de cuong on hoa 10 nam 2012 2013

37
Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM 1/ BÀI 1 : THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ * Kích thước và khối lượng nguyên tử : Đường kính nguyên tử khoảng 10 –10 m (Chú ý: nhớ : 1nm = 10 –9 m ; 1Ǻ = 10 –10 m ; 1nm = 10Ǻ) Nguyên tử hidro có bán kinh nhỏ nhất khoảng 0,053 nm. Đường kính hạt nhân vào khoảng 10 –5 nm. Đường kính electron và proton khoảng 10 –8 nm. * Hạt nhân : Proton (p) : điện tích = 1+ ; khối lượng 1u Nơtron (n): điện tích = 0 ; khối lượng 1u * Vỏ nguyên tử: Electron (e): điện tích =1– ; khối lượng : 5,5.10 –4 u 2/ BÀI 2 : HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ * Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron.= Z * Số Khối A : A = Z + N * Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điên tích hạt nhân = Z. * Kí hiệu nguyên tử : * Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng cũng khác nhau. * Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử. * Nguyên tử khối trung bình: Trong đó: A, B là nguyên tử khối của đồng vị A, B. a, b là % số nguyên tử của đồng vị A và B. 3/ BÀI 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ 1) Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nha u Năng lượng của electron ở lớp trong thấp hơn năng lượng electron ở lớp ngoài. Có 7 lớp electron ( tính từ hạt nhân ra ngoài) n = 1 2 3 4 5 6 7 tên lớp : K L M N O P Q năng lượng tăng dần 2) Phân lớp : có 4 phân lớp : s, p, d, f. Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau . Lớp K có 1 phân lớp : 1s Lớp L có 2 phân lớp : 2s và 2p Lớp M có 3 phân lớp : 3s, 3p và 3d Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 1 -

Upload: caocuong2082

Post on 03-Aug-2015

431 views

Category:

Documents


9 download

TRANSCRIPT

Page 1: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường

CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM1/ BÀI 1 : THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ

* Kích thước và khối lượng nguyên tử : – Đường kính nguyên tử khoảng 10–10m

(Chú ý: nhớ : 1nm = 10–9m ; 1Ǻ = 10–10m ; 1nm = 10Ǻ)– Nguyên tử hidro có bán kinh nhỏ nhất khoảng 0,053 nm.– Đường kính hạt nhân vào khoảng 10–5 nm.– Đường kính electron và proton khoảng 10–8nm.

* Hạt nhân : Proton (p) : điện tích = 1+ ; khối lượng 1u Nơtron (n): điện tích = 0 ; khối lượng 1u

* Vỏ nguyên tử: Electron (e): điện tích =1– ; khối lượng : 5,5.10–4u2/ BÀI 2 : HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ * Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron.= Z

* Số Khối A : A = Z + N* Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điên tích hạt nhân = Z.* Kí hiệu nguyên tử :

* Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng cũng khác nhau. * Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử. * Nguyên tử khối trung bình:

Trong đó: A, B là nguyên tử khối của đồng vị A, B. a, b là % số nguyên tử của đồng vị A và B.

3/ BÀI 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ 1) Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau Năng lượng của electron ở lớp trong thấp hơn năng lượng electron ở lớp ngoài.

Có 7 lớp electron ( tính từ hạt nhân ra ngoài) n = 1 2 3 4 5 6 7

tên lớp : K L M N O P Q năng lượng tăng dần

2) Phân lớp: có 4 phân lớp : s, p, d, f. Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.

Lớp K có 1 phân lớp : 1sLớp L có 2 phân lớp : 2s và 2pLớp M có 3 phân lớp : 3s, 3p và 3dLỚP N có 4 phân lớp : 4s, 4p, 4d và 4f 3) Số E trong tối đa trong mỗi phân lớp: Phân lớp s : Có tối đa 2 electron.Phân lớp p : Có tối đa 6 electron. Phân lớp d : Có tối đa 10 electron.Phân lớp f : Có tối đa 14 electron. Số e tối đa trong mỗi lớp:

-Lớp K có 2.12 : chứa tối đa 2e-Lớp L có 2. 22 : chứa tối đa 8e-Lớp M có 2.32 : chứa tối đa 18e-Lớp N có 2.42 : chứa tối đa 32e

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 1 -

Page 2: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường Tổng quát : lớp thứ n chứa tối đa 2n2 electron

4) Thứ tự năng lượng : 1s 2s 2p 3s 3p 4s 4p 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d……

5) Cấu hình electron nguyên tử:6) Đặc điểm lớp electron ngoài cùng: Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố . a- Lớp ngoài cùng có tối đa 8 electron : Bền vững. Các nguyên tố này hầu như không tham gia phản ứng

hóa học ( trừ He có 2e ngoài cùng là bền vững) là nguyên tử khí hiếm. b- các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên tử kim loại. c- nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên tử phi kim. d- Các nguyên tử có 4 electron ngoài cùng có thể là nguyên tử kim loại hoặc phi kim.

B. BÀI TOÁN VẬN DỤNGBài 1: Beri và oxi lần lượt có khối lượng nguyên tử bằng :

; Hãy tính các khối lượng đó ra gam. Biết 1u = 1,6605.10–27 kg

Bài 2: Cho biết số Avogadro N = 6,022.1023.a) Hãy cho biết 1 mol nhôm, 10 mol nhôm có bao nhiêu nguyên tử nhôm (Al).?b) Biết rằng 10 mol nhôm có khối lượng bằng 269,7 g, hãy tính khối lượng mol nguyên tử của nhôm.

Bài 3: Trong một nguyên tử, tổng số các hạt proton, nơtron và electron là 28. Biết rằng số nơtron bằng số proton cộng thêm một.

a) Hãy cho biết số proton có trong nguyên tử .b) Hãy cho biết số khối của hạt nhân.c) Viết cấu hình electron của nguyên tử.d) Hãy cho biết đó là nguyên tử của nguyên tố nào?

Bài 4: Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của những nguyên tử có đặc điểm sau:a. Có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electronb. Có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron c. Có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 7 electrond. Có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron e. Có 2 lớp electron và có 1 electron độc thân.f. Có 2 lớp electron và có 3 electron độc thân.g. Có 3 lớp electron và có 1 electron độc thân.

Bài 5: Nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 114 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44.a. Viết kí hiệu nguyên tử R.b. Nguyên tố R có 2 đồng vị bền trong tự nhiên có nguyên tử khối trung bình là 79,91 và thành phần % số

nguyên tử của đồng vị có số khối nhỏ là 54,5%. Xác định số khối của đồng vị thứ hai.Bài 6: Cho 2 nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân nguyên tử là 6+. Nguyên tử thứ nhất có tổng số hạt trong nguyên tử là 18. Nguyên tử thứ hai có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 5.

c. Hai nguyên tử đó có thuộc cùng một nguyên tố hoá học không? Giải thích? d. Viết kí hiệu nguyên tử? Giải thích? e. Hãy tính tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi loại nguyên tử đã cho, biết: trong tự nhiên tồn tại chủ yếu 2 loại

nguyên tử đó và NTK trung bình nguyên tố của 2 nguyên tử trên là 12,011.Bài 7: Li tự nhiên có hai đồng vị : và . Biết rằng nguyên tử khối trung bình của liti tự nhiên là 6,94.

Hỏi thành phần trăm của mỗi đồng vị đó trong tự nhiên ?Bài 8: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số các hạt cơ bản là 82, tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định Z, A và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố XBài 9: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số các hạt cơ bản là 82 hạt, trong đó tổng số các hạt mang điện nhiều gấp 1.733 lần tổng số hạt không mang điện. Tìm X? Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho dạng đơn chất của X tác dụng với HCl, Cu, O2, S, H2O, N2.Bài 10: Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố Y?

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 2 -

Page 3: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường Bài 11: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X?Bài 12: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử nguyên tố X là 13. Tìm số lượng từng hạt?Bài 13: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số e trong các phân lớp p là 10, nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 4 đơn vị. Tìm X và Y?Bài 14: Ion A2-, B3+ có tổng số hạt mang điện lân lượt là: 34 và 23. Hãy viết cấu hình electron của A, B và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn?Bài 15: Biết trong tự nhiên brom có 2 đồng vị bền 79Br và 81Br, nguyên tử khối trung bình của brom là 79.92u. Tính tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi đồng vị? Bài 16: Các nguyên tố A, B, C, D, E, F có điện tích hạt nhân theo thứ tự sau: 12, 20, 35, 25, 26, 29. Hãy viết cấu hình electron của chúng và cho biết tên nguyên tố, vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.Bài 17: A và B là 2 nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp nhau trong BTH.Tổng số prôtn trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 32. Xác định vị trí của chúng trong BTH?Bài 18: Nguyên tố clo có 2 đồng vị. Biết số lượng nguyên tử của đồng vị thứ nhất gấp 3 lần số lượng nguyên tử của đồng vị thứ hai và đồng vị thứ hai nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của clo là 35.5. Tìm số khối của hai đồng vị?Bài 19: Hòa tan hết a gam oxit kim loại M thuộc nhóm IIA bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17.5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định công thức oxit kim loại.C. BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (Kiểm tra chất lượng HS)

Câu 1: Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.Câu 2: Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. electron. B. electron và nơtron.C. proton và nơton. D. proton và electron.

Câu 3: Hạt mang điện trong nhân nguyên tử làA. electron. B. proton. C. nơtron. D. nơtron và electron.

Câu 4: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?A. proton. B. nơtron. C. electron. D. nơtron và electron.

Câu 5: Chọn phát biểu sai:A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8p. B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8n. C. Nguyên tử oxi có số e bằng số p. D. Lớp e ngoài cùng nguyên tử oxi có 6e.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai:A. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

Câu 7: Mệnh đề nào sau đây không đúng ?A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có tỉ lệ giữa số proton và nơtron là 1 : 1.B. Chỉ có trong nguyên tử magie mới có 12 electron. C. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có 12 proton. D. Nguyên tử magie có 3 lớp electron.

