ĐỒ Án tỐt nghiỆp ĐẠi hỌc -...

118
i NGUYỄN THỊ ÁI TÌNH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỨT TỪ QUẢ CÀ CHUA BI VÀ QUẢ CAM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM GVHD: ThS. THÁI VĂN ĐỨC Nha Trang, tháng 07 năm 2013 BGIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM ----o0o----

Upload: vuongdat

Post on 04-Feb-2018

234 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

i

NGUYỄN THỊ ÁI TÌNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT

MỨT TỪ QUẢ CÀ CHUA BI VÀ QUẢ CAM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

GVHD: ThS. THÁI VĂN ĐỨC

Nha Trang, tháng 07 năm 2013

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

----o0o----

Page 2: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

i

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Nha Trang đến

nay em đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học và hoàn thành đồ án tốt

nghiệp đại học. Qua đây em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

- Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban Chủ Nhiệm Khoa Công nghệ Thực phẩm,

cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Công nghệ Thực Phẩm.

- Đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Th.s Thái Văn Đức đã trực tiếp

hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian em thực hiện đề tài này.

- Em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy cô phụ trách phòng thí nghiệm bộ

môn Công nghệ Thực phẩm, bộ môn Hóa - vi sinh, bộ môn Công nghệ Sinh

học, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đề tài này.

- Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ cùng toàn thể bạn bè

đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ em cả về mặt vật chất và tinh thần trong quá

trình học tập và thực hiện đề tài.

Nha Trang, tháng 06 năm 2013

Sinh viên

Nguyễn Thị Ái Tình

Page 3: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i

MỤC LỤC .............................................................................................................. ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... v

DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vii

LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

Chương I: TỔNG QUAN ........................................................................................ 2

1.1. Tổng quan về mứt quả [1], [5], [7] .................................................................... 2

1.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................ 2

1.1.2. Phân loại mứt ................................................................................................. 3

1.1.3. Giới thiệu về một số loại mứt ......................................................................... 9

1.2. Những biến đổi cơ bản của mứt quả trong quá trình chế biến và bảo quản [5],

[9] ......................................................................................................................... 13

1.2.1. Biến đổi của đường ...................................................................................... 13

1.2.2. Sản phẩm mứt có vị quá chua ...................................................................... 14

1.2.3. Sản phẩm khó đông, bị chảy nước ............................................................... 14

1.2.4. Xuất hiện nhiều bọt khí trong mứt ............................................................... 14

1.2.5. Hiện tượng biến màu của sản phẩm ............................................................. 15

1.2.6. Biến đổi vi sinh ............................................................................................ 15

1.3. Tổng quan về nguyên liệu ............................................................................... 16

1.3.1. Tổng quan về cà chua bi [6], [9], [12] .......................................................... 16

1.3.2. Tổng quan về cam [2], [4], [5], [10], [11] .................................................... 21

Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 30

2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 30

2.1.1. Nguyên liệu chính ........................................................................................ 30

2.1.2. Nguyên liệu phụ........................................................................................... 30

2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 32

2.2.1. Quy trình sản xuất dự kiến ........................................................................... 32

Page 4: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

iii

2.2.2. Bố trí thí nghiệm xác định chế độ ngâm dung dịch CaCl2 ............................ 35

2.2.3. Bố trí thí nghiệm xác định thời gian chần vỏ cam ........................................ 36

2.2.4. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ vỏ cam/ cà chua bi ...................................... 37

2.2.5. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ nước cam/ (cà chua bi+ vỏ cam) ................. 38

2.2.6. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ đường/ (cà chua bi+ vỏ cam) ...................... 39

2.2.7. Bố trí thí nghiệm xác định thời gian nấu ...................................................... 40

2.2.8. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ acid citric bổ sung ...................................... 41

2.2.9. Bố trí thí nghiệm xác định phương pháp, nhiệt độ sấy .................................. 42

2.2.9. Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng ........................................... 43

2.2.10. Phương pháp phân tích vi sinh ................................................................... 47

Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 48

3.1. Kết quả nghiên cứu thành phần nguyên liệu .................................................... 48

3.1.1. Thành phần khối lượng ................................................................................ 48

3.1.2. Thành phần một số chất trong cà chua bi và cam ......................................... 50

3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của sự phối trộn các nguyên liệu đến chất lượng

cảm quan của sản phẩm ......................................................................................... 50

3.2.1. Kết quả xác định tỷ lệ và thời gian ngâm CaCl2 ........................................... 50

3.2.2. Kết quả xác định thời gian chần vỏ cam ....................................................... 52

3.2.3. Kết quả xác định tỷ lệ phối trộn vỏ cam/cà chua bi ...................................... 54

3.2.4. Kết quả xác định tỷ lệ phối trộn giữa nước cam/ (cà chua bi+ vỏ cam) ........ 55

3.2.5. Kết quả xác định tỷ lệ phối trộn giữa đường/ (cà chua bi+ vỏ cam) .............. 57

3.2.6. Kết quả xác định thời gian nấu mứt.............................................................. 59

3.2.7. Kết quả xác định tỷ lệ acid bổ sung trong quá trình nấu mứt ........................ 60

3.2.8. Kết quả xác định phương pháp và nhiệt độ sấy mứt ..................................... 62

3.3. Đề xuất quy trình hoàn thiện ........................................................................... 65

3.3.1. Sơ đồ quy trình ............................................................................................ 65

3.3.2. Thuyết minh quy trình ................................................................................. 66

3.3.3. Sản xuất thử nghiệm, đánh giá chất lượng sản phẩm .................................... 67

3.3.4. Tính sơ bộ chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm ....................... 69

Page 5: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

iv

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .................................................................... 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 73

PHỤ LỤC.............................................................................................................. 76

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1: ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long

2: s: giây

3: ph: phút

4: h: giờ

5: TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam

6: ĐTB: điểm trung bình

7: HSQT: hệ số quan trọng

8: ĐCTL: điểm có trọng lượng

9: ĐCLSP: điểm chất lượng sản phẩm

10: KL: khuẩn lạc

11: BYT: bộ Y tế

12: QĐ: quyết định

Page 6: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa độ nhớt tương đối, tỷ lệ đường trong nước quả đối với

độ khô của mứt đông ............................................................................................... 3

Bảng 1.2: Tỷ lệ pha chế đường vào pure quả ở mứt nhuyễn ..................................... 5

Bảng 1.3: Bảng thành phần hóa học của cà chua bi ............................................... 18

Bảng 1.4: Bảng về thành phần các vitamin trong cà chua bi .................................. 18

Bảng 1.5: Bảng về thành phần khoáng của cà chua bi ............................................ 19

Bảng 1.6: Bảng đặc điểm kỹ thuật của cam, quýt, chanh Việt Nam ....................... 25

Bảng 1.7: Bảng thành phần hóa học của trái cam ................................................... 25

Bảng 2.1: Danh mục chỉ tiêu và hệ số trọng lượng đối với mứt cà chua bi và cam . 44

Bảng 2.2: Mức chất lượng sản phẩm theo tổng số điểm trung bình chưa có hệ số

trọng lượng của thành viên trong hội đồng cảm quan. ............................................ 45

Bảng 2.3: Thang điểm đánh giá cảm quan sản phẩm mứt cà chua bi và cam .......... 46

Bảng 2.4: Chỉ tiêu phân tích và phương pháp kiểm nghiệm ................................... 47

Bảng 3.1: Bảng thành phần khối lượng của cà chua bi ........................................... 49

Bảng 3.2: Thành phần khối lượng của trái cam ...................................................... 49

Bảng 3.3: Bảng thành phần một số chất trong cà chua bi và cam ........................... 50

Bảng 3.4: Điểm cảm quan có trọng lượng của sản phẩm mứt cà chua bi, cam ....... 68

Bảng 3.5: Bảng kết quả kiểm tra vi sinh của sản phẩm mứt cà chua bi, cam .......... 68

Bảng 3.6: Bảng chi phí nguyên vật liệu cho 100 sản phẩm .................................... 69

Page 7: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

vi

Bảng 1: Thành phần khối lượng của cà chua bi...................................................... 76

Bảng 2: Thành phần khối lượng quả cam ............................................................... 76

Bảng 3: Kết quả xác định hàm lượng ẩm trong cà chua bi ..................................... 77

Bảng 4: Kết quả xác định hàm lượng ẩm trong vỏ cam .......................................... 78

Bảng 5: Kết quả xác định hàm lượng khoáng của cà chua bi ................................. 79

Bảng 6: Kết quả xác định hàm lượng khoáng của vỏ cam ...................................... 80

Bảng 7: Kết quả xác định hàm lượng acid trong cà chua bi .................................... 81

Bảng 8: Kết quả xác định hàm lượng acid của vỏ cam ........................................... 81

Bảng 9: Kết quả xác định hàm lượng acid của nước cam ....................................... 82

Bảng 10: Kết quả xác định độ pH của cà chua bi ................................................... 82

Bảng 11: Kết quả xác định độ pH của vỏ cam ....................................................... 83

Bảng 12: Kết quả xác định độ pH của nước cam.................................................... 83

Bảng 13: Điểm cảm quan có trọng lượng của cà chua bi theo tỷ lệ và thời gian ngâm

CaCl2 ..................................................................................................................... 84

Bảng 14: Điểm cảm quan có trọng lượng theo thời gian chần vỏ cam .................... 86

Bảng 15: Điểm cảm quan có trọng lượng của sản phẩm theo tỷ lệ vỏ cam/cà chua bi

.............................................................................................................................. 88

Bảng 16: Điểm cảm quan có trọng lượng của sản phẩm theo tỷ lệ phối trộn nước

cam/( vỏ cam+cà chua bi) ...................................................................................... 89

Bảng 17: Điểm cảm quan có trọng lượng của sản phẩm theo tỷ lệ phối trộn đường/(

vỏ cam+cà chua bi)................................................................................................ 91

Bảng 18: Điểm cảm quan có trọng lượng của sản phẩm theo thời gian nấu mứt .... 92

Bảng 19: Điểm cảm quan có trọng lượng của sản phẩm theo tỷ lệ acid citric ......... 94

Bảng 20: Điểm cảm quan có trọng lượng của sản phẩm theo nhiệt độ sấy mứt ...... 95

Bảng 21: Chỉ tiêu một số phụ gia thực phẩm ......................................................... 96

Bảng 22: Chỉ tiêu cảm quan đường tinh luyện (TCVN 6958 – 2001) ..................... 98

Bảng 23: Chỉ tiêu hóa lý của đường tinh luyện theo TCVN 6958 – 2001 ............... 98

Bảng 24: Quy định đối với nước dùng trong thực phẩm theo tiêu chuẩn vệ sinh

nước ăn uống số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/4/2002 .......................................... 99

Page 8: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

vii

Bảng 25: Chỉ tiêu cảm quan của acid citric dùng trong thực phẩm theo TCVN 5516

- 1991 .................................................................................................................. 100

Bảng 26: Chỉ tiêu hóa học của acid citric dùng trong thực phẩm theo TCVN 5516 –

1991 .................................................................................................................... 101

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình chế biến mứt miếng đông ................................................ 7

Hình 1.2: Mứt cam nhuyễn [13] ............................................................................... 9

Hình 1.3: Mứt quýt khô [13] .................................................................................. 10

Hình 1.4: Mứt ổi đông [13] .................................................................................... 11

Hình 1.5: Mứt cà rốt [13] ....................................................................................... 12

Hình 1.6: Các sản phẩm mứt từ cùi bưởi [13] ........................................................ 12

Hình 1.7: Cây và quả cà chua bi [13] ..................................................................... 17

Hình 1.8: Cà chua bi dầm giấm [13] ........................ Error! Bookmark not defined.

Hình1.9: Mứt cà chua bi [13] ................................... Error! Bookmark not defined.

Hình 1.10: Quả cam [14] ....................................................................................... 23

Hình 1.11: Nước cam ép ........................................................................................ 28

Hình 1.12: Mứt vỏ cam .......................................................................................... 28

Hình 2.1: Quy trình sản xuất dự kiến ..................................................................... 32

Hình 2.2: Bố trí thí nghiệm xác định chế độ ngâm dung dịch CaCl2 ...................... 35

Hình 2.3: Bố trí thí nghiệm xác định thời gian chần vỏ cam .................................. 36

Hình 2.4: Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ vỏ cam/ cà chua bi ................................ 37

Hình 2.5: Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ nước cam/ (cà chua bi + vỏ cam) .......... 38

Hình 2.6: Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ đường/ (cà chua bi+ vỏ cam) ................ 39

Hình 2.7: Bố trí thí nghiệm xác định thời gian nấu ................................................ 40

Page 9: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

viii

Hình 2.8: Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ acid citric bổ sung ................................ 41

Hình 2.9: Bố trí thí nghiệm xác định thời gian sấy ................................................. 42

Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian và nồng độ ngâm cà chua bi

trong CaCl2 đến chất lượng cảm quan của sản phẩm .............................................. 51

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của thời gian chần vỏ cam đến chất lượng

cảm quan của sản phẩm ......................................................................................... 53

Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng tỷ lệ vỏ cam bổ sung đến chất lượng cảm

quan sản phẩm ....................................................................................................... 54

Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ nước cam bổ sung đến chất lượng

cảm quan sản phẩm ............................................................................................... 56

Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ đường bổ sung đến chất lượng

cảm quan sản phẩm ............................................................................................... 57

Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của thời gian nấu mứt đến chất lượng cảm

quan sản phẩm ....................................................................................................... 59

Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ acid citric bổ sung đến chất lượng

cảm quan sản phẩm ............................................................................................... 61

Hình 3.8: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của nhiệt độ sấy mứt đến chất lượng cảm

quan của sản phẩm ................................................................................................ 63

Hình 3.9: Quy tình sản xuất hoàn thiện .................................................................. 65

Page 10: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

ix

Page 11: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

1

Page 12: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

1

LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng và đa dạng hóa các mặt hàng

ngày càng tăng theo. Đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, hơn hết là việc sử dụng

các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật. Rau quả có vai trò đặc biệt quan trọng

trong chế độ dinh dưỡng của con người, tuy chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ thể

nhưng nó là thành phần không thể thiếu. Việc tiêu thụ rau quả ngày càng tăng đồng

nghĩa với việc đa dạng hóa các món ăn và sản phẩm từ rau quả cũng ngày càng

tăng, việc nghiên cứu các sản phẩm mới từ rau quả nhằm đa dạng hóa các loại thực

phẩm là rất cần thiết.

Ở nước ta, hàng năm rau quả sản xuất được với số lượng lớn nên có ý nghĩa

quan trọng trong sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến, bảo

quản thực phẩm, góp phần vào sự tăng trưởng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, khi

nguồn nông sản dồi dào, dẫn đến giá các loại nông sản sẽ giảm đi, tình hình tiêu thụ

sẽ gặp khó khăn, giá cả bấp bênh gây nhiều khó khăn cho nhà nông. Do vậy, việc

nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm mứt sẽ tạo hướng đi mới cho đầu ra của các

loại nông sản.

Xuất phát từ ý tưởng kết hợp hai loại nguyên liệu cà chua bi và vỏ cam cùng

với mùi thơm của nước cam sẽ tạo ra một sản phẩm mứt mới lạ, làm phong phú

thêm mặt hàng mứt trong nước, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của cam, cà chua

bi.

Từ lý do đó em chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất mứt

cà chua bi và quả cam”.

Trong quá trình thực hiện đề tài, do kiến thức có hạn và thời gian thực hiện

ngắn nên đồ án này không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ,

góp ý của quý thầy cô để đồ án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Page 13: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

2

Chương I: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về mứt quả [1], [5], [7]

1.1.1. Giới thiệu chung Mứt, hay mứt quả là một loại thực phẩm ngọt có thể được tìm thấy ở nhiều

nước trên thế giới, nó được chế biến các loại trái cây và một số loại củ nấu với

đường đến độ khô từ 65 - 70%. Đường cho vào nguyên liệu khoảng 55 - 60%, nó

không chỉ đóng vai trò làm ngọt và tăng độ dinh dưỡng mà còn để bảo quản mứt.

Bởi vì trong môi trường có nồng độ đường cao sẽ làm tăng sự chênh lệch áp suất

thẩm thấu trong và ngoài tế bào vi sinh vật, nước trong tế bào đi ra ngoài khi đó tế

bào vi sinh vật ở trạng thái co nguyên sinh nên bị ngừng hoạt động. Vì vậy có

nhiều loại mứt quả không cần thanh trùng mà vẫn bảo quản được dài ngày. Một

số dạng mứt có hàm lượng đường tương đối thấp cần phải thanh trùng với chế độ

mềm (nhiệt độ không cao) chủ yếu để diệt nấm men, nấm mốc. Phần lớn các dạng

mứt đều có độ đông nhất định. Chất tạo đông có sẵn trong quả là pectin (keo quả).

Trường hợp cần tăng độ đông của sản phẩm có thể dùng thêm pectin bột, pectin

lỏng, aga - aga hoặc các loại quả giàu pectin. Pectin chỉ có tác dụng tạo đông

trong môi trường acid vì các keo pectin mang điện tích âm bị các ion H+ của môi

trường acid trung hòa và đông tụ. Pectin tạo đông tốt trong dung dịch đường với

độ acid khoảng 1%, tương ứng với độ pH = 3,2 - 3,4. Aga - aga được sản xuất từ

rong câu có độ đông cao, ở 0,2 % nó có khả năng tạo đông mà không cần có mặt

của đường và acid. Độ đông của aga - aga giảm khi gia nhiệt trong thời gian dài.

Aga - aga ít tan trong nước nhưng lại hút nước và trương nở.

Đường cho vào sản phẩm cũng có tác dụng tạo đông vì đường có tính chất

dehydrate hóa. Phân tử pectin có những phần háo nước và những phần kị nước.

Sự có mặt của vỏ nước quanh các phần háo nước ngăn cản sự kết hợp giữa các

phân tử pectin. Đường có tác dụng khắc phục sự cản trở đó. Ngoài ra đường còn

kết hợp với pectin và tạo đông. Để pectin tạo đông tốt nồng độ đường cần đạt

nồng độ bão hòa (với saccharose nồng độ đó là 65%). Có thể thay thế một phần

Page 14: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

3

saccharoza bằng glucoza để quá trình tạo đông xảy ra nhanh hơn và để tránh hiện

tượng lại đường.

1.1.2. Phân loại mứt

1.1.2.1. Mứt đông

Mứt đông được sản xuất từ nước quả hoặc siro quả. Dùng nước quả hoặc

siro quả dạng trong suốt. Nếu mứt quả sunfit hóa, trước khi nấu mứt quả phải khử

SO2 bằng cách đun nóng để hàm lượng SO2 trong sản phẩm không quá 0,025%.

Tùy theo độ nhớt của nước quả và độ đông của sản phẩm mà người ta pha hoặc

không pha thêm pectin.

Cách chế biến mứt đông không pha pectin:

Trước hết cần xác định độ nhớt của nước quả để tính toán lượng đường

cho vào và độ khô của sản phẩm. Độ nhớt càng cao do nước quả chứa nhiều

pectin nên cần cho thêm nhiều đường, sản phẩm càng dễ đông nên độ khô sản

phẩm có thể thấp hơn.

Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa độ nhớt tương đối, tỷ lệ đường trong nước quả đối

với độ khô của mứt đông

Độ nhớt tương đối với

nước quả

Lượng đường cho vào

một phần nước quả

Độ khô của thành

phẩm (%)

5 0,545 69,7

6 0,624 69,2

7 0,691 66,7

8 0,749 66,0

9 0,800 66,0

10 0,846 65,5

11 0,887 65,2

12 0,925 65,0

Page 15: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

4

Nước quả đã làm trong được đun nóng trong nồi hai vỏ tới 30 – 40oC rồi

hòa tan đường và có thể cho thêm một ít anbumin vào để làm trong nước đường.

Sau đó đun sôi dung dịch (nếu có bọt cần hớt hết bọt đi) và cô đến độ khô 65 -

75%, sau đó làm làm nguội xuống nhiệt độ 75 – 80oC, cũng có thể cho thêm axid

citric vào sản phẩm.

Dùng lọ thủy tinh hay hộp sắt sơn vecni để đựng sản phẩm, ghép nắp với

độ chân không 150 - 200 mmHg rồi xếp ngay vào hòm. Vì sản phẩm có độ khô

cao nên không cần thanh trùng, nhưng cần phải đóng hộp nhanh và đảm bảo vệ

sinh công nghiệp.

Trong khi bảo quản không nên lắc đảo sản phẩm nhiều để khỏi ảnh hưởng

đến độ đông.

Cách chế biến mứt đông có pha pectin:

Người ta pha pectin vào sản phẩm với tỉ lệ không quá 3,5% pectin khô so

với khối lượng quả.

Trước tiên hòa pectin bột trong nước lạnh theo tỉ lệ khối lượng 1:19 và để

một ngày cho pectin ngấm nước và nở ra. Khi nấu mứt đông gần được, người ta

pha pectin vào, trộn mứt đều. Các quá trình khác cũng tiến hành như cách nấu

mứt không pha pectin.

Nếu dùng aga-aga thì sản phẩm có độ khô thấp hơn, nên nhất thiết phải

thanh trùng.

1.1.2.2. Mứt nhuyễn

Mứt nhuyễn chế biến từ pure quả, có thể dùng riêng một chủng loại hoặc

hỗn hợp nhiều chủng loại quả, có thể dùng pure quả tươi hay pure quả bán chế

phẩm.

