de cuong tn 17

49
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1 ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT 1. GIỚI THIỆU CHUNG 2. GIỚI THIỆU DỰ ÁN Tuyến Quốc lộ 1 bắt đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) với tổng chiều dài 2300km. Từ những năm 1993, tuyến Quốc lộ 1 đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 02 làn xe trên toàn tuyến bằng các nguồn vốn ODA. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay, một số đoạn có lưu lượng xe lưu thông lớn đã được mở rộng lên 4 làn xe (khoảng 476 km) và xây dựng thêm 18 tuyến tránh qua các khu đô thị (khoảng 164 km). Hiện nay Bộ GTVT đang triển khai mở rộng một số đoạn đã mãn tải, ùn tắc như đoạn Hà Nam-Hà Tĩnh và xây dựng một số tuyến tránh đô thị. Các đoạn còn lại từ Hà Tĩnh (Vũng Áng) đến Cần Thơ cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thành toàn bộ Dự án mở rộng Quốc lộ 1 vào năm 2020. Phạm vi nghiên cứu của phân đoạn: Km1212+400-Km1265+00 thuộc tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên theo hình thức hợp đồng BOT. Công trình Cầu vượt nút giao Quốc lộ 19 Km1213+424.68 (theo lý trình Quốc lộ 1) thuộc Gói thầu số 5A, Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1212+400- Km1265+000, tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên theo hình thức Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 1

Upload: gtvt

Post on 31-Jul-2015

33 views

Category:

Engineering


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN

Tuyến Quốc lộ 1 bắt đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà

Mau) với tổng chiều dài 2300km. Từ những năm 1993, tuyến Quốc lộ 1 đã được nâng cấp

theo tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 02 làn xe trên toàn tuyến bằng các nguồn vốn

ODA. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay, một số đoạn có lưu lượng xe lưu thông lớn đã

được mở rộng lên 4 làn xe (khoảng 476 km) và xây dựng thêm 18 tuyến tránh qua các khu

đô thị (khoảng 164 km).

Hiện nay Bộ GTVT đang triển khai mở rộng một số đoạn đã mãn tải, ùn tắc như

đoạn Hà Nam-Hà Tĩnh và xây dựng một số tuyến tránh đô thị. Các đoạn còn lại từ Hà

Tĩnh (Vũng Áng) đến Cần Thơ cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thành toàn bộ Dự án

mở rộng Quốc lộ 1 vào năm 2020.

Phạm vi nghiên cứu của phân đoạn: Km1212+400-Km1265+00 thuộc tỉnh Bình

Định và tỉnh Phú Yên theo hình thức hợp đồng BOT.

Công trình Cầu vượt nút giao Quốc lộ 19 Km1213+424.68 (theo lý trình Quốc lộ 1)

thuộc Gói thầu số 5A, Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn

Km1212+400-Km1265+000, tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên theo hình thức hợp đồng

BOT. Địa điểm xây dựng cầu thuộc Xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Công trình được công ty TNHH đầu tư BOT Bình Định phê duyệt thiết kế bản vẽ

thi công tại quyết định số 13/QĐ-HĐTV ngày 16/05/2014.

2. CĂN CỨ LẬP ĐỀ CƯƠNG

- Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu Cọc khoan nhồi TCVN 9395:2012.

- Kết quả thẩm tra thiết kế số …/CQLXD-… ngày … tháng … năm 2014 của Cục

quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông Hồ sơ thiết kế BVTC gói

thầu số 5A-Xây dựng nút giao Quốc lộ 19 phần cầu vượt thuộc Dự án Đầu tư xây

dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1212+400-Km1265+000, tỉnh Bình

Định và tỉnh Phú Yên theo hình thức hợp đồng BOT.

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 1

Page 2: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

- Quyết định số …/QĐ-HĐTV ngày …tháng…năm 2014 của công ty TNHH đầu tư

BOT Bình Định về việc phê duyệt hồ sơ Thiết kế BVTC gói thầu số 5A- Xây dựng

nút giao Quốc lộ 19 phần cầu vượt thuộc Dự án Đầu tư xây dựng công trình mở

rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1212+400-Km1265+000, tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên

theo hình thức hợp đồng BOT.

- Hồ sơ Thiết kế BVTC công trình Cầu vượt nút giao Quốc lộ 19 Km1213+424.68

tỉnh Bình Định do Công ty cổ phần tư vấn XDCTGT 2 lập và được công ty TNHH

đầu tư BOT Bình Định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công tại quyết định số 13/QĐ-

HĐTV ngày 16/05/2014.

- Chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu Cọc khoan nhồi của Dự án.

- Các tiêu chuẩn ngành (TCN) và Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hiện hành có liên

quan.

3. QUY TRÌNH, QUY PHẠM ÁP DỤNG

- Tiêu chuẩn TCVN 9395:2012 “Cọc khoan nhồi-Tiêu chuẩn thi công và nghiệm

thu”.

- Tiêu chuẩn ASTM D4945-89 “Thí nghiệm cọc theo phương pháp PDA”.

- Tiêu chuẩn TCVN 9396:2012 “Cọc khoan nhồi-Phương pháp xung siêu âm xác

định tính đồng nhất của Bê tông”.

- Tiêu chuẩn TCVN 9393:2012 “Cọc-Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng ép dọc

trục”.

- Tiêu chuẩn TCVN 9394:2012 “Đóng và ép cọc-Thi công và nghiệm thu”.

- Tiêu chuẩn 22 TCN-272-05 “Tiêu chuẩn thiết kế cầu”.

- Tiêu chuẩn TCVN 5308:1991 “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng”.

- Tiêu chuẩn TCVN 9351:2012 “Đất xây dựng-Phương pháp thí nghiệm hiện trường

thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT).

- ASTM-D4945 Standard Test Method for High-Strain Dynamic Testing of Piles:

Thí nghiệm theo tiêu chuẩn thử động Biến dạng lớn.

Tham khảo:

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 2

Page 3: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

- Tiêu chuẩn ASTM 597-97 Standard Test Method for Pulse Velocity Through

Concrete: Phương pháp thử tiêu chuẩn tốc độ xung truyền qua bê tông.

- Tiêu chuẩn ASTM D1143-81 Standard Test Method for Piles Under Static Axial

Compressive Load: Phương pháp thí nghiệm nén tĩnh cọc.

- Tiêu chuẩn ASTM D6760 Standard Test Method for Intergrity Testing of Concrete

Deep Foundations by Ultrasonic Crosshole Testing: Phương pháp kiểm tra độ

nguyên vẹn của Cọc khoan nhồi bằng sóng siêu âm truyền qua ống.

- Tiêu chuẩn BS 1881-phần 203-1986: Các đề nghị đo vận tốc siêu ân trong bê tông.

- Tiêu chuẩn ASTM D1586-84: Standard test Method for penetration test and split

barrel sampling of soils.

4. QUY MÔ TIÊU CHUẨN VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ

4.1. Quy mô và tiêu chuẩn thiết kế cầu

Quy mô công trình cầu:

- Cầu thi công vĩnh cửu bằng Bê tông và Bê tông cốt thép dự ứng lực.

