chon giong

24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA SINH HỌC PHÂN TÍCH VÍ DỤ VỀ CƠ SỞ DI TRUYỀN TRONG CHỌN GIỐNG Ở MỘT SỐ NHÓM ĐỘNG VẬT Ở VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Như Hoa SVTH : Nhóm 4 1. Đàng Thị Mỹ Thanh 2. Trần Đình Phước 3. Trần Đình Thọ 4. Ka Sí Tp.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2015

Upload: independent

Post on 11-Nov-2023

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCMKHOA SINH HỌC

PHÂN TÍCH VÍ DỤ VỀ CƠ SỞ DI TRUYỀN TRONG CHỌN GIỐNG Ở MỘT SỐ NHÓM

ĐỘNG VẬT Ở VIỆT NAM

GVHD: Th.S Nguyễn Như HoaSVTH : Nhóm 4

1. Đàng Thị Mỹ Thanh 2. Trần Đình Phước 3. Trần Đình Thọ4. Ka Sí

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2015

MỤC LỤC

A. LỊCH SỬ VỀ CƠ SỞ DI TRUYỀN TRONG CHỌN GIỐNG Ở ĐỘNG VẬT

B. CƠ SỞ DI TRUYỀN TRONG CHỌN GIỐNG Ở ĐỘNG VẬT

I. Phương pháp chọn lọc các tính trạng đơn giản1. Màu sắc da lông2. Gen gây chết ở vật nuôi3. Hiện tượng đa hình di truyền các nhóm máu và các hệ thống protein

trong các dịch sinh học ở động vật

II. Phương pháp chọn lọc các tính trạng phức tạp1. Sinh sản2. Sản lượng trứng3. Khả năng cho sữa4. Sinh trưởng5. Di truyền sức kháng bệnh ở vật nuôi6. Di truyền các tính trạng phức tạp ở vật nuôi

III. Cơ sở di truyền của sự chọn phối trong chọn giống ở động vật1. chọn phối cận huyết (in-breeding) 2. chọn phối không cận huyết (out-breeding)

C. ỨNG DỤNG VỀ CƠ SỞ DI TRUYỀN TRONG CHỌN GIỐNG Ở ĐỘNG VẬT

A. LỊCH SỬ VỀ CƠ SỞ DI TRUYỀN TRONG CHỌN GIỐNG Ở ĐỘNG VẬT

Tại sao con cái giống bố mẹ, con cháu giống tổ tiên, đó là câu hỏi từ xa xưa loài người đã đề cập đến, nhưng mãi đến năm 1865, khi công trình nghiên cứu của G. Mendel ra đời mới giải thích được. Từ các thí nghiệm sáng tạo và chính xác, Mendel đã chứng minh nhân tố di truyền có ở bố mẹ đã truyền lại cho con cái thông qua các giao tử. Công trình nghiên cứu của Mendel với 3 qui luật di truyền: tính trội ở thế hệ 1, phân ly tính trạng ở thế hệ 2 và di truyền độc lập, tổ hợp tự do cũng như các hình thức tương tác gen đã chứng minh được khá đầy đủ cơ chế di truyền và biến dị ở sinh vật. Ở sinh vật, ngoài các tính trạng chất lượng (tính trạng Mendel) còn có các tính trạng thể hiện bằng các số liệu cân đong, đo đếm (tính trạng số lượng). Ngành di truyền học có liên quan đến các tính trạng số lượng gọi là di truyền học số lượng (Quantitative genetics) hay di truyền sinh trắc (biometrical genetics). Khác với tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng do nhiều gen điều khiển (polygen), chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Di truyền học số lượng vẫn lấy các qui luật Mendel làm cơ sở nhưng do tính đặc thù của tính trạng số lượng là nghiên cứu trên đám đông cá thể và sử dụng các phương pháp đo lường, nên có sự khác hơn so với các phương pháp cổ điển. Cơ sở lý thuyết của di truyền học số lượng được thiết lập khi công trình nghiên cứu của Fisher (1918), Wright (1926), Haldane (1932) và Lush (1937). Sau đó môn di truyền học số lượng được bổ sung, nâng cao bởi các nghiên cứu khác của các nhà di truyền học và sự tham gia đặc biệt của các nhà thống kê (statistics) và sinh trắc học (biometrics), đến nay ngành này đã có cơ sở lý luận vững chắc và trở thành công cụ hữu hiệu, ứng dụng trong việc đánh giá, chọn lọc và nhân giống. Các qui luật di truyền cơ bản của Mendel:− Qui luật tính trội và đồng nhất ở thế hệ F1− Qui luật phân ly tính trạng ở F2. − Qui luật phân ly độc lập (di truyền độc lập).− Công thức lai đa tính trạng Sự tương tác gen làm sai lệch tỷ lệ phân ly Mendel.− Giữa các alen thuộc cùng 1 locus. Trường hợp trội không hoàn toàn. Ảnh hưởng của các gen gây chết.− Tương tác giữa các alen thuộc các locus khác nhau (2 locus). Tương tác bổ trợ của gen (Complementary) Tương tác át chế (Epistasis). Ví dụ:Khi lai hai giống bò Aberdeen Angus có màu lông da đen và không sừng với bò Shorthorn có màu lông da đỏ và có sừng. Thu được tất cả con lai F1

đều màu lông da đen và không sừng (trội), F2 nhận được 9 bò lông da đen, không sừng, 3 bò lông da đỏ, không sừng, 3 bò lông da đen, có sừng và 1 bò lông da đỏ, có sừng. Lai bò A. Angus lông đen, không sừng x bò Shorthorn lông đỏ, có sừngKiểu gen: AAaaBBbb Giao tử P: A a B bF1: AaBb ( Bò lông đen, không sừng) Xác định tỷ lệ phân ly ở F2, chúng ta có thể sử dụng phương pháp kẻ khung Punnett.Kết quả nhận được 9 A-B- (bò lông đen, không sừng) : 3 A-bb (bò lông đen, có sừng) : 3 aaB- (bò lông đỏ, không sừng) : 1 aabb (bò lông đỏ có sừng).Tỷ lệ phân ly kiểu hình 9:3:3:1.Tỷ lệ phân ly kiểu gen 1 AABB : 2 AABb : 2 AaBB : 4 AaBb : 1 AAbb : 1 aaBB : 2 Aabb : 2 aaBb : 1 aabb.Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do các nhân tố di truyền (gen) điều khiển các tính trạng độc lập với nhau, còn nếu chúng phụ thuộc nhau sẽ không cho kết quả trên. Do đó qui luật này được gọi là qui luật phân ly độc lập hay di truyền độc lập. Qui luật này có thể được phát biểu như sau: Khi lai hai cá thể khác nhau hai hay nhiều tính trạng tương phản thì các cặp tính trạng được di truyền độc lập nhau.

