sach dến chua cần biết 25 10 2015

69
TỦ SÁCH TÙNG LÂM YÊN TỬ ____________________________________ ĐẾN CHÙA CẦN BIẾT NHÀ XUẤT BẢN…..

Upload: hungvuong

Post on 17-Nov-2023

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TỦ SÁCH TÙNG LÂM YÊN TỬ____________________________________

ĐẾN CHÙACẦN BIẾT

NHÀ XUẤT BẢN…..

LỜI NÓI ĐẦU

Người xưa có câu: “Phật pháp đồng, quy củ dị”, nghĩa là Phật pháp ở đâu cũng như nhau, chỉ có quy tắc, lễ nghi mỗi nơi một khác.

Dựa vào Kinh sách nhà Phật, một số tư liệu và thực tế, Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm tập hợp, biên soạn tài liệu ĐẾN CHÙA CẦN BIẾT nhằm cung cấp thêm một số thông tin về lịch sử - văn hóa và về quy tắc, lễ nghi, có thể áp dụng khi về chùa Yên Tử.

Nội dung tài liệu chắc còn có những điểm hạn chế. Mong được quý độc giả vui lòng gợi ý để người biên soạn sửa chữa khi tái bản.

BAN BIÊN SOẠN

1

1. Tên gọi của “chùa”Chùa, tiếng Hán Việt là tự ( 寺 ). Ví dụ: Hoa

Yên tự (華 煙 寺) nghĩa là chùa Hoa Yên. Những tên khác của “chùa” là: Tinh xá, Tăng

già lam, Già lam, Tùng lâm, Ðạo tràng… Có nơi gọi chùa là tự viện, đồng nghĩa với vihara (tự viện) trong tiếng Phạn.

2. Những ngôi chùa đầu tiênVào thời đức Phật Thích-ca Mâu-ni còn tại thế

(cách đây hơn 2.500 năm), ở Ấn Ðộ đã xuất hiện hai ngôi tinh xá nổi tiếng: Tinh xá Trúc Lâm ở thành Vương Xá do vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara) kiến lập và tinh xá Kỳ Hoàn, còn gọi là Kỳ Viên (Jetavena) ở thành Xá Vệ do trưởng giả Tu-đạt-đa (Anathapindika, còn gọi là Cấp Cô Độc) tạo dựng để cúng dường đức Phật và chúng Tăng.

Ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc có tên là Hồng Lô Tự, ra đời vào thời nhà Hán (203TCN - 220). Ban đầu, đó là một tòa nhà dùng để tiếp khách nước ngoài của triều đình. Khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, các vị sa môn Tây Vực đến đây hoằng pháp, được mời nghỉ tại Hồng Lô Tự. Từ đó đời sau gọi nơi Tăng ni ở là tự (tiếng Việt gọi là chùa).

Lịch sử Phật giáo Việt Nam ghi nhận Chùa Dâu (còn gọi là Chùa Cả, Diên Ứng, Pháp Vân, Cổ Châu) là ngôi chùa lâu đời nhất ở nước ta. Chùa được khởi công xây dựng năm 187, hoàn thành vào năm 226 tại Luy Lâu (nay là xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

2

3. Công dụng chính của chùaTừ xưa, chùa thực sự trở thành những cơ sở

giáo dục, giữ vai trò quan trọng trong việc điều hướng giáo dục quần chúng nhân dân hướng đến Chân-Thiện-Mỹ, xây dựng đạo đức nhân bản cho con người, giúp con người có được đời sống văn hóa, tâm linh phong phú và thánh thiện. “Thời Giao Châu đô hộ phủ, các lò huấn dục nhân tài ắt phải ở tại các ngôi chùa Phật giáo cổ xưa, vốn thân cận với nhân dân bị trị, nơi quy tụ tín ngưỡng của nhân dân”1.

Chùa là nơi gần gũi, thân thương, gắn bó với người dân, góp phần an ủi và xoa dịu nỗi buồn đau trong đời sống tinh thần, tình cảm của con người; giúp người tu An lạc và Giải thoát.

Chùa là nơi tôn thờ, hướng lòng tri ân và báo ân chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, các thế hệ Sư Tổ, các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước; duy dưỡng đời sống tâm linh, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, thờ phụng, lễ bái, tu học, sinh hoạt xã hội của mọi tầng lớp nhân dân:

Mái chùa che chở hồn dân tộcNếp sống muôn đời của tổ tông 2

Chùa thường tọa lạc ở nơi đắc địa, phong cảnh đẹp. Nhiều nơi chùa trở thành danh lam thắng cảnh 1 Trích Phật giáo Việt Nam - trang 284 của GS. TS. Nguyễn Ðăng Thục (nguồn: phatgiao.org.vn)2 Trích trong bài thơ " Nhớ Chùa" của cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác, một trong những vị cao tăng sáng lập Viện Đại Học Vạn Hạnh  (nay là  Học Viện Phật Giáo Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh). 

3

với những công trình kiến trúc nghệ thuật và cảnh quan văn hóa, thiên nhiên đặc sắc, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt du khách về tham quan, lễ Phật như Yên Tử, Chùa Hương…

Làng mạc hay núi rừng, Thung lũng hay đồi cao, La Hán trú chỗ nào, Đất ấy thật khả ái 3.

4. Các pho tượng thờ ở chùa Yên Tửa. Hiện nay, hầu hết các ngôi chùa thuộc khu

Di tích và Danh thắng Yên Tử thờ tượng theo mô-típ chung:

Ở Chính Điện, tầng cao nhất của bàn thờ, sát vách hậu cung thờ ba pho tượng Tam thế Phật, tức là các vị Phật của ba thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai . Một trong các Phật quá khứ là Phật A Di Đà, Phật hiện tại là Phật Thích-ca Mâu-ni, Phật tương lai là Bồ Tát Di Lặc (hiện đang thuyết pháp ở cung trời Đâu Suất, sẽ hạ sinh trong vài triệu năm nữa). Ba tượng Tam thế có kích thước và hình dáng giống nhau, đỉnh đầu nổi cao như búi tóc, tóc xoắn ốc, tai dài, ngực có chữ vạn (卐), tọa trên tòa sen.

Phía trước ba pho tượng Tam thế Phật là ba pho Di Đà tam tôn (còn gọi là Tây phương tam thánh) gồm tượng Phật A-di-đà ở giữa, tượng Bồ-tát Quán Thế Âm ở bên trái và tượng Bồ-tát Đại Thế Chí ở bên phải. Tượng Phật A-di-đà thường có kích thước lớn hơn các tượng khác. Bộ "Di Đà tam

3 Trích kinh Pháp cú 98. 4

tôn" được đặt ở hàng thờ thứ hai (kể từ vách hậu cung ra) để tỏ ý là mặc dù các Ngài ở cõi Cực lạc nhưng vẫn có duyên gần gũi với chúng sinh.

Phía trước ba pho tượng Di Đà tam tôn, ở hàng thờ thứ ba (kể từ vách hậu cung ra) là tượng Phật Thích-ca Mâu-ni (còn gọi là Thích ca giáo chủ) ở giữa, tọa trên tòa sen, tượng Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi ở bên trái và tượng Bồ-tát Phổ Hiền ở bên phải, đứng trên tòa sen. Có nơi thờ tượng Phật Thích-ca Mâu-ni tay cầm hoa sen đang giơ cao như đang thuyết pháp trên non Linh Thứu, bên tả là tượng Ca-diếp, bên hữu là tượng A-nan-đà vốn là hai đại đệ tử của Ngài. Bộ ba tượng này thể hiện cảnh Phật Thích-ca Mâu-ni đang thuyết pháp, tỏ ý Ngài đang ngự ở thế gian.

Phía trước tượng Phật Thích-ca Mâu-ni, ở hàng thờ thứ tư (kể từ vách hậu cung ra), một số ngôi chùa tại Yên Tử (như: Giải Oan…) thờ tượng Phật Di-lặc. Tượng được tạo với vẻ mặt tươi cười với niềm an lạc và tự tại, áo phanh ra để lộ bụng lớn. Theo truyền thuyết và kinh điển Phật giáo, Di-lặc là vị bồ-tát sẽ xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh và chứng ngộ thành Phật, sẽ là vị Phật kế thừa đức Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni. Bên trái tượng Phật Di-lặc là tượng bồ-tát Pháp Hoa Lâm, bên phải là tượng bồ-tát Đại Diệu Tướng. Cả ba pho được gọi chung là Di Lặc tam tôn. Ở hàng tượng thờ thứ tư này, một số chùa (Bí Thượng, Suối Tắm …) thờ tượng Bồ-tát Quan Âm Chuẩn-đề với nhiều cánh tay vươn ra tỏ ý đang hộ trì Phật pháp, bảo hộ chúng

5

sinh tránh tai ương hoạn nạn, nếu có bệnh tật hoặc mạng sống ngắn ngủi thì được thọ mạng lâu dài4. Chùa Cầm Thực thờ tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu (ảnh hưởng của Đạo giáo).

Phía trước ba pho tượng Di Lặc tam tôn, ở hàng thờ thứ năm (kể từ vách hậu cung ra) là tòa tượng Cửu Long ở giữa. Hai bên là tượng Đế Thích và tượng Phạm Thiên. Đế Thích là vua cõi trời dục giới, còn Phạm Thiên là vua cõi trời sắc giới nên tượng hai Ngài được tạc theo chân dung hoàng đế. Tòa tượng Cửu Long diễn tả Phật Thích-ca Mâu-ni lúc mới sinh. Theo truyền thuyết, khi đản sinh Ngài, có chín con rồng (cửu long) phun nước cho Ngài tắm. Tắm xong, Ngài tự đi bảy bước, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất mà nói: "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn" (Trên trời, dưới trời chỉ có một ta).

Bên phải và bên trái bàn thờ Phật tôn trí hai pho tượng Hộ pháp to lớn, biểu trưng hình tướng của những vị thần bảo hộ Phật Pháp. Pho tượng bên trái (từ ban thờ Phật nhìn ra) vẻ mặt hiền từ, da mặt trắng, tay cầm viên ngọc hay vật báu thiện tâm vốn là báu vật của Phật tử, được gọi là Hộ pháp Khuyến Thiện. Pho tượng bên phải da mặt đỏ, vẻ mặt giận dữ, lăm lăm vũ khí để trừng trị kẻ ác tâm như răn đe mọi người hãy lánh xa con đường dẫn đến sự sa ngã, trừng trị những kẻ làm tổn hại Phật pháp, được

4 Chuẩn-đề có nghĩa là thanh tịnh. Trong loại tượng này có có tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn ( nghìn tay, nghìn mắt).

6

gọi là Hộ pháp Trừng Ác5. Hai ngôi tượng này biểu trưng sức mạnh của lực lượng hộ trì Phật pháp, bao quát được tất cả cái Ác và cái Thiện ở thế gian, khuyên răn mọi người hãy sống lương thiện, đừng độc ác.

Cùng hàng ngang với hai pho tượng Hộ pháp, ở về phía bên phải tiền đường là tượng Đức Chúa Ông. Ngài được coi là Trưởng giả Tu-đạt-đa (Anathapindika, còn gọi là Cấp Cô Độc) - một vị hộ pháp cư sỹ thời đức Phật còn tại thế. Ngài là người đã bỏ vàng ra lát toàn bộ mặt khu vườn của thái tử Kỳ Đà nước Xá Vệ để nhằm mua được khu vườn xinh đẹp đó xây tinh xá cúng dàng đức Phật đến thuyết pháp, và sau này, hai người đã cùng dâng cúng khu vườn nổi tiếng đó lên đức Phật để làm tinh xá Kỳ Viên. Do công đức lúc sinh thời làm nhiều việc phúc và ủng hộ Phật pháp nên ngài được làm Long Thần hộ pháp tại các chùa (miền Bắc Việt Nam). Trong tiềm thức dân gian, Ngài là Vị thần chủ tể chốn già lam (chùa), là Thập Bát Long Thần ủng hộ Phật pháp và là Vị thần coi trong chùa, bảo hộ cho trẻ em.

Đối xứng với vị trí tượng Đức Chúa Ông, ở về phía bên trái tiền đường là tượng Đức Thánh Hiền (còn gọi là tượng Thánh Tăng). Đức Thánh Hiền là A-nan-đà tôn giả, là vị Sư Tổ đời thứ hai kế sau Tổ đệ nhất Ma-ha Ca-diếp. Ngài là con của ông hoàng Hộc-phạn, là em con chú, cũng là đại đệ tử của đức Phật Thích-ca. Ngài là người đa văn bậc nhất.5 Trong dân gian có nơi gọi là “Ông Thiện” và “Ông Ác”. Cách gọi như vậy dễ dẫn đến cách hiểu chưa đúng về hai vị tượng này.

7

Ở một số ngôi chùa tại Yên Tử, tiền đường ngôi Chính Điện còn thờ tượng Địa Tạng Vương bồ-tát (chùa Bí Thượng, Suối Tắm, Giải Oan…), tượng Bồ-tát Quan Âm Chuẩn-đề (chùa Cầm Thực, Hoa Yên, Vân Tiêu…), tượng Tổ Bồ-đề Đạt-ma, Quán Thế Âm bồ-tát và Quan Âm tọa sơn (Cầm Thực), tượng Trần Nhân Tông (chùa Bảo Sái, Vân Tiêu…), tượng Đức Thánh Trần (chùa Bảo Sái…). Phía trái chùa Bảo Sái, bên trong gườm đá có tượng Trần Nhân Tông niết-bàn, tượng Ông Hổ bên giếng thiêng (ảnh hưởng của tín ngưỡng bái vật giáo) và pho tượng Quán Thế Âm bồ-tát.