Tùy theo độ đặc của sản phẩm mà quy định tỉ lệ đường pha vào pure quả.

Loại mứt nhuyễn đặc đựng trong khay gỗ yêu cầu có độ đặc cao hơn loại mứt

nhuyễn thường được đựng trong hộp sắt, loại đựng trong lọ thủy tinh hay loại

đựng trong thùng gỗ kín. Tỉ lệ pha chế như sau:

Page 16: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

5

`Bảng 1.2: Tỷ lệ pha chế đường vào pure quả ở mứt nhuyễn

Tuy độ đặc khác nhau, tỉ lệ pha chế khác nhau, nhưng các loại mứt đều có

độ khô là 66 - 67%. Để tăng độ đông có thể pha thêm pectin hoặc aga - aga.

Người ta thường nấu mứt nhuyễn trong nồi 2 vỏ, để tốt hơn là trong thiết

bị chân không, khi đó sẽ cho sản phẩm có chất lượng cao hơn về mùi, vị, màu.

Nhờ có hàm lượng đường trong mứt nhuyễn cao nên ít ăn mòn kim loại vì

vậy có thể nấu mứt trong thiết bị đồng không mạ. Mứt nhuyễn có độ cô đặc cao

nên dẫn nhiệt kém, để đảm bảo mứt bốc hơi mạnh khi nấu cần có bộ phận khuấy

trong nồi nấu. Nếu nấu mứt bằng nồi nấu hở, nhiệt độ sôi cao (103 - 104oC) sẽ

phá hủy các chất màu, phá hủy pectin và và gây nên phản ứng melanoidin và chất

thơm bị tổn thất. Những yếu tố đó sẽ làm giảm chất lượng của sản phẩm. Nấu mứt

trong thiết bị cô đặc chân không sẽ hạ thấp được nhiệt độ sôi từ đó làm cho sản

phẩm có chất lượng tốt hơn.

Cách nấu mứt nhuyễn trong nồi hai vỏ

Sau khi cho pure quả vào nồi, cho cánh khuấy hoạt động. Khi nào pure đạt

độ khô 16 - 18% thì cho đường vào (đường tinh thể cần thật tinh khiết và rây kĩ),

tiếp tục nấu cho đến khi đạt yêu cầu.

Nếu pure quả đặc quá thì lúc đầu chỉ cho nửa lượng đường cần thiết, khi

đạt đến 40 - 50% độ khô mới cho nốt đường vào. Như thế thời gian nấu sẽ ngắn

hơn là cho pure và đường vào ngay từ đầu.

Nếu dùng quả sunfit hóa, vì cần khử SO2 nên phải nấu pure trước, sau mới

cho đường vào để việc sunfit hóa được dễ dàng. Tuy nhiên cho đường vào từ đầu

cũng có tác dụng tốt là sản phẩm tạo độ đông tốt hơn và khử trùng trong đường

được triệt để hơn. Cần chú ý là khi cho đường vào phải trộn thệt đều để đường

khỏi lắng xuống đáy nồi, dễ bị caramen hóa, làm cho sản phẩm bị sẫm màu và có

Nguyên liệu Mứt nhuyễn Mứt nhuyễn đặc Pure quả (12% độ khô) 120-130kg 150-180kg

Đường trắng 100kg 100kg

Page 17: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

6

mùi vị lạ. Trong nhiều trường hợp, người ta còn pha thêm nước đường thành

dung dịch 70% để nấu mứt.

Cách nấu mứt nhuyễn trong thiết bị cô đặc chân không

Trước tiên, người ta tiến hành đisunfit hóa bằng cách cho pure quả và trộn

đường ở trong nồi, sau đó cho vào nồi cô đặc chân không để cô đặc với độ chân

không 600 - 670 mmHg.

Trước khi cô chân không, cần đun sôi hỗn hợp trong áp suất khí quyển vài

phút để tiệt trùng, sau này đóng hộp không cần thanh trùng. Cũng có thể nấu sản

phẩm lên 100oC ở giai đoạn cuối của quá trình.

Cần lưu ý là tuy mứt có hàm lượng đường cao song vẫn có một số vi sinh

vật phất triển được chẳng hạn như Bactgummosum vẫn phất triển với độ đường

của môi trường là 70%, còn Aspergillus repens là 80%. Vì vậy trong quá trình chế

biến, cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu chế biến, ở nguyên

vật liệu và thiết bị.

Bao bì thường dùng là thùng gỗ dung tích 50 lít trở lại, khay gỗ có sức

chứa 15-20kg, hoặc hộp sắt, lọ thủy tinh.

Trước khi cho mứt nhuyễn vào thùng, nên làm nguội mứt xuống 50oC, vì

với khối lượng lớn, mứt lâu nguội, dễ xảy ra phản ứng tạo thành melanoidin làm

cho sản phẩm sẫm màu và hương vị kém. Làm nguội mứt tốt nhất là bằng chân

không ở ngay trong nồi cô đặc chân không hoặc trong thiết bị làm nguội chân

không với độ chân không 600 – 670mmHg, tương ứng với nhiệt độ sôi của mứt là

50 - 60oC. Mứt đang nóng 100 - 104°C trong điều kiện chân không sẽ sôi tức thì,

khi ấy nước bốc hơi và thu nhiệt làm cho sản phẩm nguội đi nhanh chóng. Để

giảm hao hụt của mứt do ngấm vào thùng gỗ tiến hành lót thùng bằng PE hoặc

tráng một lớp mỏng parafin lên mặt trong thùng.

Nếu mứt đóng vào bao bì dung lượng dưới 1kg thì cần thanh trùng ở

100oC. Bảo quản mứt nhuyễn ở nhiệt độ 10 - 15°C với độ ẩm không khí 75 - 85%

được 6 tháng đối với sản phẩm đựng trong thùng gỗ kín.

Page 18: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

7

1.1.2.3. Mứt miếng đông

Mứt miếng đông được chế biến từ quả (tươi, sunfit hóa, lạnh đông) để

nguyên hay cắt miếng, nấu với đường, có pha hoặc không pha thêm axit thực

phẩm và pectin.

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình chế biến mứt miếng đông Sau khi lựa chọn, phân loại và rửa sạch, quả được gọt vỏ, bỏ hạt. Sau đó,

tùy theo quả to hay nhỏ mà để nguyên hay cắt miếng, rồi chần trong nước nóng

hay nước đường loãng đun sôi.

Chần nhằm mục đích chuyển hóa protopectin không tan thành pectin hòa

tan để tăng độ tăng cho sản phẩm và với quả sunfit hóa còn để khử SO2, không

nên chần trong nước đường đặc, vì như thế sẽ hạn chế việc chuyển hóa của

protopectin.

Sau đó nấu quả với đường tinh thể hay nước đường đặc với nồng độ 70 -

75% theo tỷ lệ quả/đường là 1/1 - 1/1,5 trong nồi nấu hai vỏ hoặc nồi cô chân

không, cách tiến hành như nấu mứt đông.

Nấu mứt có thanh trùng (đóng trong bao bì kín, dung tích nhỏ) thì nấu đến

độ khô 68%. Nếu mứt không thanh trùng (đóng vào bao bì lớn), nấu đến độ khô

72%.

Trước khi đóng vào thùng gỗ, cần làm mứt nguội xuống 50 - 60oC, với

mứt kém đông (như mứt mơ, mứt dâu tây) phải làm nguội xuống 40oC. Nếu đóng

vào hộp sắt hay lọ thủy tinh thì rót vào bao bì ở dạng nóng (70oC trở lên), nếu

dung dịch bao bì dưới 1 lít cần thanh trùng ở 100oC.

Chần Nấu với nước đường

Đóng bao bì

Thanh trùng

Thành phẩm

Page 19: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

8

1.1.2.4. Mứt khô

Mứt khô là sản phẩm nấu từ quả với nước đường và sấy tới độ khô 80%,

trên bề mặt miếng mứt có một lớp màng trắng đục.

Cách xử lý nguyên liệu giống như xử lý để làm mứt miếng đông. Để quả

khỏi bị nát, người ta chần quả trong dung dịch phèn chua.

Để mứt ngấm đường đều, người ta nấu mứt theo phương pháp gián đoạn:

nấu 6 - 8 lần, mỗi lần nấu 6 - 8 phút. Cũng có thể áp dụng phương pháp nấu

nhanh và liên tục như nấu mứt miếng đông. Nấu xong, chắt siro đem quả sấy nhẹ.

Để bên trên bề mặt mứt có lớp màng trắng đục, người ta nhúng mứt vào dung

dịch đường quá bão hòa. Khi nhúng quả nguội vào nước đường nóng sẽ xuất hiện

lớp mỏng đường kết tinh. Chênh lệch nhiệt độ giữa quả và nước đường càng

nhiều thì màng càng mịn.

Cũng có thể tạo màng bằng cách khác, quả nấu xong ngâm trong nước

đường đặc 10 - 12 giờ. Sau đó đem đi sấy, khi sấy nước trong siro bao quanh quả

bốc hơi, còn lại đường kết tinh trên bề mặt mứt.

Người ta đựng mứt khô trong hộp sắt, thùng các tông lót hay tráng chất

chống ẩm, hay trong túi polime nhỏ.

1.1.2.5. Mứt rim

Mứt rim được sản xuất bằng cách nấu mứt quả với đường khô hoặc nước

đường sao cho quả trong mứt không bị nát. Nước đường trong quả cần phải đặc

sánh nhưng không đông và cần tách ra khỏi quả. Tỷ lệ quả/nước đường trong sản

phẩm là 1/1. Nguyên liệu đưa vào sản xuất cần đạt độ chín vì quả chưa chín sẽ

cho sản phẩm hương vị kém và khi nấu mứt quả sẽ teo đi nhiều, chi phí nguyên

liệu cao. Quả chưa chín còn làm cho nước đường trong sản phẩm dễ bị đông lại.

Cũng không nấu mứt rim từ quả quá chín vì như vậy quả dễ bị dập nát. Quả đưa

vào chế biến được phân loại và phân cỡ cho tương đối đồng đều. Sau đó quả được

rửa sạch, gọt vỏ rồi tùy dạng nguyên liệu mà xử lý bằng cách chần, châm lỗ hoặc

cán cho đẹp quả. Xử lý quả ảnh hưởng nhiều đến quá trình nấu mứt và chất lượng

Page 20: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

9

của mứt. Chần hoặc châm lỗ nguyên liệu làm cho nguyên liệu ngấm đường nhanh

và rút ngắn thời gian nấu mứt. Trong sản phẩm mứt, quả được ngấm đường đều.

Trong quá trình nấu mứt, quả sẽ ngấm nước đường và một phần dịch quả sẽ

chuyển vào nước đường. Quá trình nấu mứt rim cần tiến hành sao cho nguyên

liệu không bị biến dạng và giữ nguyên thể tích. Nếu khi nấu quả bị giảm thể tích

nhiều khi nấu xong quả bị teo cứng lại.

1.1.3. Giới thiệu về một số loại mứt

Mứt cam nhuyễn đặc

Hình 1.2: Mứt cam nhuyễn [13] Nguyên liệu chính để chế biến mứt cam là cam chanh, có thể kèm thêm

cam sành, cam giấy, quýt. Nhưng nguyên liệu phải chín hoàn toàn, nghĩa là vỏ

cam phải có màu vàng đều hay đỏ cam đều, không sử dụng nguyên liệu quá chua,

có độ axit trên 1%.

Rửa quả qua nước sạch, sau đó chần vào nước sôi thời gian dài ngắn phụ

thuộc vào loại nguyên liệu, thông thường khoảng 25 - 40 giây. Chần để tách vỏ dễ

dàng nên sau khi chần phải bóc vỏ ngay và tước xơ nhưng không cần kĩ lắm, tách

múi, tách vỏ. Sau đó xé tơi, và chà trên máy chà có lỗ rây 1,0 - 1,5mm.

Để tăng hương vị sản phẩm, người ta pha một ít vỏ vào sản phẩm. Vỏ này

phải có màu vàng hay màu vàng đỏ đẹp, không có đốm xanh, đốm đen. Phải qua

xử lí là luộc trong nước sạch và sau mỗi lần luộc ta rửa qua nước lạnh, tiến hành

công đoạn luộc và rửa này 3 - 4 lần để khử bớt vị đắng và mùi hắc. Sau cùng để

Page 21: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

10

ráo nước và đem xay 1 phần vỏ cam luộc với 4,5 phần nước đường 75% hai lần

trên máy xay trục xoắn lần lượt qua lưới đường kính lỗ 3mm và 1 - 2 mm.

Để sản phẩm có độ đông tốt, cần pha thêm pectin lấy ngay ở bã cam từ

máy chà ra. Loại hết hạt trong bã cam chà bằng cách rửa trong nước, chỉ lấy bã

múi của cam quýt. Sau đó đem hỗn hợp chà trên máy chà có lỗ rây 1 - 2 mm, thu

được chế phẩm chứa pectin, và cần dùng ngay không để quá 2 giờ. Đun nóng bã

khoảng 45 phút trong dung dịch axit xitric để thuỷ phân pectin, nấu theo tỉ lệ:

Mứt cam được cô đặc với tỉ lệ phối chế theo khối lượng:

- Pure cam quýt: 100

- Nước đường 70%: 140

- Chế phẩm chứa 5% pectin: 27

- Vỏ cam, quýt đã qua xử lý: 11

Tiến hành cô đặc đến độ khô khoảng 66 - 67% rồi đóng hộp ở nhiệt độ

70oC.

Mứt chanh, quýt khô

Hình 1.3: Mứt quýt khô [13] Vỏ chanh, cam, quýt, bưởi được chế biến thành mứt khô qua 2 khâu: xử lý

vỏ và tẩm đường.

Xử lý vỏ: khía theo dọc quả chanh những vết sâu xuyên qua vỏ để lấy hết hạt

và múi quả (quả lớn có thể cắt đôi, rồi lấy sạch múi tép), sau đó ngâm trong dung

dịch muối 2% trong 4 ngày, mỗi ngày tăng nồng độ nước muối lên 2% sau đó vài

Page 22: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

11

ngày ngâm trong dung dịch CaCl2 1% để tăng độ cứng. Có thể bảo quản từ 1-3

tháng vỏ đã qua xử lý như vậy trong dung dịch muối 8% có thêm 0,2% kali hoặc

natri metabisunfit. Trước khi chế biến, cần rửa kĩ vỏ và cho vào nước sạch đun

cho đến khi mềm.

Tẩm đường: Khi tẩm đường người ta xếp vỏ chanh đã xử lý vào nồi, rót

nước đường nguội có nồng độ 30%, ngâm trong 2 ngày. Do hiện tượng khuếch

tán, nồng độ đường giảm dần, phải gạn nước đường ra cô đặc lên nồng độ 30 -

35% rồi mới nấu vỏ chanh trong nước đường với thời gian 5 - 7 phút. Cho thêm

0,12-0,25% axid citric. Tiếp tục cô đặc gián đoạn, mỗi ngày 5 - 7 phút và độ khô

tăng lên 5%, cho đến khi đạt nồng độ 75%. Giữ trong nước đường 2 - 3tuần, vớt

ra, phơi ở nhiệt độ bình thường hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 49 – 50oC.

Mứt ổi đông

Hình 1.4: Mứt ổi đông [13] Chọn quả chín, tươi, tốt, đem rửa và cắt thành lát mỏng, sau đó đem nấu

30phút để tách pectin theo tỉ lệ nước/quả là 1/1 (có thêm 2 - 2,5g axid citric/kg

quả). Sau khi ngâm và đun nóng lại với 25% nước nữa (so với khối lượng quả)

đem lọc qua vải thưa và lại ngâm 12h nữa. Lọc qua vải và thêm vào nước quả

trích li một lượng đường theo tỉ lệ đường/dịch quả lọc là 1/1. Sau đó đem cô đặc

tới khi đạt thành phẩm là mứt đông.

Mứt cà rốt

Page 23: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

12

Cà rốt chọn củ lớn, tươi, da nhẵn. Nạo sạch vỏ rồi thái miếng hơi dày

khoảng 1-2 cm, rồi ngâm với nước vôi khoảng 2-3 tiếng và đem đi rửa sạch. Sau

đó chần sơ qua cà rốt trong nước sôi, vớt ra để ráo. Rồi đem đi cân để biết được

lượng đường cần nấu, nấu mứt với tỉ lệ 1kg cà rốt/ 0,6kg đường. Trước khi nấu ta

phải ngâm cà rốt với đường khi đường tan thành nước với thời gian khoảng 2

tiếng. Cuối cùng là nấu mứt tới khi nước đường quánh lại tạo thành tơ thì bổ sung

thêm vanilla vào, đảo đều tới khi đường bám trắng vào miếng cà rốt là được. Sau

khi nấu xong miếng cà rốt phải giữ được màu của nó và phơi khô đến khi đường

bám trắng hết bề mặt là đạt.

Hình 1.5: Mứt cà rốt [13]

Một số sản phẩm từ vỏ bưởi

Hình 1.6: Các sản phẩm mứt từ cùi bưởi [13]

Page 24: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

13

Hiện nay trong đời sống hàng ngày con người có rất nhiều các món ăn đa

dạng và phong phú. Nói chung việc tận dụng tất cả những gì giàu dinh dưỡng và

tốt cho sức khoẻ của con người ngày càng được ưa chuộng. Và nói riêng đối với

vỏ bưởi, tưởng chừng như không ăn được nhưng thực chất nó lại rất tốt cho sức

khoẻ con người và là một nguyên liệu có thể chế biến ra rất nhiều món ăn bổ

dưỡng, hiện nay trong cuộc sống hàng ngày đã có mặt của những sản phẩm từ vỏ

bưởi như: chè bưởi, nem bưởi, mứt bưởi,...

1.2. Những biến đổi cơ bản của mứt quả trong quá trình chế biến và bảo quản

[5], [9]

1.2.1. Biến đổi của đường

Saccharose dưới tác dụng của acid bị thủy phân sinh ra đường chuyển hóa,

với phương trình:

C12H22O11 + H2O H+ C6H12O6 + C6H12O6

(Saccharose) (Glucose) (Fructose)

Sản phẩm của sự caramel hóa là đường cháy. Ở giai đoạn đầu có sự phân

hủy các chất tạo mùi thơm và màu đẹp, nếu tiếp tục gia nhiệt thì sẽ tạo những sản

phẩm có màu đen, vị đắng.

Sự caramel hóa xảy ra mạnh ở nhiệt độ > 160oC. Vì vậy trong quá trình

chế biến cần lưu ý điều này.

Các loại mứt quả qua quá trình bảo quản xảy ra hiện tượng lại đường là do

saccharose hoặc đường chuyển hóa kết tinh lắng xuống nếu lượng đường trong

sản phẩm đạt 60- 65% mà chỉ toàn là saccharose thì khi bảo quản ở nhiệt độ thấp

10oC sẽ xảy ra hiện tượng lại đường. Nếu toàn bộ là đường glucose thì cũng gây

lại đường. Vì vậy trong sản phẩm giữa saccharose và đường chuyển hóa có một tỷ

lệ nhất định thì sẽ tránh được hiện tượng lại đường. Thường thì lượng đường

chuyển hóa khoảng 30 - 40% là được.

Page 25: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

14

Để tránh hiện tượng lại đường có thể tăng độ nhớt cho sản phẩm, khi quá

trình nấu sắp kết thúc có thể cho thêm đường tinh bột hoặc pectin.

Nếu độ acid của sản phẩm quá cao hay quá thấp cũng làm cho hàm lượng

đường chuyển hóa sinh ra quá nhiều gây sạn, gây kết tinh đường trong sản phẩm,

pH thích hợp vào khoảng 3- 3,5.

1.2.2. Sản phẩm mứt có vị quá chua

Nguyên nhân: Đôi khi để đảm bảo pH, tạo điều kiện thuận lợi cho quá

trình tạo đông mà lượng acid dùng hơi nhiều dẫn đến vị sản phẩm quá chua.

=> Khắc phục: Nếu dùng acid citric chuẩn để điều chỉnh pH mà gây nên vị quá

chua thì có thể thay thế bằng acid tartric chuẩn. Nếu dùng acid tartric mà vẫn gây

vị chua thì ta sử dụng axit photphoric chuẩn (không dùng acid này trong sản xuất

mứt mịn hoặc mứt đông nguyên chất.

1.2.3. Sản phẩm khó đông, bị chảy nước

Mứt khó đông có thể do một số nguyên nhân sau đây:

+ pH của sản phẩm chưa đạt:

pH có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo đông cho sản phẩm,sự sai lệch

tuy nhỏ (0,05) cũng làm mứt khó đông, thời gian làm mứt đông có thể kéo dài đến

vài tuần, pH dùng phải phù hợp với pectin sử dụng. Khi đã có đủ lượng đường và

pectin sử dụng thì pH của dịch cô phải đạt 3,6.

+ Lượng pectin sử dụng chưa đủ.

=> Khắc phục: Lượng acid bổ sung phải bảo đảm pH của dịch cô phải đạt 3,6 và

lượng pectin bổ sung vào khoảng 1% là sản phẩm có thể đông tốt.

1.2.4. Xuất hiện nhiều bọt khí trong mứt

Trong sản phẩm mứt có nhiều bọt khí có thể do một số nguyên nhân sau:

+ Do khí lẫn vào trong quá trình nấu

=> Khắc phục: Để mẻ mứt yên trong nồi hình thành lớp bọt khí nổi lên trên bề

mặt sau đó ta tháo mứt ở bên dưới.

Page 26: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

15

+ Do tốc độ rót hộp quá nhanh hoặc van rót lớn.