Câu 8: Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10-19 Culông. Vậy nguyên tử đó là:A. Ar. B. K. C. Ca. D. Cl.

Câu 9: Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:

A. 78,26.1023 gam. B. 21,71.10-24 gam. C. 27 đvC. D. 27 gam.Câu 10: Biết rằng khối lượng của nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro. Nếu chọn 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon 12 làm đơn vị thì O, H có nguyên tử khối là:

A. 15,9672 và 1,01. B. 16,01 và 1,0079.C. 15,9672 và 1,0079. D. 16 và 1,0081.

Câu 11: Số khối của nguyên tử bằng tổng

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 3 -

Page 4: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường A. số p và n. B. số p và e. C. số n, e và p. D. số điện tích hạt nhân.

Câu 12: Nguyên tử flo có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Số khối của nguyên tử flo làA. 9. B. 10. C. 19. D. 28.

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố R có 56e và 81n. Kí hiệu nguyên tử nào sau đâylà của nguyên tốR ?

A. B. C. D.

Câu 14: Cặp nguyên tử nào có cùng số nơtron ?

A. và . B. và . C. và . D. và .Câu 15: Một ion có 3p, 4n và 2e. Ion này có điện tích là: A. 3+. B. 2-. C. 1+. D. 1-.Câu 16: Một ion có 13p, 14n và 10e. Ion này có điện tích là

A. 3-. B. 3+. C. 1-. D. 1+.Câu 17: Một ion (hoặc nguyên tử) có 8p, 8n và 10e. Ion (hoặc nguyên tử) này có điện tích là

A. 2-. B. 2+. C. 0. D. 8+.Câu 18: Ion M2+ có số e là 18, điện tích hạt nhân là:

A. 18. B. 20. C. 18+. D. 20+.Câu 19: Ion X2- có:

A. số p - số e=2. B. số e - số p = 2. C. số e - số n = 2. D. số e - (số p +số n)=2.Câu 20: Ion X- có 10e, hạt nhân có 10n. Số khối của X là:

A. 19. B. 20. C. 18. D. 21.Câu 21: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số p bằng nhau nhưng khác nhau số

A. electron. B. nơtron. C. proton. D. obitan. Câu 22: Trong kí hiệu thì:

A. A là số khối xem như gần bằng khối lượng nguyên tử X.B. Z là số proton trong nguyên tử X.C. Z là số electron ở lớp vỏ. D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23: Ta có 2 kí hiệu và nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. Cả hai cùng thuộc về nguyên tố urani. B. Mỗi nhân nguyên tử đều có 92 proton. C. Hai nguyên tử khác nhau về số electron. D. A, B đều đúng.

Câu 24: Trong những hợp chất sau đây, cặp chất nào là đồng vị của nhau:A. và B. và C. O2 và O3 . D. kim cương và than chì.

Câu 25: Nguyên tử có số hiệu nguyên tử là 24, số nơtron là 28, cóA. số khối 52. B. số e là 28.C. số p là 28. D. điện tích hạt nhân là 24 .

Câu 26: Có 3 nguyên tử có số proton đều là 12, số khối lần lượt là 24, 25, 26. Chọn câu sai:A. Các nguyên tử trên là những đồng vị.B. Các nguyên tử trên đều cùng 1 nguyên tố.C. Chúng có số nơtron lần lượt: 12,13,14.D. Số thứ tự là 24, 25, 26 trong bảng HTTH.

Câu 27: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùngA. số khối. B. điện tích hạt nhân.C. số electron. D. tổng số proton và nơtron.

Câu 28: Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và 26Mg. Clo có đồng vị 35Cl và 37Cl. Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2

khác nhau tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó ?A. 6. B. 9. C. 12. D. 10.

Câu 29: Oxi có 3 đồng vị . Cacbon có hai đồng vị là: 12C, 13C . Hỏi có thể có bao nhiêuloại phân tử khí cacbonic được tạo thành giữa cacbon và oxi ?

A. 11. B. 12. C. 13. D. 14.

Câu 30: Hiđro có 3 đồng vị , , và oxi có đồng vị . Có thể có bao nhiêu phân

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 4 -

Page 5: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường tử H2O được tạo thành từ hiđro và oxi?

A. 16. B. 17. C. 18. D. 20.Câu 31: Đồng có hai đồng vị 63Cu (chiếm 73%) và 65Cu (chiếm 27%). Nguyên tử khối trung bình của Cu là:

A. 63,45. B. 63,54. C. 64,46. D. 64,64.Câu 32: Nguyên tố X có hai đồng vị, đồng vị thứ nhất 35X chiếm 75%. Nguyên tử khối trung bình của X là 35,5. Đồng vị thứ hai là: A. 34X. B. 37X. C. 36X. D. 38X.Câu 33: Nguyên tố Cu có 2 đồng vị là X và Y, có nguyên tử khối trung bình là 63,54. Biết tổng số khối của X và Y là 128; số nguyên tử đồng vị X = 0,37 lần số nguyên tử đồng vị Y. Vậy số nơtron của đồng vị Y ít hơn số nơtron của đồng vị X là: A. 2. B. 4. C. 6. D. 1.Câu 34: Một nguyên tố R có 2 đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân của R có 35 hạt proton. Đồng vị thứ nhất có 44 hạt nơtron, đồng vị thứ 2 có số khối nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là bao nhiêu ?

A. 79,2. B. 79,8. C. 79,92. D. 80,5. Câu 35: Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Clo trong tự nhiên có 2 đồng vị là và Phần trăm

về khối lượng của 37Cl chứa trong HClO4 (với hiđro là đồng vị , oxi là đồng vị ) là giá trị nào sau đây ?

A. 9,40%. B. 8,95%. C. 9,67%. D. 9,20%.Câu 36: Tổng số hạt p, e, n trong nguyên tử nguyên tố X là 10. Nguyên tố X là

A. Li (Z= 3). B. Be (Z= 4). C. N (Z= 7). D. Ne (Z= 10).Câu 37: Tổng số hạt proton, electron, nơtron của nguyên tử của một nguyên tố thuộc nhóm IIIA là40. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là

A. 12. B. 13. C. 11. D. 14.Câu 38: Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt cơ bản là 34. Số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố B là

A. Na (Z= 11). B. Mg (Z= 12). C. Al (Z= 13). D. Cl (Z=17).Câu 39: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 180. Trong đó các hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Nguyên tố X là nguyên tố nào ?

A. flo. B. clo. C. brom. D. iot.Câu 40: Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Điện tích hạt nhân của R là: A. 20. B. 22. C. 24. D. 26. Câu 41: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các loại hạt bằng 115. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là:

A. B. C. D. Câu 42: Hợp chất AB2 có A = 50% (về khối lượng) và tổng số proton là 32. Nguyên tử A và B đều có số p bằng số n. AB2 là: A. NO2. B. SO2. C. CO2. D. SiO2.Câu 43: Hợp chất MX3 có tổng số hạt mang điện tích là 128. Trong hợp chất, tổng số p của các nguyên tử X nhiều hơn số p của nguyên tử M là 38. Công thức của hợp chất trên là

A. FeCl3. B. AlCl3. C. FeF3. D. AlBr3.

Câu 44: Tổng số hạt mang điện trong ion AB32- bằng 82. Số hạt mang điện trong nhân nguyên tử A

nhiều hơn trong nguyên tử B là 8. Số hiệu nguyên tử A và B (theo thứ tự) làA. 6 và 8. B. 13 và 9. C. 16 và 8. D. 14 và 8.

Câu 45: Tổng số p, e, n trong hai nguyên tử A và B là 142, trong số đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B là

A. 17 và 19. B. 20 và 26. C. 43 và 49. D. 40 và 52.Câu 46: Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn

số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16. Công thức của MX3 là :

A. CrCl3. B. FeCl3. C. AlCl3. D. SnCl3.

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 5 -

Page 6: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường Câu 47: Trong phân tử MX2, M chiếm 46,67% về khối lượng. Hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong nhân X số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong phân tử MX2 là58. CTPT của MX2 là

A. FeS2. B. NO2. C. SO2. D. CO2.Câu 48: Hợp chất có công thức phân tử là M2X với: Tổng số hạt cơ bản trong một phân tử là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn M là 9. Tổng số hạt trong X2- nhiều hơn trong M+ là 17. Số khối của M, X lần lượt là :

A. 23, 32. B. 22, 30. C. 23, 34. D. 39, 16.Câu 49: Hợp chất M được tạo nên từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều có 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ bằng 11, còn tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- ở cùng phân nhóm chính và thuộc hai chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn. Công thức phân tử của M là:

A. (NH4)2SO4. B. NH4HCO3. C. (NH4)3PO4. D. (NH4)2SO3.

Câu 50: Số electron trong các ion sau: NO3- ,NH4

+, HCO3- ,H+, SO4

2- theo thứ tự là:A. 32, 12, 32, 1, 50. B. 31,11, 31, 2, 48.C. 32, 10, 32, 2, 46. D. 32, 10, 32, 0, 50.

Câu 51: Ion Mx+ có tổng số hạt là 57. Hiệu số hạt mang điện và không điện là 17. Nguyên tố M là:A. Na. B. K. C. Ca. D. Ni.

Câu 52: Trong anion XY32- có 30 proton. Trong nguyên tử X cũng như Y có số proton bằng số

nơtron. X và Y là nguyên tố nào sau đây ?A. C và O. B. S và O. C. Si và O. D. C và S.