- Tải trọng thiết kế HL93, tải trọng bộ hành 3x10-3 Mpa theo tiêu chuẩn thiết kế cầu

22TCN 272-05.

- Bề rộng toàn cầu: B=0.5+11.0+W(=0.6m)+0.5=12.6m, bao gồm phần xe chạy

rộng 11.0m, lan can 2x0.5m và phần mở rộng W=0.60m do cầu nằm trong đường

cong bán kính R=250.0m.

- Cầu được tính toán và thiết kế chịu động đất cấp 7 (thang MSK), hệ số gia tốc nền

a=0.1061.

- Cầu nằm trên đường thẳng và đường cong bán kính R=250.0m.

- Đường đầu cầu: Thiết kế theo quy mô tiêu chuẩn tuyến đường.

Quy mô công trình cầu:

- Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN-272-05.

- Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế TCVN 4054-05.

- Điều lệ báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT.

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 3

Page 4: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

- Các tiêu chuẩn khác theo khung tiêu chuẩn đã được Bộ GTVT phê duyệt.

4.2. Giải pháp thiết kế cầu

Kết cấu phần trên:

- Kết cấu nhịp sử dụng sơ đồ 6x30.50m + 6x33.0m, kết cấu nhịp bằng BTCT DUL

tiết diện chữ I, khoảng cách giữa các dàm a=2.50m, chiều cao dầm chủ h=1.60m,

bê tông dầm chủ 40Mpa, cáp dự ứng lực dùng loại tao 7 sợi 12.70mm. Chiều dài

toàn cầu tính đến đuôi mố L=388.00m.

- Lớp phủ mặt cầu: Dùng bê tông nhựa chặt C12.5 dày 7.0cm trên lớp phòng nước

nhập ngoại dạng màng dày 0.4cm. Độ dốc ngang mặt cầu theo siêu cao đường

cong nằm, tạo dốc bằng thay đổi độ dốc xà mũ mố trụ.

Kết cấu phần dưới:

- Kết cấu mố cầu dùng mố chữ U bằng bê tông cốt thép 30 Mpa. Móng dùng móng

cọc khoan nhồi đường kính D=1.20m, mỗi mố dùng 6 cọc khoan nhồi, chiều dài

cọc dự kiến Ldk = 34.50m (Mố M0) và Ldk = 10.0m (Mố M12).

- Kết cấu trụ cầu dạng trụ tròn bằng BTCT 30Mpa. Riêng xà mũ trụ bằng kết cấu

BTCT DUL 40 Mpa. Móng dùng móng cọc khoan nhồi đường kính D=1.20m (cho

trụ T1-T6 và trụ T10-T11) và móng nông đặt trên nền đá Granit (với trụ T7-T9),

các trụ móng cọc dùng 5-6 cọc khoan nhồi, chiều dài cọc dự kiến Ldk=9.5m đến

33.5m.

Bảng thống kê cọc khoan nhồi Cầu vượt nút giao Quốc lộ 19

STTHạng mục công

trìnhĐường kính

cọc (m)Số lượng

(cọc)Chiều dài cọc

(m)1 Mố M0 1.2 6 34.52 Trụ T1 1.2 6 333 Trụ T2 1.2 5 294 Trụ T3 1.2 5 25.55 Trụ T4 1.2 6 22.56 Trụ T5 1.2 5 15.07 Trụ T6 1.2 5 9.08 Trụ T10 1.2 5 13.5

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 4

Page 5: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

STTHạng mục công

trìnhĐường kính

cọc (m)Số lượng

(cọc)Chiều dài cọc

(m)9 Trụ T11 1.2 6 9.5010 Mố M12 1.2 6 10.0

Tổng cộng 55

5. CÁC NỘI DUNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ SỨC CHỊU TẢI CỌC

5.1. Mục đích và yêu cầu chung

Việc đánh giá, kiểm soát chất lượng công trình có ý nghĩa quan trọng. Tiến hành

các công tác thí nghiệm để đánh giá và kiểm soát chất lượng, khả năng chịu tải của cọc

nhằm xác định các số liệu về cường độ, biến dạng, mối quan hệ tải trọng-chuyển vị của

cọc, kiểm tra khuyết tật của cọc để bổ sung cơ sở cho thiết kế, chọn thiết bị thi công phù

hợp. Đây là công tác có ý nghĩa rất quan trọng cho độ bền kết cấu, tuổi thọ và giá thành

công trình.

5.2. Đặc điểm, số lượng và vị trí thí nghiệm

Đặc điểm cọc thí nghiệm:

Cọc được thí nghiệm là cọc chịu lực gắn với công trình vĩnh cửu. Tùy loại thí

nghiệm kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi sẽ có yêu cầu về số lượng thực hiện khác

nhau.

Đặc điểm chung cọc thí nghiệm là cọc BTCT đổ tại chỗ, cường độ bê tông thiết kế

là 30MPa. Cốt thép theo tiêu chuẩn TCVN 1651-2008. Đường kính cọc không thay đổi từ

đỉnh cọc đến mũi cọc.

Số lượng và vị trí cọc thí nghiệm:

- Thí nghiệm siêu âm: tiến hành thí nghiệm siêu âm cho 100% số cọc khoan nhồi

của công trình.

- Thí nghiệm khoan lõi và kiểm tra tiếp xúc mũi cọc: tiến hành thí nghiệm khoan lõi

và kiểm tra tiếp xúc mũi cọc cho 01 cọc tại mỗi vị trí mố, trụ.

- Kiểm tra khả năng chịu tải của cọc theo đất nền bằng phương pháp biến dạng lớn PDA.

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 5

Page 6: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

II. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM SIÊU ÂM

1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CHUNG

Cọc khoan nhồi là loại kết cấu được đổ bê tông tại chỗ, chìm sâu trong lòng đất,

không thể đánh giá chất lượng cọc bằng mắt thường. Trong quá trình thi công, cọc khoan

nhồi có thể bị một số khuyết tật như:

- Rỗ do độ sụt hoặc do phương pháp đổ bê tông không thích hợp.

- Bê tông bị phân tầng.

- Cọc bị rạn nứt do co ngót bê tông hoặc do va chạm trong quá trình thi công.

- Lẫn vật liệu như bùn, đất, cát, bentonite…trong lúc đổ bê tông.

- Cọc bị thu hẹp lại hoặc phình ra do sập lở thành vách.

Sức chịu tải của cọc khoan nhồi theo vật liệu phụ thuộc vào chất lượng bê tông tạo

thành cọc, khi cọc có khuyết tật làm giảm sức chịu tải của cọc. Phương pháp xung siêu

âm là phương pháp thí nghiệm không phá hủy được áp dụng rộng rãi để kiểm tra chất

lượng bê tông cọc.

Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm ở

giai đoạn thi công đại trà nhằm kiểm tra sự nguyên vẹn của cọc, phát hiện các khuyết tật,

làm cơ sở điều chỉnh việc lựa chọn thiết bị và công nghệ thi công cọc nếu cần thiết.

