ĐẠi hỌc quỐc gia thÀnh phỐ hỒ chÍ...

94
TP.Hồ Chí Minh Tháng 5 - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Dư luận xã hội về các vấn đề tiêu cực liên quan tới hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thu Hiền Sinh viên: Võ Quốc Anh Duy 1256150015 Huỳnh Thị Nhí 1256150067 Nguyễn Thị Lệ Tuyền 1256150109 Nguyễn Minh Tự 1256150112 0

Upload: ngocong

Post on 18-Jun-2018

214 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TP.Hồ Chí Minh Tháng 5 - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI:Dư luận xã hội về các vấn đề tiêu cực liên quan tới

hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thu HiềnSinh viên: Võ Quốc Anh Duy 1256150015

Huỳnh Thị Nhí 1256150067Nguyễn Thị Lệ Tuyền 1256150109Nguyễn Minh Tự 1256150112Lê Thị Ngọc Huyền 1156150038

0

MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................................1DẪN NHẬP......................................................................................................................21. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................22. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................23. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...................................................................34. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.............................................................................35. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................36. Câu trúc bài nghiên cứu................................................................................................4NỘI DUNG.......................................................................................................................6Chương 1: Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết.......................................................6

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................6

1.2. Thao tác hóa khái niệm..............................................................................................7

1.3. Các lý thuyết được áp dụng........................................................................................8

Chương 2: Thực trạng hoạt động và các vấn đề tiêu cực liên quan đến hệ thống xe buýt có

trợ giá tại thành phố Hồ Chí Minh..................................................................................11

2.1. Thực trạng hoạt động của hệ thống xe buýt có trợ giá tại thành phố Hồ Chí Minh.11

2.2. Các vấn đề tiêu cực liên quan đến hệ thống xe buýt có trợ giá tại thành phố Hồ Chí

Minh................................................................................................................................12

2.3. So sánh hệ thống xe buýt Việt Nam với hệ thống xe buýt Nhật Bản.......................13

Chương 3: Dư luận xã hội về các vấn đề tiêu cực liên quan đến hệ thống xe buýt có trợ giá

tại thành phố Hồ Chí Minh..............................................................................................15

3.1. Các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý và điều hành xe buýt...........................15

3.2. Các vấn đề liên quan đến tài xế và nhân viên phục vụ............................................17

3.3. Các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng và thiết bị phục vụ....................................19

3.4. Các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự trên xe buýt..............................................19

3.5. Các vấn đề liên quan đến hành khách sử dụng dịch vu...........................................21

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................22

1. Kết luận.......................................................................................................................22

2. Kiến nghị.....................................................................................................................22

PHỤ LỤC........................................................................................................................241

DẪN NHẬP1. Lý do chọn đề tài

Giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng đông đúc, ùn tắc và dễ xảy ra kẹt xe ở

các giờ cao điểm. Ngoài ra, môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nhiều loại khí

thải từ nhiều loại phương tiện giao thông khác nhau. Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

đã có quyết định quy hoạch mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng ra các vùng ngoại

thành. Từ đó, đoạn đường di chuyển đến trường của giảng viên, sinh viên cao trong khi mật

độ xe của thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng lên, dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông,

gia tăng nguy cơ rủi ro trong việc di chuyển hàng ngày. Để hạn chế những vấn đề đó, hệ

thống xe buýt được ra đời và ngày càng nâng cấp để phục vụ nhu cầu đời sống người dân tốt

hơn. Tuy nhiên, song song với những lợi ích đó, những vụ tai nạn giao thông gắn liền với xe

buýt cũng đang có chiều hướng tăng, những vụ gian lận, những phản hồi tiêu cực từ người

dân càng lúc càng nhiều. Vậy đâu là những ưu điểm, khuyết điểm của xe buýt ? Giải pháp

nào giúp hạn chế những vụ tai nạn giao thông liên quan tới xe buýt ? Đây có phải là mô

hình giao thông công cộng hiệu quả dành cho mọi người dân ? Đó là những câu hỏi mà

nhóm nghiên cứu đặt ra để thực hiện đề tài này.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quan

Thông qua bài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn tìm hiểu dư luận xã hội về các vấn đề

tiêu cực liên quan tới hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đánh giá

tầm quan trọng và ành hưởng của dư luận từ nhiều phía khác nhau, như ban quản lý xe buýt,

tài xế, nhân viên thu vé, hành khách, cộng đồng dân cư… đến những vấn đề tiêu cực liên

quan tới hệ thống xe buýt để làm cơ sở đưa ra những khuyến nghị góp phần nâng cao chất

lượng của hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh.

2.2 Mục tiêu cụ thể

+ Tìm hiểu nguyên nhân các vụ tai nạn liên quan tới xe buýt.

+ Tìm hiểu chất lượng phục vụ, thái độ nhân viên và mức độ an toàn của xe buýt.

+ Tìm hiểu những nguyên nhân có nhiều người vẫn ngại sử dụng dịch vụ này.

2

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Dư luận xã hội về các vấn đề tiêu cực liên quan tới hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành

phố Hồ Chí Minh.

3.2 Khách thể nghiên cứu

- Người dân thành phố Hồ Chí Minh.

- Ban quản lý các bến xe buýt trong thành phố Hồ Chí Minh

- Tài xế, nhân viên xe buýt tại các bến xe trong thành phố Hồ Chí Minh

- Hành khách tham gia di chuyển bằng phương tiện xe buýt

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung nghiên cứu:

- Các vấn đề liên quan tới hệ thống quản lý và điều hành xe buýt.

- Các vấn đề liên quan tới tài xế và nhân viên phục vụ.

- Các vấn đề liên quan tới cơ sở hạ tầng và thiết bị phục vụ.

- Các vấn đề liên quan tới an ninh trật tự trên xe buýt.

- Các vấn đề liên quan tới hành khách sử dụng dịch vụ.

Phạm vi về thời gian: từ tháng 09/2014 đến tháng 02/2015.

Phạm vi về không gian: trong thành phố Hồ Chí Minh

4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

4.1 Ý nghĩa lý luận

Các tài liệu nghiên cứu về Hệ thống xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chưa

nhiều. Thông qua bài nghiên cứu, nhóm chúng tôi muốn bổ sung vào dữ liệu nghiên cứu về

dư luận xã hội về các vấn đề của liên quan tới xe buýt. Ngoài ra, nhóm muốn đóng góp thêm

dữ liệu nghiên cứu về Hệ thống xe buýt có trợ giá tại thành phố Hồ Chí Minh cho các đề tài

nghiên cứu sau.

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

3

Hiện nay, Hệ thống xe buýt có trợ giá tại thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều vấn đề như:

chất lượng phục vụ, thái độ của nhân viên chưa được tốt, cơ sở vật chất xuống cấp,

+ Chỉ ra chất lượng phục vụ, thái độ của nhân viên của hệ thống xe buýt tại TP.HCM

+ Phân tích những vấn đề nổi bật của xe buýt

+ Giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về xe buýt

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Đây là phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài nhằm thu thập, phân

tích, trình bày và diễn giải các dữ liệu định lượng là những thông tin của nhóm khách thể

chính trong đề tài và ý kiến đánh giá của họ đối với các vấn đề tiêu cực liên quan đến hệ

thống xe buýt có trợ giá tại thành phố Hồ Chí Minh.

Để thu thập thông tin định lượng, nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ phỏng vấn bằng

bảng hỏi được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu chỉ tiêu phi xác suất. Nhóm nghiên cứu

sẽ thực hiện bằng cách lập bảng hỏi dựa vào Google Drive và phát bảng hỏi thông qua mạng

xã hội Facebook.

Để thông tin mang tính đa dạng và về cơ bản có thể đại diện cho một bộ phận dư luận

trong xã hội, các đơn vị mẫu cũng sẽ được lựa chọn thuộc về cả hai giới (nam, nữ).

- Phương pháp nghiên cứu định tính:

Ngoài ra, để thu thập, phân tích, trình bày và diễn giải các thông tin định tính liên

quan đến việc giải thích về nguyên nhân của vấn đề hoặc tìm hiểu sâu hơn cách nhìn nhận,

đánh giá của một số khách thể trong đề tài, nhóm tác giả còn sử dụng kết hợp với phương

pháp nghiên cứu định tính. Công cụ thu thập thông tin sẽ là phỏng vấn sâu bán cấu trúc đối

với các khách thể (8 đơn vị mẫu) là:

- Đại diện người quản lý điều hành hệ thống xe buýt: 1

- Đại diện tài xế: 1

- Đại diện nhân viên phục vụ trên xe buýt: 1

- Đại diện người tham gia giao thông (không sử dụng phương tiện xe buýt): 2

- Đại diện người tham gia giao thông (có sử dụng phương tiện xe buýt): 2

- Đại diện du học sinh Việt Nam (so sánh hệ thống xe buýt với các nước khác): 1

4

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng kết hợp với một số công cụ thu thập thông tin khác như:

công cụ quan sát, công cụ đồng tham gia, phân tích tư liệu sẵn có…

Để xử lý các thông tin định lượng nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng phần mềm excel và

xử lý số liệu dựa vào mục filter của excel, số liệu sẽ được trình bày thông qua các bảng phân

phối tần suất thể hiện các tương quan đơn biến và đa biến, hoặc mô tả thông qua các biểu

đồ, đồ thị. Còn các dữ liệu định tính được thu thập bởi công cụ phỏng vấn sâu, nhóm sẽ tiến

hành ghi âm, sau đó gỡ băng và mã hóa theo nhóm chủ đề, một số thông tin sẽ được sử dụng

để làm minh chứng cụ thể.

6. Cấu trúc bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu gồm 3 phần:

+ Phần Dẫn nhập

+ Phần Nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1. Lý thuyết ứng dụng

1.2. Cách tiếp cận

1.3. Giả thuyết nghiên cứu

1.4. Khung phân tích

1.5. Thao tác hóa khái niệm

Chương 2: Thực trạng hoạt động và các vấn đề tiêu cực liên quan đến hệ thống xe

buýt có trợ giá tại thành phố Hồ Chí Minh

2.1. Thực trạng hoạt động của hệ thống xe buýt có trợ giá tại thành phố Hồ Chí Minh

2.2. Các vấn đề tiêu cực liên quan đến hệ thống xe buýt có trợ giá tại thành phố Hồ

Chí Minh

Chương 3: Dư luận xã hội về các vấn đề tiêu cực liên quan đến hệ thống xe buýt có

trợ giá tại thành phố Hồ Chí Minh

3.1. Các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý và điều hành xe buýt

3.2. Các vấn đề liên quan đến tài xế và nhân viên phục vụ

3.3. Các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng và thiết bị phục vụ

3.4. Các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự trên xe buýt

5

3.5. Các vấn đề liên quan đến hành khách sử dụng dịch vụ…

3.6. Một số vấn đề khác…

+ Kết luận và kiến nghị

6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN LÝ THUYẾT

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về hệ thống xe buýt tại nước ta còn hạn chế. Đa phần

là những đề tài từ nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển. Nhưng nếu áp dụng các đề tài

đó vào nước ta sẽ không phù hợp với tình hình thực tế. Vì ở các nước phát triển, ngoài hệ

thống xe buýt, họ có các tuyến tàu điện ngầm nối liền các khu dân cư lớn trong thành phố.

Vì vậy, nhu cầu sử dụng phương tiện đi lại công cộng của người dân được chi phối bởi hệ

thống tàu điện ngầm và hệ thống xe buýt công cộng. Ngoài ra, các con đường ở những nước

này thường rộng hơn so với nước chúng ta. Các tuyến xe buýt thường được quy hoạch để có

những đi những tuyến đường thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân.

Các tuyến xe không sắp xếp trùng nhau.

Còn các nghiên cứu về xe buýt ở Việt Nam, nhóm chúng tôi có tham khảo qua bài

nghiên cứu “Nhu cầu đi lại bằng xe buýt của công nhân viên chức trong khu vực nội thành

và đề xuất các giải pháp đáp ứng” của nhóm sinh viên khoa Quản trị Marketing của trường

Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Bài nghiên cứu này tập trung vào nhóm công nhân viên

chức, chưa tập trung khảo sát toàn thể người dân (gồm học sinh, sinh viên, người lao động,

người buôn bán,…). Nhóm nghiên cứu này tìm hiểu nguyên nhân vì sao đối tượng nghiên

cứu của họ lại quen sử dụng phương tiện cá nhân hơn là các phương tiện công cộng. Ngoài

ra, đề tài tìm hiểu nhu cầu sử dụng xe buýt của nhóm công nhân viên chức, đánh giá của

nhóm đối tượng này với hệ thống xe buýt hiện tại. Nhóm nghiên cứu tìm hiểu những mong

muốn thiết thực nhằm tìm cách thay đổi để có thể thu hút nhiều người sử dụng phương tiện

xe buýt hơn.

Đề tài “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ xe buýt tại Trà Vinh”

với mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đánh giá được sự hài lòng của khách hàng đối với dịch

vụ xe buýt, phân tích và đưa ra được những phương pháp cụ thể để nâng cao chất lượng của

dịch vụ, tìm hiểu nguyên nhân tác động đến sự không hài lòng của khách hàng và từ nguyên

nhân đó tìm cách khắc phục, bên cạnh đó phát huy thêm những mặt mạnh của dịch vụ.

7

Trong đề tài “Phân tích hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hệ thống xe buýt trên

địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 1996-2006 và định hướng phát triển hệ thống xe buýt trong

giai đoạn tới”, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những chỉ tiêu đánh giá cụ thể: chỉ tiêu doanh

thu, chỉ tiêu số lượt xe, chỉ tiêu vận chuyển, chỉ tiêu luân chuyển và chỉ tiêu lao động. Ngoài

ra, đề tài phân tích tầm ảnh hưởng khi các chỉ số trên có sự biến động. Từ đó, tác giả đã đề

ra một số biện pháp nhằm cải thiện hệ thống xe buýt ở Hà Nội. Tuy nhiên, đề tài được

nghiên cứu dựa vào giai đoạn 1996-2006 nên có nhiều điểm không phù hợp với tình hình

hiện tại.

Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội ứng dụng

công nghệ GPS và GIS” của tác giả Đặng Anh Tuấn, đề tài nhằm tìm ra giải pháp xây dựng

hệ thống thích hợp cho công tác quản lý xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tiết

kiệm thời gian và chi phí trong quản lý điều hành xe buýt. Nội dung chính của đề tài:

Nghiên cứu tổng quan về công nghệ GPS và Công nghệ GIS, nghiên cứu các hệ thống sản

phẩm của nước ngoài, nghiên cứu và tiếp thu những gì đã làm được ở các sản phẩm đã triển

khai ở Việt Nam, xây dựng module di động gắn trên xe buýt, xây dựng module quản lý tại

trung tâm điều hành, xây dựng module quản lý tại cơ sở và bãi đỗ xe, phân phối thông tin

qua website, hệ thống (phần cứng và phần mềm) quản lý xe buýt trên địa bàn thành phố Hà

Nội.

Ngoài ra, nhóm chúng tôi còn tìm hiểu các bài báo nói về xe buýt trên các tờ báo như

báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên, báo Người Lao Động, báo Phụ Nữ,… Đa phần những bài

báo này thường được viết khi có những vụ tai nạn giao thông liên quan tới xe buýt. Vì vậy,

nhóm chúng tôi chỉ tìm được các nguyên nhân những vụ tai nạn xuất phát từ xe buýt, chưa

có những nguyên nhân xuất phát từ chính những người sử dụng dịch vụ đi lại công cộng

này, những người sử dụng phương tiện cá nhân và những nguyên nhân khách quan từ hệ

thống cơ sở hạ tầng

1.2. Thao tác hóa khái niệm

1.2.1. Xe buýt có trợ giá

Xe buýt là xe ô tô chở hành khách có thiết kế từ 17 ghế trở lên và có diện tích sàn xe

dành cho hành khách đứng (diện tích đành cho 1 hành khách đứng là 0,125m2) theo tiêu

chuẩn quy định. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, xe 12 chỗ ngồi được đầu tư từ năm 2002,

8

được phép hoạt động vận chuyển hành, khách công cộng bằng xe buýt cho đến hết niên hạn

sử dụng theo quy định tại Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của

Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người. Riêng

các xe hoạt động đưa rước học sinh, sinh viên, công nhân theo hình thức họp đồng có trợ giá

phải đảm bảo đủ ghế.1

1.2.2. Dư luận xã hội

Dư luận xã hội là sự phán đoán, sự đánh giá và thái độ cảm xúc của một nhóm xã hội đối

với một sự kiện, hiện tượng nào đó ít nhiều có đụng chạm đến quyền lợi của nhóm.2

1.2.3. Cơ chế trợ giá các tuyến xe buýt phổ thông

Cơ chế trợ giá cho tuyến xe buýt phổ thông có trợ giá được quy định như sau:

- Phương thức trợ giá theo chuyến xe đối với từng tuyến, từng nhóm loại xe cụ thế.

