nghỀ cÁ sÔng cỬu long - viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2

88
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG Số 19 - Tháng 6/2021 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Giấy phép xuất bản số 47/GP-BTTTT cấp ngày 8/2/2013 Xuất bản hàng quý HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP: Tổng biên tập: TS. PHAN THANH LÂM Phó tổng biên tập: TS. LÊ HỒNG PHƯỚC Thư ký tòa soạn: ThS. HOÀNG THỊ THỦY TIÊN CÁC ỦY VIÊN: * PGS. TS. VÕ NAM SƠN * PGS.TS. T THANH DUNG * PGS. TS. NGUYN NGC PHƯỚC * TS. NGUYN THANH TÙNG * TS. NGUYN VĂN SÁNG * TS. NGUYN THỊ NGC TĨNH * TS. NGUYN VĂN NGUYỆN * TS. LA XUÂN THẢO * TS. NGUYN NGC DU Trình bày: ThS. Hoàng Thị Thủy Tiên Tòa Soạn: Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II 116 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TP.HCM ĐT: 028 3829 9592 - Fax: 028 3822 6807 Email: ria2 @ mard.gov.vn In tại: Công ty In Liên Tường 240/59-61-63 Nguyễn Văn Luông Quận 6, TP. HCM MỤC LỤC Trang Một số đặc điểm môi trường sống và phân bố của ngao móng tay chúa liên hệ đến hướng phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Some living environmental characteristics and distribution of Razor clam relate to directions for reproduction and grow-out farming development. TRẦN NGỌC HIỂU, ĐINH KIM DIỆU, NGÔ MINH LÝ, NGUYỄN THANH HÀ, NGUYỄN QUỐC THỂ, VŨ ANH TUẤN 3-15 Ảnh hưởng của thành phần chất đáy và mật độ ương đến tăng trưởng và tỉ lệ sống ấu trùng ngao móng tay chúa Cultellus maximus (Gmelin, 1791) giai đoạn đáp đáy (1 mm) lên giống (1 cm) Effect of substrate composition and stocking density on growth rate and survival of Razor clam Cultellus maximus (Gmelin, 1791) from spat to juvenile stage. ĐINH KIM DIỆU, TRẦN NGỌC HIỂU, NGÔ MINH LÝ, TIÊU THANH TƯƠI, NGUYỄN QUỐC THỂ, VŨ ANH TUẤN 16-24 Đánh giá hiện trạng nuôi cá dứa (Pangasius sp.) ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. An assessment on current farming of the pangasius sp. In Can Gio district, Ho Chi Minh City. TRẦN VĂN TIẾN, VÕ VĂN PHẲNG, LÊ THỊ CẨM HÀ, LƯƠNG ĐỨC THIỆN, LÊ THỊ TRANG, PHAN DOÃN ĐĂNG, NGUYỄN VĂN TÚ 25-35 Hiệu quả ứng dụng công nghệ bọt khí siêu mịn trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Application efficiency of micro-nano bubble oxygen technology in intensive white leg shrimp pond. LÊ THANH VŨ, PHÙNG THỊ HỒNG GẤM, ĐỖ VĂN HOÀNG, CHÂU HỮU TRỊ, NGUYỄN TRỌNG HUY, PHAN THANH LÂM 36-44

Upload: khangminh22

Post on 04-May-2023

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TẠP CHÍ

NGHỀ CÁSÔNG CỬU LONG

Số 19 - Tháng 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Giấy phép xuất bảnsố 47/GP-BTTTT

cấp ngày 8/2/2013Xuất bản hàng quý

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP:Tổng biên tập:

TS. PHAN THANH LÂMPhó tổng biên tập:

TS. LÊ HỒNG PHƯỚCThư ký tòa soạn:

ThS. HOÀNG THỊ THỦY TIÊN

CÁC ỦY VIÊN:

* PGS. TS. VÕ NAM SƠN* PGS.TS. TƯ THANH DUNG* PGS. TS. NGUYÊN NGOC PHƯỚC* TS. NGUYÊN THANH TÙNG* TS. NGUYÊN VĂN SÁNG* TS. NGUYÊN THỊ NGOC TĨNH* TS. NGUYÊN VĂN NGUYỆN* TS. LA XUÂN THẢO* TS. NGUYÊN NGOC DU

Trình bày:ThS. Hoàng Thị Thủy Tiên

Tòa Soạn:Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II116 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TP.HCM ĐT: 028 3829 9592 - Fax: 028 3822 6807 Email: ria2@ mard.gov.vn

In tại: Công ty In Liên Tường 240/59-61-63 Nguyễn Văn Luông Quận 6, TP. HCM

MỤC LỤC

Trang

Một số đặc điểm môi trường sống và phân bố của ngao móng tay chúa liên hệ đến hướng phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

Some living environmental characteristics and distribution of Razor clam relate to directions for reproduction and grow-out farming development.

TRẦN NGỌC HIỂU, ĐINH KIM DIỆU, NGÔ MINH LÝ, NGUYỄN THANH HÀ, NGUYỄN QUỐC THỂ,

VŨ ANH TUẤN

3-15

Ảnh hưởng của thành phần chất đáy và mật độ ương đến tăng trưởng và tỉ lệ sống ấu trùng ngao móng tay chúa Cultellus maximus (Gmelin, 1791) giai đoạn đáp đáy (1 mm) lên giống (1 cm)

Effect of substrate composition and stocking density on growth rate and survival of Razor clam Cultellus maximus (Gmelin, 1791) from spat to juvenile stage.

ĐINH KIM DIỆU, TRẦN NGỌC HIỂU, NGÔ MINH LÝ, TIÊU THANH TƯƠI, NGUYỄN QUỐC THỂ,

VŨ ANH TUẤN

16-24

Đánh giá hiện trạng nuôi cá dứa (Pangasius sp.) ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

An assessment on current farming of the pangasius sp. In Can Gio district, Ho Chi Minh City.

TRẦN VĂN TIẾN, VÕ VĂN PHẲNG, LÊ THỊ CẨM HÀ, LƯƠNG ĐỨC THIỆN, LÊ THỊ TRANG, PHAN DOÃN

ĐĂNG, NGUYỄN VĂN TÚ

25-35

Hiệu quả ứng dụng công nghệ bọt khí siêu mịn trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh.

Application efficiency of micro-nano bubble oxygen technology in intensive white leg shrimp pond.

LÊ THANH VŨ, PHÙNG THỊ HỒNG GẤM, ĐỖ VĂN HOÀNG, CHÂU HỮU TRỊ,

NGUYỄN TRỌNG HUY, PHAN THANH LÂM

36-44

2 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Đặc tính phân tử và phân bố mô bệnh học của gene FABP (fatty acid binding protein) ở sán máng Schistosoma Mekong.

Molecular characterization and tissue distribution of FABP (fatty acid binding protein) in Schistosoma Mekongi

ĐỖ THỊ CẨM HỒNG, WANWISA PEONSAMUT, MANAW SANGFUANG, YANIN LIMPANONT,

CHAROONROJ CHOTWIWATTANAKUN, PRASERT SOBHON, NARIN PREYAVICHYAPUGDEE

45-57

Khảo sát thành phần các nguyên liệu cung cấp protein và carbohydrate trong sản xuất thức ăn cá tra và thành phần sinh hóa của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở các giai đoạn phát triển.

Biochemical properties of protein and carbohydrate sources in the feed and tra catfish (Pangasianodon hypophthalmus) fillet at different stages of development.

VÕ THỊ MY MY, LÊ HOÀNG, NGUYỄN LỮ HỒNG DIỄM, NGUYỄN VĂN NGUYỆN

58-69

Đánh giá chất lượng axít amin của bột phụ phẩm cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) sản xuất tại Tiền Giang và An Giang.

Assessment of amino acid profile of tra catfish (Pangasianodon hypophthalmus) by-product fishmeal produced in Tien Giang and An Giang.

LÝ HỮU TOÀN, KHIN THIRI KHIT, PHẠM DUY HẢI, TRẦN THỊ LỆ TRINH, JOHN H. BAVOR,

NGUYỄN VĂN NGUYỆN

70-78

Đánh giá hiện trạng nước thải trong nhà máy chế biến cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).

Assessment of the current status of wastewater in tra catfish processing plants.

NGUYỄN QUỐC CƯỜNG, PHẠM DUY HẢI, LÊ HOÀNG, NGUYỄN LỮ HỒNG DIỄM, VÕ THỊ MY MY, NGUYỄN VĂN NGUYỆN, H. JOHN BAVOR

79-86

3TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II* Email: [email protected]

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ PHÂN BỐ CỦA NGAO MÓNG TAY CHÚA LIÊN HỆ ĐẾN HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM

Trần Ngọc Hiểu1, Đinh Kim Diệu1, Ngô Minh Lý1, Nguyễn Thanh Hà1, Nguyễn Quốc Thể1, Vũ Anh Tuấn1*

TÓM TẮT

Ngao móng tay chúa (NMTC) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao và cũng được xem là loài nuôi tương đối mới và tiềm năng. Nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá thực trạng khai thác, một số đặc điểm môi trường sống và phân bố NMTC tại Cà Mau và Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) và đề xuất giải pháp kỹ thuật cần quan tâm khi phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm đối tượng này. Áp dụng phương pháp điều tra nông hộ khai thác để thu thập thông tin và số liệu nghiên cứu. Từ tháng 3 đến tháng 5/2019 đã tiến hành điều tra phỏng vấn hộ khai thác NMTC bằng phiếu điều tra soạn sẵn. Tổng số đã lựa chọn được 38 hộ khai thác NMTC để phỏng vấn, trong đó 26 hộ tại Cà Mau và 12 hộ tại Tp. HCM. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích số liệu, trình bày và diễn giải số liệu khảo sát. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy NMTC được khai thác quanh năm nhưng tập trung cao vào thời gian tháng 4-6 tại vùng nghiên cứu, và được khai thác ở vùng phân bố gần bờ nhất là 2,54 km và xa bờ nhất là 18,04 km, vùng có độ sâu mức nước cạn nhất là 1,15 m và sâu nhất là 10 m. NMTC được khai thác và bắt gặp sống trong hang đất với độ sâu hang từ 31,67 - 94,23 cm. NMTC phân bố theo bề mặt đáy bằng phẳng là chính. NMTC khai thác kích thước nhỏ sống ở nền đáy có cơ cấu tỷ lệ bùn nhiều hơn hoặc bằng tỷ lệ cát; trong khi, NMTC khai thác kích thước lớn và trung bình thì tỷ lệ giữa cát và bùn phụ thuộc vào điều kiện khu vực khai thác. NMTC được khai thác ở Cà Mau có kích cỡ khai thác trung bình là 22 con/kg, khối lượng ghe bắt trung bình mỗi ngày là 3,65 ± 2,07 kg/ghe/ngày; trong khi, ở Tp. HCM cỡ NMTC khai thác trung bình 13 con/kg, khối lượng mỗi ghe khai thác theo ngày là 2,50 ± 1,22 kg/ghe/ngày. Qua nghiên cứu đã cho thấy, thời điểm khai thác NMTC tập trung cao chính là thời điểm thích hợp cần tiến hành thu thập nguồn NMTC bố mẹ để thuần dưỡng và nuôi vỗ để phục vụ cho việc sản xuất giống. Bên cạnh đó, khi phát triển đưa NMTC vào nuôi thương phẩm thì việc thiết kế điều kiện sống cho NMTC là rất quan trọng, trong đó việc thiết kế hang đất, nền đáy ao nuôi NMTC cần được chú trọng thực hiện để đảm bảo điều kiện tốt cho NMTC sinh trưởng và phát triển.

Từ khóa: Ngao móng tay chúa, phân bố, khai thác, Cà Mau, HCM

I. ĐẶT VẤN ĐỀĐộng vật thân mềm đang được xem là một

trong những đối tượng nuôi ưu thế trong chiến lược phát triển nuôi biển của nước ta, do đó có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về động vật thân mềm, trong đó nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo và phương pháp ương nuôi ấu

trùng được quan tâm nhiều nhất (Nguyễn Xuân Thu, 2005; Nguyễn Quang Hùng và Hoàng Đình Chiều, 2009). Động vật thân mềm như nhuyễn thể được nuôi phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây là nghêu Bến Tre, nghêu dầu, vẹm xanh, sò huyết, hàu Thái Bình Dương, ..., trong đó, Ngao móng tay chúa (NMTC) được coi là

4 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

loài nuôi tương đối mới (Nguyễn Đức Minh, 2015). Ngao móng tay chúa (Cultellus maximus Gmelin, 1791) là đối tượng có giá trị kinh tế cao, hiện được chào bán giá 450.000 đồng/kg với cỡ 8-12 con/kg và chủ yếu được tiêu thụ trong hệ thống nhà hàng ăn uống. Tuy nhiên, nguồn NMTC tiêu thụ hiện nay chủ yếu đến từ việc đánh bắt tự nhiên và vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Vì vậy, việc phát triển nghề nuôi NMTC không chỉ giải quyết được vấn đề này mà còn góp phần cân bằng hệ sinh thái và ổn định môi trường ven biển. Nuôi thương phẩm NMTC hiện chưa có ở Việt Nam, tuy nhiên, một số đối tượng có đặc tính tương tự đã được đưa vào nuôi và đã thành công như nghề nuôi tu hài, nuôi móng tay dài cũng phát triển trong những năm gần đây ở vùng ven biển nước ta (Trần Thế Mưu và Vũ Văn Sáng, 2013; Trần Trung Thành, 2016). Trên thế giới, nuôi móng tay (Ensis arcuatus) ở Tây Ban Nha cho thấy móng tay phát triển tốt vào mùa xuân và mùa hè, nhưng không phát triển vào mùa thu và bị chết khi mưa nhiều (Costa và ctv., 2011). Trong khi đó thì nuôi trùng trục (Sinonovacula constricta) và các loài móng tay dày (Solen grandis) ở Trung Quốc có kết qủa khá tốt (Nguyễn Đức Minh, 2015).

Theo Nguyễn Quang Hùng và Hoàng Đức Triều (2009) thì NMTC phân bố tự nhiên dọc theo các vùng bãi triều nông, chủ yếu ở vùng trung triều và hạ triều, nơi có địa hình bằng phẳng, độ sâu mực nước từ 2 - 6 m, có nền đáy là bùn mịn hoặc bùn cát giàu chất hữu cơ, độ mặn từ 18 - 30‰, nơi ít bị ảnh hưởng bởi sóng gió, rừng ngập mặn nơi có nguồn nước ngọt chảy vào từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau. Kết quả điều tra qua khảo sát vùng ven biển Cà Mau của Nguyễn Quốc Thể (2016) cho thấy NMTC xuất hiện tại các điểm Gò Công, Rạch Tàu và Ông Trang nơi có chất đáy là bùn mịn và bùn cát. Mực nước nơi NMTC phân bố có độ sâu từ 4 - 10 m cách bờ từ 2 - 10 km. Số lượng NMTC

trong tự nhiên đang có xu hướng giảm nhanh chóng và sản lượng khai thác NMTC cũng đã giảm theo thời gian (Nguyễn Đức Minh, 2021). Theo khảo sát ngư dân ở Cà Mau thì cách đây 7 - 8 năm, mỗi ngày người dân bắt được 6 - 8 kg, nhưng hiện nay chỉ khai thác được 2 - 3 kg/ngày (Nguyễn Quốc Thể, 2016). NMTC là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao và cũng được coi là loài nuôi tương đối mới, do vậy việc phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm là hết sức cần thiết. Nghiên cứu sản xuất giống NMTC đã bước đầu thành công bởi Nguyễn Quốc Thể (2016) và Nguyễn Đức Minh (2015; 2021); trong khi, Nguyễn Đức Minh (2021) đã lần đầu tiên đưa NMTC vào thử nghiệm nuôi thương phẩm trên bãi triều tại Cần Giờ và ghi nhận với mật độ thả 10 con/m2 thì sau 10 tháng đạt tỷ lệ sống 22% và cỡ NMTC thu hoạch đạt 20 con/kg. Tuy nhiên, các nghiên cứu kể trên còn có những hạn chế trong việc xác định mùa vụ để thu thập đàn NMTC bố mẹ trong tự nhiên, thiết kế điều kiện sống của NMTC bố mẹ trong điều kiện nhân tạo nuôi nhốt và điều kiện sống của NMTC trong giai đoạn ương giống và nuôi thương phẩm. Để có thông tin đầy đủ về tình hình khác thác NMTC, nghiên cứu này áp dụng phương pháp điều tra phỏng vấn hộ khai thác NMTC được tiến hành để đánh giá tình hình khai thác, một số đặc điểm phân bố và tập tính sống NMTC tại Cà Mau và Tp. HCM và qua đó bước đầu đề xuất giải pháp kỹ thuật cần quan tâm khi phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm đối tượng này ở nước ta.II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các hộ khai thác ngao móng tay chúa (NMTC) thuộc hai địa điểm Cà Mau và Tp. HCM đây là hai địa phương có số lượng khai thác NMTC tập trung nhiều ở khu vực phía Nam. Từ tháng 3 đến tháng 5/2019 đã

5TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

tiến hành điều tra phỏng vấn hộ khai thác bằng phiếu điều tra soạn sẵn.

2.2. Phương pháp thu thập số liệuThu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thứ

cấp được thu thập từ các báo cáo kết quả của các đề tài nghiên cứu liên quan trước đây thực hiện tại khu vực nghiên cứu bởi Nguyễn Quốc Thể (2016) và Nguyễn Đức Minh (2015; 2021); và các báo cáo của Chi cục thủy sản tỉnh Cà Mau và Tp. HCM. Bên cạnh đó, để có thông tin cụ thể hơn đối với đối tượng NMTC thì thực hiện phỏng vấn thêm 7 cán bộ quản lý của Chi cục Thủy sản của hai địa phương (Cà Mau: 5 cán bộ và Tp. HCM: 2 cán bộ).

Thu thập thông tin sơ cấp: Phối hợp và thống nhất với cán bộ quản lý Chi cục thủy sản tỉnh Cà Mau và Tp. HCM để lựa chọn vùng nghiên cứu là nơi tập trung số lượng nhiều hộ tham gia khai thác NMTC. Tại mỗi địa điểm khảo sát tiến hành làm việc với đại diện của UBND xã để lập danh sách các hộ khai thác NMTC, tiếp đến là phân nhóm hộ khai thác rải đều trên địa bàn xã, và sau cùng là lựa chọn ngẫu nhiên các hộ để điều tra phòng vấn. Tổng số đã lựa chọn được 38 hộ khai thác NMTC để phỏng vấn, trong đó 26 hộ tại Cà Mau (15 hộ tại xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân; và 11 hộ tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) và 12 hộ tại Tp. HCM (6 hộ tại xã Thạnh An và 6 hộ tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ). Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn hộ khai thác NMTC bằng phiếu điều tra đã soạn sẵn (đã có bước điều tra thử và hoàn thiện phiếu) để thu thập thông tin phỏng vấn. Các nội dung khảo sát bao gồm: các thông tin chung về nông hộ, đặc điểm nghề khai thác NMTC, ngư cụ khai thác, mùa vụ khai thác, khu vực khai thác, kích cỡ và sản lượng khai thác và tiêu thụ NMTC. Các thông tin được thu thập về hoạt động khai thác cho năm gần nhất (năm 2018), các thông tin được rà soát và kiểm tra đầy đủ thông tin trong cùng ngày phỏng vấn.

2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu thu thập được kiểm tra và nhập liệu, phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả và được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (TB ± STD), giá trị nhỏ nhất và lớn nhất (Min - Max), tần suất xuất hiện bằng phần mềm SPSS 22.0. Các chỉ tiêu đánh giá sản lượng khai thác NMTC được tính toán bằng công thức (1) và (2):

Công thức 1: Ước tính khối lượng khai thác, YW =M*D*X

Trong đó: YW: Khối lượng khai thác NMTC (kg/năm); M: Khối lượng mỗi ghe khai thác 1 ngày (kg/ngày/ghe); D: Số ngày khai thác trong 1 năm (ngày/năm/ghe); X: Số ghe khai thác (ghe)

Công thức 2: Ước lượng số lượng khai thác, YN=YW/S

Trong đó: YN: Số lượng khai thác (con/năm); S: Kích cỡ khai thác (con/kg)III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng khai thác ngao móng tay chúa

3.1.1. Số ghe, số người và ngư cụ tham gia khai thác

Số ghe và số người tham gia khai thác NMTC: Kết quả thu thập số liệu từ cơ quan quản lý địa phương đã ghi nhận tại huyện Phú Tân và huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) có khoảng 456 người làm nghề khai thác NMTC với số lượng ghe tham gia khai thác là 143 chiếc, và Tp. HCM có khoảng 79 ngư dân khai thác NMTC tại huyện Cần Giờ. Những ngư dân khai thác ở xã Long Hòa đã dùng kỹ thuật lặn (như ở Cà Mau) để bắt NMTC, trong khi ở xã Thạnh An bắt trên bãi cạn. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thực tế cùng với ngư dân ở xã Thạnh An ngày 6 tháng 6 năm 2019 cho thấy không bắt được NMTC trên bãi triều. Điều này cho thấy, những người phỏng vấn đã dựa vào kết quả những năm trước đây (có thể 3 hay 5 năm về trước), còn hiện tại thì không có hoặc có rất ít NMTC (Bảng 1).

6 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 1. Thông tin về số ngư dân, số ghe tham gia khai thác ngao móng tay chúa.

Địa điểm Số lượng ghe khai thác (chiếc)

Số lượng người khai thác (người)

Cà Mau143

(35 – 250)138,46 ± 91,10

(105 – 750)

Tp. HCM (Long Hòa – Cần Giờ)5

(4 – 5)8,33 ± 0,82

(8 – 10)

Tp. HCM (Thạnh An – Cần Giờ)70

(50 – 100)71

(50 – 100)Ghi chú: Số liệu được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, số trong dấu ngoặc là giá trị nhỏ nhất và

lớn nhất; Nguồn từ: số liệu thứ cấp và phỏng vấn cán bộ quản lý từ Chi cục Thủy sản Cà Mau và Tp. HCM.

Ngư cụ tham gia khai thác NMTC: Ngư dân ở Cà Mau và Tp. HCM đều sử dụng ngư cụ giống như nhau gồm: vỏ/ghe composite, kết hợp bình chứa ôxy và dây dẫn ôxy, kính lặn, cào sắt, túi lưới. Người khai thác phải lặn và đi dưới đáy biển để kéo cào, phát hiện hang NMTC và dùng tay để bắt.

3.1.2. Đặc điểm mùa vụ và địa điểm khai thác ngao móng tay chúa

Mùa vụ khai thác NMTC: Kết quả điều tra ngư dân khai thác NMTC ở Cà Mau cho thấy NMTC có thể khai thác quanh năm. Tuy nhiên, thời gian có nhiều NMTC nhất từ tháng 1 đến

tháng 6 và khai thác ít vào tháng 6 đến tháng 12 (Hình 1). Có nhiều ngư dân khai thác NMTC được nhiều vào tháng 1 đến tháng 6, nhiều nhất là tháng 4 với 24 ngư dân khai thác được nhiều và rất ít ngư dân khai thác được nhiều từ tháng 7 đến tháng 12. Ở Tp. HCM, thời điểm khai thác nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm. Thời điểm thấp nhất từ 1 đến tháng 3 và từ tháng 7 đến tháng 9. Một điểm ghi nhận chung của hai vùng nghiên cứu đó là thời điểm khai thác được nhiều sẽ tập trung từ tháng 4 đến tháng 6.

Hình 1. Diễn biến số ngư dân khai thác NMTC theo tháng hoạt động ở Cà Mau.

(Tháng khai thác được ít/nhiều: theo tự đánh giá của hộ điều tra, so sánh theo sản lượng khai thác NMTC của họ qua các tháng trong năm).

7TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Địa điểm, khu vực khai thác NMTC: Kết quả điều tra cho thấy ở tỉnh Cà Mau NMTC được khai thác nhiều ở Hòn Khoai, Rạch Tàu, Gò Công và Đất Mũi; trong khi, các địa điểm còn lại như Rạch Gốc, Hố Rùi, Hàng Ngang, Hàng Đáy, Tam Giang, Ông Trang, Sào Lưới thì khai thác ít hơn (Hình 2). Kết quả điều tra

này về cơ bản tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Thể (2016) về khu vực khai thác NMTC tại Cà Mau trước đây. Ở Tp. HCM, ngư dân khai thác cho biết có sự phân bố của NMTC ở biển Cần Giờ, bãi bồi quanh xã Thạnh An, bãi Hàng Cồn, biển Cần Giờ, bãi Gò Chó, bãi Tàu Chìm, bãi Ông Biện.

Hình 2. Số ngư dân khai thác phân theo địa điểm khai thác NMTC ở Cà Mau.

3.1.3. Phân bố NMTC theo chiều rộng, chiều dọc và độ sâu hang

Phân bố NMTC theo chiều rộng: Ở Cà Mau, NMTC được đánh bắt và phân bố khu vực gần bờ nhất là 0 – 7 km, khu vực cách xa bờ nhất là 7 – 30 km tính từ bờ (đất liền); NMTC phân bố khu vực gần bờ nhất đạt là 2,54 ± 3,42 km và khu vực xa nhất là 18,04 ± 5,48 km. Ở Tp. HCM, NMTC có thể được khai thác khu vực phân bố gần nhất là cách bờ 4 – 6 km, vị trí xa nhất là cách bờ 7 – 12 km; NMTC phân bố khu vực gần bờ nhất đạt trung bình là 5,00 ± 0,63 km và khu vực xa nhất là 9,83 ± 1,60 km.

Phân bố NMTC theo chiều dọc: Ở Cà Mau, NMTC đã được khai thác ở độ sâu mực nước cạn nhất là 0 – 5 m, sâu nhất là 5 – 20 m; và khu vực có độ sâu mực nước cạn nhất đạt giá trị trung bình là 1,15 ± 1,19 m và sâu nhất là 10,23

± 4,55 m. Kết quả này gần tương tự như kết quả khảo sát của Chi cục Thủy sản Cà Mau (2016), NMTC phân bố cách bờ 2 – 10 hải lý và độ sâu mực nước 4 – 18 m. Ở Tp. HCM, độ sâu mực nước cạn nhất 1 – 6 m, sâu nhất là 9 – 14 m; và khu vực có độ sâu mực nước cạn nhất 4,33 ± 2,25 m và sâu nhất là 10,00 ± 2,00 m.

Phân bố NMTC theo độ sâu hang: Ở Cà Mau, kết quả khảo sát cho thấy 100% số hộ khảo sát cho biết NMTC đánh bắt được sống trong hang đất. Độ sâu hang cạn nhất là 15 – 80 cm và hang sâu nhất từ 80 – 150 cm. Vị trí có thể bắt được NMTC kích thước nhỏ (kích cỡ con giống, không bán để ăn) là ở hang với độ sâu 5 – 80 cm, và NMTC kích thước lớn (kích cỡ thương phẩm, bán để ăn) là ở hang có độ sâu 40 – 100 cm. Tương tự ở Cà Mau, NMTC ở Tp. HCM cũng hầu hết sống ở trong hang (100% số

8 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

hộ khảo sát); hang sâu nhất là 70 – 100 cm và cạn nhất 20 – 80 cm. Vị trí bắt được NMTC kích thước nhỏ trong hang ở độ sâu 10 – 30 cm và kích thước lớn là 20 – 70 cm.

3.1.4. Phân bố NMTC theo bề mặt và thành phần nền đáy

Phân bố NMTC theo bề mặt nền đáy: Ở Cà Mau, NMTC được đánh bắt thường sống ở “mặt đáy bằng phẳng” chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm

53,8% số hộ khảo sát); trong khi, ở Tp. HCM thì NMTC sống ở nền đáy “mặt đáy bằng phẳng” cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (66,7%) (Bảng 2). Kết quả nghiên cứu cho thấy loại “mặt đáy bằng phẳng” chiếm ưu thế cho sự phân bố của NMTC, tiếp đến là “mặt đáy bằng phẳng kết hợp với dốc” cũng được nhiều ngư dân khai thác cho là có sự phân bố của NMTC.

Bảng 2. Loại mặt đáy khai thác được NMTC ở Cà Mau và Tp. HCM.

Loại mặt đáy Bằng phẳng Dốc Bằng phẳng + dốc Bằng phẳng + mấp mô

Cà Mau 53,8% 3,8% 34,6% 7,7%

Tp. HCM 66,7% 0% 16,7% 16,7%

Phân bố theo thành phần nền đáy: Thành phần nền đáy ảnh hưởng đến sự phân bố của kích cỡ NMTC khai thác khác nhau ở Cà Mau được trình bày trong Hình 3. Theo kinh nghiệm của người khai thác thì NMTC đánh bắt với kích cỡ nhỏ (nhóm kích thước 20 - 30 con/kg; hoặc 33-50 g/con) phân bố chủ yếu ở nền đáy “bùn nhiều hơn cát”. Còn NMTC đánh bắt với

kích cỡ trung bình (nhóm kích thước 10 - <20 con/kg, hoặc >50-100 g/con) thì phân bố chủ yếu ở nền đáy có cát nhiều hơn. Tương tự như vậy, NMTC đánh bắt với kích cỡ lớn (nhóm kích thước <10 con/kg, hoặc >100 g/con) và cỡ trung bình xuất hiện nhiều ở môi trường với nền đáy bùn và cát bằng nhau.

Hình 3. Thông tin về nền đáy nơi khai thác NMTC ở Cà Mau.

Có sự khác biệt về thành phần nền đáy nơi khai thác được NMTC ở Tp. HCM so với ở Cà Mau, ngư dân ở Tp. HCM cho biết NMTC có kích cỡ nhỏ thì bắt được ở nơi có nền đáy “bùn

và cát bằng nhau” nhưng NMTC kích cỡ lớn và trung bình bắt được ở nơi nền đáy có tỷ lệ bùn nhiều hơn cát (Hình 4).

9TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

3.1.5. Kích cỡ, số lượng, khối lượng và tiêu thụ NMTC

Kích cỡ và số lượng khai thác NMTC: Kích cỡ NMTC lớn nhất đánh bắt được ở Cà Mau là 4 con/kg, nhỏ nhất 40 con/kg, trung bình là 22 con/kg (Bảng 3). Kết quả tương tự đã được ghi nhận trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Thể (2016), kích cỡ khai thác loại lớn nhất từ 7 con/kg, loại nhỏ có kích cỡ 40 con/kg. Mỗi ghe khai

thác trung bình 16.940 con NMTC/năm và tổng số con tất cả các ghe khai thác được 2.422.420 con/năm. Tương tự như vậy, Tp. HCM có kích cỡ NMTC lớn nhất khai thác được là 3 – 9 con/kg, nhỏ nhất 18 – 22 con/kg, trung bình là 13 con/kg, ước lượng mỗi ghe khai thác trung bình 3.003 con/năm và tổng số con tất cả các ghe khai thác được 15.015 con/năm.

Hình 4. Thông tin về nền đáy nơi khai thác NMTC ở Tp. HCM.

Bảng 3. Kích cỡ và số lượng NMTC đã khai thác năm 2018.

Địa điểm Kích cỡ khai thác (con/kg)

Số lượng mỗi ghe khai thác theo năm (con/ghe/năm)

Tổng số lượng khai thác theo năm (con/năm)

Cà Mau22

(4 – 40)16.940

(3.388 – 30.492)2.422.420

(484.484 – 4.360.356)

Tp. HCM13

(3 – 22)3.003

(1.716 – 4.290)15.015

(8.580 – 21.450)Ghi chú: Số liệu được trình bày là giá trị trung bình, số trong dấu ngoặc là giá trị nhỏ nhất và lớn nhất.

Sản lượng khai thác NMTC: Ở Cà Mau, mỗi ghe khai thác được trung bình 3,65 ± 2,07 kg/ghe/ngày (1 – 9 kg/ghe/ngày) (Bảng 4). Ước tính khối lượng trung bình 1 năm mỗi ghe khai thác 770 kg/ghe/năm (154-1.386 kg/ghe/năm) và tổng số khối lượng tất cả các ghe khai thác ở Cà Mau 110.110 kg/năm (22.022-198.198 kg/

năm). Ở Tp. HCM, mỗi ghe khai thác được 2,50 ± 1,22 kg/ghe/ngày (2 – 5 kg/ghe/ngày). Ước tính khối lượng trung bình mỗi ghe khai thác 231 kg/ghe/năm (132-330 kg/ghe/năm) và tổng số khối lượng tất cả các ghe khai thác ở Long Hòa 1.155 kg/năm.

10 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Nơi tiêu thụ và giá bán NMTC: Ở Cà Mau, cơ sở/đại lý thu mua NMTC và tiêu thụ chủ yếu ở Tp. HCM, Vũng Tàu, Tp. Cà Mau, Đà Nẵng, Phú Quốc, với giá bán NMTC loại nhất (8 – 12 con/kg): 480.000 – 500.000 đồng/kg, loại nhì (12 – 20 con/kg): 300.000 đồng/kg. Trong khi, ngư dân khai thác thì bán cho cơ sở/đại lý thu mua với giá loại lớn (8 – 12 con/kg) là 400.000 - 450.000 đồng/kg và loại nhỏ (12 – 20 con/kg) là 190.000 - 300.000 đồng/kg. Ở Tp. HCM, sản lượng NMTC khai thác được đều bán thông qua cơ sở/đại lý thu mua với mức giá loại lớn (8 – 12 con/kg): 400.000 đồng/kg, loại nhỏ (12 – 20 kg): 200.000 đồng/kg.

3.2. Thảo luận3.2.1. Liên hệ mùa vụ khai thác, tập tính

sống và phân bố NMTC đến giải pháp kỹ thuật cần quan tâm khi phát triển sản xuất giống

Mùa vụ khai thác và kích cỡ NMTC: Kết quả điều tra đã ghi nhận ở Cà Mau NMTC phân bố ở vùng gần bờ nhất là 2,54 km và vùng xa nhất là 18,04 km; phân bố tại vùng có độ sâu mức nước cạn nhất là 1,15 m và sâu nhất là sâu nhất là 10,23 m. Mùa vụ khai thác NMTC nhiều nhất từ tháng 1 đến tháng 6 và ít vào tháng 6 đến tháng 12. Trong khi đó, ở Tp. HCM khai thác nhiều nhất từ tháng 4-6, 10-11 và ít nhất từ tháng 1-3 và 7-9; phân bố vùng gần bờ nhất là 5,00 km và vùng xa nhất là 9,83 km, phân bố tại vùng có độ sâu mức nước cạn nhất 4,33 m và sâu nhất là 10,00 m. Kết quả nghiên cứu cũng tương tự với những nghiên cứu gần đây

về đối tượng này của Nguyễn Đức Minh (2015; 2021), Nguyễn Quốc Thể (2016) Theo Nguyễn Quang Hùng và Hoàng Đức Triều (2009), qua kết quả điều tra về khu hệ động vật đáy ven biển nước ta đã ghi nhận NMTC phân bố tự nhiên dọc theo các vùng bãi triều nông có độ sâu 2-6 m, có nền đáy là bùn mịn hoặc bùn cát giàu chất hữu cơ, độ mặn từ 18-30‰, nơi ít bị ảnh hưởng bởi sóng gió, rừng ngập mặn nơi có nguồn nước ngọt chảy vào từ Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Giờ đến Cà Mau. NMTC sống trong tầng đáy bùn cát ở nơi có thủy triều lên xuống và cũng được tìm thấy trong vùng nước nông. NMTC thường phân bố phổ biến ở những vùng có khí hậu nhiệt đới như Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam (Hylleberg và Kilburn, 2003).

Mùa vụ khai thác được nhiều NMTC tập trung vào tháng 4-6 hiện nay không rơi vào mùa vụ sinh sản chính của NMTC ngoài tự nhiên, đây có thể xem là thời điểm cần tiến hành thu thập nguồn NMTC bố mẹ để thuần dưỡng và nuôi vỗ thành thục để phục vụ cho việc sản xuất giống. Theo Nguyễn Chính (1996) thì mùa sinh sản của NMTC ngoài tự nhiên kéo dài từ cuối tháng 9 đến tháng 1 năm sau với thời kỳ đỉnh điểm diễn ra từ giữa tháng 10 và giữa tháng 11. Động vật thân mềm hai mảnh vỏ thường sinh sản và thụ tinh ngoài môi trường nước nên quần thể mới phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường. Mùa vụ sinh sản NMTC cũng như động vật thân mềm nói chung phụ thuộc rất nhiều

Bảng 4. Ước lượng khối lượng NMTC đã được bắt năm 2018.

Địa điểm Khối lượng mỗi ghe khai thác theo ngày (kg/ghe/ngày)

Khối lượng mỗi ghe bắt theo năm (kg/ghe)

Tổng khối lượng khai thác theo năm (kg/năm)

Cà Mau3,65 ± 2,07

(1 – 9)770

(154 – 1.386)110.110

(22.022 – 198.198)

Tp. HCM2,50 ± 1,22

(2 – 5)231

(132 – 330)1.155

(660 – 1.650)Ghi chú: Số liệu được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, số trong dấu ngoặc

là giá trị nhỏ nhất và lớn nhất.

11TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

vào loài và điều kiện môi trường sống (Nguyễn Chính, 1996). Bên cạnh việc xác định mùa vụ, việc lựa chọn để thu thập NMTC bố mẹ cũng cần được chú ý trong thời điểm khai thác tập trung cao trong tháng 4-6, vì kết quả nghiên cứu cho thấy kích cỡ khai thác biến động lớn giữa hai điểm nghiên cứu (kích cỡ khai thác trung bình đạt 22 con/kg ở Cà Mau và 13 con/kg ở Tp. HCM); trong khi theo nghiên cứu gần đây thì NMTC thành thục sinh dục và có khả năng tham gia sinh sản ở kích cỡ trên 100 g, chẳng hạn Nguyễn Quốc Thể (2016) đã ghi nhận NMTC có kích thước sinh sản lần đầu từ 12 cm trở lên (trọng lượng cơ thể từ 120g trở lên, chiều cao 4-4,5 cm chiều dầy 1,7-2,2cm). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Minh (2021) cũng cho biết NMTC thành thục sinh dục và có khả năng cho tham gia sinh sản với chiều dài từ 13-15 cm, chiều rộng khoảng 4-4,5 cm với độ dày của thân 1,7-2,2 cm và khối lượng khoảng 100-150 g/con. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Minh (2015), trong điều kiện được kích thích sinh sản, sức sinh sản thực tế của các nhóm NMTC dao động từ 1,6-1,8 triệu trứng/con/lần sinh sản. Sức sinh sản sẽ bị tác động bởi chất lượng thành thục của con bố mẹ và hiệu ứng do kích thích sinh sản cũng như khối lượng bố mẹ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số loài có tuyến sinh dục thành thục quanh năm và do đó có thể tham gia sinh sản quanh năm, nhưng có những loài có tuyến sinh dục thành thục trong những mùa nhất định. Quá trình sinh sản của động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong tự nhiên phụ thuộc vào loài và vùng phân bố. Sinh sản có thể bị kích thích bởi nhiều yếu tố môi trường như: nhiệt độ, hoá chất, tác nhân kích thích tự nhiên, tình trạng của nguồn nước hoặc sự kết hợp một số yếu tố khác (Nguyễn Chính, 1996).

Tập tính sống và đặc điểm phân bố NMTC: Bên cạnh tính mùa vụ thì tập tính sống trong hang, sống trên nền đáy bằng phẳng và nền đáy có tỷ lệ cát cao hơn bùn ở Cà Mau và tỷ lệ bùn

lớn hơn cát ở Tp. HCM cũng cho thấy đây là những điều kiện cần được quan tâm khi thu thập NMTC bố mẹ và tiến hành nuôi thuần dưỡng và nuôi vỗ. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy chất nền đáy là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình nuôi vỗ nhất là đối với những loài có tập tính đào hang như ngao móng tay với kích thước chân đào chiếm đến 1/3 thể tích cơ thể. Chẳng hạn, Garcia và ctv. (2008) đã thực hiện nuôi vỗ ngao móng tay Ensis macha được thực hiện trong bể composite hình chữ nhật có lớp cát dày 30-40 cm, được cung cấp thức ăn liên tục với hỗn hợp tảo Isocrhysis galbana và Chaetoceros muelleri (300,000 tb/mL). Hệ thống nuôi này cũng tương tự trong nuôi vỗ ngao móng tay Ensis siliqua (Costa và ctv., 2011). Trong hệ thống này, mật độ nuôi vỗ được giữ từ 140-160 cá thể/m2, ở mật độ cao hơn có thể sẽ cản trở việc đào hang của vật nuôi. Ngao móng tay vùi mình trong chất nền trong tự nhiên, chúng ăn hiệu quả hơn nếu chúng được giữ trong một chất nền phù hợp. Vùi mình trong chất nền thì việc tách vỏ được hạn chế nên tăng tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của ngao móng tay bố mẹ nuôi trong hệ thống này thường trên 90%, cho thấy đây là một hệ thống nuôi phù hợp với loài này (Garcia và ctv., 2008).

3.2.2. Liên hệ tập tính sống, phân bố NMTC đến giải pháp kỹ thuật cho phát triển nuôi thương phẩm

Tập tính sống trong hang đất: Người dân khai thác NMTC cho biết NMTC hầu hết sống trong hang đất (100% số hộ khảo sát xác nhận, với độ sâu hang cạn nhất từ 31,67 cm và hang sâu nhất 94,23 cm). Kết quả này cho thấy khi đưa đối tượng NMTC vào nuôi thương phẩm thì việc thiết kế điều kiện sống là rất quan trọng, trong đó việc thiết kế hang để thả giống giai đoạn đầu vụ nuôi cần được quan tâm thực hiện, đồng thời cũng tránh rủi ro do địch hại gây ra đối với NMTC trong vụ nuôi. Theo Nguyễn Đức Minh (2021) thì NMTC có kích cỡ khá lớn và không

12 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

thuận tiện cho quá trình di chuyển tìm nơi định cư mới, và việc di chuyển sẽ khiến NMTC dễ gặp nguy hiểm trước những động vật ăn thịt hơn nên chúng chọn cách sống suốt cuộc đời trong cái hang của mình, chỉ trừ khi có thiên tai hay yếu tố nào khác của môi trường ảnh hưởng phá hủy mất hang, khiến chúng di chuyển thụ động đến khu vực khác (Yan, 1991). Theo Yang (1991) thì NMTC có tập tính sống trong hang và di chuyển theo chiều dọc trong lớp bề mặt cát nằm phía trên nhờ vào sự co rút của cơ chân. Khi di chuyển, chân đào bùn cát, sau phình to móc vào đất rồi kéo phần còn lại của cơ thể. Chỉ cần một vài lần co cơ là chúng vùi cơ thể sâu xuống bùn cát. Khi thuỷ triều lên NMTC di chuyển lên trên hang để tìm kiếm thức ăn, hai ống hút và thoát nước thò ra ngoài để lọc thức ăn từ nước biển xung quanh. Khi thuỷ triều xuống thấp chúng lui sâu xuống hang để ẩn nấp lẩn tránh kẻ thù. Độ sâu và đường kính của hang phụ thuộc vào kích cỡ của NMTC, chất nền và mùa vụ (Nguyễn Đức Minh, 2015; Nguyễn Quốc Thể, 2016; Nguyễn Đức Minh, 2021). Độ sâu của hang thường gấp 5-8 lần chiều dài của vỏ, từ 30-50 cm (Yang, 1991; Nguyễn Đức Minh, 2021).

Đặc điểm phân bố nơi sinh sống: Kết quả điều tra cho thấy NMTC phân bố theo bề mặt đáy bằng phẳng là chính, điều này cũng khá phù hợp với đề xuất về chọn địa điểm nuôi thương phẩm NMTC của Nguyễn Đức Minh (2021). Các bãi nuôi thích hợp thường nằm gần các cửa biển nhỏ lưu lượng nước vừa phải, nội đồng ít có các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp. Hình thức nuôi được khuyến cáo là nuôi đặt bãi, đây là kiểu nuôi phù hợp với các bãi biển chịu nhiều tác động của thời tiết, sóng gió; tuy nhiên bãi nuôi phải bằng phẳng. Kết quả nghiên cứu này đánh giá về phân bố NMTC theo nền đáy đã ghi nhận ở Cà Mau NMC kích thước nhỏ sông ở đáy có bùn nhiều hơn cát, NMTC kích thước lớn và trung bình ở đáy cát nhiều hơn; trong khi,

ở Tp. HCM lại ghi nhận NMTC nhỏ sống ở nơi có đáy bùn và cát bằng nhau nhưng con lớn và trung bình bắt được ở nơi đáy có bùn nhiều hơn cát. Như vậy, khi phát triển nuôi NMTC thì việc thiết kế nền đáy ao, đầm và bãi nuôi NMTC cần được chú trọng thực hiện để đảm bảo điều kiện tốt cho NMTC sinh trưởng và phát triển. Kết quả các thí nghiệm nuôi thương phẩm NMTC trên bãi triều tại Cần Giờ gần đây (Nguyễn Đức Minh, 2021) cho thấy nuôi NMTC thương phẩm với mật độ 10 con/m2 là có tiềm năng, nhưng cũng cần lưu ý rằng các địa điểm khác nhau có thể có tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ sống khác nhau của NMTC ở giai đoạn nuôi thương phẩm. Nghiên cứu về chất nền đáy của quá trình ương giống NMTC của Nguyễn Quốc Thể (2016) đã cho thấy nền đáy phù hợp cho ấu trùng NMTC (giai đoạn sống đáy) phát triển là 100% là cát mịn cho tỷ lệ sống cao nhất 30% từ giai đoạn ấu trùng spat lên giống. Trong khi, Nguyễn Đức Minh (2021) đã tiến hành thực hiện nhiều đợt sản xuất giống nhân tạo NMTC, từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn giống 3 cm. Kết quả các đợt thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống ở giai đoạn con giống phụ thuộc vào chất liệu nền đáy, tỉ lệ sống con giống NMTC đạt tỷ lệ sống ở nghiệm thức 2 (sử dụng nền đáy: 100% cát) cho kết quả cao nhất, tỷ lệ đạt 3,16%, so với nghiệm thức 1 (chất liệu nền đáy là 70% cát + 30% bùn), tỉ lệ sống con giống đạt thấp hơn, chỉ 0,53%. Tác giả cũng đưa ra nhận định tỉ lệ sống rất thấp ở chất liệu nền đáy là cát và bùn (nghiệm thúc 1) do môi trường nước dễ bị ô nhiễm. Do bùn chứa nhiều yếu tố mầm bệnh cũng như các tác nhân hóa lý nhưng rất khó xử lý để đảm bảo phần bùn không ảnh hưởng xấu đến nước ương giống. Ngoài ra, do đặc tính ăn lọc, khi ương giống trong chất liệu nền đáy có bùn, giống NMTC sẽ bị cản trở hấp thu dinh dưỡng (tảo), khi quan sát, kiểm tra đường tiêu hóa của giống, thấy xuất hiện nhiều hạt bùn lẫn với tảo. Điều này dẫn đến con giống bị thiếu dinh dưỡng và chết từ từ. Nền đáy là

13TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

điều kiện khá quan trọng đến sinh trưởng phát triển của động vật hai mảnh vỏ nói chung và NMTC nói riêng. Nghiên cứu trên đối tượng nghêu, tác giả Lê Thị Thanh (2014) đã cho thấy nền đáy có ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu ở giai đoạn giống cấp 1 đến cấp 2. Sử dụng nền đáy cát - bùn (70% cát và 30% bùn) để ương nghêu giống cấp 1 lên giống cấp 2 cho hiệu quả tốt nhất. Tương tự Chu Chí Thiết và Kumar M.S. (2008), nền đáy cát - bùn là môi trường phù hợp cho ấu trùng nghêu biến thái thành con giống. Bên cạnh đó, Zhuang và ctv. (2004), ngao M. meretrix ương nuôi ở bể có nền đáy cát, tốc độ lọc, tốc độ tiêu hóa thức ăn cao hơn 2-3 lần so với chúng nuôi ở nơi đáy trơ (đáy bể). The da-Costa và ctv. (2015) cho rằng ngao móng tay E. arcuatus ương nuôi từ kích cỡ con giống 4 mm trên nền đáy không bùn có tỷ lệ sống 50%, trong khi đó nếu ương nuôi trên nền đáy cát có tỷ lệ sống dao động từ 80 – 90%. Trong nghiên cứu của Costa và ctv. (2011), ngao móng tay S. Marginatus ương nuôi trên nền đáy không bùn không cát cho tỷ lệ sống 81,9% so với 36,1% ở nền đáy cát mịn và 53,3% ở nền đáy cát thô. Kết quả tương tự đạt được với loài ngao móng tay E. siliqua, con giống nuôi thương phẩm có tỷ lệ sống cao hơn ở nền đáy không bùn không cát (70%) so với khi nuôi trên nền đáy cát (33%) (da -Costa và ctv., 2015).IV. KẾT LUẬN

NMTC được khai thác quanh năm, nhưng tập trung cao vào thời gian tháng 4-6, và được khai thác ở vùng phân bố gần bờ nhất là 2,54 km và xa bờ là 18,04 km, vùng có độ sâu mức nước cạn nhất là 1,15m và sâu nhất là 10 m. NMTC được khai thác trong hang đất với độ sâu hang từ 31,67 - 94,23 cm. NMTC phân bố theo bề mặt đáy bằng phẳng là chính, tuy nhiên NMTC kích thước nhỏ sống ở nền đáy có cơ cấu tỷ lệ bùn nhiều hơn hoặc bằng tỷ lệ cát; trong khi, NMTC kích thước lớn và trung bình thì tỷ lệ cát nhiều hơn bùn hoặc bùn nhiều

hơn cát. NMTC được khai thác ở Cà Mau có kích cỡ trung bình là 22 con/kg, khối lượng ghe bắt trung bình mỗi ngày là 3,65 ± 2,07 kg/ghe/ngày. Ở Tp. HCM cỡ trung bình là 13 con/kg, khối lượng mỗi ghe khai thác theo ngày là 2,50 ± 1,22 kg/ghe/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ tháng 4-6 là thời điểm thích hợp cần tiến hành thu thập nguồn NMTC bố mẹ để thuần dưỡng và nuôi vỗ để phục vụ cho việc sản xuất giống. Bên cạnh đó, khi đưa NMTC vào nuôi thương phẩm thì việc thiết kế điều kiện sống cho NMTC là rất quan trọng, trong đó việc thiết kế hang, nền đáy ao/đầm/bãi nuôi NMTC cần được chú trọng thực hiện để đảm bảo điều kiện tốt cho NMTC sinh trưởng và phát triển.

LỜI CẢM ƠN: Nghiên cứu này được thực hiện thuộc nội dung đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm Ngao móng tay chúa Cultellus maximus (Gmelin, 1791), mã số: KHCN-TNB.ĐT/14-19/C33” trong khuân khổ Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển vùng Tây Nam Bộ, với nguồn kinh phí được cấp từ Bộ Khoa học và Công nghệ. TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu tiếng ViệtChi cục thủy sản Cà Mau, 2016. Báo cáo về việc

khảo sát tình hình khai thác Ngao móng tay chúa khu vực bãi bồi. Số 33/BC-KT&BVNL, 04.02.2016.

Nguyễn Chính, 1996. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm Điệp (Chlamys nobilis Reeve, 1852), Hải sâm (Actynopyga echinites Jaeger, 1883). Báo cáo khoa học đề tài KN04 - 08, 135.

Nguyễn Quang Hùng, Hoàng Đình Chiều, 2009. Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ Bivalvia tại một số vùng rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam. Viện nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng, Bản tin số 14 – tháng 10/2009.

Nguyễn Đức Minh, 2015. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sinh sản trên Ngao móng tay chúa (Sinonovacula sp.). Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, Sở khoa học và công nghệ Tp. Hồ Chí Minh.

14 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Nguyễn Đức Minh, 2021. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và thử nghiệm nuôi thương phẩm móng tay chúa tại Cần Giờ. Báo cáo khoa học, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, Tp. Hồ Chí Minh.

Trần Thế Mưu và Vũ Văn Sáng, 2013. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ thành thục của tu hài mẹ và tỷ lệ sống của ấu trùng (Lutraria philippinarum). Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 1: 24-29.

Lê Thị Thanh, 2014. Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và nền đáy đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) từ giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2 trong điều kiện sản xuất. Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp.

Trần Trung Thành, 2017. Kết quả khoa học công nghệ “Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm móng tay dài Solen vagina Linnaeus, 1758 tại Khánh Hòa”, Nha Trang: 48-53.

Nguyễn Quốc Thể, 2016. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm cho sinh sản giống ngao móng tay chúa (Cultellus maximus) tại tỉnh Cà Mau. Báo cáo khoa học Đề tài cấp tỉnh, Sở khoa học và công nghệ tỉnh Cà Mau, Cà Mau.

Chu Chí Thiết, Kumar M. S., 2008. Tài liệu về kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851). Phân viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (ARSINC): 36 trang

Nguyễn Thị Xuân Thu, 2005. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm. Giáo trình cao học, 193 trang.

Tài liệu tiếng AnhCosta, F., Nóvoa, S., Ojea, J. and Martínez-Patiño, D.,

2011. Razor clam culture in Galicia (NW Spain). In: A. Guerra, C. Lodeiros, M.B. Gaspar, F. da Costa (Eds.), Razorclams: Biology, aquaculture and fisheries. pp. 181-285

Da Costa, F., Barreiro, B., Ojea, J., Nóvoa, S. and Martínez-Patiño, D., 2015. Effects of stocking density on intermediate culture of the razor clam Ensis arcuatus (Pharidae: Bivalvia). Aquac Res, 46: 1858–1865

Garcia, M. I. L., Duran, F. E.V., Obregon, D. A. A., 2008. Razor clam (Ensis macha) culture in Chile. In Razor clams: Biology, Aquaculture and Fisheries. Edited by Alejandro Guerra Diaz, César Lodeiros Seijo, Miguel Baptista Gaspar and Fiz da Costa González

Hylleberg, J., Kilburn, R.N., 2003. Marine molluscs of Vietnam - Polyplacophora, Gastropoda, Cephalopoda, Bivalvia, Scaphopoda. Phuket Marine Biological Center Special Publication. 300p: p.196

Yan, H. W., 1991. Studies on Reproductive Physiology of Sinonovacula constricta and Cyclina sinensis. Training manual on breeding and culture of scallop and sea cucumber in China. Yellow Sea Fisheries Research Institute in Qingdao.

Zhuang, S.H., Wang, Z.Q., 2004. Influence of size, habitat and food concentration on the feeding ecology of the Bivalve Meretrix meretrix Linnaeus, Aquaculture 241: 689 – 699.

15TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

SOME LIVING ENVIRONMENTAL CHARACTERISTICS AND DISTRIBUTION OF RAZOR CLAM RELATE TO DIRECTIONS FOR

REPRODUCTION AND GROW-OUT FARMING DEVELOPMENT

Tran Ngoc Hieu11, Dinh Kim Dieu1, Ngo Minh Ly1, Nguyen Thanh Ha1, Nguyen Quoc The1, Vu Anh Tuan1*

ABSTRACT

Razor clam is an aquatic species with high economic value and is also considered a relatively new and potential aquaculture species. This study aims to assess the current status of fishing practices, some living environmental characteristics and distribution of the razor clam in Ca Mau province and Ho Chi Minh city, and propose technical solutions for developing seed production and grow-out farming of this species. Applying the fishing household’s survey method is to collect information and research data. From March to May 2019, the household survey was conducted by using a structured-questionnaires. A total of 38 fishing households were selected for the interview, of which 26 were in Ca Mau province and 12 were in Ho Chi Minh City. Descriptive statistics were used to analyze data, present and interpret survey data. Results shown that the razor clams are captured all year round, but highly concentrated fishing season in the period from April to June in the study area, and they were exploited in the area near the shore with distance of 2.54 km and offshore with distance of 18.04 km, the shallowest water depth was 1.15 m and the deepest was 10 m. The razor clams were exploited and found living in earth caves with a cave depth of 31.67 - 94.23 cm. The razor clams are mainly lived on the flat bottom surface. Small size razor clams have lived on the bottom that has a structure with more mud than or equal to sand; while for the large and medium sized razor clams, the ratio between sand and mud depends on the conditions of the fishing habitats. The razor clams caught in Ca Mau was an average size of 22 individuals/kg, the average catch of fishing boat per day was 3.65 ± 2.07 kg/boat/day; while, in Ho Chi Minh city the average size of the razor clams was 13 individuals/kg, the catch of each fishing boat per day was 2.50 ± 1.22 kg/boat/day. Results also showed that the highly concentrated fishing season that is the suitable time necessarily to collect the razor clam bloodstocks for domesticating and rearing for seed production. In addition, when develop grow-out farming of the razor clam, it is very important to design living conditions for this species, in which the design of earth caves, pond bottoms should be focused on to ensure good conditions for growing and developing of the razor clams.

Keywords: Razor clam, distribution, fishing, Ca Mau, HCMC.

Người phản biện: PGS. TS. Thái Thanh Bình

Ngày nhận bài: 15/6/2021

Ngày thông qua phản biện: 28/6/2021

Ngày duyệt đăng: 29/6/2021

Người phản biện: TS. Lê Hồng Phước

Ngày nhận bài: 15/6/2021

Ngày thông qua phản biện: 28/6/2021

Ngày duyệt đăng: 29/6/2021

1 Research Institute for Aquaculture No.2* Email: [email protected]

16 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN CHẤT ĐÁY VÀ MẬT ĐỘ ƯƠNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG ẤU TRÙNG NGAO MÓNG TAY

CHÚA Cultellus maximus (Gmelin, 1791) GIAI ĐOẠN ĐÁP ĐÁY (1 mm) LÊN GIỐNG (1 cm)

Đinh Kim Diệu1*, Trần Ngọc Hiểu1, Ngô Minh Lý1, Tiêu Thanh Tươi1, Nguyễn Quốc Thể1, Vũ Anh Tuấn1

TÓM TẮT

Ngao móng tay chúa (Cultellus maximus) là loài thuộc nhóm hai mảnh vỏ (Bivalvia), có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu được tiến hành liên quan đến sản xuất giống nhân tạo ngao móng tay chúa và đã đạt được một số kết quả ban đầu. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của thành phần chất đáy và mật độ ương đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ngao móng tay chúa ương từ giai đoạn đáp đáy (1 mm) lên giống 1 cm.

Hai thí nghiệm đã được thực hiện trong nghiên cứu này. Thí nghiệm 1 khảo sát ảnh hưởng của thành phần chất đáy với hai tỉ lệ bùn : cát khác nhau (90:10 và 70:30). Thí nghiệm 2 khảo sát ảnh hưởng của 3 mật độ ương khác nhau (10.000 con/m2, 15.000 con/m2 và 20.000 con/m2). Kết quả của thí nghiệm khảo sát thành phần của chất đáy cho thấy, không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nghiệm thức bổ sung chất đáy và nghiệm thức đối chứng (không bổ sung chất đáy) về tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của ấu trùng ngao móng tay chúa. Tuy nhiên việc bổ sung chất đáy có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối với tỉ lệ sống của ấu trùng, với tỉ lệ sống của ấu trùng giai đoạn giống 1cm là 67,7% và 71%, lần lượt đối với hai nghiệm thức với tỉ lệ bùn:cát là 90:10 và 70:30.

Kết quả của thí nghiệm khảo sát các mật độ ương khác nhau cho thấy, tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài và tỉ lệ sống của ấu trùng đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 mật độ ương. Vì vậy, có thể chọn mật độ phù hợp cho ấu trùng ngao móng tay chúa giai đoạn đáp đáy lên giống 1 cm là 20.000 con/m2.

Từ khóa: ấu trùng ngao móng tay chúa, mật độ ương, tỉ lệ chất đáy, tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng.

1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II* Email: [email protected]

I. ĐẶT VẤN ĐỀTrong những năm gần đây, nghề nuôi động

vật thân mềm (ĐVTM) ở vùng ven biển Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh. Nhiều loài có giá trị như sò huyết, trai ngọc, hàu, điệp, nghêu,… đã được nghiên cứu và nuôi thành công, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người về các sản phẩm từ ĐVTM và giảm áp lực khai thác lên quần thể ĐVTM trong tự nhiên.

Ngao móng tay chúa (Cultellus maximus) là một loài thuộc lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia), phân bố tự nhiên dọc theo các vùng bãi triều nông có độ sâu 2-6m, có nền đáy là bùn mịn hoặc bùn cát giàu chất hữu cơ, độ mặn từ 18-30‰, nơi ít bị ảnh hưởng bởi sóng gió, hoặc rừng ngập mặn nơi có nguồn nước ngọt chảy vào, dọc theo các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau (Nguyễn Quang Hùng và Hoàng Đức Triều, 2009). Bên

17TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

cạnh đó, ngao móng tay chúa là loài có tỷ lệ thịt cao (60-70%) so với nhiều loài động vật thân mềm khác, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế. Những năm gần đây, nguồn lợi ngao móng tay chúa trong tự nhiên suy giảm nhanh chóng, sự suy giảm này là do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc môi trường vùng cửa sông ven biển thay đổi và việc khai thác không hợp lý đã làm cho nguồn lợi ngao móng tay chúa ngày càng cạn kiệt.

Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi, đồng thời tạo sản phẩm cung cấp lâu dài và liên tục đáp ứng nhu cầu của thị trường cần phải có những đầu tư nghiên cứu, tiến tới việc chủ động sản xuất con giống, phát triển nuôi thương phẩm. Một số nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo ngao móng tay chúa trước đây từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn đáp đáy (1mm) đã đạt được một số kết quả ban đầu. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Minh và ctv. (2015) và Nguyễn Quốc Thể và ctv. (2016) cho thấy, tỷ lệ sống ngao móng tay chúa ương từ giai đoạn ấu trùng chữ D đến giai đoạn đáp đáy dao động trong khoảng từ 4 – 8,89%. Kết quả của các nghiên cứu này mở ra khả năng sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm đối với loài ngao móng tay chúa có hiệu quả kinh tế cao này. Tuy nhiên, các nghiên cứu nói trên chưa xác định được mật độ ương và thành phần nền đáy phù hợp theo các giai đoạn phát triển khác nhau của ấu trùng. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm bổ sung thêm thông tin về ảnh hưởng của thành phần chất đáy và mật độ ương đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ngao móng tay chúa giai đoạn đáp đáy lên giống 1 cm. Thông tin này là cần thiết nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng ngao móng tay chúa và hiệu quả kinh tế khi đưa vào sản xuất đại trà.II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Trại thực nghiệm thủy sản nước lợ Nam sông Hậu, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II.

Con giống ngao móng tay chúa giai đoạn đáp đáy, có kích thước từ 1,0 - 1,5 mm, được sử dụng trong nghiên cứu này. Con giống được sinh sản nhân tạo bằng phương pháp kích thích ngao bố mẹ bằng phương pháp sốc nhiệt. Trứng thụ tinh sau thời gian ấp (khoảng 8 – 10 giờ) sẽ nở thành ấu trùng dạng trôi nổi (trochophore) và chuyển sang ấu trùng dạng chữ D trong vòng 14 – 22 giờ. Sau 30 ngày ương, ấu trùng chữ D sẽ chuyển sang giai đoạn đáp đáy (có hình dạng giống như con trưởng thành) có kích cỡ 1,0 - 1,5 mm.

2.2. Vật liệu nghiên cứuChuẩn bị chất đáy: Mẫu bùn và cát được

phối trộn theo các tỷ lệ khác nhau, trước khi đưa vào bể thí nghiệm. Mẫu chất đáy được đưa đi phân tích để xác định lại tỉ lệ bùn : cát.

Chuẩn bị nước: Nguồn nước từ ao lắng ở Trại thực nghiệm thủy sản nước lợ Nam sông Hậu được bơm vào bể chứa có dung tích 8m3 qua túi lọc 20 micron. Tại đây, nước được kiểm tra các thông số môi trường, nhằm đảm bảo nước có độ mặn 25 - 27‰, pH dao động trong khoảng 7,5 - 8,5; độ kiềm từ 120 – 160 ppm. Nước trước khi cấp được xử lý với 5 – 10 ppm EDTA, để lắng trong 24 giờ trước khi cấp vào bể ương. Nước biển đã qua lọc và xử lý được cấp vào bể từ từ để không xáo trộn nền đáy. Sau đó các bể thí nghiệm được để yên khoảng 3 ngày trước khi đưa con giống vào.

2.3. Bố trí thí nghiệmHai thí nghiệm được bố trí trong nghiên

cứu này, nhằm khảo sát ảnh hưởng của thành phần chất đáy và mật độ ương đến tỷ lệ sống của ấu trùng ngao móng tay chúa ương từ giai đoạn đáp đáy (1 mm) lên giai đoạn giống (1 cm).

2.3.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thành phần chất đáy đến tỷ lệ sống của ấu trùng ngao móng tay chúa giai đoạn đáp đáy lên giống 1 cm.

18 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức với thành phần chất đáy khác nhau, tổng cộng gồm 9 bể nhựa với thể tích nước trong mỗi bể là 35,5 lít và diện tích đáy là 710 cm2. Mỗi bể có ống thoát nước đáy

riêng. Độ dày của lớp chất đáy là 5cm. Thành phần chất đáy được mô tả trong Bảng 1. Mỗi bể được cấp nước đến độ cao 50 cm và được lắp 1 viên đá khí, dây khí để duy trì hàm lượng ôxy hòa tan trên 5 mg/l.

Bảng 1. Mô tả và ký hiệu các nghiệm thức của thí nghiệm 1.

Mô tả nghiệm thức Ký hiệuKhông có chất đáy (đối chứng) SS1

90% bùn : 10% cát SS270% bùn : 30% cát SS3

Các nghiệm thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn.

Mật độ giống ban đầu khoảng 10.000 con/m2 (hay 1 con/cm2). Số lượng giống của từng

nghiệm thức và tổng lượng giống được mô tả ở Bảng 2.

Bảng 2. Số lượng con giống ở các nghiệm thức của thí nghiệm 1.

Nghiệm thức Số lượng (con) Số lần lặp lại Tổng số (con)SS1 710 3 2130SS2 710 3 2130SS3 710 3 2130

TỔNG 6.390

2.3.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống của ấu trùng ngao móng tay chúa giai đoạn đáp đáy lên giống 1 cm.

Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức với các mật độ ương khác nhau, tổng cộng gồm 9 bể nhựa có thể tích nước mỗi bể là 35,5 lít và diện tích đáy là 710 cm2.

Thiết kế bể ương tương tự như ở thí nghiệm 1. Tất cả các bể được bố trí chất đáy giống nhau với tỷ lệ bùn:cát là 70:30. Viên đá sục khí được bố trí nằm cách đáy 5 cm để không xáo trộn nền đáy. Mật độ ương ở các nghiệm thức được mô tả ở Bảng 3.

Bảng 3. Mô tả và ký hiệu các nghiệm thức của thí nghiệm 2.

Mô tả nghiệm thức Ký hiệuMật độ 10.000 con/m2 (1 con/cm2) SD1Mật độ 15.000 con/m2 (1,5 con/cm2) SD2Mật độ 20.000 con/m2 (2 con/cm2) SD3

Các nghiệm thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn.

Số lượng giống của từng nghiệm thức và tổng lượng giống được mô tả ở Bảng 4.Bảng 4. Số lượng con giống ở các nghiệm thức của thí nghiệm 2.

Nghiệm thức Mật độ (con/cm2) Số lượng (con/bể) Số lần lặp lại (bể) Tổng số con giống SD1 1,0 710 3 2.130SD2 1,5 1.060 3 3.180SD3 2,0 1.520 3 4.560

TỔNG 3.290 9 9.870

19TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Đối với cả hai thí nghiệm, ấu trùng được cho ăn hỗn hợp tảo tươi gồm Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana, Chaetoceros calcitrans theo tỷ lệ về thể tích là 1:1:3. Ban đầu mỗi bể được cấp khoảng 2 lít hỗn hợp tảo chia làm 2 lần mỗi ngày (7 giờ – 9 giờ sáng và 4 giờ – 6 giờ chiều). Lượng tảo cho ăn được điều chỉnh tăng/giảm dựa vào nhu cầu thực tế của ấu trùng trong từng bể ương. Bổ sung thức ăn tổng hợp khi nguồn tảo tươi thiếu hoặc chất lượng tảo không đảm bảo.

Nước được thay mỗi ngày 1 lần với thể tích 50%. Nguồn nước được xử lý như đã nêu ở phần 2.2, và được lọc qua lưới 20 micron để đảm bảo không có động vật phù du hay ấu trùng nhuyễn thể từ bên ngoài vào trong bể ương.

2.4. Thu thập và xử lý số liệuCác chỉ tiêu môi trường: Nhiệt độ và ôxy

hòa tan đo bằng máy đo ôxy cầm tay vào lúc 7-8 giờ sáng hàng ngày. Các chỉ tiêu độ mặn, pH, kiềm tổng số, COD được đo định kỳ 15 ngày/lần.

Khối lượng ấu trùng được xác định bằng cân điện tử 4 số lẻ. Chiều dài được xác định bằng thước kẹp điện tử.

Trước khi bắt đầu thí nghiệm, cân và đo chiều dài 30 cá thể/bể. Vào thời điểm kết thúc thí nghiệm, cân và đo toàn bộ số cá thể còn sống, đồng thời xác định tỉ lệ sống.

Tỉ lệ sống (SUR) ấu trùng được xác định theo công thức:

SUR (%) = (FLN/ILN) x 100Trong đó: + ILN là số lượng ấu trùng ở thời điểm bố

trí thí nghiệm.+ FLN là số lượng ấu trùng ở thời điểm kết

thúc thí nghiệm.Tốc độ tăng trưởng đặc hiệu theo khối lượng

(SGR, %/ngày) của ấu trùng được xác định theo

công thức của Ball và Jones (1960) như sau:SGR (%/ngày) = [(lnFW – lnIW)/(t2 - t1)]

x 100 Trong đó: + IW : Khối lượng tại thời điểm bố trí

thí nghiệm t1 + FW : Khối lượng tại thời điểm kết

thúc thí nghiệm t2Tốc độ tăng trưởng đặc hiệu theo chiều dài

(SLR, %/ngày) của ấu trùng được xác định theo công thức:

SLR (%/ngày) = [(lnFL – lnIL)/(t2 - t1)] x 100

Trong đó: + IL : Chiều dài vỏ tại thời điểm bố trí

thí nghiệm t1

+ FL : Chiều dài vỏ tại thời điểm kết thúc thí nghiệm t2

Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0. Phân tích phương sai (ANOVA) một yếu tố để so sánh giá trị trung bình giữa các nghiệm thức với mức ý nghĩa 0,05. Sử dụng kiểm định LSD để xác định mức độ khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của thành phần chất đáy đến tỷ lệ sống của ấu trùng ngao móng tay chúa giai đoạn đáp đáy lên giống 1 cm (Thí nghiệm 1)

3.1.1. Các thông số chất lượng nướcCác yếu tố môi trường trong các nghiệm

thức thí nghiệm được theo dõi ít biến động và duy trì trong khoảng thích hợp cho ấu trùng ngao móng tay chúa phát triển (Bảng 5). Tất cả những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi để đánh giá đúng thành phần chất đáy phù hợp cho ương nuôi ấu trùng ngao móng tay chúa giai đoạn đáp đáy lên giống 1cm.

20 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 5. Các yếu tố môi trường của các nghiệm thức thí nghiệm.

Chỉ tiêu SS1 SS2 SS3

Nhiệt độ (oC)29,1 – 29,7(29,6±0,18)

29,1 – 29,7(29,6±0,18)

29,1 – 29,7(29,6±0,18)

Ôxy hòa tan (mg/L)5,50 – 5,64(5,61±0,12)

5,50 – 5,68(5,62±0,13)

5,50 – 5,70(5,63±0,12)

pH8,2 – 8,5

(8,4±0,16)8,2 – 8,5

(8,4±0,14)8,2 – 8,5

(8,4±0,14)

Kiềm (mg/L)107 – 143

(133±13,08)107 – 143

(131±15,59)107 – 143

(129±12,00)

Độ mặn (o/oo)24,0 – 27,0(25,4±1,24)

24,0 – 27,0(25,3±1,32)

24,0 – 27,0(25,3±1,32)

COD (mg/L)11,20 – 13,68(12,76±1,22)

11,95 – 13,68(12,98±0,87)

12,05 – 13,68(13,00±1,10)

Ghi chú: Số liệu được trình bày là giá trị nhỏ nhất và lớn nhất, số trong dấu ngoặc là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

3.1.2. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sốngQua thời gian thử nghiệm ương nuôi ấu

trùng ngao móng tay chúa từ giai đoạn đáp đáy

đến giống 1 cm, tốc độ tăng trưởng về khối lượng, chiều dài và tỷ lệ sống được thể hiện ở Bảng 6

Bảng 6. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng, chiều dài và tỷ lệ sống của ấu trùng ngao móng tay chúa (NMTC) ở các nghiệm thức với thành phần chất đáy khác nhau.

Chỉ tiêu SS1 SS2 SS3Khối lượng NMTC ban đầu thí nghiệm (mg)

0,640 0,640 0,640

Khối lượng NMTC cuối thí nghiệm (mg)

34,7 – 43,3(37,7±4,83)

35,1 – 53,7(41,7±10,38)

39,9 – 42,9(41,9±1,73)

Tốc độ tăng trưởng đặc hiệu về khối lượng (%/ ngày)

14,8 – 15,6(15,1±0,46)

14,8 – 16,4(15,4±0,87)

15,3 – 15,6(15,5±0,17)

Chiều dài NMTC ban đầu thí nghiệm (mm)

1,438 1,438 1,438

Chiều dài NMTC cuối thí nghiệm (mm)

8,0 – 10,7(9,1±1,40)

9,2 – 10,0(9,5±0,42)

9,1 – 9,7(9,4±0,30)

Tốc độ tăng trưởng đặc hiệu về chiều dài (%/ ngày)

6,4 – 7,4(6,8±0,51)

6,9 – 7,2(7,0±0,15)

6,8 – 7,1(7,0±0,15)

Tỷ lệ sống (%)9,4 – 23,4

(14,3±7,92)45,8 – 95,6

(67,7±25,42)63,8 – 82,3(71,0±9,91)

Ghi chú: Số liệu được trình bày là giá trị nhỏ nhất và lớn nhất, số trong dấu ngoặc là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

21TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức về tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài (P>0,05). Tuy nhiên,

kết quả phân tích ANOVA một nhân tố về tỷ lệ sống của ấu trùng đã cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P< 0,01) giữa các nghiệm thức (Bảng 7).

