luận van 1 1 1

109
MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.............................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... vi PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu..................................................... 1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu..................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..................................................... 4 5. Phương pháp (cách thức) thực hiện đề tài......................................................... 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài................................ 7 7. Kết cấu của luận văn............................................................................................. 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP......................................................................... 8 1.1. Lý luận chung về báo cáo kế toán trong DN.................................................... 8 1.1.1. Khái niệm và bản chất của báo cáo kế toán.................................................... 8 1.1.2. Phân loại báo cáo kế toán.............................................................................. 10 1.1.3. Vai trò của báo cáo kế toán............................................................................ 12 1.1.5. Mục đích của báo cáo kế toán........................................................................ 16 1.2. Nội dung lập và trình bày báo cáo kế toán trong DN................................... 17 1.2.1. Lập và trình bày báo cáo tài chính................................................................ 17 1.2.2. Lập và trình bày báo cáo kế toán quản trị.................................................... 48 1.3. Kinh nghiệm lập và trình bày báo cáo kế toán trên thế giới........................ 50 1.3.1. Kinh nghiệm lập và trình bày báo cáo tài chính ở các nước trên thế giới..50 1.3.2. Kinh nghiệm lập báo cáo quản trị ở một số quốc gia trên thế giới..............52 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9 – VINACONEX 9..................... 56 1

Upload: independent

Post on 03-Dec-2023

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................. i

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ..............................................................iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................v

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................vi

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.....................................................1

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.....................................................................2

3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.....................................................4

5. Phương pháp (cách thức) thực hiện đề tài.........................................................5

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài................................7

7. Kết cấu của luận văn.............................................................................................7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾ

TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP.........................................................................8

1.1. Lý luận chung về báo cáo kế toán trong DN....................................................8

1.1.1.Khái niệm và bản chất của báo cáo kế toán....................................................8

1.1.2.Phân loại báo cáo kế toán..............................................................................10

1.1.3.Vai trò của báo cáo kế toán............................................................................12

1.1.5.Mục đích của báo cáo kế toán........................................................................16

1.2. Nội dung lập và trình bày báo cáo kế toán trong DN...................................17

1.2.1.Lập và trình bày báo cáo tài chính................................................................17

1.2.2. Lập và trình bày báo cáo kế toán quản trị....................................................48

1.3. Kinh nghiệm lập và trình bày báo cáo kế toán trên thế giới........................50

1.3.1.Kinh nghiệm lập và trình bày báo cáo tài chính ở các nước trên thế giới..50

1.3.2.Kinh nghiệm lập báo cáo quản trị ở một số quốc gia trên thế giới..............52

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾ TOÁN

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9 – VINACONEX 9.....................56

1

2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty........................................................................56

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty...............................................56

2.1.2. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................61

2.1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý......................................62

2.1.4. Tổ chức công tác kế toán...............................................................................63

2.2. Thực trạng lập và trình bày báo cáo kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng

số 9 – Vinaconex 9...................................................................................................68

2.2.1. Lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty .............................................68

2.2.2 Lập và trình bày báo cáo kế toán quản trị công ty........................................77

2.3. Đánh giá thực trạng lập và trình bày báo cáo kế toán tại Công ty Cổ phần

xây dựng số 9 – Vinaconex 9..................................................................................83

2.3.1. Đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính.............................................83

2.3.2. Đối với báo cáo kế toán quản trị...................................................................88

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ TRÌNH

BÀY BÁO CÁO KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9 -

VINACONEX 9.......................................................................................................91

3.1. Quan điểm và phương hướng hoàn thiện lập và trình bày báo cáo kế toán

tại Công ty cổ phần xây dựng số 9 – Vinaconex 9................................................91

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện lập và trình bày báo cáo kế toán của công ty..........91

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện............................................................................92

3.2. Giải pháp hoàn thiện lập và trình bày báo cáo kế toán tại Công ty Cổ phần

Xây dựng số 9 – Vinaconex 9.................................................................................93

3.2.1. Hoàn thiện lập và trình bày báo cáo tài chính.............................................93

3.2.2. Hoàn thiện lập và trình bày báo cáo quản trị...............................................96

3.3. Những điều kiện cần thiêt để thực hiện giải pháp........................................98

3.3.1. Đối với nhà nước............................................................................................98

3.3.2. Đối với Công ty.............................................................................................100

3.3.3 Đối với những người sử dụng báo cáo kế toán khác ngoài công ty..........101

2

3.4. Những hạn chế trong nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên

cứu .......................................................................................................................101

KẾT LUẬN............................................................................................................103

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................104

3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1.3. Phân loại đối tượng lao động của công ty:............................................63

Bảng 2.1.4.3: Bảng tổng hợp phiếu khảo sát:...........................................................66

Sơ đồ 2.1.4.4. Trình tự sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính..................68

Sơ đồ 2.2.1: Trình tự lập báo cáo tài chính tổng hợp Công ty Cô rphần xây dựng số 9............................................................................................................................70

4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. BCĐKT Bảng cân đối kế toán2. BCHĐKD Báo cáo hoạt động kinh doanh3. BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ4. BHXH Bảo hiểm xã hội5. BHYT Bảo hiểm y tê6. BHTN Bảo hiểm thất nghiệp7. BCTC Báo cáo tài chính8. CBCNV Cán bộ công nhân viên9. CCDC Công cụ, dụng cụ10. BQLDA Ban quản lý dự án11. DN Doanh nghiệp12. ĐTDH Đầu tư dài hạn13. ĐTNH Đầu tư ngắn hạn14. FDI Vốn đầu tư nước ngoài15. HĐQT Hội đồng quản trị16. GTGT Giá trị gia tăng17. LKTĐN Lũy kế từ đầu năm18. NSNN Ngân sách nhà nước19. QTKD Quản trị kinh doanh20. TK Tài khoản21. TSCĐ Tài sản cố định22. TGĐ Tổng giám đốc23. TW Trung ương24. SXC Sản xuất chung25. SXKD Sản xuất kinh doanh26. XDCB Xây dựng cơ bản27. XHCN Xã hội chủ nghĩa28. KTTC Kế toán tài chính29. KTQT Kế toán quản trị30. VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam

5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

1.1. Tính cấp thiết

Trong những năm qua, kế toán Việt Nam chứng kiến nhiều cải cách và đổi

mới, việc ra đời liên tiếp của các chuẩn mực kế toán mới và đi kèm với các thông tư

hướng dẫn đây cũng là động thái tất yếu để phát triển nền kế toán của Việt Nam phù

hợp , thích nghi với yêu cầu của môi trường hoạt động kinh doanh ngày càng đa

dạng và phức tạp. Bên cạnh, đáp ứng yêu cầu của kế toán trong nước mà chuẩn mực

kế toán Việt Nam còn phải hoàn thiện và sửa đổi để dần thu hẹp khoảng cách với hệ

thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Chính vì vậy, việc hệ thống báo cáo kế toán của

doanh nghiệp phải được hoàn thiện để đáp ứng với nhu cầu doanh nghiệp, yêu cầu

pháp lý và yêu cầu cạnh tranh với môi trường kinh doanh mới là điều tất yếu.

Hệ thống báo cáo kế toán là kênh thông tin chính thống của kế toán về tình

hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp cho những đối tượng khác sử dụng thông

tin kế toán – tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh việc cung cấp thông tin, báo cáo

kế toán cũng là một công cụ hữu ích để giúp nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các

quyết định về hoạch định kế hoạch, kiểm soát tình hình hoạt động của công ty phù

hợp , kịp thời. Đây chính là yếu tố góp cho doanh nghiệp tồn tạii và phát triển mạnh

mẽ trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Thông tin từ hệ thống báo cáo kế toán

không chỉ đơn thuần là thông tin quá khứ mà nó còn là những thông tin tương lai

của doanh nnghiệp.

Tại công ty cổ phần xây dựng số 9, hệ thống báo cáo kế toán được đặc biệt

quan tâm trong công tác kế toán của công ty. Các báo cáo luôn được lập và trình

bày đúng quy định của nhà nước và theo yêu cầu của ban quản trị, phù hợp với đặc

thù của công ty. Ban lãnh đạo của công ty cũng đặc biệt quan tâm đến hệ thống báo

cáo kế toán, do các thông tin trên báo cáo kế toán ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh

doanh của công ty do công ty là một công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Các

thông tin trên báo cáo kế toán của công ty ngoài việcđáp ứng nhu cầu quản lý mà nó

6

còn là căn cứ quan trọng để công ty huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư từ đó gia

tăng nguồn vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống báo cáo kế toán

còn cung cấp thông tin nội bộ công ty để nhà quản trị có các hoạt động, phương

hướng kinh doanh cho công ty . Như vậy, hệ thống báo cáo kế toán góp mặt từ khâu

vốn kinh doanh đến khâu đưa ra các quyết định kinh doanh, hai yếu tố quyết định sự

sống còn và phát triển của công ty. Báo cáo kế toán càng chi tiết, đầy đủ, chính xác,

kịp thời bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng càng cao và tiết kiệm bấy nhiêu, lợi ích

mang lại cho công ty càng lớn. Hoàn thiện báo cáo kế toán trở thành việc tất yếu mà

công ty phải làm.

Để báo cáo kế toán được hoàn thiện toàn diện thì việc lập, trình bày báo cáo kế

toán là công việc phải được thực hiện trước hết. Vì việc lập báo cáo kế toán sẽ

là yếu tố quyết định để báo cáo kế toán có nội dung đầy đủ, chính xác, phù hợp

với công ty; việc trình bày báo cáo kế toán góp phần thể hiện những thông tin

đó một cách chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu. Vậy, doanh nghiệp muốn có một hệ

thống báo cáo kế toán như ý thì hoàn thiện lập, trình bày báo cáo kế toán là việc

cần làm tiên quyết.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Tác giả đã tìm hiểu 3 đề tài đề cập và nghiên cứu về việc Lập và trình bày báo

cáo kế toán tại một số doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó có 2 luận văn Thạc sỹ

và 1 luận án tiến sỹ.

- Luận văn Thạc sỹ kế toán “ Hoàn thiện nội dung, phương pháp lập báo cáo

tài chính và báo cáo quản trị tại các công ty xổ số kiến thiết ở các tỉnh Nam Trung

Bộ”. Tác giả Bùi Quang Đáng - Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh-

năm 2009. Trong luận văn này tác giả đã nghiên cứu và đạt được những thành tựu

nhất định như: đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận lập Báo cáo tài chính và báo cáo

quản trị, đặc biệt tại doanh nghiệp xổ số kiến thiết; tác giả đã xây dựng được hệ

thống báo cáo kế toán quản trị hữu ích và phù hợp với doanh nghiệp xổ số kiến thiết

Nam Trung Bộ và đặc biệt tác giả đã đưa ra được một số phương pháp khả thi để

hoàn thiện nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị tại

7

các công ty xổ số Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì

luận văn còn một số hạn chế như: Do đặc thù luận văn nghiên cứu về các doanh

nghiệp xổ số kiến thiết nên việc áp dụng đối với các ngành khác là tương đối khó;

luận văn đã được nghiên cứu từ năm 2009 đến nay, thì chuẩn mực kế toán, và có

nhiều thông tư kế toán mới ra đời hướng dẫn việc lập và trình bày báo cáo tài chính,

báo cáo tài chính hợp nhất tại doanh nghiệp nên mức độ thời sự của luận văn là

chưa cao; tác giả còn chưa có giải pháp khách quan cho các đơn vị quản lý, mới chỉ

là định hướng chung; việc sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư của doanh nghiệp vẫn

chưa được bàn bạc cụ thể trong luận văn này.

- Luận văn Thạc sỹ kinh tế “ Lập và trình bày báo cáo kế toán tại các doanh

nghiệp sản xuất gạch trên địa bàn tình Thái Bình” của Nguyễn Thái Hà - Đại học

Thương Mại (Năm 2012). Về cơ bản luận văn đã đạt được một số mục tiêu đặt ra

trước khi nghiên cứu đề tài như: xác định rõ được những điểm lý luận căn bản, nêu

lên thực trạng chi tiết của từng doanh nghiệp về việc lập, trình bày báo cáo kế toán,

từ đó đưa ra được một sô giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện công tác lập và trình

bày các báo cáo kế toán này cho các doanh ghiệp sản xuất gạch trên địa bàn tỉnh

Thái Bình. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì còn một số hạn chế của luận văn

như sau: do quy mô, đặc điểm mô hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp

là khác nhau nên việc áp dụng các giải pháp hoàn thiện công tác lập và trình bày

báo cáo kế toán tại các công ty như luận văn đã nêu cho từng doanh nghiệp cụ thể là

tương đối khó khăn.

- Luận án Tiến sỹ kinh tế “ Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trong các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam” của Bùi Thị Thu

Hương - Học Viện Tài chính (Năm 2011). Luận án đã khái quát được những vấn đề

cơ bản về báo cáo kế toán; chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn khi sử dụng hệ

thống pháp lý kế toán hiện hành cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính cho các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam; việc kết hợp học

hỏi kinh nghiệm lập báo cáo kế toán tại một số nước trên thế giới mà tác giả đã đưa

ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán cho các doanh nghiệp sản xuất

8

kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu đề tài theo

một nhóm doanh nghiệp về sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam nên

áp dụng cho đơn vị khác tương đối khó khăn.

Với những tài liệu đã nghiên cứu liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo

kế toán đã nêu, tác giả nhận thấy có một số vẫn đề chưa được làm rõ như sau:

- Quy trình lập và trình bày báo cáo kế toán, đặc biệt là các báo cáo quản trị

chưa được nêu cụ thể.

- Hệ thống báo cáo tài chính chưa nghiên cứu rõ ràng phần lập và trình bày

báo cáo tài chính tại đơn vị.

Dựa trên những vấn đề còn tồn tại nêu trên và tình hình thực tế về việc lập và

trình bày báo cáo kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex 9, tác giả

mong muốn nghiên cứu đề tài lập và trình bày báo cáo kế toán Công ty cổ phần xây

dựng số 9 – Vinaconex 9 sẽ khắc phục được những vấn đề còn tồn tại đã nêu.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về lập và trình bày báo cáo kế toán trong

doanh nghiệp

- Khảo sát việc lập và trình bày báo cáo kế toán tại công ty cổ phần xây dựng

số 9 nhằm thấy được những thành tựu mà doanh nghiệp đã đạt được cùng những

tồn tại tại doanh nghiệp; tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại trong lập và

trình bày báo cáo kế toán tại công ty cổ phần xây dựng số 9-Vinaconex 9.

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện lập và trình bày báo cáo kế toán tại công

ty cổ phần xây sựng số 9.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác lập và trình bày báo cáo kế toán tại công ty

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Công ty Cổ phần Xây dựng số 9

+ Thời gian: Số liệu năm 2015

9

+ Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về nội dung lập và trình bày báo kế toán tại

công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex 9 gồm: Báo cáo tài chính riêng và báo

cáo quản trị.

5. Phương pháp thực hiện đề tài5.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu5.1.1. Phương pháp phỏng vấn.

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin được tác giả sử

dụng do thông dụng và hiệu quả. Người nghiên cứu đặt câu hỏi trực tiếp cho đối

tượng được điều tra và thông qua câu trả lời của họ sẽ nhận được những thông tin

mong muốn.

*Các bước tiến hành phỏng vấn.

Bước 1: Xác định cụ thể đối tượng phỏng vấn là những ai, giữ chức vụ gì?

Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vẫn được đưa ra

nhằm tập trung, đi sâu vào tình hình lập, trình bày báo cáo kế toán của công ty.

Bước 3: Tiến hành phỏng vấn theo các câu hỏi đã được chuẩn bị trong bảng

câu hỏi phỏng vấn. Và ghi chép lại các câu trả lời để làm tài liệu phục vụ cho đề tài

nghiên cứu.

Bước 4: Tổng hợp dữ liệu phỏng vấn: Tổng hợp và xử lý thông tin đã ghi chép

được thành văn bản phỏng vấn để lấy dữ liệu phục vụ cho việc lập, trình bày và

phân tích báo cáo tài chính của công ty.

- Phải cố gắng tìm hiểu về công việc của người đươc phỏng vẫn và định ra các

câu hỏi trong phạm vi công việc của họ.

- Lựa chọn kỹ câu hỏi sẽ dùng, mỗi loại phù hợp với hoàn cảnh riêng của nó.

Việc lựa chọn câu hỏi phỏng vấn sẽ quyết định chất lượng của các thông tin thu

thập được. Câu hỏi mở luôn tạo ra nhiều khả năng trả lời khác nhau.

5.1.3. Phương pháp quan sát, nghiên cứu trực tiếp các tài liệu kế toán của

Công ty

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc sử dụng các giác

quan và các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận các hiện tượng hoặc các hành vi của con

người phục vụ cho công tác nghiên cứu một vấn đề khoa học. Phương pháp này

10

cũng thích hợp trong các tình huống khi phỏng vấn không thu thập được các thông

tin chính xác hoặc không lấy được đầy đủ thông tin vì đối tác không muốn trả lời

hoặc có thái độ bất hợp tác. Ngoài ra, sử dụng phương pháp quan sát có thể thu thập

được các thông tin sơ cấp một cách trực diện “mắt thấy, tai nghe” mà các phương

pháp khác không thể cung cấp được.

Sử dụng phương pháp quan sát, tác giả đã tiến hành quan sát các quá trình

luân chuyển và tâp hợp chứng từ, các loại chứng từ, mẫu biểu mà Công ty sử dụng

để phản ánh tình hình công tác lập, trình bày báo cáo tài chính kế toán tại công ty cổ

phần xây dựng số 9. Để thu thập được thông tin có liên quan đến tình hình lập, trình

bày báo cáo kế toán công ty cổ phần xây dựng số 9, tác giả đã tiến hành quan sát tại

Văn phòng công ty, chi nhánh công ty tại Ninh Bình, Đội thi công côgntrình số

6,9,12.

Tác giả quan sát, nghiên cứu trực tiếp sổ sách kế toán chi tiết, tổng hợp và các

BCTC năm 2014, năm 2015.

5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm ra những

điểm khác nhau trong việc lập và trình bày báo cáo kế toán của công ty giữa các

năm.

+ Phương pháp dùng biểu, sơ đồ phân tích: Sử dụng các bảng biểu, sơ đồ phân

tích để nêu lên thực trạng lập, trình bày báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Đồng

thời, sử dụng phương pháp này để xử lý số liệu và đưa ra những đánh giá, giải pháp

cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài

Về mặt lý luận, đề tài làm sáng tỏ những vấn đề về yêu cầu, nguyên tắc, quy

trình lập, trình bày báo cáo kế toán tai công ty cổ phần xây dựng số 9. Đưa ra các

phương pháp tối ưu nhất trong lập, trình bày báo cáo kế toán cho công ty chuyên về

xây lắp để báo cáo kế toán của công ty vừa được lập đúng theo luật định, vừa đảm

bảo được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

11

Về mặt thực tiễn, đề tài nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng lập, trình bày báo

cáo kế toán của công ty cổ phần xây dựng số 9. Từ đó, đánh giá thực trạngvà đưa ra

các giải pháp hoàn thiện lập và trình bày báo cáo kếtoán phù hợp với công ty.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Mở đầu: Tổng quan nghiên cứu lập và trình bày báo cáo kế toán tại Công ty cổ

Phần xây dựng số 9 – Vinaconex 9

Chương I: Cơ sở lý luận về lập và trình bày báo cáo kế toán trong doanh

nghiệp.

Chương II: Thực trạng lập và trình bày báo cáo kế toán tại Công ty cổ phần

xây dựng số 9 – Vinaconex 9.

Chương III: Hoàn thiện lập và trình bày báo cáo kế toán tại Công ty cổ phần

xây dựng số 9 - Vinaconex 9

12

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾ TOÁN TRONG

DOANH NGHIỆP

1.1. Lý luận chung về báo cáo kế toán trong DN

1.1.1. Khái niệm và bản chất của báo cáo kế toán

Kết quả của công tác kế toán ở đơn vị kế toán được biểu hiện thông qua hệ

thống báo cáo kế toán được lập để cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau.

Xuất phát từ yêu cầu của công cụ kế toán trong quản lý Nhà nước ở từng giai đoạn

khác nhau mà khái niệm về báo cáo kế toán cũng thay đổi.

Tại Việt Nam, trong giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập

trung khái niệm về báo cáo kế toán khá đa dạng và trong đó có tiêu biểu khái niệm:

“Báo cáo kế toán là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán

theo các chỉ tiêu kinh tế về tình hình và kết quả kinh doanh, sử dụng vốn của đơn vị

kế toán trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu báo cáo quy định”1

Như vậy qua khái niệm trên chúng ta có thể rút ra một quan điểm thống nhất

về bản chất báo cáo kế toán ở thời kỳ này là: “Báo cáo kế toán là một trong các

phương pháp của kế toán sử dụng để thực hiện các chức năng kiểm tra đối tượng kế

toán trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung.”

Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế

thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì khái

niệm về báo cáo kế toán cũng thay đổi. Với mục đích sử dụng báo cáo kế toán như

một phương tiện cung cấp thông tin cho những đối tượng sử dụng nhằm đề ra các

quyết định kinh tế, báo cáo kế toán có khái niệm như sau: “Báo cáo kế toán định kỳ

là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, công nợ và nguồn vốn, cũng

như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của DN nhằm phục vụ các yêu

1 Vũ Huy Cẩm, Học viện Tài chính kế toán, Giáo trình Kế toán Công nghiệp Hà Nội, NXB Tài Chính, năm 2001, trang 261.

13

cầu thông tin cho việc đề ra các quyết định của chủ DN, hội đồng quản trị DN,

nhà đầu tư, người cho vay hiện tại, tương lai và các cơ quan, tổ chức chức năng”2

Hoặc theo Nguyễn Năng Phúc (2007) “Báo cáo kế toán là sản phẩm cuối cùng

của quá trình kế toán số liệu, nó được lập dựa trên cơ sở tổng hợp sốliệu từ các sổ

kế toán, theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhất định”3

Khi có sự chuyển dịch về nền kinh tế mạnh mẽ thì khái niệm báo cáo kế toán

lại thể được thể hiện mới hơn theo định hướng xử lý và cung cấp thông tin gắn liền

với yêu cầu quản lý nội bộ và đáp ứng cho nhu cầu của các đối tượng khác bên

ngoài. Kết quả của kế toán là hệ thống báo cáo nội bộ và báo cáo tài chính cho các

yêu cầu của các cơ quan, đối tượng bên ngoài DN. Báo cáo kế toán sẽ phản ánh đầy

đủ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng nguồn vốn DN trong

một thời kỳ nhất định. Từ những số liệu tổng hợp tại báo cáo kế toán mà các đối

tượng sử dụng có thể đánh giá, phân tích tình hình kinh tế tài chính, quá trình sản

xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh của DN. Từ đó, các đối tượng sử dụng thông

tin có thể ra các quyết định cần thiết và kịp thời. Chính vì vậy, chất lượng thông tin

báo cáo kế toán cung cấp luôn được quan tâm bởi các đối tượng sử dụng nó. Báo

cáo kế toán càng có chất lượng tốt, càng có độ tin cậy cao thì yêu cầu về trách

nhiệm các bên từ DN đến các cơ quan chức năng càng cao. Ngoài việc, DN có

trách nhiệm đảm bảo thông tin trên báo cáo kế toán là trung thực, đầy đủ, kịp thời

thì các đơn vị cơ quan chức năng có thẩm quyền, hiệp hội kế toán cũng có trách

nhiệm đưa ra các quy định và hướng dẫn cụ thể để DN thực hiện.

Như vậy, trong nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường, bản

chất của báo cáo kế toán được xem như là một hệ thống thông tin đã được xử lý bởi

hệ thống kế toán nhằm cung cấp những thông tin tài chính cho những người sử

dụng để ra các quyết định kinh tế.

1.1.2. Phân loại báo cáo kế toán

2 Chế độ báo cáo kế toán định kỳ áp dụng cho DN ( Ban hành theo quyết định 1206-TC/ CĐKT ngày 14/12/1994 của Bộ Tài Chính)3 PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Giáo trình kế toán quản trị DN, Nhà xuất bản tài chính, năm 2007, trang 199.