B. CƠ SỞ DI TRUYỀN TRONG CHỌN GIỐNG Ở ĐỘNG VẬT

Trong chọn giống động vật, ngày nay để đánh giá cơ sở di truyền của động vật, người ta đã tiến hành theo 3 biện pháp:

Đánh giá qua kiểu hình của động vật (gia súc), tức là qua đặc điểm của cá thể, các tính trạng về sức sản xuất.

Đánh giá qua nguồn gốc động vật (gia súc), tức qua kiểu hình của bố, mẹ, tổ tiên.

Đánh giá qua phẩm chất đời con, tức qua kiểu hình của các thế hệ con cái của động vật cũng như ở gia súc.

I. Phương pháp chọn lọc các tính trạng đơn giảnCác tính trạng màu sắc, da lông, có sừng, không sừng, nhóm máu, các tính trạng hình thái...dễ dàng phân tích về mặt di truyền, được gọi là tính trạng chất lượng.Khi lai tạo người ta dễ dàng xác định số gen ảnh hưởng đến một tính trạng, xác định được tính chất ảnh hưởng đó, sự tương tác giữa các gen nhờ đó người ta thấy F2 có sự phân ly nên các tính trạng chất lượng gọi là tính trạng đơn giản.

1. Màu sắc da lông

Lông là mã hiệu của giống như lợn Landrace trắng tuyền, lợn ỉ đen tuyền,...Là chỉ tiêu cho chọn lọc, thường màu sắc đồng nhất là giống thuần, dựa vào đó loang là không thuần ( tùy trường hợp).Màu sắc do 1 số ít gen kiểm soát nên dễ phân tích di truyền, dự đoán màu đời con. Ở động vật màu sắc do sắc tố melanin tạo thành, ở gia cầm còn có xantophin.

OH OH

CH2CHCOOH CH2CHCOOH CH2CHCOOH NH2 NH2 NH2

Phenylalanona Tyrosine 1,3,4 dioxy Melaninephenylalane

Hình: chuỗi phản ứng tổng hợp malanine

Ở chuột màu sắc muốn biểu hiện phải có gen trội C (colour), khi alen Ca ở trạng thái đồng hợp thì không có sắc tố (bạch tạng). Những alen khác trong locus này qui định các màu trung gian giữa sẩm màu và bạch tạng. Người ta phân loại các gen khác kiểm soát màu sắc lông theo tác động của chúng gây ra khi có mặt gen C như sau: − Gen ảnh hưởng đến sự phân hóa màu trong cùng một chiếc lông.− Gen qui màu của các loại sắc tố.− Gen có ảnh hưởng lên độ sẩm của sắc lông mà không ảnh hưởng tới

màu của sắc tố.− Gen điều khiển sự phân bố lông hoặc từng mảng da có sắc tố và không

có sắc tố.Ví dụ 1: Ở Bò Lông lang và các đốm trắng

Gặp ở nhiều con có những đốm trắng to nhỏ khác nhau. Màu sắc lông lang khác nhau ở từng con, người ta cho rằng do di truyền vì khi nghiên cứu các sinh vật sinh đôi cùng trứng thì thấy kiểu phân bố ít khi giống nhau về các đốm mặc dù cung 1 màu (cũng có khi màu lông lại khác).Năm 1948, Cole và Johansson nghiên cứu kĩ màu lông của con lai F1:

bò lang đen trắng x bò Aberdeen Angus Thì tất cả các con lai ở vùng bụng phía đuôi điều trắng, có con ở vùng bụng trên hoặc hai bên hông.Các con lai giao phôi với nhau cho 3 màu tuyền có đốm trắng : 1 màu lang. →Như vậy gen màu lang không lặn hoàn toàn.

HOCác sản phẩm trung gian của trao đổi chất

Đường ranh giới những mảng đen trắng không rõ ràng. Tiến hành lai:P: Bò lang đen – trắng x bò lang trắng – đỏF1: bò lang đen – trắng rất rõ→Như vậy màu lang đen – trắng do 1 gen trội kiểm soát và lang trắng – đỏ do gen lặn.

Màu trắng tuyềnỞ giống bò Shorthorn của Anh có 3 màu: đỏ, nhạt và trắng.Wilson cho rằng màu lông nhạt là do thể dị hợp còn đỏ, trắng là do alen.

Bạch tạng hoàn toàn rất ít gặp (bò bạch tạng)Theo Kellen, có da, màu mắt và lông không có sắc tố; đã được chứng minh là do gen lặn kiểm soát. Những con bê khi trưởng thành hoàn toàn khỏe mạnh không thua kém con khác. Người ta cho rằng gen C bị đột biến thành alen lặn hoặc do nhiều alen quy định tính trạng màu lông.

Màu lông đen và đỏ ( vàng sẫm)Cơ chế di truyền màu đen và đỏ chưa thống nhất. Người ta cho rằng gen E tạo màu đen, còn màu đỏ do gen ee.Khi nghiên cứu giống bò ở Anh người ta phát hiện ra 1 alen thứ 3 ở trạng thái đồng hợp tạo nên màu trắng. Màu đỏ thay đổi nhiều và xuất hiện nhiều tính trạng trung gian.Màu đen tập trung ở những vùng của gen trội A khác locut; màu đỏ do 1 cặp alen ( alen lặn làm cho màu nhạt dần đi hoặc gen gây biến đổi).Màu lông nâu chưa rõ kiểu di truyền, có khả năng màu long nâu là do màu đen-đỏ tạo ra hoặc do gen lặn so với gen màu đen và trội so với gen màu hung.