Bảng 7. Kết quả phân tích ANOVA về tỷ lệ sống cuối thí nghiệm.

Chỉ tiêu Nghiệm thức Lần lặp Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị F Giá trị P

Tỷ lệ sống (%)

SS1 3 14,3a 7,92

11,313 0,009SS2 3 67,7b 25,42

SS3 3 71,0b 9,91

Ngoài ra, kết quả phân tích LSD về tỷ lệ sống của ấu trùng khi kết thúc thí nghiệm cho thấy nghiệm thức SS2 và SS3 khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức SS1.

Qua Bảng 7 cho thấy nghiệm thức SS2; SS3 có số lượng ấu trùng thu được trung bình lần lượt là 481,0 ± 180,70; 504,0 ± 70,15 và tỷ lệ sống trung bình 67,7 ± 25,42%; 71,0 ± 9,91%, cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức SS1. Điều đó cho thấy nền đáy có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng Ngao móng tay chúa. Kết quả của nghiên cứu này là tương đồng với nghiên cứu của Lê Thị Thanh (2014), cho thấy nền đáy có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của nghêu ương từ giai đoạn giống cấp 1 đến giống cấp 2. Sử dụng nền đáy cát - bùn (70% cát và 30% bùn) là hiệu quả nhất để ương nghêu giống cấp 1 lên giống cấp 2. Tương tự, Chu Chí Thiết và ctv. (2008) cũng cho rằng nền đáy cát – bùn là môi trường phù hợp cho ấu trùng nghêu biến thái thành con giống. Theo Zhuang và ctv. (2004), nghêu Meretrix meretrix ương nuôi ở bể có nền đáy cát - bùn có tốc độ lọc, tốc độ tiêu hóa thức ăn cao hơn gấp 2-3 lần so với khi chúng được nuôi ở nơi đáy trơ (không có chất đáy). Theo da

Costa và ctv. (2015), ngao móng tay E. arcuatus ương nuôi từ kích cỡ con giống 4mm trên nền đáy cát không bùn có tỷ lệ sống 50%, trong khi nếu ương nuôi trên nền đáy cát – bùn có tỷ lệ sống dao động từ 80 – 90%. Trong nghiên cứu của Da Costa và ctv. (2011), ngao móng tay S. marginatus ương nuôi trên nền đáy bùn – cát cho tỷ lệ sống 81,9%, so với 36,1% ở nền đáy cát mịn và 53,3% ở nền đáy cát thô.

Bên cạnh đó, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa hai nghiệm thức SS2 và SS3. Qua các kết quả của thí nghiệm 1, có thể kết luận ấu trùng ngao móng tay chúa giai đoạn đáp đáy lên giống 1cm phù hợp với nền đáy chứa 70% bùn : 30% cát hoặc 90% bùn: 10% cát.

3.2. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống của ấu trùng ngao móng tay chúa ương từ giai đoạn đáp đáy lên giống 1 cm (Thí nghiệm 2)

3.2.1. Các thông số chất lượng nướcTương tự như thí nghiệm 1, các yếu tố môi

trường thí nghiệm được duy trì ở điều kiện phù hợp với sự phát triển của ấu trùng ngao móng tay chúa (Bảng 8).

22 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 8. Các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức thí nghiệm.

Chỉ tiêu SD1 SD2 SD3

Nhiệt độ (oC) 29,1 – 29,7(29,6±0,18)

29,1 – 29,7(29,6±0,18)

29,1 – 29,7(29,6±0,18)

Oxy hòa tan (mg/L) 5,44 – 5,71(5,58±0,13)

5,48 – 5,67(5,58±0,14)

5,50 – 5,75(5,61±0,13)

pH 8,2 – 8,5(8,4±0,15)

8,2 – 8,5(8,4±0,14)

8,2 – 8,5(8,4±0,13)

Kiềm (mg/L) 107 – 143(131±12,73)

107 – 143(127±16,70)

107 – 143(129±15,00)

Độ mặn (o/oo)24,0 – 30,0(26,3±2,78)

24,0 – 30,0(26,3±2,78)

24,0 – 30,0(26,3±2,78)

COD (mg/L) 12,24 – 13,68(13,15±0,74)

12,98 – 13,81(13,49±0,44)

13,16 – 13,68(13,36±0,41)

Ghi chú: Số liệu được trình bày là giá trị nhỏ nhất và lớn nhất, số trong ngoặc là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

3.2.2. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sốngTốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều

dài, và tỷ lệ sống của NMTC ương từ giai đoạn đáp đáy lên giống 1cm ở các mật độ khác nhau, được thể hiện ở Bảng 9.

Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức về tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài và tỷ lệ sống (P>0,05). Các nghiệm thức đều cho kết quả tỷ lệ sống của ấu trùng tương đối cao, lần lượt là 69,1±25,01;

45,4±14,81; 44,6±17,03 ở các nghiệm thức SD1, SD2 và SD3. Theo Lê Thị Thanh (2014), mật độ có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu. Mật độ thích hợp để ương nghêu giống cấp 1 lên giống cấp 2 là 20.000 con/m2. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Liu và ctv. (2006) trên ương nuôi ấu trùng nghêu M. meretrix, tác giả này cũng kết luận tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu không phụ thuộc vào mật độ ương.

Bảng 9. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng, chiều dài và tỷ lệ sống của ấu trùng ngao móng tay chúa ở các nghiệm thức với các mật độ ương khác nhau.

Chỉ tiêu SD1 SD2 SD3Khối lượng NMTC ban đầu TN (mg) 0,640 0,640 0,640

Khối lượng NMTC cuối TN (mg) 39,0 – 49,8(44,3±5,40)

31,6 – 52,9(45,8±12,30)

30,3 – 38,6(35,5±4,55)

Tốc độ tăng trưởng đặc hiệu về khối lượng (%/ ngày)

15,2 – 16,1(15,7±0,45)

14,4 – 16,3(15,7±1,10)

14,3 – 15,2(14,9±0,49)

Chiều dài NMTC ban đầu TN (mm) 1,438 1,438 1,438

Chiều dài NMTC cuối TN (mm) 8,4 – 11,1(9,8±1,35)

6,7 – 11,5(9,4±2,47)

6,9 – 10,4(8,4±1,80)

Tốc độ tăng trưởng đặc hiệu về chiều dài (%/ ngày)

6,5 – 7,6(7,1±0,56)

5,7 – 7,7(6,9±1,04)

5,8 – 7,3(6,5±0,76)

Tỷ lệ sống (%) 43,1 – 93,0(69,1±25,01)

30,9 – 60,5(45,4±14,81)

28,2 – 62,2(53,0±20,71)

Ghi chú: Số liệu được trình bày là giá trị nhỏ nhất và lớn nhất, số trong dấu ngoặc là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

23TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Từ kết quả ở Bảng 9, có thể kết luận mật độ ương giống ngao móng tay chúa giai đoạn đáp đáy lên giống 1cm phù hợp là 20.000 con/m2, mật độ cao nhất được chọn để có thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong giới hạn 3 mật độ ương của nghiên cứu này. Các nghiên cứu tiếp theo nên bố trí ở mật độ ương cao hơn, để có thể xác định mật độ phù hợp để ương ấu trùng NMTC từ giai đoạn đáp đáy lên giai đoạn giống 1 cm.VI. KẾT LUẬN

Nghiên cứu này đã chứng minh được thành phần chất đáy có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng Ngao móng tay chúa. Nền đáy phù hợp cho ấu trùng ngao móng tay chúa giai đoạn đáp đáy 1 mm lên giống 1 cm nên có tỷ lệ bùn từ 70% đến 90%, và tỷ lệ cát từ 10% đến 30%.

Mật độ phù hợp cho ấu trùng ngao móng tay chúa giai đoạn đáp đáy lên giống 1 cm là 20.000 con/m2.LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này được thực hiện thuộc nội dung đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm ngao móng tay chúa Cultellus maximus (Gmelin, 1791), mã số: KHCN-TNB.ĐT/14-19/C33”, trong khuôn khổ Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ, với nguồn kinh phí được cấp từ Bộ Khoa học và Công nghệ.TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu tiếng ViệtNguyễn Quang Hùng & Hoàng Đức Triều, 2009.

Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ Bivalvia tại một số vùng rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam.Viện nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng, Bản tin số 14 – tháng 10/2009.

Nguyễn Đức Minh, 2015. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sinh sản trên Ngao móng tay chúa (Sinonovacula sp.). Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh. Sở khoa học và công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 80 trang.

Nguyễn Hữu Phụng, 1996. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật ương nuôi ấu trung ngao Bến Tre (Meretrix

lyrata Sowerby), Tạp chí Khoa học và công nghệ số 7 và 8, tr. 14-18.

Trương Quang Phú, 1996. Nuôi ngao thương phẩm ở Đồng bằng sông MêKông, Việt Nam, The ICLARM Quarterly.Vol. 19. No. 4, p. 60-62.

Lê Thị Thanh, 2014. Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và nền đáy đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) từ giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2 trong điều kiện sản xuất. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp.

Nguyễn Quốc Thể, 2016. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm cho sinh sản giống Ngao móng tay chúa (Cultellus maximus) tại tỉnh Cà Mau. Báo cáo khoa học Đề tài cấp tỉnh, Sở khoa học và công nghệ tỉnh Cà Mau, 97 trang.

Chu Chí Thiết, Kumar, M. S., 2008. Tài liệu về kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851). Phân viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (ARSINC): 36 trang.

Tài liệu tiếng AnhCalabrese, A., 1972. How some pollutants affect

embryos and larvae of American oyster and hard-shell clam, Marine Fishery Review, 34(1-12):66-77.

Da Costa, F., Barreiro, B., Ojea, J., Nóvoa, S. and Martínez-Patiño, D., 2015. Effects of stocking density on intermediate culture of the razor clam Ensis arcuatus (Pharidae: Bivalvia). Aquac Res, 46: 1858–1865.

Da Costa, F., Darriba, S., Martínez-Patiño, D., Guerra A., 2011. Culture possibilities of the razor clam Ensis arcuatus (Pharidae: Bivalvia): Culture possibilities of the razor clam E. arcuatus. Aquac Res 42:1549–1557.

Li, Z., Liu, Z., Yao, R.,Luo, C.,Yan, J., 2010. Effect of temperature and salinity on the survival and growth of Meretrix lyrata juveniles. Acta Ecologica Sinnica, 30(13): 3406-3413.

Liu, B., Dong, B., Tang, B., Zhang, T., Xiang, J., 2006. Effect of stocking density on growth, settlement and survival of clam larvae, Meretrix meretrix Linnaeus, Aquculture 258: 344-349.

Shau-Hwai Tan., 1997. Effect of salinity on hatching, larval growth and survival in the green ussel Perna viridis (Linnaeus). Phuket Marine Biological Center, Special Publication. 17 (1): 279-284.

Zhuang, S.H., and Wang, Z.Q., 2004. Influence of size, habitat and food concentration on the feeding ecology of the Bivalve Meretrix meretrix Linnaeus, Aquaculture 241: 689 – 699.

24 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

EFFECT OF SUBSTRATE COMPOSITION AND STOCKING DENSITY ON GROWTH RATE AND SURVIVAL OF RAZOR CLAM Cultellus

maximus (Gmelin, 1791) FROM SPAT TO JUVENILE STAGE

Dinh Kim Dieu1*, Tran Ngoc Hieu1, Ngo Minh Ly1, Tieu Thanh Tuoi1, Nguyen Quoc The1, Vu Anh Tuan1

ABSTRACT

Razor clam (Cultellus maximus) is a species that belongs to Bivalvia class, with high nutritious and economical value. In recent years, several studies have been conducted on artificial breeding of this species and have attained preliminary results. This study was aimed at testing the effect of substrate composition and stocking density on the growth rate and survival rate of razor clam postlarvae reared from spat to juvenile stage.

Two experiments were conducted in this study. In the first experiment, effect of two mud:sand ratios (90:10 and 70:30) was investigated. In the second experiment, effect of 3 stocking densities (10,000 ind/m2, 15,000 ind/m2 and 20,000 ind/m2) was tested. Results of the first experiment showed that, no significant difference was found between the treatments with two mud:sand ratios and control treatment (without substrate) in the growth rate of weight and length. However, the substrate addition showed a significant effect on the increase of clam postlarvae survival rates, which were 67.7% and 71.0% in the treatments with mud:sand ratios of 90:10 and 70:30, respectively.

Results of the second experiment showed that, there was no significant difference in the survival and the growth rate of weight and length between the three stocking densities. Therefore, the stocking density of 20,000 ind/m2 can be selected for rearing razor clam postlarvae from spat to juvenile stage.

Keywords: growth rate, razor clam postlarvae, stocking density, substrate, survival.

Người phản biện: TS. Thái Ngọc Trí

Ngày nhận bài: 12/6/2021

Ngày thông qua phản biện: 22/6/2021

Ngày duyệt đăng: 30/6/2021

Người phản biện: TS. La Xuân Thảo

Ngày nhận bài: 12/6/2021

Ngày thông qua phản biện: 20/6/2021

Ngày duyệt đăng: 30/6/2021

1 Research Institute for Aquaculture No. II* Email: [email protected]

25TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ DỨA (Pangasius sp.) Ở HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Văn Tiến1*, Võ Văn Phẳng2, Lê Thị Cẩm Hà1, Lương Đức Thiện1, Lê Thị Trang1, Phan Doãn Đăng1, Nguyễn Văn Tú1

TÓM TẮT

Các loài cá thuộc giống Pangasius đều có giá trị kinh tế cao và được khai thác chủ yếu ngoài tự nhiên. Cá dứa là đối tượng nuôi mới và có tiềm năng phát triển nuôi trên địa bàn huyện Cần Giờ. Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 06/2019 - 06/2020 nhằm đánh giá hiện trạng nghề nuôi cá dứa và tiềm năng phát triển trên địa bàn huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh. Thông qua điều tra dữ liệu từ 12 nông hộ nuôi và dữ liệu thứ cấp về quy hoạch và điều kiện tự nhiên, nghiên cứu đã đánh giá hiện trạng mô hình nuôi gồm kỹ thuật nuôi, hiệu quả kinh tế và những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động nuôi cá dứa. Kết quả cho thấy, nghề nuôi cá dứa bắt đầu phát triển ở Cần Giờ từ năm 2015, kinh nghiệm của người nuôi dao động từ 1 - 3 vụ nuôi. Diện tích trung bình của ao nuôi là 0,68 ± 0,12 ha, với mật độ thả cá trung bình là 1,67 ± 0,21 con/m2 cá giống có kích thước trung bình là 8,33 ± 0,48 cm. Sau thời gian nuôi từ 12 - 14 tháng, cá đạt kích cỡ 1,15 ± 0,03 kg/con với FCR là 2,19 ± 0,11, năng suất trung bình đạt 11,9 ± 2,72 tấn/ha. Với chi phí đầu tư trung bình 955,91 ± 127,12 triệu đồng/ha, người nuôi cá dứa thu được lợi nhuận 337,42 ± 196,96 triệu đồng/ha, tỉ suất lợi nhuận của mô hình trung bình là 35,01 ± 24,23 %. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng với kỹ thuật nuôi đơn giản, sản phẩm tiêu thụ dễ dàng, sử dụng lao động sẵn có, nghề nuôi cá dứa đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và ổn định sinh kế cho người dân trên địa bàn huyện Cần Giờ.

Từ khóa: Cần Giờ, mô hình nuôi, Pangasius, sinh kế.

1 Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam2 Phòng Kinh tế, UBND huyện Cần Giờ* Email: [email protected]

I. ĐẶT VẤN ĐỀTheo Froese & Pauly (2021) có 22 loài

thuộc giống cá Pangasius trên toàn cầu. Ở Việt Nam đã ghi nhận được hơn 10 loài cá thuộc giống Pangasius và chúng phân bố chủ yếu trong môi trường từ nước ngọt đến lợ mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Bạch Loan, 1999; Đinh Trang Điểm và ctv., 2020). Các loài cá thuộc giống Pangasius đều có giá trị kinh tế cao và ban đầu được khai thác chủ yếu ngoài tự nhiên (Poulsen et al., 2004; Nguyễn Văn Thường, 2009; Lê Dương Ngọc Quyền & Dương Thúy Yên, 2018). Trong đó, có một số loài được liệt kê trong sách đỏ của IUCN (Baird, 2011). Hoạt

động nuôi cá da trơn ở Việt Nam đã phát triển từ những năm 1980 trong đó chủ yếu là cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá ba sa (Pangasius bocourti) (Trong et al., 2002; Khoi, 2007). Thời gian gần đây, một số loài cá thuộc giống Pangasius cũng được tiến hành nghiên cứu nuôi tại khu vực ĐBSCL như cá bông lau - P. krempfi (Nguyễn Văn Hiệp và ctv., 2020), cá sát sọc - P. macronema (Huỳnh Văn Đức & Nguyễn Phú Hòa, 2020). Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu về hoạt động nuôi cá dứa được thực hiện.

Về phân loại cá dứa, hiện nay còn rất nhiều tranh cãi do tên loài khoa học được sử dụng rất khác nhau ở Việt Nam, có 4 tên khoa học

26 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

đang được sử dụng cho cá dứa là Pangasius kunyit, Pangasius mekongensis, Pangasius polyuranodon và Pangasius elongatus (Nguyễn Văn Thường và ctv., 2012, Dương Thúy Yên và ctv., 2016, Nguyễn Hữu Khánh và ctv., 2016). Để đảm báo tính khách quan về tên gọi loài cá rất đặc trưng ở Cần Giờ nghiên cứu sử dụng tên giống thay vì tên loài cụ thể.

Cá dứa được xem là loài đặc sản đặc trưng ở khu vực Cần Giờ (Vương Thành Tiên và ctv., 2016). Cá có tập tính di cư, đến mùa sinh sản vào tháng 4 – 9 hàng năm, cá di cư lên thượng nguồn các con sông đẻ trứng và cá con di chuyển về vùng hạ lưu để sinh sống trong khoảng tháng 5 đến tháng 10. Chúng phân bố tập trung chủ yếu ở cửa vùng cửa sông Soài Rạp, các con sông trong khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ và gồm cả khu vực vịnh Gành Rái. Nguồn lợi cá dứa tự nhiên đang suy giảm mạnh do việc đánh bắt quá mức và sự biến đổi môi trường tự nhiên trong khu vực. Những năm gần đây cá dứa đã được đưa vào nuôi, tuy nhiên các hộ dân chủ yếu nuôi tự phát và chưa có kinh nghiệm nuôi nên gặp nhiều khó khăn (Trịnh Biên, 2010). Vấn đề dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, thiên tai và biến động của thị trường đã tác động lớn đến quá trình đa dạng hóa đối tượng nuôi và hình thức nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở huyện Cần Giờ.

Nghiên cứu này nhằm cung cấp các thông tin về hiện trạng nuôi cá dứa ở huyện Cần Giờ phục vụ cho định hướng sản xuất và đánh giá triển vọng phát triển nghề nuôi cá dứa trên địa bàn huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh.II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các hộ nuôi cá dứa trên địa bàn huyện Cần Giờ. Địa điểm nghiên cứu trên địa bàn 04 xã có hoạt động nuôi cá dứa của huyện Cần Giờ gồm Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông và Lý Nhơn. Nghiên

cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6/2019 – 6/2020.

2.2. Phương pháp thu thập số liệuThông tin thứ cấp được thu thập bao gồm

các báo cáo tổng kết từ năm 2016-2020 của phòng Kinh tế huyện Cần Giờ, Chi cục nuôi trồng thủy sản Tp. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, nghiên cứu tham khảo các công bố, các chương trình nghiên cứu, đề tài khoa học và các nhiệm vụ/dự án quốc tế có liên quan đến sinh học, sinh thái, và nuôi trồng họ cá tra (Pangasiidae).

Năm 2020, số hộ nuôi cá dứa ở huyện Cần Giờ là 24 hộ do đó thông tin sơ cấp chủ yếu được thu thập thông qua khảo sát thực địa và phỏng vấn trực tiếp 04 cán bộ phụ trách nông nghiệp thủy sản của huyện và 12 hộ dân (chiếm 50% hộ nuôi) sử dụng bảng câu hỏi đã soạn sẵn trên địa bàn 4 xã có hoạt động nuôi cá dứa ở huyện Cần Giờ. Các nội dung khảo sát bao gồm: các thông tin về nông hộ, đặc điểm kỹ thuật nuôi, chi phí cố định và chi phí biến đổi của mô hình nuôi, hiệu quả kinh tế, và những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong hoạt động nuôi cá dứa.

2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu thu thập được nhập liệu, phân tích các thống kê mô tả và được trình bày dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn (TB ± SE), giá trị nhỏ nhất và lớn nhất (Min – Max) sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2016. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá dứa gồm:

Tổng chi phí (triệu đồng/ha) = Chi phí biến đổi + Chi phí cố định;

Doanh thu (triệu đồng/ha) = Sản lượng x Giá bán;

Lợi nhuận (triệu đồng/ha) = Doanh thu – Tổng chi phí;

Tỉ suất lợi nhuận (%) = Lợi nhuận/Tổng chi phí x 100

Phân tích ma trận SWOT được áp dụng dựa trên xác định các điểm mạnh (S – Strengths),

27TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

điểm yếu (W – Weaknesses), cơ hội (O – Opportunities), và thách thức (T – Threats) trong quá trình thu thập số liệu. Các giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả nghề nuôi các dứa hiện nay tại huyện Cần Giờ được đề xuất dựa trên kết hợp các yếu tố trong ma trận SWOT bao gồm: giải pháp công kích – kết hợp S + O; giải pháp thích ứng – kết hợp S + T; giải pháp điều chỉnh – kết hợp W + O; giải pháp phòng thủ - kết hợp W + T.III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng vùng nuôi cá dứaNuôi cá dứa trên địa bàn huyện Cần Giờ

bắt đầu từ nghiên cứu thử nghiệm bởi Trạm Khuyến nông huyện Cần Giờ năm 2009 trên địa bàn xã Lý Nhơn. Nghiên cứu bước đầu đã nhận định được cá dứa là loài thủy sản tiềm năng có

thể nuôi được ở khu vực Cần Giờ (Trịnh Biên, 2010). Tuy nhiên, đến 2015 hoạt động nuôi cá dứa mới được tiếp tục thực hiện bởi 02 hộ dân nuôi với diện tích khoảng 1 ha. Trong giai đoạn 2015 – 2020, diện tích và số hộ thả nuôi cá dứa trên địa bàn huyện có xu hướng tăng nhanh (Hình 1). Tính đến năm 2020, số hộ thả nuôi tăng gấp 12 lần và diện tích thả nuôi tăng hơn 29 lần so với năm 2015. Sản lượng cá dứa nuôi trên địa bàn cũng có xu hướng tăng liên tục từ năm 2015-2020. Sản lượng cá dứa năm 2018 thấp là do phần lớn diện tích thả nuôi chưa được thu hoạch trong năm chuyển sang năm 2019. Tương tự, do một phần diện tích chưa được thu hoạch nên sản lượng năm 2020 thấp hơn năm 2019 mặc dù diện tích thả nuôi gần bằng nhau (Hình 1).

Hình 1. Diện tích, số hộ thả nuôi và sản lượng cá dứa từ năm 2015 – 2020 ở huyện Cần Giờ.

Hiện nay, cá dứa được phát triển nuôi trên địa bàn 4 xã phía Bắc của huyện Cần Giờ là Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn. Trong đó, diện tích nuôi chủ yếu tập trung tại xã Lý Nhơn dao động trong khoảng 5 – 9 ha. Vùng nuôi cá dứa chủ yếu tập trung ở khu vực phía Bắc của huyện Cần Giờ là nơi có môi trường nước lợ - mặn (Ngô Nam Thịnh và ctv.,

2019); Đây cũng là địa bàn nuôi thủy sản chính trong hơn 20 năm qua, trong đó tôm nước lợ là đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực. Tuy vậy, thời gian qua cũng có sự biến động về các mô hình và đối tượng nuôi trồng thủy sản, trong đó một số đối tượng thủy sản khác ngoài tôm nước lợ được nuôi như ốc hương, vọp, hàu, cá chim vây vàng, cá bống bớp, cua.. và cá dứa.

28 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 2. Hoạt động cho cá dứa ăn (trái) và kích thước cá dứa thu hoạch (phải) ở xã Lý Nhơn.

3.2. Hiện trạng kỹ thuật nuôi và hiệu quả kinh tế

3.2.1. Hiện trạng kỹ thuật nuôi cá dứaKinh nghiệm người nuôi, diện tích và

quản lý nước ao nuôiKết quả khảo sát cho thấy nghề nuôi cá

dứa chỉ mới phát triển trong những năm gần đây, kinh nghiệm nuôi cá dứa của các hộ dân ở huyện Cần Giờ chưa nhiều, trung bình 1,6 ± 0,4 năm. Kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi của người dân chủ yếu tích lũy qua các vụ nuôi và trao đổi học hỏi lẫn nhau giữa các nông hộ. Diện tích các ao nuôi dao động trong khoảng 0,25 – 0,4 ha, diện tích trung bình mỗi nông hộ nuôi cá dứa là 0,68 ± 0,12 ha/hộ, trong đó có những hộ nuôi từ 2 đến 3 ao nuôi với diện tích xấp xỉ 1 ha. Diện tích ao nuôi cá dứa trung bình ở Cần Giờ cao hơn khoảng 2 lần so với ao nuôi cá bông lau ở Sóc Trăng (Nguyễn Văn Hiệp và ctv., 2020) và tương đương với diện tích ao nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL (Phạm Thị Kim Oanh & Trương Hoàng Minh, 2011; Trần Trọng Tân & Trương Hoàng Minh, 2014). Các ao nuôi chủ yếu được các nông hộ chuyển đổi từ ao nuôi tôm kém hiệu quả nên độ sâu mức nước trong ao dao động từ 1,2 – 1,5 m. Theo Lê Xuân Sinh (2011) và Phạm Thị Kim Oanh & Trương Hoàng Minh (2011), độ sâu mức nước bình quân dành cho nuôi cá tra ở ĐBSCL dao động từ 3,55 – 4,07 m sâu hơn

mức nước bình quân là 1,35 ± 0,55 m của ao nuôi cá dứa ở huyện Cần Giờ (Bảng 1).

Trong quá trình nuôi, hoạt động thay nước được tiến hành thường xuyên dao động từ 2 – 7 lần/tháng (trung bình 2,82 ± 0,83 lần/tháng). Lượng nước thay mỗi lần tùy thuộc vào từng điều kiện chất lượng nước trong ao và sức khỏe của cá nuôi mà các hộ dân thay từ 20 – 50% lượng nước trong ao. Số lần thay nước và tỉ lệ nước thay của mô hình nuôi cá dứa ít hơn so với mô hình nuôi cá tra (Trần Trọng Tân & Trương Hoàng Minh, 2014) (Bảng 1).

Nguồn gốc, đặc điểm con giống, và mật độ thả giống

Kết quả khảo sát, nguồn cá dứa giống cung cấp được các hộ dân mua từ nguồn khai thác tự nhiên vào tháng 7 – 10 hàng năm tại các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Dữ liệu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thúy Vy và ctv. (2019) về nguồn lợi cá bột và cá con ở khu vực ĐBSCL. Do nguồn con giống được khai thác từ tự nhiên và các hộ dân mua từ các thương lái đơn lẻ nên con giống không được kiểm dịch. Mặc dù kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá dứa đã được công bố (Nguyễn Hữu Khánh, 2017) nhưng nguồn cá dứa giống vẫn chưa được chủ động. Cá dứa sinh sống tự nhiên ở huyện Cần Giờ, tuy nhiên chưa có nghiên cứu ghi nhận nguồn lợi cá dứa giống ở khu vực này;

29TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Thực tế người dân cũng ít bắt được cá giống với số lượng lớn để nuôi thương phẩm.

Giá mua cá dứa giống dao động từ 14 – 18 nghìn đồng/con, trung bình là 16,00 ± 0,73 nghìn đồng/con. Cỡ cá dứa giống được các hộ dân thả có chiều dài thân trung bình là 8,33 ± 0,48 cm. Cỡ cá giống thả thấp hơn so với cá bông lau ở khu vực tỉnh Sóc Trăng (9,68

± 0,26 cm) (Nguyễn Văn Hiệp và ctv., 2020). Cá dứa giống được các hộ dân thả với mật độ trung bình 1,67 ± 0,21 con/m2, dao động từ 1-2 con/m2 (Bảng 1) tương đương với mật độ thả cá bông lau (Nguyễn Văn Hiệp và ctv., 2020) nhưng thấp hơn rất nhiều lần so với mô hình nuôi cá tra (Phạm Thị Kim Oanh & Trương Hoàng Minh, 2011)

Bảng 1. Một số thông số kỹ thuật mô hình nuôi cá dứa tại Cần Giờ.

STT Thông số TB ± SE Min - Max1 Kinh nghiệm nuôi (năm) 1,60 ± 0,40 1,00 - 3,002 Diện tích nuôi (ha/hộ) 0,68 ± 0,12 0,25 - 1,003 Mực nước trung bình trong ao (m) 1,35 ± 0,55 1,20 - 1,504 Số lần thay nước (lần/tháng) 2,83 ± 0,83 2,00 - 7,005 Lượng nước thay trung bình (%) 31,25 ± 4,64 20,00 - 50,006 Chiều dài thân con giống (cm) 8,33 ± 0,48 7,00 - 10,007 Giá con giống (nghìn đồng/con) 16,00 ± 0,73 14,00 - 18,008 Mật độ thả giống (con/m2) 1,67 ± 0,21 1,00 - 2,009 Thời gian nuôi (tháng) 12,67 ± 0,42 12,00 - 14,0010 Kích cỡ thu hoạch (kg/con) 1,15 ± 0,03 1,00 – 1,2011 Tỷ lệ sống (%) 62,58 ± 10,62 18,53 – 87,4612 Sản lượng (tấn/ao) 8,50 ± 2,49 1,50 - 16,0013 Năng suất (tấn/ha) 11,9 ± 2,72 2,00 - 20,0014 Lượng thức ăn (tấn/ha) 19,08 ± 5,62 3,00 - 36,0015 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) 2,19 ± 0,11 2,00 - 2,70

Nguồn thức ăn cung cấp cho cá dứa được các hộ dân sử dụng là các loại thức ăn thương mại như De Heus (hãng De Heus) dành cho cá tra và ba sa hay Aquaxcel (hãng Cargill) dành cho cá tra và điêu hồng. Thức ăn sử dụng dạng viên nổi có hàm lượng protein dao động từ 26 – 30% và lipit thô là từ 4 – 5%. Bởi trên thị trường chưa có các sản phẩm thức ăn dành riêng cho đối tượng cá dứa. Năng suất và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá dứa ở huyện Cần Giờ lần lượt là 11,9 ± 2,72 tấn/ha và 2,19 ± 0,11 (Bảng 1). Kết quả năng suất nuôi cá dứa gần tương đương với cá bông lau (0,26 – 20,15 tấn/ha) nhưng năng suất thấp hơn so với cá tra (250 – 350 tấn/ha). Trong khi đó, hệ số chuyển hóa thức ăn của cá

dứa cũng ngang bằng với cá bông lau (2,5 – 2,8) nhưng cao hơn so với cá tra (1,62 – 1,65) (Lê Xuân Sinh, 2011; Phạm Thị Kim Oanh & Trương Hoàng Vinh, 2011; Nguyễn Văn Hiệp và ctv., 2020).

Sau thời gian nuôi từ 12-14 tháng (trung bình từ 12,67 ± 0,42 tháng), người nuôi cá dứa tại huyện Cần Giờ tiến hành thu hoạch với kích cỡ cá trung bình 1,15 ± 0,03 kg/con (Bảng 1). Thời gian nuôi cá dứa dài hơn so với nuôi cá bông lau (Nguyễn Văn Hiệp và ctv., 2020), cá tra (Phạm Thị Kim Oanh & Trương Hoàng Minh, 2011; Lê Thị Thanh Hiếu, 2016). Mùa vụ thu hoạch cá dứa thường vào tháng 7 kéo dài đến tháng 10 hàng năm. Tuy nhiên, thời gian

30 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

nuôi cá dứa còn phụ thuộc vào kích cỡ của cá mong muốn thu hoạch, biến động giá bán trên thị trường; Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi (Lê Xuân Sinh, 2011; Phạm Thị Kim Oanh & Trương Hoàng Minh, 2011).

3.2.2. Hiệu quả kinh tếTổng chi phí trung bình nuôi cá dứa tại

huyện Cần Giờ là 955,91 ± 127,12 triệu đồng/ha. Lợi nhuận bình quân của các hộ dân nuôi cá dứa là 337,42 ± 196,96 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi một số hộ dân bị thua lỗ nên lợi nhuận dao động từ -300 đến 948 triệu đồng/ha. Nguyên nhân thua lỗ là do một số hộ chưa có kinh nghiệm nuôi nên việc quản lý môi trường nước chưa đạt yêu cầu dẫn đến tỉ lệ sống thấp. Bên cạnh đó, nguồn con giống cũng ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận do quá trình thu mua và vận chuyển giống tự nhiên từ địa phương khác đến nên dẫn đến sự hao hụt giống

trong thời gian đầu của quá trình nuôi. Tỉ suất lợi nhuận trung bình của mô hình nuôi cá dứa ở Cần Giờ là 35,01 ± 24,23%. Nhìn chung, tổng chi phí của mô hình nuôi cá dứa thấp hơn nhưng lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận cao hơn so với các mô hình nuôi cá tra ở ĐBSCL (Phạm Thị Kim Oanh & Trương Hoàng Minh, 2011; Trần Trọng Tân & Trương Hoàng Minh, 2014). Điều này có lý giải là do giá bán cá thương phẩm tương quan thuận với hiệu quả kinh tế của mô hình (Phạm Thị Kim Oanh & Trương Hoàng Minh, 2011). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy giá bán cá dứa thương phẩm trung bình là 110,00 ± 44,91 nghìn đồng/kg, biến thiên trong từ 90 – 120 nghìn đồng/kg (Bảng 2). Giá bán cá dứa cao hơn nhiều lần so với cá bông lau và cá tra. Cá dứa thương phẩm được các hộ dân bán trực tiếp cho các cơ sở chế biến sản phẩm khô cá dứa trên địa bàn huyện các chợ đầu mối về thủy sản của Tp. HCM.

Bảng 2. Thông số tài chính mô hình nuôi cá dứa.

STT Thông số TB ± SE Min - Max

1 Giá bán trung bình (nghìn đồng/kg) 110,00 ± 44,91 90,00 - 120,00

2 Tổng chi phí (triệu đồng/ha) 955,91 ± 127,12 549,33 – 1.437,80

3 Doanh thu (triệu đồng/ha) 1.293,33 ± 246,88 400,00 - 1.800,00

4 Lợi nhuận (triệu đồng/ha) 337,42 ± 196,96 -300,00 - 948,00

5 Tỉ suất lợi nhuận (Lợi nhuận/chi phí %) 35,01 ± 24,23 -31,25 – 106,57

Trong cơ cấu chi phí nuôi cá dứa tại huyện Cần Giờ, chi phí thức ăn, con giống, và công lao động chiếm tỉ trọng lớn khoảng 82,93%, còn lại là các chi phí khác như nhiên vật liệu, cải tạo ao, thuốc/hóa chất… (Hình 3). Chi phí thức ăn cho mô hình nuôi cá dứa lớn nhất (49,03%) bởi hoạt động nuôi hoàn toàn dựa vào nguồn thức ăn công nghiệp. Điều này cũng tương đồng với các nghiên cứu khác trên đối tượng cá bông lau,

tra, ba sa nhưng tỉ lệ chi phí thức ăn ở mô hình nuôi cá dứa thấp hơn. Trong khi đó, tỷ trọng chi phí con giống cá dứa cao hơn so với các loài cá da trơn khác vì kích thước con giống lớn hơn và vẫn chủ yếu dựa vào nguồn khai thác tự nhiên (Phạm Thị Kim Oanh & Trương Hoàng Minh, 2011; Trần Trọng Tân & Trương Hoàng Minh, 2014; Nguyễn Văn Hiệp và ctv., 2020).

31TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 3. Cơ cấu chi phí trung bình (%) mô hình nuôi cá dứa ở huyện Cần Giờ.

3.3. Một số vấn đề phát triển mô hình nuôi cá dứa ở Cần Giờ Tp. HCM

3.3.1. Thuận lợi và khó khăn của mô hìnhKết quả khảo sát, phân tích và đánh giá dựa

trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và

những thuận lợi khó khăn của các hộ dân nuôi cá dứa đã xác định các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) trên địa bàn huyện Cần Giờ được trình bày ở Bảng 3 như sau:

Bảng 3. Phân tích SWOT nghề nuôi cá dứa ở huyện Cần Giờ.

