doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

106
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một thực tế khách quan, mét xu thế tất yếu cuốn hót các quốc gia. Việt Nam đã và đang triển khai nhiều hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và đã thu được nhiều kết quả. Thực hiện chủ trương tích cực và chủ động hội nhâp kinh tế quốc tế, Việt nam coi việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một mục tiêu quan trọng. Việc tham gia các hiệp định, các hiệp ước quốc tế về thương mại, về kinh tế trong WTO sẽ tạo nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam phát triển. Nhưng việc tham gia và theo đó là thực hiện các cam kết của WTO sẽ là một quá trình đầy gay go, thách thức trên tất cả những lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp với 67% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khoảng 1/4 tổng GDP và khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu là từ nông nghiệp, do đó ngành nông nghiệp là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Gia nhập WTO nền nông nghiệp Việt Nam có thể chịu sự tác động trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Tác động tích cực là mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, phân bổ tốt hơn các nguồn lực quốc gia đến các ngành có lợi thế cạnh tranh cao nhất, tăng cường học hỏi công nghệ mới từ việc trao đổi ngày càng gia tăng với phần còn lại của thế giới, tăng cường tính linh hoạt trong thương mại quốc tế để đối mặt với những cú sốc do thiên tai… Mặt khác, đặt ngành nông nghiệp trước khả năng biến động lớn do ảnh hưởng của thị trường thế giới bởi xu hướng tự do hoá thương mại, đặt các doanh nghiệp trước sức Ðp cạnh tranh lớn, mặt hàng có sức cạnh tranh yếu thì nguy cơ phá sản là không thể tránh khỏi, điều đó dẫn đến nhiều nông dân bị

Upload: hoang-phuc

Post on 05-Jul-2015

147 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một thực tế khách quan, mét

xu thế tất yếu cuốn hót các quốc gia. Việt Nam đã và đang triển khai nhiều hoạt

động hội nhập kinh tế quốc tế và đã thu được nhiều kết quả.

Thực hiện chủ trương tích cực và chủ động hội nhâp kinh tế quốc tế,

Việt nam coi việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một mục

tiêu quan trọng. Việc tham gia các hiệp định, các hiệp ước quốc tế về thương

mại, về kinh tế trong WTO sẽ tạo nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam phát

triển. Nhưng việc tham gia và theo đó là thực hiện các cam kết của WTO sẽ là

một quá trình đầy gay go, thách thức trên tất cả những lĩnh vực khác nhau của

đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam về cơ

bản vẫn là một nước nông nghiệp với 67% lực lượng lao động trong lĩnh vực

nông nghiệp. Khoảng 1/4 tổng GDP và khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu

là từ nông nghiệp, do đó ngành nông nghiệp là một ngành quan trọng đối với

nền kinh tế Việt Nam. Gia nhập WTO nền nông nghiệp Việt Nam có thể chịu

sự tác động trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Tác động tích cực là mở rộng

thị trường xuất khẩu nông sản, phân bổ tốt hơn các nguồn lực quốc gia đến

các ngành có lợi thế cạnh tranh cao nhất, tăng cường học hỏi công nghệ mới

từ việc trao đổi ngày càng gia tăng với phần còn lại của thế giới, tăng cường

tính linh hoạt trong thương mại quốc tế để đối mặt với những cú sốc do thiên

tai… Mặt khác, đặt ngành nông nghiệp trước khả năng biến động lớn do ảnh

hưởng của thị trường thế giới bởi xu hướng tự do hoá thương mại, đặt các

doanh nghiệp trước sức Ðp cạnh tranh lớn, mặt hàng có sức cạnh tranh yếu thì

nguy cơ phá sản là không thể tránh khỏi, điều đó dẫn đến nhiều nông dân bị

Page 2: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

mất việc làm, làm sâu sắc thêm những bất bình đẳng về thu nhập trong nông

nghiệp, nông thôn và giữa thành thị với nông thôn.

Xuất phát từ những vấn đề bức xúc nêu trên, nhất là khi Việt Nam đang

đứng trước ngưỡng cửa bước vào WTO, tôi chọn vấn đề: “Tác động của gia

nhập tổ chức thương mại thế giới đến nền nông nghiệp Việt Nam” làm đề tài

luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

* Xoay quanh vấn đề Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới

đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả đề cập ở nhiều

khía cạnh khác nhau:

- Mét số công trình nghiên cứu, bài viết trên các tạp chí đã tập trung

phân tích diễn biến tình hình Việt Nam đàm phán gia nhập WTO và từ đó đưa

ra các giải pháp đẩy nhanh việc gia nhập WTO; nghiên cứu nội dung của các

hiệp định của WTO, từ đó chỉ ra các cơ hội và thách thức đối với các nước

đang phát triển, cũng như Việt Nam khi gia nhập WTO.

- Mét số công trình, bài báo cũng đã nghiên cứu và làm rõ sự cần thiết

Việt Nam phải gia nhập WTO. Những điểm nêu trên có thế tìm thấy trong

các tác phẩm:

+Việt Nam gia nhập WTO: “Tác động tới nền kinh tế Đồng Nai và các

giải pháp để thích ứng với quá trình hội nhập”, Nhà xuất bản Lý luận chính

trị, Hà nôi 2005.

+ “Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với nền kinh tế toàn cầu”, của

Nguyễn Văn Thanh, Tạp chí Cộng sản.

+ “Việt Nam con đường tới WTO”, của Vũ Xuân Trường, Báo Hà Nội

mới.

+ “Nhiều lợi thế còng nh thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO”,

Bích Hạnh- Báo Nhân dân ngày 19/2/2004.

Page 3: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

+ “Một bước chuẩn bị cho Việt Nam gia nhập WTO”, Thu Hà-Báo

Nhân dân ngày 20/2/2004.

+ “Trung Quốc gia nhập WTO thời cơ và thách thức”, Võ Đại Lược-

Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội 2004.

+ “Gia nhập WTO Việt Nam kiên định con đường đã chọn”, Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia- 2004.

* Liên quan đến hội nhập WTO và tác động của nó đến nông nghiệp

Việt Nam. Đã có một số công trình khoa học, bài báo đề cập đến các vấn đề

nông nghiệp Việt Nam trong kinh tế toàn cầu và mối quan hệ giữa bảo hộ và

tự do hoá thương mại nông sản, kinh nghiệm bảo hộ nông nghiệp trên thế

giới, cái được và cái mất và tác động đối với nông nghiệp Việt Nam khi gia

nhập WTO. Các công trình liên quan đến vấn đề này:

- “Làm gì cho nông thôn Việt Nam”, Phạm Đỗ Chí- Đặng Kim Sơn-

Nguyễn Tiến Triển, Đồng chủ biên 2003.

- “Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế ” Bùi Xuân Lưu, Nhà xuất bản Thống kê- Hà nội 2004.

- “WTO và ngành nông nghiệp Việt Nam”, kết quả nghiên cứu của Bộ

nông nghiệp và phát triển nông thôn do Australia tài trợ.

- “Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế cho ngành nông nghiệp và

phát triển nông thôn”, kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và phát triển

nông thôn do AU said tài trợ.

- “Nông nghiệp và đám phán thương mại”, diễn đàn tài chính kinh tế-

tài chính Việt-Pháp, Nhà xuất bản CTQG-2001.

- “Các vòng đàm phán Urugoay về nông nghiệp và tác động thực tiễn

của chúng”, tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 2-2002.

- “Chính sách thương mại nông nghiệp trong quá trình Việt Nam gia

nhập WTO” của Ths Chu Ngọc Sơn.

Page 4: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

- “Tác động của tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

đối với nền kinh tế Việt Nam” của PGS.TS Tô Huy Rứa.

Những công trình nghiên cứu, đề tài trên đã đề cập dưới các góc độ

khác nhau về thời cơ, thách thức và tác động của gia nhập WTO đối với nền

kinh tế Việt Nam, trong đó có nền nông nghiệp Việt Nam song còn Ýt đề tài

đi sâu phân tích, đánh giá toàn diện, cụ thể tác động của gia nhập WTO đối

với nền nông nghiệp Việt Nam dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Vì thế

đề tài “Tác động của gia nhập WTO đến nền nông nghiệp Việt Nam” vẫn cần

được nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn góp phần dự báo những tác động chủ yếu đến nền nông

nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO. Từ đó nêu ra phương hướng và giải pháp

thích ứng của nền nông nghiệp Việt Nam nhằm phát huy những tác động tích

cực và khắc phục hạn chế của hội nhập WTO đối với nền nông nghiệp Việt

Nam.

3.2. Nhiệm vụ của luận văn:

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

+ Phân tích khái quát về WTO. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số

nước trong việc giải quyết vấn đề nông nghiệp khi gia nhập WTO.

+ Phân tích những tác động chủ yếu của việc gia nhập WTO đến nền

nông nghiệp Việt Nam.

+ Nêu ra một số giải pháp thích ứng của nền nông nghiệp Việt Nam

khi gia nhập WTO.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những tác động của việc gia nhập WTO đối với

nền nông nghiệp Việt Nam trên góc độ những ảnh hưởng của điều chỉnh

chính sách và hàng nông sản xuất khẩu. Nghiên cứu đối tượng này dưới góc

độ khoa học kinh tế chính trị, nên luận văn chú trọng đến các vấn đề: xu

Page 5: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

hướng, các phương hướng và giải pháp thích hợp để phát triển nông nghiệp

Việt Nam khi hội nhập vào WTO.

Thời gian: từ năm 2000 đến nay (từ phiên họp thứ tư-của giai đoạn 3:

Minh bạch hoá chính sách thương mại trong các cuộc đàm phán đa phương).

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và

chủ nghĩa duy vật lịch sử, ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp

khác như: phân tích và tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, tổng kết thực

tiễn và phương pháp chuyên gia.

6. Ý nghĩa của luận văn

Luận văn hy vọng làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về những

tác động chủ yếu đối với nền nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO và đề

xuất một số giải pháp thích ứng để phát triển nền nông nghiệp Việt Nam khi

gia nhập WTO.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo

cho việc nghiên cứu và giảng dạy các chuyên đề kinh tế phù hợp

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận

văn được bố cục thành 2 chương, 6 tiết.

Page 6: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Chương 1

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC

cña c¸c NƯỚC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

NÔNG NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO

1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)

Từ tháng 6-1994, Việt Nam được công nhận là quan sát viên của

GATT-tiền thân của WTO. Ngày 1-1-1995, Việt Nam nép đơn gia nhập

WTO. Từ đó đến nay, Việt Nam đã và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện

cần thiết để gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đến cuối tháng 5-

2006 Việt Nam đã tiến hành 12 phiên đàm phán đa phương và kết thúc đàm

phán song phương với cả 28 quốc gia và vùng lãnh thổ yêu cầu đàm phán,

vào ngày 31-5-2006 với đối tác cuối cùng là Mỹ. Nh vậy, Việt Nam đang

đứng trước ngưỡng cửa gia nhập WTO.

Mỗi tổ chức quốc tế đều có mục tiêu, nguyên tắc và nội dung hoạt động

của mình. Một nước muốn trở thành thành viên của tổ chức đó phải cam kết

tuân thủ các quy định của tổ chức và chứng tỏ khả năng của mình trong việc

hoàn thành nghĩa vụ của thành viên trong tổ chức, còng nh hưởng các lợi Ých

do việc tham gia tổ chức mang lại. Vì thế, trong chương 1 này, cần thiết phải

tìm hiểu sơ bộ về tổ chức thương mại thế giới (WTO), các hiệp định chính

trong WTO, nhất là các hiệp định của WTO liên quan đến lĩnh vực nông

nghiệp, nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích những tác động có thể của việc gia

nhập WTO đến nền nông nghiệp Việt Nam ở chương 2.

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập ngày 1 tháng 1

năm 1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ

chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

(GATT). GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy

nhiên từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ vòng đàm phán Urugoay (1986-1994) do

Page 7: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt

động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các Hiệp

định thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề hàng rào phi quan

thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có

liên quan đến thương mại, về thương mại nông sản, hàng dệt may (dỡ bỏ năm

2005) và cơ chế giải quyết tranh chấp.

Với diện điều tiết của thương mại đa biên được mở rộng nên Hiệp định

chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) với tư cách là một sự thỏa thuận

có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy ý tá ra không thích hợp. Do đó,

ngày 15/4/1994, tại Marrkesh (Ma-rốc), kết thúc vòng đàm phán Urugoay, các

thành viên GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại

thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó WTO

chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên hiệp quốc và đi vào hoạt

động từ 1/1/1995. Cho đến nay tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã có 148

thành viên và tính đến tháng 12/2004 với khoảng 97% thương mại toàn thế

giới.

* Mục tiêu của WTO:

Với tư cách là tổ chức thương mại toàn cầu, WTO có những mục tiêu

cơ bản nh sau:

- Thóc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ, nâng cao việc

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn

định, bền vững và bảo vệ môi trường, thông qua việc tạo ra một tập hợp các

quy tắc và nguyên tắc cho thương mại quốc tế, bảo đảm một môi trường minh

bạch, dễ dự báo trong thương mại quốc tế. WTO vẫn đảm đương trách nhiệm

của GATT về thúc đẩy đàm phán đa phương nhằm tự do hoá thương mại,

đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia thành viên.

Page 8: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

- Thóc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng

và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ

thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các

Công ước quốc tế: bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các

nước kém phát triển nhất được thụ hưởng những lợi Ých thực sự từ sự tăng

trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các

nước này và khuyến khích các nước ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền

kinh tế thế giới.

- Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành

viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.

* Chức năng chính:

WTO thực hiện các chức năng cơ bản sau:

- Thống nhất việc quản lý thực hiện các Hiệp định và thỏa thuận

thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ

thuật cho các nước thành viên thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ.

- Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa

phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.

- Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan

đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các biện pháp thương mại

đa phương và nhiều bên.

- Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên,

bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và tuân thủ các

quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO đã quy định một cơ chế kiểm

điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên.

- Thực hiện hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế nh Quỹ tiền tệ quốc

tế và Ngân hàng thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo

về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.

Page 9: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng Thương

mại - nhóm họp Ýt nhất hai năm một lần. Giữa hai nhiệm kỳ Hội nghị, Đại

hội đồng (Bao gồm Đại diện có thẩm quyền của tất cả các thành viên) có chức

năng thường trực và báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng, đồng thời Đại hội đồng

đóng vai trò là một cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan rà soát chính

sách của WTO. Dưới Đại hội đồng là Hội đồng thương mại về hàng hoá, Hội

đồng thương mại về dịch vụ và Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến

thương mại về quyền sở hữu trí tuệ. Các Hội đồng trên chịu trách nhiệm điều

hành việc thực thi Hiệp định WTO về từng lĩnh vực thương mại tương ứng.

Tham gia các Hội đồng là đại diện của các thành viên.

Phần lớn các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng

thuận. Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự đồng thuận,

các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu.

WTO chứa đựng một hệ thống các quy định vô cùng phức tạp và cụ thể

cho các lĩnh vực nh thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Tuy

nhiên, tất cả những quy định đó đều dùa trên 5 nguyên tắc cơ bản [1, tr.225].

- Nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử: Nguyên tắc này

yêu cầu các nước thành viên phải dành cho nhau Đãi ngộ Tối huệ quốc (MNF)

(tức là không phân biệt đối xử giữa hàng hoá và dịch vụ của các nước thành viên

khác nhau) và Đãi ngộ Quốc gia (NT) (yêu cầu mỗi nước thành viên không được

phân biệt đối xử giữa hàng hoá và dịch vụ trong nước và nhập khẩu).

- Nguyên tắc thương mại phải ngày càng được tự do hơn thông qua

đàm phán: Các hàng rào cản trở thương mại dần dần được loại bỏ, cho phép

các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn có thời gian điều

chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt giảm các

hàng rào bảo hộ được thỏa thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương

và đa phương.

Page 10: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

- Nguyên tắc dễ dự báo, dự đoán: Các nhà đầu tư còng nh Chính phủ

nước ngoài tin chắc rằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan khác sẽ không

bị thay đổi và tăng một cách tùy tiện. Cam kết về thuế quan và các biện pháp

khác bị ràng buộc về mặt pháp lý.

- Nguyên tắc tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng: Hạn

chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán

phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định.

- Nguyên tắc dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi:

Các ưu đãi này được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang

phát triển có một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay có

thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

1.2. CÁC HIỆP ĐỊNH CỦA WTO LIÊN QUAN ĐẾN NÔNG NGHIỆP

Các hiệp định của WTO điều chỉnh các lĩnh vực nh thương mại hàng

hoá, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Chúng đề ra những nguyên tắc về

tự do hoá và những ngoại lệ được phép áp dụng; nêu lại cam kết của từng

nước về giảm thuế quan và các rào cản thương mại khác, về mở cửa và duy trì

mở cửa thị trường dịch vụ; quy định thủ tục giải quyết tranh chấp; quy định

các nước đang phát triển phải được đối xử đặc biệt, buộc các chính phủ phải

thông báo cho WTO biết những luật lệ hiện hành và các biện pháp được áp

dụng trong nước song song với các báo cáo định kỳ của Ban thư ký về chính

sách thương mại của các nước.

Các hiệp định này thường được gọi là các luật lệ thương mại của WTO

và WTO thường được miêu tả nh là một hệ thống hoạt động dùa trên các luật

lệ. Để điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế, WTO có 16 hiệp định chính

như: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994); Hiệp định

về Hàng rào Kỹ thuật trong thương mại (TBTs); Hiệp định về các Biện pháp

vệ sinh kiểm dịch (SPS); Hiệp định về thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu (ILP);

Page 11: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Hiệp định về Quy tắc xuất xứ (ROO); Hiệp định về Kiểm tra trước khi giao

hàng (PSI); Hiệp định Trị giá tính thuế hải quan (ACV); Hiệp định về các

Biện pháp tự vệ (ASG); Hiệp định về Trợ cấp (SCM) và Phá giá (ADP), Hiệp

định về Nông nghiệp (AOA); Hiệp định về Thương mại hàng dệt may và may

mặc (ATC); Hiệp định về các Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

(TRIMS); Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở

hữu trí tuệ (TRIPS) và thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc

giải quyết tranh chấp (DSU)… [1, tr. 226].

Tất cả các thành viên WTO đều phải tham gia vào các hiệp định nói

trên, quy định này gọi là sự chấp thuận cả gói. Bên cạnh đó WTO vẫn duy trì

2 hiệp định nhiều bên, các thành viên WTO có thể tham gia hoặc không tham

gia, đó là: Hiệp định về buôn bán máy bay dân dụng; Hiệp định về mua sắm

của Chính phủ. Còn 2 Hiệp định nhiều bên khác là Hiệp định quốc tế về các

sản phẩm sữa; Hiệp định quốc tế về thịt bò thì cuối năm 1997, WTO đã chấm

dứt và đưa những nội dung của chúng vào phạm vi điều chỉnh của các Hiệp

định Nông nghiệp và Hiệp định về các Biện pháp vệ sinh kiểm dịch.

Trong khuôn khổ của WTO có một số hiệp định cũng như quy định liên

quan đến lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm: Hiệp định chung về thuế quan và

thương mại (GATT 1947, GATT 1994), Hiệp định nông nghiệp (AoA), Hiệp

định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật

(SPS), Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBTs), Hiệp định về

thủ tục giấy phép xuất nhập khẩu (ILP), Hiệp định về các khía cạnh thương

mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)…

1.2.1. Hiệp định nông nghiệp (AOA)

Hình thành “một hệ thống thương mại nông nghiệp định hướng thị

trường bình đẳng và công bằng” thông qua yêu cầu các quốc gia thực hiện các

nguyên tắc mới giám sát:

Page 12: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

- Việc sử dụng các đường biên để kiểm soát nhập khẩu.

- Sử dụng trợ cấp xuất khẩu.

- Các trợ cấp khác Chính phủ cung cấp để hỗ trợ giá của sản phẩm

nông nghiệp hay thu nhập của nhân dân.

* Tiếp cận thị trường: Theo điều 4 của Hiệp định này các nước trước

đây áp dụng các biện pháp phi thuế quan (ví dụ như hạn chế định lượng, giấy

phép không tự động và thuế biến đổi) đều bị yêu cầu bãi bỏ chúng, thay thế

bằng thuế nhập khẩu bị ràng buộc ở mức bảo hộ tương đương hoặc thấp hơn.

Việc chuyển từ các biện pháp phi thuế sang thuế được gọi là “thuế hóa”. Các

quốc gia thành viên đồng ý cắt giảm thuế nhập khẩu theo tỷ lệ cố định. Các

nước phát triển và chuyển đổi phải giảm thuế 36% theo bình quân trong thời

hạn 6 năm từ 1995 đến 2000, Ýt nhất là 15% đối với mỗi dòng thuế. Các

nghĩa vụ tương tự đối với các nước đang phát triển là 24% trong vòng 10 năm

từ 1995 đến 2004 và Ýt nhất 10% đối với mỗi sản phẩm.

Tuy nhiên, các hàng rào phi thuế cũng không bị loại bỏ hoàn toàn. Các

thành viên được phép sử dụng một số hạn chế phi thuế như các biện pháp vệ

sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật để bảo vệ con người và động vật khỏi

các rủi ro từ thực phẩm nảy sinh từ việc sử dụng các chất kích thích, các chất

gây ô nhiễm, độc tố hay các sinh vật gây bệnh và để bảo vệ động thực vật

khỏi các sâu bệnh hay dịch bệnh có thể tác động đến sản xuất nông nghiệp.

Ràng buộc mọi dòng thuế đối với nông sản cũng được tất cả các nước

đồng ý (phát triển, đang phát triển, kém phát triển) để không tăng quá mức đã

cam kết trong Biểu nhượng bộ của các nước. Các nước đang phát triển và

kém phát triển được linh hoạt hơn khi ràng buộc các mức thuế tại thuế trần có

thể cao hơn so với mức thuế áp dụng thực tế.

* Hỗ trợ trong nước:

Page 13: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Các cam kết cắt giảm mức hỗ trợ trong nước làm bóp méo thương mại

được thể hiện ở mức Tổng các biện pháp hỗ trợ gộp hay “Các mức cam kết

ràng buộc hàng năm và cuối cùng”. Mức tổng các biện pháp hỗ trợ gộp

(“Tổng AMS”) là tổng các hỗ trợ trong nước được cung cấp để hỗ trợ các nhà

sản xuất nông nghiệp. Mức này được tính toán là tổng hỗ trợ đối với các sản

phẩm nông nghiệp, các biện pháp hỗ trợ không cụ thể và tất cả “các biện pháp

tương đương” (một cách tính đối với các hỗ trợ gộp đối với các sản phẩm

trong trường hợp không thể tính được một cách chi tiết).

Hiệp định nông nghiệp cũng đặt ra mức tối đa đối với Tổng AMS mà

mỗi quốc gia thành viên tính toán và báo cáo theo mét phom sẵn có trong bản

ACC/4 và phải cam kết giảm từ mức Tổng đó.

- Hộp xanh lá cây: Bao gồm các trợ cấp không hoặc rất Ýt bóp méo

thương mại và sản xuất nông sản và không có “tác động trợ giá đối với người

sản xuất” và do đó được miễn trừ khỏi các cam kết cắt giảm. Theo như điều 2

của Hiệp định nông nghiệp, các trợ cấp thuộc hộp xanh có thể cung cấp cho

các nhà sản xuất dưới dạng như sau:

+ Chi tiêu của Chính phủ đối với nghiên cứu nông nghiệp, kiểm soát sâu

bệnh, kiểm tra và xếp loại các sản phẩm cụ thể, dịch vụ marketting và xúc tiến.

+ Sù tham gia tài chính của Chính phủ đối với các chương trình bảo

hiểm thu nhập và mạng an sinh thu nhập.

+ Thanh toán bù trừ thiên tai.

+ Các trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua:

. Các chương trình hồi hưu người sản xuất được thiết kế để hỗ

trợ các cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp.

. Chương trình ngừng sử dụng các nguồn tài nguyên như đất và các

tài nguyên khác bao gồm động vật, thôi không tham gia sản xuất nông nghiệp.

Page 14: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

. Các trợ cấp đầu tư được thiết kế để hỗ trợ tái cơ cấu tài chính

hay cơ cấu vật chất của các hoạt động của các nhà sản xuất.

. Các thanh toán trong các chương trình môi trường.

. Các thanh toán trong các chương trình hỗ trợ khu vực.

Một số chương trình ở các nước đang phát triển cũng được miễn trừ

khỏi các cam kết cắt giảm như hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho người nghèo

và người có thu nhập thấp hay nông dân ở những vùng khó khăn, hỗ trợ nông

dân chuyển đổi từ cây thuốc phiện sang các cây trồng khác.

- Hộp xanh lơ: Bao gồm các thanh toán trực tiếp trong các chương

trình giới hạn sản xuất dùa trên diện tích hay năng suất cố định hay số đầu

gia súc. Hiệp định nông nghiệp cho phép các nước thành viên không phải

tính đến các thanh toán thuộc các chương trình “giới hạn sản xuất” khi

tính toán tổng mức AMS.

- Hộp hổ phách: Đây là dạng trợ cấp được coi là bóp méo thương mại,

bao gồm các trợ cấp trong nước mà các thành viên của WTO bị yêu cầu phải

cắt giảm trong Hiệp định nông nghiệp trên cơ sở tính toán Tổng AMS. Các

trợ cấp thuộc hộp hổ phách có thể dưới nhiều dạng nhưng tất cả đều thuộc

dạng cung cấp trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp theo quy định của Chính

phủ (nó không nhất thiết là Chính phủ phải trực tiếp chi trả từ nguồn ngân

sách của mình). Chúng có thể bao gồm các quy định nhằm giữ vững hay tăng

giá đầu ra hay giảm giá đầu vào đối với sản xuất hoặc cố định giá lưu kho

hoặc phân phối sản phẩm. Chúng có thể bao gồm bất kỳ một thanh toán trực

tiếp đến các nông dân trên cơ sở các quyết định sản xuất của họ (các thanh

toán có liên quan đến sản xuất).

Trên cơ sở tính toán tổng AMS của biện pháp trợ cấp thuộc Hộp hổ

phách, các nước thành viên của WTO có các biện pháp trợ cấp nông nghiệp

bóp méo thương mại có nghĩa vụ cắt giảm mức Tổng AMS. Các nước phát

Page 15: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

triển có nghĩa vụ cắt giảm 20% của Tổng AMS được tính toán trong giai đoạn

6 năm kể từ năm 1995 và các nước đang phát triển phải cắt giảm 13,3% trong

vòng 10 năm.

Tuy nhiên, có bốn dạng ngoại lệ không phải tính đến khi tính toán Tổng

mức AMS. Đó là các trợ cấp thuộc hộp “xanh lá cây” và “xanh lơ”, các mức

trợ cấp đối với sản phẩm hay trợ cấp chung dưới mức tối thiểu và các ngoại lệ

cụ thể đối với các nước đang phát triển.

Mức tối thiểu: Đối với các nước đang phát triển, các chi trả trợ cấp bất

kỳ dạng nào chưa đến 5% của giá trị sản xuất nông nghiệp và 5% của giá trị

sản xuất của một sản phẩm nông nghiệp cơ bản thì sẽ không phải đưa vào khi

tính toán mức AMS. Mức tối thiểu này đối với các nước đang phát triển là cao

hơn 10%.

