chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật việt nam

19
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam Quách Thị Hương Giang Khoa Lut Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Ngô Huy Cương Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Làm rõ lý luận về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm xây dựng môi trường kinh doanh trong sạch, bình đẳng, bảo vệ quyền tự do kinh doanh và quyền lợi của người tiêu dùng. Phân tích và đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh; thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta và vấn đề xử lý vi phạm. Đề xuất phương hướng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nước ta và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Keywords: Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Luật cạnh tranh Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những quy luật kinh tế khách quan tác động mạnh mẽ lên sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp là quy luật cạnh tranh. Đó cũng là đòn bẩy, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp khai thác và sử dụng tiềm năng, nội lực của mình cùng với các yếu tố của thị trường một cách có hiệu quả. Cạnh tranh trong kinh doanh là quyền cơ bản của các chủ thể kinh doanh trên thị trường và được pháp luật bảo hộ. Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2005. Với tư cách là công cụ pháp lý được sử dụng để loại bỏ các biểu hiện không lành mạnh trên thị trường, điều chỉnh mặt trái của cạnh tranh, đạo luật này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sự lành mạnh và khả năng phát triển của nền kinh tế trong nước, bảo vệ quyền tự do kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử, khuyến khích các chủ thể kinh doanh cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Luật Cạnh tranh đã pháp điển hoá các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã có những quy định xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực hiện, Luật Cạnh tranh vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự đa dạng hoá của các thành phần kinh tế cùng với việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã phát sinh mà chưa có biện pháp đấu tranh có hiệu quả. Các chế tài vẫn chưa đủ mạnh để kiểm soát và loại bỏ

Upload: oxford

Post on 27-Mar-2023

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành

mạnh theo pháp luật Việt Nam

Quách Thị Hương Giang

Khoa Luật

Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50

Người hướng dẫn: TS. Ngô Huy Cương

Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Làm rõ lý luận về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm

xây dựng môi trường kinh doanh trong sạch, bình đẳng, bảo vệ quyền tự do kinh

doanh và quyền lợi của người tiêu dùng. Phân tích và đánh giá những quy định của

pháp luật hiện hành về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh; thực tiễn

cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta và vấn đề xử lý vi phạm. Đề xuất phương

hướng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối với các hành

vi cạnh tranh không lành mạnh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nước ta

và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Keywords: Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Luật cạnh tranh

Content

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Một trong những quy luật kinh tế khách quan tác động mạnh mẽ lên sự tồn tại và phát

triển của các doanh nghiệp là quy luật cạnh tranh. Đó cũng là đòn bẩy, là động lực thúc đẩy

các doanh nghiệp khai thác và sử dụng tiềm năng, nội lực của mình cùng với các yếu tố của

thị trường một cách có hiệu quả. Cạnh tranh trong kinh doanh là quyền cơ bản của các chủ thể

kinh doanh trên thị trường và được pháp luật bảo hộ.

Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ

ngày 01 tháng 6 năm 2005. Với tư cách là công cụ pháp lý được sử dụng để loại bỏ các biểu hiện

không lành mạnh trên thị trường, điều chỉnh mặt trái của cạnh tranh, đạo luật này có ý nghĩa quan

trọng trong việc bảo vệ sự lành mạnh và khả năng phát triển của nền kinh tế trong nước, bảo vệ

quyền tự do kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử,

khuyến khích các chủ thể kinh doanh cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất,

kinh doanh và thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

Luật Cạnh tranh đã pháp điển hoá các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

và đã có những quy định xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm

thực hiện, Luật Cạnh tranh vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Với sự phát triển của

nền kinh tế thị trường, sự đa dạng hoá của các thành phần kinh tế cùng với việc hội nhập sâu rộng

vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã phát sinh mà

chưa có biện pháp đấu tranh có hiệu quả. Các chế tài vẫn chưa đủ mạnh để kiểm soát và loại bỏ

2

các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh doanh. Luật Cạnh tranh năm 2004

được đánh giá là một đạo luật thiếu chế tài đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. Chế tài xử lý các

hành vi cạnh tranh không lành mạnh vẫn nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, kể cả

các văn bản dưới Luật. Thực tế đó đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn biểu

hiện ở khía cạnh này, khía cạnh khác, dưới dạng này, dạng khác, đã gây ra nhiều tranh chấp

trong giới kinh doanh và ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước.

Vì thế, việc nghiên cứu và luận giải các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cùng với các

quy định về chế tài xử lý vi phạm là rất cần thiết, qua đó định hướng các giải pháp đảm bảo

hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh theo hướng thiết lập các chế tài phù

hợp, đầy đủ, thống nhất và đủ tính nghiêm khắc. Đó cũng là lý do mà tôi lựa chọn đề tài "Chế

tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam" để nghiên

cứu và làm luận văn thạc sỹ Luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Kể từ khi Luật Cạnh tranh năm 2004 được ban hành và có hiệu lực đến nay, đã hơn 5 năm

thực hiện. Vì thế, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong giới luật học và giới kinh doanh

về vấn đề đó cũng không phải là ít. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều bài viết về

pháp luật cạnh tranh nói chung và chống cạnh trạnh không lành mạnh nói riêng như: Pháp

luật cạnh tranh tại Việt Nam (Sách chuyên khảo) - NXB Tư pháp - TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng

Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn; Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước -

NXB Lao động - PTS. Lê Đăng Doanh, ThS. Nguyễn Thị Kim Dung, PTS. Trần Hữu Hân; Pháp

luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam - NXB Chính trị Quốc gia - TS. Lê

Anh Tuấn; Bình luận khoa học Luật Cạnh Tranh - NXB Chính trị Quốc gia - TS. Lê Hoàng

Oanh; Luận văn thạc sỹ Luật học "Xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở

Việt Nam hiện nay", năm 2004 của Nguyễn Thị Thu Hiền… Các bài đăng trên tạp chí như:

"Thực thi pháp luật cạnh tranh trong viễn thông: Hiểu thế nào cho đúng?" của TS. Phan Thảo

Nguyên, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12(224)/2006; "Về thoả thuận hạn chế cạnh tranh"

của tác giả Trần Thị Nguyệt, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1(237)/2008; "Hoàn thiện các

quy định pháp luật về cạnh tranh của các tổ chức có hoạt động ngân hàng trong bối cảnh hội

nhập quốc tế nhìn từ góc độ những bất cập và yêu cầu đặt ra", của tác giả Viên Thế Giang,

Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4(240)/2008; "Bàn về trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước khi có hành vi gây thiệt hại cho môi trường cạnh tranh" của TS. Dương Anh Sơn và

ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, Tạp chí Khoa học pháp lý số 1(50)/2009… Tuy nhiên, các công trình

và các bài viết nêu trên chỉ tiếp cận ở góc độ khái quát về khoa học pháp lý đối với quan hệ

cạnh tranh nói chung và chống cạnh tranh không lành mạnh nói riêng, hoặc nghiên cứu quan hệ

cạnh tranh trong từng lĩnh vực, dưới những góc độ khác nhau. Nhưng chưa có công trình nào

nghiên cứu một cách tổng thể và chuyên sâu về các chế tài xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh,

đánh giá những bất cập của hệ thống các chế tài và cơ chế đảm bảo thực hiện để đề xuất các biện

pháp hoàn thiện pháp luật nhằm ngăn chặn và xoá bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

trong các quan hệ kinh tế đang diễn ra trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Đề tài "Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của

pháp luật Việt Nam" có thể xem là công trình chuyên khảo đầu tiên, với cấp độ là Luận văn

thạc sỹ Luật học.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các chế tài xử lý

vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của pháp luật Việt Nam, đánh giá thực tiễn thi

3

hành pháp luật cạnh tranh và chống cạnh tranh không lành mạnh. Từ đó, đề xuất một số giải

pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không

lành mạnh, góp phần đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh - thương

mại.

Với mục đích đó, đề tài xác định nhiệm vụ là:

- Làm rõ lý luận về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm xây dựng

môi trường kinh doanh trong sạch, bình đẳng, bảo vệ quyền tự do kinh doanh và quyền lợi

của người tiêu dùng.

- Phân tích và đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về chế tài đối với hành vi

cạnh tranh không lành mạnh; thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta và vấn đề xử lý

vi phạm.

- Đề xuất phương hướng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối

với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của

nước ta và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của khoa học pháp

lý đối với các quan hệ cạnh tranh, đi sâu phân tích các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và

các chế tài xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam, làm cơ sở

để hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh của nước ta.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá, kết hợp so

sánh, đối chiếu với pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới để đưa ra kiến nghị và

giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi.

5. Đóng góp của đề tài

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật chống cạnh tranh không

lành mạnh ở nước ta, đánh giá về hiệu quả của các chế tài xử lý vi phạm pháp luật cạnh

tranh trong quá trình áp dụng, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới, từ đó góp

phần hoàn thiện pháp luật về chế tài xử lý vi phạm, các giải pháp hạn chế, tiến tới xoá bỏ

các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam, tạo môi trường cạnh

tranh bình đẳng, công bằng, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm

3 chương:

Chương 1: Khái luận về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về chế tài đối với các hành vi cạnh tranh

không lành mạnh.

Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối với hành vi cạnh tranh

không lành mạnh.

.

Chương 1

KHÁI LUẬN VỀ CHẾ TÀI

ĐỐI VỚI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

1.1. Khái niệm chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

4

1.1.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá

trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại

hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

khác hoặc người tiêu dùng (Khoản 4, Điều 3).

Đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

- Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể kinh doanh trên

thương trường.

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với các chuẩn mực thông

thường về đạo đức kinh doanh.

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích

của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng.

1.1.2. Khái niệm, vai trò của chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hình thức trách nhiệm pháp

lý được Nhà nước áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh, buộc các chủ thể đó phải gánh chịu

những hậu quả bất lợi do đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho các chủ

thể kinh doanh và các chủ thể khác.

Vai trò của các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, chống lại hành vi cạnh tranh

không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ.

- Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (khách hàng).

- Là công cụ góp phần tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, bình

đẳng, công bằng.

1.2. Căn cứ áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

1.2.1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh có bản chất là hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh, hủy hoại ưu thế

cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh

tranh giả tạo.

1.2.2. Thiệt hại trong cạnh tranh không lành mạnh

Thiệt hại là một đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và là điểm

phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc xác định

thiệt hại (vật chất hoặc tinh thần) là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết để bên bị hại có căn cứ

đòi bồi thường và cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại.

1.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại

Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là mối quan hệ trực tiếp, nội tại,

không phải là sự suy diễn chủ quan. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi diễn ra trước,

thiệt hại trực tiếp do hành vi đó gây ra xảy ra sau. Bên thực hiện hành vi cạnh tranh không lành

mạnh chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý và các chế tài tương ứng khi gây ra thiệt hại nhất định

cho đối thủ cạnh tranh, mà nguyên nhân trực tiếp là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của

mình.

1.2.4. Lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh

Lỗi được xác định là trạng thái tâm lý của người có hành vi vi phạm, phản ánh nhận thức

của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Việc xác định lỗi trong

5

cạnh tranh thường phải dựa vào các tập quán nghề nghiệp. Hành vi cạnh tranh bị coi là có lỗi

và không lành mạnh là hành vi vi phạm các tập quán nghề nghiệp, phá vỡ quan hệ bình đẳng,

công bằng trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường.

1.3. Các hình thức chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

1.3.1. Chế tài hành chính

Theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, các hình thức chế tài xử lý vi phạm về

cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành chính, được quy định trong các quy

phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (Điều

117). Các hình thức xử lý đó đã được Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính

phủ quy định chi tiết, bao gồm:

- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền đến 100 triệu đồng.

- Các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để

thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực

hiện hành vi vi phạm.

Ngoài các hình thức xử phạt đó, đối tượng vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc

phục hậu quả: Buộc cải chính công khai.

1.3.2. Chế tài hình sự

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được

quy định tại Chương XVI "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" của Bộ luật Hình sự năm

1999, sửa đổi năm 2009, biểu hiện dưới các tội danh như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều

156); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng

bệnh (Điều 157); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc

thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); tội lừa dối khách hàng (Điều

162); tội quảng cáo gian dối (Điều 168); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171);

tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều

181a); tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 181b); tội thao túng giá

chứng khoán (Điều 181c).

Hình phạt áp dụng đối với các tội danh trên thường là phạt tiền, cải tạo không giam giữ

hoặc tù có thời hạn. Một số trường hợp bị áp dụng hình phạt rất nặng như tù chung thân hoặc

tử hình. Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,

cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

1.3.3. Chế tài dân sự

Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng trong hệ thống chế tài áp dụng đối với

hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chức năng chủ yếu của bồi thường thiệt hại là khôi

phục, đền bù, nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần mà bên mang quyền phải

gánh chịu do hành vi vi phạm các quy tắc trong kinh doanh của bên kia gây ra. Vì vậy, pháp

luật cạnh tranh của nước nào cũng quy định chế tài này.

Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải dẫn

chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh

tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng, tại Chương XXI của Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật có liên quan.

Yêu cầu bồi thường thiệt hại là một quyền mặc định được pháp luật thừa nhận, nhằm bảo

vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh. Vì vậy, chế tài bồi thường thiệt hại có thể

áp dụng đồng thời với các chế tài khác.

1.3.4. Mối quan hệ giữa các hình thức chế tài

6

Các chế tài có bản chất, nội dung, hậu quả trái ngược nhau thì không thể áp dụng đồng

thời. Các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh có tính độc lập nhất định, trừ

một số biện pháp bổ sung, khắc phục hậu quả trong các chế tài hành chính.

Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không có sự chuyển hóa giữa vi phạm hành

chính với tội phạm theo lý thuyết thông thường. Hậu quả không phải là căn cứ tiên quyết để

xác định áp dụng chế tài hành chính hay chế tài hình sự, vì thiệt hại luôn là dấu hiệu bắt buộc

trong việc xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tính chất nguy hiểm của hành vi

không căn cứ vào sự phân tích tầm quan trọng của quan hệ xã hội mà hành vi xâm hại, mà căn

cứ vào những viện dẫn của Điều luật.

Những chế tài mang tính trách nhiệm vật chất thường có thể áp dụng đồng thời với các

chế tài khác. Vì vậy, khi doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra

thiệt hại cho chủ thể khác thì tất yếu phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự. Nghĩa là chế tài

bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ TÀI

ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

2.1. Nguồn của pháp luật về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

2.1.1. Luật Cạnh tranh

Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực ngày

01/7/2005, là nguồn mang tính nguyên tắc chung, điều chỉnh quan hệ cạnh tranh và quy định

thủ tục xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Việc điều tra, xử lý vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh và áp dụng chế tài

đối với hành vi vi phạm phải tuân theo trình tự, thủ tục và thẩm quyền mà Luật Cạnh tranh

quy định. Trong trường hợp có xung đột giữa Luật Cạnh tranh và các lĩnh vực pháp luật khác

thì ưu tiên áp dụng Luật Cạnh tranh.

2.1.2. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định cơ bản tại Luật Cạnh

tranh, ngoài ra Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng có những quy định liên quan. Đó là

các quy định cụ thể về hình thức xử phạt, mức phạt tiền đối với các vi phạm thuộc các lĩnh

vực khác nhau, các biện pháp khắc phục hậu quả cũng như thủ tục áp dụng các chế tài cho đối

tượng vi phạm. Pháp lệnh còn quy định trong những trường hợp cụ thể, nếu hành vi cạnh

tranh không lành mạnh có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan chức năng phải chuyển hồ sơ vụ việc

để truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử lý vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh

đã được quy định chi tiết tại Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ, bao

gồm các chế tài phạt tiền, các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả.

2.1.3. Bộ luật Dân sự

Với tư cách là một trong những nguồn của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh, chế

định bồi thường thiệt hại được quy định trong Bộ luật Dân sự đã góp phần điều chỉnh các

hành vi vi phạm về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ thể bị xâm hại.

2.1.4. Bộ luật Hình sự

Nếu hành vi cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định

tại Bộ luật Hình sự thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự. Các cơ quan có thẩm quyền căn cứ

7

vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà định tội danh và áp dụng chế tài hình sự

thích hợp.

Hiện tại, Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) của Việt Nam đã

có quy định về việc áp dụng chế tài hình sự đối với một số hành vi cạnh tranh không lành

mạnh, cụ thể tại các điều: 156, 157, 158, 162, 168, 171, 181a, 181b, 181c.

2.1.5. Các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể có quy định chế tài đối với các

hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Luật Sở hữu trí tuệ, Pháp lệnh bảo vệ người tiêu

dùng, Pháp lệnh giá, Pháp lệnh quảng cáo…)

Do phạm vi điều chỉnh rộng, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong nhiều

trường hợp được sử dụng với tính chất bổ trợ cho các lĩnh vực pháp luật khác điều chỉnh hoạt

động của nền kinh tế thị trường. Do đó, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh có quan hệ

chặt chẽ với nhiều lĩnh vực pháp luật khác, như pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; pháp

luật bảo vệ người tiêu dùng; pháp luật về quản lý giá và các lĩnh cực pháp luật chuyên ngành

khác như: bảo hiểm, viễn thông, ngân hàng, hàng không…

2.2. Thực trạng áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại việt

nam

2.2.1. Thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh và vấn đề xử lý vi phạm ở Việt Nam hiện

nay

2.2.1.1. Thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam

* Thực tiễn hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn

Các đối tượng chỉ dẫn mà doanh nghiệp sử dụng để gây nhầm lẫn là các đối tượng thuộc

phạm trù "chỉ dẫn thương mại" được quy định tại Nghị định số 54/2000/NĐ-CP và Luật Sở

hữu trí tuệ năm 2005. Do đó, khi xác định hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn nhằm cạnh tranh

không lành mạnh, cần sử dụng phối hợp các quy phạm pháp luật định nghĩa trong Luật Sở

hữu trí tuệ và Nghị định 54.

Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp biểu hiện rất đa dạng và

xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Những hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ được xử lý

theo các chế tài hành chính, hình sự và dân sự quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Bên

cạnh đó, tại Khoản 3, Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ lại có sự dẫn chiếu đến pháp luật cạnh

tranh, với quy định: "Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở

hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh".

Chỉ dẫn thương mại (tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, kiểu

dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý) là đối tượng thường được các đối thủ

cạnh tranh quan tâm và cũng là đối tượng được bảo vệ bởi pháp luật chống cạnh tranh không

lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

* Thực tiễn xâm phạm bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh là một tài sản trí tuệ (tài sản vô hình), khác với các tài sản hữu hình

khác, được xem như là một lợi thế đặc biệt của doanh nghiệp sở hữu nó và cũng thuộc đối

tượng điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Chế tài đối với các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh đã được Nghị định số

97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định cụ thể. Xâm phạm quyền đối với bí

mật kinh doanh sẽ phải chịu chế tài phạt tiền, với mức phạt từ 10-30 triệu đồng. Ngoài ra, tùy

từng trường hợp, có thể áp dụng chế tài hành chính hoặc hình sự.