Ví dụ 2: Ở Lợn Màu trắng và đường vân Màu lông hoang Màu lông đen và hung

Lông đen tuyền thường gặp lợn ỉ Việt Nam, Bershire của Anh, Mỹ, lợn Móng Cái của Việt Nam,...Ngược lại màu hung ít gặp (Duroc của Mỹ, Temvocxo của Anh).P: lợn Hampshire (đen có dải trắng) x lợn Duroc ( màu hung)F1: con lai 100% đen trộiF2: phân li 3 đen : 1 hung

Nếu thay lợn Hampshire bằng lợn Berkshire (hoàn toàn đen, 1 vài chấm trắng) hoặc lợn Ba Lan – Trung Quốc (hung, chấm đen) thì:F2: 3 chấm đen : 1 không cóTheo Lush cho rằng những chấm đen phụ thuộc vào sự thay đổi của phôi và do gen gây biến đổi. Ở giống Temvocxo ông đã tìm ra cả 1 hệ

thống gen hạn chế các chấm đen lan rộng so với giống Duroc khi lai với Ba Lan – Trung Quốc hoặc với Berkshire.Có cơ sở cho rằng sự khác nhau về màu sắc giữa Berkshire và Ba Lan – Trung Quốc 1 bên và giữa Duroc và Temvocxo phía khác chủ yếu do 1 gen tạo nên màu đen (cũng có gen gây biến đổi màu đen).Khi lai:P: lợn Landrace x Đại bạch hoặc DurocGetxe (1948) cho rằng lợn Landrace có gen màu đen ( chấm đen) lặn. Gen này lặn so với đen tuyền (Đen lớn) nhưng trội so với gen ở giống Duroc.→Ở lợn có nhiều alen, trong đó xác định gen E quy định màu đen, alen eP quy định chấm đen, còn e màu hung.

2. Gen gây chết ở vật nuôiHiện đã phát hiện đã phát hiện được nhiều gen gây chết gây nên các khuyết tật bẩm sinh ở tất cả các loài vật nuôi. Sự có mặt của các gen này trong kiểu gen của cơ thể làm giảm sút sức sống, khả năng sinh sản và các tính trạng kinh tế khác . Dưới đây sẽ liệt kê một số gen gây chết đã phát hiện được ở một vài loài động vật nuôi chính.

Khuyết tật Mô tả Tính chất di truyền

Tác giả

Đầu chó Trán ngắn, rộng, hốc mắt to, hàm trên ngắn, mắt lờ đờ

Gen lặn Backer và Dix

Agnathic Hàm dưới ngắn Gây chếtGen lặn

Annett và nhiều người khác

Thong manh(Cataracte)

Con ngươi đục Gen lặn Detlaf và Yapp

Tiểu nãoHypoplasie

Tiểu não kém phát triển, nhiều chất dịch. Cử động không ăn khớp, có khi đi như nhảy

Gen lặn Anderton và Davis

Lông xoắn Long bị xoắn từng túm ngắn, dễ nứt

Predominant đơn Eldridge và đồng nghiệp

Bất thường ở móng

Móng ngắn, móng choãi. Con vật đi khập khiễng

Gen lặn Meed và đồng nghiệp

Tai đôi Có một miếng sụn song song nằm sau tai, lồi ra

Gen trội Luth

Chân lùn, choãi Chân rất ngắn Predominant đơn LuthLùn Biểu hiện nhiều

kiểu khác nhau; có con vật bình thường, cân đối nhưng bé; có con đầu ngắn, rộng vai, có con lùn, dài đầu, khó nhận xét khi mới sinh

Gen lặn Hadley và Cole, Hult và Frost.

Vô sinh ở con cái. Sẩy thai vào giai đoạn phân chia cuối cùng

Gen lặn theo giới tính

Gregory và nhiều người khác

Mắt cá mềm Thường có ở chân trước, mắt cá cong vòm

Gen lặn Habel, Atkerson và đồng nghiệp

Trịu lông Sinh ra không có long. Da dày, có chỗ rạn nứt

Có khi gây chết. gen lặn

Regan; kidwell và Guibert; surrarrenIshikara; Hutt và Saunders

Dái sa Thường thấy ở con đực lóc 8 – 20 ngày tuổiQuãng 10 tuần tuổi đến tháng thứ 7 có thể mất

Một vài gặp gen lặn; theo giới tính

Warren và AtkersonGilman và stringham

ốc nước Nước trong não nhiều

Gây chết có thể là do gen lặn

Houck, GodgluckCole, Gianothi

Răng hàm lộn xộn

Răng hàm mọc lộn xộn, ảnh hưởng đến xương hàm

Gen lặn Heizen và Heryey

Đít tịt Không có lỗ ở hậu môn

Gen lặn Herner

Què Chân què, khập khiễng

Không rõ Christensen

Thiếu vú Thiếu một vú, thường ở bên trái

Gen lặn Loje

Thai cứng Thai chết vào lúc Gen lặn Loje

8 tháng, vẫn đề ra nhưng chết cứng

Ngày nay, trong thời đại mà thụ tinh nhân tạo được áp dụng rộng rãi thì sự lan truyền các gen gây hại lại càng tăng. Bởi vậy các động vật giống, đặc biệt là con đực phải được kiểm tra kĩ càng là không mang gen gây chết trước khi sử dụng.

3. Hiện tượng đa hình di truyền các nhóm máu và các hệ thống protein trong các dịch sinh học ở động vật Di truyền nhóm máu

Như đã biết, kháng nguyên có trên mặt hồng cầu, kháng thể có trong huyết thanh của động vật. Sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể tạo nên tạo nên hiện tượng ngưng kết, li giải hoặc kết tủa được gọi là phản ứng kháng nguyên – kháng thể. Dựa vào các phản ứng kháng nguyên kháng thể trong máu của động vật người ta đã xác định được các hệ thống nhóm máu khác nhau.Tất cả các nhóm máu bao gồm các kháng nguyên được kiểm tra bởi các alen trong cùng một locut được hiểu là hệ thống nhóm máu.Hiện đã phát hiện được nhiều hệ thống nhóm máu ở các loài vật nuôi khác nhau như bò: 12, gà và lợn: 14, ngựa: 8, cừu: 7, …

Di truyền các hệ thống protein đa hìnhBên cạnh việc phát hiện tính đa hình của các hệ thống nhóm máu nhờ phương pháp miễn dịch người ta cũng đã phát hiện được hiện tượng đa hình của nhiều hệ thống protein trong các dịch sinh học nhờ phương điện di.Cũng như các nhóm máu, tất cả các protein được kiểm tra bởi các alen khác nhau trong cùng một locut được hiểu là hệ thống protein đa hình. Dưới đây liệt kê các hệ thống protein đa hình và số alen đã phát hiện được trong máu và sữa ở một số loài vật nuôi.

