Đề tài nghiên cứu khoa học

19
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài:Nghiên cứu về di tích lễ hội chùa TÂY PHƯƠNG MỞ ĐẦU 1,Lý do chọn đề tài ễ hội là một nét đẹp văn hóa đa dạng nhất của nền văn hóa ngàn năm của Việt Nam ta,nó phản ảnh rõ nét nhất những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong một không gian cụ thể và là môi trường tốt nhất để lưu giữ những nét đẹp truyền thống mà ông cha ta từ xưa trao truyền lại và con cháu phải có nhiệm vụ bảo tồn ,phát huy,phát triển nó.Mỗi vùng quê Việt Nam thì đều có những nét văn hóa riêng biệt nhưng tựu chung lại đó chính là cái vẻ đẹp của con Lạc cháu Tiên,một bức tranh về con người về văn hóa tạo ra một bản sắc lễ hội Việt Nam đậm đà và phong phú. L Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. Ðồng thời đó là nơi người dân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần. Nó được xem như một phương tiện văn hóa đa năng diễn ra vào những thời điểm được lựa chọn ở các địa phương dựa trên cơ sở các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội có liên quan. Theo thống kê tháng 1/2013 của Cục Văn hóa thông tin cơ sở, Bộ Văn hóa - thể thao và du

Upload: nesteacup

Post on 11-Jul-2016

24 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Đề tài nghiên cứu khoa học

TRANSCRIPT

Page 1: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTên đề tài:Nghiên cứu về di tích lễ hội chùa TÂY PHƯƠNG

MỞ ĐẦU

1,Lý do chọn đề tài

ễ hội là một nét đẹp văn hóa đa dạng nhất của nền văn hóa ngàn năm của Việt Nam ta,nó phản ảnh rõ nét nhất những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong một không gian cụ thể và là môi trường tốt nhất để lưu giữ những nét đẹp

truyền thống mà ông cha ta từ xưa trao truyền lại và con cháu phải có nhiệm vụ bảo tồn ,phát huy,phát triển nó.Mỗi vùng quê Việt Nam thì đều có những nét văn hóa riêng biệt nhưng tựu chung lại đó chính là cái vẻ đẹp của con Lạc cháu Tiên,một bức tranh về con người về văn hóa tạo ra một bản sắc lễ hội Việt Nam đậm đà và phong phú.

L Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng

không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. Ðồng thời đó là nơi người dân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần. Nó được xem như một phương tiện văn hóa đa năng diễn ra vào những thời điểm được lựa chọn ở các địa phương dựa trên cơ sở các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội có liên quan. Theo thống kê tháng 1/2013 của Cục Văn hóa thông tin cơ sở, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, mỗi năm cả nước có khoảng 8.000 lễ hội, trong số này lễ hội dân gian truyền thống chiếm 80%, lễ hội tôn giáo gần 16% và trên 4% là lễ hội lịch sử cách mạng. Trung bình mỗi ngày nước ta có tới hơn 20 lễ hội. Đấy là chưa kể có lễ hội tổ chức một hai ngày trong năm, nhưng không ít lễ hội kéo dài cả tuần, cả tháng, thu hút hàng vạn người tham gia như hội chùa Hương, Yên Tử, lễ đền Bà chúa Kho, hội chùa Thầy, chùa Tây Phương.

Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.

Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Page 2: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí..

Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng hơn.

Trải dài lãnh thổ hình chữ, mỗi tỉnh thành, địa phương đều có cho mình những ngày lễ, ngày hội mang đặc trưng riêng cho vùng đất đó. Những lễ hội đó đều có nét đẹp riêng kiến khách thập phương nếu đã có dịp đến sẽ nhớ mãi và không bị trộn lẫn với các lễ hội khác.