Phía sau (hoặc bên cạnh) tòa Chính Điện là Nhà Tổ thờ tượng Tam Tổ Trúc Lâm (Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa tôn giả Đồng Kiên Cương, Huyền Quang tôn giả Lý Đạo Tái). Có nơi thờ tượng Tổ Bồ-đề Đạt-ma như ở chùa Bảo Sái…; hoặc thờ tượng Trần Nhân Tông niết-bàn, Thánh Mẫu như ở chùa Hoa Yên…; hay thờ tượng các vị Sư Tổ xưa kia đã tu hành tại đây như ở các chùa: Giải Oan, Bảo Sái…

Ở Yên Tử, duy chùa Giải Oan có Điện Mẫu thờ tượng thân mẫu của vua Trần Nhân Tông là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, em gái của Hưng Đạo đại vương. Phía trước chính cung Điện Mẫu thờ tượng Tam vương (Ngọc Hoàng thượng đế, Diêm vương, Bát Hải long vương; bên phải thờ tượng Hưng Đạo đại vương; bên trái thờ các pho tượng Thánh Mẫu.

8

Ở chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, việc tôn trí tượng thờ nơi Chính Điện có điểm khác so với các chùa trên. Chính Điện chỉ thờ tượng Phật Thích-ca Mâu-ni tay nâng cành hoa sen ngự chính vị và hai pho tượng Văn Thù Sư Lợi bồ-tát, Phổ Hiền bồ-tát tượng trưng cho trí huệ và hạnh nguyện ngự hai bên tả hữu. Ở về phía bên phải Nhà Tổ có điện thờ tượng đức Phật Di-lặc và các vị La-hán: Ca-diếp, A-nan-đà, Hàng Long, Quá Giang, Phục Hổ, Bố Đại, Tĩnh Tọa, Kháng Môn… Phía trước Chánh pháp đường có tượng Quán Thế Âm bồ-tát.

b. Các pho tượng thờ trong các ngôi tháp ở Yên Tử có niên đại cổ xưa, được tạc bằng đá, xứng danh là những tác phẩm nghệ thuật và bảo vật quốc gia, tiêu biểu là Tượng Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông ở Huệ Quang Kim Tháp, tượng Minh Hành Thiền sư Thích Tại Tại ở Tôn Đức Tháp (Vườn tháp Huệ Quang), tượng Sư Tổ Chân Nguyên ở Tịch Quang Kim Tháp (tọa lạc sau Nhà Tổ chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử)…

c. Đặc biệt là pho tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông cao 12,6m (thân 9,9m, bệ 2,7m), tọa lạc tại khu vực An Kỳ Sinh gần đỉnh núi Yên Tử, ở độ cao 912m so với mặt nước biển. Tượng được đúc từ 138 tấn đồng bằng kỹ thuật đổ liền khối, đúc nổi trực tiếp - một phương pháp độc đáo trong nghề đúc đồng ở Việt Nam. Dáng tượng phỏng theo mẫu tượng thờ trong Huệ Quang Kim Tháp. Công trình đúc dựng Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được khánh thành ngày 03/12/2013 sau 4 năm chuẩn bị và thi công với gần 5.000 lượt người tham

9

gia. Kinh phí đầu tư trên 75 tỷ đồng do nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong, ngoài nước công đức.

Về Yên Tử, cung kính dâng hương tưởng niệm các Bậc Tiền Nhân thể hiện hình hài qua dáng tượng, người đến chùa không nên lầm tưởng pho tượng đó là Phật. Tượng chỉ được tạc theo hình tướng, giúp ta nhận biết về tướng tốt và vẻ đẹp bề ngoài của đức Phật, chư Bồ-tát, Thánh Tăng, Sư Tổ… Vì sự tưởng lầm này mà nhiều người đến chùa đã nhét cả tiền vào tay tượng, để trên đùi tượng và cho rằng có làm như thế thì Phật mới tiếp nhận sự cúng dàng (dường) của mình (!?);

Không nên lấy tay xoa lên tượng Phật rồi bôi xoa lên thân thể của mình, cầu mong mình được đẹp đẽ như tượng. Hành động này thuộc về người thiếu hiểu biết, mê tín, bởi họ xem đức Phật như một vị thần linh có quyền năng ban phúc giáng họa nên mới thể hiện hành động ấy.

Vì tượng ngự ở trên ban thờ, nên nhiều người lầm tưởng Phật cao xa, ở bên ngoài mình, mà quên rằng Phật tính vốn có sẵn trong con người mình, Phật ở trong mình, nếu mình tu được cũng có thể thành Phật. Đức Phật dạy:

“Tất cả chúng sinh đều có Phật tính và là Phật vị lai.Ta là Phật đã thành, Chúng sinh là Phật sẽ thành”.

5. Lễ Hội Xuân và những ngày lễ chính ở Yên Tử

10

Theo lịch cổ truyền của Việt Nam, Lễ hội Xuân và những ngày lễ chính được tổ chức hằng năm tại Yên Tử như sau:

a. Lễ hội Xuân Yên Tử: Khai Hội vào sáng mùng Mười tháng Giêng tại

Trung tâm Khu Di tích Yên Tử với nhiều hoạt động: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm; lễ khai ấn "Dấu Thiêng Yên Tử"; những màn diễn xướng tái hiện lại sự tích lịch sử, huyền thoại về Tam Tổ Trúc Lâm; múa rồng lân, biểu diễn võ thuật cổ truyền và các trò chơi dân gian khác. Có năm tổ chức Khai Hội vào đêm mùng Chín tháng Giêng tại chùa Trình Yên Tử (Bí Thượng, cạnh quốc lộ 18A).

Lễ hội Yên Tử được diễn ra trong ba tháng xuân, từ sau Tết Nguyên đán cổ truyền của Việt Nam đến hết tháng Ba âm lịch, đã trở thành truyền thống, mang tầm vóc lễ hội cấp quốc gia, thu hút hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế về dự Hội mỗi năm.

b. Những ngày lễ chính được tổ chức tại các cơ sở tự viện ở Yên Tử:

- Ngày 23 tháng Giêng âm lịch: Giỗ Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang.

Sư Tổ Huyền Quang thế danh là Lý Đạo Tái, sinh năm 1254 tại làng Vạn Tải, nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ngài là Tổ thứ tám của dòng Thiền Yên Tử và là Tổ thứ ba của Pháp phái Thiền Trúc Lâm.

Năm 1274, Ngài đỗ đầu kỳ thi Hương. Năm 1275, Ngài đỗ đầu kỳ thi Hội, làm Trạng nguyên,

được triều đình bổ về Hàn Lâm viện.

11

Cuối năm 1305, Ngài từ quan, xuất gia.Năm 1306, Ngài tùy tùng cho Đệ nhất Tổ Trúc Lâm

Trần Nhân Tông trong cuộc sống hành đạo. Năm 1307, Ngài làm giảng sư ở các hành cung, biên

soạn giáo trình giảng dạy bồi dưỡng tân tăng, trụ trì chùa Vân Yên6 núi Yên Tử.

Từ cuối năm 1308, Ngài được Đệ nhị Tổ Pháp Loa lập là Trưởng sơn môn Yên Tử, cùng Đệ nhị Tổ xây dựng giáo hội Trúc Lâm vững mạnh.

Từ năm 1330, Ngài trở thành Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và là Giáo chủ của Tăng đoàn Trúc Lâm Đại Việt.

Sau 81 năm tại thế, 30 năm làm quan, 30 năm tu hành, 4 năm làm Tổ truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử kiêm Giáo chủ Phật giáo Đại Việt, Ngài viên tịch ngày 23 tháng Giêng năm Giáp Tuất (1334).

- Ngày mùng 03 tháng Ba âm lịch: Giỗ Đệ nhị Tổ Trúc Lâm Pháp Loa.

Sư Tổ Pháp Loa thế danh là Đồng Kiên Cương, sinh năm 1284 tại thôn Đồng Hòa, nay là xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ngài là Tổ thứ bảy của dòng Thiền Yên Tử và là Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm.

Mùa Thu năm 1299, Ngài được Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông nhận làm làm tiểu, ban cho tên pháp là Thiện Lai.

Năm 1304, Ngài được Đệ nhất Tổ cho xuất gia và ban đạo hiệu là Pháp Loa, sau đó về chùa Yên Tử tu học, chứng ngộ đạo Phật và được Đệ nhất Tổ Trúc Lâm ấn chứng cho.

Năm 1305, Ngài thọ giới tỳ-kheo, được Đệ nhất Tổ trực tiếp chỉ dạy.

Năm 1306, Ngài được lập làm giảng sư để đào tạo tăng tài.

6 Chùa Hoa Yên ngày nay.12

Năm 1307, Ngài được Đệ nhất Tổ xếp vào hàng số một trong hàng ngũ tăng tài ở nước ta.

Ngày mùng Một tháng Giêng năm 1308, Ngài được Đệ nhất Tổ truyền đăng, trở thành Đệ nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Năm 1312, Ngài thuyết giảng Phật pháp trong hoàng cung đại nội.

Năm 1313, Ngài lập văn phòng trung ương giáo hội tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Năm 1314, Ngài cho dựng 5 ngôi bảo tháp tại chùa Báo Ân, 2 cơ sở hành đạo lớn ở Quỳnh Lâm và Báo Ân, hơn 200 tăng đường, đúc tới 1.300 tượng Phật lớn nhỏ bằng đồng.

Năm 1318, vua Trần Anh Tông phong Ngài làm Quốc sư và tự tay viết bốn chữ Phổ Tuệ Tôn Giả ban tặng Ngài.

Năm 1319, Ngài tổ chức cứu trợ dân nghèo. Năm 1322, Ngài được vua Trần Minh Tông ban hiệu là

Minh Giác. Đêm mùng 3 tháng 3 năm Canh Ngọ (1330), Ngài viên

tịch sau 47 năm trụ thế và có công rất lớn trong việc xây dựng và phát triển Phật giáo Trúc Lâm thời Trần tới đỉnh cao.

- Ngày 15 tháng Tư âm lịch: Đại Lễ Phật Đản.- Ngày 15 tháng Bảy âm lịch: Đại Lễ Vu Lan.- Ngày 28 tháng Mười âm lịch: Giỗ Sư Tổ

Chân Nguyên.Sư Tổ họ Nguyễn, tên Nghiêm, tên chữ Đình Lân, sinh

16 tháng 9 năm 1647 tại xã Tiền Liệt, huyện Thanh Hà thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.

Năm 8 tuổi, Ngài dự thi Giám sinh. Năm 19 tuổi, Ngài xuất gia tại chùa Hoa Yên.

13

Năm 21 tuổi, Ngài xuống núi, tu ở chùa Long Động7, sau đó rời chùa đi du phương cầu đạo, lên chùa Vĩnh Phúc núi Côn Cương làm đệ tử của Hòa thượng Mãn Giác Minh Lương thiền sư và được Tổ Minh Lương truyền đăng kế thừa dòng Thiền Lâm Tế.

Năm 1684, Ngài về tu ở chùa Quỳnh Lâm và dựng đài cửu phẩm liên hoa.

Năm 1687, Ngài về chùa Hoa Yên, khôi phục lại Pháp phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử thời Trần.

Năm 1692, Ngài được vua Lê ban sắc phong là Hòa thượng Tuệ Đăng. Sau đó, Ngài rời Hoa Yên, về trụ trì chùa Long Động.

Năm 1722, Ngài được vua Lê sắc phong là Tăng thống Chính giác Hòa thượng.

Năm 1726, Ngài thọ giới cụ túc và truyền tâm pháp cho Thiền sư Như Trừng Lân Giác, sau đó trợ duyên cho Thiền sư hội nhập Phái Thiền Trúc Lâm núi Yên Tử và Phái Thiền Lâm Tế núi Côn Cương thành Thiền phái Liên Tông.

Sau 80 năm trụ thế với hơn 60 năm tu hành, Hòa thượng Chân Nguyên viên tịch vào đêm 28 tháng 10 năm Bính Ngọ (1726), tại chùa Long Động.

- Ngày mùng Một tháng Mười một âm lịch: Quốc Giỗ Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Ngài sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (07/12/1258) tại kinh đô Thăng Long, là đời vua thứ ba của triều Trần, là Tổ thứ sáu của dòng Thiền Yên Tử và là Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm.

Năm 1274, Ngài làm Hoàng thái tử. Có lần, Ngài vượt thành tìm vào núi Yên Tử định đi tu.

Năm 1278, Ngài làm vua ở tuổi 20, nối tiếp vua cha xây dựng quốc gia Đại Việt cường thịnh.

7 Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử ngày nay.14

Các năm 1285 - 1288, Ngài tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và thể hiện chiến lược quân sự thiên tài, hai lần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông, đội quân hùng mạnh nhất đã từng khiến cho 40 quốc gia thời đó phải kinh sợ.

Năm 1293, Ngài truyền ngôi cho con, vừa giúp con trị vì đất nước vừa chuyên tâm giảng cứu kinh sách Phật.

Năm 1294, Ngài cầm quân chinh phạt Ai Lao xâm phạm biên giới phía Tây-nam Đại Việt.

Năm 1295, Ngài thực tập xuất gia ở Hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình).

Mùa Thu năm 1299, Ngài chính thức xuất gia, về Yên Tử tu hành, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Ngài đi khắp nơi trong nước khuyên chúng dân tu “Thập thiện”, hủy bỏ dâm từ; phát hiện và bồi dưỡng các tăng tài, thành lập tổ chức Tăng già Phật giáo Đại Việt.

Năm 1301, Ngài sang thăm Chiêm Thành, xây dựng tình hữu nghị hai nước Chiêm Thành và Đại Việt.

Năm 1304, Ngài thụ Bồ-tát giới cho vua Trần Anh Tông và thụ Tam quy, Ngũ giới cho các vương tôn, công tử trong hoàng cung.

Đầu năm 1308, Ngài trao truyền y bát cho Thiền sư Pháp Loa.