Bảng 2. Kí hiệu một số hệ thống protein đa hình trong máu và sữa và số alen của chúng ở các loài vật nuôi khác nhau.Protein Ký hiệu

locutSố alen

Bò Lợn Cừu Gà NgựaTrong máu

HemoglobinePrealbumineAlbumine

Hb Pr Alb

5-3

-23

3-2

--2

--2

Ngoài trong máu và sữa người ta cũng đã phát hiện các hệ thống đa hình protein trong cơ, trứng, tinh dịch và nhiều mô khác.Trong công tác giống gia súc, các hệ thống nhóm máu và các protein đa hình được sử dụng để:

− Kiểm tra dòng bố− Sự liên quan với bệnh− Nghiên cứu sinh đôi− Sự tiến hóa và quan hệ di truyền giữa các giống Ví dụ: Dãy nhiều alen về hemoglobin ở bò và lợn.

Trong quá trình phát triển cá thể ở bò và một số loài gia súc khác, người ta phát hiện 3 dạng hemoglobin. Hemoglobin phôi (HbF) ở bò được phát hiện 2 dạng, dạng xuất hiện lúc 4 tuần sau thụ thai và mất đi lúc 6-10 tuần tuổi sau khi sinh (Kichen, 1970). Người ta cũng thấy có sự thay thế cho nhau giữa HbF và HbA (dạng hemoglobin trưởng thành) trong những tháng đầu sau khi bê sinh ra. Thời gian thay thế HbF hoàn toàn bằng HbA cũng khác nhau giữa các giống bò. Kết quả phân tích hemoglobin trên bò nuôi ở Việt Nam cho thấy, ở bò thuộc các giống Sind và lai Hà-Ấn, từ 1-80 ngày tuổi, bên cạnh dạng HbA còn phát hiện cả HbF (Phan Cự Nhân, 1970). Ở lợn trong các giai đoạn phôi sớm, cũng gặp 2 dạng hemoglobin phôi, tương tự Hb Grow 1 và Hb Grow II ở người (Kleihauer, Stoffler, 1968, Kichen, 1970, Đặng Hữu Lanh, 1977). Thực nghiệm phân tích ở Việt Nam cho thấy, ở lợn Ỉ Nam Định, thời điểm xuất hiện dạng Hemoglobin trưởng thành xảy ra lúc phôi 24 ngày, trong khi đó ở lợn Đại Bạch là 30 ngày. Sự thay thế hoàn toàn HbF bằng HbA ở lợn Ỉ là lúc phôi 40 ngày, còn ở lợn Đại Bạch là 50 ngày. Hiện tượng này có thể hợp với qui luật sinh học là ở các động vật nhiệt đới có độ thành thục sinh dục sớm hơn thì quá trình thay thế này cũng sớm hơn so với các giống ôn đới.

II. Phương pháp chọn lọc các tính trạng phức tạpCác tính trạng sản xuất của gia súc như lượng thịt, lượng sữa, lượng trứng,...gọi là các tính trạng số lượng (đều là các tính trạng phức tạp chịu tác động của nhiều gen và luôn luôn thay đổi).Đặc trưng của tính trạng số lượng:− Là tính trạng đa gen (polygen), sự hình thành và biểu hiện của tính

trạng do nhiều gen điều khiển.− Là tính trạng có biến dị liên tục, sự thay đổi của tính trạng tạo thành

dãy biến dị liên tục, rất khó phân biệt. Nếu sắp xếp các giá trị của nó lên đồ thị sẽ cho ta đường cong phân bố chuẩn.

− Là tính trạng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Trong điều kịên ngoại cảnh thuận lợi, tính trạng ít biến đổi còn trong điều kiện bất lợi, tính trạng rất dễ thay đổi.Theo Golembopski, nhà di truyền học đã chia các tính trạng phức tạp thành các tính trạng đơn giản để dễ chọn lọc như sơ đồ sau:

1. Sinh sản- Sinh sản là cơ sở cho mọi năng suất ở vật nuôi, nhưng phải xác định rõ ràng là tính trạng được các nhà chọn giống quan tâm.- Đối với gia súc, ở con ♀, các nhà chọn giống thường quan tâm tới nhiều cách đo tính chất lượng sinh sản: Số trứng rụng khỏi buồng trứng (tỉ lệ trứng rụng) Số trứng để thụ tinh được làm ổ trong tử cung Số con mẹ có thai/100 lần phối giống với con ♂ hay thụ tinh. Tính

trạng này được gọi là tỉ lệ thụ thai. Tỉ lệ thụ thai có thể được chẩn đoán ở 1 số ngày nhất định sau khi giao phối hay thụ tinh.

Số con đẻ ra/ 1 lần sinh. Đối với heo và cừu, tính trạng này được gọi là kích thước ổ. Cũng chính tính trạng này 1 số nhà chọn giống cho là tổng số con sinh ra 9 cả sống và chết, nhưng 1 số người khác chỉ sử dụng những con sinh ra còn sống.

Số con cai sữa được ở tuổi xác định như 6 tháng đối bò thịt. 3-6 tháng hoặc 8 tuần đối với heo.

2. Sản lượng trứng+ Năng suất trứng hay sản lượng trứng là số lượng trứng đẻ ra của gia cầm trong khoảng thời gian nhất định. Đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng cho gia cầm hướng trứng, phản ánh trạng thái sinh li và khả năng của hệ sinh dục.+ Năng suất trứng là tính trạng di truyền, phản ánh chất lượng giống, song cũng phụ thuộc nhiều vào ngoại cảnh.

3. Khả năng cho sữa

- Khả năng tiết sữa đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt ở gia súc, chỉ những con cho con bú như bò thịt, cừu, heo hay chúng được sử dụng để vắt sữa như bò sữa, dê sữa...- Đối với các động vật để vắt sữa, Gaines (1925) đã đưa ra công thức tính sản lượng sữa có 4% mỡ và ông gọi đó là sữa tiêu chuẩn. Công thức tính như sau : Sữa tiêu chuẩn = 0,4S_+ 15F S: sản lượng sữa toàn chu kì F: lượng mỡ sữa toàn chu kì- Khả năng cho sữa tùy thuộc vào loài, giống và ngay cả cá thể gia súc. Chẳng hạn, ở bò người ta quan tâm đến lượng sữa của 2 chủng Bos taurus và Bos indicus vì 2 loại này được dùng phổ biến để lấy sữa.Bò Holstein Friescan cho 5000-6000 kg/ chu kì với tỉ lệ mỡ sữa 3,5% - 4%, trong khi bò Red Shindhi chỉ cho 2000 - 2500 kg/ chu kì với 4 -5 % mỡ sữa.- Sản lượng là 1 tính trạng số lượng có hệ số di truyền h2= 0,35. Hai chỉ tiêu tỉ lệ mỡ sữa và protein sữa có hệ số di truyền cao hơn h2= 0,6, tương quan di truyền giữa chúng cũng cao ( rg= 0,55).- Lượng sữa và khả năng tiết sữa ngoại ảnh hưởng của nhiều gen còn phụ thuộc vào tuổi, thời gian giữa các lứa đẻ, thời gian nghỉ đẻ kéo dài, khoảng cách giữa hai lần vắt sữa, tháng đẻ và đặc biệt là mức độ nuôi dưỡng và chăm sóc.

