dỊch lÝ ĐẠi ĐẠo phần 1 -chương 1, 2, 3antruong.free.fr/dich-ly-cao-dai-cm-1.pdf · ii-...

79
CAO-ĐÀI ĐẠI ĐẠO CHIẾU-MINH TAM-THANH VÔ-VI DỊCH-LÝ ĐẠI-ĐẠO NĂM 2015 LƯU HÀNH NỘI BỘ

Upload: dinhanh

Post on 15-Apr-2018

216 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

CAO-ĐÀI ĐẠI ĐẠO CHIẾU-MINH TAM-THANH VÔ-VI

DỊCH-LÝ

ĐẠI-ĐẠO

NĂM 2015

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Page 2: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

MỤC LỤC

CHƯƠNG THỨ NHẤT : DƯƠNG ............................................................................... 5

I- VÔ CỰC SANH ĐẠO - CHỨA ĐẠO (Bài 1) .................................................. 5

II- TIÊN THIÊN KHÍ - ĐÁM TINH VÂN (Bài 2) ........................................ 9

III- ÂM DƯƠNG : NHỊ CHÂU (Bài 3) ......................................................... 13

IV- TRỤC THÁI CỰC (Bài 4) ..................................................... 17 CHƯƠNG THỨ HAI : ÂM .......................................................................................... 22

I- TAM THANH (Bài 5) ...................................... 22

II- TỨ TƯỢNG- NGŨ HÀNH- TỨ ĐẠI BỘ CHÂU ............................................ 25

(Bài 6) .......................................................................... 25

III- ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH- THẬP THIÊN CAN.......................................... 33

(Bài 7) .......................................................................... 33

IV- NHẤT BỔN TÁN VẠN THÙ (Bài 8) ................................... 38 CHƯƠNG THỨ BA : KHẢM ...................................................................................... 43

I- HUYỀN KHUNG CAO THƯỢNG ĐẾ (Bài 9) .......................................... 43

II- NHẬT NGUYỆT- ĐỊA CẦU (Bài 10) .......................................... 52

III- NGŨ HÀNH SANH HÓA (Bài 11) ................................................. 60

IV- LẠC THƠ QUÁI ĐỒ SANH (Bài 12) ..................................................... 61

V- QUẺ ĐỐI (Bài 13) ..................................................... 69

VI- CÂN BẰNG TRONG ĐẠI ĐẠO (Bài 14) ............................................... 75

Page 3: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

LỜI BẠCH

Page 4: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

LỜI BẠCH

Cái mà chúng ta hiện có là : - Chúng sanh đang sống ở Hạ-ốc trong Thất-Thập-Nhị-Địa, thuộc Địa cầu 68 ! - Văn tự mà chúng sanh đang dùng, kể cả văn tự nước Việt Nam ta là một ký

hiệu đồng tôn, là phương tiện diễn lý truyền thông nhưng không đi được vào chỗ diệu huyền của Đạo Pháp.

- Thánh Ngôn cũng dạy : (tính quyết định) + “…Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy…”

+ “…Lấy da Trời làm giấy, lấy nước biển Đông làm mực cũng không tả hết Đạo Thầy.

Nay, là một chúng sanh ở một Hành-tinh thấp thỏi, với một cơ thân không toàn mỹ mà muốn dùng văn tự giả lập, nghèo ý để phô diễn qui trình hình thành Đại Đạo. Vậy rõ ràng ta không hiểu hết việc mình làm.

Thánh Nhân từ ngàn xưa cũng đã mượn văn tự lập thành nền Dịch Lý rồi. Xét xem cho cùng, sức người có hạn nên kho tàng Dịch Lý chỉ dừng lại ở chỗ : - Chỗ “Không” chẳng thông chỗ “Có”. - Chỗ “Cao” chẳng rõ chỗ “Đài”. - Đạo sanh chẳng rõ, Đạo hườn chẳng thông. Cổ nhân biết bao vùng vẫy, mang tri thức kiến văn để giúp hậu nhân đạt thông

Đạo Pháp. Thương thay lại ngoài khả năng của Tiền-nhân ! Kỷ nguyên hôm nay, may mắn chúng sanh được Thầy Trời và Chư Tổ Sư Tam

Giáo cùng Chư Phật tá trần lập thành Đại Đạo nên chúng ta nguyện đem sức mình hội nhập vào thời cơ : Cần viết để diễn lập Đạo Lý, nhờ Thân Mạng Đại Đạo. Với lợi ích đó nguyện lập Dịch Lý Đại Đạo, cho xong công trình mà trải qua bao kỷ nguyên, Tiền-nhân ta còn bỏ dở.

Dịch Lý Đại Đạo chỉ hữu dụng với bậc Nguyên-căn hành thâm Đạo Pháp. Dịch Lý Đại Đạo được thạnh hành trong kỷ nguyên Đạo Pháp. Đại Đạo muôn thuở từ Một Lý, Một Khí mà thiên di ra, ngàn đời vẫn không đổi. Ở cõi thế gian, chúng sanh lấy não cân dịch dời từng thời điểm, vì thế kiến văn

chất chồng, làm nhọc trí hậu học mà không phân được đâu là chơn, đâu là ngụy. Nay nương theo công trình của Tiền-nhân, không đổi dời hình thể, chúng ta chỉ

hy vọng dùng được cái Đúng, sửa cái Chưa Đúng, bỏ cái Hư, thêm vào một số tri thức để cho kho tàng nhân loại được hoàn tất, vẹn toàn.

Dịch Lý Đại Đạo chỉ nương theo cốt lõi cơ bản khởi nguyên. Dịch Lý không đủ khả năng tả hết “Dịch chuyển” tại tất cả mọi nơi, mọi thời

điểm. Nhờ may mắn được cơ hội tu, đương nhiên của Thiên-Địa-Nhơn, chúng tôi xin tóm tắt Dịch Lý, mong giúp cho chúng sanh thấy rõ điểm đầu của Đại Đạo.

Và từ cái thấy, cái biết đó xác định phương án sống cho hợp Thiên-Địa-Nhân : Nhất là tập phép hườn sanh Đạo Pháp là cứu cánh tối hậu vậy. Trung Thu Ất Mùi

Đệ tử CHIẾU MINH kính cẩn

Page 5: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

CHƯƠNG THỨ NHẤT : DƯƠNG I- VÔ CỰC SANH ĐẠO - CHỨA ĐẠO (Bài 1)

Dắt tay chỉ Đạo !

- Hãy leo lên ngọn Everest cao 8.870m ở Ấn Độ để nhìn bầu Không Không. Ở đâu là chỗ cùng của nó ?

- Ngoài biển cả không bị choáng tầm nhìn, xem kỹ bầu Không Không có chỗ cùng chăng ?

- Hãy lên tòa nhà chọc trời xem coi bầu Không Không hình thể tròn méo thế nào, cạn sâu bao nhiêu, có giới hạn không ?

Cố gắng nhìn kỹ, xa hơn đám mây, xa hơn ngôi sao xa nhất, bầu Không Không hết chưa ?

- Vào kính Thiên văn hiện đại, dùng đơn vị là ánh sáng để tính khoảng cách (1 giây ánh sáng đi được 300.000 km).

Lấy 300.000 x 60 (giây) =18.000.000 km / 1 phút. Ta nhơn 18.000.000 km x 60 (phút) = 108.000.000 km /1 giờ. Ta nhơn 108.000.000 km x 24 giờ = 2.592.000.000 km / ngày. Tìm khoảng cách ánh sáng đi trong một năm . 2.592.000.000 km/ngày x 360 ngày = 933.120.000.000 km / năm Kính Thiên văn cho ta thấy có những Hành-tinh hoặc Thái-Dương-Hệ khác ở xa

Địa-cầu ta đến hơn triệu năm ánh sáng. Đến đổi kính Thiên văn có con mắt nhìn xa như vậy mà chưa thấy chỗ cùng của

bầu Không Không. Nó rỗng tếch lớn lao không cùng. Nó chứa hết muôn triệu ức Hành-tinh. Cái Hành-tinh nào cũng chạy mà ở cách xa nhau nhiều triệu cây số, trôi lăn mãi không có chỗ cùng.

Sau nhiều quá trình nghiên cứu người ta cũng vẽ hình tròn đường gãy để tưởng đến Vô-Cực.

TƯỢNG TRƯNG VÔ CỰC

Page 6: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

6

Bầu Vô Cực ở trạng thái Vô Thể, Chân Không. Bất kỳ thời điểm, vị trí nào, giá trị Chân Không là đồng nhất. Ở Đại Đạo thì giá trị Vô Cực không có khái niệm vạn hữu. Vì vậy mà ở cõi của Đại Từ Phụ hay cõi Diêm Phù hoặc Địa Phủ thì môi trường Vô Cực “ chất lượng không” y nhau chẳng khác.

Đại chúng sống trên Hành tinh này, hằng ngày tiếp xúc với cái “ Có” : Có Mặt Trời, Trăng, Sao, Địa cầu, ánh sáng muôn vật… nên quen mắt mà thuần tâm vạn hữu. Vì thế bị vạn hữu hình thái ức chế, bản tâm không đủ sáng suốt nhận thấy cái “ Chân Không Vô Cực”. Thật sự chính nó là Chân Không Vô Cực.

Chân Không Vô Cực là một tập hợp “trống rổng”. Hay nói một cách khác đi : Chân Không Vô Cực là một siêu tập hợp “rổng”.

Nếu con người luôn bỏ vạn hữu, trở ngược về lúc chưa có vạn hữu, chỉ có Chân Không Vô Cực và Khí Tiên Thiên thì may ra con người dễ nhận ra Chân Không Vô Cực. Nếu đã dùng từ “Chân Không”, “rổng tuếch”, “tập hợp trống”, “siêu rổng”, “siêu trống”… thì con người không thể ở môi trường vạn hữu mà tả vẽ cái “Không” được. Càng tả vẽ là càng đi sâu vào cái “Có” mà xa lìa cái “Không”.

Hiểu đặng cái “Không” một cách trọn vẹn- Thật trọn vẹn, phải dùng Thiền định. Trong quá trình dụng Thiền, để kháng Không, ta chuyển hóa Tâm ta từ cái “Có” tế vi đến thinh thinh Vô Pháp Giới, hay là như như thể Vô Tánh.

Trong một sát-na Thần Quang soi sáng Chân Không, tiếp thu Chân Không. Lúc này Thần Quang trực nhận có một giao điểm giữa cái “Không” và cái “Có” (Tinh vân= Tiên Thiên Khí). Giao điểm chung ấy là chỗ (vị trí) :

“Không” chuyển hóa thành “Có” Vậy “Không-Có” thật sự tuần hoàn “Có” chuyển hóa ra “Không”

Con người dùng toán số để diễn đạt Vô-Cực. Thật sự toán số là chỗ giới hạn của cái Có. Còn Vô-Cực là thể vô nhứt vật, đến chỗ cùng cũng không có.

Do đó mà toán số tả Vô-Cực cục bộ sau : Vẽ hai trục tung và trục hoành bất kỳ. Ta cũng có thể kết luận:

Không là Dương Khái niệm Âm-Dương tượng hình

Khí là Âm Thời kỳ còn hóa Khí, hỗn độn Tiên Thiên đã thật sự thành Âm-Dương tịnh

động! Ta kết luận :

- Chân Không Vô Cực là tập hợp “trống rổng”, không sanh Pháp Giới (vô cảm). - Tâm Không của người cũng đồng với Chân Không Vô Cực một thể, nhưng ở

con người, trong Chân Không có sự hiện hữu Vô Vi của Thần Quang. Thần Quang tịch tịch không tắc Vô Vi. Vô Vi chứa tất cả và hiểu biết tất cả. (Như điện thoại tắt mà nguồn vẫn hoạt động). Đến lúc Thần Quang thì Đạo sanh.

- Chân Không Vô Cực không có tính diệu hữu như Chân Tâm.

Page 7: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

A- ĐẶC THÙ CỦA CHÂN KHÔNG VÔ CỰC

Mặt phẳng của Chân Không Vô Cực có thể gọi là một bầu rổng, chưa có Pháp Giới nào. Cho nên nếu không đồng nhất (có nghĩa ở thể Có) với nó thì nó chuyển hóa vật khác ấy cho đồng với nó.

Thí dụ như : Một người ra đồng chân không thì mất hết thể trọng, không có cảm giác lộn đầu (trồng chuối ngược). Các mốc kết nối của cơ thân bị phá, làm tan rã thân.

Vận tốc ban đầu bao nhiêu sẽ giữ vận tốc ấy trôi mãi mãi trong không gian và Không có là đầu, là khưu nữu của vạn hữu.

Thế nên ở vạn hữu luôn có sự hiện hữu dòng gel Có-Không (Vô Cực-Khí Tiên Thiên) khi sanh ra Đức Thái Cực : Ngôi Độc Tôn vô tướng, hữu Thần Quang và Ngôi Dao Trì Vô Cực hữu Âm Quang…

Con người dùng Toán số để diễn đạt Vô Cực. Thật sự Toán số là chỗ giới hạn của cái “Có”. Còn Vô Cực là thể vô nhứt vật, đến chỗ cùng cũng không có.

Do đó mà toán số tả Vô Cực cục bộ sau : -Vẽ hai Trục Tung và Trục Hoành bất kỳ.

- Hình đồ Toán này nói : Trong 360O, bầu Vô-Cực không có chỗ cùng, đến nổi

đếm từ bốn hướng đếm mãi, đếm hoài, hết khả năng bèn ký hiệu : Dương Vô-Cực ( +∞ ) hoặc Âm Vô-Cực (- ∞ ) - Bầu Vô-Cực tính vô thể rỗng tuếch. Không thứ gì mà không có ở trong nó.

Người xưa tả Vô-Cực bằng nhiều hình thức để dẫn Tâm chúng sanh trực nhận ra Vô- Cực như là :

+ Hãy lấy cái khoảng không chỗ đó lại cho ta xem ! + Hãy chỉ cho ta thấy vết của con chim đang bay ngang !

Page 8: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

8

Sự thật là một khi Mặt Trời nóng đến cực độ; Hoặc băng giá xuống Âm cực điểm; Hoặc là khi có sự đụng nhau giữa hai Hành-tinh hay giữa các dãy Thiên-Hà… Mọi sự khủng khiếp xảy ra dù mất hình, biến dạng nhưng Vô-Cực thì vẫn y nguyên.

Hễ vô sanh thì vô diệt vậy ! Trạm không gian Nasa hoặc các Vệ-tinh, tàu thám hiểm không gian khi ra khỏi

Trái-Đất rất xa, đều dùng viễn vọng kính mà vẫn thấy 0không không, chẳng cùng. Do đâu lại có bầu Vô-Cực Chân Không vô nhất vậy ? Trong khi muôn cái sinh

ra đều có cái gốc, còn Vô Cực : Có đó mà sao Vô sanh ? Vô-Cực vô sanh nên vô diệt ! Dịch Lý cương dùng số 0. Chữ “0” để ký tự Quẻ Dịch …, và từ đây Vô-Cực là

Lý Chơn thường, Không tính, Chơn như (chỗ chỗ như không )… Đây là gốc “ Không ” kỳ diệu, và có thể nói quyết rằng nhân loại ở Địa-cầu 68

nầy, không ai ở bất cứ kỷ nguyên nào lại có thể hiểu hết Dịch lý hình thành của Vô-Cực ! Thật là :

BẦU VŨ TRỤ “KHÔNG- CÓ, CÓ- KHÔNG”

Một bầu Có đó mà Không, Lớn đâu chẳng thấy mênh mông không cùng. Vô sanh, vô diệt viên dung, Chơn Như tánh thể bao chung Đất Trời. Không, không hết cả mọi nơi, Cổ kim y tướng, đời đời Bổn lai. Không là không có đêm ngày, Không trên, không dưới, không ngoài, không trong. Trong Không tìm chẳng ra Không, Ai sanh để lại rổng lòng vô vi ? Không gian vô tận cứ đi, Đằng vân giá võ không gì cản ngăn. Cùng đời sau cũng về Không, Chơn Như tánh thể rổng lòng an nhiên! Không mà là gốc mối giềng, Vạn loài đều có tánh Không ẩn tàng. Cuối Không sanh Có rõ ràng, Không, Không - Có, Có – Tuần hoàn ẩn vi. Thần tịnh thấu rõ huyền ky, Tự nhiên “Không”, “Có” vô vi ….Thật kỳ !? Có, Không một thể tròn quay, Mênh mông đồ sộ đó đây không cùng. Tách ra không đặng vì chung, “Có - Không” rồi lại cuối cùng Âm- Dương.

Page 9: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

9

Hỏi rằng ai đó chủ trương ? Sanh Không, sanh Có mở đường Thiên khai? Tầng trên Đại Đạo Cao Đài, Xa ngoài võ trụ Bổn lai diệu huyền. Khi mà vào Vị Phật Tiên, Huyền cơ Vô-Cực tự nhiên rõ bày. Phạm vi Máy Tạo CAO- ĐÀI, Khoanh vùng tri thức không ngoài CÀN- KHÔN. Thương yêu dìu dẫn bảo tồn, Trao nhau Lý Tạo, tạ Khôn hồi Càn. Cảm lòng Trời Phật ân ban, Nhất Tâm Hồng thệ Ngôi Càn hồi quy./.

B- LIÊN QUAN GIỮA TÂM NGƯỜI VỚI VÔ-CỰC

Khi người chấm dứt mọi niệm tưởng (Vạn Pháp bất sanh…), Tánh Hải chơn thường, Như như Chơn Tánh, cái cảnh Bổn Tâm vô nhất vật thì không có chỗ khác biệt, biện phân giữa Tâm và Vô-Cực.

Ở đây chỉ ra chỗ Tâm con người và chân thường Vô-Cực có chung điểm Đồng Chơn tại chỗ vô nhất vật.

II- TIÊN THIÊN KHÍ - ĐÁM TINH VÂN (Bài 2)

Như trên thật rõ, bầu Chân Không Vô Cực và Tiên Thiên Khí có một giao điểm chung. Cuối cái “Không” là đầu của cái “Có Khí” . Thể Khí chuyển hóa ở thể tịnh, qua lịch lãm thời gian, gồm rất nhiều công đoạn.

Tiên-Thiên-Khí là cái Khí mờ có trong Vô-Cực khi chưa hóa sanh ra Trời Đất, hay đám Tinh-vân, là khối hơi như mây chưa có hình thể chi hết.

Nó ở dạng Khí vô hình (Khí Hư-Vô); Không thể biết rằng nó là tiền đề của cái “ Có ” trong Vô-Cực vì Vô-Cực với Tiên Thiên Khí xem như đồng là “ Không” vậy.

Qua lịch lãm thời gian không thể tính đếm, Tiên Thiên Khí tự chuyển hóa, co cụm dần lại như mây, như hơi nước.

Mỗi giai đoạn chuyển hóa là mỗi trạng thái khác nhau đi từ chỗ “ Không ” dần về thể “ Có ” : Như có hơi sương, hơi khói, như mây mới tượng thành.

Mỗi giai đoạn do chuyển hóa mà ra. Cổ-nhân tìm cho có cái tên thích ứng với từng giai đoạn đó. Có thể gọi đầu qui trình Tiên Thiên Khí là Nguyên-Thủy.

Dần dần Khí Nguyên Thủy đi vào thể động, từ chuyển động nhẹ đến mạnh lên dần. Từ cái động đơn vị nguyên tố đến tập hợp, để cuối cùng lớn lên hình thành Cơn Tốt Xoáy.

Page 10: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

10

Một loạt các Định luật khai nguyên tự nhiên được khai sinh : - Động ma sát sanh nhiệt, bốc hơi thăng lên và tiếp tục… - Phần Tinh-vân còn lại co rút và lắng trầm xuống. - Phần không nặng, không nhẹ, bất thăng giáng ở kẽ giữa. Các chất đồng tính tìm đến nhau và tự ổn định : Thanh thăng, trược trầm xuống. Cùng một thứ mà tự sắp xếp thành một chuỗi thấp cao theo qui tắc nặng nhẹ. Lực động lớn mãi không cùng thành một Cột Tốt Xoáy. Cột Tốt vừa dịch chuyển tự do trong Chân Không, vừa dùng lực xoáy tròn mà

cuốn hút Khí Tiên Thiên cuộn vào thành Cột ống tròn có chiều sâu vô định. Vận tốc dịch chuyển của Khí Hư-Vô quanh Trục tăng dần.