Sau 51 năm trụ thế, 15 năm làm vua, 6 năm làm Thượng hoàng, 10 năm xuất gia tu hành ở Yên Tử, ngày 01 tháng 11 năm Mậu Thân (14/12/1308), tại am Ngọa Vân trên dãy núi Yên Tử, Ngài an nhiên hiển Phật.

c. Ngoài các ngày lễ trên, vào các ngày mùng Một đầu tháng, ngày Rằm; vào thời khắc Giao thừa năm cũ sang năm mới (theo âm lịch), Tăng Ni, Phật tử và nhiều du khách thập phương tổ chức hành hương và cúng lễ tại các tự viện ở Đất Phật Yên Tử.

6. Trang phục khi vào chùa15

Ăn mặc không chỉ thể hiện “gu” thẩm mỹ thời trang mà còn biểu lộ tư cách đạo đức, văn minh, tiến bộ của con người.

Chùa là nơi thành kính, tôn nghiêm. Người về chùa nên chọn trang phục sạch sẽ, nhã nhặn, gọn gàng, tiện lợi, không rườm rà, gây vướng víu; áo quần dài ống, thể hiện sự kín đáo, trang nghiêm và lịch sự. Nam giới không nên mặc áo ngắn tay để hở nách, quần cộc. Nữ giới không mặc áo hở cổ quá rộng, không mặc quần cộc, váy ngắn, áo xuyên thấu khêu gợi… Mặc trang phục gợi cảm quá mức vừa phạm giới làm uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính.

Đối với Phật tử, khi vào điện thờ Phật thì phải mặc áo tràng (áo lễ); không vừa đi vừa mặc hay cởi áo mà phải đứng yên, thong thả mặc hoặc cởi áo tràng xong rồi mới đi.

Không mặc áo tràng vào nhà vệ sinh. Nên chọn những đôi giày, dép phù hợp và đơn

giản, dễ tháo, dễ đi, nhất là khi về chùa Yên Tử.Giày, dép nếu đi vào nhà vệ sinh hoặc nơi bất

tịnh rồi đi qua Chính Điện, phòng của sư trụ trì, người mang giày, dép sẽ mang tội bất kính.

Không nên mang theo túi xách đồ đạc, gậy gộc… khi vào chùa, nhà Tổ để lễ Phật, lễ Tổ. Phải để chúng ở đúng nơi quy định. Kinh nghiệm cho hay khi về chùa Yên Tử, vì phải lên núi, thường chỉ mang theo tư trang và những vật dụng thật cần thiết.

Người tại gia khi về chùa không nên tùy tiện cạo tóc như người xuất gia. Nếu vì bị bệnh thì có

16

thể cạo tóc nhưng không nên mặc y phục thể hiện hình tướng như người xuất gia. Vì như thế khiến mọi người lầm tưởng là tu sĩ, họ cung kính xá chào thì phúc đức của mình sẽ bị tổn hại, nghiệp chướng nặng nề thêm.

7. Sắc phục của Tăng, NiNhìn vào sắc phục, có thể nhận biết tông phái

tu hành, chức sắc, phẩm trật của Tăng, Ni. Chương X Nội quy Ban Tăng sự Trung ương

Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) quy định sắc phục của giới xuất gia và Phật tử thọ Tam quy, Ngũ giới, đặc biệt quy định thống nhất về sắc phục Tăng, Ni Phật giáo Bắc tông trong cả nước với 3 hình thức: Lễ phục, Giáo phục và Thường phục.

Theo đó, lễ phục là sắc phục của Tăng, Ni khi dự các buổi lễ của Đạo Phật; giáo phục là sắc phục của Tăng, Ni không dùng trong các buổi lễ của Đạo Phật và thường phục là lối ăn mặc gọn gàng, giản dị, tuy không theo hình thức giáo phục, nhưng vẫn giữ được sắc thái cá biệt của người xuất gia và đặc thù của Phật giáo Việt Nam, không đồng hóa cách ăn mặc thông thường của xã hội.

Về lễ phục, Tăng, Ni từ hàng Giáo phẩm đến thành phần Đại chúng, hình thức lễ phục của Tỳ-kheo là hậu màu vàng tay rộng (không quá 80 phân), y màu vàng; của Tỳ-kheo Ni là hậu màu lam tay rộng (không quá 80 phân), y màu vàng; của Sa-di là hậu màu lam tay rộng (không quá 30 phân),

17

mạn y màu vàng; của Sa-di Ni, Thức-xoa-ma-na Ni là áo tràng màu lam rộng tay (không quá 30 phân), mạn y màu vàng. Thành phần Tịnh nhơn8 chỉ dùng áo tràng màu lam hoặc màu nâu tay hẹp.

Về giáo phục, Tăng, Ni hàng Giáo phẩm: Giáo phục của Tăng là áo tràng màu nâu hoặc màu vàng sậm, tay rộng không quá 30 phân. Giáo phục của Ni là áo tràng màu lam, tay rộng không quá 30 phân.

Tăng, Ni thuộc thành phần Đại chúng, giáo phục của Tỳ- kheo là áo tràng màu nâu tay rộng không quá 30 phân; của Tỳ-kheo Ni là áo tràng màu lam, tay rộng không quá 30 phân; của Sa-di là áo nhật (nhựt) bình màu nâu, tay rộng không quá 20 phân; của Sa-di Ni, Thức-xoa-ma-na Ni là áo nhật (nhựt) bình màu lam, tay rộng không quá 20 phân. Ni giới có chít khăn theo màu áo.

Về thường phục, Tăng, Ni thuộc thành phần Đại chúng có thể ăn mặc theo hình thức thường phục khi làm lao động tại hiện trường. Thành phần Tịnh nhân (nhơn) chỉ được ăn mặc theo hình thức thường phục, kiểu áo vạt hò, màu sắc tùy nghi.

Thông thường, sắc phục tăng chúng thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông có điểm khác so với sắc phục của hệ phái Phật giáo Bắc Tông.

8. Lễ phục truyền thống của Phật giáo Bắc tông

8 Nam, nữ Phật tử sinh sống, tu tập ở cơ sở tự, viện, đã đăng ký hộ khẩu ở đó nhưng chưa xuất gia, được gọi là Tịnh nhơn (Tịnh nhân).

18

Ở mục trên đã nêu, lễ phục là sắc phục của Tăng, Ni khi dự các buổi lễ của Đạo Phật. Lễ phục truyền thống của Tăng Ni Phật giáo Bắc tông gồm ba y: Ngũ y, Thất y và Đại y, đều có màu vàng sậm.

Ngũ y (còn gọi là Y ngũ điều) được ghép lại từ 10 tấm vải với 5 đường dọc dài tượng trưng cho 5 điều. Trên mỗi điều, được chia thành hai ô: một ô ngắn và một ô dài, trong đó, ô dài biểu thị cho chất Thánh, ô ngắn biểu thị chất phàm, tỏ ý người mặc y này phàm ít, Thánh nhiều. Ngũ y còn có tên là Tạp tác y, tức là mặc y này khi làm các công việc nặng nhọc trong chùa hay đi ra đường.

Thất y (còn gọi Y thất điều) có 7 điều, gồm 21 tấm ghép lại, trong mỗi điều được chia làm ba, với hai ô dài và một ô ngắn. Thất y còn được gọi là Nhập chúng y vì chỉ mặc y này khi lạy Phật, sám hối các tội lỗi, tụng kinh, ngồi thiền, thọ trai, nghe kinh, làm lễ Tự tứ, làm lễ Bố-tát.

Đại y, tiếng Phạn là Tăng già lê, tiếng Hán là Tạp toái y vì nó có từ 9 đến 25 điều. Luật tạng quy định chỉ mặc đại y khi vào cung vua, thăng tòa thuyết pháp và đi khất thực. Đại y gồm có 3 loại (hạ, trung, thượng) và 9 phẩm bậc:

Bậc hạ có 3 y và mỗi điều của nó được chia làm ba với hai ô dài và một ô ngắn: Y hạ hạ: 9 điều, gồm 27 tấm ghép lại. Y hạ trung: 11 điều, gồm 33 tấm vải ghép lại. Y hạ thượng: 13 điều, gồm 39 tấm vải ghép lại.

Bậc trung có 3 y và mỗi điều của y được chia làm bốn với ba ô dài và một ô ngắn: Y trung hạ: 15

19

điều, gồm 60 tấm vải ghép lại. Y trung trung:17 điều, gồm 68 tấm vải ghép lại. Y trung thượng:19 điều, gồm 76 tấm vải ghép lại.

Bậc thượng có 3 y và mỗi điều của y được chia làm năm với bốn ô dài và một ô ngắn: Y thượng hạ: 21 điều, gồm 105 tấm vải ghép lại. Y thượng trung: 23 điều, gồm 115 tấm vải ghép lại. Y thượng thượng: 25 điều, gồm 125 tấm vải ghép lại, có thể là màu đỏ còn gọi là "Tử y". Người mặc y thượng thượng phải là những bậc cao tăng, chỉ mặc trong đại lễ Phật giáo, ít khi mặc trong nghi lễ thông thường.

Mặc bên trong các y trên còn có áo tràng màu vàng (chư Tăng) và màu lam (chư Ni), gọi là "áo hậu", có hình thức giống áo tràng dài nhưng cổ tay áo rộng.

Tỳ-kheo Ni cũng sử dụng ba y giống như Tỳ-kheo Tăng, nhưng khi sử dụng Đại y thì hầu như chỉ sử dụng đến Thập ngũ điều y (y 15 điều - Y trung hạ) trở xuống.

9. Đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, nói trong chùaKhi đi qua cổng tam quan vào chùa, nên đi vào

cửa giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa không quan (bên trái). Xưa kia, cửa trung quan (chính giữa) chỉ dành cho các bậc vua chúa, cao tăng, người đỗ đạt khoa bảng khi về chùa.

Sau đó, có thể gặp nhà sư trụ trì rồi vào chùa lễ Phật theo thông lệ: “Nhập gia vấn chủ, nhập tự kiến sư / Tiên vấn trụ trì, hậu lễ Tam Bảo” (Vào nhà hỏi

20

chủ, đến chùa gặp sư / Trước thăm trụ trì, sau lễ Tam Bảo). Với những du khách chưa có thói quen thực hành thông lệ đó, họ có thể chưa gặp sư trụ trì mà đã bước vào chùa lễ Phật.

Không được bước vào bên trong chùa bằng cửa chính, vì theo lễ nghi nhà chùa, cửa chính chỉ dành riêng cho đức Phật, Ngọc đế, Quân vương nên chỉ được bước vào bên trong chùa qua cửa bên cạnh cửa chính. Phật giáo cho rằng vũ trụ xoay vần theo chiều kim đồng hồ nên vào chùa từ cửa bên trái và ra phía cửa bên phải. Tuy nhiên, không nên chấp chước bắt buộc phải đi vào, đi ra cửa nào. Nếu không vào trái ra phải được thì chỉ cần thực hiện vào cửa trái thì bước chân trái trước, vào cửa phải thì bước chân phải vào trước sẽ giúp ta “nhất tâm bất loạn” khi vào chùa lễ Phật.

Không nên đội mũ nón, chống gậy vào chùa.Đi nhẹ, nói khẽ, không bàn tán ồn ào. Nhiều chùa quy định không mang theo giày

dép vào chùa. Sau khi tháo cởi giầy dép, phải để ngay ngắn và mũi giày dép quay ra ngoài, không đặt lên trên giày dép của người khác.

Những ngôi chùa cổ (hoặc chùa mới tôn tạo, trùng tu theo kiến trúc chùa cổ), cửa bức bàn thường có bậu cửa. Khi ra, vào chùa phải bước qua bậu cửa, không dẫm chân lên đó, vì như thế sẽ phạm tội bất kính với đức Phật và bề trên.

Khi đi lại trong chùa, không được kéo lê giày, dép, giẫm chân mạnh xuống nền, tạo thành tiếng

21

kêu…, làm động niệm, ảnh hưởng tới sự tu học của người khác.

Không chạy nhảy, nô đùa, ca hát… trong khuôn viên chùa. Phải giữ im lặng trong khi lễ Phật, khi nghe giảng pháp, ở nơi trai đường hoặc ở nơi ngủ nghỉ.

Không nên đến chùa khi vừa uống rượu, bia. Vừa mới ăn no, không nên lễ lạy, vì không tốt

cho hệ tiêu hóa.Không viện cớ nói dối mình đi chùa nhưng lại

đi làm công việc khác. Không ồn ào chen lấn khi dự lễ hoặc đi chiêm

bái phong cảnh Phật.Khi có người đang lễ lạy thì không nên đi

ngang qua trước mặt. Không nên quỳ lạy phía sau những người đang

đứng thắp hương.Ngồi không nên quay lưng về phía tượng Phật,

chỉ có nhà sư được ngồi quay lưng về phía tượng Phật vì sư đại diện cho một trong ba ngôi Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng.

Khi ngồi, giữ lưng thẳng, không lắc chân, rung đùi; không ngồi chồm hỗm, đưa chân lên ghế hoặc ngồi theo những thế không đẹp.

Không được nằm, ngồi, khạc nhổ bừa bãi trong Phật đường.

Khi đi ngang qua ban thờ Phật thì phải cúi đầu thấp xuống. Không chắp tay sau lưng đứng trước tượng Phật. Không dùng tay chỉ vào tượng Phật.

22

Khi hành lễ trước tượng Phật nên cung kính, tôn nghiêm; không ngó ngang, quay dọc; không nhất thiết phải đứng chính giữa hoặc đứng đối diện với tượng Phật, chỉ cần khởi phát tâm thành kính thì dù đứng lễ ở vị trí nào, Phật cũng chứng tâm và chỗ nào cũng tốt.