Các nước đang phát triển cũng được cho phép, nhằm mục đích khuyến

khích phát triển nông nghiệp và nông thôn, không đưa vào khi tính mức AMS

và do vậy không phải đưa vào cam kết cắt giảm những trợ cấp dưới đây:

+ Trợ cấp đầu tư chung trong nông nghiệp.

+ Trợ cấp đầu vào nói chung đối với những người sản xuất thu nhập

thấp hoặc ở những vùng khó khăn.

+ Trợ cấp để khuyến khích chuyển đổi từ cây thuốc phiện sang cây

trồng khác.

Trợ cấp xuất khẩu: Đây là dạng hỗ trợ được coi là các biện pháp bóp

méo nhất đối với thương mại của các Chính phủ. Các trợ cấp này được sử

dụng để hỗ trợ nông dân hay người sản xuất bán các sản phẩm của họ trên thị

trường quốc tế. Chúng bao gồm:

+ Các trợ cấp trực tiếp của Chính phủ liên quan đến hoạt động xuất khẩu.

Page 16: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

+ Việc bán hay thanh lý dự trữ nông sản phi thương mại của Chính phủ

hoặc các cơ quan của Chính phủ với giá thấp hơn so với giá của sản phẩm

cùng loại trên thị trường.

+ Các khoản thanh toán xuất khẩu nông sản hoàn toàn do Chính phủ

thực hiện, dù có tính vào tài khoản công hay không, kể cả các thanh toán lấy

từ khoản thu từ nông sản có liên quan hoặc từ nông sản mà từ đó sản phẩm

xuất khẩu được làm ra.

+ Trợ cấp nhằm giảm chi phí tiếp thị xuất khẩu nông sản (khác với trợ

cấp thúc đẩy xuất khẩu và dịch vụ tư vấn có sẵn rộng rãi), kể cả chi phí vận

chuyển, nâng phẩm cấp và các chi phí chế biến khác, chi phí vận tải quốc tế

và cước phí.

+ Phí vận tải nội địa và cước phí của các chuyến hàng xuất khẩu do

Chính phủ cung cấp hoặc ủy quyền với điều kiện thuận lợi hơn so với các

chuyến hàng nội địa.

+ Trợ cấp cho nông sản với điều kiện tham gia vào sản phẩm xuất khẩu.

Tuy nhiên các nước đang phát triển không bị yêu cầu thực hiện các cam

kết cắt giảm đối với các loại trợ cấp xuất khẩu như trợ cấp nhằm làm giảm chi

phí tiếp thị, chi phí vận chuyển, chi phí chế biến, phí vận tải và cước phí với

điều kiện các loại trợ cấp đó không được áp dụng với cách có thể lẩn tránh

thực hiện cam kết cắt giảm.

Theo Hiệp định nông nghiệp, các thành viên của WTO không được

phép áp dụng các biện pháp trợ cấp xuất khẩu mới đối với nông sản và phải

cam kết cắt giảm giá trị còng nh sè lượng trợ cấp xuất khẩu hiện hành. Các

nước phát triển phải cắt giảm 36% về giá trị và 21% về số lượng trong thời

hạn 6 năm kể từ năm 1995. Đối với các nước đang phát triển thì nghĩa vụ này

là 24% về giá trị và 14% về sè lượng trong thời hạn 10 năm [6; tr. 27].

1.2.2. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBTs)

Page 17: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Hiệp định này đặt ra một số quy định và điều lệ liên quan đến các biện

pháp phi thuế có ảnh hưởng đến thương mại, bao gồm thương mại nông nghiệp.

Hiệp định này nhằm đảm bảo rằng các cuộc đàm phán kỹ thuật và các

tiêu chuẩn cũng như việc kiểm tra và thủ tục cấp phép không tạo ra các cản

trở không cần thiết đến thương mại. Tuy nhiên, Hiệp định thừa nhận rằng các

nước có quyền bảo hộ ở những mức độ mà họ thấy phù hợp. Hiệp định này do

đó khuyến khích các nước sử dụng những tiêu chuẩn quốc tế nếu phù hợp

nhưng không yêu cầu các nước này phải thay đổi mức độ bảo hộ do kết quả

của tiêu chuẩn hóa.

Hiệp định cũng bao gồm các tiêu chuẩn được áp dụng trong các

phương pháp chế biến và sản xuất liên quan đến đặc tính của bản thân sản

phẩm. Hiệp định đưa ra những nghĩa vụ liên quan đến các thủ tục đánh giá sự

phù hợp và các điều khoản thông báo áp dụng cả đối với các chính quyền địa

phương còng nh cơ quan phi Chính phủ.

Một chuẩn thực hiện tốt cho việc chuẩn bị, thông qua và áp dụng các

tiêu chuẩn của các cơ quan tiêu chuẩn cũng có thể được chấp nhận bởi các

đơn vị tư nhân cũng như trong khu vực công Ých, cũng được bao gồm trong

phần phụ lục của Hiệp định này.

Nhìn chung, Hiệp định TBTs yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo rằng

các yêu cầu kỹ thuật của họ đối với hàng hoá phải đảm bảo một số điều kiện

cơ bản như: không phân biệt đối xử, đối xử quốc gia đối với hàng nhập khẩu,

không hạn chế thương mại nhiều hơn mức cần thiết và dùa trên cơ sở khoa

học thích hợp. Hiệp định này cũng yêu cầu các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia

phải tuân thủ một số điều lệ và quy định như: i) sử dụng các tiêu chuẩn quốc

tế làm cơ sở cho các tiêu chuẩn quốc gia; ii) đảm bảo các tiêu chuẩn quốc gia

phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật

(SPS) áp dụng đối với tất cả các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động

Page 18: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

thực vật mà chúng trực tiếp hay gián tiếp có thể ảnh hưởng đến thương mại

quốc tế.

Hiệp định SPS yêu cầu các quốc gia thành viên:

- Cơ sở các biện pháp SPS của mình dùa vào các tiêu chuẩn, hướng dẫn

hay khuyến nghị quốc tế được xây dựng bởi các tổ chức của thế giới (ví dụ

như Ủy ban An toàn thực phẩm, Cơ quan dịch tễ quốc tế IOE, các cơ quan

hoạt động trong khuôn khổ của Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế IPPC, hay

một tổ chức quốc tế nào được chỉ định bởi ủy ban WTO về SPS)

- Tham gia đầy đủ vào các hoạt động để thúc đẩy quá trình hài hòa hóa

các biện pháp SPS trên cơ sở quốc tế.

- Tạo cơ hội cho các nước quan tâm được đóng góp ý kiến khi xây

dựng các tiêu chuẩn.

- Chấp nhận các biện pháp SPS của nước xuất khẩu là tương đương nếu

chúng cũng đạt được mức độ bảo vệ SPS tương tự và tham gia vào các hiệp

định trên cơ sở thừa nhận song phương về tính tương đương của các biện

pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật cụ thể.

Hiệp định SPS cũng yêu cầu các quốc gia “phải đảm bảo rằng các biện

pháp của họ thích ứng với các đặc trưng kểm dịch động thực vật của khu vực

xuất xứ của sản phẩm và nơi sản phẩm sẽ được chuyển đến” và không áp

dụng chúng để tạo ra các đối xử tùy tiện hay không công bằng giữa các

quốc gia và vùng có cùng điều kiện hay để tạo ra hạn chế trá hình đối với

thương mại quốc tế.

Hiệp định SPS còng cho phép các quốc gia được quyền áp dụng các

biện pháp SPS đối với mức độ bảo hộ cao hơn nếu có sự biện hộ khoa học

hay quốc gia đó dùa trên cơ sở đánh giá nguy cơ quyết định rằng mức độ bảo

hộ kiểm dịch động thực vật cao hơn là cần thiết.

1.2.3 Hiệp định về thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu(ILP)

Page 19: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Hiệp định yêu cầu các thủ tục cấp phép nhập khẩu không được sử dụng

theo cách phân biệt đối xử hay tạo ra các phiền toái.

Cấp phép nhập khẩu được định nghĩa là các thủ tục hành chính được sử

dụng trong hoạt động của hệ thống cấp phép nhập khẩu yêu cầu nép đơn hay

các tài liệu khác đến một cơ quan hành chính như là một điều kiện tiên quyết

cho nhập khẩu trước khi vào địa phận hải quan của nước thành viên nhập

khẩu. Các điều lệ của thủ tục cấp phép nhập khẩu phải trung lập khi áp dụng

và phải được quản lý một cách công bằng và bình đẳng. Các điều lệ cũng như

tất cả các thông tin liên quan đến các thủ tục về việc nép đơn, kể cả tư cách

của thể nhân, công ty hay cơ quan thực hiện việc nép đơn, đơn vị hành chính

nhận đơn và danh sách các sản phẩm chịu yêu cầu cấp phép đều phải được

công bố.

Hệ thống cấp phép có thể tự động, trong hệ thống tự động các cơ quan

có thẩm quyền sẽ cấp phép tự động (trong khoảng thời gian tối đa 10 ngày

làm việc kể từ khi nhận đơn xin) mà không sử dụng bất kỳ một quyền tuỳ ý

nào. Các hệ thống cấp phép không tự động quản lý thông qua hạn chế hạn

ngạch và các biện pháp khác, các cơ quan sẽ sử dụng quyền chủ ý của họ khi

cấp giấy phép (trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày kể từ khi nhận đơn xin).

Tuy nhiên, các cơ quan cấp giấy phép quốc gia phải tuân thủ theo các quy

định với mục đích cơ bản là bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu và các nhà

cung cấp nước ngoài. Trên nguyên tắc những thủ tục cấp phép:

- Không được gây phiền toái hơn mức cần thiết để điều hành hệ thống.

- Minh bạch và dự đoán được

- Không có những chậm trễ không cần thiết và các hành động tuỳ ý chủ quan

1.2.4. Hiệp định về các khía cạnh thương mại của Quyền sở hữu trí

tuệ (TRIPS)

Page 20: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Hiệp định này yêu cầu các tiêu chuẩn tối thiểu để bảo hộ quyền sở hữu

trí tuệ còng nh thủ tục và các phương tiện cưỡng chế thi hành.

Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ tập

trung vào những điểm sau:

- Nguyên tắc cơ bản và các nghĩa vô chung: Các quốc gia nước ngoài

phải được đối xử không kém thuận lợi hơn bởi một quốc gia so với quyền sở

hữu trí tuệ trong quốc gia đó và các quốc gia phải đối xử MNF đối với tất cả

các nước trên cơ sở không phân biệt đối xử.

- Tiêu chuẩn tối thiểu của bảo hộ bao gồm những đối tượng, các quyền,

các ngoại lệ được chấp thuận và thời gian bảo hộ tối thiểu (bằng sáng chế, bản

quyền, nhãn mác, thiết kế công nghiệp…)

- Các hành động phi cạnh tranh khi cấp phép giao kèo.

- Các thủ tục và biện pháp phòng chống trong nước để buộc tuân thủ

các quyền sở hữu trí tuệ.

- Các bố trí quá độ cho việc thực hiện các điều lệ trong phạm vi quốc gia.

Đối với phát triển nông nghiệp, nhất là nông sản hàng hoá, yếu tố sáng

chế, nhãn mác và điểm xuất xứ ngày càng trở nên quan trọng và trở thành

những vấn đề nóng bỏng trong các tranh chấp quốc tế gần đây. Có hai dạng

quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nông nghiệp bao gồm: chỉ dẫn địa lý và

quyền tác giả giống. Chỉ dẫn địa lý là xác định xuất xứ của sản phẩm mà nó

ám chỉ chất lượng hay các đặc trưng khác liên quan đến khu vực đó. Trong

khi quyến tác giả là kiên quan đến việc tạo ra các giống mới, ổn định, đặc

biệt, đồng nhất, đây là những quyền có thể được bảo hộ trong Công ước Bảo

hộ giống thực vật mới.

1.2.5 Những điểm mới trong vòng đàm phán Đô-ha về nông nghiệp

Trong khuôn khổ của WTO, hiệp định được đưa ra tại vòng đàm phán

Urugoay đã tạo ra một khuôn khổ đầu tiên cho các quy tắc đa phương về trợ

cấp nông nghiệp và chính sách thương mại nông sản. Tuy nhiên vòng này chỉ

Page 21: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

thúc đẩy được tự do hoá thương mại nông sản ở mức độ rất khiêm tốn. Sự

phát triển của thương mại thế giới đòi hỏi phải thay thế quy chế thương mại

cũ bằng một quy chế mới thích hợp và có hiệu quả hơn. Các cuộc đàm phán

nông nghiệp đã bắt đầu từ năm 2000, nhưng hầu như không có tiến bộ gì cho

đến khi những cuộc đàm phán toàn diện hơn được bắt đầu tại Vòng Đô-ha.

Tại vòng Đô-ha, diễn ra cuộc cải cách ở cả ba trụ cột, bao gồm hỗ trợ trong

nước, tiếp cận thị trường, và trợ cấp xuất khẩu [6; tr. 51-54].

* Hỗ trợ trong nước:

Tuyên bè Bộ trưởng Đô-ha kêu gọi “giảm đáng kể các trợ cấp trong

nước bóp méo thương mại”. Các cuộc đàm phán về lĩnh vực này sẽ đảm bảo

những điều sau:

Mỗi nước thành viên sẽ phải giảm đáng kể tổng mức hỗ trợ trong nước

mang tính bóp méo thương mại từ mức đang ràng buộc hiện nay cũng như

mức cam kết về tổng thể, mức ràng buộc cuối cùng về tổng thể AMS và mức

tối thiểu cho phép cũng là đối tượng bị cắt giảm đáng kể. Trong trường hợp

của Hộp xanh lơ cũng sẽ bị giới hạn ở mức 5% của tổng giá trị sản xuất nông

nghiệp bình quân của một nước thành viên trong mét giai đoạn cơ sở nhằm

đảm bảo các kết quả đạt được sẽ gắn kết chặt chẽ với mục tiêu dài hạn. Bất kỳ

sự giải thích nào còng nh việc phát triển các luật lệ và điều kiện để giám sát

những hỗ trợ bóp méo thương mại sẽ phải tính đến yếu tố này.

Các đối xử đặc biệt và khác biệt sẽ là một phần thống nhất của hỗ trợ

trong nước. Phương thức được phát triển sẽ bao gồm các giai đoạn thực hiện

dài hơn còng nh các hệ số cắt giảm thấp hơn đối với tất cả các dạng hỗ trợ

trong nước mang tính bóp méo thương mại.

Cắt giảm chung: một công thức theo tầng- Mức cơ sở chung của mọi hỗ

trợ trong nước mang tính bóp méo thương mại được xác định bằng mức ràng

buộc Tổng AMS cuối cùng cộng với mức tối thiểu cho phép và mức sẽ chi trả

Page 22: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

được đồng ý cho hộp xanh lơ sẽ bị cắt giảm theo một công thức theo tầng.

Theo công thức này, các thành viên có mức hỗ trong nước mang tính bóp méo

thương mại cao hơn sẽ phải thực hiện mức cắt giảm tổng lớn hơn nhằm đạt

được kết quả mang tính hài hoà. Ngay tại lần cắt giảm đầu tiên, trong năm

đầu tiên và trong toàn bộ giai đoạn thực hiện, tổng của tất cả các hỗ trợ bóp

méo thương mại sẽ không được vượt quá 80% của mức ràng buộc Tổng AMS

cuối cùng cộng với mức tối thiểu cho phép cộng với Hộp xanh lơ ở mức 5%

của tổng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân của nước thành viên trong

giai đoạn cơ sở.

Mức ràng buộc tổng AMS cuối cùng sẽ bị giảm đáng kể thông qua

phương pháp tiếp cận tầng. Các thành viên có mức tổng AMS cao hơn sẽ phải

giảm nhiều hơn. Để ngăn ngõa việc lẩn tránh mục tiêu của thoả thuận này

thông qua việc chuyển hỗ trợ không thay đổi giữa các loại hỗ trợ khác nhau,

các AMS được tính toán cho các sản phẩm cụ thể sẽ bị giới hạn ở mức bình

quân tương ứng của chúng theo một phương pháp được thoả thuận sau này.

Giảm mức tối thiểu sẽ được đàm phán có tính đến nguyên tắc đối xử

đặc biệt và khác biệt. Các nước đang phát triển áp dụng hầu hết các chương

trình thuộc mức tối thiểu để hỗ trợ cho nông dân nghèo về tài nguyên và chỉ

đủ sống sẽ được miễn không phải giảm.

- Hộp xanh lơ:

Các tiêu chuẩn phân loại sẽ được xác định nhằm đảm bảo rằng các

thanh toán thuộc hộp xanh lơ là Ýt bóp méo thương mại hơn so với các biện

pháp AMS. Hơn nữa, các hỗ trợ thuộc Hộp xanh lơ cũng sẽ không vượt quá

mức của tổng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân của nước thành viên

trong giai đoạn lịch sử (cơ sở). Giai đoạn cơ sở sẽ được thiết lập trong quá

trình đàm phán, giới hạn trần này sẽ áp dụng đối với bất kỳ người sử dụng Hộp

xanh lơ thực tế hay tiềm năng từ thời điểm ban đầu của giai đoạn thực hiện.

Page 23: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

- Hộp xanh:

Các tiêu chuẩn của Hộp xanh sẽ được rà soát lại và làm rõ ràng với

mong muốn đảm bảo các biện pháp thuộc Hộp xanh sẽ không có, hoặc có tác

động bóp méo thương mại hay tác động tới sản xuất. Quá trình rà soát và làm

rõ ràng này cần phải đảm bảo rằng những khái niệm cơ bản, nguyên tắc và

tính hiệu quả của Hộp xanh vẫn được giữ nguyên và có tính đến các quan tâm

phi thương mại.

- Cạnh tranh xuất khẩu:

Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Đô-ha kêu gọi “giảm và tiến tới bỏ hoàn

toàn các dạng trợ cấp xuất khẩu”. Theo đó các dạng trợ cấp sau đây sẽ bị loại

bỏ: trợ cấp xuất khẩu nh đã liệt kê, tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất

khẩu hay các chương trình bảo hiểm với các chu kỳ thanh toán vượt quá 180

ngày.

Cách thức và điều kiện liên quan đến tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín

dụng xuất khẩu và các chương trình bảo hiểm với chu kỳ thanh toán 180 ngày

và ngắn hơn sẽ không phải tuân thủ các quy tắc sẽ được thoả thuận. Các quy

tắc này sẽ bao gồm cả việc thanh toán lãi suất, mức lãi suất tối thiểu, yêu cầu

phí tối thiểu và các yếu tố khác có thể chứa đựng sự trợ cấp hay bóp méo

thương mại.

Các hành động bóp méo thương mại liên quan đến các Doanh nghiệp

thương mại Nhà nước xuất khẩu bao gồm trợ cấp xuất khẩu cho các doanh

nghiệp này, tài chính của Chính phủ và xoá lỗ sẽ bị yêu cầu bãi bá.

Các quy định về viện trợ lương thực không tuân thủ với các quy tắc

hiệu quả cũng sẽ được thoả thuận. Mục đích của những nguyên tắc nh vậy là

nhằm ngăn ngõa việc thay thế thương mại. Vai trò của các tổ chức quốc tế

liên quan đến việc cung cấp viện trợ lương thực của các nước thành viên cũng

sẽ được đề cập đến trong đàm phán.

- Các đối xử đặc biệt và khác biệt:

Page 24: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Các nước thành viên đang phát triển sẽ được hưởng lợi từ các giai đoạn

thực hiện kéo dài hơn cho việc bãi bỏ tất cả các dạng trợ cấp xuất khẩu. Các

nước đang phát triển sẽ tiếp tục được hưởng đối xử đặc biệt và khác biệt như

tại Điều 9.4 của Hiệp định Nông nghiệp cho mét giai đoạn phù hợp sẽ được

thoả thuận sau khi đã loại bỏ tất cả các dạng trợ cấp xuất khẩu và hoàn thành

việc thực hiện các quy tắc được xác định như trên. Các doanh nghiệp thương

mại Nhà nước ở các nước thành viên đang phát triển cũng sẽ được hưởng

những ưu tiên đặc biệt nhằm giữ ổn định giá cho người tiêu dùng và đảm bảo

an ninh lương thực quốc gia cũng sẽ được hưởng sự xem xét đặc biệt cho việc

tiếp tục giữ độc quyền.

* Tiếp cận thị trường:

Phương pháp tiếp cận đơn:

Nhằm đảm bảo một cách tiếp cận đơn cho cả các nước thành viên phát

triển và đang phát triển đạt được tất cả các mục tiêu của vòng đàm phán Đô-

ha, việc giảm thuế sẽ được thực hiện theo công thức theo tầng có tính đến các

cấu trúc thuế khác nhau của các nước thành viên nhằm đảm bảo công thức

này sẽ dẫn đến việc mở rộng thương mại đáng kể và giảm thuế đáng kể có đạt

được như là kết quả cuối cùng từ quá trình đàm phán. Tiến bộ trong giảm thuế

sẽ đạt được thông qua việc giảm mạnh hơn đối với những dòng thuế cao hơn

nhưng có sù linh hoạt hơn đối với các “sản phẩm nhạy cảm”.

Các thành viên có thể đề xuất một số lượng thích hợp các dòng thuế

được đối xử là nhạy cảm, có tính đến các cam kết hiện hành đối với các sản

phẩm này.

Các yếu tố khác cho phép sự linh hoạt để đạt được kết quả cân bằng

cuối cùng kể cả việc giảm và bãi bỏ các mức hạn ngạch thuế quan và các cải

thiện một cách có hiệu quả việc quản lý hạn ngạch thuế quan đối với các hạn

ngạch thuế quan hiện hành sao cho các nước thành viên, đặc biệt là các quốc

Page 25: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

gia thành viên đang phát triển có thể được hưởng lợi từ các cơ hội tiếp cận thị

trường trong phạm vi hạn ngạch thuế quan.

Đối xử đặc biệt và khác biệt:

Liên quan đến phát triển nông thôn, an ninh lương thực hay nhu cầu an

ninh về đời sống, các đối xử đăc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát

triển sẽ là một phần thống nhất của tất cả các yếu tố trong đàm phán, kể cả

công thức giảm thuế, số lượng và đối xử sản phẩm nhạy cảm, mở rộng hạn

ngạch thuế quan và giai đoạn thực hiện. Một tỷ lệ cân xứng sẽ được thoả

thuận liên quan đến yêu cầu cam kết giảm thuế Ýt hơn hay các cam kết mở

rộng hạn ngạch thuế quan dành cho các nước thành viên đang phát triển.

Các thành viên đang phát triển cũng sẽ được hưởng sự linh hoạt khi đề

xuất một số lượng nhất định các sản phẩm được coi là sản phẩm đặc biệt, dùa

trên các tiêu chí về an ninh lương thực, an ninh đời sống và nhu cầu phát triển

nông thôn, các sản phẩm này sẽ được hưởng sự đối xử linh hoạt hơn. Các tiêu

chí và cách đối xử đối với những sản phẩm này sẽ được tiếp tục cụ thể hoá

trong quá trình đàm phán và sẽ thừa nhận tầm quan trọng cơ bản của các sản

phẩm đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

Nh vậy kết quả này là có lợi đối với các nước đang phát triển, họ sẽ

được cạnh tranh bình đẳng hơn với hàng nông sản của các nước phát triển

trên thị trường nội địa và trên thị trường xuất khẩu. Đối với các nước đang

phát triển thì họ không có nhiều những hỗ trợ trong nước cho ngành nông

nghiệp nh các nước phát triển. Do đó, những yêu cầu cắt giảm trợ cấp chung

sẽ chủ yếu rơi vào “những hỗ trợ tối thiểu cho phép”. Việc cắt giảm các hỗ trợ

này sẽ hạn chế khả năng sử dụng các công cụ hỗ trợ của các nước đang phát

triển để phát triển ngành nông nghiệp của mình đối đầu với sự cạnh tranh của

hàng nhập khẩu từ các nước phát triển. Tuy nhiên tác động của việc cắt giảm

Page 26: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

hỗ trợ trong nước dự đoán sẽ không ảnh hưởng nhiều tới các nước đang phát

triển trong lĩnh vực nông nghiệp.

Vấn đề mở cửa thị trường đối với hàng nông sản hiện nay vẫn là

vấn đề phức tạp trên bàn đàm phán Đô-ha. Cũng như các mặt hàng phi

nông sản, các nước cũng cam kết giảm mạnh thuế quan đối với các mặt

hàng nông sản. Các nước phát triển và đang phát triển cũng đều áp dụng

chung một phương thức cắt giảm thuế thống nhất: công thức phân cấp có

tính tới cơ cấu thuế khác nhau, những mặt hàng nào có thuế quan cao

hơn phải cắt giảm nhiều hơn và bắt đầu từ những mức thuế quan đã cam

kết. Trừ các nước kém phát triển nhất, các nước đang phát triển tuy vẫn

được áp dụng các ứng xử đặc biệt và khác biệt nhưng vẫn phải tuân theo

công thức phân cấp này.

Các vấn đề đang được đặt ra tại vòng đàm phán Đô-ha là rất phức tạp

và tiến triển chậm chạp. Bởi mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nhóm nước, đặc

biệt là giữa các nước phát triển và đang phát triển và vấn đề công bằng

thương mại không dễ gì giải quyết. Song xu hướng tự do hoá thương mại là

không thể đảo ngược. Chương trình nghị sự tại vòng đàm phán Đô-ha dù có

được chấp nhận hay không cũng phản ánh nhu cầu bức xúc hiện nay là WTO

cần có bước tiến mạnh mẽ, đáp ứng được những biến đổi nhanh chóng của

nền kinh tế toàn cầu. Và điều quan trọng hơn là các nước đang phát triển,

trong đó có Việt Nam cần xem xét kỹ lưỡng những cam kết của vòng đàm

phán này, cần ý thức được xu thế chung để có thể có những chuyển đổi thể

chế và những biện pháp cải cách kinh tế cần thiết vì mục tiêu phát triển kinh

tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, nhất là tại phiên họp thứ 8,

tháng 6/2004, Việt Nam đã trình cho Ban công tác Bản chào lần thứ 4, với

những sửa đổi mang tính bước ngoặt cho đàm phán, trong đó có nhiều cam

Page 27: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

kết của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là Hiệp định

Nông nghiệp khi gia nhập WTO mà tại phiên họp thứ 9 (tháng 12-2000) nhiều

thành viên WTO đánh giá cao sự nỗ lực của Việt Nam.

1.3. KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP

KHI GIA NHẬP WTO

1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Trung

Quốc. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế, nông nghiệp

Trung Quốc đã có những đóng góp to lớn đối với việc phát triển nền kinh tế,

giải quyết việc làm, tích luỹ vốn, tăng phóc lợi xã hội và tăng thu ngoại tệ.