Page 11: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

Trong 360 O quay vòng này có hai lực : -180 O Tiên Thiên Hư Vô Chi Khí bị hút vào, hút mãi vào. -180 O phía đối diện thì Tiên Thiên Hư Vô Chi Khí bị ném ra, và cứ ném ra ! + Nửa từ Đông ͢ (sang) Tây thì hút vào. + Nửa từ Tây ͢ Đông thì ném ra. Sự ma sát càng lúc càng dữ dội và lớn lao thêm, năng lượng sanh ra cũng lớn lên

không cùng. Khí nhẹ thoát ra và thăng lên phía trên trục xoáy. Khí Hư-Vô còn lại đổi hình dáng : Trạng thái co cụm đặc dần và chìm xuống.

Sự quay cuồng này khiến Khí Hư-Vô theo một qui luật lớn nhất là :

Nhẹ- Nặng chính là Thanh-Trược.

* Nhẹ thoát ra. Nếu là thể Khí nhẹ thì ở trên cao nhất : Thượng Đầu cột xoáy trở lên. Kế đó là các khối có hình thể vật chất (các Hành-tinh nhẹ).

Khí nhẹ này tiếp tục mãi mãi ở trong nội ngoại cơn lốc, thăng lên không ngừng nghỉ. Khí thăng trước thanh hơn khí thăng sau.

* Khí trung hòa ở khoảng giữa Trục xoáy trở xuống gồm các khí không nặng, không nhẹ và vô số các Hành-tinh tương ứng.

* Khí nặng nhất thoát ra vòng ngoài phía dưới cùng cột xoáy cùng với vô số các Hành-tinh trược nhiều.

Qui tắc nặng chìm, thanh nổi tự nhiên phân định ra có vô số giá trị từ Đỉnh xoáy đến Chân cùng; chung một cách tổng quát và tự lập thành Tam-Giới :

Thượng-Giới, Trung-Giới, Hạ-Giới.

* Khí Hư-Vô ở chung quanh Trục cũng theo qui tắc : Giống nhau thì hội tụ dần thành một tập thể lớn, cộng thêm. Khi mà Khí Thanh Dương và Trược Âm đủ năng lượng để kích hoạt, tương khắc

nhau thì sấm chớp sanh ra. Sấm chớp là năng lượng thúc đẩy sự tách ra, đẩy nhau :

Đồng tính thì hút, khác tính thì đẩy. Nhẹ thì thăng lên hoặc ra ngoài ; Nặng thì bị cuốn vào, ném ra và trầm xuống !

- Một khối lượng Khí Hư-Vô nằm trong bầu Vô-Cực, khí này có bề rộng, bề sâu không thể tính đếm, đã bị cơn lốc xoáy gần như huy động toàn diện, làm cho tất cả đều ở thể động.

- Tinh hoa của Khí Hư Vô bị cuốn vào Trục xoáy thoát lên theo Ống Trục và hội tụ, kết tinh ở Đỉnh Thượng cơn tốt.

Đỉnh Thượng là Trung tâm của cơn đại lốc này.

Page 12: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

12

Một vùng lửa, nói đúng hơn là Mặt Nhật được hình thành. Mặt Nhật này là một Hành-tinh tập hợp các thể rắn nhất cô đọng lại từ Khí Hư-

Vô. Một Hành-tinh lửa, hình thể nó tròn, vận tốc rất cao nên ném ra chung quanh nó

vô số những quả cầu lửa, lớn nhỏ đều có. Có thể nói rằng là một Thiên-Hà lửa, hay nói khác hơn nó là Hành-tinh lửa, có

rất, rất nhiều Vệ-tinh lửa quay quanh. Từ Hạ-Giới và Trung-Giới muốn lên Thượng-Giới phải qua vùng lửa này ! Trước khi Đại Mặt Nhật này hình thành hoàn chỉnh thì có một khối khí ở thể vô

tướng. Đây là tinh túy, tinh hoa của Tiên Thiên Khí, là lửa vô hình, hội tụ thành nguyên tố độc nhất vô nhị.

*Nguyên tố Thủy Tổ này tách ra từ Đại Mặt Nhật bằng tiếng nổ chấn động

không gian. Nó thoát ra, vì vô tướng và quá đổi nhẹ nhàng bèn thăng lên Đỉnh Thượng ngoài

Cơn Tốt : Ở chỗ cao nhất của lực xoay. Đầu thư chỉ nói nửa vòng quay của Cơn Tốt Xoáy. Nói khác đi Đạo Sanh từ Không đến Có, từ Nhất bổn tán vạn thù : Nguyên lý

sanh hóa. Ta nên nhớ rằng Đạo sanh. Cuối sanh Đạo diệt. Nói khác hơn : Sanh Đạo và Diệt Đạo ! Vậy Đạo Sanh đồng nghĩa Sanh Đạo, là lúc từ Không mà ra Có. Còn lúc Đạo Diệt hay Diệt Đạo là lúc Hoàn Hư, từ Có về Không (Thiên Đắc

Nhất là Kiến Tánh Chơn Như). Khi Đại Đạo đã về Không, có nghĩa là Âm Dương Hợp Nhất, tức chỉ còn Ngôi

Thái Cực. Đúng là chỉ còn một khối Đại Linh Quang trong Vô Cực. Các Tinh cầu trở lại

Hư Vô Chi Khí. Cùng chỗ Không thì lại Đạo Sanh, mà ai chủ động ? Chính là khối Đại Linh Quang tác động niệm, sanh khí Hồng Mông, lại Sanh

Đạo …. Rồi Diệt Đạo ! Đại Đạo hiện có, Càn Khôn hiện hữu lần này là lần thứ mấy trong qui trình

Sanh- Diệt; Có- Không. Chính chỗ này nên Thầy dạy đặt cái Đèn ở giữa quả Càn Khôn mà thay lời cầu

nguyện đó !

Page 13: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

III- ÂM DƯƠNG : NHỊ CHÂU (Bài 3)

A- KHÁI QUÁT :

Dầu ở thể khí, thể lỏng, thể rắn, trong trạng thái tự nhiên thì ở trên là Dương, luôn động : Nhiệt tính.

Dầu ở thể khí, lỏng, rắn, trong tự nhiên mà ở dưới là Âm, năng tịnh : Hàn tính. - Âm-Dương là hai đối cực được tách ra từ Khí Tiên Thiên trong suốt qui trình

chuyển dịch của Đại Đạo. Âm-Dương mà xa rời nhau (cô Âm, độc Dương ) thì không chuyển hóa. Âm-Dương mà tương giao thì động cơ chuyển hóa phát sinh.

- Âm-Dương là giềng mối thủy nguyên sinh ra Đạo Trời. - Đạo thế và trùng trùng muôn loài hóa sanh mãi mãi không ngừng nghỉ : Trong

động và tịnh đều chẳng ngưng sinh. - Dương có tính năng thắng Âm. Cách thuyết phục, thí dụ : Bóng đen (Âm ) dầu

lớn, dày đặc nhưng một ngọn nến nhỏ (Dương) cháy sáng, ánh sáng của nến sẽ hóa sáng, bóng tối mất. Sự biến hóa, tối sáng nhanh như chớp. Nói khác đi vận tốc của Âm-Dương rất cao: Là vận tốc ánh sáng.

Người ta tìm cách để ghi nhớ Âm-Dương. Dương ký hiệu là : ― (vạch liền ); + ( chữ Thập = dấu cộng ), │(nét xuống =

chữ Cỗn ) ; ( ‚) dấu phẩy về phía trái …. Còn về màu sắc hay dùng sắc : Trắng, Xanh, Vàng, Đỏ để chỉ Dương .

Âm ký hiệu là : ‒ ‒ ( vạch đứt ); – ( dấu trừ nét ngang ) ( ‘ ) phẩy về phía phải. Nếu dùng màu sắc để chỉ Âm thì sắc Đen thường dùng.

- Âm Chẳng phải

- Dương

Đức Thượng Đế dạy : “Dương thạnh tắc sanh, Âm thạnh tắc tử !”

Đây là định luật cố định của Âm-Dương Tạo Hóa. Cao điểm cuối cùng của Dương là chỗ khởi nguyên của Âm. Cao điểm của Âm là chỗ khởi đầu của Dương. Trào lưu thời đại các bậc Thánh Nhân xuất hiện thường ức chế Âm-Dương, đang

vận hành bằng phương thức Trung Hòa. Khi Trung Hòa là không muốn Dương ở cực điểm và không muốn Âm ở cực

điểm. Qui tắc Trung Hòa (Âm + Dương) /2 và trung hòa được, Cơ Sanh hóa tích cực

hơn.

Page 14: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

14

Trong suốt giai đoạn Dương vi Chủ thì tiêu cực gần như biến mất. Nhưng đến Cực Dương thì tiêu cực xuất hiện và lớn dần đến tiêu diệt. Sanh- Diệt nối chuyển tuần hoàn . Vì thế Trung Hòa là Đạo cần thiết cho Cơ Sanh hóa của Thiên- Địa- Nhân.

Trung Hòa (Âm + Dương) /2 là Sanh- Diệt bằng nhau. Ấy là cách mà Trung Hòa ở đây. Nếu giữ được vậy là đời thạnh đạt tối đại vậy.

Là ở chỗ cao nhất của Dương và ở chỗ khởi điểm của Âm. Đây là Chơn lý sống cho Quốc gia và cá nhân. Nhưng rất tiếc thế nhân không

nhận thấy. Vậy giữa điểm đỉnh cuối của Dương, tiếp giáp điểm khởi nguồn của Âm có

một Đạo Trung Hòa : Không Âm cũng Không Dương . Ký tự diễn lập như sau :

Đúng của nó, đây là Dịch hóa ở giai đoạn Âm khuyết, Dương thạnh. Giới hạn

diệt hóa duy trì tăng cao Tích cực.

Đây là cái Đạo Trung Hòa của Thánh Nhân phụng sự Cơ Sanh hóa.

Đây không phải là Trung hòa tử Neutron : không tính Âm-Dương ! Có thuyết cho rằng Vô Cực và Khí Hư Vô là hai thể tuần hoàn, hết chỗ Không là

đầu chỗ Có. Vậy Vô Cực là Dương và Tiên Thiên Hư Vô Chi Khí là Âm.

Đây xét Sai- Đúng vì lẽ : Vô-Cực là không có chỗ Có. Còn Khí Hư-Vô là Có. Mà Có dầu vô lượng tính đếm cũng có giới hạn. Đã giới hạn thì làm sao biến ra chỗ vô giới hạn được !

Tiên Thiên Hư Vô Chi Khí hay đám Tinh-vân là chỗ Bổn Nguyên, là nguyên tố khởi điểm sanh ra Âm-Dương. Có Âm-Dương rồi thì mới có Đạo đi liền theo là Cơ Sanh hóa.

Page 15: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

15

Trong cùng một Cái Chung mà tách ra Ba Thể khác biệt vô hình hữu tướng :

Dương - Trung Hòa – Âm

Âm-Dương là hai đối cực sanh khắc. Do vậy mà Khí Hư-Vô động đến giai đoạn ứng hóa thành Âm-Dương thì sự tương khắc này chính là sấm chớp. Dương càng Thuần Dương, Âm càng Thuần Âm thì sanh khắc sấm chớp càng mãnh liệt.

Dương thuần ở thể khí hữu tướng, đối lại Âm thuần ở thể rắn hữu hình. Qui tắc thanh nhẹ lên trên, trược Âm trầm xuống tạo cho Âm lẫn Dương có cả

một chuỗi giá trị hàng hàng, lớp lớp không thể tả hết. Cùng một mặt phẳng không gian mà khí bốc lên trước là Dương, khí thoát lên

sau là Âm.

Và từ đó mới có : Âm-Dương của Đồ Thiên (Tiên Thiên Bát Quái). Âm-Dương của Lạc Thơ (Hậu Thiên Bát Quái).

B- ỨNG DỤNG QUI TẮC DƯƠNG THẠNH ÂM SUY

- Mỗi cá nhân biết dùng Dương mà trường dưỡng thân tâm là Chơn Nhơn đó !

- Mỗi Quốc Gia biết dùng Dương mà vận hành Quốc Đạo thì Nước nhà, các Bộ Ngành, cương thổ luôn ổn định thuần phát.

- Địa-cầu (Hành-tinh), tập thể nhân loại biết sống có Dương Khí, không làm hư đến Dương Khí của Hành-tinh thì tránh được thiên tai, vào thời Thượng Đức.

Qui tắc cố định bất biến này hiện hữu hằng tỷ kỷ nguyên. Nó là siêu mỏ vàng. Tiếc là mỗi quốc gia nhân loại không chịu khai thác mà dùng…!

Trong Đại Đạo, Âm Dương lập thành Nhị Châu có nghĩa là quả Càn Khôn chia làm hai châu : Châu Dương và Châu Âm.

Page 16: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

16

QUẢ CÀN KHÔN PHÂN ÂM DƯƠNG : DƯƠNG CHÂU&ÂM CHÂU

Page 17: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

IV- TRỤC THÁI CỰC (Bài 4) Tiên Thiên Hư Vô Chi Khí là môi trường để hình thành cơn lốc vũ trụ với thể

tích vô lượng tính điểm của Khí Hư-Vô như : sâu đến vô cùng, rộng đến vô biên. Một cơn lốc xoáy hình thành và lớn mãi lên vận tốc lực xoáy rất cao. Khí Hư-Vô bị hút vào và một lực ly tâm ném ra : - Lực xoáy hình thành một ống cột, phía trong rổng rang, vô cùng thanh tịnh và

lớn cũng không cùng. - Phía ngoài Chi Khí Hư-Vô chuyển động quanh Cột Không này với vận tốc rất

lớn. Do đây mà qui trình thoát khí do ma sát rất nhanh và mãi hiện ra. Cột xoáy theo phương nằm nghiêng có phần thượng ở trên mở miệng “Không”

rất lớn. Chiều cao Tốt Xoáy không thể đo được, tiền nhân không rõ bằng cách nào, nói cột này cao 10 muôn 8 ngàn dặm.

TRỤC THÁI CỰC

Page 18: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

18

Cột Xoáy vô hình mà lực lại vô song : Lực nương Khí Hư-Vô, Khí Hư-Vô nương lực.

Do cơ dịch chuyển mãnh liệt này mà phát sinh các quy lực (Vạn Pháp phát sanh), dẫn đến hình thành Càn Khôn vũ trụ (Quả Càn Khôn).

A- ĐẶC THÙ CỘT XOÁY :

Chung quanh Ống Trục từ đỉnh đến điểm hạ (10 muôn 8 ngàn dặm), cứ cuộn mãi Khí Hư Vô quanh trục vào hai lực :

+ Trong 360 O thì : - 180 O : Lực tuần hoàn hút vào. - 180 O phía đối lại : Ly tâm đẩy ra.

+ Toàn Ống Trục dịch chuyển chậm chạp trong Vô-Cực . Ống Không của Trục là đường thông khí thoát từ dưới lên trên.

- Phía Đầu Thượng Trục gọi là Đỉnh cao Chơn Khí, quá đổi nhẹ nhàng : Thuần Dương tuyệt đối.

Đây có thể nói là nơi tập trung tính chất của Khí Hư Vô. Tất cả dường như bất động, chỉ dịch chuyển nhẹ nhàng theo Cơn Tốt, mà hoàn toàn thoát khỏi sự quay cuồng quanh Trục ở phía dưới, độ xoáy quanh Trục gần như bị triệt tiêu.

Đây là chỗ điểm đỉnh cao nhất của Dương (Hà Đồ).

B- CHIỀU DÀI CỦA TRỤC THÁI CỰC 1- Điểm của Đầu Trục đến Đỉnh Thượng :

Từ đầu Ống Trục trở lên là chỗ Hư Không tập trung tinh hoa Chơn Khí Hư Vô.

Trong tinh hoa này ở cao nhất được thoát lên từ Tiên Thiên hỗn độn sơ khai. Tuy nhiên vì thể khí nên khí còn hỗn tạp Âm. Tại điểm Chí Thượng này có hai khí : Thanh Dương và Thanh Âm.

Đã Âm-Dương thì tương kích nhau tạo nơi Chí Thượng một vòng Kim Quang : Ánh giọi Hư Không.

Giữa vòng Kim Quang xuất hiện một Thần Quang, càng lúc Thần Quang càng tỏa rạng. Đến thời điểm ngay trung tâm của chí Âm, chí Dương giao hợp, phát ra một tiếng nổ chấn động Hư Không rộng lớn.

Ngôi Thái Cực xuất hiện, tua tủa hào quang trùng trùng, điệp điệp. Thần Quang có năng lượng phổ chiếu toàn Trục xoáy.

Đặc tính của Thần Quang Thái Cực là có năng lượng Đại Tạo, do đó mà thay đổi hẳn qui trình của Trời Đất.

Page 19: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

19

Ngôi Thái Cực Độc Tôn ngự trị tại Đỉnh Thượng do tinh hoa của Âm-Dương sanh ra, có tính năng thiên nhiên làm chủ Âm-Dương, chủ Cơ Sanh hóa, có năng lực tái tạo và chuyển hóa Càn Khôn mà bất cứ chư Phật nào cũng không có.

Đức Thái Cực là tinh hoa của Thanh Dương và Thanh Âm.

Đức Dao Trì Kim Mẫu cũng là do Thanh Dương và Thanh Âm sanh ra trước Đức Thái Cực.

Kim Mẫu là vòng Kim Quang xuất hiện trước lúc Thái Cực nổ khai. Vậy tinh hoa của Âm thành Đức Phật Mẫu có trước. Tinh hoa của Dương thành Đức Thái Cực có sau. Vậy ta có thể thành kính kết luận rằng Hai Đấng Tạo Hóa ở hai vị trí Độc Tôn

này là tinh hoa trong tinh hoa vậy. Cơn Đại Lốc Xoáy tạo chỗ xoáy thành một cột rổng rang cao vô cùng mà đã nói

nhiều ở trên. Trục ấy coi như là xương sống của Quả Càn Khôn.

Đó là Trục Thái Cực, thuộc Dương động. Khí Tiên Thiên hỗn độn thuộc Âm tịnh.

Chơn Khí thanh thoát lên theo Ống Trục Thái Cực và chung quanh tập trung trên Đầu cực, tạo vùng Hư Không rộng lớn này là nơi chốn Niết Bàn, thoát khỏi lực xoay tròn mà chỉ dịch chuyển chậm nhẹ theo trục.

Chơn Khí này ngưng kết ra các Hành-tinh Dương như Thể Khí. Lực hút Trục Thái Cực tác động rất yếu đến các Hành-tinh này.

Ngôi Thái Cực ngự là Hành-tinh cao nhất so với toàn Trục. Có thể gọi Hành-tinh này là thế giới Tối Đại Niết Bàn.

Chơn kết thuần ròng tối ưu nên tự phát sáng. Hành-tinh này là Hành-tinh Chúa Tể của hàng tỷ tỷ Hành-tinh của Quả Càn

Khôn. Tất cả Hành-tinh trong Càn Khôn Quả quay cuồng. Hành-tinh Chủ Tể này

dường như đứng yên một chỗ, dịch chuyển cực chậm.

2- Từ đầu Trục Thái Cực xuống Trung tâm Trục :

Ngay Trung tâm Trục Thái Cực, Khí Tiên Thiên bị hút về dốn nén, đậm đặc. Lực ma sát dữ dội và hình thành một Mặt Nhật khổng lồ, văng tủa ra chung quanh trục vành đai lửa rộng lớn. Từ trung tâm rộng lớn ra ngoại biên của Quả Càn Khôn.

Có thể nói đây là Mặt Trời của Quả Càn Khôn và cũng căn cứ theo Mặt Trời này mà phân định : Đông, Tây, Nam, Bắc cho Quả Càn Khôn (nên nhớ không phải cho quả Địa cầu chúng sanh).