Điểm mạnh (S-Strengths) Cơ hội (O-Opportunities)S1. Điều kiện tự nhiên thích hợp cho nuôi cá dứa. S2. Nguồn lao động sẵn có tại địa phương. S3. Kỹ thuật nuôi đơn giản không đòi hỏi kỹ thuật cao. S4. Sản phẩm khô cá dứa đã có thương hiệu trên thị trường.

S1. Nhu cầu sử dụng tăng và thị trường tiêu thụ lớn. S2. Khu vực trọng điểm được chính quyền Tp. HCM ưu tiên phát triển NTTS. S3. Tp. HCM là trung tâm khoa học, công nghệ, và kỹ thuật.

Điểm yếu (W-Weaknesses) Thách thức (T-Threats)

W1. Nguồn giống còn phụ thuộc vào khai thác từ tự nhiên và con giống nhân tạo chưa sản xuất đại trà. W2. Thiếu vốn và vốn đầu tư vào sản xuất cao. W3. Kỹ thuật nuôi còn hạn chế do đối tượng nuôi còn mới. W4. Cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa hoàn chỉnh. W5. Nghề nuôi còn nhỏ lẻ chưa hình thành mối liên kết.

T1. Các sản phẩm bị cạnh tranh bởi các địa phương lân cận và thị trường đòi hỏi yêu cầu sản phẩm chất lượng. T2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang dịch vụ dẫn đến mâu thuẫn trong sử dụng nguồn lực như đất đai, lao động, nguồn vốn. T3. Vấn đề ô nhiễm môi trường vùng nuôi. T4. Vấn đề dịch bệnh trên đối tượng nuôi. T5. Tác động khó lường của biến đổi khí hậu.

32 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

3.3.2. Các giải pháp đề xuất chiến lược cải thiện, nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững nghề nuôi cá dứa

Kết quả phân tích ma trận SWOT đã xây

dựng được các giải pháp đề xuất chiến lược để cải thiện và nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững nghề nuôi cá dứa hiện nay trên địa bàn huyện Cần Giờ được trình bày ở Bảng 4 như sau:

Bảng 4. Các giải pháp đề xuất chiến lược bền vững nghề nuôi cá dứa ở Cần Giờ.

Giải pháp công kích - Kết hợp S + O Giải pháp điều chỉnh - Kết hợp W + O

S1, 2,3,4 + O1,2,3: Mở rộng quy mô sản xuất nuôi cá dứa. S1, 2 + O2,3: Áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cá dứa. S2 + O1: Tăng cường quảng bá các sản phẩm cá dứa.

W3 + O3: Xây dựng quy trình nuôi và tập huấn nuôi cá dứa cho các hộ dân. W2 + O2: Tăng cường tích lũy vốn trong sản xuất và xây dựng các chính sách ưu đãi về vốn vay. W1 + O3: Chuyển giao kỹ thuật và sản xuất cá dứa giống cung cấp cho thị trường. W2, 3, 4, 5 + O1, 2, 3: Xây dựng cơ chế chính sách và tạo mối liên kết giữa người dân - doanh nghiệp - nhà khoa học và nhà nước.

Giải pháp thích ứng - Kết hợp S + T Giải pháp phòng thủ - Kết hợp W + TS4 + T1: Đa dạng hóa các sản phẩm cá dứa sau thu hoạch. S4 + T1, 3, 4: Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn nuôi cá dứa an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. S1, 2 + T3, 4, 5: Xây dựng và hoàn thiện các chương trình dự báo, cảnh báo các yếu tố môi trường vùng nuôi và mùa vụ nuôi cá dứa.

W4,5 + T2, 3, 4: Xây dựng quy hoạch vùng nuôi cá dứa. W2, 5 + T1, 2: Xây dựng và tăng cường chuỗi liên kết liên kết ngang và dọc trong sản xuất và nuôi cá dứa. W2, 3, 4 + T1, 2: Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, sản xuất với quy mô và mức độ đầu tư phù hợp với nguồn vốn.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT4.1. Kết luậnNghề nuôi cá dứa bắt đầu phát triển tại các

xã phía Bắc của huyện Cần Giờ, Tp. HCM từ năm 2015 và đang gia tăng về diện tích và sản lượng nuôi. Sau thời gian nuôi từ 12 đến 14 tháng, năng suất nuôi cá dứa trung bình đạt 11,9 ± 2,72 tấn/ha với hệ số chuyển hóa thức ăn 2,19 ± 0,11. Nuôi cá dứa có lợi nhuận tương đối cao với tỉ suất lợi nhuận là 35,01 ± 24,23%. Bên cạnh những thuận lợi và tiềm năng để mở rộng vùng nuôi, nghề nuôi cá dứa cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong tương lai do phụ thuộc vào nguồn con giống tự nhiên và chưa hình thành được vùng nuôi tập trung. Tuy nhiên, mô hình nuôi cá dứa cũng đã góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và

ổn định sinh kế cho người dân ven biển huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

4.2. Đề xuấtCần tiếp tục nghiên cứu công nghệ sản xuất

giống cá dứa cung cấp cho thị trường hạn chế việc phụ thuộc vào nguồn cá giống tự nhiên. Bên cạnh đó, cần xây dựng quy hoạch vùng nuôi cá dứa, các mô hình nuôi trình diễn, tập huấn kỹ thuật nâng cao trình độ cho người nuôi cá dứa. Ngoài ra, cũng cần chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu cá dứa Cần Giờ, mở rộng thị trường trong những năm tới.LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này thực hiện được sự hỗ trợ kinh phí từ đề tài cấp thành phố Hồ Chí Minh mã số nhiệm vụ: 40/2019/HĐ-QPTKHCN. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ

33TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

phụ trách nông nghiệp của huyện Cần Giờ và các hộ dân nuôi đã cung cấp thông tin và hợp tác nghiên cứu.TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu tiếng ViệtTrịnh Biên, 2010. Nuôi cá dứa– Hiện trạng và tiềm

năng [Web page]. Truy cập ngày 30/05/2021 từ http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=f73cebc3%2D9669%2D400e%2Db5fd%2D9e63a89949f0&ID=1141

Đinh Trang Điểm, Nguyễn Nguyễn Du, Trần Thúy Vy, Huỳnh Hoàng Huy, 2020. Đánh giá hiện trạng các loài các thuộc họ Pangasiidae khu vực hạ lưu sông MeKong giai đoạn 2017–2019. Tạp chí nghề cá sông Cửu Long, số 17: 70-81.

Huỳnh Văn Đức, Nguyễn Phú Hòa, 2020. Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang. Tạp chí nghề cá sông Cửu Long, số 16: 75-84.

Nguyễn Văn Hiệp, Đặng Văn Trường, Nguyễn Quang Trung, Hồ Thị Mỹ Hạnh, Lâm Văn Tùng, Lê Trung Tâm, 2020. Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng. Tap chí Nghề cá sông Cửu Long, số 16: 3-13.

Lê Thị Thanh Hiếu, 2016. Hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tập 42: 78-83.

Nguyễn Hữu Khánh, Huỳnh Văn Mừng, Hồ Thị Bích Ngân, Hồ Thu Huy, Phan Văn Phương 2016. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá dứa (Pangasius mekongensis) bằng các chất kích thích khác nhau. Tạp chí NN&PTNT 2016(2): 99-103.

Nguyễn Hữu Khánh, 2017. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất nhân tạo giống cá dứa (Pangasius sp.). Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 59 trang.

Nguyễn Thanh Long, 2019. Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá ba sa (Pangasius bocourti) trong bè ở tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tập 55, số 5b: 67-72.

Phạm Thị Kim Oanh, Trương Hoàng Minh, 2011. Thực trạng nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) có liên kết và không liên kết ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 20b: 48-58.

Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Bạch Loan, 1999. Phân loại họ cá tra (Pangasiidae) ở Việt Nam. Tuyển tập nghiên cứu biển, tập 9: 246-258.

Lê Dương Ngọc Quyền, Dương Thúy Yên, 2018. Hiện trạng khai thác cá bông lau (Pangasius krempfi) và cá tra bần (Pangasius mekongensis) ở cửa sông Tiền. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tập 54, số 9B: 82-87.

Lê Xuân Sinh, 2011. Chuỗi giá trị cá tra (Pangasianodom hypohthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, số 7: 67-73.

Trần Trọng Tân, Trương Hoàng Minh, 2014. Phân tích hiệu quả liên kết trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 31: 125-135.

Ngô Nam Thịnh, Trần Tuấn Hoàng, Lê Thị Kim Thoa, Dương Thị Thúy Nga, Mai Văn Khiêm, Nguyễn Công Thành, Nguyễn Văn Tú, Nguyễn Trâm Anh, Trần Thị Kim, Nguyễn Huy Anh 2019. Phân vùng chức năng vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo đề tài cấp thành phố Hồ Chí Minh, 254 trang.

Nguyễn Văn Thường, 2012. Khảo sát thành phần loài cá da trơn họ Pangasiidae ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hội nghị thủy sản toàn quốc lần thứ 4, trang 301-312.

Vương Thành Tiên, Nguyễn Văn Hùng, Trương Quang Trường, Nguyễn Anh Trinh, Trần Văn Tuấn, Lê Văn Tuấn, 2016. Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sấy nâng cao chất lượng sản phẩm cá dứakhô. Báo cáo Đề tài cấp thành phố Hồ Chí Minh, 116 trang.

Trần Thúy Vy, Nguyễn Nguyễn Du, Huỳnh Hoàng Huy, Đinh Trang Điểm, 2019. Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019. Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long, số 15: 71-82.

Dương Thúy Yên, Nguyễn Kiệt, Bùi Sơn Nên, Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Bạch Loan, Trần Đắc Định, 2016. DNA mã vạch và đặc điểm hình thái của cá bông lau (Pangasius krempfi), cá tra bần (P. mekongensis) và cá dứa (P. elongatus). Tạp chí Công nghệ Sinh học 14(1): 29-37.

Tài liệu tiếng AnhBaird, I., 2011. Pangasius krempfi. The IUCN

Red List of Threatened Species 2011: e.T181328A7668262. https://dx.doi.o rg / 1 0 . 2 3 0 5 / I U C N . U K . 2 0 11 - 1 . R LT S .T181328A7668262.en.

34 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Froese, R., and Pauly D., Editors. 2021. FishBase. World Wide Web electronic publication. www.fishbase.org, version (02/2021).

Poulsen, A.F., Hortle K.G., Valbo-Jorgensen J., Chan S., Chhuon C.K., Viravong S., Bouakhamvongsa K., Suntornratana U., Yoorong N., Nguyen T.T., Tran B.Q., 2004. Distribution and Ecology of Some Important Riverine Fish Species of the Mekong River Basin. MRC Technical Paper

No.10. ISSN: 1683-1489Khoi, L.N.D., 2007. Description of Pangasius value

chain in Vietnam. CAS Discussion paper No.56, pp.48.

Trong, T.Q., Hao, N.V., Griffiths, D., 2002. Status of Pangasiid aquaculture in Viet Nam. MRC Technical Paper No. 2, Mekong River Commission, Phnom Penh. 16 pp. ISSN: 1683-1489.

35TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

AN ASSESSMENT ON CURRENT FARMING OF THE Pangasius sp. IN CAN GIO DISTRICT, HO CHI MINH CITY

Tran Van Tien1*, Vo Van Phang2, Le Thi Cam Ha1, Luong Duc Thien1, Le Thi Trang1, Phan Doan Dang1, Nguyen Van Tu1

ABSTRACT

The Pangasius is a genus comprised of many high economic value species, and they are usually exploited in the wild. The Pangasius sp. is a newly introduced farming species with the potential to culture in the Can Gio District. Thus study conducted from June 2019 to June 2020 aims to evaluate the status of the Pangasius sp. farming and the possible expansion of this aquaculture model in the Can Gio District HCM city. Through survey data from farming households and secondary data on the aquaculture planning and natural conditions of Can Gio District, the study evaluates the current farming practices, including specific farming techniques, financial aspects, and advantages and disadvantages in the farming. The result shows that in the Pangasius sp. farming started in 2015 and farmer has experienced from 1 to 3 crops. The average area of the pond was 0.68 ± 0.12 ha, with a stocking density of 1.67 ± 0.21 fish/m2, with an average juvenile size of 8.33 ± 0.48 cm. After 12 - 14 months of a production cycle, the fish reached a size of 1.15 ± 0.03 kg/fish with a feed conversion ratio of 2.19 ± 0.11, and the average yield was 11.9 ± 2.72 tons/ha. With an average investment cost of 955.91 ± 127.12 million VND/ha, the farmers earned a profit of 337.42 ± 196.96 million VND/ha, the profit rate of this model is 35.01 ± 24.23%. Even though remaining some difficulties and challenges, however with the simple farming techniques, easy trading products, the Pangasius sp. farming has contributed to creating jobs, increasing incomes, and stable livelihood for people in the Can Gio district.

Keywords: Can Gio, farming model, likelihood, pangasius.

Người phản biện: PGS. TS. Thái Thanh Bình

Ngày nhận bài: 10/6/2021

Ngày thông qua phản biện: 27/6/2021

Ngày duyệt đăng: 30/6/2021

Người phản biện: TS. Phan Thanh Lâm

Ngày nhận bài: 11/6/2021

Ngày thông qua phản biện: 28/6/2021

Ngày duyệt đăng: 30/6/2021

1 Institute of Tropical Biology, Vietnam Academy of Science and Technology 2 Department of Economic, Can Gio People’s Committee, HCMC.* Email: [email protected]

36 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

1 Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Duyên Hải, Trà Vinh2 Trường Cao Đẳng Bến Tre.3 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II4 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre5 Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận, Bến Tre* Email: [email protected]

HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BỌT KHÍ SIÊU MỊN TRONG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH

Lê Thanh Vũ1*, Phùng Thị Hồng Gấm2, Đỗ Văn Hoàng3, Châu Hữu Trị4, Nguyễn Trọng Huy5, Phan Thanh Lâm3

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng duy trì hàm lượng ô xy hòa tan (DO) và hiệu quả kỹ thuật của các ao nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) khi sử dụng thiết bị tạo bọt khí siêu mịn (BSM). Các thí nghiệm được thực hiện trên ao đất với diện tích 2.000- 3.000 m2, mật độ thả nuôi tôm TCT 100 - 150 con/m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở các thí nghiệm trên ao 2.000m2, hàm lượng ô xy hòa tan (DO) buổi sáng của ao không sử dụng thiết bị BSM, mật độ 150 con/m2 (ao K2000-150) là 4,5 ± 0,52mg/l thấp hơn và có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với ao có sử dụng thiết bị BSM (ao C2000-150) là 5,98 ± 0,33mg/l). Sau 87 ngày nuôi, tỷ lệ sống của ao K2000-150 là 72,22% thấp hơn so với ao C2000-150 là 84,56±3,94%. Năng suất của ao K2000-150 là 10,57 tấn/ha thấp hơn so ao C2000-150 là 16,41 ± 0,39 tấn/ha (tăng 55,32% so với ao không sử dụng thiết bị BSM). Ở các thí nghiệm trên ao 3.000m2, DO buổi sáng của ao K3000-150 là 4,6 ± 0,32 mg/l thấp hơn và có ý nghĩa (p<0,05) so với các ao C3000-150 là 6,1 ± 0,29mg/l. Sau 80 ngày nuôi, tỷ lệ sống của ao K3000-150 là 74,99% thấp hơn 10,24% so với ao C3000-150 là 79,33±3,79%. Năng suất của ao K3000-150 là 9,75 tấn/ha thấp hơn 47,52% so với các ao C3000-150.

Từ khóa: Bọt khí siêu mịn, tôm thẻ chân trắng, DO, tỷ lệ sống.

I. GIỚI THIỆUCác nghiên cứu về tác dụng của các bọt

khí có kích thước nhỏ hoặc siêu nhỏ đang được quan tâm nhiều trong những năm gần đây (Hoàng Tùng, 2016), đặc biệt là ở Nhật Bản. Công nghệ bọt khí siêu mịn (BSM) lần đầu tiên được nghiên cứu thử nghiệm trong nuôi trồng thủy sản tại Nhật Bản ở các mô hình nuôi hàu và điệp quạt (Nakayama, 2006; Ohnari, 2007; Marui, 2013; Tsuge, 2014). Theo đó, tốc độ tăng trưởng của các đối tượng nuôi được cải thiện do đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan luôn ở mức tối ưu trong suốt quá trình nuôi. Ở Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng công nghệ BSM trong

nuôi tôm được Công ty TNHH Công nghệ HTC bắt đầu thực hiện năm 2014. Đến nay, Công ty TNHH Công nghệ HTC đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị tạo bọt khí cỡ nhỏ và siêu nhỏ bằng nhựa gọi là thiết bị BSM và đã được ứng dụng nuôi thử nghiệm tại nhiều cơ sở ở một số vùng nuôi và cũng đã thu được các kết quả ban đầu rất khả quan. Từ đầu năm 2016, Công ty TNHH Công nghệ HTC hợp tác với Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận ở Bến Tre để sản xuất và giới thiệu thiết bị BSM. Khi thử nghiệm ở ao nuôi tôm 5.000 m2 và sử dụng 3 máy BSM tại huyện Bình Đại cho kết quả tốt, hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu vào buổi sáng

37TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

sớm ở mức trên 6 mg/l so với mức yêu cầu là 4 mg/l. Việc luôn đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan giúp đối tượng nuôi không bị stress, khỏe mạnh và có tốc độ tăng trưởng tốt.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) phát triển và là vùng nuôi thủy sản nước lợ trọng điểm của cả nước. Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm biển nói chung và nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, năng suất nuôi tôm TCT chưa ổn định, giá thành sản xuất còn cao và còn tiềm ẩn nhiều hạn chế và thách thức, vì vậy cần phải thực hiện các giải pháp phù hợp để nâng năng suất, giảm giá thành sản xuất và giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) trong nuôi tôm TCT là những vấn đề cần được quan tâm. Bước đầu khi thử nghiệm ứng dụng công nghệ BSM với ao tôm 5.000 m2 đạt kết quả khả quan nhưng chưa được lặp lại. Hơn nữa, hiện nay nhiều cơ sở đang có xu hướng sử dụng ao nuôi tôm

TCT có diện tích nhỏ hơn (2.000 và 3.000 m2) so với các ao có diện tích khá lớn trước đây (5.000m2). Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của việc ứng dụng công nghệ BSM ở quy mô ao nhỏ và đề xuất quy trình kỹ thuật cho việc ứng dụng công nghệ BSM trong nuôi tôm TCT thâm canh ở ĐBSCL.II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệuTôm giống TCT (cỡ tôm giống PL12) được

cung cấp bởi Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận.

Máy BSM được cung cấp bởi Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận.

2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Bố trí thí nghiệm Các thí nghiệm nuôi tôm TCT thâm canh

triển khai trên các ao 2.000m2 và 3.000 m2 như sơ đồ 1.

Sơ đồ 1. Các nghiệm thức thí nghiệm nuôi tôm thẻ thâm canh.

38 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

2.2.2. Kỹ thuật áp dụng nuôi tôm TCT thâm canh

Lắp đặt trang thiết bị: mỗi ao thí nghiệm lắp đặt 01 máy BSM 4HP (tạo ra bọt khí siêu mịn 70 m3/giờ) và lắp thêm 01 dàn quạt ở góc ao với nhiệm vụ kết hợp với thiết bị BSM để tạo dòng chảy trong ao nuôi và gom chất thải về hố xi phông ở giai đoạn sau 60 ngày nuôi; Các ao đối chứng chỉ lắp đặt 04 giàn quạt tạo oxy trong ao, không có thiết bị BSM.

Chuẩn bị ao: Các ao nuôi trong các thí nghiệm được chuẩn bị theo quy trình bình thường hiện nay và xử lý bằng chlorine với nồng độ 30 ppm. Thả giống tôm TCT với mật độ là 100 và 150 con/m2, cỡ tôm giống PL12, tôm giống được xét nghiệm bằng phương pháp PCR âm tính với Vibrio parahaemolyticus

gây AHPND, EHP, WSSV và IHHNV trước khi thả nuôi.

Quản lý thức ăn và môi trường: các ao nuôi tôm TCT ở các ao thí nghiệm được cho ăn thức ăn công nghiệp Tomking giai đoạn đầu 40% đạm và sau 2 tháng giảm còn 38% đạm, mỗi ngày cho ăn 4 lần vào lúc 06, 10, 14 và 18 giờ. Theo dõi các yếu tố môi trường như: pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan (DO) đo hàng ngày vào lúc sáng sớm (6 giờ) và chiều (14 giờ) bằng máy đo pH, máy đo Oxy và nhiệt kế. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho việc quản lý chăm sóc ao nuôi trong suốt vụ nuôi, tiến hành thu mẫu môi trường và mẫu tôm với tần suất thu mẫu 1 tuần/lần, gởi về Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II để kiểm tra các chỉ tiêu thủy hóa và vi sinh theo Bảng 1.

Bảng 1. Các chỉ tiêu thu mẫu định kỳ 7 ngày/lần và phương pháp phân tích.

Thứ tự Chỉ tiêu Phương pháp phân tích1 COD Pemanganat kali2 Độ kiềm SMEWW 45003 Độ mặn Khúc xạ kế4 NH3-N SMEWW 4500-NH3-F5 N-NO2 SMEWW 4500-NO2-B6 Ca SMEWW 3500-Ca B 20057 Mg SMEWW 3500-Mg B 20058 Vibrio tổng số Trải đĩa trên RS9 Vibrio parahaemolyticus PCR

2.3. Thu thập và xử lý số liệuQuản lý số liệu và cơ sở dữ liệu: Các số liệu

đo môi trường nước (pH, nhiệt độ, DO) được lưu trữ bằng sổ nhật ký của trang trại nuôi. Các số liệu kiểm tra về sức khỏe tôm nuôi và yếu tố môi trường khác như: NH3-N, NO2-N, độ kiềm được thu định kỳ 1 tuần/lần để hỗ trợ cho việc chăm sóc tôm nuôi (các số liệu này với mục tiêu chính là hỗ trợ về kỹ thuật, không đưa vào phân tích trong bài báo này). Các thông tin về sử dụng nguyên, nhiên liệu, thu hoạch cũng được lưu trữ bằng sổ nhật ký của trang trại nuôi. Tất

cả các số liệu liên quan trong sổ nhật ký từng ao nuôi (6 ao thí nghiệm, 2 ao đối chứng) đều được lưu trữ trong sổ nhật ký, được nhập vào cơ sở dữ liệu trên MS. Excel 2010 để phục vụ cho việc phân tích đánh giá tổng kết mô hình.

Phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm MS. Excel 2010 để nhập và xử lý số liệu. Áp dụng một số phương pháp phân tích số liệu cơ bản sau:

+ Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số trung bình, độ lệch chuẩn, phân tích ANOVA một nhân tố (p<0,05) và phép thử LSD nhằm đánh giá và so sánh các chỉ tiêu

39TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

kinh tế-kỹ thuật và môi trường giữa các ao nuôi tôm TCT có và không sử dụng thiết bị BSM.

+ Phương pháp phân tích kinh tế: Sử dụng phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận để so sánh hiệu quả kinh tế giữa các ao ao nuôi tôm TCT có và không sử dụng thiết bị BSM.III. KẾT QUẢ

3.1. Kết quả các yếu tố môi trường ở các ao nuôi tôm TCT

3.1.1. Yếu tố pH, nhiệt độYếu tố pH và nhiệt độ ở các thí nghiệm nuôi

tôm TCT biến động phù hợp với QCVN 02-19:2014/BNNPTNT, pH phù hợp cho tôm TCT phát triển là 7-9 và nhiệt độ từ 18-330C. Theo Trần Viết Mỹ (2009), tôm TCT có khả năng thích nghi rộng nhiệt trong khoảng 15 – 330C, như vậy nhiệt độ của các ao thí nghiệm trong khoảng thích hợp cho tôm phát triển tốt.

Bảng 2. Biến động của pH, nhiệt độ ở các thí nghiệm nuôi tôm TCT.

AoTrung bình pH Trung bình nhiệt độ (0C)

Sáng Chiều Sáng ChiềuAo K2000-150 7,87 ± 0,18 8,01 ± 0,14 28 ± 0,9 29,5 ± 1,4

Ao C2000-150 7,86 ± 0,07 7,99 ± 0,08 28,9 ± 0,8 31 ± 1,1

Ao K2000-100 7,85 ± 0,07 7,99 ± 0,1 28,5 ± 1,1 30,6 ± 1,9

Ao C2000-100 7,82 ± 0,08 8,03 ± 0,09 28,5 ± 0,8 30,7 ± 1,4

Ao K3000-150 7,84 ± 0,17 7,99 ± 0,13 28,1 ± 1 29,6 ± 1,5

Ao C3000-150 7,89 ± 0,13 8,03 ± 0,11 28,5 ± 0,8 30,3 ± 1,3

Ao K3000-100 7,85 ± 0,08 7,99 ± 0,1 29,5 ± 1,9 30,3 ± 2

Ao C3000-100 7,85 ± 0,07 8 ± 0,08 28,7 ± 0,7 30,7 ± 1,2

3.1.2. Hàm lượng oxy hòa tan (DO)Ở thí nghiệm trên ao 2000 m2, DO buổi

sáng ở các ao K2000-150 và K2000-100 là 4,4 – 4,5 mg/l thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các ao C2000-150 và C2000-100 lần lượt là 5,08 -6,04 mg/l. Tương tự ở thí

nghiệm trên các ao 3.000 m2, DO buổi sáng ở các ao K3000-150 và K3000-100 là 4,6 mg/l thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các ao C3000-150 và C3000-100 lần lượt là là 6,1 và 5,98 mg/l (Bảng 3).

Bảng 3. Biến động của DO ở các thí nghiệm nuôi tôm TCT.

AoTrung bình DO (mg/l)

Sáng ChiềuAo K2000-150 4,5a ± 0,52 5,6c ± 0,56Ao C2000-150 5,98b ± 0,33 7,51d ± 0,58Ao K2000-100 4,4a ± 0,6 5,68c ± 0,53Ao C2000-100 6,04b ± 0,47 7,75d ± 0,61Ao K3000-150 4,6a ± 0,32 5,76c ± 0,63Ao C3000-150 6,1b ± 0,29 7,84d ± 0,57Ao K3000-100 4,6a ± 0,62 5,83c ± 0,55Ao C3000-100 5,98b ± 0,4 7,83d ± 0,79

(Số liệu trên các cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p<0,05).

40 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

3.1.3. Độ kiềm, độ mặn, NH3, NO2 trong ao nuôi tôm TCT

Độ kiềm trong các ao thí nghiệm nuôi tôm TCT biến động từ 113,83 – 127,09 mg/l và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thực thí nghiệm. Theo QCVN 02-19: 2014-BNNPTNT, độ kiềm phù hợp cho nuôi tôm biển là 60-180mg/l (Bảng 4)

Hiện nay, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-19:2014-BNNPTNT chưa quy định giá trị giới hạn đối với hàm lượng NO2 trong nước ao nuôi tôm TCT. Tuy nhiên, theo thông tư 45/2010/TT-BNNPTNT yêu cầu chất lượng nước nuôi tôm phải có hàm lượng NO2 <0,35 mg/l. Trong nghiên cứu này, hàm lượng NO2

trong các ao nuôi TCT biến động từ 0,031 đến 0,174 là mức khá an toàn cho tôm nuôi. Ở các nghiệm thức có và không sử dụng thiết bị BSM có hàm lượng NO2 khác nhau có ý nghĩa (p<0,05) (Bảng 4).

Theo Boyd (1998), hàm lượng amonia thích hợp cho ao nuôi tôm là 0,2-2 mg/l và theo QCVN 02-19:2014-BNNPTNT hàm lượng NH3 phải nhỏ hơn 0,3 mg/l. Trong nghiên cứu này, hàm lượng NH3 trung bình ở các ao có sử dụng thiết bị BSM thấp hơn mức khuyến cáo cho nuôi tôm theo QCVN 02-19:2014-BNNPTNT và có ý nghĩa thống kê (p<0,05) sơ với các ao không sử dụng thiết bị BSM (Bảng 4)

Bảng 4. Biến động yếu tố môi trường ở các ao thí nghiệm nuôi TCT.

Yếu tốAo 2.000 m2 Ao 3.000 m2

Ao K-150

Ao C-150

Ao K-100

Ao C-100

Ao K-150

Ao C-150

Ao K-100

Ao C-100

Độ kiềm (mg/L)

117,35 ±18,05

127,09 ±17,69

113,83 ±18,02

113,36 ±18,25

118,23 ±18,37

133,23 ±22,08

125,47 ±31,28

127,89 ±24,23

Độ mặn (‰)

13,08 ±3,65

13,58 ±3,77

13,42 ±4,98

13,33 ±5,11

14,21 ±4,78

14,36 ±5,31

11,46 ±1,34

10,1 ±1,27

NH3 (mg/L)

0,166a ±0,087

0,156b ±0,079

0,353c ±0,266

0,182d ±0,177

0,425e ±0,376

0,387f ±0,268

0,308g ±0,298

0,321h ±0,225

NO2 (mg/L)

0,031a ±0,02

0,039a ±0,04

0,129c ±0,181

0,056c ±0,047

0,072e ±0,152

0,044f ±0,054

0,105g ±0,148

0,104h ±0,112

Ca (mg/L)

116,6 ±41,09

113,23 ±45,03

110,33 ±18,49

122,07 ±14,39

146 ±25,98

166,11 ±20,4

136,67 ±18,08

117,4 ±16,8

Mg (mg/L)

406,73 ±105,46

430,1 ±106,38

518,47 ±205,11

532,6 ±187,11

387,33 ±60,55

392,85 ±47,2

408,27 ±60,94

343,98 ±48,51

Ghi chú: ao K150 và K100 là ao không dùng thiết bị BSM mật độ 150 và 100 con/m2; ao C150 và C100 là ao có dùng thiết bị BSM mật độ 150 và 100 con/m2.

3.1.4. Tổng số Vibrio spp. và Vibrio parahaemolyticus

Mật độ Vibrio tổng số trong ao nuôi có thể tăng cao do các yếu tố như ít thay nước, sử dụng phân hữu cơ, vô cơ gây màu, mật độ nuôi cao, thức ăn dư thừa, lượng phân thải ra, tảo nở hoa và tảo tàn (Moriarty 1997; Lloberra và ctv., 1991).

Theo Lê Hồng Phước và ctv. (2017) nghiên

cứu với mẫu nước các ao nuôi ở Bạc Liêu có mật độ Vibrio tổng số trung bình ở mức 103 CFU/mL, mật độ Vibrio bắt đầu tăng từ tuần nuôi thứ 3 và không vượt quá 104 CFU/mL. Tuy nhiên, đối với ao có hiện tượng Vibrio spp. tổng số tăng cao vào tuần thứ 3, 4 và tỷ lệ Vibrio spp. tổng số > 104 CFU/mL có liên quan đến biểu hiện xấu trên gan tụy tôm.

Ở các ao có hoặc không sử dụng thiết bị

41TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

BSM, mật độ Vibrio spp. tổng số và Vibrio parahaemolyticus có xu hướng tăng dần theo thời gian nuôi nhất là vào giai đoạn từ ngày nuôi 60 trở đi, có một số thời điểm Vibrio spp. tổng số vượt quá 103 CFU/ml, cao hơn so với

quy định của QCVN 02-19: 2014/BNNPTNT, Vibrio tổng số cho phép trong các ao nuôi tôm phải <1000cfu/ml, nhưng chưa ảnh hưởng đến tôm nuôi.

Bảng 5. Phạm vi biến động Vibrio spp. tổng số và Vibrio parahaemolyticus ở các ao thí nghiệm nuôi tôm TCT.

Yếu tốAo 2.000 m2 Ao 3.000 m2

Ao K-150

Ao C-150

Ao K-100

Ao C-100

Ao K-150

Ao C-150

Ao K-100

Ao C-100

Vibrio tổng số (CFU/mL)

302 ±205

327 ±241

558 ±339

219 ±137

287 ±178

315 ±215

533 ±352

547 ±376

V.parahaemolyticus (CFU/mL)

14 ±13

19 ±15

42 ±29

11 ±8

41 ±43

113 ±113

82 ±66

74 ±57

Ghi chú: Ao K150 và 100 là ao không dùng thiết bị BSM mật độ 150 và 100 con/m2; ao C150 và C100 là ao có dùng thiết bị BSM mật độ 150 và 100 con/m2.

3.2. Các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuậtỞ các ao có dùng thiết bị BSM, năng suất ở

mật độ nuôi 150 con/m2 là 15,4 tấn/ha cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với ao nuôi ở

mật độ 100 con/m2 là 11,31 tấn/ha, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác như FCR, tỷ lệ sống và cỡ tôm thu không khác biệt (Bảng 6)

Bảng 6. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ở các mật độ 150 và 100 con/m2.

Chỉ tiêuKhông dùng thiết bị BSM Có dùng thiết bị BSM

150 con/m2 100 con /m2 150 con/m2 100 con /m2

Hệ số FCR 1,26a ± 0,06 1,21a ± 0,08 1,15b± 0,03 1,11b ± 0,11Năng suất (Tấn/ha) 10,16a ± 0,58 10,39a ± 0,08 15,4b ± 1,15 11,31c ± 1,01

Tỷ lệ sống (%) 73,61a ± 1,96 79,12a ± 8,3 83,61b ± 3,02 84,71b ± 6,52

Giá thành (x 1000 đ/kg) 86,27a ± 1,51 84,15a ± 13,34 73,1b ± 1,71 75,06b ± 6,39

Cỡ tôm thu (con/kg) 86a ± 8,49 85a ± 4,24 80,83b ± 6,37 75,67b ± 7,09

IV. THẢO LUẬN Hàm lượng DO được duy trì cao liên tục

trong ngày do môi trường nước ao nuôi có nhiệt độ thấp, tăng khả năng hòa tan của ô xy không khí vào nước (Boyd và ctv., 1998), các nhà khoa học và các cơ quan chức năng cũng luôn khuyến cáo cần phải duy trì hàm lượng DO đảm bảo tôm nuôi tăng trưởng và phát triển (Nguyễn Đình Trung, 2004; Nguyễn Trọng Nho và ctv.,

2006). Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng DO trong các ao thí nghiệm ứng dụng công nghệ BSM được duy trì ở mức khá cao và luôn cao hơn so với QCVN 02-19: 2014/BNNPTNT (hàm lượng DO phù hợp cho tôm TCT phát triển là >3,5 mg/l) là điều kiện khá thuận lợi cho tôm TCT tăng trưởng và phát triển. Theo nghiên cứu của Rahmawati el al., (2020), sau khi vận hành thiết bị BSM 1 tuần đã có thể duy

42 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

trì DO trong nước của ao nuôi tôm TCT ở mức 4-6 mg/l, năng suất đạt 8,7 kg/ m3 tăng gấp đôi so với ao sử dụng quạt nước truyền thống. Như vậy sử dụng thiết bị BSM sẽ hỗ trợ tốt cho các ao nuôi tôm TCT trong việc cung cấp và duy trì DO cho các ao nuôi tôm TCT.

Theo Boyd (1998), hàm lượng amonia thích hợp cho ao nuôi tôm là 0,2-2 mg/l và theo QCVN 02-19:2014-BNNPTNT hàm lượng NH3 phải nhỏ hơn 0,3 mg/l. Trong quy trình nuôi công nghiệp tôm TCT với mật độ cao nếu hàm lượng khí NH3 và NO2 cao là một trong những nguyên nhân khiến cho tôm chậm lớn, dễ nhiễm bệnh và đặc biệt có thể chết hàng loạt. Đây cũng là yếu tố làm cho tôm tấp mé, nổi đầu và tỷ lệ tăng trưởng giảm. Trong nghiên cứu này, hàm lượng NH3 và NO2 trung bình ở các ao có sử dụng thiết bị BSM thấp hơn so với mức khuyến cáo cho nuôi tôm theo QCVN 02-19:2014-BNNPTNT và có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các ao không sử dụng thiết bị BSM, điều này cho thấy việc ứng dụng thiết bị BSM đã luôn tạo ra hàm lượng oxy hòa tan cao và góp phầm làm giảm NH3 và NO2 trong các ao nuôi tôm TCT và mở ra khả năng ứng dụng đại trà thiết bị BSM cho các ao nuôi tôm TCT ở ĐBSCL.

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ở các ao có sử dụng thiết bị BSM đều vượt trội hơn và có ý nghĩa thống kê so với các ao không sử dụng thiết bị BSM. Như vậy, thiết bị BSM có thể được xem là giải pháp kỹ thuật phù hợp để cung cấp và duy trì hàm lượng DO cho các khu vực nuôi TCT của ĐBSCL. V. KẾT LUẬN

Khi sử dụng thiết bị BSM, năng suất tôm ở nghiệm thức mật độ 150 con/m2 là 15,4 tấn/ha cao hơn so nghiệm thức mật độ 100 con/m2 là 11,1 tấn/ha và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này được thực hiện từ nguồn kinh phí của dự án: “Ứng dụng công nghệ

Micro-nano Bubble Oxygen trong nuôi thủy sản” do công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận chủ trì thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu tiếng ViệtBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014. Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-19:2014/BNNPTNT về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

Trần Việt Mỹ, 2009. Cẩm nang nuôi tôm thẻ chân trắng chân trắng thâm canh. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi giáp xác. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

Lê Hồng Phước, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Nhứt, Đoàn Văn Cường, Cao Thành Trung, Thới Ngọc Bảo, Mã Tú Lan, Phạm Võ Ngọc Ánh, Ngô Thị Ngọc Thủy, Hứa Ngọc Phúc, 2017. Nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm chân trắng kiểm soát bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp ở quy mô trang trại. Đề tài cấp Bộ nghiệm thu năm 2017.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bến Tre, 2016. Báo cáo tổng kết sản xuất thủy sản tỉnh Bến Tre năm 2016 và kế hoạch năm 2017. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre.

Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

Hoàng Tùng, 2016. Công nghệ Micro Nano Buble: giải pháp cho nghề nuôi tôm? Mekongshrimp.com

Tài liệu tiếng AnhBoyd, C. E., Craig S., Tucker, 1998. Pond aquaculture

water quality management. Kluwer Academic Publishers.

Lloberra, A. T., Bulalacao, M. L., and Tan, A., 1991. Effect of farming phase and inplant processing on the microbiological quality of prawn (Penaeus monodon). 1-5pp. In: Indo-Pacific Fishery Commission Working Party on Fish Technology and Marketing. Food and Agriculture Organization of the United nations. Rome.

Marui, T., 2013. An Introduction to Micro/nano-Bubbles and their Applications. Systemics,

43TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

cybernetics and informatics.Moriarty, D. J. W., 1997. The role of microorganisms

in aquaculture ponds. Aquaculture 151: 333-349.Nakayama, T., 2006. Improvement of Oyster

Cultivation by Micro-Bubbles. Session-.14, 5th Conference on Symbiotic Environmental Systems Engineering of Yamaguchi University.

Ohnari, H., 2007. Micro bubble technology, its Characteristics and Possibilities. Journal of MMIJ, (3), pp.89-96.

Rahmawati, A.I., Saputra, R. N., Hidayatullah, A., Junaedi, H., Cahyadi, D., Saputra, H. K. H., Prabow, W. T., 2020. Enhancement of Penaeus vannamei shrimp growth using nanobubble in indoor raceway pond, Aquaculture and Fisheries.

Tsuge, H., 2014. Micro – and Nanobubbles: Fundamentals and Applications. 1st edition. Jenny Stanford Publishing, Singapore.

44 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

APPLICATION EFFICIENCY OF MICRO-NANO BUBBLE OXYGEN TECHNOLOGY IN INTENSIVE WHITELEG SHRIMP POND

Le Thanh Vu1*, Phung Thi Hong Gam2, Do Van Hoang3, Chau Huu Tri4, Nguyen Trong Huy5, Phan Thanh Lam3

ABSTRACT

This study aims to assess the ability to maintain content of Dissolved Oxygen (DO) and the technical efficiency of whiteleg shrimp ponds when using Micro nano bubble Oxygen equipment (MNO). Experiments were carried out on earth ponds with an area of 2,000-3,000 m2, with a stocking density of 100-150 shrimp/m2. The results showed that in experiments on ponds of 2,000m2, the morning content of dissolved oxygen (DO) in the pond without Micro-Nano bubble Oxygen (MNO) using and the density of 150 PL/m2 (pond K2000-150) was 4.5 ± 0.52mg/L lower and statistically significant (p<0.0 5) compared to that of the ponds with MNO using, and at the density of 150 PL/m2 (Pond C2000-150) was 5.98 ± 0.33mg/L. After 87 days of a production cycle, the survival rate of the Pond K2000-150 was 72.22% lower than that of the Pond C2000-150 (84.56±3.94%). The shrimp yield of the Pond K2000-150 was 10.57 tons/ha lower than that of the pond C2000-150 (16.41 ± 0.39 tons/ha), and it was an increase of 55.32% compared to that of the ponds without using MNO equipment. In experiments on 3,000m2, DO morning of the ponds K3000-150 was 4.6 ± 0.32 mg/L lower and significant (p<0.05) compared to that of the pond C3000-150 (6.1 ± 0.29mg/L). After 80 grow-out days, the survival rate of the pond K3000-150 was 74.99% lower than that of the pond C3000-150 (79.33±3.79%).

Keywords: MNO, white leg shrimp, DO, survival rate.

Người phản biện: PGS. TS. Võ Nam Sơn

Ngày nhận bài: 26/5/2021

Ngày thông qua phản biện: 15/6/2021

Ngày duyệt đăng: 25/6/2021

Người phản biện: TS. Lê Hồng Phước

Ngày nhận bài: 26/5/2021

Ngày thông qua phản biện: 18/6/2021

Ngày duyệt đăng: 25/6/2021

1 Division of Agriculture and Rural Development of Duyen Hai district, Tra Vinh Province2 Ben Tre College3 Research Institute for Aquaculture No.24 Ben Tre Agriculture Extension Center5 Huy Thuan Fisheries Investment Co., Ltd.* Email: [email protected]

45TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ĐẶC TÍNH PHÂN TỬ VÀ PHÂN BỐ MÔ BỆNH HỌC CỦA GENE FABP (FATTY ACID BINDING PROTEIN) Ở SÁN MÁNG SCHISTOSOMA

MEKONG

Đỗ Thị Cẩm Hồng1*, Wanwisa Peonsamut2, Manaw Sangfuang2, Yanin Limpanont3, Charoonroj Chotwiwattanakun4, Prasert Sobhon5, Narin Preyavichyapugdee2

TÓM TẮT

Fatty Acid-Binding Protein (FABP) là một protein liên kết lipid nội bào, có trọng lượng phân tử khoảng 14-15 kDa và đóng vai trò quan trọng cho sự tổng hợp màng ngoài và tái tạo da. FABP là một trong sáu loại protein đã được WHO lựa chọn làm ứng cử viên cho phát triển vắc-xin để phòng ngừa bệnh sán máng (Bilharziasis) do giống Schistosoma sống trong máu của người và động vật gây ra ở trong vùng nhiệt đới, nơi mà cộng đồng người nghèo không có nguồn nước sạch và điều kiện vệ sinh đầy đủ. Trong nghiên cứu này, trình tự ADN bổ sung (cADN) mã hoá protein FABP của Schistosoma mekongi trưởng thành (SmekFABP) được tạo dòng và phân tích trình tự. Kết quả thu được đoạn trình tự nucleotide của gen SmekFABP với chiều dài 582 bp có chứa khung đọc mở mã hoá gen SmekFABP với chiều dài 132 axít amin. Trình tự axít amin của protein SmekFABP có sự tương đồng với FABP của S. japonicum (GenBank: AA64426) đến 95,4%, và với các loài Schistosoma khác bao gồm S. mannsoni và S. haematobium lần lượt là 91,7% và 90,2%. Trọng lượng phân tử của protein SmekFABP là 14.84 kDa và protein FABP tái tổ hợp (rSmekFABP) có gắn đuôi histidine là 15,5 kDa. Kết quả điện di trong gel SDS-PAGE, chúng tôi ghi nhận 2 vạch, một vạch chính có trọng lượng 26 kDa; đây có thể là protein rSmekFABP ở dạng liên kết hai đơn vị (dimer) và một vạch mờ có trọng lượng 15,5 kDa là protein rSmekFABP ở dạng đơn (monomer). Độ tương đồng và đồng dạng của protein SmekFABP khi so sánh với S. japonicum rất cao, và sự phân bố ở các vị trí mô bệnh học cũng giống nhau, điều này cho thấy gen FABP của hai loài ký sinh trùng này có chung nguồn gốc. Trong khi, độ tương đồng và đồng dạng của protein FABP giữa S. mekongi và ký chủ động vật hữu nhũ rất thấp. Do đó, protein này có thể được dùng để phát triển vắc-xin chống lại bệnh nhiễm trùng S. mekongi mà không bị tương tác với protein FABP của ký chủ trong quá đáp ứng sinh miễn dịch bằng vắc-xin. Thêm vào đó, nghiên cứu này sử dụng 5 chương trình tin sinh học khác nhau bao gồm Hoop & Woods; Welling, Parker, B-EpiPred và ABCpred để phân tích protein FABP thu được, kết quả là, một epitope kháng nguyên ở dạng peptid có trình tự từ vị trí 87-DSESKITQTQKDAKN-101 được ghi nhận. Theo các nghiên cứu trước đây, đoạn peptide này là loại epitope kháng nguyên tiềm năng đối các protein kháng thể CTL và MHC-I trong hệ thống miễn dịch của ký chủ động vật hữu nhũ.

Từ khóa: FABP, Schistosoma mekongi, kháng nguyên, vắc xin, CTL (Cytotoxic T lymphocyte), MHC-I (Major Histocompatility Conplex –I).

1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II2 Trường Đại học Silpakorn, Thái Lan3 Applied Malacology Unit, Faculty of Tropical Medicine, Mahidol University, Bangkok, Thailand4 Mahidol University, Nakhonsawan Campus, Nakhonsawan, Thailand5 Department of Anatomy, Faculty of Science, Mahidol University, Bangkok, Thailand* Email: [email protected]

46 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

I. GIỚI THIỆUBệnh sán máng (được gọi là Bilharziasis)

do giống Schistosoma sống trong máu của người và động vật gây ra trong vùng nhiệt đới nơi cộng đồng người nghèo không có nguồn nước sạch và điều kiện vệ sinh đầy đủ (Santos, 2011). Ước tính có khoảng 4.400 đến 200.000 người chết hàng năm do bệnh sán máng gây ra trên toàn thế giới (Thétiot ‐ Laurent & ctv., 2013); và sự lây truyền đã tồn tại ở 75 đến 76 quốc gia (Mohamed & ctv., 2018). Ít nhất, 6 loài sán lá nhiễm ở người như Schistosomam haematobium, Schistosoma intercalatum, Schistosoma guineesis, Schistsosoma japonicum, Schistosoma mansoni và Schitosoma mekongi (Gordon & ctv., 2019). Năm 1978, S. mekongi được xác định lần đầu tiên (Voge & ctv., 1978); loài này đặc hữu ở lưu vực sông Mekong, và một vài nơi ở Thái Lan (Sornmani & ctv., 1971). Bệnh sán máng gây ra bởi các phản ứng miễn dịch đối với trứng Schistosoma bị nhiễm trong các mô. Trứng giải phóng các kháng nguyên dẫn đến kích thích phản ứng tạo u hạt liên quan đến tế bào T, đại thực bào và bạch cầu dẫn đến các dấu hiệu lâm sàng của bệnh (Othman & Soliman, 2015; Webster & ctv., 2013).

Hiện nay, Praziquantel (PZQ) là lựa chọn để điều trị bệnh sán máng nhờ vào phổ rộng, an toàn và hiệu quả cao (Vale & ctv., 2017). Mặc dù PZQ có hiệu quả, tuy nhiên nó không ngăn ngừa sự tái nhiễm (Wu & ctv., 1994), và việc sử dụng lặp lại PZQ trong điều trị có thể dẫn tới các thể schistosomes kháng PZQ (Cupit & Cunningham, 2015). Do đó, việc phát triển vắc-xin được xem như là một trong những chiến lược bền vững để kiểm soát sự lây truyền bệnh một cách lâu dài (Fonseca & ctv., 2012).

FABP là một protein liên kết lipid nội bào, có trọng lượng phân tử thấp (14-15 kDa) và đóng vai trò quan trọng cho sự tổng hợp màng ngoài và tái tạo da. Tuy nhiên, FABP không thể được tổng hợp trong cơ thể bởi giun sán,

mà được hấp thụ từ ký chủ động vật (Bennett & Caulfield, 1991). FABP là một trong 6 ứng cử viên phát triển vắc-xin đã được WHO lựa chọn để chống lại bệnh sán máng (Bergquist N, 1995). Thêm vào đó, nghiên cứu của Rahmani và cộng sự (2019) cho thấy FABP có chứa epitope kháng nguyên để phát triển vắc-xin đa chủng chống lại S. mansoni. Kết quả phân tích tin sinh học, nhiều epiotpe kháng nguyên có thể kích thích phản ứng sinh miễn dịch trong hệ thống miễn dịch của ký chủ động vật hữu nhũ để sản xuất các protein kháng thể bao gồm CTL (Cytotoxic T lymphocyte), MHC-I (Major Histocompatility Conplex –I) (Rahmani & ctv., 2019).

Nghiên cứu này tập trung vào việc tạo dòng gen, phân tích đặc tính, sự phân bố ở các mô và dự đoán tế bào B sinh miễn dịch của gen FABP ở S. mekongi. Điều này làm cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển vắc-xin chống lại S. mekongi cũng như là giải pháp bền vững để phòng bệnh sán máng trong tương lai.II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tạo dòng và giải trình tự gen FABP của Schistosoma mekongi (SmekFABP)

Sán máng S. mekongi trưởng thành (nguồn sán máng Schistosoma mekongi thuộc chủng Lào được cảm nhiễm vào ốc Neotricula aperta và chuột chủng ICR, được thực hiện bởi the Applied Malacology Unit, Department of Social Medicine and Environment, Faculty of Tropical Medicine, Mahidol University, Bangkok). RNA tổng số được tách chiết bằng thuốc thử TRIzol (Molecular Centre, Inc.), được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trình tự cADN một phần của SmekFABP được khuếch đại bằng PCR với bộ mồi bao gồm mồi xuôi (5’-ACT TTA GGC GTT CAG TCA ATC GGA A-3’) và mồi ngược (5’-GCA ATG TTT ATT GAA CAA AAG TGA AGC TG-3’). Các mồi này được thiết kế dựa vào GenBank (FN315763.1)

47TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

của S. japonicum. PCR được thực hiện 35 chu kỳ ở 940C trong 30 giây, 500C trong 30 giây và 720C trong 90 giây. Sản phẩm PCR được gắn vào vector pGEM-T (Promega, Hoa Kỳ) trước khi giải trình tự.

2.2. Xác định đặc tính protein SmekFABPĐặc tính protein SmekFABP được xác định

bằng công cụ BLAST (http://ww.ncbi.nih.gov/BLAST) và chương trình máy tính Prot của Thụy sĩ (https://swissmodel.expasy.org). So sánh độ tương đồng từ các loài Schistosoma được thực hiện bởi chương trình Clustal Omega (https://www.ebi.ac.uk/Tools/msa/clustalo). Phương pháp phân tích Neighbourhood (Saitou & Nei, 1987) được thực hiện bằng phần mềm Mega X (Kumar & ctv., 2018) với bootstrap 1.000 lần lặp lại (Felsenstein, 1985). Mô hình 3-D của protein FABP được dự đoán bằng chương trình I-TASSER (Yang & Zhang, 2015).

2.3. Biểu hiện gen SmekFABP tái tổ hợp (rSmekFABP)

Phương pháp thực hiện được dựa theo phương pháp được mô tả bởi Sripa và cộng sự (2017). Trình tự ADN của gen FABP được khuếch đại từ cADN của sán máng trưởng thành S. mekongi bằng cách sử dụng mồi xuôi có gắn vị trí nhận dạng của enzyme cắt giới hạn NdeI ở đầu 5’ của mồi (5’-CATATGGCGACTTTGGGTACTGGGATGA-3’) và mồi ngược có gắn vị trí nhận dạng của enzyme cắt giới hạn XhoI cùng với đoạn 6-histidine ở đầu 5’ của mồi (5’- CTCGAGTTAATGATGATGATGATGATGAACATTCTCATATTCTTTTATTTGTCG-3’), với sản phẩm khuếch đại 420 bp. Sản phẩm PCR được gắn vào vector pET-17b trước khi biến nạp vào chủng E. coli BL21 để biểu hiện protein rSmekFABP. Vi khuẩn này được nuôi cấy trong môi trường LB có chứa 1 μg/ml ampicillin và ủ ở 370C cho đến khi OD600 đạt đến 0,6–0,8. Sau đó cảm ứng bằng IPTG 1mM và ủ ở 300C trong 6 giờ. Protein rSmekFABP thu được bằng cách ly giải tế bào vi khuẩn bằng

máy tán siêu âm và protein được tinh sạch bằng phương pháp ly tâm qua cột Ni-NTA 15ml (Qiagen, Đức). Protein rSmekFABP tinh khiết được thẩm tách trong PBS lạnh trong 3 giờ.

2.4. Dự đoán các vị trí epitope kháng nguyên

Các epitope kháng nguyên được xác định bằng cách sử dụng một số chương trình dự đoán như sau: Hopp & Woods (1981); Welling & cộng sự (1985); HPLC / Parker & cộng sự (1986); Kolaskar & Tongaonkar (1990); B-EpiPred (Larsen & ctv., 2006) và ABCpred (Saha & Raghava, 2006).

2.5. Xác định sự phân bố của SmekFABP trong mô ký sinh bằng phương pháp lai In Situ

Sán máng Schistosoma mekongi trưởng thành được cố định trong môi trường paraformaldehyde 2% ở 40C trong 18 giờ. Sau đó, mô được xử lý thông qua quá trình xử lý mô thông thường trước khi được đúc thành khối parafin. Phần mô được cắt lát có độ dày 5 mm và đính trên các lame có tráng silan. Các đoạn mồi xuôi và ngược của gen SmekFABP được sử dụng để sản xuất mẫu dò có đánh dấu DIG-oligonucleotide (Roche, Đức) từ cADN của S. mekongi. Các mẫu dò này được dùng để lai với các mô trên lame. Phản ứng lai được ủ ở 500C trong 12 giờ. Màu được hình thành bằng cách sử dụng chất nền NBT/BCIP. Sau đó các lát cắt được nhuộm tương phản với màu nâu Bismarck brown Y (Sigma, Mỹ). Các lát cắt này được làm sạch bằng Xylene và được che phủ bằng miếng lamen trước khi quan sát dưới kính hiển vi (Salachan & ctv., 2017).III. KẾT QUẢ

3.1. Phân tích gen SmekFABPKết quả khuếch đại bằng phương pháp PCR

cho thấy trình tự đoạn ADN chứa gen SmekFABP có chiều dài 582 bp (Hình 1). Đoạn trình tự này có chứa khung đọc mở mã hóa cho protein FABP có chiều dài 132 axít amin với khối lượng phân tử được dự đoán là 14,82 kDa (Hình 2).

48 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 1. Sản phẩm khuếch đại bằng PCR đối với đoạn cADN của gen SmekFABP. Giếng M: thang chỉ thị 100 bp; giếng 1-4: đoạn gen SmekFABP có kích thước 582 bp.

Hình 2. Đoạn trình tự đoạn ADN và trình tự axít amin của gen SmekFABP. Khung đọc mở bao gồm bộ ba mở đầu ATG mã hoá Methionin (M) và bộ ba kết thúc TAA không mã hoá.

3.2. So sánh trình tự nucleotide và axít amin của SmekFABP

Tỷ lệ tương đồng giữa trình tự nucleotide và axít amin của SmekFABP khi so sánh với các loài sán máng khác và các ký chủ động vật hữu nhũ được trình bày trong Bảng 1 và 2.

Trong đó, tỷ lệ tương đồng đối với trình tự nucleotide của SmekFABP với các FABP từ các loài sán máng cùng loài Schistosoma bao gồm S. japonicum (SjFABP_L23322.1), S. mansoni (SmFABP_M60895.1), S. haematobium (ShFABP_AB114679.1) và S. bovis (SbFABP_AY615730.1) lần lượt là 88,7, 63,0, 62,6 và 57,2% (Bảng 1). Trong khi, tỷ lệ tương đồng trình tự axít amin khi so sánh

protein SmekFABP với các proetin FABP của S. japonicum (SjFABP_AAA64426), S. mansoni (Sm14FABP_2POA_A), S. haematobium (ShFABP_BAF62288) và S. bovis (SbFABP_AAT39384) lần lượt giảm dần từ 95,4 - 89,4% (Bảng 2). Kết quả này cho thấy độ tương đồng gen và protein FABP trong cùng loài Schistosoma rất cao, trong đó, độ tương đồng giữa S. mekongi và S. japonicum là cao nhất.

Kết quả so sánh SmekFABP với FABP của các loài sán Fasciola khác bao gồm F. hepatica (Fh_AJ250098.1) và F. gigantica (Fg_U52908.1) có tỷ lệ tương đồng mức độ nucleotide là 36,2 - 47,2% ở (Bảng 1); Trong khi đó ở mức độ axít amin có tỷ lệ tương

49TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

đồng từ 39,3 - 48,4% đối với F. hepatica (Fh_CAB65015) và F. gigantica (Fg_AAB06722) (Bảng 2). Điều này cho thấy tỷ lệ tương đồng gen và protein FABP giữa S. mekongi và với các loài sán khác tương đối thấp.

Kết quả so sánh SmekFABP với FABP của các ký chủ động vật hữu nhũ bao gồm chuột (RatFABP_BC086947.1) và người (HumanFABP_BC032801.1) có tỷ lệ tương

đồng ở mức độ nucleotide là 26,6 - 27,1% (Bảng 1); Trong khi đó, ở mức độ axít amin có tỷ lệ tương đồng từ 25,7 - 27,2% đối với chuột (RatFABP_2JU3_A) và người (HumanFABP_3STN_A) (Bảng 2). Điều này cho thấy tỷ lệ tương đồng gen và protein FABP giữa S. mekongi và với các ký chủ động vật hữu nhũ là rất thấp.

Bảng 1. Tỷ lệ tương đồng của các trình tự nucleotide của gen SmekFABP và các loài khác.

Bảng 2. Tỷ lệ tương đồng của các trình tự axít amin của protein SmekFABP và các loài khác.

Cây phát sinh loài được xây dựng bằng chương trình Bio Edit (Neighborhood 1.000 lần lặp lại) cho thấy SmekFABP nằm trong nhóm với FABP của S. japonicum (SjFABP_AAA64426) và S. japonicum (SjFABP_AAG50052). Còn các loài là S. mansoni (Sm14FABP_2POA_A),

S. haematobium (ShFABP_BAF62288) và S. bovis (SbFABP_AAT39384) nằm trong nhóm khác và ở nhánh kế cận trên cây phát sinh loài. Trong khi, FABP của động vật và người nằm trong nhóm khác và ở nhánh xa trên cây phân phát sinh loài (Hình 3).

50 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 3. Cây phát sinh loài được xây dựng từ gen FABP (kích thước 396 bp) của S. mekongi và các loài khác. SmekFABP nằm trong nhóm với FABP của S. Japonicum.

3.3. Phân tích cấu trúc thứ cấp của protein SmekFABP

Cấu trúc thứ cấp của protein SmekFABP được phân tích bằng chương trình I-TESSER (Zhang, 2008). Kết quả cho thấy protein có cấu

trúc bậc ba phổ biến như các protein FABP khác, bao gồm 10 đoạn đối song song ở dạng phiến β và 2 đoạn ở dạng xoắn α, và các vòng cuộn kết nối các đoạn tạo thành sợi peptide (TM-score = 0,91 ± 0,06, RMSD = 1,9 ± 1,6Å) (Hình 4).

Hình 4. Mô hình cấu trúc bậc 3 của protein SmekFABP. Màu vàng: mười đoạn đối song song ở dạng phiến β; màu hồng: 2 đoạn ở dạng xoắn α; màu xanh: các vòng cuộn kết nối các đoạn tạo

thành sợi peptide (TM-score = 0,91 ± 0,06, RMSD = 1,9 ± 1,6Å).

51TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

3.4. Biểu hiện protein SmekFABP tái tổ hợp (rSmekFABP)

Protein rSmekFABP được biểu hiện trong tế bào vi khuẩn E. coli BL21 và được tinh sạch bằng cột Ni2+ trong điều kiện biến tính. Kết quả điện di SDS-PAGE cho thấy một vạch

rSmekFABP ở vị trí khoảng 26 kDa và vạch mờ khoảng 23 kDa (Hình 5). Trong khi đó, rSmekFABP sau khi được thẩm tách, kết quả cho thấy có vạch mờ ở vị trí khoảng 15,5 kDa (Hình 6).

Hình 5. Bảng gel điện di SDS-PAGE

của rSmekFABP.

(M): thang chỉ thị; (1): protein trước biểu hiện trong E. coli; (2): protein sau khi biểu hiện trong E. coli; (3): rSmekFABP tinh sạch.

Hình 6. Bảng gel điện di SDS-PAGE

của rSmekFABP sau khi thẩm tách.

(M): thang chỉ thị; (1): protein trước biểu hiện trong E. coli; (2): protein sau khi biểu hiện trong E. coli.

26 kDa

23 kDa15,5 kDa

26 kDa

3.5. Xác định epitope kháng nguyên trên SmekFABP

Dự đoán vùng epitope kháng nguyên trên bề mặt của protein là bước cần thiết để thiết kế vắc-xin dựa vào các đoạn peptide có khả năng sinh miễn dịch. Kết quả phân tích cho thấy

các vùng ưa nước trong protein SmekFABP có khả năng sinh miễn dịch bề mặt. Một đoạn 87-DSESKITQTQKDAKN-101 nằm trong vùng phiến 𝛽 của protein đều được tìm thấy bởi 5 chương trình phân tích (Hopp & Woods; Welling, Parker, B-EpiPred và ABCpred) (Bảng 3).

Bảng 3. Các vùng ưa nước tiềm năng và vị trí dự đoán epitope sinh miễn dịch từ các chương trình phân tích khác nhau.

Hopp & Woods Welling & al Parker & al Kolaskar & Tangaokar B-Epipred ABCpred9-11,13-16,18 6-7,9-15,18 9-22 13

2625-59

16-28 30-39,41-45 23-38

47,49-51,55,57-58 58-65

47

65,67-104

61-62,77

65-105

69-79 61-7680,82-

85,87,90,94-101

80-87 87-101 88-103

108-112,114-119 119109-128 102-109,117-126

115-120121, 126-128

52 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

3.6. Sự phân bố FABP trong các mô của Schistosoma mekongi bằng kỹ thuật lai In Situ

Các mặt cắt dọc parafin của S. mekongi trưởng thành được lai với mẫu dò ARN SmekFABP. Các tín hiệu lai dương tính (tế bào bắt màu nâu của thuốc nhuộm) đã được phát hiện trong các tế bào biểu mô và nhu mô của

manh tràng. Trong khi đó, các tế bào biểu mô ở lame đối chứng không lai với mẫu dò đã không bắt màu nâu của thuốc nhuộm (Hình 7). Kết quả này cho thấy mARN của gen SmekFABP hiện diện ở biểu mô và nhu mô của manh tràng của sán máng.

Hình 7. Các mặt cắt dọc của S. mekongi ở giai đoạn trưởng thành được lai với mẫu dò ARN SmekFABP. (A): lame đối chứng không dùng mẫu dò, các tế bào không bắt màu nâu của

thuốc nhuộm. (B, C và D): Các lame được lai với mẫu dò cho thấy các tế bào nhu mô (Pc) và tế bào biểu mô (Teg) của manh tràng (Cae) bắt màu nâu của thuốc nhuộm Bismarck brown Y.

Thanh tỷ lệ 50 μm.IV. THẢO LUẬN

Kết quả so sánh trình tự nucleotide và axít amin bằng chương trình Omega Clastal và BioEdit cho thấy trình tự axít amin của FABP Schistosoma mekongi (SmekFABP) có tỷ lệ tương đồng ở mức độ cao với các loài sán máng trong cùng giống Stristosoma. Trình tự axít amin SmekFABP có tỷ lệ tương đồng cao nhất khi so sánh với S. japonicum (GenBank: AAA64426) là 95,4% và với các loài S. mansoni và S. haematobium lần lượt là 91,7 và 90,2%.

Điều này cho thấy FABP của S. mekongi và S. japonicum có chung nguồn gốc. Đặc tính sinh miễn dịch của phân tử FABP từ S. japonicum đã được báo cáo là có khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm S. japonicum thông qua thí nghiệm gây nhiễm (Tu & ctv., 2014; Wei & ctv., 2009). Vì vậy, phân tử SmekFABP cũng có thể được dùng phát triển vắc-xin chống lại nhiễm trùng S. mekongi. Ngược lại, độ tương đồng về trình tự axít amin của SmekFABP đối với ký chủ động vật hữu nhũ cho tỷ lệ rất thấp, dao

53TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

động từ 25-27,2%. Ngoài ra, kết quả phân tích cây phát sinh loài cho thấy SmekFABP có mối quan hệ tiến hóa xa với các loài ký chủ động vật hữu nhũ. Điều này làm cơ sở tốt để có thể sử dụng SmekFABP phát triển vắc-xin chống lại nhiễm trùng S. mekongi mà không bị ảnh hưởng đến protein FABP của ký chủ động vật hữu nhũ trong quá trình sinh miễn dịch bằng tiêm chủng.

Sự dung hợp protein SmekFABP tái tổ hợp (rSmekFABP) với đoạn 6 axít amin histidine (6-histidine) được tạo ra trong tế bào vi khuẩn sau khi cảm ứng với IPTG 1mM. Kết quả phân tích trên gel SDS-PAGE và nhuộm màu xanh Coomassie đối với protein rSmekFABP được tinh sạch xuất hiện một băng (vạch) chính ở vị trí có trọng lượng phân tử khoảng 26 kDa và 2 vạch mờ ở vị trí có trọng lượng phân tử khoảng 23 kDa và 15,5 kDa, trong khi trọng lượng phân tử dự đoán của protein rSmekFABP với đoạn 6- histidine là 15,64 kDa. Theo báo cáo trước đây, protein FABP có trọng lượng phân tử từ 13-15 kDa (Sripa & ctv., 2017). Trong nghiên cứu này, vạch chính có trọng lượng phân tử 26 kDa, điều này có thể được tiên đoán rằng rSmekFABP tạo thành protein phức hợp ở dạng 2 đơn vị (dimer). Trong khi vạch mờ có trọng lượng phân tử 15,5 kDa là rSmekFABP ở dạng đơn (monomer).

Việc tiêm vắc-xin phòng bệnh sán máng là một trong những chiến lược để loại trừ và tiêu diệt tận gốc bệnh sán máng. Nó có thể được sử dụng đơn hoặc kết hợp với thuốc tẩy giun sán để giảm sự tái nhiễm ở một khu vực đang diễn ra bệnh. Protein FABP là một trong sáu ứng cử viên được chọn để phát triển vắc-xin bởi WHO chống lại bệnh sán máng (Bergquist, 1995). Nghiên cứu này, chúng tôi đã dự đoán epitope kháng nguyên trên phân tử protein SmekFABP bằng cách sử dụng công cụ tin sinh học. Kết quả cho thấy vùng 87-DSESKITQTQKDAKN-101 được tìm ra bởi các chương trình tin sinh học (Hopp & Woods; Welling, Parker, B-EpiPred và ABCpred), trong đó đoạn peptide 88

-SESKITQ-94 tương tự có trong peptide của FABP S. mansoni (EKNSESKLTQ) đã được chứng minh rằng trình tự này có khả năng bảo vệ kép chống lại sự lây nhiễm của cả S. mansoni (sm14) và Fasciola hepatica (Fh15) (Vilar & ctv., 2003). Đoạn peptide của nghiên cứu này cũng có một phần (93-TQTQKDAKN-100) tương đồng với đoạn peptide “TQTQVDPKNI” của FABP S. mansoni đã phát triển thành vắc-xin kết hợp đa peptide (polypeptide) và trở thành vị trí sinh miễn dịch của CTL (Cytotoxic T lymphocyte), MHC-I (Major Histocompatility Conplex –I) trong hệ thống miễn dịch của ký chủ động vật hữu nhũ. Vì vậy, đoạn peptide “87-DSESKITQTQKDAKN-101” của SmekFABP có thể được sử dụng để phát triển vắc-xin chống lại sự nhiễm trùng S. mekongi hoặc Fasciola spp. trên mô hình động vật trong tương lai.

Nghiên cứu này đã chứng minh rằng SmekFABP có hiện diện trong tế bào biểu mô và nhu mô của giun đực trưởng thành. Phát hiện này tương tự như kết quả của Gobert và cộng sự (1997), nghiên cứu về protein FABP ở S. japonicum (Sj-FABP). Họ phát hiện ra rằng Sj-FABP khu trú trong tế bào nhu mô và các giọt lipid bên dưới vùng biểu bì của ký sinh trùng đực. Brito và cộng sự. (2002) đã chứng minh rằng protein FABP 14 kDa của S. mansoni (Sm14) khu trú trong các mô gần các bề mặt tiếp xúc của ký sinh trùng và vật chủ. Điều này cho thấy FABP có thể đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các axit béo, nhưng vẫn chưa rõ liệu sự hấp thu xảy ra thông qua mô hay ruột vì cả hai mô đều liên quan đến sự hấp thu axít béo (Brito & ctv., 2002). Hockley và McLaren (1973) đã chứng minh rằng các axít béo hấp thụ ở S. mansoni được thực hiện ở tế bào biểu mô và được lưu trữ trong ruột hoặc trong tuyến thực quản. Trong nghiên cứu của Sirisriro và cộng sự (2002) đã sử dụng kỹ thuật immunoperoxidase để nghiên cứu sự phân bố

54 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

của FABP ở F. gigantica, kết quả cho thấy nồng độ protein này hiện diện cao nhất trong mô nhu mô, và các tế bào nhu mô dường như có số lượng FABP khác nhau.V. KẾT LUẬN

5.1. Kết luận Từ những kết quả trên, nghiên cứu này ghi

nhận một số kết luận như sau: Trình tự ADN của SmekFABP đã được tạo dòng có kích thước 582 bp và chứa khung đọc mở mã hóa protein FABP là 132 axít amin và trình tự này có sự tương đồng cao với FABP từ Schistosome spp. (57,2 - 88,7% đối với nucleotide và 89,4% - 95,4% đối với trình tự axít amin) và Fasciola spp. (36,2 - 47,5% đối với trình tự nucleotide và 39,3-48,4% đối với trình tự axít amin). Ngoài ra, một epitope kháng nguyên có khả năng sinh miễn dịch được dự đoán bằng các chương trình tin sinh học là đoạn peptide nằm ở vị trí 87-DSESKITQTQKDAKN-101. Một phát hiện nữa cũng được ghi nhận trong nghiên cứu này là ARN thông tin (mARN) của SmekFABP có sự hiện diện trong các tế bào biểu mô và nhu mô của giun sán trưởng thành.

5.2. Đề xuất- Sử dụng protein SmekFABP để phát triển

vắc-xin phòng bệnh nhiễm S. mekongi.- Phát triển phương pháp chuẩn đoán bằng

kỹ thuật ELISA để phát hiện kháng nguyên nhiễm ở giai đoạn sớm để giúp việc phòng bệnh nhiễm giun sán tốt hơn.LỜI CẢM ƠN

Đề tài này được sự hỗ trợ bởi Chương trình học bổng sau đại học quốc tế Thái Lan “Thạc sĩ Khoa học Sinh học cho Nông Nghiệp Bền Vững” thuộc Cơ quan Hợp tác Quốc tế Thái Lan (TICA) - Chính phủ Thái Lan. TÀI LIỆU THAM KHẢOBennett, M., & Caulfield, J., (1991). Specific binding

of human low-density lipoprotein to the surface of schistosomula of Schistosoma mansoni and ingestion by the parasite. The American journal of pathology, 138(5), 1173.

Bergquist, N., (1995). Schistosomiasis vaccine development: approaches and prospects. Mem. Inst. Oswaldo Cruz, 221-227.

Brito, Oliveira, G., Oliveira, S., Street, M., Riengrojpitak, S., Wilson, R., Simpson, A., & Correa-Oliveira, R., (2002). Sm14 gene expression in different stages of the Schistosoma mansoni life cycle and immunolocalization of the Sm14 protein within the adult worm. Brazilian journal of medical and biological research, 35(3), 377-381.

Cupit, P. M., & Cunningham, C., (2015). What is the mechanism of action of praziquantel and how might resistance strike? Future medicinal chemistry, 7(6), 701-705.

Felsenstein, J., (1985). Confidence limits on phylogenies: an approach using the bootstrap. evolution, 39(4), 783-791.

Fonseca, C. T., Braz Figueiredo Carvalho, G., Carvalho Alves, C., & de Melo, T. T., (2012). Schistosoma tegument proteins in vaccine and diagnosis development: an update. Journal of parasitology research, 2012.

Gobert, G., Stenzel, D., Jones, M., & McManus, D., (1997). Immunolocalization of the fatty acid-binding protein Sj-FABPc within adult Schistosoma japonicum. Parasitology, 115(1), 33-39.

Gordon, C. A., Kurscheid, J., Williams, G. M., Clements, A. C., Li, Y., Zhou, X.-N., Utzinger, J., McManus, D. P., & Gray, D. J., (2019). Asian schistosomiasis: current status and prospects for control leading to elimination. Tropical medicine and infectious disease, 4(1), 40.

Hockley, D. J., & McLaren, D. J., (1973). Schistosoma mansoni: changes in the outer membrane of the tegument during development from cercaria to adult worm. International journal for parasitology, 3(1), 13-20.

Hopp, T. P., & Woods, K. R. (1981). Prediction of protein antigenic determinants from amino acid sequences. Proceedings of the National Academy of Sciences, 78(6), 3824-3828.

Knopp, S., Person, B., Ame, S. M., Mohammed, K. A., Ali, S. M., Khamis, I. S., Rabone, M., Allan, F., Gouvras, A., & Blair, L., (2013). Elimination of schistosomiasis transmission in Zanzibar: baseline findings before the onset of a randomized intervention trial. PLoS Negl Trop Dis, 7(10), e2474.