Câu 53: Tổng số electron trong ion AB2- là 34. Chọn công thức đúng:

A. AlO2-. B. NO2

-. C. ClO2-. D. CrO2

-. Câu 54: Tổng số electron trong anion AB3

2- là 40. Anion AB32- là:

A. SiO32-. B. CO3

2-. C. SO32-. D. ZnO2

2-.Câu 55: Giả thiết trong tinh thể, các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu, cho khối lượng nguyên tử của Fe là 55,85 ở 20oCkhối lượng riêng của Fe là 7,78 g/cm3. Bán kính nguyên tử gần đúngcủa Fe là:

A. 1,44.10-8 cm. B. 1,29.10-8 cm. C. 1,97.10-8 cm. D. Kết quả khác.

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 6 -

Page 7: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường

CHƯƠNG II : BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌCVÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1/ BÀI 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC1) Nguyên tắc sắp xếp : 2) Cấu tạo bảng tuần hoàn:

a- Ô nguyên tố: Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó .b- Chu kỳ: Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo

chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tựcủa chu kỳ trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kỳ đó.

* Chu kỳ nhỏ: gồm chu kỳ 1, 2, 3. * Chu kỳ lớn : gồm chu kỳ 4, 5, 6, 7.c- Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau , do đó có tính

chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.d- Khối các nguyên tố: * Khối các nguyên tố s : gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA

Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s. * Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến VIIIA ( trừ He). Nguyên tố p là

những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p. * Khối các nguyên tố d : gồm các nguyên tố thuộc nhóm B.

Nguyên tố d là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d. * Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và họ Actini. Nguyên tố f là các nguyên tố

mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.2/ BÀI 8 : SỰ BIẾN ĐỔI TUẤN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.

1) Các nguyên tố nhóm A: nguyên tố s và p * Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị= số electron lớp ngoài cùng. * Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt

nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.2) Các nguyên tố nhóm B: nguyên tố d và f. ( kim loại chuyển tiếp). * Cấu hình electron nguyên tử có dạng : (n–1)da nsb(a=110) * Số electron hóa trị = số electron lớp n + số electron phân lớp (n–1)d nhưng chưa bão hòa. * Ta có : - a + b ≤ 7 thì số thứ tự nhóm B = a + b.

- a + b = 8, 9, 10 thì nguyên tố ở nhóm VIII B. - a + b > 10 thì số thứ tự nhóm B = 10 – (a + b).3/ BÀI 9: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN 1) Sự biến đổi tính kim loại – tính phi kim.

a– Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng: * tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.

b– trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: * tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.2) Độ âm điện: của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo

thành liên kết hóa học. Khi điện tích hạt nhân tăng:

+ trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng. + trong cùng nhóm, độ âm điện giảm

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 7 -

Page 8: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường 3) Sự biến đổi hóa trị:

Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng , hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.

4) Sự biến đổi tính axit-baz của oxit và hidroxit tương ứng: a– Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz giảm , tính axit tăng . b– Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz tăng, tính axit giảm.

B. BÀI TOÁN VẬN DỤNGBài 1: Nguyên tử X có số thứ tự là 20, thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA.

a) Hãy cho biết số proton, số nơtron và số electron trong một nguyên tử X?b) Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X.c) Nguyên tử X có mấy lớp electron và bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng ?

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 8 -

Vị trí nguyên tố

Theo chiều

ĐTHN tăng dần

STT chu kì = Số lớp e

STT nhóm = x = Số e hoá trị

Bảng tuần hoàn

Nguyên tắc sắp

xếp

Cấu tạo

BTH

Số e hoá trị = 8,9,10 đều xếp

vào nhóm VIIIB

Họ lantan và actini xếp ngoài bảng(nguyên tố f )

Chu kì

NHóm

- Có 7 chu kì- (A, B đứng kế tiếp trong một chu kì)

Nhóm A(NT s, p)(biến đổi

tuần hoàn theo chiều

tăng dần ĐTHN)

A, B kế tiếp nhau trong một nhóm A:

(trừ chu kì 1)

Cấu hình e nguyên tử

Biến đổi tuần hoàn

Bán kính nguyên tử

Đại lượng vật lí Năng lượng

ion hoá I1

Độ âm điện

Hoá trị trong hợp chất với H

RHx (1 x 3)RH8-x (4 x 8)

Hợp chất oxit bậc cao nhất

R2Ox (x: lẽ)ROx/2 (x: chẵn)

Hợp chất hidroxit tương ứng

R(OH)x

(1 x 3)(HO)8-xROx – 4

(5 x 7)trừ: HNO3

(HO)2RO2

(với x = 4)

Tính kim loại-phi kim

Nhóm B là nhóm kim loại chuyển

tiếp

Cấu hình e biến đổi phức tạp

Các tính chất biến đổi phức tạp

đặc biệt

đặc biệt

Định luật tuần hoàn

Page 9: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường Bài 2: Cho các nguyên tố : Ca, C, F, O, Be. Dựa vào bảng tuần hoàn hãy lập luận để :

a) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần độ âm điện ?b) Sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần ?

Bài 3: Nguyên tử nguyên tố A có phân lớp ngoài cùng là 3p. Trong cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố B cũng có phân lớp 3p và phân lớp ngoài cùng tiếp theo sau đó có 2 electron. Số electron trên phân lớp 3p của A và B hơn kém nhau 1. a) Xác định vị trí nguyên tố A, B. Giải thích? b) A, B là nguyên tố phi kim, kim loại hay khí hiếm? So sánh tính phi kim của 2 nguyên tố A, B.Bài 4: Hợp chất khí của nguyên tố R với hidrô có công thức là RH. Trong hợp chất oxit bậc cao nhất, R chiếm10/17 về khối lượng. Hãy xác định tên nguyên tố R?Bài 5: 1,2g một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với clo cho 4,75g muối clorua. Xác định tên kim loại này ?Bài 6: Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 39. Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn.Bài 7: A và B là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau, B ở nhóm V, ở trạng thái đơn chất A và B có phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B là 23. Xác định vị trí của A và B.Bài 8: X là một nguyên tố nhóm VA, Y là một nguyên tố phi kim cùng chu kì với X. Tổng số điện tích dương trong hai hạt nhân X và Y là 32. Tìm X và Y.Bài 9: Tổng số proton của hai nguyên tố A, B là 32, biết chúng thuộc cùng một nhóm và ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau. Tìm A và B.Bài 10: Cho 0.585 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước dư, thu được 0.168 lít khí H2 thoát ra ở đktca) Xác định tên và vị trí của kim loại kiềm.b) Anion của nguyên tố nào có điện tích 1- có cùng cấu hình e với cation của kim loại vừa xác định được.Bài 11: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp d là 6. Nguyên tử của nguyên tố B có số electron ít hơn nguyên tử của nguyên tố A là 18 hạt. Tìm A và B, hãy viết các hợp chất có thể có của A và B?Bài 12: Cho 0.64 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 loãng. Thể tích khí H2 (đktc) thu được là 0.224 lit. Cho biết M thuộc nhóm IIA. Xác định M.Bài 13: Cho 0.85 gam hai kim loại thuộc hai chu kì kế tiếp trong nhóm IA vào cốc chứa 49.18 gam nước thu được dung dịch A và khí B. Để trung hòa dung dịch A cần 30 ml dung dịch HCl 1M.a. Xác định hai kim loại.b. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A.Bài 14: Hòa tan hết 3.3 gam hỗn hợp bột kim loại gồm Zn, Fe và Ca trong dung dịch HCl thu được 1.344 lit khí ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?Bài 15: A, B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Biết ZA + ZB = 32. Tìm ZA, ZB.Bài 16: Hai nguyên tử của nguyên tố X, Y có tổng số hạt là 112, tổng số hạt của nguyên tố X nhiều hơn của nguyên tố Y là 8 hạt. Tìm X và Y.Bài 17: Tổng số hạt cơ bản trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12. Tìm A và B.

C. BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (Kiểm tra chất lượng HS)

Câu 1: Số electron hóa trị trong nguyên tử clo (Z = 17) là A. 5. B. 7. C. 3. D. 1.Câu 2: Số electron hóa trị trong nguyên tử crom (Z = 24) là A. 1. B. 3. C. 6 . D. 4.Câu 3: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố kim loại ?

A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p5.C. 1s22s22p63s23p3. D. 1s22s22p63s23p1.

Câu 4: Cấu hình electron của nguyên tử Y ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p5. Vậy Y thuộc nhóm nguyên tốA. kim loại kiềm. B. halogen. C. kim loại kiềm thổ. D. khí hiếm.

Câu 5: Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 4 electron, nguyên tố tương ứng là:A. kim loại. B. phi kim. C. kim loại chuyên tiếp. D. kim loại hoặc phi kim.

Câu 6: Cấu hình electron của nguyên tử có số hiệu Z = 17 làA. 1s22s22p63s23p44s1. B. 1s22s22p63s23d5.

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 9 -

Page 10: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường

C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p34s2.Câu 7: Nguyên tố lưu huỳnh S nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử S được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, M). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là: A. 6. B. 8. C. 10. D. 2.Câu 8: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây ?

A. oxi (Z = 8). B. lưu huỳnh (z = 16). C. Fe (z = 26). D. Cr (z = 24).Câu 9: Cấu hình electron của nguyên tử 29Cu là:

A. 1s22s22p63s23p64s23d9. B. 1s22s22p63s23p63d94s2.C. 1s22s22p63s23p63d104s1. D. 1s22s22p63s23p64s13d10.

Câu 10: Cấu hình e nguyên tử của có số hiệu nguyên tử Z = 26 làA. [Ar] 3d54s2. B. [Ar] 4s23d6. C. [Ar] 3d64s2. D. [Ar] 3d8.