Khí Tiên Thiên ở đoạn trục giữa này hình thành các dãy Thiên-hà : Hành-tinh cõi Trung Giới.

Page 20: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

20

Một số Hành-tinh ở Chơn Khí của Thượng-Giới, một số Hành-tinh giáp chỗ hạ của Trung-Giới như Địa-cầu của chúng ta đây.

Càng về Hạ-Giới độ đậm đặc quanh Trục Thái Cực càng tăng thêm. Phần rổng rang của Trục Thái Cực không nhận được ánh sáng các Mặt Nhật phía

ngoài nên khoảng không hóa Quang Âm.

3- Từ Trung Tâm Trục Thái Cực xuống Giáp Âm (Thượng Hạ Âm).

Từ Trung tâm Thái Cực trở xuống, đây là vùng Chơn Khí trung hòa giữa Âm Dương, cũng là nơi có Khí Tiên Thiên gần như dày đặc. Quá trình thoát khí do dịch chuyển của Trục Thái Cực rất nhanh nên sự cô đặc lại để rồi ly tâm ra tầng tầng, lớp lớp Thiên-Hà và Hành-tinh.

Khí Tiên Thiên, Cổ-thư gọi là Khí Thái Cực, đã dần vào hình thành ra các tầng lớp Hành-tinh. Những vòng tròn cuồn cuộn quay quanh Trục, lại văng ra những vùng nhỏ. Do vậy mà các Hành-tinh có lực của cơn lốc là vừa quay quanh nó, vừa dịch chuyển theo quỹ đạo Mặt Trời.

Những Mặt Trời ở các dãy Thiên-Hà, do khi ly tâm tách ra một thể tích quá lớn nên chúng lại tiếp tục tách ra các Hành-tinh. Còn lõi ở giữa do chuyển động nhanh các vật chất rắn nên đại đa số thành Mặt Trời, có các Hành-tinh quay quanh gọi là Thái Dương Hệ.

Có những Thái-Dương-Hệ cô lập một mình xa lìa Thái Dương Hệ khác. Có những Thái Dương Hệ đồng cùng quỹ đạo : Đó là Thiên-Hà. Có nhiều Thái Dương Hệ quay văng ra các Hành-tinh chung quanh. Các Hành tinh lại văng ra các Vệ tinh. Có nhiều Hành-tinh văng ra nhiều Vệ-tinh

như Sao Mộc và Sao Thổ trong Hệ Mặt Trời của ta vậy. Những Hệ Mặt Trời ở ngoại biên Quả Càn Khôn có khuynh hướng ly tâm (sự

hút Trục Thái Cực yếu vì quá xa nên làm cho Quả Càn Khôn hình như bị phình ra ở giữa) và lực quay của các Hệ Mặt Trời ngoại biên cuộn lấy khí hỗn độn của Hư Không làm Tiểu Thái Cực.

Ta không thể nói hết giai đoạn lập thành Quả Càn Khôn.

4- Trục Thái Cực từ Hạ Trung (Thượng Âm) xuống Cuối Trục.

Ống Không của Trục Thái Cực hẹp dần đến Cuối Trục, khí hỗn độn cuộn quanh Trục đầy vật chất không rắn rỏi, cứng chắc như phía ngoài Trung Giới, do vậy mà ít có Mặt Trời.

Các Thiên-Hà hoặc Hành-tinh thường chìm trong bóng Quang Âm (sáng đen), thoát khí chậm, lạnh nhiều nóng ít. Khí quyển các Hành-tinh vùng Hạ-Giới dày đặc như mây ở trên mặt đất.

Trục Thái Cực ở đoạn Hạ Giới : Chung quanh Trục là vật chất (khí hỗn độn) dày đặc do các Hành-tinh bị hút trở vào và bị ma sát nhau, chạm nhau mà tan vỡ, hoặc đụng nhau mà đổi hướng quay, gây nhiều Thiên thạch, cát bụi lênh khênh trong Vô-

Page 21: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

21

Cực quanh trục, tạo Trục Thái Cực có Ống “Không” đen. Thỉnh thoảng có Mặt Nhật bị cuộn vào và bị nghiền ra vô số mảnh vụn, gọi là Mặt Trời Con.

Ngoài ra do tắc biến cân bằng nên nhiều Hệ Mặt Trời cùng chạm nhau, nuốt nhau gây ra muôn trùng hiện tượng Thiên văn không thể tả xiết.

Một quy luật Tiên Thiên là : Khí hỗn độn qua quá trình quay dần tạo ra Khí và các Quả Cầu trong Tam-

Giới. Trong đó có cả hình bầu dục, hình tròn, là điểm hướng đến cho vạn vật có chuyển động quay quanh.

Do vậy mà bổn thể Quả Càn Khôn cũng tròn, rồi hàng tỷ tỷ Hành tinh trong Quả Càn Khôn cũng hình tròn.

Chuyển động quanh Trục ở phần cuối Trục Thái Cực tạo thành Hạ-Giới. Các Hành-tinh này có cường độ quay lăn nhanh vì gần trục, ở áp cuối Đuôi

Trục có tập thể Hành-tinh Thuần Âm.

TRỤC CUỐI

QUẢ CÀN KHÔN VÀ TRỤC THÁI CỰC

Page 22: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

CHƯƠNG THỨ HAI : ÂM

I- TAM THANH (Bài 5) Thái Cực là ngôi chí thiện, chí mỹ và tính Đại Đạo ứng hóa, phóng xuất năng

lượng tối ưu làm chủ vận hành Âm-Dương theo chiều sanh hóa. - Âm là Khí Tiên Thiên quay quanh Trục. - Dương là Khí Tiên Thiên thoát ra ở trên Âm.

Khi có Ngôi Thái Cực thì Âm-Dương có Chủ vận. Trước tiên Chơn Khí sanh Thái Cực xong, tinh hoa khí đó kết tập ra 3 vị trí. Liền dưới 3 vị trí này ở ngay mặt phẳng Thượng Đầu Trục Thái Cực.

A- THƯỢNG SANH

Giữa đầu Trục Thái Cực là vị trí của Thượng Thanh : Chơn Khí diệu mầu gọi là Thái Thượng. Có thể gọi vị trí Đầu Trục này là Đạo Tổ, vì ý niệm Đại tạo từ Thái Cực mà Thái

Thượng là động cơ hóa dụng Thiên ý nên kính tôn Thái Thượng Đạo Tổ.

B- CHƠN THANH

Cũng cùng mặt phẳng đường thẳng qua Thái Thượng, về phía trái có tụ Chơn Khí nhẹ nhàng là Chơn Thanh (khí nhẹ nhàng), Chơn thường vi diệu đầu nguồn Đại Đạo, chơn vị là Ngươn Thủy.

C- NGỌC THANH

Nguyên tố thanh nhẹ nên cùng nằm ngang hàng mặt phẳng về phía phải, chỗ động cơ giao thoa, vận hành phát động trong Tiên Thiên Khí có 108 nguyên tố đã kết tập lại là tinh hoa hội tụ thống nhất tại tụ điểm này.

Sự chuyển hóa diệu mầu, vạn năng của 108 nguyên tố, dạng thống nhất chung gọi là Ngọc Thanh hoặc Linh Bửu.

Vị trí của Tam Thanh ở Đầu Trục Thái Cực, dưới Ngôi Thái Cực một cấp. Đây là cõi Âm so với Thái Cực.

Từ Thái Cực lần xuống dưới, so giá trị với Thái Cực, phía dưới là Âm. Thái Cực thường vô tướng, Hành-tinh dường như bất động. Tam Thanh vô-hữu, Hành-tinh thường động nhẹ. Đây là Hành-tinh vừa Có và

Không, là Đầu nguồn của vô-hữu.

Cần hoát khai thêm Hành-tinh Ngôi Thái Cực ngự gọi là Tối Đại Niết Bàn.

Hành-tinh mà Tam Thanh ngự gọi là Đại Niết Bàn.

Page 23: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

23

Trục Thái Cực là Dương, Tam Thanh là Âm, ở Thượng Đầu quanh Trục cho chí đến Cuối Trục.

Do vậy mà Trục Thái Cực đứng mà Tam Thanh Chơn Khí nằm ngang tạo thành một Thập Tự, chính xác là Khối Thập Tự.

Khi Thái Cực phóng xuất năng lượng Thần Quang làm Thiên cơ chuyển động, nói khác hơn nguyên lý Tạo Hóa khai sinh, Chơn Pháp khai nguyên phóng xuất.

Thái Thượng tiếp nhận chuyển tiếp Linh Bửu, tương giao 108 nguyên tố động (Thiên cơ vận chuyển).

Sự giao thoa 108 nguyên tố làm Càn Khôn trùng trùng sanh hóa. Đây là Cơ Nhất Bổn tán vạn thù do từ gốc Thái Cực động mà ra. Chính do đây mà Thái Cực là chủ Đại Tạo của Càn Khôn.

Thái Thượng là cái “niệm” sanh của Thái Cực. Một niệm của Thái Cực là Nguyên lý, là động cơ.

Cho nên trong bài Kinh cúng có câu : “ Pháp siêu quần Thánh ” là do đây. Từ thể vô tướng Thái Cực, Thái Cực động sanh niệm hữu tướng là Thái Thượng.

Thái Thượng động 108 nguyên tố sanh vạn hữu. Giữa hai thể hữu tướng đến vạn hữu còn có vô tướng kề bên . Đó là Ngươn Thủy, Chơn Thanh, Trung Hòa. Trung Hòa là Nguyên lý Đầu nguồn của Đại Đạo. Vô-hữu (Có-Không) là hai thể

bất biến. Tôi nhớ chỗ này của Tây Du Ký : “ Đường Tăng đã đến Lôi Âm Tự lấy đặng vô tự Chơn Kinh, chỗ được “

Không” (rồi từ dưới lên, trở về là hoàn Đạo)”.

Trở lại đời là vào chỗ Có, cho nên buộc lòng mà bỏ. “Không” (phải hữu tự) cái “ Có ” mà về.

Vậy Lôi Âm Tự là đầu nguồn của cái “ Không” và “ Có” chăng ? Bình Bát là chén đựng thức ăn (cấm không cho tuyệt cốc). Nay Đắc Đạo, tánh ăn không còn, Bình Bát bỏ lại đầu chỗ, có thật đúng quá vậy. Vậy nên Đạo Trung Hòa, phương pháp tối ưu trong Âm-Dương sanh hóa mà

Trời đã dụng, cài đặt trong Thiên cơ rồi vậy. Ở ngoài Đại Đạo thì có tuyệt đối, ở trong Đại Đạo thì không có tuyệt đối mà chỉ

có Đạo Trung Hòa.

Vậy Tam Thanh : - Chơn Thanh Nguyên Thủy thể “Không”. - Thượng Thanh : “ Không” ra “Có” . Một có Hai (khởi niệm). - Ngọc Thanh : Có (hành động).

Page 24: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

24

Phụ chú : Trong Tam Giới, dù các Đấng là Giáo Chủ - Ngọc Đế Ngũ Lão : Hắc- Xích

Bạch- Thanh- Huỳnh Đế gọi tổng quát là Thổ Thần. Làm chủ các Thổ Thần từ CAO đến ĐÀI (thấp) là Tiên Ông.

THẬP TỰ TAM THANH

Page 25: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

25

II- TỨ TƯỢNG- NGŨ HÀNH- TỨ ĐẠI BỘ CHÂU (Bài 6)

Trong đại đa số nhân loại, người học Dịch Lý Đại Đạo vấp một sai lầm lớn là : Trục Thái Cực là cột của lốc xoáy, vừa quay vòng quanh, vừa dịch chuyển, lúc

nào Đầu Trục cũng ở trên. Nói nôm na là Trục đứng hơi nghiêng so với mặt phẳng. Còn Khí Âm Hồng-mông thì cuồn cuộn theo lực của Trục mà chạy quanh Trục.

Do vậy mà hình thể tổng quát là một khối Chữ Thập có nét sổ đứng của Trục cao tới 10 muôn 8 ngàn dặm.

Vậy tổng thể bề ngang của Tam Thanh Hồng-khí không biết rộng xa ngần nào. Chỉ biết là Hồng-khí bao hết chiều cao của Trục mà còn thừa.

Cho nên cả một khối Hồng-khí xoay theo Trục, ta mới gọi là khối Thập Tự tuần hoàn, tạo thành một bầu võ trụ có đường kính 10 muôn 8 ngàn dặm, hình tròn phình ở giữa. Bởi tròn nên gọi là “Quả hay Trái” .

Trong “Quả-Trái” này chứa Trời (Càn) và một Hành-tinh là một Quả “ Khôn”, mà hàng tỷ tỷ Quả Khôn như vậy. Nên gọi góp lại là Quả Càn Khôn.

Khí Hồng-mông có hai hướng đối, khi quay nhanh có hai cái bóng nên dường như là 4 cánh quạt. Trục Thái Cực khi dịch chuyển cũng tạo hai cánh phụ nên cũng có 4 cánh. Cả Âm lẫn Dương thành 8 cánh, là Bát Quái Đồ Thiên. A- TỨ TƯỢNG

Thái Cực khởi Động niệm, Tam Thanh ứng hóa thì Đạo Sanh, đi từ Không về Có. Tam Thanh là Âm khí Thái Cực còn Tứ Tượng là Âm khí của Tam Thanh nên ở dưới Tam Thanh.

Page 26: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

26

HÌNH THÀNH TỨ TƯỢNG

Sự ly tâm làm Quả Càn Khôn phình ra, tổng thể hình bầu dục.

HÌNH THÀNH BÁT QUÁI ĐỒ THIÊN (HÀ ĐỒ)

Page 27: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

27

Có nghĩa là Tam Thanh ứng hóa (niệm Đại Tạo từ Thái Cực), khí Hồng-mông

động theo qui trình. Khí Hồng-mông tự phân chất tách từ thể chung Nguyên Thủy ra thành Linh Bửu.

Từ Linh Bửu ra thành 4 nhóm khác tố chất . Bốn tố chất khác nhau càng lúc càng rõ. Nói khác đi từ một Khí Chất Nguyên Thủy nay ly tâm thành 4 nhóm có đặc tính

không giống nhau. 4 nhóm này đồng sinh ra từ nền tảng của khí Hồng-mông. Vị trí của 4 chất nhóm này ở giữa Trục Thái Cực mà sinh ra:

1- Nhóm thứ nhất : có tính Thủy hóa khí, bốc lên trước 3 nhóm kia.

2- Nhóm thứ hai : đối chiếu với nhóm thứ nhất có tính Hỏa trược giáng hạ, lửa hóa khí là nhiệt, lúc nào cũng hạ giáng ngưng.

3- Nhóm thứ ba : Có tính Mộc.

4- Nhóm thứ 4 : đối chiếu với nhóm 3 có tính Kim.

Tố chất của 4 tính này đều từ địa bàn của Hành-tinh-Chủ. Hành-tinh này hình thành từ khí Tiên Thiên Hư Vô cũng thuộc loại nhẹ nhàng

thăng lên trên, gần kế các Hành-tinh cõi Tam Thanh. Hành-tinh này, nơi trung tâm sanh ra 4 Chơn-khí trên có tính Thổ.

Bởi vì 4 nhóm Thủy-Hỏa-Kim-Mộc được sanh ra từ đây (Thổ), ở ngay lãnh thổ của Hành-tinh này nên tính Thổ xâm lấn đến 4 nhóm tạo thành Tứ quý.

4 nhóm Kim-Mộc-Thủy-Hỏa đó là Tứ Tượng. Cả 4 nhóm đếu có tính năng ở thể khí, thể lỏng, thể rắn.

Page 28: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

B- NGŨ HÀNH

Ta có thể nói rằng khí quyển của Hành-tinh này là Chơn-Khí của Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ.

Chơn-Khí này khi tế phân theo hướng Đạo Sanh thấy có Ngũ Khí. Thống nhất lại nó là chất trược của Tam Thanh Khí. Ngày nay nhân loại trên Địa-cầu thấy rõ Càn Khôn được hình thành từ 108

nguyên tố. Nếu chia làm 3 thì là Âm, Dương và Trung Hòa (Tam Thanh đó). Nếu 108 nó tán phân ra làm 5 nhóm là Ngũ Hành đó. Từ Tam Thanh vò viên lại làm Một (108) là Thái Cực đó. Mà từ Thái Nhất dứt

Một là Hư Vô đó. Thật diệu huyền ! Trong Ngũ Hành (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ) thì Hành Thổ là lớn nhất vì là

Hành-tinh. Hành-tinh này là cõi Niết Bàn. Mà Ngũ Hành là Ngũ Lão đó.

Năm Hành này là động cơ chuyển vận quá trình và hoàn thành cơ cuộc Đại Tạo võ trụ Càn Khôn và vẫn còn mãi mãi, vận hành không ngừng nghỉ mà tạo ra sanh diệt.

Lực vô hình này gọi là Đạo Trời. Đạo Trời là chỗ khởi thủy của Trời Đất nên lớn trên hết. Đạo Trời bao quát và làm chủ võ trụ nên lớn trên hết. Đạo Trời không có thứ gì của võ trụ mà không do Đạo Sanh. Đạo Trời không thứ gì ở ngoài Đạo. Do tính chất lớn quá này mới thêm chữ Đại vào gọi là Càn Khôn Đại Đạo. Quả Càn Khôn có đầu Trục Thái Cực là CAO, cuối Trục Thái Cực là thấp, là

ĐÀI. Cao ở đây không gì cao hơn nữa. Mà thấp (Đài) không gì thấp hơn được. Thế là danh từ CAO-ĐÀI ĐẠI-ĐẠO hình thành là vậy. Sử dụng ký tự để diễn lập hình thành Ngũ Hành, ta có : Dùng Chơn-Khí Tam Thanh Dương mà kết tập Chơn-Khí Âm phía dưới Trục

Thái Cực, đó là Âm-Dương giao hợp.

Âm-Dương chuyển hóa : Càn Dương nhận một phần Âm khí lẫn vào biến Càn

thành Ly. Nói khác là Trung Dương mà hữu Âm. Khôn Âm nhận một phần Dương khí lẫn vào biến Khôn thành Khảm. Nói khác là Trung Âm mà hữu Dương.

Page 29: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

29

Thực thể của khối khí quay quanh Trục Thái Cực chuyển hóa là : Phần khí ở giữa cô đọng, rán rỏi ma sát hóa lửa là Mặt Nhật, là Ly cung thuộc

Âm vừa lắng tụ (Hạ xuống dưới) và tiến gần Trục Thái Cực. Cung Ly gọi Hỏa Lão. Phần khí phía ngoài 360o quanh Mặt Trời tiếp tục văng ra (Ly tâm) tạo thành các

Thiên-Hà và vô số các Hành-tinh lửng thửng thăng lên và thăng ra ngoài. Các Hành-tinh trong Quả Càn Khôn là Khảm cung.

Nên nhớ Khảm cung ở đây là đang nói Quả Càn Khôn.

Trục Thái Cực vẫn xoay nên Âm Dương (Càn Khôn) giao hợp liên tục (lần hai) cũng có nghĩa là Khảm-Ly giao hợp.

Trục Thái Cực đã hình thành trung tâm là Khí Tiên Thiên cô đọng thành Hành-

tinh. Trong Dương Càn- Âm Khôn đã hóa sanh được 4 Cung chánh là Khảm-Ly-

Chấn-Đoài. Đây là 4 Cung Tứ Tượng, có gốc là Tiên Thiên khí ở giữa Trục Thái Cực. Nơi này là trung tâm của 4 Tượng, giữa gọi là Trung Ương (Mồ Kỷ).

Cung Chấn-Đoài giao hợp (Càn Khôn giao hợp ) thành Cấn-Tốn.

Page 30: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

30

HÌNH CHỮ THẬP rồi CHỮ VẠN BÁT QUÁI ĐỒ THIÊN

TIÊN THIÊN BÁT QUÁI (HÀ ĐỐ)

Vậy Quả Càn Khôn đã được thành lập. Tạo Đoan đã hoàn thành võ trụ. Ý niệm Đại Tạo của Ngôi Thái Cực đã viên thành.