Chùa Tây Phương còn có tên là Sùng phúc Tự không chỉ là biểu tượng của huyện Thạch Thất mà còn là một danh thắng của vùng Sơn Tây xưa.Tìm về chùa Tây Phương và lễ hội chùa Tây là chúng ta đi tìm chìa khóa để giải mã phần nào đó về con người và truyền thống nơi đây.

ghiên cứu về lễ hội chùa Tây phương của chúng tôi nhằm cho mọi người biết về ngôi chùa cổ kính này,biết được những di tích xưa và những phong tục ở nơi đây mà hàng trăm năm hàng ngàn năm qua những dấu tích ấy vẫn còn đọng lại

trong cuộc sống con người.Đây không chỉ là nơi dành cho những tín đồ về hành hương lễ Phật mà còn là nơi để du khách tham quan vãn cảnh chùa,thưởng ngoạn cái sự thanh tịnh nơi cảnh chùa cõi Phật để tâm hồn được thanh tịnh hơn sau khi rời chùa là một cuộc sống xô bồ hỗn tạp.Đồng thời qua đó phát huy được giá trị văn hóa và thắng cảnh của khu di tích lịch sử nổi tiếng này nhằm phục vụ nhu cầu tinh thần của người dân trong vùng và hoạt động du lịch nhằm phát triển kinh tế.

N

2,Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Chùa Tây Phương là một di tích kiên trúc nghệ thuật đặc sắc ở miền Bắc Việt Nam và đã được các nghiên cứu quan tâm.Quá trình này có thể chia thành các giai đoạn sau: - Giai đoạn trước năm 1960: + Năm 1959, học giả người Pháp là L. Bezacier công bố tập bản vẽ kiến kiến trúc “Những đạc họa về các kiến trúc cổ ở miền Bắc Việt Nam”,trong đó có một số bản vẽ chùa Tây Phương.

Page 3: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

+ Năm1959, Trần Thụ và Thanh Bình trong “Di tích lịch sử và thắng cảnh Sơn Tây” đã viết về chùa Tây Phương trong mục Di tích nghệ thuật kiến trúc tỉnh Sơn Tây.Ngoài ra,còn một số công trình nghiên cứu nhỏ lẻ khác.

- Giai đoạn từ năm 1960 đến nay:+ “Chùa Tây Phương, một công trình kiến trúc độc đáo” của Nguyễn Cao Luyện đã giới thiệu cho độc giả một cách khái quát về ngôi cổ tự này.+ Trong cuốn “Mỹ thuật của người Việt” của Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng đã đề cập hai nội dung: Kiến trúc và điêu khắc.+ Ấn phẩm “ Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội” viết dưới dạng địa chí văn hóa dân gian đã đặt chùa Tây Phương vào một trong tám công trình kiến trúc cổ đặc sắc của Hà Nội (cũ).

Ân phẩm “ Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội” viết dưới dạng địa chí văn hóa dân gian đã đặt chùa Tây Phương vào một trong tám công trình kiến trúc cổ đặc sắc của Hà Nội (cũ).+ Vũ Tam Lang trong “Kiến trúc cổ Việt Nam” đã giới thiệu trên các mặt lịch sử xây dựng, kết cấu kiến trúc với những điểm độc đáo của kiến trúc nghệ thuật điêu khắc.+ Tác giả Đặng Đức Siêu, Nguyễn Vinh Phúc, Phạm mai Hùng trong cuốn “ Việt Nam – di tích – danh thắng” đã dành một số trang giới thiệu về chùa Tây Phương. Ngoài tên gọi quen thuộc, chùa Tây Phương hay Sùng Phúc tự,các tác giả còn đươ ra tên gọi khác là Hoành Sơn Thiếu Lâm tự. Đây là điểm mới trong quá trình tìm hiểu về tên gọi chùa Tây Phương.+ Tác giả Hà Văn Tấn trong cuốn “Chùa Việt Nam” cho rằng: Chùa Tây Phương là một trong hai ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng vào thời Tây Sơn.+ “Từ điển di tích văn hóa Việt Nam” cho rằng chùa Tây Phương là một trung tâm Phật giáo Tịnh Độ tông có tiếng của vùng Thăng Long.+ Đề cập tới tượng Phật giáo thời Tây Sơn, tác giả Trần Lâm Biền trong cuốn “ Chùa Việt” cho rằng, hệ thống tượng tại chùa Tây Phương là những pho tượng điển hình của nền điêu khắc tượng tròn thế kỷ XIII…