Câu 11: Nguyên tố X thuộc loại nguyên tố d, nguyên tử X có 5 electron hoá trị và lớp electron ngoài cùng thuộc lớp N. Cấu hình electron của X là:

A. 1s22s22p63s23p63d34s2. B. 1s22s22p63s23p64s23d3.C. 1s22s22p63s23p63d54s2. D. 1s22s22p63s23p63d104s24p3.

Câu 12: Ion A2+ có cấu hình phân lớp cuối cùng là 3d9. Cấu hình e của nguyên tử A là:A. [Ar]3d94s2. B. [Ar]3d104s1. C. [Ar]3d94p2. D. [Ar] 4s23d9.

Câu 13: Chọn cấu hình e không đúng:A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p63s2. C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p34s2.

Câu 14: Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt p, n, e bằng 18 và số hạt không mang điện bằng trung bình cộng của tổng số hạt mang điện.Vậy số electron độc thân của nguyên tử R là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.Câu 15: Nguyên tử có cấu hình e với phân lớp p có chứa e độc thân là là nguyên tố nào sau đây ?

A. N (Z=7). B. Ne (Z=10). C. Na (Z=11). D. Mg (Z=12).Câu 16: Trong các nguyên tố có Z = 1 đến Z = 20. Có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử có 1 eletron độc thân ? A. 6. B. 8. C. 5. D. 7.Câu 17: Trong các nguyên tố có Z = 1 đến Z = 20. Có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử có 2 eletron độc thân ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.Câu 18: Trong các nguyên tử từ Z =22 đến Z = 30. Nguyên tử nào có nhiều electron độc thân nhất:

A. Z =22 B. Z =24 C. Z =25 D. Z =26.Câu 19: Nguyên tử M có cấu hình electron 1s22s22p4. Phân bố electron trên các obitan là:Câu 20: Số e hóa trị của nguyên tử có số hiệu nguyên tử Z = 7 là A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.Câu 21: Nguyên tử có số hiệu 13, có khuynh hướng mất bao nhiêu e? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.Câu 22: Các ion 8O

2-, 12Mg2+, 13Al3+ bằng nhau vềA. số khối. B. số electron. C. số proton. D. số nơtron.

Câu 23: Cation M2+ có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6, cấu hình e của nguyên tử M làA. 1s22s22p6. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p4.

Câu 24: Anion Y2- có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6, số hiệu nguyên tử Y làA. 8. B. 9. C. 10. D. 7.

Câu 25: Cấu hình electron của 4 nguyên tố:

9X: 1s22s22p511Y: 1s22s22p63s1

13Z: 1s22s22p63s23p18T: 1s22s22p4.

Ion của 4 nguyên tố trên là:

A. X+, Y+, Z+, T2+. B. X-, Y+, Z3+, T2-. C. X-, Y2-, Z3+, T+. D. X+, Y2+, Z+, T-.

Câu 26: Nguyên tử X, ion Y2+ và ion Z- đều có cấu hình e là 1s22s22p6. X, Y, Z là kim loại, phi kim hay khí hiếm ?

A. X: Phi kim; Y: Khí hiếm; Z: Kim loại. B. X: Khí hiếm; Y: Phi kim; Z: Kim loại .C. X: Khí hiếm; Y: Kim loại; Z: Phi kim. D. X: Khí hiếm; Y: Phi kim; Z: Kim loại .

Câu 27: Nguyên tử có số hiệu 20, khi tạo thành liên kết hóa học sẽ

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 10 -

Page 11: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường A. mất 2e tạo thành ion có điện tích 2+. B. nhận 2e tạo thành ion có điện tích 2-.C. góp chung 2e tạo thành 2 cặp e chung. D. góp chung 1e tạo thành 1 cặp e chung.

Câu 28: Một cation Rn+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử B có thể là

A. 3s2. B. 3p1. C. 3s1. D. A, B, C đều đúng.Câu 29: Một anion Rn- có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử B có thể là

A. 3p2. B. 3p3. C. 3p4 hoặc 3p5. D. A, B, C đều đúng. Câu 30: Tổng số hạt của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào ?

A. nguyên tố s. B. nguyên tố p. C. nguyên tố d. D. nguyên tố f.Câu 31: Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Nguyên tố X là:

A. nguyên tố s. B. nguyên tố p. C. nguyên tố d. D. nguyên tố f.Câu 32: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. X và Y là các nguyên tố:

A. Al và Br. B. Al và Cl. C. Mg và Cl. D. Si và Br.Câu 33: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn nào sau đây là sai ?

A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.

Câu 34: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn do Men- đê - lê - ép công bố được sắp xếp theo chiều tăng dần

A. khối lượng nguyên. B. bán kính nguyên tử.C. số hiệu nguyên tử. D. độ âm điện của nguyên tử.

Câu 35: Chọn phát biểu không đúng:A. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì đều có số lớp e bằng nhau.B. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong chu kì không hoàn toàn giống nhau.C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm có số e lớp ngoài cùng bằng nhau.D. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng nhóm bao giờ cũng giống nhau.

Câu 36: Trong cùng một phân nhóm chính (nhóm A), khi số hiệu nguyên tử tăng dần thì:A. năng lượng ion hoá giảm dần. B. nguyên tử khối giảm dần.C. tính kim loại giảm dần. D. bán kính nguyên tử giảm dần.

Câu 37: Chu kì là dãy nguyên tố có cùng:A. số lớp e. B. số e hóa trị. C. số p. D. số điện tích hạt nhân.

Câu 38: Trong bảng HTTH hiện nay, số chu kì nhỏ (ngắn) và chu kì lớn (dài) là:A. 3 và 3. B. 3 và 4. C. 4 và 3. D. 3 và 6.

Câu 39: Chu kì chứa nhiều nguyên tố nhất trong bảng HTTH hiện nay với số lượng nguyên tố là:A. 18. B. 28. C. 32. D. 24.

Câu 40: Trong chu kì, nguyên tố thuộc nhóm nào có năng lượng ion hoá nhỏ nhất ?A. Phân nhóm chính nhóm I (IA). B. Phân nhóm chính nhóm II (IIA).C. Phân nhóm chính nhóm III (IIIA). D. Phân nhóm chính nhóm VII (VIIA).

Câu 41: Tính chất nào sau đây của các nguyên tố giảm dần từ trái sang phải trong một chu kìA. độ âm điện. B. tính kim loại. C. tính phi kim. D. số oxi hoá trong oxit.

Câu 42: Tính chất hoặc đại lượng vật lí nào sau đây, biến thiên nhiên tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ? (1) bán kính nguyên tử; (2) tổng số e; (3) tính kim loại; (4) tính phi kim; (5) độ âm điện; (6) Nguyên tử khối

A. (1), (2), (3). B. (3), (4), (6). C. (2), (3,) (4). D. (1), (3), (4), (5).Câu 43: Ở trạng thái cơ bản cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s2p63s23p4. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A. ô số 16, chu kì 3, nhóm IVA. B. ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA.

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 11 -

Page 12: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường B. ô số 16, chu kì 3, nhóm IVB. D. ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB.

Câu 44: Nguyên tử của nguyên tố X có 10p, 10n và 10e. Trong bảng HTTH, X ởA. chu kì 2 và nhóm VA. B. chu kì 2 và nhóm VIIIA.C. chu kì 3 và nhóm VIIA. D. chu kì 3 và nhóm VA.

Câu 45: Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tố X có vị tríA. ô thứ 10 chu kì 2 nhóm VIIIA. B. ô thứ 8, chu kì 2 nhóm VIA.C. ôthứ 12 chu kì 3 nhóm IIA. D. ô thứ 9 chu kì 2 nhóm VIIA.

Câu 46: Nguyên tố ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là 3d104s1 ?A. Chu kì 4, nhóm IB. B. Chu kì 4, nhóm IA.C.Chu kì 4, nhóm VIA. D. Chu kì 4, nhóm VIB.

Câu 47: Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng của nguyên tử:A. hút e khi tạo liên kết hoá học. B. đẩy e khi tạo thành liên kết hoá học.C. tham gia các phản ứng hóa học D. nhường hoặc nhận e khi tạo liên kết.

Câu 48: Các nguyên tố họ d và f (phân nhóm B) đều là:A. kim loại điển hình. B. kim loại. C. phi kim. D. phi kim điển hình.

Câu 49: Trong bảng HTTH, các nguyên tố có tính phi kim điển hình ở vị trí:A. phía dưới bên trái. B. phía trên bên trái.C. phía trên bên phải. D. phía dưới bên phải.

Câu 50: Halogen có độ âm điện lớn nhất là: A. flo. B. clo. C. brom. D. iot.Câu 51: Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì

A. Phi kim mạnh nhất là iot. B. Kim loại mạnh nhất là Li. C. Phi kim mạnh nhất là oxi. D. Phi kim mạnh nhất là flo.

Câu 52: Dãy các nguyên tố nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần độ âm điện ?A. F, O, P, N. B. O, F, N, P. C. F, O, N, P. D. F, N, O, P.

Câu 53: Chọn thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử của các kim loại kiềm:A. Li< Na< K< Rb< Cs. B. Cs< Rb <K < Na< Li.C. Li< K< Na< Rb< Cs. D. Li< Na< K< Cs< Rb.

Câu 54: Xếp Al, Si, Na, K, Mg theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần: A. K, Na, Mg, Al, Si. B. Si, Al, Mg, Na, K. C. Na, K, Mg, Si, Al. D. Si, Al, Na, Mg, K.

Câu 55: Các ion hoặc các nguyên tử sau Cl-, Ar, Ca2+ đều có 18e. Dãy sắp xếp chúng theo chiều bán kính giảm dần là

A. Ar, Ca2+, Cl-. B. Cl-, Ca2+, Ar . C. Cl-, Ar, Ca2+. D. Ca2+, Ar, Cl-.Câu 56: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của bán kính nguyên tử và ion? Chọn đáp án đúng

A. K+ > Ca2+ > Ar. B. Ar > Ca2+ > K+. C. Ar> K+> Ca2+. D. Ca2+> K+> Ar.Câu 57: a. Cho nguyên tử R, Ion X2+, và ion Y2- có số electron ở lớp vỏ bằng nhau. Sự sắp xếp bán kính nguyên tử nào sau đây là đúng.

