1603301638198976praplaocai28-3-2016.docx -...

56
i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG REDD+ TỈNH LÀO CAI

Upload: phunganh

Post on 06-Mar-2018

220 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG REDD+TỈNH LÀO CAI

Page 2: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................iv

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1

1. Đặt vấn đề....................................................................................................................1

2. Căn cứ pháp lý.............................................................................................................2

2.1. Các quyết định, văn bản của Trung ương.................................................................2

2.2. Các quyết định, văn bản của tỉnh.............................................................................2

Phần I.............................................................................................................................4

THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG, TIỀM NĂNG THỰC HIỆN REDD+ TỈNH LÀO CAI..............................................................................................4

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI..............................4

1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................4

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.........................................................................................5

II. THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.......6

2.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp...........................................................................6

2.2. Kết quả bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2000 – 2015........................................7

2.3. Những tồn tại và nguyên nhân.................................................................................8

III. XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC CÓ TIỀM NĂNG THỰC HIỆN REDD+..............11

3.1. Diễn biến hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005-2015................................11

3.2. Phân tích nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng........................................12

3.3. Rào cản nâng cao diện tích và chất lượng rừng.....................................................17

3.4. Xác định khu vực có tiềm năng thực hiện REDD+................................................19

Phần II..........................................................................................................................20

MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG..................20

I. MỤC TIÊU................................................................................................................20

1.1. Mục tiêu chung.......................................................................................................20

1.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................20

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN.............................................................21

2.1. Phạm vi...................................................................................................................21

ii

Page 3: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

2.2. Đối tượng áp dụng..................................................................................................21

2.3. Thời gian thực hiện................................................................................................22

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG...............................................................22

3.1. Hợp phần 1: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng...........................................22

3.2. Hợp phần 2: Các hoạt động bổ sung......................................................................24

V. TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.....................................28

5.1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư.................................................................................28

5.2. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư theo nguồn vốn.......................................................29

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN......................................................................................32

6.1. Kiện toàn Ban chỉ đạo Kế hoạch hành động REDD+............................................32

6.2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước....................................................32

6.3. Trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp.........................................................................................................................34

VII. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ.................................................................................34

7.1. Về mặt tổ chức.......................................................................................................34

7.2 Nội dung giám sát đánh giá.....................................................................................35

7.3 Hệ thống chỉ số giám sát, đánh giá..........................................................................35

7.3. Giám sát đảm bảo an toàn môi trường – xã hội.....................................................36

iii

Page 4: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BQL : Ban quản lý

BV&PTR : Bảo vệ và phát triển rừng

BVR : Bảo vệ rừng

CĐĐP : Cộng đồng địa phương

ĐDSH : Đa dạng sinh học

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (quốc gia/tỉnh)

HGĐ : Hộ gia đình

KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên

KNTS : Khoanh nuôi tái sinh

KT-XH : Kinh tế - xã hội

LSNG : Lâm sản ngoài gỗ

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng

PRAP : Kế hoạch hành động REDD+cấp tỉnh

QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng

REDD+ :

Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng

RTN : Rừng tự nhiên

TN&MT : Tài nguyên và Môi trường

TNR : Tài nguyên rừng

TNTN : Tài nguyên thiên nhiên

UBND : Uỷ ban nhân dân

UN-REDD :

Chương trình liên hợp quốc giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng tại Việt Nam

iv

Page 5: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

VQG : Vườn Quốc gia

LLBVR : Lực lượng bảo vệ rừng

SXNN : Sản xuất nông nghiệp

v

Page 6: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Ngày 27 tháng 6 năm 2012, Thủ Tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 799/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” giai đoạn 2011 – 2020. Trong điểm h, mục 2, phần V của Quyết định này đã chỉ rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động về REDD+ cấp tỉnh; Tỉnh Lào Cai được chọn là 1 trong 6 tỉnh thí điểm tham gia chương trình.

Lào Cai là một tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, có 182,086 km đường biên giới chung với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, phân cấp địa hình thay đổi từ độ cao tuyệt đối 80m so với mặt nước biển lên đến điểm cao nhất 3.143 m (Đỉnh Fansifăng) rất phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 636.403,3 ha, trong đódiện tích đất có rừng là 339.225,5 ha chiếm 53,3%, bao gồm: diện tích đất có rừng tự nhiên 267.100,4ha và rừng trồng 72.125,1 ha;

Trong những năm qua, Lào Cai đã và đang triển khai hàng loạt các chương trình, dự ánnhư Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020; Chương trình UN-REDD giai đoạn II, dự án KfW8... nhằm Quản lý bảo vệ, sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng bền vững, thoả mãn các yêu cầu: Bảo tồn nguồn gen quý hiếm và đặc hữu của vùng núi phía bắc và vùng tiểu khí hậu lục địa vùng núi cao, điều tiết nguồn nước và cải thiện môi trường sinh thái, tạo ra các sản phẩm đáp ứng, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh trên địa bàn tỉnh.

Cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Lào Cai trong Chương trình hành động Quốc gia về REDD+ là một nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, trên cơ sở tổng hợp các chương trình, dự án và lồng ghép các hoạt động trong Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2020, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, tỉnh Lào Cai là một tỉnh nghèo, nguồn lực có hạn, nên trong quá trình xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ cần phải lồng ghép vớiKế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh giai đoạn 2016-2020, cùng với các chương trình, dự án hiện có trên địa bàn. Để thực hiện thành công kế hoạch hành động REDD+, tỉnh Lào Cai rất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ về kỹ thuật và tài chính của Chính phủ và Cộng đồng Quốc tế nhằm giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng, quản

1

Page 7: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

lý rừng bền vững, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng. Đồng thời góp phần cải thiện sinh kế của người dân địa phương tham gia trực tiếp bảo vệ và phát triển rừng.

2. Căn cứ pháp lý

2.1. Các quyết định, văn bản của Trung ương

- Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 31/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;

- Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27/06/2012 của Thủ Tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng,quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” giai đoạn 2011 – 2020;

- Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020;

- Quyết định số 1775/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ Các bon ra thị trường thế giới;

- Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;

- Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2013 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;

- Quyết định số 1724/QĐ-BNN-HTQT ngày 29/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt văn kiện chương trình UN-REDD Việt nam giai đoạn II";

- Quyết định số 1757 /QĐ-BNN-TCLN ngày 01/8/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;

- Quyết định số 5414/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh;

- Quyết định 5399/QĐ-BNN-TCLN của Bộ NN&PTNT ngày 25/12/2015 Ban hành Quy định thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong khuôn khổ Chương trình UN-REDD Việt Nam.

2.2. Các quyết định, văn bản của tỉnh

- Quyết định 3947/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của Chủ tịch UBNDtỉnh Lào Cai phê duyệt Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;

2

Page 8: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

- Quyết định 2952/QĐ-UBND tỉnh Lào Cai Phê duyệt Quy hoạch vùng trồng Quế và các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020;

- Quyết định số 2258/QĐ-UBND ngày 28/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai về việc Thành lập Ban Quản lý Chương trình UN-REDD tỉnh Lào Cai;

- Quyết định số 3091/QĐ-UBND ngày 07/11/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình UN-REDD tỉnh Lào Cai;

- Quyết định 154/KH-UBND ngày 19/9/2014 của chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2014-2020.

- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 24/9/2015 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV nhiệm kỳ 2016-2020.

3

Page 9: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

Phần I

THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG, TIỀM NĂNG THỰC HIỆN REDD+ TỈNH LÀO CAI

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1. Điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý: Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 638.389,6 ha trong phạm vi từ 22009’ đến 22052’ vĩ độ Bắc; từ 103031’ đến 104028’ kinh độ Đông. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu; phía Bắc giáp với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với 50,432 km đường biên giới đất liền và 131,654 km đường biên giới sông suối.

+ Địa hình, địa thế: tỉnh Lào Cai nằm trong vùng có độ cao cao nhất khu vực Đông Dương, sự phân bố theo đai cao khá rõ ràng với 03 kiểu vùng địa hình chính như sau: (i) Vùng núi cao trên 1.500 m chiếm trên 21% tổng diện tích tự nhiên và tập trung ở các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Bát Xát thuộc dãy Hoàng Liên Sơn; (ii) Vùng núi trung bình (từ 700 – 1.500 m) chiếm trên 35% tổng diện tích tự nhiên và phân bố ở các huyện như: Văn Bàn, Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà; độ dốc trung bình từ 15 – 25o, do vậy nhu cầu phòng hộ cũng khá cao; (iii) Vùng đồi và núi thấp (Độ cao dưới 700 m) chiếm khoảng 43% tổng diện tích tự nhiên và phân bố dọc ven sông Hồng và sông Chảy thuộc các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng và Thành phố Lào Cai, đây là khu vực có địa hình ít hiểm trở hơn, nhiều vùng đất đồi thoải.

+ Khí hậu: Khí hậu Lào Cai vừa mang tính đa dạng của chế độ hoàn lưu gió mùa nhiệt đới vừa mang tính chất của khí hậu vùng núi cao có địa hình bị chia cắt mạnh: Nhiệt độ trung bình năm từ 15,1 - 22,70C; dao động giữa ngày và đêm từ 6,2- 7,90C. Lượng mưa trung bình năm là 2.000 mm, mưa tập trung vào các tháng 7,8,9; Độ ẩm không khí trung bình năm từ 86-87% và tùy từng nơi. Khu vực có gió Đông Bắc vào mùa đông và Tây Nam vào mùa hè, đặc biệt ở Lào Cai có gió Ô Quý Hồ khô nóng thổi mạnh gây ảnh hưởng nhiều đến cháy rừng.

+ Thủy văn: Mạng lưới sông ngòi ở tỉnh Lào Cai bao gồm 02 lưu vực chính: (i) Lưu vực sông Thao đoạn Lào Cai - Yên Bái có diện tích khoảng 7.000 km2, trong lưu vực có trên 100 sông suối lớn nhỏ, diện tích lưu vực trên 100 km2; (ii) Lưu vực sông Chảy trong tỉnh Lào Cai có chiều dài 120 km và diện tích lưu vực 1.850 km2 chiếm 40,4% toàn bộ diện tích lưu vực.

+ Thổ nhưỡng: tỉnh Lào Cai bao gồm 5 nhóm đất chính: (i) Nhóm đất phù sa chiếm 1,47% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc sông Hồng và sông Chảy, có độ phì tự nhiên khá cao; (ii) Nhóm đất đỏ vàng chiếm trên 40% diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao 900 m trở xuống; (iii) Nhóm đất mùn vàng đỏ chiếm trên 30% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung tại các huyện: Sa Pa, Mương Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn; (iv) Nhóm đất mùn alit trên núi chiếm 11,42% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở

4

Page 10: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

huyện Sa Pa, Văn Bàn... Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa chiếm khoảng 2% tổng diện tự nhiên, đây là các loại đất feralitic hoặc mùn feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc.

+ Tài nguyên rừng: Tỉnh Lào Cai có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, với nhiều loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu. Bước đầu đã thống kê được 2.343 loài thực vật có mạch thuộc 256 họ và 1.020 chi. Trong đó, khu hệ động vật thống kê được 555 loài có xương sống trên cạn, trong đó thú 96 loài, chim 346 loài, bò sát 63 loài và lưỡng thê 50 loài, tập trung chủ yếu ở 03 khu rừng đặc dụng: VQG Hoàng Liên, KBTTN Văn Bàn - Hoàng Liên, KBTTN Bát Xát.

+ Tài nguyên khoáng sản: Lào Cai có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, trong đó, một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng như: Quặng sắt phân bố ở mỏ Quý Sa thuộc xã Sơn Thuỷ, huyện Văn Bàn; Quặng đồng có 2 mỏ đồng Sin Quyền và Tả Phời; Apatit nằm ở hữu ngạn sông Hồng từ Lũng Pô - Bát Xát đến Bảo Hà thuộc tỉnh Lào Cai. Ngoài ra còn có một số loại khoáng sản khác dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng như: Đá vôi, Sét gạch, ngói, Cao lanh, Fenspat… Nhìn chung, Lào Cai có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, quý hiếm với trữ lượng lớn. Đây là thế mạnh để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, hoá chất, phân bón, vật liệu xây dựng… Tuy nhiên, sự phát triển các ngành công nghiệp này có ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên rừng và môi trường sinh thái.