3,Phương pháp nghiên cứu.Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng đến rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác

nhau trong các phương pháp nghiên cứu nói chung.Đó là bao gồm những phương pháp như:Phương pháp thực nghiệm,phương pháp quan sát,xử lý tài liệu trong quá trình thu thập được..Ngoài việc sử dụng tài liệu đã thu thập được và qua quá trình xử lý chọn lọc chúng tôi còn sử dụng các tài liệu trong quá trình đi thực nghiệm lễ hội vào ngày 6/3 âm lịch vừa qua và

Page 4: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

cũng được cung cấp thông tin của một số nguồn tin đáng tin cậy như khi hỏi về sự ra đời của chùa chúng tôi đã được sự dẫn giải nhiệt tình của cụ bà Nguyễn Thị Sen (88 tuổi) cụ bà đã là Vãi ở chùa được 23 năm và có biết một chút về tiểu sử của chùa qua quá trình tu và đi lễ.Được trực tiếp tham dự lễ hội của Chùa khiến chúng tôi có thêm cái nhìn mới,một cái nhìn sâu rộng hơn để hoàn thành đề tài được tốt hơn4,Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương,xã Thạch Xá Huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội.Phạm Vi nghiên cứu:Là toàn bộ không gian ,quang cảnh của chùa Tây Phương nghiên cứu qua các di tích di vật còn xót lại trong khung cảnh chùa nhu các văn bia,bộ tượng Phật,các dấu tích chùa.5,Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:

Nghiên cứu di tích lễ hội chùa tây phương qua khảo sát hiện trạng và các nguồn tài liệu có liên quan như truyền thuyết, thần tích và sinh hoạt văn hóa dân gian nhằm tìm hiểu và đánh giá giá trị văn hóa của di tích cũng như lễ hội của làng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển

Nhiệm vụ:

Tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu và chùa tây phương của các tác giả đã viết từ trước tới nay để kế thừa và giải quyết mục tiêu của đề tài.

Nghiên cứu chùa tây phương trong không gian văn hóa xã Thạch Xá.+ Tìm hiểu lịch sử xây dựng, quá trình trùng tu, tôn tạo di tích.+ Được hiểu về những sự kiện, nhân vật liên quan đến di tích

Xác định giá trị di tích trên hai phương diện: + Gía trị văn hóa vật thể thông qua các nội dung cơ bản như giá trị kiến trúc, điêu khắc và hệ thống di vật.

+ Gía trị văn hóa phi vật thể thông qua di tích lễ hội chùa tây phương và các sinh hoạt văn hóa – tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng của dân địa phương.

Đặt ngôi chùa tây phương trong mối tương quan với di tích phật giáo khác.

Page 5: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

Khảo sát thực nghiệm thông qua quá trình tham dự lễ hội trực tiếp,rút ra kết luận.

6,Bố cục của đề tàiNgoài những phần diễn thuyết,mục lục sách,tài liệu tham khảo thì đề tài gồm những phần chính sau:

Phần I:Giới thiệu chung về chùa Tây Phương

Phần II:Lễ hội chùa Tây phương

Phần II:Những giá trị văn hóa của lễ hội và Kết Luận

Page 6: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

Phần I: CHÙA TÂY PHƯƠNG

Chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự 崇福寺) là một ngôi chùa ở trên đồi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Một số sách báo viết về chùa Tây Phương cho rằng được xây dựng vào thời nhà Mạc, nhưng không chứng minh. Niên đại này có thể tin được, vì đầu thế kỷ 17 vào những năm 30 chùa đã phải sửa chữa lớn, hơn nữa trong chùa còn hai tấm bia đều bị mờ hết chữ nhưng còn đọc được rõ tên bia ở mặt ngoài là Tín thí và Tây Phương sơn Sùng Phúc tự thạch bi (mặt bia kia áp vào tường hồi toà chùa giữa nên không đọc được), các hoa văn trang trí thuộc phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ 17.