Kolaskar, A., & Tongaonkar, P. C., (1990). A semi‐

55TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

empirical method for prediction of antigenic determinants on protein antigens. FEBS letters, 276(1-2), 172-174.

Kumar, S., Stecher, G., Li, M., Knyaz, C., & Tamura, K., (2018). MEGA X: molecular evolutionary genetics analysis across computing platforms. Molecular biology and evolution, 35(6), 1547-1549.

Larsen, J. E. P., Lund, O., & Nielsen, M., (2006). Improved method for predicting linear B-cell epitopes. Immunome research, 2(1), 1-7.

Mohamed, I., Kinung’hi, S., Mwinzi, P. N., Onkanga, I. O., Andiego, K., Muchiri, G., Odiere, M. R., Vennervald, B. J., & Olsen, A., (2018). Diet and hygiene practices influence morbidity in schoolchildren living in Schistosomiasis endemic areas along Lake Victoria in Kenya and Tanzania—A cross-sectional study. PLoS neglected tropical diseases, 12(3), e0006373.

Othman, A. A., & Soliman, R. H., (2015). Schistosomiasis in Egypt: A never-ending story? Acta tropica, 148, 179-190.

Parker, J., Guo, D., & Hodges, R., (1986). New hydrophilicity scale derived from high- performance liquid chromatography peptide retention data: correlation of predicted surface residues with antigenicity and X-ray-derived accessible sites. Biochemistry, 25(19), 5425-5432.

Rahmani, A., Baee, M., Rostamtabar, M., Karkhah, A., Alizadeh, S., Tourani, M., & Nouri, H. R., (2019). Development of a conserved chimeric vaccine based on helper T-cell and CTL epitopes for induction of strong immune response against Schistosoma mansoni using immunoinformatics approaches. International journal of biological macromolecules, 141, 125-136.

Roy, A., Kucukural, A., & Zhang, Y., (2010). I-TASSER: a unified platform for automated protein structure and function prediction. Nature protocols, 5(4), 725-738.

Saha, S., & Raghava, G. P. S., (2006). Prediction of continuous B‐cell epitopes in an antigen using recurrent neural network. Proteins: Structure, Function, and Bioinformatics, 65(1), 40-48.

Salachan, P,V., Jaroenlak, P., Thitamadee, S., Itsathitphaisarn, O., Sritunyalucksana, K., (2017). Laboratory cohabitation challenge model for shrimp hepatopancreatic microsporidiosis (HPM) caused by Enterocytozoon hepatopenaei (EHP). BMC Vet Res; 13(1):9.

Saitou, N., & Nei, M., (1987). The neighbor-joining method: a new method for reconstructing phylogenetic trees. Molecular biology and evolution, 4(4), 406- 425.

Santos, F. K. d., (2011). Desenvolvimento e caracterizacão de carreadores lipídicos nanoestruturados contendo praziquantel.

Sirisriro, A., Grams, R., Vichasri-Grams, S., Ardseungneon, P., Pankao, V., Meepool, A., Chaithirayanon, K., Viyanant, V., Tan-Ariya, P., & Upatham, E., (2002). Production and characterization of a monoclonal antibody against recombinant fatty acid binding protein of Fasciola gigantica. Veterinary parasitology, 105(2), 119-129.

Sornmani, S., Kitikoon, V., Harinasuta, C., & Pathammavong, O., (1971). Epidemiological study of Schistosomiasis japonica on Khong Island, southern Laos. South East Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health, 2(3), 365-374.

Sripa, J., Laha, T., & Sripa, B., (2017). Characterization and functional analysis of fatty acid binding protein from the carcinogenic liver fluke, Opisthorchis viverrini. Parasitology international, 66(4), 419-425.

Thétiot‐Laurent, S. A. L., Boissier, J., Robert, A., & Meunier, B., (2013). Schistosomiasis chemotherapy. Angewandte Chemie International Edition, 52(31), 7936-7956.

Vale, N., Gouveia, M. J., Rinaldi, G., Brindley, P. J., Gartner, F., & da Costa, J. M. C., (2017). Praziquantel for schistosomiasis: single-drug metabolism revisited, mode of action, and resistance. Antimicrobial agents and chemotherapy, 61(5)

Voge, M., Bruckner, D., & Bruce, J. I., (1978). Schistosoma mekongi sp. n. from man and animals, compared with four geographic strains of Schistosoma japonicum. The Journal of parasitology, 577-584.

Waghmare, S., & Chavan, R., (2012). Prediction of Major Histocompatibility Complex Binding Peptides and Epitopes from Fatty-Acid-Binding Protein of the Human Blood Fluke Schistosoma Japonicum. Metabolomics, 2(113), 2153- 0769.1000113.

Webster, B. L., Diaw, O. T., Seye, M. M., Faye, D. S., Stothard, J. R., Sousa- Figueiredo, J. C., & Rollinson, D., (2013). Praziquantel treatment of school children from single and mixed infection

56 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

foci of intestinal and urogenital schistosomiasis along the Senegal River Basin: monitoring treatment success and re-infection patterns. Acta tropica, 128(2), 292-302.

Welling, G. W., Weijer, W. J., van der Zee, R., & Welling-Wester, S., (1985). Prediction of sequential antigenic regions in proteins. FEBS letters, 188(2), 215-218.

Wu, Z., Shaoji, Z., Pan, B., Hu, L., Wei, R., Gao, Z., Li, J., & Uwe, B., (1994). Reinfection with

Schistosoma japonicum after treatment with praziquantel in Poyang lake region, China. The Southeast Asian journal of tropical medicine and public health, 25(1), 163-169.

Yang, J., & Zhang, Y., (2015). I-TASSER server: new development for protein structure and function predictions. Nucleic acids research, 43(W1), W174-W181. Zhang, Y. (2008). I-TASSER server for protein 3D structure prediction. BMC bioinformatics, 9(1), 40.

57TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

MOLECULAR CHARACTERIZATION AND TISSUE DISTRIBUTION OF FABP (FATTY ACID BINDING PROTEIN) IN SCHISTOSOMA

MEKONGI

Hong Thi Cam Do1*, Wanwisa Peonsamut2, Manaw Sangfuang2, Yanin Limpanont3, Charoonroj Chotwiwattanakun4, Prasert Sobhon5, Narin Preyavichyapugdee2

ABSTRACT

Fatty acid-binding protein (FABP) belongs to a large family of intracellular lipid-binding proteins. It has a low molecular weight (14-15 kDa) and plays a functional role in the synthesis of the outer cell membrane that is continually shedding off. It is one of the six candidate vaccine antigens that was selected by the WHO to study against schistosomiasis, with various degrees of therapeutic effects. The cDNA encoding SmekFABP of adult Schistosoma mekongi was cloned and sequenced. The nucleotide sequence of SmekFABP was 582 bp in length. The nucleotide sequence of SmekFABP showed an open reading frame encoding FABP containing 132 amino acids. The SmekFABP amino acid sequences showed the highest degree of identity with the S. japonicum (GenBank: AAA64426) at 95.4%. The identity of SmekFABP amino acid sequences with other schistosomes (S. mansoni, and S. haematobium showed at 91.7 and 90.2 respectively. The expected molecular weight of rSmekFABP determined from its constituent amino acids is 14.82 kDa and the predicted molecular weight of rSmekFABP protein with histidine tag is 15.5 kDa. In this study, we got one major band at 26 kDa, that could be rSmekFABP that form a complex protein and the faint band that was 15.5 kDa, which is possible to be the rSmekFABP. A high degree of similarity and identity of S. mekongi with S. japonicum FABP in both nucleic and amino acid, and similarity in localization of worm tissue, indicates that they share a common ancestor. The low degree of conservation observed from amino acid sequences of mammalian hosts could reveal its applicable for using as the vaccine candidate against the schistosome infection which may not interfere with the host’s FABP molecule during the vaccination. Based on bioinformatic approach, one immunogenic epitope was predicted by five programs (Hopp & Woods; Welling, Parker, B-EpiRred and ABCpred), it was 87-DSESKITQTQKDAKN-101, According to previous researches, this peptide fragment has a potential immunogenic to CTL (Cytotoxic T lymphocyte) and Major Histocompatibility Complex – I (MHC-I) in immune system of mammalian’s host.

Keywords: FABP, Schistosoma mekongi, immunogenic, vaccination, CTL, MHC-I (Major Histocompatibility Complex –I).

Người phản biện: TS. Ngô Huỳnh Phương Thảo

Ngày nhận bài: 28/5/2021

Ngày thông qua phản biện: 15/6/2021

Ngày duyệt đăng: 25/6/2021

Người phản biện: TS. Lê Hồng Phước

Ngày nhận bài: 28/5/2021

Ngày thông qua phản biện: 10/6/2021

Ngày duyệt đăng: 25/6/2021

1 Research Institute for Aquaculture No. 2.2 Silpakorn University, Phetchaburi - Thailand3 Applied Malacology Unit, Faculty of Tropical Medicine, Mahidol University, Bangkok, Thailand4 Mahidol University, Nakhonsawan Campus, Nakhonsawan, Thailand5 Department of Anatomy, Faculty of Science, Mahidol University, Bangkok, Thailand* Email: [email protected]

58 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÁC NGUYÊN LIỆU CUNG CẤP PROTEIN VÀ CARBOHYDRATE TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN CÁ TRA VÀ THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA CÁ TRA (Pangasianodon

hypophthalmus) Ở CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN

Võ Thị My My1*, Lê Hoàng1, Nguyễn Lữ Hồng Diễm1, Nguyễn Văn Nguyện1

TÓM TẮT

Chất lượng nguyên liệu có vai trò và ý nghĩa quyết định ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn, hiệu quả nuôi, hiệu suất sinh trưởng, tỉ lệ sống và chất lượng thịt của cá tra. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng các nguyên liệu cung cấp protein và carbohydrate trong sản xuất thức ăn cá tra và đặc điểm sinh hóa của cá tra ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nguyên liệu cung cấp protein có hàm lượng protein thay đổi từ 45,31 – 62,88%, lipid từ 1,86 – 9,94%. Nhóm nguyên liệu cung cấp carbohydrate có hàm lượng protein từ 2,44 – 15,37%, lipid từ 1,07 – 14,28%. Cá tra nguyên con (giai đoạn 20 – 600g) chứa hàm lượng protein dao động từ 14,46 – 14,64%, lipid dao động từ 9,10 - 18,76%, trong khi phi lê cá tra (giai đoạn 800 – 1000g) chứa 17,80 - 18,41% protein và 2,28 - 8,42% lipid. Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về thành phần sinh hóa giữa các nguyên liệu cung cấp protein và tương tự đối với các nguyên liệu cung cấp carbohydrate. Kết quả phân tích sinh hóa cũng cho thấy sự khác biệt về hàm lượng lipid và độ ẩm của các mẫu cá nguyên con (giai đoạn 20 – 600g) và phi lê (giai đoạn 800 – 1000g) tại các vùng nuôi khác nhau. Hàm lượng lipid của các mẫu phi lê thu từ An Giang cao hơn so với hàm lượng lipid ở các mẫu thu từ Đồng Tháp do ảnh hưởng bởi phương pháp phi lê khác nhau.

Từ khóa: Nguyên liệu, protein, lipid, carbohydrate, phi lê.

1 Viện Nghiện cứu Nuôi trồng Thủy sản II* Email: [email protected]

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổng cục thủy sản, năm 2019, tổng

sản lượng thủy sản cả nước ước tính đạt 8.200,8 nghìn tấn đạt vượt trên 1,2 triệu tấn so với mục tiêu đặt ra và tăng 5,6% so với năm trước. Trong đó sản lượng nuôi trồng đạt trên 4.432,5 nghìn tấn, tăng 6,5% so với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,6 tỷ USD. Trong đó, cá tra là một loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao trong ngành công nghiệp thủy sản của Việt Nam (Đa và ctv., 2014). Sản lượng nuôi tại khu vực ĐBSCL trong năm 2019 đạt 1,42 triệu tấn, tương đương năm 2018. Trong đó, 82% sản lượng cả nước tập trung ở các tỉnh như Đồng Tháp, An

Giang, Bến Tre, Cần Thơ (http://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/tong-quan-nganh-ca-tra).

Cùng với sự gia tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản thì nhu cầu sử dụng thức ăn, cũng như sản xuất thức ăn thủy sản cũng tăng tỉ lệ thuận. Hiện nay, việc nâng cao chất lượng thức ăn giúp tối ưu quá trình tăng trưởng của cá cũng như giảm giá thành là mục tiêu quan trọng của dinh dưỡng thủy sản. Nguyên liệu sản xuất thức ăn có vai trò cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của động vật thủy sản. Các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng nhất là nguồn nguyên liệu và khả năng tiêu hóa

59TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

các dưỡng chất, khả năng nâng cao chất lượng thức ăn, hiệu quả nuôi, hiệu suất sinh trưởng, tỉ lệ sống và khả năng kích thích khả năng miễn dịch của cá tra đang rất được quan tâm. Có rất nhiều loại nguyên liệu có thể sử dụng làm thức ăn cá tra. Thành phần thức ăn cho cá tra thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cá (Hồ Văn Sang, 2009). Tuy nhiên, nguyên liệu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thành phần như dinh dưỡng thiết yếu như protein, carbohydrate.

Nhóm nguyên liệu cung cấp protein bao gồm nguyên liệu có nguồn gốc động vật (bột cá, bột xương thịt, bột đầu tôm, bột nhuyễn thể…) và nguyên liệu có nguồn gốc thực vật (hạt có dầu như đậu nành, đậu phộng, hạt bông vải, bã đậu nành). Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv. (2003) thì nhu cầu protein của cá tra giống cỡ 2 g là 38%. Cá tra cỡ 10 g là 32% (Lê Thanh Hùng, 2008). Thông thường, thức ăn viên sử dụng trong nuôi cá tra có hàm lượng protein dao động theo chế độ giảm dần từ 28 - 18% theo các giai đoạn phát triển của cá (Hồ Văn Sang, 2009). Bột cá là nguồn cung cấp protein cao nhất và chứa đầy đủ các thành phần các acid amin thiết yếu. Trần Thị Bé và Trần Thị Thanh Hiền (2004) đã chỉ ra rằng bột cá cho kết quả hàm lượng protein cao (70,1%) cũng như khả năng tiêu hóa protein (94,5%) và năng lượng (91,8%) tốt hơn các nguyên liệu khác. Hiện nay, nguồn nguyên liệu bột cá chủ yếu là nhập khẩu còn nguồn bột cá trong nước thì chất lượng không ổn định. Với nhu cầu sử dụng ngày càng cao thì nhóm nguyên liệu này ngày càng trở nên khan hiếm, cộng với giá thành cao nên đang dần được thay thế bằng các nguyên liệu khác có giá trị dinh dưỡng tương đương. Tuy nhiên, tùy theo mỗi loại nguyên liệu sẽ có một mức độ thay thế riêng trong khẩu phần thức ăn cho cá. Các nghiên cứu cho thấy rằng các nguyên liệu thay thế với tỷ lệ phù hợp không có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỉ lệ sống và các chỉ tiêu

sinh hóa của động vật thủy sản (Yang và ctv., 2004; Ai và ctv., 2006; Hu và ctv., 2013; Đa và ctv., 2014). Ngoài ra, rất nhiều các nghiên cứu đã thay thế protein bột cá bằng nguồn protein từ thực vật, trong đó có khô đậu nành do giá trị dinh dưỡng cao, giá thành rẻ, có sẵn trên thị trường và không có sự khác biệt về hiệu suất tăng trưởng, sử dụng thức ăn so với nhóm đối chứng (Tantikitti và ctv., 2005; Ai và Xie, 2007; Hernández và ctv., 2007; Ergun và ctv., 2008; Trần Thị Thanh Hiền và Lê Quốc Phong, 2011; Nguyễn Thị Linh Đan và ctv., 2013).

Nhóm carbohydrate được xem như chất dinh dưỡng không cần thiết đối với động vật thủy sản. Tuy nhiên, carbohydrate là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất trong thức ăn cho động vật thủy sản, giúp giảm giá thành thức ăn và tăng khả năng kết dính trong quá trình đùn ép viên thức ăn. Carbohydrate bao gồm đường và tinh bột, trong đó tinh bột đóng vai trò quan trọng trong thức ăn thủy sản. Tinh bột có trong các loại hạt đậu (70%), khoai củ (30%). Khả năng tiêu hóa carbohydrate của động vật thủy sản kém hơn so với động vật trên cạn và thay đổi tùy theo loài cũng như tính chất nguyên liệu. Tốc độ tăng trưởng của cá sẽ giảm khi tăng trọng lượng phân tử của carbohydrate (Buhler và Halver, 1961). Vì vậy, cần phải lựa chọn nguyên liệu cung cấp carbohydrate để đạt được sự tăng trưởng tốt nhất.

Xuất khẩu thủy sản đặc biệt là sản phẩm cá tra là thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long, nên việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành hàng cá tra cần được quan tâm. Để làm cơ sở cho việc lựa chọn và thiết lập công thức thức ăn hợp lý, góp phần nâng cao chất lượng của đối tượng cá tra, thì việc khảo sát nguồn nguyên liệu cung cấp dưỡng chất nhất là nguồn cung cấp protein và carbohydrate cũng như đặc điểm sinh hóa của cá tra ở những giai đoạn phát triển khác nhau là vấn đề cần được quan tâm.

60 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứuCác mẫu nguyên liệu cung cấp protein và

carbohydrate thu tại công ty CP thức ăn chăn nuôi Pilmico - QL30, CCN Thanh Bình, Xã Bình Thành, Huyện Thanh Bình, Đồng Tháp và các cở sở sản xuất cám gạo, cung cấp nguyên liệu tại Cai Lậy, Tiền Giang.

Địa điểm thu mẫu cá tra 1: Vùng nuôi cá sạch Agifish, Mỹ Qúi, Mỹ Phú, Châu Phú, An Giang.

Địa điểm thu mẫu cá tra 2: Vùng nuôi Tân Thuận Tây, Ấp Tân Hậu, xã Tân Thuận Tây, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Phân tích các chỉ tiêu hóa học của các mẫu nguyên liệu và cá tra tại phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Công nghệ Thức ăn và sau Thu hoạch Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II.

2.2. Vật liệu2.2.1. Mẫu nguyên liệuMẫu nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu

bao gồm:5 mẫu nguyên liệu cung cấp protein: Bột

cá 55, bột cá 62, bột gia cầm, bột xương thịt, bã đậu nành.

5 mẫu nguyên liệu cung cấp carbohydrate:

Cám gạo trích ly, cám khô, cám ướt, cám mì viên, khoai mì lát.

2.2.2. Mẫu cá traMẫu cá tra ở các giai đoạn phát triển tương

ứng với các kích cỡ 20g, 200g, 600g và phi lê cá 800g và 1000g thu tại An Giang và Đồng Tháp. Mẫu phi lê cá tra tại An Giang được thu ngay tại ao nuôi. Mẫu phi lê ở Đồng Tháp là mẫu phi lê cá tra của công ty Vĩnh Hoàn.

2.3. Phương pháp nghiên cứu2.3.1. Phương pháp thu và xử lý mẫuMười mẫu nguyên liệu cung cấp protein,

carbohydrate có nguồn gốc động, thực vật được thu và đánh giá các chỉ tiêu sinh hóa. Nguyên tắc thu mẫu thực hiện theo TCVN 4325:1986. Mẫu được lưu trữ trong điều kiện bình thường đến khi tiến hành phân tích.

Mẫu cá tra ở các giai đoạn 20 – 600g, cá được cho ăn thức ăn thương mại (Bảng 1). Cá sau khi bỏ đói 24 giờ sẽ được thu ngẫu nhiên với số lượng 3 kg/loại. Riêng mẫu cá cỡ 800-1000g thì chỉ mổ lấy phi lê và tách da (3 kg/mẫu). Lưu trữ trong thùng đá và gửi ngay về phòng thí nghiệm trong 1 ngày. Mẫu cá nguyên con sẽ được hấp thanh trùng tại 121oC ở áp suất 1 atm trong 10 phút. Sau đó mẫu cá hấp thanh trùng và phi lê được xay nhuyễn rồi bảo quản trong tủ đông đến khi phân tích.

Bảng 1. Thành phần hóa học của thức ăn thương mại (%).

Địa điểm Thức ăn thương mạiChỉ tiêu (%)

Ẩm Tro Protein Lipid XơAn Giang Thức ăn hỗn hợp VT6 10,54 8,44 26,62 5,37 5,30

Đồng Tháp Thức ăn Pilmico 8,23 8,76 26,54 5,14 5,27

2.3.2. Phương pháp phân tíchÁp dụng các phương pháp phân tích, đánh

giá chất lượng nguyên liệu và cá tra như: Hàm lượng ẩm (%) được xác định theo phương pháp TCVN 4326:2001; protein thô (%) theo TCVN 4328:2007; lipid thô (%) theo Folch (Folch và ctv, 1957); tro (%) theo TCVN 4327-2007;

xơ theo TCVN 4329:2007; canxi (%) theo TCVN 1526-1:2007; phosphor (%) theo TCVN 1525:2001.

2.4. Phương pháp xử lý số liệuCác số liệu được xử lý bằng phần mềm

thống kê SPSS 20.0. Phân tích phương sai (One-way ANOVA) và so sánh các giá trị trung

61TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

bình bằng kiểm định Tukey (mức ý nghĩa 0,05) đối với các nghiệm thức đồng nhất về phương sai, nonparametric test đối với các nghiệm thức không đồng nhất về phương sai. Sử dụng kiểm định t-test trong trường hợp chỉ so sánh hai nghiệm thức. Sử dụng two-way ANOVA phân tích tương tác giữa vùng nuôi và giai đoạn phát triển.III. KẾT QUẢ

3.1. Đánh giá chất lượng một số loại nguyên liệu cung cấp protein

Thành phần sinh hóa của các nguyên liệu cung cấp protein được thể hiện Bảng 2. Kết quả cho thấy độ ẩm tương đối thấp, cao nhất

là bã đậu nành (11,81%) và thấp nhất là bột gia cầm (4,95%). Hàm lượng protein dao động từ 45,31% đến 62,88%. Trong đó, bã đậu nành có hàm lượng protein tương đối cao (45,31%). Hàm lượng lipid cao nhất bột cá 62 (9,94%), thấp nhất là bã đậu nành (1,86%). Bột xương thịt có hàm lượng tro cao nhất (34,17%), thấp nhất là bã đậu nành (6,04%). Xơ dao động từ 1,81% đến 5,60%. Canxi và phosphor cao nhất ở nguyên liệu bột xương thịt (12,16% và 4,70%), thấp nhất ở nguyên liệu bã đậu nành (0,41% và 0,61%).

Bảng 2. Thành phần sinh hóa (%) các mẫu nguyên liệu cung cấp protein.

Tên mẫuThành phần (%)*

Độ ẩm Protein Lipit Tro Xơ Can xi PhosphorBột cá 55 7,89c ±

0,0156,03c ±

0,068,18b ±

0,0818,04c ±

0,085,60e ±

0,154,73b ±

0,302,27b ±

0,02Bột cá 62 8,82d ±

0,0162,88e ±

0,259,94d ±

0,3717,45b ±

0,011,81a ±

0,084,53b ±

0,032,24b ±

0,02Bột gia cầm 4,95a ±

0,0161,00d ±

0,359,07c ±

0,4617,48b ±

0,022,40b ±

0,095,53c ±

0,022,79c ±

0,03Bột xương thịt

5,24b ± 0,01

48,44b ± 0,29

7,48b ± 0,29

34,17d ± 0,02

3,47c ± 0,11

12,26d ± 0,10

4,70d ± 0,24

Bã đậu nành

11,81e ± 0,01

45,31a ± 0,50

1,86a ± 0,06

6,04a ± 0,02

5,19d ± 0,02

0,41a ± 0,02

0,61a ± 0,01

Số liệu là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; Các giá trị có kí tự khác nhau trong cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); *: Giá trị trung bình của ba lần lặp lại.

3.2. Đánh giá chất lượng một số loại nguyên liệu cung cấp carbohydrate

Thành phần hóa sinh trong các mẫu nguyên liệu cung cấp carbohydrate được trình bày ở Bảng 3. Độ ẩm không khác biệt nhiều và dao động từ 9,82% đến 11,18%, cao nhất là cám gạo trích ly, thấp nhất là cám khô. Hàm lượng protein cao nhất cám gạo trích ly (15,37%), thấp nhất là khoai mì lát (2,44%). Hàm lượng lipid cao nhất ở hai mẫu nguyên liệu cám khô và cám ướt (14,28% và 11,26%), thấp nhất ở mẫu

khoai mì lát (1,07%). Tương tự, hàm lượng tro cao nhất ở mẫu cám khô (10,06%), thấp nhất là khoai mì lát (2%). Xơ của nguyên liệu cám mì viên cao nhất (11,73%) và khoai mì lát có hàm lượng xơ thấp nhất (4%). Hàm lượng canxi và phosphor ở tất cả các mẫu đều thấp (<2%). Hàm lượng carbohydrate tan (soluble carbohydrate) được tính toán dựa vào chỉ số dẫn xuất không đạm (nitrogen-free extract, NFE), dao động trong khoảng từ 44,63% đến 79,34%, cao nhất là ở khoai mì lát, thấp nhất là ở cám khô.

62 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 3. Thành phần sinh hóa các mẫu nguyên liệu cung cấp carbohydrate.

Tên mẫuThành phần (%)*

Độ ẩm Protein Lipit Tro Xơ Can xi Phosphor NFE

Cám gạo trích ly

11,18c ± 0,01

15,37e ± 0,15

1,46a ± 0,39

10,01d ± 0,01

11,00d ± 0,21

0,05ab ± 0,01

1,92d ± 0,01

50,98b ± 0,33

Cám khô 9,82a ± 0,00

12,30b ± 0,29

14,28d ± 0,17

10,06e ± 0,01

8,90c ± 0,12

0,02a ± 0,01

1,53c ± 0,04

44,63a ± 0,58

Cám ướt 10,04b ± 0,01

12,94c ± 0,02

11,26c ± 0,03

7,31c ± 0,01

5,96b

±0,020,02a ±

0,001,59c ±

0,0152,48c ±

0,04

Cám mì viên

10,06b ± 0,01

14,36d ± 0,27

4,52b ± 0,10

4,68b ± 0,01

11,73e ± 0,02

0,09b ± 0,02

0,96b ± 0,05

54,64d ± 0,20

Khoai mì lát

11,15c ± 0,01

2,44a ± 0,12

1,07a ± 0,12

2,00a ± 0,01

4,00a ± 0,28

0,20c ± 0,03

0,10a ± 0,01

79,34e ± 0,28

Số liệu là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; Các giá trị có kí tự khác nhau trong cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); *: Giá trị trung bình của ba lần lặp lại.

3.3. Đánh giá thành phần sinh hóa của cá tra ở giai đoạn 20-600g

Thành phần sinh hóa của cá tra giai đoạn 20g, 100g, 600g thu tại An Giang và Đồng Tháp được mô tả Bảng 4. Hàm lượng protein không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mẫu (p>0,05) và luôn cao hơn 14%. Độ ẩm các mẫu cá thu từ An Giang dao động trong khoảng 63,59-73,07%. Tương tự, độ ẩm các mẫu thu từ Đồng Tháp dao động trong khoảng 65,46 - 72,41% và không có khác biệt so với các mẫu thu từ An Giang. Độ ẩm giảm khi tăng kích thước mẫu và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các kích cỡ mẫu khác nhau. Hàm lượng lipid trong thịt cá dao động từ 9,10-18,76% đối với mẫu thu tại An Giang và 9,51-16,25% đối với các mẫu thu tại Đồng Tháp. Nhìn chung, hàm lượng lipid tăng tỉ lệ

thuận theo khối lượng của cá, và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về hàm lượng lipid giữa các kích cỡ cá. Hàm lượng tro giữa các mẫu cá không chênh lệch nhiều và luôn lớn 2%. Canxi của các mẫu cá thu từ An Giang không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các kích cỡ mẫu dao động trong khoảng 0,64 – 0,73% và tăng khi tăng kích cỡ cá từ 20-100g, sau đó giảm khi tăng kích cỡ cá từ 100 – 600 g. Tuy nhiên, sự chênh lệch không nhiều. Ngược lại, canxi của các mẫu cá thu từ Đồng Tháp có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các kích cỡ mẫu dao động trong khoảng 0,60 – 1,05% và giảm khi tăng kích cỡ cá. Tương tự, hàm lượng phosphor có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các nhóm kích cỡ cá và ở cả hai vùng thu mẫu nhưng sự chênh lệch không nhiều.

63TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 4. Thành phần sinh hóa (%) của cá tra nguyên con tại An Giang và Đồng Tháp.

Tên mẫuThành phần (%)*

Độ ẩm Protein Lipid Tro Can xi Phosphor

An Giang

C20AG 73,07c ± 0,01 14,52a ± 0,13 9,10a ± 0,12 2,90b ± 0,04 0,64a ± 0,06 0,42ab ± 0,01C100AG 70,43b ± 0,05 14,63a ± 0,04 11,46b ± 0,14 2,93b ± 0,10 0,73a ± 0,03 0,48b ± 0,03C600AG 63,59a ± 0,15 14,64a ± 0,01 18,76c ± 0,11 2,46a ± 0,24 0,68a ± 0,06 0,40a ± 0,03Đồng Tháp

C20ĐT 72,41c ± 0,17 14,50a ± 0,04 9,51a ± 0,14 2,74a ± 0,05 1,05b ± 0,05 0,56a ± 0,01C100 ĐT 71,32b ± 0,10 14,46a ± 0,02 10,69b ± 0,15 2,80a ± 0,06 0,63a ± 0,08 0,57ab ± 0,01C600 ĐT 65,46a ± 0,14 14,49a ± 0,06 16,25c ± 0,34 2,75a ± 0,16 0,60a ± 0,04 0,58b ± 0,01

Số liệu là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; Các giá trị có kí tự khác nhau trong cùng một cột và tại một điểm thu mẫu là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); *: Giá trị trung bình của ba lần lặp lại.

Sự tương tác của vùng nuôi và giai đoạn phát triển được thể hiện Bảng 5. Theo kích cỡ cá 20g, 100g, 600g ta thấy chỉ có protein có sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05), các chỉ tiêu còn lại đều có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) và sự thay đổi tương tự khi đánh giá kích cỡ cá theo từng vùng riêng biệt. Theo vùng nuôi

thì chỉ có tro có sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05), các chỉ tiêu còn lại đều có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) và hàm lượng protein, lipid An Giang cao hơn Đồng Tháp. Bên cạnh đó các chỉ tiêu đều có sự tương tác ảnh hưởng của kích cỡ cá và vùng nuôi ngoại trừ chỉ tiêu protein.

Bảng 5. Thành phần sinh hóa (%) của cá tra nguyên tại các kích cỡ khác nhau thu tại An Giang và Đồng Tháp.

MẫuThành phần (%)*

Độ ẩm Protein Lipid Tro Canxi Phosphor

Ảnh hưởng kích cỡ cá

20 72,74c ± 0,37 14,51a ± 0,09 9,31a ± 0,26 2,82b ± 0,10 0,84b ± 0,23 0,49a ± 0,07100 70,87b ± 0,49 14,55a ± 0,10 11,08b ± 0,44 2,87b ± 0,10 0,67a ± 0,07 0,53b ± 0,05600 64,53a ± 1,03 14,57a ± 0,09 17,51c ± 1,39 2,61a ± 0,24 0,63a ± 0,06 0,49a ± 0,10P 0,000 0,314 0,000 0,010 0,000 0,005

Ảnh hưởng địa điểm nuôi

An Giang 69,03± 4,24 14,60 ± 0,09 13,11± 4,36 2,76 ± 0,26 0,67 ± 0,06 0,44 ± 0,04Đồng Tháp 69,73± 3,24 14,48 ± 0,04 12,15± 3,12 2,76 ± 0,09 0,75 ± 0,22 0,57 ± 0,01

P 0,000 0,002 0,000 0,971 0,014 0,000Vùng x kích cỡ

P 0,000 0,107 0,000 0,019 0,000 0,000

Số liệu là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; Các giá trị có kí tự khác nhau trong cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); *: Giá trị trung bình của sáu lần lặp lại.

64 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

3.4. Đánh giá thành phần sinh hóa của phi lê cá tra ở giai đoạn 800-1000g

Kết quả phân tích thành phần sinh hóa mẫu phi lê cá tra được thể hiện ở Bảng 6. Hàm lượng protein không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mẫu phi lê (p>0,05) và luôn cao hơn 18%. Độ ẩm của hai mẫu phi lê thu tại An Giang từ 72,05 - 74,40%. Tương tự, độ ẩm của các mẫu phi lê thu từ Đồng Tháp dao động trong khoảng 77,40 - 78,33% và cao với các mẫu thu từ An Giang. Độ ẩm giảm khi tăng kích thước mẫu và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các kích cỡ mẫu khác nhau. Ngược lại, hàm lượng lipid dao động từ 5,96 - 8,42% đối với mẫu thu tại An Giang và 2,28 - 2,93% đối với các mẫu thu tại Đồng Tháp. Hàm lượng lipid tăng tỉ lệ thuận theo khối lượng của cá, và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về hàm

lượng lipid giữa các kích cỡ cá. Hàm lượng lipid của mẫu thu tại An Giang có sự chênh lệch giữa hai kích thước nhiều hơn và hàm lượng cao hơn so với mẫu thu tại Đồng Tháp. Hàm lượng tro dao động từ 0,91 - 0,97% và tăng khi tăng kích thước của cá. Canxi ở cả hai vùng thu đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các kích cỡ mẫu và dao động từ 0,12 - 0,28%. Hàm lượng canxi của các mẫu cá thu từ An Giang giảm khi tăng kích cỡ cá. Ngược lại, hàm lượng canxi của các mẫu cá thu từ Đồng Tháp tăng khi tăng kích cỡ cá. Phosphor của mẫu cá thu tại An Giang có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) và tăng khi tăng kích thước của cá (0,14 - 0,17%). Ngược lại, phosphor của mẫu cá thu tại Đồng Tháp không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các kích cỡ cá.

Bảng 6. Thành phần hóa sinh (%) của phi lê cá tra kích cỡ 800g và 1000g thu tại An Giang và Đồng Tháp.

Tên mẫuThành phần (%)*

Độ ẩm Protein Lipid Tro Can xi PhosphorAn GiangF800AG 74,40 ± 0,05 18,19 ± 0,17 5,96 ± 0,27 0,91 ± 0,01 0,28 ± 0,01 0,14 ± 0,01F1000AG 72,05 ± 0,05 18,16 ± 0,24 8,42 ± 0,27 0,96 ± 0,02 0,24 ± 0,02 0,17 ± 0,00

** ** ** ** **Đồng ThápF800 ĐT 78,33 ± 0,03 18,00 ± 0,15 2,28 ± 0,02 0,96 ± 0,02 0,12 ± 0,02 0,26 ± 0,00F1000 ĐT 77,40 ± 0,08 18,03 ± 0,04 2,93 ± 0,12 0,97 ± 0,06 0,17 ± 0,03 0,26 ± 0,01

** ** **F800: Mẫu phi lê kích cỡ 800g; F1000: Mẫu phi lê kích cỡ 1000g; AG: An Giang; ĐT: Đồng Tháp; Số liệu là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; *: Giá trị trung bình của ba lần lặp lại; **: Khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) sử dụng kiểm định T-test.

IV. THẢO LUẬNGiá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu

thức ăn cung cấp protein và carbohydrate (Bảng 2 và 3) là khá tương đồng với các nghiên cứu trước đây (Nguyễn Tiến Lực và ctv., 2004; Lê Hoàng và ctv., 2018) và phù hợp với các thông số kỹ thuật của các nguyên liệu thức ăn

thủy sản (Tacon và ctv., 2009). Đối với nhóm nguyên liệu cung cấp protein, bột cá cho hàm lượng protein cao nhất (56,03-62,88%), tương tự nghiên cứu của Lê Hoàng và ctv., (2018) là 60 - 65% nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Bé và Trần Thị Thanh Hiền (2004) là 70,1%. Các nguyên liệu còn lại cũng cho

65TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

kết quả hàm lượng protein xấp xỉ với bột cá và tương tự với nghiên cứu của Lê Hoàng và ctv., (2018) là 60 – 65%, lần lượt bột gia cầm (59,54%), bột xương thịt (50,82%), bã đậu nành (47,17%). Điều này cho thấy có thể thay thế bột cá bằng các loại nguyên liệu khác từ động, thực vật có giá trị dinh dưỡng tương đương (Đa và ctv., 2014). Các nguyên liệu cung cấp protein trong sản xuất thức ăn thủy sản đã được sử dụng một cách linh hoạt trong nhiều năm qua cho các đối tượng thủy sản nuôi như cá diếc, Carassius auratus gibelio (Yang và ctv., 2014); cá đù vàng, Pseudosciaena crocea (Ai và ctv., 2006), cá chẽm Nhật, Lateolabrax japonicus (Hu và ctv., 2013), cá thát lát còm giống (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2015), cá chẽm Châu Á Lates calcarifer (Tantikitti và ctv., 2005), cá tráp mõm nhọn Diplodus puntazzo (Hernández và ctv., 2007). Ai và Xie (2007) đã nghiên cứu sử dụng bột đậu nành thay thế bột cá, cho thấy với tỷ lệ thay thế 13-39% thì tốc độ tăng trưởng của cá nheo (Silurus meridionalis) không khác biệt so với đối chứng. Tiếp theo năm 2008, Ergun và ctv. đã tiến hành đánh giá việc thay thế bột cá trắng bằng bột đậu nành trong chế độ ăn của cá bơn (Psetta maeotica), cho thấy không có sự khác biệt về hiệu suất tăng trưởng. Tương tự, Nguyễn Thị Linh Đan và ctv. (2013) đã chứng minh nếu thay thế 30% protein bột đậu nành trong thức ăn sẽ không ảnh hưởng đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá thát lát còm giống. Đối với nhóm carbohydrate, khoai mì lát cho hàm lượng carbohydrate cao nhất (79,34%), tuy nhiêu nếu nhìn tổng thể các chỉ tiêu còn lại thì nguyên liệu cám gạo tươi 2 sẽ là nguyên liệu tốt nhất cung cấp carbohydrate.