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Dân tộc và cơ cấu dân tộc: Trên địa bàn tỉnh có 25 dân tộc cùng chung sống, trong đó: Dân tộc kinh chiếm 35,91% dân số, tiếp đến là dân tộc H’Mông 22,21%, Tày 15,84%, Dao 14,05%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc khác như Dáy, Phù Lá, Mường, Hà Nhì, La Chí, Thái,…

+ Dân số và lao động: Tính đến 31/12/2014, tổng dân số toàn tỉnh là 665.152 người, mật độ dân cư bình quân 104 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 64,17% tổng dân số, với tỷ lệ số lao động ngành nông lâm nghiệp chiếm 69,9%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 10,6% và Thương nghiệp, dịch vụ và du lịch chiếm 19,5%.

+ Đặc điểm kinh tế: Kinh tế của tỉnh Lào Cai duy trì tốc độ tăng trưởng đạt 14,3%/năm. Trong năm 2014, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) theo giá hiện hành 24.391.308 triệu đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt 20,4 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 17,6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 15,4%, công nghiệp và xây dựng chiếm 52,1% (trong đó công nghiệp chiếm 33,89%), Thương mại và du lịch chiếm 32,6%.

5

Page 11: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

+ Lĩnh vực xã hội: Tính đến hết năm 2014, mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã, phường được đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế. Ngành g iáo dục có 668 trường với 8.849 lớp, số phòng học được xây dựng kiên cố đạt trên 61%, thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 228 trường, chiếm 34,5%.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng: Kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông... được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện, đặc biệt là hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp và hạ tầng giao thông, bao gồm: Có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4D, 4E, 279, 70) với tổng chiều dài trên 400 km; 8 tuyến tỉnh lộ với gần 300 km và gần 1.000 km đường liên xã, liên thôn. Hiện nay 100% số xã của Lào Cai có đường ô tô đến trung tâm xã, 80% số xã có đường cho xe cơ giới đến tất cả các thôn, bản. Có 164 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia, với trên 75% hộ dân được sử dụng điện, 69% dân số dùng giếng khoan và hệ thống cung cấp nước sạch.

Tóm lại, Lào Cai là một tỉnh vùng núi phía Bắc, nơi có 25 dân tộc cùng chung sống, với điều kiện kinh tế khó khăn, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chủ yếu theo phương thức truyền thống, năng suất cây trồng vật nuôi thấp. Để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, một bộ phận người dân đã có những tác động đến tài nguyên rừng như: Khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, xâm lấn đất rừng để canh tác nông nghiệp, trồng thảo quả trong rừng tự nhiên, chăn thả gia súc,….. Những hoạt động này đã gây ảnh hưởng đến diện tích và chất lượng rừng, đến công tác bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng cũng như trên phạm vi toàn tỉnh.

II. THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

Theo kết quả Kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2015 đã được phê duyệt tại Quyết định 289/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh:

+ Tổng diện tích rừng là 339.225,5 ha (rừng tự nhiên 267.100,4 ha, rừng trồng đã thành rừng 72.125,1 ha), độ che phủ rừng đạt 53,3%, bao gồm:

+ Tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp là 418.275 ha, trong đó: Diện tích có rừng là 283.078,3 ha (rừng tự nhiên 233.466,2 ha, rừng trồng 49.612,2 ha), chiếm 67,7% diện tích quy hoạch phát triển lâm nghiệp; Diện tích chưa có rừng là 135.196,7 ha, chiếm 32,3% diện tích quy hoạch phát triển lâm nghiệp.

+ Đất có rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp 56.147,2 ha (rừng tự nhiên 33.634,2 ha, rừng trồng 22.512,9 ha), tương ứng với 8,8% tổng diện tích tự nhiên.

Phân theo chức năng sử dụng:

6

Page 12: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

+ Tổng diện tích đất rừng đặc dụng là 64.544,3 ha, chiếm 15,4%; trong đó diện tích đất có rừng là 56.023,5 ha và diện tích đất chưa có rừng là 8.520,8 ha. Chủ yếu phân bố tại 03 huyện Sa Pa, Bát Xát và Văn Bàn

+ Tổng diện tích rừng phòng hộ là 156.021,9 ha, chiếm 37,3% tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp. Trong đó, đất có rừng là 111.584,7 ha và đất không có rừng là 44.437,3 ha. Đất rừng phòng hộ phân bố chủ yếu ở các vị trí xung yếu và rất xung yếu thuộc tất cả các huyện tỉnh Lào Cai.

+ Tổng diện tích rừng sản xuất với tổng diện tích 197.708,9 ha, chiếm 47,3% tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp. Trong đó, đất có rừng sản xuất là 115.479,2 ha được phân bố 09 huyện và thành phố.

(Chi tiết diện tích các loại đất loại rừng phân theo chức năng thể hiện ở phụ biểu 01)

2.2. Kết quả bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2000 – 2015

Trong giai đoạn 2000-2015, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm và sự tham gia của đại đa số người dân trên địa bàn tỉnh các chủ rừng với sự vận dụng linh hoạt các hình thức phù hợp với đặc điểm văn hoá, tập quán, trình độ nhận thức, thị trường của từng địa phương qua đó đã đạt được những thành tựu nhất định.

1) Quản lý rừng:

+ Thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lào Cai đã hoàn thành việc rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo từng năm và từng giai đoạn. Sau khi hoàn thành quy hoạch, tiến hành tổ chức cắm mốc 3 loại rừng trên thực địa, phục vụ công tác quản lý và phát triển rừng bền vững.

+ Công tác giao đất, giao rừng tiếp tục thực hiện theo các Nghị định số 01, 02; Nghị định số 163 của Chính phủ về công tác giao đất giao rừng. Đến hết giữa năm 2013, toàn tỉnh Lào Cai đã giao, khoán và cho thuê được 347.745 ha đất lâm nghiệp. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 10 tổ chức và 39.249 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 260.411 ha. Thông qua việc nhận đất, nhận rừng, các chủ rừng đã quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ rừng, góp phần bảo vệ diện tích được giao.

2) Bảo vệ rừng:

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn phá rừng, chuyển đổi đất rừng trái phép, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng như: Tổ chức kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến; tuần tra, kiểm soát, ngăn chăn kịp thời các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng; Xây dựng các quy định, triển khai cho dân cư ký cam kết bảo vệ rừng, cấp phát tờ rơi tuyên truyền BVR, PCCCR; phát triển các mô hình tự quản trong hoạt động

7

Page 13: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

PCCCR, bảo vệ rừng; Lực lượng kiểm lâm đã được củng cố, đổi mới theo định hướng kiểm lâm phải bám dân, bám rừng, gắn với chính quyền cơ sở, vận động nhân dân, huy động sức mạnh của toàn xã hội cho sự nghiệp bảo vệ rừng; Tình hình vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng được kiềm chế, giảm thiệt hại.

3) Phát triển rừng:

Trong giai đoạn từ 2000 - 2015, công tác khoanh nuôi phục hồi rừng và trồng rừng mới được thực hiện theo kế hoạch của tỉnh và Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ). Do thực hiện tốt các biện pháp trồng rừng mới, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng nên tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay là 339.225,5 ha, tăng hơn 90.000 ha so với năm 2000 góp phần làm tăng độ che phủ rừng của tỉnh. Năng suất rừng trồng tăng ước đạt 15 m3/ha/năm, tăng 3,0 m3/ha/năm. Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào các dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

4) Khai thác rừng:

Trước năm 2012, sản lượng gỗ khai thác rừng tự nhiên hàng năm toàn tỉnh chủ yếu theo chỉ tiêu của Bộ NN & PTNT (khoảng 4.000 - 5.000 m3 gỗ) và phần lớn được khai thác tại Công ty Lâm nghiệp Văn Bàn, số ít còn lại được khai thác tận thu từ rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Từ năm 2013, tỉnh Lào Cai thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên, sản lượng gỗ khai thác và tiêu thụ chủ yếu là gỗ rừng trồng (ước đạt 250.550 m3

gỗ tròn các loại; 655.900 Ster củi; 12,9 triệu cây vầu, nứa). Chế biến, tiêu thụ 160.000 m3 gỗ xẻ; 9.950 tấn giấy đế; 250.900 m3 ván bóc, ván sàn, ván ghép thanh; thảo quả, măng khô, hạt trẩu: 1.650.000 tấn. Tiêu thụ lâm sản hàng năm đóng góp doanh thu cho các doanh nghiệp và thu nhập của nhân dân làm nghề rừng trên địa bàn 350 tỷ đồng/năm.

5) Phát triển giống, vườn ươm

Để thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng hàng năm của tỉnh, các Ban QLR (đặc dụng, phòng hộ), các Công ty lâm nghiệp đã chủ động tạo nguồn giống nhằm đáp ứng sản lượng cây giống lâm nghiệp trên toàn tỉnh. Bên cạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng rừng, gia tăng hiệu quả sản xuất. Một số dự án nghiên cứu ứng dụng giống cây lâm nghiệp để nhân giống bằng bằng phương pháp vô tính, phương pháp giâm hom, trồng thử nghiệm, nhằm xác định được những giống cây phù hợp cho rừng trồng kinh tế, rừng gỗ lớn, rừng phòng hộ.

2.3. Những tồn tại và nguyên nhân

1) Một số tồn tại và hạn chế

+ Tình trạng cháy rừng, phá rừng, khai thác, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở các địa phương còn nhiều rừng tự nhiên.

8

Page 14: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

+ Việc xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng khó khăn, do người vi phạm hầu hết là người nghèo ở vùng sâu, vùng xa; quy định pháp luật và chế tài xử lý còn nhẹ đối với các đối tượng phá rừng.

+ Mặc dù những năm gần đây, diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng suy giảm, tỷ trọng những loài cây gỗ có giá trị cũng có chiều hướng giảm. Việc trồng rừng với các loài cây bản địa, cây gỗ lớn chưa có nhiều kinh nghiệm, cần rút ra những bài học để tổng kết, nhân rộng đảm bảo sự thành công.

+ Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chưa có sự điều chỉnh phù hợp sát với thực tế, xác định ranh giới các khu rừng phòng hộ, sản xuất chưa rõ ràng.

+ Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng manh mún, phân tán, khó phát triển rừng trồng tập trung quy mô lớn; nhiều nơi bị người dân bao chiếm hoặc sử dụng vào mục đích khác, khó thu hồi để trồng rừng.

+ Công tác giao đất, giao rừng còn nhiều bất cập, mới chỉ tập trung giao đất mà chưa giao rừng; Hầu hết hộ gia đình sinh sống ở nông thôn còn nghèo, không đủ điều kiện để phát triển sản xuất trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao.

+ Hiệu quả thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân ở một số nơi còn thấp, công tác bảo vệ rừng chưa được tiến hành một cách toàn diện, một số địa phương chưa có các giải pháp hữu hiệu đối với công tác bảo vệ rừng.

+ Tác động của ngành lâm nghiệp đối với xóa đói giảm nghèo còn hạn chế, chưa tạo ra nhiều việc làm; thu nhập của người làm nghề rừng còn thấp và chưa ổn định; đời sống của cán bộ, công nhân làm nghề lâm nghiệp còn rất nhiều khó khăn...

+ Việc quản lý sử dụng đất quy hoạch cho lâm nghiệp chưa tốt; người dân vẫn sử dụng đất lâm nghiệp được giao vào các mục đích khác hoặc không sử dụng; đất được giao cho các thành phần kinh tế rất manh mún, nhỏ lẻ nên trong số liệu thống kê còn rất nhiều đất trống để đưa vào trồng rừng nhưng trong thực tế, việc cho các thành phần kinh tế thuê đất hoặc triển khai các dự án về lâm nghiệp rất khó khăn...