8

Ở Việt Nam, khái niệm bí mật kinh doanh cũng như vấn đề bảo vệ, gìn giữ bí mật kinh

doanh còn khá mới mẻ và chưa thực sự được coi trọng. Các chế tài đối với hành vi xâm phạm

bí mật kinh doanh cũng chưa thực sự nghiêm khắc (chủ yếu áp dụng biện pháp dân sự, hành

chính).

* Thực tiễn hành vi ép buộc trong kinh doanh

Biểu hiện phổ biến trên thị trường Việt Nam là các nhà sản xuất lớn, các công ty tiềm

năng thường có hành vi đe dọa cắt đứt quan hệ đại lý với các cửa hàng bán lẻ nếu cùng một

thời điểm nhận làm đại lý bán các mặt hàng cạnh tranh cho các nhà sản xuất khác.

Ép buộc trong kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong nhiều văn

bản pháp luật khác nhau, nếu thỏa mãn các dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh

thì xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh, nếu không thì căn cứ vào văn bản pháp luật có

quy định hành vi đó để xử lý.

* Thực tiễn hành vi gièm pha doanh nghiệp khác

Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác được điều chỉnh bởi quy định của nhiều lĩnh vực

pháp luật khác nhau. Nếu thỏa mãn các dấu hiệu của cạnh tranh không lành mạnh thì được

xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và xử lý theo pháp luật cạnh tranh.

Thực tiễn hành vi gièm pha doanh nghiệp khác diễn ra cũng khá phổ biến và biểu hiện

dưới nhiều hình thức như: nói xấu, bôi nhọ, vu khống đối thủ cạnh tranh, cố ý tung tin đồn,

tạo dư luận xã hội, gây ấn tượng không tốt về một loại sản phẩm hàng hóa đang có uy tín trên

thị trường, nhằm hạ uy tín sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Thị trường Việt Nam trong những năm qua đã xuất hiện nhiều hành vi gièm pha doanh

nghiệp khác, tuy nhiên việc xử lý còn gặp khó khăn do không xác định được cụ thể người vi

phạm và nguồn thông tin lan truyền trong xã hội. Các hành vi gièm pha doanh nghiệp khác còn

ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng vì đã gián tiếp lừa dối người tiêu dùng, cản trở

quyền lựa chọn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và quyền được cung cấp thông tin trung thực về hàng

hóa, dịch vụ mà họ sử dụng. Do đó, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có quy định

về vấn đề này.

* Thực tiễn hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Khác với hành vi ép buộc trong kinh doanh hoặc gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp khác không có quy định về hình thức của hành vi, mà chỉ căn

cứ vào hậu quả đã xảy ra trên thực tế để nhận diện hành vi. Đó là tình hình kinh doanh của doanh

nghiệp bị hại đã bị gián đoạn hoặc bị cản trở bởi hành vi gây rối nhằm mục đích cạnh tranh không

lành mạnh của doanh nghiệp vi phạm.

Các hành vi gây rối hoạt động của doanh nghiệp khác vẫn diễn ra khá phổ biến và phức

tạp trên thị trường nhưng vẫn chưa có biện pháp để kiểm soát và ngăn chặn.

* Thực tiễn hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh cũng diễn ra phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo. Thời gian

vừa qua, đã có quá nhiều quảng cáo có nội dung không đầy đủ, có thể gây nhầm lẫn cho

khách hàng. Nhiều trường hợp quảng cáo không trung thực, vi phạm điều cấm trong quảng

cáo, vi phạm nhãn mác, gây ngộ nhận cho người tiêu dùng. Quảng cáo nhằm cạnh tranh

không lành mạnh có thể biểu hiện dưới dạng so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với

hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác.

Hiện nay, hoạt động quảng cáo chịu sự quản lý của nhiều ngành, nhiều Bộ khác nhau.

Tuy nhiên, việc quản lý quảng cáo chưa chú trọng đúng mức đến tính chất thương mại của

9

hoạt động quảng cáo hay ảnh hưởng của nó đến người tiêu dùng, mà chỉ chủ yếu nhìn nhận

dưới góc độ bảo vệ thuần phong, mỹ tục.

* Thực tiễn hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Hoạt động khuyến mại đang diễn ra hàng ngày với nhiều cách thức khác nhau và trong số

đó đã có không ít những chiêu thức mà các doanh nghiệp sử dụng để cạnh tranh không lành

mạnh. Đa số các chương trình khuyến mại không đăng ký, xin phép đều được tổ chức không

chặt chẽ, thiếu điều lệ, nội quy, thậm chí không trung thực nên gây bất bình và phản ứng trong

nhân dân.

Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại được biểu hiện dưới nhiều dạng

hành vi khác nhau, diễn ra rất phổ biến, nhưng các vụ việc vi phạm về khuyến mại được xử lý

tại cơ quan chuyên môn còn rất hạn chế. Phần lớn các vụ việc đều được giải quyết thông qua

thương lượng và hòa giải. Các vụ kiện tụng chủ yếu được giải quyết theo trình tự tố tụng dân

sự, chứ không theo thủ tục tố tụng cạnh tranh.

* Thực tiễn hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội

Thực tiễn hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội chưa xảy ra phổ biến ở nước ta. Tính đến

tháng 2/2009, có khoảng 400 hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc (trong đó, có hơn 70 hiệp

hội các tổ chức kinh tế), gần 3.000 hội có phạm vi hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh và hàng

chục nghìn hội được tổ chức và hoạt động trong phạm vi cấp huyện. Tuy nhiên, pháp luật về

hiệp hội hiện nay vẫn chưa đồng bộ và đầy đủ, cần phải bổ sung điều chỉnh và hoàn thiện.

* Thực tiễn hành vi bán hàng đa cấp bất chính

Lợi dụng phương thức bán hàng đa cấp, doanh nghiệp và những tầng trên trong mạng lưới

người tham gia được hưởng các khoản lợi ích chủ yếu từ tiền đóng góp của những người mới

tham gia mà không phải từ lợi nhuận của việc bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng.

Cơ quan chức năng vẫn còn nhiều lúng túng trong quản lý hoạt động kinh doanh dạng

này. Đến nay, nhiều đơn vị tổ chức bán hàng đa cấp nhưng chưa được cấp phép, hoạt động lén

lút nên rất khó phát hiện. Bên cạnh đó, các đơn vị tuy được cấp phép cũng không tránh khỏi

vi phạm, như ép buộc khách hàng mua sản phẩm thì mới được trở thành phân phối viên rồi

trốn tránh trách nhiệm bằng cách đổ lỗi cho các phân phối viên tự ép buộc nhau.