Tuy nhiên, sau 20 năm cải cách và mở cửa, ngành nông nghiệp Trung Quốc

vẫn đứng trước những khó khăn trở ngại đó là:

- Giá cả nhiều loại sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc cao hơn so với

giá thế giới do chi phí sản xuất cao, kết cấu hạ tầng kém. Kể từ đầu những

năm 1990, giá cả hàng nông sản của Trung Quốc đã liên tục tăng với tốc độ

hơn 10% năm khiến cho giá cả của các sản phẩm nh tiểu mạch, ngô, đậu,

bông …đều cao hơn giá thị trường quốc tế từ 20-70%. Nói chung chỉ có thịt

lợn, táo và thuốc lá là tương đối có ưu thế, còn lại nhiều loại hàng hoá nông

sản của Trung Quốc thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Hàng nông sản trong nước khó tiêu thụ, thu nhập của nông dân tăng

chậm. Chẳng hạn, tỷ lệ tăng thu nhập ròng của nông dân đã giảm từ mức 9%

năm 1996 xuống còn 4,6% năm 1997; 4,3% năm 1998; 3,8% năm 1999 và

2,1% năm 2000 (đặc biệt sự giảm sút này lại chủ yếu do sự giảm sút của thu

nhập từ sản xuất nông nghiệp) [21, tr. 238]. Kết quả của sự giảm sút mức thu

nhập của nông dân dẫn đến sự suy giảm của chi tiêu. Chính sự giảm sút trong

thu nhập và chi tiêu của nông dân ở Trung Quốc sẽ có những ảnh hưởng tiêu

cực đến việc mở rộng thị trường nội địa, đến sức cạnh tranh trên thị trường

quốc tế và đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Nếu thu nhập của

Page 28: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

người nông dân không được cải thiện, những rủi ro và bất ổn ở xã hội nông

thôn sẽ xuất hiện hoặc gia tăng với những tác hại khó lường tới nền kinh tế.

- Sau một thời gian dài có những tác động tích cực tới việc tạo công ăn

việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân, các xí nghiệp hương chấn

quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ và máy móc lạc hậu, năng suất thấp đang

ngày càng trở nên kém hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi

trường cũng như tạo gánh nặng với ngân sách địa phương.

- Do bị thoái hóa còng nh dưới tác động của quá trình đô thị hóa và

phát triển công nghiệp, tài nguyên nông nghiệp ngày càng khan hiếm, môi

trường nông nghiệp bị ô nhiễm nặng nề. Đến năm 1999, diện tích đất nông

nghiệp bình quân một lao động nông nghiệp Trung Quốc chỉ là 0,2 ha, bằng

1/4 của Thái Lan, 1/25 mức trung bình của thế giới.

Xuất phát từ tầm quan trọng đó của nông nghiệp đối với toàn bộ nền

kinh tế và những khó khăn mà ngành này sẽ phải đối mặt, các nhà nghiên cứu

Trung Quốc đánh giá ngành này sẽ bị tác động mạnh và nhanh hơn các ngành

khác. Để tìm hiểu vấn đề này có thể căn cứ vào những cam kết của Trung Quốc

với WTO về vấn đề bảo hộ nông nghiệp để xem xét những tác động.

Vậy thì những cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc có tác động gì

đối với thị trường nông nghiệp? Đối với những sản phẩm được bảo hộ bằng

thuế theo giá hàng, các hệ quả nh sau:

Bảng 1.1: Mức độ bảo hộ nhập khẩu của một số mặt hàng nông sản

Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO (thuế quan hoặc

tương đương (%) [21, tr, 246]

1995 2001Sau khi gianhập WTO

Gạo -5,0 -3,3 -3,3Lúa mì 25,0 12,0 12,0Ngò cốc chăn nuôi 20,0 32,0 32,0

Page 29: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Rau quả -10,0 -4,0 -4,0Hạt có dầu 30,0 20,0 3,0Đường 44,0 40,0 20,0Sợi thực vật 20,0 17,0 -20,0Vật nuôi và thịt -20,0 -15,0 -15,0Sữa 30,0 30,0 11,0Tổngthể - nông nghiệp 4,8 7,6 3,6

Theo số liệu trên, đối với ngành nông nghiệp mức độ bảo hộ sẽ giảm từ

mức 7,6% năm 2001 xuống 3,6% sau khi gia nhập WTO. Tuy nhiên mức độ

bảo hộ đối với các sản phẩm lại rất khác nhau: trong khi mức độ bảo hộ đối

với các sản phẩm như sữa, mía đường, hạt có dầu giảm thì mức độ bảo hộ của

gạo, lúa mì, ngò cốc, rau quả, vật nuôi lại được giữ nguyên, thậm chí mức độ

bảo hộ tăng đối với sợi thực vật. Sự thay đổi trong mức độ bảo hộ cùng với

việc tiếp tục tái cơ cấu lại các ngành khác có tác động tới một số sản phẩm

nông nghiệp của Trung Quốc nh sau:

Bảng 1.2: Tác động của việc gia nhập WTO tới một số sản phẩm nông

nghiệp của Trung Quốc, thời kỳ 2001-2007 (% so với việc

không gia nhập) [21, tr. 246]

Sản lượng (%)

Công ăn việc

làm(%)

Xuất khẩu(%)

Nhập khẩu(%)

Cán cân

thương mại

(Triệu USD)

Giá bán

buôn(%)

Giá bán lẻ(%)

Gạo -2,1 -2,3 6,1 -7,1 64 -0,9 0,9Lúa mì -2,0 -2,3 18,9 -10,1 174 -1,7 0,4Ngò cốc chăn nuôi -2,3 -2,6 -77,8 -2,4 -596 -1,9 1,9Rau quả -3,4 -3,7 16,4 -6,3 214 -1,9 -0,1Hạt có dầu -7,9 -8,4 29,8 20,9 -789 -2,8 -4,7Đường -6,5 -7,4 13,9 24,1 -73 -1,9 -3,1Cây có sợi 15,8 16,4 -51,8 7,7 -189 0,1 3,1Thịt và vật nuôi 1,3 1,1 15,5 -8,9 837 -1,6 0,2Sữa -2,0 -2,4 13,5 23,8 -143 -1,5 0,2Các loại thực phẩm -5,9 -6,4 11,4 62,6 -3460 -1,7 -1,8

Page 30: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

khác

Thứ nhất, đối với sản phẩm nhập khẩu, do mức độ bảo hộ giảm sau khi

gia nhập WTO nên nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh đối với các sản

phẩm nông nghiệp như hạt có dầu (20,9%), đường (24,1%); sợi thực vật

(7,7%); sữa (23,8%) và một số thực phẩm khác (62,6%). Trong khi đó, do

mức độ bảo hộ hầu nh được giữ nguyên nên nhập khẩu của các sản phẩm nh

gạo, lúa mì, ngò cốc chăn nuôi, rau quả, vật nuôi và thịt lại giảm theo thứ tự:

7,1%; 10,1%; 2,4%; 6,3% và 8,9% [21; tr. 250].

Thứ hai, xuất khẩu tăng mạnh đối với hầu hết các sản phẩm nông

nghiệp nh lúa mì (18,9%); hoa quả (14,6%); hạt có dầu (29,8%); đường

(13,9%); thịt và vật nuôi (15,5%); sữa (13,5%) và các thực phẩm khác

(11,4%). Riêng xuất khẩu gạo chỉ tăng 6,1% và xuất khẩu giảm mạnh đối với

ngò cốc chăn nuôi (77,8%) và sợi thực vật (51,8%) [21, tr. 250].

Thứ ba, sù gia tăng của nhập khẩu sẽ khiến cho giá bán buôn tất cả các

hàng hoá nông nghiệp đều giảm (tuy không mạnh từ 0,9% đến 2,8%) trong

khi đó diến biến của giá bán lẻ các sản phẩm nông nghiệp lại không đồng

nhất, giá của một số sản phẩm như gạo, lúa mì, ngò cốc chăn nuôi, sợi thực

vật, thịt và vật nuôi, sữa tăng (không mạnh) thì giá của các sản phẩm khác

như rau quả, hạt có dầu, đường, sợi thực vật và các thực phẩm khác lại giảm

tuy không mạnh.

Thứ tư, Sức Ðp cạnh tranh của hàng nhập khẩu còng nh sù giảm giá

của hàng nông sản khiến cho sản lượng của hầu hết các sản phẩm nông

nghiệp đều giảm nhưng không nhiều. Chẳng hạn, sản lượng gạo giảm 2,1%,

lúa mì giảm 2,0%; ngò cốc chăn nuôi giảm 2,3%; rau quả giảm 3,4%; hạt có

dầu giảm 7,9%; đường giảm 6,5%; sữa giảm 2,0% và các loại thực phẩm khác

giảm 5,9%. Trong khi đó chỉ có vật nuôi và thịt còng nh sợi thực vật tăng tương

Page 31: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

ứng là 1,3% và 15,8%. Sản lượng giảm sẽ kéo theo sự giảm sút của lao động ở

hầu hết các ngành trừ ngành sản xuất sợi thực vật; thịt và vật nuôi [21, tr. 251].

Như vậy theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, do mức độ bảo hộ

của nhiều sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO vẫn

được giữ nguyên nên tác động của việc thực hiện những cam kết về nông

nghiệp của Trung Quốc đối với WTO là không mạnh trong ngắn hạn và trung

hạn, mặc dù những đi liền với việc thực hiện những cam kết này sẽ khiến cho

sản xuất nông nghiệp sụt giảm so với trước khi gia nhập và điều này sẽ làm

thất nghiệp gia tăng.

Để giảm thiểu những tác động của việc gia nhập WTO tới ngành nông

nghiệp, chính sách bảo hộ sản xuất nông sản Trung Quốc đang dần thay đổi

theo hướng:

* Hình thành thị trường vốn cho sản xuất và xuất khẩu nông sản: Để

nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước

và quốc tế, Trung Quốc cho rằng cần phải mở rộng quy mô sản xuất và xuất

khẩu nông sản - mét thế mạnh của Trung Quốc. Muốn vậy, cần xây dựng một

thị trường vốn cho nông nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của Trung

Quốc. Bởi vì việc thâm nhập vào thị trường vốn đối với các doanh nghiệp

nông nghiệp thường gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp khác. Để giúp

các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có vốn, Trung Quốc đang áp dụng

các biện pháp sau:

- Phát hành trái phiếu phát triển xuất khẩu: Hiện nay, sự phát triển của

thị trường trái phiếu chậm hơn thị trường cho vay. Các hạng mục của nông

nghiệp chỉ tận dụng các khoản cho vay của nhà nước, chứ không áp dụng

hình thức phát hành trái phiếu, việc phát hành trái phiếu phát triển xuất khẩu

là một hướng để thu hót vốn xây dựng hạ tầng, mở rộng quy mô xuất khẩu.

Page 32: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

- Cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu có ảnh hưởng lớn, có sức lôi

kéo mạnh, hiệu quả kinh tế cao, phát hành trái phiếu công ty với số lượng

nhất định. Hiện nay, các công ty nông nghiệp của Trung Quốc chỉ chiếm

khoảng 6% tổng số các công ty hoạt động ở Trung Quốc. Giá trị lưu thông

của họ trên thị trường và lượng vốn chỉ chiếm 5,7%, điều này hoàn toàn chưa

tương xứng với sự đóng góp 17% của nông nghiệp trong GDP. Vì vậy, Trung

Quốc đang cho phép tăng số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có

quy mô xuất khẩu lớn, có hiệu quả kinh doanh, Ýt rủi ro tham gia kinh doanh

trên thị trường quốc tế. Thông qua phương thức này, Trung Quốc có thể tập

trung thêm được nhiều vốn cho phát triển xuất khẩu.

* Điều chỉnh các chính sách khuyến khích xuất khẩu:

Trung Quốc chủ trương tăng hoàn thuế xuất khẩu nông sản. Hiện mức

hoàn thuế xuất khẩu nông sản của Trung Quốc chỉ có 5%. Đồng thời giảm

thuế đánh vào đặc sản nông nghiệp, ưu tiên cấp tín dụng cho các doanh

nghiệp xuất khẩu, kiên quyết xoá bỏ công ty chuyên doanh độc quyền xuất

nhập khẩu, mở rộng quyền tự do xuất khẩu nông sản.

* Chính phủ tạo mọi điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu cho doanh

nghiệp bằng cách:

- Dù báo những biến động của thị trường nông sản quốc tế, cung cấp

thông tin kịp thời các cho các doanh nghiệp.

- Ký kết các hiệp định song phương và đa phương về buôn bán hàng

nông sản với các thị trường tiềm năng.

- Xoá bỏ các rào cản phi thương mại và kiểm dịch động thực vật, tạo

điều kiện cho xuất khẩu nông sản Trung Quốc.

* Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước, nâng cao

khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc

tế:

Page 33: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc vẫn tiếp tục trợ cấp nông nghiệp

trong nước theo quy tắc của Hiệp định nông nghiệp. Đó là các trợ cấp thuộc

“hộp màu xanh lá cây”, “hộp màu xanh lơ” và “hộp hổ phách”.

Trước hết, những trợ cấp thuộc “hộp xanh lá cây” có phạm vi rất rộng.

Tổ chức thương mại thế giới không quy định giới hạn cho trợ cấp thuộc hộp

này nên chỉ cần có khả năng là có thể trợ cấp. Vì vậy, Trung Quốc đang tận

dụng những quy định này để tăng thêm hỗ trợ cho nông dân.

Thứ hai, những hỗ trợ thuộc “hộp xanh lơ” cũng được WTO quy định

miễn thực hiện cam kết cắt giảm nhằm thanh toán trực tiếp theo chương trình

phát triển xuất khẩu.

Từ kinh nghiệm của mình, Trung Quốc thấy các biện pháp trợ giá

không còn là biện pháp hữu hiệu nữa bởi: một mặt, biện pháp này làm sai lệch

tín hiệu giá cả của thị trường, khiến thị trường mất cân bằng, gây nên sự bất

bình đẳng trong thương mại, đồng thời gây ra sử dụng lãng phí, không hợp lý

nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mặt khác, hiệu quả hỗ trợ thu nhập của nông

dân không cao, nhà nước tiêu tốn rất nhiều tiền nhưng đến tay nông dân lại rất

Ýt, đại bộ phận thất thoát trong khâu lưu thông trung gian. Do đó, hiện nay

Trung Quốc đang chuyển hướng trợ cấp qua giá sang trợ cấp trực tiếp cho

nông dân. Một trong những cách làm để thực hiện trợ cấp trực tiếp cho nông

dân là giảm thuế hoặc không thu thuế nông nghiệp.

* Lập “hàng rào xanh” hay còn gọi là “hàng rào môi trường”:

Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, nhiều nước thông qua luật pháp

hoặc những quy phạm kỹ thuật nghiêm nghặt nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ

sức khoẻ con người để xây dựng hàng rào thương mại hạn chế nhập khẩu

hàng hoá từ nước ngoài.

Sau vòng đàm phán Urugoay, hàng rào thương mại chủ yếu là thuế

quan đã từng bước được cắt giảm, còn hàng rào phi thuế quan thì cũng từng

Page 34: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

bước bị loại bỏ. Nhưng thương mại và môi trường- hai lĩnh vực vốn không

mấy liên quan trong lịch sử thương mại nay đã gắn chặt với nhau, phát sinh ra

“hàng rào xanh”. Sự phát triển của “hàng rào xanh” là một biểu hiện mới của

chủ nghĩa bảo hộ.

Hình thức biểu hiện chủ yếu của “hàng rào xanh” là: các chế tài thương

mại về môi trường, yêu cầu cấp giấy chứng nhận ISO 14000, thuế quan

“xanh” (tức là thuế đánh vào hàng nông sản không đạt yêu cầu vệ sinh dịch tễ

và môi trường của nước nhập khẩu), trình tự và chế độ kiểm dịch phiền hà..

Tuy “hàng rào xanh” chỉ được hình thành trong vòng 10 năm trở lại

đây, nhưng nay đã lan tràn khắp toàn cầu. Trung Quốc một mặt vấp phải

“hàng rào xanh” khi xuất khẩu hàng nông sản của mình ra nước ngoài như

EU, Nhật Bản, Mỹ…Mặt khác, Trung Quốc cũng từng bước thiết lập “hàng

rào xanh” cho riêng mình để hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài mà không vi

phạm quy định của WTO. Trung Quốc tích cực học tập kinh nghiệm của các

nước phát triển sử dụng linh hoạt các quy định của WTO nh “Hiệp định về

việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động - thực vật” phù hợp với lợi Ých

quốc gia.

* Nhận xét và bài học kinh nghiệm:

Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập

trung sang cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc đã

đạt được rất nhiều thành tựu về kinh tế đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đạt được những kết quả đó là do Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều

chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản, nhờ

đó Trung Quốc đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều mặt hàng

nông sản quan trọng trên thị trường thế giới. Từ việc nghiên cứu những tác

động của việc gia nhập WTO đối với nông nghiệp Trung Quốc có thể rót ra

một vài kinh nghiệm đối với Việt Nam:

Page 35: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Thứ nhất, trong quá trình gia nhập WTO thực hiện bảo hộ ở mức vừa

phải đối với sản xuất hàng nông sản làm cho các doanh nghiệp từng bước

thích ứng với áp lực cạnh tranh.

Thứ hai, chuyển từ bảo hộ bằng các biện pháp giấy phép, hạn ngạch

sang bảo hộ bằng thuế quan và các rào cản thương mại không trái với các quy

định của WTO.

Thứ ba, chuyển từ hỗ trợ sản xuất hàng nông sản thông qua trợ giá qua

khâu thu mua sang hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất một số nông sản chính.

1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Nông nghiệp Thái Lan cho đến giữa những năm 1980 là khu vực quan

trọng nhất trong nền kinh tế Thái Lan xét cả về lực lượng lao động, đóng góp

trong GDP và thu nhập về xuất khẩu. Năm mặt hàng nông sản xuất khẩu quan

trọng nhất của Thái Lan là gạo (luôn đứng đầu thế giới và chiếm khoảng 30-

40% sản lượng gạo xuất khẩu của thế giới); sắn (Thái Lan xuất khẩu khoảng

8-9 triệu tấn/năm, cung cấp 95% nhu cầu sắn trên thị trường thế giới); ngô

(hàng năm xuất khẩu từ 4-5 triệu tấn); cao su (từ năm 1974 đến nay, Thái Lan

luôn là nước đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu cao su) và mặt hàng thứ năm là

rau quả (nước xuất khẩu lớn thứ hai khu vực Châu á-Thái Bình Dương sau

Trung quốc) [20, tr. 125].

Chính sách nông nghiệp của Chính phủ Thái Lan, đặc biệt là chính sách

phát triển nông nghiệp, bảo hộ và khuyến khích xuất khẩu có tính quyết định

đến quá trình tăng trưởng nhanh của nông nghiệp Thái Lan.

* Chính sách giá cả nông sản:

Chính sách giá cả nông sản được đánh giá là khá thành công trong hệ

thống các chính sách can thiệp của Chính phủ vào quá trình tăng trưởng nông

nghiệp và xuất khẩu. Chính sách giá cả được coi là công cụ quan trọng nhất

để điều tiết sản xuất. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà cơ chế giá có sự biến

Page 36: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

đổi linh hoạt, nhưng mục tiêu chiến lược của chính sách giá nông nghiệp của

Chính phủ là:

- Khuyến khích người sản xuất bảo đảm giá nơi sản xuất có lợi cho

người sản xuất và giá bán lẻ thấp có lợi cho người tiêu dùng.

- Ổn định giá nông sản thị trường trong nước, kìm giữ giá trong nước

thấp hơn so với giá thị trường thế giới, khuyến khích xuất khẩu.

- Hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá thị trường thế giới đối với

giá nông sản thị trường nội địa.

* Chính sách tín dụng:

Vào những năm 1980-1990, nông dân Thái Lan vẫn còn có mức sống

thấp, mức độ thương mại hoá không cao, hầu hết nông nghiệp chưa được tách

khỏi phạm vi gia đình. Trong hoàn cảnh đó, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

phát triển, đáp ứng nhu cầu tín dụng, nông dân có thể vay tín dụng từ 2

nguồn:

- Nguồn cho vay chính thức, bao gồm các hợp tác xã nông nghiệp, các

cơ quan Chính phủ, các ngân hàng thương mại…

- Nguồn cho vay không chính thức gồm thương nhân, địa chủ, các cá

nhân…

Trong quá trình phát triển, Chính phủ Thái Lan chủ trương tăng mức độ

tự do hoá thương mại trong nông nghiệp và loại bỏ các biện pháp bảo hộ đối

với ngành này. Chủ trương tăng mức độ tự do hoá thương mại trong nông

nghiệp và loại bỏ các biện pháp bảo hộ đối với nông nghiệp được thể hiện

trong việc cam kết thực hiện Hiệp định của WTO dưới đây:

* Tiếp cận thị trường thông qua cắt giảm thuế quan:

Trong vòng đàm phán Urugoay, Thái Lan đưa 994 mặt hàng nông sản

vào ràng buộc thuế quan và cam kết giảm mức thuế suất trung bình khoảng

24% trong vòng 10 năm (1995-2004), mức giảm tối thiểu là 10% đối với tất

Page 37: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

cả các dòng thuế. Ngoài ra, Thái Lan cũng bảo lưu quyền sử dụng tới điều

khoản tự vệ đặc biệt trong Hiệp định nông nghiệp của vòng đàm phán

Urugoay đối với 111 sản phẩm (chiếm khoảng 11% trong sè 994 mặt hàng nông

sản đưa vào cam kết). Trên thực tế đối với nhiều sản phẩm, mức thuế suất áp

dụng từ năm 1995 trải từ 0 đến 15%, còn mức thuế ràng buộc thì từ 20% đến

30%. Sự chênh lệch giữa hai mức thuế suất này khá lớn đối với một vài sản

phẩm nh: ngô, bột sữa có độ béo thấp, khoai tây, bánh đậu xanh và hạt giống

hành [20, tr. 133].

Các ràng buộc thuế quan cao cùng với quyền bảo lưu áp dụng các biện

pháp tự vệ đối với 111 sản phẩm nông sản đã đem lại một sự bảo hộ hợp lý

trong biên giới cho hầu hết các sản phẩm nhạy cảm. Tuy vậy, cho đến nay

Thái Lan vẫn chưa cần thiết phải áp dụng các biện pháp tự vệ.

* Trợ cấp trong nước:

Trước vòng đàm phán Urugoay, một số hàng hoá thiết yếu nh đậu

tương và các sản phẩm sữa được bảo hộ còng nh các trợ cấp từ Chính phủ

Thái Lan đang rất mạnh.

Hiện nay, Thái Lan vẫn tiếp tục trợ cấp cho nông sản theo các cam kết

trong khuôn khổ Hiệp định của vòng đàm phán Urugoay. Các trợ cấp này (các

biện pháp “hộp xanh lá cây”) chiếm khoảng 60-70% tổng số tiền trợ cấp trong

giai đoạn 1995-1997, lượng trợ cấp gộp (AMS) nằm trong khoảng 20-30%,

còn các biện pháp đối xử khác biệt và đối xử đặc biệt chiếm tỷ lệ còn lại

khoảng từ 0-20%. Tổng số tiền trợ cấp tăng từ 54.852 triệu baht năm 1995 lên

71.254 triệu baht năm 1997; tức là tăng khoảng 24% và phần lớn sự gia tăng

này là cho các biện pháp “Hộp màu xanh lá cây” [20, tr.134].

Về mức hỗ trợ gộp (AMS) thời kỳ 1995-1997, Thái Lan đã cam kết và

thông báo cho WTO. Nhưng trên thực tế, mức trợ cấp này trong ba năm trên

đều thấp hơn mức cam kết. Mặt hàng gạo vẫn là mặt hàng có mức trợ cấp

AMS cao nhất (72-98%)

Page 38: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Bảng 1.3: Các mặt hàng liên quan tới tổng hỗ trợ tính gộp (AMS) giai

đoạn 1995-1997 [20, tr. 134]

NămTổng AMS

cam kết(triệu baht)

Mức trợ cấp thực tế

(triệu Baht)

Tỷ lệ mức trợ cấp

thực tế và mức cam kết (%)

Các mặt hàng liên quan(% trong tổng trợ cấp)

1995 21.816 15.773 72 Gạo (87,5); sữa tươi (5,6); tái (2,3), hành (0,6), hạt giống đậu tương (4,1)

1996 21.507 12.933 60 Gạo (98,2), hành (1,8)

1997 21.197 16.757 79 Gạo (72,4), sắn (20,4), tái (1,8), hành (1,1), cà phê hạt (1,8)

* Trợ cấp xuất khẩu:

Thái Lan là một thành viên của nhóm các nước đi đầu trong việc kêu

gọi cấm tất cả các hình thức trợ cấp xuất khẩu. Thái Lan không nêu vấn đề trợ

cấp xuất khẩu nông sản trong lịch trình đàm phán gia nhập WTO,do đó không

thể thực hiện việc trợ cấp như vậy trong tương lai. Tuy nhiên, với tư cách là

một nước đang phát triển Thái Lan vẫn có quyền tiến hành các khoản trợ cấp

để giảm bớt chi phí vận tải nội địa, chi phí marketing còng nh chi phí vận tải

quốc tế.

Mặc dù rất Ýt thành viên WTO có quyền áp dụng trợ cấp xuất khẩu,

nhưng ở Thái Lan, quy mô của trợ cấp xuất khẩu vẫn rất lớn đối với ba mặt

hàng xuất khẩu chính đó là: gạo, đường và thịt gia cầm. Tuy nhiên trong giai

đoạn sau 1995, các khoản trợ cấp xuất khẩu không được áp dụng nhiều, do

vậy thiệt hại tiềm tàng giảm xuống ở mức tối thiểu.

* Hạn ngạch thuế quan:

Thái Lan áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 23 mặt hàng nông sản.

Mức thuế trong hạn ngạch và ngoài hạn ngạch chênh lệch nhau khá lớn.

Việc định hạn ngạch thuế quan đối với các nông sản trên không gây ảnh

hưởng lớn đến việc nhập khẩu các mặt hàng đó bởi vì mức thuế trong hạn

Page 39: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

ngạch cao và lợi thế cạnh tranh hơn hẳn của các nhà xuất khẩu Thái Lan ở hầu

hết các mặt hàng. Chính phủ Thái Lan cũng không những không cân nhắc khả

năng của việc gia tăng nhập khẩu liệu có làm thiệt hại đến các ngành cạnh tranh

trong nước hay không, mà còn cho rằng hàng nhập khẩu mang lại nhiều lợi

Ých cho nhiều ngành hàng công nghiệp phục vụ nông nghiệp, sử dụng những

hàng nhập khẩu đó làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

Trên thực tế rất khó đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối

với trường hợp nông sản của Thái Lan. Đối với một vài sản phẩm, mức độ

thực hiện hạn ngạch thấp do giá bán trong nước thấp so với giá hàng nhập

khẩu. Chín trong sè 23 mặt hàng trên không có nhập khẩu, tức là mức thực

hiện bằng không (0). Đó là các mặt hàng nh long nhãn khô, dừa, dầu dừa,

sợi tơ thô, tỏi, cà phê, sữa chua cô đặc và đường. Các mặt hàng gạo, dầu

dừa và nhãn khô là những mặt hàng có thể xuất khẩu với giá nội địa thấp

hơn giá nhập khẩu. Đối với tỏi, các loại hành và tơ nguyên liệu hạn ngạch

thuế quan không có hiệu quả do yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá trong sản

phẩm. Trường hợp của cà phê hoà tan, hạn ngạch thuế quan không được áp

dụng cho đến năm 1998 vì thực hiện hạn ngạch chỉ có một công ty độc

quyền là Nescafe.