+ Nghiên cứu khoa học về lâm nghiệp chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn sản xuất, nhiều kết quả sau khi nghiên cứu chưa được chuyển giao, áp dụng vào sản xuất.

2) Một số nguyên nhân của những tồn tại

Nguyên nhân khách quan:

+ Tình hình thời tiết diễn biễn ngày càng phức tạp, khô hạn kéo dài, bão lũ xảy ra thường xuyên gây thiệt hại không nhỏ tới tài nguyên rừng. Diện tích rừng khoanh nuôi phục hồi và rừng trồng tăng lên, dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng và sinh vật hại rừng cao hơn.

9

Page 15: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

+ Rừng phân bố trên địa bàn rộng, trong khi sức ép dân số lên đất rừng và lâm sản gia tăng, nhất là đối với khu vực thiếu đất sản xuất nông nghiệp; địa bàn hoạt động lâm nghiệp chủ yếu ở vùng sâu, xa, cơ sở hạ tầng yếu kém dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện, kiểm tra, giám sát.

+ Chính sách về giao khoán bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường đã có tác dụng nhất định trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia bảo vệ và phát triển rừng, nhưng do đơn giá chi trả thấp nên chưa cạnh tranh được với việc sửa dụng đất lâm nghiệp để trồng cây lương thực, cây công nghiệp.

+ Nhu cầu thiết yếu về gỗ, lâm sản tăng nhanh, trong khi gỗ rừng trồng chưa đáp ứng được, vì vậy đã gây sức ép lên diện tích rừng tự nhiên dẫn đến các hoạt động phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép.

+ Do cơ chế thị trường, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao, nhu cầu về đất canh tác các mặt hàng này cũng tăng theo nên đã kích thích người dân phá rừng để lấy đất trồng các loại cây có giá trị cao hoặc buôn bán đất, sang nhượng đất rừng trái phép.

+ Chu kỳ sản xuất của cây lâm nghiệp dài, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro và phân bố chủ yếu ở những vùng miền núi có điều kiện kinh tế, xã hội kém phát triển; tính cạnh tranh của cây rừng thấp so với nhiều cây trồng khác.

Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhận thức về vai trò và chức năng của rừng của các cấp chính quyền, người dân còn chưa đầy đủ; người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa chưa nhận thức rõ tính cấp thiết của việc bảo vệ và phát triển rừng, giá trị của rừng nên vẫn tiếp tục phá rừng, có nơi còn tiếp tay, làm thuê cho kẻ phá rừng.

+ Chủ rừng là các Ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng không được đầu tư đầy đủ để quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao. Diện tích rừng chưa có chủ, thuộc trách nhiệm quản lý của Uỷ ban nhân dân xã, nhưng chưa có cơ chế, chính sách để chính quyền cấp xã thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả.

+ Lực lượng kiểm lâm còn mỏng, trang thiết bị, phương tiện thiếu, lạc hậu; trình độ của một số cán bộ kiểm lâm địa bàn còn hạn chế. Chế độ chính sách cho lực lượng kiểm lâm chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Vì vậy, ở những vùng trọng điểm phá rừng nếu chỉ có lực lượng kiểm lâm thì khó có thể giải quyết dứt điểm.

+ Cơ chế chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng. Một số chính sách chưa được thực hiện một cách triệt để như: giao đất giao rừng, hưởng lợi, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật…; công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và cơ chế chính sách về lâm nghiệp chưa được thực hiện có hiệu quả, nhất là tại các huyện miền núi, vùng cao, vùng sâu, các huyện nghèo 30a.

10

Page 16: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

+ Việc nghiên cứu áp dụng KHCN, nhất là trồng cây gỗ lớn, trồng rừng cây bản địa và khoa học quản lý sản xuất trong lâm nghiệp còn chậm được triển khai. Đổi mới trang thiết bị, phương thức quản lý, tổ chức sản xuất lâm nghiệp trong trồng rừng, bảo vệ rừng, chế biến lâm sản, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm triển khai chưa kịp thời.

+ Chưa có chính sách sử dụng rừng hợp lý đối với các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, trong khi việc sử dụng gỗ, củi đối với các đối tượng này là một nhu cầu thiết yếu để phục vụ sinh hoạt đời sống hàng ngày nên đã dẫn đến việc người dân khai thác rừng trái phép để sử dụng.

III. XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC CÓ TIỀM NĂNG THỰC HIỆN REDD+

3.1. Diễn biến hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005-2015

Kết quả chồng xếp, phân tích bản đồ hiện trạng rừng giai đoạn 2005-2015 cho thấy, diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai tăng đáng kể cả về diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên.

Bảng 01: Biến động diện tích các loại đất, loại rừng giai đoạn 2005-2015

Đơn vị tính: Ha

Số TT Trạng thái Năm 2015 Năm 2005

Biến động

1 Rừng LRTX giàu 25.444 60.788 - 35.344

2 Rừng LRTX trung bình 41.396 23.936 17.460

3 Rừng LRTX nghèo 33.258 29.832 3.426

4 Rừng LRTX phục hồi 127.589 98.120 29.469

5 Rừng tre nứa 9.326 18.961 - 9.635

6 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 22.541 9.126 13.415

7 Rừng trên núi đá 7.545 2.813 4.732

8 Rừng trồng 72.125 53.768 18.357

9 Núi đá không rừng 940 3.531 - 2.591

10 Đất trống 125.974 123.438 2.536

11 Mặt nước 6.006 1.232 4.774

12 Đất NN và đất khác 292.218 336.283 - 44.065

Tổng cộng 638.390 638.390 0

Nguồn: Bản đồ ĐTKKR rừng năm 2015 và bản đồ Chi Cục Kiểm lâm

Kết quả thể hiện ở bảng trên cho thấy:

+ Diện tích rừng lá rộng thường xanh giàu giảm (-35.344 ha), tập trung chủ yếu ở các huyện Sa Pa, Văn Bàn và Bát Xát.

11

Page 17: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

+ Các trạng thái rừng lá rộng thường xanh trung bình, rừng lá rộng thường xanh phục hồi, rừng hỗn giao gỗ nứa và rừng trồng có diện tích đều tăng, tăng mạnh nhất là rừng phục hồi 29.469 ha, rừng trồng tăng 18.357 ha.

+ Diện tích đất nông nghiệp và đất khác giảm khá mạnh (-44.065 ha).

3.2. Phân tích nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng

1) Nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng, suy thoái rừng

Kết quả phân tích tổng hợp các tài liệu thứ cấp và tham vấn các cấp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xác định các nhóm nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng như sau:

(i) Cháy rừng

Cháy rừng là một trong những nguy cơ gây ra mất rừng và suy giảm đa dạng sinh học, bởi cháy rừng không những hủy diệt toàn bộ các loại cây rừng trên mặt đất mà hầu như các vi sinh vật dưới đất cũng bị ảnh hưởng, thời gian xảy ra rất nhanh, khó được dự báo trước, vì vậy để khôi phục được các diện tích rừng đã bị cháy cần phải mất thời gian rất dài và tốn kém kinh phí cho một suất đầu tư.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, trong giai đoạn này có có 274 vụ cháy rừng, với diện tích là 1.259 ha (rừng tự nhiên 991,2 ha, rừng trồng 267,8 ha), và tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn, Sa Pa và Bảo Thắng. Theo kết quả tham vấn tại các cuộc hội thảo cấp tỉnh và các địa phương, nguyên nhân gây cháy rừng đã được xác định là do hoạt động đốt nương làm rẫy của người dân chiếm 33,3% số vụ; đốt dọn thực bì khi triển khai trồng rừng chiếm 6,0% số vụ; các nguyên nhân khác chiếm 60,7% số vụ (đốt than hoa, đốt đồi nuôi cỏ non, đốt ong lấy mật, đốt lửa sưởi, hun chuột,…). Ngoài ra, do diện tích rừng phân bố chủ yếu ở những vùng núi cao hiểm trở, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, điều kiện khí hậu thời tiết rất khắc nghiệt (gió Ô Quý Hồ), đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác kiểm tra, giám sát và chữa cháy rừng.

(ii) Xâm lấn rừng và đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp

Theo số liệu liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, diện tích đất lâm nghiệp bị xâm lấn để sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2005-2015 không nhiều (65,74 ha). Việc xâm lấn rừng chủ yếu là mở rộng diện tích canh tác cây nông nghiệp để trồng các loài cây lương thực như sắn, ngô và lúa nương,.... tập trung nhiều ở các xã có tỷ lệ dân tộc ít người và các xã có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao thuộc các huyện Bảo Yên (25,78 ha), Bắc Hà (13,42 ha), Bát Xát (8,54 ha), Mường Khương (7,21 ha), Văn Bàn (6,21 ha, Sa Pa (2,76 ha), và Thành phố Lào Cai (1,82 ha).

Các nguyên nhân dẫn đến xâm lấn rừng và đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp được xác định là do: Điều kiện kinh tế khó khăn đặc biệt là các hộ nghèo và cận nghèo sống gần rừng; Người dân thiếu đất để sản xuất lương thực; tập quán canh

12

Page 18: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

tác nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số; Mức độ nhu cầu lương thực của cộng đồng sẽ tăng lên theo thời gian do tăng dân số, trong khi đất canh tác nông nghiệp trong vùng không những không có khả năng mở rộng diện tích mà còn bị thoái hóa do không áp dụng khoa học kỹ thuật canh tác,…

Việc xâm lấn rừng và đất lâm nghiệp thường được người dân thực hiện dưới hình thức vén rừng do đó rất khó kiểm soát và xác định quy mô, chỉ những vụ phá rừng với diện tích lớn mới được thống kê. Những hoạt động này hiện nay đã giảm đáng kể, do đời sống và nhận thức của người dân đã được nâng lên từ việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội như: Chương trình định canh định cư, giao đất giao rừng. Ngoài ra, công tác quản lý, bảo vệ rừng và quy hoạch ba loại rừng cũng được triển khai một cách hiệu quả hơn.

(Chi tiết diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị xâm lấn thể hiện ở biểu 02)

(iii) Chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp theo quy hoạch

Trong những năm qua, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, một số diện tích rừng và đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp được chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và trồng cây công nghiệp.

+ Chuyển đổi diện tích rừng và đất rừng sang xây dựng các công trình thủy điện: Việc xây dựng thủy điện dẫn đến việc chuyển đổi diện tích rừng và đấ rừng sang mặt nước hoặc cho các công trình phụ trợ khác. Theo số liệu diễn biến rừng hàng năm của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai cho thấy, từ năm 2006 - 2014 đã có 869,7 ha rừng bị mất do xây dựng các công trình thủy điện tại các huyện như: Thành phố Lào Cai (215,68 ha), Văn Bàn (185,84 ha) Sa Pa (154,88 ha), Bảo Thắng (126,2 ha), Bắc Hà (100,16 ha), Mường Khương ( 56,16 ha), Bát Xát (30,35 ha). Mức độ chuyển đổi mạnh nhất là năm 2010 (299,9 ha), tiếp đến năm 2009 chuyển đổi 231,1 ha, năm 2008 (chuyển 116,3 ha), năm 2012 chuyển đổi là 121,4 ha, năm 2011 (chuyển 56,6 ha), năm 2013 (chuyển 27,8 ha) năm 2014 ( chuyển 10,1 ha), năm 2006 (chuyển 3,6 ha), năm 2007 (chuyển 3,0 ha).

+ Chuyển đổi diện tích rừng và đất rừng sang khai thác khoáng sản: Trong những năm qua, việc khai thác khoáng sản đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ như: Khai thác đá xây dựng ở Bảo Thắng, khai thác quặng Sắt ở Bảo Yên và Bát Xát, khai thác Apatit ở Thành phố Lào Cai. Bên cạnh đó là phát triển hệ thống giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng cũng đã chuyển đổi một số diện tích đất rừng sang đất chuyên dụng ở các huyện như: Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát, Thành phố Lào Cai.