Khi vào chùa cùng với nhiều người thì phải hành lễ theo đại chúng, không được riêng một mình lễ lạy, không hợp oai nghi, ảnh hưởng trật tự chung.

Không tùy tiện quay phim, chụp ảnh trong Phật Điện.

Không cho trẻ em chạy loạn ở nơi Phật Điện, nghịch đồ thờ cúng, sờ tay vào tượng Phật.

Nghe thấy tiếng chuông thì làm việc gì cũng dừng lại, đang giảng pháp thì phải tạm ngừng, đang đi thì đứng lại, đang nằm nghỉ phải ngồi dậy. Đó là quy định trong đạo Phật.

Là Phật tử, khi đến chùa hoặc gặp mặt nhau ở những nơi khác cũng nên xưng hô bằng pháp danh, hạn chế sử dụng tên đời và chắp tay búp sen cung kính xá chào nhau.

Khi tham dự các khóa tu đều phải tắt nguồn điện thoại di động hoặc cài đặt chế độ im lặng để giữ gìn sự trang nghiêm và thanh tịnh.

Khi nghe pháp, tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật, thọ trai... phải tuần tự thứ lớp, ai vào trước thì ngồi trước và ngồi trong tư thế ngay ngắn, trang nghiêm với tất cả sự chú tâm và cung kính. Khi rời khỏi chỗ ngồi, nhớ sắp xếp lại ghế ngồi ngay ngắn, thật nhẹ nhàng.

23

Khi mang lễ phẩm (hương, hoa, oản, quả…) đến chùa cúng Phật, tại chùa có sư trụ trì hoặc có người chấp tác thì nên xin phép sư hoặc người chấp tác để bày đặt lễ phẩm hoặc trao lễ phẩm cho nhà sư hoặc người chấp tác tùy nghi sắp đặt cho phù hợp; không tự ý sắp đặt tùy tiện. Chỉ được tự ý sắp đặt khi chùa không có sư hoặc người chấp tác ở đó.

Khi ăn trong trai đường (nhà ăn của chùa), không nên nói chuyện, không tạo ra tiếng động mạnh khi sử dụng bát đũa. Không tự ý tụ tập ăn uống tại sân chùa.

Trước ngày về chùa lễ Phật cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt như: Ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…

Khi vào nhà ai thấy có thờ Phật thì nên chắp tay cung kính xá chào, chờ chủ nhà mời thì mới được ngồi.

10. Ăn chayĂn chay là ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực

vật (rau, củ, quả…), không ăn thực phẩm có nguồn gốc động vật. Vì lòng từ bi, người theo Phật không nỡ ăn thịt chúng sinh. Trong vô lượng kiếp, từ xa xưa đến nay, con người và loài vật có mối quan hệ rất thân thiết. Ăn thịt loài vật chính là ăn thịt người thân thiết của mình. Theo luật nhân quả, nếu làm đau khổ hay giết hại chúng sinh sẽ bị quả báo khổ đau, bệnh tật, giảm thọ và đền mạng. Ăn chay để tránh quả báo luân hồi đền mạng.

24

Ăn chay giúp con người nuôi dưỡng lòng từ bi, coi mạng sống của loài vật như là mạng sống của chính mình, là thực hiện tốt nhất giới sát sinh.

Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cũng có đầy đủ dưỡng chất nuôi sống cơ thể con người, không kém gì thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.

Ăn chay gián tiếp khuyên răn người khác đừng sát sinh. Vì còn có người ăn thịt nên mới có người giết thịt để bán. Nếu như mọi người đều ăn chay, sẽ không có người giết thịt thú vật để bán.

Ăn chay có thể giúp cho con người tránh được nhiễm độc từ thú vật. Thường thú vật mang sẵn nhiều nguồn bệnh, ăn thịt chúng có thể lây mầm bệnh. Thú vật bị giết sẽ khởi tâm sân hận, ăn thịt chúng sẽ lây nhiễm sân hận.

Theo quan niệm nhà Phật, nguyên nhân sâu xa của chiến tranh cũng là do nghiệp sát của chúng sinh từ muôn kiếp đến nay. Thú vật bị người giết khiến mối thù còn mãi, khi đủ duyên gặp nhau sẽ chém giết lẫn nhau. Chấm dứt sát sinh là chấm dứt chiến tranh. Ăn chay là cách tốt nhất giúp chúng ta không sát sinh, góp phần tạo lập nền hòa bình.

Không nên ăn gia vị (hành, tỏi, hẹ, kiệu…) và các thứ cay nồng dễ gây kích thích sân hận và tham đắm.

Về chùa niệm Phật, ăn chayPhúc đức cao dày, Phật Tổ chứng tâm!

11. Chắp tay, xá chào, lễ lạy

25

Chắp tay: Chắp hai bàn tay cho mười ngón tay từng cặp bằng nhau, không so le. Mười ngón tay thẳng và khít lại, hướng lên trên. Hai lòng bàn tay khép lại, đừng để trống giữa.Vị trí cổ tay của hai bàn tay đang chắp để ở phía trên chỗ lõm trước ngực, không để cao tới cằm hoặc đưa xuống thấp ngang bụng.

Xá chào: Khi gặp tăng, ni hoặc bạn đồng tu, chắp tay xá, đầu cúi xuống, kèm theo câu “A-Di-Đà Phật!”.

Lễ lạy: Đứng ngay thẳng, hai bàn chân khép lại thành hình chữ V, chắp hai tay ngang ngực. Đưa hai tay lên ngang trán rồi hạ xuống ngang ngực trước khi xòe hai tay sang hai bên và lạy xuống. Khi đầu chạm đất ngửa hai bàn tay ra, đầu đặt giữa hai bàn tay, quay mười ngón về phía trước, hai bàn chân duỗi ra, mông đặt xuống sát gót chân (không để mông quá cao, mất thẩm mỹ). Năm vóc (gồm: đầu, hai tay, hai chân) phải sát đất. Tâm thành kính và đọc thầm danh hiệu Phật. Khi đứng dậy úp hai bàn tay lại, chống người đứng lên. Khi lễ lạy xong, đi ra phải bước lùi, mắt ngó tượng Phật, đừng quay lưng lại tượng Phật.

12. Tiếp xúc với giới Tăng NiNgười Phật tử gặp tăng, ni phải cung kính xá

chào. Đang ngồi, thấy nhà sư đi đến thì nên đứng dậy chào. Khi chào nhà sư thì phải chắp tay ngang ngực, cúi đầu và cung kính. Không nên vừa đi vừa

26

xá chào. Khi đến chùa và lúc ra về phải chào tăng (ni) trụ trì chùa.

Không nên đi ngang qua gần trước mặt nhà sư, trừ khi không còn lối đi nào khác. Không nên đi, đứng hoặc ngồi xoay lưng về phía nhà sư, trừ khi có những lễ hội đông người và không còn chỗ ngồi nào khác.

Khi nói chuyện với nhà sư, không nên chắp tay sau lưng, hút thuốc, đứng đối diện, chống nạnh hoặc đứng cách nhà sư quá xa, nên đứng dịch qua một bên và gần nhà sư để thưa chuyện; không suồng sã “ôm vai bá cổ” nhà sư.

Không chào nhà sư khi nhà sư đang đứng ở chỗ thấp hơn mình, khi mình đội mũ nón, đeo kính đen, mặc áo quần xộc xệch, hở hang, ngồi ngả nghiêng hoặc dựa vào tường vách.

Khi nhà sư đang nói chuyện với ai thì không được nói xen, ngắt lời. Nếu hỏi chuyện nhà sư thì chỉ hỏi những vấn đề tu tập hoặc việc quan trọng khác, không hỏi chuyện về đời tư, gia đình…

Khi nhà sư đang nghỉ, thọ trai, tụng kinh, ngồi thiền, làm lễ…, không đến thưa hỏi mà chỉ lặng lẽ xá chào và lui ra chờ đợi.

Khi mình đang tụng kinh, ăn cơm, ngủ nghỉ, uống nước, gặp tăng ni thì mình không nên làm các nghi lễ cúi xá chào, quỳ lạy.

Người nữ không được quá thân cận với sư tăng.

27

Gặp tăng ni, nên chào câu: “A-Di-Đà Phật!” và chào từ biệt cũng như vậy, hai tay chắp thành hình búp sen.

Muốn thưa hỏi chuyện với nhà sư, hai tay chắp thành hình búp sen, trước nên nói câu: “Mô Phật! Bạch thầy!” rồi thưa tiếp.

Khi nhà sư hỏi hay nói xong điều gì, nên dùng câu “Mô Phật!” để trả lời, không nên gật đầu hoặc làm thinh.

Người thế tục không được cử tội người xuất gia, người sư ni không được nói lỗi sư tăng. Điều đó được ghi trong giới luật Phật. Vì có thể người tại gia chưa thông thuộc hết các giới luật trong giới xuất gia nên chưa thể xác định rõ là vị xuất gia này có phạm lỗi hay không hoặc đã vi phạm đến mức nào. Nếu nói lỗi của các vị xuất gia này ra với người khác sẽ khiến lòng tin Phật pháp của người khác bị lung lay. Con sâu có thể làm rầu nồi canh, nhưng giáo lý Phật pháp không thể bị hiểu lầm chỉ vì những con sâu đó. Hơn nữa, người xuất gia còn gọi là người tu. “Tu” là sửa mình. Vì còn đang sửa mình nên các vị đó vẫn có thể có lỗi như người khác.

13. Xưng hô với nhà sư Xưng hô với nhà sư nên gọi “Thầy”, xưng

“Con”, dù mình tuổi cao hơn nhà sư hoặc dù đạo hạnh của nhà sư chưa cao…, vì sư đại diện cho Tăng Bảo. Xưng “Con” với sư tỏ ý là xưng “Con” với Phật theo đạo lý “trọng Phật kính Tăng”.

28

Không nên lạm dụng cách gọi nhà sư là “Thượng tọa”, “Ðại đức”, vì thực tế có thể không phải vị sư nào cũng có cấp bậc như vậy. Cách gọi ấy chỉ dùng khi còn chưa thân quen và nặng tính xã giao.

Không gọi chung những người xuất gia là “Hòa thượng” như cách gọi của người Trung Quốc.

Theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, danh xưng Hòa thượng dùng để chỉ những vị sư tăng có tuổi đời từ 60 tuổi trở lên và có tuổi đạo từ 40 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với Đạo pháp và Dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam phê chuẩn danh sách tấn phong hàng giáo phẩm. Tương đương giáo phẩm Hòa thượng bên chư Tăng, ni giới được gọi là Ni trưởng.

Danh xưng Thượng tọa dùng để chỉ những vị sư tăng có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với Đạo pháp và Dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam phê chuẩn danh sách tấn phong hàng giáo phẩm. Tương đương giáo phẩm Thượng tọa bên chư Tăng, ni giới được gọi là Ni sư.

Như vậy, danh xưng hàng giáo phẩm, Tăng có 2 bậc: Hòa thượng và Thượng tọa; Ni có 2 bậc: Ni trưởng và Ni sư.

Danh xưng hàng đại chúng, Tăng có 2 bậc: Tăng đã thọ giới Tỳ-kheo được gọi là Đại đức (ở Yên Tử thường gọi là sư ông), Tăng đã thọ giới Sa-

29

di được gọi là Tăng sinh (ở Yên Tử thường gọi là sư chú). Ni có 2 bậc: Ni đã thọ giới Tỳ-kheo Ni được gọi là Sư cô (ở Yên Tử thường gọi là sư thầy), Ni đã thọ giới Sa-di Ni, Thức-xoa-ma-na được gọi là Ni sinh (ở Yên Tử thường gọi là sư bác). Người muốn xuất gia phải trải qua một thời gian tập tu được gọi là chú tiểu9.

Trong thực tế, có vị sư tăng tuổi đời chưa đến 60 và tuổi đạo chưa đến 40 hoặc tuổi đã đủ nhưng chưa được Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam phê chuẩn danh sách tấn phong hàng giáo phẩm Hòa thượng nhưng vẫn được mọi người cung kính tôn danh là Hòa thượng (Ni trưởng); nhiều vị sư được tôn danh là Thượng tọa (Ni sư), Đại đức (Sư cô) cũng vậy; nên khi về chùa, cái cách xưng hô với giới Tăng, Ni dễ dàng và thân mật, có lẽ dùng “Thầy” và xưng “Con”.

14. Trọng Phật, kính TăngTăng (từ dùng để gọi chung cho giới Tăng, Ni)

có 5 đức khiến cho người đời nên cung kính:Phát tâm ly tục: Người xuất gia phát tâm thoát

ly phàm tục. Tu tập giác ngộ là phước điền (ruộng phúc) của thế gian.

9 Chú tiểu từ 7 đến 13 tuổi được gọi là Khu Ô Sa-di (Sa Di đuổi quạ), từ 13 đến 19 tuổi được gọi là Ứng Pháp Sa-di, từ 20 tuổi đến 70 tuổi được gọi là Danh tự Sa-di. Có nơi gọi chú tiểu là Hình đồng Sa-di (Sa-di chưa thọ thập giới), Trì pháp Sa-di (đã thọ thập giới).

30

Hủy bỏ hình tướng tốt đẹp: Người xuất gia cạo bỏ râu tóc, hủy bỏ tướng đẹp, cởi bỏ y phục thế tục mặc Pháp phục của Như Lai, đầy đủ oai nghi, là phước điền của thế gian.

Dứt đoạn tình thân: Người xuất gia cắt dứt tình cảm yêu thương của cha mẹ, nhất tâm tu đạo để báo đức sinh thành của cha mẹ, là phước điền của thế gian.

Vứt bỏ thân mạng:  Người xuất gia xả bỏ không tiếc thân mạng, chỉ có một tâm nguyện cầu chứng Phật đạo, là phước điền của thế gian.