Kết quả phân tích sinh hóa của mẫu cá nguyên con (kích cỡ 20-600 g) thu tại Đồng Tháp và An Giang cho thấy hàm lượng protein thấp hơn so với nghiên cứu của Men và ctv. (2005) là 16,1 – 17,5%. Hàm lượng lipid tương tự nghiên cứu của Trần Thị Lệ Diệu (2002) cho thấy lipid

của cá tra dao động từ 8,34 - 15,95 % và tăng dần theo khối lượng (500-3500g). Nhưng lại khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Nguyện và Nguyễn Ngọc Trâm Anh (2013) cho rằng hàm lượng lipid có xu hướng giảm dần khi cá càng lớn và đặc biệt có giá trị khá thấp (2,73 %) ở giai đoạn cá 100 - 200 g. Sự khác biệt hàm lượng lipid trong cá tra nguyên con phụ thuộc phần lớn vào hàm lượng dinh dưỡng thức ăn, nhu cầu từng giai đoạn, môi trường sống và sự chăm sóc trong quá trình nuôi (Nguyễn Văn Nguyện và Nguyễn Ngọc Trâm Anh, 2013). Do đó, có thể giải thích sự khác biệt về hàm lượng lipid trong cơ thịt ở các giai đoạn phát triển của cá và vùng nuôi là hoàn toàn phù hợp. Tuy các chỉ tiêu có sự khác biệt có ý nghĩa ở hai vùng nuôi nhưng do điều kiện nuôi ở An Giang và Đồng Tháp không có quá nhiều khác biệt, cũng như thức ăn thương mại sử dụng tương tự về thành phần dinh dưỡng nên thành phần sinh hóa của cá ở hai vùng không có sự chênh lệch nhiều.

Phi lê cá tra ở nghiên cứu hiện tại có độ ẩm khoảng 72,05-78,33% thấp hơn so với phi lê cá tra ở thị trường EU là 84,5% (Caprino và ctv., 2009) và Italia là từ 80-85% (Orban và ctv., 2008), nhưng sự chênh lệch không nhiều. Hàm lượng protein của mẫu phi lê ở cả hai vùng nuôi (>18%) cao hơn so với nghiên cứu của Karl và ctv., (2010), các tác giả này chỉ ra rằng hàm lượng protein của phi lê cá tra nuôi truyền thống dao động trong khoảng 13,3-15,7%, trong khi đó hàm lượng protein của phi lê cá tra nuôi hữu cơ cao hơn và dao động trong khoảng 17,1-17,3%. Năm 2014, Trần Minh Phú và ctv., cho thấy thành phần sinh hóa của phi lê cá tra ở các khu vực nuôi khác nhau là tương tự nhau, với hàm lượng protein dao động trong khoảng 15,4 - 16,5%. Hàm lượng lipid trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu Orban và ctv. (2008) là 1,84%, Caprino và ctv. (2009) là 1,4% và Karl và ctv. (2010) là 1,7-2,9%, nhưng thấp hơn nhiều so với kết quả phân tích lipid trong

66 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

nghiên cứu của Trần Minh Phú và ctv. (2014) là 7,28-7,98%, ngoại trừ mẫu phi lê cá tra kích cỡ 1000g thu tại An Giang (8,42%). Hàm lượng lipid của các mẫu phi lê ở cả hai vùng thu đều tăng khi tăng kích cỡ cá, điều này phù hợp với xu hướng thay đổi hàm lượng lipid của các mẫu cá nguyên con ở cùng vùng thu. Tuy nhiên, hàm lượng lipid của các mẫu phi lê thu từ An Giang cao hơn nhiều so với hàm lượng lipid ở các mẫu phi lê thu từ Đồng Tháp. Theo các nhóm tác giả khác nhau, hàm lượng lipid trong mẫu phi lê cá không chỉ liên quan đến quy trình nuôi, thức ăn, chế độ ăn khác nhau mà còn bị ảnh hưởng bởi phương pháp phi lê và kích thước của mẫu phi lê cá (Orban và ctv., 2008; Karl và ctv., 2010; Trần Minh Phú và ctv., 2014). Mẫu cá thu từ Đồng Tháp được phi lê và xử lý theo tiêu chuẩn nhà máy như loại bỏ tất cả mỡ, rửa nhiều lần và định hình, còn mẫu cá thu từ An Giang được phi lê ngay tại ao nuôi và giữ lại một phần mỡ. Hàm lượng lipid của mẫu cá nguyên con ở cả hai vùng nuôi không có sự khác biệt ở cùng một kích cỡ nên có thể khẳng định mẫu phi lê tại Đồng Tháp có lipid thấp hoàn toàn do kỹ thuật phi lê. Ngoài ra, hàm lượng tro trong các mẫu phi lê trong nghiên cứu này đạt 0,91- 0,97%, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Orban và ctv. (2008) là 1,25%, Karl và ctv. (2010) là 1,30%, và Trần Minh Phú và ctv. (2014) là 1,03-4,02%.V. KẾT LUẬN

Đối với nhóm nguyên liệu cung cấp protein, bột cá 62% có hàm lượng protein và lipid cao nhất (62,88% và 9,94% tương ứng) so với các mẫu còn lại. Bã đậu nành có hàm lượng protein tương đối cao (45,31%), và là nguồn protein tiềm năng thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn nuôi thủy sản.

Đối với nhóm nguyên liệu cung cấp carbohydrate, cám gạo trích ly có hàm lượng protein cao nhất (15,37%). Hàm lượng lipid cao nhất được tìm thấy ở hai mẫu cám khô và cám

ướt. Hàm lượng carbohydrate dao động trong khoảng 44,63 - 79,34%, cao nhất là nguyên liệu khoai mì lát. Kết quả ở tất cả chỉ tiêu nhìn chung cho thấy cám gạo ướt là nguyên liệu cung cấp carbohydrate tốt nhất trong tất cả các mẫu vì hàm lượng protein, lipid, carbohydrate tương đối cao, lần lượt là 12,94%, 11,26%, 52,48%, cũng như hàm lượng tro và xơ thấp (tương ứng 7,31% và 5,96%).

Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của mẫu cá nguyên con (kích thước 20-600 g) cho thấy hàm lượng protein lớn hơn 14%, độ ẩm từ 63,59 - 73,07%, hàm lượng lipid dao động từ 9,10 - 18,76%. Tương tự đối với mẫu phi lê (kích cỡ cá 800-1000 g) có hàm lượng protein dao động từ 17,80% - 18,41%, độ ẩm từ 72,05% - 79,05% và lipid trong khoảng 2,28 - 8,42%. Ở cả mẫu cá nguyên con và mẫu phi lê, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng protein giữa các kích cỡ cá. Độ ẩm giảm khi tăng kích cỡ cá. Ngược lại, hàm lượng lipid tăng khi tăng kích cỡ cá. Hàm lượng lipid của các mẫu phi lê thu từ An Giang cao hơn nhiều so với hàm lượng lipid ở các mẫu thu từ Đồng Tháp, là do ảnh hưởng bởi phương pháp phi lê khác nhau giữa hai địa điểm thu mẫu.TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu tiếng ViệtTrần Thị Bé, Trần Thị Thanh Hiền, 2014. Đánh

giá khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho cá kèo (Pseudapocryptes elongatus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 30, trang 72-80.

Trần Thị Lệ Diệu, 2002. Tìm hiểu về cá tra và sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm từ loài cá này. Luận văn cao học, ĐHBK Tp.HCM.

Châu Thi Đa, Torbjörn Lundh, Håkan Berg, Jan Erik Lindberg, 2014. Đánh giá nguồn thức ăn sẵn có địa phương như nguồn thay thế protein bột cá lên sự tăng trưởng, hiệu quả thức ăn và chỉ tiêu sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).

Nguyễn Thị Linh Đan, Trần Thị Thanh Hiền, Trần Thị Cẩm Tú, Lam Mỹ Lan, 2013. Đánh giá khả năng thay thế bột cá bằng bột đậu nành làm thức ăn cho cá thát lát còm (Chitala chitala hamilton,

67TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

1822). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học, 29: trang 109-117.

Trần Thị Thanh Hiền, Dương Thuý Yên và Nguyễn Thanh Phương, 2003. Nghiên cứu nhu cầu chất protein, chất bột đường và phát triển thức ăn cho 3 loài cá trơn nuôi phổ biến cá basa Pangasius bocourti, cá hú P. conchophilus, và cá tra P. hypophthalmus giai đoạn giống. Báo cáo Khoa học. Đề tài cấp Bộ.

Trần Thị Thanh Hiền, 2009. Nghiên cứu xác định nhu cầu lysine trong thức ăn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, trang 398-405.

Trần Thị Thanh Hiền, Lê Quốc Phong, 2011. Khả năng thay thế bột cá bằng bột đậu nành trong thức ăn cá tra (Pangasianodon Hypophthalmus) giai đoạn giống. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 17a, trang 50-59.

Trần Thị Thanh Hiền, Trần Lê Cẩm Tú, Bùi Vũ Hội, 2015. Khả năng thay thế bột cá bằng bột thịt xương làm thức ăn cho cá thát lát còm (Chitala chitala Hamilton, 1822). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, trang 101-108.

Lê Hoàng, Nguyễn Thành Trung, Trần Thị Lệ Trinh, Nguyễn Văn Nguyện, 2013. Nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp kích thích cua lột xác, Tạp chí nghề cá sông Cửu Long, Viện NCNTTSII, Số 02/2013, trang 127-138.

Lê Hoàng, Trần Văn Khanh, Võ Thị My My, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Nguyện, 2018. Khảo sát chất lượng một số nguyên liệu thức ăn theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản, Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long, Viện NCNTTSII, Số 12/2018, trang 67-75.

Lê Thanh Hùng, 2008. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Nguyễn Tiến Lực, Bạch Thị Quỳnh Mai, Lê Hoàng, Nguyễn Văn Nguyện, 2004. Đề tài cấp Bộ KH & CN: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp chất lượng cao cho một số đối tượng thủy sản nuôi xuất khẩu.

Nguyễn Văn Nguyện, Nguyễn Ngọc Trâm Anh, 2013. Đặc điểm lipid và acid béo của cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus). Tạp chí Khoa học và Công Nghệ, 51(6), trang 719-728.

Trần Minh Phú, Trần Thủy Tiên, Nguyễn Lê Anh Đào, Trần Thị Thanh Hiền, 2014. Đánh giá chất lượng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thương phẩm ở các khu vực nuôi khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, trang 15-21.

Hồ Văn Sang, 2009. Kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm (Pangasianodon hypophthalmus) ở Công ty cổ phần thủy sản Tô Châu tỉnh Đồng Tháp.

TCVN 4325, 1986. Thức ăn chăn nuôi. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

TCVN 4326, 2001. Thức ăn chăn nuôi. Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác.

TCVN 4327, 2007. Thức ăn chăn nuôi. Xác định tro thô.

TCVN 4328-1, 2007. Thức ăn chăn nuôi. Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô. Phần 1 - Phương pháp kjeldahl.

TCVN 4329, 2007. Thức ăn chăn nuôi. Xác định hàm lượng xơ thô – phương pháp có lọc trung gian.

TCVN 1525, 2001. Thức ăn chăn nuôi. Xác định hàm lượng phospho. Phương pháp quang phổ.

TCVN 1526-1, 2007. Thức ăn chăn nuôi. Xác định hàm lượng canxi. Phần 1: Phương pháp chuẩn độ.

Tài liệu tiếng AnhAi, Q., Mai, K., Tan, B., Xu, W., Duan, Q., Ma,

H., Zhang, L., 2006. Replacement of fish meal by meat and bone meal in diets for large yellow croaker, Pseudosciaena crocea. Aquaculture, 260(1-4), 255-263.

Ai, Q., Xie, X., 2007. Effects of Replacement of Fish Meal by Soybean Meal and Supplementation of Methionine in Fish meausoybean Meal-based Diets on Growth Performance of the Southern Catfish (Silurus meridionalis). National Natural Science Foundation of China.30: 498-507.

Buhler, D. R., Halver, J. E., 1961. Nutrition of salmonid fishes: IX. Carbohydrate requirements of Chinook salmon. J. Nutr., 74, 307–318.

Caprino F., Velayutham D., Busetto M. L., Vasconi M., Bellagamba F., Moretti V. M., 2009. Nutritional properties of phi lês from tra catfish (pangasius hypophthalmus) imported into EU. 4th International Symposium on recent advances in food analysis, Prague November 2009, pp. 4–6.

Ergun, S., Yigit, M., Türker, A., Harmantepe, B., 2008. Partial replacement of fishmeal by defatted soybean meal in diets for Black sea turbot (Psetta maeotica): Growth and nutrient utilization in winter.

Folch, J., Lees, M., Stanley, G. H. S., 1957. A simple method for the isolation and purification of total lipids from animal tissues. J Biol Chem. 1957; 226: 497-509.

68 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Karl H., Lehmann I., Rehbein H., Schubring R., 2010. Composition and quality attributes of conventionally and organically farmed Pangasius fillets (Pangasius hypophthalmus) on the German market. Int. J. Food. Sci. Tech., 45, pp. 56–66.

Men, L. T., Thanh, V. C., Hirata, Y., Yamasaki, S., 2005. Evaluation of the genetic diversities and the nutritional values of the Tra (Pangasius hypophthalmus) and the Basa (Pangasius bocourti) catfish cultivated in the Mekong river delta of Vietnam. Asian–Australasian Journal of Animal Sciences 18, 671–676.

Hernández, M. D., Martínez, F. J., Jover, M., García, G., 2007. Effects of partial replacement of fish meal by soybean meal in sharpsnout seabream (Diplodus puntazzo) diet. Aquaculture 263:159–167.

Hu, L., Yun, B., Xue, M., Wang, J., Wu, X., Zheng, Y., Han, F., 2013. Effects of fish meal quality and fish meal substitution by animal protein blend on growth performance, flesh quality and liver histology of Japanese seabass (Lateolabrax japonicus). Aquaculture, 372, 52-61.

Orban, E., Nevigato, T., Gabriella, D. L., Maurizio, M., Irene, C., Loretta, G., Roberto, C., 2008. New trends in the seafood market, Sutchi catfish (Pangasius hypophthalmus) phi lê from Vietnam: Nutritional quality and safety aspects, Food Chemistry 110 : 383–389.

Tacon, A. G. J., Metian, M., Hasan, M. R., 2009. Feed ingredients and fertilizers for farmed aquatic animals: sources and composition. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper. No. 540. Rome, FAO. 209p.

Tantikittia, C., Sangpong, W., Chiavareesajja, S., 2005. Effects of defatted soybean protein levels on growthperformance and nitrogen and phosphorus excretion in Asian seabass (Lates calcarifer). Aquaculture 248, 41-50.

Yang, Y., Xie, S., Cui, Y., Lei, W., Zhu, X., Yang, Y., Yu, Y., 2004. Effect of replacement of dietary fish meal by meat and bone meal and poultry by‐product meal on growth and feed utilization of gibel carp, Carassius auratus gibelio. Aquaculture Nutrition, 10(5), 289-294.

69TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

BIOCHEMICAL PROPERTIES OF PROTEIN AND CARBOHYDRATE SOURCES IN THE FEED AND TRA CATFISH (Pangasianodon

hypophthalmus) FILLET AT DIFFERENT STAGES OF DEVELOPMENT

Vo Thi My My1*, Le Hoang1, Nguyen Lu Hong Diem1, Nguyen Van Nguyen1

ABSTRACT

This study aimed to investigate the biochemical properties of protein and carbohydrate sources and Tra catfish fillet at different fish sizes. Feed ingredients and Tra catfish fillet were collected at feed mills, farms, and catfish processing factories in An Giang and Dong Thap provinces. The results showed that protein and lipid contents in the protein and carbohydrate sources ranged from 45.31 – 62.88%; 1.86 – 9.94% and 2.44 – 15.37%; 1.07% - 14.28%, respectively. The whole body tissue contained 14% protein and 9.10 – 18.76% lipid, while protein and lipid content of catfish fillet varied from 17.80 – 18.41% and 2.28 – 8.42%, respectively. These findings showed significant differences (p<0.05) in protein and lipid content among the protein sources and carbohydrate sources. Furthermore, the remarkable difference of lipid and moisture content of the whole body and fish fillet was characterized at two farming areas.Keywords: Protein, lipid, carbohydrate, fillet.

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh

Ngày nhận bài: 15/01/2021

Ngày thông qua phản biện: 20/02/2021

Ngày duyệt đăng: 25/3/2021

Người phản biện: PGS. TS. Lê Thanh Hùng

Ngày nhận bài: 15/01/2021

Ngày thông qua phản biện: 28/02/2021

Ngày duyệt đăng: 25/3/2021

1 Research Institute for Aquaculture No.2* Email: [email protected]

70 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG AXÍT AMIN CỦA BỘT PHỤ PHẨM CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) SẢN XUẤT TẠI TIỀN GIANG VÀ

AN GIANG

Lý Hữu Toàn1*, Khin Thiri Khit2, Phạm Duy Hải1, Trần Thị Lệ Trinh1, John H. Bavor3, Nguyễn Văn Nguyện1

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm khảo sát thành phần các axít amin của bột cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được sản xuất từ nguồn phụ phẩm chế biến cá tra. Mẫu bột cá tra phụ phẩm được thu từ các nhà máy chế biến bột cá tại Tiền Giang và An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy bột phụ phẩm cá tra ở hai tỉnh có hàm lượng protein từ 55,19 - 58,27% và hàm lượng các axit amin tổng số dao động từ 54,07 - 57,40%. Trong đó, bột phụ phẩm cá tra chứa hàm lượng một số các axit amin thiết yếu khá cao như methionine (1,03 - 1,12%), lysine (3,62 - 3,68%), arginine (3,84 - 4,11%). Mặc dù khi so sánh với bột cá biển có cùng mức protein trên thị trường, bột phụ phẩm cá tra có hàm lượng các axit amin thiết yếu thấp hơn. Nhưng qua đánh giá giá trị hoá học (CS) và chỉ số axit amin thiết yếu (EAAI), kết quả phân tích cho thấy bột phụ phẩm cá tra là một nguồn protein chất lượng (EAAI từ 0,92 đến 1,01), có giá trị tiềm năng trong việc trở thành nguyên liệu sản xuất thức ăn trong chăn nuôi thủy sản, đặc biệt là đối với hai đối tượng nuôi phổ biến ở Việt Nam là cá rô phi và tôm sú.

Từ khoá: axít amin, bột cá, cá tra, phụ phẩm, protein.

1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II2 Trường Đại học Cần Thơ3 Trường Đại học Western Sydney, Úc* Email: [email protected]

I. MỞ ĐẦUTheo VASEP, năm 2020, diện tích nuôi

thủy sản của cả nước là 1,3 triệu ha, trong đó tổng diện tích nuôi cá tra ước khoảng 600.000 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đạt sản lượng 1,5 triệu tấn và giá trị xuất khẩu mang lại hơn 1,77 tỉ USD. ĐBSCL có đến gần 100 nhà máy chế biến thuỷ sản với sản lượng hàng năm đạt hơn 1,4 triệu tấn, tùy vào mục đích chế biến mà lượng phụ phẩm thải ra có thể lên đến hơn 60% sinh khối cá (Bechtel, 2017). Do đó khối lượng phụ phẩm từ ngành công nghiệp chế biến cá tra là rất lớn.

Lượng phụ phẩm cá tra thải ra ở khu vực ĐBSCL vào khoảng 710 tấn/ngày. Theo khảo sát trong quý 3/2015, An Giang và Tiền Giang

lần lượt là hai tỉnh có lượng phụ phẩm cá tra thải ra cao nhất và thấp nhất (119.000 tấn và 27.000 tấn). Trong đó, 53% được sử dụng làm bột cá khô để sản xuất thức ăn chăn nuôi, 42% được sử dụng làm bột cá ướt cho nuôi thuỷ sản, khoảng 5% còn lại được tận dụng tạo sản phẩm gia tăng cho con người (Nguyễn Thị Thuỷ và ctv., 2017). Phụ phẩm của quá trình chế cá tra bao gồm đầu, ruột, xương, da và một phần nhỏ máu và vây. Nguồn phụ phẩm này chủ yếu được sử dụng để sản xuất nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi. Có hai phương pháp thường được sử dụng để xử lý phụ phẩm cá là sấy khô để thu nhận bột phụ phẩm cá và dầu hoặc phương pháp thuỷ phân để thu nhận dịch protein.

71TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Trong năm 2019, sản lượng bột cá toàn cầu giảm 27% so với năm 2018 dẫn đến giá sản phẩm có xu hướng tăng (Tổng cục thuỷ sản, 2020). Tháng 2/2020, lượng bột cá nhập khẩu của Việt Nam đạt 16,6 nghìn tấn, trị giá 20 triệu USD, tăng 92,7% về lượng và 77,2% về trị giá so với cùng thời điểm năm trước (Bộ Công thương, 2020). Chính sự tăng lên về giá và nhu cầu sử dụng bột cá, làm cho sản phẩm này trở nên khan hiếm hơn trên thị trường, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Để giải quyết thực trạng này, bột phụ phẩm cá tra được xem như là một nguyên liệu thay thế chất lượng, dễ tiếp cận và giá thành rẻ. Điều này dẫn đến tiềm năng kinh tế của bột phụ phẩm cá tra ngày càng gia tăng.

Việc tận dụng nguồn phụ phẩm từ công nghiệp chế biến cá tra để sản xuất bột phụ phẩm cá đã và đang được nghiên cứu và áp dụng tại các nhà máy chế biến bột cá tra và thức ăn thủy sản tại ĐBSCL. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nhiều thông tin về giá trị sử dụng, đặc biệt về chất lượng protein và hàm lượng các axít amin của bột phụ phẩm cá tra được công bố. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ tập trung vào đánh giá thành phần axít amin của bột phụ phẩm cá tra được sản xuất tại các nhà máy chế biến ở hai tỉnh Tiền Giang và An Giang.II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểmMẫu bột cá tra phụ phẩm được thu ở các

nhà máy chế biến cá tra ở Mỹ Tho, Tiền Giang và Châu Thành, An Giang. Quá trình phân tích mẫu bột cá tra được thực hiện tại phòng Phân tích Chất lượng Thực phẩm và Dinh dưỡng Thủy sản thuộc Trung tâm Công nghệ Thức ăn và Sau thu hoạch Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II.

2.2. Vật liệuMẫu bột phụ phẩm cá tra được thu nhận từ

các nhà máy chế biến bột cá trong 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày thực hiện thu mẫu 3 lần vào 8 giờ

sáng, 12 giờ trưa và 3 giờ chiều. Quy trình thu nhận và đồng nhất mẫu được thực hiện dựa trên TCVN 4325:2007. Quá trình trộn mẫu diễn ra tại phòng thí nghiệm với thiết bị đồng nhất và nghiền mẫu MF 10 basic (IKA, Đức).

2.3. Phương pháp nghiên cứu2.3.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu

cơ bảnMẫu bột phụ phẩm cá tra được áp dụng các

phương pháp phân tích, đánh giá chất lượng thức ăn như: Hàm lượng ẩm (%) được xác định theo phương pháp TCVN 4326:2001; đạm thô (%) theo TCVN 4328:2007; béo thô (%) theo Folch (Folch và ctv., 1957); tro (%) theo TCVN 4327-2007.

2.3.2. Phương pháp phân tích axít aminMẫu bột phụ phẩm cá tra được xử lý thuỷ

phân theo phương pháp của Jajic và ctv. (2013). Một lượng mẫu 0,5 - 1g được cân vào ống thủy phân chuyên biệt, thêm vào 10ml HCl 6M trước khi tiến hành đuổi không khí trong ống để tránh hiện tượng nổ ống trong quá trình thủy phân. Tiến hành hàn kín miệng ống, đặt ống vào tủ sấy chân không ở 110oC trong 24 giờ. Sau khi quá trình thủy phân kết thúc, định mức dung dịch mẫu bằng nước cất tiêu chuẩn đến một thể tích xác định. Lọc mẫu qua màng lọc 0,22 µm. Dịch mẫu sau khi lọc được bảo quản ở nhiệt độ 4oC trước khi tiến hành phân tích.

Thành phần axít amin được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC (LV10VP, Shimadzu, Nhật Bản), với đầu dò huỳnh quang RF được cài đặt ở bước sóng 350 và 450 nm. Hàm lượng các axít amin được định lượng thông qua quá trình tạo dẫn xuất với o-Phthalaldehyde (OPA). Hệ cột sử dụng bao gồm cột Amino-Na và tiền cột ISC-30 Na (Shimpack) được duy trì ở nhiệt độ 60oC trong suốt quá trình phân tích. Hệ pha động bao gồm đệm sodium citrate – ethanol (pH 3,27), đệm sodium citrate - axit boric (pH 10), dung dịch NaOH 0,2M và nước cất tiêu chuẩn. Chu trình

72 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

pha động được cải tiến dựa theo phương pháp của Gogami và ctv. (2011).

2.3.3. Đánh giá giá trị hoá học (CS) và chỉ số axít amin thiết yếu (EAAI) của bột phụ phẩm cá tra

Phương pháp tính toán giá trị hoá học (CS) và chỉ số axít amin thiết yếu (EAAI) của bột phụ phẩm cá tra được mô tả trong nghiên cứu của Bunda (2015). Trong đó, giá trị CS và chỉ số EAAI được đánh giá dựa trên nhu cầu về axít amin thiết yếu của hai đối tượng nuôi phổ biến

ở Việt Nam là tôm sú (Penaeus monodon) và cá rô phi (Nile tilapia).

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệuCác số liệu được xử lý bằng phần mềm

Microsoft Excel 2016.III. KẾT QUẢ

Kết quả phân tích sinh hóa, thành phần axít amin của bột cá tra được thể hiện ở các Bảng 1, 2, 3 và 4 và các Hình 1 và 2.

3.1. Thành phần sinh hoá của bột phụ phẩm cá tra

Bảng 1. Thành phần sinh hóa của bột phụ phẩm cá tra thu tại hai tỉnh Tiền Giang và An Giang.

Ẩm (%) Tro (%) Đạm thô (%) Béo thô (%)

Tiền Giang 6,56 ± 0,45 25,49 ± 0,62 55,19 ± 0,26 8,49 ± 0,44

An Giang 6,56 ± 0,35 24,99 ± 1,69 58,27 ± 1,82 10,02 ± 0,83

Ghi chú: Số liệu trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn của 3 lần lập lại.

Thành phần sinh hoá của bột cá từ phụ phẩm cá tra ở hai tỉnh Tiền Giang và An Giang tương đối đồng đều nhau, hàm lượng đạm thô cao, dao động từ 55,19 – 58,27%. Bên cạnh đó,

hàm lượng béo thô dao động từ 8,49 – 10,02%. Ngoài ra, hàm lượng tro dao động từ 24,99 – 25,49% và hàm lượng ẩm không vượt quá 10%.

3.2. Thành phần axít amin của bột phụ phẩm cá traBảng 2. Thành phần axít amin (g/100g mẫu) của bột phụ phẩm cá tra thu tại hai tỉnh

Tiền Giang và An Giang.

Tiền Giang An GiangThành phần axít amin không thiết yếu

Aspartic acid 4,65 ± 012 4,86 ± 0,10Serine 2,35 ± 0,05 2,47 ± 0,05

Glutamic acid 7,61 ± 0,19 8,00 ± 0,18Proline 4,15 ± 0,08 4,62 ± 0,10Glycine 7,50 ± 0,11 8,24 ± 0,25Alanine 4,30 ± 0,06 4,64 ± 0,13Tyrosine 1,46 ± 0,04 1,49 ± 0,01Cystine 0,35 ± 0,03 0,35 ± 0,01

Thành phần axít amin thiết yếuValine 2,29 ± 0,09 2,41 ± 0,06

Methionine 1,03 ± 0,05 1,12 ± 0,03Isoleucine 1,89 ± 0,09 1,99 ± 0,02Leucine 3,45 ± 0,13 3,62 ± 0,08

Threonine 2,14 ± 0,06 2,23 ± 0,04Phenylalanine 1,94 ± 0,06 2,05 ± 0,05

73TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Lysine 3,62 ± 0,13 3,68 ± 0,08Histidine 1,06 ± 0,04 1,08 ± 0,03Arginine 3,84 ± 0,08 4,11 ± 0,09

Tryptophan 0,44 ± 0,02 0,44 ± 0,01Tổng EAA* 21,71 ± 0,71 22,74 ± 0,47

Tổng NEAA** 32,38 ± 0,50 34,66 ± 0,67Tổng FAA*** 44,93 ± 0,88 47,97 ± 0,98Tổng AA**** 54,08 ± 1,19 57,40 ± 1,14

Ghi chú: Số liệu trong bảng là giá trung bình ± độ lệch chuẩn của 3 lần lập lại, đơn vị g/100g mẫu.*EAA: tổng axít amin thiết yếu.**NEAA: tổng axít amin không thiết yếu .***FAA: tổng axít amin có vai trò tạo mùi, bao gồm các axít amin như aspartic axít, serine, glutamic axít, proline, glycine, alanine, valine, methionine, leucine, tyrosine, phenylalanine, arginine, cystine (Alves, 2020).**** AA: tổng axít amin.

Kết quả phân tích cho thấy bột phụ phẩm cá Tra ở hai tỉnh Tiền Giang và An Giang có giá trị hàm lượng axít amin tương đối cao (54,08 và 57,40%). Trong đó, hàm lượng các axít amin

thiết yếu trong khoảng từ 21,71 đến 22,74%, bao gồm các axít amin như methionine (1,03 – 1,12%), lysine (3,62 – 3,68%), leucine (3,45 – 3,62%).

Hình 1. Tỉ lệ nhóm axít amin thiết yếu và không thiết yếu (% axít amin tổng số) của bột phụ phẩm cá tra thu ở Tiền Giang và An Giang.

74 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 2. Tỉ lệ của nhóm axít amin tạo mùi (% axít amin tổng số) của bột phụ phẩm cá tra thu ở Tiền Giang và An Giang.

Đặc biệt, kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ các axít amin tạo mùi trong bột cá tra tương đối cao, lên đến trên 80% trong axít amin tổng số. Trong đó, các axít amin như arginine (3,84 – 4,11%),

glutamic axít (7,61 – 8,00%), alanine (4,30 – 4,64%), glycine (7,50 – 8,24%) đóng vai trò quan trọng như là chất hấp dẫn trong thức ăn thuỷ sản.

3.3. Đánh giá giá trị CS và chỉ số EAAI của bột phụ phẩm cá traBảng 3. Đánh giá giá trị CS và chỉ số EAAI của bột phụ phẩm cá tra được thu tại Tiền Giang.

A/E*(A/E bột phụ phẩm) / (A/E

nhu cầu đối tượng nuôi) (%)

Tiền Giang

Nhu cầu của Nile Tilapia**

Nhu cầu của Penaeus monodon **

Nile Tilapia

Penaeus monodon

Valine 10,08 11,9 9,71 84,74 103,85Methionine 4,54 5,9 8,74 76,87 51,89Isoleucine 8,32 11 8,5 75,66 97,91Leucine 15,19 15,4 13,11 98,65 115,88

Threonine 9,42 8,9 8,74 105,88 107,82Phenylalanine 8,54 10 17,23 85,42 49,58

Lysine 15,94 12,2 12,86 130,66 123,95Histidine 4,67 4,2 5,1 111,13 91,52Arginine 16,91 10,6 14,08 159,52 120,09

Tryptophan 1,94 2,6 1,94 74,52 99,87EAAI 0,97 0,92

CS (%) 74,52 49,58Ghi chú:* A/E: tỉ số giữa axít amin thiết yếu thành phần với tổng axít amin thiết yếu** Bunda (2015)

75TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 4. Đánh giá giá trị CS và chỉ số EAAI của bột phụ phẩm cá tra được thu tại An Giang.

A/E*(A/E bột phụ phẩm) /

(A/E nhu cầu đối tượng nuôi) (%)

An Giang Nhu cầu của Nile Tilapia**

Nhu cầu của Penaeus monodon **

Nile Tilapia

Penaeus monodon

Valine 10,60 11,9 9,71 89,06 109,15Methionine 4,93 5,9 8,74 83,48 56,35Isoleucine 8,75 11 8,5 79,56 102,95Leucine 15,92 15,4 13,11 103,37 121,43

Threonine 9,81 8,9 8,74 110,19 112,20Phenylalanine 9,01 10 17,23 90,15 52,32

Lysine 16,18 12,2 12,86 132,65 125,84Histidine 4,75 4,2 5,1 113,08 93,12Arginine 18,07 10,6 14,08 170,51 128,37

Tryptophan 1,93 2,6 1,94 74,42 99,74EAAI 1,01 0,96

CS (%) 74,42 52,32Ghi chú:* A/E: tỉ số giữa axít amin thiết yếu thành phần với tổng axít amin thiết yếu** Bunda (2015)

Giá trị hoá học CS của bột phụ phẩm cá tra ở Tiền Giang và An Giang đối với đối tượng nuôi cá rô phi lần lượt là 74,52 và 74,42. Còn đối với đối tượng nuôi là tôm sú thì giá trị CS của bột phụ phẩm cá tra ở Tiền Giang và An Giang lần lượt là 49,58 và 52,32.

Ngoài ra, chỉ số axít amin thiết yếu (EAAI) của bột phụ phẩm cá tra của hai tỉnh đối với cá rô phi và tôm sú dao động từ 0,92 đến 1,01. Trong đó, bột phụ phẩm cá tra ở An Giang cho kết chỉ số cao hơn hẳn ở cả hai đối tượng nuôi (1,01 và 0,96).IV. THẢO LUẬN

Qua kết quả đánh giá các chỉ tiêu cơ bản, bột cá từ phụ phẩm cá tra đạt chất lượng hạng 2 theo yêu cầu về bột cá 10 TCN 984:2006 (protein không nhỏ hơn 50% và béo không quá 10%). Có thể thấy, bột phụ phẩm cá Tra là một nguồn nguyên liệu tiềm năng trong sản xuất thức ăn thuỷ sản đáp ứng nhu cầu của thị trường với giá thành phải chăng.

Tuy nhiên, bột cá từ phụ phẩm cá Tra có hàm lượng các axít amin thiết yếu thấp hơn đáng kể so với bột cá biển có cùng mức protein như khi so sánh với bột cá mòi có hàm lượng protein thô tương đương (61%) cho thấy loại bột cá này có hàm lượng các axít amin thiết yếu như methionine, lysine lần lượt là 1,64%, 4,53% (Barlow và ctv., 2003), hay bột phụ phẩm cá ngừ có hàm lượng protein thô 57,1% chứa hàm lượng các axít amin thiết yếu 32,90% (Oncul và ctv., 2018) cao hơn nhiều so với bột phụ phẩm cá tra. Đồng thời, hàm lượng axít amin thiết yếu trong bột cá tra phụ phẩm (21,74 – 22,74%) cũng thấp hơn khi so sánh với loại bột xương thịt có 56,80% protein, chứa hàm lượng các axít amin thiết yếu 30,13% (Hendriks và ctv., 2002).

Mặc dù hàm lượng các axít amin không cao so với các sản phẩm các bột nguyên liệu cùng mức protein nhưng một điểm nổi bật của bột phụ phẩm cá tra chính là ở thành phần axít amin tạo mùi chiếm hơn 80% tổng axít amin. Ngoài

76 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ra, thông qua kết quả đánh giá giá trị CS và chỉ số EAAI trên cả hai đối tượng nuôi phổ biến ở Việt Nam là cá rô phi và tôm sú, dễ dàng nhận thấy bột phụ phẩm cá tra đáp ứng đa số nhu cầu về axít amin thiết yếu cho hai đối tượng này. Ở cá rô phi, 7/10 axít amin đáp ứng đủ nhu cầu; còn ở tôm sú là 6/10 axít amin. Các axít amin thiết yếu còn lại thì có giá trị tương đương hoặc gần bằng.