Thời gian bắt đầu tiến hành thí nghiệm bằng phương pháp xung siêu âm chỉ được

thực hiện tối thiểu sau 7 ngày tính từ lúc kết thúc đổ bê tông.

Vị trí, số lượng, mặt cắt cọc dự kiến kiểm tra như sau:

- Siêu âm 100% số cọc. Mỗi cọc siêu âm 06 mặt cắt.

- Tận dụng ống đặt sẵn trong cọc để lấy mẫu ở lõi đáy cọc để thực hiện mặt cắt

siêu âm thứ 6. Việc thực hiện mặt cắt siêu âm thứ 6 chỉ được tiến hành sau khi

kết thúc việc khoan lõi và kiểm tra mùn dưới mũi cọc đối với riêng cọc được

chỉ định khoan lõi và kiểm tra mùn cọc.

- Bảng thống kê số lượng kiểm tra:

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 6

Page 7: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

Mố/trụ Vị trí

Số lượng

kiểm tra

(cọc)

MC siêu

âm 01 cọc

(mặt cắt)

Tổng số MC

siêu âm (mặt

cắt)

Mố 100% số cọc 12 6 72

Trụ 100% số cọc 43 6 258

2. NGUYÊN LY VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

2.1. Nguyên lý thí nghiệm

Phương pháp thí nghiệm kiểm tra chất lượng bê tông cọc khoan nhồi bằng xung

siêu âm dựa trên việc đo các thông số (thời gian truyền xung, vận tốc truyền xung...) của

quá trình truyền xung siêu âm xuyên qua môi trường bê tông theo suốt chiều dài thân cọc.

Theo lý thuyết cơ bản thì thời gian truyền xung được tính như sau:

t= lV (1)

Trong đó:

+ t là thời gian truyền xung, đv: (s)

+ V là vận tốc truyền xung, đv: (m/s)

+ l là quãng đường truyền xung, đv: (m)

Mặt khác, trong môi trường đàn hồi đẳng hướng, vận tốc xung siêu âm phụ thuộc

vào hằng số đàn hồi của môi trường (như không khí, nước, bê tông...) theo công thức:

(2)

Trong đó:

+ E: là modul đàn hồi động của vật liệu, đv: (N/mm2)

+ : là khối lượng thể tích của vật liệu, đv: (Kg/m3)

+ : hệ số Poisson động.

Thay (2) vào (1) ta được:

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 7

Page 8: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

(3)

Biểu thức (3) cho ta thấy, nếu quãng đường truyền xung l tại các độ sâu khác nhau

là bằng nhau thì thời gian truyền xung t là một hàm của các thuộc tính của môi trường

truyền xung.

Điều này có nghĩa là thời gian truyền xung và vận tốc truyền xung sẽ khác nhau tùy

thuộc vào độ đặc chắc cũng như số lượng các khuyết tật (rỗ tổ ong, ổ bùn, bentonite...) có

trong bêtông thân cọc. Sử dụng thiết bị chuyên dùng để đo thời gian và vận tốc xung ta có

thể đánh giá mức độ đặc chắc và đồng nhất (tương ứng là chất lượng) của bêtông thân cọc

khoan nhồi.

Phương pháp thí nghiệm sử dụng sóng siêu âm (trên cơ sở phần mềm Cross-Hole-

Analyzer) để xác định giá trị vận tốc sóng giữa hai ống bằng thép được lắp đặt sẵn trong

cọc khoan nhồi. Hai đầu dò (một đầu phát và một đầu thu) được thả vào ống siêu âm. Đầu

phát trong ống thứ nhất sẽ phát ra tín hiệu và đầu thu trong ống thứ hai sẽ thu nhận tín

hiệu (xem sơ đồ). Thiết bị chuyên dụng sẽ ghi lại thời gian nhận tín hiệu từ đầu phát đến

đầu thu (t) và năng lượng tín hiệu phát ra. Khi biết khoảng cách giữa 2 đầu phát và thu (l),

vận tốc sóng siêu âm được xác định theo công thức V=l/t. Phần mềm chuyên dụng sẽ xử

lý các số liệu thu được và hiển thị trên màn hình các biểu đồ thời gian, vận tốc sóng siêu

âm.

Trên đường truyền song, nếu gặp bê tông có khuyết tật, vận tốc sóng âm sẽ giảm

dần. Một phần sóng âm vòng hoặc xuyên qua khuyết tật tiếp tục đi, thời gian truyền sóng

kéo dài, tốc độ V giảm, gặp mặt giới hạn không khí của lỗ hổng sẽ sinh ra phản xạ hoặc

tán xạ, làm cho biên độ sóng A nhỏ đi. Dựa vào hình dạng sóng thu được trên màn hình

để đánh giá chất lượng bê tông cọc. Sự đồng đều của vận tốc sóng phản ánh sự đồng nhất

của bê tông cọc.

2.2. Thiết bị thí nghiệm

Thiết bị dùng trong thí nghiệm siêu âm là máy siêu âm chuyên dụng CHUM do

hãng Pile Test sản xuất.

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 8

NDT, 01/10/15,
Page 9: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

Thiết bị siêu âm

Máy bao gồm các bộ phận chính sau:

- Đầu phát và đầu thu tín hiệu.

- Cáp truyền tín hiệu.

- Con lăn đo chiều sâu .

- Thiết bị lưu trữ số liệu với phầm mềm xử lý, màn hình hiển thị và in số liệu.

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 9

Page 10: De cuong tn 17

Các mặt cắt thí nghiệm đối với cọc có 04 ống siêu âm: 1-2 ; 2-3; 3-4; 4-1; 1-3; 2-4

èng 1

èng 2

èng 3

èng 4

Ống 1tu be 1

Ống 2

Ống 3

Ống 4

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

Sơ đồ bố trí thiết bị thí nghiệm

2.3. Phương pháp và trình tự thí nghiệm

Thí nghiệm kiểm tra chất lượng bê tông cọc khoan nhồi bằng phương pháp siêu âm

được tiến hành tuân theo chỉ dẫn của tiêu chuẩn TCVN 9396: 2012 “Cọc khoan nhồi-

Phương pháp xung siêu âm xác định tính đồng nhất của bê tông”.

Các ống siêu âm bằng thép (đường kính D65/60mm và D106/100mm) được đặt sẵn

trong các cọc bê tông dự định kiểm tra, số lượng ống theo đường kính cọc. Đối với cọc

D=1.20m số lượng ống siêu âm là 4 ống. Các ống siêu âm được đặt suốt chiều dài thân

cọc phải đảm bảo thẳng đứng, không bị cong vênh, đáy ống được bịt kín.

Mô hình công tác kiểm tra chất lượng bê tông cọc bằng phương pháp siêu âm:

Cách tiến hành đo:

- Trước khi tiến hành thí nghiệm, các ống siêu âm được làm thông suốt và đổ đầy

nước.

- Lắp đặt hệ thống đo.

- Đo khoảng cách giữa các tâm lỗ, chiều sâu các lỗ.