- Công thức tính: Kinh phí trợ giá = Tổng chi phí chuyến xe – doanh thu đặt hàng hoặc

đấu thầu.

Trong đó, tổng chi phí chuyến xe được tính toán theo quyết định của Ủy ban Nhân dân

Thành phố ban hành về đơn giá chi phí vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trên

địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh thu đặt hàng hoặc đấu thầu được xây dựng trên cơ

sở khối lượng thực hiện thực tê được thông kê của các năm liên kê trước đó, khảo sát thực tê

làm cơ sở dự báo mức tăng trưởng khối lượng hành khách vận chuyển và giá vé bình quân

của tuyến.3

1.3. Các thuyết áp dụng

1.3.1. Thuyết nhu cầu của Maslow

Theo thuyết nhu cầu của Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các

thang bậc khác nhau từ thấp lên tới cao theo hình kim tự tháp, được chia thành 5 tầng, phản

ánh mức độ từ cơ bản đến cao của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là

một sinh vật tự nhiên vừa là một thực thể xã hội. Theo ông nhu cầu của con người được chia

làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản là nhu cầu liên quan đến các yếu tố thể lý của con

người như mong muốn có thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ… và nhu cầu bậc cao gồm

11, 3 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Quyết định Ban hành Quy định tổ chức, quản lý, khai

thác hoạt động vận tải hành khách công cộng bẳng xe buýt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.2 Vũ Mộng Đóa. 2007. Giáo trình Tâm lý học xã hội2

9

nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng,

vinh danh với một cá nhân…

Những nhu cầu căn bản ở phía đáy tháp phải được thỏa mãn trước khi nghĩ đến các nhu

cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thỏa mãn ngày càng

mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ.

Con người cá nhân chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ

hài lòng và khuyến nghị hành động. Đồng thời việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay

đổi được hành vi con người.

Hình 1.1 Thuyết nhu cầu của Maslow

Những người khi tham gia vào hệ thống xe buýt có trợ giá hay còn gọi là đối tượng

hưởng lợi (tài xế, nhân viên thu vé, hành khách, ban quản lý bến xe, người dân thành phố…)

cũng có những mong muốn và mối quan tâm riêng của mình. Chúng tôi dựa vào lý thuyết

này để tìm hiểu việc thỏa mãn các nhu cầu của các đối tượng hưởng lợi sẽ được đáp ứng khi

sử dụng hệ thống xe buýt có trợ giá của thành phố Hồ Chí Minh? Có sự công bằng cho tất

cả những đối tượng sử dụng xe buýt không? Hành khách xe buýt có được nhân viên tôn

trọng khi sử dụng loại hình dịch vụ này? Và xe buýt có đảm bảo an toàn cho hành khách và

10

những phương tiện tham gia giao thông khác? Để từ đó có những đánh giá và đưa ra mô

hình giải pháp hiệu quả.

1.3.2. Thuyết hành vi

- Đây là một lý thuyết thuộc trường phái tâm lý học giải thích về hành vi chỉ dựa trên những

quan sát hành vi thấy rõ hơn là dựa vào những quá trình nhận thức diễn ra bên trong não hay

là những hành vi không thấy rõ.

- Có 2 luận thuyết Hành vi:

Điều kiện hóa cổ điển (Classical conditioning) và Điều kiện hóa từ kết quả (Operant

conditioning)

Điều kiện hóa cổ điển:

Luận điểm cơ bản là hành vi trong đó có hành vi sức khỏe là kết quả của quá trình thành lập

của phản xạ có điều kiện. Đây là giải thích khoa học của các hành vi lặp đi lặp lại hay thói

quen.

Ví dụ: Từ nhỏ một người được nhắc nhở đánh răng mỗi buổi sáng cho đến khi trở thành thói

quen cứ sáng thức dậy là đi đánh răng, nếu không sẽ cảm thấy khó chịu.

Mô hình cơ bản là S --> R

Trong đó: S (stimulate) : Kích thích,

R (response, result) : Đáp ứng, kết quả.

Điều kiện hóa từ kết quả:

Xét một người nào đó có những hành vi do ngẫu nhiên hoặc đột khởi. Sau đó người ấy có

những cảm nhận về kết quả của hành vi. Kết quả này có thể là dễ chịu, trung tính hoặc khó

chịu. Nếu cảm nhận là dễ chịu người đó sẽ có khuynh hướng tái lập hành vi đó, ngược lại

nếu khó chịu sẽ có khuynh hướng tránh hành vi đó đi.

Mô hình cơ bản là R --> S

- Với đề tài này, nhóm chúng tôi quyết định chọn áp dụng thuyết hành vi để giải thích

những hành động, những hành vi ứng xử của các hành khách khi tham gia di chuyển bằng

xe buýt, của tài xế khi điều khiển xe buýt hay của nhân viên thu vé khi thực hiện công việc

của mình trên xe buýt.

11

- Hành vi là tất cả những hành động mà mỗi cá nhân đều biểu hiện ra bên ngoài thông qua

các cử động, tư thế cơ thể, giọng nói và những gì bên ngoài ta có thể nhận ra được.

- Theo thuyết hành vi tất cả những hành vi đều có thể thay đổi được. Tức là những hành vi

lệch chuẩn của hành khách, tài xế, nhân viên thu vé (nói lời lẽ thô tục, hút thuốc lá trên

xe…) đều có thể thay đổi được và thay thế bằng những hành vi tốt hơn. Các biện pháp giúp

thay đổi ứng xử tập trung vào phản ứng có tính cách khuyến khích hay trừng phạt. Những

biện pháp này phải tức thời và trước sau như một, không thay đổi. Và cũng theo nội dung

thuyết hành vi thì những khuyến khích thì tạo ra những thay đổi nhanh nhất.

1.3.3. Thuyết nhận thức

Albert Elis (1962) tin rằng phần đông còn người có cách suy nghĩ hẹp hòi và không

hợp lý về sự vật và về cách ứng xử như thế nào để được an toàn trong cuộc sống. Như vậy

không tránh khỏi những hành vi lệch chuẩn, lệch lạc bởi sự nhận thức kém dẫn tới sự lệch

lạc trong hành vi của bản thân.

Khi sử dụng thuyết nhận thức, nhóm chúng tôi sẽ đặt ra các câu hỏi hướng tới đối tượng

sử dụng xe buýt và đối tượng tham gia giao thông xung quanh xe buýt. Các câu hỏi đó sẽ

xoay quanh những hành động khi giao tiếp với tài xế xe buýt, sự tuân thủ nội quy của trung

tâm điều hành xe buýt, việc nhường đường khi xe buýt ghé trạm để đón khách,…

1.4. Giả thuyết nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài này, nhóm chúng tôi đã đặt giả thuyết rằng tất cả những người sử

dụng xe buýt, những tài xế xe buýt và những người tham gia giao thông xung quanh đều có

một số vấn đề liên quan tới xe buýt.

Nghiên cứu đề tài này, nhóm chúng tôi sẽ tìm ra các ưu điểm, khuyết điểm của xe buýt.

Ngoài ra, nhóm chúng tôi còn tìm các nguyên nhân ảnh hưởng tới nó để tìm ra các hướng

khắc phục thích hợp để đưa xe buýt trở thành phương tiên công cộng được toàn thể người

dân trong thành phố hưởng ứng tích cực.

12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ TIÊU CỰC

LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG XE BUÝT CÓ TRỢ GIÁ

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Thực trạng hoạt động của hệ thống xe buýt có trợ giá tại thành phố Hồ Chí

Minh

Hệ thống xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh có hơn 100 tuyến xe buýt. Các tuyến này rất

đa dạng, chạy dọc theo rất nhiều địa bàn của thành phố. Nó nối liền các khu đô thị sầm uất

với những quận ngoại thành của thành phố. Hiện nay, hệ thống xe buýt ở thành phố Hồ Chí

Minh có 8 bến xe buýt lớn gồm: bến xe Củ Chi, bến xe An Sương, bến xe Ngã tư ga, bến xe

Miền Đông, bến xe Nông Lâm, bến xe Đại học Quốc gia, bến xe Bến Thành, bến xe Quận 8,

bến xe Chợ Lớn, bến xe Miền Tây và hơn 27 bến xe nhỏ khác như: bến xe Đầm Sen, bến xe

Cư xá Nhiêu Lộc, bến xe mũi Nhà Bè, bến xe Cảng Quận 4,…

Hình 2.1 Hệ thống bến đỗ xe buýt ở TP.HCM

Hiện nay, theo nhóm nghiên cứu tìm hiểu, mỗi xe buýt sẽ được trợ giá 90.000đ/chuyến

để hỗ trợ cho việc chi trả xăng dầu, bảo trì cơ sở vật chất trên xe,...

Ngoài ra, hệ thống xe buýt có trợ giá tại thành phố Hồ Chí Minh được chia thành nhiều

đơn vị đảm nhậ như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Xe khách Sài 13

Gòn, Công ty TNHH Vận tải Ngôi Sao Sài Gòn, Hợp tác xã Vận tải 19/5, Hợp tác xã Vận

tải xe buýt Quyết Thắng,... Mỗi đơn vị sẽ phụ trách vài tuyến xe buýt thuộc hệ thống.

2.2. Các vấn đề tiêu cực liên quan đến hệ thống xe buýt có trợ giá tại thành phố Hồ Chí

Minh

Phương tiện xe buýt mang lại nhiều tiện lợi cho người sử dụng. Thế nhưng, trên thực tế,

hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều vấn đề tiêu cực liên quan

tới nhiều mặt khác nhau. Những vấn đề này đã và đang gây ảnh hưởng nhiều tới hình ảnh

của phương tiện di chuyển công cộng này.

Ở mặt quản lý và điều hành, trung tâm còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý các

tuyến xe buýt. Nguyên nhân là do hệ thống gồm nhiều đơn vị đảm nhận, mỗi đơn vị lại có

những cách tổ chức khác nhau. Ngoài ra, việc phân chia các tuyến xe buýt cũng là một vấn

đề gây xôn xao dư luận, gần đây nhất là việc loại bỏ tuyến xe buýt số 50 (Đại học Bách

Khoa – Đại học Quốc Gia). Vì đây là tuyến xe buýt nối liền giữa cơ sở chính của các trường

Đại học thuộc Đại học Quốc Gia (như Đại học Bách Khoa, Đại học Tự Nhiên và Đại học

Khoa học xã hội và Nhân văn) với làng đại học Thủ Đức nên khi công bố quyết định đã gặp

phải làn sóng phản đối của sinh viên các trường. Cuối cùng, Trung tâm Quản lý và Điều

hành Vận tải hành khách công cộng TP.HCM đã ra quyết định số 265/QĐ-TT về việc điều

chỉnh tuyến xe buýt 50 nhằm giảm số tuyến hoạt động trong ngày, giúp cân đối giữa nhu

cầu hành khách và kinh tế.

Về vấn đề thái độ phục vụ của nhân viên (tài xế và phụ lái), hình ảnh của họ đã được cải

thiện nhiều trong mắt người dân. Nhưng nhiều người vẫn có tác phong chưa được đúng

mực. Ở đối tượng tài xế, nhóm nghiên cứu nhận thấy nhiều bác tài sử dụng điện thoại trong

lúc lái xe. Ngoài ra, ở những xe buýt chỉ có một tài xế mà không có phụ lái bán vé thì xuất

hiện một vài trường hợp bác tài vừa lái xe vừa thu tiền vé. Những trường hợp trên có thể

gây nguy hiểm tới những hành khách và những người sử dụng phương tiện cá nhân xung

quanh. Còn về đối tượng phụ lái, nhiều hành khách phản ánh rằng nhiều lúc bị các phụ lái

nạt nộ, gắt gỏng hay họ có những thái độ cư xử không đúng với quy định dành cho nhân

viên. Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng xe buýt còn lái rất ẩu, thường hay phóng nhanh

thắng gấp gây nguy hiểm cho hành khách và những người xung quanh.

14

Vấn đề về an ninh vẫn đang là một vấn đề nan giải đối với những người quản lý và điều

hành xe buýt. Tình trạng móc túi vẫn đang diễn ra thường xuyên trên các tuyến xe buýt, gây

ảnh hưởng xấu tới những hành khách. Trong thực tế, tình trạng này ngày càng tinh vi hơn

khi xuất hiện nhiều nhóm móc túi chứ không còn hoạt động đơn lẻ nữa. Điều này làm cho

việc ngăn chặn, tri hô và bắt cướp của người dân gặp nhiều khó khăn vì sợ bị trả thù. Ngoài

ra, còn có một tình trạng cũng xảy ra nhưng chưa xuất hiện nhiều. Đó là việc sờ soạng, lạm

dụng tình dục trên xe buýt. Khi lâm vào tình trạng này, nhiều nạn nhân chỉ biết im lặng, bỏ

sang chỗ khác ngồi hoặc xuống ở trạm kế tiếp, rất ít người tri hô lên hay có những biện pháp

mạnh vì họ cảm thấy xấu hổ, mất danh dự.

2.3. So sánh hệ thống xe buýt Việt Nam với hệ thống xe buýt Nhật Bản

2.3.1. Nguyên nhân

Nhóm nghiên cứu chọn Nhật Bản để so sánh vì một số nguyên nhân sau:

- Nhật Bản là một nước có nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới.

- Được đánh giá là một trong những nước có các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã

hội tốt nhất trên thế giới hiện nay.

- Đây là một nước nằm ở khu vực châu Á, có nền văn hoá tương đồng với Việt Nam

- Nhật Bản là nước đầu tư nhiều dự án Việt Nam, là nước duy trì hỗ trợ vốn ODA ổn

định cho Việt Nam .

- Nhật Bản có hệ thống tàu điện ngầm. Đây cũng là một hệ thống dự kiến sẽ đưa vào

sử dụng tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2020.

- Là quốc gia tuy bị ảnh hưởng của chiến tranh nhưng đã phát triển ngang tầm với các

quốc gia lớn khác

2.3.2. So sánh hệ thống xe buýt giữa 2 nước

Việt Nam Nhật Bản

Chất lượng hệ thống Nhìn chung là khá giống nhau

- Sử dụng những xe cũ nên

gây ô nhiễm môi trường.

- Xe còn có nhiều rác do

- Sử dụng những loại xe tân

tiến nên xe có khí thải ít, hạn

chế ô nhiễm môi trường.

- Ít rác hơn, do người dân khi

15

người dân xả rác sau khi mua

vé. Việc này làm cho xe buýt

của Việt Nam khá dơ

đi thường xuyên sẽ sử dụng

thẻ để quẹt

Thái độ phụ vụ của nhân

viên

- Cả hai nước đều giống nhau, Có nhiều người lịch sự và

cũng có nhiều nhân viên không lịch sự với hành khách

- Cả 2 quốc gia đều có tình trạng bỏ bến. Ở Nhật thì có thể

do xe buýt đã đầy.

Vấn đề giờ giấc

- 10-15’ là có một chuyến xe

- Xe buýt Việt Nam không

đúng giờ. Có lúc nhanh lúc

chậm tùy theo đường xá xe

cộ

- Từ 30’ đến 1 tiếng mới có 1

chuyến xe

- Xe buýt ở Nhật Bản rất

đúng giờ.

16

CHƯƠNG 3DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ CÁC VẤN ĐỀ TIÊU CỰC LIÊN QUAN ĐẾN HỆ

THỐNG XE BUÝT CÓ TRỢ GIÁ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Để tìm hiểu dư luận xã hội về các vấn đề tiêu cực liên quan tới xe buýt có trợ giá ở Việt

Nam, nhóm chúng tôi thực hiện 2 bước để lấy các ý kiến khác nhau. Bước thứ nhất, nhóm

chúng tôi thực hiện những bảng hỏi và dùng mạng xã hội Facebook để truyền các mẫu bản

hỏi đó đến mọi người. Việc này nhằm mục đích đi tìm những vấn đề được người dân quan

tâm, phản ánh nhiều. Bước thứ hai, chúng tôi khoanh vùng những vấn đề tiêu cực và lập nên

những bản phỏng vấn sâu cho từng nhóm đối tượng bao gồm: hành khách, nhân viên, người

đi đường,... để tìm ra những nguyên nhân chính gây ra. Từ đó, nhóm chúng tôi đưa ra những

biện pháp nhằm khắc phục các vấn đề tiêu cực đó.