Dùng con số (Ma Phương) để diễn đạt Đồ Thiên :

Page 31: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

31

Năm Hành động giao. Khối Hồng-khí do nhiệt mà thoát khí khinh thanh thượng phù. Trước nhất nên gọi là :

Thiên Nhất sanh Thủy : Cung Khảm (Số 1) .

Số lượng quá nhẹ chỉ có 1 nên ở cao làm đầu thượng. - Khí Hồng-mông 10 phần thoát lên 1 phần.

Thủy khí còn lại 9 phần mà Trung Ương trung hòa ứng số 5. Vậy 9-5 = 4. Cung Tốn sanh ra (số 4)

Thiên Tam sanh Mộc : Cung Chấn (Số 3) .

+ Khí Hồng-mông 10 phần thoát Mộc khí hết 7 phần. Trong 7 phần có Trung Ương 5 phần nên 7-5 = 2.

Đây là Cung Khôn xuất hiện (Số 2) + Tam Mộc bị lực xoáy hút vào Trung Ương. Đó là 3+5 = 8 .

Cung Cấn xuất hiện (Số 8) + Nhất Thủy bị hút vào : 1+5 = 6 . Cung Càn xuất hiện (Số 6) + Cung Tốn (Số 4) + Tứ Tốn bị hút vào : 4+5 = 9 . Cung Ly xuất hiện (Số 9)

8 cung hình thành chỗ Tạo Đoan viên mãn.

Page 32: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

32

Tổng số Đồ Thiên : 1+2+3+4+5+6+7+8+9 = 45 Số học tả sự cần bằng của Quả Càn Khôn : - Bắc nhất (ít vật chất = Thuần Dương) luôn hướng lên như đầu người vậy và số

tả sự cân bằng như sau : 9+5+1 4+5+6 = 15 3+5+7 8+5+2

Trục Thái Cực vừa xoay quanh và vừa dịch chuyển trong Vô-Cực. Nói khác hơn Quả Càn Khôn đang chở Trời, Phật, Tiên, Thánh, Thần, chúng

sanh, vạn hữu đi lang thang trong Vô-cực với vận tốc chung quanh cao mà di chuyển toàn Quả thì chậm.

Thật là Quả Càn Khôn như một chiếc thuyền không bến đỗ ! Ma Phương cân bằng này dĩ nhiên có lúc bị bẻ gãy vì lực ly tâm cúa các Hành-

tinh, dẫn đến Quả Càn Khôn trở về chỗ Không, chỉ còn lại các Hành-tinh cõi Niết Bàn mà thôi.

Ta nên nhớ do đây mà Đại Từ Phụ dạy phải để Ngọn Đèn vào giữa Quả Càn Khôn mà thay lời cầu nguyện (Thánh Ngôn- Xin xem lại).

Địa-cầu trong quả Càn Khôn mất thăng bằng thì có thể dựa vào tập thể các Địa-cầu khác mà tái tạo cân bằng.

Còn riêng Quả Càn Khôn mất cân bằng là về Không đó ! Muốn bảo vệ và ổn định quả Càn Khôn thì Khối Đại Linh Quang phải lớn và

luôn luôn thắng Âm, không cho Âm đến cực điểm và Cơ Hoàn Đạo phải được Tạo Hóa triển khai.

Rõ ràng Trời đã Sắc Chiếu Quy Bổn Tánh đó ! Khi nói lấy số học để diễn đạt qui trình sanh hóa của Quả Càn Khôn thì đừng

lầm số học ở ngoài Càn Khôn, mà Đại Đạo Càn Khôn ứng hóa ra số học đó.

Cái “ Dụng” của Đạo là Đồ Thiên Quái Số.

C- TỨ ĐẠI BỘ CHÂU

Nhất niệm Đại Tạo từ Thái Cực vận hành và hình thành võ trụ rồi chia Càn Khôn làm 4 khu vực gọi là TỨ ĐẠI BỘ CHÂU :

1- Bắc Cưu Lưu Châu ở Cung Khảm số 1 : Gồm các Hành-tinh ở cõi Niết Bàn.

2- Đông Thắng Thần Châu ở Cung Chấn số 3 (số lẻ) thuộc Dương nên là Trời tốt của Tiên Phật.

3- Tây Ngưu Hóa Châu (Âm), Cung Đoài, cũng là cõi tốt của Tiên Phật. 4- Nam Thiện Bộ Châu là Cung Ly số 9 . Trược chất gần như dày đặc.

Page 33: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

33

Cơ Sanh hóa trên Châu này sanh diệt nhanh lẹ. Đông Thắng Thần Châu và Tây Ngưu Hóa Châu có tiếp giáp hữu hình với Nam

Thiện Bộ Châu. Do đó mà các chúng sanh sống ở Nam Thiện Bộ Châu chỉ trì niệm danh hiệu

Phật Di Đà cũng được tiếp dẫn về cõi gần Nam Thiện không chi lạ.

III- ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH- THẬP THIÊN CAN (Bài 7)

A- ÂM-DƯƠNG NGŨ HÀNH

1- Khảm cung : Chơn Khí Thủy kết thành tinh hoa Bắc Đế. Khí Thủy chia Dương là Nhâm Thủy – Âm là Quí Thủy. (Nhâm Quí Thủy).

2- Ly cung: Chơn Khí Hỏa, kết tinh thành Xích Đế cũng chia Dương Hỏa là Bính- Mà Đinh là Âm Hỏa (Bính Đinh Hỏa).

3- Chấn cung : Chơn khí Mộc, kết tinh là Thanh Đế cũng chia Giáp là Dương Mộc- Ất là Âm Mộc (Giáp Ất Mộc).

4- Đoài cung : Chơn khí Kim, kết tinh thành Bạch Đế cũng chia Canh Dương Kim – Tân Âm Kim (Canh Tân Kim).

Page 34: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

34

5- Trung Ương : Chơn khí Thổ, kết tinh là Huỳnh Đế Chủ Tể mười phương có :

Mồ Dương Thổ và Kỷ Âm Thổ (Mồ Kỷ Thổ)

108 Tiên Thiên nguyên tố chia làm 5 nhóm là NGŨ HÀNH :

NGŨ HÀNH

5 nhóm này cứ chạy (quay) không ngơi nghỉ, dịch chuyển tuần hoàn mà văng ra các Thiên-Hà và Hành-tinh, tạo thành Càn Khôn Đại Đạo : Cửu Thiên - Tam Giới, trùng trùng muôn thứ và thứ nào cũng chứa, cũng có Ngũ Hành này.

Như trên đã nói, 108 nguyên tố trong tự nhiên là Khí Tiên Thiên ở thể khí, ở thể lỏng, ở thể rắn.

*CHÚ THÍCH (thêm vào) : Trần Đoàn (Hi Di Tiên Sinh) phát hiện :

Tại Thượng Giới có 12 Hành-tinh nhẹ nhàng mang tinh hoa của 108 nguyên tố nên 12 Hành-tinh nầy có điện từ đến toàn bộ các Hành-tinh khác trong Đại Đạo. Đây gọi là 12 Chính-tinh.

Tại Trung Giới có 24 Hành-tinh gọi là Trung-tinh cũng ảnh hưởng đến toàn Càn Khôn, tiếp nhận lực truyền của 12 Chính-tinh phía trên.

Tại Hạ Giới có 72 Hành-tinh gọi là Thất Thập Nhị Địa Sát. Cộng Tam-cõi ta có 108 Hành-tinh (12+24+72 = 108) Mười hai (12) Chính-tinh Thượng tố phát ra 12 nguyên tắc Đại Tạo ở phía trên

Thượng Giới mà Trung-tinh và Hạ-tinh lệ thuộc vào, có nghĩa là (24+72) = 96 tầng Hành-tinh phía dưới chỉ tiếp chuyền nguyên tắc phía trên chớ không có nguyên tắc độc lập.

Và không phải chỉ có 108 Hành-tinh mà số lượng Hành-tinh nhiều đến không thể đếm được.

Page 35: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

35

Tại Địa-cầu 67 chúng ta đêm đến ngửa mắt xem Càn tượng ta thấy được Quả Càn Khôn Đại Đạo lớn đến ngần nào và Toàn muôn triệu ức Cung Khôn – Thiên Hà - Tam Giới ..v..v…là một cơ thân của Thái Cực Thánh Hoàng.

Cũng như cơ thân của chúng ta có Tam Điền – Ngũ Tạng với muôn triệu ức tế bào.

Mỗi tế bào có khoảng cách nếu phóng đại khoảng cách nầy ra thì các tế bào xa nhau như các Hành-tinh có khoảng cách xa vậy.

Đức Thượng Đế dạy : “Thầy là Đại Thiên. Các con là Tiểu Thiên, Thầy có gì con có nấy”.

Thiên - Địa - Nhân có chung một gốc nguồn là Âm Dương và Ngũ Hành. 108 nguyên tố được Ngọc Thanh Linh Bửu tại cõi Tam Thanh Đại Niết Bàn đưa

vào lập trình chuyển hóa. Các nguyên tố được sắp đặt theo một cấu trúc Diệu kỳ mà khi Thiên cơ này vận

hành nó có từ lực chuyển động 108 nguyên tố phía dưới tạo trong Quả Càn Khôn có muôn giống nghìn vẻ.

Cổ Thánh gọi gọp lại là : “NHẤT BỔN TÁN VẠN THÙ” . B-THẬP THIÊN CAN- ĐỊA CHI

1- Chia Hà Đồ Tiên Thiên ra Thập Thiên Can :

Giáp : Dương Mộc / Ất : Âm Mộc. Bính : Dương Hỏa / Đinh : Âm Hỏa.

Mồ : Dương Thổ / Kỷ : Âm Thổ Canh : Dương Kim / Tân : Âm Kim Nhâm : Dương Thủy / Quí : Âm Thủy.

2- Chia Lạc Thư Hậu Thiên Địa-cầu ra 12 Địa-chi gồm:

- 6 chi Dương : Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. - 6 chi Âm : Sửu, Mẹo, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi. . Chơn Dương của Đồ Thiên hợp với Địa-chi Dương của Hậu Thiên thành

30 hợp khí Dương. . Chơn Âm của Đồ Thiên hợp với Địa-chi Âm của Hậu Thiên thành 30 hợp

khí Âm. Thập Thiên Can của Đồ Thiên hợp với Thập Nhị Địa Chi của Hậu Thiên

sanh ra 60 hợp tố (Bảng Lục Thập Khuê Giáp).

Trước đây 108 nguyên tố được tách ra (tế phân) làm 5 nhóm gọi là Ngũ Hành : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Nay Đạo biến sanh, biến mỗi đơn vị Hành ra làm 6 Hành nhỏ như sau :

Page 36: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

36

- Hành Kim tế phân ra là : Hải Trung Kim có Kim Dương / Kim Âm. Kiếm Bạc Kim có Âm / Dương Kiếm Phong Kim có Âm / Dương. Bạch Lạp Kim có Âm /Dương. Sa Trung Kim có Âm / Dương. Thoa Xuyến Kim có Âm /Dương.

- Hành Mộc tế phân ra là : Đại Lâm Mộc có Âm / Dương. Dương Liễu Mộc có - / + Tòng Bá Mộc có - / + Bình Địa Mộc - / + Tang Đồ Mộc có - /+ Thạch Lựu Mộc có - / +

- Hành Thổ tế phân ra là : Lộ Bàn Thổ … Thành Đầu Thổ … Ốc Thượng Thổ … Bích Thượng Thổ … Đại Trạch Thổ … Sa Trung Thổ …

- Hành Thủy tế phân ra là : Giang Hà Thủy … Trường Lưu Thủy… Thiên Hà Thủy … Đại Khê Thủy … Trường Hải Thủy … Truyền Trung Thủy …

- Hành Hỏa tế phân ra là : Lưu Trung Hỏa có Âm Hỏa / Dương Hỏa Sơn Đầu Hỏa … Thích Lịch Hỏa .. Sơn Hạ hỏa … Phúc Đăng Hỏa … Thiên Thượng Hỏa …

Ngũ Hành được tế phân làm 30 Hành Dương và 30 Hành Âm.

Page 37: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

CƯỢNG MINH ĐẠO LÝ CÀN KHÔN

Page 38: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

IV- NHẤT BỔN TÁN VẠN THÙ (Bài 8)

Tiên Thiên Khí hay Khí Hồng-mông (hoặc Đám Tinh-vân). Đó là 108 nguyên tố ở thể khí, có thể gọi là Khoáng-khí. Do chính là nguyên tố nên dần dần kích tương từ nhẹ đến mạnh. Chúng tố tìm đến nhau khi đồng. Chúng tố đẩy nhau khi khác. Đấy là lực được sanh để lớn dần lên là Trục Thái Cực, là Cốt Xoáy đầu tiên tạo

thành Càn Khôn Đại Đạo. Cột Xoáy này quay quanh 360o tạo một ống không càng lâu càng lớn rộng. Cột

cao sâu cũng không cùng.

Page 39: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

39

Tại sao càng xoáy thì cột Không thoát khí và Thông khí lại càng lớn ? Vì lực xoáy của cột quanh 360o một lực mà hai chiều :

- Một nửa 180o lực ném Tiên Thiên Khí ra. - Một nửa 180o hút Tiên Thiên Khí vào.

Lực hút vào và lực ném ra không đồng lượng Tiên Thiên Khí, vì ném ra thì Tiên Thiên Khí đã cô đặc dần (có độ cô đọng kết tập) nên ly tâm ra Chân Không mà chạy quanh.

Hút vào thì khí loãng mà ném ra thì đã cô đọng. Đấy chính là nguyên nhân làm lòng Trục Thái Cực lớn rộng vô cùng. Khi mà chỉ có Tiên Thiên Khí trong Chân Không thì dầu lực ra hay vào, hai lực cùng Đại tạo ra Đại Đạo. Khi mà hoàn thành vũ trụ rồi thì :

. Lực ném ra là lực Đại tạo Nhất Bổn Tán Vạn Thù.

. Lực hút vào khi mà đã có rồi các Hành-tinh, Thiên-Hà, Thái Dương Hệ là lực Hoàn Đạo vì Tiên Thiên Khí không còn quanh Trục đậm đặc.

Lực hút vào xay nát Hành-tinh ra cát bụi làm cho các Thái Dương Hệ nuốt nhau, tạo ra hiện tượng tiêu mòn quả Càn Khôn.

Đó là Cực Sanh đến Diệt. Âm Dương đổi ngôi ! Nay ta chỉ nói đây là lực ném ra. Khi Đức Thái Cực khởi niệm Đại Tạo, mười hai (12) Hành-tinh Đại tố tiếp Pháp

vận khởi nguyên, có nghĩa là Ngôi Thái Cực phóng xuất Thần Quang mang qui trình Đại Tạo.

Nhất động biến 12 Pháp hóa và biến từ 12 Thượng Giới ra 24 Pháp tại Trung Giới (12+24 = 36).

Toàn Tam Thập Lục Thiên động chuyển mà Trục Thái Cực là Ống Thông khí. Lực xoáy của Thái Cực là lực truyền tải, là vận tốc truyền tải và 36 Pháp biến (36 x 2) = 72 Pháp Hạ Giới.

Vậy một niệm Thượng Giới của Đại Từ Phụ, nếu ở Thượng Giới thì hóa ra 12 Pháp – Xuống Trung Giới thì hóa 24 Pháp- Xuống Hạ Giới thì hóa 72 Pháp. Muốn chuyển hóa có lập trình cả Tam Giới thì cần 108 Pháp. Lực Pháp ra một nửa vòng Thái Cực có 108 Pháp. Pháp ứng hóa đến đâu đều có sự phản hồi kết quả (Pháp phản hồi). Pháp phản hồi tại Tam Thanh Điện đó chính là Đạo Trung Hòa do Đức Nguyên Thủy chủ vận Trung Hòa. Đây là chỗ lực đi và lực về đồng thì. Ta không thể dùng nhơn trí mà hiểu vậy.

Nếu lực ra và lực vào bằng nhau thì vật thể bất động. Mà nên nhớ rằng Pháp ra và vào là Vô Tướng Pháp. Ở trong Chân Không Hư Vô thì bao giờ cũng có trạng thái đến và đi, ra và vào.

Tất cả là Vô Tướng Pháp Giới vi diệu của Đấng Tạo Hóa mà nhơn trí không thể nhiếp thọ, càng không thể truyền tự. Chỉ nhiếp thọ bằng Chơn Tâm.

Page 40: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

40

Pháp Diệu Huyền này nháy mắt Càn Khôn động chuyển với 180o Pháp xuất lực ra vạn thù – 180o Pháp hoàn, lực về quy nhất.

Do lực ra và về đồng thì nên kết quả : Chuyển hóa Càn Khôn tức khắc, nên mới : « Nhất toán họa phước lập phân » !

Nói ra cho dễ hiểu, dễ nhiếp thọ là qui trình Đại tạo vừa nghĩ thì kết quả của qui trình suốt mỗi thời điểm đều biết rõ ngay lúc mới phát niệm.

Đặc tính của Thái Cực là Pháp niệm Tạo công nên Chính Đức Thái Cực đổi được lập trình Đại Đạo : Chuyển họa vi phước.

Thật sự vậy nên có câu : « Tích phước, hựu tội Đại Thiên Tôn ».

Lập trình của một Lá số Tử vi do 108 Sao ở 12 Cung (12 Sao Thượng Giới), ta biết ngay họa phúc (kết quả Tiêu cực + Tích cực) của từng thời điểm, kể cả chuyển hóa tái tạo sang lập trình khác.

Vì vậy cho nên Pháp diệu này là « Chơn Như Tướng Pháp » ở môi trường « Không Không », dầu cho Quả Càn Khôn ứng hiện Đại Đạo tuần hoàn. Thể vô tướng được bày biện hiện rõ trong Chơn Như (Tánh Không) vậy.

Bậc hằng tại Chơn Tánh thấy rõ Vạn Pháp Vô Tướng đầy ấp Hư Không như thấy muôn sóng trên biển vậy.

Càn Khôn Đại Đạo ở trong Hư Không thể hiện Pháp Hữu hình- Hữu tướng-Vô tướng.

Thế nhân đòi cái ligira trong Hữu vi. Đó là cái thấy chưa đủ. Thế nhân đâu rõ rằng Càn Khôn là một tập hợp Tinh-cầu, Có mà Không, Chuyển

mà Không Chuyển, Pháp mà Vô Pháp. Chỉ một Chơn Như Tánh Không vậy. Nhất niệm Đại Tạo Thái Cực 108 nguyên tố tinh ba thoát lên thành cõi Niết Bàn.

Hình thành 12 Hành-tinh có nội điểm làm khưu nữu cho các lực phía dưới.

Đức Thượng Đế dạy Thầy có số 12 là số riêng của Thầy.

Và Thầy ngự tại Hành-tinh cao nhất trong Quả Càn Khôn. Hành-tinh này, cõi này gọi là Tối Đại Niết Bàn và từ « CAO » được khai sinh.

Mười hai (12) Kinh-lạc đã được thành lập thì tại cõi Tối Đại Niết Bàn đã hình thành một cái Bát Quái Đồ Thiên rồi vậy. Đây là Pháp vận Nhất Nguyên tạo thành võ trụ, mà cũng là lực Chúa Tể của Vạn Pháp.

Nơi Đại Pháp hóa tối cực Chí Linh mà chính Đức Tạo Hóa mới là Độc tôn. Không có Hai Ngôi. Không Đấng Phật Tiên nào có năng lực tối cao này.

Thầy làm chủ rõ ràng. Khí Hư Vô sanh chỉ chính Thầy Đầu Tiên nên :

« Có Thầy rồi mới có các con. Có các con rồi mới có hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật ».

Vậy sự chia phân của vạn hữu đi đến chỗ sát hại nhau tại thế giới chúng sanh là một Đại Tội Nghịch Đạo mà vốn dĩ con người là chủ sáng tác, chế tạo.

Đây thật rõ con người là tác nhân phá hoại Đại Đạo.

