Điều khoản giao dịch chung

133
MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN.................................................................................................. 1 LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................. 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... 5 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG..............................................................................................5 I. Khái quát về điều kiện giao dịch chung ............................................... 5 1. Khái niệm.............................................................................................5 2. Giá trị pháp lý của điều kiện giao dịch chung.................................... 6 3. Phân biệt điều kiện giao dịch chung và hợp đồng mẫu.....................10 4. Điều kiện giao dịch chung và nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng ............................................................................................................... 13 II. Ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng điều kiện giao dịch chung. . .14 1. Ưu điểm của việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh..................................................................................................... 14 a) Ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ chặt chẽ, chuẩn xác và có tính ổn định..................................................................................................... 15 b) Dự kiến các khả năng xảy ra, các căn cứ miễn trách, thuận tiện cho việc giải quyết tranh chấp................................................................... 16 c) Rút ngắn thời gian đàm phán hợp đồng.......................................... 17 d) Giành lợi thế cho bên đưa ra điều kiện giao dịch chung................ 18 2. Hạn chế của việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh..................................................................................................... 19 a) Tạo sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa các bên.............................19 b) Quyền tự do thỏa thuận hợp đồng bị hạn chế ................................ 21 c) Điều kiện giao dịch chung có xu hướng lạc hậu ............................24

Upload: hangle89

Post on 02-Jul-2015

1.189 views

Category:

Documents


11 download

TRANSCRIPT

Page 1: Điều khoản giao dịch chung

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN..................................................................................................1

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................5

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG..............................................................................................5

I. Khái quát về điều kiện giao dịch chung ...............................................5

1. Khái niệm.............................................................................................5

2. Giá trị pháp lý của điều kiện giao dịch chung....................................6

3. Phân biệt điều kiện giao dịch chung và hợp đồng mẫu.....................10

4. Điều kiện giao dịch chung và nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng ...............................................................................................................13

II. Ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng điều kiện giao dịch chung.. .14

1. Ưu điểm của việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh.....................................................................................................14

a) Ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ chặt chẽ, chuẩn xác và có tính ổn định.....................................................................................................15

b) Dự kiến các khả năng xảy ra, các căn cứ miễn trách, thuận tiện cho việc giải quyết tranh chấp...................................................................16

c) Rút ngắn thời gian đàm phán hợp đồng..........................................17

d) Giành lợi thế cho bên đưa ra điều kiện giao dịch chung................18

2. Hạn chế của việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh.....................................................................................................19

a) Tạo sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa các bên.............................19

b) Quyền tự do thỏa thuận hợp đồng bị hạn chế ................................21

c) Điều kiện giao dịch chung có xu hướng lạc hậu ............................24

Page 2: Điều khoản giao dịch chung

III. Sự cần thiết của việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa.....................................................25

1. Đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm hàng hóa..................................25

2. Sự cần thiết của việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa...........................................................27

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN SỬ DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM............................................................................................................31

I. Khái quát chung...................................................................................31

1. Việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh trên thế giới.........................................................................................................31

2. Khái quát việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong các lĩnh vực ở Việt Nam.............................................................................................33

3. Một số hoạt động kinh doanh áp dụng phổ biến điều kiện giao dịch chung.....................................................................................................36

a) Hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa.........................................36

b) Hoạt động thương mại điện tử........................................................39

c) Hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng................................41

II. Thực trạng sử dụng điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam....................................................................44

1. Khái quát ........................................................................................44

2. Thực trạng sử dụng điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa đối với các nghiệp vụ cụ thể.........................................46

a) Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa..........................46

b) Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu...............................51

3. Một số tranh chấp phát sinh từ thực tiễn sử dụng điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa............................................53

Page 3: Điều khoản giao dịch chung

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT THÚC ĐẨY SỬ DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM.........................................................................................58

I. Xu hướng sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh tại Việt Nam...................................................................................................58

II. Đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế khi sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh bảo hiểm..................................................62

1. Hạn chế vấn đề thông tin bất cân xứng ............................................62

2. Hạn chế việc lạm dụng vị thế của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm...............................................................................................................65

3. Xây dựng cơ sở pháp lý điều chỉnh điều kiện giao dịch chung nói chung và kinh doanh bảo hiểm nói riêng..............................................68

4. Kiểm soát hợp lý điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa................................................................................................70

III. Những đề xuất nhằm tăng cường sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam...................72

1. Đề xuất đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam...............................................................................................................72

a) Nâng cao nhận thức về điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa..............................................................................72

b) Nâng cao ý thức tôn trọng quyền lợi của khách hàng ...................73

c) Yêu cầu đối với việc soạn thảo điều kiện giao dịch chung.............74

2. Đề xuất đối với các khách hàng .......................................................76

a) Nâng cao nhận thức về điều kiện giao dịch chung ........................76

b) Ý thức việc hiểu rõ các điều kiện giao dịch chung trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa..............................................................78

KẾT LUẬN....................................................................................................80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................81

Page 4: Điều khoản giao dịch chung
Page 5: Điều khoản giao dịch chung

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, trước hết tôi xin gửi lời cám ơn tới các thầy

giáo, cô giáo trường đại học Ngoại thương đã dạy dỗ, dìu dắt, truyền đạt cho

tôi những kiến thức bổ ích trong những năm học vừa qua.

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn: PGS, TS

Tăng Văn Nghĩa, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong

quá trình viết khóa luận của mình.

Trong quá trình nghiên cứu, do còn nhiều hạn chế cả về mặt chủ quan và

khách quan, nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong bài

khóa luận. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp nhận xét của các thầy giáo,

cô giáo, các bạn sinh viên quan tâm tới vấn đề này.

Tôi xin chân thành cám ơn!

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hằng

1

Page 6: Điều khoản giao dịch chung

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một trong những xu thế phát triển tất yếu

của quan hệ quốc tế hiện đại. Đại diện cho xu thế toàn cầu hóa này là sự ra

đời và phát triển của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hầu hết các nền

kinh tế đều nỗ lực hết sức mình để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Chính

nhờ xu thế đó mà thương mại quốc tế ngày càng phát triển với tốc độ ngày

càng mạnh mẽ. Điều đó kéo theo các hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ

ký kết từ các quốc gia, các vùng lãnh thổ với nhau ngày càng nhiều hơn. Với

mục đích nhanh tốc độ và nâng cao hiệu quả của các giao dịch các doanh

nghiệp đã xây dựng những điều khoản hay quy tắc ổn định để áp dụng cho

các giao dịch cùng loại, từ đó điều kiện giao dịch chung được hình thành.

Trên thế giới điều kiện giao dịch chung được ra đời và sử dụng từ khoảng

giữa thế kỷ 19, nó được coi là công cụ hữu hiệu mà các công ty lớn sử dụng

trong các giao dịch với khách hàng. Với xu hướng mở cửa nền kinh tế và tự

do hóa thương mại, điều kiện giao dịch chung ngày càng được sử rộng rãi và

phổ biến. Nó đã thể hiện vai trò tích cực trong việc đẩy nhanh tốc độ và tính

chính xác khi tiến hành giao dịch. Ngày càng có nhiều lĩnh vực sử dụng điều

kiện giao dịch chung cho hoạt động kinh doanh của mình mà phổ biến nhất đó

là lĩnh vực bảo hiểm, tài chính ngân hàng, hoạt động kinh doanh vận tải hàng

hóa,... Tuy nhiên có 1 câu hỏi đặt ra là việc sử dụng điều kiện giao dịch chung

liệu sẽ có lợi cho tất cả các bên tham gia giao dịch?

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh

tế thế giới, cùng với đó là gia tăng mạnh mẽ các hoạt động mua bán trao đổi

hàng hóa với nước ngoài, theo đó việc sử dụng điều kiện giao dịch chung

cũng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, một thực tế là các doanh nghiệp còn

2

Page 7: Điều khoản giao dịch chung

chưa hiểu đúng và hiểu rõ về điều kiện giao dịch chung dẫn đến nhiều thua

thiệt trong các giao dịch.

Ở Việt Nam, lĩnh vực bảo hiểm nói chung hay các hợp đồng bảo hiểm

hàng hóa nói riêng được đánh giá là sử dụng phổ biến và hiệu quả các điều

kiện giao dịch chung. Tuy đã được sử dụng phổ biến từ lâu nhưng sự thật là

cụm từ điều kiện giao dịch chung vẫn là khái niệm còn mới mẻ ở nước ta. Bởi

vậy tác giả đã chọn vấn đề “Điều kiện giao dịch chung, thực tiễn và đề xuất

áp dụng trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam” làm đề tài khóa

luận của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trong giới hạn một bài khóa luận, em xin đưa ra các mục đích nghiên cứu

của đề tài:

- Làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về điều kiện giao dịch chung, vai trò của

điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng

- Đánh giá thực trạng sử dụng điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo

hiểm hàng hóa tại Việt Nam

- Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường việc sử dụng điều kiện giao

dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam, đồng thời

định hướng xây dựng cơ sở pháp lý điều chỉnh điều kiện giao dịch chung.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là điều kiện giao dịch chung trong

kinh doanh nói chung và trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa nói riêng

cũng như những quy định pháp lý điều chỉnh vấn đề này

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng

bảo hiểm hàng hóa, nhận xét những ưu điểm và bất cập trong việc sử dụng

chúng tại Việt Nam. Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu của đề tài còn mở rộng đến

3

Page 8: Điều khoản giao dịch chung

việc xem xét kinh nghiệm sử dụng điều kiện giao dịch chung trên thế giới, và

giải pháp tăng cường sử dụng điều kiện giao dịch chung tại Việt Nam.

- Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài là từ năm 2003 cho đến

năm 2011, đây là thời kỳ nền kinh tế Việt Nam bắt đầu tham gia hội nhập

kinh tế quốc tế, đặc biệt là từ khi gia nhập WTO trên cơ sở đề xuất các giải

pháp nhằm tăng cường sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh

doanh bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

bao gồm: phương pháp thống kê và điều tra phân tích, tổng hợp, đánh giá và

tổng kết thực tiễn, phương pháp phân tích so sánh và các phương pháp nghiên

cứu khoa học và kinh tế khác. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp tiếp cận hệ

thống với việc vận dụng các quan điểm đường lối chính sách của Đảng và

Nhà nước trong thời kỳ đổi mới và mở cửa nền kinh tế.

5. Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,

kết cấu luận văn gồm có 3 chương:

Chương I : Những vấn đề cơ bản về điều kiện giao dịch chung

Chương II: Thực tiễn sử dụng điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo

hiểm hàng hóa tại Việt Nam

Chương III: Đề xuất thúc đẩy sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh

doanh bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam.

4

Page 9: Điều khoản giao dịch chung

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Tên Tiếng Anh Tiếng Việt

AWB Airwaybill Vận đơn hàng không

B/L Bill of lading Vận đơn đường biển

CIF Cost, Insurance and Freight Giá thành, bảo hiểm, cước phí

FOB Free On BoardMiễn trách nhiệm trên boong tàu

ở cảng đi

IATAInternational Air Transport

Association

Hiệp hội vận tải hàng không quốc

tế

ICCInternational Chamber of

CommercePhòng thương mại quốc tế

ICC Institute Cargo ClauseQuy tắc chung dành cho bảo hiểm

hàng hóa bằng đường biển

Incoterms International Commerce TermsCác điều khoản thương mại quốc

tế

ILU Institute of London UnderwritersHội những người bảo hiểm Luân

đôn

MIA Marine Insuarance Act Luật Bảo hiểm hàng hải Anh

PICCPrinciples of international

contracts

Bộ nguyên tắc hợp đồng Thương

mại quốc tế

UCP

The Uniform Customs and

Practice for Documentary

Credits

Quy tắc thực hành thống nhất về

tín dụng chứng từ

UNIDROITInternational Institute For The

Unification Of Private LawViện Thống nhất Tư pháp quốc tế

WTO World Trade Ogranization Tổ chức thương mại thế giới

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN GIAO

DỊCH CHUNG

I. Khái quát về điều kiện giao dịch chung

1. Khái niệm

5

Page 10: Điều khoản giao dịch chung

Để việc giao kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh trở nên thuận lợi, các

chủ thể kinh doanh ban đầu sử dụng lặp đi lặp lại những nội dung chính của

hợp đồng, sau đó đã soạn sẵn những nội dung như vậy áp dụng cho các hợp

đồng tương tự. Việc làm này giúp tiết kiệm thời gian soạn thảo hợp đồng ,

đẩy nhanh tốc độ đàm phán và ký kết hợp đồng, từ đó đáp ứng được nhu cầu

ngày càng gia tăng của các giao dịch.

Trong trường hợp mà điều kiện kinh doanh có nhiều đặc điểm và yêu cầu

đặc thù, doanh nghiệp thường sử dụng những điều khoản và tiêu chuẩn hóa nó

để khách hàng phải chấp nhận những nội dung đó. Việc sử dụng điều kiện

giao dịch chung không chỉ làm cho các giao dịch được tiến hành thuận lợi hơn

mà còn nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi của chủ thể soạn thảo ra nó. Điều

kiện giao dịch chung ngày càng trở nên phổ biến trong điều kiện hoạt động

sản xuất và thương mại phát triển như hiện nay.

Điều kiện giao dịch chung (tiếng Anh: General terms and conditions)

được hiểu là những nội dung có tính tiêu chuẩn, ổn định trong hợp đồng, được

doanh nghiệp sử dụng chung cho các khách hàng khác nhau đối với cùng một

loại giao dịch mà các khách hàng không thể sửa đổi những nội dung đó. Điều

kiện giao dịch chung cũng có thể do một số chủ thể cùng nhau xây dựng

nhằm đảo bảo tính thống nhất và hiệu lực chung khi ký kết các hợp đồng

trong một lĩnh vực kinh doanh nào đó.

Việc sử dụng điều kiện giao dịch chung không chỉ rút ngắn thời gian của

các giao dịch, khiến các giao dịch trở nên dễ dàng hơn mà nó còn giúp tăng

cường bảo vệ quyền lợi của chủ thể soạn thảo ra nó một khi chủ thể đó nắm

được sức mạnh thị trường. Tuy nhiên, điều kiện giao dịch chung mang một

đặc trưng cơ bản đó là những nội dung soạn thảo sẵn do một bên đưa ra cho

phía đối phương, bên còn lại chỉ có thể chấp nhận hoặc khước từ ký kết chứ

không được quyền thay đổi nội dung trong đó.

2. Giá trị pháp lý của điều kiện giao dịch chung

6

Page 11: Điều khoản giao dịch chung

Điều kiện giao dịch chung đã được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động

kinh doanh nhưng cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thức nào trong

các văn bản pháp lý hay trong các nguyên tắc quốc tế. Hiện nay chỉ có một

vài văn bản pháp lý và tài liệu nghiên cứu đề cập sơ bộ tới Điều kiện giao

dịch chung.

Ví dụ tại Điều 2.19 của “Bộ nguyên tắc hợp đồng Thương mại quốc tế”

(sau đây gọi tắt là PICC- principles of international contracts) do Viện Thống

nhất Tư pháp quốc tế (UNIDROIT) ban hành) quy định về Hợp đồng có các

điều khoản được soạn sẵn có nêu:

1. Khi có một hoặc cả hai bên sử dụng các điều khoản mẫu soạn sẵn để

giao kết hợp đồng sẽ được áp dụng theo các Điều 2.20 –Điều 2.22 dưới đây.

2. Hợp đồng soạn sẵn là những hợp đồng có những điều khoản được

chuẩn bị từ trước cho việc sử dụng nhiều lần và nhìn chung được tiến hành

mà không thông qua đàm phán với phía bên kia.

Như vậy, trong khái niệm này chỉ đề cập đến yêu cầu đối với nội dung của

Hợp đồng soạn sẵn, đó là những điều khoản được một bên chuẩn bị từ trước

và sử dụng để giao kết hợp đồng mà hai bên không cần tiến hành đàm phán,

tức là bên chấp nhận ký kết hợp đồng phải đồng ý với toàn bộ nội dung hợp

đồng mà không được thỏa thuận lại. Khái niệm này không hề đề cập đến hình

thức của Hợp đồng có những điều khoản được soạn sẵn, hoặc bên nào chịu

trách nhiệm soạn thảo sẵn Hợp đồng (một bên đối tác, Hiệp hội thương mại

hay nghề nghiệp,...), hoặc số lượng những điều khoản cần thiết để cấu thành

Hợp đồng, hoặc quy định về một vài điều khoản điển hình (điều khoản trong

tài, điều khoản miễn trừ trách nhiệm,...). Có thể nhận thấy khái niệm này còn

quá chung chung, chỉ yêu cầu liên quan tới điều khoản soạn sẵn, mà đối tác

phải chấp nhận, trong khi các điều khoản khác của chính hợp đồng đó có thể

được thỏa thuận lại giữa các bên.

7

Page 12: Điều khoản giao dịch chung

Hiện nay pháp luật về hợp đồng của Việt Nam hiện hành chưa có những

quy định điều chỉnh riêng về điều kiện giao dịch chung. Các luật chuyên

ngành thường có các chương riêng hoặc điều khoản riêng quy định những nội

dung chính của hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ cần phải có như Luật

Xây dựng, Luật Hàng không dân dụng, Bộ luật Hàng hải, Luật kinh doanh

bảo hiểm, Pháp lệnh du dịch, Luật các tổ chức tín dụng,... để trên cơ sở đó các

bên đàm phán và đưa vào hợp đồng, chứ chưa có các quy định về điều kiện

giao dịch chung; về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc xây soạn thảo

điều kiện giao dịch chung; về cơ quan quản lý để hạn chế sự vi phạm của

doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Liên quan tới các loại hợp

đồng có điều khoản soạn sẵn Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 đưa ra khái niệm

về Hợp đồng mẫu tại điều 407 Khoản 1: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng

gồm những điều khoản do một bên đưa ra để bên kia trả lời trong một thời

gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận

toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra”. Theo khái

niệm này, Bộ luật Dân sự Việt Nam mới chỉ đề cập tới hợp đồng mẫu mà nội

dung của nó chỉ có giá trị pháp lý nếu bên được đề nghị đã chấp nhận. Trong

thực tiễn điều kiện giao dịch chung đã được sử dụng khá phổ biến trong rất

nhiều lĩnh vực kinh doanh, tuy nhiên cho đến nay nó mới chỉ được định nghĩa

trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010: “Điều kiện giao dịch chung là

những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh

doanh đơn phương công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng”. Cũng giống

như khái niệm của PCCI, định nghĩa về điều kiện giao dịch chung còn quá mơ

hồ và chưa thể hiện được chính xác bản chất của điều kiện giao dịch chung.

Như vậy, đối với điều kiện giao dịch chung “dường như chưa trở thành mối

quan tâm của giới pháp lý Việt Nam”1.

1Nguyễn Như Phát - Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2003.

8

Page 13: Điều khoản giao dịch chung

Chính vì chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm chính thức

về điều kiện giao dịch chung mà trong thực tế đã xảy ra rất nhiều tranh luận

về giá trị pháp lý của nó. Người ta luôn tìm cách làm giảm hiệu lực của Điều

kiện giao dịch chung do nó có xu hướng bảo vệ quá mức chủ thể soạn thảo ra

nó. Tuy nhiên, trên thực tế điều kiện giao dịch chung vẫn được sử dụng như là

những nội dung mà khách hàng buộc phải chấp nhận nếu họ muốn kí hợp

đồng. Khách hàng, về cơ bản không thể thỏa thuận hay bảo lưu những điều

kiện đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chủ thể đã đưa ra điều kiện giao dịch

chung đó. Nếu khách hàng ký vào hợp đồng (có hình thức là mẫu sẵn) thì

những điều kiện giao dịch chung có giá trị ràng buộc họ, không phụ thuộc vào

việc họ đã đọc hay đọc kỹ nó hay chưa. Nguyên tắc tự do hợp đồng ở đây bị

hạn chế và chỉ có thể được giải thích là nếu khách hàng thấy bất lợi thì không

giao kết hợp đồng nữa2.

Điều kiện giao dịch chung về nguyên tắc ràng buộc các bên ký kết, khách

hàng buộc phải chấp nhận nó. Tuy nhiên trong những trường hợp nhất định,

điều kiện giao dịch chung sẽ bị tuyên bố hoặc theo quy định của pháp luật trở

nên vô hiệu, chẳng hạn:

- Doanh nghiệp đã lạm dụng điều kiện giao dịch chung trở thành những

nội dung thể hiện sự bất bình đẳng và có dấu hiệu áp đặt khách hàng chấp

nhận những điều kiện đó một cách bất hợp lý

- Doanh nghiệp đã lạm dụng sức mạnh thị trường của mình, sự bất tương

quan về nguồn lực hoặc đã cạnh tranh không công bằng gây thiệt hại cho

khách hàng.

- Khi chúng được quy định không rõ ràng hoặc mâu thuẫn với các điều

khoản được thỏa thuận riêng.

- Hoặc trong một số trường hợp có quy định là trước khi đồng ý ký kết

hợp đồng, phía đối phương phải đọc kỹ các điều khoản trong bản điều kiện 2 Tăng Văn Nghĩa - Bàn về điều kiện giao dịch chung của doanh nghiệp, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 3/2009.

9

Page 14: Điều khoản giao dịch chung

giao dịch chung, nếu phía bên kia không đọc qua các điều kiện này thì điều

kiện giao dịch chung được xem là vô hiệu.

3. Phân biệt điều kiện giao dịch chung và hợp đồng mẫu

Trong giai đoạn đầu sử dụng những điều khoản soạn sẵn, với mục đích

bảo vệ quyền lợi cho các thành viên của mình, các tập đoàn, các doanh nghiệp

lớn thường đưa ra những điều quy định này, những cách ứng xử kia cho việc

mua bán hàng hoá. Đầu tiên đó là những điều khoản mẫu (standard clause;

clause type) để vận dụng vào các hợp đồng mua bán. Đó chỉ mới là các qui

định, cách xử lý cho từng vấn đề của quan hệ mua bán như: như cơ sở của giá

cả, phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng, khiếu nại, phạt bội ước,

trọng tài. Điều khoản mẫu chưa phải là biện pháp có tính chất tổng thể cho

việc ký kết hợp đồng. Sau đó người ta đã tập hợp những điều khoản mẫu như

thế vào trong một văn bản có tính tổng quát hơn, đó là các hợp đồng mẫu.

Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp tiếp tục phát triển, họ cá biệt hóa các hợp

đồng tham khảo này và tách phần điều khoản soạn sẵn đẩy đủ nội dung thành

một bản điều kiện không thay đổi qua các thương vụ, điều kiện giao dịch

chung dần được hình thành. Sau đây xin được trình bày về sự giống và khác

nhau của hai khái niệm này.

- Giống nhau

Hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung đều giống nhau ở mục đích

sử dụng. Sự ra đời của hợp đồng mẫu, kế đến là điều kiện giao dịch chung với

tính chuẩn hóa và ổn định cao, là nhằm mục đích giúp cho việc giao kết hợp

đồng trở nên thuận tiện và dễ dàng, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho các

bên khi tham gia ký kết hợp đồng, góp phần đẩy nhanh tốc độ các giao dịch từ

đó thúc đẩy thương mại phát triển.

Thông qua việc thiết lập các quy tắc bán hàng, cung cấp dịch vụ thống

nhất, các thương nhân đã đã phát triển nhiều chủng loại hợp đồng cụ thể mà

các nhà làm luật chưa lường hết được. Điều này có ý nghĩa thực tiễn rất cao vì

10

Page 15: Điều khoản giao dịch chung

nó kịp thời đáp ứng được yêu cầu thay đổi liên tục của các loại giao dịch

trong khi Luật pháp thường có độ trễ so với thực tế.

- Khác nhau

Hợp đồng mẫu thường do các tập đoàn kinh doanh, các hiệp hội soạn thảo

để các thành viên của mình sử dụng, ví dụ: Hiệp hội buôn bán ngũ cốc Luân

đôn (The London Corn Trade association) có tới trên dưới 60 loaị hợp đồng

mẫu: Hiệp hội đường của Luân đôn (The Sugar association of London) cũng

có hàng chục loại hợp đồng mẫu để các hội viên tuỳ nghi sử dụng. Trong khi

đó, các điều kiện giao dịch chung là nội dung do từng doanh nghiệp soạn thảo

sẵn và thường in vào mặt sau của hợp đồng, nó có tính chất cá biệt hóa, phù

hợp với từng doanh nghiệp.

Về lĩnh vực áp dụng: trước chiến tranh thế giới lần hai, các hợp đồng

mẫu chỉ được áp dụng đối với tất cả các mặt hàng, kể cả những loại hàng hoá

vô hình như dịch vụ tư vấn kỹ thuật (Engineering), mua bán sáng chế

(Licence) và bí quyết kỹ thuật (Knowhow)... Tuy nhiên, lĩnh vực mà các hợp

đồng mẫu được áp dụng phổ biến vẫn là lĩnh vực buôn bán những mặt hàng

nguyên liệu nông sản và khoáng sản, nghĩa là những mặt hàng có khối lượng

lớn. Còn điều kiện giao dịch chung được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực

kinh doanh đặc thù như xây dựng, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính

viễn thông,...

Với hợp đồng mẫu, khách hàng có thể đồng ý hoặc không đồng ý với nội

dung của các điều khoản được soạn sẵn, tuy nhiên nếu muốn thực hiện giao

dịch với phía bên kia, hai bên vẫn có thể đàm phán thỏa thuận để cùng đi đến

thống nhất để hình thành một bản hợp đồng mới mà không dùng đến hợp

đồng mẫu nữa. Nhưng với điều kiện giao dịch chung, khách hàng chỉ có thể

lựa chọn một là không thực hiện giao dịch với chủ thể soạn thảo ra điều kiện

giao dịch chung, hai là đồng ý toàn bộ nội dung trong điều kiện giao dịch

11

Page 16: Điều khoản giao dịch chung

chung khi muốn giao dịch diễn ra, chứ không thể thỏa thuận về việc sửa đổi

hay bảo lưu bất kỳ điều khoản nào trong bản điều kiện giao dịch chung.

- Nhận xét

Điều kiện giao dịch chung không dựa trên lý thuyết về hợp đồng truyền

thống. Việc ra đời của điều kiện giao dịch chung nhằm đáp ứng nhu cầu của

việc phát triển giao dịch thương mại đến mức việc sản xuất, trao đổi, mua bán

hàng hóa, cung ứng dịch vụ mang tính hàng loạt; việc tiến hành các giao dịch,

trong đó nội dung của hợp đồng giao kết được tiêu chuẩn hóa ở mức độ cao

về mặt nội dung cũng như hình thức.