14

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài căn cứ vào mục đích cung cấp thông tin được

cung cấp thì báo cáo kế toán trong DN được phân thành: hệ thống báo cáo tài chính

và hệ thống báo cáo quản trị.

a. Hệ thống báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính của DN Việt Nam được lập, trình bày và cung cấp

thông tin theo quy định, chuẩn mực của cơ quan chức năng có liên quan tại Việt

Nam. Sau một quá trình hình thành và phát triển với sự thay đổi của nền kinh tế

sang nền kinh tế thị trường như hiện nay thì các chuẩn mực và quy định về lập, trình

bày báo cáo tài chính của Việt Nam cũng có nhiều sự tương thích với các chuẩn

mực quốc tế về kế toán.

Tùy theo góc độ tiếp cận với báo cáo tài chính thì hệ thống báo cáo tài chính

có thể hiểu theo những quan điểm khác nhau.

Theo cách tiếp cận về chức năng cung cấp thông tin của hệ thống báo cáo tài

chính thì theo Ngô Thế Chi (2007): “ Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số

liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ

thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của DN, tình hình và hiệu quả sản

xuất kinh doanh , tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn…

của DN trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống

nhất”4

Báo cáo tài chính có chức năng là tổng hợp, phản ánh và thuyết minh các số

liệu kinh tế tài chính được tổng hợp từ các sổ kế toán cho các đối tượng bên trong,

bên ngoài DN có thể tiếp cận số liệu một cách hiệu quả nhất.

Hay, theo các yếu tố cần trình bày trong hệ thống báo cáo tài chính tại chuẩn

mực kế toán Việt Nam số 01: “Báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính của

DN bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế

thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác

định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là tài sản, nợ phải trả và vốn

chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh 4 GS.TS Ngô Thế Chi, Học viện tài chính, Giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản tài chính, năm 2007, trang 532.

15

doanh trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là doanh thu, thu nhập khác,

chi phí và kết quả kinh doanh.”.5

Tuy các khái niệm về báo cáo tài chính có khác nhau do các góc độ tiếp cận

khác nhau nhưng về bản chất thì không có sự khác nhau. Tóm lại, các cáo tài chính

là một phương pháp kế toán, là sản phẩm cuối cùng của hoạt động kế toán được lập

trên cơ sở nguyên tắc và phương pháp riêng của kế toán.

Theo Luật Kế toán thì hệ thống báo cáo tài chính DN Việt Nam hiện nay gồm

4 báo cáo: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,

báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

Hiện nay, theo đối tượng lập báo cáo tài chính thì báo cáo tài chính có hai loại:

báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất.

- Báo cáo tài chính riêng được lập tại các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập.

- Báo cáo tài chính hợp nhất được lập tại cac tập đoàn, tổng công ty hoạt động

theo mô hình mẹ - con nhằm tổng hợp thông itn của tập đoàn như một thực thể pháp

lý duy nhất.

b. Hệ thống báo cáo quản trị

Hệ thống báo cáo quản trị là kết quả xử lý thông tin của hệ thống kế toán

nhằm cung cấp thông tin cho những nhà quản trị nội bộ DN để đưa ra các quyết

định về quản lý, hoạch định, kiểm soát và các quyết định khác, không tìm thấy trong

báo cáo tài chính. Hệ thống các biểu mẫu báo cáo kế toán quản trị không mang tính

pháp lý bắt buộc mà DN tùy theo yêu cầu quản lý của đơn vị mình để thiết kế các

mẫu biểu cho phù hợp.

Theo nội dung của báo cáo quản trị ta có thể xác định một số báo cáo quản trị

chủ yếu như sau:

- Báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch: các bảng dự toán

doanh thu, chi phí,…

- Báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức điều hành hoạt động: báo

cáo doanh thu, báo cáo chi phí và lợi nhuận, báo cáo hàng tồn kho…

5 Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01

16

- Báo cáo thông tin cho quá trình kiểm soát: báo cáo thực hiện ở từng bộ phận

DN…

- Báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình quyết định: các phương án quảng

cáo, chiến lược gắn với các số liệu về giá thành và lợi nhuận …

Nhu cầu chính của nhà quản trị không phải là các thông tin chi tiết rời rạc mà

là các bảng tóm tắt tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ, rõ ràng. Từ đó, nhà quản trị sẽ thấy

được nơi nào có vấn đề và nơi đâu cần sự quan tâm của nhà quản lý hơn nữa để cải

tiến làm cho các công việc đạt hiệu quả cao hơn.

1.1.3. Vai trò của báo cáo kế toán

Theo sự chuyển dịch kinh tế mà hiện nay, báo cáo kế toán đảm nhiệm một

trọng trách có quy mô rộng hơn về cả số lượng và chất lượng của báo cáo. Báo cáo

kế toán không chỉ đơn thuần là cung cấp các thông tin được thu thập từ quá khứ của

các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dưới thước đo tiền tệ nữa, mà nó còn đáp ứng các

nhu cầu thông tin cho các nhà quản lý và những người sử dụng bên ngoài, hệ thống

báo cáo kế toán có thể bao gồm những thông tin tài chính, thông tin phi tài chính…

Hệ thống báo cáo kế toán càng ngày càng trở nên hữu ích hơn và phục vụ được cho

nhiều đối tượng hơn, cụ thể như sau:

Vai trò của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có vai trò phản ánh tình hình tài chính của một công ty, để

so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. Báo cáo tài chính là công cụ hữu ích nhất

cho việc đánh giá so sánh giữa các DN. Từ báo cáo tài chính cho ta thấy tất cả

những gì mà công ty nợ, sở hữu, lợi nhuận và các khoản lỗ trong một khoảng thời

gian nhất định và vị thế của công ty thay đổi như thế nào từ những báo cáo cuối

cùng của họ.

- Đối với DN:

Báo cáo tài chính được sử dụng như một công cụ hữu hiệu công khai thông tin

về tình hình hoạt động của công ty cho các đối tượng bên ngoài để thu hút nguồn

vốn từ các nàh đầu tư bên ngoài. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính cũng được sử dụng

để các nhà quản lý của DN nắm bắt được tình hình hoạt động của DN qua đó có các

quyết định cần thiết để vận hành DN hiệu quả.

17

- Đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ:

Về bản chất nhu cầu sử dụng báo cáo tài chính của hai đối tượng nhà đầu tư và

chủ nợ tương đối giống nhau, hộ đều có hai mục đich rất rõ ràng:

Thứ nhất, họ cần thông tin phảnánh trên báo cáo tài chính để giám sát, bắt

buộc nàh quản lý của công ty phải thực hiện theo đúng hợp đồng và cam kết đã ký

kết;

Thứ hai, họ cần tin phản ánh trên báo cáo tài chính để lấy cơ sở cho việc ra

quyết định đầu tư và cho vay của mình.

- Đối với các kiểm toán viên độc lập:

Với các kiểm toán viên độc lập, thì báo cáo tài chính chính là đối tượng của

họ. Họ được DN thuê về để kiểm toán báo cáo tài chính, chứng minh về sự minh

bạch và tính trung thực của báo cáo tài chính đó. Các nhà quản lý DN sẽ sử dụng

kết quả của kiểm toán viên độc lập sau quá trình kiểm toán để chứng minh cho các

nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng về tình hình tài chính của DN, qua đó huy động

nguồn vốn về để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN theo kế

hoạch đã đặt ra.

- Đối với nhà nước:

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp việc thực hiện các chức

năng quản lý đối với nền kinh tế, giúp cho các cơ quan tài chính thực hiện các côg

tác kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Và

không thể thiếu được một vai trò quan trọng của báo cáo tài chính đối với các cơ

quan nhà nước đó là, báo cáo tài chính là cơ sở để tình các khoản thuế và các khoản

phí mà DN phải nộp cho NSNN, thực hiện nghĩa vụ của DN.

Vai trò của báo cáo kế toán quản trị

Báo cáo kế toán quản trị có vai trò quan trọng trong chỉ đạo hoạt động kinh

doanh của DN. Đó là cơ sở để đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm

bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của DN trong nền kinh tế thị trường.

18

Ra quyết định là chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các nhà quản trị DN. Báo

cáo quản trị cung cấp các thông tin liên quan đến: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực

hiện, kiểm soát và đánh giá, ra quyết định kinh doanh trong quản trị DN.

- Đối với việc việc xây dựng kế hoạch:

Trong DN việc lập kế hoạch là yêu cầu cần thiết để DN đạt được các mục tiêu

kinh doanh của mình. Việc lập kế hoạch này có thể là kế hoạch dài hạn, kế hoạch

hàng năm và kế hoạch tác nghiệp, tùy từng loại kế hoạch sẽ sử dụng các báo cáo

quản trị thích hợp. Các kế hoạch mà nhà quản trị phải lập thường có dạng là dự

toán, đó là sự lien kết các mục tiêu lại với nhau và chỉ rõ cách huy động và sử dụng

những nguồn lực sẵn có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra. Dự trên các cơ sở ghi

chép, tinhs toán, phân tích chi phí, doanh thu, kết quả từng hoạt động , từng sản

phẩm, …để lập ra các bảng dự toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận, dự toán vốn,…để

cung cấp các thông tin trong việc phác họa, dự kiến tương lai nhằm phát triển DN.

- Đối với việc tổ chức, điều hành các hoạt động trong DN:

Thông tin báo cáo quản trị giúp nhà quản lý có thể đề ra các quyết định kinh

doanh đúng đắn trong quá trình lãnh đạo hoạt động hàng ngày, cũng như các quyết

định dài hạn. Báo cáo quản trị cung cấp thông tin cho các tình huống khác nhau để

nhà quản lý có thể đưa ra các phương án có thể xem xét, đề ra quyết định đúng đắn

nhất trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với

mục tiêu đã đề ra.

- Đối với việc kiểm soát và đánh giá của nhà quản lý DN:

Nhà quản lý DN đã lập ra kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Để đạt

hiệu quả như mong muốn thì nhà lý thực hiện chức năng kiểm tra và đánh giá, báo

cáo quản trị sẽ cung cấp các báo cáo thực hiện, trong đó các phương pháp thường

xuyên được sử dụng như là: so sánh các số liệu đã thực hiện với các số liệu dự toán,

liệt kê tất cả các vấn đề bất thường, đánh giá thực hiện. Các báo cáo này có tác dụng

như một hệ thống thông tin phản hồi để nhà quản lý nắm đuwọc tình hình thực hiện

dự toán, từ đó có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời để đạt được kết quả như mong

muốn của hoat động DN.

19

- Đôi với việc ra quyết định của nhà quản lý DN:

Ra quyết định là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu trong hoạt

động của DN. Tất cả các quyết định đều được đưa ra dựa trên nền tảng thông tin của

báo cáo quản trị, những thông tin này giúp cho nhà quản lý đưa ra được các phương

án cho từng hoạt động và lựa chọn được phương án tối ưu từ đó đạt được hiệu quả

cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

1.1.4. Đối tượng sử dụng báo cáo kế toán

a. Đối tượng sử dụng báo cáo tài chính

Theo thông lệ quốc tế ( IASB), tại đoạn 9 trong báo các về “ khuôn khổ để

soạn và trinhg bày các báo cáo tài chính” của Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế.

“ Những người sử dụng báo cáo tài chính gồm các nhà đầu tư hiện tại, những

người làm thuê, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ thương mại khác,

các khách hàng, nhà nước và các cơ quan của nó và cộng đồng. Họ dùng báo cáo

tài chính để đáp ứng nhu cầu thông tin khác nhau của họ.”

Trong đó:

- Các nhà đầu tư: những người cung cấp vốn và các cố vấn của họ quan tâm

đến những rủi ro và những lợi tức mang lại từ sự đầu tư của họ.

- Những người làm thuê: quan tâm đến những thông tin về sự ổn định và khả

năng sinh lời của DN, đảm bảo cuộc sống của công nhân.

- Các nhà cho vay: quan tâm đến những thông tin cho phép họ xác định có cho

vay (hay không), tiền lãi sẽ được trả khi đến hạn hay không.

- Các nhà cung cấp và các chủ nợ khác: quan tâm đến những thông tin cho

phép họ xác định xem số tiền họ đang làm chủ sẽ được trả khi đến hạn hay không.

- Các chủ nợ có thể quan tâm đến một DN qua một kỳ ngắn hơn các nhà cho

vay trừ khi nó phụ thuộc vào sự liên tục của DN như một khách hàng thứ yếu.

- Các khách hàng: quan tâm đến những thông tin về sự liên tục của một DN,

đặc biệt khi họ có sự liên quan lâu dài hoặc bị phụ thuộc vào DN.

20

- Nhà nước và các cơ quan nhà nước: quan tâm đến việc sử dụng tài nguyên, họ

đòi hỏi thông tin để điều chỉnh các hoạt động của các DN, xác định chính sách thuế

cũng như làm căn cứ để thống kê thu nhập của quốc gia và các thống kê tương tự.

- Cộng đồng: các DN ảnh hưởng đến các thành viên của cộng đồng theo nhiều

cách khác nhau như sự đóng góp quan trọng của DN vào sự phát triển kinh tế địa

phương, giải quyết thất nghiệp, môi trường…

b. Đối tượng sử dụng báo cáo kế toán quản trị

Khác với báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị được soạn thảo và trình

bày nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của đối tượng sử dụng trong nội bộ DN – các

nhà quản lý, ban quản trị công ty.

Với các doanh nghiệp khác nhau nhu cầu về thông tin báo cáo quan rtrij cũng

khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết thông tin nhà quản trị các công ty quan tâm bao gồm

ba loại thông tin chính: thông tin phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch để đạt mục

tiêu hoạt động DN; thông tin phục vụ cho việc kiểm soát các hoạt động thường

xuyên của các DN để chỉ đạo hoạt động nhằm thực hiện kế hoạch công ty đã đề ra;

thông tin về báo cáo hoạt động để ban quản trị điều hành hoạt động của công ty hiệu

quả.

Vai trò chủ yếu của nhà quản lý là ra quyết định, để thực hiện được vai trò này

các nhà quản lý cần thông tin, nhu cầu thông tin có được từ nhiều nguồn, một trong

những nguồn cung cấp thông tin tin cậy cho các nhà quản lý là kế toán quản trị.

1.1.5. Mục đích của báo cáo kế toán

a. Mục đích của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính được lập nhằm các mục đích sau:

- Tổng hợp và trình bày tổng quát, toàn diện về tình hình tài sản, công nợ,

nguồn vốn; tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong một

kỳ hạch toán nhất định, nhằm cung cấp thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc

đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của DN, qua đó đánh giá được khả năng tài

chính của DN trong kỳ hoạt động vừa qua và đưa ra những dự đoán trong tương lai.

Thông tin của báo cáo tài chính còn là căn cứ quan trọng để ra quyết định về quản

21

lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đưa ra các quyết định về đầu tư

của các nhà quản lý DN, chủ sở hữu, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN.

Trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), chuẩn mực số 21 “Trình

bày Báo cáo tài chính” được ban hành và công bố theo quyết định số 234/2003/QĐ-

BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã nêu rõ mục

đích của Báo cáo Tài chính là: “Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt

chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một DN. Mục đích của báo cáo tài

chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các

luồng tiền của một DN, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng

trong việc đưa ra quyết định kinh tế”.

Mặt khác, các báo cáo tài chính được lập để đáp ứng yêu cầu chung nhất của

đối tượng sử dụng bên ngoài DN chứ không cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết

cho các nhà quản lý để ra các quyết định kinh tế cũng như phục vụ cho việc hoạch

định, kiểm soát nội nộ DN bởi vì chúng chỉ đưa ra các ảnh hưởng tài chính của các

sự kiện trong quá khứ và không bắt buộc cung cấp những thông tin phi tài chính.

b. Mục đích của báo cáo quản trị

Báo cáo kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của

doanh nghiệp, như: chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc,

sản phẩm; phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi

phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; phân tích mối quan hệ giữa

chi phí với khối lượng và lợi nhuận; lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định

đầu tư ngắn hạn và dài hạn; lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;... nhằm

phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế. Kế toán quản trị là công

việc của từng doanh nghiệp, nhà nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ

chức và các nội dung, phương pháp kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi

cho doanh nghiệp thực hiện.

1.2. Nội dung lập và trình bày báo cáo kế toán trong DN

1.2.1. Lập và trình bày báo cáo tài chính

1.2.1.1. Trách nhiệm, thời hạn, nơi gửi báo cáo tài chính

22

a. Trách nhiệm lập, trình bày báo cáo tài chính

- Đối tượng lập báo cáo tài chính năm: Hệ thống báo cáo tài chính năm được

áp dụng cho tất cả các loại hình DN thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo

cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ.

- Đối tượng lập báo cáo tài chính giữa niên độ ( Báo cáo tài chính quý và báo

cáo tài chính bán niên) gồm: DN do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm

giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập báo cáo tài chính giữa

niên độ. Các DN khác không thuộc đối tượng trên được khuyến khích lập báo cáo

tài chính giữa niên độ nhưng không bắt buộc. Báo cáo tài chính giữa niên độ được

lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Chủ sở hữu đơn vị quyết định việc lựa chọn

dạng đầy đủ hoặc tóm lược đối với báo cáo tài chính giữa niên độ của đơn vị mình

nếu không trái với quy định của pháp luật mà đơn vị thuộc đối tượng bị điều chỉnh.

DN có các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân phải lập báo cáo tài chính

riêng của đơn vị mình và báo cáo tài chính tổng hợp. Báo cáo tài chính tổng hợp

được lập trên cơ sở bao gồm số liệu của toàn bộ các đơn vị trực thuộc không có tư

cách pháp nhân và đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh từ các giao dịch nội

bộ giữa đơn cấp trên và đơn vị cấp dưới với nhau;

Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập báo cáo tài chính

của mình phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp

báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên và kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.

Ngoài ra, việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các DN có một số lưu ý

sau: các DN thuộc ngành đặc thù phải tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do

Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành. Lập, trình bày và công

khai báo cáo tài chính hợp nhất năm và báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ

được thực hiện theo quy định của pháp luật về báo cáo tài chính hợp nhất. Ký báo

cáo tài chính phải thực hiện theo luật kế toán. Đối với đơn vị không tự lập báo cáo

tài chính mà thuê dịch vụ kế toán lập báo cáo tài chính, người hành nghề cá nhân

phải ghi rõ số chứng chỉ hành nghề.

b. Thời hạn lập, gửi báo cáo:

Đối với DN nhà nước

23

- Đối với báo cáo quý:

+ Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ

ngày kết thúc kỳ kế toán quý; đối với công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước chậm nhất

là 45 ngày;

+ Đơn vị kế toán trực thuộc DN, tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài

chính quý cho công ty mẹ, tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, tổng công ty

quy định.

- Đối với báo cáo năm:

+ Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất 30 ngày, kể từ

ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với công ty mẹ, tổng công ty nhà nước chậm nhất

90 ngày;

+ Đơn vị kế toán trực thuộc tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính năm

cho công ty mẹ, tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, tổng công ty quy định.

Đối với các loại DN khác

- Đơn vị kế toán là DN tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài

chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các

đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày.

- Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp

trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

c. Nơi gửi báo cáo:

* Đối với các DN Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương phải lập và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương. Đối với DN Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài

chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính DN).

- Đối với các loại DN Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số

kiến thiết, tổ chức tín dụng, DN bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải

nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý

giám sát bảo hiểm).

24

- Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo

tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

* Các DN phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế

tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính

cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

* DN có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế

toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

* Đối với các DN mà pháp luật quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì

phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của

các DN đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài

chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và DN cấp trên.

* Cơ quan tài chính mà DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp

Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi DN

đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

* Đối với các DN Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan

nơi DN phải nộp Báo cáo tài chính theo quy định trên, DN còn phải nộp Báo cáo

tài chính cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền

của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ

sung, thay thế.

* Các DN (kể cả các DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ

sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo

cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ

cao nếu được yêu cầu..

1.2.1.2. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính trong DN

Doanh nghiệp khi lập và trình bày báo cáo tài chính cần đảm bảo các yêu cầu

lập và trình bày báo cáo tài chính sau:

- Trung thực và hợp lý: trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính và kết

quả kinh doanh của doanh nghiệp.

25

- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng

chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra

quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp thông tin đáng tin cậy, khi:

+ Phản ánh đúng bản chất kinh tế của giao dịch và sự kiện không chỉ đơn

thuần phản ánh hình thức hợp lý của chúng.

+ Trình bày khách quan không thiên vị

+ Tuân thủ nguyên tắc thận trọng

+ Trình bày đầy đủ mọi khía cạnh trọng yếu

Bên cạnh đó, với báo cáo tài chính hợp nhất ngoài việc thỏa mãn tất cả các yêu

cầu trên giống như báo cáo tài chính riêng, khi trình bày Báo cáo Tài chính hợp

nhất, DN cũng phải tuân theo các yêu cầu đã được nêu rõ trong chuẩn mực VAS 25

“ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” như:

- Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất các báo cáo

tài chính của tất cả các công ty con ở trong và ngoài nước ngoại trừ một số công

ty con được loại trừ ra khỏi hợp nhất nếu có đủ điều kiện theo quy định cua

chuẩn mực này.

Báo cáo tài chính hợp nhất được lập phải áp dụng chính sách kế toán một cách

thống nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương

tự. Nếu không thể sử dụng chính sách kế toán một cách thống nhất trong khi hợp

nhất báo cáo tài chính, công ty mẹ phải giải trình vấn đề này cùng với các khoản

mục đã được hạch toán theo các chính sách kế toán khác nhau trong báo cáo tài

chính hợp nhất.

1.2.1.3. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

Lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ sáu nguyên tắc quy định tại

Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” gồm: hoạt động liên tục, cơ

sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh được.

- Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là DN

đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong

tương lai gần, trừ khi DN có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải

thu hẹp đang kể qui mô hoạt động của mình.

26

Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của DN, Giám đốc (hoặc người đứng

đầu DN) cần phải xem xét mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng

12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

- Cơ sở dồn tích: DN phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích,

ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền.

Theo cơ sở dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm

phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào

sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí

được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp

giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho

phép ghi nhận trên bảng cân đối kế toán những khoản mục không thỏa mãn định

nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả.

- Nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài

chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:

+ Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của DN hoặc khi xem xét

lại việc trình bày báo cáo tài chính cho tháy rằng cần phải thay đổi để có thể trình

bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện, hoặc:

+ Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.

DN có thể trình bày báo cáo tài chính theo một cách khác nhau khi mua sắm

hoặc thanh lý lớn các tài sản, hoặc khi xem xét lại cách trình bày báo cáo tài chính.

Khi cấu trúc trình bày mới sẽ được duy trì lâu dài trong tương lai hoặc nếu lợi

ích của cách trình bày mới được xác định rõ ràng thì khi đó việc trình bày báo cáo

tài chính mới có thể được thay đổi. Khi có sự thay đổi thì DN phải phân loại các

thông tin mang tính so sánh cho phù hợp với các quy định và giải trình lý do và ảnh

hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

- Trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu được trình bày riêng biệt

trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày

riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoan mục có cùng tính chất hoặc chức năng.

27

Một thông tin được cho là trọng yếu khi trình bày là thông tin nếu không trình

bày hoặc trình bày thiếu chính xác có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính.

Tùy theo quy mô và tính chất của từng khoản mục trong từng tình huống cụ thể mà

người ta đánh giá tính trọng yếu của các khoản mục.

Nếu một khoản mục không mang tính trọng yếu, thì nó được tập hợp với các

khoản đầu mục khác có cùng tính chất hoặc chức năng trong báo cáo tài chính hoặc

trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Một số khoản mục không được

coi là trọng yếu nhưng vẫn được trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính.

- Bù trừ: các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính

không được bù trừ, trừ khi chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ.

Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi:

+ Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác, hoặc;

+ Các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các

sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu. Các khoản này cần

được tập hợp lại với nhau phù hợp với quy định.

Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải

được báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh hoặc bảng cân đối kế toán, ngoại trừ trường hợp việc bù trừ này phản

ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện, sẽ không cho phép người sử dụng hiểu

được các giao dịch hoặc sự kiện, sẽ không cho phép người sử dụng hiểu được các

giao dịch hoặc sự kiện được thực hiện và dự tính được các luống tiền tong tương lai

của DN.

Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định doanh thu

phải được đánh giá theo giá trị hợp lý của những khoản đã thu hoặc có thể thu được,

trừ đi tất cả các khoản giảm trừ doanh thu. Trong hoạt động kinh doanh thông

thường DN thực hiện nhũng giao dịch khác không làm phát sinh doanh thu, nhưng

có liên quan đến các hoạt động chính làm phát sinh doanh thu. Kết quả của các giao

dịch này sẽ được trình bày bằng cách khấu trừ các khoản chi phí có liên quan phát

28

sinh trong cùng một giao dịch và khoản thu nhập tương ứng, nếu cách trình bày này

phản ánh đúng bản chất của các giao dịch hoặc sự kiện đó. Chẳng hạn như:

+ Lãi và lỗ phát sinh trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tư dài hạn,

được trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phí

thanh lý có liên quan váo gái bán tài sản;

+ Các khoản chi phí được hoàn lại theo thỏa thuận hợp đồng với bên thứ 3 (ví

dụ hợp đồng cho thuê lại hoặc thầu lại) được trình bày theo giá trị thuần sau khi đã

khấu trừ đi khoản được hoàn trả tương ứng;

Các khoản lãi và lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tương tự sẽ được

hạch toán theo giá trị thuần, ví dụ như các khoản lãi và lỗ do chênh lệch tỷ giá, lãi

và lỗ phát sinh từ mua, bán các công cụ tài chính vì mục đích thương mại. Tuy

nhiên, các khoản lãi và lỗ này cần được trình bày riêng biệt nếu quy mô, tính chất

hoặc tác động của chúng yêu cầu phải được trình bày riêng biệt theo qui định của

chuẩn mực “ Lãi, lỗ thuần trong kỳ, sai sót cơ bản và các sai sót cơ bản và các thay

đổi trong chính sách kế toán”.

- Có thể so sánh được: Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm

để so sánh giữa kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số

liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả

các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử

dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại. Khi thay đổi cách trình bày

hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại

các số liệu so sánh ( trừ khi không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo khả năng so

sánh với kỳ hiện tại và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại. Nếu

không thể thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứng mang tính chất so

sánh thì DN cần phải nêu rõ lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân

loại lại các số liệu được thực hiện. Trường hợp không thể phân loại lại mang tính so

sánh để so sánh với kỳ hiện tại, như trường hợp mà cách thức thu thập các số liệu

trong các kỳ trước đây không cho phép thực hiện việc phân loại lại để tạo ra những

thông tin so sánh, thì DN cần phải trình bày tính chất của các điều chỉnh lẽ ra cần

phải thực hiện đối với các thông tin số liệu mang tính so sánh. Chuẩn mực “Lãi, lỗ

29

thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và thay đổi trong chính sách kế toán” đưa ra qui

định về các điều chỉnh cần được thực hiện đối với các thông tin mang tính sao sánh

trong trường hợp các thay đổi về chính sách kế toán được áp dụng cho các kỳ trước.

1.2.1.4. Quy trình lập và trình bày báo cáo tài chính

Về quy trình lập báo cáo tài chính riêng của DN phải đảm bảo tuân thủ chặt

chẽ các yêu cầu và qui định trong luật kế toán, chuẩn mực kế toán và các thông tư

hướng dẫn kèm theo. Hiện nay, hệ thống báo cáo tài chính riêng của DN đang được

lập và trình bày theo VAS 21 “Trình bày báo cáo tài chính” và dưới sự hướng dẫn

trực tiếp của thông tư 200/2014/TT-BTC. Theo thông tư này hệ thống báo cáo tài

chính riêng của DN gồm các mẫu biểu sau:

- Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B 01 – DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Mẫu số B 02 – DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : Mẫu số B 03 –DN

- Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính : Mẫu B 09 –DN

(1) Đối với lập bảng cân đối kế toán

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Khi lập và trình bày Bảng CĐKT DN phải tuân thủ các nguyên tắc chung về

lập và trình bày Báo cáo tài chính. Ngoài ra, trên Bảng CĐKT, các khoản mục TS

và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo

thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của DN, cụ thể như sau:

+ Đối với DN có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài

sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:

Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng

tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn; tài sản và Nợ phải trả được

thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại

dài hạn.

+ Đối với DN có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản

và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:

Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh

doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn; tài sản và Nợ phải trả được thu hồi

30

hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được

xếp vào loại dài hạn.

- Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị

cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại

trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các khoản

phải thu, phải trả, cho vay nội bộ…. giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa

các đơn vị cấp dưới với nhau.

- Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế

toán. DN chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong

mỗi phần.

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, thì tài sản được trình bày thành

các khoản mục sau:

+ Tài sản ngắn hạn, gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, Các khoản đầu

tư tài chính ngắn hạn, Các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho, Tài sản ngắn

hạn khác.

+ Tài sản dài hạn, gồm: Các khoản phải thu dài hạn, Tài sản cố định, Bất động

sản đầu tư, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, Tài sản dài hạn khác.

+ Đối với các khoản nợ phải trả, theo quy định tại chuẩn mực số 21 “Trình bày

báo cáo tài chính” khoản này được trình bày ở phần “nguồn vốn”. Các khoản nợ

phải trả được trình bày theo các loại có cùng tính chất và đồng thời cùng thời hạn

thanh toán là dài hạn hay ngắn hạn. Cụ thể:

+ Nợ ngắn hạn, gồm: Vay và nợ ngắn hạn, Phải trả người bán, người mua trả

tiền trước, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, Phải trả người lao động, Chi phí

phải trả, Phải trả nội bộ, Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, Các

khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác.

+ Nợ dài hạn, gồm: Nợ phải trả người bán, Phải trả dài hạn nội bộ, Phải trả dài

hạn khác, Vay và nợ dài hạn, Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, dự phòng trợ cấp mất

việc làm. Như vậy, bảng cân đối kế toán phải thể hiện được tính chất cân đối của nó

đó là tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn. Để thể hiện được điều này thì bảng cân

đối kế toán phải trình bày được hai phần tài sản và nguồn vốn. Các chỉ tiêu ở hai

phần tài sản và nguồn vốn được tính dựa trên số dư cuối kỳ của các tài khoản này

31

trên sổ kế toán tại thời điểm lập báo cáo. (Mẫu B 01 – DN. Ban hành theo thông tư

200/2014/TT-BTC).

Cơ sở lập bảng cân đối kế toán

Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;

Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;

Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước (để trình bày cột đầu năm).

Quy trình lập bảng cân đối kế toán

Bước 1: Chuẩn bị lập bảng cân đối kế toán của DN

Thứ nhất: hoàn thiện việc ghi sổ sách chi tiết và sổ sách tổng hợp, tiến hành

khóa sổ kế toán , tính số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và tài khoản phân

tích, kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan, bảo đảm chính

xác và khớp số liệu.

Thứ hai: kiểm tra lại số liệu ghi trên cột số cuối kỳ của bảng cân đối kế toán

cuối kỳ trước. Số liệu của cột này sẽ được chuyển vào cột số đầu kỳ của bảng cân

đối kế toán kỳ này.

Thứ ba: kiểm kê tài sản trong những trường hợp cần thiết và điều chỉnh kịp

thời số liệu trên các tài khoản, sổ kế toán đúng với kết quả kiểm kê.

Thứ tư: chuẩn bị đúng mẫu biểu theo quy định

Thứ năm: phân loại toàn bộ tài sản và nợ phải trả của DN thành ngắn hạn và

dài hạn. Trường hợp không thể phân biệt được giữa ngắn hạn và dài hạn thì các loại

tài sản và nợ phải trả được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.

a. Quy trình lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh

Nguyên tắc lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Doanh nghiệp khi lập bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp

giữa DN và đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, DN

phải loại trừ toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao

dịch nội bộ.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột:

32

– Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;

– Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;

– Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện

chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;

– Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;

– Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).

Cơ sở lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh

– Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.

– Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các

tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

Lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01):

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh bên Có TK 511 trong kỳ

báo cáo.

+ Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có

tư cách pháp nhân, các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh từ

các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.

+Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu, như thuế GTGT kể cả

thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu,

thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác.(Đây là một điểm khác

của báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC với báo cáo kết

quả kinh doanh theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC)

- Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02):

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh Nợ TK 511 đối ứng với bên

Có các TK 521 trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà DN không

được hưởng phải nộp NSNN do các khoản này về bản chất là các khoản thu hộ Nhà

nước, không nằm trong cơ cấu doanh thu và không được coi là khoản giảm trừ

33

doanh thu. (Đây là một điểm khác của báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư

200/2014/TT-BTC với báo cáo kết quả kinh doanh theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC)

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10):

Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02.

- Giá vốn hàng bán (Mã số 11):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh bên Có TK 632 đối ứng bên

Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.

- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20):

Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11.

- Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ TK 515 đối ứng

với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo.

- Chi phí tài chính (Mã số 22):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 đối ứng

với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.

- Chi phí lãi vay (Mã số 23):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết Tài khoản

635 (chi tiết chi phí lãi vay)

- Chi phí bán hàng (Mã số 25):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có TK 641 đối

ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.

- Chi phí quản lý DN (Mã số 26):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có TK 642 đối

ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30):

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ báo cáo.

Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 – Mã số 22) – Mã số 25 – Mã số 26.

- Thu nhập khác (Mã số 31):

34

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK

711 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo.

+ Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để

ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán

TSCĐ, BĐSĐT cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.

- Chi phí khác (Mã số 32):

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK

811 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.

+ Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để

ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán

TSCĐ, BĐSĐT nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.

- Lợi nhuận khác (Mã số 40):

Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32.

- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50):

Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40.

- Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành (Mã số 51):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK

8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào

số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo và ghi

bằng số âm.

- Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại (Mã số 52):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK

8212 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào

số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo và ghi

bằng số âm

- Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN (Mã số 60):

Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51+ Mã số 52).

- Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70):

Lãi cơ bản trên cổ phiếu =

Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ

thông

– Số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi

35

Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ

-

- Lãi suy giảm trên cổ phiếu (Mã số 71)

Lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định như sau

Lãi suy giảm trên cổ phiếu

=

Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ

thông– Số trích quỹ khen

thưởng, phúc lợi

Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

trong kỳ+

Số lượng cổ phiếu phổ thông dự kiến

được phát hành thêm

b. Quy trình lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp

Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh:

– Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (Mã số 01)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, tài

khoản 112, sổ kế toán các tài khoản phải thu, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài

khoản 511, 131 hoặc các tài khoản 515, 121 chi tiết số tiền thu từ bán chứng khoán

kinh doanh.

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ tài khoản 111 112 Có

tài khoản 511 3331 131 121

– Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (Mã số 02)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112,

sổ kế toán các tài khoản phải thu và đi vay sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài

khoản 331, các TK hàng tồn kho. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm (…)

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Có tài khoản 111 112

Nợ tài khoản 331  151 152 153 154 155 156 157 158

– Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 03)

36

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111,

112 sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài khoản 334. Chỉ tiêu này được ghi bằng

số âm (…).

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Có tài khoản 111 112 Nợ

tài khoản 334

– Tiền lãi vay đã trả (Mã số 04)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112,

113, sổ kế toán các tài khoản phải thu đối ứng với sổ kế toán tài khoản 335, 635,

242 và các Tài khoản liên quan khác.

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau:  Có tài khoản 111 112 113

Nợ tài khoản 335Tài khoản 635 242 và TK liên quan khác

– Thuế TNDN đã nộp (Mã số 05)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112,

113 đối ứng với sổ kế toán tài khoản 3334. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới

hình thức ghi trong ngoặc đơn ( …).

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Có tài khoản 111 112 113

Nợ tài khoản 3334

– Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 06)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, tài khoản

112 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 711, tài khoản 133, 141, tài

khoản  244 và sổ kế toán các tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo.

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ tài khoản 111 112

Có tài khoản 711 tài khoản 133 Tài khoản 141  Tài khoản 244và các TK liên

quan khác

– Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 07)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113

trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 811, 161, 244, 333,

338, 344, 352, 353, 356 và các Tài khoản liên quan khác. Chỉ tiêu này được ghi

bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

37

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Có tài khoản 111 112 113

Nợ tài khoản 811161 244 333 338 344 352 353 356 và các tài khoản liên quan khác

– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20)

+ Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã

số 06 + Mã số 07

+ Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).

Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư

– Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 21)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113,

sổ kế toán các tài khoản phải thu, sổ kế toán tài khoản 3411, sổ kế toán tài khoản

331 đối ứng với sổ kế toán các tài khoản 211, 213, 217, 241 trong kỳ báo cáo.

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Có tài khoản 111 112 113

Nợ tài khoản 211Tài khoản 213 Tài khoản 217 241 Tài khoản 331 3411

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 22)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chênh lệch giữa số tiền thu và số tiền chi

cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác.

+ Số tiền thu được lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113 đối ứng với sổ

kế toán các tài khoản 711, 5117, 131

 DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ tài khoản 111 112 113

Có tài khoản 711 5117 131

+ Số tiền chi được lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113 đối ứng với sổ

kế toán các tài khoản 632, 811.

 DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Có tài khoản 111, 112, 113

Nợ tài khoản 632, 811.

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)

nếu số tiền thực thu nhỏ hơn số tiền thực chi và ghi bằng số dương nếu số tiền thực

thu lớn hơn thực chi.

– Tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 23)

38

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113

đối ứng với sổ kế toán tài khoản 128, Tài khoản 171 trong kỳ báo cáo.

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Có tài khoản 111 112 113

Nợ tài khoản 128Tài khoản 171

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 24)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau

khi đối chiếu với sổ kế toántài khoản 128 , 171 trong kỳ báo cáo.

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ TK 111 112 113 Có TK

128 171

– Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 25)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113,

sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 221, 222, 2281, 331 trong kỳ báo cáo.

+  DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Có tài khoản 111 112 113

Nợ tài khoản 221222 2281 331

+ Số liệu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác (Mã số 26)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113,

đối ứng với sổ kế toán các tài khoản 221, 222, 2281, 131 trong kỳ báo cáo.

– Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (Mã số 27)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112 đối

ứng với sổ kế toán tài khoản 515.

– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30)

Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số

26 + Mã số 27

Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động tài chính

– Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 31)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, Tài

khoản 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài khoản 411 trong kỳ báo cáo.

39

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ tài khoản 111 112 113 

Có tài khoản 411

– Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành (Mã

số 32)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113,

sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 411, 419 trong kỳ báo cáo.

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Có tài khoản 111 112 113

Nợ tài khoản 411Tài khoản 419

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tiền thu từ đi vay (Mã số 33)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113,

các tài khoản phải trả sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 171, Tài khoản

3411, Tài khoản 3431, Tài khoản 3432 , Tài khoản 41112và các tài khoản khác có

liên quan trong kỳ báo cáo.

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ tài khoản 111 112 113

Có Tài khoản 3411, Tài khoản 3431, Tài khoản 3432 , Tài khoản 41112 và các tài

khoản liên quan khác

– Tiền trả nợ gốc vay (Mã số 34)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, sổ

kế toán các tài khoản phải thu đối ứng với sổ kế toán tài khoản 171, 3411, 3431,

3432, 41112 trong kỳ báo cáo.

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Có tài khoản 111 112 113

Nợ Tài khoản 3411, Tài khoản 3431, Tài khoản 3432 , Tài khoản 41112 và các tài

khoản liên quan khác.

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tiền trả nợ gốc thuê tài chính (Mã số 35)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113, sổ

kế toán các tài khoản phải thu đối ứng với sổ kế toán tài khoản 3412 trong kỳ báo cáo.

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Có tài khoản 111 112 113

Nợ tài khoản Tài khoản 3412

40

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 36)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113

đối ứng với sổ kế toán cáctài khoản 421, 338.

+ DN lấy số liệu từ các tài khoản đối ứng như sau: Có tài khoản 111 112 113

/Nợ tài khoản 421338

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40)

Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35 + Mã số 36.

Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ– Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50)

+ Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40.

+ Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60)

+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số liệu chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền”

đầu kỳ báo cáo (Mã số 110, cột “Số đầu kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán).

– Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (Mã số 61)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112,

113, 128 và các tài khoản liên quan (chi tiết các khoản thoả mãn định nghĩa là tương

đương tiền đối ứng với sổ kế toán chi tiết tài khoản 4131 trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu có lãi tỷ giá và được ghi bằng số

âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu phát sinh lỗ tỷ giá.

– Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70)

+ Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã số 61.

+ Chỉ tiêu này phải khớp với chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” cuối kỳ báo

cáo (Mã số 110, cột “Số cuối kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán).

Quy trình lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ phướng pháp gián tiếp:

Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh:

– Lợi nhuận trước thuế (Mã số 01)

+ Chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số

50) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.

41

+ Nếu DN bị lỗ thì ghi trong ngoặc đơn (…).

– Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT (Mã số 02)

+ Nếu DN tách riêng được số khấu hao còn nằm trong hàng tồn kho và số

khấu hao đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ thì chỉ

tiêu chỉ bao gồm số khấu hao đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh trong kỳ;

+ Nếu DN không thể tách riêng được số khấu hao còn nằm trong hàng tồn kho

và khấu hao số đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ thì

thì chỉ tiêu này bao gồm số khấu hao đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh trong kỳ cộng với số khấu hao liên quan đến hàng tồn kho chưa tiêu thụ;

+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước

thuế”  ghi dương trên chỉ tiêu này

– Các khoản dự phòng (Mã số 03)

+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số dư đầu kỳ và số dư

cuối kỳ của các khoản dự phòng tổn thất tài sản và dự phòng phải trả trên Bảng cân

đối kế toán.

+ Nếu tổng số dư cuối kỳ của các khoản dự phòng lớn hơn tổng số dư đầu kỳ

thì được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế  ghi dương trên chỉ tiêu này.

+ Nếu tổng số dư cuối kỳ của các khoản dự phòng lớn hơn tổng số dư đầu kỳ

thì được trừ vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế  ghi âm trên chỉ tiêu này.

– Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có

gốc ngoại tệ (Mã số 04)

+ Chỉ tiêu này phản ánh lãi (hoặc lỗ) chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại

các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ đã được phản ánh vào lợi nhuận trước thuế

trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch số phát sinh Có và phát sinh

Nợ Tài khoản 4131 đối ứng với Tài khoản 515 hoặc Tài khoản 635.

+ Nếu lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái  được ghi nhận vào Tài khoản 515 thì

được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế  ghi dương trên chỉ tiêu này.

42

+ Nếu lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái  được ghi nhận vào Tài khoản 635 thì được

trừ vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế  ghi âm trên chỉ tiêu này.

– Lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư (Mã số 05)

+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản 5117,Tài khoản

515, Tài khoản 711, Tài khoản 632, Tài khoản 635, Tài khoản 811 và các tài khoản

khác có liên quan.

+ Nếu hoạt động đầu tư lãi thì được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế  ghi

dương trên chỉ tiêu này.

+ Nếu hoạt động đầu tư lỗ thì được trừ vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế  ghi

âm trên chỉ tiêu này.

– Chi phí lãi vay (Mã số 06)

+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán Tài khoản 635 đối ứng với chỉ

tiêu “Chi phí lãi vay” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước

thuế”  DN ghi dương chỉ tiêu này.

– Các khoản điều chỉnh khác (Mã số 07)

+ Chỉ tiêu này phản ánh số trích lập hoặc hoàn nhập Quỹ Bình ổn giá hoặc

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong kỳ. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ

kế toán các Tài khoản 356, Tài khoản   357 .

+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước

thuế” nếu trong kỳ trích lập thêm các Quỹ hoặc được trừ khỏi chỉ tiêu “Lợi nhuận

trước thuế” nếu trong kỳ hoàn nhập các quỹ.

– Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động (Mã số 08)

+ Mã số 08 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã

số 06 + Mã số 07.

+ Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tăng, giảm các khoản phải thu (Mã số 09)

+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và

số dư đầu kỳ của các tài khoản phải thu như: Tài khoản 131, Tài khoản 136, Tài

khoản 138, Tài khoản 133, Tài khoản 141, Tài khoản 244, Tài khoản 331 (chi tiết số

trả trước cho người bán) trong kỳ báo cáo.

43

+ Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải thu liên quan đến hoạt động

đầu tư.

+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ Mã số 08 nếu tổng các số dư cuối

kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ

tiêu Mã số 08 nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi

bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tăng, giảm hàng tồn kho (Mã số 10)

+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và

số dư đầu kỳ của các tài khoản hàng tồn kho không bao gồm số dư của tài khoản

“Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”

+ Trường hợp DN bóc tách riêng được số khấu hao TSCĐ còn nằm trong hàng

tồn kho và khấu hao số đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

trong kỳ (chỉ tiêu “Khấu hao TSCĐ” – mã số 02 chỉ bao gồm số khấu hao TSCĐ đã

được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ) thì chỉ tiêu này

không bao gồm số khấu hao TSCĐ nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa

được xác định là tiêu thụ trong kỳ);

Trường hợp DN không thể bóc tách riêng được số khấu hao TSCĐ còn nằm

trong hàng tồn kho và khấu hao số đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh trong kỳ (chỉ tiêu “Khấu hao TSCĐ” – mã số 02 bao gồm cả số khấu hao

TSCĐ liên quan đến hàng tồn kho chưa tiêu thụ) thì chỉ tiêu này bao gồm cả số

khấu hao TSCĐ nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa được xác định là tiêu

thụ trong kỳ).

+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu Mã số 08 nếu tổng các số dư

cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào chỉ

tiêu Mã số 08 nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi

bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tăng, giảm các khoản phải trả (Mã số 11)

+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với

số dư đầu kỳ của các tài khoản nợ phải trả như: Tài khoản 331, Tài khoản 333, Tài

44

khoản 334, Tài khoản 335, Tài khoản 336, Tài khoản 337, Tài khoản 338, Tài

khoản 344, Tài khoản 131 (chi tiết người mua trả tiền trước).

+ Chỉ tiêu này không bao gồm số thuế TNDN phải nộp (phát sinh Có Tài

khoản 3334), lãi tiền vay phải trả (phát sinh Có Tài khoản 335 , chi tiết lãi vay

phải trả).

+ Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải trả liên quan đến hoạt động

đầu tư.

+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu Mã số 08 nếu tổng các số dư

cuối kỳ lớn hơn tổng số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ

tiêu Mã số 08 nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ và được

ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tăng, giảm chi phí trả trước (Mã số 12)

+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số

dư đầu kỳ của Tài khoản 242 trong kỳ báo cáo trên cơ sở đã loại trừ khoản chi phí

trả trước liên quan đến luồng tiền từ hoạt động đầu tư.

+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu Mã số 08 nếu số dư cuối kỳ

nhỏ hơn số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu Mã số

08 nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức

ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh (Mã số 13)

+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số

dư đầu kỳ của Tài khoản 121 “Chứng khoán kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu Mã số 08 nếu số dư cuối kỳ

nhỏ hơn số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu Mã số

08 nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức

ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tiền lãi vay đã trả (Mã số 14)

+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo,

bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả của

các kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này.

45

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113;

sổ kế toán các tài khoản phải thu đối ứng với sổ kế toán Tài khoản 335, Tài khoản

635, Tài khoản 242 và các Tài khoản liên quan khác.

+ Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu Mã số 08 và được ghi

bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Thuế TNDN đã nộp (Mã số 15)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ đối ứng các tài khoản: Có Tài

khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113, Nợ Tài khoản 3334.

+ Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu Mã số 08 và được ghi

bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 16)

+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các  Tài khoản 111 , Tài khoản

112 , Tài khoản 113  đối ứng với sổ kế toán các tài khoản có liên quan trong kỳ

báo cáo.

+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh

doanh trước những thay đổi vốn lưu động” Mã số 08

– Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 17)

+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản 111, Tài khoản

112, Tài khoản 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản có liên quan trong

kỳ báo cáo.

+ Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh

trước những thay đổi vốn lưu động”.

– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20)

Mã số 20 = Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10 + Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số

13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 + Mã số 17

Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư

– Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 21)

46

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài

khoản 111, Tài khoản 112,Tài khoản 113  Nợ Tài khoản 211, Tài khoản 213, Tài

khoản 217, Tài khoản 241, Tài khoản 331,  Tài khoản 341 1

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 22)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chênh lệch giữa số tiền thu và số tiền chi

cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác.

+ Số tiền thu được lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ  Tài khoản

111 , Tài khoản 112 , Tài khoản 113  Có Tài khoản 711 , Tài khoản 5117, Tài

khoản 131

+ Số tiền chi được lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài khoản

111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 632, Tài khoản 811.