Page 41: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

41

Thảo nào Đức Lý-Thái-Bạch nói : « Lão muốn diệt hết chúng sanh ngang ngược cho rồi để không phải điều rắc

rối, nhưng Đại Từ Phụ không cho ». Và hôm nay chính Đức Thái Cực lâm phàm vào nơi thấp nhất của Nam Thiện

Bộ Châu mà lập thành cơ quan CAO-ĐÀI CỨU THẾ, gom chúng sanh lại một, chở che cho qua kiếp nạn.

Ấy vậy mà chúng sanh dùng tài sản của Địa-cầu thị oai với Tạo Hóa và chư Phật Tiên chớ không chịu nghe lời, trở lại giết Cha.

Lòng Đại Từ của Tạo Hóa vô lượng, vô biên, vẫn theo từ đứa con hư đốn mà đưa tay dắt dìu, chờ đợi chúng từ kiếp này đến kiếp nọ, vào sâu trong Địa-ngục mà cứu khổ. Và Chư Phật Tiên lập thành các Tập Đoàn cứu khổ với Đại Từ Phụ.

Vậy mà ác thay, chúng sanh vẫn thêm vào nhiều ngang ngược, lấy cây cỏ mà chống đỡ núi to. Thật là :

Đáng thương mà cũng đáng cười, Vì lòng kiêu ngạo dể ngươi cao dày.

Con người biết hiếu kính với cha phàm sao không biết hiếu kính Trời Già ? Đạo Trời sanh Đức Hiếu, là Pháp Diệu Sanh của Tạo Hóa. Đạo Hiếu là Tổ của các Đạo Pháp khác, Vạn Pháp khác. Đạo là Dương Sanh –Hiếu là Đức Âm. Cổ nhân thuận Đạo nên sống hợp Tạo

Hóa, lúc nào cũng coi Hiếu là Thượng Đức.

(Đưa bút lên Trung Huỳnh xin nguyện tất cả chúng sanh ở Tam Châu (Đông- Tây- Nam) đồng đẳng hiếu thống Tạo Đoan. Chúng sanh trong các cõi nhận một Gốc Nguồn để tự tại trong lòng Đại Đạo …)

Trở lại lực xoáy từ Thượng Giới đã hình thành Bát Quái Đồ Thiên rồi nằm ngoài

Đại Đạo Càn Khôn. Đây có thể nói là Pháp Diệu Không Tướng. Đây là chỗ mà Kinh Phật dùng bổ khuyết Chơn Kinh để cượng nói sau cùng.

Muôn Kinh, ngàn Điển thế gian đều diễn đạt từ Tam Thanh trở xuống chỗ Vô vi Hữu tướng.

Bát Quái Đồ Thiên ở Trung Giới, đó là cái bóng của Đồ Thiên phía trên. Từ cái thể Vô tướng theo chiều Đạo Sanh mà ra thể Hữu tướng. Từ Trung Giới trở lên, khi mà Dương thoát ra, thăng lên và thăng ra (văng ra)

bên ngoài tạo thành 36 Thiên-Hà, vì trước khi tập kết các nguyên tố vừa thăng lên, vừa kết tập khi đồng chất và đẩy nhau khi khác chất, thậm chí hợp nhau cọ xát để sanh ra các hợp chất.

Do Thiên-Hà quá lớn và dài, tượng như dải lụa quay nhẹ theo Trục Thái Cực. Cuối cùng Thiên-Hà tách ra vô số Hành-tinh.

Cõi Trung Giới trở lên có Tam Thiên thế giới phân bố rải rác trong 36 Thiên-Hà. Ngoại trừ cõi Thượng Giới từ Tam Thanh trở lên là cõi Vô Sắc Giới, là Tánh Hải Chơn Như Vô Pháp Giới. (Trong Chân Không không chứa Pháp Giới).

Page 42: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

42

Từ Tam Thanh trở xuống có 24 dãy Thiên-Hà, cũng là cõi Niết Bàn, hết 80% diện tích, tức nhiên cõi này có 24 Khí chất nhẹ.

Bát Quái Đồ Thiên tại Trung Giới là Pháp Diệu Hữu tướng Vô hình. Vì vậy mà 36 Thiên-Hà phát 36 Pháp khí hóa sanh phân nửa Quả Càn Khôn. Cổ nhân gọi là 36 phép biến hóa. Cơ sanh hóa trên 36 tầng Trời (Thiên-hà) thanh tịnh luôn, ở thể Vô hình Hữu

tướng. Chơn Khí có ít nên khí muốn ở các Hành-tinh rất loãng, vì khí quyển cực nhẹ nên ta thấy như loãng.

Tất cả mọi thứ ở các thế giới này như là già tinh ròng, không có tạp âm lẫn vào. Vì vậy nếu có Âm thì không thể trụ được vì lẽ Dương khắc Âm, sét nổ cũng tiêu Âm khí. Nói rõ hơn nơi Niết Bàn không có từ lực nào thu nhiếp Âm khí và Âm Dương đã được thành lập phân định từ lúc sanh hóa Trời Đất.

Ống đầu Trục Thái Cực được khái quát đường kính quá lớn đã yếu mà các Hành-tinh phía trên đầu trục quay cực chậm, hấp lực cực yếu. Hành-tinh không rã ra vì mỗi Hành-tinh gần như thuần chất, sự gắn kết hóa chất Địa tầng rất chắc. Chúng thuần Dương và tinh ròng đến gần như tự phát sáng không cần Mặt Nhật. Nhiệt độ ôn hòa, chúng chỉ dịch chuyển nhẹ theo hướng của Trục Thái Cực.

Các Hành-tinh từ đầu Trục Thái Cực, tức cõi Tam Thanh trở xuống Trung Giới, vùng này rộng lớn có 24 Thiên-Hà. Trược khí gấp đôi trên Thượng tầng đã thêm 24 khí tiết nữa, độ quay quanh trục còn chậm. Tất cả ở xa Trục Thái Cực. Ở gần bìa mé ngoài của Quả Càn Khôn, chúng làm cho Quả Càn Khôn phình nở ra chung quanh. Chỗ giáp Trung Giới và Hạ Giới Quả Càn Khôn có đường kính vô cùng lớn, không còn là 10 muôn 8 ngàn dặm đâu mà hơn thế nữa.

Mỗi Hành-tinh có bầu Khí quyển khí dày hấp lực của Hành-tinh càng tăng dần theo chiều xuống.

Mỗi dãy Thiên-Hà cũng có Chơn Khí phía ngoài. Quả Càn Khôn cũng có Chơn Khí bao quanh vì sao. Ba tầng khí của Tam Giới

bọc quanh ngoài Quả Càn Khôn. Khí ấy phát ra một vòng Huyền Sắc như Quả Càn Khôn được bao quanh một vòng hào quang màu đen.

Tất cả Mặt Nhật ở phía trong quả Càn Khôn phát sáng bị vô số các Hành-tinh cản lại, tạo thành một trường hỗn tạp khúc xạ ánh sáng.

Mặt Nhật và các Hành-tinh là vật thể chuyển động nên sự khúc xạ này càng đa dạng mà ác thay khúc xạ này là từ trường giữa các Hành-tinh với nhau.

Do sự thay đổi liên tục từng thời điểm, ánh sáng Huyền phía ngoài Quả Càn Khôn cũng có tính Huyền không giống nhau.

Page 43: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

CHƯƠNG THỨ BA : KHẢM I- HUYỀN KHUNG CAO THƯỢNG ĐẾ (Bài 9)

Ta biết rằng từ hai nhân tố : Bầu Vô Cực- Tiên Thiên Khí, chuyển hóa thành

Âm-Dương rồi sanh Đạo. Đạo sanh Hai Ngôi Độc Tôn là :

+ Dao Trì Kim Mẫu Vô Cực Đại Từ Tôn (Chí Âm).

+Thái Cực Thánh Hoàng (Chí Dương).

Hai Ngôi thiêng liêng tối cao của Càn Khôn võ trụ là điểm đầu nguồn của Chánh Pháp vô hữu- Cũng là Âm-Dương, mà là đỉnh siêu thượng của Âm-Dương . Từ trong trung tâm của vùng Tiên Thiên Khí dày đặc đang tập trung vận hành cao điểm : Tiếng nổ xé nát không gian Vô Cực, lửa Trời rực tỏ không gian, muôn tượng ánh hồng (Hồng khí) bừng bừng khắp cả Hư Không.

Một Chơn Khí quang minh ánh bạc sáng rực rỡ không gian thoát ra mạnh mẽ, nhẹ vô cùng, sáng soi vô tận, thăng lên đỉnh thượng, hào quang phổ rộng khắp cả Hư Không.

Đây là khối Đại Linh Quang, tinh hoa của tỷ tỷ khối lượng Tiên Thiên Hư Vô Chi Khí, kết tập vô lượng thời gian. Đã đến lúc đủ đầy năng lượng cao siêu, áp suất phừng phựt xé nát vỏ khí bên ngoài, thoát ra lên Hư Không.

Khí thoát ra làm cho khối Tiên Thiên Khí ở dạng Hồng Khí bị mất lực và do nổ quá lớn nên Hồng Khí bị xé vụn, mất lực liên kết lúc đầu, một vùng Hồng Khí dường như bị chết như Thai bào bị nát vụn.

Khí chết này còn nằm bất động tại chỗ Hư Không vì Vô Cực Chân Không nên đời đời không chuyển hóa.

Từ đó đến nay hiện trường sanh hóa ra Hai Ngôi Tạo Hóa vẫn được Vô Cực giữ y. Nếu đi ngược thời gian theo dấu vật chất sẽ tìm được vị trí và quá trình hình thành ra khối Đại Linh Quang một cách logic.

Khi khối Đại Linh Quang thoát ra, thăng lên đỉnh thượng của vùng Hồng Khí . Lực quay rất mạnh, ánh sáng cực quang tua tủa trùng trùng điệp điệp trong không gian.

Trong vùng sáng, khối Đại Linh Quang này phát ra một vòng Kim Quang hình bầu dục tròn, đường kính vô cùng rộng không thể tính đếm.

Đồng thời trung tâm vòng Kim Quang có 3 màu, ánh dọi đó có một khối ánh sáng cực kỳ quang huy tập trung ở giữa. Ánh sáng này càng lúc càng phát huy mạnh mẽ đến cực điểm liền phựt lên tách ra khỏi vòng Kim Quang.

(Có thể coi là sự nổ lần hai).

Page 44: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

HUYỀN KHUNG CAO THƯỢNG ĐẾ NGỌC HOÀNG ĐẠI THIÊN TÔN

Page 45: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

CHƠN KHÔNG VÔ CỰC

Page 46: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

* Đây là sự tách khí : + Vòng Kim Quang là Chí Âm, tinh chất thành Ngôi Dao Trì Vô Cực. + Khối khí rực sáng mà một vùng không thấy hình dạng là khí Dương

Thái Cực : Chí Dương. Vì trong tự nhiên Dương thắng Âm nên khí vô tướng Thái Cực là Chủ Tể võ trụ, được khai sinh trong khí Chí Âm, Chí Dương, lại còn kết tụ thành 12 Hành tinh cực kỳ lớn.

12 Hành tinh này dường như là thể khí, nó là Chúa Tể các Hành tinh trong Quả Càn Khôn sau này. Nó phát ra từ 12 lực Đại Tạo Thiên Địa. Từ các nơi trong Trời Đất nhìn 12 Hành tinh này thấy nó dường như có 7 cái nên gọi là Thất Đại Hung Tinh (Sao Bắc Đẩu). Nó ở tại Thượng đầu Trời Đất, dường nhưng bất động. Kỳ thật, nó chuyển động rất chậm, không lệ thuộc trục xoáy ở dưới. Nó là cõi Thất Hung Ngoại Càn Khôn. Nó là đỉnh đầu của Trời Đất. Mọi nguyên lý từ lực vạn hữu tập trung tại giao điểm đỉnh chung này. Nó là cương lĩnh Càn Khôn đó.

- Ta xét thấy rằng Ngôi Thái Cực cũng được sinh ra từ một lập trình ức chế ?! Cũng giống như ta được sanh ra từ một kết quả “ Khảm Ly ký tế” của Cha Mẹ,

không được lập trình trước vậy ?! Đức Thái Cực được khai hóa sao giống chúng sanh quá vậy ?!

- Nhớ lại Thánh Ngôn của Thầy : “…Đạo sanh ra chỉ có mình Thầy : Hồng Quân làm Chủ Đạo !”

(Thôi, tôi khuyên nhân loại nên biết đến đây rồi dừng lại. Muốn thỏa mãn thì chờ lúc hiệp nhất với Trời đấy rồi biết nữa cũng chẳng muộn.

Thầy còn muôn kiếp công phu dãi dầu. Hãy theo Thầy trong bầu Vô Cực mênh mông). ( Con chỉ biết theo Đại Từ Phụ mà thôi. Thầy ơi! Dường như trong chỗ Hư Không Vô Cực chúng con và Thầy là chiếc thuyền không bến đỗ! Khóc! )

- Vậy Đạo khi sanh Thầy ra, vị trí ở giữa Âm Dương, làm chủ Âm Dương. Thầy ở chỗ vô tướng nhưng diệu hữu từ chỗ siêu Tam Giới ngoại Càn Khôn Tối Đại Niết Bàn, trong tay Thầy có 12 từ lực phổ truyền trở xuống.

- Nếu Thái Cực động niệm, Đại Tạo Bát Quái Đồ Thiên siêu hình nguyên lý Đại Tạo Trời Đất. 12 từ lực vô song điều khiển vận hành bằng phương thức tối đại tự động hóa mỗi hạn mục của Đại công trình Càn Khôn. Công trình của Thầy lấy Vô Cực làm mặt bằng, lấy Tiên Thiên Khí làm nguyên liệu.

- Do đặc thù này mà Đại công trình Càn Khôn lớn mãi, rộng hoài không ngừng nghỉ. Hạn mục cấp lớn nhất là khoảng 1.000 tỷ dải Ngân Hà, trong lẫn ngoài.

+ Ở giữa là Trục Thái Cực, thuộc cấp 1. + Mỗi dải Ngân Hà có khoảng vài ngàn tỷ đĩa Thiên Hà, thuộc cấp 2. + Mỗi đĩa Thiên Hà có tỷ tỷ Thái Dương Hệ, thuộc cấp 3. + Mỗi Thái Dương Hệ có từ 6 đến 20 Hành tinh, thuộc cấp 4. + Mỗi Hành tinh có 1 đến nhiều Vệ tinh, thuộc cấp 5. Vì Đại công trình xây dựng nên các thứ gì cũng có, lại có nhiều hiện tượng

Thiên văn không lường trước (ở chúng ta).

Page 47: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

47

Tài sản như vậy mà chỉ sử dụng làm chỗ cho Cơ Sanh hóa Đại Đạo : Có Tam Thập Lục Thiên + Tam Thiên Thế Giới + Thất thập Nhị Địa .! Có phải võ trụ hoang hóa còn nhiều vô tận.

Khi Đạo sanh ra Thầy, là Ngôi Thiên Nhất sanh Thủy đó. Khí Tiên Thiên chính là 108 nguyên tố ở thể khí hỗn độn với nhau.

Trục Thái Cực là lực, là động cơ để tách khí. Khí tách ra 5 nhóm : KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ, trở lại tương hòa nhau

mà sanh hóa muôn trùng hợp tố từ Thái Cực đến Tam Giới. Tất cả đều do 5 nhóm Ngũ Hành này mà ra.

Ngũ Hành thanh nhẹ ở ngoài và ở trên theo thứ tự mà tạo thành Quả Càn Khôn mà trược thanh trở thành qui tắc thành lập : Trược nặng thì ở trong và ở dưới.

Tại Tứ Đại Nam Thiện Bộ Châu có đủ 108 nguyên tố tạo cho cái Địa cầu Nam Thiện có 72 Chơn Khí chuyển luân theo ngày tháng. Sự chuyển hóa này là Thất Thập Nhị Huyền Công. Còn cõi Trung Giới trở lên chỉ có 36 khí nên có Tam Thập Lục Phép.

Nhắc cho có, trong chuyện Tây Du Ký: Sa Tăng, Bát Giới là ở cõi Trời nên có 36 Phép, còn Tề Thiên sanh ra trên Địa-cầu trong Nam Thiện nên có 72 Phép biến hóa.

Nếu ở cõi Trời mà xuống Nam Thiện không tu thì Tiên thành Yêu hết trơn vì bị nhiễm Âm.

Từ trên xuống tới đâu thì quến thêm trược tới đó. Trược mức độ nào thì thích hợp với Địa-cầu tương ứng.

Từ dưới lên thì phải loại trược xuống. Trược bám bao nhiêu giờ lên phải loại bỏ bấy nhiêu. Trược sạch ở giá trị nào thì ở Địa-cầu tương ứng.

Vậy sự tu luyện chỉ có Âm-Dương, trược thanh, không có gì rườm rà mà phải triết luận.

108 nguyên tố sanh hóa xong Càn Khôn thì có Chơn Khí bao quanh trong Càn Khôn. Hễ chúng sanh nào Đắc Đạo trước ở một Địa-cầu là Ngọc Đế của Địa cầu đó và gọi là Giáo Chủ.

Thái Dương Hệ cũng vậy. Chúng sanh Đắc Đạo trước hết gọi là Thái Dương Thượng Đế. Một tầng Trời Thiên-Hà cũng vậy.

Nhẫm đến Tam Giới Tứ Đại Bộ Châu cũng thế nên có vô số Thượng Đế, các cõi có vô số Giáo Chủ.

Quả Càn Khôn có một Chủ, đó là Thái Cực Thánh Hoàng vậy. HUYỀN KHUNG CAO THƯỢNG ĐẾ là Đấng Tối Cao nên mới có chữ CAO

THƯỢNG ĐẾ, danh đầy đủ hơn là HUỲNH KIM KHUYẾT NỘI HUYỀN KHUNG CAO THƯỢNG ĐẾ NGỌC HOÀNG ĐẠI THIÊN TÔN.

Qui trình tán vạn thù từ Trung Giới trở xuống hạ Trục Thái Cực : Khí Tiên Thiên nặng trược lắng trụ xuống mức độ dày đặc nên Hạ Giới Nam Thiện Bộ Châu còn trược âm nhiều với lênh khênh cát bụi chưa kết thành Hành-tinh, hoặc kết thành

Page 48: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

48

rồi nhưng bị hút trở vào và bị nghiền nát ra cát bụi, rồi quyện lấy quanh Trục khiến cho ánh sáng Mặt Nhật không xuyên vào được lòng Trục Thái Cực mới có Ống Đen và vô số Hành-tinh chìm trong bóng tối hoàn toàn. Những Hành-tinh này chưa có Cơ Sanh hóa.

Trong Thất Thập Nhị Địa ở Nam Thiện Bộ Châu là 72 Thái Dương Hệ có 72 Mặt Nhật lớn nhỏ khác nhau, cao thấp khác nhau. Thái Dương Hệ phía gần Trục thì Âm, quay nhanh. Thái Dương Hệ ở gần phía ngoài bìa Quả Càn Khôn nhẹ hơn và quay chậm hơn.

Bảy mươi hai (72) Hành-tinh Hạ Giới vì có Âm khí mà Âm thì diệt Cơ Sanh hóa nên gọi 72 Hành-tinh này là Thất Thập Nhị Địa Sát, hữu hình có Cơ Sanh hóa. Trong mỗi Thái Dương Hệ có nhiều Hành-tinh. Mỗi Hành-tinh phải đủ Ngũ Hành mới có Cơ Sanh hóa.

Hành-tinh có sự sống hữu hình tất yếu phải có Khảm Ly… Khảm là nước- Mặt Trăng. Ly là lửa Mặt Nhật.

Sự thật các Hành-tinh không có Khảm Ly không hẳn là vô sinh mà trên đó có sự sống Đơn-bào.

Lực tán vạn tạo cho Càn Khôn có vô vàn tình huống Thiên văn, không hẳn toàn thể đều đồng chiều quay mà do mất cân bằng, nhiều Thái Dương Hệ va chạm nhau đến nát vụn và nuốt nhau, lạc Quỹ đạo tạo thành Sao Chổi làm cho Quả Càn Khôn có vô số thiên thạch và linh tinh chạy tự do mất qui tắc làm nhiểu từ trường hấp lực của Càn Khôn.