Điều kiện giao dịch chung thường được xây dựng theo hướng có lợi cho

người soạn ra nó. Bên đưa ra điều kiện giao dịch chung thường khai thác mối

quan hệ bất bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng. Họ sẽ buộc phải chấp

nhận những điều kiện do người soạn thảo điều kiện giao dịch chung đưa ra do

không có hoặc hầu như không có sự lựa chọn nào khác. Cho nên, nguyên tắc

tự do hơp đồng bị hạn chế nhất định trong các giao dịch dựa trên điều kiện

giao dịch chung.

Điều kiện giao dịch chung được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau

và chúng đều có giá trị pháp lý như nhau, chẳng hạn thông qua mẫu bắt buộc,

thông qua việc in vào mặt sau của hợp đồng, mặt sau của chứng từ (vận đơn),

thông qua điều lệ, quy tắc kinh doanh của doanh nghiệp,...và nhiều dạng tồn

tại khác cũng được coi là điều kiện giao dịch chung.

Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng điều kiện giao dịch chung đặt ra một

vấn đề là liệu chúng có thể làm hạn chế đến quyền tự do hợp đồng của các

chủ thể trong xã hội?

12

Page 17: Điều khoản giao dịch chung

4. Điều kiện giao dịch chung và nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng

Nguyên tắc tự do hợp đồng có thể nói là nguyên tắc phổ quát nhất trong

pháp luật về hợp đồng, nó được thể hiện rất rõ trong pháp luật Việt Nam cũng

như các quy tắc quốc tế điều chỉnh hợp đồng thương mại.

Ngay tại Điều 1.1 (Tự do hợp đồng) - Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp

đồng thương mại quốc tế 2004 đã quy định: “Các bên được tự do giao kết hợp

đồng và thỏa thuận nội dung của hợp đồng”.

Đối với pháp luật Việt Nam, Tại Điều 389 Bộ Luật dân sự Việt Nam về

Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự nêu: “ Việc giao kết hợp đồng dân sự

phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”.

Hay trong Điều 11 Luật Thương mại Việt Nam 2005 cũng khẳng định:

“Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại

1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của

pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và

nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo

hộ các quyền đó.

2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không

bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.”

Như vậy, có thể khẳng định Nguyên tắc tự do hợp đồng là nguyên tắc cơ

bản khi ký kết và thực hiện các hợp đồng thương mại. Theo đó, buôn bán với

ai, theo giá cả và những điều kiện thương mại nào, về nguyên tắc thuộc quyền

tự do lựa chọn và định đoạt của từng người kinh doanh, chỉ có điều nó không

được trái với các quy định của pháp luật. Sau khi các thỏa thuận đó có hiệu

13

Page 18: Điều khoản giao dịch chung

lực sẽ buộc các bên phải tuân thủ, sau khi ký hợp đồng bên nào cho rằng mình

thua thiệt sẽ không có quyền chối bỏ các nghĩa vụ của hợp đồng.

Tuy nhiên, trong thực tiễn kinh doanh quốc tế, việc áp dụng nguyên tắc

trên cũng có những ngoại lệ mà theo đó, quyền tự do hợp đồng không hoàn

hảo như các trường hợp phổ quát hoặc nó phải được tiếp cận dưới giác độ

khác nhằm làm sáng tỏ hơn quyền tự do hợp đồng đối với các trường hợp như

độc quyền kinh doanh của Nhà nước, hợp đồng trong việc cung cấp dịch vụ

công, đặc biệt là khi doanh nghiệp sử dụng điều kiện giao dịch chung. Bên

cạnh đó, các chủ thể của hợp đồng là công dân của các quốc gia nên sẽ chịu

sự chi phối của pháp luật các quốc gia này, đó cũng là một trong những

nguyên nhân làm hạn chế tính tự do của hợp đồng.

Trong hoạt động kinh doanh trên thế giới hiện nay việc áp dụng điều kiện

giao dịch chung ngày càng trở nên phổ biến. Sử dụng điều kiện giao dịch

chung làm cho việc ký kết hợp đồng trở nên dễ dàng và thuận lợi cho các

bên, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian giao dịch qua đó thúc đẩy các quan hệ

thương mại phát triển. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, bản chất điều kiện

giao dịch chung là các nội dung đã được một bên soạn thảo sẵn đưa ra cho

bên kia, nếu muốn hợp đồng được giao kết thì phía được đề nghị phải chấp

nhận hoàn toàn những nội dung đó. Chính vì thế, xét ở một góc độ nào đó,

việc sử dụng điều kiện giao dịch chung đã làm hạn chế đi quyền tự do hợp

đồng. Đó là những trường hợp các hãng, các tập đoàn quá lớn, họ có sức

mạnh thị trường, họ sử dụng điều kiện giao dịch chung với những đối tác của

họ. Vì không có điều kiện lựa chọn đối tác để thực hiện giao dịch mà các

doanh nghiệp nhỏ, các khách hàng bắt buộc phải chấp nhận toàn bộ những

điều khoản của điều kiện giao dịch chung, mà không thể thỏa thuận hay bảo

lưu mặc dù điều đó có thể gây bất lợi cho họ khi có tranh chấp xảy ra.

II. Ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng điều kiện giao dịch chung

1. Ưu điểm của việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh

14

Page 19: Điều khoản giao dịch chung

Điều kiện giao dịch chung là những nội dung được ấn định từ trước nên

chúng thường chặt chẽ, chuẩn xác trong ngôn ngữ và có tính ổn định của

chúng - đây là ưu điểm rõ nhất của việc sử dụng điều kiện giao dịch chung

trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

a) Ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ chặt chẽ, chuẩn xác và có tính ổn định

Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng là ngôn ngữ pháp lý - thương mại rất

chặt chẽ và chính xác. Các câu văn dài có thể gây sự khó hiểu và dễ mất đi

tính chính xác. Để loại trừ sự hiểu lầm, người ta thường dùng những câu văn

ngắn với trật tự logic.

Trong nội dung của điều kiện giao dịch chung nhiều thuật ngữ pháp lý cũng

như thuật ngữ thương mại được sử dụng. Điều này không chỉ có tác dụng xác

lập cách hiểu thống nhất, chính xác về từ ngữ được hiểu trong hợp đồng mà

còn nó còn chứa đựng những công thức để xử lý những vấn đề nghiệp vụ cụ

thể. Việc sử dụng điều kiện giao dịch chung làm tăng độ chuẩn xác, chặt chẽ

mà không làm hợp đồng trở nên rườm rà, phức tạp. Chẳng hạn, điều kiện giao

dịch chung trong trong hợp đồng mua bán quốc tế dẫn chiếu tới một trong các

điều khoản của Incoterms. Mỗi điều khoản của Incoterms đều quy định rất rõ

về quyền hạn và trách nhiệm của người bán và người mua. Như vậy, các

doanh nghiệp có thể biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với hàng

hóa đến đâu mà các bên không cần phải liệt kê chúng trong hợp đồng. Ví dụ,

điều khoản khiếu nại của hợp đồng dẫn chiếu đến văn bản của Phòng thương

mại quốc tế như sau: “ Điều khoản miễn trách về trường hợp bất khả kháng

của Phòng thương mại Quốc tế (xuất bản phẩm của ICC số 421) là phần

không tách rời khỏi hợp đồng này”. [The force majeure (Exemption) clause

of the International Chamber of Commerce (ICC Publication No.421) is

hereby incorporated in this contract].

Như vậy việc sử dụng điều kiên giao dịch chung với ngôn ngữ diễn đạt có

độ chính xác tối đa không chỉ tạo ra tính chặt chẽ, chuẩn xác cho hợp đồng

15

Page 20: Điều khoản giao dịch chung

mà còn đưa đến một cách hiểu cho các bên đối tác. Từ đó tránh hiểu sai hoặc

nhầm lẫn như trong việc ký các hợp đồng thông thường.

b) Dự kiến các khả năng xảy ra, các căn cứ miễn trách, thuận tiện cho

việc giải quyết tranh chấp

Các nội dung có phổ biến nhất trong điều kiện giao dịch chung có thể

thấy, chẳng hạn: Về nguyên tắc giao hàng, về nguyên tắc thuê tàu, điều khoản

về trường hợp bất khả kháng, điều khoản phạt vi phạm, khiếu nại,... Đây là

những nội dung dựa trên sự tổng hợp kiến thức về hợp đồng và kinh nghiệm

thực tiễn trong lĩnh vực kinh doanh của bên soạn thảo, từ các quy định của

pháp luật có liên quan đến hợp đồng.... Do vậy, bên soạn thảo với kinh

nghiệm chuyên môn dễ dàng dự kiến các khả năng xảy ra để đưa vào nội

dung điều kiện giao dịch chung, giúp thuận tiện hơn cho các bên khi giao kết

hợp đồng. Có thể lấy ví dụ một phần điều khoản sử dụng mà các khách hàng

phải đọc kỹ và chấp nhận trước khi truy cập và website:sony.com.vn: “Sony

không miêu tả về sự tương thích của các thông tin chứa đựng trong các tài

liệu được công bố trên trang Sony vì bất kỳ mục đích nào. Tất cả các tài liệu

này được cung cấp “như là” không có sự bảo đảm, Sony từ chối bất kỳ sự bảo

đảm và các điều kiện nào liên quan đến tài liệu, bao gồm tất cả các bảo đảm

và điều kiện về khả năng có thể bán được, sự rõ ràng, có hàm ý hoặc có tuân

theo quy định của luật pháp hay không, sự phù hợp với một mục đích đặc biệt

nào đấy, tiêu đề có hoặc không vi phạm vào các điều khoản. Trong các trường

hợp này, Sony sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thiệt hại đặc biệt, gián

tiếp hoặc có kết quả hoặc bất kỳ các thiệt hại nào gây ra bởi những hư hại

trong quá trình sử dụng, mất dữ liệu, mất các lợi ích, ở trong các điều khoản

của hợp đồng, sự cẩu thả hoặc các hành vi sai trái khác, gây ra do có hoặc

không liên quan đến việc sử dụng thông tin có trong tài liệu này”3. Có thể

thấy rõ phía Sony đề cập đến các khả năng có thể xảy đến với khách hàng khi

3 Xem thêm tại địa chỉ : http://www.sony.com.vn/section/termsofuse.

16

Page 21: Điều khoản giao dịch chung

tiếp nhận các thông tin từ trang web của công ty này, các khách hàng tiếp tục

truy cập tức là đã đồng ý với các điều kiện đó.

Tranh chấp là vấn đề thường xảy ra trong hoạt động thương mại nói

chung. Đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh quốc tế, khi tranh chấp xảy ra

sẽ gây ra rất nhiều phiền phức cho cả hai bên. Do đó, việc lường trước và

phòng ngừa những tranh chấp có thể xảy ra là điều vô cùng quan trọng cho cả

hai bên khi đàm phán ký kết hợp đồng. Bản điều kiện giao dịch chung được

soạn thảo ra với mục đích ban đầu là đảm bảo quyền lợi cho bên soạn thảo, vì

vậy ngoài việc dự kiến các khả năng xảy ra trong đó còn đưa ra các căn cứ

miễn trách. Chính vì thế, khi sử dụng điều kiện giao dịch chung, doanh nghiệp

có lợi thế lựa chọn và nắm vững nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nên khi tranh

chấp xảy ra bên soạn thảo thường có lợi thế hơn. Điều này là vô cùng cần thiết

khi giải quyết các tranh chấp, khiếu nại sau khi giao kết hợp đồng.

c) Rút ngắn thời gian đàm phán hợp đồng

Như đã phân tích ở trên, với những ưu điểm là ngôn ngữ chính xác, chặt

chẽ, dự kiến trước các khả năng xảy ra cũng như các căn cứ miễn trách, phần

lớn các điều khoản trong hợp đồng đã được đưa ra. Như vậy sẽ tiết kiệm được

rất nhiều thời gian đàm phán các điều khoản có tính chất nguyên tắc trong tất

cả các thương vụ. Bên soạn thảo sẽ đưa sẵn những nội dung đó vào hợp đồng,

việc còn lại của các bên là thỏa thuận các điều khoản mang tính chất cá biệt cho

từng giao dịch cụ thể. Nhờ có điều kiện giao dịch chung không đẩy nhanh tốc độ

đàm phán mà còn tiết kiệm được tiền bạc, công sức cho cả hai phía đối tác.

Tác dụng lớn nhất của điều kiện giao dịch chung là đơn giản hóa việc giao

kết hợp đồng. Các doanh nghiệp khi đưa ra điều kiện giao dịch chung thường

có một lợi thế nhất định trên thị trường và có khả năng gây sức ép cho bên đối

tác phải chấp nhận vô điều kiện các điều khoản mà bên mình đưa ra. Đây là

một cách để các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp lớn) đẩy nhanh

17

Page 22: Điều khoản giao dịch chung

tốc độ cho các giao dịch của mình đồng thời sử dụng lợi thế trong kinh doanh

trên thị trường

Về phía bên được đề xuất điều kiện giao dịch chung, họ có điều kiện

nghiên cứu những nội dung mang tính toàn diện và chuẩn xác. Điều này đặc

biệt có ý nghĩa trong các giao dịch khi một phía đối tác có chuyên môn hơn

soạn thảo các nội dung của điều kiện giao dịch chung. Phía khách hàng chỉ

phải xem xét kỹ lưỡng các nội dung đã bao gồm cả các tình huống có thể xảy

ra cũng như các căn cứ miễn trách từ đó đi đến quyết định đồng ý giao dịch

hay không. Việc làm này rõ ràng nhanh chóng hơn so với việc ký kết các hợp

đồng thông thường.

d) Giành lợi thế cho bên đưa ra điều kiện giao dịch chung

Lợi nhuận là mục tiêu lớn nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào hiện diện trên

thị trường. Để có được lợi nhuận các doanh nghiệp phải giành giật lợi thế

trước tất cả các đối tác. Bên cạnh đó, rủi ro luôn đi song hành cùng lợi nhuận

mà có thể xảy đến với doanh nghiệp bất cứ lúc nào, như: rủi ro thiên tai, rủi ro

mất mát, rủi ro giao hàng chậm hay chất lượng hàng hóa bị ảnh hưởng trong

quá trình vận chuyển, rủi ro thanh toán,... Người ta không thể triệt tiêu rủi ro

mà chỉ có thể hạn chế sự ảnh hưởng của nó. Một cách hữu hiệu được nằm ở

các điều khoản của hợp đồng. Bên nào giành được lợi thế ngay từ khi đàm

phán ký kết hợp đồng cũng sẽ giảm thiểu được tối đa rủi ro cho mình. Việc

soạn thảo điều kiện giao dịch chung tất yếu sẽ đưa ra những điều khoản có lợi

cho doanh nghiệp mình trong suốt quá trình tiến hành thương vụ và thậm chí

khi có tranh chấp xảy ra.

18

Page 23: Điều khoản giao dịch chung

2. Hạn chế của việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh

doanh

Người sử dụng điều kiện giao dịch chung không chỉ có mục đích làm cho

việc giao kết trở nên thuận lợi mà còn thông qua đó tạo lợi thế cho mình và áp

đặt những bất lợi cho khách hàng. Có thể thấy những điểm hạn chế của điều

kiện giao dịch chung cụ thể như sau:

a) Tạo sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa các bên

Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng điều kiện giao dịch chung có ưu

điểm là giành lợi thế cho bên soạn thảo ra nó. Tuy nhiên, trong kinh doanh

một bên cố giành giật lợi thế cho mình tất yếu sẽ gây bất lợi cho bên còn lại.

Bên sử dụng điều kiện giao dịch chung dễ lạm dụng việc đưa điều khoản có

tính chất tiêu chuẩn, có lợi cho mình để áp đặt điều kiện khó khăn cho khách

hàng, đồng thời củng cố vị trí, ưu thế của mình trong giao dịch. Bên sử dụng

điều kiện giao dịch chung cũng dễ lạm dụng tình trạng thông tin bất cân xứng

che đậy thông tin về thị trường, tính năng, công dụng của hàng hóa,... Chẳng

hạn, người mua không có thông tín xác thực, đầy đủ và kịp thời về hàng hóa,

điều kiện thương mại,...nên không thể đưa ra những biện pháp bảo vệ quyền

lợi cho mình (như không biết rõ về điều kiện bảo hành phụ thuộc vào điều

khoản bảo trì, bảo dưỡng hoặc điều kiện khiếu nại về phẩm chất hàng hóa).

Tâm lý chủ quan, ỉ lại của khách hàng vào bên doanh nghiệp soạn thảo điều

kiện giao dịch chung cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thông tin bất cân

xứng, vô hình trung cản trở cho việc giao dịch trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Bên đưa ra điều kiện giao dịch chung bao giờ cũng là bên đã có sự tìm

hiểu kỹ lưỡng đối với lĩnh vực mà mình kinh doanh bao gồm cả những quy

định của luật pháp có liên quan. Việc lựa chọn điều khoản nào để đưa vào nội

dung của điều kiện giao dịch chung đã được doanh nghiệp tính toán kỹ lưỡng,

kể cả việc lường trước những tình huống có thể xảy ra gây bất lợi cho phía

mình. Bên được đề nghị chấp nhận điều kiện giao dịch chung ở vị thế bị động

19

Page 24: Điều khoản giao dịch chung

do ít thông tin hơn rất dễ gặp rủi ro sau khi hợp đồng đã giao kết. Khi rủi ro

xảy đến, khách hàng không thể khiếu nại được vì bên soạn thảo nội dung

điều kiện giao dịch chung những cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Ví dụ về hai loại hợp đồng mẫu nhập khẩu (Purchase Contract) và xuất

khẩu ( Sales contract)4 do tập đoàn Sumitomo soạn thảo cùng quy định về

việc khiếu nại:

Hợp đồng xuất khẩu: điều khoản khiếu nại quy định “ mọi khiếu nại của

người mua liên quan đến hợp đồng phải được viết và gửi bằng thư máy bay

trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng đến cảng đích và trong vòng 60 ngày đối

với các khuyết tật ẩn của hàng hóa và mọi khiếu nại phải có bằng chứng do

một cơ quan giám định có thẩm quyền cấp”.

Hợp đồng nhập khẩu: điều khoản khiếu nại ghi rõ “người mua có quyền

khiếu nại (ngoại trừ khuyết tật ẩn) liên quan đến hàng hóa dưới hình thức văn

bản trong thời gian hợp lý kể từ ngày hàng đến cảng đích thông qua bằng

chứng giám định không kể là của người mua hoặc khách hàng của người mua.

Ngoài ra, hợp đồng mẫu này còn quy định: Người bán phải chịu trách nhiệm

về khuyết tật của hàng hóa tại bất kỳ thời điểm nào sau khi giao hàng, bất kể

việc giám định và chấp nhận hàng hóa của người mua hoặc khách hàng của

người mua, với điều kiện là băn bản khiếu nại được làm trong khoảng thời

gian hợp lý sau khi phát hiện hàng có khuyết tật”.

Cùng là điều khoản khiếu nại do tập đoàn Sumitomo soạn thảo nhưng có

thể thấy rõ mâu thuẫn lợi ích của bên mua trong hợp đồng xuất khẩu và hợp

đồng nhập khẩu. Nếu như ở hợp đồng xuất khẩu bên mua chỉ được dành

khiếu nại trong khoảng thời gian tối đa là 60 ngày và phải có bằng chứng do

một cơ quan giám định có thẩm quyền cấp thì trong hợp đồng nhập khẩu,

Sumitomo ở vị trí bên mua có quyền khiếu nại trong một khoảng thời gian

hợp lý – tức là không quy định cụ thể, cũng không yêu cầu văn bản khiếu nại 4 Xem phụ lục 1 và phụ lục 2: Hợp đồng mẫu nhập khẩu (Purchase contract) và xuất khẩu (Sales contract).

20

Page 25: Điều khoản giao dịch chung

phải được gửi bằng thư máy bay và kèm theo chứng từ giám định của cơ quan

có thẩm quyền. Cũng có sự mâu thuẫn tương tự đối với lợi ích của bên bán

hàng - tập đoàn Sumitomo trong hợp đồng xuất khẩu và bên bán hàng trong

hợp đồng nhập khẩu. Ở đây có hiện rõ một sự thống nhất ở cả hợp đồng nhập

khẩu và hợp đồng xuất khẩu đó là tối đa hóa lợi ích của bên soạn thảo điều

kiện giao dịch chung cho dù ở vị trí nhà nhập khẩu hay nhà xuất khẩu. Và rõ

ràng khách hàng của họ là người mua hay người bán đều bị đặt trước những

điều kiện bất lợi. Có thể nói việc tận dụng vị thế của người soạn thảo điều

kiện giao dịch chung là nguyên nhân chính dẫn đến sự bất bình đẳng của các

bên tham gia giao dịch.

b) Quyền tự do thỏa thuận hợp đồng bị hạn chế

Quyền tự do thỏa thuận hợp đồng của các bên là một trong những nguyên

tắc cơ bản của pháp luật về hợp đồng. Điều kiện giao dịch chung được xây

dựng nhằm mục đích đơn giản hóa quy trình đàm phán ký kết hợp đồng. Tuy

nhiên, trong thực tế, các thương nhân khi xây dựng các điều khoản giao dịch

chung thường có xu hướng lạm dụng sức mạnh thị trường của mình áp đặt

những điều kiện gây bất lợi cho khách hàng, dẫn đến tình trạng quyền tự do

của khách hàng bị xâm phạm. Thậm chí, nhiều trường hợp, các thương nhân

còn hạn chế tính tùy nghi của các quy tắc, chèn ép khách hàng, dồn họ vào

tình thế khó lựa chọn, nếu muốn ký kết hợp đồng thì tức là chấp nhận hoàn

toàn điều kiện giao dịch chung đã được soạn thảo sẵn, nếu không chấp nhận

hoàn toàn nội dung của điều kiện giao dịch chung thì tức là từ chối tham gia

giao dịch. Hoặc không ít các trường hợp, thương nhân cố tình dùng các thủ

thuật pháp lý để phân chia rủi ro pháp lý và lợi ích một cách không công

bằng, gây bất lợi cho khách hàng, người tiêu dùng.

Một đặc điểm quan trọng của điều kiện giao dịch chung là được soạn

thảo trước và sử dụng nhiều lần cho nhiều khách hàng mà không qua thương

lượng. Các điều khoản trong hợp đồng thường được tiêu chuẩn hóa về mặt

21

Page 26: Điều khoản giao dịch chung

hình thức và thường không công bằng nếu xét ở khía cạnh nội dung. Nó

thường được soạn theo hướng có lợi cho người soạn thảo hoặc người sử dụng.

Sở dĩ có hiện tượng này là do: một bên trong hợp đồng không được thỏa

thuận một cách thực sự về những điều khoản mà mình sẽ chấp nhận ký kết.

Bên soạn thảo nội dung của điều kiện giao dịch chung thường là các tập

đoàn, công ty lớn có sức mạnh và vị thế trên thị trường. Trước những đối tác

như vậy, khách hàng buộc phải chấp nhận điều kiện giao dịch chung đã được

soạn thảo sẵn. Thậm chí, một số hãng có sức mạnh thị trường liên kết lại với

nhau để thống nhất những điều kiện giao dịch chung cho một số thị trường,

làm cho khách hàng không có lựa chọn nào khác dù biết nhận phần bất lợi

nhưng vẫn phải chấp nhận những nội dung đó để tham gia giao dịch.

Xét dưới góc độ quyền tự do hợp đồng của các chủ thể trong kinh doanh,

những hành vi nêu trên đều ít nhiều xâm phạm tới nguyên tắc tự do hợp đồng

– tự do thỏa thuận về những điều gì mình mong muốn mà pháp luật không

cấm. Trên thực tế, khi ký kết hợp đồng, bản thân người tiêu dùng, khách hàng

cũng ít ý thức về điều kiện giao dịch chung, thường mặc nhiên chấp nhận

những quy định, quy tắc bán hàng của thương nhân dưới dạng ký kết vào hợp

đồng có sử dụng điều kiện giao dịch chung mà không biết đến việc thỏa thuận

lại (bảo lưu) điều khoản chưa rõ hoặc bất lợi cho bản thân. Có thể kể ra một

số nguy cơ vi phạm quyền tự do của khách hàng liên quan đến điều kiện giao

dịch chung như sau5:

Thứ nhất, điều kiện giao dịch chung có những quy định nhằm hạn chế,

loại bỏ quyền của khách hàng. Ví dụ, có những cơ sở kinh doanh hàng hóa,

dịch vụ đã đưa ra các điều kiện giao dịch chung dưới dạng dẫn chiếu tới bảng

niêm yết như: “Hàng mua đã mua rồi miễn trả lại”, bất kể hàng hóa có khuyết

tật, hư hỏng gì. Rõ ràng đây là những điều khoản hết sức bất lợi cho khách

5 Ths. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, “ Bàn về điều kiện thương mại chung” trên trang http://www.hslaw.vn/diendan/default.aspx?g=posts&m=32.

22

Page 27: Điều khoản giao dịch chung

hàng trong khi theo các quy định của pháp luật, họ hoàn toàn có quyền thực

hiện việc khiếu nại, đổi hàng khi có khuyết tật, hư hỏng.

Thứ hai, điều kiện giao dịch chung có quy định nhằm buộc khách hàng

phải gánh chịu những rủi ro bất hợp lý. Các quy định này thường buộc khách

hàng phải chịu những rủi ro mà lẽ ra họ không phải chịu theo quy định của

pháp luật đồng thời loại trừ trách nhiệm của thương nhân bán hàng hóa, cung

cấp dịch vụ phải chịu. Ví dụ, trong các hợp đồng điện, nước, người tiêu dùng

phải chi trả cả phần điện, nước thất thoát trên đường vận chuyển.

Thứ ba, các điều kiện giao dịch chung với những thuật ngữ chuyên môn

khó hiểu, cách trình bày không phù hợp gây cản trở cho khách hàng trong quá

trình giao kết và thực hiện giao dịch. Trong nhiều trường hợp khách hàng, đặc

biệt là người tiêu dùng với sự hạn chế về trình độ, nhận thức, không thể hiểu

được các thuật ngữ chuyên môn của các điều kiện giao dịch chung mà thương

nhân đưa ra. Do vậy, họ không hoàn toàn nhận thức được bản chất của các

điều khoản, điều kiện đó. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, phần thiệt thường

thuộc về người tiêu dùng. Nhiều người khi đọc các hợp đồng như hợp đồng

bảo hiểm, hợp đồng tín dụng, hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua bán căn hộ,

…không thể nào hiểu được những từ ngữ quy định trong hợp đồng đó và do

vậy, trong nhiều trường hợp người tiêu dùng đành “nhắm mắt ký” mà có thể

bị cài bẫy bởi những chi tiết rất nhỏ. Đương nhiên, các thuật ngữ chuyên môn

nhiều khi rất khó để diễn tả được một cách thông dụng để ai cũng hiểu được

nhưng cũng không ít trường hợp thương nhân cố tình đưa ra những thuật ngữ

đó nhằm “che mắt” người tiêu dùng. Rõ ràng khách hàng cần hết sức cẩn

trọng khi giao kết những điều kiện như vậy.