2.2.2. Thực tiễn xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta trong thời gian

gần đây

Qua thực tế, có thể thấy rằng vấn đề cạnh tranh trên thị trường còn hết sức phức tạp, các hành

vi cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra phổ biến, nhưng các vụ vi phạm đã được xử lý không

nhiều. Tính đến hết năm 2009, sau hơn 4 năm có hiệu lực, Luật Cạnh tranh đã được áp dụng để

xử lý hơn 30 vụ việc về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh của

các doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ môi trường cạnh tranh ở Việt Nam chưa hiệu quả, lành

mạnh.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh không những gây thiệt hại đến lợi ích của các doanh

nghiệp mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Đặc biệt là những hành vi quảng cáo

gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng; tổ chức khuyến mại nhưng gian dối về giải thưởng,

khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng... Tuy

nhiên, việc xử lý vi phạm các dạng hành vi đó vẫn chưa nhiều, chủ yếu vẫn là các hành vi bán

hàng đa cấp bất chính.

Hàng năm có khoảng 4.000 - 5.000 hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng có thể bị

xử lý hành chính, chủ yếu tập trung vào các hành vi như: cung cấp thông tin sai lệch về sản

phẩm hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng (quảng cáo gian

10

dối, làm nhãn mác giả…); sản xuất, buôn bán hàng hóa có chất lượng thấp hoặc độc hại; hành

vi gian lận trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ (lừa dối về trong lượng, dung tích của hàng

hóa..); ép buộc, quấy rối người tiêu dùng… Tuy nhiên, việc xử lý hành chính vẫn chưa đủ tác

dụng răn đe các doanh nghiệp. Nhà nước chỉ coi những hành vi xâm hại quyền lợi của người

tiêu dùng là tội phạm và áp dụng chế tài hình sự khi hành vi đó có tính chất nguy hiểm cao,

gây tổn hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khoẻ và tài sản của viười tiêu dùng. Để có thể áp

dụng chế tài hình sự cho người vi phạm, buộc phải chứng minh được các yếu tố cấu thành tội

phạm, điều đó không phải là đơn giản. Trong khi đó, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

lại xảy ra khá phổ biến và đã gây ra không ít tổn hại cho người tiêu dùng. Do đó, quyền lợi

của người tiêu dùng cần thiết phải có sự bảo vệ của các chế tài hình sự, nhằm tránh sự xâm

hại của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát nhân dân thì trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2007,

cơ quan chức năng đã phát hiện 1.092 vụ với 1.486 đối tượng sản xuất buôn bán hàng giả, trong

đó đã xử lý hình sự được 162 vụ, với 109 đối tượng. Trong 3 năm từ 2005 đến 2008, lực lượng

quản lý thị trường trong cả nước đã phát hiện 9.567 vụ vi phạm liên quan đến kinh doanh xăng

dầu, 28,8% trong tổng số 4.300 điểm bán lẻ xăng dầu có biểu hiện vi phạm về cân đo, chất lượng

xăng dầu.

Trong năm 2008, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra và xử lý 15 vụ việc liên

quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong số đó, có 09 vụ liên quan đến bán hàng đa

cấp bất chính, 02 vụ liên quan đến quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Trong số các

vụ việc đó, có 05 vụ việc được Cục Quản lý cạnh tranh xem xét xử lý theo khiếu nại của tổ

chức, cá nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 86 Luật Cạnh tranh; 10 vụ việc được Cục Quản

lý cạnh tranh tự khởi xướng điều tra căn cứ theo thông tin thu nhận được. Trong 15 vụ đã xử lý,

có 12 vụ việc được ban hành quyết định điều tra và xử lý theo thủ tục tố tụng cạnh tranh, 03 vụ

còn lại không tiến hành điều tra do bên khiếu nại không cung cấp đủ thông tin, tài liệu theo quy

định. Trong số 12 vụ việc đã xử lý, có 08 vụ đã có kết luận cuối cùng, với tổng số tiền phạt là 805

triệu đồng. Bên cạnh các vụ việc đã được xử lý thông qua thủ tục tố tụng cạnh tranh, Cục Quản lý

cạnh tranh còn tiếp nhận, xem xét và tư vấn, hướng dẫn về pháp luật chống cạnh tranh không lành

mạnh cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thông qua các thủ tục hành chính thông thường.

Ngoài các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh do Cục Quản lý cạnh tranh xử lý, một số

cơ quan chức năng cũng tham gia vào việc xử lý các vụ việc liên quan như Cục Sở hữu trí tuệ,

Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ, Lực lượng Quản lý thị trường… Cục Sở hữu trí tuệ là cơ

quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhưng không có chức năng xử lý vi phạm.

Theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức liên quan, Cục Sở hữu trí tuệ cho ý kiến đánh giá

chuyên môn về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực mình quản lý để các bên

có liên quan thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục hành chính hoặc khởi kiện ra Toà án để

bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Trong năm 2008, các vụ việc do Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ

tiếp nhận chủ yếu liên quan đến xâm phạm quyền, số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh không

nhiều. Thanh tra các Sở Khoa học Công nghệ tại các địa phương cũng có tiếp nhận và xem xét

một số vụ việc khiếu nại về cạnh tranh không lành mạnh, tuy nhiên do quy định về thủ tục giải

quyết còn chưa rõ ràng nên chưa xử lý được vụ nào trong thực tiễn. Lực lượng Quản lý thị trường

có trách nhiệm chính trong việc kiểm tra và xử lý các gian lận thương mại và các vi phạm khác

trong hoạt động thương mại trên thị trường. Do đó, trong năm 2008, lực lượng quản lý thị

trường trong cả nước đã xử lý số lượng các vụ việc là rất lớn, nhưng chủ yếu tập trung vào

các vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng lậu…, không có vụ việc liên quan đến hành vi cạnh

tranh không lành mạnh.

11

Qua thực tiễn các hoạt động kinh doanh diễn ra trên thị trường, có thể thấy, số lượng vụ

việc do Cục Quản lý cạnh tranh xử lý còn chưa nhiều so với thực tế các vụ việc cạnh tranh

không lành mạnh đã xảy ra. Số lượng các vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh

do các cơ quan khác xử lý cũng hạn chế. Trong số các vụ việc đã được xử lý, chủ yếu liên

quan đến hoạt động bán hàng đa cấp bất chính. Các vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh

không lành mạnh khác như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, quảng cáo, gièm pha và gây rối hoạt động

của doanh nghiệp khác, ép buộc trong kinh doanh… vẫn chưa được xử lý nhiều.