Bên cạnh đó, nguồn protein có chỉ số EAAI trên 0,90 được đánh giá là tốt; trên 0,8 là hữu dụng. Chỉ số EAAI của bột phụ phẩm cá tra ở hai tỉnh Tiền Giang và An Giang đều trên 0,9 chứng tỏ đây là một nguồn protein chất lượng cao trong chăn nuôi thuỷ sản, nhất là đối với hai đối tượng nuôi là cá rô phi và tôm sú.V. KẾT LUẬN

Kết quả khảo sát cho thấy bột cá từ phụ phẩm cá tra có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein thô có thể đạt tới 60,07%, tương đương với một số sản phẩm bột cá biển trên thị trường. Ngoài ra, bột cá từ phụ phẩm cá tra chứa đầy đủ các loại axít amin thiết yếu và thành phần các axít amin tạo mùi là khá cao, chiếm tới trên 80%. Ngoài ra bột từ nguồn phụ phẩm cá tra còn đáp ứng đầy đủ nhu cầu axít amin thiết yếu của vật nuôi thuỷ sản, đặc biệt là cá rô phi và tôm sú, được đánh giá là một nguồn protein chất lượng, giá rẻ.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy tiềm năng to lớn của bột phụ phẩm cá tra trong sản xuất thức ăn thuỷ sản trong bối cảnh bột cá ngoại nhập đắt đỏ và liên tục tăng giá ảnh hưởng đến tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để thực sự chứng minh được giá trị của bột phụ phẩm cá tra, bên cạnh việc đánh giá thành phần axít amin, còn phải có thêm những nghiên cứu tiếp theo để đánh giá các thành phần dinh dưỡng khác cũng ảnh hưởng đến vật nuôi thuỷ sản như thành phần axít béo, vitamin và các khoáng chất khác. Thêm vào đó, cũng cần có những nghiên cứu về cải tiến quy trình sản

xuất bột phụ phẩm cá tra để cải thiện chất lượng, cũng như gia tăng giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của sản phẩm.TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu tiếng ViệtTCVN 4325:2007, Thức ăn chăn nuôi – Lấy mẫu.TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999), Thức ăn chăn

nuôi - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác.

TCVN 4328:2007 (ISO 5983-1:2005), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô - Phần 1: Phương pháp Kjeldahl.

TCVN 4327 (ISO 5984:2002), Thức ăn chăn nuôi - xác định tro thô.

10TCN 984:2006, Thức ăn chăn nuôi - Bột cá.Tài liệu tiếng AnhAlves, D.R.S., Oliveira, S.R., Luczinski, T.G.,

Boscolo, W.R., Bittencourt, F., Signor, A., & Detsch, D.T., 2020. Attractability and palatability of liquid protein hydrolysates for Nile tilapia juveniles. Aquaculture Research, 51, 1681 –1688.

Barlow, S.M., 2003. Encyclopedia of Food Sciences and Nutrition. FishMeal. 2486–2491.

Bechtel, P.J., Bland,J.M.,Bett-Garber, K.L.,Grimm, C.C., Brashear, S.S., Lloyd, S.W., Watson, M. A.,and Lea, J.M., 2017. Chemical and nutritional properties of channel and hybrid catfish byproducts. Food Sci Nutr. 5:981–988.

Bunda, M.G.B., Tumbokon, B.L.M. and Serrano Jr., A. E., 2015. Composition, chemical score (CS) and essential amino acid index (EAAI) of the crinkle grass Rhizoclonium sp. as ingredient for aquafeeds. AACL Bioflux, 8(3): 411-420.

Folch, J., Lees, M., & Sloane Stanley, G.H., 1957. A simple method for the isolation and purification of total lipids from animal tissues. Journal of Biological Chemistry, 226(1), 497–509.

Gogami, Y., Okada, K., & Oikawa, T., 2011. High-performance liquid chromatography analysis ofnaturally occurring d-amino axits in sake. Journal of Chromatography B, 879(29), 3259–3267.

Hendriks, W. H., Butts, C. A., Thomas, D. V., James, K. A. C., Morel, P. C. A., and Verstegen, M. W. A., 2002. Nutritional quality and variation of meat and bone meal. Asian-Aust. J. Anim. Sci. 15:1507–1516.

Jajic, I., Krstovic, S., Glamocic, D., Jaksic, S., & Abramovic, B., 2013. Validation of an HPLC

77TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

method for the determination of amino axits in feed. Journal of the Serbian Chemical Society, 78(6), 839–850.

Nguyen Thi Thuy, Nguyen Tan Loc, Lindberg, J. E., and Ogle, B., 2007. Survey of the production, processing and nutritive value of catfish by-product meals in the Mekong Delta of Vietnam. Livestock Research for Rural Development. Volume 19.

Oncul, F. O., Aya, F. A., Hamidoghli, A., Won, S., Lee, G., Han, K. R., & Bai, S.C., 2018. Effects of the dietary fermented tuna by-product meal on growth, blood parameters, nonspecific immune response, and disease resistance in Juvenile Olive Flounder, Paralichthys olivaceus. Journal of the World Aquaculture Society, 50(1), 65–77.

78 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ASSESSMENT OF AMINO ACID PROFILE OF TRA CATFISH (Pangasianodon hypophthalmus) BY-PRODUCT FISHMEAL

PRODUCED IN TIEN GIANG AND AN GIANG

Ly Huu Toan1*, Khin Thiri Khit2, Pham Duy Hai1, Tran Thi Le Trinh1, John H. Bavor3, Nguyen Van Nguyen1

ABSTRACT

This study aims to evaluate the amino acid profile of fishmeal produced from the Tra catfish (Pangasianodon hypophthalmus) by-products. Samples were collected from the catfish fishmeal production factories in Tien Giang and An Giang provinces. The results showed that catfish fishmeal in the two provinces had protein content ranging from 55.19 – 58.27% and total essential amino acids content ranging from 54.07 to 57.40%. In particular, catfish by-product meal contains quite high levels of some essential amino acids such as methionine (1,03 - 1.12%), lysine (3.62 – 3,68%), and arginine (3.84 – 4,11%). When being compared with marine fish meal with the same level of protein on the market, catfish by-product meal has a lower content of essential amino acids. However, through assessment of chemical index (CS) and essential amino acid index (EAAI), the results show that by-product meal is a source of high-quality protein (EAAI from 0.92 to 1.01) and thus can be a potential raw material for the production of feed in aquaculture, especially for the two popularly cultured species in Vietnam, tilapia and black tiger shrimp.

Keywords: Amino acid,byproduct,catfish, fishmeal, protein.

Người phản biện: PGS. TS. Ngô Hữu Toàn

Ngày nhận bài: 31/5/2021

Ngày thông qua phản biện: 22/6/2021

Ngày duyệt đăng: 25/6/2021

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh

Ngày nhận bài: 21/5/2021

Ngày thông qua phản biện: 20/6/2021

Ngày duyệt đăng: 25/6/2021

1 Research Institute for Aquaculture No.22 Western Sydney University3 Can Tho University*Email: [email protected]

79TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI TRONG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Nguyễn Quốc Cường1*, Phạm Duy Hải1, Lê Hoàng1, Nguyễn Lữ Hồng Diễm1, Võ Thị My My1, Nguyễn Văn Nguyện1, H. John Bavor2

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng nước thải từ các nhà máy chế biến cá tra tại các công đoạn cắt tiết, fillet, rửa cá, định hình, quay xử lý phụ gia, cấp đông và nước thải hỗn hợp trước xử lý. Mẫu nước thải tại các công đoạn chế biến được thu nhận theo các ca sản xuất trong 2 ngày liên tiếp. Kết quả cho thấy hàm lượng nitơ khá cao ở khâu cắt tiết (400 - 600 mg/L) và quay xử lý phụ gia (700 - 1100 mg/L). Nồng độ TSS trong khâu cắt tiết và quay xử lý phụ phẩm cao, tương ứng với 130 - 1550 mg/L và 650 - 930 mg/L. Chỉ tiêu lipid cao mang tính đặc trưng của nước thải chế biến cá Tra, trong khâu cắt tiết với giá trị 3000 - 15200 mg/L. Đặc biệt, COD trong khâu quay xử lý phụ gia cao nhất trong các công đoạn với giá trị 6150 - 9660 mg/L, khâu cắt tiết (3390 - 4580 mg/L) và nước thải hỗn hợp (2340 - 4055 mg/L). Kết quả trên cho thấy công đoạn cắt tiết, định hình, quay xử lý phụ gia và nước thải hỗn hợp trong nhà máy chế biến cá Tra là các công đoạn chế biến chính phát sinh hàm lượng nitơ, lipid, TSS và COD cao.

Từ khóa: cá tra, chế biến, môi trường, nước thải.

1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II* Email: [email protected]

I. MỞ ĐẦUCông nghiệp chế biến cá tra hiện đang là

một trong những ngành công nghiệp chế biến thủy sản chủ lực của Việt Nam nói chung và của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Do khu vực này là vùng nuôi và phát triển công nghiệp chế biến cá Tra lớn nhất cả nước. Về chế biến, ĐBSCL chiếm 98% sản lượng xuất khẩu và 89% giá trị xuất khẩu của cả nước (Lê Nguyễn Đan Khôi và ctv., 2014). Năm 2009, toàn vùng ĐBSCL có 70 nhà máy chế biến xuất khẩu cá tra với công suất 1,7 triệu tấn/năm. Riêng tại Cần Thơ có 15 nhà máy với công suất 400 ngàn tấn/năm (Huỳnh Trường Huy và ctv., 2009). Tại tỉnh An Giang, tính từ năm 2002 đến 2005 thì số lượng nhà máy tăng từ 19 nhà máy lên đến 26 nhà máy, công suất chế biến tăng gấp đôi gần 90 ngàn đến gần 200 ngàn tấn/năm (Nguyễn Phú Son,

2007). Về xuất khẩu, theo thông tin từ Bộ Công Thương (2020) trích dẫn từ thống kê của Tổng cục Hải quan thì trong năm 2019, cá tra vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực cao nhất trong các mặt hàng thủy sản, sản lượng xuất khẩu đạt gần 900 ngàn tấn và trị giá gần 2 tỉ USD. Thị trường xuất khẩu cá Tra chính vẫn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN.

Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng sản lượng xuất khẩu và năng lực chế biến của nhà máy cá Tra thì một vấn đề phát sinh trong chế biến cá tra chính là áp lực ngày càng lớn từ việc xử lý nước thải cá tra. Do đặc điểm chung của nước thải chế biến thủy sản có thành phần các chất hữu cơ, chất rắn lơ lững, dầu mỡ với nồng độ rất cao nên việc xử lý nước thải đòi hỏi kỹ thuật vận hành phức tạp và trình độ người vận hành. Hơn nữa, việc nghiên cứu chi tiết về thành phần, hàm lượng nước thải trong các công đoạn chế

80 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

biến riêng biệt vẫn còn rất hạn chế. Nước thải trong chế biến thủy sản nói chung có những đặc thù riêng do phụ thuộc vào công đoạn chế biến, quy mô sản xuất, nguyên liệu đầu vào và trình độ công nghệ… Nước thải trong chế biến thủy sản chiếm 85-90% tổng lượng nước thải từ các nhà máy chế biến, bao gồm các công đoạn sơ chế, chế biến, xử lý bán thành phẩm, vệ sinh dụng cụ, máy móc…Ngoài ra, lượng nước tiêu thụ trong chế biến lại tùy thuộc vào loại nguyên liệu, ví dụ như đối với cá da trơn thì mức tiêu thụ là 5 - 7 m3/ tấn sản phẩm (Nguyễn Thế Đồng và ctv., 2011). Do đó, nước thải trong chế biến thủy sản có nồng độ các chất hữu cơ khá cao so với các ngành công nghiệp chế biến khác. Nước thải từ ngành công nghiệp chế biến cá nói chung chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ như protein, dầu, mỡ. Các chất hữu cơ này không tan, dạng keo và mảnh vụn nhỏ tùy vào nguyên liệu chế biến và quy trình sản xuất, dẫn đến các giá trị COD, BOD, TSS, nitơ, photpho trong nước thải rất cao (Muthukumaran và Baskaran, 2013).

Mục đính của nghiên cứu này là nhằm đánh giá hiện trạng nước thải từ các nhà máy chế biến cá tra ở ĐBSCL, thông qua phân tích các chỉ tiêu trong nước thải ở từng công đoạn chế biến. Từ đó làm cơ sở cho các cải tiến phương pháp xử lý nước thải chế biến cá tra hay thu hồi các dưỡng chất từ nước thải chế biến cũng như giảm áp lực xử lý nước thải.II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm thu mẫuCác mẫu thí nghiệm được thu tại 2 nhà máy

phi-lê cá tra ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp và xã An Hiệp, huyện Châu Thành, Bến Tre.

Công suất chế biến của nhà máy đạt khoảng 55 - 80 tấn / ngày. Lượng nước thải trong 1 ngày khoảng 800 - 1000 m3.

2.2. Phương pháp lấy mẫuPhương pháp lấy mẫu dựa theo QCVN 11-

MT:2015/BTNMT. Mẫu nước thải được lấy ở vị

trí đầu ra của bồn chứa hay đường ống của các công đoạn theo sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải tại các điểm như sau: công đoạn cắt tiết (điểm 1), rửa cá (điểm 2), phi-lê (điểm 3), định hình (điểm 4), quay xử lý phụ gia (điểm 5), cấp đông (điểm 6), định hình và cấp đông (điểm 7) và nước thải tập trung trước khi xử lý (điểm 8).

Mẫu được thu thập trong 2 ngày, 3 lần lặp lại theo ca làm việc trong 1 ngày (250 - 350 ml trong 1 lần lặp lại). Sử dụng ca nhựa để lấy mẫu nước thải và rót vào trong chai nhựa polyethylene cỡ nhỏ (250 - 350 ml). Sau 1 ngày, 3 lần lặp được hòa trộn lại thành 1 mẫu chung đựng trong chai nhựa polyethylene 1 lít / 1 mẫu.

Đối với mẫu phân tích chỉ tiêu COD thì bổ sung 1 ml H2SO4 đậm đặc trong 1 lít mẫu để cố định COD. Tất cả mẫu nước thải được bảo quản bằng thùng đá ở nhiệt độ 40C và được vận chuyển bằng đường bộ trong ngày đến địa điểm phân tích. Tại địa điểm phân tích, mẫu luôn được bảo quản ở nhiệt độ 40C trong tủ mát trước khi phân tích.

Mẫu sau khi vận chuyển đến nơi được đem đi phân tích ở phòng thí nghiệm của Trung tâm Công nghệ Thức ăn và Sau Thu hoạch Thủy sản thuộc Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng Thủy sản 2. Chỉ tiêu phân tích gồm: tổng chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lượng tro, nhu cầu oxy hóa học (COD), hàm lượng lipid, nitơ Kjeldahl và tổng photpho.

2.3. Phương pháp phân tích Chất lượng nước thải chế biến tại các công

đoạn được phân tích theo các phương pháp như nitơ tổng (phương pháp Kjeldahl), lipid (Folch và ctv., 1957), tro (ISO 5984:2002), photpho (AOAC 965.17), COD (SMEWW 5220B.2017), TSS (ISO 663:1992).

2.4. Xử lý số liệu Số liệu được tính toán và xử lý bằng phần

mềm Excel và thể hiện bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn của 3 lần lặp lại.

81TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải tại các điểm.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬNKết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải

tại các công đoạn chế biến được thể hiện ở Bảng 1.

Nhìn chung, các chỉ tiêu trong mẫu nước thải chế biến cá tra (Bảng 1) như COD, TSS, nitơ, lipid của từng công đoạn chế biến cá tra đều cao. COD trong các công đoạn chế biến dao động trong khoảng từ 470 lên đến gần 9.660 mg/L, TSS trong các khâu chế biến có giá trị dao động trong khoảng 30 - 1.550 mg/L, hàm lượng lipid rất cao và dao động trong khoảng 3.000 - 15.200 mg/L, hàm lượng nitơ dao động từ 100 mg/L - 1.100 mg/L. Hàm lượng tro cũng khá cao trong tất cả các khâu và

không dưới 300 mg/L. Khi so sánh với các giá trị tương ứng của nước thải của các nhà máy chế biến của các đối tượng khác như nước thải của nhà máy chế biến nghêu có giá trị COD dao động trong khoảng 500 - 6.000 mg/L, TSS (140-1.440 mg/L) và nitơ (100 - 315 mg/L) (Boardman và ctv.,1995). Nước thải của nhà máy chế biến cá biển có giá trị như sau: COD (1.200 - 2.200 mg/L), TSS (700 - 1.700 mg/L) và lipid (1.000 - 3.300 mg/L) (Sankpal và Naikwade, 2012). Qua đó cho thấy giá trị các chỉ tiêu của nước thải chế biến cá tra (Bảng 1) cao hơn gấp nhiều lần so với giá trị các chỉ tiêu của nước thải chế biến nghêu và cá biển.

82 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 1. Kết quả phân tích các chỉ tiêu các mẫu nước thải thu từ cả hai nhà máy chế biến cá tra ở Đồng Tháp và Bến Tre.

Điểm Mẫu nước thải đầu ra

COD(mg/L)

TSS(mg/L)

Nitơ(mg/L)

Lipid(mg/L)

Tro(mg/L)

Photpho(mg/L)

1 Cắt tiết 3.390 130 ± 60 400 ± 0,00 3000 ± 200 300 ± 100 0,21 ± 0,021 Cắt tiết 4.580 1.550 ± 190 600 ± 0,00 15.200 ± 500 1.000 ± 100 0,41 ± 0,062 Rửa cá 470 50 ± 30 100 ± 0,00 3.100 ± 200 200 ± 0 0,28 ± 0,072 Rửa cá 1.976 100 ± 40 100 ± 0,00 5.500 ± 800 700 ± 100 0,33 ± 0,063 Phi-lê 860 230 ± 20 100 ± 0,00 6.600 ± 400 300 ± 100 0,32 ± 0,143 Phi-lê 2.330 170 ± 30 200 ± 0,00 6.900 ± 1.900 300 ± 100 0,21 ± 0,024 Định hình 2.940 470 ± 60 300 ± 0,00 9.400 ± 400 500 ± 100 0,32 ± 0,114 Định hình 3.270 310 ± 20 400 ± 100 8.000 ± 2.100 600 ± 100 0,24 ± 0,04

5 Quay xử lý phụ gia 9.660 650 ± 60 1.100 ± 0,00 9.600 ± 2.000 23.200 ± 200 0,41 ± 0,08

5 Quay xử lý phụ gia 6.150 930 ± 20 700 ± 0,00 10.500 ±

2.100 8.400 ± 200 0,28 ± 0,11

6 Cấp đông 530 40 ± 10 100 ± 0,00 6.400 ± 1.400 700 ± 100 0,35 ± 0,146 Cấp đông 1.860 30 ± 10 300 ± 100 6.500 ± 1.200 900 ± 200 0,31 ± 0,12

7 Định hình và cấp đông 2.370 30 ± 10 200 ± 0,00 7.200 ± 400 2.000 ± 0 0,33 ± 0,13

7 Định hình và cấp đông 1.710 40 ± 40 200 ± 0,00 6.300 ± 400 1.900 ± 100 0,28 ± 0,12

8 Nước thải tập trung 2.340 40 ± 30 200 ± 0,00 3.000 ± 200 900 ± 100 0,28 ± 0,04

8 Nước thải tập trung 4.055 1.150 ± 110 600 ± 0,00 6.700 ± 900 1.400 ± 0,00 0,56 ± 0,08

3.1. TSSHàm lượng cặn lơ lửng (TSS) cũng là đặc

trưng của nước thải chế biến thủy sản do chứa các mảnh vụn thủy sản tạo ra trong quá trình chế biến, hàm lượng cặn lơ lửng chiếm khoảng 10 - 30% tổng hàm lượng chất rắn (Muthukumaran và Baskaran, 2013). Số liệu từ nghiên cứu này cho thấy hàm lượng TSS trong nước thải chế biến cá tra ở một số công đoạn rất cao, nước thải khâu cắt tiết và quay xử lý phụ gia có hàm lượng TSS tương ứng với 130 - 1.550 mg/L và 650 - 930 mg/L. Nguyên nhân giá trị TSS trong khâu cắt tiết và quay xử lý phụ gia cao có thể do thành phần huyết tương, hồng cầu, mỡ trong máu cá trong quá trình xả máu cá và mảnh vụn thịt tạo ra trong quá trình quay phụ gia.

Trong khi đó, khâu rửa cá và cấp đông có

hàm lượng TSS khá thấp, tương ứng khoảng 50 - 100 mg/L và 30 - 40 mg/L. Như vậy, nước thải chế biến cá tra trong khâu cắt tiết và quay xử lý phụ gia có giá trị TSS khá cao so với nước thải các nguyên liệu chế biến khác như cá hồi, cá chim và cá ngừ có TSS nằm trong khoảng 100 - 1.000 mg/L (Chowdhury và ctv., 2010) và nước thải ở khâu tách da và cánh trong quy trình chế biến mực (988 mg/L) (Muthukumaran và Baskaran, 2013).

Với các loài thân mềm thì TSS trong nước thải công đoạn tách thịt khỏi vỏ cao hơn so với các công đoạn trong chế biến cá tra, ví dụ như đối với nghêu (600 - 6.000 mg/L), hàu (200 – 2.000 mg/L), sò (27 - 4.000 mg/L) (Tay và ctv., 2006). Theo Nguyễn Văn Công (2017) thì nước thải chế biến thủy sản tuy có lượng nước xả thải

83TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ít hơn rất nhiều so với nước thải nuôi trồng do chỉ chiếm có 0,14% tổng lượng nước thải nhưng nồng độ các chỉ số môi trường rất cao. Nghiên cứu của Ching và Redzwan (2017) cho thấy nước thải thu từ chế biến cá biển dù được pha loãng gấp 30 lần nhưng giá trị TSS sau khi pha loãng khá cao (184 mg/L).

3.2. NitơTheo kết quả về hàm lượng nitơ Kjeldahl

phân tích được trong nghiên cứu này thì hàm lượng nitơ nhìn chung trong mẫu nước thải ở các công đoạn đều không thấp hơn 100 mg/L. Hàm lượng nitơ ở khâu cắt tiết và quay xử lý phụ gia dao động trong khoảng tương ứng là 400 - 600 mg/L và 700 - 1.100 mg/L. Giá trị nitơ trong nước thải khâu cắt tiết khá cao có thể được giải thích do thành phần protein trong máu cá (hồng cầu, huyết tương) và nhớt cá trong quá trình ngâm xả máu và công đoạn quay xử lý phụ gia khi miếng phi-lê được đưa vào cối quay, trong quá trình xử lý sẽ tạo ra các mảnh vụn thịt, sau khi quay xong, nước quay cũ được bỏ đi. Do đó, nước thải trong khâu này chứa các mảnh thịt vụn khá nhiều.

Ngoài ra, hàm lượng nitơ ở khâu định hình cũng khá cao, khoảng 300 - 400 mg/L. Có thể thấy hàm lượng nitơ trong nước thải từ hai công đoạn cắt tiết và quay phụ gia là khá cao, tương đương với hàm lượng nitơ trong nước thải chế biến mực trong các khâu rã đông, tách da, cánh và loại bỏ nội tạng (693 - 757 mg/L) (Muthukumaran và Baskaran, 2013).

Hàm lượng nitơ của nước thải ở khâu rửa cá, phi-lê và cấp đông tuy thấp hơn nhưng nhìn chung vẫn khá cao. Nước thải tập trung có hàm lượng nitơ là 200 - 600 mg/L cao hơn gần gấp 3 lần so với hàm lượng nitơ trong nước thải chế biến tôm đông lạnh (50 - 200 mg/L) (Nguyễn Thế Đồng và ctv., 2011) và tương đương với nước thải trong phi-lê cá trích (485,7 mg/L) (Gonzalez và ctv.,1983). Theo Chowdhury và ctv. (2010) thì thành phần nước thải chế biến cá chủ yếu do máu cá và chất nhớt dẫn đến hàm

lượng nitơ cao. Như vậy, hàm lượng TSS và nitơ trong nước thải có thể giảm xuống phần nào nếu có phương pháp thu hồi máu cá trong bồn chứa riêng để sản xuất bột huyết, đồng thời sử dụng lưới lọc mảnh vụn thịt trong nước thải khâu quay phụ gia. Như vậy có thể giảm tải phần nào việc xử lý nước.

3.3. LipidChỉ tiêu lipid gồm có dầu và mỡ cá trong

nước thải chế biến cá tra cũng như các loại cá da trơn có hàm lượng rất cao. Do đó, chỉ tiêu lipid được xem là đặc trưng trong nước thải chế biến cá tra. Nếu như trong thủy sản đông lạnh hỗn hợp thì mẫu nước thải có hàm lượng lipid chỉ dao động trong khoảng từ 2,4 - 100 mg/L (Nguyễn Thế Đồng và ctv., 2011), thì hàm lượng lipid trong mẫu nước thải tập trung ở nghiên cứu này là 3.000 - 6.700 mg/L. Đặc biệt, nước thải thu được trong công đoạn cắt tiết (3.000 - 15.200 mg/L) và quay xử lý phụ gia (9.600 - 10.500 mg/L) là rất cao. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của giá trị lipid trong nước thải khâu cắt tiết là do hàm lượng lipid trong máu cá rất cao. Đối với khâu quay phụ gia, theo Trần Minh Phú và ctv. (2014) thì hàm lượng lipid trong phi-lê cá tra tính theo vật chất khô khoảng 27 - 28 %. Do đó, trong quá trình xử lý thì chất phụ gia ngấm vào miếng phi-lê làm cho miếng cá bóng, trương nở, đồng thời dầu cá trong miếng phi-lê thoát ra, dẫn đến nước thải trong công đoạn này ngoài thành phần vụn thịt, còn có một lượng lipid.

Với các loại cá dùng trong chế biến như cá hồi, cá trích, cá ngừ thì lipid trong nước thải chế biến thấp hơn rất nhiều, chỉ ở mức tương ứng là 250, 60 - 800, 20 - 500 mg/L (Chowdhury và ctv., 2010). Với nước thải chế biến các loài thân mềm thì hàm lượng lipid thấp hơn so với lipid trong nước thải chế biến cá, cụ thể hàm lượng lipid trong nước thải ở công đoạn tách thịt nghêu (16 - 50 mg/L), cua xanh (150 - 220 mg/L) và hàu (10 - 30 mg/L) (Tay và ctv., 2006).

84 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Nhìn chung, có thể thấy hàm lượng lipid trong các khâu chế biến đều khá cao (từ 3.000 mg/L trở lên), cùng với TSS và nitơ làm gia tăng COD dẫn đến gây khó khăn trong xử lý nước thải. Một số đề xuất có thể được đưa ra để giảm giá trị lipid trong nước thải như bể lắng do lipid có tỉ trọng nhỏ hơn nước hay sử dụng lưới lọc để tách dầu mỡ.

3.4. CODCOD là một trong những chỉ tiêu phổ biến

dùng để thể hiện hàm lượng các chất hữu cơ một cách gián tiếp (Sankpal và Naikwade, 2012). Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy COD tỉ lệ thuận với TSS, nitơ và lipid. Nước thải công nghiệp chế biến thủy sản có đặc trưng khác biệt với nước thải chế biến các đối tượng khác ở hàm lượng các chất hữu cơ rất cao thể hiện qua hàm lượng COD dao động trong khoảng 1.000 - 1.200 mg/L và hàm lượng nitơ cao (70 - 110 mg/L) (Lâm Minh Triết và ctv., 2008). Trong nghiên cứu này, COD trong nước thải ở khâu quay xử lý phụ gia là cao nhất với giá trị lên đến 6.150 - 9.660 mg/L. Ngoài ra, công đoạn cắt tiết - xả máu có hàm lượng COD trong máu cá khá cao và nằm trong khoảng 3.390 - 4.580 mg/L. Do đó, đây là hai khâu xử lý quyết định dẫn đến giá trị COD trong nước thải tập trung có mức dao động từ 2.340 - 4.055 mg/L. So với nước thải từ nhà máy chế biến cá thịt trắng, COD ở công đoạn phi-lê bằng tay có giá trị khoảng 160 mg/L, công đoạn tách da có giá trị 7.000 mg/L và nước thải tập trung có giá trị 840 mg/L (Gonzalez và ctv., 1983). Giá trị COD cao hay thấp tùy vào công đoạn chế biến do sự có mặt các chất hữu cơ như máu cá, lipid trong công đoạn cắt tiết. Thịt vụn và lipid trong khâu định hình và quay xử lý phụ gia

3.5. TroCó thể nhận thấy rằng trong nghiên cứu

này hàm lượng tro phân tích được tỉ lệ thuận với TSS. Hàm lượng tro trong nước thải ở khâu quay xử lý phụ gia trong nghiên cứu này

rất cao dao động trong khoảng 8.400 - 23.200 mg/L. Ngoài ra, nước thải khâu cắt tiết, định hình và cấp đông cũng có hàm lượng tro khá cao, tương ứng với 300 - 1.000 mg/L và 1.900 - 2.000 mg/L, do máu cá giàu chất sắt dẫn đến sự gia tăng của hàm lượng tro. Hơn nữa, trong quá trình quay phụ gia, muối photphat ngấm vào thịt cá đồng thời cũng tạo ra vụn thịt chứa chất khoáng và một ít máu thoát ra dẫn đến hàm lượng khoáng trong mẫu nước thải công đoạn này rất cao. Theo Trần Minh Phú và ctv. (2014) thì hàm lượng tro trong phi-lê cá tra đạt khoảng 3,8 - 4,2 % tính theo vật chất khô.

3.6. PhotphoKết quả về hàm lượng photpho ở tất cả khâu

chế biến trong nghiên cứu này nhìn chung rất thấp chỉ dao động trong khoảng 0,2 - 0,4 mg/L, hàm lượng photpho cấp đông (0,31 - 0,35 mg/L) có thể xem là đáng kể do trong nước mạ băng có thành phần muối polyphotphat ở nồng độ thấp, hàm lượng photpho trong nước thải tập trung trước khi xử lý là 0,28 - 0,56 mg/L. Hàm lượng photpho trong kết quả trên rất chênh lệch so với các nghiên cứu khác về hàm lượng photpho trong nước thải chế biến tôm đông lạnh (10 - 120 mg/L), nước thải chế biến cá da trơn (50 - 100 mg/L) (Nguyễn Thế Đồng và ctv., 2011) và nước thải chế biến cá biển (95,5 mg/L) (Ching và Redzwan, 2017). Hàm lượng photpho trong nghiên cứu này rất thấp có thể được giải thích do photpho tồn tại trong xương cá và công đoạn phi-lê cá đã loại vỏ hoàn toàn phụ phẩm gồm đầu và xương cá. IV. KẾT LUẬN

Các công đoạn cắt tiết, định hình, quay xử lý phụ gia và nước thải hỗn hợp trong nhà máy chế biến cá Tra là các công đoạn chế biến chính có hàm lượng nitơ, lipid, TSS và COD cao.

Hàm lượng lipid phân tích trong mẫu nước thải trong các khâu chế biến đều rất cao và chỉ tiêu này có thể được xem là đặc trưng của nước thải chế biến cá tra.

85TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải chế biến cá tra (lipid, nitơ và chất rắn lơ lửng) có nồng độ rất cao nên kéo theo nhu cầu oxy hóa học trong nước thải tăng cao. V. KIẾN NGHỊ

Dựa theo kết quả hiện trạng nước thải chế biến cá tra theo từng công đoạn sản xuất có thể đưa ra một số đề xuất được đưa ra để có thể giảm tải áp lực xử lý nước thải đầu vào như:

- Thu hồi chất dinh dưỡng từ máu cá trong công đoạn cắt tiết để sản xuất bột huyết.

- Thu hồi các mảnh thịt vụn trong các công đoạn định hình, quay xử lý phụ gia để đưa vào nguyên liệu cùng với phụ phẩm cá tra để sản xuất bột cá.

- Thu hồi mỡ cá tra để sản xuất nhiên liệu sinh học bio-diesel.TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng ViệtLâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn

Phước Dân, 2006. Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp - Tính toán thiết kế công trình. NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.

Lê Nguyễn Đan Khôi, 2014. Giải pháp thâm nhập thị trường ngành hàng cá tra. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 2, 133-140.

Huỳnh Trường Huy, Huỳnh Nhựt Phương và Lê Quang Viết, 2009. Phân tích thực trạng nuôi cá tra tự phát ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 12, 142-152.

Nguyễn Phú Son, 2007. Nghiên cứu thị trường cá tra và basa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 8, 28-37.

Nguyễn Thế Đồng, Trần Hiếu Nhuệ, Cao Thế Hà, Đặng Văn Lợi, Nguyễn Thị Thiên Phương, Đỗ Thanh Bái, Nguyễn Phạm Hà, Nguyễn Thị Phương Loan và Phạm Thị Kiều Oanh, 2011. Tài liệu kỹ thuật:Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đối với ngành Chế biến thuỷ sản, Dệt may, Giấy và bột giấy. Tổng Cục Môi Trường, Hà Nội.

Nguyễn Văn Công, 2017. Tổng quan về Ô Nhiễm Nông Nghiệp tại Việt Nam: Ngành Thủy Sản. Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Trần Minh Phú, Trần Thủy Tiên, Nguyễn Lê Anh Đào và Trần Thị Thanh Hiền, 2014. Đánh giá chất lượng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), thương phẩm ở các khu vực nuôi khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 1, 15-21.

QCVN 11 - MT: 2015/BTNMT, Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Nước thải Chế biến Thủy sản, Hà Nội, 2015.

Tài liệu tiếng AnhBoardman, D. G., Tisingerm J. L., Gallagher, D. L.,

1995. Treatment of Clam Processing Wastewaters by Means of Upflow Anaerobic Sludge Blanket Technology. Water Research. 29, 6, 1483-1490. https://doi.org/10.1016/0043-1354(94)00303-O.

Chowdhury, P., Viraraghavan, T., Srinivasan, A., 2010. Biological treatment processes for fish processing wastewater – A review. Bioresource Technology. 101, 439–449. https://doi.org/10.1016/j.biortech.2009.08.065.

Ching, Y.C. and Redzwan, G., 2017. Biological Treatment of Fish Processing Saline Wastewater for Reuse as Liquid Fertilizer. Sustainability. 9, 1062, 1-26. https://doi.org/10.3390/su9071062.

Folch, J., Lees, M., Stanley, G.H.S., 1957. A simple method for the isolation and purification of total lipides from animal tissues. The Journal of Biological Chemistry. 226, 1, 497-509. https://doi.org/10.1016/s0021-9258(18)64849-5.

Gonzalez, J. F., Civit, E. M., Lupin, H. M., 1983. Composition of fish filleting wastewater. Water SA. 9, 2, 49-56. https://doi.org/10.10520/AJA03784738_1813.

Muthukumaran, S. and Baskaran, K., 2013. Organic and nutrient reduction in a fish processing facility - A case study. International Biodeterioration & Biodegradation. 85, 563-570. https://doi.org/10.1016/j.ibiod.2013.03.023.

Sankpal, S.T. and Naikwade, P.V., 2012. Physicochemical Analysis of Effluent Discharge of Fish Processing Industries in Ratnagiri India. Bioscience Discovery. 3, 1, 107-111. https://jbsd.in/Vol%203%20No1/Sagar107-111.pdf.

Tay, J. H., Show, K. Y., Hung, Y. T., 2006. Seafood Processing Wastewater Treatment. ChemInform. 37 (13), 1-66. https://doi.org/10.1002/chin.200613273.

86 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ASSESSMENT OF THE CURRENT STATUS OF WASTEWATER IN TRA CATFISH PROCESSING PLANTS

Nguyen Quoc Cuong1, Pham Duy Hai1, Le Hoang1, Nguyen Lu Hong Diem1, Vo Thi My My1, Nguyen Van Nguyen1, H. John Bavor2

ABSTRACT

This study aims to investigate the current status of wastewater at different processing stages, such as bleeding, filleting, washing, trimming, tumbling, freezing, and concentration tank in Tra catfish processing plants. Wastewater samples at processing stages were collected under production shifts for two consecutive days. The results showed that nitrogen content was quite high at bleeding (400 - 600 mg/L) and tumbling (700 - 1100 mg/L) stage, while was relatively lower at the remaining stages. TSS concentration at the bleeding and tumbling stage was high, corresponding to 130 - 1550 mg/L and 650 - 930 mg/L, respectively. Lipid content in Tra catfish processing wastewater presents as a specific indicator with the highest content found at the bleeding stage at 3,000 – 15,200 mg/L. In particular, the highest concentration of COD was detected at tumbling stage (6,150 – 9,660 mg/L), followed at the bleeding stage (3,390 – 4,580 mg/L) and concentration tank (2,340 – 4,055 mg/L). In conclusion, the bleeding, trimming, and tumbling stage and concentration tank in the Tra catfish processing plants are the main processing stages with high nitrogen, lipid, TSS, and COD content.

Keywords: Tra catfish, processing, environment, wastewater.

Người phản biện: TS. Trần Lê Cẩm Tú

Ngày nhận bài: 31/5/2021

Ngày thông qua phản biện: 26/6/2021

Ngày duyệt đăng: 30/6/2021

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh

Ngày nhận bài: 31/5/2021

Ngày thông qua phản biện: 20/6/2021

Ngày duyệt đăng: 30/6/2021

1 Research Institute for Aquaculture No.22 Western Sydney University, Australia* Email: [email protected]