Năm 1632, vào đời vua Lê Thần Tông, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng những năm 1657-1682, Tây Đô Vương Trịnh Tạc lại cho phá chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Đến năm 1794 dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là "Tây Phương Cổ Tự" và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.

Thông tin trên trang web chính thức của tỉnh Hà Tây thì nói chùa được thành lập từ thế kỷ 6-7 nhưng đã trải qua nhiều lần trùng tu

Chùa Tây Phương tọa lạc trên đỉnh đồi Tây Phương, hình cong như lưỡi câu (xưa gọi là núi Câu Lậu) cao chừng 50m, thuộc núi Ngưu Lĩnh (núi Con Trâu).Chùa cách trung tâm Hà Nội 40 km về hướng Tây Bắc, cách thị xã Sơn Tây 18 km về hướng Đông Nam.

Chùa Tây Phương một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, một ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lưu trữ nhiều pho tượng Phật có giá trị.

Theo truyền thuyết phong thủy, thềm núi Ba Vì về phía Nam có dãy núi đất chạy xuống huyện Quốc Oai tựa như đàn trâu, có một quả núi như quay lại đón nước sông Tích phát nguyên từ các dòng suối Ba Vì chảy xuống quả núi đó được gọi Ngưu Lĩnh sơn (núi con Trâu)- chính là núi chùa Tây Phương ngày nay. Chính vì thế, chùa Tây Phương hiện nay với kiểu kiến trúc cổ Việt Nam mang dáng dấp “thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy”, là nơi địa linh của non sông đất nước ta.

Page 7: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

Ω VỀ KIẾN TRÚC:

Từ chân núi, qua 237 bậc lát đá ong thì đến đỉnh núi và cổng chùa. Chùa Tây Phương gồm ba nếp nhà song song: bái đường, chính điện và hậu cung. Mỗi nếp có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần tạo thành một không khí rất thô sơ mộc mạc, điểm những của sổ tròn với biểu tượng sắc và không; các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khắc hình cánh sen. Mái lợp hai lớp ngói: mái trên có múi in nổi hình lá đề, lớp dưới là ngói lót, còn gọi là ngói chiếu, hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hàng rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn. Xung quanh diềm mái của ba toà nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm. Cột chùa kê trên những tảng đá chạm hình cánh sen. Toàn bộ ngôi chùa toát ra một tính hoành tráng và phóng khoáng phù hợp với triết lý "sắc sắc không không" của nhà Phật.

Nơi đây còn là nơi tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có chạm trổ. Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long... đều có chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù... rất tinh xảo được tạo ra dưới bàn tay thợ tài hoa của các nghệ nhân làng mộc ngay trong vùng Tổng Nủa, làng truyền thống Chàng Sơn Làng nghề mộc lâu đời và nổi tiếng của xứ Đoài.

Page 8: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

Ω ĐIÊU KHẮC:Điêukhắc Hầu như trong chùa chính, khắp nơi đều có chạm trổ rất tinh xảo. Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long... được trang trí bằng những đề tài quen thuộc ở miền đồng bằng sông Hồng với hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, hổ phù, tứ linh v.v.. Rất có thể đây là tác phẩm của các nghệ nhân Chàng Sơn ngay trong Tổng Nủa, một làng nghề mộc lâu đời và nổi tiếng của xứ Đoài. Ngoài phần chạm khắc nói trên, còn có 72 pho tượng cùng với các phù điêu được xếp đặt hầu như tại mọi chỗ trong chùa chính và cả trong nhà thờ Tổ. Phần lớn các tượng được tạc bằng gỗ mít rồi thếp vàng hoặc sơn màu để bảo vệ. Rất nhiều nhà chùa khác mới đây đã sao chép các mẫu tượng tuyệt đẹp của chùa Tây Phương. Phần lớn các tượng cao hơn người thật và khá lớn so với kích thước của ngôi chùa này vốn chỉ thuộc loại trung bình. Đặc biệt có những tượng cao đến 3m.