2.3. Nguyên nhân của việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn kém hiệu

quả ở nước ta hiện nay

Thứ nhất, các quy định làm cơ sở pháp lý điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh

còn thiếu thống nhất, chặt chẽ và toàn diện.

Các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật Cạnh

tranh Việt Nam còn rất khái quát, chưa cụ thể hóa đối với từng hành vi vi phạm, viện dẫn quá

nhiều văn bản dưới luật hoặc văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Chế tài đối với hành vi

cạnh tranh không lành mạnh còn nặng về quản lý hành chính.

Thứ hai, còn thiếu những quy định cụ thể về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong

trong một số lĩnh vực nhất định và các chế tài xử lý các hành vi đó.

Trong thực tế thực hiện pháp luật, khi phát hiện một dạng hành vi cạnh tranh không lành

mạnh xuất hiện trên thị trường, nhưng không thuộc các hành vi đã được định danh tại Điều

39, thì việc áp dụng chế tài xử lý sẽ gặp khó khăn.

Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, còn thiếu những quy định hướng dẫn thi hành hoạt

động cạnh tranh. Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, còn thiếu các quy định điều chỉnh đối

với từng lĩnh vực cạnh tranh, chưa bao quát hết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có

thể xảy ra trong thực tế.

Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu của tội phạm nhưng nếu đối tượng

xâm phạm là dịch vụ thì không thể xử lý bằng các chế tài hình sự.

Thứ ba, chế tài còn lỏng lẻo, mức xử phạt đối với các hành vi cạnh tranh không lành

mạnh còn thấp, chưa đủ sức răn đe.

Theo quy định của Nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực

cạnh tranh, mức phạt tiền cao nhất đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng chỉ là

100 triệu đồng. Ngoài ra, có thể áp dụng một số hình thức phạt bổ sung khác hoặc biện pháp khắc

phục hậu quả. Nếu so sánh giữa mức tiền phạt mà doanh nghiệp phải chịu so với những thiệt hại

mà doanh nghiệp đó gây ra cho các doanh nghiệp khác, cho người tiêu dùng và xã hội thì vẫn

chưa thỏa đáng.

Thứ tư, hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh còn thấp.

Sự trùng lặp các quy định về cạnh tranh không lành mạnh ở những lĩnh vực pháp luật

khác nhau, tình trạng chống lấn thẩm quyền, thiếu khả năng hợp tác hiệu quả của các cơ quan

thực thi trong khi luật nội dung chưa rõ ràng, cụ thể đã gây khó khăn cho quá trình triển khai

thực hiện pháp luật.

Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn trong công tác điều tra, xử lý vi phạm còn ít và

thiếu. Cách thức giải quyết đối với các hành vi vi phạm chưa thật sự kiên quyết và triệt để.

Thứ năm, sự hiểu biết pháp luật cạnh tranh trong cộng đồng vẫn còn hạn chế đã làm giảm

hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnh.

12

Chương 3

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ TÀI

ĐỐI VỚI VỚI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

3.1. Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của pháp luật chống cạnh tranh không

lành mạnh ở Việt Nam

3.1.1. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, xây dựng một xã hội công

bằng, dân chủ và văn minh là mục tiêu chủ yếu và quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.

Muốn có môi trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích hoạt động đầu tư, Nhà nước cần

phải thiết lập được cơ chế đảm bảo thông qua hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh của

Việt Nam vẫn chưa thực sự phát huy hiệu lực trong thực tế. Do đó, Nhà nước cần phải có những

điều chỉnh thích hợp. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

là yêu cầu cấp thiết và tất yếu.

3.1.2. Yêu cầu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới

Toàn cầu hóa là một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội cho nước ta trong việc mở ra môi trường rộng lớn

để Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ thị

trường của nước ta vẫn còn chưa hoàn chỉnh, nhiều quy định còn chưa phù hợp với thông lệ

quốc tế.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và loại bỏ các hành vi cạnh tranh không

lành mạnh khỏi thị trường, đòi hỏi Nhà nước phải tạo dựng được thể chế pháp lý thuận lợi, an

toàn để các doanh nghiệp tiếp cận. Như vậy, yêu cầu về hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung,

pháp luật điều chỉnh về thị trường nói riêng, trong đó có pháp luật chống cạnh tranh không lành

mạnh, trở nên nhu cầu bức thiết và là một tất yếu khách quan, đảm bảo điều kiện pháp lý cho hội

nhập kinh tế quốc tế.

3.2. Những định hướng phát triển và hoàn thiện pháp luật về chế tài đối với hành vi

cạnh tranh không lành mạnh ở việt nam

3.2.1. Xu hướng pháp luật và việc sử dụng các chế tài đối với hành vi cạnh tranh

không lành mạnh của các nước trên thế giới

- Xu hướng đa dạng hóa thiết chế thực thi.

- Xu hướng đa dạng hóa hệ thống chế tài.

- Xu hướng hài hòa hóa pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh của các quốc gia

với khu vực.

3.2.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chế tài đối với những hành vi cạnh tranh

không lành mạnh ở Việt Nam

- Xây dựng hệ thống chế tài một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất.

- Các chế tài phải đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đang

diễn ra phổ biến trên thị trường.

- Áp dụng phù hợp các chế tài hành chính, chế tài dân sự và chế tài hình sự.

- Đảm bảo sự hài hòa giữa các chế tài được quy định trong Luật Cạnh tranh với các chế

tài được quy định trong các văn bản pháp luật khác.

3.3. Những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật việt nam về chế tài đối với

hành vi cạnh tranh không lành mạnh

13

3.3.1. Hoàn thiện thể chế pháp lý, thiết lập chế tài đối với hành vi cạnh tranh không

lành mạnh một cách có hệ thống và đồng bộ

* Luật Cạnh tranh 2004 cần được sửa đổi, bổ sung để mở rộng chủ thể áp dụng đối với

các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

* Bổ sung, sửa đổi một số quy định đảm bảo tính toàn diện, thống nhất của pháp luật chống

cạnh tranh không lành mạnh để có cơ sở cho việc xử lý hành vi vi phạm.

- Bổ sung các hành vi cạnh tranh không lành mạnh vi phạm nhãn hiệu hàng hóa, kiểu

dáng công nghiệp vào nhóm hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn; làm rõ các dấu hiệu nhận diện đối

với biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh.

- Cần có văn bản hướng dẫn, quy định các dấu hiệu nhận diện hành vi nói xấu, gièm pha

doanh nghiệp khác để phân biệt và xác định ranh giới với quyền tự do ngôn luận, tự do phê

bình.