4. Sinh trưởngSinh trưởng và phát triển được dành phần ưu tiên cao trong nhân giống. Sinh trưởng được hình dung rõ nhất là sự tăng về trọng lượng hoặc kích thước.- Đôi khi kích thước được suy ra từ trọng lượng, nhưng việc này có thể dẫn đến lầm lẫn.- Phát triển là sự biến đổi về tỉ lệ giữa các phần khác nhau của con vật được thấy qua những biến đổi từ khi bắt đầu thụ thai ( 1 tế bào hợp tử) và tiếp tục qua nguyên phân liên tiếp đến tuổi thành thục.

5. Di truyền sức kháng bệnh ở vật nuôiDi truyền sức kháng bệnh ở vật nuôi là 1 vấn đề rất phức tạp, có trường hợp khả năng kháng 1 bệnh cụ thể được xác định là đơn gen, song nhiều trường hợp có những dấu hiệu chúng có nhiều gen kiểm soát nên đây được coi là tính trạng phức tạp.- Sức đề kháng với bệnh được hiểu là tính không cảm nhiễm với bệnh của gia súc cũng nhu khả năng chống chọi các yếu tố bất lợi của động vật nói chung.- Không ít ví dụ về biến dị di truyền với sức kháng các tác nhân gây bệnh và các kí sinh ở vật nuôi, và có thể kết luận là biến dị này có ở mọi vật nuôiSức kháng ve ở bò:

Bò bos indicus kháng ve tốt hơn bò taurus được nuôi trong những điều kiện giống nhau.Chẳng hạn, các con lai bò brahman x Bò Anh; bò Africander x bò Anh chỉ nhiễm khoảng 40% số ve mà các giống bò Anh bị nhiễm.Sức kháng bệnh ỉa chạy ở lợn con:Nguyên nhân: do các chủng E.coli có kháng nguyên bề mặt tế bào được gọi là k.88, nhưng không phải tất cả lợn con đều dễ bị nhiễm E.coli K.88, chỉ những con có thụ quan(receptor) K88 trên thành ruột là mẫn, còn lại không có các thụ quan này là kháng.Sự có mặt hay vắng mặt của thụ quan K88 được xác định bởi 2 alen thuộc cùng một locut trên NST thường. Alen xác định sự có mặt của thụ quan là trội hoàn toàn so với alen xác định sự vắng mặt của thụ quan này.Như vậy, sức kháng ỉa chạy ở lợn con do E.coli được kiểm soát bởi 2 alen trong 1 locut với sức kháng là lặn so với mẫn.

6. Di truyền các tính trạng phức tạp ở vật nuôi Tính chất phức tạp của các tính trạng kinh tế ở vật nuôi.Hầu hết các tính trạng phức tạp mà nhà chọn giống quan tâm ở vật nuôi như sản lượng sữa, năng suất thịt, năng suất trứng,... đều vô cùng phức tạp và không thể xem nó là sản phẩm tác động mà một vài gen. Ví dụ đơn giản là trọng lượng khi cai sữa ở lợn. Các nhân tố khác nhau tác động lên nó được trình bày trong bảng dưới đây.

Trọng lượng cai sữa

Sinh trưởng từ sơ sinh đến cai sữa

Sức sản suất sữa của lợn

mẹ

Kích thước

Trọng lượng sơ sinh

Các nhân tố ngoại cảm-Dinh dưỡng-Bệnh tật-Khí hậu

Các nhân tố di

truyền

Các nhân tố di

truyền

Các nhân tố di

truyền

các nhân tố

di truyền

Những mũi tên ở đây để chỉ mối quan hệ giữa các nhân tố khác nhau. Có thể thấy các nhân tố di truyền bao gồm khả năng sinh sản, sản lượng của lợn nái, trọng lượng lợn con và sự sinh trưởng của nó từ sơ sinh đến cai sữa. Cầu nối giữa di truyền học mendel và di truyền học quần thểVấn đề lấp khoảng trống giữa học thuyết mendel và di truyền học quần thể là vấn đề mà nhiều sinh viên đang gặp khó khăn.Vào đầu thế kỉ này có sự nghiên cứu của R.A. Fisher khi nghiên cứu bản chất di truyền của các tính trạng số lượng, cho rằng các tính trạng số lượng do nhiều gen kiểm soát và mỗi alen của chúng có một hiệu ứng nhỏ và riêng biệt và kiểu hình là kết quả cộng gộp của mọi hiệu ứng của các alen.III. Cơ sở di truyền của sự chọn phối trong chọn giống ở động

vật− Cùng với việc chọn lọc, chọn phối là một trong những biện pháp cải

tạo đàn gia súc, gia cầm có hiệu quả nhanh chóng.− Có hai kiểu chọn phối cận huyết (in-breeding) và chọn phối không

cận huyết (out-breeding) tùy theo sự giống nhau hay khác nhau giữa các cá thể được chọn để phối hợp.

− Có thể nói, chọn phối cận huyết nhằm làm tăng mức đồng hợp tử, còn chọn phối không cận huyết làm tăng mức dị hợp tử.

1. Chọn phối cận huyết (in-breeding) Khi ta giao phối cận huyết nghĩa là cho các cá thể đực cái là anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc các cá thể có họ hàng gần giao phối với nhau.Mức đồng hợp tử có thể tăng nhanh hay chậm tùy thuộc mối quan hệ thân thuộc của các con vật chọn phối.Hậu quả của giao phối cận huyết:Giao phối cận thân sẽ dẫn đến làm xuất hiện các thể đồng hợp (trong đó có cả đồng hợp trội và đồng hợp lặn). Từ đó làm cho tỷ lệ cá thể có kiểu gen đồng hợp tăng lên và tương ứng tỷ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp ngày càng giảm. Sự tăng tần số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn, nếu gen lặn là gen gây chết, thì sẽ dẫn đến hiện tượng suy giảm về sức sống, tăng kỳ hình dị tật, giảm năng suất ở đời con so với bố mẹ.Lợi ích của giao phối cận huyết: - Cận huyết loại bỏ những gen lặn không mong muốn ra khỏi đàn giống. - Do các gen mong muốn thường là trội, nên các con vật tốt thường là ưu việt về di truyền và cận huyết có tác dụng ổn định di truyền các đặc điểm tốt. - Nhờ cận huyết, các dòng hoặc các gia đình riêng biệt có thể được phát triển từ đàn hạt nhân.