Theo kết quả phân tích từ bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2013-2020 cho thấy, tổng diện đất quy hoạch cho khai thác khoáng sản và xây dựng các công trình phù trợ là 5.482,1 ha. Cụ thể tại các huyện như sau: huyện Văn Bàn 2.012,5 ha, Thành phố Lào Cai 1.296,6 ha, huyện Bảo Thắng 900,1 ha, huyện Bát Xát 708,8 ha,

13

Page 19: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

huyện Bảo Yên 378,1 ha, huyện Mường Khương 104,7 ha, huyện Bắc Hà 71,5 ha, huyện Si Ma Cai 12,4 ha, huyện Sa Pa 9,8 ha.

+ Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang trồng các loài cây công nghiệp: Từ những phân tích tại các cuộc Hội thảo cấp tỉnh và tham vấn tại các địa phương cho thấy, áp lực từ việc chuyển đổi rừng (hợp pháp và bất hợp pháp) sang rừng trồng cây công nghiệp là rất lớn. Đơn cử như quy hoạch vùng phát triển cây Cao su thuộc các xã dọc biên giới, ven sông Hồng của các huyện: Bảo Thắng (571 ha), Bát Xát (103 ha), Mường Khương (10,3 ha) và TP. Lào Cai (1,6 ha).

(Chi tiết chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp thể hiện ở biểu 03)

(iv) Suy thoái rừng tự nhiên do trồng Thảo quả dưới tán rừng

Việc trồng Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên dẫn đến suy thoái rừng tự nhiên là do đặc điểm sinh thái của cây thảo quả ưa mát, cần độ ẩm cao, độ tàn che thấp (khoảng 0,4-0,6%) nên rất thích hợp dưới tán rừng tự nhiên. Vì vậy, để Thảo quả phát triển tốt, người dân thường phát rừng, mở tán cho Thảo quả phát triển, các cây gỗ tái sinh cũng bị chặt bỏ trong quá trình chăm sóc, khi thu hoạch, cần một lượng lớn củi để sấy Thảo quả ngay tại rừng. Chính vì vậy, các hoạt động này đã làm suy giảm tới chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học.

Theo kết quả điều tra và các nghiên cứu về cây Thảo quả, tính đến thời điểm năm 2014, diện tích trồng thảo quả trên địa bàn tỉnh Lào Cai khoảng 13.386 ha, sản lượng thu hoạch Thảo quả tươi đạt khoảng 2.500 tấn/năm. Để sấy 100 kg thảo quả tươi phải cần khoảng 1,3 m3 gỗ củi, như vậy với sản lượng Thảo quả tươi thu hoạch trong một năm (khoảng 2.500 tấn/năm) phải cần 32.500 m3 gỗ, củi để sấy. Lượng gỗ, củi này chủ yếu được lấy từ rừng xung quanh khu vực trồng Thảo Quả, do đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng.

Trên thực tế, vùng canh tác cây thảo quả thuộc đai cao từ 700m trở lên, là vùng có tính đa dạng sinh học cao, trữ lượng gỗ lớn. Do rừng đã bị phát luỗng, tầng dưới trống, thiếu cây con tái sinh nên sau khoảng từ 7-10 năm, đất canh tác đã trở nên kiệt quệ. Các cây cổ thụ còn sót lại rất dễ bị tổn thương, chỉ cần có gió bão là bật rễ hoặc gẫy thân. Tất cả những tác động đó làm cho rừng ngày càng nghèo kiệt, chất lượng và số lượng loài suy giảm nghiêm trọng.

(v) Khai thác gỗ và lâm sản trái phép

Hoạt động khai thác gỗ và lâm sản trái phép là một trong những nguyên nhân làm suy thoái chất lượng rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Theo báo cáo tổng hợp của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai cho biết, trong giai đoạn 2005-2015 đã phát hiện và xử lý 432 vụ vi phạm lâm luật. Riêng trong năm 2010 đã xử lý 25 vụ vi phạm về khai thác lâm sản, tịch thu 193,183m3 gỗ các loại, 35,5 kg động vật hoang dã, 200 kg than hầm. Những hoạt động này diễn ra trên quy mô nhỏ và trên diện rộng, rất khó kiểm soát.

14

Page 20: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

Việc khai thác chủ yếu tập trung vào những loài cây gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao trên thị trường nhằm phục vụ nhu cầu trong gia đình (dựng nhà, làm vật dụng, làm chuồng trại chăn nuôi) và tích trữ để bán ra ngoài thị trường. Tình trạng này đã và đang đe dọa đến nguồn tài nguyên cây gỗ, phá hoại sinh cảnh sống của nhiều loài động vật, thực vật khi những cây gỗ lớn bị chặt hạ, vận chuyển trong rừng.

Theo kết quả điều tra thấy: Mỗi hộ gia đình thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong 01 năm sử dụng bình quân khoảng 9.288 kg gỗ củi ( tương đương 22 ster củi, hoặc 15,5 m3 gỗ) để phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình (đun, nấu, sưởi ấm,…). Nếu lấy kết quả này để suy luận cho nhu cầu gỗ củi trên toàn bộ tỉnh Lào Cai cho thấy mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng rừng là rất lớn

(vi) Tập quán chăn thả gia súc vào rừng

Chăn nuôi gia súc được coi là một hướng phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai, tuy nhiên tại các xã vùng cao nơi tập trung sinh sống của các dân tộc thiểu số, người dân ở đây quan niệm trâu, bò sinh sống, tồn tại theo quy luật tự nhiên, chỉ cần ăn cỏ, uống nước suối là sống nên phần lớn các hộ không làm chuồng trại, lán… mà thả rông chúng trên rừng. Những tác động đến tài nguyên rừng bắt đầu với nguồn thức ăn là cỏ, sau đó là lá cây rừng, làm gãy cành cây, dẫm đạp làm chết các cây tái sinh làm suy giảm tổ thành cây tái sinh trong rừng tự nhiên. Bên cạnh đó, sự di chuyển của các loài gia súc đã và đang tạo thành những khe xói mòn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rừng và đã làm suy giảm đến chất lượng rừng.

2) Nguyên nhân gián tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng

Kết quả tham vấn tại các hội nghị cấp tỉnh và địa phương đã xác định được các nguyên nhân gián tiếp dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, bao gồm:

(i) Công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa hiệu quả

Một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng kém hiệu quả bao gồm:

+ Nhân lực quản lý bảo vệ rừng yếu, thiếu công cụ và khoa học kỹ thuật: Hiện mỗi Ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang quản lý từ 10.000 ha - 20.000 ha. Với những khối lượng công việc rất lớn, nhưng thực tế số lượng cán bộ tại các ban quản lý rừng phòng hộ mới chỉ có từ 8 - 9 người kể cả bộ máy quản lý, gây khó khăn rất lớn khi triển khai thực hiện công việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích được giao. Bên cạnh đó là việc áp dụng những tiến bộ khoa học trong công tác quản lý bảo vệ rừng cũng còn hạn chế, đặc biệt đối với chủ rừng là các công ty lâm nghiệp và UBND các xã.

+ Chính sách quản lý của các cấp các ngành còn lỏng lẻo: Tình trạng quản lý rừng của các cấp chính quyền địa phương lỏng lẻo cũng là một nguyên nhân gián tiếp tác

15

Page 21: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

động đến quá trình suy giảm tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Vị thế pháp lý của Kiểm lâm hạn chế, chưa xác lập quyền hạn pháp lý đủ mạnh của cơ quan thừa hành pháp luật về rừng để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Các cơ chế chính sách đặc thù của Nhà nước áp dụng cho công chức Kiểm lâm chưa được áp dụng cho các đơn vị chủ rừng vì vậy nên đời sống cán bộ, viên chức, nhân viên bảo vệ rừng trong các đơn vị chủ rừng còn gặp nhiều khó khăn.

+ Thu nhập từ nghề rừng còn thấp: Nhiệm vụ chính hiện nay của các Công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào cai là quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, khai thác rừng trồng sản xuất theo kế hoạch hàng năm và trích một phần kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Chính vì vậy, đã gây ra những khó khăn trong công tác quản lý, chỉ đạo và phát triển rừng. Việc đầu tư bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên chỉ mới dừng lại ở khâu bảo vệ là chính và tập trung cho rừng phòng hộ, đặc dụng. Chưa thu hút được các Doanh nghiệp đầu tư vào chiều sâu sản xuất kinh doanh tổng hợp theo hướng bền vững, đặc biệt là làm giàu rừng tự nhiên sản xuất, trồng cây gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ gắn với chế biến các sản phẩm đồ gỗ cao cấp.

(ii) Việc thực thi lâm luật chưa tốt, chưa nghiêm

Việc kiểm tra, xử lý các vụ vi phạm lâm luật chưa tốt, chưa nghiêm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động quản lý bảo vệ rừng chưa hiệu quả dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng. Cho đến thời điểm hiện nay theo quy chế của ngành Kiểm lâm mỗi xã đều có một kiểm lâm viên phụ trách địa bàn, tuy nhiên do địa bàn rộng, đi lại khó khăn, nên việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động vi phạm lâm luật còn hạn chế, và việc thực hiện chưa nghiêm.

Đối với việc xử phạt các hành vi vi phạm luật bảo vệ rừng cũng đã được thực hiện, tuy nhiên do điều kiện hoàn cảnh của người dân quá khó khăn, không có khả năng nộp phạt hành chính nên thường bị bỏ qua dẫn đến tính ỷ lại và dây dưa khi vi phạm. Hiệu quả của hoạt động này được đánh giá trong quá khứ và hiện tại còn ở mức thấp, nhưng sẽ được cải thiện trong thời gian tới.

(iii) Công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế

Mặc dù trong thời gian qua tỉnh Lào Cai rất chú trọng trong công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng và đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, các hoạt động làm mất rừng, suy thoái rừng như: Xâm lấn rừng, khai thác gỗ củi trái phép, trồng cây Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên không theo quy hoạch,… vẫn xẩy ra, một phần là do công tác tuyên truyền bảo vệ rừng còn chưa hiệu quả. Nguyên nhân của hoạt động tuyên truyền chưa hiệu quả là do hình thức tuyên truyền, cách thức tuyên truyền chưa phù hợp, nhiều khi mang tính hình thức và chưa gắn với thực tế, đời sống của người dân địa phương, bên cạnh đó, kinh phí dành cho tuyên truyền bảo vệ rừng còn hạn hẹp, kỹ năng tuyên truyền của lực lượng kiểm lâm còn hạn chế.

16

Page 22: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

(iv) Sự phối hợp giữa các tổ chức, ban ngành chưa thực sự tốt và chưa hiệu quả, mang tính hình thức:

Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng tỉnh Lào Cai đã có sự phối hợp giữa các đơn vị trong tỉnh như: Kiểm lâm, các Công ty lâm nghiệp, Ban lâm nghiệp xã, Ban chỉ huy Quân sự tỉnh, dân quân tự vệ,… đã đạt được những thành công nhất định, đặc biệt là sự phối hợp trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, kiểm soát vận chuyển và buôn bán lâm sản trái phép. Tuy nhiên, theo kết quả tham vấn tại các hội nghị cấp tỉnh và địa phương cho thấy, sự phối hợp giữa các ban ngành trong tỉnh chưa thật sự tốt và chưa đạt hiệu quả cao theo như mong đợi, vẫn còn mang tính hình thức, thiếu các hành động cụ thể, chủ yếu thông qua báo cáo, hội nghị.

(v) Nhận thức của người dân còn hạn chế và tập quán canh tác lạc hậu

Mặc dù trong những năm gần đây đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người dân địa phương đang từng bước được nâng lên đã làm cho người dân có nhận thức hơn về giá trị của rừng đối với đời sống con người. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ học vấn, nhận thức về pháp luật chưa cao nên một bộ phận nhỏ người dân ở gần rừng đã bị các đối tượng xấu lợi dụng, xúi giục xâm hại đến tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai có 120/164 xã thuộc xã nghèo với 25 dân tộc sinh sống đặc biệt là dân tộc Mông, Dao, Ráy, Tày,.. tập quán sản xuất chính là đốt nương làm rẫy. Chính sự nhận thức, sự nghèo đói, tập quán canh tác lạc hậu là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng trên địa bàn tỉnh.