=> Khắc phục: Giảm tốc độ rót và thay van nhỏ hơn.

+ Do sử dụng pectin đông nhanh làm bọt khí chưa kịp thoát ra ngoài.

+ Do độ chân không của máy ghép chân không quá cao: Chân không cao đẩy vào

trong thực phẩm ẩm/nóng làm hình thành bóng khí trong toàn sản phẩm.

=> Khắc phục: Giảm độ chân không và giảm nhiệt độ thành phẩm.

+ Do mứt bị lên men.

=> Khắc phục: Cần đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất và đảm bảo quá

trình tiệt trùng bao bì và sản phẩm.

1.2.5. Hiện tượng biến màu của sản phẩm

Do phản ứng oxy hóa tannin dưới tác dụng của các men peroxydaza và

poliphenoloxydza, do phản ứng caramel hóa và phản ứng phân hủy acid hữu cơ…

làm biến đổi màu sắc của sản phẩm.

1.2.6. Biến đổi vi sinh

a. Vi khuẩn

- Loại hiếu khí thường là B.mensentericus có nha bào, không độc, nha bào bị

phá hủy ở 110oC trong một giờ và B.subtilis có nha bào, không gây độc, loại này

phát triển nhanh ở nhiệt độ quanh 37oC.

- Loại kỵ khí: thông thường là vi khuẩn Clostridium thuộc phân nhóm

Perfingens và Butiri.

- Loại vừa kị khí vừa hiếu khí: B.thermosphillus, có trong đất phân gia súc,

không gây bệnh, có nha bào, phát triển ở nhiệt độ 37oC. Các nguyên liệu thực vật

đề kháng mạnh với loại này, tuy có rất ít trong đồ hộp nhưng rất khó loại trừ,

nhiệt độ tối thích 60 – 70oC. Staphylococcus pyogennes aureus, có trong bụi và

nước, không có nha bào, gây bệnh vì sản sinh ra độc tố, dễ bị phá hủy 60 – 70oC,

phát triển nhanh ở nhiệt độ thường.

b. Nấm men

Page 27: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

16

Chủ yếu là Saccharomyces ellipsoides có khắp nơi trong thiên nhiên,

thường có nhiều trong đồ hộp có đường.

c. Nấm mốc

Ít thấy trong đồ hộp, men mốc dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp và dễ bị loại

trừ bằng cách vệ sinh công nghiệp.

1.3. Tổng quan về nguyên liệu

1.3.1. Tổng quan về cà chua bi [6], [9], [12]

1.3.1.1. Tên gọi và nguồn gốc cây cà chua bi

Cà chua bi có tên khoa học là Lycopericum Esculentum Miller, tên tiếng

Anh là Cherry Tomato, cà chua bi rất dễ trồng và cho năng suất cao. Là loại cây

ăn quả rất được ưa thích vì có thể chế biến nhiều món ngon. Cà chua bi là loại

nhỏ của cà chua thông thường. Quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp. Vị chua

nhưng ngọt hơn cà chua thông thường.

Cây cà chua được trồng phổ biến từ những thập niên năm 1800, nguồn gốc

đầu tiên của loại cà chua này được cho là từ vùng Ai Cập. Trong những năm

1919, loại cà chua này đã trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ.

Ở nước ta cà chua bi được trồng nhiều ở Đà Lạt cho năng suất cao và chất

lượng tốt nhất. Ngoài ra cà chua bi cũng được trồng ở một số tỉnh phía Bắc cho

sản lượng cao và chất lượng ngày càng tốt như: Nam Định, Hải Phòng, Bắc

Giang, Hà Nam...

Ở nước ta cà chua bi được trồng nhiều có ý nghĩa quan quan trọng về mặt

thâm canh, tăng vụ và phát triển cho ngành nông nghiệp đồng thời cung cấp

nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm.

Page 28: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

17

Hình 1.7: Cây và quả cà chua bi [13]

1.3.1.2. Phân loại cà chua bi

Một số giống cà chua bi nước ta đang trồng.

- Giống cà chua bi VR2: Quả hình trái nhót, khi chín có màu đỏ hoặc vàng,

đường kính quả ở thời điểm thu hoạch khoảng 1,4-1,8cm, dài 2,2-2,5cm, trọng

lượng quả trung bình 13g (90 quả/kg), sai quả, năng suất trung bình đạt 20-30

tấn/ha tùy theo mùa vụ gieo trồng. Đây là giống thuần do Viện Nghiên cứu rau

quả Trung ương nhập nội, nghiên cứu tuyển chọn và cung cấp.

- Giống cà chua bi TN061: Là giống lai F1 có nguồn gốc từ Đài Loan, được

Công ty trách nhiệm hữu hạn Trang Nông nhập nội và cung cấp. TN061 có dạng

sinh trưởng bán hữu hạn, quả hình ô van, khi chín đỏ tươi, quả cứng thích hợp

cho vận chuyển và bảo quản. Trọng lượng trung bình 10-13g/quả (90-100

quả/kg). Giống có thể thích nghi cho cả 3 vụ trong năm, dễ đậu trái, năng suất cao

(1,2 - 1,5 tấn/ sào Bắc bộ).

- Giống lai F1 TN040: cũng là một giống cà chua có nguồn gốc của Đài Loan

tương tự như TN061 nhưng khi quả chín vàng tươi.

- Giống lai F1 Thúy Hồng 1657. Dạng quả hình ê líp dài, thon, màu đỏ tươi,

nặng khoảng 13g. Thịt quả dai, ăn ngon, trái cứng dễ vận chuyển, bảo quản.

Thời vụ: Thời gian sinh trưởng khoảng từ 90-100 ngày, có thể trồng được

3 vụ trong năm:

- Vụ xuân hè: Gieo tháng 2-3, trồng tháng 3-4, thu hoạch tháng 5-6.

Page 29: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

18

- Vụ sớm: Gieo tháng 7, trồng tháng 8, thu hoạch tháng 9-10.

- Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9, trồng từ 18-22/10, thu hoạch tháng 12-1.

- Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10, trồng tháng 11, thu hoạch tháng 2-3.

1.3.1.3. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của cà chua bi

Bảng 1.3: Bảng thành phần hóa học của cà chua bi

Thành phần Hàm lượng (%)

Nước 90

Protein 0,3

Lipid 0,3

Gluxit 4

Xenluloza 0,4

Tro 0,8

Acid 0,25 - 0,5

Bảng 1.4: Bảng về thành phần các vitamin trong cà chua bi

Thành phần Hàm lượng (mg/100g)

B1 0,8± 0,15

B2 0,5± 0,7

PP 0,15± 1,65

C 20± 40

A 1,2± 1,6

Page 30: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

19

Bảng 1.5: Bảng về thành phần khoáng của cà chua bi

Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hàm lượng glucid của cà chua bi chiếm

tỷ lệ tương đối cao, còn các thành phần khác ít. Đặc biệt hàm lượng các vitamin

trong cà chua rất cao với hàm lượng vitamin C chiếm 20 - 40 mg/100g, vitamin A

chiếm 1,2 - 1,6 mg/100g, đây là cơ sở đánh giá chất lượng và dinh dưỡng tốt nhất

và đặc trưng của cà chua mang lại.

1.3.1.4. Công dụng của cà chua bi đối với sức khỏe.

Cà chua bi cũng được sử dụng như cà chua thông thường để chế biến thức

ăn hằng ngày, trong công nghiệp và còn được sử dụng làm ra các sản phẩm độc

đáo đang được sử dụng rộng rãi.

Trong chế biến thực phẩm hàng ngày cà chua bi được sử dụng rộng rãi

trong các món salat, các món nhồi nhân như thịt nhồi cà chua, cà chua nhồi cá,...

Sinh tố từ cà chua được mọi người sử dụng rộng rãi trong đời sống.

Cà chua bi sử dụng làm mứt, nước uống giải khát bổ dưỡng. Đây là sản

phẩm đang được ưa chuộng hiện nay và là đặc sản của Đà Lạt.

Lượng canxi và vitamin K dồi dào trong cà chua giúp hình thành và giúp

xương chắc khỏe. Lợi ích này thấy rất rõ khi bổ sung cà chua vào chế độ ăn của

trẻ. Khi gãy xương, ăn nhiều cà chua là cách rất tốt giúp xương mau liền.

Vitamin A, vitamin C và beta-carotene có trong cà chua hoạt động như các

chất chống oxy hóa trong máu làm sạch các gốc tự do gây tổn hại đến máu. Cà

chua càng đỏ càng chứa nhiều beta-carotene, một loại chất đặc biệt cần cho máu.

Thành phần Hàm lượng (mg/100g)

Ca 12

P 26

Fe 0,4

Page 31: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

20

Bên cạnh đó, cà chua còn chứa nhiều vitamin K, loại vitamin cần thiết giúp ngăn

ngừa xuất huyết.

Một trong những lợi ích sức khỏe của cà chua mới được phát hiện gần đây

là ngăn chặn hiện tượng tắc nghẹn của gan. Vì vậy, cà chua giúp phòng tránh

bệnh xơ gan. Thành phần hóa học có trong nước ép cà chua là liều thuộc tự nhiên

giúp hòa tan sỏi mật từ gan, một căn bệnh khá phố biến hiện nay. Do đó, bổ sung

cà chua đủ lượng là cách tuyệt vời để những người hay uống rượu giảm bớt các

tác hại xấu của rượu.

Cà chua chứa nhiều vitamin C, kali giúp giảm lượng cholesterol xấu căn

nguyên gây nên các bệnh liên quan đến huyết áp. Vì vậy, cà chua rất hữu ích

trong việc ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và các biến chứng về tim khác.

Vitamin A là nguồn dinh dưỡng giúp duy trì và cải thiện thị lực, vì vậy ăn

cà chua sẽ giúp bạn có một đôi mắt khỏe mạnh. Ăn cà chua thường xuyên là cách

để bạn có được tầm nhìn tối khi trời tối.

Một thành phần có lợi trong cà chua đó là Chromium, Chromium giúp

giảm lượng đường trong máu, từ đó giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được

bệnh của mình.

1.3.1.5. Các dạng sản phẩm chế biến từ cà chua bi

Trong công nghiệp cà chua bi cũng được sử dụng trong đồ hộp cá sốt cà,

cà chua bi dầm giấm.

Page 32: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

21

Hình 1.8: Cà chua bi dầm giấm [13] Hình1.9: Mứt cà chua bi [13]

1.3.1.6. Các nghiên cứu về cà chua bi ở Việt Nam và trên thế giới [14], [15]

Theo báo Daily Mail (Anh) dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học

thuộc Đại học Naples (Ý), ăn cà chua bi mỗi ngày có thể ngừa bệnh ung thư tuyến

tiền liệt cũng như trì hoãn sự phát triển của khối u ung thư ở những bệnh nhân

ung thư tuyến tiền liệt.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan gần đây cho thấy ăn nhiều

cà chua (cà chua bi, cà chua thường) và những sản phẩm từ cà chua sẽ giảm đáng

kể nguy cơ bị đột quỵ. Vì loại quả này rất giàu chất Lycopene – một hợp chất

chống ôxy hóa.

Tại Việt Nam có nghiên cứu “Nghiên cứu quy trình sản xuất dưa - cà dầm

giấm” của Vũ Thị Quyến, sinh viên trường Đại Học Nha Trang.

1.3.2. Tổng quan về cam [2], [4], [5], [10], [11]

1.3.2.1. Tên gọi và nguồn gốc, đặc điểm thực vật của cây cam

Cây cam được biết đến từ rất lâu khoảng 2200 năm trước Công nguyên ở

Trung Quốc nhưng một số người lại cho rằng cây cam có nguồn gốc từ dãy

Himalayas ở Ấn Độ. Cam được trồng rất phổ biến ở Ấn Độ sau đó được lan rộng

về phía Đông đến cả vùng Đông Nam Á. Vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công

Page 33: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

22

nguyên, cây cam được đưa đến châu Âu và nó lan ra cho tới cả vùng Địa Trung

Hải. Sau đó, cây cam được Columbus mang đến châu Mỹ. Những năm sau đó,

những người làm vườn ở châu Mỹ và châu Âu đã đem cây cam đến với châu Úc

và châu Phi. Ngày nay, cây cam được trồng rất phổ biến ở rất nhiều nơi trên thế

giới.

Cam là một loài cây ăn trái cùng họ với bưởi thuộc giới Plantae, ngành

Magnoliophyta, lớp Magnoliopsida, phân lớp Rosidae, bộ Sapidales. Loài cam là

một cây lai được trồng từ xa xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima)

và quýt (Citrus reticulata).

Cam là loại cây gỗ nhỏ có dáng khỏe, đều, thân không gai hay có ít gai.

Lá mọc so le, phiến lá dài, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài khoản 5-10 cm,

rộng khoảng 2,5 - 5 cm. Chùm hoa ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm thành

chum 2 - 6 hoa. Đài hoa hình chén, không có lông, cánh hoa trắng dài khoảng 1,5

- 2 cm. Nhị có 20 - 30 cái dính nhau thành 4 - 5 bó. Quả gần hình cầu, đường kính

khoảng 5 - 8 cm, màu vàng da cam tới đỏ cam, vỏ quả dày khoảng 3 - 5 mm, khó

bóc, cơm quả màu vàng, vị ngọt, hạt có màu trắng. Cây ra hoa quanh năm, thường

có hoa vào tháng 1- 2, có quả vào tháng 10 -12.

Cam sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 23 ÷ 29oC. Những vùng có

nhiệt độ bình quân năm là 15oC cũng có thể trồng được cam, quýt. Cam không

chịu được rét, nhiệt độ quá thấp và kéo dài cây sẽ ngừng phát triển và chết.

Nhưng ở nhiệt độ quá cao từ 40oC trở lên, cây cũng ngừng sinh trưởng, cành lá bị

khô héo. Cũng có một số giống cam chịu được nhiệt độ cao. Sự phát triển của cây

cam cũng cần đủ ánh sáng. Nếu thiếu ánh sáng thì cây cam sinh trưởng và phát

dục kém, khó phân hóa mầm, ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng.

Cam là loài cây ăn trái ưa ẩm. Lượng mưa thích hợp hằng năm là 1000 ÷

1500mm. Trồng cam ở những nơi có độ ẩm không khí 70 ÷ 80% cây sẽ cho trái

to, đều, vỏ bóng, nước nhiều, phẩm chất trái tốt, ít bị rụng. Loại đất thích hợp

nhất cho cây cam là vùng đất phù sa ven sông, xốp, nhẹ, phì nhiêu, màu mỡ. Độ

pH của đất khoảng 5,5 ÷ 5,6.

Page 34: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

23

Hình 1.10: Quả cam [14]

1.3.2.2. Phân loại

Một số giống cam trồng phổ biến ở Việt Nam.

- Cam Xã Đoài (Nghệ An): cây tương đối cao, ít cành, trồng ở Xã Đoài, xã

Nghi Diễn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Trái cam ngon, thơm, có vỏ mỏng và

bóng, vị ngọt đậm, ít xơ. Ứng dụng chủ yếu trong sản xuất mứt cam và nước cam.

- Cam Động Đình: cây to, lá xanh nhạt, tai lá to. Trái to, màu đỏ tía, nhiều

nước, hơi chua, dễ trồng, có sức chống chịu, là giống cam lai giữa cam và bưởi.

Hiện tại loại này được trồng ở Hải Phòng.

- Cam đường: Hương vị gần giống quýt hơn cam. Cây cao khoảng 2 ÷ 3m, tán

rộng, nhiều cành lá, lá không có tai. Khối lượng trung bình 100g/trái, vỏ mỏng,

màu vàng đỏ hay đỏ sẫm, dễ bóc, múi dễ chia.

Có ba loại cam đường là Cam giấy với các giống Cam Canh (Hà Nội),

Cam Đồng Dụ (Hải Phòng), Cam Ngọc Cục và Cam Hành Thiện (Nam Hà); Cam

Bù, Cam Chua, dễ trồng, sai trái, vị hơi chua, phổ biến ở hương Sơn (Hà Tĩnh),

Tuyên Hóa (quảng Bình); Cam Voi, trái to 300÷350g lai giữa Cam bù và Bưởi,

trồng ở Tuyên Hóa (Quảng Bình).

- Cam sành: tên khoa học là Citrus nobilis var. nobilis, tên Anh là mandarin,

king orange, tên Pháp là Tangor. Cây cao khoảng 2÷3m, phân cành thấp, lá có tai

nhỏ. Dạng trái hơi dẹt, khối lượng từ 200÷400g/trái có vỏ sần sùi và mịn, vỏ dày,

khi chín có màu vàng hay đỏ sẫm, tuy dày nhưng dễ bóc, ruột đỏ, hạt có màu nâu

Page 35: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

24

lục, vị ngọt, hơi chua, hương vị thơm ngon, thích hợp làm đồ hộp trái nước

đường.

Vùng chuyên canh ở ĐBSCL là Tam Định, Trà Ôn (Vĩnh Long); xã Hòa

Hưng, An Hữu, Mỹ Lương, An Thái Đông, Mỹ Lợi A, Mỹ Đức Tây, (huyện Cái

Bè), Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ),…diện

tích trồng khoảng 2413ha, mùa vụ chính từ tháng 7 đến tháng 12.

Giống cam sành phổ biến là cam Bố Hạ (cam King), trồng ở bãi phù sa Hà Bắc

trên đất thoát nước, trái dẹt, nặng trung bình 200÷250g, màu vàng đỏ đẹp chín

vào tháng 11-12 qua đến tháng 1 năm sau và dịp Tết Nguyên dán. Cam sành còn

có tên là Citrus nobilis Lour. Quýt trước đây cũng được xem là một thứ cam sành.

- Cam soàn: Citrus sinensis thuộc họ Rutaceae, tên tiếng Anh là Sweet

orange, tên tiếng Pháp là orangier, được trồng lẻ tẻ ở ĐBSCL, có thể có nguồn

gốc từ Phong Điền (Cần Thơ). Cam soàn có lá xanh đậm và to hơn cam mật. Trái

to, xanh ửng vàng khi chín, dạng trái hình cầu, phần dưới trái có núm đồng tiền

lõm vào bằng đầu ngón tay. Các tép cam ráo nước, vị ngọt thanh, hợp khẩu vị của

người Việt và Châu Á hơn khẩu vị của Âu Mỹ.

Còn có những loại cam gần với chanh có vỏ mỏng hơn nhưng khó bóc, khi

chín màu vàng. Ở nước ta, cam hầu như có quanh năm, nên có thể dùng trái tươi.

Người ta thường thu hái trái non rụng ở gốc cây làm chỉ thực vật (một loại thuốc

dùng trông Đông Y – Fructus Aurantii Immaturus).

- Cam chanh: Quả to trung bình, vỏ quả nhẵn, ăn ngọt, khi chín có màu

vàng, hạt trung bình, tử diệp hạt trắng và thường là đa phôi.

- Quýt: Là tên gọi chung cho các giống có múi mà quả có vỏ mỏng, dễ

bóc, vị ngọt, hương thơm, tử diệp hạt màu xanh, lá có eo nhỏ hoặc không eo.

Page 36: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

25

Bảng 1.6: Bảng đặc điểm kỹ thuật của cam, quýt, chanh Việt Nam

Chỉ tiêu Cam

sành (Bố

Hạ)

Cam

chanh

(Xã Đoài)

Quýt

(Lí Nhân)

Chanh

(Hòa

Bình)

Khối lượng trái

(g)

260 240 40 64

Đường kính

trái (mm)

88 80 45 5,1

Độ khô (%) 11,5 11,5 10 7,0

Độ acid ( 0,75) _ _ 0,75 _

pH 3,2 3,2÷3,8 _ 2,5÷2,8

1.3.2.3. Thành phần hóa học

Thành phần dinh dưỡng trong 100g cam tươi như sau:

Bảng 1.7: Bảng thành phần hóa học của trái cam

Thành phần Hàm lượng Đơn vị

Múi Vỏ

Năng lượng 37 _ Kcal

Thành

phần chính

Nước 88,06 75,95 %

Protein 0,9 _ %

Tinh dầu Vết 2,4 %

Sacharose

Glucose

Fructose

3,59

1,25

1,45

1,22

3,49

3,24

%

Acid hữu

1,41 0,22 %

Page 37: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

26

Cellulose 0,47 3,49 %

Pectin 1,41 0,22 %

Muối

khoáng

Ca 42 _ mg%

P 23 _ mg%

Fe 0,4 _ mg%

Vitamin

A 0,09 _ mg%

β-

Carotene

0,4 0,09 mg%

B1 0,04 0,02 mg%

B2 0,06 _ mg%

PP 0,75 1,27 mg%

C 65 170 mg%

Quả là nguồn vitamin C, có thể tới 150mg trong 100g dịch, hoặc 200 -

300mg trong 100g vỏ khô.

Lá và vỏ cam xanh có chứa I-stachydrin, hesperdin, aurantin acid

aurantinic, tinh dầu cam rụng (Petitgrain).

Hoa chứa tinh dầu cam (neroli) có limonene, linalool, reraniol.

Tinh dầu vỏ cam có thành phần chính là D-limonen (90%), decylicaldehyd

tạo nên mùi thơm, các alcol như linalool, D.L-terpineol, alcol nonylic, còn có acid

butyric, authrannilat methyl và ester caprylic.

1.3.3.4. Tác dụng của quả cam đối với sức khỏe

Cam là loại quả chứa khá đầy đủ các chất lượng nên được sử dụng rất

nhiều trong thực phẩm với mục đích bổ sung các chất cho cơ thể và được sử dụng

như một loại thuốc với các tính năng chữa bệnh khác nhau.