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 10

NDT, 01/09/15,
Page 11: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

- Thí nghiệm được tiến hành cho mỗi mặt cắt bằng cách thả 2 đầu dò sóng (đầu

phát và đầu thu) vào 2 ống siêu âm xuống tận đáy, kiểm tra độ ngang bằng của

hai đầu dò, sau đó từ từ kéo song song các đầu dò lên dọc theo ống với tốc độ

kéo khoảng 250mm/s để thu nhận số liệu. Thiết bị thí nghiệm sẽ tự động phát,

thu sóng siêu âm, điều chỉnh, lọc.

- Thí nghiệm cho các mặt cắt tiếp theo được thực hiện các bước lặp lại như trên.

- Xử lý số liệu: Thực hiện trên máy tính với chương trình chuyên dụng.

Hình ảnh minh họa thí nghiệm

3. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Kết quả thí nghiệm:

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 11

Page 12: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

- Xác định được độ đặc chắc và đồng nhất của bê tông cọc trên các mặt cắt đo và

theo chiều sâu của cọc.

- Phát hiện các khuyết tật của cọc (nếu có).

Kết quả thí nghiệm được đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9396-2012.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bê tông từ kết quả siêu âm:

Chất lượng bê tông Thời gian thu sóng và sự mất năng lượng

TốtThời gian đến đầu tiên gia tăng từ 0 đến 10% và

sự giảm năng lượng < 6db

Nghi nghờThời gian đến đầu tiên gia tăng từ 11 đến 20%

và sự giảm năng lượng < 9db

NghèoThời gian đến đầu tiên gia tăng từ 21 đến 30% hoặc sự giảm năng lượng từ 9 đến 12db

Bị khuyết tậtThời gian đến đầu tiên gia tăng > 31% hoặc sự

giảm năng lượng > 12db

Bản báo cáo kết quả thí nghiệm kiểm tra chất lượng bê tông cọc khoan nhồi bằng

phương pháp siêu âm sẽ bao gồm:

- Tên, vị trí công trình.

- Chủ đầu tư, Đơn vị Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công, Đơn vị thí nghiệm.

- Các số liệu về cọc thí nghiệm: kích thước cọc, ngày đổ bê tông, ngày thí

nghiệm...

- Bảng tổng hợp các kết quả thí nghiệm.

- Biểu đồ siêu âm và vận tốc sóng các mặt cắt bê tông thân cọc đo ghi được.

- Kết luận chung và kiến nghị biện pháp xử lý trong trường hợp cọc bị khuyết tật.

4. PHỤ LỤC

Một số hình ảnh minh họa kết quả thí nghiệm kiểm tra chất lượng bê tông cọc

khoan nhồi bằng phương pháp siêu âm:

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 12

NDT, 01/09/15,
Page 13: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

Biểu đồ vận tốc và năng lượng sóng siêu âm

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 13

Page 14: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

Chương trình phân tích khuyết tật

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 14

Page 15: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

III. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM PDA

1. GIỚI THIỆU

PDA viết tắt của Pile Driving Analyzer là một phương pháp thí nghiệm động dựa

theo nguyên lý lý thuyết truyền sóng với đầu vào là các số liệu đo gia tốc và biến dạng

thân cọc dưới tác dụng va đập của quả búa. Phương pháp PDA được phát triển đầu tiên tại

công ty PDI Hoa kỳ vào đầu những năm 70, sau đó được phát triển rộng rãi và đưa vào

tiêu chuẩn tại nhiều nước trên thế giới và được khuyến cáo áp dụng cho tất cả các công

trình có sử dụng cọc.

Ưu việt của PDA so với phương pháp thí nghiệm nén tĩnh truyền thống là nhanh, rẻ

và độ chính xác cao. Ngoài xác định sức chịu tải của cọc PDA còn cho một loạt các thông

số hữu ích khác như năng lượng búa, ứng suất đầu cọc khi đóng và tính nguyên vẹn của

cọc. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc lựa chọn búa và chiều cao rơi thích hợp để tăng

hiệu suất đóng cọc cũng như bảo đảm cọc không bị hư hỏng trong quá trình đóng.

2. NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LY THÍ NGHIỆM

Phương pháp thử động biến dạng lớn nhằm xác định khá chính xác vị trí và mức độ

khuyết tật trên thân cọc, xác định sức chịu tải cọc, xác định biểu đồ quan hệ giữa tải trọng

và chuyển vị, đưa ra một số hướng xử lý cọc-búa cho người sử dụng.

Phương pháp thử động biến dạng lớn và thiết bị phân tích động cọc PDA dựa trên

nguyên lý thuyết truyền sóng ứng suất trong bài toán va chạm của cọc, với đầu vào là các

số liệu đo gia tốc và biến dạng thân cọc dưới tác dụng của quả búa.

Phương pháp thử động biến dạng lớn được tiến hành tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật

ASTM-D4945.

3. THIẾT BỊ VÀ PHẦN MỀM THÍ NGHIỆM

Máy PDA và các phụ kiện do hãng PDI Hoa Kỳ sản xuất. PDA the PAL model:

PAL là thế hệ mới nhất của PDA thuộc hãng PDI Hoa Kỳ, được thiết kế tối ưu cho công

tác thí nghiệm hiện trường ngay cả ở các công trình có địa hình phức tạp như ngoài khơi

hoặc trên núi. PAL gồm một máy chính, 2 đầu đo gia tốc và 2 đầu đo biến dạng, dây dẫn

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 15

NDT, 09/01/15,
Page 16: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

và các phụ kiện kèm theo. Máy chính là một máy vi xử lý có màn hình tinh thể, dùng để

thu nhận số liệu, tính toán xử lý và lưu giữ số liệu. Nó cho phép lưu giữ tới 350 thí

nghiệm với 13 kết quả tính toán cho từng thí nghiệm.

PDAPC Program: PDAPC là phần mềm giúp chuyển số liệu từ máy chính sang

máy tính, cho phép xử lý, tính toán và in ra kết quả sức chịu tải theo phương pháp CASE,

năng lượng búa, ứng suất lớn nhất trên đầu cọc, mức độ và vị trí khuyết tật (nếu có) và

một số thông số hữu ích khác.

- CAPWAP: Là chương trình phân tích cọc hỗ trợ thêm cho phương pháp PDA

(có thể có hoặc không tuỳ yêu cầu tư vấn). Dựa trên các số liệu đo hiện trường

của PDA, CAPWAP phân tích sức chịu tải của cọc thành 2 thành phần: ma sát

bên và sức kháng mũi. Ngoài ra CAPWAP còn có khả năng mô phỏng đường

cong tải trọng biến dạng như kết quả thí nghiệm nén tĩnh.

- Búa đóng cọc: Một quả búa bằng thép với trọng lượng búa phù hợp với cọc có

tải trọng thiết kế và tải trọng thí nghiệm khác nhau, rơi từ độ cao 1.0m đến

2.5m. Theo qui định trọng lượng búa được chọn tuỳ thuộc vào sức chiụ tải tính

toán của cọc nhưng không nhỏ hơn 1% tải trọng định thí nghiệm.

- Một lồng định hướng có chiều cao 3.0m.

- Một cẩu có sức nâng 25 - 40 tấn có thể cho rơi tự do quả búa kể trên.