3.3. Rào cản nâng cao diện tích và chất lượng rừng

1) Rào cản nâng cao diện tích và chất lượng rừng tự nhiên

Các rào cản chính trong việc nâng cao diện tích và chất lượng rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Lào Cai được xác định như sau:

(i) Công tác quản lý bảo vệ rừng chưa cao, nhân lực quản lý bảo vệ rừng mỏng, yếu; thiếu khoa học kỹ thuật.

Một số nguyên nhân thứ cấp dẫn đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng chưa tốt như:

+ Vốn đầu tư trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thấp là một trong những rào cản lớn nhất trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Mặc dù Chính phủ đã bố trí vốn cho công tác khoán bảo vệ rừng, nhưng với đầu tư 200.000 đồng/ha/năm, theo đánh giá của các bên liên quan thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế do vậy khó thu hút các tổ chức, các nhân cùng tham gia thực hiện tốt công tác này..

+ Chính sách quản lý của các cấp chính quyền địa phương còn chưa chặt chẽ cũng là một nguyên nhân gián tiếp tác động đến quá trình suy giảm tài nguyên rừng. Nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ cán bộ quản lý lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là cấp xã còn thiếu và hoạt động chưa thực sự có hiệu quả.

17

Page 23: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

+ Sự phối kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các Công ty lâm nghiệp, Vườn Quốc gia, Khu BTTN và các cán bộ lâm nghiệp cấp xã có nơi chưa được chặt chẽ. Bên cạnh đó, sự nể nang, quen biết cũng đã gây ra những khó khăn, rào cản lớn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

+ Đội ngũ Kiểm lâm viên còn thiếu, chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn hạn chế dẫn đến công tác quản lý bảo vệ rừng chưa tốt, do đó khó ngăn chặn tình trạng suy giảm tài nguyên rừng của các địa phương. Số lượng các trạm kiểm soát lâm sản và lực lượng trong các trạm rất mỏng, chỉ có khoảng 2 người/trạm nên khó đủ đáp ứng yêu cầu bảo vệ tốt diện tích rừng giao cho mỗi trạm.

+ Các cơ chế chính sách đặc thù của Nhà nước cho lực lượng Kiểm lâm chưa được áp dụng cho các đơn vị chủ rừng vì vậy, đời sống cán bộ, viên chức, nhân viên bảo vệ rừng trong các đơn vị chủ rừng còn gặp nhiều khó khăn.

+ Phương tiện, trang thiết bị còn thiếu, việc áp dụng những tiến bộ khoa học trong công tác quản lý bảo vệ rùng cũng còn hạn chế.

(ii) Giao đất, giao rừng chưa tốt còn nhiều bất cập:

+ Tính đến hết năm 2010, toàn tỉnh Lào Cai đã giao 336.211 ha (trong đó, giao cho các tổ chức: 207.879 ha, giao cho các cá nhân, hộ gia đình: 128.332 ha) và số còn lại là do UBND xã quản lý. Việc chỉ đạo thực hiện tốt công tác giao đất giao rừng theo các Nghị định số 01, 02; Nghị định số 163 của Chính phủ của tỉnh đã góp phần thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển.

+ Tuy nhiên, công tác giao đất giao rừng chưa có sự thống nhất và kết hợp chặt chẽ giữa ngành TNMT và Lâm nghiệp. Ngoài ra, một vấn đề khác là hiện nay, trong tổng số diện tích đã giao quyền sử dụng đất, có 9.686,8 ha rừng và đất rừng đang có sự chồng lấn, tranh chấp giữa các đối tượng chủ rừng với nhau dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng đất, các doanh nghiệp chưa thực sự yên tâm để đầu tư vào sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

(iii) Nhận thức của con người và sự đói nghèo

+ Mặc dù trong những năm gần đây, đời sống văn hóa tinh thần của người dân đang từng bước được nâng lên đã làm cho người dân có nhận thức hơn về giá trị của rừng đối với đời sống con người. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ học vấn, nhận thức về pháp luật chưa cao nên một bộ phận nhỏ người dân đã bị các đối tượng xấu lợi dụng, xúi dục xâm hại đến tài nguyên rừng như: Săn bắt, bẫy động vật hoang dã, khai thác gỗ, củi, than, lấn chiếm đất lâm nghiệp;

+ Do trình độ dân trí thấp, các hộ gia đình vẫn còn tình trạng sinh đẻ nhiều, không theo kế hoạch và phong tục trọng nam kinh nữ vẫn còn nặng nề, dẫn đến việc tăng dân số, tỷ lệ đói nghèo cao, nhu cầu về gỗ củi, đất nhà ở, đất canh tác nông nghiệp cũng tăng lên. Sự nghèo đói, nhất là tình trạng thiếu lương thực, là hậu quả của

18

Page 24: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

trình độ sản xuất lạc hậu đồng thời là nguyên nhân dẫn đến hoạt động khai thác trái phép tài nguyên rừng ngày càng cao. Đây là một thực trạng, nhưng hiện tại chưa có biện pháp hữu hiệu nào hơn ngoài việc tuyên truyền, vận động quần chúng, xây dựng bản cam kết không xâm hại đến tài nguyên rừng cho từng hộ gia đình.

2) Rào cản về nâng cao diện tích và chất lượng rừng trồng

Kết quả phân tích tổng hợp tại các hội thảo và tham vấn địa phương cho thấy: những rào cản làm ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng cả về diện tích và chất lượng bao gồm: (i) Mức độ đầu tư cho rừng trồng thấp; (ii) Thâm canh rừng trồng thấp; (iii) Giống cây trồng hạn chế; (iv) Tập quán canh tác, chăn thả gia súc; (v) Diện tích rừng trồng manh mún; (vi) Chính sách phát triển cây gỗ lớn, cây bản địa chưa hiệu quả; (vii) Diện tích giao rừng trồng manh mún; (viii) Xu hướng chủ yếu là phát triển rừng trồng độc canh; (ix) Chưa có quy hoạch cụ thể các khu vực trồng rừng quy mô lớn; (x) Các sản phẩm chưa đa dạng phong phú; (xi) Thị trường tiêu thụ sản phẩm rừng trồng chưa phát triển;

3.4. Xác định khu vực có tiềm năng thực hiện REDD+

Việc xác định khu vực tiềm năng thực hiện các hoạt động REDD+ trên địa bàn tỉnh Lào Cai được thực hiện bằng phương pháp phân tích không gian trên cơ sở hệ thống bản đồ hiện trạng rừng các thời kỳ dưới sự hỗ trợ của các phần mềm GIS chuyên dùng như ARC/GIS, Map/Info. Kết quả phân tích không gian được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến tại cuộc hội thảo phân tích nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng sau đó tiến hành tham vấn ngoại nghiệp, thống nhất với các bên liên quan để xác định các khu vực ưu tiên thực hiện REDD+. Kết quả phân tích tổng hợp thống nhất chia thành 4 nhóm ưu tiên bao gồm:

- Nhóm 1: Các xã có nguy cơ cao mất rừng trong tương lai sẽ được chọn ưu tiên thực hiện các hoạt động giảm mất rừng

- Nhóm 2: Các xã có nguy có suy thoái rừng trong tương lại sẽ được chọn ưu tiên thực hiện các hoạt động giảm suy thoái rừng.

- Nhóm 3: Các xã có tiềm năng nhất trong nâng cao diện tích và chất lượng rừng tự nhiên, rừng trồng sẽ được ưu tiên thực hiện các hoạt động nâng cao trữ lượng các bon rừng, bảo tồn trữ lượng các bon.

- Nhóm 4: Các chủ rừng (Công ty lâm nghiệp) tiềm năng nhất trong nâng cao diện tích và chất lượng rừng tự nhiên, rừng trồng sẽ được ưu tiên thực hiện các hoạt động quản lý rừng bền vững.

(Chi tiết các xã ưu tiên lựa chọn thực hiện REDD+ thể hiện phụ biểu 04)

19

Page 25: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

Phần II

MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

1.1. Mục tiêu chung

+ Góp phần thực hiện thành công Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” giai đoạn 2011 – 2020 theo quyết định số 799 /QĐ-TTg ngày 27/6/2012 của Thủ Tướng Chính Phủ; Thực hiện mục tiêu của Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011-2020, nâng độ che phủ rừng từ 53,3% năm 2015 lên 56% đến năm 2020;

+ Đóng góp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, phát huy giá trị đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, nâng cao giá trị lâm sản, cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số và các hộ nghèo, nâng cao giá trị phòng hộ của rừng, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn sạt lở đất, bảo vệ nguồn nước, vv…

1.2. Mục tiêu cụ thể

+ Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ tốt 236.879 ha diện tích rừng tự nhiên hiện có thông qua các giải pháp như: khoán bảo vệ rừng, tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên; áp dụng các biện pháp chống chặt phá rừng trái phép; xây dựng phương án bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng gỗ quý, hiếm đồng thời nghiên cứu các biện pháp bảo tồn nguồn gen và các giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực.

+ Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng từ tỉnh đến huyện, xã, đặc biệt là lực lượng chuyên ngành để có đủ khả năng phòng chống, giảm nguy cơ cháy rừng, chữa cháy rừng kịp thời, có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra trên địa bàn tỉnh.

+ Thực hiện các giải pháp lâm sinh như: khoanh nuôi phục hồi rừng 5.400 ha; Cải tạo làm giàu rừng tự nhiên 3.750 ha. Nâng cao trữ lượng gỗ rừng tự nhiên sản xuất lên 20-25% so với hiện nay, tăng trưởng lâm phần bình quân 4 - 5 m3/ha; nâng tỷ lệ gỗ thương phẩm đạt 75% trữ lượng cây đứng. Từng bước hạn chế, giảm diện tích canh tác thảo quả dưới tán rừng đặc dụng, phòng hộ.

+ Thực hiện rà soát điều chỉnh ranh giới 3 loại rừng đến năm 2020, sắp xếp lại sản xuất theo hướng tập trung, liền vùng, liền giải, giao chủ quản lý để ổn định 417.000 ha diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp, trong đó: Diện tích rừng đặc dụng là 64.000 ha; diện tích rừng phòng hộ 150.000 ha; diện tích rừng sản xuất 203.000 ha.

20

Page 26: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

+ Phát triển vùng trồng rừng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến khoảng 71.000 ha rừng trồng tại các huyện vùng thấp (trong đó 70% sản xuất gỗ lớn, 30% sản xuất gỗ nhỏ), đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ theo định hướng thị trường. Đồng thời từng bước chuyển đổi sang mô hình trồng rừng thâm canh kinh doanh gỗ lớn hướng xây dựng chứng chỉ rừng bền vững (tiêu chuẩn FSC).

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí loài cây phát triển nhanh, phù hợp theo từng vùng, để phát huy lợi thế thích nghi, sinh trưởng của từng loài; đặc biệt chú trọng trồng các loài cây bản địa cho sinh khối lớn như: Xoan ta, Xoan đào, Xoan nhừ, Lát hoa, Bồ đề, Mỡ,... Đến năm 2020, diện tích rừng trồng sản xuất đạt 90.000 ha, khai thác và trồng lại rừng từ 2.000 đến 2.000 ha/năm. Năng suất bình quân 12-15 m3/ha/năm, trong đó 130 m3/ha/12 năm đối với rừng kinh doanh gỗ lớn, 70-80 m3/ha/7 năm đối với rừng kinh doanh gỗ nhỏ.

+ Đẩy mạnh phát triển trồng các loài cây đa mục đích, kết hợp với bảo vệ và phát triển rừng bền vững như: Quế, Sơn tra, Hồi, Trẩu, Thông... với quy mô khoảng 20.000 ha các loại theo đúng quy hoạch. Đồng thời khuyến khích phát triển trồng cây lâm sản ngoài gỗ (cây dược liệu) trong rừng trồng, chú trọng công nghệ bảo quản, chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm.

+ Tăng cường công tác quản lý giống, chú trọng quản lý hệ thống rừng giống, hệ thống vườn ươm và cây con xuất vườn; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện trong việc phối hợp kiểm tra, sản xuất kinh doanh giống nhằm đưa những giống cây trồng có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn vào sản xuất, phấn đấu năng suất rừng trồng tăng lên 10% so với năm 2015.