Thứ tư, thương nhân cố tình cản trở việc tiếp cận điều kiện giao dịch

chung bằng việc đưa ra các điều kiện này dưới những hình thức không thuận

tiện cho khách hàng hay nói một cách khác, điều kiện giao dịch chung được

trình bày dưới hình thức hết sức phức tap. Ví dụ: Phần trình bày về quyền lợi

của khách hàng khi giao kết hợp đồng thì được trình bày rất rõ ràng, chữ in to,

23

Page 28: Điều khoản giao dịch chung

dung lượng lớn, trong khi phần điều kiện để được hưởng quyền lợi đó thì lại

in chữ rất bé, dung lượng nhỏ khiến nhiều khách hàng không để ý. Đến khi

khách hàng đã tưởng chắc được hưởng quyền lợi (trúng thưởng) mới “ngã

ngửa” ra rằng còn rất nhiều điều kiện kèm theo.. Nhiều người phàn nàn khi họ

phải ký kết các hợp đồng theo mẫu mà trong đó cỡ chữ cũng như cách trình

bày rất khó đọc. Các hợp đồng loại này thường là rất dài, có khi lên đến cả

chục trang, do vậy trong nhiều trường hợp không thể đọc hết hợp đồng hoặc

không đủ “kiên nhẫn” để đọc hết hợp đồng vì hợp đồng cần phải được ký

ngay. Trong trường hợp này rõ ràng khách hàng có nguy cơ chịu rủi ro rất lớn

nếu có tranh chấp phát sinh.

Nội dung của điều kiện giao dịch chung rất chặt chẽ, ngôn từ được chọn

lọc và mang tính pháp lý cao, cộng vào đó là vị thế của người soạn thảo ra nó

đã tạo ra áp lực cho khách hàng phải chấp nhận toàn bộ các điều khoản.

Thêm nữa, rất nhiều trường hợp trong thực tế, bên đưa ra điều kiện giao dịch

chung thông tin rằng điều khoản họ đưa ra dựa trên tập quán thương mại địa

phương hoặc tiền lệ giao dịch hoặc ngụy biện sự bất bình đẳng bằng cách nêu

lên mục đích tốt đẹp trong hợp đồng. Ví dụ: “cố gắng thực hiện những tập

quán mà căn cứ cơ sở là sự công bằng và sự bình đẳng” (Hợp đồng mẫu của

London Corn trade association). Như vậy, với việc chấp nhận hoàn toàn điều

kiện giao dịch chung kể cả những điều khoản gây bất lợi cho mình, các khách

hàng đã bị hạn chế đi quyền tự do thỏa thuận hợp đồng của chính mình.

c) Điều kiện giao dịch chung có xu hướng lạc hậu

Đặc trưng của điều kiện giao dịch chung chính là các nội dung soạn sẵn

do một bên đưa ra cho khách hàng và khách hàng chỉ có thể chấp nhận hoặc

khước từ ký kết hợp đồng. Chính vì thế, nội dung của điều kiện giao dịch

chung được áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng và sử dụng trong một

thời gian khá dài. Nhưng thực tiễn kinh doanh thường thay đối không ngừng,

doanh nghiệp phải đối phó với sự biến động từ pháp luật đến tình hình cung

cầu trên thị trường,... Nếu như các doanh nghiệp không thường xuyên rà soát,

24

Page 29: Điều khoản giao dịch chung

kịp thời cập nhật để sửa đổi điều kiện giao dịch chung để phù hợp với tình

hình thực tế thì chúng sẽ trở nên lạc hậu và nhu cầu sử dụng điều kiện giao

dịch chung sẽ giảm đi.

Ví dụ, hiện nay Incoterms 2010 – bộ quy tắc thương mại quốc tế do ICC

ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 đã kế thừa từ những ấn bản trước đó và

có sửa đổi mang tính tích cực, phù hợp với tình hình thực tiễn của nền thương

mại thế giới . Việc dẫn chiếu Incoterms 2010 trong hợp đồng mua bán hàng

hoá sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy

cơ rắc rối về mặt pháp lý.

Rõ ràng áp dụng Incoterms 2010 trong hợp đồng mua bán quốc tế có nhiều

ưu việt hơn so với Incoterms 2000. Nếu các doanh nghiệp không nghiên cứu và

sửa đổi kịp thời thì tất yếu sẽ làm cho nội dung điều kiện giao dịch chung lạc hậu

so với tình hình phát triển của thương mại, hơn thế nữa còn gặp bất lợi liên quan

đến những quy định không rõ ràng trong ấn bản Incoterms 2000.

III. Sự cần thiết của việc sử dụng điều kiện giao dịch chung

trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa

1. Đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm hàng hóa

Hiện nay, bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh phát triển rất

mạnh với tốc độ tăng trưởng trung bình khá cao. Việc mua bảo hiểm cho hàng

hóa đã trở thành tập quán trong thương mại quốc tế vì nó đảm bảo hạn chế tối

đa rủi ro cho doanh nghiệp trong kinh doanh buôn bán. Bảo hiểm hàng hóa là

một trong những sản phẩm chủ đạo của tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực

bảo hiểm, nhưng nó cũng chứa đựng những điểm đặc thù khác biệt hẳn với

các loại hình khác.

Có thể nói, kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro, chia sẻ tổn thất với

khách hàng, sản phẩm bảo hiểm là những dịch vụ mang tính đặc thù, riêng có,

trừu tượng nhưng lại rất cụ thể, và thực tế hơn tất cả những sản phẩm khác

25

Page 30: Điều khoản giao dịch chung

trên thị trường một khi những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm được thực

thi kịp thời, hiệu quả. Nhà nước Việt Nam đã có các văn bản luật quy định

điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhằm bảo vệ lợi ích của người được

bảo hiểm, người kinh doanh bảo hiểm. Một số các Luật và văn bản dưới Luật

về kinh doanh bảo hiểm được kể đến là: Bộ luật Dân sự từ Điều 567 đến Điều

580, Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 và Luật sử đổi, bổ sung một

số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm 24/11/2010, Điều 62 Luật Đầu tư 2005

về Bảo hiểm, Luật bảo hiểm xã hội 2006, và các văn bản khác như Nghị định

số 72/1998/NĐ-CP về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá

hoạt động trên biển, Thông tư số 71/2001/TT-BTC về Luật kinh doanh bảo

hiểm do Bộ tài chính ban hành, thông tư số 72/2002/TT-BTC hướng dẫn của

Bộ tài chính về việc bảo hiểm tài sản,...

Hợp đồng bảo hiểm về bản chất là hợp đồng được hình thành dựa trên sự

thỏa thuận của các bên, tuy nhiên có quan hệ chặt chẽ với quy tắc bảo hiểm

(Policy) - đó là những quy định được cấu thành một cách chặt chẽ và mang

tính pháp lý liên quan đến những đặc thù của quan hệ bảo hiểm. Theo quy

định, các công ty bảo hiểm sẽ giữ quyền khai thác kinh doanh chỉ đối với

những quy tắc bảo hiểm đã được xây dựng, đăng ký với cơ quan nhà nước có

thẩm quyền (ở Việt Nam Bộ Tài chính là cơ quan thực hiện nhiệm vụ này).

Do vậy, giữa công ty bảo hiểm và người yêu cầu bảo hiểm (khách hàng)

không thể đàm phán, thỏa thuận nội dung bảo hiểm đối với các quy định về

trách nhiệm, phạm vi, quy định, rủi ro, loại trừ,...bảo hiểm. Từ khi ngành kinh

doanh bảo hiểm hàng hóa ra đời và phát triển cho đến nay, các điều kiện bảo

hiểm hàng hóa cũng như tàu bè của Viện những người bảo hiểm London

(Institute of London Underwriters- ILU) được sử dụng phổ biến nhất trên thị

trường bảo hiểm thế giới.

Để hình thành hợp đồng bảo hiểm, quá trình thực hiện phải trải qua nhiều

bước và một số thủ tục nhất định trước khi nó có hiệu lực thực hiện. Khi có

26

Page 31: Điều khoản giao dịch chung

nhu cầu, người yêu cầu sẽ có văn bản (theo mẫu có doanh nghiệp bảo hiểm)

gửi đến công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ xem xét đơn và gửi cho người

yêu cầu những giới thiệu cần thiết về quy tắc và biểu phí, cùng với các tài liệu

kèm theo (biểu mẫu tham gia của người mong muốn được bảo hiểm, các phụ

lục, các thỏa thuận chi tiết, sửa đổi bổ sung,...(được gọi chung là “ Văn bản

cấu thành”). Sau cùng hai bên sẽ hoàn tất hợp đồng bảo hiểm bằng cách: Phía

doanh nghiệp bảo hiểm sẽ ban hành, cung cấp cho người yêu cầu bảo hiểm

Giấy chứng nhận bảo hiểm/ Đơn bảo hiểm hoặc văn bản có giá trị tương

đương. Giấy chứng nhận bảo hiểm/ Đơn bảo hiểm được xem là bằng chứng

của việc giao kết hợp đồng chứ không phải là văn bản hợp đồng thông

thường. Thời điểm ban hành Giấy chứng nhận bảo hiểm/ Đơn bảo hiểm được

xem là thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết và nếu không có thỏa

thuận gì khác thì hợp đồng bảo hiểm sẽ có hiệu lực và phát sinh trách nhiệm

bảo hiểm. Như vậy, Hợp đồng bảo hiểm là dạng hợp đồng với các điều khoản

soạn sẵn - hay còn gọi là điều kiện giao dịch chung, được giao kết thông qua

hành vi yêu cầu và chấp nhận của hai bên (người yêu cầu bảo hiểm và doanh

nghiệp bảo hiểm). Chính vì tính đặc thù trong cơ chế thực hiện mà lĩnh vực

kinh doanh bảo hiểm nói chung và kinh doanh bảo hiểm hàng hóa nói riêng là

một trong những lĩnh vực phù hợp nhất để sử dụng điều kiện giao dịch chung.

2. Sự cần thiết của việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong giao

kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa

Như đã phân tích ở trên, mua bảo hiểm cho hàng hóa là nghiệp vụ phổ

biến đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Trong điều kiện tự do hóa thương

mại, kim ngạch kinh doanh thương mại ngày càng tăng nhanh. Chính vì vậy

mà thị trường kinh doanh bảo hiểm hàng hóa cũng rất phát triển. Sự cần thiết

phải sử dụng Điều kiện giao dịch chung trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm

hàng hóa được lí giải bởi một số nguyên nhân sau:

27

Page 32: Điều khoản giao dịch chung

Thứ nhất, Việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong giao dịch bảo

hiểm cho hàng hóa giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian đàm

phán và chi phí giao dịch. Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh bảo

hiểm nói riêng việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng

chính là lợi thế đảm bảo thành công trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như

hiện nay. Có thể nói lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là một trong những lĩnh

vực đầu tiên sử dụng điều kiện giao dịch chung. Từ thế kỷ 17 nước Anh đã có

mẫu đơn bảo hiểm đầu tiên (Lloyd’s S.G.form of policy)6.

Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nói chung và lĩnh vực kinh doanh

bảo hiểm hàng hóa nói riêng có những điểm đặc thù khiến cho việc sử dụng

điều kiện giao dịch chung là hoàn toàn phù hợp. Khi hình thành hợp đồng bảo

hiểm, điều kiện giao dịch chung có những quy tắc bảo hiểm trong nước và

quốc tế được dẫn chiếu đến như: Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận

chuyển bằng đường biển của Công ty bảo hiểm Việt Nam năm 2004 (QTCB-

2004), Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam năm

1992, Điều kiện bảo hiểm A, B, C của Viện ILU nước Anh (Institute Cargo

Clauses A,B,C),..... Chính những quy tắc này đã là Điều kiện giao dịch chung

áp dụng trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa và có giá trị pháp lý cho những

Giấy chứng nhận bảo hiểm/ Đơn bảo hiểm mà dẫn chiếu tới.

Ngoài ra, tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa

là kinh doanh rủi ro, sản phẩm bảo hiểm có tính chất trừu tượng nên buộc

người ta phải sử dụng những cách thức giao dịch được tiêu chuẩn hóa, chính

xác và ổn định nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh. Sự chuẩn hóa các điều

khoản của hợp đồng đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với lĩnh vực kinh doanh

bảo hiểm nói chung và kinh doanh bảo hiểm hàng hóa nói riêng. điều kiện

giao dịch có những ưu điểm mà khi giao dịch bằng những hợp đồng thông

6 GS.TS Hoàng Văn Châu, Giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội, tr.33.

28

Page 33: Điều khoản giao dịch chung

thường không có được, vì thế sử dụng điều kiện giao dịch chung chính là biện

pháp tối ưu nhất cho việc chuẩn hóa các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa.

Thứ ba, như đã phân tích ở phần trên, quá trình hình thành hợp đồng bảo

hiểm có những khác biệt so với các hợp đồng thông thường: Nội dung chính

của hợp đồng bảo hiểm là quy tắc, điều khoản bảo hiểm do doanh nghiệp bảo

hiểm, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xây dựng. Doanh nghiệp bảo

hiểm đưa ra các điều kiện giao dịch chung để khách hàng xem xét trả lời chấp

nhận trong một khoảng thời gian hợp lý; nếu khách hàng đồng ý tham gia bảo

hiểm đồng nghĩa với việc chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo điều

khoản soạn sẵn mà doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra . Do đó, về nguyên tắc

người mua bảo hiểm không được đàm phán, thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung

các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm.

Thứ tư, trong hoạt động thương mại, rủi ro trong các thương vụ là điều

khó tránh khỏi. Các doanh nghiệp luôn hướng tới mục tiêu làm giảm thiểu

những tổn thất gây ra bởi những rủi ro ngoài ý muốn. Hạn chế tổn thất phát

sinh khi có rủi ro xảy ra chính là nguyên nhân ra đời của lĩnh vực bảo hiểm,

người mua bảo hiểm cho hàng hóa tức là đã chuyển nhượng rủi ro cho doanh

nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Để tự bảo vệ quyền lợi cho mình, các doanh

nghiệp kinh doanh bảo hiểm đặt ra các điều khoản chặt chẽ trong hợp đồng.

Với việc sử dụng điều kiện giao dịch chung đã giúp các doanh nghiệp bảo

hiểm hạn chế tối đa những rủi ro cho mình.

29

Page 34: Điều khoản giao dịch chung

Tóm lại, từ khi ra đời, điều kiện giao dịch chung đã chứng minh được

ưu điểm của nó trong thương mại quốc tế và được sử dụng phổ biến trong rất

nhiều lĩnh vực kinh doanh trên thế giới. Có thể thấy rõ điều kiện giao dịch

chung đã trở thành phần không thể thiếu trong các hợp đồng bảo hiểm nói

chung và hợp đồng bảo hiểm hàng hóa nói riêng. Bên cạnh những tác dụng

tích cực mà điều kiện giao dịch chung đã thể hiện còn nảy ra rất nhiều hạn chế

của nó gây thua thiệt cho khách hàng khi buộc phải chấp nhận hoàn toàn nếu

muốn ký kết hợp đồng. Phần tiếp theo của khóa luận xin được đề cập tới thực

tiễn sử dụng điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa.

30

Page 35: Điều khoản giao dịch chung

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN SỬ DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH

CHUNG TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA TẠI

VIỆT NAM

I. Khái quát chung

1. Việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh trên thế giới

Các điều kiện thương mại chung là sản phẩm của cuộc cách mạng công

nghiệp diên ra tư thế kỷ 19. Xuất phát từ tính lặp đi lặp lại của các giao dịch

cùng loại, ý tưởng về tiêu chuẩn hóa trong sản xuất và cung ứng, nhằm tăng

lợi nhuận và giảm chi phí giao dịch, đồng thời phân chia rủi ro và hạn chế

trách nhiệm, điều kiện thương mại chung ra đời như một đòi hỏi tất yếu của

một nền kinh tế phát triển.Trong giai đoạn đầu phát triển, điều kiện giao dịch

chung chủ yếu phục vụ cho các hoạt động thương mại trong lĩnh vực hàng

hóa có khối lượng lớn, ổn định. Đó là các bản điều kiện chung bán hàng

(General conditions of sales) hoặc điều kiện chung mua hàng (General

Conditions of Purchases). Các bản điều kiện chung như thế có thể là những

văn bản độc lập riêng rẽ, cũng có thể là bản quy định nằm ở các mặt sau của

hợp đồng. Trong trường hợp này, để làm cho bản điều kiện chung trở nên một

bộ phận không thể tách rời khỏi hợp đồng, người ta phải ghi trên hợp đồng

một lời dẫn chiếu đến bản điều kiện chung, ví dụ như: “Theo bản điều kiện

chung bán hàng kèm theo đây” (tiếng Anh là : as per the hereinattached

general conditions of sales).

Ngày nay, điều kiện giao dịch chung được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh

vực, không chỉ ở những hợp đồng có đối tượng hữu hình mà còn cả những hợp

đồng cung cấp dịch vụ. Các thị trường có nhiều tiềm năng sử dụng điều kiện

giao dịch chung chính là thị trường dịch vụ như: Ngân hàng, tài chính, bảo

hiểm, vận tải,... Hơn nữa, do sự phát triển không ngừng các quan hệ thương

31

Page 36: Điều khoản giao dịch chung

mại, điều kiện giao dịch chung không chỉ áp dụng giữa thương gia với nhau mà

còn áp dụng cho các hợp đồng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Điều kiện giao dịch chung được thiết lập để áp dụng chung cho mọi

khách hàng. Theo đó, khách hàng của doanh nghiệp dù thuộc đối tượng nào

đều được đối xử như nhau theo đúng nội dung của bản điều kiện giao dịch

chung, vì đó là những điều khoản ổn định có sẵn hợp đồng. Tất nhiên, trong

hợp đồng sẽ có những điều khoản ưu đãi nằm ngoài phần điều kiện giao dịch

chung dành cho nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Như vậy,

điều kiện giao dịch chung được đưa ra có tác dụng hợp lý hóa việc bán hàng

và cung cấp dịch vụ. Nhờ đó mà các bên tiết kiệm được thời gian và chi phí

cho việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Việc áp dụng điều kiện giao dịch

chung ngày càng trở nên phổ biến trong các giao dịch ở nhiều lĩnh vực là

minh chứng rõ nhất cho những lợi ích của nó thúc đẩy thương mại phát triển.

Điều kiện giao dịch chung dù được thành lập bằng cách nào, nội dung

của nó không phải là bất di bất dịch. Từng thời gian, cùng với sự thay đổi của

kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, sự đa dạng hoá phương thức kinh doanh và

mặt hàng mua bán, các tập đoàn và các doanh nghiệp vẫn sửa đổi thường

xuyên nội dung các điều kiện giao dịch chung cho phù hợp với yêu cầu của

việc kinh doanh trao đổi hàng hóa.

Trên thế giới, Luật pháp của một số quốc gia đã đề cập đến điều kiện

giao dịch chung, có thể kể đến như: Nghị định (93/13/EWG) của Hội đồng

Châu Âu ngày 5/4/1993 về các điều khoản bị lạm dụng trong các hợp đồng với

người tiêu dùng; Luật về các điều kiện thương mại chung ( sửa đổi năm 1996)

của Cộng hòa Liên bang bang Đức; Luật về tiêu dùng năm 1993 của Cộng hòa

Pháp và có sửa đổi năm 1995 theo Nghị định của Hội đồng Châu Âu; Luật về

các điều kiện hợp đồng không lành mạnh năm 1977 và Nghị định (Statutory

Intrument) năm 1994 và 1999 của Vương quốc Anh. Tuy nhiên có một đặc

điểm là các văn bản Luật này còn quy định chưa rõ ràng về điều kiện giao dịch

32

Page 37: Điều khoản giao dịch chung

chung và các cách giải quyết, điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc giải

quyết các tranh chấp liên quan tới điều kiện thương mại chung.

2. Khái quát việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong các lĩnh vực

ở Việt Nam

Trong thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam,các điều kiện giao dịch chung

được sử dụng không lâu, chủ yếu là trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ như

tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, bưu chính, viễn thông,...một số lĩnh

vực khác về hàng hóa cũng được sử dụng với điều kiện giao dịch chung do

các doanh nghiệp độc quyền nhà nước cung cấp. Những nội dung của điều

kiện giao dịch chung được ấn định trong các hợp đồng mẫu (bắt buộc) do cơ

quan chủ quản ban hành hoặc phê duyệt, khách hàng chỉ cần điền các thông

tin theo yêu cầu của bên cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ. Doanh nghiệp

cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ là người quyết định nội dung của Hợp đồng

trong đó đã bao gồm điều kiện giao dịch chung.

Trong kinh doanh quốc tế, việc sử dụng điều kiện giao dịch chung của

các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Nguyên nhân chính của tình

trạng này là hiện nay các chủ thể kinh doanh của Việt Nam chủ yếu là các

doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có sức mạnh thị trường. Các tập đoàn, tổng

công ty lớn chủ yếu là của Nhà nước với cách thức làm việc lạc hậu và hạn

chế về nghiệp vụ kinh doanh. Vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể

xây dựng cho mình những bản điều kiện giao dịch chung có nội dung ổn định,

chặt chẽ và có sức thuyết phục khách hàng. Hơn thế, uy tín trên thị trường

quốc tế nhỏ khiến cho doanh nghiệp Việt nam không có khả năng ép buộc

khách hàng sử dụng những điều kiện giao dịch chung do phía công ty mình

đưa ra. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn sử dụng các điều kiện

giao dịch chung của các doanh nghiệp nước ngoài soạn sẵn để đưa vào nội

dung hợp đồng. Các điều kiện giao dịch chung của các công ty nước ngoài tuy

chặt chẽ và có tính tiêu chuẩn hóa cao nhưng thường rất dài và có nhiều điều

33

Page 38: Điều khoản giao dịch chung

khoản không đảm bảo tính cân bằng về lợi ích của các doanh nghiệp Việt

Nam. Nếu các doanh nghiệp không cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng các

Điều khoản giao dịch chung có sẵn đó thì đôi khi sẽ chịu những thua thiệt

không đáng có.

Có thể thấy một thực tế hiện hữu là hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam

thường ở thế bị động, phải chấp nhận những điều kiện giao dịch chung do

phía đối tác nước ngoài đưa ra. Đó là các công ty lớn, có sức ảnh hưởng trên

thị trường thế giới, họ soạn sẵn điều kiện giao dịch chung buộc các đối tác

phải chấp nhận hoàn toàn mà ít khi chịu thỏa thuận các hợp đồng riêng

(Individual contract). Như đã phân tích ở trên các bên soạn thảo điều kiện

giao dịch chung bao giờ cũng đưa vào đó những điều khoản có lợi cho mình

để có được phần ưu thế khi thực hiện hợp đồng cũng như khi có trách chấp

xảy ra. Trong quan hệ thương mại, một bên giành được lợi thế hơn tất yếu bên

còn lại sẽ tiếp nhận nhiều rủi ro hơn. Khi tham gia trong một thương vụ với

phía nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam thường là khách hàng và đương

nhiên phải chịu phần lép vế, đặc biệt khi các doanh nghiệp vẫn còn non kém

kinh nghiệm và chủ quan khi giao kết các hợp đồng có nội dung soạn sẵn mà

phía nước ngoài đưa ra.

Nhà nước ta vẫn giữ độc quyền kinh doanh hoặc hạn chế gia nhập thị

trường một số ngành hàng như: cung cấp điện, nước,viễn thông,... Việc kinh

doanh các mặt hàng này được giao cho các đơn vị nhà nước, các doanh

nghiệp này đưa ra các điều kiện giao dịch chung cho các khách hàng sử dụng

sản phẩm của họ buộc phải chấp nhận. Như vậy, điều kiện giao dịch chung

được các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng rất phổ biến đối với những mặt

hàng do các doanh nghiệp độc quyền nhà nước cung cấp.

Trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, việc

các doanh nghiệp Việt Nam đi theo xu hướng thương mại trên thế giới cũng là

điều rất dễ hiểu. Đặc biệt, có hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh

34

Page 39: Điều khoản giao dịch chung

trên thị trường Việt Nam, việc sử dụng điều kiện giao dịch chung ở Việt Nam

ngày càng phổ biến ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong các lĩnh vực cung cấp

dịch vụ như xây dựng, bảo hiểm, ngân hàng,... Nói chung, bên cạnh những lợi

ích nó mang lại, điều kiện giao chung đã tạo ra sự bất tương xứng về quyền

lợi giữa các bên, cùng với đó các nhà cung cấp hình thành “luật chơi riêng”

cho mình. Khách hàng muốn sử dụng các dịch vụ hay sản phẩm của doanh

nghiệp buộc phải chấp nhận những điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra. Ví dụ

trong Bản điều khoản chung của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ

Bluemeeting trong hợp đồng của nhà cung cấp là công ty cổ phần dịch vụ

viễn thông CMC (TP Hà Nội)7 có quy định về việc thanh toán: “ Bên sử dụng

sẽ thanh toán ngay một lần cước phí sử dụng dịch vụ BlueMeeting hàng tháng

cho Bên cung cấp vào trước ngày thứ 8 kể từ ngày phát hành thông báo thanh

toán cước (kể cả thời gian chờ giải quyết khiếu nại). Bên sử dụng sẽ có trách

nhiệm thanh toán lãi phát sinh trên số tiền chậm trả với mức lãi suất bằng

150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời

điểm đáo hạn theo quy định trên đây”. Thời hạn 8 ngày kể cả thời gian chời

giải quyết khiếu nại do bên cung cấp đặt ra là hơi ngắn, hơn nữa, nếu khách

hàng thanh toán chậm thì sẽ phải chịu một khoản phạt rất lớn, lên tớ 150% lãi

suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định, điều này rõ ràng là

gây bất lợi cho khách hàng. Như vậy, nếu người tiêu dùng hay sử dụng dịch

vụ cũng sẽ là những đối tượng chịu nhiều thua thiệt khi giao kết hợp đồng với

các điều khoản soạn sẵn.

7 Xem thêm phụ lục 3: Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ BlueMeeting.

35

Page 40: Điều khoản giao dịch chung

3. Một số hoạt động kinh doanh áp dụng phổ biến điều kiện giao dịch

chung

a) Hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa

Vận tải hàng hóa là công cụ quan trọng trong ngoại thương của mỗi quốc

gia. Vận tải quốc tế có tác dụng to lớn đối với buôn bán quốc tế, giúp cho kim

ngạch thương mại giữa các quốc gia trên thế giới ngày một tăng nhanh.

Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển

hàng hóa xuất nhập khẩu, chiếm tới 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán

quốc tế. Xuất phát từ thực tiễn kinh doanh vận tải đường biển, người chuyên

chở phải xây hợp đồng kinh doanh của mình có tính tiêu chuẩn hóa cao nhằm

đáp ứng nhu cầu rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí trong các giao dịch khi

phục vụ một khối lượng lớn khách hàng, và do đó, vận đơn ra đời.