- Chọn lọc trong gia đình đối với các tính trạng kinh tế ở gia súc chỉ có thể thực hiện sau khi các gia đình đã phát triển.2. Chọn phối không cận huyết (out-breeding)

Nhân giống thuần chủng: là phương pháp nhân giống bằng cách cho các đực giống và cái giống của cùng một giống giao phối với nhau → thế hệ con vẫn là giống thuần (chỉ mang các đặc điểm của một giống ban đầu duy nhất).

Lai giống: là phương pháp nhân giống bằng cách cho các đực giống và cái giống thuộc 2 quần thể khác nhau phối giống với nhau. Hai quần thể này có thể là 2 dòng, 2 giống hoặc 2 loài khác nhau.

Ưu điểm: tạo được ưu thế lai ở đời con về một số tính trạng nhất định. Làm phong phú thêm bản chất di truyền ở thế hệ lai, vì con lai có được những đặc điểm di truyền của các giống khởi đầu.

C. ỨNG DỤNG VỀ CƠ SỞ DI TRUYỀN TRONG CHỌN GIỐNG Ở ĐỘNG VẬT

Ví dụ 1: Khi cho lai giữa bò Socgoc đỏ và trắng, tất cả con đẻ ra F1 đều có lông đốm đốm đen trắng. Ở F2 cũng được phân ly theo tỉ lệ 1 đỏ: 2 lốm đốm đen trắng:1 trắng.

Bò lai Hà -Ấn

Ở ví dụ này tuân theo tính chất di truyền trung gian, tương tự khi cho đàn bò lai Hà - Ấn F1 tại nông trường Ba Vì (Hà Tây) là kết qủa lai giữa bò đực Hà lan và bò cái lai Sind, sản lượng sữa, tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protit sữa điều được di tryền theo tính chất trung gian.

Con lai thế hệ đầu tiên F1 (Hà Lan x lai Sind) sẽ có 50% máu bò Hà Lan; bò lai F1 thường có màu lông đen, không u, khả năng thích nghi tương đối tốt, năng suất sữa bình quân 10 lít /ngày.

Các số liệu thu được đã bổ sung cho quy luật di truyền của 2 loại tính trạng số lượng là sản lượng sữa và tỷ lệ mỡ sữa mà Ansule đã nêu lên 1969. Phù hợp với tổng kết của Ansule, số liệu ở Việt Nam cho thấy là khi lai giữa bò có sản

lượng sữa cao ( bò Hà Lan) với bò có sản lượng sữa thấp ( bò lai Sind), thì ở bò F1 (lai Hà - Ấn F1) sản lượng sữa mang tính chất trung gian nhưng ngả về bố tức là về phía bò Hà lan, có sản lượng sữa cao. Rõ ràng ở đây tính trạng sản lượng sữa cao được biểu hiện là tính trạng trội so với tính trạng sản lượng sữa thấp.

Ngược lại, về tỷ lệ mỡ thì khi cho lai bò có tỷ lệ mỡ sữa cao ( bò lai Sind) với bò có tỷ lệ mỡ sữa thấp ( bò Hà lan) thì ở bò lai F1 ( lai Hà -Ấn F1) cũng có tính di truyền trung gian về tỷ lệ mỡ sữa, nhưng ngả về phía tính trạng mỡ sữa thấp. Rõ ràng ngược lại với sản lượng sữa, ở đây tính trạng trội thuộc về tính trạng mỡ sữa thấp.

Hàm lượng protit toàn phần và hàm lượng anbumin trong protit huyết thanh ở bò lai Hà -Ấn F1 cũng được di truyền theo tính chất trung gian.

Nếu sau đó phối tiếp giống bò Hà Lan với bò lai F1 sẽ cho con lai F2 với 75% máu bò Hà Lan ; con lai F2 thường có màu lang trắng đen, năng suất cho sữa cao hơn con lai F1và nếu tiếp tục sẽ cho con lai F3 với 87,5% máu bò Hà Lan

; con lai F3 có tỷ lệ lông trắng nhiều hơn nữa vì mang tỷ lệ cao máu bò Hà Lan, năng suất cho sữa của bò lai F3 thường rất cao (15 kg sữa/ngày hoặc cao hơn nữa).Như vậy, bò lai các thế hệ càng về sau sẽ cho năng suất sữa càng cao ; tuy nhiên, khả năng thích nghi lại kém dần.

Do vậy, trong điều kiện chăn nuôi chưa đạt các tiêu chuẩn chặt chẽ về chuồng trại, chăm sóc thì chỉ nên nuôi đến con lai F1, F2 ; còn với các nơi đảm bảo các yêu cầu quản lý thì có thể nuôi con lai F3 hoặc cho lai với các giống Brown Swiss, Jersey.

Hầu hết nguồn tinh giống bò sữa hiện nay đều có chất lượng tốt ; do đó, yêu cầu quan trọng đầu tiên trong việc lai tạo là chọn lựa bò cái lai Sind phải thật tốt để đảm bảo các thế hệ lai sau nầy đạt yêu cầu.

Thông thường, bò cái nền lai Sind cần có trọng lượng tối thiểu là 250 kg và tốt nhất là đã đẻ một lứa để tránh tình trạng đẻ khó.

Đặc điểm di truyền từ mẹ: Bò lai Sind

Lai tạo từ bò Vàng địa phương với bò Red Sindhi từ rất lâu, bắt đầu từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ với mục đích chính là nâng cao tầm vóc phục vụ cày kéo. Bò Lai Sind cho sữa tốt hơn bò Vàng nhưng vẫn chỉ đủ nuôi con ; tuy nhiên nhờ khả năng thích nghi tốt nên sử dụng làm bò nền để lai tạo với các giống bò sữa cao sản. Con cái trưởng thành nặng khoảng 350 kg, con đực khoảng 450 kg. Bò lai Sind thường có màu nâu xậm, u và yếm phát triển, tai to và cụp, phần ống chân và chóp đuôi thường có màu đen.