+ Tăng cường huy động, thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển các mô hình sinh kế bền vững, góp phần nâng cao đời sống và nhận thức về pháp luật bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư sống gần rừng thông qua đa dạng hoá các hoạt động lâm nghiệp và cải thiện sinh kế cho các chủ rừng và người dân, tiến tới chấm dứt các hoạt động khai thác gỗ và lấn chiếm trái phép rừng và đất lâm nghiệp, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng;

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN

2.1. Phạm vi

Phạm vi thực hiện kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Lào Cai trên địa bàn 143 xã có rừng thuộc 9 huyện và thành phố, tỉnh Lào Cai

2.2. Đối tượng áp dụng

1) Đối tượng tác động

Rừng và đất lâm nghiệp

21

Page 27: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

2) Đối tượng thực hiện PRAP

- Các Sở, Ban ngành có chức năng liên quan đến các hoạt động quản lý rừng và đất lâm nghiệp.

- Ủy ban nhân dân các huyện, xã, thị trấn có rừng;

- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia thực hiện kế hoạch.

2.3. Thời gian thực hiện

Giai đoạn 2016 – 2020 sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

(Nội dung kế hoạch hành động REDD+ thể hiện ở phụ biểu 05)

3.1. Hợp phần 1: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng

1) Bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng

Các gói hoạt động và các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

Gói hoạt động 1: Khoán quản lý bảo vệ rừng tự nhiên cho các Ban quản lý rừng (đặc dụng, phòng hộ), các Công ty lâm nghiệp, các tổ chức xã hội và các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Các hoạt động trong gói được xác định bao gồm:

+ Khoán bảo vệ rừng tự nhiên cho các chủ rừng là các Ban quản lý rừng đặc dụng, bao gồm: VQG Hoàng Liên, Khu BTTN Văn Bàn, Khu BTTN Bát Xát.

+ Khoán bảo vệ rừng tự nhiên cho các chủ rừng là các Ban quản lý RPH.

+ Khoán bảo vệ rừng tự nhiên còn lại không thuộc đối tượng RĐD, RPH cho các chủ rừng là các Công ty lâm nghiệp, các tổ chức xã hội và các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Gói hoạt động 2: Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020.

Các hoạt động trong gói được xác định:

+ Củng cố và nâng cao năng lực chuyên môn cho lực lượng trực tiếp tham gia BVR&PCCCR;

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về PCCCR cho cộng đồng;

+ Đầu tư trang thiết bị và phương tiện cần thiết phục vụ PCCCR

+ Đầu tư xây dựng, sửa chữa công trình PCCCR.

Gói hoạt động 3: Xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn và mua sắm trang thiết bị, nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ rừng.

22

Page 28: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

Các hoạt động trong gói được xác định:

+ Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng bảo vệ rừng cấp xã cho lực lượng bảo vệ rừng tại các xã.

+ Tổ chức các hội thảo nâng cao nhận thức cho các bên liên quan (bao gồm các Tỉnh, huyện, BQL rừng và các công ty lâm nghiệp).

+ Tập huấn nâng cao năng lực về xử lý vi phạm hành chính trong lâm luật cho lực lượng kiểm lâm: cán bộ chi cục LN chuyển sang theo TTLT14 và 02 hạt KL mới thành lập.

+ Mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác thực thi lâm luật.

+ Nâng cao nhận thức REDD+ và BĐKH thông qua tuyên truyền và các sản phẩm truyền thông.

+ Hỗ trợ triển khai ứng dụng di động FRMS cho các cán bộ LN và kiểm lâm.

Gói hoạt động 4: Hỗ trợ thực hiện dự án “Theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Lào Cai”, giai đoạn 2015 – 2020.

Các hoạt động trong gói được xác định:

+ Theo dõi diễn biến, cập nhật thông tin về diện tích rừng và đất lâm nghiệp

+ Chỉnh lý, nâng cấp cơ sở dữ liệu bằng công nghệ viễn thám.

+ Đào tạo tập huấn.

+ Chi phí mua săm trang thiết bị.

+ Chi phí quản lý, kiểm tra kỹ thuật.

2) Phát triển rừng:

Các gói hoạt động và các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

Gói hoạt động 5: Trồng rừng trên đất trống và sau khai thác trắng rừng trồng

Các hoạt động trong gói được xác định:

+ Trồng rừng cây gỗ lớn, cây đa mục đích trên đất chưa có rừng (Đặc dụng và phòng hộ 2.269 ha; rừng sản xuất 8.874 ha).

+ Trồng rừng cây gỗ lớn sau khai thác trắng rừng trồng thuộc đối tượng rừng sản xuất.

+ Trồng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường gắn với xây dựng cảnh quang sinh thái và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trên địa bàn huyện Sa Pa.

+ Hỗ trợ thực hiện Dự án trồng cây Sơn tra trong khu vực phân khu phục hồi sinh thái thuộc VQG Hoàng Liên.

23

Page 29: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

+ Hỗ trợ thực hiện Dự án quy hoạch vùng trồng cây quế và hệ thống các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015-2020.

+ Hỗ trợ thực hiện Dự án trồng cây gỗ lớn thay thế diện tích đất trồng sắn 02 bên đường Cao tốc Hà Nội - Lào Cai 2015 – 2020.

+ Hỗ trợ thực hiện Trồng rừng thay thế trên đất nương rẫy bị thoái hóa bạc màu.

Gói hoạt động 6: Thực hiện công tác khoanh nuôi phục hồi tái sinh rừng.

Các hoạt động trong gói được xác định:

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.

+ Khoanh nuôi phục hồi rừng có trồng bổ sung.

Gói hoạt động 7: Trồng cây phân tán

+ Trồng cây phân tán dọc các tuyến đường giao thông, nơi công cộng.

3.2. Hợp phần 2: Các hoạt động bổ sung

Trên cơ sở xác định các khu vực ưu tiên thực hiện REDD+ tỉnh Lào cai, các gói hoạt động và các hoạt động bổ sung như sau:

1) Hạn chế mất rừng

Gói hoạt động 8: Rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng có sự tham gia của các bên liên quan theo Văn bản số 8418/KH-BNN-TCLN ngày 10/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm

+ Rà soát, điều chỉnh lại ranh giới ba loại rừng đảm bảo không trùng lắp, chồng lấn giữa đất sản xuất nông nghiệp với đất quy hoạch sử dụng vào mục đích đất LN.

+ Xác định rõ mốc giới trên bản đồ và thực địa, cắm bổ sung mốc giới.

Gói hoạt động 9: Hỗ trợ rà soát giao đất, giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư đảm bảo tránh sự chồng chéo giữa chủ rừng nhóm 2 và hộ gia đình.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Xây dựng phương án giao đất giao rừng theo Thông tư số: 21/VBHN-BNNPTNT, ngày 06 / 5/2014.

+ Rà soát hiện trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp, gắn với lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Xây dựng hệ thống dữ liệu và quản lý hồ sơ giao đất, giao rừng.

24

Page 30: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

2) Hạn chế suy thoái rừng

Gói hoạt động 10: Hạn chế, ngăn chặn các tác động tiêu cực vào rừng do việc canh tác cây Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Xây dựng hồ sơ quản lý việc trồng cây Thảo quả.

+ Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc trồng, canh tác cây Thảo quả trong các Khu rừng đặc dụng.

+ Nghiên cứu xây dựng và nhân rộng mô hình trồng Thảo quả dưới tán rừng trồng và rừng phục hồi thuộc đối tượng rừng sản xuất.

Gói hoạt động 11: Giảm hoạt động khai thác gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ trái phép trong rừng tự nhiên.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực thi pháp luật, quy chế của các cơ sở chế biến lâm sản 4 đợt/năm.

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức và vận động người dân sử dụng vật liệu thay thế gỗ rừng tự nhiên.

+ Xây dựng và hướng dẫn thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp (NĐ 75, QĐ 24, QĐ 186..).

+ Thí điểm Chia sẻ lợi ích và Thử nghiệm các phương án giải quyết khiếu nại ở cấp tỉnh và cấp cơ sở;

Gói hoạt động 12: Tăng cường việc thực hiện quy chế phối hợp liên ngành trong bảo vệ rừng.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế phối hợp liên ngành trong quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR.

+ Bổ sung, xây dựng hoàn thiện bộ quy chế phối hợp liên ngành.

+ Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp bảo vệ phát triển rừng và PCCCR (2 hội nghị/năm).

Gói hoạt động 13: Phát triển lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bền vững.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Điều tra, đánh giá, đề xuất xây dựng mô hình trồng cây ăn quả, cây dược liệu nhằm bảo tồn nguồn gien, tạo hướng phát triển LSNG.

+ Tập huấn nâng cao năng lực kỹ thuật trồng cây LSNG.

25

Page 31: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

+ Nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn tạo giống cây Ba kích tím Sa Pa, Sa Nhân.

+ Nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn tạo giống cây Tam thất hoang Sa Pa.

+ Nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn tạo giống cây Hà thủ ô Sa Pa.

Gói hoạt động 14: Hỗ trợ phát triển sinh kế, xây dựng các mô hình sinh kế thay thế bền vững cho cộng đồng địa phương.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Phát triển nuôi cá lồng tại khu vực hồ chứa nước tại các huyện: Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên, Si Ma Cai.

+ Trồng rừng kết hợp chăn nuôi trâu sinh sản tại Bản 3 Vải Siêu xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

+ Chăn nuôi bò sinh sản theo phương thức nuôi nhốt kết hợp trồng cỏ tại xã Dìn Chin và Tả Gia Khâu.

+ Tập huấn kỹ thuật phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản quy mô hộ theo hướng bền vững tại các huyện: Sa Pa, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai.

+ Xây dựng và triển khai Tổ hợp tác mô hình Phục hồi rừng, trồng rừng.

+ Cải tạo và phát triển vùng cây ăn quả nhiệt đới khu vực hạ huyện Bắc Hà, giai đoạn 2014-2020.

+ Tập huấn nâng cao năng lực, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm (Hội nông dân, trường học, công ty LN, Ban quản lý RPH....), tham quan học tập mô hình.

+ Xây dựng, và triển khai Tổ hợp tác tại mô hình Phục hồi rừng huyện Bảo Yên và Văn Bàn.

+ Đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất, hỗ trợ vật liệu xây dựng cho các thôn bản vùng đệm các khu rừng đặc dụng.

3) Quản lý rừng bền vững:

Gói hoạt động 15: Hỗ trợ xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững hướng tới cấp chứng chỉ rừng

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Điều tra thu thập số liệu về điều kiện cơ bản phục vụ xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định hiện hành.

+ Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững (kế hoạch bảo vệ, quản lý, sử dụng rừng, hỗ trợ cộng đồng người dân) hướng tới cấp chứng chỉ rừng.

+ Thực hiện theo dõi đánh giá tài nguyên rừng theo định kỳ hàng năm.

26

Page 32: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

Gói hoạt động 16: Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Kế hoạch quản lý rừng bền vững cho các Ban quản lý rừng phòng hộ.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Xây dựng KH quản lý rừng bền vững với các BQL RPH

+ Xây dựng KH hành động REDD+ cấp cơ sở cho BQL RPH Mường Khương; BQL RPH Bảo Thắng.

+ Hỗ trợ các BQL RPH thực hiện KH hành động REDD+

Gói hoạt động 17: Tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Tập huấn kỹ năng trong công tác tuần tra bảo vệ rừng và các chính sách về quản lý rừng cộng đồng.

+ Hướng dẫn xây dựng phương án và kế hoạch quản lý bảo vệ và sử dụng rừng bền vững tự nhiên.

+ Biên soạn và xuất bản tài liệu hỗ trợ quá trình quản lý rừng được giao khoán.

4) Bảo tồn trữ lượng các bon:

Gói hoạt động 18: Nâng cao năng suất, chất lượng của rừng nhằm bảo tồn trữ lượng các bon, giá trị phòng hộ và giá trị đa dạng sinh học.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Dự án Điều tra tổ thành, đa dạng sinh học của khu rừng gỗ Nghiến thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Khương để lập phương án quản lý rừng bền vững.