- Bổ sung quy định về hành vi bán hàng hóa hoặc dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm

cạnh tranh không lành mạnh (bán phá giá) vào nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- Bổ sung hành vi quảng cáo quấy rầy vào nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- Hành vi bán hàng đa cấp nên quy định tại Luật Thương mại, sẽ phù hợp hơn quy định

tại Luật Cạnh tranh.

* Phân định rõ ràng cơ chế xử lý vi phạm bằng các chế tài được quy định trong Luật Cạnh

tranh với cơ chế xử lý vi phạm của các văn bản pháp luật khác.

* Hoàn thiện chế tài về bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây

ra.

- Xác định rõ chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh

tranh không lành mạnh gây ra.

- Những loại chế tài dân sự nào có thể áp dụng cho chủ thể có hành vi cạnh tranh không

lành mạnh.

- Về mức bồi thường thiệt hại và xác định mức bồi thường thiệt hại.

* Cần cân nhắc yếu tố tỷ lệ trong việc thiết lập các chế tài phạt đối với hành vi cạnh tranh

không lành mạnh.

* Hoàn thiện pháp luật hình sự về chế tài xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

* Luật Cạnh tranh cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng chú ý đến mối liên hệ giữa Luật

chống cạnh tranh không lành mạnh và các đạo luật chuyên ngành khác.

3.3.2. Nâng cao năng lực của Nhà nước trong việc quản lý hoạt động cạnh tranh và

thực thi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

- Nên chăng thành lập cơ quan quản lý cạnh tranh độc lập, không trực thuộc Bộ Công

thương để đảm bảo việc thực thi pháp luật khách quan, hiệu quả.

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ chuyên trách giải quyết các vụ việc cạnh tranh

không lành mạnh, nhất là các điều tra viên để bổ sung lực lượng cho cơ quan quản lý cạnh

tranh.

- Bồi dưỡng cho đội ngũ Thẩm phán những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết cho việc xử

lý các vụ kiện về cạnh tranh không lành mạnh.

- Xây dựng các chương trình trao đổi, hợp tác với các nước có nền kinh tế thị trường phát

triển và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu tranh chống cạnh tranh không lành mạnh.

14

3.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao văn hóa pháp lý cho

các chủ thể tham gia cạnh tranh và người tiêu dùng

- Đối tượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh

trước hết là cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề kinh tế, sau đó là người tiêu

dùng trong toàn xã hội.

- Nhà nước cũng cần có những hình thức tuyên truyền, phổ biến những quy định liên quan

đến trình tự, thủ tục khiếu nại, khởi kiện đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tổng

kết kinh nghiệm xử lý các vụ khiếu nại, khiếu kiện; công khai những vụ việc đã được xử lý và

các chế tài đã áp dụng đối với các doanh nghiệp vi phạm trên các phương tiện truyền thông để

giáo dục, răn đe các doanh nghiệp khác.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của

pháp luật Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống vi phạm pháp luật

diễn ra trong môi trường kinh doanh, hoàn thiện pháp luật nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập

kinh tế quốc tế và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ở chương 1 và chương 2, Luận văn đã cố gắng phân tích rõ những vấn đề lý luận liên

quan đến chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cũng như thực tiễn cạnh tranh

không lành mạnh trên thị trường và công tác xử lý vi phạm ở nước ta. Sự nghiên cứu mang

tính hệ thống đó nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về chế tài đối với hành vi cạnh tranh

không lành mạnh ở nước ta hiện nay và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong

điều kiện mới.

Với việc phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp dụng chế tài đối với hành vi

cạnh tranh không lành mạnh còn kém hiệu quả và những nội dung đã trình bày ở chương 3,

luận văn có thể kết luận một số vấn đề như sau:

1. Muốn tạo dựng được môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, công bằng, đảm

bảo phát huy được mọi tiềm năng kinh tế của đất nước và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế

thế giới, cần chú trọng công tác lập pháp.

Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và hoàn thiện; có cơ chế

đảm bảo cho các doanh nghiệp trong nước phát huy nội lực, tăng sức cạnh tranh trên thương

trường. Thông qua việc ban hành mới và sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật hiện hành

để điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan. Trong

hệ thống các văn bản pháp luật quản lý kinh tế cần phải hoàn thiện đó, có Luật Cạnh tranh.

Đặc biệt, để ngăn chặn mặt trái của cạnh tranh, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

cần phải được hoàn thiện như một nhu cầu mang tính tất yếu.

Quá trình hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh cần phải chú trọng đến

việc điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không

lành mạnh theo hướng sau:

- Bổ sung những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong một số lĩnh vực cụ thể, thoả

mãn tiêu chí được quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Cạnh tranh, theo đó bổ sung các chế

tài tương ứng.

- Khi đặt ra các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phải cân nhắc

nguyên tắc tỷ lệ; chế tài phải đủ mạnh, đủ nghiêm khắc để răn đe và ngăn chặn vi phạm.

15

- Phân định rõ cơ chế áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được

quy định trong Luật Cạnh tranh với cơ chế áp dụng chế tài do các văn bản pháp luật khác quy

định; hoàn thiện các chế tài dân sự và hình sự.

2. Để công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnh phát huy hiệu quả

trong thực tế, cần nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền nói chung và hiệu lực thực thi nhiệm vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh nói riêng.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh hiện hành, có thể thấy vai trò của cơ quan quản lý

cạnh tranh là trung tâm, quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của công tác đấu tranh phòng,

chống cạnh tranh không lành mạnh. Cơ quan quản lý cạnh tranh không chỉ có nhiệm vụ điều

tra mà còn xử lý và áp dụng các chế tài đối với các chủ thể có hành vi vi phạm. Do đó, chất

lượng hoạt động của cơ quan này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bên cạnh chất lượng của các

quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh và phương thức tổ chức

thực hiện thì yếu tố con người đóng vai trò quyết định.

Nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnh, cần

thiết phải nâng cao hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh, trong đó chú trọng chất lượng

đội ngũ.

3. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chống cạnh tranh không

lành mạnh trong cộng đồng dân cư để nâng cao khả năng tự bảo vệ của các đối tượng có liên

quan; đảm bảo cho pháp luật về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh có hiệu

lực thực tế.