Vận đơn đường biển (Bill of Lading/ Ocean Bill of Lading/ Master Bill of

Lading) là một chứng từ chứng minh cho một hợp đồng vận tải đường biển,

cho việc nhận hàng hoặc xếp hàng của người chuyên chở và bằng vận đơn

này người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi xuất trình nó. Người cấp vận

đơn là người chuyên chở, chủ tàu hoặc người được họ ủy quyền, khi hàng đã

được xếp lên tàu hoặc khi nhận hàng để xếp. Khi cấp vận đơn, người chuyên

chở, chủ tàu hoặc đại diện của họ phải ký vào vận đơn và ghi rõ tư cách pháp

lý. Cho đến nay chưa có mẫu vận đơn thống nhất trong chuyên chở quốc tế.

Mỗi chủ tàu, mỗi người kinh doanh chuyên chở đều soạn thảo và cấp phát

một loại vận đơn riêng. Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt: mặt

trước in các nội dung có tính chất thay đổi qua từng hợp đồng chuyên chở

hàng hóa như Người gửi hàng (shipper), Người nhận hàng (consignee), tên

tày (vessel hay name of ship), cảng xếp hàng (port of lading), tên hàng (name

of goods),... mặt sau của vận đơn gồm những quy định có liên quan đến vận

chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa

đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt sau thường gồm các nội dung như

36

Page 41: Điều khoản giao dịch chung

định nghĩa, điều khoản chung (điều kiện giao dịch chung), điều khoản trách

nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản

cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở,

điều khoản miễn trách của người chuyên chở... Mặt sau của vận đơn mặc dù

là các điều khoản do các hãng tàu ngụ ý quy định, nhưng thường nội dung của

nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng

hóa bằng đường biển như công ước Brussel 1924 (hay còn gọi là quy tắc

Hague), quy tắc Visby 1968 (còn gọi là quy tắc Hague – Visby), Nghị định

thư SDR 1979. Trong số đó, đáng bàn hơn đó là những vận đơn mà tại đó

điều kiện giao dịch chung có những điều khoản dẫn chiếu tới Công ước

Brussel 1924, hay công ước Visby 1968 – quy định với người chuyên chở

trách nhiệm tối thiểu (3 trách nhiệm) và miễn trách là tối đa (17 miễn trách)

thậm chí là những miễn trách rất vô lý. Chính vì thế mà hầu hết các hãng tàu

– chủ thể soạn thảo ra vận đơn – đều dẫn chiếu đến Quy tắc Hague 1924 và

Hague – Visby 1968 trong nội dung điều khoản miễn trách của mình để bảo

vệ quyền lợi của họ nhiều nhất.

Ví dụ trong điều kiện giao dịch chung của hãng Bermuda Container Lines

(Bill of Lading Terms and Conditions)8 tại Điều 2 quy định về điều khoản tối

cao (Clause Paramount) “Vận đơn này sẽ được dẫn chiếu đến (1) Đạo luật của

Hoa Kỳ về việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển năm 1936 và quy định

46 U.S.C từ Điều 181 đến Điều 188 nếu hàng hóa được vận chuyển tới hoặc

từ một cảng biển của Hoa Kỳ, (2) Luật về hàng hải của Canada, SC 2001,

Chương 6 hoặc (3) Công ước quốc tế về thống nhất một số qui tắc về vận đơn

đường biển ký tại Brussel ngày 25 tháng 8 năm 1924, được sửa đổi bổ sung

trong Nghị định thư Visby 1968. (This Bill of Lading shall have effect subject

to (1) the U.S. Carriage of Goods by Sea Act, 1936 and 46 U.S.C. 181-88

(inclusive) if the Goods are to be carried to or from a U.S. port, in U.S.

foreign trade, (2) otherwise the Marine Liability Act of Canada, S.C. 2001,

8 Xem thêm phụ lục 4: Bill of Lading Terms and Conditions của hãng Bermuda Container Lines.

37

Page 42: Điều khoản giao dịch chung

c.6, or (3) otherwise the International Convention for the Unification of

Certain Rules relating to Bills of Lading signed at Brussels on August 25,

1924, as amended to the extent required by law by the Protocol thereto signed

at Brussels on February 23, 1968) .

Cùng với vận tải đường biển, vận tải đường hàng không ngày càng có vị

trí quan trọng trong buôn bán quốc tế. Vận tải hàng không chiếm 20-30%

tổng kim ngạch của buôn bán quốc tế, nhưng chỉ chiếm khoảng 1% tổng khối

lượng hàng hóa trong chuyên chở quốc tế9. Do vận tải hàng không có tốc độ

cao nên các quy định về thủ tục giấy tờ, ngôn ngữ có liên quan đến hoạt động

hàng không ở những nước khác nhau thường tương như nhau và thống nhất

trên phạm vi toàn thế giới. Trên thực tế, hầu hết các nước có ngành hàng

không dân dụng đều thừa nhận hay áp dụng các Quy tắc, Công ước quốc tế và

những quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air

Transport Association –IATA). Cũng giống như trong vận tải bằng đường biển,

các hãng hàng không sử dụng vận đơn hàng không (Airway Bill) làm chứng từ

vận chuyển hàng hóa và là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng vận chuyển

hàng hóa bằng máy bay). AWB được in và phát hành theo mẫu tiêu chuẩn của

IATA. Các bản gốc của AWB gồm 2 mặt, mặt sau gồm 2 nội dung chính:

- Thông báo có liên quan tới giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở.

- Những điều khoản của hợp đồng vận chuyển (Conditions of Contract).

Phần này gồm 15 điều khoản quy định về chuyên chở hàng hóa được ghi ở

mặt trước của vận đơn như: cước phí, trọng lượng tính cước, giá trị kê

khai, thời hạn trách nhiệm, cơ sở trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm của

người chuyên chở, luật áp dụng, thời hạn khiếu nại, thông báo giao hàng,...

Những nội dung này đã được quy định trong Công ước Vacsava 1929 và

Nghị định thư Hague 1955. Theo đó, trách nhiệm cũng như miễn trách của

người chuyên chở được quy định rất rõ ràng. Điều kiện giao dịch chung đã 9 PGS.TS Nguyễn Như Tiến, Giáo trình Vận tải và giao nhận trong Ngoại thương, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr151.

38

Page 43: Điều khoản giao dịch chung

được tiêu chuẩn hóa nhằm đơn giản hóa về thủ tục, giấy tờ cũng như tính chất

quốc tế cao của lĩnh vực kinh doanh hàng không.

b) Hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử được hiểu là việc mua và bán các sản phẩm và dịch

vụ thông qua hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính khác. Ngày

nay, cùng với sự phát triển của Internet, thương mại điện tử là một loại hình

thương mại đã rất phổ biến. Người dùng Internet tại các nước phát triển có thể

mua, bán, trao đổi nhiều loại hàng hóa dịch vụ qua mạng. Việc thanh toán

cũng qua mạng và thực hiện rất dễ dàng bằng cách chuyển khoản hoặc sử

dụng thẻ tín dụng. Chính nhờ sự tiện lợi như vậy mà ngày càng nhiều doanh

nghiệp sử dụng thương mại điện tử để làm kênh bán hàng thứ hai, bên cạnh

hình thức thương mại truyền thống. Yêu cầu của hình thức giao dịch điện tử

là phải dựa trên nền tảng và tiêu chuẩn thống nhất trong các giao dịch cùng

loại của doanh nghiệp và các đối với các khách hàng khác nhau nhằm đáp ứng

được yêu cầu bảo mật, tiết kiệm về thời gian, hoàn thiện về nội dung của hợp

đồng điện tử. Đó là tiền đề cho việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong

thương mại điện tử. Theo đó, để có thể tham gian giao dịch này, đầu tiên

khách hàng phải đăng nhập, khai báo thông tin cá nhân của mình, hay của

doanh nghiệp mình. Tại bước này, tất cả khách hàng phải đọc một bản điều

khoản, đây chính là điều kiện giao dịch chung. Nếu muốn hoàn tất quá trình

đăng ký thì khách hàng phải chọn chấp nhận những điều khoản đó, nếu từ

chối thì giao dịch bị hủy bỏ. Có thể lấy ví dụ từ “Các điều khoản và điều kiện

bán hàng chung”10 của trang web www.apple.com : “CÁC THỎA THUẬN

PHÁP LÝ DƯỚI ĐÂY ĐIỀU CHỈNH VIỆC QUÝ KHÁCH SỬ DỤNG

MAC APP STORE, APP STORE VÀ IBOOKSTORE. ĐỂ CHẤP THUẬN

CÁC ĐIỀU KHOẢN NÀY, NHẤP CHUỘT VÀO NÚT "ĐỒNG Ý." NẾU

QUÝ KHÁCH KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI CÁC ĐIỀU KHOẢN NÀY, KHÔNG

10 Xem thêm tại địa chỉ: http://www.apple.com/legal/itunes/appstore/vn/terms.html.

39

Page 44: Điều khoản giao dịch chung

NHẤP CHUỘT VÀO NÚT "ĐỒNG Ý," VÀ KHÔNG SỬ DỤNG APP

STORE HOẶC IBOOKSTORE”.

Tuy nhiên, các thỏa thuận pháp lý do doanh nghiệp đưa ra thường rất dài

và nhiều khi được viết với cỡ chữ nhỏ, rất khó đọc chứ chưa nói đến vấn đề

đọc kỹ để hiểu rõ nội dung của chúng. Các khách hàng thường đọc lướt qua

hay thậm chí không đọc và nhấp chuột “đồng ý” luôn. Nguyên nhân là khi

khách hàng thực hiện bước đăng kí thì tức là họ đang có nhu cầu muốn thực

hiện giao dịch với bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, họ cũng có tâm lý

chủ quan và không lường trước được rằng trong điều kiện giao dịch chung có

thể có những điều kiện gây bất lợi cho mình. Nếu giao dịch diễn ra thuân lợi,

không có sự cố gì xảy ra, khách hàng rất hài lòng vì giao dịch diễn ra nhanh

chóng, thuận tiện cho họ. Nhưng khi có rủi ro xảy ra, tranh chấp phát sinh thì

khách hàng lại là những người chịu thiệt thòi vì đã vô tình chấp nhận cả

những điều khoản không có lợi cho mình khi đồng ý tham gia vào hoạt động

thương mại trực tuyến này.

Ví dụ, cũng trong “ Các điều khoản và điều kiện bán hàng chung” của

trang web www.apple.com

Ở phần Chính sách thanh toán, thuế và hoàn tiền có đoạn: “Giá của các

sản phẩm được cung cấp thông qua các Kho (store) có thể thay đổi vào bất cứ

lúc nào, và các Kho không cung cấp bảo hộ về giá hoặc hoàn trả tiền trong

trường hợp giảm giá hoặc khuyến mại”

Hay ở điều khoản chấm dứt hợp đồng : “Nếu quý khách không tuân thủ,

hoặc iTunes nghi ngờ rằng quý khách không tuân thủ với bất cứ quy định nào

của Thỏa thuận này, iTunes có thể, theo toàn quyền quyết định của mình, mà

không phải thông báo cho quý khách: (i) chấm dứt Thỏa thuận này và/hoặc Tài

khoản của quý khách, và quý khách vẫn tiếp tục chịu trách nhiệm về tất cả các

khoản tiền đến hạn phải trả theo Tài khoản của quý khách cho đến và bao gồm

40

Page 45: Điều khoản giao dịch chung

cả ngày chấm dứt; và/hoặc (ii) chấm dứt li xăng cho phần mềm; và/hoặc (iii)

ngăn không cho truy cập các Kho (hoặc bất cứ phần nào của các Kho).

iTunes bảo lưu quyền sửa đổi, đình chỉ, hoặc ngừng các Kho (hoặc bất cứ phần

hoặc nội dung nào của các Kho) vào bất cứ lúc nào, có hoặc không có thông

báo cho quý khách, và iTunes sẽ không chịu trách nhiệm đối với quý khách

hoặc với bất cứ bên thứ ba nào nếu như iTunes thực hiện các quyền này”

Rõ ràng, bên đưa ra bản điều kiện giao dịch chung đã đưa ra những điều

khoản rất có lợi cho mình như việc có thể chấm dứt giao dịch mà không cần

thông báo cho khách hàng nhưng vẫn có quyền đòi tiền các khoản tiền từ

khách hàng khi đến hạn. Rất có khả năng khách hàng có thể bị cấm sử dụng

dịch vụ và bị trừ tiền phí từ tài khoản tín dụng mà không hề được nhà cung

cấp thông báo về điều này. Các khách hàng buộc phải chấp nhận toàn bộ nội

dung của điều kiện giao dịch chung mà không được bảo lưu bất kì điều khoản

nào và một khi đã đồng ý giao dịch thì cũng đương nhiên phải chấp nhận các

nội dung sẽ được bổ sung sửa đổi, vì nó đã có quy định: “iTunes bảo lưu

quyền vào bất cứ lúc nào được sửa đổi Thỏa thuận này và áp dụng các điều

khoản hoặc điều kiện mới hoặc bổ sung đối với việc quý khách sử dụng các

Kho. Việc sửa đổi và các điều khoản và điều kiện bổ sung đó có hiệu lực ngay

lập tức và được đưa vào Thỏa thuận này. Việc quý khách tiếp tục sử dụng các

Kho được xem như sự chấp thuận đối với việc sửa đổi và các điều khoản và

điều kiện bổ sung đó”.

c) Hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

41

Page 46: Điều khoản giao dịch chung

“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân

hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp

tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”11. Các ngân hàng chính là trung

gian tài chính huy động và tập trung vốn cung cấp cho nền kinh tế, qua đó

thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Trong quá trình phát triển, dưới sự tác động của nhiều yếu tố pháp luật,

công nghệ, điều kiện cụ thể của mỗi nước,... mà hoạt động ngân hàng đã có

những bước tiến rất nhanh đa dạng hóa các loại hình ngân hàng và các nghiệp

vụ ngân hàng. Cùng với đó là yêu cầu tiêu chuẩn hóa các hợp đồng kinh

doanh để phục vụ cho nhu cầu tăng nhanh về khối lượng giao dịch và chất

lượng phục vụ khách hàng. Nhờ vậy mà điều kiện giao dịch chung đã sớm

được đưa vào và sử dụng rộng rãi trong các giao dịch của Ngân hàng.

Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh tại các Ngân hàng, các điều kiện

giao dịch chung được sử dụng phổ biến trong một số hoạt động như kinh

doanh thẻ, hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngân

hàng điện tử,... Cũng giống như những hợp đồng có sử dụng điều kiện giao

dịch chung, các điều khoản được phía ngân hàng ban hành hoặc phê duyệt

sẵn, khách hàng chỉ có thao tác đơn giản là điền các thông tin theo yêu cầu từ

phía ngân hàng và ký tên chấp nhận. Ngân hàng là người quyết định phần lớn

nội dung của hợp đồng, khách hàng chỉ có thể bổ sung thêm các điều khoản

có tích chất thay đổi qua từng thương vụ. Với vị thế là người đưa ra điều kiện

giao dịch chung, phía Ngân hàng cũng sử dụng điều kiện giao dịch chung

trong việc tạo lợi thế cho mình trong các giao dịch cũng như củng cố vị thế

của doanh nghiệp, do đó điều kiện giao dịch chung có thể gây ra tình trạng bất

bình đẳng về quyền lợi giữa các bên. Chẳng hạn trong bản điều khoản và các

điều kiện sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng TNHH một thành viên Standard

Chartered (Việt Nam) tại Điều 3 khoản 4 có quy định về Hạn mức tín dụng :

“Chủ thẻ có thể nộp đơn đề nghị xem xét hạn mức tín dụng đã cấp cho mình

11 Định nghĩa về ngân hàng tại http://vi.wikipedia.org/wiki/Tổ_chức_tín _dụng.

42

Page 47: Điều khoản giao dịch chung

tại bất cứ thời điểm nào. SC có toàn quyền (nhưng không có nghĩa vụ) tăng

hạn mức tín dụng tùy từng thời điểm hoặc cho phép thực hiện các giao dịch

Thẻ vượt quá Hạn mức tín dụng mà không cần phải thông báo trước cho Chủ

thẻ và Chủ thẻ sẽ phải chịu trách nhiệm đối với tất cả các giao dịch có liên

quan phù hợp với các điều khoản của Hợp đồng này. Theo kết quả đánh giá

hợp lý các rủi ro tín dụng liên quan đến tài khoản Thẻ hoặc Chủ thẻ dựa vào

những thông tin mà SC có được, SC có toàn quyền giảm hạn mức tín dụng

đên một mức mà ngân hàng cho là phù hợp mà không cần phải thông báo

trước cho chủ thẻ”12. Ngân hàng đưa ra điều khoản này nhằm mục đích quản

lý chặt chẽ hơn hạn mức tín dụng của khách hàng, tránh rủi ro cho phía ngân

hàng khi gặp phải những khách hàng vì lí do nào đó mà bị hạn chế khả năng

chi trả các khoản tín dụng. Bên cạnh đó, điều khoản này cũng đem đến bất lợi

cho khách hàng vì có thể ngân hàng tăng hoặc giảm hạn mức tín dụng mà

không hề được thông báo trước.

Ngoài những quy định mà ngân hàng đưa ra theo ý kiến chủ quan của

ngân hàng, trong nội dung của bản điều kiện giao dịch chung các ngân hàng

thường dẫn chiếu đến các văn bản luật. Thông thường trong bản điều kiện

giao dịch chung về giao dịch theo phương pháp tín dụng chứng từ, các ngân

hàng thường dẫn chiếu đến UCP (The Uniform Customs and Practice for

Documentary Credits – Quy tắc và thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ)

do phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành. Hiện nay các ngân hàng thường

sử dụng UCP 600 làm nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Tại điều khoản luật áp

dụng trong nội dung bản điều kiện giao dịch chung đính kèm với Mẫu đơn đề

nghị mở thư tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội MB:

“Chúng tôi kính đề nghị ngân hàng phát hành Thư tín dụng với nghĩa vụ

thanh toán thuộc về chúng tôi theo những điều kiện được nêu trên và các quy

tắc Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ bản UCP 600 - bản sửa đổi

12 Xem thêm tại địa chỉ: http://www.standardchartered.com/vn/personal-banking/cards/gold-credit-card/vn/.

43

Page 48: Điều khoản giao dịch chung

năm 2007 của Phòng Thương mại quốc tế, Paris, Pháp” (I/ We request you to

issue the credit for the applican’s Account with the above intructions and the

Uniform Customs and Practice for Documentary Credits in so far they are

applicable. I/ We hereby agree to the Terms anh UCP 600- 2007 Revision-

ICC, Paris, France). Trong UCP 600 có rất nhiều quy định miễn trách đối với

ngân hàng, ví dụ như tại Điều 34 của UCP 600 quy định đối với việc miễn

trách về hiệu lực của chứng từ: “Ngân hàng không có nghĩa vụ và trách nhiệm

đối với hình thức, sự hoàn bị, tính chính xác, tính chân thực, tính giả mạo

hoặc hiệu lực pháp lý của bất cứ chứng từ nào hoặc đối với các điều kiện

chung hoặc điều kiện riêng quy định trong chứng từ hoặc ghi thêm vào chứng

từ,...”... Đây là những quy định rất nhằm bảo vệ cho ngân hàng trong giao

dịch tín dụng chứng từ, nhưng cũng chính vì thế mà các ngân hàng thường

dựa vào các điều khoản miễn trách này để thoái thác trách nhiệm mà lẽ ra họ

phải chịu do sơ suất hay bất cẩn của mình.

II. Thực trạng sử dụng điều kiện giao dịch chung trong hợp

đồng bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam

1. Khái quát

Từ nhiều năm nay, bảo hiểm hàng hóa là một trong những dịch vụ trọng

yếu trong hoạt động thương mại đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương. Mua

bảo hiểm cho hàng hóa là yêu cầu tất yếu đối với các giao dịch vì bảo hiểm

cung cấp sự bảo vệ cho hàng hóa trước những tổn thất luôn thường xuyên đe

dọa các hành trình vận chuyển và nhờ thế mở rộng phạm vi kinh doanh của

họ. Vì nhu cầu mua bảo hiểm cho hàng hóa là rất lớn nên thị trường bảo hiểm

rất phát triển. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh

bảo hiểm hàng hóa, như: Bảo Việt, Bảo Minh, PTI, UIC, VIA, AAA, Viễn

Đông, QBE, BIC, Bảo Long, PJICO, PV Insuarance,...

Tuy mỗi doanh nghiệp có các cách thức làm việc khác nhau nhưng nói

chung, thủ tục mua bảo hiểm cho hàng hóa gồm các công việc chính sau: Đầu

44

Page 49: Điều khoản giao dịch chung

tiên doanh nghiệp điền vào “Giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa” theo mẫu của

từng công ty bảo hiểm. Sau đó người được bảo hiểm chuyển Giấy yêu cầu bảo

hiểm này cho công ty bảo hiểm . Khi hàng đã được xếp lên phương tiện vận tải,

công ty bảo hiểm sẽ cấp Đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Đơn bảo hiểm/ Giấy chứng nhận bảo hiểm chính là bằng chứng cho một

hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết. Điều này được quy định tại Điều 22 Luật

bảo hiểm Hàng hải Anh –MIA 1906 (Marine Insuarance Act): “Một hợp đồng

bảo hiểm hàng hải không được chấp nhận là một bằng chứng trừ khi được thể

hiện trong một đơn bảo hiểm hàng hải phù hợp với luật này”, hay tại Điều

203 Luật hàng hải Việt Nam cũng quy định : “Đơn bảo hiểm là bằng chứng

về việc ký kết hợp đồng”. Trong quy mô của khóa luận, người viết chỉ tập

trung đề cập tới Đơn bảo hiểm hàng hóa – chứng từ có giá trị như một bản

hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa.

Đơn bảo hiểm là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều

khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng. Một

đơn bảo hiểm bảo gồm 2 phần:

- Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã

hiệu, tên phương tiện chở hàng,...) và việc tính toán bảo hiểm. Đây là các

nội dung có tính chất tùy biến, thay đổi qua từng thương vụ.

- Các điều kiện giao dịch chung được in sẵn trong hợp đồng bao gồm, các

nguyên tắc, thể lệ bảo hiểm, trách nhiệm và nghĩa vụ của người bảo hiểm

và người được bảo hiểm, dẫn chiếu tới các quy tắc bảo hiểm hay các công

ước quốc tế,... Nội dung của điều kiện giao dịch chung là phần cố định và

áp dụng cho tất cả các khách hàng tham gia dịch vụ bảo hiểm hàng hóa

của tổ chức bảo hiểm.

Như đã phân tích ở phần trên, việc sử dụng điều kiện giao dịch chung

trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa đem lại rất nhiều lợi ích cho cả doanh

nghiệp đi mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình cũng như cả doanh nghiệp

45

Page 50: Điều khoản giao dịch chung

kinh doanh bảo hiểm. Việc sử dụng điều kiện giao dịch chung đã góp phần

thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển một cách mạnh mẽ. Nhưng cùng với

những lợi ích đó nó cũng đem đến mặt trái, đó là tình trạng lợi dung điều kiện

giao dịch chung để gây ra sự bất bình đẳng về quyền lợi cho các bên tham gia

giao dịch. Do đó, đặt ra vấn đề là phải xem xét chú trọng một cách thích đáng

tới việc soạn thảo, xây dựng nội dung của điều kiện giao dịch chung trong

hợp đồng bảo hiểm hàng hóa.

2. Thực trạng sử dụng điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo

hiểm hàng hóa đối với các nghiệp vụ cụ thể

Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa gồm có bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong

lãnh thổ Việt Nam và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong mua bán

hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp Việt nam vẫn thường ký hợp đồng mua

theo điều kiện CIF và hợp đồng bán theo điều kiện FOB, vì vậy, trách nhiệm

mua bảo hiểm cho hàng hóa thường thuộc về phía đối tác nước ngoài. Điều

này dẫn đến dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp

bảo hiểm trong nước chưa được sử dụng một cách triệt để. Hiện nay, doanh

thu từ loại hình bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam vẫn

chiếm đa số.

a) Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam là một nghiệp vụ

bảo hiểm đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy

thuộc phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam13. Do đối

tượng của hợp đồng bảo hiểm là hàng hóa vận chuyển cho nên ngoài hàng hóa ra

còn có các chi phí liên quan đến hàng hóa trong quá trình vận chuyển cũng như

được bảo hiểm như cước phí vận tải, phí bảo hiểm, lãi dự tính nếu có.

13 PGS.TS Vũ Sĩ Tuấn, Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội, tr. 109.

46

Page 51: Điều khoản giao dịch chung

Trên mỗi Đơn bảo hiểm ở mặt sau đều có các điều kiện giao dịch chung

bao gồm các điều khoản do doanh nghiệp liệt kê và phần dẫn chiếu tới quy tắc

bảo hiểm dành cho hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam của hãng

bảo hiểm đó14.

Đối với Quy tắc chung dành cho bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong

lãnh thổ Việt Nam, giữa các doanh nghiệp bảo hiểm có sự tương tự về bố cục

và nội dung. Bố cục của chúng bao gồm các chương, điều quy định về nguyên

tắc chung, phạm vi bảo hiểm, điều khoản loại trừ bảo hiểm, bắt đầu và kết

thúc bảo hiểm, thủ tục bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm, nghĩa

vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất, cách xác định tổn thất, cách

tính và thanh toán bồi thường, chuyển quyền đòi bồi thường và việc từ bỏ

hàng hóa, cuối cùng là thời hiệu khiếu nại và xử lý tranh chấp.

Qua xem xét, đối chiếu các điều kiện giao dịch chung trong các tập quy tắc

có thể nhận thấy các điều khoản có nội dung rõ ràng, và quy định khá chi tiết.

Nhiều vấn đề như phạm vi bảo hiểm, điều khoản loại trừ bảo hiểm, cách xác

định tổn thất, cách tính tiền bồi thường, việc chuyển quyền đòi bồi thường và

việc từ bỏ hàng hóa,... được quy định đúng với bản chất của nghiệp vụ bảo hiểm.

Ví dụ: Điều 15 trong tập Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh

thổ Việt Nam của Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt và Công ty cổ phần bảo

hiểm Petrolimex (PJCO) có quy định về cách xác định tổn thất như sau:

1. Tổn thất toàn bộ nói trong quy tắc này bao gồm tổn thất toàn bộ ước

tình và tổn thất toàn bộ thực tế.