+ Cải tạo làm giàu rừng tự nhiên trên các đối tượng rừng nghèo, rừng phục hồi trong các khu rừng đặc dụng (trồng 400 cây/ha).

+ Cải tạo làm giàu rừng tự nhiên trên các đối tượng rừng nghèo, rừng phục hồi trong các khu rừng phòng hộ tại các huyện: Bảo Yên, Mương Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà (trồng 400 cây/ha).

Gói hoạt động 19: Tăng cường sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng dân cư đối với công tác bảo tồn các giá trị đa dạng trong các khu rừng đặc dụng.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Biên soạn các chương trình và tài liệu giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Tổ chức các cuộc họp dân bản để giới thiệu mục tiêu và quy chế quản lý của các khu rừng đặc dụng (1 cuộc họp x 3 khu RĐD*5 năm).

27

Page 33: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

+ Tổ chức các cuộc họp dân nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về nguy cơ và thảm hoạ cháy rừng, khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ, tác động của việc canh tác cây Thảo tới đa dạng sinh học quả.

+ Biên soạn, xuất bản sổ tay giới thiệu về giá trị đa dạng sinh học.

5) Tăng cường trữ lượng các bon rừng:

Gói hoạt động 20: Nâng cao chất lượng và khả năng cung ứng giống cây lâm nghiệp tại Công ty giống, Ban quản lý rừng (đặc dụng, phòng hộ), Công ty lâm nghiệp.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Đánh giá, tuyển chọn, nhân giống và trồng khảo nghiệm mô hình rừng gỗ lớn Xoan đào làm cơ sở đề xuất phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ xuất khẩu.

+ Hỗ trợ nghiên cứu chọn cây trội, xây dựng nguồn giống, trồng mô hình cây Xoan nhừ.

+ Hỗ trợ nghiên cứu chọn cây trội, xây dựng nguồn giống, mô hình trồng cây Sơn tra và mô hình trồng cây Sa nhân tím.

+ Hỗ trợ xây dựng nguồn giống chuyển hóa trồng cây lâm nghiệp bản địa mật độ 900-1.000 cây/ha trong vùng ngô để giảm nguy cơ mất rừng.

+ Hỗ trợ nâng cấp, xây dựng các vườn ươm cố định tại các huyện trên địa bàn tỉnh.

+ Hỗ trợ nâng cấp, xây dựng các rừng giống tại các huyện trên địa bàn tỉnh.

Gói hoạt động 21: Chuyển hóa rừng trồng cây gỗ nhỏ sang rừng trồng kinh doanh gỗ lớn.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Điều tra, khảo sát, xác định khu vực rừng trồng đủ điều kiện chuyển hóa sang kinh doanh rừng trồng cây gỗ lớn (các loài cây trồng mọc nhanh, điều kiện lập địa, vùng nguyên liệu,…).

+ Bảo vệ và chăm sóc rừng trồng hàng năm (kéo dài chu kỳ kinh doanh thêm 5 năm).

V. TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

5.1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư triển khai thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020 là 2.535.368,807 triệu đồng. Trong đó, nhu cầu vốn đầu tư cho các hoạt động như sau:

1) Hợp phần I. Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng

Tổng kinh phí dự toán là: 2.093.610,412 triệu đồng. Trong đó:

28

Page 34: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

- Bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng: 741.145,09 triệu đồng. Trong đó, Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước 221.751,09 triệu đồng, Nguồn vốn huy động từ các Dự án 2.047 triệu đồng và Nguồn vốn từ Dịch vụ môi trường rừng là 517,347 triệu đồng.

- Phát triển rừng: 1.352.465,322 triệu đồng được phân bổ như sau: Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước 598.256,992 triệu đồng; Nguồn vốn huy động từ các Dự án 1.300,772 triệu đồng; Nguồn vốn từ các tổ chức, Doanh nghiệp 30.720 triệu đồng, Vốn địa phương 555.957,811 triệu đồng, Nguồn vốn từ Dịch vụ Môi trường rừng là 3.998,875 triệu đồng và các Nguồn vốn khác là 162.230,871 triệu đồng.

2) Hợp phần II. Các hoạt động bổ sung

Tổng kinh phí thực hiện các hoạt động bổ sung là: 321.026,547 triệu đồng. Trong đó:

- Hạn chế mất rừng: 170.469,778 triệu đồng. Trong đó: Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước 169.216,787 triệu đồng và Ngân sách huy động từ các Dự án 1.402,9 triệu đồng;

- Hạn chế suy thoái rừng: 71.339,81 triệu đồng. Trong đó: Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước 58.686,95 triệu đồng; Nguồn vốn huy động từ các Dự án 5.750,9 triệu đồng và Vốn địa phương 6.901,96 triệu đồng.

- Quản lý rừng bền vững: 12.718,8 triệu đồng. Trong đó: Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước 5.217,5 triệu đồng và Nguồn vốn huy động từ các Dự án 7.501,3 triệu đồng.

- Bảo tồn trữ lượng các bon rừng: 51.430 triệu đồng. Trong đó: Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước 585 triệu đồng; Nguồn vốn huy động từ các Dự án 40.700 triệu đồng và Nguồn vốn từ Dịch vụ Môi trường rừng là 10.145 triệu đồng.

- Tăng cường trữ lượng các bon rừng: 15.068,159 triệu đồng. Trong đó: Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước 11.043,159 triệu đồng; Nguồn vốn huy động từ các Dự án 1.250 triệu đồng và các Nguồn vốn khác là 2.775 triệu đồng.

3) Kinh phí dự phòng (5% tổng kinh phí)

Kinh phí dự phòng là 120.731,848 triệu đồng .

(Chi tiết nguồn vốn theo các hoạt động thể hiện ở phụ biểu 05)

5.2. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư theo nguồn vốn

Nhu cầu vốn đầu tư cho triển khai Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 20116-2020 được hỗ trợ từ nhiều nguồn vốn sau:

- Nguồn ngân sách Nhà nước: 1.117.995,448 triệu đồng, chiếm 44,1%, trong đó:

29

Page 35: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

+ Ngân sách Trung ương: 74.533,098 triệu đồng từ nguồn đầu tư phát triển, sự nghiệp các chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng,...

+ Nguồn Ngân sách tỉnh: 372.665,15 triệu đồng từ chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất lâm nghệp từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia;

- Nguồn đóng góp quốc tế, nguồn vốn ODA (vay và viện trợ không hoàn lại), WB, JICA, UN-REDD, FCPF.v.v..: 62.950,516 triệu đồng, chiếm 2,5%

- Nguồn vốn đầu tư các các doanh nghiệp, tổ chức: 32.256 triệu đồng, chiếm 1,3%;

- Nguồn vốn đầu tư của dân: 591.002,760 triệu đồng, chiếm 23,3%

- Nguồn từ DVMTR: 558.065,419 triệu đồng, chiếm 22,0%.

- Nguồn khác: 173.256,165 triệu đồng, chiếm 6,8%.

Việc vận dụng triển khai các nguồn vốn trên phục vụ cho Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2016-2020 cần quan tâm các vấn đề sau:

- Nguồn ngân sách Nhà nước: Chủ yếu tập trung cho lực lượng kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả, hiệu lực trong các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài: Với thời gian 5 năm triển khai thực hiện Kế hoạch hành động REDD+, cần phải quan tâm đến việc áp dụng đơn giá định mức một các linh hoạt, đảm bảo kinh tế cho người trực tiếp tham gia bảo vệ và phát triển rừng và đem lại các giá trị lợi ích về môi trường và xã hội;

- Nguồn vốn tự có của các chủ rừng và vốn hỗ trợ đầu tư của các doanh nghiệp ngoài ngân sách. Chủ yếu tập trung vào các hoạt động trồng rừng và phát triển sinh kế, vì vậy cần thiết phải có chính sách cụ thể và hấp dẫn để thu hút các đối tượng nàytiếp tục tham gia trồng rừng và tái trồng rừng;

- Nguồn vốn tài chính từ chi trả dịch vụ môi trường rừng thông Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh và Trung ương: Phải thực hiện việc ủy thác theo đúng bản chất chi trả DVMTR, tiền của lưu vực nào thì trả đúng, trả đủ, trả kịp thời cho chủ rừng và hộ nhận khoán ở lưu vực đó;

- Định hướng sử dụng các nguồn vốn theo hướng giảm dần nguồn chi từ Ngân sách nhà nước; Tập trung sự hỗ trợ các nguồn vốn ODA, nguồn vốn các chương trình dự án lâm nghiệp quốc tế; Việc phân bổ các nguồn kinh phí cụ thể sẽ được xác định trên cơ sở thỏa thuận cụ thể với các nhà tài trợ và kinh phí đóng góp tiềm năng vào ngân sách nhà nước, được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

30

Page 36: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

Bảng 02: Tổng hợp nhu cầu vốn thực hiện kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2020

Đơn vị: 1000 đồng

TT Hoạt động chi tiết Tổng vốn (1.000 đ)

Trong đó

Vốn NSNN (TW và tỉnh) ODA Vốn Tổ

chức/ DNVốn của

dân DVMTRNguồn khác

IHợp phần 1: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng 2.093.610.412 820.008.082 3.347.772 30.720.000 555.957.811 521.345.87

5 162.230.871

1 Bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng 741.145.090 221.751.090 2.047.000 517.347.000

2 Phát triển rừng 1.352.465.322 598.256.992 1.300.772 30.720.000 555.957.811 3.998.875 162.230.871

II Hợp phần 2: Các hoạt động bổ sung 321.026.547 244.749.487 56.605.100 6.901.960 10.145.000 2.775.000

1 Hạn chế mất rừng 170.469.778 169.216.878 1.402.900

2 Hạn chế suy thoái rừng 71.339.810 58.686.950 5.750.900 6.901.960

3 Quản lý rừng bền vững 12.718.800 5.217.500 7.501.300

4 Bảo tồn trữ lượng các bon rừng 51.430.000 585.000 40.700.000 10.145.000

5 Tăng cường trữ lượng các bon rừng 15.068.159 11.043.159 1.250.000 2.775.000

  TỔNG 2.414.636.959 1.064.757.570 59.952.872 30.720.000 562.859.771 531.490.875 165.005.871

  Dự phòng 5% 120.731.848 53.237.878 2.997.644 1.536.000 28.142.989 26.574.544 8.250.294

  TỔNG CỘNG 2.535.368.807 1.117.995.448 62.950.516 32.256.000 591.002.760 558.065.41 173.256.165

31

Page 37: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

9

32

Page 38: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1. Kiện toàn Ban chỉ đạo Kế hoạch hành động REDD+

+ Kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình REDD+ tỉnh có đủ các Sở Ngành liên quan, và đảm bảo ít nhất từ 20-30% số thành viên là phụ nữ;

+ Thành lập tổ chuyên viên giúp việc: gồm đại diện các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ.

+ Bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ về REDD+ cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh về REDD+ và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch REDD+;

+ Ban chỉ đạo cấp tỉnh về REDD+ có chức năng là cơ quan điều phối kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành của tỉnh thực hiện kế hoạch; Ban hành các chính sách, hướng dẫn,..; Huy động thêm nguồn lực thực hiện chương trình REDD+ tỉnh Lào Cai;

+ Thường kỳ báo cáo tiến độ thực hiện Chương trìnhREDD+ tỉnh Lào Cai cho Ban Chỉ đạo Chương trình REDD+ Quốc gia.