Hiểu biết pháp luật là nhu cầu của các đối tượng tham gia vào các quan hệ xã hội có sự

điều chỉnh của pháp luật. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ thường

xuyên, cấp bách của các cơ quan nhà nước, vì đó là cầu nối giữa pháp luật với đời sống xã

hội. Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh cần thiết phải đến được với các chủ thể

kinh doanh và người tiêu dùng. Bởi lẽ, nếu các chủ thể đó có những kiến thức pháp luật cơ

bản thì họ sẽ có khả năng tự bảo vệ, hình thành thói quen, xây dựng đạo đức kinh doanh. Qua

đó, các vụ vi phạm sẽ giảm bớt và sớm được xử lý, pháp luật sẽ phát huy được hiệu lực, tạo

điều kiện xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và bình đẳng.

References

1. Bộ Thương mại (2002), Luật Cạnh tranh của Liên minh Châu Âu, (Tài liệu dịch tham

khảo), Hà Nội.

2. Bộ Thương mại (2002), Luật Cạnh tranh của Pháp, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội

3. Bộ Thương mại (2002), Luật Cạnh tranh Mông Cổ, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội

4. Bộ Thương mại (2002), Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc, (Tài

liệu dịch tham khảo), Hà Nội

5. Bộ Thương mại (2003), Luật Cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

6. Bộ Thương mại (2003), Luật Thương mại lành mạnh và những quy định về độc quyền

của Hàn Quốc, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

16

7. Bộ Thương mại (2003), Luật Cạnh tranh thương mại của Vương quốc Thái Lan, (Tài

liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

8. Bộ Thương mại (2003), Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hoà liên

bang Đức, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

9. Bộ Thương mại (2003), Luật Cạnh tranh của Canada, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà

Nội.

10. Lâm Minh Châu (2007), "Bán phá giá và những giải pháp đối với Việt Nam", Khoa học,

(19), Đại học Đà Nẵng.

11. Chính phủ (2005), Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8 về quản lý hoạt động bán

hàng đa cấp, Hà Nội.

12. Chính phủ (2005), Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9 về việc quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Cạnh tranh, Hà Nội.

13. Chính phủ (2005), Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9 về xử lý vi phạm pháp luật

trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội.

14. Chính phủ (2006), Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01 về việc thành lập và quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, Hà

Nội.

15. Chính phủ (2006), Nghị định số 37/2006/ NĐ-CP ngày 04/4 quy định chi tiết Luật

Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, Hà Nội.

16. Chính phủ (2010), Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9 của Chính phủ về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Cương (2006), Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số

nước và một số bình luận về Luật Cạnh tranh của Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

18. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân (1998), Nâng cao năng lực cạnh

tranh và bảo hộ sản xuất trong nước (Kinh nghiệm của Nhật Bản và ý nghĩa áp dụng đối

với Việt Nam), Nxb Lao động, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về

chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định

hướng đến năm 2020, Hà Nội.

17

20. Viên Thế Giang (2008), Hoàn thiện các quy định pháp luật về cạnh tranh của các tổ chức

có hoạt động ngân hàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhìn từ góc độ những bất cập và

yêu cầu đặt ra, Nhà nước và pháp luật (240), tr. 23-28.

21. Nguyễn Thị Thu Hiền (2004), Xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở

Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

22. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không

lành mạnh ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Dương Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Huyên, Lê Xuân Lộc (2006), "Về mối quan hệ giữa

cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ", Nghề Luật (2), tr.31-37.

24. Đinh Thế Hưng (2009), "Bảo vệ người tiêu dùng bằng pháp luật hình sự",

http://duthaoonline.quochoi.vn.

25. Thu Hương (2003), "Nước rửa rau quả - Liệu có hiệu quả như quảng cáo", Báo Kinh tế

và đô thị, ngày 9/6.

26. Lan Hương (2008), "Hàng giả "không sợ" chế tài", http://dantri.com.vn.

27. Nguyễn Hữu Huyên (2004), Luật Cạnh tranh của Pháp và Liên minh Châu Âu, Nxb Tư

pháp, Hà Nội.

28. Đỗ Tuyết Khanh (2008), "Tìm hiểu về Luật Chống bán phá giá (anti-dumping) của Mỹ",

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com.

29. Phạm Văn Lợi, Nguyễn Văn Cương (2006), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành

vi cạnh tranh không lành mạnh", Nghề Luật (2), tr. 41-45.

30. "Môi trường cạnh tranh chưa hoàn thiện" (2009), http://www.toquoc.gov.vn, ngày 7/10.

31. Tăng Văn Nghĩa (Chủ biên) (2009), Giáo trình Luật Cạnh tranh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Phan Thảo Nguyên (2006), "Thực thi pháp luật cạnh tranh trong viễn thông: Hiểu thế

nào cho đúng?", Nhà nước và pháp luật (224), tr. 37-42.

33. Lê Hoàng Oanh (2005), Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

34. Nguyễn Như Phát (2001), Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện

nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

18

35. Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Phân tích và luận giải các quy định của

Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn

chế cạnh tranh, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

36. Trần Hồng Phong (2009), "Cạnh tranh không lành mạnh", http://www.ecolaw.vn, ngày

7/10.

37. Trần Hữu Quang, Nguyễn Công Thắng (2007), Văn hoá kinh doanh - Những góc nhìn,

Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

38. Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp, Mai Hoài Anh (2008), Phong trào chống mặt

trái của toàn cầu hoá và vấn đề đặt ra với Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

39. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

40. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

41. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

42. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, Hà Nội.

43. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

44. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.

45. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

46. Quốc hội (2009), Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

47. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

48. Nguyễn Ngọc Sơn (2005), Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam -

Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

49. Nguyễn Thành Tâm (2003), "Về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm

soát độc quyền liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta",

http://www.na.gov.vn, ngày 5/12

50. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt

Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Kiều Đình Thụ (1998), Tìm hiểu Luật hình sự Việt Nam, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai.

52. Thẩm Hồng Thuỵ (2010), "Doanh nghiệp "tố" doanh nghiệp cạnh tranh không lành

mạnh", http://www.laodong.com.vn, ngày 18/9.

19

53. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) (1883), Công ước Pari, Thuỵ Sĩ.

54. Lê Anh Tuấn (2009), Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55. Lê Anh Tuấn (2010), "Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn: Điều chỉnh theo pháp luật cạnh

tranh hiện hành", http://thongtinphapluatdansu. wordpress.com, ngày 21/02.

56. Thanh Tùng (2004), "Nhiều hãng sửa đang bất chấp quy định về quảng cáo", Báo Thanh

niên, ngày 12/3.

57. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Giá, Hà Nội.

58. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

59. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2008), Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ

sung), Hà Nội.

60. Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

61. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Pháp luật cạnh tranh tại

Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

62. Vụ Hợp tác kinh tế đa phương - Bộ Ngoại giao (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong

xu thế toàn cầu hoá - vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.