Page 9: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

Phía sau pho tượng Thích Ca màu đen, trên bậc cao nhất của thượng điện trong tòa hậu đường chùa Tây Phương có bộ tượng Tam Thế Phật được coi là tác phẩm của đầu thế kỷ 17. Ba pho tượng Phật Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (còn gọi là Tam thân: Pháp thân, Ứng thân, Hóa thân) ở tư thế tọa thiền trên bệ hoa sen, tất cả đều sơn son thếp vàng. Phía dưới tượng Thích Ca có mười pho tượng Thập Điện Diêm Vương nhỏ hơn ngồi quanh hương án. Chùa Tây Phương quả là một trong vài bảo tàng sống của Phật giáo Việt Nam may mắn còn sót lại sau mấy trăm năm đầy biến động và chiến tranh. Ngày ngày nơi đây có rất đông khách du lịch trong nước và quốc tế đến leo núi để vãn cảnh, chiêm ngưỡng các báu vật kiến trúc và điêu khắc cổ truyền của dân tộc ta

Ω BỘ TƯỢNG PHẬT

Page 10: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

Trong chùa có 72 pho tượng cùng với các phù điêu có mặt tại mọi nơi. Các tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao chừng 3 m, trang nghiêm phúc hậu. Hệ thống tượng ở chùa Tây Phương gồm:

Bộ tượng Tam Thế Phật với ba pho tượng Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (còn gọi là Tam thân: Pháp thân, Ứng thân và Hóa thân) ngồi ở tư thế tọa thiền, y phục gập nếp đơn giản phủ kín cơ thể, được coi là có niên đại đầu thế kỷ 17.

Bộ tượng Di-đà Tam Tôn: gồm tượng đức Phật A-di-đà, đứng hai bên là Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát.

Tượng Tuyết Sơn miêu tả đức Phật Thích ca trong thời kỳ tu khổ hạnh: mỗi ngày ăn một hạt kê, một hạt vừng, tự hành xác để vươn lên thế giới tinh thần sáng láng. Tượng màu đen thẫm khoác áo cà sa mỏng, tay chân gầy khẳng khiu, xương nổi lên trước ngực. Toàn bộ cơ thể chìm trong suy tưởng, mắt trũng sâu, hướng về nội tâm.

Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan và Ca Diếp đứng hầu. Tượng đức Phật Di lặc tượng trưng cho vị Phật của thế giới cực lạc tương lai.

Người mập mạp, ngồi hơi ngả về phía sau, toàn thân toát ra sự thỏa mãn, sung sướng.

Mười sáu pho tượng Tổ với phong cách hiện thực: Đó là Ưu-ba-cầu-đa, Đê-đa-ca, Di-trà-ca, Bà-tu-mật, Phật-đà Nan-đề, Phục-đa-mật-đa, Hiếp Tôn giả, Thương Na Hòa Tu, Mã Minh, Ca-tỳ-ma-la, Long Thụ Tôn giả, La-hầu-la-đa, Tăng-già Nan-đề, Già-gia-xá-đa, Cưu-ma-la-đa, Chà-dạ-đa. Theo một danh sách tên các nhân vật được tạc tượng trong một tài liệu còn lưu truyền ở chùa thì đây là tượng các vị tổ Ấn Độ trong quan niệm của Thiền tông Trung Quốc (xem thêm Nhị thập bát tổ).

Mười tám vị la Hán

1. La Hán Ba Tiêu2. La Hán Bố Đại3. La Hán Cử Bát4. La Hán Hàng Long5. La Hán Khai Tâm6. La Hán Kháng Môn7. La Hán Khánh Hỷ8. La Hán Khoái Nhĩ9. La Hán Kỵ Tượng10. La Hán Phục Hổ

Page 11: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

11. La Hán Quá Giang12. La Hán Thác Tháp13. La Hán Thám Thủ14. La Hán Tiếu Sư15. La Hán Tĩnh Tọa16. La Hán Tọa Lộc17. La Hán Trầm Tư18. La Hán Trường Mi

PHẦN II:Lễ Hộiây có thể nói là 1 phần không thể thiếu khi nhắc về chùa Tây Phương, hội chùa Tây thường được tổ chức vào mùng 5 mùng 6 tháng 3 âm lịch hang năm sát với ngày giỗ tổ Hùng VươngĐ

Ca dao xưa còn ghi lại cảnh nô nức đến chùa như sau:

Nhớ ngày mồng sáu tháng ba,

Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây.