Ta đã thấy Ma Phương số tả cấu trúc cân bằng của Bát Quái Đồ Thiên ở phía trước rất vững chắc.

Nam Thiện Bộ Châu thuộc cung Ly (Số 9) là vật chất cao nhất trong 4 cung Tứ Tượng (Chấn- Đoài- Khảm- Ly), còn nhẹ nhất là cung Khảm (Số 1). Nhẹ làm đầu hướng lên. Nặng làm chân ở dưới nên ở cuối Quả Càn Khôn. Không phải dứt hẳn mà là có cái Đuôi của Trục Thái Cực dài ra, quay yếu và quyện lấy khí Tiên Thiên, hội tụ lại, đậm đặc, không kết lại được thành Hành-tinh mà thành một cái Đuôi dài đen thui.

Quả Càn Khôn cượng vẽ hình bầu dục chớ thực tế giống hình của Con Sam biển, thân hình tròn có cái Đuôi.

Page 49: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

49

Như trên đã nói, Nam Thiện Bộ Châu là Châu có dày đặc Hành-tinh nhưng chỉ

có 72 Hành-tinh có sự sống hữu hình. Trong đó Địa-cầu chúng sanh đang sống ở vị trí 68 trong hệ thống của Thái

Dương Hệ gồm có Mặt Trời và 9 Hành-tinh quay quanh. Địa-cầu là Hành-tinh thứ 3 kể từ Mặt Trời ra.

Thái Dương Hệ này thuộc Hạ tầng của Nam Thiện Bộ Châu tức là Ly cung do Tiên Thiên Khí văng ra một vùng khí có diện tích lớn vị trí ít Hành-tinh (lân cận thưa thớt) văng ra từ Trục Thái Cực. Khối Tiên Thiên Khí này tiếp chuyển lực Trục mà lăn quay, đặc lại dần. Khi trọng lượng đủ để ly tâm, phía ngoài văng ra Diêm Vương Tinh…

Còn trong cùng là Hỏa Tinh. Cái lõi rắn chắc ở giữa do ma sát đã thành lửa, là một Mặt Trời đó. Mặt Trời vừa lăn tròn, vừa quay, quỹ đạo quanh Trục Thái Cực.

Thời gian Mặt Trời chạy hết quỹ đạo thì Địa-cầu chúng sanh đã trải qua 129.600 năm. Trong khi Địa-cầu vừa lăn vừa quay quanh Mặt Trời chỉ mất 360 ngày.

Khi vùng thể tích Tiên Thiên Khí sắp hóa thành Thái Dương Hệ thì có qui trình như sau :

Khi vùng Khí Tiên Thiên được ném ra từ Trục Thái Cực thì Trục Thái Cực là Dương mà khối khí này là Âm. Âm quay quanh Trục Dương thành Âm Dương giao hiệp : Dương Càn, Âm Khôn.

Càn Khôn hóa Ly Khảm : Một Tiểu Càn Khôn được khai sanh có đủ Ngũ Hành : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (Sao Hỏa- Thủy- Thổ- Mộc Tinh- Kim Tinh).

Tiền nhân ta không rõ căn cứ vào đâu mà đặt các Hành-tinh Thái Dương Hệ bằng các tên ấy ? Dựa vào Mặt Trời mới có hướng Nam-Bắc-Đông-Tây.

Page 50: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

50

Có lý nào quỹ đạo của Sao Thủy ở cao nhất so với Mặt Trời ? Có lý nào quỹ đạo của Sao Hỏa ở thấp nhất so với Mặt Trời ? Có lý nào Sao Mộc và Sao Kim khi chuyển vận đối nhau ? Có lý nào Sao Thổ lúc nào đầu dịch chuyển vẫn ở giữa 4 Sao trên ? Cho dù hiện tượng này có thật thì chỉ nói cái đủ Ngũ Hành là Sao Thổ. Còn Địa-cầu và các Hành tinh khác thì sao ?

Trong khi Địa-cầu trong 72 Địa Sát có tên riêng là Địa kiếp, có Vệ-tinh độc nhất là Mặt Trăng quay quanh.

Cái thật là 9 Hành-tinh quay quanh Mặt Trời có qui tắc chung là từ trong Mặt Trời tách ra đồng là Hành-tinh, cho nên mỗi Hành-tinh theo cơ tán vạn thù, 9 Hành-tinh này là hậu sanh cấp 3 sau Thái Dương Hệ và Thiên-Hà.

Do trên mà mỗi Hành-tinh đều có Ngũ Hành ngay trong lòng nó mà Hành Thổ là Hành lớn nhất vì Hành Thổ là Trung Ương Mồ Kỷ, cũng chính là Hành-tinh.

Địa-cầu chúng sanh đang ở có tên là Địa kiếp hay cõi Ta Bà hoặc trần gian biển khổ…

Địa-cầu có Ngũ Hành : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ở ngay trong Địa-cầu. Địa-cầu có một Mặt Trăng là Vệ-tinh được tách ra từ Địa-cầu. Nhân loại gọi Vệ-tinh này có chất nhẹ nên tách khỏi Địa cầu, lại khiến Địa-cầu

mất khí mà lõm xuống, phần diện tích bằng Mặt Trăng. Đó là Đại Tây Dương hiện tại. Do tách ra bất ngờ nên đại lục địa mất cân bằng,

sụp xuống tách ra Châu Mỹ hôm nay. Địa-cầu nhận lực từ Thái Dương Hệ, trong khi Thái Dương Hệ nhận lực từ Trục

Thái Cực. Thái Cực sanh ra Quả Càn Khôn từ BÁT QUÁI ĐỒ THIÊN với nguyên lý Nhất Nguyên.

Thái Dương Hệ sanh ra từ Bát Quái Hậu Thiên từ nguyên lý Nhị Nguyên. Địa-cầu sanh ra từ Hậu Thiên tán vạn, cũng như Quả Càn Khôn có « Cái Đầu »

(Trục) hướng lên Thượng Giới, mặt cao là Càn-Khảm-Cấn, mặt thấp là Khôn-Ly-Tốn. Ngũ Hành do trược nhiều nên có Sanh và có Khắc :

SANH KHẮC

+ Thổ sanh Kim . Thổ khắc Thủy + Kim sanh Thủy . Thủy khắc Hỏa + Thủy sanh Mộc. . Hỏa khắc Kim + Mộc sanh Hỏa. . Kim khắc Mộc + Hỏa sanh Thổ. . Mộc khắc Thổ

Page 51: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

Tổng số Bát Quái Địa-cầu : 7+6+1+8+3+4+9+2+15 = 55

Ngũ Hành Hậu Thiên hữu hình khác Ngũ Hành Tiên Thiên ở chỗ trược thanh. Ngũ Hành Tiên Thiên chỉ có sanh, không có khắc.

Ta thấy là nếu Thiên Nhất Sanh Thủy mà là Khảm cung như ở Địa-cầu đây. Cung Khảm là Mặt Nguyệt trong khi Nguyệt cầu là một Vệ-tinh sanh cung Khảm : Vệ-tinh Nguyệt cầu .

Vậy cung Ly là Thái Dương Mặt Trời, là trung tâm cả một Thái Dương Hệ, nếu nhẹ ly tâm đi ra hoặc thăng lên thì quỹ đạo của 9 Hành-tinh trong Thái Dương Hệ ở trên Mặt Trời.

Ngoài Mặt Trời có hình bầu dục và 9 Hành-tinh đối với Mặt Trời là 9 cung Khảm mới đúng lý.

Trong một Bát Quái thì Hành Thổ là Trung tâm Mồ Kỷ, còn 4 Hành-tinh kia quay quanh. Ở đây nếu gọi Thái Dương là Hành Hỏa còn Thổ-tinh Trung ương.

Vậy Thái Dương (Ly cung) phải ở trong Thổ-tinh. Trong thật tế Mặt Trời là trung tâm, 9 Hành-tinh quay quanh.

Nếu gọi Hỏa-tinh là Hành Hỏa thì Mặt Trời là Hành gì ? Nếu gọi Kim-tinh, Thủy-tinh, Thổ-tinh, Mộc-tinh còn lại là Hành-tinh đồng đẳng

cấp như Trái Đất, Diêm Vương Tinh … gọi là gì ?

Page 52: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

II- NHẬT NGUYỆT- ĐỊA CẦU (Bài 10)

A- TƯƠNG TÁC GIỮA ĐỊA CẦU VỚI MẶT TRĂNG

Đó là một cung Khôn với cung Khảm , mà cung Khảm có một Hào Dương nên nhẹ thăng lên và đi ra.

Trong khi cung Khôn (Địa-cầu) thì Thuần Âm, nên đi ra không được trọn vẹn. Còn Mặt Trăng có 2 Hào Âm đồng chất với Địa-cầu. Quỹ đạo của nó như vậy phải ở vị trí từ 2/3 Địa-cầu trở lên Bắc-cực và quỹ đạo

có hình gần như bầu dục. Mỗi lúc cung Khảm (Nguyệt-cầu) đến gần Địa-cầu, lực chạy của nó hút theo khí

quyển của Địa-cầu. Nhất là tầng ozôn phía trên và hút lấy nước ở Địa-cầu cuộn theo. Chính vì vậy mà nó làm mất cân bằng khí quyển Địa-cầu. Rổng tếch tầng ozôn và nhân tố tạo lốc xoáy trên biển cả thành bão tố. Hào Dương cung Khảm là nhân tố, (như nam châm) hút lấy lượng khí Địa-cầu

có Dương khí nhẹ như của nó. Mất khí là mất cân bằng khí quyển. Khí quyển chuyển hóa để tạo cân bằng, cuốn theo mất cân bằng biển cả…

Khảm cung và Ly cung (Mặt Trời) đây thật là Trung Âm mà hữu Dương (Mặt Nguyệt) – Trung Dương mà hữu Âm (Mặt Nhật).

Page 53: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

53

B- NHẬT THỰC : HỎA THỦY VỊ TẾ

Thủy- Hỏa trong môi trường Thiên hư, Thiên không hoang dã Chơn Như thì :

- Lúc Hỏa-Thủy cho ra hợp chất vị tế : C- NGUYỆT THỰC :THỦY HÓA KÝ TẾ

- Lúc Thủy-Hỏa cho ra hợp chất ký tế

Giữa Khảm- Ly giao hảo liên tục tự do như vậy, cái kết quả vị tế + ký tế ảnh

hưởng trực tiếp lên Địa-cầu tạo cho Địa-cầu các loại khí : Mộc-khí, Kim-khí mà là Chấn cung- Đoài cung ( ).

Cuối cùng sự kết hợp của Khảm-Ly đã tạo chung quanh Địa-cầu một Hậu Thiên Quái Đồ :

Càn- Khảm- Cấn- Chấn- Tốn- Ly- Khôn- Đoài. Đây là một động cơ, một kết tập Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ khí làm cơ bản cho

tất cả mọi Thai bào, nguồn sanh hóa cho Địa-cầu. Địa-cầu và Mặt Trăng như một vợ, một chồng giao hợp liên tục quanh Mặt Trời.

Các nguồn năng lượng tương tác đầy ấp khoảng không gian. Có lúc Mặt Trăng lấy thân che ánh sáng Mặt Trời xuống Địa-cầu. Rồi Địa-cầu lại che cho Mặt Trăng. Một lúc nào đó chúng che nhau trên cùng đường thẳng mới có Nhật-thực hoặc

Nguyệt-thực.

NHẬT THỰC VÀ NGUYỆT THỰC

Page 54: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

54

Trong một Hành-tinh muốn có Cơ Sanh hóa thì không thể thiếu yếu tố Khảm-Ly.

Nếu thiếu Khảm-Ly sẽ không có sự sống trên Hành-tinh đó, có nghĩa là sự sống trên Hành-tinh đó chỉ là các Đơn-bào !

Có Khảm-Ly mới có sự sống hoàn hảo theo tiêu chuẩn của Càn Khôn, là trong sự sống đó con người có đủ Ngũ Tạng, Ngũ Hành.

Vì vậy tại Nam Thiện Bộ Châu không biết ngần bao Hành-tinh, biết bao Thái Dương Hệ mà chỉ có 72 Hành-tinh có Khảm-Ly như Thái Dương Hệ của chúng ta, có sự sống hữu hình.

Sự sống Đơn bào của các Hành-tinh không có Khảm-Ly cũng là cơ bản chuyển hóa dần qua các Hành-tinh hoàn chỉnh.

Thật không Địa-cầu nào mà Thượng Đế bỏ hoang cả. Cung Ly là nắng, cung Khảm là mưa.

Khảm –Ly luôn xung khắc rồi giao hòa mà Địa-cầu là nơi bỏ lại giữa cái kết quả tiêu cực, tích cực của Khảm-Ly.

D- HÀNH-TINH ĐA KHẢM Ta thấy qui luật Tạo Hóa : Một vùng khí hỗn độn lớn sẽ cho ra một Thiên-Hà,

một Thái Dương Hệ nhiều Hành-tinh. Một Hành-tinh lớn sẽ hóa thân ra nhiều Vệ-tinh. Trong Thái Dương Hệ của

chúng ta có anh cả Thổ-tinh và Mộc-tinh. Thổ-tinh chiếc thân ra 31 Vệ-tinh. Mộc-tinh hóa thân ra 66 Vệ-tinh.

Thổ-tinh là cung Khôn . Mỗi Vệ-tinh là cung Khảm .

Vậy một (1) Khôn mà 31 Khảm. (Đông con quá loạn !) . Mỗi 31 cung Khảm do theo lớn nhỏ mà kết hợp ào ạt với cung Ly (Mặt Trời) để

cuối cùng chúng tạo ra 31 Hậu Thiên Quái Đồ. Có nghĩa chúng tạo ra từ lực điện từ, nguồn sanh hóa vô cùng hùng hậu nhưng

chúng diệt nhau liên tục cũng vô cùng khủng khiếp. Chúng thay phiên nhau đổi dời liên tục. Liên tục không ổn định một tình huống

nào ! Cuối cùng không có sự sống. Có mà chết ráo ! Mong rằng trong 31 lực sẽ đạt được một lực bão hòa để cho Thổ-tinh có Cơ

Sanh hóa thọ trường. 31 lực của 31 Bát Quái Đồ làm cho mặt Thổ-tinh như muốn sôi lên. Chúng ném

đủ thứ lên không gian quanh bề mặt Thổ-tinh, tạo cho mọi tình huống khúc xạ ánh sáng.

Quang hợp quanh mặt Thổ-tinh mịt mù mà tá lả, nhựt quang cũng không tài nào rọi thấu xuống được mặt Hành-tinh này !

Page 55: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

55

Nó tạo thành 31 màu chung quanh Thổ-tinh, rõ nhất là 5 màu cơ bản. Ta giả đặt nếu một Hành-tinh mà chỉ hai cung Khảm (2 Nguyệt cầu) thì Cơ Sanh

hóa có thể ổn định. Nếu hai cung Khảm được phân bố chỗ (quỹ đạo) thích hợp càng tốt hơn.

Việc mà chúng sanh gọi là Thủy-tinh vì từ Địa-cầu thấy Hành-tinh này mọc lên từ hướng Bắc (Bắc thuộc Thủy nên gọi Thủy-tinh).

Cũng như vậy, Mộc-tinh ở hướng Đông gần sáng – Kim-tinh mọc ở hướng Tây mới tối. Thổ-tinh ở giữa cái tên là do vậy. Đừng lầm đây là Quái Đồ của Thái Dương Hệ.

Nếu nhân loại giỏi thì đến chiết đi bớt các cung Khảm của Thổ-tinh đem cài đặt ở Hỏa-tinh, Kim-tinh, Thủy-tinh, Diêm Dương-tinh…để cho Hành-tinh đơn bào có đủ 5 Hành, đủ 108 nguyên tố cơ bản.

Như thế, ta có thể di nhân loại giản ra, tránh cảnh chật chội giành ăn, giành ở mà hại nhau, cực cho Trời Phật nhọc công giáo hóa !

Vệ-tinh Titan có cháu nội (cung Khảm đẻ Khảm cung). Cháu nội nhỏ quá (Vệ-tinh bé) dầu có sự sống cũng không toàn vẹn, vì xem Địa-cầu thì ta thấy rõ.

Titan là Vệ-tinh quay nhanh, Khảm cung (cháu nội) phía ngoài nhỏ quá chạy theo cha đà không kịp điện từ, không đủ cho Cơ Sanh hóa tồn tại và ổn định.

Page 56: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

56

E- KHẢM-LY LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CƠ SANH HÓA Ở MỘT HÀNH TINH.

Vệ-tinh Khảm cung ngoài lực kết hợp với Ly cung còn trực tiếp giao khí với

Địa-cầu Khôn. Khảm Thủy khắc Khôn Thổ. (Thổ khắc Thủy) tạo Hậu Thiên khắc diệt. Lực kết hợp Khảm-Ly sanh Bát Quái

(Lạc thư) tương sanh. Cho nên có Khảm Ly – Khảm Khôn, có hai tuần hoàn sanh và khắc tại Thất Thập Nhị Địa.

Với 31 Vệ-tinh, Thổ-tinh có 31 trường lực tương sinh, đồng với 31 lực tương khắc trộn lẫn nhau nên Thổ-tinh mới ra nông nổi như vậy.

Có lẽ các lực này xới bề mặt Thổ-tinh ra cát bụi rồi dịch chuyển sang lấp chỗ thấp nên mặt Thổ-tinh có thể bằng phẳng, chỗ nào phi cơ cũng hạ cánh được.

Xét Địa-cầu (Hậu Thiên Khôn cung) có đặc tính sau : - Quay quanh Mặt Trời (Ly- Khôn giao hợp hóa Lục Sát) mất 360 ngày đến 365

ngày, có 24 khí, mỗi khí 15 ngày ( 24 x 15 = 360 ). Xét vi tế thấy 24 khí, mỗi khí có 3 hầu nên 24 x 3 = 72 khí chuyển luân trong bầu khí quyển. 72 phép khí này làm khí quyển Địa-cầu thay đổi từng thời điểm.

- Mặt Trời toàn hệ chạy quanh Trục Thái Cực. Mặt Trời đi xong một vòng thì Địa-cầu trải qua 129.600 năm.

- Thời gian 129.600 năm là một Nguyên, là Địa-cầu gián tiếp đi quanh Trục Thái Cực. Chia 01 Ngươn làm 3 Ngươn nhỏ. Thượng Ngươn là lúc Địa cầu đủ Ngũ Hành, có nghĩa là Bát Quái Hậu Thiên đã hình thành hoàn chỉnh, có độ quay cân bằng hoàn chỉnh ổn định trong cấu trúc Càn Khôn.

- Do sự hoàn chỉnh võ trụ nên Hà Đồ phối hợp Lạc Thư mới có Thập Thiên Can hợp với Thập Nhị Địa Chi.

- Đại Từ Phụ dạy : . “Thiên sanh ư Tý (Đồ Thiên hoàn chỉnh năm Tý ?) . Địa tịch ư Sửu (Hậu Thiên hoàn chỉnh năm Sửu ?) . Nhơn sanh ư Dần (Nhơn loại sinh ra năm Dần ?)”.

Vậy năm Dần có chúng sanh trên Địa-cầu là đầu Thượng Ngươn. Vì có Cơ Sanh hóa nên mới gọi là Ngươn Tái-tạo – Ngươn Sanh-hóa (Sanh vạn loại).

Câu Kinh nhật tụng : “ Nhị ngoại Thập Ngũ (15 tháng 2 ) phân Tánh Giáng Sinh”. Nguyên căn xuống trần ngày 15 tháng 2. Nếu Địa-cầu có ngày tháng hoàn chỉnh

rồi, ta có thể nói rằng Nguyên căn xuống thế khi Địa-cầu đã có Cơ Sanh hóa ở lúc Địa-cầu gần hoàn chỉnh đủ Ngũ Hành.

Lực Đại Tạo không hề dừng lại, sự giao hợp Âm- Dương liên tục thì giai đoạn hình thành Lạc Thư rất dài. Sự sống Đơn bào đã có cho đến lúc Địa-cầu đủ Ngũ Hành. Lạc Thư hoàn chỉnh thì Cơ Sanh-hóa Bát Hồn lẽ dĩ nhiên hình thành theo.