Khi xảy ra mất mát, hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm Hợp đồng bảo

hiểm, nếu hàng hóa được bảo hiểm bị phá hủy hoàn toàn hay bị hư hại

nghiêm trọng tới mức không còn là hàng hóa với tính chất ban đầu của nó nữa

14 Xem thêm phụ lục 5: Đơn bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện.

47

Page 52: Điều khoản giao dịch chung

hoặc người được bảo hiểm mất hẳn quyền sở hữu hàng hóa thì được coi là tổn

thất toàn bộ thực tế.

Khi hàng hóa được bảo hiểm bị mất mát hay hư hỏng thuộc phạm vi

trách nhiệm Hợp đồng bảo hiểm, nếu xét thấy không tránh khỏi tổn thất toàn

bộ thực tế hoặc do các chi phí cứu hàng, chi phí chỉnh lý và gửi hàng đến nơi

nhận ghi trong Hợp đồng bảo hiểm có thể vượt quá giá trị khi hàng tới nơi

nhận đó, thì coi như là tổn thất toàn bộ ước tính.

2. Bất kỳ trường hợp mất mát hay hư hỏng nào không thuộc loại tổn thất

đã nói ở hai phần trên đều được coi là tổn thất bộ phận.

Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện, quy tắc đúng với bản chất nghiệp

vụ bảo hiểm, điều kiện giao dịch chung do các doanh nghiệp soạn thảo tồn tại

những đặc điểm sau:

Thứ nhất, các hãng bảo hiểm có những quy tắc riêng nhằm mục đích

tối đa hóa lợi ích của mình.

Ví dụ: Trong tập Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ

Việt Nam của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện15, tại Điều 6 về thời hạn bắt

đầu và kết thúc trách nhiệm bảo hiểm có quy định như sau: “trách nhiệm bảo

hiểm bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng hóa được bảo hiểm được xếp lên phương

tiện chuyên chở tại địa điểm xuất phát ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt

đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình

thường và kết thúc vào lúc hàng hóa được dỡ khỏi phương tiện chuyên chở tại

nơi đến ghi trong hợp đồng bảo hiểm”.

Nếu xét theo điều khoản chung của các điều kiện bảo hiểm, không gian

thời gian người bảo hiểm chịu trách nhiệm về hàng hóa là “từ kho đến kho”,

tức là trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa bắt đầu từ khi hàng hóa được xếp lên

phương tiện vận chuyển tại điểm xuất phát cho đến khi hàng hóa được dỡ ra

15 Xem tại phụ lục 6: Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện.

48

Page 53: Điều khoản giao dịch chung

khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến và vào kho an toàn. Như vậy, theo Quy

tắc về bắt đầu và kết thúc bảo hiểm của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện

thì không gian và thời gian bảo hiểm đã bị thu hẹp, người bảo hiểm chỉ chịu

trách nhiệm bảo hiểm cho hàng hóa được bảo hiểm từ khi hàng hóa được xếp

lên phương tiện chuyên chở tại điểm xuất phát đến khi hàng hóa được bốc dỡ

ra khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến ghi trong hợp đồng. Nhất là khi hàng

hóa được vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam không có sự tham gia của

thanh toán quốc tế.

Thứ hai, người bảo hiểm luôn giữ thế chủ động trong các quyết định

bồi thường

Chẳng hạn tại phần Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn

thất, ở Chương VI – Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ

Việt Nam của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện Điều 12 có quy định:

“Trong trường hợp xảy ra tổn thất cho hàng hóa thuộc phạm vi trách nhiệm

bảo hiểm như trong Điều 3 quy tắc này, người được bảo hiểm, người làm

công hoặc đại diện của họ phải:

1. Khai báo ngay cho cơ quan chức trách địa phương để xử lý và lập biên bản

theo luật lệ hiện hành.

2. Thông báo ngay cho Người bảo hiểm hay đại diện của họ tại địa phương

gần nhất đến giám định trong thời gian sớm nhất.

3. Phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa và bảo quản hàng hóa

nhằm hạn chế tổn thất.

4. Làm các thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền đòi bồi thường đối với người

chuyên chở hay người thứ ba khác có trách nhiệm đối với tổn thất, mất

mát hàng hóa trong tai nạn đó.

49

Page 54: Điều khoản giao dịch chung

Người được bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết bồi thường một phần

hay toàn bộ tổn thất nếu người được bảo hiểm không thi hành đầy đủ những

nghĩa vụ trên”.

Nếu trong trường hợp người được bảo hiểm không có điều kiện để thực

hiện toàn bộ những nghĩa vụ trên đây do công ty bảo hiểm quy định thì họ có

nguy cơ không được bồi thường cho lô hàng đã bị tổn thất cho họ. Rõ ràng

việc quy định người được bảo hiểm phải thực hiện quá nhiều nghĩa vụ khiến

cho doanh nghiệp sở hữu hàng hóa chịu nhiều thua thiệt khi có tổn thất xảy

đến với hàng hóa.

Hay trong Điều 13 thuộc Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong

lãnh thổ Việt Nam của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện có quy định rất

nhiều giấy tờ mà người được bảo hiểm phải nộp đủ khi khiếu nại người bảo

hiểm về những mất mát, hư hỏng thuộc trách nhiệm hợp đồng như: Bản chính

Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm; Bản chính hợp đồng vận

chuyển, Giấy vận chuyển hàng hóa do chủ phương tiện cấp; Hóa đơn bán

hàng kèm theo bản kê chi tiết hàng hóa, phiếu ghi trọng lượng và số lượng

hàng hóa; Biên bản giám định hàng tổn thất có ghi rõ mức độ tổn thất; Biên

bản điều tra tai nạn của cơ quan chức trách địa phương; Văn bản khiếu nại

người chuyên chở hay người thứ ba khác về trách nhiệm đối với tổn thất do

họ gây ra; Thư đòi bồi thường. Vậy mà trong Đơn bảo hiểm mẫu dành cho

hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam của công ty này lại quy định :

“Trường hợp xảy ra mất mát hay hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm hợp

đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho người bảo

hiểm hay đại lý được họ chỉ định đến giám định. Trừ khi trước đó đã có một

thoả thuận khác, người bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết một vụ khiếu nại

không được chứng minh trong biên bản giám định”. Như vậy, công ty bảo

hiểm vẫn giữ quyền quyết định những tổn thất xảy ra có thuộc phạm vi trách

nhiệm của người bảo hiểm hay không.

50

Page 55: Điều khoản giao dịch chung

Thứ ba, giữa Đơn bảo hiểm mẫu do hãng bảo hiểm đưa ra và bộ Quy tắc

chung bảo hiểm hàng hóa cũng do hãng bảo hiểm ban hành có mâu thuẫn với

nhau giữa các điều khoản.

Trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam

của PJCO, tại phần quy định về việc xử lý tranh chấp, hợp đồng nguyên tắc

thì quy định: “Mọi tranh chấp có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không giải

quyết được bằng con đường thương lượng sẽ được xét xử bởi trung tâm trọng

tài quốc tế Việt Nam có thẩm quyền theo pháp luật Việt Nam hiện hành”.

Trong khi đó, tại bộ Quy tắc chung lại quy định: “Bất kỳ một vụ tranh chấp

nào có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nếu không giải quyết được bằng

hình thức thương lượng giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm sẽ

được phán xét bởi Tòa kinh tế Việt Nam có thẩm quyền theo pháp luật Việt

Nam hiện hành”.

Đây là trường hợp mâu thuẫn giữa các điều kiện giao dịch chung và các

điều khoản “ thỏa thuận”, nếu không có thỏa thuận từ trước văn bản nào có ưu

thế áp dụng hoặc cách thức giải quyết thì các doanh nghiệp sẽ lúng túng khi

có tranh chấp xảy ra.

b) Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong tập điều khoản mẫu dành cho hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất

nhập khẩu (hay bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển) thường bao

gồm nội dung của Quy tắc chung dành cho bảo hiểm hàng hóa bằng đường

biển do công ty soạn thảo trên cơ sở căn cứ vào quy tắc bảo hiểm của Viện

Những người bảo hiểm hàng hóa London – Institute Cargo Clauses 1982 -

ICC 1982.

Cũng tương tự như bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt

Nam, các tập nguyên tắc chung dành cho bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khảu

không có sự khác biệt lớn. Bố cục tập quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận

51

Page 56: Điều khoản giao dịch chung

chuyển bằng đường biển của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện16 bao gồm các

quy định chung, quy định về phạm vi áp dụng của quy tắc, các rủi ro được bảo

hiểm, trình bày các điều kiện bảo hiểm A, B, C, các loại trừ và các trường hợp

đặc biệt,...; quy định về loại trừ bảo hiểm, trách nhiệm giảm nhẹ tổn thất, điều

khoản tránh chậm trễ, và cuối cùng là điều khoản xử lý tranh chấp.

Các tập Quy tắc chung của các doanh nghiệp bảo hiểm, như đã nêu ở

trên, được mô phỏng theo các điều khoản của Viện những người bảo hiểm

London (ICC 1982), nên chúng có nội dung tương tự nhau.

Giống như đối với hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam, các

công ty bảo hiểm đưa ra các quy tắc để giúp cho họ ở vị trí chủ động trong

trong suốt quá trình từ khi hợp đồng bảo hiểm hàng hóa có hiệu lực cho đến

khi hết trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa hay thậm chí khi xảy ra tranh chấp với

người được bảo hiểm.

Ví dụ trong điều khoản kết thúc hợp đồng chuyên chở thuộc Quy tắc bảo

hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển Điều kiện A của công ty cổ phần

bảo hiểm Bưu điện có quy định: “Nếu do những tình huống ngoài khả năng

kiểm soát của Người được bảo hiểm mà hợp đồng vận chuyển kết thúc tại một

cảng hay một nơi không đúng với địa danh nhận hàng ghi trong hợp đồng bảo

hiểm hoặc việc vận chuyển được kết thúc theo cách khác trước khi giao hàng

như đã quy định ở Điều 8 trên đây thì bảo hiểm này cũng sẽ kết thúc trừ khi

có giấy báo gửi ngay cho Người bảo hiểm yêu cầu tiếp tục bảo hiểm trong khi

bảo hiểm vẫn còn hiệu lực với điều kiện phải trả thêm phí bảo hiểm nếu

Người bảo hiểm yêu cầu...” Như vậy, dù trong tình huống ngoài khả năng

kiểm soát của người được bảo hợp đồng vận chuyển kết thúc tại nơi khác với

địa danh nhận hàng trong hợp đồng bảo hiểm, nếu muốn duy trì hợp đồng bảo

hiểm thì người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho công ty bảo

hiểm và phải đóng thêm phí nếu được yêu cầu. Vậy nếu người được bảo hiểm

16 Xem phụ lục 7: Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện.

52

Page 57: Điều khoản giao dịch chung

không thông báo cho công ty bảo hiểm thì nghiễm nhiên hợp đồng bảo hiểm

sẽ kết thúc, nếu có rủi ro xảy ra đối với hàng hóa sau thời điểm đó thì người

mua bảo hiểm cho hàng hóa phải tự gánh chịu.

3. Một số tranh chấp phát sinh từ thực tiễn sử dụng điều kiện giao

dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa

Tranh chấp liên quan tới mâu thuẫn giữa điều khoản soạn sẵn và

điều khoản thỏa thuận

Nguyên đơn là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam (doanh

nghiệp A), Bị đơn là một doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam (công ty bảo hiểm

B). Doanh nghiệp A yêu cầu công ty bảo hiểm B cung cấp bảo hiểm theo đó

doanh nghiệp A muốn mua bảo hiểm cho lô hàng của mình theo điều kiện

“A” ICC 1982 (hàng đông lạnh). Trước khi cấp đơn bảo hiểm, công ty bảo

hiểm B đã cấp giấy chứng nhận về việc ký hợp đồng. Khi cấp đơn bảo hiểm

mặt trước của đơn bảo hiểm ghi rõ mục: “A” ICC 1982 hàng đông lạnh. Mặt

sau của đơn bảo hiểm lại in nội dung của điều kiện bảo hiểm “A” QTC 1990.

Sự việc này rõ ràng lỗi thuộc về người bảo hiểm. Ở đây phải chăng nội dung

ở mặt trước và mặt sau không cần phải khớp nhau? Ai cũng hiểu là đơn bảo

hiểm không phải là hợp đồng nhưng đơn bảo hiểm có giá trị pháp lý cao nhất

điều chỉnh mối quan hệ giữa bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Vậy mà

đơn bảo hiểm kể trên lại không nhất quán về điều khoản điều kiện bảo hiểm.

Ta phân tích điều kiện “A” QTC 1990, đây là điều kiện bảo hiểm A thông

thường, không bảo hiểm cho hàng đông lạnh. Đây là sự khác nhau căn bản và

cũng là nguyên nhân dễ gây tranh chấp nhất. Rõ ràng hai điều kiện bảo hiểm

này hoàn toàn không thể dùng thay thế nhau được. Tình huống này rõ ràng

người bảo hiểm đã không thận trọng và cần mẫn soạn thảo đơn bảo hiểm. Có

thể do đơn bảo hiểm đã có mẫu sẵn tuy nhiên khi cấp đơn bảo hiểm theo yêu

cầu người mua bảo hiểm thì người bảo hiểm phải xem xét cẩn thận, đặc biệt

điều khoản điều kiện bảo hiểm là điều khoản vô cùng cơ bản và quan trọng.

53

Page 58: Điều khoản giao dịch chung

Tranh chấp như trên xảy ra, nếu xét xử người bảo hiểm sẽ phải gặp bất lợi vì

chính sự cẩu thả trong việc cấp đơn bảo hiểm của mình, và tổn thất xảy ra thì

chắc chắn người bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm theo

điều kiện “A” ICC 1982 hàng đông lạnh theo như đã thỏa thuận mặc dù người

bảo hiểm có thể chỉ thu phí bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm “A” QTC 1990.

Tranh chấp liên quan đến điều khoản giải thích bồi thường

Khi một sự cố xảy ra liên quan đến đối tượng được bảo hiểm thì cần phải

xác định có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không. Vì hợp đồng bảo hiểm có

tính chất là một hợp đồng bồi thường nên người bảo hiểm có nghĩa vụ bồi

thường tổn thất do rủi ro được bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp gây ra,

nghĩa là người bảo hiểm sẽ bồi thường tổn thất nếu tổn thất đó thuộc phạm vi

bảo hiểm của họ. Trong bảo hiểm có hai dạng hợp đồng/đơn bảo hiểm: Mọi

rủi ro (All risks) và Rủi ro được liệt kê (Named risks).

Trong dạng đơn mọi rủi ro công ty bảo hiểm cam kết chi trả bồi thường

khi có sự cố xảy ra với điều kiện sự cố ấy không nằm trong những loại trừ của

đơn bảo hiểm, nghĩa là sự cố ấy phải nằm trong phạm vi bảo hiểm của người

bảo hiểm thì người bảo hiểm mới bồi thường tổn thất. Trong dạng đơn này,

khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên mua bảo hiểm chỉ cần nộp yêu cầu bồi

thường còn muốn từ chối chi trả bồi thường thì công ty bảo hiểm phải chứng

minh sự cố đó nằm trong loại trừ của đơn bảo hiểm.

Trong dạng đơn rủi ro được liệt kê thì bên mua bảo hiểm phải chứng

minh sự kiện xảy ra nằm trong các rủi ro được liệt kê trong đơn bảo hiểm để

được bồi thường. Khi mua bảo hiểm cho hàng hóa, đặc biệt là mua dạng đơn

mọi rủi ro, bên mua bảo hiểm cứ cho rằng mọi rủi ro là được bảo hiểm hết,

nên khi có tổn thất sẽ dễ dẫn đến tranh chấp. Sau đây là một tranh chấp liên

quan tới phạm vi của một hợp đồng bảo hiểm.

Người bán Việt Nam bán một lô hàng đường theo điều kiện CIF, hợp

đồng bảo hiểm dẫn chiếu tới điều kiện bảo hiểm “A” QTC 1990. Hãng A

54

Page 59: Điều khoản giao dịch chung

nhận chở lô hàng này từ cảng Hải Phòng đến càng Malaysia trên con tàu

VD.07, nghĩa vụ bốc hàng lên tàu thuộc người gửi hàng (ở đây chính là người

bán Việt Nam). Sau khi xếp hàng lên tàu thuyền trưởng cấp B/L có ghi chú

“hàng để trên boong”. Khi hàng đến cảng, phát hiện lô hàng bị ướt và tổn thất.

Người nhận hàng mời công ty giám định đến làm giám định tổn thất. Biên bản

tốn thất kết luận: 200 bao đường bị ướt là do tổn thất trong khi bốc hàng ở

cảng đi. Người mua khiếu nại người bảo hiểm nhưng người bảo hiểm từ chối

bồi thường với lý do hàng hóa xếp trên boong không được thể hiện trong đơn

bảo hiểm mà hàng hóa bị tổn thất lại do nguyên nhận hàng được xếp trên

boong. Chính vì lý do đó mà người bảo hiểm đã không phải bồi thường vì

không thuộc phạm vi bảo hiểm của họ. Vì người bán chỉ mua bảo hiểm cho

hàng hóa cho người mua theo phí bảo hiểm thông thường, không mua bảo

hiểm cho hàng hóa xếp trên boong. Trong trường hợp này, người mua đành

phải tự trách mình đã không cẩn thận, vì rõ ràng hàng hóa để trên boong dễ bị

tổn thất. Người mua không thể khiếu nại người chuyên chở vì người chuyên

chở đã không cấp vận đơn sạch mà có ghi chú “hàng xếp trên boong”, đồng

thời đưa ra lý luận là họ đã che chắn hợp lý tuy nhiên hàng vẫn bị tổn thất.

Người mua đương nhiên không thể khiếu nại người bảo hiểm, họ chỉ có thể

khiếu nại người bán. Rõ ràng ở tình huống này, điều kiện giao dịch chung đã

bảo vệ công ty bảo hiểm và đưa người được bảo hiểm vào tình thế thua thiệt

khi lô hàng bị tổn thất. Để tránh tranh chấp loại này, khi mua bảo hiểm cho

hàng hóa người bán phải thỏa thuận với công ty bảo hiểm để thêm điều khoản

bảo hiểm cho hàng hóa xếp trên boong tàu.

3. Đánh giá việc sử dụng điều kiện giao dịch chung khi ký kết hợp

đồng bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam

Hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm hàng hóa nói riêng

được điều chỉnh bởi Luật kinh doanh bảo hiểm là một loại hợp đồng gia nhập

(còn gọi là hợp đồng theo mẫu). Đặc điểm này được thể hiện ở chỗ doanh

55

Page 60: Điều khoản giao dịch chung

nghiệp bảo hiểm là bên đưa ra các điều khoản mẫu (do Bộ Tài chính ban hành

hoặc phê duyệt) để khách hàng xem xét trả lời chấp nhận trong một khoảng

thời gian hợp lý; nếu khách hàng đồng ý tham gia bảo hiểm đồng nghĩa với

việc chấp nhận toàn bộ mọi dung hợp đồng bảo hiểm theo điều khoản mẫu mà

doanh nghiệp bảo hiểm đã đưa ra. Do đó về nguyên tắc người mua bảo hiểm

không được đàm phán, thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung điều khoản của

hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đưa ra điều kiện giao

dịch chung nhằm mục đích xây dựng một hợp đồng hoàn hảo với nội dung

được tiêu chuẩn hóa và tránh được rủi ro cho mình khi có tranh chấp phát

sinh. Từ thực tiễn sử dụng điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo

hiểm hàng hóa có thể đưa ra một vài nhận xét sau:

Thứ nhất, điều kiện giao dịch chung là những điều khoản được soạn sẵn

phù hợp với đặc điểm về nghiệp vụ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa

nói riêng. Điều kiện giao dịch chung có tính ổn định và chặt chẽ về ngôn từ

nên được sử dụng là công cụ rất hữu hiệu đối với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm.

Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ở nước ta đã nghiên cứu tập quán

thương mại, luật pháp, các quy định điều chỉnh hợp đồng, từ đó xây dựng

Điều kiện giao dịch chung phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam, nhưng

đồng thời cũng phù hợp với các quy tắc, điều kiện bảo hiểm được sử dụng

khá phổ biến trên thế giới.

Thứ hai, điều kiện giao dịch chung trong đơn bảo hiểm hàng hóa

thường là các quy tắc chung được soạn thảo thành một tập riêng hoặc được in

sẵn tại mặt sau của bảo hiểm đơn với cỡ chữ nhỏ hơn chữ ở mặt trước. Khách

hàng ở vị trí “yếu thế” nên thường chấp nhận hoàn toàn các điều khoản mà

người soạn thảo đưa ra mà thường xuyên quên đi rằng những quy phạm này

chỉ mang tính tùy nghi, các bên có quyền thỏa thuận lại hoặc bảo lưu. Hoặc

cũng có trường hợp các khách hàng chủ quan, hoàn toàn tin tưởng và giao

phó phần soạn soạn thảo hợp đồng cho công ty bảo hiểm mà không xem xét

56

Page 61: Điều khoản giao dịch chung

kỹ càng trước khi ký kết, khiến cho họ nhận phần thiệt thòi khi phân chia rủi

ro pháp lý quà quyền lợi.

Thứ ba, ngôn ngữ sử dụng để soạn thảo điều kiện giao dịch chung là ngôn

ngữ luật, đa phần khó hiểu và phức tạp, cộng với đó là nhiều điều khoản

không rõ ràng. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do nhà bảo hiểm muốn hạn chế

tối đa tính tùy nghi của cá quy tắc, dồn khách hàng vào tình thế khó lựa chọn.

Những khách hàng mua bảo hiểm cho hàng hóa do thiếu kinh nghiệm hay

hiểu biết nhiều khi đã đồng ý ký vào những hợp đồng bảo hiểm mà không hề

biết rằng trong đó có nhiều điều kiện bất lợi dành cho mình.

Thứ tư, các Đơn bảo hiểm/ Hợp đồng bảo hiểm thường dẫn chiếu đến các

quy tắc bảo hiểm mà các công ty đã soạn sẵn và có tính ổn định cao. Nhưng

nhiều khi khách hàng có những yêu cầu thỏa thuận riêng về các điều khoản

bảo hiểm cho hàng hóa. Các doanh nghiệp bảo hiểm do thiếu trách nhiệm đã

không chỉnh sửa các điều khoản mẫu được in ở phía sau của Đơn bảo hiểm.

Thực tế đã xảy ra rất nhiều tranh chấp khi có mẫu thuẫn giữa điều khoản thỏa

thuận và điều khoản soạn sẵn trong đơn bảo hiểm. Dù sau khi giải quyết tranh

chấp người được bảo hiểm giành phần thắng nhưng họ cũng không thể tránh

khỏi những tổn thất cho doanh nghiệp mình.

Tóm lại, điều kiện giao dịch chung được sử dụng ở Việt Nam chưa lâu,

chủ yếu trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm, vận tải, bưu chính, viễn thông,... tuy nhiên nó đã phát huy được những

tác dụng lớn, góp phần tiêu chuẩn hóa các giao dịch, nâng cao hiệu quả kinh

doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc sử dụng điều kiện giao dịch chung

trong các lĩnh vực dịch vụ nói chung và lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nói

riêng còn đặt ra nhiều vấn đề bức thiết, dẫn đến những tranh chấp giữa người

mua bảo hiểm cho hàng hóa với các hãng kinh doanh bảo hiểm. Từ thực trạng sử

dụng điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam

57

Page 62: Điều khoản giao dịch chung

đặt ra yêu cầu bức thiết phải có những biện pháp để điều chỉnh việc sử dụng các

điều khoản soạn sẵn trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam.

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT THÚC ĐẨY SỬ DỤNG ĐIỀU KIỆN

GIAO DỊCH CHUNG TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM HÀNG

HÓA TẠI VIỆT NAM

I. Xu hướng sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh

doanh tại Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế – yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới hoạt động

kinh doanh trên thị trường. Để trở thành viên của WTO, nước ta đã cam kết tự

do hóa thị trường dịch vụ. Đây được coi là một trong những cam kết mang

tính cải cách lớn nhất đối với Việt Nam. WTO phân loại các cam kết về dịch

vụ thành bốn loại: (i) cung cấp dịch vụ xuyên quốc gia (trao đổi thương mại

trực tiếp về dịch vụ); (ii) tiêu dùng các dịch vụ ở nước ngoài (ví dụ như du

lịch); (iii) hiện diện thương mại (ví dụ như FDI vào ngành dịch vụ ở VN); (iv)

hiện diện của thể nhân (người nước ngoài đến và cung cấp dịch vụ ở VN).Tự

do hóa ngành dịch vụ, đặc biệt phân loại (i) và (iii) nói trên, sẽ có tác động

mạnh đến FDI. nhiều trong số các phân ngành dịch vụ bị đóng cửa/ hạn chế

chặt chẽ từ trước đến nay với đầu tư nước ngoài (như phân phối, vận tải, viễn

thông, tài chính...) nay đã được mở rộng (mặc dù còn một số điều kiện hạn

chế và một thời gian chuyển đổi, thường là năm năm), sẽ là một mảnh đất

màu mỡ cho các nhà đầu tư nước ngoài khai thác. Điều này sẽ dẫn tới yêu cầu

58

Page 63: Điều khoản giao dịch chung

phải đồng nhất nghiệp vụ kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam với các

quy tắc hay tập quán kinh doanh trên thế giới. Cùng với đó là yêu cầu chuẩn

hóa các giao dịch trong thương mại, điều kiện giao dịch chung được sử dụng

ngày càng nhiều trong các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực có

tính chất đặc thù như xây dựng, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính

viễn thông,...

Internet tại Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng trong một vài năm trở

lại đây. Từ năm 2003, số người sử dụng Internet cũng như số lượng các trang

web tại Việt Nam đã tăng trưởng một cách ổn định,các nguồn lực kỹ thuật kỹ

thuật cho việc kết nối Internet cũng không ngừng được mở rộng.

Theo báo cáo NetCitizens Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng

Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng

trưởng cao nhất trên thế giới.

Tỷ lệ tăng trưởng Internet giai đoạn 2000-2009 ở một số nước châu Á

Nguồn: http://www.internetworldstats.com/stats3.htm.

59

Page 64: Điều khoản giao dịch chung

Rõ ràng Internet ở Việt Nam đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc

phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại ở nước ta. Khi

công nghệ được ứng dụng nhiều trong đời sống thì những giao dịch qua mạng

cũng trở thành một hình thức không thể thiếu trong hoạt động thương mại

quốc tế. Kinh doanh trực tuyến là một trong những lĩnh vực thấy được sự tăng

trưởng mạnh mẽ nhất trong những năm trở lại đây. Cũng theo Cimigo

NetCitizens, trong giai đoạn 2007 - 2009 Mua sắm trực tuyến đã tăng thêm

12% và đạt mức 40% ở thành phố Hồ Chí Minh/ Hà Nội. Sử dụng dịch vụ

ngân hàng trực tuyến cũng trở nên phổ biến hơn trong giai đoạn này với mức

tăng từ 7% lên đến 11%.

