án có thể tồn tại và bền vững là điều không còn nghi ngờ.

Page 52: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

52

7.2. Các nhân tố thành côngÝ chí chính trị• Khó có thể đạt mục tiêu giảm chất thải nếu Dự án không

phù hợp với những mục tiêu ưu tiên của lãnh đạo chính quyền thành phố.

• Một trong những yếu tố quyết đinh thành công của Dự án Tiết kiệm sinh thái là đạt được động lực chính trị và quan trọng là quyết định của chính quyền thành phố Marikana trong việc duy trì ý chí chính trị trong xử lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường.

• Với tính khả thi cao trong việc quản lý chất thải rắn tại nguồn, Dự án Tiết kiệm sinh thái vẫn được tiếp tục thậm chí ngay cả khi lãnh đạo khởi xướng Dự án đã về hưu, chuyển đổi công tác hoặc được thay thế.

Page 53: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

53

Cơ quan quản lý chất thải của thành phố có đủ năng lực (WM0)

• Bằng việc thực hiện một hệ thống quản lý chất thải rắn hiệu quả ở trường, Dự án đã tạo ra tính linh hoạt hơn cho WMO trong việp áp dụng những chiến lược độc đáo về giảm và tái chế rác thải.

• Dự án đã tạo thêm việc cho văn phòng, xem xét việc thực hiện và toàn bộ những công việc kế toán đòi hỏi cho việc lập hồ sơ giấy tờ.

• Tuy nhiên, WMO cảm thấy có lý do chính đáng trong việc thực hiện các chiến lược của Dự án, bởi vì nó cho phép văn phòng đạt hoặc thậm chí vượt mục tiêu tái chế rác thải ít nhất 25% như quy định.

Page 54: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

54

7.3.Nguồn quỹ thực hiện Dự án.

Nguồn quỹ ban đầu từ Chương trình đối tác sinh thái UNDP/Châu Phi-Châu Á

• Chương trình đối tác sinh thái UNDP/Châu Phi-Châu Á đảm bảo sự hỗ trợ tài chính cho chương trình trong giai đoạn đầu – và có thể đáp ứng được chi phí tái xuất bản những sổ sánh ghi chép theo dõi.

• Trong dài hạn, chính quyền thành phố quyết định việc tái sản xuất bản sổ ghi chép theo dõi bằng nguồn tài chính của riêng họ.

Page 55: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

55

Không yêu cầu đóng góp tài chính từ những người tham gia

• Có điều đáng chú ý ở đây là trong khi có thể có những chi phí phát sinh trong việc thực hiện Dự án của chính quyền thành phố nhưng lại không yêu cầu đóng góp tài chính từ những người tham gia.

• Điều này rất cần thiết giúp vượt qua những dao động của các bên liên quan, đặc biệt là về phía phụ huynh khi tham gia vào Dự án bởi vì thay bằng việc chi tiêu từ các bậc phụ huynh, Dự án đã tạo ra kinh phí mua dụng cụ học tập của con em họ.

• Về hiệu quả, Dự án đã tạo ra những tác động kinh tế và đạt một giải thưởng trong lĩnh vực tái chế.

Page 56: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

56

Thành phố Marikina nổi danh như một nơi mà công dân có kỷ luật nhất ở trong nước.

Hỗ trợ từ khu vực kinh doanh.• Các cửa hiệu thu mua đồ cũ đại diện cho

khu vực kinh doanh là những đối tác quan trọng của Dự án.

• Những cơ sở mua bán đồ cũ thúc đẩy việc thu thập những vật tái chế để không có chất thải rắn có thể tái chế nào vương lại trên sân trường trong ngày sinh thái.

Page 57: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

57

Học sinh lựa chọn các đồ dùng cần thiết cho mình để đổi với số điểm thu gom rác tái chế

Page 58: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

58

Học sinh lựa chọn các đồ dùng cần thiết cho mình để đổi với số điểm thu gom rác tái chế

Page 59: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

59

7.4. Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thực hiện Dự án.

Chuẩn bị tinh thần của phụ huynh• Để chiến lược quản lý chất thải rắn thành công, chương

trình những người bảo vệ sinh thái cần mở rộng phạm vi hoạt động tới các hộ gia đình bằng cách tìm những bên trung gian làm việc chính xác – đó chính là những thành viên trong hộ gia đình.

• Chính quyền thành phố đã có cách tiếp cận chủ động bằng việc xác định ai trong số các thành viên hộ gia đình là những người tham gia tiềm năng: những học sinh và phụ huynh.