Ở phần bản khảo sát, nhóm chúng tôi thu về được 55 bản trả lời. Trong 55 bản trả lời đó,

chúng tôi thu được 54 bản trả lời hợp lệ và loại 1 bản vì sai quy cách.

Bảng 3.1 Thống kê đối tượng hỏi

Số lượng

Nam 19

Nữ 35

3.1. Các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý và điều hành xe buýt

3.1.1. Số liệu nghiên cứu

Để đánh giá và tìm hiểu về hệ thống quản lý và điều hành xe buýt, chúng tôi chọn tính

đa dạng của các tuyến xe buýt có trợ giá trong thành phố. Nhờ vào tính đa dạng này, ta sẽ

thấy những vấn đề nổi bật đã và đang tồn tại trong việc quản lý hệ thống xe buýt.

17

Hình 3.1 Số tuyến cần dùng cho 1 lần di chuyểnNhận xét: Trong tổng số 54 bản trả lời, nhiều nhất là câu trả lời “2 tuyến” với 25 người

trả lời, chiếm 46.2%. Tiếp theo là “1 tuyến” với 19 người trả lời, chiếm 35.2%. Cuối cùng là

2 nhóm chọn “3 tuyến” và “Khác”. Với những người chọn “Khác”, đa phần đây là những

người không thường xuyên sử dụng xe buýt. Họ chỉ sử dụng xe buýt trong những trường

hợp cần thiết. Và theo câu trả lời, họ thường sử dụng từ 1-2 tuyến để di chuyển.

Như vậy, thông qua khảo sát, ta có thể thấy được hệ thống xe buýt rất tiện lợi cho những

hành khách sử dụng. Hệ thống không phức tạp, chỉ cần dùng từ 1-2 tuyến xe buýt là hành

khách có thể di chuyển đến nơi cần thiết. Ngoài ra, hệ thống xe buýt có trợ giá còn có các

mức trợ giá, các chương trình an sinh xã hội dành cho những đối tượng đặc biệt như: học

sinh – sinh viên, người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em,... Cụ thể hơn, Sở Giao thông vận

tải Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Công văn số 15603/SGTVT-VTĐB ngày 13/12/2013 về

viện thực hiện miễn phí vé xe buýt đối với người cao tuổi. Theo Công văn này, giai đoạn

2013-2015 sẽ miễn phí vé xe buýt cho những người từ 80 tuổi trở lên, từ năm 2016 trở đi sẽ

miễn phí vé xe buýt cho người từ 75 tuổi trở lên. Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải Thành phố

Hồ Chí Minh còn có Quyết định số 3980/QĐ-SGTVT ngày 10/12/2012 về việc công bố giá

vé xe buýt trên các tuyến xe buýt có trợ giá áp dụng từ ngày 01/01/2013. Trong đó, đối

tượng sinh viên - học sinh khi sử dụng phương tiện xe buýt sẽ được trợ giá và chỉ thu

2.000đồng/lượt nếu xuất trình các giấy tờ để chứng minh như thẻ học sinh – sinh viên, giấy

xác nhận của nhà trường,...

3.1.2. Phỏng vấn sâu

Thông qua bước phỏng vấn sâu, nhóm chúng tôi thu thập các thông tin chi tiết về vấn đề

tiêu cực của xe buýt. Ở các đối tượng thường xuyên sử dụng xe buýt để phục vụ nhu cầu đi

lại trong cuộc sống, họ thường gặp 1 số vấn đề như: xe bỏ trạm, không tiếp cận được các

thông tin về xe buýt. Về vấn đề xe bỏ trạm, những người sử dụng xe buýt đôi khi gặp phải

tình trạng này và cảm xúc của họ khi đó là chán nản, bực bội vì phải chờ thêm 5-10’ nữa.

Còn vấn đề không tiếp cận được các thông tin về xe buýt, họ thường không được phổ biến

các quyết định về xe buýt có ảnh hưởng tới họ như việc đổi tuyến đường, việc tăng/giảm giá

vé xe buýt,...

Trong khi đó, ở những đối tượng không sử dụng xe buýt mà sử dụng phương tiện cá

nhân để lưu thông trên đường, họ thường gặp những vấn đề như: đôi khi cần sử dụng xe 18

buýt nhưng lại không nắm bắt được các tuyến đường. Ở vấn đề không biết các tuyến xe, họ

cho biết rằng tuy đôi khi có những bản đồ xe buýt ở các trạm xe nhưng thường là mờ, không

rõ ràng, rối rắm. Còn những máy cảm ứng thông minh cho biết thông tin các trạm thì

thường xuyên hỏng hóc, bị phá hoại hoặc chỉ đặt ở các quận trung tâm thành phố,...

Để có một cái nhìn tổng quan về các phản ánh của 2 đối tượng trên, nhóm chúng tôi đã

phỏng vấn 2 bác tài lái xe buýt. Về vấn đề xe bỏ trạm, các chú tài xế cho rằng có thể do bị

góc nhìn bị khuất hoặc do trời tối nên các bác tài không nhìn thấy. Ngoài ra, còn 1 nguyên

nhân xe bỏ trạm nữa là do xe buýt khi đó đã đầy và không thể chứa thêm hành khách.

Nhưng các chú cũng nói rằng còn 1 trường hợp cá biệt nữa là do tài xế không ghé trạm vì sợ

trễ giờ.

Bên cạnh đó, nhóm chúng tôi còn phỏng vấn 1 người thuộc Trung tâm Quản lý và Điều

hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM để giải đáp những vấn đề còn lại của người

tham gia giao thông. Về việc phổ biến các thông tin thay đổi của hệ thống, người đại diện

cho biết đã thông báo thông qua các báo đài, trên xe buýt nhưng người dân không để ý tới.

Còn về việc phổ biến các tuyến xe buýt, người này cho biết các bản đồ/thông tin xe buýt ở

các trạm xe buýt vừa đủ để tham khảo vì còn để dành diện tích phục vụ việc cho các doanh

nghiệp quảng cáo nhằm tăng lợi nhuận cho trung tâm. Các máy cảm ứng thông tin bị phá do

ý thức người dân chưa được tốt, trung tâm không thể cử 1 người canh 24/24 nên chỉ thí

điểm ở các quận trung tâm thành phố để dễ dàng trong việc quản lý các trang thiết bị của

trung tâm.

Ngoài ra, nhóm chúng tôi còn nhận thấy hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí

Minh còn rất phức tạp. Các tuyến xe trùng lặp với nhau rất nhiều. Ví dụ như từ ngã tư Hàng

Xanh (Bình Thạnh) tới làng Đại học quốc gia TP.HCM (Thủ Đức) có tới 3 tuyến xe chạy

cùng 1 tuyến đường Xa lộ Hà Nội. Đó là 3 tuyến xe số 10, 50 và 52. Đây đôi khi cũng là

nguyên nhân của việc tranh giành khách, kẹt xe vào những giờ cao điểm buổi sáng và buổi

chiều, hệ thống xe buýt chằng chịt, khó khăn trong việc dò tìm các tuyến đường thích hợp

để di chuyển.

3.2. Các vấn đề liên quan đến tài xế và nhân viên phục vụ

3.2.1. Số liệu nghiên cứu

19

Về vấn đề nhân viên xe buýt, nhóm chúng tôi thấy vấn đề ngồi cộm hiện nay là việc thái

độ nhân viên dành cho những hành khách sử dụng hệ thống xe buýt.

Hình 3.2 Thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt

Nhận xét: Ở biểu đồ cột trên, chúng ta có thể thấy được nổi trội nhất là mục “Bình

thường” với 28 người chọn, kế tiếp là “Tốt” với 18 người và cuối cùng là “Tệ”. Như vậy,

qua biểu đồ, ta có thể thấy được thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt là tốt, ngoại lệ 1 vài

trường hợp vẫn còn để lại hình ảnh xấu trong mắt người dân.

3.2.2. Phỏng vấn sâu

Ở trường hợp này, nhóm chúng tôi tập trung vào việc phỏng vấn những đối tượng sử

dụng xe buýt vì đây là nhóm người thường xuyên tiếp xúc với nhân viên xe buýt (tài xế và

phụ lái). Và chúng tôi đã rút ra được các vấn đề như sau: đôi lúc nhân viên dễ bực bội khi có

hành khách hỏi, nhân viên cư xử cáu gắt với những học sinh – sinh viên được trợ giá nhưng

giờ tình trạng này đã giảm rất nhiều.

Để trả lời cho các phản ánh trên, chúng tôi đã đặt vấn đề với đại diện nhân viên xe buýt.

Về vấn đề thái độ bực bội khi có người hỏi, nhóm đại diện này đặt ra một số giả thuyết như

hành khách này đã hỏi nhiều lần câu đó hoặc nhân viên đó bị ảnh hưởng bởi việc gia đình,

không khí ngột ngạt,... Còn về việc cư xử không đúng mực với nhóm đối tượng được trợ

giá, họ cho biết đây là tình trạng xảy ra ngày trước, khi chưa có sự hỗ trợ đúng mức từ nhà

20

điều hành xe. Nhưng bây giờ đã được trợ giá đúng mức quy định để họ trang trải cuộc sống

nên vấn đề này đã giảm xuống, chỉ còn 1-2 trường hợp cá biệt.

3.3. Các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng và thiết bị phục vụ

3.3.1. Số liệu nghiên cứu

Hình 3.3 Chất lượng cơ sở hạ tầng và thiết bị phục vụ trên xe buýt

Nhận xét: Ở biểu đồ tròn trên, chúng ta nhận thấy chiếm tỉ lệ lớn nhất là “Bình thường”

với 35/54 người chọn (chiếm 64.8%). Đứng thứ hai là “Kém” với 9/54 (chiếm 16.7%). Ở

mặt tích cực, ta có “Rất tốt” chiếm 3.7% (đạt 2/54 phiếu bầu) và “Tốt” chiếm 14.8% (đạt

8/54 phiếu bầu). Như vậy, ta có thể thấy chất lượng cơ sở hạ tầng và thiết bị còn rất nhiều

điều cần phải điều chỉnh.

3.3.2. Phỏng vấn sâu

Ở vấn đề này, đối tượng người sử dụng xe buýt được ưu tiên hàng đầu. Và khi thực hiện

phỏng vấn sâu, nhóm chúng tôi đã thu thập được một số thực trạng về cơ sở hạ tầng, trang

thiết bị như: máy lạnh lúc có lúc không, hệ thống bán vé tự động ở nhiều xe hoạt động

không hiệu quả, nhiều xe thiếu rèm cửa che nắng vào buổi trưa,...

Theo nhóm chúng tôi nhận thấy, hệ thống bán vé tự động của xe buýt là một dự án thất

bại của Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM. Thứ nhất,

hệ thống này tuy được gọi tự động nhưng nó vẫn lệ thuộc vào tài xế xe buýt để ấn nút xuất

ra tiền thừa. Thứ 2, hệ thống này sử dụng tiền xu để trả lại tiền thừa cho hành khách. Vì vậy,

21

khi đồng tiền xu dần mất đi chỗ đứng ở thị trường tiền tệ Việt Nam thì hệ thống này càng

trở nên vô dụng vì ít người sử dụng đến.

3.4. Các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự trên xe buýt

3.4.1. Số liệu nghiên cứu

Hình 3.4 Mức độ an toàn và an ninh trên xe buýt

Nhận xét: Ở biểu đồ trên, có 2 ý kiến có cùng số lượng bầu chọn là 22/54 (chiếm

40.7%) là “Bình thường” và “Tốt”. Tiếp theo là “Kém” với 7/54 người chọn. Cuối cùng là

“Rất tốt” chiếm 5.6% còn lại với 3 người chọn. Như vậy, ta có thể thấy được là mức độ an

toàn và an ninh trên xe buýt rất ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần phải

khắc phục để có thể phục vụ người dân tốt hơn

3.4.2. Phỏng vấn sâu

Ở vấn đề này, nhóm chúng tôi tập trung vào 2 nhóm đối tượng chính. Đó là những người

sử dụng xe buýt để di chuyển hàng ngày và những người lưu thông bằng phương tiện cá

nhân chung với xe buýt. Sau khi tiến hành thu thập thông tin từ nhóm đối tượng sử dụng xe

buýt, chúng tôi nhận thấy vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề liên quan tới việc an toàn và an

ninh trên xe buýt. Về mặt an toàn, họ nhắc đến 2 vấn đề được quan tâm là nhiều xe buýt

phóng nhanh rồi lại thắng gấp và việc xe buýt không dừng hẳn để đưa đón khách. Về mặt an

ninh, những người này than phiền tình trạng móc túi trên xe buýt vẫn chưa có dấu hiệu

giảm. Ngoài ra, đối tượng sử dụng phương tiện cá nhân còn đưa ra 1 số ý kiến về vấn đề an 22

toàn của xe buýt. Nhiều xe buýt khi ghé trạm thường ép các xe máy xung quanh sát vào lề,

gây nhiều tai nạn thương tâm.

Để trả lời về vấn đề này, chúng tôi đặt ra câu hỏi cho các tài xế điều khiển xe buýt và đã

nhận được những câu trả lời. Về việc phóng nhanh và thắng gấp, các bác tài cũng thừa nhận

có nhiều trường hợp như vậy do bị áp lực bởi khung thời gian của trung tâm điều hành. Về

vấn đề nạn móc túi trên xe buýt, họ nói đây là 1 vấn đề nan giải, vẫn chưa có cách giải quyết

triệt để tình trạng này vì nó còn phụ thuộc vào ý thức của mỗi hành khách sử dụng xe buýt.

Cuối cùng, về tình trạng không dừng hẳn xe khi đưa đón khách và xe buýt ép các xe máy

xung quanh vào lề, các bác tài cho 2 tình trạng này là cùng 1 vấn đề. Đó chính là việc cơ sở

hạ tầng không đảm báo chất lượng, đường nhỏ, xe cô đông nên xe buýt không có đủ không

gian để ghé trạm.

3.5. Các vấn đề liên quan đến hành khách sử dụng dịch vụ

Trong quá trình phỏng vấn sâu các bác tài, nhóm chúng tôi nhận thấy được ngoài những

phản ánh của hành khách đến nhân viên thì cũng có nhiều luồng phản ánh theo chiều hướng

ngược lại. Theo những thông tin mà nhóm chúng tôi ghi nhận được, nhiều hành khách khi

sử dụng dịch vụ xe buýt công cộng thường không tuân thủ theo quy tắc của xe buýt. Điển

hình như nhiều người vẫn còn lén hút thuốc lá, vận chuyển các loại động vật nuôi, gia cầm

hay nhiều người vẫn còn bất lịch sự khi đi xe buýt. Theo những nhân viên của xe buýt (bao

gồm tài xế và nhân viên), những trường hợp này thường gây ra nhiều sự ức chế tâm lý tới

họ. Nhiều trường hợp khi nhân viên nhắc nhở thì những đối tượng này có những phản ứng

rất gay gắt, làm ảnh hưởng tới các hành khách xung quanh.

23

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Thông qua kết quả nghiên cứu, ta có thể thấy được hệ thống xe buýt có trợ giá vẫn còn

tồn đọng một số vấn đề tiêu cực trong nhiều lĩnh vực khác. Trong đó, các vấn đề được quan

tâm nhiều là hệ thống quản lý, thái độ phục vụ của nhân viên và mức độ an toàn – an ninh

của xe buýt. Về vấn đề quản lý, trung tâm điều hành chưa có những biện pháp truyền thông

hiệu quả đến người dân ngoài trang mạng xã hội Facebook tên “Xe Buýt TP. Hồ Chí Minh”,

trang website và những phương pháp không chính thức khác như báo đài, nhân viên thông

báo miệng. Về vấn đề thái độ phục vụ của nhân viên, theo nhóm nghiên cứu ghi nhận thì

nhiều nhân viên vẫn chưa có thái độ phục vụ mang tính chuyên nghiệp, còn để công việc cá

nhân ảnh hưởng, còn sử dụng điện thoại di động,... Cuối cùng là vấn đề an ninh - an toàn

trên xe buýt. Đây là vấn đề gây nhiều sóng gió trong dư luận về những vụ móc túi trên xe

buýt, tai nạn giao thông,... Nhưng trung tâm điều hành xe buýt chỉ mới tìm ra các cách giải

quyết tạm thời, chưa có những phương án giải quyết triệt để.

Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến việc người dân Việt Nam chưa tiếp cận nhiều

với dạng mô hình vận chuyển công cộng này. Theo nhóm nghiên cứu quan sát, đa phần

những người sử dụng xe buýt thường là bộ phận học sinh – sinh viên, những người buôn

bán, người lao động,... Trong khi đó, nhóm công nhân viên chức rất ít sử dụng xe buýt làm

phương tiện đi lại, họ quen sử dụng phương tiện cá nhân của mình để di chuyển trong thành

phố.

2. Khuyến nghị

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu về thực trạng những vấn đề tiêu cực của xe buýt. Nhóm

chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này cũng như góp phần

nâng cao chất lượng của hệ thống xe buýt nhằm nâng cao uy tín của xe buýt trong lòng

thành phố Hồ Chí Minh.

2.1. Đối với Ban quản lý thành phố Hồ Chí Minh

- Cần tăng cường mở rộng hệ thống đường xá, giao thông đường bộ nhằm góp phần

giảm được tình trạng ùn tắc giao thông, vi phạm luật giao thông, tai nạn giao thông của các

phương tiện di chuyển, trong đó có không ít là xe buýt.

24

- Có thêm những chính sách phúc lợi xã hội hướng đến hệ thống xe buýt và nhân viên xe

buýt.

- Cần tăng thêm hình phạt đối với các xe buýt vi phạm luật lệ giao thông nhằm giúp răn

đe, bảo vệ an toàn và tính mạng cho những người lưu thông gần đó.

2.2. Đối với Ban Quản lý xe buýt

- Hạn chế những xe buýt đã cũ, giảm bớt số tuyến không hiệu quả để giảm ô nhiễm môi

trường để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, tăng tính kinh tế

- Cần thay đổi cơ sở vật chất trên xe. Thay mới những vật dụng đã hư hỏng nặng, sửa

chữa như vật dụng có thể tái sử dụng lại

- Kéo giãn giờ 1 tuyến để tài xế xe buýt không chịu áp lực về mặt thời gian dù bị kẹt xe.

- Cần tổ chức các buổi huấn luyện, đào tạo tác phong chấn chỉnh thái độ phục vụ của

một số nhân viên và tài xế. Kiểm tra tác phong nhân viên trước khi cho xe xuất bến.

- Tăng lương, có thêm những khoản trợ cấp, hỗ trợ khi có việc đột xuất cho các nhân

viên làm việc tại hệ thống xe buýt, đặc biệt là các tài xế lái xe buýt để họ có thêm động lực

hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc của mình

- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về việc sử dụng các phương tiện công

cộng.

2.3. Đối với Nhân viên của hệ thống xe buýt

- Luôn tuân thủ luật giao thông, nếu có vi phạm thì phải rút kinh nghiệm để lần sau

không tái phạm nữa.

- Cần có thái độ cư xử đúng mực với hành khách, với người đi đường. Nếu có những gì

không hài lòng thì cần có những góp ý chân thành đối với họ, không nên quát mắng hay

dùng những lời lẽ không hay đối với họ.

- Làm gương cho những hành khách của mình về việc tuân thủ các nội quy trên xe buýt

như: Không hút thuốc, không xả rác…

2.4. Đối với Hành khách tham gia xe buýt

- Luôn tuân thủ những nội quy dành cho hành khách khi tham phương tiện xe buýt như

lên cửa trước - xuống cửa sau, chuẩn bị tiền lẻ khi lên xe buýt…

25

- Biết thông cảm với những khó khăn, vất vả của nhân viên xe buýt để hạn chế cằn nhằn

hay tỏ thái độ không hài lòng khi ở trên xe buýt.

- Nếu có những trường hợp gây bức xúc cho bản thân mình và những hành khách khác

thì có thể góp ý chân thành với nhân viên xe buýt, nếu không có kết quả khả quan thì cần

trình bày những ý kiến của mình đến ban quản lý. Đối với những trường hợp khiếu nại cần

đảm bảo rằng mình đúng và có những bằng chứng xác thực để đảm bảo quyền lợi của mình.

2.5. Đối với xã hội

- Cần chọn xe buýt là phương tiện di chuyển hằng ngày của mình vì những lợi ích thiết

thực như: tiết kiệm tiền, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Có cái nhìn thông cảm về những khó khăn, vất xả của các nhân viên xe buýt

- Nếu có những trường hợp hành khách hay nhân viên xe buýt có những hành vi, thái độ

tiêu cực thì cần lên tiếng nhằm góp phần xây dựng hình ảnh văn minh của phương tiện xe

buýt có trợ giá tại thành phố Hồ Chí Minh

2.6. Mô hình đề xuất

Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành xây dựng hệ thống đường sắt đô thị.

Nhờ đó, thời gian di chuyển của người dân khi sử dụng hệ thống vận chuyển hành khách

công cộng sẽ được rút ngắn. Như vậy, nhiều tuyến xe buýt có lộ trình trùng với 6 tuyến

Metro sẽ không còn phù hợp với nhu cầu của người dân. Vì vậy, cần phải có những phương

án thích hợp để sử dụng số lượng xe buýt bị cắt giảm này. Nhóm nghiên cứu đã liệt kệ một

số phương án như sau:

- Dùng làm các xe đưa rước học sinh của các trường học trong địa bàn thành phố.

- Chuyển sang sử dụng ở các tuyến xe buýt vẫn còn sử dụng những đời xe cũ để cải thiện

tình trạng gây ô nhiễm môi trường, nâng cao cơ sở vật chất các tuyến xe.

- Mở các tuyến xe buýt mới để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Ví dụ như tuyến xe

buýt nội bộ Làng Đại học Quốc gia (Linh Trung – Thủ Đức), các tuyến xe buýt nối giữa các

khu đô thị vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng năm 2025.

Ngoài ra, ở một số quốc giá tiên tiến, điển hình như Singapore. Hệ thống xe buýt và hệ

thống đường sắt đô thị có sự liên kết với nhau. Ở một số trạm tàu điện ngầm sẽ một trạm xe

buýt để phục vụ cho những hành khách muốn tới các khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ hành

chính, trường học,… mà tàu điện ngầm không đi qua. Bên cạnh đó, cả hai hệ thống vận

26

chuyển hành khách công cộng này sử dụng chung một loại thẻ để trả tiền sử dụng dịch vụ.

Việc này giúp tạo sự thuận lợi cho hành khách sử dụng.

Ở Việt Nam, phương pháp này vẫn có thể áp dụng hiệu quả. Mỗi người dân luôn có thể

nhận một thẻ thanh toán tại các trạm của hệ thống đường sắt công cộng hoặc các bến xe

buýt. Đối với những đối tượng đặc biệt như học sinh, sinh viên, người trên 65 tuổi, người

khuyết tật được hưởng trợ giá từ nhà nước, có thể làm mang giấy tờ chứng minh và chứng

minh nhân dân (với học sinh dưới 16 tuổi mang giấy khai sinh) để lưu thông tin vào hệ

thống. Với những trường hợp mất thẻ, nhóm đối tượng trên phải mang các giấy tờ trên theo

để khóa thẻ cũ và sẽ được cấp thẻ mới.

27

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Quyết định về việc công bố giá vé

xe buýt trên các tuyến xe buýt có trợ giá áp dụng kể từ ngày 01/01/2013

2. Vũ Mộng Đóa. 2007. Giáo trình Tâm lý học xã hội

3. Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chính Minh (2013). Công văn số 15603/SGTVT-

VTĐB ngày 13/12/2013 về việc thực hiện miễn phí vé xe buýt đối với người cao tuổi.

4. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Quyết định Ban hành Quy định tổ

chức, quản lý, khai thác hoạt động vận tải hành khách công cộng bẳng xe buýt trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh.

1

CÂU HỎI KHẢO SÁT

1. Giới tính của bạn là gì?

Nam

Nữ

2. Bạn bao nhiêu tuổi?

Từ 16 đến 18

Từ 19 đến 22

Khác

3. Nghề nghiệp của bạn là gì?

Học sinh, sinh viên

Cán bộ, công nhân viên chức

Lao động phổ thông

Khác

4. Trong một tuần, bạn sử dụng xe buýt bao nhiêu ngày?

1 ngày 2 ngày

3 ngày 4 ngày

5 ngày 6 ngày

7 ngày

5. Số lượng tuyến xe cần sử dụng cho một lần di chuyển của bạn?

1 tuyến

2 tuyến

3 tuyến

Khác

6. Bạn hãy đánh giá mức độ tiện lợi của xe buýt?

Rất tiện lợi

Tiện lợi

Bình thường

Bất tiện

Rất bất tiện

2

7. Bạn hãy đánh gía thái độ của nhân viên xe buýt (tài xế và phụ lái)?

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Tệ

Rất tệ

8. Bạn hãy đánh giá chất lượng cơ sở vật chất của xe buýt?

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Tệ

Rất tệ

9. Bạn hãy đánh giá mức độ an toàn khi sử dụng xe buýt?

Rất an toàn

An toàn

Bình thường

Không an toàn

Rất không an toàn

10. Ngoài ra, bạn hãy cho biết hệ thống xe buýt có trợ giá của thành phố Hồ Chí Minh còn

những vấn đề gì không?

11. Bạn có thể nêu ra một số giải pháp để góp phần cải thiện hệ thống xe buýt?

CẢM ƠN BẠN ĐÃ LÀM

3

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU TÀI XẾ 1

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Ngày phỏng vấn: 09/01/2015

Họ tên người phỏng vấn: Võ Quốc Anh Duy

Tên tài xế: Ng. Văn. T Tuổi: 40

Thâm niên lái xe buýt: 12 năm

Tên bến xe buýt: Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh

Xin chào Bác/Chú, cháu đang thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu những “Dư luận xã hội về

các vấn đề tiêu cực liên quan tới hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh” và

tìm ra những giải pháp cho những vấn đề tiêu cực này. Sự tham gia của Bác/Chú vào nghiên

cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Rất cảm ơn sự tham gia giúp đỡ của các Bác/Chú!

Phỏng vấn viên (PVV): Bác/Chú cho cháu hỏi một ngày chú chạy bao nhiêu chuyến xe

buýt? Và những chuyến xe Bác/Chú chạy thường rơi vào những giờ nào?

Người trả lời (NTL): Một ngày chú chạy trung bình 6 chuyến, những giờ chú chạy thường

trải đều từ sáng đến tối.

PVV: Thu nhập hàng tháng từ việc lái xe buýt của Bác/Chú như thế nào? Ngoài ra

Bác/Chú có được nhận tiền được trợ cấp không? Và Bác/Chú có thể nhận xét mức thu

nhập đó có ổn không ạ?

NTL: Một tháng trung bình chú nhận được gần 9 triệu đồng, mình làm được nhiêu thì nhận

bấy nhiêu chứ không có được nhận trợ cấp thêm. Một ngày nếu mình chạy trung bình 6

chuyến thì sẽ nhận được hơn 3 trăm ngàn đồng, nghe số tiền cả tháng thì có vẻ nhiều chứ

thực ra là một chuyến mình chạy chỉ có hơn 50 ngàn đồng chứ nhiêu cháu, con của chú có

một đứa vào học cấp III, một đứa vào học Đại học nên chú cố gắng ngày nào cũng chạy đều

đặn 6 chuyến để kiếm tiền cho con đi học, chứ mấy anh đồng nghiệp khác ít người chạy đủ

một tháng, nhiều anh chỉ chạy chừng 20 ngày/1 tháng thôi nên không được thu nhập nhiêu

đó đâu.

PVV: Những chuyến xe Bác/Chú chạy thì thường gặp những khách nào (sinh viên,

công nhân, bệnh nhân, phụ nữ…)?

4

NTL: Chú chạy cho bến xe buýt Đại học Quốc Gia nên chú thường gặp toàn là sinh viên

không thôi, thỉnh thoảng cũng có một vài người lớn, thường bắt ngay trạm Suối Tiên.

PVV: Bác/Chú thấy thái độ của hành khách khi đi xe buýt có trợ giá thì như thế nào

ạ?

NTL: Sinh viên là tầng lớp trí thức, có học hành đàng hoàng nên các bạn sinh viên có thái

độ cũng khá lịch sự, cũng khá lễ phép.

PVV: Cháu thấy có những trường hợp có nhiều khách đi xe buýt khi sắp đến trạm mà

chưa chịu thông báo, hoặc thông báo nhỏ quá thì Bác/Chú thường có những phản như

thế nào ạ?

NTL: Lúc đó chú cảm thấy hơi bực mình vì những bạn này đi xe mà không chịu chú ý, xác

người lớn nhưng không chịu mở miệng nhưng chú chỉ nhắc nhở “Lần con sau nhớ thông

báo sớm hơn” hay “Chịu khó nói lớn tiếng lên nghe con”, bởi vì chú thấy thái độ của các

bạn sinh viên này khá hiền lành, hơn nữa con của chú cũng là sinh viên nên chú cũng thông

cảm không khó chịu hay la rầy các bạn sinh viên này.

PVV: Có bao giờ Bác/Chú bỏ trạm không bắt khách chưa ạ?

NTL: Hiếm khi lắm, trừ khi mà xe đầy khách lắm rồi thì chú mới không bỏ trạm không bắt

khách mà khách của chú toàn là sinh viên nên nếu mà bỏ chúng thì chúng sẽ bị trễ học, lỡ

mà hôm đó có bài kiểm tra nữa thì cũng tội nghiệp lắm đó cháu.

PVV: Khi có những hành khách thuộc diện ưu tiên (Người già, khuyết tật, trẻ em, phụ

nữ mang thai) thì Bác/Chú có những phản ứng như thế nào?

NTL: Nếu các bạn sinh viên tự động nhường ghế cho những khách ưu tiên thì thôi, chứ nếu

không có ai chịu nhường ghế cho người già, trẻ em… là chú bảo mấy đứa sinh viên nam

ngồi những hàng ghế đầu đứng dậy nhường ghế liền.

PVV: Khi Bác/Chú vì một lý do nào đó cần phải chạy xe nhanh thì Bác/Chú có nghĩ

đến sự an toàn của hành khách không? Và phản ứng của hành khách lúc đó thường

như thế nào?

NTL: Có nghĩ đến sự an toàn chứ cháu, vì an toàn thì không những cho hành khách mà cho

bản thân tài xế là trước tiên, nhưng vì sự đòi hỏi phải đi đúng thời gian quy định nên chú

phải chạy xe nhanh thôi. Nếu trước đó bị kẹt đường nên lúc sau chú phải chạy nhanh thì

hành khách cũng hiểu cho, nhưng nếu có những lý do khác mà hành khách không biết được

5

thì họ cũng chẳng hiểu, họ thường tỏ thái độ khó chịu khi xe chạy nhanh, nhưng đành chịu

thôi.

PVV: Thái độ của nhân viên thu vé làm việc cùng chú trên xe buýt là như thế nào ạ?

NTL: Đa số những nhân viên thu vé làm việc cùng chú trên xe buýt có tính tình vui vẻ, khá

thoải mái với chú và với hành khách, cũng có một vài người hơi nghiêm khắc nhưng như

vậy cũng tốt thôi, vì nếu mình dễ dàng quá thì các bạn sinh viên dễ bị “lờn mặt” (cười!).

PVV: Có khi nào Bác/Chú bị người dân bên đường, người đi đường phàn nàn trong

việc điều khiển xe buýt của mình không?

NTL: Cũng có vài lần, đó là khi chú chạy nhanh cho kịp giờ theo yêu cầu của Ban quản lý.

Lúc mình chạy nhanh thì bụi nhiều hơn, hay phải bóp còi xe nhiều hơn thì cũng không tránh

được bị người dân bên phàn nàn.

PVV: Có khi nào Bác/Chú bị các chú cảnh sát giao thông bắt lỗi? Và những lỗi đó

thường là lỗi nào?

NTL: Hiếm lắm, thật sự là rất hiếm, bởi vì chú chạy xe rất cẩn thận. Lần phạt cách đây của

chú đã hơn một năm, khi đó chú đang điều khiển xe từ ngã tư Thủ Đức để về làng Đại học

thì được đồng nghiệp thông báo là đang có kẹt xe từ Suối Tiên đến ngã ba 621 nên chú mới

điều khiển xe lên cầu vượt Suối Tiên để đi cho nhanh thì bị cảnh sát giao thông “tóm” liền,

từ bữa đó trở đi thì nếu có bị kẹt xe thì chú không mạo hiểm đi lên các cây cầu nữa, nguy

hiểm lắm (hì!).