Nước cam

Là một loại nước có tính mát, thanh nhiệt, chứa nhiều vitamin bổ dưỡng

cho cơ thể. Ngoài vitamin C có tác dụng gia tăng sức đề kháng và tăng tính hấp

Page 38: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

27

thu chất sắt, thực vật,… Nước cam còn chưa nhiều canxi hơn các sản phẩm từ

sữa. Dùng nước cam kết hợp với nha đam hay cà rốt sẽ làm tăng giá tăng giá trị

dinh dưỡng trong thức uống.

Nên dùng nước cam hằng ngày, nhất là một ly cam vắt tươi vào mỗi buổi

sáng sớm, hay dùng làm tráng miệng cũng rất tốt. Đây cũng là cách tốt giúp giải

khát và giúp làm việc hiệu quả mà còn là một giải pháp tối ưu cho những người

thừa cân, đặc biệt là những người không có thói quen uống sữa.

Dầu cam

Được chế biến bằng cách ép vỏ. Nó được dùng làm gia vị trong thực phẩm

và làm hương trong nước hoa. Dầu cam có khoảng 90% d-Limonene, một dung

môi dùng trong nhiều hóa chất dùng trong gia đình, cùng với dầu chanh để tẩy

dầu mỡ và tẩy rửa nói chung.

Vỏ cam

- Thành phần: vỏ quả chiếm 13- 24% trọng lượng quả, chứa pectin,

pectat Ca (26,2%), hợp chất flavonoid (0,55-0,57%) gồm có hesperidine,

narigin, neohesperidin, diosmin,. Đặc biệt chứa tinh dầu mà thành phần chính

là d- Limonene (90%). Decyclicaldehyde tạo nên mùi thơm, các ancol như

linalool, alcol noncylic, còn có acid butyric, authramilat metyl và este

caprylic.

- Công dụng: + Vỏ cam có vị đắng, tính mát, hơi the, có tác dụng hạ khí

đầy, điều hòa tỳ vị. Ngoài ra, vỏ cam còn có tác dụng mang lại cảm giác thèm ăn

và ngon miệng.

+ Vỏ cam còn có tác dụng tiêu đờm, giảm ho và giảm hen suyễn.

+ Một số nghiên cứu cũng cho thấy vỏ cam có thể hòa tan cholesterol và chất

béo trung tính. Chính vì thế, những người béo phì với nồng độ cholesterol cao -

nếu ăn nhiều vỏ cam sẽ rất có lợi.

Trong chế biến thực phẩm thì vỏ cam đóng vai trò khá quan trọng vì chúng

giúp cải thiện hương vị và và mùi vị của rất nhiều món ăn.

+ Vỏ cam khô cũng có tác dụng hút ẩm từ đường vàng.

Page 39: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

28

+ Vỏ cam còn có tác dụng trong làm đẹp.

1.3.2.5. Các dạng sản phẩm được chế biến từ quả cam

Hiện nay cam được rất rộng rãi trong các gia đình với nhiều hình thức khác

nhau như ăn tươi, làm nước ép, làm mứt,…

Hình 1.11: Nước cam ép Hình 1.12: Mứt vỏ cam

1.3.2.6. Các nghiên cứu về cam ở Việt Nam và trên thế giới

Theo các nhà khoa học Australia thì việc thường xuyên sử dụng cam quýt

có thể giảm 50% nguy cơ ung thư miệng, dạ dày, thanh quản. Việc ăn cam nhiều

lần trong một ngày và thường xuyên sẽ giảm 19% nguy cơ đột quỵ. Đồng thời

làm giảm nguy cơ tim mạch, béo phì và tiểu đường. Có được tác dụng trên là do

trong cam có chất chống oxy hóa, củng cố hệ miễn dịch, ức chế sự tăng trưởng

của khối u và bình thường hóa các tế bào ung thư. Trong tất cả cá loại hoa quả,

cam xếp đầu về hàm lượng các chất chống oxy hóa. Nó chứa hơn 170 hóa chất

thực vật khác nhau trong đó có hơn 60 flavonoid mang đặc tính chống viêm,

chống khối u và hình thành huyết khối.

Các nhà nghiên cứu Canada đã chứng minh rằng việc dùng 750ml nước

cam mỗi ngày sẽ làm tăng cholesterol tốt (HDL) trong máu người bệnh bị

cholesterol xấu cao. Khi cholesterol tốt tăng thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm

đi. Các nhà khoa học quy hiệu quả này cho một loại flavonoid trong cam đó là

chất hesperidine.

Page 40: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

29

Theo các nhà khoa học Anh: Bình quân trong một trái cam có chứa 170mg

phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chất chống lão hóa.

Tại Việt Nam có nghiên cứu “Nghiên cứu chế biến nước ép cam – thạch

dừa bổ sung carrageenan” của Nguyễn Thị Hảo, sinh viên trường Đại Học Nha

Trang (2008). Và nghiên cứu “Nghiên cứu quy trình sản xuất mứt vỏ cam – cà

rốt” của Nguyễn Thị Soạn, sinh viên trường Đại Học Nha Trang (2010).

Page 41: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

30

Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Nguyên liệu chính

2.1.1.1. Cà chua bi

Cà chua bi có tên khoa học là Lycopericum Esculentum Miller, tên tiếng Anh

là Cherry Tomato. Là loại cây ăn quả rất được ưa thích vì có thể chế biến nhiều món

ngon. Đặc điểm của cà chua dùng làm thí nghiệm là hình tròn, hay thon dài đường

kính của quả cà chua tròn khoảng 1,5 - 2 cm, quả hình thon khoảng 1 - 1,5cm. Cà

chua chín vừa tới có màu đỏ đều tươi đẹp đặc trưng, bề mặt vỏ quả nhẵn bóng thành

quả dày, ít hạt, quả hơi cứng vừa chín tới, không bị sâu bệnh.

Cà chua bi sử dụng trong thí nghiệm được mua ở chợ Vĩnh Hải, Nha

Trang, Khánh Hòa.

2.1.1.2. Cam

Cam sử dụng trong đề tài là giống cam Mỹ, tên tiếng Anh là Valencia

Orange. Chọn quả cam có màu vàng sáng, vỏ còn cứng không bị héo hay vàng úng.

Vỏ quả không có nhiều đốm đen, có mùi thơm đặc trưng của vỏ cam, không có mùi

úng, thối của vỏ bị hỏng.

Cam Mỹ được mua ở chợ Vĩnh Hải, Nha Trang, Khánh Hòa.

2.1.2. Nguyên liệu phụ

2.1.2.1. Đường

Sử dụng loại đường tinh luyện có hàm lượng saccharose tinh khiết ≥

99,70% chất khô; đường khử ≤ 0,1%; độ ẩm ≤ 0,06%; hàm lượng tro ≤ 0,03%;

đường không có vị chua, không lẫn tạp chất, không vón cục, ở dạng tinh thể rời.

Đường được sản suất tại Công ty Cổ Phần đường Ninh Hòa, đạt chất lượng

TCVN 6959 : 2001, tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2008.

Page 42: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

31

2.1.2.2. Nước

Nước được sử dụng là nước máy do hệ thống nước của thành phố Nha

Trang cung cấp. Nước dùng là nước sạch đã qua xử lý và đảm bảo an toàn vệ sinh

thực phẩm do Bộ Y tế quy định.

2.1.2.3. CaCl2

Canxi clorua là hợp chất của ion Ca2+ với Cl-. CaCl2 được sử dụng ở đây là

dạng chất rắn, với độ tinh khiết là 96%, được bảo quản trong chai nhựa vì nó rất

dễ hút ẩm và là chất tan nhiều trong nước. CaCl2 được mua ở cửa hàng hóa chất

Tam Hưng, đường 2/4, Nha Trang.

Hiện nay CaCl2 được liệt kê như là một chất phụ gia thực phẩm, tại thị

trường châu Âu được sử dụng làm phụ gia cô lập và làm chắc với số E là E509.

Canxi clorua được sử dụng làm chắc cấu trúc cà chua bi nhưng do nó là muối có

vị mặn cao nên phải rửa sạch sau khi ngâm và tránh làm thay đổi vị của mứt sau

này.

2.1.2.4. Acid citric

Acid hữu cơ thực phẩm, có công thức hóa học là C6H8O7, phải đảm bảo chi

tiêu về màu sắc, mùi vị, giá trị pH và các giá trị khác của sản phẩm thực phẩm

phục vụ cho công nghệ thực phẩm. Hàm lượng acid citric > 99%. Dạng tinh thể,

không lẫn tạp chất.

Acid citric được mua ở cửa hàng hóa chất Tam Hưng, đường 2/4, Nha

Trang.

2.1.2.5. Bao bì thủy tinh

Bao bì để đựng mứt là bao bì thủy tinh không màu trong suốt, nắp sắt,

dung tích 200ml để thấy được sản phẩm bên trong bao bì được mua tại phòng thí

nghiệm Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nha Trang.

Page 43: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

32

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Quy trình sản xuất dự kiến

Qua quá trình tổng quan tài liệu nghiên cứu của các luận văn trước đây

cùng các nghiên cứu thử nghiệm khác em xin đưa ra sơ đồ quy trình dự kiến như

sau:

2.2.1.1. Sơ đồ quy trình dự kiến

Hình 2.1: Quy trình sản xuất dự kiến

Xử lý cơ học

Nước cam

Đường

CaCl2

Cà chua bi

Rửa 1

Ngâm CaCl2

Rửa 2

Phối trộn

Nấu

Sấy

Chần

Cắt nhỏ

Bảo quản

Vỏ cam

Rửa sạch

Rửa sạch

Sản phẩm

Acid citric

Page 44: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

33

2.2.1.2. Thuyết minh quy trình

Xử lý nguyên liệu

+ Đối với cà chua bi: Chọn những quả cà chua bi vừa chín tới, không nên

chọn những quả còn sống sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan sau này, chọn

những quả còn độ rắn nhất định, chưa bị chín mềm quá, không bị sâu bệnh. Đem

đi rửa sạch, dùng tăm nhọn châm lên các quả cà chua, mục đích giúp cho vỏ cà

chua không bị vỡ nát khi sên.

+ Đối với vỏ cam: Chọn những vỏ cam vàng đều, không bị sâu bệnh, hư hỏng,

gọt bỏ bớt phần cùi trắng phía trong, đem đi rửa sạch. Sau đó dùng dao cắt chúng

thành dạng đoạn nhỏ.

Chần với nước sôi

+ Mục đích: Làm mềm cấu trúc của vỏ cam, khử bớt vị hăng đáng của vỏ cam,

tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn tiếp theo.

+ Cách tiến hành: Sau khi vỏ cam được cắt nhỏ xong, ta đem đi luộc với nước

sạch ở nhiệt độ sôi trong thời gian 30 giây, 40 giây, 50 giây, 60 giây, 70 giây. Ta

bố trí thí nghiệm với từng mức thời gian để chọn ra thời gian luộc thích hợp.

Ngâm dung dịch CaCl2

+ Mục đích: Ngâm CaCl2 để tăng độ chắc cho cà chua bi tạo điều kiện thuận

lợi cho các công đoạn sau.

+ Tiến hành: Cà chua bi sau khi được xử lý cơ học xong được cho vào ngâm

trong dung dịch CaCl2 ở các nồng độ khảo sát là 0,5%, 1%, 1,5% và với thời gian

ngâm ở mỗi nồng độ là 6 giờ, 7 giờ, 8 giờ, tỷ lệ nước ngâm/nguyên liệu là 2/1. Bố

trí thí nghiệm và xác định nồng độ và thời gian ngâm CaCl2 thích hợp.

Rửa 2

+ Mục đích: Nhằm loại bỏ hết lượng CaCl2 còn sót lại trên bề mặt quả cà chua

bi.

+ Cách tiến hành: Sau khi ngâm cà chua bi với CaCl2 xong, ta tiến hành vớt cà

chua bi ra sau đó xả lại bằng nước sạch nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn mùi CaCl2.

Phối trộn

Page 45: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

34

+ Mục đích: Tạo hỗn hợp đồng nhất thuận lợi cho công đoạn nấu mứt.

+ Cách tiến hành: Cà chua bi, vỏ cam, nước cam sau khi được xử lý xong tiến

hành đem đi phối trộn với đường. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ đường bổ sung,

tỷ lệ cà chua bi, vỏ cam, nước cam đem đi phối trộn.

Nấu mứt

+ Mục đích: Làm chín sản phẩm, tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.

+ Cách tiến hành: Sau khi các nguyên liệu đã được phối trộn xong, ta tiến

hành đem gia nhiệt trên bếp gas, lúc đầu nâng nhiệt lên khi mứt đã sôi tiến hành

giữ nhiệt ở 102oC ±2oC, trong khoảng 70 phút, 80 phút, 90 phút, 100 phút, 110

phút. Trong quá trình nấu mứt ta bổ sung axit xitric với tỷ lệ 0,1%; 0,2%; 0,3%;

0,4%; 0,5%. Tiến hành bố trí thí nghiệm xác định thời gian nấu mứt và tỷ lệ axid

citric bổ sung thích hợp.

Sấy

+ Mục đích: Tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm, tạo điều kiện cho quá trình

bảo quản.

+ Cách tiến hành: Sau khi mứt đã được nấu xong tiến hành trút mứt ra khay

lưới để đưa vào thiết bị sấy bức xạ hồng ngoại, thiết bị sấy bức xạ hồng ngoại kết

hợp với sấy lạnh ở nhiệt độ 35oC, 40oC, 45oC, 50oC, 55oC. Sau khi sấy độ ẩm đạt

22% thì dừng. Bố trí thí nghiệm xác định phương pháp, nhiệt độ sấy thích hợp.

Bảo quản

+ Mục đích: Xem xét sự hư hỏng của mứt.

+Cách tiến hành: Sau khi mứt đã sấy xong, để nguội cho vào bình thủy tinh đậy

kín nắp và bảo quản ở điều kiện thường.

Page 46: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

35

2.2.2. Bố trí thí nghiệm xác định chế độ ngâm dung dịch CaCl2

Mục đích: Xác định được nồng độ và thời gian ngâm tối ưu của cà chua bi

trong dung dịch CaCl2.

Cách tiến hành: Ta tiến hành ngâm cà chua bi trong dung dịch CaCl2 như

sơ đồ dưới đây. Sau đó tiến hành đánh giá cảm quan, xác định nồng độ và thời

gian ngâm CaCl2 tối ưu.

Hình 2.2: Bố trí thí nghiệm xác định chế độ ngâm dung dịch CaCl2

Cà chua bi

Rửa sạch

Xử lý

Nồng độ (%)

Rửa sạch

Thời gian ngâm (h)

0,5 1,5 1

6 7 8 6 6 7 8

7 8

Phối trộn

Nấu mứt

Sấy mứt

Đánh giá chất lượng cảm quan

Chọn chế độ ngâm CaCl2 tối ưu

Ngâm CaCl2

Nước cam 20% Vỏ cam 15%

Acid citric 0,3%

Page 47: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

36

2.2.3. Bố trí thí nghiệm xác định thời gian chần vỏ cam

Mục đích: Xác định được thời gian tối ưu để làm mềm vỏ cam.

Cách tiến hành: Tiến hành chần vỏ cam trong nước sôi và tính thời gian

từ khi sôi đến khi kết thúc quá trình chần. Sau khi chần tiến tiến hành cố định các

thông số phối trộn như phối trộn tỷ lệ vỏ cam/ cà chua bi là 15%, đường 50%,

nước cam 20%, axid citric 0,3% so với nguyên liệu. Cố định thời gian nấu ở nhiệt

độ 102 ± 2oC trong 90 phút, sấy ở thiết bị sấy bức xạ kết hợp với sấy lạnh ở nhiệt

độ 45oC. Sau khi sấy độ ẩm đạt 22% thì dừng. Sau đó tiến hành đánh giá cảm

quan, xác định thời gian chần vỏ cam tối ưu.

Hình 2.3: Bố trí thí nghiệm xác định thời gian chần vỏ cam

Đánh giá chất lượng cảm quan

Chon thời gian chần tối ưu

Vỏ cam

Làm sạch

Cắt nhỏ

Chần với nước sôi

Mẫu

Thời gian chần khi nước sôi (s)

1 2 3 4 5

20 30 50 40 60

Rửa sạch

Phối trộn

…….

Vỏ cam 15% Nước cam 20%

Acid citric 0,3%

Page 48: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

37

2.2.4. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ vỏ cam/ cà chua bi

Mục đích: Xác định được tỷ lệ vỏ cam/ cà chua bi tối ưu.

Cách tiến hành: Ta tiến hành phối trộn tỷ lệ vỏ cam/ cà chua bi như sơ đồ

dưới đây, cố định các thông số phối trộn như đường 50%, nước cam 20%, axid

citric 0,3% so với nguyên liệu chính. Cố định thời gian nấu ở nhiệt độ 102 ± 2oC

trong 90 phút, sấy ở thiết bị sấy bức xạ kết hợp với sấy lạnh ở nhiệt độ 45oC. Sau

khi sấy độ ẩm đạt 22% thì dừng. Sau đó tiến hành đánh giá cảm quan, xác định tỷ

lệ vỏ cam/cà chua bi tối ưu.

Hình 2.4: Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ vỏ cam/ cà chua bi

Cà chua bi

5/100

10/100 15/100 20/100

25/100 Tỷ lệ vỏ cam/cà chua bi (theo khối lượng)

Mẫu 1 2 3

4 5

Đường 50%

Nước cam 20 %

……….

Phối trộn

(theo khối lượng)

Nấu

Sấy ở 450C

Đánh giá cảm quan

Chọn tỷ lệ vỏ cam/ cà chua bi tối ưu

Acid citric 0,3 %

Page 49: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

38

2.2.5. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ nước cam/ (cà chua bi+ vỏ cam)

Mục đích: Xác định được tỷ lệ phối trộn nước cam/ (cà chua bi+ vỏ cam)

tối ưu.

Cách tiến hành: Ta tiến hành phối trộn tỷ lệ nước cam/(vỏ cam+ cà chua

bi) như sơ đồ dưới đây, cố định các thông số phối trộn như đường 50%, vỏ cam

15%, axid citric 0,3% so với nguyên liệu chính. Cố định thời gian nấu ở nhiệt độ

102 ± 2oC trong 90 phút, sấy ở thiết bị sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp với sấy

lạnh với nhiệt độ 45oC. Sau khi sấy độ ẩm đạt 22% thì dừng. Sau đó tiến hành

đánh giá cảm quan, xác định tỷ lệ vỏ cam/cà chua bi tối ưu.

Hình 2.5: Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ nước cam/ (cà chua bi + vỏ cam)

Chọn tỷ lệ nước cam/ (vỏ cam+cà chua bi tối ưu

Đường 50 % Phối trộn

(theo khối lượng)

Nấu

Sấy ở 450C

Đánh giá cảm quan

…….

Acid citric 0,3 %

Cà chua bi

10/100

Mẫu

Tỷ lệ nước cam/ (cà chua bi + vỏ cam) (theo khối lượng)

15/100

20/100

25/100

30/100

1 2 3 5

4

Lượng vỏ cam tối ưu

Page 50: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

39

2.2.6. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ đường/ (cà chua bi+ vỏ cam)

Mục đích: Xác định được tỷ lệ phối trộn đường/ (cà chua bi+ vỏ cam) tối ưu.

Cách tiến hành: Ta tiến hành phối trộn tỷ lệ đường/ (vỏ cam+ cà chua bi) như

sơ đồ dưới đây, cố định các thông số phối trộn như nước cam 20%, vỏ cam 15%,

axit citric 0,3% so với nguyên liệu chính. Cố định thời gian nấu ở nhiệt độ 102 ±

2oC trong 90 phút, sấy ở thiết bị sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp với sấy lạnh với

nhiệt độ 45oC. Sau khi sấy độ ẩm đạt 22% thì dừng. Sau đó tiến hành đánh giá

cảm quan, xác định tỷ lệ đường bổ sung tối ưu.

Hình 2.6: Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ đường/ (cà chua bi+ vỏ cam)

Chọn tỷ lệ đường / (vỏ cam+ cà chua bi) tối ưu

Acid citric 0,3%

Lượng nước cam tối ưu Lượng vỏ cam tối ưu

Cà chua bi

…………..

Phối trộn (theo khối lượng)

Nấu

Sấy ở 450C

Đánh giá cảm quan

Mẫu Tỷ lệ đường/ (cà chua

bi+ vỏ cam) (theo khối lượng)

40/100

55/100

50/100

45/100

60/100

1 2 3 5 4

Page 51: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

40

2.2.7. Bố trí thí nghiệm xác định thời gian nấu

Mục đích: Xác định được thời gian nấu mứt tối ưu.

Cách tiến hành: Ta tiến hành phối trộn tỷ lệ tối ưu đã khảo sát, sau đó

đem gia nhiệt đến sôi. Đảm bảo nhiệt độ nấu là 102±2oC, thay đổi thời gian theo

các thông số như sơ đồ dưới đây. Sau đó, sấy ở thiết bị sấy bức xạ hồng ngoại kết

hợp sấy lạnh ở nhiệt độ 45oC. Sau khi sấy độ ẩm đạt 22% thì dừng. Tiến hành

đánh giá cảm quan, xác định thời gian nấu tối ưu.

Hình 2.7: Bố trí thí nghiệm xác định thời gian nấu

Lượng đường tối ưu

Cà chua bi

………..