A. R < X2+

< Y2-

. B. X2+

< R < Y2-

. C. X2+

< Y2-

< R. D. Y2-

< R < X2+

.b. Cho các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt ?

A. Al3+< Mg2+ < O2- < Al < Mg < Na. B. Al3+< Mg2+< Al < Mg < Na < O2-.C. Na < Mg < Al < Al3+<Mg2+ < O2-. D. Na < Mg < Mg2+< Al3+< Al < O2-.

Câu 58: Nguyên tố nào sau đây có kim loại mạnh nhất ?A. Na. B. Mg. C. Al. D. K.

Câu 59: Dãy các nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần:A. Al, Mg, Na, K. B. Mg, Al, Na, K. C. K, Na, Mg, Al. D. Na, K, Mg,Al.

Câu 60: Cấu hình electron nguyên tử của ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt là: 1s22s22p63s1;1s22s22p63s23p64s1; 1s22s1. Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì cách sắp xếp nào sau đây đúng?

A. Z < X < Y. B. Y < Z < X. C. Z < Y < X. D. X=Y=Z.

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 12 -

Page 13: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường Câu 61: Nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất ? A. I. B. Cl. C. F. D. Br.Câu 62: Chọn oxit có tính bazơ mạnh nhất: A. BeO. B. CO2. C. BaO. D. Al2O3.Câu 63: Cho oxit các nguyên tố thuộc chu kì 3: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Theo trật tự trên, các oxit có:

A. tính axit tăng dần. B. tính bazơ tăng dần.C. % khối lượng oxi giảm dần. D. tính cộng hoá trị giảm dần.

Câu 64: Trong các hiđroxit sau, chất nào có tính chất bazơ mạnh nhất ?A. Be(OH)2. B. Ba(OH)2. C. Mg(OH)2. D. Ca(OH)2.

Câu 65: Tính chất bazơ của dãy các hiđroxit : NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào sau đây ?A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. Vừa giảm vừa tăng.

Câu 66: Tính axit của các oxit axit thuộc phân nhóm chính V(VA) theo trật tự giảm dần là:A. H3SbO4, H3AsO4, H3PO4, HNO3. B. HNO3, H3PO4, H3SbO4, H3AsO4.C. HNO3, H3PO4, H3AsO4, H3SbO4. D. H3AsO4, H3PO4,H3SbO4, HNO3.

Câu 67: Tính khử và tính axit của các HX (X: F, Cl, Br, I) tăng dần theo dãy nào sau đây?A. HF < HCl < HBr < HI. B. HCl < HF < HBr < HI.C. HF < HI < HBr < HF. D. HI < HBr < HCl < HF.

Câu 68: Dãy chất nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần?A. H2SiO3, HAlO2, H3PO4, H2SO4, HClO4. B. HClO4, H3PO4, H2SO4, HAlO2, H2SiO3.C. HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2. D. H2SO4, HClO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2.

Câu 69: Cấu hình của e nguyên tử X: 1s22s22p63s23p5. Hợp chất với hiđro và oxit cao nhất của X có dạng là:

A. HX, X2O7. B. H2X, XO3. C. XH4,XO2. D. H3X, X2O.

Câu 70: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron:1s22s22p63s23p4. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của X là:

A. XO2 và XH4. B. XO3 và XH2. C. X2O5 và XH3. D. X2O7 và XH.Câu 71: Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là:

A.14. B. 31. C. 32. D. 52.Câu 72: Oxit cao nhất của nguyên tố Y là YO3. Trong hợp chất với hiđro của Y, hiđro chiếm5,88% về khối lượng. Y là nguyên tố:

A. O. B. P. C. S. D. Se.Câu 73: Các ion A2- và B2- đều có cấu hình bền của khí hiếm. Số hiệu nguyên tử hơn kém nhau 8 đơn vị, thuộc 2 chu kì liên tiếp. Avà B là:

A. C và Si. B. N và P. C. S và Se. D. O và S.Câu 74: A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. A, B là

A. Li, Be. B. Mg, Al. C. K, Ca. D. Na, K.Câu 75: Hai nguyên tố X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm V. Ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân của X và Y bằng 23. Hai nguyên tố X, Y là A. N, O. B. N, S. C. P, O. D. P, S.Câu 76: A, B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton trong hạt nhân của A và B là 32. Hai nguyên tố đó là

A. Mg và Ca. B. O và S. C. N và Si. D. C và Si.Câu 77: Một nguyên tử X của một nguyên tố có điện tích của hạt nhân là 27,2.10-19 Culông. Hạt nhân của nguyên tử có khối lượng là 58,45.10-27 kg.

Cho các nhận định sau về X:(1) Ion tương ứng của X sẽ có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6. (2) X có tổng số obitan chứa e là: 10.(3) X có 1 electron độc thân. (4) X là một kim loại.

Có bao nhiêu nhận định không đúng trong các nhận định cho ở trên: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 13 -

Page 14: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường

CHƯƠNG III : LIÊN KẾT HÓA HỌC.

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM1. Khái niệm liên kết hóa học-Liên kết ion.

a. Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.b. Quy tắc bát tử ( 8 electron) : Theo quy tắc bát tử ( 8 electron) thì nguyên tử của các nguyên tố có khuynh

hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình electron vững bền của các khí hiếm với 8 electron ( hoặc 2 đối với heli ) ở lớp ngoài cùng.

c. Nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mang điện gọi là ion : * Ion mang điện tích dương gọi là ion dương hay cation. * Ion mang điện tích âm gọi là ion âm hay anion. * Số điện tích dương ( dấu +) hoặc điện tích âm (dấu –) = số electron mà nguyên tử đã cho ( nhường) hoặc

nhận .d. Liên kết ion là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. Liên kết ion được hình thành giữa kim lọai điển hình và phi kim điển hình ( 2 nguyên tử có tính chất khác

nhau hoàn toàn).2. Liên kết cộng hóa trị .

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung. Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa 2 nguyên tử phi kim giống nhau hoàn toàn ( đơn chất) hoặc khác

nhau không nhiều ( hợp chất) .3. Tinh thể nguyên tử tạo thành từ các nguyên tử liên kết nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Các tinh thể nguyên tử có độ cứng cao, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. VD: kim cương. Tinh thể phân tử tạo thành từ sự liên kết giữa các phân tử. VD : tinh thể iot, nước đá. Tinh thể phân tử dễ nóng chảy , dễ bay hơi.4. Hiệu độ âm điện : * từ 0,0 đến < 0,4 : lk cộng hóa trị không cực

* từ 0,4 đến < 1,7 : lk cộng hóa trị có cực. * từ ≥ 1,7 : lk ion.

Liên kếtLiên kết ion Liên kết cộng hoá trị

LK CHT không cực LK CHT có cựcBản chất do lực hút tĩnh điện giữa các ion

mang điện tích trái dấu-Là sự dùng chung các cặp electron(cặp electron chung có thể do 2 hoặc 1 nguyên tử bỏ ra)

-Cặp electrron dùng chung phân bố thường ở giữa.

-Cặp electrron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Điều kiện liên kết

Xảy ra giữa những nguyên tố khác hẳn nhau về bản chất hoá học (thường xảy ra với các kim loại điển hình và các phi kim điển hình)

Thường xảy ra giữa 2 nguyên tử cùng nguyên tố phi kim

Xảy ra giữa 2 nguyên tố gần giống nhau về bản chất hoá học (thường xảy ra với các nguyên tố phi kim nhóm 4,5,6,7)

Ví dụ Na+h + Cl-

h NaClh

Hiệu độ âm điện

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 14 -

Page 15: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường

5. Hóa trị và số oxi hóa:a. Hóa trị trong hợp chất ion: – Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hóa trị và bằng điện

tích của ion đó. – Trị số điện hóa trị của một nguyên tố bằng số electron mà nguyên tử của nguyên tố đó nhường hoặc thu để tạo ion.

b. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị: – Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị . – Trị số cộng hóa trị bằng số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo ra được với các

nguyên tử khác trong phân tử.c. Số oxi hóa:

B. BÀI TOÁN VẬN DỤNGBài 1: Hãy viết các phương trình diễn tả sự hình thành các ion sau, từ các nguyên tử tương ứng: Na+ , Mg2+ , Al3+ , Cl– , O2– , S– .Bài 2: Viết cấu hình electron của các nguyên tử sau đây: Al, Mg, Na, Ne.

Từ các cấu hình đó hãy cho biết các nguyên tử Al , Mg , Na , mỗi nguyên tử nhường mấy electron thì có cấu hình giống như của khí hiếm neon.