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)

nếu số tiền thực thu nhỏ hơn số tiền thực chi và ghi bằng số dương nếu số tiền thực

thu lớn hơn thực chi.

– Tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 23)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài khoản

111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 128, Tài khoản 171

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 24)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ Tài

khoản 111, Tài khoản 112,Tài khoản 113 Có Tài khoản 128, Tài khoản 171

– Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 25)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài

khoản 111, Tài khoản 112,Tài khoản 113 Nợ Tài khoản   221 , Tài khoản 222, Tài

khoản 2281, Tài khoản 331

+ Số liệu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác (Mã số 26)

47

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ Tài

khoản 111, Tài khoản 112,Tài khoản 113 Có Tài khoản 221, Tài khoản 222, Tài

khoản 2281, Tài khoản 131

– Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (Mã số 27)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ Tài

khoản 111, Tài khoản 112,Tài khoản 113 Có Tài khoản 515.

– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30)

Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số

26 + Mã số 27

Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động tài chính

– Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 31)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: NợTài

khoản 111, Tài khoản 112,Tài khoản 113 Có Tài khoản 411

– Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành (Mã

số 32)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài

khoản 111, Tài khoản 112,Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 411, Tài khoản 419

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tiền thu từ đi vay (Mã số 33)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ Tài

khoản 111, Tài khoản 112,Tài khoản 113 Có TK 171, 3411, 3431, 3432, 41112 và

các TK liên quan khác

– Tiền trả nợ gốc vay (Mã số 34)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài

khoản 111, Tài khoản 112,Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 171, Tài khoản 3411, Tài

khoản 3431, Tài khoản 3432, Tài khoản 41112 và các TK liên quan khác.

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tiền trả nợ gốc thuê tài chính (Mã số 35)

48

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài

khoản 111, Tài khoản 112,Tài khoản 113  Nợ TK 3412

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 36)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài

khoản 111, Tài khoản 112,Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 421, Tài khoản 338

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40)

Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35 + Mã số

36.

Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ

– Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50)

+ Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40.

+ Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).

– Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60)

+ Chỉ tiêu này được lấy từ số liệu trên chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” đầu

kỳ báo cáo (Mã số 110, cột “Số đầu kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán).

– Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (Mã số 61)

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản 111, Tài

khoản 112, Tài khoản 113, Tài khoản 128 và các tài khoản liên quan (chi tiết các

khoản thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền đối ứng với sổ kế toán chi tiết TK

4131 trong kỳ báo cáo.

+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu có lãi tỷ giá và được ghi bằng số

âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu phát sinh lỗ tỷ giá.

– Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70)

+ Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã số 61.

+ Chỉ tiêu này phải khớp với chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” cuối kỳ báo

cáo (Mã số 110, cột “Số cuối kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán).

c. Quy trình lập và trình bày Thuyết minh báo cáo tài chính

49

Thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời

của Báo cáo tài chính DN dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi

tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần

thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác

nếu DN xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính.

Khi lập Báo cáo tài chính năm, DN phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài

chính theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và

hướng dẫn tại Chế độ Báo cáo tài chính này.

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính của DN phải trình bày những nội dung

dưới đây:

+ Các thông tin về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách

kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan

trọng;

+ Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình

bày trong các Báo cáo tài chính khác (Các thông tin trọng yếu);

+ Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính

khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính

của DN.

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống.

DN được chủ động sắp xếp số thứ tự trong thuyết minh Báo cáo tài chính theo cách

thức phù hợp nhất với đặc thù của mình theo nguyên tắc mỗi khoản mục trong Bảng

cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền

tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh Báo cáo

tài chính.

Khi lập thuyết minh báo cáo tài chính DN căn cứ vào các tài liệu sau:

+ Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;

50

+ Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp

chi tiết có liên quan;

+ Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước;

+ Căn cứ vào tình hình thực tế của DN và các tài liệu liên quan.

b. Quy trình lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

Hiện nay việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất đang chịu sự điều

chỉnh của chuẩn mực kế toán VAS 25 và thông tư 202/2014/TT-BTC.

d. Chuẩn mực VAS 25 “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư

vào các công ty con”.

Chuẩn mực này được ban hành theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30

tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc,

phương pháo lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn gồm

nhiều công ty chịu sự kiểm soát của một công ty mẹ và kế toán khoản đầu tư vào

công ty con trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.

- Phạm vi phạm vi áp dụng:

Tất cả các công ty mẹ phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, ngoại

trừ công ty mẹ được quy định dưới đây:

e. Công ty mẹ đồng thời là công ty con bị một công ty khác sở hữu toàn bộ

hoặc gần như toàn bộ và nếu được các cổ đông thiểu số trong công ty chấp thuận thì

không phải lập và trình báo cáo tài chính hợp nhất.

f.Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất các báo cáo tài chính của tất

cả các công ty con ở trong và ngoài nước ngoại trừ các công ty con được đề cập

dưới đây:

g. Quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời vì công ty con này chỉ được

mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong tương lai gần (dưới 12 tháng), hoặc;

h. Hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian dài và điều này ảnh

hưởng đáng kể tới khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.

Quy trình hợp nhất:

51

Khi hợp nhất báo cáo tài chính, báo cáo tài chính của công ty mẹ sẽ được hợp

nhất theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản tương đương của tài sản, nợ

phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác và chi phí. Để báo cáo tài chính

hợp nhất cung cấp được đầy đủ các thông tin tài chính về toàn bộ tập đoàn cũng như

đối với một DN độc lập, cần tiến hành các bước sau:

- Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần

vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ.

- Lợi ích của cổ đông thiểu số trong thu nhập thuần của công ty con bị hợp

nhất trong kỳ báo cáo được xác định và loại trừ ra khỏi thu nhập của tập đoàn để

tính lãi hoặc lỗ thuần có thể xác định trong những đối tượng sở hữu công ty mẹ.

- Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con bị hợp nhất

trong kỳ báo cáo được xác định và loại trừ ra khỏi thu nhập của tập đoàn để tính lãi

hoặc lỗ thuần có thể được xác định cho những đối tượng sở hữu công ty mẹ.

- Số dư tài khoản trên Bảng cân đối kế toán giữa các đơn vị trong cùng tập

đoàn, các giao dịch nội bộ, các khoản lãi nội bộ chưa được thực hiện phát sinh từ

các giao dịch này được loại trừ hoàn toàn. Các khoản lỗ chưa được thực hiện phát

sinh từ các giao dịch nội bộ cũng được loại bỏ trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ

không thể thu hồi được.

- Trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, các khoản đầu tư của công ty

mẹ và các công ty con đã trình bày trên báo cáo tài chính hợp nhất được trình bày

theo phương pháp giá gốc

- Các khoản đầu tư vào các công ty con mà bị loại trừ khỏi quá trình hợp

nhất phải trình bày trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ theo phương

pháp giá gốc.

- Bên cạnh chuẩn mực kế toán VAS 25 còn có thông tư 202/2014/TT-BTC

hướng dẫn cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, thông tư này có một

số đặc điểm mới như sau:

+ Thông tư này hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính

hợp nhất đối với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết và

52

phương pháp kế toán xử lý các giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, giữa

tập đoàn và công ty liên doanh, liên kết.

+ Thông tư này áp dụng cho các DN hoạt động dưới hình thức công ty mẹ -

công ty con thuộc các ngành, các thành phần kinh tế khi lập và trình bày Báo cáo tài

chính hợp nhất.

DN được vận dụng các nguyên tắc hợp nhất của Thông tư 202/2014/TT-BTC

này để lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa DN và các đơn vị trực thuộc không có tư

cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.

1.2.2. Lập và trình bày báo cáo kế toán quản trị

1.2.2.1. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo kế toán quản trị

Khác với báo cáo tài chính, thông tin trên báo cáo quản trị không chịu sự chi

phối của các nguyên tắc, các chuẩn mực kế toán được thừa nhận chung. Tiêu chuẩn

duy nhất đối với thông tin trên báo cáo kế toán quản trị là tính có ích của thông tin.

Do đó, yêu cầu đối với báo cáo quản trị thể hiện ở khía cạnh quan trọng là phải

cung cấp thông tin có ích cho những người sử dụng với các cấp quản trị vào thời

điểm thích hợp với chi phí xử lý thông tin cho phép. Thông tin nội bộ có tính chất

tùy ý và những người thiết lập hệ thống thông tin kế toán nên cân nhắc:

- Thông tin nào nên được tạo ra để sử dụng?

- Thông tin được tạo ra cho ai sử dụng?

- Thông tin được báo cáo thường xuyên ra sao?

- Giá trị của thông tin có lơn hơn chi phí của việc cung cấp thông tin hay

không?

Vậy, các yêu cầu đặt ra đối với báo cáo quản trị là nhằm hướng tới tính có ích

của thông tin.

Theo thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài

chính về việc hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị tại điều 6 phần I có quy định về

yêu cầu thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị như sau:

53

- Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần phải xây dựng phù hợp yêu cầu cung

cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng DN cụ thể.

- Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và

đảm báo tính so sánh được của thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra

các quyết định kinh tế của DN.

- Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù hợp

với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể thay đổi

theo yêu cầu quản lý của các cấp.Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chủ yếu trong

DN thường gồm:

+ Hệ thống báo cáo định hướng hoạt động SXKD (dự toán, kế hoạch): Nhằm

cung cấp các thông tin định hướng, các chỉ tiêu kế hoạch để chuẩn bị các điểu kiện

đảm bảo và tổ chức triển khai trêntất cả cáclĩnh vực hoạt động của đươn vị, là thước

đo đánh gái kết quả thực hiện.

+ Hệ thống báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Cung cấp các thông tin về

tình hình thực hiện của các hoạt động của DN trên các lĩnh vực hoạt động kinh

doanh, là cơ sở để nhận định kiểm soát , đánh giá và điều chỉnh tình hình thực hiện.

Một số báo cáo như: Báo cáo sản lượng dở dang, Báo cáo chi phí và giá thành công

trình lũy kế; Báo cáo so sánh chi phí và sản lượng lũy kế; Báo cáo thực hiện

kếhaochj tài chính năm nay và kế hoạch năm sau; Báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn

kho nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa; Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời

hạn nợ, khách nợ và khả năng thu nợ; Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả

theo thời hạn nợ và chủ nợ; Báo cáo chi tiết tăng, giảm vốn chủ sở hữu,…

+ Hệ thống báo cáo biến động kết quả và nguyên nhân của các hoạt động kinh

doanh: Phản ánh các thông tin chênh lệch giữa thực hiện với dự toán và nguyên

nhân gây nên sự chênh lệch đó để giúp nhà quản lý kiểm soát, đánh giá tình hình và

đánh giá nguyên nhân biến động. Một số báo cáo gồm: Phân tích tình hình tài chính

doanh nghiệp; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kếhaochj

sản xuất và tài chính; Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của từng hạng

mục công trình;…

54

+ Hệ thống báo cáo quản trị khác: căn cứ vào yêu cầu của nhà quản lý, ban

quản trị từng giai đoạn cụ thể thì DN cần lập một số báo cáo như: Báo cáo tiến độ

sản xuất thi công, báo cáo tình hình đầu tư và sử dụng vốn đầu tư….

1.2.2.2. Trình tự lập và trình bày báo cáo quản trị

- Cơ sở lập báo cáo kê táon quản trị: Các sổ chi tiết, sổ tổng hợp doanh thu, chi

phí, các thẻ định mức,…

- Phương pháp lập

Bước 1: Xác định yêu cầu báo cáo quản trị cần lập thuộc loại nào. Lựa chọn

mẫu biểu phù hợp của DN.

Bước 2: Lọc số liệu cần thiết ở các sổ chi tiết và sổ tổng hợp có lien quan điền

vào các cột, hàng tương ứng trên mẫu biểu chọn sẵn.

Bước 3: Sử dụng phương pháo thống kê, phân tích để tính toán số liệu.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá, Kết luận.

1.3. Kinh nghiệm lập và trình bày báo cáo kế toán trên thế giới.

1.3.1. Kinh nghiệm lập và trình bày báo cáo tài chính ở các nước trên

thế giới.

a, Kinh nghiệm lập và trình bày báo cáo tài chính của Mỹ

Báo cáo tài chính tại Mỹ là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực

trạng tài chính của DN cho những đối tượng quan tâm cả trong và ngoài DN. Các

báo cáo tài chính của bất cứ DN nào tại Mỹ cũng bắt buộc phải có 4 loại báo cáo:

Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu,

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Ngoài ra, hệ thống báo cáo tài chính của Mỹ còn báo gồm những báo cáo đặc

thù sau: Báo cáo quản lý; Báo cáo của kiểm toán viên độc lập; Thuyết minh báo cáo

tài chính; Báo cáo tài chính về tình hình kinh doanh trong 5 hoặc 10 năm; Các dữ

liệu theo quý khác;Các báo cáo tài chính hợp nhất khác được yêu cầu; Các báo cáo

tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phải được lập định

kỳ ba tháng một. Các báo cáo này được tóm tắt, không cần thiết phải kiểm toán mà

chỉ cần chữ kỹ xác nhận tính chính xác của người quản lý.

55

Các nguyên tắc cơ bản trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính Mỹ, bao

gồm:

- Hoạt động liên tục;

- Cơ sở dồn tích;

- Nhất quán;

- Trọng yếu và tập hợp;

- Bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả, thu nhập và chi phí trình bày

trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trù khi một chuẩn mực kế toán khác qui

định hoặc cho phép bù trừ.

- Có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để

so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số

liệu trong báo cáo tài chính của các kỳ trước.

Báo cáo tài chính của DN phải được lập ít nhất cho kỳ kế toán năm. Trường

hợp đặc biệt, một DN có thể thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập

báo cáo tài chính cho một niên độ kế toán có thể dài hơn hoặc ngắn hơn một năm

dương lịch và việc thay đổi này cần được thuyết minh.

Báo cáo tài chính có thể được trình bày bày một năm trong một số trường hợp.

Công ty đại chúng phải theo quy định của SEC thì bảng cân đối phải lập cho 2 năm

gần đây nhất, trong khi các báo cáo khác phải bao gồm thời gian ba năm kết thúc

vào ngày trong bảng cân đối kế toán.

DN có thể lựa chọn việc trình bày hoặc không trình bày riêng biệt các tài sản

và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn. Trường hợp khoản nợ vi phạm giao ước

thì không được trình bày ở hiện tại nếu một thỏa thuận cho vay để từ bỏ quyền yêu

cầu trả nợ cho hơn một năm tồn tại trước khi báo cáo tài chính được ban hành hoặc

có sẵn được phát hành

Phân loại dựa theo tính chất của tài sản hoặc trách nhiệm liên quan đến, được

yêu cầu.

Việc vận dụng chuẩn mực kế toán và các quy định để lập và trình bày báo cáo

tài chính của Mỹ linh hoạt đối với DN.

56

b, Kinh nghiệm lập và trình bày báo cáo tài chính của Pháp

Các báo cáo tài chính của DN Pháp là những bản phúc trình về tình hình hoạt

động của DN cho các cơ quan có thẩm quyền: hội đồng quản trị, cơ quan thuế, các

cơ quan chủ quản ngành… Báo cáo tài chính thường được lập định kỳ hang quý , 6

tháng, 9 tháng, cuối năm tài chính hoặc bất thường khi cần có số liệu để kiểm tra.

Hệ thống báo cáo tài chính của Pháp, có hai loại mẫu biểu chủ yếu là: Bảng

tổng kết tài sản và bảng kết quả niên độ.

Bảng tổng kết tài sản là một tài liệu tổng hợp các thông tin về tài sản và nguồn tài

trợ vào ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Bảng tổng kết tài sản được chia làm 2 phần:

- Bên trái phản ánh tài sản theo thứ tự tính thanh khoản tăng dần

- Bên phải phản ánh nguồn hình thành tài sản theo trình tự tính tự chủ về

nguồn vốn giảm dần.

Nguyên tắc chung để lập bảng tổng kết tài sản là cần tính số dư cuối kỳ trên

các tài khoản kế toán. Các tài khoản kế toán có số dư nợ được ghi vào bên tài sản

của bảng tổng kết tài sản, còn các tài khoản có số dư có được ghi vào bên nguồn tài

trợ của bảng tổng kết tài sản. Tuy nhiên có một số trường hợp như: các tài khoản

khấu hao bất động sản và dự phòng giảm giá tài sản có số dư có nhưng nó được

dung để điều chỉnh cho các tài sản nên những tài khoản này được phản ánh ở bên tài

sản để tính giá trị còn lại hay giá trị thực của taì sản. Tài khoản kết quả niên độ

trong trường hợp DN lỗ, tài khoản này có số dư bên nợ nhưng vẫn được phản ánh ở

nguồn tài trợ bằng cách ghi số âm.

Bảng kết quả niên độ là báo cáo phản ánh kết quả hoạt động của DN thông

qua chỉ tiêu lãi, lỗ. Kết quả lãi, lỗ được xác định bằng cách so sánh hai yếu tố: thu

nhập và chi phí.

Kết quả được xác định chung cho các hoạt động và xác định riêng cho từng

hoạt động.

(2) Bài học kinh nghiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính cho Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển hiện nay của Việt Nam, hệ

thống kế toán của Việt Nam đang ngày càng có nhiều thay đổi để tiến gần hơn nữa

với các quy định, đặc biệt là chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc lập và trình bày báo

57

cáo tài chính cũng sẽ có những học hỏi kinh nghiệm để làm sao phù hợp với các

DN, trong đó ngày càng đông các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hệ

thống báo cáo tài chính của chúng ta sẽ có tính linh hoạt hơn trong việc vận dụng

chuẩn mực sao cho thích ứng với nhiều DN có loại hình khác nhau.

1.3.2. Kinh nghiệm lập báo cáo quản trị ở một số quốc gia trên thế giới

a, Kinh nghiệm lập báo cáo quản trị của Mỹ

Tại Mỹ, KTQT trong doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ là nền KTQT tiên phong

trên thế giới với khuynh hướng cung cấp thông tin hữu ích, thiết lập các quyết định

quản lý bằng những mô hình, kỹ thuật định hướng thông tin.

Hệ thống báo cáo quản trị tại Mỹ gồm một số nhóm báo cáo chính sau: báo

cáo để kiểm soát và định hướng chi phí , sản xuất; Báo cáo để hoạch định và kiểm

soát tài chính hoạt động SXKD; Báo cáo để giảm nhưng tổn thất nguồn lực kinh tế

sử dụng của quy trình SXKD; Báo cáo về hiệu quả các nguồn lực kinh tế tạo ra giá

trị.

Ở Mỹ, KTQT là công việc riêng của DN nên nhà nước không can thiệp sâu

vào chuyên môn, nghiệp vụ. Mỗi doanh nghiệp xây dựng hệ thống báo cáo quản trị

riêng của mình vì vậy có rất nhiều mô hình KTQT và báo cáo KTQT khác nhau, tuy

nhiên, đa số chúng đều được lập theo phương pháp kỹ thuật định lượng thông tin.

b, Lập và trình bày báo cáo KTQT tại Pháp

Nền kinh tế thị trường đã xuất hiện khá lâu ở Pháp trước cả Mỹ nhưng KTQT

trong DN hình thành, phát triển chậm hơn KTQT trong DN tại Mỹ. KTQT ở đây

được hình thành với mục đích ban đầu chủ yếu là cung cấp thông tin để cơ quan

quản lý chức năng của nhà nước giám sát chi phí hoạt động DN nên KTQT gần như

là sự chi tiết thêm thông tin KTTC, kế toán chi phí khuôn mẫu. Hệ thống kế toán

quản trị ở Pháp được xây dựng gắn kết với báo cáo tài chính, quan hệ mật thiết với

các chính sách chung, chịu ảnh hưởng sự can thiệp trực tiếp bằng luật pháp của Nhà

nước và đề cao thông tin định lượng, nhưng khuynh hướng trọng tâm là thông tin

kiểm soát nội bộ. Vì vậy, hệ thống báo cáo KTQT của các DN Pháp rất khuôn mẫu,

và độ linh hoạt không cao. Với quan điểm là một công cụ cung cấp thông tin kiểm

58

soát, hệ thống báo cáo KTQT ơ Pháp luôn được xây dựng và lập bởi một bộ phận

thuộc kế toán tài chính đảm nhiệm.

c, Bài học kinh nghiệm cho việc lập và trình bày báo cáo KTQT cho Việt Nam

+ Xây dựng hệ thống báo cáo KTQT cho các DN phụ thuộc vào điều kiện thực

tiễn và nhu cầu quản lý ở từng cấp và từng đối tượng nhằm cung cấp cho các nhà

quản trị kiểm soát được hoạt động SXKD.

+ Xây dựng toàn bộ các dự toán theo yếu tố chi phí hay theo khoản mục chi

phí để từ đó khái quát hóa chi phí của từng bộ phận và phân tích chânh lệch giữa dự

toán và kết quả thực hiện, phát hiện các nguyên nhân sai lệch.

+ Điểm quan trọng để làm cơ sở lập nên hệ thống báo cáo KTQT là hiểu được

bản chất của từng yếu tố chi phí phát sinh, từ đó phân loại các yếu tố chi phí thành

biến phí và định phí góp phần kiểm soát chi phí và dự toán chi phí cho kỳ tới, cho

các phương án kinh doanh sắp lựa chọn.

+ Lập các báo cáo KTQT sao cho phản ánh được mối quan hệ giữa chi phí,

sản lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ và lợi nhuận thu được để nàh quản trị đưa ra

các quyết định cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm, cơ cấu như thế nào với

các nguồn lực sẵn có của DN để đạt mức lợi nhuận thuần như dự kiến. Từ đó, có

căn cứ định giá bán cho phù hợp để thỏa mãn nhu cầu thị trường và khai thác tối đa

tiềm năng của DN.

+ Tổ chức bộ máy KTQT và KTTC có sự kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm tiết

kiệm chi phí và thuận tiện cho việc lập và trình bày báo cáo KTQT của DN.

59

60

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Báo cáo kế toán là phương tiện truyền tài thông tin tài chính đặc biệt quan

trọng đến những đối tượng sử dụng thông tin cả trong và ngoài doanh nghiệp. Báo

cáo kế toán được lập, trình bày theo các nguyên tắc và quy trình theo quy định của

luật, chuẩn mực kế toán Việt Nam, thông lệ kế toán quốc tế và yêu cầu của nhà

quản trị. Báo cáo kế toán bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị.

Báo cáo kế toán tài chính được lập, trình bày theo quy định của luật chuẩn mực kế

toán của nhà nước, gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kế quả hoạt động kinh

doanh, báo caso lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Bên cạnh báo

cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị là một loại báo cáo mang tính chất nội và

được lập theo yêu cầu của từng doanh nghiệp, sao cho phù hợp với đặc thù sản xuất

kinh doanh của đơn vị. Nắm bắt được tinh thần lập, trình bày báo cáo kế toán để

doanh nghiệp áp dụng, thực hiện lập, trình bày báo cáo kế toán hiệu quả nhất cho

doanh nghiệp mình.

61

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾ TOÁN

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9 – VINACONEX 9

2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1. Giới thiệu chung

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9

Tên Tiếng Anh : CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO 9

Tên viết tắt : VINACONEX 9 JSC

Trụ sở chính : Tầng 4&5 Toà nhà Vinaconex 9, Lô HH2-2 - Đường

Phạm Hùng – Phường Mễ Trì - Quận Nam Từ Liêm– TP. Hà Nội

Điện thoại : (84.4) 3554 0606

Fax : (84.4) 3554 0615

Website : h t tp : / /w w w. v i n ac o n e x - 9 . v n

Giấy CNĐKKD: số 0101051096 do Sở Kế hoạch - Đầu tư Tp. Hà Nội

thay đổi lần thứ 2 ngày 12/09/2006, thay đổi lần thứ 3 ngày 30/10/2007, thay đổi

lần thứ 4 ngày 06/07/2010, thay đổi lần thứ 5 ngày 27/05/2011, thay đổi lần thứ 6

ngày 20/04/2012, thay đổi lần thứ 7 ngày 28/07/2014.