Mặc dù quy định hạn ngạch nhưng có những trường hợp mức thực hiện

hạn ngạch vượt quá mức cho phép với mức thuế nhập khẩu thấp hơn nhằm

đáp ứng nhu cầu trong nước. Chế độ hạn ngạch thuế quan hiện nay ở Thái

Lan vẫn còn có sự phân biệt đối xử với các nhà nhập khẩu mới tham gia thị

trường, ủng hộ những nhà nhập khẩu lâu năm và có quy mô lớn.

Bài học kinh nghiệm:

- Các chính sách phát triển nông nghiệp, cũng như chủ trương bảo hộ

và khuyến khích xuất khẩu nông sản của Thái Lan đã đem lại cho nông

nghiệp sự tăng trưởng ổn định, đã thoả mãn nhu cầu trong nước về các nông

Page 40: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

sản cơ bản và là một trong những nước xuất khẩu nông sản đứng đầu thế giới.

Nông sản nhập khẩu ở Thái Lan chỉ chiếm 5% tổng số kim ngạch nhập khẩu.

Trong trường hợp của Thái Lan tù do hoá và bảo hộ sản xuất luôn được kết

hợp trong chính sách thương mại về nông sản của Thái Lan. Tuy nhiên xu

hướng tự do hoá luôn được quan tâm.

Trong các biện pháp bảo hộ, Chính phủ luôn quan tâm tới chính sách

đối với gạo, đặc biệt là chính sách giá cả nhằm bảo đảm lợi Ých cho nông dân

và người tiêu dùng.

- Tín dụng cũng là một chính sách được Chính phủ Thái Lan quan tâm

đặc biệt. Có 2 nguồn để người dân Thái Lan có thể tiếp cận các khoản vay tín

dụng-nguồn vay chính thức và không chính thức. Nguồn vay không chính

thức giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong thời kỳ đầu khi nguồn vốn của nhà

nước, các ngân hàng và các hợp tác xã còn khan hiếm.

- Trong tiến trình thực hiện từng bước tự do hoá thương mại nông

sản, Thái Lan coi trọng trợ cấp trong nước đặc biệt là trợ cấp theo “hộp

xanh lơ” theo quy định của vòng đàm phán Urugoay, mức trợ cấp này có

xu hướng tăng lên.

Thái Lan cố gắng tham gia vào việc hạn chế việc trợ cấp xuất khẩu ở

nhiều nước vì các khoản trợ cấp này gây thiệt hại đến hoạt động xuất khẩu

của Thái Lan. Tuy nhiên, Thái Lan vẫn thường trợ cấp xuất khẩu cho ba mặt

hàng nông sản chính là gạo, đường và thịt gia cầm. Xu hướng này đang giảm

đi và tiến tới loại bỏ. Các hạn ngạch nhập khẩu được chuyển sang chế độ thuế

quan hoặc chế độ hạn ngạch thuế quan. Tuy nhiên việc thực hiện chế độ hạn

ngạch thuế quan cũng rất linh hoạt.

Kết luận chương 1

- Trong khuôn khổ WTO, hiệp định chủ yếu là:

Page 41: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

+ Tổng hiệp định về thuế quan và thương mại (GATT 1994), kèm theo

các hiệp định cụ thể.

+ Tổng hiệp định về dịch vụ (GATT).

+ Hiệp định về tài sản trí tuệ kiên quan tới thương mại (TRIPS).

Thực tế hiện nay cho thấy, các định chế kinh tế đa phương, nhất là đa

phương toàn cầu có giá trị hướng dẫn, tạo khuôn khổ khống chế các quan hệ

song phương. Do đó, hợp tác song phương nhìn chung phải dùa vào các quy

định của hợp tác đa phương.

- Nhìn chung, WTO có mục tiêu giải quyết vấn đề sống còn của thương

mại, đó là vấn đề thị trường, thực hiện tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và

đầu tư. Mục tiêu này sẽ đạt được thông qua việc giảm dần từng bước đi tới

triệt tiêu hàng rào thuế quan và phi thuế quan, dùng thuế là công cụ bảo hộ

chủ yếu, không thừa nhận bảo hộ bằng phi thuế, đồng thời hợp tác khoa học,

công nghệ, kỹ thuật nhằm hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.

- WTO là định chế kinh tế mang tính toàn cầu, các tổ chức khu vực nh

AFTA, APEC, ASEM cụ thể hoá tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư.

Tuy mức độ, hình thức và biện pháp có sự khác biệt nhất định, nhưng có thể

nói về nội dung, cơ chế hợp tác của WTO, AFTA, APEC và ASEM có sự hỗ

trợ, bổ sung cho nhau. Các tổ chức khu vực như AFTA, APEC và ASEM đều

lấy WTO là cơ bản, tuân thủ những nguyên tắc, luật chơi điều tiết thương mại

quốc tế của WTO (như không phân biệt đối xử, tự do cạnh tranh giành ưu đãi

MNF, NT, mở cửa thị trường…) nhằm đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương

mại và đầu tư.

- Với mức độ và lé trình khác nhau, WTO cũng như AFTA, APEC đều

có những quy định cụ thể:

+ Giảm thuế quan đối với hàng nhập khẩu.

Page 42: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

+ Giảm bớt và tiến tới xoá bỏ hàng rào phi thuế quan nhất là hạn ngạch

và giấy phép nhập khẩu.

+ Về lĩnh vực dịch vụ, WTO chủ trương mở cửa thị trường dịch vụ

thông qua thương lượng giữa các nước thành viên.

+ Về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS) và vấn

đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS), WTO quy

định các nước thành viên dành cho nhau MNF và NT…

- Mỗi tổ chức quốc tế đều có mục tiêu, nguyên tắc và nội dung hoạt

động của mình, một nước muốn trở thành thành viên của tổ chức phải cam kết

tuân thủ các quy định của tổ chức đó và chứng tỏ khả năng của mình trong

việc hoàn thành nghĩa vụ của thành viên trong tổ chức, cũng như hưởng các

lợi Ých do việc tham gia tổ chức mang lại.

- Những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan đối với việc

phát triển nền nông nghiệp sau khi gia nhập WTO là rất bổ Ých, cần tham

khảo vận dụng trong quá trình chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện các cam

kết của nước ta khi gia nhập WTO.

Page 43: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Chương 2

NHỮNG TÁC ĐỘNG CÓ THỂ

CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT Nam

VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng phát triển tất yếu gắn liền với xu

thế toàn cầu hoá kinh tế. Ở nước ta, tư tưởng hội nhập kinh tế xuất hiện từ rất

sớm trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Liên hợp quốc (12-1946).

Từ năm 1986, công cuộc đổi mới kinh tế đã làm thau đổi căn bản nhận thức

và quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, tiến trình hội nhập kinh tế

quốc tế của nước ta chỉ được đẩy mạnh và có những đột phá từ Đại hội VII

của Đảng (năm 1991) với chủ trương “mở rộng, đa dạng hoá và đa phương

hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền,

bình đẳng, cùng có lợi”, “gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới”,

và “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn

đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Theo tinh thần đó, tháng 10-1993 Việt

Nam đã bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như

IMF, WB, ADB. Ngày 28-7-1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức

của ASEAN và tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA năm 1996.

Năm 1995, Việt Nam đã bình thường hoá quan với Mỹ và năm 2000 đã ký kết

hiệp định thương mại song phương (BTA), Hiệp định này có hiệu lực từ năm

2001. Thực hiện những cam kết trong hiệp định BTA và chương trình CEPT

đã có những tác động nhiều mặt liên quan đến nền nông nghiệp Việt Nam.

2.1. NHỮNG TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

VIỆT - MỸ VÀ VIỆC THỰC HIỆN CEPT/AFTA ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN

XUẤT KHẨU CỦA VIỆT Nam

Thực hiện các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và chương

trình CEPT/AFTA là bước thử nghiệm, tập dượt cho nền kinh tế nói chung,

nền nông nghiệp nước ta nói riêng hội nhập khu vực trước khi gia nhập WTO.

Page 44: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Như đã nói, các tổ chức khu vực: ASEAN, APEC.. đều lấy WTO làm

cơ bản, tuân thủ những nguyên tắc, luật lệ điều tiết thương mại và đầu tư của

WTO và các định chế kinh tế đa phương nhất là đa phương toàn cầu, có giá trị

hướng dẫn, tạo khuôn khổ khống chế các quan hệ song phương, nên cần thiết

phải phân tích những tác động chủ yếu của Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và

việc thực hiện CEPT/AFTA đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

để có những dữ liệu thực tế góp phần dự báo những tác động có thể của việc

gia nhập WTO đối với nền nông nghiệp Việt Nam.

2.1.1. Những tác động chủ yếu của việc thực hiện Hiệp định

Thương mại Việt - Mỹ

Hiệp định thương mại ký kết năm 2000 và thực thi năm 2001 đã tác

động đến ngành nông nghiệp Việt Nam theo các hướng chính sau đây:

2.1.1.1 Việc giảm hàng rào thuế quan và tiến tới loại bỏ các hàng rào

phi thuế quan của cả Mỹ và Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá tiếp

cận thị trường dễ dàng hơn và do đó sẽ thúc đẩy thương mại nông sản hai

chiều. Những ngành hàng nông sản trước đây gặp khó khăn trong việc thâm

nhập thị trường Mỹ do thuế quan cao hay các rào cản phi thuế quan nay sẽ có

cơ hội để phát triển.

Sau khi Hiệp định song phương được ký kết, phía Mỹ dành cho Việt

Nam quy chế quan hệ thương mại bình thường, cốt lõi là mức thuế quan đánh

vào hàng hoá Việt Nam khi nhập vào thị trường Mỹ khi chưa có quy chế này

là 40% hoặc cao hơn. Khi quy chế này được áp dụng mức thuế chỉ còn 3%.

Với mức thuế nh vậy, rất nhiều hàng hoá Việt Nam sẽ có khả năng thâm

nhập vào thị trường Mỹ.

Do hàng rào thuế quan giảm đáng kể nên một số ngành hàng của Việt

Nam có khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu. Các ngành hàng này gồm có gạo

qua chế biến (thuế nhập khẩu từ 24% xuống còn 5,8%), các sản phẩm từ gỗ

(thuế nhập khẩu từ 29,4% xuống còn 2,1%), các sản phẩm từ thịt đặc biệt là

thịt ướp lạnh (thuế nhập khẩu từ 23,1% xuống còn 4,7%). Ngành hàng rau

Page 45: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

quả có triển vọng tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ vì thuế nhập khẩu

giảm từ 21% xuống còn 5,4%, ngoài ra dự báo nhu cầu nhập khẩu rau quả

trong tương lai của Mỹ tăng mạnh [3, tr. 18].

Đối với một số mặt hàng khác như cà phê, cao su, điều, chè, thuỷ sản

do thuế nhập khẩu vào thị trường Mỹ trước đây vốn đã gần bằng mức thuế ở

quy chế quan hệ bình thường (MNF) nên ảnh hưởng của Hiệp định khó làm

tăng khả năng xuất khẩu, trừ khi công tác xúc tiến thương mại và tìm kiếm

bạn hàng được đẩy mạnh.

Một số phân tích định lượng cụ thể:

- Về xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ:

Mỹ đang là một thị trường nhiều triển vọng mà Việt Nam mới bắt đầu

khai thác kể từ khi Mỹ bỏ chính sách cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Thị

trường này có sức mua lớn và giá cả tương đối ổn định. Tuy vậy, thời gian

qua, hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này vẫn ở mức khiêm

tốn so với nhu cầu nhập khẩu to lớn của thị trường Mỹ.

Với GDP bình quân hàng năm 30.000 USD, mức tăng trưởng trung

bình của nền kinh tế là 4%/năm, Mỹ là một thị trường có sức tiêu dùng cao, đặc

biệt là thuỷ sản, trung bình mỗi năm người Mỹ tiêu thụ hết khoảng 4,09 pounds

(tương đương 8,4 kg). Trong tương lai, mức thiêu thụ thuỷ sản sẽ ngày càng tăng

mạnh do xu hướng ngày càng có nhiều người Mỹ chuyển sang sử dụng sản

phẩm thuỷ sản cho bữa ăn chính trong gia định. Do đó, Mỹ trở thành thị trường

xuất khẩu thuỷ sản hấp dẫn đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt

Nam. Vì vậy, ngay từ năm 1994, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu thuỷ sản vào

thị trường Mỹ với kim ngạch khoảng 6 triệu USD. Con số này không ngừng tăng

lên qua các năm, cụ thể: năm 1999 đạt 125,9 triệu USD, năm 2000: 304,359

triệu USD, năm 2001 (năm đầu tiên thực hiện Hiệp định BTA) đạt 500 triệu

USD và năm 2003 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt 600 triệu USD.

Page 46: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Như vậy, xu hướng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ tăng, nếu năm 1998

mức tăng là 11,6% thì đến năm 2001 mức tăng là 27,8% [32, tr.123].

- Về xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường Mỹ:

Trong những năm 90 của thế kỷ XX, cà phê đã trở thành một trong 10

mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn ở nước ta. Năm 1994, Việt Nam đã bắt

đầu khai thác thị trường tiềm năng về tiêu thụ cà phê là Mỹ và Hy Lạp. Sau

10 tháng kể từ khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (2/1994), tổng kim

ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã đạt 23 triệu USD

và chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Đồng thời

việc thực hiện Hiệp định BTA xuất khẩu cà phê của Việt Nam liên tục gia

tăng. Tính đến tháng 6 năm 2006, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị

trường Mỹ đã đạt 51.809 tấn với giá trị 59.487.639 USD, thị phần xuất khẩu

cà phê cao thứ hai sau Cộng hoà liên bang Đức [51].

- Tổng hợp về xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ.

Xuất khẩu nông sản hiện đóng góp 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt

Nam. Trong đó thị trường Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ nông sản lớn

nhất thế giới, nhập khẩu nông nghiệp hàng năm của Mỹ lên tới 38 tỷ USD.

So với các thị trường có mức thu nhập và tiêu dùng bình quân đầu

người tương đương Mỹ như EU hay Nhật Bản thì xuất khẩu nông sản của

Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ do thuế nhập khẩu

trung bình đối với sản phẩm nông nghiệp của các thị trường này cao hơn rất

nhiều so với Mỹ, ví dụ đối với EU là 45% trong khi đó Mỹ là 13%. Vì thế khi

Hiệp định thương mại được thi hành thì xuất khẩu nông sản của Việt Nam

sang thị trường Mỹ sẽ có cơ hội tăng lên đáng kể. Với giá trị xuất khẩu nông

nghiệp trên đầu người của Việt Nam vẫn còn rất thấp, chỉ đạt 23 USD/đầu

người so với Thái Lan là 150 USD/đầu người và khả năng sản xuất nông sản

nhiệt đới khá tốt, nên tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị

Page 47: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

trường Mỹ còn rất lớn. Bức tranh chung về xuất khẩu của Việt Nam (trong đó

có xuất khẩu một số nông sản) được cải thiện nhiều trong những năm qua.

+ Hàng hoá của Việt Nam đã và đang thâm nhập vào các thị trường khó

tính nh EU, Mỹ, Nhật Bản.

+ Thị trường Mỹ là một trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt

Nam. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt

5 tỷ USD, tăng 26,9% so với năm 2003.

+ Xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

tăng trưởng nhanh. Nhờ đó, vị thế của Việt Nam trên thị trường này tăng từ

thứ 56 (năm 2001) lên thứ 40 năm 2003 và thứ 37 năm 2004. Năm 2004, kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ chiếm gần 20% tổng kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng hơn 7 lần so với năm 2000. Trong đó,

nhiều sản phẩm nông sản đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao nh thuỷ sản: 600

triệu USD, rau quả: 150 triệu USD và năm 2005, sản phẩm nhân điều đã

chiếm 41% thị trường Mỹ [16, tr. 60-61].

Mặc dù thị trường Mỹ là một thị trường tiềm năng nhưng các doanh

nghiệp của Việt Nam tiếp cận chưa được nhiều bởi sau khi lệnh cấm vận được

dỡ bỏ năm 1994, các doanh nghiệp Việt Nam mới tiếp cận, tổ chức các hoạt

động xúc tiến thương mại để triển khai hoạt động xuất khẩu nông sản và việc

khai thác mạnh thị trường này chỉ sau khi thực hiện Hiệp định BTA, do đó nhiều

mặt hàng nông sản của Việt Nam chưa tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị

trường Mỹ. Điều này có thể thấy được phần nào qua việc so sánh kim ngạch

xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ so với xuất khẩu sang thị trường

Nhật Bản và EU.

Bảng 2.1: Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang các

thị trường EU,Nhật Bản và Mỹ năm 2002 [5, tr. 19]

Đơn vị: Triệu USD

Mặt hàng Châu Âu Nhật Bản MỹGạo 43,9 1,0 5,7

Page 48: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Cao su 50,7 10,4 10,1Cà phê 194,8 15,6 39,5Chè các loại 11,1 3,0 1,7Hạt điều 46,3 5,1 71,5Hạt tiêu 38,5 0,6 16,8Rau quả 22,7 14,5 5,9Thủ công mỹ nghệ 157,8 43,2 33,8Quế 0,3 1,5 0,7Lạc nhân 0,0 0,4 0,0

So với các nước phát triển hàng rào thuế quan của Mỹ thuộc diện thấp,

thuế nhập khẩu nông sản trung bình của Mỹ chỉ là 16% so với mức 62% trung

bình cả thế giới. Mặt khác, đặc điểm nổi bật của nền kinh tế này so với các

nước khác là dải phân loại thị trường rộng vì thế thu hót và tiêu thụ chủng loại

hàng hoá khác với số lượng lớn thuộc đủ mọi chất lượng từ trung bình đến

cao. Do đó, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ sẽ tạo điều kiện cho hàng nông

sản của Việt Nam xâm nhập vào thị trường Mỹ do thuế MNF (theo quy chế

tối huệ quốc) thấp hơn nhiều.

Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội lớn mở ra cho hàng nông sản xuất

khẩu của Việt Nam thì cũng có không Ýt thách thức. Thị trường Mỹ là thị

trường cạnh tranh rất lớn, bên cạnh yếu tố chất lượng, giá cả là một trong

những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá liệu các sản phẩm của Việt Nam có thể

cạnh tranh và đứng trên thị trường Mỹ hay không.

Còng theo cam kết của Hiệp định, Việt Nam sẽ mở cửa cho hàng hoá

của Mỹ tiếp cận thị trường nội địa. Một số ngành hàng và doanh nghiệp trước

đây được ưu đãi và độc quyền trên thị trường nội địa nhờ sự bảo hộ của các

rào cản thuế quan và phi thuế quan sẽ phải đối mặt với sức Ðp cạnh tranh lớn

hơn của hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ.

Bảng 2.2: Thuế nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Mỹ vào Việt Nam trước

và sau khi Hiệp định Thương mại được thực thi (%) [31, tr. 22]

Page 49: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

20 20

30 30

40

50 50

1015

10

2015

40 40

5

20

0

10

20

30

40

50

60

Bét mú Ng« Phom¸ ts÷a

Rau Qu¶ ThÞtchÕbiÕn

RauchÕbiÕn

§ Ëut- ¬ng

Tr- í c hiÖp ®Þnh

Sau hiÖp ®Þnh

Page 50: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Sau khi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam năm 1994, hàng hoá nông

sản của Mỹ cũng từng bước tìm được chỗ đứng trên thị trường Việt Nam.

Các mặt hàng nông sản chủ yếu của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam gồm có

phân bón, giấy, đậu tương, bông, sữa, đường, ngô và bột mú. Tuy nhiên, trong

giai đoạn 1994-1999, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm nông sản của Mỹ

vào thị trường Việt Nam tăng lên không đáng kể do hai nước chưa tiến tới

bình thường hoá quan hệ thương mại. Đồng thời theo những cam kết trong

Hiệp định thương mại, đến năm 2005, mức thuế trung bình của hàng hoá từ

Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam sẽ giảm xuống từ 30-40% xuống còn 10-20%,

trong đó riêng hàng nông sản đã cam kết giảm thuế đối với 195 dòng thuế,

chủ yếu là nông sản chế biến, mức thuế giảm từ 35,5% xuống còn 25,7% do

đó nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam từ Mỹ sẽ có xu hướng tăng do

thuế nhập khẩu giảm [18, tr.17].

2.1.1.2. Khả năng tiếp cận thị trường Mỹ dễ dàng hơn cùng với

những ưu đãi về đầu tư vào ngành nông nghiệp sẽ làm tăng đầu tư của Mỹ

vào các ngành nông sản của Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Hiện nay Mỹ có 15 dự án đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam với tổng

số vốn đầu tư là 142,3 triệu USD. Những ngành hàng phục vụ xuất khẩu sang

thị trường Mỹ có thể được tăng tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là ngành nông

nghiệp chế biến rau quả, lâm sản, chế biến thức ăn gia súc, sản phẩm cây

công nghiệp và hải sản. Đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp tăng kéo

theo những hiệu ứng dây chuyền tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập của

một bộ phận dân cư ở khu vực nông thôn.

2.1.1.3. Hiệp định thương mại tạo điều kiện cho ngành nông

nghiệp Việt Nam phát triển hơn theo hướng tăng khả năng cạnh tranh

của nông sản Việt Nam, hình thành nền sản xuất hàng hoá mạnh, giúp cho

ngành nông nghiệp Việt Nam thay đổi cơ cấu theo hướng phát huy lợi thế

Page 51: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

so sánh trong thương mại quốc tế (trước hết là đối với Mỹ), tạo điều kiện

cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia rộng rãi hơn vào

các hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển nông nghiệp và kinh tế

nông thôn, các nguồn lực trong khu vực nông nghiệp và nông thôn được

phân bổ hợp lý và hiệu quả hơn.

Nh vậy, việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt -Mỹ tác động hai

chiều tới hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Mét mặt nó tạo ra một thị

trường rộng lớn cho những ngành hàng có khả năng cạnh tranh của Việt

Nam. Nhưng mặt khác, khi hàng rào thuế quan được cắt giảm và tiến tới xoá

bỏ sẽ là nguy cơ đối với những mặt hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh

trung bình và yếu như rau quả, đường, sữa.

2.1.2. Quá trình thực hiện Hiệp định khu vực mậu dịch tự do

ASEAN (AFTA)

Thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã có những biện pháp

tích cực để thực hiện các Quy định trong Hiệp định về Chương trình ưu đãi

thuế quan có hiệu lực chung CEPT để thực hiện khu vực mậu dịch tự do

ASEAN (AFTA). Tháng 12/1995 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở

Băngkok, Việt Nam đã đệ trình danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) gồm 165

mặt hàng, danh mục loại trừ tạm thời (TEL) 1189 mặt hàng, danh mục nhạy

cảm (SL) 26 mặt hàng, danh mục cắt giảm ngay (IL) 1633 mặt hàng.

Tính đến 31 tháng 12 năm 2000, tổng số mặt hàng nông sản có

trong danh mục biểu thuế ưu đãi hiện hành của Việt Nam là 840 dòng

thuế, trong đó có 51 dòng thuế thuộc danh mục SL, 17 dòng thuộc Danh

mục GEL, 569 dòng thuế đã đưa vào thực hiện cắt giảm IL và 203 dòng

thuế thuộc danh mục TEL. Riêng mặt hàng đường nằm trong Danh mục

Page 52: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

hàng nông sản chế biến nhạy cảm nên không cam kết giảm thuế quan

trong những năm tới.

Bảng 2.3: Lịch trình giảm thuế suất theo CEPT/AFTA của Việt Nam đối

với các sản phẩm nông, lâm nghiệp chính [4, tr.15]

Ngành hàng 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006Gạo 20% 20% 20% 15% 10% 5%Cà phê: Sơ chếThành phẩm

15%35%

10%25%

10%20%

10%15%

5%15% 10% 10% 5%

Chè Sơ chế Thành phẩm

15%40%

15%30%

10%20%

10%15%

5%15% 10% 10% 5%

Cao su 3% 3% 3% 3% 3% 3% 3%Rau quả Rau, củ Quả

20%20%

15%20%

15%20%

10%15%

5%15% 15% 10% 5%

Hạt điều 20% 15% 15% 15% 10% 10% 10% 5%Cây có dầu 10% 10% 10% 10% 10% 5%Đường 35% 40%Gỗ 5% 5% 5% 5% 5% 5% 5% 5%Thịt lợn 15% 15% 15% 15% 15% 10% 10% 5%

Sau 3 năm thực hiện các cam kết của AFTA về giảm thuế quan, về mặt

lý thuyết quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN diễn ra theo chiều

hướng có lợi.

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang các nước

ASEAN năm 1999 tăng 52% so với năm 1997 (trong khi mức xuất khẩu hàng

nông sản là 15%); nhập khẩu giảm 4% (trong khi nhập khẩu hàng nông sản

chung tăng 20%). Điều đó chứng tỏ hàng nông sản Việt Nam ngày càng thâm

nhập sâu hơn vào thị trường ASEAN. Đánh giá khả năng xuất khẩu của hàng

nông sản Việt Nam khi tham gia AFTA có thể phân làm 3 nhóm hàng theo

mức độ thâm nhập nh sau:

Thứ nhất, đối với những sản phẩm có khả năng thâm nhập thị trường

ASEAN: gạo, cà phê,hạt tiêu, điều.

Page 53: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Đây là nhóm mặt hàng nông sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh không

chỉ trong khối mà đã xác định được vị thế trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên,

đây là hàng nông sản thô hoặc sơ chế và cũng là lợi thế cạnh tranh của một số

nước ASEAN do điều kiện tự nhiên tương tự như nhau hoặc do nhu cầu tiêu

dùng, do thuế suất nhập khẩu các mặt hàng này đã giảm xuống từ 0-5%, hoặc

do chất lượng sản phẩm, giá cả và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường,

do đó, mức độ thâm nhập thị trường của các loại sản phẩm không giống nhau

giữa các nước đối tác nhập khẩu trong khối ASEAN.

* Đối với gạo:

Trong những năm qua gạo của Việt Nam đã được xuất khẩu với khối

lượng tăng đáng kể vào thị trường ASEAN. Thị trường nhập khẩu gạo của

Việt Nam trong khối ASEAN gồm các nước: Indonesia, Philippin, Malaysia,

Singapore và Lào. Nếu như năm đầu thực hiện CEPT/AFTA, xuất khẩu gạo

của Việt Nam sang thị trường ASEAN chỉ đạt 964.010 tấn, chiếm 32% kim

ngạch xuất nhập khẩu, thì năm 2001, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các

nước ASEAN đạt 1.331.300 tấn với giá trị 569.600 USD, chiếm 43% tổng

kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2006, Việt

Nam đã xuất khẩu gạo sang 20 thị trường chính, trong đó Philippin là nước

nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất với 1.090.690 tấn, trị giá 308.029.650

USD (chiếm 38,8% về lượng và 39,98% về kim ngạch của cả nước), tiếp sau

đó là các thị trường Malaysia, Nhật, Indonesia…[51].