PVV: Theo cháu được biết thì các Bác/Chú khi điều xe buýt thì cần phải theo một thời

gian xuất bến và cập bến của Ban quản lý đưa ra, vậy nếu như các Bác/Chú bị lỡ

chuyến thì sẽ như thế nào ạ?

NTL: Tùy từng hoàn cảnh thôi cháu, nếu thời gian mình bị lỡ chuyến ít mà Ban Quản lý

không biết cũng như không có ai để ý đến thì thôi, còn nếu mà Ban Quản lý biết mình bị lỡ

chuyến thì họ sẽ xét từng trường hợp xem mình có lý do chính đáng hay không, nếu có thì

ban quản lý cũng chỉ quở trách hoặc phạt tiền chút ít, còn không có lý do chính đáng thì bị

phạt tiền hơi bị cao.

PVV: Khi xe buýt có sự cố máy móc, hoặc trong quá trình làm việc có những tai nạn

ngoài ý muốn (đụng xe, hành khách khiếu nại…) thì Ban Quản lý hỗ trợ cho Bác/Chú

6

như thế nảo ạ? Nếu không nhận được sự trợ giúp từ Ban quản lý thì Bác/Chú sẽ giải

quyết như thế nào ạ?

NTL: Nếu máy móc xe bị hư thì Ban quản lý sẽ hỗ trợ để sửa chữa, vì thật ra các xe ở đây

không phải của tài xế sở hữu, hơn nữa xe đi lâu ngày thì buộc nó phái có sự cố thì Ban quản

lý phải hỗ trợ, còn nếu xe mình gặp những tai nạn va chạm thì tài xế gây ra thì phải chịu.

Trường hợp có hành khách khiếu nại thì Ban quản lý cũng sẽ xét từng trường hợp để có

những hình thức xử lý nghiêm khắc.

PVV: Bác/Chú có suy nghĩ như thế nào khi thành phố Hồ Chí Minh sắp có tàu điện

trên cao?

NTL: Chú không có ý kiến gì cả, đó là chủ trương của Nhà nước mình thì có cái lý của nó,

chắc là tàu điện cũng có lợi cho người dân ở thành Phố Hồ Chí Minh vì đất nước ngày càng

hiện đại thì cũng cần phải có những phương tiện như thế, nhưng xe buýt thì vẫn có chỗ đứng

riêng của mình vì tính thuận tiện của xe buýt là điều không thể chối cãi, đặc biệt là với các

bạn sinh viên.

PVV: Để hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh ngày một phát triển thì

Bác/Chú có đề xuất gì cho những hành khách/Nhân viên thu vé/Ban quản lý xe

buýt/Nhà nước/Xã hội? Xin nêu rõ cụ thể những đề xuất này?

NTL: Đối với chú thì những hành khách, nhân viên thu vé hay ngay cả những tài xế đều có

những khó khăn của họ khi tham gia đi xe buýt, hay phục vụ xe buýt nên chú không có ý

kiến gì cả, chỉ có đề xuất với Ban quản lý là cần tăng lương cho các anh chị em nhân viên

phục vụ xe buýt, Nhà nước cần mở rộng hệ thống giao thông đường bộ để tránh tình trạng bị

kẹt xe.

XIN CÁM ƠN!

7

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU TÀI XẾ 2

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Ngày phỏng vấn: 09/01/2015

Họ tên người phỏng vấn: Lê Thị Ngọc Huyền

Tên tài xế: H. Minh. Nhật Tuổi: 35

Thâm niên lái xe buýt: 10 năm

Tên bến xe buýt: Miền Đông

Xin chào Bác/Chú, cháu đang thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu những “Dư luận xã hội về

các vấn đề tiêu cực liên quan tới hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh” và

tìm ra những giải pháp cho những vấn đề tiêu cực này. Sự tham gia của Bác/Chú vào nghiên

cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Rất cảm ơn sự tham gia giúp đỡ của các Bác/Chú!

Phỏng vấn viên (PVV): Bác/Chú cho cháu hỏi một ngày chú chạy bao nhiêu chuyến xe

buýt? Và những chuyến xe Bác/Chú chạy thường rơi vào những giờ nào?

Người trả lời (NTL): Một ngày chú thường chạy khoảng 5 chuyến, cũng có ngày chú chỉ

chạy từ 3 – 4 chuyến. Những chuyến của chú thường rơi vào 8h00’ sáng đến gần chiều tối,

đôi khi có vài chuyến chú phải chạy buổi tối.

PVV: Thu nhập hàng tháng từ việc lái xe buýt của Bác/Chú như thế nào? Ngoài ra

Bác/Chú có được nhận tiền được trợ cấp không? Và Bác/Chú có thể nhận xét mức thu

nhập đó có ổn không ạ?

NTL: Nếu chú chạy đủ một tháng thì nhận được hơn 6 triệu đồng, không có nhận được

thêm bất cứ khoản trợ cấp nào khác. Hồi trước khi chú còn độc thân thì với thu nhập này

chú sài cũng tạm ổn, giờ có vợ con rồi thì cũng hơi thiếu thiếu (cười!).

PVV: Những chuyến xe Bác/Chú chạy thì thường gặp những khách nào (sinh viên,

công nhân, bệnh nhân, phụ nữ…)?

NTL: Gặp đủ loại khách hết, nhưng đa số là sinh viên và những người đi khám bệnh

PVV: Bác/Chú thấy thái độ của hành khách khi đi xe buýt có trợ giá thì như thế nào

ạ?

8

NTL: Cũng tùy từng người từng trường hợp thôi, nhưng mà nhiều người cũng tỏ vẻ với tài

xế và nhân viên thu vé, chắc vì là xe buýt có trợ giá nên họ cứ nghĩ rằng họ quan trọng hay

là lương của tài xế hay nhân viên thu vé là cao, vì vậy mà nhiều lúc họ không thông cảm,

khó chịu và cải lại tài xế hay là có nhiều trường hợp la mắng nhân viên thu vé nữa!

PVV: Cháu thấy có những trường hợp có nhiều khách đi xe buýt khi sắp đến trạm mà

chưa chịu thông báo, hoặc thông báo nhỏ quá thì Bác/Chú thường có những phản như

thế nào ạ?

NTL: Thì chú nhắc nhở, có khi nhắc lớn để không chỉ người khách đó biết mà còn cho

những người khách khác trên xe biết để họ không làm như vậy nữa, chứ cháu biết không,

một ngày có biết bao nhiêu người khách đi xe, nếu ai cũng như vậy thì mệt cho chú và

người soát vé lắm.

PVV: Có bao giờ Bác/Chú bỏ trạm không bắt khách chưa ạ?

NTL: Có chứ, khi mà xe nhiều khách quá rồi thì chú không bắt, hoặc là khi xe dừng đến

trạm rồi mà khách còn đang đi ở cách xa quá, chú không đợi được thì đành đi thôi, vì xe

không thể đợi lâu được.

PVV: Khi có những hành khách thuộc diện ưu tiên (Người già, khuyết tật, trẻ em, phụ

nữ mang thai) thì Bác/Chú có những phản ứng như thế nào?

NTL: Thì tự mỗi người tự nhận biết rồi nhường chỗ cho họ thôi, nam thì tự động nhường

ghế cho nữ, người còn trẻ thì nhường ghế cho ông già bà già… nên chú không có làm gì cả.

PVV: Khi Bác/Chú vì một lý do nào đó cần phải chạy xe nhanh thì Bác/Chú có nghĩ

đến sự an toàn của hành khách không? Và phản ứng của hành khách lúc đó thường

như thế nào?

NTL: Cũng có nghĩ đến chứ, nhưng vì có lý do nên phải chạy xe nhanh thôi. Phản ứng của

hành khách lúc đó thì cũng có nhiều người khó chịu, nhưng chú cũng không quan tâm lắm,

vì họ cũng cần phải hiểu cho tài xế nữa, chứ đâu phải cứ đòi hỏi là tài xế phải lái theo ý của

mình được.

PVV: Thái độ của nhân viên thu vé làm việc cùng chú trên xe buýt là như thế nào ạ?

NTL: Cũng tốt, mấy anh chị nhân viên thu vé cũng dễ thương, hiểu và thông cảm cho nghề

nghiệp của nhau.

9

PVV: Có khi nào Bác/Chú bị người dân bên đường, người đi đường phàn nàn trong

việc điều khiển xe buýt của mình không?

NTL: Cũng có nhưng mà ít, trừ khi mình chạy lấn đường của người dân thì chú mới bị phàn

nàn.

PVV: Có khi nào Bác/Chú bị các chú cảnh sát giao thông bắt lỗi? Và những lỗi đó

thường là lỗi nào?

NTL: Chú thì cũng đôi lần bị phạt do “bắn tốc độ”, vì có những đoạn đường chú chạy quá

tốc độ, thực ra là những đoạn này quy định tốc độ chạy thấp quá mà chú chạy hơi quá tay

nên bị cảnh sát giao thông phạt, mà cũng ít khi bị lắm, lâu lâu bị phạt là sợ nên chạy xe cẩn

thận hơn.

PVV: Theo cháu được biết thì các Bác/Chú khi điều xe buýt thì cần phải theo một thời

gian xuất bến và cập bến của Ban quản lý đưa ra, vậy nếu như các Bác/Chú bị lỡ

chuyến thì sẽ như thế nào ạ?

NTL: Nếu bị lỡ ít thời gian thì Ban quản lý cũng cho qua, còn lỡ nhiều thời gian thì bị phạt

tiền (cười!).

PVV: Khi xe buýt có sự cố máy móc, hoặc trong quá trình làm việc có những tai nạn

ngoài ý muốn (đụng xe, hành khách khiếu nại…) thì Ban Quản lý hỗ trợ cho Bác/Chú

như thế nảo ạ? Nếu không nhận được sự trợ giúp từ Ban quản lý thì Bác/Chú sẽ giải

quyết như thế nào ạ?

NTL: Chú thì chưa bao giờ gây ra tai nạn giao thông nên không biết là Ban Quản lý sẽ hỗ

trợ hay giúp đỡ mình như thế nào cả, còn nếu mà xe bị hư hỏng cái gì nặng thì sẽ được Ban

Quản lý hỗ trợ để sửa chữa, còn nếu bị hư những thứ lặt vặt thì chú sẽ tự bỏ tiền túi ra để

sửa. Thực ra là khi xe mình sử dụng mà máy móc nó tự hư hỏng thì Ban Quản lý sẽ hỗ trợ

cho mình sửa chữa hết, nhưng những thứ lặt vặt thì mình tự bỏ tiền túi ra sửa cho nhanh,

khỏi mất công thủ tục rắc rối, tốn kém thời gian chờ đợi.

PVV: Bác/Chú có suy nghĩ như thế nào khi thành phố Hồ Chí Minh sắp có tàu điện

trên cao?

NTL: Quan điểm của chú là cái gì mới thì sẽ tốt, tàu điện thì sẽ đi nhanh hơn, không mất

nhiều thời gian, ít vi phạm luật lệ giao thông, nhưng giá cả của nó sẽ không tiện lợi như xe

10

buýt, nhưng mà có tàu điện ngầm thì nhìn đất nước mình sẽ hiện đại hơn, như nước Nhật

Bản, Hàn Quốc, Thái Lan đều có thì nếu nước mình có thì cũng rất vui, đáng tự hào.

PVV: Để hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh ngày một phát triển thì

Bác/Chú có đề xuất gì cho những hành khách/Nhân viên thu vé/Ban quản lý xe

buýt/Nhà nước/Xã hội? Xin nêu rõ cụ thể những đề xuất này?

NTL: Đối với hành khách thì đề nghị họ nên tìm hiểu kỹ hơn về những lợi ích của việc đi

xe buýt có trợ giá, hiểu hơn nổi vất vả của nhân viên phục vụ xe buýt. Đối với Ban quản lý

thì nên tận tình hỏi thăm anh em tài xế, nhân viên thu vé, lâu lâu nên có một bữa gặp mặt

thân mật để cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong nghề. Nhà nước thì nên xem lại luật

giao thông, chứ chú thấy có nhiều đoạn đường bắt xe chạy chậm quá cũng không ổn.

XIN CÁM ƠN!

11

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU TÀI XẾ 3

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Ngày phỏng vấn: 12/01/2015

Họ tên người phỏng vấn: Nguyễn Thị Lệ Tuyền

Tên tài xế: L. Trọng. T Tuổi: 50

Thâm niên lái xe buýt: 20 năm

Tên bến xe buýt: Chợ Lớn

Xin chào Bác/Chú, cháu đang thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu những “Dư luận xã hội về

các vấn đề tiêu cực liên quan tới hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh” và

tìm ra những giải pháp cho những vấn đề tiêu cực này. Sự tham gia của Bác/Chú vào nghiên

cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Rất cảm ơn sự tham gia giúp đỡ của các Bác/Chú!

Phỏng vấn viên (PVV): Bác/Chú cho cháu hỏi một ngày chú chạy bao nhiêu chuyến xe

buýt? Và những chuyến xe Bác/Chú chạy thường rơi vào những giờ nào?

Người trả lời (NTL): một ngày bác chạy 6 chuyến, thời gian chạy thường trải đều từ sáng

cho đến tối nhưng không cố định mà thường thay đổi, phụ thuộc vào sự sắp xếp của Ban

quản lý.

PVV: Thu nhập hàng tháng từ việc lái xe buýt của Bác/Chú như thế nào? Ngoài ra

Bác/Chú có được nhận tiền được trợ cấp không? Và Bác/Chú có thể nhận xét mức thu

nhập đó có ổn không ạ?

NTL: Mỗi tháng bác chạy được 20 ngày, thu nhập được hơn 5 triệu đồng, không có nhận

thêm khoản trợ cấp nào nữa. Mức thu nhập thì cũng tùy vào nhu cầu của từng người thì sẽ

nhận thấy nó có phù hợp hay không, với chú thì cũng tạm ổn.

PVV: Những chuyến xe Bác/Chú chạy thì thường gặp những khách nào (sinh viên,

công nhân, bệnh nhân, phụ nữ…)?

NTL: Vì xe của Bác có chạy qua nhiều bệnh viện lớn nên khách của bác thường là những

người đi khám bệnh, vì bến là Chợ Lớn nên cũng có nhiều người dân đi chợ, cũng có nhiều

sinh viên nữa, vì xe buýt chủ yếu là dành cho sinh viên mà.

12

PVV: Bác/Chú thấy thái độ của hành khách khi đi xe buýt có trợ giá thì như thế nào

ạ?

NTL: Bác thấy họ cũng phấn khởi khi đi xe buýt vì giá rẻ, đặc biệt đối với những người đi

khám bệnh, nhưng do nhiều khi trong người họ có bệnh nên trông có một số người cảm thấy

mệt khi đi xe buýt.

PVV: Cháu thấy có những trường hợp có nhiều khách đi xe buýt khi sắp đến trạm mà

chưa chịu thông báo, hoặc thông báo nhỏ quá thì Bác/Chú thường có những phản như

thế nào ạ?

NTL: Bác và nhân viên thu vé khi đến từng trạm thường phải nhắc, vì có nhiều người từ

tỉnh lên khám bệnh nên không biết trạm dừng nên bác phải nhắc, còn những người thông

báo nhỏ thì bị “la rầy” đôi chút (hì!) như vậy cho quen.

PVV: Có bao giờ Bác/Chú bỏ trạm không bắt khách chưa ạ?

NTL: Cho dù xe có chật khách thì bác cũng không bao giờ bỏ khách ngay trạm mà không

bắt, trừ khi có vài khách đang ở đi bộ ở xa trạm mà họ lề mề quá, đi chậm quá nên bác đành

bỏ họ thôi.

PVV: Khi có những hành khách thuộc diện ưu tiên (Người già, khuyết tật, trẻ em, phụ

nữ mang thai) thì Bác/Chú có những phản ứng như thế nào?

NTL: Xe của bác thì hành khách ưu tiên nhiều lắm, nên nhiều khi khách ưu tiên cũng không

có ghế mà ngồi, nhưng nếu có mấy người khỏe mạnh hay là sinh viên mà không chịu

nhường chỗ thì bác phải la thì họ mới nhường chỗ cho khách ưu tiên.

PVV: Khi Bác/Chú vì một lý do nào đó cần phải chạy xe nhanh thì Bác/Chú có nghĩ

đến sự an toàn của hành khách không? Và phản ứng của hành khách lúc đó thường

như thế nào?