Vốn điều lệ : 120.000.000.000 (Một trăm hai mươi tỷ) đồng

Tài khoản số : 4501 000 000 1313

Tại : Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Tây

Mã cổ phiếu : VC9

Sàn niêm yết : Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội Ngày giao dịch đầu

tiên: 05/11/2009

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải: dịch vụ trông giữ xe;

- Dịch vụ quản lý bất động sản;

- Khai thác, kinh doanh nước sạch, năng lượng điện;

62

- Xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng;

- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông, lâm,

thủy sản, hàng tiêu dùng, đồ gỗ nội ngoại thất phục vụ sản xuất và tiêu dùng;

- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị ngành xây dựng;

- Kinh doanh phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinh

doanh bất động sản;

- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng nhà ở, các

công trình giao thông, thủy lợi, bưu điện, cấp thoát nước, nền móng, các công

trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, các công trình đường dây và trạm

biến thế;

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Quá trình hình thành và phát triển với các mốc thời gian như sau:

- Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 129/BXD-TC ngày

15/11/1977 của Bộ

xây dựng về việc thành lập Công ty xây dựng số 9 trực thuộc Bộ xây dựng.

- Quyết định thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước số 050A/BXD-TCLĐ

ngày 12/02/1993 của Bộ xây dựng về việc thành lập Công ty xây dựng số 9 trực

thuộc Bộ xây dựng.

- Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 992/BXD-TCLĐ ngày

20/11/1995 của Bộ xây dựng về việc thành lập Tổng công ty xuất nhập khẩu xây

dựng Việt Nam trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị của Tổng công ty xuất

nhập khẩu xây dựng Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng.

- Quyết định số 123 QĐ/VC-TCLĐ ngày 21/02/2001 của Tổng công ty xuất

nhập khẩu xây dựng Việt Nam về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh cho Công ty

xây dựng số 9.

- Giấy chứng nhận ĐKKD số 113152 ngày 10/07/2000, giấy chứng nhận bổ

sung ngành nghề kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội lần 1 ngày

28/02/2001, lần 2 ngày 25/01/2002, lần 3 ngày 30/08/2002, lần 4 ngày 11/04/2003.

- Quyết định số 1181/QĐ-BXD ngày 19/09/2002 của Bộ xây dựng về việc

công nhận khả năng thực hiện các phép thử của phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng

Công ty xây dựng số 9.

63

- Quyết định số 1737/QĐ-BXD ngày 04/11/2004 của Bộ xây dựng về việc

chuyển Công ty xây dựng số 9 thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt

Nam thành công ty cổ phần.

- Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103007318 ngày 08/04/2005

- Quyết định số 1935 QĐ/VC-TCLĐ ngày 31/10/2005 của Hội đồng quản trị

Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - Vinaconex về việc xếp hạng

doanh nghiệp hạng I đối với Công ty cổ phần xây dựng số 9.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty cổ phần về

việc chuyển từ ĐKKD số 0103007318 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch

và đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày 08/04/2005; đăng ký thay đổi lần 4 ngày

06/07/2010 do Phòng đăng ký kinh doanh số 02 Sở kế hoạch và đầu tư thành phố

Hà Nội cấp.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần (mã số doanh

nghiệp 0101051096) đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 27/05/2011 do Phòng đăng ký

kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần (mã số doanh

nghiệp 0101051096) đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 20/04/2012 do Phòng đăng ký

kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

* Địa bàn hoạt động:

Hiện nay, Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 đã tham gia thi công tại nhiều công

trình công nghiệp, dân dụng trên khắp cả nước, tập trung nhiều nhất tại các tỉnh

miền Bắc, và hiện đang mở rộng ra khu vực nước ngoài với dự án : Tổ hợp khách

sạn 5 sao Viêng Chăn – Lào.

*Một số công trình tiêu biểu:

- Khu đô thị mới Thành phố Giao Lưu - Hà Nội

- Khu đô thị mới Splendora Bắc An Khánh - Hà Nội

- Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa

- Nhà máy lúa mỳ Cái Lân - Quảng Ninh

- Nhà máy giấy An Hòa - Tuyên Quang

- Nhà máy xi măng Công Thanh - Thanh Hóa

- Khu đô thị mới Nghi Phú - Nghệ An

64

- Đài truyền hình Nghệ An - Nghệ An

- Ký túc xá sinh viên ĐH Quốc Gia TP HCM - TP HCM

- Nhà máy xi măng Hà Tiên - Kiên Giang

- Tổ hợp khách sạn 5 sao Viêng Chăn - Lào

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tô chức công ty (Phụ lục số 01)

*Chủ tịch hội đồng quản trị:

Chủ tịch HĐQT có quyền hạn và nhiệm vụ sau:

Thay mặt HĐQT ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do

chủ sở hữu Nhà nước đầu tư cho tổng công ty; quản lý tổng công ty theo quyết định

của HĐQT.

Tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, dự án đầu tư qui

mô lớn, phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của tổng công ty để trình

HĐQT;

Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; quyết định chương trình,

nội dung họp và tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của

HĐQT;

Thay mặt HĐQT ký các nghị quyết, quyết định của HĐQT;

Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của

HĐQT; có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc trái với các nghị

quyết, quyết định của HĐQT;

Các quyền khác theo phân cấp, uỷ quyền của HĐQT, ngời quyết định thành

lập Tổng công ty.

* Ban kiểm soát:

HĐQT thành lập Ban kiểm soát để giúp HĐQT kiểm tra, giám sát tính hợp

pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong

ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết,

quyết định của HĐQT, của TGĐ, bộ máy quản lý công ty và các đơn vị thành viên.

65

Trưởng Ban kiểm soát là thành viên HĐQT và một số thành viên khác do

HĐQT quyết định.

*Ban Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.

+ TGĐ do HĐQT công ty tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp

đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động với sự chấp thuận của cơ quan quyết

định chuyển đổi tổ chức công ty mẹ – công ty con. TGĐ là người điều hành hoạt

động hàng ngày của công ty; chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về

thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

+ Phó Tổng giám đốc giúp việc TGĐ điều hành Công ty theo sự phân công và

uỷ quyền của TGĐ, chịu trách nhiệm trước TGĐ về nhiệm vụ đợc TGĐ phân công

hoặc uỷ quyền.

+ Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham

mưu, giúp việc HĐQT; TGĐ trong quản lý, điều hành công việc.

* Các đơn vị trực thuộc và chi nhánh: ( Chức năng của các đơn vị trực

thuộc và chi nhánh, mối quan hệ giữa đơn vị trực thuộc và chi nhánh./.)

2.1.3. Tổ chức nhân sự và các chính sách nhân sự

Số lượng cán bộ, nhân viên

Tính đến thời điểm 31/12/2014. Công ty có 1.924 CBCNV.

66

Bảng 2.1.3. Phân loại đối tượng lao động của công ty:

Phân loại theo đối tượng lao động Phân loại theo giới tính

TrongDanhsách

Hợp đồng Tổng số Nam Nữ Tổng số

Cán bộ quản lý và nhân viên

279 5 284 Cán bộ quản lý và nhân viên

217 67 284

Công nhân tại công trường

515 1.125 1.640 Công nhân tại công trường

1.631 9 1.640

( Nguồn: Phòng Tổ chức – nhân sự Công ty Cổ phần xây dựng số 9)

2.1.4. Tổ chức công tác kế toán

2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty ( Phụ lục 02. Sơ đồ tổ chức bộ máy

kế toán của công ty)

Theo sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Xây dựng số 9, tóm

lược như sau: chịu trách nhiệm về bộ phận kế toán tài chính trước ban lãnh đạo

công ty và pháp luật là kế toán trưởng của công ty Cổ phần Xây dựng số 9.

- Chi nhánh Ninh Bình hạch toán kế toán phụ thuộc sau đó nộp về công ty mẹ

để tiến hành hạch toán BCTC tổng hợp của công ty mẹ.

- Các đơn vị thuộc cơ quan công ty và các đội công tình thì đều có cán bộ

kế toán của phòng kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng số 9 phân công chịu

trách nhiệm công tác kế toán tại đơn vị, ban dự án, ban điều hành đó theo mẫu sổ

của Công ty, sau đó cuối kỳ kế toán sẽ được tập hợp nộp lại công ty để là BCTC

tổng hợp. ( Anh giúp em chi tiết hơn về tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc:

67

nhiệm vụ của kế toán đơn vị trực thuộc là gì? Những tài liệu mà các đơn vị trực

thuộc nộp lại cho công ty là những tài liệu gì? Hạch toán kế toán ở các đội thi

công khác với ở chi nhánh ntn?)

2.1.4.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty

Với đặc thù là một doanh nghiệp xây lắp, địa bàn hoạt động và yêu cầu cung

cấp thông tin tài chính kế toán,... nên công ty lựa chọn loại hùnh tổ chức công tác kế

táon theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Ngoài bộ phận kế toán chung của

công ty, thì tại chi nhánh, các đơn vị trực thuộc cấp dưới cũng có cán bộ kế toán

thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo yêu cầu của đơn vị. Bộ phận kế toán tổ chức

thực hiện các phần hành kế toán ở cấp trên, hướng dẫn, kiểm tra công việc kế toán ở

tất cả các đơn vị kế toán và nhân viên kế toán chi nhánh; bộ phận kế toán ở cấp trên

cũng thực hiện thu nhận các báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc gửi lên, tổng

hợp số liệu báo cáo tổng hợp cho toàn đơn vị. Bộ máy kế toán của công ty được thể

hiện qua sơ đồ:

2.1.4.3. Sơ đồ kế toán của công ty (Phụ lục 03)

Kế toán trưởng: Là người phụ trách chuyên môn, chịu trách nhiệm trước ban

lãnh đạo công ty về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của đơn vị.

Bộ phận kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế

toán khác để tập hợp, kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm, dịch vụ cung cấp. Lập các báo cáo tài chính theo quy định và các báo cáo kế

toán khác theo yêu cầu của nàh quản trị doanh nghiệp.

Bộ phận kế toán văn phòng:

Kế toán ngân hàng: Chịu trách nhiệm riêng về mọi giao dịch, hoạt động với

ngân hàng.

Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt và lập các báo cáo

quỹ theo yêu cầu của công ty.

Kế toán TSCĐ, vật tư, CCDC: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm, xác

định khấu hao TSCĐ, lập các báo cáo, hồ sơ thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Kế toán

thống kê, theo dõi tình hình biến động của các loại vật tư, CCDC của toàn công ty.

68

Lập báo cáo chi tiết, tổng hợp về tình hình TSCĐ, vật tư, CCDC theo yêu cầu của

quản lý.

Kế toán công nợ: Ghi chép, theo dõi, kiểm tra,đối chiếu công nợ của các cá

nhân, các chi nhánh của công ty về tiền đã tạm ứng và số tiền đã hoàn ứng; theo dõi,

kiểm tra, ghi chép, lập báo cáo về tình hình công nợ giữa công ty và các đơn vị

ngoài công ty trong hoạt động mua bán vật tư, vật liệu, cung cấp dịch vụ... Xác định

các khoản bợ đến hạn, quá hạn, khôngt hể thu hồi để phục vụ cho nhà quản trị đưa

ra các quyết định phù hợp. Lập báo cáo theo yêu cầu của nhà quản trị.

Kế toán tiền lương: Ghi chép, phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động,

chất lượng công việc; tình tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản tiền

BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trừ và thu nhập của người lao động và khoản công

ty phải nộp; trả lương, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, lập kế hoạch quỹ

lương cho kỳ sau...

Kế toán thuế và các khoản đầu tư: Theo dõi các khoản đầu tư của công ty.

Đồng thời theo dõi các khoản phải nộp nhà nước, lập các báo cáo thuế theo quy

định.

Trưởng ban tài chính kế toán tại các đơn vị trực thuộc: phụ trách toàn bộ công

việc tài chính kế toán tại đơn vị trực thuộc, lập báo cáo kế toán định kỳ theo yêu

cầu. Chịu trách nhiệm trước nhà quản lý doanh nghiệp về toàn bộ hoạt động SXKD

gắn liền với tình hình tài chính kế toán tại đơn vị trực thuộc đó.

Bộ phận kế toán tại các đơn vị trực thuộc: Theo dõi, ghi chép, phản ánh, lập

các báo cáo lên công ty theo quy định về toàn bộ hoạt động tại đơn vị các phần hành

như: tiền lương, vật tư, công nợ, tài sản cố định....

Theo kết quả điều tra sơ cấp gồm phát phiếu khảo sát tại phòng kế toán và

các kế toán các đơn vị trực thuộc của công ty có kết quả như sau: ( Phụ lục 17.Phiếu

khảo sát )

- Số phiếu phát ra 50 phiếu

- Số phiếu thu về 50 phiếu

69

Bảng 2.1.4.3: Bảng tổng hợp phiếu khảo sát:

STT Nội dungSố

phiếu phát ra

Số phiếu trả lời

Tỷ lệ(%)

1 Kỳ hạn lập báo cáo tài chính của công ty?

A Hàng tháng 50 0 0

B Hàng quý 50 0 0

C Hàng năm 50 50 100

2 Chế độ kế toán hiện hành công ty áp dụng?

A Quyết định 48/2006/TT-BTC 50 0 0

B Quyết định 15/2006/TT-BTC 50 0 0

C Thông tư 200/2014/TT-BTC 50 50 100

3 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán?

A Việt Nam đồng (VNĐ) 50 50 100

B Đô la Mỹ (USD) 50 0 0

C Khác 50 0 0

4 Đặc điểm hình thức ghi sổ kế toán tại công ty?

A Nhật ký chung 50 50 100

B Chứng từ ghi sổ 50 0 0

C Khác 50 0 0

5Công ty sử dụng hình thức hạch toán hàng tồn

kho nào?A Kê khai thường xuyên 50 50 100

B Kiểm kê định kỳ 50 0 0

C Ý kiến khác 50 0 0

6 Công ty có sử dụng phần mềm kế toán không?

A Có 50 50 100

B Không 50 0 0

(Nguồn: Phiếu khảo sát đặc điểm kế toán Công ty cổ phần xây dựng số 9)

70

Qua bảng tổng hợp trên, rút ra nhận xét vể đặc điểm công ty như sau:

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty Cổ phần xây dựng sô 9 áp dụng chế dộ

kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày

20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã sửa đổi và bổ sung theo qui định tại

Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ tài chính tính

đến ngày 31/12/2014, từ ngày 01/01/2015, công ty áp dụng chế độ kế toán doanh

nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ

trưởng Bộ tài chính.

- Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Báo cáo tài chính được lập bằng đồng

Việt Nam (VNĐ) theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với các quy định chảu Chế độ

kế toán doanh nghiệp.

- Tổ chức vận hành hệ thống chứng từ: Để phản ánh các nghiệp vụ kế toán

phát sinh làm cơ sở ghi sổ kế toán, công ty hiện tại đang sử dụng hệ thống chứng từ

trong kế toán DN gồm: chưng từ lao động tiền lương, chứng từ hàng tồn kho, chứng

từ tài sản cố định,...

- Đặc điểm về hình thức ghi sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán

trên máy vi tính và áo dụng hình thức ghi sổ kế toán “ Nhật ký chung”. Hệ thống sổ

kế toán bao gồm: Sổ nhật ký chung và sổ cái các tài khoản.

- Công ty áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường

xuyên, thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừu, khấu hao TSCĐ

theo phương pháp đường thẳng.

Trình tự ghi sổ: hàng ngày, căn cứ vào các nghiệp vụkinh tế phát sinh và

những chứng từ nhận được, kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của

chứng từ, sau đó tiến hành nhập vào máy tính. Máy tính sẽ tự động xử lý các công

việc tiếp theo theo đúng quy trình hìnhthức sổ kế toán nhật ký chung, sổ cái,.. để kế

táon lưu lại nhằm đảm bảo tính hợp pháp và phục vụ cho công tác kiểm tra kế toán.

71

Sơ đồ 2.1.4.4. Trình tự sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính.

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần xây dựng số 9)

2.2. Thực trạng lập và trình bày báo cáo kế toán tại Công ty cổ phần xây

dựng số 9 – Vinaconex 9

2.2.1. Thực trạng lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xây

dựng số 9

Những nguyên tắc cơ bản trong công tác lập và trình bày báo cáo tài

chính , cụ thể như sau:

- Chi nhánh phải lập báo cáo tài chính riêng và gửi về ban tài chính kế toán

công ty theo đúng quy định ( Anh giúp em bổ sung về phần quy định của công ty về

thời hạn báo cáo riêng của chi nhánh ạ).

- Các đơn vị đội thi công và ban quản lý dự án có kế toán của công ty cử

xuống làm công tác hạch toán kế toán và tổng hợp chứng từ hàng tháng, cuối kỳ tất

cả số liệu và chứng từ được chuyển về công ty để kế toán tổng hợp tại công ty lập

báo cáo tài chính công ty (Vấn đề này anh kiểm tra lại giúp em với anh nhé).

- Căn cứ để lập báo cáo tài chính là số liệu kế toán sau khi đã khóa sổ.

- Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày

nhất quán giữa các kỳ kế toán.

72

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán

cùng loại

Phầm mềm kế toán

Máy vi tính

Sổ kế toán:

Sổ tổng hợp

- Sổ chi tiết

Báo cáo kế toán:

Báo cáo tài chính

Báo cáo KTQT

- Báo cáo tài chính tổng hợp công ty do ban Tài chính kế toán công ty lập

trên cơ sở tổng hợp các số liệu trên báo cáo các đơn vị thành viên và thực hiện theo

phương pháp chủ yếu “hợp cộng” các chỉ tiêu cùng loại. Riêng đối với một số chỉ

tiêu trước khi lên BCTC tổng hợp sẽ được công ty điều chỉnh hoặc loại trừ như:

+ Các giao dịch nội bộ, được hạch toán thông qua tài khoản nội bộ: Tài khoản

136 – Phải thu nội bộ và tài khoản 336 – Phải trả nội bộ. Theo nguyên tắc các tài

khoản nội bộ cuối kỳ thanh toán bù trừ để số dư bằng 0

+ Các khoản kinh phí cấp hoạt động cho các dự án, khoản chênh lệch tỷ giá

ngoại tệ sẽ được quyết toán điều chỉnh giữa các đơn vị nội bộ vào thời điểm lập bảo

cáo tài chính tổng hợp hàng năm.

Đối với báo cáo tài chính riêng của Công ty Cổ phần xây dựng số 9

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính Công ty Cổ phần xây dựng số 9 tuân

thủ theo đúng trình tự chế độ kế toán đã quy định (Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình

bày báo cáo tài chính” và thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày

22/12/2014)

Đối với báo cáo tài chính tổng hợp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 9

Hàng kỳ (tháng, quý, năm) các đơn vị trực thuộc gửi báo cáo tài chính đơn vị

mình về công ty theo đúng mẫu biểu đã quy định. Sau đó phòng kế toán tổng hợp

tiến hành tổng hợp số liệu tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh toàn công ty đồng

thời xử lý số liệu lập báo cáo tài chính tổng hợp toàn công ty và nộp cho các cơ

quan Nhà nước, cấp trên vào thời điểm: kết thúc năm tài chính. Các báo cáo tài

chính tổng hợp của tổng công ty được lập theo trình tự:

Thứ nhất: Trên cơ sở các quy định về mẫu biểu kế toán thống nhất toàn đơn

vị trong toàn công ty. Từng đơn vị sẽ căn cứ vào sổ kế toán chi tiết và tổng hợp tại

đơn vị mình lập bảng tổng hợp gửi về phòng kế toán tổng hợp Công ty.

Đối với các giao dịch nội bộ công ty có liên quan đến từng đơn vị trực thuộc

thì phải gửi chứng từ giao dịch nội bộ hoặc bảng kê giao dịch nội bộ kèm theo như:

……………………………………. để phòng kế toán tổng hợp sẽ làm căn cứ để

73

tổng hợp số liệu trên bảng cân đối kế toán thử trước khi lập báo cáo tài chính tổng

hợp chính thức.

Thứ hai: Phòng kế toán tổng hợp tại công ty tiến hành tổng hợp số liệu trên các

báo cáo tổng hợp của các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc toàn công ty trong kỳ:

Thông thường các chỉ tiêu cùng loại sẽ được thực hiện tổng hợp bằng cách

hợp cộng như: Chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh, doanh thu, tài sản cố định, các

khoản nợ, nguồn vốn kinh doanh và các quỹ khối hạch toán tập trung toàn công ty,

…Tất cả các báo cáo của các đơn vị trực thuộc đều được hợp cộng cùng một lúc.

Đối với các chỉ tiêu cần điều chỉnh sẽ thực hiện điều chỉnh, lập bảng tổng hợp

các bút toán điều chỉnh và thực hiện tính toán tổng hợp trên chỉ tiêu đó trước khi sử

dụng để lập BCTC tổng hợp. ( Cụ thể những chỉ tiêu cần điều chỉnh khi lập báo cáo

kế toán tổng hợp)

BCTC tổng hợp được lập theo từng báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán,

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết

minh BCTC), từng chỉ tiêu của từng báo cáo.

Có thể khái quát trình tự lập báo cáo tài chính tổng hợp tại Công ty Cổ phần

xây dựng số 9 như sau:

74

Chứng từ giao dịch nội bộ

Chứng từ kế toán

Sổ kế toán chi tiết Sổ kế toán tổng hợp

Bảng kê giao dịch nội bộ

Báo cáo tài chính của chi nhánh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP

Sơ đồ 2.2.1: Trình tự lập báo cáo tài chính tổng hợp Công ty Cổ phần

xây dựng số 9

( Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần xây dựng số 9)

2.2.1.1. Lập và trình bày Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần xây dựng sô 9

*Lập và trình bày Bảng cân đối kế toán riêng của Chi nhánh Ninh Bình và văn

phòng Công ty

Việc lập và trình bày BCĐKT riêng của Công ty tuân thủ theo chế độ kế toán

quy định (chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”) và thông tư

200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Cụ thể:

- Cơ sở số liệu để lập BCĐKT riêng của công ty:

+ Bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán năm 2014

+ Số dư các tài khoản loại 1, loại 2,loại 3, loại 4 trên các chi tiết và sổ tổng

hợp cuối kỳ 2015

+ Bảng cân đối sôs phát sinh tài khoản năm 2015

- Phương pháp lập BCCĐKT riêng của công ty

Kế toán trưởng căn cứ vào từng chỉ tiêu cụ thể trên bàng cân đối kế toán để

thu thập số liệu. Nếu một chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán liên quan đến tài khoản

nào thì căn cứ vào số dư của tài khoản đó (tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết) để

phản ánh. Số dư các TK loại 1 và loại 2 được ghi vào bên tài sản, các TK loại 1 và

loại 2 theo nguyên tắc chung thì có số dư bên Nợ, vì vậy TK nào thuộc loại này có

số dư bên Có thì được ghi dưới hình thức ghi số âm(TK 131). Tương tự, số dư các

TK loại 3 và loại 4 sẽ được ghi vào bên Nguồn vốn, các TK loại này theo nguyên

tắc chung có số dư bên Có, vì thế TK nào thuộc loại này có số dư bên Nợ vẫn được

ghi bên Nguồn vốn nhưng được ghi dưới hình thức ghi số âm (TK 331) nhằm phản

ánh chính xác quy mô tài sản hiện có của Công ty. Cuối cùng, BCĐKT phải thể

hiện được phương trình kế toán cơ bản đó là Tổng TS = Tổng NV.

- Quy trình lập và trình bày BCĐKT riêng của công ty trên máy vi tính:

75

Bước 1: Đối chiếu số liệu

Do công tác kế toán của công ty được tiến hành qua phần mềm kế toán Misa

nên công việc đối chiếu số liệu được thực hiện bằng cách chạy các báo cáo chi tiết

tài khoản tài sản, nguồn vốn trên phần mềm kế toán để kiểm tra, đối chiếu số liệu.

+ Nếu không phát hiện chênh lệch, kế toán sẽ khóa sổ kế toán trong phần mềm

kế toán.

+ Nếu phát hiện chênh lệch, kế toán sẽ thực hiện kiểm tra các chứng từ và sổ

kế toán liên quan, thực hiện điều chỉnh số liệu cho khớp.

Bước 2: Chuyển số dư cuối kỳ trước sang đầu kỳ này

Kế toán chạy chức năng trên phần mềm để thực hiện chuyển số dư cuối kỳ

trước sang đầu kỳ này tương ứng với chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán.

Bước 3: In bảng cân đối kế toán từ phần mềm.

Cuối kỳ, sau khi đối chiếu, kết chuyển sô dư, kế toán thực hiện thao tác chạy

báo cáo trên phần mềm để in. Phần mềm kế toán sẽ tự động tổng hợp số liệu lên các

chỉ tiêu bảng cân đối kế toán.