Phối trộn

Nấu với các thời gian (phút)

Sấy ở 450C

Đánh giá cảm quan

Chọn thời gian nấu tối ưu

Lượng vỏ cam tối ưu

Lượng nước cam tối ưu

Thời gian (phút)

Mẫu 1 2 3 4 5

70

80 90 100 110

Acid citric 0,3%

Page 52: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

41

2.2.8. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ acid citric bổ sung

Mục đích: Xác định được tỷ lệ acid citric bổ sung tối ưu.

Cách tiến hành: Ta tiến hành phối trộn tỷ lệ acid citric như sơ đồ dưới

đây, cố định các thông số phối trộn như đường 50%, vỏ cam 15%, nước cam 20%

so với nguyên liệu chính. Cố định thời gian nấu ở nhiệt độ 102 ± 2 oC trong 90

phút, sấy ở thiết bị sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp với sấy lạnh ở nhiệt độ 45oC.

Sau khi sấy độ ẩm đạt 22% thì dừng. Sau đó tiến hành đánh giá cảm quan, xác

định tỷ lệ acid citric tối ưu.

Hình 2.8: Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ acid citric bổ sung

Chọn tỷ lệ acid citric tối ưu

Cà chua bi

…………..

Lượng đường tối ưu

Phối trộn

Đánh giá chất lượng cảm quan

Sấy ở 450C

Nấu

Bổ sung acid citric

0,5 0,4

Lượng vỏ cam tối ưu

Lượng nước cam tối ưu

0,3 0,1 0,2 Tỷ lệ (%)

Mẫu 1

2 3 4 5

Page 53: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

42

2.2.9. Bố trí thí nghiệm xác định phương pháp, nhiệt độ sấy

Mục đích: Xác định được phương pháp sấy, nhiệt độ sấy mứt tối ưu.

Cách tiến hành:

Xác định phương pháp sấy:

Tiến hành thí nghiệm với phương pháp sấy hồng ngoại và phương pháp

sấy bức xạ có kết hợp với sấy lạnh. Khi tiến hành sấy với 2 phương pháp sấy khác

nhau nhưng cố định nhiệt độ sấy như nhau nhiệt độ sấy là 45oC, cố định tốc độ

gió 0,5 – 1m/s, độ ẩm sau khi sấy đạt 22%. Sau khi sấy tiến hành đánh giá cảm

quan về trạng thái, màu sắc để chọn ra phương pháp sấy thích hợp.

Xác định nhiệt độ sấy:

Phương pháp sấy đã được xác định từ thí nghiệm trên. Ta chọn nhiệt độ

sấy 35oC, 40oC, 45oC, 50oC, 55oC, cố định tốc độ gió 0,5 – 1m/s. Sau khi sấy ta

tiến hành đánh giá cảm quan về màu sắc, trạng thái để chọn ra nhiệt độ sấy thích

hợp.

Hình 2.9: Bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ sấy

Cà chua bi

…….

Nấu

Sấy với các nhiệt độ (oC)

Đánh giá cảm quan

Chọn thời gian sấy tối ưu

Phối trộn

Lượng vỏ cam tối ưu

Lượng nước cam tối ưu

Lượng đường tối ưu

Lượng acid citric tối ưu

Mẫu

Nhiệt độ (oC) 35 40 45 50 55

1 2 3 4 5

Page 54: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

43

2.2.10. Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng

2.2.10.1. Phương pháp phân tích

1. Phương pháp phân tích khối lượng

Thành phần khối lượng của nguyên liệu là một trong các thông số quan

trọng cho việc chọn lựa nguyên liệu, dự trù nguyên liệu, xây dựng định mức

nguyên liệu và hoạch toán giá cả trong sản xuất. Do đó, cần thiết xác định thành

phần khối lượng của nguyên liệu nhằm xác định hiệu suất của quy trình.

Xác định thành phần khối lượng bằng phương pháp cân khối lượng phần

ăn được và không ăn được.

- Phần ăn được: thịt quả

- Phần không ăn được: hạt, vỏ, xơ...

Các thành phần khối lượng được xác định bằng phương pháp cân với độ

chính xác tới 10-2g.

2. Phương pháp phân tích hóa học [3]

a. Xác định hàm lượng ẩm theo phương pháp sấy khô (phụ lục 2)

Độ ẩm là hàm lượng nước tự do trong thực phẩm. Biết được độ ẩm có thể

xác định được giá trị dinh dưỡng, chất lượng thực phẩm và khă năng bảo quản.

Từ độ ẩm của nguyên liệu ta tính toán được hàm lượng chất khô của nguyên liệu.

Xác định hàm lượng ẩm theo phương pháp sấy ở 100-110oC.

b. Xác định hàm lượng tro (khoáng) trong nguyên liệu (phụ lục 3)

Hàm lượng tro trong nguyên liệu là nguồn cung cấp khoáng cho sản phẩm

sau này. Dù hàm lượng nhiều hay ít cũng góp phần quan trọng làm tăng giá trị

của sản phẩm.

Xác định hàm lượng tro toàn phần bằng phương pháp nung ở 550 - 600oC.

c. Xác định độ acid bằng phương pháp chuẩn độ bằng dung dịch NaOH (phụ

lục 4).

Dùng dung dịch kiềm NaOH 0,1N để trung hòa hoàn toàn các acid trong

thực phẩm với chỉ thị phenolphtalein.

Page 55: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

44

d. Xác định pH bằng máy đo pH (phụ lục 5).

Xác định pH để xác định hàm lượng acid citric bổ sung vào quá trình chế

biến, tạo chất lượng cảm quan tốt nhất cho sản phẩm.

Xác định pH của dịch ép bằng máy đo pH.

2.2.10.2. Đánh giá chất lượng cảm quan thực phẩm [8]

Dựa theo phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3215 -

79). Tiêu chuẩn này được áp dụng trong công tác kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan

chung hoặc riêng biệt từng chỉ tiêu về màu, mùi, vị, trạng thái để đánh giá chất

lượng thực phẩm. Tiêu chuẩn Việt Nam sử dụng hệ 20 điểm xây dựng trên một

thang điểm thống nhất có 6 bậc từ 0 đến 5 và điểm 0 tương ứng với chất lượng

sản phẩm bị hỏng, còn từ điểm 1 đến điểm 5 ứng với mức khuyết tật giảm dần, và

điểm 5 là cao nhất cho một chỉ tiêu, tổng hệ số quan trọng của tất cả các chỉ tiêu

được đánh giá cho một sản phẩm là 4.

Bảng 2.1: Danh mục chỉ tiêu và hệ số trọng lượng đối với mứt cà chua bi và

cam

Chất lượng của sản phẩm được đánh giá tùy theo mức điểm đã cho và

thang điểm đánh giá. Tính tổng số điểm của tất cả các chỉ tiêu cảm quan theo

bảng sau:

Tên chỉ tiêu Hệ số trọng lượng

Hệ số cho từng chỉ tiêu %

Màu 1,0 25 Mùi 0,8 20 Vị 1,0 25

Trạng thái 1,2 30

Tổng 4,0 100

Page 56: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

45

Bảng 2.2: Mức chất lượng sản phẩm theo tổng số điểm trung bình chưa có hệ

số trọng lượng của thành viên trong hội đồng cảm quan.

Sản phẩm đạt chất lượng khi điểm trung bình chưa có trọng lượng của một

chỉ tiêu bất kì phải đạt nhỏ nhất 2,8 và điểm chất lượng không nhỏ hơn 11,2. Nếu

hội đồng thống nhất đánh giá cho một chỉ tiêu nào đó 0 điểm thì chung bằng 0 và

sản phẩm coi như hỏng. Nếu điểm thành viên cho điểm lệch quá 1,5 điểm trung

bình chưa có trọng lượng của hội đồng thì điểm thành viên đó bị loại.

Xác định các chỉ tiêu màu sắc, mùi, vị, trạng thái bằng phương pháp cho

điểm theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3215-79). Tiêu chuẩn Việt Nam sử dụng

cho hệ 20 điểm xây dựng trên một thang thống nhất có 6 bậc (từ 0 đến 5) trong đó

có 5 điểm là điểm cao nhất cho mỗi chỉ tiêu.

Trong thực tế, các chỉ tiêu có mức độ quan trọng khác nhau, do đó cần có

một hệ số quan trọng để biểu thị mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu. Thành lập

hội đồng cảm quan gồm 5 thành viên, tiến hành đánh giá mẫu sản phẩm nghiên

cứu theo thang điểm và ghi nhận kết quả của từng thành viên từ đó tính điểm

trung bình cho từng chỉ tiêu cảm quan.

Thang điểm đánh giá các chỉ tiêu cảm quan sản phẩm mứt cà chia bi và

cam được trình bày trên bảng 2.3.

Mức Điểm Mức Điểm

Tốt 18,6 – 20,0 Kém 7,2 - 11,1

Khá 15,2 – 18,2 Rất kém 4,0 – 7,1

Trung bình 11,2 – 15,1 Hỏng 0,0 – 3,9

Page 57: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

46

Bảng 2.3: Thang điểm đánh giá cảm quan sản phẩm mứt cà chua bi và cam

Chỉ

tiêu

Hệ số

quan

trọng

Điểm

chưa có

trọng

lượng

Yêu cầu

Trạng

thái

1,2

5

Sản phẩm ở trạng thái nguyên quả, hơi

dai, bề mặt quả khô, bóng, các quả

tách rời nhau

4

Sản phẩm ở trạng thái nguyên quả, ít

dai, bề mặt quả ít khô, các quả tách rời

nhau

3 Sản phẩm ở trạng thái mềm, ít dai, bề

mặt quả ướt, các quả không tách rời

nhau

2 Sản phẩm ở trạng thái hơi mềm nhũn,

không đồng nhất, các quả không tách

rời nhau

1 Sản phẩm ở trạng thái mềm nhũn, có

biểu hiện nhão hỏng

0 Sản phẩm bị nhão hỏng

Màu

sắc

1.0

5 Màu đỏ - cam đặc trưng hài hòa giữa

cà chua bi và vỏ cam

4 Màu đỏ - cam ít đặc trưng

3 Màu đỏ - cam hơi sẫm

2 Màu đỏ - cam sẫm tối

1 Màu sẫm tối, mất màu đặc trưng.

0 Màu của sản phẩm hỏng

Page 58: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

47

Vị

1,0

5 Vị chua ngọt hài hòa kết hợp vị the

vừa phải của vỏ cam

4 Vị chua, ngọt, và vị the nhưng ít hài

hòa

3 Vị hơi quá chua hoặc hơi quá ngọt hay

hơi quá đắng

2 Vị chua gắt, ngọt gắt, hay quá đắng

1 Sản phẩm có vị lạ

0 Vị lạ, khó chịu của sản phẩm hỏng

Mùi

0,8

5 Mùi thơm đặc trưng của nước cam và

đường hòa hợp

4 Mùi thơm ít dặc trưng, hài hòa

3 Mùi thơm của vỏ cam kém, mùi của

đường bị caramel nhiều

2 Mất mùi đặc trưng, có mùi nồng và

mùi đường

1 Có mùi khét, mùi lạ

0 Mùi của sản phẩm bị cháy, hỏng

2.2.10.3. Phương pháp phân tích vi sinh

Kiểm tra vi sinh theo quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, các chỉ tiêu phân

tích được tiến hành kiểm nghiệm tại Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha

Trang như sau:

Bảng 2.4: Chỉ tiêu phân tích và phương pháp kiểm nghiệm

STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp kiểm

nghiệm

1 Tổng số vi sinh vật hiếu khí (KL/g) TCVN 4884:2005

2 E. Coli (KL/g) TCVN 6846:2007

Page 59: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

48

2.2.11. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Mỗi thông số thí nghiệm

thực hiện ít nhất ba lần. Kết quả nghiên cứu được xác định là trung bình cộng của

các lần thí nghiệm. Xử lý số liệu và vẽ đồ thị bằng phần mềm Microsoft excel

2003.

Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu thành phần nguyên liệu

3.1.1. Thành phần khối lượng

Thành phần khối lượng của nguyên liệu là một trong các thông số quan

trọng cho việc chọn lựa nguyên liệu, dự trù nguyên liệu, xây dựng định mức

3 S. aureus (KL/g) TCVN 4830-1:2005

4 Cl. perfrigens (KL/g) TCVN 4991:2005

5 Coliforms (KL/g) TCVN 6848:2007

6 Tổng số bào tử nấm men – nấm mốc

(KL/g)

TCVN 8275-1:2010

Page 60: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

49

nguyên liệu và hoạch toán giá cả trong sản xuất. Do đó, cần thiết xác định thành

phần khối lượng của nguyên liệu nhằm xác định hiệu suất của quy trình.

Cà chua bi, chỉ tính thành phần của phần bỏ đi và thành phần sử dụng vào

sản phẩm. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1 và bảng 1 của phụ lục 1.

Bảng 3.1: Bảng thành phần khối lượng của cà chua bi

Chỉ

tiêu

Mẫu

Khối

lượng

mẫu (g)

Khối

lượng

phần ăn

được (g)

Khối

lượng

phần

không ăn

được (g)

Phần tăm

sử dụng

(%)

1 300 295 5 98,3

2 320 313 7 97,8

3 350 345 5 98,6

Trung bình 323,33 317,67 5,67 98.3

Nhận xét:

Với cà chua bi tỷ lệ phần ăn được là 98,3%, tỷ lệ này cao sẽ cho định mức

và năng suất, thích hợp cho sản xuất mứt quả.

Tính từ ngoài vào trong quả cam bao gồm vỏ, cùi và múi cam (tép cam),

tiến hành tách từng phần và xác định khối lượng của chúng, ta được thành phần

khối lượng của trái cam thể hiện theo bảng 3.2 và bảng 2 của phụ lục 1.

Bảng 3.2: Thành phần khối lượng của trái cam

Page 61: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

50

Chỉ

tiêu

Mẫu

Khối

lượng

quả

(g)

Khối

lượng

dịch

thu

hồi (g)

Khối

lượng

vỏ quả

(g)

Khối

lượng

bã lọc

và cùi

(g)

Hao

hụt

(g)

Phần

trăm

sử

dụng

(%)

1 200 105 45 46 4 75,00

2 150 70 37 40 3 71,33

3 180 100 38 39 3 76,67

Trung bình 176,67 91,67 40 41,67 3,33 74,33

3.1.2. Thành phần một số chất trong cà chua bi và cam

Bảng 3.3: Bảng thành phần một số chất trong cà chua bi và cam

3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của sự phối trộn các nguyên liệu đến chất

lượng cảm quan của sản phẩm

3.2.1. Kết quả xác định tỷ lệ và thời gian ngâm CaCl2

Tiến hành 12 mẫu thí nghiệm, mỗi thí nghiệm với 100g cà chua bi. Ngâm

cà chua bi trong CaCl2 với tỷ lệ 0,5%, 1%, 1,5% với thời gian 6 giờ, 7 giờ, 8 giờ

theo sơ đồ bố trí thí nghiệm hình 2.2, sản phẩm thu được cho kiểm nghiệm viên

đánh giá cảm quan và cho điểm từng mẫu theo thang điểm bảng 2.3, với từng

mẫu ta thu dược bảng điểm cảm quan cho các mẫu được trình bày ở phụ lục 6, và

có đồ thị biểu diễn như sau:

Thành phần Cà chua bi Nước cam Vỏ cam

Chất khô (Bx) 4,97 10,1 4,6

Hàm lượng khoáng (%) 0,42 5,80

pH 3,84 4,48 4,78

Acid tổng số theo acid citric (%) 0,89 0,85 11,36

Page 62: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

51

16.48

15.36

14.815.02

13.04

14.0214.48

15.76

14.6

12

13

14

15

16

17

18

Ngâm 6h Ngâm 7h Ngâm 8hThời gian ngâm (h)

Điể

m c

ảm q

uan

Nồng độ 0,5%Nồng độ 1,0%Nồng độ 1,5%

Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian và nồng độ ngâm cà chua bi

trong CaCl2 đến chất lượng cảm quan của sản phẩm

Nhận xét:

Nhìn vào biểu đồ ta thấy nhóm có thời gian ngâm là 7h có điểm cảm quan

cao hơn so với nhóm mẫu mà thời gian ngâm là 6h, 8h. Trong nhóm thời gian

ngâm 7h thì tỷ lệ CaCl2 1% có điểm cảm quan cao hơn hai nồng độ 0,5%, và

1,5%.

Thảo luận:

Có thể giải thích điều này như sau: Khi ngâm cà chua trong dung dịch CaCl2,

các chất tan trong cà chua sẽ đi vào trong dung dịch còn nước và các ion Ca2+ sẽ

ngấm vào cà chua. Trong cùng một tỷ lệ CaCl2 thì với thời gian ngâm khác nhau sẽ

có những biến đổi về cấu trúc nguyên liệu và sự tổn hao chất tan khác nhau được

thể hiện trên màu nước ngâm. Khi thời gian ngâm ngắn 6 giờ, thì cấu trúc nguyên

liệu chưa biến đổi nhiều, vẫn còn mềm, nước ngâm màu đỏ cam rất nhạt do lượng

chất tan thoát ra ít. Khi thời gian ngâm tăng lên 7 giờ thì cấu trúc nguyên liệu trở

nên cứng, nước ngâm lúc này màu đỏ cam nhạt do lượng chất tan thất thoát lúc này

Page 63: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

52

đã tăng lên. Nếu tiếp tục tăng thời gian ngâm lên 8 giờ thì cấu trúc cà chua bi cứng,

lượng chất tan thất thoát rất nhiều làm cho nước ngâm bị đục màu.

Nước sẽ tạo ra một áp suất thẩm thấu lên chất nguyên sinh và qua chất

nguyên sinh lên màng tế bào làm cho tế bào ở trạng thái căng ra nên cà chua sau khi

ngâm trở nên tươi hơn. Nhưng vì màng tế bào có tính chất co giãn đàn hồi nên gây

ra một áp suất đàn hồi ngược chiều với áp suất thẩm thấu. Hiện tượng thẩm thấu và

khuếch tán trong và ngoài tế bào sẽ chậm dần và sẽ ngừng hẳn khi hai áp suất này

cân bằng nhau.

CaCl2 là phụ gia tạo độ chắc, khi cho vào sản phẩm giúp sản phẩm tăng độ

chắc, nâng cao chất lượng cảm quan thực phẩm. Tuy nhiên nếu tỷ lệ CaCl2 đem

ngâm quá ít (0,5%) thì cấu trúc nguyên liệu hầu như không thay đổi, hàm lượng

CaCl2 chưa đủ để tạo độ chắc cho nguyên liệu trong quá trình nấu mứt dễ gây nên

hiện tượng mềm, nhũn. Khi tỷ lệ CaCl2 tăng lên (1,0%) đủ để tạo độ chắc cho sản

phẩm có cấu trúc ổn định, khả năng ngấm đường và hút nước vừa phải nên thời gian

nấu mứt không quá dài, đảm bảo chất lượng cảm quan thực phẩm. Tuy nhiên nếu

tăng nồng độ CaCl2 lên (1,5%) thì cấu trúc nguyên liệu trở nên quá cứng, khả năng

hút nước cao dẫn đén kéo dài thời gian cô đặc, ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan

thực phẩm.

Kết luận:

Theo bảng điểm cảm quan ở phụ lục 6 và đồ thị hình 3.1, chọn mẫu thí

nghiệm ngâm cà chua bi trong dung dịch CaCl2 ở nồng độ 1,0 % trong 7 giờ.

3.2.2. Kết quả xác định thời gian chần vỏ cam

Mỗi lần tiến hành với 30g mẫu, tiến hành thí nghiệm theo bố trí thí

nghiệm hình 2.3. Sau mỗi thí nghiệm cho mỗi kiểm nghiệm viên đánh giá cảm

quan và cho điểm từng mẫu theo thang điểm bảng 2.3, và ta thu được kết quả

được trình bày ở phụ lục 7, có đồ thị biểu diễn như sau:

Page 64: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

53

14.12

14.84

16.68

15.88

14.8

12

13

14

15

16

17

18

20 30 40 50 60thời gian chần (s)

Điể

m c

ảm q

uan

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của thời gian chần vỏ cam đến chất

lượng cảm quan của sản phẩm

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong khoảng thời gian chần vỏ cam từ 20 –

40s thì điểm cảm quan tăng, cụ thể là tại thời điểm chần 20s thì điểm cảm quan là

14,12, đặc biệt tại thời gian chần 40s thì điểm cảm quan đạt cao nhất 16,68. Nếu

tiếp tục tăng thời gian chần lên 50 - 60s thì điểm cảm quan lại giảm, cụ thể là tại

thời gian chần 60s thì điểm cảm quan chỉ còn 14,8.

Thảo luận:

Có thể giải thích điều này như sau: Mục đích chính của việc chần vỏ cam

là loại bỏ vị đắng trong vỏ. Khi thời gian chần càng dài thì vị đắng trong vỏ được

loại bỏ càng nhiều, tuy nhiên nếu thời gian quá dài thì làm cho vỏ cam bị mềm

nhũn do protopectin thủy phân thành pectin, màu bị nhạt dần và lượng chất tan

thất thoát nhiều. Tại thời gian chần vỏ cam 40s, thời gian không quá dài, đủ để

làm cho vỏ cam giữ được trạng thái tốt, vị đắng được loại bỏ chỉ còn vị the dễ

chịu, màu đẹp.

Page 65: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

54

Kết luận:

Qua các kết quả nghiên cứu trên, chọn thời gian chần vỏ cam 40s là thích

hợp.