NTL: Ít khi bác phải chạy nhanh lắm, vì số xe này toàn chạy đường dài, đường lớn, ít chạy

vòng vo nên ít khi phải chạy nhanh. Nếu chạy nhanh thì hành khách sẽ mệt vì như bác nói

đó là hành khách xe bác toàn là bệnh nhân nên không dám chạy nhanh, mệt cho họ lắm.

PVV: Thái độ của nhân viên thu vé làm việc cùng chú trên xe buýt là như thế nào ạ?

NTL: Cũng bình thường thôi, vì công việc ai thì người nấy làm nên ít khi va chạm với

nhau, mà mấy người này nhiều lúc cũng “chiều” mình lắm, bác nhờ gì là làm đó hà (cười!).

13

PVV: Có khi nào Bác/Chú bị người dân bên đường, người đi đường phàn nàn trong

việc điều khiển xe buýt của mình không?

NTL: Ít khi bác bị người dân phàn nàn, không phải là vì bác chạy xe quá tốt mà là do xe

của bác không có chạy những con đường nhỏ nên không xâm chiếm đường của người dân,

chỉ có những hôm trời mưa to, nước ngập lụt nên khi xe bác chạy qua thì nước văng hai bên

những người đi đường gần đó, lúc đó bác thấy họ khó chịu, nhưng đành chịu thôi, mưa lớn

và nước bị ngập mà (lắc đầu!).

PVV: Có khi nào Bác/Chú bị các chú cảnh sát giao thông bắt lỗi? Và những lỗi đó

thường là lỗi nào?

NTL: Không, bác nhớ là không bị phạt lỗi, chắc là do bác may mắn đó cháu!

PVV: Theo cháu được biết thì các Bác/Chú khi điều xe buýt thì cần phải theo một thời

gian xuất bến và cập bến của Ban quản lý đưa ra, vậy nếu như các Bác/Chú bị lỡ

chuyến thì sẽ như thế nào ạ?

NTL: Nếu bị lỡ chuyến mà Ban quản lý phát hiện ra thì sẽ bị phạt, nhưng trước mắt là khi

lỡ chuyến sẽ bị mất khách đó cháu, do khách chờ lâu nên bỏ chuyến hoặc chuyến xe đi sau

mình vượt mặt nên mình bị mất khách.

PVV: Khi xe buýt có sự cố máy móc, hoặc trong quá trình làm việc có những tai nạn

ngoài ý muốn (đụng xe, hành khách khiếu nại…) thì Ban Quản lý hỗ trợ cho Bác/Chú

như thế nảo ạ? Nếu không nhận được sự trợ giúp từ Ban quản lý thì Bác/Chú sẽ giải

quyết như thế nào ạ?

NTL: Cũng có khi hỗ trợ mà cũng khi không, nếu mà nguyên nhân xảy ra sự cố là do chủ

quan của tài xế thì có khi không được nhận sự hỗ trợ nào của Ban quản lý còn nếu có yếu tố

khách quan thì Trung tâm và Ban quản lý sẽ xem xét và hỗ trợ theo từng trường hợp. Nếu

như không được sự hỗ trợ thì tự mình phải lo cho mình thôi.

PVV: Bác/Chú có suy nghĩ như thế nào khi thành phố Hồ Chí Minh sắp có tàu điện

trên cao?

NTL: Cái đó thì nó hiện đại hơn nhưng chi phí của nó chắc sẽ đắt hơn là xe buýt, nhưng đi

xe buýt cũng vất vả lắm, nhiều khi khách đông thì phải chen lấn, còn như đi tàu điện ngầm

thì nhanh lại ở trên cao thì có thể nhìn ngắm được cảnh vật xung quanh, nói chung là cũng

có nhiều cái lợi.

14

PVV: Để hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh ngày một phát triển thì

Bác/Chú có đề xuất gì cho những hành khách/Nhân viên thu vé/Ban quản lý xe

buýt/Nhà nước/Xã hội? Xin nêu rõ cụ thể những đề xuất này?

NTL: Nói chung là khi mình làm việc gì đó thì cũng phải có cái “tâm”, luôn nghĩ đến cho

người khác. Ví dụ như: hành khách thì nên thông cảm cho tài xế và nhân viên phục vụ xe

buýt vì lương của họ không cao, lại phải làm việc từ rất sớm cho đến khi tối; Nhân viên thu

vé thì nên có sự đồng cảm cho tài xế vì mình cùng phục vụ một đối tượng, đi làm chung thì

nên lắng nghe nhau, không nói những lời nặng nhẹ với nhau; Ban quản lý ngoài việc giám

sát xem nhân viên có làm đúng bổn phận, nội quy hay không thì cũng nên thường xuyên

động viên, khích lệ an hem vì công việc này vất vả lắm; về phía Nhà nước thì nên mở rộng

và nâng cấp hệ thống đường xá. Bác chỉ mong vậy thôi, nếu những điều trên thực hiện được

tốt thì xã hội cũng ổn, không có vấn đề gì nữa hết!

XIN CÁM ƠN!

15

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU TÀI XẾ 4

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Ngày phỏng vấn: 12/01/2015

Họ tên người phỏng vấn: Nguyễn Văn Tự

Tên tài xế: Đ. Văn. B Tuổi: 36

Thâm niên lái xe buýt: 8 năm

Tên bến xe buýt: An Sương

Xin chào Bác/Chú, cháu đang thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu những “Dư luận xã hội về

các vấn đề tiêu cực liên quan tới hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh” và

tìm ra những giải pháp cho những vấn đề tiêu cực này. Sự tham gia của Bác/Chú vào nghiên

cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Rất cảm ơn sự tham gia giúp đỡ của các Bác/Chú!

Phỏng vấn viên (PVV): Bác/Chú cho cháu hỏi một ngày chú chạy bao nhiêu chuyến xe

buýt? Và những chuyến xe Bác/Chú chạy thường rơi vào những giờ nào?

Người trả lời (NTL): Một ngày chú chạy 6 tiếng, thời gian chú bắt đầu thường từ 10h00’

sáng đến 20h30’

PVV: Thu nhập hàng tháng từ việc lái xe buýt của Bác/Chú như thế nào? Ngoài ra

Bác/Chú có được nhận tiền được trợ cấp không? Và Bác/Chú có thể nhận xét mức thu

nhập đó có ổn không ạ?

NTL: Một tháng chú được nhận khoảng 7 triệu tiền công, không có nhận được phụ cấp hay

trợ cấp thêm. Nói đến mức lương thì nghe có vẻ cao nhưng nếu 1 chuyến chạy chỉ được hơn

50 ngàn đồng mà thôi, mà bọn chú muốn nhận được 300 ngàn/1 ngày thì phải chạy đến 6

chuyến, đối với tài xế mà chạy như vậy là nhiều đó cháu.

PVV: Những chuyến xe Bác/Chú chạy thì thường gặp những khách nào (sinh viên,

công nhân, bệnh nhân, phụ nữ…)?

NTL: Hành khách của chú thì đa phần là các bạn sinh viên và các bạn công nhân, vì xe chú

có chạy qua khu chế xuất Linh Trung và Linh Xuân mà.

PVV: Bác/Chú thấy thái độ của hành khách khi đi xe buýt có trợ giá thì như thế nào

ạ?

16

NTL: Chú thấy các bạn là công nhân thì thái độ rất “quý” vì xe buýt có giá rẻ, nếu đi vé tập

thì chưa đến 6 ngàn đồng/1 lượt nữa. Nhưng đối với các bạn sinh viên thì thấy các bạn này

có vẻ không trân trọng lắm, không quan tâm đến việc mình được đi xe buýt giá rẻ, chắc là vì

các bạn cho rằng mình được đi xe buýt có trợ giá là điều hiển nhiên (lắc đầu!).

PVV: Cháu thấy có những trường hợp có nhiều khách đi xe buýt khi sắp đến trạm mà

chưa chịu thông báo, hoặc thông báo nhỏ quá thì Bác/Chú thường có những phản như

thế nào ạ?

NTL: Chú thường dị ứng với mấy người “lười” không chịu thông báo trạm, hay “ăn to

nhưng nói nhỏ” đối với các bạn thông báo trạm nhưng không cho tài xế nghe, nên chú

thường hay la, nhắc nhở để lần sau không như thế nữa, vì có rất nhiều khách mà ai cũng như

vậy thì rất mệt.

PVV: Có bao giờ Bác/Chú bỏ trạm không bắt khách chưa ạ?

NTL: Cũng có, nhũng lúc đó là do xe không còn chỗ chứa khách nữa hoặc hôm đó là buổi

trưa nên chú mệt quá nên không bắt nhiều, vì hành khách của chú thì toàn là sinh viên và

công nhân nên sẽ nói chuyện rất ồn.

PVV: Khi có những hành khách thuộc diện ưu tiên (Người già, khuyết tật, trẻ em, phụ

nữ mang thai) thì Bác/Chú có những phản ứng như thế nào?

NTL: Không phản ứng gì cả, tự động sẽ có người nhường ghế cho những khách này, nhưng

nếu không có ai nhường thì chú sẽ la những bạn nam thanh niên khỏe mạnh mà không biết

nhường ghế cho những người yếu hơn mình, chú là chú bực mấy trường hợp đó lắm.

PVV: Khi Bác/Chú vì một lý do nào đó cần phải chạy xe nhanh thì Bác/Chú có nghĩ

đến sự an toàn của hành khách không? Và phản ứng của hành khách lúc đó thường

như thế nào?

NTL: Mình chạy nhanh nhưng mình tuân thủ luật lệ giao thông, không chạy ẩu hay vượt

đèn đỏ là an toàn cho khách rồi. Hành khách phản ửng như thế nào thì chú cũng không quan

tâm vì như chú nói là khi chú chạy nhanh nhưng chú vẫn tuân thủ luật lệ giao thông nên an

toàn cho khách là tốt rồi.

PVV: Thái độ của nhân viên thu vé làm việc cùng chú trên xe buýt là như thế nào ạ?

NTL: Vui vẻ với tài xế lắm, nói chung là hiền và hay nói chuyện, chia sẻ với chú.

17

PVV: Có khi nào Bác/Chú bị người dân bên đường, người đi đường phàn nàn trong

việc điều khiển xe buýt của mình không?

NTL: Chú cũng ít quan tâm đến điều đó lắm, vì nếu mà ở trường hợp chú chạy xe nhanh thì

chắc cũng làm ồn hay họ cảm thấy gì đó nhưng đó là khi mình có lý do chính đáng mà, nên

người dân cũng cần phải hiểu cho mình nữa.

PVV: Có khi nào Bác/Chú bị các chú cảnh sát giao thông bắt lỗi? Và những lỗi đó

thường là lỗi nào?

NTL: Cũng có khi chú bị cảnh sát giao thông bắt lỗi là do lấn tuyến, cháu biết không, có

nhiều hôm đường bị kẹt xe, làn đường dành cho xe 4 bánh trở lên thì chật ních, còn làn

đường của xe 2 bánh thì vẫn còn rộng rãi, thế nên chú đành bất đắc dĩ đi “ké” làn đường

dành cho xe 2 bánh, mà khi nào xui là mình bị cảnh sát “gọi” lại liền.

PVV: Theo cháu được biết thì các Bác/Chú khi điều xe buýt thì cần phải theo một thời

gian xuất bến và cập bến của Ban quản lý đưa ra, vậy nếu như các Bác/Chú bị lỡ

chuyến thì sẽ như thế nào ạ?

NTL: Nếu bị lỡ chuyến thì trong đoạn đường di chuyển chú phải chạy nhanh hơn để kịp

thời gian quy định, chứ nếu bị Ban quản lý phát hiện được nhẹ thì có thể được bỏ qua, mà

nặng thì bị phạt nặng tiền lắm .

PVV: Khi xe buýt có sự cố máy móc, hoặc trong quá trình làm việc có những tai nạn

ngoài ý muốn (đụng xe, hành khách khiếu nại…) thì Ban Quản lý hỗ trợ cho Bác/Chú

như thế nảo ạ? Nếu không nhận được sự trợ giúp từ Ban quản lý thì Bác/Chú sẽ giải

quyết như thế nào ạ?

NTL: Thì tùy, hồi trước chú có va chạm với một anh điều khiển xe máy, hậu quả là phần

đầu xe buýt bị móp một chút, còn cái anh đó thì bị gãy chân, xe máy bị hư, cảnh sát giao

thông đến vẽ hiện trường và kết luận bên người điều khiển xe máy có lỗi nên chú cũng được

Ban quản lý hỗ trợ và vận động anh em nhân viên của trung tâm giúp đỡ. Nhưng chú nghĩ

rằng nếu cảnh sát kết luận chú có lỗi thì chắc Ban quản lý cũng sẽ giúp đỡ vì tinh thần

“tương thân tương ái” chứ không bỏ mặc mình đâu.

PVV: Bác/Chú có suy nghĩ như thế nào khi thành phố Hồ Chí Minh sắp có tàu điện

trên cao?

18

NTL: Cũng được, nói chung là hiện đại hơn, đẹp hơn, nhanh hơn phương tiện xe buýt,

nhưng chi phí đi lại thì mắc hơn rồi, chú không biết là đi phương tiện đó thì sinh viên hay

người dân có được hỗ trợ giá không nhưng nếu không thì cũng khó phù hợp với túi tiền của

các bạn sinh viên, các bạn công nhân. Hơn nữa, chỉ có xe buýt mới đưa hành khách đến gần

địa điểm mà họ mong muốn chứ tàu điện thì chỉ có dừng vài trạm chính mà thôi.

PVV: Để hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh ngày một phát triển thì

Bác/Chú có đề xuất gì cho những hành khách/Nhân viên thu vé/Ban quản lý xe

buýt/Nhà nước/Xã hội? Xin nêu rõ cụ thể những đề xuất này?

NTL: Hành khách khi đi xe thì phải có trách nhiệm, chứ không phải chỉ biết ngồi không mà

cái gì cũng phụ thuộc hay nghĩ rằng tài xế và nhân viên thu vé là phải có trách nhiệm phục

vụ mình, gọi mình xuống, nhắc nhở thế này thế kia…; Ban quản lý cần nâng cao vai trò của

mình đối với anh chị em nhân viên, động viên mọi người, có thể tăng lương thêm cho mọi

người; Nhà nước cần mở rộng hệ thống đường xá, làn đường dành cho xe lớn để tránh tình

trạng kẹt xe hay lấn tuyến.

XIN CÁM ƠN!

19

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU BAN QUẢN LÝ 1

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Ngày phỏng vấn: 14/01/2015

Họ tên người phỏng vấn: Huỳnh Thị Nhí

Tên người được phỏng vấn: P. V. M Giới tính: Nam Tuổi: 51

Chức vụ của người được phỏng vấn: Trưởng Ban Điều hành

Tên bến xe buýt: Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh

Xin chào Bác/Cô, cháu đang thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu những “Dư luận xã hội về

các vấn đề tiêu cực liên quan tới hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh” và

tìm ra những giải pháp cho những vấn đề tiêu cực này. Sự tham gia của Bác/Cô vào nghiên

cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Rất cảm ơn sự tham gia giúp đỡ của các Bác/Cô!

Phỏng vấn viên (PVV): Bác/Cô đã làm việc ở vị trí này trong hệ thống Ban quản lý đã

được bao lâu rồi ạ? Và trước khi được vào làm ở vị trí này thì Bác/Cô đã từng làm ở

những vị trí nào rồi ạ?

Người trả lời (NTL): Bác đã làm vị trí Phó Ban Điều hành được 3 năm bác rồi mới đến

làm ở vị trí này trong hệ thống Ban quản lý đã được hơn 5 năm, trước đó cũng có một thời

gian dài bác đi lái xe khách, sau đó là lái xe buýt cho đến khi có bằng Đại học thì bác mới

làm việc trong Ban quản lý.

PVV: Bác/Cô xin cho cháu biết thời gian mà xe buýt bắt đầu xuất bến và kết thúc là

khi nào ạ?

NTL: Ở bến xe buýt này thì lượt đi xuất bến sớm nhất là vào lúc 4h40’, lượt về muộn nhất

là 20h20’.

PVV: Nếu có những trường hợp tài xế bị trễ chuyến của mình thì Ban quản lý sẽ xử lý

như thế nào ạ?