Kinh doanh trực tuyến giai đoạn 2007-2009

( chỉ tính riêng tại Hà Nội và TP HCM)

Nguồn: Cimigo Netcitizens.

Như chúng ta đã biết, một trong những đặc điểm của việc giao dịch kinh

doanh qua mạng là không tồn tại hoặc tồn tại rất ít việc đàm phán nội dung

hợp đồng. Các hãng kinh doanh thông qua giao dịch điện tử, về cơ bản đã có

sẵn điều kiện giao dịch chung để khách hàng chỉ phải điền những thông tin

của mình vào nếu đồng ý tham gia giao dịch. Đây chính là tiền đề cho việc sử

60

Page 65: Điều khoản giao dịch chung

dụng điều kiện giao dịch chung cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh

vực thương mại điện tử.

Có thể thấy hầu hết các hợp đồng song vụ, điều kiện giao dịch chung đều

được áp dụng. Hơn thế nữa, khi mới ra đời, các điều kiện và quy tắc này chỉ

được áp dụng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thì bây giờ đã được áp

dụng trong các thương vụ lớn giữa các doanh nghiệp với nhau. Thực tiễn đã

thừa nhận là, thông qua việc thiết lập các quy tắc bán hàng thống nhất, các

nhà cung cấp cùng với các hiệp hội nghề nghiệp của mình đã phát triển nhiều

chủng loại hợp đồng cụ thể mà nhà làm luật chưa biết tới. Điều này có ý nghĩa

về nhiều phương diện:

Một là, thông qua đó, các nhà cung cấp hình thành được những “Luật chơi

riêng” của mình. Đây cũng là yếu tố thể hiện bản sắc và uy tín của doanh

nghiệp, là điều kiện và yếu tố hình thành khả năng và cơ hội cũng như thủ

thuật cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hai là, thông qua những điều kiện giao dịch chung, pháp luật hợp đồng sẽ

được cụ thể hóa trong những chủng loại giao dịch cụ thể. Theo nghĩa đó, điều

kiện giao dịch chung có chức năng mang tính điều chỉnh hành vi. Chúng được

coi là sự phát triển tiếp tục những tư tưởng của nhà làm luật.

Ba là, khi được áp dụng trong một quan hệ hợp đồng, các điều kiện giao

dịch chung có khả năng ngăn ngừa những rủi ro nhận thức của các bên tham

gia quan hệ hợp đồng liên quan đến việc giải thích hợp đồng. Bên cạnh đó,

các điều kiện giao dịch chung cũng là công cụ hữu hiệu của việc phân chia rủi

ro pháp lý, trách nhiệm giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng.

Không thể phủ nhận những tác dụng mà điều kiện giao dịch chung mang

lại, nhưng rõ ràng điều kiện giao dịch chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu

của môi trường kinh doanh hiện đại cũng như yêu cầu đảm bảo sự công bằng,

thỏa đáng về quyền lợi giữa các bên giao kết hợp đồng. Điều này đòi hỏi phải

61

Page 66: Điều khoản giao dịch chung

có những thay đổi cả từ phía doanh nghiệp lẫn phía khách hàng để tăng cường

và đảm bảo hiệu quả sử dụng điều kiện giao dịch chung.

II. Đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế khi sử dụng điều

kiện giao dịch chung trong kinh doanh bảo hiểm

1. Hạn chế vấn đề thông tin bất cân xứng

Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin

hơn một bên khác17. Điển hình là người bán biết nhiều về sản phẩm hơn đối

với người mua, hoặc ngược lại. Đối với hoạt động giao dịch trên thị trường,

do thông tin của các bên tham gia giao dịch khác nhau nên luôn tồn tại hai hệ

quả của giao dịch này:

Thứ nhất, thông tin không đối xứng tất yếu sẽ dẫn tới lựa chọn bất lợi. Nó

xảy ra trước khi thực hiện giao dịch hay nói cách khác là trước khi ký kết hợp

đồng, lựa chọn bất lợi là kết quả của thông tin bị che đậy. Thông thường,

trong hoạt động mua bán, người bán là người nắm rõ thông tin về sản phẩm

của mình và dĩ nhiên khi đó chi phí lựa chọn bất lợi sẽ do người mua gánh

chịu. Ví dụ điển hình là các công ty bảo hiểm thường cung cấp những loại

hợp đồng bảo hiểm với các mức phí bảo hiểm khác nhau, tương ứng với mức

bồi thường khác nhau. Các khách hàng sẽ tự lựa chọn loại hợp đồng bảo hiểm

phù hợp với mình, do đó sẽ phân hóa thành các loại khách hàng khác nhau.

Những khách hàng có rủi ro thấp thường thích loại hợp đồng có phí bảo hiểm

17 Xem thêm tại địa chỉ http://vi.wikipedia.org/wiki/Phi_đối _x ứ ng_th ô ng_tin .

62

Page 67: Điều khoản giao dịch chung

thấp trong khi đó các khách hàng có rủi ro cao lại lựa chọn hợp đồng có phí

bảo hiểm cao.

Hệ quả thứ hai mà thông tin bất cân xứng gây ra là tâm lý ỷ lại, nó xuất

hiện do hành vi che đậy và xuất hiện sau khi ký hợp đồng. Với các hợp đồng

vay ngân hàng hay bảo hiểm thì tâm lý ỷ lại phát sinh từ phía người đi vay

hay đi mua bảo hiểm. Họ sử dụng tiền vay không đúng mục đích hay do đã

được bảo hiểm nên họ sẽ bất cẩn hơn so với trước khi mua bảo hiểm. Điều

này sẽ rất nguy hiểm nếu như có tổn thất xảy ra, khi khách hàng tưởng chừng

như lợi ích của mình đã được đảm bảo thì lại vỡ lẽ ra rằng nội dung của bản

hợp đồng đã ký kết đã có những điều khoản chống lại mình.

Chính vì thông tin bất cân xứng luôn mang lại những hệ quả bất lợi cho

một trong các bên khi tham gia giao dịch cho nên việc đề ra những biện pháp

để khắc phục tình trạng này là vô cùng cần thiết.

Để nhằm hạn chế việc lạm dụng các điều khoản soạn sẵn với nội dung

gây bất lợi cho các đối tác của các doanh nghiệp, pháp luật hợp đồng của Việt

Nam và pháp luật hợp đồng quốc tế đã có những quy định nhằm bảo vệ cho

bên được đề nghị chấp nhận điều kiện giao dịch chung. Đó là:

Thứ nhất, Ưu tiên giải thích theo hướng có lợi cho bên không soạn thảo

Điều kiện giao dịch chung.

Biện pháp này được nêu rõ trong Điều 407 Khoản 2 Bộ luật Dân sự:

“Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên

đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó”.

Điều 2.20 Khoản 1 PICC cũng thể hiện tinh thần trên: “Một điều khoản bất

ngờ trong hợp đồng soạn sẵn, không được phía bên kia lường trước trong giới

hạn hiểu biết của mình, sẽ không có hiệu lực, trừ khi chúng đã được dẫn chiếu

một cách rõ ràng”.

63

Page 68: Điều khoản giao dịch chung

Có nhiều nguyên nhân mà một điều khoản soạn sẵn có thể gây bất ngờ

cho bên chấp nhận như sử dụng ngôn từ khó hiểu, hoặc từ ngữ có thể được

hiểu theo nhiều nghĩa, hoặc được viết bằng chữ quá nhỏ. Để xem xét xem

điều khoản này có phải là điều khoản gây bất ngờ cho bên chấp nhận hay

không, cần phải xem xét cách trình bày và cách soạn thảo những điều khoản

soạn sẵn đó, dựa vào chuyên môn và kinh nghiệm, có được các thương nhân

hoặc nhiều người sử dụng hay không,... Quy định này không nhằm mục đích

hạn chế việc sử dụng điều kiện giao dịch chung mà nhằm khuyến khích các

doanh nghiệp ở vị thế yếu hơn trên thương trường không phải quá e dè trước

những điều kiện giao dịch chung do các đối tác đưa ra.

Thứ hai, Cấm một số điều khoản vi phạm nghiêm trọng quyền của bên

kia. Điều 407 Khoản 3 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 quy định như sau:

“Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của

bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính

đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa

thuận khác”. PICC không tách riêng hai biện pháp này thành 2 khoản như

Điều 407 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 mà đã thể hiện cả hai nội dung này

trong Điều 2.20 của PICC.

Ví dụ: công ty du lịch A chào mời một chuyến du lịch trọn gói. Các điều

kiện trong quảng cáo này làm cho mọi người nghĩ rằng A sẽ chịu toàn bộ

trách nhiệm về mọi dịch vụ trong chuyến du lịch trọn gói này. B đặt chỗ cho

chuyến du lịch và chấp nhận toàn bộ các điều kiện trong hợp đồng do A đưa

ra. Khi có mâu thuẫn xảy ra, A không thể dựa vào các điều khoản này mà nói

rằng: theo một điều khoản hợp đồng họ chỉ làm đại lý cho khách sạn, nên

không chịu mọi trách nhiệm về việc lo chỗ cho khách.

Thứ ba, khi có mâu thuẫn giữa điều khoản soạn sẵn và không soạn sẵn,

điều khoản không soạn sẵn chiếm ưu thế áp dụng.

64

Page 69: Điều khoản giao dịch chung

Các điều khoản soạn sẵn có thể được một bên hay bên thứ ba soạn sẵn từ

trước và được gắn kết liền với hợp đồng, mà không thông qua việc thảo luận

giữa các bên. Vì thế, bất kỳ khi nào các bên đàm phán kỹ càng và đồng ý về

một vài điều khoản cụ thể nào đó trong hợp đồng, nếu như có sự mâu thuẫn

về cách giải thích giữa hai loại điều khoản này thì đương nhiên những điều

khoản đó sẽ có ưu thế áp dụng hơn so với những điều khoản được soạn sẵn, vì

các điều khoản được thảo luận thường phản ánh đúng ý chỉ chung của các bên

trong hợp đồng.

Các điều khoản được thỏa thuận riêng có thể xuất hiện cùng với các điều

khoản soạn sẵn trong cùng một văn bản, nhưng chúng cũng có thể được ghi

trong một văn bản khác. Trong trường hợp thứ nhất, chúng có thể được dễ

dàng nhận ra bằng cách được viết kiểu chữ khác so với kiểu chữ của các điều

khoản soạn sẵn. Nhưng trong trường hợp thứ hai thì rất khó phân biệt sự khác

nhau giữa các điều khoản được soạn sẵn và các điều khoản không được soạn

sẵn, và cũng khó xác định chính xác thứ tự ưu tiên của những văn bản khác

nhau. Chính vì thế các bên thường ghi một điều khoản trong hợp đồng chỉ rõ

những văn bản nào là thuộc một phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên áp dụng

chúng như thế nào.

2. Hạn chế việc lạm dụng vị thế của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

Bản chất của điều kiện giao dịch chung là những điều khoản này được

soạn thảo từ trước, để một bên sử dụng chung và làm nhiều lần, kể cả khi sử

dụng cho bên kia mà không cần phải thỏa thuận lại. Có một điều dễ hiểu là

khi thiết kế việc phân chia rủi ro, chủ thể soạn thảo ra điều kiện giao dịch

chung bao giờ cũng:

- Tìm cách hạn chế tính tùy nghi của các quy tắc, chèn ép khách hàng, dồn

họ và những tình thế khó lựa chọn, hạn chế hay vi phạm nguyên tắc tự do

hợp đồng trong giao dịch.

65

Page 70: Điều khoản giao dịch chung

- Cố gắng dùng thủ thuật pháp lý để phân chia rủi ro pháp lý và lợi ích một

cách không công bằng hay không chính đáng, bất lợi cho khách hàng.

Trong những tình huống như vậy, công quyền và pháp luật cần can thiệp

với hy vọng bảo vệ khách hàng khi họ ở vị trí yếu thế hơn, là người thiếu

kinh nghiệm và ít khả năng lựa chọn. Để hạn chế việc lạm dụng vị thế của

doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong việc soạn thảo điều kiện giao dịch

chung, các nhà làm luật có thể ghi nhận thêm điều khoản mang tính bắt buộc

trong các văn bản pháp luật. Ví dụ, Luật Bảo vệ người tiêu dùng Đài Loan

(Điều 11) quy định: “Khi doanh nghiệp kinh doanh có ý định đưa ra một hợp

đồng theo mẫu thì phải để một thời gian ít nhất là 30 ngày để người tiêu dùng

xem xét lại nội dung của tất cả các điều khoản và điều kiện, nếu các điều

khoản và điều kiện trong hợp đồng theo mẫu được hiểu theo nhiều nghĩa thì

phải giải thích trên cơ sở có lợi cho người tiêu dùng”. Luật cũng quy định nếu

điều khoản của hợp đồng không công bằng đối với người tiêu dùng thì bị coi là

vô hiệu. Bằng cách đó, nhà làm luật hạn chế khả năng hình thành và áp dụng

những điều kiện giao dịch chung từ phía doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Bên cạnh đó, cần phải có luật riêng về điều kiện giao dịch chung, trong

đó phải quy định rõ về khái niệm, đối tượng, phạm vi áp dụng, điều kiện có

hiệu lực và thủ tục giám sát,... đối với điều kiện giao dịch chung nói chung.

Từ đó mỗi doanh nghiệp khi soạn thảo nội dung điều kiện giao dịch chung

phải tuân thủ theo những quy định đó của pháp luật, hạn chế tình trạng người

đề xuất điều khoản giao dịch chung có quá nhiều quyền hạn để áp đặt cho

khách hàng như hiện nay.

Sự can thiệp của công quyền nhằm chống lại nguy cơ hình thành và áp

dụng các điều kiện giao dịch chung “trái pháp luật” còn được tiến hành bằng

những biện pháp hành chính. Theo đó, trao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

thực hiện những hoạt động giám sát chặt chẽ về hoạt động giao kết hợp đồng bảo

66

Page 71: Điều khoản giao dịch chung

hiểm. Ở Việt Nam Bộ Tài chính chịu trách nhiệm phê duyệt các quy tắc bảo hiểm

hay các đơn bảo hiểm mẫu của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Ngoài ra, các cơ quan tòa án với chức năng bảo vệ công lý và lẽ phải,

trong quá trình xây dựng; giải thích luật hay thông qua hoạt động xét xử của

mình, cũng có thể can thiệp vào việc xem xét tính hợp lý và năng lực áp dụng

Điều kiện giao dịch chung. Khi xét xử, tòa án có thể tuyên bố loại trừ việc áp

dụng Điều kiện giao dịch chung hoặc coi nội dung của chúng là không được

coi là đã thỏa thuận. Trong trường hợp cần thiết, tòa án có thể tuyên bố về

tính vô hiệu của Điều kiện giao dịch chung. Về vấn đề này đã được quy định

khá rõ trong Điều 16 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010:

“1. Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao

dịch chung không có hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối

với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

b) Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;

c) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay

đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy

tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi

mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;

d) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xác

định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ;

đ) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc

thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

e) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp

đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau;

67

Page 72: Điều khoản giao dịch chung

g) Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng

hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba;

h) Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức,

cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình;

i) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao

quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý.

2. Việc tuyên bố và xử lý điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu

dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực được thực hiện theo quy

định của pháp luật về dân sự.”

Trong hợp đồng bảo hiểm thường có những điều khoản mập mờ, không rõ

ràng. Vì thế khi có tranh chấp xảy ra giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách

hàng liên quan đến những quy định của điều khoản hợp đồng, tòa án phải có

nghĩa vụ làm sáng tỏ ý nghĩa và nội dung của hợp đồng bảo hiểm và ưu tiên

giải thích theo hướng có lợi hơn cho người mua bảo hiểm và/ hoặc người

được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Tuy nhiên, việc giải thích hợp đồng bảo

hiểm theo hướng có lợi hơn cho người mua bảo hiểm khi có điều khoản

không rõ ràng phải được đặt trong mối quan hệ với các cách thức đã được đề

cập tại Bộ luật dân sự hiện hành chứ không được áp dụng một cách tùy tiện,

duy ý chí.

3. Xây dựng cơ sở pháp lý điều chỉnh điều kiện giao dịch chung nói

chung và kinh doanh bảo hiểm nói riêng

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có các quy định riêng dành cho việc

ban hành và áp dụng điều kiện giao dịch chung trong hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp. Trước xu thế chung của thế giới về việc sử dụng điều kiện

giao dịch chung ngày càng nhiều như hiện nay thì việc xây dựng cơ sở pháp lý

68

Page 73: Điều khoản giao dịch chung

để điều chỉnh điều kiện giao dịch chung là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, pháp

luật điều chỉnh điều kiện giao dịch chung cần đáp ứng những yêu cầu sau:

- Pháp luật điều chỉnh điều kiện giao dịch chung phải đảm bảo quyền tự do

hợp đồng trong Bộ Luật dân sự, tương thích với những quy định riêng hiện

có khác điều chỉnh mối quan hệ hợp đồng ở các lĩnh vực kinh doanh đặc

thù...

- Pháp luật điều chỉnh điều kiện giao dịch chung phải đảm bảo sự bình đẳng

tương đối của các bên trong các giao dịch tương ứng, phải bảo vệ được

quyền lợi của bên khách hàng trước sự lạm dụng vị thế của doanh nghiệp

đưa ra điều kiện giao dịch chung.

- Do xu hướng của các điều kiện giao dịch chung đều dẫn đến quyền tự do

của khách hàng bị xâm phạm, nên để khắc phục tình trạng này quy định

của pháp luật phải đảm bảo trình tự và thủ tục kiểm soát việc ban hành

những điều kiện giao dịch chung của các nhà cung cấp, buộc các nhà cung

cấp phải công khai hóa những quy tắc này khi kí hợp đồng và xác định

những hậu quả pháp lý của những vi phạm này. Hiện nay, yêu cầu này mới

chỉ được đặt ra với một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, chứ chưa

được đặt ra với các nhà cung cấp hàng hóa.

Theo thông lệ quốc tế, các điều kiện giao dịch chung là vấn đề pháp lý

liên quan tới pháp luật hợp đồng và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng;

nhiều quốc gia trên thế giới quan niệm đó là một bộ phận của pháp luật

bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề pháp lý riêng rẽ, đặc

thù, cần có sự điều chỉnh của pháp luật riêng. Pháp luật về điều kiện giao

dịch chung cần tập trung vào những nội dung sau:

- Thể hiện được mục đích điều chỉnh điều kiện giao dịch chung, đưa ra

khái niệm chính xác, đúng với bản chất điều kiện giao dịch chung, phân

biệt sự khác nhau giữa điều kiện giao dịch chung và hợp đồng mẫu.

69

Page 74: Điều khoản giao dịch chung

- Xác định yêu cầu, điều kiện để công nhận sự hợp pháp của điều kiện

giao dịch chung bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy trách

nhiệm của các cơ quan nhà nước này nếu phê chuẩn những điều kiện

giao dịch chung mà khi áp dụng nó sẽ vi phạm đến quyền lợi cơ bản

của khách hàng. Hiện nay, các điều kiện giao dịch chung và các hợp

đồng mẫu ngày càng được sử dụng rộng rãi, để đáp ứng nhu cầu đơn

giản hóa trong giao kết hợp đồng của các doanh nghiệp trong hầu hết

các ngành sản xuất, cung ứng dịch vụ. Nếu để việc sử dụng điều kiện

giao dịch chung mang tính tự phát, không có hành lang quản lý của

pháp luật, e rằng quyền lợi chính đáng của khách hàng sẽ không được

đảm bảo.

- Xác định thẩm quyền và thủ tục giám sát tính hợp pháp của các điều

kiện giao dịch chung trong khi giao kết hợp đồng.

- Quy định khả năng tố tụng và hậu quả pháp lý của những hành vi liên

quan đến việc ban hành và áp dụng điều kiện giao dịch chung. Trong

quy trình xét xử, tòa án có thể tuyên bố loại trừ việc áp dụng các điều

kiện giao dịch chung hoặc coi nội dung của chúng là không được thỏa

thuận. Bằng cách cương quyết nhất, tòa án có thể tuyên bố tính vô hiệu

của các điều kiện giao dịch chung.

- Việc ban hành pháp luật về điều kiện giao dịch chung phải có sự

nghiên cứu toàn diện và tham khảo kinh nghiệm trong việc quy định

của pháp luật về điều kiện giao dịch chung ở những nước có hệ thống

pháp luật tiên tiến trên thế giới; thêm vào đó là cần phải lấy ý kiến từ

các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền, các hội kinh doanh,...

4. Kiểm soát hợp lý điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo

hiểm hàng hóa

70

Page 75: Điều khoản giao dịch chung

Với đặc trưng là việc sử dụng điều kiện giao dịch chung mang lại rất nhiều

lợi ích và ưu thế của doanh nghiệp lớn, chúng thường bị lạm dụng để khai

thác sự bất bình đẳng trong mối quan hệ với khách hàng. Hơn nữa, các doanh

nghiệp lớn thường liên kết lại với nhau trên cùng một thị trường liên quan

(trực tiếp hoặc ngụ ý) để thống nhất về các điều kiện giao dịch chung làm cho

các khách hàng không còn sự lựa chọn nào khác là phải chấp nhận điều kiện

giao dịch chung bất lợi đó. Bởi vậy cần phải xây dựng các quy định của pháp

luật kiểm soát về nội dung của điều kiện giao dịch chung nhằm bảo đảm

quyền lợi thỏa đáng của khách hàng. Có thể kể đến một vài giải pháp sau:

- Quy định chặt chẽ những nội dung nào được phép đưa vào điều kiện

giao dịch chung. Hiện nay, pháp luật hầu như không có tác động vào

điều kiện giao dịch chung mà để các doanh nghiệp tự do ấn định điều

kiện giao dịch chung. Vì vậy mà nhiều hợp đồng có quá nhiều điều

khoản soạn sẵn, khiến cho các khách hàng không có điều kiện để đàm

phán, thỏa thuận với doanh nghiệp về nội dung của hợp đồng. Việc quy

định chặt chẽ nội dung của điều kiện giao dịch chung do doanh nghiệp

ban hành sẽ phải do cơ quan chủ quản thực hiện. Như vậy, có thể hạn

chế được doanh nghiệp đưa ra điều kiện giao dịch chung ẩn bằng cách

dẫn chiếu đến điều lệ công ty, quy tắc kinh doanh,... của doanh nghiệp

mà khách hàng thông thường không tiếp cận đến nó.

- Bộ Tài chính – cơ quan phê duyệt Đơn bảo hiểm do doanh nghiệp

soạn thảo phải giám sát việc sử dụng điều kiện giao dịch chung của

doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Các doanh nghiệp khi bị quản lý

trong quá trình xây dựng và sử dụng điều kiện giao dịch chung trong

hợp đồng của mình thông qua đó buộc các doanh nghiệp phải minh

bạch hóa quy trình giao kết hợp đồng sử dụng các điều khoản soạn sẵn.

Bên cạnh đó, cơ quan này có trách nhiệm phát hiện và xử lý kịp thời

các doanh nghiệp vi phạm pháp luật cũng như nguyên tắc tự do hợp

71

Page 76: Điều khoản giao dịch chung

đồng. Từ đó có tác dụng răn đe các doanh nghiệp còn lại, giúp cho việc

giao kết các hợp đồng soạn sẵn đúng pháp luật và phù hợp với đạo đức

kinh doanh.

III. Những đề xuất nhằm tăng cường sử dụng điều kiện giao

dịch chung trong kinh doanh bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam

1. Đề xuất đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam

a) Nâng cao nhận thức về điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo

hiểm hàng hóa

Sử dụng điều kiện giao dịch chung là yêu cầu cấp thiết của các doanh

nghiệp khi có chiến lược kinh doanh dài hạn. Việc sử dụng điều kiện giao

dịch chung doanh nghiệp không chỉ nâng cao được kỹ năng soạn thảo hợp

đồng và tạo cơ sở nền tảng ổn định cho hợp đồng, tiết kiệm về thời gian soạn

thảo, hạn chế rủi ro đối với một đối tượng mà còn đem lại nhiều lợi thế cho

doanh nghiệp. Bởi vậy, việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về điều

72

Page 77: Điều khoản giao dịch chung

kiện giao dịch chung đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả

kinh doanh, đổi mới phương thức kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc sử dụng điều kiện giao dịch chung là xu hướng chung của tất cả các

doanh nghiệp kinh doanh trên thế giới. Nền kinh tế nước ta ngày càng hội

nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, vì vậy các doanh nghiệp phải đổi mới cách

thức hoạt động và phục vụ khách hàng cho phù hợp với xu hướng ấy.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bảo

hiểm nói riêng, đối tượng khách hàng của họ được mở rộng từng ngày và dần

dần phải mở rộng thị trường ra thế giới. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt

như hiện nay, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm có chất lượng thì

cách thức phục vụ khách hàng cũng phải được coi trọng. Vì vậy việc tiêu

chuẩn hóa các điều khoản của hợp đồng là hết sức cần thiết để từ đó phục vụ

khách hàng tốt hơn và còn nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cũng

như uy tín của công ty đối với khách hàng.

b) Nâng cao ý thức tôn trọng quyền lợi của khách hàng

Việc các doanh nghiệp dựa vào vị thế của người đưa ra Điều kiện giao

dịch chung để chèn ép, buộc khách hàng chấp nhân hoàn toàn nội dung của

chúng thể hiện sự thiếu tôn trọng quyền lợi của khách hàng. Các công ty bảo

hiểm phải nhận thức được rằng các Điều kiện giao dịch chung không phải là

pháp luật, kể cả khi nó được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn. Vì thế điều

kiện giao dịch chung không có giá trị bắt buộc để trở thành nội dung hợp

đồng. Nếu khách hàng không đồng ý với các điều khoản soạn sẵn thì hai bên

có thể đàm phán và đưa vào hợp đồng những điều khoản thỏa thuận thay thế

cho những điều kiện giao dịch chung đó.

73

Page 78: Điều khoản giao dịch chung

Ngoài ra, tinh thần tôn trọng quyền lợi của khách hàng còn thể hiện cả

khi soạn thảo những điều kiện giao dịch chung. Doanh nghiệp không được

tùy tiện đưa vào những điều kiện bất lợi cho khách hàng, hạn chế tối đa các

điều khoản không rõ ràng hay việc dùng các ngôn từ khó hiểu,...Việc sử dụng

điều kiện giao dịch chung phải làm sao để đảm bảo sự cân bằng tương đối về

quyền lợi giữa các bên tham gia giao dịch.