3.2.3. Kết quả xác định tỷ lệ phối trộn vỏ cam/cà chua bi

Tiến hành thí nghiệm với những tỷ lệ vỏ cam/cà chua bi khác nhau theo bố

trí tí nghiệm hình 2.4. Sau đó các kiểm nghiệm viên đánh giá cho điểm từng mẫu

theo thang điểm cảm quan bảng 2.3, ta thu được kết quả được trình bày ở phụ lục

8, có đồ thị biểu diễn như sau:

14.12

14.84

16.84

15.64

14.4

12

13

14

15

16

17

18

5 10 15 20 25Tỷ lệ vỏ cam/cà chua bi (%)

Điể

m c

ảm q

uan

Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng tỷ lệ vỏ cam bổ sung đến chất lượng cảm

quan sản phẩm

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong khoảng tỷ lệ vỏ cam bổ sung từ 5 -

10% thì điểm cảm quan tăng, cụ thể là khi tỷ lệ vỏ cam là 5% thì điểm cảm quan

chỉ 14,12 nhưng khi tỷ lệ vỏ cam tăng lên 10% thì điểm cảm quan là 14,84, đặc

biệt khi tỷ lệ tăng lên 15% thì điểm cảm quan đạt ngưỡng cao nhất 16,84. Tuy

Page 66: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

55

nhiên nếu tiếp tục tăng tỷ lệ vỏ cam bổ sung lên 20 – 25% thì điểm cảm quan lại

giảm, cụ thể tại tỷ lệ vỏ cam 25% thì điểm cảm quan chỉ còn 14,4.

Thảo luận:

Có thể giải thích điều này như sau: với tỷ lệ vỏ cam/cà chua bi thích hợp sẽ

tạo nên tính mới, sự độc đáo cho sản phẩm. Khi tỷ lệ vỏ cam/ cà chua bi không

đồng đều từ 5 - 10% hoặc 20 – 25% thì sẽ khiến cho người cảm nhận không thấy

vị còn lại chỉ thiên về vị mùi một nguyên liệu không có sự hòa quyện của các

nguyên liệu khác. Mặt khác, sự thẩm thấu và tính chất nguyên liệu giữa vỏ cam

và cà chua bi khác nhau nên ảnh hưởng đến quá trình cô đặc và trạng thái của sản

phẩm sau này, bên cạnh đó màu của sản phẩm cũng không được đồng đều nên

chất lượng cảm quan sẽ giảm. Tại tỷ lệ vỏ cam/ cà chua bi là 15% thì sản phẩm có

sự hài hòa về chất lượng cảm quan.

Kết luận:

Qua các kết quả nghiên cứu trên, chọn tỷ lệ vỏ cam/cà chua bi là 15%.

3.2.4. Kết quả xác định tỷ lệ phối trộn giữa nước cam/ (cà chua bi+ vỏ cam)

Tiến hành thí nghiệm với những tỷ lệ nước cam/(vỏ cam+cà chua bi) khác

nhau theo bố trí thí nghiệm hình 2.5. Sau đó các kiểm nghiệm viên đánh giá cho

điểm từng mẫu theo thang điểm cảm quan bảng 2.3, ta thu được kết quả được

trình bày ở phụ lục 9, có đồ thị biểu diễn như sau:

Page 67: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

56

13.92

14.84

16.84

15.44

14.64

12

13

14

15

16

17

18

10 15 20 25 30Tỷ lệ nước cam/(vỏ cam+cà chua bi) (%)

Điể

m c

ảm q

uan

Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ nước cam bổ sung đến chất

lượng cảm quan sản phẩm

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho ta thấy: trong khoảng tỷ lệ nước cam từ 10 – 20%

so với cà chua bi và vỏ cam thì điểm cảm quan tăng, cụ thể là khi tỷ lệ nước cam

là 10% thì điểm cảm quan là 13,92; khi tỷ lệ nước cam là 15% thì điểm cảm quan

là 14,84, đặc biệt tại tỷ lệ nước cam là 20% thì điểm cảm quan lên đến 16,84. Tuy

nhiên nếu tiếp tục tăng tỷ lệ nước cam bổ sung lên 25 – 30% thì điểm cảm quan

lại giảm, cụ thể tại tỷ lệ nước cam 30% thì điểm cảm quan chỉ còn 14,64.

Thảo luận:

Có thể giải thích điều này như sau: Dưới tác động của nhiệt độ, chất

Limonene trong tinh dầu của vỏ cam bị biến đổi tạo thành tecpen dạng pinen làm

sản phẩm có mùi khó chịu. Nước cam bổ sung vào nhằm tạo hương thơm cho sản

phẩm, làm dịu đi vị the của vỏ cam, mặt khác khi bổ sung nước cam vào sẽ làm

cho đường dễ hòa tan và ngấm vào nguyên liệu hơn trong quá trình phối trộn. Khi

tỷ lệ nước cam thấp từ 10 - 15% thì chưa đủ để tạo hương vị cho sản phẩm, lượng

nước cam ít chưa đủ để đường tan nhanh, sự thẩm thấu kém gây ảnh hưởng đến

quá trình nấu mứt. Tại tỷ lệ nước cam là 20% thì sản phẩm có mùi thơm hài hòa,

Page 68: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

57

lượng nước cam vừa đủ để hòa tan đường nhanh, thuận lợi cho quá trình nấu mứt

và tăng chất lượng cảm quan cho sản phẩm. Nếu tiếp tục tăng tỷ lệ nước cam lên

25 – 30% thì ảnh hưởng tới quá trình nấu mứt, làm cho quá trình nấu sẽ kéo dài,

vị của sản phẩm không hài hòa, sản phẩm bị sậm màu.

Kết luận:

Qua các phân tích trên, chon tỷ lệ nước cam bổ sung so với (cà chua bi+ vỏ

cam) là 20%.

3.2.5. Kết quả xác định tỷ lệ phối trộn giữa đường/ (cà chua bi+ vỏ cam)

Tiến hành thí nghiệm với những tỷ lệ đường/ (vỏ cam+cà chua bi) khác

nhau theo bố trí thí nghiệm hình 2.6. Sau đó các kiểm nghiệm viên đánh giá cho

điểm từng mẫu theo thang điểm cảm quan bảng 2.3, ta thu được kết quả được

trình bày ở phụ lục 10, có đồ thị biểu diễn như sau:

14.5615

16.2415.68

14.8

12

13

14

15

16

17

18

40 45 50 55 60

Tỷ lệ đường/(cà chua bi+vỏ cam) (%)

Điể

m c

ảm q

uan

Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ đường bổ sung đến chất lượng

cảm quan sản phẩm

Nhận xét:

Page 69: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

58

Qua kết quả nghiên cứu ta nhận thấy: Khi tỷ lệ đường tăng từ 40 – 50% thì

điểm cảm quan chung tăng từ 14,56 đến 16,24. Và điểm cảm quan đạt giá trị cao

nhất khi tỷ lệ đường phối trộn là 50%. Nếu tiếp tục tăng tỷ lệ đường lên 55% hay

60% thì điểm cảm quan chung lại giảm xuống còn 15,68; 14,8.

Thảo luận:

Khi tỷ lệ đường là 40% thì điểm cảm quan thấp (14,56) do cơ chất cung

cấp cho các phản ứng tạo màu, mùi, vị không đủ nên trong quá trình nấu mứt nên

sự hình thành màu, mùi, vị chưa đạt yêu cầu. Không những vậy trạng thái của sản

phẩm lỏng, độ sánh quyện thấp vì lượng đường không đủ để tạo độ đông cho sản

phẩm.

Khi tăng tỷ lệ đường tăng lên 45% thì điểm cảm quan tăng lên đáng kể

(15), màu sắc của sản phẩm dần ổn định, mùi và trạng thái có thể chấp nhận được

tuy nhiên vị của sản phẩm chưa đạt yêu cầu do lượng đường cung cấp cho các

phản ứng tạo mùi làm giảm lượng đường cần thiết tạo vị cho sản phẩm và phản

ứng thủy phân đường saccharose thành glucose và fructose có vị kém ngọt hơn

làm cho sản phẩm có vị hơi nhạt.

Ở tỷ lệ đường 50% thì chất lượng cảm quan là tốt nhất. Lượng đường vừa

đủ để tạo được mùi vị, tạo độ đông cho sản phẩm. Thời gian cô đặc không quá

dài, màu caramen ở mức độ thấp kết hợp với màu đặc trưng riêng của nguyên liệu

tạo ra được màu sắc, mùi, vị hài hòa. Vì vậy điểm cảm quan đạt cao nhất.

Khi tỷ lệ đường tăng lên 60%, 65% thì thì điểm cảm quan giảm (còn

15,68; 14,8) do phản ứng caramen của đường, phản ứng melanoidin của đường

khử và acid amin xảy ra mạnh mẽ, màu của sản phẩm bị sẫm, mùi đường lấn át,

vị ngọt gắt.

Kết luận:

Qua các phân tích trên, chọn tỷ lệ đường phối trộn là 50% so với (cà chua

bi+ vỏ cam).

Page 70: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

59

3.2.6. Kết quả xác định thời gian nấu mứt

Tiến hành thí nghiệm với những thời gian nấu khác nhau theo bố trí thí

nghiệm hình 2.7. Sau đó các kiểm nghiệm viên đánh giá cho điểm từng mẫu theo

thang điểm cảm quan bảng 2.3, ta thu được kết quả được trình bày ở phụ lục 11,

có đồ thị biểu diễn như sau:

13.42

15.04

16.44

15.52

14.2

12

13

14

15

16

17

18

70 80 90 100 110 Thời gian nấu (ph)

Điể

m c

ảm q

uan

Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của thời gian nấu mứt đến chất lượng

cảm quan sản phẩm

Nhận xét:

Qua kết quả nghiên cứu ta thấy: Khi khi thời gian nấu mứt tăng từ 70 phút

đến 90 phút thì điểm cảm quan tăng dần, cụ thể là khi thời gian nấu là 70 phút thì

điểm cảm quan đạt 13,42; khi thời gian nấu là 80 phút thì điểm cảm quan đạt

15,04, đặc biệt khi thời gian nấu mứt là 90 phút thì điểm cảm quan đạt cao nhất

16,44. Tuy nhiên nếu tiếp tục tăng thời gian nấu lên 100 phút, 110 phút thì điểm

cảm quan giảm, cụ thể là điểm cảm quan khi nấu mứt trong 110 phút chỉ còn

14,20.

Thảo luận:

Chế độ nấu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và cảm quan của sản phẩm.

Do quá trình nấu mứt là thực hiện một quá trình khuếch tán và thẩm thấu của

Page 71: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

60

đường vào sản phẩm và một phần làm bay hơi nước làm cho nồng độ chất khô

tăng, thủy phân một phần saccharose thành glucose và fructose có tác dụng hạn

chế việc lại đường. Đồng thời, quá trình nấu cũng làm cho các thành phần phối

trộn được đồng đều hơn và cũng xảy ra phản ứng melanoidin làm cho tính chất

cảm quan tốt hơn.

Khi thời gian nấu mứt ngắn 70 phút, 80 phút chưa đủ làm hơi nước bay hơi

nhiều để tạo độ khô cần thiết cho sản phẩm, phản ứng Melanoidin xảy ra ở mức

độ thấp nên chưa tạo được mùi vị đặc trưng cho sản phẩm, màu còn nhạt.

Khi thời gian nấu là 90 phút đủ để làm cho sản phẩm có độ sánh dẻo đạt yêu cầu,

màu sáng đẹp, mùi vị tốt.

Nếu ta tăng thời gian nấu mứt lên 100 phút, 110 phút thì thời gian nấu quá

dài, các phản ứng caramen và melanoidin xảy ra mạnh mẽ khiến sản phẩm bị

cứng, khi ăn có cảm giác khô, có biểu hiện của mùi vị cháy, màu bị sẫm lại.

Kết luận:

Qua kết quả nghiên cứu, chọn thời gian nấu mứt là 90 phút.

3.2.7. Kết quả xác định tỷ lệ acid bổ sung trong quá trình nấu mứt

Khi gần kết thúc quá trình nấu mứt, tiến hành bổ sung acid citric với những

tỷ lệ khác nhau theo bố trí thí nghiệm hình 2.8. Sau đó các kiểm nghiệm viên

đánh giá cho điểm từng mẫu theo thang điểm cảm quan bảng 2.3, ta thu được kết

quả được trình bày ở phụ lục 12, có đồ thị biểu diễn như sau:

Page 72: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

61

13.92

14.96

16.44

15.48

14.2

12

13

14

15

16

17

18

0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 Tỷ lệ acid citric (%)

Điể

m c

ảm q

uan

Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ acid citric bổ sung đến chất

lượng cảm quan sản phẩm

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong khoảng tỷ lệ acid citric từ 0,1 – 0,3%

so với cà chua bi và vỏ cam thì điểm cảm quan tăng, cụ thể là tại tỷ lệ acid citric

0,1% thì điểm cảm quan đạt 13,92; khi tỷ lệ acid citric là 0,2% thì điểm cảm

quan đạt 14, 96; đặc biệt khi tỷ lệ acid citric là 0,3% thì điểm cảm quan đạt cực

đại 16,44. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng tỷ lệ acid citric lên 0,4 – 0,5% thì điểm

cảm quan lại giảm, khi tỷ lệ acid citric là 0,4% thì điểm cảm quan chỉ còn 15,48

và khi tỷ lệ acid citric 0,5% thì điểm cảm quan là 14,20.

Thảo luận:

Có thể giải thích điều này như sau: Bổ sung acid citric nhằm điều hòa vị

cho sản phẩm, nó kết hợp với đường để tạo gel cho sản phẩm, mặt khác, acid

citric còn có tác dụng ức chế sự hoạt động của vi sinh vật, chống hiện tượng lại

đường.

Khi tỷ lệ acid citric thấp 0,1 – 0,2% chưa đủ để tạo vị hài hòa cho sản

phẩm, sản phẩm có vị ngọt sắc, đồng thời trạng thái và mùi của sản phẩm kém.

Page 73: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

62

Tại tỷ lệ acid citric bổ sung là 0,3% sản phẩm có vị chua ngọt hài hòa,

trạng thái và màu sắc tốt.

Nhưng khi tỷ lệ acid citric bổ sung tăng lên 0,4 – 0,5% do lượng acid bổ

sung hơi nhiều nên sản phẩm có vị chua lấn át, trạng thái của sản phẩm bị nhão

làm cho điểm cảm quan giảm.

Kết luận:

Qua kết quả nghiên cứu, chọn tỷ lệ acid citric bổ sung so với cà chua bi và

vỏ cam là 0.3%.

3.2.8. Kết quả xác định phương pháp và nhiệt độ sấy mứt

Mứt sau khi nấu xong được sấy bằng phương pháp bức xạ hồng ngoại và

phương pháp sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp với sấy lạnh ở cùng nhiệt độ 45oC.

Ta nhận thấy rằng với phương pháp sấy bức xạ hồng ngoại tốn nhiều thời gian,

cho chất lượng cảm quan không tốt, mứt quả bị sẫm màu, bị mềm, còn với

phương pháp sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp với sấy lạnh tiết kiệm được thời

gian, cho chất lượng cảm quan tốt hơn, mứt quả không bị sẫm màu, mứt quả khô

đều.

Vì vậy ta chọn phương pháp sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp với sấy lạnh.

Tiến hành thí nghiệm với những nhiệt độ sấy khác nhau theo bố trí thí

nghiệm hình 2.9. Sau đó các kiểm nghiệm viên đánh giá cho điểm từng mẫu theo

thang điểm cảm quan bảng 2.3, ta thu được kết quả được trình bày ở phụ lục 13,

có đồ thị biểu diễn như sau:

Page 74: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

63

13.16

15.2

16.24

14.88

14

12

13

14

15

16

17

18

35 40 45 50 55Nhiệt độ sấy ( độ C)

Điể

m c

ảm q

uan

Hình 3.8: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của nhiệt độ sấy mứt đến chất lượng

cảm quan của sản phẩm

Nhận xét:

Qua kết quả nghiên cứu ta thấy: Nhiệt độ sấy mứt tăng từ 35 –45oC thì

điểm cảm quan của sản phẩm tăng, cụ thể ở nhiệt độ sấy là 35oC thì điểm cảm

quan đạt 13,16 ở nhiệt độ sấy 40oC thì điểm cảm quan đạt 15,2; đặc biệt khi nhiệt

độ sấy tăng lên 45oC thì điểm cảm quan đạt cực đại là 16,24. Tuy nhiên nếu tăng

nhiệt độ sấy lên 50 – 55oC thì điểm cảm quan lại giảm, ở nhiệt độ sấy 50oC thì

điểm cảm quan là 14,88 nhưng ở nhiệt độ sấy là 55oC thì điểm cảm quan chỉ còn

14,0.

Thảo luận:

Có thể giải thích điều này như sau: Sấy là quá trình tách ẩm trong sản

phẩm bằng nhiệt. Đó là quá trình khuếch tán ẩm từ các lớp bên trong ra bề mặt

sản phẩm và hơi nước từ bề mặt sản phẩm khuếch tán ra môi trường xung quanh.

Khi nhiệt độ sấy mứt thấp 35 - 40oC thì thời gian sấy mứt lâu, mứt có màu

sắc không đẹp, trạng thái không khô đều.

Page 75: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

64

Khi sấy mứt ở nhiệt độ 45oC thì nhiệt độ này đủ để mứt khô nhưng màu

sắc không bị sậm, tiết kiệm thời gian.

Khi nhiệt độ sấy càng cao 55 - 60oC thì thời gian sấy mứt càng nhanh và

mứt khô nhanh hơn nhưng khô không đều và màu sắc không đẹp.

Kết luận:

Qua kết quả nghiên cứu, chọn nhiệt độ sấy mứt thích hợp là 45oC, ở thiết

bị sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp với sấy lạnh.

Page 76: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

65

3.3. Đề xuất quy trình hoàn thiện

3.3.1. Sơ đồ quy trình

Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm mứt cà chua bi, cam hoàn thiện được

thể hiện trên hình 3.9.

Hình 3.9: Quy tình sản xuất hoàn thiện

Nước cam 20%

Acid citric 0,3%

15%

Luộc

Cắt nhỏ

Vỏ cam

Rửa sạch

Rửa sạch

Đường 50%

Xử lý cơ học

CaCl2 1%, 7h

Cà chua bi

Rửa 1

Ngâm CaCl2

Rửa 2

Phối trộn

Nấu

Sấy 45oC

Bảo quản

Sản phẩm

Page 77: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

66

3.3.2. Thuyết minh quy trình

Xử lý nguyên liệu

+ Đối với cà chua bi: Chọn những quả cà chua bi vừa chín tới, không nên

chọn những quả còn sống sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan sau này, chọn

những quả còn độ rắn nhất định, chưa bị chín mềm quá, không bị sâu bệnh. Đem

đi rửa sạch, dùng tăm nhọn châm lên các quả cà chua, mục đích giúp cho vỏ cà

chua không bị vỡ nát khi sên.

+ Đối với vỏ cam: Chọn những vỏ cam vàng đều, không bị sâu bệnh, hư

hỏng, gọt bỏ bớt phần cùi trắng phía trong, đem đi rửa sạch. Sau đó dùng dao cắt

chúng thành dạng đoạn nhỏ.

Luộc với nước

+ Mục đích: Làm mềm cấu trúc của vỏ cam, khử bớt vị hăng đắng của vỏ

cam, cố định màu, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn tiếp theo.

+ Cách tiến hành: Sau khi vỏ cam được cắt đoạn nhỏ xong, ta đem đi luộc

với nước sạch ở nhiệt độ sôi trong thời gian 40 giây.

Ngâm dung dịch CaCl2

+ Mục đích: Ngâm CaCl2 để tăng độ chắc cho cà chua bi tạo điều kiện

thuận lợi cho các công đoạn sau.

+ Tiến hành: Cà chua bi sau khi được xử lý cơ học xong được cho vào

ngâm trong dung dịch CaCl2 ở nồng độ 1% và với thời gian ngâm 7 giờ tỷ lệ nước

ngâm/nguyên liệu là 2/1.

Rửa 2

+ Mục đích: Nhằm loại bỏ hết lượng CaCl2 còn sót lại trên bề mặt quả cà

chua bi.

+ Cách tiến hành: Sau khi ngâm cà chua bi với CaCl2 xong, ta tiến hành

vớt cà chua bi ra sau đó xả lại bằng nước sạch nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn mùi,

vị mặn CaCl2.

Phối trộn

+ Mục đích: Tạo hỗn hợp đồng nhất thuận lợi cho công đoạn nấu mứt.

Page 78: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

67

+ Cách tiến hành: Cà chua bi, vỏ cam, nước cam sau khi được xử lý xong tiến

hành đem đi phối trộn với đường với tỷ lệ đường 50%, nước cam 20%, vỏ cam

15%.

Nấu mứt

+ Mục đích: Làm chín sản phẩm, tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.

+ Cách tiến hành: Sau khi các nguyên liệu đã được phối trộn xong, ta tiến

hành đem gia nhiệt trên bếp gas, lúc đầu nâng nhiệt lên khi mứt đã sôi tiến hành

giữ nhiệt ở 120±2oC, trong 90 phút, lúc này nồng độ chất khô của sản phẩm là

73%. Trong quá trình nấu mứt ta bổ sung axid citric với tỷ lệ 0,3% để điều vị, và

tránh hiện tượng lại đường.

Sấy

+ Mục đích: Tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm, tạo điều kiện cho quá

trình bảo quản.