*Lập và trình bày Bảng cân đối kế toán tổng hợp tại Công ty

Bảng cân đối kế toán tổng hợp được tập hợp từ báo cáo tài chính riêng những

đơn vị hạch toán phụ thuộc và chi nhánh theo đúng các mẫu biểu đã quy định, bao

gồm:

- Văn phòng Công ty Công ty cổ phần Xây dựng số 9;

- Chi nhánh Ninh Bình

Căn cứ lập BCTC tổng hợp: Báo cáo tài chính được trình bày bằng đồng Việt

Nam (VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt

Nam, hệ thống kế toán Việt Nam, các quy định hiện hành về kế toán doanh nghiệp

áp dụng cho Công ty Cổ phần xây dựng số 9 theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban

hành ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Về cơ bản BCĐKT tổng hợp của công ty được lập và trình bày theo chuẩn

mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” Cụ thể:

76

Thứ nhất, Phòng kế toán của công ty tập hợp tất cả chứng từ của các đội công

trình, ban quản lý dự án và văn phòng công ty để thực hiện hạch toán và lên báo cáo

tài chính riêng của văn phòng công ty. Đồng thời, nhận báo cáo tài chính riêng của

chi Nhánh Ninh Bình để chuẩn bị tổng hợp báo cáo tài chính tổng hợp của công ty.

Thứ hai, Khi lập BCĐKT tổng hợp kế toán công ty thực hiện việc loại trừ

và điều chỉnh đối với các khoản giao dịch nội bộ như: phải thu, phải trả nội bộ

giữa công ty với chi nhánh, các khoản phải nộp quỹ quản lý cấp trên, các khoản

phải trả công nhân viên theo kế hoạch đầu năm,… Ở với chi nhánh, khi hợp cộng

những tài khoản khác sẽ được kết chuyển và ghi nhận vào BCĐKT thành một

khoản mục khác tương ứng sau đó hợp cộng với Văn phòng công ty.

Thứ ba: Phòng kế toán tổng hợp công ty sẽ tiến hành tổng hợp các báo cáo tài

chính của văn phòng công ty và chi nhánh Ninh Bình theo phương pháp hợp cộng

các chỉ tiêu tương đương và lên Bảng cân đối kế toán toàn công ty. (Phụ lục 04)

2.2.1.2. Lập và trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

(1) Lập và trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng

Tương tự như BCĐKT, BCKQHĐKD riêng của công ty được lập theo đúng

chế độ ban hành về lập và trình bày báo cáo tài chính.

- Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh riêng của

Công ty:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm trước liền kề

+ Sổ Cái các Tài khoản 5,6,7,8,9 có lien quan năm báo cáo

- Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh riêng của

Công ty:

Cuối kỳ kế toán căn cứ vào sổ kế toán của các tài khoản từ TK loại 5 đến TK

loại 9 cũng như BCKQHĐKD kỳ trước để lập các chỉ tiêu tương ứng. Báo cáo kết

quả kinh doanh riêng của Công ty cổ phần xây dựng số 9 được trình bày ở phần phụ

lục của luận văn.(Phụ lục 04)

Trước khi lập báo cáo kết quả kinh doanh, Công ty kiểm tra, rà soát lại các

nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 đã phát sinh và

thực sự hoàn thành đến thời điểm lập BCKQHĐKD

77

Việc ghi chép, phản ánh thông tin chứng từ vào sổ tổng hợp, sổ kế toán chi tiết

đều được nhập máy đầy đủ và chính xác.

Kiểm tra số liệu tổng hợp và tiến hành khóa sổ.

Cuối cùng, lập BCKQHĐKD theo đúng mẫu biểu được ban hành tại thông tư

200/2014/TT-BTC

- Qui trình lập BCKQHĐKD trên máy vi tính:

Bước 1: Đối chiếu số liệu.

Kế toán chạy các báo cáo chi tiết các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 trên phần

mềm kế toán để kiểm tra số liệu.

Nếu số liệu khớp đúng, kế toán khóa sổ.

Nếu số liệu có phát hiện chênh lệch, kế toán thực hiện điều chỉnh, truy kiểm

tra chứng từ liên quan để tìm ra sai sót điều chỉnh kịp thời cho khớp số liệu sau đó

tiến hành khóa sổ kế toán.

Bước 2: Chuyển số dư cuối kỳ trước sang đầu kỳ này

Bước 3: In báo cáo KQHĐKD trên phần mềm ra và cập nhật lên hệ thống

HTKK để phục vụ cho việc công bố báo cáo và gửi nộp cho cơ quan nhà nước có

thẩm quyền liên quan theo luật định.

(2) Lập và trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp tại Công ty

cổ phần xây dựng số 9

BCKQHĐKD được lập chung cho toàn công ty do phòng kế toán tổng hợp

công ty tập hợp các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị phụ

thuộc.. Nghĩa là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập và trình bày trên cơ

sở các nguồn số liệu sau:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của tổng công ty kỳ trước.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng của chi nhánh Ninh Bình và Văn

phòng công ty.

Tương tự như Bảng cân đối kế toán tổng hợp, Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh tổng hợp của công ty cũng được lập theo phương pháp hợp cộng các chỉ tiêu

tương đương nhau sau khi loại trừ các giao dịch nội bộ, phòng kế toán sẽ tiến hành

tổng hợp và lên Báo cáo kết quả kinh doanh. ( Ví dụ một số chỉ tiêu loại trừ:…….)

78

2.2.1.3. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phụ lục 04)

Tại Công ty Cổ phần xây dựng số 9 báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo

phương pháp gián tiếp

(1) Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng

- Cơ sở số liệu:

+ Bảng cân đối kế toán năm 2015 của đơn vị

+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 của đơn vị

+ Sổ kế toán các tài khoản 111,112, 131, 331

+ Sổ kế toán các tài khoản có liên quan khác

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2014

- Quy trình lập:

Bước 1: Đối chiếu số liệu sổ chi tiết các tài khoản 111,112,131,331 và các tài

khoản liên quan khác . Từ đó xác định và phân tích các hoạt động thực thi với nội

dung gì và tiền chi ra đó là thuộc hoạt động nào của doanh nghiệp.

Bước 2: Khóa sổ kế toán

Sau khi kiểm tra đối chiếu, kế toán tiến hành kháo sổ để đảm bảo tính chính

xác của thông tin của các tài khảon tại thời điểm lập báp cáo.

Bước 3: Chuyển số dư cuối kỳ trước sang đầu kỳ này

Bước này sử lý bằng thao tác kết chuyển tự động trên phần mềm.

Bước 4: In báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp từ

phần mềm.

Yêu cầu: Báo cáo in ra phải đảm bảo tiền và tương dương tiền cuối kỳ trên

báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng khoản tiền và tương đương tiền trên bảng cân

đối kế toán.

b, Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp của công ty

Sau khi lập xong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của văn phòng công ty và chi

nhánh Ninh Bình thì ta tiến hành tổng hợp báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho toàn công

ty bằng cách hợp cộng các chỉ tiêu tương đương lại với nhau.

79

2.2.1.4. Lập và trình bày thuyết minh báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây

dựng số 9 (Phụ lục 04)

Thuyết minh báo cáo tài chính được lập để giải trình và bổ sung thông tin về

tình hình hoạt đôgn jsản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Công ty trong kỳ

báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.

* Cơ sở lập Thuyết minh báo cáo tài chính

- Các sổ kế toán năm báo cáo

- Bảng cân đối kế toán năm báo cáo

- Báo cáo kết quả kinh doanh năm báo cáo

- Thuyết minh báo cáo tài chính năm trước liền kề

* Quy trình lập và trình bày Thuyết minh báo cáo tài chính của Văn phòng

công ty và chi nhánh Ninh Bình.

Đối với thuyết minh báo cáo tài chính thì các phần mềm kế toán không thiết

lập chức năng lập trên phàna mềm. Vì vậy mà Thuyết minh báo cáo tài chính được

lập như sau:

Bước 1: Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết năm báo cáo với bảng

cân đối kế toán năm báo cáo, báo cáo kết quả kinh doanh năm báo cáo, báo cáo lưu

chuyển tiền tệ năm báo cáo, kiểm tra thuyết minh báo cáo năm trước liền kề để đưa

vào cột năm trước.

Bước 2: Căn cứ thuyết minh báo cáo tài chính năm trước kiền kề, kế toán điền

lần lượt vào các mục. Nếu trong năm tài chính hiện hành có thay đổi hay bổ sung kế

toán phải giải trình.

Bước 3: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm báo cáo , các sổ chi tiết tài

khoản 111,112,131,331,152,211,... để điền vào mục V

Bước 4: Căn cứ báo cáo kết quả kinh doanh năm báo cáo, cáo sổ chi tiết các

tào khoản 511, 512, 621,622,... để điền vào mục VI

Bước 5: Căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo, và sổ chi tiết tài

khoản 711, 811,... để điền vào mục VII

Bước 6: Điền vào mục VIII – những thông tin bổ sung.

* Lập Thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp cho Công ty

80

Sau khi đã lập được thuyết minh báo cáo tài chính riêng của Văn phòng công

ty và chi nhánh thì kế toán tổng hợp Công ty tiến hành tồng hợp Thuyết minh báo

cáo tài chính theo phương pháp cộng hợp các chỉ tiêu tương đương và loại trừ đi các

giao dịch nội bộ của công ty tạo thành Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty.

Nội dung và phương pháp lập Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty thực

hiện theo đúng quy định của Bộ tài chính về chế độ báo cáo tài chính.

2.2.2 Thực trạng lập báo cáo kế toán quản trị công ty cổ phần xây dựng số 9

– Vinaconex 9.

Công ty cổ phần xây dựng sô 9, tổ chức KTTC kết hợp cùng KTQT và không

tách bạch. Tuy nhiên, tổ chức KTTC dễ dàng được nhận biết trong công ty là tổ

chức KTQT. Nhân viên thực hiện công tác KTTC và KTQT cũng không tách bạch

rõ ràng. Các báo cáo KTQT được lập theo yêu cầu của các cấp quản lý và ban quản

trị của công ty, tùy loại báo cáo KTQT thì cán bộ kế toán tổng hợp công ty phần

hành chuyên trách sẽ được phân công thực hiện.

Báo cáo KTQT bao gồmcác báo cáo định kỳ; Báo cáo thực hiện và báo cáo dự

toán. Các báo cáo KTQT này được xây dựng để phục vụ cho công tác ra quyết định

của nhà quản lý công ty. Các báo cáo này góp phần quan trọng cho việc ra quyết

định sản xuất kinh doanh của công ty được kịp thời, hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Công ty cổ phần xây dựng số 9 đã xây dựng hệ thống báo cáo phục vụ việc ra

quyết định cho nhà quản trị doanh nghiệp bao gồm 2 nhóm với các loại báo cáo sau:

+ Báo cáo sản lượng: Báo cáo sản lượng dở dang; báo cáo chí và giá thành lũy

kế; báo cáo kết quả kinh doanh theo công trình, sản phẩm lũy kế; báo cáo so sánh

chi phí và sản lượng; bảng cân đối sản lượng lũy kế;...

+ Các báo cáo kế toán quản trị: Báo cáo thực hiện tài chính năm nay và kế

hoạch năm sau; báo cáo kiểm kê quỹ tiền mặt; báo cáo số dư tiền gửi ngân hàng;

báo cáo chi tiết các khoản đầu tư ngắn hạn; báo cáo chi tết phải thu khách hàng; báo

cáo chi tiết ứng trước của khách hàng; báo cáo chi tiết phải thu nội bộ; báo cáo chi

tiết phải thu khác; báo cáo chi tiết dự phòng phải thu khó đòi; báo cáo chi tiết tạm

ứng; báo cáo chi tiết chi phí trả trước ngắn hạn; báo cáo chi tiết các khảon đầu tư

81

dài hạn khác; báo cáo chi tiết dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn; báo cáo chi tiết chi

phí trả trước dài hạn; báo cáo chi tiết ký quỹ, ký cược dài hạn; báo cáo chi tiết vay

ngắn hạn; báo cáo chi tiết nợ dài hạn đến hạn trả; báo cáo chi tiết tài sản không phải

trích khấu hao; báo cáo khấu hao TSCĐ; báo cáo tổng hợp tăng TSCĐ, báo cáo chi

tiết chi phí quản lý doanh nghiệp; báo cáo chi tiết lãi vay; báo cáo chi tiết vay trung,

dài hạn; báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước;...

Một số báo cáo KTQT đặc thù của doanh nghiệp xây lắp mà công ty cổ phần

xây dựng số 9 được xây dựng như sau:

(1) Tổng dự toán công trình xây dựng: đây là toàn bộ chi phí cần thiết cho

việc đầu tư công trình được xác định ở bước thiết kế kỹ thuật ( đối với trường hợp

thiết kế 3 bước), thiết kế bản vẽ thi công ( đối với trường hợp 2 bước hoặc 1 bước).

Tổng dự toán công trình bao gồm các khoản chi phí: Chi phí xây lắp, chi phí mua

sắm trang thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí khác, chi phí dự phòng.

Chi phí xây dựng: được lập cho các công trình chính, công trình chính,

công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công. Dự toán chi phí xây

dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế

giá trị gia tăng.

Chi phí thiết bị: Bao gồm chi phí mua sắm thiết bị ( gồm cả chi phí đào tạo và

chuyển giao công nghệ); chi phí lắp đặt thiết bịvà thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có).

Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư: Chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến

trúc, cây trồng trên đất; hỗ trợ và tái định cư,...

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình: Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây

dựng; chi phí kháo sát xây dựng; chi phí lập báo cáo đầu tư; chi phí thẩm tra tính

hiệu quả và tính khả thi của dự án; chi phí lập hồ sơ yêu cầu...

Chi phí khác: Là các loại chi phí không được kê trong các loại chi phí trên

nhưng là chi phí được phép phục vụ cho côgn tác xây dựng như: chi phí đăng

kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình, chi phí đảm bảo an toàn

giao thông phục vụ thi công; chi phí nghiên cứu khoa học liên quan đến dự án,

82

chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuậtbị ảnh hưởng khi thi công; các khoản phí và lệ

phí theo quy định...

Chi phí dự phòng: Được xây dựng bao gồm chi phí dự phòng cho yêu stố khối

lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng

cho yếu tố trượt giá trong thời gian thựchiện dự án,...

- Cơ sở lập tổng dự toán: Căn cứ vào thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn

việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, định mức xây dựng

nội bộ của công ty, các báo cáo chi phí thi công phát sinh ở các công trình thi công

trước đó...

- Phương pháp lập tổng dự toán: Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng công

trình (Phụ lục 05) được Phòng Kỹ thuật và quản lý dự án chủ trì kết hợp với phòng

kế toán – tài chính lập. Khối lượng các yếu tố đầu vào như vật tư, máy móc thiết bị

được phòng kế toán – tài chính tổng hợp để các định khoản mục tổng chi phí xây

dựng từ phòng Quản lý công nghệ và thiết bị, tuy nhiênchỉ là việc tập hợp số liệu

lập dự toán chứ không tham gia góp ý kiến của phòng Quản lý công nghệ và thiết

bị. Phòng kế toán – tài chính chuyển số liệu cho phòng Kỹ thuật và quản lý dự án để

lập tổng dự toán theo biểu mẫu quy định của công ty. Sau đó, trưởng phòng kỹ thuật

và quản lý dự án gửi lên ban lãnh đạo công ty kiểm tra, thông qua, nếu không còn

điều chỉnh thì đại diện ban lãnh đạo phụ trách công việc lập dự toán sẽ ký xác nhận

vào bảng tổng hợp trên.

(2) Dự toán xây dựng hạng mục công trình: được xác định theo từng hạng mục

công trình xây dựng. Dự toán công trình bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục,

dự toán các công việc của hạng mục thuộc công trình. Các chi nhánh tiến hành sản

xuất, xây dựng theo mức chi phí trong dự toán đã được lập, bám sát vào dự toán

trong từng giai đoạn, từng hạng mục chi phí đã được lập trong Bảng dự toán hạng

mục chi phí xây dựng ( Phụ lục 06).

- Cơ sở lập dự toán: Bảng tổng hợp thông tin về vật tư, máy móc thi công, báo

giá vật tư, số lượng chất lượng, nhà cung cấp vật tư, định mức xây dựng nội bộ.

- Phương pháp lập: Lập và trình bày theo biểu mẫu của công ty, dựa trên tổng

dự toán xây dựng và quy trình tương tự xây dựng tổng dự toán xây dựng công trình.

83

(3) Báo cáo chi phí và giá thành sản xuất (Phụ lục 07): giúp cho nhà quản trị

doanh nghiệp nắm bắt tổng quan và chi tiết tình hình, tiến độ thi công của từng hạng

mục công trình với số tiền đã chi ra cho các khỏan mục chi phí như: NVLTT,

NCTT, SXC để xác định cụ thể giá thành của từng hạng mục công trình đã xây

dựng, cuối kỳ công trình đã đạt mức hoàn thành là bao nhiêu phần trăm, qua đó dự

kiến tiền, nhân công, biện pháp thi công cho kỳ sau, hạng mục công trình còn lại,...

Việc xây báo cáo này giúp kế toán thực hiện ghi nhận doanh thu và xác định kết quả

kinh doanh.

- Cơ sở lập: sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 627, 154 cho từng công trình.

- Phương pháp lập: Lập biểu báo cáo chi phí và giá thành sản xuất theo quy

định, sau đó điền đầy đủ các công trình ( bao gồm: sản phẩm, dự án,...) sau đó tổng

hợp số liệu từ các sổ chi phí liên quan điền vào ô, cột thích hợp trên bảng biểu, sau

đó tính giá thành theo công thức cho trước.

(4) Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng công trình, sản phẩm (Phụ lục 08).

Báo cáo này gắn liền với các quyết định ngắn hạn, giúp cho nhà quản trị nắm bắt

được doanh thu, chi phí, lợi nhuận của từng hạng mục công trình dã và đang thi

công trong từng năm, từng giai đoạn. Qua đó, giúp nhà quản trị có biện pháp quản

lý chi phí, tìm ra nguyên nhân phát sinh chi phí bất thường, chi phí không hợp lý

làm giảm lợi nhuận, để có biện pháp điêuè chỉnh phù hợp.

- Cơ sở lập: Sổ chi tiết tài khoản 155 theo từng công trình, sản phẩm; Sổ chi

tiết tài khoản 641. 642, 635, 511.

- Phương pháp lập: Lập mẫu biểu theo quy định của công ty, sau đó tập hợp

các số liệu từ các sổ chi tiết nêu trên, điền vào ô thích hợp theo đúng hạng mục sản

phẩm và loại chi phí, doanh thu, giá thành. Sau đó tiến hành tính toán để xác định

kết quả kinh doanh theo từng công trình, sản phẩm trong báo cáo.

(5) Báo cáo so sánh chi phí và sản lượng ( Phụ lục 09). Báo cáo này gắn liền

với quyết định dài hạn của nhà quản trị công ty, thông qua báo cáo, nhà quản trị

doanh nghiệp nắm bắt, tính toán được chênh lệch của các khoản chi phí thực hiện so

với dự toán, giá thành toàn bộ với doanh thu, xác định lãi-lỗ của từng công trình,

84

đồng thời, tính toán chênh lệch chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ để xây dựng kế

hoạch sản xuất trong các giai đoạn tới, các kỳ tiếp theo của từng công trình, từng

hạng mục công trình. Bên cạnh đó, nhà quản trị đanh giá đúng đắn tình hình thực

hiện kế hoạch sản xuất của từng bộ phận, từng cán bộ chịu trách nhiệm quản lý của

công trình thi công để có những khen thưởng, kỷ luật gắn liền với kết quả thực hiện

của từng đối tượng đó.

- Cơ sở lập: Tổng dự toán công trình xây dựng; sổ chi tiết các tài khoản 621,

622, 627; bảng tính giá thành của công trình, sản phẩm cụ thể.

- Phương pháp lập: Lập biểu mẫu theo quy định của công ty ( Phụ lục 09).

Bảng gồm các cột như sau: Cột công trình ( sản phẩm, dự án..); Cột dở dang đầu kỳ

gồm các cột con : Chi phí thực tế, giá trị dự toán, chênh lệch giữa dự toán và chi phí

thực tế; Cột thực hiện trong kỳ gồm các cột con: Chi phí thực tế, giá trị dự toán,

chênh lệch; Cột thu trong kỳ gồm các cột con: giá thành toàn bộ, doanh thu bán

hàng, Lãi ( hoặc Lỗ); Cột dở dang cuối kỳ gồm các cột con: Chi phí thực tế, giá trị

dự toán, chênh lệch.

Tại cột dở dang đầu kỳ, thực hiện trong kỳ và dở dang cuối kỳ: tập hợp các số

liệu liên qua từ dự toán công trình và tổng hợp chi phí sau đó tính chênh lệch giữa

dự toán và chi phí thực tế thực hiện theo công thức lấy giá dự toán trừ đi chi phí

thực tế của công trình đó.

Tại cột thu trong kỳ: Thì tập hợp số liệu từ bảng tổng hợp giá thành và doanh

thu cho từng công trình sau đó tính lãi lỗ cho công trình đó bằng cách lấy Doanh thu

trừ đi giá thành toàn bộ của công trình đó.

(6) Báo cáo tình hình sử dụng quỹ tiền lương và thu nhập CBCNV Báo cáo

này phục vụ cho quyết định ngắn hạn cuả nhà quản trị, giúp họ nắm bắt được tình

hình lao động hiện có tính đến thời điểm báo cáo và tổng số lao động bình quân,

tình hình quỹ tiền lương, thu nhập khác, tiền lương bình quân,... của từng bộ phận,

của toán bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Qua đó, giúp nhà quản trị có biện

pháp quản lý và chính sách ưu đãi, hay điều chỉnh quỹ lương sao cho phù hợp với

tình hình tài chính và chất lượng công việc của từng bộ phận, từng cá nhân.

85

- Cơ sở lập: Sử dụng bảng chấm công, sổ chi tiết tài khoản 334.

- Phương pháp lập: Tập hợp số lượng cán bộ CNV của công ty, tập hợp tiền

lương và tất cả các thu nhập khác của cán bộ công nhân viên trong công ty theo quý

và tính lũy kế theo từng năm để báo cáo cho ban lãnh đạo. ( Phụ lục10).

(7) Báo cáo chi tiết phải thu khách hàng (Phụ lục 11): Báo cáo này giúp nhà

quản trị nắm bắt được tình hình khoản phải thu của từng đối tượng khách hàng,

những khoản nợ, chưa đến hạn, các khoản nợ đã đến hạn, các khoản nợ khó đòi để

có biện pháp thu hồi các khoản nợ, đảm bảo vốn kinh doanh được xoay vòng và sử

dụng có hiệu quả.

- Cơ sở lập: Biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng, sổ chi tiết phải thu

khách hàng tài khoản 131.

- Phương pháp lập: Liệt kê chi tiết các khoản phải thu của từng khách hàng,

Phân rõ các khoản phải thu chưa đến hạn, các khoản thu đã đến hạn và khoản thu đã

quá hạn tính đến thời điểm báo cáo. Đặc biệt, chi tiết tới từng nội dung của các

khoản phải thu trong trường hợp một khách hàng có nhiều khoản phải thu với nội

dung khách nhau.

(8) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch: so sánh kết quả thực hiện với kết

quả kế hoạch đề ra. Báo cáo này được lập với các nguồn doanh thi chủ yếu của

doanh nghiệp.

Cơ sở lập: Sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết thàn phẩm, sổ chi tiết TK 641. 642,

các bảng kế hoạch về doanh thu, chi phí.

Phương pháp lập: Báo cáo này giống như báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

nhưng mỗi chỉ tiêu thêm cột kế hoạch để tiến hành so sánh và nhận xét

Nội dung và biểu mẫu thể hiện ở phụ lục 12

2.3. Đánh giá thực trạng lập và trình bày báo cáo kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng số 9 – Vinaconex 9

2.3.1. Đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính

* Ưu điểm:

Thứ nhất: Báo cáo tài chính công ty đã đảm bảo được tính trung thực va hợp

lý cũng như việc lựa chọn các chính sách kế toán phù hợp.