Đặc điểm di truyền từ bố: Holstein Friesian (bò Hà Lan)Bò Hà Lan chủ yếu có màu lang trắng đen, nhưng vẫn có con lang trắng đỏ. Bò đực có thân hình chữ nhật, sừng nhỏ, yếm bé. Bò Hà Lan Mỹ có tầm vóc to con nhất. Khối lượng bò đực: 600 kg/con và bò cái: 550 kg/con. Bò có thể bắt đầu phối giống lúc 15-18 tháng tuổi. Năng suất sữa

305 ngày của bò Hà Lan Mỹ là 12.000 kg sữa với 3,66 % mỡ, bò Cuba là 3.800-4.200 kg với 3,4 % mỡ và bò Úc là 5.000 kg sữa. Đây là giống bò thích nghi rất tốt ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Mặc dù có nguồn gốc ôn đới nhưng đã được nuôi lai tạo thành những dòng có thể nuôi được ở các nước nhiệt đới.

Ví dụ 2: Bò lai Sind

Bò lai Sind được tạo ra do bò đực giống Red Sind giao phối với bò cái ta.

Bò lai Sind ngày nay có màu đỏ cánh gián, là kết quả lai tạo tự nhiên giữa một số giống bò có u (Zebu) màu đỏ (như bò Red Sind, Sahiwal, Red Brahman) với bò Vàng địa phương, tạo ra con lai có tỷ lệ máu lai không xác định. Những con lai tạo ra từ bò đực Zebu màu trắng (Ongole, Brahman

trắng) với bò Vàng địa phương, có màu xám trắng, người dân không gọi đó là bò lai Sind. Vì vậy khi nói đến bò lai Sind ta hiểu đó là nhóm bò lai Zebu có màu cánh gián. Bò lai Sind có nhiều máu Sind thì lớn con hơn, khả năng cho thịt nhiều hơn, sức cày kéo khỏe hơn và khả

năng cho sữa cũng cao hơn. Do vậy, luôn có xu hướng tăng máu Sind, nên gọi là Sind hóa.

Hiện nay bò lai Sind có ở hầu khắp các tỉnh miền Nam. Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Tây là những nơi có đàn bò lai Sind chất lượng cao. Bò lai Sind có ngoại hình không đồng nhất, có nhiều đặc điểm pha trộn của các giống bò có u.

Đặc điểm ngoại hình:Bò lai Sind có tầm vóc trung bình so với các giống bò ở Việt Nam, đa số khỏe mạnh, màu lông vàng hoặc đỏ sẫm.Mặt dài, tai cúp, có thân cao, mình dài (giống Brahman). Trán dô, mặt ngắn, tai nhỏ, chân thấp, mình tròn, âm hộ có nhiều nếp nhăn (giống Sind). Bầu vú phát triển, mông nở (giống Sahiwal). Nhiều con có máu của hai hoặc cả ba giống trên. Đặc điểm chung là lông màu vàng sẫm đến đỏ cánh gián, yếm, rốn phát triển, u vai cao, nhất là con đực, chân cao hơn so với các giống chuyên thịt, đa số đuôi dài và đoạn chót không có xương.

Đặc điểm sinh trưởng:Bò cái trưởng thành nặng: 250-300 kg. Bò đực: 400-450 kg.

Bê sơ sinh: 18-20 kg. Sản lượng sữa bình quân: 800- 1.200 lít /chu kỳ vắt 240 ngày, cá biệt có những con trong một chu kỳ vắt sữa cho đến trên 2.000 lít. Ngày cao nhất có thể đạt 8-10 lít sữa. Tỷ lệ bơ (mỡ sữa) rất cao: 5,1-5,5%. Tỷ lệ đẻ khá, khoảng cách lứa đẻ 13 tháng. Tỷ lệ thịt xẻ đạt gần 50%. So với bò Vàng, bò lai Sind có khối lượng tăng 30-35%, sản lượng sữa tăng gấp 2 lần. Thích nghi rộng ở nước ta. Tuổi thành thục: 8 -12 tháng tuổi.

Phối giống: 18 -24 tháng tuổi. Thời gian mang thai: 280-285 ngày (9 tháng 10 ngày). Tuổi và trọng lượng thích hợp phối giống lần đầu đối với bò cái lai sind là 18-24 tháng tuổi và trên 200 kg.

Bò lai Sind thích nghi rộng rãi ở mọi miền đất nước. Trong những năm qua, chương trình quốc gia Sind hóa đàn bò trong cả nước đã nâng tỷ lệ bò lai Sind lên trên 30% tổng đàn bò của cả nước

Đặc điểm di truyền từ mẹ: Bò Vàng Việt NamThường gọi là bò ta, đôi khi vì nhỏ con còn được gọi là "bò cóc". Bò Vàng là tên gọi chung một số nhóm bò vàng Lạng Sơn, bò vàng Thanh Hóa, bò vàng

Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận... Đặc điểm chung là không có u, màu vàng hoặc vàng nhạt, (sau đây gọi tắt là bò Vàng). Bò Vàng có nhiều ưu điểm như: thích nghi lâu đời với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu được kham khổ khi thức ăn thiếu thốn và phương thức chăn nuôi tận dụng. Bò Vàng chống chịu

bệnh tật tốt, chống chịu được ve, mòng và các bệnh kí sinh trùng đường máu do ve, mòng, muỗi gây ra, hiệu quả sinh sản tốt. Bò cái tơ nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể cho phối giống lần đầu lúc 20 tháng tuổi, bò cái có thể đẻ 12-13 tháng một lứa, bê con có khối lượng nhỏ nên bò mẹ dễ sanh, tỷ lệ nuôi sống bê cao, trên 95%. Bò Vàng có nhược điểm cơ bản không thể đáp ứng được yêu cầu chăn nuôi thâm canh năng suất cao vì sinh trưởng chậm, tầm vóc và khối lượng nhỏ, sản lượng thịt và sữa rất thấp. Bò có chiều cao vai 103-110cm; dài thân chéo 110-120cm; vòng ngực 130-145cm. Tỷ lệ thịt xẻ thấp 43-44%. Khối lượng bò cái lúc trưởng thành 170- 180kg, bò đực 250-260kg. Khối lượng thịt xẻ (thịt xô: bỏ đầu, chân, da và nội tạng) từ 75-80kg/con. Khối lượng thịt tinh (thịt lọc: sau khi bỏ xương) từ 60-65kg/con. Tỷ lệ phần thịt có giá trị như thăn, đùi, mông so với tổng khối

lượng thịt cũng thấp. Sản lượng sữa 300-400kg trong một chu kỳ 6-7 tháng, chỉ đủ cho con bú. Bê sơ sinh nặng 10-12kg.Bò Vàng tập trung nhiều ở vùng Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận. Những năm gần đây đã bị pha tạp nhiều. Bò Vàng thuần (chưa bị pha tạp) chỉ còn thấy ở những vùng sâu vùng xa, nơi chưa bị ảnh hưởng của tiến trình Sind hóa diễn ra từ mấy chục năm qua. Đây là nguồn gen quý cần được bảo vệ làm nguyên liệu cho lai tạo giống trong tương lai. Bò Vàng là một lựa chọn tốt cho phương thức chăn nuôi quảng canh tận dụng thức ăn tự nhiên, đầu tư thấp, chi phí thấp.