Page 57: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

57

Nhiều Thuyết dựa vào khảo cổ…, dựa vào Thần học cho rằng Địa-cầu ở Thượng Ngươn đã có Cơ Sanh-hóa rất sớm. Con người hình thú, biết đi bằng hai chân, sử dụng hai tay để hái lượm. Cho đến ngàn năm sau Trời mới chiếc thân Nguyên nhân xuống thế. Có lẽ vậy mà 6 ngàn năm sau ngày 15 tháng 2 là lúc Địa-cầu đã hoàn chỉnh lâu rồi.

Nguyên căn xuống thế, Trời sai lập Nhất Kỳ khai hóa và sai Thiên Sứ hạ phàm để hỗ trợ Cơ Sanh-hóa. Trong số đó có Nguyên căn.

Căn cứ theo tục truyền và Thần học, nhiều dữ kiện khác cho ta có thể kết luận : Đức LẠC-LONG-QUÂN và Mẹ ÂU CƠ đã lãnh lệnh Tạo Hóa khai sanh nhân

loại cho Địa-cầu . Đức Lạc-Long-Quân sau đó đi tu và đắc đạo, Phật danh là DI LẶC, vừa là Cha nhân loại, vừa là Giáo Chủ Địa-cầu.

Hôm nay khi mà Địa-cầu đã qua Trung Ngươn rồi Hạ Ngươn và đang vào Thượng Ngươn mới thì Phật Cha Di Lặc trở lại dẫn độ giống dòng tại Tam Kỳ Đại Đạo. Vậy có thể từ Thượng Ngươn đầu là Ngươn Tạo Hóa cho đến mãi các Thượng Ngươn sau này (Ngươn Tái Tạo) Đức Di Lặc đều xuất thế.

Xét nếu đã là Phật, là Giáo Chủ thì sự hằng hữu ở Địa-cầu tại mỗi thời điểm đâu đợi đến Ngươn Thượng trở lại mới trở về !

Trong lịch sử Việt Nam có ghi do tục truyền : “Đức Quốc Phụ LẠC-LONG-QUÂN lấy Mẹ ÂU CƠ sanh cái bọc –Bọc nở 100 con….”

Số tổng của Bát Quái Đồ Thiên là : 45 = 1+2+3+4+5+6+7+8+9. Số tổng của Bát Quái Hậu Thiên là : 55 = 1+2+3+4+15+6+7+8+9 Lấy 45+55 = 100. Số 100 là nói Càn Khôn giao hợp đó. Cơ Sanh-hóa Địa-cầu chỉ có khi mà Hà Lạc đạt trọn vẹn đỉnh cao của sự giao

hòa hoàn hảo như vậy. Nay sự sanh nở của Thiên Sứ Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ ở giữa Thượng

Ngươn, dùng con số 100 của Hà Lạc Đất Trời mà ký lập thành tục truyền, nhắc lại cho nhơn loại cái Gốc Nguồn nhất điểm chung của nhơn loại là có thật sự và Cha Lạc Long Quân hiện hữu chính là nguồn vui của con người.

Đó là DI LẶC PHẬT VƯƠNG đó. Chúng ta sẽ triển khai vấn đề này sau.

F- ĐỊA CẦU BỊ BẺ GÃY CÂN BẰNG Như trên đã nói : Quả Càn Khôn có sự cân bằng của Quả Càn Khôn. Thiên-Hà, Thái Dương Hệ, từng đơn vị Hành-tinh đều có thông số cân bằng

riêng của nó. Có cân bằng thì mới có ổn định trên dưới, trong ngoài, nặng nhẹ, trước sau. Trên Đầu Trục không đảo lộn xuống dưới.

Địa-cầu cũng vậy, Bắc Cực hướng lên. Lấy con số lập thành Ma Phương 3 thông số : Bắc + Nam + Giữa = 30 . Ma Phương 3 số tổng là 30.

Trong mỗi Thái Dương Hệ, mỗi Hành-tinh đều có cá thể một Lạc Thư có thông số cân bằng chung cho Thái Dương Hệ.

Page 58: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

58

Vì sự biến đổi vô hình này giữ chúng cân bằng trong môi trường Thái Dương Hệ, không thể tách rời, khó ly tâm ngoại trừ trường hợp như thông số cân bằng của Địa-cầu bị loài người làm tiêu diệt như sau :

- Con người lập thành nền công nghiệp khai thác khoáng sản nhiều đời nay, đem hóa khí.

- Sang bằng đồi núi. - Xây dựng tập trung. Vật chất bị mất một khối lượng lớn hấp lực cân bằng trong Ma Phương. Thái Dương Hệ bị gãy, dẫn đến Ma Phương cân bằng Địa-cầu bị gãy. Trục Bắc Nam bị lệch, Địa-cầu nhào đầu, lệch quỹ đạo ly tâm. Địa-cầu vừa chuyển hóa tái tạo, vừa thăng lên cao hơn quỹ đạo cũ với vòng quỹ

đạo cũ, mới đồng nhau về chiều dài và châu vi mà khác nhau về mặt phẳng. Nếu đã lệch quỹ đạo là cơ hội để Địa-cầu tự do trong vũ trụ thành Sao Chổi.

Nhưng Địa-cầu ra Chơn Không chẳng đặng vì bị các Hành-tinh trong Thái Dương Hệ giữ lại.

Đức Thượng Đế dạy : “ Quả Địa-cầu 68 của các con tiến lên 67. Mừng thay chúng sanh trỗi thăng

một cấp…” Quả Địa-cầu 67 nằm trong Nam Thiện Bộ Châu thuộc Thái Dương Hệ khác xa

Thái Dương Hệ ta đến hàng nhiều tỷ cây số. Và từ lâu Địa-cầu 67 ở vị trí cao hơn Địa-cầu ta một bực so với mặt bằng không gian.

Nay quả Địa-cầu của nhơn loại bị con người phá hoại, nó mất cân bằng, nhẹ hơn nên thăng ra, thăng lên khỏi chỗ cũ, khỏi mặt bằng cũ mà tiến vào vị trí mới.

Vị trí mới này đồng mặt phẳng không gian với Địa-cầu 67 nên Thầy dạy 68 vào vị trí 67 là vậy.

Địa-cầu có đi khỏi Thái Dương Hệ xuất cảnh bao giờ đâu mà là Địa-cầu thăng lên phía trên Thái Dương (Mặt Trời) mà trục quay lệch đi.

Do thay đổi đường bay, thay đổi phương hướng, vị trí nên dẫn đến thành lập cấu trúc mới gây Thiên tai Địa chấn, Hồng thủy và thoát khí quyển. Chúng sanh vạn loại bị tiêu diệt gần hết!

Đây là Nguyên do Đức Thượng Đế và Khối Đại Linh Quang lâm phàm cứu thế hôm nay đó !

Tất cả tai họa khủng khiếp này do con người văn minh vật chất mà gây ra và máy Thiên cơ điện toán đã đưa kết quả chuyển thế hôm nay, ngay từ lúc Thái Cực khởi niệm Đại Tạo.

Nhắc lại lực đi song hành với lực về, có nghĩa là muốn đạt một kết quả thì phải có qui trình thực hiện. Lực đi là lập qui trình sinh hóa, lực về là kết quả biết rồi, hai pháp song hành, giá trị đồng cân bằng.

Kết quả của Toàn Đồ Thiên Quái, của từng Thiên-Hà, của từng Thái Dương Hệ, của từng đơn vị Hành-tinh, từng thời điểm không gian đều ở trong tay Đức Thượng Đế.

Page 59: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

59

Và chỉ có Đức Thượng Đế mới có năng lực đổi dời qui trình Thiên cơ đột xuất.

Cho nên cơ diệt thế hôm nay nếu chúng sanh biết đến Tạo Công Cha Trời mà hướng tâm cầu xin thì kiếp nạn không còn.

Ác thay nhân loại muốn : Muốn dùng sức mạnh qua Trời, …

Đáng thương mà cũng đáng cười, Vì lòng kiêu ngạo dể ngươi cao dày ! (Thánh Ngôn Thượng Đế)

Vị trí hai quả Địa-cầu 67 phải cùng mặt phẳng không gian và phải có khoảng cách đồng nhau với Trục Thái Cực.

Tại Nam Thiện Bộ Châu có 72 Địa Sát Tinh mang 72 điện từ khác nhau. Nay còn 71 Địa Sát. Địa Sát thứ 67 tăng từ lực, lớn mạnh gấp 2 . Điều trước tiên là Lá số Tử vi của Trần Đoàn Lão Tổ có sự biến động, còn 71

Địa Sát Tinh thay cho 72 cái như cũ. Và Địa Sát Tinh 67 hôm nay ở hai cung, chiếu vào một thứ điện từ ảnh hưởng

mạnh như một Trung Tinh. Một điều nữa là 108 (12+24+72) nay còn 107 nguyên tố, và nếu Tề Thiên có

sanh ra thời đại hôm nay thì chỉ còn 71 phép biến hóa mà thôi ! Nếu hai Hành-tinh cùng một mặt phẳng và cùng một khoảng cách với Trục Thái

Cực tất sẽ gặp nhau ở cùng một thời điểm nào đó. Không thể không tin vì có Thánh Ngôn Chư Phật bảo sẽ có 9 Hành-tinh đến Địa-

cầu ! Trời Phật kêu gọi chúng sanh trong Tam Giáo sớm lo tu để Đại Từ Phụ có cơ sở

cứu chúng sanh. Đây không phải là điều huyễn hoặc mà là một lẽ hẳn nhiên của Thiên văn Đồ Thiên Quái !

Nếu hai Thái Dương Hệ cùng một mặt phẳng, cùng cách đều Trục Thái Cực mà vận tốc đồng thì không gặp nhau.

Nếu vận tốc không đồng thì sẽ gặp nhau vì hiệu số vận tốc. Thái Dương Hệ của chúng sanh có 9 Hành-tinh và gần 100 Vệ-tinh. Thái Dương Hệ của Địa-cầu 67 xưa nay chắc chắn cũng có nhiều Hành-tinh và

Vệ-tinh. Sự gần nhau khiến các từ điển phát ra đã loạn động rồi, đừng nói đến chạm nhau,

nuốt nhau. Kết quả này theo thông số điện toán tại Tam Thanh Điện Vô Vi đã ứng hồi và

chính Đức Thái Cực Thánh Hoàng phát niệm chỉnh nguyên Đại Đạo. Chúng sanh sống vô thức, tách rời thiên nhiên, phá hoại thiên nhiên, tưởng vậy

là văn minh và phát triển. Không ngờ sự thiếu hiểu biết thiên nhiên dẫn đến kết quả diệt thế hôm nay. Ôi chúng sanh !

Page 60: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

III- NGŨ HÀNH SANH HÓA (Bài 11)

Vạn hữu trùng trùng được sanh ra trong Càn Khôn. Trên các Hành-tinh từ thể Có đến thể hữu tướng vô tướng đều do năng động lực cơ bản là Ngũ Hành.

Đặc tính của 5 nhóm nguyên tố này không ngừng nghỉ, êm đềm như tờ mà vô vàn sanh hóa.

Từ cõi Tam Thanh trở lên là Chơn Như vô tướng, Ngũ Hành không có ảnh hưởng mà tự nhiên Đạo chuyển.

Bảng liệt kê dưới đây nắm cơ bản của Cơ Sanh hóa từ Ngũ Hành.

5 HÀNH KIM MỘC THỔ THỦY HỎA

Mùa Thu Xuân Tứ quí Đông Hạ Sắc Trắng Xanh Vàng Đen Đỏ Hướng Tây Đông Tr.Ương Bắc Nam Ngũ vị Cay Chua Ngọt Mặn Đắng Ngũ tạng Phế Gan Tỳ vị Thận Tim Ngũ giới Trộm Đạo Cấm sát Vọng ngữ Tà dâm Tửu nhục Ngũ Đức Lễ Nhân Tín Trí Nghĩa Long Ngũ môn

Ý môn Tỷ môn Thiệt môn Nhĩ môn Nhãn môn

Con người mượn các từ Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử (tuyệt) để xác định cường

độ Ngũ Hành (như thước đo vậy) đó như sau :

Th.1-2 Mùa Xuân Mộc vượng Hỏa tướng Thủy hưu Kim tù Thổ tử Th.4-5 Mùa Hạ Hỏa vượng Thổ tướng Mộc hưu Thủy tù Kim tử Th. 7-8 Mùa Thu Kim vượng Thủy tướng Thổ hưu Hỏa tù Mộc tử Th.10-11 Mùa Đông Thủy vượng Mộc tướng Kim hưu Thổ tù Hỏa tử Th.3,6, 9,12

Thổ vượng Kim tướng Hỏa hưu Mộc tù Thủy tử

Tại Địa-cầu, Lạc Thư có sanh, có khắc. Âm-Dương lẫn trộn vào nhau. Chỉ có Đạo Trung Hòa. Không Thuần Âm- Thuần Dương nên không có cái gì là

tuyệt đối. Thế nên vạn sự trên Địa-cầu đổi dời chớp mắt, không có gì là ổn định. Sanh rồi diệt, diệt rồi sanh. Cái tuần hoàn này đến Thái Tử Tất Đạt Đa còn phải ngán, trốn tuốt. Ta cũng vậy !!...

Page 61: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

IV- LẠC THƠ QUÁI ĐỒ SANH (Bài 12)

LẠC THƠ LỤC THẬP TỨ QUÁI ĐỒ

Địa-cầu không ngừng lăn quay chuyển động. Một vòng quanh chính nó là một ngày 12 giờ, từ Tý tới Hợi . Từ Càn- Khảm- Cấn- Chấn đến Tốn, Ly, rồi đến Đoài là xong một ngày. Chu kỳ liên tục lập lại, chồng lên chính nó . 8 Quái trước vừa xong, 8 Quái sau chồng lên nên sự sanh hóa ra Thập Tứ Quái

Đồ (8 x 8 = 64) và 64 Quái Đồ quét lên chính nó thành 64 x 64 = 4.096 Quái lại sanh tiếp, bút mực không thể tả.

Nay ta chỉ xét ở 8 x 8 = 64 Quái cơ bản mà thôi. Một chu kỳ vừa qua là :

Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài

Chu kỳ thứ 2 : Càn làm qua 1 vòng.

Khảm quét qua 1 vòng thành ra:

Cấn quét qua 1 vòng thành ra :

Chấn lập tức quét qua 1 vòng liền hóa sanh:

Tốn lướt trên 8 quái mà giao sanh :

Page 62: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

62

Cũng như vậy Ly cung giao nhanh ta có :

Trước quay sau dzính liền Khôn phải quét theo cho ra :

Địa cầu quay lăn tròn Đoài cung chạy lên mà có :

3- CÂN BẰNG ĐẠI ĐẠO 40 = 1+2+3+4+6+7+8+9 96 56 = 7 Đoài x 8 cung

Đoài đối Chấn : 3 x 8 +40 = 64 .

Tổng 2 cung đối Đoài- Chấn : 96 +64 = 160

Ma Phương cân bằng khi biến ra 64 Quái có tổng số là :

. 160 +5 nếu Hà Đồ, . 160+15 nếu là Lạc Thơ.

Nếu muốn cơ tán vạn thù nhanh thì nhân cấp số ! Đạo chậm thì cộng đồng vào ! Diệt Đạo thì chiết đồng ra ! Người lòn vào Đạo mà Hóa gọi là « Nhơn năng hoằng Đạo ».

Page 63: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

CƯỢNG VẼ ĐỊA CẦU NHẤT BỔN TÁN VẠN HỮU

Page 64: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

Xem các tư liệu Dịch Lý ta gặp như vầy : (T : Thuần) Trên Dưới

Khôn 8

Cấn 7

Khảm 6

Tốn 5

Chấn 4

Ly 3

Đoài 2

Kiền 1

Khôn 8

Thuần Khôn 88

Bác 78

Tỷ 68

Quan 58

Dự 48

Tấn 38

Tụy 28

Bĩ 18

Cấn 7

Khiêm 87

T. Cấn 77

Kiển 67

Tiệm 57

Tiểu quá 47

Lữ 37

Hàn 27

Độn 17

Khảm 6

Sư 86

Mông 76

T.Khảm 66

Hoán 56

Giải 46

Vị tế 36

Khốn 26

Tụng 16

Tốn 5

Thăng 85

Cổ 75

Tỉnh 65

T.Tốn 55

45

Đỉnh 35

25

Cấu 15

Chấn 4

Phục 84

Di 74

Truân 64

Ích 54

T.Chấn 44

Phệ hạp 34

Tùy 24

Vô vọng 14

Ly 3

Minh Di 83

Bí 73

Ký tế 63

Giai nhân 53

Phong 43

T.Ly 33

Cách 23

Đồng nhân 13

Đoài 2

Lâm 82

Tổn 72

Tiết 62

Trung phu 52

Qui Muội 42

Khuê 32

T.Đoài 22

Lý 12

Kiền 1

Thái 81

Đại Súc 71

Nhu 61

Tiểu súc 51

Đại tráng 41

Đại hữu 31

Quyết 21

T.Kiền 11

Trước ta thấy : Đổi vị trí của Bát cung. Lấy số học gán cho có thứ tự như trên. Cuối cùng cho Bát cung trùng quay để có 64 cung mang thứ tự từ 11 (Kiền cung) , 12 (Lý), 13 …và cuối cùng cung Khôn 88 !

Page 65: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

65

Trong cách sắp xếp này cho kết quả nếu tổng cập (đôi) cung lại có số tổng 99 như :

88+11 (Khôn+Kiền) = 99 = 78+21 = 85+14 = 86+13 = 87+12 = 99 68+31 = 58+41 = 48+51 = 38+61 = 28+71 = 18+81 = 99 87+12 = 77+22 = 67+32 = 57+42 = 47+52 = 37+62 = 99 ..vân…vân…

Người ta kết luận : « Cửu Cửu (99) Càn Khôn dĩ định » và coi đây là Biệt số (Khác biệt – đặc biệt).

Ta nên nhớ rằng : Văn tự + Ngôn từ + ký hiệu Quái Đồ + con số là phương tiện để diễn lập thứ tự tự nhiên của qui trình Đại Đạo, gọi chung là qui trình Đạo lý.

Trong phương tiện này số học là phương tiện đúng chân xác nhất. Số học thì đa phương cho ra nhiều phép tính kỳ diệu. Toán số chỉ đúng khi nó được chiết tính ra từ qui trình Đại Đạo. Đổi dời vị trí Đồ Thư áp cho Đồ Thư con số để có kết quả mà ta hướng đến. Làm vậy sợ không theo đúng Đạo lý.

Trong Đạo lý tại Ma Phương có tổng là 15 thì do : Thiên Nhất sanh Thủy : Đại lục thành chi. ………… …………. Con số ở đây theo sát qui trình. Và con số ở

đây như do Đạo sinh ra vậy nên Ma Phương tổng số 15. Chỗ cân bằng Trời Đất ta bị Tạo Hóa buộc chấp nhận, ta không sáng tạo gì trong

đó. Người học Dịch lý nên chú ý điều này. Ở đây tôi chỉ theo mà diễn lập Đạo lý, không bình Quái Dịch vì Hào Quẻ là

cượng dùng cái Có giả lập mà tả cái Không hình Tạo Hóa.

Học Dịch ta nên nhớ rằng không phải chữ Thập quay mà có tượng hình chữ Vạn,

kết nối 4 khúc gãy của chữ Vạn ta thành Bát Quái. Nên nhớ rằng tất cả đều mượn hình để tả vật Không mà Có- Có mà Không.

Thậm chí Có trước Trời Đất vạn loại kia mà ! Khi quay là toàn thể khối Tiên Thiên Khí đồng quay cuộn vào như một bầu tròn

có đường kính 10 muôn 8 ngàn dặm, có Trục Không nằm hơi nghiêng. Khí Tiên Thiên bọc từ ống Trục ra tới ngoài là 10.800 dặm.

Một Trục đứng lăn tròn đều, cao thậm thà thậm thượt khí bọc quanh sâu theo Trục, tượng hình Trục : nét sổ xuống là Dương, nét ngang là Âm.