Có thể nói dịch vụ kinh doanh bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam ngày càng

phát triển, cùng với đó là sự canh tranh gay gắt của các doanh nghiệp kinh

doanh bảo hiểm trong nước và nước ngoài. Thuyết phục khách hàng sử dụng

sản phẩm dịch vụ của mình là một thành công của doanh nghiệp nhưng biến

họ trở thành khách hàng truyền thống thì mới thực sự là điều khó khăn. Đối

xử đúng mực với khách hàng của mình là một cách tốt để doanh nghiệp thành

công trên thị trường.

c) Yêu cầu đối với việc soạn thảo điều kiện giao dịch chung

Điều kiện giao dịch chung cần phải được soạn thảo với nội dung rõ

ràng, chặt chẽ. Muốn vậy, phải tập trung những người giỏi về pháp luật, thành

thạo về nghiệp vụ giao dịch kinh doanh để soạn thảo điều kiện giao dịch

chung. Sự tập trung như vậy chỉ có được khi có sự nhận thức đúng đắn về

điều kiện giao dịch chung của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng như

sự giúp đỡ của các cơ quan pháp luật. Điều kiện giao dịch chung phải đáp ứng

một số yêu cầu sau đây:

Ngôn ngữ trong điều kiện giao dịch chung phải chính xác, cụ thể, đơn

nghĩa. Từ ngữ dùng trong điều kiện giao dịch chung phải có sự chọn lọc kỹ

càng, thể hiện đúng mục đích của chủ thể soạn thảo ra nó, tránh dùng những

từ ngữ đa nghĩa: vừa tránh việc mâu thuẫn giữa cách hiểu của các bên, vừa

hạn chế việc kẻ xấu lợi dụng sơ suất đó để gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Hiện nay, bản điều kiện giao dịch chung đi kèm đơn bảo hiểm thường rất dài

dòng và in cỡ chữ nhỏ nên khiến cho khách hàng ngại không muốn đọc hoặc

74

Page 79: Điều khoản giao dịch chung

đọc không kỹ. Vì vậy các doanh nghiệp phải thể hiện điều kiện giao dịch

chung một cách rõ ràng, nếu có thể thì phải cảnh báo cho khách hàng: phải

đọc kỹ nội dung của điều kiện giao dịch chung trước khi đồng ý giao dịch.

Văn phạm trong điều kiện giao dịch chung phải rõ ràng, ngắn gọn và đủ

ý. Việc sử dụng từ ngữ chính xác, cụ thể sẽ dẫn tới những cách hành văn rõ

ràng, ngắn ngọn. Mỗi dấu chấm, dấu phẩy phải được đặt ở những vị trí chính

xác, thể hiện rõ ý. Hạn chế tối đa những câu văn dài dòng, làm sai lạc nội

dung thỏa thuận hoặc làm loãng đi vấn đề cốt yếu cần quan tâm của các điều

khoản trong điều kiện giao dịch chung. Tuy nhiên, đảm bảo yêu cầu ngắn

gọn, súc tích về mặt câu chữ nhưng không được bỏ qua yêu cầu đầy đủ về mặt

nội dung mà người soạn thảo muốn đưa ra. Ngắn gọn dẫn đến thiếu ý, thiếu

nội dung là biểu hiện của sự tắc trách, chú trọng về mặt hình thức mà bỏ qua

nội dung.

Yêu cầu về mặt nội dung:

Đặc trưng của nội dung điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo

hiểm hàng hóa, đó là doanh nghiệp dẫn chiếu đến một bản quy tắc bảo hiểm

đã được soạn sẵn, ví dụ như Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng

đường biển của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện. Đó cũng được coi là điều

kiện giao dịch chung của mỗi doanh nghiệp. Khi soạn thảo những quy tắc

này, doanh nghiệp phải tiếp thu các tập quán quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm

trên thế giới, ví dụ như: Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa của Viện những

Người bảo hiểm London ILU. Bên cạnh đó, vì hoạt động chủ yếu trên thị

trường Việt Nam, nên phải xây dựng các điều kiện giao dịch chung phù hợp

với luật pháp Việt Nam cũng như những đặc thù kinh doanh trong nước. Ví

dụ: Tại điều khoản xử lý tranh chấp trong Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận

chuyển bằng đường biển Điều kiện A của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện

có quy định: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm nếu không giải

quyết được bằng thương lượng giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra tổ chức

75

Page 80: Điều khoản giao dịch chung

trọng tài do các bên thỏa thuận hoặc tòa án tại Việt Nam để giải quyết theo

pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Hiện nay các doanh nghiệp thường lợi dụng vị thế của mình để phân

chia rủi ro không công bằng. Trong hợp đồng quy định quá nhiều trách nhiệm

cho người tham gia bảo hiểm, đặc biệt là khi xảy ra tổn thất cho hàng hóa, và

còn có một số miễn trách vô lý dành cho công ty bảo hiểm. Vì vậy, lưu ý đối

với các doanh nghiệp đó là cần phải đảm bảo cân bằng lợi ích của doanh

nghiệp và khách hàng. Chẳng hạn trong Điều 14, tập Quy tắc bảo hiểm hàng

hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam QTC 2004 có quy định về những thủ

tục giấy tờ người được bảo hiểm cần nộp khi khiếu nại người bảo hiểm về

những mất mát, hư hỏng thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm, trong đó có

Biên bản giám định tổn thất do người bảo hiểm cấp hoặc cơ quan giám định

do người bảo hiểm chỉ định cấp ghi rõ mức độ tổn thất. Việc công ty bảo

hiểm vẫn giữ quyền quyết định những tổn thất xảy ra có thuộc phạm vi trách

nhiệm bảo hiểm không là hoàn toàn vô lý. Thay vì quy định như vậy, doanh

nghiệp bảo hiểm phải quy định: việc lập Biên bản giám định tổn thất do cơ

quan có thẩm quyền cấp mới đảm bảo tính công bằng trong việc xác định tổn

thất có thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hay không.

Khi soạn thảo hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, doanh nghiệp phải quy định

rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Việc làm này có ý nghĩa trong việc hạn

chế tranh chấp tránh trường hợp các bên liên quan chối bỏ trách nhiệm khi có

sự cố xảy ra. Để có một văn bản hợp đồng rõ ràng, chặt chẽ, dễ đọc, dễ hiểu,

dễ thực hiện, đảm bảo được quyền lợi cho các bên, hạn chế tranh chấp và

giảm thiểu rủ ro trong thương mại đòi hỏi các bên phải thận trọng, hiểu biết

pháp luật và có kỹ năng, kinh nghiệm thực tế trong việc soạn thảo, đàm phán

ký kết hợp đồng thương mại.

2. Đề xuất đối với các khách hàng

a) Nâng cao nhận thức về điều kiện giao dịch chung

76

Page 81: Điều khoản giao dịch chung

Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa hướng tới khách hàng là những chủ hàng doanh

nghiệp. Nhìn chung, nếu quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra bình thường,

hàng hóa giao cho người mua trong tình trạng tốt thì thương vụ được coi là

thành công. Doanh nghiệp hoàn toàn hài lòng vì nhờ có điều kiện giao dịch

chung mà nghiệp vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa diễn ra nhanh chóng, thuận

tiện. Khi mâu thuẫn hoặc tranh chấp xảy ra điều kiện giao dịch chung mới thể

hiện những bất cập của nó. Khi hàng hóa bị tổn thất, người mua bảo hiểm hàng

hóa tưởng rằng mình sẽ được bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng lúc

đó, doanh nghiệp bảo hiểm dẫn tới những thỏa thuận trong hợp đồng và từ chối

trả tiền bồi thường cho doanh nghiệp. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ ở tình thế đã

mua bảo hiểm cho hàng hóa nhưng vẫn phải chịu rủi ro. Vì vậy, việc nhận thức

đúng đắn về điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa là

yêu cầu quan trọng của mỗi doanh nghiệp.

Người mua bảo hiểm phải biết được rằng các điều kiện giao dịch chung

không phải là pháp luật, kể cả khi điều kiện giao dịch chung của doanh

nghiệp được in ở Đơn bảo hiểm đã do Bộ tài chính phê duyệt. Vì thế nội dung

của nó có thể được thỏa thuận lại hoặc bảo lưu, theo nghĩa đó điều kiện giao

dịch chung không có giá trị bắt buộc để trở thành nội dung hợp đồng. Các

doanh nghiệp không được phép chủ quan, quá tự tin đối với điều kiện giao

dịch chung công ty bảo hiểm đưa ra. Việc mặc nhiên thừa nhận những điều

kiện giao dịch chung được doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra chính là một cách

từ bỏ đi quyền tự do hợp đồng của mình. Đến khi tranh chấp phát sinh, doanh

nghiệp kinh doanh hàng hóa nếu chịu rủi ro thì nguyên nhân chính đó là sự

chủ quan của họ khi ký hợp đồng bảo hiểm.

Trên nguyên tắc, khi một bên chấp nhận các điều khoản soạn sẵn của bên

kia thì sẽ bị ràng buộc bởi những điều khoản này, bất kể họ có biết nội dung

chi tiết và hoàn toàn hiểu nội dung của các điều khoản đó hay không. Tuy

nhiên, một ngoại lệ quan trọng mà Điều 2.20 – PICC nêu ra là: cho dù một

77

Page 82: Điều khoản giao dịch chung

bên chấp nhận các điều khoản soạn sẵn trong hợp đồng một cách toàn bộ, thì

bên chấp nhận vẫn không bị ràng buộc bởi những điều khoản có nội dung,

ngôn từ, hoặc cách diễn đạt không thể hiểu được một cách hợp lý. Nguyên

nhân của ngoại lệ là nhằm tránh một bên lợi dụng những điều khoản soạn sẵn

để gây bất lợi về kinh tế cho bên kia. Nếu bên kia được hiểu một cách đầy đủ

thì sẽ không chấp nhận các điều khoản bất lợi đó.

b) Ý thức việc hiểu rõ các điều kiện giao dịch chung trước khi ký kết hợp

đồng bảo hiểm hàng hóa

Không chỉ riêng trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa, trong bất kỳ giao

dịch nào người được đề xuất điều kiện giao dịch chung cũng phải đọc kỹ và

hiểu rõ nội dung của các điều khoản đó trước khi đặt bút kí kết hợp đồng.

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là những người có chuyên môn và am

hiểu về pháp luật cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm hơn. Để ngăn chặn việc

doanh nghiệp sử dụng các điều khoản không rõ ràng để giành nhiều phần lợi

thế hơn, người mua bảo hiểm cho hàng hóa phải tìm cách để hiểu rõ về Điều

kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm.

Nếu điều kiện giao dịch chung gây khó khăn cho khách hàng nhận biết,

như sử dụng ngôn từ khó hiểu hoặc viết bằng cỡ chữ quá nhỏ làm cho người

đọc không chú ý, không muốn đọc sẽ cần phải yêu cầu soạn lại theo những

chuẩn mực thông thường.

Khách hàng bao giờ cũng là người đầu tiên yêu cầu doanh nghiệp làm rõ

trách nhiệm của họ trong điều kiện giao dịch chung. Khi đã làm sáng tỏ các

nội dung đó, nếu thấy không phù hợp thì người mua bảo hiểm có thể yêu cầu

ký kết các hợp đồng riêng biệt (Individual Contract). Để xác xem điều kiện

giao dịch chung có gây khó khăn cho mình hay không doanh nghiệp cũng cần

sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền. Từ đó doanh nghiệp biết được

trường hợp nào thì chấp nhận hoàn toàn điều kiện giao dịch chung, trường

78

Page 83: Điều khoản giao dịch chung

hợp nào thì khiếu nại để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình và tránh

thua thiệt nếu tranh chấp có xảy ra.

Tóm lại, việc sử dụng điều kiện giao dịch chung chưa đáp ứng được yêu

cầu của môi trường kinh doanh hiện đại cũng như yêu cầu đảm bảo sự công

bằng, thỏa đáng về quyền lợi giữa các bên khi giao kết hợp đồng. Các doanh

nghiệp kinh doanh bảo hiểm, khi áp dụng điều kiện giao dịch chung, bên cạnh

việc phát huy các ưu điểm của điều kiện giao dịch chung còn cần phải nghiên

cứu những biện pháp nhằm hạn chế điểm bất cập của nó. Để tăng cường và

đảm bảo hiệu quả sử dụng các điều kiện giao dịch chung trong giai đoạn hiện

nay phải tiến hành những giải pháp hạn chế điểm bất cập từ góc độ pháp lý và

từ góc độ kinh tế, có như vậy điều kiện giao dịch chung mới phát huy được

hết ưu điểm của nó trong giao kết hợp đồng nói chung và nghiệp vụ kinh

doanh bảo hiểm hàng hóa nói riêng.

79

Page 84: Điều khoản giao dịch chung

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế đã làm thay đổi bộ mặt và thực trạng của thị

trường Việt Nam. Sự tham gia của các doanh nghiệp có nguồn vốn và phương

pháp quản trị từ nước ngoài đã làm cho phương thức, tốc độ giao dịch thay

đổi hẳn về bản chất. Điều kiện giao dịch chung là sản phẩm tất yếu của quá

trình chuyên nghiệp hóa kỹ năng soạn thảo hợp đồng, nó đang đem lại những

tính năng tốt cho các doanh nghiệp như sự tiết kiệm về thời gian soạn thảo

hợp đồng; hạn chế rủi ro do ngôn ngữ hợp đồng không chính xác, chặt chẽ;

những lợi thế trong việc đưa ra nội dung hợp đồng... Sử dụng điều kiện giao

dịch chung là nhu cầu cấp thiết trong các giao dịch kinh doanh nói chung và

nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa nói riêng. Tuy nhiên, việc sử dụng điều kiện

giao dịch chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của môi trường kinh doanh

hiện đại cũng như yêu cầu đảm bảo sự công bằng, thỏa đáng về mặt quyền lợi

giữa các bên khi giao kết hợp đồng.

Khóa luận đã phân tích về khái niệm điều kiện giao dịch chung, những

ưu điểm và hạn chế trong việc sử dụng điều kiện giao dịch chung, thực tiễn sử

dụng điều kiện giao dịch chung trên trong kinh doanh quốc tế và trong hợp

đồng bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam, từ đó dự báo xu hướng sử dụng điều

kiện giao dịch chung và đưa ra giải pháp cho việc sử dụng điều kiện giao dịch

chung tại Việt Nam.

Do thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn nên khóa luận chưa bao

quát được toàn bộ mọi vấn đề của điều kiện giao dịch chung và thực tiễn sử

dụng điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa tại Việt

Nam. Để nhận thức về vấn đề này được hoàn chỉnh hơn, tác giả rất mong

được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.

80

Page 85: Điều khoản giao dịch chung

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hoàng Văn Châu, PGS.TS Nguyễn Như Tiến, PGS.TS Vũ Sĩ Tuấn,

Giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh, NXB Lao động Xã hội.

2. Nguyễn Thị Mơ, PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết (2004), Giáo trình Pháp

luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Như Phát ( 2003), “ Điều kiện thương mại chung và nguyên

tắc tự do khế ước”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2003.

4. Nguyễn Hồng Đàm, GS.TS Hoàng Văn Châu, PGS.TS Nguyễn Như

Tiến, PGS.TS Vũ Sĩ Tuấn (2005) Giáo trình vận tải và giao nhận

trong ngoại thương, NXB Lý luận chính trị.

5. Nguyễn Thị Mơ, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, TS. Nguyễn Am Hiểu,

PGS.TS Nguyễn Như Tiến, Luật Gia Trinh Minh Phúc, TS. Phạm Sỹ

Chung, Ths Nguyễn Như Lan,...(2007), Cẩm nang Hợp đồng thương

mại quốc tế, NXB Lao động xã hội.

6. Tăng Văn Nghĩa (2009), “ Bàn về Điều kiện giao dịch chung của

doanh nghiệp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số 3/2009.

7. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC bên cạnh Phòng thương

mại và công nghiệp Việt Nam (2002), 50 phán quyết trọng tài quốc tế

chọn lọc.

8. Vũ Hữu Tửu (1995), Chuyên đề hợp đồng mẫu trong buôn bán quốc

tế về hàng có khối lượng lớn, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.

9. Vũ Hữu Tửu ( 2006), Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương,

NXB Giáo dục.

81

Page 86: Điều khoản giao dịch chung

Tiếng Anh:

10. Bermuda Container Line, Ltd., Bill of lading Terms and Conditions.

11.UNIDROIT (2004), Principles of internationak commercial contract

Website

12. http://www.apple.com

13.http://www.sony.com.vn

14.http://www.hslaw.vn

15.http://www.luatsutuvan.com.vn

16.http://www.standardchartered.com

17.http://www.thegioisaigontimes.vn

18.http://www.vietship.vn

82

Page 87: Điều khoản giao dịch chung

83

Page 88: Điều khoản giao dịch chung

84

Page 89: Điều khoản giao dịch chung

85

Page 90: Điều khoản giao dịch chung

86

Page 91: Điều khoản giao dịch chung

87

Page 92: Điều khoản giao dịch chung

88

Page 93: Điều khoản giao dịch chung

89

Page 94: Điều khoản giao dịch chung

90

Page 95: Điều khoản giao dịch chung

91

Page 96: Điều khoản giao dịch chung

92

Page 97: Điều khoản giao dịch chung

93

Page 98: Điều khoản giao dịch chung

PHỤ LỤC 3

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ BLUEMEETING

Giữa

Bên sử dụng:..........................................................................................................................

Đăng ký kinh doanh:.............................., do.............................., cấp ngày...........................

Người đại diện:..................................... chức vụ:...................................................................

Tài khoản số: ..........................................Ngân hàng:............................................................

Mã số thuế:..............................................Điện thoại:.............................................................

Fax:..........................................................Email:....................................................................

Người liên hệ:........................................................................................................................

Bên Cung Cấp: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CMC

Đăng ký kinh doanh số: 0103020018, do Sở Kế hoạch và đầu từ TP Hà Nội, cấp ngày 16/01/2008

Người đại diện: Ông Phạm Anh Chiến Chức vụ: Tổng giám đốc

Địa chỉ giao dịch: Số 273 Phố Đội Cấn- Phường Ngọc Hà- Quận Ba Đình- Hà Nội

Số tài khoản: 0451001412347 Mở tại: Vietcombank- Chi nhành Thành Công

Mã số thuế: 0102387885

Số điện thoại: 84-4-7226688 Fax: 84-8-726868

Trên cơ sở trao đổi trực tiếp, các bên đã thỏa thuận như sau:

1. Các Điều khoản chung kèm theo là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng này.

2. Phương thức thanh toán theo sự lựa chọn của Bên Sử Dụng:

Thanh toán uy nhiệm thu qua Ngân hàng

Số:............../.../HĐAC/CMCT.HN-LIFE

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAMĐộc Lập – Tự Do - Hạnh Phúc

-------------o0o--------------Hà Nội, Ngày...tháng....năm 20..

94

Page 99: Điều khoản giao dịch chung

Thanh toán ủy nhiệm chi qua Ngân hàng

Thanh toán trực tiếp tại địa chỉ của Bên Cung Cấp

3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.

BÊN ĐẠI DIỆN SỬ DỤNG(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN CUNG CẤPTỔNG GIÁM ĐỐC

ĐIỀU KHOẢN CHUNG HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ BLUEMEETING

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng.

Bên Cung cấp sẽ cung cấp cho Bên Sử dụng dịch vụ đàm thoại đa phương BlueMeeting theo các điều kiện và điều khoản của hợp đồng.

Điều 2: Giá cước, phí và phương thức thanh toán.

1. Giá cước.

Loại dịch vụ/cướcGói cước

Standard Extra ProfesionalPhí hòa mạng 500.000 đồng

Phí thuê bao/ tháng 1000000 đồng 2000000 đồng 5000000 đồngSố thành viên tối đa cho một cuộc họp 5 thành viên 10 thành viên 30 thành viênSố lượng tài khoản ( web và điện thoại) 1 2 5Số phút (miễn phí) gọi ra từ hệ thống

đến các thuê bao trong nước300 phút 1000 phút 3000 phút

Tính năng và dịch vụ bổ sungBổ sung 1 tài khoản/ cuộc họp cùng lúc

(chỉ áp dụng cho gói Extra và Profesional)

500000 đồng/ tháng

Bổ sung thành viên cho 1 cuộc họp 5000 đồng/ thành viên/ cuộc họpĐơn giá vượt trội gọi ra từ hệ thống đến

các thuê bao trong nước1500 đồng/ phút

Mức cước trên chưa bao gồm 10% VATGhi chú: tất cả các mức cước trên chưa bao gồm các cước viễn thông khác

2. Phương thức và thời hạn thanh toán

a. Hình thức thanh toán do Bên Sử Dụng lựa chọn và có thể được thay đổi theo yêu cầu của Bên Sử Dụng trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực.

95

Page 100: Điều khoản giao dịch chung

b. Căn cứ vào phiếu đăng ký dịch vụ của Bên Sử Dụng và cước phí phát sinh hàng tháng, Bên Cung cấp gửi thông báo thanh toán cước, hóa đơn cước phí sử dụng hàng tháng cho Bên Sử Dụng theo quy định hiện hành.

c. Bên Sử Dụng sẽ thanh toán ngay một lần cước phí sử dụng BlueMeeting hàng tháng cho Bên Cung Cấp vào trước ngày thứ 8 kể từ ngày phát hành thông báo thanh toán cước (kể cả trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại). Bên Sử Dụng sẽ có trách nhiệm thanh toán lãi phát sinh trên số tiền trả chậm với mức lãi suất bằng 150% lãi suất cơ bản di Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm đáo hạn quy định trên đây.

d. Trường hợp cần quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam, thực hiện theo quy định của Nhà nước.

3. Cước phí tạm ngưng.

a. Cước phí tạm ngưng do Bên Sử Dụng yêu cầu bằng 0% cước phí thuê bao hàng tháng theo gói hiện hành.

b. Cước phí tạm ngưng do Bên Sử Dụng nợ cước theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 2 bằng 100% cước phí thuê bao hàng tháng theo gói hiện hành

4. Các khoản phí khác.

Trong trường hợp có thay đổi các thông tin và Bên Sử Dụng có nghĩa vụ phải thông báo cho Bên Cung Cấp theo hợp đồng này, Bên Cung Cấp có quyền được yêu cầu Bên Sử Dụng thanh toán các chi phí liên quan theo quy định của Bên Cung Cấp có hiệu lực vào thời điểm thực hiện thông báo thay đổi đó.

Điều 3. Thời hạn hợp đồng, Chấm dứt.

1. Thời hạn của hợp đồng là không xác định.

2. Bên Sử Dụng có quyền chấm dứt hợp đồng khi không có nhu cầu tiếp tục sử dụng dịch vụ. Trong trường hợp này Bên Sử Dụng phải liên lạc với Bên Cung Cấp để thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng chính thức chấm dứt hiệu lực kể từ khi Bên Sử Dụng và Bên Cung Cấp thỏa thuận trong nội dung biên bản chấm dứt hợp đồng.

3. Bên Cung Cấp được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp:

a. Dịch vụ bị ngừng cung cấp vì lý do kinh tế- kỹ thuật. Bên Cung Cấp phải có trách nhiệm thông báo cho Bên Sử Dụng trước khi chấm dứt 90 ngày;

b. Sau 60 ngày kể từ ngày Bên Sử Dụng bị tạm ngừng cung cấp dịch vụ tại điểm c khoản 2 điều 1 mà vẫn không thực hiện các nghĩa vụ thanh toán và các nghĩa vụ liên quan theo hợp đồng; hoặc

c. Theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điều 4. Thông tin bảo mật.

1. Bên Sử Dụng bảo đảm cung cấp chính xác các thông tin cho Bên Cung Cấp theo yêu cầu của hợp đồng này và trong quá trình sử dụng dịch vụ, Bên Sử Dụng sẽ thông báo bằng văn

96

Page 101: Điều khoản giao dịch chung

bản cho Bên Cung Cấp, khi thay đổi địa chỉ, tên cơ quan, tổ chức, dịch vụ, hình thức thanh toán, địa chỉ thanh toán và gửi thông báo cước, tạm ngừng sử dụng dịch vụ, chám dứt/ chuyển quyền sử dụng hoặc chấm dứt hợp đồng.

2. Mật khẩu (password) được Bên Cung Cấp bàn giao cho Bên Sử Dụng khi ký kết hợp đồng là thông tin chỉ riêng Bên Sử Dụng nắm giữ. Bên Sử Dụng tự bảo vệ mật khẩu (password) của mình và phải chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp để người khác sử dụng dịch vụ bằng mật khẩu đó.

3. Bên Cung Cấp có nghĩa vụ đảm bảo bí mật thông tin của Bên Sử Dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Tạm ngưng dịch vụ

1. Bên Sử Dụng có thể yêu cầu tạm ngưng dịch vụ tại bất kỳ thời điểm nào, với điều kiện thanh toán hết mọi khoản cước đã phát sinh và/ hoặc còn tồn đọng.

2. Bên Cung Cấp có quyền tạm ngưng dịch vụ khi

a. Bên Sử Dụng vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng này; hoặc

b. Có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Trong trường hợp tạm ngưng dịch vụ theo khoản 2.a trên đây, Bên Cung Cấp sẽ khôi phục dịch vụ trong thời hạn ngắn nhất có thể, sau khi Bên Sử Dụng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ bị vi phạm và khắc phục mọi hậu quả, nếu có.

Điều 6. Giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại.

1. Các khiếu nại Bên Sử Dụng về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước vê Viễn thông sẽ được giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định và hệ thống pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Các yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc tranh chấp thuộc phạm vi thỏa thuận của 2 bên có ghi trong hợp đồng sẽ được xem xét giải quyết, hòa giải. Nếu không thống nhất được các bên có quyền đưa ra giải quyết theo thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Điều khoản cuối cùng.

1. Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, các bên có thể có những thỏa thuận khác, nhưng không được trái với Điều khoản chung này.

2. Việc vô hiệu hoặc bất khả thi của bất kỳ một điều khoản nào của hợp đồng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của các điều khoản khác cũng như toàn bộ hợp đồng. Điều khoản vô hiệu sẽ thây thế bằng quy định chung của pháp luật

3. Trong trường hợp có thể thay đổi về pháp luật bắt buộc phải áp dụng thì các bên có nghĩa vụ tôn trọng, chấp hành sự thay đổi đó.

4. Ngoài việc các cơ quan có thẩm quyền công bố sự thay đổi trên các phương tiện thông tin theo quy định của pháp luật, Bên Cung Cấp sẽ thông báo thêm trên trang web, tại các điểm giao dịch của Bên Cung Cấp và giấy báo cược của tháng gần nhất./.