Chí cầu Đại Thừa: Người xuất gia luôn mang tâm nguyện cứu giúp muôn loài, cầu pháp Đại Thừa để độ thoát tất cả loài hữu tình, là phước điền của thế gian.

15. Sắm sửa và dâng cúng lễ vậtVề chùa lễ Phật, nên sắm sửa lễ chay (hương,

hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè…), không dâng cúng lễ mặn.

Chỉ được dâng đặt lễ chay tịnh ở khu vực Phật điện, nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận khi trong chùa thờ Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại các ban thờ đó.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ, rượu, bia, thuốc lá… dâng cúng Phật. Nếu đã sắm sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay bàn thờ Đức Ông.

31

Không nên đặt tiền lẻ lên các ban thờ, vì khiến ban thờ mất tính trang nghiêm, mất công nhà chùa đi thu dọn, gió thổi tiền bay vào hương nến dễ cháy. Không nhét tiền vào tay tượng Phật hoặc chà tờ bạc vào vách chùa Đồng. Nên tiền bỏ vào hòm công đức.

Hoa tươi lễ Phật dùng hoa sen, hoa cúc…, không dùng hoa dại và hoa tạp.

Hoa cúng Phật dùng xong không nên bỏ vào sọt rác mà đem phơi khô ở chỗ sạch rồi đốt (kể cả hoa dùng ở ban thờ nhà mình cũng nên thế).

Khi cúng dàng (dường) tiền hoặc phẩm vật đến chư Tăng, nên đặt trên đĩa để trên bàn, không nên trao tay hoặc nhét vào túi của tăng, ni.

16. Niêm hương, hành lễ khi về chùa Yên TửChỉ thắp hương tại lầu hương trước Chính

Điện, không thắp hương trong chùa, vì ở các ban thờ, nhà chùa thường có hương thắp sẵn. Thắp nhiều hương, khói hương nhiều có thể làm ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí của chùa và cả người hành lễ, có khi còn gây ra hỏa hoạn.

Ở những ngôi chùa được phép thắp hương trong Chính Điện, Nhà Tổ, khi dâng hương, dùng ngón tay cái và ngón trỏ cầm cho cây hương đứng, còn 3 ngón tay kẹp lấy phía dưới, 2 tay cầm hương đưa ngang trán, quán tưởng chư Phật, Bồ-tát hiển hiện, tiếp thọ hương cúng dường. Nếu ở chỗ đông người, nên cầm hương thẳng để khỏi đụng vào

32

người khác đứng phía trước và đến cách tượng Phật khoảng 3 bước thì dâng hương lễ bái.

Nếu dâng 3 cây hương thì cắm 1 cây ở giữa (niệm cúng dường Phật Bảo), cây thứ 2 cắm bên phải (niệm cúng dường Pháp Bảo), cây thứ 3 cắm bên trái (niệm cúng dường Tăng Bảo). Sau đó chắp tay thầm niệm cúng dường nhất thiết chúng sinh, nguyện hương hoa này biến khắp mười phương, cúng dường nhất thiết chư Phật, Tôn Pháp, chư Hiền Thánh. Sau khi cắm hương xong, lui khoảng nửa bước, đứng thẳng, đầu hơi cúi đảnh lễ.

Khi có các vị xuất gia đang lễ Phật, không được lễ cùng mà phải lễ sau các nhà sư.

Không dùng miệng thổi để làm tắt lửa hương khi thắp hoặc thổi tắt đèn khi thờ Phật.

Không dùng hương giả (nhang điện) để thờ Phật.

Không được dùng miệng thổi tắt nến vì nước bọt sẽ bắn vào ban thờ và vào nến. Nên dùng tay quạt tắt nến hoặc lấy que dập đi. Trước khi thắp hoặc tắt nến, ta nên chắp tay xá chào.

Không dùng tay bốc hương trầm đổ vào lư hương mà phải để cả túi đổ vào hoặc lấy thìa xúc. Dùng tay là bất kính vì tay thường cầm đồ bất tịnh.

Tiếp cận với hương hoa dâng cúng Phật thì không được ngửi hoa; chỉ cần nảy sinh ra ý niệm “hương hoa thơm” đã bị coi là phạm vào tội ăn trộm của Tam Bảo.

Hành lễ trong chùa theo trình tự:

33

Đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông, xin phép Đức Ông vào lễ Phật (vì Đức Ông được coi là người kiểm soát tâm thế của chúng sinh đến với Phật).

Sau khi lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án Chính Điện lễ chư Phật, Bồ-tát.

Sau đó lễ ở tất cả các ban thờ khác ở Bái Đường. Chùa có Nhà Tổ, Điện Mẫu thì đến đó đặt lễ, dâng hương.

Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến thăm hỏi các nhà sư trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Không được tự tay đánh chuông, mõ, trống… khi chưa được phép của sư trụ trì.

Trước khi sử dụng các pháp khí, chuông mõ, nên xá các bảo vật này một lạy rồi cầm lên sử dụng, vì nhờ có bảo vật đó mà ta mới thành tựu được đạo nghiệp.

17. Thắp mấy nén hương?Nén hương được thắp, khói hương bay lên, ký

thác tâm nguyện của người thắp hương lên Phật, Mẫu, Thánh, Thần, Sư Tổ… thờ tại chùa.

Thực tế, khi thắp hương, người ta thường chọn số cây hương lẻ (1, 3, 5, 7, 9) để thắp, có khi còn thắp cả nắm hương mà không chọn số cây hương chẵn (2, 4, 6, 8).

Theo lý giải của nhà Phật, số lẻ là số âm, số chẵn là số dương. Vì số lẻ là âm nên nó phù hợp

34

hơn với việc thờ cúng, người dương thắp hương cho người âm.

Một vài quan niệm về số nén hương thắp:Thắp 01 nén hương: Thể hiện lòng thành kính

vào bậc nhất (Nhất thiết cung kính, nhất tâm kính lễ thập phương Pháp giới Thường trụ Tam Bảo).

Thắp 3 nén hương: Thể hiện tấm lòng thành kính rộng lớn tựa Tam tài (Thiên - Địa - Nhân, ba yếu tố về cấu trúc không gian của vũ trụ), Tam giới (Dục giới - Sắc giới - Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ - Hiện tại - Tương lai). Đối với nhà Phật, thắp 03 nén hương còn có ý nghĩa là thắp tâm hương (lòng thành), giới hương (theo lời răn dạy của Phật) và định hương (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ), tôn thờ Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng), phát nguyên tu Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ).

Thắp 5 nén hương cũng là sự thể hiện lòng thành to lớn như vũ trụ. Theo quan niệm của người xưa, vũ trụ được tạo nên bởi Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đối với nhà Phật, thắp 5 nén hương thể hiện sự chí thành quy y Tam Bảo theo 5 pháp: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. Thắp 5 nén hương còn có ý nghĩa là thắp 5 thứ hương, gồm: giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương để dâng lên Phật, Tổ.

Thắp 7 hoặc 9 nén hương ít xảy ra, thường thuộc về những trường hợp khởi tâm phát nguyện hoặc cầu xin cho cá nhân mình, nam thắp 7 nén, nữ thắp 9 nén. Số nén hương thắp tượng trưng cho

35

“vía” của con người, vì theo quan niệm của người xưa, “nam thất nữ cửu” (nam 7 vía, nữ 9 vía).

Theo quan điểm nhà Phật, cho dù thắp 1 hay 3, 5 hay 7, thậm chí là thắp cả bó hương thì ý nghĩa của việc thắp hương đều giống nhau, không phải cứ thắp nhiều hương hơn thì được Phật chứng nhiều hơn. Việc thắp số nén hương nhiều hay ít không quan trọng, mà quan trọng hơn là ở tấm lòng của người thắp hương hướng tâm đến chư Phật.

Vì thế, đến chùa chỉ thắp một nén hương là đủ. Thắp hương 01 nén được gọi là tâm hương. Tuy chỉ thắp có một nén hương nhưng nén tâm hương lại bao hàm ý nghĩa rất to lớn, gồm năm sắc hương: Giới hương (tự nhắc nhở mình hướng thiện để tâm luôn trong sáng), định hương (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ), tuệ hương (làm cho trí não luôn sáng suốt để thu nhận được những điều tốt đẹp, thiện lương), tri kiến hương (vững tin phát triển năng lực, trí tuệ), giải thoát hương (buông xả mọi ưu phiền, ham muốn tội lỗi). Người xưa có câu:

Một nén cũng thơmMột tiền cũng quýPhải đâu bạc lễCốt ở thành tâm.

Trên ban thờ có nén hương đang thắp, những người am hiểu giáo lý nhà Phật thường họ không thắp thêm hương nữa mà chỉ chắp tay trang nghiêm đảnh lễ theo tâm nguyện là được.

36

18. Khấn nguyệnThông thường, mỗi khi dâng hương, thực hành

tín lễ trước ban thờ Phật, Đức Chúa Ông, Đức Thánh Trần, Thánh Mẫu, Sư Tổ…, người về chùa thường khấn nguyện, tùy theo ý nguyện của riêng mình.

Nếu đi chùa lễ Phật cốt chỉ để cầu xin, coi Phật là thần ban phước giáng họa là tâm chưa giác ngộ.

Đến chùa mà chỉ xin cho mình, xem mình là quan trọng thì sẽ bị tổn phước vì lời khấn nguyện đó chứa đầy cái ngã tham, sân, si. Lời khấn nguyện có ý nghĩa cao đẹp chính là lời cầu an không chỉ cho riêng mình mà còn cho gia đình, họ tộc, cộng đồng làng xóm, quê hương, đất nước.

Về chùa lễ Phật, người ta thường khấn nguyện Phật gia hộ cho mình, cho gia đình, họ tộc của mình được mạnh khỏe, bình an, thân tâm thường lạc, có trí tuệ nhìn thấy rõ sự vô thường, vô ngã của nhân sinh; biết phân biệt đúng sai, phải trái, thật giả để không bị ngũ dục làm mê mờ; có đầy đủ nghị lực để vượt qua khó khăn thử thách; có sức tinh tấn trên con đường tu học; có tình thương vô ngã vị tha để san sẻ tài sản tinh thần, vật chất, đem lại niềm vui đến mọi người; có giới luật để thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo đức để ba nghiệp trong sạch…

19. Văn khấn ở chùaVề chùa lễ Phật, có người khấn nguyện trong

tâm thức, có người khấn nguyện thành lời nói; có

37

người “cứ nghĩ sao nói vậy”, có người lại khấn nguyện bằng văn.

Dưới đây là 04 bài văn khấn được trích trong cuốn sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin) giúp bạn đọc tham khảo:

a. Văn khấn Đức Chúa Ông (Đức Tu-đạt-đa tôn giả):

Nam mô A-Di-Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)Kính lạy Đức Ông Tu-đạt-đa tôn giả, Thập bát

long thần, Già Lam Chân Tể.Hôm nay là ngày … tháng … năm …Tín chủ con là … …Ngụ tại .........................cùng gia đình thân tộc tới cửa chùa

………………….., trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm: “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”).

Chúng con tâu lên Ngài Tu-đạt-đa tôn giả từ cảnh trời cao soi xét. Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được độ trì gia hộ.

38

Nam mô A-Di-Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

b. Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà tôn giả):

Nam mô A-Di-Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải

Giáo A-Nan-Đà tôn giả.Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……..…

Tín chủ con là …………………………………………………………………

Ngụ tại .............................................................................................................

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót, gia hộ cho chúng con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-Di-Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

c. Văn khấn Bồ-tát Quán Thế Âm:Nam mô A-Di-Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ

Tát!Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ

chứng giám.Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh

Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng:

39

" Dù chỉ nghe tên Quán Thế ÂmHay dù chỉ thấy bức chân dung,Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,Thoát mọi hung tai, được cát tường".

Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……..…

Tín chủ con là …………………………………………………………………

Ngụ tại .............................................................................................................

thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa, kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng trưởng, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được độ trì gia hộ.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (3 lần, 3 lạy)

d. Văn khấn ở ban Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo):

Nam mô A-Di-Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

40

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ-tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện Thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……..…

Tín chủ con là …………………………………………………………………

Ngụ tại .............................................................................................................

thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:- Đức Phật A-Di-Đà, giáo chủ cõi Cực Lạc Tây

phương.- Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, giáo chủ cõi Sa

Bà.- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly, giáo chủ cõi

Đông Phương.- Đức Thiên thủ Thiên nhãn Ngũ bách danh

tầm thanh cứu khổ cứu nạn linh cảm Quán Thế Âm Bồ-tát.

- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần, Chư Thiên Bồ-tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ................................................................. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa, an khang, thịnh vượng.

41

Chúng con người phàm trần tục, lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho chúng con được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được độ trì gia hộ.

Nam mô A-Di-Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

20. Tụng kinhTheo giáo lý nhà Phật, tụng bất kỳ bộ kinh nào

cũng được vì kinh Phật nào cũng có tác dụng phá trừ mê tối, khai mở tâm trí sáng suốt nếu như ta chí thành đọc tụng. Tuy nhiên, vì căn cơ của mỗi người chẳng đều nhau nên người tụng kinh phải lựa chọn những bộ kinh phù hợp với căn cơ, sở nguyện để tụng đọc.

Đối với giới tu hành, tu pháp môn nào cần chuyên tụng kinh pháp môn đó sẽ có kết quả hơn: Người tu Tịnh độ tụng kinh A-di-đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ… Người tu Thiền tụng kinh Kim Cương, Bát Nhã, Viên Giác, Lăng Già Tâm Ấn… Người tu Pháp Hoa tụng kinh Pháp Hoa… Người xuất gia và Phật tử tại gia đều tụng những kinh: Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Dược Sư, Địa Tạng, Kim Cương, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa… Khi cầu siêu thì tụng kinh: Di Đà, Vu Lan…; khi cầu an thì tụng kinh: Phổ Môn, Dược Sư…; khi cầu sám hối thì tụng kinh: Lương Hoàng Sám, Thủy Sám…; buổi tối thường tụng Kinh Di Đà, lúc khuya thường tụng chú Lăng Nghiêm và

42

Đại Bi… Tụng bất kỳ bộ kinh nào, nếu chí tâm trì tụng, kết quả đều viên mãn như nhau. Điều quan trọng nhất, khi học được những lời hay, ý đẹp trong kinh thì phải ứng dụng thực hành vào thực tế đời sống, nếu không sẽ chỉ là “học vẹt”.