Đó là tượng hình chữ Thập .

Page 66: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

66

Ta thử dùng thau bột lỏng sền sệt, dùng mũi khoan điện cho khoan chạy, bột khí văng ra chung quanh chạy thành vòng quanh mũi khoan, trong nháy mắt thấy mũi khoan chạy không, một ống không rộng ra.

Do đây ta hình dung được hiện tượng Đầu Thư tạo thành Càn Khôn ..vân vân… Chữ Thập và Bát Quái Đồ, khái niệm Thiên Địa không bị lệch lạc. Lấy hình tượng Quái Hào gán ghép vào hình tượng vật chất rồi thêu dệt có phải

sai ly một ly, xa Thiên lý … Thật vậy ! Khi xét Quái Hào chớ nên xa lìa Âm-Dương, Ngũ Hành. Đây là cái Gốc sanh

hóa của Càn Khôn. Tìm xem trong Quẻ bao nhiêu Âm, bao nhiêu Dương. Dương ở trên hay Âm ở trên. Dựa vào Ngũ Hành dùng Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử mà toán thiện ác, tri cơ sanh hóa mà hỗ trợ.

Nay ta trực tiếp theo Tạo Hóa học Đạo, luyện Đạo trực truyền của Thầy nên dẹp bớt ý kiến của cổ nhân. Nếu còn mơ hồ, dùng Tánh Mạng thông công Trời Đất ghi lại cho hậu thế ngắn gọn, trực chỉ, không vòng quanh, không lệ thuộc nhiều tri thức nhân gian mà giới hạn toàn giác về Đại Đạo.

Không áp đặt Đạo lý vào vạn hữu vì vạn hữu là sản phẩm của Đạo, ở trong hữu sanh, hữu diệt.

Tuổi thọ nhân sanh chỉ đủ để hiểu cơ bản chỗ vô sanh, vô diệt mà thi công sợ không kịp, chớ hoang phí thời gian tuổi tác.

Ta dùng phương tiện cây bút để dời một ký tự Quái Đồ trong tờ giấy, ta tuyệt nhiên không dời được Hành-tinh, hay Thái Dương, Thái Âm ra khỏi vị trí nó được.

Trong Quả Càn Khôn, mỗi mỗi đều có vị trí quỹ đạo riêng, không gian riêng từng đơn vị mà chung cho một tập thể.

Đạo sanh như muôn sóng nối tiếp to nhỏ chạy vào bờ rồi mất cái sóng trước, sóng sau lại ập vào, mãi mãi như vậy, sức đâu mà tỏ vẽ muôn sóng đó.

Muôn sóng nó có thể là nước, muôn niệm có thể là Tâm. Chấp nước, chấp Tâm là ở trong Âm-Dương sanh diệt đó.

Càn Khôn Đại Đạo xem đồ sộ mênh mông…Vậy mà cũng do Một Lý, Một Khí sanh ra Một Ngôi Độc Tôn làm Chủ. Cho nên trên dưới đều do một nguyên lý không có sai khác, chỉ có thanh trược phân cao thấp mà thôi. Thế nên ta nớ một điều : Trời-Đất-Người, muôn vật sanh từ Một Lý, Một Khí nên giống nhau chẳng khác.

Mọi thứ giống nhau về Khí nên Thầy dùng Âm-Dương mà điều khiển chỉ vị ấy. Khắp chốn Càn Khôn, nếu mọi thứ tự khác nhau thì Âm-dương không thể vận hành được.

Hậu Thiên Quái Đồ và tiên Thiên Quái Đồ là Lý-Khí đồng nhất, bản thể không sái khác. Không hề khác nhau. Không có khái niệm Tiên Hậu Đồ.

Chạy quanh Trục Thái Cực Ngân Hà nhận 3 lực (3 Bát Quái) : Nhẹ thăng ra ngoài lên trên Nặng trầm xuống và bị hút vào trong

Page 67: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

BẢNG LỤC THẬP TỨ QUÁI ĐỒ

Page 68: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

Đĩa Thiên Hà nhận 4 lực (4 Bát Quái) :

Gồm 3 lực Ngân Hà+ 1 lực xoáy tròn (vừa xoáy tròn quanh vừa dịch chuyển tới. Thái Dương Hệ -Hành tinh-Vệ tinh cơ bản cũng có 4 lực như đĩa Thiên Hà , có

nghĩa là có 4 Bát Quái cân bằng đồng hành tuần hoàn trung hòa. Có một số Hành tinh, một số Vệ tinh chỉ có một lực chạy quanh đường quỹ đạo, không có lực xoáy toàn thân. Đấy là Bát Quái chưa tách ra đủ thể, còn ở Hành tinh gốc với 3 lực cơ bản.

Đọc tên Quái : -61 : Thiên Thủy Tụng

-68 : Sơn Phong Cổ -28 : Địa Sơn Khiêm

Page 69: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

V- QUẺ ĐỐI (Bài 13) Ta có các tình huống giá trị của Âm-Dương. Cái Đối trước tiên là Âm đối Dương. Đối này nó có từng mức độ khác nhau. Hào Quái là ký hiệu để ghi lại các giá trị Đối đó. Âm-Dương sanh ra Đại Đạo bằng hai đường. Đạo sanh, đó là Nhất bổn ra Vạn hữu. Đạo hườn, đó là từ Vạn hữu trở lại điểm đầu gọi là Vạn hữu quy nhất. Hào Quái ghi chép lại hai qui trình này, có sự hỗ trợ bằng con số như sau đây :

(Xét Đối, nhớ lấy Âm-Dương làm gốc).

( ) Nếu ghi như vậy là Càn đối ( ) Khôn

với giá trị Càn trên, Khôn dưới, đồng năng lượng.

, còn đây là Khôn trên mà Càn dưới.

Dương thạnh tắc sanh, Âm thạnh tắc tử (qui tắc này xác định giá trị sanh diệt)

Hào

Thiên Đại Bĩ (Dương thắng Âm) Bĩ đối Thái

Quái Địa Thiên Thái (Âm thắng Dương)

Đối từng đơn vị Hào đến tổng hình một Quái (Toàn đối) Quẻ Khảm Quẻ Ly

Thủy Hỏa ký tế (Dương thắng Âm)

Ký tế đối Vị tế

Hỏa Thủy vị tế (Âm thắng Dương) Toàn đối

Page 70: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

70

Dương từ dưới lớn lên dần mới Phục Lâm Thái Đại.Tráng Quải Kiền sanh ra (Đối nhóm không toàn đối)

Dương có trước mất đi phục lại Bác Quan Bĩ Độn Cấu Khôn

A- KHÁI QUÁT ĐỐI

Trên cao đối với thấp : CAO đối với ĐÀI, CÀN đối với KHÔN, KHẢM đối với LY, ĐOÀI đối với CHẤN …và ngược lại.

Đối và Khắc là hai khái niệm giống nhau. . Bắc Đế Cưu Lưu Châu đối Xích Đế Nam Thiện Bộ Châu. .Thanh Đế Đông Thắng Thần Châu đối Bạch Đế Tây Ngưu Hóa Châu. .Tâm tâm đối Huỳnh Lão Trung Ương Mồ Kỷ Thổ. .Đối ở Bát Quái Đồ Thiên Quả Càn Khôn là hóa sanh. .Đối ở Lạc Thư Hậu Thiên trong Nam Thiện Bộ Châu tại Thất Thập Nhị Địa :

Đối là khắc diệt. - Sai lầm của Hậu học khi nhận định Hình đồ và Quái sau đây là Thái Cực.

Đây là Hình đồ cung Khảm và cung Ly.

Khảm- Ly đã hình thành và đủ khả năng giao hợp để sanh Chấn- Đoài. Đây là đã vào sâu trong « Có » rồi mà gọi là Thái Cực thì rõ là lầm vì chưa

hiểu Đạo vậy. Thái Cực là Ngôi do Thanh Âm, Thanh Dương thoát ra từ Tiên Thiên Khí ở trên

Đầu Trục quay. Chí Dương, Chí Âm giao hợp mới có nhất điểm Trung Hòa rực rỡ Càn Khôn.

Thái Cực ở ngoài Đạo, trên tất cả và vô hình, vô tướng không không cho chí đến « Không Không », là chỗ dứt bặt mọi hiện tượng sắc tướng, ở ngoài mọi thứ ngôn ngữ Tam Giới, chữ viết của Tam Giới.

Trong Không mà diệu huyền Đạo tạo Càn Khôn, Cha Vạn hữu, điểm đầu của Đại Đạo.

Khi sanh ra Ngôi Thái Cực là Đạo ở giai đoạn cải hóa Khí Tiên Thiên thành hai thể Âm và Dương, và tách ra được một nguồn Âm-Dương ở thể khí vô hình hữu

Page 71: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

71

tướng. Khí này vì quá nhẹ (Thanh Dương, Thanh Âm) nên thăng vọt lên trên ở cao, ở ngoài « công trình Tạo Hóa đang thi công ».

Âm Dương thanh nhẹ này mới giao hợp ứng hóa ra một vòng quang minh vòi vọi bao la và giữa vòng quang minh đó có một khối hào quang phát ra trùng trùng võ trụ kèm theo tiếng nổ, Ngôi Thái Cực đã được khai sinh.

Cho đến bây giờ dầu cho Chư Phật cũng không rõ được « Tướng thể » của Thái Cực vì Thái Cực vô tướng.

Trong Càn Khôn Đại Đạo, tại thời điểm này chưa Đấng Thiêng Liêng nào có hiểu được cho dầu ở khái niệm về Đức Thái Cực.

Chỉ thấy trong Càn Khôn vô lượng Chư Phật đồng đẳng Đại Thiên Tôn.

Ngôi Thái Cực là điểm đầu duy nhất không có hai : Là Chủ, là Cha, là Thầy sanh ra Càn Khôn vạn loại. Không có gì trong Càn Khôn mà không phải do từ Thái Cực sanh ra. Sẵn đây hãy đọc thầm bài « Ngọc Hoàng Bửu Cáo » thì sẽ nhiếp thụ được Ngôi Thái Cực ngay !

B- THÁI NHẤT VÔ HÌNH

Khi Thái Cực phát « Động niệm » là lúc gọi Thái Cực là « Thái Nhất ». Thái Nhất Diệu Hóa Tam Thanh. Mà Tam Thanh là Âm- Dương và Trung Hòa Tử. Đạo Trung Hòa đã có từ đầu

nguồn của Tạo Hóa. Đạo Trung Hòa không phải của nhân loại chế tác mà là của Tạo Hóa đó.

Khi Trung Hòa Âm- Dương mới sanh Khảm- Ly. Cượng vẽ Thái Cực :

THÁI NHẤT VÔ HÌNH Thái Nhất : Vô hình vô tướng có Một không Hai (nhưng tìm Một cũng không

có).

Page 72: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

72

Nguyên tố Trung Hòa tại vị trí Tam Thanh, làm chủ của Âm- Dương, ức chế và kiểm soát qui trình giao hợp Âm- Dương.

Đây cho ta kết luận chắc chắn Trung Hòa là làm chủ thật sự đó. Ta đóng khung phần nhắc nhở, giờ trở lại Quái Hào để hiểu thêm các đặc tính cơ

bản ở Bát Quái.

Càn đối Khôn Khảm đối Ly ………………………………………

Chấn đối Cấn Đoài đối Tốn Đây là hình tượng của Quẻ Đối, còn Âm- Dương đối xứng là Càn đối Khôn,

Khảm đối Ly, Chấn đối Đoài, Cấn đối Tốn. Con người lợi dụng Đạo sanh Quái dịch mà hình thành trận đồ diệt với nhau. Cổ nhân không chủ trương lập trận đồ để cứu khổ chúng sanh trong khi có khả

năng thực hiện được.

Bát Quái khi hóa ra 64 Quái, tuy rườm rà nhưng cũng chỉ mang vóc dáng của 8 Quẻ gốc như :

*Quẻ Thái Quẻ Phục mang vóc hình của Chấn cung

Đảo ngược lại Quẻ Thái ra quẻ Bĩ , Quẻ Phục ra Quẻ Bác có hình vóc của cung Cấn .

*Quẻ Di Quẻ Trung Phu , có hình dáng Quẻ Ly Hai Quẻ gốc đối như :

Càn đối Khôn , khi chồng Quẻ ta có :

Page 73: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

73

Nay lấy Quẻ gốc Càn Khôn mà xét nhiều mặt để thấy rõ Dịch (là xa Bổn nguyên) đến với vạn hữu : Sanh- Diệt song hành. Dịch không có hườn sanh (thuận theo Dịch mà xét). + Càn ≠ Khôn : Âm khắc Dương- Dương khắc Âm, sanh Khảm.

Hai Quẻ Bĩ -Thái tương đối trung hòa Âm Dương :

Page 74: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

74

Trong quẻ Tụng và quẻ Minh Di : Nếu lấy Càn Khôn phối trộn ta có quẻ Thái, quẻ Bĩ. Nếu lấy Khảm Ly phối trộn ta có Vị tế hoặc Ký tế.

Tụng và Minh Di tính Âm-Dương đối. Tìm Lý của Dịch tức là đi tìm phản ứng hóa chất của 108 nguyên tố khi chúng ở

dạng Đơn tố-Hợp tố, các giai đoạn phối trộn. Từ trên đã nói Ngũ Hành là các nguyên tố được phân chất ra 108 nguyên tố được

phân bố trong Ngũ Hành. Từ đây có thể nói rằng đi tìm Dịch biến chính là thực hiện qui trình lý hóa rồi

vậy. Chính vì nguyên lý này nên Dịch lý Đại Đạo không đi sâu ra vạn hữu. Dịch lý Đại Đạo cũng không đề cập nhiều về Hườn Đạo vì nó đã, đang ở trong

các môn học, ngành học của con người. Người xưa định Hào có 6 vạn hữu thoáng từ truyện …định hình tính chất mà gọi

tên Minh Giải theo chiều sanh hóa, ngày ngày lớn rộng không chỗ ngừng, không lối về.

Động là Dịch, mà Dịch động thì xa Bổn nguyên, dẫn đến chỗ dầu lấy da trời làm giấy, nước Biển Đông làm mực cũng không tả hết Dịch sanh là vậy!

Trong Cao Đài Đại Đạo, vạn hữu Pháp sanh- Diệu Tánh Thái Cực là vô sanh, vô

Pháp Giới. Ngoại Càn Khôn Chơn Như Tánh Hải, Hư Vô tịch diệt là tiêu điểm người Chiếu Minh tu luyện.

Ta thấy 64 Quẻ có 32 cặp Đối : Lấy Dương phía trên làm gốc, giá trị Đối đó tăng dần hoặc giảm dần do chừng

mực trung hòa Âm-Dương mà thôi. Âm-Dương sanh hóa theo qui tắc Trung Hòa, vạn hữu dầu to nhỏ tế vi, vô hình

đi nữa cũng do Âm- Dương. Hai lực vô hình hữu tướng này ở khắp chốn cùng nơi trong Trời Đất, ai cũng

cảm nhận được hết. Còn các Quẻ, mỗi Quẻ là một qui tắc của Âm-Dương mà ra. Qui tắc thì vô hình vô tướng đầy cứng trong Hư Không và từ đó sanh ra hữu

tướng hữu hình ngổn ngang trong Tam Cõi. Khi vũ trụ Càn Khôn đã hoàn mỹ vẹn toàn thì các Pháp qui tắc theo nó hiện hữu

vô hình trong không gian. Khi bỏ vô minh, con người mới thấy được, phát hiện và ứng dụng phục vụ cuộc

sống. Các Pháp cũ lâu đời bền tốt nằm đầy ấp trong không gian. Không có Đại Đạo mới. Không có Cao Đài mới mà chỉ có Cao Đài cũ, qui tắc cũ. Nói mới là gạt người quá đáng rồi đó!

Page 75: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

VI- CÂN BẰNG TRONG ĐẠI ĐẠO (Bài 14) Trước tiên ở Quả Càn Khôn có bộ máy Thiên cơ được bày bố, mượn con số của

nó để nói lên luật cân bằng Tạo Hóa trong Bát Quái Đồ Thiên. Cộng các đường thẳng của Quả Càn Khôn ta có con số 15. Mặc dù trong lòng Quả Càn Khôn là một tập hợp hàng tỷ Hành-tinh (như một ổ

mối) và Đạo đã đạt đến một thông số cân bằng chặt chẽ như vậy. Ấy vậy mà vẫn không tránh khỏi những hiện tượng đột biến Thiên cơ. Chỉ cần

bất ổn một nơi trong Càn Khôn thì dẫn tới không ổn định chung cho Thiên cơ. Trong một không gian bao la vô cùng đã hình thành một Quả Càn Khôn lăn tròn

và dịch chuyển như một con thuyền không bến đỗ. Luật cân bằng giúp cho Quả Càn Khôn không bị “rã rời” thành cát bụi. Luật cân

bằng này sanh từ Âm-Dương. Như thế Đạo cân bằng, hiện hữu tất yếu ở vạn loại đều có. Ở Quả Càn Khôn có tổng các số là 45 = 1+2+3+4+5+6+7+8+9

Hậu quả do con người làm mất cân bằng của Địa-cầu, dẫn đến cơ tận diệt chúng sanh hôm nay, làm cho Địa-cầu biến động thay đổi toàn cấu trúc hấp lực chung của Thái Dương Hệ.

Do nhân loại sống mà quên Địa-mẫu, quên mình là phần tử biến đổi chặt chẽ trong Quả Càn Khôn.

Dầu hôm nay Địa-cầu đã lệch Trục quay nhưng Bắc-cực vẫn còn hướng lên.

Và Đức Thái Cực đã phát niệm cứu khổ, tái tạo lại Địa-cầu cứu chúng sanh, để Địa-cầu chuyển hóa tái tạo ôn hòa, ít tác hại, đồng thời tiến chậm (thăng lên) trên Mặt Trời, vào quỹ đạo mới, mặt bằng mới.

Mặt phẳng này vẫn nằm trong Nam Thiện Bộ Châu và đã có một Hành- tinh 67 có sự sống hữu hình như chúng sanh Địa-cầu.

Page 76: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy

76

Như vậy Địa-cầu chúng ta khi trở thành Địa-cầu 67 sẽ cùng với Địa-cầu 67 (có trước), như anh em song sinh phát từ trường gấp đôi.

Vậy Hành-tinh nào của Thái Dương Hệ sẽ tiến vào vị trí của Địa-cầu (68) trước đây để được lãnh bằng sanh hóa 68 ?

Trong Tam-Cõi, Hành-tinh thăng lên, đổi mới cư trú, có lẽ là chuyện thường trong Đại Đạo, vì mỗi Hành-tinh cũng có đủ Ngũ Hành như vạn vật vậy.

Có khi tập hợp 12 Hành-tinh thành một nhóm đủ Ngũ Hành và cùng phát ra một từ trường hợp nhất trong cấu trúc chung toàn Đại Đạo.

Hiện tượng Thiên văn này có lẽ cổ kim duy chỉ có Hi Di Trần Đoàn rõ hơn hết.

Khi Càn Khôn có tín hiệu Thiên cơ thì chỉ có Đức Thái Cực mới sửa lập trình vận chuyển bảo tồn Cơ Sanh hóa.

Duy chỉ có Đức Thái Cực là Chủ Đại Đạo mới có Đức Đại Tạo này nên Đấng Thiêng Liêng Tối cao luôn là điểm tựa cho Tam Cõi.

Ở một Quốc gia mà mất cân bằng, các Bộ Ngành suy sụp, Quốc gia suy thoái. Ở một Cơ thân con người mà mất cân bằng, nhất là suy thoái Dương Khí là anh

em với nạn tai, bà con với Địa ngục và thường trú trong Địa ngục, không lìa Lục Đạo !

Page 77: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy
Page 78: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy
Page 79: DỊCH LÝ ĐẠI ĐẠO Phần 1 -Chương 1, 2, 3antruong.free.fr/Dich-ly-cao-dai-CM-1.pdf · II- TIÊN THIÊN KHÍ ... Dầu cho Chư Phật cũng không thấu rõ Đạo Thầy