• Chính quyền thành phố sử dụng lực lượng quản lý chất thải hiện tại là WMO và khai thác những học giả tiềm năng để thúc đẩy chương trình mới từ đầu giữa các phụ huynh và sau đó là những học sinh .

• Phụ huynh được được hướng dẫn để hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải để góp phần cho một môi trường sạch hơn.

Page 60: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

60

Khó khăn và thách thức chínhKhả năng suy giảm sự quan tâm đối với Dự án do trạng thái tâm lý

“dù đã bắt đầu nhưng không tiếp tục và cũng không làm gì để kết thúc” gây ra.

• Bộ máy lãnh đạo của chính quyền thành phố cần đảm bảo sự tin cậy trong việc thực hiện và tránh khả năng làm giảm sự quan tâm đối với Dự án được gây ra bởi trạng thái tâm lý đầu voi đuôi chuột. Nếu duy trì được điều đó thì các bên tham gia của Dự án sẽ cũng duy trì được lòng tin đối với chính quyền và có được sự tham gia tích cực của họ.

Tham gia không bền vững của những học sinh trung học• Ban đầu, chương trình đòi hỏi sự tham gia của các cấp học sinh

PTTH và THCS công lập. Tuy nhiên trong những năm học sau đó thì hầu hết học sinh trung học từ chối đem những vật có thể tái chế tới trường vì các em cảm thấy ngại khi làm điều đó. Đến nay, các hoạt động chỉ được duy trì đối với các học sinh cấp THCS.

Nhiều yêu cầu về công việc kế toán• Từ khi bắt đầu chương trình, WMO phải chuẩn bị khối lượng làm

việc nhiều hơn như ghi chép, giám sát, và tập hợp tài liệu. Tuy nhiên, chính quyền thành phố có thể quyết định nhu cầu và có đầy đủ nhân viên các phòng ban để giải quyết khối lượng công việc gia tăng.

Page 61: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

61

7.5. Khả năng nhân rộng• Bởi vì sự đơn giản của Dự án và thành

công liên tiếp, nên Dự án này được đánh giá tích cực để nhân rộng và thực hiện tại các địa phương khác, thông qua các nhà sáng lập tư hoặc công.

• Điều này sẽ giúp và khích lệ các chính quyền địa phương (LGUs) tìm ra những cách thích hợp để đạt được mục tiêu giảm thiểu, phân loại và xử lý rác thải trong thời gian ngắn.

Page 62: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

62

Dự án đã được quảng bá ở những địa điểm:a. Hội nghị Hiệp hội những cặp vợ chồng ở Manila

Những cặp đôi Manila là những người thực hiện những chương trình xanh, sạch của thành phố mình.

b. Hội nghị tư vấn giữa MMDA và những nhà quản lý chất thải rắn của Manila.

c. Website của Vụ Môi trường và TNTN (DENR) về những thực tiễn tốt.

d. 5.612 nhóm Lakbay Aral thăm Marikina từ tháng 7/2004 tới 6/2005 để nghiên cứu hoặc xem các chương trình quản lý chất thải rắn.Hầu hết mọi người bày tỏ mong muốn nhân rộng Dự án này ở địa phương của mình. Trên thực tế, mỗi một nhóm được nhận một mẫu sổ sách ghi chép theo dõi. Tuy nhiên chính quyền thành phố chưa được nghe về những nỗ lực nhân rộng thực sự từ họ.

Page 63: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

63

• Đến thời điểm hiện tại, thành phố Pasig đã áp dụng chương trình với những cơ chế được điều chỉnh. Thay bằng việc sử dụng hệ thống điểm, các học sinh được nhận hóa đơn để đổi lấy lương thực trong thời gian nghỉ học.

• Chính quyền Daet ở Camarines Norte đã áp dụng kinh nghiệm của thành phố Marikina và cách tái chế rác thải của cộng đồng bắt đầu từ tháng 3/2010.

• Tháng 2/2010 vừa rồi, chính quyền General Mariano Alverez (GMA), Cavite cũng nhân rộng chương tình được gọi là chương trình Những người Tiết kiệm sinh thái Grsya sa Basura trong 5 trường học tham gia.

Page 64: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

64

Hình ảnh các chất thải tái chế được học sinh thu gom mang đến trường

Page 65: DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á

65

Cám ơn sự chú ý lắng nghe của Quý vị.