NTL: Tùy từng trường hợp, thời gian mà chuyến xe đó bị trễ, Ban quản lý sẽ xem xét từng

nguyên nhân là do yếu tố chủ quan (tài xế ngủ quên, nhân viên thu vé không có mặt đúng

giờ…) hay yếu tố khách quan (thời tiết, khí hậu…) làm nên việc xe bị trễ chuyến mà sẽ có

20

những hình thức xử lý nặng nhẹ khác nhau, tuy nhiên dù bất cứ nguyên nhân hay lý do nào

thì Ban quản lý cũng sẽ nghiêm khắc nhắc nhở, bởi vì khi có một chuyến xe bị trễ thì sẽ đảo

lộn trật tự thời gian mà Ban quản lý đã sắp xếp, hơn nữa là trễ giờ của các cháu sinh viên đi

học, các bạn công nhân đi làm…

PVV: Bác/Cô có thể nói cụ thể hơn cho cháu về giá cước và phương thức thanh toán

khi đi xe buýt của bến xe buýt?

NTL: Cháu là sinh viên thì đã biết rằng hiện nay sinh viên đi xe buýt với giá 2,000 đồng/ 1

lượt, thanh toán bằng tiền mặt, cách đây hơn hai năm thì sinh viên thanh toán bằng vé tập, 1

vé chỉ 1,400 đồng/ 1 lượt. Những ai không phải là sinh viên thì sẽ trả chi phí 6,000 đồng/ 1

lượt, thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng vé tập. Đối với những người là thương binh,

khuyết tật, trẻ em thì sẽ được miễn phí.

PVV: Cách quản lý và điều hành các nhân viên, các chuyến xe của bến xe buýt thì như

thế nào ạ?

NTL: Hiện nay đã có không ít xe buýt tại đây đã được Trung tâm Hợp tác xã và Ban quản

lý hỗ trợ để gắn thiết bị GIS và GPS trên xe, trên module để giúp Ban quản lý giám sát xe

buýt, giúp xác định tọa độ di chuyển, thoi gian xe di chuyển… Còn những xe chưa có các

thiết bị GIS và GPS thì Ban quản lý cũng có những cách để quản lý các chuyến xe. Các

nhân viên thì Ban quản lý giám sát dựa trên phiếu chấm công, hay là quan sát… chẳng hạn

như Ban quản lý cũng cho người đứng ở những trạm xe mà không thông báo trước để kiểm

tra đột xuất trang phục tài xế, nhân viên thu vé, hay việc thu vé của nhân viên thu vé ra

sao…

PVV: Chất lượng của hệ thống xe buýt tại bến xe buýt mà Bác/Cô đang làm việc thì

như thế nào ạ? Bác/Cô có đánh giá về chất lượng của hệ thống xe buýt tại thành phố

Hồ Chí Minh như thế nào ạ?

NTL: Có thể nói hầu hết các xe buýt ở bến xe này có thể là không thuộc loại “cao cấp”

nhưng về chất lượng thì Bác đảm bảo với cháu là được đánh giá từ ổn cho đến tốt, bởi vì

Trung tâm Hợp tác xã đã có nhiều kiểm tra chất lượng xe, những xe không đảm bảo sự an

toàn cho hành khách, không còn tốt thì đã được đổi, hằng năm Ban quản lý còn xem xét để

cấp thêm những chiếc xe mới nên chất lượng của hệ thống xe buýt tại bến xe này là khá tốt.

Hệ thống xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh là có nhiều nơi chất lượng rất tốt, như ở những

21

bến xe ở trung tâm thành phố thì có nhiều xe được trang bị rất hiện đại, không thua kém các

nước phát triển, còn những quận xa trung tâm thành phố có phương tiện tuy không hiện đại

nhưng chất lượng xe vẫn được đảm bảo.

PVV: Với cương vị của mình, Bác/Cô đánh giá như thế nào về thái độ phục vụ cho

hành khách của những nhân viên làm việc tại bến xe buýt (tài xế, thu vé…)?

NTL: Bác thì đánh giá là khá ổn, khó có thể nói tốt được hết vì có nhiều nguyên nhân ảnh

hưởng đến thái độ phục vụ hành khách của những nhân viên làm việc tại bến xe buýt,

nguyên nhân khách quan cũng có hay nguyên nhân chủ quan từ phía hành khách, nhân viên

cũng có. Hầu hết các nhân viên làm việc ở đây đều có bề dày kinh nghiệm, nắm rõ các

nguyên tắc khi làm việc nhưng nhiều khi cũng khó vừa lòng hành khách được vì nhiều khi

xe quá đông khách khiến nhân viên thấy bị áp lực hay có nhiều người thế này thế kia, ít hiểu

và thông cảm cho nhân viên nữa. Bác lấy ví dụ một trường hợp: Trên xe buýt thì đông

khách quá mà có người dặn nhân viên thu vé nhớ kêu mình xuống trạm đó trong khi đó thì

bản thân người khách đó lại không chịu chú ý khi nghe thông báo đến trạm của mình thì

không chịu nghe, lại trách cứ nhân viên soát vé không chịu đến kêu mình xuống trạm, mà xe

buýt thì quá đông khách và người soát vé khi thấy xe đến các trạm thì đều thôn báo 2 – 3 lần

rồi, như vậy trong trường hợp này thì trách người khách này thôi, mà một ngày nhân viên

phải gặp khá nhiều hành khách không hiểu và không chú ý khi đi xe buýt như vậy thì cũng

khiến cho các nhân viên bực dọc.

PVV: Bác/Cô có những nhìn nhận và đánh giá như thế nào về thái độ của các hành

khách khi tham gia di chuyển bằng phương tiện xe buýt có trợ giá?

NTL: Hành khách thì có khách này khách kia, nhưng đa phần thì họ đều cư xử đúng mực,

lịch sự khi tham gia di chuyển bằng phương tiện xe buýt có trợ giá, chỉ có một số ít khách

hàng khó tính, ít thông cảm cho các nhân viên làm việc trên xe buýt, cũng có một số khách

không biết quý trọng khi mình đi xe buýt có trợ giá, cháu thấy đấy, có người đi một chuyến

từ Thủ Đức đến trung tâm thành phố mà có tốn nhiêu tiền đâu nhưng họ lại không biết trân

trọng.

PVV: Có những trường hợp hành khách có những khiếu nại, than phiền, trách móc

đến Ban quản lý về thái độ phục vụ của các nhân viên hay chất lượng của xe buýt,

Bác/Cô có thể cho cháu biết cụ thể hơn về những trường hợp này được không ạ?

22

NTL: Cũng có không ít những trường hợp đó đấy cháu, mà thường thì có nhiều người than

phiền, trách móc đến Ban quản lý về thái độ phục vụ của các nhân viên hay chất lượng của

xe buýt hơn. Có nhiều trường hợp trách móc, than phiền vì nhân viên thu vé hay bác tài

nóng tính, hay la hành khách, nhưng có nhiều người gọi điện đến Ban quản lý để than phiền

rằng xe buýt có máy lạnh nhưng sao mà nóng quá, hay xe buýt gì mà đông khách quá vậy…

khiến Ban quản lý chúng tôi nhiều lúc cũng “hoang mang” nhưng cũng cố gắng giải thích

cho họ hiểu.

PVV: Những trường hợp khi khiếu nại đến Ban quản lý thì Ban quản lý sẽ xử lý như

thế nào ạ? Những hành khách này sẽ được nhận những phản hồi như thế nào ạ?

NTL: Không có chuyện gì xảy ra mà không có nguyên nhân của nó cả, vì vậy sau khi xác

nhận lại thông tin của vụ việc thì bên bác phải xác định lại nguyên nhân là do từ phía nhân

viên, hành khách? Hay do cả hai bên? Hay là do có những yếu tố khách quan nào bên ngoài

tác động nữa? Sau đó sẽ thương lượng với hành khách để cùng đưa ra hướng giải quyết.

Những hành khách này sẽ được nhận những câu hỏi để xác định lại các thông tin, xác định

nguyên nhân, sau đó cùng được thương lượng để giải quyết, nếu đó là vụ việc nghiêm trọng

thì sẽ được gặp trực tiếp Ban quản lý để làm việc. Mục đích của chúng tôi là cùng nhau hòa

giải mọi chuyện, vấn đề nào cũng có hướng giải quyết của nó nên chúng ta không cần phải

làm lớn chuyện.

PVV: Bác/Cô cho rằng có những nguyên nhân nào dẫn đến việc có những hành khách

thường khiếu nại đến Ban quản lý không ạ?

NTL: Theo bác nghĩ rằng những trường hợp hành khách than phiền, trách móc thì có thể là

do hành khách đó chưa hiểu và thông cảm cho các nhân viên nhưng nếu đã là khiếu nại thì

thật sự “nghiêm trọng” nên hành khách mới khiếu nại, nguyên nhân thì cũng tùy trường hợp

nhưng nhiều nguyên nhân cũng xuất phát từ người tài xế, người thu vé khi họ không thực

hiện đúng chức năng của mình.

PVV: Để hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh ngày một phát triển thì

Bác/Cô có đề xuất gì cho những hành khách/Nhân viên xe buýt/Ban quản lý xe

buýt/Nhà nước/Xã hội? Xin nêu rõ cụ thể những đề xuất này?

23

NTL: Hành khách thì nên thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình khi tham gia xe

buýt, như việc tuân thủ các quy định của trên xe buýt; Nhân viên xe buýt nên tích cực hợp

tác với nhau trong quá trình làm việc, chia sẻ những khó khăn với đồng nghiệp nhưng phải

biết nhắc nhở những sai phạm của nhau để cùng nhau rút kinh nghiệm; Ban quản lý thì nên

giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của nhân viên, nếu nhân viên sai phạm thì cần nhắc nhở

liền, nếu nhân viên gặp khó khăn thì kịp thời hỗ trợ; Nhà nước cần rót thêm khoản ngân

sách hỗ trợ cho xe buýt có trợ giá về việc trang bị những thiết bị hiện đại cần thiết cho việc

giám sát như thiết bị GIS và GPS.

XIN CÁM ƠN!

24

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU BAN QUẢN LÝ 2

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Ngày phỏng vấn: 14/01/2015

Họ tên người phỏng vấn: Nguyễn Minh Tự

Tên người được phỏng vấn: L. T. H Giới tính: Nữ Tuổi: 43

Chức vụ của người được phỏng vấn: Phó Ban điều hành

Tên bến xe buýt: Chợ Lớn

Xin chào Bác/Cô, cháu đang thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu những “Dư luận xã hội về

các vấn đề tiêu cực liên quan tới hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh” và

tìm ra những giải pháp cho những vấn đề tiêu cực này. Sự tham gia của Bác/Cô vào nghiên

cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Rất cảm ơn sự tham gia giúp đỡ của các Bác/Cô!

Phỏng vấn viên (PVV): Bác/Cô đã làm việc ở vị trí này trong hệ thống Ban quản lý đã

được bao lâu rồi ạ? Và trước khi được vào làm ở vị trí này thì Bác/Cô đã từng làm ở vị

trí nào rồi ạ?

Người trả lời (NTL): Cô đã làm việc ở vị trí này ở đây đã được gần 8 năm rồi. Trước đó thì

cô cũng có làm Phó Ban Điều hành ở bến xe Miền Đông được 2 năm.

PVV: Bác/Cô xin cho cháu biết thời gian mà xe buýt bắt đầu xuất bến và kết thúc là

khi nào ạ?

NTL: Lượt đi xuất bến sớm nhất là vào lúc 4h30’, lượt về muộn nhất là 20h30’. Trước đây

lượt xe buýt xuất bến sớm nhất cũng phải 5h00’, nhưng do nhu cầu của hành khách nên Ban

quản lý đã quyết định cho một số xe buýt xuất bến sớm hơn.

PVV: Nếu có những trường hợp tài xế bị trễ chuyến của mình thì Ban quản lý sẽ xử lý

như thế nào ạ?

NTL: Nếu trường hợp đó bị trễ chuyến nhưng chỉ bị trễ một ít thời gian và có những lý do

chính đáng thì Ban quản lý sẽ xem xét để bỏ qua cho, còn những trường hợp bị chậm trễ

nhiều thời gian mà còn không có lý do chính đáng thì buộc lòng Ban quản lý phải xử phạt

nghiêm minh, vì thời gian của các chuyến xe đã được tính toán cho phù hợp rồi mới đưa ra

quy định như vậy, vì nếu một chuyến bị chậm sẽ dẫn đến các chuyến sau bị dồn lại, xe

25

không bắt được khách, trong khi đó thì khoảng thời gian trước đó thì khách không có xe để

bắt.

PVV: Bác/Cô có thể nói cụ thể hơn cho cháu về giá cước và phương thức thanh toán

khi đi xe buýt của bến xe buýt?

NTL: Những ai không phải là sinh viên thì sẽ trả chi phí 6,000 đồng/ 1 lượt, thanh toán

bằng tiền mặt hoặc bằng vé tập. Đối với sinh viên đi xe buýt với chi phí chỉ 2,000 đồng/ 1

lượt, thanh toán bằng tiền mặt, cách đây hơn hai năm thì sinh viên thanh toán bằng vé. tập, 1

vé chỉ 1,400 đồng/ 1 lượt. Riêng những ai là thương binh, người khuyết tật, trẻ em thì sẽ

được miễn phí.

PVV: Cách quản lý và điều hành các nhân viên, các chuyến xe của bến xe buýt thì như

thế nào ạ?

NTL: Có nhiều cách để quản lý và điều hành các chuyến xe hay nhân viên của bến xe lắm,

cách truyền thống như phiếu chấm công, cử người giám sát… hay hiện nay thì có những

trang thiết bị hiện đại hơn như các thiết bị GIS và GPS mà Trung tâm Hợp tác xã và Ban

quản lý hỗ trợ để gắn trên một số xe buýt, để có thể nắm bắt tình hình cũng như tiến độ thực

hiện công việc của các nhân viên, các chuyến xe có gặp sự cố nào không để mà có những sự

hỗ trợ kịp thời.

PVV: Chất lượng của hệ thống xe buýt tại bến xe buýt mà Bác/Cô đang làm việc thì

như thế nào ạ? Bác/Cô có đánh giá về chất lượng của hệ thống xe buýt tại thành phố

Hồ Chí Minh như thế nào ạ?

NTL: Nhìn chung chất lượng của hệ thống xe buýt tại bến xe này là khá tốt, bến xe này

không có tình trạng sử dụng những xe hết hạn sử dụng, kém chất lượng. Chất lượng của hệ

thống xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là tốt, nhà nước ta có những sự hỗ

trợ nhất định cho việc nâng cao chất lượng hệ thống xe buýt của cá nước nên hệ thống xe

buýt của từng nơi đang từng bước phát triển.

PVV: Với cương vị của mình, Bác/Cô đánh giá như thế nào về thái độ phục vụ cho

hành khách của những nhân viên làm việc tại bến xe buýt (tài xế, soát vé…)?

NTL: Với ý kiến chủ quan của cô thì cô cho rằng các nhân viên làm việc tại bến xe này

đang làm việc rất tốt, chỉ có một số ít, rất ít người làm việc không hết lòng, có thái độ nóng

giận với hành khách. Bởi vì làm nghề nào cũng có cái khó của nó, cũng phải có trách nhiệm

26

với công việc của mình, vậy nên nhân viên khi làm việc ở đây cũng phải hoàn thành nhiệm

vụ công việc của mình.

PVV: Bác/Cô có những nhìn nhận và đánh giá như thế nào về thái độ của các hành

khách khi tham gia di chuyển bằng phương tiện xe buýt có trợ giá?

NTL: Hành khách của bến xe này thì đa dạng lắm, không như những bến xe khác đa phần là

các bạn sinh viên. Bến xe này gồm sinh viên có, công nhân có, bệnh nhân đi khám bệnh

cũng không ít… Vì vậy mà thái độ cư xử của họ khi tham gia di chuyển bằng xe buýt cũng

khác nhau. Với sinh viên thì nhiều bạn rất lịch sự, thể hiện mình là dân có học thức, với

công nhân thì họ rất vui vẻ khi đi xe buýt, bệnh nhân khi đi xe buýt rất thật thà, nói chung là

chỉ có một số ít hành khách có thái độ thiếu tôn trọng, bất cần.

PVV: Có những trường hợp hành khách có những khiếu nại, than phiền, trách móc

đến Ban quản lý về thái độ phục vụ của các nhân viên hay chất lượng của xe buýt,

Bác/Cô có thể cho cháu biết cụ thể hơn về những trường hợp này được không ạ?

NTL: Tuy hành khách của bến xe này rất đa dạng nhưng họ thường có những than phiền,

trách móc giống nhau như: nhân viên có thái độ nóng giận với hành khách, la mắng hành

khách, chửi tục… nhưng những trường hợp này cũng ít lắm. Cũng có những người gọi điện

đến than phiền xe đông khách.