6.2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước

1) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực, đầu mối thực hiện kế hoạch Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh, gồm các nhiệm vụ sau:

- Chủ trì, phối với với các Sở, ngành, đơn vị liên quan công bố công khai Kế hoạch; Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục các hoạt động REDD+ trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện kế hoạch để hướng dẫn, đôn đốc và hỗ trợ kỹ thuật, lập kế hoạch lồng ghép các hoạt động REDD+ trong việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh;

- Chỉ đạo việc sắp xếp các chính sách quản lý và cơ chế hành chính, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Kế hoạch; trình văn bản dự thảo chính sách và hướng dẫn để Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và ban hành, hoặc ban hành chính sách và các văn bản hướng dẫn theo quyền hạn và nhiệm vụ của mình;

- Xây dựng các kế hoạch thực hiện hàng năm và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh theo các kế hoạch đã xây dựng;

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm hàng năm theo dõi diễn biến hiện trạng rừng hàng năm (diện tích và trạng thái rừng, các chỉ số theo dõi liên quan đến biến động carbon

33

Page 39: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

rừng, đa dạng sinh học) thông qua các Ban quản lý rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm, UBND xã để báo cáo lên Sở NN&PTNT theo quy định và hướng dẫn.

- Tham mưu giúp UBND tỉnh thành lập Quỹ REDD+ của tỉnh như là quỹ uỷ thác trực thuộc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng; ban hành các quy định tổ chức và hoạt động của Quỹ REDD+ phù hợp với pháp luật của Việt Nam;

- Tham mưu UBND tỉnh có phối hợp với các cơ quan liên quan trong đàm phán quốc tế về REDD+ và thu hút kinh phí từ các chương trình dự án, các tổ chức quốc tế tài trợ;

- Hàng năm, phối hợp với các sở, ngành có liên quan rà soát và tổng hợp nhu cầu ngân sách để lồng ghép vào việc thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh;

- Hàng năm đánh giá việc thực hiện Kế hoạch và báo cáo tiến độ thực hiện cho Uỷ ban dân tỉnh; đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vượt quá thẩm quyền của mình.

2) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Sở NN&PTNT và các ngành có liên quan trong việc rà soát, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm), đất quy hoạch xây dựng các công trình thủy điện, đường giao thông, đất nuôi trồng thủy sản,..

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp số liệu về tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh. Chỉ đạo việc lập kế hoạch và quản lý đất đai ở các cấp có lồng ghép thực hiện hoạt động REDD+

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc giám sát, đánh giá kết quả của việc giảm phát thải theo Chương trình hành động REDD+.

3) Sở Kế hoạch và Đầu tư

+ Sắp xếp và cân đối vốn để thực hiện các chương trình, dự án về REDD+.

+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính xây dựng các cơ chế và chính sách quản lý, thực hiện Chương trình REDD+

4) Sở Tài chính

+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế và chính sách liên quan đến việc quản lý tài chính thực hiện Chương trình hành động REDD+; Cơ chế chia sẻ lợi ích từ REDD+

+ Phối hợp với Sở, ban, ngành liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý và sử dụng các nguồn tài chính của quỹ REDD+ tỉnh và kiểm tra, giám sát các bên liên quan đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý tài chính.

34

Page 40: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

5) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thiết lập cơ chế chia sẻ lợi ích, vấn đề bình đẳng giới trong quá trình thực hiện REDD+.

6) Các Sở, ban, ngành liên quan khác

+ Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn và chỉ đạo cơ quan báo chí tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và ngườn dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, việc thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ trên địa bàn tỉnh.

+ Ủy ban dân tộc tỉnh phối hợp với Sở NN&PTNT thực hiện tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức và năng lực, huy động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động REDD+; Lồng ghép thực thi các hoạt động REDD+ vào các chương trình dự án liên quan đến đồng, người dân tộc sống gần rừng trong khuôn khổ quản lý nhà nước được giao;

7) Trách nhiệm của UBND cấp huyện

+ UBND huyện là cơ quan chủ trì tiếp nhận sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban chỉ đạo REDD+ tỉnh Lào Cai thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh tại địa phương;

+ UBND huyện chỉ đạo UBND xã thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ ở cấp xã trên cơ sở kiện toàn Ban lâm nghiệp xã với các thành viên tham gia như: Công an, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, xã đội,vv...

+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc giao đất gắn với giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

6.3. Trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp

Tùy thuộc vào chức năng và nhiệm vụ của mình, được khuyến khích tham gia tích cực các hoạt động liên quan đến Kế hoạch, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, giáo dục và truyền thông; hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng và phổ biến kinh nghiệm thực hiện các hoạt động REDD+;

+ Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp tham gia giám sát, đánh giá độc lập quá trình thực hiện Kế hoạch hành động REDD+.

VII. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

7.1. Về mặt tổ chức

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đơn vị chủ chốt trong việc hỗ trợ thực hiện PRAP, sẽ phối hợp với các tổ chức, ban ngành có liên quan cấp tỉnh, huyện, xã và

35

Page 41: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

thôn để giám sát và đánh giá quá trình triển khai và thực hiện PRAP. Trong đó Ban quản lý cấp tỉnh (PPC) được thành lập, bao gồm: Giám đốc sở NN&PTNT làm trưởng ban và các thành viên từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch đầu tư và các ban ngành cấp tỉnh khác. Ban quản lý cấp huyện (DPC) bao gồm: trưởng phòng NN&PTNT làm trưởng ban và các thành viên từ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kế hoạch đầu tư và các phòng ban liên quan khác. Bên cạnh đó, hệ thống thực hiện và giám sát PRAP còn có Tổ giúp việc cấp xã với tổ trưởng là chủ tịch UBND xã và Tổ giúp việc cấp thôn với trưởng thôn đảm nhận trách nhiệm là tổ trưởng.

Như vậy, việc tổ chức giám sát và đánh giá được thực hiện một cách chặt chẽ và có hệ thống từ cấp thôn bản lên cấp tỉnh. Các Tổ cấp thôn và cấp xã trực tiếp giám sát việc thực hiện PRAP tại cơ sở, có trách nhiệm tổng kết và báo cáo công việc theo tháng và quý lên cấp huyện. Trên cơ sở đó, ban quản lý cấp huyện tổng hợp và gửi lên cấp tỉnh. Ban quản lý cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý chung việc triển khai và thực hiện giám sát PRAP, hỗ trợ các ban quản lý cấp dưới trong trường hơp cần thiết. Ngoài ra, ban này còn có trách nhiệm tổng hợp và gửi báo cáo giám sát đánh giá lên ban quản lý cấp trung ương. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khách quan và minh bạch, việc giám sát cần huy động sự tham gia của các Viện nghiên cứu, đoàn thể và các tổ chức khác.

7.2 Nội dung giám sát đánh giá

Việc thực hiện giám sát các hoạt động của PRAP về cơ bản được tóm lược theo một số vấn đề chính như sau:

- Giám sát các hoạt động lâm nghiệp liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng.

- Giám sát thực thi chính sách và giải pháp nhằm hạn chế mất rừng và suy thoái rừng.

- Giám sát hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về REDD+, bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng, hộ gia đình, chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng.

- Giám sát việc tập huấn nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý trong tiếp cận REDD+.

- Giám sát việc thực hiện các hoạt động thí điểm mô hình liên quan đến BVR, phát triển rừng, cải thiện sinh kế.

7.3 Hệ thống chỉ số giám sát, đánh giá

Việc giám sát đánh giá các hoạt động của PRAP được thực hiện thông qua hệ thống các chỉ số. Hệ thống này được xây dựng dựa trên các quy định, định mức, tiêu chuẩn ngành và các điều kiện liên quan khác để đưa ra các căn cứ định lượng làm cơ sở cho việc giám sát, đánh giá.. Các chỉ số bao gồm:

36

Page 42: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

- Chỉ số đầu ra: Là loại chỉ số cơ bản, được xây dựng phần lớn dựa trên thông tin đầu vào và suy luận mang tính lý thuyết, trong khi ít quan tâm đến hoàn cảnh và điều kiện thực tiễn cũng như công tác kiểm chứng kết quả sau khi triển khai hoạt động.

- Chỉ số kết quả: Là loại chỉ số được xây dựng căn cứ vào chỉ số đầu ra và điều kiện hoàn cạnh thực tiễn gắn liền trong quá trình triển khai các hoạt động. Thông thường để thu thập được loại chỉ số này, yêu cầu chúng ta phải có những bước đánh giá sâu hơn.

- Chỉ số tác động: Là loại chỉ số được xây dựng căn cứ vào chỉ số kết quả và các bước đánh giá tiếp theo để xác định mức độ ảnh hưởng tích cực của các hoạt động đã được đề xuất.

Do vậy, việc quyết định dùng loại chỉ số nào không những phụ thuộc vào đặc tính của hoạt động cụ thể mà còn cần lưu ý tới các điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn cũng như năng lực về kỹ thuật và tài chính của địa phương khi thực hiện PRAP. Cũng cần phải lưu ý rằng, mỗi loại chỉ số, khi áp dụng cho những hoạt động và những điều kiện cụ thể, sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.

(Chi tiết hệ thống các chỉ số thể hiện ở phụ biểu 06)

7.3. Giám sát đảm bảo an toàn môi trường – xã hội

Nguyên tắc xây dựng các gói giải pháp, các hoạt động cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn về môi trường và xã hội trong thực hiện PRAP tỉnh Lào Cai về cơ bản dựa trên thỏa thuận Can Cun và Chiến lược REDD+ cấp quốc gia. Quá trình xây dựng đã có sự tham vấn với các ban ngành có liên quan như Kiểm lâm, Tài nguyên Môi trường, Tài chính; Hội phụ nữ, nông dân; các cấp chính quyền địa phương; cộng đồng dân cư... Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng các nguyên tắc của thỏa thuận Can Cun đều được áp dụng một cách hết sức linh hoạt dựa trên điều kiện hoàn cảnh thực tế về kinh tế, xã hội và môi trường. Dưới đây là 7 nguyên tắc theo thỏa thuận Can Cun được lồng ghép trong xây dựng PRAP Lào Cai.

1. Phải đảm bảo sự thống nhất với mục tiêu của Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng, các văn kiện của các chương trình hội nghị quốc tế. Ngoài ra, PRAP phải thống nhất với NRAP (Giả thiết rằng NRAP đã bám sát mục tiêu của UNFCCC).

2. Kiểm tra, thẩm định chặt chẽ quá trình hoạt động của chương trình theo dõi diễn biến rừng hàng năm (PFMS), qua đó đảm bảo việc cập nhật được hiện trạng rừng một cách chính xác về cả số và chất lượng. Bên cạnh đó, có sự phối hợp nhịp nhàng với Chương trình theo dõi rừng 5 năm do Viện Điều tra, Quy hoạch rừng thực hiện.

3. Tôn trọng quyền và kiến thức bản địa của người dân cũng như cộng đồng địa phương

37

Page 43: 1603301638198976PRAPLaoCai28-3-2016.docx - …snnptnt.laocai.gov.vn/Uploads/1603301638198976PRAPLaoCai... · Web viewGiảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn

4. Đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, trong đó có tập trung vào vấn đề giới.

5. Đảm bảo và cải thiện bảo tồn đa dạng sinh học rừng tự nhiên, đặc biệt chú trọng vào các dịch vụ hệ sinh thái.

6. Hạn chế được những rủi ro dẫn tới vấn đề đảo nghịch Các Bon

7. Hạn chế được những rủi ro dẫn tới vấn đề chuyển dịch Các Bon

Các hoạt động thuộc các gói giải pháp khác nhau được xây dựng sẽ mang lại những lợi ich về môi trường và xã hội, tuy vậy, trong quá trình thực hiện có thể sẽ nảy sinh những rủi ro. Do vậy cần thiết phải xây dựng các biện pháp nhằm phát huy, tăng cường các tác động tích cực như lợi ích về MT-XH và hạn chế các rủi ro về MT-XH. Việc phát triển một hệ thống các chỉ số nhằm giám sát thực hiện các biện pháp này là hết sức cần thiết, thông qua đó nhằm đảm bảo các hoạt động, các gói giải pháp của PRAP Lào Cai được thực hiện một cách bền vững và hiệu quả theo 7 tiêu chí của thỏa thuận Can Cun. Hệ thống các chỉ số được xây dựng cho 2 nội dung sau: Tăng cường lợi ích và giảm thiểu rủi ro xã hội; tăng cường lợi ích và giảm thiểu rủi ro môi trường

(Chi tiết hệ thống các chỉ số thể hiện ở phụ biểu 06)

38