Tính đến nay, thị trường ASEAN vẫn là thị trường nhập khẩu lớn mặt

hàng gạo của Việt Nam. Mặc dù vậy, lúa gạo lại thuộc danh mục nhạy cảm

của các nước này (trừ Singgapore) nên lợi Ých của việc giảm thuế theo

CEPT-AFTA của mặt hàng này chỉ phát huy tác dụng mạnh sau năm 2010 khi

danh mục nhạy cảm được đưa vào cắt giảm. Mặt khác, gạo của Việt Nam phải

cạnh tranh mạnh với gạo của Thái Lan và Myanmar trên thị trường ASEAN,

Page 54: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

trong khi đó các nước nhập khẩu gạo khối lượng lớn cũng đang có xu hướng

khuyến khích sản xuất trong nước vì mục tiêu an ninh lương thực, vì thế khi

CEPT-AFTA hoàn thành thì thị trường dành cho gạo của Việt Nam mở ra

cũng không nhiều.

* Đối với cà phê:

Các nước ASEAN nhập khẩu cà phê của Việt Nam có Singapore,

Thái Lan và Indonesia, nhập khẩu dưới dạng thô, sơ chế. Nhưng từ năm

1996 trở lại đây tỷ trọng xuất khẩu thô sang các nước ASEAN liên tục giảm.

Các nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu để gia công, chế biến và

tái xuất khẩu nên khi thị trường cà phê thế giới có biến động thì lượng nhập

khẩu cà phê từ Việt Nam giảm hẳn. Đối với các nước này, mặt hàng cà phê

thô, sơ chế hiện đã thuộc danh mục cắt giảm thuế với mức thuế suất 0%. Vì

vậy, thuế suất nhập khẩu không còn là yếu tố tác động tới khả năng xuất khẩu

cà phê của ta vào thị trường này mà yếu tố quan trọng cần chú ý là chất lượng

sản phẩm, giá cả và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

* Đối với hạt tiêu:

Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam nổi lên từ giữa những năm 1990. Từ

đó đến nay, diện tích trồng hồ tiêu tăng nhanh và đạt 28 ngàn ha vào năm

2001. Sản phẩm hồ tiêu chủ yếu dành cho xuất khẩu (95%).

Hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng thô và đang chiếm lĩnh thị

trường hồ tiêu thế giới. Sản lượng xuất khẩu tăng từ 10 ngàn tấn lên 56 ngàn

tấn trong thời kỳ 1990-2001 đạt giá trị kim ngạch khoảng 90 triệu USD. Hiện

nay Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu hồ tiêu.

Việt Nam bắt đầu xuất khẩu hồ tiêu sang các nước ASEAN từ năm

1999 do giá cả thấp hơn so với hồ tiêu của Ên Độ. Kim ngạch xuất khẩu năm

2001 đạt 16.400 lượng tấn, đạt giá trị 25.807 nghìn USD. Điểm đáng chú ý là

sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN đang giảm

Page 55: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

dần do nhu cầu tiêu thụ tăng chậm. Vì thế nếu cung tăng sẽ làm giảm giá

nhanh chóng. Trong các nước nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam hầu hết đã

giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0-5% (trừ Thái Lan còn duy trì thuế MNF

30% đối với hồ tiêu Việt Nam) nên hy vọng tăng xuất khẩu nhờ giảm thuế

theo CEPT-AFTA hầu nh không đáng kể.

* Đối với hạt điều:

So với thời điểm những năm đầu khi hạt điều xâm nhập vào thị trường

ASEAN thì xu hướng xuất khẩu sang thị trường này theo chiều hướng giảm dần

cả về lượng và giá trị kim ngạch. Các nước nhập khẩu hạt điều chủ yếu của Việt

Nam trong khối ASEAN là Thái Lan, Singgapore, Malaysia, Philippin…

nhưng với kim ngạch nhỏ. Tính đến tháng 6/2006, nước nhập khẩu nhiều nhất là

Thái Lan cũng chỉ đạt 431 tấn với giá trị 1.819.602 USD, chiếm 0,8% tổng

lượng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước tính đến tháng 6/2006 [51].

Mặt khác, hiện nay các nước ASEAN đang áp dụng thuế xuất nhập

khẩu điều của Việt Nam từ 5-15%. Nh vậy trong tương lai khi CEPT-AFTA

hoàn thành thì khả năng xuất khẩu của điều sang thị trường này sẽ tăng lên.

Thứ hai, nhóm có khả năng thâm nhập trung bình sang các nước

ASEAN gồm: rau, hoa quả, cao su, chè…

* Đối với cao su:

Trên thị trường thế giới, cao su của các nước Thái Lan, Indonesia,

Malaysia chiếm tới khoảng 80% thị phần. Trong khi đó cao su của Việt Nam

mới chỉ chiếm 5% thị phần. Sản xuất cao su trong nước của Việt Nam còn

gặp nhiều khó khăn, năng suất thấp. Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam

thường thấp hơn so với các nước trong khu vực do chất lượng, chủng loại sản

phẩm và khả năng tiếp cận với khách hàng trực tiếp. Trong khối ASEAN, cao

su của Việt Nam sang các nước Campuchia, Lào, Malaysia và Singapore

nhưng với kim ngạch không ổn định. Năm 1996, năm đầu tiên thực hiện

CEPT/AFTA, kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các nước

Page 56: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

ASEAN đạt 18.465 tấn với giá trị 24.691 USD, chiếm 9,4% kim ngạch xuất

nhập khẩu thì đến năm 2001 mức tăng vẫn không đáng kể, tỷ trọng kim ngạch

xuất nhập khẩu đạt 17,7%, tức là tăng 8,3% trong vòng 6 năm [4, tr. 46].

Tuy nhiên, so với những mặt hàng nông sản khác xuất khẩu sang thị

trường ASEAN thì xuất khẩu cao su vẫn có xu hướng tăng không chỉ về lượng mà

cả về giá trị kim ngạch, nhưng mức tăng chậm và không ổn định. Hiện nay, khi

thực hiện AFTA các nước nhập khẩu cao su của Việt Nam áp dụng thuế suất bằng

0%. Do đó, xu hướng xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các nước ASEAN là

khó có thể tăng trong những năm tới nếu như cơ cấu sản phẩm không có sự thay

đổi.

*Đối với mặt hàng rau quả:

Rau quả của Việt Nam sản xuất hàng năm với khối lượng khoảng 5

triệu tấn rau và 6 triệu tấn quả chủ yếu tiêu dùng trong nước dưới dạng tươi.

Trong đó số xuất khẩu chiếm khoảng 15% sản lượng, xuất khẩu sang các

nước ASEAN chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ chỉ khoảng hơn 3% tổng kim ngạch

xuất khẩu. Các thị trường chính nhập khẩu rau quả của Việt Nam là

Indonesia, Singapore, Campuchia và Lào nhưng tỷ trọng không lớn và

không ổn định.

Thứ ba, nhóm hàng có khả năng thâm nhập thấp hoặc bị đe doạ nhập

khẩu từ các nước ASEAN gồm: dầu thực vật, thực phẩm chế biến, thức ăn

chăn nuôi… Sở dĩ nhóm hàng này Việt Nam có khả năng cạnh tranh yếu và

đứng trước nguy cơ bị thay thế bởi hàng nhập khẩu khi CEPT/AFTA hoàn

thành là do công nghệ chế biến lạc hậu.

Trong cơ cấu thương mại hiện nay của ASEAN hàng nông sản chiếm

khoảng gần 40%, điều đó cho thấy trên bình diện chung, nhất là khi lịch trình

cắt giảm thuế quan theo CEPT/AFTA hoàn thành hàng nông sản các nước

ASEAN có mức độ thâm nhập khá cao vào thị trường Việt Nam.

Page 57: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Bảng 2.4: Một số mặt hàng nông sản chính được nhập khẩu thường

xuyên hiện nay từ các nước ASEAN [4, tr. 38]

Thuế MNF bình quân

Thực hiện CEPT

Tỷ trọng nhập khẩu từ ASEAN

(1996-1999)1. Ngô hạt 2,5 giảm ngay 38-39%2. Hạt giống rau 0 giảm ngay 39-45%3.Dầu thực vật Đậu tương Cọ Hạt cải, mù tạt, khác Mì

5402840

giảm ngay2003

2002/032002/03

45-100%91-100%44-100%85-98%

4.Bánh kẹo 50 2003 40-97%5. Gia vị tổng hợp, mì chính 50 2000 77-85%6.Cám bã, thức ăn gia sóc 10 giảm ngay 34-100%7.Thuốc lá 30 … 56-89%

Lý do hàng nông sản các nước ASEAN có khả năng thâm nhập cao

vào thị trường Việt Nam khi CEPT/AFTA hoàn thành là do:

Mét, điều kiện tự nhiên cùng nằm trong vùng nhiệt đới nên đa số các

nước ASEAN có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế về các mặt hàng

nông sản nhiệt đới.

Hai, trình độ phát triển chung của các nền kinh tế ASEAN, nhất là 6

nước ASEAN cò cao hơn nên hậu thuẫn tốt hơn cho nhau trong các khâu sản

xuất nông sản từ công nghệ sau thu hoạch cho đến chế biến.

Ba, mặc dù mỗi nước cũng có lợi thế cạnh tranh nổi trội ở một mặt

hàng riêng biệt, như Philippin có sản phẩm dừa, Việt Nam có điều, gạo, cà

phê, Thái Lan có gạo, sắn viên, đường, gà đông lạnh, Indonesia có hồ tiêu…

nhưng trên thị trường thế giới các nước ASEAN đều không có khả năng cạnh

tranh về các mặt hàng như bông, sữa, đồ uống, thuốc lá…nên các nước thành

viên sẽ tìm cách tiêu thụ ở thị trường khu vực.

Các mặt hàng nông sản sơ chế nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên và nguồn lao động rẻ nên Việt Nam có lợi thế cạnh

Page 58: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

tranh tương đối cao chủ yếu là một số mặt hàng như: thủy sản, gạo cà phê,

điều, chè. Một số mặt hàng có sức cạnh tranh tương đương so với các nước

trong khối nh rau quả tươi, cao su sơ chế, hạt có dầu. Một số mặt hàng có

sức cạnh tranh kém do công nghệ chế biến lạc hậu. Vì vậy, việc thực hiện

AFTA sẽ sẽ làm nổi rõ hơn những yếu kém của sản xuất trong nước và tác

động mạnh đến những ngành có sức cạnh tranh tương đương và yếu so với

các nước ASEAN.

Page 59: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Bảng 2.5: Đánh giá tổng hợp khả năng cạnh tranh của một số hàng hoá nông

sản chính của Việt Nam khi thực hiện CEPT- AFTA [4, tr. 48-50]

Ngành hàng chính

Khả năng cạnh tranh

Chiều hướng tác động của thực hiện

CEPT/AFTABiện pháp hạn chế tiêu cực

Lúa gạo Cao Tích cực nhiều hơn tiêu cực

- Quy hoạch vùng lúa gạo xuất khẩu- Đổi mới giống- Chó trọng chất lượng sau thu hoạch- Phát triển công nghệ chế biến, bảo quản- Tăng cường liên kết giữa người trồng lúa và các tổ chức xuất khẩu

Cà phê Cao Tích cực nhiều hơn tiêu cực

- Ổn định vùng- Cắt giảm nơi không hiệu quả- Nâng cao chất lượng chế biến

Hạt điều Cao Tích cực nhiều hơn tiêu cực

- Nâng cao chất lượng- Phát triển công nghệ chế biến- Hỗ trợ vốn vay dài hạn- Tăng cường các biện pháp thâm canh

Chè Trung bình khá

Tích cực và tiêu cực ngang nhau

- Tăng cường khâu chế biến- Đẩy mạnh vay tín dụng để đổi mới các vườn chè già cỗi- Tìm các bạn hàng ổn định- Nâng cao chất lượng và chủng loại tuỳ theo các thị trường khác nhau

Cao su Trung bình yếu

Tích cực Ýt hơn tiêu cực

- Giải quyết các ách tắc về tín dụng, thuế cho người sản xuất.- Thay đổi cơ cấu sản phẩm chế biến theo nhu cầu của thị trường.- Tăng sử dụng cao su nguyên liệu trong nước

Rau quả Cao Tích cực là chính - Tăng cường đầu tư cho công nghệ chế biến, bảo quản- Tiếp cận các thị trường mới- Đẩy mạnh việc chuyển giao các công nghệ trồng rau sạch- Liên kết người trồng rau với nhà sản xuất

Mía đường

Yếu Tiêu cực là chính - Cân nhắc các biện pháp bảo hộ- Tìm hướng giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành- Tìm những hình thức quản lý thích hợp với các nhà máy đường

Nh vậy, việc thực hiện cam kết CEPT/AFTA đã tác động tới nền nông

nghiệp Việt Nam theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên khoảng

Page 60: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

thời gian 3 năm thực hiện các cam kết AFTA của Việt Nam là khoảng thời

gian chưa dài để đánh giá đầy đủ những tác động của việc gia nhập. Tổng kết

3 tháng sau khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế quan ở mức ưu đãi cho trên

10.000 mặt hàng theo Hiệp định CEPT/AFTA, nhận định ban đầu của Bộ Tài

Chính thì thị trường chưa có những thay đổi đáng kể, ảnh hưởng lớn tới sản

xuất trong nước cũng như phát triển kinh tế nói chung. So với các nước thành

viên ASEAN thì hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còng có những ưu

thế trong sản xuất. Vì thế khi tham gia CEPT/AFTA Việt Nam sẽ sớm tận

dụng được những ưu đãi về mặt thuế quan mà các nước trong khu vực dành

cho nhau nên có tác dụng lớn trong thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt

Nam sang các nước ASEAN khác.

Tuy nhiên, đi đôi với việc tận dụng được những ưu đãi về mặt thuế

quan của các nước thành viên ASEAN dành cho nhau, thì Việt Nam còng sẽ

phải đối mặt với thách thức khi hàng rào thuế quan giảm xuống. Nhiều mặt

hàng, trong đó những mặt hàng có mức độ thâm nhập trung bình và yếu so

với các nước ASEAN sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tác động của việc thực hiện hiệp định thương mại Việt Mỹ và các cam

kết AFTA là tích cực, nó mở ra một thị trường rộng lớn hơn cho hàng hoá

nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng đồng thời với những hàng hoá có

khả năng cạnh tranh trung bình và yếu sẽ khó có khả năng tồn tại được khi

các hàng rào bảo hộ trong nông nghiệp không còn.

2.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN

NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT Nam

Trước ngưỡng cửa gia nhập WTO, việc phân tích, đánh giá những tác

động của việc gia nhập tổ chức quốc tế này đối với nền kinh tế Việt Nam nói

chung, nền nông nghiệp nói riêng là rất quan trọng để có thể xây dựng được

một lé trình cải cách kinh tế thích hợp.

Page 61: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Việc gia nhập WTO còng nh hội nhập kinh tế quốc tế nói chung xét về

cả lý thuyết và kinh nghiệm thực tế (nhất là của nhiều nước đang phát triển)

đem lại nhiều lợi Ých rất to lớn cho nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông

nghiệp. Việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giúp loại bỏ

những sai lệch trong phân bổ nguồn lực, mở ra thị trường rộng lớn cho xuất

khẩu hàng nông sản, góp phần thúc đẩy tiến bộ công nghệ, tăng năng suất lao

động và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá.

Tuy nhiên, việc gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế cũng gây ra

không Ýt khó khăn, thách thức đối với ngành nông nghiệp. Không chỉ bởi

ngành này sẽ phải có những thay đổi sâu rộng để phù hợp với các quy định

trong khuôn khổ của WTO. Mặt khác, các hàng hoá nông sản của Việt Nam

sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.

Bảng 2.6: Mô hình hoá tác động của việc gia nhập WTO đến ngành

nông nghiệp như sau:

Héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ

WTO

M«i trêng chÝnh s¸ch

C¸c c«ng cô

®iÒu tiÕt

Hµng ho¸

ViÖt Nam

ThÕ giíi

Gi¸ c¶, chÊt lîng, chñng lo¹i

Hµng ho¸, vèn, c«ng nghÖ

Page 62: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc gia nhập WTO sẽ

tác động tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền nông nghiệp nói riêng tới

cả hai khía cạnh các công cụ điều tiết chính sách và hàng hoá xuất khẩu. Theo

đó, Việt Nam muốn tăng khả năng xuất khẩu khi gia nhập WTO cũng sẽ phải

điều chỉnh cả về giá cả, chất lượng, chủng loại. Nhưng đồng thời Việt Nam

còng có thể nhập khẩu hàng hoá, vốn, công nghệ từ các đối tác trong tổ chức.

2.2.1. Tác động đến các chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực

nhằm ban hành các chính sách thương mại và đầu tư thông thoáng phù hợp

với các quy định quốc tế. Tuy vậy, nhiều cơ chế, chính sách vẫn còn những

bất cập khi gia nhập WTO. Do đó, việc thực hiện Hiệp định nông nghiệp

WTO sẽ buộc Việt Nam phải điều chỉnh những chính sách trong nông nghiệp

gây các méo mó đối với việc nhập khẩu, sản xuất trong nước và xuất khẩu.

2.1.1.1. Điều chỉnh chính sách thương mại nông sản hàng hoá

* Chính sách thuế quan và phi thuế quan:

- Thuế nhập khẩu trong nông nghiệp:

Hiện nay trong biểu thuế có khoảng 836 dòng thuế với nhiều mức thuế

suất phân tán (12 mức thuế suất từ 0 đến 100%). Mức thuế nhập khẩu bình

quân cho các sản phẩm nông nghiệp là 24% nếu bao gồm cả những dòng thuế

với mức thuế suất 0% và bằng 28% nếu loại bỏ các dòng thuế với mức thuế

suất 0%. Các mức thuế suất được phân bổ nh sau:

+ Mức thuế suất 0% là mức thuế suất đánh vào các mặt hàng nh các

loại giống cây, giống con, các loại lông thó, da thó và bông sử dụng cho các

ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp dệt và may mặc. Đây là những

nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp mà trong nước

không có hoặc không sản xuất được.

Page 63: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

+ Mức thuế suất từ 1 đến 10% được áp dụng cho các loại gia súc khác

(trừ giống vật nuôi), những sản phẩm phụ của chăn nuôi nh xương, ngô, thức

ăn gia súc, ngò cốc… Những nhóm mặt hàng này hoặc là trong nước không

sản xuất được hoặc có nhu cầu thấp và được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào

cho ngành công nghiệp chế biến.

+ Mức thuế suất từ 15 đến 30% đánh vào các loại thịt (gia sóc, gia cầm)

tươi sống và đông lạnh, sữa, các loại thực phẩm sạch, gạo, đường thô, gia vị

(tỏi, hành, gừng, tiêu), các loại thuốc lá, chè, cà phê bán thành phẩm. Nhóm

hàng này bao gồm những mặt hàng trong nước sản xuất được và có lợi thế so

sánh khi xuất khẩu, không cần nhập khẩu.

+ Mức thuế suất từ 40 đến 50% áp dụng cho hoa quả tươi các loại, dầu

thực vật đã tinh chế, các loại đường tinh chế, các sản phẩm nông nghiệp chế

biến (như chè, cà phê, rau quả, thịt, bánh kẹo), các sản phẩm từ ngò cốc (bánh

mú các loại, bánh).

+ Mức thuế từ 80 đến 100% đánh vào rượu, bia, các loại nước uống

giải khát và các sản phẩm thuốc lá. Đây là những sản phẩm được sản xuất

trong nước đáp ứng nhu cầu nội địa. Chúng được coi là những mặt hàng mang

lại lợi nhuận cao và được xếp vào nhóm hàng xa xỉ. Việt Nam không khuyến

khích nhập những loại mặt hàng này.

- Chính sách xuất nhập khẩu

+ Cấm xuất, nhập khẩu: Trong danh mục các mặt hàng cấm xuất nhập

khẩu trong giai đoạn 2001-2005, chỉ duy nhất có một sản phẩm nông nghiệp

là thuốc lá, xì gà và các loại thuốc lá khác. Cấm nhập khẩu thuốc lá đã được

giải thích dùa trên cơ sở được nêu ở phần (b) trong điều khoản XX-GATT

năm 1994, và danh sách cấm này chỉ nhằm bảo vệ sức khoẻ con người. Tuy

nhiên, rất khó chứng minh được rằng các quy định của Việt Nam không vi

phạm điều III của GATT 1994 về đối xử không phân biệt một khi các nhà

máy thuốc lá, trong đó có một số công ty liên doanh vẫn tiếp tục sản xuất. Do

Page 64: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

vậy, việc cấm nhập khẩu thuốc lá điếu trong khi vẫn cho nhập khẩu một số

nguyên liệu sản xuất thuốc lá làm cho lý do bảo vệ sức khoẻ con người và

môi trường Ýt giá trị so với lập luận bảo hộ sản xuất trong nước.

+ Hạn ngạch xuất, nhập khẩu: Theo điều 6, Quyết định sè 46/2001/QĐ/TTg

(ngày 1/5/2001), Chính phủ bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng

gạo. Tuy nhiên, mục 4 điều 6 trong Quyết định này lại nêu rõ: “Thủ tướng

Chính phủ sẽ xem xét những biện pháp cần thiết để can thiệp một cách có

hiệu quả vào thị trường gạo”. Các biện pháp kiểm soát trong những điều kiện

khẩn cấp cho thấy rằng Chính phủ để ý nhiều hơn đến một số những mặt hàng

xuất khẩu chính của Việt Nam và tầm quan trọng của an ninh lương thực.

+ Giấy phép xuất, nhập khẩu:

Hiện nay chỉ có một nhóm nông sản là đường thô và đường tinh luyện

cần phải có giấy phép nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp mới được quyền

nhập khẩu vào Việt Nam. Do áp dụng giấy phép nhập khẩu nên giá đường

trên thị trường trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 30-40%, tương đương

với mức hỗ trợ khoảng 1.700 tỷ đồng một năm.

Theo quy định của WTO, giấy phép nhập khẩu là rào cản phi thuế

quan nhằm bảo vệ và hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước nên cần phải được

loại bỏ. Do đó, về lâu dài dù muốn hay không biện pháp hỗ trợ sản xuất trong

nước dưới dạng giấy phép nhập khẩu cũng phải được bãi bỏ hoặc thay thế

bằng một biện pháp hỗ trợ khác không vi phạm với quy định của WTO, như

các dạng hỗ trợ trực tiếp cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Hệ thống giấy phép của các ngành hữu quan:

Quyết định 46 cũng đề xuất một số nhóm mặt hàng xuất nhập khẩu

phải được các bộ hữu quan cấp giấy phép mới được xuất nhập khẩu. Những

Bộ này sẽ có những hướng dẫn cụ thể theo nguyên tắc các giấy phép xuất

nhập khẩu được coi như những tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất

Page 65: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

nhập khẩu đó. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ công bố

danh sách các loại sản phẩm được nhập khẩu tự động vào Việt Nam và các

loại sản phẩm cấm nhập khẩu. Đối với những sản phẩm không có tên trong

danh sách thì trước hết phải thông qua các kiểm nghiệm trước khi có thể được

xem xét nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này cũng có thể gây lo ngại cho các

thành viên của WTO, tuy nhiên nếu hệ thống các giấy phép chuyên ngành này

được minh bạch hoá thì sẽ đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc cấp phép nhập

khẩu tự động của WTO và khi đó Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp tục áp dụng

vì mục đích cơ bản của việc quản lý này là nhằm bảo vệ sức khoẻ của con

người, ngành nông nghiệp cũng như môi trường.

+ Biện pháp quản lý giá cả: danh mục giá tối thiểu

Trước tình trạng gian lận trong thương mại thường dẫn đến cạnh tranh

không lành mạnh, thất bại của thị trường, thất thu thuế một phần do hạn chế

của lực lượng hải quan. Vì thế Việt Nam đã phải sử dụng quy định giá tối

thiểu với một số nhóm hàng nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích giá hải

quan để tính thuế nhập khẩu. Nhưng từ cuối năm 2004, Chính phủ Việt Nam

chính thức áp dụng cách tính giá trị hải quan để thu thuế nhập khẩu theo Điều

VII của GATT 1994. Nh vậy, sẽ không có bất kỳ sản phẩm nào phải chịu giá

nhập khẩu tối thiểu khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

- Các chính sách liên quan đến doanh nghiệp:

Từ ngày 31/7/1998, 100% các công ty đang hoạt động tại Việt Nam

(ngoại trừ các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài) sẽ được tự

do xuất nhập khẩu những mặt hàng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh của

mình. Tuy nhiên, việc nhập khẩu một số mặt hàng nhất định vẫn chỉ do một số

doanh nghiệp được chỉ định thực hiện nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

Xu hướng xoá bỏ các doanh nghiệp đầu mối trong việc xuất khẩu các

mặt hàng nông sản là một hướng đi đúng đắn trong quá trình tự do hoá

thương mại trong khuôn khổ của WTO. Xu hướng này sẽ có những tác động

Page 66: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

tích cực đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong

việc thu mua và xuất khẩu các sản phẩm nông sản có lợi cho người sản xuất

và người xuất khẩu.

Tóm lại, các quy định của WTO không yêu cầu cụ thể các quốc gia khi

gia nhập phải áp dụng mức thuế cụ thể như thế nào. Để tuân thủ Hiệp định

Nông nghiệp, các nước xin gia nhập WTO phải ràng buộc mọi dòng thuế đối

với nông sản và không được tăng vượt quá mức ràng buộc trong tương lai.

Tuy vậy, trong chính sách thuế quan và phi thuế quan của Việt Nam còn thể

hiện một số tồn tại.

Đối với chính sách thuế quan:

- Các mặt hàng nông sản được bảo hộ ở mức cao hơn so với các sản

phẩm công nghiệp (mức thuế bình quân chung của nông sản là 29,37% so với

mức bình quân chung của mọi dòng thuế là 20,57%).

- Có hiện tượng thuế leo thang trong biểu thuế khi các mức thuế có xu

hướng cao hơn đối với các nguyên liệu đầu vào.

- Ngành sản xuất đồ uống là ngành hiện được bảo vệ cao vì chúng

mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Đặc biệt có sự khác biệt giữa

mức thuế đánh vào sản phẩm thuốc lá được sản xuất từ nguyên liệu trong

nước và thuốc lá sử dụng từ nguyên liệu nhập khẩu. Cụ thể, thuốc lá sản xuất

từ nguyên liệu nhập khẩu sẽ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức 65%, trong khi

thuốc lá được sản xuất với nguyên liệu trong nước thì chỉ chịu mức thuế 45%.

Những quy định hiện hành trong biểu thuế quan này có thể vi phạm với

nguyên tắc đối xử quốc gia trong WTO, do đó Việt Nam sẽ phải điều chỉnh

cho thích hợp.