+ Cách tiến hành: Sau khi mứt đã được nấu xong tiến hành trút mứt ra khay

lưới để đưa vào thiết bị sấy bức xạ kết hợp với sấy lạnh ở nhiệt độ 45oC. Sau khi

sấy, độ ẩm đạt 22% thì dừng. Bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ sấy thích hợp.

Bảo quản

+ Mục đích: Xem xét sự hư hỏng của mứt.

+Cách tiến hành: Sau khi mứt đã sấy xong, để nguội cho vào bình thủy tinh

đậy kín nắp và bảo quản ở điều kiện thường.

3.3.3. Sản xuất thử nghiệm, đánh giá chất lượng sản phẩm

Tiến hành sản xuất sản phẩm trong điều kiện phòng thí nghiệm theo quy

trình đề xuất hình 3.9. Sản phẩm thu được đem đánh giá chất lượng cảm quan,

hóa lý và vi sinh thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.4.

Page 79: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

68

Bảng 3.4: Điểm cảm quan có trọng lượng của sản phẩm mứt cà chua bi, cam

Theo kết quả bảng 3.4 thì sản phẩm mứt cà chua bi, cam đạt chất lượng

khá theo TCVN 3215-79.

Bảng 3.5: Bảng kết quả kiểm tra vi sinh của sản phẩm mứt cà chua bi, cam

Chỉ tiêu Giới hạn cho

phép (KL/g)

Kết quả ( KL/g)

Tổng số vi sinh vật hiếu khí 104 5.7×102

Coliforms 10 0

E. Coli Không có 0

S. aureus 102 0

Cl. Perfringens 10 0

Tổng số bào tử nấm men,

nấm mốc

102 2.0×101

Từ bảng 3.5 cho ta thấy sản phẩm này đạt vệ sinh an toàn thực phẩm theo

tiêu chuẩn của bộ Y tế 867/1998/QĐ-BYT cho rau quả khô.

Chỉ tiêu

chất lượng

Điểm cảm quan của các

kiểm nghiệm viên

Tổng

số

điểm

Điểm

trung

bình

Hệ

số

quan

trọng

Điểm

trọng

lượng A B C D E

Trạng thái 4 4 4 4 5 21 4,20 1,2 5,04

Màu sắc 4 4 4 4 4 20 4,00 1,0 4,00

Vị 4 4 4 4 4 20 4,00 1,0 4,00

Mùi 4 4 4 4 4 20 4,00 0,8 3,20

Tổng 4.0 16,24

Page 80: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

69

3.3.4. Tính sơ bộ chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm

Bất kỳ sản phẩm nào nếu muốn đưa vào sản xuất với khối lượng lớn và

được thị trường chấp nhận thì cũng cần đáp ứng được hai yếu tố quan trọng là

chất lượng sản phẩm phải tốt và giá thành phải phù hợp với người tiêu dùng.

Dựa vào hiệu suất tiêu hao nguyên liệu ta tính được chi phí nguyên liệu và

phụ gia cho một đơn vị sản phẩm như sau:

Bảng 3.6: Bảng chi phí nguyên vật liệu cho 100 sản phẩm

Nguyên

vật liệu,

phụ gia

Khối

lượng

trong

sản

phẩm

(kg)

Định

mức

tiêu

hao

Khối

lượng

nguyên

liệu ban

đầu (kg)

Số

lượng

(lọ)

Đơn giá

(VNĐ/kg)

Thành

tiền

(VNĐ)

Cà chua

bi

20 1,7 34 12000 442000

Cam 4 2,5 10 55000 550000

Đường 15,5 _ 15,5 18000 279000

Canxi

clorua

0,4

_

0,4

110000

44000

Acid

citric

0,09 _ 0,09 140000 12600

Lọ thủy

tinh

100

5000

500000

Chi phí

khác

300000

Tổng 2127600

Page 81: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

70

Vậy chi phí nguyên liệu cho một đơn vị sản phẩm là:

2127600 21276100

(đồng)

Với chi phí nguyên liệu như trên, so sánh với các sản phẩm tương tự khác

thì sản phẩm mứt cà chua bi - vỏ cam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh khi đưa

ra thị trường.

Page 82: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

71

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất

mứt từ quả cà chua bi và quả cam, đã rút ra một số kết luận như sau:

Xác định được thành phần khối lượng của cà chua bi và cam, một số chất cơ

bản trong cà chua bi, vỏ cam, nước cam.

Xác định được các thông số của quy trình chế biến sản phẩm mứt cà chua

bi, vỏ cam bổ sung nước cam.

- Ngâm cà chua bi trong dung dịch CaCl2 với nồng độ 1% trong 7

giờ.

- Thời gian chần vỏ cam là 40 giây ở 100oC.

- Tỷ lệ vỏ cam/cà chua bi là 15%.

- Tỷ lệ nước cam/ (cà chua bi + vỏ cam) là 20%.

- Tỷ lệ đường phối trộn là 50% so với cà chua bi và vỏ cam.

- Thời gian nấu mứt là 90 phút ở 120±2oC.

- Tỷ lệ acid citric bổ sung là 0,3% so với nguyên liệu chính.

- Nhiệt độ sấy mứt 45oC và sấy bằng phương pháp bức xạ hồng ngoại

kết hợp sấy lạnh.

Sản xuất thử nghiệm thành công sản phẩm với chất lượng loại khá.

Xây dựng được các chỉ tiêu cho sản phẩm.

Tính sơ bộ chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm là: 21267

(nghìn đồng).

2. Đề xuất ý kiến

Trong quá trình nghiên cứu do thời gian ngắn và kiến thức có hạn cộng với

điều kiện phòng thí nghiệm còn hạn chế nên chưa thể nghiên cứu tất cả các yếu tố

ảnh hưởng hay có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài.

Khi sản xuất thử nghiệm, tiến hành nấu mứt theo phương pháp thủ công,

nếu có điều kiện nên cô đặc chân không nhằm dễ điều chỉnh các thông số, đảm

bảo chất lượng cảm quan sản phẩm sau này.

Page 83: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

72

Tuy quy trình công nghệ khá đơn giản, có thể đưa vào sản xuất ở quy mô

nhỏ, sản phẩm đẫ được kiểm nghiệm về mặt vi sinh, hóa lý và cảm quan nhưng để

đưa vào sản xuất hàng loạt thì cần có sự nghiên cứu toàn diện về nhiều mặt như:

- Nghiên cứu sự biến đổi của sản phẩm trong quá trình bảo quản.

- Nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng.

- Nghiên cứu sản xuất sản phẩm theo hướng công nghiệp và chú

trọng giữ lại các chất có lợi cho sức khỏe của con người: vitamin C,

pectin…

Page 84: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trọng Cẩn, Lê Thị Lệ Hà (2001), Công nghệ sản xuất đồ hộp rau

quả, Trường Đại học Nha Trang.

2. Nguyễn Thị Hảo (2008), Nghiên cứu chế biến nước ép cam, thạch dừa bổ

sung carrageenan, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Nha trang

3. Đặng Văn Hợp, Đỗ Minh Phụng (1997), Phân tích kiểm nghiệm sản phẩm

thủy sản, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

4. Tôn Nữ Minh Nguyệt, Lê Văn Việt Mẫn, Trần Thị Thu Hà (2009), Công

nghệ chế biến rau trái Tập 1: Nguyên liệu và công nghệ bảo quản sau thu

hoạch, NXB Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Thị Soạn (2010), Nghiên cứu quy trình sản xuất mứt vỏ cam - cà

rốt, Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Nha Trang.

6. Vũ Thị Quyến (2010), Nghiên cứu quy trình sản xuất dưa – cà dầm giấm,

Đồ án tốt nghiệp trường Đại học Nha Trang.

7. Nguyễn Văn Tiếp, Quách Đĩnh, Ngô Mỹ Văn (2000), Kỹ thuật sản xuất đồ

hộp rau quả, NXB Thanh Niên.

8. Hà Duyên Tư (2006), Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm, NXB Khoa

học và Kỹ thuật Hà Nội.

9. Lê Thị Bạch Tuyết và các tác giả khác (1996), Các quá trình cơ bản trong

sản xuất thực phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. http://afamily.vn/suc-khoe/10-loi-ich-suc-khoe-tuyet-voi-cua-ca-chua-

20120131085217726.chn

11. http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreI

D=13194

Page 85: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

74

12. https://www.google.com.vn/search?q=cam+m%E1%BB%B9&bav=on.2,o

r.r_cp.r_qf.&bvm=bv.47534661,d.dGI&biw=1280&bih=629&um=1&ie=UTF-

8&hl=vi&tbm=isch&source=og&sa=N&tab=wi&ei=yc6yUZiMFYfokAXSvIG

oCA

13. http://google .vn

14. https://www.google.com.vn/search?q=qu%E1%BA%A3+c%C3%A0+chu

a&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=AtGyUbqCBsjslAWg14HwDQ

&sqi=2&ved=0CDIQsAQ&biw=1280&bih=629

15. http://archive.is/oqsG

16. http://www.baomoi.com/Bi-mat-tu-ca-chua-bi/84/10546058.epi

Page 86: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

75

HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM

Page 87: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

79

Page 88: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

76

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Thành phần khối lượng trung bình của cà chua bi và vỏ cam

Phân tích cà chua bi cho ta kết quả như sau:

Bảng 1: Thành phần khối lượng của cà chua bi

Chỉ tiêu

Mẫu

Khối

lượng

mẫu (g)

Khối

lượng

phần ăn

được (g)

Khối

lượng

phần

không ăn

được (g)

Phần

trăm sử

dụng

(%)

1 300 295 5 1,67

2 360 353 7 1,94

3 350 345 5 1,42

Trung bình 1,68

Phân tích quả cam cho ta kết quả như sau:

Bảng 2: Thành phần khối lượng quả cam

Chỉ

tiêu

Mẫu

Khối

lượng

quả

(g)

Khối

lượng

dịch

thu hồi

(g)

Khối

lượng

vỏ

quả

(g)

Khối

lượng

bã lọc

và cùi

(g)

Hao

hụt

(g)

Phần

trăm

sử

dụng

(%)

1 200 105 45 46 4 75,00

2 150 70 37 40 3 71,33

3 180 100 38 39 3 76,67

Trung bình 176,67 91,67 40 41,67 3,33 74,33

Page 89: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

77

Phụ lục 2: Xác định hàm lượng ẩm bằng phương pháp sấy

a. Nguyên lý

Dùng nhiệt độ cao (100 - 105oC) để làm bay hơi hết lượng nước trong mẫu

thử, sau đó dựa vào hiệu số khối lượng của mẫu thử trước và sau khi sấy để tính

được hàm lượng nước trong thực phẩm.

b. Tiến hành

Tiến hành sấy ở 100 - 105oC

Sấy cốc đến khối lượng không đổi: Cốc rửa sạch cho vào tủ sấy ở 100-

105oC/ 30 phút. Sau đó làm nguội trong bình hút ẩm rồi đem cân. Làm lại nhiều

lần sao cho chênh lệch giữa 2 lần là 5.10-4g.

Sấy mẫu đến khối lượng không đổi: Cân P (g) mẫu (đã được cắt nhỏ) cho

vào sấy và đến khối lượng không đổi ở 100-105oC.

c. Tính kết quả

Hàm lượng ẩm được tính theo công thức:

1 2

1

100%G GG G

Trong đó: G: Trọng lượng cốc (g)

G 1: Trọng lượng cốc và mẫu trước khi sấy (g)

G 2: Trọng lượng cốc và mẫu sau khi sấy (g)

Dựa vào hàm lượng ẩm để tính hàm lượng chất khô của nguyên liệu.

Hàm lượng chất khô = 100% - hàm lượng ẩm

Với cà chua bi

Bảng 3: Kết quả xác định hàm lượng ẩm trong cà chua bi

Mẫu Khối lượng

cốc sấy (g)

Khối lượng

cốc sấy và

mẫu ban đầu

(g)

Khối

lượng cốc

sấy và

mẫu sau

khi sấy (g)

Hàm lượng

ẩm (%)

Hàm lượng

chất khô

(%)

Page 90: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

78

Với cam

Bảng 4: Kết quả xác định hàm lượng ẩm trong vỏ cam

Phụ lục 3: Xác định hàm lượng tro của nguyên liệu

a. Nguyên lý

Dùng sức nóng (550 - 600oC) nung cháy hoàn toàn các chất hữu cơ. Phần

còn lại đem cân, và tính ra hàm lượng tro toàn phần.

b. Tiến hành

Nung chén sứ hoặc chén kim loại đã rửa sạch ở lò nung tới 550-600oC đến

trọng lượng không đổi. Để nguội trong bình hút ẩm, và cân phân tích chính xác

đến 10-4g.

Cho vào chén nung P (g) mẫu. Cân tất cả ở cân phân tích, với độ chính xác

như trên. Cần vô cơ hóa mẫu trên đèn cồn hay bếp điện, cô khô trên ngọn lửa

1 51,7048 57,8151 51,9764 95,56 4,44

2 27,4581 32,4935 27,7084 95,03 4,97

3 30.7265 35,6105 30,9477 95,47 4,53

Hàm lượng trung bình 95,35 4,65

Mẫu Khối lượng

cốc sấy (g)

Khối lượng

cốc sấy và

mẫu ban đầu

(g)

Khối

lượng cốc

sấy và

mẫu sau

khi sấy (g)

Hàm lượng

ẩm (%)

Hàm lượng

chất khô

(%)

1 51,5250 54,5188 52, 4312 69,73 30,27

2 27,6835 32,5129 29,1154 70,35 29,65

3 26,8951 31,1936 28,1335 71,19 28,81

Hàm lượng trung bình 29,58

Page 91: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

79

trước khi nung, sau đó cho tất cả vào lò nung và tăng nhiệt độ từ từ cho đến 550-

600oC. Nung cho đến tro trắng, nghĩa là đã loại bỏ hết các chất hữu cơ.

Trong trường hợp còn tro đen, lấy ra đê nguội, cho thêm vài giọt H2O2

hoặc HNO3 đậm đặc và nung lại cho đến tro trắng. Để nguội trong bình hút ẩm và

cân, lặp đi lặp lại thao tác này cho tới khi trọng lượng không đổi. Kết quả giữa hai

lần nung và cân liên tiếp không được cách nhau quá 10-4g.

c. Tính kết quả

Hàm lượng tro (X) tính bằng công thức:

2

1

100%G GXG G

Trong đó: G: Khối lượng cốc nung (g).

G1: Khối lượng cốc nung và mẫu (g).

G2: Khối lượng cốc nung và tro trắng (g).

Chú thích:

Khi chén nung còn nóng để vào bình hút ẩm, nhớ để hé mở lúc đầu hoặc

mở vòi không khí trên nắp bình hút cho đến khi thành than đen không bốc cháy

nữa mới cho vào lò nung. Nếu thực phẩm ẩm tránh không khí nóng nở ra làm vỡ

nắp bình.

Bảng 5: Kết quả xác định hàm lượng khoáng của cà chua bi

Mẫu Khối lượng

cốc nung (g)

Khối lượng

cốc nung và

mẫu ban đầu

Khối

lượng cốc

nung và

Hàm lượng

khoáng (%)

Page 92: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

80

Bảng 6: Kết quả xác định hàm lượng khoáng của vỏ cam

Phụ lục 4: Xác định hàm lượng acid của nguyên liệu

a. Nguyên lý

Dùng dung dịch kiềm NaOH 0,1N để trung hòa hoàn toàn các acid trong

thực phẩm với chỉ thị phenolphthalein.

b. Tiến hành

Lấy 10ml dịch ép của quả cho vào bình định mức 250ml sau đó thêm nước

cất vào đủ 250ml để hòa tan hết acid. Tiến hành lắc đều để lắng rồi chiết nhiều

(g) mẫu sau

khi sấy (g)

1 26,9472 30,9886 26,9647 0,43

2 30,3251 35,6524 30,3459 0,39

3 28,1639 32,5395 28,1832 0,44

Hàm lượng trung bình 0,42

Mẫu Khối lượng

cốc nung (g)

Khối lượng

cốc nung và

mẫu ban đầu

(g)

Khối

lượng cốc

nung và

mẫu sau

khi sấy (g)

Hàm lượng

khoáng (%)

1 25,5664 28,1401 25,6132 1,8184

2 28,1428 32,5917 28,3037 5,8637

3 27,9819 31,7631 28,2019 5,8182

Hàm lượng trung bình 5,7952

Page 93: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

81

lần. Lấy 10ml dung dịch đem chuẩn bằng kiềm chuẩn với chỉ thị phenolphtelein

đến khi xuất hiện màu hồng nhạt bền trong 30s. Đọc thể tích kiềm chuẩn.

c. Tính kết quả

Hàm lượng acid tính theo công thức:

* * *100 (%)A K fXV

Trong đó: A: Số ml NaOH 0,1N đã dùng khi chuẩn độ

f: Hệ số pha loãng mẫu

K: Hệ số biểu thị số gam acid tương đương với 1ml NaOH 0,1N.

Đối với hoa quả tươi, nước trái cây quy về acid citric (K = 0,0064).

V: Thể tích mẫu đem đi chuẩn độ (ml).

Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu:

Mỗi thí nghiệm tiến hành làm với 3 mẫu

Kết quả của các lấn sai số không lệch nhau quá 0,1

Chuẩn bị thí nghiệm theo phương pháp cổ điển

Kết quả thu được là kết quả trung bình của nhiều lần thí nghiệm, lấy chính

xác đến hai chữ số thập phân.

Bảng 7: Kết quả xác định hàm lượng acid trong cà chua bi

Bảng 8: Kết quả xác định hàm lượng acid của vỏ cam

Mẫu Thể tích dịch ép

(ml)

Số ml NaOH 0,1N

dùng chuẩn độ (ml)

Hàm lượng acid

(%)

1 10 0,4 0,64

2 10 0,4 0,64

3 10 0,3 0,48

Hàm lượng trung bình 0,37 0,59

Mẫu Thể tích dịch ép

(ml)

Số ml NaOH 0,1N

dùng chuẩn độ (ml)

Hàm lượng acid

(%)

Page 94: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

82

Bảng 9: Kết quả xác định hàm lượng acid của nước cam

Phụ lục 5: Xác định pH của dịch ép bằng máy đo pH

Đối với cà chua bi

Cà chua bi được rửa sạch sau đó đem ép rồi lọc và đo ở máy đo pH. Trước

khi đo cần rửa sạch đầu dò của máy bằng nước cất. Đo trong một khoảng thời

gian khi nào pH hết nhảy thì đó chính là pH của cà chua bi.

Đối với cam

Cam được rửa sạch sau đó bóc vỏ, đem ép riêng phần thịt quả và vỏ quả

riêng sau đó đem lọc và đo ở máy đo pH cho từng loại. Trước khi đo cần rửa sạch

đầu dò của máy bằng nước cất. Đo trong một khoảng thời gian khi nào pH hết

nhảy thì đó chính là pH của nguyên liệu.