Hãy cho biết tại sao các nguyên tử kim loại lại có khuyng hướng nhường electron để trở thành ion dương.?Bài 3: Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: ( không cần chú ý đến cấu trúc không gian ) Br2 , CH4 , H2O , NH3 , C2H6 , HNO3 , SO2 , H2SO4.Bài 4: Giải thích tại sao iot (I2) lại dễ thăng hoa, trái lại NaCl lại rất khó nóng chảy và khó bay hơi?Bài 5: Sắp xếp các phân tử sau đây theo chiều tăng dần độ phân cực của liên kết trong phân tử ( sử dụng giá trị độ âm điện trong bảng tuần hoàn): NH3 , H2S , H2O , H2Te , CsCl , CaS , BaF2.Bài 6: Cho 3 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm A và natri tác dụng với nước dư thu được dung dịch Y và khí Z. Để trung hòa dung dịch Y cần 0,2 mol axit HCl. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định nguyên tử khối và tên nguyên tố ABài 7: Hãy giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử sau và xác định điện hoá trị của từng nguyên tố: NaCl, CaCl2, K2O, MgO. Bài 8: Viết công thức electron, công thức cấu tạo các phân tử sau và xác định cộng hóa trị của từng nguyên tố : Cl2, O2, N2, HCl, CO2, NH3, CH4, C2H4, C2H2.Bài 9: Xác định số OXH của từng nguyên tố trong các phân tử và ion sau: O2, H2, NaCl, H2O, CH4, H2S, SO3, PH3, H2SO4, H3PO4, , CuSO4, KClO3, KMnO4, Na2Cr2O7, Br-,Bài 10: Cho 4,6 gam kim loại kiềm (nhóm IA) M vào nước dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Xác định M.Bài 11:Cho 5,6 gam kim loại M hóa trị II vào dung dịch HCl dư, được 2,24 lít khí H2 (đktc). Xác định M.Bài 12: Cho 3 g hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm A và natri tác dụng với nước dư thu được dung dịch Y và khí Z. Để trung hoà dung dịch Y cần 0,2 mol HCl. Xác định nguyên tố A .Bài 13: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B ở hai chu kỳ kế tiếp nhau của nhóm IIA. Lấy 0,88g X cho hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m và tên của A, B?Bài 14: Khi cho 3,425 gam một kim loại hoá trị II tác dụng với nước thì thu được 0,56 lít khí H2 (đkc).Xác định tên kim loạiBài 15: Hai nguyên tố A,B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn có tổng số điện tích hạt nhân là 25.Viết cấu hình e của nguyên tử A,B và cho biết vị trí A,B trong BTHBài 16: Cho 10,5 g hỗn hợp 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của BTH tác dụng với axit H2SO4 dư thu được 6,72 lít H2( đktc). Xác định 2 kim loạiBài 17: Hòa tan hoàn toàn 2,4g kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 duy nhất (đktc). Tính V?Bài 18: Cho 1,44g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó MO, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H 2SO4

đặc, đun nóng. Thể tích khí SO2(đktc) thu được là 0,224lit. Cho biết rằng hoá trị lớn nhất của M là II. Tìm kim loại M.Bài 19: Cho 0.585 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước dư, thu được 0.168 lít khí H2 thoát ra ở đktca) Xác định tên và vị trí của kim loại kiềm.

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 15 -

Page 16: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường b) Anion của nguyên tố nào có điện tích 1- có cùng cấu hình e với cation của kim loại vừa xác định được.Bài 20: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp d là 6. Nguyên tử của nguyên tố B có số electron ít hơn nguyên tử của nguyên tố A là 18 hạt. Tìm A và B, hãy viết các hợp chất có thể có của A và B?C. BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (Kiểm tra chất lượng HS)

Câu 146: Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữaA. 2 ion. B. 2 ion dương và âm.C. các hạt mang điện trái dấu. D. nhân và các e hóa trị.

Câu 147: Liên kết ion tạo thành giữa hai nguyên tửA. kim loại điển hình. B. phi kim điển hình.C. kim loại và phi kim. D. kim loại điển hình và phi kim điển hình.

Câu 148: Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion ?A. H2S, Na2O. B. CH4, CO2. C. CaO, NaCl. D. SO2, KCl.

Câu 149: Điện hóa trị của Mg và Cl trong MgCl2 theo thứ tự làA. 2 và 1. B. 2+ và 1-. C. +2 và -1. D. 2+ và 2-

Câu 150: Cho độ âm điện: Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1), S (2,5), O (3,5). Chất nào sau đây có liên kết ion ?

A. H2S, NH3. B. BeCl2, BeS. C. MgO, Al2O3. D. MgCl2, AlCl3.Câu 151: Cho các chất NaCl, CH4, Al2O3, K2S, MgCl2. Số chất có liên kết ion là (Độ âm điện củaK: 0,82; Al: 1,61; S: 2,58; Cl: 3,16 và O: 3,44; Mg:1,31; H: 2,20; C: 2,55)

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.Câu 152: Cho các phân tử sau: LiCl, NaCl, KCl, RbCl, CsCl liên kết trong phân tử mang nhiều tính ion nhất là:

A. CsCl. B. LiCl và NaCl. C. KCl. D. RbCl.Câu 153: Xét oxit các nguyên tử thuộc chu kì 3, oxit có liên kết ion là

A. Na2O, MgO, Al2O3. B. SiO2, P2O5, SO3. C. SO3, Cl2O7, Cl2O. D. Al2O3, SiO2, SO2.

Câu 154: Có 2 nguyên tố X (Z = 19); Y (Z = 17) hợp chất tạo bởi X và Y có công thức và kiểu liên kết làA. XY, liên kết ion. B. X2Y, liên kết ion.C. XY, liên kết cộng hóa trị có cực. D. XY2, liên kết cộng hóa trị có cực.

Câu 155: Hầu hết các hợp chất ionA. có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. B. dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.C. ở trạng thái nóng chảy không dẫn điện. D. tan trong nước thành dung dịch không điện li.

Câu 156: Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 nguyên tửA. phi kim, được tạo thành do sự góp chung e. B. khác nhau, được tạo thành do sự góp chung e. C. được tạo thành do sự góp chung 1 hay nhiều e. D. được tạo thành từ sự cho nhận e giữa chúng.

Câu 157: Cộng hóa trị của Cl và O trong Cl2O7, theo thứ tự làA. 7 và 2. B. 2 và 7. C. 4 và 1. D. 1 và 2.

Câu 158: Cộng hóa trị của N trong phân tử HNO3 và NH4+ (theo thứ tự) là

A. 5 và 4. B. 4 và 4. C. 3 và 4. D. 4 và 3Câu 159: Chọn hợp chất có liên kết cộng hóa trị.

A. NaCl, CaO. B. HCl, CO2. C. KCl, Al2O3. D. MgCl2, Na2O.Câu 160: Liên kết cộng hóa trị có cực tạo thành giữa hai nguyên tử

A. phi kim khác nhau. B. cùng một phi kim điển hình.C. phi kim mạnh và kim loại mạnh. D. kim loại và kim loại.

Câu 161: Loại liên kết trong phân tử khí hiđroclorua là liên kếtA. cho – nhận. B. cộng hóa trị có cực. C. cộng hóa trị không cực. D. ion

Câu 162: Cho các oxit: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Dãy các hợp chất trong phân tử chỉ gồm liên kết cộng hoá trị là:

A. SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. B. SiO2, P2O5, Cl2O7, Al2O3.C. Na2O, SiO2, MgO, SO3. D. SiO2, P2O5, SO3, Al2O3.

Câu 163: Trong các chất sau đây, chất nào có liên kết cộng hoá trị ?

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 16 -

Page 17: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường 1) H2S 2) SO2 3) NaCl 4) CaO 5) NH3

6) HBr 7) H2SO4 8) CO2 9) K2SA. 1, 2, 3, 4, 8, 9. B. 1, 4, 5, 7, 8, 9. C. 1, 2, 5, 6, 7, 8. D. 3, 5, 6, 7, 8, 9.

Câu 164: Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị không cực ? A. HCl. B. Cl2. C. NH3. D. H2O.Câu 165: Trả lời các câu hỏi sau đây ?

a. Liên kết trong phân tử nào sau đây phân cực mạnh nhất ? A. H2O. B. NH3. C. NCl3. D. CO2. b. Phân tử nào sau đây không phân cực ? A. H2O. B. NH3. C. NCl3. D. CO2.

Câu 166: Các chất trong dãy nào sau đây chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực ? A. HCl, KCl, HNO3, NO. B. NH3, KHSO4, SO2, SO3.

C. N2, H2S, H2SO4, CO2. D. CH4, C2H2, H3PO4, NO2

Câu 167: Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực ?A. N2, CO2, Cl2, H2. B. N2, Cl2, H2, HCl.C. N2, HI, Cl2, CH4. D. Cl2, O2. N2, F2.

Câu 168: Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố là ns2np5. Liên kết của các nguyên tố này với nguyên tố hiđro thuộc loại liên kết nào sau đây ?

A. Liên kết cộng hoá trị không cực. B. Liên kết cộng hoá trị có cực.C. Liên kết ion. D. Liên kết tinh thể.

Câu 169: Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là A. có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ. B. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. C. có khả năng dẫn điện khi ở thể lỏng hoặc nóng chảy. D. khi hòa tan trong nước thành dung dịch điện li.

Câu 170: Nếu liên kết cộng hóa trị được hình thành do 2 electron của một nguyên tử và 1 obitan trống của nguyên tử khác thì liên kết đó được gọi là:

A. liên kết cộng hóa trị có cực. B. liên kết “cho - nhận”.C. liên kết tự do - phụ thuộc. D. liên kết pi.

Câu 171: Nhóm hợp chất nào sau đây có liên kết “cho – nhận” ?A. NaCl, CO2. B. HCl, MgCl2. C. H2S, HCl. D. NH4NO3, HNO3.

Câu 172: Chọn câu sai: Liên kết cho – nhận hay liên kết phối tríA. là trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị.B. với cặp e chung chỉ do 1 nguyên tử đóng góp.C. biểu diễn bằng mũi tên từ nguyên tử cho đến nguyên tử nhận.D. tạo thành giữa nguyên tử kim loại mạnh và phi kim mạnh.

Câu 173: Chọn câu sai:A. Điện hóa trị có trong hợp chất ion. B. Điện hóa trị bằng số cặp e dùng chung.C. Cộng hóa trị bằng số cặp e dùng chung. D. Cộng hóa trị có trong hợp chất cộng hóa trị.

Câu 174: Nhiệt độ sôi của H2O cao hơn so với H2S là doA. phân tử khối của H2O nhỏ hơn. B. độ dài liên kết trong H2O ngắn hơn trong H2S.C. giữa các phân tử nước có liên kết hiđro. D. sự phân cực liên kết trong H2O lớn hơn.