Các chính sách phi thuế quan:

Để thực hiện các cam kết của WTO liên quan đến nông nghiệp, Việt

Nam sẽ phải thực hiện thuế hoá tất cả các hàng rào phi thuế trên. Trước mắt

Page 67: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

vẫn có thể tiếp tục duy trì được và có thể vận dụng linh hoạt vì những lập luận

liên quan đến vấn đề môi trường, hoặc lý do an ninh lương thực mà không trái

với quy định của WTO.

Theo những cam kết về việc gia nhập WTO của Việt Nam thì Việt

Nam sẽ bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp kể từ khi chính thức trở thành

thành viên của tổ chức này. Do đó, những chính sách phi thuế, đặc biệt là việc

sử dụng hệ thống giấy phép nhập khẩu mà hiện tại Nhà nước quy định đối với

mặt hàng đường sẽ phải bãi bỏ.

2.1.1.2. Điều chỉnh chính sách nông nghiệp trong nước

Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống dùa vào

sản xuất nông nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP vẫn chiếm hơn

20%. Với vai trò là một ngành sản xuất quan trọng, nhà nước ta trong nhiều

năm qua đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Hầu

hết các chính sách hỗ trợ trong nước của Việt Nam đều nằm trong Hộp xanh

lá cây liên quan tới nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ các vùng khó khăn.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều hỗ trợ trong nước của Việt Nam nằm trong

nhóm các biện pháp phải cắt giảm trong khuôn khổ quy định của WTO về

nông nghiệp.

- Các hỗ trợ thuộc hộp xanh lá cây:

Chi tiêu của nhà nước trong hộp xanh là những khoản đầu tư cho xây

dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nghiên cứu khoa học, khuyến nông. Những

chi tiêu công cho nông nghiệp trong khuôn khổ các chính sách thuộc hộp

xanh lá cây là giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng trong nông nghiệp

và gia tăng năng suất.

Đến nay chi tiêu của Chính phủ trong nông nghiệp đã gia tăng khoảng

4 lần trong thập kỷ 90. Nhưng tỷ trọng đầu tư vào ngành này chỉ chiếm bình

quân dưới 10% hàng năm trong tổng chi tiêu ngân sách của Chính phủ, bao

Page 68: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

gồm các khoản đầu tư của Chính phủ vào kết cấu hạ tầng nông thôn, hệ thống

dịch vụ khuyến nông, đào tạo, xây dựng quỹ dự trữ an ninh lương thực quốc

gia, các chương trình vùng, chương trình môi trường và giảm nhẹ thiên tai.

Do ngân sách còn hạn hẹp nên hiện Việt Nam vẫn chưa áp dụng được

một số hình thức trợ cấp trong khuôn khổ hộp xanh lá cây mà WTO cho phép

như: hỗ trợ thu nhập cho người có thu nhập dưới mức tối thiểu, trợ giúp điều

chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình trưng dụng nguồn lực, trợ giúp đầu

tư, bảo hiểm thu nhập và các hỗ trợ từ mạng lưới an sinh thu nhập.

- Các biện pháp thuộc hộp xanh lơ:

Việt Nam hiện đang áp dụng một số hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp

thuộc hộp xanh lơ bao gồm: Hỗ trợ đầu tư thông qua các chương trình ưu đãi

tín dụng trong khuôn khổ Quỹ hỗ trợ đầu tư, Chính phủ cung cấp tín dụng ưu

đãi cho các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp thông qua các ngân hàng

thương mại nhà nước, Nhà nước khuyến khích đầu tư dưới dạng miễn giảm

tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế ưu đãi cũng như các miễn giảm đối với

thuế nhập khẩu, trợ cấp đầu vào: các trợ cấp đầu vào nhìn chung được dành

cho những người sản xuất có thu nhập thấp hoặc ở những vùng gặp khó khăn

và các khoản hỗ trợ khuyến khích việc chuyển hướng từ trồng cây thuốc

phiện sang các cây trồng, vật nuôi khác.

Nhìn chung các hỗ trợ của nhà nước trong chính sách thuộc hộp xanh

lơ phù hợp với các yêu cầu trong Hiệp định nông nghiệp của WTO.

- Chính sách thuộc hộp hổ phách:

Vào cuối những năm 1990, phần lớn các chính sách hỗ trợ của Chính

phủ thuộc hộp hổ phách được xuất phát từ Quỹ bình ổn giá như: hỗ trợ lãi

suất đối với các doanh nghiệp thu mua gạo, thịt lợn… khi giá thị trường

xuống quá thấp ảnh hưởng xấu đến thu nhập và đời sống của các hộ nông dân

phụ thuộc chủ yếu vào các sản phẩm này. Kể từ năm 1999, Quỹ bình ổn giá

Page 69: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

đã được đổi thành Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Do vậy, nhiều hình thức hỗ trợ trong

nước trước đây nay đã chuyển thành trợ cấp xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có nhiều hình thức hỗ trợ trực tiếp đối

với một số ngành hàng cụ thể như đối với ngành công nghiệp mía đường kể từ

năm 1999. Thông qua những Quyết định của Chính phủ, khoản kinh phí từ

nguồn ngân sách Nhà nước đã được sử dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp

chế biến đường, ví dô nh khoanh nợ, bù thay đổi lãi suất. Trong số các hỗ trợ

đối với các ngành hàng thì hỗ trợ tài chính lớn nhất và có nguy cơ không tuân

thủ nhiều nhất các quy định của WTO đó là các dạng hỗ trợ đối với ngành

đường trong Quyết định số 28/2004/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo

Quyết định này, các nhà máy chế biến đường sẽ nhận được hỗ trợ tài chính

dưới nhiều hình thức khác nhau, đơn cử như xoá nợ thuế giá trị gia tăng đối

với đường và sản phẩm từ đường trong giai đoạn 2001-2003, cơ cấu lại các

khoản nợ hiện hành của các nhà máy đường với việc Chính phủ bù chênh lệch

về lãi suất vay vốn, bù lỗ do chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm mua máy móc

và tỷ giá hiện hành.

Theo tính toán của nhiều chuyên gia tổng chi phí thực hiện theo Quyết

định này vượt quá mức 10% giá trị sản xuất của toàn ngành mía đường (giá trị

sản xuất của toàn ngành này vào khoảng 5,000 tỷ đồng). Nh vậy, mức hỗ trợ

của nhà nước cho ngành mía đường sẽ vượt quá mức hỗ trợ tối thiểu mà các

nước đang phát triển thông thường được phép trợ cấp cho một ngành hàng cụ

thể mà không phải kê khai khi tính tổng mức hỗ trợ gộp (AMS).

- Trợ cấp xuất khẩu:

Trước năm 1998, Chính phủ Việt Nam hầu như không áp dụng một

dạng trợ cấp nào đối với hàng nông sản. Kể từ năm 1998, khi giá nhiều nông

sản trên thị trường thế giới giảm mạnh, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu áp

dụng và gia tăng trợ cấp xuất khẩu đối với một số nông sản.

Page 70: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Các chương trình trợ cấp xuất khẩu của Chính phủ hiện nay ở dưới

dạng giảm hay miễn thuế đối với hàng nông sản xuất khẩu: ưu đãi tín dụng,

hỗ trợ tài chính trực tiếp đối với doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng mới, sang

thị trường mới hay đối với những hàng hoá chịu biến động mạnh về giá và

thường xuất khẩu. Các mặt hàng chính được hưởng trợ cấp xuất khẩu là gạo,

cà phê, thịt lợn, rau quả, trong đó hơn một nửa là trợ cấp xuất khẩu đối với

gạo.

Xét về cơ cấu hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp, có thể thấy hầu

hết các chính sách hỗ trợ của Nhà nước thuộc các hộp “xanh lá cây”, “xanh da

trời”, chiếm tỷ trọng 84,5% trong tổng lượng hỗ trợ gộp. Nhóm hỗ trợ riêng

và có phân biệt đối xử chiếm 10,8%. Hỗ trợ trong hộp “hổ phách” chỉ chiếm

4,7%% tổng ngân sách Nhà nước chi cho ngành nông nghiệp (đó là những hỗ

trợ cho phát triển ngành mía đường).

Nh vậy, những hỗ trợ trong hộp “hổ phách”, hình thức hỗ trợ được coi

là bóp méo thương mại nhất chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng mức hỗ

trợ của Nhà nước cho ngành nông nghiệp. Do đó đây sẽ không phải là điều

đáng lo ngại khi gia nhập WTO. Nhưng hiện vẫn còn một số điểm trong chính

sách này chưa phù hợp sẽ phải điều chỉnh bởi vi phạm nguyên tắc tính ổn

định và dễ dự báo đối với ngành hàng hoặc nhóm hàng được trợ cấp. Đó là:

+ Các biện pháp hỗ trợ thuộc hộp Hổ phách mới chỉ dừng lại ở các giải

pháp mang tính tình thế, chủng loại cũng như khối lượng hàng hoá được nhận

hỗ trợ phụ thuộc nhiều vào cách xử lý ngẫu nhiên, thường không dự đoán.

+ Các nhóm đối tượng được hưởng hỗ trợ là các doanh nghiệp, chủ yếu là

các doanh nghiệp nhà nước, còn hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất còn rất hạn chế.

* Các quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật:

Hệ thống tiêu chuẩn còng nh các quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm

dịch động thực vật của Việt Nam về cơ bản tương đồng với tiêu chuẩn quốc

Page 71: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

tế. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực thi các quy định còn kém hiệu quả cả trên

phương diện bảo vệ sức khoẻ của con người và tạo hàng rào bảo hộ cho sản

xuất trong nước.

Như vậy, trong quá trình hội nhập, mặc dù Chính phủ đã ban hành mới,

bổ sung và hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách cởi mở và thông thoáng,

nhưng các biện pháp bảo hộ còn mang nặng tính ngắn hạn, nặng về xử lý tình

thế, hiệu quả thực hiện các biện pháp bảo hộ còn chưa cao, đối tượng tác động

của các giải pháp còn dàn trải, sự phối hợp giữa các giải pháp chưa mang tính

đồng bộ. Nhìn chung mức độ bảo hộ đối với các ngành nông sản của Việt

Nam chưa thực sự hợp lý. Căn cứ vào những Hiệp định liên quan đến lĩnh

vực nông nghiệp của WTO, theo đó những chính sách hiện nay nh đã được

phân tích ở trên có một số quy định chưa hoàn toàn phù hợp với các quy định

của WTO. Đó là các vấn đề về khoảng cách cần phải điều chỉnh về chính sách

nông nghiệp để gia nhập WTO.

Thành tựu quan trọng nhất của các điều chỉnh chính sách này là tiếp tục

mở cửa nền kinh tế cho thương mại và đầu tư quốc tế. Nếu trở thành thành

viên của WTO, Việt Nam sẽ được hưởng quyền tiếp cận thị trường các nước

thành viên khác tốt hơn so với hiện nay. Việt Nam sẽ đương nhiên được

hưởng quy chế tối huệ quốc thường xuyên và vô điều kiện (là điều trước đây

được áp dụng ở một số thị trường, hoặc chỉ được áp dông trong trong thời hạn

nhất định ở một số thị trường khác) trong việc xuất khẩu hàng sang nước này

hoặc nước khác. Các hạn chế định lượng đối với hàng xuất khẩu của Việt

Nam sẽ bị bãi bỏ. Nếu trở thành viên của WTO và được đa số thành viên công

nhận là nền kinh tế thị trường, Việt Nam sẽ chỉ gánh chịu biện pháp tự vệ của

đối phương nhẹ nhàng hơn trong các vụ kiện chống bán phá giá so với hiện

nay, khi Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trường.

Page 72: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Kinh nghiệm cho thấy các nước có nền kinh tế mở, thu hót nhiều vốn

đầu tư nước ngoài và có chiến lược tăng trưởng chủ yếu dùa vào xuất khẩu

nh các nước công nghiệp mới ở Đông Á là những nước có tốc độ tăng trưởng

cao. Mở cửa nền kinh tế và xoá bỏ các chính sách méo mó trong thương mại

sẽ làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển các ngành có lợi thế

so sánh nh nông nghiệp, công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động. Các nguồn

lực sẽ được sử dụng vào các hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất,

góp phần phát huy tối đa tiềm năng của nền kinh tế nói chung và nông nghiệp

nói riêng thông qua việc tiếp cận được các thị trường mới với các rào cản

thương mại và kỹ thuật thấp hơn. Số việc làm mới được tạo ra trong các

ngành sử dụng nhiều lao động sẽ lớn hơn nhiều so với số lao động bị mất việc

trong các ngành không có khả năng cạnh tranh.

Thương mại tự do sẽ làm giảm đáng kể giá hàng hoá nhập khẩu và

hàng nội địa cạnh tranh với nhập khẩu. Các ngành sẽ cải thiện được năng lực

cạnh tranh thông qua giảm chi phí sản xuất.

Tăng trưởng cao hơn nói chung và trong nông nghiệp (là nơi tạo thu

nhập cho 84% người nghèo) nói riêng sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc

xoá đói giảm nghèo.

Một tác động quan trọng khác là rủi ro gắn với chệch hướng về thương

mại là điều thường xảy ra khi thực hiện các cam kết thương mại song phương

và khu vực cũng giảm đáng kể. Thể chế thương mại đa phương của WTO cho

phép Việt Nam tiếp cận thị trường của tất cả các nước thành viên ở mọi khu

vực trên thế giới với các điều kiện bình đẳng như các thành viên khác. Với

các điều kiện tiếp cận tới nhiều thị trường thuận lợi hơn so với hiện nay, kim

ngạch ngoại thương của Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn, chủ yếu do tăng cường

quan hệ thương mại ở tất cả các thị trường chứ không phải quá thiên lệch

trong quan hệ buôn bán với một số thị trường nhất định gây giảm sút kim

ngach ngoại thương với các thị trường khác.

Page 73: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Một quyền lợi quan trọng của thành viên WTO là khả năng ảnh hưởng

đến chương trình nghị sự của WTO nói chung và khả năng đàm phán thương

mại đa biên trong khuôn khổ WTO nói riêng. Hiện nay, đàm phán về nông

nghiệp vẫn chưa kết thúc. Nếu Việt Nam sớm gia nhập WTO thì Việt Nam

cùng các nước thành viên tương tự như mình có thể ảnh hưởng đến chương

trình nghị sự của vòng đàm phán đó và có nhiều cơ hội hơn để tìm kiếnm

quyền tiếp cận tốt hơn cho hàng hoá xuất khẩu của mình thông qua đàm phán

song phương của vòng đàm phán này. Trở thành viên sớm nghĩa là Việt Nam

càng có nhiều cơ hội tối đa hoá các lợi Ých từ vòng đàm phán thương mại tiếp

theo.

Với tư cách là thành viên WTO, Việt Nam sẽ có quyền khiếu kiện lên

cơ quan giải quyết tranh chấp WTO khi thấy quyền tiếp cận thị trường của

mình bị vi phạm. Các nước thành viên nhỏ hơn nh Việt Nam sẽ được bảo

đảm an toàn trong việc hưởng các lợi Ých do WTO mang lại.

Ngoài những tác động tích cực nói trên, các điều chỉnh chính sách

ngành nông nghiệp nói riêng và các chính sách khác khi trở thành thành viên

của WTO có thể tác động tiêu cực đến nông nghiệp. Tác động này chủ yếu

xảy ra ro khả năng cạnh tranh kém của các ngành hàng đã được bảo hộ thông

qua hàng rào thuế quan, phi thuế quan cũng như chính sách hỗ trợ trong nước

và chính sách trợ cấp xuất khẩu không phù hợp với các quy định của WTO.

Việc gia nhập WTO ngoài những tác động tích cực do chính sách

thương mại được minh bạch hoá, các cơ hội tiếp cận thị trường rộng hơn, thì

gia nhập WTO, hay những điều chỉnh trong chính sách thương mại nông

nghiệp cũng đưa đến những tác động tiêu cực đối với ngành nông nghiệp.

- Tác động tiêu cực thứ nhất có thể xảy ra đối với nông dân sản xuất

các nông sản hiện đang được bảo hộ hoặc cung cấp nguyên liệu thô cho các

ngành công nghiệp chế biến được bảo hộ và các ngành thay thế nhập khẩu.

Page 74: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Tuy nhiên, các kết luận đưa ra còn có những khác biệt xung quanh việc đánh

giá tác động của việc gia nhập WTO tới việc làm và đói nghèo ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản cũng sẽ phải cạnh

tranh khốc liệt với hàng ngoại nhập chất lượng cao nhưng giá thành lại hạ

hơn. Mía đường là một thí dụ điển hình về tác động của tự do hoá thương mại

đến người nông dân trồng mía và người chế biến là các lò đường thủ công và các

nhà máy đường. Hoặc ngoài ngành mía đường ra thì ngành chăn nuôi bò sữa

hoặc trồng cây nguyên liệu cho ngành giấy cũng có thể bị ảnh hưởng không tốt.

- Tác động tiêu cực thứ hai gắn liền với việc tăng giá các nông sản thiết

yếu sau khi bỏ hỗ trợ trong nước đối với việc sản xuất các nông sản này, hoặc

việc loại bỏ hạn ngạch xuất khẩu, giá cả các nông sản tăng lên sẽ làm thu

nhập thực tế của những người tiêu thụ nông sản bị giảm sút. Tuy nhiên, hiện

nay Việt Nam không hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp nhiều đối với các nông sản cụ

thể nên đây sẽ là tác động rất nhá.

Các nghiên cứu định lượng cũng đưa ra những dự báo khả quan khi

Việt Nam thực hiện tự do hoá thương mại và mở cửa hơn nữa với thị trường

thế giới. Nghiên cứu của Roland-Holst và các cộng sự (2002) đã áp dụng mô

hình cân bằng tổng thể (CGE) và dùa trên Bản chào đầu tiên của Việt Nam để

đưa ra những đánh giá về tác động kinh tế dài hạn của việc Việt Nam gia

nhập WTO, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.

Mét số công trình nghiên cứu của các tác giả về mặt định lượng về tác

động có thể của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung

và một số ngành hàng nông sản nói riêng, trong đó các tác giả đã mô phỏng

năm kịch bản khác nhau cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-

2020. Kịch bản thứ nhất là mô phỏng nền kinh tế Việt Nam dùa trên xu

hướng tăng trưởng GDP theo “điều kiện bình thường”. Sau đó, kịch bản này

được sử dông nh mét phương án cơ bản để đối chứng với bốn kịch bản khác.

Page 75: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Bảng 2.10: Kết quả mô phỏng xu hướng tăng sản lượng theo ngành qua

các kịch bản [49, tr. 89]

Kịch bản

WTO + cải cách VN - US BTATù do hoá thị

trường vốn + FDI

2000 2010 2020 2000 2010 2020200

0

201

02020

Gạo 3,4 4,8 7,1 3,4 5,5 9,2 3,4 5,7 11,5Các nông sản khác 2,4 3,7 6,3 2,5 4,4 9,1 2,4 4,9 12,8Dệt may 4,7 31,1 62,9 5,3 28,0 65,1 4,9 24,5 68,8Công nghiệp chế

biến

9,4 19,8 50,0 9,8 26,9 92,5 10,1 39,7 179,9

Dịch vô 18,0 38,0 81,7

6

18,6 47,2 129,

0

18,8 60,2 212,2

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tác động của việc gia nhập WTO

nền kinh tế nói chung là theo chiều hướng tích cực, còn đối với một số hàng

nông sản thì tốc độ tăng sản lượng của hàng hoá nông sản theo cùng nhịp độ

tăng trưởng tỷ lệ thuận với tăng trưởng của GDP.

2.2.2. Tác động đến một số hàng hoá nông sản xuất khẩu

Những năm đổi mới cơ chế quản lý và phát triển sản xuất nông nghiệp

theo hướng hàng hoá vừa qua đã đưa nền nông nghiệp Việt Nam mỗi ngày

một mở rộng quan hệ thương mại với nhiều nước và nhiều thị trường trên

khắp thế giới, sản phẩm tham gia thị trường cũng ngày một đa dạng, phong

phó do các lợi thế tương đối về đất đai, khí hậu của đất nước tạo ra. Nhiều sản

phẩm đã chứng tỏ khả năng cạnh tranh, giữ vị trí ngày một vững chắc trên thị

trường thế giới nh gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, hàng thuỷ sản, rau quả

tươi…

Bên cạnh đó, qua tiếp cận thị trường thế giới, nhiều sản phẩm đã và

đang thể hiện khả năng cạnh tranh thấp như: mía đường, ngô, đậu tương, thịt,

sữa…Các sản phẩm này muốn tiếp tục phát triển và tham gia thị trường thì

Page 76: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

phải được nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời gian tới. Đặc biệt khi cánh

cửa gia nhập WTO đang đến gần. Điều đó sẽ tác động tới ngành hàng nông

sản xuất khẩu theo cả hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực theo nghĩa

những ngành cạnh tranh yếu sẽ bị đình trệ hoặc bị “bóp chết” do không có thị

trường tiêu thụ.

Có thể đánh giá và phân loại hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

theo tiêu chí năng lực cạnh tranh của từng nhóm sản phẩm. Qua đó có thể

đánh giá được chiều hướng tác động có thể của việc gia nhập WTO đối với

từng nhóm hàng đó.

- Nhóm hàng có khả năng cạnh tranh và đang cạnh tranh có hiệu quả,

thể hiện rõ rệt cả về ưu thế tự nhiên và kinh tế xã hội, ngay trong tình hình

công nghệ hiện nay vẫn có giá thành thấp hơn so với mọi mức biến động giá

cả thị trường quốc tế, có tiềm năng phát triển lâu dài, có thị trường rộng. Thể

hiện lợi thế cạnh tranh so với các nước xuất khẩu khác về Ýt nhất một trong

các mặt sau: năng suất, phẩm chất hoặc giá thành. Nhóm có khả năng cạnh

tranh cao ở Việt Nam gồm các sản phẩm: thuỷ sản, gạo, hạt tiêu, hạt điều, cà

phê.

- Nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh trung bình: thể hiện lợi thế và

điều kiện tự nhiên, nhưng kỹ thuật sản xuất nguyên liệu thô và công nghệ chế

biến kém làm năng suất, chất lượng, giá thành không vượt trội hẳn so với các

nước xuất khẩu khác. Khả năng xuất khẩu tuỳ thuộc vào biến động giá cả thị

trường quốc tế, năm nào giá cao xuất khẩu có lợi, năm nào giá thấp chịu lỗ

hoặc thu hẹp sản xuất, thị trường không ổn định. Các mặt hàng trong nhóm

này gồm: cao su, chè, sản phẩm chế biến từ gỗ…

- Nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh kém: có một số lợi thế về tự

nhiên hoặc xã hội, nhưng có nhiều cản trở về kỹ thuật, tổ chức, kết cấu hạ

tầng, chính sách cho sản xuất, chế biến và kinh doanh làm năng suất, chất

Page 77: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

lượng và giá thành đều thua kém các nước xuất khẩu khác, hiện chưa có thị

trường rõ rệt, mặc dù có thị trường triển vọng trong tương lai. Xuất khẩu với

số lượng hạn chế khi có điều kiện bán buôn thuận lợi, bị xâm nhập thị trường

khi điều kiện bán buôn trở nên bất lợi, phải áp dụng các biện pháp bảo hộ

mậu dịch để duy trì thị trường trong nước. Các mặt hàng thuộc nhóm này có:

rau quả, đường, thịt lợn …

- Nhóm sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh: điều kiện sản xuất

không thích hợp hoặc điều kiện tự nhiên không thuận lợi bằng các nước xuất

khẩu chính. Năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm nguyên liệu và sản

phẩm qua chế biến đều cao hơn so với giá quốc tế. Hiện nay Việt Nam phải

nhập khẩu các mặt hàng thuộc loại này nh: bét mú, sữa, dầu ăn, nguyên liệu

thuốc lá, nguyên liệu bia, bông…

2.1.1.1. Nhóm hàng nông sản có khả năng cạnh tranh

* Mặt hàng thuỷ sản:

Thuỷ sản là ngành có lợi thế lớn nhất của nền nông nghiệp Việt Nam,

với 3.200 km bờ biển, có nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng. Mặt khác,

giá lao động trong ngành này còn tương đối rẻ. Do đó, nhiều mặt hàng thuỷ

sản có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng liên tục, xuất khẩu thuỷ sản đã trở

thành một trong số những thành viên câu lạc bộ xuất khẩu đạt kim ngạch triệu

USD. Năm 2005, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn do các vụ kiện nhưng kim

ngạch xuất khẩu vẫn đạt 3,41 tỷ USD, tăng 14,2% so với năm 2004. Trong 7

tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 1,72 tỷ USD, tăng 24,2% so

với cùng kỳ năm 2005 và thực hiện được 55,4% kế hoạch [51].

Danh mục sản phẩm xuất khẩu và hàm lượng chế biến của thuỷ hải sản

không ngừng gia tăng trong thời gian qua, từ chỗ chủ yếu xuất khẩu sản phẩm

đông lạnh đến nay đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm ăn sẵn. Tuy nhiên,

so với sản phẩm xuất khẩu của các nước xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới hay

Page 78: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

so với các sản phẩm có nguồn gốc từ thủy sản bày bán trong các siêu thị ở các

thị trường nước ngoài có thể thấy tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ hải sản

chế biến sâu còn rất lớn.

Thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam vẫn là EU, Mỹ,

Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong 7 tháng đầu năm 2006, cơ cấu xuất khẩu vào các

thị trường này đều tăng, trong đó mức tăng nhiều nhất là thị trường EU với

mức tăng 80%. Dự tính trong vài năm tới có thể hướng tới thị trường

ASEAN, Trung Quốc và các nước Đông Âu cũ.

* Mặt hàng lúa gạo:

Gạo luôn là cây trồng có tầm quan trọng hàng đầu trong cơ cấu sản

xuất nông nghiệp Việt Nam. Diện tích gieo trồng lúa đạt 7,326 triệu ha,

chiếm khoảng 90% diện tích trồng cây lương thực và 60% tổng diện tích canh

tác.

Năm 1990 cả nước xuất khẩu 1,62 triệu tấn gạo cho kim ngạch 304,6

triệu USD, thì năm 2005, lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt mức trên 5 triệu tấn,

thu về cho đất nước hơn 1,34 tỷ USD. Đây là mức cao nhất đạt được trên cả 3

chỉ tiêu lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu kể từ khi Việt Nam chính thức

tham gia thị trường xuất khẩu gạo thế giới. So với năm 2004, lượng gạo xuất

khẩu tăng gần 1 triệu tấn (25%), kim ngạch tăng trên 400 triệu USD (45%) và

giá cả tăng 48USD/tấn (15%) [36, tr. 27-28].

Các vùng sản xuất gạo của Việt Nam đã hình thành và phát triển theo

hướng thâm canh. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và giống mới đã

giúp nâng cao năng suất và chất lượng gạo. Tỷ lệ lúa chất lượng cao từ 15%

(năm 2000) tăng lên 35% (năm 2005), riêng ở vùng xuất khẩu đạt tỷ lệ 50%

diện tích, tỷ lệ lúa xuất khẩu chiếm 30% sản lượng (2005).