- Tiêu chuẩn thí nghiệm: ASTM D4945 (Hoa Kỳ).

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 16

NDT, 08/01/15,
NDT, 08/01/15,
NDT, 10/01/15,
Page 17: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

Máy ghi nhận dữ liệu

Đầu đo biến dạng

Đầu đo gia tốc và biến dạng

Đầu đo gia tốc

Thiết bị thí nghiệm

4. VỊ TRÍ, SỐ LƯỢNG DỰ KIẾN THÍ NGHIỆM

- Vị trí và số lượng cọc được tiế hành thử nghiệm PDA như sau:

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 17

NDT, 09/01/15,
Page 18: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

STTTên cọc-Vị trí mố/trụ

Đường kính cọc

(m)

Chiều dài cọc

(m)

Số lượng cọc thí nghiệm

(cọc)

Tải trọng thiết kế-TTTK (Tấn)

Tải trọng thí

nghiệm(%TTTK

)1 C2-Trụ T1 D=1.20m 33.0m 1 1070.60 ≥1.02 C5-Trụ T11 D=1.20m 9.50m 1 1266.0 ≥1.0

- Tải trọng thí nghiệm dự kiến : 14 Tấn

5. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM

5.1. Yêu cầu về cọc thí nghiệm

- Các cọc thí nghiệm là cọc đã thi công đến độ sâu thiết kế và có đủ thời gian cho

phép tiến hành thí nghiệm. Đầu cọc cách mặt đất tối thiểu 1.5 lần đường kính

cọc (D) sao cho khoảng cách từ đầu cọc đến điểm gắn đầu đo khoảng từ 1D đến

1.5D. Đoạn trên đầu cọc không nhỏ hơn 1D có áo thép (casing) để bê tông

không bị vỡ khi qủa búa rơi xuống.

- Đầu cọc có chất lượng bê tông tốt.

- Bề mặt trên của cọc thí nghiệm phải được gia công thật bằng phẳng bằng vữa

sika. Đầu cọc được bọc lớp vỏ thép gia cường.

- Trước khi tiến hành thí nghiệm PDA cần thực hiện thí nghiệm siêu âm kiểm tra

độ đồng nhất của bê tông dọc theo thân cọc để đảm bảo khả năng chịu tải của

cọc.

5.2. Trình tự thí nghiệm

- Lồng định hướng cố định chắc vào thân cọc sao cho quả búa có thể rơi thẳng

đứng xuống đỉnh cọc.

- 2 đầu đo gia tốc và 2 đầu đo biến dạng được gắn vào thân cọc bằng vít nở.

- Các đầu đo này được nối với máy chính bằng các dây cáp nối chuyên dụng. Các

tín hiệu từ đầu đo được truyền tới thiết bị phân tích đóng cọc.

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 18

NDT, 01/09/15,
NDT, 01/08/15,
Page 19: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

- Bật máy chính, vào số liệu như chiều dài cọc, diện tích thiết diện cọc, modul

biến dạng vật liệu cọc, vận tốc truyền sóng trong thân cọc và các thông số liên

quan khác. Chuyển máy sang trạng thái sẵn sàng để bắt đầu ghi số liệu.

- Búa được đưa vào đầu cọc, kiểm tra độ thẳng đứng và cho rơi tự do 2-5 nhát với

chiều cao rơi khác nhau tuỳ thuộc kết quả từng nhát. Nếu sau 2-5 nhát búa các

tín hiệu thu được chưa đạt yêu cầu có thể sẽ phải cho rơi thêm một số nhát khác.

- Năng lượng truyền lên cọc của búa, lực nén lớn nhất, sức kháng lớn nhất của

cọc sẽ được quan sát trong quá trình thí nghiệm.

5.3. Các yêu cầu kỹ thuật cho thí nghiệm

Để đảm bảo an toàn cho công tác thí nghiệm, cọc thí nghiệm phải được theo dõi

thường xuyên. Cọc đang thí nghiệm được xem là hỏng, bị phá hoại khi quan sát thấy một

trong các dấu hiệu sau:

- Vật liệu cọc bị phá hoại hoặc có biểu hiện phá hoại.

- Liên kết giữa cọc với đất nền bị phá hoại, đầu cọc bị lún tăng tiến và áp lực trên

đầu cọc không thể đạt và giữ ổn định.

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 19

Page 20: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

Dùng máy khoan bê tông để khoan vào thân cọc các lỗ để bắt vít nở, lắp các thiết

bị đo gia tốc và biến dạng

Lắp đặt lồng thép và búa vào tâm cọc

6. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Kết quả thí nghiệm trên hiện trường:

- Lực tác dụng lên đỉnh cọc đo được lớn nhất.

- Năng lượng lớn nhất truyền qua đầu đo.

- Ứng suất nén lớn nhất lên đỉnh cọc.

- Ứng suất kéo lớn nhất.

- Hệ số nguyên dạng của cọc.

Sức chịu tải:

- Sức kháng tổng cộng bởi ma sát thành bên.

- Sức kháng tổng cộng bởi mũi cọc.

- Sức kháng tổng cộng của cọc.

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 20

Page 21: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

Báo cáo sẽ được hoàn tất sau khoảng một tuần kể từ khi kết thúc toàn bộ công tác

thí nghiệm tại hiện trường. Báo cáo cuối cùng về kết quả thử động PDA sẽ được tổng hợp

với các nội dung chính như sau:

STT Nội dung Đơn vị Kết quả1 Tên công trình2 Số hiệu cọc3 Kích thước thân cọc4 Diện tích mặt cắt cọc Cm25 Chiều dài cọc m6 Ngày thi công cọc7 Ngày thử nghiệm PDA8 Chiều sâu ngập đất m9 Sức chịu tải của cọc Tấn

10Biểu đồ lực và vận tốc đo, lực đo và mô phỏng

11Quan hệ chuyển vị và lực của đầu và mũi cọc

12 Phân bố sức kháng thành13 Các bảng phân tích thông số cọc, đất14 Tổng sức kháng động của cọc (DR) kN15 Ma sát thành bên của cọc (DSF) kN16 Sức kháng mũi cọc (DTR) kN17 Chiều cao rơi búa m18 Năng lượng truyền gây dịch chuyển (TE) kNm19 Lực tác dụng lớn nhất lên đầu cọc (MFC) kN20 Ứng suất nén lớn nhất (MCM) MPa

21Vị trí ứng suất nén lớn nhất trong thân cọc (LMC)

m

22 Lực kéo lớn nhất (MTC) kN

23Vị trí ứng suất kéo lớn nhất trong thân cọc (LMST)

m

24Chuyển dịch xuống lớn nhất của cọc (MDD)

mm

25 Chuyển dịch lên lớn nhất của cọc (MDU) mm26 Độ nguyên dạng của cọc (BTA) %

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 21

Page 22: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

- Một số hình ảnh minh họa quá trình và kết quả thí nghiệm:

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 22

Page 23: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

IV. KHOAN MÙN MŨI CỌC VÀ KHOAN LÕI

1. GIỚI THIỆU

Công tác khoan mùn mũi cọc là để kiểm tra chất lượng công tác thi công cọc. Xác

định chiều dày mùn dưới mũi cọc từ đó đánh giá chất lượng công tác làm sạch đáy lỗ

khoan khi thi công và đề ra giải pháp xử lý khi chiều dày mùn dưới mũi cọc vượt quá trị

số cho phép.