Các bà, các chị thường đi hội chùa dài ngày hơn nam giới. Vào dịp hội thường đọc kinh kệ hoặc diễn các tích theo Phật thoại tại sận chùa. Những năm sau này người ta còn rước các lễ vật tới chùa cúng Phật. Dưới chân núi có hàng quán bán đặc sản địa phương, đồ lưu niệm chùa cho khách hành hương. Đây vốn là một vùng đất trù phú của xứ Đoài xưa. Dân Thạch Xá còn có truyền thống làm con rối và có phương múa rối nước khá nổi tiếng từ lâu đời. Vào dịp hội phường rối hay tổ chức biểu diễn để phục vụ khách dự hội. Những năm gần đây, sinh hoạt hội hè ngày càng được chú ý mở rộng. Không chỉ riêng Thạch Xá mà các làng chung quanh khu vực chùa Tây Phương cũng quan tâm tới việc tổ chức hội chùa. Do vậy hội chùa ngày càng đông vui, nhộn nhịp.

Page 12: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

Vào ngày chính hội, dân làng đi lấy nước thiêng về làm lễ mộc dục (tắm tượng) và nước cúng, dâng hương, lễ vật vừa cầu kinh niệm Phật cầu phúc. Du khách hành hương, tham quan thắng cảnh, kiến trúc chùa và chiêm ngưỡng 18 pho tượng La Hán cũng như tham dự các trò chơi dân gian dưới chân đồi như múa rối, kéo co, chọi gà, cờ người, đấu vật…

Có một nghề truyền thống của người dân nơi đây là làm quạt. Trên đường lên chùa, bạn có thể bắt gặp rất nhiều người đang đan quạt bán cho du khách với giá từ vài ngàn cho đến trên dưới 20.000 đồng.Bên cạnh những món hang lưu niệm khi đễn với lễ hội du khách thập phương không thể không bỏ qua với món ĐẶC SẢN QUÊ HƯƠNG đó chính là món BÁNH CHÈ LAM nổi tiếng vùng xứ Đoài nhưng chỉ có ở vùng này mới có.Ai đi lễ hội chùa Tây mà không được thưởng thức món ăn này thì thật là như chưa đi chùa bao giờ

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHÍNH VỀ LỄ HỘI CHÙA TÂY PHƯƠNG

LỄ RƯỚC TƯỢNG THÁNH VỀ CHÙA CHÍNH

Page 13: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

LỄ KHAI HỘI

Page 14: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

PHẦN IIINhững giá trị văn hóa của lễ hội và kết luận

Trên đây là những nét tổng quan về đề tài nghiên cứu về chùa Tây Phương.Đó là nét đặc sắc tạo nên lễ hội chùa Tây nổi tiếng.Trong môi trường ấy con người ta đã hình thành và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống mà bao đời nay ông cha ta để lại.Tìm hiểu về chùa Tây Phương để hiểu được về văn hóa và đời sống tâm linh của con người vùng này.Mặt khác,chùa Tây phương không chỉ là trung tâm văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng mà còn là ngôi chùa cổ lưu giữ nhiều những di vật quý con xót lại từ các đời trước đem lại một sự đa dạng về tâm linh và văn hóa.Đến với chùa và lễ hội chùa chúng ta không chỉ để chiêm ngưỡng,vãn cảnh mà còn là đến với cõi Tiên,cõi Bụt đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên tạo vật mang lại nơi cửa Phật để tìm lại chút thanh bình mà cuộc sống hàng ngày ta đang sống không hề có.