Nét đặc biệt đánh dấu sự phát triển và tăng trưởng của xuất khẩu gạo

Việt Nam là tính ổn định cao trong điều kiện có sự cạnh tranh quyết liệt trên

Page 79: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

thị trường thế giới. Xu hướng thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước về lượng gạo

xuất khẩu. Năm 1989, năm đầu tiên Việt Nam chính thức tham gia thị trường

xuất khẩu gạo với số lượng 1,42 triệu tấn, giá bình quân 204 USD/tấn va thu

về cho đất nước 189 triệu USD. Thời kỳ 5 năm 1991-1995 là 1,734 triệu

tấn/năm. Thời kỳ 1996-2000 với mức 3,663 triệu tấn/năm và giai đoạn 2001-

2005 đạt mức xuất khẩu bình quân là 3,706 triệu tấn/năm, Như vậy nếu so với

năm 1989 thì lượng gạo xuất khẩu năm 2005 gấp 3,57 lần, giá gạo tăng 63

USD/tấn và kim ngạch tăng gấp 7 lần [36, tr. 27].

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đã được mở rộng ra 50 nước,

chiếm 20% thị phần gạo thương mại thế giới. Những nước nhập khẩu lượng

lớn gạo của Việt Nam là Indonesia, Phillipin, Singapore, Thuỵ Sỹ, Irắc, Hà

Lan, Malaysia, Hồng Kông, Iran. Theo khu vực thì Châu Á 55,2%, Trung

Đông 28,5%, Châu Âu 13,3%, Châu Mỹ 1,8%, Châu úc 1%. Riêng Châu Phi

là thị trường có nhu cầu lớn và tiêu thụ gạo phẩm cấp thấp là chủ yếu nhưng

khả năng thanh toán thấp do vậy gạo của Việt Nam hầu như chưa được bán

trực tiếp vào thị trường này mà chủ yếu là thông qua các chương trình viện trợ

quốc tế viện trợ cho các nước Châu Phi [48, tr. 38].

Dự báo, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm tới

chủ yếu vẫn là khu vực Châu á (chiếm khoảng gần 60% thị phần), thị trường

Châu Âu sẽ không tăng do sự bảo hộ sản xuất trong nông nghiệp của các

nước này, riêng thị trường Châu Phi sẽ tăng nhanh về gạo phẩm cấp thấp.

* Mặt hàng cà phê:

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu được Chính phủ Việt Nam xếp vào nhóm

ngành hàng có thế mạnh xuất khẩu, lịch trình cắt giảm thuế từ năm 1998, là

mặt hàng sớm nhất trong số các mặt hàng nông sản của Việt Nam thực hiện

cắt giảm thuế.

Page 80: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Bảng 2.8: Thuế suất theo lịch trình đã được cam kết [40, tr. 4]

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006Cà phê sơ chế 15% 15% 10% 10% 10% 5%Cà phê thành phẩm 45% 35% 24% 20% 20% 20% 15% 10% 5%

Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng thứ hai sau mặt

hàng gạo. Sản xuất cà phê của Việt Nam chủ yếu để xuất khẩu, khoảng 90%

sản lượng sản xuất ra, tiêu dùng trong nước chỉ chiếm 10%.

Từ năm 2000, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ

hai thế giới (sau Braxin và tương đương với Côlômbia), đứng đầu về xuất

khẩu cà phê Robusta. Lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh từ 482 nghìn tấn

năm 1999 lên 931,2 nghìn tấn vào năm 2001, đạt 594 triệu USD năm 2005 và

cà phê là một trong những mặt hàng nông sản có mức tăng trưởng xuất khẩu

cao.

Bảng 2.9: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam [40, tr. 4]

Năm Lượng xuất khẩuTrị giá (triệu

USD)

Giá bình quân

(USD/tấn)1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

482,5

733,9

931,2

718,6

749,2

906

600

585,2

501,4

391,3

322,3

504,8

594

594

1213

683

420

449

674

655,7

688,3

Thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam trong những năm trước 1990 là

Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Giai đoạn 1990-1995 đã chuyển dịch sang

thị trường Singapore (nơi trung chuyển). Từ năm 1995 đến nay Mỹ bỏ cấm

vận với Việt Nam nên xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã mở rộng tiêu thụ

Page 81: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

sang các thị trường khác. Khoảng 80% khối lượng xuất khẩu được xuất trực

tiếp sang 30 nước, trong đó có các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Pháp,

Bỉ. Italia, Thuỵ Điển, Phần Lan… Hiện nay cùng với Đức, Mỹ đã và đang trở

thành khách hàng lớn của cà phê Việt Nam [51].

So sánh trong tổng khối lượng cà phê buôn bán trên toàn thế giới thì cà

phê Việt Nam chiếm khoảng 10% (400-500 ngàn tấn) cà phê nhân sơ chế.

Mặc dù tỷ trọng chưa cao nhưng sự thay đổi khối lượng cà phê xuất khẩu của

Việt Nam rõ ràng đã tác động đáng kể đến cung-cầu và giá cả cà phê thế giới.

Năng suất cà phê Việt Nam đạt loại cao trên thế giới và tăng nhanh

trong những năm vừa qua, trong khi năng suất cà phê của các nước khác tăng

không nhiều. Tuy nhiên, chất lượng cà phê của Việt Nam không đồng đều do

những yếu kém về khâu phơi sấy và sơ chế. Công nghiệp chế biến sâu (rang

say, hoà tan) phát triển ở quy mô nhỏ do thị trường trong nước hạn chế và

xuất khẩu không nhiều.

Những dữ liệu phân tích về thực trạng sản xuất và xuất khẩu có thể đưa

ra nhận định chung đó là, chiều hướng tác động của việc gia nhập WTO chủ

yếu là tích cực, tức là khi gia nhập WTO ngành hàng nông sản có khả năng

cạnh tranh cao có thể tiếp tục mở rộng sản xuất và tăng khối lượng xuất khẩu.

Bởi những mặt hàng này khi chưa tự do hoá thương mại, bị chèn Ðp thông

qua các chính sách bảo hộ có lùa chọn của các Nhà nước, khi hàng rào bảo hộ

giảm và thương mại được tự do hoá, xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bị bó

hẹp trong các Hịêp định song phương do đó, ngành hàng nông sản xuất khẩu

sẽ được mở ra trên thị trường rộng lớn, trên phạm vi toàn cầu.

Mặt khác, theo những dự báo của FAO về nhu cầu tiêu thụ trên thị

trường thế giới đến năm 2010 thì nhu cầu về những mặt hàng này vẫn tăng.

Cụ thể, tổng nhu cầu thuỷ sản toàn cầu sẽ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm

trong giai đoạn 2006-2010. Trong đó, tổng nhu cầu thuỷ sản bình quân đầu

Page 82: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

người dự báo sẽ đạt 18,4kg/người vào năm 2010 so với mức 16,1 kg/người

vào năm 2001 [10, tr. 38].

Còng theo dự báo của FAO, giao dịch gạo toàn cầu dự báo đạt tốc độ

tăng trưởng bình quân 2,2%/năm trong giai đoạn 2001-2010 và đạt 31,4 triệu

tấn vào năm 2010. Còn đối với cà phê dự báo sẽ đạt tốc độ tăng bình quân

0,2%/năm trong giai đoạn 2001-2010. Nhưng sẽ giảm đối với cà phê phẩm

cấp thấp. Do đó, khi gia nhập WTO nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu này

vẫn có thể gia tăng lượng xuất khẩu. Riêng mặt hàng gạo khi gia nhập WTO

khả năng tăng xuất khẩu là không nhiều bởi các nước vì lý do an ninh lương

thực của mình mà đều viện dẫn ra những lý do để bảo hộ. Mặt khác, những thị

trường tiềm năng nh các nước Trung Đông thì thị trường thường xuyên không

ổn định còn thị trường Châu Phi mặc dù có nhu cầu lớn nhưng không có khả

năng thanh toán.

2.2.2.2. Nhóm hàng nông sản có khả năng cạnh tranh trung bình

* Mặt hàng chè:

Chè là một mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch khá nhỏ đối với Việt

Nam. Kể từ đầu những năm 90, xuất khẩu chè đã tăng nhanh cả về mặt số

lượng và giá trị, đạt 60.000 tấn trị giá 60 triệu USD, năm 2004 ước tính lượng

xuất khẩu đạt 93.000 tấn, năm 2005 lượng xuất khẩu đạt 103.000 tấn, đạt trên

100 triệu USD và 80% lượng chè thành phẩm được xuất khẩu-đứng thứ 7 thế

giới về xuất khẩu. Hiẹn nay, Việt Nam đã chế biến được khoảng 15 loại chè

khác nhau, phần lớn vẫn là chè đen (gần 60%), còn lại là chè xanh và một số

Ýt các loại chè khác. Một số loại chè của Việt Nam được ưa chuộng trên thị

trường thế giới là chè ô long, chè đen, chè lài. Trong 7 tháng đầu năm 2006

kim ngạch xuất khẩu đạt 45.000 tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái

nhưng tính trong tổng sản lượng thế giới, sản lượng chè xuất khẩu của Việt

Nam vẫn tương đối thấp [51].

Page 83: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

So với mức xuất khẩu chè trên thế giới, Việt Nam chiếm tỷ trọng

nhỏ 4,4% (53000 tấn/1.2 triệu tấn). Thị trường xuất khẩu không ổn định, do

chất lượng chè không cao và được bán dưới dạng nguyên liệu là chính. Nếu

năm 2001, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Irắc với hơn 30%

tổng lượng chè xuất khẩu thì đến năm 2005 thị trường này giảm xuống còn

10%. Chè xuất khẩu sang Anh giảm 16,8%, Đức 3,2%, Đài Loan 2,7%,

nhưng lại tăng 89,5% ở Trung Quốc, 88% ở Malaysia, 30,9% ở Nga, 18% ở

Hà Lan [36, tr. 29].

* Ngành hàng cao su:

Cao su là một trong những ngành hàng xuất khẩu nông sản quan trọng

của Việt Nam trong một vài năm trở lại đây. Với phần lớn cao su sản xuất

ra để xuất khẩu (chiếm 85-90% sản lượng cao su sản xuất ra hàng năm).

Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu cao su là 564.000 tấn, đạt 772 triệu USD

tăng gần 17% về lượng và tăng 29% về giá trị. Tính đến tháng 5/2006,

lượng cao su xuất khẩu đạt 211.000 tấn kim ngạch xuất khẩu đạt 358 triệu

tấn, tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước do giá cao su xuất khẩu

tiếp tục giữ ở mức cao [51].

Hiện nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất mặt hàng

cao su của Việt Nam với 62% tổng lượng cao su xuất khẩu, tăng 18% so với

năm trước. Cao su xuất khẩu sang Mỹ cũng tăng 23%, Nga tăng 20,9%, Đài

Loan tăng 20,8%, Đức tăng 19,5%, Bỉ tăng 16%, Hàn Quốc tăng 9,6%, Nhật

Bản tăng 6,2% [36, tr. 29].

Về cơ bản những tác động của việc gia nhập WTO đối với nhóm hàng

nông sản này tích cực nhiều hơn tiêu cực. Nghĩa là những cơ hội mới, thị

trường mới vẫn sẽ mở ra cho việc xuất khẩu. Bởi, nhu cầu tiêu thụ đối với

nhóm mặt hàng này vẫn tăng trong những năm tới nghĩa là nhóm mặt hàng

này vẫn có cơ hội tăng trưởng. Nhưng hạn chế lớn nhất của nhóm mặt hàng

Page 84: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

này bao gồm cả về số lượng và chất lượng. Do đó, nếu số lượng và chất lượng

được tăng thêm, chẳng hạn, đối với sản phẩm chè, cần thay thế giống cũ bằng

giống mới có năng suất, chất lượng cao,… thì nhóm mặt hàng này vẫn có thể

gia tăng số lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu.

2.2.2.3. Nhóm hàng nông sản có khả năng cạnh tranh kém

* Mặt hàng rau quả:

Điều kiện tự nhiên và khí hậu của Việt Nam tương đối phù hợp để phát

triển nhiều loại cây rau quả từ các loại rau, quả ôn đới đến cận nhiệt đới và

quả nhiệt đới.

Việt Nam hiện có khoảng 755 nghìn ha cây ăn quả và sản lượng năm

2005 ước đạt 6,5 triệu tấn. Trong tổng sản lượng cây ăn quả, chuối có sản

lượng lớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đó là các loại cây có mói khoảng

800.000 tấn, nhãn khoảng 590.000 tấn [51].

Sản xuất cây ăn quả tập trung nhiều nhất tại khu vực đồng bằng sông Cửu

Long với tổng diện tích ước tính 231.000 ha, chiếm khoảng 34% cả nước. Trong

xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, năm 2006 diện tích cây ăn quả toàn

vùng này ước đạt khoảng 300.000 ha, sản lượng cho 3,3 triệu tấn và dự báo năm

2010 sẽ đạt 420.000 ha. Ngoài ra, các vùng sản xuất cây ăn quả có diện tích lớn

tiếp theo là vùng Đông Bắc hiện chiếm tỷ trọng 19%, Đông Nam bé 17% [51].

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng mạnh kể từ đầu những năm 90,

lượng xuất khẩu năm 2005 đạt gần 235 triệu USD, tăng 31,3% so với năm 2004.

Nhiều thị trường quốc tế nhập khẩu rau-quả của Việt Nam có mức tăng cao so

với năm 2004 nh: Pháp, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Hà Lan, Trung Quốc, Đài

Loan.. có mức tăng cao nhất từ 40% đến 57%, trong đó thị trường Trung Quốc

vẫn chiếm đến 42% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam [36, tr. 31-34].

So với sản lượng thế giới, sản lượng rau quả của Việt Nam thấp hơn

một phần do một phần do canh tác và công nghệ sau thu hoạch thiếu hợp lý,

Page 85: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

phương tiện vận chuyển và bảo quản còn nhiều yếu kém gây ảnh hưởng đến

chất lượng và tiêu chuẩn, không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Ngành rau

quả xuất khẩu trong hiện tại chưa thật cao nhưng rau quả của Việt Nam là

ngành có nhiều tiềm năng phát triển. Đặc biệt nếu ta giải quyết được khâu giống

và bảo quản, chế biến thì đây là ngành hoàn toàn có khả năng cạnh tranh.

* Mặt hàng mía đường :

Kể từ năm 1995, thực hiện “chương trình mía đường”, Việt Nam tiến

hành đầu tư ồ ạt vào khu vực sản xuất đường. Hơn 1 tỷ USD đã được đầu tư

cho việc nâng cao công suất chế biến và phát triển kết cấu hạ tầng ở các vùng

trồng mía. Các dự án đầu tư diễn ra trong điều kiện tín dụng dễ dàng, được

Chính phủ hỗ trợ, được bao cấp về xây dựng cơ sở hạ tầng, hàng rào thương

mại thuế quan và phi thuế quan được duy trì ở mức cao.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2005 diện tích trồng mía của cả nước ước

tính đạt 266.400 ha, giảm 6,9% so với năm trước, sản lượng mía cây đạt 14,73

triệu tấn, giảm 5,9%. Nhu cầu tiêu thụ đường trong nước năm 2005 ước tính đạt

1,24-1,25 triệu tấn và cao hơn 150.000-160.000 so với sản lượng [36, tr. 29].

Ngành mía đường là ngành có điều kiện tự nhiên để phát triển, tuy

nhiên năng lực của các nhà máy đường lại tương đối yếu, đặc biệt là các nhà

máy đường nhỏ. Chi phí sản xuất đường khá cao, khoảng từ 340-360 USD/tấn

đường loại 1, chi phí trên cao hơn khoảng 60% so với chi phí sản xuất ở các

nước xuất khẩu đường chính trên thế giới nh Brazil, Óc. Giá đường trong nước

sản xuất thường cao hơn giá đường trên thị trường quốc tế 150-200 USD/tấn.

Mặt khác, việc xây dựng vùng nguyên liệu tăng chậm hơn tốc độ xây dựng nhà

máy đường nên hầu hết các nhà máy không sử dụng hết công suất thiết kế, Ýt

nhất là trong 1-2 năm đầu. Trong tương lai, khi gia nhập WTO, các khoản trợ

cấp bị cắt giảm, thuế quan không còn duy trì ở mức cao, các biện pháp hạn chế

định lượng bị bãi bỏ thì ngành mía đường khó có khả năng cạnh tranh.

2.2.2.4. Nhóm hàng nông sản không có khả năng cạnh tranh

Page 86: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

* Mặt hàng sữa:

Sữa là ngành hàng Việt Nam chưa có truyền thống, chủ yếu chỉ mới

phát triển trong thời gian gần đây. Tiêu dùng sữa trong nước được đáp ứng từ

hai nguồn: sản xuất trong nước và nhập khẩu. Hai công ty sản xuất sữa lớn

nhất của Việt Nam là Vinamilk và Foremost. Ngoài ra còn có Nestle và công

ty cổ phần sữa Hà Nội đang trong quá trình xây dựng nhà máy với số vốn

khoảng 5,5 triệu USD. Ước tính có khoảng hơn 90 sản phẩm sữa sản xuất nội

địa trên thị trường. Khoảng 52% tiêu thụ là sữa đặc, 25% là sữa bột, 16% sữa

tiệt trùng và thanh trùng còn lại là sữa có hương vị. [20; tr 180]

Sữa là mặt hàng thay thế nhập khẩu nhưng khả năng cạnh tranh hiện tại

của mặt hàng sữa không cao bởi khó khăn lớn nhất hiện nay thiếu giống tốt,

phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, quy mô sản xuất ở nước ta nhỏ,

với hiệu quả kinh tế không cao, các cơ sở thó y, kiểm dịch đối với chăn nuôi

bò sữa cũng chưa phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do đó, hiện

nay ngành sữa là ngành không có khả năng cạnh tranh. Nhưng vẫn có thể phát

triển được nếu của thiện được một số khâu nh giống, thó y, chi phí thức ăn…

và vẫn có thể cạnh tranh được so với các nước trong khu vực.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, đối với mặt hàng nông

sản có khả năng cạnh tranh yếu nh rau quả cũng vẫn có thể gia tăng khối

lượng xuất khẩu nếu giải quyết dứt điểm được khâu tạo giống, thu hoạch, bảo

quản và chế biến. Do vậy, tác động của việc gia nhập WTO đối với ngành này

không nhiều.

Trước mắt, tác động của việc gia nhập WTO sẽ thấy rõ nhất đối với

ngành mía đường bởi ngành mía đường hiện đang được bảo hộ ở mức cao và

khả năng cạnh tranh kém. Tại phiên họp tháng 7 vừa qua, Việt Nam đã cam

kết bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp kể từ thời điểm gia nhập WTO. Do

đó, khi gia nhập WTO không còn duy trì bảo hộ đối với những ngành này rõ

ràng tác động của việc gia nhập WTO theo chiều hướng tiêu cực. Mặt khác,

Page 87: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

khi gia nhập WTO hàng rào thuế quan sẽ giảm và tiến tới xoá bỏ, đồng thời

những biện pháp phi thuế nh việc hạn chế định lượng hay sử dụng giấy phép

xuất nhập khẩu đều tiến tới được thay thế bằng biện pháp thuế quan. Như vậy,

điều này đồng nghĩa với việc những hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành

viên của WTO sẽ có điều kiện thâm nhập vào thị trường Việt Nam và do đó

khả năng hàng nhập khẩu thay thế cho những mặt hàng có sức cạnh tranh kém

và không có sức cạnh tranh là không thể tránh khỏi.

Như vậy, trong nhóm hàng nông sản được phân định theo khả năng cạnh

tranh, bên cạnh những mặt hàng được đánh giá là có khả năng gia tăng được khối

lượng xuất khẩu, cũng có những mặt hàng sẽ không gia tăng được khối lượng xuất

khẩu và đồng thời có những mặt hàng sẽ được thay thế bởi hàng nhập khẩu.Tuy

nhiên, ngay cả những mặt hàng được đánh giá là tác động theo chiều hướng tích

cực khi gia nhập WTO cũng có thể bị thu hẹp sản xuất và bị đánh bại ngay trên thị

trường nội địa nếu không có những giải pháp thích ứng kịp thời.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thương mại quốc tế và

Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam về tiềm năng xuất khẩu của ngành hàng

nông sản nh sau:

Bảng 2.9: Tổng quan về tiềm năng xuất khẩu của ngành [47]

Ngành hàng (xếp hạng trong từng nhóm theo kim ngạch xuất khẩu năm 2003)

Đánh giá bởi ITC (chỉ số)

Đánh giá bởi các chuyên gia tư vấn trong

nước

Chú thích

Cà phê Cao Cao Việt Nam là nước sản xuất cà phê khá cạnh tranh với sản lượng cao và chi phí

sản xuất thấp. Công nghệ sau thu hoạch, vấn đề lưu kho và chế biến còn

lạc hậuGạo Thấp Cao Ngành hàng quan trọng đối với vấn đề

an ninh lương thực và tuyển dụng lao động. Tuy nhiên các khu vực sản xuất

có quy mô nhỏ, tính chất phân đoạn cao nên ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất, chi phí sản xuất và khả năng thu lợi. Thuế suất cao và phân biệt đối xử

Page 88: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Hạt điều và các loại hạt khác

Cao Cao Việt Nam là một trong số những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, nhưng nguồn cung hạt điều thô trong nước

chưa đủ do lượng chế biến lớnRau quả Thấp Trung bình Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu dưới

hình thức chế biến, đặc biệt là sản phẩm đóng hộp có giá thấp. Nhưng nói

chung số lượng nhỏ, sản lượng thấpHạt tiêu

và các loại gia vị khác

Cao Cao Ngành hàng hướng chủ yếu vào xuất khẩu. Việt Nam là nước xuất khẩu hạt tiêu đen lớn nhất thế giới. Nhưng công

nghệ chế biến còn lạc hậu và chất lượng sản phẩm vẫn thấp

Chè Trung bình Trung bình Mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhưng sản lượng và chất lượng vẫn thấp

Việc gia nhập WTO sẽ thúc đẩy xuất khẩu nông sản hay không còn phụ

thuộc vào nhiều yếu tố như: sự thay đổi các rào cản thương mại của các nước

nhập khẩu, các nhà xuất khẩu hoặc là không nhận thấy hoặc là không có khả

năng khai thác được lợi thế tiếp cận thị trường tốt hơn ở nước ngoài. Vì thế,

chiều hướng tác động có thể của việc gia nhập WTO đến từng nhóm hàng

nông sản xuất khẩu hay sù thay đổi khối lượng sản phẩm xuất khẩu dưới tác

động của việc giảm thuế quan và tự do hoá thương mại đối với các ngành là

không giống nhau.

Những nhận định về tác động của việc gia nhập WTO đối với nhóm

hàng nông sản là những dự báo mang tính chất xu hướng. Trên thực tế, kinh

nghiệm của các nước thành viên mới gia nhập WTO cho thấy trong ngắn hạn

tác động của việc gia nhập WTO tới ngành nông nghiệp không nhanh và

mạnh như dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế và mức độ tác động đối với

từng ngành kinh tế nhiều hay Ýt còn phụ thuộc lớn vào sự điều chỉnh chính sách

thương mại của Nhà nước khi gia nhập và mức độ thuế quan cam kết thực hiện.

2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP

VIỆT Nam KHI GIA NHẬP WTO

Page 89: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Nh ở trên đã nói, Việt Nam gia nhập WTO, nền nông nghiệp chịu sự

tác động nhiều mặt bởi những quy định, những Hiệp định của WTO. Để thích

ứng, nền nông nghiệp Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp nh sau:

2.3.1. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển có

trọng điểm những ngành nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải tham gia vào một

cuộc cạnh tranh mà thực chất là cuộc cạnh tranh giữa nông nghiệp nhỏ và

nông nghiệp lớn, giữa nông nghiệp truyền thống với nông nghiệp hiện đại,

giữa nông nghiệp tập trung nhiều lao động với nông nghiệp có hàm lượng vốn

và kỹ thuật cao. Đứng trước thực tế khi những công cụ thương mại góp phần

bảo hộ sản xuất cho một nông sản nào đó không còn, cách tồn tại và phát triển

tốt nhất là đối với những ngành sản xuất nhỏ lẻ, không có khả năng cạnh tranh

nên thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chỉ tập trung phát triển những

ngành, mặt hàng thực sự có lợi thế so sánh để tồn tại và phát triển.

Sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp thành công hay thất bại phụ thuộc

nhiều vào chủ trương chuyển đổi và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ

đã xác định. Ở đây, Nhà nước có vai trò quyết định trong việc hoạch định các

chủ trương và chính sách. Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, Đảng

và Nhà nước ta cần có những định hướng về cơ cấu, quy mô và chủng loại sản

phẩm của ngành nông nghiệp nhằm khai thác được lợi thế của cả nước và

từng vùng, từng ngành, từng mặt hàng theo nhu cầu của thị trường trong nước

và thế giới. Theo đó Nhà nước tiến hành quy hoạch và công khai hoá rộng rãi

các vùng nuôi trồng, sản xuất tập trung trên địa bàn cả nước.

Đối với những vùng, những mặt hàng hiện đang có thế mạnh trong

cạnh tranh và vẫn có khả năng cạnh tranh được khi gia nhập WTO nh thuỷ

sản, lúa gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều… Nhà nước tập trung hỗ trợ về mọi

Page 90: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

mặt cho phát triển sản xuất không trái với các quy định của WTO nh các

chính sách khuyến nông, chính sách đất đai, chính sách đầu tư…

Đối với những vùng, mặt hàng cạnh tranh không hiệu quả và không cần

mở rộng thêm diện tích, Chính phủ có thể uỷ quyền cho Ủy ban Nhân dân các

tỉnh công bố rộng rãi để có thể sớm chuyển đổi sang các loại cây trồng khác.

2.3.2. Điều chỉnh một số chính sách kinh tế liên quan

* Chính sách thương mại:

Gia nhập WTO còng nh thực hiện các cam kết hiệp định thương mại

khu vực khác trong những năm qua cho thấy vẫn còn nhiều lĩnh vực mà Việt

Nam phải hành động để tối đa hoá lợi Ých từ việc tự do hoá thương mại mà

WTO đem lại. Trong xu thế chung về tự do hoá thương mại nông sản của

WTO, Việt Nam cần chuyển mạnh sang các biện pháp thuế quan đối với các

mặt hàng nhập khẩu, áp dụng các biện pháp thuế quan thay cho các biện pháp

phi thuế quan hiện đang được sử dụng như hạn chế định lượng, biện pháp sử

dụng giấp phép nhập khẩu tự động…

Mặt khác, đi đôi với thực hiện thuế hoá các mặt hàng nhập khẩu thì

cũng cần tận dụng các công cụ, biện pháp phù hợp với WTO:

- Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS): Hiệp định cho phép

các nước được sử dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp vệ

sinh kiểm dịch mà nước đó cho là thích hợp hoặc cần thiết để bảo vệ sức

khoẻ, đời sống của con người, động thực vật và bảo vệ môi trường và quyền

lợi của người tiêu dùng với điều kiện là các biện pháp đó không được áp dụng

theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hay hạn chế vô lý đối với

thương mại quốc tế. Trên thực tế, các quốc gia thành viên của WTO đã sử

dụng khá phổ biến phương pháp này. Trong đó từ năm 1995 đến năm 2003

các thành viên của WTO đã sử dụng 3700 biện pháp SPS để ngăn chặn hàng

nhập khẩu, trong đó các nước OECD áp dụng 68% còn các nước đang phát

Page 91: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

triển Châu Á-Thái bình dương chỉ chiếm 9%. Nh vậy, xu hướng các nước

phát triển sử dụng phổ biến các biện pháp này. Do đó, nếu khéo léo vận dụng

dùa trên căn cứ thích hợp hoặc cần thiết thì Việt Nam có thể tận dụng biện

pháp này để hạn chế xuất khẩu của nước ngoài vào Việt Nam trong khi vẫn

biện minh được là không trái với quy định của WTO và trong chõng mực nhất

định làm tăng lợi Ých người tiêu dùng.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam khi gia nhập WTO để có thể

sử dụng được các biện pháp trên cũng cần phải cải thiện cả về tổ chức, khả

năng giám sát và phổ biến kỹ thuật, công nghệ nhằm đáp ứng những yêu cầu

về kỹ thuật và dịch tễ ngày càng cao từ phía các nước phát triển. Nếu không

hàng nông sản của Việt Nam vẫn khó có chỗ đứng vững chắc trên thị trường

của các nước phát triển.