86

Theo chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” và thong tư

200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 thì tất cả các doanh nghiệp khi lập

và trình bày báo cáo tài chính phải đảm bảo được hai yêu cầu trên. Không loại trừ

công ty cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực tại

Việt Nam đã cố gắng thực hiện theo các yêu cầu này đối với việc lập và trình bày

báo cáo tài chính. Công ty đã lựa chọn được các chính sách kế toán phù hợp với

hoạt động kinh doanh của mình và được áp dụng nhất quán giữa các đơn vị trong

công ty như: chính sách kế toán về hàng tồn kho, chính sách về hạch toán tỷ giá

ngoại tệ cũng như chính sách cho việc hạch toán chênh lệch đánh giá lại tài sản,…

Chính vì vậy, việc lập báo cáo tài chính công ty rất nhanh chóng và kịp thời.

Thứ hai: Về kỳ báo cáo.

Thực tế, theo chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” cũng như

thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán “Trình bày báo cáo tài chính” số

23/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2005 và thông tư 200/2014/TT-BTC hiện

nay cho phép tất cả các doanh nghiệp có thể thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm,

niên độ kế toán. Tuy nhiên, công ty đã thống nhất kỳ kế toán của công ty là 12

tháng (kể từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N) và đơn vị thành viên nộp báo cáo tài

chính năm cho công ty không chậm quá 2 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính

để lập báo cáo tài chính tổng hợp toàn công ty.

Thứ ba: Tuân thủ các nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

Khi lập và trình bày báo cáo tài chính công đã tuân thủ đầy đủ 06 nguyên tắc

kế toán đó là: hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù

trừ, và nguyên tắc có thể so sánh được theo đúng tinh thần của chuẩn mực kế toán

số 21 cũng như thông tư số 23/2005/TT-BTC “Trình bày báo cáo tài chính” và

thông tư 200/2014/TT-BTC.

Thứ tư: Đối với các quy định về trình tự luân chuyển chứng từ , tài liệu báo

cáo kế toán.

Điều này được thể hiện ở những điểm sau: Cách cung cấp thông tin phục vụ

lập báo cáo tài chính giữa các đơn vị thành viên trong công ty là phù hợp. Với mô

hình tổ chức bộ máy kế toán nửa tập trung , nửa phân tán phù hợp với đặc điểm hoạt

động sản xuất kinh doanh, hệ thống cung cấp thông tin lập báo cáo tài chính nội bộ

87

công tyđ ược tổ chức chặt chẽ, các công việc được phân công một cách rõ ràng, cụ

thể, đảm bảo công tác hạch toán kế toán có hiệu quả cũng như tiến hành theo đúng

quy định của chế độ hiện hành và các chuẩn mực kế toán liên quan.

Công ty đã xây dựng được một hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép,

phương pháp hạch toán một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tế của công

tác kế toán. Đồng thời kết hợp sử dụng chương trình kế toán máy trong công tác kế

toán đã giúp cho khối lượng công việc của người kế toán viên được giảm nhẹ đi rất

nhiều đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác kế toán.

Các đơn vị thành viên, định kỳ sẽ gửi các báo cáo kế toán tài chính và các

chứng từ gốc liên quan theo quy định lên phòng kế toán tổng hợp công ty để tổng

hợp số liệu lập báo cáo tài chính tổng hợp toàn công ty. Trong đó, mỗi kế toán viên

trong phòng kế toán tổng hợp lại được phân công phụ trách theo từng phần hành kế

toán hoặc địa bàn quản lý để chủ động trong việc quản lý cung cấp và xử lý số liệu

kế toán liên quan một cách trung thực, kịp thời.

Chẳng hạn, kế toán viên phụ trách các khoản phải thu nội bộ sẽ thường xuyên

theo dõi trực tiếp các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến phải thu nội bộ giữa công ty

với các đơn vị thành viên nộp các báo cáo liên quan để lập báo cáo nộp cấp trên

theo định kỳ nội bộ công ty quy định (3 tháng 1 lần).

Mặt khác, do tính đặc thù của ngành nghề kinh doanh, ngay từ những năm đầu

công ty đã có các quy đinh về mẫu báo cáo tài chính thống nhất toàn đơn vị, đã giúp

cho công tác lập báo cáo tài chính toàn công ty được thuân lợi hơn rất nhiều đặc biệt

là quá trình xử lý số liệu tổng hợp.

Thứ năm: Về nội dung và kết cấu của báo cáo tài chính.

Nội dung của báo cáo tài chính tổng hợp tại Công ty cổ phần xây dựng số 9

hiện nay bao gồm 4 loại: Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01 – DN), Báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh (mẫu số B02 – DN), Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09

– DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 – DN) với các chỉ tiêu tương ứng từng

loại theo đúng quy định hiện hành của Bộ tài chính.

88

Kết cấu báo cáo tài chính đảm bảo tuân thủ theo đúng với chuẩn mực kế toán

số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” và thông tư 200/2014/TT-BTC. Đối với bảng

cân đối kế toán công ty đã trình bày được hai phần: Tài sản (gồm tài sản ngăn hạn

và tài sản dài hạn) và Nguồn vốn (gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu). Mặt

khác Báo cáo kết quả kinh doanh cũng thể hiện được đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết để

cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu cho mọi đối tượng sử dụng thông tin bên trong

cũng như bên ngoài doanh nghiệp.

Thứ sáu: Về phương pháp lập báo cáo tài chính.

Hiện nay, Công ty lập Báo cáo tài chính tổng hợp của mình chủ yếu được thực

hiện bằng phương pháp hợp cộng các chỉ tiêu cùng loại đối với chi nhánh. Khi tổng

hợp, từng khoản mục doanh thu và chi phí của chi nhánh công ty được cộng với nhau

để tạo ra doanh thu và chi phí toàn đơn vị từ đó lập báo cáo kết quả kinh doanh tổng

hợp. Tương tự, từng số dư tài sản, công nợ và vốn chủ sở hữu được cộng với nhau để

lập nên Bảng cân đối kế toán tổng hợp. Riêng đối với các khoản phải điều chỉnh hoặc

giảm trừ công ty sẽ tiến hành lập Bảng tổng hợp, tính toán và thực hiện điều chỉnh

trước khi lập BCTC tổng hợp toàn đơn vị. Đây là phương pháp tổng hợp rất phổ biến

và nó tương đối đơn giản, dễ làm, dễ hiểu phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp.

Còn đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác như đội thi công, các ban quản lý

dự án, thì kế toán tại đơn vị sẽ tập hợp chứng từ và hang tháng sẽ tập hợp gửi về công

ty để được hạch toán và lập báo cáo tài chính tại Công ty.

* Nhược điểm

Thứ nhất: Về công tác thu nhập thông tin và kiểm tra, rà soát số liệu để phục

vụ cho quá trình lập báo cáo tài chính.

Bộ máy kế toán của công ty đã được xây dựng bài bản, đúng quy định áp dụng

phù hợp cho công ty và dần được hoàn thiện trong thời gian qua. Công tác kế toán

công ty được thực hiện theo quy trình thiết lập chặt chẽ. Tuy nhiên, là một công ty

có nhiều đơn vị hạch toán kế toán phụ thuộc nên sự quản lý về mặt thu thập chứng

từ vẫn có những điểm yếu như: chứng từ được thu thập chưa đủ theo yêu cầu của

nghiệp vụ kinh tế phát sinh, một số chứng từ được tập hợp nhưng sai về quy cách

89

do thiếu chữ ký của các bên ( như chữ kỹ của Giám đốc, chữ ký của công nhân thời

vụ…); chậm thu nộp chứng từ và quên nộp lại chứng từ cho Công ty ( đối với các

đội thi công, theo quy định của công ty hàng tháng phải tập hợp chứng từ và gửi về

văn phòng công ty để thực hiện công tác hạch toán kế toán vì vậy đôi khi xảy ra

hiện tượng tháng này đội thi công được chứng từ từ khách hàng hoặc một nhà cung

cấp nào đó, sau đó do không ghi chép cẩn thận nên quên thu lại chứng từ và nộp về

công ty) điều này khiến cho khi nhận chứng từ văn phòng công ty thực hiện kiểm

tra, rà soát và hạch toán kế toán bị sai lệch so với bảng tổng hợp theo dõi tình hình

kế toán mà kế toán tại đội thi công gửi kèm với chứng từ về công ty, gây khó khăn

cho việc tập hợp, kiểm tra, rà soát và lên BCTC theo đúng thời gian quy định.

Thứ hai: Việc chấp hành các quy định của công ty tại các đơn vị thành viên

chưa được nghiêm túc

Mặc dù công ty đã có những công văn, quyết định thông báo đến tất cả các

đơn vị về kế hoạch tập hợp và bàn giao chứng từ đối với các đội thi công, ban quản

lý dự án và lập, nộp báo cáo tài chính đối với chi nhánh công ty để gửi về công ty

nhưng các đơn vị thực hiện không triệt để như việc nộp chứng từ và báo cáo không

đúng hạn quy định hoặc báo cáo nộp theo hình thức chống đối, số liệu tạm thời không

chính xác, các chỉ tiêu yêu cầu theo mẫu báo cáo tài chính gửi tập đoàn không đầy đủ

không chi tiết….Do vậy rất khó cho công ty khi lập báo cáo tài chính tổng hợp đúng

hạn định. Trong quá trình tổng hợp gặp nhiều khó khăn khi xử lý tổng hợp số liệu. Ví

dụ với chỉ tiêu doanh thu hay công nợ trên báo cáo gửi công ty, đơn vị kế toán của chi

nhánh không tách ra được số liệu nào là của các đối tượng bên trong hay ngoài công

ty, do đó mà khi tổng hợp BCTC không thể biết với đối tượng nào thì cộng gộp và với

những đơn vị nào trong công ty để điều chỉnh loại trừ.

Thứ ba, Về việc sắp xếp các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

Hiện tại, Công ty thực hiện sắp xếp các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán theo

quy định của thông tư 200/2014/TT-BTC. Tuy nhiện việc sắp xếp các chỉ tiêu theo

thông tư này đang bộc lộ nhược điểm tại công ty, đó lài các chỉ tiêu “Phải thu khách

hàng”, “ Tạm ứng”, “ Chi phí trả trước”, “ Chi phí chờ kết chuyển” được trình bày ở

phần Tài sản ngắn hạn mà không có sự phân biệt tính chất dài hạn, ngắn hạn là

90

không thích hợp. Việc trình bày như vậy làm cho thông tin trên bagr cân đối kế toán

trở nên không rõ ràng, không cung cấp đủ lượng thông tin cho người sử dụng thông

tin.Vì vậy, cần phải sắp xếp lại cho phù hợp hơn.

Thứ tư, đối với những lô hàng xuất khẩu, DN thu tiền bằng ngoại tệ và hạch

toán bằng tỷ giá thực tế liên ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ phát sinh. Nhưng

đến cuối niên độ, kế toán lại quên không đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc

ngoại tệ theo quy định. Do đó bảng cân dodói kê stoán sẽ bị phản ánh sai lệch về

tình hình công nợ và tài sản của Công ty.

Thứ năm, trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tiêu “doanh

thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “các khoản giảm trừ doanh thu” chỉ

tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu, như thuế GTGT kể cả thuế GTGT

nộp theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ

môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác. Tuy nhiên, kế toán tại chi nhánh

công ty vẫn hạch toán đưa vào hai chỉ tiêu trên gây sai sót cho việc lập và trình bày

báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Thứ sáu, Các chỉ tiêu dự phòng đến cuối năm mới lập cho năm sau, trong khi

bảng cân đối kế toán được lập hàng quý, điều này làm cho tính thích hợp của chỉ

tiêu dự phòng bị hạn chế

Thứ bảy, đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì công ty đã tuân thủ lập theo

đúng biểu mẫu của thông tư 200/2014/TT-BTC, tuy nhiên, đây là một loại báo cáo

tương đối phức tạp, cần phải phản ánh đúng tình hình luân chuyển tiền cho từng

hoạt động. Như vậy, việc phân loại dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần

phải căn cứ vào nội dung và tính chất của hoạt động. Với đội ngũ cán bộ kế toán trẻ,

năng động dễ dàng nắm bắt kiến thức và lập các báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp

theo luật định mới nhất, tuy nhiên vẫn hay gặp những sai sót trong việc phân loại

dòng tiền và hản ánh đúng tình hình luân chuyển của dòng tiền đó.

2.3.2. Đối với báo cáo kế toán quản trị

2.3.2.1. Ưu điểm

91

Công ty cổ phần xây dựng số 9 là một công ty thuộc lĩnh vực xây lắp đã nhận

được rất nhiều bằng khen của Chính phủ và các cấp ban ngành với những thành tích

đáng kể của mình. Có được những thành tích đó một phần lớn nhờ vào sự quản lý

tài tình công ty của ban quản trị công ty, với sự trợ giúp đắc lực của hệ thống báo

cáo kế toán quản trị, một công cụ giúp cho nhà quản lý công ty đưa ra các quyết

định đúng đắn.

Thứ nhất, tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tuân thủ theo chế độ chứng từ do

Bộ Tài chính ban hành và chứng từ hướng dẫn theo yêu cầu của KTQT đầy đủ,

khoa học.

Tại công ty ban quản trị công ty và cá nhân thực hiện công việc kế toán đã

quan tâm đến hệ thống báo cáo quản trị, ngày càng hoàn thiện cho phù hợp với yêu

cầu của nhà quản lý. Công tác thu thập thông tin phục vụ cho việc lập hệ thống báo

cáo KTQT cũng được quan tâm nhiều hơn và có quan hệ mật thiết với hệ thống

thông tin KTTC.

Thứ hai, Trong công tác xây dựng định mức xây dựng nội bộ và lập dự toán

thì đã có sự phân công chuyên môn cụthể đảm bảo khi dự toán công trình xây dựng

hoàn thành và triển khai xuống chi nhánh , các tổ đội sản xuất thì việc đọc hiểu và

bóc tách dự toán chi tiết phục vụ cho hoạt động thi công đảm bảo theo đúng yêu cầu

của chủ đầu tư, hạn chế các sai sót trong quá trình thi công các công trình lớn, công

trình trọng điểm.

Thứ ba, công ty đã có hệ thống các báo cáo KTQT thích hợp cho việc tổ chức

phân tích, xử lý thông tin KTQT. Các báo cáo đối chiếu giữa thực tế với dự toán đã

xây dựng về các chỉ tiêu: sản lượng, chi phí, doanh thu, giá thành, lợi nhuận của

từng hạng mục, từng công trình thi công...Qua đó, giúp nhà quản trị công ty nắm bắt

đầy đủ thông tin về hoạt động sản xuất, thi công, tiến độ từng hạng mục công trình,

từng công trình để đưa ra kế hoạch tài chính, biện pháp quản lý, giám sát trong giai

đoạn thi công kế tiếp.

92

Thứ tư, Việc tổ chức hệ thống báo cáo KTQT thực hiện váo cuối niên độ kế

toán góp phần nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công việc ra quyết định của

nhà quản trị.

2.3.2.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì hệ thống báo cáo KTQT của công ty cũng

bộc lộ một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, do tổ chức bộ máy KTQT và KTTC chưa xác định ranh giới rõ ràng

nên các thông tin thu thập được để lập các báo cáo KTQT vẫn chủ yếu là nguồn

thông tin được thu thập qua tổ chức KTTC vì vậy số liệu mang tính chất khách quan

chưa cao.

Thứ hai, định mức xây dựng nội bộ của công ty là một trong những biểu thông

sô rất quan trọng phục vụ đắc lực cho công tác lên các báo cáo KTQT của côgn ty,

đặc biết là các dự toán công trình, dự toán chi tiết hạng mục công trình. Tuy nhiên,

định mức này đã được xây dựng từ lâu và ít có sự điều chỉnh nên hiện tại bộc lộ hạn

chế nhất định trong lập dự toán công trình. Do đó, quá trình thi công đã có chênh

lệch, nhầm lẫn.

Thứ ba, Các báo cáo KTQT với nội dung so sánh chi phí phát sinh thực tế với

dự toán chi phí xây dựng theo biến động tăng – giảm và tỷ lệ tăng – giảm, đồng thời

tìm ra nguyên nhân của biến động để đưa ra quyết định đề xuất bbiện pháp thi công,

điều chỉnh giá lên chủ đầu tư. Tuy nhiên, ở một số công trình côgn tác lập báo cáo

so sánh này chậm là cho việc phân tích, xử lý thông tin cảu nàh quản lý chậm và

đưa ra nguyên nhân tăng-giảm khôgn hợp lý nên không được chủ đầu tư chấp nhận.

93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Báo cáo kế toán là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất về tình hình hoạt động

kinh doanh của công ty. Các số liệu là thước đo chi tiết lượng hóa các hoạt động

triển khai trong kỳ, các đánh gái từ báo cáo kế toán có ý nghĩa bao quát thể hiện

tình trạng thực tế và tiềm năng trong tương lai của công ty. Hiện tại công ty cổ phần

xây dựng số 9 đã hiểu rõ về tầm quan trọng của báo cáo kế toán, nghiêm túc thực

hiện có quy trình và luật định thích hợp. Đặc biệt hơn, ở công ty bên cạnh hệ thống

BCTC thì hệ thống BCKTQT đang ngày càng được coi trọng. Trong chương này,

luận văn đã nghiên cứu cụ thể về thựctrạng lập và trình bày báo cáo kế toán của

công ty, phân tích, đánh giá và đưa ra những ưu điểm, nhược điểm cho công tác lập

và trình bày báo cáo kế toán.

94

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ

TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

SỐ 9 - VINACONEX 9

3.1. Quan điểm và phương hướng hoàn thiện lập và trình bày báo cáo kế

toán tại Công ty cổ phần xây dựng số 9 – Vinaconex 9

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện lập và trình bày báo cáo kế toán của công ty

Xuất phát từ thực trạng lập và trình bày báo cáo kế toán tại công ty cổ phần

xây dựng số 9, để hệ thống báo cáo kế toán của công ty mang lại hiệu quả kinh tế

tối ưu thì việc hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo kế toán trong công ty là điều

hết sức quan trọng và cần thiết.

Việc hoàn thiện lập và trình bày báo cáo kế toán phải đảm bảo phù hợp với

đặc điểm, tính chất hoạt động, đặc điểm tổ chức quản lý, quy mô, trình độ, phạm vi

hoạt động kinh doanh của công ty.

Hoàn thiện lập và trình bày báo cáo kế toán phải phù hợp với các quy định

chung của các cơ qua chức năng có thẩm quyền liên quan để đảm bảo tính hợp

pháp, hợp lý của báo cáo kế toán.

Hoàn thiện lập và trình bày báo cáo kế toán phải phù hợp với yêu cầu và trình

độ quản lý công ty, phù hợp với mỗi giai đoạn kinh doanh, do đó công ty thiết kế

nội dung, quy trình lập sao cho phù hợp với mục tiêu mà công ty đã đặt ra.

Hoàn thiện lập và trình bày báo cáo kế toán của công ty phải chú ý phù hợ và

hài hòa giữa chi phí và lợi ích: công ty cân nhắc giữa lợi ích thu đuwọc và chi phí

bỏ ra. Lợi ích thu được từ việc hoàn thiện lậpvà trình bày báo cáo kế toán phải lớn

hơn chi phí bỏ ra để hoàn thiện.

Tóm lại, hoàn thiện lập và trình bày báo cáo kế toán của công ty sao cho đáp

ứng nhu cầu về thông tin của công ty và các đối tượng sử dụng thông tin của báo

cáo và đạt hiệu quả kinh tế cao. Lập và trình bày báo cáo kế táon phải tuân thủ đầy

đủ các quy định mà nhà nước đã đặt ra.

95

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện

Để đạt được mục tiêu hoàn thiện lập và trình bày báo cáo kế toán thì công ty

đã xác định được phương hướng hoàn thiện rõ ràng như sau:

Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán phải phù hợp về quy mô, đặc thù kinh

doanh của công ty, yêu cầu và năng lực quản lý của công ty. Hoàn thiện hệ thống

báo cáo kế toán tuâ thủ theo đúng quy định luật pháp, ohù hợp với môi trường kinh

tế, tập quán kế toán Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế .

Muốn hệ thống báo cáo kế toán được hoàn thiện một cách đầy đủ nhất thì bài

toán đặt ra cho công ty là phải hoàn thiện được cả hệ thống báo cáo tài chính và hệ

thống báo cáo KTQT.

a, Phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo bắt buộc phải lập ở công ty,

được pháp luật quy định và có những hướng dẫn thực hiện cụ thể. Tuy nhiên, để

đạt được mục đích kinh doanh thì công ty không ngừng phải hoàn thiện hệ thống

báo cáo này và có các kiến nghị với co quan có thẩm quyền để tạo ra hành lang

pháp lý và môi trường kinh doanh phù hợp cho công ty phát triển.

Hệ thống báo cáo tài chính công ty không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng thông

tin của nhiều đối tượng sủ dụng khách nhau mà hiện nay báo cáo tài chính còn phải

được lập và trình bày với nội dung và hình thức và hình thức theo hướng vận dụng

các nguyen tắc và chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng phải phù hợp với tình hình điều

kiện cụ thể tại Việt Nam.

b, Phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo KTQT

Hệ thống báo cáo kế toán quản trị là hệ thống kế toán không mang tính pháp

lệnh cao, chủ yếu là do bản thân công ty tự xây dựng cho chính đơn vị mình.

Với vai trò là những quân sư cho nhà quản lý ra quyết định kinh doanh, nên

mặc dù không mang tính pháp lý cao nhưng báo cáo KTQT cũng được công ty đầu

tư để hoàn thiện , nhằm nâng cao chất lượng thông tin từ báo cáo KTQT.

Trước tiên, hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toàn quản trị công ty phải xem xét

về tính phù hợp của báo cáo KTQT với đặc thù hoạt động kinh doanh và năng lực

của cán bộ kế toán trong công ty.

96

Hiện tai công ty cổ phần xây dựng số 9 đã có khá nhiều báo cáo KTQT với

những bảng biểu, nội dung khác nhau. Tuy nhiên, các báo cáo KTQT này vẫn còn

rời rạc, chưa có hệ thống chủ yếu là phát sinh theo yêu cầu cue ban quản trị hoặc

nhà quản lý. Chính vì vậy, để nâng cao tính chủ đôgnj và chuyên nghiệp trong lập

và trình bày báo cáo KTQT thì công ty sẽ phải xây dựng báo cáo KTQT thành một

hệ thống phù hợp với nhu cầu của ban quản trị công ty, đồng thời cũng có những

quy định ban hành mang tính chất nội bộ công ty hướng dẫn cụ thể về nội dung,

hình thức và quy trình lập các báo cáo KTQT này. Việc xây dựng hệ thống báo cáo

KTQT như vậy, yêu cầu nhà quản trị cân đối được chi phí bỏ ra để thu về những lợi

ích tương xứng của hệ thống báo cáo KTQT, vừa tiết kiệm lại hiệu quả.

Nhiều báo cáo KTQT của công ty đang còn phức tạp, có nhiều chỉ tiêu mang

tính chất đặc thù xây lắp, cách lập khá rắc rối. Vì vậy, báo cáo KTQT thiết kế sao

cho ngăn gọn, dễ hiểu.

Đặc biệt, nên kết hợp hai hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản

trị với nhau để nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin, tiết kiệm chi phí cho doanh

nghiệp.

3.2. Giải pháp hoàn thiện lập và trình bày báo cáo kế toán tại Công ty Cổ

phần Xây dựng số 9 – Vinaconex 9

3.2.1. Hoàn thiện lập và trình bày báo cáo tài chính

Công ty cổ phần Xây dựng số 9 lập, trình bày báo cáo tài chính theo đúng quy

định của chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kế toán hiện hành. Tuy nhiên, trong việc

lập, trình bày báo cáo tài chính của công ty nên hoàn thiện một số vấn đề như sau:

3.2.1.1. Hoàn thiện khâu chuẩn bị lập, trình bày báo cáo tài chính Công ty

Do công ty có chi nhánh và nhiều đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc nên

để tiết kiệm thời gian và đảm bảo lập được bảng kế toán chính xác và kịp thời thì

công ty hệ thống lại quy định kế toán nội bộ của công ty.

Hệ thống lại hệ thống tài khoản kế toán, chi tiết các tài khoản đến loại 2,3 đối

với những tài khoản như 112, 131, 331,... để phục vụ cho công tác kiểm tra kiểm

soát số liệu trước khi lập báo cáo tài chính dễ dàng, nhanh và chính xác.