Trước khi cầm quyển kinh hay tụng kinh, nên rửa tay, súc miệng sạch sẽ, y phục phải nghiêm trang.

Khi thỉnh kinh phải cầm giữa hai tay, ngón tay cái và ngón tay trỏ đặt trên mặt quyển kinh, 3 ngón còn lại đặt ở mặt dưới quyển kinh.

Khi cầm quyển kinh phải cầm bằng hai tay, để ngang ngực, không được cầm một tay mang đi như cầm các vật khác. Trường hợp đi đâu, nên ôm trên ngực, không được cặp vào nách vì “kính Kinh như kính Phật”; muốn chào người khác, phải để quyển kinh trên bàn trước khi chào; gặp trường hợp không có chỗ để quyển kinh thì ôm vào ngực, chào: “A-di-đà Phật ”; không được cầm kinh xá chào người.

Không được cuộn tròn quyển kinh lại.Trước khi tụng kinh, nên thắp hương, ngồi

ngay thẳng như đối diện trước Phật, không được ngồi duỗi chân, dựa dẫm, mất cung kính; ngồi tĩnh tọa một lúc rồi niệm bài kệ: "Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp, bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ, ngã kim kiến văn đắc thọ trì, nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”.

Khi tụng kinh phải chắp tay. Nếu đứng tụng kinh, chân phải đứng ngang bằng, mắt nhìn xuống, tụng từng câu rành mạch. Không lên giọng quá cao,

43

xuống giọng quá thấp. Mỗi âm điệu phải hòa vào đại chúng, ăn theo nhịp mõ, theo từng tiếng của người xướng tụng (duy-na). Tụng đọc âm thanh vừa đủ nghe.

Không vừa tụng kinh vừa ăn uống.Khi dừng tụng kinh ở trang nào nên làm dấu để

nhớ, không được bỏ qua trang. Không được dùng nước bọt lật trang kinh.

Không được viết chữ lên sách kinh, có thể dùng bút chì ghi để nhớ, sau khi nhớ rồi phải tẩy sạch nét bút chì.

Trong lúc tụng kinh, có người tới cần gặp, có thể chắp tay đáp lễ hoặc làm dấu ghi nhớ, xếp kinh sách lại, đứng dậy tiếp khách. Chưa xếp cất kinh sách đã nói sang chuyện khác thể hiện sự xem thường Pháp Bảo. Nếu ho phải lấy tay áo che miệng.

Trong lúc tụng kinh, nếu có sinh tạp niệm, nên gấp kinh sách lại, đợi tạp niệm tiêu hết mới tiếp tục tụng kinh.

Kinh sách phải được bảo quản cẩn thận; trường hợp bị hư hoại nên sửa sang, nếu không sử dụng được thì có thể đem đốt rồi mang tro rải ở nơi sạch sẻ, tránh chỗ có người giẫm đạp lên.

21. Tam quy, ngũ giới và thập thiệnTam quy là cách nói tắt của Quy y Tam Bảo.

Quy là quay về, y là nương tựa. Tam Bảo là ba ngôi tôn quý: Phật - Pháp - Tăng. Phật là người đã giác ngộ và là người đưa đường chỉ lối cho chúng sinh đi

44

trên con đường giác ngộ như Ngài. Pháp là giáo lý và phương pháp thực hành để đưa chúng sinh đạt tới sự giác ngộ đó. Tăng là đoàn thể những con người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức, thực hành giáo lý, đưa tới sự giác ngộ.

*** Giới là điều luật ngăn cấm những việc xấu của

thân, khẩu, ý ở con người. Ngũ giới là cách nói tắt của Thọ trì Ngũ giới.Ngũ giới là 5 giới cấm trong đạo Phật, là năm

điều phải giữ đối với người Phật tử. Ngũ giới gồm: 1- Không sát sinh2- Không trộm cắp3- Không tà dâm4- Không nói dối5- Không uống rượu Đây cũng là năm giới cơ bản, quan trọng nhất

trong đạo Phật, là đạo đức căn bản của Phật tử. Thực hiện năm giới này, người Phật tử không những được tiến tu trên đường giải thoát mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, xã hội.

***Thập thiện (十善, daśakuśalakarmāṇi) là mười

điều thiện được thực hiện qua thân, khẩu, ý của con người.

Kinh Thập Thiện ghi lại lời thuyết pháp của đức Phật cho cư sỹ và những người xuất gia, những bậc A-la-hán, Bồ-tát... Chúng sinh nào hiểu được, giữ gìn và làm đúng mười điều thiện dưới đây thì

45

khi mệnh chung (chết) sẽ được thác sinh vào cõi trời tốt lành, hoặc như thác sinh lại làm người thì cũng được sinh vào các gia đình giàu sang và đức độ.

Mười điều thiện là:

1- Không sát sinh2- Không trộm cắp3- Không tà dâm

03 điều thiện thuộc về thân;

4- Không nói dối5- Không nói đôi chiều10 6- Không nói lời hung tục7- Không nói phù phiếm11

04 điều thiện thuộc về khẩu;

8- Không tham lam12 9- Không sân hận13

10- Không si mê, tà kiến14

03 điều thiện thuộc về ý.

Mười điều thiện là đạo đức căn bản của những bậc hiền thánh.

Trong thời gian tu hành tại Yên Tử, Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đã từng đi đến “khắp nơi thôn xóm khuyến hóa dân chúng từ bỏ những dâm từ, đồng thời dạy họ tu hành Thập thiện”15.

10 Trước nói thế này, sau lại nói thế khác11 Nói những chuyện không mang lại lợi ích12 Tham ngũ dục, lạc, sắc, danh, lợi, ăn, ngủ13 Không nóng giận, thù hận, buồn bực, chán nản…14 Không hiểu biết lầm lạc, u mê, nghiện ngập…

46

22. Sám hối sáu cănSám là ăn năn lỗi trước. Hối là chừa bỏ lỗi sau.Sám hối có nghĩa là ăn năn chừa lỗi. Đức Phật dạy: “Phàm tất cả chúng sinh còn

xuống lên trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường thì không một loài nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi sai lầm”.

Kinh Phật Từ bi thủy sám pháp chỉ rõ: Con người “hoặc do ba nghiệp mà tạo tội ác, hoặc do sáu căn mà sinh lỗi lầm, hoặc vì nội tâm tư duy bất chính, hoặc vì ngoại cảnh làm cho mê hoặc, tội lỗi như vậy tăng lên…”

Sám hối là sự thành tâm hối cải lỗi lầm trong quá khứ, phát nguyện từ nay về sau không tái phạm. Sám hối là phương cách tốt nhất để con người tự giác trút bỏ mọi lỗi lầm, phiền não, cho thân tâm được trong sạch, thảnh thơi. Khi phạm phải lỗi lầm, phép sám hối như một lời “xin lỗi”, lòng tự nhủ lòng “từ nay về sau sẽ không bao giờ phạm lỗi”. Biết mình có lỗi, biết xin lỗi và tự sửa lỗi, hành vi đó chỉ thể hiện ở những người có đạo đức và nhân cách cao đẹp.

Để tu tập, thực hành pháp sám hối, thông thường, Phật tử chỉ tụng các bài sám hối như Sám Lễ Một Trăm Lẻ Tám Hồng Danh Chư Phật, Từ Bi

15 Trích Thánh đăng lục - bộ sách ra đời vào cuối thời Trần, Hòa thượng Thích Thanh Từ giảng giải, Nhà Xuất bản TP Hồ Chí Minh ấn hành năm 1999, trang 103.

47

Thủy Sám, Sám Dược Sư hoặc tụng Pháp Hoa…, song, Lục thì sám hối khoa nghi (nghi thức sám hối theo 6 thời) do chính Cư sỹ - Hoàng đế Trần Thái Tông ngự chế, sau đó được Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông và các Thiền sư Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử phổ biến hành trì rộng khắp trong giới xuất gia và tại gia cả nước đã trở thành pháp sám hối rất đặc biệt.

Một người bình thường, ai cũng có 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu căn gắn liền với cuộc sống con người. Khi người chết thì sáu căn cũng mất.

Hàng ngày, con người tiếp xúc với ngoại cảnh thông qua 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Do sự chi phối của dục vọng, mắt ta thường “nhìn lệch các thứ, nào khác kẻ mù”; tai “ghét nghe chánh pháp, thích lắng lời tà”, “những điều hiếu trung, che tai bỏ mặc”; mũi “thường tham mùi lạ, trăm thứ ngạt ngào / Chẳng thích chân hương, năm phần thanh tịnh”; lưỡi “tham đủ mọi mùi, thích xét ngon dở”, dẫn đến việc “giết hại chúng sinh, vì ba tấc lưỡi / Nói dối bày điều, thêu dệt bịa thêm / Hai lưỡi bỗng sinh, ác khẩu dấy khởi”; thân giả tạm nhưng vẫn “chấp cho là thật, quên mất pháp thân / Sinh dâm, sát, trộm, bèn thành ba nghiệp”; ý “nghĩ vơ nghĩ vẩn, không lúc nào dừng / Mắc mứu tình trần, kẹt tâm chấp tướng”. “Những tội như thế, vô lượng vô biên” nên khi mạng chung (chết), con người “phải sa địa ngục”, “rơi ba đường ác”, “đọa ba đường khổ”, “vào ngục bạt thiệt / Cày sắt kéo dài, nước đồng rót mãi”, “Gái nằm giường sắt, trai ôm cột đồng /

48

Muôn kiếp tái sinh, lại chịu tội báo”. Nguyên nhân dẫn đến hậu quả trên xuất phát từ lục căn buông thả theo dục lạc. Muốn xóa bỏ lỗi lầm, từ bỏ bến mê, quay trở về Bến Giác, cần phải hành trì sám hối 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Theo đó, một ngày (24 giờ) được chia thành 06 thời (lục thì), mỗi thời ứng với 04 giờ. Sáng sớm, ngủ dậy, sám hối căn mắt. Tiếp đó, cứ sau 04 giờ lại sám hối một căn, lần lượt từ căn tai, căn mũi, căn lưỡi và căn thân, đến khoảng nửa đêm thì sám hối căn ý.

Nghi thức sám hối này được diễn ra liên tục, thời này qua thời khác trong một ngày, ngày này qua ngày khác trong một đời người. Đối tượng sám hối không ở đâu xa mà là mắt, là tai, mũi, lưỡi, thân, ý của con người. Bởi thế, sám hối sáu căn theo sáu thời khắc trong ngày dễ học, dễ nhớ, áp dụng trực tiếp vào thực tế đời thường, là pháp sám hối rất đặc biệt, do người Việt Nam chế tác ra, trở thành nghi thức sám hối của giới xuất gia và Phật tử tại gia Phật giáo Trúc Lâm thời Trần và còn truyền mãi đến ngày nay.

Dưới đây, chúng tôi trích đăng một trong những bản dịch Lục thì sám hối khoa nghi do đức Hoàng đế Trần Thái Tông ngự chế đang được áp dụng tại một cơ sở tự viện Thiền tông để bạn đọc tham khảo:

BÀI SÁM HỐI SÁU CĂN

Chí tâm sám hối.

49

Chúng con từ vô thủy kiếp đến nay;Bỏ mất bản tâm, không biết chính đạo.Rơi ba đường khổ, bởi sáu căn lầm; Không sám lỗi trước, khó tránh hối sau.

NGHIỆP CĂN MẮT LÀ:

Nhân ác xem kỹ, nghiệp thiện coi khinh;Lầm nhận hoa giả, quên ngắm trăng thật.Yêu ghét nổi dậy, đẹp xấu tranh giành.Chợt mắt dối sinh, mờ đường chính kiến.Trắng qua xanh lại, tía phải vàng sai.Nhìn lệch các thứ, nào khác kẻ mùGặp người sắc đẹp, liếc trộm nhìn ngang;Lòa mắt chưa sinh, bản lai diện mục.Thấy ai giàu có, giương mắt mải nhìn.Gặp kẻ bần cùng, lờ đi chẳng đoái.Người dưng chết chóc, nước mắt ráo khô;Thân quyến qua đời, đầm đìa lệ máu.Hoặc đến Tam Bảo, hoặc vào chùa chiền;Gần tượng, thấy kinh, mắt không thèm ngó.Phòng tăng điện Phật, gặp gỡ gái trai;Mắt liếc mày đưa, đam mê sắc dục.Không ngại Hộ Pháp, chẳng sợ Long thần;Trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi.Những tội như thế, vô lượng vô biên;Đều từ mắt sanh, phải sa địa ngục.Trải hằng sa kiếp, mới được làm người;Dù được làm người, lại bị mù chột.

NGHIỆP CĂN TAI LÀ:

Ghét nghe chính pháp, thích lắng lời tà;Mê mất gốc chân, đuổi theo ngoại vọng.Sáo đàn inh ỏi, bảo khúc Long ngâm;Văng vẳng mõ chuông, coi như ếch nhái.Câu ví bài vè, bổng nhiên để dạ;Lời kinh câu kệ, không chút lắng tai.