- Sử dụng công cụ “tự vệ đặc biệt”:

Theo quy định của Điều V của Hiệp định nông nghiệp, nếu một sản

phẩm của một nước đã được thuế hoá và bảo lưu được điều khoản tự vệ đặc

biệt (SSG) trong biểu cam kết quốc gia thì khi lượng nhập khẩu vượt quá số

lượng giới hạn hoặc giá nhập khẩu giảm xuống dưới mức giá giới hạn nước

nhập khẩu có quyền sử dụng quyền tự vệ đặc biệt. Trên thực tế, Việt Nam đã

và đang áp dụng biện pháp tự vệ để bảo vệ một số ngành sản xuất trong nước,

giúp các ngành này đỡ bị tổn thương do hàng nhập khẩu gia tăng số lượng

quá lớn. Tuy nhiên Việt Nam chưa có văn bản pháp luật làm cơ sở làm cơ sở

pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp này. Trong khi đó, biện pháp tự vệ là

một công cụ được WTO thừa nhận để hạn chế định lượng hàng nhập khẩu

trong một thời gian nhất định nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước bị thiệt

hại hay có nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng. Nhưng đòi hỏi phải nâng cao

năng lực thể chế pháp lý và năng lực con người thì mới có thể tự bảo vệ các

ngành sản xuất trong nước một cách có hiệu quả và kịp thời.

Page 92: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

- Trợ cấp và các biện pháp đối kháng:

WTO cho phép các nước thành viên duy trì các hình thức trợ cấp không

gây bóp méo thương mại hoặc gây tổn hại tới lợi Ých của các nước thành viên

khác. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, WTO cũng thừa nhận trợ cấp là

một công cụ phát triển hợp pháp và quan trọng của các thành viên đang phát

triển. Do đó, xét về khía cạnh pháp lý nếu Việt Nam trở thành thành viên của

WTO thì có thể được hưởng những đãi ngộ đặc biệt và khác biệt liên quan

đến vấn đề trợ cấp dành cho các nước đang phát triển.

Việc trợ cấp có thể thực hiện trực tiếp cho ngành sản xuất nội địa hoặc

gián tiếp thông qua hỗ trợ cung cấp đầu vào cho ngành đó để nâng cao lợi thế

cạnh tranh cho sản phẩm nội địa so với sản phẩm nhập khẩu.

Mặc dù các quy định về trợ cấp tại Hiệp định nông nghiệp của WTO

khá chi tiết nhưng một số hình thức trợ cấp liên quan tới tín dụng xuất khẩu,

bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu đến nay vẫn chưa được điều

chỉnh cụ thể bởi bất kỳ quy tắc quốc tế thống nhất nào, do đó vẫn được các

nước vận dụng để né tránh các cam kết về cắt giảm trợ cấp xuất khẩu.

Như vậy, xét từ những khía cạnh trên Việt Nam có thể nghiên cứu kinh

nghiệm của các nước để sử dụng hiệu quả biện pháp trợ cấp này nhằm bảo hộ

cho các doanh nghiệp trong nước hoặc cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng

hóa nông sản xuất khẩu.

- Sử dụng các biện pháp liên quan tới môi trường:

Ngoài những biện pháp bảo hộ mới nh trên, vấn đề bảo vệ môi trường

đang trở thành chủ đề nổi bật liên quan tới nhiều lĩnh vực của quan hệ quốc

tế, trong đó có thương mại. Mỗi quốc gia đều có chính sách riêng liên quan

tới bảo vệ môi trường phù hợp với đặc thù riêng. Nghiên cứu “hàng rào xanh”

của Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Như vậy, khi gia nhập WTO Việt

Nam có thể nghiên cứu để khai thác tốt biện pháp này khi cần bảo hộ sản xuất

Page 93: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

trong nước, đồng thời cũng là căn cứ để buộc các đối tác loại bỏ những biện

pháp nhất định viện lý do bảo vệ môi trường để hạn chế nhập khẩu hàng hoá

của Việt Nam.

* Chính sách trợ cấp xuất khẩu:

Trong những năm qua, chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Nhà

nước đã phát huy tác dụng tích cực. Tuy vậy, theo đánh giá của các cơ quan liên

quan cũng như các doanh nghiệp, chính sách này còn nhiều điều hạn chế, đặc

biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang thực hiện hội nhập sâu rộng với

kinh tế quốc tế và đang phấn đấu gia nhập WTO trong năm 2006 này.

Nhiều chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam như thưởng xuất khẩu,

trợ cấp thay thế nhập khẩu, hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu

do Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức cho vay với

lãi suất ưu đãi sẽ không thể thực hiện được do vi phạm các quy định của

WTO. Việc đánh giá hiệu quả chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, xem xét

lại những khó khăn vướng mắc và đưa ra những đề xuất hoàn thiện chính sách

tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp và đáp ứng

yêu cầu hội nhập là rất cần thiết. Theo đó, Nhà nước:

Thứ nhất, thực hiện đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ, bao gồm: mở rộng

hoạt động cho vay đối với người bán với những phương thức cho vay linh

hoạt hơn, hình thức cho vay đa dạng hơn, bổ sung hoạt động cho vay đối với

người mua để hỗ trợ việc bán hàng của doanh nghiệp trong nước. Đây là hình

thức cho vay đối với nhà nhập khẩu để thanh toán cho nhà xuất khẩu của Việt

Nam, trong đó nguồn vốn cho vay đối với nhà nhập khẩu nước ngoài được trả

trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ hai, là chủ động áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực tín

dụng xuất khẩu để tránh vi phạm các nguyên tắc cơ bản của WTO. Hiện nay,

hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng xuất khẩu chịu sự điều chỉnh của 2 hiệp

Page 94: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

định quốc tế bao gồm hiệp định của OECD về tín dụng xuất khẩu chính thức

và Hiệp định của WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM).

Thứ ba, ổn định danh mục các mặt hàng thuộc đối tượng được hưởng

chính sách. Việc ban hành danh mục thường chậm hơn so với yêu cầu hàng

năm. Chính vì vậy đã tạo nên sự bất ổn về tâm lý đối với người vay vốn tại

quỹ hỗ trợ phát triển.

2.3.3. Đổi mới phương thức quản lý nông nghiệp của Nhà nước

* Đổi mới quản lý, ổn định thị trường sản xuất và xuất khẩu nông sản:

Đổi mới và nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong việc ổn định

thị trường, hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu nông sản hàng hoá là vấn đề có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng hiện nay. Theo đó:

+ Nhà nước định hướng thị trường xuất khẩu thông qua các hiệp định song

phương và đa phương với các nước. Đồng thời nhà nước có sự trợ giúp nhất định

về các thông tin cập nhật liên quan đến thị trường các nước, các khu vực trên thế

giới.

+ Tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh trực tiếp tiếp

cận với thị trường.

+ Đẩy mạnh xúc tiến thương mại nông sản hàng hoá thông qua triển

lãm, hội trợ, các trung tâm giới thiệu sản phẩm nông sản hàng hoá trong và

ngoài nước.

* Đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất

nông sản hàng hoá:

Để khoa học công nghệ góp phần tích cực vào phát triển nền nông

nghiệp hàng hoá, trong những năm trước mắt cần chú trọng tập trung nghiên

cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất

nông nghiệp, khai thác lợi thế của từng vùng sinh thái vừa đảm bảo phát triển

bền vững, vừa nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành, nâng cao sức

cạnh tranh của hàng nông sản, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Page 95: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Với từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi cần chú ý đổi mới công nghệ

đồng bộ ở các khâu trước, trong và sau sản xuất theo hướng hiện đai.

Đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp bằng việc

thay thế các giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng thấp, không

phù hợp với yêu cầu của thị trường bằng các loại giống mới có năng suất, chất

lượng cao, bảo đảm được những tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt

nhất theo tiêu chuẩn trong nước và tiêu chuẩn của WTO.

Cùng với việc ứng dụng kỹ thuật canh tác và những giống cây trồng,

vật nuôi mới cần chú trọng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ

vào khâu sau thu hoạch - khâu có vai trò đặc biệt quan trọng để giảm tổn thất,

nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu

dùng. Ngoài việc hiện đại hoá kỹ thuật phơi sấy, cần chú trọng nghiên cứu các

phương pháp bảo quản nông sản để đảm bảo tính hấp dẫn không chỉ ở màu

sắc mà còn đảm bảo tuyệt đối khâu vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Phát triển công nghiệp chế biến nông sản:

Hiện nay, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt với nông sản nhập

khẩu chế biến cũng như chưa chế biến với chất lượng cao và giá tương đối rẻ

sẽ khiến cho các nhà sản xuất trong nước mất dần thị phần với ngay cả những

nông sản truyền thống và có thị trường tương đối ổn định.

Phát triển công nghiệp chế biến là cách thức nâng cao giá trị, vừa tạo

đầu ra ổn định hơn cho ngành nông sản xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh

của nông sản hàng hoá. Việc chế biến nông sản đáp ứng được nhu cầu tiêu

dùng đang thay đổi của thế giới sẽ giúp ta giành được thị phần lớn cho hàng

hoá nông sản trên thị trường quốc tế. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

khi thị trường thế giới có những biến động về giá cả và sản lượng. Thực hiện

điều này, Việt Nam cần làm tốt một số vấn đề sau:

Page 96: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

+ Quy hoạch xây dựng các vùng sản xuất nông sản quy mô lớn theo

định hướng chiến lược xuất khẩu. Từ đó tập trung thâm canh và ứng dụng

công nghệ tiên tiến trong chế biến

+ Gắn chế biến với sản xuất nông sản hàng hoá theo hướng: xây dựng

các cơ sở chế biến gắn liền với nơi sản xuất nông sản, từng khu vực xây dựng

các nhà máy chế biến với kỹ thuật tiên tiến trên cơ sở quy hoạch các vùng

nguyên liệu là vệ tinh cho các nhà máy.

+ Về mặt tổ chức quản lý, cần thiết lập quan hệ chặt chẽ và lâu bền

giữa các cơ sở công nghiệp chế biến với các cơ sở sản xuất nông sản. Đồng

thời cũng cần có chế định pháp lý để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho nông

dân cũng như các nhà máy chế biến.

2.3.4. Chú trọng xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản

xuất khẩu

Trong bối cảnh hiện nay khi giá cả các mặt hàng nông sản thô, chưa

qua chế biến trên thị trường quốc tế giá cả thường xuyên biến động, khó dự

đoán thì giá cả của hàng nông sản đã qua chế biến lại ổn định. Điều này ảnh

hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người nông dân, trong khi đó

những người kinh doanh lại không bị ảnh hưởng. Theo dự đoán, trên 90% sản

phẩm nông nghiệp của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài không có

thương hiệu do các doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu,

không nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu và không quen với thủ

tục và chi phí đăng ký thương hiệu, tên thương mại và nhãn hiệu thương mại.

Thực tế đó đặt ra phải cần thiết xây dựng thương hiệu cho từng mặt

hàng. Tuy nhiên, từ trước đến nay Việt Nam mới chỉ tập trung vào phát triển

các sản phẩm thô mà Ýt chó ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm chế

biến và xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm nông nghiệp của mình.

Chính vì vậy, mặc dù có nhiều tiềm năng trong việc phát triển các sản phẩm

Page 97: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

nông nghiệp nhưng khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp của

Việt Nam không cao.

Do vậy, cùng với việc hỗ trợ hoạt động phát triển thương hiệu của các

công ty, doanh nghiệp, cũng cần tận dụng uy tín của các khu vực vốn có các

sản phẩm nông nghiệp đặc sản để dùng làm các chỉ dẫn địa lý, tăng thêm sức

thu hót của sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, Nhà nước cần khuyến khích

các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu ở thị trường trong và ngoài nước, điều

đó cho phép nhà nước can thiệp được trong việc bảo vệ thương hiệu cho các

doanh nghiệp. Trong giai đoạn đầu khi mức tích luỹ trong nông nghiệp chưa

đủ lớn để xây dựng thương hiệu riêng, Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ

cho các doanh nghiệp dưới dạng chi phí quảng cáo, xúc tiến thương mại.

Kết luận chương 2

Quá trình hội nhập kinh tế, trong đó có việc thực hiện Hiệp định

Thương mại Việt-Mỹ và CEPT/AFTA là bước thử nghiệm quan trọng cho

ngành nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO.

- Việc thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ tác động hai chiều

đến ngành nông nghiệp Việt Nam. Mét mặt nó tạo ra một thị trường rộng lớn

cho những ngành hàng có khả năng cạnh tranh. Nhưng mặt khác, khi hàng rào

thuế quan được cắt giảm và tiến tới loại bỏ sẽ là nguy cơ đối với những mặt

hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh trung bình và yếu.

- Thực hiện CEPT/AFTA cũng tác động hai chiều tới ngành nông

nghiệp Việt Nam. Đối với những ngành được đánh giá là thế mạnh trong

cạnh tranh của Việt Nam sẽ sớm tận dụng được những ưu đãi về thuế quan

mà các nước trong khu vực dành cho. Nhưng mặt khác ngành nông nghiệp

Việt Nam còng sẽ phải đối mặt với thách thức khi hàng rào thuế quan giảm

xuống bởi Việt Nam có nhiều điểm tương đồng trong sản xuất hàng nông sản

xuất khẩu của ASEAN.

Page 98: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

- Gia nhập WTO tác động đến ngành nông nghiệp Việt Nam trên cả hai

khía cạnh chính sách thương mại nông nghiệp và hàng nông sản xuất khẩu.

+ Đối với chính sách nông nghiệp còn một số điểm chưa hoàn toàn phù

hợp với các quy định của WTO cần phải điều chỉnh. Tuy nhiên khoảng cách

phải điều chỉnh không phải là nhiều, tập trung chủ yếu vào những hỗ trợ của

Nhà nước đối với ngành mía đường.

+ Đối với nhóm hàng nông sản xuất khẩu, phân tích theo tiêu chí khả

năng cạnh tranh, một số mặt hàng được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao,

một số mặt hàng có khả năng cạnh tranh trung bình và yếu và tác động của

việc gia nhập WTO theo những chiều hướng khác nhau.

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực khi gia nhập WTO, đồng thời

tận dụng được những lợi thế của việc gia nhập tổ chức này mang lại, ngành

nông nghiệp Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp thích ứng.

Page 99: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

Kết luận

Trong bối cảnh khu vực và thế giới có những biến chuyển sâu sắc và

trước những đòi hỏi mới về cải cách và phát triển, thì việc hội nhập kinh tế

quốc tế và gia nhập WTO là một lùa chọn có tính tất yếu.

Những nghiên cứu của luận văn đã phân tích bức tranh khái quát về tổ

chức Thương mại thế giới (WTO) về mục tiêu, chức năng, nguyên tắc hoạt

động, còng nh kinh nghiệm của một số nước trong giải quyết vấn đề nông

nghiệp khi gia nhập WTO.

Kinh nghiệm của một số nước trong việc giải quyết vấn đề nông nghiệp

khi gia nhập WTO cho thấy Việt Nam có thể đi xa hơn, có thể tận dụng được

nhiều cơ hội hơn do việc gia nhập tổ chức này mang lại nếu có sự điều chỉnh

hợp lý chính sách nông nghiệp và vận dụng linh hoạt các quy định trong

khuôn khổ của WTO.

Trên cơ sở về những vấn đề cơ bản của WTO, các hiệp định của WTO

trong lĩnh vực nông nghiệp. Luận văn phân tích những tác động có thể của

việc gia nhập WTO trên hai khía cạnh chính sách và một số hàng hoá nông

sản xuất khẩu.

Các vấn đề và khoảng cách cần phải điều chỉnh về chính sách nông

nghiệp của Việt Nam để gia nhập WTO so với các nước đang phát triển khác

không phải là nhiều. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần phải có các điều chỉnh

khá cơ bản như giảm thấp mức cam kết trần đối với thuế quan đánh vào hàng

nông sản, bỏ các loại giấy phép xuất khẩu, xoá bỏ các loại trợ cấp xuất khẩu

không phù hợp với quy định của WTO. Nói chung, thể chế thương mại đa

phương của WTO cho phép Việt Nam tiếp cận thị trường của tất cả các nước

ở mọi khu vực. Nhưng mặt khác, những điều chỉnh chính sách trong ngành

nông nghiệp có thể tác động tiêu cực đến ngành nông nghiệp. Tác động này

Page 100: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

chủ yếu xảy ra đối với những ngành có khả năng cạnh tranh kém do được bảo

hộ bởi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.

Qua những năm đổi mới, nhiều sản phẩm nông sản thể hiện khả năng

thâm nhập thị trường tốt, nhưng trái lại có những sản phẩm thể hiện không có

khả năng tồn tại được khi hội nhập. Trên tiêu chí chủ yếu về thực trạng sản

xuất và khả năng cạnh tranh phân theo nhóm mặt hàng, luận văn phân tích

những tác động có thể đối với nhóm hàng nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên,

chiều hướng tác động của việc gia nhập WTO đối với từng nhóm mặt hàng là

không giống nhau. Ngay cả đối với những mặt hàng đã khẳng định được vị

thế trên thị trường thế giới như: thuỷ sản, gạo, cà phê…chiều hướng tác động

chủ yếu là tích cực theo nghĩa, khả năng tiếp cận thị trường rộng hơn, do đó

có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng không loại trừ

khả năng tác động tiêu cực có thể, có nghĩa là không thể mở rộng được sản

xuất và xuất khẩu nếu không chú trọng việc cải tiến và nâng cao chất lượng

chế biến.

Đứng trước thực tế là sẽ tồn tại hay sẽ bị “bóp chết” do không có thị

trường tiêu thụ khi gia nhập WTO, những giải pháp thích ứng đối với ngành

nông nghiệp Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Không chỉ những giải pháp

liên quan đến khía cạnh của chính sách thương mại, những chính sách kinh tế

liên quan đến điều chỉnh chính sách trong nông nghiệp mà kể cả phương thức

quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Nhận thức được phạm vi nghiên cứu của luận văn là rộng, nhưng với

hy vọng có được nhận định tổng thể của việc gia nhập WTO đến nền nông

nghiệp Việt Nam nên tác giả vẫn quyết định lùa chọn và cố gắng làm rõ

những nhiệm vụ mà luận văn nêu ra. Nhưng nghiên cứu về tác động của gia

nhập WTO là vấn đề còn mới mẻ, những dự báo chỉ mang tính chất xu hướng

nên không thể tránh khỏi những hạn chế. Do vậy, tác giả luận văn rất cảm ơn

Page 101: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

và mong nhận được sự góp ý khách quan và khoa học để tiếp tục hoàn thiện

luận văn.

Page 102: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, Vụ thông tin và hợp tác quốc tế (2004),

Những vấn đề lớn của thế giới và quá trình hội nhập phát triển của

nước ta, Nxb CTQG, Hà Nội.

2. Đỗ Đức Bình (2004), Quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam,

Kinh tế và phát triển (12), tr 10-13

3. Bộ Kế hoạch Đầu tư (Viện Quản lý kinh tế Trung ương)(2004), Đề tài khoa

học cấp Bé: “Phân tích định lượng về ảnh hưởng của quá trình gia

nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tới sản xuất nông nghiệp

của Việt Nam, sử dụng mô hình cân bằng tổng thể”, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương)

(10/2002), Đề tài khoa học cấp Bé: “Cơ sở khoa học của điều chỉnh

cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập khu vực mậu

dịch tự do ASEAN-AFTA”, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Tin học) (3/2003), Đề

tài “Nghiên cứu khả năng thâm nhập hàng nông sản Việt Nam vào

thị trường Mỹ: các mặt hàng hồ tiêu, cà phê, dứa”, Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Tăng cường năng lực hội

nhập quốc tế cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn - Lé

trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp Việt Nam, Hà

Nội.

7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Tăng cường năng lực hội

nhập quốc tế cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn-Tác

động của tự do hóa thương mại đến ngành chăn nuôi Việt Nam, Hà

Nội.

8. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Tăng cường năng lực hội

nhập quốc tế cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn -

Page 103: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

nghiên cứu điều kiện hình thành sàn giao dịch nông sản tại Việt

Nam, Hà Nội.

9. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), WTO và ngành nông

nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

10. Bộ Thương mại (2/2006), Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-

2010, Hà Nội.

11. Phạm Quang Diệu (2002), “Nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc với việc

gia nhập WTO”, Những vấn đề kinh tế thế giới (2), tr 41-50

12. Bình Dương (2003), “Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình

gia nhập WTO”, Thương nghiệp - Thị trường Việt Nam (10), tr 19,27.

13. Gia nhập WTO Việt Nam kiên định con đường đã chọn (2004), Nhà xuất

bản chính trị quốc gia, Hà nội.

14. Việt Hà (2003), Nông nghiệp Trung Quốc trước việc gia nhập WTO: Tác

động và đối sách, Những vấn đề kinh tế thế giới (3), tr 28-35.

15. Phạm Lan Hương (2005), “Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc

tế đến Việt Nam, sử dụng mô hình cân bằng tổng thể”, Tạp chí

Quản lý Kinh tế (3), tr18-27.

16. Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2006) - Tổng quan khoa học, đề tài khoa

học cấp Bé: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”, Tr 60-61.

17. Kathie Krumm và Homi Kharas (2004), Đông Á hội nhập, Nxb Văn hoá

thông tin.

18. Nguyễn Hữu Khải (2004), “Nâng cao khả năng xuất khẩu chè Việt Nam”,

Lao động và Xã hội (247), tr16-19.

19. Hoàng Thị Ngọc Loan (2006), “Xuất khẩu nông lâm sản Việt Nam năm

2005 và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Khoa học chính trị (1) tr 15-

21.

Page 104: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

20. Bùi Xuân Lưu (2004), Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội.

21. Võ Đại Lược (2004), Trung Quốc gia nhập WTO thời cơ và thách thức,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

22. Lý Hoàng Mai (2005), “Lộ trình quan hệ thương mại Việt-Mỹ”, Nghiên

cứu Kinh tế (327), tr34-40.

23. Nguyễn Thượng Minh(2004), “Việt Nam: Đường vào WTO”, Phát triển

kinh tế (134), tr40.

24. Trần Hồng Minh (2005), “WTO và việc đem lại lợi Ých cho các nước

đang phát triển”, Tạp chí Tài chính (12), tr 48-49.

25. Nguyễn Duy Nghĩa (2004), “Cây chè: từ sản xuất đến xuất khẩu”, (42).

tr16-17.

26. Nông nghiệp Việt Nam trong những năm đổi mới (2003), Tư liệu chuyên

đề -Viện Thông tin khoa học số 3.

27. Nông nghiệp và đàm phán thương mại (2001), Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, Hà nội.

28. Đỗ Tiến Sâm (2005), Trung quốc gia nhập WTO kinh nghiệm với Việt

Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội.

29. Phạm Gia Sơn (2004), “Việt Nam gia nhập WTO cơ hội và thách thức”,

Lao động và Công đoàn (309), tr8-9,26

30. Chu Ngọc Sơn (2005), “Chính sách thương mại nông nghiệp trong quá trình

Việt Nam gia nhập WTO”, Tạp chí Lý luận chính trị (6), Tr 40-44

31. Đặng Kim Sơn - Phạm Quang Diệu (2001), “Tác động của Hiệp định

Thương mại Việt - Mỹ đến ngành nông nghiệp Việt Nam”, Nghiên

cứu kinh tế (277), tr15-24.

32. Hoàng Đức Thân (2003), Tổ chức và kinh doanh trên thị trường hàng hoá

và dịch vụ ở Việt Nam, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

Page 105: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

33. Đinh Trọng Thịnh (2004), “Hội nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt

Nam: Vấn đề và giải pháp”, Ngân hàng (2), tr7-10

34. Đinh Trọng Thịnh (2004), “WTO và các nền kinh tế yếu”, Nghiên cứu

kinh tế (3), tr57-61

35. Trần Ngọc Thơ (2006), “Lỡ hẹn chuyến tàu WTO được và mất”, Tạp chí

Phát triển kinh tế (1), tr26-29.

36. Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2005-2006 Việt Nam và Thế giới.

37. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và triển vọng gia nhập của Việt Nam

(1997), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội.

38. Đặng Quốc Tuấn (2004), “Tác động khi tham gia WTO tới nền kinh tế

Việt Nam”, Tạp chí Thương mại (39), tr4-5

39. Nguyễn Kế Tuấn (2004), “Nông sản xuất khẩu Việt Nam và một số giải

pháp phát triển”, Tạp chí Lao động và Xã hội (247), tr 10-14.

40. Vũ Trí Tuệ (2005), “Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê”, Tạp

chí Thương mại (30), tr4-5, 10.

41. Lương Văn Tự (2004), “Tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới

(WTO) và những thuận lợi, khó khăn khi Việt Nam trở thành thành

viên của WTO”, Tạp chí Cộng Sản (24), tr22-26

42. Từ diễn đàn Siatơn toàn cầu hóa và tổ chức thương mại thế giới (WTO)

(2000), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội.

43. Việt Nam gia nhập WTO: tác động tới nền kinh tế Đồng Nai và những

giải pháp để thích ứng với quá trình hội nhập (2005), Nhà xuất bản

Lý luận chính trị, Hà nội.

44. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (Viện Kinh tế và chính trị thế giới)

(12/2005), Báo cáo tổng hợp “Vòng đàm phán Đô-ha và điều chỉnh

chính sách của các nước đang phát triển”, Hà Nội.

Page 106: Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai

45. Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (2003), Đánh giá tác động kinh tế của

Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Ngân hàng Thế giới (2004), Sổ tay về: Phát triển thương mại và WTO,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Trung tâm Thương mại quốc tế UNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc tiến

Thương mại Việt Nam (VIETRADE) (tháng 8/2005), Đánh giá tiềm

năng xuất khẩu của Việt Nam.

48. Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (11/2001), Đề tài khoa học cấp Nhà

nước, Chuyên đề: Chính sách và giải pháp nhằm nâng cao khả

năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản ở nước ta, Hà Nội.

49. Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (2005), Kinh tế Việt Nam 2004, Nxb

Khoa học và Kỹ thuật.

50. Http:/www.vnn.vn/vneconomy.

51. Http:/www.vinanet.com.vn