Công tác khoan lõi cho cọc khoan nhồi được thực hiện khi có sự nghi ngờ về chất

lựơng bêtông trong thân cọc dựa trên những kết quả thí nghiệm về cường độ bê tông trong

quá trình xây dựng hoặc những dấu hiệu của sự hư hỏng trong thân cọc. Mục đích của

phương pháp này nhằm để lấy mẫu bê tông trong thân cọc phục vụ công tác thí nghiệm

nhằm xác định cường độ bê tông cọc.

2. THIẾT BỊ

Máy khoan lõi XY-100 xuất xứ từ Trung Quốc, mẫu hình trụ thu được nhờ hệ

thống mũi khoan có đính kim cương trên lưỡi cưa. Lưỡi cưa, dùng để cắt mẫu một cách

chính xác, đủ kích thước cho công tác thí nghiệm xác định cường độ chịu uốn của bê

tông.

3. VỊ TRÍ VÀ SỐ LƯỢNG CỌC DỰ KIẾN KIỂM TRA

Thực hiện khoan kiểm tra tiếp xúc mũi cọc-đất nền đối với từng vị trí mố hoặc trụ,

chọn ngẫu nhiên một cọc trong một vị trí bệ cọc hoặc chọn cọc có nghi ngờ về chất lượng

thi công.

Vị trí khoan lấy mùn tại ống D106/100mm. Số lượng và vị trí cọc dự kiến kiểm tra

như sau:

STT Vị tríSố lượng cọc

kiểm tra (cọc)

Số vị trí khoan

trên 01 cọc

Tổng số vị trí

khoan

1 Mố 2 1 2

2 Trụ 8 1 8

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 23

NDT, 01/10/15,
NDT, 01/08/15,
Page 24: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

4. CÔNG TÁC LẤY MẪU

4.1. Thông tin chung

Mẫu bê tông cứng dùng cho thí nghiệm cường độ sẽ được lấy khi bê tông đủ cường

độ cho phép sao, nhằm để tránh vỡ vụng mẫu trong quá trình khoan. Khi chuẩn bị mẫu thí

nghiệm từ mẫu nguyên trạng đế tiến hành thí nghiệm về cường độ, những mẫu nào bị hư

hỏng trong quá trình khoan cũng như trong quá trình vận chuyển sẽ bị loại, trừ khi phần

thiệt hại này đã được loại bỏ nhờ mẫu thí nghiệm có chiều dài thích hợp.

Những mẫu có khuyết tật hay đã bị nguy hại mà không thể thí nghiệm được sẽ

được ghi lại cùng với những nguyên nhân không cho phép sử dụng. Những mẫu chứa vật

liệu gia cường cũng sẽ không được sử dụng cho thí nghiệm xác định cường độ chịu kéo,

nén và cường độ chịu uốn của bê tông cọc.

4.2. Khoan lõi

Lắp đặt hệ thống máy khoan vào vị trí ống khoan lõi (ống thép D106/100) đã được

đặt sẵn trong quá trình thi công cọc. Khoan lấy lõi và kiểm tra mùn tại vị trí tiếp xúc giữa

cọc và đất nền được thực hiện từ đáy của ống siêu âm D106/100mm xuống dưới đáy cọc

và trên một chiều sâu khoan vào đất nền dưới mũi cọc ít nhất 600mm.

Khoan theo phương vuông góc với mặt cắt ngang của cọc, và mẫu sẽ được lấy tại

vị trí cách xa tiếp nối giữa đáy ống khoan lõi và bê tông cọc.Việc ghi nhận và báo cáo góc

lệch tương đối giữa trục của mẫu và mặt cắt ngang của nó thực hiện tại hiện trường.

Các lõi khoan lấy được sẽ được giữ theo trật tự chiều sâu trong các hộp và dấu hiệu

nhận dạng lỗ khoan phải được đánh dấu một cách rõ ràng trên các lõi khoan và các hộp

chứa. Phần mùn mũi cọc ngay dưới bê tông phải được khoan bằng phương pháp khoan

khô, không bơm vữa sét.

Sau khi kết thúc công tác thí nghiệm, tiến hành thổi rửa mũi cọc và bơm vữa lấp

đầy.

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 24

NDT, 01/08/15,
Page 25: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

4.3. Loại bỏ tấm thép

Khoan thủng đáy ống khoan lõi sao cho mẫu thí nghiệm không có bất kỳ mảnh bê

tông nào bị nứt, mảnh vụn, bị xén bớt, hoặc bị hỏng.

5. MẪU THÍ NGHIỆM

5.1. Đường kính

Đường kính của lõi mẫu dùng để xác định cường độ chịu nén của các phần chịu tải

trong kết cấu phải được lấy ít nhất là 75 mm. Đối với các phần không chịu tải hoặc khi

không thể lấy mẫu khoan lõi với tỉ lệ chiều dài trên đường kính (L/D) lớn hơn hoặc bằng

1, đường kính lõi có thể nhỏ hơn 75 mm không bị cấm.

5.2. Chiều dài

Chiều dài được khuyến khích của mẫu ở nắp hoặc mẫu đất là trong khoảng 1.9 và

2.1 lần của đường kính. Nếu tỉ lệ chiều dài trên đường kính (L/D) của các lõi vượt quá

2.1, giảm độ dài của cốt lõi để tỉ lệ mẫu ở nắp hoặc mẫu đất là trong khoảng 1.9 và 2.1.

Mẫu khoan lõi với tỉ lệ chiều dài trên đường kính bằng hay thấp hơn yêu cầu 1.75 dùng

cho thí nghiệm nén. Một chỉ số chỉnh sửa độ lớn không phải là yếu tố được yêu cầu cho

L/D lớn hơn 1.75.

5.3. Điều kiện độ ẩm

Kiểm tra lõi sau khi điều kiện độ ẩm đã được xác định trong phương pháp kiểm tra

này hoặc theo chỉ dẫn của các quy định kiểm tra. Các thủ tục tạo độ ẩm trong phòng quy

định trong phương pháp kiểm tra này là nhằm bảo độ ẩm của các mẫu khoan lõi và để

cung cấp một điều kiện độ ẩm có thể tạo lại được giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của

gradient độ ẩm tạo ra khi khoan và trong thời gian chuẩn bị mẫu.