97

Page 102: Điều khoản giao dịch chung

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CMC

PHỤ LỤC 4

Bill of Lading Terms and Conditions

1. Definitions.

"Carrier" means Bermuda Container Line, Ltd. "Contract of Carriage" shall mean all applicable terms contained in the Carrier's tariffs (copies of which are available from the Carrier or its agent) or any service contract or other contract of affreightment, other than this Bill of Lading, between the Carrier and the Merchant. "Goods" means the cargo shipped hereunder and any container in which the cargo is packed if the container is not furnished by the Carrier. "Inland Transporter" means any road, rail or barge transporter utilized by the Carrier to perform any services incident to through transportation. "Merchant" means the consignor, shipper, consignee, receiver, holder of this Bill of Lading, the owner of the Goods, and anyone entitled to possession of the Goods, all of whom shall be jointly and severally liable hereunder. "On Board" means that the Goods have been received by the Carrier and placed on board a truck, rail car, barge, vessel or other means to be used to transport the Goods hereunder. "On Board Vessel" means on board a vessel. "Vessel" means the vessel named herein and any other ship used in the performance of the transportation herein contracted for.

2. Clause Paramount.

(a) This Bill of Lading shall have effect subject to (1) the U.S. Carriage of Goods by Sea Act, 1936 and 46 U.S.C. 181-88 (inclusive) if the Goods are to be carried to or from a U.S. port, in U.S. foreign trade, (2) otherwise the Marine Liability Act of Canada, S.C. 2001, c.6, or (3) otherwise the International Convention for the Unification of Certain Rules relating to Bills of Lading signed at Brussels on August 25, 1924, as amended to the extent required by law by the Protocol thereto signed at Brussels on February 23, 1968.

(b) Carriage under this Bill of Lading shall also be governed by the Contract of Carriage, which shall prevail over the provisions of this Bill of Lading in the event of a conflict, and any applicable tariff of any terminal operator or Inland Transporter.

98

Page 103: Điều khoản giao dịch chung

(c) This Clause shall apply at all times from place or port of receipt to place or port of delivery, except as otherwise required by law, and shall apply to Goods whether carried on or below the Vessel's deck.

3. Merchant's Responsibilities.

(a) The Merchant warrants to the Carrier that the particulars relating to the Goods set forth on the opposite side of this Bill of Lading or otherwise furnished by the Merchant (including weight, quantity, measurement, contents, marks, numbers, seal number or value) have been checked by the Merchant and are accurate and complete, and that the Goods are in all respects fit for the transport and can be safely carried without injury to people, itself or other property. The Merchant also warrants that the Goods are lawful goods, contain no contraband, and are not defective.

(b) If Goods are containerized and the container is described as "said to contain" described packages and goods, the Merchant acknowledges that the Carrier makes no representation as to the accuracy of the description, that the Carrier may not have scales or other means to verify the weight or contents of the container and that it may otherwise be impracticable for the Carrier to determine the accuracy of the Merchant's description.

(c) The Merchant warrants that it has the authority of the owner of the Goods (if the Merchant is not the owner) and all others entitled to possession of the Goods to agree to the terms of this Bill of Lading.

(d) The Merchant warrants that the Goods can be safely transported in a non-refrigerated container or in a cargo compartment without special protective or climatic control services, unless the Merchant has given the Carrier prior notice otherwise and has set forth on the opposite side of this Bill of Lading specific instructions as to temperature, ventilation, stowage and the like.

(e) The Merchant hereby warrants that (i) the Goods are not and are not liable to become dangerous, flammable, corrosive, noxious, explosive, radioactive, damaging to property or persons, susceptible of causing delay, or otherwise defective or hazardous or (ii) if the Goods are of such a nature, the Merchant has fully disclosed the nature of the Goods, has received the prior written consent of the Carrier to the Merchant's delivering the Goods to the Carrier, and the Goods, the container, any other covering, and the markings thereon shall comply fully with all applicable law.

(f) With respect to each container not packed by the Carrier, the Merchant shall ensure, prior to delivery to the Carrier, that (1) the container is in satisfactory condition and is suitable for carriage of the Goods, provided that, if the container was supplied by the Carrier, the lack of suitability or unsatisfactory condition could have been apparent upon inspection by the Merchant at or prior to packing the container, (2) the Goods are suitable for carriage in the container, (3) the Goods are properly and safely packed into the container (including proper and safe packaging, stowing and securing of the Goods) in a manner suitable for transportation hereunder, (4) if the Goods are refrigerated, upon their being packed into the container the Goods are at the temperature specified on the opposite side hereof and the controls on the container's refrigeration unit are set at such temperature, and (5) the container is sealed with the Merchant's seal after packing.

(g) The Merchant shall comply with all regulations or requirements of customs, port and other authorities in connection with the shipment of the Goods, and shall bear and pay all duties, taxes, fines, imposts, expenses or losses (including freight for any additional carriage undertaken) incurred or suffered by reason of any failure to so comply, or by reason of any illegal, incorrect or insufficient marking, numbering or addressing of the Goods.

99

Page 104: Điều khoản giao dịch chung

(h) If a container is furnished by the Carrier to the Merchant for packing, unpacking or any other purpose, the Merchant shall return the container to the place designated by the Carrier within the time prescribed in the Contract of Carriage or otherwise and shall be responsible for any loss of or damage to the container. After the container is unpacked, the Merchant shall return the container empty, with interior cleaned. The Merchant shall at all times maintain insurance, in an amount commensurate with the risk, covering any claim or liability arising out of the storage, transportation or any other use of any container furnished by the Carrier while such container is in the custody or control of the Merchant, and the Carrier and its Directors, officers and employees shall be named as additional insureds on any such policy.

(i) If a container packed and sealed by the shipper is delivered by the Carrier with its seal intact, the Carrier shall have no liability for any claimed loss of Goods from such container.

(j) The Merchant shall indemnify the Carrier and its Directors, officers and employees against any loss, damage, liability, or expense (including damages for personal injury, loss of life, loss of or damage to any property tangible or intangible, delay, dues, duty, tax, government seizure or other action, reasonable attorneys fees, or any other liability or expense) caused by or arising out of any inaccuracy of a warranty of the Merchant or any failure of the Merchant to comply with any of its obligations under this Clause or any other provision of this Bill of Lading, or the storage, transportation or any other use of any container furnished by the Carrier while such container is in the custody or control of the Merchant, or relating to any investigation or litigation relating to the foregoing, and the Carrier shall be free from liability caused by or arising out of any such inaccuracy or failure.

Limitation of Liability.

(a) The Carrier's liability for loss of or damage to Goods shall be limited to the lesser of (1) the sound value at destination of such Goods or (2) except as provided in Clause 4(b), $500 per package or, if not shipped in packages, per customary freight unit.

(b) The Merchant may declare the value of the Goods in writing in the space set aside therefor on the opposite side of this Bill of Lading. Upon the Merchant's making such declaration and actually paying the required additional freight prior to delivering the Goods to the Carrier, the limit of liability set forth in Clause 4(a)(2) shall be changed to the value declared, pro-rated in the case of partial loss or damage. The Merchant acknowledges that, in the absence of such a declaration, the Carrier would have no knowledge of the value of the Cargo and agrees that, in the absence of such declaration and additional freight payment, it has bargained for and accepted the limit specified in Clause 4(a)(ii) in exchange for avoiding payment of the additional freight.

(c) The Carrier does not undertake that the Goods shall arrive at the port or place of destination at any particular time or shall be suitable for any particular market or use, and the Carrier shall under no circumstances be liable for damages resulting from any delay or unsuitability.

(d) The Carrier shall under no circumstances be liable for any incidental, consequential or punitive damages in connection with this Bill of Lading or any of the transactions contemplated hereby.

5. Routing.

(a) The Carrier may, at any time and without notice to the Merchant, (1) use any means of carriage whatsoever, (2) transfer the Goods from one conveyance to another, including but not limited to transhipping or carrying them on another vessel than that named on the face hereof, (3) unpack and remove the Goods which have been packed into a container and forward them in a container or otherwise, (4) proceed by any route in his discretion (whether or not the nearest or

100

Page 105: Điều khoản giao dịch chung

most direct or customary or advertised route), at any speed, and proceed to or stay at any place or port whatsoever, once or more often and in any order, (5) load or unload the Goods at any place or port (whether or not such port is named overleaf as the port of loading or port of discharge) and store the Goods at any such place or port, (6) comply with any orders or recommendations given by any government or authority, or any person acting or purporting to act as or on behalf of such government or authority, or having under the terms of any insurance of any conveyance employed by the Carrier the right to give orders or directions, or (7) permit the Vessel to proceed with or without pilots, to tow or be towed, or to be dry-docked.

(b) The liberties set out in Clause 5(a) may be invoked by the Carrier for any purpose whatsoever, whether or not connected with the carriage of the Goods, including loading or unloading other goods, bunkering, undergoing repairs, adjusting instruments, picking up or landing any persons, including but not limited to persons involved with the operation or maintenance of the vessel and assisting vessels in all situations. Anything done in accordance with Clause 5(a) or any delay arising therefrom shall be deemed to be within the contractual carriage and shall not be a deviation.

(c) By tendering the Goods for carriage without any written request for carriage in a specialized container, or for carriage otherwise than in a container, the Merchant accepts that the Carriage may properly be undertaken in a general purpose container.

6. Performance. If at any time the carriage hereunder is or is likely to be affected by any hindrance, risk, delay, difficulty or disadvantage of any kind (other than the inability of the Goods safely or properly to be carried or carried further) and howsoever arising (even though the circumstances giving rise to such hindrance, risk, delay, difficulty or disadvantage existed at the time this Bill of Lading was entered into or the Goods were received for carriage), the Carrier (whether or not the carriage is commenced) may, without prior notice to the Merchant and at the sole

discretion of the Carrier,(1)

Carry the Goods to the contracted port of discharge or place of delivery, whichever is applicable, by an alternative route to that indicated in this Bill of Lading or that which is usual for Goods consigned to that port of discharge or place of delivery. If the Carrier elects to invoke the terms of this Clause 6(1) then the Carrier shall be entitled to charge such additional Freight as the Carrier may determine,

(2) Suspend the carriage of the Goods and store them ashore or afloat upon the terms of this Bill of Lading and endeavour to forward them as soon as possible, but the Carrier makes no representation as to the maximum period of suspension. If the Carrier elects to invoke the terms of this Clause 6(2) then the Carrier shall be entitled to charge such additional freight as the Carrier may determine, or

(3)

Abandon the carriage of the Goods and place them at the Merchant's disposal at any place or port which the Carrier may deem safe and convenient, whereupon the responsibility of the Carrier in respect of such Goods shall cease. The Carrier shall nevertheless be entitled to full freight on the Goods received for carriage, and the Merchant shall pay any additional costs of the carriage to, and delivery and storage at, such place or port. If the Carrier elects to use an alternative route or suspend carriage under this Clause, this shall not prejudice the Carrier's right subsequently to abandon the Carriage.

101

Page 106: Điều khoản giao dịch chung

7. Notification and Delivery.

(a) Any mention herein of parties to be notified of the arrival of the Goods is solely for information of the Carrier, and failure to give such notification shall not involve the Carrier in any liability nor relieve the Merchant of any obligation hereunder.

(b) The Merchant shall take delivery of the Goods within the time provided for in the Contract of Carriage. If the Merchant fails to do so, the Carrier shall be entitled, without notice, to unpack the Goods if packed in a containers or to store the Goods ashore, afloat, in the open or under cover, at the sole risk of the Merchant. Such storage shall constitute due delivery hereunder, and thereupon the liability of the Carrier in respect of the Goods stored as aforesaid shall wholly cease, and the costs of such storage (if paid or payable by the Carrier) shall forthwith upon demand be paid by the Merchant to the Carrier.

(c) If the Merchant fails to take delivery of the Goods within thirty days of delivery becoming due hereunder, or if in the opinion of Carrier they are likely to deteriorate, decay, become worthless or incur charges whether for storage or otherwise in excess of their value, the Carrier may, without prejudice to any other rights which the Carrier may have against the Merchant, without notice and without any responsibility whatsoever attaching to the Carrier, sell, destroy or dispose of Goods and apply any proceeds of sale in reduction of the sums due to the Carrier from the Merchant in respect of this Bill of Lading.

(d) Refusal by the Merchant to take delivery of the Goods in accordance with the terms of this Clause or to mitigate any loss or damage thereto shall constitute a waiver by the Merchant to the Carrier of any claim whatsoever relating to the Goods or the carriage thereof.

(e) In the event of the Carrier agreeing to a request of the Merchant to amend the place of delivery stated herein, the terms and conditions of this Bill of Lading shall continue to apply, only to the extent provided by the Contract of Carriage, until the Goods are delivered by the Carrier to the Merchant at the amended place of delivery. To the extent that this Bill of Lading shall no longer apply to the Goods under the Contract of Carriage, the Carrier shall act as agent only of the Merchant in arranging for delivery of the Goods to the amended place of delivery but shall thereafter be under no liability whatsoever for loss, damage or delay to the Goods, however arising.

8. Freight.

(a) All freight, additional freight and charges due hereunder or under the Contract of Carriage are earned and payable in full without discount, offset or deduction upon delivery of the Goods to the Carrier, whether or not the Vessel or Goods are lost or not lost, damaged or delayed, or the transport is suspended or abandoned.

(b) The Carrier shall have a lien on the Goods and all subfreights for all freight, deadfreight, demurrage, additional freight, charges and all other amounts due hereunder, and the Carrier may enforce this lien by public or private sale upon reasonable notice to any party identified in the Bill of Lading. This lien shall survive delivery of the Goods and payment for the sums constituting the lien may be enforced jointly and severally against the Goods, the Merchant and any other property of the Merchant in the possession of the Carrier.

(c) Any freight forwarder employed by the Merchant shall be deemed an agent of the Merchant and not the Carrier and no payment to a freight forwarder shall extinguish the Merchant's obligation except to the extent that funds are actually received by the Carrier.

102

Page 107: Điều khoản giao dịch chung

(d) The Merchant shall supply the necessary information on which to calculate the freight and other charges, but the Carrier may, at its option and at any time, open the container and examine, weigh, measure or value all or any part of the Goods. If the Carrier determines that the Merchant's description of the Goods is erroneous in any respect, the Carrier may recalculate the total freight and charges.

9. Subcontractors and Affiliates. The Carrier may engage one or more stevedores, longshoremen, terminal operators, Inland Transporters or other agents or independent contractors (including any of its affiliates) to perform any of the Carrier's duties. Every such agent or contractor, the Vessel, each of its owners, operators and officers, each affiliate of the Carrier, and each director and officer thereof shall be entitled to all exemptions, limitations, conditions, defenses, limitations of liability and liberties to which the Carrier is entitled under this Bill of Lading or under law. Under no circumstances shall the Merchant have the benefit of the rights and obligations arising under a contract between the Carrier and any of its agents or independent contractors, and neither the Carrier nor any other person referred to in this Clause shall be liable to the Merchant for a breach of any such contract. The aggregate amount recoverable from the Carrier or any other such person shall in no case exceed the limits provided in this Bill of Lading.

10. General Average. General average will be adjusted and payable in New York or elsewhere at the option of the Carrier according to the York-Antwerp Rules 1994 and, as to matters not therein provided, according to the laws and usages at the place of adjustment. In the event of accident, danger, damage or disaster before or after commencement of the voyage resulting from any cause whatsoever, whether due to negligence or not, for which or for the consequence of which the Carrier is not responsible by statute, contract or otherwise, the Merchant shall contribute with the Carrier in general average to the payment of any sacrifice, losses or expenses of a general average nature that may be made if incurred, and shall pay salvage and special charges incurred in respect of the Goods. If a salving vessel is owned or operated by the Carrier, salvage shall be paid for as fully as if the salving vessel or vessels belonged to strangers. Such deposit as the Carrier may deem sufficient to cover the estimated contribution of the Goods, and any salvage and special charges thereon, shall, if required, be paid to the Carrier prior to delivery into a special account in accordance with the provisions of the said Rules.

11. Force Majeure. The Carrier shall not be responsible for any loss, damage or delay directly or indirectly resulting from any event beyond the reasonable control of the Carrier, including any strike, lockout, labor disturbance, trade dispute, or anything done in contemplation or furtherance thereof, whether the Carrier be party thereto or not or any fire, unless such fire shall have been caused by the actual fault or privity of the Carrier.

12. Both to Blame Collision Clause. If the Vessel comes into collision with another ship as a result of the negligence of the other ship and any act, neglect or fault of the master, mariner, pilot or servant of the Carrier in the navigation or in the management of the Vessel, the Merchant will indemnify the Carrier against all loss of liability to the other or non-carrying ship or her owners insofar as such loss or liability represent loss of, or damage to, or any claim whatsoever of the Merchant paid or payable by the other or non-carrying ship of her owners as part of their claim against the Vessel or the Carrier. The foregoing provisions shall also apply where the owners, operators or those in charge of any ship or ships or objects other than, or in addition to, the colliding ships or objects are at fault in respect of a collision or contract.

13. Claims.

Any action against the Carrier for loss or damage to Goods shall be brought within one year after delivery of the Goods or the date when the Goods should have been delivered. Any claim or action

103

Page 108: Điều khoản giao dịch chung

against the Carrier for loss or damage to Goods occurring while they are in the custody of the Inland Transporter shall be brought within the time specified in the Contract of Carriage or any applicable law or tariff of the Inland Transporter. The United States District Court for the Southern District of New York shall be the exclusive forum for adjudication of any claim against the Carrier arising out of or relating to this Bill of Lading. Any claim against the Merchant arising out of or relating to this Bill of Lading may be brought in a Federal or state court in New York City or, where appropriate, at the Federal Maritime Commission. The Carrier and Merchant hereby consent to the jurisdiction, venue and forum conveniens of each court in which a claim against it may be brought under this Clause.

14. Miscellaneous.

If any provision of this Bill of Lading, or any interpretation of any such provision, shall be found invalid, illegal or unenforceable under any applicable law, the validity, legality and enforceability of every other provision or interpretation shall not in any way be affected or impaired and this Bill of Lading shall continue in full force and effect except to the extent of such invalidity, illegality or unenforceability. None of the provisions of this Bill of Lading expressly limiting the liability of the Carrier or any of its affiliates, servants or agents shall be deemed to reduce the scope of any other limitation of liability afforded by law or contract. The headings herein are for convenience only and shall not affect the interpretation of any provision hereof.

Bill of lading

From Wikipedia, the free encyclopedia

A bill of lading (also referred to as a BOL or B/L) is a document issued by a carrier, e.g. a ship's master or by a company's shipping department, acknowledging that specified goods have been received on board as cargo for conveyance to a named place for delivery to the consignee who is usually identified. A through bill of lading involves the use of at least two different modes of transport from road, rail, air, and sea. The term derives from the noun "bill", a schedule of costs for services supplied or to be supplied, and from the verb "to lade" which means to load a cargo onto a ship or other form of transport.

Short statement of principle

The standard short form bill of lading is evidence of the contract of carriage of goods and it serves a number of purposes:

it is evidence that a valid contract of carriage, or a chartering contract, exist, and it may incorporate the full terms of the contract between the consignor and the carrier by reference (i.e. the short form simply refers to the main contract as an existing document, whereas the long form of a bill of lading issued by the carrier sets out all the terms of the contract of carriage);it is a receipt signed by the carrier confirming whether goods matching the contract description have been received in good condition (a bill will be described as clean if the goods have been received on board in apparent good condition and stowed ready for transport); and it is also a document of transfer, and a negotiable instrument, i.e. it governs all the legal aspects of physical carriage, and, like a cheque or other negotiable instrument, it may be endorsed affecting ownership of the goods actually being carried. This matches everyday experience in that the contract a person might make with a commercial carrier like FedEx for mostly airway parcels, is separate from any

104

Page 109: Điều khoản giao dịch chung

contract for the sale of the goods to be carried, however it binds the carrier to its terms, irrespectively of who the actual holder of the B/L, and owner of the goods, may be at a specific moment.

PHỤ LỤC 5

Đơn bảo hiểm Hàng hoá

Trên cơ sở yêu cầu của Người được bảo hiểm, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (VNPT Insurance) nhận bảo hiểm cho các hàng hoá kê khai dưới đây theo

CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN

Tầng 8 Tòa nhà số 4A Láng Hạ, Ba Đình, Hà nội

ĐT: (04) 7724466, Fax: (04) 7724460, Email: [email protected]

105

Page 110: Điều khoản giao dịch chung

điều kiện và hoặc điều khoản đươc ghi rõ trên Đơn bảo hiểm này và/hoặc sửa đổi bổ sung, phụ lục đính kèm (nếu có)

CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN

Tầng 8 Tòa nhà số 4A Láng Hạ, Ba Đình, Hà nội

ĐT: (04) 7724466, Fax: (04) 7724460, Email: [email protected]

Đơn bảo hiểm Hàng hoá Bản Chính (Số bản chính: 02)

VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA

Số: ..…

Trên cơ sở yêu cầu của Người được bảo hiểm, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (VNPT Insurance) nhận bảo hiểm cho các hàng hoá kê khai dưới đây theo

106

Trường hợp bị tổn thất, đề nghị xem và thực hiện theo "NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý" in ở mặt sau

Page 111: Điều khoản giao dịch chung

điều kiện và hoặc điều khoản đươc ghi rõ trên Đơn bảo hiểm này và sửa đổi bổ sung, phụ lục đính kèm (nếu có)

Tên và địa chỉ Người được bảo hiểm:

Hàng hoá được bảo hiểm:

Đóng gói:

Số L/C: Số Hợp đồng mua bán:

Phương thức vận chuyển: Tên phương tiện vận chuyển:

Ngày khởi hành: Số Vận tải đơn (Hợp đồng VC):

Từ: Chuyển tải: Đến:

Tổng số tiền bảo hiểm: Tỷ lệ phí:

Phí bảo hiểm: VAT: Tổng số tiền thanh toán:

Điều kiện thanh toán phí:

Điều kiện bảo hiểm:

Nơi và cơ quan giám định tổn thất:

Thanh toán bồi thường tại: Cấp tại: giờ ngày

Bởi: (ký tên/đóng dấu)

107

Trường hợp bị tổn thất, đề nghị xem và thực hiện theo "NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý" in ở mặt sau

Page 112: Điều khoản giao dịch chung

Những điều cần lưu ý

Trong trường hợp xảy ra tổn thất cho hàng hoá thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, người được bảo hiểm hay người làm công cho họ hoặc người đại diện của họ cần làm theo các yêu cầu sau đây:

1. Khiếu nại ngay lập tức người chuyên chở, chính quyền cảng hay những người nhận uỷ thác hàng hoá khác đối với bất cứ kiện hàng nào bị tổn thất hoặc mất mát. Khai báo ngay cho cơ quan chức trách địa phương (trường hợp hàng hoá vận chuyển đường bộ),

2. Trừ khi đã có thư kháng nghị, không được cấp giấy biên nhận hoàn chỉnh cho những hàng hoá có hiện tượng nghi vấn.

3. Khi giao Container phải đảm bảo rằng Container và niêm phong của nó phải còn nguyên vẹn và phải được nhân viên có chức năng kiểm tra ngay. Nếu nhận container bị tổn thất, niêm phong bị gãy vỡ, mất mát hoặc khác với sự miêu tả trong chứng từ vận tải thì phải lập giấy giao nhận đúng tình trạng như vậy và giữ lại tất cả các niêm phong không bình thường và gãy vỡ đó để điều tra sau này.

4. Yêu cầu đại diện người chuyên chở hay người nhận uỷ thác hàng tham gia việc chứng kiến giám định ngay khi phát hiện hàng hoá có hiện tượng mất mát hoặc hư hỏng và qua giám định nếu thấy thực tế có tổn thất thì phải lập hồ sơ khiếu nại họ.

5. Gửi giấy báo cho đại diện người chuyên chở hay người nhận uỷ thác hàng hoá trong vòng 3 ngày sau khi nhận hàng nếu tổn thất thuộc loại khó phát hiện vào thời gian nhận hàng.

6. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa và bảo quản hàng hoá nhằm hạn chế tổn thất

Ghi chú:

- Nếu người được bảo hiểm không thi hành đầy đủ những nghĩa vụ trên, người bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết bồi thường một phần hoặc toàn bộ tổn thất.

- Người khiếu nại chỉ được bảo hiểm khi có quyền lợi bảo hiểm đối với hàng hóa được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất và thực sự gánh chịu tổn thất.

HƯỚNG DẪN THU XẾP GIÁM ĐỊNH

108

Page 113: Điều khoản giao dịch chung

Trường hợp xảy ra mất mát hay hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho người bảo hiểm hay đại lý được họ chỉ định đến giám định. Trừ khi trước đó đã có một thoả thuận khác, người bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết một vụ khiếu nại không được chứng minh trong biên bản giám định.

NHỮNG CHỨNG TỪ CẦN THIẾT

CHO MỘT HỒ SƠ KHIẾU NẠI

Khi yêu cầu PTI bồi thường về những mất mát hư hỏng thuộc trách nhiệm bảo hiểm, người được bảo hiểm cần phải nộp đầy đủ các chứng từ sau đây:

1. Bản chính của Đơn bảo hiểm.

2. Bản chính hoặc bản sao hoá đơn gửi hàng, kèm tờ khai chi tiết hàng hoá và/hoặc phiếu ghi trọng lượng

3. Bản chính của vận tải đơn và/hoặc hợp đồng chuyên chở.

4. Biên bản giám định và chứng từ tài liệu khác ghi rõ mức độ tổn thất

5. Giấy biên nhận hoặc giấy chứng nhận tàu giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận cuối cùng.

6. Kháng nghị hàng hải và trích nhật ký tàu

7. Công văn thư từ trao đổi với người chuyên chở và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất.

8. Thư đòi bồi thường

9. Những tài liệu khác để xem xét giải quyết bồi thường.

GHI CHÚ QUAN TRỌNG

Ngay khi nhận được Đơn bảo hiểm và các Phụ lục hoặc Sửa đổi bổ sung đính kèm, nếu thấy còn có điểm chưa phù hợp so với yêu cầu, Người được bảo hiểm cần phải thông báo bằng văn bản cho PTI biết.

109

Page 114: Điều khoản giao dịch chung

PHỤ LỤC 6

110

Page 115: Điều khoản giao dịch chung

111

Page 116: Điều khoản giao dịch chung

112

Page 117: Điều khoản giao dịch chung

113

Page 118: Điều khoản giao dịch chung

114

Page 119: Điều khoản giao dịch chung

115

Page 120: Điều khoản giao dịch chung

116

Page 121: Điều khoản giao dịch chung

PHỤ LỤC 7

117

Page 122: Điều khoản giao dịch chung

118

Page 123: Điều khoản giao dịch chung

119

Page 124: Điều khoản giao dịch chung

120

Page 125: Điều khoản giao dịch chung

121

Page 126: Điều khoản giao dịch chung

122

Page 127: Điều khoản giao dịch chung

123

Page 128: Điều khoản giao dịch chung

124

Page 129: Điều khoản giao dịch chung

125

Page 130: Điều khoản giao dịch chung

126

Page 131: Điều khoản giao dịch chung

127

Page 132: Điều khoản giao dịch chung

128

Page 133: Điều khoản giao dịch chung

129