Bảng 10: Kết quả xác định độ pH của cà chua bi

1 10 7,3 11,68

2 10 7,1 11,36

3 10 6,9 11,04

Hàm lượng trung bình 7,1 11,36

Mẫu Thể tích dịch ép

(ml)

Số ml NaOH 0,1N

dùng chuẩn độ (ml)

Hàm lượng acid

(%)

1 10 0,60 0,96

2 10 0,50 0,8

3 10 0,50 0,8

Hàm lượng trung bình 0,53 0,85

Mẫu pH

1 3,84

Page 95: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

83

Bảng 11: Kết quả xác định độ pH của vỏ cam

Mẫu pH

1 4,78

2 4,77

3 3,79

Trung bình 4,78

Bảng 12: Kết quả xác định độ pH của nước cam

Mẫu pH

1 4,48

2 4,47

3 3,49

Trung bình 4,48

Phụ lục 6: Kết quả xác định tỷ lệ và thời gian ngâm trong CaCl2

2 3,85

3 3,83

Trung bình 3,84

Page 96: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

84

Bảng 13: Điểm cảm quan có trọng lượng của cà chua bi theo tỷ lệ và thời gian

ngâm CaCl2

Mẫu

Nồng

độ

CaCl2

(%)

Thời

gian

(h)

Chỉ tiêu HS

QT

Điểm của

các kiểm

nghiệm viên

ĐTB ĐCTL

A B C D E

1

0,5

6

Trạng

thái

1,2

3

3

3

4

3

3,20

3,84

Màu sắc

1,0

3

3

2

3

3

2,80 2,80

Vị 1,0 3 4 3 3 3 3,20 3,84

Mùi 0,8 3 3 4 3 3 3,20 2,56

Tổng 4,0 13,04

2

1,0

6

Trạng

thái

1,2

4

3

4

3

4

3,60

4,32

Màu sắc

1,0

4

3

4

3

3

3,40

3,40

Vị 1,0 4 4 3 3 4 3,60 3,60

Mùi 0,8 4 3 4 4 3 3,60 2,88

Tổng 4,0 14,20

3

1,5

6

Trạng

thái

1,2

3

4

3

4

4

3,60

4,32

Màu sắc

1,0

3

4

4

4

4

3,80

3,80

Vị 1,0 3 4 4 4 3 3,60 3,60

Mùi 0,8 3 3 4 4 4 3,60 2,88

Tổng 4,0 14,60

Trạng

Page 97: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

85

4

0,5

7

thái 1,2 4 4 4 3 4 3,80 4,56

Màu sắc

1,0

4

3

4

4

4

3,80

3,80

Vị 1,0 4 4 4 3 4 3,80 3,80

Mùi 0,8 4 4 4 3 4 3,80 3,04

Tổng 4,0 15,20

5

1,0

7

Trạng

thái

1,2

4

5

4

4

5

4,40

5,28

Màu

sắc

1,0

4

4

4

4

4

4,00

4,00

Vị 1,0 4 4 4 4 4 4,00 4,00

Mùi 0,8 4 4 4 4 4 4,00 3,20

Tổng 4,0 16,48

6

1,5

7

Trạng

thái

1,2

4

5

4

4

5

4,40

5,28

Màu sắc

1,0

4

4

3

4

4

3,80

3,80

Vị 1,0 4 4 3 4 4 3,80 3,80

Mùi 0,8 4 4 4 3 4 3,80 2,88

Tổng 4,0 15,76

7

0,5

8

Trạng

thái

1,2

4

3

4

3

4

3,60

4,32

Màu sắc

1,0

3

3

4

4

4

3,60

3,60

Vị 1,0 4 4 4 3 4 3,60 4,00

Mùi 0,8 3 4 4 4 3 3,60 2,88

Tổng 4,0 14,80

Trạng

Page 98: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

86

8 1,0 8 thái 1,2 4 4 4 5 4 4,20 5,04

Màu sắc

1,0

4

3

4

3

4

3,60

3,60

Vị 1,0 4 3 4 3 4 3,60 3,60

Mùi 0,8 4 3 4 3 4 3,60 2,88

Tổng 4,0 15,12

9

1,5

8

Trạng

thái

1,2

4

4

4

4

4

4,00

4,80

Màu sắc

1,0

3

4

3

4

4

3,60

3,60

Vị 1,0 3 4 3 3 4 3,40 3,40

Mùi 0,8 4 3 4 3 4 3,60 2,88

Tổng 4,0 14,48

Phụ lục 7: Kết quả xác định thời gian chần vỏ cam

Bảng 14: Điểm cảm quan có trọng lượng theo thời gian chần vỏ cam

Mẫu Thời

gian

chần

(s)

Chỉ

tiêu

Điểm cảm

quan của các

thành viên

HS

QT

ĐTB ĐCTL ĐCLSP

A B C D E

1

20

Trạng

thái

3

3

3

4

3

1,2

3,2

3,84

14,12 Màu

sắc

4

4

4

4

3

1,0

3,80

3,80

Vị 3 3 4 4 4 1,0 3,60 3,60

Mùi 3 3 4 4 4 0,8 3,60 2,88

2

30

Trạng

thái

3

4

4

4

4

1,2

3,80

4,56

Page 99: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

87

Màu

sắc

4

3

3

4

4

1,0

3,60

3,60

14,84

Vị 4 4 3 4 4 1,0 3,80 3,80

Mùi 4 3 3 4 4 0,8 3,60 2,88

3

40

Trạng

thái

4

4

5

4

5

1,2

4,40

5,28

16,68 Màu

sắc

4

4

5

4

4

1,0

4,20

4,20

Vị 4 4 4 4 4 1,0 4,00 4,00

Mùi 4 4 4 4 4 0,8 4,00 3,20

4

50

Trạng

thái

4

4

4

5

4

1,2

4,20

5,04

15,88

Màu

sắc

4

4

4

4

3

1,0

3,80

3,80

Vị 5 3 4 4 4 1,0 4,00 4,00

Mùi 4 3 5 3 4 0,8 3,80 3,04

5

60

Trạng

thái

4

4

3

3

4

1,2

3,60

4,32

14,80 Màu

sắc

4

3

3

4

3

1,0

3,60

3,60

Vị 3 4 3 3 4 1,0 3,40 3,40

Mùi 4 3 4 4 3 0,8 3,60 2,88

Phụ lục 8: Kết quả xác định tỷ lệ vỏ cam/cà chua bi

Page 100: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

88

Bảng 15: Điểm cảm quan có trọng lượng của sản phẩm theo tỷ lệ vỏ cam/cà

chua bi

Mẫu Tỷ lệ

(%)

Chỉ tiêu Điểm cảm

quan của các

thành viên

HS

QT

ĐTB ĐCTL ĐCLSP

A B C D E

1

5

Trạng

thái

3

3

3

4

3

1,2

3,2

3,84

14,12 Màu sắc

4

4

4

4

3

1,0

3,80

3,80

Vị 3 3 4 4 4 1,0 3,60 3,60

Mùi 3 3 4 4 4 0,8 3,60 2,88

2

10

Trạng

thái

3

4

4

4

4

1,2

3,80

4,56

14,84 Màu sắc

4

3

3

4

4

1,0

3,60

3,60

Vị 4 4 3 4 4 1,0 3,80 3,80

Mùi 4 3 3 4 4 0,8 3,60 2,88

3

15

Trạng

thái

4

4

5

4

4

1,2

4,20

5,04

16,84 Màu

sắc

4

4

5

4

4

1,0

4,20

4,20

Vị 5 4 4 5 4 1,0 4,40 4,40

Mùi 4 4 4 4 4 0,8 4,00 3,20

4

20

Trạng

thái

4

4

4

4

4

1,2

4,0

4,80

15,64

Màu sắc

4

4

4

4

3

1,0

3,80

3,80

Vị 5 3 4 4 4 1,0 4,00 4,00

Page 101: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

89

Mùi 4 3 5 3 4 0,8 3,80 3,04

5

25

Trạng

thái

4

4

3

4

3

1,2

3,60

4,32

14,40 Màu sắc

4

3

4

3

4

1,0

3,60

3,60

Vị 3 4 4 3 4 1,0 3,60 3,60

Mùi 3 3 4 4 4 0,8 3,60 2,88

Phụ lục 9: Kết quả xác định tỷ lệ phối trộn nước cam/(cà chua bi+vỏ cam)

Bảng 16: Điểm cảm quan có trọng lượng của sản phẩm theo tỷ lệ phối trộn

nước cam/( vỏ cam+cà chua bi)

Page 102: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

90

Mẫu Tỷ lệ

(%)

Chỉ tiêu Điểm cảm

quan của các

thành viên

HS

QT ĐTB ĐCTL ĐCLSP

A B C D E

1

10

Trạng

thái

3

3

3

4

3

1,2

3,2

3,84

13,92 Màu sắc

3

4

4

4

3

1,0

3,60

3,60

Vị 3 3 4 4 4 1,0 3,60 3,60

Mùi 3 3 4 4 4 0,8 3,60 2,88

2

15

Trạng

thái

3

4

4

4

4

1,2

3,80

4,56

14,84 Màu sắc

4

3

3

4

4

1,0

3,60

3,60

Vị 4 4 3 4 4 1,0 3,80 3,80

Mùi 4 3 3 4 4 0,8 3,60 2,88

3

20

Trạng

thái

4

4

4

4

5

1,2

4,20

5,04

16,84 Màu

sắc

4

4

4

4

5

1,0

4,20

4,20

Vị 5 4 5 4 4 1,0 4,40 4,40

Mùi 4 4 4 4 4 0,8 4,00 3,20

4

25

Trạng

thái

4

4

4

4

4

1,2

4,00

4,80

15,44

Màu sắc

4

4

4

4

3

1,0

3,80

3,80

Vị 5 3 4 3 4 1,0 3,80 3,80

Mùi 4 3 5 3 4 0,8 3,80 3,04

Trạng

Page 103: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

91

Phụ lục 10: Kết quả xác định tỷ lệ phối trộn đường/(cà chua bi+vỏ cam)

Bảng 17: Điểm cảm quan có trọng lượng của sản phẩm theo tỷ lệ phối trộn

đường/( vỏ cam+cà chua bi)

Mẫu Tỷ lệ

(%)

Chỉ tiêu Điểm cảm

quan của các

thành viên

HS

QT ĐTB ĐCTL ĐCLSP

A B C D E

1

40

Trạng

thái

3

3

4

4

4

1,2

3,6

4,32

14,56 Màu sắc

3

4

4

4

3

1,0

3,60

3,60

Vị 3 3 4 4 4 1,0 3,60 3,60

Mùi 3 4 4 4 4 0,8 3,80 3,04

2

45

Trạng

thái

3

4

4

4

4

1,2

3,80

4,56

15,00 Màu sắc

4

3

3

4

4

1,0

3,60

3,60

Vị 4 4 3 4 4 1,0 3,80 3,80

Mùi 4 3 4 4 4 0,8 3,80 3,04

Trạng

thái

4

4

4

4

5

1,2

4,20

5,04

5

30

thái 4 4 3 4 4 1,2 3,80 4,56

14,64 Màu sắc

4

3

4

3

4

1,0

3,60

3,60

Vị 3 4 3 4 4 1,0 3,60 3,60

Mùi 3 3 4 4 4 0,8 3,60 2,88

Page 104: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

92

3 50 Màu

sắc

4

4

4

4

4

1,0

4,00

4,00

16,24

Vị 4 4 4 4 4 1,0 4,00 4,00

Mùi 4 4 4 4 4 0,8 4,00 3,20

4

55

Trạng

thái

4

4

4

5

4

1,2

4,20

5,04

15,68

Màu sắc

4

4

4

4

3

1,0

3,80

3,80

Vị 5 3 4 3 4 1,0 3,80 3,80

Mùi 4 3 5 3 4 0,8 3,80 3,04

5

60

Trạng

thái

4

4

3

4

4

1,2

3,80

4,56

14,54 Màu sắc

4

3

4

3

4

1,0

3,60

3,60

Vị 3 4 4 3 4 1,0 3,60 3,60

Mùi 3 3 4 4 4 0,8 3,60 2,88

Phụ lục 11: Kết quả xác định thời gian nấu mứt

Bảng 18: Điểm cảm quan có trọng lượng của sản phẩm theo thời gian nấu mứt

Mẫu Thời

gian

(ph)

Chỉ tiêu Điểm cảm

quan của các

thành viên

HS

QT ĐTB ĐCTL ĐCLSP

A B C D E

1

70

Trạng

thái

3

3

3

4

3

1,2

3,2

3,84

13,42 Màu sắc

3

4

4

3

4

1,0

3,60

3,60

Page 105: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

93

Vị 3 3 4 4 3 1,0 3,40 3,40

Mùi 3 3 4 4 4 0,8 3,60 2,88

2

80

Trạng

thái

3

4

4

4

4

1,2

3,80

4,56

15,04 Màu sắc

4

3

4

4

4

1,0

3,80

3,80

Vị 4 4 3 4 4 1,0 3,80 3,80

Mùi 4 3 3 4 4 0,8 3,60 2,88

3

90

Trạng

thái

4

4

4

4

5

1,2

4,20

5,04

16,44 Màu

sắc

4

4

4

4

4

1,0

4,00

4,00

Vị 4 4 5 4 4 1,0 4,20 4,20

Mùi 4 4 4 4 4 0,8 4,00 3,20

4

100

Trạng

thái

4

4

4

5

4

1,2

4,20

5,04

15,52

Màu sắc

4

4

4

4

3

1,0

3,80

3,80

Vị 5 3 4 3 4 1,0 3,80 3,80

Mùi 4 3 4 3 4 0,8 3,60 2,88

5

110

Trạng

thái

4

3

3

4

4

1,2

3,60

4,32

14,20 Màu sắc

4

3

3

4

3

1,0

3,40

3,40

Vị 3 4 3 4 4 1,0 3,60 3,60

Mùi 3 3 4 4 4 0,8 3,60 2,88

Phụ lục 12: Kết quả xác định tỷ lệ phối trộn acid citric

Page 106: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

94

Bảng 19: Điểm cảm quan có trọng lượng của sản phẩm theo tỷ lệ acid citric

Mẫu Tỷ lệ

(%)

Chỉ tiêu Điểm cảm

quan của các

thành viên

HS

QT ĐTB ĐCTL ĐCLSP

A B C D E

1

0,1

Trạng

thái

3

3

4

3

4

1,2

3,4

4,08

13,92 Màu sắc

3

4

3

4

3

1,0

3,40

3,40

Vị 3 3 4 3 4 1,0 3,40 3,40

Mùi 3 4 4 4 4 0,8 3,80 3,04

2

0,2

Trạng

thái

3

3

4

4

4

1,2

3,60

4,32

14,96 Màu sắc

4

3

4

4

4

1,0

3,80

3,80

Vị 3 4 4 4 4 1,0 3,80 3,80

Mùi 4 3 4 4 4 0,8 3,80 3,04

3

0,3

Trạng

thái

4

4

4

4

5

1,2

4,20

5,04

16,44 Màu

sắc

4

4

4

4

4

1,0

4,00

4,00

Vị 4 4 5 4 4 1,0 4,20 4,20

Mùi 4 4 4 4 4 0,8 4,00 3,20

4

0,4

Trạng

thái

4

4

4

5

4

1,2

4,20

5,04

15,48

Màu sắc

4

4

4

4

3

1,0

3,80

3,80

Vị 4 3 4 3 4 1,0 3,60 3,60

Page 107: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

95

Mùi 4 3 5 3 4 0,8 3,80 3,04

5

0,5

Trạng

thái

4

4

3

3

4

1,2

3,60

4,32

14,20 Màu sắc

4

3

4

3

4

1,0

3,60

3,60

Vị 3 4 3 3 4 1,0 3,40 3,40

Mùi 3 3 4 4 4 0,8 3,60 2,88

Phụ lục 13: Kết quả xác định nhiệt độ sấy mứt

Bảng 20: Điểm cảm quan có trọng lượng của sản phẩm theo nhiệt độ sấy mứt

Mẫu Nhiệt

độ

(oC)

Chỉ

tiêu

Điểm cảm

quan của

các thành

viên

HS

QT

ĐTB ĐCTL ĐCLSP

A B C D E

1

35

Trạng

thái

3

4

3

3

4

1,2

3,4

4,08

13.16 Màu

sắc

3

4

4

4

4

1,0

3,80

3,80

Vị 3 3 4 4 3 1,0 3,40 3,40

Mùi 3 4 4 3 4 0,8 3,60 2,88

2

40

Trạng

thái

3

4

4

4

4

1,2

3,80

4,56

15,20 Màu

sắc

4

4

4

3

4

1,0

3.80

3.80

Vị 4 4 3 4 4 1,0 3,80 3,80

Mùi 4 3 4 4 4 0,8 3,80 3,04

Trạng

Page 108: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

96

3

45

thái 4 4 4 4 5 1,2 4,20 5,04

16,24 Màu

sắc

4

4

4

4

4

1,0

4,00

4,00

Vị 4 4 4 4 4 1,0 4,00 4,00

Mùi 4 4 4 4 4 0,8 4,00 3,20

4

50

Trạng

thái

4

4

4

4

4

1,2

4,00

4.80

14,88

Màu

sắc

4

4

3

4

3

1,0

3,60

3,60

Vị 4 3 4 3 4 1,0 3,60 3,60

Mùi 4 3 4 3 4 0,8 3,60 2,88

5

55

Trạng

thái

4

4

3

3

4

1,2

3,60

4,32

14,00 Màu

sắc

3

3

4

3

4

1,0

3,40

3,40

Vị 3 4 3 3 4 1,0 3,40 3,40

Mùi 3 4 4 3 4 0,8 3,60 2,88

Phụ lục 14: Bảng chỉ tiêu môt số phụ gia thực phẩm

Bảng 21: Chỉ tiêu một số phụ gia thực phẩm

STT Chỉ

số

quốc

tế

Tên

phụ

gia và

ADI

Tên thực phẩm có

dùng phụ gia

Giới hạn tối đa cho

phép dùng trong thực

phẩm

1 330 Acid

citric

- Bột dinh dưỡng trẻ

em, thức ăn cho trẻ em.

- Thức ăn trẻ em đóng

hộp, dầu oliu trộn

- 25g/kg, tính theo

trọng lượng khô

- 15g/kg

Page 109: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

97

salad.

- Cacao, bột cacao và

hỗn hợp cacao +đường.

- Trong sản xuất pho

mát.

- Cà chua chế biến đậm

đặc.

- Mứt quả, thạch, mứt

cam.

- Bia, rượu vang, nước

giải khát, tôm, cua, cá,

đóng hộp, margarin,

pho mát, xốt táo hộp,

nước dứa hộp, rau quả

hộp, thức ăn trẻ em chế

biến sẵn.

- 5g/kg, dùng một mình

hay kết hợp với acid

tactric.

- 40g/kg, dùng một

mình hay kết hợp với

các chất điều chỉnh độ

acid và chất nhũ hóa

khác.

- Đủ giữ pH ≤ 4,3.

- Đủ giữ pH giữa 2,8 –

3,5.

- Giới hạn bởi GMP

2 509 Canxi

clorua

- Hoa quả hộp

- Rau hộp, táo bột.

- Mứt, thạch quả.

- 350mg/kg, dùng một

mình hay kết hợp với

chất làm rắn khác.

- 260g/kg, tính theo

Canxi.

- 200mg/kg dùng một

mình hay kết hợp chất

làm rắn chắc

Page 110: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

98

Bảng 22: Chỉ tiêu cảm quan đường tinh luyện (TCVN 6958 – 2001)

Chỉ tiêu Yêu cầu

Trạng

thái

Tinh thể đường trắng, kích thước tương đối đồng đều, tơi khô,

không vón cục.

Mùi vị Tinh thể đường, cũng như dung dịch đường trong nước có vị ngọt,

không có mùi vị lạ.

Màu sắc Tinh thể trắng óng ánh, khi pha vào nước cất cho dung dịch đường

trong suốt.

Bảng 23: Chỉ tiêu hóa lý của đường tinh luyện theo TCVN 6958 – 2001

Chỉ tiêu Mức

Độ Pol (oZ) hay hàm lượng đường tính bằng phần trăm chất

khô.

> 99,8

Hàm lượng đường khử, tính bằng phần trăm khối lượng. < 0,03

Tro dẫn điện, tính bằng phần trăm khối lượng. < 0,03

Sự giảm khối lượng khi sấy ở 105oC trong 3 giờ, tính bằng

phần trăm khối lượng.

< 0,05

Độ màu (đơn vị ICUMSA). < 30

Dư lượng SO2 < 7ppm

Các chất nhiễm bẩn (mức tối đa)

Asen

Đồng

Chì

1mmg/kg

2mg/kg

0,5mg/kg

Page 111: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

99

Bảng 24: Quy định đối với nước dùng trong thực phẩm theo tiêu chuẩn vệ sinh

nước ăn uống số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/4/2002

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa

1 Màu sắc TCU 15

2 Mùi, vị Không có mùi,vị lạ

3 Độ đục NTU 2

4 pH 6,5 – 8,5

5 Độ cứng mg/l 300

6 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/l 1000

7 Hàm lượng nhôm mg/l 0,2

8 Hàm lượng Amoni, tính theo NH4+ mg/l 1,5

9 Hàm lượng Antimon mg/l 0,005

10 Hàm lượng Asen mg/l 0,01

11 Hàm lượng Bari mg/l 0,7

12 Hàm lượng Bo tính chung cho cả

borat và acid boric

mg/l 0,3

13 Hàm lượng Cadimi mg/l 0,003

14 Hàm lượng clorua mg/l 250

15 Hàm lượng Crom mg/l 0,05

16 Hàm lượng Đồng mg/l 2

17 Hàm lượng Xianua mg/l 0,07

18 Hàm lượng Florua mg/l 0,7 – 1,5

19 Hàm lượng Hydro sunfua mg/l 0,05

20 Hàm lượng Sắt mg/l 0,5

21 Hàm lượng Chì mg/l 0,01

22 Hàm lượng Mangan mg/l 0,5

Page 112: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

100

23 Hàm lượng Thủy ngân mg/l 0,001

24 Hàm lượng Molybden mg/l 0,07

25 Hàm lượng Niken mg/l 0,02

26 Hàm lượng Nitrat mg/l 50

27 Hàm lượng Nitrit mg/l 3

28 Hàm lượng Selen mg/l 0,01

29 Hàm lượng Natri mg/l 200

30 Hàm lượng Sunphat mg/l 250

31 Hàm lượng Kẽm mg/l 3

32 Độ oxy hóa mg/l 2

Bảng 25: Chỉ tiêu cảm quan của acid citric dùng trong thực phẩm theo TCVN

5516 - 1991

Chỉ tiêu Yêu cầu

Hình dạng bên ngoài và

màu sắc

Các tinh thể không màu hoặc bột trắng không

vón cục, đối với acid citric hạng một cho phép hơi

có ánh vàng. Dung dịch acid citric trong nước cất

nồng độ khối lượng 20g/dm3 phải trong suốt

Mùi Dung dịch acid citric trong nước cất nồng độ

khối lượng 20g/dm3 không được có mùi

Vị Chua, không có vị lạ

Cấu trúc Rời và khô

Tạp chất cơ học Không cho phép

Page 113: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

101

Bảng 26: Chỉ tiêu hóa học của acid citric dùng trong thực phẩm theo TCVN

5516 – 1991

Chỉ tiêu Yêu cầu chất lượng

Thượng hạng Hạng nhất

Hàm lượng acid citric (%)

Hàm lượng tro (%)

Hàm lượng H2SO4 tự do (%)

Hàm lượng Asen

> 99,5

< 0,1

< 0,01

< 7.10-5

> 99,5

> 0,35

< 0,03

<7.10-5

Page 114: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

102

Page 115: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

103

Page 116: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

104

Page 117: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

105

Page 118: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/10/nghien_cuu_xay_dung_quy... · i nguyỄn thỊ Ái tÌnh nghiÊn cỨu xÂy dỰng

106