50

Thoảng nghe khen hảo, khấp khởi mong cầu;Biết rõ lời lành, đâu từng ưng nhận.Vài ba bạn rượu, năm bảy khách chơi;Tán ngắn bàn dài, châu đầu nghe thích.Hoặc gặp thầy bạn, dạy bảo đinh ninh;Những điều hiếu trung, che tai bỏ mặc.Hoặc nghe tiếng xuyến, bỗng nảy lòng dâm;Nghe nửa câu kinh, dường như tai ngựa.Những tội như thế, vô lượng vô biên;Đầy ắp bụi trần, kể sao cho xiết.Sau khi mạng chung, rơi ba đường ác;Hết nghiệp thọ sinh, lại làm người điếc.

NGHIỆP CĂN MŨI LÀ:

Thường tham mùi lạ, trăm thứ ngạt ngào;Chẳng thích chân hương, năm phần thanh tịnh.Lan xông sạ ướp, chỉ thích tìm tòi;Giới định hương huân, chưa từng để mũi.Trầm đàn thiêu đốt, đặt trước Phật đài;Nghểnh cổ hít hơi, trộm hương phẩy khói.Theo dõi hương trần, Long Thần chẳng nể;Chỉ thích mùi sằng, chọn không chán mỏi.Mặt đào má hạnh, lôi kéo chẳng lìa;Cây giác hoa tâm, xoay đi không đoái.Hoặc ra phố chợ, hoặc vào bếp sauThấy bẩn thèm ăn, ưa nhơ kiếm nuốt.Chẳng ngại tanh hôi, không kiêng hành tỏi;Mê mải không thôi, như lợn nằm ổ.Hoặc chảy nước mũi, hoặc hỉ đờm vàngBôi cột quẹt thềm, làm nhơ đất sạch.Hoặc say nằm ngủ, điện Phật phòng Tăng;Hai mũi thở hơi, xông kinh nhơ tượng.Ngửi sen thành trộm, nghe mùi thành dâm;Không biết không hay, đều do nghiệp mũi.Những tội như thế, vô lượng vô biên;Sau khi mạng chung, đọa ba đường khổ.

51

Trải nghìn muôn kiếp, mới được làm người;Dù được làm người, quả báo bệnh mũi.

NGHỆP CĂN LƯỠI LÀ:

Tham đủ mọi mùi, thích xét ngon dở;Nếm hết các thứ, biết rõ béo gầy.Sát hại sinh vật, nuôi dưỡng thân mình;Quay rán cá chim, nấu hầm cầm thú.Thịt tanh béo miệng, hành tỏi ruột xông;Ăn rồi đòi nữa, nào thấy no lâu.Hoặc đến đàn chay, cầu Thần lễ Phật;Cố cam bụng đói, đợi lúc việc xong.Sáng sớm ăn chay, cơm ít nước nhiều;Giống hệt người đau, gắng nuốt thuốc, cháo.Mắt đầy mỡ thịt, cười nói hân hoan;Rượu chuốt cơm mời, nóng thay nguội đổi.Bày tiệt đãi khách, cưới gả cho con;Giết hại chúng sinh, vì ba tấc lưỡi.Nói dối bày điều, thêu dệt bịa thêm;Hai lưỡi bỗng sinh, ác khẩu dấy khởi.Chửi mắng Tam Bảo, nguyền rủa mẹ cha;Khinh khi Hiền thánh, lừa dối mọi người.Chê bai người khác, che giấu lỗi mình;Bàn luận cổ kim, khen chê này nọ.Khoe khoang giàu có, lăng nhục người nghèo;Xua đuổi Tăng, Ni, chửi mắng tôi tớ.Lời dèm thuốc độc, nói khéo tiếng đàn;Tô vẽ điều sai, nói không thành có.Oán hờn nóng lạnh, phỉ nhổ non sông;Tán dóc Tăng phòng, ba hoa Phật điện.Những tội như thế, vô lượng vô biên;Ví như cát bụi, đếm không thể cùng.Sau khi mạng chung, vào ngục bạt thiệt;Cày sắt kéo dài, nước đồng rót mãi.Quả báo hết rồi, muôn kiếp mới sinh;Dù được làm người, lại bị câm bặt.

52

NGHIỆP CĂN THÂN LÀ:

Tinh cha huyết mẹ, chung hợp nên hình;Năm tạng trăm hài, cùng nhau kết hợp.Chấp cho là thật, quên mất pháp thân;Sinh dâm, sát, trộm, bèn thành ba nghiệp:Nghiệp sát sinh là:Luôn làm bạo ngược, chẳng khởi nhân từ;Giết hại bốn loài, đâu biết một thể.Lầm hại cố giết, tự làm dạy người;Hoặc tìm thấy bùa, đem về ếm đối.Hoặc làm thuốc độc, để hại sinh linh;Chỉ cốt hại người, không hề thương vật.Hoặc đốt núi rừng, lấp cạn khe suối;Buông chài bủa lưới, xuýt chó thả chim.Thấy nghe tùy hỷ, niệm dấy tưởng làm;Cử động vận hành, đều là tội lỗi.

Nghiệp trộm cắp là:Thấy tài bảo người, thầm khởi tâm tà;Phá khóa cạy then, sờ bao mò túi.Thấy của thường trụ, lòng dấy khởi tham;Trộm của nhà chùa, không sợ Thần giận.Không những vàng ngọc, mới mắc tội to;Ngọn cỏ cây kim, đều thành nghiệp trộm.

Nghiệp tà dâm là:Lòng mê nhan sắc, mắt đắm phấn son;Chẳng đoái liêm trinh, riêng sinh lòng dục.Hoặc nơi đất Phật, Chánh điện phòng Tăng;Cư sĩ gái trai, đụng chạm đùa giỡn.Tung hoa ném quả, đạp cẳng kề vai;Khoét ngạch trèo tường, đều là dâm nghiệp.Những tội như thế, vô lượng vô biên;Đến lúc mạng chung, đều vào địa ngục.Gái nằm giường sắt, trai ôm cột đồng;Muôn kiếp tái sanh, lại chịu tội báo.

53

NGHIỆP CĂN Ý LÀ :

Nghĩ vơ nghĩ vẩn, không lúc nào dừng;Mắc mứu tình trần, kẹt tâm chấp tướng.Như tằm kéo kén, càng buộc càng bền;Như bướm lao đèn, tự thiêu tự đốt.Hôn mê chẳng tỉnh, điên đảo dối sinh;Não loạn tâm thần, đều do ba độc:

Tội keo tham là :Âm mưu ghen nghét, keo cút vét vơ;Mười vốn ngàn lời, còn cho chưa đủ.Của chứa tựa sông, lòng như hũ chảyRót vào lại hết, nên nói chưa đầy.Tiền mục lúa hư, không cứu đói rét;Lụa là chất đống, nào có giúp ai.Được người mấy trăm, chưa cho là nhiều;Mất mình một đồng, tưởng như hao lớn.Trên từ châu báu, dưới đến tơ gai;Kho đụn chất đầy, chưa từng bố thí.Bao nhiêu sự việc, ngày tính đêm lo;Khổ tứ lao thần, đều từ tham nghiệp.

Tội nóng giận là :Do tham làm gốc, lửa giận tự thiêu;Quắc mắt quát to, tiêu tan hòa khí.Không riêng người tục, cả đến thầy tu;Kinh luận tranh giành, cùng nhau công kích.Chê cả sư trưởng, nhiếc đến mẹ cha;Cỏ nhẫn héo vàng, lửa độc rực cháy.Buông lời hại vật, cất tiếng hại người;Không nhớ từ bi, chẳng theo luật cấm.Bàn Thiền tựa Thánh, trước cảnh như ngu;Dẫu ở Cửa Không, chưa thành vô ngã.Như cây sinh lửa, lửa cháy đốt cây;Những tội trên đây, đều do nghiệp giận.

Tội ngu si là :Căn tính đần độn, ý thức tối tăm;

54

Chẳng hiểu tôn ti, không phân thiện ác.Chặt cây hại mạng, giết gấu gãy tay;Mắng Phật chuốc ương, phun Trời ướt mặt.Quên ơn quên đức, bội nghĩa bội nhân;Không tỉnh không xét, đều do si nghiệp.Những tội như thế, rất nặng rất sâu;Đến lúc mạng chung, rơi vào địa ngục.Trả ngàn muôn kiếp, mới được thọ sinh;Dù được thọ sinh, lại mắc ngu báo.Nếu không sám hối, đâu được tiêu trừ;Nay trước Phật đài, thảy đều sám hối.

23. Phương châm học PhậtĐức Phật dạy 4 phương châm tu học, gọi là tứ

y cứ, gồm:Y pháp, bất y nhân nghĩa là nương tựa vào giáo

Pháp, Phật Pháp chứ không nương tựa vào con người nói Pháp, giảng Pháp. Học theo những gì tăng ni chỉ dạy về giáo lý nhà Phật (Kinh, Luật, Luận), có thể không học từ bản thân hành động của tăng ni. Chân lý dễ nói nhưng khó làm. Nhớ câu y pháp bất y nhân để luôn giữ vững được niềm tin vào đạo lý chân chính, tránh trường hợp một vài hình ảnh xấu mà hiểu lầm giáo lý chư Phật dạy.

 Y Nghĩa bất  y Ngữ:  Khi tụng đọc kinh sách, không nên chỉ chấp vào từ ngữ ghi ở trong kinh sách mà chủ yếu là phải hiểu nghĩa lý trong đó .

Y Trí bất  y Thức: Trí là trí tuệ, là sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của sự vật, hiện tượng. Thức cũng là “biết”, nhưng lại biết theo cái nhìn trực giác, có khi méo mó bởi cảm tính, cảm tình, thành kiến, yêu ghét… nên thường không đúng với sự

55

thật, được gọi là Thức huyễn, Tình thức... Đức Phật dạy không nên tin vào cái biết theo kiểu Thức huyễn đó mà phải nương tựa vào cái biết của Trí thì mới nhận thức được sáng suốt, đầy đủ, đúng đắn bản chất sự vật và hiện tượng.

Y Kinh liễu nghĩa bất  y Kinh bất liễu nghĩa: Đức Phật dạy: “Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”. Vì vậy, cho dù là kinh của Phật nhưng nếu mình hiểu được nghĩa lý rõ ràng (liễu nghĩa) thì mới nương theo đó mà tu tập. Nếu thấy lợi ích mới tiếp tục thực hành. Ngược lại, kinh nào mà mình chưa “liễu nghĩa”, chưa hiểu thấu đáo, chưa biết cách thực hành thì đừng y theo kinh đó mà tu tập.

24. Cúng dường (dàng) Tam BảoTam bảo gồm: Phật bảo, Pháp bảo và Tăng

bảo. Cúng dường Tam bảo chính là cúng dường Phật, Pháp, Tăng - ba ngôi tôn quý trong Đạo Phật.

Cúng dường Tam bảo là những việc làm cung cấp, nuôi dưỡng và bảo vệ Tam bảo để Tam bảo được trường tồn, phát triển, thiết thực vì lợi ích của chúng sinh.

Cúng dường Phật bảo:Phật tuy đã nhập diệt nhưng vẫn cúng dường,

như thể Đức Phật còn tại thế. Không nên bày biện linh đình, hoang phí. Cúng

dường Phật chỉ cần hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái cây, nước trong, có thể thêm cơm trắng nữa là đủ. Quý nhất để cúng dường lên Phật là 5 món diệu hương, gồm: Giới hương (giữ giới thanh tịnh để

56

xứng đáng là con của Phật); định hương (giữ cho tâm tĩnh định, không xao động, mê nhiễm); huệ hương (chú tâm học hỏi Phật pháp, suy xét, nghiền ngẫm và quyết chí thực hành - văn, tư, tu); giải thoát hương (phá trừ ngã chấp, luôn quán vô ngã, tứ đại là không, nghiệp thức phân biệt cũng là không) và giải thoát tri kiến hương (phá trừ luôn pháp chấp, không thấy tứ đại là thật).

Cúng dường Pháp bảo:Pháp Phật là những điều đức Phật chứng kiến

được sau khi giác ngộ rồi nói lại cho mọi người hiểu biết để dứt sạch mê lầm và giác ngộ như Ngài. Đó là những nội dung về giáo pháp và giới luật được đức Phật thuyết giảng và chế định cho những đệ tử của Ngài thực hành theo.

Có nhiều cách cúng dường Pháp bảo: Trước tiên phải học, nghiên cứu để hiểu biết giáo pháp của Đức Phật. Nếu có tài chính thì nên xuất tiền ấn tống kinh sách, giáo lý nhà Phật phổ biến ra rộng khắp. Người có trình độ học thức thì nên diễn giảng giáo pháp cho mọi người cùng hiểu hoặc sáng tác văn thơ… cho người đọc thấm nhuần, hoặc phiên dịch các bộ kinh từ ngoại ngữ sang tiếng Việt…

Cúng dường Tăng bảo:Chư Tăng là những người thay thế Đức Phật

truyền lại giáo pháp cho chúng sinh. Muốn “gieo nhân lành gặp quả phúc” ở Tam bảo, cúng dường chư Tăng là việc chính.

Khi cúng dường chư Tăng, thái độ cúng dường phải thành kính, trân trọng, không ngã mạn tự cao,

57

không nệ vào Tăng, Ni quen hay lạ, không phân biệt Tăng, Ni ở nơi này nơi kia; nên niêm tịnh tài, tịnh vật vào phong bì, bao gói cho kín đáo, trang trọng.

Đã phát tâm cúng dường thì không được yêu cầu hoặc đề nghị chư Tăng phải làm theo ý nguyện của mình, vì làm như thế sẽ suy tổn phước đức của sự cúng dường và làm tăng thêm lòng ngã mạn của người cúng dường.