97

Chứng từ kế toán được tập hợp đầy đủ, sắp xếp khoa học theo từng nghiệp vụ

kinh tế phát sinh liên quan, sau đó hách toán ngay khi phát sinh tránh quên, sai sót

khi hạch toán sau này. Ngoài hệ thống chứng từ kế toán theo quy định bắt buộc của

cơ quan chức năng ( cơ quan thuế..) thì công ty nên lập hệ thống chứng từ nội bộ và

hướng dẫ cho kế toán kỹ về các loại chứng từ cần thiết cho từng loại nghiệp vụ kinh

tế phát sinh. Hệ thống chứng từ này đảm bảo tính trung thực, đầy đủ của thông tin

tránh sai sót khi hạch toán dẫn đến chênh lệch khi tổng hợp lên BCTC.

Hiện nay, theo quy định hiện hành báo cáo tài chính của công ty nộp cho cơ

quan thuế vào cuối mỗi quý, thay vì các đơn vị chi nhánh, các đơn vị phụ thuộc trong

công ty nộp báo cáo tổng hợp và chuyển chứng từ về công ty hạch toán vào ngày 20

tháng thứ 3 của mỗi quý thì Công ty quy định về hạn nộp báo cáo tổng hợp, chứng từ

vào ngày 20 mỗi tháng. Khi đó, kế toán tổng hợp tại công ty sẽ có thời gian để rà soát

và kiểm tra và chủ động trong việc lập, trình bày báo cáo tài chính đúng hạn, chính

xác. Ngoài ra, kế toán nên hạch toán chi tiết nghiepẹ vụ kinh tế ngay sau khi phát

sinh, thực hiện kiểm tra đối chiếu sổ sách và chốt số liệu trong ngày. Đảm bảo phát

hiện sai sót kịp thời và có phương án xử lý trước khi đếnkỳ báo cáo.

3.2.1.2. Hoàn thiện lập, trình báy bảng cân đối kế toán

Lập, trình báy bảng cân đối kế toán đã có mẫu biểu và hướng dẫn cụ thể theo

thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014. Tuy nhiên, lập, trình bày

bảng cân đối kế toán nhanh, hiệu quả thì công ty cần chú ý một số điểm như sau:

- Để thông tin chính xác, trung thực về từng loại tài sản và nguồn vốn trên

bảng cân đối kế toán thì giải pháp Công ty nên thực hiện đó là lập một tổ kiểm kê

tài sản trước ngày 31/12, đồng thời đối chiếu công nợ với khách hàng làm cơ sở

điều chỉnh sổ sách kế toán, sau đó mới tiên shành lập bảng cân đối kế toán. Trong

quá trình lập bảng cân đối kế toán, kế táon lưu ý phân biệt rõ chỉ tiêt phải thu khách

hàng ngánw hạn và phải thu khách hàng dài hạn để trình bày lên báo cáo tài chính.

3.2.1.3. Hoàn thiện lập, trình bày báo cáo kết quả kinh doanh

Đối với Công ty Cổ phần xây dựng số 9 là DN có nhiều hoạt động liên quan

đến ngoại tệ thì cần đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối năm

98

tài chính theo tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước

công bố. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá kại hạch toán vào tài khoản

413; sau khi bù trừ giữa chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng hoặc giảm do đánh giá

phải chuyển ngay vào TK 515 hoặc 635. Khi đó, kế toán sẽ điều chỉnh TK 911 theo

những chênh lệch trên.

3.2.1.4. Hoàn thiện lập, trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đối với công ty việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ được coi trọng đặc biết. Vì

đa số các cổ đông của công ty ngoài quan tâm đến lợi nhuận của công ty thì thông

tin của dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ là kênh thông tin được xem xét

nhiều nhất.

Theo phương pháo này các luồng tiền và và luồng tiền ra từ hoạt động kinh

doanh được tính và xác định bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập

doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng các khoản mục không phải

bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ

hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng đến tiền mà chúng là hoạt động

đầu tư. Kế toán sẽ liệt kê chi tiết các khoản mục trong hoạt động kinh doanh, hoạt

động đầu tư, sau đó đánh giá chính xác xem khoản mục đó có phải là khoản mục

ảnh hưởng đến tiền hay không. Sau đó áp dụng nguyên tắc ghi tăng (+), ghi giảm (-)

theo phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp.

3.2.1.5. Hoàn thiện lâp, trình bày thuyết minh báo cáo tài chính

Đối với thuyết minh báo cáo tài chính, công ty đã trình bày cụ thể các khoản

mục theo rrõ ràng và dễ hiểu. Tuy nhiên chỉ có hai điểm cơ bản sau côgn ty cần bổ

sung vào thuyết minh báo cáo tài chính đo là

Thứ nhất, Chỉ tiêu “ Trích lập và hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi: “ cần

rõ căn cứ lập dự phòng khaonr phải thu khó đòi và việc xử lý xóa nợ khó đòi.

Thứ hai, Chỉ tiê “ Các khoản phải thu” và “ nợ phải trả": cần phải đuwọc trình

bày rõ ràng tính chất ngắn hạn và dài hạn của các khoản phải thu cũng như nợ phải

trả và diễn giải cụ thể.

99

3.2.2. Hoàn thiện lập và trình bày báo cáo quản trị

Sau quá trình nghiên cứu, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng lập và

trình bày báo cáo KTQT tại công ty cổ phần xây dựng sô 9, luận văn đã rút ra

những vấn đề mà công ty đang gặp phải, cũng như tính cấo thiết phải hoàn thiện

lập và trình bày báo cáo KTQT của công ty. Từ đó, luận văn đưa ra một số giải

pháp hoàn thiện lậpvà trình bày báo cáo KTQT tại công ty cổ phần xây dựng số 9

như sau:

3.2.2.1. Hoàn thiện khâu chuẩn bị cho việc lập báo cáo KTQT

Để công tác lập và trình bày báo cáo KTQT được thuận lợi đảm bảo về thời

gian cũng như chất lượng của báo cáo thì khâu chuẩn bị có vai trò quan trọng bậc

nhất.

Trước tiên, để hoàn thiện được khâu chuẩn bị cho việc lập báo cáo KTQT thì

công ty cần hoàn thiên jtổ chức bộ máy kế toán quản trị. Công ty cổ phần xây dựng

số 9 chưa tổ chức bộ máy KTTC và KTQT theo một hình thức tổ chức hợp lý. Các

bộ phận trong phòng kế toán thực hiện các công việc của KTTC theo phân công

của kế toán trưởng, trong khi đó công việc chủ yếu của KTQT thì chưa được tập

trung tại phòng kế toán mà còn liên quan đến các phòng ban khác đặc biệt là phòng

kỹ thuật và quản lý dự án, phòng công nghệ và thiết bị...điều này khiến cho sự kiểm

soát về việc lập báo cáo KTQT của công ty phân tán và kém hiệu quả, kế toán khó

nắm bắt được hết thông tin để lên được báo cáo KTQT kịp thời và chính xác. Do

vậy, hoàn thiện xây dựng mô hình tổ chức KTQT và KTTC theo hướng kết hợp tại

công ty cổ phần xây dựng số 9 bằng cách phân công trách nhiệm cho từng cá nhân

trong phòng, ngoài thực hiện công việc của KTTC, thì cần phải tiến hành, thu thập,

phân tích, xử lý, cung cấp thông tin của KTQT.

Bộ phận KTTC vẫn giữ nguyên từng phần hành kế toán hiện có để thực hiện

các công việc thu thập, ghi chép, phản ánh, xây dựng các báo cáo tài chính theo quy

định thì cần phải tiến hành song song công việc của KTQT bao gồm: thu thập thông

tin thực hiện về TSCĐ, hàng tồn kho, chi phí... tổ chức phân tích, xử lý các thông

tin đã thu nhập trên theo định kỳ, đồng thời lập các báo cáo KTQT theo yêu cầu của

nhà quản lý doanh nghiệp.

100

Thứ hai, công ty cần xây dựng hệ thống chứng từ kế toán thống nhất trong

toàn công ty. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ

tài chính thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính thì

công ty chủ động xây dựng biểu mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đảm bảo yêu cầu

của Luật Kế toán và đảm bảo rõ ràng, minh bạch, hệ thống chứng từ thiết kế phù

hợp với đặc thù hoạt động xây lắp của công ty.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống tài khoản. Tài khoản kế toán dùng để phân loại,

phản ánh chi tiết, thường xuyên, liên tục của từng đối tượng kế toán như tài sản,

nguồn vốn, chi phí, doanh thu, lợi nhuận... Hệ thống càng rõ ràng thì thông tin để

lập và trình bày trên báo cáo KTQT càng đầy đủ và chính xác. Hệ thống tài khoản

của công ty nên chi tiết đến tài khoản cấp 2, cấp 3 đối với cả những tài khoản mà

thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, đông fthời thiết kế chi tiết cho từng đối tượng

đặc thù trong hoạt động xây lắp nhằm quản lý, kiểm tra tài sản một cách dễ dàng,

hạn chế những sai sót, trùng lặp trong quá trình hạch toán.

3.3.2.2. Hoàn thiện tổ chức xây dựng định mức và lập dự toán

Định mức chi phí là cơ sở để lập dự toán hoạt động; giúp cho nhà quản trị

kiểm soát, quản lý tốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình; góp phần

thông tin kịp thời cho các quyết định ngán hạn và dài hạn của đơn vị; ... Vì vậy, mà

công ty muốn hoàn thiện lập và trình bày báo cáo KTQT thì cần phải hoàn thiện đầy

đủ, khoa học hơn hệ thống định mức, dự toán đã được xây dựng trên cơ sở tôn trọng

các nội dung khi xây dựng định mức như sau:

- Kết hợp cá nhân, bộ phận có trách nhiệm, trình độ và ý thức đuwọc ý nghĩa

của việc xây dựng định mức;

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát kết quả hoạt động thi công đã đạt được,

trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế, biến động cung – cầu

của thị trường, kỹ thuật và biện pháp thi công để điều chỉnh và bổ sung hệ thống

định mức phù hợp.

Quá trình xây dựng có thể sử dụng các phương pháp như: phương pháp kỹ

thuật, phương pháp phân tích số liệu lịch sử. Phương pháp phân tích số liệu lịch sử,

phương pháp điều chỉnh...

101

Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu hệ thống định mức là tiêu

chuẩn để doanh nghiệp dựa vào đó kiểm soát chi phí phát sinh thì hệ thống dự toán

chính là cơ sở để doanh nghiệp chuẩn bị nguồn lực của mình. Do vậy, việc hoàn

thiện hệ thống dự toán một cách đầy đủ, khoa học là việc cần thiết. Hệ thống dự

toán trong doanh nghiệp xây dựng càng đầy đủ, càng chính xác và khoa học thì

quá trình thi công sẽ tiết kiệm được chi phí. Ngoài các dự toán đặc thù ngành xây

dựng thì côgn ty cần bổ sung, hoàn thiện hệ thống dự toán có thể gồm: Dự toán

thanh toán tiền mua nguyên vật liệu trực tiếp (Phụ lục 13); dự toán thu – chi tiền

(Phụ lục 14).

3.2.2.3. Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin

Công ty đã xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị phục vụ cung cấp

thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp, tuy nhiên hệ thống báo cáo này chưa đầy

đủ và khoa học. Bởi, hệ thống báo cáo này mới chỉ giúp nhà quản trị nắm bắt thông

tin tài chính kế toán khi đã xảy ra và khi muốn tìm ra nguyên nhân để khắc phục

cho giai đoạn sau, quá trình thi công kế tiếp thì cũng gặp nhiều khó khăn. Do vậy,

công ty cần hoàn thiện hệ thống báo cáo KTQT thồng nhất và việc tổ chức lập báo

cáo cần được tiến hành định kỳ, cần xây dựng báo cáo theo tiến độ từng công trình

thi công. Gắn báo cáo với tùng giai đợn thi côngdể cung cấp thông tin về chi phí,

doanh thu, lợi nhuận của từng giai đoạn. Một số báo cáo như: Báo cáo sản lượng dở

dang (Phụ lục 15) ; báo cáo tiến độ thi công ( Phụ lục 16).

3.3. Những điều kiện cần thiêt để thực hiện giải pháp

3.3.1. Đối với nhà nước

Trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, Nhà nước có vai

trò tham gia vào tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình cung cấp và sử dụng

các báo cáo kế toán, đặc biệt là báo cáo tài chính. Để nâng cao chất lượng thông tin

trên các báo cáo kế toán, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đén các nội dung sau:

Thứ nhất: Cải thiện môi trường pháp lý chung trong đó:

- Nên có một luận chung áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp

thuộc các thành phần kinh tế khác nhau để có cùng những điều kiện bình đẳng như

nhau trong kinh doanh, kiểm soát, giám sát, lập và công khai BCTC.

102

- Chỉnh sửa quy chế về công khai tài chính theo hướng công khai, không hạn

chế toàn bộ các thông tin trên BCTC và áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp.

- Mẫu biểu các sổ và BCTC có thể được vận dụng cụ thể theo đặc điểm của

doanh nghiệp nhưng không được vi phạm trọng yếu các nguyên tắc đã được

quy định.

- Tăng cường các định chế, chế tài về xử phạt và thực hiện nghiêm minh, nặng

hơn với các hành vi vi phạm các quy định về kế toán kiểm toán.

Thứ hai: Đẩy mạnh quá trình cải cách hành lang pháp lý về kế toán.

Để có một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh về kế toán, phù hợp với điều kiện của

nền kinh tế thị trường cần phải đẩy mạnh quá trình cải cách hành lang pháp lý về kế

toán, muốn vậy cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

- Xác định rõ và bám chắc mục tiêu cải cách kế toán. Việc làm này sẽ giúp cho

quá trình cải cách diễn ra theo đúng định hướng trong suốt quá trình cải cách cũng

như từng bước đi, từng nội dung cụ thể trong các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ

kế toán.

- Nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ giữa kế toán và các công cụ quản lý

khác như tài chính, thuế bởi các công cụ quản lý này có mối liên quan biện chứng,

tác động qua lại và hỗ trợ nhau.

Thứ ba: Tổ chức lại hệ thống giám sát kiểm tra đối với các doanh nghiệp.

Viêc giám sát kiểm tra đối với các doanh nghiệp cần được tổ chức lại theo

hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các tổ chức giám sát

kiểm tra,phối hợp trong công tác kiểm tra và sử dụng kết quả của nhau. Tránh tình

trạng có nhiều đoàn kiểm tra chồng chéo và không công nhận kết quả của nhau làm

phiền hà cho các doanh nghiệp, chậm trễ trong việc nộp và công khai BCTC như

hiện nay

Thứ tư: Tăng cường hơn nữa các hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp.

Hỗ trợ doanh nghiệp không phải là các ưu đãi về vốn, thuế,…mà là quan tâm

bồi dưỡng kiến thức , nâng cao năng lực hiểu biết về tài chính, kinh tế, kinh doanh

cho giám đốc, kế toán trưởng các doanh nghiệp và các đối tượng khác có liên quan.

103

Thứ năm: Sớm cho phép và quản lý tốt việc hành nghề dịch vụ kế toán công.

Hội nhập kinh tế dẫn đến hội nhập về kế toán. Dịch vụ kế toán công trên thế

giới đã phát triển, dịch vụ này cho phép cải thiện mối quan hệ giữa người ghi chép

sổ sách, lập báo cáo kế toán với người quản lý điều hành doanh nghiệp và những

người kiểm tra thẩm định báo cáo tài chính. Để có cơ sở pháp lý cho sự ra đời và

phát triển của dịch vụ này Nhà nước cần sớm cho phép và có quy chế quản lý tốt về

dịch vụ này.

Thứ sáu: Cần giúp đỡ, tạo điều kiện cho công ty có thể phân tích báo cáo tài

chính bằng cách thường xuyên tổ chức bồi dưỡng tập huấn lại công tác kế toán cũng

như công tác phân tích hoạt động kinh tế nói chung và phân tích báo cáo tài chính

nói riêng.

3.3.2. Đối với Công ty.

Công ty cổ phần xây dựng số 9 với tư cách là người cung cấp thông tin, để

hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác lập, trình bày báo cáo kế toán, những

giải pháp đối với các doanh nghiệp cần:

- Nâng cao kiến thức hiểu biết về kinh tế, tài chính, kế toán cho giám đốc và

những nhà quản lý doanh nghiệp.

- Bồi dưỡng, cập nhật và sát hạch kiến thức một cách thường xuyên đối với

cán bộ kế toán.

- Tuyển chọn và sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc.

- Đào tạo lại đối với cán bộ kế toán có thời gian công tác từ trước thời kỳ

đổi mới.

- Nâng cáo ý thức pháp luật của cán bộ quản lý và kế toán doanh nghiệp

- Cần xác định rõ mục tiêu của việc phân tích báo cáo tài chính. Mục tiêu

không chỉ đáp ứng yêu cầu của người quản lý và trực tiếp điều hành công ty mà còn

phải đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và người cho vay.

- Cần phải xây dựng kế hoạch phân tích báo cáo tài chính hết sức cụ thể. Kế

hoạch phải được xác định rõ nội dung, phạm vi, thời gian và cách thức tổ chức lực

lượng phân tích.

104

3.3.3 Đối với những người sử dụng báo cáo kế toán khác ngoài công ty.

- Cần nâng cao năng lực hiểu biết về kinh tế kinh doanh trong điều kiện kinh

tế thị trường.

- Nâng cao năng lực khai thác thông tin, khả năng phân tích báo cáo kế toán

đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đối với các tổ chức tài chính tín dụng cần có quy định bắt buộc sử dụng

BCTC doanh nghiệp trong các hợp đồng khế ước cho vay. Tạo những điều kiện ưu

đãi để khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp các BCTC có chất lượng tốt.

- Các doanh nghiệp cần có thói quen sử dụng BCTC của các bên đối tác

trong quá trình mua hàng hoặc bán sản phẩm của mình.

3.4. Những hạn chế trong nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục

nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường phát triển nhanh ở nươc sta hiện nay, các doanh

nghiệp thay da đổi thịt hàng ngày. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ

phần xây dựng số 9 cũng không phải là ngoại lệ. Công ty đang phát triển và hoàn

thiện từng ngày. Cũng chính vì thế, nội dung được nghiên cứu trong luận văn này

là những nghiên cứu được đặt trong phạm vi cụ thể, mang tính chất mở, có thể bổ

sung và tiếp tục nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của thực tiễn.

Với những nghiên cứu đã thực hiện trong luận văn này, tác giả thấy luận văn

còn nhiều những hạn chế như sau:

- Do công ty cổ phần xây dựng số 9 là một công ty có đặc thù về hoạt động

xây lắp, công tác kế toán cũng như lập và trình bày báo cáo kế toán trong công ty

khá phức tạp, nhiều loại chi phí, nhiều đối tượng cần phải phân loại. Đặc biệt, tính

chất đặc thù của xây lắp còn liên quan đến các yếu tố kỹ thuật mật thiết, nên kế toán

lập và trình bày báo cáo kế toán không đơn thuần là công tác kế toán mà là còn cả

sự hiểu biết sâu về lĩnh vực xây dựng mới có thế khái quát nhất về tình hình các báo

có kế toán trong công ty.

Đặc biệt, đặc thù xây lắp ở mỗi công ty sẽ có một hình thức khác nhau, chỉ

cần thay đổi định mức xây dựng nội bộ thì các báo cáo kế toán của mỗi công ty

105

cùng ngành đã có sự sai khác về báo cáo kế toán. Chinhs vì vậy, khi chỉ nghiên cứu

một doanh nghiệp xây lắp thì hầu như các kiến nghị và giải pháp trên đây áp dụng

chủ yếu cho chính công ty cổ phần xây dựng số 9, còn các côgn ty cùng ngành

nhưng có quy mô khác, mô hình hoạt động khác sẽ khó áp dụng.

- Do tài liệu nghiên cứu về mặt lý thuyết còn thiếu, chưa có nhiềutác giả

nghiên cứu về lập và trình bày báo cáo kế toán trong công ty xây lắp

- Do hạn chế về thời gian, năng lực của tác giả trong nghiên cứu của luận văn

này, kết hợp với thực tế khó tiếp cận với một số nguồn thông tin kê toán của công ty

nên nhiều ý kiến, phương án hoàn thiện vẫn chưa thực sự thuyết phục.

Từ hạn chế trên, tác giả xin đặt ra hướng nghiên cứu tiếp tục trong tương lai

cho bản thân như sau:

Nâng cao tính khái quát và khả năng ứng dụng cho nghiên cứu cho những

công ty trong ngành xây lắp. Thì tác giả sẽ nghiên cứu thêm ở một số doanh nghiệp

khác cùng ngành và ở những quy mô khác nhau để đưua ra những đánh giá khái

quát hơn về tình hình lập và trình bày báo cáo kế toán trong công ty nói riêng và

toán ngành nói chung.

106

KẾT LUẬN

Lập, trình bày báo cáo kế toán sẽ tạo điều kiện cho đối tượng sử dụng thông

tin đuwọc tiếp cận với nguồn thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Đối với lập, trình bày báo cáo tài chính công ty Cổ phần xây dựng số 9 tuân

thủ đúng quy định của chuẩn mực,luật kế toán hiện hành và dần hoàn thiện hơn

công tác lập, trình bày báo cáo tài chính. Qua đó, có những kiến nghị phù hợp để

góp phần hoàn thiện hệ thống quy định lập, trình bày kế toán chung. Công ty đã có

nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của lập, trình bày báo cáo tài chính. Bên cạnh

báo tài chính thì hệ thống báo cáo KTQT cũng được quan tâm.

Lập, trình bày báo cáo KTQT dần trở thành hệ thống, hệ thống báo cáo đuwọc

quan tâm, tạo điều kiện hoàn thiện hệ thống báo cáo KTQT để hỗ trợ nhà quản lý

đưa ra quyết định kinh doanh kịp thời, chính xác và hiệu quả. Để có thể tồn tạo,

nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty cần thiết phải kiểm soát tốt chi phí, hoạt động

kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, luận văn đã nghiên cứu và hoàn thiện lập,

trình bày báo cáo kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng số 9. Trên cơ sở nghiên cứu,

phân tích về lý luận và thưc tiễn, luận văn đã giải quyết được các nội dung sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về lập, trình bày báo cáo kế toán, làm cơ

sở cho việc đánh giá thực trạng lập, trình bày báo cáo kế toán tại Công ty Cổ phần

xây dựng số 9

Thứ hai, phản ánh thực trạng lập, trình bày báo cáo kế toán tại Công ty Cổ

phần xây dựng số 9, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm.

Thứ ba, đưa ra quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống

báo cáo kế toán của công ty.

Do thời gian, tài liệu còn hạnc hế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu

sót, tác giả rất mong nhận được góp ý của quý thầy cô, các bạn học viên và các cá

nhân quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.

107

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Hệ thống chuẩn mực kế toán – kiểm toán và hướng dẫn chi tiết thực hiện

các luật thuế - Nhà xuất bản lao động xã hội

2. Quốc hội, luật Kế toán, 2003

3. Chế độ kế toán định kỳ áp dụng cho DN ( ban hành theo quyết định 1206-

TC/CĐKT ngày 14/12/1994)

4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam hướng dẫn kế toán thực hiện 10 chuẩn mực

kế toán ( đợt 4, đợt 5) – 2006 – Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội

5. Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014

6. Báo cáo về “ Khuôn khổ để soạn thảo và trình bày các báo cáo tài chính”,

Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)

7. Tác giả Vũ Huy Cẩm (2001), Giáo trình Kế toán Công nghiệp Hà Nội,

NXB Tài Chính

8. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (2007), Giáo trình kế toán DN. Nhà xuất bản

tài chính

9. GS.TS Ngô Thế Chi (2007), Giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản tài

chính

10. PGS.TS Đào Văn Tài (2003), Kế toán quản trị áp dụng cho các doanh

nghiệp Việt Nam, NXB Tài Chính

11. Website: http:/w.w.w.tapchiketoan.com

II. Tiếng Anh

1. Historical album of lottẻy tickets (1939 -1989) , The Goverment Lottery

Office of Thailand.

108

PHỤ LỤC

Phụ lục 04

Hệ thống báo cáo tài chính sau kiểm toán năm 2015 Công ty Cổ phần Xây

Dựng Số 9