PVV: Những trường hợp khi khiếu nại đến Ban quản lý thì Ban quản lý sẽ xử lý như

thế nào ạ? Những hành khách này sẽ được nhận những phản hồi như thế nào ạ?

NTL: Nếu là những trường hợp có sự hiểu lầm, hoặc hành khách không hiểu được cho bên

nhân viên xe buýt thì chúng tôi sẽ phải giải thích cho hành khách hiểu. Như trường hợp

những người gọi điện đến than phiền xe đông khách thì chúng tôi sẽ giải thích rằng xe buýt

là để phục vụ tất cả mọi người, những trạm mà Trung tâm đã quy định rước khách thì xe

phải rước khách, khi hành khách lên đông rồi nhưng vẫn không được bỏ trạm nào hết, mà

khi xe đến trạm kế tiếp khách ở trạm thấy xe đông khách mà vẫn muốn lên thì tài xế vẫn

phải rước khách, trừ khi mà xe chật cứng vì xe không thể bỏ hành khách được bởi vì ai cũng

có công việc riêng của mình cần phải đúng thời gian nên nếu bỏ bớt khách ở các trạm để xe

được rộng chỗ là điều chúng tôi không làm được. Còn những trường hợp khiếu nại thì

chúng tôi sẽ xác nhận lại vụ việc, tiến hành làm rõ sau đó phản hồi lại cho hành khách, có

những bồi thường xứng đáng cho hành khách.

27

PVV: Bác/Cô cho rằng có những nguyên nhân nào dẫn đến việc có những hành khách

thường khiếu nại đến Ban quản lý không ạ?

NTL: Mình làm việc nghề này phục vị nhiều người, đối tượng đa dạng nên có nhiều khi vừa

ý người này mà không hài lòng người kia, có hành khách thì hiểu và dễ dàng bỏ qua những

thiếu xót cho anh chị em nhân viên xe buýt, có khách thì không hiểu nên than phiền, có

những trường hợp khiếu nại thì cũng do hành khách đó bức xúc nên muốn Ban quản lý

chúng tôi để ý đến các quyền lợi của họ, chúng tôi làm việc với hành khách nên chúng tôi

cũng muốn đáp ứng các điều này

PVV: Để hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh ngày một phát triển thì

Bác/Cô có đề xuất gì cho những hành khách/Nhân viên xe buýt/Ban quản lý xe

buýt/Nhà nước/Xã hội? Xin nêu rõ cụ thể những đề xuất này?

NTL: Tôi nghĩ rằng ở vị trí nào thì mỗi người cũng cần hoàn thành chức trách và nhiệm vụ

của mình. Hành khách cần tuân thủ các quy định của trên xe buýt và biết thông cảm cho

nhân viên của chúng tôi nữa; Nhân viên thì nên hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc của

mình, không nên căng thẳng với hành khách; Nhà nước đầu tư mở rộng hệ thống đường xá

cho việc giao thông được ngày một thuận tiện.

XIN CÁM ƠN!

28

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Đối tượng được phỏng vấn: Đại diện người khuyết tật tham gia giao thông ( có sử dụng

phương tiện xe buýt )

Người phỏng vấn: Nguyễn Minh Tự

Thời gian phỏng vấn: 9h00-9h30 ngày 06/02/2015

Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cơ sở Thủ Đức

Người phỏng vấn: Chào anh, anh có thể dành một ít thời gian để mình phỏng vấn cho đề tài

nghiên cứu khoa học của em được không?

Người trả lời: Được. Em cứ hỏi đi.

Người phỏng vấn: Bạn có thể cho mình biết bạn tên là gì và bạn đang học ở khoa nào

không?

Người trả lời: Anh tên Lê Trọng Tuấn, đang học năm 3 khoa Công tác xã hội.

Người phỏng vấn: Bạn di chuyển tới trường bằng phương tiện cá nhân hay bạn sử dụng xe

buýt thế?

Người trả lởi: À, thì hằng ngày đi học bằng nhiều thứ lắm. Như đi bộ, xe máy, có cả xe

buýt nữa.

Người phỏng vấn: Vậy khi anh đi xe buýt anh có thấy vấn đề nào bất cập không?

Người trả lời: Thì khi đi xe buýt ấy, anh cảm thấy xe buýt dừng lại quá ít, tức là thời gian

dừng lại quá ít có khi hành khách chưa kịp xuống hoặc bị trược té. Còn thái độ một vài nhân

viên chưa thực sự thân thiện cho lắm.

Người phỏng vấn: Vậy về việc thái độ của nhân viên chưa được tốt anh có thể cho biết

thêm là chưa tốt ở chỗ nào được không ạ?

Người trả lời: Ừ. Ý anh ở đây là một vài người thôi nha! Là khi lên xuống xe thì kéo hành

khách lên xuống, có thái độ không tốt khi người ta xuống xe chậm. Tài xế xe thì ngồi trong

xe hút thuốc trong khi xe đang chạy. Anh thấy chỉ có vậy thôi.

Người phỏng vấn: Theo anh thì xe buýt đã đạp ứng được nhu cầu của mình chưa?

Người trả lời: Ờ thì hiện tại anh là người khiếm thị nhưng khi đi xe buýt thì anh thấy vẫn

chưa đáp ứng được nhu cầu. Ví dụ như lên xe thì được nhưng không biết bến xuống là đâu,

29

khi nào tới trạm xuống. Còn hệ thống báo trạm thì có xe có có xe không. Nhân viên xe buýt

nên hỏi trạm cho những người như anh mới được.

Người phỏng vấn: Hiện tại thì xe buýt có ghế dành riêng cho người khuyết tật nhưng anh

thấy hệ thống này có được đáp ứng đầy đủ chưa? Anh có thể cho đóng góp thêm ý kiến để

hoàn thiện hệ thống phụ vụ cho người khuyết tật được không ạ?

Người trả lời: Anh thấy cái này không cần lắm. Vì khi đi xe ai có ý thức thì người ta

nhường ghế cho mình thôi. À còn việc hoàn thiện hệ thống thì nên lắp đầy đủ hệ thống báo

trạm báo bến, khi lên xe nếu mà có người khuyết tật thì nên cho họ ổn định chỗ ngồi trước

đã, họ lên chưa kịp ngồi thì xe đã chạy. Nhân viên xe buýt cần lưu ý, nên biết trước cái địa

điểm họ cần xuống báo cho họ.

Người phỏng vấn: Cảm ơn anh rất nhiều khi giúp em hoàn thành bài phỏng vấn.

30

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU DU HỌC SINH VIỆT NAM

Đối tượng được phỏng vấn: Đại diện du học sinh Việt Nam

Người phỏng vấn: Võ Quốc Anh Duy

Thời gian phỏng vấn: 21h – 21h30 ngày 08/12/2014

Địa điểm: Mạng xã hội Facebook

Người phỏng vấn: Chào em, theo anh được biết bạn đang du học ở Nhật. Em có thể giúp

anh làm bài nghiên cứu khoa học được không? Em chỉ cần so sánh hệ thống xe buýt của

Việt Nam và Nhật Bản cho mình được không?

Ngưởi trả lời: Dạ, được ạ.

Người phỏng vấn: Em có thể giới thiệu em tên gì, bao nhiêu tuổi không?

Người trả lời: Em tên Nguyễn Thị Cẩm T, năm nay 19 tuổi.

Người phỏng vấn: Khi còn học ở Việt Nam, em có sử dụng xe buýt nhiều không?

Người trả lời: Khi còn ở Việt Nam, do nhà cách xa trường nên em đi học bằng xe buýt từ

cấp 3. Ngoài ra, nhiều lúc đi chơi với các bạn cũng có sử dụng xe buýt để di chuyển

Người phỏng vấn: Em có thể so sánh chất lượng cơ sở vật chất của hệ thống xe buýt của 2

nước không?

Người trả lời: Nhìn chung thì em thấy chất lượng của buýt Việt Nam với Nhật Bản là như

nhau. Chỉ là đôi khi Việt Nam mình có nhiều xe cũ quá, mỗi lần xe buýt nổ máy là khói tùm

lum, khá là ô nhiễm môi trường. Người dân còn thiếu ý thức, mua vé xong thì vứt luôn ở

trên xe nên nhìn xe đôi khi khá là dơ. Còn Nhật Bản do những người đi thường xuyên sử

dụng thẻ hết chứ không bán vé.

Người phỏng vấn: Theo em, thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt giữa 2 bên như thế nào?

Em thấy thích cách phục vụ của bên nào hơn?

Người trả lời: Bên Nhật chỉ có 1 tài xế chứ không có phụ lái. Người Nhật thì nổi tiếng là

lịch sự với cả xem khách là thượng đế nên người ta cũng rất lịch sự và thân thiện. Nhưng

mà tất nhiên cũng không thiếu người khó tính. Vấn đề thái độ phục vụ thì cũng khó. Kiểu

như tài xế và phụ lái bên mình cũng tùy người. Tài xế bên mình cũng có nhiều người dễ

thương lắm, mà bên cạnh đó cũng nhiều người hơi “giang hồ” 1 chút. Hồi đó đi xe buýt thì

31

em cũng bị lâm vào tính trạng bỏ bến, không đón khách. Thật ra bên Nhật Bản thì khi mà xe

đông người ta cũng bỏ bến chứ không riêng gì Việt Nam mình

Người phỏng vấn: Ngoài ra, giữa hệ thống xe buýt giữa 2 nước còn có những vấn đề nào

khác không em?

Người trả lời: Ngoài ra còn vấn đề giờ giấc, em vẫn thích xe ở Việt Nam hơn. Việt Nam thì

khoảng 5 - 10’ là có 1 chuyến nên tiện lợi hơn. Nhật Bản thì xe buýt tuy đúng giờ nhưng mà

cỡ 30’ đến 1 tiếng mới có 1 xe nên phải canh đúng giờ để ra đón. Không ra kịp là thôi, ngồi

cười luôn.

Người phỏng vấn: Em thấy Việt Nam cần làm gì để khắc phục những tình trạng trên?

Người trả lời: Em nghĩ Việt Nam mình cần bỏ các xe buýt cũ, tuyên truyền ý thức người

dân (vì không thể quy trách nhiệm cho một mình nhà xe được, người dân cũng góp phần

vào hoàn thiện xe buýt mà), nâng cao trách nhiệm và ý thức của tài xế và phụ lái. Vậy thôi.

Người phỏng vấn: Cảm ơn em. Chúc em học tập tốt bên Nhật.

32

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ NGƯỜI DÂN 1

Đối tượng được phỏng vấn: Người tham gia giao thông (có sử dụng phương tiện xe buýt)

Người phỏng vấn: Huỳnh Thị Nhí

Thời gian phỏng vấn: 10h30-11h00 ngày 04/12/2014

Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cơ sở Đinh Tiên Hoảng

Người phỏng vấn: Chào bạn, bạn có thể dành một ít thời gian để mình phỏng vấn cho đề tài

nghiên cứu khoa học không?

Người trả lời: Cũng được bạn.

Người phỏng vấn: Bạn có thể cho mình biết bạn tên là gì và bạn đang học ở khoa nào

không?

Người trả lời: Mình tên là H, mình đang học năm 3 khoa Quan hệ quốc tế.

Người phỏng vấn: Bạn di chuyển tới trường bằng phương tiện cá nhân hay bạn sử dụng xe

buýt thế?

Người trả lởi: Mình sử dụng xe buýt để đi học. Vì hiện tại mình đang sống ở quận 5. Do

quãng đường từ nhà tới trường xa nên ba mẹ mình không cho sử dụng xe máy để đi học.

Người phỏng vấn: Vậy bạn cảm thấy chất lượng của hệ thống xe buýt có tốt không? Có đáp

ứng các nhu cầu dành cho bạn không?

Người trả lời: Mình thấy hiện tại xe buýt cũng đã đáp ứng nhu cầu di chuyển của mình.

Nhưng còn một số điểm mình vẫn chưa đồng ý lắm.

Người phỏng vấn: Bạn có thể giải thích rõ hơn về các vấn đề bạn không hài lòng không?

Ví dụ như về vấn đề quản lý, vấn đề chất lượng vật chất, vấn đề an ninh,...

Người trả lời: À, ờ. Về việc quản lý, mình không có ý kiến gì nhiều. Nhưng về vấn đề an

ninh, mình thấy trên xe buýt có nhiều vụ móc túi. Hôm bữa mình đang ngồi ngủ trên xe buýt

thì có cảm giác ai đó đang mở khóa cặp của mình. Khi quay sang thì thấy cặp mình bị mở

nhưng may mắn vẫn không mất đồ.

Người phỏng vấn: Vậy bạn có tìm được người đã mở cặp bạn không?

Người trả lời: Rất tiếc là không bạn.

Người phỏng vấn: Vậy bạn nghĩ sao về chất lượng vật chất và thái độ nhân viên của xe

buýt?33

Người trả lời: Theo mình thấy thì chất lượng xe buýt khá là ổn. Tuy nhiên, mình chưa hài

lòng về hệ thống bán vé tự động. Ngày trước, xe buýt số 10 mình đi học có sử dụng hệ

thống này nhưng người thối tiền vẫn là bác tài. Hiện tại thì đã bỏ luôn hệ thống này và mình

thấy nó rất lãng phí. Ngay cả xe buýt số 1 có hệ thống bán vé tự động theo mình thấy hiện

đại hơn cũng có tình trạng tương tự thế. Còn thái độ nhân viên thì lúc trước mình hay bị

phân biệt đối xử khi sử dụng vé tập dành cho sinh viên, học sinh. Bây giờ tình trạng này đã

giảm bớt.

Người phỏng vấn: Cảm ơn bạn đã dành chút ít thời gian cho nhóm mình.

34

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU NGƯỜI DÂN 2

Đối tượng được phỏng vấn: Đại diện người dân (không có sử dụng phương tiện xe buýt)

Người phỏng vấn: Nguyễn Minh Tự

Thời gian phỏng vấn: 17h30 - 18h00 ngày 05/02/2015

Địa điểm: Khu chế xuất Linh Trung

Người phỏng vấn: Chào anh, em đến từ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Em

đang có làm một bài nghiên cứu khoa học về xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh thì bây giờ

anh có thể giúp trả lời một số câu hỏi được không?

Người trả lời: Ờ. Nhưng mà anh không có đi xe buýt đâu.

Người phỏng vấn: Không sao đâu ạ? Em chỉ hỏi một số câu đơn giản thôi.

Người trả lời: Ờ. Vậy hỏi đi.

Người phỏng vấn: Đầu tiên, anh cho em xin một số thông tin cá nhân của anh như tên, tuổi,

nghề nghiệp hiện tại của anh được không ạ?

Người trả lời: À thì anh trên Đạt, năm nay 28 tuổi, hiện tại đang anh đang làm công nhân

trong khu chế suất Linh Trung đây này.

Người phỏng vấn: Vâng cảm ơn anh. Vậy hằng ngày anh đi làm bằng phương tiện gì? Có

đi xe buýt bao giờ chưa ạ?

Người trả lời: Thì hằng ngày đi làm bằng xe máy thôi, không có xe thì anh đi với bạn chứ

không có đi xe buýt.

Người phỏng vấn: Vậy tại sao anh không đi xe buýt để tiết kiệm chi phí? Cho em biết lý do

được không ạ?

Người trả lời: Ờ. Thì anh làm công nhân mà, đi xe máy sẽ chủ động hơn xe buýt chứ, đúng

là xe buýt đi rẻ thiệt nhưng mà xăng đang giảm mà em. (Cười)

Người phỏng vấn: Vậy khi tham gia giao thông anh có cảm thấy an toàn khi đi gần xe buýt

không? Tại sao?

Người trả lời: Nói đến cái này thì anh mới nhớ. Đi gần mấy cái xe buýt sợ lắm chứ an toàn

gì đâu em. Đường thì đông nhất là lúc cao điểm anh hay đi làm về nó thì cứ phóng vèo vèo,

tấp vào lề đón khách mà không nhìn trước sau, có mấy lần anh sắp bị nó quẹt rồi đấy chứ.

Nhiều lúc tức lắm mà không biết phải làm gì.35

Người phỏng vấn: Vâng. Vậy chiếc nào cũng như thế hả anh?

Người trả lời: Không một số chiếc thôi em.

Người phỏng vấn: Vâng. Như vậy chắc được rồi không làm phiền anh nữa. Em cảm ơn anh

rất nhiều.

Người trả lời: Không có gì em. Anh đang rảnh mà, hôm nào rảnh qua đây uống nước nói

chuyện chơi.

Người phỏng vấn: Vâng. Cảm ơn anh ạ. Chào anh.

36