Nên chọn hình thức tịnh tài, tịnh vật cần thiết cho đời sống tu học chân chính của chư Tăng để cúng dường. Không nên chiều theo những sở thích riêng tư mà cúng dường những thứ không đúng chính pháp, vì làm thế, người cúng dường sẽ không được hưởng phúc, người nhận cũng mang tội. Không nên cúng dường cho những vị tăng, ni phạm giới, phá giới, sống không đúng oai nghi tế hạnh, vì việc cúng dường đó tiếp tay ngoại đạo phá đạo Phật. Đức Phật dạy: Nếu cúng dường cho người phá giới, ác tăng, sẽ gánh lấy hậu quả tội lỗi của họ.

Có ba cách cúng dường, gồm: Phẩm vật cúng dường, Kính tín cúng dường và Hạnh cúng dường theo lời Phật chỉ dạy. Phẩm vật cúng dường là dâng cúng Tam bảo bằng vật chất (hương hoa, y phục, thực phẩm, vật dụng...). Kính tín cúng dường là dâng cúng Tam bảo với tấm lòng thành kính và niềm tin tuyệt đối vào Phật. Kính tín cúng dường được đánh giá cao hơn phẩm vật cúng dường. Hạnh cúng dường là biến giáo lý của Phật thành hành

58

động vì lợi ích của chúng sinh. Hạnh cúng dường được coi là bậc cúng dường cao nhất.

Người am hiểu về đạo Phật thường chỉ đặt tiền vào hòm công đức, không cần ghi chép vào sổ sách, cũng không lấy giấy ghi công đức, vì theo họ: Cúng dường Tam bảo mà mong được nêu danh thì việc cúng dường đó chỉ là vì háo danh, không phải cúng dường với bản tâm thành thực. Cúng dường vì danh chỉ tổn phước.

Theo thuyết phong thủy, khi cúng dường tịnh tài nơi Phật điện, nên đưa tiền vào hòm công đức đặt ở vị trí lệch về một bên của ban thờ, không đưa tiền vào hòm công đức đặt ở vị trí chính giữa trước ban thờ; vì hòm công đức đặt ở vị trí này có thể tạo ra trường khí xấu. Đặt tiền vào đây, trường khí xấu xáo động, có thể gây nên điều bất lợi.

25. Có nên mang lộc chùa về nhà?Nhiều người khuyên: Lễ phẩm cúng ở chùa

không nên mang về đặt lên ban thờ nhà mình cúng lại vì phần nhiều lễ phẩm đó có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ nhà mình.

Không nên mang Giấy ghi công đức ở chùa về đặt lên ban thờ nhà mình để báo công.

Không lấy cành lộc ở chùa mang về đặt lên ban thờ nhà mình. Cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia.

Có thể lấy lộc bánh kẹo, bao diêm, bật lửa… mang về nhưng không đặt lên ban thờ.

59

Bùa, phù chú đa phần có trường khí âm, không nên mang về nhà, đặt lên ban thờ hay mang theo bên người.

Khi được thụ lộc tài ở chùa thì nên lưu lại chút công đức. Không nên xem đó là việc đương nhiên được sư cho thì nhận, sẽ phạm tội “luân đạo thực quả báo” theo quan điểm nhà Phật.

Không tự ý lấy hoặc sử dụng bất cứ đồ dùng nào của nhà chùa. Theo kinh sách Phật, đây là hành vi “đạo dụng thập phương thường trụ” (trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dường). Người phạm vào giới luật này khi chết sẽ bị giam xuống 9 tầng địa ngục.

26. Đến chùa mùa hạTrong một năm, thời tiết ở ta bốn mùa Xuân,

Hạ, Thu, Đông kế tiếp nhau. Về chùa Yên Tử vào các mùa trong năm cho ta những cung bậc cảm xúc rất khác lạ.

Vào mùa Hạ, ứng với mùa mưa ở nước ta, các nhà sư ở Yên Tử thường tập trung an cư kiết hạ tại chùa Trình Bí Thượng16 và Chùa Lân-Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

An cư kiết hạ17 là một tập tục, một hoạt động truyền thống từ thời xa xưa của đạo Phật. Sau khi đức Phật Thích-ca Mâu-ni thành đạo, có một số vị tỳ-kheo du hành hoằng pháp trong mùa mưa khiến 16 Trụ sở Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tọa lạc ở về phía Đông chùa Bí Thượng.17 Phật giáo Nam tông gọi là an cư kiết vũ. Kiết vũ có nghĩa là mưa an lành hạnh phúc.

60

dân chúng than phiền: “Các sa-môn Thích tử du hành trong mùa lạnh, mùa nóng và cả trong mùa mưa. Ngay cả các du sĩ ngoại đạo hằng năm vẫn có 3 tháng ở cố định trong mùa mưa; những con chim sau khi làm tổ trên ngọn cây cũng sống cố định trong mùa mưa. Còn các sa-môn Thích tử lại du hành trong mùa mưa. Các vị ấy đã dẫm đạp lên cỏ xanh, đang làm hại mạng sống của các loài côn trùng”. Đức Thích-ca quán xét và ban hành lễ An cư kiết hạ (còn gọi là Nhập hạ) để những người xuất gia hành trì. Theo đó, hằng năm, vào mùa mưa, các đệ tử của Ngài phải tề tựu tại những nơi quy định (cư) cho thân tâm tĩnh lặng (an).

Đức Thích-ca cho phép có 2 loại Nhập hạ: Tiền an cư (từ 16/6 đến 15/9 âm lịch) và Hậu an cư (từ 16/7 đến 15/10 âm lịch). Hậu an cư chỉ dành cho các vị tỳ-kheo có Phật sự quan trọng, không thể về dự Tiền an cư theo đúng thời gian quy định được.

Đối tượng an cư kiết hạ là giới xuất gia, bao gồm Tỳ-kheo và Tỳ-kheo Ni. Các chúng: Sa-di, Thức-xoa-ma-na, Sa-di Ni chỉ thực tập an cư.

Việc nhập hạ an cư nhằm mục đích và có ý nghĩa lớn:

- Duy trì truyền thống, tập tục của chư Phật trong quá khứ.

- Thể hiện lòng từ bi, thương chúng sinh của người xuất gia không nỡ hại côn trùng và chồi non cây cỏ. Vào mùa mưa, các loài trùng, kiến thường ra nhiều. Ba tháng an cư là để cho Tăng Ni không giẫm đạp phải các loài trùng kiến, phạm tội sát sinh.

61

- Việc cấm túc an cư, tập trung một chỗ để tu học tạo điều kiện thuận lợi cho đức Phật thuyết pháp giáo hóa các Tỳ-kheo; các vị Tỳ-kheo có cơ hội trao đổi với nhau kinh nghiệm tu hành; các Phật tử cũng nhân đó được cúng dường chư Tăng.

- Người xuất gia có 3 tháng để thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức, siêng tu tam vô lậu học; duy dưỡng vật lực, tâm lực và trí lực; phát huy giới-định-tuệ, trở về bản tâm chân thật của chính mình; giúp họ tiến bộ và đạt đạo.

- Vào mùa an cư, Tăng Ni thường tụ hội tại những nơi quy định, biểu hiện tinh thần sống chung hòa hợp của tăng đoàn. Ngoài sự tu học, tinh thần lục hòa cộng trụ cũng được xây dựng, củng cố và phát huy trong 3 tháng an cư này. Sự thanh tịnh, hòa hợp của Tăng đoàn được coi là mạng mạch của Phật pháp và là linh hồn, sức sống của chính pháp.

- Tăng Ni tham dự mỗi mùa an cư sẽ được tính là một tuổi đạo (còn gọi là tuổi hạ). Tuổi đạo cao hay thấp được tính bằng việc tham dự những kỳ an cư nhiều hay ít. Tỳ-kheo không tham dự lễ an cư năm nào thì coi như năm đó không có tuổi hạ.

- Nhờ tập trung an cư, mới thực hiện được nguyên lý sống thiểu dục tri túc, vì chư Tăng ở chung một chỗ nên các vật dụng, phương tiện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt được giảm bớt.

Một trong những nghi thức quan trọng của mùa an cư là Lễ Tự Tứ (Pavarana). Tự Tứ là hình thức thú lỗi với nhau giữa các chư Tăng, thường được tổ chức vào cuối kỳ kiết hạ. Nghi thức Tự Tứ toát lên

62

tinh thần đoàn kết, ý thức gìn giữ lục hòa trong Tăng chúng đạo Phật.

Ở Việt Nam, kỳ an cư kiết hạ của các Tăng Ni thường được tổ chức từ ngày Rằm tháng Tư đến Rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm.

27. Nghi thức “Tắm Phật” mừng Ngày Đức Phật đản sinh

Trước đây, nghi lễ mừng Đức Phật đản sinh được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng Tư âm lịch. Nhiều năm gần đây, nghi lễ này được tổ chức vào ngày 15 tháng Tư vì theo kinh Phật, Đức Phật đản sinh vào ngày trăng tròn (được hiểu là ngày Rằm).

Nghi thức Tắm Phật bao hàm ý nghĩa: Theo truyền thuyết, khi Đức Phật ra đời, cung trời Phạm Thiên cho chín con rồng phun nước thơm xuống làm mưa tắm Phật. Lễ Tắm Phật là để nhắc lại truyền thuyết đó. Nghi thức Tắm Phật mang một ẩn dụ có ý nghĩa cao siêu. Pháp thân của Đức Phật vốn thanh tịnh, không cần đến chúng sinh phải tắm rửa, chỉ là mượn việc Tắm Phật để gột rửa nội tâm, tìm lại tự tính sáng ngời của tâm mình.

Nước dùng tắm Phật được chuẩn bị là thứ nước thơm pha nhiều loại thảo mộc.

Tượng Phật được “tắm” là pho tượng Thích-ca sơ sinh ngự trong tòa Cửu Long (đã nêu ở mục 4).

Nghi thức tắm Phật: Dội nước lên vai trái tượng Phật trước, sau đó dội nước sang vai phải, không được dội nước lên đầu tượng Phật.

63

28. Ích lợi của học PhậtHọc Phật pháp giúp cho ta sáng suốt thấy rõ

thật tướng của vũ trụ nhân sinh. Học Phật pháp giúp cho ta nhàm chán ngũ dục,

xa lìa trần cấu. Học Phật pháp giúp cho ta thêm nghị lực để

vượt khó khăn thử thách. Học Phật pháp giúp cho ta tinh tấn đạt đến chỗ

chân thiện mỹ, rốt ráo thành Phật. Học Phật pháp giúp cho ta mở rộng lòng

thương, vô ngã vị tha. Học Phật pháp giúp cho ta có đạo đức, nhân

cách cao thượng. Học Phật pháp giúp cho ta thêm sáng trí, thêm

tinh tấn, thêm vững niềm tin trong cuộc sống.

29. Bảo vệ môi trườngYên Tử là Cõi Phật linh thiêng, môi trường

cảnh quan nơi đây vốn trong sạch, thanh tịnh. Núi thiêng Yên Tử cần phải được giữ gìn sạch sẽ, thanh tịnh:

“Đường lên chùa Đồng nói không với rác”. Không tùy tiện xả rác bừa bãi, vì “xả rác bừa

bãi ngàn vái bằng không”.

64

Khi trông thấy rác do người khác xả ra trên đường hành hương, trong khuôn viên chùa, nên lượm nhặt bỏ vào thùng rác. Đó là việc làm tốt, Trời, Phật sẽ chứng tâm công đức: “Nhặt rác trên đường Trời thương, Phật độ”.

Đề cao ý thức phòng, chống cháy, nổ. Sẵn sàng tham gia dập tắt đám cháy khi có hỏa hoạn xảy ra, bởi vì:

“Cháy chùa như thể cháy nhàĐốt rừng như thể đốt da thịt mình”.

Không mang theo chất độc hại đến chùa.Không vin cành hái lộc cây xanh trong khuôn

viên nhà chùa. Dùng điện, nước phải hết sức tiết kiệm, tắt các

thiết bị sau khi sử dụng xong. Tích cực trồng cây. Trong kinh Tăng Chi Bộ

(Anguttara Sutra), Đức Phật dạy rằng: “Trồng cây cho ta bóng mát, ngoài việc thanh lọc không khí, nó còn bảo tồn trái đất, đó là điều lợi lạc cho tất cả mọi người và cho cả bản thân ta”.

65

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tên gọi của “chùa”2. Những ngôi chùa đầu tiên3. Công dụng chính của chùa4. Các pho tượng thờ ở chùa Yên Tử5. Lễ Hội Xuân và những ngày lễ chính ở Yên Tử 6. Trang phục khi vào chùa7. Sắc phục của Tăng, Ni8. Lễ phục truyền thống của Phật giáo Bắc tông9. Đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, nói trong chùa

10. Ăn chay11. Chắp tay, xá chào và lễ lạy 12. Tiếp xúc với giới tăng ni13. Xưng hô với nhà sư 14. Trọng Phật, kính Tăng15. Sắm sửa và dâng cúng lễ vật16. Niêm hương, hành lễ khi về chùa Yên Tử

12234

111617192024262628303132

66

17. Thắp mấy nén hương?18. Khấn nguyện19. Văn khấn ở chùa20. Tụng kinh21. Tam quy, Ngũ giới và Thập thiện22. Sám hối sáu căn23. Phương châm học Phật24. Cúng dường (dàng) Tam bảo25. Có nên mang lộc chùa về nhà?26. Đến chùa mùa hạ27. Nghi thức “Tắm Phật”

mừng Ngày Đức Phật đản sinh28. Ích lợi của học Phật29. Bảo vệ môi trường

MỤC LỤC

34373742444755565960

63646466

ĐẾN CHÙA CẦN BIẾT____________________________________

Chỉ đạo thực hiện:BÙI ĐÌNH TUẤN

Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu

Quảng Ninh (QUNIMEX)

Tổ chức thực hiện:BAN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÙNG LÂM

67

Biên soạn:TRẦN TRƯƠNG

_____________________________________________

In … cuốn tại ….

68