Sau khi lõi đã được khoan, lau khô bề mặt và cho phép phần nước còn lại trên bề

mặt bốc hơi. Khi bề mặt khô xuất hiện, nhưng không phải sau hơn 1h sau khi khoan, đặt

mẫu khoan lõi riêng biệt trong túi nhựa hoặc túi không có chất thẩm thấu và đóng kín lại

để ngăn ngừa mất độ ẩm. Duy trì ở lõi ở nhiệt độ phòng, và bảo vệ lõi không tiếp xúc trực

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 25

Page 26: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

tiếp với ánh sáng mặt trời. Mang các mẫu lõi đến phòng thí nghiệm để thử nghiệm các

sớm càng tốt theo điều kiện thực tế. Luôn giữ lõi trong túi nhựa kín hoặc hộp chứa không

thẩm thấu

Nếu nước được sử dụng trong quá trình lấy lõi, hoàn thành các hoạt động càng sớm

càng tốt theo điều kiện thực tế, nhưng không muộn hơn 2 ngày sau khi khoan lõi, trừ khi

được quy định theo các tiêu chuẩn kiểm tra khác. Sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị, lau

khô bề mặt, cho phép các bề mặt tự khô, và để các lõi kín trong túi nhựa hoặc các hộp

chứa không thấm nước. Giảm thiểu thời gian tiếp xúc với nước trong quá trình chuẩn bị

cuối cùng.

Cho phép các lõi giữ kín trong túi nhựa hoặc đồ chứa không có chất thẩm thấu ít

nhất 5 ngày, kể từ ngày cuối cùng tạo ẩm và trước khi thí nghiệm, trừ khi được quy định

theo cách khác của tiêu chuẩn kiểm định.

5.4. Tỷ trọng

Khi được yêu cầu kiểm tra, xác định tỷ trọng bằng cách cân mẫu trước khi bịt mẫu

chia khối lượng cho thể tích của cốt lõi tính từ giá trị trung bình của đường kính và chiều

dài. Theo cách khác, xác định mật độ từ khối lượng trong không khí và phần khối lượng

ngập phù hợp với Phương Pháp Thử Nghiệm C 642. Sau khi cân ngập, làm khô lõi và lưu

giữ trong túi niêm phong nhựa hoặc đồ chứa không có chất thẩm thấu ít nhất 5 ngày trước

khi thử nghiệm.

5.5. Bịt đầu mẫu

Nếu đầu của lõi không phù hợp với yêu cầu của Phương pháp thí nghiệm C 39/C

39M, nó sẽ được cưa hay mài đi hoặc để đáp ứng những yêu cầu hoặc bọc lại theo Thực

hành C617. Nếu lõi được bọc đầu theo Thực hành C 617, thiết bị bọc đầu sẽ chứa phần

đường kính thực sự của lõi và tạo ra mũ đồng tâm với đầu lõi. Đo chiều dài của lõi với độ

chính xác là 2mm trước khi bịt mẫu.

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 26

NDT, 01/08/15,
NDT, 01/08/15,
Page 27: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

5.6. Đo lường

Trước khi thí nghiệm, đo độ dài của mẫu đã được bịt đầu hay mài với độ chính xác

2mm và sử dụng chiều dài này để tính tỉ lệ chiều dài trên đường kính (L/D). Xác định

mức giá trị trung bình của đường kính bằng cách lấy số trung bình của hai đo lường

vuông góc với nhau tại phần giữa của mẫu. Đo lường đường kính lõi với độ chính xác

0.2mm khi sự khác biệt trong đường kính lõi không quá 2% mức trung bình của chúng,

phương pháp khác là 2mm. Không được thí nghiệm nếu sự khác biệt giữa lớn nhất và nhỏ

của đường kính mẫu vượt quá 5% giá trị trung bình của chúng.

5.7. Thí nghiệm

Việc kiểm tra các mẫu dựa theo phương pháp thí nghiệm C 39/ C 39M. Kiểm tra

các mẫu trong vòng 7 ngày sau khi lấy mẫu, trừ khi được chỉ định khác.

5.8. Tính toán

Tính toán cường độ chịu nén của mẫu sử dụng diện tích mặt cắt tính toán dựa trên

đường kính mẫu trung bình.

Nếu tỉ lệ với chiều dài trên đường kính (L/D) của các mẫu là 1.75 hoặc ít hơn, hiệu

chỉnh kết quả đạt được bằng cách nhân với hệ số hiệu chỉnh thích hợp được hiển thị trong

bảng sau:

Chiều dài/đường kính

(L/D)Hệ số hiệu chỉnh cường độ

1.75 0.98

1.5 0.96

1.25 0.93

1.0 0.87

Sử dụng phương pháp nội suy để xác định các hệ số hiệu chỉnh cho các giá trị

không có trong bảng.

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 27

Page 28: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

5.9. Báo cáo kết quả thí nghiệm

Báo cáo kết quả thử nghiệm theo yêu cầu của phương pháp C 39/C 39M với việc

bổ sung các thông tin sau: Chiều dài lõi khi khoan cho phép sai số là 5mm. Chiều dài mẫu

thí nghiệm trước và sau khi kết thúc cho phép sai số 2mm, và đường kính trung bình của

lõi cho phép sai số 0.2mm hoặc 2mm. Cường độ nén cho phép sai số là 10psi [0.1 MPa]

khi đường kính được đo có sai số là 0.2mm và 50 psi [0.5MPa] khi đường kính được đo

có sai số 2mm, sau khi hiệu chỉnh chiều dài đường kính khi cần tải trọng tác dụng trực

tiếp lên mẫu thí nghiệm vuông góc với mặt cắt ngang của mẫu thí nghiệm.

Thời gian lấy lõi đã được ghi nhận và được bịt kín trong bao hoặc hộp đựng không

thấm nước. Mẫu khoan sau khi kết thúc sẽ được ghi nhận thời gian, địa điểm và được đặt

trong túi đựng không thấm nước.

Nếu mẫu có khuyết tật hoặc hư hỏng thì cũng được ghi nhận lại nguyên nhân và có

thể đưa ra lời chú giải những nguyên nhân này nếu cần thiết.

Công tác khoan lõi tại hiện trường

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 28

Page 29: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

Công tác khoan lõi tại hiện trường

V. BIỆN PHÁP AN TOÀN, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

1. BIỆN PHÁP AN TOÀN VỀ NGƯỜI VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG

Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thi công, quá trình thí nghiệm tại hiện

trường cần tuân thủ một số quy định sau:

- Người không có trách nhiệm, không được vào khu vực thí nghiệm.

- Tất cả các cán bộ kỹ thuật và công nhân thi công trong công trường đều được

học an toàn và phân công công việc cụ thể trước khi tham gia công việc, tất cả

mọi người được trang bị và bắt buộc sử dụng bảo hộ lao động phù hợp trong

quá trình thi công.

- Cán bộ, công nhân vận hành máy móc, thiết bị phải kiểm tra an toàn trước khi

thực hiện công việc.

- Bố trí nhân viên y tế trực trong quá trình thí nghiệm.

- Các loại máy móc, thiết bị vận hành phải tuyệt đối an toàn. Các thiết bị sử dụng

phải trình chứng nhận kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào công trường.

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 29

Page 30: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

- Các phế liệu, bùn nhão,vật liệu hữu cơ…phải được dọn dẹp sạch sẽ khỏi khu

vực thí nghiệm.

- Có biện pháp bảo vệ, che chắn cẩn thận các thiết bị máy móc thí nghiệm, đặc

biệt hệ thống điện, cầu dao cho tram bơm áp lực, tránh chập điện và cháy nổ do

trời mưa.