Câu 175: So với N2, khí NH3 tan được nhiều trong nước hơn vìA. NH3 có liên kết cộng hóa trị phân cực. B. NH3 tạo được liên kết hiđro với nước.C. NH3 có phản ứng một phần với nước. D. trong phân tử NH3 chỉ có liên kết đơn.

Câu 176: Chất nào sau đây có liên kết hiđro giữa các phân tử ?A. H2O, HF. B. H2S , HCl. C. SiH4, CH4. D. PH3, NH3.

Câu 177: Giống nhau giữa liên kết ion và liên kết kim loại làA. đều được tạo thành do sức hút tĩnh điện. B. đều có sự cho và nhận các e hóa trị.C. đều có sự góp chung các e hóa trị. D. đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy cao.

Câu 178: Giống nhau giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại làA. đều có những cặp e dùng chung. B. đều tạo thành từ những e chung giữa các nguyên tử.C. đều là những liên kết tương đối kém bền. D. đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Câu 179: Số lượng các kiểu tinh thể điển hình là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.Câu 180: Chọn câu sai ?

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 17 -

Page 18: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường A. Kim cương thuộc loại tinh thể nguyên tử.B. Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.C. Liên kết trong tinh thể nguyên tử rất bền. D. Tinh thể nguyên tử có nhiệt độ nóng chảy và sôi thấp.

Câu 181: Chọn chất có dạng tinh thể ion. A. muối ăn. B. than chì. C. nước đá. D. iot.Câu 182: Chọn chất có tinh thể phân tử.

A. iot, nước đá, kali clorua. B. iot, naphtalen, kim cương.C. nước đá, naphtalen, iot. D. than chì, kim cương, silic.

Câu 183: Chọn câu sai: Trong tinh thể phân tửA. lực liên kết giữa các phân tử yếu. B. Liên kết giữa các phân tử là liên kết cộng hóa trị.C. ở vị trí nút mạng là các phân tử. D. các phân tử sắp xếp theo một trật tự xác định.

Câu 184: Tính chất chung của tinh thể phân tử làA. Bền vững, khó bay hơi, khó nóng chảy. B. Rất cứng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi khá caoC. Mềm, dễ nóng chảy, dễ bay hơi. D. Dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.

CHƯƠNG IV: PHẢN ỨNG OXIHÓA-KHỬ.A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Định nghĩa:1) Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron.2) Chất oxihóa (chất bị khử) là chất thu electron.3) Quá trình oxihóa ( sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.4) Quá trình khử ( sự khử) là quá trình thu electron.5) Phản ứng oxihóa - khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng, hay

phản ứng oxi hóa –khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.2. Ý nghĩa:3. PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG :

a. Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa :Gồm có : Một số phản ứng hóa hợp , một số phản ứng phân hủy và phản ứng trao đổi.b. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa: Gồm có : Môt số phản ứng hóa hợp, một số phản ứng phân hủy và phản ứng thế.

B. BÀI TOÁN VẬN DỤNGTrường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 18 -

Phản ứng hoá

học

Phản ứng không oxi hoá khử

Phản ứng oxi hoá khử

Phản ứng toả nhiệt (H < 0)Phản ứng thu nhiệt (H < 0)

Tất cả các phản ứng trao đổi

Một số phản ứng phân huỷ

Một số phản ứng hoá hợp

Lập phương trình hoá học phản ứng oxi hoá khử bằng phương pháp thăng bằng elctrron.

Phương trình nhiệt hoá học

Tất cả các phản ứng thế

Một số phản ứng phân huỷ

Một số phản ứng hoá hợp

Page 19: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường Bài 1: Khi đốt cháy H2S trong lượng dư oxi, nước và lưu huỳnh đioxit được hình thành .

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.b) Trong phản ứng đó, nguyên tố nào bị oxi hóa , nguyên tố nào bị khử?

Bài 2: Tính số oxi hóa của :a) Cacbon trong : CF2Cl2 , Na2C2O4 , HCO3

– , C2H6 .b) Brom trong : KBr , BrF3 , HBrO3 , CBr4 .c) Nitơ trong : NH2OH , N2H4 , NH4

+ , HNO2 .d) Lưu huỳnh trong : SOCl2 , H2S2 , H2SO3 , Na2S .e) Photpho trong : H2P2O7

2– , PH4+ , PCl5 , Na3P.

Bài 3: Hãy nêu hai thí dụ về phản ứng trong đó nguyên tố đóng vai trò chất oxi hóa và nguyên tố đóng vai trò chất khử ở trong thành phần của cùng một phân tử.Bài 4: Hãy nêu hai phản ứng của cùng một đơn chất : Trong một phản ứng, đơn chất đó tác dụng với chất oxi hóa và trong phản ứng kia đơn chất đó tác dụng với chất khử.Bài 5: Hãy nêu hai phản ứng của cùng một hợp chất: một phản ứng của hợp chất đó tác dụng với chất oxi hóa và một phản ứng của hợp chất đó tác dụng với chất khử.

Bài 6: Thiết lập các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:

1. FeI2 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + I2 + H2O2. As2O3 + HNO3 + H2O → H3AsO4 + NO3. FeCl3 + H2S → FeCl2 + S + HCl4. KI + HNO3 → I2 + KNO3 + NO + H2O5. CaI2 + H2SO4 → CaSO4 + I2 + H2S + H2O6. CrI3 + KOH + Cl2 → K2CrO4 + KIO4 + KCl + H2O

7.CuSO4 + KI → CuI + I2 + K2SO4

8. Na2SO3 + H2SO4 + KMnO4 → K2SO4 + Na2SO4 + MnSO4

9.CuS + HNO3 → CuSO4 + NO + H10.HgS + HNO3 → HgSO4 + NO + H2O11. MnO2 + K2MnO4 + H2SO4 → KMnO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O12.NaBr + KMnO4 + H2SO4 → Br2 + MnSO4 + Na2SO4 + K2SO4 + H2O13.Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O14. S + NaOH → Na2SO4 + Na2S + H2O15.Br2 + NaOH → NaBr + NaBrO3 + H2O16.FeS2 + O2 → SO2 + Fe2O3 17.FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2SO4 + H2O

Bài 7: Lập các phương trình của phản ứng oxi hóa – khử theo các sơ đồ dưới đây và xác định vai trò từng chất trong mỗi phản ứng:

a) KClO3 + HBr → Br2 + KCl + H2O. g) HgO → Hg + O2

b) I2 + Na2S2O3 → Na2S4O6 + NaI . h) KClO3 → KCl + O2

c) KI + HNO3 → I2 + KNO3 + NO + H2O. i) S + O2 → SO2

d) H2S + HNO3 → H2SO4 + NO + H2O. j) S + Na → Na2Se) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O . k) C2H5OH + O2 → CO2 + H2Of) FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2 . l) C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2

Bài 8: Cho 0,85 gam hai kim loại nằm ở 2 chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IA vào nước, phản ứng kết thúc thu đựơc 0,336 lit khí (ĐKTC) và dung dịch X. Thêm nước vào dung dịch X để được 200ml dung dịch Y. a. Xác định tên hai kim loại. b. Tính nồng độ mol/lít các chất trong dung dịch Y.Bài 9: Cho dãy oxit sau đây : Na2O ; MgO ; Al2O3 ; SiO2 ; P2O5 ; SO3 ; Cl2O7.

Biết rằng độ âm điện của các nguyên tố : Na , Mg , Al , Si , P , S , Cl , O Lần lượt bằng : 0,93, 1,31, 1,61, 1,90, 2,19, 2,58, 3,16, 3,44.

Hãy dự đoán trong các oxit đó thì liên kết trong oxit nào là liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không có cực.

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 19 -

Page 20: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường Bài 10: Nhúng thanh kẽm vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Tính khối lượng bạc kim loại đượcgiải phóng và khối lượng kẽm đã tan vào dung dịch.Bài 11: Cho 2,6 g bột kẽm vào 100ml dung dịch CuCl2 0,75M. Lắc kỹ cho đến khi kết thúc phản ứng. Xác định số mol của các chất trong dung dịch thu được.Bài 12: Viết công thức cấu tạo các phân tử sau:a) CO2 và cho biết nếu ở nhiệt độ thích hợp CO2 tồn tại trạng thái tinh thể rắn thì thuộc loại tinh thể gì? giải thích?b) H2O và cho biết nếu ở nhiệt độ thích hợp H2O tồn tại trạng thái tinh thể rắn thì thuộc loại tinh thể gì? giải thích?c) I2 và cho biết nếu ở nhiệt độ thích hợp I2 tồn tại trạng thái tinh thể rắn thì thuộc loại tinh thể gì? giải thích?Bài 13: Cho m gam KMnO4 tác dụng với HCl đặc thì thu được 3.36 lit khí clo (đktc). Tính khối lượng m?Bài 14: Cho 0.1 mol FeO tác dụng hoàn toàn với axit H2SO4 loãng thu được dung dịch A để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tìm m?Bài 15: Cần bao nhiêu(g)Cu để khử hoàn toàn lượng ion bạc có trong 85 ml dung dịch AgNO3 0.15M?Bài 16: Kali iotua tác dụng với kali pemanganat trong dung dịch axit sunfuric, người ta thu được 1.2g mangan (II) sunfat.

a) Tính số gam iot tạo thành?b) Tính khối lượng kali iotua tham gia phản ứng.

Bài 17: Điiot pentaoxit ( I2O5) tác dụng với cacbon monooxit tạo ra cacbon đioxit và iot.a) Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử trên.b) Khi cho 1 lit hỗn hợp khí có chứa CO và CO2 tham gia phản ứng thì khối lượng điiot pentaoxit bị khử

là 0.50g. Tính thành phần % về thể tích của CO trong hỗn hợp khí. Biết rằng ở điều kiện thí nghiệm, thể tích mol của chất khí V = 24 lít.

C. BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (Kiểm tra chất lượng HS)

Câu 1: Trong phản ứng oxi hóa – khửA. chất bị oxi hóa nhận điện tử và chất bị khử cho điện tử.B. quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời.C. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.D. quá trình nhận điện tử gọi là quá trình oxi hóa.

Câu 2: Chất khử là chấtA. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

Câu 3: Chất oxi hoá là chấtA. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

Câu 4: Chọn phát biểu không hoàn toàn đúngA. Sự oxi hóa là quá trình chất khử cho điện tử. B. Trong các hợp chất số oxi hóa H luôn là +1.C. Cacbon có nhiều mức oxi hóa (âm hoặc dương) khác nhau.D. Chất oxi hóa gặp chất khử chưa chắc đã xảy ra phản ứng.

Câu 5: Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo chiều tạo thànhA. chất oxi hóa yếu hơn so với ban đầu. B. chất khử yếu hơn so với chất đầu.C. chất oxi hóa (hoặc khử) mới yếu hơn. D. chất oxi hóa (mới) và chất khử (mới) yếu hơn.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng?A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên

tố

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 20 -

Page 21: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường Câu 7: Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử ?

A. oxit phi kim và bazơ. B. oxit kim loại và axit.C. kim loại và phi kim. D. oxit kim loại và oxit phi kim.

Câu 8: Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự làA. -2, -1, -2, -0,5. B. -2, -1, +2, -0,5. C. -2, +1, +2, +0,5. D. -2, +1, -2, +0,5.

Câu 9: Cho các hợp chất: NH4+

, NO2, N2O, NO3- , N2

Thứ tự giảm dần số oxi hóa của N là:

A. N2 > NO3- > NO2 > N2O > NH4

+

. B. NO3- > N2O > NO2 >N2 > NH4

+

.

C. NO3- > NO2 > N2O > N2 > NH4

+

. D. NO3- > NO2 > NH4

+

> N2 > N2O.

Câu 10: Cho quá trình NO3- + 3e + 4H+ NO + 2H2O, đây là quá trình

A. oxi hóa. B. khử. C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử.Câu 11: Cho quá trình Fe2+ Fe 3++ 1e, đây là quá trình

A. oxi hóa. B. khử . C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử.Câu 12: Trong phản ứng: M + NO3

- + H+ Mn+ + NO + H2O, chất oxi hóa là

A. M B. NO3- C. H+ D. Mn+

Câu 13: Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S 2FeCl2 + S + 2HCl. Vai trò của H2S là:A. chất oxi hóa. B. chất khử. C. Axit. D. vừa axit vừa khử.

Câu 14: Trong phản ứng: MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl làA. oxi hóa. B. khử. C. tạo môi trường. D. khử và môi trường.

Câu 15: Cho phản ứng: 4HNO3 đặc nóng + Cu Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là:

A. chất oxi hóa. B. axit. C. môi trường. D. Cả A và C.Câu 16: Trong phản ứng: 6KI + 2KMnO4 +4H2O 3I2 + 2MnO2 + 8KOH, chất bị oxi hóa là

A. I-. B. MnO4-. C. H2O. D. KMnO4.

Câu 17: Trong các chất sau, chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa – khử: Fe2O3, I2, O2, FeCl2, HNO3, H2S, SO2?

A. KMnO4, I2, HNO3. B. O2, Fe2O3, HNO3.C. HNO3, H2S, SO2. D. FeCl2, I2, HNO3.

Câu 18*: Trong các chất: FeCl2, FeCl3 , Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 19: Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.Câu 20*: Cho dãy các chất : Fe3O4, H2O, Cl2, F2, SO2, NaCl, NO2, NaNO3, CO2, Fe(NO3)3, HCl. Số chất trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là A. 9. B. 7. C. 6. D. 8.Câu 21: Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng

A. oxi hóa – khử. B. không oxi hóa – khử.C. oxi hóa – khử hoặc không. D. thuận nghịch.

Câu 22: Cặp hóa chất có thể phản ứng oxi hóa – khử với nhau làA. CaCO3 và H2SO4. B. Fe2O3 và HI. C. Br2 và NaCl. D. FeS và HCl.

Câu 23: Cho các phản ứng sau:a. FeO + H2SO4 đặc nóng b. FeS + H2SO4 đặc nóng c. Al2O3 + HNO3 d. Cu + Fe2(SO4)3 e. RCHO + H2 f. Glucozơ + AgNO3 + NH3 + H2Og. Etilen + Br2 h. Glixerol + Cu(OH)2

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là ?A. a, b, d, e, f, g. B. a, b, d, e, f, h. C. a, b, c, d, e, g. D. a, b, c, d, e, h.

Câu 24: Xét phản ứng sau: 3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O (1)2NO2 + 2KOH KNO2 + KNO3 + H2O (2) Phản ứng

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 21 -

Page 22: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường (1), (2) thuộc loại phản ứng

A. oxi hóa – khử nội phân tử. B. oxi hóa – khử nhiệt phân.C. tự oxi hóa khử. D. không oxi hóa – khử.

Câu 25: Cho các phản ứng oxi hoá- khử sau:3I2 + 3H2O HIO3 + 5HI (1) HgO 2Hg + O2 (2)

4K2SO3 3K2SO4 + K2S (3) NH4NO3 N2O + 2H2O (4)

2KClO3 2KCl + 3O2 (5) 3NO2 + H2O 2HNO3 + NO (6)

4HClO4 2Cl2 + 7O2 + 2H2O (7) 2H2O2 2H2O + O2 (8)

Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O (9) KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 (10)

a. Trong số các phản ứng oxi hoá - khử trên, số phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử làA. 2. B. 3. C. 4. D. 5. b. Trong

số các phản ứng oxi hoá - khử trên, số phản ứng tự oxi hoá - khử là A. 6. B. 7. C. 4. D. 5.

Câu 26: Khi trộn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl, thìA. không xảy ra phản ứng. B. xảy ra phản ứng thế.C. xảy ra phản ứng trao đổi. D. xảy ra phản ứng oxi hóa – khử.

Câu 27 : Phản ứng nào dưới đây không xảy ra ?A. KMnO4 + SO2 + H2O → B. Cu + HCl + NaNO3 →C. Ag + HCl → D. FeCl2 + Br2 →

Câu 28: Hòa tan Cu2S trong dung dịch HNO3 loãng nóng, dư, sản phẩm thu được làA. Cu(NO3)2 + CuSO4 + H2O. B. Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O.C. Cu(NO3)2 + H2SO4 + H2O. D. Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO2 + H2O.

Câu 29: Sản phẩm của phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O làA. K2SO4, MnO2. B. KHSO4, MnSO4.C. K2SO4, MnSO4, H2SO4 . D. KHSO4, MnSO4, MnO2.

Câu 30: Khi cho hỗn Zn, Al vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm N2O và N2 khi phản ứng kết thúc cho thêm NaOH vào lại thấy giải phóng khí B, hỗn hợp khí B đó là

A. H2, NO2. B. H2, NH3. C. N2, N2O. D. NO, NO2.Câu 31: Khi cho Cu2S tác dụng với HNO3 thu được hỗn hợp sản phẩm gồm: Cu(NO3)2; H2SO4; NOvà H2O. Số electron mà 1 mol Cu2S đã nhường là:

A. 9 electron. B. 6 electron. C. 2 electron. D. 10 electron.Câu 32: Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3 Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của phản ứng là A. 21. B. 19. C. 23. D. 25.Câu 33: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O Hệ số của

chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là:A. 5 và 2. B. 2 và 10. C. 2 và 5. D. 5 và 1.

Câu 34: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2OSau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây?

A. 3, 14, 9, 1, 7. B. 3, 28, 9, 1, 14. C. 3, 26, 9, 2, 13. D. 2, 28, 6, 1, 14.Câu 35: Trong phản ứng: KMnO4 + C2H4 + H2O X + C2H4(OH)2 + KOH. Chất X là

A. K2MnO4. B. MnO2. C. MnO. D. Mn2O3.Câu 36: Cho phản ứng: Cu2S + HNO3 Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng là

A. 3 và 22. B. 3 và 18. C. 3 và 10. D. 3 và 12.Câu 37: Cho phương trình phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O. Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2, hãy xác định tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 trong số các kết quả sau

A. 44 : 6 : 9. B. 46 : 9 : 6. C. 46 : 6 : 9. D. 44 : 9 : 6.Câu 38: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3 là

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 22 -

Page 23: De Cuong on Hoa 10  Nam 2012 2013

Giáo Án Ôn Khối 10 GV: Lê Cao Cường A. 23x-9y. B. 23x-8y. C. 46x-18y. D. 13x-9y.

Câu 39: Cho phản ứng: Fe2+ + MnO4- + H+ Fe3+ + Mn2+ + H2O, sau khi cân bằng, tổng các hệ số (có tỉ lệ

nguyên và tối giản nhất) là A. 22. B. 24. C. 18. D. 16.Câu 40: Trong phản ứng: 3M + 2NO3

- + 8H+ ...Mn+ + ...NO + ...H2O. Giá trị n làA. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 41: Cho phản ứng: I- + MnO4- + H+ I2 + Mn2+ + H2O, sau khi cân bằng, tổng các chất tham gia phản

ứng là A. 22. B. 24. C. 28. D. 16. Câu 42: Xét phản ứng: xBr2 + yCrO2

- + ...OH- ...Br- + ...CrO42- + ...H2O. Giá trị của x và y là

A. 3 và 1. B. 1 và 2. C. 2 và 3. D. 3 và 2.Câu 43: Cho sơ đồ phản ứng: aFeS +bH+ + cNO3

- Fe3+ + SO42- + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng

hệ số a+b+c là A. 3. B. 4. C. 6. D. 8.

Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Năm học 2012- 2013 - 23 -