Đặc điểm di truyền từ Bố -Giống Bò nhiệt đới: Bò SindBò Sind có nguồn gốc từ tỉnh Karachi và Hyderabad của Pakistan. Bò Sind thuộc nhóm có kích cỡ nhỏ. Kết cấu cơ thể vững chắc, mông tròn, cơ bắp nổi rõ. Màu lông nổi bật là màu đỏ cánh gián, có lẫn những mảng tối ở hai bên cổ, u vai và dọc lưng. Đôi khi có những đốm trắng nhỏ ở yếm và ở trán. Có u yếm phát triển. Con đực có bao quy đầu dài và thõng xuống, con cái âm hộ có nhiều nếp nhăn.

Khối lượng bò đực 370-450kg, bò cái 300-350 kg. Sản lượng sữa biến động từ 1.250 đến 1.800 kg trong một chu kỳ vắt sữa 240-270 ngày. Có một số con đạt trên 5.000 kg/chu kì. Tỷ lệ mỡ sữa 4-5%. Khối lượng bê sơ sinh 18-21kg. Tỷ lệ thịt xẻ 48- 50%. Bò cái có khoảng cách lứa đẻ 13-18 tháng. Tại ấn Độ và Pakistan, giống Sind được nuôi với mục đích kiêm dụng, lấy sữa và sức kéo.

Giống bò Sind được nhập vào nước ta năm 1923 nuôi ở Ba Vì. Năm 1987 nhập thêm 250 con từ Pakistan. Bò Sind không chỉ có được những đặc điểm quý của bò Vàng mà chúng còn có màu sắc và vóc dáng đẹp, khối lượng lớn, sản lượng sữa cao và sức kéo hơn hẳn bò Vàng.

Nhờ những điểm nổi trội này nên giống bò Sind và con 14 lai của chúng với bò Vàng đã nhanh chóng phát tán ra mọi vùng của đất nước. Nhà nước đã có hẳn một chương trình Sind hóa đàn bò từ nhiều năm qua, chứng tỏ giá trị của bò Sind trong tiến trình cải tạo đàn bò địa phương của ta theo hướng thịt, sữa.

Ví dụ 3: Gà mía lai

Gà mía lai là giống gà được lại giữa gà ta với gà lương phượng cho thịt thơm đặc trưng, da giòn, mỡ dưới da ít, sức đề kháng cao rất thích hợp với điều

kiện chăn thả của các hộ gia đình khu vực miền núi có diện tích vườn bãi rộng. Để có   kỹ thuật chăn nuôi gà mía   hiệu quả lựa chọn phù hợp với điều kiện địa lý.

Gà mía lai cho hiệu quả kinh tế

cao

Gà mía có khả năng chống chịu rét rất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn chỉ sau 4 tháng là có thể xuất chuồng. Trọng lượng trung bình đạt từ 1,6 – 2,2kg phù hợp với nhu cầu thức ăn cho 1 gia

đình nên gà bán rất được giá.

Tốc độ tăng trưởng của gà mía lai

Giai đoạn gà mía từ 40 – 42 ngày tuổi cho trọng lượng đạt 0,6 – 0,8kg/con, 72 ngày tuổi đạt 1,3 -1,5kg/con, 90 ngày tuổi đạt trọng lượng 2,2 kg/con.

Gà mía chăn nuôi theo mô hình thả vườn sẽ mang lại nhiều lợi thế cho hộ gia đình: chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại thấp, tiết kiệm được nhiều chi phí cho nguyên vật liệu chăn nuôi (điện, nước, quạt thông gió, sử dụng ít chất độn chuồng).

Đặc điểm và ngoại hình của gà mía lai

Gà Mía lai có lông màu vàng đậm xen lẫn màu đen ở cánh, đuôi, đầu và chân nhỏ, da mỏ và chân có màu vàng, mào cờ. Mình ngắn, đùi to và thô, mắt sâu,

chân có 3 hàng vảy, sắc lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám hoặc vàng. Là loại ít bị pha tạp so với các giống gà nội khác.

Đặc điểm của gà mía lai 

Có tốc độ mọc lông chậm, khi gà được 3 tháng có tỷ lệ nuôi sống đạt 96%.

Năng xuất đẻ trứng thấp, tuổi đẻ muộn 7-8 tháng cho sản lượng trứng là 50 -55 quả/ mái/năm.

Gà mía là giống gà thích hợp thả vườn nên có cách nuôi khác với gà công nghiệp. Để gà mía cho hiệu quả năng suất cao nhất cho gà ăn cám mà còn bổ sung thêm nhiều thức ăn dân dã như ăn thóc, cám gạo, ngô nghiền, rau xanh, bổ sung các loại khoáng, vitamin, nhất là gà ở giai đoạn đẻ trứng và vỗ béo để nâng cao sức đề kháng cho gà.

Gà mía lai thả vườn

Chuồng trại phải có sân chơi rộng rãi, có hàng rào bảo vệ khỏi chó, mèo, chuột, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, thực hiện quy trình phòng bệnh nghiêm chỉnh đúng độ tuổi.

Gà mía lai ngoài đặc điểm ngoại hình ra thì tất cả từ quy trình chọn con giống, cách xây dựng

chuồng trại, úm gà, điều chỉnh nhiệt độ ánh sáng, lịch tiêm phòng vắc xin đều giống với kỹ thuật chăn nuôi gà khác.

Chăn nuôi gà mía hiện đang rất phát triển tại nhiều khu vực, cho thu nhập cao và giải quyết việc làm cho hàng ngàn hộ gia đình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tác giả: Trần Đình Miênhttp://123doc.org/document/23521-co-so-di-truyen-chon-giong-dong-vat.htmhttp://tailieu.vn/doc/tai-lieu-mon-co-so-di-truyen-chon-giong-dong-vat-743656.htmlhttp://tailieu.vn/doc/co-so-di-truyen-chon-giong-dong-vat-part-7-720071.html