- Kích, bơm và hệ thống đường ống thủy lực, hệ thống van, đầu nối phải được

kiểm tra thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ.

- Việc cẩu lắp đặt, tháo dỡ đối trọng cần được thực hiện với biện pháp an toàn

thích hợp. Bảo đảm tuyệt đối an toàn khi lắp thiết bị, tải trọng trên cao.

- Phải có người xi nhan chuyên nghiệp.

- Sau khi kết thúc thí nghiệm, toàn bộ thiết bị thí nghiệm cần được tháo dỡ, vận

chuyển khỏi hiện trường và được vệ sinh sạch sẽ, bảo dưỡng cẩn thận.

- Công tác đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công, thí nghiệm phải

tuân thủ nghiêm ngặt “Kế hoạch đảm bảo an toàn lao động” đã đệ trình và được

Tư vấn giám sát chấp thuận.

2. AN TOÀN CHO BÊN THỨ BA

- Có biển báo, phân khu vực hoạt động và cảnh giới khu vực đang lắp đặt, thí

nghiệm trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm hiện trường.

- Những người không có nhiệm vụ nhất thiết không được vào khu vực thí

nghiệm.

- Phối hợp với các đơn vị đang hoạt động trên công trường để có các biện pháp

an toàn chung.

3. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

- Cử cán bộ có nghiệp vụ phụ trách công tác an toàn phòng chống cháy nổ và vệ

sinh môi trường.

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 30

Page 31: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

- Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, công nhân tham gia thí nghiệm hiện trường hiểu

rõ các hiệu lệnh trong phòng chống cháy nổ và sử dụng thành thạo các phương

tiện cứu hỏa.

- Tuyệt đối tuân thủ nội quy an toàn điện, không mang các chất dễ gây cháy nổ

vào công trường.

- Trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy nổ, cứu hỏa.

- Không được phép xả bừa bãi dầu cặn, các vật dụng không cần thiết, rác thải... ra

công trường. Vệ sinh cá nhân và xả rác đúng nơi quy định.

- Các thiết bị ra vào công trường phải được vệ sinh sạch sẽ.

- Sau khi thực hiện xong toàn bộ công tác thử nghiệm tại hiện trường, tiến hành

thu dọn và vệ sinh công trường sạch sẽ.

- Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ trong quá trình

thi công, thí nghiệm phải tuân thủ nghiêm ngặt “Kế hoạch đảm bảo vệ sinh môi

trường” đã đệ trình và được Tư vấn giám sát chấp thuận

Trên đây là toàn bộ “Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc

khoan nhồi” cho gói thầu số 5A: Xây dựng nút giao Quốc lộ 19 phần cầu vượt, Dự án

đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1212+400-Km1265+000 tỉnh

Bình Định và tỉnh Phú Yên theo hình thức hợp đồng BOT. Nhà thầu thi công Liên danh

Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1-Công ty CP và Công ty cổ phần đầu tư

năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn, đề nghị Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư xem

xét chấp thuận để Nhà thầu chúng tôi triển khai công việc tiếp theo. Nhà thầu cam kết

chấp hành nghiêm túc trong suốt quá trình thi công và tiến hành thí nghiệm.

Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm kiểm tra chất lượng thi

công, Nhà thầu thi công mong sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ, hiệu

quả của Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và các đơn vị hữu quan để Đơn vị thí nghiệm hoàn

thành tốt nhiệm vụ.

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 31

NDT, 01/08/15,
Page 32: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CHUNG...............................................................................................1

1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN.............................................................................................1

2. CĂN CỨ LẬP ĐỀ CƯƠNG...................................................................................1

3. QUY TRÌNH, QUY PHẠM ÁP DỤNG.................................................................2

4. QUY MÔ TIÊU CHUẨN VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ.........................................3

4.1. Quy mô và tiêu chuẩn thiết kế cầu...................................................................3

4.2. Giải pháp thiết kế cầu......................................................................................4

5. CÁC NỘI DUNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ SỨC CHỊU TẢI CỌC.........5

5.1. Mục đích và yêu cầu chung..............................................................................5

5.2. Đặc điểm, số lượng và vị trí thí nghiệm...........................................................5

II. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM SIÊU ÂM............................................................6

1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CHUNG....................................................................6

2. NGUYÊN LY VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM........................................................7

2.1. Nguyên lý thí nghiệm........................................................................................7

2.2. Thiết bị thí nghiệm...........................................................................................8

2.3. Phương pháp và trình tự thí nghiệm..............................................................10

3. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM.................................................................11

4. PHỤ LỤC.............................................................................................................12

III. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM PDA...................................................................15

1. GIỚI THIỆU.........................................................................................................15

2. NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LY THÍ NGHIỆM...................................................15

3. THIẾT BỊ VÀ PHẦN MỀM THÍ NGHIỆM........................................................15

4. VỊ TRÍ, SỐ LƯỢNG DỰ KIẾN THÍ NGHIỆM..................................................17

5. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM...................................................................................18

5.1. Yêu cầu về cọc thí nghiệm..............................................................................18

5.2. Trình tự thí nghiệm.........................................................................................18

5.3. Các yêu cầu kỹ thuật cho thí nghiệm.............................................................19

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 32

Page 33: De cuong tn 17

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1

ĐOẠN TỪ KM1212+400-KM1265, TỈNH BÌNH ĐỊNH & TỈNH PHÚ YÊN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT

GÓI THẦU SỐ 5A: XÂY DỰNG NÚT GIAO QUỐC LỘ 19 PHẦN CẦU VƯỢT

6. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM.................................................................20

IV. KHOAN MÙN MŨI CỌC VÀ KHOAN LÕI........................................................23

1. GIỚI THIỆU.........................................................................................................23

2. THIẾT BỊ..............................................................................................................23

3. VỊ TRÍ VÀ SỐ LƯỢNG CỌC DỰ KIẾN KIỂM TRA........................................23

4. CÔNG TÁC LẤY MẪU.......................................................................................24

4.1. Thông tin chung..............................................................................................24

4.2. Khoan lõi........................................................................................................24

4.3. Loại bỏ tấm thép.............................................................................................25

5. MẪU THÍ NGHIỆM.............................................................................................25

5.1. Đường kính.....................................................................................................25

5.2. Chiều dài........................................................................................................25

5.3. Điều kiện độ ẩm.............................................................................................25

5.4. Tỷ trọng..........................................................................................................26

5.5. Bịt đầu mẫu....................................................................................................26

5.6. Đo lường........................................................................................................27

5.7. Thí nghiệm......................................................................................................27

5.8. Tính toán........................................................................................................27

5.9. Báo cáo kết quả thí nghiệm............................................................................27

V. BIỆN PHÁP AN TOÀN, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG............................................29

1. BIỆN PHÁP AN TOÀN VỀ NGƯỜI VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG......................29

2. AN TOÀN CHO BÊN THỨ BA..........................................................................30

3. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ............................30

MỤC LỤC.........................................................................................................................32

Đề cương thí nghiệm kiểm tra chất lượng và sức chịu tải cọc khoan nhồi 33